trang tin - alumni.vnu.edu.vn filecáo về tình hình hoạt động của Đhqghn trong thời...

11
1 Thaùng 9/2017 TRANG TIN HOÄI CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN http://alumni.vnu.edu.vn ALUMNI Giaùmñoác Nguyeãn Kim Sôn: Töï haøo laø sinh vieân ÑHQGHN - Phaùt trieån vaø saùng taïo döïa vaøo tri thöùc Moät ngöôøi thaày taän taâm vôùi ngheà Taäp trung xaây döïng khu ñoâ thò ÑHQGHN taïi Hoøa Laïc hieän ñaïi, ngang taàm quoác teá Vietnam National University, Hanoi Thaùng 9/2017

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

PB TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 1Thaùng 9/2017

TRANG TINHOÄI CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN

http

://al

umni

.vnu

.edu

.vn

ALUMNI

Giaùmñoác Nguyeãn Kim Sôn: Töï haøo laø sinh vieân ÑHQGHN -

Phaùt trieån vaø saùng taïo döïa vaøo tri thöùc

Moät ngöôøi thaày taän taâm vôùi ngheààTaäp trung xaây döïng khu ñoâ thò ÑHQGHN taïi Hoøa Laïc

hieän ñaïi, ngang taàm quoác teá

Vietnam National University, Hanoi

Thaùng 9/2017

2 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 3Thaùng 9/2017

Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội

(ĐHQGHN) vào sáng 12/9/2017.

Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan: Giáo dục & Đào tạo, Xây dựng, Khoa học Công nghệ, Quốc phòng, Nội vụ và UBND thành phố Hà Nội.

Về phía ĐHQGHN có Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN; Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN; các thành viên trong Ban Giám đốc, Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng; Hiệu trưởng các trường đại học thành viên, Chánh Văn phòng, Trưởng các ban chức năng, Hội Cựu giáo chức cùng đại diện các nhà khoa học của ĐHQGHN.

Tại buổi làm việc, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã báo

cáo về tình hình hoạt động của ĐHQGHN trong thời gian vừa qua và trình bày một số kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ.

Lãnh đạo Tp. Hà Nội, lãnh đạo các Bộ, ngành cũng bày tỏ ủng hộ những kiến nghị, đề xuất của ĐHQGHN và cho biết sẽ tiếp tục phối hợp để xây dựng ĐHQGHN.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, ĐHQGHN luôn là đơn vị tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục như: chương trình khởi nghiệp, thi đánh giá năng lực, công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế.

Bày tỏ sự đồng tình trước các kiến nghị của ĐHQGHN, Phó Thủ tướng cho rằng, cần xây dựng cơ chế đặc thù cho Dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, việc xây dựng khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc cần dựa chính vào nguồn ngân sách Nhà nước.

TAÄP TRUNG XAÂY DÖÏNG KHU ÑOÂ THÒ ÑHQGHN TAÏI HOØA LAÏC

HIEÄN ÑAÏI, NGANG TAÀM QUOÁC TEÁKTĐT

VNU Alumni TIEÂU ÑIEÅM

2 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 3Thaùng 9/2017

4 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 5Thaùng 9/2017

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao sự phấn đấu, nỗ lực, đoàn kết, quyết tâm của ĐHQGHN trên tất cả các lĩnh vực như tiếp tục đổi mới và phát triển tốt theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát huy quyền tự chủ từ các đơn vị thành viên một cách rõ nét; hoạt động chuyển giao tri thức và khởi nghiệp diễn ra mạnh mẽ; chú trọng các công trình, sản phẩm khoa học thực tiễn phục vụ đời sống…

Nhấn mạnh đổi mới giáo dục, đào tạo là cội nguồn để đưa đất nước tiến lên, Thủ tướng cho rằng ĐHQGHN đóng vai trò then chốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tin tưởng và kỳ vọng vào ĐHQGHN trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo nói riêng và trong đóng góp cho xây dựng đất nước nói chung.

“Tôi tin tưởng rằng ĐHQGHN là đại học dẫn dắt hệ thống đại học trong đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Vai trò ĐHQGHN rất lớn nên phải quyết tâm phấn đấu tốt hơn để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, nhân dân”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Thủ tướng cũng cho biết hướng chung là ủng hộ các kiến nghị nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị ĐHQGHN đạt đẳng cấp quốc tế.

Về những kiến nghị của ĐHQGHN, Thủ tướng chỉ đạo:

Cần đổi mới vấn đề xếp lương và các chế độ phù hợp cho các Giáo sư để giải quyết những vướng mắc hiện nay. Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu giải quyết.

Về vấn đề thực hiện thí điểm cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng cho hoạt động KHCN, Thủ tướng cho rằng cơ chế tài chính hiện nay còn nhiều ràng buộc và ủng hộ cơ chế để tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu trong các cơ sở đại học tạo ra các sản phẩm chất lượng. Giao Bộ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, nếu có vướng mắc, vượt thẩm quyền thì đề xuất Thủ tướng phương án xử lý.

Vấn đề thi đua khen thưởng cần đúng thực chất và có sản phẩm khoa học cụ thể, theo đúng Luật thi đua khen thưởng. Trong trường hợp có những sản phẩm khoa học, công trình nghiên cứu, thành tựu đặc biệt có thể trình Thủ tướng và thực hiện theo thủ tục.

Đồng ý phê duyệt cơ chế tài chính đặc biệt cho ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN và giao cho Trường hoàn thiện dự thảo cơ chế tài chính đặc thù trên cơ sở lấy ý kiến các bộ liên quan, trình Thủ tướng xem xét, quyết định sau khi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được ban hành.

Tiếp đó, về những kiến nghị liên quan Dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ ủng hộ đồng thời giao việc cho các Bộ, ngành và Tp. Hà Nội với các công việc cụ thể như: chuyển giao dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc về ĐHQGHN, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho

ĐHQGHN; đề nghị Tp. Hà Nội xem xét xây dựng các công trình công cộng tại Hòa Lạc, UBND TP. Hà Nội làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho ĐHQGHN,… Thủ tướng giao TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Thạch Thất tập trung tối đa cho giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các dự án, chống lấn chiếm, xây dựng trái phép; cho phép ĐHQGHN được quyền điều chỉnh các quy hoạch và dự án thành phần chi tiết tỉ lệ 1/500 phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới; bổ sung vốn đầu tư để giải phóng mặt bằng xây dựng đô thị đại học.

Về kiến nghị phê duyệt chủ trương vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách cho ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng đồng ý, giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, ĐHQGHN thống nhất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng quyết định. Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương vay vốn ODA từ Nhật Bản cho việc xây dựng Trường ĐH Việt Nhật tại Hòa Lạc.

Người đứng đầu Chính phủ ủng hộ và yêu cầu ĐHQGHN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, cơ chế phải thể hiện tầm nhìn, định hướng tốt.

