trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ quản lý...

28

Upload: others

Post on 18-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu
Page 2: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

Trong soá naøy

5-17 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

18 TIÊU CHUẨN - QUY CHUẨN

Nâng cao ch t l ng hàng hóa ngành Công Th ng đáp ngyêu c u Hi p đ nh TPPNhãn hàng hóa: Hàng rào k thu t m iQuy đ nh v nhãn hàng hóa: C n s a đ i cho phù h p v ith c ti n ho t đ ng c a doanh nghi p và th tr ngLàm th nào đ s d ng hi u qu nhãn hàng hóa Quy đ nh v ghi nhãn hàng hóa t i m t s th tr ng xu tkh u chính Nhãn sinh thái: Công c h u d ng c a châu ÂuTi n Giang: Tích c c h tr doanh nghi p tri n khai n ngsu t ch t l ng

Số 14 tháng 06/20163-4 ĐIỂM TIN

Vi t Nam - Hàn Qu c h p tác nâng cao n ng su t t i doanhnghi pThan Khe Chàm:Hoàn thành "Lò ch c gi i hóa đ ng b thuh i than nóc 14-5-5"Đào t o k n ng qu n lý ch t l ng và và qu n lý k thu t c aphòng thí nghi m

Yêu c u qu n lý đ i v i các ch t t o h ng vani s d ng làmh ng li u th c ph m Yêu c u v đ ng c s d ng cho xe mô tô, xe g n máy đi n

19-21 CÂU CHUYỆN NĂNG SUẤTVi n C khí N ng l ng và M : Đ ng hành cùng doanhnghi p nâng cao n ng su t, ch t l ng s n ph mHi u qu t c gi i hóa trong khai thác than

27 TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

28 VĂN BẢN MỚI

22-26 Ý TƯỞNG - GIẢI PHÁPIMECO: Hi u qu t áp d ng h th ng qu n lý ch t l ngtiêu chu n ISO 3834 cho quá trình hàn s n ph mSáng ki n nâng cao n ng su t s n xu t thépÁp d ng MFCA t i Công ty CP Đ ng Qu ng NgãiThi t k m i máy b m h n l u tr c đ ng ki u HLĐ3000-28Nghiên c u tri n khai l p đ t các nam châm đi n t i Xínghi p NPK, gi m s c h ng hóc thi t b , n đ nh s n xu t

M t s quy đ nh v ghi nhãn hàng hóa l u thông trong n cvà xu t nh p kh u

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG

Ông Nguyễn Phú Cường

Vụ trưởng Vụ KHCN

Bà Đặng Thị Ngọc Thu

Tổng biên tập Tạp chí Công Thương

BAN BIÊN TẬP

ThS. Phạm Trường Sơn

ThS. Nguyễn Duy Hòa

ThS. Kiều Nguyễn Việt Hà

Nhà báo Hồ Nga

TÒA SOẠN:

54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: 04.22202312

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 51/GP-XBBT

Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

cấp ngày 26/6/2013

In tại Công ty CP Đầu tư và Hợp tácquốc tế

Page 3: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

ĐI M TIN 3

Số 14 - 6/2016

Tin từ Viện Năng suất Việt Nam (VNPI), trong khuônkhổ chương trình hợp tác song phương giữa các cơ

quan Năng suất quốc gia (NPO), ngày 1/6 vừa qua tạiSeoul (Hàn Quốc), Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) vàCơ quan Năng suất Hàn Quốc (KPC) đã ký kết chươngtrình hợp tác nhằm chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và

thúc đẩy triển khai các hoạt động nâng cao năng suấttại doanh nghiệp.

Theo Bản ghi nhớ hợp tác, hai bên hợp tác đẩy mạnhmối quan hệ chặt chẽ cùng có lợi vì mục đích thúc đẩynâng cao năng suất Việt Nam và Hàn Quốc. Các nội dunghợp tác bao gồm: Phối hợp tuyên truyền và thúc đẩyứng dụng các mô hình, công cụ, phương pháp cải tiếnvà đổi mới năng suất một cách cụ thể và thiết thực chochương trình nâng cao năng suất của hai nước; Chia sẻthông tin, kiến thức, phương pháp, chuyên gia và cácchương trình đào tạo nâng cao năng suất và đổi mớitrong các ngành công nghiệp và doanh nghiệp; Pháttriển các dự án hợp tác chung về nghiên cứu năng suấtvà phổ biến các giải pháp nâng cao năng suất; Thúc đẩyđầu tư và phát triển các ngành công nghiệp vì lợi íchchung của cả hai bên.

THANH HÀ

Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác nâng cao năng suất tại doanh nghiệp

Lễ ký kết chương trình hợp tác tại Cơ quan Năng suất HànQuốc (KPC), Seoul, Hàn Quốc.

Vừa qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngđã ban hành Công văn số 417/TĐC-HCHQ về việc

hướng dẫn thực hiện QCVN 9:2012/BKHCN.Để triển khai hiệu quả Thông tư số 11/2012/TT-

BKHCN ngày 12/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềtương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử giadụng và các mục đích tương tự (QCVN 9:2012/BKHCN)và Thông tư số 13/2013/TT-BKHCN ngày 12/4/2013 củaBộ KH&CN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaThông tư số 21/2011/TT-BKHCN, Thông tư số10/2012/TT-BKHCN, trong giai đoạn đầu, Tổng cục đềnghị các Sở KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chấtlượng địa phương tập trung tăng cường công tác tuyêntruyền, phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh trên địa bàn các quy định về quản lý chấtlượng, đặc biệt là việc thực hiện chứng nhận hợp quy

đối với sản phẩm, hàng hóa, gắn dấu chứng nhận phùhợp (CR), ghi nhãn đối với sản phẩm là thiết bị điện vàđiện tử thuộc đối tượng áp dụng của QCVN9:2012/BKHCN bao gồm các mặt hàng: Dụng cụ điệnđun nước nóng tức thời, máy khoan cầm tay hoạt độngbằng động cơ điện, bóng đèn có balat lắp liền, máy hútbụi, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hòa không khí.

Trong văn bản hướng dẫn này, Tổng cục Tiêu chuẩnĐo lường Chất lượng cũng đề nghị các Sở Khoa học vàCông nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địaphương xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chấtlượng đối với sản phẩm là thiết bị điện và điện tử thuộcđối tượng áp dụng của QCVN 9:2012/BKHCN, trong đóchú trọng tập trung các nhóm hàng: Dụng cụ điện đunnước nóng tức thời, máy khoan cầm tay hoạt độngbằng động cơ điện.

THANH HÀ

Hướng dẫn thực hiện QCVN 9:2012/BKHCN

Công ty Than Khe Chàm vừa tổ chức gắn biển côngtrình "Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ thu hồi than nóc

14-5-5".Sau gần 2 tháng triển khai thi công, với những giải

pháp công nghệ mới như bơm ép nước trong vỉa thandày bở rời, tận dụng tối đa sự tư vấn giúp đỡ của cácchuyên gia, gần 1.200 mét lò đã được khai thông đạttiến độ và các thông số kỹ thuật. Với ý chí quyết tâm caovà tinh thần sáng tạo, tập thể cán bộ công nhân từ cácphòng ban, phân xưởng, công trường đã vận chuyểntrên 2.700 tấn vật tư thiết bị, trên 1.000m cáp, đường

ống các loại qua gần 2.000 mét lò dốc từ mức -112mxuống lò chợ mức -160m và lắp đặt đúng theo tiến độvà các tiêu chí kỹ thuật.

Với tổng mức đầu tư trực tiếp xấp xỉ 257,4 tỷ đồng,công suất 600.000 tấn/năm, công trình khi đưa vào khaithác sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tiết giảm chiphí, nâng cao mức độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việccho người làm động. Đồng thời tạo tiền đề cho việc đầutư lò chợ cơ giới hóa đồng bộ thứ 2 với công suất 800.000tấn/năm trong năm 2016 tại dự án mỏ Khe Chàm III.

P.V

THAN KHE CHÀM: Hoàn thành "Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ thu hồi than nóc 14-5-5"

Page 4: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

4 ĐI M TIN

Số 14 - 6/2016

Theo kế hoạch đào tạo năm 2016, Văn phòng Côngnhận Chất lượng (BOA) tổ chức khóa đào tạo “Kỹ

năng cho Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật củaphòng thí nghiệm và Lựa chọn và xác nhận giá trị sửdụng của phương pháp”, tại Nhà khách người có công -Số 168 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Khoá đào tạo về kỹ năng cho Quản lý chất lượng vàQuản lý kỹ thuật của phòng thí nghiệm (PTN) nhằm mụcđích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quảnlý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ cóhiệu quả như công cụ thống kê, cách lập biểu mẫu quảnlý, cách tập hợp và lưu hồ sơ. Tổ chức chương trình đảmbảo chất lượng kết quả thí nghiệm, kiểm soát thiết bị.Khóa học cũng giúp cho học viên có được cách thức

kiểm soát để đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu của Tiêuchuẩn ISO/IEC 17025 thuận lợi và hiệu quả. Khoá đàotạo Lựa chọn và xác nhận giá trị sử dụng của phươngpháp giúp cho học viên có thể tự xây dựng các bướcthực hiện đánh giá phương pháp thử mới và đang ápdụng thực hiện tại PTN.

Các đơn vị, phòng thí nghiệm có nhu cầu đăng kýtham dự lớp học trước ngày 19/07/2016 với Văn phòngCông nhận Chất lượng – 31 Hàn Thuyên, Quận 1, TP HồChí Minh.

Người liên hệ: Chị Nguyễn Thị Cẩm Tú - Tel: 08 38270482; Di động: 0975 20 21 22; Fax: 08 38270 482; E-mail:[email protected]

P.V

Đào tạo kỹ năng quản lý chất lượng và và quản lý kỹ thuậtcủa phòng thí nghiệm

Thực hiện Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN ngày25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về đo

lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, vừa qua,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hànhQuyết định số 457/QĐ-TĐC về việc ban hành hướng dẫnlấy mẫu xăng dầu.

Hướng dẫn này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểmtra, thử nghiệm chất lượng đối với xăng, nhiên liệu điêzenvà nhiên liệu sinh học được nhập khẩu, sản xuất, pha chếvà lưu thông trên thị trường trong nước; việc đối chứngkhi có tranh chấp về chất lượng xăng dầu của doanhnghiệp.

Theo đó, hướng dẫn lấy mẫu xăng dầu phục vụ mụcđích thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm chất lượng baogồm các nội dung chính: Thuật ngữ và định nghĩa; dụngcụ lấy mẫu và bình chứa mẫu; hướng dẫn lấy mẫu; số

mẫu, lượng mẫu; lập biên bản lấy mẫu, niêm phongmẫu, gửi mẫu; lưu mẫu và xử lý mẫu lưu; các lưu ý trongkhi lấy mẫu xăng dầu. Hướng dẫn lấy mẫu xăng dầuphục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượngxăng dầu của doanh nghiệp bao gồm các nội dungchính: Thuật ngữ và định nghĩa; bình chứa mẫu; hướngdẫn lấy mẫu.

Quyết định này thay thế các quyết định: Quyết địnhsố 1518/QĐ-TĐC ngày 17/10/2007 của Tổng cục trưởngTổng cục TCĐLCL về việc ban hành hướng dẫn phươngpháp lấy mẫu xăng dầu và Quyết định số 904/QĐ-TĐCngày 27/7/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL vềviệc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Hướng dẫnphương pháp lấy mẫu xăng dầu ban ban hành kèm theoQuyết định số 1518/QĐ-TĐC ngày 17/10/2007.

P.V

Ban hành hướng dẫn lấy mẫu xăng dầu mới

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đáp ứngyêu cầu hội nhập kinh tế của Việt Nam với quốc tế, các

bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện Đề ánthực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại(TBT), đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thực thi Hiệp địnhTBT ở Việt Nam. Đánh giá sơ bộ kết quả đạt được gồm:

Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật của Việt Namvề Tiêu chuẩn đo lường chất lượng từng bước được hoànthiện, phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định TBT, đápứng các điều kiện về pháp lý cho Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thế giới WTO; thực thi các quyền vànghĩa vụ theo quy định của Hiệp định TBT của WTO;

Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốcgia đáp ứng đòi hỏi cấp bách của quản lý cũng như của

xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được rà soát, soátxét hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt trong các lĩnhvực ưu tiên làm cơ sở cho thuận lợi hoá thương mại, xuấtkhẩu và nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với các nướctrong khu vực và trên thế giới;

Thiết lập và triển khai hoạt động ổn định mạng lướicơ quan thông báo và hỏi đáp về TBT của Việt Namnhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ về thông báo và hỏiđáp của nước thành viên WTO; bảo đảm các nghĩa vụthực thi Hiệp định TBT ở Việt Nam; giải quyết tranh chấpvề hàng rào kỹ thuật trong thương mại phát sinh giữacác nước thành viên với Việt Nam và Việt Nam với cácnước thành viên.

HH

Việt Nam tích cực triển khai thực thi Hiệp định TBT

Page 5: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

5

Số 14 - 6/2016

Việt Nam đã là thành viênchính thức của tổ chứcthương mại thế giới từnăm 2007. Kể từ đó, chúng

ta phải tuân thủ các Hiệp định vàHiệp định về rào cản kỹ thuật trongthương mại (Hiệp định TBT) là mộttrong những nội dung quan trọng.Trong giai đoạn 2006-2010, nộidung chính của Hiệp định là Hoànthiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật;Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn củaViệt Nam; Triển khai quy hoạch vàhoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa hoạt động đánh giá sự phù hợp.Giai đoạn 2011-2015, Hiệp định tậptrung phục vụ mục tiêu hoàn thiệnchính sách vĩ mô trong phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợichính đáng của người tiêu dùng;Nâng cao năng lực của các cơ quan,tổ chức Việt Nam trong việc thực thicác quyền và nghĩa vụ theo quyđịnh của Hiệp định TBT của Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) đồngthời bảo vệ quyền hợp pháp và lợiích chính đáng của Việt Nam.

Đề án “Thực thi Hiệp định hàngrào kỹ thuật trong thương mại giaiđoạn 2011-2015” của Chính phủ có3 Dự án, trong đó, Bộ Công Thươngchủ trì tổ chức thực hiện Dự án 2 vàDự án 3, bao gồm: Xây dựng cácbiện pháp kỹ thuật để triển khai ápdụng trong hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu bảo đảm sự phù hợp vớiquy định của Hiệp định TBT và pháp

luật Việt Nam, không gây ảnhhưởng tới an toàn cho người, độngvật, thực vật; bảo vệ môi trường vàtiết kiệm năng lượng; Hỗ trợ doanhnghiệp áp dụng các biện pháp kỹthuật nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu,nhập khẩu; Tăng cường trách nhiệmvà năng lực của các cơ quan quản lýnhà nước và tổ chức kỹ thuật trongxây dựng và triển khai các biệnpháp kỹ thuật trong thương mại

Trong 3 năm thực hiện dự án, BộCông Thương đã giao 26 nhiệm vụcho các đơn vị trong và ngoài Bộ vàphần lớn các nội dung đã đượcnghiệm thu và được áp dụng trongthực tiễn.

