lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · web viewchỦ ĐỀ: thuẬn lỢi vÀ khÓ khĂn _ cƠ...

30
CH Đ: THUN LI V KH KHĂN _ CƠ HI V THCH THC CA NGNH THY SN VIT NAM KHI VIT NAM GIA NHP T CHC THƯƠNG MI TH GII WTO LÝ DO CHỌN Đ TI - Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. - Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. - Ngành thủy sản đã có những bước phát triển to lớn, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện CNH – HĐH đất nước. - Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. A.GII THIU SƠ LƯC V T CHC THƯƠNG MI TH GII WTO – NI DUNG SƠ B V WTO NI CHUNG V CAM KT V NGNH THY SN NI RIÊNG I. Gii thiu sơ lưc v t chc Thương mi th gii WTO WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện nay chính thức gồm 153 thành viên. Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006, là thành viên thứ 150 của tổ chức.

Upload: others

Post on 15-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

CHU ĐÊ: THUÂN LƠI VA KHO KHĂN _ CƠ HÔI VA THACH THƯC CUA NGANH THUY SAN VIÊT NAM KHI VIÊT NAM GIA NHÂP TÔ CHƯC THƯƠNG MAI

THÊ GIƠI WTOLÝ DO CHỌN ĐÊ TAI- Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại quốc tế trở thành một bộ

phận quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia.- Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

- Ngành thủy sản đã có những bước phát triển to lớn, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn phục vụ tái đầu tư thực hiện CNH – HĐH đất nước.

- Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước.

A. GIƠI THIÊU SƠ LƯƠC VÊ TÔ CHƯC THƯƠNG MAI THÊ GIƠI WTO – NÔI DUNG SƠ BÔ VÊ WTO NOI CHUNG VA CAM KÊT VÊ NGANH THUY SAN NOI RIÊNG

I. Giơi thiêu sơ lươc vê tô chưc Thương mai thê giơi WTO

WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).

WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện nay chính thức gồm 153 thành viên. Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006, là thành viên thứ 150 của tổ chức.

Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), được 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nước thành viên.

Trong lịch sử 62 năm của mình, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàm phán đa phương về thương mại. Vòng thứ 8 diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994 tại Marrakesh thủ đô của Marocco (còn gọi là Vòng đàm phán Uruguay và Hiệp định thành lập WTO còn gọi là Hiệp định Marrakesh) nội dung là cải tổ GATT để lập ra một định chế thương mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thương mại thế giới, viết tắt là WTO. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.

Page 2: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Mục tiêu hoat động của WTO:

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;

Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.WTO có nhiệm vụ theo dõi, quản lý việc thực hiện các Hiệp định, tổ chức các vòng đàm phán thương mại đa phương, giải quyết tranh chấp thương mại, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác… trên nguyên tắc là không phân biệt đối xử, minh bạch hoá về chính sách và về tiếp cận thị trường, thúc đẩy thương mại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua đàm phán dỡ bỏ rào cản thương mại giữa các quốc gia.

Pham vi điêu tiêt:

Hạt nhân của WTO là các hiệp định thương mại hoặc “liên quan tới thương mại" được các thành viên WTO thương lượng và ký kết. Các hiệp định này là cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế, bao gồm Hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư, chống bán phá giá, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp... Đây là những hiệp định mang tính ràng buộc, các chính phủ phải duy trì chính sách thương mại trong những giới hạn đã thỏa thuận.

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ

Page 3: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.

Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.

Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

II. Nội dung sơ bộ cam kêt của Viêt Nam vơi tô chưc WTO:

Cam kết đa phương :

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh...

Các cam kết chính như sau:

1. Kinh tê phi thị trường : Ta chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường.

2. Dêt may: Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của ta.

3. Trơ cấp phi nông nghiêp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư

Page 4: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm( trừ ngành dệt may).

4. Trơ cấp nông nghiêp: Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.

Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.

5. Quyên kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm).

Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo - tạp chí...

6. Thuê tiêu thụ đặc biêt đối vơi rươu và bia: Các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu trên 20 độ cồn ta hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm. Đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.

7.Doanh nghiêp Nhà nươc/doanh nghiêp thương mai Nhà nươc: Cam kết của ta trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp Nhà nước không phải là mua sắm Chính phủ.

Page 5: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

8. Tỷ lê cô phần thông qua quyêt định tai doanh nghiêp: Điều 52 và 104 của Luật doanh nghiệp quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện ít nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty.

9. Một số biên pháp han chê nhập khẩu: Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.

10. Minh bach hóa: Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc trang tin điện tử của các Bộ, ngành.

11. Một số nội dung khác: Về thuế xuất khẩu, ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác. Ta còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại... Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ khi gia nhập.

