vƯỚng mẮc cỦa doanh nghiỆp hÀn quỐc - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó...

27
1 VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC Câu hỏi số 1: (KOTRA HCMC) 1. Min thuế nhp khẩu cho trường hợp thuê đơn vị khác gia công mt phn trong công đoạn sn xut Tng cc Hi quan đã ban hành công văn số 4007/TXNK-CST đưa ra ý kiến vvic min thuế hoc hoàn thuế nhp khu hàng hóa là nguyên liu dùng trong sn xut hàng xut khu ca doanh nghip. Theo ni dung công văn s4007/TXNK-CST thì doanh nghip nhp nguyên liu để sn xut hàng xut khu skhông thuc diện được min thuế nhp khu nếu đơn vị đó sn xut thành phm bng cách thuê gia công bên ngoài toàn bhoc mt phn công đoạn sn xut. Tng cc Hải quan đã đưa nội dung Điều 12 Nghđịnh 134/2016/NĐ-CP làm căn cứ trlời. Theo điều khoản này quy định thì mt trong những điều kiện để được min thuế nhp khu là doanh nghip phải “có quyền shu hoc quyn sdụng đối vi máy móc, thiết btại cơ sở sn xut phù hp vi nguyên liu, vật tư, linh kiện nhp khẩu để sn xut hàng hóa xut khẩu” và như vậy việc “thuê gia công bên ngoài” sẽ được coi là không đủ điều kin min thuế. Thc tế, một đơn vị thc hin toàn bquá trình sn xut thành phm skhông hiu qubng vic phân công sn xut cho các doanh nghip chuyên môn theo tng công đoạn. Do vy, hu hết doanh nghiệp đều tn dng thuê gia công bên ngoài trong sn xuất. Đặc biệt đối với lĩnh vực công nghcao thì mt doanh nghip hoàn toàn không có khnăng xử lý tt ccác công đoạn sn xut phc tp. Cho ti thời điểm hin tại, trường hp doanh nghip sn xut thành phm qua thuê gia công ngoài toàn bhay 1 phn sđược min thuế nhp khu hoặc được hoàn thuế nếu chứng minh được lượng nguyên liu nhp khẩu đã được tiêu th(đưa vào sản xut) theo trình tquyết toán (Liquidation) sau khi xut khu. Tuy nhiên, nếu tnay ni dung ý kiến trli doanh nghip ca Tng cc Hải quan như trên được đưa vào áp dụng mt cách chính thức thì đây sẽ là bt li ln vi nhiu doanh nghip. Hơn nữa, bin pháp này skhông chảnh hưởng ti hoạt động sn xut ca doanh nghip xut khu mà còn có khnăng gây thit hi không nhcho sphát trin

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

1

VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Câu hỏi số 1: (KOTRA HCMC)

1. Miễn thuế nhập khẩu cho trường hợp thuê đơn vị khác gia công một phần

trong công đoạn sản xuất

Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 4007/TXNK-CST đưa ra ý kiến về

việc miễn thuế hoặc hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu dùng trong sản xuất

hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Theo nội dung công văn số 4007/TXNK-CST thì doanh nghiệp nhập nguyên liệu

để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ không thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu nếu đơn vị

đó sản xuất thành phẩm bằng cách thuê gia công bên ngoài toàn bộ hoặc một phần công

đoạn sản xuất.

Tổng cục Hải quan đã đưa nội dung Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP làm

căn cứ trả lời. Theo điều khoản này quy định thì một trong những điều kiện để được

miễn thuế nhập khẩu là doanh nghiệp phải “có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối

với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập

khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” và như vậy việc “thuê gia công bên ngoài” sẽ

được coi là không đủ điều kiện miễn thuế.

Thực tế, một đơn vị thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất thành phẩm sẽ không

hiệu quả bằng việc phân công sản xuất cho các doanh nghiệp chuyên môn theo từng

công đoạn. Do vậy, hầu hết doanh nghiệp đều tận dụng thuê gia công bên ngoài trong

sản xuất. Đặc biệt đối với lĩnh vực công nghệ cao thì một doanh nghiệp hoàn toàn

không có khả năng xử lý tất cả các công đoạn sản xuất phức tạp.

Cho tới thời điểm hiện tại, trường hợp doanh nghiệp sản xuất thành phẩm qua

thuê gia công ngoài toàn bộ hay 1 phần sẽ được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hoàn

thuế nếu chứng minh được lượng nguyên liệu nhập khẩu đã được tiêu thụ (đưa vào sản

xuất) theo trình tự quyết toán (Liquidation) sau khi xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu từ nay nội

dung ý kiến trả lời doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan như trên được đưa vào áp dụng

một cách chính thức thì đây sẽ là bất lợi lớn với nhiều doanh nghiệp.

Hơn nữa, biện pháp này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của

doanh nghiệp xuất khẩu mà còn có khả năng gây thiệt hại không nhỏ cho sự phát triển

Page 2: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

2

của các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào quá trình gia công hàng hóa xuất

khẩu.

Đề nghị cải cách chính sách như sau: trong trường hợp doanh nghiệp được miễn

thuế nhập khẩu nguyên liệu theo như điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP khi thuê gia

công bên ngoài cũng được miễn thuế nhập khẩu.

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của

Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế. Cơ

sở xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị

định số 134/2016/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu

nhưng giao một phần hàng hóa cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc

một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo

quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế nhập khẩu đối

với phần hàng hóa nhập khẩu đưa đi gia công.

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp và sẽ nghiên cứu sửa đổi,

bổ sung quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

2. Vướng mắc về hạn mức và đơn vị quyết toán đối với việc bán hàng tại thị

trường nội địa của doanh nghiệp chế xuất (EPE)

Chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất (EPE- Export Processing Enterprise), sản

xuất linh kiện điện tử. Ban đầu khi thành lập chúng tôi dự kiến sẽ xuất khẩu 100%. Tuy

nhiên, hiện nay chúng tôi bán hàng cho cả doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó có

Samsung và tỷ lệ bán hàng tại thị trường nội địa ngày một gia tăng. Dự báo tỷ lệ tiêu

thụ tại thị trường nội địa trong thời gian tới có thể lên đến 40%.

Khi tỷ lệ tiêu thụ nội địa tăng cao liệu chúng tôi có còn được công nhận doanh

nghiệp chế xuất hay không? Giới hạn tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của

doanh nghiệp chế xuất là bao nhiêu %?

