translation_cfo compensation_evidence from australia

Upload: rainy-blue

Post on 07-Jul-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    1/26

    P a g e  | i

    BẰ NG CHỨ NG THỨ C NGHIE M TẰ IẰUSTRẰLIẰ VE THU LẰO DẰ NH CHO

    GIẰ M ĐOC TẰ I CHINH (CFO) 

    ABSTRACT

    Chúng tôi điều tra mức độ mà lý thuyết liên k ết khuyến khích (the incentivealignmen theory) và lý thuyết quyền lực nhà quản lý (managerial power theory) giảithích sự  thay đổi trong thù lao của CFO tại Australia. Qua đó tìm thấy mối tươngquan dương giữa mức thù lao cho CFO và các thước đo đo lườ ng sự phức tạ p trongcông việc và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệ p niêm yết. Tuy nhiên, chúng

    tôi không tìm đượ c sự liên hệ nào giữa thù lao vớ i hiệu quả hoạt đông khi hiệu quả được đo lườ ng ở  mức độ  riêng của CFO. Các CFO thực chất nhận đượ c một phầnthưở ng không bằng tiền mặt lớn hơn khi chất lượ ng báo cáo là thấp hơn, cho thấymột sự  tương phản sắc nét vớ i dự báo của các phương pháp liên k ết khuyến khích.

     Ngượ c lại, chúng tôi thấy r ằng vớ i các CFO có nhiều quyền lực quản lý hơn (CFOnằm trong Hội đồng quản tr ị, hoặc sở   hữu một lượ ng lớ n cổ  phần, hoặc đã đươngnhiệm vị trí trong thờ i gian dài) thì sẽ nhận đượ c mức tiền thưở ng lớn hơn một cáchđáng kể. Ví dụ, một CFO là thành viên Hội đồng quản tr ị  nhận đượ c trung bình$323,590 nhiều hơn trong tổng thù lao so vớ i một CFO khác –  không nằm trong Hộiđồng quản tr ị. Tổng quát cả hai lý thuyết đều cho thấy tầm quan tr ọng của việc xác

    định mức thù lao cho các CFO tại Australia, nhưng lý thuyết về quyền lực quản lýgiải thích đượ c nhiều hơn sự thay đổi trong chi tr ả cho CFO so với quan điểm liên k ếtkhuyến khích.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    2/26

    P a g e  | ii

    Mục lục

    1. Giớ i thiệu .............................................................................................................. 12. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 4

    3. Phương pháp và cách thức thu thậ p dữ liệu .......................................................... 7

    3.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7

    3.2 Cấu trúc mẫu .................................................................................................. 10

    3.3 Thống kê mô tả .............................................................................................. 11

    4. Thù lao cho CFO - phân tích thực nghiệm ......................................................... 15

    4. 1 Phân tích bổ sung .......................................................................................... 21

    4.1.1. Ảnh hưở ng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) ................ 21

    4.1.2. TSSL cổ phiếu được điều chỉnh theo ngành công nghiệ p ..................... 22

    4.1.3. Mô hình k ế toán dồn tích thay thế .......................................................... 22

    4.1.4. Quản lý thu nhậ p thực tế ........................................................................ 225. K ết luận ............................................................................................................... 23 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    3/26

    P a g e  | 1

    1. Giớ i thiệu

    Giám đốc tài chính (CFO) là ngườ i quản lý tài chính của công ty và các vai tròchính của họ là để chuẩn bị các báo cáo tài chính, hoạch định chiến lượ c và hỗ tr ợ  sự 

     phát triển của các chính sách công ty1. Sự chú ý của cơ quan lập pháp và phương tiện

    truyền thông gần đây đã chuyển hướ ng về CFO và vai trò của họ trong việc tạo lậ p và phổ biến các thông tin tài chính. Trong bối cảnh các gian lận tài chính và sự sụp đổ liên tiế p của một số tập đoàn nổi tiếng, các nhà lập pháp và các phương tiện truyềnthông đang tậ p trung quy trách nhiệm này không chỉ về phía các Giám đốc điều hành(CEO) - những ngườ i có thẩm quyền giám sát chính thức cho công ty, mà còn lên cácCFO. K ết quả là, Quốc hội Mỹ  ban hành Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) năm 2002,và cụ thể là Mục 302 của Đạo Luật này yêu cầu cả CEO và CFO đều phải xác nhậntính chính xác và đầy đủ cần thiết của các thông tin tài chính và thuyết minh thông tincủa công ty. Vai trò pháp lý cũng như  trách nhiệm giám sát tài chính của các CFOvượ t qua các nhà điều hành khác của công ty2 .

    Ở Australia đã có một số trườ ng hợ  p nổi tiếng, chẳng hạn như One.Tel, HIHInsurance và Centro, tậ p trung sự chú ý về quản tr ị doanh nghiệ p và chất lượ ng báocáo. Chính phủ Australia cũng đã tích cực tham gia vào các nỗ  lực tăng cườ ng cáckhuôn khổ  thuyết minh của công ty và các báo cáo tài chính. Mục 295A của ĐạoLuật Doanh nghiệ p ở  Australia đòi hỏi cả CEO và CFO của các chủ thể đượ c liệt kêđể ký tắt trên tài khoản hàng năm công ty của họ và để tuyên bố r ằng các báo cáo tàichính của công ty hiện tại “trung thực và hợ  p lý theo chuẩn mực k ế  toán có liênquan”. Như một k ết quả  từ vai trò pháp lý của các CFO, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã yêu cầu công bố thông tin về thù lao cho CFO k ể từ tháng 12 năm 20023. Ở 

    Australia, Luật Công ty và Chương trình cải cách kinh tế  (Cải cách kiểm toán vàcông bố thông tin doanh nghiệp) năm 2004 (còn đượ c gọi là CLERP 9) có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2004. Ví dụ, CLERP 9 yêu cầu công bố thông tin mở  r ộng về thù laocủa các nhà điều hành bằng cách đưa ra một báo cáo thù lao nằm trong báo cáo tàichính công ty. Vớ i sự nhận thức ngày càng tăng về  tầm quan tr ọng của chức nănggiám đốc tài chính đối vớ i một tổ chức, thì cần thiết phải giải quyết đượ c vấn đề thùlao đượ c tr ả cho một CFO.

    Có hai trườ ng phái cạnh tranh về tư tưở ng trong các tài liệu về tưởng thưở ngcho các giám đốc điều hành công ty. Một quan điểm (phương pháp quyền lực nhàquản lý hoặc bòn rút tiền thuê) cho r ằng quyền lực nhà quản lý có quyền lực ảnh

    1 Nghiên cứu gần đây chỉ ra r ằng các CFO không chỉ thực hiện vai trò truyền thống của họ trong việc chuẩn bị các

    tài khoản theo luật định, mà còn chuyển sang một vị trí "số hai" trong hệ thống phân cấ p công ty khi hoạch địnhchiến lược (Zorn, 2004;. Copeland et al, 2005; Heibl et al. năm 2013).  2 Có bằng chứng trong các tài liệu nhận thấy các CFO có thông tin vượ t tr ội do vai trò của họ trong các chính sách

    tài chính và quy trình báo cáo tài chính của công ty (Geiger và Bắc, năm 2006; Jiang et al, 2010).. Wang et al.(2012) thấy r ằng CFO có đượ c nhiều thông tin hơn về tỷ suất sinh lợ i cổ phiếu trong tương lai hơn là CEO. Cụ thể,họ ghi nhận CFO kiếm đượ c tỷ suất sinh lợ i bất thường cao hơn đáng kể sau sau khi mua cổ phần công ty so vớ i cácCEO. 3 Một số nghiên cứu gần đây của Mỹ đã cung cấ p bằng chứng thực nghiệm để hỗ tr ợ  yêu cầu công bố thông tin mớ i

    của SEC về thù lao của CFO thông qua dẫn chứng các CFO ảnh hưở ng lên hiệu quả hoạt động tài chính doanhnghiệ p có thể là mạnh hơn so vớ i các CEO. Ví dụ, trong một nghiên cứu tầm ảnh hưở ng của CEO và CFO trong

    quản lý thu nhậ p, Giang et al. (2010) phát hiện r ằng quản lý thu nhậ p là lớn hơn đáng kể với các ưu đãi vốn cổ phầncho CFO hơn ưu đãi cổ phần cho CEO. Tương tự như vậy, Chava và Purnanandam (2010) lưu ý rằng ưu đãi vốn cổ 

     phần đối với CFO có năng lực tương đối mạnh hơn trong việc giải thích cấu trúc nợ  công ty và quản lý các khoản k ế toán dồn tích so vớ i các CEO. 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    4/26

    P a g e  | 2

    hưởng đến Hội đồng quản tr ị trong việc tr ả cho họ một khoản thù lao cao vớ i r ất íthoặc không có nghĩa vụ kèm theo (ví dụ CORE et al., 1999,Bebchuk et al., 2002).Một quan điểm khác (lý thuyết truyền thống hoặc liên k ết khuyến khích) tranh luậngiám đốc điều hành được khen thưở ng cho các k ỹ năng, nỗ lực và hiệu quả công việc.(ví dụ Jensen và Meckling, 1976, Jensen và Murphy, 1990).

    Có một vài nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra khả năng giải thích của mỗi lýthuyết liên quan đến thù lao cho Giám đốc điều hành (ví dụ Gristein và Hribar, 2004;Chalmers et al, 2006;. Coakley và Iliopoulou, 2006; Bugejaet al., 2012). Tuy nhiên,chỉ có một số r ất ít các nghiên cứu học thuật đã đượ c thực hiện để kiểm tra tác độngtương đối của mỗi lý thuyết đối vớ i thù lao cho CFO. Mặc dù một số nghiên cứu xemxét các yếu tố quyết định thù lao cho các CFO có tham khảo đến một trong các quanđiểm nói trên (ví dụ Indjejikian và Matejka, 2009; Balsamet al, 2012. Bedard et al.,2014), nhưng lại không có công trình nào đánh giá đượ c năng lực giải thích tương đốicủa mỗi lý thuyết về thù lao của CFO.

