trên 20.000 tác phẩm tham dự cuộc thi tìm hiểu nghị quyết...

8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Người phụ nữ thổi hồn vào tre nứa TRANG 4 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Đảm bảo an toàn thực phẩm Yếu tố sống còn cho nông sản TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4783 - THỨ HAI, NGÀY 8/5/2017 Chăm sóc hoa tại Đà Lạt Hasfarm. Ảnh: Văn Báu TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY Sạch, đẹp đường làng TRANG 5 KINH TẾ Thử nghiệm cây chuối đỏ trên đất Lâm Hà TRANG 3 TRANG 2 TRANG 7 Năm 2016 là một năm hoạt động hết sức sôi động và hiệu quả của các cấp hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Nhiều sự kiện lớn được dư luận xã hội, giới báo chí đánh giá cao như: Hội báo toàn quốc 2016, triển khai Luật Báo chí 2016 và ban hành 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, một số hoạt động đối ngoại của Hội Nhà báo trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN… Kháng chiến để cải tạo nước nhà cũng phải trường kỳ và gian khổ. Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ không phải là dễ đâu. (BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63) Người làm báo với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Trên 20.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X XEM TIẾP TRANG 8 Tín hiệu mới cho xuất khẩu LÂM ĐỒNG - NINH THUẬN - BÌNH THUẬN: Đẩy mạnh kết nối giao thương, hợp tác phát triển công nghiệp - thương mại Các thành viên Ban giám khảo đang thảo luận đánh giá chất lượng các tác phẩm dự thi. Sáng 5/5, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng đã diễn ra hoạt động chấm điểm các tác phẩm tham dự Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X. Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X đến toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; qua đó, tạo không khí phấn khởi khơi dậy phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống; góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng đã đề ra... Chiều ngày 5/5, tại TP Đà Lạt, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện chương trình hợp tác năm 2016 và ký kết chương trình hợp tác năm 2017 ngành Công thương ba tỉnh Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Công thương ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận cùng hơn 50 doanh nghiệp đại diện cho ba địa phương. Theo báo cáo của hội nghị, năm 2016, ba tỉnh: Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung chương trình hợp tác, đưa cán bộ, doanh nghiệp đi học tập kinh nghiệm về quản lý, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm lợi thế của mỗi tỉnh; Kinh nghiệm phát triển các mô hình làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, xúc tiến thương mại… XEM TIẾP TRANG 8 Vườn bưởi da xanh bên dòng Krông Nô Trên hành trình tìm đất thích hợp để trồng cây ăn trái, một lão nông từ miền Tây đã mang kinh nghiệm trồng cây trái đến Đồng Nai, rồi ngược lên huyện Lăk của Đắk Lắk và dừng lại bên bờ sông K’rông Nô thuộc địa phận thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal (Đam Rông) lập nên vườn bưởi da xanh ruột hồng đã đơm hoa, kết trái.

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VĂN HÓA - XÃ HỘINgười phụ nữ thổi hồn

vào tre nứaTRANG 4

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐảm bảo an toàn thực phẩm

Yếu tố sống còn cho nông sản

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4783 - THỨ HAI, NGÀY 8/5/2017

Chăm sóc hoa tại Đà Lạt Hasfarm. Ảnh: Văn Báu TRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Sạch, đẹp đường làngTRANG 5

KINH TẾThử nghiệm cây chuối đỏ

trên đất Lâm HàTRANG 3

TRANG 2

TRANG 7

Năm 2016 là một năm hoạt động hết sức sôi động và hiệu quả của các cấp hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Nhiều sự kiện lớn được dư luận xã hội, giới báo chí đánh giá cao như: Hội báo toàn quốc 2016, triển khai Luật Báo chí 2016 và ban hành 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, một số hoạt động đối ngoại của Hội Nhà báo trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN…

Kháng chiến để cải tạo nước nhà cũng phải trường kỳ và gian khổ. Muốn cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ không phải là dễ đâu.

(BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63)

Người làm báo với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

Trên 20.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X

XEM TIẾP TRANG 8

Tín hiệu mới cho xuất khẩuLÂM ĐỒNG - NINH THUẬN - BÌNH THUẬN: Đẩy mạnh kết nối giao thương, hợp tác phát triển công nghiệp - thương mại

Các thành viên Ban giám khảo đang thảo luận đánh giá chất lượng các tác phẩm dự thi.

Sáng 5/5, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng đã diễn ra hoạt động chấm điểm các tác phẩm tham dự Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X. Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X

đến toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; qua đó, tạo không khí phấn khởi khơi dậy phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đưa Nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống; góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng đã đề ra...

Chiều ngày 5/5, tại TP Đà Lạt, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện chương trình hợp tác năm 2016 và ký kết chương trình hợp tác năm 2017 ngành Công thương ba tỉnh Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Công thương ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận cùng hơn 50 doanh nghiệp đại diện cho ba địa phương.

Theo báo cáo của hội nghị, năm 2016, ba tỉnh: Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung chương trình hợp tác, đưa cán bộ, doanh nghiệp đi học tập kinh nghiệm về quản lý, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm lợi thế của mỗi tỉnh; Kinh nghiệm phát triển các mô hình làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, xúc tiến thương mại…

XEM TIẾP TRANG 8

Vườn bưởi da xanh bên dòng Krông Nô

Trên hành trình tìm đất thích hợp để trồng cây ăn trái, một lão nông từ miền Tây đã mang kinh nghiệm trồng cây trái đến Đồng Nai, rồi ngược lên huyện Lăk của Đắk Lắk và dừng lại bên bờ sông K’rông Nô thuộc địa phận thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal (Đam Rông) lập nên vườn bưởi da xanh ruột hồng đã đơm hoa, kết trái.

2 THỨ HAI 8 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Trong lĩnh vực giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp thì Ban Chấp hành, Ban

Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã chỉ đạo các cấp hội triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Trong đó, tập trung thực hiện tốt theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ; thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện tốt Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Đồng thời, Ban hành Chương trình hành động của Hội Nhà báo Việt Nam với 9 nội dung trọng tâm về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Để tăng tính hiệu quả, hiệu lực thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu đã ký quyết định thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam cấp Trung ương gồm 23 thành viên và sắp tới các tỉnh, thành sẽ tiến hành thành lập theo chỉ đạo của Hội nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý vi phạm đạo đức báo chí.

Tại Hội nghị Tổng kết hoạt động Hội toàn quốc vừa qua tại thành phố Đà Lạt, ông Phan Hữu Minh - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Thực tế hoạt động của xã hội thì ngành nghề nào cũng cần có đạo đức để chế

Người làm báo với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Năm 2016 là một năm hoạt động hết sức sôi động và hiệu quả của các cấp hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Nhiều sự kiện lớn được dư luận xã hội, giới báo chí đánh giá cao như: Hội báo toàn quốc 2016, triển khai Luật Báo chí 2016 và ban hành 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, một số hoạt động đối ngoại của Hội Nhà báo trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN…

tài và nhắc nhở hoạt động của các thành viên. Nhưng với nghề báo, chính do sự lan tỏa, tầm ảnh hưởng mà đạo đức trở nên quan trọng. Hơn nữa, báo chí là chữ nghĩa, là tư duy, là hành xử ở thái độ của người viết cho nên luật không thể quy định chi tiết, nhưng đạo đức thì bản thân mỗi con người đều có tòa án lương tâm của chính mình.

Nữ nhà báo Nguyễn Thị Thục Hạnh - Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam cho rằng: Quản trị bằng niềm tin và tăng cường kiểm tra chéo trong giám sát sẽ là giải pháp để ngăn chặn kịp thời những biểu hiện sai trái của người làm báo. Một thực tế chúng ta phải thừa nhận, đó là sự sụt giảm nghiêm trọng kinh tế báo chí đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của đội ngũ làm báo. Kéo theo đó là nhiều hiện tượng tiêu cực, một bộ phận phóng viên và người làm báo tha hóa về phẩm chất, xuất hiện ngày càng nhiều vụ việc lạm dụng nghề nghiệp để trục lợi, làm khó doanh nghiệp, làm khó nhân dân.

Nhà báo Thục Hạnh cho biết cụ thể: Ở Báo Phụ nữ Việt Nam, việc

tăng cường công tác thông tin và kiểm tra chéo giữa thành viên các đoàn thể, giữa Báo với hệ thống Hội cơ sở (khi phóng viên đi tác nghiệp) ở cơ quan chúng tôi áp dụng rất hiệu quả. Trước những hiện tượng tiêu cực trong làng báo, Ban Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam đã đồng hành cùng các đoàn thể trong cơ quan có những động thái tích cực nhằm củng cố niềm tin trong cán bộ, phóng viên, nhân viên. Chính vì thế, ở Báo Phụ nữ Việt Nam, mỗi đảng viên, hội viên, thành viên Ban Chấp hành, Ban Thư ký, các đoàn thể đều là hạt nhân đoàn kết, cầu nối thông tin đến Ban Biên tập và Chi bộ. Do vậy, gần như mọi thông tin biến đổi theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực, Ban Biên tập đều nắm bắt và có hướng xử lý kịp thời, không để lửa bùng rồi mới dập.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc công tác Hội năm 2016, nhà báo Thuận Hữu - UVTW Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân nhấn mạnh: Để tiếp tục nâng

cao vị trí, vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động các cấp Hội nhà báo trong giai đoạn mới, hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, hội viên, mỗi nhà báo cần phải thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức của người làm báo. Ngay sau hội nghị này, từng cơ quan báo chí, từng tổ chức Hội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mình cần tiếp tục bổ sung, xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế, quy ước riêng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp. Các cấp Hội cần động viên những người làm báo làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, sớm đưa 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam vào thực tiễn hoạt động báo chí.

NGUYỆT THU

Các tập thể, cá nhân được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam năm 2016.