Trong quyết toán (Liquidation), các đơn vị được sử dụng để tính toán rất khác

nhau, nguyên liệu vật tư được tính bằng kích thước (diện tích), sản phẩm được tính

Page 3: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

3

bằng số lượng, phế liệu được tính bằng trọng lượng. Tuy đơn vị tính khác nhưng việc

chuyển đổi giữa các đơn vị không gặp vấn đề gì. Trong trường hợp này, có vấn đề gì

không khi xử lý quyết toán bằng các đơn vị tính khác nhau?

Trả lời:

* Về việc giới hạn tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của doanh nghiệp

chế xuất:

- Khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ

quy định về quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất có quy định “Doanh nghiệp chế

xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh

nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu

kinh tế”.

- Theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018

của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất thì “…5. Doanh

nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và

các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán,

thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm

tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì

phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản…”.

- Khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (đã được sửa đổi,

bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) quy định “Đối

với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội

địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định

tại Điều 86 Thông tư này.

- Ngoài ra, Điều 8 Luật Đầu tư năm 2005 và Điều 10 Luật Đầu tư năm 2014 quy

định về nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện: (i) Xuất khẩu hàng hóa

hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ

xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; (ii) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với

hàng hóa sản xuất trong nước.

Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không “giới hạn tỷ lệ tiêu thụ

sản phẩm tại thị trường nội địa của doanh nghệp chế xuất”; khi doanh nghiệp chế xuất

bán hàng hóa vào thị trường nội địa Việt Nam, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp

Page 4: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

4

nội địa làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định và thực hiện chính sách quản

lý hàng hóa, chính sách thuế theo quy định (nếu có).

* Về việc thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư

nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu:

Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung

tại khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) có quy định về báo

cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu.

Theo đó:

- Tổ chức, cá nhân lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư

nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu theo hình thức nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, kho

thành phẩm theo từng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm đang theo dõi trong quản trị

sản xuất và đã khai trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu

sản phẩm.

Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu,

vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu

nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng

quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc

có yêu cầu giải trình;

- Tổ chức, cá nhân lập và nộp báo cáo quyết toán về tình hình xuất - nhập - tồn

kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo các chỉ

tiêu thông tin quy định tại mẫu số 25 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư nêu trên qua Hệ

thống hoặc theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư

này; báo cáo quyết toán về tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm được sản xuất từ

nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin

quy định tại mẫu số 26 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này qua Hệ thống hoặc theo

mẫu số 15a/BCQTSP-GSQL Phụ lục số V ban hành kèm Thông tư này.

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện báo cáo quyết

toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu đảm bảo

thống nhất trong quá trình thực hiện.

Để tránh các trường hợp chênh lệch số liệu giữa cơ quan hải quan và doanh

nghiệp (đây là một trong những dấu hiệu cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tình hình sử dụng

nguyên liệu, vật tư), đề nghị doanh nghiệp lưu ý: Đối với đơn vị tính của nguyên vật

liệu trên tờ khai xuất nhập khẩu sai khác/không thống nhất với đơn vị tính trên các báo

Page 5: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

5

cáo quyết toán, bảng thông báo định mức tại mẫu 16/TBĐMTT/GSQL và thực tế quản

trị sản xuất của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây dựng bảng quy đổi để thống

nhất 1 đơn vị tính.

3. Mã vạch do nước ngoài cấp được dán ở hàng xuất khẩu

Gần đây, cơ quan về thuế yêu cầu phải đăng ký trước cả mã vạch được dán trên

sản phẩm gia công xuất khẩu do công ty gia công may mặc gia công sản xuất.

Chúng tôi nhận được thông báo doanh nghiệp gia công cần phải đăng ký trước

mã vạch theo thủ tục sau đây tại Cục Quản lý Chất lượng (tiêu chuẩn chất lượng):

(1) Nộp thông tin liên quan đến mã vạch được cấp ở nước ngoài tại Cục Quản lý

Chất lượng.

(2) Cục Quản lý Chất lượng kiểm tra hồ sơ nộp và cho phép gắn mã vạch nước

ngoài.

Trong quy định mã vạch Việt Nam có ghi rõ “Mã vạch được cấp ở nước ngoài

phải được đăng ký và quản lý tại Cục Quản lý Chất lượng”. Việc này nhằm đảm bảo

việc quản lý hiệu quả các mã vạch được lưu thông ở Việt Nam. Thế nhưng những mã

vạch được gắn trên sản phẩm xuất khẩu lại không được lưu thông tại Việt Nam, nó

được gắn nhằm giúp nước nhập khẩu sử dụng trong quá trình lưu thông phân phối sau

khi gia công sản xuất. Điều này có nghĩa là việc quản lý này không có lợi ích trong thực

tế vì nó không được lưu hành tại Việt Nam. Ngoài ra, các công ty gia công thuê chỉ gắn

mã vạch do khách hành yêu cầu. Chúng tôi cũng không tìm thấy thông tin liên quan đến

việc đăng ký mã vạch.

Chúng tôi cho rằng việc phân biệt mã vạch được dán trên sản phẩm xuất khẩu

cần được phân biệt với mã vạch của sản phẩm lưu thông tại Việt Nam để quản lý.

Thông tin về mã vạch được dán trên sản phẩm được lưu thông tại Việt Nam cần được

đăng ký và quản lý tại Cục Quản lý Chất lượng Việt Nam. Việc đăng ký và quản lý cả

mã vạch trên sản phẩm xuất khẩu mang lại gánh nặng cho doanh nghiệp gia công thuê.

Đề nghị cải cách như sau: những sản phẩm không lưu hành tại Việt Nam mà xuất

khẩu sang nước ngoài thì không cần phải đăng ký mã vạch.

Trả lời:

Nội dung về mã số, mã vạch hiện đang được quy định tại Quyết định số

15/2006/QĐ-BKHCN, Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN và khoản 9 Điều 1 Nghị định

Page 6: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

6

số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, trách nhiệm quản lý và hướng dẫn

sử dụng mã vạch đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và

Công nghệ.

Vì vậy, liên quan đến vướng mắc của doanh nghiệp, đề nghị có kiến nghị cụ thể

gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để được giải quyết.

4. Cộng chi phí xử lý công ten nơ vào giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, các loại chi phí phụ phát sinh tại cảng

đến như phí DO (chi phí cấp hồ sơ ra lệnh giao hàng), phí CIC (phí cân bằng công ten

nơ), phí CCC (vệ sinh công ten nơ) được cộng vào giá tính thuế của hàng nhập khẩu.

Do đó, các phí này được thêm vào giá hàng nhập khẩu khi khai báo nhập khẩu. Kết quả

là thuế quan và thuế giá trị gia tăng tăng lên.