Cam kết về thuế nhập khẩu:

1. Mưc cam kêt chung : Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.

2. Mưc cam kêt cụ thể : Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.

Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức thuế trần

Page 6: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.

Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế.

Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ:

Về cam kết mở của thị trường dịch vụ. Xét về diện cam kết, trong BTA ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ khoảng 65 phân ngành. Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110.

Về mức độ cam kết, thỏa thuận WTO đi xa hơn BTA nhưng không nhiều. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch... ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Trong đó có các điều khoản liên quan đến các lĩnh vực sau:

1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ

2. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu

3. Dịch vụ viễn thông

4. Dịch vụ phân phối

5. Dịch vụ bảo hiểm

6. Dịch vụ ngân hàng

7. Dịch vụ chứng khoán

8. Các cam kết khác

III. Ngành thủy san Viêt Nam – Cơ hội và thách thưc :

Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Thuỷ sản là một trong ngành kinh tế sớm lấy xuất khẩu làm hướng ưu tiên phát triển và hiện

Page 7: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

nay đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất luợng. Ngoài ra, ngành thủy sản đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Ngành thuỷ sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và xếp hàng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời khẳng định thuỷ sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Năm 2007 Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế Giới WTO – World Trade Organization. Ngành thuỷ sản đã bước đầu hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số Hiệp định hợp tác với các Tổ chức quốc tế, khu vực và các nước. Bộ Thuỷ sản đang có gắng xây dựng Chiến lược Hợp tác quốc tế và Hội nhập kinh tế quốc tế ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

B. Một số quy định vê xuất nhập khẩu thủy san khi Viêt Nam gia nhập WTO :

Từ năm 2007, Việt Nam là thành viên của WTO, và sẽ phải thực hiện đúng lộ trình cắt giảm thuế theo như cam kết giữa Việt Nam và EU. Các hiệp định cơ bản của WTO gồm hiệp định về thương mại hàng hoá gồm cả hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT, 1994) và các hiệp định liên quan khác; hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương  mại (TRIPs). WTO thực hiện chức năng của mình trong việc giám sát việc thực hiện các Hiệp định này, đàm phán thúc đẩy tự do hoá thương mại, tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, tiến hành rà soát định kỳ chính sách thương mại của các nước thành viên . Và cũng như các ngành kinh tết khác, ngành thủy sản Việt Nam cũng phải tuân theo các cam kết hiệp định trên và đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc.

Ngoài các nguyên tắc chung mà tất cả các ngành kinh tế phải thực hiện như Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế đối xử quốc gia (NT), Tính minh bạch, các cam kết trong lĩnh vực nông nghiệp tác động trực tiếp đến cam kết của ngành Thủy sản bao gồm:

Mở cửa thị trường hàng hoá (cam kết thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế); Chính sách nông nghiệp (hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu); Cam kết trong lĩnh vực kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (Hiệp

định SPS). Bảo hộ giống cây trồng mới.

Một số quy định về thuế xuất nhập khẩu như sau:

Page 8: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Miễn và giảm thuế nhập khẩu không dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu hay yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá mà chỉ đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với hàng nhập khẩu.

Thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng cho hàng nhập có xuất xứ từ nước, hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Các điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:

Hàng nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ từ nước hoặc khối nước đã có thoả thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ thương mại với VN.

Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ thương mại thông báo đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất được áp dụng cho hàng NK có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước, hoặc khối nước đó đã thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế, hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

C. Nhưng thuận lơi và khó khăn của ngành thủy san Viêt Nam :

I. Tông quan vê ngành thủy san Viêt Nam:

1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đối với ngành thủy sản:

Nước ta có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển khai thác, nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Nước ra có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 cùng với nguồn lợi hải sản khá phong phú. Việt Nam là một quốc gia có nhiều đảo và quần đảo. Hệ thống đảo ven bờ gồm có 2.773 hòn đảo lớn nhỏ diện tích từ 0,001 km2 đến 100 km2, diện tích tổng cộng lên đến 1.720 km2. Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ và rất nhiều hồ tự nhiên. Nước ta có 544 loài cá thuộc 288 giống tiềm năng, nguồn lợi thủy sản ước tính khoảng 4,5-5 triệu tấn và cho phép khai thác hàng năm 1,2 – 1,4 triệu tấn. Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm là : ngư trường Minh Hải – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa. Do đó tiềm năng về nguồn lợi thủy sản cả nước ngọt, nước mặn là vô cùng lớn.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm. Độ ẩm trên dưới 85%. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

