Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm...

28
ng dng truyền thông đa phương tiện trong vic thhin tác phm báo chí : / Nguyn ThKim Dung ; Nghd. : PGS.TS. Vũ Văn Hà . - H. : ĐHKHXH & NV, 2009 . - 94 tr. + CD-ROM 1. Tính cấp thiết của đề tài - Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thông hấp dẫn đang được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ. Một số trang báo điện tử Việt Nam đã biết khai thác thế mạnh của internet bằng cách phát trực tuyến hoặc phát lại các chương trình tivi, radio, video clip… nhưng mới dừng ở hình thức phát lại và mang tính giải trí. VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress là ba tờ báo đi đầu trong việc ứng dụng multimedia trên báo điện tử song vẫn chưa thực sự khai thác được hết thế mạnh của multimedia. Bộ phận những người làm báo biết khai thác thế mạnh và ứng dụng multimedia vào bài viết của mình chưa nhiều. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế gii và ở VN, đã có mt scông trình và bài báo nghiên cu vmultimedia. Tuy nhiên, rt ít công trình nghiên cu vvic ng dng multimedia vào vic thhin tác phẩm báo điện t. - Trên thế gii: Các công trình, tài liu nghiên cu vmultimedia đã có cách đây gần na thế kỷ, như: “Goldstein's LightWorks at Southhampton” của Richard Albarino năm 1966… Tuy

Upload: duongnga

Post on 06-Feb-2018

233 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc

thể hiện tác phẩm báo chí : / Nguyễn Thị Kim Dung ;

Nghd. : PGS.TS. Vũ Văn Hà . - H. : ĐHKHXH & NV,

2009 . - 94 tr. + CD-ROM

1. Tính cấp thiết của đề tài

- Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thông hấp dẫn đang được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ.

Một số trang báo điện tử Việt Nam đã biết khai thác thế mạnh của internet bằng cách phát trực tuyến hoặc phát lại các chương trình tivi, radio, video clip… nhưng mới dừng ở hình thức phát lại và mang tính giải trí.

VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress là ba tờ báo đi đầu trong việc ứng dụng multimedia trên báo điện tử song vẫn chưa thực sự khai thác được hết thế mạnh của multimedia. Bộ phận những người làm báo biết khai thác thế mạnh và ứng dụng multimedia vào bài viết của mình chưa nhiều.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới và ở VN, đã có một số công trình và bài báo nghiên cứu về multimedia. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu về việc ứng dụng multimedia vào việc thể hiện tác phẩm báo điện tử.

- Trên thế giới: Các công trình, tài liệu nghiên cứu về multimedia đã có cách đây gần nửa thế kỷ, như: “Goldstein's LightWorks at Southhampton” của Richard Albarino năm 1966… Tuy

Page 2: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

nhiên, các tài liệu đi theo hướng tìm hiểu lịch sử thuật ngữ và mang màu sắc kỹ thuật và công nghệ.

- Ở Việt Nam, các bài báo viết về multimedia khá chung chung. Tất cả mới dừng lại ở việc liệt kê, phản ánh, chứ chưa đưa ra được tổng quan đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tế ứng dụng và phát triển của multimedia.

- Cấp luận văn và khóa luận: Năm 2005, có luận văn của Trần Thị Thúy Bình với đề tài "Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử của các cơ quan phát thanh và truyền hình" song khảo sát trên báo điện tử của Đài Tiếng nói VN, Đài PT-TH Hà Nội, Đài Truyền hình TP.HCM từ năm 2002-2005.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các bài báo có ứng dụng multimedia trên ba báo VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress.

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát tin bài ứng dụng multimedia trên 3 báo trong thời gian từ năm 2005-2008.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nhằm góp phần làm rõ:

- Thực trạng sử dụng multimedia vào các tác phẩm báo điện tử.

- Nêu bật xu hướng ứng dụng multimedia vào bài báo điện tử.

- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng khai thác ứng dụng thế mạnh của multimedia trên tác phẩm báo điện tử.

- Góp phần vào kho lý luận về báo điện tử, phục vụ công tác giảng dạy báo chí của nhà trường.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Page 3: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

- Khảo sát thực tế ứng dụng multimedia trên VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress.

- Đề xuất giải pháp khai thác tốt hơn nữa thế mạnh multimedia.

5. Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh việc ứng dụng multimedia trên 3 báo điện tử, từ đó khái quát về thực tế ứng dụng multimedia của 3 tờ báo nói riêng và báo điện tử VN nói chung.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận:

- Góp phần nghiên cứu xu hướng, việc sử dụng multimedia trên báo điện tử VN nói chung và báo VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress nói riêng.

- Làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Ý nghĩa thực tiễn:

- Góp phần làm thay đổi quan niệm, cách thức đưa tin, thực hiện tin bài của các phóng viên vốn quen với cách làm báo truyền thống.

- Giúp ích cho người làm báo trong việc khai thác và triển khai ứng dụng multimedia vào tác phẩm báo chí của mình.

7. Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm: Chương 1: Tổng quan về truyền thông đa phương tiện Chương 2: Ứng dụng multimedia trên báo điện tử VietNamNet,

VnExpress và Tuổi Trẻ Online

Page 4: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

Chương 3: Một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng multimedia trên báo điện tử hiện nay

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA)

1.1. Khái niệm về multimedia

1.1.1. Thuật ngữ multimedia

- Thuật ngữ “multimedia” lần đầu tiên được Bob Goldstein đặt ra tháng 7/1966 để nói về cuộc khai mạc chương trình "LightWorks at L'Oursin" ở Southampton, Long Island (theo nghiên cứu của Richard Albarino trong cuốn "Goldstein's LightWorks at Southhampton”). Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng thuật ngữ này xuất hiện cách đây 150 năm.