Thủ tướng yêu cầu, trong chủ trương đối mới căn bản toàn diện nền giáo dục hiện nay, ĐHQGHN và ĐHQG T.p Hồ Chí Minh với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, những tiềm năng và nội lực về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt của mình phải là những đơn vị tiên phong, đi đầu, góp sức quan trọng vào việc triển khai các hoạt động thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

“Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ đặt ra cho ĐHQGHN là rất to lớn, nặng nề. Tôi mong ĐHQGHN phát huy truyền thống tốt đẹp của mình và những kết quả ban đầu quan trọng, cùng khắc phục khó khăn, vượt lên để cùng hệ thống đại học của cả nước đào

tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các đồng chí là những người tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục – đào tạo quốc gia, niềm tin này sẽ được tiếp tục nhân lên như những thành tựu thời gian qua các đồng chí đã có được”, Thủ tướng cho hay.

Sau khi làm việc tại Nhà điều hành ĐHQGHN, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến thăm Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Sau khi thăm các cơ sở tại Hòa Lạc, Thủ tướng đã tỏ rõ quyết tâm đầu tư xây dựng một khu đô thị đại học tầm cỡ thế giới song hành cùng khu công nghệ cao Hòa Lạc và làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, trở thành một đô thị vệ tinh tri thức cốt lõi của Hà Nội.

4 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 5Thaùng 9/2017

VNU Alumni TIEÂU ÑIEÅM

6 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 7Thaùng 9/2017

TỰ HÀO LÀ SINH VIÊN ĐHQGHN – TIẾP BƯỚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẦU TIÊN

Tại buổi giao lưu, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn đã thông tin về ĐHQGHN và sơ lược về lịch sử của giáo dục đại học Việt Nam. Ông cho biết, lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đã có từ lâu đời, trải qua hơn 1000 năm với khởi nguồn từ việc xây nhà Thái học – Quốc Tử Giám năm 1076. Đây được coi là đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1906, ĐH Đông Dương ra đời, là đơn vị tiền thân của ĐHQGHN ngày nay. ĐH Đông Dương là đại học hiện đại kiểu phương Tây đầu tiên của Việt Nam. Kế thừa truyền thống học thuật của Đại học Đông Dương, các đơn vị tiền thân sau này gồm Đại học Quốc gia Việt Nam, Đại học Tổng hợp Hà Nội và ĐHQGHN tiếp tục phát triển theo mô hình đại học đa ngành, đa lãnh vực trên nên tảng khoa học cơ bản.

Sứ mệnh ĐHQGHN là phát triển và sáng tạo dựa vào tri thức. Hiện ĐHQGHN có đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành uy tín trong nhiều lĩnh vực, đội ngũ các giảng viên tâm huyết. ĐHQGHN sẽ là nơi sinh viên có thể sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu khoa học. ĐHQGHN đã, đang và sẽ đưa trí tuệ, lực lượng tri thức góp phần giải quyết những vấn đề của đất nước.

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn đã tự hào chia sẻ với tân sinh viên, ĐHQGHN với truyền thống hơn 110 năm phát triển với những tên tuổi lớn, những người thầy, những nhà văn hoá, cựu sinh viên là những

nhà trí thức yêu nước đã đóng góp công sức, trí tuệ ở mọi mặt hoạt của xã hội, hiếm có một đại học nào mà tên tuổi của họ đã được được đặt tên cho nhiều các đường phố Hà Nội như: Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Ngụy Như Kon Tum, Lê Văn Thiêm, Trần Quốc Vượng…

ĐẠI HỌC TRONG THỜI ĐẠI CỦA INTERNET KẾT NỐI VẠN VẬT: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA SINH VIÊN

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ về những thay đổi của thời đại mới trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Sinh viên nói chung và sinh viên ĐHQGHN nói riêng đang có những cơ hội rất lớn, đồng thời cũng phải đương đầu với những thách thức mà thời đại mới mang lại.

Khi lượng thông tin bủa vây mỗi ngày thì cũng là lúc bản thân mỗi sinh viên cần chọn lọc cho mình những phương pháp học tập và làm việc sao cho hiệu quả.

Không chỉ tích lũy kiến thức, câu chuyện rèn luyện nhân cách hết sức quan trọng. Với những thay đổi nhanh chóng, con người đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Các bạn sinh viên đang được học tập tại ĐHQGHN được hưởng môi trường rèn luyện bản lĩnh nhân văn, bản lĩnh văn hóa. Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, “kiến thức và kĩ năng giúp chúng ta làm việc một đời. Chúng ta sẽ thành công bằng năng lực và kĩ năng nhưng những điều đó chưa đủ đem lại hạnh phúc. Bản lĩnh văn hóa hỗ trợ chúng ta sống suốt đời”.

Với bốn năm đại học, sinh viên cần chú ý cả

hai điều trên, không chỉ tích lũy kiến thức mà còn rèn luyện bản lĩnh văn hóa. Điều đó sẽ tạo đà cho sự phát triển sau này của mỗi con người.

Bên cạnh đó, khi được học tập tại ĐHQGHN, sinh viên không chỉ tích lũy kiến thức theo một ngành học mà còn được học tập nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực. Với đặc thù là bồi dưỡng và đào tạo khoa học cơ bản, sinh viên ĐHQGHN đã và đang được trang bị đầy đủ hành trang vào đời. Phương pháp học căn bản và bổ sung các kĩ năng mềm, khả năng thích ứng công việc, môi trường lao động sẽ giúp sinh viên ĐHQGHN không những có việc làm mà còn có việc làm chất lượng, sáng tạo và có thể khởi nghiệp. Những kiến thức đó còn giúp chúng ta đối mặt với các cuộc cải tiến, cải cách mới của tương lai.

Lợi thế của sinh viên chính là sự hỗ trợ của trường đại học, không chỉ là những kiến thức mà còn là môi trường tạo dựng con người, tạo dựng trí lớn, cung cấp công cụ để “thỏa trí”.

ĐHQGHN ĐANG LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ SINH VIÊN?

Trước những lo lắng của sinh viên về quá trình học tập và cơ hội việc làm sau khi ra trường, Giám đốc đã chia sẻ: Bản thân sinh viên nỗ lực là chưa đủ. Với khả năng của mình, ĐHQGHN sẽ cố gắng hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên và học viên”.

ĐHQGHN không ngừng cải thiện hệ thống chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, với mong muốn tất cả mọi mặt

quản lý có thể được số hóa, tạo thuận lợi trong việc học tập giảng dạy. Đặc biệt, với dự án Đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc với mong muốn có thể mang không gian xanh đến với sinh viên, ở đó sinh viên có thể học tập ở bất cứ đâu. Đô ĐHQGHN tại Hòa Lạc được tổ chức như một đô thị xanh, hiện đại, một thành phố đại học tầm cỡ khu vực.

Bằng việc tận dụng lợi thế đại học đa ngành mà các trường đại học khác không có được, sinh viên ĐHQGHN đang có nhiều lợi thế hơn và có cơ hội để trở nên “giàu có” hơn.

Bên cạnh đó, các công tác Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên với nhiều hoạt động hỗ trợ đang tạo điều kiện rèn luyện các kĩ năng bổ trợ, trải nghiệm cho sinh viên, ngoài việc tiếp thu kiến thức chuyên môn tại các giảng đường.

SINH VIÊN THẾ KỈ XXI CẦN GÌ?