Page 9: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Việt Nam có ba mặt giáp biển, đông và nam giáp biển Đông (thuộc Thái Bình Dương) mà phần ăn sâu vào Việt Nam là vịnh Bắc Bộ, Tây nam giáp vịnh Thái Lan. Việt Nam có biên giới đất liền dài 3.730 km. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia. Qua biển Đông và vịnh Thái Lan là Philippin, Inđônêxia, Singapo, Brunây và Malaixia. Nhờ có một vị trí địa lý đầy thuận lợi đã giúp cho ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng cũng như toàn bộ ngành xuất nhập khẩu nói chung ngày càng phát huy được thế mạnh của mình và đảm bảo phát triển bền vững . Đây thực sự là một lợi thế của việt nam có ý nghĩa chiến lược không chỉ về măt kinh tế mà còn trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.

2. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân: Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.

Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ngành Thuỷ sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp. Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau.

Ngành Thuỷ sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2008 đạt 4,27 tỷ USD, năm 2009 đạt 4,25 tỷ USD, năm 2010 đạt 4,94 tỷ USD, đưa chế biến thuỷ sản trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Năm 2008 Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Và năm 2009 Việt Nam đứng thứ 5 trong các quốc gia xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

3. Vai tro đặc biệt quan trong trong nền kinh tế quốc dân:

- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm- Xoá đói giảm nghèo- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai- Nguồn xuất khẩu quan trọng - Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất

là ở vùng biển và hải đảo

Page 10: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

II. Thực trang khai thác, nuôi trồng – chê biên – xuất khẩu thủy san ở Viêt Nam:

Từ khi gia nhập WTO ngành thủy sản Việt Nam có tăng trưởng cao song hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. nhiều cơ sở sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa được đầu tư một cách hợp lý đề phù hợp với tình hình phát triển và yêu cầu của ngành trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống cầu, cảng, khu neo đậu, tránh trú bão còn nhiều hạn chế; công tác quy hoạch còn nhiều bất cập.

Từ năm 1985 đến 2008, ngành thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6 - 10%/năm.

Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD (tăng gần 12% so với năm 2006), đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Năm 2008, xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỉ USD với sản lượng trên 4,5 triệu tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc khoảng 1,1 triệu ha, với sản lượng đạt 2,3 triệu tấn, trong đó cá tra, ba sa chiếm 1,3 triệu tấn, 450.000 tấn là tôm nước ngọt và lợ, còn lại là các mặt hàng thủy, hải sản khác.

Năm 2009 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị mất 18 thị trường so với năm 2008; trong đó 1 số thị trường có kim ngạch lớn như: xuất khẩu sang Newzealand năm 2008 đạt hơn 7,5 triệu USD, sang CH Síp 5,1 triệu USD, Litva hơn 2 triệu USD, Nam phi 1,8 triệu USD, Phần Lan 1,5 triệu USD, NaUy 1,3 triệu USD. 

Phân tích về thực trạng tình hình khai thác nuôi trồng chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2010:

1. Tình hình khai thác, nuôi trồng:

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thuỷ sản khai thác cả năm ước đạt 2.420.800 tấn, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển 2.226.600 tấn, tăng 6,4%.Một số địa phương có sản lượng khai thác lớn như Bình Định (132 ngàn tấn); Cà Mau (144 ngàn tấn); Bến Tre (117 ngàn tấn); v.v…

Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 đạt 972.5 nghìn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 312 nghìn ha nuôi cá (3,749 ha cá tra), tăng 8% và 623.5 nghìn ha nuôi tôm, tăng 3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước đạt 2.706,8 nghìn tấn, chỉ tăng 4,5% so với năm trước, đặc biệt nuôi tôm chân trắng tăng mạnh, diện tích đạt gần 24.400 ha, tăng 32%, sản lượng 135,000T tăng 50% so với năm 2009. Sản phẩm tôm chân trắng đóng góp gần 20% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam 2010.

Page 11: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê

2. Tình hình chế biến và bảo quản:

Chế biến thuỷ sản được hiểu là chế biến tất cả các loài thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn thu hoạch từ hoạt động khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến thủy sản là khâu rất quan trọng của chu trình sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Nguồn: Trung tâm Tin học và Thống kê

Page 12: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

3. Xuất khẩu :

Năm 2010, thủy sản tiếp tục là nhóm mặt hàng XK chủ lực, có tốc độ tăng trưởng cao trong 18 nhóm mặt hàng đạt giá trị XK  trên 1  tỷ USD của cả nước (năm 2009 có 12 nhóm mặt hàng giá trị XK trên 1 tỷ). Giá trị XK thủy sản cả năm ước đạt 4,95 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng thủy sản trong cơ cấu XK của cả nước đã giảm xuống còn 6,9% từ mức 7,4% năm 2009.

