vĂn hÓa - vĂn nghỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi...

40
Số 43 - Tháng 01/2016 TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Thắng ĐT: (04) 62820719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Đỗ Hồng Công TRỤ SỞ 68 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] ĐT: (04) 62820721 - Fax: (04) 62820708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ GẶP GỠ ĐẦU NĂM 30 NĂM ĐỔI MỚI VÀ CHẶNG ĐƯỜNG TIẾP THEO KINH TẾ VIỆT NAM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG 2016 HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ TÂM SỰ KIỂM TOÁN VIÊN TUỔI THÂN VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Upload: others

Post on 31-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Thắng

ĐT: (04) 62820719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐỗ Hồng Công

TRỤ SỞ68 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

ĐT: (04) 62820721 - Fax: (04) 62820708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

GẶP GỠ ĐẦU NĂM

30 NĂM ĐỔI MỚI VÀ CHẶNG ĐƯỜNG TIẾP THEO

KINH TẾ VIỆT NAM 2015 VÀ TRIỂN VỌNG 2016

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

TÂM SỰ KIỂM TOÁN VIÊN TUỔI THÂN

VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Page 2: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Thưa ông, trong cuộc phỏng vấn đầu nămngoái, ông đã bày tỏ sự tin tưởng rất lớn từnhững thay đổi về hoạt động kiểm toán năm2015. Nhìn lại một năm qua, liệu ông đã có thểđưa ra đánh giá của mình về kết quả của sự thayđổi này?

Thực hiện chủ trương đổi mới hoạt động kiểmtoán trong năm 2015, Ban cán sự Đảng, lãnh đạoKiểm toán Nhà nước và toàn thể công chức, kiểmtoán viên và người lao động của KTNN đã nỗ lựcphấn đấu, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ vàquyết liệt nhằm hiện thực hóa các chủ trương nàyvào thực tiễn. Mặc dù công tác tổng hợp kết quảkiểm toán năm 2015 vẫn đang được triển khai thựchiện, nhưng qua kết quả tổng hợp sơ bộ từ các báocáo kiểm toán đã phát hành cho thấy, các chủtrương đổi mới kiểm toán bước đầu đã đạt đượccác kết quả đáng ghi nhận, chất lượng các kết luận,kiến nghị kiểm toán được nâng cao, đặc biệt là cáccuộc kiểm toán quyết toán ngân sách địa phươngđã có nhiều phát hiện kiểm toán lớn, tập trung vàocác vấn đề tồn tại trong quản lý, điều hành ngân

sách địa phương.Tuy nhiên, qua gần một năm triển khai, các chủ

trương đổi mới hoạt động kiểm toán năm 2015cũng cho thấy một số bất cập:

Một là, việc tập trung kiểm toán ngân sách địaphương là để phục vụ HĐND phê chuẩn quyếttoán gặp không ít khó khăn do một số địa phươngchưa lập Báo cáo quyết toán đúng thời hạn theoquy định (vào 1/10 hàng năm) dẫn đến khốilượng công việc dồn vào các tháng cuối năm2015 quá lớn.

Hai là, năm 2015 là năm đầu triển khai đổi mớihoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán tại cáccơ quan tài chính tổng hợp ở địa phương nên trongquá trình thực hiện còn có khoảng cách giữa thựctế và mục tiêu ban đầu đề ra.

Ba là, một số cuộc kiểm toán chuyên đề đượcdư luận xã hội quan tâm như Đề án Tai cơ câudoanh nghiêp nhà nước, trọng tâm là tâp đoan kinhtế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015;Công tác Quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đầutư cho hoạt động khoa học và công nghệ năm2014; Chương trình Mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2014 bướcđầu đã đạt được kết quả nhất định, nhưng cũngxuất hiện không ít hạn chế bất cập như chất lượngbáo cáo kiểm toán chưa cao, thường xuyên pháthành chậm, chưa phát hiện được nhiều vấn đề bấtcập về cơ chế, chính sách…

Nhận biết được điều này, trong năm 2016, Bancán sự Đảng, lãnh đạo KTNN đã có những giảipháp rất cụ thể để từng bước khắc phục và hạnchế các tồn tại nêu trên trong thời gian tới như:xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của đơn vị chủ trì,cũng như đơn vị phối hợp để hướng đến đơn vịchủ trì cũng như đơn vị phối hợp đều phải cótrách nhiệm như nhau; bổ sung, hoàn thiện đềcương kiểm toán ngân sách địa phương và một số

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa:

Page 3: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

chuyên đề đã ban hành trong năm 2015, cũng nhưtổ chức xây dựng đề cương kiểm toán mới nhằmđảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trongtoàn ngành...

Vậy, tiêu chí để lựa chọn các đầu mối trong kếhoạch kiểm toán năm 2016 được xác định nhưthế nào, thưa ông?

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu,định hướng nêu trên,KTNN đã đưa ra các tiêuchí lựa chọn đầu mốikiểm toán trong Kếhoạch kiểm toán năm2016 cho từng lĩnh vựckiểm toán:

Thứ nhất, về kiểmtoán ngân sách

Tổ chức kiểm toán đểxác nhận tính đúng đắn,trung thực đối với báocáo quyết toán ngân sáchnăm 2015 của các bộ, cơquan Trung ương, tỉnh,thành phố trực thuộcTrung ương, cụ thể là:

(1) Tổ chức kiểmtoán ngân sách năm2015 của hầu hết cáctỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đểđánh giá toàn diện côngtác quản lý, điều hànhthu, chi ngân sách, trongđó đi sâu kiểm toán việcquản lý, điều hành thungân sách và chi đầu tưxây dựng.

(2) Kiểm toán ngânsách năm 2015 khoảng50-60% số bộ, cơ quanTrung ương thuộc phạmvi kiểm toán của KTNN,trong đó tập trung kiểmtoán để đánh giá côngtác quản lý điều hành chisự nghiệp và chi đầu tưphát triển.

Thứ hai, về kiểm toán chuyên đề(1) Ưu tiên lựa chọn kiểm toán các chủ đề liên

quan đến các chính sách, chế độ, chương trình vàdự án trong cả giai đoạn 2011-2015. Trong đó, tậptrung kiểm toán các chương trình, dự án và hoạtđộng liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế như: Táicơ cấu đầu tư công, trọng tâm là Chương trình tráiphiếu Chính phủ; cơ cấu lại hệ thống các tổ chứctín dụng; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng

Page 4: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và táicơ cấu nông nghiệp, trọng tâm là Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

(2) Tập trung kiểm toán các hoạt động nhằmtháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhữngnhiệm vụ và giải pháp nhằm cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc giacủa Chính phủ.

(3) Lựa chọn để kiểm toán một số hoạt độngliên quan đến thực hiện các chủ trương, chính sáchvề giáo dục, đào tạo nghề; các chính sách mới vềxã hội hóa y tế, tăng cường trang thiết bị y tế đểgiảm quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.

Thứ ba, về kiểm toán hoạt độngƯu tiên lựa chọn các chương trình, dự án hoặc

hoạt động có qui mô phù hợp, được dư luận xã hộiquan tâm nhằm đánh giá sâu về tính kinh tế, hiệuquả và hiệu lực của hoạt động được lựa chọn kiểmtoán; đồng thời đẩy mạnh nội dung kiểm toán hoạtđộng trong các cuộc kiểm toán ngân sách, kiểmtoán chuyên đề.

Thứ tư, về lĩnh vực đầu tư xây dựng và chươngtrình dự án

Tập trung kiểm toán tổng hợp công tác quản lý,điều hành chi đầu tư xây dựng của các bộ, cơ quanTrung ương, địa phương trong năm 2015; lựa chọnđể kiểm toán các dự án đầu tư theo hình thức hợptác công tư (PPP) và các hình thức đầu tư khôngsử dụng vốn nhà nước để huy động tối đa nguồnlực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; các dự ánđầu tư có quy mô lớn, được dư luận xã hội quantâm như: Các dự án trọng điểm ngành giao thôngvận tải; dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ODA,dự án BOT, BTO, BT; các chương trình, dự án vềxử lý nước thải, vệ sinh môi trường đô thị, phòngchống thiên tai, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp… và kiểmtoán trong quá trình đầu tư đối với các dự án đãđược kiểm toán trong năm 2015 chuyển sang; cácdự án theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ...

Thứ năm, về lĩnh vực doanh nghiệp, tổ chức tàichính - ngân hàng

Tiếp tục tập trung kiểm toán các tập đoàn,tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, tổchức tài chính nhà nước để đánh giá thực trạngthực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp và đề án

cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn2011-2015.

Ông vừa nói đến việc KTNN sẽ đẩy mạnh loạihình kiểm toán hoạt động trong năm 2016. Vậy,xin ông cho biết cụ thể hơn về kế hoạch này?

Đẩy mạnh phát triển loại hình kiểm toán hoạtđộng là một chủ trương lớn của KTNN, được Bancán sự Đảng, lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm,chỉ đạo và được cụ thể hóa thành Mục đích chiếnlược số 06 “Tăng cường giá trị và lợi ích trongviệc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệuquả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tàisản công” trong Kế hoạch chiến lược phát triểnKTNN giai đoạn 2013-2017 ban hành kèm theoQuyết định số 1145/QĐ-KTNN ngày 09/10/2013của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Để cụ thể hóa Mụctiêu chiến lược này, trong thời gian qua, KTNN đãxây dựng được một bộ phận công chức kiểm toáncó năng lực chuyên môn và được đào tạo bài bảncả trong nước và nước ngoài làm nòng cốt chokiểm toán hoạt động và tập trung tại phòng Kiểmtoán hoạt động trực thuộc Vụ Tổng hợp; xây dựngvà ban hành Bộ tài liệu đào tạo kiểm toán hoạtđộng; tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chuẩnmực kiểm toán liên quan đến kiểm toán hoạt động;triển khai đào tạo về kiểm toán hoạt động chonhiều lượt công chức kiểm toán trong ngành; thựchiện thí điểm một số cuộc kiểm toán với sự hỗ trợtừ các chuyên gia tổ chức CCAF... Trên cơ sở cáckết quả đạt được, đến năm 2016, lãnh đạo KTNNquyết định đẩy mạnh loại hình kiểm toán hoạtđộng cả về chiều rộng và chiều sâu, trên nguyêntắc thực hiện kiểm toán hoạt động theo đúng quytrình và thông lệ quốc tế.

Trước những thuận lợi và khó khăn tronghoạt động kiểm toán của năm mới, theo ông đâulà những giải pháp chủ yếu để KTNN có thể thựchiện một cách hiệu quả nhất đối với những mụctiêu kế hoạch đã đề ra?

Năm 2016 là năm đầu tiên Luật Kiểm toán nhànước sửa đổi có hiệu lực thi hành, đây vừa là điềukiện thuận lợi, cũng là khó khăn, thách thức lớnnhất đối với hoạt động kiểm toán của KTNN. Mộtmặt, Luật KTNN sửa đổi tạo ra hành lang pháp lýmới, đầy đủ và hoàn chỉnh hơn cho các hoạt độngcủa KTNN. Tuy nhiên, là năm đầu tiên triển khai

Page 5: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Luật, KTNN cũng sẽ phải dành thời gian, nhân lựccho việc đào tạo, tuyên truyền, sửa đổi, bổ sung vàhoàn thiện các văn bản, quy trình kiểm toán chođồng bộ với Luật KTNN sửa đổi. Ngoài ra, năm2016 cũng là năm đầu tiên các cấp, ngành triểnkhai thực Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vàđặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toànquốc lần thứ XII nên khó có sự phối hợp nhịpnhàng giữa KTNN với các đơn vị được kiểm toán.

Từ nhận định trên, để hoàn thành thắng lợinhiệm vụ kiểm toán năm 2016, Ban cán sự Đảng,Lãnh đạo KTNN đã đề ra một số giải pháp chủyếu sau:

Thứ nhất, bám sát sự chỉ đạo của Quốc hội đểtriển khai nhiệm vụ công tác năm 2016 của KTNNmột cách khoa học, hiệu quả; chủ động phối hợpvà cung cấp kịp thời các số liệu, thông tin cầnthiết, các phát hiện kiểm toán nổi bật phục vụ hoạtđộng giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụQuốc hội, chỉ đạo điều hành của Chính phủ; phốihợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan Trung ương, cấpủy và chính quyền địa phương trong hoạt độngkiểm toán, nhất là trong công tác theo dõi, đôn đốcthực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán; kịp thờichuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, thanh tra đốivới các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luậtđược phát hiện qua kiểm toán nhằm nâng cao vaitrò của KTNN trong đấu tranh phòng, chống thamnhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường và thực hiện đồngbộ các giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởnggắn với nắm bắt tình hình, theo dõi, kiểm tra vàgiám sát đối với công chức, viên chức và ngườilao động. Đề cao trách nhiệm của thủ trưởng, lãnhđạo đơn vị. Nâng cao nhận thức về tính tiênphong, gương mẫu và trách nhiệm đảng viên,người đứng đầu đơn vị. Tăng cường kỷ luật, kỷcương trong hoạt động công vụ; giám sát chặt chẽđạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của Kiểmtoán viên nhà nước; kiên quyết đấu tranh và xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật, các biểu hiện suythoái về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử; thựchành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạtđộng của KTNN.

Thứ ba, thực hiện đồng bộ các giải pháp vềtuyên truyền, phố biến và triển khai thực hiện LuậtKTNN sửa đổi năm 2015, trong đó tập trung sửađổi, bổ sung văn bản chế độ, hoàn thiện cơ sở

pháp lý, quy trình, chuẩn mực kiểm toán; đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đứcnghề nghiệp cho kiểm toán viên đáp ứng các quyđịnh của Luật KTNN sửa đổi và yêu cầu đổi mớicông tác kiểm toán của KTNN.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính,đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức thựchiện kiểm toán bằng các giải pháp cụ thể: Tổ chứccác Đoàn kiểm toán có quy mô phù hợp, đảm bảocơ cấu ngành, lĩnh vực, chú trọng bố trí kiểm toánviên đủ năng lực để thực hiện các công việc trước,trong và sau khi kiểm toán; tổ chức linh hoạt cáccuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán ngân sáchcủa bộ, cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nhằm giảm thiểu ảnh hưởng củahoạt động kiểm toán đến việc thực hiện nhiệm vụchính trị của đơn vị được kiểm toán và nâng caohiệu quả hoạt động kiểm toán.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tácchỉ đạo, điều hành, kiểm soát hoạt động kiểm toánbằng các giải pháp cụ thể như tăng thời gian, nhânlực và mở rộng phạm vi khảo sát để thu thập đầy đủthông tin phục vụ việc đánh giá rủi ro, xác địnhtrọng yếu, mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toánnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kế hoạch kiểmtoán của cuộc kiểm toán; nâng cao hiệu quả chỉ đạo,điều hành của từng cấp quản lý thông qua việc bámsát tình hình kiểm toán thực tế, duy trì tốt chế độbáo cáo tiến độ và kết quả kiểm toán; đổi mớiphương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, tăngcường thảo luận với đơn vị được kiểm toán để làmrõ cơ sở pháp lý của các kết luận, kiến nghị và sốliệu kiểm toán; chú trọng cập nhật, đánh giá thôngtin đến thời điểm kiểm toán nhằm nâng cao tínhthời sự, khả thi của các kết luận, kiến nghị kiểmtoán; đổi mới kết cấu báo cáo kiểm toán theo hướngngắn gọn, rõ ràng, đi thẳng vào bản chất vấn đề,kiến nghị phù hợp với phát hiện kiểm toán.

Thứ sáu, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thốngchuẩn mực, quy trình, sổ tay hướng dẫn kiểm toánvà chương trình đào tạo về kiểm toán hoạt động đểtriển khai đào tạo; từng bước nâng cao vai trò vàtỷ trọng loại hình kiểm toán hoạt động trong hoạtđộng kiểm toán của KTNN.

Xin trân trọng cảm ơn và chúc ông đạt đượcnhiều thành công trong năm mới!n

ĐINH HIỀN (thực hiện)

Page 6: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Thưa ông, ông đánh giánhư thế nào về thực trạngnền kinh tế Việt Nam trongnăm 2015?

Tôi cho rằng trong năm2015, chúng ta đã làm đượcmột số việc:

Thứ nhất, nền kinh tế vĩ môđược duy trì ổn định. Lần đầutiên sau rất nhiều năm, lạm phátkhông phải là “bóng ma” lởnvởn lên nền kinh tế.

Thứ hai, chúng ta giữ đượcsự ổn định của các doanh nghiệptrong nước, môi trường đầu tưtừng bước được cải thiện.

Như vậy, đánh giá chung vềkinh tế - xã hội trong năm 2015,thành tựu lớn nhất là kinh tế vĩmô từng bước được ổn định.Tuy nhiên, cái tồn tại trong năm2015 là việc chúng ta trả giákhá đắt cho sự ổn định ấy. Cụthể: chỉ số nợ công, chỉ số kimngạch xuất khẩu, chỉ số nhậpsiêu của khối doanh nghiệpnội… là những tín hiệu chothấy nền kinh tế phát triểnkhông bền vững. Chúng ta tăngtrưởng xuất khẩu chủ yếu dựavào doanh nghiệp FDI; tăngtrưởng chủ yếu nhờ vốn. Thựctế, chúng ta bội chi ngân sách,nợ công tăng với tốc độ 18%trong khi tăng trưởng chỉ có6%. Như vậy, tốc độ tăng nợcông cao gấp 3 lần tốc độ tăngtrưởng kinh tế. Điều này là

minh chứng cho thấy, nền kinhtế phát triển không từ nội lực,lợi nhuận mà hoàn toàn từ vốnđầu tư.

Như chia sẻ của ông, có thểthấy nền kinh tế còn đứng trướcrất nhiều khó khăn, thách thứccần tiếp tục phải giải quyết. Vậytheo ông, chúng ta sẽ đón đợinhững gì cho nền kinh tế ViệtNam trong năm 2016?

Đối với một nền kinh tế,quan trọng nhất là chính sáchổn định. Chính sách kinh tế củanăm 2016 sẽ giữ ổn định nhưnăm 2015 nếu không có tácđộng từ bên ngoài. Đấy là mộtcố gắng lớn bởi khi chính sáchổn định, các doanh nghiệp mớihoạch định được chiến lượcphát triển và kế hoạch sản xuấtcủa mình. Nếu chính sách thay

đổi thì doanh nghiệp khôngdám đầu tư. Nhưng chúng takhẳng định, chính sách khôngthay đổi, trừ trường hợp có yếutố bên ngoài tác động rất mạnh.Tuy nhiên, cũng có một “ẩn số”là tác động hai chiều của Cộngđồng Kinh tế ASEAN (AEC)đối với nước ta như thế nào làchúng ta chưa lường hết được.

Theo tôi, nền kinh tế sẽkhông có đột biến lớn trong năm2016. Tất cả cơ chế, chính sáchvẫn tương đương như năm 2015và nền kinh tế vẫn tiếp tục ổnđịnh, có chăng năm 2017 sẽ“nhúc nhích”. Chúng ta phải nóithẳng, nền kinh tế 2016 còn khókhăn hơn năm 2015 bởi giá dầuxuống thấp sẽ làm mất cân đốinguồn thu. Tuy giá dầu chỉchiếm khoảng 10% trên tổng thucủa nền kinh tế nhưng nó có tácđộng rất lớn. Như năm 2015, giádầu hụt khoảng 40.000 tỷ đãlàm ngân sách thu nội địa giảm5% trong tổng thu nội địa. Nhưvậy, năm 2016, nếu giá dầugiảm nữa thì không biết chúngta lấy gì để bù.

Là một chuyên gia có sựquan tâm nhiều đến Kiểm toánNhà nước (KTNN), ông đánhgiá như thế nào về hoạt độngkiểm toán của KTNN trong nămqua, đặc biệt khi Luật Kiểmtoán nhà nước (sửa đổi) được

TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊNPhó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Page 7: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Quốc hội thông qua?Có thể nói, trong năm 2015,

KTNN làm được rất nhiều việc,trong đó có những việc “thầmlặng” như hỗ trợ quá trình tái cơcấu ngân hàng, kiểm toán tái cơcấu DNNN… Việc kiểm toán táicơ cấu DNNN đã làm cho bứctranh về DNNN rõ nét hơn từ haikhía cạnh:

- Thứ nhất, cung cấp thông tinđúng cho xã hội về DNNN vàviệc chi tiêu của các đơn vị thụhưởng ngân sách;

- Thứ hai, như tín hiệu “đènvàng” nhấp nháy để cảnh báo cácđơn vị được kiểm toán biết, khichuẩn bị đến “ngã tư”, họ phảichọn một đường đi đúng. Tôithấy, hoạt động của KTNN trongnăm qua tương đối tốt, đặc biệtQuốc hội thông qua Luật Kiểmtoán nhà nước (sửa đổi) chính làmột công cụ để KTNN địnhhướng công tác kiểm toán chungcho cả nền kinh tế, trong đó phântách rõ vai trò, nhiệm vụ củaKTNN và Kiểm toán độc lập(bởi từ trước đến nay, khi nóiđến kiểm toán là người ta nghĩngay đến KTNN, chứ khôngnghĩ có cả kiểm toán độc lập).Hay trong kiểm toán tái cơ cấungân hàng, năm vừa qua, dựatrên chuẩn mực kế toán, kiểmtoán đã ban hành, Ngân hàngNhà nước đã mua lại với giá 0đồng 3 ngân hàng (VNCB, GPBank và Ocean Bank) dựa trênkết quả kiểm toán độc lập. Điềunày cho thấy, vai trò của kiểmtoán nói chung và KTNN nóiriêng đã được nền kinh tế chấpnhận. Các kết luận kiểm toán, kểcả KTNN và kiểm toán độc lập,gần như là kết luận chung, kếtluận cuối cùng về hiệu quả kinhtế của doanh nghiệp. Đấy là

thành công nhất của trong lĩnhvực kiểm toán nói chung trongnăm 2015.

Năm 2015, một trong nhữngtrọng tâm kiểm toán củaKTNN là kiểm toán tái cơ cấunền kinh tế, trong khi côngcuộc tái cơ cấu tổng thể nềnkinh tế vẫn còn nhiều việcphải làm. Ông có suy nghĩ gìvề vấn đề này?

