tỉnh bà rịa - vũng tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · mang thai và...

32

Upload: others

Post on 29-Jun-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện
Page 2: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

 CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BS: VÕ VĂN HÙNG

Phó Giám đốc Sở Y tế

 BAN BIÊN TẬP:1. BS. Võ Văn Hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. Nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê Thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký4. BS. Trương Đình Chính

TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên5. BS. Trương Đình Trúc

TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên6. BS. Nguyễn Viết Quang

TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên7. BS. Bùi Xuân Thy

Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên8. BS. Hà Văn Thanh

Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên9. BS. Lê Tấn Cường

Hiệu trưởng Trường TCYT - Biên tập viên

 TRÌNH BÀY: Nghĩa Quý

 Ảnh bìa 1: THẾ PHI

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vn

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Người nói bằng hiệu quả công việc

Trang 28

Ưu tiên hỗ trợ nhóm dân số

dễ bị tổn thương trong thiên tai

Trang 3

Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh:

Để hiệu quả còn nhiều việc phải làm

Trang 5

Phân biệt và phòng ngừa nấm độc Trang 12

Vì sao cần một bệnh viện chuyên khoa lao - bệnh phổi? Trang 18

Củ gừngTrang 20

Page 3: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

Năm nay, Quỹ Dân số Liên hợp Quốc (UNFPA) đã phát đi toàn cầu với thông điệp “Hỗ

trợ các nhóm dân số dễ bị tổn thương trong khủng hoảng”. Và để phù hợp với điều kiện chung của Việt Nam, cũng như triển khai thực hiện hiệu quả tại các địa phương, đơn vị trong tình hình thực tế, chủ đề toàn cầu được Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam biên soạn lại là: “Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai”.

Phụ nữ và trẻ em gái là những nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất trong thiên tai, trong các cuộc khủng hoảng. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao và thiên tai ngày càng khốc liệt. Hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão xảy ra cũng như sự bất thường của lượng mưa và các hình thái thời tiết khác do biến đổi khí hậu. Kéo theo

đó là lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, úng lụt; vào mùa khô thì hạn hán kéo dài; một số địa phương tại các vùng, miền thì triều cường, xâm nhập mặn… làm nảy sinh một loạt các vấn đề liên quan, đem đến những thiệt hại rất lớn không chỉ về của cải vật chất mà cả con người và cơ hội phát triển.

Theo tính toán của ngành chức năng, nếu biến đổi khí hậu không được giảm một cách hiệu quả thì đến cuối thế kỷ này, nước ta sẽ mất đi ít nhất 22% diện tích đất. Những trận bão lụt, lũ quét, siêu giông vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, nhất là công tác chăm sóc sức khỏe của người dân cả vùng thành thị lẫn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biển.

Trong những năm qua, ở nước ta đã có những sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai bằng các dự án, trong đó có chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhưng phần lớn các dự án này tập trung vào xóa đói, giảm nghèo và cung cấp lương thực chứ chưa có tập trung vào việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho người dân. Vì vậy, theo Quỹ UNFPA tại Việt Nam, cần quan tâm đến vấn đề này bởi ngày càng xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt, hạn hán trên thế giới. Và hơn hết, phụ nữ và trẻ em gái chịu nhiều thiệt thòi nhất

Ưu tiên hỗ trợ nhóm dân số dễ bị tổn thương trong thiên tai

Đoàn Tổng cục Dân số - KHHGĐ làm việc với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh BR-VT. Ảnh: THẾ PHI

Cộng tác viên DS - KHHGĐ huyện Long Điền phát tờ rơi tuyên truyền về Dân số KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ảnh: THẾ PHI

Page 4: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

bởi hệ luỵ của thiên tai. Bằng việc làm cụ thể, Quỹ UNFPA đã thiết kế bộ đồ dùng cứu trợ khẩn cấp đặc biệt giúp phụ nữ và trẻ em gái bảo vệ bản thân và đáp ứng các nhu cầu vệ sinh cá nhân căn bản trong thiên tai, bao gồm: giấy vệ sinh (bằng chất liệu có thể tái sử dụng), quần áo, khăn tắm, xà-phòng, bàn chải... Các đồ dùng này đáp ứng cả nhu cầu vệ sinh cơ bản trước mắt của những người dân bị ảnh hưởng và tạo điều kiện cho phụ nữ có thể duy trì cuộc sống trong một thời gian tối thiểu.

Để có những hành động thiết thực, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cũng đã đưa ra năm nhóm giải pháp phù hợp, tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, điều hành, quản lý đến công tác chuẩn bị, đáp ứng và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai của ngành từ trung ương đến địa phương. Thứ nhất: Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, điều hành, quản lý công tác chuẩn bị, đáp ứng và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai của ngành từ Trung ương đến địa phương;

Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; Thứ ba: Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số các cấp nhằm cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và kịp thời trong tình huống thiên tai; Thứ tư: Thiết lập cơ chế thông tin trong ngành để đánh giá tác động thiên tai và làm cơ sở cho việc chủ động chuẩn bị, ứng phó với thiên tai; Thứ năm: Triển khai nghiên cứu bổ sung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, kỹ năng ứng phó với thiên tai của cán bộ trong ngành.