Một trong những mục tiêu củaĐề án đưa ra nhằm hoàn thiện cơ sởpháp lý và hệ thống các biện phápkỹ thuật trong thương mại, gópphần kiểm soát chất lượng hànghóa sản xuất và nhập khẩu, bảođảm an toàn cho người, động vật,thực vật, bảo vệ môi trường và tiếtkiệm năng lượng. Những dự án màBộ Công Thương được giao chủ trìthực hiện phục vụ trực tiếp mục tiêutrên. Do đó, trong quá trình thựchiện Đề án, Bộ Công Thương đãtuyển chọn từ các đề xuất của cácđơn vị và phê duyệt triển khai cácnhiệm vụ có tính ứng dụng cao trêncơ sở nghiên cứu, đánh giá các biệnpháp kỹ thuật trong thương mạiđược các nước thành viên WTO áp

dụng phù hợp với các quy định vềxuất nhập khẩu của WTO. Các nộidung được lựa chọn không chỉ phụcvụ cho các doanh nghiệp mà cả chocông tác quản lý của cơ quan quảnlý nhà nước. Một trong những nộidung của Đề án là “Nghiên cứu khảnăng thay thế chất xúc tác Seleniumsử dụng trong phương pháp Kjel-dahl để xác định hàm lượng Nitro-gen của cao su tự nhiên” là một vídụ điển hình. Nội dung này bắtnguồn từ đề nghị thay thế phươngpháp kiểm tra đánh giá hàm lượng Nitrogen của cao su thiên nhiênnhằm bảo vệ sức khỏe cho thửnghiệm viên trước các chất xúc tácđộc hại trong phiên họp ASEAN vềhài hòa tiêu chuẩn cao su và sảnphẩm cao su trong khối. Tuy nhiên,theo hướng đề xuất, các phòng thửnghiệm của Việt Nam sẽ phải đầu tưthiết bị thử nghiệm mới với giáthành cao. Nếu nghiên cứu thànhcông chất xúc tác đảm bảo an toànthực hiện trên thiết bị thử nghiệmcũ sẽ giảm đầu tư cho các phòngthử nghiệm. Kết quả nghiên cứuđược đánh giá liên phòng tại ViệtNam, và trong khối ASEAN. Nghiêncứu này đã được Ban Thư ký ASEANđánh giá cao và đề nghị Việt Namđăng ký là thành viên P - Member-ship để có thể đề xuất kết quảnghiên cứu và đăng ký kết quảnghiên cứu thành tiêu chuẩn ISO.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NGÀNH CÔNG THƯƠNGĐÁP ỨNG YÊU CẦU HIỆP ĐỊNH TPPPH M THU GIANGPhó V tr ng V KHCN, B Công Th ng

CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Page 6: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

6

áp dụng cơ chế kiểm soát chấtlượng từ xa nhằm ngăn chặn sựthâm nhập và lưu thông trên thịtrường các hàng hóa nhập khẩukhông phù hợp tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật, không đảm bảoan toàn vệ sinh và không rõ nguồngốc, xuất xứ... đã được Bộ CôngThương chú trọng trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra,thông qua thực hiện Đề án, một sốnhiệm vụ đã đề xuất và xây dựngquy chuẩn kỹ thuật cho một sốngành, nhằm góp phần bảo vệngười tiêu dùng, cũng như nângcao chất lượng sản phẩm. Tiêubiểu như nhiệm vụ: Xây dựng dựthảo Quy chuẩn kỹ thuật ngànhgiấy, trong đó, thực hiện tiêuchuẩn liên quan tới 02 sản phẩmvốn ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe người tiêu dùng là tã giấy trẻem và băng vệ sinh phụ nữ.

Việc thực hiện Đề án nằm trongquá trình hội nhập quốc tế sâurộng của Việt Nam. Do đó, việc hỗtrợ các doanh nghiệp áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật nhằm nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh vàthúc đẩy xuất nhập khẩu đồngthời phải gắn với việc tuân thủ cácquy định trong thương mại quốctế và nhiệm vụ của người xây dựnghàng rào kỹ thuật là làm thế nàonhằm hài hòa được cả hai yếu tốtrên. Trên thực tế, các doanhnghiệp Việt Nam sản xuất hàngxuất khẩu chưa tham gia được sâuvào trong chuỗi giá trị. Phần lớnvẫn đang dừng ở gia công, sảnxuất để xuất khẩu còn phụ thuộcnhiều vào các đối tác. Các nướcnhập khẩu thường có yêu cầu rấtcao về chất lượng sản phẩm, vềyêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩnnhư SA 8000 về điều kiện làm việccho người lao động tại các doanhnghiệp, văn phòng, tiêu chuẩn ISO14000 quản lý môi trường nhằmhỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểuảnh hưởng xấu đến môi trường,tuân thủ đúng pháp luật, quy định

và chính sách môi trường khác vàmột số các tiêu chuẩn khác. Đểxuất khẩu doanh nghiệp phải đápứng được các yêu cầu của nhànhập khẩu trong quản lý từ sảnxuất đến chất lượng sản phẩm.Việc nâng cao năng lực cho doanhnghiệp Việt sẽ thúc đẩy năng lựccạnh tranh. Đồng thời hiện naytrong khối ASEAN cũng đang từngbước đàm phán để hài hoà hoátrong hệ thống tiêu chuẩn chung.Trong nội dung này, thông qua đềán TBT, Bộ Công Thương cũng đãgiao nhiệm vụ “Nghiên cứu hệthống xây dựng hệ thống tiêuchuẩn được hài hòa hóa trong khuvực ASEAN, phục vụ công tác quảnlý, sản xuất kinh doanh trongngành công nghiệp cao su phùhợp với Lộ trình tổng thể xây dựngCộng đồng kinh tế ASEAN (AECBlueprint)” đã đáp ứng được yêucầu quản lý phục vụ công tác quảnlý Nhà nước; Nhiệm vụ “Nghiêncứu đánh giá nhu cầu gắn nhãnsinh thái cho sản phẩm dệt mayViệt Nam, đề xuất các giải phápgắn nhãn sinh thái cho sản phẩmdệt may phù hợp với trình độ côngnghệ trong nước” đã xây dựngđược các tiêu chuẩn sinh thái chosản phẩm dệt may và các phụ kiệnkèm theo đã được hài hòa hóa vớicác nước trên thế giới nhằm giúpcho các sản phẩm dệt may có giátrị cao trong xuất khẩu…

Nhìn chung, chúng ta đã xâydựng được một số biện pháp kỹthuật để triển khai áp dụng tronghoạt động xuất khẩu, nhập khẩubảo đảm sự phù hợp với quy địnhcủa Hiệp định TBT và pháp luật ViệtNam. Đồng thời, hỗ trợ cho cácđơn vị từng bước xây dựng thànhcông các phương pháp thửnghiệm mới hài hòa với các nướctrong khu vực và quốc tế, gópphần giúp doanh nghiệp nâng caochất lượng sản phẩm, hàng hóa,nâng cao sức cạnh tranh trongđiều kiện hội nhập quốc tế

Mục đích của việc ghinhãn là cung cấpthông tin cần thiếtvề sản phẩm để

người tiêu dùng có điều kiện chọnlựa, bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, ngăn ngừa gian lận thươngmại, thúc đẩy hoạt động kinhdoanh, truy xuất nguồn gốc hànghóa khi có vấn đề. Tuy nhiên, trongnhiều trường hợp, các quy định vềghi nhãn được áp dụng một hàngrào kỹ thuật tinh vi đối với hànghóa nhập khẩu vào các thị trường.

Hiệp định về TBT của WTOphân chia các hàng rào kỹ thuậtthành ba nhóm loại biện pháp kỹthuật sau đây:

(1) Pháp quy kỹ thuật hay quychuẩn kỹ thuật (technical regula-tions) là những yêu cầu kỹ thuậtbắt buộc áp dụng (các doanhnghiệp bắt buộc phải tuân thủ)

(2) Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêucầu kỹ thuật được chấp thuận bởimột tổ chức đã được công nhậnnhưng không có giá trị áp dụng bắtbuộc;

(3) Quy trình đánh giá sự phùhợp của một loại hàng hoá với cácquy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)

Các yêu cầu về nhãn hànghóa, đóng gói, ghi nhãn mác ápdụng cho sản phẩm thuộc cảnhóm Quy chuẩn kỹ thuật và tiêuchuẩn kỹ thuật. Cụ thể, tronghiệp định TBT ghi rõ: Pháp quy kỹthuật là văn bản quy định các đặctính của sản phẩm hoặc các quátrình có liên quan đến sản phẩmvà phương pháp sản xuất, baogồm cả các điều khoản hànhchính thích hợp, mà việc tuân thủchúng là bắt buộc. Văn bản nàycũng có thể bao gồm hoặc gắnliền với thuật ngữ, biểu tượng,cách thức bao gói, dãn nhãn hoặcghi nhãn áp dụng cho một sản

Page 7: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

7

phẩm, quy trình hoặc phươngpháp sản xuất nhất định. Tiêuchuẩn kỹ thuật là văn bản do mộtcơ quan được thừa nhận ban hànhđể sử dụng rộng rãi và lâu dài,trong đó quy định các quy tắc,hướng dẫn hoặc các đặc tính đốivới sản phẩm hoặc các quy trình vàphương pháp sản xuất có liênquan, mà việc tuân thủ chúng làkhông bắt buộc. Văn bản này cũngcó thể bao gồm hoặc gắn liền vớithuật ngữ, biểu tượng, cách thứcbao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãnáp dụng cho một sản phẩm, quytrình hoặc phương pháp sản xuấtnhất định.

Như vậy có thể thấy trên thếgiới, các quy định về nhãn hànghóa và ghi nhãn hàng hóa là mộthình thức “hàng rào kỹ thuật” đượcáp dụng phổ biến. Trong thực tiễnđây cũng là một trong nhữngnguyên nhân chính khiến nhiềuhàng hóa của Việt Nam khó thâmnhập các thị trường khó tính, đặcbiệt khi xu hướng áp dụng cáchàng rào kỹ thuật đang ngày càngtinh vi hơn, không chỉ ở các nướcphát triển mà ngay cả các thịtrường đang phát triển. Theo sốliệu thống kê của Trung tâmthương mại quốc tế, năm 2012 có1.571 hàng rào kỹ thuật mới thìđến hết năm 2013, các nước thànhviên WTO đã xây dựng và ban hành17.418 quy định mang tính hàngrào kỹ thuật thương mại và sốlượng không ngừng gia tăng trongcác năm 2014, 2015.

Trong các nguyên nhân dễ dẫn

đến bị cảnh báo của các doanhnghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Namhiện nay có một nguyên nhân quantrọng là bao bì không đảm bảo. Còntheo các chuyên gia của Công tyRegistrar Corp., Hoa Kỳ, một trongcác lỗi mà doanh nghiệp Việt Namthường mắc phải khi xuất khẩu vàoHoa Kỳ là quy cách ghi nhãn thựcphẩm và nguyên liệu chưa tuân thủtheo đúng quy định của FDA như:Quy cách ghi nhãn hàng khôngchính xác, thành phần, nguyên liệukhông ghi chi tiết, đầy đủ bằngtiếng Anh. Có trường hợp, chỉ mỗilỗi chính tả nhỏ trong tên một loạinguyên liệu chính cũng có thể khiếntoàn bị lô hàng bị trả về… Các thịtrường này cũng thường xuyên bổsung các quy định mới về ghi nhãnhàng hóa, có những lần là điềuchỉnh tổng thể, có những lần chỉ cho

một số mặt hàng cụ thể.Khó khăn cho các doanh nghiệp

xuất khẩu của Việt Nam là ở chỗ làmthế nào cập nhật và đáp ứng đượccác yêu cầu mới, yêu cầu bổ sungcủa các thị trường nhập khẩu về ghinhãn, nhất là trong bối cảnh cạnhtranh gay gắt, chỉ chậm lại một thờigian để điều chỉnh việc ghi nhãnhàng hóa cũng có thể khiến họ mấtthị phần vào tay các đối thủ có sựnắm bắt và điều chỉnh nhãn hàngnhanh hơn. Đây thực sự là một tháchthức lớn, mà ngoài sự chủ động theodõi thông tin của các doanh nghiệp,cần đến sự hỗ trợ, cảnh báo sát saocủa các cơ quan chức năng, cácthương vụ, các văn phòng thươngmại đại diện ở nước ngoài và cáchiệp hội ngành hàng để hàng hóaxuất khẩu của Việt Nam vượt quađược các rào cản kỹ thuật

Trong khi các hàng rào thu quan ngày càng đ c d b theo các cam k t trong các hi pđ nh th ng m i t do thì các hàng rào phi thu quan, trong đó có các quy đ nh v nhãn hànghóa và ghi nhãn hàng hóa l i ngày càng tr nên tinh vi h n.

NHÃN HÀNG HÓA:

HÀNG RÀO KỸ THUẬT MỚI

Page 8: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

8 CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

Các quy định khá cụ thểNghị định 89/2006/NĐ-CP có 5

Chương, 29 Điều, quy định khá cụ thểvề các vấn đề quản lý nhãn hàng hóanhư: Nội dung và cách ghi nhãn hànghóa; Trách nhiệm quản lý nhà nướcvề nhãn hàng hóa; Xử lý vi phạm vềnhãn hàng hóa… Đáng chú ý, quyđịnh về nội dung và cách ghi nhãnhàng hóa tương đối chặt chẽ vớinhững yêu cầu cụ thể như: Nội dungbắt buộc phải thể hiện trên nhãnhàng hoá; Định lượng hàng hoá;Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảoquản; Xuất xứ hàng hoá; Thành phần,thành phần định lượng; Thông số kỹthuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, antoàn... Trong đó, riêng nội dung bắtbuộc phải thể hiện trên nhãn theotính chất của hàng hoá chia theo 50nhóm hàng khác nhau.

Tiếp sau Nghị định 89, nhằm điềuchỉnh kịp thời với thực tiễn tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, các cơ quan chức năng đã cónhiều văn bản pháp luật hướng dẫncụ thể hơn về những khía cạnh củanhãn hàng hóa. Đơn cử như: Thôngtư số 09/2007/TT-BKHCN ngày6/4/2007 hướng dẫn thi hành một sốđiều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về

nhãn hàng hóa; Thông tư số14/2007/TT-BKHCN bổ sung hướngdẫn về tên và địa chỉ của tổ chức, cánhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;Thông tư số 04/2008/TT-BYT của BộY tế hướng dẫn ghi nhãn thuốc;Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN quyđịnh về đo lường đối với lượng củahàng đóng gói sẵn có một phần quyđịnh về ghi lượng của hàng đóng góisẵn trên nhãn hàng hóa. Ngày27/10/2014, Liên Bộ Y tế, Bộ Nôngnghiệp & Phát triển nông thôn và BộCông Thương cũng đã ban hànhThông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghinhãn hàng hóa đối với thực phẩm,phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chếbiến thực phẩm bao gói sẵn...

Cụ thể nhưng cũng nhiều bấp cập

Theo phản ánh của doanhnghiệp và cơ quan hải quan, việcquy định về dán nhãn hàng hóanhập khẩu theo quy định tại Nghịđịnh 89 chỉ thực hiện trước khi đưahàng hóa ra lưu thông trên thịtrường, không quy định phải dánnhãn phụ ngay khi làm thủ tục nhậpkhẩu khi nhãn gốc trên hàng hóachưa đầy đủ các nội dung bắt buộctheo quy định của pháp luật.

Mặt khác, đối với các mặt hàng làlinh kiện, phụ tùng nhập khẩu đểsản xuất, lắp ráp, thay thế; máy móc,thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩuđể phục vụ sản xuất; (trường hợp dichuyển toàn bộ nhà máy đang hoạtđộng sang Việt Nam thì không thểcó nhãn của nhà sản xuất ra máymóc thiết bị như trường hợp Côngty Intel, các Công ty Nhật Bản dichuyển máy móc tại Trung Quốc vàcác nước sang Việt Nam) hàng hóakhông có bao bì, đóng gói hoặc doyêu cầu bảo quản vận chuyểnkhông thể đảm bảo nguyên trạngnhãn trên sản phẩm... Việc yêu cầudán nhãn trên hàng hóa phải có đầyđủ các thông tin, nội dung cơ bản,cần thiết theo quy định tại Nghịđịnh 89 trên nhãn hàng hóa khi làmthủ tục hải quan gây nhiều khó khănvà trong một số trường hợp khôngthể thực hiện được.

Một vướng mắc khác là về ghixuất xứ. Theo Điều 17 Nghị định 89và Thông tư 09/2007/TT-BKHCN củaBộ Khoa học và Công nghệ thì cáchghi xuất xứ hàng hóa được quy địnhnhư sau: "ghi "sản xuất tại" hoặc "chếtạo tại" hoặc "xuất xứ" kèm tên nướchay vùng lãnh thổ sản xuất ra hànghóa đó.

QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA:

CẦN SỬA ĐỔI CHO PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG

HOÀNG PH NG

Ngh đ nh 89/NĐ-CP ngày 30/08/2006 c a Chính ph v nhãn hàng hóa t khi ban hànhđ c coi nh "kim ch nam" cho m i ho t đ ng dán nhãn đ i v i hàng hoá l u thông t i Vi tNam, hàng hoá xu t, nh p kh u. Trên th c t , Ngh đ nh này và nh ng v n b n pháp lu tliên quan ban hành sau đó đã phát huy tác d ng trong qu n lý nhà n c đ i v i l nh v c nhãnhàng hóa, góp ph n ki m soát ch t l ng hàng hóa, tuy nhiên, trong quá trình th c thi c ngb c l nhi u b t c p, gây khó kh n cho doanh nghi p.

Page 9: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

9CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

Tuy nhiên, thực tế việc ghi xuấtxứ bằng tiếng Anh trên hàng hóanhập khẩu không thống nhất, như:Made in/by; Produced in/by; Manu-factured in/by; Technology of; De-signed by...kèm tên nước và tên củacơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệpnước ngoài. Ví dụ: Điện thoại di độngnhập khẩu nhãn hiệu Nokia ghi:Made by Nokia, Finland (sản xuất bởiNokia, Phần Lan), nhưng không ghisản xuất tại nước nào nên có thể gâynhầm lẫn cho người tiêu dùng là sảnphẩm sản xuất tại Phần Lan nhưngthực chất hàng sản xuất tại TrungQuốc. Các sản phẩm iPhone, iPadnhập khẩu ghi xuất xứ trên sảnphẩm là Assembled in China (Lắpráp tại Trung Quốc), chứ không ghixuất xứ như quy định tại Nghị định89. Điều này gây khó khăn cho cơquan hải quan trong việc xác địnhhành vi vi phạm và xử lý vi phạmhành chính.