Theo tôi, chúng ta phải phântách ra hai việc: Thứ nhất, táicơ cấu nền kinh tế là việc củacác cơ quan được giao nhiệmvụ. Thứ hai, nhiệm vụ củaKTNN là đánh giá quá trình táicơ cấu này để giúp các cơ quanhoạch định chính sách chiếnlược biết việc thực hiện chínhsách ấy tiến độ như nào, kết quảra sao. Một trong những đónggóp quan trọng của KTNN làkiểm toán đầu tư công. Từ trướctới nay, chúng ta hay nói tới vấnđề nợ đọng xây dựng cơ bản vànợ của các công trình như lỗi tựnhiên, vốn có của một nền kinhtế, thì nay, qua kết luận kiểmtoán, chúng ta hiểu quyết địnhđầu tư ấy là chưa chính xác (ởcả khía cạnh bố trí vốn cũngnhư đánh giá tác động lan tỏa).Bởi vậy, khả năng tác động tíchcực của các công trình, dự ánđầu tư công đến nền kinh tếkhông đạt được. Như vậy, đánhgiá của KTNN cho thấy, chúngta chưa hoàn thành mục tiêu táicơ cấu theo như tiến độ đề ra.Đấy là điều rất quan trọng bởitừ những báo cáo kiểm toánriêng lẻ của mỗi địa phương,những người làm chính sách vĩmô mới dựng lại được bứctranh chung để đưa vào nhậnđịnh của Báo cáo chính trị Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ XII:Công tác tái cơ cấu trong nhữngnăm qua chưa đạt được yêu cầuđề ra theo Nghị quyết Trungương 3, khóa XI. Đây là kếtluận rất quan trọng, đánh giá cảquá trình tái cơ cấu; trong đóKTNN là công cụ “thầm lặng”nhất góp phần đi đến thànhcông này. Sở dĩ gọi là thànhcông bởi kết quả kiểm toán giúpnhững người hoạch định vĩ môbiết được chúng ta đang đứng ởđâu trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ, từ đó đề ra phươnghướng hành động trong 5 nămtới và các năm tiếp theo.

Vậy theo ông, KTNN cần cóphương hướng hành động nhưthế nào để phù hợp với bối cảnhhội nhập sâu rộng hiện nay?

Tôi cho rằng, trước tiên,KTNN phải xây dựng được cơchế để đảm bảo quyền chủ độngcho các kiểm toán viên (KTV).

Thứ hai, về phương thức đãingộ, phải có chính sách riêngđối với Kiểm toán viên nhànước. Không lý gì mà cũngKTV ấy, nếu họ làm ở KTNNlương chỉ 7 triệu/tháng trongkhi kiểm toán độc lập của nướcngoài, lương 1.000-2.000USD/tháng. Chúng ta phải xâydựng cơ chế để làm sao giữđược KTV có trình độ caonhưng đồng thời không tạo rasự phá vỡ cân bằng về mặt bằngchung của tiền lương trong hệthống công chức nhà nước.

Trân trọng cảm ơn nhữngchia sẻ của ông. Nhân dịp Nămmới, kính chúc ông và gia đìnhdồi dào sức khỏe, hạnh phúc,vạn sự như ý!n

XUÂN HỒNG (thực hiện)

Page 8: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Ba mươi năm đổi mới làmột giai đoạn lịch sử quan

trọng có ý nghĩa trọng đạitrong sự nghiệp phát triển củanước ta, đánh dấu sự trưởngthành về mọi mặt của Đảng,Nhà nước và nhân dân ta, làquá trình cải biến sâu sắc, toàndiện, triệt để, là sự nghiệp cáchmạng to lớn của toàn Đảng,toàn dân vì mục tiêu “dân giàu,nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”. Nền kinh tếthị trường định hướng xã hộichủ nghĩa từng bước hìnhthành và phát triển; thể chế kinhtế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa được quan tâm xâydựng và từng bước hoàn thiện.Thực lực của nền kinh tế tănglên, kinh tế vĩ mô cơ bản ổnđịnh, lạm phát được kiểm soát.Môi trường đầu tư không ngừngđược cải thiện, thế và lực củanước ta vững mạnh, vị thế củaViệt Nam trên trường quốc tếđược nâng lên, tạo ra những tiềnđề quan trọng để đẩy nhanhcông nghiệp hoá, hiện đại hóavà nâng cao chất lượng cuộcsống của nhân dân. Đồng thờichúng ta cũng nhận thức rõ cònnhững hạn chế, khó khăn khôngnhỏ của nền kinh tế đã và đangđặt ra những vấn đề cần phải cónhững quyết sách trong thờigian tới đưa nước ta phát triển

nhanh và bền vững. Nguyên nhân của những

thành tựu đạt được là nhờ cónhận thức đúng đắn, đổi mới tưduy lý luận của Đảng về tính tấtyếu của phát triển kinh tế thịtrường; quyết định chuyển từkinh tế kế hoạch hóa tập trungsang kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa; xácđịnh phát triển kinh tế là nhiệmvụ trung tâm, kiên trì lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện các quyếtsách về kinh tế, được Nhân dânđồng tình ủng hộ và tích cựctham gia thực hiện. Sự quản lý,điều hành của Nhà nước đối vớikinh tế thị trường sát thực vàhiệu quả hơn. Nhà nước quảnlý, điều tiết nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa thông qua pháp luật,

chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách, các công cụkinh tế và lực lượng vật chấtcần thiết và phù hợp với nguyêntắc của kinh tế thị trường; xâydựng, hoàn thiện thể chế, tạodựng môi trường kinh tế vĩ mô,môi trường kinh doanh, khắcphục và hạn chế những tác độngtiêu cực của kinh tế thị trường.Mở rộng, phát huy dân chủtrong lĩnh vực kinh tế, thực hiệnngày càng tốt hơn vai trò làmchủ về kinh tế của nhân dân. Vaitrò lãnh đạo cũng như nội dungvà phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với phát triển nền kinhtế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ngày càng rõ nét, theođó đã xác định tiếp tục đổi mớitư duy kinh tế, nâng cao nănglực lãnh đạo kinh tế của các tổchức đảng, tăng cường lãnh đạovà kiểm tra về phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, qua 30 năm đổimới, nền kinh tế còn chủ yếuphát triển theo chiều rộng, chậmchuyển sang phát triển theochiều sâu; thiếu bền vững. Hệthống luật pháp, cơ chế, chínhsách chưa hoàn chỉnh và đồngbộ, chất lượng chưa cao, tiến độban hành còn chậm; việc tuyêntruyền, phổ biến, thực thi phápluật và bảo đảm kỷ cương, phápluật còn nhiều hạn chế. Cơ cấukinh tế chuyển dịch chậm.

GS.TS. VƯƠNG ĐÌNH HUỆỦy viên Trung ương Đảng - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Page 9: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Quyền tự do kinh doanh chưađược tôn trọng đầy đủ, môitrường kinh doanh chưa thật sựđảm bảo cạnh tranh công bằng,lành mạnh giữa các doanhnghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế. Doanh nghiệp gia nhập,hoạt động và rút lui khỏi thịtrường còn gặp nhiều vướngmắc. Giá cả của một số hànghóa, dịch vụ thiết yếu chưa thậtsự tuân thủ theo nguyên tắc vàquy luật kinh tế thị trường.Quản trị doanh nghiệp còn yếukém, chưa theo kịp các tiêuchuẩn quốc tế và chưa đáp ứngyêu cầu của kinh tế thị trường.Doanh nghiệp nhà nước, trongđó nhiều tập đoàn kinh tế vàtổng công ty nhà nước chưa thểhiện được đầy đủ vai trò là lựclượng nòng cốt của kinh tế nhànước; hoạt động sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả thấp, để xảyra lãng phí, thất thoát. Kinh tếtập thể còn nhiều mặt yếu kémkéo dài. Doanh nghiệp tư nhânphổ biến là quy mô nhỏ. Doanhnghiệp có vốn đầu tư nướcngoài (FDI) chưa đáp ứng mụctiêu, yêu cầu chuyển giao côngnghệ, nhất là công nghệ cao,công nghệ nguồn và trình độquản lý tiên tiến; phần đông vẫnhoạt động trong các ngành sửdụng nhiều lao động, khai tháctài nguyên; nhiều doanh nghiệpchỉ hướng vào thị trường trongnước. Sử dụng vốn vay ODA,đầu tư công hiệu quả chưa cao.Một số yếu tố thị trường pháttriển chưa đồng bộ, quy mô, cơcấu và trình độ các loại thịtrường còn hạn chế, bất cập;kinh tế vĩ mô ổn định chưa vữngchắc; tính độc lập, tự chủ củanền kinh tế chưa cao, còn lệthuộc nhiều vào một vài thị

trường bên ngoài.Như vậy, trong giai đoạn tới,

hai vấn đề lớn đặt ra về pháttriển kinh tế, theo chúng tôi:

Một là, hoàn thiện thể chế,phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa,chủ động và tích cực hội nhậpquốc tế; đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức, bảo vệ tàinguyên, môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu để phát triển đấtnước nhanh và bền vững;

Hai là, tập trung thực hiệncó kết quả đổi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế,trọng tâm là thực hiện thànhcông ba đột phá chiến lược, sớmkhắc phục những điểm nghẽn vềthể chế kinh tế, nguồn nhân lựcvà kết cấu hạ tầng.

Đây là những vấn đề theochúng tôi phải quan tâm hàngđầu và hoàn toàn có thể đặt kỳvọng vào những quyết sáchchung của Đảng và Nhà nướctrong những năm tới về đổi mớimô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước; hoàn thiện thể chế, pháttriển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Đểthực hiện các định hướng trên,chúng tôi xin đề xuất một sốgiải pháp như sau:

Thứ nhất, về mô hình tăngtrưởng, cần hướng tới mô hìnhtăng trưởng dựa trên nâng caonăng suất lao động, chất lượngvà sức cạnh tranh với những nộidung chủ yếu sau: (1) Phươngthức thực hiện: kết hợp hợp lýgiữa chiều rộng và chiều sâu,lấy tăng trưởng theo chiều sâu làhướng chủ đạo; (2) Chiến lượctăng trưởng: chuyển tăng trưởng

từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu vàđầu tư sang phát triển đồng thờicả về đầu tư, xuất khẩu và tiêudùng trong nước; (3) Động lựctăng trưởng: phải dựa trên năngsuất lao động, khoa học - côngnghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩymạnh nghiên cứu và triển khai(R&D) nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả, nâng cao giátrị gia tăng, tăng nhanh giá trịnội địa và tham gia có hiệu quảvào chuỗi giá trị toàn cầu; (4)Nguồn lực tăng trưởng: dựa trêncơ sở khai thác, phát huy nguồnnội lực đồng thời thu hút, sửdụng có hiệu quả các nguồn lựcbên ngoài; (5) Mục tiêu tăngtrưởng: cần hướng tới các mụctiêu dài hạn, tăng trưởng bềnvững, hiệu quả và vì con người,giải quyết hài hòa giữa mục tiêutrước mắt và mục tiêu lâu dài,giữa tăng trưởng kinh tế với tiếnbộ và công bằng xã hội, thânthiện với môi trường, nâng caođời sống mọi mặt của nhân dân,vì con người.

Thứ hai, về cơ cấu lại cácngành kinh tế, đẩy mạnh cơ cấulại tổng thể nền kinh tế phải gắnvới đổi mới mô hình tăng trưởngtheo hướng nâng cao chất lượng,hiệu quả và sức cạnh tranh, đảmbảo phát triển nhanh và bềnvững, nâng cao trình độ pháttriển và năng lực cạnh tranh củatừng ngành, từng doanh nghiệp,từng sản phẩm và toàn bộ nềnkinh tế. Đột phá trong đổi mới tưduy phát triển, nhất quán vàđồng bộ với quyết tâm chính trịcao, lấy lợi ích quốc gia - dântộc, lợi ích của người dân là mụctiêu cao nhất. Thực hiện cơ cấulại đồng bộ, toàn diện trong cácngành, lĩnh vực, vùng kinh tếtrên phạm vi cả nước và từng địa

Page 10: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

phương, doanh nghiệp, cơ sở,sản phẩm chủ yếu, với tầm nhìndài hạn và có lộ trình cụ thể; gắnkết chặt chẽ giữa “tổng thể” vàcác “trọng tâm” trong cơ cấu lạinền kinh tế. Tiếp tục triển khaicó hiệu quả cơ cấu lại các lĩnhvực trọng tâm về đầu tư công, hệthống tài chính - ngân hàng vàcác doanh nghiệp nhà nước.Hoàn thiện, bổ sung Đề án tái cơcấu nền kinh tế, trong đó cầnlượng hóa nội hàm và các cấuphần mô hình tăng trưởng, nêurõ mục tiêu, lộ trình, phươngthức phân bổ lại nguồn lực, huyđộng sự tham gia của xã hội, gắnquá trình tái cơ cấu nền kinh tếvới quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, gắn tái cơ cấu ngànhcông nghiệp và dịch vụ với tái cơcấu ngành nông nghiệp.

Thứ ba, về cơ cấu lại kinh tếvùng, thống nhất quản lý tổnghợp chiến lược, quy hoạch pháttriển trên quy mô toàn bộ nềnkinh tế, vùng và liên vùng. Cơcấu lại kinh tế vùng dựa trên cơsở lợi thế so sánh và tạo lập thểchế kinh tế vùng hiện đại và hộinhập, có khả năng cạnh tranhkhu vực và quốc tế, tạo cực tăngtrưởng và thể nghiệm thể chếmới, thúc đẩy kinh tế vùng pháttriển. Hình thành cơ chế điềuphối vùng kinh tế hiệu quả vàliên kết vùng kinh tế. Xây dựngthể chế kinh tế hiện đại, có khảnăng cạnh tranh khu vực vàquốc tế cho các vùng, khu kinhtế, nhất là đặc khu kinh tế để tạocực tăng trưởng và thể nghiệmthể chế mới, thực sự trở thànhđầu tàu, động lực lan tỏa vùngngoại vi và cả nước; đồng thờitạo điều kiện phát triển nhanhhơn các khu vực còn nhiều khókhăn, đặc biệt là vùng biên giới,

hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên,Tây Bắc và phía Tây các tỉnhmiền Trung. Hoàn thiện thể chếphân công, phân cấp giữa Trungương và địa phương, vừa đảmbảo tập trung thống nhất củanền kinh tế, vừa phát huy tínhchủ động, sáng tạo của địaphương. Đổi mới hệ thống chỉtiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia và địa phương.

Thứ tư, phát triển mạnh kinhtế biển nhằm tăng cường tiềmlực kinh tế quốc gia và bảo vệchủ quyền đất nước. Chú trọngphát triển các ngành côngnghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờvà hậu cần nghề cá, kinh tế hànghải (kinh doanh dịch vụ cảngbiển, đóng và sửa chữa tàu, vậntải biển), du lịch biển, đảo. Cócơ chế tạo bước đột phá về tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấukinh tế biển, thu hút mạnh hơnmọi nguồn lực đầu tư để pháttriển kinh tế và bảo vệ môitrường, ứng phó với biến đổi khíhậu, khai thác các tài nguyênbiển, đảo một cách bền vững.Tập trung đầu tư, nâng cao hiệuquả hoạt động các khu kinh tếven biển.

Thứ năm, chủ động hội nhậpquốc tế gắn kết với xây dựngnền kinh tế độc lập, tự chủ.Tham gia và khai thác có hiệuquả lợi ích kinh tế trong việctham gia các hiệp định tự do hóakinh tế song phương và đaphương, nhất là TPP; gắn kếtvới xây dựng nền kinh tế độclập, tự chủ, tránh phụ thuộc vàomột thị trường, đối tác cụ thể.Rà soát, hoàn thiện hệ thốngpháp luật nhằm thực thi các hiệpđịnh thương mại tự do sau khiđược ký kết, đặc biệt là TPP,Hiệp định Việt Nam - EU. Hoàn

thiện thể chế (pháp luật, bộ máy,nhân lực) về phòng ngừa vàgiảm thiểu tranh chấp quốc tế,nhất là tranh chấp thương mại,đầu tư quốc tế. Chuẩn bị đầy đủđiều kiện tham gia Cộng đồngKinh tế ASEAN 2015. Hoànthiện pháp luật về tương trợ tưpháp phù hợp với pháp luậtquốc tế.

Năm 2015, năm đánh dấumột giai đoạn quan trọng củatiến trình phát triển, năm cuốicủa chặng đường 30 năm đổimới có ý nghĩa rất quan trọng.Nhiều bộ luật, khung thể chếkinh tế liên quan đến môitrường đầu tư, kinh doanh đượcban hành, có hiệu lực như LuậtDoanh nghiệp (sửa đổi), LuậtĐầu tư (sửa đổi), Luật Đầu tưcông, Luật Quản lý sử dụng vốnnhà nước tại doanh nghiệp...;năm 2015 là năm triển khaithực hiện các Hiệp định thươngmại tự do song phương, đaphương một cách đồng bộ, hộinhập sâu rộng; nhưng đồng thờicũng là năm cuối thực hiện Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội5 năm giai đoạn 2011 - 2015,tiến hành Đại hội Đảng các cấptiến tới Đại hội đại biểu Đảngtoàn quốc lần thứ XII. Vớiniềm tin sâu sắc vào đường lốiđúng đắn trong hoạch địnhchiến lược, chính sách phù hợpcho từng giai đoạn phát triểncủa Trung ương Đảng, Quốchội và Chính phủ, sự cố gắngvươn lên trong tổ chức thựchiện của các cấp, các ngành,các địa phương và sự phấn đấunỗ lực của toàn dân, toàn quân,chúng ta luôn tin tưởng vào sựphát triển thịnh vượng của đấtnước trên con đường hội nhậprộng mở phía trước.n

Page 11: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Xin chào TS. Nguyễn SĩDũng! Trong không khí cảnước đang nhìn lại thành tựucủa 30 năm đổi mới, nếu cóthể khái quát một cách ngắngọn về quá trình này, ông sẽnói những vấn đề gì?

Chúng ta thường tính là 30năm, nhưng thực chất Đổi mớilà từ Khoán 10, khi Bộ Chínhtrị chính thức cho ra đời Nghịquyết 10 ngày 5/4/1988. Về bảnchất, Khoán 10 là việc chongười dân có quyền làm chủsản phẩm dư thừa của mình. Đóthực chất là quyền tự do đối vớitài sản được bảo đảm rộng hơn.Từ động thái này, chỉ 2 năm sau,nước ta đã từ một nước thiếugạo, thậm chí có người chết đóitrở thành một nước xuất khẩugạo vào loại hàng đầu thế giới.Những điểm quan trọng nhất củađổi mới đầu tiên phải kể đến sựra đời của Luật Doanh nghiệp, cụthể là doanh nghiệp tư nhân, thứhai là chuyện xóa bỏ độc quyềnngoại thương của Nhà nước, thứba là chuyện sáng tạo ra quyềnsử dụng đất, “đóng gói” quyềnsử dụng đất thành tài sản, thoátđược “vòng kim cô” về sở hữuđất đai. Từ đây, thị trường bấtđộng sản và những giao dịch vềđất mới hình thành, đó là mộtbước tiến lớn.

Có thể nói, hướng chủ đạocủa cải cách 30 năm qua làhướng tự do hóa, kể cả những

cam kết FTA sắp tới, chẳng hạnnhư xóa bỏ rào cản về thuế quan,chấp nhận chuẩn mực thế giới…Tự do hóa là điều làm nên sựkhác biệt, nhưng nguồn lực để tựdo hóa gần như đã khai thác hết,đã đi đến nấc thang cuối cùng vàkhông còn động lực để thúc đẩyphát triển. Vì thế, nếu không cóbước cải cách tiếp theo thì khôngthể thúc đẩy phát triển côngnghiệp cho đất nước.

Ông hình dung một ViệtNam sẽ như thế nào nếu khôngcó công cuộc đổi mới?

Nếu không có quá trình đổimới, tôi nghĩ đất nước sẽ rất gaygo. Bởi vì trước khi có Khoán10, rất nhiều chỗ người dânchúng ta thiếu đói. Nếu khôngđổi mới được thì cũng khó ổnđịnh chính trị vì sự chịu đựngcủa người dân đã đến đáy. Đổi

mới đã đưa lại luồng sinh khímới, làm cho chính danh của hệthống được khẳng định.

Đổi mới cũng làm cho tínhsáng tạo của người dân năngđộng hơn nhiều. Người dân tựvươn lên làm cho thị trường trởnên sôi động, nhu cầu con ngườiđược quan tâm. Trước đây “Bắtở trần phải ở trần - Cho may-ômới được phần may-ô”, còn bâygiờ thì đủ kiểu loại thời trang,chỉ cần bạn có nhu cầu thì tôi sẽsáng tạo. Nó đi theo một triết lýmới, từ thị trường của người bánđến thị trường của người mua,miễn là bạn có nhu cầu. Tôi chorằng, công cuộc đổi mới đã tạođược sự thần kỳ.

Bản chất đổi mới là đi theomột quy luật không khác quyluật xã hội loài người. Muốnphát triển, con người phải cóđộng lực, nếu không thì sẽ ỳ lạinhư một chiếc xe đồ chơi bị tháopin nằm im một chỗ. Đươngnhiên là chiếc xe đó vẫn có thểđẩy đi, giống như một con ngườibị đè nén, đe nạt buộc phải thayđổi, nhưng đó không phải làđộng lực tự thân. Cho nên, phảilắp động lực vào cho con người.Nền kinh tế thị trường chính làđộng lực ấy và không còn conđường nào khác trong việc pháttriển nếu chúng ta không đi theokinh tế thị trường. Theo kinh tếkế hoạch hóa, chúng ta sẽ đánhmất động lực ấy.

Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội

Page 12: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Theo ông, bên cạnh nhữngthành tựu rực rỡ, chúng ta đãmất gì sau đổi mới ?

Tất nhiên, bên cái được thìcũng có những cái mất. Chẳnghạn, trước đó, cuộc sống chúngta công bằng hơn, dù là côngbằng trong nghèo túng. Hồi đóbạn có 13 kg gạo, tôi cũng khônghơn gì; bạn có 3 m vải, tôi cũngvậy. Quần áo đều mặc giốngnhau. Vấn đề ở chỗ, sự côngbằng đó thực chất có phải là mộtgiá trị hay không? Bây giờ,người ta thường nói đến sự phânchia giàu nghèo một cách quáđáng. Trong khi những nước nhưNhật Bản thì không có sự chênhlệch như thế. Thu nhập ở Nhậtđều cao nhưng không ai cao quákhi họ dùng thuế và công cụkhác để điều tiết.