    Mối quan hệ giữa thù lao, đặc điểm quản tr ị và hiệu quả công việc nói chungđã đượ c hiểu rõ và ghi chép lại. Theo đề nghị của CLERP 9, thù lao của giám đốcđiều hành nên công khai liên tục và đượ c giám sát bở i các ngành công nghiệ p có liênquan và các cơ quan chuyên môn, để có nhận thức cao hơn thù lao trả cho CFO vàkhoảng tr ống về các yếu tố quyết định cơ bản của mức thù lao này. Cùng vớ i hai lýthuyết cạnh tranh nhau, nghiên cứu của chúng tôi giải quyết hai câu hỏi. Thứ nhất,thù lao cho CFO nên đượ c chi tr ả đến mức độ nào để  liên k ết những khuyến khíchdành cho CFO vớ i việc tối đa hóa giá trị? Và câu hỏi thứ hai là đến mức độ nào thìCFO quyền lực sẽ  bòn rút tiền thuê thông qua chi tr ả  vượ t mức? Nghiên cứu của

    chúng tôi đóng góp vào các tài liệu bằng cách kiểm định năng lực giải thích tươngđối của lý thuyết liên k ết khuyến khích và lý thuyết quyền lực quản lý trong việc tr ả thù lao cho CFO. Bằng cách làm này, nghiên cứu của chúng tôi đáp ứng các khuyếnnghị của CLERP 9 đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ thù lao của giám đốc điều hành. Dữ liệu về thù lao cho giám đốc tài chính và quản tr ị doanh nghiệ p của chúng tôi đượ clấy từ Capital IQ và các báo cáo thườ ng niên, và đượ c thu thập trong giai đoạn 2006-2010.4 

    Bằng cách kiểm tra các yếu tố quyết định đến thù lao cho CFO ở  Australia,chúng tôi nhận thấy r ằng các phát hiện ở  Mỹ cũng đượ c áp dụng đối vớ i ở  Australia.Có thể thừa nhận r ằng cả hai nướ c có một số đặc điểm tương tự bao gồm cả văn hóadoanh nghiệ p theo định hướ ng của cổ đông và một khuôn khổ  pháp lý đòi hỏi CFOtuân theo để xác thực báo cáo tài chính công ty. Ngoài ra, sau cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu (GFC), cả hai nước đã ban hành quy định thu hồi đòi hỏi nhà quản tr ị hoàn tr ả  lại tiền thù lao trong trườ ng hợ  p có một sai sót tr ọng yếu đượ c tìm thấy sauđó trong báo cáo tài chính của công ty. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa Australiavà Mỹ trong cơ cấu quản tr ị doanh nghiệ p và trong cách các CFO đượ c tr ả công. Mộtsự khác biệt có thể quan sát đượ c là trong thành phần của hội đồng quản tr ị . Cấu trúccủa hội đồng quản tr ị của các công ty ở  Australia khác biệt rõ r ệt so vớ i các đối tác ở  Mỹ của họ. Hội đồng quản tr ị ở  Australia phù hợ  p hơn để “thực hành tốt nhất - best

    4 Cơ sở  dữ liệu Capital IQ có dữ liệu về  thù lao và đặc điểm của CFO, tuy nhiên, có một số quan sát thiếu, đặc biệt

    là trong những năm trước đó. Ví dụ, tên của các công ty và CFO có trong cơ sở  dữ liệu nhưng không có thù lao,mứcsở  hữu cổ phần và ngày bổ nhiệm. Do đó, chúng tôi đã tự trích xuất dữ liệu bị mất từ các báo cáo tài chính công ty. 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    5/26

    P a g e  | 3

     practice”  (Kiel và Nicholson, 2003). Cụ  thể, Hội đồng quản tr ị  Australia về  trung bình nhỏ hơn và có tỷ lệ các nhà quản lý độc lậ p thấ p hơ n (Bugeja et al., 2012). Hơnnữa, tỷ lệ các CFO ở  Australia là thành viên của hội đồng quản tr ị cao hơ n nhiều saovớ i ở  Mỹ. Có khoảng 43% các công ty niêm yết ở  Australia có các CFO là thành viêncủa hội đồng quản tr ị, nhưng tỷ lệ này thấp hơn nhiều tại thị trườ ng ở  Mỹ vớ i tỷ lệ 

    nằm trong khoảng 8,6% (Bedard et al., 2014) đến 15,1% (Balsam et al., 2012) . Sự khác biệt này cùng vớ i sự khác biệt của tỷ lệ không phải là giám đốc điều hành đượ ctrích dẫn trướ c đó thấ p hơ n dẫn đến các CFO ở  Australia có vai trò chiến lượ c nhiềuhơ n. Một khác biệt nữa là trong cách CFO đang đượ c tr ả thù lao. Tương tự như thùlao giám đốc điều hành (ví dụ như Ferreira et al., 2013), dữ  liệu của chúng tôi chothấy r ằng các thù lao bằng tiền mặt (tiền lương và tiền thưở ng) tr ả  cho các CFOAustralia chiếm một tỷ lệ cao hơn, trong khi đối vớ i các đồng nghiệ p tại Mỹ, khoảnthưở ng này dướ i dạng thù lao không bằng tiền có tỷ tr ọng cao hơ n ví dụ như cổ phiếuvà quyền chọn (Balsam et al, 2012;.. Bedard et al, 2014). Điều này một phần là do,đối vớ i khung thuế của Australia nơi cổ phiếu, quyền chọn và các quyền khác bị đánh

    thuế  khi nhận đượ c. Một trong những khác biệt để  phân biệt giữa hai nướ c làAustralia vào tháng 7 năm 2011 điều luật "two-strikes” đượ c ban hành cho phép cáccổ đông trao quyền nhiều hơn trong việc chi tr ả thù lao cho giám đốc điều hành. Theoluật mớ i5, nếu báo cáo thù lao của một công ty ghi nhận đượ c là 25% hoặc nhiều

     phiếu chống trong hai năm liên tiế p (“two-strickes"), thì hội đồng quản tr ị, tr ừ  cácCEO có thể phải đối mặt vớ i một cuộc bầu cử lại.

    Theo bài nghiên cứu, chúng tôi lấy mẫu 563 quan sát công ty - năm trong giaiđoạn 2006-2010 và điều tra xem liệu lý thuyết nào (liên k ết khuyến khích hay quyềnlực nhà quản lý) giải thích tốt nhất sự  thay đổi trong việc tr ả  thù lao cho CFO ở  

    Australia. Theo đó, chúng tôi phát hiện r ằng hai lý thuyết này không loại tr ừ lẫn nhauvà cả hai đều có khả năng giải thích về thù lao cho CFO. Phù hợ  p với quan điểm liênk ết khuyến khích, chúng tôi thấy r ằng các thước đo đo lườ ng mức độ phức tạ p củacông việc và hiệu quả hoạt động thị tr ườ ng của chứng khoán công ty có tươ ng quandương đối vớ i mức thù lao cho CFO, cho thấy CFO đượ c tr ả dựa trên các k ỹ năng, nỗ lực của họ và hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Tuy nhiên, thướ c đo hiệu quả hoạtđộng của riêng CFO, tức là giá tr ị tuyệt đối của các khoản k ế toán dồn tích, khônggiải thích đượ c cho sự  thay đổi trong thù lao của CFO. Trong thực tế, biến k ế toándồn tích có tươ ng quan dương đối vớ i khoản thù lao không bằng tiền. Điều này thìkhông phù hợ  p vớ i dự  báo của các quan điểm truyền thống. Phát hiện này là biểu

    hiện của việc các CFO thực sự nhận đượ c thù lao không bằng tiền cao hơn khi cungcấ p chất lượ ng báo cáo thấp hơn. Mặt khác, chúng tôi không tìm thấy k ết quả  mâuthuẫn vớ i lý thuyết bòn rút tiền thuê. Tất cả các thướ c đo về quyền lực quản tr ị  thìgiải thích đáng kể sự thay đổi trong mức thù lao cho CFO. Các CFO có càng nhiềuquyền lực, ví dụ như là thành viên của hội đồng quản tr ị, mức độ sở  hữu cố phần củacông ty, nhiệm kì và quy mô của hội đồng quản tr ị, thì càng có khả năng bòn rút tiềnthuê nhiều thông qua thù lao . Những phát hiện của chúng tôi hỗ  tr ợ   nhiều cho

     phương pháp quyền lực nhà quản lý hơn là quan điểm liên k ết khuyến khích đối vớ iviệc tr ả thù lao cho CFO.

    5 Luật mớ i của Australia, quy tắc "two - strikes " trong Luật Doanh nghiệ p (Cải thiện trách nhiệm trong thù lao các

    nhà quản lý và giám đốc) sửa đổi năm 2011. 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    6/26

    P a g e  | 4

    Phần còn lại của bài viết này là như sau. Phần 2 xem lại các lý thuyết về thùlao cho CFO, k ết nối vớ i những câu hỏi nghiên cứu và cung cấ p một nền tảng ngắngọn dựa trên hai lý thuyết cơ bản. Phần 3 mô tả các mô hình hồi quy và các quy trìnhlấy mẫu dữ liệu. Ở phần 4, k ết quả thực nghiệm sẽ đượ c trình bày và thảo luận. Cuốicùng, ý kiến k ết luận đượ c trình bày tại phần 5

    2. Tổng quan nghiên cứ u

    Quan điểm truyền thống hay quan điểm liên k ết khuyến khích tranh luận r ằng, hộiđồng quản tr ị nên đề  nghị  các gói thù lao khuyến khích nhằm tối đa hóa giá trị  của cổ đông (Jensen và Meckling,1976; Haugen và Senbet, 1981). Lý thuyết liên k ết khuyếnkhích giả  định r ằng các gói thù lao tối ưu  có thể  giảm thiểu vấn đề  chi phí đại diện(Jensen và Meckling, 1976; Jensen và Murphy, 1990). Đồng thờ i, nó cũng xác thực r ằngcác khoản thù lao dành cho giám đốc điều hành là một hàm số của cung và cầu đối vớ icác kĩ năng, nỗ lực và hiệu quả công việc của các nhà quản lý. Đối lậ p với quan điểm trên

    là phương pháp quyền lực nhà quản lý và lý thuyết bòn rút tiền thuê. Theo định nghĩa củaFinkelstein (1992), quyền lực của nhà quản lý là khả năng các giám đốc ảnh hưở ng hoặccố gắng áp đặt ý chí của mình lên các quyết định thù lao của hội đồng quản tr ị. Vớ i cáchtiế p cận này, quyền lực nhà quản lý tạo ra khả năng cho hoạt động quản tr ị  nhằm đạtđượ c một gói thù lao tăng thêm, dẫn đến việc giảm đi sự giàu có của cổ đông (Core et al.,1999; Bebchuk et al., 2002).

    Một số bằng chứng trong phần tổng quan này là quan điểm truyền thống chủ yếudựa vào vấn đề r ủi ro đạo đức.Ví dụ như, Mirrlees (1976), Grosman và Hart (1983) chỉ rar ằng các giám đốc thấy không cần thiết tối đa hóa lợ i ích cho cổ đông bở i vì các cổ đôngkhông thể giám sát đượ c các hoạt động của họ và các giám đốc thường có động cơ tối đahóa lợ i ích chính mình.Vớ i sự hiện diện của r ủi ro đạo đức, hội đồng quản tr ị cần thiết lậ pgói thù lao nhằm gắn k ết động cơ của nhà quản lý với các thước đo giám sát như tỷ suấtsinh lợ i cổ phần công ty, khả năng sinh lờ i nhằm tối đa hóa giá trị cổ đông và công ty. Cónhiều nghiên cứu ở   Australia ( Chalmers et al., 2006; Schultz et al., 2013) và quốc tế (Mcconnell và Servaes,1990; Jensen và Murphy, 1990; Ozkan,2011) đã ủng hộ sự liên hệ giữa chi tr ả cho CEO vớ i hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu về thù lao cho CEO ở  Australia,Bugeja et al., (2012) không chỉ tìm thấy mối tương quan dương giữa khoản thù lao choCEO và hiệu quả  hoạt động của doanh nghiệ p mà còn chứng minh mối tương quandương giữa thù lao của CEO và một số thước đo về k ỹ năng và nỗ lực của họ trong việchoàn thành công việc. K ết quả này ủng hộ cho lý thuyết liên k ết khuyến khích. Đặc biệttrong vài thậ p k ỷ qua, vớ i trách nhiệm và tầm quan tr ọng ngày càng gia tăng về vai tròcủa các CFO làm gia tăng mối quan tâm trong việc thực hiện lại các nghiên cứu về  thùlao của CEO để áp dụng cho CFO nhằm hiểu rõ hơn về các nhân tố quyết định đến thùlao và hiệu quả công việc của CFO.

