trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc xà hỘi vÀ nhÂn...

23
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- NGUYỄN VĂN LÀNH ĐẢNG BHUYN QUỐC OAI (HÀ TÂY) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TNÔNG NGHIỆP TNĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SHÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 16-Feb-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------

NGUYỄN VĂN LÀNH

ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI (HÀ TÂY)

LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------

NGUYỄN VĂN LÀNH

ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI (HÀ TÂY)

LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng CSVN

Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hoàng Hồng

HÀ NỘI - 2014

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000 ................................... 8

1.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp của huyện Quốc Oai trước năm 1996 ............. 8

1.2 Chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp của đảng bộ huyện

Quốc Oai ...................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3. Qúa trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Quốc Oai ...................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 7/2008Error! Bookmark not

defined.

2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Quốc Oai ..................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Quá trình chỉ đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quốc Oai .. Error!

Bookmark not defined.

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM Error! Bookmark not

defined.

3.1. Một số nhận xét .................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Một số kinh nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 11

CÁC TRANG WEBSITE ................................................................................. 18

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BCH Ban chấp hành

CNH: Công nghiệp hóa

HĐH: Hiện đại hóa

HĐND: Hội đồng nhân dân

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HTX: Hợp tác xã

UBND: Ủy ban nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng
Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế

xã hội của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, việc đầu tư phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông thôn càng có vị trí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối

với sự phát triển kinh tế đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, Đảng và Nhà

nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới chính sách phát triển

nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, phát triển nông nghiệp luôn được Đảng

và Nhà nước xem “là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu”. Đặc

biệt trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, được Đảng

xác định khởi điểm là từ năm 1996, cần phải tiếp tục đổi mới đường lối phát

triển nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng xu thế

hội nhập kinh tế quốc tế. Trải qua quá trình hoàn thiện và đổi mới từng bước,

nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa

nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo

tiền đề và cơ sở bước đầu cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Quốc Oai là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), từ khi

thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Quốc Oai đã lãnh đạo quần chúng nhân dân

tiến lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Những

thành quả mà Quốc Oai đạt được hôm nay, cho thấy vai trò lãnh đạo toàn diện

của Đảng bộ huyện Quốc Oai, đặc biệt trong xây dựng và phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm trước đổi mới, Quốc

Oai lâm vào khủng hoảng kinh tế, xã hội: lương thực, thực phẩm thiếu thốn

không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân, sản xuất đình đốn, hàng hóa khan

hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới do Đại hội VI (1986) của Đảng,

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

2

Đảng bộ huyện Quốc Oai đã tích cực triển khai cụ thể hóa thành các chương

trình, mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, bước đầu

tháo gỡ được những khó khăn trong phát triển kinh tế. Mặc dù còn nhiều

những hạn chế, nhưng công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nông nghiệp đã

góp phần đưa Quốc Oai từng bước khởi sắc và phát triển. Thu nhập và đời

sống của nông dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên, một loạt vấn đề kinh tế đang nảy sinh đòi hỏi Đảng bộ Quốc

Oai phải tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh

đạo, đáp ứng nhu cầu của sự CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhất là

trong điều kiện hiện nay, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tỉnh Hà Tây

sáp nhập vào thành phố Hà Nội (01/08/2008). Nông nghiệp huyện Quốc Oai

nói riêng và toàn tỉnh Hà Tây nói chung đang đứng trước những cơ hội và

thách thức mới như: Nông nghiệp Quốc Oai sẽ có thêm nhiều điều kiện phát

triển, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản

xuất hàng hóa, chế biến nông sản, thu hút nhiều vốn đầu tư. Bên cạnh đó nông

nghiệp Quốc Oai còn hạn chế, lạc hậu cả về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế

quản lý, điều kiện thời tiết, thiên tai còn có nhiều ảnh hưởng đến sản xuất

nông nghiệp…

Do vậy cần phải tổng kết, đánh giá một cách khách quan khoa học vai

trò của Đảng bộ địa phương trong việc thực hiện đường lối phát triển nông

nghiệp của Đảng. Từ đó thấy được thực trạng nông nghiệp của Quốc Oai

trong những năm qua và những cơ hội, thách thức đối với nông nghiệp địa

phương trong tình hình mới; trên cơ sở đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và

những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển nông nghiệp

theo hướng CNH, HĐH của huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội, trong những

năm tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.