Một cái mất nữa, cùng với sựsáng tạo thì người ta sẽ bằngmọi cách để vươn lên làm giàu.Có cách làm giàu chính đáng,có cách không chính đáng. Bởithế, những tệ nạn như trộm cắp,lừa đảo,… nảy sinh nhiều hơn.Đó cũng là cái giá phải trảđương nhiên cho một cuộc sốngsôi động.

Như ông vừa nói, hướng chủđạo của giai đoạn 30 năm qualà tự do hóa, vậy hướng chủđạo của giai đoạn cải cách tiếptheo có thể gọi là gì, thưa ông ?

Giai đoạn tiếp theo, (cũng cóthể gọi là đổi mới 2) cần đượcchuyển từ tự do hóa sang chuyênnghiệp hóa. Chúng ta chỉ có thểcạnh tranh được với thế giới nếutất cả những lĩnh vực đều trở nênchuyên nghiệp, không phải tự dorồi thích làm gì thì làm. Thíchlàm nhưng nếu không có chuyênmôn sâu thì không thể cạnh tranh

được. Khi nói đến hội nhập, nóiđến mở cửa thị trường là nói đếncạnh tranh, muốn cạnh tranh làphải rất giỏi, muốn rất giỏi làphải chuyên nghiệp. Thành thử,nếu muốn vươn lên, định hướngcủa cải cách tiếp theo nhất thiếtphải là chuyên nghiệp hóa.

Ở tầm quốc gia, chuyênnghiệp hóa là một sự phân cônglao động hợp lý, nghĩa là thiếtchế nào làm công việc của thiếtchế đó, không chồng chéo chứcnăng. Đây là giai đoạn cải cáchhết sức quan trọng. Phải chuyênnghiệp hóa nền quản trị quốc gia.Các thiết chế phải làm việc mộtcách chuyên nghiệp, tạo nên mộtnền quản trị, trong đó có Đảng,có Chính phủ, có Quốc hội, cóTòa án, có các tổ chức xã hội…Trong cuộc cạnh tranh, năng lựccạnh tranh không phải là của cácdoanh nghiệp mà của một nềnquản trị quốc gia so với một nềnquản trị quốc gia khác.

Ngoài các bộ phận đó, mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng nữalà phải xây dựng được nền côngvụ chuyên nghiệp. Các cơ quancông quyền không phải là các cơquan hành chính mà là cơ quancông vụ, trên đầu các cơ quancông vụ là Luật, và Luật luôn ởvị trí cao nhất, chính nó áp đặtviệc tuân thủ các quy định chứkhông phải là một quan chứcchính trị. Ví dụ, cao nhất ngànhthuế là Luật thuế, nếu bộ trưởngkhông đóng thuế cũng phải chịutrách nhiệm hình sự như ngườidân. Người đứng đầu cơ quanchuyên môn là đứng đầu mộtcông vụ bảo đảm chuyên mônđó. Họ là những người rấtchuyên nghiệp, có thể ban hànhcác tiêu chuẩn và áp đặt các tiêuchuẩn đó. Phụ trách giao thông

phải rất chuyên nghiệp về giaothông, phụ trách hàng không sẽrất chuyên nghiệp về hàngkhông…Chuyên nghiệp hóanghĩa là các tổ chức vận hànhnhư là một cấu thành của xã hộidân sự, không phải là hành chínhhóa. Các tổ chức này phải đủnăng lực để đại diện cho nhữngthành viên của nó và phản biệncho các thành viên của nó.

Một biểu hiện nữa của tínhchuyên nghiệp là không chồngchéo chức năng giữa trung ươngvà địa phương. Việc phân cấp,phân quyền giữa trung ương vàđịa phương là phải rất rõ. Khôngthể có kiểu ngân sách lồng ghépnhư hiện nay. Có thể phânquyền theo mô hình của nướcĐức, tức là những gì cấp dướilàm được thì cấp dưới phải làmhết, chỉ có những vấn đề cấpdưới không làm được thì cấp trênmới làm.

Cải cách tiếp theo nếu làmđược sẽ rất tốt, đó là phải có mộthệ thống tòa án hết sức chuyênnghiệp, luôn luôn sẵn sàng tìm racông lý và là niềm tin, là nơingười dân tìm đến khi cần bảo vệquyền của mình.

Tóm lại, mọi thiết chế cầnphải chuyên nghiệp hóa, dùchuyên nghiệp hóa khó hơn tự dohóa rất nhiều. Bởi vì, nếu khôngcó kỹ năng thì không thể làmchuyên nghiệp hóa. Chúng ta phảihọc, phải tiếp nhận được từ nướcngoài, phải có hiểu biết và phảirèn luyện được các kỹ năng.

Theo ông, hiện tại chúng tacó những thuận lợi và khó khănnào trong việc thúc đẩy quátrình chuyên nghiệp hóa?

(Xem tiếp trang 19)

Page 13: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Từ một nước có thu nhậpthấp trở thành nước có thu nhập trung bình

Sự nghiệp đổi mới, sau gần30 năm, đã đưa nền kinh tếnước ta đạt được những thànhtựu khá toàn diện: Tốc độ tăngtrưởng kinh tế khá cao và liêntục trong nhiều năm; cơ cấukinh tế đã chuyển dịch theohướng cạnh tranh hơn; chỉ sốphát triển con người (HDI) đãđạt gần mức trung bình của thếgiới; vị thế kinh tế của nước tatrên trường quốc tế được khẳngđịnh như một thị trường mớinổi có nhiều tiềm năng. Mô hìnhtăng trưởng kinh tế dựa vào laođộng giá rẻ, khai thác lợi thế củatài nguyên tự nhiên; tăng trưởngtheo chiều ngang, hướng vàoxuất khẩu... đã thực hiện tốt sứmệnh đưa nước ta từ một nềnkinh tế kém phát triển trở thànhquốc gia có thu nhập trung bình(ngưỡng thấp); thành công ấntượng trong mục tiêu giảm nghèovà cải thiện đáng kể kết cấu hạtầng kỹ thuật và xã hội.

Cụ thể: GDP/người năm 1990đạt 98 USD; năm 2015 ước đạtkhoảng 2.250 USD; quan hệ kinhtế quốc tế trên 3 lĩnh vực thươngmại, đầu tư và tín dụng đều pháttriển mạnh mẽ; nhiều sản phẩmnông nghiệp, công nghiệp chiếmthị phần đáng kể trên thị trường

thế giới; khu vực kinh tế tư nhâncó sự phát triển nhanh chóng; hạtầng kỹ thuật và xã hội được cảithiện (vốn đầu tư kết cấu hạ tầngchiếm 24,5% tổng vốn đầu tư xãhội; 98% dân cư được cung cấpđiện; 179/289 khu công nghiệp đivào hoạt động; thu hút hơn 4000dự án FDI với số vốn 56,6 tỷUSD; số hộ nghèo giảm từ hơn50% số hộ xuống còn dưới 10%...

Thách thức trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đạihóa nền kinh tế

Để Việt Nam trở thành nướccông nghiệp, tránh “bẫy thu nhậptrung bình”, chúng ta còn đốimặt với nhiều thách thức. Sau 25năm thực hiện sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (từ năm1991 đến nay), nền kinh tế nước

ta đạt mức tăng trưởng cao nhấtlà trong 5 năm đầu (1991-1995)với mức bình quân 8,4%/năm,riêng năm 1995 GDP đạt mứctăng cao nhất cho đến nay(9,5%) và kéo dài đến hết năm1996 (GDP tăng 9,3%), trước khixảy ra cuộc khủng hoảng tàichính khu vực (1997-1999). Cóthể nói, giai đoạn này là thời kỳnền kinh tế có sức bật mạnh nhấtnhờ động lực đổi mới thể chếkinh tế, chuyển từ cơ chế cũ sangcơ chế mới. Tuy nhiên, thời giantăng trưởng chỉ được 4 năm(1992-1996), ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính khuvực đã kéo lùi tốc độ tăng trưởngkinh tế (từ 1997 đến năm 2000),trong đó năm 1999 được xem làđáy của suy giảm (GDP tăng4,8%). Tốc độ tăng GDP bìnhquân giai đoạn này còn6,8%/năm.

Bước qua giai đoạn 2001-2005, tình hình kinh tế khu vựcvà thế giới diễn biến thuận lợi,cùng với sự ra đời của LuậtDoanh nghiệp năm 2000, nềnkinh tế nước ta như đón mộtluồng sinh khí mới để phục hồitốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăngGDP giai đoạn này đạt7,2%/năm nhưng chưa lấy lạiđược tốc độ của giai đoạn 1992-1996. Năm 2005, tốc độ tăngGDP đạt mức cao nhất cũng chỉ

TS. TRẦN DU LỊCH - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hộiThành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia

Page 14: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

đạt 8,4% và bắt đầu suy giảmdần từ năm 2006 (tăng 8,2%)cho đến khi chạm đáy vào năm2009 (5,32%), do tác động củacuộc khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế toàn cầu cũngnhư hiện tượng “bong bóng” củanền kinh tế (2006-2007 “bongbóng” chứng khoán và bất độngsản). Năm 2010, nền kinh tế cóhồi phục tăng trưởng nhờ “góikích thích kinh tế” áp dụng trong2 năm 2009-2010, nhưng bướcsang năm 2011, nền kinh tế lâmvào tình trạng tái lạm phát cao, bấtổn kinh tế vĩ mô và có dấu hiệu trìtrệ. Kế hoạch 5 năm 2006-2010,tốc độ tăng GDP chỉ đạt 6,3% (kếhoạch đề ra là 7,5-8%).

Giai đoạn 2011-2015, mụctiêu kế hoạch đề ra tăng GDP từ7,5-8%,/năm (sau đó Quốc hộiđiều chỉnh lại là 6,5-7%), nhưngtrên thực tế, mọi chính sách đềuhướng vào 2 mục tiêu chính là

ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô vàtiến hành tái cơ cấu và chuyểnđổi mô hình tăng trưởng kinh tế.Tốc độ tăng GDP bình quântrong giai đoạn này cũng ước đạt5,9%/ năm.

Như vậy, trong 5 kế hoạch 5năm từ 1991 đến 2015, thì trong5 năm đầu 1991-1995, nhờ cảicách đột phá về thế chế (chuyểnsang thể chế thị trường) nền kinhtế đã tự vượt qua cuộc khủnghoảng từ bên trong (1986-1988),đặc biệt vượt qua sự hụt hẫng domất chỗ dựa từ khối xã hội chủnghĩa; 5 năm tiếp theo 1996-2000, do động lực tạo ra sức bậtgiảm dần cùng với khủng hoảngtài chính khu vực, nền kinh tế trởnên trì trệ; 5 năm kế tiếp 2001-2005, nhờ tiếp tục cải cách thểchế, nổi bật là Luật Doanhnghiệp năm 2000 và Luật Đất đainăm 2003... đã tạo sự phát triểnmạnh mẽ của khu vực tư nhân

trong nước (tốc tộ tăng trưởngcủa khu vực tư nhân cao hơn khuvực có vốn đầu tư nước ngoài).Tuy nhiên, cũng chính giai đoạnnày, nền công nghiệp gia côngphát triển mạnh mẽ, tỷ trọng giátrị gia tăng so với giá trị sản xuất(VA/GO) trong các ngành côngnghiệp giảm sút, thị trường tiêuthụ hàng ngoại nhập (thànhphẩm và bán thành phẩm) tăngmạnh, nhập siêu gia tăng…

Bên cạnh đó, do sự yếu kémvề thể chế (luật pháp, quản trịcông, tiêu cực trong quản lý nhànước...) đã tạo ra “bong bóng”của 2 thị trường chứng khoán vàbất động sản (2006-2007). Trongnăm 2006 cho đến quý I/2007,cơn sốt chứng khoán đã làm đảolộn mọi hoạt động kinh tế, khichỉ số VN-INDEX lên đến gần1.200 điểm vào tháng 3/2007,giá đất đô thị tăng đến 4-5 lần(cá biệt có nơi tăng 7-8 lần) chỉ

Số 43 - Tháng 01/2016

Page 15: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

trong 6 tháng cuối năm 2007.Hậu quả của 2 “bong bóng” nàylà nguyên nhân chủ yếu gây nêncuộc "tiểu khủng hoảng" vàogiữa năm 2008, khi bắt đầu códấu hiệu của cuộc khủng hoảngtài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu.

Trong kế hoạch 5 năm cuốicùng (2011-2015) của quátrình 25 năm thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, thìmất gần ba kế hoạch 5 năm tậptrung sức để đối phó với tácđộng từ bên ngoài và khắcphục sự bất ổn từ bên trongcủa nền kinh tế, cho nên tốc độvà chất lượng tăng trưởng củanền kinh tế phần lớn chưa đạtđược. Nền kinh tế đang đứngtrước thách thức về vấn đề năngsuất, chất lượng, hiệu quả cũngnhư năng lực cạnh tranh trongquá trình hội nhập với khu vựcvà thế giới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập

Chiến lược 10 năm phát triểnkinh tế - xã hội (2011-2020) đãxác định: Nhiệm vụ của chúng talà phải tái cơ cấu tổng thể nềnkinh tế gắn với chuyển đổi môhình tăng trưởng, nâng cao hiệuquả và năng lực cạnh tranh củanền kinh tế; trong đó giai đoạn2011-2015, ưu tiên tái cơ cấu 3lĩnh vực đầu tư công, hệ thốngngân hàng thương mại và doanhnghiệp nhà nước. Để thực hiệnnhiệm vụ này, trong Chiến lượccũng đề ra chủ trương phải thựchiện 3 đột phá chiến lược về thểchế kinh tế, nguồn nhân lực vàxây dựng đồng bộ kết cấu hạtầng. Đây là chìa khóa để nângcao năng lực cạnh tranh ở cả 3góc độ: quốc gia, doanh nghiệp

và sản phẩm. Đây cũng chính làthách thức trong quá trình hộinhập hiện nay.

Thật vậy, để rút ngắn quátrình công nghiệp hóa đất nướcvà để phù hợp với xu hướng hộinhập mang tính tất yếu của thờiđại, từ 20 năm qua, Đảng đã chủtrương “chủ động và tích cực hộinhập”. Trên thực tế, chúng ta đãtham gia vào quá trình toàn cầuhóa và khu vực hóa kinh tế mộtcách sâu rộng: từ tham gia Cộngđồng Kinh tế ASEAN (AEC),thực hiện lộ trình cắt giảm thuếquan theo cam kết CEPT vàocuối thập niên 1990 với các nướcASEAN, cho đến việc kết thúcđàm phán song phương vớinhiều nước vào đầu những năm2000 để gia nhập WTO (thànhviên chính thức WTO từ tháng01/2007) và trong 8 năm qua,tiếp tục đàm phán và ký kết hàngloạt các hiệp định thương mại tựdo song phương và đa phương thếhệ mới - FTA, các hiệp định đốitác chiến lược, đối tác toàn diệnvới nhiều nước; đặc biệt là việckết thúc đàm phán ký kết Hiệpđịnh Thương mại tự do với EU;Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương TPP… Có thể nóitrong 20 năm qua, đặc biệt trong15 năm gần đây, nền kinh tế ViệtNam đã đi vào quá trình hội nhậpkhu vực và quốc tế theo đúng tinhthần “chủ động và tích cực”.

Nội lực của nền kinh tế làyếu tố quyết định thành côngtrong hội nhập. Tuy nhiên, nềnkinh tế nước ta từ khi có cuộckhủng hoảng và suy thoái kinh tếtoàn cầu 2008-2009 đã lâm vàotình trạng bất ổn vĩ mô kéo dài,nội lực suy yếu, sự phục hồichậm, nhất là khu vực kinh tếtrong nước mà nguyên nhân sâuxa là do duy trì quá lâu cơ cấu vàmô hình tăng trưởng kinh tếthiếu tính cạnh tranh, đổi mới thểchế kinh tế chậm; cho nên chúngta đang đối diện nhiều tháchthức, đặc biệt trong nội bộ AEC(bắt đầu hiệu lực từ 31/12/2015).

Bởi vậy, thành tựu của quátrình đổi mới, sự tiếp tục hoànthiện thể chế kinh tế thị trường,đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấutổng thể nền kinh tế là nhữngnhân tố đang mở ra triển vọngcho nền kinh tế nước ta tronggiai đoạn mới - hội nhập và pháttriển bền vững.n

[email protected]

Đứng về một khía cạnh nào đó thì kiểm toán là sản phẩmcủa nền kinh tế thị trường. Nó là công cụ, là thước đo giúp xãhội đánh giá về hoạt động của cơ quan hoặc doanh nghiệptrong việc chi tiêu tiền (việc chi này có thể từ NSNN hoặc từtiền túi của doanh nghiệp). Đặc biệt, với tinh thần của LuậtKTNN 2005 và Luật KTNN sửa đổi 2015, lần đầu tiên ngoàiQuốc hội, KTNN là cơ quan được quyền giám sát việc chi tiêucủa Chính phủ. Ngày xưa điều này là cấm kỵ. Đến bây giờ,ngoài Quốc hội, thì KTNN là cơ quan chuyên môn được quyềnnhận xét về chuyên môn đối với Chính phủ. Đấy là một đổi mớicơ bản về vai trò giao quyền và chịu sự giám sát. Bởi vậy,KTNN là một cơ quan độc lập với hệ thống quyền lực. Tôi chorằng, đây là một đột phá. TS. Nguyễn Đức Kiên

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Page 16: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Tăng trưởng kinh tế - giảmnghèo - công bằng xã hội

Cải cách kinh tế của ViệtNam là một tiến trình phức tạp,không bằng phẳng và đầy camgo, được phản ánh trong sự tiếnhóa tư duy phát triển qua cácgiai đoạn.

Phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, mở cửa là thông điệpchính của chương trình Đổi mớinăm 1986.

Đến giai đoạn 1990-2000,phát triển kinh tế thị trường cósự quản lý của Nhà nước làthông điệp thay thế.

Từ năm 2001 đến nay, đườnglối phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa được khẳng định.

Không nghi ngờ gì rằng, thànhtựu quan trọng bậc nhất của Đổimới là việc chuyển nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung quan liêu bao

cấp dựa trên nền tảng nền kinh tếnông nghiệp - nông dân cổ truyềnsang kinh tế thị trường, nhờ đó,đất nước thoát khỏi phương thứcphát triển lạc hậu, biến quá trìnhnày thành xu hướng không thểđảo ngược. Đây là kết quả của sựliên tục đổi mới tư duy phát triển,chuyển hóa sức mạnh của tư duyphát triển mới, phù hợp với xuhướng chung của thế giới, thànhcác thành tựu kinh tế hiện thực,cụ thể, biểu hiện ở mức tăngtrưởng kinh tế cao, tỷ lệ hộnghèo giảm mạnh, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực,ngoại thương phát triển, thu hútnhiều FDI và ODA, chủ động vàtích cực mở cửa, hội nhập kinh tếthế giới. Nhưng mặt khác, đócũng là quá trình vật lộn với khókhăn, gian khổ để tiến lên, là cuộcđấu tranh cam go giữa lực lượngcải cách và các yếu tố bảo thủ.

Trên thực tế, ba năm sau đổimới, kinh tế Việt Nam vẫn chưathoát khỏi tình trạng khủnghoảng. Lạm phát các năm 1987và 1988 vẫn ở mức 3 con số(323,1% và 393%). Nhưng kể từnăm 1989, nhiều chuyển biếnthực tế quan trọng đã diễn ra.Nhà nước phân quyền sử dụng

và chuyển giao quyền sử dụngđất cho từng hộ gia đình theoNghị quyết 10 (Khoán 10), xóabỏ độc quyền Nhà nước tronghoạt động ngoại thương (cuối1988). Đến năm 1989, chế độtem phiếu và kiểm soát giá cảđược bãi bỏ. 1989 là năm đầutiên Việt Nam không những cóđủ lương thực đáp ứng nhu cầutrong nước, mà còn xuất khẩu1,4 triệu tấn gạo. Thành tựu nàyphản ánh sức mạnh giải phóngnội lực của cải cách đối với sảnxuất nông nghiệp. Từ giữa năm1989, lạm phát phi mã gần nhưngừng hẳn. Tình trạng rối loạntrong phân phối, lưu thông hànghóa cơ bản chấm dứt, môi trườngvĩ mô bắt đầu ổn định.

Từ năm 1990, nhiều chínhsách mới trở thành đòn bẩy đưađất nước bước vào một giai đoạnmới, ổn định hơn. Sự ra đời củaLuật Công ty, Luật Doanhnghiệp tư nhân, Luật Thuế doanhthu, việc công nhận kinh tế tưnhân trong Hiến pháp năm 1992đóng vai trò là những dấu mốcthay đổi thể chế nền tảng theohướng thị trường.

Tăng trưởng kinh tế trong phầnlớn thập niên 1990 đạt mức 8-

PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Việt Nam có những nền tảng đề trở thành một quốc giathịnh vượng. Yếu tố bảo đảm thành công cho Việt Nam -như kinh nghiệm 30 năm công cuộc đổi mới chỉ ra - phụthuộc quyết định vào việc lựa chọn con đường phát triển.

Page 17: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

9%/năm. Thành tựu này có đượclà nhờ năng lực sản xuất và hiệuquả đầu tư được cải thiện dưới tácđộng của cải cách kinh tế.

Trong giai đoạn 1997-1999,kinh tế của Việt Nam bị sụt giảmmạnh về tốc độ tăng trưởng, mộtphần do các vấn đề cơ cấu bắtđầu bộc lộ, một phần do ảnhhưởng từ khủng hoảng tài chínhChâu Á. Tuy nhiên, phải đếncuộc khủng hoảng tài chính toàncầu 2008-2009, sau giai đoạnkhôi phục tăng trưởng khá ngoạnmục dưới tác động trực tiếpmạnh mẽ của việc ký Hiệp địnhThương mại song phương ViệtNam–Hoa Kỳ, khi nền kinh tếViệt Nam bắt đầu thử thách nănglực hội nhập quốc tế với phépthử gia nhập WTO (2007), tốc độtrong kinh tế lại suy giảm mạnh;và đặc biệt những vấn đề cấutrúc của nền kinh tế ngày càngtrở nên nghiêm trọng. Như vậy,sự thăng trầm kinh tế của nềnkinh tế đổi mới bộc lộ rõ, mặc dù

xét cả chặng đường dài, nhữngthành tựu phát triển kinh tế củaViệt Nam trong suốt 30 năm qualà hết sức ấn tượng. Tính chungcho giai đoạn 1990-2010, tăngtrưởng GDP của Việt Nam đạtbình quân 7,3% (IMF, 2011), chỉthấp hơn mức tăng trưởng củaTrung Quốc. Từ một nước nôngnghiệp thuộc nhóm nghèo nhấtthế giới, với mức GDP bình quânđầu người chỉ 98 USD, ViệtNam đã gia nhập nhóm các quốcgia có thu nhập trung bình thấpnăm 2011. GDP bình quân đầungười năm 2013 đạt mức 1.910USD (Dữ liệu WDI), bằng gần 7lần năm 2000 và 9,5 lần năm1986. Điểm nổi bật trong thànhtựu tăng trưởng của Việt Namkhông chỉ nằm ở tốc độ tăngtrưởng cao, mà cả ở tính baotrùm (inclusive). Tỷ lệ nghèo từmức trên 85% dân số (theo chuẩnnghèo 2USD/người, ngày) củanăm 1993 giảm xuống cònkhoảng 13% năm 2013; tình trạng

nghèo cùng cực (theo chuẩn 1,25USD/ngày) gần như biến mất,trong khi bất bình đẳng tăngkhông đáng kể và vẫn nằm trongmức trung bình của thế giới.