    Thống nhất với quan điểm truyền thống, nhiều nghiên cứu cung cấ p bằng chứngcho r ằng CFO được thưở ng vì hiệu quả  công việc, nỗ  lực và k ỹ năng của họ. Zamora(2009) đã phát hiện ra các CFO- những người đượ c xem là chuyên gia dự báo cao cấ p, thìđượ c nhận tiền thưở ng cao hơn và đượ c chi tr ả  cổ  phần nhiều hơn. Gore et al.,(2011)kiểm định sự  ảnh hưở ng của các quy trình quản tr ị  doanh nghiệp tác động lên thù laokhuyến khích CFO, cho r ằng các doanh nghiệ p sử dụng càng nhiều chuyên gia tài chínhthì có càng ít phần thưở ng khích lệ. Loyeung và Matolcsy (2015) chứng minh CFO

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    7/26

    P a g e  | 5

    Australia nhận đượ c tiền thưởng cao hơn vì năng lực k ế toán của họ. Yếu tố này được đolườ ng bở i nghịch đảo tỷ số giá tr ị tuyệt đối của các sai số k ế toán trên tổng tài sản, theonhư tiêu chuẩn trình bày bắt buộc của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế  (IFRS)6.Tương tự, Balsam et al.,(2015) chứng minh r ằng một sự gia tăng trong tiền thưở ng củagiám đốc điều hành theo sau việc áp dụng IFRS. Gia tăng trong thù lao được xem như 

    liên quan đến gia tăng trách nhiệm và nó đúng với trườ ng hợ  p của CFO hơn là CEO. Các phát hiện này ủng hộ cho phương pháp lý thuyết liên k ết khuyến khích, cụ thể trong đó,các doanh nghiệp đề nghị thù lao cao hơn để thu hút CFO tài năng. 

     Những nghiên cứu liên quan về  thù lao CFO, chất lượ ng báo cáo tài chính tronghình thức kiểm soát nội bộ và những điều chỉnh k ế toán, Wang (2010) cho thấy CFO củacông ty có kiểm soát nội bộ  tốt nhận đượ c thù lao cao hơn. Hoitash et al.(2012) chứngminh sự thay đổi trong thù lao của CFO có liên hệ đáng kể đến việc thể hiện sự yếu kémcủa kiểm soát nội bộ. Và không có bất k ỳ mối liên hệ ý nghĩa nào giữa sự yếu kém kiểmsoát nội bộ với thước đo những thay đổi trong thù lao CEO, mặc dù các CEO có trách

    nhiệm chính trong chứng thực các báo cáo kiểm soát. K ết quả nghiên cứu từ Balsam etal.(2014) thống nhất với quan điểm liên k ết khuyến khích cho r ằng tiền thưở ng dựa vàocổ phần làm gia tăng sự khích lệ nhà quản lý để duy trì chất lượ ng kiểm soát nội bộ, vàviệc khuyến khích CFO thì quan tr ọng hơn là  khuyến khích cho các CEO. Ngoài ra,Collin et al. (2008) và Bedard et al. (2014) chứng minh quan hệ phủ định giữa việc điềuchỉnh k ế toán, tiền thưở ng cho CFO và tổng thù lao bằng tiền mặt.

    Một số các nghiên cứu cũng kiểm định tr ực tiế p liên k ết giữa hiệu quả công việcvà chi tr ả cho các CFO. Indjejikian và Matejka (2009) phát hiện tiền thưở ng hằng năm lànhân tố khích lệ chung nhất cho các k ế hoạch thù lao cho CFO, chiếm xấ p xỉ 50% tiền

    thưởng cho CFO đượ c chi tr ả  dựa trên tính toán đến hiệu quả  tài chính. Bedard et al.(2014) chỉ ra mối tương quan dương giữa tỉ suất sinh lợ i của cổ phiếu công ty và thù laocho CFO. Balsam et al. (2012) quan sát r ằng các CFO thì không những đượ c thưở ng dựatrên hiệu quả hoạt động kinh doanh truyền thống (đo lườ ng bằng tỉ suất sinh lợ i cổ phiếuvà lợ i nhuận k ế toán), mà còn được thưở ng dựa trên các nhân tố khác như mức độ phứctạ p của công việc và hiệu quả riêng của CFO. Đặc biệt, nghiên cứu k ết luận r ằng cả mứcđộ phức tạ p công việc và hiệu quả hoạt động doanh nghiệ p nói chung có tác động tíchcực đến tiền thưở ng và tiền lương của CFO, trong khi đó hiệu quả hoạt đông riêng cánhân CFO chỉ tác động đến tiền thưở ng mà thôi.

    Mặc dù thù lao dành cho các giám đốc điều hành thông thường đượ c thiết lậ p dựatrên một danh sách các nhân tố thị trườ ng, nhưng những nhân tố này không đủ mạnh để thAustralia đẩy hiệu quả  thỏa thuận tối ưu (optimal contracting) và  các giám đốc điềuhành có thể vẫn phải sử dụng quyền lực của mình để ảnh hưởng đến các thỏa thuận về thu lao để bòn rút tiền thuê (Bebchuk và Fried, 2003). Theo như tranh luận của Bebchuket al. (2002), mức độ bòn rút tiền thuê bằng 0 là không thể có bở i vì sự giám sát và cáccông cụ liên k ết giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệ p vớ i khuyến khích tiền thưở ng chonhà quản lý thì r ất tốn kém. Bebchuk và Fried (2004) đồng ý vớ i giả thuyết quyền lực nhàquản lý cung cấ p một lý giải hiệu quả cho thỏa thuận tiền thưở ng hơn là các quan điểmtruyền thống về  thỏa thuận tối ưu  (optimal contracting). Morse et al. (2011) tranh luận

    6 Loyeung và Matolcsy (2015) tìm thấy một mối tương quan dương giữa năng lực của CFO vớ i mức thù lao của họ 

    (lương cơ bản, lương tiền mặt và tổng số tiền thù lao) trong năm chuyển đổi IFRS. Ngoài ra, các CFO tài năng cònđượ c trao tiền thưởng cao hơn trong các năm tiế p theo khi sai số trong thực hiện IFRS đượ c báo cáo. 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    8/26

    P a g e  | 6

    r ằng cấu trúc của hợp đồng tiền thưởng động viên có thể bị kiểm soát bở i các CEO quyềnlực mặc dù thước đo hiệu suất công việc có thể  thích hợ  p. Trong mô hình của họ, hợ  pđồng chi tr ả động viên đượ c thiết k ế bở i các CEO quyền lực bở i vì CEO khởi xướ ng cácchiến lượ c có mục đích, nhằm chuyển dịch độ mức ảnh hưở ng từ thước đo hiệu quả sangnhững thước đo hiệu quả tốt hơn. Tươ ng tự, Adam et al. (2005) nghiên cứu thực nghiệm

    chỉ  ra r ằng các doanh nghiệ p vớ i các CEO quyền lực thì có kinh nghiệm linh hoạt hơntrong hoạt động . Theo phương pháp quyền lực nhà quản lý, thù lao sẽ cao hơn đối vớ icác giám đốc ở   công ty mà họ  có quyền lực cao hơn một cách tương đối. Nghiên cứuthực nghiệm về thù lao cho CEO ở  Mỹ ( Core et al., 1999; Bebchuk et al., 2002; Gristeinvà Hribar, 2004), ở  Anh ( Coakly và Iliopoulou, 2006) và Australia ( Chalmer s et al.,2006) ủng hộ mạnh mẽ cho lý thuyết quyền lực nhà quản lý, cho thấy có một mối liên hệ tr ực tiế p giữa quyền lực của các CEO và thù lao cao hơn của họ. Như đã đề cậ p trướ c về mức độ phát triển và vai trò của CFO ngày càng gia tăng, cần thiết phải thêm vào tài liệumối liên hệ giữa quyền lực CFO và tiền thù lao.

    Thống nhất với phương pháp quyền lực nhà quản lý, tài liệu này đã chứng minhcác CFO quyền lực có tiềm năng bòn rút tiền thuê thông qua khoản chi tr ả vượ t mức7.Balsam et al. (2012) và Bedard et al. (2014) chỉ ra bằng chứng r ằng CFO giữ một vị trítrong hội đồng quản tr ị, có ảnh hưở ng đáng kể đến thù lao của họ. Những nghiên cứu nàycho thấy CFO là thành viên hội đồng quản tr ị có thù lao bằng tiền mặt và tổng thù lao caohơn so vớ i các CFO không phải là thành viên hội đồng quản tr ị. Bedard et al. (2014)tranh luận về tầm quan tr ọng của vị trí CFO trong hội đồng quản tr ị thì cũng tương tự nhưđối vớ i vị trí của CEO trong hội đồng này bở i vì giám đốc tài chính cũng sẽ biểu quyếtnhững quyết sách quan tr ọng bao gồm phê duyệt sự chi tr ả cho giám đốc cũng như tạo rasự phụ  thuộc lẫn nhau. Quan điểm này được đề cậ p phổ biến ở  các tài liệu thù lao của

    CEO, theo đó biểu thị cho quyền lực quản tr ị là khi các CEO làm chủ tịch hội đồng quảntr ị. (theo Bebchuk et al., 2002; Grisein và Hribar, 2004 Adam et al.,2005).