- Cuối những năm 1970, “đa phương tiện” được dùng để miêu tả các bai thuyết trình gồm nhiều slide (trình chiếu). Chỉ đến những năm 1990, thuật ngữ “truyền thông đa phương tiện” mới có ý nghĩa như hiện nay.

- Năm 1990, multimedia được dùng để chỉ máy tính bán trên thị trường bởi nó được kết hợp với đĩa CD-ROM, cho phép phân phối hàng trăm MB của video, hình ảnh, âm thanh và dữ liệu.

- Năm 1995, “multimedia” được trao giải “Thuật ngữ của năm” bởi nó “đã trở thành một từ trung tâm trong thế giới phương tiện truyền thông mới".

- Thông thường, multimedia được dùng để chỉ sự kết hợp của các phương tiện truyền thông bao gồm video, và cả hình ảnh, âm

Page 5: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

thanh, văn bản. Hàng triệu người hiểu về những nội dung trên web ngày hôm nay như vậy.

- Thực tế, nhiều nội dung thông tin thường không được coi là đa phương tiện nếu không chứa các hình thức trình bày hiện đại như audio hoặc video.

1.1.2. Định nghĩa

Multimedia được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trong báo điện tử, nó là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự như audio, video, tranh ảnh, đồ họa, văn bản, trình diễn ảnh,… ) trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng dạng truyền thông nhằm truyền tải một câu chuyện một cách đa diện. Một sản phẩm báo chí multimedia phải mang đến cho công chúng từ 2-3 cách thức truyền tải trở lên.

Truyền thông đa phương tiện gồm 2 hình thức:

Bài báo đa phương tiện

Trang báo đa phương tiện

Định nghĩa ngắn gọn về multimedia:

Multimedia = văn bản + hình ảnh + audio + video + slide + hoạt

hình = Hiệu quả truyền thông

1.1.3. Đặc điểm của multimedia

- Tích hợp thế mạnh của nhiều loại hình báo chí - Khả năng lưu giữ thông tin theo chủ đề - Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin - Kén chọn đề tài và gắn với sự phát triển của công nghệ - Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và gắn liền với dấu ấn cá nhân

Page 6: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

1.1.4. Thành phần multimedia

- Chữ viết - Hình ảnh tĩnh - Âm thanh (audio) - Video - Animation (Hoạt hình) - Slide show (trình diễn ảnh) - Các phương thức tương tác khác (giao lưu trực tuyến, trưng cầu ý kiến, Đồ thị)

1.1.5. Sự ra đời và phát triển của multimedia ở thế giới và Việt Nam

1.1.5.1. Thế giới

Các trang thông tin điện tử hàng đầu thế giới như New York Times, Washington Post của Mỹ hay BBC, The Guardian của Anh… thiết lập các trang multiemdia và ứng dụng multimedia vào các bài báo từ rất sớm để cung cấp cho độc giả những câu chuyện sống động.

Tại Mỹ, phóng viên ảnh nếu muốn giữ công việc một cách chắc chắn thì ngoài việc cung cấp phóng sự ảnh, họ cần phát triển thêm các kỹ năng như phỏng vấn, ghi âm, quay phim, hiệu đính âm thanh, hình ảnh video và thậm chí cả thiết kế đồ họa và flash.

Truyền thông đa phương tiện là một hình thức báo chí mới, được đánh giá là rất có tương lai ở châu Âu và Mỹ trong những năm tới. Ở châu Á, mọi sự vẫn đang ở giai đoạn mở đầu và việc phát triển hình thức truyền thông hiện đại này là một điều tất yếu ở châu lục đông dân nhất này.

1.1.5.2. Việt Nam

Page 7: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

Tác phẩm trực tuyến thực thụ đầu tiên của Việt Nam là về hai mẹ con nhân vật Mùi ở cầu Long Biên (Hà Nội) tháng 4/2007. Chị Mùi bị AIDS, 2 mẹ con sống tự do và “thiên nhiên” ở bãi giữa sông Hồng và chân cầu Long Biên. Tác phẩm gồm: phóng sự ảnh, video trực tuyến về cuộc sống của 2 mẹ con, do cty Relative Axposure thực hiện.

Thông tin ở dạng băng audio chỉ xuất hiện khi VOVNews (báo điện tử của VOV) phát âm thanh lời chúc Tết của Chủ tịch Nước lúc đó là Trần Đức Lương. Đầu tháng 4/1999, những chương trình âm thanh bằng tiếng Việt tiếp tục được thử nghiệm đưa lên mạng internet như bài hát, cuộc phỏng vấn, đọc truyện đêm khuya… Thông tin dưới dạng video chính thức được đưa lên mạng vào ngày 14/10/2002.

Ở Việt Nam, khái niệm và việc ứng dụng multimedia còn khá mới mẻ. Ngoài báo in, phần lớn các tòa báo ở Việt Nam đã mở thêm trang web để cập nhật thông tin nhanh chóng và phục vụ một số lượng đông đảo người dùng internet. Thách thức đặt ra cho ngành báo chí truyền thông đa phương tiện ở Viêt Nam đó là: làm thế nào để vừa làm hài lòng độc giả, vừa tận dụng hết sức mạnh của truyền thông đa phương tiện trong việc hiện đại hóa phương thức truyền thông để bắt kịp với nền báo chí thế giới.

1.2. Khái niệm và đặc điểm báo điện tử

- Báo điện tử là loại hình báo chí mà sản phẩm của nó được lực

lượng phóng viên riêng tổ chức, xây dựng, xuất bản, phát hành độc lập

dựa trên nên tảng mạng internet toàn cầu.

