viÊm mÀng bỒ ĐÀo - yhdp+ soi đáy mắt: thấy viêm hắc võng mạc khu trú hay lan...

20
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

Upload: others

Post on 08-Jan-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC:

- Tỉ lệ viêm màng bồ đào chiếm 0,015% trong tổng số dân. - Tuổi: thường xuất hiện ở bệnh nhân lứa tuổi 20 - 50, tỉ lệ này giảm đáng kể ở tuổi 70. - Giới: có ở 2 giới nhưng có một số đặc điểm sau : + Nam: thường gặp dạng nhãn viêm giao cảm sau chấn thương. + Nữ: tỉ lệ lớn là do viêm màng bồ đào trước mãn tính không rõ nguyên nhân, toxoplasmosis, thấp khớp. - Tần suất mắc bệnh: ở Mỹ toxoplasmosis và histoplasmosis gặp ở người da trắng nhiều hơn da đen, sarcoid thì thường gặp ở người da đen, còn bệnh Behcet thì ở người Nhật. - Vị trí địa lý : + Nhãn viêm giao cảm là bệnh chiếm hàng đầu trong viêm màng bồ đào ở Tây nam Thái Bình dương. + Histoplasmosis : gặp nhiều ở miền Tây nước Mỹ

+ Onchocerciasis : ở Châu Phi và Trung Mỹ

+ Bệnh Behcet tìm thấy ở Địa trung hải và Nhật Bản. + Hội chứng Vogt - Koyanagi - Harada : gặp ở Nhật Bản. - Yếu tố xã hội: Viêm nội nhãn do nấm và bệnh AIDS thì thường được tìm thấy một cách thường xuyên ở những người chích ma túy, bệnh AIDS, giang mai mắc phải ở gái mại dâm, những đồng tính luyến ái, và những người tiếp xúc tình dục với họ.

2. PHÂN LOẠI :

Theo lâm sàng : chia ra : - Viêm màng bồ đào trước

- Viêm màng bồ đào giữa

- Viêm màng bồ đào sau

- Viêm màng bồ đào toàn bộ

Theo căn nguyên : 1. Viêm màng bồ đào ngoại sinh: sau chấn thương, phẫu thuật, loét thủng giác mạc. 2. Viêm màng bồ đào nội sinh: - Nhiễm trùng : - Nhiễm độc: từ hóa chất, độc tố vi khuẩn . . . - Dị ứng: hay gặp do chất nhân thủy tinh thể. - Chuyển hóa : gout, đái tháo đường . . . - Các bệnh tại nhãn cầu: viêm loét giác mạc, bong võng mạc, xuất huyết nội nhãn . . . - Bệnh tự miễn: thấp khớp, Lupus ban đỏ, nhãn viêm giao cảm, hội chứng Harada - Vogt Koyanagi . . .

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VIÊM MỐNG MẮT THỂ MI:

Viêm màng bồ đào trước ( viêm mống mắt thể

mi ) có thể xảy ra ở một mắt hay hai mắt, có thể

là những đợt tiên phát hay thứ phát.

- Những bệnh tự miễn thì thường xuất hiện cả

hai mắt.

- Viêm màng bồ đào ở một mắt thì thường do

nhiễm trùng hoặc không rõ nguyên nhân.

Viêm màng bồ đào trước cấp tính :

Bệnh phát nhanh đến giai đoạn toàn phát trong vài ngày & kết thúc 2 - 6 tuần. + Cơ năng : . Đau nhức: âm ỉ, liên tục trong nhãn cầu, đau tăng khi đảo mắt hoặc chiếu sáng mắt. . Thị lực: tùy theo tiến triển của bệnh, thường giai đoạn đầu ít ảnh hưởng thị lực dể nhầm viêm kết mạc cấp. Giai đoạn sau thị lực giảm, mức độ giảm tùy theo : độ đục của thủy dịch; độ lắng đọng mặt sau giác mạc và sự kích thích dây V. . Kích thích, sợ ánh sáng.

+ Thực thể :

. Mi mắt: phù nề nhẹ, hoặc nheo lại do kích thích. . Cương tụ rìa. . Giác mạc: có chất lắng đọng mặt sau giác mạc có tam giác đáy ở dưới. . Tiền phòng: thủy dịch đục ( hiện tượng Tyndall ). . Mống mắt: mất sắc bóng, phù nề, cương tụ, xuất tiết, mặt trước có những nốt. . Đồng tử: co nhỏ, bờ không đều, mất viền sắc tố, mờ do chất xuất tiết trên diện đồng tử, phản xạ đồng tử (-) do dính đồng tử vào thủy tinh thể. . Phản ứng thể mi (+): ấn nhẹ ngón tay trỏ lên vùng tương ứng với thể mi gián tiếp qua mi mắt, bệnh nhân có khuynh hướng ngã đầu ra sau.