Tháng 10 là tháng có giá trị xuất khẩu thủy sản cao nhất trong năm và có xu hướng giảm dần vào các tháng cuối năm.

Nguồn: Tông cục Hai quanĐến nay, hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Nhật Bản là nước chiếm tới gần 19% tống kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Thị trường lớn thứ hai là Hoa Kỳ, chiếm 17,86%, sau đó là Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha. Trung Quốc cũng là một thị trường tiêu thụ lớn của thủy sản Việt Nam.

Nguồn: Tông cục Hai quan

Page 13: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Ngoài các thị trường lớn và truyền thống, hiện nay thủy sản nước ta đang tiếp cận mạnh thị trường các nước Mỹ La tinh và Trung Cận Đông.

Dự kiến đến năm 2015, sản lượng tăng 2,76%/ năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD và đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD với khối lượng thành phần xuất khẩu đạt 1,8 tỷ tấn/4,7 tấn nguyên liệu thủy sản, chiếm 74,6%.

4. Thực trạng ngành thủy sản những tháng đầu năm 2011

Sản lượng thủy sản tháng 01/2011 ước tính đạt 356,4 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 270,4 nghìn tấn, tăng 1,1%; tôm đạt 30,9 nghìn tấn tăng 4,7%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2011 ước tính đạt 161,5 nghìn tấn, tăng7,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó cá đạt 121 nghìn tấn, tăng 8%; tôm đạt 21,5 nghìn tấn, tăng 7.5%.

Sản lượng thủy sản khai thác tháng 01/2011 ước tính đạt 194,9 nghìn tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 149,4 nghìn tấn, giảm 3,9%; tôm đại 8,8 nghìn tấn, giảm 1,1%.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2,51  triệu  tấn,  tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước;  trong  đó  sản  lượng  cá  đạt  1,92  triệu  tấn, tăng 2,6%, tôm 214.700 tấn, tăng 5,3%.

Sản  lượng thủy sản khai thác tháng 6 ước đạt 222 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng khai thác thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1,25 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 1,17 triệu tấn và khai thác nội địa đạt 81.600 tấn. 

XK thủy sản tháng 6 tiếp tục tăng, ước đạt 500 triệu USD, đưa  tổng kim ngạch xuất khẩu  thủy  sản 6 tháng  lên gần 2,6  tỷ USD,  tăng 28%  so với  cùng kỳ năm 2008. XK sang nhiều thị trường lớn có tốc độ tăng trương mạnh, như Mỹ tăng gần 50%, Hàn Quốc hơn 30%. 

Trong  các  mặt  hàng  thủy  sản,  cá  tra  có  tốc độ  tăng giá và giá  trị XK mạnh nhất. Từ 1/1 đến 15/6/2011, Việt Nam đã xuất khẩu 289.200  tấn cá tra, trị giá 744,9 triệu USD, tăng 4,4% về khối lượng và 25,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá XK trung bình cá tra tháng sau luôn cao hơn tháng trước đó.

Ước sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 9 đạt 244 ngàn tấn đưa sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng đầu năm ước đạt 1.973 ngàn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó riêng khai thác biển ước đạt 1.833 ngàn tấn, tăng 5,1%.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 9 đạt 318 ngàn tấn đưa sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng đầu năm lên 2.163 ngàn tấn, tăng 5,6% cùng kỳ năm 2010.

Page 14: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 4.136 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 1.973 ngàn tấn, tăng 4,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.163 ngàn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

III. Cơ hội và thách thưc của thủy san Viêt Nam khi gia nhập WTO :

1. Cơ hội :

Gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có cả thị trường thế giới khổng lồ để đẩy mạnh xuất khẩu nên chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cơ bản để mở rộng thị trường, để hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thế giới, có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến để đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực của ngành kinh tế thủy sản vốn dĩ còn non yếu.

Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu thủy sản có chuyển biến lớn về nhiều mặt: số lượng DN đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính (EU, Mỹ, Nhật Bản…) tăng hai lần so với trước; hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn về chủng loại.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện lên WTO để được giải quyết.

Ta có thể thấy được thực tế này qua việc Việt nam đưa vụ kiện áp thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm xuất khẩu lên WTO đồng nghĩa với việc gửi thông điệp ra thế giới, Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ hay ở bất kỳ nước nào khác. Và việc này đã gây ra thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.  Trong phán quyết của mình Ban hội thẩm của WTO đã ủng hộ hai trong ba nội dung kiện cơ bản của Việt Nam và cho rằng Mỹ áp dụng phương pháp quy về 0 (zeroing) để tính thuế chống bán phá giá là vi phạm quy định của WTO. Qua đó ta thấy được quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ được đảm bảo hơn và tình trạng các doanh nghiệp lớn của các nước có vị thế về kinh tế cao hơn trên bàn đàm phán có thể chèn ép các doanh nghiệp ở các quốc gia nhỏ kém phát triển hơn sẽ được phần nào giảm bớt.

