triết học phật giáo – k4-khoa...

21
ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam BÀI 13 & 14: TỨ ÂN HIẾU NGHĨA – CAO ĐÀI Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa là hai tôn giáo bản địa có đủ các yếu tố để đánh giá là một tôn giáo xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam. Truyền thống tín ngưỡng thờ tự lâu đời trong dân tộc ta là Thờ Mẫu. Thờ Mẫu chưa được xem là một tôn giáo. Vì vậy tín ngưỡng bản địa đầu tiên của Việt Nam là Bửu Sơn Kỳ Hương. Sau khi Phật Thầy Tây An mất năm 1856 thì đất nước xung đột trong xã hội rất cao: - Triều đình nhà Nguyễn dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức đã bắt đầu suy thoái. Nhất là khi Tự Đức không có con, do đó những nhánh trong hoàng tộc bắt đầu tính toán những mưu đồ nhằm giành giựt ngôi vị cho nên có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra từ ngay trong hoàng tộc và kéo ra tới những hoạt động, phe nhánh ngoài xã hội. - Cũng trong giai đoạn này, rất nhiều những cuộc nổi dậy như giặc chày voi... từ đó có rất nhiều các tổ chức chống đối lẫn nhau để nhằm giành giựt thế mạnh của mình để có thể kế vị được khi Tự Đức mất. - Từ đó, phía Đàng Trong, cường hào ác bá, bộ máy kìm kẹp của phong kiến gắn kết với địa chủ càng rất hà khắc, hà hiếp người dân. Ông Đoàn Minh Huyên cũng là một trong những nạn nhân của chế độ đó. Sau khi ông mất 1856-1862, 1858 – Pháp đánh, 1862 – mất 3 Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 1/3

Upload: others

Post on 19-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

BÀI 13 & 14: TỨ ÂN HIẾU NGHĨA – CAO ĐÀI

Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa là hai tôn giáo bản địa có đủ các yếu tố để đánh giá là

một tôn giáo xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam. Truyền thống tín ngưỡng thờ tự lâu đời trong dân

tộc ta là Thờ Mẫu. Thờ Mẫu chưa được xem là một tôn giáo. Vì vậy tín ngưỡng bản địa đầu

tiên của Việt Nam là Bửu Sơn Kỳ Hương.

Sau khi Phật Thầy Tây An mất năm 1856 thì đất nước xung đột trong xã hội rất cao:

- Triều đình nhà Nguyễn dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức đã bắt đầu suy thoái. Nhất là khi Tự

Đức không có con, do đó những nhánh trong hoàng tộc bắt đầu tính toán những mưu đồ

nhằm giành giựt ngôi vị cho nên có rất nhiều cuộc xung đột xảy ra từ ngay trong hoàng

tộc và kéo ra tới những hoạt động, phe nhánh ngoài xã hội.

- Cũng trong giai đoạn này, rất nhiều những cuộc nổi dậy như giặc chày voi... từ đó có rất

nhiều các tổ chức chống đối lẫn nhau để nhằm giành giựt thế mạnh của mình để có thể kế

vị được khi Tự Đức mất.

- Từ đó, phía Đàng Trong, cường hào ác bá, bộ máy kìm kẹp của phong kiến gắn kết với địa

chủ càng rất hà khắc, hà hiếp người dân.

Ông Đoàn Minh Huyên cũng là một trong những nạn nhân của chế độ đó. Sau khi ông mất

1856-1862, 1858 – Pháp đánh, 1862 – mất 3 tỉnh miền Đông, 1867 – mất luôn 3 tỉnh miền Tây.

Khi đó người Pháp đã thống lĩnh được Đông Dương, chiếm được Nam Kỳ và họ càng sử dụng

bộ máy cai trị bản địa từng cơ sơ một cách khắc nghiệt hơn nữa.

Trong sử sách có một cuộc khởi nghĩa ít nói tới, đó là cuộc khởi nghĩa ở cánh đồng Ngọc Nạn,

thuộc huyện Giá Ray, tỉnh Bạc Liêu. Đây là cuộc nổi dậy tự phát vì sự hà khắc của phong kiến,

địa chủ mà người Pháp dùng để cai trị.

Từ khi người Pháp chính thức đặt ách thống trị trên vùng đất Nam Kỳ này, dưới sự bạc nhược

của nhà Nguyễn, giao Nam Kỳ là xứ thuộc Pháp, thì họ đã cho đo đạc lại diện tích đất đai để

khai thác thuộc địa, miền Đông thì khai thác trồng mủ cao su, miền Tây thì khai thác nông Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 1/3

Page 2: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

nghiệp trồng lúa, phía Bắc thì khai thác quặng mỏ: than. Do đó họ lập lại bản đồ trắc địa, đất

đai thổ nhưỡng của xứ này. Để khai thác được vùng đầm lầy này, họ phải đào kênh, sông để nó

nhả phèn ra sông Tiền thì mới trồng lúa được. Một trong những kênh đào đầu tiên là kênh đào

Chợ Gạo, Tiền Giang, nối liền từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây để vào Sài Gòn.