Đổi mới cấu trúc ngành kinh tế

Tỷ trọng khu vực nông nghiệptrong cơ cấu GDP giảm nhanh, từ47% năm 1988 còn 18-20% từnăm 2000 đến nay. Ngược lại, tỷtrọng công nghiệp tăng từkhoảng 23% vào cuối những năm1980 lên gần 40% hiện nay. Tỷtrọng khu vực dịch vụ cũng tănglên, nhưng mức tăng nhỏ và đónggóp của khu vực này trong cơcấu GDP khá ổn định. Về cơ cấulao động, số lao động nôngnghiệp chiếm hơn 2/3 tổng sốgiai đoạn 1986-1990, đã giảmđều đặn xuống còn khoảng 46%vào năm 2013 (Dữ liệu WDI).Tỷ trọng lao động công nghiệptăng tương ứng: mỗi năm cóthêm 1 điểm phần trăm người

Page 18: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

lao động chuyển ra khỏi khuvực nông nghiệp và được khuvực công nghiệp hấp thụ.

Mở cửa - hội nhậpTrước đổi mới, Việt Nam đã

có quan hệ ngoại thương với thếgiới, nhưng chủ yếu là với khốiXHCN. Năm 1986, Việt Nam bắtđầu mở cửa ra với cả thế giới.Luật Đầu tư nước ngoài năm1987 khơi nguồn cho dòng vốnđầu tư và thương mại quốc tế.Năm 1993, Việt Nam bìnhthường hóa quan hệ với 3 địnhchế tài chính quốc tế lớn là WB,IMF và ADB.

Năm 1994, Việt Nam thoát khỏicấm vận, thiết lập quan hệ ngoạigiao bình thường với Hoa Kỳ.

Ngày 28/07/1995, Việt Namgia nhập ASEAN.

Năm 1997, Việt Nam thamgia Diễn đàn Hợp tác Kinh tếChâu Á - Thái Bình Dương(APEC).

Hiệp định Thương mại songphương Việt Nam-Hoa Kỳ (kýtháng 7/2000, có hiệu lực từtháng 12/2001) là bước tiến tiếptheo trong tiến trình hội nhập.

Năm 2007, nền kinh tế tiếnmột bước lớn trong tiến trình hộinhập quốc tế khi gia nhập WTO.

Cuối năm 2014, Việt Namhoàn thành đàm phán Hiệp địnhThương mại tự do với HànQuốc, với Liên minh Hải quanNga-Belarusia-Kazakhstan.

Sang năm 2015, Việt Nam kếtthúc đàm phán TPP và Hiệp địnhThương mại tự do với EU. Hộinhập quốc tế mang lại nhiều lợiích cho phát triển kinh tế củaViệt Nam, trước hết là ở việc giảiphóng các nguồn lực và hìnhthành tư duy phát triển kinh tếmới. Các cam kết hội nhập đòi

hỏi Việt Nam phải dần xóa bỏ cơchế bảo hộ, trợ cấp, minh bạchhóa hoạt động kinh doanh và cáccơ chế chính sách, thúc đẩy xâydựng các chuẩn mực về tổ chứcsản xuất, quản lý và văn hóa kinhdoanh. Hội nhập cũng thúc đẩyviệc chuyển nhượng vốn xuyênquốc gia, chuyển nhượng côngnghệ, phương pháp tiếp cận thịtrường và gia tăng năng lực cạnhtranh quốc gia do khu vực FDItạo ra.

Nếu coi các sản phẩm có kimngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USDlà sản phẩm chủ lực của ViệtNam, thì năm 2001 cả nước mớicó 4 sản phẩm chủ lực. Năm2010, số sản phẩm chủ lực đãtăng 5 lần. Đến năm 2010, số sảnphẩm kim ngạch xuất khẩu trên 1tỷ USD tăng 5 lần, trong số này,có các nhóm sản phẩm côngnghiệp - công nghệ cao. Năm2014, cả nước có 7 nhóm sảnphẩm có kim ngạch xuất khẩutrên 5 tỷ USD. Tuy vậy, tăngtrưởng kinh tế về dài hạn khôngthể dựa vào các sản phẩm cótrình độ công nghiệp thấp hoặctrung bình và thâm dụng laođộng. Thực trạng này cũng là bàitoán Việt Nam cần lựa chọn giảipháp mới trong giai đoạn tiếptheo. Một trong những yếu tốthành công cho tăng trưởng kinhtế Việt Nam trong đổi mới là thuhút FDI. Dòng vốn FDI bắt đầuvào Việt Nam sau khi Luật đầutư nước ngoài được ban hànhnăm 1987. Thị trường mở cửa vàmôi trường kinh doanh được cảithiện tạo sức hút FDI mạnh mẽ.Tuy nhiên, vốn FDI chỉ thực sựtrở thành một sức mạnh đáng kểtừ năm 1991. Đến năm 1994,quy mô vốn FDI đã tương đương10% GDP cả nước và đóng góp

đáng kể vào thành tích tăngtrưởng cao trong những nămtrước khủng hoàng tài chínhchâu Á. Trong làn sóng FDIđầu tiên, thời điểm đánh dấu làkhi Việt Nam gia nhập ASEANnăm 1995 và FDI đạt đỉnh sau đó1 năm. Điều tương tự diễn ra khiViệt Nam gia nhập WTO năm2007 và FDI đăng ký đạt mứccao nhất vào năm 2008.

Đến giữa thập kỷ 1990,doanh nghiệp FDI đóng góp 1/4tổng giá trị sản xuất côngnghiệp và hơn 6% GDP. Mườinăm sau, các tỷ trọng tương ứnglà 43,8% và 15,99%

Khu vực FDI đã vượt lên trênkhu vực nội địa về giá trị sản xuấtcông nghiệp từ năm 2014, vượtlên về kim ngạch xuất khẩu từnăm 2004 và hiện đã chiếm tớigần 70% tổng kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa của cả nền kinh tế.

Cũng phải thấy rằng tỷ lệ vốnFDI thực hiện trong nhiều năm làkhông cao, cũng không có xuhướng tăng tương ứng với lượngvốn đăng ký. Điều này một mặtcó nguyên nhân khách quan lànhững biến động kinh tế thế giới,nhưng mặt khác cũng phản ánhmột thực tế là vẫn còn những trởngại trong môi trường kinhdoanh của Việt Nam. Sự suygiảm dòng vốn FDI sau năm1996 đã được dự báo và chỉ ranguyên nhân là do môi trườngđầu tư chậm được cải thiện,những hạn chế của hệ thốngquản lý kinh tế - hành chính dầnbộc lộ (WB, 1997). Ở xu hướngsuy giảm FDI sau năm 2008,tăng trưởng kinh tế nhanh đượchỗ trợ bởi sự mở rộng tín dụngvà cung tiền quá nóng trongnhững năm trước đó đã gây ranhững trục trặc cấu trúc làm cho

Page 19: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

môi trường vĩ mô không ổn định.Điều này làm yếu khả năng hấpthụ vốn FDI. Điều tích cực nằmở tính ổn định của giá trị giảingân FDI, xung quanh mức 11-12 tỷ USD mỗi năm trong giaiđoạn từ năm 2008 đến nay.

Những thành tựu khácNgoài những thành tựu ấn

tượng về tăng trưởng kinh tế, cấutrúc kinh tế cũng như tronggiảm nghèo, công bằng xã hộinhư trên đây, chặng đường 30năm Đổi mới cũng chứng kiếnnhiều thành tựu lớn của ViệtNam trong các lĩnh vực khác.Năm 2012, Việt Nam tham giaChương trình đánh giá học sinhquốc tế (PISA) do OECD thựchiện với kết quả hết sức ấntượng: Việt Nam xếp thứ 17/65quốc gia được khảo sát về nănglực toán học (đạt 511 điểm), caohơn mức bình quân 494 của cácnước OECD, thậm chí cao hơnmột số quốc gia phát triển khácnhư Anh, Pháp, Ý, Hoa Kỳ hayIsrael. Thực tế này cho thấy, tiềmnăng trí tuệ của người Việt Nam

là rất to lớn. Nhưng điều đó cũngbộc lộ rõ thứ quốc gia còn thiếulà cách thức phát triển và sửdụng tiềm năng đó.

Việt Nam hoàn thành sớmMục tiêu Thiên niên kỷ (MDG)về giảm nghèo đói. Mục tiêuMDG giảm một nửa số người cómức thu nhập dưới 1 USD (giáPPP)/ngày trong giai đoạn 1990-2015 đã được hoàn thành năm2008, khi tỷ lệ này giảm xuốngcòn 4,1% từ mức 39,9% năm1993. Từ khoảng 30% dân sốnông thôn được sử dụng nướcsạch vào năm 1990, sau hai thậpkỷ tỷ lệ này lên tới 83%. Ở mụctiêu phổ cập giáo dục, tỷ lệ nhậphọc tiểu học năm 2009 đạt 95,5%,tỷ lệ hoàn thành tiểu học 88,2%và tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-24 biết đọc, viết là 97,1%.

Trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ dâncư được bảo hiểm y tế tăngnhanh trong mấy năm gần đây,đạt 60% vào năm 2010 (dữ liệuWB), và 68% năm 2012. Bướctiến là rất đáng kể nếu nhìn lạigiai đoạn1990–2005, khi cả nướcchỉ có 20-30% số người nằm

trong vùng bao phủ bảo hiểm ytế. Nhiều khả năng Việt Nam sẽđạt mục tiêu quốc gia bảo hiểmtoàn dân ở mức 70% vào năm2015, và đạt 80% sau đó 5 năm.Trong số những người khámchữa bệnh, tỷ lệ người được bảohiểm y tế hoặc có sổ/thẻ khámchữa bệnh miễn phí đã tăng từ37,4% lên 72,1% trong giai đoạn2004-2012. Đáng chú ý là tỷ lệnày của nhóm 1 (nhóm 20%người có thu nhập thấp nhất) caohơn các nhóm khác và đạt hơn70% từ năm 2006.

Tăng trưởng liên tục trong Chỉsố Phát triển Con người (HDI)của Việt Nam là một bằng chứngkhác cho thấy những thành tựucủa quá trình cải cách. Tăngtrưởng thu nhập cùng nhữngthành tựu trong tạo môi trườngbình đẳng trong giáo dục, chămsóc y tế được chuyển hóa đầy đủtrong sự tăng trưởng của chỉ sốHDI. Chỉ số này đã tăng liên tụctừ mức 0,463 vào năm 1980 lênmức 0,638 vào năm 2013; trongđó, giai đoạn 1990 - 2000 có tốcđộ tăng trưởng cao hơn cả.n

Điều thuận lợi rất quan trọnghiện nay là Việt Nam đang hộinhập. Thực chất, chúng ta đangảnh hưởng nhiều từ nước ngoài.Trong kinh tế thì ảnh hưởng nàykhá nhanh, đặc biệt là với doanhnghiệp, chẳng hạn ảnh hưởng vềthương nghiệp, về quản trị, vềđiều hành của thị trường chứngkhoán... Chúng ta cũng học đượcnhiều từ các công ty nước ngoàiđến đây đầu tư...

Với quản trị quốc gia, chúngta cũng có thể nhìn thế giới để

học. Học mới hiểu tại sao trênthế giới chi phí cơ hội thấp nhưvậy, tại sao người ta thiết kế mộtquy trình minh bạch, một hệthống luật pháp rõ ràng và thựcthi dễ như vậy? Những vấn đềtrên rất cần phải học, dù sức épnó không lớn như kinh tế.

Một thuận lợi nữa, đó là niềmhy vọng vào thế hệ người ViệtNam mới, với những con ngườiđược học tập ở nước ngoài. Thếhệ người Việt Nam này ngàycàng nhiều và ngày càng hội

nhập sâu với thế giới. Đầu óc củahọ tương đối mở, không bị tróibuộc bởi những giáo điều, khôngbị giam hãm bởi những quanniệm xưa cũ.

Quan niệm xưa cũ, cách nghĩ,cách tư duy cũ cũng chính là khókhăn lớn nhất đang cản trở quátrình cải cách của chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!Chúc ông một năm mới vạn sựnhư ý!n

ĐINH THU HIỀN (thực hiện)

(Tiếp theo trang 12)

Page 20: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Hội nhập kinh tế quốc tế làmột trong những nội dung

quan trọng hàng đầu trong quátrình hội nhập quốc tế của nướcta. Trong 30 năm đổi mới, tiếntrình này đã có những bước đikhá vững chắc và đạt được kếtquả rất đáng khích lệ.

Việt Nam đã mở rộng quanhệ kinh tế với hàng loạt quốcgia và khu vực, trở thành thànhviên của các tổ chức kinh tế,thương mại chủ chốt, tạo điềukiện thuận lợi cho hội nhậpkinh tế quốc tế ngày càng hiệuquả hơn.

Chúng ta cũng đã khắc phụcđược tình trạng khủng hoảng thịtrường do các đối tác truyềnthống ở Liên Xô và các nướcĐông Âu bị thu hẹp đột ngột, vàdo tác động tiêu cực từ cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ khuvực bắt đầu từ năm 1997. Mộtthành tựu nổi bật là đã thu hútđược nguồn vốn đầu tư nướcngoài khá lớn, trước hết là FDI.Việt Nam đã thu hút được hơn8.000 dự án FDI từ 80 nước vàlãnh thổ với tổng số vốn đăng kýhơn 100 tỷ USD. Nhiều nhà đầutư lớn, các tập đoàn xuyên quốcgia đã và đang đặc biệt quan tâmđến Việt Nam. Tại các Hội nghịtư vấn tài trợ cho Việt Nam, tổngcam kết tài trợ liên tục tăng, từ4,4 tỷ USD năm 2006 đến hơn7,9 tỷ USD năm 2010.

Đến nay, nước ta đã thiết lậpquan hệ ngoại giao với 185 nướcvà đang tăng cường hợp tác đểđưa các quan hệ đối tác chiếnlược với 13 nước, đối tác toàndiện với 11 nước trong đó có cả5 nước thường trực Hội đồngBảo an Liên hợp quốc và nhiềucường quốc hàng đầu khu vực.Chúng ta có quan hệ kinh tế -thương mại và đầu tư với hơn220 quốc gia và vùng lãnh thổ; làthành viên chính thức của trên 70tổ chức quốc tế và khu vực,trong đó có tất cả các tổ chức vàđịnh chế thương mại, tài chínhchủ chốt ở khu vực cũng nhưtrên thế giới.

Quá trình gần 30 năm hộinhập kinh tế quốc tế, Việt Namđã đạt được những kết quả tíchcực, có những tác động sâu đếnkinh tế và xã hội; tiếp cận thị

trường xuất nhập khẩu dễ dànghơn, dòng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tăng nhanh, môitrường kinh doanh được cải thiệnvà minh bạch hơn, thế và lực củaViệt Nam trên trường thế giớingày càng được nâng cao.

Xuất, nhập khẩu trở thành động lực chínhcủa nền kinh tế

Sự tích cực, chủ động tham giahội nhập kinh tế quốc tế trongthời gian qua đã giúp Việt Namcó điều kiện mở rộng thị trườngxuất khẩu dựa trên những lợi thếcạnh tranh: Nguồn tài nguyênphong phú, nguồn lực lao độngdồi dào, giá rẻ và sự ổn địnhchính trị và kinh tế - xã hội...

Xuất khẩu đã không ngừngtăng trưởng cả về quy mô và tốcđộ và trở thành động lực chính,quan trọng cho sự phát triển củanền kinh tế.

Về quy mô, kim ngạch xuấtkhẩu không ngừng tăng, đónggóp một phần quan trọng vào sựtăng trưởng GDP. Nếu năm1986, tổng kim ngạch xuất khẩumới đạt 789 triệu USD, thì năm2014 đã cao gấp 170 lần đạt trên150 tỷ USD, trong đó thủy sảngấp 65 lần; hạt tiêu gấp 44 lần;hạt điều gấp 210 lần; rau quả gấp24 lần. Một số mặt hàng tuy vàocác thời kỳ sau mới xuất khẩu,nhưng năm 2014 đã đạt quy mô

TS. LÊ QUỐC PHƯƠNG Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Page 21: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

lớn, trong đó có 23 mặt hàng đạtkim ngạch trên 1 tỷ USD. Cómột số mặt hàng đứng thứ hạngcao trên thế giới.

Năm 2015, nếu tăng 10% nhưchỉ tiêu kế hoạch đề ra, thì tổngkim ngạch xuất khẩu sẽ vượt quamốc 165 tỷ USD, đạt mức kỷ lụcmới và vượt xa mục tiêu đề ratrong kế hoạch 5 năm (128 tỷUSD). Quý 1/2015, đã có 9 mặthàng đạt trên 1 tỷ USD.

Kể từ sau khi gia nhập WTOđến nay, kim ngạch hàng hóaxuất khẩu đạt quy mô lớn và tốcđộ tăng trưởng cao (trừ năm2009 tốc độ tăng trưởng âm).Xuất khẩu hàng hóa/GDP vàonăm 1988 mới đạt 18,9%, thìnăm 2014 đã đạt 77,6%, tăng 4,1lần và thuộc loại khá cao trên thếgiới. Nếu tính cả xuất và nhậpkhẩu/GDP đã đạt 155,2%; nếutính cả xuất khẩu dịch vụ thì đạt169,1%, nằm trong tốp 5 nướccó tỷ lệ cao nhất thế giới.

Việt Nam đã chuyển vị thế từnước nhập siêu lớn sang xuấtsiêu. Năm 1976, Việt Nam nhậpsiêu 801,4 triệu USD với tỷ lệnhập siêu so với xuất khẩu lênđến 360%. Theo số liệu củaTổng Cục Hải Quan, từ năm2012 đến nay, Việt Nam đã xuấtsiêu hàng hóa (năm 2012 xuấtsiêu 780 triệu USD, năm 2014nhảy vọt lên 2,14 tỷ USD - mứccao nhất từ trước tới nay). Cáncân thương mại được cải thiện,cùng một số yếu tố khác đã gópphần cải thiện cán cân thanhtoán, tăng dự trữ ngoại hối, tăngan toàn tài chính và thanh khoảncủa quốc gia.

Điều đó chứng tỏ độ mở củanền kinh tế Việt Nam thuộc loạikhá rộng.

Về cơ cấu, mặt hàng xuất

khẩu ngày càng phong phú, đadạng, có nhiều nhóm hàng “chủlực” đạt kim ngạch lớn. Cơ cấumặt hàng mấy năm nay đã có sựchuyển dịch theo hướng tích cực:Tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơchế giảm (từ 55,8% năm 2000xuống còn khoảng 30% năm2014), tỷ trọng hàng chế biếnhoặc đã tinh chế tăng (tương ứngtừ 44% lên 67%); trong nhómhàng chế biến, hoặc đã tinh chế,hàng có kỹ thuật, công nghệ caohơn (như điện thoại, máy vi tính,máy ảnh, máy quay phim, máymóc thiết bị, phương tiện vậntải...) tăng cao hơn.

Về thị trường xuất khẩu, năm1986 hàng Việt Nam mới có mặtở 33 nước và vùng lãnh thổ, thìđến nay, hàng hóa xuất khẩu củaViệt Nam đã có mặt trên thịtrường 220 nước và vùng lãnhthổ, hầu hết các châu lục, chủyếu là châu Á. Các thị trườngxuất khẩu hàng hóa lớn của ViệtNam là Hoa Kỳ, EU, ASEAN,Nhật Bản, Hàn Quốc, TrungQuốc. Trong đó, có 28 nước vàvùng lãnh thổ đạt từ 1 tỷ USDtrở lên (Hoa Kỳ 24 tỷ USD, NhậtBản 14 tỷ USD, Cộng hòa nhândân Trung Hoa 13,5 tỷ USD,Hàn Quốc 6,7 tỷ USD…).

Về dịch vụ, xuất khẩu dịch vụnăm 2014 đạt 11 tỷ USD, caogấp gần 2,7 lần năm 2005, bìnhquân năm tăng 12%, là tốc độkhá cao. Khả năng, quy mô xuấtkhẩu dịch vụ sẽ tiếp tục tăng tốcdo Việt Nam mở cửa, hội nhậpnói chung và mở cửa, hội nhậpvề dịch vụ nói riêng ngày mộtsâu rộng hơn. Hiện nay, ViệtNam đã nhanh chóng phát triểnmột số ngành dịch vụ như: Bưuchính, viễn thông, hàng không,hàng hải, tài chính, ngân hàng,

du lịch… Phát triển xuất khẩu đãgóp phần tạo thêm việc làm, tăngthu nhập, xóa đói giảm nghèo,nhất là đối với khu vực nôngthôn. Phát triển xuất khẩu cũngcó tác dụng tích cực trong việcnâng cao trình độ của người laođộng và thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về hoạt động nhập khẩu hànghóa, cũng gia tăng mạnh mẽ. Từ1995 đến 2014, kim ngạch nhậpkhẩu đã tăng 19 lần, từ 8,1 tỷUSD lên 148 tỷ USD.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếulà máy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu, chiếm đến trên 80% tổngkim ngạch nhập khẩu; hàng tiêudùng chiếm khoảng 10%, còn lạicác hàng hóa khác. Trong đó khuvực có vốn đầu tư nước ngoàinhập khẩu nhiều hơn khu vựckinh tế trong nước.

