vũ thị thu thủy Ứng

78
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Vũ Thị Thu Thủy ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2012

Upload: phamkhanh

Post on 29-Jan-2017

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------

Vũ Thị Thu Thủy

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2012

Page 2: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Vũ Thị Thu Thủy

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Địa chất học Mã số: 60.44.55

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Hà Nội – Năm 2012

Page 3: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu

Hà đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho học viên trong suốt quá trình thực hiện

luận văn thạc sỹ khoa học.

Đồng thời học viên cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán

bộ trong khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà

Nội đã tạo mọi điều điện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập cũng

như hoàn thành tốt luận văn này.

Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên

cứu Biển và Đảo - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ học viên về nguồn tài liệu

phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan

tâm, động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2013

HVCH. Vũ Thị Thu Thủy

Page 4: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

i

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................ iii

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ iv

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1

Chương 1. LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ............................................................ 3

1.1. Giới thiệu chung về đới ven biển Hải Phòng ....................................................................................... 3

1.2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................................................. 4 1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 ................................................................................................................................ 4 1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975 ................................................................................................................................... 5

1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 9 1.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ..................................................................................................... 9 1.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ......................................................................................................... 10 1.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống .................................................................................................................... 11 1.3.4. Phương pháp viễn thám và GIS ...................................................................................................................... 12 1.3.5. Phương pháp thành lập bản đồ sử dụng ArcGIS ............................................................................................ 14

Chương 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG.................................................................................................................................. 18

2.1. Các yếu tố tự nhiên .............................................................................................................................. 18 2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo ............................................................................................................................ 18 2.1.2. Thủy văn, hải văn ........................................................................................................................................... 19 2.1.3. Đặc điểm địa chất ........................................................................................................................................... 21 2.1.4. Đặc trưng khí hậu ........................................................................................................................................... 21 2.1.5. Các tài nguyên ven biển ................................................................................................................................. 23

2.2. Các hoạt động nhân sinh ..................................................................................................................... 27 2.2.1. Mở rộng khu đô thị, khu dân cư ..................................................................................................................... 27 2.2.2. Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản ........................................................................................................... 28 2.2.3. Khai hoang nông nghiệp ................................................................................................................................. 29 2.2.4. Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch ...................................................................................................... 30 2.2.5. Khai thác khoáng sản ven biển ....................................................................................................................... 32 2.2.6. Giao thông vận tải thủy .................................................................................................................................. 32

Chương 3. BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG......................................... 34

3.1. Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ ................................................................ 34 3.1.1. Biến động khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc .................................................................................... 34 3.1.2. Biến động tại khu vực đường bờ là các bãi bồi .............................................................................................. 36 3.1.3. Biến động đường bờ tại khu vực cửa sông ..................................................................................................... 37

3.2. Biến động đường bờ biển theo ranh giới hành chính ....................................................................... 38 3.2.1. Huyện Cát Hải ................................................................................................................................................ 38 3.2.2. Quận Hải An ................................................................................................................................................... 39 3.2.3. Quận Dương Kinh .......................................................................................................................................... 39 3.2.4. Quận Đồ Sơn .................................................................................................................................................. 39 3.2.5. Huyện Kiến Thụy ........................................................................................................................................... 39 3.2.6. Huyện Tiên Lãng ............................................................................................................................................ 40

3.3. Biến động đường bờ biển theo các giai đoạn nghiên cứu ................................................................. 40 3.3.1. Giai đoạn 1989 - 1995 .................................................................................................................................... 41 3.3.2. Giai đoạn 1995 - 1999 .................................................................................................................................... 41 3.3.3. Giai đoạn 1999 - 2003 .................................................................................................................................... 42 3.3.4. Giai đoạn 2003 - 2007 .................................................................................................................................... 43 3.3.5. Giai đoạn 2007 - 2011 .................................................................................................................................... 43

Chương 4. HIỆN TRẠNG TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG ........... 45

Page 5: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

ii

4.1. Tổng quan hiện trạng xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng trong các nghiên cứu trước ........... 45

4.2. Hiện trạng xói lở-bồi tụ đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011 ......................................... 46 4.2.1. Tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011 ...................................................................... 46 4.2.2. Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch đới ven biển Hải Phòng........................................... 49 4.2.3. Bồi tụ mở rộng quỹ đất ................................................................................................................................... 51

4.3. Nguyên nhân gây ra tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng ............................................... 54

Chương 5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN ............................................................... 59

5.1. Giải pháp kinh tế - kỹ thuật ................................................................................................................ 59

5.2. Các giải pháp về quy hoạch ................................................................................................................ 64

5.3. Các giải pháp về chính sách ................................................................................................................ 64

5.4. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục ............................................................................................. 66

KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 69

Page 6: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thông số các ảnh Landat được sử dụng ........................................................... 15 Bảng 2.1.Tổng kết mực nước triều tại trạm đo Hòn Dấu (từ 1956-1985) ......................... 20 Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng, năm của các trạm trong vùng nghiên cứu và phụ cận .................................................................................................................................. 21 Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm tại một số trạm trong vùng nghiên cứu .................................................................................................................................. 22 Bảng 2.4. Diện tích đất ngập nước đới ven biển Hải Phòng ............................................. 24 Bảng 2.5. Diện tích, dân số các huyện đới ven biển Hải Phòng năm 2009 ....................... 28 Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt, lúa các địa phương năm 2010 .. 29 Bảng 4.1. Diễn biến xói lở bờ Cát Hải giai đoạn 1930 - 1990 (Trần Đức Thạnh, 2000 [27]) ........................................................................................................................................ 45

Page 7: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu .................................................................................. 3 Hình 1.2. Ảnh Landsat vùng nghiên cứu chụp ngày 7/7/2001 ........................................... 15 Hình 1.3.Các bước cắt ảnh khu vực nghiên cứu bằng phần mềm ENVI 4.7 ...................... 16 Hình 1.4. Các bước số hóa đường bờ bằng phần mềm ENVI 4.7 ...................................... 17 Hình 2.1. Vị trí chiến lược của đảo Bạch Long Vĩ trong việc khoanh định đường biên giới quốc gia trên biển ............................................................................................................ 24 Hình 2.2. Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng ......................... 26 Hình 2.3. Rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng ............................................. 26 Hình 2.4. Thuyền của ngư dân Cát Hải, ........................................................................... 29 Hình 2.5. Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng 29 Hình 2.6. Vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng ..................................................................... 31 Hình 2.7. Hang Quả Vàng trên đảo Cát Bà ..................................................................... 31 Hình 2.8. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ................................................................................... 32 Hình 2.9. Khu nghỉ dưỡng Hòn Dáu resort ...................................................................... 32 Hình 2.10. Khai thác cát tràn lan trên sông Văn Úc ........................................................ 32 Hình 2.11. Một góc cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng ................................................................ 33 Hình 3.1. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng từ năm 1989 đến năm 2011 ........................... 34 Hình 3.2. Sơ đồ đường bờ khu vực đảo Cát Hải và đảo Cát Bà năm 1989 và năm 2011 ... 35 Hình 3.3. Sơ đồ đường bờ khu vực mũi Đồ Sơn năm 1989 và năm 2011 .......................... 36 Hình 3.4. Sơ đồ đường bờ biển khu vực bãi bồi từ tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc năm 1989 và năm 2011 .................................................................................................... 37 Hình 3.5. Sơ đồ đường bờ biển khu vực cửa Cấm - đảo Đình Vũ năm 1989 và năm 2011 38 Hình 3.6. Sơ đồ đường bờ khu vực huyện Tiên Lãng năm 1989 và năm 2011 ................... 40 Hình 4.1. Một đoạn đê biển Cát Hải bị sóng biển phá hủy ............................................... 47 Hình 4.2. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển từ tây nam mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc giai đoạn từ năm 1999 và năm 2003 ................................................................................ 49 Hình 4.3. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển cửa Cấm năm 1989 và năm 2011 .................. 50 Hình 4.4. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển Hải Phòng năm 1989 và năm 2011................ 50 Hình 4.5. Sơ đồ diện tích bồi tụ khu vực bãi bồi cửa sông Văn Úc giai đoạn 1995-1999 .. 52 Hình 4.6. Sơ đồ diện tích bồi tụ khu vực bãi bồi từ cửa sông Văn Úc từ năm 1989 đến năm 2011 ................................................................................................................................ 53 Hình 4.7. Sóng trong bão đánh bay kè đá mái đê huyện Cát Hải...................................... 55 Hình 5.1. Thi công kè mỏ hàn thuộc dự án đê biển 1 tại khu vực quận Dương Kinh ......... 60 Hình 5.2. Rừng ngập mặn mới được trồng tại tuyến đê biển 1, khu vực Đồ Sơn ............... 60 Hình 5.3. Tấm cừ thép được sử dụng làm rào cản chắn sóng ........................................... 61 Hình 5.4.Kè chống xói lở bờ hữu sông Lạch Tray, Hải Phòng ......................................... 62 Hình 5.5.Đê mềm chắn sóng sử dụng công nghệ Geotube ................................................ 62 Hình 5.6. Kè ven biển Hoàng Châu - Văn Chấn mới được tu sửa ..................................... 63 Hình 5.7. Kè chắn sóng ở bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng ..................................... 63

Page 8: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

1

MỞ ĐẦU

Đới ven biển Việt Nam trải dài trên 3.200km, giàu có về tài nguyên thiên

nhiên đã được con người khai thác từ lâu đời để tạo nên bức tranh trù phú và phát

triển ngày nay. Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế ven biển lớn nhất

cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh

tế - xã hội và an ninh quốc phòng của khu vực Bắc Bộ. Đới ven biển Hải Phòng dài

132km với 5 cửa sông lớn đã tạo nên nhiều cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng, có

nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong 30 năm trở lại đây, khi Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách Đổi mới

(1986), đới ven biển Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Các khu công

nghiệp, khu đô thị, khu du lịch ven biển phát triển nhanh chóng. Hoạt động giao

thông vận tải biển - một thế mạnh của Hải Phòng cũng có nhiều biến chuyển. Nông

nghiệp và nuôi trồng thủy sản mặn lợ cũng trải qua nhiều thời kỳ phát triển và biến

động. Theo đó, đới ven biển Hải Phòng được khai thác tối đa để phục vụ cho những

hoạt động phát triển kinh tế - xã hội này. Có thể nói, kinh tế - xã hội Hải Phòng gắn

liền với sự biến động của đới ven biển. Do đó, nghiên cứu các biến động của đới

ven biển để từ đó xác định được tiềm năng, thế mạnh và nguy cơ tiềm ẩn là mối

quan tâm hàng đầu của Thành phố Hải Phòng nhằm quản lý tốt hơn đới ven biển và

hướng tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường thành phố.

Để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn cấp bách này, đề tài nghiên cứu“Ứng

dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển

Hải Phòng” được lựa chọn nhằm đưa ra những cơ sở khoa học chính xác nhất cho

những biến động về mặt không gian của đường bờ biển Hải Phòng, qua đó đánh giá

hiện trạng, tiềm năng của các tai biến xói lở, bồi tụ gây biến động luồng lạch trong

khu vực phục vụ cho công tác quy hoạch và xây dựng những chính sách phát triển

thành phố.

Hiện nay, có nhiều phương pháp và cách tiếp cận được lựa chọn để nghiên

cứu biến động không gian đới ven biển và các tai biến xói lở - bồi tụ đi kèm. Song

viễn thám và GIS là phương pháp hiện đại, là công cụ mạnh có khả năng giải quyết

những vấn đề ở tầm vĩ mô trong thời gian ngắn nên được lựa chọn cho nghiên cứu

Page 9: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

2

này. Mặt khác, những nghiên cứu trước đây về tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển

Hải Phòng chủ yếu tập trung mô tả và đánh giá những tai biến này mà chưa có cơ sở

định lượng chúng. Như vậy việc lượng hóa trong nghiên cứu và đánh giá tai biến

xói lở - bồi tụ đới ven biển sử dụng công nghệ viễn thám và GIS là hợp lý và rất có

ý nghĩa.

Với những cơ sở nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu

làm rõ và đánh giá biến động đường bờ biển Hải Phòng và tai biến xói lở - bồi tụ đi

kèm từ năm 1989 đến năm 2011 thông qua việc lập các sơ đồ biến động diện tích

các khu vực ven biển nghiên cứu theo không gian và thời gian. Từ đó đề xuất các

giải pháp quản lý và bảo vệ đới ven biển, phòng tránh và giảm thiểu tai biến xói lở -

bồi tụ khu vực này.

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị

Thu Hà. Các tài liệu và phần mềm sử dụng trong luận văn được lưu trữ tại Trung

tâm nghiên cứu Biển và Đảo, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 10: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

3

Chương 1. LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về đới ven biển Hải Phòng

Đới ven biển Hải Phòng từ Bắc xuống Nam bao gồm huyện Cát Hải, quận

Hải An, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng.

Với tổng chiều dài đường bờ biển khoảng 125 km, đới ven biển Hải Phòng có 5 cửa

sông chính thuộc hệ thống sông Hồng - Thái Bình, cụ thể là các cửa Nam Triệu,

Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình (hình 1.1).

Phạm vi khu vực nghiên cứu là dải đường bờ biển được giới hạn bởi tọa độ:

Từ 20°35' đến 20°52' vĩ độ Bắc

Từ 106°35' đến 107° 5' kinh độ Đông

Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển mạnh kinh

tế - xã hội. Đây còn là vùng có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, thuận lợi

cho xây dựng các công trình phòng thủ, hậu cần kinh tế biển. Hơn nữa, vùng nghiên

cứu nằm trong tam giác trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng

Page 11: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

4

Ninh nên có nhiều khu công nghiệp tập trung, các cụm cảng quan trọng là đầu mối

giao lưu hàng hóa của khu vực phía Bắc nước ta với thế giới. Các khu vực như Đồ

Sơn, Cát Bà đã từ lâu là các điểm du lịch nổi tiếng, hàng năm thu hút được rất nhiều

khách du lịch trong nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và

khu vực Bắc Bộ.

Trong gần 30 năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nước

ta, đới ven biển Hải Phòng cũng có nhiều biến động. Các biến động này có thể là

kết quả của các hoạt động tự nhiên, cũng có thể là kết quả của các hoạt động nhân

sinh. Việc nghiên cứu định lượng các biến động không gian đới ven biển để từ đó

đánh giá các tai biến tiềm ẩn đi kèm và nguyên nhân sâu xa của những biến động

này là việc vô cùng cần thiết nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và

xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Phòng,

hướng tới phát triển bền vững khu vực và quốc gia.

1.2. Lịch sử nghiên cứu

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975

Trước năm 1975, vùng ven biển thành phố Hải Phòng chỉ được nhắc tới một

số công trình nghiên cứu tổng hợp về địa chất - khoáng sản của một số nhà địa chất

người Pháp như: Colari M. (1913, 1928), Patte E. (1924, 1927, 1931, 1934),

Mansuy H. (1925), Bouret R. (1925), Frontain J. (1927, 1928, 1937, 1938), Lacraix

A. (1928, 1932, 1934), Blondel F. (1929), Breton Le. (1931,1934), Saurin E. (1935,

1937). Trong những công trình đó, những nét cơ bản nhất về địa chất cấu trúc của

vùng nghiên cứu được đưa vào trong phần Bắc Đông Dương.

Từ năm 1954 đến 1975, khi công cuộc nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh

hơn thì vùng nghiên cứu được đề cập đến trong các công bố của Saurin E. (1957) về

các thành tạo trẻ dọc ven biển và các mức thềm biển vùng đảo Bạch Long Vỹ. Cũng

trong nghiên cứu này, các nhận định về sự dao động mực nước biển trong thế

Pleistocen và về chế độ tân kiến tạo ảnh hưởng đến đới ven biển cũng được đề cập.

Năm 1965, khi toàn miền Bắc đã tiến hành đo vẽ lập bản đồ địa chất tỉ lệ 1:500.000

(Dovjikov A E. chủ biên) thì khu vực nghiên cứu cũng được đề cập trong bản đồ

này. Tiếp theo đó, các đặc trưng địa chất của vùng được chi tiết hóa trong bản đồ

địa chất 1:200.000 do các nhà địa chất Việt Nam tiến hành từ 1963 đến 1975, tiêu

Page 12: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

5

biểu như là V.K. Golovenok và Lê Văn Chân (1965 - 1970), Nguyễn Đức Tâm

(1968, 1976, 1979), Phan Huy Quýnh (1971 - 1976), Lê Huy Hoàng (1971 - 1972),

Nguyễn Đức Tùng (1973), Hoàng Ngọc Kỷ (1973), Phạm Văn Quang (1969), Phan

Cự Tiến (1969 - 1970), Nguyễn Văn Liêm (1970), Lê Hùng (1967 - 1975)...

Đối với khu vực đáy biển vùng nghiên cứu thì năm 1949, khi thành lập bản

đồ trầm tích đáy biển Tây Thái Bình Dương (1:2.500.000), Shepard đã khái quát

những nét chính về trầm tích tầng mặt, các điểm lộ đá gốc có tuổi trước Đệ tứ, các

rạn san hô, các trường các hạt thô-mịn aluvi cổ ở độ sâu 20-50m. Ngoài ra còn có

các công trình nghiên cứu của Shepard (1949, 1952...); Emery K O.; NiiNo H.

(1961, 1963...).

Từ 1954 - 1975, nhiều công trình có giá trị đã ra đời, đáng chú ý là công

trình nghiên cứu NAGA điều tra biển Đông của viện hải dương học Zcrip -

Califonia (Mĩ) và Thái Lan kết hợp (1957 - 1961). Dựa trên kết quả của chuyến

khảo sát này Niino, Emery (1961, 1963) đã lập sơ đồ các kiểu trầm tích và nêu tính

phổ biến của trầm tích di tích aluvi vịnh Bắc Bộ nói chung, trong đó có vùng biển

khu vực nghiên cứu. Năm 1963 - 1965, đội khảo sát liên hiệp Việt - Trung đã lập

loạt sơ đồ và báo cáo kết quả khảo sát vịnh Bắc Bộ. Trong đó đã nêu khái quát sự

phân bố các trường trầm tích sạn, cát và bùn sét ở đáy vịnh Bắc Bộ và các cửa sông

khu vực nghiên cứu. Các tài liệu khảo sát này về sau được sử dụng trong nhiều báo

cáo và bài viết của Trịnh Phùng, Nguyễn Chu Hồi, Phí Kim Chung.

1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975

Từ 1975 đến nay, công tác điều tra địa chất được đẩy mạnh hơn và được tiến

hành có hệ thống trên toàn vùng biển nói chung bao gồm cả khu vực ven biển Hải

Phòng. Năm 1981 - 1985, công trình đo vẽ và thành lập Bản đồ địa chất Việt Nam,

tỉ lệ 1:500.000 do Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao chủ biên có điều tra lập

bản đồ địa chất vùng nghiên cứu. Cũng trong giai đoạn này, chương trình nghiên

cứu biển 48.06 (1981 - 1985) được thực hiện có những khái quát bước đầu về tai

biến xói lở khu vực ven biển Việt Nam trong đó có dải ven biển thành phố Hải

Phòng.

Tiếp đó, năm 1982 công trình nghiên cứu về đặc điểm quá trình bồi tụ ở bờ

biển Việt Nam của Nguyễn Xuân Trường ra đời cũng có nhắc đến hiện trạng xói lở

- bồi tụ vùng nghiên cứu.

Trong thời gian từ 1973 đến 1978, nhiều tờ bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000

Page 13: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

6

được hoàn thành, phủ kín dải lục địa ven biển trong đó có bao gồm khu vực nghiên

cứu như tờ Hải Phòng - Nam Định (Hoàng Ngọc Kỷ, 1973 - 1978).

Từ giai đoạn 1980 - 1990, chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học biển

giữa Việt Nam và Liên Xô đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu như: "Cấu trúc địa

chất các bể trầm tích Kainozoi ven biển Việt Nam" tỉ lệ 1:1.000.000 của Nguyễn

Giao 1984. "Địa chất, địa mạo đới bờ biển Việt Nam” của Đỗ Tuyết, Nguyễn Thế

Thôn 1985 và các công trình nghiên cứu khác của Nguyễn Địch Dỹ, ... Năm 1985,

Nguyễn Biểu, Nguyễn Thị Kim Hoàn đã phần nào làm sáng tỏ các đặc trưng về địa

chất và khoáng sản rắn ven biển Việt Nam, trong đó có vùng nghiên cứu.

Các chương trình Biển 48A (1980 - 1985) và 48B (1986 - 1990) cũng phần

nào làm sáng tỏ các đặc trưng địa chất, địa mạo và khoáng sản khu vực. Các nghiên

cứu về thành tạo địa chất trong Kainozoi của các nhà địa chất như Nguyễn Biểu,

Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Bảo Khanh, Lê Thị Ninh... cũng có đề

cập đến vùng nghiên cứu. Về nghiên cứu kiến tạo, bản đồ kiến tạo Việt Nam tỉ lệ

1:1.000.000 lần đầu tiên được công bố vào năm 1986 do Trần Văn Trị chủ biên

cũng đề cập và cung cấp tài liệu về kiến tạo, cấu trúc vùng nghiên cứu.

Cho đến nay, bức tranh về cấu trúc địa chất, địa kiến tạo, tài nguyên khoáng

sản của dải ven biển Hải Phòng đã được làm sáng tỏ thông qua nhiều các nghiên

cứu của những nhà địa chất trong nước. Điển hình là chương trình nghiên cứu biển

KT-03 (1991 - 1995) do Bùi Công Quế (chủ nhiệm) nghiên cứu về địa chất, địa

động lực và tiềm năng khoáng sản biển nước ta đã thành lập sơ đồ địa chất Đệ tứ và

sơ đồ trầm tích tầng mặt thềm lục địa Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 (doTrần Nghi và

Phạm Huy Tiến thành lập); Đề tài "Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng

sản liên quan" (KT 01-07) năm 1995 do Nguyễn Địch Dỹ chủ nhiệm cũng đã

nghiên cứu, đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan đến vùng ven biển Hải Phòng;

Đề tài KHCN 06-11 giai đoạn 1998 - 2000 do Nguyễn Biểu chủ nhiệm đã thành lập

được các bản đồ các thành tạo Pliocen - Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam tỉ lệ

1:1.000.000 và bản đồ tướng đá - cổ địa lý thềm lục địa Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000...