Khi người Pháp kêu gọi người dân ra để họ đăng bạ lại đất của ai, nhưng dân sợ đòi thuế nên

người ta trốn không đăng ký. Thì Huyện Sỹ và Tổng đốc Phương là những người thông ngôn

đầu tiên cho người Pháp. Đất cả vùng Sài Gòn – Gia Định này là của ông Huyện Sỹ, đất cả tỉnh

Long An là của ông Tổng đốc Phương. Đất của người ta khai khẩn nhưng lại bị những người có

học, làm thông ngôn cho Tây, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân nên lấy hết đất của

người ta.

Do đó, Ngọc Nạn cũng như vậy, do gia đình ông Mười Chức từ ngoài Trung vào khai khẩn mấy

đời, nhưng lại bị một tay làm giấy đất bán cho một người Hoa là chủ hiệu buôn ở Bạc Liêu. Do

đó, ông này vào thu lúa ruộng của gia đình ông 10 Chức, hai bên cự cãi dẫn đến ông người Hoa

kiện lên tỉnh và bộ máy thống trị, người Pháp cho lính cò xuống đốt nhà ông 10 Chức và xảy ra

cuộc đánh giữa lính Pháp và gia đình ông 10 Chức, khiến gia đình ông chết, lính Tây cũng chết.

Sự áp bức, hà khắc từ người Pháp đến bộ máy cai trị mà chúng sử dụng, nó đi vào và kìm

kẹp cướp bóc. Nó tạo nên sự khủng hoảng và làm người ta bất bình.

Từ đó, khi ông Đoàn Minh Huyên mất, những đệ tử ông như Nguyễn Văn Thành, Ngô

Lợi,... cộng thêm vào bối cảnh lịch sử đó, thành ra những người này tiếp tục trên nền tư

tưởng của ông Đoàn Minh Huyên về Tứ Ân. Họ phát triển lên để tập hợp lực lượng vừa tu,

nhưng mục đích chính của họ là tập hợp lại để làm cách mạng. Cho nên, ông Nguyễn Văn

Thành lập một chiến khu tổ chức khởi nghĩa ở Bãi Thưa và cả hai cha con tham gia khởi nghĩa

đều bị người Pháp bắn chết. sau đó ông Ngô Lợi phất cờ khai đạo, và tổ chức khởi nghĩa tại

vùng Cai Lậy vào năm 1878 cũng thua, bị Pháp bắt 2 người chánh, phó tướng của ông tử hình.

Ông mới chạy về, trở xuống An giang, và 2 năm sau thì ông mất vào 1890.

Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 2/3

Page 3: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

Trong quá trình khởi nghĩa nên người Pháp bắt đầu truy đuổi, tiêu diệt, đốt chùa, đốt những

nơi tu họp đó, thành ra trong một thời gian sau đó, tôn giáo này bị phân ra hết.

Vì vậy trong bối cảnh như vậy, tiếp theo đó là các phong trào đánh Pháp nhưng đều thua hết:

Sau ông Ngô Lợi, 1890, song song giai đoạn này là các cuộc khởi nghĩa cũng đều thất bại như

cuộc vũ trang của Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Vương, Nguyễn Trung Trực, Tứ Kiệt

tại Cai Lậy.

Pháp càng ngày càng lớn mạnh hơn, lực lượng trong bộ máy của Pháp ngày càng dày đặc và

Việt Nam Hóa nhiều hơn, tức là đào tạo người gốc Việt, số người trí thức được đưa ra ngoài

trở về làm trong bộ máy Pháp ngày càng đông, lúc đó cũng là lúc họ mở rộng ra giáo dục để

đào tạo ra lớp người phục vụ cho bộ máy của người Pháp.

Diễn biến lịch sử này, hoàn cảnh ra đời của đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh như vậy. Trong

giai đoạn này, những phong trào kháng chiến bằng võ trang, đấu tranh chính trị đều thua hết.

Tiêu biểu như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Châu Trinh, và rất

nhiều đấu tranh chính trị của những người trí thức khác có đi học bên Tây về lập ra các tờ báo,

các đảng phái: đảng Lập Hiến của Bác sĩ Bùi Văn Chiêu, đảng Dân Xã, Dân Chủ của Hồ Văn

Ngà,.... rất nhiều đảng phái nhưng đều thua hết.

Trong lúc này, lại xuất hiện phong trào Cầu Cơ, ban đầu xuất hiện ở những nhóm người trí thức

đang làm việc cho Pháp, tiêu biểu là ông Ngô Minh Chiêu. Phong trào cầu cơ đó đầu tiên chịu

ảnh hưởng của phái từ bên Trung Quốc, họ vừa chiệu ảnh hưởng của Tây Học và vừa chiệu ảnh

hưởng của Nho học. Nên trong nhánh Minh Sư Đạo, họ có dung hợp 3 tôn giáo: Phật-Khổng-

Lão, xuất hiện phong trào cầu cơ này, tiêu biểu là ông Ngô Minh Chiêu và ông Vương Quan Kỳ,