    Từ thảo luận trên, một số nghiên cứu trong tài liệu từ Mỹ cho thấy tiền thưở ng củaCFO có thể đượ c giải thích bở i lý thuyết liên k ết khuyến khích hoặc lý thuyết quyền lựcnhà quản lý. Loyeung và Matolcsy (2015) cung cấ p một bằng chứng ở  Australia ủng hộ cho quan điểm truyền thống theo đó  CFO được thưở ng vì năng lực k ế  toán của mìnhtrong việc đáp ứng đượ c các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tuy nhiên, khác vớ itài liệu về CEO (Gristein và Hribar, 2004; Chalmers et al., 2006; Bugeja et al., 2012) ,không một nghiên cứu nào cung cấ p một kiểm định tr ực tiế p về nhân tố của tiền thưở ng

    CFO có liên quan đến 2 lý thuyết này. Trong bài nghiên cứu, chúng tôi vớ i mục đíchnhằm lấp đầy khoảng tr ống trên bằng việc điều tra nghiên cứu mở  r ộng xét đến sự nỗ lực,k ỹ năng và hiệu quả công việc của CFO, cũng như quyền lực có thể quyết định mức thùlao của họ. Mặc dù chúng tôi thấy r ằng hai lý thuyết này không loại tr ừ  lẫn nhau, mụctiêu của chúng tôi là xác định mức độ mà mỗi lý thuyết có thể giải thích đượ c sự khác

     biệt trong tiền thưởng CFO. Đặc biệt, hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong nghiêncứu này. Trướ c hết, thù lao CFO đượ c tr ả đến mức độ nào thì có thể  liên k ết hiệu quả công việc và nỗ  lực của họ? Thứ  hai, khi được đo lườ ng bằng thù lao, liệu các CFOquyền lực có tham quyền cố vị hơn hay không? Theo như quan điểm truyền thống, thùlao của CFO có tương quan dương vớ i các thước đo của sự nỗ lực và hiệu quả công việc

    của họ. Trong khuôn khổ  nghiên cứu quyền lực nhà quản lý, tồn tại mối tương quan 7 Cũng có bằng chứng về tác động của quyền lực CFO trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, Ge et al. (2011) cho thấy CFO

    kiểu cách đượ c phản ánh nhiều trong sự lựa chọn k ế toán khi mức độ điều chỉnh của CFO là cao.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    9/26

    P a g e  | 7

    dương giữa mức thù lao của CFO vớ i mức độ quyền lực quản tr ị. K ỹ năng và hiệu quả công việc của CFO nên đóng vai trò thứ yếu giải thích cho thù lao CFO.

    3. Phương pháp và cách thứ c thu thập dữ  liệu

    3.1 Phương pháp nghiên cứ u

    Mô hình dưới đây ước lượng để xác định mức thù lao cho CFO phù hợ  p vớ i mộttrong hai quan điểm truyền thống hoặc lý thuyết quyền lực quản lý.

    Biến phụ  thuộc trong phương trình một là khoản thù lao phải tr ả  cho các CFOtrong năm. Thống nhất vớ i các nghiên cứu trước đây, chúng tôi xem xét 5 dạng của thùlao cho CFO: chỉ tiền thưở ng, chỉ riêng tiền lương, tổng thù lao bằng tiền mặt (bao gồmtổng tiền lương, thưở ng và các loại thù lao bằng tiền khác), tổng thù lao không dùng tiềnmặt (tổng các cổ phiếu khen thưở ng hạn chế và quyền chọn mua cổ phiểu đượ c tr ợ  cấ pcho các CFO), và tổng thù lao (tổng của lượ ng thù lao bằng tiền và không bằng tiền). Nếumột số công ty không tr ả tiền thưở ng hoặc không tr ả thù lao bằng phần vốn cổ phần thìcó hai thành phần của thù lao cho CFO có giá tr ị bằng 0 là tiền thưở ng và tổng thù laokhông bằng tiền. Do đó chúng tôi chia thù lao cho CFO thành 2 mẫu con để phân tích hồiquy. Mẫu con đầu tiên được đo bằng thang đo logarit ( mẫu không bao gồm thù lao có giátr ị 0). Hồi quy OLS đượ c chạy cho cả hai mẫu con, và một hồi quy Tobit đượ c chạy để 

     bổ sung cho tậ p mẫu có giá tr ị thù lao bằng 0.

    Có ba bộ biến độc lậ p chính trong hồi quy (1) cũng như có một số biến kiểm soátđối với các đặc tính tài chính của công ty có liên quan đến thù lao cho người điều hành.Tậ p các biến đầu tiên đại diện cho mức độ phức tạ p của công việc của các CFO. Tậ p biếnthứ hai đo lườ ng thành quả hoạt động của cả công ty và của riêng CFO. Tậ p biến thứ bađo lườ ng quyền lực quản lý của CFO.

    Biến đại diện của mức độ phứ c tạp của công việc.

    Cùng với quan điểm liên k ết khuyến khích, các CFO đượ c tr ả  thù lao nhiều hơnkhi họ nỗ lực hơn và cải thiện các kĩ năng trong công việc. Hợ  p lý khi cho r ằng các công

    ty lớn hơn vớ i các hoạt động phức tạp hơn sẽ yêu cầu năng lực của các nhà quản lý caohơn và các nhà quản lý này sẽ nhận đượ c mức thù lao cao hơn. Ví dụ Smith và Watts(1992) đã nhận thấy r ằng các công ty lớn hơn trả cho các giám đốc điều hành nhiều hơnso vớ i các công ty nhỏ do độ phức tạ p và trách nhiệm công việc lớn hơn. Chúng tôi sử dụng quy mô công ty (Firm Size) được đo lườ ng bở i logarit tự  nhiên của tổng tài sảncông ty trong năm trước đó để làm đại diện đầu tiên cho mức độ phức tạ p công việc củaCFO. Một đại diện khác cho độ phức tạ p công việc của CFO là biến Bus.Segment. Biếnnày được đo lườ ng bở i log của số  lượ ng bộ  phận theo lĩnh vực kinh doanh mà doanhnghiệ p hoạt động. Rose và Shepard (1997) nhận thấy các công ty tr ả cho các CFO mộtkhoản thưởng đa dạng như là kết quả của việc trách nhiệm tăng thêm liên quan đến việc

    quản tr ị số lượ ng bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh tăng thêm. Balsam et al (2012) cũngghi lại một mối tương quan dương giữa sự đa dạng các bộ phận và mức tr ả  thù lao choCFO. Khi số lượ ng các bộ phận lĩnh vực kinh doanh tăng thêm thì số lượ ng các nhà quản

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    10/26

    P a g e  | 8

    lý mà CFO phải giao tiếp cũng tăng lên. Quan điểm liên k ết khuyến khích đã đưa ra giả thiết r ằng tất cả các biến đo lường độ phức tạ p công việc của CFO có tương quan dươngvớ i tr ả thù lao cho CFO.

    Đo lườ ng hiệu quả hoạt động

    Chúng tôi cũng đo lườ ng hiệu quả hoạt động ở  mức độ công ty và của riêng CFO bở i vì  phương pháp đo lườ ng tr ực tiế p của sự nỗ  lực này không quan sát đượ c. Nghiêncứu trước đây (Balsam et al., 2012; Bedard et al., 2014) luôn cho thấy lương trả cho CFOlà một hàm số của hiệu quả hoạt động của công ty. Chúng tôi kiểm soát hiệu quả hoạtđộng của công ty bằng cách sử dụng cả các đo lườ ng hiệu quả hoạt động thị  trườ ng vàhiệu quả hoạt động k ế toán. Thước đo hiệu quả hoạt động thị trường đượ c chọn là tỷ suấtsinh lợ i cổ phần thường hàng năm (Stock Returns) và thước đo kế  toán đượ c chọn là tỷ suất sinh lợ i của tổng tài sản (ROA).

    Khi các CFO có trách nhiệm báo cáo các k ết quả tài chính của công ty, chúng tôicũng tính đến các khoản k ế  toán dồn tích có thể  điều chỉnh (bất thườ ng)8 như là một

     phương pháp đo lườ ng hiệu quả của CFO. Nhiều nghiên cứu về chất lượ ng của báo cáotài chính (Francis et al., 2008; Bedard et al., 2014) thườ ng sử dụng k ế toán dồn tích có thể điều chỉnh như là nghịch đảo của thước đo chất lượ ng k ế toán dồn tích. Trong nghiên cứugần đây về các CFO, Bedard et al (2014) cho r ằng các công ty có chất lượ ng k ế toán dồntích càng thấ p (dồn tích bất thườ ng càng cao) thì chất lượ ng của báo cáo tài chính càngthấ p. Một số nghiên cứu cũng chứng minh r ằng các CFO đóng một vai trò tích cực trongviệc kiểm soát dồn tích bất thườ ng. Geiger và North (2006) nhận thấy các khoản k ế toándồn tích có thể điều chỉnh của một công ty đượ c giảm trong giai đoạn bổ nhiệm một CFOmớ i. Dejong và Ling (2013) cho thấy các CFO có ảnh hưở ng lớn đến dồn tích bất thườ nghơn các CEO sau khi kiểm soát các quyết định chính sách công ty. Geiger và North tiế ptục phát hiện các CFO có xu hưởng đẩy dồn tích về 0, điều này cho thấy có càng nhiềulợ i nhuận “chắc chắn” đượ c báo cáo bởi các CFO hơn CEO. Biến đại diện cho chất lượ ngthu nhậ p dựa trên k ế toán dồn tích là giá tr ị tuyệt đối của các khoản k ế toán dồn tích cóthể điều chỉnh theo kì vọng và đượ c tính toán bằng giá tr ị tuyệt đối của chênh lệch giữatổng k ế toán dồn tích và các khoản k ế toán dồn tích9 không thể điều chỉnh ướ c tính dựatrên mô hình Jones đã điều chỉnh đượ c phát triển bở i Dechow et al. (2003)

    Phương pháp liên kết khuyến khích dự báo các công ty có hiệu quả hoạt động tổngthể cao hơn sẽ thưở ng nhiều cho các CFO hơn. Hơn nữa, các CFO sẽ nhận đượ c thù lao

    cao hơn nếu họ đem lại chất lượ ng báo cáo tài chính tốt hơn được đại diện bở i chất lượ ngk ế toán dồn tích tốt hơn hoặc quản lý k ế toán dồn tích thấp hơn. Nói cách khác, giả địnhr ằng tr ả thù lao cho CFO sẽ có tương quan dương vớ i biến Stock returns và ROA nhưnglại có tương quan âm đối với độ  lớ n của các khoản k ế  toán dồn tích có thể điều chỉnhdưới quan điểm truyền thống.

    8 Thườ ng có một sự khác biệt giữa các thành phần không thể điều chỉnh (normal) và có thể điều chỉnh trong các

    khoản k ế toán dồn tích. Trong khi phương pháp kế toán dồn tích không thể điều chỉnh là mức k ỳ vọng của khoản k ế toán dồn tích cho một công ty dựa trên các đặc điểm, chẳng hạn như, loại ngành công nghiệ p hoạt động, quy môcông ty và tăng trưở ng doanh thu, các khoản k ế toán dồn tích có thể điều chỉnh là những thành phần bất ngờ  (không

    k ỳ vọng) và tùy thuộc vào sự đánh giá của giám đốc khi báo cáo lợ i nhuận ròng (Jones, 1991; DeFond và Park,2001).9 Tổng các khoản k ế toán dồn tích đượ c tính bằng chênh lệch giữa Lợ i nhuận Doanh nghiệp trướ c các khoản mục

     bất thườ ng vớ i dòng tiền từ hoạt động được đo lườ ng bằng quy mô tổng tài sản của năm trướ c.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    11/26

    P a g e  | 9

    Đo lườ ng quyền lự c của CFO

    Theo tài liệu về quyền lực của CEO (e.g. Denis et al., 1997; Bebchuk and Fried,2003; Gristein and Hribar, 2004; Adams et al., 2005), (Balsam et al., 2012; Bedard et al.,2014), chúng tôi sử dụng một số biến để đo lườ ng quyền lực quản lý của CFO10. Biến đo

    lườ ng quyền lực đầu tiên của CFO sử dụng khi CFO là thành viên của hội đồng quản tr ị của công ty (CFO Board). Biến đo lườ ng thứ hai là phần trăm cổ phần công ty do CFO sở  hữu (CFO ownership). Biến đo lườ ng thứ ba là số năm kể  từ khi CFO đượ c bổ nhiệm(CFO Tenure). Các CFO có thờ i gian làm việc vớ i công ty càng dài hoặc có tỷ lệ sở  hữuvốn cổ phần càng cao hoặc là một thành viên trong hội đồng quản tr ị đượ c k ỳ vọng sẽ cóảnh hưở ng lớn hơn trong hội đồng quản tr ị. Do đó, họ có khả năng bòn rút tiền thuê thôngqua thù lao.

