trong soÁ naØy - hcma.vnhcma.vn/uploads/2017/12/7/ban tin truong chinh tri so iv-2017 (1).pdfquy...

44
MỤC LỤC CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA HỌC VIỆN - Quyết định số 5029/QĐ-HVCTQG ban hành Quy định về ứng xử văn hóa của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Hướng dẫn số 256/HD-HVCTQG hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính - Hướng dẫn số 257/HD-HVCTQG hướng dẫn hoạt động đi thực tế của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Công văn số 1215/HVCTQG-TCT về việc tổ chức phong trào thi đua các trường chính trị, trường bộ, ngành năm học 2017 - 2018 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa - Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương (khóa XII) - Nguyễn Văn Nhâm - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên - ThS. Lê Minh Trung - Hai vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng mô hình trường chính trị chuẩn MÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM - ThS. Nguyễn Thị Dung - Phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới - ThS. Nguyễn Thị Hồng - Một số vấn đề trong quy trình soạn bài giảng đối với chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính - ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy - Trách nhiệm của người giảng viên lý luận chính trị TIN TỨC - SỰ KIỆN Chòu traùch nhieäm xuaát baûn TS Nguyeãn Vaên Thaéng Vuï tröôû ng Vuï Caù c tröôø ng chính trò Ñieä n thoaï i cô quan: 024. 62827178 Xuaát baûn 3 thaùng moät kyø Bieân taäp TS Caàm Thò Lai ThS Toáng Traàn Haø CN Traàn Thò Myõ Lieân Toøa soaïn Vuï Caùc tröôøng chính trò Hoïc vieän Chính trò quoác gia Hoà Chí Minh 135 Nguyeãn Phong Saéc Nghóa Taân - Caàu Giaáy - Haø Noäi Ñieän thoaïi: 024. 62827183 024. 62827209 Email: [email protected] HOÄI ÑOÀNG CHÆ ÑAÏO PGS, TS Tröông Thò Tho â ng TS Nguye ã n Va ê n Tha é ng PGS, TS Nguye ã n Minh Tua á n PGS, TS Ho à Tro ï ng Hoa ø i PGS, TS Le â Va ê n Lô ï i PGS, TS Le â Minh Qua â n PGS, TS Ño ã Xua â n Tua á t Chu û tòch UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n Thöïc hieän taïi Coâ ng ty Truyeà n thoâ ng Nhaá t Nam www.truyenthongnhatnam.com.vn Email: [email protected] Tel: 0989 359 111 Giaáy pheùp xuaát baûn Soá 16/GP-XBBT, ngaø y 08/3/2017 In taïi Coâng ty in Minh Ñaït 2 7 10 14 18 21 24 27 30 33 36 TRONG SOÁ NAØY Ảnh bìa 1: GS, TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, trao tặng Giấy chứng nhận cho các giảng viên đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi toàn quốc (khu vực phía Bắc)

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

MỤC LỤC

CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA HỌC VIỆN- Quyết định số 5029/QĐ-HVCTQG ban hành Quy định về ứng xử văn hóa của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- Hướng dẫn số 256/HD-HVCTQG hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính- Hướng dẫn số 257/HD-HVCTQG hướng dẫn hoạt động đi thực tế của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- Công văn số 1215/HVCTQG-TCT về việc tổ chức phong trào thi đua các trường chính trị, trường bộ, ngành năm học 2017 - 2018

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa - Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương (khóa XII)- Nguyễn Văn Nhâm - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên - ThS. Lê Minh Trung - Hai vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng mô hình trường chính trị chuẩn

MÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM - ThS. Nguyễn Thị Dung - Phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới- ThS. Nguyễn Thị Hồng - Một số vấn đề trong quy trình soạn bài giảng đối với chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính- ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy - Trách nhiệm của người giảng viên lý luận chính trị

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnTS Nguyeãn Vaên Thaéng

Vuï tröôûng Vuï Caùc tröôøng chính tròÑieän thoaïi cô quan: 024. 62827178

Xuaát baûn3 thaùng moät kyø

Bieân taäpTS Caàm Thò Lai

ThS Toáng Traàn HaøCN Traàn Thò Myõ Lieân

Toøa soaïnVuï Caùc tröôøng chính trò

Hoïc vieän Chính trò quoác gia Hoà Chí Minh135 Nguyeãn Phong Saéc

Nghóa Taân - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑieän thoaïi: 024. 62827183

024. 62827209Email: [email protected]

HOÄI ÑOÀNG CHÆ ÑAÏOPGS, TS Tröông Thò ThoângTS Nguyeãn Vaên ThaéngPGS, TS Nguyeãn Minh TuaánPGS, TS Hoà Troïng HoaøiPGS, TS Leâ Vaên LôïiPGS, TS Leâ Minh QuaânPGS, TS Ñoã Xuaân Tuaát

Chuû tòchUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieân

Thöïc hieän taïiCoâng ty Truyeàn thoâng Nhaát Namwww.truyenthongnhatnam.com.vnEmail: [email protected]

Tel: 0989 359 111Giaáy pheùp xuaát baûn

Soá 16/GP-XBBT, ngaøy 08/3/2017In taïi Coâng ty in Minh Ñaït

2

7

10

14

18

21

24

27

30

33

36

TRONG SOÁ NAØY

Ảnh bìa 1: GS, TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, trao tặng Giấy chứng nhận cho các giảng viên đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi toàn quốc (khu vực phía Bắc)

2

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vị áp dụng1. Đối tượng điều chỉnh: Quy định về ứng xử văn hóa áp dụng với tất cả cán bộ,

công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi tắt là học viên) đang công tác, học tập tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các học viện khu vực, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trường Đảng).

2. Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng thống nhất tại Trường Đảng. Cán bộ, học viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội dung của Quy định.

Điều 2. Mục đích1. Giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa Trường Đảng: Tuyệt đối

trung thành với Đảng, với Tổ quốc; cống hiến trong thực thi công vụ; cầu thị, sáng tạo, chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học; kỷ cương nơi công sở; văn minh trong ứng xử.

2. Là một trong các căn cứ để đánh giá, phân loại, khen thưởng cán bộ, học viên, hàng năm và cuối khóa học; xử lý trách nhiệm khi cán bộ, học viên vi phạm.

Điều 3. Những nguyên tắc chung1. Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đặc thù của Trường Đảng.

2. Phù hợp với phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, học viên trong công tác, học tập và rèn luyện; xây dựng môi trường làm việc, học tập chuyên nghiệp, dân chủ, văn minh, hiện đại, khoa học, nhân văn.

3. Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của Trường Đảng.

CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA HỌC VIỆN

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNHVề ứng xử văn hóa của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5029/QĐ-HVCTQG ngày 26/10/2017 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

3

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Chương IIỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ VÀ HỌC VIÊN

Điều 4. Ứng xử của cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu1. Trong quan hệ công táca) Ứng xử với đồng nghiệp- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp;- Phối hợp, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.b) Ứng xử với cấp trên- Khách quan, trung thực trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến cho

công tác tham mưu, quản lý ở lĩnh vực được phân công.- Chấp hành sự phân công công tác.c) Ứng xử với cấp dưới- Gương mẫu về đạo đức, lối sống;- Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khả năng của cán bộ thuộc thẩm quyền

quản lý để bố trí, sắp xếp, giao nhiệm vụ phù hợp; - Phát huy dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đối xử; tạo môi trường và cơ hội

để cấp dưới bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, quan điểm;- Bao dung, tôn trọng và tạo niềm tin đối với cấp dưới; kịp thời động viên, chia sẻ

khó khăn, vướng mắc;- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá khách quan việc chấp hành kỷ cương, kỷ

luật trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.d) Ứng xử với học viên- Là tấm gương về đạo đức cách mạng, tác phong, tư duy, bản lĩnh chính trị;- Lắng nghe ý kiến của học viên để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn,

vướng mắc trong quá trình dạy - học tại Trường Đảng.2. Đối với công việca) Không ngừng tích lũy tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;b) Trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong điều hành;c) Giải quyết công việc đúng quy định; không sách nhiễu, không ưu tiên người

thân, không gợi ý tặng quà;d) Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân;đ) Kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, hối lộ,

tham nhũng;e) Chịu trách nhiệm về kết quả và hạn chế của lĩnh vực được phân công phụ trách;3. Đối với chính mìnha) Tuân thủ nguyên tắc tự phê bình và phê bình;b) Thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, tư duy, phong cách của người cán

bộ lãnh đạo, quản lý.

4

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Điều 5. Ứng xử của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học1. Trong quan hệ công táca) Ứng xử với đồng nghiệp- Hợp tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;- Chia sẻ thông tin, tri thức, kinh nghiệm;- Tôn trọng, góp ý thẳng thắn, đúng mực; không phân biệt, xúc phạm danh dự

đồng nghiệp dưới mọi hình thức; bảo đảm sự đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.b) Ứng xử với học viên- Có thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp;- Tôn trọng ý kiến của học viên;- Thể hiện phong cách mẫu mực của người giảng viên Trường Đảng trên giảng

đường và trong cuộc sống;- Không gợi ý quà tặng.2. Đối với công việca) Đảm bảo thời gian làm việc đúng quy định;b) Luôn có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, đơn vị và bản thân;c) Thực hiện kỷ luật phát ngôn, không nói, viết và làm những việc trái với lợi ích

của Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống lại những lời nói và việc làm sai trái, xuyên tạc, phản động;

d) Khi trả lời, phát biểu, bình luận với các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế mà không được sự ủy quyền của người có thẩm quyền thì phải nêu rõ việc trả lời đó trên danh nghĩa cá nhân, không đại diện, nhân danh Trường Đảng và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những thông tin đó.

3. Đối với chính mìnha) Thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm cá nhân và hiệu quả trong công việc;b) Chủ động cập nhật kiến thức; không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc và sự nghiệp đổi mới; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu.

Điều 6. Ứng xử của học viên1. Trong quan hệ công táca) Ứng xử với giảng viên- Thể hiện thái độ đúng mực trong giao tiếp, ứng xử;- Cầu thị khi trao đổi ý kiến, thảo luận trên lớp;- Không dùng quà tặng để mưu lợi cho cá nhân, tập thể.b) Ứng xử với cán bộ lãnh đạo, quản lý- Tôn trọng ý kiến và chấp hành quy định của Trường Đảng, quyết định của các

cấp lãnh đạo, quản lý;- Giữ thái độ khiêm tốn khi trao đổi với cán bộ lãnh đạo, quản lý.c) Ứng xử với cán bộ tham mưu, phục vụ- Giữ thái độ lịch sự, tôn trọng với cán bộ tham mưu, phục vụ;

5

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

- Có thái độ hợp tác trong giải quyết công việc.d) Ứng xử giữa học viên với học viên- Chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập;- Đoàn kết, không gây bè phái, chia rẽ nội bộ;- Xây dựng, duy trì sự kết nối giữa các học viên trong lớp, trong Trường Đảng và

giữa các thế hệ học viên của Trường Đảng.2. Đối với nhiệm vụ học tập, rèn luyệna) Tuân thủ nội quy, quy chế, quy định của Trường Đảng;b) Có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc; tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ

kinh nghiệm.c) Chủ động, tích cực khai thác các nguồn tài liệu phục vụ việc học tập.3. Đối với chính mìnha) Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện lối sống, tác phong

chuẩn mực;b) Đấu tranh với các tiêu cực trong học tập và công tác.Điều 7. Ứng xử của cán bộ phục vụ1. Trong quan hệ công táca) Ứng xử với đồng nghiệp- Có thái độ hòa nhã, hợp tác trong công việc; chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp

khi cần thiết;- Xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết; tôn trọng, không xúc phạm đồng nghiệp dưới

mọi hình thức.b) Ứng xử với cấp trên- Tôn trọng cán bộ lãnh đạo, quản lý;- Chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo, nhiệm vụ được cấp trên, tổ chức phân công.c) Ứng xử với học viên- Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học viên; kịp thời giải đáp, tháo gỡ những khó

khăn, vướng mắc của học viên trong phạm vi thẩm quyền;- Tiếp thu nghiêm túc các góp ý, phản ánh của học viên.2. Đối với công việca) Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật lao động;b) Thân thiện với người đến liên hệ công việc;c) Chăm chỉ, mẫn cán trong công việc; tránh tư tưởng chọn việc;d) Có ý thức trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ tài sản công; sử dụng tiết kiệm các

nguồn lực của cơ quan, đơn vị.3. Đối với chính mìnha) Nghiêm khắc trong công việc;b) Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;c) Rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp.