Với tất cả các lý do trên, cùng với sự góp ý của giáo viên hướng dẫn,

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

3

tác giả quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Quốc Oai (Hà Tây) lãnh

đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008” làm đề tài

cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với nước ta, kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí quan

trọng trong quá trình cách mạng XHCN cũng như trong sự nghiệp đổi mới.

Đảng ta cũng xác định chúng ta phải tiến hành CNH – HĐH đất nước từ

ngành kinh tế này. Do đó, đường lối, chủ trương của Đảng trên mặt trận nông

nghiệp là đề tài có tính chất chiến lược, được các nhà lý luận, các nhà lãnh

đạo, các ngành chức năng và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên phạm vi cả

nước đã có nhiều công trình của các đã có nhiều công trình của các nhà khoa

học đề cập đến vấn đề ở những góc độ khác nhau. Có thể kể ra một số công

trình nghiên cứu như:

Các cuốn sách: Một số vấn đề kinh tế HTX nông nghiệp Việt Nam, tập

thể tác giả Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 1991; Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề

và triển vọng, Nguyễn Văn Bính (chủ biên), Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995;

Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Trương Thị Tiến,

Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1999; Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và

nông dân ở nước ta, Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999; Con

đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Lê

Huy Ngọ (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nông nghiệp

nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 – 2002, Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà

Nội, 2003; Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Bùi Tất Thắng (chủ

biên), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2006…Các tác phẩm đã đề cập đến

nhiều khía cạnh khác của kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung như: kinh

tế HTX, cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam....

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

4

Một số Khóa luận cử nhân, Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sỹ như:

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn từ 1992 – 2002, Lê Quang Phi, Luận án tiến sĩ Lịch

sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006; Đường lối phát triển nông

nghiệp nông thôn của Đảng trong những năm 1986 – 2006, Lê Thị Thu

Hương, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội, 2008;

Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2005), Nguyễn Thị Năm, Luận

văn thạc sỹ Lịch sử, Trường ĐHKHXH và NV, Hà Nội, 2009;…những công

trình này đi sâu vào nghiên cứu quá trình lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH

nông nghiệp nông thôn trên phạm vi cả nước hoặc ở những địa phương khác

nhau, nhưng đều có đặc điểm là đã nêu bật được đường lối đúng đắn của

Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Cùng một số bài viết, một số bài nghiên cứu như: Chính sách và giải

pháp cho nông dân nông nghiệp và nông thôn hiện nay, Nguyễn Thanh Bạch,

Tạp chí kinh tế, số 248, tháng 1 - 1999; Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới, Nguyễn Thị Hồng Phấn, Tạp chí Kinh tế, số 262, tháng 1 –

2001; Định hướng và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, Phan Sỹ Mẫn,

Tạp chí kinh tế, số 262, tháng 1 - 2001…đây là những công trình khoa học

tiêu biểu phản ánh đường lối phát triển, luận giải những quan điểm của Đảng

về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới, đề ra những giải pháp

nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên các công trình này chỉ

rừng lại ở những vấn đề lớn phạm vi rộng của kinh tế nông nghiệp Việt Nam,

chưa đi sâu vào địa phương cụ thể. Song đây là nguồn tư liệu quý giúp tác giả

định hướng nội dung trong quá trình nghiên cứu.

Nhìn chung các công trình này chủ yếu đề cập, nghiên cứu về thực

trạng tổ chức HTX, kinh nghiệm tổ chức và những giải pháp nhằm đẩy mạnh

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

5

phát triển các hình thức hợp tác của hộ nông dân. Nghiên cứu cơ chế quản lý

nông nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp,

nông thôn nước ta phát triển. Nghiên cứu con đường CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp đối với những vấn

đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự

phát triển của kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Các công trình

nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến vấn đề khoa học kinh tế mà ít đề cập

đến góc độ lịch sử.