Kết quả đã liên kết được một phần địa chấn nông - sâu và nêu được một cách khái

quát đặc điểm trầm tích cũng như lịch sử phát triển địa chất Pliocen - Đệ tứ ở thềm

lục địa Việt Nam, trong đó có vùng biển nghiên cứu.

Trong giai đoạn 1995 - 2000, trong tuyển tập "Các công trình nghiên cứu địa

chất và địa vật lý biển, tập I, II, III” cũng như tuyển tập "Tài nguyên và môi trường

Page 14: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

7

biển"của Viện Hải dương học đã công bố một số công trình về sinh địa tầng, cổ địa

lý, trầm tích tầng mặt ở vùng thềm lục địa Việt Nam trong đó có vùng nghiên cứu.

Năm 2004, đề tài lớn về địa chất biển được thực hiện đó là “Thành lập bản đồ các

thành tạo địa chất Đệ tứ Biển Đông và các vùng kế cận tỉ lệ 1:1.000.000 ”do Trần

Nghi chủ nhiễm cũng đã cung cấp ở tài liệu quan trọng về địa chất, địa mạo, trầm

tích Biển Đông nói chung và vùng biển nghiên cứu nói riêng.

Giai đoạn từ 1990 đến 2001, Liên đoàn Địa chất biển đã tiến hành thực hiện

đề án “Điều tra địa chất - khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất biển

ven bờ Việt Nam (0 - 30m nước) tỷ lệ 1:500.000” do Nguyễn Biểu chủ nhiệm. Nằm

trong phạm vi nghiên cứu của đề án này, biển nông ven bờ Việt Nam (trong đó có

đới ven biển Hải Phòng) đã được khảo sát với mạng lưới 2km x 2km về tất cả các

đặc trưng tự nhiên bao gồm địa chất, địa hình, địa mạo, hải văn, môi trường, khoáng

sản, tai biến. Từ 2007 đến nay, Chương trình 47 với tên gọi “Điều tra đặc điểm địa

chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa

chất các vùng biển Việt Nam từ 30 - 100m nước, tỷ lệ 1:500.000” đã và đang được

tiến hành nhằm góp phần chi tiết hóa các đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên của

vùng nghiên cứu.

Ngoài ra trong giai đoạn này, đã có một số công trình khác như: “Sử dụng

viễn thám để nghiên cứu đới bờ và kiểm soát môi trường” hợp tác giữa Trung tâm

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt Nam với ESCAP/UNDP (1986 -

1989); thành lập “Sơ đồ phân vùng cấu trúc địa chất, sơ đồ đứt gãy và vật thể gây

từ” dựa trên kết quả đo từ hàng không (Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn Phù).

Cho đến nay, các tài liệu từ nghiên cứu này đã góp phần cung cấp tài liệu cho

việc đo vẽ bản đồ địa chất ở tỉ lệ 1:50.000 và 1:25.000 ở dải ven biển và đô thị như

Hải Phòng. Như vậy, bức tranh chung về điều kiện tự nhiên của dải ven biển nghiên

cứu đã phần nào được làm sáng tỏ thông qua các nghiên cứu nói trên.

Về biến động không gian và tai biến liên quan đến xói lở, bồi tụ gây biến

động luồng lạch vùng ven biển nghiên cứu thì chưa có bất kỳ một công trình nghiên

cứu nào đề cập đến trước năm 1975. Từ năm 1975 đến nay, có một số công trình

nghiên cứu theo hướng này tại vùng nghiên cứu bao gồm:

Năm 2000, dự án độc lập cấp nhà nước KHCN-5A “Nghiên cứu dự báo,

phòng chống sụt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa” được Phân viện

Hải dương học Hải Phòng tiến hành. Kết quả của dự án là tài liệu quan trọng làm cơ

Page 15: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

8

sở cho những nghiên cứu xói lở - bồi tụ chi tiết hơn tại từng khu vực bờ biển Bắc

Bộ, đặc biệt là vùng ven bờ khu vực Hải Phòng do Nguyễn Anh Tú, Trần Đức

Thạnh thực hiện.

Gần đây, khi công nghệ viễn thám trở thành một công cụ mang lại hiệu quả

cao trong nghiên cứu địa chất - địa lý, đã có nhiều công trình nghiên cứu biến động

đường bờ, tai biến xói lở - bồi tụ áp dụng công nghệ này. Từ những năm 1996, bản

đồ các vùng nhạy cảm ven biển từ ảnh SPOT là những sản phẩm đầu tiên từ công

nghệ viễn thám được Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực

hiện. Tiếp đó là bản đồ địa hình một số đảo và quần đảo từ ảnh vệ tinh phân giải cao

cũng do cơ quan này thực hiện.

Cũng trong năm 1996, Phạm Văn Cự đã thực hiện thành lập bản đồ địa mạo

vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở sử dụng kết hợp hệ thống xử lý ảnh số và hệ

thông tin địa lý.

Năm 1997, Phạm Quang Sơn công bố kết quả đề tài Sử dụng ảnh SPOT,

Landsat TM, Radarsat, bản đồ địa hình và các tư liệu khí tượng - thuỷ văn vào phân

tích quá trình phát triển vùng cửa sông Hồng trong thời gian từ 1965 - 1997”.

Tiếp theo, trước những hậu quả nghiêm trọng mà các tai biến để lại cho các

địa phương ven biển, Trung tâm Trung tâm Viễn thám và Geomatic (VTGEO) đã

tham gia thực hiện một số đề tài nghiên cứu tai biến vùng đồng bằng ven biển và

cửa sông có sử dụng thông tin Viễn thám và GIS như: Nghiên cứu xói lở và trượt lở

bờ ở các sông Miền Trung (năm 2000); Nghiên cứu tình trạng ngập lụt đồng bằng

Huế - Quảng Trị từ ảnh vệ tinh Radarsat và GIS (năm 2001); Nghiên cứu xói lở bờ

và bồi lấp lòng dẫn sông Hồng (năm 2001); Nghiên cứu biến động các cửa sông

Miền Trung và vấn đề tiêu thoát nước lũ ở vùng ven biển (năm 2002); Nghiên cứu

tai biến xói lở - bồi lấp vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp xử

lý, phòng tránh (năm 2002); Nghiên cứu biến động các vùng cửa sông ven biển

đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long qua thông tin viễn thám đa thời

gian, phân giải cao (2006 - 2008)

Năm 2004, sau một số đề tài nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ trước đây

Phạm Quang Sơn đã thực hiện đề tài “Sử dụng thông tin viễn thám trong nghiên

cứu sự phát triển và biến động các vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng”

và gần đây là đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động đới

bờ khu vực cửa Văn Úc, thành phố Hải Phòng” - Luận văn thạc sĩ của Hoa Thúy

Page 16: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

9

Quỳnh (2011).

Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên tuy đã cung cấp những cơ sở

quan trọng liên quan đến biến động không gian của vùng ven biển Hải Phòng nhưng

các kết quả được đưa ra mới ở mức khái quát và đi sâu vào mô tả mà chưa có phân

tích, đánh giá chi tiết và định lượng các biến động không gian đó, phân tích các tai

biến liên quan đến bồi tụ, biến động luồng lạch có liên quan theo từng thời kỳ phát

triển của kinh tế - xã hội nước ta để từ đó có những biện pháp giảm thiểu và ứng

phó tai biến một cách có hiệu quả.

Ứng dụng được công nghệ viễn thám và GIS để phân tích các biến động

đường bờ biển đã được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam và

vùng nghiên cứu thì rất cần những ứng dụng chuyên sâu, định lượng hóa như

nghiên cứu này để xử lý, phân tích và đánh giá để có được kết quả chính xác làm cơ

sở định hướng quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên ven biển đồng thời phòng

tránh, giảm thiểu thiệt hại do tai biến mang lại.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu là phương pháp được sử

dụng ở những bước đầu tiên của nghiên cứu khoa học. Đây là bước khái quát chung

về nghiên cứu, nguồn tài liệu thu thập sẽ là cơ sở giúp cho người thực hiện xác định

những định hướng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu

phù hợp.

Các tài liệu khái quát về khu vực nghiên cứu, điều kiện tự nhiên (bao gồm

các đặc điểm về vị trí, địa hình, cấu trúc địa chất, đặc điểm khí hậu, thủy văn, hải

văn), kinh tế - xã hội (gồm có đặc điểm dân cư, các ngành kinh tế, hoạt động giao

thong vận tải, du lịch…) là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá nguyên nhân gây

biến động và tác động của tai biến. Đây là những nhân tố tự nhiên, nhân sinh gây

cường hóa tai biến (điều kiện tự nhiên, hoạt động nhân sinh) đồng thời cũng là

những đối tượng chịu ảnh hưởng của tai biến này (cộng đồng dân cư, cơ sở hạ tầng).

Như vậy cần xem xét kĩ các đối tượng này trong mối tương quan với tai biến để

đánh giá chính xác diễn tiến của tai biến này trong những năm qua và dự báo trong

tương lai. Các tài liệu nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ trước đây từ những nghiên

cứu sơ lược nhất tới những nghiên cứu có áp dụng công nghệ, tính toán có độ chính

Page 17: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

10

xác cao cũng được tổng hợp cho nghiên cứu. Ngoài vai trò là cơ sở định hướng cho

nghiên cứu, tài liệu thu thập được chính là đối tượng để đối sánh, kiểm tra tính

chính xác kết quả nghiên cứu của luận văn.

Các tài liệu đã thu thập được phục vụ cho thực hiện luận văn:

- Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng và các quận huyện năm 2010.

- Các báo cáo về kinh tế - xã hội các quận huyện trong khu vực nghiên cứu

năm 2010, 2011, 2012.

- Các nghiên cứu về tai biến xói lở bồi tụ tại khu vực nghiên cứu, đới ven

biển Việt Nam.

- Các nghiên cứu về biến động đường bờ, tai biến xói lở - bồi tụ có sử dụng

công nghệ viễn thám tại khu vực nghiên cứu và đới ven biển Việt Nam.

- Số liệu ảnh Landsat thu thập được trong giai đoạn 1989 đến 2012

- Những tài liệu về phần mềm Envi, Arcgis và dữ liệu ảnh Landsat

- Các tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường

và những quy định, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai

tại khu vực nghiên cứu.

Các tài liệu thu thập sẽ được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định

hướng vào nghiên cứu. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tài liệu một cách khoa học

nhằm sử dụng hiệu quả nhất những thong tin trong đó. Các số liệu thống kê về điều

kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel

2007 để phân tích, tính toán thống kê. Tổng hợp, phân tích tài liệu thu thập được

nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng xói lở bồi tụ vùng nghiên cứu. Từ đó xác định được

khối lượng nghiên cứu, các vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề còn tồn tại

cần giải quyết.

1.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa

học, vì nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên

cứu. Đồng thời bổ sung được những nội dung, những thông tin mà các nghiên cứu

trên tài liệu có thể chưa phản ánh được hết. Ngay cả sau khi đã đưa ra kết quả vẫn

cần đến khâu thực địa, khảo sát thực tế để kiểm chứng những kết quả đó. Đây là

phương pháp truyền thống luôn được thực hiện trong công tác điều tra cơ bản về

các hiện tượng tai biến tự nhiên. Phương pháp này tiến hành khảo cứu các đoạn bờ

Page 18: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

11

đang xảy ra xói lở, bồi tụ nghiêm trọng. Đây là phương pháp có độ chính xác cao

nhất, song cũng là phương pháp tốn kém nhất.

Các số liệu và kết quả thu được từ phương pháp này là cơ sở thiết yếu để xác

định hiện trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ. Đây vừa là số liệu đầu vào vừa là số

liệu kiểm chứng độ chính xác của các mô hình dự báo. Phương pháp khảo sát thực

địa còn nhằm mục đích kiểm tra và chính xác hóa các thông tin sai lệch hoặc mâu

thuẫn được phát hiện ra trong quá trình phân tích tổng hợp tài liệu điều tra.

Nội dung nghiên cứu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa bao gồm:

- Tiến hành đo đạc trắc địa biến dạng địa hình vùng cửa sông ven biển liên

quan đến hiện tượng xói lở và bồi tụ bờ biển.

- Thu thập các thông tin về những tổn thất do các hoạt động xói lở - bồi tụ

mang lại cho cuộc sống của dân cư vùng nghiên cứu.

1.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp phân tích hệ thống là một phương pháp khoa học giúp xử lý

những vấn đề phức tạp, những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc.

Nó được vận dụng trong những trường hợp khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên

cứu, nhiều đối tượng phải xem xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều

phương án cần cân nhắc so sánh lựa chọn trong khi lượng thông tin có thể không

đầy đủ như mong muốn. Phương pháp phân tích hệ thống thường rất phù hợp với

những đối tượng có cấu trúc không chặt chẽ, tức là những đối tượng vừa có các yếu

tố định tính vừa có các yếu tố định lượng và chỉ một phần có thể diễn tả được bằng

ngôn ngữ toán học. Với phương pháp này, bằng cách kết hợp các phương pháp toán

học chính xác và kỹ thuật máy tính với các thủ tục phức tạp và kinh nghiệm thực

tiễn của chuyên gia, các hiểu biết toàn diện về đối tượng nghiên cứu có thể được

sáng tỏ, trong khi đó nếu chỉ sử dụng các phương pháp khác thì khó có thể đạt được.

Nội dung chính của phương pháp phân tích hệ thống là:

- Xem xét đối tượng nghiên cứu là một hệ thống, nó được cấu thành từ

nhiều yếu tố có quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp.

- Thừa nhận nhiều đối tượng phức tạp khác nhau có những đặc trưng hệ thống giống nhau. Do đó có thể nghiên cứu một cách tổng quát về những

tính chất, những quy luật vận động của các hệ thống phức tạp để vận

Page 19: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

12

dụng vào từng hệ thống đặc thù ở những lĩnh vực khác nhau.

- Trọng tâm nghiên cứu là sự vận động của đối tượng. Toàn bộ hệ thống

được xem xét dưới góc độ tăng trưởng và phát triển của nó, nghiên cứu quỹ đạo,xu thế vận động của nó và tìm ra cách thức để tác động trở lại

vào hệ thống một cách hiệu quả nhất.

- Thừa nhận tính bất định, tức là tình trạng không đầy đủ thông tin như là

một tất yếu khó tránh khỏi trong quá trình điều khiển phức tạp. Do đó, cần phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp để khai thác tốt nhất phần

thông tin không đầy đủ.

- Nhấn mạnh sự cần thiết của lựa chọn quyết định trong tập hợp rất nhiều

phương án có thể có. Cụ thể, ở đây phải kết hợp sử dụng các thủ tục phân tích lựa chọn trên mô hình toàn học với các thủ tục phi hình thức để phát

hiện tất cả các giải pháp có thể và đánh giá, phân tích lựa chọn các giải pháp hợp lý nhất.

Các bước chủ đạo trong phân tích hệ thống: mô hình hóa; phân tích và tối ưu

hóa. Thực tế thì không có một sự rạch ròi trong việc tiến hành ba bước trên mà nó

được tiến hành trong một chuỗi chu trình khép kín có sự lặp lại.

1.3.4. Phương pháp viễn thám và GIS

Phương pháp viễn thám và GIS là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu,

đánh giá hiện trạng và dự báo biến động môi trường, trong đó rất có ý nghĩa đối với

nghiên cứu xói lở - bồi tụ đới ven biển. Các thế hệ ảnh vệ tinh, ảnh máy bay được

chụp và các hệ thống bản đồ đo vẽ trong các thời gian khác nhau là cơ sở quan

trọng trong công tác nghiên cứu. Đặc trưng của GIS có khả năng lưu trữ và xử lý

một tập hợp lớn lượng thông tin không gian và thuộc tính của nó, tập hợp thông tin

từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về nội dung, định dạng, lưới chiếu, tỷ lệ, khả năng

chồng chập... tạo nên một cơ sở dữ liệu thống nhất và sử dụng chúng dễ dàng.

Việc giải đoán hiện trạng đường bờ được tiến hành dựa vào khả năng tách

biệt hoàn toàn các đối tượng thực vật, đất và nước trên tư liệu viễn thám nhờ độ

phản xạ hoặc bức xạ của đối tượng. Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận

văn là giải đoán bằng mắt trên máy tính với sự trợ giúp của các dữ liệu liên quan

đến đường bờ như: địa hình, thuỷ văn, … được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu và có thể

hiện thị đồng thời với ảnh vệ tinh. Theo đó, nếu bờ dịch chuyển về phía lục địa thì

bờ bị xói, nếu bồi thì đường bờ sẽ dịch chuyển ra phía biển.

Page 20: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

13

1.3.4.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat

Ảnh Landsat bao gồm các ảnh thành phần của 7 băng tần, mỗi băng ứng với

1 khoảng giá trị của bước sóng ánh sáng. Để thể hiện bức ảnh Landsat sử dụng ảnh

tổng hợp của 3 băng (đỏ, xanh và lam). Dưới đây là những thông tin cơ bản về các

băng của Landsat.

Băng 1 (0.45-0.52 µm, Lam): Đây là dải bước sóng ngắn, ánh sáng có thể

xuyên qua mặt nước. Băng này được sử dụng để nghiên cứu các vật thể trong nước,

các hệ sinh thái ngập nước. Sử dụng băng 1 để nghiên cứu dòng phù sa, rạn san hô,

độ sâu của nước. Vì bước sóng ngắn cho nên Băng 1 hay bị nhiễu, ảnh của băng 1

hay bị nhám, không sắc nét như các băng khác.

Băng 2 (0.52-0.60 µm, Xanh): Chất lượng băng này gần giống như Băng 1,

và được chọn để nghiên cứu thảm thực vật vì bước sóng ánh sáng thể hiện mầu

xanh gần giống mầu xanh của thảm thực vật.

Băng 3 (0.63-0.69 µm, Đỏ): Dải bước sóng của băng này bị thực vật hấp thụ

(Băng này được gọi là băng hấp thụ diệp lục). Băng 3 dùng để phân biệt giữa thực

vật và đất. Dùng để nghiên cứu về thực vật (rừng tốt, xấu).

Băng 4 (0.76-0.90 µm, Cận hồng ngoại): Băng 4 bị nước hấp thụ vì thế ảnh

của băng này mặt nước có mầu đen, thể hiện ánh sáng phản xạ từ mặt nước rất yếu.

Băng này được sử dụng để phân biệt giữa mặt nước và đất.

Băng 5 (1.55-1.75 µm, Hồng ngoại trung): Băng này rất nhạy cảm với độ ẩm

vì thế được sử dụng để nghiên cứu thảm thực vật và độ ẩm đất, băng 5 còn được sử

dụng trong nghiên cứu mây mà băng tuyết.

Băng 6 (10.40-12.50 µm, Hồng ngoại nhiệt): Đây là băng Hồng ngoại nhiệt,

được sử dụng để nghiên cứu nhiệt độ mặt đất. Những ứng dụng của băng này bao

gồm nghiên cứu địa chất, tính toán quá trình hấp thụ nhiệt của thực vật, nghiên cứu

sự ảnh hưởng của mây tới nhiệt độ mặt đất. Sự khác biệt của băng 6 với các băng

khác là độ phân giải giảm đi 1 nửa so với các băng khác của Landsat (60m).

Băng 7 (2.08-2.35 µm, Hồng ngoại xa): Băng này cũng dùng để nghiên cứu

độ ẩm của thảm thực vật giống như Băng 5, nó dùng để nghiên cứu địa chất và thổ

nhưỡng.

Page 21: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

14

1.3.4.2. Phần mềm ứng dụng

� Phần mềm ENVI 4.7

ENVI được thiết kế dựa trên ngôn ngữ lập trình IDL (Interactive Data

Language) là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc và cung cấp khả năng thích hợp giữa xử

lý ảnh và khả năng hiển thị với giao diện đồ họa dễ sử dụng. Điểm mạnh của ENVI

là: 1 - khả năng xử lý ảnh kết hợp cách tiếp cận theo file ảnh (file-based) và theo

kênh (bandbased); 2 - khả năng xử lý và phân tích đa kênh/ đa dữ liệu; 3 - khả năng

mở rộng và đưa thêm những modul phân tích xử lý và phân tích ảnh với các kích cỡ

và định dạng ảnh khác nhau; 4 - hoàn thiện nhiều công cụ phân tích phổ với các

thuật toán hoàn chỉnh và khả năng tích hợp với GIS.

Ngoài ra phần mềm ENVI có các công cụ để đưa dữ liệu ảnh về khuôn dạng

bản đồ cuối cùng như các công cụ nắn chỉnh hình học ảnh với ảnh (hình 2.1), ảnh

với bản đồ, tạo ảnh trực chiếu, ghép ảnh, biên tập bản đồ. Một bộ công cụ tích hợp

xuất, nhập, phân tích dữ liệu vecto, sửa đổi dữ liệu vecto đang có, tạo câu hỏi phân

tích thuộc tính, sử dụng các lớp dữ liệu vecto cho việc phân tích dữ liệu raster hay

tạo ra các lớp dữ liệu vectơ mới từ các kết quả xử lý ảnh raste.

� Phần mềm Arcgis10

Các chức năng chính của Arcgis bao gồm: Chức năng quản lý cơ sở dữ liệu

(Quản lý dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính); Chức năng tra cứu thông tin

(Theo vị trí địa lý và theo thuộc tính); Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

(thủy văn, giao thông…). Chức năng thành lập bản đồ chuyên đề…

1.3.5. Phương pháp thành lập bản đồ sử dụng ArcGIS

Xây dựng bản đồ biến động đường bờ

Bản đồ biến động đường bờ được xây dựng cho mục đích đánh giá hiện trạng

xói lở, bồi tụ tại khu vực. Thành lập bản đồ biến động đường bờ có thể xem như là

xây dựng tấm gương phản chiếu ảnh hưởng của các hoạt động tự nhiên và hoạt

động của con người lên vùng nghiên cứu.

