tong quan he thong tong dai zxj10 cua zte

24
1 Tổng quan hệ thống tổng đài ZXJ10 của ZTE & mô phỏng cuộc gọi Tóm tắt Trình bày tổng quan hệ thống tổng đài ZXJ10 của hãng ZTE bao gồm: cấu trúc module, giới thiệu tổng đài SM8, chức năng các khối trong tổng đài & một số cuộc gọi nội ngoại mạng. Mục lục Stt Nội dung I Cấu trúc hệ thống tổng đài ZXJ10 II CM64 III SM8 (PSM/RSM) IV Bộ tập trung thuê bao V Mô phỏng một số cuộc gọi nội ngoại mạng Danh sách từ viết tắt Viết tắt Ý nghĩa MSN Massage Switch Module OMM Operation and Maintenance Module PSM Peripheral Switch Module SNM Switch Network Module RSM Remote Switch Module TỔNG QUAN HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ZXJ10( PSTN) I. Cấu trúc hệ thống tổng đài ZXJ10: ZXJ10 là một hệ thống có cấu trúc module hoá và điều khiển phân bố. ZXJ10 bao gồm 5 loại module chính như sau: Module mạng chuyển mạch (Switch Network Module): SNM Module chuyển mạch bản tin (Massage Switch Module): MSN Module chuyển mạch ngoại vi (Peripheral Switch Module): PSM

Upload: anh00

Post on 01-Dec-2015

346 views

Category:

Documents


12 download

DESCRIPTION

Mo ta he thong tong tai ZXJ10 cua ZTE

TRANSCRIPT

1

Tổng quan hệ thống tổng đài ZXJ10 của

ZTE & mô phỏng cuộc gọi

Tóm tắt

Trình bày tổng quan hệ thống tổng đài ZXJ10 của hãng ZTE bao gồm: cấu trúc module,

giới thiệu tổng đài SM8, chức năng các khối trong tổng đài & một số cuộc gọi nội ngoại

mạng.

Mục lục

Stt Nội dung

I Cấu trúc hệ thống tổng đài ZXJ10

II CM64

III SM8 (PSM/RSM)

IV Bộ tập trung thuê bao

V Mô phỏng một số cuộc gọi nội ngoại mạng

Danh sách từ viết tắt

Viết tắt Ý nghĩa

MSN Massage Switch Module

OMM Operation and Maintenance Module

PSM Peripheral Switch Module

SNM Switch Network Module

RSM Remote Switch Module

TỔNG QUAN HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ZXJ10( PSTN)

I. Cấu trúc hệ thống tổng đài ZXJ10:

ZXJ10 là một hệ thống có cấu trúc module hoá và điều khiển phân bố. ZXJ10 bao gồm

5 loại module chính như sau:

Module mạng chuyển mạch (Switch Network Module): SNM

Module chuyển mạch bản tin (Massage Switch Module): MSN

Module chuyển mạch ngoại vi (Peripheral Switch Module): PSM

2

Module chuyển mạch từ xa (Remote Switch Module): RSM

Module vận hành quản lý (Operation and Maintenance Module): OMM

Trong đó:

SNM và MSM tạo thành module trung tâm (Centre Module).

PSM và RSM chỉ khác nhau về giao diện kết nối với module trung tâm: PSM kết

nối với module trung tâm bằng FBI, RSM kết nối với module trung tâm qua board

trung kế số (DTI) hoặc board trung kế quang (ODT). Tuỳ theo dung lượng mà

PSM (RSM) có thể là SM16, SM8.

Ngoài các module trên, ZXJ10 còn có các bộ tập trung thuê bao RLM (Remote

Line Module), có nhiều loại RLM với dung lượng khác nhau như RSUD (96 line),

SU480I (480 line), SU960 (960 line),…

Các loại cấu hình mạng

+ Cấu hình Single Module: Một PSM có thể tạo thành một tổng đài độc lập:

+ Cấu hình multi-module: Với cấu hình này một tổng đài có thể bao gồm nhiều module

(tối đa là 64 module) kết nối với nhau và chia thành 3 level: level 1, level 2, level 3. Có

hai trường hợp cấu hình multi-module:

3

TH1: Level 1 là PSM

TH2: Level 1 là CM (SNM+MSM).

