vượt qua thách thức n - baobariavungtau.com.vn · tết năm đó là tết tân tỵ 1941,...

26
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Tòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3856115 – Fax: 3856094 Email: [email protected] www.baobariavungtau.com.vn Tổng Biên tập: PHAN ĐỨC HIỀN Phó Tổng Biên tập: LÊ TH XUÂN HUỲNH TH LIÊN Thư ký Tòa soạn: HOÀNG HOÀI NAM BÙI VĂN CẢNH Thiết kế bìa: NGHĨA QUÝ Trình bày Tổ Kỹ THUậT BáO BÀ RA - VũNG TÀU Ảnh bìa 1: Người đẹp Ngọc Duyên (quê Bà Rịa - Vũng Tàu) đăng quang Cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu 2016 “. Ảnh: NHÂN PHAN Giấy phép xuất bản số: 1800/CBC-BCĐP do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày: 21-12-2016 In tại: Công ty in Lê Quang Lộc 161 L Chính Thng, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Giá: 50.000 đồng (Báo Xuân BR-VT có 124 trang, trong đó 71 trang quảng cáo không tính vào giá bán) N ăm Bính Thân khép lại sau hành trình một năm khởi đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 với bao trăn trở, lo toan. Thiên tai, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn chưa từng có ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt và sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung… đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân. Với quyết tâm và sự nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế-xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Chúng ta vui mừng khi phần lớn các chỉ tiêu, kế hoạch mà Quốc hội đề ra trong năm 2016 đều đạt và vượt so với năm 2015. Nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 6,21%, chỉ số giá tiêu dùng - CPI tăng 4,74%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra. Việc điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường và sự điều hành linh hoạt ở cấp vĩ mô đối với dịch vụ giáo dục, y tế, xăng dầu… nên đã không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá tiêu dùng của người dân. Các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu kinh tế được tăng cường và đã tạo được hiệu quả bước đầu; trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cùng chung sức vượt qua khó khăn và giành được nhiều kết quả quan trọng trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, với mục tiêu: “Xây dựng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch; cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân; bảo đảm ổn định xã hội; giữ vững ổn định chính trị; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc”. Nhân dân tỉnh BR-VT hân hoan đón Xuân Đinh Dậu trong niềm vui về những thành tích nổi bật đã đạt được trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ lưu trú, dịch vụ cảng, xuất khẩu, nhập khẩu; vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước đều tăng; cơ bản đạt các chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Các hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao đạt chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. An sinh xã hội được bảo đảm, các chính sách đối với người lao động, người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc và các đối tượng bảo trợ xã hội… được quan tâm thực hiện đầy đủ. Thành tựu nổi bật trong năm 2016 mà toàn Đảng, toàn dân ta đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, là cơ sở, là hành trang để chúng ta vượt qua thách thức trong năm 2017. Đồng thời, đó cũng là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP không quá 3,5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP. Xuân Đinh Dậu đã về. Trong niềm vui đón chào năm mới, hơn 92 triệu người dân nước Việt tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, với bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ mang lại cho đất nước Việt Nam những mùa xuân thanh bình, no ấm và phát triển. H.L Vượt qua thách thức HOÀNG LÊ Xuân Đinh Dậu 2 0 1 7 CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI SỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Báo Bà Rịa - Vũng TàuCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Tòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo, TP. Vũng TàuĐiện thoại: (064) 3856115 – Fax: 3856094

Email: [email protected]

Tổng Biên tập:PHAN ĐỨC HIỀN

Phó Tổng Biên tập:LÊ THI XUÂN

HUỲNH THI LIÊN

Thư ký Tòa soạn:HOÀNG HOÀI NAM

BÙI VĂN CẢNH

Thiết kế bìa:NGHĨA QUÝ

Trình bày Tổ Kỹ THUậT BáO BÀ RIA - VũNG TÀU

• Ảnh bìa 1: Người đẹp Ngọc Duyên (quê Bà Rịa - Vũng Tàu) đăng quang Cuộc thi “Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu 2016 “.

Ảnh: NHÂN PHAN

• Giấy phép xuất bản số: 1800/CBC-BCĐP do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

cấp ngày: 21-12-2016

• In tại: Công ty in Lê Quang Lộc 161 Ly Chính Thăng, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Giá: 50.000 đồng(Báo Xuân BR-VT có 124 trang, trong đó 71 trang quảng cáo

không tính vào giá bán)

Năm Bính Thân khép lại sau hành trình một năm khởi đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 với bao trăn trở, lo toan. Thiên tai, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên; xâm

nhập mặn chưa từng có ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt và sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung… đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân.

Với quyết tâm và sự nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế-xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Chúng ta vui mừng khi phần lớn các chỉ tiêu, kế hoạch mà Quốc hội đề ra trong năm 2016 đều đạt và vượt so với năm 2015. Nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 6,21%, chỉ số giá tiêu dùng - CPI tăng 4,74%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra. Việc điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường và sự điều hành linh hoạt ở cấp vĩ mô đối với dịch vụ giáo dục, y tế, xăng dầu… nên đã không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá tiêu dùng của người dân. Các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu kinh tế được tăng cường và đã tạo được hiệu quả bước đầu; trong đó, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cùng chung sức vượt qua khó khăn và giành được nhiều kết quả quan trọng trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, với mục tiêu: “Xây dựng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch; cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân; bảo đảm ổn định xã hội; giữ vững ổn định chính trị; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc”. Nhân dân tỉnh BR-VT hân hoan đón Xuân Đinh Dậu trong niềm vui về những thành tích nổi bật đã đạt được trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ lưu trú, dịch vụ cảng, xuất khẩu, nhập khẩu; vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước đều tăng; cơ bản đạt các chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Các hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao đạt chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. An sinh xã hội được bảo đảm, các chính sách đối với người lao động, người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc và các đối tượng bảo trợ xã hội… được quan tâm thực hiện đầy đủ.

Thành tựu nổi bật trong năm 2016 mà toàn Đảng, toàn dân ta đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, là cơ sở, là hành trang để chúng ta vượt qua thách thức trong năm 2017. Đồng thời, đó cũng là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 6,7%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP không quá 3,5%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP.

Xuân Đinh Dậu đã về. Trong niềm vui đón chào năm mới, hơn 92 triệu người dân nước Việt tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, với bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ mang lại cho đất nước Việt Nam những mùa xuân thanh bình, no ấm và phát triển.

� H.L

Vượt qua thách thức � HOÀNG LÊ

Xuân Đinh Dậu

2017

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI SỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA

Page 2: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Các đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 2-1941, vào dịp Tết Nguyên đán, Bác Hồ đã về Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng lãnh đạo cuộc Cách mạng trong nước. Tết năm đó

là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Bác mặc bộ quần áo chàm, tay chống gậy trúc cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên đi chúc Tết bà con. Đến nhà ai Bác cũng tặng dòng chữ “Cung chúc tân niên” do chính tay Người viết. Cũng từ năm ấy, cứ mỗi dịp Tết đến, vào thời khắc giao thừa là Bác Hồ lại có thư chúc Tết gửi đến đồng bào và chiến sĩ cả nước.

Mùa xuân năm Bính Tuất 1946 - mùa xuân độc lập đầu tiên của dân tộc, đúng thời khắc giao thừa, khi đài Tiếng Nói Việt Nam truyền đi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Bác thì Người cũng đang “vi hành” đón xuân cùng nhân dân Thủ đô tại Đền Ngọc Sơn trong vai một cụ già theo cháu đi hái lộc. Đây là lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước được hưởng một mùa xuân mới độc lập, được nghe Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. Và cũng bắt đầu từ đây, suốt 24 năm Bác làm Chủ tịch nước, vào ngày cuối cùng của năm cũ, mọi người ai nấy đều mong phút giao thừa đến để được nghe thơ chúc Tết của Bác.

Chính trong cuộc “vi hành” đêm 30 của Tết cổ truyền dân tộc đầu tiên đó, Bác đã chứng kiến cảnh gia đình của một người đạp xích lô “Tết mà không có Tết” - ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn thờ, gia chủ thì đang nằm đắp chiếu rên mệt vì ốm. Bác xúc động, lau nước mắt, lặng lẽ đi ra và dặn

đồng chí thư ký hôm sau mang thuốc, quà của Người đến thăm hỏi và nhắc đồng chí thư ký ghi lại để báo cho đồng chí Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội.

Tết năm Ất Mùi 1955, Bác ra lời kêu gọi toàn dân thi đua sản xuất tiết kiệm mùa Xuân, thực hiện 6 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tiết kiệm về mọi mặt. Bác căn dặn: Vì đất nước còn nghèo, vừa trải qua chiến tranh, còn phải làm nhiều việc lớn hơn nên “Các chú tổ chức cho nhân dân ăn Tết phấn khởi đấy nhưng phải nhớ tiết kiệm”.

Tết năm Canh Tý (1960), vào thời khắc giao thừa, Bác đã đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Tín - một người gánh nước thuê ở phố Hàng Chĩnh, Hà Nội. Gần tới giao thừa rồi mà chị vẫn phải đi gánh nước thuê đổi gạo để sáng mai mùng Một Tết có cơm cho bốn đứa con. Được gặp Bác Hồ, chị Tín xúc động òa khóc. Bác an ủi chị:… “Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai...” Bác thường nói với đồng chí phục vụ: “Một ngày dân chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc, các cháu chưa được học hành, mọi người còn khổ thì Bác ăn không ngon, ngủ không yên”.

Cũng Tết năm 1960, mừng Đảng 30 tuổi, mừng Nhà nước 15 Xuân xanh, Bác Hồ đi trồng cây tại công viên hồ Bảy Mẫu (nay là công viên Thống Nhất). Bắt đầu từ đó, Bác kêu gọi mọi người thực hiện “Tết trồng cây”. Bác nói: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, xuân về Bác Hồ lại lặng lẽ đi thăm dân - vào thời điểm đó chỉ có Bác Hồ và các đồng chí cảnh vệ biết.

Từ ngàn đời nay, trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, mùa Xuân luôn tượng trưng cho sức mạnh, sự trẻ trung và những gì tốt đẹp nhất, một năm bắt đầu từ

mùa xuân. Và cách mạng Việt Nam cũng bắt đầu từ một mùa xuân, đó là mùa xuân năm 1930 Đảng ta ra đời như một vầng dương tỏa sáng, như ngọn đuốc hào quang xua đi cái đêm dài nô lệ của dân tộc, và từ đó ngọn đuốc ấy mãi mãi soi sáng dẫn lối, đưa đường, đưa con thuyền cách mạng đến bờ vinh quang.

Mùa Xuân về rạo rực khắp phố phường làng bản, rạo rực lòng người. Từ bao giờ cứ mỗi độ xuân về, chúng ta lại thốt lên từ trái tim mình: “Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng đất nước đổi mới”. Đảng sinh ra vào một mùa xuân và đã mang đến cho dân tộc Việt Nam những mùa xuân bất tận.

Từ khi thành lập, Đảng đã vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao thác ghềnh gian lao thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ gian khổ đến vinh quang Đảng luôn mang trong mình trọng trách cao cả, trọng trách với Tổ quốc, trọng trách với muôn dân, gần 86 mùa xuân có Đảng, dù Bác - người sáng lập và rèn luyện Đảng đã đi gặp Các Mác, Lê-nin nhưng tư tưởng của Người vẫn mãi soi sáng cho hôm nay.

Những ngày đầu gian khó, mùa xuân năm 1930 khi Đảng mới ra đời tuy lực lượng yếu và thiếu nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của vị lãnh tụ tài ba Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Đảng đã tích cực chủ động đi sâu vào quần chúng nhân dân, tạo nên cú hích đầu tiên cho cách mạng Việt Nam bằng cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh 1930 – 1931 đến cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, rồi đỉnh cao là cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trải qua những cột mốc đáng nhớ mang tính bước ngoặt ấy Đảng đã chứng tỏ được rằng con đường cách mạng vô sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn lựa là

phù hợp với xu thế lịch sử, hợp lòng người và đó là con đường duy nhất đúng cho cách mạng Việt Nam.

Sau năm 1945 một chính quyền dân chủ non trẻ ra đời, ngay lập tức phải đối mặt với vô vàn khó khăn gian khổ, thù trong giặc ngoài, tình thế đất nước như Bác Hồ nhận định “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng kỳ lạ thay càng trong gian khổ, khó khăn, Đảng ta càng minh mẫn sáng ngời, đã chèo chống đưa đất nước vượt qua giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đặc biệt thắng lợi chấn động năm châu Điện Biên Phủ là bằng chứng sắt thép về sức mạnh của ý Đảng hợp lòng dân.

Thực dân Pháp bị đẩy lùi, đế quốc Mỹ thay chân nhảy vào miền Nam chia tách đất nước thành hai miền thương nhớ, hoàn cảnh lịch sử một lần nữa đặt Đảng vào tình thế khó, vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc vừa chi viện cho miền Nam ruột thịt, tất cả vì miền Nam thân yêu. Nhưng một chuỗi thắng lợi cả trên bàn đàm phán lẫn trên chiến trường buộc tập đoàn Ngô Đình Diệm và bức bình phong mang tên Mỹ phải cút nhào, có lẽ trong suốt gần 87 mùa xuân có Đảng thì mùa xuân năm 1975 là một trong những mùa xuân đáng nhớ nhất trong lịch sử.

Sau mùa xuân định mệnh ấy, Đảng cũng đã tròn 45 năm tuổi, trên thế giới này chưa có một chính Đảng nào chỉ có 45 tuổi đời nhưng đã đưa một dân tộc từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ, chiến thắng vẻ vang trước những thế lực hùng mạnh nhất thế giới, đưa Việt Nam từ một quốc gia có nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới trở thành đất nước được bạn bè năm châu ái mộ.

Bối cảnh lịch sử đã đổi thay, Đảng cũng phải chuyển mình để phù hợp với thời cuộc, dẫu có lúc khắc khoải đớn đau nhưng những thành tựu trong 40 năm qua đã nói lên tất cả.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước thoát nghèo bước vào hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam là người bạn tin cậy của hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của hầu hết các tổ chức lớn trên thế giới. Những điều đó đã thêm một lần nữa khẳng

định thêm rằng, Đảng chính là nhân tố quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Bước vào thời đại kinh tế tri thức, chiến tranh chưa phải đã kết thúc, trái lại chiến tranh đã và đang chuyển biến sang những hình thức khác tinh vi hơn, nguy hiểm hơn, đó là chiến tranh kinh tế, chiến tranh thông tin, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh công nghệ và diễn biến hòa bình… Điều đó đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phải cùng nhau nỗ lực, Đảng phải biết làm mới mình, nhân dân phải có niềm tin vào Đảng.

Một mùa xuân nữa lại về đất nước tưng bừng đón ánh bình minh mới từ TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) và hình thành cộng đồng chung ASEAN. Việt Nam đã trở thành nước có nền kinh tế phát triển năng động thuộc hàng bậc nhất Đông Nam Á, sớm hoàn thành sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

“Đảng là mùa xuân, Đảng là mẹ hiền, Đảng cho ta sáng mắt, sáng lòng”, những lời ngợi ca ấy nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu sáng lập và rèn luyện trong gần 87 năm qua, chợt nhớ lời ca của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi”.

Đằng sau những chiến thắng quang vinh vẫn còn đó những âu lo chưa bao giờ dứt, đó là tham nhũng, lãng phí, những đòi hỏi bức thiết từ cải cách hành chính, tinh giản biên chế… đó là những vấn đề sống còn mà toàn Đảng, toàn dân phải cùng nhau nỗ lực chung tay giải quyết. Để làm được điều đó trước hết Đảng phải gương mẫu, văn minh, tiên tiến, biết tập hợp và phát huy dân chủ, Đảng phải “nhập thế” vào đời sống để Đảng thực sự là Đảng của hơn 90 triệu người dân.

Nàng xuân đã ngấp nghé bên thềm, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và vận hội mới cũng như thách thức không hề nhỏ, con đường hội nhập đã rộng mở nhưng đất nước có tiến lên được hay không là nhờ vào sự sáng suốt của Đảng.

những mùa Xuân có Đảng � ThS. Trương Khắc Trà

nhớ Bác

Mùa Xuân

Chiều mùng 2 Tết Tân Sửu (1961) Bác Hồ đến Văn Miếu dự buổi bình thơ của các cụ Hà Nội. Mùng 2 Tết Nhâm Dần (1962), Bác đến thăm các cháu học sinh ở Hải Phòng; chiều 29 Tết Quý Mão (1963) Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ hoa và chợ Đồng Xuân… tất cả đều bí mật, bất ngờ và bao giờ cũng nắm biết được tình cảm thật của người dân.

Mùa Xuân năm 1965, tại hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập, Bác Hồ nói: “… Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta”. Bác đã nghiêm khắc phê phán những cán bộ đảng viên có chức, có quyền mà thoái hóa, biến chất: “… Họ là những ông quan liêu chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhân dân. Số người đó coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan, phát tài… Họ quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân…”, “… Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta”.

Ngày mùng 2 Tết năm Kỷ Dậu (1969), Bác Hồ về thăm thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội), nơi có phong trào trồng cây điển hình toàn quốc. Bác đã đến thăm “Đồi cây ơn Bác” của xã và trồng cây Đa lưu niệm. Trước khi đi, Bác nhắc đồng chí phục vụ mang theo cơm nước. Trồng cây xong, gần 12 giờ trưa, Bác mời đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Hà Tây cùng Bác ăn Tết trên chiếc chiếu trải trên đồi. Bữa cơm thân mật, đơn giản, có bánh chưng, giò và dưa, hành muối, canh nóng đựng trong phích. Đó là cái Tết Kỷ Dậu năm 1969 - mùa xuân cuối cùng của Bác.

Gần nửa thế kỷ Bác Hồ đã đi xa, song nhớ lại những kỷ niệm về Bác, đọc lại những bài viết, vần thơ của Bác mỗi dịp xuân về, Tết đến chúng ta như được sống lại những năm tháng trong tình thân ái bao la và lắng nghe những lời dạy bảo ân cần của Bác. Giờ đây, đất trời đã bước vào mùa xuân mới, như lời căn dặn của Người chúng ta quyết xây dựng đất nước “càng ngày càng xuân”.

Bác Hồ về thăm lại đồng bào Pắc Bó (Cao Bằng - năm 1961).

� ĐỖ ngUYỆT hươngChủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh BR-VT

4│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │5

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 3: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

niềm tin và kỳ vọng

Bà Rịa - Vũng Tàu │7

Xuân Đinh Dậu - 2017

6│Bà Rịa - Vũng Tàu

Cảng Cái Mép - Thị Vải phải được nhìn nhận dưới góc độ lợi ích quốc gia. Quốc hội sẽ lưu

ý khi phê chuẩn chính sách đầu tư công để phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics trong 5 năm tới.

Trong 2 ngày 17 và 18-6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Bà Rịa-Vũng Tàu, kiểm tra tình hình triển khai nghị quyết

Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và công tác xây dựng Đảng trên địa bàn.

Ngay khi vừa đến Bà Rịa-Vũng Tàu, Tổng Bí thư đã xuống thăm xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới vào cuối năm 2014. Tổng Bí thư vui mừng khi chứng kiến vùng đất giàu truyền thống anh hùng cách mạng đã nỗ lực vượt khó vươn lên, đạt nhiều thành tựu đáng tự hào.

Làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nghe Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh báo cáo những nét nổi bật trong xây dựng Đảng và phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. Tổng Bí thư hoan nghênh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xác định hướng phát triển đúng đắn trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương, đó là phát triển công nghiệp khí - điện - đạm; dịch vụ cảng biển; du lịch 4 loại hình: Nghỉ dưỡng biển, hội nghị - hội thảo, sinh thái, lịch sử tâm linh, thu hút mạnh hơn dòng khách cao cấp; phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Tổng Bí thư đánh giá Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiên quyết, bài bản các mục tiêu, định hướng đã đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển vùng và cả nước.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tỉnh đã có sáng kiến trong việc triển khai thực hiện bài bản Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng bộ tỉnh, sớm xây dựng chương trình hành động, lập tổ công tác về sinh hoạt chi bộ với cơ sở, qua đó gắn trên với dưới, gắn Đảng với dân, ngày càng có thêm kinh nghiệm quản lý và giữ được nội bộ đoàn kết, thống nhất cao.

Tổng Bí thư lưu ý, Bà Rịa- Vũng Tàu có Côn Đảo - hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc - cần khai thác tốt hơn nữa, thu hút nguồn lực, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, gắn phát triển du lịch với giáo dục truyền thống. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cần chú trọng hơn nữa công tác liên kết vùng, khai thác phát huy các tiềm năng lợi thế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Tổng Bí thư yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu phải kiên quyết, kiên trì làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, chống cho được tình trạng thoái hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, coi đây là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn trước mắt.

Trước khi chia tay BR-VT, Tổng Bí thư tặng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân BR-VT bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng trao tặng bức chân dung của Người, Tổng Bí thư nói: “Tôi tặng ảnh Bác Hồ, tức là mong các đồng chí luôn luôn cố gắng, phấn đấu học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Năm 2016, Bà Rịa-Vũng Tàu vinh dự đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đoàn lãnh đạo Trung ương về thăm và làm việc. Trung ương đã đánh giá cao những đổi thay của tỉnh trên các lĩnh vực và kỳ vọng Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ phát huy sức mạnh, nội lực để phát triển hơn nữa. Các đồng chí lãnh đạo Trung ương đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả, vai trò và vị thế của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải.

Bà Rịa - Vũng Tàu phải tiếp tục khai thác phát

huy hơn nữa tiềm năng lợi thế, chú ý phát triển mạnh kinh tế biển, đánh bắt xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 5-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm, làm việc tại tỉnh BR-VT. Trong chuyến đi này, Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) và cảng Baria Serece. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là cụm cảng hàng đầu của Việt Nam trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, do hạ tầng giao thông kết nối không đồng bộ nên công suất khai thác còn hạn chế. Để giải quyết khó khăn này, đầu năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tăng vốn đầu tư cho đường 991B từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét việc sử dụng vốn đầu tư công trung hạn cho các dự án hạ tầng phục vụ cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. “Đây là lợi ích quốc gia, do đó, Quốc hội sẽ lưu ý khi phê chuẩn chính sách đầu tư công để phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics trong 5 năm tới. Quốc hội sẽ yêu cầu Chính phủ báo cáo và có hướng tháo gỡ khó khăn cho cụm cảng, có những chủ trương đúng đắn để khai thác tốt, tránh lãng phí tiềm năng”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Nếu thấy bất hợp lý thì phải điều chỉnh. Quan trọng nhất là quy hoạch có phù hợp với tình

hình phát triển KTXH, có thúc đẩy phát triển hệ thống cảng, đáp ứng yêu cầu đề ra hay không. Điều chỉnh quy hoạch lấy phát triển bền vững làm mục tiêu số 1.

Ngày 23-7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra hoạt động của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Phó Thủ tướng đã thị sát dọc tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh BR-VT và các DN đầu tư cảng. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, để cảng Cái Mép - Thị Vải phát triển bền vững, thực hiện được vai trò là cửa ngõ trung chuyển lớn nhất cả nước. Phó Thủ tướng yêu cầu phải sớm hoàn thiện quy hoạch, hạ tầng trong và ngoài cảng, tăng cường kết nối giữa cụm cảng Cái Mép-Thị Vải với TP.Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với mong muốn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện tốt Chỉ thị 05/TW-CT của Bộ Chính trị. Ảnh: PHÚC LƯU

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thị sát tình hình hoạt động tại cảng quốc tế Cái Mép trong chuyến công tác đến BR-VT vào tháng 12-2016.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với lãnh đạo Bộ GT-VT, lãnh đạo tỉnh BR-VT và DN cảng trong chuyến công tác đến BR-VT vào tháng 7-2016.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng lãnh đạo Bộ GD-ĐT dự lễ khai giảng tại Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.

Ngày 7-12, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã có chuyến công tác tại BR-VT. Sau khi dự khai mạc Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và đoàn công tác Quốc hội đã dành thời gian thăm và khảo sát hoạt động cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu vui mừng trước những chuyển động tích cực ở cụm cảng, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý về việc áp dụng giá sàn cảng biển Cái Mép - Thị Vải. Phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương những kết quả đạt được của cụm cảng, đồng thời ghi nhận những kiến nghị để có hướng đề xuất giải pháp đầu tư cho hệ thống cảng tại BR-VT theo định hướng phát triển cảng biển của khu vực và cả nước.

Nhiệm vụ đặt ra cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2016-2021 hết sức nặng nề, đòi hỏi các cấp,

các ngành tiếp tục đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tiếp tục phát huy những thành tích đạt được để xây dựng và phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển và du lịch như Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ VI đã đề ra”.

� Nhóm PV ThỜI SỰ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Page 4: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước; vận động các chủ doanh nghiệp không còn nhu cầu đầu tư chuyển giao đất cho nhà đầu tư mới để phát triển dự án; triển khai các giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và rà soát, tiết kiệm trong chi tiêu, giảm tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.  Công tác cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

quyết định đến việc triển khai thực hiện thành công các Nghị quyết, chủ trương của Đảng. Xin đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho biết nội dung những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh trong thời gian tới?

- Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Cán bộ có tốt thì chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành mới tốt, khi đã có chủ trương, chính sách tốt rồi phải có cán bộ tốt thì những chủ trương, chính sách đã ban hành mới được thực thi tốt trong cuộc sống, tạo được niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự phát triển vững chắc của chế độ.

Nhiệm kỳ này, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy xác định sẽ lấy công tác cán bộ là khâu ưu tiên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh đủ số lượng, có phẩm chất, năng lực, biết hành động và hành động hiệu quả, để có thể hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI đã đề ra là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc; phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch”. Trên tinh thần đó, trong năm 2017, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy sẽ tập trung thực hiện các nội dung sau:

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN HỒNG LĨNH, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH:

Cán bộ là khâu then chốt để hoàn thành mọi nhiệm vụ

Năm 2016 khép lại, Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ Kinh tế - Văn hóa - Xã hội - Quốc phòng An ninh đến xây dựng Đảng. Những kết quả đã đạt được một lần nữa khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của BCH Đảng bộ tỉnh, sự điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền. Nhân dịp đầu Xuân 2017, phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

 Phóng viên: Kính thưa đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, xin đồng chí cho biết những dấu ấn rõ nét và kết quả quan trọng nhất của tỉnh trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2016, năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI?

- Đồng chí nguyễn hồng Lĩnh: Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, đây là năm có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề, bước đà cho việc thực hiện Nghị quyết trong những năm tiếp theo. Trên tinh thần đó, ngay từ đầu năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã bắt tay ngay vào xây dựng chương trình hành động của cả nhiệm kỳ và các công việc cụ thể cần thực hiện cho năm 2016. Trong đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật là:

- Đã tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tới đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đến nay các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành đều đã xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết.

- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và kiện toàn các chức danh của HĐND, UBND các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

- Công tác rà soát, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ máy các cấp, các ngành được tích cực triển khai. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kiện toàn 30 chức danh lãnh đạo còn thiếu ở 26 sở, ban, ngành, địa phương, qua đó giúp cho các đơn vị đủ nhân sự để triển khai các nhiệm vụ được giao. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công vụ và thực hiện việc rà soát, đánh giá năng lực, trình độ của đội ngũ công chức, viên chức ở các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, hồ sơ tồn đọng nhiều, trên cơ sở đó kiên quyết điều chuyển, xử lý đối với những công chức, viên chức yếu kém, nhất là người đứng đầu ở những đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ, gây trì trệ, cản trở sự phát triển của tỉnh.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, yêu cầu mỗi cơ quan, đơn vị phải tự xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Công tác cải cách hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân. Đặc biệt là tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động Bộ phận một cửa tập trung cấp tỉnh để giải quyết các thủ tục hành chính của công dân và doanh nghiệp, qua đó đã kiểm soát tốt việc giải quyết hồ sơ bảo đảm đúng thời gian theo quy định, được sự hưởng ứng của người dân.

- Lãnh đạo tỉnh và đội ngũ công chức đã có sự quyết tâm, thực hiện thường xuyên việc tiếp xúc, chia sẻ và tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp; gặp gỡ xúc tiến đầu tư

Thứ nhất, Thường xuyên rà soát, đánh giá năng lực cán bộ của các cơ quan, đơn vị, nhất là cấp sở, ngành để bố trí cán bộ, kịp thời điều chuyển, thay thế đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu, gắn với triển khai nghiêm túc Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, trong đó sẽ xây dựng và thực hiện Quy định sát hạch định kỳ đội ngũ công chức, viên chức; các đơn vị phải xem việc rà soát, bổ sung, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng trong hoạt động cải cách hành chính, phục vụ nhân dân, phải xem nhân tố con người là khâu quyết định cho sự phát triển đi lên của mỗi đơn vị và của toàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn nhân sự lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, trong đó quan tâm cơ cấu lãnh đạo mỗi đơn vị phải bố trí ít nhất 1 lãnh đạo là nữ và phải bảo đảm yêu cầu 3 độ tuổi.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, viên chức của tỉnh, để làm được điều này cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi tuyển đầu vào bảo đảm sát thực tế, công khai, có tính cạnh tranh cao để lựa chọn được người giỏi vào các cơ quan trong hệ thống chính trị; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, ban hành Quy chế tuyển dụng công chức thống nhất cho cả khối Đảng, đoàn thể và khối chính quyền trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, Triển khai công tác quy hoạch, lựa chọn, phát triển đội ngũ cán bộ kế thừa, trong đó sẽ xây dựng kế hoạch chuẩn bị nhân sự lãnh đạo nhiệm kỳ 2020-2025; xây dựng Đề án luân chuyển cán bộ, gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh, Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2020 định hướng đến năm 2025, “Ngân hàng nguồn nhân lực” của tỉnh (bao gồm nguồn cán bộ có thể làm lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, nguồn cán bộ có thể làm lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của các sở và nguồn để tuyển dụng cán bộ, công chức). Trong thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện các giải pháp để tạo môi trường cho cán bộ trẻ được rèn luyện, thử thách, phát triển nhằm xây dựng

đội ngũ cán bộ kế thừa có đủ phẩm chất, năng lực cho giai đoạn tiếp theo.

Thứ tư, Trong thời gian tới, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy sẽ lấy mức độ hoàn thành công việc làm thước đo để đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI đã đề ra. Những cán bộ nào không đáp ứng được yêu cầu, gây trì trệ, ách tắc cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ và sự phát triển của của tỉnh nhất định sẽ được bố trí ở vị trí khác phù hợp hơn.

Thứ năm, Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và Trường Chính trị tỉnh hàng năm phải phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Trong đó, sẽ phân loại từng đối tượng (cấp lãnh đạo chủ chốt; cấp lãnh đạo sở, ngành, địa phương; cấp trưởng, phó phòng; cấp chuyên viên...) để mở các lớp với thiết kế bài giảng phù hợp, sát thực tế với công việc của từng đối tượng đang thực hiện.  Thưa đồng chí, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ

truyền Đinh Dậu 2017, đồng chí nhắn gửi lời chúc gì tới toàn thể cán bộ, đảng viên, quân và dân Bà Rịa-Vũng Tàu?

- Nhân dịp Xuân Đinh Dậu năm 2017, thay mặt Lãnh đạo tỉnh, tôi xin gửi đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bước sang năm mới với trách nhiệm đầy đủ hơn, sự quyết tâm mạnh mẽ hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ là công bộc của nhân dân; mỗi cán bộ, chiến sĩ cùng gia đình và nhân dân toàn tỉnh sẽ luôn có thật nhiều niềm vui, hạnh phúc, cùng nhau đoàn kết, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao của năm 2017, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI đã đề ra. Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

� Sơn Trà(Thực hiện)

Buổi thảo luận tổ của lớp Sơ cấp lý luận chính trị khóa XIII. Đồng chí Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GT-VT. Ảnh: THÀNH HUY

Bà Rịa - Vũng Tàu │9

Xuân Đinh Dậu - 2017

8│Bà Rịa - Vũng Tàu

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với đại diện các doanh nghiệp tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp, ngày 30-12-2016. Ảnh: THANH TRÍ

Page 5: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

  Phóng viên: Thưa đồng chí, là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí có suy nghĩ gì về hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh năm qua?

- Đồng chí nguyễn Thị Yến: Trước hết, cho phép tôi được thay mặt các vị đại biểu Quốc hội tỉnh, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bà con cử tri, nhân dân tỉnh nhà và lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh đã tin tưởng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để chúng tôi thực hiện vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử.

Trong thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động trước, trong và sau kỳ họp. Phối hợp tổ chức tốt việc tiếp xúc cử tri trên địa bàn 8 huyện, thành phố và cán bộ nguyên

là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị, hiến kế. Qua đó, Đoàn đã tiếp thu, tổng hợp gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh và các huyện, thành phố xem xét, giải quyết, trả lời; đồng thời, thường xuyên theo dõi việc xử lý, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân.

Trong các kỳ họp Quốc hội hóa XIV, cụ thể kỳ họp thứ hai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án Luật, về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội ở tổ và hội trường với 45 lượt ý kiến; xem xét, có ý kiến và thông qua các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặt biệt là Đoàn đã có ý kiến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, đề nghị Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đảo; xác

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN THỊ YẾN, PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY, TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH:

Từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hộiNhân dịp đón năm mới Đinh Dậu 2017, Báo BR-VT đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về những kết quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và định hướng trong năm 2017. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo vệ môi trường; tập trung chỉ đạo phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Chất vấn các Bộ trưởng về bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường; về đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa và Dự án VNEN.

Đoàn cũng đã tổ chức giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016” và giám sát các kiến nghị của cử tri về tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường... Qua giám sát, Đoàn đã có kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết và khắc phục.

Trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại, Đoàn đã tổ chức tiếp 36 lượt công dân, xử lý 45 đơn, thư khiếu nại của công dân. Trên cơ sở phân loại đơn đã chuyển 32 đơn đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân.

Ngoài ra, các đại biểu của Đoàn là ủy viên các Ủy ban, Hội đồng của Quốc hội đã tích cực có ý kiến, thẩm tra các vấn đề của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua.

Nhìn chung, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh BR-VT khóa XIV trong thời gian qua đã học tập và phát huy những kết quả của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh các khóa trước, từng bước đổi mới, nâng dần chất lượng hoạt động. Từng đại biểu của Đoàn đã nêu cao vai trò trách nhiệm của người đại biểu dân cử, tích cực tiếp xúc, tiếp thu ý kiến, hiến kế của cử tri, tổng hợp, nghiên cứu, tham gia ý kiến với Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo xử lý những các vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc… đạt hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội chưa có kinh nghiệm, do vậy cần phải học hỏi và nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa.

  Để làm tròn trách nhiệm của người Đại biểu của nhân dân, theo đồng chí từng thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội cần làm gì để góp phần phát triển đất nước nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng cũng như công tác chăm lo đến đời sống, nguyện vọng của người dân?

- Trước hết, người đại biểu Quốc hội phải thường xuyên gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri; thực hiện nghiêm chương trình hành động của mình đã hứa, thể hiện sự tôn trọng với cử tri, với nhân dân; thực sự là người đại diện cho nhân dân.

Kế đến, mỗi đại biểu Quốc hội phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, tâm huyết, phát huy trí tuệ, tích cực nghiên cứu, tham gia các hoạt động của Quốc hội, nắm chắc tình hình thực tiễn của địa phương trên các lĩnh vực,… để có ý kiến với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương có những cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp thúc đẩy kinh tế phát triển, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.   Trước thềm năm mới Đinh Dậu - 2017, đồng

chí có điều gì muốn chia sẻ cùng bà con cử tri trong tỉnh, thưa đồng chí?

-Trước thềm năm mới Đinh Dậu - 2017, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của cử tri và nhân

dân tỉnh nhà trong thời gian qua. Rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến, hiến kế, phản ánh của cử tri và nhân dân để Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện tốt chương trình hoạt động trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thời gian vừa qua; và mong rằng, các cấp, các ngành tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ để Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại biểu dân cử.

Nhân dịp năm mới 2017, thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi xin kính chúc Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, toàn thể bà con cử tri và nhân dân luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng và thành công.   Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

� LAM Phương(Thực hiện)

Bà Rịa - Vũng Tàu │11

Xuân Đinh Dậu - 2017

10│Bà Rịa - Vũng Tàu

Đồng chí Dương Minh Tuấn, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.

Cử tri Nguyễn Vĩnh Lộc, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Thị Yến phát biểu tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Page 6: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

 Phóng viên: Thưa, đồng chí đánh giá như thế nào về kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2016?

- Đồng chí nguyễn Văn Trình: Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VI và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các chương trình, kế hoạch, các giải pháp cụ thể theo các nghị quyết của Chính phủ và HĐND tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.

Mặc dù kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là giá dầu giảm mạnh, nhưng tập thể UBND tỉnh, các ngành, các cấp đã nỗ lực cố gắng, cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Cụ thể như sau: GRDP tăng 5,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,67%; dịch vụ cảng tăng 18,44%; dịch vụ lưu trú tăng 12,14%; nông nghiệp tăng 3,65%; ngư nghiệp tăng 4,25%; kim ngạch xuất khẩu tăng 8,85%, nhập khẩu tăng 10,92%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 tăng 5%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện ước khoảng 40.555 tỷ đồng, tăng 6,8%, trong đó: Vốn ngân sách 6.925 tỷ đồng, tăng 13,8%; vốn doanh nghiệp trong nước 9.100 tỷ đồng, tăng 1%; vốn doanh nghiệp nước ngoài 24.530 tỷ đồng, tăng 7,16%.

Thu hút thêm được 19 dự án đầu tư nước ngoài và 22 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký là 546 triệu USD và 4.523 tỷ đồng; tổng dự án nước ngoài là 301 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 27 tỷ USD và 451 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 26.679 triệu USD và 245.525 tỷ đồng.

Đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 1.176 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 17% so cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 8.605 tỷ đồng, tăng 32,5% so cùng kỳ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 8.064 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, chiếm 66% số doanh nghiệp đăng ký.

Có thêm 5 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 20/45 xã.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh bắt đầu hoạt động từ đầu tháng 4 năm 2016 và đang từng bước vận hành ổn định, được các tổ chức, cá nhân đánh giá hài lòng; thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết với 369 thủ tục.

Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tuyển mới dạy nghề cho 22.823 học viên; số lao động nông thôn đã và đang học nghề phi nông nghiệp là 1.932 lao động; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia là 1,91% và theo chuẩn tỉnh là 5,65%; số vụ tai nạm giao thông tuy có giảm 1,9%. Theo nhận định của đồng chí, điểm mạnh

trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm qua là gì?

- Năm qua, điểm mạnh về kinh tế của tỉnh là đã triển khai mạnh nhiều giải pháp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, trong đó tập trung mạnh vào các giải pháp như: nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thực thi công vụ để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh; thu hút đầu tư có chọn lọc nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội.

Tỉnh cũng đã huy động và tập trung nguồn lực đầu tư vào các khu vực, lĩnh vực khai thác tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.

Ngoài ra, chương trình chuyển đổi lao động phi nông nghiệp, nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập của nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đạt hiệu quả; công tác bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được chú trọng và đi vào chiều sâu.  Năm 2017, Bà Rịa - Vũng Tàu cần tập

trung vào những nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế trọng tâm nào, thưa đồng chí?

- Trong năm 2017, các nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Thông báo kết luận của Ban chấp hành đảng bộ, Nghị quyết HĐND đã được UBND tỉnh triển khai bằng chương trình hành động cụ thể. Trong đó UBND tỉnh tập trung triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm như sau:

Một là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua các giải pháp như: đưa vào vận hành chính thức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh; vận hành có hiệu quả đường dây nóng của tỉnh; cải thiện năng lực hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh để hạn chế tình trạng hồ sơ chậm trễ; tăng cường thanh tra công vụ để kịp thời ngăn chặn, phát hiện xử lý nghiêm nạn lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong thực thi công vụ; phát động phong trào thi đua “Giải quyết hồ sơ nhanh nhất cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp” làm cơ sở để đánh giá, khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; sơ kết và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; tiếp tục triển khai Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp và Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa đặc sản của tỉnh; xây dựng Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017 - 2020.

Tiếp tục rà soát các dự án chậm triển khai, tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ dự án, đồng thời kiên quyết xử lý, thu hồi các dự án chủ đầu tư cố tình hoặc không có khả năng triển khai thực hiện. Kêu gọi, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư phát triển dự án đối với những khu đất dự án đã thu hồi nhưng vẫn giữ nguyên quy hoạch; thông báo cho nhân dân các khu đất dự án đã thu hồi vẫn giữ nguyên quy hoạch và xóa quy hoạch.

Hai là, tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải trên địa bàn tỉnh, cụ thể như: đẩy nhanh tiến độ thi công đường 991B, khởi công đường Phước Hòa - Cái Mép, khởi công đầu tư xây dựng cầu Phước An theo hình thức BOT; hoàn thành Quy hoạch 1/2.000 Trung tâm logistics Cái Mép Hạ; xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án logistics vào một số khu công nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020”. Rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, xem xét quy hoạch lại thành những cảng có công suất lớn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Phối hợp với tỉnh Đồng Nai đầu tư phần đường kết nối đường liên cảng - cầu Phước An vào Cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Kiến nghị với Chính phủ một số cơ chế chính sách liên quan đến hệ thống cảng, sớm đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Cái Mép, thành lập Ban quản lý cảng và dịch vụ logistics, nạo vét sông Cái Mép - Thị Vải đảm bảo đủ độ sâu sẵn sàng đón các tàu có trọng tải lớn hơn.

Ba là, nâng cao năng lực, hạ tầng, sản phẩm để xúc tiến du lịch, cải thiện hình ảnh tăng khả năng thu hút và giữ chân du khách nhằm tăng cường khai thác tiềm năng về du lịch, cụ thể như: tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ du khách, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo trật tự, an toàn cho du khách, hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi của khách du lịch, chặt chém du khách; xây dựng bản đồ du lịch; hoàn thành quy hoạch 1/2.000 Khu du lịch Núi Dinh, quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Long Hải-Phước Hải; hoàn thành tiêu chí kêu gọi đầu tư vào Khu Du lịch Paradise; triển khai kế hoạch kêu gọi đầu tư cho Khu vực Bàu Trũng để kết nối với Khu du lịch Paradise thành quần thể du lịch phức hợp; rà soát các khu đất ven biển sẵn sàng tiếp nhận nhà đầu tư về du lịch để kêu gọi đầu tư; lựa chọn địa điểm đầu tư cảng tàu khách du lịch, khu vui chơi giải trí cho sĩ quan, thủy thủ, chuyên gia tại khu vực Cái Mép - Thị Vải; rà soát, thu hồi và kêu gọi đầu tư dự án Safari.