2 ông đều là có ngạch quan chức Pháp cao nhất là Đốc Phủ Xứ, phát triển ở trong lực lượng

công chức, chủ yếu ở các đô thị, chủ yếu trong Sài Gòn. Cũng trong thời gian này, lại xuất hiện

một nhóm nữa theo phong trào cầu cơ theo trường phái Thông Linh Học, tức là trong những

năm 20 – 26, ở Pháp có phong trào, học thuyết Thông Linh Học, con người có thể giao tiếp với

thế giới siêu nhiên thông qua cơ bút, đây cũng là một nhóm trí thức- tây học. Xuất pháp điểm

của Cao Đài là từ những người trí thức Tây học, ảnh hưởng những luồng tư tưởng đó. Mở đầu Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 3/3

Page 4: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

là những việc cầu cơ vui, sau đó là những việc cầu cơ đoán vận mệnh, tình duyên, tình hình

chính trị và dần dần phát triển lên, dần dần những người trí thức sử dụng các đó để làm một

lời hiệu triệu, tạo niềm tin cho những người quan tâm là đấng cứu thế xuất hiện, và Ngọc

Hoàng Thượng Đế xưng danh là Cao Đài Tiên Ông, Đại Bồ Tát xuất hiện yêu cầu là phải hình

thành một tôn giáo, khi đó 2 nhóm này, họ kết hợp lại với nhau: Nhóm Ngô Minh Chiêu, Vương

Quan Kỳ, Nguyễn Văn Hoài kết hợp với nhóm của Phạm Công Tắc, Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài

Sang. Hai nhóm này sáp vào nhau và thống nhất và hình thành một tôn giáo theo như cơ bút

đã chỉ ra, giáo chủ vô vi: Ngọc Hoàng Thượng Đế, không phải là người bằng thịt bằng xương,

người giáo đồ đầu tiên là ông Ngô Minh Chiêu, giáo tượng là con mắt bên trái, giáo lý dung

hợp các học thuyết 3 tôn giáo: Phật, Khổng, Lão giáo, mà trong đó lấy nền là Phật giáo, kinh

điển, giáo điển thì một số bài kinh, cũng như bài dâng Tam Bửu: Hoa, Rượu trắng, Trà.

Như vậy, nhóm tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài là từ 2 nhóm này. Nhưng khi bắt đầu tập hợp

thống nhất khai đạo thì bắt đầu có sự bất đồng vì nhóm Cao-Phạm chủ trương xây dựng giáo

hội mở rộng truyền bà, có lực lượng truyền giáo, nhóm ông Chiêu thì không đồng tình điều

này. Vì vậy, khi ngày mua sắm chuẩn bị áo mão làm lễ khai đạo, ông Ngô Minh Chiêu làm đạo

trưởng, ông không nhận, ông bắt đầu tách ra và chủ trương tự mỗi người tu. Do đó, từ trong

quá trình khai đạo đầu tiên, đã bắt đầu có sự phân hóa.

SỰ PHÂN LY ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠO CAO ĐÀI – QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TÒA THÁNH:

Từ những năm 24-25 chuẩn bị, đến năm 25 thì hợp nhất lại để thành lập, nhưng cũng từ năm

25 cũng bắt đầu có sự phân rã. Ngày 25/12/1925, ngày khai đạo. Tất cả các vấn đề: ngày khai

đạo, y phục cho đạo, cấp thứ bậc trong chức sắc, vị trí xây tòa thánh, kiểu xây, ngày xây,... tất

cả đều thông qua cơ bút.

Ông Ngô Minh Chiêu tách ra và lập một Cao Đài Chiếu Minh, nên sau này người ta đổi tên lại là

Ngô Minh Chiêu. Nhóm còn lại họ xác định lập tòa thánh trung tâm ở vùng đất Tây Ninh, mảnh

đất của 1 người gốc Ấn Độ làm kiểm lâm dưới sự giới thiệu của ông Cao Văn Điện. Họ thuê

người Khơme về khai khẩn mở rộng vùng đất và bắt đầu xây dựng tòa thánh. Trong quá trình

khởi công xây dựng tòa thánh thì các nhánh Cao Đài, họ tách ra và có những lúc có trên 30 hệ Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 4/3

Page 5: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

phái khác nhau. Và cuối cùng, họ ra những chỉ dụ của đạo, cấm các chức sắc tách ra lập các hệ

phái khác và khai trừ ra khỏi đạo.

NHỮNG BIẾN ĐỘNG THĂNG TRẦM:

Đạo Cao Đài là một trong những tôn giáo được người Pháp công nhận là một tôn giáo bản địa

đầu tiên của Việt Nam. Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa thì người Pháp không thừa nhận,

19/11/1926, người Pháp chính thức công nhận Đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa.

Tại sao?