Khi thủy sản bước vào sân chơi mới này thì “thị trường và môi trường” luôn trở thành những vấn đề quan trọng và nổi lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu - điều mà ngành thủy sản nước ta phải đối mặt thực tế trong thời gian qua và trong tương lai gần. Công nghệ nuôi trồng, khai thác thủy sản tiên tiến của các nước trên thế giới du nhập vào nước ta phần nào giảm thiểu được các nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh.

Page 15: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Có thể kể đến một số công nghệ và phương pháp nuôi trồng đem lại hiệu quả cao như: Nuôi thâm canh tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mô hình GaqP, các hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cảm biến từ xa hỗ trợ cho việc khai thác thủy sản trên biển, Công nghệ sản xuất giống và nuôi ngao (Metrix metrix), Xử lý nước hồ nuôi thuỷ sản bằng công nghệ OLOID,....

2. Thách thức:

Gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam có cơ hội nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng sẽ lớn khi gặp cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản nhập ngoại có chất lượng cao.

Biến đổi khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, biến động chủng loại quần đàn và di cư cá biển, có khả năng sẽ làm thay đổi các bãi cá và ngư trường truyền thống. Nước biển dâng cao có khả năng làm thay đổi hướng của dòng chảy, có thể làm thay đổi đường di cư của một số loài thủy sản quý hiếm thường có ở vùng biển Việt Nam, ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển Việt Nam đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngoài ra biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường => gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển.

Vấn đề môi trường cũng là một vần đề cấp thiết hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt cùng với sự gia tăng quá nhanh và không có kiểm soát của các loại tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác hải sản ở vùng ven biển trong những năm gần đây đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng, tạo nên những tác động đến môi trường cũng như toàn bộ hệ sinh thái biển ngành thì thủy sản nước ta vẫn chưa có hướng đi phù hợp để ngư dân trên toàn quốc thực sự là chủ thể quản lý để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như nuôi trồng và CBTS thân thiện với môi trường.

Số liệu đánh giá về tiềm năng và trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển Việt Nam, làm cơ sở để xây dựng các đội tàu cũng như các ngành nghề khai thác phù hợp, đảm bảo khai thác và xử dụng hợp lý nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển Việt Nam còn rất ít và thiếu độ chính xác cao.

Sự di dân của cộng đồng ngư dân làm nghề cá sang làm các ngành nghề khác đã đặt lĩnh vực khai thác thủy sản lâm vào cảnh thiếu lao động nghiêm trọng.

Khó khăn chủ yếu hiện nay là các nước đang áp dụng các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Như trường hợp Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ US FDA sang USDA quản lý. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng

Page 16: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

thủy sản nhập khẩu còn hạn chế trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe và việc đảm bảo chất lượng con giống cũng là những thách thức lớn đối với thủy sản Việt Nam.

Trong tình hình đất nước ngày càng phát triển thì việc phát triển mở rộng các khu công nghiệp, cảng biển, các thành phố mới ven biển, phát triển du lịch… cũng làm giảm một phần diện tích nuôi trồng thủy sản. Và trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông có nhiều tranh chấp đã gây không ít khó khăn cho việc hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực.

Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu và hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thủy sản (hệ thống thủy lợi, các chợ thủy sản đầu mối, các trung tâm thương mại thủy sản) chưa có hoặc còn yếu đã gây không ít khó khăn cho thủy sản Việt Nam để giữ vững được thị trường trong nước cũng như số lượng và chất lượng thủy sản xuất khẩu

Nghề cá ở Việt Nam có đặc điểm là quy mô nhỏ, đa nghề và sử dụng các các ngư cụ truyền thống do vậy rất khó khăn trong việc kiểm soát cường lực khai thác trên các vùng biển. Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.

Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ta có thể thấy rằng chỉ cần một văn bản mà người ký duyệt chưa nắm rõ các quy định của luật pháp quốc tế đã gây ra ách tắc, phiền hà không cần thiết và thiệt hại uy tín cho DN, chưa kể nguy cơ sẽ bị nước ngoài phản đối. Ngành thủy sản nước ta luôn đề ra các kế hoạch triển khai xây dựng các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại... nhưng quy định trong WTO lại không nắm rõ dẫn đến không ít rắc rối khi chưa bảo vệ được chính mình thì đã bị các nước khác kiện vì không thực hiện đúng theo cam kết với WTO. Những khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ chính là những mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.

