dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/images/files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · web viewlà tỉnh...

34
1 TỈNH ỦY HƯNG YÊN BAN TUYÊN GIÁO CHUYÊN ĐỀ NHỮNG TÌNH CẢM VÀ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỚI HƯNG YÊN (TÀI LIỆU THAM KHẢO)

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

1

TỈNH ỦY HƯNG YÊNBAN TUYÊN GIÁO

CHUYÊN ĐỀNHỮNG TÌNH CẢM VÀ LỜI DẠY

CỦA BÁC HỒ VỚI HƯNG YÊN (TÀI LIỆU THAM KHẢO)

HƯNG YÊN, THÁNG 3 NĂM 2017

Page 2: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Chuyên đềNHỮNG TÌNH CẢM VÀ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỚI HƯNG YÊN

I- NHỮNG TÌNH CẢM VÀ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỚI HƯNG YÊNLà một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, Hưng Yên có diện tích

không lớn, nhưng lại có vị trí địa lý quan trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, Hưng Yên được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội, trấn giữ các con đường thủy và bộ từ các tỉnh duyên hải Bắc bộ về thủ đô. Cùng với sự bồi tụ của phù sa sông Hồng, sông Luộc, trong sự phát triển của mình, Hưng Yên còn có sự bồi tụ của các lớp trầm tích văn hóa mang đặc trưng phong cách châu thổ của nền văn minh lúa nước. Thương cảng Phố Hiến của Hưng Yên được xem như là “khu kinh tế mở” dưới thời phong kiến, sầm uất như một “tiểu Tràng An” và đã được lưu truyền thành câu ca “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Nhiều danh nhân là con em của quê hương Hưng Yên đã góp phần không nhỏ làm nên diện mạo văn hóa Việt Nam…

Hưng Yên cũng là tỉnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho những tình cảm đặc biệt. Là Chủ tịch nước, bận trăm công ngàn việc, ngay đối với quê hương Nghệ An của mình, Bác chỉ về thăm có hai lần. Nhưng Người lại về thăm Hưng Yên đến 10 lần. Riêng năm 1958, Bác Hồ đã về thăm Hưng Yên 5 lần. Người còn dành thời gian viết thư 14 lá thư thăm hỏi, động viên cán bộ và nhân dân Hưng Yên; 20 lần ký sắc lệnh khen thưởng cho tập thể và tặng Huy hiệu của Người cho 67 cá nhân từ các cháu thiếu niên nhi đồng, chiến sĩ dân quân, bộ đội, giáo viên đến các cụ phụ lão, những người con Hưng Yên có thành tích trong chiến đấu, lao động, rèn luyện và học tập…

1. Tình cảm, lời dạy của Bác Hồ đối với đảng bộ và nhân dân Hưng Yên về trị thủy và làm thủy lợi

Nằm trong khu vực châu thổ, dù được hưởng khá nhiều thuận lợi về thổ nhưỡng nhưng Hưng Yên lại chịu nhiều hậu quả của lũ lụt do các con sông tạo ra, đặc biệt là sông Hồng, sông Luộc. Trong các triều đại phong kiến, Hưng Yên thường xuyên bị vỡ đê và chịu hậu quả của vỡ đê. Năm 1352, thời Trần Dụ Tông, đê Bát Khối (nay là Bát Tràng và Thủ Khối- Gia Lâm) bị vỡ, “Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An hại nhất”1. Năm 1663, thời vua Lê Huyền Tông, đê lộ Khoái cùng bị vỡ. Các năm 1708, 1711, 1730, 1767, đê Mạn Trù, Văn Giang, Khoái Châu đều vỡ. Sách Đại Nam thực lục chép: “Năm 1823, đời Minh Mệnh, vỡ đê Văn Giang. Năm 1828, vỡ đê Kim Quan, Võng Phan, làm chết nhiều người”. Có thời kỳ đê Văn Giang vỡ 18 năm liền:

Hưng Yên mà chẳng được yênMười tám năm liền liên tục vỡ đê

Nỗi ám ảnh về nạn vỡ đê đã trở thành tâm thức của người dân Hưng Yên một thuở. Lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hưng Yên là ngày 10/1/1946, là để thăm đê, động viên nhân dân giữ đê. Bác chân tình: “Trước là thăm đồng bào

1 Đại việt Sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa- Thông tin, H.2003, tr.2062

Page 3: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Hưng Yên, hai là thăm đê”. Nói chuyện với cán bộ và nhân dân tại thị xã Hưng Yên, Người ân cần “Bây giờ ta được độc lập, công việc đắp đê không phải là việc riêng của Chính phủ mà là của tất cả mọi quốc dân. Dân chúng có quyền kiểm soát việc làm để đề phòng những việc nhũng lạm có thể xảy tới”. Cũng tại buổi nói chuyện này, Người căn dặn nhân dân: “Tôi chỉ có một lời là chúng ta phải hết sức thương yêu nhau, đoàn kết chặt chẽ và làm việc giúp đỡ đồng bào kháng chiến đánh Pháp và giúp đỡ đồng bào cứu đói”.

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy không trực tiếp về Hưng Yên, nhưng Bác đã nhiều lần gửi thư cho đồng bào động viên việc củng cố đê điều, chống giặc phá hoại đê, gây lũ lụt…

Bên cạnh việc giữ đê, phòng lụt, Bác đặc biệt quan tâm đến vấn đề thủy lợi của Hưng Yên. Sau ngày giải phóng quê hương năm 1954, quân dân Hưng Yên bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo phát triển sản xuất, phát triển văn hoá xây dựng quê hương. Là tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ lực, Hưng Yên luôn canh cánh nỗi lo về nước tưới tiêu ruộng đồng. Dù truyền thống cố kết cộng đồng làng xã có những kết quả bước đầu trong trị thủy và làm thủy lợi, nhưng so với những cánh đồng tập trung của thời kỳ hợp tác hóa, việc chủ động về nguồn nước vẫn là yêu cầu cấp bách đặt ra. Trong khoảng thời gian 2 năm, 1958- 1959, Bác đã dành thời gian về thăm Hưng Yên 6 lần, chủ yếu để chỉ đạo và động viên Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà làm thủy lợi. Ngày 5/1/1958, Bác về. Buổi sáng, sau khi nói chuyện với cán bộ tỉnh, huyện, xã về chống hạn, Người đi thăm nhân dân đang vét ngòi Triều Dương, xã Quốc Trị2 và dân công đào sông từ Phố Giác đến Chợ Thi3. Tại đây, Người nói: “Làm thuỷ lợi khó nhọc trong vài năm để được sung sướng muôn đời”. Người ân cần dặn dò “Phải đào sông khơi ngòi, hợp tác nhau lại chống thiên tai”. Vâng lời Bác, nông dân trong tỉnh đã vào các tổ đổi công, hợp tác xã và ra sức đào mương chống hạn.

Lần thứ tư Bác Hồ về thăm Hưng Yên vào ngày 3/7/1958, nhân Đại hội thi đua sản xuất vụ mùa giỏi tỉnh Hưng Yên. Sau khi nói chuyện với đại biểu Đại hội, Người ra nói chuyện với đoàn đại biểu nhân dân thị xã Hưng Yên tại Văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh bên hồ Bán Nguyệt. Buổi chiều, Bác về thăm nhân dân xã Vạn Xuân (nay là xã Đình Dù, huyện Văn Lâm)- nơi có thành tích đào giếng lấy nước cứu lúa. Tại đây Bác nhắc nhở cán bộ và nhân dân: “Toàn dân đoàn kết một lòng, đập đá thì núi vỡ, đào sông thì nước về”. Đến ngày 20/9/1958, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải. Tại đây Bác nói chuyện với nhân dân các địa phương đang làm việc tại công trường. Người nói: “Công trình Bắc- Hưng - Hải thành công thì mỗi năm đồng bào đỡ mấy triệu công chống hạn, thu hoạch lại tăng lên”.

Công trình Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải là một trong những công trường lớn của miền Bắc với triển vọng chủ động tưới tiêu cho hàng ngàn héc-ta ruộng các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Khắp các công trường, cán bộ, nhân dân ra sức thi đua thực hiện lời Bác dạy “Bây giờ chịu khó phấn đấu trong mấy tháng.