- Level 1: CM64 kết nối tối đa 48 PSM

- Level 2: PSM kết nối tối đa được 7 RSM

- Level 3: PSM kết nối tối đa được ( 40 - 80) RLM

4

II. CM64

II.1. Cấu trúc tổng đài CM64

CM64 là module chuyển mạch trung tâm của hệ thống ZXJ10 và được sử dụng để kết

nối tất cả các module chuyển mạch ngoại vi. CM64 sử dụng trường chuyển mạch T với

dung lượng là 64K x 64K.

Cấu trúc của tổng đài CM64 bao gồm:

Module chuyển mạch bản tin MSM( Message Switching Module)

Module mạng chuyển mạch SNM(Switching Network Module)

Trung tâm vận hành bảo dưỡng (Operation and Maintenance Module)

II.2. Module chuyển mạch bản tin MSM

Module chuyển mạch bản tin (MSM) thực hiện xử lý các bản tin điều khiển và chuyển

các bản tin điều khiển từ tới các module ngoại vi thông qua các cổng giao tiếp

COMM(MPMP).

II.3. Module mạng chuyển mạch (SNM)

Cấu trúc các card của tổng đài CM64:

5

Chức năng của SNM

SNM là module chuyển mạch trung tâm, nó thực hiện chức năng chuyển mạch kênh

thoại giữa các module . SNM thực hiện kết nối với PSM thông qua các giao tiếp quang

FBI(PSM ) <-> CFBI của SNM, còn với RSM sẽ kết nối thông qua các card

MDTI(RSM) <->MDTI(SNM) <->FBI(SNM) ->CFBI(SNM).

6

II.4. Trung tâm vận hành bảo dưỡng OMM

OMM thực hiện chức năng vận hành bảo dưỡng toàn bộ hệ thống ZXJ10. Việc tác

động khai báo vào hệ thống được thực hiện tại các client được kết nối với Server 129 sau

đó được chuyển tới các MP của MSM và SNM cuối cùng là tới MP của các PSM và

RSM cần tác động.

7

III. GIỚI THIỆU TỔNG ĐÀI SM8 (PSM/RSM)

III.1. Sơ đồ kế nối logic tổng đài SM8

Về cơ bản tổng đài SM8 có các khối chính như sau:

Khối điều khiển

Khối chuyển mạch

Khối thuê bao

Khối trung kế

Khối đồng bộ

Khối báo hiệu tương tự

8

III.2. Các khối chức năng trong tổng đài SM8

Tổng đài SM8 gồm có 6 Shelf, mỗi Shelf gồm có 27 slot như hình dưới đây:

Trong đó slot 1 và slot 27 được sử dụng để cắm board nguồn. Trường hợp một trong

hai board nguồn của một shelf bị hỏng, board kia vẫn có khả năng cấp nguồn cho cả

shelf. Board nguồn có thể thay nóng.

Các shelf có thể được chia như sau:

Shelf1+Shelf 2(BSLC): Tạo thành khối thuê bao

Shelf 3( BNET): Chứa khối chuyển mạch và đồng bộ

Shelf 4(BCTL): Chứa khối điều khiển

Shelf 5, 6 (BDT): Chứa các khối trung kế

III.2.1 Khối điều khiển

Khối điều khiển bao gồm các board MP, COMM và các Card thực hiện chức năng

giám sát. Khối điều khiển có cấu tạo như hình dưới đây:

9

Board MP ( Main Processor)

Là phần điều khiển trung tâm của SM8, nó chủ yếu thực hiện chức năng kiểm soát cuộc

gọi và quản lý hệ thống. MP như một máy tính với cấu hình chuẩn gồm RAM =

64/128MB, HDD=40G, CPU Pentium 166MHz, bộ nhớ cache 512MB, 1 cổng Ethernet

10MB để kết nối tới hệ thống OMM( Operate and Mantaince Module). MP sử dụng hệ

điều hành DOS và IRMX (Real time multitask operating system). Hai board MP hoạt

động ở chế độ Master/Slave.

Board SMEM (Sharing memory)

Hỗ trợ cho MP như một kênh chuyển mạch bản tin và backup dữ liệu. SMEM đóng vai

trò bộ nhớ đệm cho quá trình chuyển trạng thái (change over) giữa các MP.

Board COMM ( Communication)

Có nhiều loại board COMM tuy nhiên mặt trước của chúng hoàn toàn giống nhau, phân

biệt các loại COMM bằng nhãn được gắn trên các con chip.