Năm 1914 đến 1918, khi Pháp đã cai trị nước ta, nhưng cũng trong giai đoạn này, nước Pháp

phải tham chiến ở đệ nhất thế chiến, một bên là Đức - Áo – Hungary đánh qua các nước châu

Âu, khi Pháp lâm chiến thì Pháp phải vơ vét bắt lính ở các xứ thuộc địa, lúc đò xứ thuộc địa có

tiềm lực lớn nhất là An-giê-ri và Đông Dương, chủ yếu là ở Miền Nam Việt Nam. Cho nên họ

càng vơ vét sưu cao thuế nặng, bắt lính, thuế thân cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Trong

lúc đó các phong trào đấu tranh càng sôi sục nhưng thất bại hết, người Pháp về mặt chính trị

họ đưa ra chủ thuyết Pháp Việt Đề Huề, sau đó xây dựng Pháp Việt Nhất Gia để cho cách xóa

đi những cuộc nỗi dậy của những người bị áp bức đó. Rất nhiều người trí thức họ chọn

phương pháp này vì võ trang đánh không lại, dễ chết chóc nên họ dễ chấp nhận chủ trương

Pháp Việt Nhất Gia bằng cách là tranh thủ người Pháp một số quyền lợi về tự do đi lại, hội họp,

báo chí, lương bổng, cải thiện đời sống,... Với người Cộng Sản thì họ cho đó là cuộc cách mạng

nửa vời.

Trong giai đoạn đó, khu vực Tây Ninh là khu vực rừng già, người ta lợi dụng trong giai đoạn này

để xây dựng tôn giáo, những người đầu tiên đứng ra xây dựng là người trí thức nắm rõ luật

pháp. Chưa đầy một năm sau, những người lục lâm, thảo khấu, cướp bóc, những người bị truy

đuổi chạy vào đây trốn, trốn sưu nợ thuế chạy vào đây trốn, người cộng sản chạy vào đây trốn,

Pháp chí phối không được, nên khi nếu cho xây dựng trung tâm tôn giáo tại đây mà người lập

ra là những người theo Tây học thì Pháp có thể nắm được ít nhiều. Nên lúc đầu chỉ mua có

mấy chục, 18.000 ha đất của một người kiểm lâm, sau đó chủ trương khai khẩn mở rộng ra

nhiều ngàn ha đất ở vùng này. Họ xin với chính quyền Pháp Nam Kỳ cấp đất đó cho Đạo Cao Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 5/3

Page 6: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

Đài. Từ đó, người bắt đầu xây dựng kinh lễ, phương pháp tu tập. Vùng này là dân tứ xứ, ít học

và đến đây với nhiều hoàn cảnh khác nhau, không có hệ tư tưởng chủ đạo nào, bị áp bức nên

họ không có chỗ dựa tinh thần tâm linh. Nên khi tôn giáo Cao Đài xuất hiện, họ nối kết các

quan điểm của Phật – Lão – Khổng và trong giáo lý, kinh kệ này, thì tất cả những người dân lưu

lạc về đây ai cũng cảm thấy ít nhiều bóng dáng tình cảm của mình ở trong đó, và phương pháp

tu tập của họ là không có cắt ái ly gia, tu tập đơn giản, kinh lễ biên soạn lại theo thể thơ lục

bát, thể thơ vần, đặc biệt, người nào chính thức được đi theo đạo, được kết nạp vào đây thì

đều được cấp đất. Vì vậy, từ một người không có đất mà khi ra đây được sống tự do, được tổ

chức tôn giáo này chính thức thừa nhận và như vậy có nghĩa là chính phủ Pháp cũng thừa nhận

và được cấp đất. Do đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên đi tu phần lớn là những người

phu cao su, mà họ phần lớn là dân miền trung và chủ yếu là miền Bắc, nên một thời gian sau

những năm 1930 đến 1940, thì những lứa tu đầu họ trở thành những cán bộ cốt cán và được

phái về địa phương tuyên truyền phổ biến và kết nạp thêm đạo viên mới vào tổ chức của

mình, bắt đầu sử dụng lực lượng này làm mạng lưới phân phối lẻ, từ đó, thánh thất Cao Đài ở

miền Trung, Bắc, miền núi rất phổ biến. Người Pháp muốn sử dụng tôn giáo này và bản thân

những người sử dụng tôn giáo này họ khai thác triệt để để họ mở rộng lực lượng.

CÁC THẾ LỰC CHÍNH TRỊ LÔI KÉO:

Trong quá trình biến động đầu tiên là từ trong nội bộ của những người khai sinh ra đạo, thời

gian đầu, đã có sự phân ly tách ra, lúc đầu có 12 trường phái, trong đó có 4 trường phái lớn:

Cao Đài Minh Chơn Lý tách ra năm 1931, trụ sở đặt tại Mỹ Tho, ngay nay người ta còn gọi là

Cao Đài Chơn Lý.

Cao Đài Tiên Thiên, tách ra năm 1932, trụ sở đặt tại Cai Lậy.

Cao Đài Ban Chính Đạo, tách ra năm 1934, trụ sở tại Bến Tre.

Cao Đài của ông Cao Triều Phát, sau này trở thành lực lượng rất mạnh trong tham gia kháng

chiến, sự phân lý đó từ sự trong nội bộ và cộng với tình hình chính trị diễn ra trong lúc đó.