- Báo điện tử có những đặc điểm sau:

Page 8: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

+ Tính cập nhật và phi định kỳ + Thứ hai là khả năng đa phương tiện + Tính tương tác cao + Khả năng lưu trữ, kết nối thông tin lớn + Khả năng tìm kiếm dễ dàng

1.3. Sự ra đời, phát triển của báo điện tử trên thế giới và VN

1.3.1. Thế giới

Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát minh ra World Wide Web (www). Kể từ đó, hàng loạt nhà cung cấp thông tin chuyên nghiệp như: các hãng thông tấn lớn Reuters, AFP, AP…, các tập đoàn truyền thông MSNBC, BBC, báo New York Times, Washington Post…, đều khai thác tính năng siêu việt của internet. Mỗi cơ quan báo chí hầu như đều xây dựng cho mình một ấn bản điện tử và được gọi là báo chí điện tử.

Cuối năm 1996, trên toàn thế giới chỉ có trên 1.400 đầu báo điện tử thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên gấp khoảng 10 lần - trên 14.000 đầu báo. Đến nay, số đầu báo điện tử tăng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và phổ cập internet cũng như số lượng độc giả.

1.3.2. Việt Nam

Tờ báo điện tử đầu tiên có tên là “Quê hương” của Ủy ban người

Việt ở nước ngoài lên mạng vào 2/1998. Sau đó, xuất hiện hai trang

web lớn chỉ có duy nhất ấn phẩm trên mạng là báo VnExpress và

VietNamNet

Hơn 10 năm qua, báo chí phát hành trên mạng ở Việt Nam đã có

sự phát triển như vũ bão về quy mô và phương thức hoạt động.

Page 9: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRÊN BÁO VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ TUỔI TRẺ ONLINE

2.1. Vài nét về VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online

2.1.1. VietNamNet

VietNamNet là một trong hai tờ báo điện tử Việt Nam đầu tiên, thành lập năm 1997, hiện được đánh giá là một trong những tờ báo có: số lượng truy cập lớn nhất, thông tin nóng nhất, chuyên nghiệp nhất, hệ thống chuyên trang điện tử phong phú nhất, diễn đàn sôi nổi nhất.

2.1.2. Tuổi Trẻ Online

Tuổi Trẻ Online là tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản TP.HCM, ra đời 1/12/2003. Từ một tờ báo địa phương, Tuổi Trẻ Online đã vươn lên thành tờ báo có ảnh hưởng trên toàn quốc, mạnh mẽ, uy tín, nhân văn và giàu sức chiến đấu.

2.1.3. VnExpress

VnExpress: ra đời ngày 26/01/2001 và là tờ báo điện tử đầu tiên của VN. Hiện, đây là tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất VN.

2.2. Tổng quan việc ứng dụng multimedia ở Việt Nam

So với khi mới xuất hiện vài năm trước đây, khái niệm “truyền thông đa phương tiện” cũng đã có nhiều thay đổi và multimedia cũng đang phát triển mạnh. Trên các trang báo điện tử ở Việt Nam, rất nhiều nội dung và hình ảnh được đăng nhưng chủ yễu vẫn là các bài viết đơn thuần kèm một vài bức ảnh.

Page 10: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

Dầu vậy, theo ông Dương Minh Việt - từng phụ trách báo điện tử Dân trí, khẳng định thời gian tới sẽ là thời của truyền thông đa phương tiện. Lý do là hạ tầng cơ sở internet Việt Nam đã cải thiện với đường truyền băng thông rộng cho phép có thể nghe nhạc, xem phim trực tuyến và thực hiện nhiều thao tác khác mà không gặp trở ngại hay sự bất tiện nào.

2.3. Chủ trương ứng dụng multimedia của 3 trang báo điện tử 2.3.1. Chủ trương ứng dụng multimedia của VietNamNet

VietNamNet là một trong những tờ báo đi đầu trong việc ứng dụng multimedia vào báo điện tử. Điển hình là trang vietnamnet.tivi từng thu hút một lượng độc giả rất lớn. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu vẫn là chiếu phim ảnh phục vụ giải trí chứ.

Tổng biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn khẳng định “báo điện tử không phải là một tờ báo in chỉ truyền tải những văn bản, chữ nghĩa lên mạng. Công cụ truyền thông đa phương tiện của internet chính là môi trường chuyển tải tất cả các loại hình thông tin”. Theo ông Tuấn, báo điện tử không chỉ cung cấp thông tin nóng, mà phải mang tới cho độc giả nhiều hơn nữa các video clip, các chương trình truyền hình trực tiếp theo lựa chọn.

2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online

Tuổi Trẻ Online: cũng hướng mạnh tới việc khai thác yếu tố đa phương tiện của báo điện tử, kết hợp cả báo in, phát thanh và truyền hình... Tờ báo hướng tới việc “đào tạo lớp phóng viên 3 trong 1, có thể viết, chụp hình và quay video để mang về một sản phẩm đầy đủ".

Trên thực tế, từ lâu, Tuổi Trẻ Online đã xây dựng cho mình một trang báo đa phương tiện Tuổi Trẻ Media (http://media.tuoitre.com.vn/)

Page 11: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

với các chuyên mục như Audio, Video, Audio văn hóa giải trí - nhịp sống trẻ, Nhạc, Phim, Sách nói. Hiện tại, chủ trương của Tuổi Trẻ Online vẫn là audio hóa các tác phẩm báo chí. Tòa soạn hướng tới việc xây dựng một trang báo đa phương tiện.