Có các loại board COMM sau đây:

Board MPMP:

Cố định ở 2 khe 13/14, ngoài ra có thể cắm vào các khe 17/18 hay 19/20, hoạt động ở

chế độ Active/standby. MPMP được sử dụng để kết nối SM8 và module khác (inter-

module communication board). Với một cặp MPMP cung cấp 8 port để kết nối tới các

module khác

Board MPPP:

Cố định ở hai khe 15,16, ngoài ra có thể cắm ở các khe 17/18,19/20, 21/22. MPPP được

sử dụng để điều khiển kết nối trong một module (intra-module communication). MPPP

khi cắm vào khe 15/16 sẽ gồm 2 super port để qua đó MP điều khiển mạng chuyển mạch

còn lại 24 common port để kết nối với các khối chức năng khác trong mudule. Các MPPP

cắm vào các khe khác (17/18 hoặc 19/20) gồm 32 common port.

10

Board STB (Signaling terminal board):

Có thể cắm vào các khe 21,22,23,24. STB cung cấp các link báo hiệu SS7, có 3 loại

STB board:

• STB: 8 link

• NewSTB: 16 link

• STB32: 32 link

Một STB dung lượng lớn có thể được cấu hình thành các STB dung lượng thấp hơn

(ngược lại không được).

U board : Dùng để kết nối ISDN với các thuê bao 2B+D

V5 board : Dùng để cung cấp báo hiệu kiểu V5

Board MON (monitor)

Giám sát trạng thái của tất cả các board nằm ngoài sự quản lý của MP như board nguồn,

ODT, clock board,…và báo cáo thông tin cho MP.

Board PEPD(peripheral environment detection)

Thực hiện chức năng giám sát các điều kiện môI trường như nhiệt độ, độ ẩm, khói,

hồng ngoại,.. PEPD được nối với các bộ cảm biến đặt bên ngoài rack SM16. Thông

thường MON và PEPD được tích hợp thành một board PMON.

III.2.2 Khối chuyển mạch và đồng bộ

Khối đồng bộ và chuyển mạch thực hiện các chức năng:

Thực hiện chuyển mạch các bản tin điều khiển và các kênh thoại

Thực hiện đồng bộ tổng đài với hệ thống cũng như đồng bộ các khối chức năng

trong tổng đài.

Khối chuyển mạch có cấu tạo như hình dưới đây:

11

Board DSN ( Digital Switching Network)

Gồm 2 board DSN nằm ở slot 15 và 16 hoạt động theo chế độ Active/Standby thực hiện

chức năng chuyển mạch kênh thoại và chuyển mạch bản tin. DSN kết nối với các khối

khác thông qua các đường HW (high way), tốc độ mỗi HW là 8Mb/s (128 khe thời gian).

DSNDSN

0123

Message

communication

4

5

6

18

19

Inter-module

connection

63

62

Self-looping testing

Standby HW line

202122

60

61

Connected with

various units

DSNDSN

0123

Message

communication

4

5

6

18

19

Inter-module

connection

63

62

Self-looping testing

Standby HW line

202122

60

61

Connected with

various units

Highway được phân bố như sau:

HW 0-3: Dành cho thông tin điều khiển kết nối tới COMM (thông qua DSNI – C)

HW 4-19: Kết nối tới Module khác thông qua Boad FBI, hoặc kết nối tới các khối

chức năng khác của SM8 (thông qua DSNI-S)

HW 20-61: Kết nối tới các khối chức năng khác (thông qua DSNI-S)

HW 62: Dự trữ

HW 63: Dùng cho chức năng tự Loop

12

Có 2 loại board DSNI:

DSNI-C: là card DSNI thực hiện chức năng giao tiếp giữa DSN và các COMM

board. DSNI-C có chức năng biến đổi tốc độ 8M-2M. Hai board DSNI-C cắm vào

các khe 13/14 hoạt động theo kiểu chia tải (Load sharing). Cặp DSNI này chiếm 4

HW( HW0-HW3)

DSNI-S: là card DSNI thực hiện chức năng giao tiếp giữa DSN và các khối chức

năng. DSNI-S hoạt động theo từng cặp Act/standby. Board DSNI-C có thể chuyển

thành DSNI-S (ngược lại không được) bằng cách thay đổi jumper.

Board SYCK (Synchronous Clock)

Cấp đồng hồ đồng bộ cho hệ thống, SYCK có thể lấy đồng bộ từ tổng đài khác thông

qua các kết nối với bên ngoài như qua card FBI hay MDTI, hoặc từ một nguồn đồng bộ

ngoài, hoặc chính SYCK có thể tạo tín hiệu đồng bộ.