Năm 1934, Tòa Thánh Tây Ninh ra nghị định cấm tất cả các tín đồ tách ra thành những nhánh

khác.Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 6/3

Page 7: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

Trong giai đoạn này thì những biến động chính trị rất lớn, trong nước, những cuộc khởi nghĩa

nỗi dậy như của Quốc Dân Đảng, Phạm Hồng Thái,.... đều thất bại vào những năm 30. Kéo dài

những năm 38-39 thì tình hình thế giới biến động, nước Đức sau thất bại đệ nhất thế chiến, thì

các nước thắng trận ép nước Đức, đến khi Hit-le lên xây dựng lực lượng vũ trang và phát động

đệ nhị thế chiến. Trong giai đoạn này, trong nước cũng có nhiều cuộc nổi dậy. Năm 1940, Đức

chiếm nước Pháp, chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương như rắn mất đầu, Đức liên kết

một trục phát xít Nhật-Đức-Ý. Nhật muốn chiếm Trung Quốc thì phải chiếm Đông Dương trước

để làm bàn đạp. Người Nhật khi vào Đông Dương, họ chưa cần lấy Đông Dương, mà họ chỉ cần

lấy vị trí ở đây để làm bàn đạp. Nhật vào Đông Dương khống chế Pháp, họ sử dụng bộ máy cai

trị của Pháp nhưng làm theo ý đồ người Nhật.

Trong hoàn cảnh như vậy, trong một thời gian rất ngắn, đạo Cao Đài phát triển rất mạnh trong

Nam , ngoài Trung, ngoài Bắc, đến năm 1939 - 1940 thì đạo Cao Đài đã có một lực lượng tín đồ

là trên 1 triệu người.

Người Pháp họ thấy tình hình này rất nguy hiểm nên họ tìm cách khống chế đạo Cao Đài, họ

bắt ông Phạm Công Tắc đày đi đảo Ma-đa-gát-xca. Pháp bắt đầu chiếm đóng các tòa thánh

cũng như tòa thánh Tây Ninh và các tòa thánh các địa phương khác, bắt các chức sắc.

Năm 1940- 1941, xuất hiện trong Nam 2 tôn giáo mạnh: Cao Đài và Hòa Hảo lúc này đã xuất

hiện rồi vào tháng 7 năm 1939. Nhật thấy rằng phải nắm 2 lực lượng này thì mới có thể lật đổ

người Pháp. Trong các xứ Đông Dương, xứ Nam Kỳ là quan trọng nhất. Nhật tìm mọi cách nắm

Cao Đài, Hòa Hảo bằng cách buộc người Pháp phải: đưa Phạm Công Tắc về nước, trả lại các tòa

thành Tây Ninh và các trụ sở khác ở các địa phương. Người Nhật chưa vội đưa những lãnh tụ

tôn giáo về Tây Ninh mà họ để ở chung với Đô Đốc của người Nhật đang chỉ huy mặt trận ở

Đông Dương. Nhật dùng chiêu bài đưa Đức Ngoại Hầu Cường Để là một vị hoàng tộc nhà

Nguyễn khi Pháp tới đã chạy sang Nhật lấy vợ trong hoàng tộc Nhật, đưa ông về để lập ra một

đảng chính trị để làm nền của các tín hữu Cao Đài. Ý đồ người Nhật là họ muốn năm lực lượng

này trở thành lực lượng có tổ chức, và họ đã đưa những người thân tín của Nhật vào và yêu

cầu lãnh tụ Cao Đài lập lực lượng tự vệ đạo, lực lượng võ trang đầu tiên bắt đầu từ đây. Người Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 7/3

Page 8: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

Nhật đưa ông Trần Văn Ân về làm tổng tư lệnh quân đội Cao Đài để xây dựng lực lượng tự vệ

đạo, họ cho rằng người Pháp đã chèn ép đàn áp bằng võ trang thì để tự vệ, bảo vệ được thì

phải có một tổ chức võ trang để bảo vệ. Chính người Nhật đưa tiền, súng và phong tướng cho

ông Trần Văn Ân. Tiếp sau đó, Nhật phong cho những người trong giáo phái Cao Đài: Trần Văn

Vinh, Trần Văn Thành, Nguyễn Thành Phương, Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Danh. Trong

một thời gian ngắn, đạo Cao Đài đã tỗ chức 1 lực lượng võ trang hùng mạnh.

Nhưng khi đệ nhị thế chiến phát triển, chiến trường châu Âu càng thất thế cho phát xít Đức, thì

qua những năm 1943- 1944, dưới sự giúp đỡ của Hồng Quân Liên Xô, giúp Đờ-gôn đánh Đức

chiếm lại Pa-ri, lúc Đờ - gôn trở về nước Pháp thì Nhật thấy Mẫu Quốc Pháp đã khôi phục lại

nên lực lượng bên đây sẽ mạnh lên lại. 1945, Hồng Quân Liên Xô đánh vào Béc-lin, chiếm tòa

nhà quốc hội Đức, Hít-le tự xác. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, khi đó,

Nhật sử dụng ngay 2 lực lượng Cao Đài và Hòa Hảo để làm hậu thuẫn để đảo chánh Pháp. Nhật

đảo chính được Pháp trong 1 đêm tối ngày 9/3/1945, rạng sáng 10/3/1945, thì ngày

11/3/1945, Đô Đốc Nhật đến gặp vua Bảo Đại lập nước Việt Nam thân Nhật dưới sự bảo trợ

của Nhật Hoàng để thoát khỏi sự chiếm đóng của Pháp, Bảo Đại ra lệnh cho Trần Trọng Kiêm

lập ra chính phủ Đế Quốc Việt Nam. Khi đó, Nhật cho liền ông Phạm Công Tắc và Huỳnh Phú Sổ

trở về thánh địa của mình để ra lời hiệu triệu ủng hộ chính phủ Bảo Đại, chính phủ Thân Nhật.