Dữ liệu viễn thám thu nhận từ vệ tinh hay tàu vũ trụ hoặc máy bay bằng các

bộ cảm khác nhau theo loại quang học hay radar nói chung đều có những sai sót

nhất định trong quá trình thu nhận. Các sai sót này có nguồn gốc từ thiết bị (con

người) do hạn chế về kỹ thuật hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên mà kết quả là các tín

hiệu thu nhận được sau khi chuyển đổi thành hình ảnh để người sử dụng có thể nhận

Page 22: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

15

biết được các hình ảnh, đối tượng vừa mới thu nhận được còn có nhiều biến dạng

chưa phản ánh đúng hình ảnh hay đối tượng cần thu nhận thông tin. Do vậy để có

thể sử dụng được các dữ liệu viễn thám sau khi mới thu nhận từ vệ tinh thì cần phải

có hiệu chỉnh các sai sót này.

Hình 1.2. Ảnh Landsat vùng nghiên cứu chụp ngày 7/7/2001

Chọn ảnh Landsat có hình ảnh rõ nét (năm 1989, 1995, 1999, 2003, 2017,

2011) và dựa vào đặc tính của từng band ảnh, chọn band 05. Các ảnh đều được chọn

lựa dựa theo bảng thủy triều của vùng nghiên cứu (khu vực Hòn Dáu) nhằm đảm

bảo rằng tại thời điểm thu ảnh mức triều là như nhau (~2m) theo các giai đoạn

(bảng 1.1) [3].

Bảng 1.1. Thông số các ảnh Landat được sử dụng

Bộ cảm Cảnh Ngày Độ phân giải không gian

Kênh phổ sử dụng

TM L1G 1260461989 23/11/1989 30 x30 m 05

TM L1T 1260461995 24/11/1995 30 x30 m 05

ETM+L1T 1260461999 10/10/1999 30 x30 m 05

Page 23: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

16

ETM+L1T 1260462003 21/10/2003 30 x30 m 05

ETM+L1T 1260462007 02/02/2007 30 x30 m 05

ETM+L1T 1260462011 7/7/2011 30 x30 m 05

Sử dụng phần mềm ENVI 4.7 để xử lý ảnh, chiết tách dữ liệu không gian

đường bờ, chỉnh sửa, cắt ảnh và số hóa đường bờ khu vực nghiên cứu. Dữ liệu sau

khi đã chiết tách được sẽ được chồng chập và quản lý trên phần mềm ArcGIS để

tính toán tốc độ biến động và hiện trạng biến động hay thành lập bản đồ biến động.

Sử dụng phần mềm ENVI 4.7 để chỉnh sửa, cắt ảnh và số hóa đường bờ khu

vực nghiên cứu. Các bước như sau:

Hình 1.3.Các bước cắt ảnh khu vực nghiên cứu bằng phần mềm ENVI 4.7

Mở phần mềm ENVI 4.7. Mở băng ảnh đã chọn và tiến hành cắt ảnh khu

vực nghiên cứu.

- Menu Basic Tools -> Resize Data (Spatial /spectral)

- Trên cửa sổ Resize Data Input File chọn file ảnh

- Trên cửa sổ chọn Spatial Subset -> Image -> Chọn khu vực nghiên cứu cần cắt ->

Page 24: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

17

Ok -> OK -> OK. Chọn thư mục lưu ảnh, đặt tên file ảnh.

Hình 1.4. Các bước số hóa đường bờ bằng phần mềm ENVI 4.7

- Mở ảnh đã cắt của khu vực nghiên cứu. Trên cửa sổ hiển thị ảnh Menu

Overley -> Region of Interest. Xuất hiện cửa sổ Roi Tool, bắt đầu số hóa đường bờ.

Phần mềm ARCGIS Desktop 10 (Sử dụng ARCMAP):

- Xuất dữ liệu đường bờ vừa vẽ từ ENVI qua ARCMAP, chọn các thông số

phù hợp và tính toán biến động đường bờ.

- Lựa chọn phương pháp chập bản đồ để nghiên cứu biến động đường bờ.

- Xuất ảnh sang định dạng .jpg > sản phẩm.

Page 25: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

18

Chương 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI

TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG

2.1. Các yếu tố tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo

2.1.1.1. Địa hình trên đất liền

Đới ven biển Hải Phòng có đặc điểm địa hình có tính phân bậc và có xu

hướng thấp dần về phía nam. Các dạng địa hình chính bao gồm địa hình đồng bằng

ven biển, địa hình đá vôi (karst), địa hình các đảo, đường bờ và địa hình đáy biển.

Địa hình núi đá vôi phân bố ở khu vực đảo Cát Bà trong khu vực nghiên cứu

với độ cao tuyệt đối từ 10m - 331m, thảm thực vật khá dày nhưng không đều. Địa

hình đồng bằng ven biển có độ cao khoảng 2m - 10m với cấu tạo chủ yếu là sét, bột,

cát, cuội và sạn. Các bãi triều vùng triều khá rộng được phân thành các bãi triều có

rừng ngập mặn; các bãi triều thấp; các lạch triều nhỏ. Địa hình đảo: bao gồm các

đảo cấu tạo từ các đá trầm tích lục nguyên có độ cao phổ biến từ 8 - 150m, rất ít khi

cao hơn 200m như Hòn Dáu, Bạch Long Vỹ…[5] [6]

Đường bờ biển Hải Phòng có dạng đặc trưng là kiểu đường bờ ở các vùng

núi ven biển. Dạng đường bờ này thường hình thành từ các đoạn bờ phát triển trên

các thành tạo đá gốc rắn chắc có thành phần trầm tích lục nguyên, trầm tích

cacbonat, có tuổi từ Ocdovic đến Jura, xen kẽ các đoạn bờ phát triển trên các thành

tạo Đệ tứ bở rời. Khu vực này có bờ biển phức tạp nhất ở Việt Nam do sự tồn tại

của hệ thống các đảo lớn nhỏ ngoài khơi và đường bờ khúc khuỷu bị cắt xẻ với

nhiều sông, luồng lạch nhỏ chia cắt. Đường bờ được tạo nên bởi nhiều dạng địa

hình, trong đó chủ yếu là dạng địa hình Karst với nhiều hang hốc ở các núi ven bờ

và các đảo ngoài khơi.

2.1.1.2. Địa hình đáy biển

Địa hình đáy biển vùng nghiên cứu đa dạng và phức tạp là do chúng trải qua

một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Ba giai đoạn phát triển đều được

bắt đầu và kết thúc bằng những đợt biển lùi trên phạm vi thềm lục địa. Bề mặt đáy

biển của thềm lục địa tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các đường bờ biển cổ

trong suốt thời gian Đệ tứ. Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu 3 - 5m; 10 - 20m;

25 - 30m; 50 - 60m ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian [5] [6].

Đặc trưng địa hình là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tai

biến xói lở - bồi tụ tại khu vực nghiên cứu. Với đặc điểm địa hình đa dạng, đới ven

biển Hải Phòng phân chia thành những khu vực nhỏ với hình thái đường bờ khác

Page 26: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

19

nhau có cường độ xói lở - bồi tụ khác nhau. Theo đó, khu vực nghiên cứu có đường

bờ phân chia theo ba nhóm chính gồm: đường bờ khu vực bãi bồi, đường bờ đá và

đường bờ khu vực cửa sông. Như vậy cần phân tích đánh giá hình thái đường bờ

trong đặc trưng địa hình khu vực để có cái nhìn đúng hướng trong nghiên cứu tai

biến xói lở - bồi tụ đới ven biển nói chung và đới ven biển Hải Phòng nói riêng.

2.1.2. Thủy văn, hải văn

2.1.2.1. Thủy văn

Khu vực Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày, mật độ trung bình

0,18km/km2, có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn của thành phố với tổng chiều

dài khoảng 300km gồm các sông là chi lưu của hệ thống sông Thái Bình đổ ra Vịnh

Bắc Bộ qua các cửa: cửa Cấm, Văn Úc, Lạch Tray, Nam Triệu, Thái Bình [7] [8].

Mực nước các sông ở đới ven biển Hải Phòng chịu ảnh hưởng của thủy triều, chế độ

nước thể hiện 2 mùa rõ ràng: mùa lũ tháng 6 - tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 - tháng

5 (năm sau). Trên các đảo hệ thống thủy văn kém phát triển hơn, chỉ phổ biến các

dòng chảy tạm thời trong mùa mưa. Đặc trưng về thủy văn, cụ thể là dòng chảy và

vận chuyển bùn cát từ sông ra biển góp phần làm gia tăng tai biến xói lở - bồi tụ đặc

biệt tại khu vực cửa sông ven biển.

2.1.2.2. Hải văn

Độ muối

Nếu như độ muối tầng mặt ở ngoài khơi có giá trị cao và biến động không

nhiều, thì ở vùng ven bờ độ muối có giá trị thấp hơn và biến thiên khá phức tạp, phụ

thuộc rất rõ vào lượng nước ngọt từ lục địa mang ra. Vào mùa mưa, giá trị độ muối

của vùng biển ven bờ hạ xuống rất thấp, đặc biệt ở các vùng gần cửa sông. Chẳng

hạn, ở Đồ Sơn, vào mùa khô độ muối đạt trên 28‰, nhưng vào mùa mưa chỉ còn

khoảng 11‰ [10].

Nhiệt độ nước biển

Nhiệt độ của nước biển tầng mặt thay đổi theo quy luật bức xạ mặt trời trong

ngày. Nhiệt độ nước biển tầng mặt thường chênh với nhiệt độ không khí từ 1 - 20C.

Theo các kết quả quan trắc, nhiệt độ nước biển tầng mặt khá cao, trung bình nhiều

năm đạt 27,3oC, trong đó ngoài khơi là 27,5oC, còn ven bờ là 26,6oC [10] [12].

Sóng biển

Khu vực nghiên cứu có các đặc trưng sóng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió

của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở từng đoạn cụ thể.

Vào mùa đông, hướng sóng thịnh hành là đông và đông bắc với độ cao trung bình

Page 27: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

20

0,5 - 0,75m, cực đại đạt 2,5 - 3,0m, vào đợt gió mùa đông bắc mạnh có thể đạt tới 3

- 4m. Vào mùa hè hướng sóng thịnh hành là nam (với tần suất 43%), đông nam với

độ cao trung bình đạt 0,5 - 0,75m, cực đại đạt 3 - 3,5m. Sóng vùng ven biển chủ yếu

do sóng từ ngoài khơi truyền vào, nếu gặp bãi triều cát sẽ bị giảm một phần năng

lượng, nếu gặp rừng ngập mặn thì bị giảm gần hết năng lượng [11][13].

Thuỷ triều

Đới ven biển Hải Phòng chịu ảnh hưởng rất mạnh của thủy triều. Thủy triều

tại khu vực có tính nhật triều thuần nhất, bán nhật triều gặp rất ít, nếu có chỉ xuất

hiện vào thời kì nước kém. Mỗi tháng có 2 lần nước cường (mỗi kỳ kéo dài 11-12

ngày) và xen kẽ là 2 kỳ nước kém (mỗi kỳ 3 - 4 ngày). Biên độ triều dao động trong

kỳ nước cường khoảng 2,6 - 3,6m, trong kỳ nước kém 0,5 - 0,9m, nước lên xuống

nhanh có thể tới 0,5m/giờ. Trung bình thời gian triều lên từ 8 - 11h và thời gian

triều xuống từ 12 - 16h (bảng 2.1). Riêng khu vực đảo Bạch Long Vỹ, thủy triều

mang tính chất nhật triều với biên độ cao với hầu hết số ngày trong tháng (mực

nước biển trung bình đạt 1,82m, lớn nhất 3,6m, thấp nhất 0m so với 0m hải đồ).

Vào các tháng chuyển tiếp (tháng 3,4 và tháng 8,9) độ lớn triều giảm đi và có 3 - 4

ngày xuất hiện chế độ bán nhật triều.

Bảng 2.1.Tổng kết mực nước triều tại trạm đo Hòn Dấu (từ 1956-1985)

Mực nước Độ cao Ngày

Mực nước trung bình nhiều năm 1,9 m

Mực nước cao nhất 4,21 m 22/10/1985

Mực nước thấp nhất -0,07 m 21/12/1964

Biên độ triều trung bình trong kỳ nước cường 2,6-3,6m

Biên độ triều trung bình trong kỳ nước kém 0,5-0,9m

Mức chênh lệch triều lớn nhất 3,94 m 23/12/1968

Nguồn: “Mai Trọng Nhuận và nnk., 1996 [21] và Phạm Thị Nhượng, 1998” [23]

Dòng chảy

Hướng dòng chảy thay đổi từ Bắc đến Nam theo địa thế đường bờ và có

hướng thay đổi từ Tây Nam đến Nam và Đông Nam, phụ thuộc vào chế độ thủy

triều. Tốc độ trung bình 25 - 60cm/s, cao nhất trên 100cm/s ở của Nam Triệu. Dòng

chảy ngoài khơi cũng có ảnh hưởng đến chất lượng nước ven bờ Hải Phòng, hiện

nay do tình hình vận chuyển dầu bằng đường biển và khai thác dầu khí ngoài biển

khơi Việt Nam rất nhộn nhịp và có nhiều sự cố tràn dầu và rò rỉ dầu. Các dòng biển

phía ngoài cộng với gió có xu hướng đưa ô nhiễm dầu táp vào bờ biển Việt Nam

gây hại cho các hệ sinh thái ven biển [23]. Khu vực nghiên cứu có chế độ thủy văn -

hải văn khá ổn định. Trong đó các yếu tố tác động trực tiếp gây xói lở - bồi tụ đới

ven biển nghiên cứu là chế độ thủy triều, chế độ sóng và dòng chảy. Đây chính là

Page 28: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

21

nguồn động lực phá hủy và làm biến đổi cấu trúc đới bờ đồng thời hình thành nên

các dạng cấu trúc mới.

2.1.3. Đặc điểm địa chất

Khu vực Hải Phòng có mặt các trầm tích tuổi từ Paleozoi cho đến Kainozoi,

được phân chia thành 14 phân vị địa chất; trong đó có 9 phân vị trước Đệ Tứ, có

tuổi từ Silua đến Neogen (hệ tầng Xuân Sơn, hệ tầng Dưỡng Động, hệ tầng Lỗ Sơn,

hệ tầng Phố Hàn, hệ tầng Đồ Sơn, hệ tầng Cát Bà, hệ tầng Quang Hanh, hệ tầng Hà

Cối và hệ tầng Vĩnh Bảo) và 5 phân vị trầm tích Đệ Tứ (hệ tầng Lệ Chi, hệ tầng

Thái Bình, hệ tầng Hà Nội, hệ tầng Vĩnh Phúc và hệ tầng Hải Hưng).

Vùng nghiên cứu có đặc điểm địa mạo phức tạp, tuy nhiên có thể phân ra:

kiến trúc hình thái dương Cát Bà phân bố ở đông bắc Hải Phòng, gồm các đồi núi

cacbonat của quần đảo Cát Bà, độ cao trung bình 50-200m, cực đại 331m, phổ biến

với các dạng địa hình xâm thực karst, thung lũng, giếng, phễu karst và hang động;

kiến trúc hình thái dương Kiến An - Đồ Sơn phân bố rộng khoảng 15km2, phần lớn

diện tích của nó bị phủ bởi trầm tích Đệ Tứ, đá gốc chỉ lộ ra ở Đồ Sơn, Núi Đôi và

Kiến An, độ cao từ 80 - 120m, bề mặt đồng bằng bao quanh đồi núi chỉ cao từ 1,0 -

1,5 đến 2 - 3m; kiến trúc hình thái âm Hải Phòng gồm 2 loại địa hình: hình thái âm

phát triển trên đới nâng điều hoà trong kiến tạo hiện đại, phân bố thành dải hẹp phía

tây Cát Bà, nam Thuỷ Nguyên, đông bắc Kiến An - Đồ Sơn và hình thái âm trùng

với đới hạ sụt kiến tạo hiện đại, phân bố ở cửa sông Bạch Đằng, phía đông bắc bán

đảo Đồ Sơn; kiến trúc hình thái âm Kiến Thuỵ - Tiên Lãng phủ trầm tích Kainozoi

dày tới 1.000 - 2.000m, bề mặt đồng bằng và các bãi ngập triều cao có độ cao từ 1-

5m [1][11].

2.1.4. Đặc trưng khí hậu

Đới ven biển Hải Phòng mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt

Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa đông (từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau) lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình từ 17 - 18oC, thường có gió mùa

Đông Bắc đi kèm với không khí lạnh, vào các tháng 1, 2 nhiệt độ hạ thấp nhất trong

năm (15 oC). Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) nóng ấm, mưa nhiều. Khí hậu nóng

nhất là từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ không khí trung bình 28 - 29oC. Trong các

tháng 3 và 11 khí hậu của vùng có tính chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè. Đặc

trưng nhiệt độ của các tháng được thể hiện trên bảng 2.2 [8].

Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng, năm của các trạm trong vùng nghiên cứu và phụ cận

Tháng /Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cô Tô 14,7 20,1 19,2 22,6 25,6 28,6 28,6 29 28,3 25,9 20,4 17,8 23,4

Page 29: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

22

Hải Phòng 17,2 19,2 20,3 22,2 26,9 29,1 29,2 27 27,2 24,6 21,7 19 23,6 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm và

phụ thuộc vào các vùng khác nhau. Vào mùa mưa thường có mưa rất lớn do tác

dụng chắn của địa hình, nhất là khi có dòng áp thấp hay bão. Lượng mưa trung bình

năm 2010 đạt khoảng 1.566mm (bảng 2.35). Độ ẩm trong vùng nghiên cứu có giá

trị trung bình khoảng 86%, dao động từ 75% đến 94%. Tổng lượng bốc hơi 700 -

750mm/năm [8].

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm tại một số trạm trong vùng nghiên cứu

Tháng /Trạm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cô Tô 2,4 1,9 28,1 48,8 186,7 109,6 230,1 154,1 321,1 321,1 22,9 31 1.457,8

Hải Phòng 87,1 13,8 4,5 90,5 169,3 246,9 181,2 531,7 211,4 20,3 - 9,7 1.566 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Nhìn chung toàn đới ven biển nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió

mùa là gió mùa Đông Bắc (mùa đông) và gió mùa Tây Nam (mùa hè). Mùa gió

Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa này, hướng gió

thịnh hành là đông bắc với tần suất tới 80% (trạm Cô Tô) và hướng bắc. Các hướng

khác có tần suất từ vài % đến 20%. Tần suất xuất hiện gió trên cấp 5 (>8m/s)

khoảng 20 - 25%. Mùa gió Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Trong khu

vực nghiên cứu có tần suất gặp gió nam lớn nhất như ở trạm Cô Tô là 40%; gió

đông nam cũng có tần suất khá lớn khoảng 20 - 25%. Tốc độ gió đạt trên cấp 5 có

tần xuất khá cao 15 - 20%. Riêng khu vực đảo Bạch Long Vỹ lại mang những đặc

trưng cơ bản của hoàn lưu gió trong vịnh Bắc Bộ và hoạt động theo mùa. Mùa đông

thịnh hành hướng gió bắc - đông bắc có tần suất đạt 86 - 94%, kéo dài từ tháng 10

đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình đạt từ 6,5 đến 8 m/s. Mùa hè thịnh hành

các gió hướng nam và đông nam có tần suất đạt 74 - 88%, kéo dài từ tháng 5 đến

tháng 8, tốc độ trung bình đạt 5,9 đến 7,7 m/s. Mùa chuyển tiếp có gió đông và các

gió không ổn định đạt tốc độ trung bình 5,9 m/s (tháng 4) và 7,7 m/s (tháng 9).

Ngoài ra, trong khu vực còn có một số dạng thời tiết đặc biệt như: mưa phùn

vào khoảng tháng 12 đến tháng 4, tập trung vào tháng 2; sương mù xuất hiện

khoảng 15 - 20 ngày trong năm, tập trung vào tháng 11 và tháng 4 đặc biệt xuất

hiện dày đặc trong mùa đông - xuân tại các đảo. Vào mùa hè thường xảy ra

hiện tượng giông, bão và lốc. Trong 1 năm, trung bình có khoảng 1,5 cơn bão

đổ bộ trực tiếp và bị ảnh hưởng của khoảng 3 - 4 cơn bão. Mùa đông các trận

gió mùa kéo dài và tần suất lớn đạt đến 20 - 25 đợt trong vòng khoảng 6 tháng

mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Chế độ gió có ảnh hưởng trực

Page 30: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

23

tiếp và gián tiếp (tạo sóng) gây xói lở - bồi tụ đới ven biển. Hơn nữa, khu vực

thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những cơn bão mạnh làm biến đổi

hình thái đường bờ gây hậu quả nghiêm trọng [7] [8].

2.1.5. Các tài nguyên ven biển

Tài nguyên khoáng sản Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm 3 loại: Vật liệu xây dựng được phân bố

rộng rãi trên toàn khu vực, gồm các loại như: quarzit (Đồ Sơn), cát bở rời, đá

vôi…[2] Cát bở rời phân bố thành những bãi cát nhỏ vài trăm mét vuông trên đảo

Cát Bà, Cát Hải, Phù Long ... Đá vôi có quy mô trữ lượng lớn và phân bố rất rộng

rãi trên đảo Cát Bà, Đồ Sơn, khu vực quận Dương Kinh... với diện lộ đá khoảng 250

- 300 km2… Khoáng chất công nghiệp trong vùng có dolomit, phân bố rộng trong

các tầng đá vôi, nhưng tập trung nhất thuộc hệ tầng Lỗ Sơn và Quang Hanh.

Nguyên liệu phân bón phát triển hạn chế, chỉ có phosphorit dạng phân sinh vật

(phân dơi) trong các hang động trên đảo Cát Bà, đảo Đầu Bê, hòn Vạn Bội…

Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than bùn có quy mô nhỏ, nằm trong hệ tầng

Hải Hưng, hiện đã tìm thấy ở khu vực Tiên Lãng.

