văn phòng Đi ều phối nông thôn mới trung...

15
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Upload: others

Post on 09-Nov-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Page 2: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

2

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định công nhận thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, Quyết định 317/QĐ-TTg ngày 01/03/2020 nêu rõ: Công nhận thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Trong giai đoạn 2011 đến tháng 7/2019, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã huy động trên 1.000 tỉ đồng từ các nguồn vốn như vốn xây dựng nông thôn mới, vốn lồng ghép, vốn tín dụng và đóng góp cộng đồng; qua đó đã đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm đem lại sự đổi mới ở các xã nông thôn hiện nay. Bên cạnh đó, địa phương thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Giá trị sản xuất 1 ha hiện nay đạt 130 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Tại Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 01/03/2020 nêu rõ: Công nhận thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Thành phố Quy Nhơn có 16 phường nội thành, 5 xã; trong số này có 4 xã: Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu thuộc diện xây dựng nông thôn mới (riêng xã Nhơn Hội đang được quy hoạch thành phường nội thành). Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay 4/4 xã: Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu đều đã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao UBND các tỉnh Bình Định và Sóc Trăng có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo thành phố Quy Nhơn, thị xã Ngã Năm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Chí Kiên (BaoChinhphu.vn)

2 địa phương hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Page 3: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

3

Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm khi góp ý xây dựng bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025.

Ngày 28/2, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo "Xây dựng bộ tiêu chí, công tác huy động nguồn lực và mô hình tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ". Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, tính đến tháng 2/2020, cả nước có 4.947/8.902 xã (55,6%) đã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Có 9 tỉnh/thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ. Định hướng trong giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở giữ nguyên 19 bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ có những

điều chỉnh bổ sung, khắc phục những hạn chế nhằm phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm dễ nhận thấy trong mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 là chủ yếu tập trung nhằm nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Cụ thể, quan tâm hoàn thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội nông thôn đồng bộ, kết nối với đô thị; thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hình thành nền nông nghiệp hiện đại; nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa, thể thao; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết, về cơ bản 19 tiêu chí sẽ không thay đổi nhiều mà chủ yếu chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là với các vùng khó khăn, vùng đặc thù. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng khẳng định, sẽ không hạ thấp tiêu chuẩn, chất lượng của các tiêu chí quan trọng như: thu nhập, giảm hộ nghèo, giáo dục, lao động, môi trường, an ninh trật tự... để đảm bảo việc xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả.

Tuấn Anh (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Chỉnh sửa tiêu chí nông thôn mới phù hợp

với điều kiện thực tế

Page 4: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

4

Chính từ nhận thức thông suốt, người dân huyện Phong Điền đã hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Người có công góp công, người có của góp của.

Hưởng ứng Chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương, ông Nguyễn Văn Mười ở thôn Trạch Phổ, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) đã không ngần ngại hiến hơn 100m2 đất và tài sản trên đất, đập bỏ hàng rào kiên cố với tổng giá trị hơn 50 triệu đồng để mở rộng đường làng. Ông Hoàng Văn Thành, trưởng thôn 1, xã Điền Hải cho biết: “Người dân trong thôn luôn đồng thuận trong thực hiện các phong trào do địa phương phát động, nhất là xây dựng NTM. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả và được nhân rộng, góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn”.

Sau khi triển khai xây dựng NTM, xã Phong Hòa đã hoàn thành các mục tiêu đề ra như thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%; tỷ lệ bê tông hóa, cứng hóa các trục đường đạt từ 80% đến 100%. Nhiều mô hình phát triển kinh tế được triển khai và phát huy hiệu quả như mô hình trang trại nông, lâm, thủy sản kết hợp; mô hình cải tạo vườn tạp; trồng cây dược liệu... Các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở từng bước được hoàn thiện. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 95 - 98%. Lao động qua đào tạo đạt 50%. “Mục tiêu quan trọng nhất, cốt lõi nhất trong xây dựng NTM vẫn là nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của người dân. Đạt chuẩn NTM rồi nhưng phải giữ vững và phát triển, nâng cao các tiêu chí hơn nữa. Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Phong Hòa sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để nâng cao các tiêu chí đạt và bền vững”.

Võ Tứ (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Lan tỏa niềm vui nông thôn mới

Page 5: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

5

Từ việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ở nhiều xã vùng nông thôn hiện nay đã xuất hiện những làng, đường bích họa, dòng sông không rác, đường hoa, cây xanh… Đây là những mô hình tiêu biểu mà nhiều xã, ấp, bản đã triển khai giúp thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và nâng cao chất lượng sống người dân.

