vietjack.com · web viewgiáo án toán lớp 4 chương 4: phân số - các phép tính với...

174
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack Giáo án Toán lớp 4 Chương 4: Phân số - Các phép tính với phân số - Giới thiệu Hình thoi Tuần 20 Tiết 96 : PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số. - Biết đọc, viết phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Mô hình hình tròn, hình chữ nhật biểu thị phân số; Bảng phụ. HS: - SGK+ vở ô li. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 12 A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiện : Tính diện tích của hình bình hành biết: + Độ dài đáy: 7cm; chiều cao: 16cm. + Độ dài đáy: 23m; chiều cao: 16m ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào? - Nhận xét, đánh giá HS. B. Bài mới: - 2HS lên bảng thực hiện, mỗi em một phần, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. - Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. - Lắng nghe. Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Upload: others

Post on 17-Feb-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Giáo án Toán lớp 4

Chương 4: Phân số - Các phép tính với phân số - Giới thiệu Hình thoi

Tuần 20

Tiết 96: PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số.

- Biết đọc, viết phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Mô hình hình tròn, hình chữ nhật biểu thị phân số; Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

12’

18’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện : Tính diện tích của hình bình hành biết:

+ Độ dài đáy: 7cm; chiều cao: 16cm.

+ Độ dài đáy: 23m; chiều cao: 16m

? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Giới thiệu phân số:

- Cho HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu.

? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?

? Có mấy phần được tô màu?

- Nêu: Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, đã tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

- Năm phần sáu viết là .

- Giới thiệu: Năm phần sáu được gọi là phân số.

- Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.

? Khi viết phân số thì tử số viết ở đâu? Mẫu số viết ở đâu?

? Tử số cho biết gì? Mẫu số cho biết gì?

- Đưa ra hình vuông, hình tròn cho HS quan sát và hình thành phân số.

? Phân số có cấu tạo gồm mấy phần? đó là những phần nào?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:Viết rồi đọc phân số…

- Yêu cầu HS quan sát các hình, tự làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, chốt cách đọc phân số.

Bài 2:Viết theo mẫu.

- Viết phân số

? Phân số trên có tử số là mấy? mẫu số là mấy?

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập.

- Gọi HS đọc bài làm.

? Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào?

Bài 3:Viết các phân số.

- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt cách viết phân số.

Bài 4:Đọc các phân số.

- Yêu cầu HS chữa miệng bài tập.

- Nhận xét, chốt cách đọc phân số cho HS.

C.Củng cố, dặn dò:

? Phân số có cấu tạo như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị: Phân số và phép chia số tự nhiên.

- 2HS lên bảng thực hiện, mỗi em một phần, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo.

- Lắng nghe.

- Quan sát hình tròn.

- Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.

- Có 5 phần được tô màu.

- Lắng nghe.

- Viết và đọc lại Năm phần sáu.

- Nhắc lại: Năm phần sáu là phân số.

- Nhắc lại: Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.

- Tử số viết phía trên vạch ngang, mẫu số viết ở dưới dấu vạch ngang thẳng cột với tử số.

- Tử số cho biết số phần bằng nhau được tô màu. Mẫu số cho biết tổng số phần bằng nhau được chia ra.

- Lần lượt quan sát và nêu phân số.

- Phân số gồm hai phần tử số và mẫu số.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Quan sát hình, hoàn thành bài tập.

- 6 HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét.

+ Hình 1: viết , đọc Hai phần năm. Mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có hai phần được tô màu.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS đọc phân số.

- Phân số cótử số là 6, mẫu số là 11

- Hoàn thành bài tập.

- 2 HS nối tiếp phân tích hai phân số còn lại.

- Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên lớn hơn 0.

- 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) ; b) ; c) d) e)

- Nối tiếp nhau đọc từng phần.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Nối tiếp nhau đọc từng phân số.

+ Năm phần chín .

+ Tám phần mười bảy. …

- 1 HS nêu.

Tiết 97: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Hình vuông biểu thị phân số, bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

12’

18’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Phân số có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ về phân số, giải thích ý nghĩa của tử số và mẫu số.

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

2. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0.

a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên.

- Nêu vấn đề: Có 8 quả cam chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam?

? Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?

- Như vậy, khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một số tự nhiên. Nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện như vậy.

b) Trường hợp thương là phân số.

- Nêu: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh.

? Em có thể thực hiện phép chia 3 : 4 tương tự thực hiện 8 : 4 được không?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.

? Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận bao nhiêu cái bánh?

? Vậy 3 : 4 = ?

- Viết bảng: 3: 4 =

? Thương trong phép chia 3: 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8: 4 = 2?

? Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chia với số chia trong phép chia 3: 4?

- Kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số…

3. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài :Viết thương của mỗi phép chia...

- Yêu cầu HS tự làm,sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

? Mỗi phép chia số tự nhiên đều có thể viết thành gì?

Bài 2: Viết theo mẫu:

- Hướng dẫn HS làm mẫu, sau đó yêu cầu HS hoàn thành bài tập.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chốt cách thực hiện phép chia có dạng phân số và thương tìm được là số tự nhiên.

Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1...

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập.

- Lưu ý:Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1.

C. Củng cố, dặn dò:

? Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có thể viết thế nào?

- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên (Tiếp theo).

- 2 HS thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét bạn trả lời.

- Lắng nghe.

- Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được: 8 : 4 = 2 (quả cam)

- Các số 8, 4, 2 được gọi là các số tự nhiên.

- Lắng nghe.

- Nghe và tìm cách giải quyết vấn đề.

- Trả lời theo ý hiểu.

- Thảo luận nhóm 4 tìm cách chia 3 cái bánh cho 4 bạn.

- Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận cái bánh.

- 3: 4 =

-Đọc: 3 chia 4 bằng ba phần tư.

- Thương trong phép chia 3: 4 = là một phân số, thương trong phép chia 8: 4 = 2 là một số tự nhiên.

- Số bị chia là tử số của thương, số chia là mẫu số của thương.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

- Nối tiếp đọc từng phép chia.

7 : 9 = ; 5:8 = ; 6 :19 =

- Mỗi phép chia số tự nhiên đều có thể viết được dưới dạng phân số.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài theo GV hướng dẫn, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

= 36 : 9 = 4; = 88 : 11 = 8;

= 7 : 7 = 1

- 1 HS nêu yêu cầu và hoàn thành bài tập.

