uỶ ban nhÂn dÂnvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. các...

30
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:286/BC-UBND Vĩnh Long, ngày 04 tháng 11 năm 2019 BÁO CÁO Tình hình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Thực hiện công văn số 4079/BGDĐT-GDTX, ngày 10/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vviệc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (gọi tắt là Đề án 89), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long báo cáo kết quả thực hiện, cụ thể như sau: A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 89 VÀ CÁC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH * Các văn bản chỉ đạo, điều hành Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, một số văn bản cụ thể: - Quyết định số 88/QĐ-UBND, ngày 12/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2020; - Quyết định số 684/QĐ-UBND, ngày 24/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tỉnh Vĩnh Long; - Quyết định số 969/QĐ-BCĐXHHT, ngày 14/8/2013 của Ban Chỉ đạo về việc thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; - Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 07/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”. Hàng năm Chủ tịch UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan, các huyện, thị, thành tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng thời gian và nội dung chủ đề của từng

Upload: others

Post on 05-Jul-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

1

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH LONG

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:286/BC-UBND Vĩnh Long, ngày 04 tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO Tình hình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập

giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Thực hiện công văn số 4079/BGDĐT-GDTX, ngày 10/9/2019 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án “Xây

dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (gọi tắt là Đề án 89), Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh Vĩnh Long báo cáo kết quả thực hiện, cụ thể như sau:

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 89 VÀ CÁC ĐỀ ÁN THÀNH

PHẦN

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

* Các văn bản chỉ đạo, điều hành

Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, tỉnh Vĩnh

Long đã tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh và ban hành kịp thời các văn

bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, một số văn bản cụ thể:

- Quyết định số 88/QĐ-UBND, ngày 12/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về

việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 -

2020;

- Quyết định số 684/QĐ-UBND, ngày 24/4/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh

Vĩnh Long phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn

2012 - 2020” tỉnh Vĩnh Long;

- Quyết định số 969/QĐ-BCĐXHHT, ngày 14/8/2013 của Ban Chỉ đạo về

việc thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch “Xây dựng

xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”;

- Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 07/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh

về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”.

Hàng năm Chủ tịch UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan,

các huyện, thị, thành tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời theo hướng dẫn

của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố đã ban

hành kế hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng thời gian và nội dung chủ đề của từng

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

2

năm; đặc biệt, đã lồng ghép các hoạt động về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã

hội học tập trong việc tổ chức Tuần lễ.

* Đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã)

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học

tập các cấp triển khai thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/01/2013 của

Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 684/QĐ-UBND, ngày 24/4/2013 của Chủ

tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội

học tập giai đoạn 2012 - 2020”:

- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được thành lập, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các

thành viên và có kiện toàn, điều chỉnh, bổ sung các thành viên phù hợp theo từng

giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần trách

nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh

vực phụ trách của sở, ngành; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thành

lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và xây dựng kế hoạch triển khai Đề án, có kiểm

tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện Đề án của cấp huyện và xã hàng năm.

- Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã

Các cấp huyện, cấp xã đều thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch triển

khai Đề án tại địa bàn. Đến nay có 8/8 huyện, thị, thành và 109/109 xã, phường, thị

trấn thành lập Ban Chỉ đạo và đã xây dựng Kế hoạch thực hiện.

Hàng năm đều tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện với ban

chỉ đạo cấp trên.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 89 VÀ CÁC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN

1. Kết quả thực hiện Đề án 89

1.1. Về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích,

ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập

- UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với Đài Phát

thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long, các kênh thông tin của địa

phương tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý

nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh. Các cấp quản lý

và các cơ sở giáo dục, các trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức cho cán bộ, giáo

viên, nhân viên học tập đầy đủ các nội dung của Đề án “Xây dựng xã hội học tập

giai đoạn 2012 - 2020”. Công tác tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập, học tập

suốt đời còn được thực hiện thông qua Chương trình “Khuyến học, Khuyến tài”

hàng năm do Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

3

- Ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời

trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội

học tập tỉnh tổ chức hội nghị cấp tỉnh và cấp huyện cho cán bộ là thành viên Ban Chỉ

đạo, đại diện các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ khuyến học, lãnh đạo phòng giáo dục

và đào tạo để quán triệt tinh thần cơ bản các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của

Trung ương, kế hoạch của tỉnh, hướng dẫn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Để

án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” và “Đẩy mạnh phong trào học

tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú: có

nhiều tin, bài, phóng sự được đăng trên Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền

hình Vĩnh Long và các đài truyền thanh địa phương; tập san, bản tin nội bộ ấn phẩm

gồm: tài liệu tập hợp các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về khuyến

học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tài liệu tập huấn nghiệp vụ khuyến học,

hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, hướng dẫn nhân rộng, đánh

giá, công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn

vị học tập” và “Cộng đồng học tập cấp xã”; xây dựng các pa nô, khẩu hiệu, băng rôn

tuyên truyền, hội nghị gặp mặt, biểu dương các Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu

học, Cộng đồng khuyến học tiêu biểu, gặp mặt các gia đình nhà giáo cựu giáo chức

tiêu biểu….

- Hàng năm UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp

với Hội khuyến học tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành,

các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

cấp tỉnh, cấp huyện, kết hợp với tổ chức ngày hội đọc sách, khai giảng các lớp

học đáp ứng nhu cầu với các hoạt động thiết thực tại các cơ sở giáo dục và các

trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân

về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Kết quả, đã tổ chức nhiều cuộc triển

lãm, trưng bày với các tư liệu có nội dung phong phú, tuyên truyền cho các sự kiện

chính trị, văn hóa, ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của tỉnh, của dân tộc: Ngày thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2); Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10 tháng 3); hưởng

ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3); Ngày sách Việt Nam (21/4); Ngày sinh Chủ tịch

Hồ Chí Minh (19/5); Tháng hành động vì trẻ em tỉnh và ngày Quốc tế thiếu nhi (1/

6); Ngày gia đình Việt Nam (28/6); Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; Đại hội

Đảng các cấp; Tuần lễ học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập...

1.2. Về cung cấp tài liệu học tập cho các cơ sở giáo dục

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã xây dựng và cung cấp nhiều tài liệu cho các cơ sở

giáo dục của tỉnh, nhất là các tài liệu liên quan đến xây dựng xã hội học tập như:

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý trung tâm học tập

cộng đồng.

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

4

- Tài liệu bồi dưỡng trung tâm giáo dục thường xuyên về kiến thức, kỹ năng

quản lý.

- Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam; cẩm nang công tác khuyến học; nghiệp

vụ công tác Hội và các văn bản về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

của Trung ương, của tỉnh.

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời

kỳ đổi mới.

- Trang bị các thiết bị dạy và học trong các nhà trường, các trung tâm học tập

cộng đồng (loa, đài, máy vi tính, máy chiếu,...).

- Đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý cho trung tâm học tập cộng đồng và

đã gửi các loại tài liệu. Tài liệu thuộc chương trình giáo dục thường xuyên theo

Thông tư số 26/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp

cho 8 phòng giáo dục và đào tạo và 109/109 trung tâm học tập cộng đồng xã,

phường, thị trấn như: Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững;

vệ sinh môi trường sống vì sức khỏe của chúng ta và cộng đồng; phòng, chống một

số bệnh truyền nhiễm vì sức khỏe của chúng ta và sự phát triển bền vững của cộng

đồng; phòng trừ sâu, bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) vì sự

phát triển bền vững, các chuyên đề theo 5 lĩnh vực chuyển giao công nghệ...; tài liệu

hướng dẫn người dân trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; tài liệu tập huấn

bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng….

- Được sự tài trợ của Dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung

cấp chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo phân phối một số tài liệu, học liệu cho

phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng

đồng gồm 278 quyển (Tài liệu hướng dẫn người dân trong cộng đồng tham gia bảo

vệ môi trường, tài liệu tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý

trung tâm học tập cộng đồng….)