Ngày 19/08/1945, Việt Minh cướp chính quyền, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử vào Nhật, Nhật

tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trên cở sở ngày 09/08/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng, Hồ Chí

Minh sử dụng lực lượng của mình để cướp chính quyền, ngày 2/9 tuyên bố độc lập, ngày 23/9

Nam Bộ kháng chiến, Việt Minh cướp chính quyền, Việt Minh kéo ông Phạm Công Tắc và

Huỳnh Phú Sổ tham gia mặt trận vào để xây dựng chính quyền, xây dựng nước Việt Nam độc

lập nên lực lượng của Cao Đài và Hòa Hảo cũng tham gia vào. Khi Pháp đánh, một số người

không theo, phần lớn họ rút về tòa thánh, do lực lượng vũ trang của đạo khá lớn nên người

Pháp cam kết thừa nhận, cung cấp chi viện với điều kiện không đánh Pháp để chống lại Việt

Minh. Những năm 1941- 1945, Nhật tham mưu cho những người đứng đầu tổ chức tở báo,

Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 8/3

Page 9: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

đảng chính trị, khi Pháp vào, họ tiếp tục sử dụng để duy trì và phát triển và họ đưa vào đó

những người thân của họ.

Bắt đầu có sự xung đột giữa lực lượng Việt Minh và Cao Đài.

Về trong nội bộ có sự phân hóa sâu sắc, một số chi phái của Cao Đài: Bến Tre, Mỹ Tho, Cao

Triều Phát của Cần Thơ, Bạc Liêu tuyên bố theo kháng chiến, còn lại những hệ phái còn lại

chống lại kháng chiến, tất cả các tướng lĩnh của Cao Đài đều nằm ở khu vực này: Tân Uyên,

Sông Bé, núi Bà Đen, núi Cậu, Vùng giáp ranh Bình Dương,....

Tất cả bị cuốn hút theo diễn biến chính trị sôi động phức tạp của giai đoạn đó.

Sự phân chia các hệ phái không làm hạn chế sự phát triển tín đồ mà nó còn làm đẩy mạnh phát

triển.

Trong thời gian này, Cao Đài đã trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng rất mạnh ở Nam Kỳ cho

cả 2 phía Thân Pháp và Việt Minh.

Trong quá trình phát triển, theo xu hướng đó mà hình thành thêm Trung Kỳ và Bắc Kỳ, và khi

đó nó cũng phát triển theo 2 quan điểm: thân Pháp và thân kháng chiến. Và do sự phân chia 6

xứ, người dân có thể đi lại bình thường, vì vậy Cao Đài phát triển qua Cam-pu-chia. Đến những

năm 1941, từ ảnh hưởng của người Nhật tác động vào làm cho Cao Đài phát triển ra ngoài biên

giới Đông Dương, kể cả qua bên Nhật.

Các thế lực chính trị lúc bấy giờ đều phải tính toán đối với lực lượng này. Tất cả các thế lực

chính trị lúc đó đều ra sức tìm mọi cách lôi kéo. Việt Minh cũng phải xây dựng lực lượng cán bộ

để xây dựng Cao Đài Vận, ở miền Tây, một lực lượng phát triển rất lớn, quan trọng là Cao Đài

của ông Cao Triều Phát với lượng tín đồ rất đông đảo.

Có lúc những lãnh tụ Cao Đài tham gia vào mặt trận Việt Minh. Ngày 2/9/1945, chính thức

tham gia Việt Minh. Khi Pháp đánh vào, lập Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ thì Cao Đài cũng là

thành viên. Sau đó, Cao Đài bắt đầu tách ra. Tình hình kéo dài đến năm 1954, khi người Pháp

thua trận ở Điện Biên Phủ phải thực hiện hiệp định Giơ-neo ngày 20/7/1954 về tạm ngừng Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 9/3

Page 10: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

chiến. Khi đó, Pháp cầu viện Mỹ, Mỹ cử Nit-xon khảo sát. Nít-xon yêu cầu Mỹ ném bom nguyên

tử vào Điện Biên Phủ nhưng Mỹ không làm vì hành động tàn bạo.

Khi Pháp rút, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải làm ranh giới chia đất nước làm hai. Trong hiệp định

đình chiến đó thì 20/7/1956, tổ chức tổng tuyển củ hai miền Nam Bắc.