Được sống và làm việc ở thế kỉ XXI thì chỉ với kiến thức chuyên môn là chưa đủ. Kĩ năng mềm, ngoại ngữ, các kĩ năng bổ trợ là điều tất yếu của sinh viên thời điểm này. Khi trả lời về công thức thành công của sinh viên thế kỉ XXI, Giám đốc ĐHQGHN đã chia sẻ: “Kiến thức nền tảng là cốt lõi, còn kĩ năng là để phục vụ nghề , sau đó mới đến các kĩ năng mềm và kĩ năng bổ trợ, mỗi cái đều có vai trò của nó. Kiến thức cốt lõi của nghề và kỹ năng nghề vẫn phải cần được ưu tiên trước. Bản thân việc thiếu kỹ năng bổ trợ sẽ khiến chúng ta không thích ứng được với nghề nghiệp, trở nên yếu thế, bất lợi trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức nền tảng thì kỹ năng bổ trợ cũng không có giá trị. Nếu chúng ta tích lũy tốt cả hai điều trên thì chắc chắn chúng ta sẽ có thành công.”

Tại buổi giao lưu, Trưởng ban Công tác Chính trị HSSV Đinh Văn Hường đã chia sẻ và giải đáp những thắc mắc của các bạn sinh viên.

Trước đó, ngày 16/9/2017 tại Lễ khai giảng năm học 2017 – 2018 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn gửi tới các tân sinh viên thông điệp mang tính bền vững của mỗi cá nhân về Trách nhiệm xã hội và lý tưởng nhân văn.

TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 7Thaùng 9/2017

GIAÙM ÑOÁC NGUYEÃN KIM SÔN:

TÖÏ HAØO LAØ SINH VIEÂN ÑHQGHN - PHAÙT TRIEÅN VAØ SAÙNG TAÏO

DÖÏA VAØO TRI THÖÙC

VNU Alumni Tin töùc

VNU MEDIA

8 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 9Thaùng 9/20178

VNU Alumni Tin töùc

Tại phần đầu tiên của chương trình với chủ đề: “Thời kì hội nhập – Sinh viên cần chuẩn bị những gì”?, Chuyên gia Kinh tế Phạm

Chi Lan đã có những đánh giá, phân tích về bối cảnh thị trường thế giới hiện nay: đó là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của công nghệ sẽ làm thay đổi căn bản cách con người sống, làm việc và quan hệ với nhau; Hàm lượng trí tuệ trở nên quan trọng hơn lao động cơ bắp mà con người có, trong những ngành lao động còn sử dụng cơ bắp như ở Việt Nam, nếu không có hàm lượng trí tuệ, sẽ không thể nâng cấp được tay nghề của mình và rất khó có thể làm việc lâu dài.

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi, chỉ có học tập suốt đời, sẵn sàng nhìn nhận những hạn chế của bản thân mới giúp chúng ta hoàn thiện mình. Tuy nhiên, ngoài những kiến thức lý thuyết trên sách vở, Chuyên gia Chi Lan cũng khuyên các bạn sinh viên cần trau dồi thêm những kiến thức thực tế, kiến thức về công nghệ để không bị tụt hậu, đào thải khỏi thị trường việc làm, đồng thời chuẩn bị tâm thế cho công việc tương lai. Bà quan niệm: “trường đời là ngôi trường quan trọng nhất”.

Trong phần thứ hai của chương trình, với sự dẫn dắt khéo léo của Hoa hậu Ngô Phương Lan, các vị khách mời đã cùng thảo luận về cơ hội việc làm của sinh viên trong bối cảnh hội nhập và giải đáp thắc mắc từ phía các bạn sinh viên tham dự. Trao đổi về điểm yếu của sinh viên Việt Nam hiện nay, bốn vị khách mời đều đồng ý với quan điểm: sinh viên Việt Nam thiếu nhất là sự tự tin.

Ông Ngô Quang Xuân nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng đối với sinh viên. Ông cho rằng, học giỏi chưa đủ mà học cần gắn với thực hành để có thể tạo ra những sản phẩm có tính

sáng tạo cao. Định hướng có thể được xác định dựa trên khả năng, sở trường sở thích của mỗi sinh viên. Đồng thời, sinh viên cần biết mình đang thiếu cái gì để học hỏi, cải thiện. Nhưng học cần phải có chọn lọc và sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Nhìn nhận về thực lực của sinh viên Việt Nam, Ông Lê Thế Việt - Phó TGĐ Grant Thornton cho hay: “Sinh viên năm 1-2 hoàn toàn có thể đảm nhiệm các vị trí tương đương nếu chứng minh được năng lực. Thực tế, do đặc thù doanh nghiệp, việc tuyển dụng sinh viên năm 1-2 đa phần không công khai, đòi hỏi sinh viên cần tự chủ động nắm bắt cơ hội”. Ông cũng nhắn nhủ các bạn sinh viên cần tận dụng, trân trọng những cuộc hội thảo, giao lưu vì đó chính là cơ hội để sinh viên được truyền cảm hứng hiệu quả nhất.

Về chủ đề khởi nghiệp, Hoa hậu Ngô Phương Lan cho rằng có hai yếu tố chính tạo nên thành công cho một dự án khởi nghiệp. Đó là tính sáng tạo, xã hội của ý tưởng và tính bền bỉ, chấp nhận rủi ro của cá nhân khởi nghiệp. Cô khẳng định khởi nghiệp không phải là trào lưu, chỉ những người có tinh thần thép mới có thể thành công từ khởi nghiệp.

Kết thúc buổi tọa đàm, các bạn sinh viên đã tích lũy được những bài học quý giá cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về bối cảnh nền kinh tế, xu thế hội nhập trong nước, khu vực và trên thế giới, tác động của quá trình hội nhập quốc tế đến nhu cầu và yêu cầu về nguồn nhân lực, đến môi trường việc làm và xu hướng nghề nghiệp của xã hội.

Ngày 15/07/2017, tại Hôi trường Nguyễn Văn Đạo, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐHQGHN phối hợp với Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức tọa đàm: “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh”. Đây là chương trình khởi nghiệp đầu tiên được hai đơn vị phối hợp tổ chức cho sinh viên nhằm giúp các bạn trẻ có những cách hiểu đúng đắn và định hướng căn bản về khởi nghiệp.

Đây là lần thứ 2 lãnh đạo cấp cao nhất của 2 bên cùng kí kết văn bản

thỏa thuận hợp tác. Trước đó, văn bản thỏa thuận hợp tác đầu tiên được Giám đốc ĐHQGHN và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang kí kết hồi tháng 4/2011, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư “Vì Hà Giang phát triển”.

Theo đó, hai bên xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm triển khai hợp tác gồm: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tri thức; Hỗ trợ chuyên môn nhằm bảo tồn và phát triển Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; Tư vấn chính sách phát triển kinh tế xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Triệu Tài Vinh đánh giá cao hiệu quả hợp tác giữa Hà Giang và ĐHQGHN thời gian qua. Hiện nay, Hà Giang có quan hệ hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước: ĐHQGHN, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ĐH Thái Nguyên, ĐH Fullbright, Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc),...