Bốn là, triển khai mạnh các giải pháp xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường như sau: di dời phân xưởng nhuộm của Công ty Meisheng vào KCN Mỹ Xuân A2; hoàn thành hạ tầng 2 khu chế biến thủy sản Xuyên Mộc và Đất Đỏ để di dời các cơ sở chế biến thủy sản tại địa phương và một số cơ sở tại Tân Hải; rà soát, xác định vị trí tại khu vực Long Điền để đầu tư hạ tầng và di dời các cơ sở chế biến thủy sản tại địa phương; tổ chức di dời các nhà máy xử lý rác của Công ty Bảo Ngọc, Công ty Sông Xanh vào khu xử lý rác Tóc Tiên; đầu tư hạ tầng kết nối và đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án Khu xử lý rác Láng Dài, huyện Đất Đỏ; đầu tư và hoàn thành hệ thống quan trắc khí thải để kiểm soát nguồn khí thải; xem xét thu hồi chủ trương đầu tư của Công ty Zincox và kêu gọi nhà đầu tư khác có đủ năng lực triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý khí thải; rà soát quy

hoạch và triển khai kế hoạch di dời các trang trại, cơ sở chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư; đầu tư nhà máy đốt rác tại huyện Côn Đảo; xem xét và chọn phương án đề xuất đầu tư kênh Bến Đình; giám sát chặt chẽ hoạt động Khu xử lý rác Tóc Tiên; triển khai giải pháp xử lý hiện trạng cống số 6 Khu chế biến hải sản Tân Hải.

Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát về vệ sinh và an toàn thực phẩm bằng các giải pháp như: tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở đảm bảo việc cung cấp vật tư nông nghiệp an toàn cho nông dân; xây dựng hệ thống các địa điểm cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng; triển khai kế hoạch trang bị thiết bị, máy móc để kiểm tra chất lượng thực phẩm tại các chợ, xử lý nghiêm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không đạt chất lượng; Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế hàng giả, hàng nhái; nghiên cứu đầu tư xây dựng Phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa để kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sáu là, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, Bệnh viện Lê Lợi và các cơ sở y tế công lập; tiếp tục thực hiện Đề án thu hút nguồn nhân lực trong ngành y tế; triển khai thực hiện Đề án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa thành Bệnh viện văn minh, thân thiện; đưa vào vận hành bệnh viện Y học cổ truyền, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Vũng Tàu, triển khai các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng Bệnh viện

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VăN TRìNH, PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH UBND TỈNH:

nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2017

phụ sản và nhi theo hướng xã hội hóa... Tăng cường công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng.

Đối với vai trò, trách nhiệm của những người làm công tác báo chí, nhất là Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, tôi mong muốn các đồng chí tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng dự luận về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhà báo là “cầu nối” nắm bắt tình hình tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực; vận động và tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong toàn xã hội chung tay góp sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tỉnh trong năm 2017.

Nhân dịp năm mới 2017 và trước thềm Xuân Đinh Dậu, thay mặt UBND tỉnh, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, sở, ban, ngành, địa phương cùng toàn thể quân và dân các huyện, thành phố dồi dào sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, đoàn kết, nỗ lực vươn lên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Xin cảm ơn đồng chí về cuộc trao đổi!

� ĐỖ hoàng(Thực hiện)

Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế cả nước cũng như của tỉnh trong năm 2016 có nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của các sở, ngành, chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gặt hái nhiều thành tựu kinh tế - xã hội. Sự thành công này là tiền đề vững chắc cho tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch năm 2017. Về nội dung này, đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh dành cho Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân Đinh Dậu 2017 cuộc trao đổi như sau:

Bà Rịa - Vũng Tàu │13

Xuân Đinh Dậu - 2017

12│Bà Rịa - Vũng Tàu Tàu container cập cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép làm hàng. Ảnh: THÀNH HUY

Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khảo sát tình hình hoạt động cụm cảng Cái Mép-Thị Vải.

Page 7: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Trong năm 2017, Đảng bộ thành phố chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 2 nhiệm vụ then chốt là thúc đẩy kinh tế dịch vụ du lịch phát triển và đẩy mạnh công tác quản lý đô thị, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ

đất công trên địa bàn thành phố. Thành phố phấn đấu hoàn thành xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP. Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP. Vũng Tàu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Đồng thời, tiếp tục duy trì thực hiện công tác đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh tại các điểm du lịch, đặc biệt là khu vực Bãi Sau; đẩy mạnh quảng bá du lịch bằng các hình thức phong phú, đa dạng, khuyến khích đầu tư, phát triển các dịch vụ, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao. Để quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất công, thành phố sẽ rà soát, thống kê, lập hồ sơ quản lý chặt chẽ và hoàn thiện hệ thống dữ liệu về đất đai để phục vụ công tác quản lý, sử dụng.

Song song đó, Đảng bộ tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Vũng Tàu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, tận tâm phục vụ nhân dân nhằm “Xây dựng Đảng bộ thành phố trong sạch, vững mạnh và đáng tin cậy”.

Huyện Long Điền có 1.848 tàu cá, trong đó có 1.348 tàu đánh bắt xa bờ công suất từ 90CV trở lên. Lực lượng trực tiếp tham gia đánh bắt trên biển khoảng 11.817 người. Hàng năm, sản lượng khai thác hải sản của

huyện đạt khoảng 85 - 90 ngàn tấn, nhưng đang có xu hướng giảm do ngư trường ngày càng cạn kiệt; số lượng tàu cá khá lớn nhưng tổ chức khai thác chưa phù hợp. Khâu bảo quản, chế biến hải sản còn thủ công nên chất lượng sản phẩm thấp.

Thời gian tới, huyện Long Điền sẽ tăng cường tuyên truyền cho các chủ phương tiện và thuyền viên nâng cao hiểu biết về bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Huyện sẽ tập trung phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, các hoạt động hỗ trợ phục vụ cho khai thác hải sản bền vững, gắn khai thác hải sản với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc.

Bên cạnh đó, huyện kiến nghị UBND tỉnh có các chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho chủ phương tiện muốn chuyển đổi phương thức đánh bắt; hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá trên 90CV; thành lập đội tàu dịch vụ thu mua và cung ứng nhiên liệu trên biển; hỗ trợ ngư dân ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ khai thác tiên tiến, đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ khai thác.

ĐỒNG CHÍ HUỲNH VăN DANH,

TỈNH ỦY VIÊN,

BÍ THƯ HUYỆN ỦY TÂN THÀNH

Khai thác lợi thế cang biên, dich vu logistics

Năm 2017, dự báo tình hình đầu tư vào huyện Tân Thành sẽ tiếp tục thuận lợi, do vậy mục tiêu, nhiệm vụ trong năm được xác định là: Tập trung thực hiện tốt công tác đền bù, GPMB cho các nhà đầu tư tổ chức triển khai xây dựng dự án các KCN,

cảng biển, dịch vụ logistics, đường cao tốc và các dự án HTKT quan trọng khác trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi hình thành các loại hình dịch vụ phục vụ các KCN, CCN, cảng biển trên địa bàn; tích cực thực hiện chủ trương xã hội hóa về thương mại dịch vụ. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Giám sát chặt chẽ, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước 2017 trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phấn đấu tăng thu ngân sách, ưu tiên chi đầu tư, tổ chức điều hành có hiệu quả công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản công.

Đi đôi với phát triển kinh tế, huyện chú trọng giải quyết có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là huy động nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo; Phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trên cơ sở sử dụng tối đa lực lượng lao động nông thôn, tạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động phi nông nghiệp...

Đặc biệt, trong năm 2017, huyện sẽ tập trung mọi nguồn lực triển khai hoàn thành Đề án thành lập và công nhận thị xã Phú Mỹ. Theo đó, xây dựng thị xã Phú Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phía Tây của tỉnh BR-VT, là đô thị cửa ngõ quan trọng giao lưu kinh tế khu của vực, vùng kinh tế duyên hải phía Nam của cả nước.

ĐỒNG CHÍ BÙI CHÍ THÀNH,

ỦY VIÊN DỰ KHUYẾT TRUNG ƯƠNG ĐẢNG,

BÍ THƯ HUYỆN ỦY CHÂU ĐỨC

Tạo liên kết “bốn nhà” trong phát triên nông nghiệp công nghệ cao

Huyện Châu Đức xác định sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện. Do đó, việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) trong thời gian tới là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung chỉ đạo thực hiện.

Muốn phát triển nông nghiệp CNC đòi hỏi phải có quỹ đất sạch tập trung, nhà đầu tư mạnh về vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, huyện đã kiến nghị với UBND tỉnh thu hồi khoảng 300ha đất đang cho DN thuê trồng cao su tại xã Xuân Sơn giao cho địa phương để tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC; định hướng cho DN của tỉnh đang quản lý khoảng 400ha đất trồng cao su kém hiệu quả ở xã Đá Bạc, Kim Long, Xà Bang chuyển sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu phát triển của địa phương.

Để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện và xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy và UBND huyện đã định hướng quy hoạch khu CNC, quan tâm đến việc nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ cho nông dân; quy hoạch nhất quán và gắn với thị trường, từng bước hạn chế sản xuất theo phong trào. Nâng cao hiệu lực trong việc quản lý nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, coi truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản là yêu cầu bắt buộc để DN có trách nhiệm đầu tư vào vùng nguyên liệu. Huyện sẽ thu hút đầu tư, khuyến khích DN đầu tư phát triển nông nghiệp CNC; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà DN và nhà nông.

Để phấn đấu cơ bản đạt tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2020, trong thời gian tới thành phố Bà Rịa sẽ chú trọng hoàn thiện các tuyến đường nội thị, đường kết nối xã với trung tâm thành phố, các khu di tích lịch sử, khu du lịch; từng

bước xây dựng bờ kè để biến sông Dinh thành một con sông đẹp trong lòng thành phố.Đồng thời, thành phố sẽ chọn những khu đất “sạch” ở khu vực trung tâm Thành phố

để đấu giá kêu gọi doanh nghiệp đầu tư các trung tâm thương mại, tài chính, giáo dục, xứng tầm. Mở rộng địa giới hành chính về hướng Tây, phát triển khu vực du lịch Núi Dinh kết hợp kêu gọi khai thác hạ lưu Sông Dinh tạo thành điểm du lịch kết nối với các khu di tích lịch sử văn hóa…

Bên cạnh đó, thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp - TTCN không ô nhiễm, tạo động lực để thành phố thu hút dân cư, tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ, thương mại. Trước mắt, thành phố phấn đấu hoàn thành các cụm CN Long Hương, Hòa Long. Về nông nghiệp - nông thôn, thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng 3 xã nông thôn mới, áp dụng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch, giúp nông dân có ý tưởng và định hướng trồng cây gì để gắn với du lịch vườn, thu hút du khách.

Một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển đó là con người. Xác định điều này, Đảng bộ thành phố luôn quán triệt tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các cơ quan hành chính là phải tập trung công tác CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Kiện toàn bộ phận 1 cửa đồng bộ từ phường, xã đến thành phố, đổi mới phong cách phục vụ, giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn, nâng tỷ lệ hài lòng của người dân từ 98% trở lên.

ĐỒNG CHÍ HUỲNH BÁCH CHIẾN,

TỈNH ỦY VIÊN,

BÍ THƯ HUYỆN ỦY XUYÊN MỘC

Đưa du lich trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đại hội Đảng bộ huyện Xuyên Mộc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, huyện Xuyên Mộc là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh”. Để đạt mục tiêu này, huyện xác định nhiệm vụ trọng tâm

của năm 2017 và những năm tiếp theo là phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng, hợp tác chặt chẽ giữa kinh tế của huyện với cả tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kêu gọi đầu tư mạnh vào ngành du lịch, phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ, nông nghiệp phát triển.

Trước mắt, huyện sẽ chuyển đổi một phần đất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản thành đất phát triển du lịch và xây dựng các công trình du lịch; đầu tư các công trình ngoài hàng rào các khu du lịch từ nguồn vốn ngân sách; kêu gọi đầu tư phát triển khu dân cư đô thị Hồ Tràm thành khu hậu cần phục vụ các dự án du lịch và dự án thị trấn Hồ Tràm trong tương lai; xây dựng làng chài Hồ Cốc (Bưng Riềng); thị trấn Hồ Tràm, thị trấn Bình Châu trở thành những điểm du lịch ẩm thực, dịch vụ thương mại… Riêng năm 2017, huyện sẽ hoàn thành việc đầu tư bãi tắm công cộng và khu neo đậu tàu thuyền tại Hồ Cốc; đồng thời tập trung phát triển các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, vườn thú hoang dã Safari, du lịch chữa bệnh suối khoáng nóng Bình Châu...

Để thu hút đầu tư phát triển du lịch, huyện có các chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Huyện sẽ tích cực tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ; kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai.

ĐỒNG CHÍ HỒ VăN LỢI,

BÍ THƯ HUYỆN ỦY ĐẤT ĐỎ

Nâng cao trách nhiệm công vu của CBCCVC

Năm 2016, các ngành kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Trên nền tảng đó, năm 2017, huyện khởi động việc triển khai thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2017-2020: Tiếp tục phát triển chăn

nuôi theo quy hoạch, khuyến khích các phương thức nuôi trang trại quy mô vừa và lớn. Về ngư nghiệp, huyện đầu tư cho việc nạo vét cảng cá Lộc An, xây dựng khu trú bão cho tàu thuyền giúp bà con ổn định nơi ra vào khai thác hải sản và làm dịch vụ hậu cần thủy sản; tạo điều kiện cho ngư dân được vay vốn của nhà nước để phát triển đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Về công nghiệp, huyện tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN Đất Đỏ 1. Đối với du lịch, huyện quyết tâm yêu cầu các chủ đầu tư du lịch khởi công và triển khai đúng tiến độ các dự án đã được phê duyệt. Đối với phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung xây dựng các tuyến đường liên ấp, liên xã, liên huyện, chỉnh trang 2 đô thị: Đất Đỏ và Phước Hải. Về GD-ĐT, tập trung giải pháp đưa con em ra lớp, không để tình trạng bỏ lớp, bỏ trường; chú trọng công tác xóa mù chữ và phổ cập các cấp học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp đội ngũ giáo viên; rèn luyện, giáo dục đạo đức học sinh. Về Y tế, tập trung phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết. Về quốc phòng an ninh, hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự năm 2017, đẩy mạnh công tác phòng chống các loại tội phạm.

Đối với công tác xây dựng Đảng, tập trung triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XII về Xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Tăng cường công tác giám sát kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng thực hiện các Nghị quyết, Điều lệ Đảng; Đẩy mạnh công tác kết nạp đảng, nhất là đảng viên trong các DN, tăng cường nắm bắt diễn biến trong dư luận xã hội về vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa.

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN HOÀNG TÙNG,

TỈNH ỦY VIÊN,

BÍ THƯ HUYỆN ỦY CÔN ĐẢO

Thúc đẩy du lich sinh thái biên và văn hóa, lich sử

Trên địa bàn huyện Côn Đảo hiện có 37 cơ sở lưu trú và nhiều nhà hàng, quán ăn... tạo thành chuỗi dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí, mua sắm của du khách, góp phần gia tăng sức hấp dẫn cho Côn Đảo. Nhờ vậy, lượng

khách đến Côn Đảo tăng dần qua từng năm. Năm 2016 có 166.947 lượt khách đến Côn Đảo, đạt 115% kế hoạch. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 802 tỷ đồng, tăng 37,24% so với năm 2015.

Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, huyện đã, đang và sẽ tập trung mọi nguồn lực, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng là khâu đột phá để phát triển du lịch; đổi mới tư duy về du lịch từ khai thác thiên nhiên sang bảo tồn, bảo vệ môi trường và các loại động, thực vật quý hiếm, phát triển các dịch vụ chất lượng cao tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2017, huyện Côn Đảo đề ra chỉ tiêu đón 170 ngàn lượt khách, trong đó khách quốc tế là 31 ngàn lượt. Huyện Côn Đảo tiếp tục kiến nghị tỉnh và có cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp mở rộng cảng Bến Đầm; nâng cấp, kéo dài đường băng sân bay Côn Đảo để đón được máy bay chở từ 150 khách; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng và kiến trúc dự án cảng tàu khách Côn Đảo để tiếp tục triển khai xây dựng, hoàn chỉnh kế hoạch xã hội hóa phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường thủy tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo; thành lập Ban Quản lý Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo; mở thêm các tour, tuyến nối Côn Đảo - Cần Thơ, Côn Đảo - Phú Quốc; phát triển dịch vụ đưa đón khách câu cá, lặn biển ở các hòn đảo nhỏ, các bãi san hô; tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch, quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch trên địa bàn; khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân tăng cường đầu tư vào các loại hình dịch vụ du lịch mang đặc trưng của Côn Đảo nhằm thu hút, kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến Côn Đảo.

Xác định rõ mục tiêu, tạo sức bật phát triển

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VăN SỚM,

TỈNH ỦY VIÊN,

BÍ THƯ HUYỆN ỦY LONG ĐIỀN

Gắn khai thác hai san với bao vệ chủ quyền biên, đao

ĐỒNG CHÍ MAI NGỌC THUẬN,

ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY,

BÍ THƯ THÀNH ỦY VŨNG TÀU

Xây dựng Đang bộ trong sạch, vững mạnh và đáng tin cậy

ĐỒNG CHÍ LƯƠNG TRÍ TIÊN,

ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY,

BÍ THƯ THÀNH ỦY BÀ RỊA

Xây dựng TP.Bà Ria cơ ban đạt chuẩn đô thi loại I vào năm 2020

14│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │15

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 8: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Có tin mừng: số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập trong năm 2016 của cả nước

là 110.100 DN, tăng 16,2% so với năm 2015, bình quân mỗi ngày có gần 302 DN thành lập mới, tương ứng mỗi giờ gần 13 DN ra đời - một kỷ lục cao chưa từng có. Lượng đầu tư xã hội thể hiện bằng số vốn các DN này cam kết đưa vào thị trường là 891.094 tỷ đồng, bình quân 8,09 tỷ đồng/DN, tăng 48,1% so với năm 2015. Bên cạnh đó, số DN quay trở lại hoạt động là 26.689 DN, tăng 43,1% so với năm 2015.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn không ít khó khăn, các con số kể trên nói lên điều gì? DN Việt Nam bắt đầu đà tăng tốc phát triển? Cơ thể kinh tế vĩ mô sau nhiều cơn nóng lạnh thất thường nay đã “ấm” trở lại? Môi trường kinh doanh thuận lợi, các cơ hội đầu tư mở rộng ra? DN Việt tìm thấy động lực phát triển mới trong thời kỳ hội nhập, v.v …?

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, số DN đăng ký thành lập mới đã bắt đầu tăng cao kể từ khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành. Ngay năm 2015, số DN thành lập đã tăng 26,6%, số vốn đăng ký mới tăng 39,1%. Tác động thực sự của các luật này là giải phóng quyền tự do kinh doanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp; và kết quả đạt được của năm 2016 cho thấy thêm một bước tiến mang tính kỷ lục nữa trong lĩnh vực này.

Cho nên, tất cả những giải thích nói ở phần trên về “hiện tượng năm 2016” đều đúng. Nhưng cũng chính bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của nước ta năm 2016 còn cung cấp một góc nhìn khác, để mọi người nhờ đó có thể nhận ra ý nghĩa mới, sâu sắc và đẹp lấp lánh phía sau những con số. Đó là gì? Là làn sóng DN gia nhập thị trường mạnh mẽ trong năm 2016 bước đầu chứng minh hiệu quả điều hành của một mô hình Chính phủ mới - Chính phủ kiến tạo sự phát triển.

Tư tưởng về “Nhà nước kiến tạo”, “Chính phủ kiến tạo” đã được nêu ra từ những năm trước, nhưng mới được phát triển cụ thể trong nhiệm kỳ Chính phủ lần này. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa mới (tháng 6-2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ kiến tạo có nhiệm vụ mở ra mọi điều kiện để sự phát triển có thể diễn ra, tạo khuôn khổ cần thiết để từng người dân dễ dàng làm ăn, mưu cầu hạnh phúc, làm chủ cuộc sống, thực hiện ước mơ. Sự phát triển đó là quan trọng, thực chất và bền vững nhất. Chính phủ kiến tạo phải làm tốt công tác quản lý Nhà nước; sử dụng tốt các công cụ kiến tạo phát triển như hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, bảo vệ môi trường, chuyển bộ máy công quyền từ vai trò quản lý sang vai trò phục vụ người dân và DN. Chính phủ kiến tạo phải sử dụng tốt từng đồng thuế của người dân, vận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ phát triển…

Bắt tay vào việc, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm ngay đến việc xây dựng văn bản pháp luật và kết quả là đã chấm dứt tình trạng nợ văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhất là các quy định về giải phóng sức sản xuất cho nền kinh tế. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình hành động 5 năm tới với những nội dung như khuyến khích, tạo thuận lợi cho tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, đầu tư vào các ngành, sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng; Nghị quyết về cải cách thủ tục hành chính; Nghị quyết thúc đẩy và phát triển khu vực tư nhân; đang trình dự thảo

Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về đầu tư, kinh doanh… Chính phủ cam kết đơn giản hóa các chính sách và pháp luật nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư; đẩy nhanh tái cơ cấu DN Nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, giảm tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty lớn… Nhiệm vụ trọng tâm khác là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó còn có các chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng về những việc cụ thể khác, như xử lý dứt điểm các DN Nhà nước thua lỗ lớn, các dự án không hiệu quả theo nguyên tắc thị trường, không dùng ngân sách “giải cứu” các trường hợp này. Là không bắn pháo hoa dịp Tết Đinh Dậu, lấy tiền đó lo Tết cho người nghèo và đồng bào vùng bị thiên tai. Là Thủ tướng ra chợ, xuống ruộng rau xem xét vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, là Chính phủ cam kết lập quỹ hỗ trợ chương trình khởi nghiệp của thanh niên. Là cấm chúc tụng, biếu quà Tết dưới mọi hình thức trong hệ thống hành chính… Những hoạt động đó đã truyền cho người dân và giới DN lòng tin vào sự chân thành của Thủ tướng trong việc xây dựng Chính phủ kiến tạo và kết quả thành lập DN trong năm 2016 là hành động hưởng ứng mạnh mẽ nhất. Rõ ràng người dân, cộng đồng DN và giới đầu tư đang gửi những thông điệp tích cực từ phía mình đến với người đứng đầu của Chính phủ kiến tạo.

Những chính sách mang ý nghĩa kiến tạo của Chính phủ đang đi vào đời sống cho thấy, Chính phủ đã truyền được cảm hứng phát triển và tinh thần khởi nghiệp cho DN và người dân.

Đó là những chỉ dấu về thành công, dẫu mới bước đầu, của một Chính phủ kiến tạo.

Báo Bà Rịa-Vũng Tàu số ra ngày 7-12-2016 đăng một tin ảnh có cái “tít” khá lạ, gây tò mò cho

bạn đọc như sau: “Ra mắt Câu lạc bộ Giao thương G9 Vũng Tàu”. Tin cho biết ngày 6-12, tại Trung tâm Hội nghị và yến tiệc Hera Palace, CLB Giao thương G9 Vũng Tàu (thuộc Hội Doanh nhân trẻ TP. Vũng Tàu) đã tổ chức lễ ra mắt với 60 thành viên. CLB giao thương G9 hoạt động trong 5 lĩnh vực chính: Công nghiệp, Du lịch, Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ du lịch. CLB Giao thương G9 Vũng Tàu được thành lập nhằm gắn kết các doanh nghiệp để cùng liên kết, giúp đỡ tiêu thụ những sản phẩm của nhau, đồng thời chia sẻ những cơ hội hợp tác kinh doanh với nhau. Phát biểu tại buổi ra mắt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Thông đánh giá cao sự ra đời của CLB Giao thương G9 Vũng Tàu và kỳ vọng CLB Giao thương G9 Vũng Tàu là tập trung trí tuệ của các doanh nghiệp hoạt động của G9 bám sát hoạt động của các doanh nghiệp; Ông Đặng Minh Thông cho biết tỉnh đang chú trọng phát triển lĩnh vực cảng biển, vì vậy lãnh đạo tỉnh mong muốn các DN tích cực tham gia vào lĩnh vực dịch vụ này.

“G9” nghĩa là gì? Nhấc máy gọi điện hỏi Trịnh Đình Cường, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP. Vũng Tàu, anh vui vẻ giải thích vắn tắt: “G” là Great group, một tổ chức kết nối rộng lớn, còn số 9 trong quan niệm văn hóa phương Đông mang ý nghĩa thuận lợi, may mắn, hanh thông.

Mấy ông chủ 7X, 8X ở Hội Doanh nhân trẻ TP. Vũng Tàu thế mà cũng “phong thủy” phết, nhưng điều đó có hề chi. Ai mà chẳng mong ước cho bản thân, cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị mình những điều tốt đẹp. Câu lạc bộ Giao thương G9 Vũng Tàu cũng vậy. “Gắn kết các doanh nghiệp để cùng liên kết, giúp đỡ tiêu thụ những sản phẩm của nhau, chia sẻ những cơ hội kinh hợp tác kinh doanh với nhau” là một ước mong thiết thực và chính đáng, đáng được xã hội ủng hộ. Trên thực tế, các doanh nghiệp trẻ đã có những đóng góp

thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Được biết, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có khoảng 200 chủ doanh nghiệp là hội viên của Hội Doanh nhân trẻ; họ hoạt động ở các TP. Vũng Tàu, Bà Rịa, các huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, thủy sản, bảo hiểm, ngân hàng, xăng dầu, tin học, du lịch, bất động sản, thực phẩm; đạt doanh thu hàng năm hơn 15.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 50.000 lao động, nộp ngân sách gần 900 tỷ đồng.

--oOo--Không phải ngẫu nhiên mà nói đến

xây dựng thương hiệu thành công, người ta lại nhắc ngay đến gạch Đồng Tâm, bánh kẹo Kinh Đô, đồ gỗ Hoàng Anh, cà phê Trung Nguyên, bút bi Thiên Long, tập vở Vĩnh Tiến, giày dép Bita’s… những tên tuổi đã nổi danh trên thương trường trong nước và quốc tế. Danh tiếng đó không phải đến ngày một ngày hai. Những nhãn hàng đã đi vào cuộc sống, làm nên thương hiệu cho một doanh nghiệp mà lại là doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hành trình để có những thương hiệu nổi tiếng đó là những hành trình đầy khó khăn, vấp ngã rồi lại đứng dậy, đứng dậy và vươn tới thành công.

Đồ gỗ Hoàng Anh-Gia Lai (HAGL) là một ví dụ. Đây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam lập văn phòng đại diện tại Mỹ. Năm 1990, Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng nhỏ có tên “Xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh” chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại địa phương khi mới 26 tuổi. Thế rồi đến một ngày xưởng mộc đó đã cho ra đời những sản phẩm đồ gỗ mang thương hiệu HAGL. Hành trình xây dựng thương hiệu này quả thật rất âm thầm. Chỉ đến khi đồ gỗ Hoàng Anh thành công ở những thị trường nước ngoài như Mỹ, Bắc Âu… thì người tiêu dùng trong nước mới biết đến có một thương hiệu đồ gỗ rất đặc biệt, nguyên liệu phần nhiều lấy từ gỗ của những cánh rừng cao su đã lão hoá không còn giá trị khai thác mủ. Năm 2008, lần đầu tiên

cổ phiếu của HAGL được niêm yết trên sàn chứng khoán. Với trên 55% số cổ phiếu sở hữu, bầu Đức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt, với giá trị tài sản thời điểm cuối năm 2008 là 6.159 tỷ đồng. Khoảng cuối 2015 đến nay, HAGL đã gánh số nợ hơn 33.000 tỷ đồng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khiến bầu Đức rớt hạng và chỉ giữ vị trí 12 trong danh sách. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

Câu chuyện của Cà phê Trung Nguyên cũng vậy. Một mình thử nghiệm một hướng tiêu thụ sản phẩm cà phê, bắt đầu từ phát triển nhãn hàng cà phê Trung Nguyên trong nước một cách bài bản, rồi tiếng tăm đó vượt qua biên giới trở thành một nhãn hàng có chỗ đứng trên nhiều thị trường đồ uống nước ngoài. Và Võ Quốc Thắng, ông chủ trẻ của gạch Đồng Tâm cũng không là gì cả nếu không lặn lội đến tận mọi “hang cùng, ngõ hẻm” bằng chiếc xe đạp cọc cạch để tìm hiểu nhu cầu làm nhà và sử dụng gạch của người tiêu dùng thì đã không tìm được hướng đi đúng cho sản phẩm của mình. Và đương nhiên, sẽ không có những danh hiệu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đồng Tâm, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ TP. HCM, là “bầu” của Câu lạc bộ bóng đá Gạch Đồng Tâm Long An, là gương mặt doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 1999 và là đại biểu Quốc hội khoá XI.

Còn nhiều, rất nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trẻ tiếng tăm đã vượt khỏi biên giới quốc gia. Trên mặt đất vốn không có đường, chẳng qua do người ta đi mãi mà thành đường. Nhưng con đường để đưa một thương hiệu “cắm” được vào thương trường thì bắt đầu chỉ do nhà doanh nghiệp dấn bước.

Sự tập hợp của giới doanh nhân trẻ hôm qua và hôm nay không chỉ dừng lại ở sự tụ hội của những người trẻ cùng chung chí hướng, “buôn có bạn bán có phường” mà việc tập hợp này còn mang khát vọng tạo ra sức mạnh và vị thế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Một sản phẩm của doanh nghiệp trẻ mới ra đời, hành trình của nó bớt đơn lẻ bởi

bên cạnh đã có sự giúp đỡ của bạn bè bằng cách giúp nhau khuếch trương sản phẩm, sử dụng nguyên liệu và cổ vũ cho sản phẩm của nhau. Nhiều doanh nghiệp trẻ đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư công nghệ mới. Doanh nghiệp trẻ Phú Thành hơn mười năm trước là một ví dụ điển hình. Bắt đầu bằng sản phẩm mái hiên di động còn giờ đây trưởng thành bằng những sản phẩm điện tử công nghệ cao. Chưa biết tới đây ông chủ Phú Thành sẽ thành danh trên thương trường bằng loại sản phẩm nào nữa, nhưng có một điều chắc chắn thương hiệu Phú Thành đã có một chỗ đứng nhất định. Không hoạt động đơn lẻ, thế hệ doanh nhân mới này ý thức về một cộng đồng ảnh hưởng tới từng hoạt động riêng lẻ.

Nói đến doanh nhân trẻ người ta nghĩ ngay đến một người trẻ năng động, có tri thức, lòng dũng cảm, niềm đam mê, lại có sự hỗ trợ đằng sau của nhiều doanh nghiệp khác-và đó là tài sản vô giá, là uy tín đương nhiên của doanh nghiệp khi hội tụ thành một giới doanh nhân, tiếp thị được mình. Tại Hà Nội, thời gian qua có nhiều dự án do các doanh nghiệp trong Hội doanh nhân trẻ cùng làm. Ở nhiều tỉnh, thành, Hội doanh nhân trẻ cũng thông qua các buổi sinh hoạt mà gắn kết, hợp tác với nhau, giao lưu mở rộng, trao đổi kinh nghiệm. Vì vậy doanh nhân trẻ đã trở thành một “nhãn hàng” có giá. Không phải ngẫu nhiên mà đến nay nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế đã trực tiếp tìm đến hội doanh nhân trẻ của từng địa phương để tìm hiểu, chào mời hợp tác làm ăn. Không chỉ có thế, hội doanh nhân trẻ các địa phương còn tổ chức những chuyến “xuất ngoại” khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác hoặc mục sở thị người nước ngoài làm ăn ra sao. Những chuyến tháp tùng nguyên thủ quốc gia công cán, bên cạnh những doanh nhân khác còn có đại diện doanh nghiệp trẻ cùng theo. Và doanh nghiệp trẻ đã trở thành thương hiệu đi khai thông thị trường xứ người.

Xuân mới, chúc các thành viên Câu lạc bộ Giao thương G9 Vũng Tàu khởi nghiệp thành công!

Cảm hứng kiến tạo

� hẢI ThAnh

� ngUYỄn TrIỆU hẢI

Người dân làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận một cửa tập trung cấp tỉnh.Ảnh: QUỲNH HẬU

Sản xuất hạt điều xuất khẩu tại Công ty TNHH Cao Phát (huyện Châu Đức). Ảnh: PHƯƠNG THẢO

Khát vọng doanh nhân trẻCâu lạc bộ Giao thương G9 Vũng Tàu trong ngày ra mắt. Ảnh: TRỊNH ĐÌNH CƯỜNG

Danh ngôn nói, một khi hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác để họ ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trở nên tốt đẹp hơn, thì bạn là một người lãnh đạo. Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, chứ không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, chứ không phải sự ép buộc.

Doanh nhân trẻ Việt Nam không chỉ mang trong tim mình một hoài bão, khát vọng làm giàu cho chính mình mà còn biết đóng góp cho xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Sự tập hợp của giới doanh nhân trẻ hôm qua và hôm nay không chỉ dừng lại ở sự tụ hội của những người trẻ cùng chung chí hướng, “buôn có bạn bán có phường” mà còn mang khát vọng tạo ra sức mạnh và vị thế Việt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

16│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │17

Xuân Đinh Dậu - 2017Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 9: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Tổng giám đốc thành công ở tuổi 24

Sau quyết định bỏ du học tại Mỹ về quê khởi nghiệp, Nguyễn Phú Quý (24 tuổi) Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Ngôi Sao Sáng (TP. Vũng Tàu) đã xây dựng được chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh với doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng. Quý là một trong hai gương mặt trẻ nhất nhận danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc năm 2016 do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.

Khi bước vào kinh doanh Quý đang là sinh viên năm thứ hai của một trường cao đẳng tại Mỹ. Sau kỳ nghỉ hè năm 2012, trước khi quay lại Mỹ tiếp tục chương trình học tập, Quý gặp được một doanh nhân rất thành công trong lĩnh vực điều ở Bình Phước. Trong câu chuyện, vị doanh nhân có khơi gợi ý tưởng mở chuỗi xe di động thức ăn nhanh tại Vũng Tàu - thành phố du lịch nhiều tiềm năng nhưng chưa ai khai thác. “Nghe đến điều này, mình liền có suy nghĩ là dừng học bên Mỹ để biến ý tưởng trên thành hiện thực”, Quý kể.

Quyết định gây sốc của Quý gặp sự phản đối của gia đình. Quý đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục bố mẹ, đồng thời quay trở lại Mỹ mời một người bạn Mỹ gốc Việt cùng tham gia dự án táo bạo này. Ban đầu, Quý đầu tư 7 xe đẩy

(mỗi xe 20 triệu đồng), bán xung quanh các trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, THCS Nguyễn An Ninh… Dần dần thấy nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh ngày càng nhiều, Quý đã mở thêm một nhà hàng ở 244, Thống Nhất. Đến nay, chuỗi hệ thống của Quý đã có 2 cửa hàng, 10 xe lưu động tại TP.Vũng Tàu, thu hút đông đảo khách hàng với các món gà rán, mì Ý, cơm cuộn Mexico, các loại bánh mì hamburger… Hiện nay, ngoài việc phục vụ cho các em HS-SV, Công ty của Quý nhận giao hàng cho 200 nhà nghỉ, khách sạn tại Vũng Tàu, doanh thu mỗi tháng 200 triệu đồng. “Ngoài ra, tôi cũng đang đầu tư thêm một điểm cung cấp thức ăn nhanh ở TP. Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục nhân rộng ra một số tỉnh có thế mạnh về du lịch như: Nha Trang, Đà Nẵng, Huế… Cùng việc phát triển dịch vụ thức ăn nhanh, tôi đang xây dựng hệ thống đặt phòng khách sạn, đặt bàn nhà hàng online với mục đích cùng phát triển song song hai mô hình thức ăn nhanh (fast food) và dịch vụ đặt phòng, đặt bàn quy mô toàn quốc”, Quý cho biết.

Câu chuyện của Quý là một minh chứng cho thấy, để “khởi nghiệp” thành công, chỉ có đam mê, quyết tâm thôi chưa đủ mà cần phải biết nắm bắt, tận dụng ngay cơ hội. “Ngoài ra, một trong những điều giúp mình khởi nghiệp thành công là có ước mơ và suy nghĩ tích cực để vượt qua những khó khăn”, Quý chia sẻ.

hướng đến 1 triệu Dn vào năm 2020

Quý chỉ là một trong số rất nhiều doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của DN có tuổi đời dưới 35. Ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Đăng ký DN, Sở KHĐT cho biết, năm 2016, toàn tỉnh phát triển thêm hơn 1.300 DN, tăng gần 20% so với năm 2015, tổng số vốn đăng ký của các DN đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Thời gian qua, với việc thừa nhận vai trò to lớn của DN khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, năm 2016 Chính phủ đã có những động thái mạnh mẽ về mặt chính sách để thúc đẩy khởi nghiệp. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 về hỗ trợ DN

đến năm 2020, Chính phủ đã nhấn mạnh cần tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và đặt ra mục tiêu phát triển 1 triệu DN đến năm 2020. Trên tinh thần đó, BR-VT cũng đã áp dụng những chính sách của Nhà nước một cách hiệu quả nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Trong đó có DN khởi nghiệp thông qua việc triển khai đầy đủ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan mà thay đổi đáng kể nhất là ở thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh. Theo đánh giá của các DN, tác động tích cực của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là bước đầu chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ đối với DN, tạo điều kiện cho DN khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký DN qua hệ thống kinh doanh quốc gia liên thông với cơ quan thuế ở cấp độ 4 theo quy định của Luật Doanh nghiệp cũng được các DN ghi nhận là cải thiện tích cực. Anh Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc HTX Bình Sơn (huyện Châu Đức) cho biết, các thủ tục thành lập DN đơn giản, thời gian cấp đăng ký thành lập DN tiếp tục rút ngắn xuống còn 2 ngày (khi chưa thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014 là 5 ngày, sau khi triển khai Luật Doanh nghiệp còn 3 ngày). Sự thay đổi trên được xem là bước đột phá giúp DN giảm tối đa chi phí và thời gian làm thủ tục thành lập DN.

Đặc biệt, ngày 28-11-2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3380/QĐ-UBND ban hành kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh BR-VT giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nội dung đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”. Đồng thời, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình hành và phát triển loại hình DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh hỗ trợ phát triển ít nhất 200 dự án và 50 DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. “Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020, số DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 1,5 - 2 lần so với hiện tại; Xây dựng lực lượng DN có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, số DN kinh doanh có lãi hàng năm đạt khoảng 50% - 60%; nộp ngân sách bình quân tăng tối thiểu từ 10%/năm trở lên”, ông Nguyễn Phước Lễ, Giám đốc Sở KHĐT cho biết.

Tự tin và sáng tạo- bệ phóng để khởi nghiệp

� Bài, ảnh: ThẢo Phương

� Bài, ảnh: MỸ Lương

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Ngôi Sao Sáng Nguyễn Phú Quý hướng dẫn

nhân viên quy trình phục vụ khách hàng.

Năm 2016, toàn tỉnh phát triển thêm hơn 1.300 DN.Trong ảnh: Các DN đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT (Văn phòng một cửa tập trung BR-VT).

Phong trào “khởi nghiệp” đang tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ để hướng tới một “Quốc gia khởi nghiệp” như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Giữa tháng 11-2016, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Trình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng đại diện các sở, ngành đã thực hiện chuyến xúc tiến đầu tư tại Nhật. Đoàn đã tổ chức các hội thảo thu hút đầu tư, gặp gỡ các tổ chức, DN tại Tokyo và Osaka, tìm hiểu công nghệ và quy trình xử lý rác thải tươi. Các cuộc tiếp xúc, hội thảo tổ chức trong chuyến đi đã giới thiệu cho hơn 350 nhà đầu tư Nhật Bản rõ hơn các lĩnh vực mà BR-VT đang tập trung thu hút đầu tư; sự cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục và chính sách ưu đãi đầu tư cho DN Nhật Bản; các KCN giới thiệu tiềm năng lợi thế về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, các dịch vụ tiện ích, chính sách riêng của từng KCN đến cộng đồng DN Nhật Bản... Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng thẳng thắn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến điều kiện cũng như những quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư và những chính sách ưu đãi khi đầu tư vào tỉnh BR-VT.

Trong chuyến đi, BR-VT cũng đã ký biên bản ghi nhớ với thành phố Izumiotsu (Osaka) về phái cử chuyên gia từ Nhật sang văn phòng Japan Desk hỗ trợ BR-VT các thông tin liên quan đến chính sách công nghiệp và các nghiệp vụ hành chính mang tính quốc tế. Đón tiếp và làm việc cùng đoàn trong chuyến đi, ông Tatsuhiro Shindo, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đánh giá cao sự chuẩn bị bài bản, rõ ràng và cụ thể trong thu hút đầu tư của BR-VT và đề nghị BR-VT tiếp tục phối hợp trong công tác hỗ trợ DN Nhật Bản. “Qua các cuộc tiếp xúc, đã có nhiều DN Nhật Bản liên hệ với chúng tôi mong muốn đến BR-VT tìm kiếm cơ hội đầu tư vào năm 2017. Chúng tôi đang thống kê, sắp xếp lịch trình và thông qua văn phòng JETRO tại TP.Hồ Chí Minh chắc chắn chỉ trong quý 1-2017 sẽ có nhiều DN Nhật Bản về BR-VT”, ông Tatsuhiro Shindo.

Theo bà Bùi Thị Dung, xác định Nhật Bản là đối tác chiến lược trong phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), từ năm 2010, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, định hướng thu hút đầu tư, quy hoạch KCN chuyên

sâu về cơ khí chế tạo-điện tử, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho phát triển CNHT, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào CNHT. Theo đó, tỉnh đã tổ chức 8 đoàn xúc tiến đầu tư kết hợp tổ chức 13 hội thảo, tham dự 2 diễn đàn kinh tế và 3 cuộc triển lãm tại Nhật Bản; gặp gỡ hàng ngàn DN Nhật Bản tại các tỉnh Tokyo, Osaka, Kawasaki, Yokohama, Kyoto, Okazaki; thiết lập “cửa sổ liên lạc” của tỉnh tại TP.Kawasaki; xây dựng website tiếng Nhật cung cấp thông tin về tỉnh cho các DN Nhật Bản; thành lập Tổ công tác Japan Desk với sự hỗ trợ của chuyên gia cố vấn Nhật Bản; triển khai đào tạo 1.000 công nhân kỹ thuật cho ngành CNHT; kết nối với JETRO…

Phối hợp chặt chẽTính từ năm 1994, khi Tập đoàn thép

Kyoei xây dựng nhà máy (tại KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành), đó là sự kiện đầu tiên khơi dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào BR-VT. Đến cuối năm 2016, có 25 DN Nhật Bản với tổng vốn đăng ký hơn 2,3 tỷ USD đang đầu tư tại tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất sắt thép, kính, lọc hóa dầu… Theo bà Dung, nếu xếp thứ tự trong top 10 quốc gia có nhiều vốn đầu tư tại BR-VT, Nhật Bản chỉ đứng thứ 5 với hơn 2,3 tỷ USD và 25 công ty, xí nghiệp đang hoạt động hoặc trong quá trình xây dựng. Thế nhưng, những gì người Nhật mang đến BR-VT còn lớn lao hơn, bao gồm: Hàm lượng chất xám, công nghệ cao, tư duy phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững, tính kỷ luật lao động, đào tạo nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ… Hơn nữa, BR-VT đang sửa đổi quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cụm liên kết ngành, khai thác được lợi thế cảng trung chuyển và phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững. Do vậy, Nhật Bản không những tiếp tục là đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư

mà còn tham vấn các giải pháp để BR-VT đạt được mục tiêu trên.