Tuy nhiên đó chỉ là nghiên cứu, tìm hiểu mang tính chất kinh tế, lịch sử

mà chưa đề cập đến vai trò và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Quốc Oai đối

với những thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Hiện nay chưa có

đề tài nghiên cứu về Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo kinh tế nông nghiệp

trong những năm 1996 – 2008. Song, đây là những tài liệu quan trọng để tác

giả tham khảo, tiếp cận của các sự kiện lịch sử, là cơ sở để phân tích, đánh giá

những thành tựu, hạn chế của Đảng bộ huyện Quốc Oai trong quá trình lãnh

đạo thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

- Khôi phục chân thực quá trình Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo

kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2008.

- Nêu được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế cần

khắc phục và rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ phát triển kinh tế

nông nghiệp của huyện hiện nay.

Nhiệm vụ

- Tập hợp và lựa chọn các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài.

- Trình bày theo tiến trình lịch sử các chủ trương, biện pháp của Đảng

bộ huyện Quốc Oai về phát triển kinh tế nông nghiệp và hệ thống hóa các

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

6

hoạt động nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quốc Oai từ năm

1996 đến năm 2008.

- Bước đầu phân tích, tổng kết, đánh giá và rút ra những kinh nghiệm từ

quá trình đó.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chủ trương và các biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển

kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2008.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

tới tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở Quốc Oai từ năm 1996 đến

tháng 7 – 2008 (trước khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội); trọng tâm

nghiên cứu là: Chủ trương và các biện pháp của Đảng bộ huyện Quốc Oai

trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

Về thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2008.

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn hyện Quốc Oai.

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.

Nguồn tài liệu

- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt

Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX, X; Các Nghị quyết của hội nghị Trung ương và

các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến kinh tế nông

nghiệp.

- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo, Thông tri của Tỉnh ủy Hà Tây về

phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oai, các Nghị

quyết, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế nông nghiệp của Huyện

ủy, UBND và một số ban ngành của huyện Quốc Oai.

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

7

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để mô tả, trình bày quá trình

Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong những năm

1996 - 2008 và phương pháp logic để tổng hợp, khái quát và nhận xét đánh

giá quá trình đó. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để làm

rõ các sự kiện lịch sử.

6. Đóng góp của luận văn

- Góp phần làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của

Đảng bộ huyện Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2008.

- Khẳng định thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra những bài học kinh

nghiệm phục vụ quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Quốc Oai trong những năm tiếp theo.

- Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.

7. Bộ cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm

có 3 chương:

Chương 1: Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo kinh tế nông nghiệp giai

đoạn 1996 - 2000

Chương 2: Đảng bộ huyện Quốc Oai lãnh đạo phát triển kinh tế nông

nghiệp từ năm 2001 đến tháng 7/2008

Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

8

Chương 1

ĐẢNG BỘ HUYỆN QUỐC OAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 - 2000

1.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp của huyện Quốc Oai trước

năm 1996

1.1.1. Các điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện

Quốc Oai

* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Quốc Oai là huyện phía tây của tỉnh Hà Tây, là vùng chuyển tiếp

giữa miền núi với đồng bằng, với diện tích tự nhiên là 129.45 km2 số đơn

vị hành chính có 20 xã và 01 thị trấn.

Phía Đông giáp huyện Hoài Đức và Quận Hà Đông

Phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ

Phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và Phúc Thọ

Vị trí đó đã tạo cho Quốc Oai nhiều thuận lợi do nằm kề nhiều trung

tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của miền Bắc. Về phía Đông huyện có

thể dễ dàng trao đổi với hai trung tâm kinh tế lớn Hà nội và thị xã Hà

Đông. Phía Tây Nam là thị trấn Xuân Mai đang trên đà phát triển. Phía

Tây Bắc là thị xã Sơn Tây và khu du lịch sinh thái, văn hóa nổi tiếng Ao

Vua, Đồng Mô.

Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Quốc Oai như một yếu tố

quan trọng tạo nên tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và

kinh tế của huyện nói chung.

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

9

Khí hậu:

Quốc Oai nằm trong đới khí hậu miền Bắc Việt Nam là khu vực

chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10): thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): thời tiết khô, lạnh, ít mưa.

Do đặc điểm địa hình, Quốc Oai được chia thành 2 vùng khác nhau:

- Vùng đồng bằng, có khí hậu của đồng bằng sông Hồng, nhiệt độ

trung bình năm là 23,8oC, lượng mưa trung bình là 1700mm - 1800mm.