Các văn bản hướng dẫn củacác Bộ, ngành liên quan chưa thựcsự thống nhất dẫn đến việc triểnkhai thực hiện và xác định hành vivi phạm để xử lý người khai hảiquan cũng gặp nhiều khó khăn,vướng mắc.

Bên cạnh những vướng mắc gặpphải khi thực hiện các quy định cònxuất hiện nhiều hiện tượng lợi dụngkẽ hở của quy định để vi phạm, trụclợi cho doanh nghiệp, cá nhân.

Cụ thể, Nghị định 89 quy định vềghi nhãn hàng hóa cho phép doanhnghiệp được ghi bổ sung thông tintrên nhãn phụ bằng tiếng Việt trướckhi đưa hàng hóa ra lưu thông. Việccho phép ghi bổ sung thông tin cònthiếu trên nhãn phụ dễ tạo điềukiện cho việc ghi các thông tin trênnhãn một cách tùy tiện, tạo kẽ hởđể ghi thông tin giả mạo lên nhãnhàng hóa.

Việc ghi xuất xứ hàng hóa trênnhãn hiện nay cũng biến tướng theonhiều kiểu khác nhau. Theo quy địnhthì việc ghi xuất xứ phải trả lời đượccâu hỏi: Sản xuất tại nước hoặc vùng

lãnh thổ nào? Tuy nhiên trên thực tế,xuất xứ hàng hóa được ghi trên nhãnhàng hóa nhập khẩu như: “Sản xuấttheo công nghệ của Đức, của Ý...”hoặc “được sản xuất theo tiêu chuẩnchâu Âu”, “sản xuất theo tiêu chuẩn...”.Nhiều sản phẩm có in cờ Mỹ, cờ Đứctrên nhãn hàng hóa chiếm phần lớndiện tích của nhãn trong khi đượcsản xuất tại Trung Quốc, gây nhầmlẫn cho người tiêu dùng về nguồngốc của hàng hóa. Việc ghi nhãnhàng hóa có chứa thông tin gâynhầm lẫn cho người tiêu dùng lạikhông có chế tài xử phạt.

Quy định về cách thức ghi nhãncòn nhiều bất cập, nhiều trườnghợp, nhãn hàng hóa nhập khẩuđược in bằng giấy có thể bóc ra dánnhãn khác vào rất dễ dàng…

Sửa đổi, bổ sung là yêu cầucấp bách

Thực tiễn hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp đãcó nhiều thay đổi do đó việc sửađổi, bổ sung Nghị định về nhãnhàng hóa chính là một trongnhững giải pháp tháo gỡ cho cáctổ chức doanh nghiệp, tạo môitrường kinh doanh thuận lợi theochủ trương của Chính phủ.

Đây là nhận định của nhiềuchuyên gia tại Hội thảo lấy ý kiếnvề dự thảo Nghị định sửa đổi, bổsung Nghị định 89/2006/NĐ-CPngày 30/8/2006 của Chính phủ vềnhãn hàng hóa do Tổng cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng, CụcQuản lý chất lượng sản phẩm hànghóa tổ chức tại Hà Nội ngày26/5/2016 vừa qua.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định89/2006/NĐ-CP có nhiều nội dungđáng chú ý được đánh giá là cậpnhật hơn, hoàn thiện hơn so vớiNghị định hiện hành. Cụ thể:

Bổ sung: "Hàng hóa nhập lậu bịtịch thu bán đấu giá" là đối tượngkhông thuộc phạm vi điều chỉnh củaNghị định về nhãn hàng hóa. Sửađổi: "Ngày sản xuất" là mốc thời gian

hoàn thành công đoạn cuối cùng đểhoàn thiện hàng hoá đó. Sửa đổi:"Hạn sử dụng" là mốc thời gian màtrước mốc thời gian đó hàng hóavẫn giữ được đầy đủ các đặc tínhchất lượng vốn có của nó và bảođảm an toàn trong điều kiện bảoquản được ghi trên nhãn theohướng dẫn của nhà sản xuất.

Bãi bỏ: quy định về "Xuất xứhàng hóa". Bổ sung: "Hàng hóa làlinh kiện nhập khẩu để thay thếcác linh kiện bị hỏng trong dịch vụsửa chữa bảo hành hàng hóa củachính hãng, không nhằm mục đíchmua bán" thì không bắt buộc phảighi nhãn.

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sungvề "Nội dung bắt buộc phải thểhiện trên nhãn hàng hóa" của mộtsố loại hàng hóa đã quy định tạiNghị định 89. Trong đó có nhữnghàng hóa đáng chú ý như: Kínhmắt; Khăn ướt, bàn chải đánh răng,bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang,bông tẩy trang, bao cao su... (Nhómsản phẩm chăm sóc cá nhân); Dụngcụ, vật liệu bao gói chứa đựng thựcphẩm. Đặc biệt, Dự thảo cũng quyđịnh cụ thể về nhãn của loại hànghóa được chia, san chiết, nạp, đónggói lại thì phải ghi ngày chia, sanchiết, nạp, đóng gói lại và hạn sửdụng phải được tính từ ngày sảnxuất trên nhãn gốc. Dự thảo Nghịđịnh sửa đổi về nhãn hàng hóacũng yêu cầu chặt chẽ hơn đối vớinhững loại hàng hóa ghi nhãn theokiểu "sản xuất bởi hãng" (Ví dụ:Made by Nokia) thì phải kèm theotên nước hay vùng lãnh thổ sảnxuất ra hàng hoá đó.

Dự kiến, sau khi lấy ý kiến góp ývà chỉnh sửa, hoàn thiện, Nghị địnhsửa đổi Nghị định 89/2006/NĐ-CP vềnhãn hàng hóa sẽ được trình Chínhphủ xem xét ban hành trong cuốinăm nay. Đây chính là hành langpháp lý mới hoàn thiện hơn quản lý,điều chỉnh lĩnh vực nhãn hàng hóalưu thông trong nước và xuất nhậpkhẩu những năm tiếp theo

Page 10: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

10 CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

Theo khuyến cáo của cácchuyên gia, các doanhnghiệp xuất khẩu của ViệtNam cần nắm rõ nhu cầu,

thị hiếu của người tiêu dùng vềhình thức bao gói, các yêu cầu vềbao gói, ghi nhãn và các giải pháptrong thiết kế tinh gọn, tiết kiệm,thân thiện với môi trường, giúp chocác doanh nghiệp giảm chi phí sảnxuất và nâng cao hình ảnh, uy tíncủa sản phẩm đối với khách hàng.

Nhãn hàng hóa trong các kênhxuất khẩu truyền thống

Kinh nghiệm của các doanhnghiệp (DN) đã xuất khẩu thànhcông vào các thị trường có yêu cầukhắt khe về nhãn hàng hóa chothấy những điểm mấu chốt mà cácDN cần lưu ý đối với công tác ghinhãn hàng hóa như sau:

Đầu tiên, doanh nghiệp cầnnhận thức rằng việc ghi nhãn phảiđược thực hiện với sự cẩn trọng tốiđa để một mặt đáp ứng đúng cácyêu cầu của nước nhập khẩu, mặtkhác là một kênh tiếp thị ổn định,hiệu quả cho chính sản phẩm củadoanh nghiệp tại nước ngoài.

Để làm tốt việc nhận diệnthương hiệu, nhà xuất khẩu cần

thống nhất việc sử dụng các loại kýhiệu và dấu hiệu và cũng nên duytrì các giá trị có tính quốc gia vàquốc tế khi dử dụng các dấu hiệunày. Việc ghi nhãn cần được ghibằng tiếng Anh, các từ để mô tảquốc gia hoặc xuất xứ thì cần phảivừa lớn vừa nổi bật như bất kỳ chữtiếng Anh nào nằm trên bao bì hoặclà nhãn sản phẩm

Việc ghi nhãn sản phẩm cầnphải cung cấp các thông tin quantrọng sau:

- Thông tin hãng tàu- Xuất xứ quốc gia

- Thông tin về trọng lượng (theosố cân Anh hoặc là kg)

- Số lượng kiện hàng hoặc độlớn của kiện (tính theo độ đo inchhay cm)

- Dấu hiệu việc bốc dỡ (dấu hiệubằng hình tượng quốc tế)

- Dấu hiệu cho biết cần chú ý,chẳng hạn “This Side Up - Đặt phầnnày bên trên"

- Cảng nhập khẩu- Nhãn ký hiệu các chất độc hại- Cách sử dụng, vận chuyển, tái

chế hoặc tiêu hủy bao bì hoặc sản phẩm.

LÀM THẾ NÀO ĐỂSỬ DỤNG HIỆU QUẢ NHÃN HÀNG HÓA

Trong b i c nh c nh tranh trên th tr ng qu c t ngày càng gay g t, s d nghi u qu các nhãn hi u hàng hóa không ch đ n gi n là đi u ki n đ “v t hàngrào k thu t” mà còn là chìa khóa cho s thành công và phát tri n th ph n cácdoanh nghi p trên th tr ng xu t kh u…

C M NHUNG

Page 11: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

11CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

- Cân lưu ý là mỗi nước nhậpkhẩu sẽ yêu cầu ghi rõ thông tintrên nhãn đối với các loại dượcphẩm, thực phẩm, sản phẩm y tế vàhóa chất.

Theo khuyến cáo của cácchuyên gia, khi thiết kế các nhãnhàng, các dữ liệu cần thiết nên đượcin bằng màu đen để dễ quan sát,các thông tin phụ thì dùng màu ítchú ý hơn, chẳng hạn như màu đỏ,màu cam. Đối với thực phẩm đónggói trong bao lớn thì phải dùngthuốc nhuộm vô hại và thuốcnhuộm không được dính qua lớpmà làm ảnh hưởng đến hàng hóa.

Một điểm cần lưu ý là việc ghixuất xứ trên nhãn mác của sảnphẩm khác với việc ghi xuất xứhàng hóa trên hồ sơ hải quan vàchứng nhận xuất xứ (C/O). Doanhnghiệp có thể ghi nhãn theo thỏathuận với bên nhập khẩu và tự chịutrách nhiệm trong trường hợp cóxảy ra tranh chấp hoặc khiếu kiệncủa phía nước ngoài, nhưng tronghồ sơ hải quan và xin cấp C/O thìphải ghi theo nguyên tắc và quyđịnh về chứng nhận xuất xứ, ưu đãithuế quan chứ không thể ghi theothỏa thuận giữa bên xuất - bênnhập được.

Đối với những nhà xuất khẩuchưa có kinh nghiệm xuất khẩusang một thị trường nào đó và chưanắm chắc các yêu cầu về thông tintrên nhãn hàng, cách tốt nhất để

thực hiện đúng và đầy đủ các yêucầu này và tránh những tranh chấpcó thể xảy ra sau này giữa hai bên làyêu cầu người mua hướng dẫn vàthống nhất bằng văn bản với họ vềnội dung nhãn hàng. Văn bản nàycần đảm bảo tính pháp lý và bảo vệđược quyền lợi pháp lý cho nhàxuất khẩu Việt Nam trong trườnghợp người xuất khẩu đã thực hiệnđúng như thống nhất giữa hai bênmà nhãn hàng vẫn không được cơchấp nhận.

Nhãn hàng hóa trong xuấtkhẩu qua siêu thị

Xuất khẩu qua siêu thị là kênhxuất khẩu mới, hiệu quả hiệu quảđể DN đẩy mạnh phân phối hànghóa ra thị trường thế giới. Một khixuất hiện tại các hệ thống siêu thịlớn, hàng hóa của DN đã được “bảođảm” bởi thương hiệu của nhà bánlẻ.Tuy nhiên, điều đó không cónghĩa là công tác ghi nhãn được lơlà mà càng phải được quan tâm kỹlưỡng hơn, bởi nó được phân phốitrực tiếp đến người tiêu dùng ở mọilứa tuổi, trình độ, tính cách khácnhau. Họ cũng không có nhiều kiếnthức về ngành hàng và sẽ lựa chọnhàng hóa phần lớn dựa trên nhãnhiệu và những thông tin cảm quanmà họ thấy được từ hàng hóa trưngbày trong siêu thị. Một thực tế làhiện nay hàng Việt Nam bán tại cáckênh siêu thị ở nước ngoài chưanhiều do do thương hiệu chưa được

nhận biết. Nhãn mác hàng Việt tạinước ngoài khó đọc, chưa đượcngười tiêu dùng nhận biết và tindùng. Để khắc phục tình trạng này,theo khuyến cáo của các chuyêngia, các DN cần chú ý ghi rõ trênnhãn hàng đầy đủ thông tin vềkhẩu phần, danh sách nguyên liệu,chất gây dị ứng có trong sản phẩm(không chỉ dành cho thực phẩm màbất cứ sản phẩm gì tiếp xúc trựctiếp với người tiêu dùng). Đặc biệt,cần ghi rõ thông tin nhà sản xuấtcũng như quốc gia xuất xứ của sảnphẩm và cũng những điểm đặctrưng giúp người tiêu dùng dễdàng so sánh, phân biệt được cácsản phẩm gần giống nhau.

Một kinh nghiệm thú vị nữađược rút ra là trong thời gian gầnđây xu hướng tiêu dùng các sảnphẩm có nhãn môi trường, nhãnnăng lượng đang gia tăng ở cácnước phát triển. Do đó, việc tiênphong sử dụng bao bì sản phẩm antoàn và thân thiện môi trường cóthể là một trong những cách tácđộng tích cực đến tâm lý người tiêudùng. Ngoài hiệu ứng tốt về tâm lývà marketing, bản chất việc sửdụng “bao bì xanh” cũng giúp DNgóp phần giảm thiểu tác hại về ônhiễm môi trường, cạn kiệt tàinguyên mà còn cải thiện ý thức bảovệ môi trường của người dân, nângcao lợi ích kinh tế thương mại chodoanh nghiệp

Từ năm 2011-7/2015, các bộ, ngành đã tổ chức xâydựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công

bố 3.367 TCVN; theo kế hoạch, số TCVN được xâydựng trong giai đoạn 2011-2015 sẽ là 4.485 TCVN.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành đã cótrên 8.600 TCVN cho 98 lĩnh vực tiêu chuẩn; tỉ lệ hàihòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạttrên 45% (so với khi bắt đầu Chương trình, tháng03/2012, Hệ thống TCVN có khoảng 6.500 TCVN; tỉ lệhài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vựcđạt 38%). Số lượng TCVN do Bộ Khoa học và Công

nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn xây dựng chiếm tỉ lệ lớn trong số TCVNhiện hành.

Việc xây dựng, công bố các TCVN giúp doanhnghiệp có chiến lược sản xuất và kinh doanh hợp lý;giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng, đảm bảochất lượng; thúc đẩy doanh nghiệp công bố hợpchuẩn cho các sản phẩm hàng hóa, thông qua đóngày càng có nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượngcao và ổn định.

HH (Nguồn VNPI)

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực

Page 12: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

12 CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

Thị trường EUMuốn xuất khẩu vào EU, các

doanh nghiệp phải ghi nhãn tuânthủ theo yêu cầu thị trường của EU.Việc ghi nhãn cần đáp ứng đượccác nguyên tắc chung là đầy đủthông tin để người tiêu dùng cóthể lựa chọn cũng như có thể truyxuất nguồn gốc khi lô hàng đó cósự sai phạm.

Liên minh châu Âu yêu cầungười nhập khẩu có trách nhiệmđảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm nàođược nhập đều phải được dán nhãntheo đúng các quy định có liênquan. Sự khác biệt lớn so với Mỹ làEU cụ thể hoá quy định ghi nhãncho nhiều loại sản phẩm hơn. Điềunày giúp các DN dễ dàng hơn khixác định một sản phẩm nhất địnhphải được dán nhãn như thế nào.Hiện nay, đã có yêu cầu nhãn máccụ thể cho một chủng loại sảnphẩm sau:

• Dệt may• Mỹ phẩm• Sản phẩm có chất độc hại• Thiết bị điện & điện tử• Thiết bị gia dụng• Giày dép• Lốp xe• Bao bì Gỗ• Đồ chơi• Thủy sảnBên cạnh các quy tắc ghi nhãn

chung, theo quy định 1169/2011của FIC mà các doanh nghiệp Việt

Nam cần nắm rõ thì các doanhnghiệp cần chú ý các quy tắc đặcbiệt trong ghi nhãn các sản phẩmthuộc các nhóm đặc biệt, ví dụ thủyhải sản phải bao gồm thông tin vềtên thương mại, tên khoa học,phương pháp khai thác và khu vựcđánh bắt. Theo quy định của EU, tênthương mại phải được thể hiệnbằng ngôn ngữ chính thức của cácnước thành viên. Ngoài ra, các sảnphẩm nhập khẩu vào EU cũng cóyêu cầu có chứng nhận sản phẩm.(Những chỉ thị về yêu cầu chứngnhận sản phẩm bao hàm cả các yêucầu ghi nhãn sản phẩm của riêngmà các DN xuất khẩu cần tìm hiểukỹ đối với sản phẩm cụ thể mà mìnhxuất khẩu).