2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của VnExpress

VnExpress hướng tới việc đào tạo “đa kỹ năng” cho người làm báo điện tử cả về viết lẫn sử dụng các công nghệ hiện đại. Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng cho biết, để độc giả “để mắt” đến bài báo, 99% nằm ở khả năng rút tít hấp dẫn. Nhưng để độc giả “trung thành” với tờ báo, điều cốt yếu nằm ở chất lượng thông tin và cách kể câu chuyện đó như thế nào. Ông Thắng cho biết: “Báo điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa thông tin” bằng cách viết ngắn, viết hay, cần phải sử dụng các phương tiện phi văn tự trực quan hơn và hấp dẫn như: đồ họa, audio, video…

2.4. Ứng dụng multimedia trên 3 trang báo điện tử.

2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng multimedia

2.4.1.1. Đội ngũ nhân sự

Để ứng dụng tốt multimedia cần có sự chuẩn bị, đào tạo đội ngũ phóng viên có chất lượng. Đây được xem là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả của việc ứng dụng multimedia.

PV, BTV của Tuổi Trẻ Online và VnExpress có kinh nghiệm về báo điện tử, được đào tạo viết ngắn, truyền tải thông tin nhanh nhất tới công chúng nhưng chưa được đào tạo thực sự bài bản về multimedia.

Đối với VietNamNet, đội ngũ PV, BTV được đầu tư mạnh dạn hơn về truyền thông đa phương tiện nhưng chất lượng chưa đồng đều.

Page 12: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

2.4.1.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để thực hiện tham vọng triển khai ứng dụng multimedia. Nó bao gồm: hệ thống mạng, hệ thống phòng thu, các phần mềm phục vụ cho việc cắt cúp, chuyển đổi các dạng file audio và video…

+ Hệ thống mạng: Cả ba tờ báo đều đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống mạng đều được thực hiện từ rất sớm và liên tục. Tuy nhiên, việc nghe, xem trực tuyến còn phụ thuộc vào đường truyền internet ở nơi mà độc giả truy cập.

+ Hệ thống phòng thu: Tuổi Trẻ Online có phòng thu âm riêng và có bộ phận xử lý các đoạn băng video mà họ thực hiện. Riêng VietNamNet, có hẳn một trường quay hiện đại (VietNamNet từng thành lập trung tâm truyền hình với vốn đầu tư 2 triệu USD).

2.4.1.3. Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất là yếu tố góp phần quan trọng đảm bảo chất lượng và tốc độ triển khai ứng dụng multimedia vào trong sản phẩm báo chí. Quy trình này phần nào phụ thuộc vào năng lực đội ngũ phóng viên, đồng thời phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và việc đầu tư trang thiết bị của tòa soạn báo. Do vậy, việc kết hợp của cả ba yếu tố: con người - công nghệ kỹ thuật và quy trình, là điều kiện cho ra tác phẩm báo chí có ứng dụng multimedia đạt hiệu quả cao nhất.

2.4.1.4. Định hướng lãnh đạo

Một tờ báo có ứng dụng mạnh mẽ multimedia vào việc tổ chức và trình bày một tác phẩm báo chí hay không phụ thuộc rất nhiều vào định hướng của người đứng đầu tòa soạn. Nó liên quan đến việc đầu

Page 13: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

tư cơ sở hạ tầng, thiết bị hoặc thay đổi, quy hoạch về mặt nhân sự. Lãnh đạo báo chí nào càng am hiểu và bắt kịp được hơi thở của báo chí trực tuyến thế giới, việc ứng dụng multimedia vào các bài báo càng mạnh mẽ và thành công.

2.4.2. Các hình thức ứng dụng multimedia vào trong bài báo điện tử

- Bài có đoạn băng audio (kèm theo hoặc không kèm theo ảnh, đồ thị, slideshow):

- Bài có video clip (kèm theo hoặc không kèm theo ảnh, đồ thị, slideshow).

- Bài có sử dụng hoạt hình - Bài dạng text có ảnh (đồ thị, slideshow) - Phỏng vấn trực tuyến (Giao lưu, tọa đàm trực tuyến) Tuy nhiên, việc xem xét một bài báo điện tử có thực sự là bài

báo ứng dụng multimedia hay không, cần dựa trên tiêu chí loại hình.

Như vậy, bài báo multimedia của Tuổi Trẻ Online là: bài có

đoạn băng audio (kèm hoặc không kèm theo ảnh, đồ thị), và giao lưu

trực tuyến; của VietNamNet là bài có đoạn băng audio (kèm hoặc

không kèm theo ảnh, đồ thị), bài có đoạn băng video (kèm hoặc không

kèm theo ảnh, đồ thị), giao lưu trực tuyến; của VnExpress là bài có

đoạn băng video, giao lưu trực tuyến.

2.4.3. Khảo sát việc ứng dụng multimedia trên VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress

2.4.3.1. Báo VietNamNet

+ Đề tài được chọn để làm quay video đều là những vấn đề được dư luận quan tâm, có tính chất phản ánh sự việc, tính xã hội và định hướng cao. Các vấn đề được khai thác đa dạng. Nhiều video dám động

Page 14: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

chạm đến vấn đề khó. Nhiều đề tài mang tính phát hiện. Ví dụ: video“Chúng tôi là người đồng tính” (ngày 14/10/2007).

+ Các video clip được đầu tư kỳ công cả về nội dung lời dẫn, lời bình, cảnh quay, góc quay… Nhiều video thực chất tương xứng với một tác phẩm truyền hình, đặc biệt là những bài mang tính chất điều tra, phản ánh. Các video được thực hiện với tinh thần “giải quyết triệt để vấn đề”.

+ Cách thức xử lý các video clip nước ngoài của VietNamNet công phu hơn nhiều so với cách xử lý của VnExpress (chỉ lấy hình ảnh, phần nội dung đọc, được các biên dịch viên dịch các tài liệu liên quan, rồi tổ chức thu âm).

+ Ngoài phần video, VietNamNet cũng đưa các đoạn băng audio vào bài báo, nhưng không nhiều.