    Đo lườ ng quyền lực nhà quản lý của CFO thì cần thiết cho việc kiểm soát cho cáccấu trúc khác nhau của hội đồng quản tr ị. Chúng tôi sử dụng số lượ ng nhà quản lý tronghội đồng quản tr ị (Board size) và tỷ lệ nhà quản lý trong hội đồng quản tr ị (Insider Ratio)khi đo lường các đặc trưng quản tr ị  hội đồng. Rosenstein và Wyatt (1990); Yermack(1996) cho r ằng, các hội đồng quản tr ị  càng nhỏ và hội đồng quản tr ị có tỷ  lệ  các nhàquản lý bên ngoài càng cao thì càng hiệu quả và họ có thể hành động để hạn thù lao chogiám đốc điều hành. Do đó, hợ  p lý khi cho r ằng nếu có một số lượ ng lớ n hơn các thànhviên hội đồng quản tr ị và một tỷ lệ ngườ i nội bộ cao thì quyền lực quản tr ị của CFO cànglớn. Theo phương pháp quyền lực nhà quản lý, chúng tôi giả định có một mối tương quandương giữa các biến quyền lực của CFO và mức thù lao cho CFO.

    Các biến kiểm soát

    Phù hợ  p vớ i các nghiên cứu trước đây về thù lao cho giám đốc điều hành, chúngtôi thêm đòn bẩy công ty, cơ hội tăng trưở ng và r ủi ro công ty như các biến kiểm soát tàichính. Đòn bẩy công ty đượ c tính toán bằng tổng nợ  chia giá tr ị  thị  trườ ng của vốn cổ 

     phần. Cơ hội tăng trưở ng của công ty được đo lườ ng bằng tỷ số giá tr ị thị trườ ng trên giátr ị sổ sách của vốn cổ phần (M/B ratio), và được lượ c bớ t giá tr ị ở  phân vị thứ 1 và thứ 99để  kiểm soát các giá tr ị  ngoại lai trong dữ  liệu. Balsam et al. (2012) và Bedard et al.(2014) thấy r ằng thù lao cho CFO là cao hơn đối với các công ty có các cơ hội tăngtrưởng/ đầu tư cao. Để kiểm soát r ủi ro của công ty, chúng tôi sử dụng độ lệch chuẩn củatỷ suất sinh lợ i của tổng tài sản (Std dev (ROA)) và độ lệch chuẩn của doanh thu chia chotổng tài sản (Std dev (Sales/TA)), cả hai tiêu chuẩn này đều được đo lường trong 5 năm

    trướ c. Bedard et al (2014) tìm thấy một mối tương quan dương giữa r ủi ro công ty và thùlao cho CFO.

    Chúng tôi cũng kiểm soát ảnh hưở ng cố định của thờ i gian và ngành công nghiệ p bở i vì có sự khác biệt trong thù lao cho CFO giữa các ngành công nghiệ p11 và qua thờ igian. Ví dụ, Murphy (2013) cho r ằng các giám đốc điều hành tại các công ty điện thuđượ c thù lao ít hơn đáng kể so vớ i các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác như dịch vụ tài chính. Agarwal (1981) cũng cho rằng các nhà quản lý có thể đòi hỏi mức thù lao cao

    10 Chúng tôi thừa nhận r ằng các thước đo của quyền lực nhà quản lý của CEO / CFO đượ c phát triển thông qua sự lựa chọn có thể là nội bộ tiềm năng với đặc điểm khác nhau của từng công ty. 11

     Các công ty đều đượ c sắ p xế p theo 2 chữ số mã ngành của Hệ thống phân loại ngành công nghiệ p toàn cầu(GICS) của họ.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    12/26

    P a g e  | 10

    hơn trong một số  ngành công nghiệp đang khan hiếm các nhà quản tr ị có năng lực vàtrong các chu kì thị trườ ng khác nhau.

    3.2 Cấu trúc mẫu

    Mẫu đượ c xây dựng dựa trên số liệu từ Top 500 doanh nghiệ p vốn hóa thị trườ ngđượ c niêm yết ở  sở  giao dịch chứng khoán Australia (ASX). Giai đoạn nghiên cứu là từ 2006 đến 2010. Dữ  liệu về  thù lao cho CFO, các đặc trưng của CFO và quản tr ị doanhnghiệ p của mỗi công ty đượ c lấy từ dữ liệu S&P Capital IQ. Thông tin đượ c lấy từ báocáo hàng năm của doanh nghiệ p khi thông tin từ dữ liệu S&P Capital IQ không có sẵn.Dữ liệu k ế toán và dữ liệu tài chính của công ty đượ c lấy từ dữ liệu Aspect FinAnalysisvà chúng tôi cũng tránh việc sử dụng mẫu các công ty có sự  thay đổi CFO trong bất kìnăm nào. Mẫu chúng tôi sử dụng bao gồm 563 quan sát công ty-năm. Bảng 1 tóm tắt địnhnghĩa các biến đượ c sử dụng trong nghiên cứu cùng vớ i nguồn dữ liệu.

    Bảng 1 : Định nghĩa các biếnBiến Định nghĩa  Nguồn dữ liệuThù lao cho CFO

    Salary Tổng lương và tiền thưở ngkhi về hưu của CFO trongnăm 

    Capital IQ

    Bonus Tổng thưở ng cho CFOtrong năm 

    Capital IQ

    Total cash comp Tổng lương, thưở ng và cácthù lao bằng tiền đượ c tr ả 

    cho CFO

    Capital IQ

    Total non-cash comp Tổng giá tr ị  chứng khoánkhen thưở ng hạn chế  vàquyền chọn mua cổ  phiếuđược thưởng cho CFO nhưmột phần của gói thù lao

    Capital IQ

    Total comp Tổng thù lao cho CFO,đượ c tính bằng tổng thùlao bằng tiền và không

     bằng tiền

    Capital IQ

    Các đặc trưng tài chínhFirm size Giá tr ị sổ sách của tổng tàisản trong năm trướ c

    FinAnalysis

    Bus.segment Số lượ ng bộ phận theo lĩnhvực kinh doanh của côngty

    FinAnalysis & Capital IQ

    ROA Lợ i nhuận trướ c thuế  chiatổng tài sản

    FinAnalysis

    Stock returns Tỷ suất sinh lợi không điềuchỉnh của cổ  phiếu trong

    năm, đượ c tính bằng giá cổ  phiếu trong năm chia chogiá cổ  phiếu năm trướ c,

    FinAnalysis

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    13/26

    P a g e  | 11

    đượ c biểu diễn qua logarittự nhiên

    Discret. accruals Giá tr ị tuyệt đối của chênhlệch giữa tổng k ế  toán dồntích (đo lườ ng bằng chênh

    lệch giữa lợ i nhuận công tyvà dòng tiền hoạt độngkinh doanh đượ c tính bằngtổng tài sản năm trướ c) và

     biến k ế  toán dồn tíchkhông thể điều chỉnh đượ ctính dựa trên mô hìnhJones đã điều chỉnh doDechow et al. (2013) pháttriển

    FinAnalysis

    Leverage Tổng nợ  chia cho giá tr ị thị trườ ng của vốn cổ phần

    FinAnalysis

    M/B ratio Giá tr ị  thị  trườ ng chia chogiá tr ị  sổ  sách của vốn cổ 

     phần.

    FinAnalysis

    Std dev(ROA) Độ  lệch chuẩn của ROAtrong 5 năm trướ c

    FinAnalysis

    Std dev (Sales/TA) Độ  lệch chuẩn của tỷ  số doanh thu chia tổng tài sảntrong vòng 5 năm trướ c

    FinAnalysis

    Các đặc điểm của CFO và quản tr ị CFO ownership Phần trăm vốn cổ  phần do

    CFO sở  hữuCapital IQ database,

     boardroom database andCompany annual reportsCFO Board Một biến nhị phân đượ c

    mã hóa bằng 1 nếu CFO làthành viên hội đồng quảntr ị và bằng 0 nếu ngượ c lại

    CFO tenure Số  năm mà CFO đượ c bổ nhiệm

    Board size Số  lượng giám đốc tronghội đồng quản tr ị 

    Insider ratio Phần trăm số  lượ ng cácnhà quản lý trong hội đồngquản tr ị.

    3.3 Thống kê mô tả 

    Bảng 2 trình bày dữ liệu mô tả vớ i thù lao cho CFO trong hình A, dữ liệu tài chínhcông ty trong hình B, k ết cấu ban quản tr ị và các thông tin giám đốc tài chính trong Bảng

    C. Như có thể thấy từ hình A của bảng 2, CFO tại Australia nhận đượ c tổng thù lao trung bình hàng năm là $ 1,16 triệu trong các năm 2006-2010. Mức thù lao đượ c tr ả cho mộtCFO là khoảng 60% thu nhậ p một CEO kiếm đượ c. Chalmers et al. (2006), trong một

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    14/26

    P a g e  | 12

    nghiên cứu của 200 doanh nghiệ p lớ n của Australia trong giai đoạn 1999-2002, thấy r ằngtổng thù lao trung bình tr ả cho một CEO là 1.890.000 $. Thu nhậ p CEO gấp đôi so vớ icác CFO tương tự, đượ c báo cáo trong các cuộc khảo sát thu nhậ p của Capital 2012 đượ ccông bố trong Tạ p chí Australian Financial Review12. Theo khảo sát này tiết lộ r ằng 10CEO đượ c tr ả  lương cao nhất nhận đượ c khoảng 8,8 triệu $ trong năm tài chính 2011-

    2012 so vớ i 4.39 $ triệu cho 10 CFO đượ c tr ả lương cao nhất. Mặc dù các CFO đượ c tr ả ít hơn đáng kể các CEO được đo lườ ng bằng tổng số tiền thù lao,nhưng họ đều nhận đượ cmức tiền thưởng tương tự. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy r ằng tiền thưở ng trung bình tr ả cho các CFO là $ 281,000 trong khi số tiền này cho các CEO là $ 299,000 (Chalmers etal., 2006). CFO tại Australia nhận đượ c khoảng 78% tổng số tiền thù lao bằng tiền mặt,còn lại 22% không dùng tiền mặt. Điều này cũng tương tự như cấu trúc thù lao tr ả chocác CEO tại Australia có thù lao hướ ng nhiều đến phần bằng tiền mặt (Chalmers et al,2006;. Bugeja et al, 2012). Hình B của Bảng 2 mô tả  các đặc điểm tài chính của cácdoanh nghiệ p trong mẫu của chúng tôi. Quy mô trung bình của một doanh nghiệ p trongmẫu là 21 tỷ $ còn trung vị  là 662.000.000 $. Con số  trung vị nhỏ hơn và độ  lệch tiêu

    chuẩn cao là dấu hiệu r ằng sự phân bố trên quy mô doanh nghiệ p bị chệch cao. Số lượ ng bộ phận trung bình theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệ p trong mẫu của chúng tôilà bốn và đòn bẩy tài chính trung bình (tỷ lệ nợ  trên vốn chủ sở  hữu) là 1,04 và tỷ lệ M /B là 3,44. ROA trung vị  cho mẫu các công ty là 6,62% và TSSL cổ  phiếu trung vị  là8.89%. Hơn 50% doanh nghiệ p không có các khoản k ế  toán dồn tích bằng 0 vớ i giá tr ị tuyệt đối của các khoản k ế toán dồn tích điều chỉnh theo k ỳ vọng là 0,07. Độ lệch chuẩntrung bình của ROA trong 5 năm cuối cùng của doanh nghiệ p trong mẫu là 11,42%, trongkhi độ lệch chuẩn của doanh thu trên tổng tài sản là 21,74%.