Ngày 02/9/2015 châu Âu thôngbáo cho các nước Thành viên WTOvề việc xây dựng Quy định của Nghịviện và Hội đồng châu Âu quy địnhkhung khổ ghi nhãn năng lượng.Quy định này sẽ thay thế Chỉ thị số2010/30/EU ngày 19/5/2010. Dựthảo đưa ra các quy định về nhãnnăng lượng và thông tin sản phẩmđối với các sản phẩm tiêu dùngnăng lượng cụ thể. Quy định cũngyêu cầu nhà cung cấp (nhà sản xuấtvà nhập khẩu) cung cấp thông tintừ mức A đến G trên nhãn và yêucầu nhà bán lẻ chỉ rõ vị trí của nhãnnày và thông tin liên quan chongười tiêu dùng. Mục đích của Quyđịnh này là giúp người tiêu dùng có

thông tin khi lựa chọn mua các sảnphẩm sử dụng năng lượng và địnhhướng thị trường tới các sản phẩmtiết kiệm năng lượng. Đây sẽ làđóng góp lớn cho việc tiết kiệmnăng lượng ở châu Âu và chống lạibiến đổi khí hậu.

Thị trường Hoa KỳCác quy định về nhãn mác hàng

hóa tại thị trường Hoa Kỳ rất phứctạp, ngoài các quy định chungtrong Luật về Bao bì và nhãn hàng(Fair Packaging and Labeling Act)thì các tiểu bang cũng có thể đưa racác quy định riêng của mình. Tómlại các quy định về nhãn mác hànghóa có thể do:

• Các quy định liên bang• Các quy định riêng của từng

tiểu bang• Loại sản phẩm• Tiêu chuẩn an toàn sản phẩm /

luật phải áp dụngMột điểm cần lưu ý khi tự tìm

hiểu các thông tin về nhãn hànghóa tại Hoa Kỳ là trên trang tin điệntử của các cơ quan Liên bang Mỹthường đề cập đến "nhà sản xuất",nhưng “nhà sản xuất ở đây” làmuốn nói đến các nhà sản xuất nộiđịa ở Mỹ - không phải áp dụng chocác nhà sản xuất nước ngoài. Khimột sản phẩm được sản xuất ởnước ngoài, các nhà nhập khẩuluôn phải có trách nhiệm đảm bảorằng sản phẩm nhập khẩu đượcdán nhãn phù hợp với các quy định

QUY ĐỊNH VỀ

GHI NHÃN HÀNG HÓATẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH Các th tr ng khó tính, đ ng th i c ng là các th tr ng xu t kh u l n c a Vi t Nam nh

EU, M và Hàn Qu c đ u có nh ng quy đ nh r t kh t khe v ghi nhãn hàng hóa. Đi u này,m t m t t o đ ng l c đ các doanh nghi p xu t kh u (DNXK) c a Vi t Nam minh b ch hóathông tin hàng xu t kh u, m t khác c ng là thách th c v rào c n k thu t l n mà n u khôngth v t qua, h s không th thâm nh p và phát tri n t i các th tr ng này…

Page 13: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

13CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

có liên quan. Doanh nghiệp có thểtham khảo chi tiết các quy định vềdán nhãn đối với từng nhóm hànghóa tại các website sau đây:

• Trang theo dõi Nhãn cho cácsản phẩm dành cho trẻ em (CPSC):Sản phẩm thực phẩm (FDA)

• Thiết bị y tế (FDA)• Mỹ phẩm (FDA)• Sản phẩm dệt, may mặc, giày

dép và hàng du lịch (OTEXA)Tuy nhiên, có rất nhiều sản

phẩm không thuộc một trongnhững thể loại này lại được quyđịnh bởi các yêu cầu ghi nhãn cụthể. Điều đó không có nghĩa làchúng không nằm ngoài các quyđịnh ghi nhãn khác. CPSC chỉ rarằng: "Đạo Luật Liên Bang về cácChất độc hại (FHSA) yêu cầu cónhãn cảnh báo đối sản phẩm giadụng có chứa chất độc hại đểgiúp người tiêu dùng bảo quản,cất giữ, sử dụng chúng một cáchan toàn và cung cấp cho ngườidùng thông tin về các bước sơ cứunếu xảy tai nạn với sản phẩm này".

Các yêu cầu về ghi nhãn FHSAáp dụng đối với tất cả các sản phẩmcó tính chất sau đây:

• Nếu sản phẩm của bạn có thểgây ra chấn thương hoặc bệnh tậtkhi nuốt hoặc hấp thụ qua da

• Nếu sản phẩm của bạn quámẫn cảm

• Nếu sản phẩm của bạn là "cựckỳ dễ cháy", "dễ cháy", và "có khảnăng cháy"

Thị trường Hàn QuốcCác yêu cầu về dán nhãn hàng

hàng hóa được quy định áp dụngcụ thể cho từng loại sản phẩm. Nóichung, hàng nhập khẩu được yêucầu dán nhãn viết bằng tiếng HànQuốc và phải chỉ rõ nước xuất xứcủa hàng hóa.

Nội dung chính của nhãn hànghóa phải được bao gồm: Nước sảnxuất; Tên và địa chỉ của nhà sản xuấtvà nhà nhập khẩu; Tên sản phẩm;Ngày sản xuất và số thứ tự của lôsản phẩm; Số lượng; Số đơn vị;

Phương pháp bảo quản; Thànhphần các chất;

Xuất xứ (nước sản xuất): Hànghóa thương mại nhập khẩu vào HànQuốc phải có nhãn mác ghi rõ nướcxuất xứ. Cơ quan Hải Quan HànQuốc cung cấp danh sách các nướccần áp dụng qui định về nhãn mácxuất xứ theo mã HS. Hàn Quốc cũngáp dụng các qui định riêng về ký mãhiệu và nhãn mác đối với một sốsản phẩm đặc biệt như dược phẩmvà thực phẩm.

Ngôn ngữ: Ngoài tiếng bản địa,nhãn mác cần ghi bằng tiếng HànQuốc, ngoại trừ ký mã hiệu nướcxuất xứ, phải có sẵn vào thời điểmthông quan hoặc được gắn tại khongoại quan của Hàn Quốc trướchoặc sau khi thông quan. CụcQuản lý Thực phẩm và Dược phẩmHàn Quốc (Korea Food & Drug Ad-ministration - KFDA) chịu tráchnhiệm quản lý các vấn đề về nhãnmác tiếng Hàn Quốc đối với cácsản phẩm thực phẩm. Bộ Nôngnghiệp và Lâm nghiệp (Ministry ofAgriculture and Forestry - MAF)đưa ra những tiêu chuẩn riêng vềviệc ghi ký mã hiệu của nhãn mácnước xuất xứ đối với các sản phẩmnông nghiệp. Các nhà nhập khẩuHàn Quốc thường in nhãn mácbằng chữ Hàn Quốc đối với nhữnglô hàng nhập khẩu có giá trị khônglớn và có thể tham khảo KCS về vịtrí dán nhãn trên sản phẩm. Ngoàira nhãn mác cần xác định "hàmlượng chế biến tối thiểu" một cáchchi tiết nhằm tăng cường tínhminh bạch; đưa ra mô tả cụ thể vềnhững yêu cầu đối với việc đăng kýdanh mục nước xuất xứ.

Tất cả các sản phẩm thực phẩmnhập khẩu phải ghi nhãn mác bằngtiếng Hàn, bằng chữ hoa rõ ràng vàcó đầy đủ các thông tin sau:

• Tên sản phẩm: tên trên nhãnmác phải giống với tên đã đăng kývới cơ quan cấp phép / cơ quangiám định.

• Loại sản phẩm: chỉ những sảnphẩm được chỉ định mới cần phải

cung cấp thông tin về loại sảnphẩm.

• Tên và địa chỉ nhà nhập khẩuvà địa chỉ nơi hàng hóa có thể đượcgửi trả hoặc đổi lại trong trườnghợp hàng bị lỗi / hỏng.

• Ngày, tháng, năm sản xuất,được chỉ định cho những sảnphẩm đặc biệt như hộp đựng đồăn trưa và hộp đựng đường. Thờihạn lưu hành những sản phẩm nàycũng phải được ghi rõ trên nhãnmác. Đối với những sản phẩm nhưrượu thì không đòi hỏi ghi hạn sửdụng nhưng bắt buộc phải ghingày sản xuất (số lô) hoặc ngàyđóng chai. Tuy nhiên, yêu cầu đốivới hàng chất lỏng này cũng có thểđược miễn nếu có số lô hàng hoặcngày đóng chai. Thời hạn sử dụng:sản phẩm đồ ăn nên ghi rõ thờihạn sử dụng và xác nhận bởi nhàsản xuất.

• Nội dung: cân nặng, số lượngvà số món hàng

• Những thành phần hoặcnguyên liệu, tỷ lệ thành phần /nguyên liệu

• Tên nguyên liệu chính (hay têncủa ít nhất 4 nguyên liệu chính). Têncác nguyên liệu này phải được liệtkê theo thứ tự thành phần / nguyênliệu có tỷ lệ % từ cao xuống thấp.Nước cất vừa đủ không được tính làmột trong năm thành phần nguyênliệu chính.

• Chất dinh dưỡng: những thựcphẩm dinh dưỡng đặc biệt, thựcphẩm nhằm tăng cường sức khỏe,sản phẩm muốn mang nhãn dinhdưỡng hoặc sản phẩm muốn mangký mã hiệu nhấn mạnh là sản phẩmdinh dưỡng phải theo qui định vềghi nhãn dinh dưỡng.

Những tiêu chuẩn ghi nhãn chitiết khác đối với thực phẩm baogồm thông tin cảnh báo, tiêu chuẩnchất lượng khi sử dụng hoặc bảoquản (ví dụ: trọng lượng khô đối vớisản phẩm đóng hộp, sản phẩmchiếu xạ...), nhiệt độ bảo quản sảnphẩm (sản phẩm phải được bảoquản nơi nhiệt độ thấp

Page 14: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

14

Các loại nhãn sinh thái EUNhãn sinh thái của châu Âu

được xây dựng từ năm 1992 cóbiểu tượng là một bông hoa. Mụctiêu của nhãn bông hoa giúp chongười tiêu dùng có thể xác địnhsản phẩm đã được kiểm tra nghiêmngặt, đảm bảo chất lượng tốt, giảmtác động của sản phẩm đến môitrường từ quá trình sản xuất đếnquá trình loại bỏ sản phẩm.

Bên cạnh nhãn bông hoa, mộtsố loại nhãn sinh thái khác (khác vềhình thức và tên gọi) cũng được sửdụng phổ biến tại khu vực châu Âulà: nhãn Thiên nga trắng tại khu vựcBắc Âu, nhãn Thiên thần xanh tại Đức…

Nhãn sinh thái Bắc Âu – Thiênnga Bắc Âu – là Nhãn sinh tháichính thức của các nước Bắc Âu vàđược xây dựng vào năm 1989 bởiHội đồng các Bộ trưởng Bắc Âu vớimục đích đưa ra một chương trìnhghi nhãn môi trường góp phần vàoviệc tiêu dùng bền vững. Đây làchương trình mang tính tự nguyệnvà bao gồm nhiều sản phẩm vàdịch vụ. Nhãn sinh thái Bắc Âu cũngđược khởi xướng như là công cụthực tế cho người tiêu dùng nhằmgiúp họ lựa chọn một cách tích cực

các sản phẩm lành mạnh về môitrường. Đây là hệ thống ghi nhãnsinh thái loại 1 của ISO 14024, đòihỏi sự tham gia của cơ quan kiểmsoát thuộc bên thứ ba.

Thiên nga Bắc Âu và Nhãn sinhthái EU đều là những chương trìnhghi nhãn sinh thái dựa trên cáchtiếp cận đa tiêu chí và theo vòngđời sản phẩm. Vì thế, để đáp ứngyêu cầu về thủ tục cấp các loạinhãn này thì kiểm soát thành phẩmthôi vẫn chưa đủ mà phải kiểm soáttoàn diện hơn. Đây là một trongnhững lý do khiến những tiêuchuẩn này được xem là tốn kémhơn.

Thiên thần xanh ở Đức là mộtcông cụ chính sách môi trường phùhợp hơn với thị trường nhằm xácđịnh các đặc điểm tích cực về môitrường của sản phẩm và dịch vụ.Ngày nay, khoảng 11.700 sản phẩmvà dịch vụ trong số 120 nhóm sảnphẩm mang nhãn Thiên thần xanh.Giống như Thiên nga Bắc Âu vàNhãn sinh thái châu Âu, Thiên thầnxanh là nhãn loại 1 dựa trên vòngđời của sản phẩm.

Dấu xác nhận tiêu chuẩn đối vớicác sản phẩm thân thiện đối vớimôi trường hoặc nhãn sản phẩm

rau quả sản xuất hữu cơ cũng cóthể được coi là nhãn sinh thái. Mộtdấu xác nhận tiêu chuẩn chỉ ra rằngsản phẩm (bao gồm toàn bộ quátrình sản xuất sản phẩm) có ít tácđộng đối với môi trường so vớinhững sản phẩm tương tự khác.Các tiêu chuẩn của EU về sản xuấtvà dán nhãn thực phẩm hữu cơnằm trong Quy định EC/2092/91.Các nhà cung cấp ở nước thứ bamuốn xuất khẩu rau quả sản xuấthữu cơ cũng như dán nhãn sinhthái phải đáp ứng tất cả các quyđịnh được ghi rõ trong Quy địnhEC/2092/91. Để chứng minh sựtuân thủ, nhà kinh doanh thựcphẩm phải đăng ký với một cơquan chứng nhận hữu cơ được EUchấp nhận và thực thi một kếhoạch chứng nhận hữu cơ kết hợpvới sự xác minh độc lập về sự tuânthủ trên cơ sở hằng năm.

Một số nước đã chứng minhthành công với EU rằng họ có hệthống kiểm soát sản xuất hữu cơquốc gia tương đương và do đóviệc nhập khẩu tự do các sản phẩmhữu cơ từ những nước này đượccho phép. Các nhà kinh doanh cáthể ở hầu hết các quốc gia chưachứng minh được có các hệ thống

Số 14 - 6/2016

CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

NHÃN SINH THÁI:

CÔNG CỤ HỮU DỤNG CỦA CHÂU ÂU

Nhãn sinh thái khuy n khích các nhà s n xu t, cácchính ph , các t ch c khác hoàn thi n tiêu chu n môitr ng đ i v i các s n ph m và d ch v . Nhãn bônghoa có hi u l c 25 n c châu Âu c ng nh cácn c Na Uy, Iceland, và Lienchtenstein. Các s n ph mmang nhãn sinh thái có kh n ng thu hút h n 450tri u ng i tiêu dùng t i khu v c Châu Âu.

THANH HÀ

Page 15: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

15

quốc gia tương đương về sản xuấthữu cơ yêu cầu phải có sự chấp nhậntrước về xuất khẩu và một giấy chứngnhận nhập khẩu (được ban hành bởimột cơ quan quốc gia hoặc quốc tếđược EU công nhận) kèm theo mọi lôhàng. Chi tiết về giấy chứng nhậnnhập khẩu và thủ tục xuất khẩu sảnphẩm hữu cơ sang thị trường EUđược đưa ra trong Quy địnhEC/1788/2001.

Áp dụng nhãn sinh thái EU vớimột số sản phẩm chính

Dệt may: Nhãn sinh thái EU,Thiên nga Bắc Âu, và Thiên thần xanhcủa Đức sử dụng rộng rãi các tiêu chíchung tương tự đối với sản phẩm dệtmay, cụ thể là một loạt tiêu chí về cáckhía cạnh sức khỏe và môi trườngcũng như yêu cầu về tính phù hợpkhi sử dụng. Mục tiêu tổng quát củanhững chương trình nhãn sinh tháibao gồm: Hạn chế các chất có hại cho

sức khỏe; Giảm ô

nhiễm nước và không khí; Chống covải khi giặt và là; Chống phai mầu khira mồ hôi, giặt, vò ướt và khô, và tiếpxúc với ánh sáng. Tiêu chuẩn tậptrung vào: Loại sợi; Hạn chế dư lượngđộc hại trong sợi; Giảm ô nhiễmkhông khí trong quá trình xử lý sợi;Giảm ô nhiễm nước trong quá trìnhxử lý sợi; Hạn chế sử dụng các chất cóhại cho môi trường (cụ thể là môitrường nước) và sức khỏe; Hiệu suấtvà độ bền.