Ảnh: N.Thu

Hướng tới chăm lo, bảo vệ tốt lực lượng lao động

Công ty Nhôm Lâm Đồng trao quà cho các công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng vừa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân” và hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)” năm 2017. Với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện ATVSLĐ để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”, trong “Tháng Công nhân” và “Tháng hành động vì ATVSLĐ” năm nay, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã đặt ra các tiêu chí như: Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng lao động; thực hiện có hiệu quả các quy định trong Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Công đoàn; tiếp tục nâng

ĐƠN DƯƠNG: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền miệng và nắm bắt dư luận xã hội

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Đơn Dương

vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền miệng và nắm bắt dư luận xã hội cho hơn 115 cán bộ là bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố, bí thư đảng ủy xã, thị trấn

và đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội của huyện.

Trong thời gian 2 ngày, các học viên đã được đội ngũ báo cáo

viên của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quán triệt phổ biến và truyền đạt

5 chuyên đề, gồm: Kỹ năng tuyên truyền miệng và tuyên truyền các

nghị quyết, công tác an ninh tư tưởng, kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội và các phương pháp tổng

hợp thông tin dư luận xã hội, viết thực hành và chuyên đề những luận điệu xuyên tạc của các thế

lực thù địch và cách viết bài phản bác. Ngoài ra, các học viên còn

được hướng dẫn chỉnh sửa đánh giá chất lượng bài thực hành tổng hợp thông tin dư luận. Đây là lớp tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền miệng đầu tiên được Ban Tuyên

giáo Tỉnh ủy tổ chức tại huyện Đơn Dương.

NGỌC THANH

Đại hội Đại biểu Hội CCB Khối Doanh nghiệp tỉnh, nhiệm kỳ 2017 - 2022

Ngày 5/5, Hội Cựu chiến binh (CCB) Khối Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Tham dự

đại hội có lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, Hội CCB tỉnh

và gần 100 đại biểu đại diện cho 236 hội viên CCB trong Khối

Doanh nghiệp tỉnh.Hội CCB Khối Doanh nghiệp

tỉnh hiện có 17 hội cơ sở với 14 chi hội trực thuộc. Thời gian qua, Hội CCB của Khối và các hội cơ

sở thường xuyên thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng; tổ chức cho cán bộ, hội viên học

tập, quán triệt nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp... Trong nhiệm

kỳ qua, các tổ chức hội cơ sở trong khối đều xây dựng được quỹ hội

để hoạt động hiệu quả với mức bình quân trên 900 ngàn đồng/hội

viên; đóng góp được hơn 250 triệu đồng cho Quỹ hỗ trợ giảm nghèo,

xóa nhà dột nát cho hội viên và Quỹ vì Trường Sa thân yêu; Quỹ

hỗ trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt... Ngoài ra, Hội CCB Khối và

các hội cơ sở cũng đã quan tâm hỗ trợ hội viên gặp khó khăn hoạn

nạn. Với những thành tích trong hoạt động của mình, năm 2016 vừa qua, Hội CCB Khối Doanh

nghiệp tỉnh được Trung ương Hội CCBViệt Nam tặng bằng khen.Tại Đại hội, các đại biểu đã tiến

hành bầu Ban Chấp hành Hội CCB Khối Doanh nghiệp khóa III,

nhiệm kỳ 2017 - 2022 và bầu đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu Hội CCB tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ

2017 - 2022.DUY DANH

cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của CBCNV Công ty về công tác ATVSLĐ; phấn đấu hoàn thành

các mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh và không để xảy ra tai nạn lao động gây chết người, tai nạn

lao động gây thương tích nặng và các sự cố... Từ đó, hướng tới mục tiêu “Chăm lo, bảo vệ tốt lực lượng lao động” của Công ty.

Hiện, Công ty Nhôm Lâm Đồng đang giải quyết việc làm cho 1.669 người lao động với mức thu nhập ổn định từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Trong đó, lao động trực tiếp là 1.166 người; lao động gián tiếp là 181 người và lao động phụ trợ là 322 người.

Dịp này, Công ty Nhôm Lâm Đồng đã trao 10 suất quà cho các công nhân xuất sắc, tiêu biểu (trị giá 1 triệu đồng/suất) và 10 suất quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn (trị giá 2 triệu đồng/suất).

KHÁNH PHÚC

Vượt ngưỡng 500 triệu USDTheo báo cáo của sở Công thương

Lâm Đồng: Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 455 triệu USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng tăng trưởng chủ yếu gồm: hàng rau, quả, hạt điều, cà phê, chè, hàng dệt may, alumin… Thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng tỉnh Lâm Đồng là Đông Á trên 50%, tiếp theo là châu Âu xấp xỉ 30%. Mặt hàng cà phê là sản phẩm được xuất khẩu đến tất cả các khu vực nhưng tập trung chính ở 3 thị trường: châu Âu, Nam Á, Đông Á. Tương tự như cà phê, mặt hàng hoa cũng được xuất đi hầu hết các khu vực nhưng đối với các sản phẩm chè chủ yếu xuất vào Trung Đông với 80%, và rau được xuất sang Đông Á 80% số lượng.

Riêng trong quý I/2017, xuất khẩu toàn tỉnh tăng cả về số lượng lẫn giá trị mặt hàng. Trong đó, xuất khẩu alumin đạt 136,5 ngàn tấn, trị giá 43,2 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 58,2% về giá trị; hàng rau, quả đạt 2.087 tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 8,1% về giá trị; chè chế biến đạt 2.756 tấn, trị giá 5,9 triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 1,82% về giá trị; đặc biệt cà phê xuất khẩu đạt hơn 23.242 tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng 33,3% về lượng và tăng 67,8% về giá trị…

Từ những con số này cho thấy, đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành xuất khẩu trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp không ít khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn không ngừng lớn mạnh, tìm kiếm thị trường đưa các sản phẩm thế mạnh Lâm Đồng vươn ra thế giới.

Tín hiệu mới cho xuất khẩuTheo thống kê của ngành Công thương Lâm Đồng, trong quý 1 năm 2017, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh tăng cả về số lượng và giá trị, ước đạt 127,2 triệu đô la Mỹ, tăng gần 35% so với cùng kỳ. Đây được xem là tín hiệu tốt, tạo đà tăng tốc ngay từ đầu năm cho lĩnh vực xuất khẩu.

Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cho biết: Cơ hội mà các doanh nghiệp Lâm Đồng gặt hái được trong bối cảnh thị trường có nhiều diễn biến khó đoán như vừa qua là kết quả rất đáng ghi nhận.

Không dừng lại ở các thị trường truyền thống như Đông Á, Nam Á, các sản phẩm Lâm Đồng đã dần tiến vào thị trường khó tính như châu Âu. Năm 2017, Lâm Đồng đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt 550 triệu USD, tăng 20% so với năm 2016. Với nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đưa các doanh nghiệp ra nước ngoài tìm đối tác, tìm cơ hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến đến các đơn hàng

lớn, bạn hàng uy tín… là điều mà các ngành chức năng đã làm trong thời gian qua, cho thấy hiệu quả và nhu cầu của thị trường với các mặt hàng của Lâm Đồng.

“Điểm sáng” xuất khẩu nông sảnCùng với sự nỗ lực của những

người lãnh đạo, ngành công thương và các ngành có liên quan trong việc thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thì vai trò của các doanh nghiệp được đánh giá là “then chốt” trong việc phát triển lĩnh vực xuất khẩu. Khi mà các sản phẩm đạt chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được thị hiếu thì việc các đơn hàng tăng lên là điều đương nhiên. Với thế mạnh là tỉnh đứng đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm nông sản chất lượng cao cũng dẫn đầu trong các nhóm hàng xuất khẩu.

Gần đây, nhiều mặt hàng nông sản đã xuất khẩu sang nhiều thị trường các nước với số đơn đặt hàng ngày càng cao, đây được nhận định là điểm sáng trong xuất khẩu ở Lâm Đồng.

Theo ông Nguyễn Bốn - Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Lâm Đồng cho biết: Thông thường thì những tháng đầu năm thì đơn đặt hàng là rất ít, nhưng năm nay, các đơn đặt hàng từ đối tác Nhật Bản tăng nhiều so với các năm. Đây là thị trường khó tính, để được thị trường này chấp nhận và tin dùng là sự nỗ lực của toàn công ty, các đơn hàng từ Nhật Bản chiếm 70% tổng sản lượng xuất đi của công ty. Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2017, Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Lâm Đồng đã xuất khẩu được 306 tấn sản phẩm các loại, đạt 610 ngàn USD giá trị xuất khẩu.

Hay như ông Nguyễn Đông Hải -

Giám đốc Công ty TNHH VietFarm Đà Lạt: Trong 3 tháng đầu năm thì đơn vị đã xuất khẩu rất nhiều mặt hàng chủ lực của tỉnh Lâm Đồng, qua thống kê sơ bộ thì khoảng 150 tấn sản phẩm các loại, tăng 15% so với cùng kỳ… Công ty chuyên sản xuất, sơ chế kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm rau tươi các loại, như cà chua, dưa leo, ớt ngọt, xà lách… hàng năm đưa ra thị trường khoảng 3.000 tấn sản phẩm các loại. Ngoài cung cấp một lượng lớn rau, củ, quả cho thị trường trong nước, nhất là tại các hệ thống siêu thị như Metro, BigC, Vinmark, Loote Mark thì 40% sản phẩm của VietFarm được xuất khẩu sang thị trường các nước như Camphuchia, Malaysia và Singapore…

Ông Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cũng khẳng định: Từ những kết quả đạt được bước đầu, năm 2017, sở sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, xác định sản phẩm chủ lực để sản xuất, hỗ trợ tối đa cho người lao động… để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đưa kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tiếp theo.