2 Nay là xã Hải Triều3 Sau này con sông này được mang tên là sông Bác Hồ.

3

Page 4: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Sau này sẽ hưởng hạnh phúc lâu dài trăm năm”. Các công trường trên địa bàn các huyện Văn Giang, Văn Lâm đã vinh dự được đón Bác về thăm ba lần nữa. Đó là ngày 16/10/1958, Bác về thăm và nói chuyện với cán bộ, dân công và nhân dân xã Trung Kiên (nay là xã Lạc Đạo, Văn Lâm) đang làm việc tại đoạn sông Đình Dù đoạn Như Quỳnh, chợ Đậu. Ngày 25/10/1958, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ ba. Ngày 20/2/1959, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ tư. Bác đến thăm anh chị em công nhân đang làm việc tại cống Xuân Quan (Văn Giang) và tới thăm nhân dân xã Bát Tràng (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội).

Từ niềm tin tưởng, sự quyết tâm to lớn: “Nhân định thắng thiên”, “Làm thuỷ lợi khó nhọc trong vài năm để sung sướng muôn đời”… mà Bác truyền cho, trên khắp các địa phương, nhân dân Hưng Yên sôi nổi thi đua làm thuỷ lợi, quyết tâm “thay trời làm mưa”. Toàn tỉnh như một công trường khổng lồ với nhiều công trình thủy lợi lớn như công trình đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải điều tiết và cung cấp nước tưới cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương; công trình sông Điện Biên cung cấp nước tưới cho hơn hai vạn hécta ruộng phía nam tỉnh, công trình dòng sông mang tên Bác Hồ của huyện Tiên Lữ. Cuối năm 1958, xã Vạn Xuân đã trở thành xã mạnh, nhất là trong phong trào làm thuỷ lợi, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.

Với những thành tích nổi bật trong công tác thuỷ lợi, Hưng Yên lại một lần nữa vinh dự đón Bác về thăm và được Bác tặng cờ luân lưu làm thủy lợi khá nhất miền Bắc tại Hội nghị tổng kết công tác thuỷ lợi toàn miền Bắc (ngày 15 và 16/9/1961). Niềm vinh dự lớn lao càng góp phần nhân lên sức mạnh, sự quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, chính vì vậy, Hưng Yên không ngừng vươn lên, liên tục 4 năm 1961 – 1964, Hưng Yên đều được Bác Hồ gửi thư khen và được tặng cờ thưởng luân lưu làm thuỷ lợi khá nhất. Trong phong trào thủy lợi của Hưng Yên, đã xuất hiện 2 cá nhân được vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lao động ngành thủy lợi là Phạm Thị Vách và Vũ Thị Tỵ; có 11 người được Bác thưởng huy hiệu vì có thành tích làm thủy lợi.

2. Trên lĩnh vực quân sự, những lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam để Đảng bộ Hưng Yên xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 4 năm 1948, tại Hội nghị dân quân toàn quốc ở Việt Bắc, Bác căn dặn cán bộ tỉnh Hưng Yên: Các cô, các chú không có rừng cây, nhưng có rừng dân, dựa vào dân mà kháng chiến”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên không quản hy sinh vất vả, liên tục đứng lên, liên tục chiến đấu để bảo vệ quê hương. Là tỉnh bị thực dân Pháp liên tục mở các cuộc càn quét lớn, có cuộc càn kéo dài cả chục ngày, tràn qua địa bàn tỉnh. Đặc biệt từ cuối năm 1949, toàn bộ địa bàn Hưng Yên nằm trong vùng kiểm soát của địch, cả tỉnh có 360 làng thì có 360 hương đồn, tháp canh, bốt địch. Song quân và dân Hưng Yên vẫn kiên trì bám trụ, đã vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến của Đảng, đặc biệt là thực hiện tốt lời dạy của Bác, bám đất, bám dân gây dựng cơ sở phát triển phong trào, huy động sức mạnh nhân dân để đánh địch. Nhiều nơi địch kiểm soát ban ngày nhưng ban đêm ta vẫn tổ chức những trận đánh du kích để tiêu diệt địch… Với những chiến công vang dội, năm 1952, quân và dân Hưng Yên đã vinh dự được Bác tặng cờ

4

Page 5: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

“Đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp”. Hưng Yên cũng được Bác nhắc đến nhiều trong các bài viết về gương kháng chiến. Trong bài “Chiến tranh du kích ở Việt Nam”, Bác viết về Hưng Yên: “Tỉnh Hưng Yên nằm trên tả ngạn sông Hồng, chỉ cách Hà Nội 35 cây số. Tỉnh gồm 9 huyện và có gần 50 vạn dân. Tỉnh bị quân Pháp chiếm đóng từ đầu chiến tranh. Chiến tranh du kích ở đây khá mạnh. Nhiều lần bị đàn áp, nhưng luôn luôn tự tổ chức lại. Từ năm 1946 đến tận ngày hôm đó, hơn 600 đảng viên (những người tổ chức và chỉ huy những chiến sĩ du kích) đã bị hy sinh”. Cũng trong bài, Bác nêu gương nữ Anh hùng liệt sỹ Bùi Thị Cúc “Bị bắt, đồng chí phải trải qua những phương pháp thẩm vấn tàn bạo nhất mà bọn cảnh sát có thể nghĩ ra được: tra điện, bóc móng tay, chân và lột tóc, nhấn chìm xuống nước, treo lên dây, thả rắn vào quần, v.v.. Chị không nói một lời nào. Điên cuồng bọn man rợ chặt đứt một bàn tay, rồi bàn tay còn lại; một bàn chân, rồi bàn chân còn lại. Cuối cùng bọn chúng mổ bụng chị.

Trước khi chết, lấy hết sức lực của mình, chị hô to: "Việt Nam độc lập muôn năm! Bác Hồ muôn năm!". Tức thì bọn Pháp cắt đứt lưỡi chị và băm nát thân thể chị thành những mảnh nhỏ…".

Nguyễn Thị Cúc, Zoia4 của chúng tôi, Daniell Casanova1 của chúng tôi đã chết, nhưng chủ nghĩa anh hùng của chị đã cổ vũ cho đồng bào chúng tôi đứng lên, đặc biệt là đồng bào tỉnh Hưng Yên và đã thúc đẩy họ chiến đấu hăng hái hơn chống lại quân xâm lược”. Trong thư gửi các chiến sỹ đường số 5, Bác động viên “Nam nữ dân quân du kích đường số 5 năm ngoái đánh giặc khá, sang năm 1949, anh chị em du kích đường số 5 phải cố gắng thêm, đánh nhiều hơn, mạnh hơn để lập công to hơn nữa. Và để làm kiểu mẫu cho dân quân du kích khác”. Nhiều tập thể và cá nhân của Hưng Yên có thành tích chiến đấu xuất sắc được Bác trực tiếp gặp, động viên khen thưởng hoặc gửi tặng Huy hiệu...

3. Bác Hồ còn đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế của Hưng Yên.

Mỗi lần về thăm, làm việc tại Hưng Yên, Bác đều nhắc nhở đồng bào phải củng cố các tổ đổi công, xây dựng hợp tác xã: “Tỉnh Hưng Yên hiện nay có hơn 5.800 tổ đổi công và 3 hợp tác xã. Đó là những đội quân mạnh mẽ để lôi cuốn nông dân cả tỉnh tranh đấu cho vụ mùa thắng lợi. Chúng ta cần phải phát triển và củng cố lực lượng ấy, làm cho họ hăng hái hoạt động thật sự. Các đảng viên và đoàn viên thanh niên phải tham gia tổ đổi công hoặc hợp tác xã; các đồng chí bộ đội cần phải góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển nông nghiệp, "thực túc thì binh cường" và phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ của người cách mạng của đội tiên phong”.