6 = ; 27 = ; 0 = ; 3 = ;

- Có thể viết dưới dạng phân số.

Tiết 98: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.

- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Mô hình hình tròn thể hiện phân số; bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

5’

1’

12’

20’

4’

Hoạt động của giáo viên

A. Kiểm tra bài cũ:

? Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành gi?

? Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là gì, mẫu số là gì?

- Nhận xét, đánh giá HS

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2.Nội dung:

Ví dụ 1: Sgk trang 109.

+ Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam; ăn thêm quả nữa, tức là ăn thêm 1 phần, vậy Vân đã ăn tất cả mấy phần ?

Ví dụ 2: (Sgk )

+ Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau. Lần lượt chia cho mỗi người 1 phần, tức là của từng quả cam. Sau 5 lần chia như thế, mỗi người được mấy phần của quả cam ?

* NX: Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết là 1 phân số, chẳng hạn:

5 4 = . quả cam gồm mấy quả cam và mấy phần của quả cam ?

+Gv: Do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam.

+ Phân số > 1 khi nào ? Nhỏ hơn 1 khi nào, bằng 1 khi nào ?

3. Thực hành:

Bài 1: Bài tập yêu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

Bài 2:

- Yêu cầu HS quan sát kĩ 2 hình và yêu cầu tìm phân số chỉ phần đã tô màu của từng hình.

- GV yêu cầu giải thích bài làm của mình. Nếu HS chưa giải thích được GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Hình chữ nhật được mấy phần bằng nhau ?

+ Vậy đã tô màu được máy phần hình chữ nhật?

+ Hình chữ nhật được chia thành máy phần bằng nhau ?

+ Đã tô màu mấy phần ?

+ Vậy đã tô màu được máy phần hình chữ nhật?

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- HS làm bài cá nhân.

- GV nhận xét và tuyên dương HS làm tốt.

C. Củng cố - dặn dò:

+ Khi nào phân số lớn hơn 1, nhỏ hơn 1, bằng 1 ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

Hoạt động của học sinh

- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

- 1 học sinh nêu lại yêu cầu bài toán.

- 5 phần hay quả cam.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 5 phần hay quả cam.

- 1 quả cam và quả cam.

- 3 học sinh trả lời, lớp nhận xét.

- Bài tập yêu cầu chúng ta viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.

- HS lên bảng làm.

-HS đọc bài làm của mình.

- HS quan sát suy nghĩ làm bài.

- HS làm bài và trả lời:

+ Hình 1: ; Hình 2:

+ HCN được chia thành 6 phần bằng nhau.

+ Tô màu hết một hình chữ nhật, tô thêm 1 phần nữa. Vậy tô tất cả 7 hình.

+ HCN được chia thành 12 phần bằng nhau.

+ Đã tô màu 7 phần.

+ Đã tô màu hình chữ nhật.

- 1học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh làm bảng phụ.

- Lớp làm vở, nhận xét bổ sung.

Kết quả:

< 1; = 1; > 1;

> 1; < 1; < 1;

-2 HS nêu lại.

Tiết 99: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết đọc, viết phân số.

- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

7’

5’

6’

6’

6’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng: viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:

7: 5 ; 3 : 7; 9 : 11 ; 23 : 24

? Những phân số như thế nào thì lớn hơn 1, bằng 1, nhỏ hơn 1?

- Nhận xét, đánh giá ý thức học bài của HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1 : Đọc các số đo đại lượng.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó nối tiếp nhau trình bày trước lớp.

? Có 1 kg đường, chia thành hai phần bằng nhau, đã sử dụng hết một phần.

Hãy nêu phân số chỉ số phần đường đã sử dụng?

Bài 2: Viết các phân số: .....

- Hướng dẫn HS dựa vào cách đọc đã cho để viết các phân số theo yêu cầu.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chốt cách viết phân số cho HS.

Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.

- Yêu cầu HS tiwj làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

? Mọi số tự nhiên đều có thể viết được dưới dạng phân số có tử số là gì và mẫu số là gì?

Bài 4: Viết một phân số:

- Yêu cầu HS viết các phân số theo điều kiện của bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.

- Gọi HS đọc bài làm của bạn và nhận xét.

- Nhận xét, chốt bài.

? Nêu điều kiện để phân số: lớn hơn 1; bé hơn 1 và bằng 1?

Bài 5:Mỗi đoạn thẳng dưới đây...

- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB và chia đoạn thẳng này thành 3 phần bằng nhau. Xác định điểm I sao cho AI=

AB như SGK.

? Đoạn thẳng AB được chia thành mấy phần bằng nhau?

? Đoạn thẳng AI bằng mấy phần như thế?

? Vậy đoạn thẳng AI bằng mấy phần đoạn thẳng AB?

- Yêu cầu HS làm các phần của bài tương tự.

C. Củng cố, dặn dò:

? Phân số như thế nào thì bé, lớn hơn và bằng 1?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phân số bằng nhau.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1; những phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1; những phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nối tiếp nhau đọc các đại lượng.

+ kg : Một phần hai ki-lô-gam.

+ m : Năm phần tám mét.

+ giờ: Mười chín phần mười hai giờ. ...

- HS nêu: Có 1 kg đường, chia thành hai phần bằng nhau, đã sử dụng hết một phần, tức là sử dụng kg đường.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS tự viết phân số vào vở.

+ ; ; ;

- Nối tiếp nhau đọc từng phân số.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 1 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở .

+ ; ; ; ;

- Lần lượt đọc từng phân số.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Mọi số tự nhiên đều có thể viết được dưới dạng phân số có tử số là chính số tự nhiên đó và mẫu số là 1.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài, đổi chéo vở kiểm tra.

+ ; ; .....

- 2 – 3 HS đọc bài làm của bạn và nhận xét.

- 1 HS nêu, lớp lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS quan sát hình vẽ.

- Đoạn thẳng AB được chia thành 3 phần bằng nhau.

- Đoạn thẳng AI bằng một phần như thế.

- Đoạn thẳng AI bằng đoạn thẳng AB.

- Hoàn thành bài tập.

-2 HS nêu lại.

Tiết 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.

- Rèn kĩ năng viết phân số và kĩ năng nhận biết phân số bằng nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

12’

18’

3’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện : viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1: 8; 12; 28; 32; 0.

? Mỗi số tự nhiên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là gì? Tử số là gì?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài.