Từ khảo sát và nghiên cứu về tình hình phát công nghiệp chung của Việt Nam và BR-VT từ đầu năm 2016, Giáo sư Ohno Kenichi (Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản-GRIPS) và cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trong đề án “Phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh BR-VT nhưng không gây ảnh hưởng môi trường” đã nhận xét: BR-VT đang có những tiềm năng, lợi thế thấy rõ trong thu hút đầu tư FDI. Đó là, những nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới phương pháp xúc tiến đầu tư, và đặc biệt là ý chí và quyết tâm rất cao của lãnh đạo tỉnh... BR-VT có nguồn điện, nước, khí đốt dồi dào, chuỗi cảng biển kéo dài. Tỷ lệ tăng trưởng các ngành sản xuất như thực phẩm, may mặc, len, chế tạo, lắp ráp kim khí, thiết bị điện tử, thiết bị máy móc lại đang tăng trưởng cao so với các tỉnh, thành lân cận. Giáo sư Ohno Kenichi đề xuất tỉnh cần tăng cường thu hút đầu tư đối với ngành công nghiệp nặng, vật liệu và hóa chất cơ bản, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các tiêu chuẩn môi trường. “Nhu cầu đầu tư của các DN vừa và nhỏ Nhật Bản đang tăng lên tại Việt Nam nói chung và BR-VT nói riêng. Đây là những điều kiện quan trọng để “lôi kéo” nhà đầu tư đến tỉnh”, giáo sư Ohno Kenichi nói.

Tại các buổi làm việc với DN và các Hiệp hội Nhật Bản, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng khẳng định: Sự hỗ trợ, tư vấn của các tổ chức, DN Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng cho tỉnh BR-VT trong quá trình xây dựng và phát triển hiện nay cũng như trong thời gian tới. Tỉnh BR-VT cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cộng sự từ Nhật Bản để đạt được mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp bền vững.

giao thương với Nhật Bản

Các đồng chí: Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Trình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên trong đoàn tại lễ ký kết ghi nhớ chương trình hợp tác phái cử nhân sự giữa TP.Izumiotsu và tỉnh BR-VT.

Sản xuất thép tại Nhà máy Thép Posco SS Vina, KCN Phú Mỹ 1 (huyện Tân Thành). Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Chương trình khởi nghiệp là mục tiêu,

phương thức đột phá để đạt được ba mục tiêu chiến lược trong đường lối của Đảng. Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Để đẩy mạnh thu hút dòng vốn đầu tư FDI, thời gian qua, tỉnh Br-VT đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mời gọi đầu tư, đặc biệt là từ nhật Bản. Một trong số này chính là tận dụng sự tham vấn của các chuyên gia đến từ nhật Bản.

Nối nhịp cầu

18│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │19

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 10: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Tăng năng suất, mở rộng thị trường

Hàng ngày, cứ 7 giờ sáng, hơn 1.000 công nhân của Công ty May Tân Mỹ (CCN Hắc Dịch 1, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành) hối hả vào ca. Ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Công ty May Tân Mỹ cho biết, đến giữa tháng 12-2016, Tân Mỹ đã hoàn thành 98% kế hoạch xuất khẩu năm 2016 với 2,6 triệu sản phẩm, chủ yếu là xuất sang thị trường Mỹ. Hiện tại, Công ty đã ký kết được các đơn hàng đến tháng 6 năm 2017 với 2 triệu sản phẩm. Để bảo đảm hợp đồng đã ký kết, Công ty đang phát động phong trào thi đua bằng cách thưởng cho những người có năng suất lao động cao, làm việc chuyên cần… Ngoài ra, Công ty cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm máy móc, tăng năng lực sản xuất. “Trước mắt, năm 2017 Công ty sẽ tăng thêm 3 dây chuyền may. Năm 2018, tiếp tục đầu tư thêm 10 dây

chuyền, nâng tổng số dây chuyền may hiện tại lên 30”, ông Hải cho hay.

Tại Công ty TNHH Sản xuất - thương mại - dịch vụ Tiến Dũng (tổ 13, ấp Phước Tấn, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành), ông Hoàng Đại Hải, Giám đốc Công ty cho biết: “Thị trường cung cấp các sản phẩm nail (gồm ghế ngồi, tủ để đồ, bàn làm móng, bàn sấy khô để làm dịch vụ chăm sóc móng tay) đang rất tiềm năng. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực sản xuất nên từ khi đi vào hoạt động (2009) đến nay, Công ty mới tập trung khai thác thị trường Mỹ, Canada, Anh và Đức. Từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng, Công ty xuất khẩu 200-230 bộ sang các nước này. Năm 2017, ngoài các thị trường truyền thống trên, Công ty khai thác thêm thị trường Australia.

Công ty CP Liên hiệp Mêkong (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu) cũng đang chuẩn bị chiến lược mở rộng thị trường

xuất khẩu ra nước ngoài. Ông Đào Hoài Bắc, Giám đốc Công ty cho biết, lâu nay, sản phẩm cáp vải của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, cung cấp trực tiếp cho các Công ty dầu khí, nhà máy thép… sang năm 2017, sản phẩm của Công ty sẽ được xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN. Dây cáp vải được sản xuất từ chất liệu polyeste, với đặc tính nhẹ, có tính chống trượt, thường được sử dụng để cẩu hàng hóa trong các kho bãi, nhà xưởng, khu chế xuất. “Dây chuyền sản xuất cáp vải có công suất 70.000 sản phẩm/năm, nhưng mới chỉ hoạt động 60% công suất. Để phát huy tối đa công suất, chúng tôi đã có kế hoạch tìm hướng xuất khẩu sang thị trường các nước. Hiện chúng tôi đã đàm phán được một số đối tác để xuất hàng trong quý I-2017”, ông Bắc nói.

Tiếp tục hỗ trợ cho xuất khẩu

Năm 2016 là năm hoàn tất ký kết các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định TPP và Hiệp định Việt Nam - EU đã mở ra những cơ hội xuất khẩu mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều DN trong nước đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để DN xuất khẩu tận dụng tối đa lợi ích mà các Hiệp định này mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Sở Công thương cho biết, ở góc độ quản lý, trong thời gian tới, Sở Công thương sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới DN, Hiệp hội về các Hiệp định đã và đang ký kết. Đồng thời theo dõi sát sao, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động

của thị trường thế giới để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các DN. Ngoài ra, Sở cũng tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại năm 2017 theo hướng chú trọng mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, các thị trường tiềm năng và thị trường mới nổi; có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh. Mặt khác, ngành công thương cũng chú trọng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các DN tận dụng tối đa lợi ích từ các Hiệp định mang lại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của Bộ Công thương giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhiều thách thức cả về khách quan lẫn chủ quan đặt ra cho xuất khẩu của Việt Nam như: Rào cản kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được phổ biến trong bối cảnh thuế nhập khẩu được xóa bỏ trong các hiệp định FTA. Số vụ điều tra và áp dụng thuế chống bán giá và chống trợ cấp đối với hàng Việt Nam ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và hạn chế khả năng tận dụng các FTA,... Do đó, để hỗ trợ xuất khẩu phát triển, Bộ Công thương sẽ sát cánh để giải quyết nhanh những khó khăn cho DN như thành lập đường dây nóng và giao cho Cục Xuất khẩu xử lý các vướng mắc cho DN xuất khẩu thông qua đường dây nóng này; đồng thời thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cho DN chuẩn bị hội nhập sau khi các Hiệp định thương mại tự do với các nước có hiệu lực.

Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, bản thân các DN cũng phải không ngừng nỗ lực để nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đó mới là sự phát triển bền vững không chỉ riêng cho DN mà cho nền kinh tế của đất nước.

� Bài, ảnh: PHAN HÀ

Công nhân Công ty TNHH Sản xuất - thương mại - dịch vụ Tiến Dũng (huyện Tân Thành) trong giờ sản xuất.

May hàng xuất khẩu tại Công ty May Tân Mỹ (huyện Tân Thành).

Kết thúc năm 2016, hoạt động xuất khẩu của tỉnh có nhiều tín hiệu tích cực khi các DN có những đơn hàng tốt để mở rộng thị trường. Một số DN thậm chí đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm đến giữa năm sau.

Chúng tôi có mặt tại cảng Cái Mép vào một buổi chiều cuối năm 2016. Khác với không khí vắng vẻ cách đây hơn một năm về trước, xe container nối đuôi nhau trên đường 965 nhộn nhịp ra vào.

Điểm dừng chân đầu tiên mà chúng tôi đến là cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT).

Do cảng TCIT kết nối cùng cảng container Tân Cảng - Cái Mép (TCCT) nên hoạt động tại 2 cảng này rất nhộn nhịp.

Tiếp chúng tôi, chị Trần Thị Mai Hương, cán bộ kinh doanh cảng TCIT vui mừng cho biết, năm 2016 này là một năm thành công của cảng TCIT nói riêng và cụm cảng Cái Mép nói chung. Minh chứng cho sự tăng trưởng của cảng, hoạt động hiệu quả, chị Hương cho biết, TCIT đi vào hoạt động ngày 15-1-2011, đến nay cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) đã tiếp nhận hơn 2.000 tàu mẹ đạt sản lượng gần 4,5 triệu Teu. Năng suất xếp dỡ trung bình đạt trên 120 moves/giờ/tàu. Đặc biệt, năm 2016 là năm đầu tiên sau 6 năm hoạt động khai thác cảng, TCIT vượt mốc 1 triệu TEU, sản lượng tăng gấp 4 lần so với năm đầu tiên đi vào hoạt động. Nếu tính thêm sản lượng xếp dỡ sà lan thì con số này gần như tăng gấp đôi với gần 2 triệu Teu được xếp dỡ qua cảng. TCIT luôn giữ vững vị trí nhà khai thác cảng container có thị phần cao nhất tại khu vực Cái Mép, chiếm trung bình khoảng 65% của toàn khu vực. TCIT hiện có 10 tuyến dịch vụ, cùng các tàu feeder trung chuyển hàng hóa từ Hải Phòng, Đà Nẵng và Quy Nhơn để kết nối trực tiếp lên tàu mẹ đi Mỹ và châu Âu. TCIT đang là địa điểm phát triển, thu hút lượng hàng quá cảnh giữa Việt Nam và Campuchia.

Cảng TCIT cùng với TCCT tạo thành cụm cảng liên hoàn trong hệ

thống cảng của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tại BR-VT với tổng diện tích 120ha bãi, gần 1.600m cầu tàu, sẵn sàng đáp ứng linh động nhu cầu thay đổi cầu bến của khách hàng, hãng tàu và nhu cầu mở rộng thêm các tuyến dịch vụ quốc tế qua Cái Mép. Nói về tiềm năng của cảng TCCT khi liên tiếp đón nhiều du thuyền đẳng cấp quốc tế cập cảng, ông Cao Xuân Dũng, Giám đốc cảng TCCT cho biết, năm 2016 đã có nhiều chuyến tích cực khi tàu du lịch quốc tế cập cảng TCCT thành công. Cũng trong năm 2016, lượng xe ôtô nhập khẩu thông quan cảng hơn 19 ngàn chiếc, cùng đó có hơn 60 tàu du lịch quốc tế cập cảng, với 160 ngàn lượt hành khách, thuyền viên. Đây cũng là một con số ấn tượng góp phần nâng cao sự nhộn nhịp cho cụm cảng Cái Mép.

Xuôi hướng về hạ nguồn Cái Mép, chúng tôi đến cảng quốc tế Cái Mép. Đây là cảng biển đón con tàu “mẹ” có tải trọng lên đến 160 ngàn tấn vào làm hàng trung chuyển quốc tế. Phó Tổng giám đốc cảng CMIT Nguyễn Xuân Kỳ nở nụ cười đón chúng tôi. Ông Kỳ vui vẻ khoe rằng, hiện nay, cảng CMIT đã kín lịch tàu vào làm hàng tuần, tức

là ngày nào cũng có tàu vào làm hàng. Cảng CMIT có 9 tuyến dịch vụ, trong đó 2 tuyến đi châu  (tàu 14 ngàn Teu), 3 tuyến đi bờ Đông và Tây nước Mỹ, 1

tuyến nội Á và 3 tuyến nội địa. “Việc tăng trưởng hàng

hóa của cảng trong năm 2016 đầy triển

vọng, sản lượng hàng thông qua cảng tăng 80% so với cùng kỳ. Theo đó, cả năm đã có 1,2 triệu Teu (cả tàu mẹ và xà lan) hàng

hóa thông qua cảng, trong đó

hàng lượng hàng hóa tàu mẹ thông qua

cảng là hơn 600 ngàn Teu”, ông Kỳ cho biết tình hình

khai thác cảng.Với những kết quả nổi bật trên,

tháng 11-2016, cảng CMIT vinh dự nhận chứng nhận top 4 nhà khai thác cảng khu vực châu Á năm 2016 (giải Terminal Operator of the Year) do Lloyd’s List - tờ báo về hàng hải của Anh - tổ chức bình chọn. Lloyd’s List là giải thưởng lớn trong ngành hàng hải và được tổ chức hàng năm với nhiều giải khác nhau như: giải nhà khai thác cảng của năm (Terminal Operator of the Year), hãng vận tải container của năm (Containership Operator of the Year), giải đổi mới hoạt động kinh doanh (Business Innovation Award), hãng vận tải hàng rời của năm (The

ClassNK Dry Bulk Operator of the Year), giải đào tạo xuất sắc (Excellence In Training Award), giải thưởng cho công ty logistics (Logistics Award),…

Hướng tay về con tàu mẹ 14 ngàn Teu đang bốc hàng tại cảng cho tuyến dịch vụ châu Âu, Phó Tổng giám đốc CMIT cho biết, cảng đã từng đón tàu trọng tải hơn 14 ngàn teu, thế nhưng trong tuyến trình phát triển của các hãng tàu thì sẽ tiến tới sử dụng tàu có sức chở 18 ngàn teu. Đứng trước nhu cầu của hãng tàu và khẳng định năng lực của luồng Cái Mép, hiện cảng CMIT cũng đã phối hợp với hãng tàu Maersk Line (thuộc liên minh 2M) chạy thử nghiệm thành công trên mô hình cho tàu 18 ngàn teu vào cảng CMIT. Việc liên minh 2M quyết định xem xét đưa Cái Mép vào mạng lưới các cảng có thể tiếp nhận đội tàu mẹ sức chở 18 ngàn teu khẳng định tầm quan trọng và vị thế chiến lược của Cái Mép trong mạng lưới hàng hải quốc tế. Đồng thời cũng là cơ hội để thúc đẩy hoạt động trung chuyển quốc tế tại Cái Mép.

Chúng tôi đã có một ngày trải nghiệm đầy thú vị vị chứng kiến chuyến tàu của hãng Maersk Line rời cảng vào chiều tối cuối năm 2016 tại cụm cảng Cái Mép. Những chuyến tàu càng lớn vào cụm cảng Cái Mép làm hàng là chở thêm nhiều hy vọng và ngày càng hiện thực hóa giấc mơ đưa cảng Cái Mép là cụm cảng trung chuyển quốc tế của Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.

trên bến cảng � Bài, ảnh: Thành hUY

Tàu cập cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép.

Lượng hàng qua cụm cảng Cái Mép trong

năm 2016 đạt 2 triệu Teu, tăng 48% so với năm 2015. Hiện khu vực

Cái Mép - Thị Vải có 7 cảng container đi vào hoạt động, tổng công suất 6,8

triệu Teu. Với sản lượng hàng thông qua cảng hiện nay cũng chỉ đạt 29% công suất. Lượng hàng hóa thông qua cụm

cảng cũng chỉ tập trung các cảng chính như: TCIT,

CMIT, TCCT.

Xuất khẩuVà những Tín hiệu lạC Quan

Chiều cuối năm

20│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │21

Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 11: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

BR-VT chưa có các vùng nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), nhưng đã có rải rác một số ứng dụng công nghệ cao được tiếp cận, bước đầu phát huy hiệu quả.

Sản phẩm nông nghiệp sạchĐến thăm mô hình trồng dưa lưới

trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP của Nông trại Kim Long (huyện Châu Đức), chúng tôi thật sự ấn tượng với dàn dưa xanh tươi trồng trong bầu giá thể lủng lẳng trái. Ông Nguyễn Văn Châu, người trực tiếp quản lý cơ sở cho biết, mô hình được nông trại triển khai từ năm 2014 với diện tích 0,2ha và đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Với mô hình này, xung quanh khu vực trồng đều có lưới ngăn côn trùng, trong nhà gắn quạt đối lưu tạo điều kiện dung hòa nhiệt độ cho dưa phát triển, mái lợp bằng tấm nhựa chuyên dùng đồng thời áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Dưa được trồng trong các túi giá thể chứa vật liệu sạch, nền đất lót bạt, cây không tiếp xúc trực tiếp với đất. Các công việc như: chăm sóc, bón phân, tưới nước tiết kiệm thực hiện theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, tự động. Đồng thời, không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nên dưa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng… Đây là những ưu điểm nổi bật của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. “Sau 2 năm trồng, đến nay, sản lượng dưa lưới cho thu hoạch

đạt 30 tấn/ha. Trái dưa tròn đều, ngọt mát, giòn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, sản phẩm của cơ sở đang cung cấp chủ yếu ở các thị trường Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, mức giá tương đối ổn định, bình quân 30 - 35 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đạt khoảng 25-30 triệu đồng/0,1ha/vụ”, ông Châu cho biết.

Không chỉ trong trồng trọt, thời gian qua, nhiều hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ để cho ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

Có mặt tại trang trại nuôi gà theo mô hình chuồng lạnh của ông Trần Văn

Nam, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức), đang giữa trưa nắng nhưng không khí vẫn thoáng đãng, sạch sẽ dù trang trại này đang nuôi 72.000 con gà đẻ trứng. Từ năm 2012, trang trại này chuyển qua nuôi gà trong chuồng lạnh tuy vốn đầu tư ban đầu của trại lạnh khép kín cao gấp 4 - 5 lần trại hở (khoảng 1 tỷ đồng/trại 10.000 con), nhưng nhiệt độ ổn định nên gà ít bị bệnh, hạn chế nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh, lại không phát tán mùi hôi và ruồi nhặng ra môi trường, tiết kiệm được chi phí và sức lao động do các khâu ăn uống, vệ sinh chuồng đều tự động hóa, nhưng tỷ lệ gà đẻ trứng cao, đạt 95% trên tổng số đàn.

Sẽ hình thành từ 5-7 vùng nncnc

Xác định ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những hướng phát triển bền vững hiệu quả, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI đã nêu rõ: “Thúc đẩy phát triển NNCNC, xây dựng từ 5-7 vùng sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, có cơ chế chính sách để khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này và lấy phát triển DN trong nông nghiệp làm hạt nhân..., là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh ở giai đoạn 2015-2020”. Để có những bước chuẩn bị đầy đủ, triển khai phát triển NNCNC đạt hiệu quả, trong năm 2016, các cấp lãnh đạo tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành phố trong nước về ứng dụng NNCNC như Bình Dương, Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh và các nước có NNCNC phát triển mạnh như Israel, Nhật Bản, Úc…

Trên cơ sở đó, năm 2016 Sở NN-PTNT đã xây dựng đề án NNCNC của tỉnh đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 BR-VT sẽ xây dựng đưa vào hoạt động 7 vùng NNCNC trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tỉnh vận động hơn 50% DN đang hoạt động đủ các điều kiện công nhận DN NNCNC đăng ký để được cấp giấy chứng nhận; cho thuê, giao khoảng 2.500ha đất cho các DN để đầu tư sản xuất NNCNC. Ngoài ra, từng bước sản xuất một số sản phẩm NN hàng hóa ứng dụng công nghệ cao có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNCNC chiếm 25-30% tổng giá trị sản xuất NN của tỉnh. Cùng với đó, là các chính sách hỗ trợ kèm theo để đẩy mạnh việc phát triển NNCNC. Theo đề án, huyện Châu Đức là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển NNCNC trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Theo ông Nguyễn Công Vinh, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, muốn phát triển NNCNC đòi hỏi phải có quỹ đất tập trung, nhà đầu tư mạnh về vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật và thị trường tiêu thụ ổn định. Huyện đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi khoảng 300ha đất của Công ty Cao su Bà Rịa đang cho thuê tại xã Xuân Sơn, thu hồi khoảng 400ha đất trồng cao su không hiệu quả ở hai xã Đá Bạc và Kim Long giao cho địa phương để thu hút đầu tư vào NNCNC.

� Bài, ảnh: NGÔ THANH

Nuôi gà đẻ trứng theo mô hình chuồng lạnh tại xã Đá Bạc (huyện Châu Đức).

Chăm sóc dưa lưới trong nhà màng theo công nghệ cao tại trang trại trên địa bàn huyện Tân Thành.

Trang trại chăn nuôi gà phòng lạnh của anh Nguyễn Duy Hưng (xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc).

Với thương hiệu Marou, sô cô la “made in” Việt Nam đã tỏa sáng trên bản đồ sô cô la thế giới. Ít ai biết rằng nguồn cảm hứng với sô cô la của hai nhà sáng lập thương hiệu được khơi nguồn từ một miền ca cao thuộc tỉnh BR-VT. Và đó cũng là cơ hội để ca cao BR-VT “cất cánh”.

Lão nông “mê” ca caoKhuất sau vườn cây trái um

tùm, ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Đức (ấp Sông Xoài 2, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành) đơn sơ nhưng lúc nào cũng ngào ngạt hương thơm của những hạt cao cao đã lên men. Tại đây, chúng tôi được thết đãi một “bữa tiệc” với đủ các sản phẩm làm từ loại trái cây độc đáo này, từ những hạt ca cao tươi vừa tách vỏ cho đến ly ca cao nóng hổi hay rượu vang ca cao thơm nồng... Tất cả những sản phẩm này đều do ông Đức tự mày mò chế biến. Lão nông ngoài 60 tuổi, giản dị, chất phác ấy đã gắn bó với cây ca cao hơn 1 thập kỷ và dành nhiều tâm huyết cho loài cây “ngoại nhập” này.

Năm 2004, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông nghiệp tỉnh phối hợp với tổ chức phi chính phủ ACDI/VOC (Hoa Kỳ) triển khai Chương trình “Phát triển sản xuất ca cao bền vững cho các hộ nông dân tỉnh BR-VT”. Ông Đức là một trong những nông dân đầu tiên tham gia chương trình, với vai trò Chủ nhiệm CLB ca cao xã. Ông Đức nhớ lại: “Được sự hỗ trợ của chương trình, ban đầu nhiều hộ dân hưởng ứng trồng ca cao. Diện tích ca cao của xã có lúc lên tới 50 ha. Năm 2006, khi ca cao bắt đầu cho trái cũng

là lúc nhiều người tỏ ra chán nản”. Nguyên nhân là do đây là giống cây mới, người dân vừa thiếu kinh nghiệm vừa chưa chú trọng chăm sóc nên cây dễ mắc bệnh, năng suất không cao. Từ năm 2008-2009, người dân bỏ trồng ca cao hàng loạt. Diện tích ca cao dần “co” lại, chỉ còn khoảng 25ha. Riêng ông Đức, nhận thấy đây là cây trồng phù hợp, ông quyết tâm kiên định với cây ca cao đến cùng. Với sự cần cù, ham học hỏi, ông vừa tham gia các lớp tập huấn, vừa tỉ mỉ tự nghiên cứu tài liệu về ca cao. Theo ông, cây ca cao không khó trồng, nếu chịu khó chăm sóc sẽ cho năng suất ổn định. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thu mua ca cao nên đầu ra cho sản phẩm luôn luôn rộng mở. Từ 300 cây ca cao trồng xen dưới tán cà phê ban đầu, đến nay ông Đức có 800 cây ca cao, trên diện tích 0,8ha, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn hạt khô, doanh thu khoảng 160 triệu đồng. “Mỗi loại cây trồng đều có khó khăn riêng trong canh tác và đều có những giai đoạn thăng trầm. Quan trọng là người nông dân phải có định hướng rõ ràng, lựa chọn cây trồng phù hợp, không vội vàng chạy theo lợi nhuận nhất thời”, Ông Đức chia sẻ. Sau khi thu hoạch ca cao, ông Đức còn là một trong rất ít người tự sơ chế,

lên men hạt ca cao theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững tự nguyện (UTZ). Những hạt ca cao có hương thơm, màu sắc và những vết nứt chân chim đặc trưng sau lên men của nông trại ông Đức đã vượt qua tiêu chuẩn ngặt nghèo của những doanh nghiệp khó tính nhất.

Và cuộc gặp gỡ tình cờMột buổi chiều đầu năm

2011, có hai người đàn ông ngoại quốc ăn mặc bụi bặm, rong ruổi trên chiếc Vespa cổ tìm đến nông trại ca cao của ông Nguyễn Văn Đức. Không gian nồng nàn hương thơm của những hạt ca cao đang hong mình trên giàn phơi dường như có một sức hút kỳ lạ với hai người khách nước ngoài. Ông Đức nhớ lại: “Khi đó, họ không biết nói tiếng Việt nhưng tôi cảm thấy họ có vẻ rất thích thú với ca cao. Họ quan sát khắp mọi nơi một cách tỉ mỉ, hào hứng”. Dù không có chung ngôn ngữ nhưng với tấm lòng hiếu khách, ông Đức dành cả

buổi chiều dẫn hai người khách đi tham quan khắp mọi nơi, từ vườn ca cao cho đến khu vực lên men và phơi hạt. Khoảng một tháng sau, trên chiếc La Dalat, hai vị khách lạ trở lại cùng một thông dịch viên. Họ hỏi ông Đức một cách kỹ lưỡng những thông tin về ca cao như nguồn gốc, diện tích, năng suất... Ít lâu sau đó, với tư cách Giám đốc Công ty TNHH Sô cô la Marou, họ chính thức ký hợp đồng với ông Đức để mua hạt ca cao khô với số lượng lớn. Hai vị khách lạ đó là Vincent Mourou Rochebois (47 tuổi) người Mỹ gốc Pháp, từng là làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và Samuel Maruta (45 tuổi), một chuyên gia tài chính lớn lên ở miền Tây Nam nước Pháp. Gặp nhau tại Việt Nam, cả hai có chung ý định sẽ theo đuổi một dự án mới về ca cao. Ý tưởng trên đã thôi thúc họ từ bỏ công việc chính của mình để tìm hiểu về cao cao trên mảnh đất xa lạ. Sau khi tìm kiếm trên mạng với

từ khóa “vườn ca cao” và “Bà Rịa”, họ lên đường với hành trang là lòng nhiệt tình và con số không về kinh nghiệm cũng như kiến thức về vùng đất và nguồn nguyên liệu. May mắn đã đưa Vincent và Samuel đến với nông trại ca cao của ông Đức. Họ trở lại TP. Hồ Chí Minh với một bao tải nhỏ hạt ca cao và bắt tay ngay vào việc thử làm sô cô la. Với công thức có được từ... internet, mẻ sô cô la đen đầu tiên đã ra đời ngay trong căn bếp nhỏ của Samuel. Vincent Mourou hào hứng kể: “Chúng tôi thật may mắn! Ông Đức là một nông dân giỏi và ca cao của ông ấy thật tuyệt vời! Nếu như chỉ mua được loại ca cao trung bình thì có lẽ chúng tôi đã từ bỏ ý định của mình. Nhưng loại sô cô la mà chúng tôi ngẫu hứng làm ra từ loại ca cao này lại đặc biệt ngon. Cho tới bây giờ, ông Đức vẫn là người cung cấp nguyên liệu cho chúng tôi”. Với hương vị ngọt ngào, càng ngậm càng nồng, sô cô la Bà Rịa trở thành loại sô cô la đặc sắc nhất trong 6 loại sô cô la chính của Marou. Lần đầu tiên cầm trên tay món quà mang tên “Sô cô la Bà Rịa”, giấy gói màu đỏ có họa tiết hoa lá và trái ca cao in nhũ vàng sang trọng, ông Đức xúc động nghẹn lời. Bởi từ trái cây mộc mạc, lần đầu tiên, ca cao cất cánh, trở thành loại sô cô la nổi tiếng thế giới. Đó không phải là một phép màu mà chính là trái ngọt từ chính sự nỗ lực, sáng tạo và trách nhiệm của những con người có tình yêu sâu sắc với nông sản Việt.

Sau khi thử nghiệm thành công, đến cuối năm 2011, Công ty TNHH Sô cô la Marou ra đời, chuyên sản xuất sô cô la từ 100% hạt thu hoạch trên một vùng đất nhất định. Marou đã mang đến loại sô cô la “bean to bar” (các loại sô cô la được cùng một nhà sản xuất thực hiện từ khâu xử lý hoạt ca cao cho đến khi xuất xưởng thanh sô cô la) tinh tế với chất lượng không thua kém những sản phẩm tên tuổi trên thế giới. Sô cô la Marou được tờ New York Time đánh giá là “Loại sô cô la ngon nhất mà bạn chưa bao giờ được thử”. Trong suốt 3 năm, từ 2013 đến 2015, sô cô la Marou liên tục nhận giải thưởng ở hạng mục “Loại sô cô la bean to bar ngon nhất”, Huy chương vàng cho “Thiết kế bao bì đẹp nhất” của Viện hàn lâm Sô cô la, giải thưởng “Thanh sô cô la đen năm 2015” ở Pháp và giải vàng Thế giới từ Giải thưởng Sô cô la Quốc tế năm 2015...

Ngào ngạt

hương Ca CaoÔng Nguyễn Văn Đức (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành) đã có hơn 1 thập kỷ gắn bó với cây ca cao.

Vincent Mourou và Samuel Maruta, hai nhà sáng lập thương hiệu sô cô la Marou trong chuyến thăm nông trại của ông Nguyễn Văn Đức (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành).

Với hương vị ngọt ngào, càng ngậm càng nồng, sô cô la Bà Rịa trở thành loại sô cô la đặc sắc nhất trong 6 loại sô cô la chính của Marou.

� Bài, ảnh: KhÁnh chI

Hướng đếnnền nông nghiệp công nghệ cao

22│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │23

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 12: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

cuộc sống no đủ hơnSáu năm xây dựng NTM là thời gian

không dài nhưng sự đổi mới ở xã Châu Pha (huyện Tân Thành) đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Những dấu ấn của một vùng đất thôn quê nghèo khó thuộc huyện Tân Thành giờ không còn nữa. Giờ đây, dáng dấp của một vùng nông thôn hiện đại nhưng vẫn giữ được cho mình nét truyền thống xưa đang hiện lên trong từng ngôi nhà khang trang với cổng rào xanh, từng con đường được trải nhựa, những HTX đang ăn nên làm ra trở thành những điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn cho người dân lẫn khách du lịch... Chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Nam Định (tổ 1, thôn Tân Lễ A, xã Châu Pha, huyện Tân Thành) vào một ngày cuối năm Bính Thân. Theo lời giới thiệu của cán bộ nông nghiệp xã Châu Pha, ông Định là gương điển hình trong phong trào xây dựng NTM của xã, đồng thời là chủ trại bò sữa quy mô 40 con. Đã 9 giờ sáng, ông Định vẫn thoăn thoắt băm cỏ cho bò ăn và vệ sinh lại máy vắt sữa. Ông Định kể, năm 2004, ông cùng 12 hộ gia đình khác ở xã Châu Pha được Nhà nước hỗ trợ 5 con bò sữa

giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Vài năm sau, ông Định phát triển đàn bò lên 40 con. Tiền lãi từ việc bán sữa bò, ông Định đầu tư xây dựng chuồng trại hiện đại hơn, mua máy vắt sữa và máy bảo quản sữa, tổng trị giá 1 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi con bò cho 13-14 lít sữa/ngày. “Với giá bán 12.000 đồng/lít sữa, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình tôi thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng. Nhờ vậy, những cái Tết gần đây, gia đình tôi đã no đủ hơn. Tôi cũng sắm sửa thêm tivi, tủ lạnh và xe máy mới để đón Tết”, ông Định cho hay.

Theo UBND xã Châu Pha, xã hiện có 1 tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa với 15 hộ. Tổ hợp tác này hiện đang “ăn nên làm ra”, với tổng đàn bò lên đến 2.756 con, cung cấp ra thị trường hơn 600 tấn sữa mỗi ngày. Ngoài ra, từ khi xây dựng xã NTM, xã Châu Pha còn mạnh dạn phát triển nhiều mô hình sản xuất khác cho hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi heo thịt, trồng rau an toàn…, giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho 7.286 người. Hiện mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 46,8 triệu đồng/người/năm (tăng 30% so với năm 2011).

Câu chuyện xây dựng NTM đã lan tỏa khắp nơi từ chính quyền đến người dân, từ đồng ruộng đến những mái nhà, những trang trại sản xuất. Đến xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc), nhiều người dân còn rôm rả khoe chuyện làm ăn được mùa được giá, chuyện đường làng giờ xe bốn bánh chạy bon bon, chuyện thôn ấp nào cũng có cây xanh và hoa vàng rực rỡ; có nhà văn hóa, trường học sạch đẹp khang trang… Được biết, Bưng Riềng là 1 trong 6 xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh, ngoài mô hình trồng tiêu, điều và cây ăn trái, nhiều nông dân trong xã đang làm ăn có lãi với nghề chăn nuôi theo hướng tập trung. Điển hình như hộ ông Vũ Ngọc Quốc (ấp 4, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc) sử dụng 2ha đất để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo rừng. Với mô hình vừa nuôi heo nái vừa nuôi heo thịt, ông Quốc chủ động được nguồn heo giống, nên lợi nhuận thu về cao. Trong trang trại của ông Quốc thường xuyên nuôi 500 con heo. Với giá heo rừng từ 100-120 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình ông Quốc thu lãi khoảng 300 triệu đồng.

Theo nhận định của Ban điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh, trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương đều nhận thức được cái đích cuối cùng mà chương trình muốn hướng tới là thay đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn. Đến nay, tại 21

xã xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015, mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 34,9 triệu đồng, tăng 19,7 triệu đồng so với trước khi xây dựng NTM.

chung sức xây dựng quê hương

Sự “thay da đổi thịt” của các xã NTM là nhờ sự đóng góp của chính quyền các cấp và sự chung sức, chung lòng của người dân địa phương. Đi trên con đường trải nhựa rộng 6m ngang qua thôn Suối Nghệ, xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức), ông Đoàn Ngọc Lâm, trưởng thôn cho biết, hơn 30 năm qua, người dân ở khu vực này không có đường đi, họ phải băng qua rẫy mới ra tới đường lộ. Khi xã phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng NTM, ông Lâm cùng ban điều hành của thôn đến từng hộ vận động người dân hiến đất làm đường. Nhờ đó, con đường dài gần 2km này đã được mở rộng, người dân đi lại dễ dàng hơn. Đến nay, thôn Suối Nghệ đã nhựa hóa được 6 tuyến đường liên tổ; 9 tuyến đường bê tông và 5 tuyến đường cấp phối.

Ông Phan Văn Lệ, cũng ở thôn Suối Nghệ hào hứng kể về chuyện gia đình ông hiến đất làm đường. Nhà ông Lệ ở tổ 9, thôn Suối Nghệ có khu đất rộng hơn 1.000m2 chuyên trồng lúa, bắp, đậu và 400 gốc mít thái. Tháng 3-2016, thôn Suối Nghệ mở đường liên tổ, mặc dù đã có lối đi riêng nhưng gia đình ông Lệ vẫn tình nguyện hiến 650m2 đất, trong đó có một phần ruộng lúa và hơn 100 gốc mít đang mùa thu hoạch để làm đường. “Trước đây, vào mùa mưa, xe vận chuyển nông sản của thương lái không vào được, việc giao thương hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Giờ có đường đi, việc vận chuyển nông sản dễ dàng hơn, bà con nơi đây vui lắm”, ông Lệ nói.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh BR-VT, giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động hơn 5.115 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Nguồn vốn này được dùng để đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân... Những con số trên không phải là con số đẹp để báo cáo, mà thực tế, sau 6 năm BR-VT thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, nhiều vùng thôn quê đang ngày càng “thay da đổi thịt”, nhiều vùng đất hồi sinh, cuộc sống của người dân đã no đủ hơn xưa.

Đường liên tổ 9 và tổ 17 thôn Suối Nghệ, xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức) do người dân tình nguyện hiến đất, hoa màu và đóng góp tiền để xây dựng.

vào Xuân � Bài, ảnh: QUAng VŨ

Ông Đinh Nam Định (xã Châu Pha, huyện Tân Thành) chăm sóc bò sữa.

Trong năm qua, nhiều hộ gia đình nghèo, hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hỗ trợ vốn để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy, nhiều hộ tổ chức làm ăn hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và hiện đang chuẩn bị đón chào năm mới Đinh Dậu 2017 với tâm trạng vui hơn.

Chỉ còn khoảng nửa tháng là đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tôi có dịp tháp tùng cùng

đoàn cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Xuyên Mộc đến điểm giao dịch của NHCSXH tại xã Hòa Bình. Nơi đây, tôi bắt gặp những ánh mắt, nụ cười trên khuôn mặt hớn hở của những tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), hỏi ra mới biết họ vui vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong năm 2016 là tổ chức việc bình xét, đề nghị NHCSXH cho các đối tượng chính sách xã hội vay vốn làm ăn, quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay, thu nộp tiền lãi đúng quy trình tín dụng của NHCSXH. Việc các tổ trưởng TKVV tụ họp về đây vào dịp này là để đối chiếu số liệu, sổ sách theo dõi hộ vay vốn do họ quản lý với NHCSXH.

Ông Vũ Đình Bê, Tổ trưởng TKVV Hội cựu chiến binh ấp 5, xã Hòa Bình cho hay, ông đang quản lý việc sử dụng vốn của NHCSXH với số tiền 1 tỷ đồng/50 hộ vay. Trong đó, phần lớn hộ vay vốn có người từng tham gia quân ngũ qua các thời kỳ, nay trở về cuộc sống đời thường, lao động sản xuất đạt hiệu quả, tạo ra sản phẩm xã hội và cải thiện kinh tế gia đình. Chứng minh cho điều này, ông Bê đưa tôi đến thăm một số hộ thành viên tổ TKVV do ông quản lý.

Căn nhà xây cấp 4 của hộ ông Trương Thiện (tổ 1, ấp 5, xã Hòa Bình) tuy nhỏ nhưng xinh xắn, sạch sẽ, trong nhà đầy đủ tiện nghi cho sinh hoạt hàng ngày của 4 thành viên và cũng là lao động chính trong gia đình. Đến nhà nhằm lúc ông Thiện đi khám sức khỏe định kỳ theo tiêu chuẩn của cựu chiến binh, vợ ông là bà Nguyễn Thị Nguyện vui vẻ tiếp đón chúng tôi. Bà Nguyện cho biết, gia đình

bà từ quê hương Quảng Trị đến xã Hòa Bình lập nghiệp năm 1992. Trải qua nhiều năm lao động vất vả, đã tạo dựng được cuộc sống ổn định. Hiện tại, ông Thiện và đứa con trai lớn làm nghề xây dựng dân dụng, đứa con trai kế lái xe nhà chở khách theo hợp đồng. Riêng bà Nguyện chăm sóc 6 sào tiêu với gần 1.000 gốc tiêu giống Vĩnh Linh đã bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Vườn tiêu này được gầy dựng nhờ vào vốn vay chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH theo hình thức xoay vòng, trả nợ cũ vay nợ mới để đầu tư chăm sóc trong mấy năm qua. “Do mới là vụ thu hoạch đầu tiên, nên năng suất tiêu dự kiến chỉ đạt khoảng 4 tạ/sào (2,4 tấn/6 sào), dự kiến mang lại thu nhập gần 500 triệu đồng. Đây là giá trị đầu tiên do vườn tiêu mang đến cho gia đình nên là điều đáng mừng, năm nay nhà tôi sẽ

tổ chức ăn Tết vui hơn”, bà Nguyện phấn khởi cho hay.

Điểm đến kế tiếp là hộ bà Nguyễn Thị Gái (tổ 7, ấp 5, xã Hòa Bình). Đang trải bột lên khuôn để tráng bánh tráng, thấy chúng tôi đến bà Gái dừng tay tiếp chuyện. Bà Gái cho biết, gia đình bà là thành viên vay vốn NHCSXH trong 6 năm qua, với số vốn đã vay gần 60 triệu đồng bà đầu tư chăn nuôi heo và làm bánh tráng. Trong chuồng hiện có 30 con heo thịt, sẽ xuất chuồng đúng vào dịp Tết năm nay. Các năm trước, mỗi năm bà nuôi mấy lứa heo và xuất chuồng hơn 10 tấn thịt, thu về hơn 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Riêng việc làm bánh tráng cũng cho thu nhập hơn 150 ngàn đồng/ngày, bổ sung tiền mua thức ăn cho heo theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Đứa con gái lớn của bà vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân công nghệ sinh học, dự tính ra Tết này, với số vốn tích lũy được qua các năm, cùng với vốn vay thêm của NHCSXH, bà sẽ đầu tư cho con gái trồng các loại nấm hương, bào ngư, nấm mèo… “Hy vọng với những kiến thức đúng ngành nghề đã học của con, cùng với việc tham khảo kinh nghiệm ở nhiều nơi, gia đình tôi sẽ tổ chức được việc trồng nấm có hiệu quả”, bà Gái tin tưởng nói.

Trong chuyến đi tác nghiệp cuối năm, tôi cũng đã đến nhiều hộ gia đình trong năm đã được NHCSXH cho vay vốn tổ chức làm ăn, như: Hộ chị Đào Thị Linh (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức) nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao; hộ anh Hồ Đạo (ấp Sông Xoài 5, xã Láng Lớn) trồng hoa, cây cảnh, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng; hộ anh Trần Lộc (thôn Bến Điệp, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) nuôi hàu và nuôi ngao có thu nhập tốt… Sau một năm lao động vất vả nhưng đạt hiệu quả, các hộ gia đình này đều có sự chuẩn bị để đón chào năm mới với niềm tin hưởng trọn một cái Tết đoàn viên, vui vẻ, đầm ấm, sum vầy.