1.3. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh kêu gọi vận động toàn dân tiếp tục thực hiện

cuộc vận động “Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến

học”. Hội Khuyến học tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã ký chương trình phối

hợp với Mặt trận tổ quốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát triển hội

viên và triển khai phong trào thi đua xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học, cộng

đồng khuyến học gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,

đô thị văn minh”.

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học trong công tác xây

dựng, củng cố tổ chức Hội trong các đơn vị giáo dục (trên 98% các đơn vị giáo dục

có chi hội/ban khuyến học); phối hợp, hỗ trợ tổ chức các chương trình khuyến học,

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

5

khuyến tài như: “Tiếp sức học sinh nghèo đến trường”, “Học bổng Trần Đại Nghĩa”;

hỗ trợ tổ chức hoạt động của Hội và kiểm tra các trung tâm học tập cộng đồng; tổ

chức phong trào “Tiết kiệm nuôi lợn nhựa khuyến học trong các nhà trường”,…

- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học trong công

tác xây dựng tổ chức, phát triển hội viên (phấn đấu đạt mục tiêu gia đình phụ nữ là

một hội viên khuyến học).

- Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp xây dựng tổ chức hội trong các cơ quan,

doanh nghiệp, phấn đấu ở đâu có công đoàn cơ sở ở đó có tổ chức khuyến học; phối

hợp tổ chức phong trào học tập trong công nhân lao động...

- Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp xây dựng tổ chức hội, phát triển hội viên,

phấn đấu mỗi gia đình cựu chiến binh là một “Gia đình học tập”,…

- Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Giáo dục - Đào tao đã xây dựng kế

hoạch phối hợp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy

mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện giai đoạn 2016 -

2020.

1.4. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức

và người lao động (ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; số lớp đã mở, số người

tham gia,...) (Kèm phụ lục 4)

1.5. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án

a) Kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- Số cán bộ, công chức, viên chức tham gia chương trình học tập nâng cao

trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức đã qua đào tạo tin học (tính đến thời

điểm hiện tại) là 1.518/1.810 người, tỷ lệ 83,87%, còn phải đào tạo: 292 người (thấp

hơn 16,13% so với mục tiêu của Đề án 100% ở năm 2020).

- Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và bậc 3

Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo ngoại ngữ 1.807/1.810

người, tỷ lệ 99,8%.

- Số người lao động đã và đang tham gia học tập nâng cao trình độ tin học,

ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục

+ Tin học: Cơ bản: 529; Nâng cao: 24

+ Ngoại ngữ: Chứng chỉ A: 137; Chứng chỉ B: 926; Chứng chỉ C: 203

b) Kết quả học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề

+ Đối với cán bộ, công chức từ tỉnh đến huyện

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

6

- Số cán bộ, công chức từ tỉnh đến huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy

định: 1.723/1810 người (từ trung cấp chuyên môn trở lên), tỷ lệ: 95.19%, còn phải

đào tạo: 87 người; trình độ lý luận chính trị đạt chuẩn: 1338/1810, tỷ lệ 73.92% (từ

trung cấp trở lên), còn phải đào tạo: 472 người.

- 95% số lượng cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý được đào

tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; phải đào tạo, bồi dưỡng, hiện đã đi đào

tạo 759/791, tỷ lệ 96 % (thấp hơn 4% so với mục tiêu của Đề án 100% đến năm

2020).

- Số lượng cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu

hàng năm chiếm 80% (1.448/1.810) (thấp hơn 10% so với mục tiêu của Đề án 90%

đến năm 2020).

+ Đối với cán bộ, công chức cấp xã

- 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý

điều hành theo vị trí công việc, bồi dưỡng 1191 người, hiện đã đạt 1148/1191, tỷ lệ

96.39% (thấp hơn 3,61% so với mục tiêu của Đề án 100% năm 2020).

- 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định là (1072

người), hiện đã đạt 889/1072 người chiếm 82.93%, còn phải đào tạo 183 người (thấp

hơn 17.07% so với mục tiêu của Đề án 95% năm 2020).

- 70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng

năm: 776/1108 người chiếm 70,03% (thấp hơn 14,97% so với mục tiêu của Đề án

85% năm 2020).

+ Đối với lao động nông thôn

Đã triển khai tổ chức được 119 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3

tháng cho 3.248 lao động nông thôn, đạt 59,05% so với chỉ tiêu kế hoạch năm (5.500

người), trong đó:

- Đối tượng 1 (LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị

thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm): 881 người.

- Đối tượng 2 (LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo): 266 người

- Đối tượng 3 (Lao động nông thôn khác): 2.101 người

- Kết quả rà soát danh mục nghề đào tạo: các ngành nghề đào tạo cho lao động

nông thôn gồm: 16 ngành nghề nông nghiệp và 38 ngành nghề phi nông nghiệp được

quy định trong danh mục ngành nghề đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo

Quyết định số 2298/QĐ-UBND, ngày 29/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

về việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

7

và dưới 3 tháng cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật theo

Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tiếp tục

hoạt động ổn định. Hiện trên địa bàn tỉnh có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó

có 04 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, 12 trung tâm (gồm 08 trung tâm giáo

dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cấp huyện, 04 trung tâm tư thục) và 16 cơ

sở khác có tham gia giáo dục nghề nghiệp (gồm các Trường đại học, các đơn vị sự

nghiệp, doanh nghiệp); có 23/34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tham

gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Đối với công nhân lao động

- Công nhân lao động tại các khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học

phổ thông hoặc tương đương khoảng 8.214/18.254, đạt tỷ lệ 45% (thấp hơn 45% so

với chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 (chỉ tiêu 90%)

- Tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề đạt trên 40% (chưa đạt so với chỉ tiêu đề

ra đến năm 2020 (chỉ tiêu 95%)

- Thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà

sử dụng lao động,... các cơ sở đào tạo đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền

địa phương, các doanh nghiệp để tổ chức các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc

làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn đạt hiệu quả cao. Đơn đặt hàng gồm nhiều

hình thức khác nhau như: đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động, đào tạo nghề

gắn với giới thiệu lao động vào làm việc tại doanh nghiệp và đào tạo nghề để cung

cấp sản phẩm cho người lao động gia công, tạo việc làm tại địa phương,...

+ Mô hình dạy nghề trong doanh nghiệp được phát huy, chủ yếu đào tạo

nghề may công nghiệp, may giày da, hàn,… Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề,

lao động nông thôn không chỉ được hỗ trợ từ chính sách của Đề án, mà còn được

các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ về lương học nghề, lương sản

phẩm và một số các khoản chi phí khác; sau khi tốt nghiệp khóa học nghề, người

lao động sẽ được ký kết hợp đồng lao động chính thức với doanh nghiệp. Trong đó

có mô hình đào tạo nghề Tiểu thủ công nghiệp là phổ biến và được triển khai thực

hiện nhiều nhất, cụ thể: trên toàn tỉnh Vĩnh Long có trên 10 doanh nghiệp, hợp tác

xã, cơ sở sản xuất và 17 làng nghề truyền thống hoạt động về ngành nghề Tiểu thủ

công nghiệp. Riêng đối với các làng nghề truyền thống đã thu hút được hơn 2.642

hộ gia đình và 4.802 lao động làm việc trong ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp.

c) Kết quả học kỹ năng sống

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tỉnh đoàn, các ngành có liên quan giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua các hoạt động lồng ghép. Tổ chức

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

8

được 627 buổi tuyên truyền với 193.291 học sinh được giáo dục kỹ năng sống thông

qua lồng ghép các môn học có liên quan và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.6. Những khó khăn trong quá trình triển khai và đề xuất, kiến nghị

- Một số mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập đến năm 2020 đạt thấp,

chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Kinh phí từ các cuộc vận động, khuyến khích các ngành, các địa phương, các

tổ chức kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng cơ sở vật chất,

hỗ trợ kinh phí cho người học còn hạn chế, chưa thực sự trở thành nguồn lực chính

để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội học tập.