Chính phủ vẫn chưa có những chính sách hợp lý khuyến khích người dân mở rộng việc nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh. Có thề kể đến việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 2%/tháng. Do đó khả năng mở rộng quy mô sản xuất là rất khó để thực hiện được.

Vấn đề thương hiệu của thủy sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ “cá basa” thành “cá mú” ở thị trường Mỹ vừa qua.

Page 17: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Vấn đề hợp tác quốc tế về nghề cá trên biển cũng là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm ảnh hưởng đến vấn đề chính trị của các bên có liên quan, đặc biệt là việc hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực trong bối cảnh tình hình trên Biển Đông có nhiều tranh chấp, nếu vấn đề không sớm được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên có liên quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trên biển. Đây cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà ngành thuỷ sản phải đối mặt trong thời gian tới nếu ngư dân có đụng độ trên biển, vi phạm vùng biển tranh chấp… bị nước sở tại bắt giữ và phải giải quyết thông qua đàm phán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế cũng như đời sống KT-XH của cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Quốc tế đang là mối lo ngại hiện nhất hiện nay. Vì vậy, cần phải có những biện pháp chính sách thích đáng để khắc phục những khó khăn đã nêu trên, không ngừng cải tiến, nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm cũng như phát huy tối đa các thế mạnh của ngành để cũng cố và đưa vị thế của ngành Thủy sản Việt Nam lên một tầm cao hơn trên trườn Quốc tế.

D. Biên pháp cho thủy san Viêt Nam trong tương lai:

Theo Vụ hợp tác quốc tế Bộ thuỷ sản, có 7 biện pháp doanh nghiệp cần được tập trung đẩy mạnh:

Một là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hóa đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ.

Hai là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Ba là, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bốn là, tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.

Sáu là, tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững.

Page 18: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Bảy là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua đó, ta có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:

Đầu tiên là cần phải xem xét lại các mức thuế nhập khẩu hiện nay vẫn chưa thực hợp lý và các thủ tục hải quan còn nhiều bất cập khó để có thể phát huy hết tiềm năng và mở rộng quy mô của ngành. Ta có thể giảm mức thuế nhập khẩu các nguyên liệu cần cho ngành thủy sản xuống còn khoảng từ 0-5%. Bởi vì thực tế mức thuế hiện nay mà nước ta áp dụng đối với các mặt hàng này mà doanh nghiệp phải chịu là cao hơn các quốc gia khác rất nhiều (10-20%) trong khi Trung Quốc, Singapre, Thái Lan... đều áp dụng mức thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản là 0-0.2%. Khi thuế nhập khẩu giảm và thủ tục hải quan được thực hiện một cách nhanh chóng thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khầu nguyên liệu phục vụ sản xuất từ đó có thề giảm giá thành sản phẩm thủy sản trong nước cũng như xuất khẩu. Đó cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp tăng kim ngạch xuất khẩu và khả năng cạnh trang của thủy sản Việt Nam.

Việt nam đã gặp không ít trở ngại về luật pháp trong tiến trình hội nhập với Thế Giới. Do vậy cần phải khắc phục khuyết điểm này nếu muốn Thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa. Cần phải xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, về luật thương mại quốc tế, các điều ước cam kết, hiệp định, thỏa hiệp mà Việt Nam đã kí, luật pháp của nước nhập khẩu... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh,.. giúp họ có thể nắm rõ được những yêu cầu cần thiết để có thể tiến hành ký hợp đồng, xuất khẩu hàng hóa nhằm tránh những sai sót, sơ hở có thể dẫn đến việc kiện tụng. Bên cạnh đó, cũng cần phải có một đội ngũ cố vấn pháp luật giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam khi gặp phải những bất công trong giao dịch thương mại quốc tế,

Ngành thủy sản nước ta cần phải xây dựng các chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để thu hút sự quan tâm của các đối tác cũng như tăng thêm khả năng tạo lợi nhuận thông các nghiên cứu tìn ra phương pháp lai tạo mới với hiệu quả cao hơn và cách chế biến thủy sản thành các sản phẩm đa chủng loại. Điển hình ta có thể thấy trong thời gian qua ngành thủy sản đã tạo ra được rất nhiều sản phẩm từ hai loại cá thế mạnh của Việt Nam là cá tra và cá Basa. Từ phụ phẩm phế liệu cá tra, basa khi sản xuất philê có thể tận thu, khai thác chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị như bột cá, bột đạm, dịch đạm dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Mỡ cá được chế biến thành dầu cá bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, hoặc qua tinh chế cũng có thể làm thức ăn cho con người. Ngoài ra, mỡ cá còn được dùng để sản xuất biodiesel, một loại nguyên liệu thân thiện với môi trường. Các chất khoáng như canxi, phosphor có thể được tách chiết từ xương cá. Gelatin, collagen có thể được thu nhận từ da cá. Hay như trước đây ba mặt hàng chủ lực của ta là các da trơn, tôm và cá ngừ, thì giờ đây ta có thể mở rộng thêm nhiều loại thủy sản khác như các loại ốc sò nghêu, hàu, mực,... đặc biệt là các sảm phẩm thủy sản chế biến cần được đa dạng hóa tối đa như chế biến cá, tôm đóng hộp, xúc xích, các loại chả cá, chạo tôm, khô cá mực...