    Trong hình C của bảng 2, nhìn thấy r ằng nhiệm k ỳ  trung bình của các CFO tại

    Australia là 5,22 năm (trung vị  4,08). Rõ ràng là các CFO tại Australia có nhiệm k ỳ tương tự  so với các đồng nghiệ p ở   Mỹ. Theo Indjejikian và Matejka (2009) báo cáonhiệm k ỳ trung bình (trung vị) của CFO tại Mỹ là 5,91 năm (4 năm) cho các công ty niêmyết công khai. Tuy nhiên, dữ liệu của chúng tôi cho thấy một tỷ lệ các CFO có vị trí trênHĐQT công ty cao hơn nhiều so vớ i những gì đượ c báo cáo tại thị trườ ng Mỹ. Có khoảng43% các công ty Australia đượ c niêm yết có CFO là một thành viên của HĐQT. Ngượ clại, tỷ lệ này đối vớ i các công ty Mỹ chỉ là 8,6% trong giai đoạn 2004-2007 (Bedard et al.,2014) hoặc 15,1% trong khoảng 1993-2006 (Balsam et al., 2012). Các CFO tại Australiatrung bình giữ 0,19% cổ phần của công ty, một mức độ sở  hữu cổ phần thấp hơn so vớ icác CEO - nắm giữ 4,48% (Bugeja et al., 2012). Quy mô trung bình HĐQT các công ty

    tại Australia là 8 với đa số thành viên hội đồng quản tr ị (60%) không là những nhà quảnlý.

    12 “Top CFOs' pay rises 10pc” by S. Durummond and E. Tadros, Australian Financial Review newspaper, 10 December 2012 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    15/26

    P a g e  | 13

    Bảng 2: Thống kê mô tả 

    Bảng 2 trình bày thống kê mô tả của 563 quan sát công ty-năm (hoặc 281 công ty đơn nhất trong tậ p mẫutừ năm 2006 –  2010. Thù lao của CFO đượ c thể hiện riêng biệt qua các biến Bonus, Salary, Total cash compensation,Total non-cash compensation và Total compensation. Firm size là giá tr ị sổ sách của tổng tài sản năm trước đó, đượ cxử lý qua hàm logarit tự nhiên. Bus. Segments là số lượ ng bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh của công ty, đượ c xử lýqua hàm log. Leverage là đòn bẩy tài chính của công ty, đượ c tính toán bằng tổng nợ  chia giá tr ị thị trườ ng của vốncổ phần. M/B ratio là giá tr ị thị trườ ng chia giá tr ị sổ sách của vốn cổ phần. ROA là tỷ suất sinh lợ i của tài sản, đượ cđo lườ ng bằng lợ i nhuận trướ c thuế chia tổng tài sản. Stock Returns là tỷ suất sinh lợi chưa điều chỉnh của cố phiếu

    trong năm, đượ c tính toán bằng giá của cổ phiếu năm hiện tại chia cho giá cổ phiểu năm trước đó và đượ c xử  lý bằng hàm logarit tự nhiên. Discret. Accruals là giá tr ị tuyệt đối của các khoản k ế toán dồn tích điều chỉnh theo k ỳ vọng đượ c tính toán dựa trên mô hình Jones (1991) đã chỉnh sửa đượ c phát triển bở i Dechow et al. (2003). Std dev(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA trong vòng 5 năm trước. Std dev (Sales/TA) là độ lệch chuẩn của tỷ số doanh thuchia tổng tài sản. CFO ownership là phần trăm vốn cổ phần của công ty do CFO sở  hữu. CFO Board là biến nhị 

     phân. CFO Board nhận giá tr ị là 1 nếu CFO là thành viên của hội đồng quản tr ị của công ty và nhận giá tr ị 0 nếuCFO không là thành viên của hội đồng quản tr ị. CFO Tenure là số năm kể từ khi CFO đượ c bổ nhiệm, đượ c xử lýqua hàm logarit tự nhiên. Board Size là số giám đốc trong hội đồng quản tr ị. Insider Ratio là phần trăm các giám đốcđiều hành trong hội đồng quản tr ị.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    16/26

    P a g e  | 14

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    17/26

    P a g e  | 15

    Bảng 3 trình bày k ết quả hồi quy mức thù lao cho CFO được đo lườ ng bằng giá tr ị đồng đô ($’000), mứcthù lao cho CFO đượ c chia thành các loại: Bonus, Salary, Total cash compensation, Total non-cash compensation vàTotal compensation. Mẫu gồm 563 quan sát từ năm 2006 đến năm 2010. Firm size là giá trị sổ sách của tổng tài sảnnăm trước đó, đượ c thể hiện qua hàm logarit tự nhiên. Bus. Segments là số lượ ng bộ phận theo lĩnh vực kinh doanhcủa công ty, đượ c xử lý qua hàm log. Leverage là đòn bẩy tài chính của công ty, đượ c tính toán bằng tổng nợ  chiagiá tr ị thị trườ ng của vốn cổ phần. M/B ratio là giá tr ị thị trườ ng chia giá tr ị sổ sách của vốn cổ phần. ROA là tỷ suấtsinh lợ i của tài sản, được đo lườ ng bằng lợ i nhuận trướ c thuế chia tổng tài sản. Stock Returns là tỷ suất sinh lợi chưađiều chỉnh của cố phiếu trong năm, đượ c tính toán bằng giá của cổ phiếu năm hiện tại chia cho giá cổ phiểu nămtrước đó và đượ c xử lý bằng hàm logarit tự nhiên. Discret. Accruals là giá tr ị tuyệt đối của các khoản k ế toán dồntích điều chỉnh theo k ỳ vọng đượ c tính toán dựa trên mô hình Jones (1991) đã chỉnh sửa đượ c phát triển bở i Dechowet al. (2003). Std dev (ROA) là độ lệch chuẩn của ROA trong vòng 5 năm trướ c. Std dev (Sales/TA) là độ lệch cuẩncủa tỷ số doanh thu chia tổng tài sản. CFO ownership là phần trăm vốn cổ phần của công ty do CFO sở  hữu. CFOBoard là biến nhị phân. CFO Board nhận giá tr ị là 1 nếu CFO là thành viên của hội đồng quản tr ị của công ty vànhận giá tr ị 0 nếu CFO không là thành viên của hội đồng quản tr ị. CFO Tenure là số năm kể từ khi CFO đượ c bổ nhiệm, đượ c xử lý qua hàm logarit tự nhiên. Board Size là số giám đốc trong hội đồng quản tr ị. Insider Ratio là phầntrăm các giám đốc điều hành trong hội đồng quản tr ị. Mỗi hồi quy sử dụng kiểm định White heteroskedasticity để kiểm định phương sai thay đổi. Mỗi hồi quy cũng đã bao gồm cả những ảnh hưở ng cố định của riêng ngành côngnghiệ p và của thời gian để kiểm soát sự khác nhau mang tính hệ thống của thù lao giữa các ngành công nghiệ p vàtheo thờ i gian. Các số trong dấu ngoặc là thống kê t. Các số được in đậm chỉ mức ý nghĩa thống kê là 10% hoặc hơn.Các dấu *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa lần lượ t là 10%, 5%, 1%.

    4. Thù lao cho CFO - phân tích thự c nghiệm

    Trong phần này chúng tôi điều tra mức độ mà các lý thuyết liên kết khuyến khích và  lý thuyết quyền lực nhà quản lý giải thích mức thù lao cho CFO . Bảng 3 trình bày cáckết quả hồi quy cho các kiểu khác nhau của thù lao cho CFO khi dữ liệu thù lao được thểhiện bằng giá trị đồng USD. Trong hình A của Bảng 3, chúng tôi hiển thị các kết quảOLS của nhóm đầu tiên (Salary, Total cash comp, và Total comp). Đối với nhóm thứ hai(Bonus và Total non –  cash comp) được mô tả trong hình B, kết quả của cả hồi quy OLSvà hồi quy Tobit đều được trình bày vì nhóm này có chứa một số quan sát không có giátrị. 

     Nhìn chung, các kết quả trong Bảng 3 cũng tương tự với  tất cả các  kiểu  thù lao.

    Trong cả hai hình của Bảng 3, hệ số của biến Firm Size là dương với tất cả các thành phần của thù lao, ngụ ý rằng các công ty lớn hơn có xu hướng trả thù lao cao hơn choCFO của họ. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu ở Mỹ gần đây về thù lao

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    18/26

    P a g e  | 16

    CFO (Indjejikian và Matejka, 2009;. Bedard et al, 2014) các công ty lớn hơn yêu cầuCFO chất lượng cao hơn và sẵn sàng trả cho chất lượng như vậy. Tương tự như Balsam al.(2012), biến Bus.segment có tương quan dương với hai loại thù lao, là Bonus và Totalcash comp. Kết quả này sẽ chỉ ra rằng sự phức tạp kinh doanh, được đo bằng số lượng các bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh, ảnh hưởng đến các thành phần của tiền thù lao

     bằng tiền mặt. Kết quả của chúng tôi cho thấy có bằng chứng hỗ trợ cho quan điểmtruyền thống rằng thù lao cho CFO được liên kết với mức độ phức tạp của công việc. 