Điều này tạo nên những bối cảnh và đưa ra những yêu cầu mới về sự hợp tác của Hà Giang với các đối tác, dựa trên 3 yếu tố: nguyên tắc, cơ sở khoa học và quyết liệt của các bên liên quan.

Bí thư Triệu Tài Vinh cũng đề xuất một số hướng triển khai cụ thể trong hợp tác với ĐHQGHN: xây dựng Bộ tiêu chí cho chỉ dẫn địa lí sản phẩm tại chỗ, bộ khung năng lực phù hợp với thực tiễn địa phương, mô hình đào tạo STEM, học bổng dành cho sinh viên trong mối quan hệ hợp tác với ĐHQGHN và đối tác quốc tế, nghiên cứu chủ thể tín ngưỡng là văn hóa dân tộc thiểu số, đào tạo và đào tạo lại cán bộ của tỉnh, lựa chọn công nghệ...

Dựa trên những nhiệm vụ khoa học và yêu cầu của thực tiễn, Bí thư Hà Giang bày tỏ mong muốn ĐHQGHN làm đầu mối phối hợp cùng nhiều đối tác khác có những đề xuất chung cho sự phát triển của Hà Giang trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Hà Giang về sự cần thiết của việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ĐHQGHN và Hà Giang lên một tầm cao mới. Ông đồng thời chia sẻ, thời gian tới, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền cho ĐHQGHN chủ động đào tạo nhân lực cho 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thì việc triển khai đạo tạo tại các địa phương (trong đó có Hà Giang) sẽ có những thuận lợi hơn.

Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ĐHQGHN sẽ hướng đến đào tạo nhân

lực gắn với khung năng lực và bồi dưỡng cũng như hỗ trợ cho khởi nghiệp tại địa phương.

Giám đốc ĐHQGHN đề xuất, ĐHQGHN sẽ cùng các cơ quan khoa học khác và Hà Giang cùng có những kiến nghị chung về việc xây dựng bảo tàng địa chất trên cao nguyên đá Đồng Văn; xây dựng Bảo tàng văn hóa H’mông dưới hình thức xây dựng làng văn hóa gắn với việc bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.

ĐHQGHN đang triển khai Dự án Quốc chí trong đó có đề cập đến địa chí địa phương theo phương thức mới và nhiều nội dung khác. ĐHQGHN mong muốn Hà Giang cùng phối hợp và tiên phong triển khai cho mục địa chí địa phương, làm hình mẫu đầu tiên cho Bộ dữ liệu quan trọng này.

Với vai trò là Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc, Giám đốc ĐHQGHN cho rằng cần tiếp tục hình thành những nhiệm vụ khoa học mới, giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương.

Lãnh đạo ĐHQGHN và Hà Giang cùng cam kết có những chỉ đạo quyết liệt để việc hợp tác ĐH và địa phương sẽ tiếp tục có thêm nhiều kết quả hơn nữa.

TÖØ KHÔÛI NGHIEÄP ÑEÁN KHÔÛI NGHIEÄP THOÂNG MINH

Ngày 15/07/2017, tại Hôi trường Nguyễn Văn Đạo, Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐHQGHN phối hợp với Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức tọa đàm: “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh”. Đây là chương trình khởi nghiệp đầu tiên được hai đơn vị phối hợp tổ chức cho sinh viên nhằm giúp các bạn trẻ có những cách hiểu đúng đắn và định hướng căn bản về khởi nghiệp.

XU HÖÔÙNG NGHEÀ NGHIEÄP TRONG THÔØI KÌ HOÄI NHAÄP:

SINH VIEÂN CAÀN CHUAÅN BÒ GÌ

VNU-IS

VNU MEDIA

10 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 11Thaùng 9/2017

Từ năm 1995, ĐHQGHN đã bắt đầu xây dựng và chuẩn bị thực hiện chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng như một

giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài khoa học công nghệ nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung. Năm 1997, chính thức bắt đầu tuyển sinh và đào tạo sinh viên thuộc chương trình này và triển khai dự án “Đào tạo cử nhân khoa học tài năng”. Năm 2001, ĐHQGHN mở rộng đến các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc với dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng” (được Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư thông qua năm 2001).

Chương trình đào tạo tài năng bậc đại học là tổ chức đào tạo những sinh viên đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản thông qua việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giảng viên giỏi để thực hiện một

chương trình đào tạo đặc biệt ngang tầm quốc tế vừa rộng vừa sâu bằng phương pháp dạy và học tiên tiến. Hệ này dành cho các ngành khoa học cơ bản cốt lõi để tạo nguồn nhân tài khoa học.

Theo số liệu thống kê tình hình công tác đào tạo các chương trình tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, chuẩn quốc tế đến ngày 30/6/2017, ĐHQGHN có 32 ngành bậc đại học (4 ngành tài năng; 19 ngành chất lượng cao; 3 ngành tiên tiến; 6 ngành chuẩn quốc tế) và 2 chuyên ngành bậc sau đại học có chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Số sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao, chuẩn quốc tế là 2.101, chiếm 10,72% tổng số sinh viên chính quy toàn ĐHQGHN. Trong đó, sinh viên tài năng chỉ đào tạo ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên với 4 ngành là Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học và quy mô đào tạo hiện nay là 204 em (là những sinh viên xuất sắc nhất của

Là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và

ứng dụng khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất

lượng cao, trong nhiều năm qua, Đại học Quốc gia Hà Nội

(ĐHQGHN) đã tiên phong xây dựng và hoàn chỉnh các mô

hình đào tạo tài năng liên tiếp từ học sinh phổ thông năng

khiếu đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng

và chuẩn quốc tế. Trong đó, tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất là

đào tạo hệ cử nhân khoa học tài năng.

ÑHQGHN CAÙI NOÂI THAÉP SAÙNG TAØI NAÊNG

VNU Alumni Tin töùc

MINH KHUÊ

các ngành này đang theo học ở các chương trình tài năng).

Trong các chương trình đào tạo đặc biệt, việc xây dựng chương trình đào tạo là vấn đề quan trọng. Chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng của ĐHQGHN được thiết kế, tiếp cận và đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến, trong nhóm 100 trường đại học xếp hạng cao nhất thế giới. Chương trình này được thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, với 160 đến 170 tín chỉ, yêu cầu về trình độ cao hơn, nội dung rộng và sâu hơn so với chương trình chuẩn. Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ là tiếng Anh – trình độ C1 (tương đương 6.5 IELTS). Ngoài việc trang bị kiến thức sâu rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo).

Để thúc đẩy và nuôi dưỡng tình yêu khoa học của sinh viên, ĐHQGHN đã tập hợp được đội ngũ các thầy, cô giáo giỏi nhất, các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài ĐHQGHN tham gia vào đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao. Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới, từng đạt giải Nobel đã đến thăm, gặp gỡ, trao đổi với sinh viên các khóa đào tạo cử nhân khoa học tài năng của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên như: GS. James W. Cronin (Nobel 1980); GS. Klaus Von Klitzing (Nobel 1985); GS. Norman Ramsay (Nobel 1989); GS. Jerome Friedman (Nobel 1990).