Page 19: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Bên cạnh đó, việc đa phương hóa thị trường xuất khẩu cũng là một giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá (điển hình là các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây). Theo hướng đó các doanh nghiệp cần duy trì quan hệ với các khách hàng hiện tại khôi phục và phát triển thị trường Châu Á, chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..). Song song với khách hàng quen thuộc thì cần tiếp cận với các khách hàng, thâm nhập dần và chiếm lĩnh các thị trường mới (khu vực Bắc Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Phi, UAE, Ai Cập...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển.

Và để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì cần phải thực hiện tốt các công tác phổ biến kiến thức, tập huấn nuôi trồng đúng quy cách, xử lý nguồn giống chất lượng cao, sạch bệnh; sử dụng đúng liều lượng đúng nồng các loại thức ăn, thuốc chữa bệnh thủy sản cũng như các loại hóa sinh phẩm được phép sử dụng theo quy định của cơ quan chức năng; không được tiêm vào thủy sản các tạp chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, các sản phẩm muốn được xuất khẩu cần được kiểm tra và cấp giấy phép là sản phẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền. Chất lượng sản phẩm được đánh giá tốt không chỉ giúp tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu của mặt hàng mà qua đó uy tín của Thủy sản Việt Nam cũng được khẳng định trên trường quốc tế.

Thương hiệu là một bằng chứng xác minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, là cách thức thông báo cho người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp sản xuất, và qua đó cũng thể hiện sự cam kết đảm bảo của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cũng như giúp cho các sản phẩm được bảo hộ một cách vững chắc. Chính vì vậy các sản phẩm thủy sản Việt Nam muốn có được một vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng cũng như để đảm bảo quyền lợi mình được bảo hộ khi bị xâm phạm thì cần phải tạo dựng cho mình một thương hiệu. Nhãn hiệu sản phẩm cần phải đăng kí bảo hộ và được chấp nhận bảo hộ thì mới có thể trở thành một thương hiệu do đó cần phải nhanh chóng tiến hành đăng kí tại các nước nhập khẩu nếu chậm trễ có thể bị mất thương hiệu (như trường hợp của nước mắm Phú Quốc). Song điều đó vẩn chưa đủ một thương hiệu muốn đứng vững phải có được chất lượng tốt và khả năng cạnh tranh cao. Cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như cá tra, cá basa, tôm đẩy đi kèm với cách biện pháp cạnh tranh phi giá cả như các dịch vụ hậu mãi, tất cả các hoạt động marketing, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua hàng có lợi cho khách hàng, đổi mới sản phẩm, bao bì đẹp mắt đóng gói cẩn thận,.... Một khi thương hiệu thủy sản Việt Nam tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng thì khả năng phát triển và mở rộng quy mô của ngành cũng cao hơn trước.

Không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính khả thi cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Làm tốt công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ để chủ động hội nhập quốc tế.

Page 20: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

Cần phải đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa thị trường một cách linh hoạt, khôn khéo, lường trước các rủi ro, vì tự do hóa thương mại chỉ đem lại lợi ích khi có những bước đi thích hợp.

Ngành thủy sản chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cũng cần cải thiện các phương pháp điều hành và chuẩn mực kế toán. Tăng cường quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau để cùng phát triển, tránh “chèn ép” khi khó khăn.

Theo xu thế phát triển chung của thế giới rõ ràng nhu cầu hàng thủy sản từ khai thác biển, nhất là từ biển sâu, từ nghề nuôi trên biển sẽ được ưa chuộng và có giá trị lớn hơn nhiều so với các sản phẩm thủy sản từ nghề nuôi nội địa. Cho nên, ngành thủy sản tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến. Phát huy mạnh mẽ “yếu tố biển” trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản trong thời gian tới. hướng vào giải quyết đồng bộ ba vấn đề then chốt: ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá bền vững.