6

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân1. Các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ

chức triển khai, thực hiện Quy định này trong cơ quan, đơn vị; niêm yết công khai Quy định tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị; kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổ chức đánh giá và kiểm điểm việc thực hiện khi xếp loại thi đua hàng năm.

2. Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định; phát hiện, cổ vũ, động viên những đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; phê phán các biểu hiện, hành vi vi phạm.

3. Công đoàn, Nữ công, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh quán triệt, phổ biến Quy định; hướng dẫn đoàn viên, hội viên của tổ chức mình gương mẫu thực hiện.

4. Cơ quan, đơn vị quản lý đào tạo có trách nhiệm phổ biến Quy định này cho các lớp học viên từ ngày khai giảng; căn cứ kết quả thực hiện để đánh giá, phân loại rèn luyện của học viên.

5. Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Văn phòng Học viện, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Thanh tra, Ban Thanh tra Nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.

Điều 9. Khen thưởng, kỷ luật1. Cán bộ, học viên thực hiện tốt Quy định sẽ được biểu dương, khen thưởng theo

quy định hiện hành.2. Cán bộ, học viên thực hiện chưa tốt hoặc vi phạm, tùy mức độ sẽ bị nhắc nhở,

phê bình hoặc kỷ luật.Điều 10. Điều khoản thi hành1. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký, thay thế Quyết định số

2616/QĐ-HVCTQG ngày 10/10/2007 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quy định về việc thực hiện văn hóa công sở tại Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Quyết định số 1659/QĐ-HVCT-HCQG ngày 26/6/2008 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện xem xét, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

3. Các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quy định này để cụ thể hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của trường.

GIÁM ĐỐC (đã ký)

Nguyễn Xuân Thắng

7

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 256/HD-HVCTQG Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017

HƯỚNG DẪN Hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo

Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Căn cứ Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 06/01/2004 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nghị định số 48/2014/NĐ-CP ngày 19/5/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Thực hiện Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành bộ Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

1. Mục đích

Hoạt động nghiên cứu thực tế thực hiện phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn là một nội dung trong chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính giúp học viên củng cố, bổ sung kiến thức lý luận đã được học trên lớp, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện.

2. Yêu cầu

Việc tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế phải căn cứ vào chương trình đào tạo, đảm bảo đủ thời gian, thiết thực, có hiệu quả.

II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Thời gian

- Hoạt động nghiên cứu thực tế được tiến hành sau khi kết thúc các nội dung học trên lớp.

- Căn cứ chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), thời gian đi nghiên cứu thực tế của học viên được tổ chức 01 đợt (05 ngày)/khóa học.

8

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

2. Địa điểm

Địa điểm đi nghiên cứu thực tế là các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trong hoặc ngoài tỉnh.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

1. Nội dung

Nội dung nghiên cứu thực tế gắn với kiến thức đã học trong toàn khóa với nhiều chủ đề khác nhau như: kết quả hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; kinh nghiệm và bài học xây dựng hệ thống chính trị; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tình hình xây dựng nông thôn mới; kết quả và bài học kinh nghiệm của các lĩnh vực công tác: văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng; việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương...

2. Phương thức

- Nghe báo cáo thực tế do các địa phương, đơn vị chuẩn bị, đoàn trao đổi làm rõ thêm các vấn đề quan tâm.

- Nghiên cứu sâu các mô hình, điển hình, tìm hiểu các cách làm hay, làm mới của địa phương, đơn vị.

- Tham dự vào các hoạt động chung của địa phương, đơn vị, các hoạt động riêng của các tổ chức chính trị - xã hội; thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Xây dựng kế hoạch đi nghiên cứu thực tế

- Phòng Đào tạo dự thảo kế hoạch tổ chức đi nghiên cứu thực tế cho từng lớp, trình Ban Giám hiệu phê duyệt trước thời điểm đi nghiên cứu thực tế ít nhất 01 tháng.

- Kế hoạch xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, địa điểm đi nghiên cứu, công tác tổ chức, công tác tài chính - hậu cần và các công tác khác có liên quan.

2. Thành lập đoàn đi nghiên cứu thực tế

- Trên cơ sở đề xuất của Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu quyết định thành lập các đoàn đi nghiên cứu thực tế. Mỗi lớp học thành lập 03 đến 04 đoàn, do 01 học viên trong Ban Cán sự lớp hoặc tổ trưởng làm trưởng đoàn.

- Mỗi khoa phụ trách ít nhất 01 đoàn đi nghiên cứu thực tế, cử đại diện lãnh đạo khoa hoặc giảng viên trực tiếp phụ trách.

- Chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách 01 đoàn và giúp Trưởng phòng Đào tạo theo dõi, đôn đốc các đoàn thực hiện kế hoạch đi nghiên cứu thực tế.

9

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

3. Làm việc với các địa phương, đơn vị đến nghiên cứu thực tế

Trước khi đưa các đoàn đi nghiên cứu thực tế, Ban Giám hiệu làm việc với cấp ủy các địa phương hoặc lãnh đạo các ngành để thống nhất thời gian, địa điểm, nội dung, phương thức và các điều kiện khác có liên quan khi đưa học viên về nghiên cứu thực tế.

4. Kiểm tra việc thực hiện

Ban Giám hiệu tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đi nghiên cứu thực tế đối với một số đoàn để rút kinh nghiệm.

5. Xây dựng báo cáo kết quả đi nghiên cứu thực tế

Kết thúc đợt đi nghiên cứu thực tế, Trưởng đoàn xây dựng báo cáo hoạt động chung của đoàn trong thời gian đi nghiên cứu thực tế, nêu rõ kết quả và những việc chưa làm được, đề xuất, kiến nghị với nhà trường và địa phương những vấn đề cần rút kinh nghiệm. Báo cáo có xác nhận của địa phương, đơn vị mà đoàn về nghiên cứu thực tế và của giảng viên trực tiếp phụ trách.

V. VIẾT, CHẤM VÀ LƯU BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

- Kết thúc đợt đi nghiên cứu thực tế, học viên viết thu hoạch theo chủ đề nghiên cứu thực tế.

- Việc học viên viết thu hoạch và nhà trường chấm bài thu hoạch thực hiện theo Điều 10, Quy chế Đánh giá và quản lý kết quả học tập của học viên Trung cấp lý luận chính trị - hành chính của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Việc lưu bài thu hoạch thực hiện theo Điều 13, Quy chế Đánh giá và quản lý kết quả học tập của học viên Trung cấp lý luận chính trị - hành chính của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.

Nơi nhận: - Ban Giám đốc Học viện (để chỉ đạo);- Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương (để thực hiện);- Lưu: VT, Vụ CTCT.

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Nguyễn Xuân Thắng

10

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 257/HD-HVCTQG Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017

HƯỚNG DẪN Hoạt động đi thực tế của cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ Quyết định số 224-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 06/01/2004 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nghị định số 48/2014/NĐ-CP ngày 19/5/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; thực hiện Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành bộ Quy chế quản lý đào tạo của Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và yêu cầu thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn hoạt động đi thực tế của giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

I. ĐI THỰC TẾ HẰNG NĂM

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Hoạt động đi thực tế hằng năm của giảng viên nhằm củng cố, bổ sung kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

1.2. Yêu cầu

Giảng viên đi thực tế hằng năm tại các địa phương, đơn vị là thực hiện nhiệm vụ theo Quy chế giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hoạt động này cần đảm bảo đủ thời gian, hiệu quả, thiết thực; sát chương trình đào tạo, bồi dưỡng; có những nội dung mới; hạn chế tối đa việc lặp lại các địa điểm đã từng đi thực tế năm học trước.

2. Đối tượng, thời gian đi nghiên cứu thực tế

2.1. Đối tượng

Áp dụng đối với giảng viên (bao gồm cả giảng viên kiêm nhiệm) đang công tác tại trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quy chế giảng viên (ban hành kèm theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

11

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

2.2. Thời gian - Giảng viên trong thời gian tập sự: 10 ngày/năm

- Giảng viên, giảng viên chính: 15 ngày/năm

- Giảng viên cao cấp: 7 ngày/năm

3. Nội dung và phương thức đi thực tế3.1. Nội dung Nội dung đi nghiên cứu thực tế gắn với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng,

những nhiệm vụ chính trị mà trường chính trị đảm nhận, nhiệm vụ của giảng viên. Tập trung vào các nội dung như: kết quả hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; kinh nghiệm và bài học xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xử lý các tình huống chính trị - xã hội; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tình hình xây dựng nông thôn mới; kết quả và bài học kinh nghiệm của các lĩnh vực công tác: văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại; việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương...

3.2. Phương thức- Nghe báo cáo thực tế do các địa phương, đơn vị chuẩn bị, đoàn trao đổi làm rõ

thêm các vấn đề quan tâm.

- Nghiên cứu sâu các mô hình, điển hình, tìm hiểu các cách làm hay, làm mới của địa phương, đơn vị.

- Tham dự vào các hoạt động chung của địa phương, đơn vị, các hoạt động riêng của các tổ chức chính trị - xã hội; thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội.

- Tùy vấn đề nghiên cứu, thời gian, địa điểm nghiên cứu, giảng viên có thể linh hoạt bố trí đi từ 01 đến 02 đợt/năm.

- Việc đi thực tế có thể do giảng viên tự liên hệ, thực hiện hoặc do các khoa tổ chức theo kế hoạch đã được Ban Giám hiệu phê duyệt.

- Kết thúc đợt đi thực tế, giảng viên viết báo cáo thu hoạch về các nội dung đã nghiên cứu. Báo cáo có xác nhận của địa phương, đơn vị đến thực tế.

II. ĐI THỰC TẾ CÓ KỲ HẠN1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đíchCán bộ, giảng viên thực tế có kỳ hạn tại các địa phương, đơn vị nhằm củng cố, bổ

sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, nhất là kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong lãnh đạo, quản lý, trong giảng dạy, nghiên cứu đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như về lâu dài.

1.2. Yêu cầuViệc cử cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế có kỳ hạn tại các địa phương, đơn

vị phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của nhà trường, gắn với

12

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp khoa, phòng, cấp trường, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, giảng viên.

2. Đối tượng, thời gian đi thực tế có kỳ hạn2.1. Đối tượngLà cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên dưới 50 tuổi (với nam), dưới 45 tuổi (với

nữ); cán bộ trong quy hoạch chức danh lãnh đạo quản lý thuộc biên chế của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chưa đi thực tế lần nào.

2.2. Thời gian Đi thực tế có kỳ hạn từ 03 tháng đến 01 năm

3. Nội dung và phương thức đi thực tế có kỳ hạn3.1. Nội dungNội dung nghiên cứu gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy, ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chú trọng nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu, có tính hệ thống liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, kết quả thực hiện và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của các cơ sở được cử đến nghiên cứu.

3.2. Phương thức - Trên cơ sở đề án đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn đã được thường trực

tỉnh ủy, thành ủy phê duyệt, nhà trường lựa chọn và thống nhất với các địa phương, đơn vị trong việc bố trí cán bộ, giảng viên đi thực tế.

- Tùy theo từng chức danh, vấn đề, mục đích, địa điểm nghiên cứu, cán bộ, giảng viên được bố trí linh hoạt đi 03 tháng hoặc 06 tháng/đợt hoặc 01 năm. Có thể đi nghiên cứu từ 01 đến 02 địa phương, đơn vị song ít nhất thời gian 01 đợt nghiên cứu tại địa phương, đơn vị phải từ 03 tháng trở lên.

- Cùng với việc nghe báo cáo, quan sát, ghi chép, thâm nhập thực tế, tham dự các hoạt động, cần chủ động tham gia đảm nhận những phần việc cụ thể được giao để tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm xử lý các tình huống chính trị - xã hội.

- Trên cơ sở kiến thức lý luận, tích cực đề xuất những sáng kiến cá nhân, giải pháp hiệu quả trong lãnh đạo, quản lý, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với địa phương, đơn vị.