Sau Hội nghị tổng kết công tác thuỷ lợi toàn miền Bắc, nói chuyện với đồng bào Hưng Yên, Bác khen: “Cơ sở sản xuất nông nghiệp là hợp tác xã. Hiện nay tỉnh ta có hơn 456 hợp tác xã toàn thôn, trong đó có 24 hợp tác xã thi đua với Đại Phong hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn, 247 hợp tác xã bậc cao. Như thế là khá”. Theo dõi phong trào của Hưng Yên, thấy đơn vị, cá nhân nào làm tốt, Bác đều gửi thư động viên. Năm 1968, Bác gửi thư và tặng Bằng khen cho cán bộ và 4 Zoia là nữ anh hùng du kích Liên Xô (trước đây). Daniell Casanova là nữ anh hùng du kích Pháp, cả hai đã bị phát xít Đức sát hại trong Chiến tranh thế giới thứ hai1

5

Page 6: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

nhân dân xã Đình Cao (Phù Cừ) về thành tích sắp xếp công việc thích hợp cho xã viên có hoàn cảnh khó khăn. Bác viết “Mỗi hợp tác xã phải như một gia đình, phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, Bác rất vui lòng biết rằng đồng bào và cán bộ các hợp tác xã Đình Cao làm được như vậy, đã đoàn kết tốt, đã sắp xếp công việc làm ăn thích hợp cho các cụ già, các cháu mồ côi và những đồng bào tàn tật. Nhờ vậy mà mọi người đều vui vẻ và hăng hái góp phần vào công việc sản xuất và chiến đấu”. Trong thư gửi các cụ phụ lão xã Hồng Vân, Bác cũng nhắc đến việc tăng cường củng cố tổ đổi công và xây dựng hợp tác xã: “Tôi mong các cụ sẽ tiếp tục đôn đốc và góp sức cùng đồng bào củng cố tốt tổ đổi công và hợp tác xã, làm nhiều tiểu thuỷ nông, cày sâu, bừa kỹ, bón nhiều phân, thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, để nâng cao mức sống của nhân dân hơn nữa”.

Mối quan hệ và phân phối sản phẩm trong hợp tác xã cũng được Bác chỉ rõ. Nói chuyện với nhân dân xã Nghĩa Dân, Bác thẳng thắn: “Mỗi xã viên phải làm chủ, hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ. Mình có quyền làm chủ và tự nguyện vào, Đảng và Chính phủ không bắt buộc. Phải xây dựng hợp tác xã cho tốt. Ban Quản trị dân chủ do xã viên cử ra. Ban Quản trị nếu không làm tròn thì xã viên có quyền cách chức, khi chưa bầu thì hăng hái, khi bầu rồi thì chây lười. Những việc trong hợp tác xã thì Ban quản trị và xã viên nhất trí mới làm được, phải công bằng, phải cùng làm, không được chọn việc, thu hoạch phải chia đều”. Và, trong một lần nói chuyện với đồng bào Hưng Yên, Bác nhấn mạnh điều đầu tiên để các hợp tác xã phát triển là: “Mọi người phải nâng cao tinh thần đoàn kết, tinh thần làm chủ; thực hiện cần, kiệm xây dựng hợp tác xã, chống lãng phí tham ô”.

Đối với đội ngũ cán bộ của Hưng Yên, Bác yêu cầu: “Để lãnh đạo tốt, các đồng chí bí thư và uỷ viên, các đồng chí chủ tịch các cấp từ tỉnh đến xã cần phải thật sự tham gia vào một tổ đổi công hoặc một hợp tác xã nông nghiệp, phải lao động thật sự để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm. Cần tổ chức tham quan những xã điển hình tốt, để học hỏi lẫn nhau.

Đảng viên, đoàn viên, các chiến sĩ thi đua nông nghiệp, chị em phụ nữ phải làm đầu tàu.

Với truyền thống anh dũng và tinh thần hăng hái sẵn có, chắc rằng đồng bào và cán bộ Hưng Yên quyết tranh thủ thực hiện cho kỳ được vụ mùa thắng lợi, đồng thời đưa tỉnh nhà lên địa vị vẻ vang là một tỉnh gương mẫu trong sự nghiệp đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội và góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà".

Bác quan tâm đến từng chi tiết, sao cho sản xuất của nhân dân có hiệu quả, giá trị sản xuất cao. Theo Bác, để vụ mùa (1958) thắng lợi, cần : “…Tư tưởng mọi người phải thông, phải thật thông rằng "Nhân định thắng thiên". Để tranh thủ vụ mùa thắng lợi, chúng ta phải sửa chữa những khuyết điểm và phát triển những ưu điểm nói trên. Chúng ta phải làm những việc sau đây:

Nước: Hiện nay vụ mùa đến, nhưng vẫn hạn. Chúng ta phải quyết tâm khơi thêm mương, đào thêm giếng, gánh nước, tát nước. Phải quyết tâm làm đủ mọi cách để có đủ nước tưới ruộng. Chúng ta phải thực hiện "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa".

6

Page 7: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Phải kiên quyết động viên và dựa vào lực lượng vô cùng vô tận của quần chúng để làm cho có nước.

Toàn dân đoàn kết một lòng,Đập đá thì núi vỡ, đào sông thì nước về.Phân: Bón mỗi mẫu 50 gánh phân, như thế ít quá. Cần phải cố gắng bón

nhiều hơn nữa. Tục ngữ nói: "Một gánh phân cân một đấu thóc". Bón phân càng nhiều, thu hoạch càng tăng.

Cày sâu: Tục ngữ ta có câu "Cày sâu cuốc bẫm, thóc đầy lẫm, khoai đầy bồ".Cấy dày.Chọn giống tốt: Là một điều rất quan trọng. Giống tốt thì lúa tốt, lúa tốt thì

được mùa. Điều đó rất dễ hiểu. "Lúa tốt vì giống, lúa sống vì phân".Kỹ thuật: Ta cần phải cải tiến kỹ thuật cày, cấy, làm cỏ, tát nước... Chúng ta

sống ở thời đại vệ tinh, mà làm ruộng vẫn giữ cách thức đời xửa đời xưa, như thế là không hợp thời, khó tiến bộ...

Chống hạn, phòng lụt: Trời thường có những biến cố bất thình lình. Cho nên trong lúc ra sức chống hạn, chúng ta cũng phải đề phòng lụt. Phải thường xuyên kiểm soát đê và kè. Phải tổ chức chu đáo lực lượng canh gác. Phải chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu để đối phó kịp thời nếu có lụt. Phân công phụ trách phải rất rành mạch, nghiêm túc.

Phát triển và củng cố lực lượng: để thực hiện tốt những công việc nói trên, cần phải có những đội quân chủ lực”.

4. Tình cảm của Bác Hồ đối với Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên còn thể hiện ở sự quan tâm phát triển văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân của tỉnh nhà.

Những năm đầu độc lập, phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm do Bác phát động rầm rộ từ nông thôn đến thành thị. Nhiều nơi trong tỉnh, phong trào Bình dân học vụ đã cơ bản xóa mù chữ cho nhân dân. Viết thư gửi huyện Phù Cừ, Bác khen “Tôi rất vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi huyện Phù Cừ đã thanh toán xong nạn mù chữ tức là đã tiêu diệt hết giặc dốt.”

… “Vậy tôi khuyên đồng bào cố gắng tiếp tục học thêm cho tiến bộ hơn nữa, đồng thời mỗi người xung phong thi đua ái quốc làm cho huyện Phù Cừ trở lên một huyện kiểu mẫu trong công cuộc diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm”.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều địa phương trong tỉnh vừa tổ chức nhân dân đánh giặc, vừa mở các lớp học bình dân. Biết tin, Bác đã viết bài nêu gương “Bất chấp những nguy hiểm và khó khăn của một tỉnh bị chiếm đóng, Hưng Yên vừa chiến đấu chống thực dân Pháp, vừa chống nạn dốt. Việc thanh toán nạn mù chữ tiếp tục trong vòng bí mật: năm 1951, hơn 460 lớp học bí mật đã được tổ chức với 3.120 học sinh”.

Về thăm và làm việc tại Hưng Yên, nói chuyện với cán bộ và đồng bào thị xã, Bác căn dặn: “Về đoàn kết và xây dựng nếp sống mới: Phải làm sao cho thị xã Hưng Yên thuần phong mỹ tục. Mọi người yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau, không để xảy ra đánh cãi nhau, không có trộm cắp, sạch đường sá, không mê tín dị đoan…”.

7

Page 8: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Không chỉ viết thư, nói chuyện, bản thân con người Bác đã toát lên một thứ văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh. Cũng trong những lần Bác về thăm và làm việc tại tỉnh, cán bộ, nhân dân lại được học thêm Bác về phong cách sống giản dị, lối ứng xử đối với cán bộ cấp dưới khéo léo, nhẹ nhàng, tình cảm mà nghiêm khắc. Đồng chí Trần Duy Dương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên kể về một bữa cơm của Bác tại Hưng Yên:

“Tôi mời Bác: Chúng cháu đã chuẩn bị cơm, mời Bác đi ăn cơm với chúng cháu.