Có thể nói, để phát huy kết quả đạt được trong lĩnh vực xuất khẩu, Lâm Đồng vẫn cần nhiều hơn nữa các giải pháp để xây dựng chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư vào các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, chống buôn lậu, hàng gian hàng giả… để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường, đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2017 vượt ngưỡng 550 triệu USD. DIỄM THƯƠNG

Hoa tươi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm ưu thế. Ảnh: Diễm Thương

Gia đình anh Nguyễn Công Thành, tổ dân phố Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn

đang chờ đón những buồng chuối đỏ đầu tiên từ vườn nhà. Xuống giống được 4 tháng, vườn chuối của gia đình phát triển rất tốt, cây mẹ sinh trưởng rất tốt và cây con mọc lên xung quanh đã khá cao. Chị Phương, vợ anh Nguyễn Công Thành chia sẻ: “Vườn này nhà tôi bỏ không, cũng chưa tính được trồng cây gì. Có người giới thiệu cây chuối đỏ, thấy hay hay, lạ nên gia đình đã trồng thử một sào. Hiện cây phát triển rất tốt, cũng sắp tới lúc kết trái”. Chị Phương cho hay, cây chuối đỏ là loại cây lạ nên ban đầu, gia đình cũng khá lo lắng về kỹ thuật chăm sóc. Tuy nhiên, xuống giống xong mới thấy, chăm sóc cây chuối đỏ cũng như chăm sóc cây chuối truyền thống ở Lâm Hà, chỉ cần bóc bẹ, bỏ phân, tưới vừa phải. Với mùa mưa

Thử nghiệm cây chuối đỏ trên đất Lâm HàLâm Hà, vùng đất nổi tiếng chuối La ba nay có thêm những giống chuối mới và một trong số đó là cây chuối đỏ có nguồn gốc ngoại nhập với hình thức khác biệt so với cây chuối truyền thống.

thì không cần phải tưới vì cây chuối ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Chị Phương cho hay, cây chuối đỏ phù hợp với đất Lâm Hà, ít công chăm sóc nên gia đình nào không có công lao động có thể trồng.

Riêng gia đình anh Nguyễn Công Thành, trồng chuối đỏ là trồng theo

hợp đồng, đã có nơi nhận thu mua trái nên anh chị xuống giống rất yên tâm.

Không chỉ ở Đinh Văn, một số nơi tại Lâm Hà, nông dân đã trồng cây chuối đỏ cho ra trái thành công. Anh chị Trang Quân, chủ vựa trái cây tại xã Mê Linh, Lâm Hà, nơi cung cấp

giống chuối đỏ và thu mua chuối đỏ cho biết, chuối đỏ thuộc giống chuối nhập ngoại, nhìn hình thức bên ngoài không khác nhiều so với cây chuối bình thường. Cây con có màu đỏ hơn cây con chuối vàng, cây lớn thì khi bóc bỏ bẹ già, phần gốc cũng lộ ra màu đỏ tươi khá đẹp. Trái chuối khi chín vỏ đỏ, ruột vẫn màu vàng bình thường. Tùy điều kiện chăm sóc, có cây ra trái màu đỏ tươi, có cây cho trái màu đỏ sẫm hoặc ngả tím. Tuy màu sắc khác biệt nhưng ăn chuối tương tự chuối vàng bình thường, không có vị lạ. Ở vùng Mê Linh, Nam Ban, một số hộ đã trồng và đã cho trái thành công. Vựa trái cây của anh chị cung cấp giống chuối đỏ đồng thời thu mua sản phẩm. Tuy nhiên, anh chị Trang Quân cũng khuyên bà con nông dân không nên trồng ồ ạt cây chuối đỏ do thị trường còn hẹp. Bởi theo anh Quân: “Bà con trồng thì phải xem xét chỗ

bán trước vì chuối đỏ màu lạ, nhiều người không thích hoặc nghi ngờ chất lượng. Tốt nhất bà con trồng thử nghiệm, xem cây ra trái có ổn định, thị trường tiêu thụ có khả quan không rồi hãy xuống giống diện tích lớn”.

Ông Trần Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đinh Văn chia sẻ, đất Đinh Văn vốn phù hợp với chuối, nhiều gia đình trồng chuối La ba cho năng suất cao. Tuy nhiên, cũng không thiếu thời điểm trái chuối gặp cảnh dội hàng rớt giá. Bởi vậy, khi có bà con tiếp cận với cây trồng mới, địa phương rất ủng hộ và cũng có xem xét hiệu quả. Ông Hòa nói: “Thực sự cây chuối đỏ này là cây trồng còn mới tại địa phương, chúng tôi đang cùng nông hộ chờ tới lúc thu hoạch, xem cụ thể về sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ. Nếu thực sự có kết quả tốt, nhân dân Đinh Văn cũng có thêm một cây trồng mới, phù hợp với thổ nhưỡng để có thêm sự chọn lựa giống cây trồng”.

DIỆP QUỲNH

Vườn chuối đỏ của gia đình anh Nguyễn Công Thành. Ảnh: D.Q

3 THỨ HAI 8 - 5 - 2017KINH TẾ

4 THỨ HAI 8 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

T rong đời sống văn hóa của người K’Ho, nghề đan lát (đan gùi, nong nia, đơm, đó…) là nghề của người

đàn ông và được làm trong lúc nông nhàn. Còn phụ nữ phải biết may vá, dệt thổ cẩm và đan chiếu, lơ…, nhưng với bà Ka Ệp chẳng những biết thành thạo các công việc của người phụ nữ bản địa mà còn biết đan nhiều loại vật dụng để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, mà nhiều người đàn ông không thể làm được.

Bà Ka Ệp chia sẻ: “Từ khi cha mất, nên không có gùi phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình. Được cha trồng sẵn khóm nứa tại vườn nhà, nên tôi có nguyên liệu để tập tành đan lát các loại vật dụng sinh hoạt. Đầu tiên, tôi xem các sản phẩm của những người đi trước rồi tự mày mò, tìm tòi và đến nay tôi đã đan được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nhưng khó nhất hiện nay là đi tìm nguyên vật liệu và đan loại gùi nhỏ (gùi hoa), vì nó đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ qua từng công đoạn”.

Hiện nay, nghề đan gùi ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng mai một. Nghề này tuy không vất vả, cực nhọc như một số công việc khác nhưng đòi hỏi ở người đan phải có sự kiên trì và đôi tay khéo léo... Những năm gần đây, do sức khỏe yếu, nên bà Ka Ệp không đảm đương những công việc nặng nhọc của gia đình, mà chỉ ở nhà trông nom con cháu và đan lát (chủ yếu

Người phụ nữ thổi hồn vào tre nứaĐến thôn Duệ, xã Đinh Lạc (Di Linh), được già làng K’Tiếu giới thiệu về bà Ka Ệp - người phụ nữ hiếm hoi ở Di Linh không chỉ biết dệt thổ cẩm mà còn biết đến nghề đan lát truyền thống...

là đan gùi) để có thêm thu nhập cho đời sống gia đình, nhưng cái chính là thỏa mãn lòng đam mê, duy trì và lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Những sản phẩm gùi hoa của bà Ka Ệp có nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau và được trang trí hoa văn khá bắt mắt, nên được nhiều khách hàng tại địa phương và ngoài tỉnh đến mua. Mỗi tháng bình quân bà Ka Ệp đan 10 chiếc gùi theo đơn đặt hàng. “Những năm cao điểm tôi đan trên dưới 100 chiếc gùi. Tùy theo sức khỏe, nhanh nhất chỉ 2 ngày hoàn thành một sản phẩm và chậm nhất là từ 4 - 5 ngày.

Tùy theo kích cỡ lớn nhỏ mà tôi bán với giá từ 250.000 - 600.000 đồng/chiếc” - bà Ka Ệp nói.

Bà Ka Ệp là người am hiểu rành mạch từng loại sản phẩm, từ cấu tạo cho đến cách đan hoàn thành sản phẩm…, nhất là chiếc gùi. Ngoài các loại gùi thông thường, người K’Ho còn đan loại gùi chỉ dành riêng cho phụ nữ, đó là sớ bơnơr hay sớ srài (gùi hoa) dùng cho việc đi chợ, lễ hội…, nhằm tô thêm vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi.

Tuy chồng bà Ka Ệp không biết

đan gùi và nghề này cũng không phải nghề của người phụ nữ, nhưng hằng ngày bà Ka Ệp vẫn miệt mài với những chiếc gùi, mong muốn tạo ra những sản phẩm có thẩm mỹ cao, đáp ứng được lòng mong mỏi của bà con các vùng lân cận cũng như du khách thập phương… Có lẽ, hiện nay niềm vui lớn nhất của bà Ka Ệp không phải là tạo ra thật nhiều sản phẩm để cung cấp cho thị trường, mà chính là bà đã truyền được nghề cho hai người con, Ka Ing và K’Boi.

Già làng K’Tiếu phấn khởi: “Tôi sống đến nay gần 70 tuổi rồi, nhưng tôi chưa từng chứng kiến một người phụ nữ giỏi đan lát như bà Ka Ệp. Điều đặc biệt nữa là bà Ka Ệp không học hỏi với bất cứ ai, tự mình tìm tòi qua từng công đoạn, từng loại sản phẩm khác. Nhiều sản phẩm người đàn ông không đan được, nhưng Ka Ệp lại đan được và có tính thẩm mỹ cao. Niềm vui và hạnh phúc nhất của bà Ka Ệp, là hiện nay bà đã từng bước truyền lại nghề cho con cái để duy trì, lưu giữ nghề đan lát truyền thống của người K’Ho”.

Với lòng đam mê, những năm qua, bà Ka Ệp đã góp phần lưu giữ và bảo tồn nghề đan lát truyền thống của người K’Ho, bà vinh dự được UBND huyện Di Linh trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

NDONG BRỪM

Bà Ka Ệp ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Ảnh: N.Brừm

Đó là chủ đề hội thảo khoa học nằm trong chương trình hội nghị giao ban khoa học

và công nghệ (KH&CN) vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 14 được Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại Đà Lạt vào chiều 4/5, nhằm hưởng ứng Tuần lễ các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5. Tham dự có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Ngọc Liêm, đại diện Ban chỉ đạo Tây Nguyên cùng lãnh đạo UBND và Sở KH&CN 12 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tại hội thảo, 7 tham luận đã được trình bày nêu bật các tiềm năng, lợi thế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng như việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật góp phần thúc đẩy năng suất, nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm chủ lực của vùng; đồng thời, giới thiệu các kết quả nghiên cứu KHCN nổi bật phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho các tỉnh Tây Nguyên cùng một số chương trình KH&CN quốc gia mà các địa phương trong vùng có thể tham gia.

Khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh khẳng định: Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có tiềm năng lớn về phát triển ngành du lịch. Thời gian qua, cả Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã áp dụng các kỹ thuật tiến bộ của KH&CN vào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hội thảo được tổ chức với mục đích tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động KH&CN và những đóng góp của ngành KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng giai đoạn 2015 - 2017 cũng như trao đổi kinh nghiệm về công tác tổ chức quản lý hoạt động KH&CN của các địa phương; từ đó, đề xuất định hướng phát triển KH&CN của Vùng giai đoạn 2018 - 2020 sát với tình hình thực tiễn hiện nay; đặc biệt quan tâm đến việc đề xuất các ý tưởng, nhiệm vụ KH&CN có tính liên tỉnh, liên vùng để giải quyết các vấn đề cấp thiết chung của vùng hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh: tỉnh Lâm Đồng có vị trí quan trọng kết nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây cũng là địa

phương có nhiều cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, đào tạo nguồn nhân lực của Trung ương đóng trên địa bàn. Đồng thời, tập trung nhiều nhà khoa học và đội ngũ trí thức giúp đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN vào sản xuất, phát huy những thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, Đà Lạt đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố và vùng phụ cận với mục tiêu đến năm 2030 xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành một vùng đô thị hiện đại,

đẳng cấp quốc tế, có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch sử và di sản kiến trúc tầm quốc gia. Do đó, hội thảo khoa học được tổ chức tại Đà Lạt là cơ sở quan trọng để Đà Lạt áp dụng cũng như nghiên cứu khoa học nhằm phát huy các thế mạnh; đồng thời, đây cũng là dịp để các tỉnh, thành trong vùng trao đổi, học tập kinh nghiệm, tăng cường mối liên kết vùng tạo nên sức mạnh tổng hợp cho KH&CN nói riêng và các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung, vì mục tiêu ổn định và phát triển.

TUẤN HƯƠNG

Khoa học và công nghệ trong nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của các địa phương.

32 sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm

Theo số liệu thống kê mới đây của UBND xã Đạ M’rông, hiện trên địa bàn xã vẫn còn 32 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm. Trong đó, có 4 sinh viên có trình độ đại học, 16 sinh viên có trình độ cao đẳng và 14 sinh viên có trình độ trung cấp. Số sinh viên trên hầu hết là con em đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên chủ yếu học ngành sư phạm. Nguyên nhân là do sự định hướng về nghề nghiệp của nhà trường và gia đình dẫn đến tình trạng học sinh theo học những ngành nghề mà địa phương đã dư thừa, không còn khả năng bố trí, sắp xếp, tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ này ở địa phương.

LÊ TUẤN

Nghiên cứu sản xuấtcao khô từ lá dâu tằm

Theo danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần 2 năm 2017, Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng được giao trực tiếp nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất cao khô từ lá dâu tằm (Morus alba L.) dùng làm dược liệu.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng tập trung nghiên cứu sản xuất 100 kg cao khô từ lá dâu tằm (Morus alba L.) đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở có thể thương mại hóa trong lĩnh vực y tế.

Cũng nằm trong danh mục nói trên, nhiệm vụ “Đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản Lâm Đồng” đang được tuyển chọn đơn vị tổ chức nghiên cứu hiện trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ công nghệ chế biến rau, củ, quả trên địa bàn. VŨ VĂN

17 doanh nghiệpnợ thuế bị nêu tên

Cục Thuế Lâm Đồng vừa công bố danh sách 17 doanh nghiệp còn nợ tiền thuế (tính đến hết ngày 31/3/2017), với tổng số tiền trên 16 tỷ đồng.

Dẫn đầu danh sách này là Công ty TNHH Tâm Châu (số 11 Kim Đồng, TP Bảo Lộc), với số nợ thuế trên 2,9 tỷ đồng. Xếp tiếp theo là Công ty TNHH Bá Thiên (số 74 Huỳnh Thúc Kháng, TP Bảo Lộc) nợ hơn 2,8 tỷ đồng, Doanh nghiệp Tư nhân Phúc Lộc Thọ (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) nợ trên 2,7 tỷ đồng, Công ty Sản xuất lụa tơ tằm Bảo Lộc (số 13 Trần Phú, TP Bảo Lộc) nợ hơn 2,4 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV 508 tại Lâm Đồng (số 66C Nguyễn Công Trứ, TP Đà Lạt) nợ gần 1,5 tỷ đồng và một số doanh nghiệp khác có nợ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Đại diện Cục Thuế Lâm Đồng cho biết, việc công bố tên các doanh nghiệp nợ thuế là biện pháp cuối cùng sau khi cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà không có kết quả.

TRỊNH CHU

5 THỨ HAI 8 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Thôn 2 (xã Lộc Tân) có 322 hộ, với gần 1.300 nhân khẩu; trong đó, có trên 95% là bà

con đồng bào DTTS gốc Châu Mạ sinh sống. Thực hiện Phong trào “Lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM)”, từ năm 2012, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bảo Lâm đã chọn thôn 2 (xã Lộc Tân) để triển khai những nội dung, phần việc cụ thể giúp đỡ bà con. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người dân, đầu tháng 1/2017, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bảo Lâm phối hợp cùng Chi đoàn Công ty Điện lực TP Bảo Lộc tiến hành xây dựng công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn 2. Công trình này được xây dựng với hệ thống đường dây, cột đèn, chụp đèn dài gần 2 km được lắp 70 bóng đèn 3U chiếu sáng với tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, hai đơn vị còn phối hợp thay mới đường dây, lắp bóng đèn miễn phí cho 25 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thôn 2. Nguồn kinh phí để thực hiện công trình do các doanh nghiệp trong tỉnh và cán

Công trình “Thắp sáng đường quê” do Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bảo Lâm và Chi đoàn Công ty Điện lực TP Bảo Lộc phối hợp thực hiện tại thôn 2 (xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm) đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gốc Châu Mạ nơi đây.

bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bảo Lâm đóng góp.

Giờ đây khi đã có điện đường chiếu sáng, cuộc sống của đồng bào DTTS người Mạ ở thôn 2 đã ấm cúng, văn minh hơn, giảm dần các tệ nạn xã hội. Ông K’Wàm, Trưởng thôn 2 (xã Lộc Tân) cho biết: “Trước đây, khi chưa có điện thắp sáng, cứ

tối đến người dân chúng tôi đi lại gặp rất nhiều khó khăn và thường xuyên xảy ra va quệt giao thông. Trước đây, thôn 2 chúng tôi được xem là “điểm nóng” xảy ra tệ nạn trộm cắp vặt, mà đặc biệt là nạn trộm chó. Không có điện đường và nhà cửa hầu hết không có cổng nên bà con nuôi được con chó nào lớn lên

đều bị kẻ xấu bắt trộm hết. Nhưng kể từ ngày có điện đến nay, cuộc sống của người dân chúng tôi đã văn minh hẳn lên. Ngoài việc giúp bà con đi lại vào ban đêm được thuận tiện, thì từ ngày có điện đường nạn trộm cắp đã không còn xảy ra. Từ đó, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn được đảm bảo giúp bà con yên tâm hơn”.

“Trước đây, khi chưa có điện đường, cứ tối đến là bà con chúng tôi chỉ biết quanh quẩn trong nhà. Đêm ngủ thì thấp thỏm lo sợ kẻ trộm vào bắt mất chó, mất gà. Thậm chí đến mùa cà phê, nhiều gia đình còn bị kẻ xấu vào tận nhà lấy trộm. Từ ngày có điện đường, buổi tối bà con chúng tôi đã có thể đi bộ tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Nhờ có công trình này, người dân chúng tôi cũng yên tâm hơn về tình hình an ninh, trật tự và an toàn giao thông. Đây là một công trình có ý nghĩa rất thiết thực với bà con, chúng tôi cảm ơn các đơn vị rất nhiều” - ông K’Kiểu, người dân trong thôn phấn khởi.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hiếu,

Chính trị viên, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bảo Lâm cho biết: “Kể từ năm 2012, khi chọn thôn 2 để thực hiện Phòng trào “Lực lượng vũ trang chung tay xây dựng NTM”, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã thường xuyên triển khai công tác dân vận để giúp bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; đồng thời, cùng bà con triển khai các phần việc cụ thể như phát quang bụi rậm, làm đường giao thông nông thôn... Riêng, công trình “Thắp sáng đường quê” là kết quả thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của cán bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị đối với cuộc sống của bà con nơi đây nhằm thắt chặt tình quân dân. Qua đó, thể hiện tinh thần của người lính Cụ Hồ là “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”. Ngoài những công trình, phần việc đã làm, theo kế hoạch đã đề ra, trong năm 2017, đơn vị sẽ phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện và Ban chỉ đạo 502 để vận động, quyên góp xây dựng và sửa chữa 2 căn nhà tặng cho hộ nghèo tại thôn 2, xã Lộc Tân; đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả công tác dân vận để giúp bà con thôn 2 xây dựng NTM, phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống”.

KHÁNH PHÚC

Ý nghĩa của một công trình

Công trình “Thắp sáng đường quê” tại thôn 2 (xã Lộc Tân). Ảnh: K.Phúc

Đường làng hoa nởTình trạng xả rác bừa bãi tại các

tuyến đường liên thôn, cầu, cống, sông, suối ở Quảng Lập trước đây khá phổ biến. Một số đường thôn không được phát quang, dọn dẹp vừa ảnh hưởng đến môi trường sống, vừa gây mất mỹ quan đô thị và khu dân cư...Chính vì vậy, những cuộc họp thôn, họp xóm được đồng loạt tiến hành để dân bàn bạc, quyết định làm hay không làm; nếu làm thì như thế nào; trách nhiệm cộng đồng của mỗi người dân ra sao? Thế là chủ trương trồng hoa trước ngõ được ban hành và được người dân đồng tình ủng hộ.