Vườn tiêu của gia đình bà Nguyễn Thị Nguyện đang vào kỳ ra trái, dự kiến vụ tiêu năm nay (tháng 2 đến tháng 4) thu hoạch khoảng 2,5 tấn.

Với phương châm sản xuất “lấy ngắn nuôi dài”, bà Nguyễn Thị Gái vay vốn NHCSXH vừa làm bánh tráng vừa chăn nuôi heo đạt hiệu quả.Trong ảnh: Bà Gái đổ bột lên khuôn làm bánh tráng.

Đến đầu năm 2017, dư nợ cho vay 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH tỉnh BR-VT gần 1.585 tỷ đồng, trong đó nhiều chương trình có số dư nợ cao như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đạt 690 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dư nợ; cho vay hỗ trợ tài chính cho học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 247 tỷ đồng, chiếm 15,75%; cho vay giải quyết việc làm 257 tỷ đồng, chiếm 16,39%... Trong năm 2016, Chi nhánh NHCSXH tỉnh BR-VT thực hiện doanh số cho vay hơn 700 tỷ đồng, doanh số thu nợ hơn 500 tỷ đồng.

Bà Trần Thị Hằng chăm sóc vườn hoa cúc, chuẩn bị cung ứng thị trường Tết.

“năm nay ăn Tết vui hơn” � Bài, ảnh: nhỰT ThAnh

chương trình xây dựng nông thôn mới (nTM) đã giúp nhiều xã “thay da đổi thịt”, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư khang trang, thu nhập của người dân ngày một tăng... nhờ đó, mùa xuân này ở các xã nTM, người dân đang đón chờ một cái Tết no đủ và đầm ấm hơn.

Nông thôn mới

Tính đến nay, có 45 xã trên địa bàn tỉnh được phê duyệt

quy hoạch xây dựng NTM, trong đó có 20 xã đạt 19/19 tiêu chí, 15 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã NTM. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 34 xã và 2 huyện (huyện Long Điền và Đất Đỏ) đạt chuẩn NTM.

24│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │25

Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 13: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Ghé thăm khu TĐC Gò Cát (khu phố 5, phường Long Tâm, TP.Bà Rịa) chúng tôi không

khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi của vùng đất này. Trước đây, khu vực này nhà cửa ít, chủ yếu là đất trống, hoang vắng, vậy mà hôm nay đã trở thành khu dân cư đông đúc. Bên cạnh những con đường mới làm rộng rãi, sạch đẹp, nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang, kiên cố mọc lên xen lẫn những cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh, dịch vụ, hình thành nên một khu dân cư sầm uất.

Chúng tôi đã đến thăm nhà chị Lê Thanh Huyền, đó là căn nhà 1 trệt, 2 lầu xinh xắn. Gia đình chị Huyền trước đây ở phường Long Toàn, 2 vợ chồng đi làm thuê, làm mướn nên chỉ đủ ăn, để xây được ngôi nhà cấp 4 nhỏ 2 vợ chồng cũng phải tằn tiện, vay mượn bạn bè, người thân. Năm 2012, TP.Bà Rịa xây dựng dự án công viên 30-4, gia đình chị Huyền được nhận tiền đền bù gần 1 tỷ đồng và 1 suất TĐC tại khu Gò Cát. Cùng số tiền hỗ trợ và vay mượn thêm bạn bè, năm 2014 vợ chồng chị Huyền đã xây dựng căn nhà khang trang như bây giờ. Không những xây được nhà đẹp, nhờ vị trí mặt tiền, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, vợ chồng chị Huyền còn mở được quán ăn sáng, vừa mang lại thu nhập cho gia đình, vừa giúp giải quyết việc làm cho 2 lao động

thường xuyên. Bản thân chị Huyền cũng không còn phải đi làm thuê, làm mướn, giúp việc nhà vất vả như trước đây. “Gia đình tôi ở đây, đướng sá đi lại thuận lợi hơn nhiều, gần trường học, trạm y tế, bệnh viện… Nơi ở mới không chỉ an toàn mà còn là khu dân cư văn minh”, chị Huyền phấn khởi cho biết.

Những năm gần đây, trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp và đô thị mới, nhiều người dân thuộc diện thu hồi đất. Nhưng cũng từ quá trình đó, nhiều người đã tích cực chuyển đổi nghề, từng bước vươn lên.

Trường hợp gia đình ông Huỳnh Ánh (khu phố Quảng Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành) là một ví dụ. Trước đây, gia đình ông Ánh chỉ là một gia đình thuần nông, mỗi năm cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng nên cuộc sống chẳng dư giả gì. Năm 2007, Nhà nước thu hồi 2,5ha đất của gia đình ông Ánh để thực hiện dự án KCN Phú Mỹ, số tiền được đền bù gần 1 tỷ đồng. Mất đất sản xuất, kéo theo thu nhập của gia đình cũng giảm sút, nhận thấy mô hình kinh doanh phòng trọ khá hiệu quả, từ nguồn tiền bồi thường hồi đất, ông Ánh mạnh dạn xây dựng 15 phòng trọ và 4 căn nhà cho thuê. Sau khi có nguồn thu nhập từ kinh doanh phòng trọ, ông Ánh mở thêm tiệm Internet… Nhờ đó, kinh

tế gia đình đã dần ổn định, ông Ánh có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang và lo cho con cái học hành đầy đủ. Hiện mỗi năm từ các nguồn kinh doanh nhà trọ và Internet gia đình ông Ánh thu nhập gần 400 triệu đồng.

Chủ trương xây dựng các khu TĐC để phục vụ cho dân có chỗ ở ổn định sau khi bị giải tỏa di dời đã được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh. Hiện công tác này đã được triển khai tích

cực ở hầu hết các địa phương. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh BR-VT đã triển khai 39 dự án TĐC với gần 17.000 suất TĐC, tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng. Trong đó, 25 dự án TĐC với hơn 9.000 suất TĐC đã hoàn thành, các địa phương đã bàn giao hơn 6.300 suất TĐC cho người dân. Bên cạnh thúc đẩy các dự án TĐC để người dân an cư, các địa phương còn tích cực tìm hướng giải quyết việc làm, tạo điều kiện tối đa cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài.

Cuộc sống của nhiều người dân tái định cư đã đổi thay khi đến vùng đất mới. Trong ảnh: Một góc Khu tái định cư Gò Cát (TP.Bà Rịa).

Đời sống đổi thay trên vùng đất mới

� Bài, ảnh: TrÚc gIAng

long Sơn và những tín hiệu vuiTrong những ngày giáp Tết, tôi có dịp trở lại Long Sơn, đi trên con đường hẻm khang trang ở tổ 7 thôn 9 Gò Găng dài 700m vừa được đầu tư nâng cấp nối với đường Hoàng Sa. Cơ sở vật chất của thôn Gò Găng nói riêng, xã đảo Long Sơn nói chung đang chuyển biến mạnh mẽ, tạo niềm tin về một tương lai đẹp hơn, nhất là khi Dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn được khởi công và Quy hoạch phát triển đảo Gò Găng được thực hiện.

Dự án hóa dầu “tỷ đô” đã sẵn sàng khởi công

Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã Long Sơn, ông Lê Xuân Tú, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2016, hệ thống giao thông được đầu tư khang trang, hiện đại với nhiều công trình dân sinh đưa vào sử dụng như: trụ sở ban điều hành thôn 7 Gò Găng, chợ Long Sơn và các đường hẻm ở thôn Bến Điệp, thôn 1, thôn 9; đường vào nhà lớn Long Sơn, đường Cồn Bần… Cũng trong năm qua, UBND xã kết hợp với các ngành chức năng đã làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để

phục vụ các dự án. Đặc biệt, đến nay, sau rất nhiều trở ngại, nhưng với sự quyết tâm cao của chính quyền các cấp, việc bàn giao đất sạch cho dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn đã hoàn tất… Ngày 15-12-2016, các cơ quan có liên quan và địa phương đã tổ chức khảo sát thực địa và ký biên bản bàn giao toàn bộ 464ha đất sạch của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam cho chủ đầu tư là Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn.

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam nằm trong KCN Dầu khí Long Sơn (TP.Vũng Tàu). Đây là dự án hứa hẹn sẽ làm thay đổi mọi mặt về đời sống kinh tế - xã hội

� Bài và ảnh: TrIỆU VỸ

ở Long Sơn và cũng là một trong những dự án trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư là 4,5 tỷ USD. Trong 464ha dành cho dự án thì có đến 398ha được sử dụng để xây dựng nhà máy (gồm 10 nhà máy, công suất chế biến 2,7 triệu tấn nguyên liệu/năm), 66ha đất xây dựng cảng. Sau khi hoàn thành, các sản phẩm của tổ hợp này là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: bao bì, tơ sợi, ô tô, điện tử….

Ông Trần Kim Thạch, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn cho biết, sau khi nhận 464ha đất sạch, đơn vị sẽ ký hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh và tiến hành san lấp mặt bằng, mời thầu xây lắp để khởi công dự án vào quý I-2017. Dự kiến sau 4 năm sau khởi công, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động.

Điểm nhấn gò găngCùng niềm vui về dự án lớn sắp được khởi

công, Long Sơn còn có niềm vui khác khi đảo Gò Găng đang trong giai đoạn mời gọi đầu tư theo Đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Đồ án quy hoạch được xây dựng đảo Gò Găng dựa trên ý tưởng của Tập đoàn AREP - Tập đoàn tư vấn thiết kế quy hoạch của Pháp.

Theo đó, đảo Gò Găng là đô thị dịch vụ bền vững và mang đặc trưng riêng của TP.Vũng Tàu, được hình thành trên cơ sở khai thác đặc điểm địa hình, mặt nước và cảnh quan thiên nhiên. Trong đó, khoảng 50% diện tích của đảo sẽ dành cho sự phát triển đô thị với dân số khoảng 22 ngàn người. Diện tích đất ở chiếm khoảng 25%, gồm các chức năng chính: Trung tâm đô thị dịch vụ tổng hợp, thương mại, văn phòng, nhà ở, du lịch, giải trí, sân bay…; phần diện tích còn lại của đảo được quy hoạch là khu vực bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, rừng ngập mặn.

UBND tỉnh đã giao Sở KH-ĐT thông tin quy hoạch đảo Gò Găng để mời gọi các nhà đầu tư lớn, có tầm cỡ ở trong nước và quốc tế tham gia triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở, sân bay, khu đô thị và các khu chức năng. Ngày 19-9-2016, Công ty CP Tập đoàn Khải Hoàn - một trong những tập đoàn đầu tư tài chính, xây dựng, bất động sản hàng đầu của Việt Nam đã đăng ký tham gia đầu tư xây dựng đảo Gò Găng…

Với những dự án lớn đang chuyển động mạnh mẽ, Long Sơn đang chờ đợi ngày “hóa rồng”, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh BR-VT phát triển trong vai trò của một địa phương động lực ở vùng kinh tế phía Nam.

Trong tương lai, Gò Găng sẽ trở thành khu đô thị sinh thái, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Những ngày cuối năm, chúng tôi ghé thăm một số khu tái định cư (TĐC) trên địa bàn tỉnh, cảm nhận rõ niềm vui đang lan tỏa trên vùng đất mới trong từng ngôi nhà, con đường, góc phố.

Khu tái định cư khang trang, hiện đại.

26│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │27

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bên tách trà Xuân, ông Võ Khắc Thuyết, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, huyện Châu Đức kể lại: Năm 2010, xã Quảng Thành thực hiện xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp, chỉ đạt 5/19 tiêu chí, đường sá lầy lội, đời sống của người lao động bấp bênh, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao… Thế nhưng, chỉ sau hai năm (2010-2012), xã Quảng Thành đã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (được UBND tỉnh BR-VT công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014 theo Quyết định số 2578/QĐ.UBND ngày 20-11-2014) và được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng hai bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào cùng cả nước xây dựng nông thôn mới.

Nhờ xây dựng nông thôn mới mà bộ mặt nông thôn của xã Quảng Thành đã đổi thay nhanh chóng với gần 100km đường trong xã được nhựa hóa, bê tông hóa, tạo thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở nông sản, hàng hóa của người dân. Xây dựng nông thôn mới còn giúp cho xã Quảng Thành có hệ thống thủy lợi, nước sạch, lưới điện, trường học, trạm xá, chợ nông thôn, nhà ở dân cư khang trang hơn; thu nhập bình quân của người dân tăng lên 39,5 triệu đồng/người trong năm 2016, số hộ nghèo theo chuẩn giảm xuống còn 3,9%; có 9/9 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa và xã Quảng Thành đạt tiêu chuẩn xã văn hóa, an ninh - trật tự, cảnh quan môi trường ngày càng được cải thiện.

Ông Võ Khắc Thuyết khẳng định: Để có được những thành quả đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quảng Thành đã đồng thuận tham gia xây dựng nông thôn mới với tư cách là chủ thể. Qua cuộc vận động, nhân dân xã Quảng Thành đã hiến 3.000 mét đất chiều dài và 20.000m2 đất (khoảng 6,5 tỷ đồng), giải tỏa 2.000 cây trồng lâu năm (khoảng 600 trăm điệu đồng), 1.000m tường rào, ủng hộ hàng trăm triệu đồng tiền mặt và huy động hàng ngàn ngày công để xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, trường học, trạm xá, chợ nông thôn… Nhiều tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Quảng Thành như Công ty Cao su Bà Rịa (hiến 3ha đất để xây dựng sân bóng đá, Nhà Văn hóa ấp Trung Thành, Trung tâm Văn hóa cộng đồng, Trường Mầm non Sơn Ca), ông Lê Văn Hồng và bà Nguyễn Thị Lạo (hiến 10.000m2/người), ông Phạm Văn Ánh (ủng hộ hàng chục triệu đồng)…

Quảng Thanh

hôm nay � Bài, ảnh: MInh TUÂn

Nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thành đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Trong ảnh: Hộ gia đình anh Vũ Văn Nghĩa, trú tại ấp Tân Thành (xã Quảng Thành, huyện Châu Đức) đầu tư trên một tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, mua sắm dây chuyền chế biến hạt điều, giải quyết việc làm cho 80 lao động của địa phương và thu lợi hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhiều tuyến đường được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) hiện nay.

Đi trên những con đường nhựa trải dài, uốn lượn theo các triền núi, qua những ngôi nhà khang trang mới xây dựng bên những vườn tiêu trĩu hạt, ai cũng có thể cảm nhận được những đổi thay nhanh chóng ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục vận động và được người dân đồng tình ủng hộ tiền để lắp đặt camera giám sát an ninh, trật tự nhằm góp phần bảo vệ bình yên cho thôn, xóm trên địa bàn, ông Võ Khắc Thuyết cho biết thêm.

Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh

Xã Quảng Thành, huyện Châu Đức có gần 3.000ha đất tự nhiên. Trong đó, có 1.264ha đất trồng cây lâu năm, 72ha đất trồng cây hàng năm cùng tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 48.000 con. Năm 2016, giá trị sản xuất nông nghiệp (tính theo giá hiện hành) là 330,516 tỷ đồng, đạt 98,2% kế hoạch năm, trong đó: trồng trọt chiếm 267,750 tỷ đồng, chăn nuôi chiếm 62,766 tỷ đồng. Trồng trọt nhất là trồng cây lâu năm vẫn là thế mạnh của xã Quảng Thành với 700ha đất trồng tiêu thu hoạch (sản lượng bình quân đạt 1.400 tấn/năm), 150ha trồng cây cà phê (sản lượng bình quân đạt 300 tấn/năm), 160ha trồng cây điều (sản lượng bình quân đạt 160 tấn/năm), 60ha trồng cây cao su (sản lượng bình quân đạt 92,4 tấn/năm), 20ha trồng cây ăn quả (sản lượng bình quân đạt 300 tấn/năm) và 4ha trồng cây ca cao (sản lượng bình quân đạt 5,6 tấn/năm)…

Ông Võ Khắc Thuyết cho biết, tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, UBND xã Quảng Thành xác định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Từ đó có những giải pháp vận động người dân thực hiện chương trình chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Cùng đi với chúng tôi đến thăm những vườn tiêu bạt ngàn đang mùa trĩu hạt ở các

ấp trên địa bàn, ông Võ Khắc Thuyết cho biết: Xã Quảng Thành có 2.100 hộ dân thì có đến 1.500 hộ dân trồng tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP có năng suất và chất lượng cao, nhiều hộ đạt 30 tạ/ha. Nhờ được mùa, được giá nên vụ thu hoạch năm 2016, có hàng chục hộ dân trồng tiêu ở xã Quảng Thành như: Phạm Văn Ánh, Lê Công Thành, Nguyễn Trọng Thảo, Hồ Văn Tiến, Nguyễn Văn Hiệp… đã trở thành tỷ phú, đời sống được nâng lên, xây nhà biệt thự, mua sắm xe ô tô, xe máy và vật dụng sinh hoạt trong gia đình đầy đủ. Ông Phạm Văn Ánh ở ấp Tân Bang (xã Quảng Thành, huyện Châu Đức) cho biết, gia đình ông có 3,5ha đất trồng tiêu thu hoạch, mỗi năm thu lợi từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng. Qua tích lũy, ông mua mới một xe máy xúc, 5 xe tải ben để khai thác, vận chuyển đất đá san lấp mặt bằng nhằm nâng cao mức thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương…

Xây dựng nông thôn mới đã tạo ra một diện mạo mới ở xã Quảng Thành hôm nay. Đi trong mùa Xuân Đinh Dậu 2017, chắc chắn người dân xã Quảng Thành sẽ tự hào về những đổi thay đó được khởi nguồn từ chính lao động và sự đóng góp tích cực của mình làm nên.

Page 14: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Trong 2 năm trở lại đây, khi nhắc đến những thành tựu của y tế, các nhà chuyên môn và quản lý y tế đều nhấn mạnh đến phương pháp phẫu thuật sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Phương pháp này hiện đã được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện tuyến tỉnh.

Cuối năm 2016, bác sĩ Phan Văn Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa cùng ê kíp phẫu

thuật tiến hành đặt stent động mạch vành cho bệnh nhân. Không giống như những ca phẫu thuật thông thường, bác sĩ Thành ngồi trước màn vi tính để thực hiện ca mổ. Những hình ảnh “soi” bên trong động mạch của bệnh nhân được truyền hình trực tiếp đến bác sĩ qua màn hình. Hai phụ tá của bác sĩ Thành là người trực tiếp đưa các thiết bị ống dẫn đưa stent vào động mạch bệnh nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ Thành để thông mạch máu. Một chiếc ống được luồn vào động mạch chỉ bằng 1/10mm, nhỏ đến nỗi mắt thường khó có thể nhìn được. Nhờ phần mềm của máy tính, bên trong động mạch được phóng to lên để bác sĩ quan sát và thực hiện đặt stent chính xác. Mỗi ca phẫu thuật đặt stent chỉ mất 45 đến 60 phút, rất nhanh để bệnh nhân không phải chịu tổn thương quá lâu.

Ứng dụng kỹ thuật số rộng rãi nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi. Tính đến

nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã triển khai khá thành công nhiều loại phẫu thuật này. Chẳng hạn Bệnh viện Lê Lợi đã triển khai thành công phẫu thuật nội soi bóc tách khối u buồng trứng và thai ngoài tử cung. Đây là kỹ thuật dùng ống soi được kết nối với camera gắn ở đầu ống soi và nguồn sáng để nhìn vào bên trong bụng bệnh nhân. Từ camera và nguồn sáng này, hình ảnh bên trong vị trí cần phẫu thuật được phóng đại qua

màn hình. Nhờ đó, bác sĩ có thể nhìn rõ hơn, thao tác bóc tách thai ngoài tử cung hay cắt bỏ u nang buồng trứng được thực hiện nhanh và chính xác, giảm thiểu tổn thương cho bệnh nhân.

Trước đây, u nang buồng trứng có kích thước lớn được chỉ định mổ hở gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân và thời gian nằm viện thường kéo dài. Hiện tại, với kỹ thuật mổ nội soi đã hạn chế được những điều này. Chị Nguyễn Thị H. 33 tuổi, tại TP. Vũng Tàu, từng mổ nội soi u nang buồng trứng tại Bệnh viện Lê Lợi nói: “Sau phẫu thuật tôi chỉ nằm viện có 2 ngày là có thể hồi phục và đi lại bình thường được. Còn vết mổ thì rất nhỏ, gần như không để lại sẹo”.

Phẫu thuật nội soi khớp gối cũng là một tiến bộ trong y học đã được ứng dụng tại Bệnh viện Bà Rịa từ năm 2015. Thực hiện phẫu thuật này, các bác sĩ theo dõi các thành phần trong các khoang khớp bởi một thiết bị phóng đại, kết nối với camera nhỏ. Qua đó bác sĩ có thể vừa chẩn đoán chính xác các tổn thương trong khớp, vừa can thiệp, xử lý các tổn thương đó. Đặc biệt, sau khi mổ, người bệnh ít đau đớn, ít bị nhiễm trùng và không phải nằm viện lâu.

Ngoài những phẫu thuật ứng dụng kỹ thuật số tiêu biểu kể trên, các bệnh viện tuyến tỉnh đã ứng dụng thành công các phẫu thuật nội soi như: phẫu thuật

thành công nội soi xoang bướm, xoang trán, mở các xoang hàm- trán- sàng- bướm; nội soi tán sỏi; phẫu thuật khối ung bướu bằng phương pháp cắt đốt bằng sóng cao tầng… Có thể nói phẫu thuật sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang thay thế dần phẫu thuật mổ hở truyền thống, giúp bác sĩ thực hiện được những ca phẫu thuật đòi hỏi độ tinh vi hơn, còn người bệnh giảm thiểu những tổn thương, rủi ro.

Trong tương lai, những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong phẫu thuật sẽ ngày càng tiến xa, thậm chí có thể sử dụng cả rô bốt thay thế bàn tay con người để đạt độ chính xác tuyệt đối và bền bỉ trong suốt quá trình phẫu thuật. Riêng trong năm 2017, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục ứng dụng rộng rãi và phổ biến hơn công nghệ kỹ thuật số trong phẫu thuật trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, trên lĩnh vực sản, Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Lê Lợi sẽ triển khai phẫu thuật nội soi điều trị vô sinh (nội soi ổ bụng + soi buồng tử cung). Hay trên lĩnh vực nội-ngoại khoa, Bệnh viện Bà Rịa triển khai phẫu thuật nội soi tràn khí tự phát, tiên phát; nội soi giảm áp thần kinh thị, nội soi cắt u lành thanh quản bằng Heummer; nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP); Bệnh viện Lê Lợi triển khai nội soi dạ dày, tá tràng, đại tràng có can thiệp (Polip), nội soi khớp háng…

“Cách mạng số”trong bệnh viện

� Bài, ảnh: MInh ThIÊn

Bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa quan sát động mạch vành của bệnh nhân qua màn hình máy vi tính, trong một ca phẫu thuật đặt stent động mạch vành.

Bác sĩ Bệnh viện Lê Lợi sử dụng máy móc hiện đại để tiến hành bóc tách khối u buồng trứng của bệnh nhân.

Giữa không gian yên bình của làng quê, nhiều gia đình dậy từ sớm tất bật dọn dẹp, sửa

sang chuẩn bị chào đón năm mới. Ngôi nhà cấp bốn của má Năm - tên thật là Trần Thị Đường (ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) - đã trở nên ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ hơn.

Phía trước hiên, má Đường và con gái đang tìm chỗ đặt chậu mai đã chúm chím nụ. Má Năm cho biết, mấy ngày nay, Đoàn viên, thanh niên trong xã tới phụ dọn nhà cửa. “Tết năm nào cũng vậy, tụi nó đến mang theo trái cây và quà để má dâng hương. Tuổi già, ngày Tết được các con quan tâm như vầy không còn gì vui hơn”, má Năm kể.

Má Năm có chồng Trần Văn Hạnh (SN 1931) và con trai Trần Văn Dĩa (SN 1951) hy sinh trong chiến tranh. Bản thân má, trong những ngày kháng chiến đã vượt qua vô vàn gian khổ để nuôi giấu, che chở bộ đội. Hồi đó chồng má làm Ban hậu cần tỉnh, còn con trai tham gia du kích ở xã. Suốt những năm tháng chiến tranh, má hầu như không có tin tức về chồng con. Mãi tới sau này, má mới hay cả chồng và con đều hy sinh. Bia mộ liệt sĩ Trần Văn Dĩa ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh hiện chỉ là “mộ gió”. “Mỗi lần cúng cơm cho anh Hai má lại khóc. Từ khi đi theo cách mạng anh chưa về thăm má lần nào. Khi ảnh mất cả gia đình cũng không hay tin”, chị Trần Thị Ngát - con gái má Năm kể.

Năm nay dù đã bước sang tuổi 88 nhưng má Năm vẫn còn đi lại nhanh nhẹn, tự lo được việc ăn uống, vệ sinh cá nhân. Má chỉ còn áy náy một điều là trong 4 người con gái của má thì 3 người lập gia đình, còn con gái lớn Trần Thị Ngát (62 tuổi) đã ở vậy với má từ trước đến giờ. Năm 2014, má Năm được phong tặng danh hiệu Mẹ VNAH.

Mùa Xuân này, má Trần Thị Ba (ở khu phố Thanh Long, TT. Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) cũng cảm thấy ấm lòng khi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Má Ba chia sẻ: “Trước tới giờ năm nào má cũng được mời ra huyện họp mặt ngày Tết. Rồi mọi người khắp nơi tới thăm, tặng quà động viên, má chẳng

nhớ hết. Ở đời, ít ai được như má”.Trong căn nhà cấp bốn đơn sơ, má

Ba kể rằng, Đất Đỏ là vùng đất ác liệt trong chiến tranh nhưng cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Ngày ấy, trong khí thế yêu nước, lớp lớp những người con quê hương Đất Đỏ hăng hái lên đường phục vụ cách mạng, trong số ấy có chồng và con trai má. Nhưng rồi, chiến tranh đã cướp mất những người thương yêu nhất của má. Lần lượt chồng và con trai hy sinh. Thời gian trôi qua, nỗi đau dần vơi, má Ba tái giá rồi sinh thêm được ba người con gái. Năm nay, bước sang tuổi 84, luôn vui vầy con cháu nhưng lòng má vẫn nặng, nước mắt vẫn lặn vào trong mỗi lần nhắc đến chồng, con

đã hy sinh. Mùa Xuân năm nay, má Nguyễn

Thị Phúc, (KP. Thanh Tân, TT.Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) bước sang tuổi 94. Má Phúc có 8 người con thì 2 người con liệt sĩ là Nguyễn Văn Trắc và Nguyễn Văn Sang. Hơn 20 năm nay má không còn thấy đường nên được cô con gái thứ hai Nguyễn Thị Mạnh đón về sống cùng để tiện chăm sóc. Năm 2014, má Phúc được phong tặng Mẹ VNAH. Cùng với các chế độ được hưởng theo quy định, má còn được 1 đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời. Má Phúc xúc động nói: “Ở tuổi này rồi, sức khỏe yếu nên má đau ốm thường xuyên. Những lúc như vầy đều có bác sĩ tới tận nhà

thăm khám, thuốc men nên má đỡ vất vả. Lâu lâu lại có các đoàn đến thăm, chuyện trò, má vui lắm”.

BR-VT hiện có 1.028 Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 47 mẹ còn sống. Hiện các Mẹ đều được cơ quan, đoàn thể trong tỉnh nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời với mức thấp nhất 1 triệu đồng/tháng. Đối với 2 mẹ có con trai độc nhất hy sinh và không còn người thân chăm sóc, tỉnh còn hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng thuê người nuôi dưỡng, chăm sóc các mẹ. Không chỉ nhận phụng dưỡng hàng tháng mà vào những dịp lễ, tết, các đơn vị và các đoàn lãnh đạo còn đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các mẹ.

Với Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Đường (ấp Đông, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) sự quan tâm của thế hệ trẻ hôm nay là niềm vui không gì sánh được.

Niềm vui của Mẹ � Bài, ảnh: nhà UYÊnSáng cuối năm, trời se lạnh và nắng rải một màu vàng dịu.

Tôi xách xe rong ruổi trong chuyến hành trình về với Mẹ.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Lưỡng (xã Long Phước, TP.Bà Rịa) nhân Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7-2016.

Đồng chí Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Thê (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu). Ảnh: ThAnh TrÍ

28│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │29

Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 15: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Như những cánh én mùa Xuân

Hàng trăm trẻ em nghèo, gia đình khó khăn, người vô gia cư có thêm sách vở, đồ dùng học tập, có áo mới để đón xuân nhờ sự giúp đỡ của các tình nguyện viên (TNV) đến từ các nhóm, câu lạc bộ (CLB) từ thiện.

gác việc nhà, lo việc xã hộiTrong những ngày giáp Tết, căn nhà trọ tồi tàn của

bà Trần Thị Thuận (80 tuổi ở địa chỉ 1/1 Trương Công Định, TP.Vũng Tàu) trở nên ấm áp hẳn với sự có mặt của các TNV CLB Tình nguyện Hải Đăng (TP.Vũng Tàu). Mỗi người một tay, người quét dọn, người sắp xếp lại đồ đạc và kê lại bàn ghế. Không những thế, bà Thuận còn nhận được chiếc áo mới cùng vài ký gạo, một ít bánh kẹo từ tay các TNV. Bà Thuận cứ rơm rớm nước mắt vì xúc động, vừa cầm chiếc áo len mân mê, lại đặt xuống nhìn sang mấy gói kẹo... Bà Thuận nói, bà không có người thân thích, gần 20 năm sống ở TP.Vũng Tàu, bà Thuận từng làm thuê, làm mướn, nhặt rác để mưu sinh… Ở tuổi 80, không còn đủ sức khỏe để làm việc như xưa, bà sống dựa vào tình thương của cộng đồng. Tết được các TNV ghé thăm, quan tâm là món quà quý giá nhất với bà. Không riêng gì bà Thuận, trong thời khắc giao mùa giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà chuẩn bị sắm sửa để đón Tết, thì đâu đó vẫn có nhiều hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh cần được san sẻ. Thấu hiểu được những khó khăn đó, CLB Hải Đăng Vũng Tàu đã không ngại khó khăn thu gom, phân loại, đóng thùng quần áo của cá nhân và người thân, gõ cửa các cá nhân, DN để vận động quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm để tặng người nghèo, người neo đơn mỗi khi Tết đến, xuân về.

Anh Huỳnh Phan Tùng Kha, Chủ nhiệm CLB Tình nguyện Hải Đăng Vũng Tàu cho biết: “Gần Tết, các TNV đều đầu tắt mặt tối lo công việc, học hành, kinh doanh nên việc đi vận động gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nghĩ đến niềm vui của những người nghèo mỗi khi được nhận quà, các thành viên CLB lại hào hứng,

tranh thủ mọi thời gian để làm công tác thiện nguyện”. Cũng nhờ các TNV trong CLB đều nhiệt tình, chịu khó như Kha mà gần 100 suất quà gồm gạo, bánh chưng, quần áo… đã đến được tay người nghèo nhân dịp Xuân Đinh Dậu 2017. “Bọn mình đã chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm được giao phát 20 phần quà, các TNV ai nấy đều quyết tâm hoàn thành thật sớm để người nghèo đón Tết được trọn vẹn hơn”, anh Huỳnh Phan Tùng Kha cho biết thêm.

Mang niềm vui đến với học sinh nghèoCòn với các bạn trẻ của CLB Music Hắc Dịch (xã

Hắc Dịch, huyện Tân Thành) thì dù bận rộn với việc học tập và làm thêm, nhưng từ 3 năm nay, năm nào CLB cũng đều đặn tổ chức các hoạt động gây quỹ để giúp đỡ HS nghèo hiếu học mỗi dịp xuân về. Từ cuối tháng 10-2016, vào mỗi tối thứ Bảy, CLB đã tổ chức các đêm nhạc hát cho nhau nghe tại quán cà phê Coner (ấp 1, xã Hắc Dịch). Sau mỗi đêm diễn, CLB sẽ dùng số tiền 10% được trích từ doanh thu của quán để giúp đỡ HS nghèo. Ngoài ra, CLB còn tổ chức bán khẩu trang y tế, bán hoa vào dịp 20-10 và 20-11 để lấy tiền mua quà Tết. Đợt 1 (từ 1-10 đến 25-11), CLB đã thu được hơn 10 triệu đồng, mua 30 suất học bổng (300 ngàn đồng/suất) để tặng HS nghèo trên địa bàn xã. Niềm vui như càng thể hiện rõ trên từng ánh mắt, nụ cười của các em HS sau khi nhận được quà. Có em vừa chạy ra đến cổng là khui ngay bọc quà, háo hức khoe sách vở, đồ dùng học tập với các bạn khiến ai nhìn thấy cũng vui lây. Em Phan Thanh Danh, lớp 9A6, Trường THCS Hắc Dịch tay nâng niu túi quà nói: “Đây là lần thứ 2 em được các anh chị tặng quà, em thấy vui và

hạnh phúc lắm. Sang năm, em sẽ cố gắng học thật giỏi để lại được nhận quà”, em Danh chia sẻ. Được biết, em Danh là một trong số những HS nghèo vượt khó của Trường THCS Hắc Dịch. Mẹ Danh đi bán vé số với số tiền kiếm được chưa đến 100 ngàn đồng/ngày nhưng phải nuôi người chồng bị liệt gần 10 năm nay, sách vở hay quần áo của 2 anh em Danh đều phải xin lại đồ cũ của những gia đình khá giả. Kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng 8 năm liền, em Danh đều đạt danh hiệu HS khá.

Từ ngày 25-1 đến 27-1-2016, thêm 50 phần quà nữa sẽ tiếp tục được các bạn trẻ của CLB Music Hắc Dịch lần lượt gửi đến các em HS nghèo với mong muốn các em có được một cái Tết ấm áp hơn. Anh Vũ Xuân Trường, Chủ nhiệm CLB Music Hắc Dịch chia sẻ: “Quà tặng chỉ đơn giản như cặp, sách vở, đồ dùng học tập thôi, nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ mang lại ý nghĩa lớn lao về tinh thần cho HS nghèo trong dịp Tết”.

Quà tết yêu thương, hương xuân lan tỏa

Tương tự, với bạn trẻ Trần Văn Trọng, chủ quán cà phê DC Guitar Acoustic (127/7 Quốc lộ 55, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) thì niềm hạnh phúc lớn lao nhất chính là việc cùng với nhóm Từ thiện Xuyên Mộc FAD lên kế hoạch tổ chức chương trình từ thiện cuối năm mang tên “Quà Tết yêu thương” ngay tại quán cà phê DC Guitar Acoustic vào ngày 22-12 (âm lịch) để sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhân dịp xuân về. Ngoài nhận được những phần quà Tết, những hoàn cảnh khó khăn khi đến với chương trình còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ vui tươi, mang đậm hương vị ngày Xuân do các TNV biểu diễn. Hiện tại, Trọng và nhóm Xuyên Mộc FAD đã vận động được hơn 100 thùng mì tôm, 50 suất quà gồm kẹo, bánh, quần áo và một số tiền kha khá để các TNV có thể tự tay làm mứt tặng người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa trong chương trình. Trần Văn Trọng chia sẻ: “Tham gia hoạt động từ thiện giúp mình cảm thấy cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn, đặc biệt là khi làm được chút gì đó để giúp những hoàn cảnh khó khăn có cái Tết trọn vẹn, ấm áp hơn”.

Trên địa bàn tỉnh có hơn 30 nhóm, CLB từ thiện của giới trẻ. Những ngày cận kề năm mới 2017, nhiều nhóm, CLB tình nguyện đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho người nghèo, người vô gia cư, HS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bằng cách tuyên truyền, vận động kinh phí, quà tặng khá linh hoạt. Qua đó, nhiều phần quà là tiền mặt, quần áo, bánh kẹo, sách vở đã được trao đến tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Anh Lê Văn Minh, Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: “Hiệu quả từ các hoạt động mà các nhóm, CLB tình nguyện mang lại trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 không chỉ giúp thế hệ trẻ có cơ hội gắn kết với nhau để thể hiện tinh thần tương thân tương ái vì cộng đồng mà nó còn góp phần phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong công tác chăm lo cho người nghèo với mục tiêu tất cả mọi người đều được đón Tết trong không khí no ấm, hạnh phúc”.

� Bài, ảnh: MInh nhÂn

Tình nguyện viên nhóm Từ thiện Xuyên Mộc FAD chuẩn bị quà để tặng người nghèo.

Tình nguyện viên CLB Tình nguyện Hải Đăng Vũng Tàu trao quà Tết cho bà Trần Thị Thuận (80 tuổi, ở địa chỉ 1/1 Trương Công Định, TP.Vũng Tàu).

30│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │31

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Tôi đã phải dùng ống kính máy ảnh để giấu nước mắt khi nghe - không, đúng hơn là nhìn - các em ở Trường NDT Khuyết tật tỉnh hát Quốc ca. Những câu hát không tròn chữ, những cánh tay vươn lên… Các em hát theo một cách đặc biệt, vượt qua những giới hạn về thanh nhạc và chạm vào mối xúc động sâu thẳm.

Không như những đứa trẻ bình thường khác, với những HS ở trường, việc chào cờ và hát Quốc

ca rất khó khăn, bởi các em không thể nghe và cũng không thể nói được. Vượt qua những khiếm khuyết của cơ thể, các em HS ở Trường Nuôi dạy trẻ Khuyết tật vẫn trang nghiêm Chào cờ và hát Quốc ca. Không thể hát, không thể nghe tiếng nhạc, nhưng tất cả các em đều hướng lên lá cờ Tổ quốc và thể hiện bài Quốc ca bằng ngôn ngữ của riêng mình: đó là ngôn ngữ ký hiệu. Hòa chung với tiếng hát của giáo viên và HS toàn trường, “tiếng hát” từ những bàn tay của các em khiến những người chứng kiến lễ chào cờ không khỏi xúc động. Chị Nguyễn Thị Như, phụ huynh của một HS xúc động nói: “Con tôi sinh ra vốn thiệt thòi so với những đứa trẻ khác. Vậy mà lần đầu tiên nhìn cháu đứng xếp hàng, nghiêm trang chào cờ, hát Quốc ca cùng các bạn tôi không cầm được nước mắt”. Chị Như cũng như bao bậc phụ huynh của những em bé khuyết tật khác, đều chung mong ước được thấy con mình hòa nhập, sinh hoạt với những trẻ em bình thường khác.

Trong mỗi tiết chào cờ, cô giáo Trần Bạch Vân trở thành nhạc trưởng của dàn hợp xướng, còn các em tất cả đều say sưa, nhịp nhàng cùng “hát” bằng tay. Đối với các em, được “hát” Quốc ca là niềm vui mỗi tiết chào cờ. Em Vũ Ngọc Anh, lớp 6 “thể hiện” cho tôi hiểu thông qua phiên dịch của cô giáo Trần Bạch Vân, Tổng phụ trách đội: Khi bắt đầu tập bài Quốc ca, em thấy không khó lắm, nhưng lại rất nhanh quên các động tác. Đến bây

giờ khi quen và mỗi khi chào cờ được cùng các bạn múa dấu bài Quốc ca em cảm thấy vui và tự hào. “Trước khi học hát, cô giáo giảng cho em hiểu về sự hy sinh, mất mát của dân tộc trong các cuộc chiến tranh. Sau đó cô giải thích em nghe ý nghĩa của từng từ, từng câu trong bài hát để chúng em hiểu hơn về Quốc ca”, Ngọc Anh nói.

Để giúp HS thể hiện tốt bài Quốc ca trong mỗi sáng chào cờ đầu tuần, các thầy cô đã lồng ghép việc dạy múa dấu cho các em trong các tiết dạy nhạc và sinh hoạt ngoại khóa. Đối với các em lớp lớn đã quen với những ký hiệu bài Quốc ca, việc ôn luyện cho các em có phần dễ dàng hơn. Thế nhưng để các em lớp nhỏ, có thể nhớ và thực hiện đúng, đều các động tác hát Quốc ca bằng ký hiệu không hề đơn giản. Các động tác vừa khó nhớ, các em lại hiếu động, đòi hỏi các thầy cô giáo phải thật kiên nhẫn mới hướng dẫn cho các em học được hết bài.

Cô giáo Trần Bạch Vân, Tổng phụ trách Đội, người trực tiếp dạy hát Quốc ca cho các em chia sẻ: “Lúc đầu dạy múa

dấu cho các em cũng khá vất vả, nhất là các em nhỏ, mới vào học. Khi ấy các em mới bắt đầu tập quen với “ngôn ngữ ký hiệu” nên để các em hiểu và thể hiện được những từ ngữ hào hùng của bài Quốc ca là khá khó khăn. Nhưng khi thấy sự hào hứng, vui thích của các em với bài Quốc ca, nên tôi đã quyết tâm tìm mọi cách dạy các em thể hiện một cách thuần thục. Trong mỗi giờ hát nhạc hay giờ sinh hoạt ngoại khóa, cùng với việc giảng cho các em về nội dung, ý nghĩa của bài hát, tôi còn sưu tầm những đoạn phim tư liệu về chiến tranh để các em thêm hiểu và tự hào về lời hát Quốc ca”.

Duy trì thường xuyên chào cờ và hát Quốc ca đầu tuần, mỗi lần bài Quốc ca vang lên, toàn thể giáo viên, HS nhà trường lại “hát” một cách tự hào và xúc động.

Cô giáo Lê Thị Lý, chia sẻ: “Múa ký hiệu bài Quốc ca đầu tuần không chỉ tạo không khí phấn khởi cho một tuần học tập của các em mà đây còn là phương pháp giáo dục các em về tình yêu Tổ quốc, sự biết ơn đối với cha ông đã hy sinh vì

đất nước. Chúng tôi tự hào vì đã duy trì và phát huy được hoạt động vô cùng ý nghĩa này”.

Thầy Nguyễn Hữu Dũng, Hiệu trưởng Trường NDT Khuyết tật tỉnh nói: “Lần đầu tiên nhìn những học trò của mình hát Quốc ca bằng dấu tôi thực sự xúc động và mãn nguyện. Khi cô giáo Bạch Vân trao đổi về việc dạy HS khuyết tật hát Quốc ca, cả trường đều nhiệt tình hưởng ứng. Sự tập luyện của cô trò đã được thể hiện bằng việc các em hào hứng học và thể hiện rất nhiệt huyết trong các giờ chào cờ đầu tuần. Đối với HS khuyết tật, Nhà trường hướng đến việc giáo dục tình yêu Tổ quốc cho các em khi duy trì việc múa dấu bài Quốc ca”.