- Chưa thường xuyên họp bàn kế hoạch, sơ, tổng kết; có cơ chế phối hợp giữa

cơ quan chính quyền huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, các ngành, các tổ chức

từ tỉnh đến các cơ sở để chỉ đạo tổ chức, triển khai và thực hiện phong trào “Cả tỉnh

trở thành một xã hôi học tập” nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn.

- Công tác tổ chức tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, thường xuyên về mục

đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào để mọi người dân, mọi cơ quan, mọi tổ chức

nhận thức rõ, đồng tình, ủng hộ và có trách nhiệm tích cực tham gia xây dựng phong

trào. Chưa sử dụng nhiều phương tiện thông tin và bằng nhiều hình thức tổ chức, biện

pháp tuyên truyền nhằm đẩy mạnh và duy trì phong trào một cách thường xuyên.

2. Kết quả thực hiện các đề án thành phần

2.1. Kết quả thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” (Quyết định số

692/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

- Số người đang theo học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ 65

người (trong đó nữ 31), giảm 69 người so năm qua.

- Tổng dân số trong độ tuổi 15 - 25 là 148.265 người, số người biết chữ (hết

lớp 3): 147.973 người đạt tỷ lệ 99.8%, tăng 0.38% so với cùng kỳ năm trước.

- Tổng dân số trong độ tuổi từ 26 - 35 là 204.102 người, số người biết chữ là

202.293 người, đạt tỷ lệ 99,12%, tăng 4.36% so với cùng kỳ.

- Tổng số người trong độ tuổi từ 36 - 60: 411.438 người, số người biết chữ:

398.472 người, đạt tỷ lệ 96,85%, tăng 13.79% so với cùng kỳ.

- Tỷ lệ dân số biết chữ trong độ tuổi 15 - 35 là 99.4% (350.270 người biết

chữ/352.367 dân số trong độ tuổi, vượt 0,18% so với năm 2020); tỷ lệ dân số biết

chữ trong độ tuổi 15 - 60 là 98.02% (748.742 người biết chữ/763.805 dân số trong

độ tuổi).

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

9

Đối với những người biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại: Tỉnh

đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và tiếp tục giữ vững thành quả đã đạt được;

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1825/QĐ-UBND, ngày 07/11/2013 về việc

phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” tỉnh Vĩnh Long;

hiện nay, toàn tỉnh đang điều tra số liệu mù chữ theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP

của Chính phủ và tiến hành mở lớp cho những người chưa biết chữ tiếp tục học tập

với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả người biết chữ.

+ Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở

Triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác

PCGD-XMC. Công tác tuyên truyền được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức, trách

nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý

nghĩa của công tác PCGD-XMC trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Thực hiện tốt công

tác xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ học sinh, đầu tư CSVC và thiết bị dạy học. Thực

hiện kịp thời chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh. Thường xuyên củng cố,

kiện toàn Ban Chỉ đạo PCGD-XMC các cấp phù hợp với tình hình thực tế. Đưa công

tác PCGD-XMC vào kế hoạch, nghị quyết, chương trình hàng năm. Thực hiện tốt

việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện và công nhận kết quả PCGD-XMC cấp

xã, cấp huyện và báo cáo đúng thời gian quy định. Tỉnh đã tổ chức kiểm tra 100%

huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh năm 2016.

- Căn cứ Nghị định 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ

cập giáo dục xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/3/2016 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục

kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD - XMC. Tính đến thời điểm tháng 12/2018, đạt

kết quả như sau:

Số đơn vị

đạt

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

SL Tỷ lệ

(%)

SL Tỷ lệ

(%)

SL Tỷ lệ

(%)

Xóa mù chữ 109/109 xã 1 0.92 108 99.08

08/08 huyện 8 100

PCGD Tiểu học 109/109 xã 17 15.6 92 84.4

08/08 huyện 4 50 4 50

PCGD THCS 109/109 xã 3 2.75 49 44.95 57 52.29

08/08 huyện 1 12.5 6 75 1 12.5

PCGDMN trẻ 5 tuổi 109/109 - tỷ lệ: 100%

08/08 huyện - tỷ lệ: 100%

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

10

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác vận động mở các lớp PCGD-XMC tiếp tục

sau khi biết chữ ở một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn.

2.2. Kết quả thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động HTSĐ trong các thư

viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” (Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày

27/1/2014 của Thủ tướng chính phủ)

+ Công tác triển khai thực hiện Đề án

Thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg, ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính

phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Vĩnh Long ban hành Kế hoạch phối hợp số 55/KHPH-SVHTTDL-SGDĐT, ngày

22/7/2016 về việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy mạnh các

hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện giai đoạn 2016 - 2020.

+ Kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án

- Về lĩnh vực thư viện

Số thư viện cấp huyện tổ chức cung cấp dịch vụ truy nhập Internet miễn phí:

06/08, chiếm tỷ lệ 75%.

Số thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy nhập Internet miễn phí:

07/41, chiếm tỷ lệ 17,1%.

Số thư viện cấp huyện tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng kiến thức

cần thiết cho lực lượng lao động ở địa phương: 03/06 thư viện, chiếm tỷ lệ 50%.

Số lượt người sử dụng thư viện công cộng tính đến cuối năm 2018:

Đơn vị

Lƣợt ngƣời

Cấp tỉnh 1.590.659

Cấp huyện 61.842

Cấp xã 127.099

Tổng cộng 1.779.600

- Về lĩnh vực Bảo tàng

Số lượt người trong nước đến tham quan Bảo tàng cụ thể năm 2018: 24.460

lượt.

Tỷ lệ người dân toàn tỉnh tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch

phục vụ cho mục đích học tập, nâng cao kiến thức, hiểu biết bình quân hàng năm

chiếm tỷ lệ 65,6%.

Ngoài việc thực hiện miễn, giảm phí làm thẻ thư viện theo quy định của Trung

ương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội

đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND, ngày 07/7/2017 về

việc ban hành mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí trên

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

11

địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trong đó có nội dung quy định miễn phí làm thẻ thư viện

cho đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng để tạo điều

kiện thuận lợi cho trẻ em và người khuyết tật tiếp cận sách, báo, tạp chí khi có nhu

cầu. Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thư viện tỉnh phục vụ

miễn phí sách tại các quán cà phê, phố đi bộ tại Quảng trường thành phố Vĩnh Long,

luân chuyển sách về các trường phổ thông, khu công nghiệp, trại tạm giam Công an

tỉnh,…

+ Những khó khăn trong quá trình triển khai

- Về cơ sở vật chất

Trụ sở thư viện tỉnh xuống cấp, chật hẹp, thiếu không gian tổ chức các buổi

nói chuyện chuyên đề, giao lưu bạn đọc.

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thư viện huyện

còn hạn chế.

Một số thiết chế văn hóa, thể thao chưa được trang bị đồng bộ về cơ sở vật

chất; một số nơi trang thiết bị được cấp đã cũ, có đầu tư nhưng vẫn còn thiếu; một số

nơi đã xây dựng xong nhưng chưa được trang bị các trang thiết bị cần thiết để hoạt

động, từ đó không thu hút người tham gia sinh hoạt, không đảm bảo hoạt động học

tập suốt đời của nhân dân tại địa phương.

- Kinh phí thực hiện

Kinh phí được phân bổ hỗ trợ cho các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà

văn hóa - Khu thể thao ấp còn hạn chế, chưa đảm bảo cho hoạt động nên hoạt động

phong trào cũng chưa được thường xuyên. Kinh phí bổ sung sách, báo của thư viện

cơ sở rất ít, chỉ trông chờ vào nguồn sách luân chuyển của thư viện tỉnh trong khi

nguồn sách luân chuyển thư viện tỉnh có hạn.