- Vùng đồi, độ cao trung bình từ 15m - 50m, khí hậu “lục địa”, chịu

ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung năm là 24,5oC.

- Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm giao động ở 1.521 - 1.676 mm (bình

quân 1.623 mm). Lượng mưa năm cao nhất là 2163 mm và năm thấp nhất

là 1200 mm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, tập

trung từ tháng 7 - 9 (86% lượng mưa cả năm). Tháng 12 và tháng 1 là hai

tháng ít mưa nhất, nhưng vẫn có mưa phùn, lượng mưa bình quân từ 18 -

20 mm/tháng.

- Độ ẩm không khí, số giờ nắng: Độ ẩm không khí trung bình trong

năm là 84 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 7 - 8 (95%). Số giờ

nắng trung bình cả năm là 1.460 - 1.630 giờ. Tháng 2, tháng 3 có số giờ

nắng ít nhất trong năm.

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất

nông nghiệp là: gió mùa Tây Nam đem theo không khí khô và nóng, bão,

gió mùa đông bắc …

Sông ngòi

- Hệ thống sông ngòi rất đa dạng và phong phú, có ảnh hưởng trực

tiếp đến nguồn nước mặt của huyện Quốc Oai là:

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

10

Sông Đáy là một phân lưu của Sông Hồng, nằm ở ranh giới phía

đông huyện với huyện Hoài Đức chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,

phần chảy qua huyện Quốc Oai với chiều dài 15km là dòng phân lũ của

sông Hồng độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô,

nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ, tuy nhiên lưu lượng chưa đủ cung

cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng bãi và vùng nội đồng

- Sông Tích là sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long (Ba Vì) chảy

qua huyện có chiều dài 18km, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chảy qua

giữa tiểu vùng Gò Đồi và tiểu vùng Nội Đồng, cung cấp nước cho phần

miền Tây và miền Trung của huyện.

- Sông Bùi bắt nguồn từ Lương Sơn (Hòa Bình) chảy qua huyện có

lưu vực và độ dốc lớn, đổ ra sông Tích, có thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh

hưởng đến tiêu úng của huyện.

Với hệ thống sông ngòi trên cùng các kênh dẫn nước, hồ Đồng Mô

và hệ thống trên 200 ao hồ khác có tổng trữ lượng mặt nước ước tính 240

– 250 triệu m3/năm hợp thành nguồn nước mặt khá phong phú để cung cấp

nhu cầu nước sinh hoạt và tưới tiêu cho nông nghiệp trong huyện

Địa hình:

Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Địa hình của huyện khá phức

tạp. Nhìn tổng quát địa hình có có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và

được chia thành 3 vùng chính:

Vùng đồi núi thấp: Nằm ở phía Tây của huyện. Gồm 5 xã phía Tây

huyện: Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch, Tiến Xuân và Đông Yên. Vùng

chạy dài từ Trung Hà qua khu vực Xuân Mai, đến Miếu Môn. Địa hình

trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các dốc trũng.

Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong, tầng đất

canh tác thấp

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây,

tập IV (1975 -2008).

2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quốc Oai (2013), Lịch sử Đảng bộ huyện

Quốc Oai, tập IV (1975 – 2010).

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các Đại hội và Hội nghị Trung ương,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số vấn

đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương Khóa IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới

(Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26 - NQ/TW của Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân và

nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

12

13. Huyện ủy Quốc Oai (1996), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại

hội đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ XVII, tháng 01/1996.

14. Huyện ủy Quốc Oai (1996), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII và nhiệm vụ 5 năm 1996 – 2000, ngày

20/1/1996.

15. Huyện ủy Quốc Oai (1996), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện

Quốc oai lần thứ XVIII, tháng 3/1996.

16. Huyện ủy Quốc Oai (2000), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại

hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII và nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005, ngày

02/12/2000.

17. Huyện ủy Quốc Oai (12/2000), Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo

của BCH Đảng bộ huyện Khóa XVIII nhiệm kỳ 1996 -2000.

18. Huyện ủy Quốc Oai (11/2000), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2000, phương hướng nhiệm vụ năm 2001.

19. Huyện ủy Quốc Oai (11/2001), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2001, phương hướng nhiệm vụ năm 2002.