FDI và ODA - khu vực năng động và thúc đẩy tăng trưởng

FDI: Kể từ khi Luật Đầu tưtrước tiếp nước ngoài có hiệu lực(năm 1988), FDI vào Việt Namngày càng tăng cả về dự án, vốnđăng ký và số nước, vùng lãnhthổ. Tính đến hết năm 2013, đãcó khoảng 100 quốc gia và vùnglãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với17.434 dự án, tổng số vốn đăngký hơn 268 tỷ USD, vốn thựchiện đạt xấp xỉ 112 tỷ USD. Xéttỷ lệ trên GDP, Việt Nam thu hútđầu tư trực tiếp từ nước ngoàilớn hơn 5 lần so với Trung Quốchay Ấn Độ trong 5 năm qua.

Khu vực doanh nghiệp FDI làkhu vực luôn năng động và cóđóng góp đáng kể trong sự pháttriển kinh tế - xã hội của ViệtNam. FDI đang tăng dần tỷ trọng

Page 22: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

trong GDP. Báo cáo tổng kết 25năm FDI của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư đã phân tích, tỷ lệ đónggóp của FDI vào GDP đã tăng từ2% GDP năm 1992 lên 12,7%năm 2000; 16,98% (năm 2006);18,97% (năm 2011) và nay là20%. Thu ngân sách trong khốidoanh nghiệp FDI tăng bìnhquân trên 20%/năm. Theo số liệutại Bảng xếp hạng V1000 - Top1000 doanh nghiệp đóng thuếthu nhập lớn nhất Việt Nam, cótới hơn 30% trong bảng này làcác doanh nghiệp FDI với20.000 tỷ đồng thuế thu nhập.

Các dự án FDI đã tạo ra nhiềuchỗ làm việc mới, góp phần làmgiảm đáng kể nạn thất nghiệp.Tính đến nay, khu vực FDI tạo ragần 3 triệu việc làm và tiền lươnglao động của khu vực này luôncao hơn mức trung bình cả nước.

Trong hoạt động xuất khẩu, từnăm 2003, xuất khẩu của khuvực FDI bắt đầu vượt khu vựctrong nước và dần trở thành nhân

tố chính thúc đẩy xuất khẩu,đóng góp tới 66,87% tổng kimngạch xuất khẩu của cả nước vàonăm 2013. Mười tháng đầu năm2014, khu vực FDI xuất khẩu82,5 tỷ USD, tăng 13,6%, đónggóp 67% vào tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nước và vẫnliên tục xuất siêu.

ODA:Tính từ năm 1993 đếnhết năm 2013, tổng vốn ODAcam kết đạt 80.776 triệu USD,giải ngân đạt 40.367 triệu USD,tương đương với 3,36% GDP.

Đến nay, ở Việt Nam đã cótrên 50 nhà tài trợ song phươngvà đa phương đang hoạt động,cung cấp nguồn ODA và vốn vayưu đãi cho hầu hết các ngành,lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Mặc dù nguồn vốn ODA chỉchiếm khoảng 4% GDP, song lạichiếm tỷ trọng đáng kể trongtổng nguồn vốn đầu tư từ ngânsách nhà nước (bình quân chiếmkhoảng 15-17%). Điều này rất cóý nghĩa trong bối cảnh ngân sách

nhà nước dành cho đầu tư pháttriển của ta còn hạn hẹp, trongkhi nhu cầu phát triển kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.

FDI và ODA vào Việt Nam đãgóp phần thúc đẩy tăng GDP,tăng vốn đầu tư phát triển xã hội,tăng kim ngạch xuất khẩu, pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội và góp phần giải quyết cácvấn đề xã hội …

Hạn chế Thứ nhất, nền kinh tế Việt

Nam hiện nay còn phát triểnthiếu bền vững. Cơ cấu kinh tếchậm chuyển dịch theo hướnghợp lý và hiệu quả. Tình trạngphát triển dàn trải, không cótrọng tâm của nền kinh tế trongđiều kiện các nguồn lực hạn chếđang kìm hãm khả năng tăngtrưởng vượt bậc và bền vững.

Thứ hai, năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp Việt Namnói riêng và nền kinh tế ViệtNam nói chung còn thấp. Cụ thể,

Page 23: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

năng lực cạnh tranh tổng hợp củaViệt Nam năm 2013/2014 chỉxếp thứ 70/148, thấp hơn 11 bậcso với năm 2010/2011. Khả năngtích lũy vốn, nhân lực và tiến bộcông nghệ của Việt Nam còn rấtkhiêm tốn, biểu hiện ở mức năngsuất lao động thấp và trình độcông nghệ của đa số doanhnghiệp còn khá lạc hậu.

Thứ ba, mặc dù hoạt động thuhút nguồn vốn FDI đã đạt đượcnhững kết quả khả quan và cónhững đóng góp nhất định đốivới nền kinh tế, nhưng khu vựcdoanh nghiệp FDI vẫn bộc lộnhiều hạn chế. Thị trường và đốitác FDI của Việt Nam chủ yếu làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ,các nước châu Á. Đầu tư từ HoaKỳ, EU và những nước OECDkhác vào Việt Nam còn rấtkhiêm tốn nếu so với FDI củacác nước đó vào Thái Lan, In-donesia, Singapore, Malaysia.Tình trạng chuyển giá đã đượcphát hiện trong những năm gầnđây gắn với tác động tiêu cựccủa kinh tế thị trường và hộinhập kinh tế quốc tế. Có hiệntượng một số nhà đầu tư nướcngoài nhập khẩu vào Việt Nammáy móc, thiết bị cũ, công nghệlạc hậu, gây nên tình trạng tiêuhao nhiều năng lượng, ô nhiễmmôi trường, không đảm bảo antoàn lao động. Việc chuyển giaocông nghệ, sáng chế phát minh,giải pháp kỹ thuật từ doanhnghiệp FDI vào Việt Nam chưatương xứng với vốn đầu tư, nhấtlà trong những ngành công nghệcao như công nghiệp điện tử, ôtô, xe máy.

Thứ tư, các hoạt động hội nhậpkinh tế quốc tế và mở rộng quanhệ trong các lĩnh vực khác chưađược triển khai đồng bộ, nhịp

nhàng trong một chiến lược tổngthể. Cơ chế chỉ đạo, điều hành,phối hợp thực hiện và giám sátquá trình hội nhập từ Trung ươngđến địa phương, giữa các ban,ngành còn nhiều bất cập. Chấtlượng nguồn nhân lực và kết cấuhạ tầng chậm được cải thiện.Năng lực đội ngũ cán bộ, côngchức, doanh nhân chưa đáp ứngđược yêu cầu hội nhập.

Thứ năm, tình trạng nhập siêukéo dài liên miên. Chỉ từ 2012,Việt Nam mới có xuất siêunhưng mang tính không bềnvững bởi xuất khẩu tăng chủ yếuđến từ các doanh nghiệp FDI,chứ không phải là kết quả của sựthay đổi cơ bản trong cơ cấu xuấtnhập khẩu. Nhưng hoạt động sảnxuất của các DN FDI đã gần đạtđến ngưỡng công suất dự kiến.Cụ thể, năm 2012, DN FDI tăngxuất khẩu đến 31% nhưng năm2013 chỉ tăng 22% và giảmxuống còn 12% trong năm nay.Tăng trưởng của nhóm DN FDIchủ yếu là mặt hàng điện thoại diđộng, như năm 2012 tăng đến126% so với 2011, song đến năm2013 tốc độ tăng chững lại với45,3%, 10 tháng đầu năm 2014chỉ tăng 6% so với cùng kỳ. Khiđã đạt được mức sản xuất nhấtđịnh, khả năng tăng trưởng củaDN FDI sẽ không cao như cácnăm trước. Trong khi khối DNtrong nước vẫn nhập siêu. Nhiềukhả năng nhập siêu sẽ trở lạitrong năm tới.

Thứ sáu, kinh tế phụ thuộcnhiều vào Trung Quốc. Nhậpsiêu từ Trung Quốc với quy môlớn không ngừng tăng qua cácnăm, với tốc độ rất nhanh, từkhoảng 200 triệu USD năm2001, lên đến 28,9 tỷ USD vàonăm 2014, tăng 144 lần. Nhập

khẩu từ nước này đang trực tiếpphục vụ cho hoạt động sản xuấtthường ngày (bao hàm cả ýnghĩa cung cấp công nghệ) củacác doanh nghiệp nằm trong lãnhthổ Việt Nam. Chỉ 20% kimngạch nhập khẩu là hàng tiêudùng. Điều này tác động lâu dàiđến khả năng nâng cấp côngnghệ của doanh nghiệp bản địa.Có khả năng Việt Nam rơi vàohiệu ứng giải công nghiệp hóasớm khi chỉ xuất khẩu được sangTrung Quốc các hàng hóa dựavào tài nguyên và nhập khẩuhàng công nghiệp chế tạo thànhphẩm. Về lâu dài, sẽ làm suygiảm năng suất của Việt Namdẫn đến suy giảm tăng trưởngkinh tế trong dài hạn.

Việt Nam nhập khẩu chủ yếulà nguyên liệu thô để sản xuất.Điều này sẽ khiến cho hàng xuấtkhẩu của Việt Nam không đượcnằm trong danh mục miễn thuếtheo các FTA do vi phạm quy tắcxuất xứ hàng hóa.

Nguyên chính dẫn tới nhậpsiêu với Trung Quốc là do hệthống chính sách định hướng, từtỷ giá, lãi suất, đất đai, hệ thốngđộng lực... Hệ thống chính sáchđã làm cho cơ cấu kinh tế sailệch, không khuyến khích sảnxuất trong nước, làm các ngànhcông nghiệp luôn nằm ở đáy củachuỗi giá trị.

Cuối cùng, trong quá trình hộinhập quốc tế, cũng như các nướcđang phát triển khác, nước taphải chịu sự ràng buộc của cácquy tắc kinh tế, thương mại, tàichính - tiền tệ, đầu tư... chủ yếudo các nước phát triển áp đặt;phải chịu sức ép cạnh tranh bấtbình đẳng và sự điều tiết vĩ môbất hợp lý của các nước pháttriển hàng đầu.n

Page 24: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

GDP vượt mức kế hoạch cả năm và cao nhất5 năm qua

Theo Ngân hàng ANZ, năm 2015, Việt Nam đượcđánh giá là “ánh sáng hiếm hoi” trong bức tranh ảmđạm của hầu hết các nền kinh tế mới nổi và là mộttrong ba nền kinh tế hứa hẹn về tăng trưởng ở châuÁ. Sau 3 năm liên tiếp 2011, 2012 và 2013 không đạtkế hoạch GDP, năm 2014, Việt Nam đạt kế hoạchtăng GDP, còn năm 2015, GDP tăng hơn 6,68%, tứccao nhất và lần đầu tiên trong 5 năm qua vượt mứckế hoạch đặt ra là 6,2%. Quy mô GDP theo giá hiệnhành năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quânđầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giálà trên 5.600 USD). Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụtrong GDP chiếm 82,5%. Tỷ trọng lao động nôngnghiệp trong tổng lao động xã hội còn 45%. Đầu tưcông giảm từ 35,5% năm 2010 xuống còn khoảng30% năm 2015, đầu tư của dân cư và doanh nghiệptrong nước tăng từ 36,1% lên 42%. Quy mô thịtrường chứng khoán tăng, mức vốn hóa thị trường cổphiếu đạt khoảng 33% GDP và thị trường trái phiếuđạt khoảng 23% vào cuối năm 2015. Điều cần nhấnmạnh là, so sánh 4 năm qua cho thấy, tốc độ tăngGDP nhanh hơn hơn tốc độ tăng vốn đầu tư xã hộihàng năm, tức hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR) vàhiệu quả đầu tư xã hội chung đang được cải thiệntích cực; cụ thể: năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xãhội bằng khoảng 31,2% GDP theo giá hiện hành,trong khi tốc độ tăng GDP là hơn 6,5%, so với consố tương ứng năm 2014 là bằng 31% GDP và 5,98%GDP; năm 2013 là 30,4% GDP và 5,42% GDP; năm2012 là 33,5% GDP và 5,03% GDP...

Lạm phát thấp nhất trong 14 năm, nợ xấuthấp nhất 5 năm qua

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2015 tăng0,07% so với tháng trước; tăng 0,58% so với tháng12/2014 và tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2014. Chỉ

số CPI bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,64% socùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 11/2015tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 1,72% so vớicùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11tháng năm 2015 tăng 2,08% so với bình quân cùngkỳ năm 2014 và thấp nhất trong 14 năm qua. Lạmphát thấp chủ yếu do hiệu ứng của chính sách đầu tưcông; sự tuân thủ quy luật lưu thông tiền tệ; nỗ lựccải thiện môi trường và giảm chi phí kinh doanh chodoanh nghiệp; gia tăng các hoạt động khuyến mãi,giảm giá, quản lý thương mại và hoạt động bình ổngiá các mặt hàng thiết yếu, cũng như do giá nhậpkhẩu nhiều nguyên liệu đầu vào thế giới.

Kiểm soát nợ xấu tín dụng ở Việt Nam có cảithiện tích cực theo hướng cơ cấu và quy mô nợ xấuđược nhận diện chính xác và đầy đủ hơn, giảm về tỷlệ và gia tăng các biện pháp xử lý quyết liệt, toàndiện và mang tính thị trường hơn. Việt Nam đã nới“room” sở hữu và điều kiện kinh doanh bất động sảncho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ởnước ngoài; tăng kiểm soát giảm thiểu quy mô, mặttrái của tình trạng sở hữu chéo và tình trạng sở hữucổ phần vượt tỷ lệ cho phép, tăng sự minh bạch tronghoạt động kinh doanh ngân hàng; thúc đẩy các hoạtđộng sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD trênnguyên tắc tự nguyện và bắt buộc theo quy định củapháp luật, trong đó có cả việc NHNN mua lại 3NHTM với giá 0 đồng; khuyến khích mua bán nợ vàcông cụ nợ phái sinh trên thị trường thứ cấp; Mởrộng khả năng cho Công ty Mua bán nợ (VAMC)tiến hành mua-bán nợ xấu theo đúng giá trị và cơ chếthị trường; tăng trần hạn mức tín dụng và cho phépkhoanh nợ, giãn nợ và xóa một số khoản nợ xấu, mởrộng cho vay và nới lỏng hơn điều kiện vay...

Dư nợ tín dụng tăng 17%, cao nhất kể từ năm 2011.Nợ xấu ngân hàng giảm còn khoảng 2,9% tổng dư nợtoàn ngành so với mức trên 17% năm 2011. Cán cânthanh toán quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối

TS. NGUYỄN MINH PHONG - Chuyên gia kinh tế

Page 25: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tổ chứcXếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings (Fitch) tháng11/2015 công bố đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợdài hạn bằng ngoại tệ và nội tệ (IDRs) của Việt Nam ởmức BB- với triển vọng ổn định. Thâm hụt ngân sáchtrong năm 2016 sẽ là 5,4% GDP.

Môi trường kinh doanh, chỉ số cạnh tranh và kinh tế đối ngoại có nhiều khởi sắc rõ rệt

Năm 2015, môi trường và cơ hội kinh doanh ViệtNam có sự cải thiện đáng kể nhờ sự ấm trở lại củathị trường bất động sản, tăng sức mua thị trườngtrong nước và giảm nhẹ chi phí kinh doanh, giảmthuế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay sự gia tăng tựdo hóa đầu tư (giảm từ 49 còn 6 lĩnh vực hạn chếđầu tư); Đặc biệt, từ 01/7/2015, khi Luật Đầu tư2014 chính thức có hiệu lực, có tới 3.299 điều kiệnkinh doanh tại các thông tư, quyết định của các bộ,ngành bị bãi bỏ và hết hiệu lực thi hành trong số6.475 điều kiện kinh doanh thuộc các cấp độ khácnhau. Từ nay, chỉ có 3 cơ quan gồm Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới cóquyền ban hành các quy định về điều kiện kinhdoanh. Năm 2015, ngành Thuế đã giảm thêm 50 giờnộp thuế của doanh nghiệp (hiện còn 117 giờ, bằngmức trung bình khu vực ASEAN-6). Hiện tại, hơn98% các doanh nghiệp đã kê khai thuế qua mạng;trên 80% doanh nghiệp đã nộp thuế theo phươngthức điện tử; hơn 98% kim ngạch xuất nhập khẩu đãđược thông quan điện tử.

Những cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam đãđược thế giới ghi nhận. Việt Nam tăng 3 bậc so vớinăm trước, xếp thứ 90/189 quốc gia, trong Báo cáo chỉsố Môi trường kinh doanh (Doing Business 2016) doWB công bố ngày 28/10/2015; với cải thiện ở 5 chỉ số:Khởi sự kinh doanh (tăng 6 bậc, từ 125 của năm ngoáilên thứ hạng 119); tiếp cận điện năng (tăng 22 bậc, từ130 lên 108); tiếp cận tín dụng (tăng 8 bậc, từ 36 lên28); nộp thuế (tăng 4 bậc, từ 172 lên mức 168).

Đặc biệt, Việt Nam tăng 12 bậc (xếp thứ 56) sovới năm ngoái (xếp thứ 68) trong cáo báo cáo Diễnđàn Kinh tế Thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh(GCR) 2015-2016 vừa công bố hôm 29/9/2015.

Theo Báo cáo Tổng cục Thống kê, Chỉ số năngsuất các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2011-2015của Việt Nam đạt bình quân 28,94%/năm. Năng suấtlao động tăng bình quân 3,8%/năm. Chỉ số đổi mớisáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 19

bậc so với năm 2010.Năm 2015 chứng kiến những sự kiện lớn về kinh

tế đối ngoại của Việt Nam, như ký FTA Việt Nam-Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazaxtan; kết thúcchính thức đàm phán FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTAViệt Nam EU và TPP; hình thành AEC. Đến nay,Việt Nam đã mở rộng quan hệ thị trường thương mạitự do với 55 quốc gia và nền kinh tế, trong đó có 15quốc gia trong Nhóm G-20. Việt Nam cũng đã được59 quốc gia công nhận có nền kinh tế thị trường…

Thu hút FDI đang có sự cải thiện rõ rệt cả về vốnđăng ký mới, vốn mở rộng và vốn thực hiện, cũng nhưcơ cấu lĩnh vực và chủ đầu tư. Tính đến 20/11/2015,cả nước có 1.855 dự án FDI mới, tổng vốn đăng ký13,55 tỷ USD, tăng 30% về số dự án và tăng 1,1% vềsố vốn so với cùng kỳ năm 2014; có 692 lượt dự ánmở rộng vốn đạt 6,67 tỷ USD. Tổng vốn đăng ký mớivà vốn mở rộng đạt 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% so vớicùng kỳ năm trước. FDI thực hiện ước đạt 13,20 tỷUSD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Khu vực doanh nghiệp trong nước ghi nhận sự cảithiện rõ rệt cả về số doanh nghiệp đăng ký thành lậpmới; số vốn đăng ký và số vốn tăng thêm và số doanhnghiệp quay trở lại hoạt động, cùng số việc làm mớicủa các doanh nghiệp thành lập mới. Số doanhnghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt độnggiảm, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệpvà hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo điều hành củaChính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CPngày 18/3/2014 và Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày12/3/2015 về hỗ trợ doanh nghiệp... Tính chung 11tháng, cả nước có 86.853 doanh nghiệp đăng kýthành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 538,7 nghìn tỷđồng, tăng 28,1% về số doanh nghiệp và tăng 37,7%về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2014. Bêncạnh đó, có 742,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăngthêm. Số lao động dự kiến được tạo bởi các doanhnghiệp thành lập mới tăng 32,9% so với cùng kỳ năm2014. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là18.646 doanh nghiệp, tăng 31,2% so với cùng kỳ nămtrước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể,chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 8.468doanh nghiệp, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.Tuy nhiên, với số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt độnglà 62.713 doanh nghiệp, tăng 21,4% so với cùng kỳnăm trước, dù vì nhiều lý do khác nhau, song cũngcho thấy bức tranh khu vực doanh nghiệp trong nướckhông chỉ có màu hồng.n

Page 26: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Trong không khí đón chàonăm 2016, xin được hỏi ông mộtcâu quen thuộc: ông nhận địnhnhư thế nào về những thành tựucủa kinh tế Việt Nam năm 2015?

Năm 2015 là năm hội tụ kếtquả của việc giải quyết các vấn đềbức xúc từ nhiều năm trước đây.Những kết quả đó được thể hiện ởmột số thành tựu nổi bật sau đây:

Thứ nhất, nền kinh tế đã dầndần khôi phục lại sau nhiều nămgặp khó khăn. Theo Báo cáo củaChính phủ, trong số 14 chỉ tiêu kếhoạch phát triển kinh tế - xã hộinăm 2015 tại Nghị quyết Quốchội, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kếhoạch, chỉ có 1 chỉ tiêu không đạtkế hoạch là tỷ lệ che phủ rừng.

Thứ hai, doanh nghiệp đãphát triển trở lại khi nhiều vấnđề bức xúc đã được giải quyết.Doanh nghiệp trong nước đãvượt qua khó khăn, chớp thời cơvà đã trở lại thị trường. Songsong với với việc giải quyết cácvấn đề bức xúc, chúng ta đãbước đầu giải quyết các vấn đềlâu dài như: cơ cấu lại nền kinhtế, sắp xếp lại hệ thống ngânhàng, đầu tư công, doanh nghiệp.Đây cũng là nhân tố làm chotăng trưởng ổn định.

Thứ ba, vấn đề thể chế - mộttrong 3 đột phá chiến lược đãđược giải quyết. Hàng loạt các

luật bao gồm kinh tế, văn hóa - xãhội, an ninh - quốc phòng… đãđược sửa đổi và thực hiện khẩntrương hơn. Có thể nói, đến bâygiờ những luật không phù hợp vớiđiều kiện sản xuất kinh doanh, xãhội, tư pháp, hội nhập đã đượcgiải quyết cơ bản bằng việc sửađổi để ăn nhập với thông lệ quốctế và giải quyết những bức xúccủa đất nước. Đây là thành tựuquan trọng góp phần lớn giúpnước ta ổn định kinh tế vĩ mô,kiềm chế lạm phát.

Thứ tư, năm 2015 chúng ta đãký hàng loạt các hiệp định đaphương, song phương, thành lậpCộng đồng Kinh tế ASEAN, kể cảcác hiệp định đòi hỏi yêu cầu rấtkhắt khe như TPP... Việc ký kết vàđàm phán thành công đã nâng vịthế của Việt Nam và mở ra giaiđoạn mới trong thời kỳ hội nhậpsâu rộng. Bên cạnh đó, nhữngviệc chúng ta đã nỗ lực từ nhiềunăm trước thì đến năm 2015 đãđược phát huy như: cấu trúc hạtầng giao thông, cải cách thủ tụchành chính, cải cách tư pháp… đãhỗ trợ kinh tế phát triển, nâng vịthế Việt Nam lên cao và có tiếngnói đóng góp xứng đáng trêntrường quốc tế.