Hàng nhập khẩu được tính trên cơ sở giá CIF, có nghĩa là các yếu tố tính thêm

vào giá tính thuế chỉ bao gồm giá vận chuyển trên biển. Các chi phí phát sinh sau khi

tàu cập bến cảng nhập khẩu không được bao gồm vào giá tính thuế.

Nếu các chi phí trên được thêm vào giá đánh thuế của hàng nhập khẩu thì thuế

giá trị gia tăng được yêu cầu nộp 1 lần trong quá trình khai báo khi nhập hàng, và chi

phí trên cũng được yêu cầu nộp lần thứ hai khi công ty vận chuyển yêu cầu. Kết quả là

cùng một loại chi phí nhưng phải đóng thuế giá trị gia tăng hai lần.

Hãy cho chúng tôi biết cách xử lý với chi phí DO, CIC, CCC.

Trả lời:

Về chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa: Căn

cứ quy định tại khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày

25/03/2015 thì các chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng

hóa trả cho những hoạt động phát sinh sau khi hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập

đầu tiên, hoặc các chi phí phát sinh đến cửa khẩu nhập đầu tiên nhưng không đáp ứng

đồng thời các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì

không phải cộng vào trị giá hải quan.

Page 7: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

7

Cửa khẩu nhập đầu tiên đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng

không là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số

59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.

Theo đó, trường hợp phí DO (chi phí cấp hồ sơ ra lệnh giao hàng), phí CIC (phí

cân bằng container), phí CCC (vệ sinh container) phát sinh sau cửa khẩu nhập đầu tiên

thì không phải cộng vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu. (Tổng cục Hải quan

đã có Công văn số 3581/TCHQ-TXNK ngày 20/6/2018 chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh,

thành phố thực hiện).

5. Thủ tục bán máy móc, thiết bị được miễn thuế

Công ty chúng tôi đã thành lập nhà máy gia công với 100% vốn đầu tư của công

ty mẹ tại Hàn Quốc.

Khi xây dựng nhà máy, chúng tôi đã nhập máy móc thiết bị và được miễn thuế.

Gần đây chúng tôi cần nâng cấp nhà máy và đã đổi sang sử dụng các máy móc thiết bị

mới.

Vậy là máy móc thiết bị cũ bị thừa và chúng tôi muốn bán cho doanh nghiệp

khác tại Việt Nam.

Thủ tục thanh lý trong trường hợp bán các máy móc thiết bị được miễn thuế khi

nhập khẩu như thế nào ạ?

Trường hợp không bán được ở Việt Nam và bán ra nước ngoài thì được xem là

phải xuất khẩu máy móc thiết bị được miễn thuế ra nước ngoài. Trường hợp này cần xử

lý thế nào ạ?

Trả lời:

- Về thủ tục bán máy móc, thiết bị được miễn thuế:

Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày

20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Nguyên tắc thực hiện…

d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa người nộp

thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan

Page 8: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

8

b) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất: Người

nộp thuế phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế.”

Về chính sách thuế đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu miễn thuế của Công ty

nay thay đổi mục đích sử dụng đề nghị Công ty tham khảo quy định nêu trên để thực

hiện.

- Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị thay đổi mục đích sử dụng:

Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ (đã

được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018)

quy định: “5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi

trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế

quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối

tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế

tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập

khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải

phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ

nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu,

nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời

điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản

lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thay đổi mục đích miễn thuế

đối với hàng hóa nhập khẩu thì phải khai tờ khai hải quan mới; chính sách quản lý hàng

hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ

chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban

đầu. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế thực hiện theo quy định tại

Chương II Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Đề nghị doanh

nghiệp nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện.

6. Giấy phép, kiểm tra, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu

Chúng tôi đang vận hành một công ty thương mại tại Việt Nam.

Chúng tôi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc xuất khẩu nhiều hàng hóa đa dạng ra

nước ngoài. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam, phần giấy phép đều khác nhau tùy

Page 9: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

9

theo loại sản phẩm. Ví dụ có nhiều điều kiện nhập khẩu tùy theo từng loại hàng như

giấy kiểm dịch theo luật an toàn thực phẩm đối với thực phẩm và xếp loại tiêu thụ năng

lượng đối với sản phẩm điện tử.

Nếu doanh nghiệp nhập khẩu chuẩn bị trước các điều kiện nhập khẩu của Việt

Nam thì có lẽ sẽ rút ngắn được thời gian tiến hành thủ tục thông quan nhập khẩu tại

Việt Nam. Hiện nay có cơ quan nào hoặc tài liệu nào hướng dẫn các điều kiện nhập

khẩu cho từng loại hàng hóa không ạ?

Trả lời:

Theo quy định pháp luật, để được thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

người khai hải quan phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ về thông quan hàng

hóa quy định tại Luật Hải quan 2014 và pháp luật chuyên ngành khác như Luật Chất

lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật Thú y 2015, Luật

Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013 v.v... Tùy từng trường hợp cụ thể, để thông quan

hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp/xuất trình cho cơ quan hải quan các chứng từ liên

quan như: Giấy phép (đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép), giấy

tờ về kết quả kiểm tra chuyên ngành về kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế), văn hóa,

kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối

với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…

Để rút ngắn được thời gian tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp nên tìm hiểu các văn bản pháp luật quy định về chính

sách quản lý và kiểm tra chuyên ngành của Việt Nam trước khi xuất khẩu, nhập khẩu

hàng hóa. Doanh nghiệp có thể tham khảo các văn bản này trên Cổng thông tin điện tử

của Tổng cục Hải quan (Hệ thống VNACCS/VCIS/ Mã hóa văn bản pháp quy, mã phân

loại giấy phép dùng trong VNACCS).

7. Vướng mắc về việc ghi rõ mã HS được cấp trên Giấy Chứng nhận Đăng

ký Đầu tư (IRC)

Luật Thương mại mới sửa đổi quy định không ghi mã HS sản phẩm xuất nhập

khẩu và lưu thông trên Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư ngoại trừ một số hàng hóa như

chất bôi trơn.

Chúng tôi nhận được yêu cầu nộp bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư

(IRC) có ghi mã HS hàng hóa từ phía Hải quan để có thể xử lý được hàng hóa đó trong

Page 10: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

10

trường hợp nhập khẩu phụ liệu mới hoặc xuất khẩu các máy móc, thiết bị đã qua sử

dụng, tức là xuất nhập khẩu hàng hóa mới.

Thế nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư là nơi cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư lại

cho chúng tôi biết không thể ghi rõ mã HS trên Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư do

Luật Thương mại mới sửa đổi. Chúng tôi đang rơi vào tình hình hiện nay là Hải quan

thì yêu cầu Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư phải ghi rõ mã HS, trong khi Sở Kế

hoạch Đầu tư là nơi cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư lại cho rằng không thể ghi rõ

được.