Riêng về Bảo tàng tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động chủ yếu từ

nguồn ngân sách của tỉnh cấp hàng năm nhưng chưa đủ để Bảo tàng bổ sung nguồn

tư liệu - hiện vật quý; cải tạo nội dung trưng bày, tổ chức nhiều hoạt động đa dạng,

phong phú, hấp dẫn nhằm thu hút khách tham quan. Mặt khác, phương tiện trưng

bày còn thiếu hoặc đã cũ (do cải tạo cách đây 10 năm) ảnh hưởng ít nhiều đến công

tác trưng bày.

- Nhân lực phục vụ

Cán bộ quản lý tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa - Khu

thể thao ấp còn thiếu, yếu, đa phần là kiêm nhiệm. Phòng đọc sách cơ sở không có

biên chế, nhân sự phụ trách phòng đọc cơ sở cũng kiêm nhiệm, không ổn định, một

số chưa được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, ảnh hưởng đến việc khai thác phục

vụ vốn sách của thư viện. Từ đó, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực

hiện Đề án.

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

12

2.3. Kết quả thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia

đình, dòng họ, công đồng đến năm 2020” (Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày

20/02/2014 của Thử tướng Chính phủ)

+ Tổ chức thí điểm các mô hình Gia đình học tập (GĐHT), Dòng họ học tập

(DHHT), Cộng đồng học tập (CĐHT) và Đơn vị học tập (ĐVHT)

Ban Thường vụ Tỉnh hội đã chọn 03 đơn vị là huyện Vũng Liêm, TP. Vĩnh

Long và Hội Khuyến học khối cơ quan cấp tỉnh để triển khai thí điểm các mô hình

GĐHT, DHHT, CĐHT, ĐVHT. Sau đó có thêm huyện Tam Bình, Bình Tân, Long

Hồ, Trà Ôn và TX. Bình Minh đăng ký tham gia thí điểm, nâng tổng số đơn vị thí

điểm trong toàn tỉnh lên 08 đơn vị.

Hội Khuyến học tỉnh tổ chức triển khai, hướng dẫn cho cán bộ các cấp hội về

cách đánh giá và cho điểm trong các bộ tiêu chí xét công nhận các mô hình học tập

do Ban chỉ đạo Đề án 281-Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam ban hành.

Toàn tỉnh đạt được kết quả như sau:

- 105 cơ quan, trường học, doanh nghiệp…đạt chuẩn ĐVHT.

- 247.150 gia đình đạt danh hiệu Gia đình học tập (đạt 95,1%).

- 347 dòng họ đạt danh hiệu Dòng họ học tập (đạt 93,9%).

- 15.196 tổ nhân dân tự quản đạt chuẩn CĐHT cấp tổ (đạt 99,8%).

- 847 ấp, khóm đạt chuẩn CĐHT cấp ấp, khóm.

- 818 đơn vị đạt danh hiệu Đơn vị học tập (đạt 95,3%).

- 15.782 cộng đồng (cấp thôn, bản, tổ dân phố) đạt danh hiệu cộng đồng

học tập (đạt 98,7%).

+ Tổ chức triển khai đại trà các mô hình GĐHT, DHHT, CĐHT và ĐVHT

Trên cơ sở thí điểm thành công các mô hình học tập, Hội Khuyến học phối

hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai đại trà các mô hình học tập giai

đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 81/QĐ-UBND, ngày 12/01/2017 của Chủ tịch

UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai đại trà các mô hình học tập ở các cơ sở

giai đoạn 2016 - 2020 và thí điểm mô hình CĐHT cấp xã năm 2016 - 2017 tại tỉnh

Vĩnh Long. Trong năm 2018, toàn tỉnh đã có:

- 232.281/252.469 gia đình đăng ký xây dựng GĐHT, trong số này có

193.790 gia đình được công nhận là GĐHT (đạt 76,8%).

- 278/295 dòng họ đăng ký xây dựng DHHT, trong số này có 228 dòng họ

được công nhận là DHHT (đạt 77,3%).

Page 13: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

13

- 15.749/15.916 ấp, khóm, tổ NDTQ đăng ký xây dựng CĐHT các cấp;

trong số này có 14.868 ấp, khóm, tổ NDTQ được công nhận là CĐHT các cấp (đạt

93,4%).

- 104/109 xã, phường, thị trấn xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng CĐHT

cấp xã; trong số này có 95 xã, phường, thị trấn được công nhận là CĐHT cấp xã (đạt

87,2%).

- 617/642 đơn vị cấp xã đăng ký xây dựng ĐVHT, trong số này có 545 đơn

vị được công nhận là ĐVHT (đạt 84,9%).

Để có được kết quả nêu trên là do có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy

Đảng và chính quyền địa phương; sự chỉ đạo sâu sát và hướng dẫn kịp thời, cụ thể

của Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2020;

sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các đoàn thể, ban, ngành có liên quan, nhất

là ngành Giáo dục và Đào tạo. Kết quả này cũng đã chứng minh cho sự đồng tình,

ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với phong trào xây dựng xã hội học tập ở tỉnh

Vĩnh Long. Bởi phong trào này không chỉ phát huy truyền thống hiếu học, nâng cao

dân trí mà còn đóng góp tích cực vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông

thôn mới, đô thị văn minh” để tiến tới xây dựng tỉnh nhà cơ bản trở thành một xã hội

học tập vào năm 2020.

+ Kết quả triển khai mô hình cộng đồng học tập cấp xã

Thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, Hội

Khuyến học phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các đơn vị thực

hiện theo quy định, đồng thời tổ chức tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng

xã hội học tập, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ khuyến học (cấp tỉnh, huyện).

Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh đã có 109/109 xã đạt chuẩn Cộng đồng học

tập cấp xã đạt 100%; xếp loại Tốt: 63/109 đơn vị, loại Khá: 46/109 đơn vị; đã tiến

hành thực hiện Đề án thí điểm sáp nhập Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng

xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 - 2020 tại 33 xã nông thôn mới.

2.4. Kết quả thực hiện Đề án Truyền thông về xây dựng XHHT (Quyết định

số 2053/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg, ngày 13/11/2014 của Thủ tướng

Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông

phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Nhà báo tỉnh định hướng công tác

thông tin tuyên truyền thực hiện Đề án Truyền thông về xây dựng xã hội học tập

trong các cuộc họp giao ban báo chí định kỳ hàng tháng.

Page 14: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

14

Ngoài ra, thủ trưởng các đơn vị kịp thời chỉ đạo triển khai Đề án Truyền thông

về xây dựng xã hội học tập, tuyên truyền lồng ghép công tác Khuyến học với ngày

tuyên truyền pháp luật hàng tháng đến toàn thể CCVC gồm các Chỉ thị, Nghị quyết,

chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và văn bản của Công đoàn cấp trên.

+ Công tác phối hợp, định hướng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng

Từ tháng 11/2014 đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban

Tuyên giáo và Hội Nhà báo tổ chức giao ban báo chí định kỳ hàng tháng, đưa ra định

hướng công tác tuyên tuyền thực hiện Đề án Truyền thông về xây dựng xã hội học tập

trên các phương tiện thông tin đại chúng đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh với sự

tham gia của các cơ quan báo chí trong tỉnh, các cơ quan báo chí thường trú tại Vĩnh

Long và các Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh cấp huyện, kết quả được 50

cuộc có 1.500 lượt người tham dự.

Căn cứ định hướng tuyên truyền, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Đài

Truyền thanh cấp huyện đã tổ chức biên tập, đăng tải, phát sóng các nội dung tuyên

truyền về Đề án và các nội dung liên quan, trong đó:

- Đài Phát thanh và Truyền hình đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo,

thường xuyên triển khai quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về Đề án

Truyền thông về xây dựng xã hội học tập đến toàn thể cán bộ, viên chức trong cơ

quan thông qua các buổi đọc báo đầu tuần.