Khoáng sản kim loại của khu vực khá nghèo nàn: titan có 2 điểm quặng phân

bố chủ yếu trong các cồn cát biển do gió ở Cát Hải, Thái Ninh có hất lượng quặng

tốt nhưng quy mô nhỏ, tiềm năng dự trữ khoảng 15,2 nghìn tấn. Tại khu vực phía

tây đảo Bạch Long Vỹ đã phát hiện được 6 vành phân tán khoáng vật ilmenit

(>2,475,18g/m3), 3 vành phân tán zircon qui mô nhỏ, 4 vành rutin qui mô nhỏ, 8

vành phân tán khoáng vật monazit - xenotim qui mô nhỏ phân bố rải rác [1] [2] [4].

Tài nguyên vị thế Khu vực nghiên cứu có vị thế vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chủ

quyền và an ninh của đất nước. Đảo Bạch Long Vỹ có vị trí tiền tiêu đặc biệt quan trọng đã được chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là căn cứ tiền đồn vững chắc để tham gia vào mạng lưới bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, kiểm tra các hoạt động tàu thuyền ra vào, đi lại trên vùng biển của ta. Đảo là địa bàn thuận lợi để bố phòng và triển khai lực lượng quân sự khi cần thiết. Bên cạnh đó, Bạch Long Vỹ là cầu nối liên kết giữa các đảo, cụm và tuyến đảo với nhau, tạo thành một trận tuyến phòng thủ vững chắc trên mặt biển để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt động xâm phạm lãnh hải. Ngoài ra, đảo còn là các cơ sở hậu cần trên biển cả về nhân lực và vật lực, làm cầu nối giữa đất liền với biển khơi, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động quân sự trên biển của ta (hình 2.1).

Page 31: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

24

Ngoài ra, các vịnh biển, với độ sâu lớn và ít sa bồi, còn được tận dụng để phát triển cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu đến 200.000DWT như cụm cảng Hải Phòng. Các cụm đảo có các đảo lớn, đông dân như Cát Bà là những điều kiện thuận lợi để xây dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo toàn diện, dưới dạng các khu “kinh tế mở” hướng biển để tạo bán kính ảnh hưởng rộng ra vùng xung quanh và sẽ là các “cực phát triển tiếp nối” quan trọng trong bình đồ tổ chức không gian toàn vùng biển. Trước tình trạng bồi lắng luồng vào cảng như hiện nay, giao thông thủy gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều tiền của trong việc nạo vét, khơi thông luồng lạch.

Tài nguyên đất Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích đất khoảng 82,8 nghìn km2 đang được

sử dụng cho các mục đích khác nhau như đất nông nghiệp (22,8%), đất lâm nghiệp

(26,5%), đất chuyên dùng (20,2), đất ở (5%), còn lại là các mục đích sử dụng khác.

Trong đó diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tập trung ở một số khu vực như Cát Hải,

Hải An và Tiên Lãng.

Tài nguyên đất ngập nước

Theo Bộ Tài nguyên - môi trường (2008), đất ngập nước ven biển Việt Nam

có 19 kiểu với tổng diện tích là 1.931.654 ha, trong đó đới ven biển Hải Phòng có

62.245 ha, chiếm 3,2% tổng diện tích đất ngập nước trên cả nước (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Diện tích đất ngập nước đới ven biển Hải Phòng

Kiểu đất ngập nước Hải Phòng (ha) Cả nước (ha)

Vùng biển ở độ sâu dưới 6 khi triều kiệt (kiểu A) 34.220 876.741

Thảm cỏ biển (kiểu B) 5.770

Vùng nước cửa sông (kiểu F) 1.885 43.523

Cồn ngầm cửa sông (kiểu Fa) 0 8.537

Bãi cát vùng gian triều (kiểu Ea) 12.609 962.312

Bãi cuội, sỏi vùng gian triều (kiểu Eb) 7.731

Bãi cát bùn vùng gian triều (kiểu Ga) 497 130.638

Bãi bùn cát vùng gian triều (kiểu Gb) 178 5.429

Hình 2.1. Vị trí chiến lược của đảo Bạch Long Vĩ trong việc khoanh định đường biên giới quốc gia trên biển

Page 32: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

25

RNM (kiểu I) 2.284 115.267

Đầm lầy gian triều (kiểu H) 802

Ao, đầm NTTS mặn, lợ (kiểu 1a) 8.612 480.369

Vùng NTTS trong RNM (kiểu 1b) 1.330 98.351

Vùng làm muối (kiểu 3) 465 12.070

Vùng trồng cói, bàng (kiểu 2a) 165 5.878

Tổng 62.245 1931.654 Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008

Các vùng đất ngập nước vùng ven biển Hải Phòng có giá trị lớn về kinh tế,

xã hội, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế cũng như duy trì nền văn

hoá. Đất ngập nước là nguồn sống cư dân vùng ven biển, mang lại lợi ích và giá trị

to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - lịch sử - môi trường, góp phần quan trọng cho

sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao

thông thuỷ và tham quan du lịch.

Khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình với diện tích rừng ngập

mặn khá lớn, tập trung ở cửa Bạch Đằng, khu vực cửa sông Văn Úc, Kiến Thụy, Đồ

Sơn, Tiên Lãng.

Khu vực ven biển Cát Hải đến mũi Đồ Sơn nằm trong hệ thống cửa sông

hình phễu, địa hình khá bằng phẳng, ít chịu sóng lớn nhờ đảo Cát Hải chắn phía

ngoài. Hệ thống sông tương đối lớn và kênh rạch đã chuyển phù sa ra ngoài cửa

sông và giữ lại tạo nên các khu rừng ngập mặn với kích thước các loài khá lớn. Tuy

nhiên trong những năm gần đây, tác động của con người đã tàn phá mạnh mẽ rừng

ngập mặn. Cùng với việc phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn

trước đây và việc đắp đầm nuôi tôm quảng canh tràn lan và khai thác quá mức cây

ngập mặn làm củi đốt đã thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Việc đắp đê bao vây đảo

Hà Nam và đảo Cát Hải tạo thành một bức ngăn làm cho độ mặn chênh lệch nhau

giữa hai phần phía Bắc và phía Nam đã ảnh hưởng đến sự phân bố của một số loài

cây ngập mặn. Trước đây rừng ngập mặn khu vực này phát triển mạnh với thành

phần cây nước lợ ưu thế, nhưng do việc phá rừng và phát triển đầm nuôi tôm nên

rừng bị suy giảm. Diện tích RNM còn 7.037 ha, chiếm 9% tổng diện tích đất ngập

triều, trong đó có 5.259 ha là rừng dày và 800 ha rú bụi. Rừng ngập mặn tự nhiên là

những dải nhỏ hẹp bao quanh các đầm nuôi hải sản cửa sông như Phù Long, Tràng

Cát và Lạch Tray [22].

Đến giữa năm 1996, khu kinh tế công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng được

hình thành trên cơ sở bỏ toàn bộ thảm thực vật ngập mặn tự nhiên ở đó với diện tích

trên 1.000 ha (tổng số diện tích bán đảo Đình Vũ là 1.324 ha) chỉ dành 21 ha trồng

Page 33: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

26

cây bóng mát, cây cảnh làm vườn thực vật dùng cho việc giải trí cùng với các loài

cây xen giữa các cơ sở khu công nghiệp, thương mại dân cư. Việc mất thảm thực vật

rừng ngập mặn phòng hộ đang gây ra hiện tượng xói lở bờ biển ở Đình Vũ.

Hình 2.2. Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp, huyện

Kiến Thụy, Hải Phòng

Hình 2.3. Rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải

Phòng

Từ Đồ Sơn đến bờ bắc sông Văn Úc, cửa sông có dạng hình phễu với các đảo

cát ngầm trước cửa sông, ngăn cản một phần cường độ của sóng, mặt khác mũi Đồ Sơn

cũng góp phần che chắn, nên rừng ngập mặn có thể phân bố ở dọc các cửa sông. Do

bờ biển bị xói lở nên không có dải cây ngập mặn cửa sông. Đặc biệt do tốc độ quai đê

lấn biển tương đối nhanh, ngăn nước mặn vào sâu trong đất liền, do đó mà rừng ngập

mặn chỉ phân bố ở trong cửa sông. Quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước

lợ, trong đó loài ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên

Lãng), cây cao 5-10m (hình 2.2, hình 2.3). Dưới tán của bần là sú và ô rô, tạo thành

tầng cây bụi; một số nơi có xen lẫn hai loài sau hoặc phát triển thành từng đám.

Trong những năm gần dây do phát triển đầm tôm nên các rừng bần cũng bị phá

nhiều và thu hẹp diện tích [22].

Từ bờ nam sông Văn Úc đến cửa Thái Bình có địa hình phẳng, bãi triều rộng,

giàu phù sa, lượng nước ngọt nhiều về mùa mưa sông do địa hình trống trải, các bãi

tương đối bằng phẳng nên chịu tác động mạnh của sóng do gió bão tạo nên, đây là

một yếu tố ngăn cản rừng ngập mặn hình thành tự nhiên ở vùng ven biển tiểu khu

này. Khu vực này phát triển mạnh rừng bần chua. Tổng diện tích rừng ngập mặn đới

ven biển Hải Phòng tính đến năm 2001 là 11.000ha chiếm 7,1 % tổng diện tích rừng

ngập mặn của cả nước [22].

Hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu có giá trị rất cao, không chỉ

tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống của con người mà còn đem lại các

Page 34: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

27

giá trị gián tiếp về sinh thái môi trường và có vai trò quan trọng trong bảo vệ đới

ven biển.

Tài nguyên sinh vật Đới ven biển Hải Phòng rất phong phú và đa dạng các hệ sinh thái với gần

1.000 loài tôm cá và hàng chục loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và

được thị trường thế giới ưa chuộng như: tồm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết,

cá heo, ngọc trai, tu hào, bào ngư ... Trên biển có nhiều bãi cá lớn, lớn nhất là bãi cá

quanh đảo Bạch Long Vỹ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn

định [5]. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa

sông rộng vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản vừa có khả năng khai thác tự nhiên.

Thêm vào đó, khu vực với nguồn nước biển có độ mặn cao và ổn định ở vùng biển

Cát Hải và Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho cho đời sống và công nghiệp

hoá chất. Do đặc thù vùng biển tương đối nông lại có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ

và vũng vịnh thuận tiện cho việc tránh bão, nên nó là vùng ngư trường nhộn nhịp.

Những năm gần đây viêch dùng lưới mắt nhỏ và thuốc nổ để đánh bắt cá đã trở nên

phổ biến, cách đánh bắt này đã tiêu diệt cả nguồn giống và huỷ hoại môi trường

nghiêm trọng.

2.2. Các hoạt động nhân sinh

2.2.1. Mở rộng khu đô thị, khu dân cư

Tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn nghiên cứu khá nhanh với những khu

dân cư mới quy hoạch và có sự phân chia lại địa giới hành chính. Đới ven biển Hải

Phòng có 3 quận và 3 huyện hành chính là nơi tập trung dân cư đông đúc phát triển

mạnh kinh tế - xã hội. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế

- đô thị lớn, tại những khu vực này ngành sản xuất chủ yếu là các ngành công

nghiệp như: công nghiệp đóng tàu, khai thác mỏ, cơ khí… và các ngành dịch vụ -

du lịch tập trung ở các quận Đồ Sơn, Hải An, Dương Kinh [7]. Tại những khu công

nghiệp, khu kinh tế mới quy hoạch, một lượng lớn lao động từ trong và ngoài thành

phố tập trung sinh sống và sản xuất. Vì vậy đi liền với việc mở rộng các khu công

nghiệp - khu kinh tế trở thành những trung tâm kinh tế - giao thương quốc tế hiện

đại là việc mở rộng các khu dân cư, khu đô thị như khu Nam Đình Vũ, Đồ Sơn...

Bên cạnh đó, ở các huyện trong khu vực chủ yếu phát triển các khu dân cư nông

thôn với ngành sản xuất chính là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; đời sống

nhân dân còn khó khăn, chưa được tiếp cận nhiều với các phúc lợi xã hội. Việc mở

rộng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn nghiên cứu đòi hỏi một nhu cầu về diện

tích đất rất lớn, điều này tạo ra những bất cập về quy hoạch và sử dụng đất ven biển.

Page 35: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

28

Nếu đất không được quy hoạch hợp lý cùng với những hoạt động kinh tế - xã hội

của con người gia tăng sẽ tác động gây cường hóa tai biến xói lở - bồi tụ.

Dân số khu vực nghiên cứu năm 2010 là 497,4 nghìn người, chủ yếu là dân

tộc Kinh. Dân cư khu vực nghiên cứu phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở

các khu vực thành phố, đô thị, thị xã gần các trục đường quốc lộ, gần khu du lịch,

vùng cửa sông. Khu vực có mật độ dân số cao trong khu vực nghiên cứu là huyện

Kiến Thụy (1.176 người/km2), quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh. Một số khu vực

ngoài các đảo có mật độ dân số thấp như các xã thuộc huyện Cát Hải với mật độ

dân số trung bình huyện đạt 94 người/km2 (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Diện tích, dân số các huyện đới ven biển Hải Phòng năm 2009

Huyện Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2)

Cát Hải 323,1 30.400 94,09 Hải An 104,8 103.300 985,7

Dương Kinh 45,8 49.100 1.072 Đồ Sơn 42,5 46.200 1.087

Kiến Thụy 107,5 126.400 1.176 Tiên Lãng 189 141.100 746,6

Bạch Long Vỹ 3,2 900 278 Tổng 815,9 497.400 609,6

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

2.2.2. Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản

Các quận, huyện thuộc khu vực nghiên cứu có thế mạnh về thủy sản. Và thực

tế cho thấy trong nhiều năm nay, nhân dân các địa phương đã biết khai thác lợi thế

để phát triển kinh tế gia đình và góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh những thành

quả đạt được, chính việc phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch về thủy, hải sản đã gây

sức ép lớn tới tài nguyên - môi trường đới ven biển cũng như làm mất cân bằng đới

bờ, gia tăng tai biến xói lở - bồi tụ tại đây.

Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản được các địa phương đầu tư mở rộng qua các năm. Các huyện ven biển Hải Phòng có diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới

8.4135 ha năm 2010, sản lượng đạt hơn 26 nghìn tấn. Tại đây chủ yếu tập trung nuôi cá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó huyện Tiên Lãng đạt sản

lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là khoảng 10,4 nghìn tấn gồm 6,96 nghìn tấn cá nuôi, 1093 tấn tôm nuôi, còn lại là các loại thủy sản khác. Diện tích mặt nước nuôi

trồng thủy sản mặn, lợ ngày càng mở rộng trong những năm gần đây, từ 8.569,9 ha năm 2001 lên 9.390,2 ha năm 2002 và 9.600 ha năm 2003 [8]. Các đầm nuôi thuỷ

sản trong khu vực phần lớn được hình thành từ việc đắp đê thuỷ lợi và khoanh bao phía ngoài đê sông biển. Diện tích các đầm nuôi thường lớn hơn 40 - 50 ha, có đầm

tới hàng trăm hecta. Ngoài nuôi tôm là chủ yếu, nhiều nơi phát triển mạnh nuôi

Page 36: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

29

ngao trên bãi triều như ở Tiên Lãng. Từ năm 2000 nuôi tôm sú ở đây phát triển đã đưa giá trị sản xuất thuỷ sản trên địa bàn lên rất cao (hình 2.5). Việc xây dựng mở

rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và thay đổi cấu trúc đường bờ cho phù hợp với từng loại thủy sản đã làm mất cân bằng trầm tích, tác động vào quy luật bồi - xói tự

nhiên của đường bờ gây ra các hiện tượng xói lở - bồi tụ khó kiểm soát.

Hình 2.4. Thuyền của ngư dân Cát Hải,

Hải Phòng [7]

Hình 2.5. Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp tại xã

Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng[7]

Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động phát triển nuôi trồng đánh bắt

thủy sản, địa bàn nghiên cứu đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho khâu chế

biến và dịch vụ thủy sản. Các công ty, khu chế biến thủy sản đã được xây dựng và

dần khẳng định được thương hiệu sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và

ngoài nước (hình 2.4). Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở dịch vụ thủy sản và các

công trình bến bãi nghề cá cũng đã tác động và ảnh hưởng xấu tới đới bờ biển khu

vực nghiên cứu.

2.2.3. Khai hoang nông nghiệp

Từ lâu, các quận huyện đới ven biển Hải Phòng đã phát triển mạnh ngành nông nghiệp và giá trị ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của các địa

phương này. Trong đó phải kể đến những cánh đồng sản xuất lương thực và hoa màu thuộc huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy (hình 2.14, hình 2.15). Tổng diện tích

cây lương thực có hạt năm 2010 là 29.047 ha với sản lượng là 173.597 tấn (bảng 2.6), trong đó Tiên Lãng có 15.734 ha. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do

thời tiết, dịch bệnh… nhưng các địa phương đều ưu tiên áp dụng các phương pháp khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng không ngừng tăng lên qua

các năm. Năng suất lúa trung bình đạt khoảng 52 tạ/ha, một số huyện có năng suất lúa rất cao như Tiên Lãng đạt 61,2 tạ/ha.

Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt, lúa các địa phương năm 2010

Huyện Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Page 37: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

30

Lương thực có hạt Lúa Lương thực có hạt Lúa Cát Hải 0 0 0 0 Hải An 0 0 0 0

Dương Kinh 2.335 2.313 13.409 13.258 Đồ Sơn 1.073 1.063 5.871 5.765

Kiến Thụy 9.905 9.796 58.880 58.338 Tiên Lãng 15.734 19.003 95.437 91.330

Bạch Long Vỹ 0 0 0 0 Tổng 29.047 32.175 173.597 168.691

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Bên cạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khu vực cũng phát

triển hệ thống mương máng, dòng dẫn nội đồng và mở rộng diện tích ra phía các

bãi bồi. Hơn nữa trong quá trình sản xuất, lượng bùn cát vận chuyển ra các dòng

sông cũng góp phần tác động đến quá trình bồi tụ khu vực cửa sông trong vùng

nghiên cứu.

2.2.4. Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch

Khu công nghiệp

Khu vực nghiên cứu là trung tâm công nghiệp lớn nằm trong đai tam giác kinh

tế Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng với các ngành công nghiệp khai thác, cơ khí

chế tạo, chế biến nông sản - hải sản, vật liệu xây dựng và dịch vụ. Công nghiệp trên

địa bàn Hải Phòng hiện đang đứng vị trí thứ 5 trong cả nước.

Nhóm cơ khí, luyện kim gồm có các nhà máy đóng tàu như: nhà máy đóng

tàu Bạch Đằng, Nam Triệu (Hải Phòng) và một số xí nghiệp địa phương có khả

năng đóng và sửa chữa các loại tàu cỡ hàng nghìn tấn, đóng và trang bị toàn bộ các

loại xà lan, ca nô, tàu đánh cá 400 mã lực, tàu hút bùn trên sông, tàu du lịch, tàu chở

khách chạy trên sông và ven biển. Hải Phòng có 5 cơ sở sản xuất thép, trong đó có 3

cơ sở liên doanh. Ngoài ra, khu vực còn tập trung hệ thống các nhà máy chế biến

thực phẩn, nông sản, hải sản và các mặt hàng dệt may, giày dép, hóa chất, mặt hàng

thủ công - mỹ nghệ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Trên toàn khu

vực nghiên cứu, các sản phẩm mũi nhọn đều tăng qua các năm như: đóng tàu, giày

dép, quần áo may sẵn, xi măng, giấy bìa, ống nhựa sơn, quạt điện dân dụng, ô tô tải

nhẹ… Hiện nay, Hải Phòng đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành công

nghiệp, các khu công nghiệp lớn tiếp tục được hoàn thiện và đi vào sản xuất như:

khu công nghiệp Đồ Sơn (Hải Phòng); khu công nghiệp Đình Vũ…[7]

Du lịch

Khu vực nghiên cứu có các hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động với nhiều

Page 38: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

31

danh lam thắng cảnh, các khu nghỉ dưỡng và các di tích lịch sử văn hóa. Các địa

danh nổi tiếng như: bến Vạn Hoa, đảo Hòn Dáu, đảo Cát Bà, vườn quốc gia Cát

Bà ... và các bãi tắm đẹp là Đồ Sơn, Cát Cò 1, Cát Cò 2... thu hút đông đảo khách

du lịch. Từ thực tế như vậy, khu vực Hải Phòng có thể trở thành một trung tâm du

lịch lớn của cả nước.

Cát Bà là một quần đảo gồm 367 hòn đảo với đảo chính cùng tên ở phía Nam

vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách Hải Phòng khoảng 30km về

phía đông nam. Đây là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70

m so với mực nước biển. Trên đảo có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi

đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, trên đảo còn có hệ sinh

thái rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng

áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học (hình 2.7). Vườn quốc

gia Cát Bà đã được UNESSCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới với hệ

sinh thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu

khoa học, nghỉ dưỡng và thể thao.

Hình 2.6. Vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng Hình 2.7. Hang Quả Vàng trên đảo Cát Bà

Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề với

vịnh Hạ Long (hình 2.6). Vịnh rộng trên 7.000ha, trong đó 5.400ha là khu vực quản

lý của Vườn quốc gia Cát Bà. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với

khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ. Khác với vịnh Hạ Long, tất cả 400 hòn đảo lớn nhỏ ở

vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật. Mật độ núi đá vôi ở đây

khá dày và còn rất hoang sơ, chia cắt mặt biển thành những áng, vịnh nhỏ, trong đó

nhiều áng, vịnh, hang động chưa được khám phá. Có tới hàng trăm ngọn núi với

nhiều dáng vẻ tùy theo sự tưởng tượng của du khách như hòn Guốc (giống như cái

guốc), hòn Dơi (giống như con dơi). Vịnh Lan Hạ cũng có nhiều hang động thạch

nhũ như Hàm Rồng, Dõ Cùng, hang Cả. Vịnh Lan Hạ có 139 bãi cát nhỏ xinh, tinh

khiết. Nhiều bãi cát xoải dài giữa hai khối núi đá, yên tĩnh không có sóng lớn, thực

Page 39: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

32

sự là những bãi tắm lý tưởng.