Thứ năm, chúng ta đã bảo vệđược chủ quyền đất nước, ngănchặn nguy cơ chiến tranh, căng

thẳng với các nước, đặc biệt làcác nước lớn.

Đó là những thành công, vậythưa ông, đâu là những khókhăn, thách thức đối với nền kinhtế Việt Nam trong năm qua?

Với 5 thành tựu lớn nhất củaViệt Nam trong năm 2015, theotôi chúng ta đang bắt đầu bướcvào thời kỳ ổn định, khôi phục vàphát triển. Tuy nhiên, về tổng thể,nền kinh tế nước ta vẫn còn bađiểm nghẽn lớn:

Điểm nghẽn lớn nhất hiện naylà khoảng cách về công nghệ, đàotạo nguồn nhân lực, hạ tầng, năngsuất lao động, khả năng cạnhtranh, chất lượng hàng hóa… cònrất xa so với khu vực và trên thếgiới. Ngay trong khối ASEAN,Việt Nam vẫn bị đánh giá thuộcnhóm kém nhất cùng với Lào,Campuchia và Myanma. Đây làkhoảng trống rất lớn của nền kinhtế Việt Nam.

Điểm nghẽn thứ hai là chấtlượng nguồn nhân lực. Đội ngũnhân lực của nước ta từ lãnh đạo,người làm công tác lập pháp,hành pháp đến người lao độngtrên các lĩnh vực còn rất hạn chếvề trình độ chuyên môn, khả năngkinh doanh, quản lý, quản trịtrong khi chúng ta đã bước vàothời kỳ hội nhập cao hơn, sâu

TS. CAO SỸ KIÊMChủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Page 27: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

hơn, toàn diện hơn. Khoa học -công nghệ lạc hậu, kinh doanhnhỏ lẻ, không đồng bộ kết hợp vớilao động thủ công, năng suất thấpđã làm cho hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp và cảnền kinh tế không lớn mạnh.

Điểm nghẽn thứ ba chính làvấn đề công khai minh bạch, hiệuquả, hiệu lực thấp, trách nhiệmcủa các cơ quan quản lý với sảnxuất kinh doanh và với nền kinhtế chưa cao làm cho các doanhnghiệp mất thời cơ, không tiếpcận được những cái mới hoặc cảntrở các doanh nghiệp phát triển.Hơn thế nữa, Nhà nước đã cóđường lối chủ trương đúng đắn,phù hợp nhưng khi thực hiện lạikhông phối hợp nhịp nhàng, cáitrước cái sau không phản ánhđược thực tiễn, không đáp ứngđược nhu cầu của doanh nghiệpvà người dân. Việc tuyên truyền,giải thích, nâng cao nhận thức chongười lao động và doanh nghiệphiểu được các hiệp định bao gồmnội dung, lộ trình, cách làm, điểmmạnh, điểm yếu… không đượcchú trọng. Vì thế, các nhà quản lý,nhà nghiên cứu vẫn luôn nói rằnghội nhập sâu rộng tạo ra thời cơnhưng cũng rất khắc nghiệt trongkhi doanh nghiệp trong nước vàngười lao động vẫn chưa hiểu rõvà chưa có sự chuẩn bị kịp thời.

Một điểm khó khăn nữa màchúng ta không thể không nhắc tớichính là việc nằm sát cạnh TrungQuốc và có quan hệ với rất nhiềunước lớn trên thế giới. Trong tìnhhình diễn biến kinh tế, chính trịnhư hiện nay, việc chúng ta có thểphát triển và vươn lên phụ thuộcrất nhiều vào nền kinh tế và cảnhững chính sách đối ngoại củacác nước như Mỹ, khối EU, TrungQuốc, Nhật. Làm thế nào để chèo

lái được giữa những thế lực rấtlớn và đan xen với nhau về quyềnlợi như vậy là một khó khăn rấtlớn đối với Việt Nam.

Vậy, với nền tảng của năm2015, chúng ta sẽ đón đợinhững gì từ nền kinh tế ViệtNam trong năm 2016 và nhữnggiai đoạn tiếp theo, thưa ông?

Bước sang năm 2016, chúngta có nhiều cơ sở để có thể kỳvọng vào một nền kinh tế ổn địnhvà phát triển: Kinh tế đã khôiphục và tăng trưởng; cơ sở hạtầng, môi trường pháp lý đã hoànthiện và phù hợp hơn với giaiđoạn mới; doanh nghiệp bắt đầulấy lại lòng tin và kiểm soát tốt.Việc gia nhập rất nhanh với AEC,TPP và rất nhiều hiệp định thươngmại khác đã nâng vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế, kể cả vềchính trị, kinh tế, ngoại giao. Đấylà những điểm rất đáng hy vọngvà có chuyển biến nhanh so vớicác năm qua, kết quả của 30 nămđổi mới cùng với sự nỗ lực của2015 là nền tảng để nước ta đilên. Tất nhiên, cơ hội sẽ songhành với thách thức và điều quantrọng là chúng ta cần phải làm gì,tận dụng cơ hội như thế nào?

Điều quan trọng nhất ở thờiđiểm này vẫn là hoàn chỉnh môitrường pháp lý theo hai hướng:Một là, đảm bảo theo Hiến phápmới; hai là, đảm bảo thông lệquốc tế. Một khi đã có môi trườngpháp lý thì bước tiếp theo là phảiáp dụng vào thực tiễn để giảiquyết những vấn đề còn tồn tạiqua nhiều năm. Cuối cùng là phảiđào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lựccó chuyên môn cao, dám nghĩdám làm, có đạo đức, tráchnhiệm. Không có đủ nhân lực thìkhông thể cạnh tranh và hội nhập.Ba vấn đề này phải được thực

hiện đồng bộ, yếu chỗ nào, thiếuđiểm nào cũng sẽ khiến nền kinhtế không tiến lên được, ngược lạicòn thua ngay trên "sân nhà" khicánh cửa hội nhập đã rộng mở.

Đối với riêng doanh nghiệp,theo tôi đây là thời điểm nước rútđể tự đánh giá lại chính mình, sởtrường, sở đoản, yếu do bên ngoàihay bên trong... Doanh nghiệphơn lúc nào hết phải tìm hiểu,nhận thức một cách chính xác vàđầy đủ về cơ chế chính sách, luậtlệ mới, nhất là các FTA, AEC,TPP. Có như vậy, doanh nghiệpmới khai thác được lợi thế để tậptrung làm, xây dựng chiến lượckinh doanh, chiến lược sản xuấtsát với những yêu cầu của thịtrường. Đặc biệt, doanh nghiệpphải quan sát thị trường thế giới,nâng cao chất lượng hàng hóa,dịch vụ để khai thác điểm mạnh,định hướng thị trường nào dànhcho mình, hàng hóa nào sẽ hiệuquả. Đấy là những việc doanhnghiệp phải tự nỗ lực, Nhà nướcchỉ có thể hỗ trợ về thể chế, môitrường pháp lý, điều hành cótrọng tâm trọng điểm, nhịp nhàng.Nhà nước và doanh nghiệp cầnphải hợp lực để cùng sửa chữanhững thiếu sót và phát huynhững điểm mạnh.

Xin trân trọng cảm ơn ông!nNGUYỄN LY (thực hiện)

Page 28: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Diễn biến Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) năm 2015 thật đặc biệt

khi chỉ dừng lại ở mức tăng 0,6%so cùng kỳ năm trước và bình quâncả năm tăng 0,63% - thấp xa so vớimục tiêu kế hoạch CPI tăng 5%đặt ra từ đầu năm. Ngay từ nhữngtháng đầu năm, trái ngược với quyluật thông thường, CPI liên tiếptháng 1 và tháng 2 không nhữngkhông tăng mà còn giảm nhẹ bấtchấp tính chất mùa vụ lễ, Tết nhưnhiều năm gần đây và kéo dàichuỗi giảm CPI 4 tháng liên tục.Tín hiệu CPI cả năm tăng thấp đãsớm được phát ra sau khi CPI cảnăm 2014 cũng chỉ tăng có 1,84%(bình quân tăng 4,09%). CPI cáctháng tiếp theo cũng chỉ tăng nhẹdưới 0,2% (ngoại trừ CPI tháng 6tăng 0,35%), thậm chí còn giảmtiếp trong tháng 8 và tháng 9. Theođó, CPI hàng tháng hầu như khôngthay đổi suốt cả năm 2015 với biênđộ dao động vỏn vẹn 0,56% khiếncho mặt bằng giá cả ổn định mộtcách vững chắc và CPI bình quântăng không quá 1% trong xu thếgiảm mạnh từ mức đỉnh 18,62%thiết lập hồi tháng 11/2011.

Hiện tượng CPI hàng thángliên tục dao động quanh mốc 0%tương tự chỉ được quan sát thấyvào năm 2001 và khi đó CPI cảnăm cũng chỉ tăng 0,8%. Nếunhững nhóm hàng hóa vốn dẫn dắtsự tăng giá khiến cho CPI lên caocác năm trước như hàng ăn vàdịch vụ ăn uống, nhà ở và vật liệu

xây dựng, giao thông thì trongnăm 2015 lại dẫn dắt sự ổn địnhgiá, thậm chí còn giảm xuống. Cụthể CPI nhóm giao thông giảmmạnh nhất tới xấp xỉ 12% trongkhi CPI nhóm lương thực giảmhơn 1% và CPI nhóm nhà ở và vậtliệu xây dựng giảm hơn 1,5%.Tương phản với mức tăng vỏn vẹn1,48% của CPI nhóm hàng ăn vàdịch vụ ăn uống hay mức tăng3,29% của CPI nhóm may mặc,mũ nón, giày dép - nhóm hàng hóathiết yếu và chiếm tỷ trọng lớntrong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI- lại chính là nhóm giáo dục vớimức tăng CPI cao nhất tới 6,45%;đặc biệt CPI nhóm dịch vụ giáodục tăng tới 7,03% trong khi CPInhóm thuốc và y tế lại chỉ tăng có2,14%. Rõ ràng, chính sách liênquan đến dịch vụ giáo dục và y tếđang tác động mạnh tới cơ cấutăng giá của mỗi nhóm hàng hóadịch vụ trong rổ tính CPI và theođó tác động tới cơ cấu chi tiêu củacác hộ gia đình Việt Nam khi sovới kỳ gốc năm 2009, CPI nhómdịch vụ giáo dục dẫn đầu tốc độtăng với mức 231,54% và CPInhóm dịch vụ y tế chiếm vị trí thứhai với mức tăng 229,28%. Mứctăng cao của CPI nhóm dịch vụ ytế và giáo dục càng rõ ràng khi đặttrong mối tương quan cũng so vớikỳ gốc năm 2009, CPI của nhómlương thực chỉ tăng 144,13% hayCPI nhóm giao thông cũng chỉtăng 128,33% hoặc CPI nhóm bưu

chính viễn thông thậm chí còngiảm gần 13%.

Rõ ràng khoảng cách quá xagiữa mục tiêu lạm phát với CPIthực tế cả năm 2015 chứng tỏcông tác dự báo và điều hành lạmphát thiếu đồng bộ. Lạm phát năm2015 quá thấp một cách bất ngờ,vượt mọi dự đoán mặc dù tín hiệulạm phát thấp đã xuất hiện ngay từnhững tháng đầu năm chứng tỏ vaitrò của các chính sách kinh tế vĩmô tác động tới CPI và lạm phátnăm 2015 đã không được phát huymột cách rõ ràng. Theo đó, CPI vàmức độ lạm phát năm 2015 là"tốt" nhưng chưa "đẹp". Mốitương quan lạm phát chỉ 0,6% -mức thấp nhất kể từ năm 2001 đếnnay, còn GDP lại tăng trưởng6,68% - mức cao nhất kể từ năm2007 đến nay - có thể là một ví dụđiển hình cho thấy mối quan hệ rấtlỏng lẻo giữa tăng trưởng kinh tếvà lạm phát ở nước ta. Nguyênnhân cơ bản là mô hình tăngtrưởng không thay đổi nên lạmphát và tăng trưởng GDP vậnđộng tương đối độc lập với nhaudưới tác động của những yếu tốkhách quan là chủ yếu.

Theo Tổng cục Thống kê, CPInăm 2015 tăng thấp chủ yếu do:(i) Nguồn cung lương thực, thựcphẩm trong nước dồi dào trong khisản lượng lương thực của thế giớităng cùng sự cạnh tranh của cácnước xuất khẩu gạo lớn nên xuấtkhẩu gạo của Việt Nam gặp khó

TS. VŨ ĐÌNH ÁNH - Bộ Tài chính

Page 29: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

khăn dù giá xuất khẩu luôn thấphơn các nước. Bình quân 11tháng năm 2015, giá gạo xuấtkhẩu của Việt Nam giảm 30,74USD/tấn so với cùng kỳ nămtrước; (ii) Giá nhiên liệu trên thịtrường thế giới giảm mạnh dẫnđến giá xăng dầu trong nướcđược điều chỉnh giảm. Giá dầuBrent bình quân năm 2015 giảmtới 45,6% so với năm 2014. Giágas sinh hoạt trong nước bìnhquân năm 2015 cũng giảm18,6% so với năm 2014; (iii)Mức độ điều chỉnh giá của nhómhàng do Nhà nước quản lý nhưdịch vụ giáo dục, dịch vụ y tếcũng thấp hơn các năm trước.Trong mức tăng CPI chung cảnăm 2015, giá dịch vụ y tế đónggóp 0,1% còn giá dịch vụ giáo dụcđóng góp 0,4% trong khi giá điệnđiều chỉnh tăng 7,5% từ 16/3/2015đã đóng góp 0,14%.

Rõ ràng, nguyên nhân chủ yếukhiến cho CPI năm 2015 tăng quáthấp không bắt nguồn từ phía cầukhi tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫntăng 9,5% so với năm trước (nếuloại trừ yếu tố giá thì tăng 8,4%,cao hơn mức tăng 8,1% của năm2014). Theo đó, tiêu dùng cuốicùng tăng 9,12% so với năm 2014còn tổng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội tăng 12% so với năm2014 - tương đương 32,6% GDPđi đôi với tổng kim ngạch hànghóa xuất khẩu tăng 8,1% và tổngkim ngạch hàng hóa nhập khẩutăng 12% so với năm 2014 (nếuloại trừ yếu tố giá thì tăng 18,9%,cao hơn mức tăng 13,2% của năm2014). CPI năm 2015 bị chi phốibởi sự sụt giảm đồng loạt của giásản xuất và xuất, nhập khẩu so vớinăm trước, cụ thể: (i) Chỉ số giábán sản phẩm của người sản xuất

hàng nông, lâm nghiệp và thủysản giảm 0,28%; (ii) Chỉ số giábán sản phẩm của người sản xuấthàng công nghiệp giảm 0,58% ;(iii) Chỉ số giá cước vận tải, khobãi năm 2015 giảm 3,26% so vớinăm 2014, chủ yếu do giá cướcdịch vụ vận tải đường sắt, đườngbộ giảm mạnh ở mức 6,02%; (iv)Riêng chỉ số giá sản xuất dịch vụtăng 1,28%; (v) Chỉ số giá xuấtkhẩu hàng hóa giảm 3,79%, riênggiá dầu thô giảm 52,98%, xăngdầu giảm 49,83%, cao su giảm24,13%, than đá giảm 10,04%,dây điện và dây cáp điện giảm8,2%, sắt thép giảm 7,55%,... ; (vi)Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóanăm 2015 giảm 5,82% so với năm2014, trong đó, khí đốt hóa lỏnggiảm 42,35%, xăng dầu giảm40,36%, cao su giảm 17,91%, sắtthép giảm 15,55%, phân bón giảm14,06%, chất dẻo nguyên liệugiảm 12,99%, thức ăn gia súc vànguyên liệu giảm 10,74%,...

Trong bối cảnh đó, mặc dù tínhđến 18/12/2015, tăng trưởng tíndụng đã lên đến 17,02% so vớicuối năm 2014 - mức tăng caonhất kể từ năm 2011 và huy độngvốn của các tổ chức tín dụng tăng

13,49%, tổng phương tiện thanhtoán tăng 13,6% đồng thời tỷ giáhối đoái được điều chỉnh tăng caohơn mức cam kết 2-3%, theo đóChỉ số giá USD cuối năm 2015tăng 5,34% so với cùng kỳ năm2014 và bình quân năm 2015 tăng3,16% so với năm 2014 song tốcđộ tăng CPI vẫn không thể vượtqua ngưỡng 1% tuy lạm phát cơbản tháng 12/2015 tăng 1,69% sovới cùng kỳ năm trước và bìnhquân năm 2015 tăng 2,05% so vớinăm 2014.

Như vậy, với mục tiêu tăngtrưởng kinh tế năm 2016 khoảng6,5-7% thì lạm phát tốt nhất nên ởmức 3-4% - mức có thể tạo độnglực thúc đẩy cả sản xuất cũng nhưtiêu dùng. Theo đó, quản lý vàđiều hành lạm phát năm 2016 nênhướng đến mục tiêu này. Nếukhông gia tăng mức độ tác độngcủa các chính sách kinh tế vĩ môvào lạm phát nói chung và CPI nóiriêng thì CPI năm 2016 có thể tiếptục duy trì ở quanh mức tăng 1%do các yếu tố khách quan từ thịtrường quốc tế vẫn theo xu thế lạmphát thấp, thậm chí tiếp tục giảmgiá ở một số hàng hóa chiến lượcthiết yếu tương tự như năm 2015.n

Page 30: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(FED) đã chính thức quyết địnhnâng lãi suất lần đầu tiên tronggần một thập niên, theo ôngviệc này tác động như thế nàođến Việt Nam?

Trước hết, việc nâng lãi suấtcủa FED đã tác động không nhỏđến nền kinh tế thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng.Chứng khoán thế giới tăng điểmbởi họ đã chờ đón động thái nàytừ lâu. Việc tăng lãi suất cũng tácđộng đến dòng dịch chuyển vốn,

tỷ giá của đồng Nhân dân tệ, chiphí đi vay, chi phí huy động vốnbằng đồng USD. Đặc biệt, độngthái này cũng khiến cho nợ nướcngoài của nhiều nước trong giaiđoạn vừa qua tăng rất nhanh. Vớiriêng Việt Nam, theo tôi có 4 tácđộng cơ bản:

Thứ nhất là, tạo áp lực mạnhmẽ hơn đối với tỷ giá của ViệtNam đồng bởi một số nước đãđiều chỉnh tỷ giá trong nhữngngày vừa qua. Như vậy, từ đầunăm và có thể là cả năm 2016,

áp lực về tỷ giá của chúng ta sẽrất lớn.

Thứ hai là, chi phí huy độngvốn sẽ bị tăng lên bởi chi phí huyđộng vốn nước ngoài của chúngta hiện nay bao gồm cả nợ côngvà nợ doanh nghiệp để vay USD.Tất nhiên, chúng ta cũng phảinhìn nhận rằng lãi suất này tăngthì lãi suất khác giảm hoặc tỷ giáUSD tăng nhưng giá trị đồng tiềnkhác lại giảm sẽ dung hòa phầnhơn thiệt trong câu chuyện về nợnước ngoài, nợ công.

TS. CẤN VĂN LỰCPhó TGĐ, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT BIDV

Page 31: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Tác động thứ ba liên quan đếndòng vốn đầu tư. Hiện nay, khiFED tăng lãi suất như vậy, dòngvốn đầu tư sẽ dịch chuyển sangcác nước ít rủi ro hơn và lãi suấtcao hơn. Cụ thể, dòng vốn có thểquay về Mỹ hoặc quay về khuvực Châu Âu. Thời gian qua mộtsố dòng vốn đầu tư vào các thịtrường đang phát triển mới nổicũng đã quay về các nước lớn vàđộng thái này sẽ tiếp tục trongnăm tới. Với Việt Nam, câu hỏiđặt ra là phải quản lý dòng vốnđầu tư ra vào như thế nào?

Tác động cuối cùng là việctăng lãi suất chắc chắn sẽ có tácđộng đến giá dầu, giá vàng, đâylà những thị trường có tác độngnhất định đối với nền kinh tếViệt Nam.

Với những tác động như vậy,ông đánh giá như thế nào vềviệc điều hành chính sách tiềntệ trong thời điểm này?

Về tổng thể, theo tôi việc điềuhành chính sách tiền tệ thời gianqua có thể rút lại thành mấy chữ:thắt chặt, chủ động, linh hoạt, sátvới thị trường. Tất nhiên, vớinhững thách thức lớn về điềuhành chính sách tiền tệ như hiệnnay, chúng ta vẫn phải nỗ lựchơn nữa. Hiện nay, quy mô nềnkinh tế của Việt Nam đã lớn hơn,câu chuyện hội nhập đã lan tỏarộng khắp và có ảnh hưởng rấtlớn, việc FED tăng lãi suất đã tácđộng trực tiếp đến nền kinh tếViệt Nam. Khi chúng ta hộinhập, có rất nhiều cam kết tronglĩnh vực tài chính ngân hàng vàvấn đề đặt ra là chúng ta sẽ quảnlý và giám sát như thế nào?

Tôi cho rằng có hai điểmquan trọng cần phải thực hiện,đó là: Thứ nhất, về lâu dài, Ngân

hàng Nhà nước phải tiếp tụcnghiên cứu để giảm bớt các biệnpháp hành chính bởi chúng tađang tiến tới nền kinh tế thịtrường với những đòi hỏi rất caovề hội nhập sâu rộng; Thứ hai,phải tiếp tục xây dựng, nâng caonăng lực để trở thành Ngânhàng Trung ương độc lập, hiệnđại, cố gắng hướng tới điềuhành lạm phát theo hướng lạmphát mục tiêu.

Nhiều chuyên gia cho rằngthị trường vốn Việt Nam pháttriển không cân xứng, ông nghĩthế nào về điều này?