“Made in Green” là một chứngnhận dành riêng cho ngành dệt maybao hàm các khía cạnh sức khỏe, xãhội và tác động môi trường. Nó đượcsử dụng chủ yếu ở Tây Ban Nhanhưng cũng có ở Bỉ và Vương quốcAnh. Giấy chứng nhận dành chocông ty phải gia hạn hàng năm. Quytrình này không chỉ liên quan đếncông ty yêu cầu cấp chứng nhận màcòn phải xác nhận tất cả các nhàcung cấp ở mọi nơi.

Sáng kiến Tiêu chuẩn hàng dệtmay hữu cơ toàn cầu (GOTS) xây

dựng trên cơ sở định nghĩavề sản phẩm hữu cơ

được nêu trong luậtở Hoa Kỳ và EU. Tạichâu Âu, lĩnh vựcnày được điềuchỉnh bởi chínhquy định của châuÂu về sản xuất

hữu cơ và ghinhãn sản phẩmhữu cơ(EC/834/2007).Quy định này đềra các tiêuchuẩn đối với

sản phẩm nôngnghiệp được coi làhữu cơ. Những sảnphẩm này được

định nghĩa là sảnphẩm đến từ hoặc

liên quan đến sản xuấthữu cơ. Trong số các nhãn sinh

thái loại I, Thiên thần xanh của

Đức có vẻ quan trọng nhất, mặc dùnó mới chỉ áp dụng đối với da bọc.Trọng tâm của Thiên thần xanh làtác động tới sức khỏe và môi trườngcủa toàn bộ vòng đời sản phẩm.Nhãn gắn cho các sản phẩm: Khôngcó tác động tiêu cực tới sức khỏecon người trong môi trường sống/không gian trong nhà do phát thảithấp; Đã được kiểm tra chất crom VIvà chất bảo quản; được sản xuấttheo phương thức thân thiện vớimôi trường - nhất là về tiêu chí tiêuthụ nước và nước thải

Thiên nga Bắc Âu gồm các yêucầu đối với sản phẩm da được quyđịnh trong cùng văn bản quy địnhviệc ghi nhãn của dệt may. Để đượccấp phép sử dụng Nhãn sinh tháiBắc Âu đối với sản phẩm da, phảiđáp ứng các yêu cầu ghi nhãn sau(trích từ văn bản quy định áp dụng):Da và thu

Crom (VI) Nồng độ trung bình củaCrom (VI) trên da thành phẩm khôngđược vượt quá 3 ppm. Asen, catmivà chì Nồng độ không còn dư asen,catmi và chì phải được thể hiện trongsản phẩm cuối cùng.

Giày: Nhãn sinh thái EU và Thiênthần xanh của Đức đã xây dựng bộtiêu chí đối với giày trong khi nhãnThiên nga Bắc Âu chưa có tiêu chuẩncho các nhà sản xuất giầy. Sản phẩmthuộc phạm vi điều chỉnh của Nhãnsinh thái EU là: “Mọi sản phẩm mayđược thiết kế để bảo vệ hoặc chechân, có gắn với đế và dùng để tiếpxúc với mặt đất. Giày không đượcmang bất kỳ cấu phần điện hoặcđiện tử nào. Trong một số trườnghợp, các tiêu chí ngành giày cũngliên quan đến quy trình sản xuất (cụthể như phát thải từ vật liệu sản xuất).Ngoài ra, còn liên quan đến việc sửdụng các vật liệu và chất nhất định,cũng như liên quan đến thành phẩm.Các tiêu chí này đặc biệt nhằm: Hạnchế mức độ dư lượng độc hại và phátthải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi;Khuyến khích sản phẩm bền hơn

Số 14 - 6/2016

CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Page 16: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

16 CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

Thay đổi nhận thức Kết quả quan trọng nhất cần kể

đến là sự chuyển biến nhận thức vềnăng suất và chất lượng của các cấpquản lý, doanh nghiệp, người laođộng và người tiêu dùng.

Theo lĩnh vực được phân công,các sở, ngành tổ chức tuyên truyềnhướng dẫn doanh nghiệp về cácvăn bản quy phạm pháp luật, phổbiến các tiến bộ mới trong khoa họcquản lý và những kiến thức cầnthiết trong quá trình hội nhập. Đặcbiệt các sở, ngành tổ chức nhiềuđợt đào tạo, tập huấn cho doanhnghiệp nhằm nâng cao kiến thức,năng lực quản lý theo trình độ quốctế như: Tiêu chuẩn ISO 9000, Tiêuchuẩn ISO 22000, 07 Tiêu chí Giảithưởng chất lượng quốc gia, giảmchi phí trong doanh nghiệp, an toànvệ sinh thực phẩm, xúc tiến thươngmại, tập huấn cho doanh nghiệp vềkiến thức và các quy định hàng ràothuế quan khi gia nhập WTO, tậphuấn về các rào cản kỹ thuật trongthương mại và cách thức giúp hànghóa của doanh nghiệp vượt qua cácrào cản kỹ thuật đó, nâng cao nănglực quản lý về sử dụng năng lượngtiết kiệm và hiệu quả cho các côngsở và doanh nghiệp… Bên cạnh đócòn có hoạt động đào tạo cán bộchuyên sâu về năng suất chất lượngcho các sở ngành, doanh nghiệp,góp phần đẩy mạnh phong tràonăng suất tại địa phương.

Các hoạt động tuyên truyền, tậphuấn, đào tạo nêu trên đã góp phầnnâng cao nhận thức và hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, góp phần vào sựchuyển biến nhận thức về năngsuất và chất lượng của các cấp quảnlý, doanh nghiệp, người lao động vàngười tiêu dùng.

Cải thiện hệ thống pháp luật Từ năm 2006 đến nay, các sở

ngành tỉnh đã tham mưu đề xuất Ủyban Nhân dân tỉnh ban hành nhiềucơ chế, chính sách nhằm thúc đẩykinh tế phát triển, đặc biệt là nhữngchính sách hỗ trợ, giúp doanhnghiệp nâng cao khả năng cạnhtranh thông qua việc nâng cao năngsuất chất lượng sản phẩm hàng hóa.Bên cạnh đó, các sở ngành cũng đềxuất tỉnh thống nhất cho phép thựchiện các chính sách hỗ trợ của cácngành về các hoạt động đổi mớicông nghệ, thiết bị; xây dựng và ápdụng các hệ thống quản lý chấtlượng quốc tế; xúc tiến thương mại;quảng bá giới thiệu sản phẩm trongvà ngoài nước…

Với các định hướng và chínhsách hỗ trợ đã ban hành, thể hiện rõquan điểm của lãnh đạo tỉnh và cónhững chủ trương nhất quán trongviệc hỗ trợ, thúc đẩy các doanhnghiệp đầu tư phát triển bằng conđường chất lượng. Nhờ đó, phongtrào năng suất tại Tiền Giang đãđược đẩy mạnh, từng bước xâydựng được nền tảng cho một môitrường phát triển năng suất chấtlượng bền vững không chỉ đối vớicác doanh nghiệp mà còn ở các cơquan quản lý nhà nước. Các hoạtđộng về xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

và công bố tiêu chuẩn áp dụng, hỗtrợ doanh nghiệp áp dụng các hệthống quản lý chất lượng tiên tiếnđược đẩy mạnh tới các doanhnghiệp, cơ sở sản xuất. Mặt khác,trong giai đoạn 2006 – 2015, tỉnhcòn hỗ trợ, đầu tư tiềm lực cho cácphòng thử nghiệm đánh giá chấtlượng sản phẩm, hàng hóa trên địabàn tỉnh. Xây dựng, hỗ trợ tiềm lựccho các trung tâm kỹ thuật côngnghệ và sinh học, trung tâm ứngdụng khoa học và công nghệ, nângcao năng lực phòng thí nghiệmngành xây dựng, ngành y tế…nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứngdụng, đổi mới công nghệ

Tiền Giang đa phần là các doanhnghiệp có quy mô vừa và nhỏ,nguồn lực hạn chế. Do vậy, để thúcđẩy sản xuất kinh doanh phát triển,nâng cao chất lượng sản phẩmhàng hóa của các doanh nghiệp,tỉnh Tiền Giang đã đề ra nhiều biệnpháp, chính sách nhằm thúc đẩy, hỗtrợ các doanh nghiệp thực hiện cácdự án đổi với công nghệ thiết bị.Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ nghiêncứu, đầu tư đổi mới công nghệ, thựchiện chuyển giao công nghệ và tiếtkiệm năng lượng. Hình thức hỗ trợchủ yếu là cho vay với lãi suất ưu đãitheo Điều lệ Quỹ phát triển Khoahọc Công nghệ của tỉnh Tiền Giang.Trong giai đoạn từ 2006 đến nay, đãhỗ trợ nhiều lượt doanh nghiệp vayvốn để mở rộng và đổi mới hệthống máy móc, trang thiết bị sản

TÍCH CỰC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆPTRIỂN KHAI NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Qua 10 n m th c hi n phong trào th p niên ch t l ng l n th hai (2006 – 2015) v i chđ "N ng su t – Ch t l ng, Chìa khóa Phát tri n và H i nh p", ho t đ ng n ng su t ch tl ng Ti n Giang đã đ t đ c nhi u k t qu quan tr ng, góp ph n tích c c vào s pháttri n kinh t c a t nh.

TIỀN GIANG

Page 17: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

17CHÍNH SÁCH QU N LÝ NHÀ N C

Số 14 - 6/2016

xuất, nâng cao chất lượng sản phẩmvới số tiền hàng chục tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dântỉnh Tiền Giang đã ban hành nhiềuchính sách nhằm hỗ trợ các doanhnghiệp với hàng trăm nhãn hiệu,kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,giải pháp được đăng ký, xác lậpquyền sở hữu của các doanhnghiệp trong tỉnh. Đặc biệt, đã hìnhthành 5 chương trình hỗ trợ pháttriển toàn diện cây ăn trái đặc sảncủa tỉnh gồm: cây sơ ri, cây vú sữaLò rèn Vĩnh Kim, cây khóm Tân lập,cây xoài cát Hòa Lộc, cây thanh longChợ Gạo.

Nhìn lại thập niên chất lượngvừa qua, việc đẩy mạnh hoạt độngnghiên cứu, triển khai khoa học vàcông nghệ của Tiền Giang đã gópphần quan trọng khai thác tiềmnăng, thế mạnh của từng vùng, mởra các hướng chuyển đổi cơ cấu sảnxuất trong nông nghiệp, nâng caogiá trị sản xuất công nghiệp, tạo việclàm và tăng thu nhập cho nhiều laođộng, góp phần xóa đói giảm

nghèo ở khu vực nông thôn, đồngthời khẳng định vị trí, vai trò và sựtác động tích cực của khoa học vàcông nghệ đối với sự phát triển kinhtế - xã hội của địa phương.

Các cơ chế chính sách về chấtlượng sản phẩm hàng hóa do tỉnhban hành đã đảm bảo tính kịp thời,hiệu quả, thông suốt cho tất cả cácsở ngành, các đơn vị liên quan, chấnchỉnh được hoạt động của các cơ sởsản xuất kinh doanh trên tất cả cáclĩnh vực, dần dần đưa các cơ sở sảnxuất kinh doanh hoạt động ổn địnhvà đi vào nề nếp, thực hiện tốt cácquy định của nhà nước. Một sốdoanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinhdoanh đã nhận thức được các yêucầu về chất lượng sản phẩm trongthời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nênđã mạnh dạn đầu tư đổi mới côngnghệ, đầu tư vốn, áp dụng các tiếnbộ khoa học nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh sản phẩm hàng hóatrên thương trường.

Tuy nhiên, trong thời gian qua,do thiếu sự phối hợp giữa các sở

ngành trong hoạt động nâng caonăng suất chất lượng, nên chưa tạođược bức tranh đồng bộ trong hoạtđộng năng suất chất lượng của tỉnh.Mặt khác, kinh phí cho hoạt độngnâng cao năng suất chất lượng cònhạn chế, trình độ quản lý chưa theokịp yêu cầu phát triển của tỉnh trongbối cảnh hội nhập quốc tế nên đãphần nào hạn chế các hoạt độngcủa năng suất chất lượng.

Vì thế, trong giai đoạn tiếp theo,tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền nângcao nhận thức về năng suất chấtlượng, các chính sách, chủ trương,pháp luật nhà nước về chất lượngsản phẩm, hàng hóa cho doanhnghiệp và toàn xã hội. Đến năm2020, 80% doanh nghiệp chủ lựcđược tập huấn tuyên truyền nhậnthức về năng suất chất lượng; ítnhất 60% doanh nghiệp chủ lực ápdụng TCVN, tiêu chuẩn quốc tếchứng nhận phù hợp tiêu chuẩncho sản phẩm; 100% sản phẩm,hàng hóa công bố theo qui chuẩnkỹ thuật tương ứng; 80% doanhnghiệp có sản phẩm, hàng hóa chủlực của tỉnh áp dụng các hệ thốngquản lý chất lượng, mô hình, côngcụ cải tiến năng suất chất lượng;trên 10% doanh nghiệp sản xuấtsản phẩm, hàng hóa chủ lực thựchiện đổi mới công nghệ trong mỗinăm; khoảng 80% doanh nghiệp cósản phẩm, hàng hóa chủ lực làmchủ công nghệ tiên tiến; ít nhất30% doanh nghiệp đăng ký bảo hộquyền sở hữu công nghiệp và cácgiải pháp hữu ích… góp phần nângtỷ trọng đóng góp của năng suấtyếu tố tổng hợp vào tăng GDP củatỉnh lên 27%.

Ngoài ra, tỉnh sẽ chú trọng đàotạo lực lượng cán bộ phụ tráchnăng suất chất lượng tại các sởngành và doanh nghiệp để đáp ứngyêu cầu triển khai hiệu quả Dự án“Nâng cao năng suất và chất lượngsản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp vừa và nhỏ tỉnh Tiền Giangđến năm 2020” Thu hoạch Thanh Long - Chợ Gạo Tiền Giang

Page 18: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số82/2015/TT-BGTVT, ban hành kèm theo thông tư là quychuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 91:2015/BGTVT về “độngcơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện”.

Quy chuẩn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhậpkhẩu ắc quy và các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xegắn máy điện.

Theo quy chuẩn, ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắnmáy điện phải được chế tạo đúng theo thiết kế hoặc tàiliệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất; vỏ của ắc quy khôngđược biến dạng hoặc có vết nứt; ký hiệu trên ắc quy phảithể hiện rõ những thông số như điện áp danh định, dung

lượng danh định, điện áp ngưỡng, điện cực dương (+),điện cực âm (-).

Ngoài ra, quy chuẩn cũng quy định các yêu cầu kỹthuật về đặc tính điện như điện áp, dung lượng, đặc tínhlưu điện, tính năng phóng điện dòng lớn; về đặc tính antoàn như nạp điện quá mức, phóng điện quá mức, ngắnmạch, khả năng chịu rung động.

Về phương thức kiểm tra, thử nghiệm ắc quy phảiđược thực hiện đúng theo các quy định trong Thông tưsố 45/2012/TT-BGVTT ngày 23/10/2012 của Bộ Giaothông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹthuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe môtô, xe gắn máy.

TIÊU CHU N - QUY CHU N

Số 14 - 6/2016

18

Từ ngày 01/9/2016, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cósố hiệu QCVN 19-1:2015/BYT Hương liệu thực phẩm - Cácchất tạo hương vani được ban hành kèm theo Thông tưsố 46/2015/TT-BYT sẽ có hiệu lực thi hành.

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầuquản lý đối với các chất tạo hương vani được sử dụng vớimục đích làm hương liệu thực phẩm. Việc lấy mẫu đượcthực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ “Quy định việc kiểm tra nhà nước về chấtlượng hàng hóa lưu thông trên thị trường” và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan. Việc ghi nhãn cácdung môi theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa,Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCTngày 27/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ CôngThương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thựcphẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thựcphẩm bao gói sẵn và các quy định của pháp luật có liênquan.

Theo yêu cầu của Quy chuẩn, các chất tạo hương vaniphải được công bố phù hợp với các quy định tại QCVN19-1:2015/BYT. Phương thức, trình tự, thủ tục công bốhợp quy được thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩmvà Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 9 Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫnviệc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định antoàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

Yêu cầu quản lý đối với các chất tạo hương vani sử dụng làmhương liệu thực phẩm

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tưsố 07/2016/TT-BTTTT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đốivới pin lithium trong thiết bị cầm tay.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với pin lithium trongthiết bị cầm tay mang ký hiệu QCVN 101:2016/BTTTT.Theo Quy chuẩn QCVN 101:2016/BTTTT, các pin lithiumtrong các thiết bị cầm tay bao gồm: pin lithium điện thoạidi động, pin lithium máy tính bảng, pin lithium máy tínhxách tay phải đảm bảo các yêu cầu về điện cực, cảm quan,yêu cầu về ký hiệu và nhãn, yêu cầu đối với tế bào, yêucầu về các đặc tính điện, đặc tính an toàn và yêu cầu vềdung sai thông số đo.