Về di tích lịch sử - văn hoá, khu vực có nhiều di tích, đền thờ như đền thờ Bà

Đế và nhiều lễ hội trong vùng như hội chọi trâu Đồ Sơn (hình 2.8).

Hình 2.8. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn [7] Hình 2.9. Khu nghỉ dưỡng Hòn Dáu resort

Để phát triển ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách, khu vực nghiên

cứu đã đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch với các tiện nghi sinh hoạt hiện

đại, sang trọng đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của du khách.

Trong đó, có nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn nổi tiếng được đầu tư xây dựng như:

khách sạn , khu resort Hòn Dáu (hình 2.9), Cát Bà Sunrise Resort, khách sạn Sea

Pearl Cát Bà, Holiday View, khách sạn Hải Âu, Đồ Sơn resort…

2.2.5. Khai thác khoáng sản ven biển

Đới ven biển Hải Phòng có

một số loại khoáng sản gồm khoảng

sản phi kim (vật liệu xây dựng,

khoáng chất công nghiệp, nguyên

liệu phân bón), khoáng sản kim loại

(titia, ilmenit, chì - vàng…) và

khoáng sản nhiên liệu (than bùn).

Hiện nay khai thác cát bở rời

trên địa bàn nghiên cứu chưa hợp

lý, chưa có quy hoạch và quản lý

chặt chẽ. Tình trạng khai thác cát

lậu xảy ra tràn lan tại các sông trên địa bàn gây mất cân bằng trầm tích làm sạt lở bờ

sông nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực sông Văn Úc, sông Lạch Tray...(hình 2.10).

2.2.6. Giao thông vận tải thủy

Hình 2.10. Khai thác cát tràn lan trên sông Văn Úc [7]

Page 40: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

33

Khu vực nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận

tải thủy - biển. Nằm cách đường hàng

hải quốc tế hơn 50 hải lý, với đường

bờ biển dài và 5 cửa sông lớn, thành

phố Hải Phòng trở thành cửa ngõ giao

lưu quan trọng. Từ đây có tuyến

đường biển nối Hải Phòng với các

tuyến khác trong khu vực và trên thế

giới. Tại nhiều cửa sông của mạng

lưới sông Hồng và sông Thái Bình,

tàu biển có trọng tải lớn được phép

vào sâu trong đất liền (cửa Nam Triệu có nhiều chỗ sâu trên 9m). Từ đây đã tạo ra

các luồng vận tải hành khách và hàng hoá theo nhiều hướng đến nhiều địa điểm

khác nhau. Một số tuyến vận tải như: tuyến Vạn Hoa - Tiên Yên; tuyến Hải Phòng

- Cẩm Phả; tuyến Hải Phòng - Móng Cái ...

Khu vực nghiên cứu có hệ thống cảng biến lớn vào bậc nhất trên cả nước.

Hệ thống cảng biển của Hải Phòng trên địa bàn nghiên cứu bao gồm cảng Chùa Vẽ

(hình 2.11), cảng Hải Quân, cảng Đình Vũ, cảng Minh Đức, cảng Phà Rừng 1,

cảng Phà Rừng 2, cảng Cát Bà. Khu cảng Hải Phòng gồm 3 khu cảng chính có tổng

chiều dài các cầu cảng là 2.257m phục vụ bốc xếp hàng hóa với năng lực thông qua

khoảng 8 triệu tấn/năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tàu trên

10.000 tấn. Cảng Đình Vũ mới được đưa vào sử dụng là một cảng nước sâu hiện

đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế, cho phép tàu 30.000 tấn ra vào, với năng lực thông qua

cảng là 12 triệu tấn/năm. Từ các cảng này, toàn bộ đồng bằng Châu thổ Sông Hồng

được liên hệ kinh tế với các vùng phía nam và với các nước khác thông qua các

tuyến đường biển: Hải Phòng - Bến Thủy, Hải Phòng - Đà Nẵng, Hải Phòng - Quy

Nhơn, Hải Phòng - Sài Gòn… hoặc các tuyến đường biển quốc tế: Hải Phòng -

Hồng Kông, Hải Phòng - Hà Khẩu, Hải Phòng - Bắc Hải, Hải Phòng - Tokyo.

Các hoạt động giao thông thủy vừa là yếu tố cường hóa tai biến xói lở - bồi

tụ, vừa chịu ảnh hưởng từ những tai biến này. Hoạt động giao thông thủy và việc

xây dựng mở rộng những cảng biển, tuyến đường thủy đã làm thay đổi hình thái

đường bờ, làm gia tăng nguy cơ xói lở - bồi tụ. Đồng thời tai biến bồi tụ gây biến

động luồng lạch ra vào cảng, hạn chế giao thông thủy, gây tốn kém tiền của để nạo

vét luồng lạch…

Hình 2.11. Một góc cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng [7]

Page 41: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

34

Chương 3. BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG

Kết quả nghiên cứu và phân tích ảnh cho thấy đới ven biển của Thành phố Hải Phòng có biến động mạnh về mặt không gian theo thời gian. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu nguyên nhân và phân tích, đánh giá các tai biến đi kèm với biến động, nhằm cung cấp thông tin một cách thuận lợi cho các đối tượng sử dụng nghiên cứu, kết quả biến động đường bờ đới ven biển Hải Phòng được trình bày theo 3 nội dung: 1 - Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ; 2 - Biến động đường bờ biển theo ranh giới hành chính các quận, huyện ven biển của thành phố; và, 3 - Biến động đường bờ theo các giai đoạn ảnh sử dụng.

3.1. Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ

Theo đặc trưng về hình thái, cấu trúc và thành phần vật chất cấu tạo nên đường bờ, đường bờ đới ven biển Hải Phòng được phân chia thành ba nhóm chính, bao gồm: đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc, đường bờ là các bãi bồi và đường bờ cửa sông. Do khả năng chống chịu sóng gió, điều kiện thủy động lực và hình thái mỗi loại đường bờ nói trên có đặc điểm khác nhau nên mức độ biến động theo thời gian của chúng là khác nhau. Cụ thể như sau:

3.1.1. Biến động khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc

Khu vực có hình thái đường bờ đá là khu vực có ít biến động nhất, điều này được thể hiện rõ rệt trên sơ đồ chồng chập các đường bờ biển trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2011 (hình 3.1).

Hình 3.1. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng từ năm 1989 đến năm 2011

Khu vực có đường bờ cấu tạo là đá rắn chắc trong khu vực ven biển Hải

Page 42: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

35

Phòng bao gồm: khu vực bao quanh phần phía bắc, phía tây và phía tây nam đảo

Cát Bà, khu vực xung quanh đảo Cát Hải và khu vực mũi Đồ Sơn. Đây là những

đường bờ cấu tạo bởi vách đá vôi (khu vực đảo Cát Bà) hoặc đá trầm tích cát kết rắn

chắc (mũi Đồ Sơn) hoặc đã được gia cố bởi hệ thống kè đá vững chắc do con người

khi xây dựng (đảo Cát Hải). Các bờ đá này tuy đều nằm ở những vị trí chịu tác động

mạnh của các yếu tố động lực biển (sóng, thủy triều và dòng chảy ven bờ) và các

yếu tố khí hậu cực đoan (bão, gió lớn) nhưng vẫn không bị biến động nhiều trong

gần 30 năm qua.

Riêng khu vực phía bắc Cát Hải, trên sơ đồ đường bờ năm 1989 có hình

thành một lạch nước nhỏ nằm giữa xã Nghĩa Lộ. Trong các giai đoạn sau lạch nước

tiếp tục phát triển và trên sơ đồ đường bờ năm 2007, có thể quan sát rõ rệt lạch này

phát triển kéo dọc giữa xã Nghĩa Lộ và xã Đồng Bài tạo thành một kênh nước biển

chính là lạch Huyện. Theo sơ đồ đường bờ năm 2007, lạch Huyện có chiều dài

khoảng 4,5 - 5km và chiều rộng khoảng 350 - 400m.

Hình 3.2. Sơ đồ đường bờ khu vực đảo Cát Hải và đảo Cát Bà năm 1989 và năm 2011

Hình thái đường bờ mũi Đồ Sơn khá ổn định trong suốt giai đoạn 1989 -

2011 thể hiện trong hình 3.3. Hình dạng đường bờ ít biến đổi, chỉ có đôi chỗ mở

rộng ra phía biển, các khu vực này nằm ở các bãi tắm từ khu 1 đến khu 3 (phường

Ngọc Hải và phường Vạn Hương) và một số khu vực xây dựng hệ thống các khu

nghỉ dưỡng như khu resort Hòn Dáu ở phía ngoài cùng của mũi Đồ Sơn.

Page 43: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

36

Hình 3.3. Sơ đồ đường bờ khu vực mũi Đồ Sơn năm 1989 và năm 2011

3.1.2. Biến động tại khu vực đường bờ là các bãi bồi

Các khu vực có đường bờ là các bãi bồi phân bố khá phổ biến trong vùng,

nhiều nhất là tại Tiên Lãng và Kiến Thụy. Các khu vực này, đường bờ biến động

lớn với tốc độ lấn biển mạnh, có tính liên tục kéo dài song song với đê biển. Có thể

thấy rõ mức độ biến động khu vực bãi bồi trên sơ đồ đường bờ từ năm 1989 đến

năm 2011 tại một số khu vực điển hình là bãi bồi thuộc xã Tây Hưng, xã Đông

Hưng huyện Tiên Lãng; bãi bồi xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy (hình 3.1).

Theo sơ đồ đường bờ biển năm 1989 và năm 2011, đường bờ khu vực bãi bồi

từ tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc dài khoảng 7,5km, liên tục lấn ra phía biển

từ 1,3 -1,4km, đường bờ mới hình thành kéo dài song song với đường bờ cũ (hình

3.4). Như vậy, tốc độ biến động ở đây đạt trung bình khoảng 59 - 63m/năm, đặc biệt

trong giai đoạn 1995 - 1999, tốc độ biến động đường bờ mạnh nhất đạt 160m/năm,

trong 4 năm đó, đường bờ lấn ra biển đạt gần 620 - 650m.

Page 44: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

37

Hình 3.4. Sơ đồ đường bờ biển khu vực bãi bồi từ tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc năm

1989 và năm 2011

Tốc độ biến động trong giai đoạn 1989 - 2011 không đồng đều tại từng nơi

thuộc khu vực bãi bồi huyện Tiên Lãng, cao nhất đạt 180 - 190m/năm tại xã Tây

Hưng, xã Đông Hưng, giảm dần còn 96m/năm ở khu vực xã Tiên Hưng và còn

khoảng 73m/năm thuộc khu vực xã Vinh Quang. Như vậy trong giai đoạn này (22

năm) đường bờ khu vực bãi bồi huyện Tiên Lãng có xu hướng chung là lấn ra biển

trung bình khoảng 1,7km, lớn nhất đạt 4 - 4,25km ở xã Đông Hưng và nhỏ nhất là

30 - 50m ở sát cửa Văn Úc, xã Vinh Quang.

Trong khi đó, đường bờ khu vực bãi bồi từ xã Tân Thành, quận Dương Kinh

đến khu vực phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, tốc độ biến động khá nhỏ, trung

bình khoảng 17 - 20 m/năm. Độ rộng lấn biển của đường bờ đạt cao nhất ở khu vực

thôn Tân Lập, phường Tân Thành là khoảng 1,12km cho toàn bộ giai đoạn nghiên

cứu (22 năm), nhỏ nhất chỉ vào khoảng vài mét ở khu vực sát cửa Lạch Tray và giáp

phường Ngọc Xuyên.

3.1.3. Biến động đường bờ tại khu vực cửa sông

Với đường bờ tại khu vực cửa sông, tốc độ biến động có sự khác nhau rõ rệt

ở từng nơi. Tại các cửa Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình, đường bờ biển và bờ sông

ít ít có sự biến động trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân là do những khu vực

này được xây dựng hệ thống đê và kè đá hai bên bờ sông, giảm mức độ biến động

đường bờ. Trong đó, khu vực bờ nam cửa Văn Úc và bờ bắc cửa Lạch Tray có sự

biến động đường bờ lấn ra phía biển song độ rộng lấn biển nhỏ, cực đại chỉ khoảng

20 - 30m trong 22 năm.

Page 45: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

38

Ngược lại với xu hướng trên, tại khu vực cửa Cấm, tốc độ biến động đường

bờ là rất lớn và điển hình cho toàn đới ven biển. Tại đây, lòng sông dần thu hẹp,

đoạn giao nhau giữa nước sông và nước biển ở cửa Cấm đã thay đổi tiến dần ra

phía biển với tốc độ trung bình khoảng 179 - 182m/năm trong giai đoạn 1989 -

2011 (hình 3.5).

Hình 3.5. Sơ đồ đường bờ biển khu vực cửa Cấm - đảo Đình Vũ năm 1989 và năm 2011

3.2. Biến động đường bờ biển theo ranh giới hành chính

Theo ranh giới hành chính, khu vực nghiên cứu bao gồm 6 quận, huyện ven

biển: huyện Cát Hải, quận Hải An, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn, huyện Kiến

Thụy và huyện Tiên Lãng.

3.2.1. Huyện Cát Hải

Huyện Cát Hải bao gồm đảo Cát Hải và đảo Cát Bà. Nhìn chung đường bờ

biển thuộc huyện này ít có sự biến động do đặc điểm cấu trúc bờ là những vách đá

vôi tự nhiên (Cát Bà) hoặc được bảo vệ bởi hệ thống kè đá, đê ngầm phá sóng (Cát

Hải). Theo sơ đồ biến động đường bờ biển vùng nghiên cứu (hình 3.2), tuy đường

bờ khu vực này khá ổn định song động lực biển vẫn tác động phá hủy những công

Page 46: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

39

trình kè bảo vệ đường bờ.

3.2.2. Quận Hải An

Đường bờ biển quận Hải An nhìn chung có mức độ biến động vào mức lớn

nhất khu vực nghiên cứu. Tốc độ biến động trung bình tại đây đạt 150m/năm trong

giai đoạn 1989 - 2011. Trong đó, đáng chú ý là khu vực hai bên bờ cửa Cấm, nơi

có tốc độ lấn biển cao nhất trong toàn vùng. Tốc độ biến động phía phường Tràng

Cát cao nhất là 200m/năm, và tốc độ biến động phía bán đảo Đình Vũ đạt cao nhất

khoảng 250m/năm. Như vậy, trong vòng 22 năm qua, khu vực này lấn ra biển trung

bình khoảng 3,3km, nơi lấn ra phía biển cao nhất đạt khoảng 5,5 - 6km (hình 3.5).

3.2.3. Quận Dương Kinh

Đường bờ biển quận Dương Kinh có mức độ biến động nhỏ, tốc độ biến

động trung bình khoảng 17-20m/năm. Mức độ biến động đường bờ mạnh nhất ở

phần giữa đoạn đường bờ xã Tân Thành và giảm dần sang hai phía. Như vậy trong

giai đoạn nghiên cứu (từ 1989 đến 2011), đường bờ lấn biển trung bình khoảng 400

- 450m, rộng nhất đạt 500m trong vòng 22 năm.

3.2.4. Quận Đồ Sơn

Đường bờ biển quận Đồ Sơn có mức độ biến động không đồng đều, trong đó

một phần biến động với xu thế lấn biển, một phần ít biến động. Trong giai đoạn

1989 - 2011, khu vực bãi bồi xã Bàng La có tốc độ biến động đường bờ lớn nhất đạt

70m/năm, với xu hướng mở rộng ra phía biển liên tục dọc theo đường bờ cũ (hình

3.3). Đường bờ biển khu vực phường Ngọc Xuyên có tốc độ biến động khá nhỏ,

trung bình khoảng 15 - 20m/năm. Trong khi đó phần mũi Đồ Sơn từ khu 1 đến khu

3 đường bờ biển khá ổn định, có một số thay đổi mở rộng thêm ở các bãi tắm từ khu

1 đến khu 3 Đồ Sơn trong giai đoạn 2007 - 2011.

3.2.5. Huyện Kiến Thụy

Đường bờ biển huyện Kiến Thụy phần lớn có dạng các bãi triều bồi tụ có

biến động đồng đều với tốc độ khá lớn, đạt trung bình khoảng 60 - 63m/năm trong suốt giai đoạn 1989 - 2011 (hình 3.4), mạnh nhất đạt 160m/năm vào giai đoạn 1995-

1999 . Như vậy trong 22 năm, đường bờ lấn biển một khoảng 1,4 - 1,5 km. Tại đới ven biển huyện Kiến Thụy, rừng ngập mặn phát triển khá xanh tốt. Rừng ngập mặn

có vai trò quan trọng trong bảo vệ bờ biển khỏi tác động phá hủy bờ của sóng, gió, giữ lượng bùn cát để tăng cường bồi tụ lấn biển. Đồng thời những bãi bồi cung cấp các chất nuôi dưỡng rừng ngập mặn. Trong tương lai gần, đường bờ biển khu vực

này tiếp tục lấn biển để tạo ra các vùng đất ven biển mới phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ của huyện.

Page 47: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

40

3.2.6. Huyện Tiên Lãng

Hình 3.6. Sơ đồ đường bờ khu vực huyện Tiên Lãng năm 1989 và năm 2011

Huyện Tiên Lãng có 4 xã giáp biển gồm: xã Vinh Quang, xã Tiên Hưng, xã

Đông Hưng và xã Tây Hưng. Trong đó tốc độ biến động đường bờ xã Đông Hưng,

Tây Hưng là lớn nhất, đạt 180 - 190m/năm, tương đương với độ rộng lấn biển đạt 4

- 4,5km trong vòng 22 năm qua. Tốc độ biến động đường bờ giảm dần còn khoảng

96m/năm ở khu vực xã Tiên Hưng và còn 73m/năm ở khu vực xã Vinh Quang (hình

3.6). Như vậy từ bắc xuống nam, đường bờ có mức độ lấn biển tăng dần. Các bãi

bồi của đới ven biển huyện là đối tượng khai thác mạnh mẽ cho các hoạt động nuôi

trồng thủy sản mặn lợ, xu thế bồi tụ tiến ra biển sẽ tạo thêm quỹ đất cho phát triển

nuôi trồng thủy sản tại huyện này.

3.3. Biến động đường bờ biển theo các giai đoạn nghiên cứu

Nhìn chung, đường bờ biển Hải Phòng có những biến động khá lớn và có xu

hướng mở rộng thêm ra phía biển trong suốt giai đoạn 1989 đến 2011 (hình 3.1).

Tốc độ biến động trung bình đạt khoảng 30 - 45m/năm. Trong đó, tốc độ biến động

thay đổi theo các giai đoạn, trong đó giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 -

Page 48: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

41

2011, đường bờ biến động mạnh nhất và đều có xu hướng lấn biển. Cụ thể cho từng

giai đoạn như sau:

3.3.1. Giai đoạn 1989 - 1995

Theo sơ đồ đường bờ năm 1989 và năm 1995, thấy rằng trong giai đoạn này

một số đoạn đường bờ có xu hướng lấn biển, tốc độ lớn nhất khoảng 120m/năm ở

khu vực cửa Cấm và khoảng 115m/năm ở khu vực bãi bồi xã Tiên Hưng, xã Tây

Hưng, huyện Tiên Lãng (hình 3.8). Ngoài những nơi có biến động tiến ra biển một

số khu vực có dấu hiệu đường bờ lùi về phía đất liền như khu vực phía đông và

đông nam đảo Cát Bà với tốc độ nhỏ.

Trong giai đoạn này, đường bờ biển khu vực Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến

Thụy không biến động nhiều. Đặc biệt khu vực mũi Đồ Sơn và phía tây nam đảo

Cát Bà, đường bờ biển năm 1995 gần như trùng khớp với đường bờ biển năm 1989.

Như vậy trong suốt 6 năm, đường bờ biển giai đoạn này gần như không biến đổi

(hình 3.7).

Hình 3.7. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng năm 1989 và 1995

3.3.2. Giai đoạn 1995 - 1999

Theo kết quả từ sơ đồ đường bờ năm 1995 và năm 1999 cho thấy, đường bờ

biển vùng nghiên cứu tiến về phía biển một khoảng đáng kể. Ở một số khu vực,

đường bờ có độ mở rộng về phía biển rõ rệt như đường bờ thuộc địa phận quận Hải

An, quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng. Trong đó khu vực có tốc

Page 49: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

42

độ biến động lớn nhất là phần phía nam cửa Cấm thuộc địa phận phường Tràng Cát,

quận Hải An với tốc độ biến động khoảng 355 - 360m/năm trong giai đoạn này

(hình 3.8).

Hình 3.8. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng năm 1995 và 1999

Hình 3.9. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng năm 1999 và 2003

3.3.3. Giai đoạn 1999 - 2003

Page 50: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

43

Theo sơ đồ đường bờ năm 1999 và năm 2003 cho thấy, đường bờ biến động khá phức tạp với hai xu hướng lấn biển và lùi về phía đất liền ở từng đoạn đường bờ khác

nhau. Tốc độ biến động đường bờ trung bình khoảng 15 - 20m/năm. Trong đó tốc độ biến động lớn nhất giai đoạn này đạt khoảng 350m/năm lấn ra biển ở khu vực bãi bồi xã

Đông Hưng, huyện Tiên Lãng. Ngược lại, khu vực bãi bồi từ Bàng La đến Đại Hợp, đường bờ cắt sâu vào phía đất liền với tốc độ khoảng 80m/năm, đặc biệt mạnh ở khu

vực xã Bàng La đạt 178m/năm. Ngoài ra một số khu vực khác, độ biến động khá nhỏ, không thể hiện rõ rệt trên sơ đồ đường bờ (hình 3.9).