Bác đồng ý.Vào bữa cơm, Bác cùng chúng tôi ngồi vào bàn ăn, đồng chí phục vụ của

Bác mang tới một túi gồm có: một nắm cơm, một khúc cá kho, một ít thịt cùng một chai nước được mang theo. Trên bàn ăn, anh Chính - Văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh đã bày thức ăn và cơm do nhà bếp của cơ quan chuẩn bị.

Bác mở gói cơm của Bác ra, Bác nói: Cơm của Bác, Bác ăn, cơm các chú các chú ăn. Chúng tôi thưa: Xin Bác cho chúng cháu cùng ăn cơm của Bác ạ. Bác rất vui và đồng ý cho chúng tôi cùng ăn, ăn xong cơm của Bác, đồng chí Nguyễn Khai xới cơm, bát cơm nào cũng chỉ trên lưng bát. Bác nói: Chú Khai, chú xới cơm bát cơm vơi thế này, chú làm việc sao đầy đặn được?. Đồng chí Khai xới thêm cơm vào tất cả các bát, Bác và chúng tôi cùng ăn cơm, Bác nói chuyện rất vui và đầy dí dỏm”.

Chính trong bữa cơm này, cán bộ Hưng Yên lại thấm thía sâu sắc một bài học về tính tiết kiệm:

“Bữa cơm ăn sắp xong, trên mỗi đĩa bát đều còn lại một ít thức ăn, Bác kéo một bát thức ăn chỉ còn chút ít nước để cạnh Bác, sau đó Bác hỏi:

Các chú có ăn thức ăn thừa của ai không?Mọi người nói: Thưa Bác chúng cháu không ăn thừa.Bác nói: Các chú không ăn thừa, sao các chú lại để thừa, ai ăn thừa của các

chú? Đây là phần Bác, Bác ăn.Mọi người đều vui vẻ ăn hết thức ăn còn lại”.Ngày 16/9/1961, sau khi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nói

chuyện với đồng bào, cán bộ Hưng Yên tại sân vận động thị xã Hưng Yên, buổi chiều, Bác đến thăm và nói chuyện với nhân dân xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động, thăm lớp mẫu giáo thôn Thổ Cầu, xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động. Bác ân cần hỏi thăm các cô mẫu giáo, chia kẹo cho các cháu, Bác đã nói chuyện tại lớp mẫu giáo. Trong khi nói chuyện, Bác có nói một câu thật giản dị nhưng vô cùng sâu sắc:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.Lời dạy của Bác đã trở thành tư tưởng, là phương châm của nền giáo dục

nước nhà.Cũng tại đây, Bác khen ngợi thành tích của xã có nhiều mặt khá, hợp tác xã

làm phân khá, vệ sinh tương đối khá…, đồng thời dặn dò: "Các cụ, các cô, các chú, các cháu làm thế là tốt, vì đã làm cho đời sống nhân dân, xã viên bằng hoặc hơn đời sống của đồng bào trung nông lớp trên. Các cụ, các cô, các chú, các cháu làm

8

Page 9: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

thế cũng chưa đủ còn phải hăng hái trong sản xuất, thực hành tiết kiệm, học tập để mỗi ngày nâng cao đời sống.

Xã Nghĩa Dân là "Dân có nghĩa", phải ra sức tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm tốt, làm gương cho các xã khác.

Trước đây vào ngày này con bò đi trước, cái cày theo sau, nhưng rồi đây các cháu lớn sẽ có máy cày. Muốn có máy cày đồng bào phải tích cực tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm để mua máy cày, nhưng phải tự dân làm mà mua".

*Các cụ phụ lão và thiếu nhi của Hưng Yên cũng được Bác dành cho

những tình cảm đặc biệt. Ngày 21-10-1946, sau khi kết thúc chuyến thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch về nước bằng tàu thuỷ. Từ Hải Phòng đến Hà Nội bằng tàu hoả, Bác nói chuyện với nhân dân ra chào đón Bác tại ga Đình Dù, Văn Lâm. Trong số những người ra đón Bác, có cả những em thiếu nhi “Tay cầm cờ đỏ sao vàng, đứng chật hai bên đường, hai bên bờ ruộng. Reo cười ca hát, vui vẻ như một đàn chim”. Sau đó, Bác đã gửi thư cho các em: “Nay Bác viết mấy chữ, để cảm ơn các cháu và khuyên các cháu:

1. Phải siêng học,2. Phải giữ sạch sẽ,3. Phải giữ kỷ luật,4. Phải làm theo đời sống mới,5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em”.Sinh thời, dường như những việc làm tốt nào của các em thiếu nhi, các cụ

phụ lão Bác biết, đều được Người gửi thư, thưởng Huy hiệu. Trên địa bàn tỉnh, có hàng chục cụ già, em nhỏ của Hưng Yên đã được Bác khen thưởng, động viên.

II - ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HƯNG YÊN HỌC TẬP VÀ VẬN DỤNG HIỆU QUẢ NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ TRONG CÁC LẦN VỀ THĂM, CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI CÁC PHONG TRÀO CỦA TỈNH

1. Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên học tập và vận dụng hiệu quả những lời dạy của Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, vừa giành được chính quyền, Hưng Yên còn gặp vô vàn khó khăn: thực dân Pháp quay lại xâm lược, nạn đói, nạn dốt, hạn hán, lụt lội đe doạ,… Giữa lúc đó, ngày 10/1/1946, Bác về thăm và động viên phong trào, Bác động viên đồng bào Hưng Yên tích cực đắp đê phòng lụt, đoàn kết chặt chẽ và làm việc giúp đỡ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đáp lại tình cảm quan tâm, lời dặn dò ân cần của Bác, Hưng Yên đã đoàn kết, đồng lòng diệt giặc dốt, giặc đói và tích cực chuẩn bị các điều kiện phục vụ chiến đấu.

Tháng 4 năm 1948, tại Hội nghị dân quân toàn quốc ở Việt Bắc, Bác căn dặn cán bộ tỉnh Hưng Yên: Các cô, các chú không có rừng cây, nhưng có rừng dân, dựa vào dân mà kháng chiến. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên không quản hy sinh vất vả, liên tục đứng lên chiến đấu chống lại các cuộc càn quét lớn, có cuộc càn kéo dài cả chục ngày, tràn qua địa bàn tỉnh của thực dân Pháp. Tổng kết kháng chiến, quân và dân Hưng Yên đã chiến đấu 9.022 trận,

9

Page 10: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

tiêu diệt 19.275 tên địch, bắt sống 4.917 tên, ra hàng 12.052 tên; thu được nhiều xe quân sự, súng các loại… Hưng Yên được Bác Hồ gửi thư khen, tặng Cờ “Đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp” cùng nhiều hiện vật cho các đơn vị, tập thể và cá nhân. Được Đảng và Nhà nước khen tặng 10 Huân chương Quân công, 30 Huân chương Chiến công, 3 Huân chương Kháng chiến cùng hàng vạn huân huy chương các loại cho các đơn vị và cá nhân, gia đình có công lao, thành tích trong kháng chiến…

Sau ngày giải phóng quê hương năm 1954, quân dân Hưng Yên bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo phát triển sản xuất, phát triển văn hoá xây dựng quê hương. Là tỉnh đồng bằng, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đất đồng chiêm chớm mưa là úng, nắng lên lại hạn, hằng năm chỉ cấy có một vụ mà vẫn bấp bênh. “Nước” và vấn đề trị thuỷ luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng của người nông dân. Trong khi đó, lối làm ăn lại riêng lẻ khiến người nông dân không đủ sức chống lại thiên tai. Giữa lúc đang khó khăn chồng chất, hạn hán đe doạ, ngày 5/1/1958, Bác về thăm, động viên cán bộ, nhân dân trong tỉnh phải tích cực làm thuỷ lợi, phát triển sản xuất. Người ân cần dặn dò “Phải đào sông khơi ngòi, hợp tác nhau lại chống thiên tai”. Vâng lời Bác, nông dân trong tỉnh đã vào các tổ đổi công, hợp tác xã và ra sức đào mương chống hạn. Tiếp đến vụ mùa năm 1958 (3/7/1958), Bác về thăm Hưng Yên, động viên, cổ vũ truyền thống đấu tranh anh dũng, tinh thần lao động cần cù của đồng bào và cán bộ Hưng Yên. Bác chỉ thị phải tranh thủ kỳ được vụ mùa thắng lợi, phấn đấu đưa tỉnh nhà lên một tỉnh gương mẫu trong sự nghiệp đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào công cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà.