Như vậy khi cơ quan Hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu yêu cầu nộp Giấy

Chứng nhận Đăng ký Đầu tư thì có phải ghi rõ mã HS hay không?

Trả lời:

- Căn cứ Điều 39 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về

nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

không quy định phải ghi mã HS theo danh mục hàng được quyền thực hiện hoạt động

mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

- Điều 5, Điều 6, Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính

phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua

bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư

nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định như

sau:

“Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

để thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy

định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại

điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều

9 Nghị định này…

Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh

1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy

định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ

Page 11: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

11

chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu

tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực

tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký

thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư,

Luật doanh nghiệp…

Điều 11. Nội dung Giấy phép kinh doanh, thời hạn kinh doanh

1. Nội dung Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo

Nghị định này).

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp

luật;

b) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;

c) Hàng hóa phân phối;

d) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;

đ) Các nội dung khác…”.

Như vậy, giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài để thực hiện một số hoạt động nêu tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

nêu trên; ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh theo

quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thực hiện hoạt động

mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sau khi

đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật

đầu tư, Luật doanh nghiệp (khoản 1 Điều 6 dẫn trên).

Nội dung tại Giấy phép kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều 11 Nghị định

09/2018/NĐ-CP nêu trên không quy định phải ghi mã HS theo danh mục hàng được

thực hiện theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Tổng cục Hải quan

sẽ hướng dẫn cơ quan Hải quan thực hiện thống nhất.

8. Thủ tục kháng án

Ở Hàn Quốc, có thể tiến hành thủ tục kháng án về phán quyết hành chính của cơ

quan thu thuế hải quan theo tiến trình nộp đơn kháng án, yêu cầu thẩm định, tố tụng

hành chính.

Tại Việt Nam, khi người nộp thuế phán đoán thấy phán quyết hành chính của cơ

quan hải quan (tính thuế, truy thu...) là không chính đáng thì có thể được hỗ trợ bằng

cách nào?

Page 12: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

12

Đề nghị cho biết thủ tục cụ thể về việc kháng án của người nộp thuế.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành

chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp

pháp của mình thì cá nhân, tổ chức có thể khiếu nại đến cơ quan, người ra quyết định

hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu

nại năm 2011, Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ

quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, Thông tư

07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải

quyết khiếu nại hành chính và Thông tư 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 sửa đổi

Thông tư 07/2013/TT-TTCP.

Việc khởi kiện vụ án hành chính tuân theo trình tự, thủ tục được quy định tại

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.

Câu hỏi 2: Đề nghị cấp hóa đơn chính thức đối với phí hải quan, thông quan

Công ty chúng tôi thanh toán phí thủ tục hải quan cho Hải quan Tiên Sơn tại thời

điểm làm thủ tục thông quan bằng tiền mặt. Tuy nhiên, phía hải quan không cấp bất kỳ

chứng từ hoặc hóa đơn thuế nào cho chúng tôi và chúng tôi phải chịu thuế khi thanh tra

thuế vào cuối năm.

Vì vậy, đối với phí thông quan thanh toán bằng tiền mặt, chúng tôi tiến hành

bằng cách yêu cầu công ty vận chuyển gửi hóa đơn thuế để chúng tôi thanh toán tiền

mặt sau đó chúng tôi thu hồi lại khoản tiền mặt đã thanh toán ngoại trừ 20% thuế thanh

toán cho công ty vận chuyển được từ công ty vận chuyển sẽ có thể thay thế các chứng

từ và không gây phát sinh vấn đề gì.

Tuy nhiên, sau khi thông quan, khi kiểm tra, các thanh tra hải quan biết chúng tôi

thanh toán phí thông quan bằng tiền mặt, họ yêu cầu chứng từ đối với khoản tiền đó

ngoài thanh tra thuế.

Nếu chúng tôi nộp hóa đơn thuế được nhận từ công ty vận chuyển thì các thanh

tra hải quan biết đây không khải hóa đơn chính thức nên không công nhận và vẫn thu

thuế riêng.

Do đó, đề nghị cơ quan hải quan cần cấp hóa đơn chính thức đối với phí thông

quan hoặc công nhận hóa đơn thuế được cấp theo một hình thức khác.

Page 13: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

13

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư 274/2016/TT-BTC thì đối với hàng hóa xuất nhập

khẩu, doanh nghiệp phải nộp các loại phí, lệ phí như sau:

- Phí hải quan đăng ký tờ khai;

- Phí hải quan kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Lệ phí quá cảnh đối với hàng hóa;

- Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo);

- Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà

lan).

Tại câu hỏi doanh nghiệp có nêu phí thủ tục hải quan, phí thông quan. Đây là

những loại phí không được quy định chính thức tại Thông tư của Bộ Tài chính (Câu hỏi

của doanh nghiệp có thể hiểu là hỏi về phí hải quan phải nộp khi đăng ký tờ khai hải

quan).

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 274/2016/TT-BTC và khoản 2 Điều

16 Thông tư 184/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính thì người nộp thuế,

người khai hải quan được lựa chọn nộp tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác bằng

tiền mặt hoặc các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản). Trường

hợp doanh nghiệp nộp phí hải quan bằng tiền mặt thì cơ quan hải quan phải xuất biên lai

(quy định tại Thông tư 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính).

Theo phản ánh của doanh nghiệp về đề nghị cấp hóa đơn chính thức đối với phí

hải quan, thông quan và qua trao đổi với Lãnh đạo Đội phụ trách kế toán (Chi cục Hải

quan Tiên Sơn) thì được biết đơn vị đã triển khai thu thuế, phí qua hình thức điện tử đạt

tỷ lệ 100% nên không có bộ phận thu thuế, phí bằng tiền mặt.

Câu hỏi số 3: Gia hạn thời hạn nộp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng nhập

khẩu

Tại hiệp định FTA giữa Việt Nam và các nước khác, giấy chứng nhận xuất xứ có

giá trị trong một năm. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam chỉ công nhân hiệu lực đối với

giấy chứng nhận xuất xứ được cấp trong vòng 30 ngày, ngoại trừ FTA VK. Ngay cả khi

giấy chứng nhận xuất xứ được cấp trên cơ sở hiệp định, nhiều trường hợp không được

áp dụng thuế hải quan theo hiệp định do quá thời hạn nộp.