2. Hướng dẫn HSnhận biếtphân số bằng nhau và nêu được tính chất cơ bản của phân số.

- Đưa hai băng giấy lên bảng, yêu cầu lớp quan sát hai băng giấy đó.

? So sánh hai băng giấy ?

? Băng giấy thứ nhất được chia làm mấy phần bằng nhau? Đã tô màu mấy phần băng giấy?

? Nêu phân số chỉ số phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất?

? Băng giấy thứ hai được chia làm mấy phần bằng nhau? Đã tô màu mấy phần băng giấy? Nêu phân số chỉ số phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất?

? Một phần băng giấy thứ nhất bằng mấy phần băng giấy thứ hai?

? Hãy so sánh 3 phần băng giấy thứ nhất và 6 phần băng giấy thứ hai?

? Em có nhận xét gì về băng giấy thứ nhất và băng giấy thứ hai ?

? Hãy so sánh và ?

- Nêu: và là hai phân số bằng nhau.

- Hướng dẫn để HSviết và tìm ra được tính chất cơ bản của phân số:

= = ; = =

- Gọi HS đọc các tính chất của phân số: SGK/ 111.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Yêu cầu HS tự làm bài rồi đọc kết quả.

Chẳng hạn: = = . Ta có hai phần năm bằng sáu phần mười lăm.

- Nhận xét, củng cố bài.

? Có mấy cách để tìm được một phân số bằng phân số đã cho?

Bài 2: Tính rồi so sánh kết quả:

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm bài, 2 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, chữa bài.

? Nếu nhân hoặc chia số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương như thế nào?

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu cá nhân HS làm bài, 2 HS làm bài bảng phụ.

- Gọi HS đọc và giải thích cách làm bài.

- Nhận xét, chốt bài.

C. Củng cố, dặn dò:

- Hệ thống nội dung bài học.

- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài: Rút gọn phân số.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Mỗi số tự nhiên đều viết được dưới dạng phân số có mẫu số là 1 và tử số là số tự nhiên đó.

- Lắng nghe.

- HS quan sát hai băng giấy.

- Hai băng giấy bằng nhau.

- Băng giấy thứ nhất được chia làm 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần băng giấy.

- Phân số chỉ số phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất là .

- Băng giấy thứ hai được chia làm 8 phần bằng nhau. Đã tô màu 6 phần . Ta nói: đã tô màubăng giấy.

- Một phần băng giấy thứ nhất bằng hai phần băng giấy thứ hai.

- 3 phần băng giấy thứ nhất bằng 6 phần băng giấy thứ hai.

- băng giấy thứ nhất bằng băng giấy thứ hai.

- và

- Lắng nghe và nhắc lại.

- Viết theo GV hướng dẫn, phát hiện ra tính chất cơ bản của phân số.

- 3-5 HS đọc, lớp theo dõi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

= ; = ; = ; =

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Các cặp HS trao đổi làm bài, 2 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

18 : 3 = 6; (18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12

...= 6

- Nếu nhân hoặc chia số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

= = ; = = =

- Lắng nghe.

Tuần 21

Tiết 101: RÚT GỌN PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản (trường hợp đơn giản).

- Rèn kĩ năng rút gọn phân số cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

14’

16’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu tính chất cơ bản của phân số ?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Rút gọn phân số:

- Nêu: Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số trên nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn.

? Làm thế nào để tìm được phân số đó?

- Kết luận: Phân số được rút gọn thành phân số hay là phân số được rút gọn từ phân số .

* Qui tắc: Sgk – 112.

Ví dụ 1: Rút gọn phân số

? Phân số có rút gọn được nữa không ? Vì sao ?

Ví dụ 2: Rút gọn phân số

- Nêu các bước để rút gọn phân số ?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Rút gọn các phân số sau:

- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi HS làm một phần.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

? Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào

Bài 2: Trong các phân số...

? Phân số nào tối giản, vì sao?

? Các phân số còn lại có rút gọn được không? Hãy rút gọn các phân số đó?

- Gọi HS đọc bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng phụ.

? Thế nào là phân số tối giản?

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ

- Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm.

- Nhận xét, chốt bài:

? Làm thế nào để điền được số thích hợp vào ô trống?

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu các bước rút gọn phân số ? Thế nào là phân số tối giản ?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập.

- 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Để tìm được phân số bằng phân số

dựa vào tính chất cơ bản của phân số.

= =

- Hs chú ý lắng nghe.

- 3HS đọc quy tắc, lớp đọc thầm.

- 2 HS lên bảng làm.

= =

- Không rút gọn được nữa vì đã tối giản.

- 1 HS lên bảng làm.

= = = =

- Muốn rút gọn phân số, ta cần làm theo các bước sau:

+ Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.

+ Chia tử số và mẫu số cho số đó.

+ Cứ làm như vậy đến khi nhận được phân số tối giản.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vở

= = ; = = ...

- 4 HS đọc bài, lớp nhận xét.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Phân số ; ; vì các phân số này không rút gọn được nữa.

- Cá nhân HS làm bài,1 HS làm bảng phụ.

= = ; = = ;

- 2 HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

- Phân số tối giản là phân số không rút gọn được nữa.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. = = =

- HS nêu cách làm bài.

- 2 HS nêu, lớp theo dõi.

Tiết 102: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

8’

7’

8’

7’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu các bước rút gọn phân số?

- Gọi HS lên bảng : rút gọn các phân số sau: ; ; ;

- Nhận xét, đánh giá ý thức học bài chủa HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Rút gọn các phân số...

- Yêu cầu HS vận dụng quy tắc rút gọn đã học để làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em hai phân số.

- Lưu ý HS rút gọn phân số tới mức tối giản một cách nhanh và thuận tiện nhất.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

? Nêu cách rút gọn phân số?

Bài 2: Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng ?

? Muốn biết phân số nào bằng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS rút gọn các phân số để tìm phân số bằng phân số .

? Phân số nào bằng phân số ?

Bài 3:Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng ?

? Muốn biết phân số nào bằng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, sau đó nêu kết quả bài làm.

- Nhận xét, chốt bài.

? Muốn tìm một phân số mới bằng phân số đã cho ta làm thế nào?

Bài 4: Tính (theo mẫu):

- Hướng dẫn mẫu: =

- Hướng dẫn HS làm quen với dạng bài tập mới, cách đọc biểu thức với phân số.