Đáng chú ý, việc đào tạo chất lượng và trình độ cao luôn được gắn với nghiên cứu khoa học thông qua các nhóm nghiên cứu, các trường phái học thuật. Bên cạnh đó, hệ thống giáo trình, bài giảng được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Nhiều môn học đã sử dụng giáo trình dịch hoặc nguyên bản bằng tiếng nước ngoài. Các cơ sở học liệu dùng cho sinh viên học ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành khá đầy đủ. ĐHQGHN đã dành kinh phí lớn cho việc mua các sách, tạp chí khoa học, tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài..., ưu tiên cho các ngành đào tạo đặc biệt. Đến nay, ĐHQGHN đã có hệ thống các phòng nghiên cứu hiện đại, hơn 60 phòng học chuẩn, hàng trăm nghìn học liệu; thiết lập hợp tác với nhiều địa phương, doanh nghiệp lớn trên địa bàn cả nước cũng như hợp tác với hơn 200 cơ sở giáo dục đào tạo có

uy tín trên thế giới. Vì vậy, tất cả sinh viên chương trình đào tạo đặc biệt đều tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu. Nhiều sinh viên đã đoạt giải cao của ĐHQGHN, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nghiên cứu khoa học và đã có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín ở trong và ngoài nước. Hiện nay, tại ĐHQGHN đã có những sinh viên có kết quả ngiên cứu tốt, được công bố và xuất bản trên các tạp chí chí quốc tế ISI có uy tín.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN cho biết: Trong các chương trình đào tạo hệ đặc biệt của ĐHQGHN, có thể đánh giá, hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng có chất lượng và thành tích tốt nhất, được xã hội trong nước và quốc tế công nhận. 100% sinh viên hệ cử nhân khoa học tài năng và số đông sinh viên tốt nghiệp các hệ tiên tiến, chất lượng cao... đã nhận được học bổng để đi học thạc sĩ hoặc tiến sĩ ở nước ngoài. ĐHQGHN là một trong hai trường đại học của cả nước có nhiều sinh viên nhất được nhận học bổng của Vietnam Education Foundation (VEF) đi học thạc sĩ và tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Các giáo sư nước ngoài trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ đánh giá rất cao năng lực của các sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng. Đến nay, nhiều cựu sinh viên tài năng đã trở thành những nhà khoa học trẻ xuất sắc, là cán bộ giảng dạy ở các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Các sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng đạt trình độ ngang tầm quốc tế. Nhiều em được công nhận kết quả học tập và được chuyển sang học tiếp bậc đại học ở nước ngoài như Đại học Bách khoa Pari, nhiều sinh viên tài năng vừa mới tốt nghiệp đại học đã được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh ở các trường đại học Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản...

Theo thống kê, đến nay, hơn 80% số nghiên cứu sinh các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ của ĐHQGHN khi bảo vệ luận án tiến sĩ đều có bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Có thể nói, đối với các hệ đặc biệt, ĐHQGHN đã gắn đào tạo với nghiên cứu; không chỉ cung cấp kiến thức, kỹ năng, mà cần trang bị và rèn luyện cho người học phương pháp tư duy, phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề vừa sâu, rộng lại hiện đại; tạo được môi trường tự do học thuật và sáng tạo, đồng thời phải trang bị các kỹ năng và quan trọng nhất là chú trọng phát triển tầm nhìn cho người học. Việc đào tạo không áp dụng máy móc theo khuôn mẫu của nước ngoài mà có sự gắn kết, xuất phát từ thực tiễn kết hợp với đổi mới tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên để tìm ra những giải pháp đột phá nhằm vượt khó khăn, khai thác triệt để mọi nguồn lực và tìm ra những bước đi phù hợp hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam và của đơn vị đào tạo. Các chương trình đào tạo hệ đặc biệt của ĐHQGHN thật sự đa dạng, phong phú và trở thành cái nôi để thắp sáng những tài năng. Từ kinh nghiệm thành công, tiên phong của hệ cử nhân khoa học tài năng và chất lượng cao của ĐHQGHN, đã được nhân rộng ra trên toàn ngành. Hiện nay hệ tài năng, chất lượng cao đã và đang được ưu tiên đào tạo tại một số trường đại học có uy tín khác trên cả nước.

12 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 13Thaùng 9/2017

VNU Alumni GÖÔNG MAËT

Nhớ về PGS.TSKH.NGƯT Nguyễn An, chúng tôi nhớ đến một con người lúc nào cũng đầy ắp những khát vọng - hoài bão, đam mê và trí tuệ. Ông là sinh viên khóa 3 của Khoa Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Moät ngöôøi thaày taän taâm vôùi ngheà

NGUYỄN NGỌC LONG

Những khóa học đầu tiên ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hồi đó chỉ

được học 3 năm. Tốt nghiệp năm 1961, với thành tích học tập xuất sắc, anh sinh viên trẻ quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Vật lý. Thời đó, cán bộ giảng dạy thiếu lắm, bởi thế sinh viên vừa ra trường năm trước, năm sau đã phải đứng lớp giảng bài, không những thế, có khi còn phải giảng những môn học hoàn toàn mới, mà chính các thầy giáo trẻ cũng chưa được học. Giáo trình, tài liệu tham khảo dùng để soạn bài chỉ toàn bằng tiếng Nga. Trình độ tiếng Nga thì mới ở

mức “vỡ lòng”. Làm sao đây? Để vượt qua thử thách không nhỏ này, PGS. Nguyễn An đã xác định cho mình một trách nhiệm, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, trách nhiệm với nghề nghiệp, trách nhiệm với học trò và đặc biệt là ông luôn hun đúc cho mình những khát vọng, lòng đam mê khoa học, tìm tòi cái mới không biết mệt mỏi. Các bạn đồng nghiệp còn nhớ mãi hình ảnh người thầy giáo trẻ Nguyễn An đêm đêm miệt mài soạn giáo án tới khuya cùng cuốn “Từ điển Nga - Việt” trên tay. Với bản tính sôi nổi, nhiệt tình, ông không những hăng say trong công tác chuyên môn, mà còn

rất xông xáo trong hoạt động đoàn thể. Vừa mới ra trường, ông đã được giao cho đảm nhiệm chức vụ Bí thư chi đoàn cán bộ Khoa Vật lý. Chẳng bao lâu, ngày 26/3/1963, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó không chỉ là vinh dự của riêng ông, mà còn là một minh chứng cho sự kỳ vọng và tin tưởng của Đảng vào thế hệ trẻ.

Từ năm 1966 đến 1969, Nguyễn An được cử đi làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxôp, Liên Xô và ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Năm 1970, trở lại công tác tại Khoa Vật lý, ngoài công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ông lại bề bộn với công tác Đảng, công tác chính quyền: Bí thư Chi bộ Khoa Vật lý, Phó chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm Khoa Vật lý, Bí thư Đảng uỷ Khoa Vật lý, Đảng uỷ viên Đảng bộ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980, ông được phong học hàm Phó giáo sư. Từ năm 1981 đến 1984, PGS. Nguyễn An được cử đi thực tập khoa học cao cấp tại Trường Đại học Tổng hợp Humboldt (CHDC Đức và một lần nữa ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học. Là người gắn bó nhiều năm với công tác đào tạo và quản lý, PGS. Nguyễn An được cán

bộ công chức Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tín nhiệm bầu vào chức vụ Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1988-1992. Thời kỳ này, ông còn là Uỷ viên Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội. Trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, dù ở cương vị nào, PGS. Nguyễn An cũng là người năng động. Ông là người luôn tư duy, tìm tòi để tìm ra những ý tưởng, giải pháp mới, tối ưu và của riêng mình. Trong số đó có nhiều ý tưởng, giải pháp mà ngày nay chúng ta đang thực hiện và cảm thấy bình thường, nhưng ở thời điểm trước đây thì có thể coi là sáng tạo, đôi khi là táo bạo.