Thay đổi cảnh quan vùng nông thôn Là một trong những địa phương được đánh giá thực hiện tốt tiêu chí môi trường, hiện nay tất cả các xã ở tỉnh Bắc Giang có tổ, đội, hợp tác xã môi trường được thành lập, duy trì hoạt động; 162 xã có khu thu gom rác thải tập trung, 259 bãi chôn lấp rác thải, 94 lò đốt rác thải, 1.800 trong số 2.483 khu dân cư ban hành hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường, 2.400 bể chứa bao gói thuốc BVTV; xử lý 264 điểm tồn lưu rác thải phức tạp. Giải pháp đồng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015 và từ năm 2016 đến nay, với định hướng xử lý chất thải rắn tập trung quy mô lớn, nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý bài bản, quy mô cấp huyện, liên huyện, như: Nghĩa Đàn (Nghệ An), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Uông Bí (Quảng Ninh), Tam Điệp (Ninh Bình), Thanh Liêm (Hà Nam)...

Nhiều xã, thị trấn ở các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Bạc Liêu và TP Cần Thơ... đã đầu tư lò đốt chất thải công nghệ trong nước hoặc nước ngoài để xử lý rác thải. Thực tế một số địa phương đã làm tốt việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, như Hà Tĩnh giảm được tổng lượng phát sinh rác thải ra môi trường đến 60%. Tại Đồng Nai, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý khoảng 1.838 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 98,1%, tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn trong sinh hoạt chỉ còn khoảng 43%. Đến nay, cả nước có hơn 5.800 xã đạt tiêu chí về môi trường. Nhằm thực hiện tốt cũng như bảo đảm tiêu chí môi trường, các địa phương đã vận dụng sáng tạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp điều kiện thực tế, nhằm đẩy nhanh hoàn thành tiêu chí này. Tiêu biểu như các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Yên có cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải, chất thải rắn sinh hoạt, đầu tư lò đốt rác... xây dựng các mô hình xanh, sạch, đẹp. Nhiều mô hình cải tạo cảnh quan ở thôn, bản, ấp đã được các địa phương áp dụng sáng tạo như con đường, làng bích họa, dòng sông không rác, biến bãi rác thành vườn hoa, tuyến đường xanh, sạch, đẹp. Tại Đồng Nai, Hậu Giang, Trà Vinh, Hà Tĩnh, Nam Định…, số huyện có tuyến đường trồng cây xanh, hoa đạt hơn 50%.

(Nhandan.com.vn)

Bảo đảm tiêu chí môi trường trong xây dựng

nông thôn mới

Page 6: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

6

Với phương châm “Ðồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quảng Đức đã không ngại khó khăn, tích cực chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn đóng quân xây dựng nông thôn mới (NTM). Bằng nhiều cách làm sáng tạo, Đồn Biên phòng Quảng Đức đã góp phần xây dựng diện mạo mới cho nông thôn khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh.

Đồn Biên phòng Quảng Đức đã đăng ký hỗ trợ, giúp đỡ bản Vắn Tốc xây dựng bản văn hóa tiêu biểu. Ông Lỷ Nhật Huy, bản Vắn Tốc, chia sẻ: Trước đây, con đường vào bản lầy lội, xuống cấp lắm. Nhờ bộ đội biên phòng Quảng Đức giúp đỡ, hơn 200m đường bê tông vào bản đã được hoàn thành. Năm nay, Đồn còn giúp đỡ bản chúng tôi sửa chữa nhà văn hóa; tặng tủ sách pháp luật, nhất là việc hỗ trợ xây dựng một vườn mẫu để người dân học tập. Chúng tôi rất cảm kích. Theo Thượng tá Phùng Thế Vinh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Quảng Đức, đơn vị hiện được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 17,2km đường biên giới trên bộ, 464.894km2 trên biển thuộc 15 xã, thị trấn của 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà. Thực hiện phong trào thi đua “Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng NTM”,

Đồn đã chủ động xây dựng kế hoạch thành lập các mô hình điểm về nông thôn mới trên địa bàn quản lý, tùy vào tình hình thực tế mà có cách làm, cách giúp khác nhau. Cán bộ, chiến sĩ bám dân, bám bản “4 cùng” để tuyên truyền, vận động áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, làm mẫu, hướng dẫn để dân thấy, dân hiểu, dân tin, dân làm theo. Đơn vị thường xuyên phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương tại các xã, thị trấn ven biển, biên giới trên địa bàn tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đơn vị còn thường xuyên phối hợp với các địa phương tham gia thực hiện có nền nếp “Ngày thứ 7 tình nguyện” và “Ngày chủ nhật xanh”, quét dọn vệ sinh các trục đường thôn, bản vào các ngày chủ nhật hàng tuần. Cùng với đó, tham mưu cho chính quyền địa phương trên địa bàn đơn vị quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình tổ tự quản và hộ gia đình tự quản góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đơn vị còn vận động cán bộ, chiến sĩ ủng hộ tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân với trị giá gần 19 triệu đồng. Những hoạt động cụ thể, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quảng Đức đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc, thắt chặt hơn tình quân dân nơi biên giới.