Hình 3.10. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng năm 2003 và 2007

3.3.4. Giai đoạn 2003 - 2007

So sánh đường bờ biển năm 2003 và năm 2007 ta thấy, đường bờ có sự trùng

khớp giữa năm 2003 và năm 2007 ở đoạn từ bờ nam cửa Lạch Tray tới cửa Thái

Bình. Trong khi đó đoạn đường bờ biển ở phía bờ bắc cửa Lạch Tray đến cửa Nam

Triệu biến động khá rõ nét. Hai bên cửa Cấm đường bờ lấn ra biển với tốc độ

khoảng 250m/năm. Đường bờ khu vực Bàng La đã có xu hướng lấn biển với hoạt

động lấp dần trầm tích vào những lưỡi cắt bãi bồi từ năm 2003. Riêng khu vực đảo

Cát Hải giữa năm 2003 và năm 2007 có sự thay đổi đường bờ. Năm 2007, thể hiện

rõ trên bản đồ là lạch Huyện đã tạo thành kênh dẫn ngăn đảo thành hai phần,

khoảng cách hai bờ kênh đạt khoảng 350 - 400m (hình 3.10).

3.3.5. Giai đoạn 2007 - 2011

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, đường bờ có sự biến động khá

Page 51: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

44

rõ rệt. Một số khu vực có độ biến động lớn, bao gồm: khu vực bờ bắc Cửa Cấm;

khu vực xã Bàng La quận Đồ Sơn, xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy và khu vực xã

Đông Hưng huyện Tiên Lãng. Theo sơ đồ đường bờ năm 2007 và năm 2011 (hình

3.11), đường bờ biển bờ bắc cửa Cấm đạt tốc độ lấn biển cao nhất, khoảng

300m/năm. Trong khi đó, khu vực đường bờ biển thuộc xã Bàng La và xã Đại Hợp

tiếp tục lấn biển với tốc độ 260m/năm, đường bờ biển mới khá liên tục song song

với đường bờ năm 1989. Khu vực xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng có tốc độ lấn

biển đạt cực đại là 250m/năm. Còn lại một số khu vực khác như xã Tây Hưng

huyện Tiên Lãng, mũi Đồ Sơn và khu vực Cát Hải, đảo Cát Bà đường bờ biển khá

trùng khớp, diện tích biến động rất ít và không rõ rệt.

Hình 3.11. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng năm 2007 và 2011

Page 52: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

45

Chương 4. HIỆN TRẠNG TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN

BIỂN HẢI PHÒNG

4.1. Tổng quan hiện trạng xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng trong các nghiên cứu trước

Từ những năm 90 đã có các công trình nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới

ven biển Hải Phòng, trong đó chủ yếu tập trung ở những khu vực xảy ra hiện tượng

xói lở - bồi tụ mạnh gồm khu vực đảo Cát Hải, phía nam bán đảo Đình Vũ, phía bắc

cửa Bạch Đằng. Theo nghiên cứu của Trần Đức Thạnh, 2000, riêng ở phía Bắc cửa

Bạch Đằng, trong vòng 60 năm (1936 - 1996) đã mất đi 2.426 ha đất ngập nước phủ

thực vật và 1.391 ha đất ngập nước không phủ thực vật. Tốc độ xói lở ở các khu vực

cũng rất khác nhau, mạnh nhất là Cát Hải: 38,4 m/năm, Đình Vũ - Bạch Đằng: 5,5

m/năm. Hoạt động bồi tụ trong vùng chủ yếu tập trung tại khu vực dọc đường 14,

Tràng Cát, Cửa Cấm, Đình Vũ. Hoạt động bồi tụ và xói lở trong phạm vi vùng biển

nghiên cứu đã trở thành một tai biến thực sự vì nó gây mất quỹ đất, gây phá huỷ và

sập đổ các công trình nhân sinh như kè đá chắn sóng, đập, đê biển và đảo, thu hẹp

rừng ngập mặn và san lấp luồng lạch gây cản trở giao thông [27].

Bảng 4.1. Diễn biến xói lở bờ Cát Hải giai đoạn 1930 - 1990 (Trần Đức Thạnh, 2000 [27])

Giai đoạn 1930 - 1965 1965 - 1990

Số đoạn bờ xói lở 3 5

Tổng chiều dài xói lở (m) 6.000 6.200

Trong đó

Yếu 0 3.700

Trung bình 1.800

Mạnh 4.200 0

Rất mạnh 0 2.500

Tốc độ xói trung bình (m/năm) 4,5 5,0

Tốc độ xói cực đại (m/năm) 8,5 10,0

Tốc độ xói lở (m/năm) 2,7 3,09

Theo báo cáo thuộc dự án độc lập KHCN-5A, do Trần Đức Thạnh chủ nhiệm,

kết quả nghiên cứu từ số liệu theo dõi tính toán di chuyển bùn cát dọc bờ do năng

lượng sóng tại 3 khu vực có đường bờ khác nhau là Bến Gót, Gia Lộc, Hoàng Châu

thì trong cả năm, cả 3 khu vực đều bị mất bồi tích về phía tây bắc Hoàng Châu (Cát

Hải). Từ đó xác định được xu thể xói lở - bồi tụ của từng khu vực nhỏ. Khu vực

đường bờ Cát Hải có xu thế xói lở quanh năm, trong đó Gia Lộc là khu vực xói lở

mạnh nhất, tại Hoàng Châu xói lở mức trung bình và tại Bến Gót bồi tụ ở mức trung

Page 53: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

46

bình. Theo đó, bờ biển Cát Hải có tổng chiều dài bờ phía biển bị xói lở khoảng

6.200m trong giai đoạn 1965 - 1990. Trong đó, có 4.000m đê kè rất xung yếu và

nguy hiểm do dân cư tập trung sát bờ ở Gia Lộc - Hoà Quang (1.500m), Văn Chấn -

Hoàng Châu (2.500m) [29].

Theo nghiên cứu của Phạm Quang Sơn, 2004, bằng phương pháp viễn thám

và GIS từ nguồn tài liệu ảnh SPOT đa phổ chụp năm 1994, dựa vào vị trí đường 0m

hải đồ đã cho thấy xu thế chung ở phía nam, đông nam Đình Vũ là xói lở bãi triều

cao, bồi tụ luồng lạch và bồi tụ mở rộng bãi triều thấp đã diễn ra từ rất lâu. Đặc biệt

từ sau năm 1981, đập Đình Vũ hoàn thành, bồi tụ luồng lạch và bờ thấp ở phía tây,

tây nam Đình Vũ tăng lên đột biến làm bồi lấp hẳn lạch Cửa Cấm thành bãi triều

thấp, độ dài xói lở Đình Vũ khoảng 3.000m.

Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ phía đông nam Đình Vũ của Phạm

Quang Sơn: trước khi có đập Đình Vũ, tốc độ xói lở là mạnh nhất, đạt tốc độ lớn

nhất 11,8m/năm; bờ bị xói lở trên chiều dài 1.610m. Sau khi đập Đình Vũ đã hoàn

thành, tốc độ xói lở giảm đi còn khoảng 4,2m/năm. Ngoài ra, khu vực cửa sông Văn

Úc trong giai đoạn 1965 - 1989 bị xói lở mạnh, tốc độ xói ngang khoảng 4,7 -

14,3m/năm. Nguyên nhân được xác định là do trong thời gian này, khu vực này

chịu tác động mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn và do hoạt động khai thác,

chặt phá rừng đầu nguồn, quai đê lấn biển nên gây nên [29].

Riêng vùng ven bờ tây nam bán đảo Đồ Sơn là bộ phận rìa ngoài cùng phía

đông bắc châu thổ sông Hồng kéo dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường. Tiến hoá môi

trường trầm tích của khu vực trong kỷ Holoxen cho thấy rằng quá trình lắng đọng

trầm tích liên tục diễn ra trong suốt 8.000 năm qua với tốc độ trung bình

2,2mm/năm. Khoảng 3.000 năm trở lại đây, tốc độ lắng đọng trầm tích tăng lên

mạnh và đạt trung bình 5mm/năm. Nguồn cung cấp bồi tích chính cho khu vực là

sông Văn Úc với tải lượng phù sa đạt khoảng 11 triệu tấn/năm. Đường bờ trung

bình có thể hiện pha bồi tụ với tốc độ bồi tụ trung bình trên 10m/năm, cực đại có

chỗ đạt 70 - 80m/năm.

4.2. Hiện trạng xói lở-bồi tụ đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011

4.2.1. Tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011

Qua kết quả phân tích biến động đường bờ biển vùng nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2011 (chương 3), tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng

Page 54: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

47

thể hiện ở một số khu vực như: khu vực đảo Cát Hải, khu vực bán đảo Đình Vũ, khu vực phía tây nam Đồ Sơn và khu vực xã Bàng La. Cụ thể như sau:

Theo sơ đồ vị trí đường bờ giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2011 (hình 3.2),

đường bờ quần đảo Cát Bà gần như không có sự thay đổi. Các đường ranh giới giữa

vùng nước và đất liền chiết tách được từ các ảnh vệ tinh LANDSAT thu được trong

thời gian này khá trùng khớp, ít biến động. Do đảo Cát Bà cấu tạo bởi các thành tạo

đá vôi và đá trầm tích lục nguyên rắn chắc nên tốc độ bào mòn và xói lở dưới tác

động của động lực biển là không đáng kể, mức độ xói lở phá hủy bờ theo diện tích

thể hiện không rõ rệt.

Đối với khu vực đảo Cát Hải, trước khi xây dựng các đê, kè chắn sóng bởi đá rắn chắc (năm 1990) như hiện nay, hiện tượng xói lở tại những khu vực này khá mạnh mẽ. Tốc độ xói lở ở những khu vực đảo Cát Hải này là khá lớn như bờ trong giai đoạn 1965 đến 1990 tốc độ xói lở là 38,4m/năm. Sau khi đã có hệ thống đê biển khá kiên cố và được đầu tư gia cố hàng năm, hiện trạng đường bờ biển lấn vào không còn quan sát thấy xung quanh đảo (hình 3.2).

Hình 4.1. Một đoạn đê biển Cát Hải bị sóng biển phá hủy

Page 55: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

48

Tuy nhiên, hiện tượng sạt lở tuyến đê biển này do hoạt động của sóng, gió và bão biển vẫn diễn ra thường xuyên. Cụ thể, khu vực ven biển huyện Cát Hải trong

giai đoạn 1989 - 2011 xảy ra xói lở ở các đoạn đường bờ biển thuộc xã Hoàng Châu ở phía tây - tây nam đảo và khu vực Gia Lộc, thị trấn Cát Hải ở phía đông nam đảo.

Sơ đồ thể hiện đường bờ biển các năm 1995, 1999 và năm 2003 (hình 3.1) thấy rõ được sự biến động này. Theo đó, năm 2003 đường bờ xâm thực vào trong phía đảo

và tạo khoảng cách đối với đường bờ năm 1999. Tại khu vực phía đông xã Đồng Bài gần cửa Lạch Huyện, diện tích bị xói lở trong giai đoạn 1999 - 2003 vào khoảng

180 - 190m2. Đoạn xói lở dài khoảng 300 - 350m và tốc độ xói đạt 110m/năm (hình 3.2). Từ 2009 đến nay, đã có rất nhiều dự án gia cố đê biển huyện Cát Hải, do vậy

hiện tượng xói lở đường bờ diễn ra không còn mạnh như trước, xói lở diện đã chuyển sang hình thức khoét đáy là chủ yếu. Sau khi có những công trình kè đá bảo

vệ đường bờ thì tốc độ xói bờ ở những khu vực này giảm đi đáng kể như một số kè đá được tu bổ ở khu vực Cát Hải: Hoàng Châu - Văn Chấn, Bến Gót (năm 2009) và

cường độ giảm dần khi có hệ thống các công trình kè đá, đê ngầm chắn sóng, bảo vệ bờ biển (từ 2010 đến nay). Những hệ thống đê này vẫn được Thành phố Hải Phòng

xây dựng và tu bổ hang năm để bảo vệ diện tích đất trên đảo.

Ngoài ra, xói lở còn xảy ra ở khu vực Cát Hải, tạo ra một kênh nước phân

chia đảo Cát Hải thành hai phần, chính là lạch Huyện. Theo sơ đồ đường bờ năm 2007, lạch Huyện có chiều dài khoảng 4,5 - 5km và chiều rộng khoảng 350 - 400m. Theo các tài liệu địa phương thì mức độ sạt lở bờ kè và bờ lạch nói trên xảy ra

mạnh khi vào mùa gió Đông Bắc, đặc biệt khi có bão đổ bộ vào khu vực nghiên cứu. Tuy vậy, mức độ biến động về mặt diện tích thể hiện trên sơ đồ đường bờ từ năm

1989 đến năm 2011 là không rõ rệt (hình 3.2).

Theo sơ đồ đường bờ các năm và khoanh vùng diện tích các khu vực ven biển, thấy rằng một phần phía đông bán đảo Đình Vũ cũng có dấu hiệu đường bờ dịch vào phía đất liền một khoảng là 20 - 30m trong giai đoạn từ 1999 đến 2003. Do ở đây xảy ra quá trình xói lở xen kẽ với quá trình bồi tụ luồng lạch, song do mức độ bồi tụ chiếm ưu thế lớn trong một thời gian dài nên từ 1989 - 2011 kết quả đường bờ các năm đều thể hiện xu hướng bồi tụ.

Cũng trong trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, ngoài khu vực đảo

Cát Hải và bán đảo Đình Vũ, phường Bàng La quận Đồ Sơn cũng có một số nơi có

hiện tượng xói lở, đường bờ dịch sâu về phía đất liền. Tại đây vào năm 2003 đường

bờ khúc khuỷu, có những đường cắt xẻ hình răng lược. Theo sơ đồ diện tích các khu

vực ven biển cũng cho thấy diện tích bị mất đi ở đây là khoảng 1-1,1 km2 (hình 4.1).

Theo tính toán, tốc độ xói lở trung bình tại khu vực này khoảng 58 - 60m/năm, khu

Page 56: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

49

vực có tốc độ lấn vào đất liền mạnh nhất đạt 147m/năm ở phía đông bắc xã Bàng La.

Hình 4.2. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển từ tây nam mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc giai đoạn từ

năm 1999 và năm 2003

4.2.2. Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch đới ven biển Hải Phòng

Đới ven biển Hải Phòng là khu vực tập trung nhiều cảng quan trọng đối với

phát triển kinh tế - xã hội nên vấn đề bồi tụ càng được quan tâm nhiều hơn. Theo số

liệu từ cảng vụ Hải Phòng, giai đoạn 2001 - 2005, hàng năm khối lượng nạo vét

luồng và cảng Hải Phòng trong các năm gần đây từ 2,3 - 2,9 triệu m3 [32]. Như vậy

hàng năm cảng Hải Phòng phải đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc nạo vét các luồng

lạch vào cảng. Qua kết quả phân tích biến động đường bờ giai đoạn 1989 – 2011

cho thấy đới ven biển Hải Phòng đang chịu tác động và có biểu hiện trở thành tai

biến do hoạt động bồi tụ gây biến động luồng lạch, đặc biệt là bồi tụ thu hẹp cửa

Cấm (hình 4.2, 4.3).

Khu vực cửa Cấm là khu vực bồi tụ điển hình của đới ven biển Hải Phòng.

Trong giai đoạn 1989 - 2011, tốc độ bồi tụ tại đay đạt trung bình 179 - 182m/năm.

Diện tích bồi tụ tại khu vực năm 2011 gấp khoảng 2 lần diện tích bãi bồi năm 1989.

Như vậy trong vòng 22 năm (1989 - 2011) khu vực cửa Cấm đã bối tụ khoảng 15-

16km2, đặc biệt là khu vực phía bờ bắc cửa sông.

Page 57: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

50

Hình 4.3. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển cửa Cấm năm 1989 và năm 2011

Hình 4.4. Sơ đồ diện tích khu vực ven biển Hải Phòng năm 1989 và năm 2011

Như vậy, sau 30 năm đắp đập Đình Vũ (1981) phần luồng vào cửa Cấm đã

Page 58: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

51

gần như bị lấp hoàn toàn, cửa Cấm bị đẩy xa ra phía biển, hai bên cửa là những bãi

bồi nổi cao được quai đắp thành nhiều đầm nuôi trồng thủy sản. Như vậy, quá trình

xói lở bãi bồi nổi cao, bồi tụ mở rộng bãi bồi thấp xảy ra liên tục trong suốt giai

đoạn 1989 - 2011. Kết quả là trên bản đồ đường bờ năm 2011 (hình 4.4), hai bên bờ

cửa Cấm giữa Đình Vũ và Tràng Cát chỉ còn cách nhau khoảng 100 - 200m làm

lạch triều lấy nước và tiêu thoát nước đầm nuôi. Riêng phần phía bắc, đông bắc cửa

Cấm, khu vực bán đảo Đình Vũ do quá trình xói xảy ra mạnh hơn nên kết quả năm

2011 cho thấy bãi bồi tụ không rõ rệt.

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, tốc độ bồi tụ khu vực này là khác nhau. Cụ

thể trong giai đoạn 1989 - 1995, tốc độ bồi tụ tại khu vực cửa Cấm là khoảng

120m/năm. Sang giai đoạn 1995 - 1999, khu vực ven biển quận Hải An thuộc

phường Tràng Cát mở rộng ra biển đến 1,42km với chiều dài bờ biển của khu vực

lên tới khoảng 4,5 - 4,6 km. Tại khu vực này tạo thành hai bãi bồi hình cánh cung

ngay sát lạch cửa Cấm. Giai đoạn 2003 – 2007, hai bên cửa Cấm đường bờ lấn ra

biển với tốc độ khoảng 250m/năm. Sang giai đoạn 2007 - 2011, tốc độ bồi tụ ở đây

đạt trung bình chỉ khoảng 94 - 95m/năm. Do lạch sông Cấm bị lấp dần, lòng sông

không được lưu thông nước thường xuyên nên khi chịu tác động của các yếu tố

nhân sinh và ngoại sinh, đường bờ bị biến động lớn, tiến dần ra biển mạnh mẽ hơn.

Đây là chứng cứ thể hiện rõ ràng nhất các biến động liên quan đến bồi tụ luồng

lạch dẫn đến suy giảm chức năng của Cảng Cấm. Và, với xu thế tiếp tục tiến ra

biển hiện tại, nếu không có giải pháp hợp lý thì trong tương lai Cảng Cấm sẽ trở

thành “cảng chết”.

4.2.3. Bồi tụ mở rộng quỹ đất

Liên quan đến hoạt động bồi tụ lấn biển của dải đường bờ vùng nghiên cứu

từ năm 1989 đến năm 2011, diện tích bồi tụ của khu vực ven biển nghiên cứu khá

lớn, trong đó khu vực được bồi tụ mạnh tập trung ở khu vực các bãi bồi trên địa bàn

nghiên cứu, đây lại là hoạt động có lợi bởi quá trình này cung cấp quỹ đất cho cộng

đồng dân cư ven biển Hải Phòng. Trong đó, một số khu vực có hoạt động bồi tụ

điển hình như: khu vực bãi bồi từ tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc, bãi bồi

huyện Tiên Lãng và bãi bồi nhỏ quận Dương Kinh. Tuy nhiên tốc độ bồi tụ không

chỉ khác nhau ở các khu vực và còn khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Trong

đó, giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011 có tốc độ bồi tụ rõ rệt nhất.

Page 59: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

52

Cụ thể theo sơ đồ đường bờ trong giai đoạn 1989 - 2011, đường bờ đã mở

rộng ra phía biển một khoảng 250 - 350m với tổng diện tích bãi cát được mở rộng

vào khoảng 650 -700m2 ở khu vực ngoài cùng mũi nhô Đồ Sơn (hình 3.3).

Khu vực tây nam Đồ Sơn thuộc vùng cấu trúc châu thổ với đặc điểm bồi tụ

mạnh, hình thái lồi cong ra phía biển, đường bờ luôn biến động mạnh. Trong giai

đoạn 1989 - 2011, diện tích các bãi bồi từ phía tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn

Úc tăng lên đáng kể, khoảng 13,5 - 14km2. Tốc độ bồi tụ ở đây đạt trung bình 60 -

70m/năm. Trong đó tốc độ bồi tụ lớn nhất đạt mức 160 - 165m/năm trong giai đoạn

1995 - 1999. Trong khi đó giai đoạn 1989 - 1995 bồi tụ xảy ra chậm hơn. Toàn bộ

khu vực bồi tụ này được phủ xanh bởi rừng ngập mặn và hiện nay vẫn tiếp tục được

mở rộng diện tích. Đặc biệt là khu vực cửa sông Văn Úc thuộc xã Đại Hợp cũng có

hiện tượng bồi tụ khá điển hình bởi lượng phù sa cung cấp ra biển là rất lớn.

Hình 4.5. Sơ đồ diện tích bồi tụ khu vực bãi bồi cửa sông Văn Úc giai đoạn 1995-1999

Sang giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, khu vực lại chuyển sang xu thế

bồi lấp dần trầm tích vào những lưỡi cắt cũ làm cho chúng nông hơn và tiếp tục xu

thế này cho những giai đoạn sau (2007 - 2011). Sở dĩ hiện nay khu vực này có

đường bờ liên tục là do được che phủ và bảo vệ bởi rừng ngập mặn (trồng bổ sung

giai đoạn 2005 - 2007) nên tác động của các yếu tố động lực biển và khí hậu bị

giảm nhẹ, tạo thành các bãi bồi lấn biển. Dự báo tại khu vực này trong tương lai sẽ

Page 60: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

53

tiếp tục lấn biển với rừng ngập mặn đi tiên phong.

Cũng trong giai đoạn này, khu vực ven biển thuộc địa phận xã Tân Thành,

quận Dương Kinh, tốc độ bồi tụ nhỏ hơn, giai đoạn 1989 - 2011 tại đây đạt 15 -

20m/năm, diện tích đới ven biển tăng lên khoảng vài trăm mét vuông, mạnh nhất

khoảng 175m/năm. Một số đoạn bồi tụ thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn

với diện tích bồi trong vòng 22 năm từ 1989 đến 2011 khoảng 300m2, tương đương

với tốc độ bồi tụ 20m/năm.