Bên cạnh công tác tuyên truyền trong nội bộ, Đài còn thực hiện tuyên truyền

nội dung này trên sóng phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử đến với

người dân, cụ thể:

Trên sóng phát thanh: Chương trình thời sự trên sóng phát thanh đã phát sóng

97 tin và 48 bài có nội dung tuyên truyền thực hiện Đề án Truyền thông về xây dựng

xã hội học tập đến với người dân. Câu chuyện truyền thanh 15'/chương trình phát

mỗi ngày; tư vấn trực tiếp giáo dục hướng nghiệp 60'/chương trình/ 01 tuần; Bản tin

Giáo dục và Đào tạo 15'/chương trình/ 01 tuần

Trên sóng truyền hình: Chương trình thời sự trên sóng truyền hình đã phát

sóng được 61 tin và 25 bài có nội dung tuyên truyền về thực hiện Đề án Truyền

thông về xây dựng xã hội học tập, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và

dạy nghề, tuyên truyền những thành tựu của giáo dục; sự đóng góp cũng như các kết

quả đạt được của các cấp các ngành, tổ chức, đơn vị cá nhân trong việc thực hiện đổi

mới; tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong công tác đổi

mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề,... Trong chương trình “Người

đưa tin” Đài cũng thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến công tác đổi

mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong phạm vi cả nước để nâng

cao nhận thức người dân về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

Page 15: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

15

đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trên trang thông tin điện tử:Đăng tải lại các chương trình, tin bài tuyên

truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo đã phát trên sóng phát thanh và truyền hình tạo điều kiện cho người

dân có cơ hội xem lại những thông tin vừa phát sóng, giúp cho việc tuyên truyền có

hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Đài thực hiện có hiệu quả nhiều dự án an sinh xã hội của tỉnh như

hỗ trợ kinh phí cho các chương trình giáo dục trong tỉnh.

- Báo Vĩnh Long có trên 270 tin, bài, ảnh đăng tải trên ấn phẩm báo in và

trang tin điện tử có nội dung liên quan đến giáo dục, xã hội học tập như tuyên truyền

việc thực hiện các chính sách học tập, phong trào thi đua học tập ở các trường học,

địa phương; biểu dương các gia đình, dòng họ hiếu học, các mô hình học tập trong

cộng đồng... Trong thực hiện tuyên truyền, Báo còn gắn tuyên truyền về công tác

giáo dục, xây dựng xã hội học tập với tuyên truyền về tạo việc làm, xóa đói giảm

nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Đài Truyền thanh cấp huyện biên tập các văn bản, tin bài về chủ đề này tuyên

truyền lồng ghép trong các chương trình phát thanh tại địa phương.

+ Những khó khăn trong quá trình triển khai

Công tác tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập tại một số địa phương chưa

được quan tâm đúng mức; một bộ phận người lao động chưa nhận thức được tầm

quan trọng việc học tập suốt đời để nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học kỹ

thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống.

2.5. Kết quả thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động HTSĐ trong công

nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020” (Quyết định số 231/QĐ-TTg

ngày 13/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ)

+ Kết quả thực hiện các mục tiêu của Đề án

Số công nhân lao động được đào tạo nghề: Tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức tuyển

sinh đào tạo nghề cho 101.737 người, trong đó: Cao đẳng: 2.749 người; trung cấp:

6.289 người; sơ cấp: 25.705 người; đào tạo dưới 3 tháng và đào tạo thường xuyên:

66.994 người. Góp phần nâng tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh từ

55,16% (tính từ đầu năm 2015) lên đạt 63,10% (tính đến cuối năm 2017), trong đó:

nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 35,12% lên đạt 42,12%. Đối với công nhân

lao động được đào tạo nghề để tìm việc làm tại các doanh nghiệp, ước đào tạo cho

khoảng 48.400 lao động (đạt tỷ lệ 47,58% so với tổng số lao động được đào tạo

trong giai đoạn).

Page 16: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

16

Số công nhân lao động được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu những kiến thức

chính trị cơ bản; được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động: Đã tổ chức tuyên

truyền trên 62.600 lao động đạt tỷ lệ 91% thông qua nhiều hình thức truyên truyền

khác nhau như: tổ chức các lớp tập huấn các chính sách pháp luật liên quan đến

người lao động (Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật Việc

làm, pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, các thông tư, nghị định của chính phủ,

chính sách của Nhà nước có liên quan đến người lao động,…); tổ chức tuyên truyền

trực tiếp, tập trung theo nhóm, tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh trực

tiếp của doanh nghiệp, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,…

+ Những khó khăn, vướng mắc

- Công tác thống kê, báo cáo về lực lượng lao động làm việc tại các doanh

nghiệp còn nhiều hạn chế; đặc biệt là đối với việc thống kê lực lượng lao động thời

vụ.

- Chưa có phương án thống kê về trình độ đào tạo của lực lượng lao động làm

việc tại doanh nghiệp và công tác tổ chức đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo nâng

cao, chuyên sâu do các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo.

- Vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người lao động làm việc tại các doanh

nghiệp chưa được bố trí làm việc theo đúng trình độ chuyên môn được đào tạo.

- Công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển

khai thực hiện Đề án chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời; đặc biệt là gặp

khó khăn trong công tác tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác

tuyên truyền phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền còn hạn chế về số lượng, đồng

thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, do đó làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện

công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động.

- Vẫn còn môt vài doanh nghiêp chưa quan tâm đung mưc viêc hiên tuyên

truyên. Theo đo nhiêu trương hơp khi đươc mơi tham gia cac buôi tuyên truyên , môt

sô doanh nghiêp không tham gia , hoăc cư ngươi không trưc tiêp đam nhân nhiêm vu

chuyên môn tai doanh n ghiêp tham gia , dẫn đến nội dung triên khai không đươc

doanh nghiêp tiêp nhân đây đu , làm giảm đi hiệu quả công tác tuyên truyền , phô

biên, hô trơ phap luât cho doanh nghiêp.

B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ƣu điểm

- Nhìn chung các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân

bước đầu đã có nhận thức đúng việc xây dựng XHHT là trách nhiệm chung của các

cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể và của toàn dân; hiểu được sự cần thiết của công

Page 17: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

17

tác Xây dựng XHHT trong thời kỳ mới. Từ nhận thức đó, những năm qua, các cấp

ủy đảng, chính quyền đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển sự nghiệp

GDĐT, động viên nhân dân tham gia học tập. Phong trào thi đua xây dựng gia đình

học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập được đẩy mạnh,...

- Công tác chỉ đạo về cơ bản được thực hiện đồng bộ, bài bản, các văn bản chỉ

đạo đối với công tác xây dựng xã hội tập được ban hành đầy đủ, kịp thời.

- Đã thành lập đầy đủ Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án ở

cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực thực hiện các nội

dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của ngành. Ban Chỉ đạo các cấp đã tích cực

triển khai các giải pháp đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập như: Thực hiện công tác

tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập; nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính

quyền các cấp và của nhân dân trong tỉnh về xây dựng xã hội học tập bước đầu được

nâng cao. Củng cố, tăng cường năng lực cho nhiều trung tâm học tập cộng đồng,

trung tâm GDTX. Hội Khuyến học các cấp thường xuyên được củng cố, nâng cao

năng lực hoạt động, đã tích cực trong các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây

dựng xã hội học tập.

- Trong quá trình triển khai đề án đã có sự phối hợp khá chặt chẽ của các cấp,

các ngành, các tổ chức, đặc biệt là của Hội Khuyến học các cấp với Sở, Phòng giáo

dục và đào tạo trong việc đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời và xây dựng xã hội

học tập.

- Hệ thống giao duc với quy mô mạng lưới trường lớp đảm bảo phù hợp , đáp

ứng tốt nhu cầu học tập của mọi người.