Bảng thống kê video và audio của VietNamNet từ 2005-2008:

STT Chuyên mục Số video clip 1 Xã hội 60 2 Pháp luật 1 3 Khoa học 3 4 Chính trị 3 5 Quốc tế 6 6 Văn hóa 2 7 Bàn tròn trực tuyến (chuyên trang

TuanVietNam - Báo VietNamNet) 2 audio

Tổng 77 2.4.3.2. Khảo sát việc ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online

Nếu như ở nhiều tờ báo có tình trạng “internet hóa phát thanh truyền hình” như HanoiTV và HTV, thì ở Tuổi Trẻ Online lại có chuyện ngược lại đó là “audio hóa” các bài báo. Có nghĩa là các bài

Page 15: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

báo được cho thêm phần audio và Tuổi Trẻ Online bắt đầu audio hóa các bài báo từ tháng 5/2007.

- Các đoạn băng audio này có những đặc điểm chung sau:

+ Phần audio kém sinh động, chỉ đơn thuần là đọc, rồi thu âm ở phòng thu tòa soạn, không có phần tiếng động hiện trường, không có phần lời nói thực của người được phỏng vấn.

+Việc ứng dụng multimedia vào bài báo chưa thực sự được chú trọng ở mức cần có. Ví dụ như những bài viết nhân dịp Noel, Quốc tế Phụ nữ, Ngày Lễ Tình nhân Valentine 14/2, Lễ đón Giáng sinh 25/12… nếu như có phần hình ảnh động, phần âm thanh ghi lại không khí mua sắm tấp nập, cách thức chào mừng chờ đón các sự kiện này ở các khu vực, thành phố tiêu biểu của cả nước thì sẽ đem lại “hương vị”, luồng gió mới cho tờ báo.

+ Một số chuyên mục như "Thể thao"... cần có cả ảnh, video. Ở những tin có audio, hầu như không có bảng biểu, số liệu hay đồ thị.

+ Chất lượng các đoạn băng audio tốt, khi nghe không bị giật.

Như vậy, việc đưa các đoạn băng audio vào trong các bài viết của Tuổi Trẻ Online "chưa thực sự" là một bài báo đa phương tiện. Nó không hề bổ sung thêm một phương diện hay góc nhìn mới nào cho sự kiện, vấn đề nêu trong bài báo, mà mới đơn thuần là việc "audio hóa" phần nội dung tin bài bằng chữ.

Nếu nói multimedia là sự kết hợp giữa các loại hình truyền thông, thì việc sử dụng đoạn băng audio trong các bài báo của Tuổi Trẻ Online chưa thực sự tận dụng hết thế mạnh của phát thanh. Các đoạn

Page 16: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

băng audio giúp người đọc không phải đọc bài, chứ không đem lại một góc nhìn hay một sự trình bày hấp dẫn cho bài báo.

Hầu như mọi bài phỏng vấn đều được audio hóa. Tuy nhiên, những bài phỏng vấn này cũng là đọc lại, chứ không phải là bài phỏng vấn có người hỏi và người trả lời thực tế.

Bảng thống kê số audio của Tuổi Trẻ Online từ 2005-2008:

STT Chuyên mục Số đoạn băng audio 1 Chính trị - Xã hội 1.584 2 Thế giới 1.440 3 Thể thao 4.500 4 Giáo dục 1.512 5 Khoa học 145 6 Nhịp sống số 144 7 Kinh tế 1.513 8 Văn hóa - Giải trí 1.441 9 Nhịp sống trẻ 1.296

Tổng số 13.216 2.4.3.3. Khảo sát về việc ứng dụng multimedia của VnExpress

+ VnExpress ứng dụng multimedia muộn (tháng 4/2008 mới bắt đầu sử dụng video clip). Những video này không có phần lời người đọc, chỉ có hình ảnh và đôi chút âm thanh từ hiện trường hoặc chỉ có text, video và không có ảnh.

+ Các video clip thường đề cập đến những vấn đề nóng, lạ, được công chúng quan tâm, gây được hiệu ứng lớn như quay được cảnh cảnh sát 113 nhận tiền trắng trợn, xe bỗng dưng bốc cháy (ngày 15/05/2008)...

Page 17: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

+ Tuy nhiên, các video clip do phóng viên tự quay không nhiều. Video clip nước ngoài, chỉ có phần hình ảnh, không được đầu tư “chế biến” phần lời.

+ Các video thường rất ngắn, thông tin chạy chữ trên mà hình y hệt sapo giới thiệu, không có thêm thông tin gì mới. Bản thân những bài có video clip đã là một bài riêng. Sau đó, lại có một bài khác tương tự cùng chủ đề và dùng một siêu liên kết dẫn tới bài báo multimedia này để công chúng xem tham khảo.

+ Bài chùm ảnh nhiều hơn các bài có sử dụng video clip. Nhiều phóng sự hoặc chùm ảnh, nếu được chuyển tải thành video clip thì hiệu quả hơn nhiều.

Ví dụ: "Đường ngập, tắc nghẽn sau mưa lớn" (22/4/2008) "Hà Nội sau lệnh cấm hàng rong" (ngày 03/07/2008) Nhìn chung, VnExpress chưa thực sự có nhiều bài báo đa

phương tiện. Đối với 1 sự kiện, báo thường tách ra làm 2 bài: 1 bài chỉ có text, hình ảnh, một bài chỉ có video clip. Nếu như hai bài báo kết hợp với nhau, thì sẽ thành một bài báo multimedia sinh động.