20. Huyện ủy Quốc Oai (11/2002), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003.

21. Huyện ủy Quốc Oai (11/2003), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004.

22. Huyện ủy Quốc Oai (11/2004), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005.

23. Huyện ủy Quốc Oai (12/2005), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

24. Huyện ủy Quốc Oai (11/2006), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm

2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007.

25. Huyện ủy Quốc Oai (1/2006), Chương trình Thực hiện Nghị quyết Đại Hội

Đảng bộ huyện khóa XX nhiệm kỳ 2005 – 2010.

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

13

26. Huyện ủy Quốc Oai (1996), Nghị quyết số 03 – NQ/HU về sản xuất vụ

mùa năm 1996 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông năm 1996 – 1997, ngày

24/5/1996.

27. Huyện ủy Quốc Oai (1996), Nghị quyết số 05 - NQ/HU về việc sản xuất vụ

xuân năm 1997, ngày 14/11/1996.

28. Huyện ủy Quốc Oai (1999), Nghị quyết số 21 - NQ/HU về sản xuất vụ

Mùa năm 1999 và chuẩn bị sản xuất vụ Đông năm 2000, ngày 23/4/1999.

29. Huyện ủy Quốc Oai (12/2000), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

huyện Quốc oai lần thứ XIX.

30. Huyện ủy Quốc Oai (10/2005), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

huyện Quốc oai lần thứ XX.

31. Lê Huy Ngọ (2002), Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thônViệt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

33. Nguyễn Duy Hùng, Lê Minh Nghĩa, Đặng Kim Sơn… (2009), Văn kiện

Đảng về phát triển nông nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Hồng Phấn (1/2001), “Cơ cấu nông nghiệpViệt Nam trong

thời kỳ đổi mới”, Tạp chí kinh tế (26).

35. Phan Sỹ Mẫn (1/2001), “Định hướng và phát triển nền nông nghiệp hàng

hóa”, Tạp chí kinh tế (262).

36. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/1997), Niên giám thống kê 1995 – 1996.

37. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (3/1997), Báo cáo Kế hoạch kiên cố

hóa hệ thống kênh mương nội đồng huyện Quốc Oai giai đoạn 1997 – 2005.

38. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (11/2002), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003.

39. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (12/2003), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004.

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

14

40. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (10/2004), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005.

41. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (11/2005), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006.

42. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (11/2006), Báo cáo kết quả thực

hiện nhiệm vụ 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007.

43. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (11/2007), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008.

44. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (11/2008), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.

45. Phòng NN & PTNT huyện Quốc Oai (11/2008), Báo cáo sản xuất nông

nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn, tình hình nông dân và hiện trạng các

công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

46. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (3/1998), Niên giám thống kê 1996 – 1997.

47. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/1999), Niên giám thống kê 1997 - 1998.

48. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2000), Niên giám thống kê 1998 – 1999.

49. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2001), Niên giám thống kê 1999 – 2000.

50. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2002), Niên giám thống kê 2000 - 2001.

51. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2003), Niên giám thống kê 2002 - 2002.

52. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2004), Niên giám thống kê 2002 - 2003.

53. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2005), Niên giám thống kê 2003 - 2004.

54. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2006), Niên giám thống kê 2004 – 2005.

55. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2007), Niên giám thống kê 2005 - 2006.

56. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2008), Niên giám thống kê 2006 – 2007.

57. Phòng Thống kê huyện Quốc Oai (4/2009), Niên giám thống kê 2007 – 2008.

58. Tỉnh ủy Hà tây (1/10/1996), Nghị quyết về tổ chức thực hiện mục tiêu phát

triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH đến năm

2000, số 01 – NQ/TU.

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

15

59. Tỉnh ủy Hà tây (4/1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần

thứ XII.

60. Tỉnh ủy Hà Tây (1/4/1997), Chỉ thị số 20 – CT/TU của Ban Thường vụ

tỉnh ủy về việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX.

61. Tỉnh ủy Hà Tây (1997), Chỉ thị số 14 – CT/TU về việc đẩy mạnh sản xuất

trên cơ sở đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử

dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân,

ngày 12/7/1997.

62. Tỉnh ủy Hà tây (1997), Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghiệp

trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đếm năm 2000, số 04- NQ/TU

14/4/1997.