Page 14: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

14

(Đề nghị) Công ty chúng tôi đang nhận được ưu đãi thuế quan đặc biệt bằng cách

nhận giấy chứng nhận xuất xứ từ các công ty EPE tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan

và Việt Nam. Trong thông tư 38/2018/TT-BTC điều 7 quy định về thời gian nộp giấy

chứng nhận xuất xứ có quy định thời hạn nộp giấy chứng nhận xuất xứ FTA VK là 1

năm, EAV là cùng ngày với ngày khai báo nhập khẩu, còn thời hạn nộp theo các FTA

khác là 30 ngày. Trong những nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan,

những giấy chứng nhận xuất xứ được cấp quá 30 ngày đều không thể sử dụng vì vậy

chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam kéo dài thời hạn nộp giấy chứng nhận xuất xứ

cho hàng nhập khẩu.

Trả lời:

Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã quy định về thời điểm

nộp C/O để được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA căn cứ theo quy

định tại các Hiệp định và các văn bản nội luật. Theo đó, trường hợp chưa có C/O tại

thời điểm làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp được nợ và nộp bổ sung C/O trong

vòng 30 ngày theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 85/2015/NĐ-CP (trừ trường

hợp C/O mẫu EAV và mẫu VK). Do vậy, đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại

Thông tư số 38/2018/TT-BTC

Câu hỏi số 4: Phương án hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu dùng để bán

trong nước – Có hoàn thuế khi giao dịch với doanh nghiệp EPE hay không

* Mặc dù nguyên tắc thuế quan là thuế tiêu thụ, tuy nhiên doanh nghiệp không

được hoàn thuế trừ khi đó là nguyên liệu nhập khẩu được nhập khẩu bởi nhà xuất khẩu

cuối cùng. Ở Hàn Quốc, đã có quy định hoàn thuế khi các nhà sản xuất trong nước,

không phải là nhà xuất khẩu cuối cùng, sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.

* Đối với một công ty không phải là công ty EPE, công ty này mua nguyên liệu

được nhập khẩu về bán trong nước và sản xuất ra bán thành phẩm, sau đó công ty chế

xuất mua bán thành phẩm đó và sản xuất ra thành phẩm rồi xuất khẩu thì nguyên liệu

được nhập khẩu đó không được hoàn thuế nhập khẩu.

* Trong luật sửa đổi không nói rõ các nhà sản xuất địa phương có được hoàn

thuế nhập khẩu khi chuyển sang công ty EPE hay không.

(Đề nghị)

Page 15: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

15

* Hiện nay, doanh nghiệp không phải là EPE vẫn phải nộp thuế cho các nguyên

liệu nhập khẩu về và bán trong nước do được coi là nhập khẩu để bán trong nước (D-

type).

* Trong giao dịch giữa công ty đặt hàng và công ty sản xuất, khi công ty đặt

hàng nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra bán

thành phẩm và cung cấp cho công ty đặt hàng, đối với những giao dịch này, vì là giao

dịch trong nước nên không thuộc đối tượng được hoàn thế. Sau đó, khi doanh nghiệp

đặt hàng nhận những bán thành phẩm này và sản xuất ra sản phẩm cuối cùng rồi xuất

khẩu thì trong luật hiện nay cũng quy định là không được hoàn thuế đối với các nguyên

liệu đã nhập khẩu trước đó.

* Theo quy định cụ thể áp dụng cho EPE (sửa đổi, bổ sung Điều 74 đến Điều 79,

Thông tư 38/2015/TT-BTC), trong giao dịch giữa doanh nghiệp EPE và doanh nghiệp

NON-EPE, vì đã khai báo xuất nhập khẩu nên có thể hiểu là được hoàn thuế nhập khẩu

đối với nguyên liệu được mua và cung cấp giữa hai công ty.

Trả lời:

a) Về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (áp

dụng cho doanh nghiệp NON EPE)

- Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và xuất khẩu sản phẩm và nước

ngoài, khu phi thuế quan (doanh nghiệp chế xuất đáp ứng điều kiện khoản 1 Điều 4

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13) nên được miễn thuế nhập khẩu

đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất và không được miễn thuế xuất khẩu đối với sản

phẩm sản xuất xuất khẩu.

- Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu không xuất khẩu mà bán cho doanh

nghiệp khác để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm khác để xuất khẩu thì không được miễn

thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, không được hoàn thuế nhập khẩu và không được miễn

thuế sản phẩm xuất khẩu.

- Hàng hóa nhập khẩu để kinh doanh đã nộp thuế nhập khẩu nhưng được đưa vào

sản xuất xuất khẩu thì khi xuất khẩu sản phẩm được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu bán cho doanh nghiệp chế xuất đáp

ứng điều kiện khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất

khẩu.

Page 16: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

16

b) Về chính sách thuế và thủ tục hải quan đối với giao dịch giữa doanh nghiệp

chế xuất và doanh nghiệp nội địa theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP

nên doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho doanh nghiệp nội địa thì không áp dụng chế độ

quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản

lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu;

Theo đó, trường hợp không áp dụng chế độ quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu

nhập khẩu thì chính sách thuế thực hiện theo quy định chính sách thuế giá trị gia tăng ,

tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) hiện hành.

Câu hỏi số 5: (KOTRA HANOI)

Chúng tôi muốn nhận được hướng dẫn chi tiết cho các vấn đề sau:

1. Câu hỏi liên quan nộp C/O bổ sung

Tham chiếu Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC:

c) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai thuế

suất MFN, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan,

cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc người

khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập

khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem

xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ

hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung mã số HS sau khi cơ

quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện sai

sót. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật;

Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản này nếu người khai hải quan đã

nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy

định tại điểm a khoản này hoặc đã nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

theo quy định tại điểm b khoản này và đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác định tính

hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi tiến hành kiểm tra sau thông

quan, thanh tra theo quy định, cơ quan hải quan đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác

định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng

mức thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu việc xác định lại mã số HS không làm thay đổi bản

chất xuất xứ hàng hóa đã kiểm tra, xác định trước đó.

Page 17: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

17

Chúng tôi muốn biết hướng dẫn chi tiết hơn về việc nộp bổ sung C/O theo các

trường hợp sau đây:

a) Theo khoản c Điều 7 “Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người

khai hải quan khai thuế suất MFN, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi

hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định

lại mã số HS hoặc người khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến

thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ

chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất

xứ hàng hóa” .

Làm ơn giải thích rõ khi nào là “thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận

xuất xứ hàng hóa”?

b) Trong trường hợp công ty đã gửi C/O với Mã HS trước đó, C/O vẫn còn hiệu

lực khi PSR (Product Specific Rules) của Mã HS trước đó và Mã HS được thay đổi là

như nhau?