Việc ghi nhãn trên tế bào và pin phải rõ ràng và bền

với các thông tin: Li hoặc Li-on (có thể nạp lại) thứ cấp;Ký hiệu tế bào hoặc pin; Cực; Ngày sản xuất; Tên hoặcmã vạch của nhà sản xuất. Nhãn mác của pin sẽ cungcấp các thông tin sau: Dung lượng định mức; Điện ápdanh định.

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thựchiện công bố hợp quy các loại pin lithium và chịu sự kiểmtra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiệnhành. Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức,các cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiếtbị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnhthổ Việt Nam. Quy chuẩn có hiệu lực áp dụng từ ngày01/10/2016.

Quy chuẩn về pin lithium trong thiết bị cầm tay

Yêu cầu về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện

Page 19: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

19CÂU CHUY N N NG SU T

Số 14 - 6/2016

Khi mới thành lập IEMM chỉcó gần 100 người, tổng tàisản gần 120 triệu đồng,đến nay IEMM đã có trên

300 CBCNV, tổng nguyên giá tài sảncố định là gần 139 tỷ đồng (số liệunăm 2015). Đặc biệt, Viện có tiềm lựckhoa học công nghệ tương đốihùng hậu, như: Xưởng thực nghiệm(với trên 2.500 m2 nhà xưởng và hơn100 thiết bị các loại, công suất 1.000tấn sản phẩm/năm); Phòng thínghiệm vật liệu tính năng kỹ thuậtcao (cho phép kiểm tra lý, hóa tính,khuyết tật vật liệu và kiểm tra khôngphá hủy NDT); Phòng Thử nghiệmkiểm định hiệu suất năng lượng(cho các thiết bị tủ lạnh điều hòakhông khí; Nhà máy chế tạo máy mỏ(quy mô trên 7.500 m2 nhà xưởng,công suất 3.000 tấn sảnphẩm/năm)…

Với hệ thống thiết bị, công nghệtiên tiến đó, các sản phẩm tiêu biểudo IEMM chế tạo, như: Máng càoMC-14, MC-11; băng tải (chiều dàitrên 1.000 m, chiều rộng đến 1,2 m),máy cấp liệu, quang lật goòng, máysàng than, máy tuyển từ, tuyểnhuyền phù, các loại tời mỏ… đãgóp phần giúp các đơn vị sản xuấttăng năng suất chất lượng, độ antoàn đồng thời đẩy nhanh tiến trìnhcơ giới hóa ngành Than - Khoángsản, thay thế hàng nhập khẩu.Nhiều sản phẩm mới phức tạp, đòi

hỏi công nghệ cao cũng đã đượcđội ngũ cán bộ khoa học côngnghệ của Viện sản xuất thành côngvới chất lượng và sự ổn định tươngđối cao, thay thế hàng nhập khẩunhư: Máy vắt công nghiệp MG-45,tời chở người TCCN, băng tải côngsuất lớn (độ dốc lên đến 28 độ,công suất đến 1.000 kW, năng suấttrên 1.200 t/h), băng tải hãm(xuống dốc đến -21 độ), có hệthống giám sát điều khiển tậptrung, tự động hóa ở mức cao...

Không chỉ thiết kế, sản xuất ranhững sản phẩm năng suất caophục vụ ngành Than - Khoáng sản,IEMM còn chế tạo và cung cấp nhiềumáy móc, thiết bị công nghệ tiên

tiến cho các ngành công nghiệpkhác. Những sản phẩm tiêu biểu là:tiếp điểm cao, hạ thế đến 35kV; thiếtbị làm mát cho máy phát - động cơđiện (đến 110 MW), phụ tùng chotuabin khí phát điện (nhiệt độ làmviệc trên 1.000oC), các loại bơmkhuếch tán…

Giá trị các sản phẩm có hàmlượng công nghệ cao do IEMM tạora hàng năm liên tục tăng, chiếm tỷtrọng trên 50% doanh số không chỉphục vụ đắc lực cho sản xuất than,khoáng sản mà còn phát triển sảnxuất, hiện thực hóa chiến lược cơgiới hóa của ngành, tăng năng suấtvà cải thiện đáng kể điều kiện laođộng của thợ mỏ

VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ:

ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

VI T H NG

Sau 35 n m thành l p vàphát tri n (1981-2016),

Vi n C khí N ng l ng vàM (IEMM) đã n l c, sáng

t o th c hi n thành cônghàng tr m nhi m v

KH&CN các c p, đ c ápd ng vào s n xu t mang l i

hi u qu kinh t cao, thayth hàng nh p kh u, góp

ph n c gi i hóa ngànhThan - Khoáng s n và nhi u

ngành công nghi p khác.

Page 20: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

20 CÂU CHUY N N NG SU T

Số 14 - 6/2016

Tỉ lệ CGH tăng đều qua từng năm

Trong những năm qua, TKV vàcác đơn vị đã tập trung chỉ đạo, thựchiện ứng dụng KHKT, công nghệ mớivào sản xuất, đẩy mạnh CGH khaithác, đào lò. Giai đoạn 2013-2016, đãthăm dò, đánh giá trữ lượng, điềukiện địa chất để áp dụng CGH khaithác, đào lò; tiếp tục thực hiện đầutư, ứng dụng CGH, từ năm 2013 đếnnay có thêm 04 đơn vị thực hiện vàđưa các dự án CGH khai thác vàohoạt động gồm: Hà Lầm, DươngHuy, Quang Hanh và Khe Chàm; cácloại hình công nghệ CGH khai thácđã đưa vào áp dụng như CGH đồngbộ, khấu hết chiều dày vỉa (DươngHuy, Quang Hanh); CGH đồng bộ, hạtrần thu hồi than nóc, vận tải bằngmáng cào sau (Hà Lầm, Khe Chàm)...Sản lượng và tỷ lệ than khai thácbằng CGH/tổng sản lượng than khaithác bằng các loại hình công nghệtăng từ 575.624 tấn (đạt 3,19%) năm2013 lên 720.568 tấn (đạt 3,95%)năm 2015 và dự kiến đạt 2,197 triệutấn (đạt 9,4%) vào năm 2016.

Mặc dù công tác CGH khai thácđã đạt được các thành tựu trên,nhưng sản lượng than khai thác bằngCGH hàng năm vẫn chưa cao: năm2013 đạt 73,8% kế hoạch; năm 2014đạt 51,3%; năm 2015 đạt 61,4%. Tổngsố có 11 dây chuyền CGH đã đượcđầu tư áp dụng trong Tập đoàn, tuynhiên đến thời điểm hiện nay chỉ còn06 dây chuyền hoạt động. Về đào lò,áp dụng chống lò bằng vì neo tiếptục được nhân rộng trong toàn Tậpđoàn và áp dụng đa dạng về loại hìnhcông nghệ. Từ năm 2013 đến nay tấtcả các đơn vị sản xuất hầm lò, xâydựng mỏ đã thực hiện việc chống lòbằng vì neo. Tuy nhiên, kết quả thựchiện chống lò bằng vì neo hàng nămcòn ở mức thấp, năm cao nhất (2013)mới đạt 3.015m (tỷ lệ mét lòneo/tổng mét lò đào mới đạt0,87÷2,01%, bình quân 1,08%).

Đẩy mạnh CGH khai thác thannhằm tăng năng suất lao động

Mục tiêu đến năm 2020, Tậpđoàn sẽ tập trung nghiên cứu, hoànthiện áp dụng CGH cho các mỏ cótrữ lượng công nghiệp lớn, ổn định,điều kiện địa chất phù hợp, sau đó

sẽ mở rộng áp dụng rộng trongTKV. Đối với các mỏ xây dựng mới(Núi Béo, Khe Chàm II-IV...) cần xácđịnh theo hướng áp dụng nhữngcông nghệ tiên tiến, ưu tiên CGHđồng bộ cho công suất lớn... Tiếptục áp dụng chống lò bằng vì neođể giảm giá thành, nâng cao năngsuất lao động, tốc độ đào lò, đưacông nghệ đào chống lò bằng vìneo thành công nghệ truyền thốngtại các mỏ than hầm lò; xây dựngnhững đơn vị mũi nhọn, đầu tầuthực hiện CGH để từ đó nhân rộngtrong toàn Tập đoàn...

Chủ tịch HĐTV Vinacomin LêMinh Chuẩn nhấn mạnh, ứng dụngKHCN mới, thực hiện CGH khai thác,đào lò là nhiệm vụ quan trọng, cấpbách của Tập đoàn nhằm tăng năngsuất lao động, nâng cao mức độ antoàn, cải thiện điều kiện làm việc củangười lao động, tăng sản lượng thanhầm lò, nâng cao hiệu quả SXKD. Tuynhiên, trong thời gian qua, mặc dùđã có nhiều cố gắng trong công tácCGH nhưng kết quả chưa cao, chưađáp ứng được yêu cầu. Theo Chủtịch HĐTV Vinacomin, một số

HIỆU QUẢ TỪ CƠ GIỚI HÓA TRONG KHAI THÁC THAN

Theo báo cáo c a T pđoàn công nghi p Than -Khoáng s n Vi t Nam(Vinacomin) giai đo n2013-2015 ngành Than đãđ y m nh c gi i hóa(CGH) trong khai thácthan nh m nâng cao n ngsu t khai thác than h m lò.

VI T TRUNGVinacomin

Page 21: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

21CÂU CHUY N N NG SU T

nguyên nhân chính khiến côngtác cơ giới hóa trong khai thácthan hiện nay chưa đạt kết quảmong muốn là do điều kiện địachất vùng than Quảng Ninhphức tạp; ý chí của người lãnhđạo các đơn vị chưa cao; Tínhđầu tàu, dẫn dắt chưa thốngnhất...

Chủ tịch HĐTV cũng yêucầu các cán bộ cần nhận thứclại một cách nghiêm túc vềCGH; Đề nghị Tổng Giám đốcđề xuất cơ chế quản lý, trìnhHĐTV phê duyệt; Nâng cao hơnnữa tính kết nối giữa đơn vị tưvấn với các đơn vị sản xuất,trong đó xác định Viện Khoahọc Công nghệ Mỏ phải là đầutàu, chủ động, các đơn vị phảikết hợp với Viện, phối hợp vớinhau, kết hợp giữa công nghệvà cơ khí; Đề cao hơn nữa vaitrò quản lý của Công ty mẹ, vớicác bí kíp công nghệ, đóng vaitrò định hướng về công nghệ,cải tiến năng suất cho các đơnvị trực thuộc.

Đồng thời đề nghị xem xétviệc rà soát, đánh giá lại điềukiện địa chất, từ đó quy hoạch lạicác khu vực áp dụng CGH, bán

CGH... Giám đốc các đơn vị phảichủ động đánh giá điều kiệnkhoáng sàng do mình quản lý,từ đó đề xuất các loại hình ápdụng CGH đào lò và khai tháccủa đơn vị mình; Các cơ quancủa Tập đoàn cần xác định rõtầm quan trọng của KHCN, tàiliệu địa chất, từ đó, tham mưucho lãnh đạo TKV trong việcquản lý KHCN, quản lý tàinguyên hiệu quả. Bên cạnh đó,cần xây dựng và sớm ban hànhcơ chế đặc thù cho các đơn vị ápdụng CGH, hỗ trợ các đơn vị ápdụng thử nghiệm... Từ Tập đoànđến các đơn vị cần quyết liệthơn nữa trong chỉ đạo, thực hiệnCGH; đánh giá cụ thể các tổ hợp,dự án CGH đã thực hiện; đánhgiá lại điều kiện địa chất mỏ đểcó giải pháp đầu tư CGH hiệuquả, phù hợp với điều kiện củatừng mỏ; có sự thống nhất quảnlý về công nghệ và CGH từ Tậpđoàn đến các đơn vị và sự kếtnối, hỗ trợ giữa các đơn vịnghiên cứu, tư vấn, cơ khí vớicác mỏ; xây dựng những đơn vịmũi nhọn, đầu tầu thực hiệnCGH để từ đó nhân rộng trongtoàn Tập đoàn...

Số 14 - 6/2016

Cơ giới hóa trong khai thác than

Theo báo cáo của Bộ Khoa họcvà Công nghệ, mạng lưới tổ

chức đánh giá sự phù hợp đã pháttriển mạnh mẽ trong 10 năm qua,đáp ứng cơ bản đầy đủ nhu cầuđánh giá sản phẩm, hàng hóa phùhợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật. Tính đến tháng 7/2015, 256tổ chức chứng nhận và tổ chức thửnghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạtđộng (gồm 78 tổ chức chứng nhậnvà 178 tổ chức thử nghiệm).

Số liệu báo cáo của các bộ,ngành, tính đến tháng 7/2015, đãcó khoảng 320 lượt tổ chức ĐGSPH(chứng nhận, thử nghiệm, giámđịnh, kiểm định) được chỉ địnhphục vụ quản lý nhà nước của cácBộ: Khoa học và Công nghệ, Thôngtin Truyền thông; Tài nguyên vàMôi trường; Xây dựng; Quốcphòng; Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn; Công Thương; Laođộng, Thương binh và Xã hội; Giaothông vận tải.

HH

Phát triển mạnglưới tổ chức đánhgiá sự phù hợp

Page 22: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

Số 14 - 6/2016

Ý T NG - GI I PHÁP22

CTCPCơ khí xây lắp vàcông nghiệp

(IMECO) được thành lập năm 1979và đến năm 1997 thì chính thức trởthành đơn vị thành viên của Tổngcông ty Máy và Thiết bị Côngnghiệp. Sau một thời gian đầu tưphát triển với hệ thống trang thiết bịhiện đại, năm 2005, Công ty đượcsáp nhập thành thành viên của Tổngcông ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn(Sabeco).

Với nguồn lực và kinh nghiệmgần 40 năm trong ngành cơ khí,Công ty đã tham gia vào rất nhiềudự án lớn, tầm cỡ quốc gia và quốctế. Chất lượng sản phẩm cam kết vớikhách hàng, giao hàng đúng tiến độ,giá cả hợp lý, phát triển sản xuất điđôi với bảo vệ môi trường, đảm bảosản xuất an toàn và chăm lo đến sứckhỏa nghề nghiệp của nhân viên…là các yếu tố cốt lõi làm nên thươnghiệu mạnh và bền vững của IMECO.Vì thế, đã có nhiều khách hàng đếntừ châu Âu cam kết hợp tác lâu dàivới IMECO, tạo ra cho IMECO một thịtrường sản phẩm cơ khí ổn định, vớidoanh thu xuất khẩu luôn chiếm50% tổng doanh thu của Công ty.

Chính vì có những khách hàngđặc biệt khó tính, yêu cầu rất khắtkhe về chất lượng sản phẩm, nênmột trong những yêu cầu bắt buộc làCông ty phải áp dụng tiêu chuẩn ISO3834 cho quá trình hàn sản phẩm. Đểđáp ứng được yêu cầu này, Công tyđã phải ký hợp đồng với một số nhàthầu phụ thực hiện công đoạn hàn vàkiểm tra chất lượng hàn. Chi phí đểtrả cho các nhà thầu phụ là rất lớn,ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quảcủa các dự án.

Để khắc phục yếu điểm trên vàmang lại hiệu quả kinh tế cao cho các

dự án mà Công ty tham gia, Công tyđã chủ động đào tạo nguồn nhân lựctại chỗ, áp dụng các hệ thống quảnlý hiện đại và đặt ra mục tiêu là duytrì và cải tiến liên tục hệ thống quảnlý chất lượng ISO 9001, đồng thời tiếpcận để tìm hiểu, xây dựng và áp dụngISO 3834 vào sản xuất.

Các tiêu chuẩn ISO 3834 được ápdụng chung và không có qui địnhriêng cho bất kỳ sản phẩm riêng biệtnào. Bộ tiêu chuẩn ISO 3834 qui địnhba mức độ khác nhau của các yếu tốchất lượng:

ISO 3834-2: Yêu cầu chất lượngtoàn diện (sản phẩm chịu tải động ởmức cao);

ISO 3834-3: Yêu cầu chất lượngtiêu chuẩn (sản phẩm chịu tải động ởmức trung bình);

ISO 3834-4: Yêu cầu chất lượng cơbản (sản phẩm chịu tải tĩnh).