Đến nay, xã đã hoàn thành 2 tuyến đường hoa trục thôn, một tuyến trục xã và mô hình hàng rào hoa đã tạo nên nét đẹp cảnh quan, sạch đẹp môi trường cuộc sống ở khu dân cư.

Quảng Hòa là thôn đi đầu của xã Quảng Lập trong phong trào trồng hoa làm đẹp cảnh quan. Chị Lam Thao chia sẻ: “Trước đây, đoạn đường trước nhà và xung quanh tường rào cỏ mọc nhiều, nhìn rất mất mỹ quan, nhưng nhờ trồng hoa,

hiện nay, khuôn viên sạch đẹp hơn nhiều. Tôi thấy mô hình này vừa thú vị lại vừa hiệu quả nữa, không chỉ sạch mà còn đẹp”.

Không chỉ người trẻ đồng tình mà các cụ già cũng rất phấn chấn. Bà Tám Thông cho biết: “Một khi đường làng đã thông thoáng, khang trang thì việc trồng cây, hoa ven đường càng tôn thêm vẻ đẹp cho thôn, xóm. Trồng hoa không khó cũng không mất nhiều thời gian, mỗi ngày, mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra chừng 30 phút để chăm sóc vườn hoa, giống như vừa tập thể dục vừa thư giãn đầu óc lại vừa tạo được vẻ mỹ quan xung quanh ngôi nhà mình giúp làng quê như bừng lên sức sống mới”.

Hiện nay, đường làng không chỉ khang trang mà còn đẹp hơn bởi nhiều loại cây, hoa khoe sắc. Cái hay là xã, thôn không áp đặt người dân trồng cây gì, hoa gì mà để mỗi gia đình tự lựa chọn. Những người bận rộn với công việc thì tranh thủ lúc sáng sớm hay chiều muộn để chăm sóc vườn hoa nhà mình. Các cụ ông, cụ bà thì mỗi khi “buồn tay” lại ra nhổ cỏ, bắt sâu, còn trẻ em cũng được ông bà, cha mẹ nhắc nhở chăm sóc vườn hoa để môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

100% người dân tham gia thu gom rác thảiBên cạnh việc duy trì và giữ

vững 19/19 tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, UBND xã Quảng Lập chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc nâng cao chất lượng tiêu chí 17 về môi trường. Để tạo

môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp nói chung, giữ vững tiêu chí môi trường nói riêng cần phải có sự vào cuộc của chính quyền, các đoàn thể và nhân dân cùng chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, tích cực đóng góp công sức bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc thu gom, xử lý rác thải.

Đứng trước thực trạng một bộ phận người dân ý thức chưa cao, còn vứt rác, xả rác bừa bãi và trên địa bàn xã chưa có đơn vị thu gom rác thải, năm 2016, UBND xã Quảng Lập xin chủ trương của UBND huyện Đơn Dương làm điểm mô hình vận động nhân dân tham gia thu gom, xử lý rác thải gia đình tập trung. Đồng thời ban hành kế hoạch thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn xã Quảng Lập, lịch thu gom rác thải 3 lần/tuần và vận động nhân dân

đóng tiền 6 tháng 1 lần.UBND xã phối hợp với Trung

tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng trực tiếp quản lý, theo dõi, giám sát công tác thu gom rác thải, thu phí, chọn vị trí tập kết rác (tại các địa điểm mà xe không thể vào được) và các hoạt động khác liên quan đến môi trường. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được ký kết hợp đồng trực tiếp giữa Trung tâm Khai thác Công trình công cộng huyện và hộ nhân dân.

Đến nay, Trung tâm Khai thác công trình công cộng huyện Đơn Dương đã ký hợp đồng thu gom, xử lý rác thải với 100% hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Bên cạnh đó, nhận thức về bảo vệ môi trường của bà con nhân dân trên địa bàn đã được nâng lên, công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn

đã có những chuyển biến tích cực, rác thải đã được tập trung thu gom, vận chuyển đến đúng nơi quy định, chấm dứt tình trạng xả rác không đúng nơi quy định.

Ông Nguyễn Bình Trị - Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã khẳng định: “Có thể thấy, cùng với việc đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ môi trường, tiêu chí môi trường vẫn đang được xã Quảng Lập giữ vững và ngày càng nâng cao. Tuy là một xã nông thôn nhưng hoạt động thu gom, xử lý rác thải đã tạo được sự đồng thuận cao, người dân tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường trên địa bàn xã. Để tiếp tục duy trì, củng cố và giữ vững tiêu chí 17 về môi trường, UBND xã đã ban hành kế hoạch về công tác chỉnh trang đường làng ngõ xóm. Ngay từ khi ban hành kế hoạch, phân công thành viên về các địa bàn thôn, toàn thể cán bộ công chức đã tích cực tham gia xuống từng thôn, xóm vận động người dân tham gia hưởng ứng tốt phong trào. Bên cạnh đó, địa phương vận động người dân trên địa bàn tham gia, phát hoang cây cối bụi rậm, khơi thông cống rãnh, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, được nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Quảng Lập đang từng bước định hình không chỉ ở nguồn thu nhập mà còn dần hiện hữu trong nhận thức của người dân về nếp sống đẹp, văn minh”.

HOÀNG YÊN

Sạch, đẹp đường làngĐến xã Quảng Lập ít ai không khỏi ấn tượng với những tuyến đường rộng rãi, sạch đẹp, hai bên rực rỡ sắc hoa do người dân tự trồng và chăm sóc.

Đường quê xanh, sạch. Ảnh: H.Y

6 THỨ HAI 8 - 5 - 2017

Giám đốc Việt Farm - anh Nguyễn Đông Hải, một người trẻ tuổi thế hệ 8X cho biết: Công ty đã trải qua 11

năm hoạt động, hiện có 3 nông trại rộng 20 ha, trong đó 10 ha nhà kính ứng dụng công nghệ cao ở khu vực Phường 8, Phường 9 (Đà Lạt) và huyện Lạc Dương. Ngoài ra, Công ty Việt Farm liên kết với 20 nông hộ với 20 ha sản xuất nông sản các loại ở Đà Lạt và Lạc Dương. Các mặt hàng nông sản rau, quả tươi do Việt Farm sản xuất khoảng 40 chủng loại và kiểm soát thu mua 80 chủng loại nông sản thực phẩm Đà Lạt để cung ứng trong nước và xuất khẩu. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2017, mặc dù sản lượng có giảm nhưng giá trị sản phẩm tăng với 150 tấn rau, quả Đà Lạt được Công ty Việt Farm cung ứng ra thị trường.

Giám đốc Việt Farm nhấn mạnh: Công ty Việt Farm có chặng đường trên 10 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực rau, quả tươi. Cùng đồng hành với chúng tôi trong suốt thời gian đó là sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nói chung và Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản nói riêng. Từ lúc ban đầu chỉ có 3 ha sản xuất nông nghiệp thuần túy theo phương pháp truyền thống, đến nay, Việt Farm đã sở hữu 20 ha nông trại, trong đó 50% diện tích nhà kính, giải quyết việc làm cho 60 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Toàn bộ diện tích sản xuất của Việt Farm đều áp dụng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, cây được trồng trên giá thể, tưới nhỏ giọt, kiểm soát EC, pH của đất bằng các công cụ và hệ thống máy móc hiện đại.

Hàng năm, hệ thống nông trại của Việt Farm đã sản xuất và đưa ra thị trường hơn 3.000 tấn sản phẩm rau, quả tươi các loại. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường của Công ty đều đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm. Sản phẩm chủ lực của Việt Farm bao gồm các loại: cà chua, dưa leo, ớt ngọt Đà Lạt, xà lách cao cấp các loại… đã có mặt ở hầu hết các quầy kệ của các hệ thống siêu thị

Đảm bảo an toàn thực phẩmyếu tố sống còn cho nông sản

Công ty TNHH Việt Farm chuyên sản xuất, cung ứng và xuất khẩu rau, quả tươi Đà Lạt, với lượng hàng xuất khẩu chiếm 40% sản lượng sang 3 thị trường chủ yếu là Campuchia, Malaysia, Singapore. Để có được uy tín từ đối tác trong và ngoài nước, các khâu đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là giấy thông hành quan trọng cho các sản phẩm của Việt Farm lưu thông trên thị trường và chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện nay, toàn bộ nông trại của Việt Farm đã được gắn các hệ thống camera giám sát có thể truyền hình ảnh trực tiếp 24/24h, người tiêu dùng có thể giám sát toàn bộ quy trình sản xuất của Việt Farm.

lớn toàn quốc như: Metro, Big C, Vinmark, Fivimark, Eon, Lotte Mark. Ngoài việc tiêu thụ nội địa, Việt Farm hàng năm xuất khẩu hơn 40% sản lượng rau, quả tươi sang các thị trường trong khu vực Đông Nam Á.

Là nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn quan tâm đến vấn đề ATTP, anh Hải bức xúc: Hiện nay, vấn đề ATTP được toàn xã hội quan tâm, được Quốc hội, Chính phủ lập chuyên đề giám sát nhằm mang lại một thị trường thực phẩm lành mạnh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội hàng ngày, hàng giờ nói về tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư… Vì vậy, để người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của mình, Việt Farm đã và đang thực hiện những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nhất về mặt chất lượng nhằm đảm bảo cho sản phẩm khi lưu thông ra thị trường

luôn đảm bảo vệ sinh ATTP. Việc kiểm soát chất lượng được thực hiện một cách bài bản từ nguồn đất trồng, nguồn nước, cây giống, vườn ươm; kiểm soát sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất luôn thực hiện theo phương pháp 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách; chất lượng sản phẩm đầu ra luôn được ưu tiên kiểm soát với phương châm: “Thực phẩm sạch vì sức khỏe cộng đồng”.