Trúc Linh (Báo Quảng Ninh)

Đồn Biên phòng Quảng Đức: Chung sức xây dựng

nông thôn mới

Page 7: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

7

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lương Sơn đã phát huy vai trò, trách nhiệm, tích cực triển khai nhiều chương trình mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào công cuộc xây dựng NTM ở địa phương.

Với nhiệm vụ trọng tâm năm 2019, huyện Lương Sơn hoàn thành 19 tiêu chí xã NTM và 9 tiêu chí huyện NTM, những năm qua, các cấp Hội LHPN huyện đã vận dụng cách làm sáng tạo, linh hoạt vào việc xây dựng NTM. Vai trò của Hội trong công tác tuyên truyền ngày càng được khẳng định. Hội đã phát động phong trào "Phụ nữ Lương Sơn chung sức xây dựng NTM", gắn thực hiện phong trào thi đua và 3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Tuyên truyền sâu rộng đến 16.324 hội viên phụ nữ về mục đích, nội dung, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương về xây dựng NTM thông qua sinh hoạt chi, tổ hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hội LHPN các cấp trong huyện được phân công chủ trì với vai trò nòng cốt thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Cụ thể, "5 không” là: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, không có

bạo lực gia đình, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; "3 sạch” là: sạch nhà, sạch ngõ, sạch đồng. Cùng với thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, Hội LHPN huyện tập trung đóng góp vào các tiêu chí. Tiêu biểu là tiêu chí số 2 về giao thông, Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên đóng góp tiền của, vật liệu xây dựng, ngày công lao động, hiến đất để làm đường GTNT, kết quả, Hội Phụ nữ các xã, thị trấn đã vận động được 355 hộ hội viên hiến 35.536 m2 đất các loại, đóng góp trên 3,6 tỷ đồng, 60 tấn xi măng, 35.559 ngày công lao động xây dựng đường GTNT tại các địa phương. Hội LHPN huyện tăng cường xây dựng, nhân rộng 279 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi; hỗ trợ tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các chương trình chuyển giao KHKT ứng dụng vào sản xuất; phối hợp mở các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; kết nối tiêu thụ sản phẩm... để nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Qua đó, góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội cũng như xây dựng NTM tại địa phương. Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Trong thời gian tới, Hội tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đồng thời thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thiết thực khác để các cuộc vận động ngày càng đi vào đời sống; phối hợp các ngành, đoàn thể, đơn vị chức năng tạo sức mạnh đồng thuận để Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn đạt kết quả cao hơn.

Hải Linh (Báo Hòa Bình onile)

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lương Sơn: Tham gia xây

dựng nông thôn mới từ những mô hình cụ thể

Page 8: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

Qua 10 năm triển khai Chương trình Xây dựng NTM, từ 2010 - 20219, huyện Yên Minh (Hà Giang) đã có 2/17 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.

Đó là xã Mậu Duệ, Phú Lũng. Đến thời điểm cuối năm 2019, toàn huyện Yên Minh đã đạt 137 tiêu chí, bình quân đạt 8 tiêu chí/xã, tăng 125 tiêu chí khi kết thúc giai đoạn 1, từ 2010 – 2015. Yên Minh là một trong 6 huyện nghèo và là một trong 4 huyện thuộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang, gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Bên cạnh đó, trên địa bàn Yên Minh là nơi cư trú của đa số đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún… là những trở ngại lớn trong quá trình xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Theo UBND huyện Yên Minh, trong năm 2019, huyện Yên Minh đã giải ngân được trên 35 tỷ đồng/465 hộ gia đình theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh (Nghị quyết số 209/2015/NQ – HĐND, ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn tỉnh) để vay tiền mua trâu, bò giống và 7,5 tỷ đồng/97 hộ chăn nuôi để làm chuồng trại. Huyện Yên Minh đã ban hành Nghị quyết 14 của HĐND huyện nhằm hỗ trợ người dân thụ tinh nhân tạo trên đàn bò; hỗ