Phải “đổi mới công nghệ” cho toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất trong ngành thuỷ từ khâu sản xuất nguyên liệu cho đến chế biến thủy sản, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch (hiện chúng ta rất yếu về mảng này), yêu cầu công nghệ phải đồng bộ và ăn khớp với nhau, công nghệ phải tương đương và phù hợp với các quy định của thế giới.

Thực hiện công tác chuyển đổi lại của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở ven biển Việt Nam, đặc biệt là chuyển đổi lại của mô hình muối-tôm cũng như việc tìm ra được đối tượng nuôi phù hợp với các ao nuôi bị bỏ hoang hoá do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.

Cải thiện mức lương và chế độ trợ cấp cho lao động đánh bắt xa bờ nhằm thu hút được lao động để giải quyết tình hình thiếu hụt lao động vì công việc đánh bắt vất vả do nguồn lợi thuỷ sản quá cạn kiệt, bình thường lao động chỉ phải kéo 1-2 mẻ lưới/ngày, bây giờ lao động thường xuyên phải kéo lưới 5-7 mẻ lưới/ngày để đảm bảo doanh thu.

Đánh giá được tương đối chính xác tiềm năng và trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển Việt Nam, làm cơ sở để xây dựng các đội tàu cũng như các ngành nghề khai thác phù hợp, đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển Việt Nam.

Cần phân định rõ ranh giới vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân khai thác hải sản không xâm phạm vùng biển của các nước này, ảnh hưởng đến an ninh và vấn đề quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực.

Cần phải cắt giảm ngay số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác hải sản ở vùng ven biển đang gia tăng quá nhanh và không có kiểm soát trong những năm gần đây sao cho phù hợp với tiềm năng và sự tái tạo của nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời giải quyết việc làm và sinh kế mới cho ngư dân thuộc diện bị cắt giảm tàu thuyền.

Đề ra các công tác ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế tối đa các tác động của chúng đến ngành thuỷ sản trong nước như triển khai các trạm dự báo khí tượng, cập nhật thường xuyên các thông tin về sự thay đổi của biển nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân đánh bắt xa bờ.E. KÊT LUÂN :

Gia nhập WTO là 1 cơ hội rất lớn cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Nó tạo ra rất nhiều thuận lợi cho ngành Thủy sản phát triển và thâm nhập sâu hơn

Page 21: lop09dtm.files.wordpress.com€¦  · Web viewCHỦ ĐỀ: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN _ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP

vào thị trường thế giới, từ đó tạo ra uy tín và tên tuổi của Việt Nam trên bản đồ kinh doanh Thế Giới.

Tuy nhiên, không có gì là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu; mọi thay đổi luôn có hai mặt của nó. Gia nhập WTO đem lại cho ngành Thủy sản Việt nam khá nhiều thuận lợi và nhiều cho hội mới để phát triển nhưng cũng không ít khó khăn từ đó mà phát sinh. Với một thị trường cạnh tranh và khốc liệt như WTO và những cam kết, qui định, luật lệ khắc khe cũng đặt ra không ít thách thức đòi hỏi ngành thủy sản phải có một nền tảng vững chắc và sự am hiểu sâu sắc để đảm bảo thực hiện đúng qui định và cam kết này nhưng đồng thời giữ vững và phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình.

Để vượt qua những khó khăn thách thức mà ngành đang phải đối mặt cần phải có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, cơ quan chức năng, và chính phủ đề đua ra những biện pháp, chính sách, ban hành các quy định để đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung vào lĩnh vực mà ngành thủy sản còn yếu kém nhất chính là khả năng quản lí hiệu quả và những bất cập trong luật pháp củng như trong các quy định, và điều này được quy về ba vấn đề trọng tâm sau:

Một là cần rà soát, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật, khả thi phù hợp với trình độ phát triển và vị trí của Việt Nam trong cộng đồng nghề cá thế giới, bảo đảm hài hòa với hệ thống hiệp định và cam kết quốc tế về phát triển nghề cá.

Hai là tăng cường năng lực hệ thống quản lý, xây dựng chính sách và bảo đảm thi hành luật.

Ba là đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác, liên kết các thành viên trong chuỗi giá trị bởi các mối liên kết này là cơ sở để thực hiện luật và các giải pháp quản lý...

Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nâng cao trình độ nguồn nhân lực… để kịp thời ứng phó với những tranh chấp có thể phát sinh trong thương mại quốc tế và đưa Kinh tế cũng như ngành thủy sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ, phát huy tối đa tiềm lực của ngành, tạo dựng thương hiệu Thủy sản Việt Nam uy tín, chất lượng cao và nâng vị tri của mình trên trường Thế Giới lên một tầm cao mới.