Với việc luôn đặt chất lượng vệ sinh ATTP, sức khỏe người tiêu dùng làm kim chỉ nam trong tiến trình phát triển của Công ty Việt Farm, nên trong 1 thập niên qua, Việt Farm đã được người tiêu dùng tin tưởng ghi nhận đánh giá cao. Điều đó được thể hiện qua những danh hiệu, chứng nhận đạt được do người tiêu dùng bình chọn như: Năm 2016, Việt Farm được người tiêu dùng bình chọn là “Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”; năm 2017, Việt Farm là một trong 589 doanh nghiệp tiêu biểu được

Giám đốc Việt Farm (bìa trái) kiểm tra khâu đóng gói, dán nhãn, dán tem truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch điện tử QR Code. Ảnh: An Nhiên

vinh danh là doanh nghiệp “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017”.

Không ngừng chinh phục người tiêu dùng và đối tác bằng thông tin minh bạch của sản phẩm, hiện nay, toàn bộ nông trại của Việt Farm đã được gắn các hệ thống camera giám sát có thể truyền hình ảnh trực tiếp 24/24h, người tiêu dùng có thể giám sát toàn bộ quy trình sản xuất của Việt Farm bất cứ khi nào mong muốn.

Bên cạnh đó, toàn bộ sản phẩm Việt Farm khi đưa ra thị trường tiêu thụ đã được đóng gói, dán nhãn sản phẩm và tem truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch điện tử QR code, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh người tiêu dùng có thể truy xuất đến từng lô, thửa sản xuất của sản phẩm đó, qua đó biết được tường tận quá trình trồng trọt, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, đóng gói, sơ chế, lưu thông của sản phẩm đó khi đến tay người tiêu dùng.

Chọn hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của Việt Farm một cách bền vững là kiểm soát chặt chẽ ATTP ở tất cả các khâu, Giám đốc Việt Farm cho rằng: Hiện nay, trên thị trường vẫn còn những cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo ATTP, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc gây hoang mang dư luận xã hội, đánh mất niềm tin người tiêu dùng; đồng thời, ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm của những đơn vị, doanh nghiệp làm ăn chân chính. Vì vậy, hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP năm 2017 về “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn…”, Công ty Việt Farm cam kết thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Thực hiện đúng các quy định của nhà nước về ATTP trong sản xuất, kinh doanh rau sạch; thực hiện đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, đảm bảo tất cả các sản phẩm rau, củ, quả do Công ty sản xuất đạt yêu cầu về ATTP. Không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng, ngoài danh mục được phép sử dụng, tuân thủ thời gian cách ly thuốc khi thu hoạch, thu gom chất thải đúng quy định đảm bảo vệ sinh môi trường. Thường xuyên kiểm tra, phân tích mẫu rau đảm bảo 100% sản phẩm của Công ty đủ điều kiện ATTP trước khi đưa ra thị trường. AN NHIÊN

Đơn khiếu nại của ông Nguyễn Nghĩa Bình (1988) ở Phường 7, TP Đà Lạt phản ánh:

Vợ ông là sản phụ Nguyễn Thị Bích Thủy mang thai 36,5 tuần tuổi, vào lúc 7h30 sáng ngày 12/4/2017 chuyển dạ, người nhà đưa lên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và được các y, bác sỹ tại Khoa sản thăm khám xác định: Thai nhi bình thường, đủ tiêu chuẩn đẻ dưới. Vào 20h30’ cùng ngày, sản phụ được đưa vào phòng sinh, các y, bác sỹ làm các thủ tục để sinh thường, nhưng đến 21h, thì các y, bác sỹ gọi người nhà vào trong tình trạng căng thẳng, do sản phụ và thai nhi có những biểu hiện nguy kịch. Sau một thời gian áp dụng nhiều biện pháp “khẩn cấp” đưa được thai nhi ra khỏi bụng mẹ và chuyển gấp đến Khoa Nhi cấp cứu, khoảng 24h người nhà được thông báo là thai nhi đã bị chết.

Tiếp xúc với sản phụ vào ngày 18/4/2017,

sản phụ Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết: Quá trình “vượt cạn” của bản thân rất khó khăn, nguy kịch, phải nhờ đến sự hỗ trợ của các y, bác sỹ nhồi bụng, ép thai nhi và cuối cùng phải dùng kẹp đưa vào cửa mình hỗ trợ kéo thai nhi ra ngoài. Trong quá trình nhồi bụng đã có thời điểm sản phụ bị bất tỉnh. Sau khi thai nhi bị chết, sản phụ được chuyển đến phòng hậu sản nằm 1,5 ngày nhưng không hề được y, bác sỹ nào đến thăm hỏi. Mãi đến khi người nhà đến bệnh viện yêu cầu làm rõ cái chết của thai nhi, mới có người đến thăm hỏi và sau khi Cảnh sát điều tra, Công an TP Đà Lạt thành lập Hội đồng khám nghiệm tử thi thai nhi vào ngày 14/4/2017, Bệnh viện đã cử cán bộ đến nhà thăm hỏi, động viên và hứa sẽ miễn viện phí.

Chiều 26/4/2017, làm việc với chúng tôi, BSCKII Trần Văn Thích - Phó Giám đốc

Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết: Sản phụ Nguyễn Thị Bích Thủy mang thai 36,5 tuần tuổi sinh thường là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, đến 21h ngày 12/4/2017, khi cổ tử cung mở trọn, ngôi đầu + 2, tim thai 155-183 lần/phút, mẹ rặn không chuyển, nên phải chỉ định sinh theo phương pháp Forcps (trợ giúp của y, bác sỹ bằng cách ép bụng, xẻ rộng cửa mình, dùng kẹp hỗ trợ đưa thai nhi ra ngoài) là hoàn toàn đúng. Sau khi đưa được thai nhi ra khỏi bụng mẹ, vì thai nhi quá yếu phải chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu, nhưng thai nhi không qua khỏi, đã qua đời. Việc sau khi gia đình yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt “vào cuộc”, khám nghiệm tử thi thai nhi, Bệnh viện đã tổ chức cán bộ, y, bác sỹ đến nhà thăm hỏi, động viên, hứa sẽ miễn viện phí là xuất phát từ tinh thần nhân ái “thương người như thể thương thân” chứ hoàn toàn không

phải sợ trách nhiệm do làm sai quy trình kỹ thuật khám, đỡ đẻ…

Trả lời câu hỏi do chúng tôi đưa ra: Tại sao khi sản phụ không thể đẻ thường được, các y, bác sỹ không kịp thời áp dụng kỹ thuật mổ đẻ, bác sỹ Trần Văn Thích cho hay: Không thể tiến hành cho mổ đẻ được, bởi lúc đó thai nhi đã chúc đầu xuống dưới để đẻ thường, nên không thể quay đầu lên trên để mổ đẻ được. Như vậy, cái chết của thai nhi là hoàn toàn nằm trong tiên liệu của các y, bác sỹ; các y, bác sỹ của ca trực, cũng như của Khoa Sản đã làm hết mình, nhưng không cứu sống được thai nhi. Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Lạt đã lấy mẫu thai nhi đưa đi giám định pháp y để kết luận nguyên nhân gây ra cái chết của thai nhi nên phải chờ kết luận của Hội đồng giám định pháp y để làm sáng tỏ nguyên nhân. PHÒNG BẠN ĐỌC

Xung quanh cái chết của thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

TRẢ LỜI ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC

7 THỨ HAI 8 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Trong cái nắng hè như đổ lửa của Tây Nguyên, ông Nguyễn Duy Thanh, 60 tuổi, vẫn cặm cụi ở vườn bưởi để chiết cành. Khi nghe chúng

tôi gọi, ông lên tiếng nhưng vườn rộng với tán bưởi che khuất tầm nhìn nên chúng tôi không kịp nhận ra ông. Rồi chủ nhân đi về phía chúng tôi với bộ dạng thật lạ lùng: bên hông cột một túi nhựa đựng tài liệu nhưng bên trong không phải giấy tờ mà là các phụ kiện để phục vụ cho kỹ thuật chiết cành, một bên hông thì cột chùm dây nilon cũng để tiện thao tác công việc chiết cành, trông ông như một người thợ.

Lão nông chỉ dòng nước sông Krông Nô đang mùa cạn và nói như kể chuyện với chúng tôi rằng, để lập được vườn bưởi da xanh ruột hồng này vất vả lắm. Ông đã phải bơi qua cái sông này bằng cách bám vào lốp vỏ bánh xe ô tô bơm căng làm phao, dòng nước này cung cấp nước tưới chủ yếu cho vườn cây ăn trái. Ông nhớ lại cách đây 10 năm, khi đăng ký với xã Đạ Rsal xây dựng mô hình trang trại cây ăn trái, dân ở đây ai cũng nói “ông này khùng chớ ai lại trồng cây ăn trái ở đây”. Nhưng bỏ ngoài tai những lời chê bai cười cợt, vợ chồng ông mua nhà ở khu vực chợ Đạ Rsal, rồi hàng ngày họ bơi qua sông Krông Nô để tới mảnh đất này vì lúc ấy chưa có đường. Do không có đường nên vận chuyển phân tro rất vất vả, vì dòng nước Krông Nô lênh láng mênh mông, họ phải lấy săm ô tô bơm hơi căng lên rồi ngồi trên đi qua.