2. Tồn tại, hạn chế

- Công tác tham mưu triển khai các đề án thành phần theo Quyết định 89/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ của một số ngành còn chậm và hiệu quả chưa được

như mong đợi.

- Nhìn chung, người dân đều có nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng

XHHT nhưng bước chuyển từ nhận thức đến hành động vẫn còn có khoảng cách,

vẫn coi trọng nhiều hơn đối với giáo dục chính quy, chưa coi trọng đúng mức các

hình thức giáo dục không chính quy nên hiệu quả xây dựng XHHT ở một số nơi

chưa cao, còn mang tính hình thức; phong trào phát triển không đồng đều, triển khai

còn lúng túng.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh còn có những hạn chế do các thành viên

Ban Chỉ đạo ở các ngành, cơ quan đơn vị khác nhau, phải kiêm nhiệm nhiều công

việc, thời gian dành cho các hoạt động xây dựng xã hội học tập chưa nhiều.

- Sự phối hợp và tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức quần

chúng có nơi còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự có hiệu quả.

Page 18: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

18

- Trung tâm học tập cộng đồng ở một số địa phương hoạt động còn hạn chế về

nội dung, chương trình, còn có những bất cập trong công tác quản lý cũng như trong

tổ chức phương thức học tập, chưa phát huy được hiệu quả.

- Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền trong việc đầu tư kinh phí cho việc

kiển khai đề án chưa đúng mức, còn có ý thức trông chờ vào nguồn ngân sách nhà

nước, chưa năng động sáng tạo trong việc huy động các nguồn lực việc triển khai đề

án.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

+ Nguyên nhân khách quan

- Xây dựng XHHT với nội dung “Giáo dục cho mọi người và mọi người cho

giáo dục”, “Học tập thường xuyên, học tập suốt đời” là một tư tưởng giáo dục mới, do

đó cần có thời gian để mọi đối tượng trong xã hội nhận thức sâu và hưởng ứng.

- Nguồn lực tài chính để đầu tư cải thiện điều kiện về cơ sở hạ tầng, thiết bị

thích ứng với yêu cầu xây dựng XHHT còn hạn chế.

- Cơ chế, chính sách và hành lang pháp lí cho các hoạt động để xây dựng

XHHT còn chưa thực sự đầy đủ và chậm được ban hành.

+ Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về mục tiêu và nhiệm vụ

xây dựng XHHT còn chưa được thực sự đầy đủ.

- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội để thực hiện nhiệm

vụ xây dựng XHHT có lúc chưa thật sự được chặt chẽ và thường xuyên.

- Trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ trực tiếp làm công tác khuyến học ở

cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội

học tập.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng xã hội học tập

chưa đầy đủ.

- Kinh phí chi cho hoạt động xây dựng xã hội tập và học tập suốt đời còn rất

hạn chế và chưa kịp thời. Việc phân bổ, hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề

án chưa cụ thể.

- Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục thường xuyên, đặc biệt các trung tâm

học tập cộng đồng còn thiếu do vậy ảnh hưởng đến việc tổ chức các lớp đáp ứng nhu

cầu người học.

4. Bài học kinh nghiệm

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đặc

biệt là vai trò của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan,

Page 19: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

19

đơn vi, lực lượng vũ trang và các gia đình, dòng họ, cộng đồng là nhân tố quyết định

trong việc xây dựng thành công XHHT trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc làm tốt

công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, ban hành đầy đủ và kịp thời các văn

bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, có cơ chế và chính sách, đầu tư nguồn lực

cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng XHHT là cần thiết và hết sức quan trọng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa của MTTQ, sở, ban, ngành, đoàn thể, các lực

lượng xã hội, đặc biệt là các ngành được Thủ tướng Chính phủ giao triển khai các đề

án thành phần, nhằm huy động lực lượng cùng tham gia và tranh thủ các nguồn lực

để xây dựng XHHT. Đồng thời, cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và

thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ các thành viên

Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp.

- Xác định rõ việc xây dựng XHHT là xu thế của thời đại, là một chủ trương

chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, do đó phải coi

trọng công tác tuyên truyền, kiên trì vận động làm chuyển đổi nhận thức về mục đích

học "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người" và cách tiếp cận

giáo dục "giáo dục cho mọi người và mọi người cho giáo dục" cho mọi đối tượng

trong xã hội.

- Phát triển đồng bộ cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Coi trọng

việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức và nội dung học tập phù hợp với từng đối

tượng trong xã hội. Tập trung củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động

của trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt

đời cho người dân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, chỉ đạo

điểm và biểu dương kịp thời các điển hình tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho

phát triển giáo dục và xây dựng XHHT.

C. PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC

HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

1. Phƣơng hƣớng chung

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác

xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho

mọi tầng lớp nhân dân về xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; nâng cao vai trò, trách

nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, phấn đấu thực hiện và hoàn thành tốt

các mục tiêu xây dựng xã hội tập đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Trước mắt, tập

trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các mô hình học tập và thiết chế giáo dục: Gia

đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập, Cộng đồng học

Page 20: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

20

tập cấp xã và Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn thông qua các hình

thức học trực tuyến, từ xa phù hợp.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền

đối với công tác xây dựng xã hội học tập.

- Đổi mới và tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập theo những

nội dung của kế hoạch đã đề ra.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các Đề án thành phần, xây dựng Kế

hoạch giai đoạn, hằng năm để thực hiện khi Đề án được ban hành một cách đồng bộ.

Triển khai đại trà việc đánh giá, xếp loại các mô hình học tập từ năm 2017.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sự phối hợp giữa các sở, ngành liên quan, đặc

biệt sự phối hợp giữa ngành GDĐT và Hội Khuyến học các cấp.

- Củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và phát triển mạng lưới các

cơ sở giáo dục thường xuyên. Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất để nâng

cao năng lực hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; triển khai mô hình

hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao

xã; đa dạng hóa nội dung, chương trình, hình thức giáo dục tại trung tâm học tập

cộng đồng. Phấn đấu tăng số lượng trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu

quả. Tham mưu tăng mức phụ cấp cho cán bộ quản lý của trung tâm học tập cộng

đồng xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng, năng lực của các trung tâm giáo dục

nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cấp huyện, thị; đa dạng hóa nội dung, chương

trình, hình thức hoạt động nhăm đap ưng nhu câu hoc tâp cua ngươi dân trên đia ban

tỉnh. Củng cố, phát triển cac trung tâm ngoại ngữ , tin học. Khuyến khích, tạo điều

kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các

thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên

cho người lao động.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu

của Đề án và việc thực hiện các Đề án thành phần.

D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét điều chỉnh một số tiêu chí quy định

trong Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2014 quy định về đánh giá, xếp

loại “Cộng đồng học tập” cấp xã về việc Quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng

học tập” cấp xã cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, một số tiêu chí

khó thực hiện:

Tiêu chí 1: Về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp xã (Chỉ số

1.4: Biên bản kiểm tra hàng tháng khó thực hiện)

Page 21: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

21

Tiêu chí 2: Về hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập (Chỉ số 2.1:

Kế hoạch hoạt động hàng quý và hàng tháng khó thực hiện; chỉ số 2.2: Quyết định

khen thưởng kịp thời khó thực hiện được)

Tiêu chí 13: Đảm bảo vệ sinh môi trường (Chỉ số 13.2: Khó thực hiện được

(trừ các xã nông thôn mới).

Tiêu chí 14: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Chỉ số 14.3: Tỷ lệ cao khó thực

hiện)

- Đề nghị bộ ngành trung ương phụ trách các đề án thành phần cần có hướng

dẫn, chỉ đạo sát sao hơn đối với các sở, ngành tương ứng của địa phương để triển

khai có hiệu quả các đề án thành phần, góp phần thực hiện thành công Đề án “Xây

dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”.