Trong công tác quản lý, có lẽ thời kỳ khó khăn nhất là lúc PGS. Nguyễn An đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chúng ta còn nhớ, tại Đại hội VI (năm 1986) Đảng ta bắt đầu đưa ra đường lối đổi mới, nhưng cũng chính thời kỳ đó, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết, đời sống của nhân dân nói chung và của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nói riêng xuống thấp đến cực điểm. Mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống tối thiểu đều thiếu thốn, ngay cả đến đồng lương vốn đã ít ỏi mà Nhà nước cũng không có để trả đúng kỳ hạn

cho cán bộ, công chức. Nhắc lại những điều đó, chắc các bạn trẻ bây giờ khó mà tin được. Trong hoàn cảnh như vậy, Ban giám hiệu Nhà trường mà đứng đầu là PGS. Nguyễn An, một mặt phải động viên cán bộ, công chức giữ vững tinh thần, không xa rời trận địa, duy trì bằng được nhiệm vụ chính trị; mặt khác, phải lăn lộn tìm mọi cách, chấp nhận cả các cách không hợp với sở trường của nhà giáo, để có thêm thu nhập cho Nhà trường, để có tiền giúp Nhà nước trả lương đúng hạn, ổn định cuộc sống của cán bộ công chức. Chẳng hạn, Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ lắp giáp ti vi và các dịch vụ kinh tế khác. Sử dụng nguồn vốn tự có, kết hợp với tiền ngân sách, Nhà trường đã sửa chữa các cơ sở vật chất hạ tầng khu 19 Lê Thánh Tông, khu Thượng Đình và khu ký túc xá sinh viên tại Mễ Trì. Trong cương vị Hiệu trưởng, người lãnh đạo cao nhất của Nhà trường những năm 1988 - 1992, thời kỳ mà tình hình kinh tế - xã hội nước ta cực kỳ khó khăn, PGS. Nguyễn An đã có cơ hội để thực hiện những ý tưởng xây dựng nền giáo dục - đào tạo của nước nhà. Nhiều ý tưởng, giải pháp năng động của ông trong thời kỳ đó không những giữ cho Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

PGS.TSKH.NGƯT Nguyễn An

12 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 13Thaùng 9/2017

14 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 15Thaùng 9/2017

ổn định, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển của Nhà trường sau này.

Thử thách đầu tiên đối với PGS. Nguyễn An khi ông mới nhận chức vụ Hiệu trưởng là Bộ Giáo dục & Đào tạo định rút chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm đó xuống chỉ còn 100. Chỉ tiêu tuyển sinh như thế sẽ bóp chết một trường đại học lớn, nơi có gần một nghìn thầy, cô giáo với hàng trăm phó tiến sĩ, tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ, tiến sĩ khoa học), nơi đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ khoa học và nhân tài cho đất nước. PGS. Nguyễn An đã phải lý giải, thuyết phục để cấp trên nâng chỉ tiêu tuyển sinh và đã được đồng ý. Dù trong hoàn cảnh nào, ông nghĩ, cũng phải bảo đảm chỉ tiêu đào tạo cho Nhà trường, bởi lẽ điều đó mang một ý

nghĩa trọng đại để bảo vệ sự tồn tại của một trường đại học, của một đội ngũ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo giàu kinh nghiệm, mà không phải dễ dàng có được.

Về mặt đào tạo, PGS. Nguyễn An đã mạnh dạn đề xuất mở các ngành đào tạo mới như ngành Môi trường, là tiền đề để sau này thành lập Khoa Môi trường. Ông là người đề xướng và chỉ đạo việc thành lập Khối THPT chuyên Vật lý vào năm 1985. Ông chủ trương mở rộng các loại hình đào tạo như hệ tại chức (ở Trường và ở các địa phương), hệ mở rộng và đặc biệt là hệ đào tạo trình độ cao như thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều lớp cao học trong lĩnh vực Toán học, Ngữ văn được thành lập trong thời kỳ đó. Nhiều phó tiến sĩ, tiến sĩ được đào tạo trong nước vào thời kỳ này. Công tác tuyển sinh được PGS. Nguyễn An đặc biệt

quan tâm. Trong các khâu ra đề, coi thi, làm phách v.v. đều có sự chỉ đạo và sáng kiến của ông. Lần đầu tiên giám thị coi thi phải đeo phù hiệu có ghi rõ họ, tên của mình, sau mỗi môn thi lại đảo giám thị ở các phòng, quy trình làm phách 2 vòng bảo đảm tuyệt đối bí mật… và đặc biệt là công tác chấm thi, công bố điểm được chỉ đạo làm nhanh gọn để có thể gọi sinh viên nhập học vào đầu tháng 9.

Công tác giáo trình cũng được PGS. Nguyễn An coi trọng. Chưa kịp viết giáo trình, sách giáo khoa mới thì in lại các sách giáo khoa cũ, miễn là bảo đảm có đủ sách, tài liệu học tập cho sinh viên. Dưới sự chỉ đạo của ông, công tác nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã đi vào nề nếp, các hoạt động khoa học ở cấp trường và cấp khoa được tổ chức đều đặn. Bản thân PGS. Nguyễn An nhiều năm làm chủ trì các đề tài khoa học lớn, cấp Nhà nước, ông luôn khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để các cán bộ trẻ được tham gia nghiên cứu khoa học. Ông có quan điểm rõ ràng: Trong nghiên cứu khoa học phải chú trọng đến tính hiệu quả, phải ra sản phẩm cụ thể như bài báo, vật liệu, thiết bị v.v. nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thực tế và phải phục vụ thực tế; người nghiên cứu phải chủ động tìm đến người ứng dụng. Giải thưởng khoa học công nghệ VIFOTEC năm 1998 tặng thưởng cho nhóm đề tài của ông đã minh chứng cho quan điểm đó.

Để phát triển nghiên cứu khoa học, PGS. Nguyễn An chủ trương phải khai thác nội lực, kết hợp mở rộng các mối quan hệ với Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và các trường, viện trong nước. Để đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và triển khai sản xuất thử, ông đã thành lập nhiều trung tâm như: Trung tâm Vi sinh và Nấm, Trung tâm Việt Nam học, Trung tâm Nghiên cứu Khoáng chất công nghiệp…

Muốn thành công trong nghiên cứu khoa học, phục vụ thực tế, các nhà khoa học phải nắm bắt và áp dụng công nghệ cao. Muốn vậy, về lâu dài cần phải đầu tư có trọng điểm, cho những ngành mũi nhọn, phải xây dựng các phòng thí nghiệm lớn, mang tính liên ngành. Từ ý tưởng trên, PGS. Nguyễn An đã đề xuất và xúc tiến việc xin Nhà nước vay tiền của tổ chức

OPEC (khoảng 7 triệu USD) để đầu tư trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học. Việc này đã được các cấp lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục thực hiện thành công ở giai đoạn sau.