Trong vườn bưởi da xanh hiện có 2 sào, ngoài ra có chôm chôm, sầu riêng, ổi không hạt... trồng xen vào cà phê rộng 4 ha nữa. Ông Thanh kể: “Tôi vào Đạ Rsal từ 2004 nhưng đến 2007 mới làm cái vườn này. Mục đích của tôi là từ miền Tây lên để trồng cây ăn trái. Đầu tiên chở cây giống từ Bến Tre lên đăng ký làm mô hình trang trại, lúc đó xã chưa có mô hình về cây ăn trái, nên nhiều lúc dân bảo mình là thằng khùng, bởi ở xứ này người ta trồng toàn cà phê mình cứ mang cây ăn trái lên trồng. Hồi đó, năm 2007, tôi chở 1 xe cây giống trị giá 60 triệu đồng, mỗi giống cây một ít, mỗi thứ 100 cây giống để tôi thí điểm đất này. Sau khi tôi trồng được hơn 1 năm thì mới thấy đất này phù hợp với cây ăn trái”. Ông chỉ tay ra con đường nhựa chạy qua bên cạnh vườn bưởi nói: “Hồi trước, tôi trồng cây măng cụt, bòn bon trồng thử mấy chục cây ra trái rất nhiều trên đường này nhưng khi làm đường người ta ủi đi để mở đường rồi. Cho nên tôi thấy đất này hợp với cây ăn trái, bất cứ cái loại cây ăn trái gì cũng thế, rất hợp”.

Mê trồng cây ăn trái nhưng không có nhiều đất để “dụng võ” nên hồi trước dưới miền Tây ông Thanh lên Đồng Nai làm vườn chuyên trồng nhãn, chỉ có 2 ha đất chật quá nên ông lên Tây Nguyên mua đất để làm rộng ra, thử nghiệm để sau này nhân giống. Ông cũng thổ

Vườn bưởi da xanh bên dòng Krông NôTrên hành trình tìm đất thích hợp để trồng cây ăn trái, một lão nông từ miền Tây đã mang kinh nghiệm trồng cây trái đến Đồng Nai, rồi ngược lên huyện Lăk của Đắk Lắk và dừng lại bên bờ sông K’rông Nô thuộc địa phận thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal (Đam Rông) lập nên vườn bưởi da xanh ruột hồng đã đơm hoa, kết trái.

lộ chuyện không vui: “Trong quá trình từ 4 năm nay, tôi định đi vào xây dựng trang trại cây ăn trái luôn nhưng có chuyện gia đình tranh chấp đất đai 4 năm trời nên mình không có tư tưởng ổn định để làm, bây giờ phải cầm cự cho cây sống để vực lại”. Ông nhắc lại câu chuyện năm 2007 cùng vợ về miền Tây chở nguyên 1 chuyến xe cây giống: bưởi, bòn bon, măng cụt, chanh không hạt, chôm chôm, sầu riêng, ổi không hạt trồng thử nghiệm. “Lúc tôi đến mua đất ở đây toàn là rừng, cây tạp. Đường vào vườn toàn phải đi qua đường sông này, rất khó khăn, sáng xe máy quăng bên bờ sông Krông Nô kia, bắt đầu bơi qua sông, bây giờ nước đã cạn chứ lúc đó toàn nước ngập đầu. Khi ủi đường này, vợ chồng tôi bán cái nhà ngoài chợ Đạ Rsal để chuyển vào đây làm nhà bắt đầu trực tiếp ở tại vườn để mình vừa làm vừa nghiên cứu luôn”.

Ông dự tính nhân giống ra trồng 3 ha bưởi, 1 ha cam, 5 sào vú sữa. Ông chỉ vào cây vú sữa dọc bờ sông Krông Nô và nói: “Qua trồng thử vú sữa ra rất nhiều trái, gãy cả cành”. Hiện nay, riêng vườn bưởi da xanh đã cho gia đình ông thu nhập năm 2016 hơn 300 triệu đồng từ 60 cây. Đầu ra là mối ở Đà Lạt đến tận vườn lấy hàng. Giọng ông Thanh trở nên hồ hởi: “Nói cái thương hiệu này - Bưởi da xanh - nó có rồi, đúng chuẩn của nó là Bưởi da xanh ruột hồng, cho nên bây giờ nhà tôi có nhiều mối thu mua đến với mình, để có hàng cung cấp cho người ta buộc mình phải nhân rộng thêm mô hình này ra”. Ông Thanh cho biết thêm: “Cả buổi sáng giờ tôi cột mấy cây ổi, nhân giống ổi. Ổi trồng xen với bưởi, trong vườn hiện có 360 cây, giờ đang trồng tiếp, ổi không hạt, ổi chuẩn của miền Tây luôn đấy!

Mấy cây lớn đã cho thu hoạch, vừa rồi tôi hạ xuống vì nó choáng bưởi quá. Giá ổi bây giờ 20 ngàn đồng/kg mà mình không có hàng cung cấp cho người ta, nên bây giờ, tôi phải nhân rộng ra. Mình làm cái gì, trồng cây gì mà nó đi vào thị trường sôi động hơn, nghĩa là tiêu thụ được thì mình nhân rộng”.

Gia đình ông hàng năm thu nhập từ cà phê, sầu riêng, bưởi, chôm chôm,… khoảng 600 triệu đồng, riêng bưởi chiếm một nửa thu nhập. Nhân công cần lúc cao điểm tăng thêm khoảng 3-5 công bên ngoài vào, còn ông thì suốt ngày ở vườn. Ông Thanh so sánh nguồn lợi từ canh tác bưởi và cà phê: “Sau khi tôi thí điểm làm thấy giống bưởi này đạt hiệu quả, có 60 cây bưởi đạt cao hơn mấy ha cà phê của tôi trên đồi. Bởi vì lượng cà phê trên đồi cho thu nhập không bằng mấy cây bưởi này. Cà phê phải thu hoạch cùng một lúc, còn bưởi này cứ thu lai rai. Như hiện bây giờ cứ 1 tháng mối ở Đà Lạt đánh xe xuống 2 lần để lấy bưởi về dịp rằm và mồng 1 (cứ khoảng 12 AL và 27 AL người ta vào vườn thu mua). Người ta vào tận vườn cắt trái xuống đóng thùng còn tôi cứ việc cân lấy tiền thôi, 50.000 đồng/kg; 1 tháng thu 2 lần thu hoạch ít nhất cũng được 300 kg bưởi”.

Lão nông miệt vườn miền Tây thổ lộ: “Mình là nhân vật chính trong vườn này. Đất ở đây và nước sông này phù hợp để trồng cây ăn trái. Đặc biệt, tôi đang thử nghiệm trồng ổi tím, trái tím và lá tím luôn, ăn cũng đạt lắm, rất ngon. Về giống bưởi da xanh chủ yếu tôi tự nhân ra trồng và đáp ứng cho bà con có nhu cầu. Giá cây lớn 150.000 đồng/cây, còn nếu trên cây mới cắt xuống cho vào bầu thì 50.000 đồng/cây. Cây giống được làm bằng

kỹ thuật chiết cành chứ không ghép bởi vì nếu ghép thì sau này bưởi nó bị lai thì không đúng chuẩn của nó. Tất cả các kỹ thuật chiết cành mình làm tự rút kinh nghiệm, cái nào hay thì mình áp dụng, cái nào không hay thì mình bỏ, chứ chưa được học qua lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nào để mà áp dụng, tự mày mò thôi”.

Nhận xét về chất lượng, ông Thanh tự công bố: “Bưởi ở đây, tôi có gửi trái cho thằng cháu làm ở Đại học Cần Thơ chuyên nghiên cứu về bên cây trồng này thì nó nhận xét bưởi ở đây đạt hơn ở miền Tây về độ ngọt, độ trái đẹp, trái to đạt hơn miền Tây, trọng lượng to nhất 3 kg/trái”.

Một hành trình vất vả của đam mê dấn thân vào việc trồng cây ăn trái, khởi đầu từ quê vợ ở Bến Tre xứ miệt vườn miền Tây, ông Thanh lên mua đất ở Đồng Nai làm vườn nhãn nhưng thấy đất chật ít quá không đáp ứng được cái mong muốn làm mô hình rộng nên bán cả gia tài rồi chuyển lên Tây Nguyên mua đất bên sông Krông Nô để thỏa chí làm vườn. Ông Thanh kể tiếp câu chuyện: “Trước khi bám trụ ở đất Đạ Rsal này, tôi ở bên sông Krông Nô phía buôn thuộc huyện Lăk của Đắk Lắk, tôi đã mua 3 ha trồng thử cây ăn trái rồi nhưng thấy lúc bắt đầu làm có trận mưa đầu tiên đổ xuống thì nước không rút mà nước nằm trên mặt đất có khoáng là tôi biết thổ nhưỡng không hợp. Đất bên đó là đất pha thịt nên xem chất đất ở đó trồng cây ăn trái không đạt bằng bên Lâm Đồng nên tôi quyết định đi qua sông sang đất Lâm Đồng”. Nhà ông ở bên kia đường nhựa đối diện vườn bưởi da xanh, sau nhà sầu riêng cho nhiều bông. Ông rời vườn mời chúng tôi vào nhà uống ly nước mát và liệt kê những cây trái đã trồng trên vùng đất này sau 10 năm miệt mài thử nghiệm thành công: 20 cây dừa, 100 cây dâu da, bòn bon, măng cụt, bưởi da xanh, ổi tím, chôm chôm Thái, chôm chôm nhãn, sầu riêng 2 loại: Ri6 và sầu riêng Thái, dâu da, chanh không hạt, vú sữa Lò Rèn… đã cho thu hoạch.

Về giống, lúc đầu vườn bưởi ông chỉ để thu trái và cung cấp giống cho bà con, khi mở rộng trồng thêm thì ông tiếp tục lấy giống từ miền Tây lên, nhưng giờ ông cho biết: “Giống bây giờ tôi biết là hàng trôi nổi nhiều nên không dám lấy giống bên ngoài nữa, nên mình tự tạo giống cây cho mình. Trước giờ tôi bán đã hơn 1.000 cây giống bưởi da xanh, mỗi người lấy 100-200 cây và hiện đang có 1 mối lớn ở Lâm Hà đặt tiền 400 cây giống tháng 5 này xuất, nên tôi đang làm gấp rút”.

Dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thất bại để thành công là những điều chúng tôi hiểu về “lão nông tri điền” Nguyễn Duy Thanh với vườn bưởi da xanh ruột hồng đang mùa kết trái mọng bên bờ sông Krông Nô này.