Board CKI (Clock Interface)

Thực hiện chuyển đổi các tín hiệu đồng bộ 2M BITS, 2 MHZ và 5 MHZ nhận được từ

các nguồn tín hiệu đồng bộ bên ngoài thành tín hiệu 8 KHz và gửi cho SYCK. Nếu tín

hiệu đồng bộ nhận được là 8KHz thì không cần cắm card CKI vì bản thân card SYCK có

thể xử lý được tín hiệu đồng bộ này.

III.2.4 Khối trung kế và báo hiệu tương tự

Shelf 5 và shelf 6 tạo thành khối trung kế và báo hiệu tương tự

13

Board MDT(Multi-Digital Trunk)

+ Biển đổi : HDB3-NRZ

+ Tách tín hiệu đồng bộ khung

+ Đồng bộ khung, đa khung

+ Giám sát chất lượng truyền dẫn và cảnh báo

+ Chức năng ISDN

Board MDT dùng để cấp luồng PCM 2M để kết nối với các module khác hoặc kết nối

với các bộ tập trung thuê bao xa, hoặc các khách hang trung kế sử dụng kênh ISDN,

R2… Một board MDT có khả năng cung cấp 16 luồng PCM 2M. Một board MDT chiếm

giữ 4 HW 8M ( 4*8= 32M)

Board ASIG( Analog Signaling)

Board ASIG có thể thực hiện được các chức năng sau đây:

DTMF: Nhận và gửi các tín hiệu DTMF

MFC: Nhận và gửi các tín hiệu MFC

CID: Thực hiện chức năng hiển thị số chủ gọi

TONE: Gửi các âm thông báo

CONF: Thực hiện các chức năng về hội nghị, thoại 3 bên, nhiều bên

Một Board ASIG chiếm giữ 1HW. Một Board ASIG được chia thành 2 khối riêng biệt

gọi là 2 DSP có khả năng xử lý khác nhau. Việc cấu hình các chức năng của board ASIG

phụ thuộc nó là loại ASIG nào

- ASIG1:

DSP1: TONE / DTMF / MFC / CID / CONF

DSP2: TONE / DTMF / MFC / CID / CONF

- ASIG2:

DSP1 : DTMF / MFC / CID

DSP2 : DTMF / MFC / CID

14

III.2.5 Khối tập trung thuê bao

Shelf 1 và 2 tạo thành một khối thuê bao, mỗi Shelf chứa 20 Boad thuê bao(ASLC)

mỗi ASLC cung cấp 24 thuê bao, như vậy một khối thuê bao cung cấp tối đa

2x20x24=960 thuê bao.

IV. Các bộ tập trung thuê bao

IV.1. SU240

SU240 là bộ tập trung thuê bao thuê bao từ xa có dung lượng tối đa 240 thuê bao.

SU240 gồm 1 Shelf BATL. Bao gồm các card: PMSP, MTT, ASLC, POWA.

15

IV.2. SU480

SU480 là bộ tập trung thuê bao thuê bao từ xa có dung lượng tối đa 480 thuê bao.

SU480 gồm 2 Shelf BATL. Shelf BATL có bao gồm các card:

SP, SPI, MTT, TDSL, ASLC, PMSP, DTI, ODT, SNB, POWA

SU480 kết nối với tổng đài chuyển mạch (Host, Tandem) qua card PMSP/SP/SNB.

16

IV.3. SU960

SU960 là bộ tập trung thuê bao từ xa, dung lượng tối đa 960 thuê bao.

SU960 gồm 2 Shelf BSLC. Shelf BATL có bao gồm các card:

SPI, SPI, MTT, TDSL, ASLC, DSLC, ESLC, PASL, RASL, IASL, FASL, CTRK,

MSFT, MABI, POWA, PTRK, CTRK, MTRK

SU960 kết nối với tổng đài chuyển mạch (Host, Tandem) qua card RDTI.

17

IV.4. RSUD96

RSUD là bộ tập trung thuê bao thuê bao từ xa có dung lượng tối đa 96 thuê bao.

RSUD kết nối với tổng đài chuyển mạch (Host, Tandem) qua card PMSP/SP/SNB.

Các Card phổ biến trong SU, RSUD

18

POWA (Power Type A)

Card POWA cung cấp nguồn 1 chiều +5V/20A, -5V/2A, 75V/400mA, -75V/700mA, -

48V/5A cho SU480I, SU960N.