Chỉ tính riêng 2 năm 1958-1959, Bác đã về thăm Hưng Yên sáu lần, cả sáu lần Bác đều căn dặn cán bộ và nhân dân Hưng Yên tập trung làm thuỷ lợi. Những lời dạy của Bác đã được Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên nỗ lực thực hiện, trên khắp các địa phương, nhân dân Hưng Yên sôi nổi thi đua làm thuỷ lợi, quyết tâm “thay trời làm mưa”. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hưng Yên đã đạt được những kết quả đáng mừng, đẩy lùi một bước quan trọng của nạn hạn hán, mở rộng diện tích canh tác, tăng sản lượng lúa và hoa màu. Từ một tỉnh đói nghèo, 18 năm đê vỡ trong thời Pháp thuộc, cấy mười vụ thì mất mùa bảy, tám vụ vì hạn hán…, đến đầu những năm 1960, Hưng Yên không những đủ gạo ăn, còn thừa thóc bán cho Nhà nước, (riêng trong vụ mùa 1960 thừa 2 vạn tấn thóc), toàn tỉnh quyết tâm “đuổi kịp trung nông” trong kế hoạch năm năm lần thứ hai (1961 – 1965). Với những thành tích nổi bật trong công tác thuỷ lợi, Hưng Yên lại một lần nữa vinh dự đón Bác về thăm và được Bác tặng cờ luân lưu "Làm thủy lợi khá nhất" tại Hội nghị tổng kết công tác thuỷ lợi toàn miền Bắc. Niềm vinh dự lớn lao càng góp phần nhân lên sức mạnh, sự quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, chính vì vậy, Hưng Yên không ngừng vươn lên, liên tục 4 năm 1961 – 1964, Hưng Yên đều được Bác Hồ gửi thư khen và được tặng cờ thưởng luân lưu "Làm thuỷ lợi khá nhất".

Cùng với những thành tích to lớn trong công tác thuỷ lợi, theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, quân và dân Hưng Yên còn phấn đấu đạt được những thành tích to lớn trong phong trào hợp tác hoá, bổ túc hoá, quân sự hoá, góp phần vào thành công chung của phong trào Tứ hoá, nhằm phát triển đồng đều, nâng cao dân trí,

10

Page 11: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ quê hương, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thấm nhuần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Tỉnh ủy Hưng Yên đã nghiêm túc quán triệt lời dạy của Bác tới các chi, đảng bộ cơ sở; phát động phong trào thi đua trong toàn dân xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa. Từ trong phong trào, đã xuất hiện 6 gia đình thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tự giao ước thi đua với nhau xây dựng gia đình thành những gia đình tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, chấp hành đường lối chính sách của nhà nước. Mô hình nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh và cả miền Bắc xã hội chủ nghĩa lúc đó. Phong trào xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy phong trào: "tứ hóa" (thủy lợi hóa, hợp tác hóa, bổ túc văn hóa, quân sự hóa) và các mặt công tác khác cùng tiến bộ, góp phần củng cố hậu phương lớn xã hội chủ nghĩa miền Bắc, chi viện đắc lực sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc, được Bác Hồ ưu ái về thăm 10 lần, 3 lần Người thưởng Cờ thi đua luân lưu: "Làm thủy lợi khá nhất", tặng lá cờ "Làm công tác giao thông vận tải nông thôn khá nhất", được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thưởng lá cờ "Dẫn đầu công tác bổ túc văn hóa". Giương ngọn cờ tiên phong đi tham gia phát triển kinh tế, phát triển văn hóa ở miền núi phía Bắc; thực hiện điện khí hóa, cơ giới hóa nông thôn sớm nhất; thành công việc nuôi ong lấy mật ở đồng bằng để bồi dưỡng sức dân, được nhà nước thưởng Huân chương lao động hạng Ba; "mở hội làm giàu", thi đua với hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình) đuổi kịp và vượt mức sống trung nông lớp trên. Ba điển hình "trai gái Đại Phong" và kiện tướng thủy lợi được phong Anh hùng lao động là Phạm Thị Vách, Vũ Thị Tỵ, Lê Thị Lục được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều lãnh tụ khác khen là "Tỉnh thực hiện sáng tạo nhất Nghị quyết Trung ương năm (Đại hội III) ở đồng bằng sông Hồng".

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đang tích cực phấn đấu thi đua hoàn thành tốt các phong trào sản xuất giỏi, chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc, thực hiện Nghị quyết số 504- NQ/TVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 26/01/1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương được hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng. Tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác và Di chúc của Người (sau khi Bác qua đời ngày 2-9-1969), trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biến đau thương thành hành động cách mạng, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã tích cực phấn đấu trên mặt trận sản xuất với phong trào “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, xây dựng các cánh đồng 5 tấn, các công trình thuỷ lợi được tu bổ, nâng cấp ngày càng vững chắc hơn, tốt hơn, xây thêm nhiều trạm bơm điện, tập trung cao nhất sức người sức của để chi viện cho miền Nam, góp phần cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hưng Yên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương lao động hạng Nhất, cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong phong trào “Quân sự hoá”, Hưng Yên nhiều năm dẫn đầu Quân khu Tả ngạn. Nhiều địa phương, đơn vị và cá nhân được Đảng,

11

Page 12: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Nhà nước tặng thưởng Huân chương, huy chương, được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Từ năm 1954 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 18 lần tặng cờ, bằng khen, ký Sắc lệnh tặng Huân chương lao động, cùng nhiều tặng phẩm khác dành cho các tập thể của Hưng Yên; có 67 cá nhân vinh dự được nhận Huy hiệu, bằng khen và tặng phẩm của Người.

II - Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên tiếp tục học tập, vận dụng có hiệu quả những lời dạy của Bác trong giai đoạn hiện nay

Sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng (1968-1996), ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập, bước vào một giai đoạn phát triển mới. Mang theo vinh dự và ý thức trách nhiệm của một vùng quê văn hiến, cách mạng, quê hương của bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã phát huy mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đưa công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ. Sau 20 năm tái lập tỉnh (1997 - 2017), được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã quyết tâm, đoàn kết phấn đấu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu quan trọng, hoàn thành khá toàn diện mục tiêu đã đề ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Từ một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, đến nay Hưng Yên đã xây dựng được một nền tảng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, vững chắc. Nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, điện, nước và hưởng thụ văn hoá của nhân dân được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người tăng. Các lĩnh vực xã hội có tiến bộ. Chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, năng lực điều hành của các cấp chính quyền và năng lực vận động, tập hợp đoàn viên của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân không ngừng được củng cố.

Học tập và làm theo Bác, Đảng bộ Hưng Yên luôn chăm lo giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong xã hội, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng; cùng với chăm lo phát triển kinh tế, thường xuyên quan tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị 08-CT/TU của Tỉnh ủy về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Phát huy thế mạnh, Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa. Ngày 29/9/2007, tại Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ nhất, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch đã tặng thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ bức trướng mang dòng chữ "Nơi khởi nguồn phong trào xây dựng gia đình văn hóa" (1962 - 2007). Trên địa bàn toàn tỉnh có 1.778 di tích các loại, trong đó 169 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia (là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích được xếp hạng cấp Quốc gia). Quần thể khu di tích Phố Hiến hiện còn bảo tồn, lưu giữ được hơn 100 di tích lịch sử - văn hóa có giá trị; 20 di tích được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia; trong đó, 16 di tích đình, đền, chùa, văn miếu tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật như: Chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng, đền

12

Page 13: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Mẫu, đền Trần, đền Tân La… hợp thành Khu di tích Phố Hiến năm 2015 được Nhà nước xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đó là những tài sản quý báu, chứa đựng và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng đất Hưng Yên.