Giờ đây, mỗi HS khuyết tật đã biết đến bài Quốc ca, hiểu được nội dung của bài hát. Quan trọng hơn, qua việc Chào cờ và múa ký hiệu bài Quốc ca, các em sẽ thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước Việt Nam. Và mỗi sáng thứ hai đầu tuần, tiết chào cờ và bài Quốc ca sẽ mãi vang lên trong tâm hồn của những đứa trẻ mang “trái tim hát”.

Tiếng hát từ trái tim � Bài, ảnh: hẢI YẾn

Cô giáo Trần Bạch Vân giải thích cho em Vũ Ngọc Anh hiểu hơn về ý nghĩa bài Quốc ca.

Đặt tay lên ngực trái và bài hát Quốc ca được cất lên từ trái tim.

Bài hát Quốc ca được HS Trường NDT Khuyết tật thể hiện bằng “múa dấu” trong giờ chào cờ đầu tuần.

Page 16: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Vững tin ở Trường Sa � Bài, ảnh: ngUYỄn ĐỨc

Biểu tượng chủ quyềnBáo cáo với đoàn công tác do đồng

chí Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Bộ GT-VT làm trưởng đoàn, cùng đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh BR-VT ra thăm, làm việc tại đảo cuối tháng 9-2016, Trung tá Đỗ Thế Tuyến, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa cho biết, nhiệm vụ của quân và dân trên đảo Trường Sa Lớn là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, ngăn cản sự xâm phạm của nước ngoài, xử trí thắng lợi các tình huống xảy ra, cùng với các lực lượng khác bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo đảm vùng biển an toàn cho ngư dân yên tâm bám

biển, phát triển kinh tế - xã hội. “Mặc dù điều kiện huyện đảo xa xôi, còn nhiều khó khăn, cách trở, nhưng quân và dân đảo luôn nỗ lực khắc phục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quân và dân Trường Sa hứa tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đất liền hãy yên tâm, chúng tôi luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió và luôn trân trọng những tình cảm đặc biệt mà đất liền dành cho Trường Sa”, Trung tá Đỗ Thế Tuyến khẳng định.

Nói chuyện với quân và dân đảo Trường Sa Lớn, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa xúc động cho biết, Trường Sa - nơi biết bao thế hệ người con đất Việt đã

cống hiến tuổi thanh xuân, nguyện sống, chiến đấu và hy sinh để canh giữ bình yên biển đảo, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Ý chí, quyết tâm và công lao của toàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đã và đang làm nhiệm vụ tại huyện đảo là không gì có thể diễn tả hết. Các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang làm việc, sinh sống tại Trường Sa thực sự là biểu tượng của chủ quyền, bền bỉ trong đấu tranh, kiên cường trong xây dựng. Sức sống và ý chí

của cán bộ, chiến sĩ, quân và dân nơi đây ngày càng làm

cho Trường Sa thêm lớn mạnh, khẳng định được chủ quyền của đất nước trên Biển Đông.

hết lòng vì Trường SaỞ Trường Sa, bên cạnh các lực lượng

quân đội còn có các lực lượng dân sự đang làm nhiệm vụ chuyên ngành, trong đó có công nhân các trạm hải đăng, thuộc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải (BĐATHH) Biển Đông và Hải đảo (Tổng Công ty BĐATHH Miền Nam). Cũng giống như các chiến sĩ bộ đội, những công nhân làm nhiệm vụ tại các hải đăng luôn một lòng vì Trường Sa thân yêu, chấp nhận hy sinh, gian khổ để góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Anh Nguyễn Hồng Minh, Trạm trưởng Trạm hải đăng Sinh Tồn, công tác tại các

trạm hải đăng Trường Sa 16 năm nay chia sẻ: “Khoảng 10 năm trở về trước, điều kiện trên đảo thiếu thốn, khó khăn đủ bề nhưng chúng tôi vẫn vững vàng vượt qua. Ngày nay, điều kiện đầy đủ như thế, chúng tôi càng quyết tâm bám đèn, bám đảo, góp phần bé nhỏ trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo, để không phụ lòng tin yêu, gửi gắm của hậu phương”. Anh Minh có hoàn cảnh khá đặc biệt: tháng 10-2015, anh đang trên tàu ra đảo thì hay tin vợ mất vì tai nạn giao thông. Sau thời gian về quê chịu tang vợ và làm chỗ dựa tinh thần cho 2 con (một cháu 15 tuổi, một cháu 9 tuổi), anh lại khăn gói trở ra đảo tiếp tục công tác. Tết Đinh Dậu này, anh sẽ đón Tết cùng anh em trên đảo. “Tết ở đảo cũng vui lắm. Tổng Công ty cung cấp hàng hóa đầy đủ, không khác đất liền là mấy: có gạo nếp, đậu xanh, có lá dong gói bánh chưng, có thịt heo, thịt gà, có cả hoa mai. Chúng tôi thường góp chung với bộ đội và các lực lượng khác trên đảo để đón Tết cho đầm ấm. Sáng mùng 1 Tết, anh em chia nhau đi chúc Tết khắp đảo và tham gia các hoạt động vui xuân như: hái hoa dân chủ, kéo co, giao lưu bóng chuyền, bóng đá. Nhờ đó, tình quân dân trên đảo thêm thắm thiết”, anh Nguyễn Hồng Minh nói thêm.

Còn anh Nguyễn Quang Bình, nhân viên Trạm hải đăng Sơn Ca thì nói: “Thời gian sẽ tôi luyện nên trái tim sắt đá. Bao khó khăn, gian khổ, chúng tôi cũng vượt

qua, vì phía sau chúng tôi là quê hương, đất nước”. Theo kế hoạch, ông Ngô Văn Thanh, 54 tuổi, công tác tại Trạm hải đăng Đá Tây năm nay sẽ được về quê đón Tết cùng gia đình, nhưng “chưa về đã thấy nhớ đảo”. Ông nói: “Tết trên đảo toàn đàn ông với nhau, cũng có vui, có nhớ, có đủ, có thừa, chỉ thiếu thốn tình cảm gia đình, người thân, nhưng anh em luôn vui vẻ, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Với chúng tôi, đảo là nhà, biển là quê hương, ra đảo thì nhớ nhà nhưng về nhà rồi lại thấy nhớ đảo”, ông Thanh chia sẻ.

Chia tay Trường Sa, chia tay những người lính, những người công nhân gác đèn, nhìn ánh mắt lưu luyến nhưng đầy cương nghị của họ, tôi thêm vững tin vào những người đang ngày đêm canh giữ biển, đảo của Tổ quốc.

Công tác xa đất liền, hàng ngày đối mặt bao thiếu thốn, khó khăn vất vả nhưng cán bộ, chiến sĩ, quân và dân đang làm việc, sinh sống tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) luôn lạc quan, vui tươi, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Gương mặt rắn rỏi, ánh mắt cương nghị, những người làm nhiệm vụ ở Trường Sa khiến những ai từng tiếp xúc đều vững tin vào các anh.

Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh BR-VT tặng quà quân và dân huyện đảo Trường Sa.

Bác sĩ Quân y Bệnh xá Trường Sa Lớn siêu âm cho ngư dân.

Anh Nguyễn Hồng Minh, Trạm trưởng Trạm hải đăng Sinh Tồn với công việc thường ngày.

chuẩn bị tươm tất đón TếtCông tác chuẩn bị cho chuyến đi lần

này gấp rút và chu đáo hơn những chuyến đi biển thông thường. Trên boong tàu là những bó rau muống to được để ngay ngắn cho ráo nước trước khi đưa vào kho. Xa hơn là mớ cải xanh được phơi héo để làm dưa chua trong những ngày lênh đênh trên biển.

Nổi bật nhất trên boong tàu là hai cành mai, đào (tất nhiên là hoa giả) được cố định chắc chắn tránh nghiêng ngả trước những con sóng biển. Tết nào cũng vậy,

trên bàn thờ Bác và trên boong tàu, nhất định phải có cành mai và đào, biểu tượng của mùa xuân và tình Bắc - Nam sum họp một nhà. Do mai, đào không thể tươi lâu trong hàng chục ngày lênh đênh trên biển nên các chiến sĩ tàu 4031 đã tỉ mẩn gắn những bông mai, bông đào bằng vải vào thân cây đước.

Ngay trên boong tàu, gần sát cửa ra vào, các chiến sĩ dùng lưới thép B40 quây thành chuồng nuôi. Bên trong nhốt chú heo rừng lai 40kg cùng 2 con gà chọi. Đây là thực phẩm tươi mà chiến sĩ dành cho đêm Giao thừa. Vào trong khoang tàu,

không khí càng nhộn nhịp hơn. Trong căn phòng khách mà các chiến sĩ gọi là Câu lạc bộ, mỗi người một việc, tự mình gói và nấu những chiếc bánh chưng. Dưới đôi bàn tay rắn rỏi, nhưng cũng vô cùng khéo léo, những chiếc bánh vuông vức được làm ra như chứa đựng niềm mong chờ về một cái Tết bình yên, vẹn toàn.

Năm đầu tiên đón Tết xa nhà, Trung sĩ Trần Văn Bình (SN 1990, ngụ tại phường 10, TP. Vũng Tàu) nói: “Với tinh thần đoàn kết, anh em luôn gắn bó, động viên nhau nên sẽ vơi bớt nỗi nhớ nhà. Với sự chuẩn bị chu đáo, tôi nghĩ đón tết trên tàu chắc chắn sẽ vui vẻ, đầm ấm như ở đất liền”.

Trong một căn phòng lớn hơn, bàn thờ

ngày Tết với lá cờ đỏ sao vàng được đính chặt vào thân tàu, phía dưới là ảnh Bác trang trọng, hai bên là câu đối đỏ. Trên bàn thờ đầy đủ bánh kẹo, bánh chưng, hoa. Căn phòng này là nơi anh em chiến sĩ sẽ tụ họp trong đêm giao thừa, đón chờ nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau đó, Chính trị viên tàu 4031 đọc lời chúc Tết của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3. Giây phút hào hứng nhất là lúc các anh đếm ngược thời gian, chào đón thời khắc bước sang năm mới.

Đại úy Nguyễn Đức Thuận, Chính trị viên tàu 4031 cho biết, cán bộ, chiến sĩ trên tàu tuy đón Tết xa gia đình, xa đồng đội, bạn bè nhưng họ không cảm thấy cô đơn. Bởi con tàu là ngôi nhà chung thân thương và đồng đội trên tàu là những đã gắn bó, chia sẻ ngọt bùi.

Sẵn sàng ứng phó tình huống xảy ra

Đại úy Nguyễn Đức Thuận cho biết, 100% cán bộ, chiến sĩ đều xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của mình, xem đây là niềm vinh dự của người chiến sĩ cảnh sát biển. Bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo cho anh em đón Giao thừa đầm ấm, tàu đã có kế hoạch sắp xếp, bố trí ca kíp trực 24/24 giờ, luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, xử lý tốt các tình huống có thể diễn ra trên biển. “Chúng tôi hứa sẽ quyết tâm đoàn kết, trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng bảo vệ an ninh, an toàn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, Đại úy Nguyễn Đức Thuận nói.

Có mặt trên tàu 4031 vào ngày 20-12 để chúc Tết trước và động viên cán bộ và chiến sĩ, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 nói: Trực sẵn sàng chiến đấu trên biển dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán là nhiệm vụ quan trọng và được đơn vị duy trì thường xuyên trong thời gian qua. Dịp Tết này, tàu 4031 trực tại khu vực đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) với một số nhiệm vụ chính như: bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; phòng chống tội phạm. Ngoài ra, tàu còn làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, sẵn sàng cấp cứu tàu của bà con ngư dân trong quá trình đánh bắt. “Bà con ngư dân hãy yên tâm ra khơi đánh bắt, chúng tôi cũng như các lực lượng khác luôn ở bên cạnh và sẵn sàng bảo vệ ngư dân”, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh khẳng định.

Đón Tết nơi đầu sóng ngọn gió

Thiếu tướng Lê Xuân Thanh (thứ 4, từ trái qua), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 thăm, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ tàu 4031 trước khi chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ trực Tết.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”- đó là lời trong bài hát “Một đời người một rừng cây” mà chị Mai Thu Huyền, vợ Đại úy Nguyễn Đức Thuận rất tâm đắc và là động lực để chị gác chuyện riêng tư, luôn động viên anh mỗi lần làm nhiệm vụ dài ngày trên biển. “Ai chẳng muốn lúc tết đến vợ chồng, con cái xum vầy nhưng anh ấy đi vì nhiệm vụ. Tôi luôn cố gắng là hậu phương vững chắc, giúp anh ấy yên tâm công tác. Nếu cho tôi chọn lại, tôi vẫn tự hào lấy anh-người lính cảnh sát biển”.

Những ngày cuối năm, cán bộ, chiến sĩ tàu cảnh sát biển 4031 bận rộn hơn thường ngày. Chuyến hành trình 55 ngày làm nhiệm vụ trên biển sẽ kéo dài đến sau Tết Nguyên đán, vì thế các chiến sĩ sẵn sàng mọi thứ đón Tết nơi đầu sóng, ngọn gió...

100% cán bộ, chiến sĩ tàu 4031 đều xác định rõ chức trách, nhiệm vụ trong đợt trực Tết lần này và xem đây là niềm vinh dự của người chiến sĩ cảnh sát biển.

Đại úy Nguyễn Đức Thuận, Chính trị viên tàu 4031 ôm hôn con gái trước khi lên đường làm nhiệm vụ.

� Bài, ảnh: Phương nAM

32│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │33

Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 17: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Những ngày cuối năm, nhịp sống trở nên hối hả hơn, phố phường tấp nập, rộn ràng cờ hoa chuẩn bị đón mùa xuân mới. Nhưng với các chiến sĩ trinh sát hình sự, đây cũng là cao điểm đấu tranh truy bắt tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.

Chúng tôi đến gặp Thượng úy Nguyễn Trường Sơn, Phòng truy nã tội phạm (PC52) - Công an tỉnh khi anh vừa

từ địa bàn trở về. Khuôn mặt đỏ au, lấm tấm mồ hôi, Thượng úy Trường Sơn niềm nở nói: “Lính truy nã không gắn với cơ sở thì chẳng có nguồn tin. Vì thế, cứ sau giao ban, anh em chúng tôi lại xuống địa bàn”. Nhấp ngụm trà nóng, anh nhớ lại hành trình truy bắt đối tượng Nguyễn Hoàng Quốc Dũng (SN 1985, trú tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) về tội cướp tài sản và bắt giữ người trái pháp luật. Anh kể: Sau khi gây án tại BR-VT, Dũng bỏ trốn nên cơ quan công an phải ra quyết định truy nã. Thế nhưng, gần 1 năm kể từ khi có quyết định truy nã, thông

tin về Dũng vẫn bặt vô âm tín. Vì vậy, Phòng PC52 đã lập chuyên án 415D để truy bắt Dũng và giao cho anh đảm nhận. Khi được giao nhiệm vụ, anh đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, lên kế hoạch “ăn gió nằm sương” nhiều tháng ròng tại TP. Hồ Chí Minh để tìm tung tích đối tượng. Qua 6 tháng theo dõi, anh đã tìm ra Dũng khi y đang làm HLV ở một

lớp tập thể hình cho phụ nữ tại quận 7, TP. Hồ Chí Minh. “Dũng thường xuyên tập thể hình nên rất đô con. Vì vậy, khi lên kế hoạch bắt giữ y, chúng tôi lập phương án kỹ lưỡng, vạch ra nhiều tình huống để có giải pháp ứng phó. Nhờ vậy, khi các trinh sát ập vào, Dũng không thể chống cự, ngoan ngoãn đưa tay vào còng”, Thượng úy Trường Sơn nói.

Dù biết rõ tính chất công việc của chồng, nhưng cũng có lúc anh đi công tác cả tuần không về, vợ anh không khỏi tủi thân. “Lúc cô ấy thai nghén, tôi đi làm chuyên án cả tháng về được khiến cô ấy buồn tủi, giận hờn. Khi cô ấy sinh con, tôi cũng chỉ nghỉ phép được vài ngày. May nhờ gia đình bạn bè đồng nghiệp động viên, vợ tôi cũng hiểu ra và thông cảm cho công việc của chồng”, Thượng úy Trường Sơn tâm sự.

Đại úy Nguyễn Quốc Tiến (Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Vũng Tàu) đã cùng đồng đội tham gia phá nhiều vụ án trên địa bàn. Nhưng “cuộc đấu” mà anh nhớ nhất là phá vụ cướp tài sản do đối tượng Vũ Nguyễn Quốc Hải (SN 1991, trú tại TP.Hồ Chí Minh) và Lê Vũ Trung Hùng (SN 1995, trú tại Đồng Nai) cầm đầu xảy ra tháng 8-2016. Băng cướp này rất manh động và liều lĩnh, sẵn sàng dùng “hàng nóng” để xử nạn nhân nếu bị phản kháng. “Các đối tượng đã nhiều lần vào tù ra tội nên rất lì lợm, sẵn sàng chống trả khi bị truy bắt. Để nghi can tâm phục, khẩu phục, tôi đã vận dụng tất cả kiến thức về luật, truy tìm những chứng cứ dù mỏng manh nhất để đấu tranh với Hải và Hùng. Không chỉ nhận tội, hai đối tượng trên còn khai nhận cùng 6 đối tượng khác thực hiện nhiều vụ cướp và cướp giật tài sản trên địa bàn TP. Vũng Tàu”- Đại úy

Với người bình thường, ngày Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp. Thế nhưng, với những người đang chấp hành án tù tại trại giam Công an tỉnh (Phước Cơ, phường 12, TP. Vũng Tàu), đó là niềm khát khao cháy bỏng.

Là người có học vấn và từng làm nhân viên văn phòng của một công ty xây dựng có tiếng

tại TT. Phú Mỹ (huyện Tân Thành), nữ phạm nhân Trần Thị Hà (sinh năm 1959) không thể quên được hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hà đã lợi dụng lòng tin của nhiều người để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng làm dịch vụ môi giới đất đai, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Năm 2015, hành vi của Hà bị tố giác và chị phải nhận bản án 3 năm tù giam. “Lòng tham mù quáng đã khiến tôi phạm pháp. Bây giờ tôi rất hối hận và thấm thía về những hành vi sai trái của mình”, Trần Thị Hà nói với giọng đầy ân hận. Tết năm nay của Trần Thị Hà còn buồn hơn những tết trước vì người chồng đã già yếu, lại mắc chứng bệnh tai biến, phải chuyển về quê nhà ở tỉnh Hưng Yên để nhờ cậy bà con, họ hàng chăm sóc. 2 người con trai thì một người đi làm ăn bên Mỹ, người con trai út làm việc ở một bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh. Họ chưa dám hứa có thể sắp xếp lịch trực để vào thăm Hà được hay không.

Nữ phạm nhân Dương Thị Hồng Thái (SN 1978) không chỉ đau đáu nỗi niềm đón cái Tết đầu tiên trong trại giam mà còn vì thương nhớ cô con gái duy nhất mới 16 tuổi ở quê nhà Bạc Liêu. Vợ chồng Thái đã ly dị 12 năm nay, Thái nhận nuôi con và sống cùng mẹ ruột. Chị đang lo tết này mình vắng nhà, không biết bà cháu sẽ ra sao. “Tôi đang chấp hành án, ở nhà không biết có ai nấu nồi thịt kho trứng, muối hũ dưa, kiệu... như những Tết trước hay không, vì con bé chưa biết gì, còn mẹ tôi thì đã già yếu”, Thái nói. Với nữ phạm nhân Trần Thị Công Xuân (sinh năm 1972, ngụ TT. Phước Hải, huyện Đất Đỏ, lãnh án 2 năm 6 tháng từ đầu tháng 9-2016 với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản), Tết này cũng sẽ là cái Tết buồn. Chị nhớ lại, những ngày tết cổ truyền mọi năm, gia đình chị

thường quây quần bên nhau đón giao thừa, xem bắn pháo bông, rồi xuất hành đầu năm mới, chúc tết người thân, lì xì cho trẻ nhỏ… Nhưng năm nay, những ngày tết sum vầy đó chỉ còn lại trong ký ức của Xuân, khiến nước mắt chị cứ lăn dài khi trò chuyện với chúng tôi.

Chấp hành án và cảm nhận nỗi buồn xa gia đình trong những ngày tết cổ truyền chính là quãng thời gian để những phạm nhân chúng tôi đã gặp, cũng như bao phạm nhân khác tự thấm thía lỗi lầm của mình. “Còn gần 12 tháng nữa là tôi mãn hạn tù, nghĩa là tôi còn phải đón một cái tết nữa ở đây. Hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận được những lỗi lầm của mình và tự nhủ với bản thân phải lao động, cải tạo thật tốt để nhận được sự khoan hồng của Nhà nước, sớm trở về đoàn tụ cùng gia đình”, phạm nhân Trần Thị Hà nói. Còn phạm nhân Dương Thị Hồng Thái (bị phạt 4 năm tù vì “Môi giới mại dâm”), do cải tạo tốt, trong dịp ân xá 2-9-2016 đã được giảm án 6 tháng, xuống còn 3 năm 6 tháng tù. Đã đón 2 cái tết trong trại giam, chị đang đếm ngược từng ngày cho nhanh qua cái tết thứ 3 để được trở về bên gia đình.

Đại tá Trần Văn Long, Giám thị trại giam cho biết, cũng như mọi năm, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm nay, các phạm nhân nói chung và phạm nhân nữ nói riêng đều được chăm lo chu đáo theo đúng quy định của ngành. Trại sẽ tổ chức nhiều hoạt động như: trang trí không gian trại giam; nấu các món ăn truyền thống theo phong tục tết cổ truyền; tổ chức các hoạt động vui chơi thể dục, thể thao; biểu diễn văn nghệ… để phục vụ phạm nhân. “Các hoạt động đó nhằm mang lại không khí vui tươi, phấn khởi, giúp các phạm nhân vơi bớt nỗi nhớ nhà trong ngày tết cổ truyền và phấn đấu cải tạo tốt”, Đại tá Trần Văn Long nói.

(*) Tên các nhân vật đã được thay đổi

Nỗi niềm ngày Tết

� BẢo KhÁnh

� Bài, ảnh: TrÍ nhÂn

Đại úy Nguyễn Quốc Tiến, trinh sát hình sự đội 2-Công an TP. Vũng Tàu đọc lệnh bắt một đối tượng nhận hối lộ.

Quốc Tiến kể. Sau những chuyến công tác đột xuất, dài ngày, đối mặt hiểm nguy, cuộc chiến của các trinh sát hình sự vẫn chưa hết. Các anh lại tiếp tục với “cuộc chiến hậu phương”. Đại úy Nguyễn Quốc Tiến kể, anh và vợ cưới nhau đã được 4 năm nhưng chưa có con. Mỗi chuyến đi truy bắt tội phạm, anh chỉ thông báo ngày đi chứ không hẹn được ngày về khiến vợ anh nghi ngờ anh không chung thủy. Vì vậy, sau mỗi lần phá án, anh lại phải nài nỉ vợ thông cảm đến “gãy lưỡi”. “Không bị vợ giận, vợ khóc, vợ “cấm vận” thường xuyên, không phải là trinh sát hình sự. Để vợ đỡ buồn khi chồng đi công tác dài ngày, tôi phải gửi cô ấy về ở với ba mẹ mình”, anh Tiến chia sẻ.

Hơn 10 năm với nghiệp trinh sát hình sự, từng đối diện với đủ loại tội phạm, Thiếu tá Phạm Minh An, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm theo tuyến và địa bàn Phòng CSHS (PC45) - Công an tỉnh trực tiếp tham gia nhiều vụ án, trong đó có không ít vụ trọng án. “Trinh sát hình sự phải nhiệt huyết, yêu nghề, hễ có việc là lên đường, bất kể ngày đêm. Nhờ gần gũi, xây dựng được mạng lưới nên hễ có thông tin gì về manh mối các vụ việc là người dân báo ngay”, Thiếu tá Minh An nói. Với mạng lưới “tai mắt” của mình, tổ trinh sát của anh cùng đồng đội đã phá được vụ án Trần Văn Điểm (tên gọi khác là Quang Hiếu, Thành, SN 1987, quê Hải Dương)

là hung thủ sát hại anh Nguyễn Hoàng Ngân (SN 1975, TP.Vũng Tàu), chủ tiệm bán thực phẩm chay Âu Lạc, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu) vào ngày 15-12-2014. Hơn 10 năm theo nghiệp trinh sát hình sự, anh luôn mong ước đơn giản là cùng gia đình ăn bữa cơm sum vầy, đầm ấm, cùng vợ con đi chơi vào những ngày lễ. Thiếu tá An kể: Nhiều hôm cả gia đình bạn bè đang cười nói rôm rả bên mâm cơm thì nhận được điện thoại, tôi lại phải đứng lên đi làm nhiệm vụ gấp. Vì vậy, không ít lần bà xã mặt nặng mày nhẹ. Còn các con anh thì luôn miệng hỏi: “Ba đi đâu mà cứ đi miết vậy”. Những lúc như vậy, anh An chỉ xoa đầu con cười trả lời: “Ba đi bắt trộm”.

Do yêu cầu bảo mật, trong thời gian thực hiện chuyên án, các trinh sát không được phép liên lạc với bên ngoài, kể cả với người nhà. Gian nan, vất vả, hiểm nguy là thế nhưng lòng yêu nghề và tâm huyết với nghề là động lực lớn nhất giúp họ vượt lên để vững tâm trên con đường mình đã chọn. Đằng sau mỗi chiến công của các anh là sự hy sinh thầm lặng của gia đình và những người thân yêu. Họ không chỉ cảm thông với công việc của các anh, nỗ lực gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình, nuôi dạy con cái, mà còn là động lực, là hậu phương vững chắc để các anh yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Trắng đêm với biển5 giờ sáng một ngày giữa tháng 12-2016,

có mặt tại khu nhà A3 (đường Thùy Vân, Bãi Sau) thuộc Ban Quản lý các KDL TP.Vũng Tàu, chúng tôi thấy một nhóm cán bộ, nhân viên thuộc các lực lượng: Ban Quản lý các KDL, Công an thành phố, Đội Cảnh sát trật tự 113, Đội Trật tự đô thị (sau đây tạm gọi là những người bảo vệ biển) đang ngủ ngon lành trên những manh chiếu. Anh Trần Anh Tuấn, Đội Thanh niên xung kích du lịch ra hiệu cho chúng tôi: “Khẽ thôi, để cho anh em ngủ. Họ đi tuần tới 4 giờ sáng mới nghỉ, tranh thủ chợp mắt chút xíu để 7 giờ sáng thay ca”.

Thượng úy Phan Thanh Bình, Đội Cảnh sát Trật tự 113 (Công an TP.Vũng Tàu), phụ trách an ninh trật tự tại Bãi Sau cho biết, từ tháng 4-2016 đến nay, ngày nào cũng như ngày nào, các lực lượng phải chia ca trực từ 8-10 tiếng để kịp thời nhắc nhở các trường hợp nấu nướng, ăn uống trên bãi biển và bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực Bãi Sau. Hết ca, chỉ cần manh chiếu trải xuống nền nhà là lăn ra ngủ. Dù vất vả nhưng ai cũng quyết tâm giữ cho biển sạch.

Tham gia một ngày làm nhiệm vụ cùng các anh, chúng tôi mới thấm thía nỗi vất vả các anh đang đối mặt. Vũng Tàu những ngày cuối năm tuy đang là mùa thấp điểm du lịch nhưng cuối tuần khách vẫn khá đông. Khi tuần tra đến bãi biển dưới dốc Nghinh Phong, phát hiện nhóm du khách có dấu hiệu chuẩn bị bày biện ăn nhậu, ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban Quản lý các KDL TP.Vũng Tàu nhanh nhẹn tiếp cận, lịch sự nhắc nhở du khách và tuyên truyền chủ trương cấm ăn uống tại bãi biển của TP.Vũng Tàu. Một người trong nhóm cự cãi: “Luật nào cấm chúng tôi ăn nhậu, khoản mấy, điều nào?”. Lúc này, ông Trần Nhật Minh, Đội phó Đội Thanh niên xung kích du lịch từ tốn giải thích: “Thưa anh, đây là chủ trương của TP.Vũng Tàu, mong các anh, chị hiểu và chấp hành. Tất cả chúng ta hãy chung tay vì bãi biển xanh, sạch, đẹp nhé!”. Cuối cùng, các vị khách đành phải nhượng bộ, không tổ chức ăn nhậu trên bãi biển nữa.

Mặt trời đứng bóng, biển vẫn đông khách. Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biển vẫn không rời vị trí. Họ tranh thủ lót dạ bằng ổ bánh mỳ. Cứ thế, các anh đã có một

ngày làm việc vất vả từ sáng sớm đến 17 giờ, với đủ thứ vụ việc cần phải giải quyết: lúc thì nhắc nhở du khách không tổ chức ăn uống, nấu nướng, xả rác trên bãi biển, khi lại phải giải quyết những trường hợp khác buôn bán hàng rong...

Vượt qua hiểm nguy, cám dỗ17 giờ, các anh bàn giao công việc cho

ca trực mới, sau đó 19 giờ lại tiếp tục có mặt để tăng cường vì là ngày cuối tuần khách

đông nên 100% lực lượng phải làm nhiệm vụ. Công việc của các anh lúc này là tuần tra khắp tuyến đường Thùy Vân để ngăn chặn tình trạng du khách trải bạt, mắc võng ngủ, nghỉ ở khu vực công cộng, công viên; hướng dẫn khách tới các cơ sở lưu trú có giá phòng hợp lý. Suốt buổi tối đến 3 giờ sáng hôm sau, chúng tôi đã chứng kiến tình trạng du khách giả vờ say xỉn để gây gổ với lực lượng chức năng khi bị nhắc nhở. Một số người dân địa phương cũng rủ bạn bè ra

Vì một bãi biển luôn sạch đẹp � Bài, ảnh: THANH NGA

Gần một năm về trước, sau mỗi dịp lễ, Tết, nhìn cảnh biển Vũng Tàu ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm vì đầy rác. Tuy nhiên, từ dịp lễ 30-4-2016 đến nay, du khách đến biển Vũng Tàu không khỏi ngạc nhiên trầm trồ: “Biển sạch quá, đẹp quá”. Để bãi biển sạch, đẹp, thông thoáng như hiện nay có sự đóng góp thầm lặng của các lực lượng đang ngày đêm bảo vệ bãi biển.

Bãi Sau tổ chức ăn nhậu trên vỉa hè, khi bị nhắc nhở thì tỏ vẻ thách thức, đe dọa. Thế nhưng, thái độ mềm mỏng mà cương quyết của các anh đã buộc họ phải giải tán.

Không chỉ vậy, các anh còn đối mặt với những cám dỗ từ chính công việc của mình, khi một số người kinh doanh luôn gợi ý “bồi dưỡng” để các anh làm ngơ cho họ buôn bán. Thượng úy Phan Thanh Bình nói: “Ngoài lương theo quy định, chúng tôi không có thêm khoản phụ cấp nào. Thi thoảng, thấy anh em làm việc vất vả, lãnh đạo thành phố tự bỏ tiền túi bồi dưỡng thêm cho anh em ly cà phê, chai nước suối. Trong khi đó, một số người kinh doanh gợi ý cho từ 1-5 triệu đồng/ngày để làm ngơ cho họ.

Thế nhưng, chúng tôi luôn nhắc nhở nhau phải vượt qua khó khăn, cám dỗ với mong muốn công hiến sức trẻ, góp phần xây dựng thành phố đẹp hơn, văn minh hơn”.

Nói về những người giữ biển, bà Trương Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu cho biết: “Tất cả anh em trong lực lượng, ai cũng tận tâm với công việc, dù phải trực ngày, trực đêm. Dù bị tiểu thương chửi bới, lăng mạ; bị du khách phản ứng, chống đối, đe dọa, hành hung… họ đã gác lại những tâm tư, nỗi niềm để làm hết trách nhiệm, gắn bó với công việc thầm lặng là giữ cho biển sạch, cho môi trường du lịch văn minh”.

Lực lượng bảo vệ nhắc nhở du khách không tổ chức ăn nhậu trên bãi biển.

ngày 22-3-2016, Ban Thường vụ Thành ủy Vũng Tàu đã ban hành chỉ thị số 09-cT/TU về việc tăng cường công tác quản lý trật tự, vệ sinh và tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh tại các điểm du lịch trên địa bàn TP.Vũng Tàu, trong đó có việc cấm kinh doanh ăn uống, bán hàng rong, ăn nhậu trên bãi biển và khu vực công cộng.

Trà Xuân bên câu chuyện của trinh sát hình sựKhu du lịch Biển Đông nhìn từ biển vào. Ảnh: hữU ngợT

34│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │35

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 18: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

người “Tây” ăn Tết ViệtHáo hức đi chợ hoa Tết, chờ đợi khoảnh khắc giao thừa... đó là tâm trạng của nhiều người nước ngoài sinh sống tại thành phố biển Vũng Tàu. Với họ, Tết cổ truyền của Việt Nam cũng rất thiêng liêng và độc đáo.

Tết việt trong lòng người nước ngoài

17 năm sinh sống tại Vũng Tàu, bà Lucille Swindells (ngụ tại 15/5, Nam Kỳ Khởi Nghĩa), người Scotland đã có 15 lần đón Tết cổ truyền Việt Nam. Năm nào cũng vậy, sau lễ Noel và Tết Dương lịch, bà Lucille cùng cô con nuôi người Việt Lê Thị Hồng Mỹ lại sắm sanh chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. “Tôi thích nhất là khoảng thời gian trước Tết khoảng 3 tuần cho đến đêm 30, đường phố Vũng Tàu đâu đâu cũng rực rỡ sắc hoa. Tôi và con gái thường đi chợ Vũng Tàu, dạo quanh tuyến đường Trần Hưng Đạo - Lê Lợi - Lê Quý Đôn để chọn những chậu hoa thật đẹp về chưng Tết. Với tôi, Tết không thể thiếu vài chậu mai vàng trong nhà”, bà Lucille khoe.

Câu chuyện được đưa về không gian cách đây 16 năm khi vợ chồng bà Lucille (chồng bà mất năm 2009) đón cái Tết đầu tiên ở Việt Nam (năm 2000). Họ cùng một số người bạn rủ nhau đi chơi ở Đà Lạt. Thời tiết lạnh, khách du lịch đông nên khó khăn lắm vợ chồng bà và các bạn mới thuê được phòng nghỉ. Đêm 30 Tết, mọi người rủ nhau đi ra ngoài xem bắn pháo hoa. Khi trở về, khách sạn đã bày biện bàn, ghế, hoa mai và một bữa tiệc nhỏ với bánh kẹo, rượu sâm-panh. Chủ nhà mời khách nâng ly, dự tiệc và cùng chúc mừng năm mới. “Đã mười mấy năm trôi qua, nhưng không khí của cái Tết đầu tiên ở Việt Nam vẫn in đậm trong tâm trí tôi”, bà Lucille chia sẻ.

Với anh Turan Mustafa, người Thổ Nhĩ Kỳ thì Tết là những ngày bận rộn. Anh Turan mở cửa hàng kem Alibaba’s ở số 1A, Trần Phú (phía dưới nhà ga cáp treo) từ năm 2005 đến nay. “Ở Thổ Nhĩ Kỳ, gia đình tôi có nghề làm kem gia truyền. Hơn 10 năm trước, tôi đã quyết định gắn bó với TP.Vũng Tàu bằng cửa hàng kem”, Turan trò chuyện thông thạo bằng tiếng Việt. “Tết ở Việt Nam rất đặc biệt. Tối 30 Tết, mọi người

thường ra đường du xuân chào đón năm mới. Vào khoảnh khắc giao thừa, tôi thường “lì xì” cho khách bằng cách tặng thêm kem vào ly và chúc họ một năm nhiều may mắn, thuận lợi”, Turan cho hay.

Anh Glenn Nolan, người Úc, chủ quán Tommy’s bar (số 3, Lê Ngọc Hân, TP.Vũng Tàu) cũng có 10 năm sinh sống, làm việc tại Vũng Tàu. “Sang Việt Nam, ngoài Tết Dương lịch, tôi còn biết thêm cả Tết cổ truyền của các bạn. Với tôi, Tết Nguyên đán của Việt Nam thật thiêng liêng”, anh Glenn nói. Năm nay, từ trước lễ Giáng sinh, vợ chồng anh và các nhân viên đã trang trí quán thật đẹp, lộng lẫy để mừng năm mới. Trước Tết, vợ chồng anh cũng lì xì cho các nhân viên, rồi nghỉ bán mấy ngày Tết để đi du lịch.

Ân tượng Tết ViệtVới những người nước ngoài

từng đón Tết cổ truyền Việt Nam, họ đều có những kỷ niệm, ấn tượng rất riêng về Tết Việt. Người thì thích thú với những món đồ trang trí sặc sỡ, những chậu hoa kiểng đầy màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng; người thì ấn tượng với những phong tục, món ăn truyền thống của người Việt. “Vào dịp Tết, tôi rất thích xem múa lân, sư, rồng. Tiếng trống lân khiến cho không khí rộn ràng, phấn khởi”, anh Glenn chia sẻ. Glenn đặc biệt thích món thịt kho tàu của người Việt mỗi dịp Tết về. Ngoài ra, anh cũng rất thích không khí đầm ấm khi cả gia đình sum họp trong những ngày Tết.

“Tôi thấy phong tục mừng tuổi của người Việt mang nét văn hóa rất đặc sắc”, Glenn nhận xét.

“Tết năm ngoái, vợ chồng tôi về nhà cô ấy ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Tôi rất thích không khí cả gia đình quây quần bên nhau trong những ngày Tết. Năm nay, vợ chồng tôi cũng dự định về ăn Tết vài ngày với gia đình vợ, sau đó chúng tôi tiếp tục mở hàng phục vụ khách chơi Tết. Ngày thường, cửa hàng kem của tôi có khoảng 200-300 khách, nhưng ngày lễ, Tết, nhiều khi lượng khách lên đến cả ngàn người/ngày. Vất vả lắm, nhưng có thu nhập nên cũng rất vui”, anh Turan kể.

Bà Lucille thì rất thích ẩm thực Việt trong dịp Tết, từ bánh chưng, bánh tét đến mứt gừng, chả giò. Chia sẻ về một kỷ niệm, bà Lucille cho biết, một lần bà được người bạn Việt Nam rủ về phòng trọ vào khoảng 28 Tết. “Dãy nhà trọ có gần chục phòng, mọi người hầu hết là lao động xa quê, đón Tết tại Vũng Tàu. Tôi rất ngạc nhiên thấy mọi người quây quần bên nhau gói bánh chưng và cùng nhau thức suốt đêm để luộc bánh, sau đó chia nhau mỗi nhà vài cặp. Hỏi ra mới biết, ở nhiều khu dân cư khác cũng vậy. Nét văn hóa đặc biệt này thực sự ấn tượng với tôi”, bà Lucille nói.

Bà Lucille Swindells lì xì cho các em nhỏ đến nhà chơi dịp Tết.

Anh Turan Mustafa, chủ quán kem Alibaba’s luôn thân thiện gần gũi khách.

� Bài, ảnh: DIỄM QUỲnh

36│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │37

Xuân Đinh Dậu - 2017

Tình nguyện giữ đìnhĐình thần Long Điền (khu phố

Long Phượng, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền) như đẹp hơn, yên bình hơn khi nằm giữa khuôn viên 150 cây cổ thụ: sao, gõ, dầu, giáng hương. Bà Nguyễn Thị Hoa, 60 tuổi, người giữ đình thần Long Điền cho biết, khuôn viên đình rộng hơn 14.000m2. Đình có cổng tam quan, võ ca, chánh điện, ngôi thờ tiền hiền, miếu Thần Nông, nhà tiếp khách. Trong đó, nhà tiếp khách là một ngôi nhà gỗ cổ với lối kiến trúc chữ đinh, có 3 gian, hai chái. Đây được xem là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất, nhì ở Nam bộ. Bà Hoa kể, trước đây, gia đình bà sống tại ấp Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức. 11 năm nay, bà nhận trông coi Đình thần Long Điền nên gia đình chuyển về ở luôn trong đình. Hàng ngày, bà Hoa cùng chồng thắp nhang hai tuần: lúc 5 giờ và 17 giờ, rồi quét dọn đình. Thù lao từ việc giữ Đình của gia đình bà chỉ là 4 triệu đồng/năm. “Số tiền đó chẳng đáng là bao, chúng tôi gắn bó với đình bằng cái tâm, với mong muốn các vị tiền hiền, thần linh sẽ phù hộ cho gia đình bình an, khỏe mạnh”, bà Hoa nói.

Từ bao đời, ông cha đã truyền tụng nhau quan niệm “đình tan làng mạt”, như là lời nhắc nhở nhau giữ gìn đình làng. Vì vậy, tại BR-VT, nhiều thế hệ người dân nối tiếp nhau giữ gìn ngôi đình. Điển hình như người dân ấp An Thạnh (xã An Ngãi, huyện Long Điền) vẫn giữ được truyền thống “cha truyền con nối” trong việc nhang khói, công quả ở Đình, từ thế hệ ông bà, cha mẹ đến con cháu. Hiện ấp An Thạnh có 250 người làm công quả ở đình Long Thạnh. Tiếp nối truyền thống của cha làm hương chức ở đình (ông Triệu Văn Đạo), anh Triệu Thanh Phong, 35 tuổi (11/1A, tổ 7, ấp An Thạnh, xã An Ngãi) cũng ra đình làm công quả. Vào các lệ cúng, anh góp ít gạo, nén nhang, trái cây... và góp công để lo việc cúng bái của đình. “Mình phải noi theo gương người đi trước, cũng là cách gìn giữ nét sinh hoạt xưa của đình làng”, anh Phong nói.

Đình Long Thạnh (ấp An Thạnh, xã An Ngãi) xưa là một ngôi đình nổi tiếng, bởi ở cạnh khu vực Chợ Bến, nơi nhìn ra một con sông. Năm nay

70 tuổi, ông Triệu Văn Đạo đã có 42 năm làm việc trong ban tế tự đình. Ông kể: “Thời kháng chiến chống Pháp, để không cho địch về đồn trú tại các đình, chùa, miễu, Ủy ban kháng chiến đã đốt đình Long Thạnh. Năm 1956, người dân địa phương đã góp của, góp công xây lại Đình, cách vị trí đình cũ 300m”. Ông Trần Văn Mười, ngụ tại số 13/4B đường Bùi Công Minh, tổ 5A, ấp An Thạnh, một hương chức ở Đình Long Thạnh cho hay, ngày xưa, mọi việc chung của làng đều được bàn bạc, trao đổi với nhân dân tại Đình. “Nghe những hồi trống gióng lên là biết họp làng, tụi tui í ới rủ hàng xóm đến đình. Hiện nay, nét sinh hoạt xưa ở đình vẫn được lưu giữ. Ngoài việc đến từng nhà thông báo, chúng tôi vẫn giữ lệ đánh trống như một cách mời dân làng đến

bàn việc chuẩn bị cho các ngày lệ cúng Đình. Từ 25 tháng Chạp, bà con cùng nhau dọn dẹp, sửa sang đình để đón năm mới. Đêm 30 Tết, chúng tôi dâng hương, cúng bái, thời khắc giao thừa thì đánh trống chào đón năm mới. Từ rạng sáng mùng 1, nhiều người dân đến Đình thắp nhang, cầu an, cầu may”, ông Mười cho biết.