ASLC (Analog Line Subscriber Circuit)

ASLC kết nối các thuê bao tương tự với mạng chuyển mạch. 1 Card ASLC cung cấp 24

port để kết nối với đường dây thuê bao. ASLC cung cấp chức năng BORSCHT:

- B (Battery): Cấp nguồn

- O (Over-voltage Protection): Bảo vệ quá áp

- R (Ringing): Cấp chuông

- S (Supervision): Giám sát

- C (Codec): Mã hoá/giải mã

- H (Hybrid): Chuyển đổi 2 và 4 dây

- T (Test): Kiểm tra

19

MTT (Multi-task Test)

MTT có chức năng kiểm tra đường dây thuê bao. Ngoài ra, MTT cũng có thể cung cấp

các âm thông báo (tone) và 50 kênh DTMF khi bộ tập trung thuê bao thực hiện chức năng

tự chuyển mạch.

PMSP (Peripheral Multifunctional Subscriber Processor)

PMSP là Card điều khiển thuê bao. PMSP được dùng để kết nối SU480, RSUD với tổng

đài chuyển mạch (Host,Tandem) thông qua giao diện điện (1 Card PMSP cung cấp kết

nối tối đa 2 luồng E1). 1 bộ tập trung thuê bao có tối đa 2 Card PMSP (với RSUD chỉ có

1). Như vậy PMSP có thể cung cấp kết nối với tổng đài chuyển mạch qua tối đa qua 4E1

(PCM1, PCM2, PCM3, PCM4), tương đương với 120 kênh thoại đồng thời. Khi đấu nối

vật lý cho bộ tập trung thuê bao ta phải ưu tiên bắn luồng điều khiển t(PCM2 và PCM4).

Trên Card PMSP có các Jump thay đổi trở kháng để chuyển trạng thái cho Card. Có thể

chuyển Card PMSP thành Card SP thông qua các Jump này.

SNB (SDH Network Board)

SNB là Card điều khiển thuê bao. SNB được dùng để kết nối SU480, RSUD với tổng

đài chuyển mạch (Host,Tandem) thông qua giao diện quang trực tiếp (1 Card SNB cung

cấp kết nối tối đa 8 luồng quang tốc độ 2Mbps).

SPI (Subscriber Processor Interface)

SPI được sử dụng trong SU480I, SU960N. SPI cung cấp giao diện để kết nối giữa các

thuê bao ở shelf với card điều khiển (PMSP/SP) ở shelf dưới. Các card ASLC trên cả 2

shelf được điều khiển bởi PMSP/SP. Chú ý dây cắm đằng sau backboard. Nối song song

PMSP/SP trái trên với SPI trái dưới, PMSP/SP phải trên và SPI phải dưới.

Phần 2. MÔ PHỎNG MỘT SỐ CUỘC GỌI NỘI NGOẠI MẠNG

I. Các cuộc gọi nội mạng

I.1 Cuộc gọi 2 thuê bao thuộc cùng module

Khi thuê bao A nhấc máy, SP dò thấy và gửi thông tin về cho MP1 thông qua

kênh bản tin: ASPDSNISTNET DSNIC COMM(MPPP)MP

MP sẽ điều khiển TNET kết nối đồng thời A với khối Tone và DTMF trong

ASIG.

20

A nghe dialing-tone và tiến hành quay số đầu tiên, DTMF nhận số đầu tiên và lập

tức chuyển tới MP, MP sẽ điều khiển TNET ngắt kết nối A với khối Tone, ngừng

cấp dialing-tone cho A. Sau khi A quay hết các số của B, MP điều khiển TNET

ngắt kết nối A với DTMF. MP kiểm tra B, thấy B nằm cùng module với nó, MP

gửi số của B tới SP chứa B:

MPCOMM(MPPP)DSNICTNETDSNISSP

SP điều khiển SLC cung cấp dòng chuông cho B, B đổ chuông, đồng thời MP điều

khiển TNET kết nối khối Tone với A để cấp ring back tone cho A.

Thuê bao B nhấc máy, lập tức B ngừng đổ chuông, SP dò thấy và thông báo với

MP, MP sẽ điều khiển TNET của nó ngắt kết nối Tone với A để ngừng cấp

ringback tone, A và B nói chuyện qua kênh thoại:

ASPDSNISTNETDSNISSPB.