Việc đánh giá thị trường vốnnước ta phát triển không cânxứng là hoàn toàn chính xác.Theo nghiên cứu của tôi, vốn tíndụng ngân hàng chiếm 75%, giátrị thị trường chứng khoánchiếm khoảng 14%, trái phiếubao gồm cả trái phiếu Chínhphủ chiếm khoảng 9%, lĩnh vựcbảo hiểm chiếm khoảng 2%.Như vậy, nếu như so với cácnước khác như: Trung Quốc,Nhật Bản, Singapore, tỷ lệ cơcấu thị trường vốn của họkhoảng 40-30-30 thì của chúngta lại là 75-14-9, rất mất cân đối.Việt Nam đang cần các giải phápđể phát triển tập trung hơn vàothị trường vốn dài hạn, đặc biệtlà thị trường trái phiếu và cổphiếu, qua đó sẽ đa dạng hóađược nguồn vốn.

Ông đánh giá như thế nào vềtriển vọng thị trường vốn trongbối cảnh Việt Nam gia nhậpCộng đồng Kinh tế ASEAN?

Khi gia nhập Cộng đồng Kinhtế ASEAN, với riêng ngành tàichính - ngân hàng, chúng ta đãcam kết 4 lĩnh vực: Một là, tự do

hóa dịch vụ tài chính; Hai là, tựdo hóa tài khoản vốn; Ba là, tựdo hóa và phát triển thị trườngvốn; Cuối cùng là, cùng nhauphát triển hạ tầng thị trường tàichính. Rõ ràng, đây là 4 lĩnh vựcđã cam kết thì sẽ phải thực hiện.Bốn nước thuộc top đầu củaASEAN là Singapore, Malaysia,Thái Lan và Philippines về cơbản đã hội nhập khá đầy đủ trong4 lĩnh vực này; 4 nước kém pháttriển nhất là Việt Nam, Lào,Campuchia, Myanma đang thựchiện theo lộ trình từ nay đến2018 và có thể kéo dài hơn đến2020. Đặc biệt, trong nới roomcho đầu tư nước ngoài, Việt Namcam kết đến năm 2018 sẽ mở cửakhoảng 70%.

Tôi cho rằng thị trường vốntrong thời gian tới sẽ tích cực bởikhi hàng loạt các hiệp địnhthương mại tự do được ký kết,kinh tế thế giới và Việt Namđược dự báo là tăng trưởng tíchcực hơn so với năm 2015.

Việt Nam vẫn được coi là đấtnước có môi trường đầu tư ổnđịnh. Vì vậy, khi hội nhập dòngvốn đầu tư nước ngoài sẽ tăngcao. Dự kiến trong năm nay,đăng ký FDI đạt khoảng 22 tỷUSD và dòng vốn FDI đạtkhoảng 14 tỷ USD. Trong nămtới, tôi cho rằng dòng vốn FDI sẽtăng khoảng 10-15%. Tất nhiên,hoạt động đầu tư nước ngoàikhông thể sôi động như thờiđiểm chúng ta vừa gia nhậpWTO nhưng cũng là mức tăngkhá lý tưởng trong bối cảnh dòngvốn đầu tư đang dịch chuyển từcác nước đang phát triển mới nổivề các nước ổn định và phát triểnhơn như Mỹ, khối EU.

Xin trân trọng cảm ơn ông!nHẢI LY (thực hiện)

Page 32: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Những tác động của hội nhập tới thị trườngbất động sản

Hội nhập góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trêntrường quốc tế. Cùng với việc ký kết TPP, Việt Namtham gia toàn diện vào một khu vực kinh tế chiếm40% GDP toàn cầu, đóng góp khoảng 300 tỷ USDmỗi năm vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đượcxem là trọng tâm trong chính sách xoay trục của Mỹở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sự thành lậpcủa AEC giúp Việt Nam tham gia vào “một cơ sở sảnxuất chung và thị trường thống nhất” có quy môkhoảng 2,57 tỷ USD vào năm 2014. Bên cạnh đó, hộinhập giúp tăng cường vị thế của Việt Nam trong giảiquyết các tranh chấp thương mại quốc tế và các lĩnhvực thương mại dịch vụ, lao động, đầu tư… Hiệnnay, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đang hoànthiện thủ tục để chính thức khởi kiện bán phá giá gàđông lạnh Mỹ tại Việt Nam. Đây là bước đi đầu tiên,thể hiện sân chơi bình đẳng hơn cho các doanhnghiệp Việt Nam trước các đối tác lớn như Mỹ.Ngoài ra, quá trình khi là thành viên đàm phán chínhthức TPP là kinh nghiệm quan trọng cho Việt Namtrong việc đàm phán các FTA trong tương lai, đặcbiệt trong xu hướng hình thành các FTA mới, baohàm nhiều lĩnh vực như hiện nay.

Trong lĩnh vực bất động sản, việc mở cửa thịtrường nhà ở cho người nước ngoài, Việt kiều và đónđầu TPP, trong 9 tháng đầu năm 2015, một dòng vốnlớn từ nước ngoài chảy vào thị trường bất động sảntrong nước. Tính riêng thị trường địa ốc Tp. Hồ ChíMinh, 2 dự án FDI lớn trị giá 3,2 tỷ USD được ký kếttại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đối với hoạt động đầutư gián tiếp, một số hoạt động đầu tư lớn trong 9tháng đầu năm 2015 như: Tập đoàn Chow Tai Fookmua lại 4 tỷ USD giá trị cổ phiếu của Khu Nghỉdưỡng cao cấp Nam Hội An; Quỹ Đầu tư tư nhân

Gaw Capital Partners (Hong Kong) mua lại 4 dự án ởHà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam và Tp. Hồ Chí Minhtừ Indochina Land;… Thu hút các dự án nước ngoàilớn (bao gồm cả đầu tư mới và đầu tư gián tiếp) gópphần phát triển các sản phẩm bất động sản theo tiêuchuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng, tiến độ cùng hệthống hạ tầng, dịch vụ tiện ích đi kèm hoàn chỉnh.AEC hình thành được dự báo sẽ thu hút dòng vốnlớn vào thị trường bất động sản. Lĩnh vực bất độngsản hiện đang là một trong những lĩnh vực đầu tưchính của các quốc gia ASEAN vào Việt Nam, chiếmkhoảng 30% tổng vốn FDI. Một số dự án bất độngsản lớn của các nước ASEAN tại Việt Nam trong thờigian qua như Khu đô thị Ciputra (Hà Nội) - liêndoanh giữa nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam; dự ánEcoLake của SP Setia (Malaysia),...

Xét trên bình diện luồng tiền vào bất động sản,kiều hối là một luồng tiền có nhiều triển vọng nhấttrong các luồng tiền. Hiện tại, bối cảnh chính sáchcho kiều hối đang có những thuận lợi.

Một là, người nhận kiều hối được nhận bằngngoại tệ. Đây là một lợi thế, một khác biệt chongười nhận kiều hối tại Việt Nam. Rất nhiều nướctrên thế giới chỉ cho người nhận kiều hối đượcnhận tiền nội tệ.

Hai là, Nhà nước chưa đánh thuế thu nhập vềnhận kiều hối. Đây cũng là một ưu đãi cho ngườinhận kiều hối Việt Nam.

Ba là, phí chuyển kiều hối hiện đang rất thấp,mức chi phí không quá 0,3% và tối đa là 200 USD.

Bốn là, Nhà nước vẫn tiếp tục khuyến khíchngười Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động. Đâythực sự là một biện pháp tăng cung nguồn kiều hốivề Việt Nam.

Năm là, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về hướng dẫn Luật

TS. TRẦN KIM CHUNGPhó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Page 33: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Nhà ở đã hướng dẫn rất chi tiết, thuận lợi cho ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhàtrên lãnh thổ Việt Nam.

Sáu là, Việt Nam vừa hoàn thành đàm phánTPP. Cùng với việc TPP được thông qua sẽ là mộtluồng vốn lớn vận hành vào Việt Nam, đi trước vàđi cùng luồng tiền này là luồng kiều hối.

Bảy là, Việt Nam sắp tham gia sâu rộng vàoAEC, vì vậy, một luồng kiều hối từ các nước này sẽvận hành vào nền kinh tế Việt Nam để khai thác lợithế đón đầu.

Tám là, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sáchkhông truy suất nguồn gốc đối với nguồn kiều hối.

Nguồn vốn tư nhân nước ngoài vào thị trường bấtđộng sản được kì vọng tăng trưởng cùng với việcViệt Nam sẽ gia nhập TPP và Luật Nhà ở cho phépmua và sở hữu nhà trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam.Đây là một luồng tiền có thể có bước đồng hành vớiluồng kiều hối. Tuy nhiên, đây vẫn là một ẩn số. Mộtkhi luồng tiền này được kích hoạt, rất có thể mộtlượng lớn, với nhiều hình thức khác nhau, với nhiềucông cụ khác nhau sẽ vận hành vào thị trường bấtđộng sản Việt Nam nói riêng và nền kinh tế ViệtNam nói chung. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cùngvới việc Việt Nam tham gia TPP đã và đang có triểnvọng tăng trưởng, nhất là lĩnh vực bất động sản. Tuynhiên, trong năm 2015 và 2016, mức tăng trưởng đầutư nước ngoài vào thị trường bất động sản cũng daođộng ở mức ngưỡng, chưa đột biến. Tăng trưởng lớncó thể diễn ra sau 2016, khi Việt Nam chủ trì APEC.Điều này có thể sẽ có xu thế tương tự những năm2006-2007. Luồng tiền này tác động vào cả cung vàcầu của thị trường bất động sản Việt Nam.

Những tác động của tái cơ cấu đến thị trường bất động sản

Một là, tái cơ cấu kinh tế đã có những tác động rõnét đến thị trường bất động sản. Trước hết, tái cơ cấuhệ thống tài chính đồng thời tái cơ cấu đầu tư côngcó tác động rõ nét đến thị trường bất động sản. Chínhphủ đã vay Ngân hàng Nhà nước khoảng 30.000 tỷđồng, nhằm bù đắp cho thiếu hụt chi tiêu và dự kiếnhoàn trả trong năm 2015. Nợ công hiện đã tiệm cậnmức trần an toàn. Theo Ngân hàng Thế giới, đến hếtnăm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợChính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chínhquyền địa phương đã đạt 110 tỷ USD, tương đương59% GDP. Theo dự báo của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ

công/GDP của Việt Nam đạt 64% vào năm 2015 vàđạt 64,9% vào năm 2016 (ngưỡng an toàn là 65%).Nợ công cao đã kéo theo gánh nặng lớn cho ngânsách nhà nước. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chínhphủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 đạt khoảng25,9% và sang 2015 dự kiến ở mức 31,9% (vượtmức quy định 25%).

Hai là, nguồn thu ngân sách ngày càng bị bó hẹp.Từ năm 2010 đến 2014, tài trợ và thu ngân sáchtrung ương tại Việt Nam giảm từ 27,6% GDP xuốngkhoảng 21,5% GDP. Nguồn thu từ thuế giảm do việccắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo các FTA,giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 22%hiện nay xuống còn 20% từ 1/1/2016, bổ sung một sốlĩnh vực được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, lĩnhvực chịu thuế 5% và 10%. Nguồn thu từ phát hànhtrái phiếu Chính phủ gặp nhiều khó khăn. 9 thángnăm 2015, khối lượng phát hành trái phiếu Chínhphủ mới đạt 127.473 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch vàbằng 60,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Ba là, cân đối thu chi ngân sách đang gặp khókhăn. Bội chi ngân sách đã tăng từ mức 4,9% GDPnăm 2008 lên đạt 5,3% GDP vào năm 2014 và dựkiến ở mức 5% năm 2015. Chi ngân sách chủ yếu làchi thường xuyên, chiếm trên 70% tổng chi ngânsách hàng năm, chỉ còn khoảng 30% ngân sách chonghĩa vụ trả nợ và đầu tư xây dựng. Trong ngắn hạn,sức ép chi ngân sách tiếp tục tăng. Theo dự báo củaỦy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, năm2016, dự báo chi ngân sách tăng 11%, trong khi thungân sách chỉ tăng 9,4%.

Bốn là, thu từ dầu thô giảm. Thu từ dầu thô nóiriêng và thu từ ngành dầu khí hiện đóng góp khoảng10% ngân sách nhà nước hàng năm. Giá dầu giảm cótác động đáng kể để thu ngân sách nhà nước. Giá dầugiảm 1 USD sẽ làm giảm thu ngân sách 1.000 tỷđồng. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,nếu giá dầu thô giảm về 40 USD/thùng, ngân sáchnhà nước sẽ hụt thu khoảng 11,5 nghìn tỷ đồng.Trong năm tháng đầu năm 2015, thu từ xuất khẩudầu thô đạt 1,54 tỷ USD, giảm 53,3% so với cùng kỳnăm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số các mặthàng xuất khẩu có kim ngạch hơn một tỷ USD củaViệt Nam. Trong ngắn hạn, giá dầu được dự báo tiếptục thể hiện xu hướng giảm, do lượng tồn kho đượcdự báo tiếp tục tăng đến hết quý IV/2016. Theo Ngânhàng Thế giới, giá dầu sẽ ở mức trung bình 52USD/thùng trong năm 2015 và giảm xuống mức

Page 34: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

trung bình 51 USD/thùng trong năm 2016. Thậm chí,giá dầu còn được nhận định có thể chạm mức25USD/thùng.

Hiện tại, vấn đề chi đầu tư công đã được chỉ rõ,nguồn vốn đầu tư công đã gần đạt mức ổn định trongtrung hạn. Nguồn vốn đầu tư công dần tiến đến điểmổn định, không tăng lớn. Bên cạnh đó, luồng vốn đầutư công của Nhà nước, cùng với Nghị định số77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về đầu tư côngtrung hạn, có thể thấy, nguồn vốn đầu tư công làkhông có đột biến trong 5 năm tới. Do vậy, nguồn tácđộng thứ cấp của đầu tư công đến thị trường bất độngsản cũng không tăng đột biến mà chỉ đảm bảo ổnđịnh. Chỉ có một nguồn có liên quan đến đầu tư côngcó thể được huy động mới là từ tác động của PPP.Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 vềphương thức hợp tác công tư đã khơi nguồn huyđộng vốn trong dân, cùng với nguồn vốn nhà nướcđể đầu tư, nhất là vào các công trình hạ tầng. Đây cóthể là một hướng đi trong tương lai.

Tái cơ cấu ngân hàng cũng có tác động đến thịtrường bất động sản. Ba ngân hàng được mua lại vớigiá 0 đồng. Một số ngân hàng được đưa vào diệnkiểm soát đặc biệt (Ngân hàng Đông Á). Việc muangân hàng 0 đồng đã và đang có những luồng ý kiếnkhác nhau. Đây thực chất là việc chuyển các khoảnlỗ, trách nhiệm đối với người gửi tiền, rủi ro nợ xấutừ phía ngân hàng sang Nhà nước. Về quan điểm tíchcực, việc mua lại của Ngân hàng Nhà nước góp phầngiúp các ngân hàng hoạt động tốt hơn, trên bình diệnvĩ mô, giúp tránh đổ vỡ hệ thống ngân hàng, xử lý nợxấu và tạo niềm tin cho người gửi tiền. Đến cuối năm2015, thanh khoản của các ngân hàng này cơ bảnđược đảm bảo, dự trữ thanh khoản của Ngân hàngXây dựng đã đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, của Ocean-bank đạt khoảng 7.000 tỷ đồng và GPbank đạtkhoảng 3.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã nớilỏng kiểm soát với các ngân hàng này. Tuy nhiên,một số rủi ro cũng được đặt ra đối với Nhà nước.

Một là, rủi ro huy động vốn nhằm đảm bảo hoạtđộng ổn định của các ngân hàng. Tổng số vốn dựkiến của Ngân hàng Nhà nước cần khoảng 40.000tỷ đồng. Đây là thách thức lớn cho ngân sách, đặcbiệt trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khănnhư hiện nay.

Hai là, rủi ro chậm thu hồi vốn, khó xử lý thậmchí mất vốn là khá cao do nợ xấu, khiến cho mộtngân hàng đã phá sản về mặt kỹ thuật trở lại hoạt

động bình thường, có lãi để hoàn trả cho Nhà nướcvà vốn chủ sở hữu là một thách thức không nhỏ.Ngoài ra, vấn đề quản trị các ngân hàng để đảm bảokhả năng thu hồi vốn cũng là một khó khăn trong quátrình thực hiện. Nguồn tín dụng cho thị trường bấtđộng sản từ hệ thống ngân hàng thương mại - nguồnvốn chủ lực cho thị trường bất động sản những năm2006-2008, có thể thấy không có triển vọng tăngtrưởng lớn. Trước hết, cùng với quá trình tái cơ cấuhệ thống ngân hàng thương mại đang đi vào chiềusâu, việc mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàngthương mại đối với thị trường bất động sản có thểthấy đã đạt đến ngưỡng. Các ngân hàng thương mạikhông có nhiều dư địa để mở rộng tín dụng. Rấtnhiều ngân hàng đã và đang rút dần khỏi các đầu tưđối với bất động sản. Rất nhiều khoản vay của cácngân hàng bị đưa vào đối tượng xử lý đã và đang cònảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của hệthống ngân hàng đối với thị trường bất động sản.

Tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũngcó tác động rất rõ đến thị trường bất động sản. Vấnđề là làm thế nào để đạt được tiến độ cổ phần hóa.Hay nói khác đi, làm thế nào để vừa bán được nhiềucổ phần, bán được nhanh cổ phần và bán được cổphần với giá kỳ vọng. Khi cổ phần hóa khối lượnglớn, doanh nghiệp lớn đồng thời với thoái vốn ngoàingành của hàng loạt doanh nghiệp. Cùng với sự rađời của Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầutư vào doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015/NĐ-CPngày 10/9/2015 về quản lý và sử dụng vốn nhà nướcđầu tư vào doanh nghiệp, là sự khẳng định việc thoáivốn, không đầu tư ngoài ngành (trong đó có bất độngsản) của các doanh nghiệp nhà nước. Luồng tiền từNhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước đãkhông chỉ không tăng mà còn giảm. Khi cổ phần hóađược công bố rõ ràng cùng lúc với ngân sách khókhăn, ngân hàng siết chặt hoạt động, thì luồng tiềnnào cho thị trường bất động sản.

Tóm lạiHội nhập và tái cơ cấu kinh tế có tác động nhân

quả với nhau. Nếu hội nhập thành công thì nềnkinh tế tự nó đã phải tái cơ cấu. Chỉ hội nhập thànhcông nếu các doanh nghiệp tái cơ cấu (tăng cườngnăng lực) thành công. Cả hai yếu tố này được triểnkhai trên thực địa là thị trường bất động sản, tácđộng của hai nội dung này chính là thành công củathị trường bất động sản.n

Page 35: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Ban Kiểm toán của LHQchính thức được thành lập

năm 1946 theo quyết định củaĐại hội đồng LHQ, theo đóthành viên bao gồm chủ tịch cácCơ quan kiểm toán tối cao(SAI) của 3 quốc gia có hơn 60năm hoạt động trong lĩnh vựckiểm toán độc lập cho Đại hộiđồng LHQ. Công tác kiểm toánđó liên quan đến việc thẩm tracác tài khoản của LHQ và ngânsách cũng như các chương trìnhcủa LHQ, cung cấp các báo cáocủa các cuộc kiểm toán tìnhhình tài chính, quản lý và giá trịbằng tiền. Mục tiêu bao quátcủa Ban Kiểm toán LHQ là tăngcường trách nhiệm giải trìnhcủa các đơn vị thuộc LHQ trongviệc sử dụng các nguồn lực

công và giá trị gia tăng bằngcách xác định phương thức cảithiện việc cung cấp các dịch vụcông quốc tế.

Theo Nghị quyết số 74 banhành ngày 7/12/1946, BanKiểm toán có chức năng kiểmtoán các tài khoản của tổ chứcLHQ và các chương trình, ngânsách của LHQ, từ đó báo cáocác phát hiện và khuyến nghịlên Đại hội đồng LHQ thôngqua Ủy ban tư vấn các vấn đềhành chính và ngân sách. TheoQuy định và Quy chế tài chínhcủa LHQ, Ban Kiểm toán hoàntoàn độc lập và chịu tráchnhiệm tiến hành kiểm toán,giám sát công tác quản lý tổchức nói chung.

Để thực hiện chức năng

nhiệm vụ này, Đại hội đồng đãbầu ra 3 thành viên, là Tổngkiểm toán của các nước thànhviên. Các thành viên của Ban sẽcùng chịu trách nhiệm về cáccuộc kiểm toán. Việc bầu chọnnày được thực hiện trên cơ sở 2năm một lần tại phiên họpthường kỳ. Ba thành viên hiệnnay của Ban Kiểm toán là ôngAmyas Morse, Tổng Kiểm soátvà Kiểm toán Vương Quốc Anhvà Bắc Ireland, ông Mussa JumaAssad, Chủ tịch, Tổng Kiểmtoán Cộng hòa Tanzania và ôngShashi Kant, Tổng Kiểm toánẤn Độ. Chức chủ tịch của BanKiểm toán sẽ xoay vòng 2 nămmột lần và hiện nay ông MussaJuma Assad đang giữ chức chủtịch cho nhiệm kỳ 2015-2016.

NGỌC QUỲNH

Kiểm toán trong bộ máy hoạt động của Liên Hợp Quốc(LHQ) là một chức năng giám sát quan trọng, là thànhtố căn bản trong hệ thống quản trị mà các quốc giathành viên thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ của tổchức theo các quy định pháp lý, trách nhiệm giải trìnhđầy đủ đối với ngân sách công, tính hiệu quả trong cáchoạt động của tổ chức và sự tuân thủ theo các tiêuchuẩn nghề nghiệp, liêm chính và đạo đức cao nhấtcủa bộ máy nhân sự. Chức năng này được thực thi chủyếu bởi Ban Kiểm toán LHQ, một cơ quan chuyên mônhạt nhân trong cơ cấu tổ chức của tổ chức lớn nhấthành tinh này.

Page 36: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Ban Kiểm toán thực hiệncác cuộc kiểm toán tuân thủtheo Chuẩn mực Kiểm toánQuốc tế và theo các điều khoảntham chiếu bổ sung quy địnhtrong phụ lục Quy chế tài chínhcủa LHQ. Khi hoàn thành mỗicuộc kiểm toán, Tiểu ban hoạtđộng kiểm toán sẽ thảo luận vềdự thảo báo cáo kiểm toán đãlập. Dự thảo báo cáo kiểm toánsau đó sẽ được sửa đổi vàchuyển tiếp lên người đứng đầutổ chức để xin ý kiến. Dựa trênphản hồi nhận được, bản báocáo cuối cùng sẽ được lập đểcác thành viên Ban Kiểm toánxem xét.