Phát huy giá trị di tíchÔng Đoàn Long An, Trưởng Phòng

Quản lý và phát huy di tích, Bảo tàng tỉnh cho biết, thuở mới lập làng, dân số ít, nghèo, nên những ngôi đình ở BR-VT thường làm bằng tre, gỗ, tranh, lá, diện tích nhỏ. Đầu thế kỷ XX, các địa phương ở BR-VT có phong trào xây mới, trùng tu đình, chùa, miếu để bảo

tồn truyền thống văn hóa địa phương trước làn sóng xâm nhập của văn hóa ngoại lai. Những ngôi đình tái thiết trong giai đoạn này như: Đình Long Hương, Đình Phước Lễ, Đình Long Điền, Đình Thắng Tam… được xây dựng quy mô với mái lợp ngói, nền lót gạch.

Đình ở BR-VT cũng có các lễ hội như các địa phương khác ở Nam bộ: lễ Dựng nêu, lễ Dương ấn, lễ Rước thần, lễ Đưa thần, lễ Nguyên đán, lễ Giở ấn, lễ Tam nguyên, lễ Kỳ yên, lễ Thượng điền, lễ cúng các anh hùng lịch sử… Nhưng đình làng ở BR-VT cũng có những lễ riêng mà các địa phương khác không có như: lễ cúng các vị thần phù hộ cho người đi biển, lễ hội “uống nước nhớ nguồn” vào ngày 27-7 hàng năm. Những năm qua, nhiều đình làng đã được công nhận là di tích lịch sử và phát huy được giá trị, thu hút khá đông khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về kiến trúc văn hóa, lễ hội dân gian, trong đó nổi bật nhất là Đình thần Thắng Tam (TP.Vũng Tàu), Đình thần Long Hương (TP.Bà Rịa), Đình thần Long Điền và Đình thần Hắc Lăng (huyện Long Điền). Chẳng hạn, Đình thần Thắng Tam đã được triều đình nhà Nguyễn phong tặng 13 sắc phong.

“17 ngôi đình cổ hơn 100 năm tuổi, tiêu biểu cho lối kiến trúc nghệ thuật và lễ hội truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt đang tồn tại ở BR-VT là một nét văn hóa đẹp. Các đình cần được trùng tu, tôn tạo, lồng ghép quảng bá hình ảnh qua các lệ cúng, lễ hội, in tờ rơi, tờ gấp, kết nối với các DN du lịch để thu hút đông khách hơn đến với đình làng”, ông Đoàn Long An nói.

Đình thần Long Điền được xem là một trong những đình đẹp nhất, nhì Nam bộ.

Nhiều đình làng ở BR-VT được vua ban sắc phong. Trong ảnh: Nghi thức thỉnh sắc phong tại Đình thần Thắng Tam (TP. Vũng Tàu).

Nét đẹp đình lang � Bài, ảnh: ThI Phong

Cổ xưa cả về mặt kiến trúc và tín ngưỡng dân gian, 17 ngôi đình hơn 100 năm tuổi tại BR-VT vẫn giữ được nét đẹp riêng trong nhịp sống hiện đại.

Page 19: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Chuyện năm cũLên một chuyến đò sao đi hết dòng sông em không ngoảnh lại anh đừng đợi chỉ gió rì rầm rất khẽ chuyện chúng mình

cây cỏ xôn xao thức giấc sang mùa những áo len sắp cất vào ngăn tủ chuyện hôm qua sắp cất vào năm cũ em vẫn chưa quen ngồi hát một mình

mong nỗi buồn như khói lạc thoảng qua em cẩn thận cài then chốt cửa thả nỗi nhớ theo dòng sông trôi mãi sao anh về trong mỗi giấc em mơ…

Rằm xuânVề quê giữa tiết giêng haiMưa như ai rắc hai vai bụi mờTóc em tuyết điểm lơ thơMùa xuân dậy chín đôi bờ má non

Ai ơi! trái đất thì trònĐời bao nhiêu nẻo vẫn còn nẻo quêChẳng thành ông nọ bà kiaCầm tay tuổi tác tìm về cố hương!

Mưa bay. Rét lộc. Đồng sươngÉn xuân lại chớp những đường thoi xuânRuộng nương là của đồng lầnXưa - sau trời đất xoay vần sang nhau!*

Nổi nênh mấy thuở nghèo - giàuTrọng - khinh mình giữ làm câu dạy mìnhNgắn thôi một kiếp phù sinhRồi ra mọi sự lại thành chiêm bao!

Về làng chưa chạm câu chàoKhói hương đâu đã rước vào Rằm Xuân!

*"Ruộng nương là của đồng lần, Trời đất xoay vần kẻ trước người sau”. (Ca dao)Khúc xuân

Ong cuống quýt đường bayMải mê mùa đôi lứaSóng bủa xô muôn phíaHát về giấc mơ mình

Gió mang nỗi gì riêngThổi bợt nhàu hoa lá Mờ sâu trong tâm tưCó vết buồn xưa cũ

Điệu thức nào cho emThanh âm như còn đóHương xuân nức bên thềmHồn em hừng toang cửa

Lùi xa nơi ồn ãMình cầm lại tay mìnhTừng nốt chân khôn, dạiHát theo mùa cỏ xanh…

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Xao xuyến mùa xuân Xuân đã về trên khắp thành phố biển Mọi ngả đường càng nhộn nhịp đông vui Muôn màu hoa rực rỡ cả đất trời Lòng xao xuyến tiếng xuân cười khúc khích Biển mênh mông xanh màu ngọc bích Sóng dập dờn ru bờ cát dịu êm Ánh đèn màu lấp lánh trong đêm Nghe bồi hồi trái tim mềm thổn thức

Ngoài khơi xa tiếng còi tàu gọi giục Đón xuân về nhớ ký ức xa xăm Đã qua rồi bao năm tháng khó khăn Hạnh phúc vinh hoa ngàn lần đẹp mãi

Ta nắm tay nhau thơm nồng hương trái Má em hồng như thuở mới đôi mươi Ánh mắt yêu thương e ấp miệng cười Nụ hôn thầm giữa khoảng trời đêm trắng Khúc tình ca mùa xuân ai dâng tặngRu lòng người nghe say đắm yêu thương Anh dắt tay em đi khắp phố phường Bỗng bất chợt nghe hồi chuông xa đổ

Giao thừa đến rồi pháo hoa rực rỡ Phố biển vỡ oà… bỡ ngỡ… Xuân yêu!

PHẠM TÂM AN

ĐÀO XUÂN MAI

Đón xuân ở giàn khoanChẳng có xuân nào như mùa xuân ở đây

Nơi biển lớn giàn khoan là phố nhỏ

Ta đón xuân bằng những cành mai không có lá

Chỉ có những nụ hoa kết bằng lụa thôi em

Ta vẫn thèm những góc phố thân quen

Ước được đi bên em tiễn mùa đông ở lại

Với ta mùa xuân vẫn đang còn trẻ mãi

Em thì như cánh hoa mỏng mảnh giữa đời thường

Mùa xuân lại về trên những giàn khoan

Biển vẫn đẹp, trời vẫn trong xanh đấy

Những đuốc lửa suốt đêm ngày đang cháy

Để đón phút giao duyên khúc hát biển và trời

Ở nơi này chẳng hiếm những buồn vui

Thừa ánh sáng, thiếu sắc màu cảm xúc

Thôi thì cứ hẹn một ngày đẹp nhất

Ta trở về xuân thắm lại màu xuân.

PHẠM VĂN MẠNH

Vọng cố hươngRực rỡ mai vàng tô thắm phương Namhò hẹn đào phai sưởi ấm lòng Kinh Bắcsuốt dải non sông gấm vóccon cháu Vua Hùng tất bật đón Xuân sang.

Tôi trở về dĩ vãng cùng emphiên chợ Viềng năm nay còn đông kháchchùa Vọng Cung chiều mồng một Tếtrút cây xăm tiên đoán duyên mình

Cuộc sống mưu sinh phiêu bạt phương Namxa quê mẹ ôm nỗi buồn man mácXuân này tha hương chưa về đượctạ lỗi phố phường, tạ lỗi thuở hàn vi Xa quê, đầu hãy còn xanhĐông đến, Đông đibụi thời gian vương trên mái tócXuân về, xào xạc cố hương ơi.

VÕ THỊ HỒNG TƠ

Giọt vàng em say Xuân vàngCái nắng còn mơGiật mình tỉnh giấc đã trưa mất rồiCún mừng cõng nắng đi chơiLim dim mèo mướp nằm phơi hiên nhà Mái vàng cục tác cục taXù lông sưởi nắng xuân òa vào thơVàng chi vàng cả hoa mơVàng sang hoa cải ngang trưa nõn mềm

Vàng như trải lụa êm đềm Vàng như mật rót lên thềm lạ chưaXuân về muôn sắc chen đuaUống no nắng mật hương xưa của trời

Ngọt ngào đất nhú mầm tươiTháng năm như thể hết vơi lại đầyTiết xuân sưởi ấm đêm ngàyVàng ơi,Cái nắng em say hơn “vàng”!

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Mưa xuân trên đảo Trường SaMưa từ dưới biển mưa lênHay mưa từ ở đất liền mưa raMưa xuân trên đảo Trường SaTốt tươi cả lá bàng già mùa đông…Những người lính đảo ngóng trôngĐọt mưa nhú những nụ mầm lộc xuân.Đám mây như cũng tần ngầnCấy bao hy vọng trong ngần thiết thaXòe tay đếm hạt mưa saGói bao tâm sự vỡ òa niềm vuiNắng như thon thót giật lùiGiấu bao con sóng ngủ vùi vào đêm…Đảo xa bỗng gặp đất liềnMưa xuân - mưa của nỗi niềm Trường Sa…

CHÂU HOÀI THANH

Dắt mùa xuân lên phố...Đứa trẻ là con chưa kịp mở mắt đã hết chầu ngủ nướngNgoài kia tiếng chim đập cửaDậy đi! Xuân đã về rồi!

Phiên chợ xaMẹ bán gì hối hả Mà gánh gồng cả thúng buồn vuiBà bỏm bẻm têm mùa xuân trên lá trầu đợi mẹThương nàng dâu cần mẫn suốt một đời

Nhà chẳng có đào mai hay hồng huệChỉ có mấy cây bông thọ vụng lớn lên từ những hạt bỏ quên Cũng là xuân trong ánh mắt người ở trọCũng là nhà trong nỗi nhớ không tên

Cứ mường tượng mùa xuân hai mươi mấy năm về trướcĐể phập phồng ngồi đợi bánh chưng sôiCứ mường tượng được chia phần cái útĐứa nhiều hơn sung sướng đến cả đời

Con dắt mùa xuân từ quê lên thành phốCũng thức dậy sớmCũng dọn nhà lau bếp sạch thơmCũng đón đưa ông Công ông Táo về trời tâu chuyện vui buồn nhân thế Cũng Hai Ba - Hai Chín Cũng Mùng Bốn - Mùng Năm

Cái đủ cái dư hơn ngày xưa bên mẹ Mà chân trái bước vào chân phải lại đi raCái đủ cái dư ai cũng biếtCái thiếu giấu lòng sợ kẻ thiệt hơn

Con mượn dáng hình mẹ năm xưa ú òa cho đỡ nhớVấp phải nụ cười ngây thơHai mươi mấy năm trời góp nhặtVẫn chưa rõ hình hài một ngày xuân...

HOÀNG HỮU CÁT

Vũng Tàu mùa xuân

Mùa xuân lên đỉnh Tao Phùng

Ngắm trời và biển vô cùng mênh mông…

Bạch Dinh soi bóng biển Đông

Cùng em dạo cảnh mà lòng ngất ngây.

*

* *

Người xưa khai phá đất này

Bây giờ con, cháu về đây khoan dầu

Rộn ràng bãi Trước, bãi Sau

Có em và biển Vũng Tàu vui thay!

*

* *

Càng nhìn non nước càng say

Một miền du lịch giang tay: Đón chào!

LÊ HUY MẬU

VŨ THANH HOA

HUỲNH NGỌC LAN

Tuân

Phố XuânLòngvòngphốchạyngượcxuôiCâybàngláđỏrụngrơirunmùaThángGiêngnhưbiếtbỏbùaPhốxadẫnlối,đónđưaphốgầnPhốdàiníubướcđôichânNgậpngừngphốnhỏtrongngầntiếngchimEmxinhchomắtaitìmChongơngẩnphốtôitìmtrongmưaLộcnontựphútgiaomùaPhốXuânxanhngắtnhưvừachớm...yêu!

38│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │39

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 20: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Xuân xếp bút nghiênĐầu xuân 1965, tôi giã từ mái trường

khi tròn 20 tuổi, rời Sài Gòn và Đà Lạt vào khu chiến.

Người cán bộ “Việt Cộng” tôi được tiếp chuyện đầu tiên tại rừng Nhum (Tây Ninh) là bà Ba Thi (Nguyễn Thị Ráo, sau ngày giải phóng bà là Giám đốc Công ty Lương thực TP. Hồ Chí Minh). Tôi luôn nhắc tên bà là vì bà đã ghi một ấn tượng mà cho đến chết tôi không thể nào quên. Bà hỏi tôi ở ngoài thành làm gì. Tôi đáp là sinh viên trường Luật Sài Gòn, đồng thời là sinh viên trường Chính trị - Kinh doanh Đà Lạt - bà phán một câu xanh rờn:

- Tiểu tư sản - học sinh hả? Vào đây cải tạo chăn bò 3 năm!

Dương Hùng Vỹ - bạn cùng học ở Đà Lạt “ham vui” theo tôi đi kháng chiến nghe thế dội đạn. Nó nói với tôi:

- Ông thích thì ở lại cải tạo. Tui không thể làm như vậy được. Tui theo ông đi làm cách mạng. Còn nếu chăn bò thì ở lại chăn bầy bò của ba tui ở Đà Lạt có hay hơn không!

Mùa xuân tuổi 20, những ngày đầu theo cách mạng của tôi vậy đó.

Suốt 10 năm tiếp theo tôi đón xuân chiến khu tại các cơ quan: Trung ương Đoàn thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam, Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam, Đài Phát thanh giải phóng. Thành phần tiểu tư sản học sinh là tên nghe rất

Hoa Xuân.

Sách “Hậu Hán thư” kể chuyện nửa đêm có kẻ mang vàng đến lễ Dương Chấn - quan thái thú quận

Đông Lai - nhưng ông từ chối không nhận. Kẻ nọ, vốn là cấp dưới mới được ông đề bạt, cố nài nỉ cho ông đổi ý, viện cớ đêm khuya, làm gì có ai biết mà e ngại. Dương Chấn bảo: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao lại bảo là không ai biết?”

Ngày nay đọc lại truyện của nghìn năm trước, vẫn thấy còn nóng hổi ý nghĩa thời sự. Hối lộ ở ta bây giờ nhiều khi được khoác ra ngoài cái áo có vẻ mĩ miều là quà biếu. Quà biếu trên mức tình cảm. Nhân dịp lễ lạt, tết nhất, thậm chí lợi dụng cả đám tang đám cưới để quà cáp, phúng viếng, bày tỏ lòng biết ơn, biết điều, sự trung thành cùng với ý nguyện cúc cung phụng sự cấp trên. Thường tình đến nỗi, nhiều lúc tưởng như được số đông trong xã hội mặc nhiên thừa nhận, coi đó là cách xử sự hợp lẽ, khôn khéo của kẻ “ưu thời mẫn thế”, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, không làm vậy mới là khờ dại, lạc hậu.

Chưa từng có một cuộc điều tra xã hội học nào để khẳng định những người như quan thái thú Dương Chấn nhiều lên

hay ít đi. Chỉ biết tình trạng đó đã phổ biến và đáng báo động đến mức, tết con gà này, Thủ tướng đã phải ra chỉ thị đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc tết lãnh đạo, không quà cáp biếu xén, không phong bao, phong bì, các tỉnh không về trung ương chúc tết...

***Từ chối quà biếu trên mức tình cảm,

mà thực chất là từ chối của hối lộ - cái mà mình chưa có, không có, không xứng đáng được có. Còn từ chức lại là từ chối cái mà mình đã có, đang có, nhưng không xứng đáng được giữ nữa.

Vấn đề từ chức ở ta cũng đang trở thành thời sự, nóng dần lên, trở thành nhu cầu của một nền chính trị văn minh, một xã hội phát triển lành mạnh. Trên diễn đàn Quốc hội, đã có nhiều ý kiến đại biểu đề nghị chính phủ “khởi xướng văn hóa từ chức để những ai thấy mình tài hèn, đức mọn tự nguyện nhường chỗ cho bậc hiền tài”.

Văn hóa từ chức là thứ văn hóa của những người có khả năng biết mình biết người, giàu tự trọng, bản lĩnh, có ý thức giữ gìn phẩm giá.

Những năm vừa qua, ở ta lác đác đã có những vụ xin từ chức. Một số vụ là kết quả của sự tự giác, nhưng có lẽ phần nhiều là do áp lực từ công luận. Còn với những trường hợp tự giác rời bỏ chiếc ghế của mình, số đông lại có vẻ hơi… ngỡ ngàng! “Làm gì có chuyện ấy? Đang ở chỗ béo bở thế cơ mà?”… Thế là, thay vì tiếng vỗ tay để biểu dương tinh thần tự nguyện, lòng trung thực và sự liêm sỉ, lại là những tiếng bấc, tiếng chì mang nặng tính suy diễn, thiếu khách quan và công bằng. Công chúng dường như mới chỉ quen đòi hỏi, chứ chưa quen chấp nhận. Điều này cũng chứng tỏ quyền chức, bổng lộc vẫn là nỗi ám ảnh dai dẳng, sâu sắc trong tiềm thức nhiều người.

Bình thường hoá, giải thiêng quyền chức, bổng lộc không phải dễ. Thực sự

số đông mới chỉ tiếp cận, tập làm quen với một phần của quá trình dân chủ hoá.

***Trở lại câu chuyện từ chối nhận quà

của quan thái thú họ Dương. Kẻ hối lộ mang vàng tới nhà ông vào lúc nửa đêm. Đó là thời điểm sự kín đáo đạt mức tối ưu. Nhưng cũng chính vì thế mà câu trả lời của Dương Chấn lại bật ra bất ngờ, mạnh mẽ như lò xo nén chặt: “Trời biết, đất biết”…

Viện đến trời, đất chỉ là cách nói của Dương thái thú. Trời đất ở đây chính là lương tâm ông. Lương tâm ông tạm thời tách ra khỏi ông, đang chăm chú theo dõi, phán xét ông như một thế lực bên ngoài. Ông biết xấu hổ với nó nên không thể chìa tay ra nhận. Ông không mất gì, lại được đi vào sử sách làm tấm gương sáng cho muôn đời.

Nhưng xấu hổ, lương tâm, hay liêm sỉ… bây giờ liệu đã đủ chưa?

Những Dương thái thú thời nay có sẵn sàng chấp nhận hy sinh nhiều thứ, kể cả việc văng ra khỏi cái “guồng” mà mình đang là một chi tiết vận hành trong đó, để bảo toàn phẩm giá của mình?

Đấy lại là những câu hỏi mở ra hướng chủ đề khác.

Trời biết, đất biết � TrẦn ĐỨc TIẾn

Xuân chiến khu học lớp đối tượng Đảng

Đó là Tết năm 1969. Sau 4 năm phấn đấu, cải tạo cật lực, tôi được cơ quan Trung ương Đoàn cho dự lớp đối tượng Đảng tập trung (khu vực R). Mới được xét là đối tượng thôi mà tôi thấy sướng, hạnh phúc lắm rồi! Quá xúc động, trên đường đi đến trường tôi nghĩ ra và ghi vội bài thơ “Mùa xuân theo Đảng”.

Tờ báo Xuân Đồng nai đầu tiên

Sản phẩm đầu tay của tôi sau ngày giải phóng là tờ báo Xuân Đồng Nai. Ở chiến khu tôi được dự lớp bồi dưỡng báo chí do ông Thép Mới mở ra. Giải phóng xong tôi về phụ trách báo Đồng Nai bằng cái vốn Tú tài toàn phần ban C từ trường Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho (1963) cộng với kinh nghiệm bài bản do ông Thép Mới chỉ bảo qua 4 năm làm phóng viên Đài Phát thanh giải phóng.

Vất vả, nhưng quyết tâm và cố gắng thì đạt được mục tiêu. Tôi đi gom “phóng viên” trong học sinh trung học chế độ cũ ở các phường thành phố Biên Hòa như: Bùi Thuận, Vũ Hoàng, Xuân Phú, Kim Loan, Thúy Liễu, Nguyễn Tâm…, gom bài từ những tay ngang ngang này. Tờ báo in chữ chì tại nhà in báo. Hình ảnh phải đi làm bảng kẽm tại Chích Dầu, bìa in offset phải thuê nhà in Tổng hợp đường Bùi Thị Xuân, TP. Hồ Chí Minh in hộ.

Anh Huỳnh Văn Truyền là người chủ động giúp tôi cho ra đời tờ báo xuân đầu tay. Báo được phát hành kịp mừng Xuân Nhâm Thìn (1976). Người khen cũng nhiều, người chê không ít. Tôi nhớ có một cán bộ ở Vũng Tàu cầm tờ báo nhận xét: Ai lại vẽ con rồng ngắt khúc như lòi ruột. Phải xem lại quan điểm lập trường.

Nghe anh em đi phát hành về báo lại tôi nghĩ nhận xét vậy quá nặng. Rồng thì phải lộn trong mây. Không có con rồng nào cứng đơ như khúc củi.

May mà chỉ có một ý kiến phê phán, còn nói chung cũng đều hài lòng.

Xuân cali mừng Đại hội Đảng

Tháng 1-2016, vợ chồng tôi cùng bay sang Mỹ đón đứa cháu ngoại thứ tư sắp chào đời. Từ Cali chúng tôi nôn nóng theo dõi diễn biến Đại hội Đảng, muốn biết đội ngũ kế tục nhận lãnh trọng trách của Đảng, đặc biệt ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Một sáng, tôi thức trễ. Vợ gọi dậy báo tin: “VNEXpress có đăng danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng, có tên Nguyễn Hồng Lĩnh nè ông ơi”. Tôi bật dậy mở ipad. Bất ngờ hơn, tôi vô cùng mừng rỡ khi đọc đến tên Bùi Chí Thành (BR-VT) trong danh sách Ủy viên Dự khuyết.

Tôi reo lên khoe với vợ - có ai biết được rằng ngay trên đất Mỹ có hai vợ chồng vui sướng tột cùng vì thấy có hai người em trong “bảng phong thần”. Để rồi xuân này, tôi nhận ra rằng mùa xuân với Đảng luôn tràn đầy sức trẻ.

Tháng 1-2017

Mùa hè năm 1985 tôi đang dạo trên Bãi Trước chợt thấy người đàn ông tóc muối tiêu ngồi dưới gốc

cây dừa tán ngả ra ngoài biển, mắt đăm đăm dõi ra phía chân trời. Bước nhẹ đến bên ông, tôi hỏi: Chắc ông cũng mới tới Vũng Tàu? Ông quay lại nhìn tôi nở nụ cười với ánh mắt lấp lánh sau cặp kính, hàm răng trắng sáng rất trẻ trung, cất tiếng nhẹ nhàng: Vâng tôi mới tới! Rồi ông chỉ ra biển xa, nói: Biển Vũng Tàu đẹp quá ông nhỉ!

Chúng tôi ngồi nói chuyện, ông rất vui khi biết tôi là nhà giáo, còn tôi thì vừa mừng rỡ vừa bất ngờ khi biết ông là nhạc sĩ Hoàng Hà, tác giả ca khúc nổi tiếng: “Đất nước trọn niềm vui”! Tôi hỏi ông: Vì sao đoạn giữa ca khúc, khi niềm vui đang trào dâng, thay vì nối tiếp ca từ, ông lại dùng một dãy các từ ờ ớ ớ ơ ớ ờ… Ông nắm lấy cánh tay tôi, nói rất hồn hậu: Tôi cũng không hiểu tại sao tự nhiên nó bật lên như thế, sau nghĩ lại thấy trong đời có những niềm vui lớn lao quá người ta không thể nói nên lời, có phải thế không ông? Tôi nhìn vào đôi mắt vừa hiền vừa sáng của ông, gật đầu. Ông lại nhìn ra phía biển xa, giọng trầm tư: Tôi viết được ca khúc này đương nhiên là kết quả của nhiều năm thăng trầm của cuộc đời, nhưng cũng là nhờ ơn trời, lộc đời đã cho tôi giây phút thăng hoa nên mới có một chút để lại cho cuộc đời mà tôi đã chịu nhiều ơn dìu dắt, cưu mang.

Một lần đến nhà tôi chơi, ông nói anh em mình đến ở đất Vũng Tàu cũng là cái duyên được ở vùng đất lành, lại được gặp nhau, chắc ta phải có chút gì đền đáp chứ nhỉ! Và sau đó ông ra Côn Đảo để thực hiện điều ông nung nấu ấp ủ từ lâu: Viết một bản trường ca về hòn đảo anh hùng. Hơn một năm sau ông đến thăm tôi với gương mặt rạng ngời, trao tặng tôi chiếc đĩa CD, nói: Đây là bản Hợp xướng Côn Đảo do Dàn nhạc hợp xướng Đài Tiếng nói Việt Nam dàn

dựng, biểu diễn và thu, xin tặng ông làm kỷ niệm. Tôi xúc động bắt chặt tay ông, nói: Thế là ông đã thực hiện được tâm nguyện của mình đối với mảnh đất thân thương này, còn tôi thì không biết đến bao giờ… Ân cần nắm tay tôi, ông nói: Xin đừng nói thế, ông có công trồng người còn tôi viết nhạc ca ngợi con người, hai chúng ta cùng đang cố gắng mà!

Tôi bàn với ông làm cách nào để những tác phẩm mang tính hàn lâm này được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, trước hết là ở ngay đất Vũng Tàu này. Ông tư lự, nói: Tôi cũng mong được như thế lắm nhưng không biết làm cách nào. Tôi bàn: Hay là hai chúng ta cùng đến gặp các vị lãnh đạo tỉnh xin tài trợ cho kinh phí để mời Dàn Hợp xướng Đài Tiếng nói Việt Nam về Vũng Tàu biểu diễn!

Ông tỏ vẻ lưỡng lự: Nhưng mà… Tôi nắm bàn tay ông, nói: Tôi hiểu ông định nói gì, chẳng lẽ một bản giao hưởng gây tiếng vang lớn trong cả nước mà ở chính nơi sản sinh ra tác phẩm, người dân lại không được thưởng thức! Tôi biết nhạc giao hưởng khó thẩm thấu vào lòng người ít hiểu biết về thanh nhạc, vậy sao ta không làm theo cách “bình dân” một chút, tức là tác giả sẽ đứng thuyết minh từng chương của tác phẩm, để người nghe có thể lĩnh hội được cái hay của từng âm thanh, trường đoạn… Trường tôi có một giáo viên dạy nhạc rất có tâm huyết là nhạc sĩ Cao Thi, lại có một dàn đồng ca từng đạt nhiều giải thưởng của tỉnh, có thể đảm đương phần nào lời ca của tác phẩm.

Ông nghe tôi nói, mắt sáng lên, miệng cười rất tươi. Hai chúng tôi lập tức triển khai công việc. Ba tháng sau, bản giao hưởng Côn Đảo được trình bày khá thành công tại rạp Điện Biên (TP.Vũng Tàu). Sáng hôm sau, gặp tôi, ông nói hầu như đêm qua ông không ngủ được vì quá vui, rồi chúng tôi tự thưởng cho mình mỗi người một tô phở nóng.

Hoàng Hà là một người hiền hòa, khiêm nhường, sống giản dị, hầu như không giận ghét ai bao giờ, không mưu cầu danh lợi, chỉ biết cần cù lao động nghệ thuật. Một lần ông nhận được công văn của hội Âm nhạc yêu cầu ông làm hồ sơ xin tặng giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật, ông cũng có làm rồi gửi đi; anh em trong giới âm nhạc ai cũng nghĩ, với những cống hiến có hiệu quả nhiều năm của một nhạc sĩ trong Ban Chấp Hành khóa đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam như nhạc sĩ Hoàng Hà chắc sẽ được tặng Giải thưởng Nhà nước. Nhưng khi công bố giải thưởng, Hoàng Hà không có tên! Giới nhạc sĩ ở các tỉnh miền Đông nhiều người thắc mắc, một số người đã làm đơn đề nghị Hội nhạc sĩ xem xét lại, nhưng rồi mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi.

Sau đó ít lâu ông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Buổi trao tặng được tổ chức trọng thể tại rạp Điện Biên (TP. Vũng Tàu). Sáng hôm sau gặp ông ở trụ sở Hội VHNT tỉnh, tôi bảo ông: Thế cũng vui rồi!

Tết năm ấy ông đã 82 tuổi, người có yếu đi đôi chút, mái tóc bồng bềnh càng bạc trắng như mây, nhưng ánh mắt vẫn tươi, nụ cười vẫn hiền hòa, khi vui cười vẫn phô hàm răng trắng đều tắp. Tôi ngồi uống trà với ông, khi ông nâng chén trà lên môi đưa qua đưa lại để thưởng thức hương thơm dịu ngọt của trà, mắt ông lim dim như đang chìm vào cõi xa xăm nào, tôi khẽ hỏi ông: Chắc ông đang suy ngẫm về cuộc đời? Ông nhấp một ngụm trà rồi thong thả nói: Vâng, vài ba năm nay tôi thấy mình cũng đã già rồi, mỗi mùa xuân đến rồi lại đi, cứ thấy tiêng tiếc, lòng cứ muốn tha thiết kêu lên: Mùa Xuân ơi, đừng đi! Nhưng níu kéo sao được ông nhỉ, luật đời mà! Tôi chỉ ước mình được trở lại tuổi thanh xuân để được viết tiếp những khúc ca hào hùng ngợi ca Tổ quốc và những bản tình ca như thuở ban đầu viết bài ca Hoa Huệ tặng người yêu!”

đừng đi!

Có những mùa xuân � Đoàn ngỌc gIAo

� TrẦn Văn Tư

Mùa Xuân ơi,

lạ, nhưng TTS (Tạch Tạch Sè) chịu cải tạo không phải chăn bò mà lao động cật lực như: tải gạo, khiêng binh, đào hầm, đốn củi, vót chông, chống càn,…

Vỹ trở ra thành. Không phải nó đào ngũ vì trốn cải tạo mà được tổ chức phân công trở lại môi trường quen thuộc để hoạt động. Nó cùng Tể, Tiến, Dũng, Dung trong băng “Đà Lạt Thức” của chúng tôi, phải khôn khéo gan lỳ chiến đấu trong

lòng địch. Chúng nó quậy trong Đà Lạt và hầu hết bị địch bắt, bị đày đi Côn Đảo.

“Tạch tạch sè” như chúng tôi mỗi người có điều kiện và hoàn cảnh riêng. Đất nước chiến tranh mà.

Kỷ niệm mùa xuân đầu theo cách mạng còn in đậm trong tôi.Cái thuở ban đầu gian khổ ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên!

40│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │41

Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 21: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Hà đẩy chiếc vali xuống gầm chiếc giường tầng trong khoang tàu chật chừng 6m2. Anh nhân

viên trên tàu mỉm cười, có vẻ hơi lạ lẫm trước vị khách ăn mặc sành điệu lại đi tàu vào những giờ cuối cùng trong năm. Từ khi các hãng hàng không giá rẻ ra đời, những vị khách như Hà, thậm chí thua Hà hầu như không có mặt trên các toa tàu. Ông không biết rằng, Hà đã bay một chuyến dài từ Mỹ về Việt Nam và chỉ thèm được nằm lăn trên một chuyến tàu nhanh đi về miền Trung như ngày bé vẫn được bố đưa đi. Mười lăm năm, quãng thời gian không về quê, không ngồi tàu, đủ cho Hà thèm cái cảm giác này.

Đúng như dự đoán của Hà, tàu vắng hoe. Những con tàu vắng thường mang một nỗi buồn khó tả. Ngày bé, nhà Hà ở ngoại ô, kề bên đường ray. Vào những giờ cận tết như hôm nay, khi những đoàn tàu lướt qua vùng quê ướt sương đêm, Hà thấy nó chở theo một nỗi buồn trong những toa tàu sáng trưng nhưng trống vắng.

Người khách thứ hai trong toa tầm ba mươi tuổi. Chị mặc chiếc áo đỏ thẫm, ôm đứa con gái tầm ba tuổi cũng mặc chiếc áo đỏ. Hai mẹ con trông như ngọn lửa bé lửa lớn cuộn lấy nhau chập chờn. Chị tần ngần ngó Hà, cười gượng gạo đáp lại nụ cười làm quen của cô. Giường của chị đối diện giường Hà. Chừng ba mươi giây, khi chị chưa kịp sắp xếp đồ đạc thì một anh chàng mặc quân phục màu xanh lá bước vào với cành mai rạng rỡ trên tay. Cuối cùng cũng có sắc xuân trên chuyến tàu đi qua giao thừa. Hà thấy một niềm vui khẽ khàng khi bắt gặp hình ảnh ấy.

- Linh, phải Linh không?- Ơ...- Đúng Linh rồi... Không nhận ra à,

Hoàng đây mà!Không kịp để Hà thanh minh, anh

lính gác vội cành mai lên phần giường của mình, ôm chầm lấy bạn. “Ơ kìa...”, Hà hoàn toàn bất ngờ trước tình huống nhầm lẫn này. Chừng như đoán được sự lạ lẫm của cô gái trong vòng tay mình, anh chàng vội đẩy Hà ra, vẻ mặt khổ sở, rúm ró như vừa mắc lỗi trầm trọng. Chị áo đỏ ngồi đối diện bật cười. Nụ cười hiếm hoi kể từ khi chị bước vào khoang. Hà cũng bật cười giòn tan trong khi anh lính cười như mếu.

- Quả thực, em rất giống Linh, bạn gái cũ của tôi.

- Trời đất, có thể nhầm bạn gái cũ với một cô gái khác sao anh?

- Ừ, thực ra... thực ra... bạn gái học chung trường cấp 1, cấp 2. Dạo đó, khi tham gia sinh hoạt tập thể, nắm tay nhau còn ngại, phải dùng một cành cây, mỗi đứa nắm một đằng.

- Vậy sao gọi bạn gái được?- Được chứ. Lên cấp 3, khi chớm

biết yêu thì gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn. Từ đó, chúng tôi chỉ viết thư cho nhau, hẹn hò chờ đợi nhau.

Đôi mắt Hoàng buồn thiu nhìn qua ô cửa kính. Tàu hú một hồi còi dài rồi chuyển bánh, lăn chầm chậm qua những dãy nhà chỉ cách đường ray hai, ba mét, đang gồng mình chống lại sức nặng của đoàn tàu. Hà đoán đó sẽ là kết thúc buồn như rất nhiều câu chuyện buồn khác. Người con gái ấy đi lấy chồng, không đợi nữa. Biết đâu, khi Hoàng đang ngồi ôn lại mối tình thơ ngây mới chớm ấy thì cô gái đã có con bồng con bế trên tay.

- Cô ấy mất rồi.- Sao cơ? - Hà thảng thốt. - Tôi biết rõ rằng cô ấy chết, nhưng

đôi khi vẫn cảm giác cô ấy chỉ mất tích đâu đó, có thể bất ngờ hiện ra trước mắt. Linh đi dạy ở miền núi, khi đưa học sinh qua suối mùa lũ, cô ấy đã bị cuốn mất và không tìm thấy tung tích. Nhiều năm nay, cứ Tết đến tôi lại về đặt một cành mai bên con suối ấy. Dạo trước có lần Linh nói chưa bao giờ thấy hoa mai nên chỉ mong món quà mùa xuân tôi tặng là một nhành mai.

Hà đưa tay quệt vội giọt nước mắt vô tình lăn xuống. Hoàng tỏ ra lúng túng khi chính anh cũng chẳng nghĩ câu chuyện của mình lại có thể làm một cô gái mới gặp rơi nước mắt. Anh đánh trống lảng:

- Hà có bạn trai chưa?- Dạ rồi. Chuyến đi về Việt Nam lần

này là để thử xem chúng tôi có thể gắn bó tiếp nữa hay không.

- Tại sao vậy?- Vì... anh ấy yêu công việc hơn tôi.

Anh ấy có thể thường xuyên quên cuộc hẹn chỉ vì những công việc đột xuất.

- Hà có cách so sánh ngộ nhỉ. Ai lại so bì công việc với tình yêu bao giờ?

- Thế mà có đấy. Anh ấy nói rằng, mất hợp đồng này anh mất năm ngàn đô-la, bỏ cuộc hẹn này thì còn cuộc hẹn khác. Vì câu nói ấy mà tôi về đây.

- Có lẽ khi qua những mất mát mới thấy không có gì có thể so sánh với tình yêu. Tôi không bao giờ dám nghĩ mất

cuộc hẹn này còn có cuộc hẹn khác.Giọng Hoàng trở nên trầm đục lẫn

trong tiếng hú khan của còi tàu. Trong khi đó, Hà nghĩ một cách độc địa, nếu mình chết, anh chàng mắt xanh mũi lõ của mình bên kia đại dương có nghĩ được như Hoàng không.

* * * * *Tàu chạy qua một vùng quê yên ả,

vắng tanh. Hơi sương và gió lạnh dường như lao được cả vào toa tàu cửa kính. Hà nằm co vì lạnh, người gây gây như muốn sốt. Chiếc chăn của Hoàng đã nhường luôn cho Hà nhưng cái lạnh lạ lẫm của Việt Nam vẫn khiến cô khó ngủ. Tranh thủ năm phút dừng đón khách ở một ga lẻ, Hoàng chạy đi tìm mua thuốc cảm cho cô. Chị bạn đồng hành lúc này mới quay qua bắt chuyện:

- Hai tiếng nữa giao thừa rồi. Sao cô không về sớm hơn ăn Tết với gia đình?

- Em phải giải quyết hợp đồng đúng hẹn. Ở bên đó, họ không có ngày Tết như mình.

- Nhiều năm rồi tôi cũng chẳng có ngày Tết, từ khi bố con bé ngồi tù, chị vuốt mái tóc tết bím bằng những cọng thun đủ màu sắc, chẳng thèm giấu một tiếng thở dài não ruột.

Chị đến với anh khi anh đã có gia đình, chị chưa một lần yêu ai. Vợ anh là người đàn bà sắc sảo, ghê gớm, khi biết chuyện đã xách dao đến hỏi thăm tình địch. Trong lúc bà chuẩn bị ra tay thì anh đến kịp. Hai bên giằng co, con dao vô tình đâm vào bụng người vợ, gây tử vong. Anh ngồi tù vì tội ngộ sát, đứa con mồ côi gửi chị nuôi. Hà nghe câu chuyện kể vắn tắt mà thấy xót xa. Cũng may, con bé còn nhỏ quá để kịp ấn tượng một điều đau đớn như thế.

- Em cứ tưởng con bé là con chị? - Bây giờ, tôi thương nó hơn con.

Tính ra, lúc anh ra tù có khi tôi cũng đã hết tuổi để có thể làm mẹ. Tôi vừa về lại quê mình, đi mười năm rồi, sau những biến cố khủng khiếp như thế chẳng dám quay về. Tôi cũng sợ, không biết con bé có yên ổn lớn lên không khi xung quanh nó ai cũng biết câu chuyện ấy. Nhưng

có lẽ, chẳng ai trốn chạy được quá khứ, chẳng ai có thể sống yên ổn mà xa quê hương suốt đời. Cũng may sau mười năm, bố mẹ tôi đã chịu chấp nhận chứ không như ngày xưa.

Hà thoáng chạnh lòng khi nghĩ lại hơn mười năm xa quê của mình. Chẳng vì trốn chạy điều gì, chẳng vì không yêu quê. Những mối bận tâm của cuộc sống từ lúc đi học đến lúc đi làm, đến vài mối tình với một vài anh chàng mắt xanh mũi lõ không biết một chữ tiếng Việt bẻ đôi Hà trải qua đã cuốn mất quãng thời gian xa xỉ ấy.

Xình xịch, xình xịch… mười năm, chẳng thể tính hết những vòng quay của những con tàu.

- Hết năm nay, anh ấy ra tù. Đây là Tết cuối cùng của anh ấy trong trại giam. Mẹ con tôi đã bán nhà cửa đất đai ở quê, bây giờ cùng đi đón anh, cùng quay lại Sài Gòn, làm lại cuộc đời ở một vùng đất mới. Chỉ ngại rằng, anh ấy trở lại cuộc sống bên ngoài có lẽ sẽ nhiều vất vả.

Vẻ mặt chị tươi tắn hơn khi như vừa gỡ bỏ được một gánh nặng tâm tình. Hoàng hóa ra vẫn chưa ngủ, nhổm người dậy, từ trên giường tầng ngoái đầu nhìn xuống:

- Em cũng ở Sài Gòn, mai mốt vào lại đó anh chị có gì cần chia sẻ, chị gọi em nha. Em có thể giới thiệu anh làm một số công việc đơn giản!

Chị gật đầu cảm động. Ánh đèn đường lướt qua bên ngoài ô cửa khiến ánh mắt người đàn bà ấy lấp lánh niềm ấm cúng.

* * * * *Nhờ mấy liều thuốc anh mua vội dọc

đường, Hà hết bệnh. Ở bên Mỹ, một chút bệnh thôi Hà cũng phải đi bác sĩ, có khi phải uống thuốc và truyền nước biển mấy ngày vì suy nhược. Chưa bao giờ Hà dám tự dùng thuốc. Vậy mà, không thể hiểu được tại sao khi một người mới gặp chưa được một ngày như Hoàng dúi vào tay Hà nắm thuốc và ly nước, Hà lại ngoan ngoãn uống hết.

Khi đoàn tàu dừng ga cuối, họ bịn rịn tạm biệt nhau. Mẹ con chị áo đỏ dắt dìu nhau đi về một hướng. Hoàng nán lại xách giúp Hà chiếc vali nặng trĩu. Hà cầm giúp anh cành mai đã bung sắc vàng tươi rạng rỡ trong cái se lạnh của ngày Tết đất Bắc.