Giả sử B đặt máy, SP dò thấy và gửi thông tin cho MP, MP sẽ điều khiển TNET

kết nối Tone với A để cấp âm báo bận cho A. A đặt máy SP dò thấy và gửi thông

tin cho MP, đến đây cuộc gọi được giải phóng.

M

P

1

C

O

M

M

D

S

N

I

C

T

N

E

T

D

S

N

I

S

A

S

I

G

S

P

S

P

User A

User B

21

I.2 Cuộc gọi 2 thuê bao không cùng module

Khi thuê bao A nhấc máy, SP dò thấy và gửi thông tin về cho MP1 thông

qua kênh bản tin: ASPDSNISTNET DSNIC

COMM(MPPP)MP1

MP1 sẽ điều khiển TNET kết nối đồng thời A với khối Tone và DTMF

trong ASIG.

A nghe dialing-tone và tiến hành quay số đầu tiên, DTMF nhận số đầu tiên

và lập tức chuyển tới MP1, MP1 sẽ điều khiển TNET ngắt kết nối A với

khối Tone, ngừng cấp dialing-tone cho A. Sau khi A quay hết các số của B,

MP1 điều khiển TNET ngắt kết nối A với DTMF. MP1 kiểm tra B, thấy B

nằm ở module của MP2, MP1 gửi số của B tới MP2 chứa B:

MP1COMM(MPMP)DSNICTNETDSNISDT…

DTDSNISTNETDSNICCOMM(MPMP)MP2.

MP2 gửi số B đến cho SP của nó, SP điều khiển SLC cung cấp dòng

chuông cho B, B đổ chuông, đồng thời MP1 điều khiển TNET kết nối khối

Tone trong ASIG với A để cấp ring back tone cho A.

Thuê bao B nhấc máy, lập tức B ngừng đổ chuông, SP dò thấy và thông báo

với MP2, MP2 sẽ điều khiển TNET của nó ngắt kết nối Tone với A để

ngừng cấp ringback tone, A và B nói chuyện qua kênh thoại:

ASPDSNISTNETDSNISDT….

DTDSNISTNETDSNISSPB

Giả sử B đặt máy, SP dò thấy và gửi thông tin cho MP2, MP2 gửi thông tin

cho MP1, MP1 sẽ điều khiển TNET kết nối Tone với A để cấp âm báo bận

cho A. A đặt máy SP dò thấy và gửi thông tin cho MP1, đến đây cuộc gọi

được giải phóng.

22

M

P

1

C

O

M

M

D

S

N

I

C

T

N

E

T

D

T

D

S

N

I

S

A

S

I

G

S

P

M

P

2

C

O

M

M

D

S

N

I

C

T

N

E

T

S

P

D

S

N

I

S

A

S

I

G

D

T

A

B

II. Cuộc gọi ngoại mạng

Hướng kết nối ngoại mạng được khai thành các Trunk Group, trong Trunk Group

bao gồm Route Change Set, Route Change, Route Set, trong Route Set bao gồm

nhiều Route.

Trunk Group được miêu tả như hình dưới đây

23

Trunk Group

Route Chain

Set

Route Chain

Route Set

Route Out

Ví dụ 1: Cuộc gọi từ thuê bao cố định viettel tại HNM gọi thuê bao cố định VNPT tại

TBH, được thực hiện tuần tự như sau: Thuê bao A → bộ tập trung thuê bao SU240 →

SM8 HNM → Toll CM64 → SM8 TBH → TANDEM TBH → thuê bao B.

TG

123456789*8#123456789*8#

SM8 HNM Tandem TBH

Toll CM64 SM8 TBHSU240 HNM

User A User B

24

Ví dụ 2: Cuộc gọi từ thuê bao cố định viettel tại HNM gọi thuê bao di động Vinaphone,

được thực hiện như sau: Thuê bao A → bộ tập trung thuê bao SU240 → SM8 HNM →

Toll CM64 → Toll SM16PĐL → GMSC Vinaphone → BTS VNP → thuê bao B.

TG

123456789*8#

SM8 HNM GMSC

Vinaphone

Toll CM64 Toll SM16PĐLSU240 HNM

User A User B

Ví dụ 3: Cuộc gọi từ thuê bao cố định VNPT tại HNM gọi thuê bao Homephone Viettel

tại HNM, được hiện thực hiện như sau: Thuê bao A → TANDEM VNPT HNM → SM8

HNM → GSPV01 & 02 → BSC PV → BTS → thuê bao B.

TG

123456789*8#

SM8 HNM

GSPV BSC PV

User A User B

TANDEM HNM