Bảng thống kê các bài báo có sử dụng video clip:

STT Chuyên mục Số clip 1 Xã hội 64 2 Thế giới 40 3 Kinh doanh 0 4 Văn hóa 160 5 Thể thao 112 6 Pháp luật 0 7 Đời sống 0 8 Khoa học 0 9 Vi tính 40

Page 18: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

10 Ôtô - Xe máy 32 11 Bạn đọc viết 0 12 Tâm sự 0 13 Rao vặt 0 14 Cười 20

Tổng số 468 2.4.4. Ưu điểm, hạn chế của việc ứng dụng multimedia vào 3 tờ báo - VietNamNet:

Tên báo Nhận xét

Ưu điểm

- Video chất lượng nghiệp vụ cao, có chiều sâu tương đương với một sản phẩm truyền hình. Phóng viên, biên tập viên có đầu tư, công phu và tâm huyết.

- Đề tài: đa dạng, từ vi mô đến vĩ mô, đề cập đến các vấn đề nóng trong xã hội. Mỗi bài là một vấn đề, có sức nặng và ảnh hưởng. Nhiều đề tài độc đáo, có tính phát hiện.

- Thực hiện sinh động, có tính thuyết phục, đặt vấn đề, nêu vấn đề và giải quyết khá triệt để.

VietNamNet

Hạn chế

- Các bài báo kết hợp cả ảnh, text, video clip vẫn còn ít.

- Để giảm dung lượng của file video, nhiều khi các biên tập viên phải giảm chất lượng hình ảnh của video nên đôi lúc hình ảnh bị nhòe.

- Thiếu vắng các bài có hoạt hình, đồ thị. Hình ảnh chủ yếu là ảnh minh họa.

Page 19: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

- Không có tính năng tìm kiếm ở trên trang báo, gây khó khăn cho người đọc.

- Đôi khi có lỗi về mặt kỹ thuật. Ví dụ một số video clip không cho phép xem theo kiểu “nhảy cóc”. Người dùng phải xem theo chế độ “tuyến tính” từ đầu đến cuối. Nếu đang xem giữa chừng muốn quay lại xem đoạn trước đó, lại phải xem từ đầu. Điều nảy chứng tỏ báo vẫn chưa thực sự đầu tư nghiên cứu những tiện ích nhỏ để phục vụ người đọc.

Ưu điểm

- Số lượng tin bài được audio hóa nhiều.

- Đề tài đa dạng.

Tuổi Trẻ Online

Nhược điểm

- Các tác phẩm ứng dụng multimedia theo đúng nghĩa thì chưa có.

- Phần đọc audio kém sinh động, chưa hấp dẫn.

- Việc lựa chọn các bài viết để audio hóa của Tuổi Trẻ Online chưa thực sự chọn lọc, đi theo số lượng hơn chất lượng.

- Được đầu tư khá mạnh về cơ sở vật chất, có đội ngũ thực hiện các video clip truyền hình, có các file âm thanh, nhưng nhiều khi tờ báo chưa tận dụng được thế mạnh sẵn có của mình.

VnExpress Ưu điểm

- Bài báo đa phương tiện được cách trình bày bài thuận tiện cho người sử dụng. Hầu hết các bài có video clip hoặc ảnh đều được gắn biểu tượng

Page 20: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

bên ngoài để độc giả có thể biết ngay.

- Video clip có dung lượng nhẹ, không có chế độ tua đi tua lại như Tuổi Trẻ Online. Người đọc muốn xem lúc nào thì bật lên lúc đó, và khi kết thúc cũng là lúc hết video, chứ không tự động bật lại từ đầu.

Hạn chế

- Ứng dụng multimedia vào trong việc tổ chức bài viết muộn (tháng 5/2008)

- Các bài báo ứng dụng multimedia mới đơn thuần là việc giới thiệu một video clip, phản ánh bề mặt của sự việc hoặc vấn đề.

- Các bài báo sử dụng video clip chưa thực sự là một bài báo truyền thông đa phương tiện, vì chỉ đơn thuần có một video và một vài dòng text giới thiệu giản lược ban đầu. Thậm chí, một số lời giới thiệu còn thiếu thông tin.

- Phần âm thanh (tiếng động hiện trường, tiếng người đọc lời dẫn) không được chú trọng. Hầu hết phó thác cho video clip gốc, clip gốc như nào thì đưa nguyên xi lên web như vậy.

Tiểu kết: Một vài nhận xét về việc ứng dụng multimedia vào việc thể

hiện tác phẩm báo chí điện tử Việt Nam.

+ Từ phần khảo sát, có thể nhận thấy việc ứng dụng multimedia

trên báo điện tử Việt Nam ở mức sơ khai.

Page 21: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

+ Sự thiếu vắng đó khiến cho việc ứng dụng multimedia ở các

báo chưa thực sự khác biệt và đột phá.

+ Ngay cả các báo tích cực nhất trong việc đổi mới hình thức

đưa tin đa số cũng mới dừng lại ở việc cung cấp các phóng sự ảnh,

chùm ảnh, các video clip hay audio ngắn một cách riêng rẽ chứ chưa

tập hợp được các dạng truyền thông này vào trong một bài báo.

+ Việc lựa chọn đề tài để ứng dụng multimedia chưa hợp lý. Có

rất nhiều sự kiện đáng để làm thành một bài báo multimedia thì các

báo lại bỏ lỡ, và bên cạnh đó, lại biến những sự kiện, vấn đề nhạt nhẽo,

chưa xứng đáng để thực hiện thành bài báo multimedia.

+ Số lượng các sản phẩm báo chí đa phương tiện trên báo điện tử

phần nhiều còn mang tính giải trí. Trong khi ở nước ngoài, ví dụ như

CNN, những sản phẩm báo chí đa phương tiện chủ yếu là nhằm cung

cấp tin tức thời sự.