(Nếu C/O không còn hiệu lực, doanh nghiệp có phải gửi C/O mới với Mã HS đã

thay đổi không và có giới hạn thời gian không?)

c) Trong trường hợp công ty đã gửi C/O với Mã HS trước đó và PSR của Mã HS

trước đó và Mã HS thay đổi là khác nhau, doanh nghiệp có phải nộp C/O mới với Mã

HS đã thay đổi không? và có giới hạn thời gian không?

d) Trong trường hợp công ty đã nộp C/O với Mã HS trước đó và cần phải nộp

C/O mới với mã HS đã thay đổi nếu yêu cầu, doanh nghiệp có thể thay đổi Biểu

mẫu/loại C/O không? (ví dụ: từ Mẫu AK sang Mẫu VK).

Trả lời:

Các Hiệp định thương mại tự do và văn bản nội luật quy định về quy tắc xuất xứ

các Hiệp định này đều có điều khoản quy định về thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng

nhận xuất xứ hàng hóa, thông thường là 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất

xứ, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện.

Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC nhằm tạo điều

kiện cho doanh nghiệp được sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng

thuế suất ưu đãi đặc biệt trong trường hợp mã số hàng hóa do doanh nghiệp khai trên tờ

khai hải quan đã được thông quan có thay đổi do tự phát hiện hoặc do công tác kiểm tra

sau thông quan phát hiện ra.

Page 18: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

18

Trường hợp doanh nghiệp nộp C/O ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan

nhưng vẫn khai thuế suất MFN thì cơ quan hải quan vẫn thực hiện kiểm tra C/O như

trường hợp nộp C/O để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA. Do vậy, trường

hợp mã số HS có khác biệt giữa khai báo trên tờ khai và thể hiện trên C/O thực hiện

theo quy định tại điểm h khoản 6 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC.

Đối với C/O đã nộp, cơ quan hải quan đã kiểm tra thì doanh nghiệp không được

thay đổi C/O form khác.

2. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 thông tư 38/2018/TT-BTC,

người khai hải quan phải khai báo việc nộp bổ sung C/O khi khai hải quan để nộp

bổ sung C/O sau khi khai hải quan.

Trường hợp không khai báo việc nộp bổ sung C/O trên tờ khai hải quan tại thời

điểm làm thủ tục hải quan, thì có thể bổ sung thông tin về việc nộp bổ sung C/O trên tờ

khai hải quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan hay không?

a) Nếu có thể, có giới hạn thời gian không?

b) Nếu không thể, làm ơn cho ý kiến của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về

khả năng có thể khai bổ sung C/O trên tờ khai hải quan.

Trả lời:

Theo quy định trên và căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC thì

doanh nghiệp không khai nợ C/O thì không được nộp bổ sung C/O.

3. Theo Điều 4 thông tư 38/2018/TT-BTC, khi áp dụng AK FTA hoặc VK

FTA, người khai hải quan phải nộp bản gốc C/O. Tuy nhiên, điều này gây ra một số

khó khăn và mất thời gian, chi phí để nộp bản gốc C/O, vì vậy nhiều quốc gia chấp nhận

bản sao C/O khi người khai hải quan áp dụng FTA.

Vì vậy, chúng tôi muốn hỏi Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan liệu có kế hoạch

chấp nhận bản sao C/O để cho quy trình thủ tục hải quan đạt hiệu quả.

Trả lời:

Việc một lô hàng để được hưởng ưu đãi thuế quan phải nộp cho cơ quan hải

quan Giấy chứng nhận xuất xứ bản gốc được quy định tại các Hiệp định và đã được nội

luật hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật. Đề nghị Công ty thực hiện theo quy định.

Page 19: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

19

4. Theo điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, thì miễn thuế

đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu không thể áp dụng nếu một

phần của quy trình sản xuất được khoán ngoài.

Chúng tôi cũng biết rằng quy định này đang được xem xét lại để giảm bớt gánh

nặng cho các doanh nghiệp liên quan đến các điều kiện miễn thuế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều trở ngại đối với quy định tại điểm a

khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP vì doanh nghiệp vẫn bị đặt vào tình thế

rủi ro đối với hàng hóa nhập khẩu kể từ ngày 1/9/2016 (ngày có hiệu lực của Nghị định

134/2016/NĐ-CP) cho đến khi Nghị định 134/2016/ NĐ-CP được sửa đổi.

Vì vậy, chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan

về cách giải quyết vấn đề này.

Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan có cho rằng các doanh nghiệp đang gặp rủi

ro đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời gian Nghị định 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của

Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế. Cơ

sở xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị

định số 134/2016/NĐ-CP

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu

nhưng giao một phần hàng hóa cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc

một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo

quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế nhập khẩu đối

với phần hàng hóa nhập khẩu đưa đi gia công.

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp và sẽ nghiên cứu sửa đổi,

bổ sung quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

5. Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp gia công thường áp dụng hình

thức miễn thuế khi nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện hợp đồng gia công và xuất

khẩu hàng gia công.

Page 20: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

20

Chúng tôi muốn biết liệu các doanh nghiệp gia công có thể áp dụng FTA cho

hợp đồng gia công:

1) Liệu doanh nghiệp có thể áp dụng FTA thay vì áp dụng miễn thuế?

2) Liệu doanh nghiệp có thể cùng áp dụng FTA và miễn thuế tùy thuộc vào loại

hàng hóa trong cùng một hợp đồng?

Trả lời:

Căn cứ khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13 thì “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm

xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm

gia công xuất khẩu” được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tờ khai theo mã loại hình nhập nguyên liệu để

gia công cho thương nhân nước ngoài thì sẽ được miễn thuế và phải thực hiện thủ tục

hải quan, áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho thương

nhân nước ngoài theo đúng quy định.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tờ khai theo mã loại hình nhập kinh doanh,

nếu hàng hóa nhập khẩu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại các Nghị định ban

hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập

khẩu ưu đãi đặc biệt.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 6 và Điều 8 Luật thuế XNK quy định thuế

suất ưu đãi được căn cứ vào hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu tại thời điểm tính thuế.

Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng được cả hai điều kiện áp dụng FTA và miễn thuế

theo các trường hợp cụ thể quy định tại Luật thuế XNK thì doanh nghiệp được quyền

lựa chọn áp dụng FTA hoặc miễn thuế theo quy định pháp luật thuế xuất nhập khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn chính sách ưu đãi nào thì phải thực hiện các thủ tục

hải quan tương ứng với sự lựa chọn của mình theo quy định pháp luật.