Ghi chép: DIỆU HIỀN

Lão nông Nguyễn Duy Thanh gây dựng vườn bưởi da xanh trên đất Đạ Rsal - huyện Đam Rông. Ảnh: D.Hiền

Gương cầu lồi giao thông tại một số khúc cua trên đèo Prenn Đà Lạt bị người thiếu ý thức ném đá phá hoại, thậm chí đập vỡ hoàn toàn. Đây là những chiếc gương cầu lồi vừa được chủ đầu tư lắp đặt trong đợt cải tạo, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 20 vừa qua. Đèo Prenn Đà Lạt dài gần 10 km với nhiều khúc cua nguy hiểm, nơi đây đã từng xảy ra

các vụ tai nạn giao thông thảm khốc nên rất cần những chiếc gương cầu lồi để tài xế quan sát, giảm rủi ro tai nạn giao thông. Tuy nhiên, những năm qua, nhiều gương cầu lồi đã bị người thiếu ý thức cố tình phá hoại, gây bức xúc cho người tham gia giao thông trên tuyến đường đèo này.

VĂN BÁU

Gương cầu lồi giao thông trên đèo Prenn Đà Lạt bị phá

Một gương cầu lồi tại đèo Prenn vừa bị đập phá.

8 THỨ HAI 8 - 5 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.

Ông (bà) Đào Tấn Thái được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số AG 319655 cấp ngày 12/7/2006 vào sổ theo dõi số H0 5024/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 875, tờ bản đồ số 79B, xã Đinh Lạc, diện tích 1.485 m2 đất trồng cây lâu năm, thời hạn sử dụng đến 15/10/2056.

- Năm 2006, ông (bà) Đào Tấn Thái chuyển nhượng QSDĐ cho ông Trần Văn Nam và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc thường trú tại thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng, hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông (bà) Đào Tấn Thái đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Trần Văn Nam và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc.

Hiện nay, ông (bà) Đào Tấn Thái ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Trần Văn Nam và vợ là bà Nguyễn Thị Ngọc theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGSở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng thông báo tổ chức xét tuyển viên chức của Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng năm 2017 như sau: 1. Nhu cầu tuyển dụng xét tuyển: 3 chỉ tiêu.2. Tiêu chuẩn tuyển dụng

Chức danh nghề nghiệp Trình độ chuyên môn Ngoại ngữ Tin học Chỉ tiêuĐịa chính viên hạng III, mã số V.06.01.02

Đại học trở lên chuyên ngành: Quản lý đất đai, Xây dựng B A 2

Đo đạc viên hạng III, mã số V.06.06.17

Đại học trở lên chuyên ngành: Đo đạc, Trắc địa, Bản đồ B A 1

3. Đối tượng và điều kiện dự tuyển:- Là công dân Việt Nam;- Đủ 18 tuổi trở lên;- Có đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định);- Có lý lịch rõ ràng;- Có văn bằng tốt nghiệp phù hợp với chức danh nghề nghiệp và chuyên ngành dự tuyển;- Có các chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của vị trí dự tuyển;- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.- Trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách

nhiệm hình sự; Được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;- Đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.- Có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong lĩnh vực quản

lý nhà nước về đất đai, đo đạc bản đồ;- Biết sử dụng một số phần mềm chuyên ngành: Vilis, Microstation, Autocad, Mapinfor.4. Hồ sơ dự tuyển: Liên hệ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng - Tel: 0633 5411515. Lệ phí xét tuyển: 260.000 đồng/1 hồ sơ6. Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: Từ ngày 3/5/2017 đến ngày 18/5/2017;7. Địa điểm phát hành, nhận hồ sơ: Văn phòng Đăng ký đất đai, tầng 02 nhà 5 tầng, Trung tâm

Hành chính tỉnh Lâm Đồng, 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.

Bà Trần Thị Mỹ Phương được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số AP 621871 cấp ngày 29/6/2009 vào sổ theo dõi số H0 6698/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 224, tờ bản đồ số 32B, xã Đinh Lạc với diện tích 510 m2 đất trồng cây lâu năm, thời hạn sử dụng đến 15/10/2059.

- Năm 2015, bà Trần Thị Mỹ Phương chuyển nhượng QSDĐ cho bà Trần Thị Phượng thường trú tại thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Trần Thị Mỹ Phương đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Trần Thị Phượng.

Hiện nay, bà Trần Thị Mỹ Phương ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Trần Thị Phượng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Trên 20.000 tác phẩm... TIẾP TRANG 1

... Cuộc thi cũng góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh vào sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời, vận dụng Nghị quyết của Đảng vào từng vị trí công tác, học tập một cách hiệu quả, thiết thực; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh ngày càng vững mạnh.

Các bài dự thi được phân theo 2 nhóm đối tượng, gồm: đối tượng là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang tỉnh, giáo viên, giảng viên, đoàn viên, thanh niên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đang sống và làm việc tại Lâm Đồng; đối tượng là học sinh trung

học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, nhiều bài dự thi đợt này được các thí sinh đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng nội dung cũng như hình thức trình bày, thể hiện rõ sự đầu tư cũng như tâm huyết của tác giả.

Theo kết quả chấm ban đầu, trong số hơn 20.000 bài dự thi có 127 bài được chọn. Trong đó, có 9 bài đạt trên 95 điểm, 28 bài đạt từ 90 - 94 điểm, 99 bài đạt từ 85 - 90 điểm. Hội đồng Ban giám khảo tiếp tục làm việc để tìm ra các tác phẩm chất lượng để chọn ra các tác phẩm đoạt giải Nhất, Nhì, Ba với tổng giải thưởng trên 60 triệu đồng. NGỌC NGÀ

Đẩy mạnh kết nối giao thương... TIẾP TRANG 1

... Đối với lĩnh vực công nghiệp, ba tỉnh đã cung cấp cho nhau các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, đầu tư và phát triển các khu, cụm công nghiệp với các vấn đề như: Quy hoạch phát triển, diện tích, tỷ lệ lấp đầy, đơn giá thuê đất, giá nước phục vụ sản xuất; Trao đổi về công tác lập quy hoạch và quản lý việc thực hiện các dự án điện lực, điện gió, điện mặt trời, sử dụng năng lượng hướng đến nền công nghiệp sạch… Lĩnh vực thương mại, 3 sở đã hợp tác xúc tiến thương mại giữa ba tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác cũng như quảng bá thương hiệu các sản phẩm đến người tiêu dùng các địa phương; trao đổi thông tin để phối hợp trong công tác chống buôn lậu hàng gian, hàng giả giữa ba tỉnh…

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Công thương ba tỉnh cũng đã ký kết hợp tác ngành Công thương năm 2017. Trong đó, chương trình hợp tác được thông qua với nhiệm vụ chung là phối hợp xúc tiến, thu hút đầu tư hạ tầng vào các khu, cụm công nghiệp, tập trung vào công nghiệp năng lượng, khai thác, chế biến, công nghiệp hỗ trợ; Trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước ở các lĩnh vực của ngành; Liên kết tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp với các mặt hàng lợi thế của từng tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, đưa hàng hóa vào siêu thị, trung tâm thương mại các tỉnh; Phối hợp tạo cơ chế, chính sách thông suốt giúp lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh liên kết đầu tư, sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giao

* Ông Nguyễn Mạnh Cường - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Vương Thành Đạt, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận: Mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất mà con người có thể tận dụng và sử dụng cho cuộc sống. Đây cũng là một lợi thế lớn của ba địa phương Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận. Được sự hỗ trợ của các sở Công thương trong việc liên kết và giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm của chúng tôi đã có mặt và phục vụ nhu cầu của người dân ở cả ba địa phương. Việc phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp là hoạt động thiết thực mà doanh nghiệp có lợi ích rất lớn, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

* Ông Lê Nguyễn Thiên Ân - Giám đốc siêu thị Big C Đà Lạt: Các sản phẩm thế mạnh của 2 địa phương Ninh Thuận, Bình Thuận được người tiêu dùng Lâm Đồng rất ưu chuộng như: nước mắm, nho, hải sản các loại… cho nên Big C Đà Lạt luôn ưu tiên đưa sản phẩm của các doanh nghiệp tỉnh bạn vào siêu thị Big C Đà Lạt. Việc liên kết phối hợp 3 sở Công thương đã giúp rất nhiều trong việc tìm các đối tác tin cậy, uy tín, thông qua các kỳ xúc tiến thương mại, hội chợ thương mại, người tiêu dùng cũng được biết đến nhiều nhãn hàng chất lượng để chọn mua, góp phần bình ổn thị trường, chống hàng gian, hàng giả.

* Ông Phạm Cao Khương - Giám đốc Doanh nghiệp nước mắm Mai Hương, tỉnh Bình Thuận: Sự liên kết này giúp hàng hóa trở nên đa dạng, tiện lợi cho người tiêu dùng lựa chọn. Thực tế, chúng tôi đã và đang liên kết phân phối với khá nhiều doanh nghiệp, mở rộng thị trường. Việc kết nối cung cầu là bước đi cần thiết và hiệu quả để sản xuất hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và chất lượng nhất. Tham gia kết nối cung cầu cũng là cơ hội lớn để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu thương hiệu, nâng cao uy tín và kinh doanh hiệu quả. Song An (ghi)

thương giữa ba địa phương.Phát biểu tại hội nghị, ông

Huỳnh Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng cũng nhấn mạnh: Việc phối hợp giữa 3 sở Công thương của ba tỉnh phải tiếp tục đi vào chiều sâu, góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nữa ngành công nghiệp, thương mại các địa phương. Các nhiệm vụ, việc tổ chức thực hiện phải thực tế, có hiệu quả thực tế, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp vững vàng phát

triển, đưa các sản phẩm thế mạnh của mình đến với người tiêu dùng ba địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Việc tổ chức họp định kỳ báo cáo kết quả 6 tháng 1 lần là việc làm cần thiết, để các bên cùng bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, hợp tác hiệu quả.

Hội nghị cũng tiến hành trao cờ đăng cai hội nghị tổng kết chương trình hợp tác năm 2017 cho Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận.

DIỄM THƯƠNG