- Tôi nghĩ mình không thể đòi lại cành mai từ một cô gái giống Linh đến từng xen-ti-mét, Hoàng nói, chẳng rõ thật hay đùa.

- Tôi thì nghĩ mình không có quyền nhận món quà quý giá này. Nhưng quả thật, nếu tôi là Linh, tôi không muốn anh phải băng hàng ngàn cây số để đưa cành mai đến đặt bên bờ suối mà hãy đặt vào bàn tay người con gái nào anh yêu, Hà dịu dàng nói.

Họ cùng rời sân ga và cùng cảm nhận mùa xuân đang kề bên vai.

Chuyến tàu cuối năm � Truyện ngắn của Võ ThU hương

Minh họa của MInh Sơn.

Tết về Xuân đến. Niềm vui tràn ngập mọi nẻo đường Xuân. Thành thị và nông thôn râm ran tiếng cười. Mọi tất bật, lo toan, thiếu thốn, bệnh tật đâu

đó tạm gác sang bên. Một cuộc sống tốt đẹp, nghĩa tình, Đảng và Nhà nước, cộng đồng, xã hội cùng lo tết cho bao cảnh đời nghèo khó, bị thiên tai dịch bệnh, nơi vùng sâu, vùng xa. Trước Tết, lũ chồng lên lũ dồn dập, hàng chục ngàn đồng bào miền Trung với sự đùm bọc của cả nước, gồng mình chống chọi với thiên tai. Tết đến, cả nước góp sức lo tết cho đồng bào vùng lũ. Ai ai cũng có Tết, dù ít dù nhiều. Bao nghĩa tình bồi đắp, vun đầy, trọn nghĩa, vẹn tình.

Trước thềm năm mới Đinh Dậu, Hà Nội rét đậm, Sa Pa và đỉnh Mẫu Sơn có băng giá. Bầu trời Vũng Tàu nhiều mây, không khí thoáng đãng, biển se lạnh. Giá rét từ phương Bắc tác động không nhiều đến phương Nam. Từ trên Hồ Mây, đỉnh ngọn núi Lớn trên độ cao 250m, phóng xa tầm mắt nhìn toàn cảnh thành phố biển. Con đường Trần Phú quanh quanh uốn lượn ôm trọn Bãi Trước, vòng qua đường Hạ Long, ôm lấy Bãi Dứa, trước khi tới Bãi Thùy Vân. Vũng Tàu hùng vĩ và lộng gió, như bức tranh thủy mặc, sơn thủy hữu tình, thật lãng mạn. Vũng Tàu của ta, thật đẹp và nghĩa tình, đáng yêu vô cùng!

Tết Đinh Dậu 2017, tôi và cựu phóng viên Báo Quân đội Nhân dân Quang Châu, Đình Quế đã neo đậu cuộc đời và sự nghiệp nơi biển cả này chẵn 30 năm. Vốn là những người lính, bao cái tết xa nhà, rộn tiếng cười trên các nẻo đường ra trận, chúng tôi và đồng đội càng thấm thía ý nghĩa của những cái Tết trong hòa bình, độc lập, tự do.

30 năm, 3 thập niên, gần một phần ba thế kỷ. Thời gian như guồng nước vùng sơn cước lặng lẽ quay đều, quay đều, nhoáng cái đã vượt qua ngưỡng một vạn ngày của ba mươi mùa Xuân. Trước thềm Xuân, chúng tôi cùng nhau lên cáp treo - Hồ Mây, lên núi Tao Phùng ngắm nhìn mây trời, núi, biển cho thỏa thích. Chúng tôi nhớ mãi câu nói, cũng là lời dặn dò của bác Tư Hy - Phạm Văn Hy, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều khóa: “Vũng Tàu, đất lành chim đậu, cuộc sống nghĩa tình. Nghĩa tình tạo cho ta sức mạnh, níu kéo sự neo đậu của bao con người, phận đời”. Bác Tư Hy đã đi xa mấy mùa Xuân, nhưng câu nói ấy như một lời dặn dò, nhắc nhở các thế hệ hôm nay, trên mảnh đất giàu nghĩa tình - Thành phố biển phương Nam.

Nhìn xuống mé biển, đúng là một Vũng Tàu đô hội, tấp nập, du khách và những đoàn xe xuôi ngược trên đường

Trần Phú, đường Hạ Long - con đường đẹp của Việt Nam. Phía biển, chiếc tàu cánh ngầm sơn màu trắng bạc rú còi, rẽ sóng tung bọt trắng xóa, đưa khách về thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Một hãng tàu du lịch 5 sao cắm quốc kỳ Singapore trên hải trình Đà Nẵng - Hội An đang lướt nhẹ qua biển Bãi Trước. Hòn Rù Rì dưới chân núi, biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Phong cảnh thanh bình. Sóng biển gợn sóng lăn tăn, lấp lánh dưới ánh nắng chiều. Mùa Xuân đang vẫy gọi, với bao cảm xúc ngập tràn.

Bên biển, bên núi, sóng vỗ xô bờ “Chiều về xôn xao, nghe Vũng Tàu biển hát. Rì rào, rì rào, sóng xô bờ cát. Biển trời quê hương, nơi đây bao trìu mến...” (Nhạc sĩ Vũ Thanh). Chúng tôi ngồi lặng im bên nhau, mỗi người một ý nghĩ, đôi mắt xa xăm lặng thầm nghĩ về quá khứ, bao kỷ niệm nơi biển bạc dội về. Quang Châu lập nghiệp ở Vũng Tàu sau tôi 9 tháng, cuối năm 1987. Hồi đó, ông Nguyễn Chấn (Bảy Chấn), phụ trách công tác thi đua khen thưởng chuyên trách của Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Nhân ông Đỗ Quốc Hùng (Hai Hùng), Thường vụ Đặc khu ủy ra Hà Nội làm việc, vào khu triển lãm kinh tế - xã hội của Vũng Tàu tại Giảng Võ, ông Bảy báo cáo với ông Hai dự định xin Quang Châu về Vũng Tàu, chuyên viên cao cấp phụ tá cho ông Bảy. Quang Châu vốn tính cẩn thận, chỉn chu, viết báo chuyên nghiệp trong quân đội, nay về làm công tác phong trào, theo dõi công tác thi đua khen thưởng thì nhất rồi. Chỉ trong 15 phút, ông Hai Hùng, ông Bảy Chấn và Quang Châu thỏa thuận xong cuộc di chuyển đất phương Nam của Thiếu tá nhà báo. Quang Châu thuộc loại phóng viên đa năng của Báo Quân đội Nhân dân, thủ tục ra quân trầy trật mất hơn 3 tháng anh mới có thể rời quân ngũ.

Gần 30 năm, cựu Thiếu tá, phóng viên Báo Quân đội Nhân dân đầu quân về xứ biển Vũng Tàu - từ thời kỳ đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đến lúc thành lập tỉnh mới Bà Rịa - Vũng Tàu, với hơn 20 năm thâm niên Tổ trưởng tổ dân phố, trong sâu thẳm lòng mình, Quang Châu đầy cảm xúc về nghĩa tình sâu đậm ở thành phố biển. Nhiều năm gắn bó công việc tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, qua 4 đời chủ tịch thấm đậm biết bao nhiêu tình. Ông Mười Dũng, cựu chánh văn phòng ủy ban - một trong những người có công tạo dựng khu tập thể - khu dân cư trên đường Võ Thị Sáu cho cán bộ nhân viên làm việc tại văn phòng, cũng là người “đàm phán” giao phận sự Tổ trưởng dân phố cho Quang Châu, với lời hứa “3 tháng”, nhưng có đâu ngờ anh kiêm nhiệm - làm mãi chức phận ấy hơn 20 năm có lẻ cũng

là chuyện thật ân tình. Thi thoảng gặp lại nhau, Mười Dũng và Quang Châu nhâm nhi xị rượu, mồi nhiều hơn chất cay, hể hả cười vui: “Chú em thông cảm cho ông anh này, dân tin, dân mến thì ta cứ làm mà, 3 tháng chứ 3 năm, 30 năm, ta vẫn cứ vì nhân dân mà phục vụ(!), hi”. Quang Châu nắm tay Mười Dũng: “Em chịu bác câu ân tình, vì nhân dân phục vụ!”...

***Chiều cận Tết Đinh Dậu - Tết con

gà, trên Hồ Mây, chúng tôi nhắc lại bao chuyện của một thời. Tướng Nguyễn Minh Ninh, chiến binh trận đánh ở chiến trường Bình Giã diệt Mỹ, với cương vị Chủ tịch tỉnh cùng lãnh đạo tỉnh ngày ấy có sáng kiến “lấy đất đổi công trình”, bị cấp trên phê bình “xé rào”, sống với đồng chí, đồng đội chan hòa, bình dị, thấu đáo mọi hoàn cảnh. Cứ gặp ông là vang giòn tiếng cười người lính chiến: “Các cậu có gì vui không, ráng tắm biển, đi bộ thể dục - thứ trời biếu không - cho khỏe ha”. Độ lùi quá khứ, nay nhìn lại, chính sự “phá rào” dám làm dám chịu của Tướng Nguyễn Minh Ninh và lãnh đạo tỉnh thời kỳ trước mà ngày nay Vũng Tàu có được những con đường ven biển đẹp như trong mơ(!). Rồi chuyện bác Tư Hy, từ chủ tịch Ủy ban Quân quản năm 1975, đến chủ tịch, Bí thư đặc khu ủy, Tỉnh ủy... chẳng quan cách, sống trong lòng dân. Hễ bạn bè, em út a lô là bác Tư có mặt, nhiều khi chỉ làm xị rượu đế, vại bia hơi, hát xong một vài ca khúc xứ biển là bác ấy cáo từ. Chưa có bữa nào bạn hữu, em út a lô mà bác Tư từ chối. Chung quanh, những ai có hoàn cảnh éo le bác Tư đều biết và bao giờ bác Tư cũng sẵn lòng giúp đỡ. Bác Hai Hùng, một cán bộ chủ chốt kỳ cựu của đặc khu và của tỉnh, rất gắn bó, nghĩa tình với anh chị em báo chí, văn nghệ. Chỉ còn vài tháng nữa là đón Tết Đinh Dậu nhưng bác Hai đã ra đi, chẳng kịp ở lại đón Tết cùng bạn hữu, gia đình - Bác Hai về với thế giới người hiền trong niềm tiếc thương của nhiều người.

Quá khứ bồi đắp cho tương lai. Ngày và đêm 27-7 hàng năm, nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ, thành phố Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa và cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như ngày Hội “Uống nước nhớ nguồn”. Hầu như mọi người thức trắng đêm. Lãnh đạo tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường, thôn ấp, các tầng lớp nhân dân đến các nghĩa trang liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ thắp nhang trầm, dâng hoa tưởng nhớ hàng vạn vong linh những người Anh hùng đã ngã xuống, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Mọi người thực thi phận sự “Đền ơn đáp nghĩa” từ trái tim, bằng tất cả tình cảm thiêng liêng của chính mình. Các đối tượng chính sách, thương binh,

người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng... được chăm sóc chu đáo. Đó là nghĩa cử cao đẹp, không chỉ nghĩa tình mà là bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả.

Anh Trần Ngọc Thanh, nghĩa tình với mọi người, tuổi chưa cao, nhiều năm làm Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Xây dựng tỉnh am tường mọi ngóc ngách quy hoạch xây dựng thành phố biển, bạo bệnh rồi đột ngột về với thế giới người hiền. Hễ gặp bạn hữu ở đâu, Trần Ngọc Thanh cũng ước nguyện: “Vũng Tàu đẹp, nhưng hoạt động du lịch đang thiếu thiếu cái gì đó cho hiện đại, cho tầm cỡ”. Trước đây, ông là người ủng hộ mạnh mẽ quy hoạch khu Bàu Sen, Bàu Trũng tạo dựng nên những khu du lịch phức hợp cao cấp bề thế, sánh vai với du lịch khu vực. Đó là nói chuyện trước đây. Ngày nay những dự định quy hoạch ấy, do nhiều nguyên nhân - trước hết là yếu tố chủ quan - đã không còn cơ hội thực hiện. Từ đỉnh Hồ Mây, chúng tôi nhìn qua vịnh Cần Giờ, vịnh Long Hải nhắc đến một đồng nghiệp, cũng là một người anh, nhà báo Trần Quang Huy. Có thể coi ông là một trong những thủ lĩnh có uy tín của làng báo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai mươi lăm năm làm Chủ tịch Hội nhà báo địa phương, nhiều năm làm Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân, ông góp phần đào tạo nên một thế hệ những người làm báo tỉnh nhà vững vàng, bản lĩnh. Nhiều đồng nghiệp báo chí văn nghệ ghi nhận: “Bác Quang Huy chơi hết mình, là người tốt bụng, thấm đậm ân tình”.

Tết cổ truyền Đinh Dậu, thành phố biển Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát triển vượt bậc, có bước tiến dài về mọi mặt. Diện mạo mới, sức bật mới, kinh tế - xã hội thành phố và toàn tỉnh tăng trưởng khá, cuộc sống người dân được cải thiện. Có những cơ hội đẹp, có những khiếm khuyết và vấp váp khó tránh trên đường phát triển. Biết nhận rõ để tránh và khắc phục sẽ là cơ hội mới của thành công. Nghĩa tình sẽ tạo sự đồng thuận, đoàn kết và sức mạnh nội lực to lớn. Thành phố anh hùng, thành phố du lịch xanh, sạch, đẹp, năng động đổi mới, nghĩa tình - đồng lòng, đồng sức hướng đến xây dựng “Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ và hậu cần cảng và du lịch”, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2016-2020.

Tết cổ truyền Đinh Dậu, nghĩa tình sâu nặng, với bao ân tình vì một Bà Rịa - Vũng Tàu giàu đẹp, phát triển, phồn vinh. Chúng tôi cùng nguyện ước, trước thềm xuân mới!

(Vũng Tàu, Xuân Đinh Dậu - 2017)

Thấm đậm bao tình! � PhẠM QUỐc Toàn

42│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │43

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 22: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Gà là con vật quá quen thuộc, gần gũi với đời sống con người. Do vậy, hình ảnh con gà đi sâu vào tâm thức dân gian qua các câu chuyện tâm linh, có mặt trong các lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Đặc biệt, các sản phẩm chế biến từ gà là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

gà theo quan niệm dân gianTrong 12 con giáp, gà đứng hàng

thứ 10. Theo quan niệm của các nước phương Đông như Việt Nam, gà là biểu tượng cho sự bắt đầu, sự phát triển vươn lên mỗi ngày. Vào buổi sáng sớm, tiếng gà râm ran gáy ò..ó..ó..ó..o…o…o! khắp đầu làng cuối xóm, báo hiệu ngày mới cũng là lúc mặt trời ló dạng ở phía Đông, đem đến những tia nắng ban mai đẹp đẽ xua tan bóng đêm và chói rọi lấp lánh khắp nhân gian.

Ngày Tết, người ta thường hay treo bức tranh con gà trống trong nhà. Theo truyền thuyết, con gà trống ứng vào tháng Giêng, ngày mồng 1 Tết cũng mang cầm tinh con gà, nên con gà là biểu tượng của ngày Tết Nguyên đán khởi đầu cho một năm mới. Bức tranh “Bé trai ôm con gà trống” có tên gọi Vinh Hoa - tượng trưng cho sự no ấm, nên cũng được nhiều người đem treo tường nhà mỗi khi Tết đến - Xuân về.

Quan niệm dân gian cho rằng, con gà trống hội đủ yếu tố của một bậc quân tử trượng nghĩa khí, văn - võ song toàn với 5 đức tính tiêu biểu: Về hình thể, gà trống có cái mào đỏ chót giống như mũ cánh chuồn của quan văn ngày trước - đây là “Văn”; sắc lông nhiều màu sặc sỡ, đuôi cong vút cùng với chiếc cựa nhọn hoắt dùng để chiến đấu với kẻ gây chiến - đó là “Võ”. Gà trống luôn là chủ soái trong một đàn, sẵn sàng chiến đấu với kẻ tranh giành lãnh thổ để bảo vệ các “bà vợ” gà mái và lũ gà con - biểu hiện cho “Dũng”. Gà trống khi tìm kiếm được thức ăn, thường gọi cả đàn đến để chia sẻ - gọi là “Nhân”. Từ giữa đêm về sáng, gà trống luôn gáy đúng canh, đúng giờ - rõ ràng là “Tín”. Mặt khác,

cũng phải nhắc đến một khả năng vượt trội của gà

trống là tính

“dục” rất cao, trong đàn có bao nhiêu gà mái thì “chàng ta” cũng đáp ứng đầy đủ cho việc truyền giống, tăng đàn!

Gà mái được nói đến như một biểu tượng về tình mẫu tử thiêng liêng. Từ lúc đẻ trứng, gà mái đã biết chăm chút, nâng niu từng quả trứng trong ổ; thời kỳ ấp trứng thì gà mái thường nằm lì, ít khi ra ngoài kiếm ăn để bảo đảm nhiệt độ ươm mầm sống tương lai; đến khi lứa gà con thoát ra khỏi vỏ trứng, gà mẹ dắt con đi ăn, tìm được miếng mồi thì gọi các con đến ríu rít chia phần, nhác thấy sự đe dọa thì ngay lập tức xòe cánh sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đàn con; đôi cánh gà mẹ như chiếc nôi ấm nồng ru giấc ngủ cho con.

gà trong văn học - nghệ thuậtDo quá gần gũi, quen thuộc trong

đời sống hàng ngày, nên hình ảnh con gà đi vào ca dao, tục ngữ, thành ngữ người Việt vô số kể, trong đó: Có tính hướng dẫn cách đối nhân xử thế như “Anh em như thể tay chân, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Chớ nên cõng rắn cắn gà nhà”, “Đừng quen thói mèo mả, gà đồng”... Phê phán thói hư, tật xấu thì có “Bươi móc như gà” để chỉ người hay “tám chuyện” xoi mói đời tư người khác. “Gà què ăn quẩn cối xay” nói về sự nhu nhược, hèn kém, không biết đến sáng tạo, nhìn xa trông rộng và khát vọng vươn lên. Người nào có máu GATO (ghen ăn, tức ở), cạnh tranh không lành mạnh, hay gièm pha người khác đó là “Gà tức nhau

tiếng gáy”. Đối với những a n h chàng

có tính trăng hoa, lãng mạn thì có câu dành tặng “Trai thấy gái lạ

như quạ thấy gà con”. Chữ

xấu thì nói “Viết như gà bới”, ngủ

không thẳng giấc là “Ngủ gà, ngủ gật”...Văn học dân gian Việt

Nam có câu chuyện trào phúng, châm biếm kẻ dốt nhưng lý sự cùn để lấp liếm, che đậy cái dốt của mình, đó là truyện “Tam đại con gà”,

kể rằng: Xưa, có anh chàng học hành dốt nát, nhưng đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng thật mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách “Tam thiên tự”, đến chữ “kê” là gà, thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm. Thấy trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” hay không. Thổ công cho ba đài được cả ba, nên thầy đắc chí bảo trẻ đọc to: “Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...”. Cha bọn trẻ đang ở ngoài vườn, nghe tiếng đọc lạ tai, chạy vào giở sách ra xem, hỏi thầy: Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa, nhưng lém lỉnh nói gỡ: “Tôi vẫn biết chữ “kê” ấy nghĩa là gà, nhưng dạy cháu thế là dạy cho nó biết tận đến tam đại con gà kia. Thế này nhé, dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà đó mà! Chẳng phải là tam đại con gà hay sao?”. Chủ nhà “đứng hình” với lập luận của thầy!

Bài hát “Tóc em đuôi gà” của nhạc sĩ Thế Hiển sáng tác cách đây hơn chục năm, nhưng đến nay vẫn được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi những ca từ dễ thương, giai điệu vui tươi, tình cảm: “Này cô bé có mái tóc đuôi gà, đạp xe trên phố - phố đông người qua... Tóc đuôi gà trong gió bay nhẹ ngây ngất lòng anh. Nắng xuân hồng môi thắm em cười chúm chím thật xinh. Ước chi làm cơn gió hay là tia nắng dạo quanh phố vui… À há!!!”.

Tỉnh Quảng Ninh đã lấy hình ảnh Hòn Gà chọi ở Vịnh Hạ Long để làm biểu tượng cho địa phương. Ở thành phố Đà Lạt, thành phố Đà Nẵng, trên nóc các ngôi Nhà thờ Lớn Thiên chúa giáo có con gà bằng đồng, nên dù có tên Pháp đẹp đẽ như Nhà thờ Thánh Nicôla Bari, Nhà thờ Tourane, nhưng người dân ở đây thường gọi là Nhà thờ con gà.

Hình ảnh con gà còn được trân trọng ở nhiều quốc gia khác. Tại Pháp, gà trống giống gaulois (gô loa) được sử dụng như một biểu tượng tôn giáo thời trung cổ, thể hiện niềm hy vọng và đức tin, hình ảnh những con gà trống thường xuất hiện bằng tác phẩm nghệ thuật trên các tháp chuông nhà thờ, trường học; đã có thời kỳ đội tuyển bóng đá Pháp tham dự các giải đấu quốc tế với trang phục

màu trắng, in hình gà trống nên được mệnh danh là “Những chú gà trống gô loa” lừng lẫy trong môn thể thao “Vua” của thế giới.

Ẩm thực với các món gàThịt và trứng gà thơm ngon, bổ

dưỡng, nên được chế biến thành nhiều món khoái khẩu, như: gà luộc hồng đào, lòng gà xào mướp, gà xé phay (gỏi), gà tiềm, cà ri gà, cánh gà chiên nước mắm, đùi gà chiên bơ, gà sốt rượu vang, gà nướng phô mai, gà đút lò, bún gà, phở gà, trứng luộc, trứng ốp la hay ốp lết... Món gà rán thương hiệu McDonald’s thế giới cũng đã có mặt tại thị trường ẩm thực Việt Nam gần 3 năm qua, nhiều trẻ em ghiền ăn đến béo phì!

Trên địa bàn tỉnh BR-VT, nguồn cung ứng gà thịt lớn nhất cho các chợ là từ các trang trại chăn nuôi gà ở Châu Đức, Tân Thành và Xuyên Mộc, phổ biến là các giống gà ta thả vườn, gà Tam Hoàng. Ai có nhu cầu mua gà tại các chợ, theo kinh nghiệm của các bà nội trợ giỏi, muốn có một con gà thịt thơm ngon chế biến các món ăn thì chọn gà mái lông vàng, hoặc gà giò lông vàng nâu, hay nâu đỏ, mồng hồng tươi, màu chân vàng, nặng từ 1,2 - 1,5kg; còn muốn có gà đẹp để cúng đưa rước ông bà trong mấy ngày Tết, cần chọn gà trống mào đỏ tươi, lông mượt, da căng vàng, ức đầy, nặng từ 1,5kg - 1,8kg là vừa.

Tại TP.Vũng Tàu, khá nhiều quán ăn chuyên về gà, đồng thời còn bán cả gà làm sẵn chéo cánh để cúng, như quán bún gà Phương Thảo (số 187 Nguyễn Văn Trỗi, phường 4) hay quán đặc sản Gà 48 (số 28 Chu Mạnh Trinh, phường 8). Tùy thuộc vào trọng lượng, giống gà ta, hay gà Tam Hoàng, một con gà đã chế biến có giá từ 250 - 350 ngàn đồng/con, kèm theo 1 dĩa miến xào, hoặc tô miến nước, cùng với rau răm và các gia vị. Quán sẽ giao hàng tận nơi cho khách mua từ vài con trở lên mà không tính phí.

Lời kếtNăm nay là Đinh Dậu 2017 cầm tinh

con gà. Mong rằng “gà trống Việt Nam” cất cao tiếng gáy thúc đẩy chương trình Quốc gia khởi nghiệp, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội nhập mạnh mẽ hơn với thế giới; đối với những kẻ tham ô, tham nhũng, cậy chức, cậy quyền nhũng nhiễu người dân sẽ bị gà đá văng; bệnh “cúm gà” không xảy ra để cho hộ chăn nuôi, các trang trại gà cung ứng nhiều hơn sản phẩm trứng và thịt với chất lượng cao cho thị trường.

Năm Dậutản mạn chuyện ga

� Bài, ảnh: gIA BẢo

Gà “tiến vua” giá tiền triệuNhững ngày cuối năm, ông Lê Văn

Áng tất bật chuẩn bị đơn hàng cho khách mua gà Đông Tảo. Chúng tôi đến đúng lúc ông vừa mua thóc dự trữ cho đàn gà. Trang trại chăn nuôi của ông rộng hơn 8.000m2 gồm khu chuồng để gà nghỉ ngơi, khu sân chơi, khu vườn để gà chạy nhảy, phơi nắng. Mỗi năm, trang trại của ông Áng cung cấp ra thị trường hàng nghìn con gà Đông Tảo.

Ông Áng kể: “Quê mẹ tôi ở Hưng Yên vốn là “thủ phủ” gà Đông Tảo. Vào BR-VT sinh sống, kinh tế khó khăn nên từ năm 2010, tôi đánh liều mang giống gà Đông Tảo vào. Khi đầu tư nuôi gà, tôi rất lo lắng vì giống gà này có giá rất cao, lên tới cả triệu đồng 1 con nên kén người mua”.

Ban đầu, với số vốn ít ỏi, ông Áng chỉ đầu tư chuồng trại nhỏ và nuôi 50 con, dần dần, ông Áng phát triển đàn gà Đông Tảo với quy mô lên tới hơn 2.000 con. Thông thường, đầu năm gia đình ông Áng nhập con giống về nuôi để kịp cho nhu cầu Tết. Thời gian nuôi từ 11 đến 12 tháng, gà đạt trọng lượng từ 4 đến 6kg là bắt đầu xuất bán. Trước đây, ông Áng phải ra tận tỉnh Hưng Yên để mua gà giống nhưng 2 năm trở lại đây, gia đình ông đã đầu tư máy ấp con giống rồi dần trở thành địa chỉ chuyên cung cấp gà Đông Tảo.

“Gà Đông Tảo vốn ưa nắng và không chịu nuôi nhốt. Với loại gà dùng làm thịt, thớ thịt ngon, giòn một phần nhờ đặc tính gà ưa chạy nhảy. Giá thịt gà thương phẩm hiện khoảng 300.000 - 400.000 đồng/kg. Cũng có

những con gà Đông Tảo được nuôi làm cảnh. Nhưng loại này rất hiếm, thường thì trong cả nghìn con mới có được mấy chục con có thể nuôi làm cảnh”, ông Áng cho biết. Khi nhắc đến những chú gà nuôi cảnh, mắt ông Áng ánh lên một niềm đam mê. Ông chia sẻ tiếp: “Gà Đông Tảo cao to, uy nghiêm, màu lông óng mượt. Gà cảnh đẹp được đánh giá thông qua kích cỡ chân lớn, bộ lông óng mượt, thân gà đỏ, dáng đi thẳng. Một cặp gà Đông Tảo đẹp, trọng lượng 2 - 3kg được bán với giá từ 5 - 10 triệu đồng/cặp. Riêng những con gà có trọng lượng từ 5kg trở lên có giá ít nhất 10 triệu đồng/cặp. Những con gà có đôi chân “khủng”, dáng đi vững, lông đuôi đầy đủ, hình dáng độc đáo, giá có thể lên tới mấy chục triệu đồng”.

công phu nuôi gà đông tảoÔng Áng tiết lộ, để có được con

gà Đông Tảo trống đẹp ngoài bí quyết chọn giống cần có sự may mắn. Khâu chọn gà bố, mẹ Đông Tảo thuần chủng, đáp ứng các tiêu chí khỏe mạnh, chân to, màu mận chín hay màu đen... cho giao phối với nhau thì mới có thể tạo ra

được con giống thuần chủng tốt nhất. Sau khi đã nhân giống, khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Để chọn được một con giống có phẩm chất cũng cần người chủ phải có con mắt nhìn, phán đoán chuẩn xác. “Gà Đông Tảo từ 1 tháng tuổi trở lên bắt đầu có thể nhận biết được bằng mắt thường. Cụ thể, như đôi chân loài gà quý này thường có màu hồng hoặc hơi đỏ (gà lai và gà ta có chân nhỏ màu vàng), nhất là đôi chân phải to hơn tương đối so với gà thường. Khi gà nuôi đến giai đoạn 3 đến 4 tháng tuổi, tôi sẽ để ý sàng lọc và chọn những con gà có hình dáng thanh thoát, đầu to (hình củ tre), vai rộng, hai gối chân thẳng, đặc biệt là chân gà phải đỏ, bụ bẫm, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn, mình nở, lườn trắm,

đầu to (dáng gộc tre), ngực nở, 2 ráy tai dài, rộng

cân đối chảy xệ xuống dưới mỏ

màu đỏ tươi...”, ông Áng hào hứng.

Ô n g Áng tiếp lời: “Đến khi gà được tuổi từ trên

1 năm là lúc cần tỉa lông

để đảm bảo tính thẩm mỹ, nhất là

việc rửa chân cho gà luôn sạch, thường xuyên

cho gà được tập luyện bằng cách cho ra vườn rộng chạy nhảy... để tạo cho gà có thân hình vạm vỡ, săn chắc...”.

Ngoài ra, thức ăn nuôi gà Đông Tảo cũng cầu kỳ không kém, hàng ngày ông Áng lặn lội đến các ruộng lúa đang gặt, mua lúa tại ruộng, chọn những ruộng lúa đảm bảo không phun xịt nhiều thuốc trừ sâu, sau đó phơi nắng một ngày rồi đem ngâm nảy mầm. Thức ăn này làm cho thịt gà sạch, chất lượng thịt ngon. Để gà có chất lượng tốt, gia đình ông còn ninh xương heo, xay nhuyễn làm thức ăn hoặc xay vỏ ốc, vỏ sò cho gà ăn thêm để tăng chất canxi, thân hình chắc khỏe. “Cũng do đặc điểm gà Đông Tảo vụng kiếm ăn, ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên ngoài chi phí nuôi khá tốn kém thì người nuôi phải bỏ công chăm sóc kỹ mới có hiệu quả”, ông Áng tiết lộ.

Tỷ phú nuôigà “tiến vua”

� Bài, ảnh: hUYỀn TrAng

Gà Đông Tảo (còn

gọi là Đông Cảo), giống gà thuần Việt được nuôi nhiều ở xã

Đông Tảo. Gà Đông Tảo nằm trong danh sách giống gia cầm quý hiếm của

Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Từ xa xưa, đây được coi là giống gà quý, hàng năm được dùng làm đồ cúng tiến cho

vua chúa. Giống gà này hiện được nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại BR-VT

nuôi thành công. Tại TP. Bà Rịa và các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân

Thành đã co gần 100 hộ nuôi gà Đông Tảo.

Cặp gà Đông Tảo giá tiền triệu tại trang trại gà Đông Tảo của |ông Lê Văn Áng.

Gà Đông Tảo trống đẹp dự kiến đắt hàng trong dịp Tết tại trang trại gà Đông Tảo của ông Lê Văn Áng.

Mỗi độ Tết đến, trang trại nuôi gà của nông dân Lê Văn Áng (tổ 3, ấp Suối Tre, xã Châu Pha, huyện Tân Thành) lại nhộn nhịp khách đến mua gà Đông Tảo (còn gọi là Đông Cảo, gà “tiến vua”). Thành công khi lựa chọn giống gà Đông Tảo đắt đỏ ở xứ Bắc để nuôi ở miền Nam và trở thành tỷ phú nuôi gà khiến ông nức tiếng BR-VT. Tết Đinh Dậu năm nay hứa hẹn một mùa bội thu đối với gia đình ông...

44│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │45

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 23: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Từ Hoàng Xuân Vinh đến Lê Văn Công, và bây giờ là đội tuyển futsal Việt Nam tại World Cup, 2016 thực sự là một năm kỳ tích của thể thao Việt Nam ở đấu trường thế giới.

2016 chắc chắn sẽ là một cột mốc đáng nhớ đối với thể thao Việt Nam bởi những

thành tích cực kỳ ấn tượng và mang tầm cỡ thế giới. Đối với một đoàn thể thao vốn chỉ được coi là có khả năng giành huy chương ở đấu trường khu vực và châu lục, việc lập được kỳ tích ở đấu trường thế giới sẽ có ý nghĩa cực kỳ tích cực trong việc thúc đẩy thành tích cũng như tinh thần đối với những thế hệ sau này.

Hoàng Xuân Vinh là người nổ tiếng súng đầu tiên cho chuỗi thành công ấy. Tại Olympic Rio 2016, xạ thủ gốc Quảng Trị này đã khiến cả thế giới chấn động khi giành tấm HCV ở nội dung 10m súng ngắn hơi và sau đó giành thêm tấm HCB ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm. Lần đầu tiên, thể thao Việt Nam giành được HCV Olympic, và cũng là lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam giành được hơn 1 tấm huy chương tại một kỳ Thế vận hội. Lịch sử sẽ không thể nào quên thời khắc tuyệt vời nhất, thời khắc Hoàng Xuân Vinh bắn phát đạn “ấn định” chiến thắng ngọt ngào với số điểm 202,5 điểm ở nội dung 10m súng hơi. Tất cả những người chứng kiến bàng hoàng, thậm chí chưa tin vào những gì mình vừa nhìn thấy. Còn Vinh “buông súng”, giơ hai tay lên trời. Khuôn mặt của anh thật khó diễn tả thành lời.

Tiếp nối thành công ấy, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam cũng thi đấu rất thành công tại Paralympic 2016 khi giành được 4 tấm huy chương, trong đó đáng chú ý nhất là tấm HCV cử tạ của lực sĩ Lê Văn Công ở hạng cân 49kg. Lê Văn Công chia sẻ, anh đã rất xúc động khi lá cờ Việt Nam được kéo lên ở đấu trường Paralympic. Đó là thời khắc mà anh đã mơ từ rất lâu nhưng giờ mới thực hiện được. Trong giây phút tự hào và rất đẹp ấy, Văn Công không quên dành lời cảm ơn tới những người thầy, tới ngành thể thao và người hâm mộ nước nhà. Anh đặc biệt nhớ tới vợ và con - những người đã luôn ở bên cạnh khi khó khăn nhất. Ở kỳ thứ 5 tham dự Paralympic, đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam mới giải được cơn khát huy chương. Tấm HCV đồng thời phá kỷ lục Paralympic, phá kỷ lục thế giới của Lê Văn Công chính là thành quả xứng đáng sau những ngày tháng tập luyện gian khổ, vượt lên số phận.

Ngoài ra, còn phải kể đến tấm HCB của Võ Thanh Tùng ở nội dung bơi 50m tự do nam hạng thương tật S5, Đặng Thị Linh Phượng với HCĐ ở nội dung cử tạ hạng cân 50kg, Cao Ngọc Hùng với HCĐ ở môn ném lao hạng thương tật F56/57.

Trước đó, hồi tháng 2, đội tuyển futsal Việt Nam

đã tạo nên một cơn địa chấn khi loại Nhật Bản ở tứ kết VCK futsal châu Á, qua đó lần đầu tiên một đội tuyển của chúng ta giành quyền tham dự VCK World Cup. Và phần còn lại, như chúng ta đã biết, Việt Nam đã lọt vào vòng 1/8 của VCK Futsal World Cup, nhờ trở thành 4/6 đội bóng thứ ba xuất sắc nhất sau khi kết thúc vòng bảng.

Việc giành được những thành công ở đấu trường quốc tế sẽ giúp các VĐV của chúng ta tự tin hơn rất nhiều trong tương lai, còn những người làm thể thao nước nhà sẽ hiểu rõ hơn đâu là trọng điểm và cần quan tâm, đầu tư như thế nào cho hợp lý.

Ngoài ra, Đại hội Thể thao bãi biển châu Á, AFF Cup cùng nhiều hoạt động khác của thể thao VN trên đấu trường quốc tế cũng là những điểm nhấn đáng chú ý. Đại hội thể thao bãi biển châu Á (ABG) lần 5 từ 24-9 đến 3-10 tại Đà Nẵng là ngày hội lớn với hơn 2.500 VĐV từ 40 nước và vùng lãnh thổ tham gia tranh tài 14 môn (22 phân môn). Tại Đại hội này, đoàn thể thao Việt Nam giành được 52 tấm HCV còn hơn cả 4 kỳ trước đó giành được và xếp trên rất nhiều cường quốc thể thao châu lục như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Về thành tích nhất toàn đoàn của đoàn Việt Nam với 52 HCV, trưởng Tiểu ban chuyên môn kỹ thuật ABG5 ông Trần Đức Phấn đánh giá: “Đó có thể xem là thành công vượt mong đợi của Đoàn thể thao bãi biển Việt Nam. Để có được thành tích đó thể thao Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.”

Sự kiện bóng đá thu hút nhất chính là AFF Cup 2016. Tại giải này, tuy không thể đi đến vòng đấu cuối cùng nhưng đội tuyển Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn đối với giới chuyên môn, truyền thông và người hâm mộ. Đó là sự thay đổi tích cực trong lối chơi khi trong mỗi trận đấu thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng có chiến thuật cụ thể, rõ ràng, sắc nét. Bên cạnh chiến thuật, dấu ấn cá nhân của từng cầu thủ cũng tạo được ấn tượng mạnh, đó là một thủ quân Công Vinh đầy kinh nghiệm và bản lĩnh cùng những pha làm bàn đẳng cấp; đó là Xuân Trường với những pha thiết kế đầy hiệu quả cho đồng đội thông qua những cú chuyền chính xác như đặt; hay một Văn Toàn trưởng thành hơn trong lối chơi, một Văn Toàn mảnh khảnh hễ chạm vào là ngã xuống sân được thay bằng sự mạnh mẽ. Trong nhiều pha bóng, tiền đạo này rất gan lì và không ngán tranh chấp tay đôi.

Tất cả những mảnh ghép ấy đã đem lại kỳ tích cho thể thao Việt Nam trong năm qua. Đó cũng là tiền đề, là động lực để những người làm thể thao, những vận động viên - những con người chọn thể thao là nghiệp - tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn và cả những giọt mồ hôi chát mặn rơi xuống hàng ngày với những bài tập khắc nghiệt tiếp tục cống hiến để đem lại vinh quang cho Tổ quốc.

năm kỳ tíchcủa thể thaoViệt nam

Futsal Việt Nam lập kỳ tích khi lọt vào vòng 1/8 VCK Futsal World Cup 2016.

Hoàng Xuân Vinh và tấm HCV bắn

súng lịch sử.

� ĐÔng hIẾU

Ân tượng về những thay đổi tích cực

Gần 9 tháng trở lại để nghĩ dưỡng từ ngày 18 đến 19-12 tại TP. Vũng Tàu, ông Gérard Besse. (Nhà số 9, đại lộ Victor Hugo, Thủ đô Paris, Pháp) - một cảnh sát Pháp về hưu ngạc nhiên thích thú khi thấy khu vực bờ biển Bãi Sau không còn cảnh người bán hàng rong lộn xộn và du khách ngồi nhậu, xả rác trên bãi biển nữa. Khi ngồi thưởng thức hải sản tươi ngon tại Nhà hàng Gành Hào 2, nhìn về Bãi Trước, ông Gérard Besse nhận xét: “Hình như Bãi Trước rộng hơn thì phải”. Đáp lời ông, tôi nói: “Đó chắc là cảm giác thay đổi về không gian khi chỉ còn một số ghe nhỏ (dưới 20CV) neo đậu nơi đây, các ghe lớn đã chuyển về neo đậu tại khu vực kênh Bến Đình để giữ gìn môi trường biển Bãi Trước theo chủ trương Thành ủy, UBND TP. Vũng Tàu”. “C’est magnifique! (Quá tuyệt vời)”, ông thốt lên trước những đổi thay tích cực về môi trường biển của TP. Vũng Tàu. Mỗi lần có dịp đến Việt Nam, thành phố biển Vũng Tàu luôn là lựa chọn số một về nghỉ dưỡng của ông.

Trong năm 2016, tỉnh BR-VT được đón tiếp những đoàn khách đặc biệt, đó là chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân. Và TP. Vũng Tàu luôn được chọn

là nơi nghỉ ngơi của các vị khách đặc biệt này. Đến TP. Vũng Tàu từ ngày 4 đến 6-9, Chủ tịch Quốc hội ấn tượng từ con đường dẫn vào trung tâm TP. Vũng Tàu (đường 3-2) rực rỡ sắc màu của hoa đến khu vực bãi biển xanh, sạch, đẹp. “Vũng Tàu xinh đẹp” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chuyển đến các đại biểu khắp mọi miền đất nước tại Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc Báo Đại biểu Nhân dân năm 2016 do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức tại TP Vũng Tàu.

Vũng Tàu đã đẹp hơn, sạch hơn trong mắt du khách, nhất là tại các bãi tắm. Hình ảnh thành phố biển xinh đẹp được minh chứng qua những lời tường thuật trực tiếp của du khách với bạn bè, người thân và qua những hình ảnh, video clip về bãi tắm đông người không có rác trên báo chí. Đồng chí Mai Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Vũng Tàu cho biết, từ sau Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay, Đảng bộ TP. Vũng Tàu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc lập lại trật tự, vệ sinh tại các điểm du lịch, các bãi tắm trên địa bàn thành phố và xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh. Việc làm này đã mang lại những kết quả rõ nét, những chuyển biến tích cực, được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao. Lượng

du khách quay trở lại với Vũng Tàu ngày càng nhiều. Trong năm 2016, có khoảng 5,8 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch tại TP. Vũng Tàu trong đó có khoảng 398.000 lượt khách quốc tế (chiếm 6,8% lượng khách du lịch). Doanh thu dịch vụ du lịch khoảng 1.700 tỷ đồng.

Thúc đẩy kinh tế dịch vụ du lịch phát triển

Đồng chí Mai Ngọc Thuận cho biết, trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2016, năm 2017, Đảng bộ thành phố đề ra 2 nhiệm vụ then chốt: Nhiệm vụ thứ nhất là thúc đẩy kinh tế dịch vụ du lịch phát triển, trong đó tập trung tạo lập môi trường du lịch thân thiện, chất lượng, uy tín, an toàn và kết hợp với việc tuyên truyền nếp sống văn minh đô thị nhằm xây dựng TP. Vũng Tàu là đô thị du lịch xanh, sạch, đẹp; thứ hai là đẩy mạnh công tác quản lý đô thị, tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất công trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện 2 nhiệm vụ then chốt đã đề ra và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017, Đảng bộ thành phố chỉ đạo UBND TP. Vũng Tàu thực hiện

các giải pháp: nghiên cứu, đang dạng hóa các sản phẩm du lịch phục vụ du khách như du lịch biển, nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo, khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái phía tây của thành phố, du lịch tâm linh, tôn tạo và khai thác có hiệu quả di tích Thích ca Phật đài, trận địa pháo cổ ở phường 5; nâng cao hiệu quả khai thác đối với khu trung tâm thành phố như khu mua sắm, ẩm thực tập trung, phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí; xây dựng hệ thống các điểm cung cấp và bán thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân và du khách. Đồng thời nâng cấp trang Web thông tin điện tử Thành phố Vũng Tàu và chú trọng công tác quảng bá du lịch Vũng Tàu; kêu gọi đầu tư, phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí biển chất lượng cao, cũng như khuyến khích các công ty dịch vụ du lịch đưa Vũng Tàu trở thành điểm đến trong các tuyến (tour) phục vụ du khách; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh trong nhiệm vụ phát triển du lịch tại Vũng Tàu.