- Kết thúc đợt đi thực tế, cán bộ, giảng viên viết báo cáo thu hoạch về các nội dung đã nghiên cứu. Báo cáo có xác nhận của địa phương, đơn vị đến thực tế.

4. Trách nhiệm và quyền lợi4.1. Trách nhiệm - Học tập, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ

chuyên môn, phong cách và phương pháp công tác.

13

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

- Giữ gìn phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực đóng góp xây dựng địa phương, đơn vị đến nghiên cứu thực tế; thiết lập, xây dựng và giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau với đồng chí, đồng nghiệp.

- Cán bộ, giảng viên trước khi đi thực tế phải xây dựng chương trình, nội dung công tác chi tiết và được Ban Giám hiệu thông qua, cấp ủy địa phương, đơn vị đến thực tế thống nhất; định kỳ 03 tháng báo cáo Hiệu trưởng và cấp ủy nơi đến thực tế tình hình và kết quả công tác.

4.2. Quyền lợi

- Cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn được hưởng nguyên lương và phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi khác (nếu có) tại nhà trường.

- Kết quả đi thực tế của cán bộ, giảng viên là một trong những cơ sở để nhà trường xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, cử đi đào tạo trình độ cao hơn, nâng lương trước thời hạn...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Đôn đốc, hướng dẫn các trường thực hiện đúng quy chế giảng viên (ban hành theo Quyết định số 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Hướng dẫn cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đi thực tế tại các địa phương, đơn vị.

- Đề xuất ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy về một số vấn đề có liên quan để giúp các trường chính trị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

2. Trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Trên cơ sở hướng dẫn của Học viện, các trường xây dựng đề án đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn, thống nhất với Ban Tổ chức các tỉnh, thành ủy để trình thường trực tỉnh ủy, thành ủy phê duyệt.

- Hằng năm tiến hành rà soát danh sách cán bộ, giảng viên, bổ sung hoặc đưa ra ngoài danh sách những người không thuộc diện đi thực tế; thường xuyên giữ mối liên lạc với các địa phương, đơn vị có cán bộ, giảng viên của trường đến thực tế; kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến nội dung, phương thức, chế độ, chính sách phù hợp đối với cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn./.

Nơi nhận: - Ban Giám đốc(để chỉ đạo);- Thường trực các tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp chỉ đạo);- Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);- Lưu: VT, Vụ CTCT.

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Nguyễn Xuân Thắng

14

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Số: 1215/HVCTQG-TCTV/v tổ chức phong trào thi đua

các trường chính trị, trường bộ, ngành năm học 2017 - 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017

Kính gửi: - Cụm trưởng, Cụm phó các Cụm thi đua; - Ban Giám hiệu trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương

Căn cứ Hướng dẫn số 1640/HD-BTĐKT ngày 17/8/2016 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tổ chức khối, cụm thi đua của các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và đề nghị tặng Cờ Thi đua của Chính phủ, Cờ Thi đua cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 2734/QĐ-HVCTQG ngày 24/7/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc chia cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh; nội dung, chỉ tiêu thi đua tại Mục II, Mục III Kế hoạch số 144/KH-HVCTQG ngày 16/9/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về tổ chức phong trào thi đua đối với các trường chính trị cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 với chuyên đề: “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học”; Hướng dẫn số 157/HD-HVCTQG ngày 19/10/2015 về việc Tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh; Quyết định số 3001/QĐ-HVCTQG ngày 06/7/2017 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc công nhận Cụm trưởng, Cụm phó Cụm thi đua các trường chính trị, trường cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương năm học 2017 - 2018.

Để triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 với phương châm “Đột phá - Sáng tạo - Chất lượng - Hiệu quả” nhằm tạo ra hoạt động cụ thể, thiết thực, tránh hình thức, lãng phí; phát huy tinh thần xây dựng, học hỏi lẫn nhau, suy tôn đúng, khen thưởng chính xác để phong trào thi đua giữa các trường thực sự trở thành động lực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và những nhiệm vụ khác của các trường, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hướng dẫn các trường, các cụm thi đua thực hiện tốt một số nội dung sau:

I. Nội dung thi đua

1. Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 157/HD-HVCTQG ngày 19/10/2015 về việc Tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh. Một số điều chỉnh của Hướng dẫn số 157/HD-HVCTQG thể hiện trong công văn này.

15

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương hướng, nhiệm vụ công tác trường chính trị, trường bộ, ngành năm học 2017 - 2018 (thể hiện trong Báo cáo số 345/BC-HVCTQG ngày 06/9/2017 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về Tổng kết công tác trường chính trị, trường bộ, ngành năm học 2016 - 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 - 2018) và những nhiệm vụ chính trị do tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể giao cho.

3. Tăng cường tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các trường trong cụm thi đua nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần đưa công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của các trường. Mỗi trường, mỗi cụm thi đua phấn đấu ít nhất có 01 nội dung mới, cách làm mới thể hiện chiều sâu của phong trào thi đua gắn với chuyên môn và đặc thù của mỗi trường, mỗi cụm thi đua.

4. Tùy điều kiện của các cụm, cụm trưởng, cụm phó và các đơn vị thành viên có thể triển khai các nội dung trên thông qua các hoạt động giao lưu điển hình tiên tiến, hội thảo, hội thi, hội thao... với nhiều chủ đề khác nhau gắn với nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị.

II. Tổ chức thi đua

2.1. Các trường, các cụm thi đua

- Cụm trưởng, Cụm phó chủ động xây dựng Bản ký kết giao ước thi đua, triển khai việc ký kết giao ước thi đua; Kế hoạch, nội dung, chương trình, phát động phong trào thi đua trong cụm thi đua theo năm học triển khai tới các thành viên trong cụm tại Hội nghị Toàn quốc công tác trường chính trị theo năm học hoặc tự tổ chức riêng trong cụm, hoàn thành trước ngày 05/10/2017.

- Các đơn vị thành viên trong cụm hưởng ứng phong trào thi đua do Học viện và các cụm phát động.

- Cụm trưởng hoàn thành hồ sơ và gửi về Học viện (qua Vụ Các trường chính trị) trước ngày 10/10/2017 (tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ bao gồm:

+ Bản ký kết giao ước thi đua theo năm học (mẫu 1);

+ Kế hoạch, nội dung, chương trình thi đua của cụm;

+ Danh sách cán bộ phụ trách thi đua của các trường trong cụm thi đua (mẫu 2);

+ Danh sách đăng ký số tài khoản của các trường trong cụm thi đua (mẫu 3).

2.2. Vụ Các trường chính trị

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các văn bản tham mưu với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành quyết định Cụm trưởng, Cụm phó cụm thi đua; hướng dẫn tổ chức phong trào của các cụm thi đua.

16

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

- Chủ trì, phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra một số đơn vị thuộc cụm thi đua.

- Theo dõi, đánh giá hoạt động của các trường, các cụm thi đua để tham mưu với Giám đốc Học viện.

- Soạn thảo các văn bản đề nghị về thi đua, khen thưởng đối với các trường chính trị, trường bộ, ngành.

2.3. Ban Thi đua - Khen thưởng

Phối hợp với Vụ Các trường chính trị tham mưu với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua của các trường, các cụm thi đua năm học 2017 - 2018; sơ kết 03 năm thực hiện Hướng dẫn số 157/HD-HVCTQG ngày 19/10/2015 về việc Tổ chức và hoạt động của Cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh.

III. Tổng kết thi đua

3.1. Các trường chính trị, trường bộ, ngành

- Các trường hoàn thiện, gửi báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm học và phiếu chấm điểm thi đua do Học viện ban hành kèm theo công văn này và gửi về Học viện (qua Vụ Các trường chính trị) và cụm trưởng trước ngày 25/5/2018 (tính theo dấu bưu điện).

- Tham gia Hội nghị tổng kết cụm thi đua do cụm trưởng, cụm phó chủ trì tổ chức.

3.2. Cụm thi đua

- Cụm trưởng, Cụm phó chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết hoàn thành trước ngày 30/5/2018 với những nội dung cụ thể sau:

+ Tổng kết phong trào thi đua trong năm học, triển khai nhiệm vụ thi đua, khen thưởng năm học mới.

+ Chủ trì, thống nhất với các thành viên trong cụm chấm điểm cho các đơn vị thành viên. Căn cứ kết quả chấm điểm đề xuất đơn vị tiêu biểu đề nghị Giám đốc Học viện xét tặng Cờ thi đua của Học viện (cấp Bộ) và Bằng khen của Giám đốc Học viện theo quy định.

+ Giới thiệu Cụm trưởng và Cụm phó năm học mới.

+ Bàn giao trách nhiệm giữa Cụm trưởng, Cụm phó cũ với Cụm trưởng, Cụm phó mới.

- Cụm trưởng hoàn thiện hồ sơ gửi về Học viện (qua Vụ Các trường chính trị) trước ngày 05/6/2017 (tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ gồm:

+ Báo cáo tổng kết phong trào thi đua của cụm;

+ Biên bản Hội nghị tổng kết phong trào thi đua của cụm;

17

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

+ Bảng tổng hợp điểm đánh giá thi đua của cụm thi đua (mẫu 4);

+ Tờ trình và danh sách đề nghị khen thưởng.

3.3. Vụ Các trường chính trị

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tập hợp, tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng của các trường chính trị, trường bộ, ngành trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học...

- Tổng hợp, thẩm định thành tích, kết quả bình xét của các trường, các cụm thi đua.

- Chấm điểm, đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để tham mưu với Giám đốc Học viện.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, thẩm định kết quả bình xét của cụm thi đua.

- Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình Giám đốc Học viện và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Học viện (qua Ban Thi đua - Khen thưởng).

3.4. Ban Thi đua - Khen thưởng

- Tổng hợp, kiểm tra hồ sơ; thẩm định thủ tục, quy trình bình xét thi đua của các trường, các cụm thi đua do Vụ Các trường chính trị trình Giám đốc Học viện.

- Hoàn thiện hồ sơ, tham mưu với Giám đốc Học viện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Học viện về việc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đối với các trường.

Trong quá trình thực hiện tổ chức hoạt động cụm thi đua, nếu có vướng mắc, cụm trưởng, cụm phó cụm thi đua hoặc các trường phản ánh về Học viện (qua Vụ Các trường chính trị hoặc đồng chí Lưu Thị Ngọc - chuyên viên theo dõi công tác thi đua - khen thưởng của Vụ Các trường chính trị, sđt: 024.62827208; 01649.604217; mail: [email protected]) để tổng hợp báo cáo Giám đốc Học viện xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:- Ban Giám đốc Học viện (để chỉ đạo);- Thường trực Đảng ủy Học viện (để báo cáo);- Như kính gửi (để thực hiện);- Vụ CTCT, Ban TĐ-KT (để thực hiện);- Lưu: VT.

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Thắng

18

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trong thời gian qua, nhất là sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014

của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý” và Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư “Về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Công tác giáo dục lý luận chính trị (LLCT) nói chung và đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng của tỉnh Nghệ An đã được cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, nội dung, hình thức từng bước được đổi mới; số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng LLCT, kỹ năng nghiệp vụ ngày càng tăng, cơ bản gắn với quy hoạch cán bộ, yêu cầu chức danh, vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ giảng viên được quan tâm đúng mức; điều kiện vật chất, kỹ thuật các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được cải thiện nâng cấp, góp phần hoàn thiện, nâng cao trình độ LLCT, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ; xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vẫn còn một số hạn chế. Việc xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giữa cơ quan tham mưu, cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo có mặt thiếu chặt chẽ. Nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn trùng lặp, cập nhật bổ sung kiến thức mới chưa kịp thời. Phương pháp giảng dạy còn chưa phát huy tính tích cực của học viên, thiếu sự hấp dẫn, thu hút học viên học tập, việc rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, quản lý còn yếu. Công tác dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chưa sát thực tế. Một số cơ quan, đơn vị liên kết đào tạo, bồi dưỡng không đúng quy định. Nội dung chương trình, chất lượng dạy, học chưa đảm bảo, chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay, nên chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Việc chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở

* Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nghệ An.

ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG (KHÓA XII)

ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa*

19

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

vật chất, kinh phí, cơ chế chính sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; việc phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo đối tượng, tiêu chuẩn chức danh còn bất cập. Không ít cán bộ xác định động cơ học tập chưa đúng đắn, thực hiện nghĩa vụ học tập chưa nghiêm; thậm chí còn lười học lý luận chính trị.

Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới, góp phần thực hiện có hiệu quả, ngăn chặn, đầy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự chuyển hóa”, “tự chuyển biến” trong nội bộ như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nêu, theo tôi cần tập trung một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Trước hết, là đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể và thực hiện có hiệu quả các văn bản của Trung ương, Chính phủ và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học và tự học của cán bộ.

Phải làm cho cán bộ, đảng viên thích học LLCT, tích cực tham gia học tập LLCT, được học LLCT không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là vinh dự của cán bộ; phải sớm khắc phục bệnh lười học LLCT.

Các cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT phải gắn với quy hoạch cán bộ, sử dụng và bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và vị trí công việc. Chọn cử cán bộ đi học đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây lãng phí, tốn kém. Đào tạo lý luận chính trị phải đảm bảo tính hệ thống, liên thông giữa các cấp học, bậc học; không tiếp nhận, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn học tập lý luận chính trị bắt buộc.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những đơn vị mở lớp đào tạo, bồi dưỡng kém chất lượng, hình thức; tránh tình trạng bằng thật, học giả, cán bộ học xong nhưng không nắm được kiến thức...

Thứ hai, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp với từng loại hình đào tạo và chức danh cán bộ, đánh giá thực chất kết quả đào tạo.

Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, thiết thực; Gắn đào tạo cơ bản với bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực

20

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

hành và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng chức danh; xây dựng, biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.

Chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, hiện đại. Phương pháp giảng dạy và học tập phải sinh động, tạo sự hấp dẫn, có thực tiễn và phù hợp với đối tượng, tăng sự chủ động và tích cực của người học, tăng cường trao đổi 2 chiều giữa người học và người dạy, làm cho người học thích học, người giảng có hứng thú và trách nhiệm trong giảng dạy. Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm thực chất. Thành lập hệ thống kiểm định, khảo thí, đánh giá chất lượng cán bộ trong và sau đào tạo.

Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo từng lĩnh vực, đối tượng vùng miền, trong đó ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vùng đặc thù. Chú trọng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên theo chương trình học tập lý luận chính trị bắt buộc.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên giảng dạy LLCT.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, trang bị kỹ năng, phương pháp công tác cho đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Cần rà soát các quy định theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các đơn vị liên quan đến thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để xây dựng quy định, quy chế thống nhất trong công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện theo hướng không chồng chéo, tránh lãng phí về thời gian và kinh phí, thực hiện hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp lý, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, lý luận, có kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm quản lý. Quan tâm đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên để từng bước chuẩn hóa đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng có trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm. Có cơ chế chính sách đặc thù để mời các giảng viên, báo cáo viên cao cấp, chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm tham gia trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Thứ tư, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập theo hướng đồng bộ và hiện đại hóa tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách mới về đào tạo, bồi dưỡng, trong đó quan tâm chế độ chính sách cho giảng viên và người học, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách của tỉnh./.

21

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đào

tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh nói riêng là một trong những nhiệm vụ cơ bản góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.

Hiện nay, tổng số cán bộ, viên chức, người lao động của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên gồm 54 cán bộ, giảng viên trong đó có 41 giảng viên. Về trình độ chuyên môn có 22 thạc sĩ trong đó có 02 đồng chí đang nghiên cứu sinh; 19 cử nhân trong đó có 05 đồng chí đang học cao học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý theo nội dung, chương trình và quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức về lý luận chính trị, hành chính, nắm được kỹ năng lãnh đạo, quản lý, Nhà trường không ngừng đổi mới tất cả các khâu trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Trước hết, nhà trường chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong những năm gần đây, hằng năm, nhà trường đều cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ với nhiều loại hình khác nhau ở trong và ngoài tỉnh. Riêng năm 2017, nhà trường được Tỉnh ủy cử 01 đồng chí đi nghiên cứu sinh, trường cử 04 đồng chí học cao học, 02 đồng chí được Tỉnh ủy cử đi học cao cấp lý luận chính trị, 03 đồng chí học Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và nhiều lượt cán bộ, giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan khác triệu tập.

Đồng thời, nhà trường rất coi trọng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Vào đầu quý III, nhà trường đã gửi văn bản tới Đảng bộ các huyện, thành, thị; các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đề nghị đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Vào tháng 10, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng dự thảo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho năm sau; đồng thời tổ chức hội nghị với các đảng bộ huyện, thành, thị và một số cơ quan, đơn vị để trao đổi, thống nhất và hoàn thành dự thảo kế

* Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Nhâm*

22

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm căn cứ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, trường chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương để tổ chức thực hiện nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt kết quả tốt.

Cùng với quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường đặc biệt coi trọng công tác quản lý hoạt động giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, hướng dẫn và chấm khóa luận tốt nghiệp. Thực hiện quy chế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định 1855/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2016 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), nhà trường xác định rõ trách nhiệm của các khoa, phòng, cá nhân trong quản lý hoạt động dạy học. Tăng cường công tác quản lý các lớp học tại trường và phối hợp với Ban chỉ đạo lớp học quản lý các lớp tổ chức tại địa phương, đơn vị. Thường xuyên thực hiện hoạt động dự giờ, thao giảng; phê duyệt, kiểm tra giáo án để quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đổi mới cách ra đề thi, chấm thi, chấm và hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp. Việc quản lý học viên được thực hiện nghiêm túc theo quy chế, qua đó nâng cao tính chủ động, sáng tạo và ý thức tổ chức kỷ luật của học viên.

Ngoài ra, để hoạt động giảng dạy, học tập được đảm bảo và có chất lượng, nhà trường đã đề nghị và nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, của các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong năm 2018, khi nhà giảng đường 5 tầng đưa vào sử dụng sẽ cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, Nhà trường còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục như:

Chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường tuy được nâng lên về trình độ chuyên môn nhưng kỹ năng, phương pháp giảng dạy, kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế. Số giảng viên có khả năng bao quát, giảng dạy nhiều bài và nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa nhiều; một số giảng viên chưa chủ động tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa chú trọng nghiên cứu thực tế để nâng cao kiến thức thực tiễn.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng tuy đã có sự đổi mới nhưng vẫn còn trùng lặp, chưa kịp thời cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt, chương trình bồi dưỡng chức danh cán bộ, công chức ở cơ sở mà nhà trường được giao xây dựng và tổ chức thực hiện vẫn còn nặng về lý luận, chưa cân đối giữa khối kiến thức lý luận, khối kiến thức cập nhật và kỹ năng, phương pháp công tác, cho nên chưa thực sự hấp dẫn người học.

Công tác phối hợp giữa nhà trường với các địa phương, đơn vị trong việc quản lý, đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế, chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên; chưa được nghiên cứu tổng kết.

Công tác nghiên cứu khoa học chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.

23

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Có một số đề tài nghiên cứu tính ứng dụng chưa cao; có giảng viên chưa thực sự chủ động, tích cực trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, những năm sắp tới Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đề ra một số giải pháp cơ bản như sau:

Một là, xác định chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là khâu đột phá. Bên cạnh việc đào tạo về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cần tăng cường bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản lý và kiến thức thực tiễn. Mặt khác, nêu cao trách nhiệm của giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thực hiện lấy phiếu đánh giá giảng viên thường xuyên. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, hiện đại nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên trong học tập, nghiên cứu.

Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng và chức danh cán bộ, công chức. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng chức danh có chất lượng, thiết thực, tập trung vào năng lực thực hành và kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo tiêu chuẩn chức danh.

Ba là, thực hiện nghiêm túc các khâu ra đề, chấm thi, hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp và chấm khóa luận tốt nghiệp. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy, chấm bài, coi thi của giảng viên và các bộ phận có liên quan.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc quản lý học viên theo quy chế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật học tập của học viên thông qua cơ chế đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Tăng cường phối hợp với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng để thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của học viên; thực hiện đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng.

Năm là, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Thực hiện nghiên cứu khoa học được xác định là nhiệm vụ bắt buộc của giảng viên. Sản phẩm nghiên cứu khoa học phải thiết thực và mang tính ứng dụng cao phục vụ trực tiếp cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc quy chế giảng viên về nhiệm vụ nghiên cứu thực tế hằng năm nhằm bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn khắc phục tình trạng lý luận suông trong giảng dạy.

Sáu là, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh và cấp huyện. Trên cơ sở nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, Nhà trường tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy. Sự cộng tác của đội ngũ giảng viên kiêm chức sẽ góp phần nâng cao và bổ sung kiến thức thực tế, kỹ năng hoạt động cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường./.

24

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh vừa đưa ra dự thảo để trình Ban Bí thư ban hành

Quyết định về tiêu chí trường chính trị chuẩn và quy trình công nhận trường chính trị chuẩn. Nội dung dự thảo rất công phu, thấu đáo. Có thể thấy mong muốn của Học viện, trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị thì việc ban hành Quyết định này không nhằm mục đích nào khác là nhằm đưa hoạt động của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành lên một vị trí mới, như một cơ quan tham mưu giúp việc của cấp tỉnh ủy, bộ, ngành, là một ban đảng với nhiệm vụ đặc thù, đào tạo, huấn luyện cán bộ cho Đảng.

Xây dựng mô hình trường chính trị chuẩn là việc làm vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, quá trình xây dựng đó được thực hiện ra sao: cách làm từ trên là “áp chuẩn” xuống hay cơ sở từ dưới “trình bày” lên vẫn gây sự băn khoăn cho một số đơn vị, cá nhân có quan tâm. Đã có nhiều bài viết, ý kiến tranh luận về mô hình trường chính chuẩn. Có ý kiến cho rằng phải xác định lại mô hình và vị trí của trường, ý kiến khác lại cho rằng nhận thức của địa phương về vị trí, vai trò và hoạt động của trường chính trị phải được đánh giá lại. Cũng có ý kiến cho rằng, tổ chức bộ

máy, nhất là người quản lý đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của trường cho nên quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm phải có hiệp y, thậm chí thẩm định của cơ quan chỉ đạo chuyên môn thay vì để địa phương toàn quyền quyết định theo quy trình hiện nay...

Có thể thấy, những ý kiến trên đây là rất chính xác và kịp thời. Từng đó ý kiến được đưa ra cũng có nghĩa là từng ấy bất cập trong hoạt động của các trường chính trị đã bộc lộ và được phát hiện. Từ quá trình điều hành hoạt động của Trường Chính trị thành phố, thông qua khảo sát, thăm dò ý kiến của các đơn vị, cá nhân có liên quan và nhất là đối chiếu với các quy định hiện hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của trường chính trị, có thể thấy để tiến tới xây dựng trường chính trị chuẩn, ngoài xây dựng một mô hình chuẩn cho hệ thống các trường chính trị hướng theo, cần lưu ý hai vấn đề sau đây:

Vấn đề 1: Cần có sự thay đổi về tư duy quản lý và giảng dạy.

Lý luận chính trị vừa mang tính khoa học, vừa mang tính giai cấp, lập trường tư tưởng gắn với việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị. Nhưng các khái niệm, phạm trù thường có tính trừu tượng cao; các quan điểm, nguyên tắc thường được xem

* Thành ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng.