Kinh tế hàng năm tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước, với GRDP tăng bình quân giai đoạn 1997 - 2005 đạt trên 12%/ năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,74%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,85%, năm 2016 đạt 8,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng: Công nghiệp, xây dựng 49,7% - Thương mại, dịch vụ 37,1% - Nông nghiệp 13,2% (năm 1997: Công nghiệp, xây dựng 20,26% - Thương mại, dịch vụ 27,87% - Nông nghiệp 51,87%). Toàn tỉnh thu hút 1.438 dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ với tổng nguồn vốn đăng ký hơn 97,9 nghìn tỷ đồng và 3,5 tỷ USD. Tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh là 7.099 doanh nghiệp. Năm khu công nghiệp được xây dựng và đang hoạt động hiệu quả với tỷ lệ lấp đầy khá, trong đó Khu Công nghiệp Thăng Long II được đánh giá là một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu xanh - sạch - đẹp. Các ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp có thương hiệu, giá trị gia tăng cao, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường được giữ vững và phát triển. So với khi tái lập tỉnh, thu ngân sách nhà nước của Hưng Yên ước tăng gấp hơn 130 lần, đạt 9.458 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 6.687 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 11 lần, đạt trên 44,5 triệu đồng/người/năm. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng cao, đạt giá trị hơn 3,2 tỷ USD, gấp 640 lần lúc tái lập. Đó là những điều kiện mang ý nghĩa tiền đề để từ năm 2017, Hưng Yên vinh dự đón nhận trọng trách Trung ương giao là một trong số ít các tỉnh kể từ năm 2017 tự cân đối thu - chi và có đóng góp với ngân sách Trung ương.

Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp đã luôn được tỉnh quan tâm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị thu được trên 1 ha đất canh tác trên 162 triệu đồng/năm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả. Giai đoạn 2011 - 2016, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới đạt trên 30 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, bình quân toàn tỉnh đạt trên 16,1 tiêu chí/xã; 60 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó, 44 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Hạ tầng giao thông - vận tải của tỉnh được đầu tư mạnh, phát triển nhanh, đồng bộ và hiện đại. Những cây cầu lớn như: Yên Lệnh, Hưng Hà vượt sông Hồng, cùng nhiều tuyến đường trọng điểm đã và đang hoàn thành đưa vào sử dụng, như: Đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua Hưng Yên) kết nối cùng tuyến Quốc lộ 5A, đường sắt Hà - Hải; đường liên tỉnh Dân Tiến - Khoái Châu đi Thanh Trì - Hà Nội; đường đê tả sông Hồng; đường tỉnh 376 (đường 200 cũ); đường nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cầu Giẽ - Ninh Bình… đã và đang hình thành những tuyến giao thông huyết mạch kết nối và lan toả không những trong tỉnh mà còn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, qua đó đã thúc đẩy giao thương, sản xuất phát triển, tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; là động lực to lớn để Hưng Yên phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

13

Page 14: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 32%; thành phố Hưng Yên cơ bản đạt đô thị loại II, huyện Mỹ Hào được công nhận đô thị loại IV và đang trình đề nghị công nhận là thị xã, 15 xã, thị trấn đạt đô thị loại V. Nằm liền kề trung tâm thủ đô Hà Nội, hấp thu sự lan tỏa mạnh mẽ quá trình đô thị hóa của vùng thủ đô Hà Nội, trên địa bàn huyện Văn Giang đã và tiếp tục hình thành những đô thị hiện đại, kiểu mẫu kết nối với đô thị của Hà Nội. Điển hình là Khu đô thị Ecopark, đoạt 3 giải tại lễ trao Giải thưởng Bất động sản Quốc tế năm 2015 diễn ra tại Luân Đôn - Anh.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Giáo dục - đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn tỉnh có 288 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hưng Yên là tỉnh thứ 6 trong toàn quốc đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tỉnh thứ 7 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Khu đại học Phố Hiến đã có 4 trường đại học đã và đang đầu tư xây dựng; Đại học Y khoa Tôkyô, Đại học Anh Quốc Việt Nam tại Khu đô thị Ecopark được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, cùng với các trường đại học, trường chuyên nghiệp, dạy nghề hiện có, là cơ sở để Hưng Yên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng cường với chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 76,6%. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên 74 tuổi. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu; 86% số làng, khu phố văn hóa, 89% số gia đình văn hoá. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,65%. Chính sách xã hội được quan tâm, chăm lo thực hiện đầy đủ và kịp thời; tuyệt đại đa số hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình tại địa phương. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, quốc phòng - quân sự địa phương được thực hiện toàn diện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Toàn Đảng bộ tỉnh có 14 đảng bộ trực thuộc, 601 tổ chức cơ sở đảng và gần 6,5 vạn đảng viên. Bình quân hàng năm đạt trên 78% số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp được nâng cao, với tỷ lệ chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh đạt 83%. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác trong toàn Đảng bộ và toàn xã hội đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động. Ngày càng xuất hiện nhiều những việc làm tốt, mô hình hay, phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi, những gương điển hình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Hàng trăm tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, những tấm gương với việc làm cụ thể, có ý nghĩa thiết thực, sức lan toả và ý nghĩa giáo dục cao đã được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng và tuyên truyền, nhân rộng. Nhiều tấm gương điển hình làm theo Bác của Hưng Yên đã được báo cáo điển hình toàn quốc, nhiều mô hình tiêu biểu trở thành địa chỉ học tập của các địa phương bạn. Kết quả các hoạt động trên góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, gắn bó giữa Đảng với nhân dân, nâng cao nhận thức và đồng thuận trong toàn xã hội thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế phấn khởi tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới xây dựng quê hương đất nước do Đảng lãnh đạo…

14

Page 15: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đang có những việc làm sáng tạo gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách của Bác với thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; các chương trình, đề án của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị…  tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, quyết tâm xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

15

Page 16: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

PHỤ LỤC

1. 10 lần Bác Hồ về thăm Hưng Yên- Lần thứ nhất: Ngày 10-1-1946, Bác về thăm Hưng Yên và nói chuyện với cán

bộ và nhân dân tại thị xã Hưng Yên, động viên phong trào đắp đê phòng lụt. Người căn dặn nhân dân Hưng Yên: “Tôi chỉ có một lời là chúng ta phải hết sức thương yêu nhau, đoàn kết chặt chẽ và làm việc giúp đỡ đồng bào kháng chiến đánh Pháp và giúp đỡ đồng bào cứu đói”.

- Lần thứ hai: Ngày 21-10-1946, sau khi kết thúc chuyển thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước bằng tàu thuỷ. Từ Hải Phòng đến Hà Nội bằng tàu hoả, Bác nói chuyện với nhân dân ra chào đón Bác tại ga Đình Dù, Văn Lâm. Tàu chuyển bánh nhân dân đã hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”.

- Lần thứ ba: Ngày 5-1-1958, Bác về thăm Hưng Yên. Sau khi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bác đã nói chuyện với cán bộ tỉnh, huyện, xã về chống hạn sản xuất. Gần trưa Người đi thăm nhân dân đang vét ngòi Triều Dương, xã Quốc Trị và dân công đào sông từ Phố Giác đến Chợ Thi. Tại đây, Người nói: “Làm thuỷ lợi khó nhọc trong vài năm để được sung sướng muôn đời”.

- Lần thứ tư: Ngày 3-7-1958, Bác về Hưng Yên, nói chuyện tại Đại hội thi đua sản xuất vụ mùa giỏi tỉnh Hưng Yên, sau đó nói chuyện với đoàn đại biểu nhân dân thị xã Hưng Yên tại Văn phòng Uỷ ban hành chính tỉnh bên hồ Bán Nguyệt. Buổi chiều, Bác về thăm nhân dân xã Vạn Xuân (nay là xã Đình Dù, huyện Văn Lâm) - nơi có thành tích đào giếng lấy nước cứu lúa. Tại đây Bác nhắc nhở cán bộ và nhân dân: “Toàn dân đoàn kết một lòng, đập đá thì núi vỡ, đào sông thì nước về”.

- Lần thứ năm: Ngày 20-9-1958, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải. Tại đây Bác nói chuyện với nhân dân các địa phương đang làm việc tại công trường. Người nói: “Công trình Bắc- Hưng - Hải thành công thì mỗi năm đồng bào đỡ mấy triệu công chống hạn, thu hoạch lại tăng lên”.

- Lần thứ sáu: Ngày 16-10-1958, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải và nói chuyện với cán bộ, dân công và nhân dân xã Trung Kiên (nay là xã Lạc Đạo, Văn Lâm) đang làm việc tại đoạn sông Đình Dù đoạn Như Quỳnh, chợ Đậu .

- Lần thứ bảy: ngày 25-10-1958, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ ba.

