tƯ tƯỞng hỒ chÍ minh vỀ phÁt triỂn kinh tẾ ĐẤt nƯỚc

8
TƯ TƯỞNG HCHÍ MINH VPHÁT TRIN KINH TĐẤT NƯỚC Tư tưởng HChí Minh vkinh tế được hình thành t những năm hai mươi, từng bước phát trin qua my thp ktri qua snghip kháng chiến kiến quc, xây dng chế độ dân chnhân dân, tiến dn lên chnghĩa xã hội. Tư tưởng HChí Minh vkinh tế là mt bphn hợp thành tư tưởng HChí Minh bao gm mt hthống quan điểm đuộc rút ra thoạt độngt hc tin Vit Nam và nghiên cu lý lun, hc tp kinh nghim trên thế gii, nhm xây dng một nước Vit Nam dân giàu nước mnh, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sng ca nhân dân, hướng ti vic giải phóng con người mt cách triệt để toàn din. Nội dung tư tưởng HChí Minh vkinh tế khá phong phú , toàn diện mà tư tưởng chi phi là những đặc điể m kinh tế ca Việt Nam sau khi giành được độc lp dân tc tiến lên xây dng chnghĩa xã hội . Theo Người, “đặc điểm to ln nht ca ta trong thời kì quá độ là tmột nước nông nghip lc hu tiến thng lên chnghĩa xã hi không phi kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chnghĩa” 1 . Bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được thể hiện tập trung ở mục tiêu của nó là nâng cao đời sống nhân dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm làm sao cho dân ăn no, mặc ấm, được học hành, chữa bệnh, giải trí... Ngày 24/4/1956, trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Người căn dặn: “Phải luôn luôn nhớ rằng: điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân...”. Đó là mục đích kinh tế, là nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ, đồng thời là thước đo tính đúng đắn, ý nghĩa cách mạng của đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Người nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là 1 HChí Minh toàn tp, tp 10, tr.13.

Upload: lam-son

Post on 16-Jan-2017

140 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế được hình thành từ những năm hai mươi,

từng bước phát triển qua mấy thập kỉ trải qua sự nghiệp kháng chiến kiến quốc,

xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí

Minh về kinh tế là một bộ phận hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm một hệ

thống quan điểm đuộc rút ra từ hoạt độngt hực tiễn ở Việt Nam và nghiên cứu lý

luận, học tập kinh nghiệm trên thế giới, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân

giàu nước mạnh, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống của nhân

dân, hướng tới việc giải phóng con người một cách triệt để toàn diện.

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế khá phong phú , toàn diện mà tư

tưởng chi phối là những đặc điểm kinh tế của Việt Nam sau khi giành được độc lập

dân tộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội . Theo Người, “đặc điểm to lớn nhất của

ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa

xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”1.

Bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được thể hiện tập trung ở mục tiêu của nó là

nâng cao đời sống nhân dân. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ

tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm làm sao cho dân ăn no, mặc ấm, được học hành, chữa

bệnh, giải trí... Ngày 24/4/1956, trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Người căn dặn: “Phải luôn luôn nhớ

rằng: điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải

thiện dần đời sống của nhân dân...”. Đó là mục đích kinh tế, là nhiệm vụ của Đảng và

Chính phủ, đồng thời là thước đo tính đúng đắn, ý nghĩa cách mạng của đường lối, chính

sách và biện pháp kinh tế. Người nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, tr.13.

phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có

lỗi; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.

Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện

được”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ

chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do,

độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay:

1. Làm cho dân có ăn.

2. Làm cho dân có mặc.

3. Làm cho dân có chỗ ở.

4. Làm cho dân có học hành.

Rõ ràng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dân làm trung

tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đảng và Chính phủ.

1.1 Lấy phất triển kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm nhấn mạnh vai trò của công nghiệp

nặng.

Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối

với nền kinh tế nước ta, cũng như đối với việc nâng cao đời sống của nhân dân. Trong

Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

“Việt Nam là nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc.

Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy

vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh

thì nước ta thịnh!”.

Vào những năm đất nước bước vào giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm vụ thực hiện các kế

hoạch dài hạn công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát triển nông

nghiệp làm gốc, làm chính”.

Trong Bài nói với cán bộ ở Trung ương về xã tham gia cải tiến quản lý hợp tác xã, cải

tiến kỹ thuật (đăng trên báo Nhân Dân, số 3300, ngày 9/4/1963), Người nói: “... Có gì

sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng

để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Với tư tưởng coi trọng nông nghiệp trong nền

kinh tế nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất một nhà lãnh đạo am hiểu

sâu sắc thực tiễn của đất nước mình. “Lấy nông nghiệp làm chính” và “Phải bắt đầu từ

nông nghiệp” đã trở thành quy luật trong nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn đầu của thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đối với những nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta.

Trong “Chính sách kinh tế mới”, Lê Nin chủ trương “phải bắt đầu từ kinh tế nông dân”,

“phải chấn hưng nông nghiệp”. Lê Nin đã coi nông nghiệp như mũi đột phá đầu tiên để

mở mang sản xuất, tạo ra những tiền đề cần thiết cho phát triển kinh tế của đất nước. Chủ

tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công

nghiệp và nông nghiệp, hai chân không đều nhau, không thể lớn mạnh được. Chủ

tịch Hồ Chí Minh phân tích, nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ

lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, cung cấp đủ nông

sản để xuất khẩu đổi lấy máy mới… Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải

giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến

bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Nước ta là một nước nông nghiệp.

Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, cần lấy việc phát triển

nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có

cơ sở để phát triển công nghiệp. Nhưng nông nghiệp của ta còn khá lạc hậu, nên

cần phải cải tiến nông cụ hiện có. Công nhân cần tăng cường giúp nông dân, giúp

hợp tác xã làm việc này. Nông thôn tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì ngày

càng giàu có. Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công nghiệp sản xuất

ra. Đồng thời sẽ cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp và

thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát triển. Công

nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công nghiệp,

nông nghiệp phát triển thì dân giàu, nước mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì

trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác).

Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà

lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc

cực kỳ quan trọng. Do vậy, từ huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy, cần lấy

nông nghiệp làm chính, nhưng cần toàn diện, cần chú ý cả các mặt công nghiệp,

thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế,

vv… Các ngành này cần lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V mới xác định “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và VII đã cụ thể hóa tư tưởng đó thành chủ trương:

tập trung sức phát triển nông nghiệp, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn (lương thực -

thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu)... Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, tư

tưởng cơ bản trên được thể hiện thành chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế

nông thôn, chương trình số 1 trong số 11 chương trình và lĩnh vực phát triển trọng điểm

của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nông nghiệp trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh

tế khác và xem nó như một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể nền kinh tế quốc dân. Theo

Người, công nghiệp và nông nghiệp giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển như hai chân đi

khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và chóng đi đến mục tiêu.

Khi nói về đường lối phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò

của công nghiệp hóa. Người đã từng nói: “Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông

nghiệp làm chính... Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn

đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta"

Khi nói về đường lối công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất coi trọng công

nghiệp nặng. Trong bài báo "Thế nào là công nghiệp hóa", đăng trên báo Nhân

Dân ngày 22-1-1960, với bút danh C.K, Người đã viết: Công nghiệp nặng là đầu

mối để mở mang các ngành công nghiệp khác và cung cấp máy móc cho nông

nghiệp. Cho nên chưa có công nghiệp nặng thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ

và giàu mạnh được. Trong bài nói tại Hội nghị của Bộ Công nghiệp nặng ngày 31-

12-1964, Người còn nói rõ thêm vai trò của công nghiệp nặng: Nhiệm vụ của công

nghiệp nặng rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Để nâng cao không ngừng đời sống

của nhân dân, để xây dựng thắng lợi CNXH, chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt

công nghiệp nặng . Người coi trọng công nghiệp nặng đến mức Người đặt cụm từ

công nghiệp nặng bên cạnh cụm từ công nghiệp hóa như đồng nghĩa: "Muốn bảo

đảm đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa XHCN, phải xây dựng

công nghiệp nặng. Người còn cho rằng: "Công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh

tế độc lập".

Nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng đến mức gắn liền vai trò của công nghiệp

nặng với việc xây dựng nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh, coi công nghiệp nặng làm

cơ sở cho nền kinh tế độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự chỉ dẫn cho chúng

ta phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề này.

1.2 Phát triển kinh tế nhiều thành phần:

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, nhà nước VN Dân chủ Cộng hoà vừa ra

đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Cả nước đứng

lên thực hiện cuộc kháng chiến vệ quốc thần thánh. Trong đường lối kháng chiến,

Hồ Chí Minh chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” - một chủ trương thể

hiện sinh động sự kết hợp hai giai đoạn của cách mạng VN trong kháng chiến.

Cuối cuộc kháng chiến (1953) Hồ Chí Minh viết tác phẩm Thường thức chính trị.

Trong tác phẩm này Hồ Chí Minh chỉ ra 6 thành phần kinh tế ở nước ta (vùng tự

do): Một là, kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Hai là, kinh tế quốc doanh,

có tính chất chủ nghĩa xã hội. Ba là, các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã mua bán,

có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội. Các hội đổi công ở nông thôn, cũng là một loại

hợp tác xã. Bốn là, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường

tự túc ít có gì bán và cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu. Năm là,

kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần

vào xây dựng kinh tế. Sáu là, kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư

nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này tư bản của tư nhân là

chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh

đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt: Một là,

công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của

kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta

phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu

thuế thì phải trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông

dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế

nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự

lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. Hai là,

chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ

bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng

thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không

yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên.

Ba là, công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần

dùng khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để

cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt

chặt liên minh giữa công nông. Bốn là Lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai lâm

thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn

mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hoá ta chưa chế tạo được. Đó là

chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta.

Khi miền Bắc được giải phóng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giai cấp

địa chủ phong kiến bị đánh đổ, đồng nghĩa với thành phần kinh tế địa chủ phong

kiến bóc lột địa tô bị xoá bỏ. Vì vậy miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại

năm thành phần kinh tế mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra từ năm 1953. Hồ Chí Minh vẫn

nhất quán với quan điểm xây dựng, phát triển và sử dụng nền kinh tế nhiều thành

phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta. Chính sách

Người nêu đối với các thành phần kinh tế lúc này là: Thứ nhất, với kinh tế quốc

doanh – là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Cần

phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ

nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải đảm bảo cho

nó phát triển ưu tiên. Hai là, với kinh tế hợp tác xã – là hình thức sở hữu tập thể

của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ

cho nó phát triển. Hợp tác hoá nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải

tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cần phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công

và hợp tác xã. Ba là, với kinh tế cá thể của những người làm nghề thủ công và lao

động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra

sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác

xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện. Bốn là, với kinh tế của những nhà tư sản

công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải

khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân

sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Năm là, với kinh tế tư bản nhà

nước, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư bản đi theo chủ nghĩa xã hội

bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác; Nhà nước lãnh đạo

hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Thợ sơn bả matit

Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các thành phần kinh tế không xã hội

chủ nghĩa là sự vận dụng sáng suốt những quan điểm mácxít của Hồ Chí Minh

trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ quá độ. Mặt khác với đường lối xây

dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Hồ Chí Minh đã huy động được

sức mạnh của toàn dân tộc có liên minh công nông trí thức làm gốc cùng tiến vào

thời kỳ mới của dân tộc – xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, hoàn thành khát

vọng của dân tộc: Độc lập dân tộc và tự do hạnh phúc cho toàn dân

Bản quyền thuộc về dịch vụ sơn nhà