HAI VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNHXÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CHUẨN

ThS. Lê Minh Trung*

25

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

là khô khan, cứng nhắc. Ở khía cạnh nào đó, điều này rất khó hiểu cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức tham gia các chương trình đào tạo vì họ là những người đã kinh qua thực tế, nắm bắt được sự vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, việc giảng dạy trên lớp cần tuyệt đối tránh truyền giảng một chiều, tức là chỉ truyền đạt thông tin kiến thức từ giáo trình hay từ sách vở cho đủ số lượng kiến thức thời gian lên lớp mà không hề quan tâm tới mức độ tiếp thu, sự hào hứng của người đi học. Song song với đó, các hoạt động khác như đưa ra chủ đề thảo luận, ra đề thi, xây dựng đáp án càng phải tránh cách áp đặt hoặc bắt buộc học viên phải nhớ nội dung bài như học thuộc lòng. Hiện nay, mặc dù nhiều trường học đã có những cố gắng nhất định trong đổi mới đưa đề thi gắn liền với thực tiễn hơn song cách ra đề thi thường đưa học viên vào tình trạng phải chép, phải copy lẫn nhau và copy trong giờ thi. Lý giải điều này không khó, người đi thi không còn sự sung sức về trí lực và thể lực như thủa sinh viên nữa. Khả năng tập trung, trí nhớ không như tuổi trẻ trước đây để có thể ghi nhớ hết và phân tích được tới 8 nội dung và 9 giải pháp như đáp án của đề thi. Nếu như không giở sách, giở tài liệu, sao chép của nhau theo cách này hay cách khác thì không thể đảm bảo có đủ điểm số theo yêu cầu.

Chính vì vậy, để xây dựng mô hình chuẩn trường chính trị, trước hết phải đề cập đến những thay đổi về tư duy của người làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và người thầy. Thay đổi đó bắt nguồn từ việc không coi người đi học

lý luận chính trị là những “học trò” và quản lý lớp học theo kiểu đánh số ghi tên, mà phải thay bằng cách tiếp cận đối thoại, cùng thảo luận và qua đó định hướng người học theo đúng mục tiêu của chương trình. Thay đổi tư duy ở đây đồng nghĩa với việc người thầy thực sự là người hỗ trợ, tư vấn, giảng giải những vấn đề đặt ra theo mỗi chuyên đề mà học viên có thể còn nhiều thắc mắc mà chưa hiểu thấu đáo. Học viên trở thành một thực thể trung tâm trong quá trình học tập, có sự trao đổi phản biện, được biểu đạt quan điểm tư tưởng của mình với thầy cô, với bạn học để từ đó có sự thảo luận và đi đến thống nhất chung. Để có được sự thay đổi này thì điều kiện tiên quyết nằm ở phần thứ hai dưới đây.

Vấn đề 2: Tạo đột phá trong việc nâng cao đội ngũ giảng viên và chất lượng bài giảng.

Một khi đã coi người học là trung tâm có nghĩa là người thầy, “người đưa đò”, phải lĩnh trách nhiệm nặng nề đưa một tập thể 50 - 70 con người trong một thời hạn ngắn ngủi đến đúng bến bờ và an toàn. Có thể thấy rõ một phần nghịch lý trong công tác giảng dạy lý luận chính trị hiện nay là đại đa số giảng viên đều chưa hề kinh qua các chương trình thực tế thực sự (chứ không phải đơn thuần là nghiên cứu thực tế theo Quy chế hiện hành) và cũng còn rất nghịch lý nữa khi không ít giảng viên chỉ nắm lý thuyết và thông tin gián tiếp (qua sách, thông tin truyền thông) nhưng lại nghiễm nhiên dạy các môn học liên quan đến kỹ năng. Điều này đã khiến cho ngay từ bắt đầu tiếp xúc, giữa người dạy và người học đã có một khoảng cách rất lớn về lý thuyết

26

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

và thực tế. Sự thay đổi biến động của sự vật, hiện tượng bên ngoài hàng ngày, hàng giờ tác động vào thế giới quan của người học làm cho họ tự hình thành lên hệ thống quan điểm cá nhân của mình có thể là tốt, có thể là chưa hoàn chỉnh, thậm chí là không tốt. Nếu như người thầy không đủ năng lực phát hiện rồi từ đó điều chỉnh, định hướng lại thì học viên sẽ không tiếp thu được những lý luận cần thiết, thời gian lên lớp vì đó cũng sẽ trôi qua một cách lãng phí. Chính vì không có được thực tế, hạn chế về thông tin, thậm chí mang tư duy bị động khi tiếp nhận thông tin cho nên không ít thầy cô giảng dạy chính trị bám nguyên vào nội dung giáo trình, đọc theo slide đã chuẩn bị trước từ đầu đến cuối cho hết thời gian, hạn chế việc học viên phát biểu ý kiến vì e ngại không đủ khả năng giải thích là hiện tượng có thực và khá phổ biến trong các giờ lên lớp lý luận chính trị hiện nay. Từ đó, giờ học trở thành sự chịu đựng của cả hai, thầy cứ giảng, trò âm thầm làm việc riêng trong một không gian trật tự lý tưởng như các trường học cấp 1, cấp 2. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng như vậy, tấm bằng mà học viên có được sau mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng trở lại vị trí như một điều kiện để người học hoàn thành nhiệm vụ học tập của năm hoặc đơn thuần để đủ điều kiện cho thi, xin xét nâng ngạch, bậc, lên chức...

Từ thực tế đó đòi hỏi việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy trong các trường chính trị là việc làm vô cùng cần thiết. Các hoạt động tổ chức thi giảng viên dạy giỏi cấp trường, cấp Học viện, tổ chức thao giảng, cử đi tham gia

các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ... là những biện pháp rất tích cực và ít nhiều chứng tỏ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc “thạc sĩ hóa” thậm chí “tiến sĩ hóa” đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều trường chính trị cũng là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, tất cả sẽ không giải quyết được căn bản nếu như người thầy, người cô thiếu đi những vốn kiến thức từ thực tiễn. Điều quan trọng nhất, theo tôi là phải có chính sách và chế tài bắt buộc giảng viên nhập vai, trực tiếp tham gia các hoạt động ở địa phương hoặc cơ sở trong một năm. Để thực hiện chủ trương này, cần có những quy định chuẩn giảng viên ở khoa nào, chuyên đề nào thì được thực tế ở những lĩnh vực nào. Đã đến lúc xóa bỏ tư duy giảng viên trường chính trị đi thực tế trong vai người quan sát: xuống cơ sở, nghe báo cáo, nắm bắt tình hình và tổng hợp thành báo cáo cho đủ yêu cầu theo quy chế. Thay vào đó, tùy theo chuyên môn mình giảng dạy, giảng viên phải hòa mình, lăn lộn trong thực tế như một người trong cuộc thực sự. Cụ thể, giảng viên phải có được cơ chế là người trực tiếp tham gia các công tác theo chuyên môn của các sở ngành, địa phương. Chỉ có kinh qua các hoạt động này, kết hợp với lý luận thì người giảng viên mới tự mình trải nhiệm, tự đúc rút ra thành những bài học để trao đổi, định hướng cho người học.

Hy vọng trường chính trị chuẩn sẽ là một bước đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường chính trị hiện nay và những năm sắp tới. /.

27

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh tiền thân là Trường Đảng tỉnh Bắc Ninh

được thành lập ngày 16/02/1957. Phát huy truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. Mặc dù trong những điều kiện khó khăn của thời kỳ đất nước còn chiến tranh; thời kỳ khôi phục kinh tế, bảo vệ Tổ quốc sau khi đất nước được thống nhất cũng như giai đoạn cả đất nước thực hiện công cuộc đổi mới; thì các thế hệ cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức của Trường luôn chủ động khắc phục khó khăn, thử thách, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt những nhiệm vụ của công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ cho tỉnh. Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, toàn trường đã khắc phục khó khăn, đoàn kết vươn lên phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường được

kiện toàn và củng cố theo hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh ủy Bắc Ninh. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên mọi mặt về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng công tác. Đến nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và người lao động của trường gồm 52 đồng chí, trong đó 25 thạc sĩ; 2 đồng chí đang là nghiên cứu sinh, 28 cử nhân và cán bộ chuyên ngành khác. Về trình độ lý luận chính trị có trên 50% cử nhân, cao cấp. Trong khi còn có nhiều bất cập về cơ chế, chính sách nhưng các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, điều kiện làm việc của cán bộ, viên chức vẫn được đảm bảo và ngày càng được đầu tư, khang trang, hiện đại. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được mở rộng về quy mô, đa dạng hóa các loại hình; chất lượng ngày càng được nâng lên. Hoạt động khoa học được đẩy mạnh toàn diện đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn và tham gia tổng kết thực tiễn tại địa phương. Các mặt công tác của Đảng bộ trường được quan

* Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh.

MÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚIThS. Nguyễn Thị Dung*

28

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

tâm toàn diện. Toàn Đảng bộ trường có 43 đảng viên, sinh hoạt ở 7 chi bộ. Hoạt động của các đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh có nhiều đổi mới, luôn bám sát vào nhiệm vụ chính trị được giao, phát động các phong trào thi đua và giành được nhiều kết quả. Đảng bộ trường nhiều năm được đảng ủy cấp trên công nhận “Trong sạch, vững mạnh”; các đoàn thể được công nhận đạt danh hiệu “vững mạnh”.

Ghi nhận sự cố gắng và những thành tích đạt được của trường trong 60 năm, Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã trao tặng cho Trường những danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trong những năm tới, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hướng tới mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thông minh theo hướng văn minh, hiện đại vào năm 2020. Với những tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, con người và truyền thống tốt đẹp của vùng đất văn hiến, khoa bảng, trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội rất ấn tượng trong 20 năm đổi mới và tầm nhìn trong những thập niên tới, Bắc Ninh hoàn toàn có điều kiện để trở thành một đô thị văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, những thách thức từ nội tại nền kinh tế; sức ép từ cạnh tranh của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học -

công nghệ trên thế giới đã và đang đặt ra những thử thách mới trên con đường phát triển của tỉnh. Điều đó, đòi hỏi toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh phải đồng lòng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa Bắc Ninh phát triển ở một tầm cao hơn xứng đáng với một đô thị văn minh, hiện đại. Trong nhiệm vụ khó khăn đó, đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phải có một đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng; có tư duy sáng tạo trong hoạch định và thực hiện chính sách phát triển; có năng lực quản lý, điều hành xã hội tốt; đáp ứng tốt với việc quản trị một đô thị văn minh trong tương lai. Điều đó đặt ra những yêu cầu rất cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ nói riêng.

Để đáp ứng với những yêu cầu của thời kỳ mới, Trường cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, Tiếp tục quán triệt sâu sắc và toàn diện các văn bản của Trung ương, tỉnh Bắc Ninh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Nội vụ trong tổ chức và quản lý các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nâng cao chất lượng các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với việc mở rộng quy mô và hình thức đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ hai, Đổi mới hoạt động khoa học theo hướng đa dạng, hiệu quả và thiết

29

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

thực, nhất là công tác nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tham gia tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện làm việc theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác bảo đảm phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có lập trường quan điểm chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng; có đạo đức lối sống trong sáng, có ý thức tổ chức kỷ luật, tự học, tự rèn, tích cực nghiên cứu khoa học, yêu ngành, yêu nghề; có trình độ cao và kỹ năng công tác tốt. Nêu cao tư cách người cán bộ, giảng viên và công nhân viên chức của Trường Chính trị tỉnh mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ gắn với thực hiện có hiệu quả các nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII của Đảng về xây dựng Đảng; thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình mới.

Thứ tư, Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhà trường. Làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách; chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chủ động và kiên trì đề xuất cấp trên có những biện pháp tháo gỡ

những bất cập về chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức ở Trường Chính trị hiện nay. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tỉnh giao hàng năm.

Thứ năm, Tiếp tục quan tâm, chăm lo đến việc củng cố tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Chi đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh theo hướng đa dạng, hiệu quả, thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và trường.

Thứ sáu, Tăng cường sự phối kết hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, các địa phương huyện, thị xã, thành phố; tích cực liên kết với Học viện, trường Đại học và các cơ quan Trung ương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường giao lưu trao đổi về kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác với các Trường Chính trị tỉnh bạn.

Tự hào với truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển của ngôi trường mang tên đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động của trường nguyện luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang đó; đoàn kết, thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thử thách; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác toàn diện hướng tới xây dựng Trường chính trị chuẩn; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của quê hương, đất nước./.

30

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Soạn bài giảng là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động giảng dạy. Quá trình giảng

dạy là một chuỗi những hoạt động có mối quan hệ biện chứng và gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong đó, soạn bài là khâu đầu tiên. Một bài soạn rõ ràng, tường minh là sự phản ánh một tư duy mạch lạc, khoa học của người chuẩn bị bài giảng. Bởi vậy, bước chân vào nghề giảng dạy, người làm nghề luôn bắt đầu từ việc rèn giũa kỹ năng soạn bài giảng đảm bảo chất lượng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn tới một số nội dung cơ bản trong quy trình thao tác soạn bài giảng đối với chương trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính (TCLLCT - HC).