? Em có nhận xét gì về biểu thức trên tử và biểu thức dưới tử?

? Vậy tích trên tử số và tích dưới mẫu số cùng chia hết cho số nào?

- Giảng: vì tích ở trên tử và tích dưới mẫu cùng chia hết cho 3 và 5 nên ta thực hiện rút gọn ngay trong bước tính bằng cách gạch chéo vào số 3 và 5 ở cả tử số và mẫu số.

? Vậy kết quả còn lại bằng bao nhiêu?

- Yêu cầu HS làm các phần còn lại tương tự.

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách rút gọn phân số ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài.Chuẩn bị bài sau: Quy đồng mẫu số các phân số.

- 2 HS nêu, lớp nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở:

+ = ; = ; = ; =

- 4 HS nối tiếp đọc từng phân số.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Ta phải thực hiện rút gọn các phân số đã cho, phân số nào có kết quả tối giản bẳng thì bằng .

- Thực hiện rút gọn các phân số.

+ = ; =

- Phân số bằng là : và .

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Ta phải xem phân số nào khi nhân cả tử và mẫu với cùng một số tự nhiên mà được phân số hoặc thực hiện rút gọn mà được phân số thì bằng phân số .

- Làm bài cá nhân vào vở, sau đó nêu kết quả: =

- 1 HSnêu, lớp nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Lắng nghe GV hướng dẫn và đọc:

hai nhân ba nhân năm chia cho ba nhân năm nhân bảy.

- Hai biểu thức cùng có 3 x 5.

- Tích trên tử số và dưới mẫu số cùng chia hết cho 3 và 5.

- Kết quả còn lại là: .

- HS làm bài cá nhân.

b, = c, =

- 2 HSnêu, lớp lắng nghe.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 103: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được cách quy đồng mẫu số các phân số.

- Bước đầu biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

15’

15’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện tính:

= =

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS quy đồng mẫu số các phân số:

- Nêu: Cho hai phân số và làm thế nào để được hai phân số có cùng mẫu số ?

- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách làm.

- Yêu cầu HS thực hiện tính, 1 HS lên bảng làm bài.

? 3 là gì của phân số ?

? 5 là gì của phân số ?

? Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số và ?

- Như vậy, ta đã lấy cả tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân số để được phân số ...

- Từ hai phân số và chuyểnthành hai phân số và gọi là quy đồng mẫu số hai phân số, 15 gọi là mẫu số chung.

? Theo em, mẫu số chung là gì?

? Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số ?

3.Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số:

- Yêu cầu cá nhân HS làm bài, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc bài

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt cách quy đồng mẫu số các phân số.

Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số:

- HS làm bài, sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau.

- Gọi HS đọc và nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

? Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số?

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số?

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài: Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo).

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ phát biểu.

+ Lấy cả tử và mẫu của từng phân đem nhân với cùng một số tự nhiên lớn hơn 1, ta sẽ tìm được phân số mới bằng hai phân số đã cho.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.

= = ; = = ;

- 3 là mẫu số của phân số

- 5 là mẫu số của phân số .

- Hai phân số có cùng mẫu số là 15.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- Mẫu số chung là mẫu số chia hết cho mẫu số của hai phân số.

+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bài vào bảng phụ.

a, = = ; = = ;

b, = = ; = = ; ...

- 3 HS nối tiếp đọc từng phần và giải thích cách làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

a) MSC: 55

= = ; = = ...

- 3 HS đọc và nhận xét bài bạn.

- 2 HSnêu.

-2 HS nêu.

Tiết 104: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Biết quy đồng mẫu số hai phân số.

- Rèn kĩ năng trình bày và thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

15’

15’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện quy đồng mẫu số các phân số sau:

a) và b) và

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài.

2. Hướng dẫn HS quy đồng mẫu số hai phân số và .

- Nêu vấn đề: Thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số: và .

- Yêu cầu HS tìm mẫu số chung (MSC) để quy đồng hai phân số trên.

? Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số và ?

? 12 chia hết cho cả 6 và 12, vậy có thể chọn 12 là MSC của hai phân số

và không?

- Yêu cầu HS thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và với MSC là 12.

? Khi thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và ta được các phân số nào?

- Yêu cầu HS dựa vào cách quy đồng mẫu số hai phân số và , em hãy nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số khi có mẫu số của một trong hai phân số là MSC.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số: (giảm tải phần c).

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ

- Gọi HS vừa làm bài giải thích:

? Mẫu số chung là bao nhiêu?

? Vì sao em giữ nguyên phân số

? Vậy quy đồng mẫu số hai phân số và ta được hai phân số nào?

? Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số?

Bài 2:Quy đồng mẫu số các phân số:

- Yêu cầu HS làm bài, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc và nêu cách làm.

- Nhận xét, chữa bài.

? Muốn quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp 1 trong hai phân số có chứa mẫu số chung ta làm thế nào?

C. Củng cố, dặn dò:

? Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em một phần, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và nêu lại yêu cầu.

- HS nêu ý kiến. Có thể là 6 x 12 = 72, hoặc nêu được là 12.

- Ta thấy 6 x 2 = 12 và 12 : 6 = 2.

- Có thể chọn 12 là MSC để quy đồng mẫu số hai phân số và .

- HS thực hiện quy đồng vào nháp, 1 HS lên bảng thực hiện.

+ = = giữ nguyên:

- Khi thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và ta được các phân số

và .

- HS nêu các bước quy đồng:

+ Xác định MSC.

+ Tìm thương của MSC và mẫu số của phân số kia.

+ Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số chung.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Làm bài cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

a) và Ta có: = = giữ nguyên .

Vậy quy đồng mẫu số hai phân số và ta được hai phân số và …

- 4 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn trên bảng phụ.

- HS nêu:

+ Mẫu số chung : 9

- Vì phân số có chứa mẫu số chung.

- Quy đồng mẫu số hai phân số và ta được hai phân số và

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) và MSC: 84 Ta có: = = = =

b) và ….

- Ta giữ nguyên phân số có chứa mẫu số chung và quy đồng phân số còn lại.

- 2 HS nêu.

Tiết 105: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.

- Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

6’

6’

7’

5’

6’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện quy đồng mẫu số các phân số sau:

+ và và

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số:

- Gọi HS nêu lại cách quy đồng mẫu số hai phân số.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em hai ý.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

- Gọi HS đọc và nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, chốt cách quy đồng mẫu số hai phân số.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS viết số tự nhiên 2 thành phân số có mẫu số là 1.

- Yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số.

? Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số nào?

- Yêu cầu HS hoàn thành phần b tương tự.

? Muốn quy đồng mẫu số của phân số với một số tự nhiên ta làm thế nào?

Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số (theo mẫu):

- Viết bảng 3 phân số ; và

- Hướng dẫn HS cách tìm MSC của cả 3 phân số này là số tự nhiên bé nhất chia hết cho 2, 3, 5. Cách làm tương tự qui đồng mẫu số 2 phân số.

? Số tự nhiên bé nhất chia hết cho cả 2, 3, 5 là số nào?

- Yêu cầu HS thực hiện quy đồng các phân số trên.

? Vậy quy đồng mẫu số 3 phân số ; và ta được ba phân số nào?

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập.

- Củng cố cách quy đồng mẫu số 3 phân số.

Bài 4: Viết các phân số...

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập.

- Gọi HS đọc bài, nhận xét.

? Nêu cách tìm phân số bằng phân số đã cho của em.

- Nhận xét, chốt các phân số bằng nhau.

Bài 5: Tính (theo mẫu):

- Hướng dẫn HS bằng các câu hỏi sau:

+ Hãy chuyển 30 thành tích của 15 với một số khác.

+ Thay 30 bằng tích 15 2 vào phần a ta được gì ?

+ Tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang cùng chia hết cho mấy ?

- Yêu cầu HS thực hiện chia tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang với 15 rồi tính.

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập.

- Gọi HS chữa bài, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

C. Củng cố, dặn dò:

- Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số?

- Nhận xét giờ học, dặn HS về h chuẩn bị bài: Luyện tập chung.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp làm ra nháp, nhận xét bài bạn.

- HS chú ý lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HSnêu, lớp nhận xét.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a, và ; và ;

b, và ; và ;

- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- 3HS đọc và nhận xét bài bạn.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS viết:

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

+ = = giữ nguyên

- Khi quy đồng số và 2 ta được hai phân số và.

- Hoàn thành bài tập

- Ta phải đưa số tự nhiên đó về dạng phân số có mẫu số là 1 và thực hiện quy đồng như quy đồng mẫu số hai phấn số bình thường.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Lắng nghe.

- Số bé nhất chia hết cho cả 2, 3 và 5 là 30.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

Ta có: = = ...

- Vậy quy đồng mẫu số 3 phân số ; và ta được ba phân số; .

- 1 HS đọc yêu cầu bài, lớp làm bài.

- HS chũa bài, nhận xét.

; ;

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Nêu: 30 = 15 x 2

- Ta được:

- Tích trên gạch ngang và dưới gạch ngang cùng chia hết cho 15.

- HS thực hiện.

- Hoàn thành bài: a, b, 1

-2 HS nêu lại.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 22

Tiết 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

12’

18’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện: tìm x:

x + - =

- Nhận xét, đánh giá HS.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Phép nhân phân số

- Nêu VD: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là m và chiều rộng là m.

? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?

? Vậy em hãy nêu phép tính để tính diện tích hình chữ nhật trên?

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa.

? Hình vuông có cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu?

?Chia hình vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô có diện tích bao nhiêu?

? Bao nhiêu ô được tô màu?

? Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông?

? Vậy bằng bao nhiêu?

? 8 là gì của HCN mà ta phải tính?

? Chiều dài HCN bằng mấy ô?

? HCN có mấy hàng ô như thế?

? Nêu cách tính tổng số ô của HCN?

? 4 và 2 là gì của các phân số trong phép nhân ?

? Nhân 2 tử số với nhau ta được gì?

? Quan sát hình và cho biết 15 là gì?

? Hình vuông diện tích 1mcó mấy hàng ô, mỗi hàng có mấy ô?

? Vậy để tính tổng số ô có trong hình vuông ta có phép tính gì?

? 5 và 3 là gì của các phân số trong phép nhân ?

? Khi thực hiện nhân hai mẫu số với nhau ta được gì?

? Vậy muốn nhân 2 phân số ta làm như thế nào?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1 : Tính:

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài, nhận xét.

- Nhận xét, chốt cách nhân phân số.

Bài 2: Rút gọn rồi tính:

? Bài có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 3 cặp HS làm bài vào bảng phụ, mỗi cặp một phần.

- Gọi HS đọc bài làm, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

? Nêu cách rút gọn phân số?

? Nêu cách hân hai phân số ?

Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán, 1 HS làm vào bảng phụ.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Gọi HS đọc bài bạn, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

C. Củng cố, dặn dò:

- Gọi HS nhắc lại cách nhân phân số.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập.

- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm ra nháp, nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc bài toán.

- Lấychiều dài nhân chiều rộng.

-

- Quan sát hình vẽ.

- Diện tích hình vuông là 1m.

- Mỗi ô có diện tích làm.

- Hình chữ nhật được tô màu gồm 8 ô.

- Diện tích hình chữ nhật bằng m

- = .

- 8 là tổng số ô của hình chữ nhật

- 4 ô

- Có 2 hàng

- 4 x 2 = 8

- 4 và 2 là các tử số của các phân số trong phép nhân.

- Ta được tử số của tích hai phân số.

- 15 là tổng số ô của hình vuông .

- Có 3 hàng ô, mỗi hàng có 5 ô.

- Ta có 5 x 3 = 15 (ô)

- 5 và 3 là mẫu số của các phân số trong phép nhân .

- Ta được mẫu số của tích hai phân số đó.

- Ta lấy tử nhân tử, mẫu nhân mẫu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vở.

a)= b) = ...

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

a)=

b)

c)

- 2 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét bạn trả lời.

- 2 HS đọc bài toán.

- Làm bài cá nhân, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

Bài giải

Diện tích hình chữ nhật đó là:

(m2)

Đáp số: m2

- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)

Tiết 122: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

10’

10’

10’

4’

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng:Tính

x

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Tính:

- Viết bảng: x 5

? Em có nhận xét gì về phép nhân trên?

? Để thực hiện được phép nhân trên ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

- Hướng dẫn HS cách viết gọn:

x 5 = =

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em hai phần. Lưu ý giúp đỡ HS khuyết tật hoàn thành phần a, b.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài:

? Muốn nhân một phân số với 1 số tự nhiên ta làm thế nào?