Viêm màng bồ đào trước mãn tính:

Thường phát bệnh âm ỉ kéo dài hơn 3 tháng..

Chẩn đoán xác định :

Dựa vào 4 triệu chứng lâm sàng cơ bản sau :

1. Mống mắt : cương tụ, phù nề , mất sắc bóng.

2. Đồng tử : co nhỏ, méo mó do dính vào mặt

trước thủy tinh thể.

3. Tiền phòng : Có hiện tượng Tyndall.

4. Giác mạc : có chất lắng đọng sau giác mạc.

Chẩn đoán phân biệt:

Triệu chứng Viêm mống

mắt thể mi

Glaucome cấp Viêm kết mạc

cấp

Viêm loét giác

mạc cấp

1. Đau Phản ứng thể mi

(+)

Nhức mắt &

đầu cùng bên

Không đau Đau

2. Đỏ mắt Cương tụ rìa

Cương tụ rìa Cương tụ kết

mạc

Cương tụ toàn

bộ

3. Thị lực Bình thường nhiều hay ít

tùy thuộc vào vị

trí tổn thương:

4. Giác mạc Lắng đọng sau

giác mạc

phù, mờ đều trong đục khu trú

5. Đồng tử Co, méo, phản

xạ đồng tử (-)

Dãn, phản xạ

đồng tử (-)

6. Nhãn áp , hoặc nhẹ cao

Mục đích điều trị:

+ Ngăn cản những biến chứng đe dọa thị lực

bệnh nhân;

+ Làm giảm những triệu chứng gây khó chịu cho

bệnh nhân;

+ Điều trị nguyên nhân nếu có thể.

Điều trị

• Không đặc hiệu:

- Dãn đồng tử

- Kháng viêm

- Triệu chứng

- Ức chế miễn dịch

• Đặc hiệu

DIỄN BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG:

Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, hình thái lâm sàng và điều trị mà có diễn biến và những biến chứng khác nhau . Các biến chứng có thể gặp của bệnh viêm màng bồ đào là : • Đục thủy tinh thể; • Phù giác mạc; • Phù hoàng điểm : xảy ra trong viêm màng bồ đào sau; • Đục dịch kính và viêm dịch kính; • Bong võng mạc; • Glaucome thứ phát do viêm màng bồ đào.

Nhãn viêm giao cảm: sympathetic ophthalmia

Là một bệnh cần chú ý ở một số quốc gia nghèo điều kiện bảo hộ lao động chưa tốt còn ở các nước phát triển thì gặp trong tai nạn trong giao thông. • Nhãn viêm giao cảm là một bệnh viêm màng bồ đào não - màng não xảy ra ở mắt thứ nhì (mắt nguyên vẹn) sau khi mắt thứ nhất bị chấn thương xuyên thủng nhãn cầu có thể có hay không có dị vật nội nhãn. Khi đó mắt bị thương gọi là mắt gây nhãn viêm giao cảm mắt thứ nhì gọi là mắt bị nhãn viêm giao cảm. • Bệnh ở mắt thứ nhì là một viêm màng bồ đào toàn bộ thể hạt thường xảy ra sau khi chấn thương ở mắt thứ nhất khoảng 4 - 12 tuần lễ, sớm có thể 9 ngày, muộn nhất có thể kéo dài đến 50 năm sau. • Nguyên nhân sinh bệnh thì chưa rõ nhưng người ta nghĩ đến cơ chế tự nhiên của cơ thể và phản ứng của các Lymphocyte T trong mắt chấn thương giao cảm đến mắt kia. Các kháng thể kháng võng mạc đã được tìm thấy trong một vài bệnh nhân.

Lâm sàng

- Triệu chứng của VMBĐ toàn bộ: + Thị lực giảm nhiều; + Khám phần trước có các triệu chứng của viêm mống mắt thể mi; + Đục pha lê thể; + Soi đáy mắt: thấy viêm hắc võng mạc khu trú hay lan tỏa, viêm phù gai thị. - Triệu chứng thần kinh: nhức đầu, ói mữa, ù tai, có các dấu hiệu phản ứng màng não, thay đổi dịch não tủy. - Có thể có bạch biến (Vitiligo), rụng và bạc lông tóc nhưng rất hiếm gặp so với hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada.

Diễn tiến và tiên lượng:

- Thường gây mù, nếu nặng có thể tăng nhãn áp,

đục thủy tinh thể.

- Trường hợp trung bình : có thể điều trị có

những đợt tạm ổn giữ được thị lực ở mức độ

trung bình, nhưng sẽ dễ tái phát.

Điều trị:

- Dùng Corticoid liều cao;

- Thuốc ức chế miễn dịch có thể dùng phối hợp

với Corticoid hoặc sau khi dùng Corticoid thấy

không hiệu quả;

- Điều trị triệu chứng: dãn đồng tử, giảm đau;

- Sinh tố.