trợ người dân chuyển đổi đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ người dân phát triển nuôi ong lấy mật, huyện Yên Minh đã giải ngân theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh được trên 1,4 tỷ đồng/16 hộ, nâng tổng số đàn ong của huyện đến thời điểm cuối năm 2019 lên 4.130 đàn. Ngoài ra, hỗ trợ người dân phát triển cây dược liệu theo Nghị quyết 14 của HĐND huyện được 45 ha, nâng tổng số diện tích cây dược liệu của huyện đến cuối năm 2019 lên 2.884 ha; hỗ trợ người dân phát triển rau sạch theo chuỗi giá trị và đã xây dựng nhà lưới trồng rau được trên 5,0 ha…Từ đó đã giúp người dân nâng cao thu nhập và là tiền đề thúc đẩy thực hiện các tiêu chí NTM. Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, huyện Yên Minh đã tập trung triển khai chương trình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; làm tốt công tác tuyên truyền xuất khẩu lao động và hướng dẫn người dân đi làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tại các tỉnh trong nước để giúp người dân tăng thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp. Nhờ đó, số lao động của huyện Yên Minh được tạo việc làm mới trong năm 2019 là 1.470 người, trong đó xuất khẩu lao động đi làm việc tại các tỉnh khác là 1.180 người. Bằng những nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân, thu nhập bình quân của huyện Yên Minh, đến năm 2019 đã đạt 20,7 triệu đồng/ người/năm, tăng 7,2 triệu đồng so với năm 2015 (là năm kết thúc giai đoạn 1 Chương trình Xây dựng NTM, từ 2010 – 2015).

Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

Page 9: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

9

Nhà nước và nhân dân cùng làm

Page 10: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

10

Nhận thức rõ nhiệm vụ Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện nhiều nội dung, việc làm cụ thể, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp vào thành công chung của chương trình NTM.

Xác định khâu quan trọng trước tiên là phải nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức cho hội viên nông dân, bởi muốn xây dựng được NTM phải có con người mới, cụ thể là người nông dân với tư duy mới, nhận thức mới và văn hóa mới. Vì vậy, Hội Nông dân tỉnh luôn tích cực phát động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện phong trào thi đua “Nông dân thi đua xây dựng NTM” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”. Trong 10 năm qua, cac cap Ho i đa to chưc trên 12.600 buoi tuyên truyen vơi 822.000 lươt can bo , ... Qua đó, góp phần giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức rõ hơn về mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức xây dựng NTM; thúc đẩy nông dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu; chủ động tham gia xây dựng NTM với nhiều việc làm thiết thực. Tính từ năm 2011 đến hết năm 2019, các cơ sở Hội đã trực tiếp vận động và phối hợp vận động nông dân hiến 1.054.000m2 đất. Đồng thời, đóng góp

75,8 tỷ đồng, 67.950 ngày công lao động xây nhà văn hóa, sửa chữa và xây mới trên 1.600km đường liên thôn và kênh mương nội đồng. Theo ông Đào Thanh Lưỡng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Cũng thông qua phong trào “Nông dân thi đua xây dựng NTM”, Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương. Qua đó, vận động hội viên nông dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh, phòng chống, tố giác tội phạm. Đồng thời, tích cực tham gia phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng, xã văn hóa… Điển hình như các HTX Hoa Phong, HTX chăn nuôi Bình Khê (TX Đông Triều); HTX Nông trang Vạn Yên, HTX Làng Vân (Vân Đồn); HTX Vải chín sớm Phương Nam (Uông Bí); HTX Thành Lợi, xã Sông Khoai (Quảng Yên)… Thông qua đó, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, nông dân, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng NTM cũng như phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể trong phong trào “Nông dân thi đua xây dựng NTM”, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã hoàn thành, đồng thời nỗ lực cùng các địa phương xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Yến Vy (Báo Quảng Ninh Online)