Bài 2: Tính (theo mẫu):

- Viết bảng: 2 x

- Yêu cầu HS dựa vào cách nhân một phân số với một số tự nhiên để làm bài.

- Hướng dẫn HS cách viết gọn :

2 x = =

? Muốn nhân một số tự nhiên với một phân số ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em hai phần.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài:

? Nêu cách nhân một số tự nhiên với một phân số?

? 1 nhân với bất kì phân số nào cũng bằng gì?

? 0 nhân với bất kì phân số nào cũng bằng gì?

Bài 3 : (HDHS làm nếu còn thời gian)

Tính rồi so sánh kết quả:

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập, 1 nhóm làm vào bảng phụ.

- Gọi đại diện nhóm báo cáo.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

? Em có nhận xét gì về hai biểu thức?

- Nêu: phép nhân chính là phép cộng 3 phân số ++.

Bài 4 : Tính rồi rút gọn:

? Bài gồm mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em 1 phần.

- Gợi ý HS có thể rút gọn trong quá trình tính.

- Gọi HSđọc bài bạn nhận xét.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

Bài 5:(HDHS làm nếu còn thời gian)

Gọi HS đọc bài toán.

? Nêu công thức tính chu vi hình vuông, S hình vuông?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, chốt cách tính chu vi, diện tích hình vuông.

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách nhân hai phân số?

- Hệ thống nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 1 HS đọc phép tính.

- Phép nhân trên có dạng nhân một phân số với một số tự nhiên.

- Ta phải đưa số tự nhiên 5 về dạng phân số có mẫu số là 1 và thực hiện.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

x 5 = x =

- Viết theo GV hướng dẫn.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) b)

c) d)

- 4 HS nối tiếp đọc từng phần bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Ta lấy tử số của phân số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS đọc phép tính.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

2 x = x =

- Viết bài theo GV hướng dẫn.

- Ta lấy số tự nhiên nhân với tử số và giữ nguyên mẫu số.

- Hoàn thành bài tập, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

a) 4 ; b)3

c) 1 ; d) 0

- 4 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu.

- 1 nhân với bất kì phân số nào cũng bằng chính phân số đó.

- 0 nhân với bất kì phân số nào cũng bằng 0.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập, 1 nhóm làm vào bảng phụ.

Ta có: ; ++=

- Đại diện 2 – 3 nhóm báo cáo.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Hai biểu thức bằng nhau.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Bài gồm 2 yêu cầu: tính sau đó rút gọn.

- 3 HS làm bài bảng phụ, lớp làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

a) = =

b)= =

c)

- Đọc bài bạn nhận xét.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS đọc bài toán và tóm tắt.

- P = a x 4

S = a x a

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Chu vi hình vuông là:

(m)

S hình vuông là:

=(m2)

Đáp số: m2

- 3 HS đọc bài làm.

- Lắng nghe.

-2 HS nêu.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 123: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

15’

7’

8’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện: tính:

a) x b) 2 x

? Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1 Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1 : a) Viết tiếp vào chỗ chấm:

- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành ý thứ nhất của phần a

- Gọi HS trình bày bài làm.

- Nhận xét, chữa bài.

? Nhận xét về các phân số trong hai biểu thức?

? Khi thay đổi vị trí hai phân số trong một tích thì tích đó như thế nào?

- Đó chính là tính chất giao hoán của phép nhân các phân số.

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm ý 2 của phần a, 1 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

+ () ==;

? Em hãy tìm điểm giống và khác nhau của hai biểu thức trên?

-Muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba ta làm thế nào?

- Giới thiệu đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân các phân số.

-Viết bảng: = ?=?

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.

- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 2 biểu thức trên.

?Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta làm thế nào?

- Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba.

- Gọi HS nêu yêu cầu phần b bài tập.

- Yêu cầu HS áp dụng các tính chất để hoàn thành bài tập, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em làm một ý.

- Gọi HS trình bày bài làm, nhận xét

- Gọi HS nêu lại các tính chất của phép nhân phân số.

Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.

? Muốn tìm chu vi HCN, ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm, nhận xét.

- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật,vận dụng phép tính cộng và nhân phân số trong giải bài toán có lời văn.

Bài 3 : Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

? Em làm thế nào để tìm được số vải may 3 chiếc túi?

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

C. Củng cố, dặn dò

? Nêu các tính chất của phân số?

- Nhận xét giờ học.Dặn HS về học thuộc các tính chất, xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau: Tìm phân số của một số.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân tử số , mẫu số nhân mẫu số.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

a)

- Có các phân số giống nhau nhưng vị trí của các phân số bị thay đổi.

- Khi thay đổi vị trí hai phân số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- HS làm bài .

+ ;

() =

- Hai biểu thức đều là phép nhân của ba phân số: ;...

- Ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ 2 và phân số thứ 3

- Lắng nghe và phát biểu tính chất.

- 1 HS đọc các biểu thức.

- Nêu: (

+

- HS so sánh và nêu:

(=

- Ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại với nhau.

- Lắng nghe và phát biểu lại tính chất.

- 1 HS nêu: Tính bằng 2 cách:

C1:

C2: ...

- 3 HS nối tiếp trình bày từng ý.

- 3 HS nối tiếp nêu từng tính chất, lớp lắng nghe.

- 1 HS đọc bài toán.

- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2 cùng đơn vị đo.

Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:

((m)

Đáp số: (m)

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

Bài giải

May 3 cái túi hết số vải là:

(m) = 2 (m)

Đáp số: 2m

- Em lấy số vải để may một chiếc túi nhân với 3 .

-2 HS nêu lại.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.........................................................................................................................................

T

iết 124: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

12’

18’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS phát biểu các tính chất của phép nhân phân số.

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS tìm phân số của một số.

Bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

- Cho HS quan sát hình minh họa.

? Em có nhận xét gì về số cam trong rổ so với số cam trong rổ?

? Nếu biết số cam trong rổ là bao nhiêu quả ta làm thế nào để biết tiếp được số cam trong rổ là bao nhiêu?

? số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

? số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

? của 12 quả cam là bao nhiêu quả?

? Để tìm được của 12 quả cam em đã vận dụng kiến thức nào đã học?

? Ngoài cách làm đó ra, ai còn cách làm khác?

- Mời HS lên bảng trình bày.