Chương trình TCLLCT - HC được đảm nhận bởi bốn khoa (Lý luận cơ sở, Dân vận, Nhà nước - Pháp luật, Xây dựng Đảng). Mỗi khoa có một đặc thù về nội dung kiến thức khác nhau, tất nhiên đó là sự phân biệt mang tính tương đối. Nội dung môn học sẽ quyết định cơ cấu, cách thức tiếp cận bài giảng và phương pháp soạn giảng. Tuy nhiên, phàm đã là các môn học lý luận chính trị, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sợi

chỉ đỏ xuyên suốt tư duy, các môn học đều có những nội dung cơ bản mà người soạn cần chú ý trong các thao tác soạn bài như sau:

1. Xác định mục đích, yêu cầu

Mục đích và yêu cầu của bài giảng là bước đầu tiên khi người thực hiện bắt tay vào soạn một bài giảng.

Mục đích của bài giảng trả lời cho câu hỏi, bài giảng này nhằm cung cấp những kiến thức gì (về nội dung); sau khi thu nhận những kiến thức ấy, học viên có chuyển biến gì về nhận thức (về ý thức và tình cảm). Ví dụ: Khi soạn bài “Cải cách hành chính” trong bộ môn Khoa học hành chính, tác giả cho rằng, người thực hiện cần cung cấp đủ chất và lượng về các đơn vị kiến thức xung quanh vấn đề “cải cách hành chính”. Qua đó, giúp học viên thấy rõ sự cần thiết, ý nghĩa thiết thực của hoạt động cải cách hành chính trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Từ nhận thức đó, học viên có những chuyển biến tích cực trong hành động, góp phần chung tay vào hoạt động cải cách hành chính.

* Giảng viên Trường Chính trị tỉnh Lai Châu.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUY TRÌNH SOẠN BÀI GIẢNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH

TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

ThS. Nguyễn Thị Hồng*

31

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

2. Tiến trình nội dung bài giảng

Tiến trình nội dung bài giảng là việc thực hiện trước sau các nội dung của một bài giảng. Căn cứ để người thực hiện soạn giảng chính là sách giáo trình và các tài liệu tham khảo. Trong mỗi bài giảng, sách giáo trình đều thiết kế thành các mục và tiểu mục. Đó chính là những nội dung trong tiến trình mà người soạn giảng cần tuân thủ. Tuy nhiên, tìm ra sự logic và kết nối chúng với nhau trong bài soạn và trong quá trình lên lớp chính là kỹ năng cần rèn luyện của người thực hiện. Nếu người đứng lớp chỉ biết phản ánh một cách máy móc và an toàn các nội dung trong giáo trình thì chưa đáp ứng yêu cầu. Bởi vậy, điều quan trọng, người đứng lớp phải biết phân tích, tổng hợp, tìm ra mối liên hệ trong một chỉnh thể thống nhất của bài giảng. Muốn vậy, giảng viên cần có kiến thức và trăn trở về bài giảng nhằm tối ưu hóa hiệu quả bài giảng.

3. Xác định trọng tâm bài giảng

Xác định nội dung trọng tâm là việc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng đề cương bài giảng. Đề cương bài giảng là sự hiện thực hóa ý tưởng của người soạn giảng. Trong bản đề cương, tác giả cần xác lập được các nội dung của bài giảng và tìm ra sự liên hệ logic giữa chúng. Trong các nội dung ấy, xác định những nội dung trọng tâm là đòi hỏi đầu

tiên của một bản đề cương bài giảng có ý nghĩa thiết thực. Nội dung trọng tâm trả lời cho câu hỏi, bài giảng này hàm ý nói tới những vấn đề gì cốt lõi. Nếu ví bài giảng như một cơ thể sống thì nội dung chính là xương sống của cơ thể ấy. Khi kết thúc bài giảng, người học nhớ được nội dung trọng tâm chính là thành công của người đứng trên bục giảng. Tất nhiên, để làm được điều này, người thực hiện cần đảm bảo tính hiệu quả của nhiều thao tác khác, chẳng hạn, phân bổ thời gian, phương pháp vận dụng trong giảng dạy, khiếu giảng dạy, phông kiến thức rộng, linh hoạt trong sử dung ngôn ngữ...Tuy nhiên, xác định trọng tâm bài giảng là việc tìm ra kim chỉ nam định hình rõ nội dung sẽ giảng của người giảng viên.

Để xác định được trọng tâm bài giảng, tác giả cho rằng, người giảng viên phải hiểu rõ nội dung bài giảng. Có hiểu được nội dung của bài giảng thì người giảng viên mới xác định được nội dung chính của bài. Muốn vậy, người giảng viên phải có kiến thức về những nội dung đó, đào sâu, tìm tòi đi tới bản chất của những nội dung ấy.

4. Phân bổ thời gian

Phân bổ thời gian là việc xác định trình tự thời gian thực hiện bài giảng. Khi chúng ta đã hiểu sâu sắc về nội dung bài giảng, định hình rõ trọng tâm bài giảng thì phân bổ thời gian chính là

32

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

việc xây dựng kế hoạch hiện thực hóa ý tưởng ở khía cạnh tiến độ. Nếu bài giảng được yêu cầu thực hiện trong 4 tiết hay 8 tiết thì người thực hiện phải nghĩ ngay tới sẽ cần những nội dung gì và các phương pháp kết hợp ra sao để giải quyết tối ưu bài giảng trong thời lượng đó. Đó không phải là sự cô đọng hay dàn trải kiến thức mà chính là việc xác định những bước đi cần thiết về mặt thời gian để làm nên một bài giảng có giá trị. Có thể nói, điều tiết về thời gian chính là sự tỉnh táo của người giảng dạy khi đứng trên bục giảng.

5. Phương pháp giảng dạy

Sử dụng phương pháp phù hợp giúp cho giảng viên đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Phương pháp giảng dạy chính là cách thức mà người giảng viên đứng lớp hiện thực hóa ý tưởng của mình thể hiện trong bài soạn. Một số phương pháp được khuyến nghị như: phương pháp phỏng vấn nhanh, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp ghi ý kiến trên bảng, phương pháp chuyên gia, phương pháp bể cá vàng... (Tài liệu tập huấn phương pháp giảng dạy tích cực). Mỗi phương pháp có ưu điểm cùng những khó khăn riêng và phù hợp với từng loại bài giảng, đối tượng học viên. Giảng viên cần tinh tế và khéo léo trong kết hợp giữa các phương pháp.

6. Tài liệu tham khảo

Để làm nên một bài giảng có chất lượng, điều quan trọng nhất đó là phông

kiến thức của người đứng lớp. Bởi vậy, tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên phông kiến thức đủ rộng của người giảng viên. Vậy, chúng ta nên tham khảo những tài liệu nào? Tác giả cho rằng, thế giới công nghệ, người đọc dễ dàng tiếp cận với mọi luồng thông tin. Tuy nhiên, thông tin có nhiều kênh khác nhau, chính thống và phi chính thống, thậm chí tồn tại nhiều thông tin trái chiều, sai lệch. Làm nghề giảng dạy lý luận chính trị, kiến thức không chỉ sâu mà còn đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan. Và người tiếp nhận phải hết sức thông minh và tỉnh táo trong việc lựa chọn, tiếp thu các thông tin làm tài liệu cho bài giảng. Tác giả cho rằng, chúng ta nên tiếp cận với các loại sách, tạp chí chuyên ngành được xuất bản bởi các đơn vị có tư cách pháp nhân./.

33

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Năm 2015, thực hiện Đề án 25 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về “Đổi mới phương thức, nâng

cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế...”, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ thực hiện sáp nhập 3 trường, do đó từ địa điểm nhà trường đến tổ chức bộ máy, nhân sự và nhiệm vụ có nhiều thay đổi. Quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về tăng cường công tác tư tưởng, giáo dục lý luận chính trị cho đảng viên nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của đảng viên ở mỗi vị trí công việc và thực hiện sự chỉ đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đã triển khai một loạt các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị theo hướng kết hợp giữa phương pháp giảng truyền thống với phương tiện công nghệ thông tin và phương pháp tích cực, lấy người học là trung tâm, coi đổi mới phương pháp giảng dạy là yêu cầu và nhiệm vụ

của người giảng viên, phải coi đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa như một cuộc cách mạng về phương pháp. Cuộc cách mạng này sẽ mang lại sức sống mới cho giáo dục lý luận chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh, đất nước và xu thế vận động của phong trào cách mạng thế giới hiện nay.

Trước yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị, Trường Đào đạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đã khẳng định quyết tâm đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Đảng ủy, Ban Giám hiệu hết sức quan tâm đến hoạt động chuyên môn, nhất là việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng lý luận chính trị theo phương châm gắn lý luận với thực tiễn, coi đó là yêu cầu đối với mỗi giảng viên. Nhiều hoạt động chuyên môn sôi động đã diễn ra, nhiều diễn đàn được tổ chức để đội ngũ giảng dạy trao đổi kinh nghiêm, đã xuất hiện nhiều ý tưởng sáng tạo, kinh nghiệm quý, bài giảng hay rất thiết thực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị.

* Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ThS. Đỗ Thị Thanh Thủy*

34

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Điều quan trọng nhất là qua những cuộc sinh hoạt chuyên môn, Ban Giám hiệu đặc biệt coi trọng công tác tư tưởng nhằm tác động đến ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng dạy. Ban Giám hiệu quán triệt sâu sắc bài học quý báu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ: “không phải ai cũng làm huấn luyện được, muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình... Người huấn luyện nào tự cho là mình biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”.

Do đó, giảng viên phải chủ động tích lũy kiến thức chính trị - xã hội vừa phong phú, vừa thực sự vững vàng, tìm ra các phương pháp khoa học để giảng dạy. Giảng viên còn cần phải không ngừng mở rộng kiến thức của mình bằng các kiến thức khoa học khác có liên quan, người giảng viên có thể liên hệ với thực tiễn một cách dễ dàng, đó là phương cách duy nhất đảm bảo chất lượng bài giảng. Người giảng viên phải luôn chân thành lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của đồng nghiệp, chân thành lắng nghe ý kiến của học viên trong quá trình lên lớp. Bài giảng phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể của đất nước, địa phương, đây chính là sự

đảm bảo cho tính thuyết phục, tính sinh động, hấp dẫn của lý luận chính trị.

Đối với người làm nghề giảng dạy, có kỹ năng sư phạm là đạt được nghệ thuật giáo dục, muốn giảng dạy tốt các môn chính trị - xã hội thì phải trau dồi kỹ năng sư phạm, phải khổ công rèn luyện để tạo cho mình một kỹ năng giảng dạy thuần thục, uyên bác. Quá trình khổ luyện của giảng viên không thể thiếu bàn tay “sắt bọc nhung” của nhà trường, bên cạnh việc coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận chính trị, phải có nhiều phương thức và biện pháp, đề ra yêu cầu khắt khe gắn với trách nhiệm của từng giảng viên về nhiệm vụ chuyên môn.

Trong giảng dạy lý luận chính trị, thuyết trình vẫn là phương pháp cơ bản, nhưng phương pháp này dùng nhiều thì dễ gây ra nhàm chán, giảng viên thường độc thoại, học viên tiếp thu một cách thụ động, máy móc. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực là một yêu cầu bức thiết để tạo ra sự năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học để học viên có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp thu nội dung, làm cho họ hào hứng, phấn khởi trong học tập.

Thực hiện phương châm đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo, đặc biệt đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy của Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, các giảng viên buộc phải chủ động

35

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

trong việc phát huy tính tích cực của học viên trong mỗi giờ học lý luận chính trị như: Xác định mục tiêu học tập từng bài, hướng dẫn nắm vững các kiến thức cơ bản, đặt và giải quyết các vấn đề chủ yếu trong bài học, tiến hành đọc tài liệu, tra cứu, viết thu hoạch, viết tiểu luận... Những công việc như vậy hỗ trợ cho học viên tự học dưới sự hướng dẫn của giảng viên, một cách tích cực, sáng tạo, đúng với yêu cầu của phương pháp học tập theo hướng tích cực.