Các thành viên Ban Kiểmtoán cũng đồng thời là thànhviên của Ban kiểm toán viênbên ngoài của LHQ, là cơ quanhạt nhân chuyên môn của LHQđược thành lập năm 1959.Thông qua các cuộc họp thườngniên của Ban, các thành viên sẽtrao đổi kinh nghiệm và quanđiểm về các vấn đề chuyên mônhướng tới mục tiêu đạt được sựthống nhất trong hoạt động.Ban Kiểm toán còn thườngxuyên tương tác với Văn phòngDịch vụ Giám sát Nội bộ(OIOS) cũng như các cơ quankiểm toán nội bộ trong Hệthống của LHQ. Sự tương tácnày được thực hiện dưới hìnhthức chia sẻ kế hoạch công tác,báo cáo quản trị và các cuộc hộiđàm thường xuyên nhằm thảoluận các vấn đề cùng quan tâm.

Phiên họp gần đây nhất củaBan Kiểm toán là phiên họpthường kỳ lần thứ 69 tổ chức tạithành phố New York hồi cuốitháng 7 vừa qua. Tại đây, BanKiểm toán đã ký thông qua 28báo cáo kiểm toán của LHQ.

Trong đó, 22 báo cáo sẽ đượctrình lên Đại hội đồng LHQ và6 báo cáo còn lại sẽ được gửitới các cơ quan chủ quản khác.Các báo cáo này chủ yếu xoayquanh hoạt động của các cơquan quan trọng của LHQ nhưQuỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF),Viện Nghiên cứu và Đào tạoLHQ (UNITAR), Chương trìnhĐịnh cư Con người LHQ (UN-Habitat), Chương trình Pháttriển LHQ (UNDP)… Đồngthời, Ban Kiểm toán cũng ghinhận những tiến bộ trong việcthực hiện các Chuẩn mực Kếtoán công Quốc tế (IPSAS) vàcác kết quả tích cực trong các ýkiến kiểm toán theo đánh giá.Trong đó, nhấn mạnh sự cầnthiết phải hoạch định các chínhsách, phương pháp chiến lượcvà nguồn lực nhằm giải quyếtnhững rủi ro về tham nhũngtrong nội bộ hệ thống các cơquan của LHQ. Dự kiến, phiênhọp thường kỳ lần thứ 70 củaBan Kiểm toán sẽ được tổ chứcvào ngày 26-27/7/2016.

Nhờ những phát hiện vàkhuyến nghị của Ban Kiểmtoán, nhiều chương trình pháttriển thuộc các lĩnh vực nhưCNTT, hỗ trợ người nghèo, ansinh xã hội, quân sự… đã đượccải thiện về tính minh bạch vàhiệu quả thực hiện. Điển hìnhnhư cuộc kiểm toán CNTT hồitháng 7/2008, trong đó công bốhàng loạt yếu kém trong côngtác quản lý của Hệ thống vệtinh định vị toàn cầu Galileomà LHQ đang sử dụng, nhưgiao diện mạng không an toàn,các biện pháp toàn vẹn dữ liệubị vô hiệu hóa và không cóngười chịu trách nhiệm về tínhbảo mật của thông tin. Hay

cuộc kiểm toán chương trìnhtrợ cấp lương thực, thực phẩmcho Triều Tiên của LHQ năm2010 đã ghi nhận những bấtthường trong công tác quản lýtài chính và hàng hóa, dẫn đếnviệc đóng cửa văn phòng củaUNDP tại Triều Tiên từ năm2007 đến năm 2009. Đây làmột trong những chương trìnhlớn của UNDP, cung cấp hỗ trợtrị giá hơn 1 tỷ USD cho TriềuTiên từ năm 2000. Cuộc kiểmtoán đã chỉ ra một loạt các vấnđề như: dữ liệu không đồngnhất, hệ thống thông tin khôngtin cậy được sử dụng trong cácbáo cáo lưu chuyển hàng hóa,hàng tồn kho, công tác sử dụnglương thực và những kẽ hởtrong quy trình quản lý tàichính… Hay vụ bê bối thamnhũng, hối lộ gần đây nhất hồitháng 10/2015 liên quan đếnChủ tịch Đại hội đồng LHQJohn Ashe, có thể coi là “cúsốc” gây chấn động đầu tiêntrong lịch sử 70 năm của tổchức lớn nhất hành tinh này.Theo đó, ông Ashe bị cáo buộcđã thực hiện sắp đặt các cuộcgặp giữa tỷ phú người TrungQuốc Ng Lap Seng với giớichức cấp cao của Antigua vàKenya để hỗ trợ thúc đẩy cácdự án phát triển bất động sảnvà một loạt các hoạt động rửatiền, hối lộ. Cuộc kiểm toán nàylà một trong những minh chứngcho thấy hiệu quả của chức năngkiểm toán tại LHQ trong việcgiám sát sử dụng các nguồn lựccông, từ đó tăng cường tráchnhiệm giải trình và đảm bảo sựtuân thủ của tổ chức theo cácquy định pháp lý.n

(Nguồn: United NationsJIU và UN News Center)

Số 43 - Tháng 01/2016

Page 37: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Năng động, ham học hỏi, kiênđịnh nhưng luôn có sự hoài

nghi nghề nghiệp, thẳng thắng,thích đấu tranh với sự bất công vàgiúp đỡ người khác là những tínhcách đặc trưng của những ngườituổi Thân. Có lẽ vậy mà nghềkiểm toán đã vận vào tôi - một kỹsư xây dựng với 7 năm công táctrong lĩnh vực tư vấn thiết kếcông trình, chưa hiểu gì về nghiệpvụ kiểm toán nhưng vẫn quyếttâm nộp hồ sơ xin chuyển côngtác về KTNN (năm 2010).

Đến nay, sau hơn 5 năm gắnbó với nghề, bản thân thật sựcảm nhận được niềm vui, tìnhyêu nghề cũng như hiểu được ýnghĩa công việc mình đang làm.Nhiều người nghĩ rằng, nghềkiểm toán thật khô khan vớichuỗi ngày tiếp xúc những consố vô hồn, đặc biệt kiểm toántrong lĩnh vực đầu tư dự án vớibản vẽ, dự toán, định mức, đơngiá, với những kết quả thínghiệm... nhưng thực tế khôngphải vậy. Chính những trảinghiệm qua thực tiễn công tác đãvun đắp tình yêu quê hương,lòng tự hào nghề nghiệp và nhấtlà làm cho người KTV có cáinhìn ngày càng nhân văn hơn đối

với cuộc sống. Bản thân tôi nhớmãi và ấn tượng sâu sắc vớichuyến công tác tại huyện TâyGiang, tỉnh Quảng Nam năm2012 (kiểm toán Chương trìnhHỗ trợ giảm nghèo nhanh và bềnvững đối với các huyện nghèotheo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Chính sách Hỗ trợ hộnghèo về nhà ở theo Quyết định167/2008/QĐ-TTg) và cuộckiểm toán Chuyên đề giáo dụcđào tạo tại huyện Sơn Tây, tỉnhQuảng Ngãi năm 2014. Nếu tạihuyện Tây Giang, các KTVtrong Tổ kiểm toán đã thật sựxúc động và thấu hiểu những khókhăn trong cuộc sống mưu sinhcủa người dân nơi đây, thì tạihuyện Sơn Tây, chúng tôi lạikhâm phục, kính trọng đối với sựhy sinh cao cả của những ngườithầy tình nguyện mang “cái chữ”đến với vùng cao. Qua những lầncông tác như vậy, KTV càng“nặng lòng” hơn đối với sứ mệnhđược giao, nhận thức sâu sắc hơnvai trò, ý nghĩa của công việcmình đang làm và kiên định hơnvới mục tiêu mình đang theođuổi vì một nền tài chính quốcgia lành mạnh.

Một số người nghĩ rằng,

nghề kiểm toán lấy việc pháthiện các sai sót của đơn vị đượckiểm toán làm niềm vui, lấy consố xử lý tài chính làm thành tích- đó là những nhận định hết sứcsai lầm. Người KTV thực thụ sẽtìm thấy niềm hạnh phúc khiđơn vị được kiểm toán thực hiệntốt các nhiệm vụ được giao,không tồn tại những sai sót chodù trong quá trình thực thinhiệm vụ, KTV đã thực hiệnkiểm toán bằng tất cả sự hoàinghi nghề nghiệp, bởi điều đócó nghĩa, từng đồng tiền ngânsách đã được trân trọng và sửdụng đúng mục đích, góp phầnxây dựng quê hương, đất nước.Niềm vui của KTV là khi đơn vịđược kiểm toán tiếp thu và khắcphục những kết luận và kiếnnghị của KTNN để không baogiờ lặp lại vào các lần kiểm toánsau. Và hơn tất cả, người KTVchân chính phải luôn thận trọngcân nhắc, trăn trở, suy nghĩ vềnhững phát hiện sai sót của đơnvị được kiểm toán. Cái tâm củangười KTV chính là việc xétđoán, phân tích, đánh giá đúngnguyên nhân (khách quan haychủ quan, vô tình hay cố ý) và

LTS: Nhân dịp năm mới Bính Thân 2016 sắp tới, Đặc sanBáo Kiểm toán xin đăng tâm sự của những kiểm toán viêntuổi Thân như một lời tri ân với ngành, với đồng nghiệp vàgia đình về quãng thời gian đã công tác và cống hiến hếtmình để hoàn thành tốt công việc được giao.

TRẦN HOÀNG HẢI Kiểm toán Nhà nước khu vực III

(Xem tiếp trang 38)

Page 38: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

mức độ nghiêm trọng của các sai sót để đơn vị“tâm phục khẩu phục” và quan trọng hơn cả làtham mưu cho Đoàn kiểm toán có các kiến nghịxử lý “thấu tình đạt lý”, nhất là những kiến nghịcó thể ảnh hưởng đến vận mệnh chính trị của mộtcon người hay uy tín của một cơ quan, đơn vịđược kiểm toán.

Nghề kiểm toán với những chuyến công tácdài ngày và bận rộn, chắc chắn người KTV cầnphải có một chỗ dựa tinh thần, một hậu phương

vững chắc để vượt qua mọi khó khăn, nhất là cáccám dỗ rất đời thường - điều mà mọi KTV luôngặp phải khi thực hiện nhiệm vụ. Tôi luôn trântrọng và biết ơn những gì cuộc sống đã ban tặngcho bản thân: một người cha quảng đại, mộtngười mẹ hy sinh, một người vợ đảm đang vànhững đứa con chăm ngoan... Họ đã, đang và sẽluôn động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong mọihoàn cảnh để tôi yên tâm và cống hiến cho sựnghiệp chung của KTNN.n

Số 43 - Tháng 01/2016

TRẦN VĂN HÒE - Kiểm toán Nhà nước khu vực XII

Bốn năm công tác tại KTNNchưa phải là nhiều nhưng

cũng đã cho tôi biết bao kỷniệm. Có lẽ kỷ niệm khó quênnhất là khi thực hiện kiểm toánChuyên đề Quản lý, sử dụng đấttại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ĐắkNông bởi quy mô, mức độ saiphạm, tình huống ngoài dự đoánđã diễn ra và cách giải quyếtthấu tình, đạt lý của lãnh đạoKTNN khi đưa ra kết luận kiểmtoán. Trong quá trình kiểm toán,chúng tôi đã phát hiện một sốchủ trương, quy định của địaphương trái với Luật Đất đai vàcác văn bản hướng dẫn thi hànhnhưng lại được Tỉnh ủy, Hộiđồng nhân dân tỉnh thông qua,số người hưởng lợi lên đến gầncả ngàn người. Chính vì chưa bịcơ quan nhà nước “tuýt còi” nênđịa phương nghĩ rằng các quyđịnh này là phù hợp với LuậtĐất đai và thực tế của địaphương. Đứng trước các saiphạm có tính chất phức tạp, quymô lớn, kéo dài qua nhiều nămđòi hỏi các đánh giá, kết luận,kiến nghị của KTNN phải hết

sức thận trọng, phù hợp thựctiễn và mang tính khả thi cao.Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹcác quy định của Luật Đất đai vàcác văn bản dưới Luật để đánhgiá, kết luận và kiến nghị kiểmtoán. Dù biết trước địa phươngsẽ bảo vệ những sai phạm,nhưng một tình huống ngoài dựđoán đã xảy ra tại cuộc họpthông qua dự thảo Báo cáo kiểmtoán, đó là lãnh đạo Tỉnh ủy đã“lấy uy” để nói rằng: “Nếukhông cho phép tiếp tục thựchiện các chủ trương này thì địaphương sẽ có ý kiến với Trungương Đảng, Chính phủ”. Trướcyêu cầu trái Luật này, lãnh đạoKTNN chủ trì cuộc họp đã bìnhtĩnh, nhẹ nhàng phân tích, chỉ ranhững sai phạm của địa phương;đồng thời khẳng định vị trí, vịthế của KTNN đã được hiến địnhtại Điều 118 Hiến pháp năm2013, cho nên KTNN có tráchnhiệm “thượng tôn pháp luật” đểyêu cầu địa phương dừng ngayviệc thực hiện bởi các quy địnhdù được tập thể thông qua nhưngtrái pháp luật. Sau khi nghe lãnh

đạo KTNN phân tích, khẳngđịnh, địa phương không có ýkiến và hoàn toàn “tâm phục,khẩu phục” với những kết luậnvà kiến nghị kiểm toán.

Từ kỷ niệm trên cũng như quathời gian công tác tại KTNN, tôinhận thấy, để nâng cao trình độvà uy tín của mình, các kiểm toánviên cần phải tự nghiên cứu, họchỏi đồng nghiệp để trau dồichuyên môn nghiệp vụ; nắmvững các quy định của pháp luậtcó liên quan đến nội dung kiểmtoán; tuân thủ các chuẩn mực,quy trình nghiệp vụ; cần có tháiđộ hoài nghi nghề nghiệp trongbất cứ hoàn cảnh nào; khi traođổi, thảo luận cần phải hết sứcnhẹ nhàng, điềm tĩnh, lắng ngheý kiến giải trình, tránh gây cẳngthẳng, hiểu lầm không đáng cócủa đơn vị được kiểm toán... Cónhư vậy, các đánh giá, kết luậnvà kiến nghị kiểm toán mớikhách quan, phù hợp với tìnhhình thực tế của đơn vị đượckiểm toán và có tính khả thi cao,góp phần nâng cao chất lượngkiểm toán của KTNN.n

(Tiếp theo trang 37)

Page 39: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

[email protected]

Gửi em vš năm mớiM•a xuŽn đž mở cửa rồiTr˚n tay ngšy thŸng, chŽn đời bước quaC‚ em xanh cỏ đường nhšNắng nghi˚ng thềm cửa, mšu hoa đỏ vườn

Tiếng chim gọi ph˝a m•i hươngTrŸi cŽy ch˝n tới t‚c vương gối nằmĐŽu c’n chỗ để xa xămĐ˚m chung hạnh ph…c, thŸng năm b˚n l’ng

Qu˚ nhš xanh một d’ng s“ngĐể cho con s‚ng vỗ cong bži bờNgọt đầy th˚m những giấc mơNhững khi cay đắng, đợi chờ ch“ng ch˚nh

Đ˚m trao nhau cả đời m˜nhH“n em nguy˚n vẹn b‚ng h˜nh xưa sauNgšn năm hạt bụi về đŽuVẫn xanh mšu nước chŽn cầu mŽy tr“i.

TỪ KẾ TƯỜNG

Hay lš, bỏ phố về b˚n mẹ?

Hay lš, bỏ phố về b˚n mẹĐi chăn trŽu, cắt cỏ quanh lšngChŽn bỏ guốc ngŽm b•n mấy vụNắng qu˚ m˜nh nhuộm rŸm mšu da.

Hay bỏ phố, về nơi g‚c x‚mTối đ˚m trăng đem trải chiếu hi˚n nhšKhoai mẹ nấu c’n nghi ng…t kh‚iGi‚ qua vườn vừa đủ hŸt ngŽn nga.

Hay thế thật, hay lš về với mẹPhố th˜ vui, nhưng phố cũng buồnC‚ đ“i l…c tủi thŽn mš gắng gượngBởi một m˜nh, đŽu ai dŸm ẩm ương.

Hay về nh˙, về nơi x‚m vắngBao năm đi vừa đủ để quay vềKh“ng cam nữa, sang gišu hay tủi nhụcĐž về rồi, th“i bu“ng hết mš ngoan.

BÍCH NGA

Cho người thŸng gi˚ngVắng giọt nắng chšo từ biệt m•a đ“ng Em Ÿo đỏ, t‚c phi˚u bồng Gi‚ đi đŽu? Cho ta theo với Mắt đen lườm - em cười đấy, phải kh“ng?

Em nh‚n g‚t m•a xuŽn chừng tinh nghịch Thả lanh canh tiếng guốc trước hi˚n đời Ta mở cửa vš ta thšnh ngốc tử Luống cuống cŽu thơ... xanh giậu m•ng tơi.

Chắc em biết n˚n thŸng Gi˚ng cũng biết Chớm m“i cười tr˚n những nụ đšo phai Em xuŽn đ‚n mưa ph•n bụi mỏng Vš ta cầm tay năm thŸng rộng dši.

KHÁNH HẠ

Page 40: VĂN HÓA - VĂN NGHỆmedia.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/... · ngân sách và chi đầu tư xây dựng. (2) Kiểm toán ngân sách năm 2015 khoảng 50-60% số

Số 43 - Tháng 01/2016

Những ai đã học qua bậc tiểu học từ trước năm1954 không thể không nhớ bài học thuộc

lòng: “Một quan tiền tốt mang đi, nàng mua nhữnggì hãy tính cho ra?”. Thực ra, đây là một bài cadao mang tên “Đi chợ tính tiền” kể chuyện mộtngười phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch,rõ ràng việc chi tiêu với chồng như sau:

Một quan tiền tốt mang đi,Nàng mua những gì hãy tính cho ra?Thoạt tiên mua ba tiền gà,Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu.Trở lại mua sáu đồng cau,Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau mười đồng.Có gì mà tính chẳng thông.Tiền rưỡi gạo tẻ, sáu đồng chè tươi.Ba mươi đồng rượu, chàng ơi,Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng “vàng”.Hai chén nước mắm rõ ràng,Hai bảy mười bốn kẻo chàng hồ nghi.Hăm mốt đồng bột nấu chè.Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan!

Bài ca dao như một lời khen sự đảm đang củangười vợ giữ “tay hòm chìa khóa” trong gia đìnhbiết cách tiêu tiền hợp lý, chính xác đến mức nghệthuật khi đi chợ mua sắm. Chắc chắn đây là mộtbuổi người vợ đi chợ mua đồ về làm cúng giỗ với đủcác thứ dùng cho việc cúng lễ như: rượu, trầu cau,vàng mã, chuối, gà, thịt lợn, gạo nếp, gạo tẻ, bột,mật, rau giá, nước mắm, chè tươi… Bài ca dao cũngphản ánh một thực tế là ngày xưa, nhiều chị emkhông được đi học, không biết làm các phép tínhtrên giấy nhưng lại tính nhẩm rất tài; đem một quantiền đi chợ mua đồ về cúng, tính toán đâu ra đó, muađủ đồ về nhà mà không thiếu thứ hàng gì và cũngkhông “lạm chi” hay thừa ra một đồng nào.

Có người còn ví bài ca dao này như một kịch bảnvăn học sinh động phục hiện hoạt cảnh giữa một đôivợ chồng trẻ ngày xưa. Anh chồng chắc hẳn là mộtngười có tính đa nghi và tật bủn xỉn “đo lọ nướcmắm, đếm củ dưa hành” nên khi vợ vừa đi chợ về là

anh ta đã săm soi kiểm kê và bắt phải “báo cáo tàichính” ngay tại chỗ. Chẳng phải tay vừa, nàng giảithích đâu ra đó với sự chính xác và tự tin “có gì màtính chẳng thông”? Thỉnh thoảng nàng lại đệm vàonhững từ ngữ mỉa mai, riễu cợt ông chồng như: “Bamươi đồng rượu, chàng ơi (Ý nói rượu này là muacho chàng đó thôi!) ; hoặc “Hai chén nước mắm rõràng...” chàng thấy rồi đấy, đừng có hồ nghi em bớttiền chợ để ăn quà vặt đâu nhé!

Thế nhưng, ngày nay để hiểu bài ca dao này chotường tận thì trước hết ta cần phải biết về tỷ giáquy đổi chính xác giữa 3 đơn vị tiền tệ nêu trongbài ca dao đó là: “quan”, “tiền” và “đồng”.

Theo các tư liệu nghiên cứu về tiền tệ của ViệtNam qua các thời kỳ lịch sử, 1 quan có giá trị là 10tiền, còn 1 tiền bằng bao nhiêu đồng lại tùy theoquy định của mỗi triều đại. Từ thời nhà Lê thì 1quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng nên 1 quanbằng 600 đồng. Kể từ đó hệ thống đơn vị tiền tệnày được dùng ổn định trong hơn 500 năm qua cácđời vua Lê, sang nhà Mạc, đến thời Lê trung hưngcho tới nhà Nguyễn và chỉ chấm dứt khi chế độphong kiến Việt Nam kết thúc năm 1945. Nếu aiyêu thơ Nguyễn Bính có lẽ vẫn nhớ bài thơ “Thờitrước” được ông sáng tác năm 1936, trong đó cóhai câu: “Một quan là sáu trăm đồng/ Chắt chiutháng tháng cho chồng đi thi”...

Dựa trên từng câu ca dao, tôi xin ghi ra đâybản “báo cáo tài chính” của nàng với mỗi mónđều tính ra đồng như sau: gà 180 đồng; gạo nếp90 đồng; trầu 3 đồng; cau 6 đồng; thịt lợn 90đồng; rau giá 10 đồng; gạo tẻ 90 đồng; chè tươi 6đồng; rượu 30 đồng; mật đường 30 đồng; vàng mã20 đồng; nước mắm 14 đồng; bột nấu chè 21đồng;nải chuối 10 đồng.

Cộng tất cả 14 khoản mua sắm trên đây vừa vặnđúng 600 đồng, tức 1 quan tiền. Không thừa, khôngthiếu đồng nào!

Nhân những ngày nghỉ Tết, xin mời các kiểmtoán viên và bạn đọc thử lấy máy tính ra để cộngxem có đúng 600 đồng không?.n

Đầu năm, đọc lại bši ca dao ¹Đi chợ t˝nh tiềnº

HỮU NGUYÊN