- Yêu cầu HS giải thích cách làm bài của mình.

? Vậy muốn tìm được của 12 ta làm thế nào?

- Treo bảng phụ ghi sẵn quy tắc.

- Cho HS thực hành lấy ví dụ:

+ Hãy tính của 15.

+ Hãy tính của 24.

? Muốn tìm phân số của một số ta làm thế nào?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Gọi HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

? Muốn tìm phân số của một số ta làm thế nào?

Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.

- Gọi HS đọc bài bạn, nhận xét.

- Nhận xét, chốt cách tìm phân số của một số.

Bài 3: (HDHS làm nếu còn thời gian).

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách tìm phân số của một số?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phép chia phân số.

- 3 HS nêu, lớp nhận xét.

- 2 HS đọc bài toán.

- Quan sát hình minh họa.

- Nêu: số cam trong rổ gấp đôi số cam trong rổ.

- Ta lấy số cam trong rổ nhân với 2.

- số cam trong rổ là: 12 : 3 = 4 (quả)

- số cam trong rổ là: 4 x 2 = 8 (quả)

- của 12 quả cam là 8 quả.

- Vận dụng kiến thức về tìm một trong các phần bằng nhau của một số để làm.

- 1 HS nêu.

Bài giải

số cam trong rổ là:

12 x = 8 (quả)

Đáp số: 8 quả cam.

- Muốn tìm của 12 ta lấy số 12 nhân với .

- 2 – 3 HS đọc.

- của 15 là 15 = 10.

- của 24 là 24 = 18.

- Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số.

- 1 HS đọc bài toán.

- Một lớp học có 35 học sinh, trong đó số học sinh được xếp loại khá.

- Tính số học sinh xếp loại khá.

Bài giải

Số HS xếp loại khá của lớp học đó là:

35 = 21 (học sinh)

Đáp số: 21 học sinh

- Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra.

Bài giải

Chiều rộng của sân trường là:

120 = 100 (m)

Đáp số: 100m

-2HS nêu.

Tiết 125: PHÉP CHIA PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1’

12’

18’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng: Tìm của 12 .

? Muốn tìm phân số của một số ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia phân số:

Bài toán: Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng là m . Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

? Diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào?

? Vậy chiều dài hình chữ nhật đó được tìm bằng cách nào?

? Nêu phép tính để tính chiều dài?

- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách làm.

- Để thực hiện phép chia 2 phân số; ta sẽ lấy phân số nhân với nghịch đảo của phân số .

? Phân số đảo ngược của là gì?

- Yêu cầu HS thực hiện tính, 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

? Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào?

- Gọi HS đọc quy tắc/ sgk/ 135.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Viết phân số đảo ngược của các phân số:

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt cách viết phân số đảo ngược của phân số đã cho.

Bài 2: Tính:

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, 3 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc và nêu cách làm bài.

- Nhận xét, chốt bài:

? Muốn nhân 2 phân số ta làm như thế nào?

Bài 3: Tính:

- Yêu cầu HS làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

a); ; ....

- Gọi HS đọc bài bạn, nhận xét.

? Nêu lại cách nhân, chia phân số?

Bài 4: HS đọc đề và tóm tắt.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

- Gọi HS nêu cách tính diện tích diện tích hình chữ nhật.

? Biết diện tích, biết chiều rộng ta tính chiều dài bằng cách nào?

C. Củng cố, dặn dò:

- Gọi HS nêu cách chia hai phân số?

- Nhận xét giờ học.Dặn HS và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- 1 HS lên bảng làm.

- 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc bài toán

- S hình chữ nhật = a x b (a: Chiều dài, b: chiều rộng) (cùng đơn vị đo).

- Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều dài.

- Chiều dài hình chữ nhật là : :

- HS suy nghĩ, nêu cách làm:

- Lắng nghe GV hướng dẫn..

- Là phân số .

Ta có: : = x =

Vậy chiều dài hình chữ nhật là:

: = (m)

- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Kết quả:

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.

a)x =

b)

c)

- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài ca nhân, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

b) ; ;

;

- 2 HS nêu, lớp lắng nghe.

- 1 HS đọc và tóm tắt.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật đó là:

(m)

-HS nêu Đáp số: m

- Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.

- 1 HS nêu.

Tuần 23

Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết so sánh hai phân số.

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

5’

1’

12’

8’

10’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số?

? Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1/ 123:<; >; = ?

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em so sánh 3 cặp phân số.

- Chú ý giúp đỡ HS khuyết tật so sánh được 3 cặp phân số đầu.

- Gọi HS đọc và giải thích cách làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

? Nêu cách so sánh phân số với 1?

? Muốn so sánh hai phân số cùng tử số, (khác mẫu số) ta làm thế nào?

Bài 2/ 123:Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:…

- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

- Gọi HS nhắc lại cách so sánh phân số với 1.

Bài 3/ 123:Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống, sao cho:…

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, 3 HS làm bài vào bảng phụ mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc và giải thích cách làm bài.

? Ở phần a ta có thể điền những chữ số nào?

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

? Những số như thế nào thì chia hết cho 2?

? Những số như thế nào thì chia hết cho 5?

? Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5?

? Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3 và 9?

? Những số chia hết cho 3 có chia hết cho 9 không? Cho ví dụ?

? Những số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 không?

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách so sánh phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- Hệ thống kiến thức bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.

- 2 HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

<;<; < 1; = ;...

- Nối tiếp đọc từng phần và nêu cách làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

- 2 HS nêu, lớp nhận xét.

- 1 HS nêu yêu cầu, lớp lắng nghe.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) b)

- 2 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) 752 b) 750 c) 756

- 3 HS nối tiếp đọc kết quả từng phần và giải thích cách làm bài.

- Ở phần a ta có thể điền các chữ số 2, 4, 6, 8 vào ô trống thì đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Những số chẵn (có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8) thì chia hết cho 2.

- Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

- Những số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5.

- Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 và 9 thì chia hết cho 3 và 9.

- Những số chia hết cho 3 chưa chắc đã chia hết cho 9. Ví dụ: 12, 15, 21,...

- Những số chia hết cho 9 chắc chắn chia hết cho 3.

-2 HS nêu.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 112: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số.