Hình 4.6. Sơ đồ diện tích bồi tụ khu vực bãi bồi từ cửa sông Văn Úc từ năm 1989 đến năm 2011

Khu vực bờ biển thuộc xã Đông Hưng, Tiên Hưng và một phần xã Vinh

Quang cũng có tốc độ lấn biển khá lớn. Từ năm 1989 đến năm 2003, xu hướng

chung của đường bờ khu vực này là lấn biển, tuy nhiên trong giai đoạn 2003 - 2007,

một vài nơi trên đường bờ tạo thành những lưỡi cắt sâu vào phía đất liền có đoạn

lên tới vài chục mét ở khu vực xã Vinh Quang. Trong đó bờ biển khu vực xã Đông

Hưng có độ mở rộng lớn nhất đạt tới 1,4km trong giai đoạn 1995 - 1999; cũng thời

gian này, khu vực Tiên Hưng lấn biển một khoảng 870 - 890m, khu vực xã Vinh

Page 61: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

54

Quang có độ mở rộng không liên tục và diện tích hẹp hơn, tốc độ lấn biển lớn nhất

tại đây đạt 160m/năm, tính trung bình trong giai đoạn này, đường bờ tiến ra biển

một khoảng 400 - 500m.

Trong giai đoạn 1989 - 1995, diện tích bồi tụ không lớn. Tuy nhiên, trong

giai đoạn sau năm 1995, đã có những chuyển đổi về phương thức sử dụng đất ven

biển và những thay đổi về chính sách kinh tế. Từ năm 1995, việc tái trồng rừng

ngập mặn ở đới ven biển nghiên cứu, điển hình là các dự án trồng rừng ngập mặn

phòng hộ ven biển bằng vốn đầu tư của Nhà nước và kinh phí hỗ trợ của các tổ

chức phi chính phủ của Nhật Bản. Những vùng nuôi thủy sản được quy hoạch trên

các bãi bồi nằm giữa tuyến đê biển (ở phía trong) và rừng ngập mặn phòng hộ

(phía ngoài biển). Đến năm 2003, nhờ đầu tư chăm sóc bảo vệ rừng ngập mặn phát

triển khá tốt; các cây thân gỗ đạt chiều cao tới 5-6 m làm tốt chức năng hạn chế xói

lở vùng đất mới bồi ở cửa sông. Thêm nữa trong thời gian này hoạt động của bão,

lũ tại đây ở mức trung bình - yếu. Vì vậy khu vực này có xu hướng bồi tụ mạnh và

đều đặn.

4.3. Nguyên nhân gây ra tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng

Xem xét những nguyên nhân gây ra tai biến xói lở - bồi tụ khu vực nghiên

cứu chú trọng các yếu tố gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân sinh.

Các yếu tố chính gây xói lở - bồi tụ vùng nghiên cứu gồm có: cấu tạo vùng

bờ, hướng đường bờ, tác động của gió, thủy triều, dòng chảy dọc bờ, sóng, bão,

lượng vận chuyển bùn cát... Trong đó những yếu tố động lực là những nguyên nhân

chính chi phối quá trình xói lở - bồi tụ đới ven biển. Chính vì vậy tai biến xói lở -

bồi tụ ở vùng này được xác định là tai biến có nguồn gốc tự nhiên, các hoạt động

nhân sinh cũng góp phần làm gia tăng các tác động của những tai biến này [16].

� Cấu tạo vùng bờ và hướng đường bờ

Vùng bờ khu vực nghiên cứu được thành tạo bởi trầm tích phù sa cổ với vật

liệu là bùn sét, bùn sét chứa cát màu nâu, nâu đỏ. Một vài khu vực vùng bờ được

cấu tạo bởi lớp phù sa mới ít hoặc không được thảm thực vật che phủ. Các thành tạo

trầm tích phù sa cổ khi được lớp thảm thực vật thưa thớt hoặc không có thực vật che

phủ, khi bị phơi nắng thiếu nước thường xuyên, chúng mất nước dần, co rút lại, hậu

quả là bị nứt nẻ, trở nên khô xốp và khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn

ra; chỉ cần động lực nhỏ chúng bị nước làm dịch chuyển và mang đi. Đây là một

Page 62: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

55

điều kiện thuận lợi để quá trình xói lở bờ diễn ra mạnh mẽ. Hơn nữa với các khu

vực có rừng phòng hộ bị suy thoái thì quá trình xói lở sẽ ngày càng gia tăng, rừng

phòng hộ tiếp tục không tái sinh được thì quá trình xói lở bờ sẽ diễn ra liên tục và

tốc độ ngày càng nhanh.

Cùng với cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ cũng là yếu tố quan trọng để quá

trình bồi tụ, xói lở diễn ra. Tại các khu vực có đường bờ mở thuần túy như khu vực

Cát Hải, quá trình xói lở xảy ra với cường độ mạnh. Mặt khác, những nơi có đường

bờ được che kín phần nào đó thì hoặc diễn ra quá trình bồi tụ - xói lở xen kẽ (bán

đảo Đình Vũ) hoặc chỉ diễn ra quá trình bồi tụ (tây nam Đồ Sơn).

Hình 4.7. Sóng trong bão đánh bay kè đá mái đê huyện Cát Hải

� Thủy triều

Đới ven biển Hải Phòng chịu sự chi phối của chế độ nhật triều thuần nhất,

dòng triều có phương đông bắc - tây nam thời gian triều lên khoảng 8 - 11 giờ và

triều xuống khoảng 12 - 16 giờ. Chế độ nhật triều cùng với chế độ thủy văn của các

sông trên địa bàn nghiên cứu đã thành tạo nên các bãi bồi và gây xói lở tại các khu

vực cửa sông như cửa Văn Úc, cửa Lạch Tray. Dòng triều tác động vận chuyển

trầm tích đồng thời bào mòn các sườn bờ ngầm tạo nguồn vật liệu cho quá trình bồi

tụ.

Page 63: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

56

� Chế độ gió

Khu vực nghiên cứu chịu chi phối của hai hướng gió chính theo mùa là gió

mùa Đông Bắc và Tây Nam. Gió là yếu tố ngoại sinh chính tạo ra sóng, ngoài ra chế

độ gió mùa nói trên cũng tạo ra các dòng hải lưu và dòng chảy ven bờ trái chiều

nhau: dòng chảy mùa hè (gió mùa Tây Nam) đi từ Nam lên Bắc, và dòng chảy mùa

đông (gió mùa Đông Bắc) hướng từ Bắc xuống Nam.

Gió mùa Tây Nam thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 10.

Dòng ven bờ gây ra bởi sóng cũng như dòng hải lưu do chế độ gió mùa Tây Nam

này có chiều theo hướng từ nam lên bắc. Hơn nữa vào thời gian này thường xảy ra

bão lũ, nguồn phù sa từ các sông dồi dào hơn, đồng thời hướng gió Tây Nam đổ gần

vuông góc với đường bờ khu vực nghiên cứu, đặc biệt khu vực tây nam Đồ Sơn đến

cửa Thái Bình. Như vậy khu vực mũi Đồ Sơn đến bờ bắc cửa Văn Úc và khu vực

nam, tây nam Cát Hải, Cát Bà sẽ bị xói lở, đồng thời từ bờ nam Văn Úc đến cửa

Thái Bình và khu vực cửa Cấm sẽ xảy ra hoạt động bồi tụ mạnh. Tuy nhiên vào

mùa đông, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho quá

trình xói lở - bồi tụ ngược lại tại những địa điểm trên. Vì vậy một số khu vực nhìn

chung đường bờ ổn định, ít biến động.

� Chế độ sóng

Chế độ sóng của khu vực nghiên cứu phụ thuộc chế độ gió của 2 mùa chính

kết hợp với địa hình từng đoạn bờ cụ thể. Như vậy, hướng sóng thịnh hành trong

khu vực là đông và đông bắc với độ cao trung bình 0,5 - 0,75m, cực đại đạt 2,5 -

3,0m, vào đợt gió mùa đông bắc mạnh có thể đạt tới 3 - 4m. Hướng sóng này kéo

dài từ tháng 11 đến tháng 4 có hướng gần vuông góc và chéo góc với bờ biển, đưa

vật liệu bồi tích về phía nam và tây nam theo tác động của dòng chảy biển. Như vậy

khu vực bồi tụ sẽ là khu vực giữa lạch của cửa Cấm, khu vực bờ nam cửa Cấm, một

phần bờ nam cửa Lạch Tray và khu vực bờ nam cửa Văn Úc đến cửa Thái Bình.

Vào mùa hè hướng sóng thịnh hành là nam - đông nam với độ cao trung bình

đạt 0,5 - 0,75m, cực đại đạt 3 - 3,5m. Như vậy sóng có hướng trực diện, vuông góc

với bờ biển từ tây nam Đồ Sơn đến Tiên Lãng và hướng chéo góc với bờ ở khu vực

cửa Cấm và cửa Lạch Tray. Khi kết hợp với gió bão tác dụng xâm thực của sóng

càng mạnh lên.

� Dòng chảy

Page 64: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

57

Khi sóng vận động từ ngoài khơi vào bờ, sóng bị đổ tạo thành dòng chảy.

Nếu sóng tạo với bờ một góc xiên sẽ sinh ra hai lực: lực vuông góc với đường bờ và

lực song song với đường bờ. Lực vuông góc với đường bờ có tác dụng phá hủy bờ,

còn lực song song với đường bờ tạo dòng chảy ven bờ có tác dụng vận chuyển bồi

tích dọc bờ.

Dòng chảy trôi do gió thuộc loại dòng chảy ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào

tốc độ gió, hướng gió và thời gian tồn tại của hướng gió. Dòng chảy này chịu ảnh hưởng rất lớn của địa hình, ở mỗi khu vực khác nhau, trị số tốc độ cũng khác nhau.

Đới ven biển Hải Phòng chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè. Vì vậy, dòng chảy cùng với sóng biển đã tác

động vận chuyển và bồi tụ trầm tích vào các khu vực cửa Cấm, bờ nam của Lạch Tray và khu vực bờ nam cửa Văn Úc mạnh mẽ nhất đồng thời khu vực đảo Đình Vũ

và những bãi kè đá khu vực Đồ Sơn và Cát Hải bị xói lở rõ rệt hơn.

� Lượng bùn cát vận chuyển

Khi mất cân bằng bùn cát, quá trình xói lở bờ biển sẽ xảy ra. Nếu lượng bùn cát mang tới một vị trí nào đó của bãi biển lớn hơn lượng bùn cát mang đi, bờ biển

sẽ được bồi đắp. Trong trường hợp ngược lại, bờ biển sẽ bị xói lở. Sự vận chuyển bùn cát vùng ven bờ biển là do sóng và dòng chảy gây ra. Tác dụng của sóng lên

quá trình vận chuyển bùn bùn cát có hai mặt. Một mặt, sóng trực tiếp tác động lên các hạt bùn cát và làm cho chúng chuyển động. Mặt khác, sóng khuấy động bùn cát,

nâng chúng lên để dòng chảy ven bờ vận chuyển chúng đi. Như vậy, trong bất cứ

trường hợp nào, sóng cũng là yếu tố quyết định sự vận chuyển cát ven bờ. Thông

thường, hướng vận chuyển cát sẽ trùng với hướng sóng lan truyền trong đới sóng vỡ ven bờ. Nếu sóng có hướng vuông góc với bờ, sóng sẽ gây ra vận chuyển cát theo

hướng vuông góc với bờ. Nếu sóng có hướng xiên góc với bờ, sóng sẽ gây ra dòng vận chuyển cát cả theo hướng vuông góc với bờ và dọc theo bờ. Vùng nghiên cứu

có nhiều cửa sông lớn, các khu vực bờ sông lại được xây dựng hệ thống đê kè kiên cố nên toàn bộ lượng phù sa lớn được các cửa sông này mang ra đều được lắng

đọng tại vùng ven bờ nghiên cứu. Chính vì vậy, ở khu vực nghiên cứu bồi tụ là quá trình chủ yếu.

� Chặt phá rừng ngập mặn, phát triển nuôi trồng thủy sản

Đối với đới ven biển, rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng, là một

trong những yếu tố chính điều phối quá trình thành tạo bờ biển. Đó là bức tường chắn gió, chắn sóng, giảm sóng và dòng chảy, tạo điều kiện để bùn cát tích tụ nhanh chóng và cố kết tốt hơn, chống xói lở bờ biển. Như vậy sự phát triển của rừng ngập

Page 65: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

58

mặn chính là quá trình bồi tụ lấn biển và quá trình bồi tụ nhanh lại tạo điều kiện cho rừng ngập mặn phát triển tốt. Từ những năm 90 trở lại đây với sự phát triển ồ ạt,

tràn lan, thiếu quy hoạch của nghề nuôi trồng thủy sản, một diện tích lớn rừng ngập mặn phải nhường chỗ cho các ao đầm. Bên cạnh đó là việc khai thác bừa bãi cây

rừng ngập mặn làm gỗ củi làm cho diện tích rừng ngập mặn trong khu vực nghiên cứu giảm đi nhanh chóng, các bãi triều bị biến đổi. Chính điều đó đã gây ra hậu quả

suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái và làm mất cân bằng địa động lực vùng bờ, gây ra xói lở.

� Đắp đê

Nhận thấy rằng, đới ven biển Hải Phòng có 132km đường bờ biển song mật

độ cửa sông lớn (5 cửa sông lớn). Với hệ thống sông ngòi khá lớn, hơn nữa hầu hết

các hệ thống sông đều được đắp đê sông kiên cố như: đê sông Văn Úc, đê sông

Lạch Tray... Với một lượng bùn cát lòng sông không nhỏ, song do xây dựng đê

sông, dòng bùn hầu như không được lắng đọng trong bờ mà được đưa ra khu vực

cửa sông và ven biển. Kết hợp với những điều kiện thủy động lực khu vực cửa sông

và ven bờ làm thay đổi vận chuyển bùn cát dọc bờ biển. Chính yếu tố này đã tác

động gây bồi tụ một số nơi tại đới ven biển Hải Phòng.

� Giao thông vận tải thủy

Đới ven biển Hải Phòng tập trung hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc.

Đây chính là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế. Khu vực có hệ thống cảng biển phân bố với mật độ dày, giao thông vận tải thủy rất phát triển. Đây

chính là nguyên nhân gây xáo trộn trầm tích đáy khu vực, gây ảnh hưởng và thay đổi vận chuyển bùn cát, làm gia tăng hiện tượng bồi tụ gây biến động luồng lạch tại

khu vực nghiên cứu.

Page 66: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

59

Chương 5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN

5.1. Giải pháp kinh tế - kỹ thuật

Các giải pháp dự báo, phòng tránh tai biến xói lở - bồi tụ

Cần dự báo chính xác, kịp thời các khu vực, các đoạn bờ có nguy cơ xói lở,

bồi tụ biến động luồng lạch để có biện pháp phòng tránh thích hợp. Cảnh báo tai

biến bao gồm tổ chức theo dõi tai biến và thông tin kịp thời tới người dân và phát

lệnh tổ chức di dời dân cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Trong đó, cần gấp rút xây dựng hệ thống biển báo, phao cảnh báo tại các khu vực

thường bị xói lở, vùng cửa sông bị bồi tụ mạnh để hướng dẫn cho nhân dân và tàu

thuyền qua lại.

Bố trí sản xuất, sinh hoạt theo phương châm cùng sống khôn ngoan với tai

biến là nhóm giải pháp bao gồm bố trí sản xuất - sinh hoạt vào thời gian ít hoặc

không xảy ra tai biến (dựa vào hệ thống cảnh báo). Bố trí các cơ sở sản xuất và khu

dân cư ở ngoài khu vực có nguy cơ tai biến.

Tổ chức quan trắc và theo dõi diễn biến xói lở bờ biển, bồi tụ gây biến động

luồng lạch về qui mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ: hàng năm, hàng

tháng, ngày giờ và không theo định kỳ với các tình huống bão, lũ xảy ra. Xây dựng

cơ sở dữ liệu kiểm soát tai biến theo địa bàn xã, huyện bao gồm cả bản đồ hiện

trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xói lở, bồi tụ gây biến động luồng lạch.

Đảm bảo các thông tin về xói lở, bồi tụ phải được cập nhật thường xuyên, phải được

phân tích, đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống để cảnh báo kịp thời và được

lưu trữ bằng hệ thông tin địa lý (GIS). Đây là cơ sở dữ liệu để định hướng quy

hoạch đới ven biển.

Các giải pháp kỹ thuật

Bên cạnh những phương pháp dự báo, cảnh báo tai biến, các giải pháp kỹ

thuật giảm thiểu tác động của tai biến cần được thực hiện.

Các giải pháp công trình giảm thiểu tai biến xói lở bờ biển

Các biện pháp giảm thiểu tai biến xói lở đới ven biển có chức năng ngăn cát

(ngăn cát, cần xét đến ngăn cát chuyển động dọc bờ và ngăn cát chuyển động chéo

bờ); kiểm soát sóng, giảm sóng (cần xét đến các trường hợp sóng từ nhiều phương,

vuông góc hoặc xiên góc với đường bờ). Đối với các giải pháp này khi thực hiện

nhất nhất thiết phải dựa trên cơ sở khoa học chắc chắn để không gây xói lở và phá

Page 67: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

60

vỡ hệ sinh thái của các vùng bờ lân cận và cần chú ý tới chế độ thủy - hải văn của

khu vực nghiên cứu để lựa chọn những giải pháp hiệu quả nhất.

Các công trình cụ thể cần được xây dựng gồm: công trình tác động trực tiếp

vào dòng chảy như hệ thống giàn phao hướng dòng, kè mỏ hàn, đê ngầm phá sóng,

kè mỏ hàn kết hợp đê ngầm phá sóng, “mũi đất” nhân tạo… Các giải pháp này có

nhược điểm là gây xói lở ở chân công trình hoặc khu bờ phía dưới công trình, gây

bồi tụ không cần thiết và giá thành cao. Dạng công trình thứ 2 là công trình bảo vệ

đới bờ trực tiếp như: kè biển bảo vệ bờ, gia cố kết cấu bờ…

� Hệ thống kè mỏ hàn

Hệ thống kè mỏ hàn là loại công trình để chỉnh trị bờ biển nhằm giảm lưu tốc

dòng, giảm vận chuyển bùn cát dọc bờ, tạo vùng nước tĩnh hoặc xoáy nhẹ để giữ

bùn cát lại gây bồi cho khu vực bị xói lở; chắn sóng, hướng dòng chảy ra xa bờ. Có

nhiều loại kè mỏ hàn với vật liệu xây dựng khác nhau như: cọc gỗ; màn chắn gỗ; đá

hộc; đá tảng; bê tông cốt thép, buy, cừ thép... Mỗi loại có ưu nhược điểm khác nhau

và được áp dụng phù hợp với đặc điểm đường bờ từng nơi.

Hình 5.1. Thi công kè mỏ hàn thuộc dự án đê biển

1 tại khu vực quận Dương Kinh

Hình 5.2. Rừng ngập mặn mới được trồng tại tuyến

đê biển 1, khu vực Đồ Sơn

Khu vực đới ven biển nghiên cứu đã thử nghiệm xây dựng kè mỏ hàn chữ T

kết hợp nuôi bãi ở Cát Hải đã đạt được hiệu quả ban đầu. Như vậy cần tiếp tục áp

dụng công trình này cho các khu vực có đặc điểm tương đồng. Cấu trúc kè mỏ hàn

ở đây được thiết kế thành 3 phần có độ cao, độ dốc khác nhau. Kè được xây dựng từ

hai phía bờ đảo khép kín, sử dụng các cọc ván vây thay thế bè đệm rong rào truyền

thống. Loại kè này có chức năng hướng dòng chảy lệch với đới bờ nhằm giảm tác

động của dòng chảy vào bờ. Khi áp dụng công trình kè mỏ hàn chữ T nên kết hợp

với trồng cây ngập mặn tại những bẫy trầm tích của kè để giữ trầm tích tại đây vừa

Page 68: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

61

phát triển thảm thực vật chắn sóng bảo vệ bờ biển [29].

Hệ thống kè mỏ hàn này đang được xây dựng cho những khu vực khác như

khu vực Đồ Sơn, Dương Kinh, khu vực cửa sông có hiện tượng xói lở để hướng

dòng, thay đổi dòng vận chuyển bùn cát gây xói lở (hình 5.1)

� Đê ngầm phá sóng, chắn sóng

Có thể áp dụng công trình đê ngầm phá sóng ở cách xa bờ biển. Các loại đê

ngầm này có thể thiết kế để định hướng dòng chảy. Giải pháp này giảm sóng tác

động vào bờ, từ đó giảm xói lở bờ biển. Khu vực có thể áp dụng công trình này như

khu vực có song lớn như Cát Hải, mũi Đồ Sơn.

� Hệ thống rào cản chắn sóng, giảm sóng

Sử dụng tấm cừ kết hợp với những phên, thảm cây chắn sóng và điều tiết

lưu tốc dòng chảy chống xói lở bờ biển còn gọi là tường chắn sóng. Ở đây sử dụng

các loại cừ gỗ, cừ thép hoặc cừ nhựa. Trong đó các loại cừ gỗ hiện nay hạn chế

dùng do thời gian sử dụng ngắn và ngày càng hiếm do rừng cạn kiệt; cừ thép hoặc

bê tông cốt thép cũng ít dùng do nặng nề khó thi công và dễ bị ăn mòn bởi nước

biển. Vì vậy, tấm cừa nhựa được sử dụng để tối ưu những giải pháp trên. Khi sử

dụng loại cừ nhựa này thì chú ý vật liệu sau lưng tường chắn phải là loại vật liệu có

góc ma sát trong lớn như đá, cát…, nếu sử

dụng đất phải bố trí các lớp vải địa địa kĩ

thuật có độ bền và tuổi thọ theo yêu cầu nhằm

giảm áp lực ngang. Giải pháp này thường

được áp dụng cho dạng công trình ngắn hạn,

đơn giản, vật liệu nhẹ và dễ dàng tháo dỡ, di

chuyển và lắp đặt. Đặc biệt với khu vực khu

dân cư, đô thị sát biển nên sử dụng loại cừ

đứng giữ lực dạng tường chắn bằng vật liệu

chịu tác động mạnh của động lực dòng.