Sự lãnh đạo sát sao, đúng hướng của Ban Giám hiệu đã đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà trường, đã tạo ra không khí phấn đấu, thi đua sôi nổi trong đội ngũ giảng dạy, với quyết tâm rất cao. Năm 2017, Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi lý luận chính trị cấp tỉnh được tổ chức đạt kết quả tốt đẹp, được Tỉnh ủy đánh giá cao, đánh dấu bước đột phá trong đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy lý luận của trường. Kết quả ấy đã khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, bắt nguồn trước hết từ sự đổi mới phương thức lãnh đạo hết sức khoa học và trúng với nhu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Từ thành công bước đầu trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, Ban Giám hiệu tăng cường chỉ đạo chuyên môn từ việc chủ động ứng dụng phương pháp giảng dạy tích

cực, đổi mới nội dung và phương pháp

giảng dạy, tổ chức thao giảng, rút kinh

nghiệm, các buổi hội thảo về phương

pháp giảng dạy tích cực; xác định mục

tiêu rõ ràng về tư duy, kiến thức và kỹ

năng trong chương trình đào tạo chung

cũng như trong từng môn học, buộc phải

thực hiện phương pháp giảng dạy mới

để đạt được mục tiêu.

Hai là, Nhà trường quyết liệt triển

khai nhiều cách thức, biện pháp nhằm

giúp giảng viên trẻ triển khai có hiệu

quả các phương pháp giảng dạy tích cực,

nâng cao chất lượng bài giảng.

Ba là, Sự đồng thuận và nỗ lực cao

của đội ngũ giảng dạy trước yêu cầu đổi

mới của trường.

Bốn là, Ban Giám hiệu tạo mọi điều

kiện tối đa trang bị hệ thống công nghệ

thông tin phục vụ giảng dạy; đảm bảo

đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo và

phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho

công tác giảng dạy.

Năm là, Ban Giám hiệu đã tranh thủ

sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo

tỉnh Quảng Ninh, từ đó xây dựng chiến

lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

cho tương lai phát triển của trường./.

36

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

TIN TỨC - SỰ KIỆN

1. TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI khai giảng 12 lớp với 1.518 học viên, trong đó 09 lớp TCLLCT-HC, 04 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát; 03 giảng viên tham gia Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VI - năm 2017 được công nhận danh hiệu “giảng viên dạy giỏi”, trong đó có 01 đồng chí đạt loại xuất sắc. Tổ chức đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế đợt 2 năm 2017 tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

2. HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH đến tháng 10/2017, Học viện đã khai giảng 75 lớp TCLLCT-HC với 4.828 học viên, 149 lớp bồi dưỡng cho các đối tượng: chuyên viên, chuyên viên chính, đối tượng 4, doanh nhân khởi nghiệp, lớp bồi dưỡng công tác dân tộc, tôn giáo, lớp bồi dưỡng chỉ số Papi, lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lớp tập huấn đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Tổ chức nghiệm thu 12 đề tài cấp cơ sở năm 2016. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giá trị bền vững của tác phẩm Đường Kách mệnh với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị ở Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2017. Thành lập 03 đoàn công tác đến thăm và làm việc với một số trường Đại học tại Thụy Sĩ.

3. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ tổ chức quản lý và giảng dạy 47 lớp, trong đó 07 lớp Trung ương, 23 lớp mở tại trường và 17 lớp mở tại các địa phương. Hội đồng khoa học đã thẩm định và nghiệm thu 01 báo cáo nghiên cứu tác phẩm, 04 báo cáo nghiên cứu khoa học, thẩm định 20 bài viết cộng tác của cán bộ, giảng viên đăng trên các báo, tạp chí, nghiệm thu 01 đề tài khoa học cấp trường, đăng 02 bài viết trên trang thông tin điện tử của trường, thẩm định 04 báo cáo thao giảng của khoa, thẩm định tên đề tài tiểu luận các lớp TCLLCT-HC.

4. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC, 03 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn khối THPT, đoàn khối Đại học - Cao đẳng - TCCN năm học 2017-2018, 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Hội Cựu chiến binh, tiếp tục quản lý và giảng dạy 12 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 03 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Tiếp tục triển khai 04 đề tài khoa học năm 2017 đảm bảo tiến độ.

5. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC và 01 lớp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế. Triển khai 10 lớp bồi dưỡng kiến thức, trong đó 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên và 10 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể. Nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu biên soạn tập bài giảng đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh

37

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Bắc Giang” đạt loại xuất sắc. Tập trung biên tập Nội san quý III, IV với nhiều bài viết kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Ngày Nhà giáo Việt Nam... Tham gia Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 02/02 giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi, trong đó 01 giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi xuất sắc.

6. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC KẠN tổ chức, quản lý và giảng dạy 12 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chuyên viên, 01 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đối tượng 4. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với giảng viên các khoa. Xuất bản bản tin “Thông tin Lý luận và thực tiễn Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn” số 23/2017. Tổ chức thành công Hội thi Học viên học giỏi lý luận chính trị lần thứ I năm 2017. Tổ chức xử lý phiếu phản hồi từ người học năm học 2017 - 2018 đối với giảng viên các khoa đã lấy phiếu.

7. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH BẮC NINH tiếp tục quản lý và giảng dạy 13 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên và 01 lớp Cao cấp LLCT khóa 8; khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC hệ không tập trung tại thị xã Từ Sơn khóa 6. Xuất bản cuốn “Lịch sử Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh”. Chuẩn bị và tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị lần thứ nhất năm 2017. Tổ chức đi nghiên cứu thực tế cho học viên lớp TCLLCT-HC tại Hải Phòng, Quảng Ninh và huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo kế hoạch.

8. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE tiếp tục quản lý và tổ chức giảng dạy cho 17 lớp với 1.488 học viên, khai giảng 05 lớp TCLLCT-HC với 336 học viên. Triển khai tổ chức 08 lớp bồi dưỡng, trong đó 03 lớp cập nhật thông tin cho Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã, 02 lớp bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên, 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên cho Bí thư cấp xã, phường, thị trấn... Xuất bản Bản tin “Thông tin Lý luận và thực tiễn” năm 2017. Tổ chức tọa đàm cấp trường: “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thực tế phục vụ hoạt động giảng dạy TCLLCT-HC” và “Học thực chất, thi thực chất, kết quả thực chất”.

9. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC hệ không tập trung khóa 61, 62; Bế giảng 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên khóa 59, chuyên viên chính khóa 6; tổ chức thi tốt nghiệp và hướng dẫn viết tiểu luận 03 lớp TCLLCT-HC hệ không tập trung khóa 53, 54, 55. Hoàn thành việc lấy phiếu phản hồi từ người học cho 02 giảng viên khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa Xây dựng Đảng. Tổ chức lấy phiếu phản hồi từ người học cho 02 giảng viên khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa Xây dựng Đảng. Tiếp tục nghiên cứu, biên soạn Tập bài giảng “Tình hình, nhiệm vụ địa phương” trong chương trình TCLLCT-HC.

10. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚC tổ chức quản lý và giảng dạy 29 lớp với 2.119 học viên, trong đó 20 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng

38

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 01 lớp Đại học Luật. Khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC hệ tập trung khóa 82. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tiếp tục triển khai các đề tài khoa học cấp cơ sở, đi nghiên cứu thực tế theo kế hoạch đã được phê duyệt.

11. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG đến tháng 10/017 đã mở 05 lớp TCLLCT-HC với 330 học viên, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 04 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính, 02 lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chính quyền cơ sở, 06 lớp bồi dưỡng các đoàn thể, 02 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho chiến sĩ bộ đội biên phòng, 05 lớp đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, 57 lớp đại biểu Hội đồng nhân dân xã... Tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo khoa, phòng ở Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng”. Tổ chức Hội thảo nghiệm thu đề cương chi tiết của 04 đề tài khoa học cấp trường năm 2017. Tổ chức 27 lượt dự giờ cấp khoa, 04 lượt dự giờ cấp trường.

12. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐẮK LẮK tiếp tục tổ chức, quản lý và giảng dạy 14 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 01 lớp chuyên viên chính,

các lớp bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp cơ sở, công chức văn phòng thống kê, công chức cấp phòng, các chức danh Chủ tịch UBMTTQ, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ. Khai giảng các lớp bồi dưỡng Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ và Chủ tịch Hội Nông dân của xã, phường trên địa bàn, công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức Địa chính - Xây dựng - Môi trường. Đăng cai tổ chức thành công Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VI - năm 2017 (khu vực phía Nam).

13. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐẮK NÔNG tiếp tục quản lý và giảng dạy 09 lớp TCLLCT-HC với 550 học viên, trong đó khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC với 120 học viên. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Vận dụng kiến thức thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Chương trình TCLLCT-HC ở Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông hiện nay”. Tổ chức đoàn đi nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên và học viên lớp TCLLCT-HC khóa 43 tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Tham gia 11 bài viết tham luận Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”.

14. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị khóa 6. Tiếp tục quản lý và giảng dạy 11 lớp TCLLCT-HC, các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính. Tổ chức Hội thảo khoa học đề tài cấp trường, cấp khoa, tổ

39

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

chức nghiên cứu thực tế đảm bảo hiệu quả, đúng kế hoạch.

15. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐỒNG THÁP khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC với 140 học viên, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên, 01 lớp Bồi dưỡng công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 01 lớp Bồi dưỡng công tác đội, 01 lớp bồi dưỡng công tác đoàn cơ sở, 01 lớp bồi dưỡng công tác Dân vận. Phát hành quyền Thông tin Nghiên cứu - Trao đổi số 10/2017.

16. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH GIA LAI tiếp tục tổ chức, giảng dạy và phục vụ 38 lớp với 2.236 học viên. Trong đó, 23 lớp TCLLCT-HC, 11 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, bồi dưỡng chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã, công chức Văn hóa - Xã hội, cán bộ lãnh đạo quản lý đối tượng 4. Khai giảng 01 lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp phòng, 01 lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc đối tượng 4, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN cán bộ chính quyền cấp xã. Tiếp tục triển khai biên soạn cuốn “Lịch sử Trường Chính trị tỉnh Gia Lai - quá trình hình thành và phát triển”. Tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 70 năm tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”.

17. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HÀ GIANG tiếp tục quản lý và giảng dạy 11 lớp với 950 học viên, trong đó 09 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình TCLLCT-HC”. Phê duyệt và tổ chức thực hiện 13 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2017. Hoàn thiện biên soạn 08 chuyên

đề tập bài giảng “Tình hình, nhiệm vụ địa phương tỉnh Hà Giang. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường với nội dung “Trường Chính trị tỉnh Hà Giang 60 năm xây dựng và trưởng thành”.

18. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRẦN PHÚ TỈNH HÀ TĨNH tiếp tục quản lý và giảng dạy 10 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC tại huyện Thạch Hà, 06 lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương rình chuyên viên, 02 lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính.

19. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG khai giảng 04 lớp TCLLCT-HC, 03 lớp cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ ở cơ sở. Thực hiện 13 lớp bồi dưỡng Hội đồng nhân dân cấp xã, hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ban hành Hướng dẫn đi nghiên cứu thực tế cuối khóa các lớp TCLLCT-HC, chuyên viên, chuyên viên chính. Tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường năm 2017. Hoàn thành tập tài liệu “Câu hỏi và đề cương các môn học trong chương trình TCLLCT-HC” phục vụ cho học viên các lớp TCLLCT-HC.

20. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẬU GIANG khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC khóa 85, 86, lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, chức sắc, tôn giáo, nhà tu hành năm 2017, lớp bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư cấp xã. Tổ chức đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, Trường Chính trị tỉnh

40

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức thành công Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường, kết quả có 03 giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp trường năm 2017. Khoa Xây dựng Đảng tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa với chủ đề: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ấp trực thuộc Đảng ủy xã”.

21. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HÒA BÌNH tiếp tục tổ chức, quản lý, giảng dạy 11 lớp TCLLCT-HC, khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC, 04 lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận Tổ quốc cơ sở, cán bộ Hội LHPN cơ sở, Đoàn Thanh niên. Tiếp tục thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh với chủ đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở tỉnh Hòa Bình hiện nay”.

22. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN LINH TỈNH HƯNG YÊN tiếp tục tổ chức giảng dạy 10 lớp TCLLCT-HC với 695 học viên. Khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, công chức mới tuyển dụng năm 2017. Tiếp tục triển khai đề tài khoa học của trường về “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay”. Tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh tỉnh Hưng Yên”.

23. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KHÁNH HÒA khai giảng 02 lớp Trung cấp LLCT-HC hệ tập trung K26, hệ không tập trung K130 NT, 01 lớp Bồi

dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên K44. Tổ chức thành công Hội thảo về chủ đề “Nâng cao chất lượng bài giảng của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên giảng dạy lý luận chính trị và quản lý nhà nước”. Triển khai viết bài Tập san thông tin lý luận và thực tiễn.

24. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KON TUM tiếp tục duy trì và mở các lớp theo kế hoạch: 04 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp chuyên viên. Phối hợp khai giảng 01 lớp Cao cấp LLCT, 01 lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2017, 01 lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ công tác Hội Nông dân năm 2017, 02 lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giảng dạy. Tổ chức Hội thảo chào mừng Kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng 10 Nga với chủ đề: “Cách mạng tháng 10 Nga và ý nghĩa lịch sử của nó”.

25. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LAI CHÂU tiếp tục duy trì 10 lớp TCLLCT-HC với 669 học viên. Khai giảng 11 lớp TCLLCT-HC tại trường và các huyện, thành phố với tổng số 728 học viên. Khai giảng 09 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường và các huyện với tổng số 846 học viên. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức 01 lớp bồi dưỡng công tác Dân vận, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức 01 lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy lý luận chính trị. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu thực tế và viết bài thu hoạch chương trình TCLLCT-HC”. Xây dựng Đề án đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn giai đoạn 2017 - 2020.

41

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

26. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÂM ĐỒNG tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị lần thứ nhất năm 2017. Hội thi có 35 thí sinh đến từ 7 lớp TCLLCT-HC, mỗi đội có 5 thí sinh là 5 học viên có điểm trung bình cao nhất của các lớp. Kết quả, về cá nhân: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 03 giải Khuyến khích. Về tập thể: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 01 giải Khuyến khích.

27. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG VĂN THỤ TỈNH LẠNG SƠN phối hợp khai giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị khóa 2017-2019 với 90 học viên, 01 lớp bồi dưỡng chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã với 120 học viên. Tiếp tục tổ chức, quản lý và giảng dạy các lớp TCLLCT-HC trong kế hoạch. Tổ chức Hội thi học viên hỏi giỏi lý luận chính trị năm học 2017 - 2018, kết quả 16/20 học viên đạt danh hiệu “Học viên học giỏi lý luận chính trị”, 05 học viên đạt thành tích xuất sắc được Hiệu trưởng tặng Giấy khen; tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề: “Cách mạng tháng Mười Nga - giá trị và bài học lịch sử”. Tiếp tục hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung tập bài giảng “Tình hình và nhiệm vụ tỉnh Lạng Sơn”, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

28. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LAI CHÂU tiếp tục duy trì 10 lớp TCLLCT-HC với 669 học viên. Khai giảng 11 lớp TCLLCT-HC tại trường và các huyện, thành phố với tổng số 728 học viên. Khai giảng 09 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại trường và các huyện với tổng số 846 học viên. Phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức 01 lớp bồi dưỡng công tác Dân vận, phối hợp

với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức 01 lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy lý luận chính trị. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu thực tế và viết bài thu hoạch chương trình TCLLCT-HC”. Xây dựng Đề án đưa cán bộ, giảng viên đi thực tế có kỳ hạn giai đoạn 2017 - 2020.

29. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÀO CAI quản lý và giảng dạy 32 lớp với 2.671 học viên, trong đó 16 lớp TCLLCT-HC, 13 lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên viên, chuyên viên chính, bồi dưỡng cấp ủy. Tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Tổ chức hoạt động của chi bộ đảng và chất lượng đảng viên trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Lào Cai - Thực trạng và giải pháp”; tổ chức 08 Hội thảo khoa học các cấp, trong đó 03 Hội thảo khoa học cấp tỉnh, 01 Hội thảo khoa học cấp trường và 04 hội thảo cấp khoa; Phát hành 03 số bản tin “Lý luận và thực tiễn”.

30. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LONG AN tiếp tục duy trì và quản lý 17 lớp, trong đó 04 lớp TCLLCT-HC hệ tập trung, 12 lớp TCLLCT-HC hệ không tập trung, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên. Tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp trường: “Xây dựng Quy chế quản lý thực hiện các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Trường Chính trị tỉnh Long An”. Triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2017, 2018 với chủ đề: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND cấp xã tại tỉnh Long An”.

42

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

31. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH tiếp tục quản lý và giảng dạy 37 lớp với 2.942 học viên, trong đó có 03 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 22 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp Trung cấp Pháp luật, 03 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính.Thực hiện lấy phiếu phản hồi từ người học theo kế hoạch năm 2017. Triển khai kế hoạch đi nghiên cứu thực tế cho cán bộ, giảng viên, học viên hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ. Tổ chức Hội thảo khoa học cấp khoa với chủ đề “Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động chứng thực của UBND cấp xã”.

32. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng 4, bế giảng 02 lớp TCLLCT-HC. Hoàn thiện hồ sơ Đề tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiệm thu. Phối hợp tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai kế hoạch Hội thảo kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga và Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phan Bội Châu; đăng cai tổ chức thành công Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VI - năm 2017 khu vực phía Bắc từ ngày 10 - 13/10/2017.

33. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH BÌNH tiếp tục quản lý và giảng dạy các lớp TCLLCT-HC, lớp cao cấp lý luận chính trị khóa X, lớp đào tạo Trung cấp quân sự chuyên nghiệp cơ sở, lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên K45. Mở lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng

4 theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 01/02/2013. Hoàn thiện góp ý chuyên đề: “Tình hình nhiệm vụ địa phương tỉnh Ninh Bình”.

34. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ quản lý và giảng dạy 30 lớp TCLLT-HC với 2.369 học viên; phối hợp với các sở, ban, ngành, huyện, thành thị mở 07 lớp bồi dưỡng với 872 học viên; khai giảng 03 lớp TCLLCT-HC với 210 học viên, 01 lớp bồi dưỡng Bí thư Đoàn khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp năm 2017. Cử giảng viên tham gia Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VI - năm 2017, kết quả 02/02 đồng chí được công nhận giảng viên dạy giỏi, 01 đồng chí đạt danh hiệu xuất sắc được Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng Bằng khen.

35. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG NGÃI khai giảng 03 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Quảng Ngãi năm 2017.

36. TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH QUẢNG NINH tiếp tục quản lý và giảng dạy 11 lớp TCLLCT-HC, 08 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính. Khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC dành cho Đảng ủy Khối, 03 lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã.

43

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

Cử giảng viên tham dự Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VI - năm 2017, kết quả 03/03 đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi, trong đó có 01 đồng chí đạt giảng viên xuất sắc. Tổ chức thành công Hội thi “Giáo viên dạy giỏi Ngoại ngữ - Tin học”. Phát hành Nội san số 1/2017.

37. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG khai giảng lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên khóa 27, 28 và chuyên viên chính khóa 5. Khai giảng 04 lớp TCLLCT-HC khóa 67, 81, 83, 69; tiếp tục quản lý, giảng dạy 09 lớp TCLLCT-HC hệ tập trung và hệ không tập trung. Triển khai viết bài Nội san kỷ niệm 70 năm thành lập trường.

38. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SƠN LA khai giảng 03 lớp TCLLCT-HC với 160 học viên, 02 lớp bồi dưỡng Bí thư. Tiếp tục quản lý và giảng dạy 14 lớp TCLLCT-HC và 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Phát hành bản tin Lý luận và thực tiễn số 03/2017. Biên soạn Tập tài liệu giảng dạy “Bồi dưỡng kiến thức dành cho Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn”; Nghiệm thu đề tài khoa học “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Chính trị tỉnh Sơn La”.

39. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TÂY NINH tiếp tục quản lý và giảng dạy 08 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 01 lớp bồi dưỡng ngạch cán sự. Khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC và 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên.

40. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA khai giảng 09 lớp TCLLCT-HC K45 với 468 học viên và 04 lớp TCLLCT-HC khối sở, ngành với 500 học viên. Phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 02 lớp chuyên viên trong kế hoạch với 138 học viên. Tổ chức triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình và biên soạn chương trình tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay”, “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay” đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch.

41. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN duy trì hoạt động giảng dạy và học tập của 14 lớp TCLLCT-HC, 04 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 01 lớp bồi dưỡng Hội phụ nữ cơ sở, 01 lớp Bồi dưỡng Thường trực cấp ủy và Ủy ban kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận cấp ủy cơ sở. Khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC khóa 3 với 86 học viên. Tổ chức nghiên cứu thực tế và triển khai các đề tài khoa học đảm bảo đúng tiến độ.

42. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TIỀN GIANG tổ chức và quản lý, giảng dạy 51 lớp với 3.492 học viên, trong đó 03 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 19 lớp TCLLCT-HC, 07 lớp đại học, trung cấp chuyên nghiệp; 12 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, nghiệp vụ tài chính, công tác hội phụ nữ, công tác Đoàn Thanh niên. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao hiệu quả

44

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 4 - 2017

công tác cung cấp và sử dụng thông tin tư liệu ở Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang”. Phát hành bản tin “Thông tin Lý luận và Thực tiễn” số 39 - tháng 5/2017. Thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin, bài viết phục vụ cho công tác giảng dạy của trường trên trang thông tin điện tử. Tổ chức hội giảng khoa học cấp khoa, cấp trường để chọn cử giảng viên tham dự Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI-2017.

43. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TUYÊN QUANG tiếp tục quản lý và giảng dạy 08 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 01 lớp bồi dưỡng ngạch cán sự. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho giảng viên, giảng viên kiêm chức, cộng tác viên tham gia giảng dạy lý luận chính trị và nghiệp vụ tại các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, trường chính trị tỉnh. Nghiệm thu đề tài khoa học cấp tỉnh: “Xây dựng đội ngũ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị cơ sở (xã, phường, thị trấn) ở tỉnh Tuyên Quang” đạt loại xuất sắc. Tổ chức 02 đoàn cán bộ, giảng viên, nhân viên đi nghiên ứu thực tế tại các trường chính trị Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Ninh Thuận đảm bảo đúng kế hoạch và an toàn.

44. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHẠM HÙNG TỈNH VĨNH LONG khai giảng 06 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, 01 lớp Cao cấp lý luận

chính trị. Tổ chức 02 hội thảo khoa học cấp trường, đưa 06 giảng viên trẻ đi thực tế dài hạn (18 tháng) ở cơ sở.

45. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH VĨNH PHÚC mở mới 15 lớp hệ đào tạo bồi dưỡng với 1.642 học viên. Trong đó, 05 lớp bồi dưỡng cấp ủy cơ sở (826 học viên); 01 lớp bồi dưỡng chức danh Phó Bí thư Đảng ủy cơ sở cấp xã, phường, thị trấn (122 học viên); 01 lớp bồi dưỡng kiến thức chương trình chuyên viên (62 học viên); 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính (60 học viên); Bồi dưỡng nghiệp vụ Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở 01 lớp (137 học viên), 06 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính (420 học viên). Tổ chức 03 lớp Bồi dưỡng đi thực tế mô hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định. Tổ chức thi giảng viên dạy giỏi cấp trường, tổng kết và chọn 02 giảng viên thi giảng viên giỏi toàn quốc vào quý IV, tổ chức Hội thi Học viên học giỏi Lý luận chính trị lần thứ nhất.

46. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH YÊN BÁI tiếp tục tổ chức, quản lý và giảng dạy 07 lớp TCLLCT-HC với 683 học viên, khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 79 học viên. Phối hợp tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn.

Tổng hợp: ThS. Lưu Thị Ngọc Trần Thị Mỹ Liên

ThS. Phạm Thị Kim DungThS. Tống Trần Hà

ThS. Nguyễn Văn Viên