+ Hơn nữa, các tờ báo mạng điện tử Việt Nam có quá ít sản

phẩm đa phương tiện tự thực hiện mà chủ yếu vẫn là biên tập, sưu

tầm, phát lại các chương trình của nhiều kênh truyền hình, các trang

web chia sẻ video… Điều này cũng làm giảm tính chuyên nghiệp, tính

hấp dẫn của hướng khai thác mới này.

Page 22: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MULTIMEDIA TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN HIỆN NAY

3.1. Triển vọng phát triển multimedia trên báo điện tử

Hiện nay, báo chí thế giới có 7 xu hướng phát triển chung. Đó là

toàn cầu hóa thông tin, quốc tế hóa báo chí, thương mại hóa báo chí,

tập trung và độc quyền hóa báo chí, phân hóa và chuyên môn hóa, gia

tăng mối quan hệ giữa báo chí và kỹ thuật và cuối cùng là xu hướng đa

phương tiện.

3.1.1. Thuận lợi

Sở dĩ nói truyền thông đa phương tiện là xu thế tất yếu của báo

điện tử vì các yếu tố sau:

1/ Mạng internet ngày càng phát triển giúp cho việc sản xuất các

bài dạng text, ảnh tĩnh, đồ họa… không quá khó khăn. Đường truyền

internet càng nhanh, việc xem, nghe, tải các đoạn audio, video clip

càng đơn giản, thuận tiện.

2/ Báo điện tử có thế mạnh trong việc lưu trữ. Với khả năng lưu

trữ vô thời hạn, báo điện tử nhanh chóng bỏ xa các chương trình phát

thanh, truyền hình trên đài phát thanh và truyền hình. Nó có khả năng

cung cấp thông tin khổng lồ hơn bất kỳ kênh truyền thông nào, vấn đề

chỉ là thời gian để cập nhật, lượng nhân viên chịu trách nhiệm sản xuất

các đoạn băng audio và video.

3/ Nhận thức của công chúng và giới hạn độ tuổi của người dùng

internet cũng . Nếu trước đây công chúng của báo mạng chủ yếu là

Page 23: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

những người trẻ, thì ngày nay, có thể thấy không ít những bậc trung

niên, người cao tuổi đã tìm đến với internet như một nơi để giải trí,

tìm kiếm và chia sẻ thông tin.

4/ Xã hội hiện đại khiến thị hiếu của bạn đọc cũng thay đổi. Đời

sống công nghiệp hối hả cùng với sự eo hẹp về mặt thời gian khiến

cho độc giả có xu hướng thích đọc các loại tin, bài ngắn, ít chữ, nhiều

hình ảnh, nhiều đồ thị minh họa, kết hợp với sự thể hiện nội dung tin

bài, sự kiện bằng hình ảnh và âm thanh.

5/ Sự thay đổi trong nhận thức của giới lãnh đạo Việt Nam. Lãnh

đạo các cơ quan báo chí cũng nhận thức được rằng việc xuất hiện

nhiều hình thức truyền thông tích hợp trên báo điện tử cũng là một ưu

thế cạnh tranh, đem lại lượng người truy cập cho tờ báo. Tòa báo nào

càng có các bài báo đa phương tiện hấp dẫn, càng giành giật được

“trái tim và khối óc” của độc giả.

6/ Một số tờ báo như VietNamNet, Tuổi Trẻ… đã có sẵn cơ sở

hạ tầng, được đầu tư trang thiết bị để sản xuất các bài báo đa phương

tiện.

3.1.2. Khó khăn

Cản trở lớn nhất đối với việc phát triển và đẩy mạnh việc ứng

dụng multimedia vào việc tổ chức và thể hiện nội dung của bài bài báo

điện tử:

- Vẫn còn không ít lãnh đạo và người làm báo chưa nhận thức rõ

vị trí, tầm quan trọng, thế mạnh của việc ứng dụng multimedia vào

Page 24: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

việc trình bày tác phẩm báo chí. Điều này dẫn đến việc tổ chức bộ

máy, quản lý tòa soạn chưa được quan tâm đúng mức.

- Người làm báo chưa được đào tạo bài bản về multimedia và

không chủ động về công nghệ.

- Bài báo đa phương tiện thường chiếm dung lượng khá lớn gấp

chục lần so với dạng bài text có ảnh nên nếu như đường truyền không

tốt, người truy cập thường mất nhiều thời gian để có thể tải về máy và

xem.

- Báo điện tử vẫn chưa có một nguồn thu “đủ mạnh” để vừa duy

trì bộ máy, vừa đầu tư để thực hiện các bài báo multimedia công phu.

Không có các khoản đầu tư lớn và thường xuyên để sản xuất các tác

phẩm multimedia nên các bài báo mang sức mạnh tổng hợp còn ít,

chưa được sản xuất đại trà.

- Thời gian để sản xuất một bài báo multimedia lâu hơn nhiều so

với lại một bài báo thông thường.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng multimedia trên báo

điện tử

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hiệu quả của multimedia trên báo

điện tử

Chuyện một phóng viên báo giấy phải đóng góp tin bài cho báo

điện tử đã trở thành vấn đề phổ biến. Việc thích nghi với multimedia

không quá khó khăn với những phóng viên trẻ. Nhưng đối với người

đã chỉ quen viết 15 - 20 năm, giờ thay đổi không dễ dàng.

Page 25: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

Hiện nay, các công ty viễn thông, các công ty giải trí đang chen

chân vào lĩnh vực truyền thông. Nếu không mạnh dạn trong việc ứng

dụng multimedia, không có một chiến lược nội dung và kinh doanh

đúng đắn, ngay cả các tờ báo lớn nhất cũng khó có thể có chân trong

“thị trường” tích hợp các phương tiện truyền thông mới.

Mặc dù sự thay đổi gây ra nhiều phiền toái, nhưng nó cũng đem

đến những hi vọng. Người làm báo cần coi đây là cơ hội để mình tham

gia vào giai đoạn chuyển tiếp của truyền thông đại chúng, một giai

đoạn chắc chắn mở ra nhiều cánh cửa thành công.