63. Tỉnh ủy Hà Tây (1999), Chương trình 13 – CTr/TU về tiếp tục thực hiện

Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII về mục tiêu đạt một triệu tấn

lương thực vào năm 2000, ngày 26/2/1999.

64. Tỉnh ủy Hà Tây (1999), Chương trình số 14 – CTr/TU về an toàn đê điều

và giải quyết cơ bản úng hạn để ổn định và phát triển nông nghiệp, nông

thôn, ngày 10/4/1999.

65. Tỉnh ủy Hà Tây (1999), Chương trình số 15 – CTr/ TU về tiếp tục thực

hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2000, ngày 10/4/1999.

66. Tỉnh ủy Hà Tây (1999), Chương trình 24 – CTr/TU về thực hiện Nghị

quyết Trung ương 5 (Khóa IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp

nông thôn tỉnh Hà Tây thời kỳ 2001 – 2010, ngày 20/4/2002.

67. Tỉnh ủy Hà tây (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ

XIII, tháng 12/2000

68. Tỉnh ủy Hà tây (25/4//2001), Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 63- CT/TW của

Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục

vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

16

69. Tỉnh ủy Hà Tây (17/7/2001), Chỉ thị số 10 – CT/TU của Ban thường vụ

Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động

của Hội nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

70. Tỉnh ủy Hà tây (14/5/2001), Thông báo của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện

chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hướng sản xuất

hàng hóa, hiệu quả và bền vững, số 40 – TB/TU.

71. Tỉnh ủy Hà Tây (14/9/2003), Chỉ thị số 50 – CT/TU của Ban thường vụ

Tỉnh ủy về lãnh đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị từ 50 triệu

đồng/ha/năm trở lên.

72. Tỉnh ủy Hà tây (17/4/2003), Nghị quyết của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết

Trung ương 7 Bộ Chính trị (Khóa IX) về tăng cường quản lý và sử dụng

đất đai trên địa bàn Tỉnh, số 06 – NQ/TU.

73. Tỉnh ủy Hà Tây (14/6/2006), Chỉ thị sô 08 – CT/TU của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy về đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa gắn với chuyển dịch cơ

cấu cây trồng, vật nuôi.

74. Tỉnh ủy Hà tây (5/5/2006), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ

Tỉnh lần thứ 3 (Khóa XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm

2010, số 03 – NQ/ TU.

75. Tỉnh ủy Hà tây (12/2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XIV.

76. UBND Huyện Quốc Oai (10/10/2002), Kết quả 9 tháng đầu năm 2002

phương hướng, nhiệm vụ quý IV/2002, số 52/BC – UBND.

77. UBND huyện Quốc Oai (10/12/2003), Báo cáo kết quả thực hiện các mục

tiêu kinh tế - xã hội năm 2003, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội năm 2004, số 67/ BC – UBND.

78. UBND huyện Quốc Oai (12/2003), Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu

cây trồng vật nuôi huyện Quốc Oai đến năm 2010.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

17

79. UBND huyện Quốc Oai (25/12/2004), Báo cáo kết quả thực hiện các mục

tiêu kinh tế - xã hội năm 2003, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, số 72/ BC – UBND.

80. UBND huyện Quốc Oai (01/12/2004), Báo cáo tình hình kinh tế - xã

hội năm 2004 mục tiêu và một số giải pháp, cơ bản năm 2005, số 87/

BC – UBND.

81. UBND huyện Quốc Oai (9/2005), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch chuyển

đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi huyện Quốc Oai đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững.

82. UBND huyện Quốc Oai (14/10/2005), Báo cáo kết quả Quý III và nhiệm

vụ trọng tâm Quý IV năm 2005, số 60/ BC – UBND.

83. UBND huyện Quốc Oai (8/12/2006), Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu

phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế -

xã hội năm 2007, số 89/ BC – UBND.

84. UBND huyện Quốc Oai (7/12/2007), Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội năm 2007, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế -

xã hội năm 2008, số 107/ BC – UBND.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4124/1/luan van hoan chinh lanh R.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƯỜng

18

CÁC TRANG WEBSITE

1. http://www.dangcongsan.vn/cpv.

2. http://www.omard.gov.vn.

3. http://www.mard.gov.vn

4. http://www.hanoi.gov.vn.

5. http:// www.quocoai.hanoi.gov.vn.