- Lần thứ tám: ngày 20-2-1959, Bác về thăm công trường Đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải lần thứ tư. Bác đến thăm anh chị em công nhân đang làm việc tại

16

Page 17: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

cống Xuân Quan (Văn Giang) và tới thăm nhân dân xã Bát Tràng (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội).

- Lần thứ chín: Chiều ngày 15-1-1961, Bác về dự phiên họp tổng kết Hội nghị thuỷ lợi toàn miền Bắc, tổ chức tại Hưng Yên. Sáng ngày 16-9-1961, Bác nói chuyện với hơn 15 nghìn cán bộ, nhân dân toàn tỉnh, đại biểu dự Hội nghị thuỷ lợi toàn miền Bắc, đại biểu tỉnh Long An và Sơn La kết nghĩa tại sân vận động thị xã. Chiều cùng ngày, Bác thăm và nói chuyện với nhân dân xã Nghĩa Dân, thăm lớp mẫu giáo thôn Thổ Cầu.

- Lần thứ mười: ngày 5-2-1966, Bác về thăm đơn vị công binh đang bắc cầu phao diễn tập trên sông Hồng. Người nói chuyện với đơn vị công binh và anh chị em dân quân trực chiến xã Mễ Sở (Văn Giang).

2. Những tặng phẩm của Bác dành cho Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên2.1. Những tặng phẩm tập thể- Tháng 11-1948: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Bằng khen cùng một sổ vàng và

một ảnh của Người cho huyện Phù Cừ - Tháng 5-1952: Tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc,

Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho Hưng Yên lá cờ “Đoàn kết nhân dân đánh thắng giặc Pháp”.

- Ngày 14-5-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ thi đua luân lưu “chống hạn khá nhất” cho huyện Khoái Châu.

- Ngày 9-3-1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 18-SL, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho 8 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất vụ mùa năm 1958.

- Ngày 5-9-1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ làm thuỷ lợi khá nhất cho huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

- Ngày 23-9-1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 28-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng bào, cán bộ tỉnh Hưng Yên, cho cán bộ huyện Yên Mỹ, cho đồng bào, cán bộ xã Trưng Trắc (Văn Lâm) đã đạt nhiều thành tích trong phong trào bổ túc văn hoá năm 1959.

- Ngày 29-4-1961: + Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 23-LCT tặng thưởng Huân chương Lao

động hạng Nhất cho cán bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên có thành tích làm thuỷ lợi giỏi; Huân chương Lao động hạng Nhì cho cán bộ, nhân dân Hưng Yên có thành tích trong phong trào bổ túc văn hoá.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho Hưng Yên chiếc đồng hồ vàng vì có thành tích làm thuỷ lợi khá.

- Ngày 3-7-1961: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 33- LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho hợp tác xã Nam Tri (xã Phan Chu Trinh, huyện Ân Thi); hợp tác xã Ngọc Long (xã Long Hải, nay là xã Long Hưng, Văn Giang), đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp năm 1960.

- Tháng 9-1961: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu làm thuỷ lợi khá nhất cho cán bộ và nhân dân Hưng Yên, có thành tích làm thuỷ lợi giỏi.

17

Page 18: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

- Tháng 3-1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho nhân dân Hưng Yên chiếc máy kéo Đông phương hồng, vì có thành tích đi xây dựng kinh tế miền núi (hợp tác xã Hoàng Văn Thụ được vinh dự nhận máy kéo).

- Tháng 7-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu làm thuỷ lợi khá nhất cho cán bộ và nhân dân Hưng Yên, có thành tích làm thuỷ lợi giỏi trong 6 tháng đầu năm 1964.

- Ngày 4-12-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 54-LCT, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho cán bộ và nhân dân huyện Yên Mỹ, có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách lương thực của Nhà nước.

- Ngày 16-1 -1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu làm thuỷ lợi khá nhất cho cán bộ và nhân dân Hưng Yên, có thành tích làm thuỷ lợi giỏi trong 6 tháng cuối năm 1964.

- Ngày 6-3-1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 19-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên đã có nhiều thành tích trong phong trào phụ nữ thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1963.

- Ngày 20-3-1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ thi đua luân lưu làm giao thông nông thôn khá nhất cho cán bộ và nhân dân Hưng Yên có thành tích làm giao thông nông thôn khá nhất năm 1964.

- Tháng 7-1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu cho đội thuỷ lợi Tân An, huyện Tiên Lữ có thành tích làm thuỷ lợi giỏi trong 6 tháng đầu năm 1965.

- Ngày 1-8-1966: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” cho quân và dân tỉnh Hưng Yên lập chiến công bắn rơi chiếc máy bay phản lực trên địa bàn tỉnh.

- Ngày 10-5-1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định tặng Huân Chương lao động hạng Nhì cho cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Hào.

- Ngày 10-5-1968: Xã Đình Cao, huyện Phù Cừ phấn khởi đón Bằng khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì có thành tích chăm sóc người già, trẻ mồ côi.

- Ngày 1-9- 1969: Kỷ niệm lần thứ 24 Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng, thương binh, bệnh binh Đoàn 1551 thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng, được Văn phòng Chủ tịch nước chuyển trao lẵng hoa của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng.

2.2. Những tặng phẩm của Bác dành cho cá nhân:- Ngày 15-1-1952: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 77-SL, truy tặng

Huân chương Độc lập hạng Ba cho Bùi Thị Cúc, cán bộ phụ nữ xã Quang Trung (nay là xã Xuân Trúc), huyện Ân Thi có tinh thần chiến đấu dũng cảm và đã hy sinh anh dũng.

- Ngày 2-9-1957: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho đoàn nữ duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình, có Trương Thị Tám là nữ du kích Hoàng Ngân, người xã Đông Kết, huyện Khoái Châu.

1 Đoàn an dưỡng của thương, bệnh binh làm nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường về, thuộc tỉnh đội Hưng Yên, đóng tại thị xã Hưng Yên, sau chuyển về Kẻ Sặt.

18

Page 19: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

- Ngày 1-1-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ Đoàn Văn Kiêu, thôn Hoàng Xá, xã Trung Dũng, huyện Tiên Lữ, cụ 83 tuổi vẫn là thủ mai.

- Ngày 8-7-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78-SL, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho các chiến sĩ thi đua, đã có thành tích xuất sắc trong khôi phục kinh tế:

+ Nguyễn Văn Biên ở Phụng Công, huyện Văn Giang;+ Lê Văn Tạo ở Hoàn Long, huyện Yên Mỹ.- Ngày 21-8-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu cán bộ gương mẫu

cho Cao Văn Tỷ, 61 tuổi, đội trưởng lão du kích Hưng Yên, thị xã Hưng Yên.- Ngày 16-10-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho các

anh Bôi, anh Cửu ở Ân Thi, anh Tèo, anh Nguyệt ở Văn Lâm, chị Dền xã Quyết Tiến (nay là xã Tống Phan), và chị Điềm ở Nhật Quang, huyện Phù Cừ là những người có năng suất lao động cao trên công trường thuỷ lợi đoạn sông Đình Dù- Văn Lâm.

- Ngày 26-11-1958: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho ông Đỗ Tạc, 55 tuổi ở xã Tiền Phong, huyện Ân Thi, là người tạo ra kiểu cày mới, đạt năng suất cao.

- Ngày 6-3-1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho Trịnh Thị Thành, xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, có thành tích chăn nuôi giỏi.

- Ngày 1-5-1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ Tô Phúc Trò, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang có thành tích trồng cây giỏi.

- Ngày 16-8-1961: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho Trung sĩ Lê Thanh Uy - Tiểu đội trưởng D16-F320, người phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, có thành tích cứu các em học sinh bị sét đánh.

- Ngày 16-9-1961: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho Phạm Thị Vách, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, người dẫn đầu phong trào làm thuỷ lợi toàn miền Bắc.

- Ngày13-6-1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho sáu cụ trồng cây giỏi ở hợp tác xã Ngọc Bộ, xã Long Hưng, huyện Văn Giang: Đỗ Như Cương, 66 tuổi; Lê Văn Hưởng, 66 tuổi; Lê Văn Lân, 63 tuổi; Lê Văn Loãn, 60 tuổi; Đỗ Văn Hoặc, 58 tuổi; Nguyễn Văn Án, 53 tuổi.

- Ngày1-8-1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Nguyễn Văn Dân, 12 tuổi, học sinh cấp I, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, có thành tích nuôi trâu giỏi.