Trên đây là báo cáo tình hình triển khai thưc hiên Đề án “Xây dựng xã hội

học tập giai đoạn 2012 - 2020” của tỉnh Vĩnh Long; Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Bộ

Giáo dục và Đào tạo./.

Nơi nhận:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- PCT.UBT phụ trách VX;

- PVP.UBT phụ trách VX;

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Hội Khuyến học tỉnh;

- Phòng VX;

- Lưu: VT, 3.3.3

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Page 22: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

22

PHỤ LỤC 1

Mẫu 01

Nội dung

Số lƣợng

(tính đến thời

điểm cuối

năm 2018)

Tỷ lệ

%

Dự báo

(2019-2020)

1. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

a) Xóa mù chữ

- Số người biết chữ

+ Độ tuổi 15 - 60 748742 98.02

Trong đó: Nữ 325741 92.3

DTTS 12149 83.9

+ Độ tuổi 15 - 35 350266 99.04

Trong đó: Nữ 157201 98

DTTS 7071

- Số người ra học các lớp XMC và được

công nhận biết chữ

+ Độ tuổi 15 - 60 710678 93.04

Trong đó: Nữ

DTTS

+ Độ tuổi 15 - 35 350270 99.40

Trong đó: Nữ

DTTS

- Số người mới biết chữ tiếp tục học tập

và không mù chữ trở lại / /

b) Phổ cập giáo dục

- Số huyện (thị xã, thành phố) củng cố

vững chắc kết quả PCGD tiểu học ĐĐT 8 100 100

- Số huyện (thị xã, thành phố) củng cố

vững chắc kết quả PCGDTHCS 8 100 100

2. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

a) Cán bộ, công chức, viên chức tham gia

các chương trình học tập nâng cao trình độ

ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng

yêu cầu vị trí việc làm

1518 83.87% 100

b) Cán bộ, công chức, viên chức có trình

độ ngoại ngữ bậc 2, 3 1.606 88,73 50

c) Cán bộ, công chức, viên chức có trình

độ ngoại ngữ bậc 3 / / /

d) Công nhân lao động có kiến thức cơ

bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu

công việc và giao lưu văn hóa

/ / /

Page 23: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

23

3. Nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu

quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn

a) Đối với cán bộ, công chức từ Trung

ương đến cấp huyện 2065/2251 91.7% 811

- Cán bộ, công chức được đào tạo đáp ứng

tiêu chuẩn quy định 542/1225 44.2% 1717

- Cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh

đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi

dưỡng theo chương trình quy định

1157/1618 44.2% 1100

- Cán bộ, công chứcthực hiện chế độ bồi

dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm

b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã 918/2277 40.3% 249

- Cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức,

kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo

vị trí công việc

2277/2277 100% 0

- Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn

theo chuẩn quy định 1285/1170 109.8% 560

- Công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi

dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm 776 70,3% 109

c) Đối với lao động nông thôn

Tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ

năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công

nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập

cộng đồng

3,248 59,05 70

d) Đối với công nhân lao động

- Công nhân lao động tại các khu chế xuất,

khu công nghiệp có trình độ học vấn trung

học phổ thông hoặc tương đương

8,214 45% 1,051

- Công nhân lao động có tay nghề cao ở

các ngành kinh tế mũi nhọn / / /

- Công nhân qua đào tạo nghề 40%

4. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng

cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày

càng hạnh phúc hơn

a) Học sinh, sinh viên và người lao động

tham gia học tập các chương trình giáo

dục kỹ năng sống

193,291 / /

b) Học sinh, sinh viên được học kỹ năng

sống tại các cơ sở giáo dục 193,291 / /

Page 24: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

24

PHỤ LỤC 2

Mẫu 02

TT Đề án thành phần

Đã ban

hành kế

hoạch

Chƣa ban

hành kế

hoạch

Ghi chú

(số kế hoạch;

ngày tháng năm

ban hành)

1 Đề án “XMC đến năm 2020” (Quyết

định số 692/QĐ-TTg ngày 4/5/2013

của Thủ tướng Chính phủ)

Đã ban

hành kế

hoạch

QĐ số

1825/QĐ-

UBND, ngày

7/11/2013

2 Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động

HTSĐ trong các thư viện, bảo tàng,

nhà văn hoá, câu lạc bộ” (Quyết định

số 208/QĐ-TTg ngày 27/1/2014 của

Thủ tướng Chính phủ)

Đã ban

hành kế

hoạch

KH phối hợp số

55/KHPH-

SVHTTDL-

SGDĐT, ngày

22/7/2016

3 Đề án “Đẩy mạnh phong trào HTSĐ

trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

đến năm 2020” (Quyết định số

281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của

Thủ tướng Chính phủ)

Đã ban

hành kế

hoạch

QĐ 733/QĐ-

UBND, ngày

15/5/2014 về

việc phê duyệt

kế hoạch đẩy

mạnh phong

trào học tập

suốt đời trong

gia đình, dòng

họ và cộng

đồng trên địa

bàn tỉnh Vĩnh

Long đến năm

2020

4 Đề án Truyền thông về xây dựng

XHHT (Quyết định số 2053/QĐ-TTg

ngày 13/11/2014 của Thủ tướng

Chính phủ)

Chưa ban

hành kế

hoạch

5 Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động

HTSĐ trong công nhân lao động tại

các doanh nghiệp đến năm

2020”(Quyết định số 231/QĐ-TTg

ngày 13/02/2015 của Thủ tướng

Chính phủ)

Chưa ban

hành kế

hoạch

6 Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai

đoạn 2015-2020” (Quyết định số

1559/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của

Thủ tướng Chính phủ)

Chưa ban

hành kế

hoạch

Page 25: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

25

PHỤ LỤC 3

Mẫu 03

TT Đề án thành phần

Số lƣợng

(tính đến thời

điểm cuối

năm 2018)

Tỷ lệ

%

Dự báo

(2019-

2020)

1 Đề án “XMC đến năm 2020” (Quyết

định số 692/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 của

Thủ tƣớng Chính phủ)

1.1 Số người trong độ tuổi (15-25; 15-35; 15-

60)tham gia các lớp XMC

30 / 20

- Độ tuổi 15-25 5 16,66 8

- Độ tuổi 15-35 20 66,66 10

- Độ tuổi 15-60 5 16,66 5

1.2. Số người dân tộc thiểu sốtrong độ tuổi

(15-25; 15-35; 15-60) tham gia các lớp

XMC;

20 / 10

- Độ tuổi 15-25 / / /

- Độ tuổi 15-35 16 80 10

- Độ tuổi 15-60 4 20 5

1.3. Số người trong độ tuổi (15-25; 15-35; 15-

60) được công nhận đạt chuẩn biết chữ

mức độ 1

- Độ tuổi 15-25 134584 99,75 /

- Độ tuổi 15-35 350270 99,40 /

- Độ tuổi 15-60 642141 89,35 /

1.4. Số người trong độ tuổi (15-25; 15-35; 15-

60) được công nhận đạt chuẩn biết chữ

mức độ 2

- Độ tuổi 15-25 147973 99,8 /

- Độ tuổi 15-35 350270 99,14 /

- Độ tuổi 15-60 710678 93,04 /

1.5. Số người mới biết chữ tiếp tục tham gia

học tập với nhiều hình thức khác nhau

nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ

/ / /

1.6. Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn XMC mức

độ 1

4 50 /

1.7. Số đơn vị cấp xã đạt chuẩn XMC mức độ

2

84 77,06% /

2 Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động HTSĐ

trong các thƣ viện, bảo tàng, nhà văn

hoá, câu lạc bộ” (Quyết định số

Page 26: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

26

208/QĐ-TTg ngày 27/1/2014 của Thủ

tƣớng Chính phủ)

2.1. Số thư viện tổ chức cung cấp dịch vụ truy

nhập Internet miễn phí

- Số thư viện cấp huyện 6 75 8

- Số thư viện cấp xã 7 17,1 8

2.2. Số thư viện cấp huyện tổ chức các lớp

hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức

cần thiết cho lực lượng lao động ở địa

phương

3 50 6

2.3. Số lượt người trong các năm (2014 -

2018) sử dụng thư viện công cộng.