Sau khi tham gia vào Dự án “Xâydựng mô hình điểm về áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo ISO9001 tích hợp với ISO 3834 cho cácdoanh nghiệp sản xuất cơ khí chếtạo” do Trung tâm Đào tạo vàchuyển giao công nghệ Việt – Đức(HwC) triển khai, năng suất lao độngbình quân của công nhân hàn đã cóchuyển biến tích cực. Cụ thể cácchuyên gia của HwC đã đào tạonâng cao trình độ và tay nghề cho30 thợ hàn, 02 điều phối viên hàn,02 giám sát viên hàn, 04 nhân viênkiểm tra ngoại quan theo các yêucầu của tiêu chuẩn cho Công ty.Đồng thời, Công ty đầu tư thêm máymóc thiết bị, theo dõi và có kế hoạchbảo dưỡng, kiểm tra định kỳ, đảmbảo quá trình sản xuất ổn định, tincậy. Các công việc liên quan đến quátrình sản xuất sản phẩm được thựchiện thống nhất và được kiểm soát

chặt chẽ theo đúng các quy trình đãlập ra. Nhờ đó, năng suất, chất lượngsản phẩm được nâng lên, tỉ lệ sảnphẩm sai hỏng phải sửa chữa giảmđi đáng kể, mang lại hiệu quả kinhtế cao cho Công ty. Việc áp dụngtiêu chuẩn ISO 3834 cũng đã giúpnâng cao uy tín của Công ty trên thịtrường trong nước và quốc tế, mở rathời kỳ sản xuất, kinh doanh mới choCông ty.

Kết quả tính toán năng suất laođộng của Công ty sau 1 năm đã tăngđáng kể. Một phần của việc tăngnăng suất là do trình độ công nhânhàn đã được cải thiện, một phần dođược áp dụng qui trình hàn chuẩn vàcó sự giám sát, quản lý chặt chẽ củacác cán bộ giám sát viên hàn đã làmcho tỉ lệ sản phẩm sai hỏng, phải sửachữa giảm nhiều.

Dự kiến, trong thời gian tới, Côngty sẽ tập trung đẩy mạnh đầu tư,nâng cấp nguồn lực và tái cơ cấu sảnxuất nâng cao hàm lượng kỹ thuật,thiết kế và quản lý chất lượng. Mặtkhác, tiếp tục hợp tác toàn diện vớicác đối tác nước ngoài để chế tạocác thiết bị cơ khí xuất khẩu, đẩymạnh tham gia chế tạo các thiết bịcho thị trường nội địa thay thế nhậpkhẩu như các công trình nhiệt điệnvà dầu khí. Hướng tới xây dựngIMECO thành một tổng công ty cơkhí lớn mạnh tầm cỡ quốc tế. Đặcbiệt, các bộ phận trong Công ty phảiliên tục cải tiến và duy trì áp dụng hệthống quản lý chất lượng tích hợpISO 9001 và ISO 3834, tiếp cận và ápdụng thêm các hệ thống, các môhình quản lý chất lượng mới nhằmnâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm và đáp ứng được các yêu cầucủa khách hàng.

HÀ CHÂU - Theo VNPI

IMECO:

HIỆU QUẢ TỪ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊU CHUẨN ISO 3834

CHO QUÁ TRÌNH HÀN SẢN PHẨM

Page 23: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

Ý T NG - GI I PHÁP

Số 14 - 6/2016

23

1. Máy xoay mặt thỏiTình trạng trước khi có sáng

kiến: Với hệ thống chuyển thỏi nóng

cũ, phôi được chuyển qua PXC bằnghệ thống xích tải, do đó các vết baviatrên mỗi mặt cắt được xoay mặt nằmở phía trên, công tác đục làm sạchbavia được thực hiện một cách dễdàng. Còn sau khi cải tạo dàn chuyểnthỏi nóng để tăng tốc độ vận chuyểnđạt được hiệu quả cao về việc tăngnhiệt độ cho lò nung, thì vết cắt bavialại chưa được lật, vẫn nằm ở mặt phíadưới, do đó công tác đục sạch baviacho thỏi thực hiện rất khó khăn.

Tình trạng sau khi có sáng kiến: Đã chế tạo ra máy xoay mặt thỏi

theo chiều mong muốn. Bằng cáchđưa thỏi vào đĩa lật sau đó dùngđộng cơ điều khiển biến tần xoayđĩa lật, thỏi theo trọng lực lăn và lậtmặt 1800.

Hiệu quả sau khi có sáng kiến:Sau khi có giải pháp, sáng kiến

đã tiết kiệm, làm lợi được hơn 90triệu đồng.

2. Tính toán thay đổi tốc độdàn cán thô và cán trung, nângcao độ ổn định công nghệ cánthép nhỏ

Tình trạng trước khi có sángkiến:

Thép K5 từ cán thô khá lớn, khivào K6 gây quá tải. Bộ bánh rănggiảm tốc K6-K7 nhanh hỏng. Thườngxuyên xảy ra tình trạng nhồi thépgiữa K6 và K7, dễ bị rối, gây bung kẹt.

Sau khi giảm tốc độ, tốc độ cánD10 xuất khẩu có thể giảm từ 16m/sxuống 14m/s mà bàn vòng vẫn còndư nên có thể tăng lên đến 15m/s để

tăng nhịp độ cán, hạn chế thỏi dưphải câu ra ngoài. Tốc độ cán D12 chỉcòn <13m/s nên cắt tốt trên máy cắtbay.

Giảm tốc độ giá K1 dàn cán thôđể không bị nhồi và dễ lấy K5 nhỏhơn.

- Các giá cán thô có nhiều cấpgiảm tốc, chọn cấp có tổng số răngnhỏ nhất để tiết kiệm nhất. Z1=29giảm xuống = 26; Z2=54 tăng lên =57. Tốc độ giảm ~17,7%.

Tình trạng sau khi có sáng kiến: Thép cán thô và cán trung không

bị nhồi do không phù hợp tốc độ vàlượng ép → không bung → an toàncho người và thiết bị, giảm tiêu hao,giảm thời gian sự cố → năng suấttăng.

+ K5 dễ lấy nhỏ, giảm tải cho K6-K7, đồng thời dễ dàng cán thép nhỏ,nhất là D10 – SD295 và xuất khẩu.

+ Tốc độ cán thành phẩm D10 và

D12 giảm, ở mức phù hợp với điềukiện thiết bị, nên ổn định hơn, chấtlượng ổn định hơn, ít bung kẹt nêntiêu hao giảm, năng suất tăng.

+ Cán D10 với thỏi dài hơn (6m)nên tiêu hao thỏi thấp hơn.

Hiệu quả sau khi có sáng kiến:+ Sự cố nhồi thép gây bung ở cán

thô, cán trung và từ giá thành phẩmra sàn nguội đã giảm còn rất ít. Thépra sàn nguội không còn cong và lượnsong.

+ Khe hở trục ở cán thô đã có thểép lấy K5 nhỏ hơn - dễ dàng khi cánD10-SD295 và D10 XK, năng suất cánD10 đã tăng (đã đạt kỷ lục trên300T/ca).

+ Tiêu hao thỏi giảm rõ rệt, năngsuất ca ổn định, riêng với D10 đã tănglên.

+ Ước tính số tiền làm lợi trong 01năm áp dụng giải pháp mới :1.500.000.000 đồng

SÁNG KIẾN NÂNG CAO NĂNG SUẤT SẢN XUẤT THÉPCAO ANH KI TTCT Thép Vi t Nam

Page 24: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

Số 14 - 6/2016

Ý T NG - GI I PHÁP24

Để giải bài toán này, Côngty đã đưa ra các phươngán như mở ra các thịtrường mới theo hướng đi

riêng, đầu tư máy móc thiết bị, ápdụng công nghệ hiện đại, cố gắngcắt giảm chi phí đầu vào để hạ giáthành sản phẩm. Song hành với việcđầu tư chiếm nguồn chi phí khá lớnnày, Công ty còn áp dụng những giảipháp đơn giản hơn, kinh tế hơnnhưng vẫn đảm bảo chất lượng củasản phẩm, nâng cao được năng suất,đó là việc áp dụng các hệ thống quảnlý, các công cụ quản lý tiên tiến, côngcụ nâng cao năng suất chất lượng.Một trong những công cụ có hiệuquả mà Công ty đã và đang từngbước nghiên cứu, áp dụng, triển khaisâu rộng cho các đơn vị trong toànCông ty là phương pháp quản lý chiphí dòng nguyên liệu MFCA (MaterialFlow Cost Accounting).

Trong giai đoạn 2013-2014, Côngty có 03 đơn vị trực thuộc (Nhà máyNước khoáng Thạch Bích, Nhà máyBia Dung Quất và Nhà máy Bánh kẹoBiscafun) được lựa chọn tham gia Dựán “Xây dựng mô hình điểm về ápdụng phương pháp quản lý chi phídòng nguyên liệu - MFCA” do Trungtâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệpvừa và nhỏ - SMEDEC 2 hướng dẫn.

Hiện trạng hao phíSau khi khảo sát thực trạng sản

xuất, nhóm tư vấn xác định được 03nhóm hao phí, bao gồm:

+ Hao phí loại 1: Chai thủy tinhđược sử dụng quay vòng đưa vào sảnxuất nước giải khát (Nhà máy Nướckhoáng Thạch Bích), bia (Nhà máy Bia

Dung Quất) từ ngoài thị trường đưavề, sau khi kết thúc một quá trình sảnxuất, thấy rằng tỉ lệ chai không đạtyêu cầu nhiều, gây tổn thất lớn,nhưng chưa biết ở công đoạn nào,nguyên nhân gì tạo ra, cũng nhưchưa có giải pháp khắc phục.

+ Hao phí loại 2: Tại công đoạnchiết rót sản phẩm (Nước khoángThạch Bích và Bia Dung Quất) thì tỉ lệhao hụt về sản phẩm vượt định mức,nhưng chưa xác định được nguyênnhân nên chưa có biện pháp khắcphục.

+ Hao phí loại 3: Hiệu suất thu hồicho cả 01 quá trình sản xuất thấp,chưa xác định, cần phải kiểm toán lạihao phí các nguyên vật liệu ở từngcông đoạn trong sản xuất.

Giải pháp thực hiện Trước những vấn đề nêu trên,

Công ty cùng với đơn vị tư vấn khảosát thực tế, lập kế hoạch với trình tựthực hiện giải pháp chung MFCA nhưsau:

+ Bước 1: Vẽ sơ đồ quá trình sảnxuất

+ Bước 2: Liệt kê nguyên nhiênliệu và những hao phí

+ Bước 3: Tính toán nhữngnguyên liệu đã sử dụng và nhữnghao phí phát sinh

+ Bước 4: Đưa ra giải pháp cải tiến+ Bước 5: Thực hiện giải pháp cải

tiến+ Bước 6: Đánh giá hiệu quả của

việc áp dụng MFCA

Kết quả+ Với hao phí loại 1, Công ty lựa

chọn giải pháp: Chuẩn hóa cáchhướng dẫn kiểm tra, giao nhận két

vỏ, chai thủy tinh từ đại lý chuyển về,cũng như trên từng công đoạn kiểmtra chai; Rà soát lập kế hoạch hiệuchỉnh, bảo dưỡng máy móc thiết bịđịnh kỳ cho phù hợp nhằm hạn chếtối đa chai bị bể, mẻ, nứt…

Chỉ trong thời gian 4 tháng thựchiện các giải pháp này, tỉ lệ chai hỏngtrong quá trình sản xuất giảm 0,18%và 0,55% tương ứng với các loại chai0,43l và 0,24l, tổng số tiền tiết kiệmđược là hơn 353 triệu đồng/năm choNhà máy Nước khoáng Thạch Bích vàhơn 1,1 tỉ đồng/năm cho Nhà máyBia Dung Quất.

+ Với hao phí loại 2, Công ty thựchiện hiệu chỉnh máy, làm kín hệthống ron siêu tại các vòi chiết vàthay đổi chiều dài của ty bài khí, điềuchỉnh mức chiết theo đúng dung tíchyêu cầu.

Chỉ sau 01 năm, tỉ lệ hao hụt sảnphẩm tại công đoạn chiết rót sảnphẩm trong quá trình sản xuất saukhi cải tiến đã giảm 5,55% và 5,39%tương ứng với sản phẩm nướckhoáng ngọt có ga và nước khoángchanh muối. Tổng số tiền tiết kiệmtrong 01 năm trong công đoạn này làhơn 1,5 tỉ đồng.

+ Với hao phí loại 3, Công ty ápdụng từng giải pháp cụ thể cho từngcông đoạn để đạt được hiệu quả caonhất.

Tại công đoạn nấu dịch siro trongquá trình chế biến kẹo, Công ty ápdụng thực hiện quá trình sản xuấtkẹo cho 03 ca liên tục mới tiến hànhvệ sinh, thay cho việc vệ sinh sau mỗica sản xuất. Đồng thời hoàn thiệnmáng hứng, đường ống dẫn nước từbơm tháo siro về bể thu hồi bơm

ÁP DỤNG MFCA TẠI CÔNG TY CP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃIĐ i v i b t k công ty c ph n nào, bài toán đ t ra cho đ i ng lãnh đ o là làm th nào đ

v a đáp ng các yêu c u ngày càng cao c a khách hàng, đ ng th i v a đ m b o thu nh p chong i lao đ ng, quy n l i c đông, c ng nh duy trì l i nhu n đ phát tri n Công ty. Và Côngty CP Đ ng Qu ng Ngãi c ng không là ngo i l .

Page 25: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

Số 14 - 6/2016

Ý T NG - GI I PHÁP 25

Xuất phát từ thực tếcông việc, Công ty CPChế tạo bơm HảiDương đã thiết kế và

chế tạo thành công máy bơmhỗn lưu trục đứng kiểu HLĐ3000-28 chuyên phục vụ bơm côngnghiệp chuyên dùng trongngành cấp thoát nước.

Tình trạng trước khi có sángkiến

- Đây là dòng bơm côngnghiệp chuyên dùng trong ngànhcấp thoát nước mà trước đâyCông ty chưa chế tạo.

- Các doanh nghiệp chế tạobơm trong nước hiện chưanghiên cứu, thiết kế, chế tạo kiểubơm có cùng thông số. Phần lớncác đơn vị sử dụng loại bơm nàyđều phải nhập khẩu từ nướcngoài.

Sau khi có sáng kiến- Đưa ra dòng sản phẩm

chuyên dùng trong ngành cấpthoát nước. Khẳng định được thếmạnh của ngành chế tạo bơmtrong nước.

- Chủ động được việc cungứng sản phẩm đồng bộ và phụtùng thay thế.

Tính mới của sáng kiến- Áp dụng phần mềm thiết kế

và mô phỏng để tính toán biêndạng phần dẫn dòng đạt hiệusuất làm việc tối ưu

- Do đặc thù kết cấu của máybơm là trục dài, phải nối nhiềuđoạn trục nên cần phải tính toánkết cấu một cách thận trọng vàchính xác sao cho tránh đượcrung động khi vận hành vừa phải

đảm bảo kết cấu gọn nhẹ, dễtháo lắp.

- Tính toán lựa chọn ổ bạc vàsố lượng ổ bạc sao cho máy bơmhoạt động được ổn định và lâu dài

- Sau khi chế tạo xong, thửnghiệm, máy bơm có các thôngsố đạt yêu cầu kỹ thuật.

Khả năng áp dụng- Việc thiết kế và chế tạo thành

công máy bơm hỗn lưu đứngHLĐ3000-28 đã chứng tỏ đượckhả năng phục vụ của Công ty CPChế tạo bơm Hải Dương trong thịtrường cấp thoát nước về dòngbơm này. Khẳng định khả nănglàm chủ công nghệ sản xuất chếtạo của ngành Cơ khí trong nước.

- Sản phẩm đã được cungứng rộng rãi ra thị trường. Đã cónhiều đơn hàng mua mới và sửachữa các máy bơm loại trên như:Công ty cấp nước Đà Nẵng,Công ty nước sạch Sông Đà, Nhàmáy nhiệt điện Hải Phòng, Côngty than Đèo Nai, Công ty than86, Công ty than Cọc Sáu…

Hiệu quả kinh tế xã hội- Bằng việc áp dụng được

phần mềm thiết kế và mô phỏngthủy lực, Công ty đã rút ngắnđược thời gian thiết kế, do vậy, cácchi phí cho nghiên cứu, thửnghiệm giảm đáng kể.

- Chủ động được thiết bị vàphụ tùng cung ứng ra thị trường.

- Tiết kiệm được ngoại tệ nhậpkhẩu sản phẩm cùng loại.

- Tổng giá trị làm lợi ước đạt200 triệu đồng/đơn vị sản phẩmdo giá thành sản xuất trong nướcrẻ hơn so với nhập khẩu

THIẾT KẾ MỚI MÁY BƠMHỖN LƯU TRỤC ĐỨNG KIỂU HLĐ3000-28Đ NG QUANG HÀOCông ty CP Ch t o b m H i D ng

chân không, sử dụng tuần hoàn trở lại,định kỳ mới đưa đi xử lý. Riêng côngđoạn này đã tiết kiệm hơn 148 triệuđồng sau 01 năm áp dụng giải pháp.