3.1.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có ý nghĩa tối quan

trọng vì internet chính là môi trường sống với báo điện tử. Hệ thống

kỹ thuật công nghệ đủ mạnh giúp độc giả truy cập bài báo, nghe nhạc,

xem video không mất nhiều thời gian và không phải là một sự đày đọa.

Nếu không, nó sẽ đánh cắp thời gian của người đọc và cản trở độ giả

tham gia vào quá trình tiếp nhận thông tin.

3.1.3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử

Trong những năm qua cho thấy, quy trình nghiệp vụ làm báo

điện tử chưa được quan tâm đúng mức ở không ít tòa soạn. Thông

thường, các báo điện tử đều áp dụng quy trình nghiệp vụ của báo in và

có điều chỉnh một phần nào đó. Do vậy, chất lượng các bài báo điện tử

nói chung và việc triển khai ứng dụng multimedia chưa thực sự như

mong muốn, thậm chí còn nhiều sai sót. Vừa qua, Bộ Thông tin và

Truyền thông đã có văn bản yêu cầu các cơ quan báo chí, nhất là báo

Page 26: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

điện tử, phải rà soát, xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tin

bài. Do vậy, xuất phát từ đặc thù báo điện tử và đặc trưng của mỗi cơ

quan báo chí, các tòa soạn cần nghiên cứu xây dựng một quy trình

nghiệp vụ hợp lý cho mình.

3.1.4. Đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử

nói riêng

Các nhà báo cần được đào tạo để

- Có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới nhanh, khả

năng nhìn nhận để lựa chọn đề tài cho bài báo đa phương tiện.

- Có kỹ năng xây dựng kịch bản bài báo multimedia. Đó là cơ sở

giúp nhà báo tìm kiếm ý tưởng xây dựng bài báo tại hiện trường, thu

nhập thông tin từ các nguồn liên quan cũng như ý kiến của những

phần dự kiến trong bài báo multimedia hay các hình ảnh động, hình

ảnh tĩnh, audio, tư liệu…

Để viết bài, các nhà báo cần được đào tạo chéo, để có thể sử

dụng thành thạo video, hình ảnh, audio và biết cách khai thác hiệu quả

một đa phương tiện. Người làm báo cần được đào tạo cả ở trong và

thậm chí ngoài nước, mời các chuyên gia về lĩnh vực này để bổ sung

kiến thức cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Thậm chí, tòa soạn

cần đầu tư để biên soạn các bộ tài liệu dạng cẩm nang, chỉ dẫn về việc

làm báo điện tử thời truyền thông đa phương tiện, cách thức ứng dụng

để có thể tự thực hiện một bài báo đa phương tiện hiệu quả.

Một điều tưởng chừng nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng: cần

chú ý hơn tới các tiện ích như tìm kiếm bài theo ngày tháng, tải các

Page 27: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

ứng dụng, phần mềm để xem chương trình video clip trên báo điện tử,

có các biểu tượng đánh dấu để độc giả biết đâu là bài báo đa phương

tiện…. Việc tạo ra các profile về các sự kiện, vấn đề cũng là điều nên

làm.

Đối với các cơ sở giáo dục - đào tạo, việc đào tạo cho sinh viên

cách thức tổ chức một bài báo đa phương tiện vẫn thực sự chưa có.

Hiện tại, mới chỉ đào tạo việc thực hiện bài báo nhiều cửa đối với báo

in. Ở Việt Nam, chưa có một cuốn sách nào biên soạn theo kiểu cẩm

nang làm báo multimedia để người đọc ứng dụng được ngay. Thiết

nghĩ, cần có một môn học hoặc một chuyên đề với các tiết thực hành

để sinh viên tập “làm báo đa phương tiện”. Có như vậy, sinh viên mới

có thể thích ứng được với môi trường làm báo hiện đại.

Page 28: Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiệ ẩm ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39345/1/TT_V_L2... · Tính cấp thiết của

KẾT LUẬN

Trước đây, nếu nói đến báo điện tử, người ta nghĩ đến tính cập nhật từng giây từng phút và đến tính tương tác trực tiếp giữa độc giả và tòa soạn. Ngày nay, độc giả sẽ nghĩ thêm đến việc tờ báo có nhiều video clip không, có nhiều bài viết có chùm ảnh không hay nói đúng hơn là bài báo ấy có ứng dụng multimedia không.

Muốn đẩy mạnh việc ứng dụng multimedia, các tòa báo cần:

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí và thậm chí cả độc giả, về hiệu quả của multimedia trên báo điện tử.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin vì đây là yếu tố “cần” để thực hiện và truyền bá các tác phẩm multimedia.

- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử.

- Đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử nói riêng để có thể tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới. Việc đào tạo cần hướng tới thực hành, thực tế, tốt nhất là nghiên cứu các tờ báo lớn trên thế giới thực hiện các bài báo đa phương tiện như thế nào cả về mặt nội dung và hình thức.

Thời gian để sản xuất một bài báo multimedia lâu hơn nhiều so với lại một bài báo thông thường. Do đó, nó đòi hỏi người làm báo luôn luôn phải vận động, thay đổi tư duy làm báo cũ, và đầu tư nhiều tâm huyết cho một tác phẩm báo chí. Trong điều kiện các tòa soạn còn chưa đầu tư nhiều kinh phí cho việc ứng dụng này, người làm báo có thể phải làm việc vất vả hơn, mất nhiều thời gian. Nhưng các bài báo truyền thông đa phương tiện có thể biến tờ báo thực sự là một kênh truyền thông mạnh và có “sức hút độc giả”.