- Ngày 21-11-1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Lê Thị Hạ, 15 tuổi, là thiếu niên, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, có thành tích nuôi trâu giỏi.

- Ngày 22-12-1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho Nguyễn Thị Bìa là đoàn viên hợp tác xã ấp Đồng Tỉnh, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, là kiện tướng cấy giỏi.

- Ngày 4-3-1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho Phạm Văn Thức, xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ.

19

Page 20: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

- Ngày 20-4-1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Trần Thị Lâm, đội viên thiếu niên nhi đồng Tháng Tám, xã Chiến Thắng (nay là xã Thiện Phiến), huyện Tiên Lữ, có thành tích 2 lần nhặt được của rơi đem trả lại.

- Ngày 27 - 4 - 1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Luyện Văn Thạo, học sinh lớp 6, xã Tiến Thắng (xã Ngọc Long), huyện Yên Mỹ, đã dũng cảm cứu được 2 bạn khỏi chết đuối.

- Ngày 1- 6 - 1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho 8 em:

+ Trần Thị Lâm - đội viên nhi đồng Tháng Tám, xã Chiến Thắng (nay là xã Thiện Phiến), huyện Tiên Lữ.

+ Lê Thị Mừng- đội viên xã Thái Hoà (nay là xã Hàm Tử), huyện Khoái Châu.

+ Phạm Thị Khánh, lớp 4c, Xuân Quan, huyện Văn Giang+ Đào Ngọc Sơn, xã Ngũ Lão (nay là xã Phạm Ngũ Lão), huyện Kim Động+ Nguyễn Văn Dân, xã Phụng Công, huyện Văn Giang+ Phạm Văn Miến, xã Mai Động, huyện Kim Động+ Lê Thị Hạ, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang+ Nguyễn Văn Đài, thiếu niên tiền phong xã Trung Dũng, huyện Tiên Lữ.- Ngày 8-6-1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho anh

Vũ Hồng Quân, 22 tuổi, xã viên hợp tác xã sông Luộc, xã Anh Dũng (nay là xã Thuỵ Lôi), huyện Tiên Lữ, có sáng kiến làm guồng nước 1 người đạp, sáng kiến làm xe cải tiến có ổ bi trục bằng sắt, đã làm được 5 xe.

- Ngày 5-11-1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Nguyễn Duy Thản, 14 tuổi, ở xã Tiên Tiến (nay là thị trấn Như Quỳnh), huyện Văn Lâm, có thành tích cứu được một bạn khỏi chết đuối.

- Ngày 10-11-1963: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Nguyễn Xuân Đài, thiếu niên tiền phong ở Quang Trung (nay là xã Xuân Trúc), huyện Ân Thi, có thành tích cứu người khỏi chết đuối, nhặt được của rơi đem trả lại. Tô Thanh Ký, cán bộ miền Nam tập kết, làm thủ quỹ của công trường Dân Tiến, Khoái Châu đã đem trả lại ngân hàng 500 đồng ngân hàng phát thừa.

- Ngày 1-2-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Lê Văn Thắng, học sinh lớp 5A, trường Đô Lương, xã Đô Lương (nay là trường tiểu học Phù Ủng, xã Phù Ủng) huyện Ân Thi, có thành tích cứu bạn khỏi chết đuối.

- Ngày 29-2-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho 2 em, em Phiên ở An Tháp, xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào và em Đoàn ở Tử Dương, xã Thường Kiệt (nay là Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ), hai em có thành tích nuôi trâu hợp tác xã béo khoẻ.

- Ngày 8- 4-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho chị Trần Thị Ánh, đội trưởng đội sản xuất hợp tác xã Mai Viên, xã Song Mai, huyện Kim Động có thành tích làm thuỷ lợi ngày công cao.

- Ngày 27-5-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ Nguyễn Thị Cúc, 77 tuổi, ở hợp tác xã Phù Xa, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu, có thành tích nuôi trâu hợp tác xã giỏi.

20

Page 21: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

- Ngày 10-6-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Nguyễn Văn Tâm, học sinh lớp 4, xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, có thành tích cứu bạn khỏi chết đuối.

- Ngày 10-10-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Phan 14 tuổi, học sinh lớp 6 xã Quốc Trị (nay là xã Hải Triều), Tiên Lữ, đã có thành tích học giỏi, lao động giỏi.

- Ngày 10-10-1964: Nhân dịp năm học mới (1964-1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh khen thưởng các giáo viên có nhiều thành tích trong năm học (1963-1964). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng Huy hiệu của Người cho:

+ Thầy giáo Nguyễn Thiện Chí, Hiệu trưởng Trường cấp II, xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động;

+ Thầy giáo Đoàn Chí Trường, giáo viên cấp I, xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ;+ Cô giáo Đào Thị Nhàn, giáo viên cấp I, xã Tự Do, huyện Kim Động (nay là

xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên);+ Thầy giáo Trần Gia Thế, giáo viên cấp I, xã An Viên, huyện Tiên Lữ;+ Thầy giáo Trần Phi, giáo viên cấp III, thị xã Hưng Yên. - Ngày 17-10-1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ Lê

Thị Mẫn 87 tuổi, là đảng viên xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, có thành tích 18 năm liền làm bưu điện tốt.

- Ngày 2-1-1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ Đặng Văn Luân 60 tuổi, là xã viên hợp tác xã Lương Trụ, xã Đức Thắng, huyện Tiên Lữ có thành tích chăm sóc trâu, bò hợp tác xã béo tốt.

- Ngày 10 - 3 - 1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho các em:

+ Đỗ Văn Dũng là học sinh cấp II, xã Bạch Đằng (nay là xã Văn Nhuệ), huyện Ân Thi, có thành tích dũng cảm chữa cháy giúp dân.

+ Em Móng, học sinh cấp I, xã Thành Công, huyện Khoái Châu, có thành tích dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối.

- Ngày 17-3-1965: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ Vũ Duy Minh, 74 tuổi, xã Ông Đình, huyện Khoái Châu tích cực trồng cây.

- Ngày 19-5-1966: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Đoàn Mạnh Tranh, học sinh lớp 5 xã Quốc Trị (nay là xã Hải Triều), huyện Tiên Lữ, có thành tích là học sinh giỏi, chịu khó giúp đỡ gia đình, nhặt được của rơi đem trả lại.

- Ngày 16-9-1967: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho các em:

+ Đỗ Văn Thái, học sinh lớp 4, xã Phạm Hồng Thái (nay là xã Đa Lộc), huyện Ân Thi, có thành tích cứu được 3 bạn khỏi chết đuối.

+ Phạm Hữu Thông và Trương Văn Việt là học sinh cấp I, II, xã Dân Chủ (nay là xã Đồng Than), huyện Yên Mỹ là đôi bạn giúp nhau đi học, Thông cõng Việt đi học, Việt giúp Thông học tập.

- Ngày 2-12-1967: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho đồng chí Lê Quang Viêm, hạ sĩ công an huyện Văn Giang, có thành tích cứu được

21

Page 22: dukcqhungyen.vndukcqhungyen.vn/Images/Files/weq_chuyen-de-bac-ho-voi... · Web viewLà tỉnh đồng bằng châu thổ, nông nghiệp lúa nước là thế mạnh kinh tế chủ

3 người ra khỏi ngôi nhà đang cháy và cùng nhân dân cứu được nhiều tài sản, nhà của tập thể và của dân.

- Ngày 13-12-1967: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Côi, 13 tuổi, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ làm tốt công tác tuyên truyền.

- Ngày 24-7-1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu cho hai em:+ Em Hoan ở huyện Kim Động dũng cảm băng bó cho bạn khi bạn bị thương,

cõng bạn tới trạm xá khi máy bay địch đang bắn phá. + Em Nguyễn Bá Rản, xã Phan Tây Hồ (nay là xã Lệ Xá), huyện Tiên Lữ đã

dũng cảm cứu được 7 người khỏi chết đuối.- Ngày 15-3-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho cụ

Lệ, thôn Duyệt Lễ, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ, nhà cụ có 6 người con đi đánh Mỹ, cụ tuy già nhưng tích cực tăng gia sản xuất.

- Ngày 27-8-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho đồng chí Hồ Văn The, Phó Hiệu trưởng cấp I, II Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ, có nhiều thành tích 3 năm liền cùng nhà trường giữ vững danh hiệu Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa.

22