Mỹ chủ trương xây dựng miền Nam Việt Nam chống Cộng, như vậy phải xây một chính quyền

theo Mỹ nên Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng. trong lúc chờ đợi tổng tuyển cử, miền

Nam Việt Nam vẫn theo chế độ quân chủ. Khi Ngô Đình Diệm lên, lực lượng của Ngô Đình

Diệm chưa có mà lực lượng võ trang còn lại ở đây đều là thân Pháp, nên Mỹ tìm cách loại

những người thân Pháp ra và đưa những người thân Mỹ vào nắm. Lúc này, có 4 lực lượng võ

trang mà Ngô Đình Diệm cần phải tính: Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên và Việt Cộng. Trong đó

Việt Cộng đã suy yếu vì tập kết ra Bắc, trong Nam còn rất ít. Còn 3 lực lượng còn lại và đông

nhất là Cao Đài. Nên Mỹ phải tìm mọi cách mua chuộc các tướng lĩnh Cao Đài và tôn vị trí Cao

Đài lên. Mỹ đã mua chuộc, chiêu dụ được tất cả các tướng lĩnh. Trong đó có tướng Trịnh Minh

Thế đóng quân ở Bến Cát- Bình Dương mà Mỹ chưa mua được, cuối cùng Mỹ cũng mua được

bằng yêu sách phong từ đại tá lên thiếu tướng. Sau đó Mỹ dùng lực lượng Trịnh Minh Thế

đánh lực lượng Bình Xuyên, Bảy Viễn từ Tân Thuận, Nhà Bè, Phú Xuân đến Cần Giờ. Sau đó

ngày ngày 3/5/1955 Trịnh Minh Thế bị Ngô Đình Diệm bắn chết.

Khi bị lôi cuốn vào các thế lực xâu xé đó thì người ta sử dụng tất cả các thủ đoạn chính trị để

nhằm làm sao kéo được tín đồ đó, không phải thương tín đồ đó mà cần kéo được lực lượng đó

làm hậu thuẫn để đảm bảo vị thế chính trị của mỉnh đối với đối thủ của mình. Lúc đầu người

Pháp mạnh nên sợ, bắt và không chế; người Nhật thấy như vậy thì nhảy vào lôi kéo, trang bị

súng ống; người Pháp trở lại thấy là nên tiếp tục lôi kéo, trang bị súng ống có lợi hơn; Pháp về,

Ngô Đình Diệm và Mỹ đến là lôi kéo trở ra.

Như vậy, tất cả các người phụ trách võ trang của lực lượng Cao Đài từ những năm 1940-1941

đến những năm 1955 đến 1956 đều được các thế lực từ bền ngoài nuôi dưỡng, chi tiền đưa

Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 10/3

Page 11: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

súng để thực hiện những ý đồ của họ và tất cả những người này cuối cùng trở theo Mỹ sau

này. Do đó, những thế lực chính trị lôi kéo xâu xé thì họ phải đưa ra những lý lẽ của họ, mà

những người theo những thế lực chính trị đó thì họ cũng đưa ra những lý lẽ để họ nói với

những tín đồ của họ.

Đặc điểm của tín đồ Việt Nam là ít quan tâm đến giáo lí của tôn giáo mà người ta đến với tôn

giáo nào đó từ một cảm nhận tình cảm nhiều hơn. Khi người ta bế tắt cùng đường thì những

tư tưởng cứu rỗi, cứu thế thì liền thu hút người ta vào cái tình cảm của mình nhưng rất dễ bị

lợi dụng.

Sau khi Ngô Đình Diệm thôn tín lực lượng võ trang Cao Đài, mấy tháng sau Ngô Đình Diệm ra

lệnh truy đuổi bắt Phạm Công Tắc, Phạm Công Tắc thấy Ngô Đình Diệm đã xử sự như thế nên

ông đã phản ứng lại bằng nhiều hình thức, nên Ngô Đình Diệm đã dựng lên chuyện Phạm Công

Tắc thông dâm với người nữ tín đồ và dựng lên những người đó làm đơn tố giác, Ngô Đình

Diệm ra lệnh truy bắt, Phạm Công Tắc chạy sang Cam-pu-chia và chết tại đó.

Sau khi thôn tính các lực lượng giáo phái và khử đi các cây gai chống với mình, Ngô Đình diệm

đưa lên đây những người thân tính với mình để dễ dàng chi phối và tiếp tục sử dụng chiêu bài

lập lực lượng tự vệ đạo. Trong quá trình đó, bắt đầu Mỹ thực hiện một cuộc chiến tranh đặc

biệt để xây dựng miền Nam làm tiền đồ chống Cộng ngăn không cho Cộng sản tràn xuống, nên

một số vị trong Cao Đài thì Mỹ đưa vào làm những sĩ quan cấp tướng trong quân đội. Trong

giai đoạn đó, về phía Mặt trận Dân tộc giải phóng thì họ cũng lôi kéo được lực lượng Cao Đài,

xây dựng lực lượng Cao Đài kháng chiến, nên các nhánh Cao Đài Miền Tây, Mỹ Tho, Bến Tre họ

tiếp tục có sự phân ly về mặt chính trị, làm cho tín đồ bị chông chênh, chao đảo, không yên,

luôn luôn bị dằn xé, bị lôi kéo có thực lực. Đến những năm 1969 đến1970, sau khi Ngô Đình

Diệm bị đảo chính, ngày 2/11/1963, Ngô Đình Diệm bị bắn chết, sau đó Mỹ bắt đầu đổ quân

vào thì lực lượng này càng bị phân hóa kịch liệt và để tồn tại thì họ tranh với nhau nhiều hệ

phái và hệ phái chính thống ở Tây Ninh xuất hiện trường Đại học Cao Đài. Lúc đó có 4 trường

Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 11/3

Page 12: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

Đại Học: ĐH Minh Đức ( Thiên Chúa Giáo), ĐH Vạn Hạnh ( Phật Giáo), ĐH Cao Đài, ĐH Hòa Hảo.