Ví dụ để được áp dụng thuế suất ATIGA theo Nghị định số 156/2017/NĐ-CP

ngày 27/12/2017 của Chính phủ thì Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện quy

định tại Điều 4 của Nghị định. Cụ thể:

“Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ATIGA phải đáp ứng đủ các điều

kiện sau:

1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

Page 21: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

21

2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định

Thương mại Hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:

a) Bru-nây Đa-rút-xa-lam;

b) Vương quốc Cam-pu-chia;

c) Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;

d) Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;

đ) Ma-lay-xi-a;

e) Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma;

g) Cộng hoà Phi-líp-pin;

h) Cộng hoà Xinh-ga-po;

i) Vương quốc Thái Lan;

k) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập

khẩu vào thị trường trong nước).

3. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo khoản 2 Điều 4 Nghị định

này vào Việt Nam, do Bộ Công Thương quy định.

4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Hàng

hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) Mẫu D, theo quy định hiện

hành của pháp luật.“

6. Trong khoản 1 và khoản 2 Điều 86 tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, định

nghĩa loại hình xuất khẩu tại chỗ và quy định các thủ tục hải quan để xuất khẩu

tại chỗ

Chúng tôi muốn biết liệu quy định về việc miễn thuế xuất khẩu theo Điều 10 và

12, Nghị định 134/2016/NĐ-CP có thể được áp dụng cho các trường hợp xuất khẩu tại

chỗ tại khoản 1 Điều 86 tại Thông tư 38/2015/TT- BTC hay không.

Trả lời:

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số

80/2015/QH13 thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại

thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp các văn bản quy phạm

pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực

pháp lý cao hơn.

Page 22: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

22

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13 thì hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế.

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13 thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất

khẩu được miễn thuế nhập khẩu.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày

14/6/2005 thì xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải

quan riêng theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa

vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt

Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của

Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập

khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Cơ sở xác định hàng

hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số

134/2016/NĐ-CP.

Căn cứ quy định nêu trên, từ ngày 01/9/2016 trường hợp nguyên liệu, vật tư, linh

kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng xuất khẩu sản phẩm theo loại

hình xuất nhập khẩu tại chỗ thì không được miễn thuế theo quy định.

(Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4532/TCHQ-TXNK ngày 01/8/2018

hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ).

7. Khi chúng tôi kiểm tra khoản 1 Điều 76 Thông tư 39/2018/TT-BTC, điều

khoản này chỉ liên quan đến thủ tục hải quan trong hợp đồng gia công giữa doanh

nghiệp gia công trong nước và doanh nghiệp EPE. Tuy nhiên, chính sách thuế liên quan

đến từng thủ tục hải quan chưa được đề cập rõ ràng.

Do đó, Làm ơn cho chúng tôi biết liệu doanh nghiệp gia công trong nước có phải

nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu cho các trường hợp sau không:

a) Nguyên liệu được cung cấp bởi EPE

- Khi nguyên liệu được giao cho doanh nghiệp gia công bởi doanh nghiệp EPE.

- Khi doanh nghiệp giao sản phẩm đã gia công cho doanh nghiệp EPE.

b) Nguyên liệu được mua tại Việt Nam bởi doanh nghiệp gia công để thực hiện

hợp đồng gia công.

Page 23: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

23

- Khi doanh nghiệp gia công mua nguyên liệu từ thị trường trong nước

+ Có thể không cần khai báo nhập khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu

+ Nếu có yêu cầu về thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu, làm ơn cho ý kiến về

vấn đề này.

- Khi doanh nghiệp gia công giao sản phẩm đã gia công cho doanh nghiệp EPE.

c) Nguyên liệu được nhập khẩu bởi doanh nghiệp gia công để thực hiện hợp

đồng gia công.

- Khi doanh nghiệp gia công lập tờ khai nhập khẩu

- Khi doanh nghiệp gia công giao sản phẩm đã gia công cho doanh nghiệp EPE

Trung tâm hỗ trợ FTA Việt Nam – Hàn Quốc (trực thuộc Cơ quan Xúc tiến

Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc trực thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội

(KOTRA Hà Nội) trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Quý Cơ quan và mong nhận được

phản hồi sớm của Quý Cơ quan.

Trả lời:

Căn cứ khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13

quy định miễn thuế:

“Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản

phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất

khẩu.

Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có

thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong

nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.”

Khi doanh nghiệp nội địa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công được miễn

thuế nhập khẩu. Sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu. Trường hợp

sản phẩm gia công xuất khẩu cho doanh nghiệp chế xuất được sản xuất từ nguyên liệu,

vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá

nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu. Khi làm

thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp nội địa thực hiện kê khai sản phẩm gia công trên một

dòng hàng và nguyên liệu, vật tư mua trong nước cấu thành sản phẩm gia công xuất

khẩu trên các dòng hàng tiếp theo của tờ khai, tại chỉ tiêu “mã số quản lý riêng” của

dòng hàng khai mã “NVLCTXK”, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) đối

với nguyên liệu, vật tư trên tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định tại Điều 61 Thông

Page 24: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

24

tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40 Điều 1 Thông tư số

39/2018/TT-BTC.

Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp

vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để

được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi số 6: Câu hỏi liên quan thuế nhập khẩu hàng kính nguyên tấm

Chúng tôi là vendor cấp 1 chuyên cung cấp tấm kính chắn bảo vệ camera (Glass

camera window) cho SamSung.

Như hiện tại, thì nguyên liệu nguyên tấm của Glass camera window, Chúng tôi

gia công tại Hàn Quốc, sau đó nhập bán thành phẩm về Việt Nam thực hiện công đoạn

coating và các công đoạn sau gia công, rồi giao hàng cho SamSung.

Trong trường hợp này, khi nhập bán thành phẩm, thì hàng này được xét là linh

kiện sản xuất điện thoại di động và áp mã HS 8517.70.21 thuế suất thuế nhập khẩu là

0%.

Sắp tới chúng tôi quyết định nâng cao năng suất và hợp lý hóa dây chuyền sản

xuất glass trong nhà máy và thực hiện xây dựng line từ công đoạn gia công glass cho

đến công đoạn sản xuất thành phẩm.

Điểm vấn đề ở đây là: Chúng tôi đã gửi mẫu hàng kính nguyên tấm cho bên phân

tích phân loại thuộc Tổng Cục Hải Quan Hà Nội, thì phụ trách bên đó có nói rằng: Do

chỉ thị của cấp trên nên tất cả các hàng kính nhập khẩu đều phải áp mã HS 7005.29.20

với thuế suất thuế nhập khẩu là 40%. Trong sách biểu thuế suất thuế nhập khẩu ghi rõ

ràng có phần mục kính quang học mã HS 7006.00.10 thuế suất thuế nhập khẩu là 5%

rất phù hợp với hàng kính nguyên tấm mà Chúng tôi chuẩn bị nhập khẩu về sản xuất.