- Rèn thói quen tỉ mỉ, cẩn thạn cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

5’

1’

10’

10’

10’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện tính:

+

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1/ 123:(Ở cuối tr.123): Một lớp học có 14 HS trai và 17 HS gái…

? Muốn viết được phân số chỉ số phần số HS trai và số HS gái trong số HS cả lớp ta cần biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Chú ý giúp đỡ HS gặp khó khăn, HS khuyết tật làm bài tập.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng phụ.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt

? Phân số cho em biết điều gì?

? Phân số cho em biết điều gì?

Bài 2/ 124:Trong các phân số…

? Muốn biết trong các phân số đã cho, phân số nào bằng phân số ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.

+ = = = =

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt

? Ta có những cách nào để tìm một phân số bằng phân số đã cho?

Bài 3/ 124: (làm phần c; d): Đặt tính rồi tính.

-? Bài có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần.

- Gọi HS đọc và nêu cách làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt

? Nêu cách thực hiện trừ (chia) các số có nhiều chữ số?

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu tính chất cơ bản của phân số?

- Hệ thống nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Phép cộng phân số.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

+ = ; = 1

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.

- Để viết được phân số chỉ số phần số HS trai và số HS gái trong số HS cả lớp ta cần biết tổng số HScủa lớp đó.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Tổng số HS của lớp đó là:

14 + 17 = 31 (HS)

a) Số HS trai bằng HS cả lớp.

b) Số HS gái bằng HS cả lớp.

- Phân số cho em biết số HS trai của lớp đó là 14 bạn.

- Phân số cho em biết số HS gái của lớp đó là 17 bạn.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Muốn biết trong các phân số đã cho, phân số nào bằng phân số ta phải rút gọn các phân số rồi so sánh.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

+ = = = =

Vậy các phân số bằnglàvà.

- 3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Ta có thể rút gọn hoặc quy đồng phân số để biết phân số đó có bằng phân số đã cho hay không.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính sau đó tính.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em một phần, lớp làm bài vào vở.

c) 864752 – 91846 d) 18490 : 215

864752 18490 215

- 91846 1290 86

772906 0

- 2 HS đọc và nêu cách làm bài.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 2 HS nêu, lớp nhận xét.

- 2 HS nêu.

- Lắng nghe.

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 113: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Băng giấy; bảng phụ.

HS: - SGK+ Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

f

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

5’

1’

12’

18’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng : điền <’>;= ?

a) và b) và c) và 1

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn cộng hai phân số cùng mẫu số.

- Nêu: Có một băng giấy, bạn Nam tô màu băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếpcủa băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy?

a.Thực hiện trên băng giấy:

- Hướng dẫn HS gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.

? Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?

? Nêu phân số biểu thị phần Nam tô màu lần thứ nhất ?

? Nêu phân số biểu thị phần Nam tô màu lần thứ hai?

? Vậy đã tô màu mấy phần băng giấy ?

b. Cộng hai phân số cùng mẫu số :

? Muốn biết cả hai lần bạn Nam đã tô mấy phần băng giấy ta làm thế nào ?

? Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu?

- Viết bảng: + =

? Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số và so với tử số của phân số trong phép cộng + = ?

? Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trong phép cộng

- Nêu: Từ đó ta có thể tính như sau:

+ =

? Vậy muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1:Tính.

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi em hai phần.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.

? Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?

Bài 2:Viết tiếp vào chỗ chấm:

- Mời 2 HS lên bảng thực tính giá trị của hai biểu thức.

? Em có nhận xét gì về kết quả của hai biểu thức này?

? So sánh biểu thức + và + ?

- Nêu: Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng phân số.

- Khi đổi chỗ các phân số trong một tổng thì tổng đó như thế nào?

Bài 3: Gọi HS đọc bài toán.

? Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt. (Lưu ý HS cách ghi đơn vị trong dạng toán có lời văn liên quan đến phân số).

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu

? Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng phân số?

- Nhận xét tiết học, cchuẩn bị bài sau: Phép cộng phân số (Tiếp theo).

- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp

a) = b)> c) < 1

- Lắng nghe.

- Quan sát băng giấy và nghe GV nêu yêu cầu: ?

- Thực hành gấp băng giấy và tô màu các phần theo hướng dẫn.

+ Được chia thành 8 phần bằng nhau

- Phân số :

- Phân số :

- Đã tô màu băng giấy.

- Ta phải thực hiện phép cộng hai phân số cộng .

- Ba phần tám cộng hai phần tám bằng năm phần tám.

- Tử số của phân số là 5 bằng tử số của 2 phân số kia cộng lại

- Ba phân số có mẫu số bằng nhau đều bằng 8.

- Lắng nghe và thực hiện lại.

+ =

- Ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở:

a) + = = = 1

b) + = = = 2 …

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ = = ; + = =

- Có kết quả bằng nhau và bằng .

- + = +

- Lắng nghe và phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng phân số.

- Khi đổi chỗ các phân số trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

- 2 HS đọc bài toán, lớp theo dõi.

- Ta thực hiện phép cộng số gạo hai ô tô đã chuyển được với nhau.

Bài giải

Cả hai ô tô chuyển được là:

+ = (số gạo trong kho)

Đáp số: số gạo trong kho.

-2 Hs nêu lại.

Tiết 114: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: giúp HS:

- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK+ Bảng phụ.

HS: - SGK+ vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

5’

1’

12’

18’

4’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số.

? Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng phân số?

- Nhận xét, đánh giá HS.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số.

- Nêu vấn đề: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy băng giấy, bạn An lấy băng giấy. Hỏi cả hai bạn ấy lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu ?

? Muốn biết cả hai bạn đã lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy màu chúng ta làm phép tính gì ?.

?Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này ?.

? Vậy muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này cần làm gì trước ?.

- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách cộng, 1 HS lên bảng thực hiện.

- Gọi HS đọc và nêu cách làm bài.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

? Qua bài toán trên bạn nào có thể cho biết muốn cộng hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Chữa bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt

? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?

Bài 2: Tính (Theo mẫu):

- Viết bảng +

? Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số trên?

? Một trong hai mẫu số trên, em có thể chọn mẫu số nào làm mẫu số chung?

- Hướng dẫn HS cách trình bày.

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc và nêu cách làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài:

? Khi cộng hai phân số khác mẫu số, trong trường hợp một trong hai phân số có chứa mẫu số chung ta làm thế nào?

Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.

? Muốn biết sau 2 giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường chúng ta làm như thế nào ?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt

- Củng cố cách trình bày bài toán có lời văn liê