Cùng với những giải pháp trên, trong năm 2017, UBND TP. Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và duy trì thực hiện bảo đảm công tác quản lý trật tự, vệ sinh môi trường, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh tại các điểm du lịch, đặc biệt là khu vực Bãi Sau; kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về quản lý giá, hành vi gian lận thương mại gây tổn hại đến môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

xanh

� Bài, ảnh: PhÚc LưU

Thành phố

bên bờ cát

“Sống ở đây thích thật. Không khí trong lành, mát mẻ. nước biển xanh cùng những bờ cát phẳng phiu, trải dài tít tắp. Đường, phố rộng rãi, thoáng, sạch dưới những hàng cây xanh, công viên xanh từ thảm cỏ đến những hàng dừa cao tạo cảm giác dễ chịu...” Đó là những cảm nhận của hầu hết du khách khi đến với thành phố biển Vũng Tàu. những cảm nhận đó như những lời khen, động viên về những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP. Vũng Tàu trong năm 2016. Không bằng lòng với kết quả đạt được, năm 2017, cả hệ thống chính trị cùng nhân dân quyết tâm và hành động quyết liệt để thúc đẩy kinh tế dịch vụ du lịch phát triển bền vững cả về chất và lượng.

trắngĐồng chí Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu kiểm tra tình hình an ninh - trật tự tại Bãi Sau.

ÔNG TRẦN BÁ VIỆT, TRƯỞNG PHÒNG VĂN HÓA-THÔNG TIN TP. VŨNG TÀU:

Phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệmPhía Tây TP. Vũng Tàu là hệ thống sông Dinh, sông Chà và cùng

với Bãi Ngựa, Gò Găng, Long Sơn và rừng ngập mặn thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch sông nước, du lịch trải nghiệm...

Thành phố cần quan tâm, thu hút và tạo điều kiện để DN thực hiện các mô hình du lịch trên; bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan sử dụng dịch vụ. Đây cũng là giải pháp khả thi để chuyển đổi tàu cá có công suất dưới 20CV đang neo đậu từ Cửa Lấp đến Sao Mai thành tàu du lịch chở du khách tham quan.

46│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │47

Xuân Đinh Dậu - 2017Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 24: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Một số ít tài liệu, sách báo trước đây khi viết về Vũng Tàu có đề cập đến sự kiện một thuyền trưởng người Mỹ tên là John White đã cho tàu neo đậu và ghé thăm vùng đất này. Ông ta có chuyến hành trình đến biển Đông vào đầu thế kỷ 19 và sau đó đã viết lại trong một quyển hồi ký. Quyển hồi ký có nhan đề “Một cuộc hành trình đến Biển Đông” (A history of a voyage to the China Sea) được xuất bản ở Boston năm 1823.

Sách “Đất thắng cảnh Vũng Tàu” xuất bản năm 1987 của hai tác giả Lữ Huy Nguyên và Giang Tấn tóm lược sự kiện thuyền

trưởng John White đến Vũng Tàu như sau:

“… Khởi hành từ Massachusetts ngày 2-1-1819 qua nhiều thương cảng các nước, rồi mới đến đảo Côn Lôn. Từ đó ông cho thuyền vào đất liền để đến ngày 28-5-1819 đến Phước Thắng - Vũng Tàu (lúc bấy giờ mang địa danh là Thuyền Úc - Ngọc Tỉnh). Qua ngày 29 tháng ấy, tàu của ông lần vào bờ để tiếp xúc với dân cư. Vị quan trấn thủ Nam triều mang danh tước là Thuyền Úc thủ, dùng tiếng Bồ Đào Nha cho lệnh bảo thuyền trưởng nộp danh sách và bảng kê hàng hóa cùng vũ khí chở trên tàu. Sau đó một chiến thuyền, loại chiến thuyền lớn, ngoài có bọc đồng, trang bị cờ xí hoàng triều, tiến ra tàu và bảo phải đợi lệnh của vị Tổng trấn miền Nam lúc bấy giờ là Chưởng hữu quân Nguyễn Văn Nhân mới được ngược sông vào thành Gia Định”.

Nhận xét về phong thái của quan lại nước ta, John White viết: “Vận triều phục, với mũ, hia, cử chỉ rất nghiêm chỉnh, móng tay để dài”. Ông có tặng quà

biếu cho vị cai đội chỉ huy chiến thuyền, gồm một chiếc áo lót, một khăn tay và một đôi giày kiểu mới ở phương Tây.

John White đã được sự chấp thuận của quan Thuyền Úc thủ, sang thăm thôn duyên hải Cần Giờ. Quan Thuyền Úc thủ đã mời ông dùng cơm. Sau đó vị quan Thuyền Úc thủ của ta được ông John White mời xuống tàu, trình cho xem những hàng hóa lạ như: ống nhòm, súng đạn, vải điều, rượu nho, giày dép…

Trong khi đưa vị thượng khách lên sàn tàu, John White được dịp quan sát lối chèo thuyền của ta, rất khâm phục cách điều khiển mà ông cho là khéo léo và duyên dáng. Mái chèo dài và dẻo, cân đối hơn mái chèo của người Tây dương. Trạo phu chèo đồng lượt, nhịp nhàng theo giọng hát, điệu hò có tiết tấu. Sau cuộc tiếp xúc này, John White rời Thuyền Úc để thăm dò thị trường, hải cảng các nước khác. Đến ngày 25-9-1819 ông mới trở về Thuyền Úc… Trong khi chờ đợi triều đình cho phép, John White xin phép vào rừng Sát (Đầm Nát) săn bắn. Người Mỹ đầu tiên đến Vũng Tàu này thấy đó là một vùng rộng lớn, đầy bùn đen, cây mọc lưa thưa như những nhánh san hô khổng lồ.

Ngày nay, nhờ mạng thư viện toàn cầu chúng ta có thể tra cứu nguyên văn quyển hồi ký của John White qua phương tiện eBook. Sách dày 372 trang gồm 21 chương được xuất bản năm 1823 tại Mỹ. Trong quyển hồi ký, John White ghi chép lại sau chuyến du hành ở Á đông từ tháng 1-1819 đến tháng 1-1820, trong có nhiều chi tiết lý thú về Việt Nam. Cuốn sách xuất bản vào thời đó được xem là một trong những động lực khiến các thương gia Mỹ đang kinh doanh ở Trung Hoa vận động chính phủ Mỹ tìm cách bang giao với Việt Nam. Trong sách, có 3 chương đề cập đến địa danh Vũng Tàu (các chương: III, XI và XXI) cũng chính là 3 thời điểm tàu Franklin cập biển Vũng Tàu trong chuyến hải trình vào các ngày: 7-6-1819, 26-9-1819 và 2-2-1820.

Lần đầu tiên, ông viết: “11 giờ ngày 7, chúng tôi đã thấy được mũi Cape St. James (từ tiếng Anh của Cap Saint Jacques) ở phía Bắc Đông Bắc, nơi bắt nguồn của một dãy núi chạy dọc theo bờ biển về hướng bắc… Đây cũng là vùng đất cao đầu tiên mà người ta thấy được khi được đi từ phương nam lên và nó tạo thành một điểm mốc tuyệt vời cho lối vào con sông Đồng Nai nằm ở hướng bắc. Chúng tôi đi theo hướng mũi đất ấy, vào được trong một cái vịnh nhỏ hình bán nguyệt có phong cảnh rất đẹp ở dưới chân núi. Xa xa bên trong cái vịnh ấy có làng Vũng Tàu, làng này đã cho vùng biển này tên gọi là Vũng Tàu…” (Vung-tau – theo cách viết của J.White – và có lẽ đây là quyển sách đầu tiên ở Âu-Mỹ đề cập địa danh Vũng Tàu?). John White cũng đã kể tỉ mỉ ông ta thả neo ở vùng nước sâu năm sải và chỉ cách

làng Vũng Tàu một hải lý và khen đây là nơi tàu neo đậu tuyệt vời. Trong thời gian neo đợi chờ thủ tục vào Sài Gòn, John White đã được tận mắt chứng kiến và khen ngợi kỹ thuật đóng tàu và khả năng đi biển của người Việt.

Lần thứ hai, ngày 26-9 cùng năm, tàu Franklin đến Vũng Tàu để qua Cần Giờ. John White miêu tả trong hồi ký: “… Lúc 7 giờ sáng ngày 25, mũi Cape St. James đã dần hiện ra. Đến chiều, tàu đã neo đậu ở vịnh Vũng Tàu. Vào buổi sáng hôm sau chúng tôi một lần nữa nhổ neo và tiến về phía làng Cần Giờ. Ở ngoài vịnh, đã bắt gặp đàn cá heo hồng đang đùa giỡn với chúng tôi. Một số khác với nhiều màu sắc hoặc lốm đốm với hồng, trắng và nâu. So sánh về hình dáng hoặc kích thước, trông chúng không khác biệt với các loài cá heo sông phổ biến, tuy nhiên chúng tôi cũng chưa bao giờ thấy những màu sắc như thế này trước đây...”.

Lần cuối cùng khi rời Việt Nam để trở về Mỹ, khi ngang qua vịnh Vũng Tàu ngày 2-2-1820, John White ghi lại: “... Một rặng san hô nhỏ, sâu khoảng bốn sải nước nằm phía nam cách độ dốc mũi Cap St. James với khoảng cách chưa đầy hai dặm, nhưng được coi là không gây nguy hiểm cho những tàu buôn thông thường…”.

Một vài ghi chép của một thuyền trưởng người Mỹ về Vũng Tàu cách đây gần 200 năm ít nhiều gợi lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Nay đọc lại để phần nào liên tưởng vẻ hoang sơ, quyến rũ nhưng không kém phần sinh động của miền đất một thời cha ông mở cõi để thấy sự đổi thay, phát triển không ngừng của Vũng Tàu mãi đến hôm nay.

Vũng Tàu trong hồi ký của thuyền trưởng John White

Bãi Trước Vũng Tàu đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệu

�MInh Long

� Song An

THànH phố Bà Rịa chăm lo đời sống người có công“Đền ơn, đáp nghĩa” là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Mỗi năm thành phố luôn dành hàng chục tỷ đồng để chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người có công, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và cũng để góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh.

Đồng chí Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa tặng quà cho gia đình chính sách. Ảnh: H.L

Âm lòng người có côngChúng tôi đến thăm gia đình ông

Đỗ Văn Sơn (con trai của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Ngọ, ở ấp Bắc 2, xã Hòa Long, TP. Bà Rịa) vào một ngày cuối năm. Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là căn nhà tình nghĩa do TP. Bà Rịa xây tặng cho gia đình ông Sơn sẽ hoàn thành. Căn nhà rộng 60m2 đã xây xong phần thô, chờ lót gạch, lắp cửa và sơn nước là hoàn thiện.

Ông Sơn vui vẻ cho biết, con trai ông đang ra cửa hàng vật liệu xây dựng để chọn gạch lót nền. Ông nói, giọng háo hức “vậy là Tết năm nay được ở nhà mới. Căn nhà này được Nhà nước xây cho mẹ tôi vào năm 1997. Nay mẹ tôi đã mất nhưng gia đình tôi vẫn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương”. Theo lời ông Sơn kể, ngày còn sống, mẹ Ngọ ở với cháu Đỗ Văn Phết (con trai ông Sơn). Bây giờ, tuy mẹ đã qua đời nhưng các dịp

lễ, Tết chính quyền, đoàn thể đều đến tặng quà, chia sẻ cùng gia đình.

Rời gia đình ông Đỗ Văn Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Minh Quốc ở ấp Tây, xã Hòa Long. Ông Quốc là thương binh hạng 1/4, hiện đang công tác tại Hội người mù TP. Bà Rịa. Căn nhà ông Quốc nằm sát mặt đường Hương lộ 2, vừa được sửa sang lại còn nguyên mùi sơn nước. Ông Quốc cho hay, vừa rồi TP. Bà Rịa đã hỗ trợ tiền giúp sửa lại phần mái hiên và phòng khách. “Dù mắt tôi không còn nhìn thấy nữa nhưng tôi cảm nhận được sự thoáng mát trong nhà mới”, ông Quốc nói.

những việc làm thiết thựcTP. Bà Rịa có 7.496 đối tượng chính

sách, trong đó có 118 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1.305 liệt sĩ, 2 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 4 anh hùng LLVT, AHLĐ, 830 thương - bệnh binh, còn lại là người

Đồng chí Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa, thăm hỏi và tặng quà người có công. Ảnh: QUỐC LƯƠNG

hoạt động kháng chiến, người có công với cách mạng, bị bắt tù đày. Các đối tượng chính sách đều được thành phố chăm lo chi trả đầy đủ chế độ, chính sách và chia sẻ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

Riêng năm 2016, TP.Bà Rịa đã chi trợ cấp cho 17.332 lượt đối tượng chính sách với tổng số tiền 25,6 tỷ đồng; chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho 16 đối tượng chính sách với tổng kinh phí 33 triệu đồng.

Để thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã cống hiến xương máu cho Tổ quốc, trong năm qua, TP.Bà Rịa tiếp tục hoàn thiện 602 hồ sơ đề nghị được hưởng chế độ chính sách cho các đối tượng là gia đình liệt sĩ, thân nhân người có công, thanh niên xung phong, các đối tượng kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bị tù đày, thương bệnh binh, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”…Đặc biệt, thành phố đã chi trợ cấp một lần truy tặng danh hiệu cho 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng với tổng số tiền hơn 291 triệu đồng, trợ cấp ưu đãi cho 115 lượt học sinh, sinh viên con em gia đình chính sách với tổng kinh phí 485,8 triệu đồng. Thành phố đã xây dựng 2 căn nhà Tình nghĩa và sửa chữa 14 căn với tổng kinh phí gần 539 triệu đồng, sửa chữa 5 đền thờ liệt sĩ, tổng kinh phí 500 triệu đồng. Ngoài ra, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, phối hợp cùng nguồn ngân sách địa phương, thành phố đã xây mới và sửa chữa 212 căn nhà tình thương cho đối tượng chính sách theo Quyết định 22/2013/QQg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí 4 tỷ đồng.

“Với những việc làm thiết thực xuất phát từ tấm lòng tri ân của cán bộ và nhân dân địa phương, hiện nay những người có công với nước trên địa bàn TP. Bà Rịa đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không còn hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa nói.

48│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │49

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 25: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

ưu tiên đầu tư phát triển Kcn Đất Đỏ I

Những ngày đầu năm 2017, không khí làm việc tại KCN Đất Đỏ I (Quốc lộ 55, xã Phước Long Thọ) hết sức khẩn trương. Ông Nguyễn Khắc Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP KCN Tín Nghĩa Phương Đông, Chủ đầu tư KCN Đất Đỏ I cho biết, KCN Đất Đỏ I được quy hoạch và xây dựng theo hướng đa ngành nghề, tập trung thu hút các dự án có công nghệ kỹ thuật cao, sử dụng ít lao động, không gây ô nhiễm môi trường. Đầu tháng 10-2016, Công ty đã khởi công dự án Nhà máy xử lý nước thải, giai đoạn 1 với công suất 2.000 m3/ngày đêm. Nhà máy dự kiến hoàn thành trong vòng 12 tháng với chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt QCVN về nước thải công nghiệp số 40:2011/BTNMT. Đây là thời điểm Công ty đang khẩn trương hoàn thiện hạ tầng để có thể bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu năm 2017. Hiện đã có 4 DN đăng ký đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất tại KCN Đất Đỏ 1, bao gồm các ngành nghề như: sản xuất đồ gỗ, nhôm kính, may mặc...

Nằm trong quy hoạch tổng thể 2.000ha, KCN Đất Đỏ I có diện tích hơn 600ha. Nằm ở vị trí thuận lợi trong việc kết nối hạ tầng với các vùng phụ cận, đặc biệt là các cảng biển KCN Đất Đỏ I giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian vận chuyển nguyên liệu hàng hóa khi đầu tự dự án vào đây. Đồng chí Hồ Văn Lợi, Bí thư Huyện ủy Đất Đỏ cho hay: “Năm 2017, huyện tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN Đất Đỏ 1. Đây là nội dung trọng tâm của phát triển công nghiệp địa phương”.

Đồng chí Tạ Văn Kiệt, Chủ tịch UBND huyện cho biết, năm 2016, giá trị sản xuất CN, TTCN - xây dựng trên địa bàn huyện đạt trên 2.000 tỷ đồng (101,6% KH, tăng 4,57% so năm 2015). Hiện có khoảng 615 cơ sở, 35 DN vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung các nhóm ngành nghề như: chế biến nông sản, hải sản, sản xuất rượu thủ công, sản xuất nước uống đóng chai, nước đá,

gia công vớ, ba lô, túi sách... Cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xay xát lúa, hàn tiện, mộc, nhôm kính.. với quy mô vừa và nhỏ. Để chuẩn bị cho KCN Đất Đỏ I đi vào hoạt động, thông qua kế hoạch phối hợp đào tạo tại trường Cao đẳng Nghề BR-VT (thị trấn Đất Đỏ), huyện đã chủ động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp như: Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Chế tạo khuôn mẫu, Chế tạo thiết bị cơ khí, Sửa chữa máy tàu...

Bên cạnh việc kiến nghị tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung ngành nghề để tăng khả năng thu hút đầu tư vào dự án KCN Đất Đỏ I, xây dựng và triển khai kế hoạch thu hút đầu tư vào KCN Đất Đỏ I, huyện cũng đã chủ động các giải pháp Xây dựng đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh; Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hiện có trên địa bàn huyện; Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể...

hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao

Ngay sau khi hoàn thành việc thu hoạch trên những cánh đồng lúa cuối của vụ Mùa, bà con nông dân huyện Đất Đỏ chuẩn bị tích cực để gieo sạ vụ lúa Đông Xuân 2016-2017.

Lão nông Nguyễn Văn Phan, xã Láng Dài cho hay: “Vụ Đông Xuân là vụ chính, năng suất cao. Năm nay, thời tiết thuận lợi, xuống giống đồng loạt đúng kế hoạch, chủ động điều tiết nguồn nước, cộng với việc cán bộ nông nghiệp xã bám sát, đôn đốc hướng dẫn nông dân sản xuất, chắc chắn năng suất sẽ tăng, đạt 8-9 tấn/ha”.

Bà Nguyễn Thị Thu Kiều, Phó Phòng NN-PTNT huyện phân tích: Với thế mạnh về thổ nhưỡng, về khí hậu và về nguồn nhân lực, huyện có nhiều cơ hội để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng phát triển kinh tế

trong những năm tới. Hiện tổng diện tích gieo trồng của huyện là 16.431ha. Nhờ hệ thống đê điều được đầu tư hoàn chỉnh và công tác quản lý, điều tiết nước tưới được bảo đảm, sản lượng lương thực cây có hạt trong năm 2016 là 75.500 tấn (tăng 14,62% so với năm 2015). Thời gian gần đây để bảo đảm sản xuất lúa thắng lợi, ngành nông nghiệp đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, triển khai chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp. Nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới cho vụ sản xuất, ngoài việc tập trung nâng cấp, sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi, các xã, thị trấn cũng đã tiến hành rà soát diện tích, có kế hoạch chuyển đổi hơn 100 ha diện tích trồng lúa ở những đồng ruộng có nguy cơ thiếu nước tưới sang trồng các loại hoa màu có khả năng chịu hạn tốt như: bắp, đậu các loại.

Tại kỳ họp giao chỉ tiêu, kế hoạch năm 2017, đồng chí Hồ Văn Lợi, Bí thư Huyện ủy yêu cầu Phòng NN-PTNT huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước của hồ Sông Ray để mở rộng diện tích gieo trồng lúa và các loại hoa màu. Đẩy mạnh

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích luân canh cây màu trên đất lúa 2 vụ, tăng diện tích trồng bắp, rau, đậu các loại. Cải tạo, nâng cao chất lượng các vườn cây lâu năm, thực hiện đầu tư thâm canh, sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2017-2020. Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, khuyến khích các phương thức nuôi trang trại quy mô vừa và lớn. Gắn chặt với đầu tư phát triển kinh tế một cách bền vững theo hướng công nghiệp hóa, liên kết trong chuỗi giá trị từng loại nông sản và tìm kiếm thị trường; đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Đồng chí nhấn mạnh, phát triển hiệu quả định hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng cơ bản để huyện tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 01-NQ/HU của Huyện ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020, kết hợp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; tập trung triển khai thực hiện Đề án xây dựng NTM xã Lộc An và xã Phước Long Thọ; duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt tại các xã NTM: Long Tân, Phước Hội, Long Mỹ, Láng Dài.

HUYỆN ĐẤT ĐỎ:

PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ NÔNG NGHIỆP - CÔNG NGHIỆP

Đó là định hướng quan trọng trong phát triển kinh tế huyện Đất Đỏ những năm sắp tới. Nông nghiệp công nghệ cao và tăng giá trị đầu tư, sản xuất công nghiệp sẽ là nền tảng cơ bản cho việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

� ThÁI KhAng

N

N

Phát triển công nghiệp - cảng biển

Trong năm 2016, hoạt động sản xuất công nghiệp của địa phương khá ổn định và tăng trưởng. Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Thành có 2 cụm CN-TTCN Hắc Dịch 1 và Boomin Vina đang hoạt động ổn định, trong đó Cụm CN Hắc Dịch 1 đã thu hút được 9 nhà máy đi vào hoạt động, Cụm CN Boomin Vina có 1 nhà máy sản xuất chăn len đang hoạt động và tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp, đồng thời đang tiến hành lập hồ sơ đề nghị được bổ sung ngành nghề để mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy thuộc các lĩnh vực gối, tấm lót sàn...

Đồng chí Hồ Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay, ngày 16-11-2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3247/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung CCN Tóc Tiên và CCN hỗ trợ tại xã Hắc Dịch vào quy hoạch các CCN của tỉnh. Đối với cụm CN Tóc Tiên 8 đang tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã có 2 nhà đầu tư thứ cấp đang xây dựng dự án; cụm CN Hắc Dịch 2 đang thực hiện các bước thủ tục. Đến nay, đã có 13 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN trên địa bàn huyện, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 342,9 triệu USD. Như vậy, tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt

động trong các khu công nghiệp đến nay là 192 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 12.268 triệu USD, trong đó có 107 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn là 7.914 triệu USD và 85 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn là 4.354 triệu USD.

Hoạt động cảng và logistics cũng có nhiều thuận lợi. Hiện hệ thống cảng Thị Vải-Cái Mép có 17 cảng đang khai thác, ước khối lượng hàng hóa trực tiếp qua hệ thống cảng trên địa bàn huyện trong năm là 60 triệu tấn, trong đó 34 triệu tấn hàng rời, 16 triệu tấn hàng container và 10 triệu tấn hàng lỏng. Phát huy hiệu quả các giải pháp thực hiện của tỉnh với các bộ, ngành liên quan trong thời gian qua, cộng với các cảng container đã có thêm nhiều chuyến dịch vụ mới, lượng hàng container và hàng khô qua hệ thống cảng đã có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2015. Thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan cũng tăng, ước đạt 10.500 tỷ đồng.

Đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp thu hút đầu tư

Đồng chí Huỳnh Văn Danh, Bí thư Huyện ủy phân tích: Năm 2017, mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Tân Thành vẫn

là địa bàn thu hút đầu tư trong và ngoài nước; các dự án cảng nước sâu tiếp tục đầu tư; các hạng mục hạ tầng quan trọng đang được triển khai phục vụ các KCN và dịch vụ hậu cần sau cảng.

Do vậy mục tiêu, nhiệm vụ trong năm được xác định là, tập trung thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư tổ chức triển khai xây dựng DA các KCN, cảng biển, dịch vụ logictics, đường cao tốc và các DA hạ tầng kỹ thuật quan trọng khác trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi hình thành các loại hình dịch vụ phục vụ các KCN, CCN, cảng biển trên địa bàn; tích cực thực hiện chủ

trương xã hội hoá về thương mại dịch vụ.Theo đó, lãnh đạo huyện sẽ định kỳ

tổ chức họp với các chủ đầu tư CCN để nắm tình hình tiến độ xúc tiến đầu tư, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy đầu tư xây dựng các CCN. Khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cơ sở sản xuất CN – TTCN hỗ trợ làm dịch vụ - sản xuất cung ứng phụ kiện, nguyên vật liệu cho các nhà máy trong các KCN, CCN; Tăng cường công tác tuyên truyền kêu gọi các DN cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái; phòng chống các sự cố cháy nổ, tai nạn lao động và bảo vệ môi trường.

Bí thư Huyện ủy Huỳnh Văn Danh cho biết thêm, Chính phủ đã chấp thuận cho phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ, làm cơ sở phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Hiện nay Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu TĐC mới và nhà ở xã hội thị trấn Phú Mỹ, Khu TĐC xã Tân Phước; Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu dân cư số 4 Đô thị mới Phú Mỹ; Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/1.000 khu TĐC Phú Mỹ và Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 Trung tâm hành chính huyện đã được phê duyệt quy hoạch. Trong các dự án, UBND huyện đều chú trọng đầu tư các tuyến đường phục vụ dân sinh; đường liên xã, liên thôn; đường có tiềm năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và an toàn giao thông.

HUYỆN TÂN THÀNH:

TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO THU HÚT ĐẦU TƯ

� QUỐc ThÁI

Năm 2016, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Thành đều đạt và có mức tăng trưởng so với kế hoạch tỉnh giao. Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai tích cực, để thực hiện các bước chuẩn bị cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước, các dự án (DA) cảng nước sâu tiếp tục đầu tư, các hạng mục hạ tầng quan trọng đang được triển khai phục vụ các KCN và dịch vụ hậu cần sau cảng. Đó cũng là những định hướng trọng tâm cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của huyện.

Đồng chí Tạ Văn Bửu, Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện.

Toàn cảnh Cảng Cái Mép - Thị Vải. Ảnh: ĐứC HợP

Trong năm 2016, có 28 DA công trình do tỉnh quyết định đầu tư. Các công trình do huyện quyết định đầu tư hầu hết đã khởi công xây dựng. Các công trình hoàn thành khối lượng và chuyển tiếp đang tập trung thực hiện công tác thanh quyết toán, nghiệm thu đưa vào sử dụng và

đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ước thực hiện đat 515,298 tỷ đồng, đat 95,5% so với tổng số vốn đầu tư bố trí năm 2016; trong đó các công trình do tỉnh quyết định đầu tư ước đat 215,298 tỷ đồng, đat 94% so với kế hoach vốn năm 2016 và các công trình do huyện quyết định đầu tư ước đat 300 tỷ đồng, đat 96,7% so với kế hoach vốn năm 2016.

Trong năm, huyện cũng đã tổ chưc thực hiện tốt công tác bồi thương, hô trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đât các công trình trong điểm của tỉnh, các công trình đương Phước Hoa-Cái Mep, đương 991B và đương điện 220 KV Phan Thiết - Phu My cơ bản đã thực hiện hoàn thành khối lượng. Các công trình xây dựng đô thị mới Phu My cũng đã thực hiện khá đồng bộ, đến nay các hộ dân đã bàn giao măt băng để thi công bảo đảm tiến độ thực hiện. Vê giá khảo sát và các vướng măc trong công tác đên bu, giải toa trên địa bàn đêu được các ngành và UBND tỉnh xem xet giải quyết kịp thơi. Đa số ngươi dân đồng thuận, hợp tác để thực hiện DA theo quy hoach.

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VăN THẮM, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TÂN THÀNH:

Tích cực thực hiện quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

50│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │51

Xuân Đinh Dậu - 2017 Xuân Đinh Dậu - 2017

Page 26: Vượt qua thách thức N - baobariavungtau.com.vn · Tết năm đó là Tết Tân Tỵ 1941, cái Tết đầu tiên Bác vui cùng đồng bào các dân tộc miền núi phía

Về Xuyên Mộc vào những ngày cuối năm, đi dọc tuyến đường ven biển, ngẩn ngơ với những bãi

cát trắng tinh khôi, trải dài trong ánh nắng vàng, thỉnh thoảng con đường được nhấn nhá bằng những khu resort được đầu tư theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ của biển. Bên kia đường, những đồi cát trắng được phủ xanh bởi những ruộng dưa đang mùa thu hoạch. Dừng lại trước một điểm bán dưa lưới ven đường, một tốp du khách bước xuống từ chiếc xe du lịch 15 chỗ, thích thú chọn những trái dưa vàng tươi vừa được cắt lên từ ruộng.

Cẩn thận bưng từng trái dưa đưa lên xe rồi vẫy chào khách, bác nông dân đưa tay gạt giọt mồ hôi trên má, cười mãn nguyện: “Mấy năm nay nhờ nghề trồng dưa lưới bán cho du khách mà gia đình tôi có cái ăn cái để. Nhiều người mua mang theo ăn thấy ngon, lúc quay về còn mua thêm mang về nhà làm quà cho người thân. Mình làm ra sản phẩm tươi ngon khiến du khách hài lòng, tuy cực mà vui”. Nhìn bác nông dân với nụ cười hồn nhiên, sảng khoái như thấy cả một tương lai phía trước đang đến với vùng đất hoang sơ mà đầy hứa hẹn.

Mấy năm gần đây, trên địa bàn huyện Xuyên Mộc đã có một số dự án lớn như: Khu du lịch The Grand, Sài Gòn-Hồ Cốc, Vietsovpetro, Camelina… đi vào hoạt động, góp phần mang lại sự tăng trưởng cao cho ngành dịch vụ du lịch và đưa Xuyên Mộc trở thành một trong số các địa phương đứng đầu trong tỉnh về thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch. Năm 2016, huyện đã đón và phục vụ khoảng 850.000 lượt du khách, trong đó có 78.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015.

Để tạo điều kiện phát triển du lịch, huyện Xuyên Mộc đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng (điện, nước sạch, giao thông). Hiện nay, hệ thống giao thông của huyện đã được đầu tư thông suốt, nhiều tuyến đường trải nhựa được xây dựng và nâng cấp nối liền các khu du lịch với trung tâm huyện, xã và các địa phương lân cận như: TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, Long Điền, Châu Đức và tỉnh Bình Thuận. Huyện luôn chú trọng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, hình thành các tổ chức hợp tác, trao đổi hàng hóa, khuyến khích phát triển các đầu mối

chuyên doanh ngành hàng, tổ chức tốt hệ thống đại lý, góp phần hoàn thiện mạng lưới thương mại - dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện tốt cho hoạt động cung ứng hàng hóa phục vụ du lịch. Năm 2016, tổng doanh thu lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện ước đạt 3.216 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2015. Huyện đang có chủ trương đầu tư chợ Trung tâm huyện với diện tích 10ha, đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển các đô thị nâng thị trấn Phước Bửu từ đô thị loại 5 lên đô thị loại 4.

Ông Đặng Thanh Minh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc, hồ hởi cho biết, Đại hội Đảng bộ huyện Xuyên Mộc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huyện Xuyên Mộc trở thành một trong những trung tâm du lịch của tỉnh. Để đạt mục tiêu đó, trước mắt, huyện sẽ từng bước điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc đã được phê duyệt. Theo đó, chuyển đổi một phần đất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản thành đất phát triển hoạt động du lịch và xây dựng công trình du lịch. Đồng thời, tập trung mọi nguồn lực, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế vào đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch. Trước mắt, huyện sẽ tập trung xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào các dự án du lịch; Kêu gọi đầu tư phát triển khu dân cư đô thị Hồ Tràm (phần còn lại của Khu 159ha sau khi triển khai dự án khu Trung tâm thể dục thể thao của Liên doanh dầu khí Vietsovpetro) thành khu hậu cần phục vụ các dự án du lịch và dự án thị trấn Hồ Tràm trong tương lai. Riêng năm 2017, sẽ hoàn thành việc đầu tư bãi tắm công cộng và khu neo đậu tàu thuyền tại Hồ Cốc.

Trong tương lai, huyện cũng sẽ tiếp tục phát triển các loại hình du lịch chủ yếu gồm: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, Vườn thú hoang dã Safari (tham quan vườn thú hoang dã, thủy cung, trung tâm cứu hộ động vật); du lịch chữa bệnh suối khoáng nóng Bình Châu; du lịch sinh thái rừng

ngập mặn ven Sông Ray-biển; du lịch sinh thái tham quan, cắm trại... Đồng thời, nâng cấp tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn như di tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh trên biển, gắn với bến tàu không số Lộc An; khai quật di tích khảo cổ “Vòng Thành Đá Trắng”. Việc đầu tư tôn tạo các di tích đưa vào phục vụ du khách và nhân dân nhằm tạo thêm những sản phẩm du lịch, điểm tham quan hấp dẫn.

Với lợi thế có nguồn hải sản ngon và dồi dào, huyện chú trọng phát triển loại hình du lịch ẩm thực, với các món ăn đặc sắc, mang đậm hương vị đặc trưng vùng, miền, khuyến khích hình thành các nhà hàng hải sản tươi sống ở khu vực ven biển và khu vực ven hồ Xuyên Mộc. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thể thao tại các khu du lịch: bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền… theo phương thức nhà nước và doanh nghiệp cùng tổ chức để thu hút khách du lịch về huyện nghỉ dưỡng, tham quan kết hợp tham gia thi đấu hoặc theo dõi giải đấu.

Về nhân lực, huyện Xuyên Mộc tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch thông qua việc củng cố bộ máy nhà nước; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, tăng cường thể chế chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển bền vững, đúng định hướng theo quy hoạch. Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã quy hoạch du lịch, bảo đảm triển khai các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển du lịch của huyện. Xác lập tính pháp lý về mặt địa chính và chuyển đổi các loại đất khác sang đất phát triển du lịch. Giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong công tác kiểm kê, hỗ trợ bồi thường tái định cư và đền bù giải phóng mặt bằng, khẩn trương hoàn thành công tác giao đất cho các nhà đầu tư, cắm mốc thực địa tại các dự án, tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ. Tăng cường kiểm tra về cơ sở vật chất, trình độ người lao động, giá cả, vệ sinh môi trường… của các cơ sở du lịch nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu lưu trú, thu hút khách du lịch.

Xuyên Mộc - điểm đến hấp dẫn

Xác định được tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch, huyện Xuyên Mộc đang từng bước xây dựng và phát triển địa phương trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho du khách, kết nối với TP. Vũng Tàu và các địa phương khác trong tỉnh.

� Song An

Khách nước ngoài chơi golf tại sân The Bluffs Hồ Tràm. Ảnh: MỸ Lương

Huyên CHâu ĐưC:

Duy trì mưc tăng trương đê hoàn thành vươt mưc chi tiêu năm 2017

Đang bô, chinh quyên va nhân dân huyên Châu Đưc quyêt tâm duy tri mưc tăng trương va thưc hiên nhiêu giai phap đông bô đê hoan thanh vươt mưc chi tiêu đê ra trong năm Đinh Dâu 2017!

những thành quả đáng khích lệ

Năm 2016, Đang bô, HĐND, UBMTTQVN va UBND huyên Châu Đưc đa tâp trung lanh đao, chi đao cac ban, nganh, đoan thê, chinh quyên va nhân dân cac đia phương nô lưc vươt qua nhiêu kho khăn, thư thach đê hoan thanh cac muc tiêu, nhiêm vu công tac năm 2016 ma thanh qua đat đươc rât đang khich lê la cac chi tiêu vê kinh tê đêu đat va vươt so vơi kê hoach; cac linh vưc giao duc va đao tao, y tê, văn hoa, thê thao đươc quan tâm đâu tư va tưng bươc phat triên; cac vân đê xa hôi tich cưc đươc chăm lo, đơi sông cua ngươi lao đông tiêp tuc đươc nâng lên.

Trong đo, vê kinh tê, gia tri san xuât nông nghiêp tinh theo gia hiên hanh la 4.401 ty đông, đat 100,14% so vơi kê hoach (tăng 8,16% so vơi năm 2015), gia tri san xuât công nghiêp (bao gôm khu công nghiêp) tinh theo gia hiên hanh la 4.584 ty đông, đat 102,3% so vơi kê hoach (tăng 13,49% so vơi năm 2015), doanh thu thương mai - dich vu la 3.978 ty đông, đat 102,47% so vơi kê hoach (tăng 14,72% so vơi năm 2015), cac chi tiêu vê thu - chi ngân sach, quan ly vôn đâu tư xây dưng cơ ban, tai nguyên - môi trương đêu đat va vươt mưc chi tiêu đê ra. Công tac giao duc - đao tao đa tiên hanh thưc hiên phô câp giao duc mâm non cho tre 5 tuôi, cung cô kêt qua phô câp giao duc tiêu hoc va trung hoc cơ sơ,

tăng cương phân luông hoc sinh sau tôt nghiêp trung hoc cơ sơ va xoa mu chư cho ngươi lơn. Công tac kham, chưa bênh luôn đươc thưc hiên tôt, bao đam chăm soc sưc khoe cho nhân dân. Cac hoat đông văn hoa, văn nghê, thông tin tuyên truyên, giao duc truyên thông đa thưc hiên co hiêu qua nhiêm vu chinh tri va nhu câu hương thu văn hoa cua nhân dân. Sô lao đông đươc giai quyêt viêc lam đat 109,66% kê hoach, ty lê hô ngheo giam xuông con 7,53%. Công tac an ninh chinh tri, trât tư an toan xa hôi luôn đươc giư vưng...

Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

Căn cư Nghi quyêt Huyên đang bô khoa V, nhiêm ky 2015-2020 va Nghi quyêt HĐND huyên khoa IV, nhiêm ky 2016-2021 đa đê ra cung như dưa vao tinh hinh thưc tê cua đia phương, UBND huyên Châu Đưc đa xây dưng kê hoach phat triên kinh tê - xa hôi trong năm 2017 vơi cac chi tiêu, nhiêm vu co nhiêu tăng trương so vơi năm 2016 đê phân đâu như: vê gia tri san xuât nông nghiêp theo gia so sanh tăng 4,08%; gia tri san xuât công nghiêp (bao gôm cac khu công nghiêp) theo gia so sanh tăng 11,85%; doanh thu thương mai - dich vu tăng 12,7%; doanh thu vân tai, kho bai va dich vu hô trơ vân tai tăng 12,15%. Cac công trinh xây dưng do UBND tinh BR-VT quyêt đinh đâu tư va quan ly vôn đat trên 291 ty đông; cac công trinh xây dưng do UBND huyên Châu Đưc quyêt đinh đâu tư va quan ly vôn đat trên 207 ty đông. Tông thu ngân sach Nha nươc tăng 7,40%, tông chi ngân sach Nha nươc tăng 8,0% so vơi dư toan. Cac chi tiêu vê văn hoa - xa hôi như ty lê tham gia đong bao hiêm y tê đat 80,1%, giai quyêt viêc lam cho 4.000 lao đông, giam ty lê hô ngheo xuông con 1.697 hô (năm 2016 co 2.717 hô ngheo)...

Ông Nguyễn Công Vinh, Chu tich UBND huyên Châu Đưc cho biêt, đê đat đươc cac chi tiêu tăng trương kinh tê - xa hôi như vưa nêu trên, Đang bô, chinh quyên va nhân dân huyên Châu Đưc cân tâp trung huy đông cac nguôn lưc thưc hiên tôt Chương trinh muc tiêu quôc gia vê xây dưng nông thôn mơi giai đoan 2016-2020. Tô chưc triên khai co hiêu qua quy hoach phat triên nông nghiêp -

nông thôn giai đoan đên năm 2025. Thưc hiên mô hinh trinh diễn nông nghiêp tâp trung. Tăng cương công tac kiêm tra, kiêm soat vât tư nông nghiêp cung như chân chinh, săp xêp hoat đông giêt mô gia suc, gia câm nhăm bao đam vê sinh thu y, an toan dich bênh va an toan vê sinh thưc phâm trên đia ban. Tăng cương kiêm tra, kiêm soat thi trương, chông hang gian, hang gia, xư ly kip thơi cac hanh vi đâu cơ, tich trư, nâng gia qua mưc quy đinh. Tao moi điêu kiên thuân lơi cho doanh nghiêp, cơ sơ kinh doanh lưu thông hang hoa phuc vu đông bao vung nông thôn, vung sâu xa. Thưc hiên tôt cac chinh sach vê công băng xa hôi trong cac dich vu y tê đê ngươi lao đông, đông bao thiêu sô, đông bao vung sâu vung xa co điêu kiên tiêp cân dễ dang cac dich vu y tê. Thưc hiên tôt công tac bôi dương, chuân hoa va trên chuân cho đôi ngu giao viên cac câp hoc, bâc hoc. Xây dưng nhiêu loai hinh văn hoa, văn nghê, thê duc, thê thao nhăm đap ưng nhu câu hương thu cua nhân dân lao đông. Lam tôt công tac đên ơn, đap nghia đôi vơi ngươi co công, gia đinh thương binh, liêt si. Huy đông moi nguôn vôn, tô chưc đao tao nghê đê giai quyêt viêc lam va nâng cao mưc thu nhâp cua ngươi lao đông. Thưc hiên tôt công tac quôc phong - an ninh tai đia phương nhăm bao đam sư ôn đinh an ninh chinh tri va trât tư an toan xa hôi trên đia ban...

Phat huy nhưng thanh qua đa đat đươc cung vơi sư đoan kêt nô lưc vươt qua nhưng kho khăn va thư thach, tin tương Đang bô, chinh quyên va nhân dân huyên Châu Đưc se thưc hiên thăng lơi cac nhiêm vu chinh tri, kinh tê - xa hôi va quôc phong - an ninh trong năm Đinh Dâu 2017.

Công ty TNHH Tung Sơn (xa Xuân Sơn, huyên Châu Đưc) chuyên san xuât cuôn cam Model giai quyêt viêc lam cho hơn 400 lao đông, vơi mưc thu nhâp binh quân 5 triêu đông/ngươi/thang.

� Bài, ảnh: MINH TUẤN

Ông Nguyên Công Vinh (bia trai), Chu tich UBND huyên Châu Đưc trao Giây chưng nhân san phâm công nghiêp nông thôn tiêu biêu năm 2016 cho cac doanh nghiêp trên đia ban huyên.

Du khách vui chơi trên bãi biển Hồ Tràm. Ảnh: MỸ LƯƠNG

52│Bà Rịa - Vũng Tàu Bà Rịa - Vũng Tàu │53

Xuân Đinh Dậu - 2017