Trong công tác quản lý sinh viên, PGS. Nguyễn An luôn nghĩ tới sinh viên, luôn trăn trở với những vấn đề như dạy họ cái gì? dạy cái xã hội cần? dạy như thế nào? làm sao để sinh viên tự giác học tập, mà không cần đến biện pháp hành chính? Vậy là ý tưởng mới và giải pháp mới đều gói gọn trong khẩu hiệu: “Học vì ngày mai lập nghiệp”. Để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, PGS. Nguyễn An đã tổ chức các buổi đối thoại với sinh viên. Các cuộc đối thoại đó thực chất là mở đầu cho việc thực hiện dân chủ trong nhà trường. Đối với ông, quan tâm đến sinh viên là công việc đương nhiên của những người làm công tác quản lý trong nhà trường. Điều đó thể hiện quan điểm “lấy người học làm trung tâm” mà ngày nay chúng ta hay đề cập tới.

Ngay từ khi làm Chủ nhiệm Khoa Vật lý, PGS. Nguyễn An đã rất chú trọng đến việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận. Chính ông đã nêu ý kiến đề nghị các thầy cao tuổi bồi dưỡng kèm cặp, rồi giao hẳn một số môn học cho các cán bộ trẻ giảng dạy, nhờ vậy đã phần nào tránh được tình

trạng hụt hẫng cán bộ. PGS. Nguyễn An là người rất quan tâm đến việc xây dựng các đơn vị đào tạo. Bộ môn Vật lý đại cương là một bộ môn không ổn định, cán bộ sau khi được đào tạo ở trình độ cao chỉ làm việc một thời gian, rồi xin đi nơi khác. Tìm hiểu nguyên nhân, thì thấy ở bộ môn này không có chuyên môn sâu, các giảng viên không có điều kiện làm nghiên cứu khoa học, do đó không yên tâm làm việc lâu dài. Để ổn định Bộ môn Vật lý đại cương, PGS. Nguyễn An đã điều thầy Lê Khắc Bình và một số cán bộ thuộc Bộ môn Vật lý chất rắn sang Bộ môn Vật lý đại cương. Từ đó, các cán bộ của Bộ môn Vật lý đại cương, ngoài việc giảng dạy và hướng dẫn thực tập Vật lý đại cương, còn có thể làm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên sâu Vật lý chất rắn. Kết quả là Bộ môn Vật lý đại cương đã ổn định cho đến ngày nay.

PGS. Nguyễn An chủ trương coi các khoa là các đơn vị cơ sở, được trao quyền tự chủ cao. Ông đã cải tổ hệ thống phòng ban sao cho gọn nhẹ và chủ trương giảm thiểu sự tập trung bao cấp ở quy mô trường. Điểm đặc biệt trong thời kỳ PGS. Nguyễn An làm Hiệu trưởng là công tác hợp tác quốc tế được chú trọng. Theo ông muốn nâng cao vị thế của nhà trường, phải giao lưu học hỏi các nước. Nhà trường bắt đầu

có quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đức, Mỹ…; đã tổ chức thành công cuộc hội thảo giao lưu giữa 34 nhà khoa học Mỹ và các giáo sư trong Trường; giúp các nước đào tạo, giảng dạy tiếng Việt, tạo điều kiện để các đoàn bạn sang ta nghiên cứu văn hóa, xã hội Việt Nam. Bạn giúp tài trợ học bổng cho sinh viên ta, mời các nhà khoa học Việt Nam sang tham quan, trao đổi học thuật. Trong thời kỳ này, PGS. Nguyễn An có những quyết định rất “thoáng”: khuyến khích và tạo điều kiện để các cá nhân cán bộ tìm các đối tác nước ngoài, móc nối hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích cho Nhà trường.

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, PGS. Nguyễn An có một triết lý đơn giản, cũng là một niềm tin vững chắc: “Một bài toán phức tạp đến mấy, nếu chịu khó suy nghĩ tìm tòi, rồi sớm muộn thế nào cũng tìm được lời giải đơn giản”. Dám nghĩ, dám làm, quyết đoán, có khi táo bạo, trên cơ sở trí tuệ - tầm nhìn là những yếu tố dẫn tới thành công trong sự nghiệp của ông. Đó cũng là những ấn tượng đặc biệt về PGS.TSKH.NGƯT Nguyễn An, người đã gắn bó cả đời với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

VNU Alumni GÖÔNG MAËT

14 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 15Thaùng 9/2017

16 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 17Thaùng 9/2017

P&LS KHỐI VỊ TRÍ SỐ

LƯỢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC YÊU CẦU ỨNG VIÊN

THỜI GIAN LÀM VIỆC

(FULLTIME - PARTTIME)

ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC

PVF Bóng đáTrợ lý nhóm chuyên gia quốc tế

3 Biên – phiên dịchTiếng Anh tốt, có sức khỏe, ưu tiên Nam, có đam mê và hiểu biết về bóng đá là một lợi thế

FullVăn Giang, Hưng Yên (- Có xe bus đưa đón hàng ngày)

VINMC

Bán lẻ

Trade Marketing 2- Hỗ trợ làm việc với Agency trong việc triển khai các hoạt động Marketing tại điểm bán (in ấn POSM, giám sát thực hiện activation, tiểu cảnh, chương trình promotion) - Các công việc hành chính khác của phòng

Full Times City, Hà Nội

Nghiên cứu thị trường

1

- Nghiên cứu bối cảnh, xu hướng của thị trường - Nghiên cứu và xác định nhu cầu, sở thích, kỳ vọng của khách hàng mục tiêu - Tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu, báo cáo, internet… - Phân tích/ đánh giá/ đề xuất sau khi thực hiện nghiên cứu và phân tích

- Có thể làm việc full-time - Có tư duy logic tốt, khả năng phân tích dữ liệu - Sử dụng Excel thành thạo: các hàm cơ bản, pivot table…. - Ưu tiên các bạn có kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin tốt - Có kiến thức về Marketing là một lợi thế - Giao tiếp tốt, năng động, quyết đoán, tự tin, tập trung, hướng đến kết quả, sẵn sàng thích nghi với áp lực cao trong công việc

Full Times City, Hà Nội

Chiến lược kế hoạchChiến lược kế hoạch

1 Hỗ trợ, theo dõi các kế hoạch trong quá trình triển khai theo đúng deadline với các đầu mối

Nghiên cứu thị trường (Kế hoạch chiến lược)

Nghiên cứu thị trường

1

- Nghiên cứu tại bàn theo chủ đề yêu cầu - Khảo sát thực tế tại theo chủ đề và địa điểm yêu cầu - Tập hợp kết quả, dự thảo báo cáo/phân tích theo định hướng được chỉ đạo - Các phần việc khác theo chỉ đạo"