Phát huy vai trò nòng cốt của Hội Nông dân trong xây

dựng nông thôn mới

Page 11: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

11

Page 12: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

12

Thái Nguyên xác định chương trình OCOP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Theo đó, trong 162 sản phẩm đã đăng ký thì có 25 sản phẩm được xếp hạng 3 – 4 sao sau khi được Hội đồng và tổ chức đánh giá xếp hạng. Năm 2020 là năm thứ hai tỉnh Thái Nguyên triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã phường một sản phẩm” giai đoạn 2019 – 2025. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án OCOP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 - 2025 là hơn 700 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh hơn 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã hơn 60 tỷ đồng, vốn lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình trên 240 tỷ đồng và vốn xã hội hóa hơn 360 tỷ đồng... Đối với sản phẩm OCOP đạt 3 sao sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm, sản phẩm OCOP đạt 4 sao được hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm và sản phẩm OCOP đạt 5 sao sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng/sản phẩm.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cho biết: Trong thời gian tới, Thái Nguyên sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nội dung, cơ chế chính sách hỗ trợ, cách thức thực hiện Chương trình OCOP tới tất cả các chủ thể thực hiện gồm Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh và hệ thống quản lý điều hành chương trình từ tỉnh đến xã. Đồng thời, phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó trọng tâm là sản phẩm từ chè, lúa gạo đặc sản, miến, hoa quả và sản phẩm dịch vụ du lịch. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng website OCOP Thái Nguyên kết nối với các sàn giao dịch và website của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP nhằm quảng bá thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, thiết kế phần mềm quản lý chương trình OCOP. Cùng với đó, tiến hành xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gian hàng OCOP trong đó có 1 trung tâm cấp tỉnh. Xây dựng mô hình điểm về phát triển sản phẩm OCOP, dự kiến mỗi huyện một mô hình.

Kiều Hải (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Thái Nguyên: Sản phẩm OCOP gắn với xây dựng

nông thôn mới

Page 13: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

13

Page 14: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

14

Đó là “vườn mẫu” trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của cựu chiến binh Phùng Ngọc Chương

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre cho biết: “Đầu năm 2000, Sở Nông nghiệp và PTNT về huyện Châu Thành phổ biến cho bà con nông dân lợi ích kinh tế “một gấp 10” của cây bưởi da xanh nếu trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Được Hội CCB gợi ý, khuyến khích Phùng Ngọc Chương nhận ngay. Anh đăng ký học lớp trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP do xã tổ chức và lên Sở NN- PTNT tỉnh học hỏi thêm các chuyên gia trồng trọt, mua các loại sách hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời anh quyết định thu hẹp diện tích trồng lúa, cũng như các cây hoa màu khác để dành 2.500m2 đất ruộng để trồng cây bưởi da xanh. Còn Hội CCB thì giúp anh vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư cải tạo vườn, mua con giống. Ban đầu chuyển đổi mọi công việc hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm đối với anh. Vì trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi người trồng vừa phải kiên trì từ khâu ghi nhật ký sản xuất, nhật ký sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh hàng ngày đến hạn chế thấp nhất việc sử dụng phân thuốc hóa học.

Do chất lượng quả bưởi bảo đảm, nên thương lái đến mua tận vườn, với giá cao hơn các vườn bưởi khác từ 2.000 – 3.000 đồng/kg. Mỗi năm anh thu nhập được khoảng 500 triệu đồng. Từ nguồn vốn tích góp được từ bán bưởi da xanh, sau 3 năm vợ chồng anh Phùng Ngọc Chương mua nhượng thêm được 2.000m2 đất ruộng của những hộ dân lân cận để mở rộng vườn bưởi theo tiêu chuẩn, tiết kiệm được tiền công chăm sóc. Đến nay, vườn bưởi da xanh của anh có cây tới 5 – 7 năm tuổi, quả trĩu cành. Không chỉ tích cực chăm lo lao động sản xuất vươn lên làm giàu, anh Phùng Ngọc Chương còn là tấm gương trong khuyến học, khuyến tài và được công nhận gia đình hiếu học. Hiện, 3 con của anh đều đã tốt nghiệp đại học. Kể cả giúp đỡ các hội viên cũng như khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, anh Chương đều nhiệt tình hướng dẫn. Thậm chí có nhũng đồng đội cần, anh sẵn lòng về tận nhà giúp họ trồng, chăm bón bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP. Dù cuộc sống gia đình nay đã khá giả, nhưng anh Phùng Ngọc Chương vẫn chưa thỏa mãn với những gì đang có. Anh Chương khoe: “Tôi vừa mua 2 công đất để mở rộng thêm vườn bưởi da xanh”. Và anh khẳng định: “Tôi luôn sẵn sàng cùng hợp tác, cùng giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt cho các cựu chiến binh cũng như bà con trong xã, ngoài tỉnh có nguyện vọng trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Phương Nghi (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

'Vườn mẫu' của một cựu chiến binh

Page 15: Văn phòng Đi ều phối nông thôn mới Trung ươngnongthonmoi.gov.vn/FileUpload/2020-05/yO1HvuOg7EGYk7dw06 3 2… · thực tế và đặc thù từng vùng miền. Điểm

15

PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