148,300 / /

2.4. Tỷ lệ người dân trên địa bàn sử dụng thư

viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu

kiến thức nâng cao hiểu biết (so với tổng

số dân).

/ 14,2 /

2.5. Tỷ lệ người dân (khu vực thành thị, đồng

bằng và khu vực trung du, miền núi) tham

gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du

lịch phục vụ cho mục đích học tập, nâng

cao kiến thức, hiểu biết.

/ 65,6% /

3 Đề án “Đẩy mạnh phong trào HTSĐ

trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến

năm 2020” (Quyết định số 281/QĐ-TTg

ngày 20/02/2014 của Thủ tƣớng Chính

phủ)

3.1. Số lượng gia đình đạt danh hiệu “Gia đình

học tập”

193790 76,8

3.2. Số lượng dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ

học tập”

228 77,3 /

3.3. Số lượng đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị

học tập”

545 84,9 /

3.4. Số lượng cộng đồng (cấp thôn, bản, tổ

dân phố) đạt danh hiệu “Cộng đồng học

tập”

109 100 109

4 Đề án Truyền thông về xây dựng

XHHT (Quyết định số 2053/QĐ-TTg

ngày 13/11/2014 của Thủ tƣớng Chính

phủ)

4.1. Số phóng viên phụ trách chuyên trang,

chuyên mục, chuyên đề về giáo dục tại

các cơ quan báo chí trong tỉnh đã được

tập huấn

203

79,8

109

4.2. Số cán bộ chuyên trách trang tin điện tử,

Page 27: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

27

cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ

chức trong hệ thống chính trị; cán bộ chủ

chốt của đài phát thanh, truyền hình cấp

huyện, đài truyền thanh cấp xã, điểm sinh

hoạt cộng đồng đã được tập huấn;

109

65

50

4.3. Số cán bộ cấp xã, cán bộ chủ chốt của

trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm

GDTX, các cơ sở giáo dục chính quy làm

nhiệm vụ GDTX, các cơ sở giáo dục khác

đã được tập huấn.

109

100

40

4.4. Số cán bộ chủ chốt của thư viện, bảo tàng,

trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa -

thể thao các cấp và các câu lạc bộ đã được

tập huấn.

109

100

30

4.5. Số cán bộ lãnh đạo, cán bộ thực hiện

nhiệm vụ tuyên truyền của các tổ chức

chính trị - xã hội, doanh nghiệp đã được

tập huấn.

109

100

30

5 Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động HTSĐ

trong công nhân lao động tại các doanh

nghiệp đến năm 2020”(Quyết định số

231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của Thủ

tƣớng Chính phủ)

5.1. Số công nhân lao động tại các doanh

nghiệp trên địa bàn của tỉnh (CNLĐ)

tham gia học tập để đạt trình độ trung học

phổ thông

101,737

63,10

/

5.2. Số CNLĐ được đào tạo nghề (đào tạo qua

trường, lớp hoặc doanh nghiệp tự đào tạo)

48,400

47,58

/

5.3. Số CNLĐ được đào tạo lại 500 / /

5.4. Số CNLĐ có tay nghề cao 200 / /

5.5. Số CNLĐ được học tập, bồi dưỡng về

ngoại ngữ, tin học

350 / /

5.6. Số CNLĐ được nghiên cứu, học tập, tìm

hiểu những kiến thức chính trị cơ bản;

được tuyên truyền, phổ biến các chủ

trương của Đảng, chính sách pháp luật

của Nhà nước có liên quan đến công nhân

lao động

62,600

91%

/

5.7. Số CNLĐ được học tập, tìm hiểu những

kiến thức cơ bản về nắm bắt thông tin, kỹ

năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng chăm

sóc sức khỏe bản thân, kỹ năng tổ chức

cuộc sống gia đình, phòng, chống tội

60,000

89%

/

Page 28: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

28

phạm, ma túy, tệ nạn xã hội

5.8. Số nữ CNLĐ tại các doanh nghiệp trong

các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

kinh tế được học tập, tìm hiểu kiến thức

cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản,

hôn nhân và gia đình

15,300

42%

/

6 Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai

đoạn 2015-2020” (Quyết định số

1559/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ

tƣớng Chính phủ)

6.1. Số cơ sở giáo dục của tỉnh có cung cấp

chương trình đào tạo từ xacấp văn bằng

của hệ thống giáo dục quốc dân

8

8

8

6.2. Số cơ sở GDTX có cung cấp các chương

trình đào tạo từ xa cấp chứng chỉ, chương

trình phổ biến kiến thức

8 8 8

6.3. Số cơ sở giáo dục có đầu tư và sử dụng

công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến để triển

khai các chương trình đào tạo từ xa cấp

văn bằng

/

/

/

6.4. Số cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên

tham gia thực hiện chương trình đào tạo

từ xa được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng

về đào tạo từ xa

/

/

/

Page 29: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

29

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG NGUỒN NHÂN LỰC GIAI

ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của hệ thống chính trị (Đào tạo

giai đoạn 2011-2015, 2016-2020)

Giai đoạn Sau đại

học

Đại học Trung

cấp

Anh văn Tin học Cao cấp

Chính trị

TC

Chính trị

2011-2015 29 2507 594 51 1197 569 2569

2016-2020 160 337 / / / 503 /

Tổng cộng 189 2844 594 51 1197 1072 2569

2. Phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học

Giai đoạn Giáo dục phổ thông Giáo dục đại học

Tiến sĩ Thạc sĩ Tiến sĩ Thạc sĩ

2011-2015 02 180 55 221

2016-2020 20 280 120 368

Tổng cộng 22 460 175 589

3. Phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế

Giai đoạn

Đại học Sau đại học

2011-2015 438 107

2016-2020 440 102

Tổng cộng 878 209

4. Phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề

Giai đoạn Đào tạo tay

nghề mới

Đào tạo lại,

đào tạo nâng

cao

Đào tạo nghề

cho lao động

nông thôn

Giải quyết

việc làm

2011-2015 134.000 người 38.700 người 86.900 người 70% số lao

động sau đào

tạo

2016-2020 158.686 người 52.862 người 103.400 người 80% số lao

Page 30: UỶ BAN NHÂN DÂNvinhlong.edu.vn/upload/21027/20191118/286bc_signed... · giai đoạn. Các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đều có ý thức nêu cao tinh thần

30

động sau đào

tạo

Tổng cộng 292.686 ngƣời 91.562 ngƣời 190.300 ngƣời

5. Phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ doanh nhân và quản

lý doanh nghiệp

Nhu cầu đào tạo tại Sở KH&ĐT

Giai đoạn Sau đại học Đại học Cao cấp

Chính trị

Tổng cộng

2011-2015 4 10 10 24

2016-2020 5 9 14

Tổng cộng 9 10 19 38

Nhu cầu đào tạo lao động trong khu vực doanh nghiệp đến năm 2020

Giai đoạn Sau

ĐH

ĐH CĐ TCCN TC nghề SC nghề Khác

2011-2015 120 7224 1806 4283 5278 10511 56724

2016-2020 184 14502 2803 7954 12637 22281 66585

Tổng cộng 304 21726 4609 12237 17915 32792 123309

6. Phát triển nâng cao chất lƣợng đào tạo, phát hiện, bồi dƣỡng năng khiếu, nhân tài

lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Giai đoạn Sau đại học Đại học,

cao đẳng

Huấn luyện

viên,

Trọng tài

Vận động

viên

Tổng cộng

2011-2015

13 5 81 432 531

2016-2020

21 8 106 640 775

Tổng cộng

34 13 187 1072 1306