     Như đã đề cập trước đó trong phần 3.1, thiết kế các gói thù lao cho giám đốc điềuhành để liên kết những khuyến khích với lợi ích của cổ đông đòi hỏi các thước đo có thể thấy được khả năng sinh  lợi của doanh nghiệp. Trong  phân tích của hai chỉ số đại diệncho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA và Stock Returns), chỉ có biến StockReturns được tìm thấy là tương quan dương với các thành phần thù lao cho CFO, ngoạitrừ trường hợp của Salary, được tìm thấy không có ý nghĩa thống kê13. Phát hiện của

    chúng tôi về một mối liên hệ cùng chiều giữa thù lao CFO và đo lường hiệu suất cổ phiếucũng giống như trong một số nghiên cứu của Mỹ (Balsamet al, 2012; Hoitash et al, 2012;.Bedard et al, 2014), phát hiện này cũng phù hợp với nghiên cứu  thực nghiệm quốc tế vềthù lao cho CEO (ví dụ, Core et al, 1999;. Kato et al, 2007. Unite et al, 2008. Bugeja etal., 2012) rằng thù lao cho các giám đốc điều hành được liên kết với hiệu quả hoạt độngcủa thị trường chứng khoán doanh nghiệp. Đối với thước đo đo lường hiệu quả riêng của CFO, biến Discrect Accruals, chúng tôi không tìm thấy mối  liên hệ giữa hiệu quả côngviệc với sự chi trả bởi vì hệ số của biến này là không có ý nghĩa thống kê trên tất cả cácloại thù lao của CFO. Điều này cho thấy rằng thù lao CFO ở Australia không liên quan

    đến các thước đo vê hiệu quả của chất lượng các khoản kế toán dồn tích, đặc biệt đượcquy riêng cho các CFO. Tóm lại, chúng ta tìm thấy các bằng chứng cho quan  điểm truyềnthống khi hiệu quả được đo lường theo mức độ doanh nghiệp. Còn k hi hiệu suất được đoở cấp độ riêng của CFO, các quan điểm truyền thống không được ủng hộ.

    Phù hợp với những  tiên đoán của thuyết  bòn rút tiền thuê, bốn trong số năm biếnquyền quản lý (CFO Board, CFO Ownership , CFO Tenure và Board Size) được  pháthiện có tương quan dương có ý nghĩa với  thù lao CFO. Insider Ratio là biến quyền lực

    nhà quản lý duy nhất không có ý nghĩa. Việc thiếu ý nghĩa giữa các biến Insdier Ratio vàthù lao cho CFO cũng giống như trong một số nghiên cứu trước về thù lao CFO (Core etal , 1999; . Gristein và Hribar , 2004; Chalmers et al , 2006; . Bugeja et al , 2012 . Guthrie

    et al . , 2012)

    13 Trong phân tích hồi quy chúng ta, biến hiệu quả hoạt động của công ty ROAt là không có ý nghĩa trong tất cả các

    thông số. Chúng tôi thay thế ROAt bở i biến có độ tr ễ ROAt1 để kiểm tra xem liệu tr ả chậm tiền thưở ng làm suy

    giảm sự liên k ết giữa lương và hiệu quả cùng thời điểm hay không. K ết quả cũng tương tự như báo cáo trong Bảng3; ROAt1 vẫn không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi cũng sử dụng biến hiệu quả có độ tr ễ  tại thời điểm t - 1, tronghồi quy và k ết quả là vững.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    19/26

    P a g e  | 17

    Trong số bốn biến đại diện cho quyền lực nhà quản lý, biến CFO Board có ảnhhưở ng quan tr ọng nhất trên chi tr ả thù lao của CFO Australia14. Thật vậy, ngoại tr ừ thành

     phần Bonus, biến CFO Board đượ c tìm thấy có mối tương quan dương có ý nghĩa trongtất cả các loại thù lao. Điều này chỉ ra r ằng các CFO ngườ i có vị trí trong hội đồng quảntr ị nhận đượ c thù lao cao hơn so vớ i các CFO không là thành viên. Mức ý nghĩa của biến

    CFO Board cũng đượ c báo cáo trong nghiên cứu ở  Mỹ gần đây về thù lao CFO (Balsametal., năm 2012; Bedard et al., 2014). Để hiểu thêm về  biến CFO Board, chúng tôi chiamẫu gốc thành hai mẫu con: đầu tiên gồm 242 quan sát trong đó CFO là một thành viêncủa hội đồng quản tr ị, trong khi mẫu thứ hai gồm 321 quan sát trong đó các CFO khônglà thành viên. Bảng 4 trình bày thống kê mô tả cho mỗi thành phần thù lao của hai mẫucon là để kiểm tra sự khác biệt trong trung bình số và trung vị của những mẫu con này.Suy luận từ Bảng 4 là những CFO có vị trí trong hội đồng quản tr ị kiếm đượ c thu nhậ pnhiều hơn đáng kể  so vớ i các CFO khác trong tất cả  các loại thù lao. Ví dụ, các CFOnguờ i có một vị trí trong hội đồng quản tr ị thì có mức thưở ng trung bình trong tổng số thùlao là 1,4 triệu $. Con số này là khoảng $ 969,000 cho các CFO ngườ i không là thành

    viên trong hội đồng quản tr ị15

    . Một phân tích bổ sung cho thấy sự khác biệt trong việc tr ả thù lao của doanh nghiệ p trong hai mẫu con không bị  ảnh hưở ng bở i quy mô doanhnghiệ p vì các doanh nghiệ p trong các mẫu con tương tự nhau về kích thước, được đo bở igiá tr ị tài sản theo sổ sách của công ty trong năm trướ c. Các thống kê kiểm định cho sự khác nhau giữa trung bình và trung vị của giá tr ị tài sản theo sổ sách của doanh nghiệ pkhông có ý nghĩa thống kê ở  các mức thông thườ ng.

    Tương tự như những phát hiện về biến CFO Board, hệ số của CFO Ownership, CFOTenure và biến Board Size (xem Bảng 3) đều dương và có ý nghĩa thống kê, hỗ tr ợ  các

    dự báo của phương pháp quyền lực nhà quản lý. Finkelstein và Hambrick (1989) lậ p luậnr ằng quyền sở   hữu chứng khoán cho CEO nhiều hơn cho phép các CEO có khả  năng kiểm soát nhiều hơn mức chi cho họ và làm tăng khả năng tham quyền cố vị. Chúng tôicũng thấy r ằng CFO vớ i mức sở  hữu cổ phần công ty càng cao thì càng được thưở ngnhiều hơn, ngoại tr ừ  tiền thưở ng. Ngoài ra, Hermalin và Weisbach (1998) và Ryan andWiggins (2004) thấy r ằng các CEO tr ở  nên tham quyền cố vị hơn và đạt đượ c quyền lựcquản lý cao hơn trong HĐQT khi nhiệm k ỳ của họ tăng lên. Kết quả cho thấy r ằng CFOcầm quyền càng lâu, thì càng có quyền lực và càng tham quyền cố vị hơn dẫn đến thù laocao hơn trong Bonus và Total cash - comp. Điều này phù hợ  p vớ i phát hiện là có một mốitương quan dương  giữa CFO tenure và CFO Bonus bở i Indjejikian và Matejka (2009).

    Phát hiện của chúng tôi trên biến Board Size tương quan dương có ý nghĩa vớ i ba loại thùlao CFO: Salary, Total non - cash comp và total comp, phù hợ  p vớ i các nghiên cứu trướ cđây về  thù lao CFO (Yermack, 1996; Core et al, 1999; Bugeja et al, 2012). Nói chung,HĐQT càng nhỏ  thì càng hiệu quả hơn và sự khó khăn trong việc giám sát sẽ  tăng lêncùng quy mô HĐQT. 

    14  Như đã trình bày trong Bảng 3, tr ừ trườ ng hợ  p thành phần bonus,các ước lượ ng của của biến CFO Board là cao

    nhất trong số các biến đại diện cho quyền lực nhà quản lý, dao động trong khoảng114,16-323,59 và tương ứng vớ it-statistics là 1,97-7,05.15

     Để ngắn gọn, các phân tích về sự khác biệt trong quy mô công ty giữa hai mẫu con không đượ c báo cáo. K ết quả đượ c cung cấ p dựa theo yêu cầu. 

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    20/26

    P a g e  | 18

    Trong  phần tổng quan đã có một số giải thích của ba đại diện cho quyền lực nhàquản lý (CFO Board, CFO Tenure, CFO Ownership). Chúng có thể được sử dụng như là

    những thước đo cho một trong hai quan điểm truyền thống hay lý thuyết bòn rút tiền thuê.Ví dụ, nếu một CFO có một vị trí trong hội đồng quản trị, họ có thể bỏ phiếu trong nhiềuvấn đề quan trọng như lương giám đốc và bổ nhiệm giám đốc. Điều này tạo ra phụ thuộclẫn nhau và tương tự sự phụ thuộc lẫn nhau được tạo ra khi CEO chủ trì cuộc họp hộiđồng quản trị (Bedard et al., 2014). Ngoài ra, do có một vị trong HĐQT, các CFO có thểchia sẻ các thông tin tài chính liên quan đến các thành viên quản trị khác và điều này cókhả năng giúp đỡ hội đồng trong vai trò cố vấn của mình (Adams và Ferreira, 2007).Tương tự như vậy, khi nhiệm kỳ của một giám đốc tài chính tăng , họ có khả năng để trở  

    tham quyền cố vị hơn và sẽ có quyền lực quản lý nhiều hơn trong HĐQT (Hermalin vàWeisbach, 1998; Ryan và Wiggins, 2004). Mặt khác, khi các giám đốc tài chính tại vịtrong công ty càng lâu, hội đồng quản trị có một cơ hội lớn hơn để đánh giá sự đóng gópcủa các giám đốc tài chính về sự tăng thêm trong giá trị và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng công ty. Trong việc giải thích mức sở hữu vốn cổ phần, quyền sở hữu cổ phần tăngthêm có thể cung cấp cho các nhà quản lý nhiều quyền kiểm soát hơn trong các khoản chi trả của họ và do đó làm tăng   khả năng tham quyền cố vị (Morck et al, 1988;.Finkelstein và Hambrick, 1989). Ngoài ra, việc các giám đốc điều hành nắm giữ cổ phầnở mức tối ưu có thể giảm chi phí đại diện   phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm

    soát (Jensen và Meckling, 1976). Do đó, tồn tại một mối tương quan dương  giữa thù laocho CFO và ba thước đo  quyền lực quản lý được kỳ vong theo cả lý thuyết   liên kếtkhuyến khích và  lý thuyết  bòn rút tiền thuê. Phổ  biến trong các tài liệu về  CEOcompensation, CEO tenure, CEO Ownership và CEO duality được sử dụng như các đạidiện cho mức tham quyền cố vị của CEO (ví dụ Gristein và Hribar, 2004;. Adams et al,2005;. Bugeja et al, 2012) và điều này đã được dùng trong phương pháp tiếp cận trongnghiên cứu của chúng tôi. 