Mỗi tôn giáo đều có một tờ báo, ngoài ban trị sự thì họ còn đưa ra những dân biểu, đưa ra

những người ứng cử vào quốc hội của chế độ này. Khi đó tôn giáo trở thành một thế lực chính

trị, chứ nó không còn thuần là một tôn giáo, nó vừa có võ trang, báo chí, chánh khắc.

Ngày 30/04/1975, các lực lượng chính trị bị nhà nước, cách mạng yêu cầu giải tán hết, những

người trước đây có dính dáng đến các lực lượng võ trang thì bị bắt đi tập trung cải tạo. Do đó,

một số người thì đã nhanh chóng chạy ra nước ngoài trước ngày 30/04/1975, họ cũng hình

thành các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài, nhiều như ở Mỹ, Úc.

Những năm 75 trở lại đây, khi Giải Phóng vào thì họ phải giải tán các tổ chức chính trị. Những

năm 80-81-82, có những tổ chức chính trị từ ở Miền Tây, Tây Ninh, thì sau đó bị bắt với những

tài liệu chống đối, lực lượng vũ trang,... thì là một lý do để người ta càng để ý hơn nữa để giải

tán. Dần dần người tu hướng đến điều thiện nên những hoạt động tu hành vẫn tiếp tục lặng lẽ.

Và sau khi có sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, Nhà nước bắt đầu thừa nhận những tôn giáo quốc

tế cũng như tôn giáo bản địa của Việt Nam, trong đó có Đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài hiện nay

cũng được tổ chức lại thành một hệ thống từ Thánh Thất Trung Tâm đến các ban đại diện Cao

Đài ở các tỉnh quận huyện. Hiện nay các ban đại diện đã có mặt ở trên 40/63 tỉnh thành trên cả

nước, và có trên 20 quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, Pháp, Úc.

Ngày nay, giáo chủ của Cao Đài cũng là một thành viên trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Những hoạt động của đạo Cao Đài dần cũng được pháp luật hóa, hoạt động theo quy định của

Pháp luật, được phép truyền đạo, giảng dạy đào tạo, xây dựng thánh thất,....

Kết luận:

Sự ra đời của đạo Cao Đài trong giai đoạn đó là đúng lúc, để cứu rỗi, cưu mang những số phận

những con người trong xã hội bị thực dân đô hộ, cai trị, bị các thế lực phong kiến bóc lột. Cao

Đài đã xuất hiện và làm nên sứ mạng lịch sử đó của mình.

Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 12/3

Page 13: Triết Học Phật Giáo – K4-Khoa ĐTTX-HVPGVNtriethocphatgiao.com/files/HK4/TinNguongTonGiaoVN/… · Web viewDo đó người ta đổ ra đây, vì vậy lứa đầu tiên

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Tín Ngưỡng Tôn Giáo Việt Nam

Nên trong 1 thời gian đó, Cao Đài đã phát triển tập hợp một lực lượng giáo dân rất là đông

đảo.

Rút ra bài học: Việc giáo lý của Cao Đài, người ta kết hợp từ các giáo lý Phật, Lão, Khổng. Trong

các học giả người Pháp gọi Cao Đài là tôn giáo “hỗn dung”, “dung nạp, hỗn hợp” các học

thuyết trên nền Phật, Lão, Khổng và các học thuyết phương Tây.

Phương pháp tu đơn giản, giản lược, không yêu cầu cắt ái, lý gia. Các biên soạn về giáo pháp

thể hiện bằng những cái gần gũi rất đời thường, cuộc sống như những câu thơ lục bát, ai cũng

thuộc cũng hiểu, ai cũng thấy gần gũi với mình, và khi đọc họ thấy có bóng dáng của mình

trong đó. Do đó họ càng gắn bó nhiều hơn.

Cho đến hôm nay, Cao Đài có trên 3 triệu tín đồ, 10 ngàn chức sắc, 30.000 chức việt sinh hoạt

gần 40 tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay có trên 30.000 tín đồ đang sống ở Cam-pu–chia với

nhiều thánh thất. Ở Mỹ, có gần 20 bang. Ở Châu Âu, đặc biệt là Pháp, có trên dưới 30.000 tín

đồ. Họ gắn liền việc tu hành với lòng yêu nước, xuất phát điểm đầu tiên là từ lòng yêu nước

của các nhóm tri thức. Cảm thông, chia sẽ qua những sâu xé, biến động thăng trầm, ác liệt,

tình thế không có cách nào khác hơn.

Từ khi có Hiến Pháp mới, chính sách mới, thay đổi mới, chủ trương đổi mới, hội nhập của Việt

Nam với những hà khắc khuôn mẫu không còn hợp thời sẽ bị bãi bỏ, chỉnh sửa để đưa nước

Việt Nam phát triển và hội nhập thế giới.

Bài số 16 & 17: Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Cao Đài Trang 13/3