c3dongda.edu.vn · web viewdạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập ở...

5
ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở MÔN NGỮ VĂN Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Trong những năm gần đây, BGH trường THPT Đống Đa đã có sự quan tâm đặc biệt cùng những chỉ đạo sát sao về việc đổi mới phương pháp trong dạy học. Để hình thành và phát triển năng lực, dạy học Ngữ văn cần xuất phát từ người học. Trước hết là GV cần tìm hiểu xem người học đã và có thể biết gì về những nội dung sắp học. Tiếp đến cần trả lời câu hỏi, dạy nội dung này cho người học để làm gì? Nhằm giúp HS có được kỹ năng gì để sống tốt hơn (kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng nghe- nói; kỹ năng suy nghĩ, diễn đạt, trình bày...). Tiếp nữa là cần trả lời câu hỏi: để HS có các kỹ năng ấy cần dạy như thế nào? Năng lực là phải vận dụng được, làm được nên phải để người học tự thực hành, tự làm theo nguyên tắc mà người ta thường nói: “Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểuTheo định hướng phát triển năng lực học sinh, PPDH Ngữ văn cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau: - Coi học sinh là chủ thể của hoạt động học Ngữ văn, là người được GV hướng dẫn để tự mình tìm tòi,

Upload: others

Post on 26-Oct-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: c3dongda.edu.vn · Web viewDạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo một quy trình có tính khoa học, nhất là khoa học Ngữ

ĐỔI MỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC HỌC SINH Ở MÔN NGỮ VĂN

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Trong những năm gần đây, BGH trường THPT Đống Đa đã có sự quan tâm đặc biệt cùng những chỉ đạo sát sao về việc đổi mới phương pháp trong dạy học. Để hình thành và phát triển năng lực, dạy học Ngữ văn cần xuất phát từ người học. Trước hết là GV cần tìm hiểu xem người học đã và có thể biết gì về những nội dung sắp học. Tiếp đến cần trả lời câu hỏi, dạy nội dung này cho người học để làm gì? Nhằm giúp HS có được kỹ năng gì để sống tốt hơn (kỹ năng đọc, kỹ năng viết, kỹ năng nghe- nói; kỹ năng suy nghĩ, diễn đạt, trình bày...). Tiếp nữa là cần trả lời câu hỏi: để HS có các kỹ năng ấy cần dạy như thế nào? Năng lực là phải vận dụng được, làm được nên phải để người học tự thực hành, tự làm theo nguyên tắc mà người ta thường nói: “Tôi nghe tôi quên, tôi nhìn tôi nhớ, tôi làm tôi hiểu”

Theo định hướng phát triển năng lực học sinh, PPDH Ngữ văn cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

- Coi học sinh là chủ thể của hoạt động học Ngữ văn, là người được GV hướng dẫn để tự mình tìm tòi, khám phá những tri thức Ngữ văn chứ không phải là người thụ động đón nhận những tri thức sẵn có.

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo một quy trình có tính khoa học, nhất là khoa học Ngữ văn. Trong đó GV là người thiết kế và tổ chức học sinh tiến hành các hoạt động học tập; HS là người tiếp nhận các nhiệm vụ học tập mà GV chuyển giao và triển khai các nhiệm vụ ấy dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV.

- Tăng cường vận dụng, ứng dụng kiến thức, kĩ năng… được học trong các giờ Ngữ văn vào giải quyết những tình huống của thực tiễn đời sống. Theo định hướng năng lực, quan điểm “học đi đôi với hành” rất cần phải được coi trọng, trong đó hoạt động “hành” không chỉ dừng lại ở các tình huống giả định, những bài tập có tính minh họa thuần túy cho lý thuyết mà đi vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức, kĩ năng của bài học Ngữ văn.

Page 2: c3dongda.edu.vn · Web viewDạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo một quy trình có tính khoa học, nhất là khoa học Ngữ

- Chú trọng dạy cách học, cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Nói cách khác là tập trung rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ tự biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, biết cách tự giải quyết những vấn đề tương tự trong học tập cũng như cuộc sống... Các tri thức phương pháp ở đây là những quy tắc, quy trình, cách thức giải quyết vấn đề (VD : cách đọc hiểu văn bản truyện; cách tạo lập văn bản thuyết minh; cách trình miệng một vấn đề xã hội…) mà HS cần phải nắm chắc để vận dụng vào giải quyết các tình huống khác nhau.

- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tư duy nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và bộc lộ bản thân qua hoạt động nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

- Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới dạy học với đổi mới đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của HS, đánh giá như chính việc dạy học; hạn chế đánh giá tái hiện, tăng cường đánh giá vận dụng; đa dạng hóa các hình thức đánh giá kết hợp với đổi mới các đề kiểm tra theo hướng mở và gắn với các vấn đề của đời sống.

Do năng lực được hình thành, phát triển qua hoạt động và thể hiện qua hoạt động nên hướng đổi mới PPDH mà môn Ngữ văn đặc biệt chú trọng là tổ chức hoạt động học cho học sinh. Nói cách khác, PPDH Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phương pháp tổ chức hoạt động học, mỗi hoạt động được thực hiện thông qua một hoặc một số nhiệm vụ học tập, mỗi nhiệm vụ học tập được thiết kế và chuyển giao bằng các kĩ thuật dạy học với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học.

Một số hình ảnh của tiết dạy đổi mới phương pháp ở tổ Ngữ văn trường THPT Đống Đa:

Page 3: c3dongda.edu.vn · Web viewDạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo một quy trình có tính khoa học, nhất là khoa học Ngữ
Page 4: c3dongda.edu.vn · Web viewDạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo một quy trình có tính khoa học, nhất là khoa học Ngữ