    Đối vớ i các biến kiểm soát,  Đòn bẩ  y doanh nghiệ p  (Leverage) đượ c nhận diện cótương quan âm đến Salary, Total cash comp. Một cách giải thích có thể là mức độ giámsát của các trái chủ, đó là, trái chủ có khả năng giám sát các công ty có đòn bẩy cao r ất

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    21/26

    P a g e  | 19

    chặt chẽ. Do đó, đối vớ i các công ty có vay nợ  cao, ít có khả năng để cung cấ p các góithù lao quá mức. Phát hiện này phù hợ  p vớ i một ngườ i cho vay có một k ỳ vọng là đòn

     bẩy công ty càng cao thì thù lao của CFO càng thấ p. Vớ i biến M/B ratio, k ết quả  củachúng tôi cho thấy một mối tương quan dương cao vớ i tất cả các thành phần của thù lao,nó chỉ ra r ằng các công ty tăng trưởng cao có xu hướ ng tr ả thù lao cao hơn cho CFO của

    họ. Phát hiện này là phù hợ  p với trướ c nghiên cứu của thù lao cho CFO tại Hoa K ỳ (.Balsam et al, 2012; Bedard et al, 2014.). Đối vớ i các đặc tính r ủi ro công ty, có mộttương quan dương giữa Std dev (ROA) và vớ i thù lao CFO. Mối quan hệ này có ý nghĩacho cả thành phần của Total cash comp. và Total comp. và hàm ý r ằng các công ty r ủi rohơn có nhiều khả năng cung cấ p phần thưởng cao hơn cho các CFO, ngoại tr ừ  thù laokhông dùng tiền mặt.

    Để hiểu rõ thêm về ý nghĩa kinh tế của các k ết quả hồi quy, chúng tôi kiểm tra độ lớ n các hệ số có ý nghĩa thống kê của các biến đại diện cho phương pháp liên kết khuyếnkhích và phương pháp biến số quản lý. Như có thể thấy từ hình A của Bảng 3, một sự gia

    tăng 1.000.000 $ trong giá trị sổ sách tài sản của công ty làm tăng tổng thù lao cho CFOlên 4.820.000 $. Tương tự như vậy, 1% gia tăng TSSL cổ phần công ty có liên quan vớ imột mức tăng 221.200 $ trong tổng chi tr ả CFO. Ngoài ra, nếu một giám đốc tài chính cómột vị trí trên hội đồng quản tr ị công ty thì sẽ nhận đượ c trung bình $ 323,590 nhiều hơntrong tổng tiền thưở ng của một giám đốc tài chính không có vị trí này. Hơn nữa, tăng 1%trong quyền sở   hữu cổ  phần CFO đóng góp thêm một khoản tiền của $ 135,970 trongtổng thù lao của CFO. Cuối cùng, nếu kích thướ c của hội đồng quản tr ị công ty của giámđốc được tăng lên thêm một thành viên, thì tổng số lương của giám đốc tài chính sẽ tăng$ 100,180.

     Nhìn chung, k ết quả của chúng tôi chỉ ra r ằng các yếu tố có ý nghĩa về mặt kinh tế quan tr ọng nhất trong việc xác định thù lao cho CFO tại Australia là các thước đo đolường độ  phức tạ p công việc, hiệu quả  hoạt động thị  trườ ng của cổ  phiếu công ty vàquyền lực nhà quản lý. Những phát hiện này phù hợ  p vớ i cả hai phương pháp liên kếtkhuyến khích và phương pháp bòn rút tiền thuê ( rent extraction approach). Tuy nhiên,việc không có ý nghĩa của thước đo hiệu quả riêng của CFO (ví dụ: biến trích k ế toán dồntích có thể điều chỉnh - Discret. Accruals variable) không ủng hộ cho phương pháp liênk ết khuyến khích.

    Các phân tích đượ c trình bày trong bảng 3 có chứa một số biến bị lệch phải ( tất cả các biến CFO Compensation và CFO Ownership) (xem thống kê trong Bảng 2). Để giảmthiểu những vấn đề này chúng tôi tiến hành kiểm định bổ sung và biến đổi các biến này

     bằng cách sử dụng thang đo logarit. Bảng 5 trình bày các k ết quả phân tích của các biếnđã đượ c chuyển đổi. K ết quả ở  bảng 5 cũng tương tự như trong bảng 3, nhưng vớ i một

     phát hiện có ý nghĩa hơn đối vớ i biến CFO Board. Tồn tại mối quan hệ dương có ý nghĩathống kê giữa thù lao của CFO và biến CFO board trên tất cả các loại thù lao cho CFO,điều này ủng hộ lý thuyết bòn rút tiền thuê. Tuy nhiên, biến k ế toán dồn tích có thể điềuchỉnh đưa ra bằng chứng trái ngượ c với phương pháp liên kết khuyến khích vì tồn tại mốitương quan dương có ý nghĩa dướ i loại tổng thù lao không dùng tiền mặt (Total non-cashcomp). Điều này ngụ ý r ằng các CFO vớ i chất lượ ng báo cáo công ty thấp hơn sẽ đượ cthưở ng nhiều hơn dướ i dạng cổ phiếu và các quyền chọn. Phát hiện này cũng tương tự như những gì đượ c tìm thấy bở i Chalmers et al. (2006) , các CEO Australia có thể bòn rúttiền thuê thông qua phần thưở ng các quyền chọn. Đối vớ i các biến kiểm soát kinh tế,

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    22/26

    P a g e  | 20

    M/B Ratio là thước đo dương có ý nghĩa duy nhất đố i vớ i thành phần tổng thù lao khôngdùng tiền mặt. Phát hiện này có thể cho thấy r ằng các công ty có cơ hội tăng trưở ng caocó ít tính thanh khoản tương đối so với các công ty cơ hội tăng trưở ng thấ p và có chiềuhướ ng sử dụng cổ phiếu để thưở ng cho các CFO của họ.

    Có thể hiểu r ằng quản tr ị các khoản k ế toán dồn tích là một trong những công cụ điều chỉnh quan tr ọng nhất có sẵn cho các nhà quản lý tạm thời tăng hoặc giảm thu nhậ pđượ c báo cáo của công ty. Nghiên cứu gần đây đã chỉ  ra r ằng ảnh hưở ng của CFO về quản lý thu nhậ p của công ty có thể mạnh hơn so vớ i các CEO. Jiang et al. (2010) thấyr ằng độ lớ n của các khoản k ế toán dồn tích là nhiều hơn đáng kể tăng trong ưu đãi vốn cổ 

     phần của CFO hơn là trong ưu đãi vốn cổ phần của CEO. Chia sẻ quan điểm này, Chavavà Purnanandam (2010) lậ p luận r ằng mức ưa thích rủi ro của CFO, chứ không phải CEO,mớ i ảnh hưởng đến các quyết định k ế toán dồn tích của doanh nghiệ p theo những cáchquan tr ọng. Liên quan đến điều này, Dejong và Ling (2013) chứng minh các CFO có ảnhhưở ng lớn hơn lên các khoản k ế toán dồn tích bất thườ ng so vớ i các CEO sau khi kiểm

    soát các quyết định chính sách của công ty. Vì vậy điều này liên quan đến các khoản k ế toán dồn tích có thê điều chỉnh, đại diện cho hiệu quả riêng của CFO và sử dụng liên k ếtgiữa thù lao của CFO và các k ế toán dồn tích bất thườ ng trong việc đánh giá giá tr ị củaquan điểm liên k ết khuyến khích.

    Các thông tin và k ết quả trình bày trong bảng 3 và 5 cho thấy r ằng cả hai lý thuyếtliên k ết khuyến khích và lý thuyết quyền lực nhà quản lý có khả năng giải thích trongviệc xác định thù lao cho các CFO ở  Australia. Tồn tại mối tương quan dương giữa thướ cđo phức tạ p công việc (biến Firm Size và Bus. Segment) và thù lao của CFO, điều nàyủng hộ cho lý thuyết liên k ết khuyến khích. Ngoài ra, những phát hiện của chúng tôi cũng

    chỉ  ra r ằng thù lao của các CFO chịu ảnh hưở ng của hiệu quả  thị  trườ ng của cổ phiếucông ty và k ết quả này là phù hợ  p với quan điểm liên k ết khuyến khích. Trái ngượ c vớ idự đoán của phương pháp liên kết khuyến khích, chúng tôi không tìm thấy bằng chứngvề mối quan hệ giữa thù lao của CFO và thước đo hiệu suất riêng liên quan đến các CFO.Hệ  số  của biến Disrect.Accruals là không có ý nghĩa khi thù lao được đo bằng giá tr ị đồng USD nhưng lại dương có ý nghĩa dướ i loại Total non- cash comp khi thù lao theothang đo logarit. Phát hiện này cho thấy các CFO trong các công ty có chất lượ ng báo cáothấp hơn được khen thưở ng vớ i nhiều cổ phiếu và các quyền chọn hơn, và phạm vi của

     phát hiện này là phù hợ  p vớ i lậ p luận quyền lực nhà quản lý. Đối vớ i các biến quyền lựcnhà quản lý (ví dụ: CFO Board, CFO Ownership, CFO Tenure and Board Size), tất cả các

    hệ  số ước lượ ng của chúng là dương có ý nghĩa ngoại tr ừ biến Insider ratio. Điều nàycung cấ p hỗ tr ợ  mạnh mẽ cho lậ p luận r ằng quyền lực nhà quản lý có thể cho phép cácCFO quyền lực bòn rút tiền thuê. Hơn nữa, tậ p hợ  p các biến quyền lực nhà quản lý có ýnghĩa về mặt kinh tế trong việc giải thích sự thay đổi đổi thù lao của CFO . Nhìn chung,k ết quả của chúng tôi chỉ ra r ằng thù lao của CFO ở  Australia được xác định nhiều hơn

     bở i mức độ quyền lực nhà quản lý của CFO vì các k ết quả này không nhất quán trên tấtcả các biến đối vớ i lý thuyết liên k ết khuyến khích.

  • 8/18/2019 Translation_CFO Compensation_Evidence From Australia

    23/26

    P a g e  | 21

    Bảng 5: Các hồi quy về thù lao CFO - Khi thù lao dướ i dạng logarit tự nhiên

    (Bảng này trình bày các k ết quả  hồi quy trên thù lao của CFO đượ c thể  hiện theo logarit tự  nhiên, riêng biệt cho Bonus,Salary,Totalcash compensation, Total non-cash compensation and Total compensation  . Mẫu là từ năm 2006 đến năm2010. Quy mô DN là giá tr ị sổ sách của tổng tài sản trong năm trước, đượ c thể hiện theo logarit tự nhiên. Bus.Segments là số bộ  phận theo lĩnh vực kinh doanh của công ty, thể hiện theo thang đo logarit.Leverage là đòn bẩy tài chính của công ty, đượ c tínhnhư tổng nợ  chia cho giá tr ị thị trườ ng của vốn chủ sở  hữu. M/B Ratio là giá tr ị th ị trườ ng chia cho giá tr ị sổ sách của vốn cổ  phần. ROA là TSSL trên tài sản, đượ c tính bằng lợ i nhuận trướ c thuế chia cho tổng tài sản. Stock returns là TSSL thô của cổ  phiếu công ty trong năm, được tính như giá cổ phiếu trong năm hiện tại chia cho giá cổ phiếu năm trướ c, thể hiện bằng logarit tự nhiên. Discret.Accruals là giá tr ị tuyệt đối của các khoản k ế toán dồn tích có thể điều chỉnh mong đợ i từ  mô hình điều chỉnh củaJones (1991) , phát triển bở i Dechow et al. (2003).Std dev (ROA) là độ lệch chuẩn của ROA trong 5 năm qua. 

    Std dev (Sale