Tại công đoạn kẹp kem trên dâychuyển sản xuất bánh mềm phủ so-cola, Công ty thực hiện giải pháp rápthêm van xử kem trên bầu chứa kem đểkhi xả kem ở đầu hoặc cuối chu kỳ sẽnhanh hơn và sạch đường ống. Đồngthời điều chỉnh, chuẩn hóa các bướcthực hiện bơm kem qua công đoàn kẹpkem cho phù hợp. Công đoàn này đãtiết kiệm được cho Công ty mỗi năm26,3 triệu đồng.

Có thể nói, thông qua áp dụngMFCA, Công ty đã nhìn thấy đượcnhững hao phí, qua đố xác định đượcnhững lãng phí thông qua những phếliệu mà trước kia Công ty không quantâm. Trên cơ sở đó, phân tích hợp lý vàchính xác các điểm cần đầu tư giúpgiảm giá thành sản xuất thông qua cáccải tiến như thay đổi thiết kế sản phẩm,thay đổi định mức sử dụng nguyên vậtliệu, tiết kiệm năng lượng. Nhờ đó giảmđược lãng phí từ việc cải tiến quá trìnhsản xuất, giúp tăng hiệu quả sử dụngcác yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu,năng lượng bao gồm điện, nước, chi phínhân công, bảo trì, bảo dưỡng và các chiphí phát sinh khác. Những yếu tố nàygiúp doanh nghiệp tăng cường nănglực cạnh tranh như qua việc sử dụnghiệu quả các nguồn lực như nguyên vậtliệu, năng lượng, lao động… làm tănglợi nhuận, giảm giá thành. Mặt khác, còngóp phần giảm thiểu chất thải ra môitrường giúp phát triển bền vững và đápứng được các qui định về bảo vệ môitrường của các cơ quan quản lý.

Như vậy, với các doanh nghiệp mà tỉlệ giá thành nguyên vật liệu chiếm đángkể trong cấu thành giá thành thì doanhnghiệp còn rất nhiều khả năng cải tiếnthông qua giảm việc tiêu hao nguyênvật liệu, giảm phát thải ra môi trườngthông qua áp dụng MFCA. Đây có thểcoi là một tư duy khác biệt về việc cắtgiảm chi phí, giúp doanh nghiệp nângcao sức cạnh tranh trên thương trường.

HOÀNG HỒTheo tài liệu của VNPI

Page 26: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

26

Số 14 - 6/2016

Ý T NG - GI I PHÁP

Giải pháp kỹ thuật nhằmtăng hiệu suất, độ trònđẹp của sản phẩm NPKcũng như làm tăng độ

bền của một số thiết bị sản xuất NPK.Tình trạng trước khi có sáng

kiến: Trong quá trình sản xuất NPK

nhiều năm trước đây, thấy rằngluôn có một lượng sắt thép vụn lẫnvào trong quá trình sản xuất. Cóloại có kích thước nhỏ như: mẩuque hàn, đinh tán, bi thép nhỏ, bulông, ốc vít… có loại có kích thướclớn hơn như: mẩu xích sắt của máynghiền mẩu cóc nhe, đầu mẩu cácthanh thép... Các loại sắt thép vụnnày lẫn vào trong quá trình sảnxuất, có thể vào theo nguyên liệuSupe lân, các nguyên liệu đầu vàonhư phụ gia, hoặc sinh ra trong quátrình sản xuất NPK, gây ảnh hưởngđến quá trình sản xuất như sau:

- Ảnh hưởng đến quá trình vêviên tạo hạt, sấy: Khi các mẩu sắtthép vụn lẫn vào nguyên liệu, vàođến bên trong đĩa vê viên, đĩa quayvà nguyên liệu có độ ẩm, các mẩusắt thép vụn này bị bám dínhnguyên liệu, do tỷ trọng nặng nênlưu ở trong đĩa lâu và lớn lên rấtnhanh, hình thành các cục to cókích thước từ 10¸150 mm. Các cụcnày làm giảm hiệu suất của các quátrình vê viên và hạt sau khi vê viênkhông đẹp. Các cục to này khi quaytrên đĩa, trong máy sấy khi lăn sẽ đèlên các hạt nhỏ làm méo mó các hạtnhỏ (tiêu chuẩn của sản phẩm cókích thước từ 2-5 mm). Các cục to

này gây ảnh hưởng tới quá trình sấydo khó sấy khô, dẫn đến khónghiền, làm dính bết máy nghiền...

- Ảnh hưởng đến các thiết bị:Các mẩu sắt thép vụn có kích thướctương đối lớn này khi vào máynghiền sẽ gây ảnh hưởng đến máynghiền cục, những cục sắt thép lớncó thể gây nên gẫy lá búa hoặchỏng các xích nghiền, hỏng vỏ máynghiền, khi rơi lên sàng cũng gâyảnh hưởng đến mặt sàng, lưới sàng.

- Trong quá trình sản xuất NPKtrước đây, mỗi ca thường xuyênphải bố trí ít nhất 01công nhântrong ca đứng nhặt sắt thép vụnhoặc thợ vận hành máy nghiền cụcphải kiêm nhiệm công việc này (cóca nhặt được vài chục kg, thậm chícó ca nhặt được hàng trăm kg),nhưng quá trình nhặt bằng tay vàbăng tải chuyển động liên tục nênkhông thể nhặt hết được và cácmẩu sắt thép vụn này không bị tiêuhủy đi trong quá trình sản xuất, dẫnđến có khi chỉ có một mẩu sắt vụncó kích thước tương đối lớn liên tụcbị tuần hoàn đi, tuần hoàn lại sẽảnh hưởng nhiều lần đến thiết bị.

Nội dung của sáng kiến: Qua quá trình tìm hiểu nhóm

sáng kiến thấy rằng có thể dùngnam châm điện để loại sạch cácmẩu sắt thép vụn lẫn trong quátrình sản xuất NPK. Sau đó nhóm đãkhảo sát tìm vị trí thích hợp choviệc lắp đặt nam châm điện (lắp ởbăng tải tổng hợp cấp nguyên liệuvào thùng trộn) và đã trình đề nghịlắp đặt 03 nam châm điện tại các Xí

nghiệp NPK trên Công ty. Ngay saukhi đưa vào vận hành đã thấy hiệuquả rõ rệt, loại được nhiều sắt thépvụn ra khỏi quá trình sản xuất NPK.

Khả năng áp dụng sáng kiến:- Sáng kiến sau khi đã được triển

khai áp dụng tại các Xí nghiệp NPKtrên Công ty và sẽ triển khai lắp nốtcho Xí nghiệp NPK Hải Dương.

- Có thể áp dụng lắp đặt cho hệnghiền bi ướt của Xí nghiệp Supeđể loại các mảnh sắt thép vụn rakhỏi bùn quặng, nếu có các mảnhsắt thép vụn trong bùn quặng do bivỡ, do lẫn trong quặng sẽ ảnhhưởng đến bơm bùn.

- Có thể áp dụng lắp đặt cho quátrình đóng bao supe lân bột thươngphẩm để loại trừ sắt thép vụn lẫntrong sản phẩm, ảnh hưởng đến cácmáy nghiền cục supe lân. và gây mấtuy tín sản phẩm trên thị trường

Hiệu quả của sáng kiến: Việc lắp đặt các nam châm điện

cho các Xí nghiệp NPK để loại thépvụn đã mang lại hiệu quả kinh tế, kỹthuật rõ rệt: việc vê viên tạo hạt đãtốt hơn, các hạt đã tròn đều ít bịméo mó, bóng và đồng đều hơn,tăng cường chất lượng hình thứccảm quan của hạt NPK và dễ sấyhơn do đã giảm được lượng cục to;

Sau khi lắt đặt các nam châmđiện đã loại trừ được việc hỏng máynghiền, gẫy lá búa, đứt xích nghiềnmà nguyên nhân do sắt thép vụngây ra;

Đã loại bỏ được hoàn toàn sắtthép vụn mà không phải sử dụngnhân công đứng nhặt sắt thép vụn

NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI LẮP ĐẶT CÁC NAM CHÂM ĐIỆN TẠI XÍ NGHIỆP NPK,

GIẢM SỰ CỐ HỎNG HÓC THIẾT BỊ, ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT

TR N Đ I NGH A Công ty CP Supe ph t phát và Hóa ch t Lâm Thao

Page 27: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

27

Số 14 - 6/2016

T V N - H I ĐÁP

Hỏi: Nhãn hàng hóa và nhãnhiệu khác nhau như thế nào?

Trả lời: Trong thực tế khôngphải ai cũng phân biệt được thế nàolà Nhãn hàng hoá và thế nào làNhãn hiệu.

Nhãn hàng hoá là bản viết, bảnin, bản vẽ, bản chụp của chữ, hìnhvẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc,chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá,bao bì thương phẩm của hàng hoáhoặc trên các chất liệu khác đượcgắn trên hàng hóa, bao bì thươngphẩm của hàng hoá. Ghi nhãn hànglà thể hiện nội dung cơ bản, cầnthiết về hàng hoá lên nhãn hànghoá để người tiêu dùng nhận biết,làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sửdụng; để nhà sản xuất, kinh doanhquảng bá cho hàng hoá của mìnhvà để các cơ quan chức năng thựchiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng đểphân biệt hàng hoá, dịch vụ của cáctổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãnhiệu sẽ được pháp luật bảo hộ trongtrường hợp chủ sở hữu nhãn hiệuđăng ký bảo hộ. Một nhãn hiệuđược pháp luật bảo hộ nếu đáp ứngcác điều kiện: Là dấu hiệu nhìn thấyđược dưới dạng chữ cái, từ ngữ,hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình bachiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,được thể hiện bằng một hoặc nhiềumầu sắc; Có khả năng phân biệthàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữunhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ củachủ thể khác.

Hỏi:Vi phạm quy định về ghi nhãnphụ thì xử lý thế nào?

Trả lời: Nếu vi phạm các quyđịnh về ghi nhãn phụ như đã trìnhbày ở phần trước, doanh nghiệp sẽbị xử phạt theo điểm e, Khoản 5Điều 14 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính Phủvề quy định xử phạt vi phạm hànhchính và cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính trong lĩnh vực hảiquan. Cụ thể, theo quy định củapháp luật, đối với những hành vinhập khẩu hàng hóa vào Việt Nammà thể hiện nội dung chưa đúng,

chưa đủ trên nhãn sản phẩm thì sẽbị xử phạt với mức phạt tiền từ30.000.000 đồng đến 60.000.000đồng và buộc khắc phục các viphạm về nhãn hàng hóa trước khihàng hóa được thông quan.

Hỏi: Hàng hoá nhập khẩu vàoViệt Nam, do sơ suất nên nhà cungcấp không ghi rõ xuất xứ trên bao bìvỏ hộp, cụ thể là có chữ Trung Quốctrên vỏ hộp nhưng không có chữ"Made in China". Xin hỏi, trường hợphàng như vậy có bị coi là vi phạmNghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãnhàng hóa hay không? Có được phépthông quan về kho dán thêm tem phụkhông? Nếu như bị coi là vi phạm thìxử lí theo Điều 14, mục 5, khoản Đnghị định số 127/2013/NĐ-CP cóđúng không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản1 Điều 5 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủvề nhãn hàng hóa thì “Hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãntheo quy định của Nghị định này”.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày30/08/2006 của Chính phủ quy địnhvề nội dung bắt buộc phải thể hiệntrên nhãn hàng hóa thì: “1. Nhãnhàng hóa bắt buộc phải thể hiệncác nội dung sau: a) Tên hàng hóa;b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cánhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;c) Xuất xứ hàng hóa”.

Theo quy định tại Điều 17 Nghịđịnh số 89/2006/NĐ-CP ngày30/08/2006 của Chính phủ quy địnhvề xuất xứ hàng hóa thì: “Cách ghixuất xứ hàng hóa được quy địnhnhư sau: ghi “sản xuất tại” hoặc “chếtạo tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nướchay vùng lãnh thổ sản xuất ra hànghóa đó. Đối với hàng hóa sản xuấttại Việt Nam để lưu thông trongnước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuấtra hàng hóa đó thì không bắt buộcphải ghi xuất xứ hàng hóa”.

Như vậy, đối với trường hợphàng hóa nhập khẩu vào Việt Nammà trên nhãn hàng hóa không thểhiện nội dung xuất xứ hàng hóa là

không phù hợp, vi phạm quy địnhtại Nghị định số 89/2006/NĐ-CPngày 30/08/2006.

Theo quy định tại điểm e Khoản5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủvề vi phạm các quy định chính sáchquản lý hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh; phương tiện vận tảixuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì“Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến60.000.000 đối với hành vi nhậpkhẩu hàng hóa vào Việt Nam màtrên nhãn thể hiện chưa đúng, đủnhững nội dung bắt buộc theo quyđịnh của pháp luật”.

Theo quy định tại điểm e Khoản5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủthì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổchức vi phạm hành chính về nhậpkhẩu hàng hóa vào Việt Nam màtrên nhãn thể hiện chưa đúng, đủnhững nội dung bắt buộc theo quyđịnh của pháp luật còn phải bị ápdụng biện pháp khắc phục hậu quảlà: “buộc khắc phục các vi phạm vềnhãn hàng hóa trước khi hàng hóađược thông quan”.

Do đó, đối với trường hợp hànghóa nhập khẩu vào Việt Nam màtrên nhãn hàng hóa không thể hiệnnội dung xuất xứ hàng hóa là viphạm quy định tại Nghị định số89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006.Trường hợp vi phạm này bị xử lýtheo quy định tại điểm e Khoản 5Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CPngày 15/10/2013 và áp dụng biệnpháp khắc phục hậu quả là buộckhắc phục các vi phạm về nhãnhàng hóa trước khi hàng hóa đượcthông quan.

Bạn căn cứ vào các quy định củapháp luật kể trên, đối chiếu hồ sơ vụviệc cụ thể để nghiên cứu thực hiệntheo đúng quy định của pháp luật.Trường hợp chưa rõ thì có thể liênhệ với Chi cục Hải quan địa phươngnơi mở tờ khai để được hướng dẫncụ thể.

(Nguồn: TCHQ; Tổng cục TCĐLCL;Công ty Luật Thống Nhất)

Page 28: Trong soá naøy · đích xác định chức năng nhiệm vụ của các cán bộ Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ có hiệu

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

Nội dung bắt buộc (Điều 11, Điều 12Nghị định 89/2006/NĐ-CP) Thể thức (nếu có) Căn cứ pháp lý

Tên hàng hóaCỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp3 lần cỡ chữ khác trên nhãn

- Điều 13 Nghị định 89/2006/NĐ-CP- Khoản 2 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịutrách nhiệm về hàng hoá

Tên tổ chức, cá nhân và địa danh khôngđược viết tắt

- Điều 14 Nghị định 89/2006/NĐ-CP- Khoản 3 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

Xuất xứ hàng hóa- "sản xuất tại"- "chế tạo tại"- “xuất xứ”

- Điều 17 Nghị định 89/2006/NĐ-CP

Định lượngSố lượng dưới một đơn vị đo thì dùngđơn vị đo thấp hơn.Ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5kg

- Điều 15 Nghị định 89/2006/NĐ-CP- Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

Ngày sản xuất, hạn sử dụng

- Ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ inhoa- Ghi theo năm dương lịch+ Ngày: 2 chữ số+ Tháng: 2 chữ số+ Năm: 2 hoặc 4 chữ số. Nếu chỉ ghinăm thì phải ghi đủ cả 4 chữ số

- Điều 16 Nghị định 89/2006/NĐ-CP- Khoản 5 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

Tháng sản xuất

Thành phần, thành phần định lượng

- Ghi theo 1 trong 2 cách sau:+ Khối lượng của thành phần có trong1 đơn vị sản phẩm+ Ghi theo một trong các tỷ lệ: khốilượng với khối lượng; khối lượng với thểtích; thể tích với thể tích; phần trăm khốilượng; phần trăm thể tích

- Điều 18 Nghị định 89/2006/NĐ-CP- Khoản 6 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

Thông tin, cảnh báo vệ sinh an toàn- Điều 19 Nghị định 89/2006/NĐ-CP- Khoản 7 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảoquản

Thông tin, hình ảnh cảnh báo sức khỏe

Thông số kỹ thuật - Điều 19 Nghị định 89/2006/NĐ-CP

Theo các quy định hiện hành của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng, hàng hóa lưu thông trong nước,hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện ghi nhãn theo quy định của pháp luật.

Nhãn hàng hóa phải thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí dễ nhận biết khi quan sát,ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Có thể được ghi thêm bằng ngôn ngữ khác nhưng nội

dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng với nội dung bằng tiếng Việt và kích thước chữ không được lớn hơnkích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiệnhoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắtbuộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc.

Màu sắc trình bày nhãn hàng hóa phải rõ ràng, chữ và chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn.Các nội dung bắt buộc phải ghi nhãn

Riêng đối với hàng hóa là thực phẩm, ngoài các quy định chung nói trên, còn phải tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãnthực phẩm theo: Điều 44 Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP; Thông tư liêntịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.