Thiết kếKiến trúc và Nội thất

1- Đổ màu layout căn hộ chung cư, biệt thự - Làm mặt bằng bàn giao đưa vào hợp đồng mua bán - Chọn góc phối cảnh cho nhà thầu diễn họa 3D

PR&Quảng cáo PR&Quảng cáo 1- Triển khai các tài liệu bán hàng - Triển khai viết, chỉnh sửa bài PR - Viết các thông điệp truyền thông trên các kênh quảng cáo

16 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 17Thaùng 9/2017

TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ TUYỂN THỰC TẬP SINH/CTV KV HÀ NỘI

Mọi thắc mắc và hồ sơ xin gửi về:

[email protected]

VNU Alumni Tuyeån duïng

18 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 19Thaùng 9/2017

VCCA Kĩ thuật Design 1- Dàn trang, hỗ trợ thiết kế poster, banner facebook, website - Hỗ trợ thiết kế hạng mục trong triển lãm (được training)"

BNS Đào tạo Đào tạo 1

"- Hỗ trợ công việc hậu cần tổ chức lớp học của Khối đào tạo - Dịch, format tài liệu đào tạo - Hỗ trợ format tài liệu đào tạo cho dự án Elearning - Hỗ trợ nhập liệu, và quản lý dữ liệu học viên các khóa đào tạo - Hỗ trợ tổng hợp thông tin khảo sát nhu cầu đào tạo

VINDS Nội thất - Gia dụng

Nhân viên hình ảnh cửa hàng

1

- Phối hợp với NVBH để trưng bày và quản lý trưng bày toàn bộ hàng hóa tại cửa hàng. - Quản lý hình ảnh thương hiệu, cửa hàng đảm bảo đúng tiêu chuẩn. - Lập danh sách hàng hóa cần thiết yêu cầu kho xuất trưng bày. - Đưa ra các bản kế hoach, thiết kế , demo thực hiện công việc trưng bày theo VM công ty, CHT/CHP. - Thực hiện định kỳ đánh giá, báo cáo về VM cho CBLĐ

CTV ngành hàng 1

" - Thực hiện các công việc admin, mua hàng - Hỗ trợ phân tích số liệu báo cáo, theo dõi kế hoạch bán hàng theo mùa, dự phòng tồn kho. - Xây dựng quan hệ với các thương hiệu. - Quản lý chặt chẽ điều khoản hợp đồng mua hàng. - Hỗ trợ điều phối hàng hóa (theo dõi đơn hàng, lên đơn hàng, lập kế hoạch luân chuyển) "

TTS Hình ảnh cửa hàng

2Sáng tạo, thiết kế và trưng bày các sản phẩm của cửa hàng, đặc biệt là thiết lập phòng trưng bày khu vực đồ nội thất. Cung cấp phong cách sáng tạo mạnh mẽ và kĩ năng hình ảnh vói kiến thức về phạm vi trình bày kĩ thuật của công ty. Duy trì không gian, cách thức trưng bày hấp dẫn, ngay ngắn tại cửa hàng. Chịu trách nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ được giao

VINPEARLTTS Phòng kinh doanh

2

- Hợp đồng đại lý: Phối hợp phát hành hợp đồng đại lý, follow up với các đại lý tiếp nhận hợp đồng về - Hợp đồng chương trình khuyến mãi: Hỗ trợ từ khâu thiết lập bảng tính chi phí nội bộ, phối hợp với các bên thiết lập phôi mẫu và phát hành offer tới đại lý + quản lý cơ sở dữ liệu - Hợp đồng barter: hỗ trợ trình ký, đóng dấu, cập nhật thông tin quản lý - Các offer allotment và Hạn mức nợ đại lý: Làm đề xuất tới KSHĐ theo phê duyệt và phối hợp phát hành + cập nhật thông tin quản lý + theo dõi - Khảo sát cơ sở, FAM trip: Tiếp nhận thông tin và phối hợp với sales cơ sở bố trí các chuyến khảo sát, Fam trip + cập nhật và quản lý thông tin trên hệ thống + theo dõi thực hiện - Cung cấp thông tin cho các đại diện kinh doanh tại nước ngoài: thu thập và cung câp các thông tin tới các đại diện kinh doanh tại nước ngoài như hình ảnh, video, chính sách, thông tin khách sạn/villa và các dịch vụ của Vinpearl - Thực hiện yêu cầu admin từ các đại lý: Thu thập và điền thông tin vào các bảng yêu cầu thông tin theo tiêu chuẩn của các đại lý nước ngoài - Cập nhật profile các đại lý lên Opera - Bố trí hậu cần: phối hợp với phòng hành chính làm đề nghị các chuyến công tác trong nước và nước ngoài + chuyển các tài liệu marketing đi các hội chợ triển lãm nước ngoài - Làm các đề nghị thanh toán: thanh toán công tác phí, thanh toán hội chợ, thanh toán đại diện kinh doanh nước ngoài. - Hỗ trợ Hành chính: Hỗ trợ các khâu trình ký, đóng dấu, chuyển phát nhanh các công văn, giấy tờ tới đối tác trong nước và nước - Hỗ trợ phát hành voucher - Cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng - Cập nhật các file theo dõi công việc và hỗ trợ dữ liệu báo cáo - Hỗ trợ các công việc hành chính khác phát sinh hàng ngày theo yêu cầu từng thị trường.

- Tiếng Anh tốt, kỹ năng tin học văn phòng tốt - 1 đến 2 nhân sự, hỗ trợ 6 tháng full time - Nhanh nhẹn, nhiệt tình, ham học hỏi - Phù hợp là các sinh viên mới ra trường từ các trường đại học như KTQD, Ngoại ngữ, Ngoại thương, …

Full-time, 6 tháng

VINID TTS Kế toán 1

- Hỗ trợ thực hiện đối soát giao dịch VinID giữa phần mềm tích/tiêu điểm và phần mềm bán hàng - Hỗ trợ đối soát check các lỗi giao dich hàng ngày và kiểm tra việc xử lý lỗi giao dịch tại P&Ls. Xử lý các yêu cầu helpdesk liên quan đến đối soát và đối chiếu giao dịch hàng ngày - Hỗ trợ triển khai thực hiện các giao dịch nạp điểm VinID hàng ngày. Kích hoạt thẻ hoặc nạp điểm cho khách hàng - Kiểm tra hồ sơ thanh toán, kiểm soát các hợp đồng đầu ra/đầu vào - Hỗ trợ hạch toán, báo cáo doanh thu

- Nhanh nhẹn, ham học hỏi và yêu thích công việc kế toán - Kỹ năng excel thành thạo, biết sử dụng các hàm cơ bản và nâng cao để thực hiện báo cáo, phân tích dữ liệu

Fulltime, 6 tháng Times City, Hà Nội

18 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN 19Thaùng 9/2017

VNU Alumni Tuyeån duïng

20 TRANG TIN CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHN PBThaùng 9/2017

VAÊN PHOØNG HOÄI CÖÏU SINH VIEÂN ÑHQGHNPHÒNG 504, TÒA NHÀ D2 - SỐ 144 XUÂN THỦY, CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Điện thoại: 04.37547670 (514)

Email: [email protected]