Nếu giờ buộc doanh nghiệp áp mã thuế cao như vậy, thì việc sản xuất hàng glass

window tại Việt Nam sẽ rất khó thực hiện.

(Câu hỏi và đề xuất)

Công ty Chúng tôi sử dụng kính nguyên tấm, loại kính chỉ có thể sản xuất tại

Công ty Corning Hoa Kỳ với tỷ lệ độ lọt sáng là trên 90%, thành phần là kính quang

học alumina, và tại Việt Nam Chúng tôi chưa tìm được đơn vị nào cung cấp loại kính

này.

Dưới sự đồng ý của SamSung, Chúng tôi cũng thử tìm loại kính thay thế của

công ty khác, nhưng đều không thành công. Không còn cách nào khác, Chúng tôi buộc

Page 25: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

25

phải nhập khẩu kính từ nước ngoài về để sản xuất. Thường theo luật Việt Nam sẽ ưu

tiên nhập khẩu những mặt hàng mà Việt Nam không trực tiếp sản xuất được và áp thuế

suất thấp. Nhưng ở đây lại buồn cười thay, bên phân tích phân loại họ không quan tâm

điều gì khác, họ chỉ biết hiện tại họ nhận được chỉ thị là phải áp mã HS code với thuế

suất thuế nhập khẩu là 40%. Vì vậy, Chúng tôi cảm thấy rất bất mãn.

Trong khi đó, Chúng tôi thiết lập thêm dây chuyền gia công và làm trọn vẹn toàn

bộ công đoạn sản xuất hàng glass window. Điều này, góp phần thúc đẩy sự phát triển

nền công nghiệp tại Việt Nam. Nhưng với tình hình như hiện tại, thì ngoài sản xuất xuất

khẩu thì khả năng bán hàng trong nước của Chúng tôi là rất khó khăn. Chúng tôi xin

nhắc lại: Bên phân tích phân loại của Tổng Cục Hải Quan Hà Nội họ vẫn nhất quyết áp

thuế suất thuế nhập khẩu cho mặt hàng kính nguyên tấm này là 40%; nên Chúng

tôi rất mong Chủ Tịch Hiệp Hội các Doanh Nghiệp Hàn Quốc hãy xem xét và có hướng

giải quyết giúp doanh nghiệp.

Trả lời:

1. Về thuế nhập khẩu mặt hàng kính nguyên tấm: doanh nghiệp không cung cấp

tên doanh nghiệp, số tờ khai nhập khẩu, Chi cục HQ mở tờ khai. Do đó, Tổng cục Hải

quan không tra cứu được các thông báo kết quả phân tích.

2. Đối với việc phân tích phân loại mẫu hàng thuộc nhóm 70.06: Theo thông tin

từ công ty thì công ty nhập khẩu mặt hàng kính nguyên tấm, tỷ lệ lọt sáng là trên 90%,

thành phần là kinh quang học alumina. Thông tin trên chưa đủ cơ sở để xác định mã số

cho mặt hàng công ty nhập khẩu có thuộc nhóm 70.06 như công ty phản ánh hay không

do chưa rõ mặt hàng là loại kính gì, đã được gia công đến mức độ nào. Tổng cục Hải

quan đã có công văn số 5498/TCHQ-TXNK ngày 21/8/2017 hướng dẫn phân loại các

mặt hàng thuộc nhóm 70.06, trong đó mặt hàng phải đảm bảo thỏa mãn một trong các

tiêu chí về mức độ gia công tại Chú giải chi tiết HS 2012 nhóm 70.06. Hiện tại, do

không có đủ thông tin về mặt hàng của doanh nghiệp đang đề nghị nên không có căn cứ

để khẳng định mặt hàng thuộc nhóm 70.05 hay nhóm 70.06.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu phân loại trước mã số hàng hóa,

doanh nghiệp có thể yêu cầu phân loại trước theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư

39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính.

4. Đề nghị doanh nghiệp cung cấp đầy đủ catalog hàng nhập khẩu hoặc chỉ tiêu

kỹ thuật hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan để xem xét mã số cụ thể. Trường hợp

Page 26: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

26

đúng về mã số nhưng thuế suất chưa hợp lý và mặt hàng nhập khẩu của Công ty trong

nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu để sản xuất thì có công văn gửi Bộ Tài chính

để xem xét điều chỉnh thuế suất cho phù hợp.

Câu hỏi số 7: Vấn đề liên quan đến miễn và hoàn thuế hải quan đối với hàng

xuất khẩu sản xuất bằng thuê ngoài (outsourcing)

Sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng các doanh nghiệp hợp tác Hàn Việt

và nhận được sản phẩm thì họ hoàn thiện thành phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây

là phương thức xuất khẩu phổ biến nhất. Tuy nhiên, theo giải thích của Tổng cục Hải

quan ở công văn (4007/TXNK-CST), “trường hợp các công ty nhập khẩu nguyên

liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay

một phần thì không thuộc đối tượng miễn thuế”.

Từ trước tới nay, dù sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay một phần

thì sau khi xuất khẩu xong chỉ cần chứng minh phần nguyên liệu nhập khẩu đã tiêu thụ

theo thủ tục thanh lý (Liquidation) thì có thể được miễn thuế hoặc hoàn thuế. Tuy

nhiên, nếu như quy định được thực thi thì đây sẽ là một cú đánh mạnh vào các doanh

nghiệp.

Để tăng hiệu suất thì đại đa phần các doanh nghiệp sử dụng thuê ngoài để sản

xuất thành phẩm. Đặc biệt, với các ngành đỏi hỏi công nghệ cao thì việc một doanh

nghiệp thực hiện tất cả mọi công đoạn sản xuất phức tạp là điều không thể. Do đó, để

các doanh nghiệp xuất khẩu không gặp bất lợi thì chúng tôi hi vọng rằng chính phủ Việt

Nam ban hành quy định nêu rõ “miễn thuế đối với cả trường hợp sản xuất bằng thuê

ngoài”. Nhờ đó, tập trung nuôi dưỡng các doanh nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp

vừa và nhỏ của Việt Nam, đồng thời mở rộng quy mô giao dịch, giúp kinh tế Việt Nam

phát triển thêm một bậc.

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của

Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế. Cơ

sở xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị

định số 134/2016/NĐ-CP

Page 27: VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC - kocham.kr filemột số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

27

Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu

nhưng giao một phần hàng hóa cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc

một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc

xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo

quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế nhập khẩu đối

với phần hàng hóa nhập khẩu đưa đi gia công.

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của doanh nghiệp và sẽ nghiên cứu sửa đổi,

bổ sung quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP./.