� Đê bao sông và đê biển

Nâng cấp và xây mới đê biển đảm bảo yêu cầu theo thiết kế cho từng khu

vực. Trong thiết kế đê cần chú ý tới các yếu tố giảm thiếu tai biến kết hợp với chống

xâm nhập mặn, thoát lũ, đảm bảo cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản và giao

thông thủy thuận lợi. Với khu vực nghiên cứu để hạn chế, giảm thiểu đến mức thấp

Hình 5.3. Tấm cừ thép được sử dụng làm

rào cản chắn sóng

Page 69: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

62

tình trạng xói lở tại dải bờ ven biển Hải Phòng, cần tiếp tục nâng cấp và sửa chữa

những tuyến đê biển như tuyến Hoàng Châu, Văn Chấn, Bến Gót – Gia Lộc, đầu tư

xây dựng hệ thống đê bao có tác dụng ngăn mặn, trữ nước, chắn sóng,… (bao gồm

đê sông và đê biển vùng cửa Nam Triệu, cửa Bạch Đằng).

Hình 5.4.Kè chống xói lở bờ hữu sông Lạch Tray,

Hải Phòng

Hình 5.5.Đê mềm chắn sóng sử dụng công nghệ

Geotube

Trong xây dựng đê biển, kè mỏ hàn… cần chú ý áp dụng những công nghệ

mới như công nghệ Stabiplage. Đây là dạng túi Stabiplage (Geotube) có vỏ bằng vật

liệu geo-composite bên trong nhồi đầy cát, tạo hình dạng "con lươn" có chiều dài

50m, được đặt vuông góc hoặc song song với vạch bờ tùy theo từng khu vực, tạo

thành tuyến đê mềm, có thể giải quyết vấn đề xói lở và xâm thực bờ biển. Có thể thí

điểm những công nghệ này và tiến hành nhân rộng ra những địa phương khác.

� Công trình kè mái

Đới ven biển có thể sử dụng các công trình kè mái, có thể là kè mái với độ

nghiêng khác nhau. Nguyên tắc của giải pháp này là bạt mái để mái bờ ổn định và

phủ lên mái bờ một lớp vật liệu tốt hơn, có khả năng chống lại được tác động của

sóng, dòng chảy và bền trong điều kiện môi trường. Ở các tuyến đê ven biển Hải

Phòng như ở khu vực Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) và tuyến đê Cầm Cập

(Cầu Rào - Đồ Sơn) tiếp tục thực hiện các công trình kè lát mái để tăng hiệu quả

chống xói lở. Các công trình lát mái bảo vệ bờ được dùng các cấu kiện vật liệu khác

nhau, như: đá đổ, đá xếp, đá xây, đá lát có chít mạch; khối bê tông tetrapod; lát mái

bằng rọ đá, thảm đá,… thậm chí còn dung cả các loại cỏ (như cỏ vettiver) nhằm

chống xói mòn và sạt lở do sóng.

Page 70: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

63

Hình 5.6. Kè ven biển Hoàng Châu - Văn Chấn mới

được tu sửa

Hình 5.7. Kè chắn sóng ở bến cá Ngọc Hải, Đồ

Sơn, Hải Phòng

Bên cạnh những giải pháp kỹ thuật như trên, có thê áp dụng các giải pháp

mềm như: trồng rừng phi lao, rừng ngập mặn chắn sóng, bảo vệ bờ biển; nuôi bãi để

bổ sung lượng bùn cát từ nơi khác vào nơi thiếu hụt trầm tích. Giải pháp trồng rừng

lấn biển cần được thực hiện bởi vai trò quan trọng của rừng trong bảo vệ đới ven

biển. Trồng rừng ngập mặn chính là quá trình lấn biển, giữ lượng trầm tích tại chỗ,

đồng thời trầm tích đó chính là điều kiện cho rừng ngập mặn phát triển. Trong đó,

các biện pháp mềm thường được áp dụng cũng những giải pháp kỹ thuật để mang

lại hiệu quả cao nhất.

Giải pháp phòng chống bồi tụ

Giải pháp công trình chống bồi lấp cửa sông phải đáp ứng được yêu cầu: Tập

trung dòng chảy, tăng khả năng tự xói đáy, ổn định bờ luồng, lòng dẫn cửa sông;

Thoát lũ tốt, không gây ngập lụt vùng cửa sông, đẩy được bùn cát ra xa cửa sông.

� Giải pháp bị động

Khi phát sinh bồi lắng thì giải pháp bị động là nạo vét luồng lạch hay cửa

sông… để duy trì độ sâu phục vụ cho quá trình thoát nước. Giải pháp này mang lại

hiệu quả tức thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thường

xuyên và có kế hoạch nạo vét kịp thời và tốn kém nhiều tiền của, công sức.

� Giải pháp công trình chủ động

Ngăn bớt bùn cát từ xa đến bằng các công trình hướng dòng (nhất là các khu

vực cửa sông rộng, luồng lạch diễn biến phức tạp) nhằm duy trì vận tốc dòng chảy ở

lớn ở luồng lạch để dòng chảy có khả năng vận chuyển bùn cát. Sở dĩ phải duy trì

tốc độ lớn của luồng lạch vì sức tải cát tỷ lệ thuận với lưu tốc dòng chảy V (với mũ

Page 71: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

64

cao thường lớn hơn V3). Khi sức tải cát tăng thì dòng chảy có khả năng vận chuyển

bùn cát đi nơi khác, do đó chống được bồi lắng. Như vậy có thể sử dụng những

công trình như đê ngầm hướng dòng, kè mỏ hàn hướng dòng, phao hướng dòng để

thay đổi hướng dòng chảy hợp lý.

Trường hợp các cống tiêu thoát bị bồi lắng thì cần thay đổi quy trình vận

hành (mở cưỡng bức ở một số thời điểm…) làm cho vận tốc và mạch động vận tốc

lớn bất thường, bùn cát sẽ không bồi đọng quá nhiều nhờ tác động của gia tăng sức

tải cát.

5.2. Các giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ - lãnh hải là giải pháp giảm thiểu tai biến

nói chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng một cách chủ động, có hiệu quả cao và

tiết kiệm.

Trước hết cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo

từng khu vực dựa trên những đánh giá về tai biến xói lở - bồi tụ. Như vậy sẽ

khoanh vùng được những khu vực chịu ảnh hưởng của tai biến ở những mức độ

khác nhau, quy hoạch các khu vực hợp lý để phòng tránh giảm thiểu tác động tai

biến, mang lại lợi ích cao nhất.

Quy hoạch không gian đới ven biển cần chú trọng khoanh vùng trồng và mở

rộng diện tích rừng ngập mặn. Hệ sinh thái đới ven biển là bức tường tự nhiên giảm

thiểu tác động của tai biến xói lở - bồi tụ. Vì vậy, những kế hoạch quy hoạch cần

chú ý khoanh vùng những khu vực có rừng và những khu vực có kế hoạch mở rộng

diện tích rừng một cách hợp lý. Cần quy hoạch hợp lý không gian cho các hoạt

động và công trình nhân sinh để đảm bảo sự hải hòa giữa những hoạt động này và

sự phát triển của hệ sinh thái đới ven biển.

Tiếp tục có những quy hoạch về nuôi trồng thủy sản ven biển, tổ chức xây

dựng nuôi bãi nhân tạo bằng cách đưa cát từ nơi khác (từ các bãi bồi cửa sông hoặc

từ phía ngoài đới sóng vỗ ở độ sâu trên 10m) đến bồi đắp vào vùng bãi bị xói.

5.3. Các giải pháp về chính sách

Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên -

môi trường biển và phòng chống tai biến xói lở - bồi tụ trong phạm vi đới ven biển

Hải Phòng. Xây dựng mô hình với các chính sách khuyến khích cộng đồng bảo vệ

rừng ngập mặn và xây dựng quy chế bảo vệ bờ biển và khai thác hiệu quả hệ thống

Page 72: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

65

sông ngòi ven biển.

Các hành động cần thiết nhằm tiến hành nội dung này bao gồm:

Tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

đến quản lý tổng hợp đới ven biển cho các ban, ngành, các tổ chức, cá nhân khai

thác và sử dụng vùng ven biển Hải Phòng.

Tổ chức soạn thảo và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp

luật để cụ thể hóa các luật và chính sách quản lý và bảo vệ đới ven biển, phòng

chống tai biến xói lở - bồi tụ, bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rừng phi

lao chắn gió, chắn sóng bảo vệ đới ven biển,…

Trồng rừng ngập mặn chống sóng, giữ cát ở phía ngoài bãi biển chính là tạo

hàng rào sinh học bảo vệ đới ven biển. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm ngặt việc bảo

vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn bằng các hoạt động kiểm kê rừng ngập mặn

thường xuyên, khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rạn san hô để tạo

bức tường tự nhiên giảm thiểu tác động của tai biến xói lở - bồi tụ.

Ví dụ với các khu vực có rừng cần lưu ý thêm một số giải pháp sau: chính

sách giao khoán bảo vệ rừng, trồng và phục hồi rừng cho cộng đồng trong vùng...;

công tác phục hồi rừng đối với các phân khu phục hồi sinh thái, bao gồm việc

khoanh nuôi rừng tái sinh, trồng vườn thực vật; tăng cường công tác phòng chống

cháy rừng; hạn chế các tai biến thiên nhiên khác; hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng

địa phương phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ rừng ngập mặn và cần nắm được

những rủi ro có thể gặp phải trong công tác trồng rừng do phụ thuộc nhiều vào môi

trường, loại đất và tốc độ bồi lắng để có những hướng giải quyết phù hợp. Tóm lại,

cần có chính sách quản lý rừng rừng ngập mặn theo mô hình đồng quản lý của các

cơ quan, ban ngành và nhân dân địa phương.

Với những khu dân cư chịu ảnh hưởng bởi tai biến xói lở - bồi tụ, cần ban

hành đồng bộ các văn bản pháp lý ở các cấp nhằm hỗ trợ hỗ trợ di dời, xây dựng

khu tái định cư và ổn định đời sống cộng đồng dưới các hình thức di dời vĩnh viễn

theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có

cấp báo; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư; các hoạt động khai thác tài

nguyên cũng như bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. dưới các hình thức di

dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời

khẩn cấp khi có cấp báo.

Page 73: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

66

Xây dựng hệ thống chế tài và hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các

hành vi phá hoại đới ven biển như khai thác khoáng sản bừa bãi gây xói lở - bồi tụ

biến động luồng lạch…

Có chính sách ưu đãi về phát triển nguồn nhân lực, thuế, tài chính và các

công tác khác cho các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia nhiệm vụ bảo vệ, quản lý

và củng cố đới ven biển. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung đầu

tư vào các công trình chống xói lở - bồi tụ đới ven biển.

5.4. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh tai biến nói chung

và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng cho cộng đồng thông qua tuyên truyền giáo dục,

tập huấn, bằng các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt và thiết thực. Bên cạnh đó cần lập

quỹ bảo hiểm thiên tai nhằm chia sẻ bớt thiệt hại cho cộng đồng chịu tác động của

tai biến.

Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về ảnh hưởng và hậu

quả của tai biến xói lở - bồi tụ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền các giải pháp

phòng chống xói lở, bồi tụ.

Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của rừng

ngập mặn, rừng phòng hộ. Đồng thời, cần tích cực tuyên truyền bảo vệ và mở rộng

diện tích rừng ngập mặn ven biến, thảm thực vật ven biển, rừng phi lao chắn cát,

chắn sóng...

Tuyên truyền trong nhân dân không xả chất thải, không xây cất nhà cửa lấn

chiếm bờ biển, khai thác cát ven biển một cách hợp lý, không xây dựng công trình

bảo vệ bờ khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng.

Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ

thống sông ngòi ven biển. Đồng thời, khuyến khích phát động cộng đồng tham gia

công tác thủy lợi như: nạo vét, khơi thông kênh rạch nhằm vừa đảm bảo yêu cầu

tưới, tiêu thoát lũ vừa tác dụng giảm tốc độ dòng chảy và giảm nguy cơ xảy ra xói

lở lòng dẫn.

Tóm lại, có nhiều giải pháp để giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ nói chung

và tại khu vực nghiên cứu nói riêng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những ưu

điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần

có sự định hướng và kết hợp hài hòa và đồng bộ các giải pháp trên.

Page 74: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

67

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn, có thể rút ra được một số

kết luận khoa học sau:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng

bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ; các yếu tố

động lực biển khu vực nghiên cứu; thành phần cấu tạo đường bờ; các đặc trưng khí

hậu của khu vực) và các hoạt động nhân sinh (san lấp mở rộng khu đô thị; khai

hoang để nuôi trồng thủy sản ven biển; khai hoang nông nghiệp; xây dựng các khu

công nghiệp và du lịch ven biển; khai thác khoáng sản ven biển; xây dựng các hệ

thống giao thông vận tải thủy).

2. Sơ đồ đường bờ biển từ năm 1989 đến năm 2011 cho thấy xu hướng biến

động chung của khu vực nghiên cứu là bồi tụ lấn biển với tốc độ trung bình khoảng

30-45m/năm. Trong đó tốc độ biến động đường bờ là khác nhau ở những vị trí khác

nhau và trong các giai đoạn khác nhau.

- Theo hình thái, cấu tạo đường bờ, khu vực bồi tụ lấn biển mạnh nhất là khu

vực các bãi bồi của huyện Tiên Lãng (60 - 63m/năm), Kiến Thụy (59 - 63m/năm),

và phía tây nam Đồ Sơn (60m/năm); khu vực đường bờ là cửa sông điển hình là cửa

Cấm có tốc độ lấn biển cao đạt trung bình 172 - 179m/năm; khu vực đường bờ cấu

tạo bởi đá rắn chắc ở đảo Cát Bà, Cát Hải, mũi Đồ Sơn gần như không thay đổi.

- Theo ranh giới hành chính, khu vực lấn biển mạnh nhất là khu vực đới ven

biển quận Hải An, huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và khu vực biến động thấp

nhất là khu vực đới ven biển huyện Cát Hải.

- Theo các giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn đường bờ biến động mạnh nhất là

giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011. Các giai đoạn đường bờ ít biến

động là giai đoạn 1989 - 1995 và giai đoạn 2003 - 2007.

3. Từ việc đánh giá biến động đường bờ vùng ven biển Hải Phòng cho thấy

các khu vực có tai biến xói lở diễn ra khá mạnh mẽ là khu vực phía tây bắc đảo Cát

Hải, tại đây xói lở xâm thực sâu vào phía đảo tạo ra một kênh dẫn lớn (năm 2007) là

Lạch Huyện hiện nay. Khu vực khác có biểu hiện xói lở là bán đảo Đình Vũ nhưng

cường độ xói lở không lớn. Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch ở

khu vực xảy ra mạnh mẽ ở Cửa Cấm, trong vòng 22 năm qua, lòng sông bị thu hẹp,

cửa sông tiến ra biến 5,5 - 6km, bồi tụ lòng sông diễn ra mạnh mẽ khiến cho cảng

Page 75: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

68

Cấm bị suy thoái và dẫn đến không sử dụng được.

4. Từ các đánh giá và phân tích hiện trạng tai biến xói lở - bồi tụ và nguyên

nhân gây nên tai biến tại vùng ven biển Hải Phòng, luận văn đề xuất áp dụng giải

pháp xây dựng và tu sửa tuyến đê biển có kè lát mái; đồng thời xây dựng hệ thống

kè mỏ hàn kết hợp nuôi bãi và trồng cây ngập mặn cho khu vực xói lở ở đảo Cát

Hải (Hoàng Châu - Văn Chấn, Bến Gót - Gia Lộc…) và khu vực đê biển 1 thuộc

quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn. Thêm nữa tiếp tục nghiên cứu, tìm địa điểm phù

hợp, quy hoạch, di dời cảng Cấm (cảng Chùa Vẽ) đến vùng nước sâu để giảm thiểu

các thiệt hại từ tai biến bồi tụ luồng lạch gây ra.

Page 76: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Huy Anh, Uông Đình Khanh, Võ Thịnh, Trần Hằng Nga, Tống Phúc

Tuấn, Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Thanh Hoa (1999), Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa mạo phục vụ quy hoạch phát triển du lịch khu vực Hạ Long -

Cát Bà, Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hạ Long - Cát Bà, Hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch và Viện Địa lý.

2. Lê Duy Bách (1989), Đặc điểm kiến tạo và tiềm năng khoáng sản khu vực Biển Đông, Địa chất Biển Đông và các vùng kế cận.

3. Bảng thủy triều, 2011. Viện Kỹ thuật Biển.

4. Nguyễn Biểu và nnk (1985), Báo cáo kết thúc đề tài 48.06.06 - Địa chất

khoáng sản rắn ven biển Việt, Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển.

5. Nguyễn Biểu, Nguyễn Thị Kim Hoàn và n.n.k (1985), Địa chất khoáng sản

ven biển Việt Nam, Lưu trữ Viện Khoa học Việt Nam.

6. Nguyễn Biểu, Trịnh Thanh Minh, Hoàng Văn Thức và n.n.k (1997), Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất vùng biển ven bờ (0- 30m nước) Hải Phòng

- Móng Cái tỉ lệ 1:500.000, Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.

7. Cổng thông tin thành phố Hải Phòng, http://www.haiphong.gov.vn/

8. Cục thống kê tỉnh Hải Phòng, Niên giám thống kê Hải Phòng (2010).

9. Nguyễn Văn Cừ và nnk (1977), Nghiên cứu xác định nguyên nhân biển lấn

vào đảo Cát Hải và bước đẩu đề xuất biện pháp công trình phòng chống chủ yếu, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, Hà Nội (1997).

10. Nguyễn Đức Cự (1993), Đặc điểm địa hóa bãi triều cửa sông ven biển Hải Phòng - Quảng Yên, Luận án Phó tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Đào Bùi Din, Nguyễn Minh Hiệp và nnk (2009), Báo cáo “Điều tra đặc

điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự

báo tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh từ 0- 30 m nước tỷ

lệ 1:100.000 và vùng biển trọng điểm Bạch Long Vỹ tỷ lệ 1:50.000, Dự án: “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi

trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam".

12. Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng

tránh KC-09-05 (2001-2004), Bộ Khoa học Công nghệ.

Page 77: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

70

13. Nguyễn Đức Đại (1996), Điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng, Chương trình địa chất đô thị Việt Nam, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Công

nghiệp - Bộ Xây dựng.

14. Nguyễn Xuân Hiển, Dương Ngọc Tiến, Nguyễn Thọ Sáo (2012), Tính toán

và phân tích xu thế bồi tụ xói lở khu vực Cửa Đáy, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến

đổi khí hậu lần thứ XV, Tập 2, Thủy văn - Tài nguyên nước, môi trường và Biển, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội (tháng 3 năm 2012), tr. 241-246.

15. Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam- Đề xuất các biện pháp KHKT bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển KT-03-14 (1991-1995),

Bộ Khoa học Công nghệ.

16. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1996), Sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tiêu biểu

ven bờ Việt Nam, Báo cáo đề tài KT - 03 - 11.

17. Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk (1997), Đánh giá ảnh hưởng của

đập Đình Vũ đến động lực của vùng Cửa Cấm - Nam Triệu liên quan đến sa bồi luồng tàu cảng Hải Phòng, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập

IV, Hà Nội (1997).

18. Lê Thị Thu Hiền (2005), Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc quy

hoạch, quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển Miền Trung KHCN-

5B (1999-2000), Bộ Khoa học Công nghệ.

20. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Mai Trọng Nhuận, Đỗ Thuỳ Linh, Nguyễn Thị

Hồng Huế, Phạm Bảo Ngọc (2008), Đánh giá mức độ tổn thương của vịnh Tiên Yên - Hà Cối (tỉnh Quảng Ninh), phục vụ quy hoạch sử dụng bền vững

tài nguyên - môi trường, Tuyển tập báo cáo hội nghị “Địa chất biển Việt Nam và phát triển bền vững”, Quảng Ninh, 10/2008, tr 619-631.

21. Mai Trọng Nhuận và nnk (1996), Nghiên cứu và lập bản đồ địa chất môi

trường biển nông ven bờ (0-30m nước) Nga Sơn – Hải Phòng, tỷ lệ 1:

500.000, Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển, Hà Nội.

22. Mai Trọng Nhuận và nnk (2007), Hợp phần “Đất ngập nước ven biển Việt

Nam” thuộc dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Page 78: Vũ Thị Thu Thủy ỨNG

71

23. Phạm Thị Nhượng (1998), Dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 (tóm tắt báo cáo nghiên cứu khả thi), Tổng công ty tư vấn thiết kế

giao thông vận tải, Bộ giao thông vận tải.

24. Nguyễn Thọ Sáo (2002), Áp dụng mô hình toán trong nghiên cứu và dự báo

hiện tượng bồi tụ và xói lở vùng cửa sông ven biển Việt Nam, Proceedings of the meeting on coastal dynamics, Nam Dinh.

25. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Đình Khá (2010), Biến động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven bờ

Cửa Tùng, Quảng Trị, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, số 3S, 427.

26. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn (2011), Nghiên cứu bồi lấp cửa Ba Lai, Bến Tre, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công

nghệ Tập 27, số 1S, 211-217.

27. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến (2000),

Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá, Báo cáo Tổng hợp Dự án Độc lập cấp nhà nước KHCN - 5A,

Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

28. Trần Đức Thạnh (2004), Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông

miền Bắc và giải pháp phòng chống, Lưu trữ tại Viện Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

29. Trần Anh Tú, Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Thọ Sáo (2002), Áp dụng mô hình

SBEACH tính toán biến dạng địa hình đáy khu vực phía nam đảo Cát Hải, Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IX, Nxb KH&KT Hà Nội, trang 23 - 32.

30. Đinh Văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Hà Thanh Hương, Trần Quang Tiến (2005), Xây dựng triển khai quy trình tính toán và dự báo xói lở bờ biển cửa sông,

Tài nguyên và Môi trường Biển, NXB KHKT, Hanoi, p. 236.

31. Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Đỗ Thị Thu Hương, Cao Thị Thu Trang

(2007), Nạo vét ở cảng Hải Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến môi

trường và hệ sinh thái biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, trang 202 -

209.