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Chi cục DS-KHHGĐ (Sở Y tế) đã có nhiều hoạt động tích cực như: phối hợp với ban ngành, đoàn thể trong tỉnh tổ chức hội nghị, hội thảo (huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và Tân Thành); hội thi, hái hoa dân chủ tìm hiểu kiến thức về chăm sóc SKSS cho vị thành niên/thanh niên (huyện Long Điền); truyền thông và tư vấn nhóm trực tiếp cho đoàn viên thanh

niên, hội viên phụ nữ, hội viên nông dân và công nhân trong khu công nghiệp (thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và huyện Tân Thành); Trung tâm DS-KHHGĐ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách cấp xã và cộng tác viên tại cơ sở; đồng thời chú trọng truyền thông, tư vấn nhóm cho người dân tại địa bàn vùng biển, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Có thể nói, chủ đề Ngày Dân số thế giới năm nay là một chủ đề mới, khác biệt hẳn so với mọi năm. Nhưng chủ đề đã cho chúng ta thấy, cả thế giới đều quan tâm và hướng tới những người dân thiệt thòi ở những vùng thiên tai. Với việc tập trung sự ưu tiên vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, các quyền và khuyến khích phụ nữ, các em gái vị thành niên và thanh niên tham gia một cách toàn diện và đầy đủ vào đời sống xã hội, có thể góp phần đảm bảo cho hạnh phúc của gia đình và cộng đồng, mang lại một thế giới tốt đẹp hơn, hòa bình và ổn định hơn.

GIANG HỒNG(Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh)

Tuyên truyền về SKSS - KHHGĐ cho ngư dân. Ảnh: THẾ PHI

4

Page 5: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

Một chương trình đem lại nhiều lợi ích:

Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ quan tâm nhất là sức khỏe của con. Qua tìm hiểu, chị biết được sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chính vì vậy, khi mang thai đến tháng thứ 3, chị Phương tìm đến cơ sở y tế để tham gia xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh. Và sau khi sinh con tại bệnh viện Bà Rịa, được các y bác sĩ tại đây tư vấn, chị Phương tiếp tục đăng ký cho con mình lấy máu gót chân để sàng lọc các bệnh.

Chị cho biết: “Điều mong muốn nhất của người làm cha, làm mẹ là sinh ra một đứa con khỏe mạnh, không bị các dị tật bẩm sinh. Do vậy trước và trong thời gian mang thai tôi đọc rất nhiều các tài liệu liên quan đến vấn đề “làm thế nào để cho ra đời một đứa con khỏe mạnh” và biết đến chương trình “sàng lọc sơ sinh”. Tôi tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn thêm. Sau khi hiểu rõ về lợi ích tôi tuân thủ các biện pháp sàng lọc nhằm phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của thai nhi trong thai kỳ và khi con tôi ra đời, cháu tiếp tục được lấy máu gót chân để sàng lọc một lần nữa. Giờ thì vợ chồng tôi hoàn toàn yên tâm là cháu khỏe mạnh, không mắc bất kỳ dị tật bẩm sinh nào”.

Theo báo cáo của Chi Cục Dân số kế hoạch hóa Gia đình (Chi cục DS – KHHGĐ), từ năm 2011 đến

nay, toàn tỉnh có gần 700 thai phụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh, trong đó, từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015, dưới sự hỗ trợ của bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Bà Rịa và bệnh viện Lê Lợi đã triển khai sàng lọc trước sinh miễn phí cho 400 thai phụ. Qua đó đã phát hiện 13 thai phụ có thai nguy cơ cao về hội chứng Down, 1 thai phụ có thai nguy cơ cao về Hội chứng Edwards và 1 thai phụ có thai nguy cơ đa dị tật. Toàn tỉnh cũng có hơn 34.000 trẻ sơ sinh được xét nghiệm sàng lọc, đã phát hiện 9 trẻ suy giáp bẩm sinh, 320 trẻ bị thiếu men G6PD, 2 trẻ bị tăng tuyến thượng thận bẩm sinh. Tất cả các trường hợp thiếu men G6PD đều được tư vấn cách phòng ngừa và cấp

thẻ hướng dẫn. Đối với trẻ bị suy giáp và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, các cơ sở y tế đã hướng dẫn gia đình thực hiện chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sàng lọc trước sinh có thể giúp loại trừ những bất thường của thai nhi. Tuy tỷ lệ trẻ phát hiện bệnh rất thấp nhưng có thể xảy ra ngẫu nhiên cho bất cứ trẻ nào. Với sàng lọc sơ sinh, việc lấy một lượng nhỏ máu từ gót chân trẻ sơ sinh để xét nghiệm không gây tác hại gì cho trẻ mà có thể giúp phát hiện các bệnh gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ.

Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh:

Để hiệu quả còn nhiều việc phải làm

Lấy máu gót chân sàng lọc sau sinh. Ảnh: THẾ PHI

Được triển khai tại tỉnh từ năm 2011, đến nay sau 5 năm, chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh đã giúp nhiều thai phụ biết được nguy cơ hay bất thường của thai nhi để có biện pháp phòng ngừa hoặc xử trí phù hợp, đồng thời giúp cho nhiều trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ.

5

Page 6: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

Bs. Nguyễn Văn Trọng – Trưởng Khoa Sản – BV Bà Rịa cho biết: “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được tiến hành bằng cách lấy máu xét nghiệm trên bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ. Sàng lọc sơ sinh là sàng lọc thông qua việc lấy máu gót chân em bé để xét nghiệm trong 1 tháng đầu sau sinh. Việc làm này sẽ giúp phát hiện một số bệnh lý về mặt di truyền ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ như: hội chứng Down, bệnh lý khiếm khuyết ống thần kinh và một số bệnh lý di truyền khác. Còn việc lấy máu gót chân sẽ phát hiện các bệnh lý như thiếu men G6PD, bệnh suy giáp bẩm sinh. Khi được phát hiện sớm, nhân viên y tế sẽ tư vấn cho sản phụ và gia đình có sự lựa chọn từ sớm hoặc tham gia vào quá trình điều trị sớm cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ hoặc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận một đứa trẻ khiếm khuyết khi ra đời”.

Song còn nhiều khó khăn:Mặc dù mang lại những lợi ích

như vậy nhưng thời gian qua, số lượng thai phụ và sản phụ tại các cơ sở y tế trong tỉnh tham gia vẫn chưa nhiều.

Theo báo cáo của Khoa sản BV Bà Rịa và BV Lê Lợi, số thai phụ và sản phụ tham gia đầy đủ cả sàng lọc trước sinh và sơ sinh là rất ít, chỉ khoảng 10% trong tổng số các thai phụ đến theo dõi thai định kỳ tại bệnh viện; số người tham gia sàng lọc trước sinh khoảng 45%; số người tham gia sàng lọc sơ sinh khoảng 55%. Lý do chủ yếu là vì chưa hiểu về lợi ích mà việc làm này mang lại.

Chị Đỗ Thị Kim Loan – Xã An Nhất, huyện Long Điền bộc bạch: “Con tôi được 3 tháng tuổi rồi. Trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh, tôi cũng có nghe phong phanh về việc lấy máu sàng lọc gì đó, nhưng tôi nghĩ: cả gia đình tôi trước giờ không có ai bị dị tật nên không có lý gì phải tham gia vào cái đó, hơn nữa trẻ mới sinh đã bị lấy máu thấy tội nghiệp lắm”.

Ngoài nguyên nhân do công tác truyền thông về vấn đề sàng lọc sơ sinh chưa hiệu quả dẫn đến nhận thức của người dân còn hạn chế, còn phải kể đến việc từ năm 2013, chương trình chuyển từ miễn phí hoàn toàn sang hình thức xã hội hóa (chỉ miễn phí cho các trường hợp hộ nghèo, cận nghèo và người dân thuộc huyện Côn Đảo), còn lại tất cả các trường hợp khác muốn tham gia chương trình phải đóng từ 240 ngàn đến 300 ngàn (tùy theo số lượng bệnh yêu cầu sàng lọc), trong khi đó BHYT không đồng ý chi trả cho chi phí này. Vì thế, số số sản phụ tham gia sàng lọc giảm từ 80% xuống còn 55% trong năm 2014.

ĐD Nguyễn Thị Lang – Điều dưỡng trưởng Khoa sản BV. Lê Lợi cho biết: “ Trước đây khi chương trình

Siêu âm thai phụ sàng lọc trước sinh. Ảnh: THẾ PHI

Tư vấn về sàng lọc sơ sinh cho phụ nữ mang thai ở phường 10, TP. Vũng Tàu. Ảnh: THẾ PHI

6

Page 7: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

mới triển khai, chưa thu phí việc tư vấn để thai phụ, sản phụ và gia đình hiểu và tham gia là khá dễ dàng. Nhưng hơn một năm nay, hiệu quả tư vấn giảm hẳn do không còn miễn phí như trước”.

Làm gì để đẩy mạnh hiệu quả của chương trình:

Nhằm tạo điều kiện và thu hút nhiều người dân tham gia sàng lọc trước sinh và sơ sinh, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật xuống dưới mức 2%, từ đó nâng cao chất lượng dân số như mục tiêu đề ra trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược dân số sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020”, thiết nghĩ, ngành y tế tỉnh mà cụ thể là Trung tâm TT –GDSK cần phối hợp chặt chẽ với Chi cục DS -KHHGĐ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến người dân về lợi ích của phương pháp sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tiếp tục triển khai hoạt động sàng lọc sơ sinh ở 2 bệnh viện tỉnh và các TTYT tuyến huyện. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công

mục tiêu đến năm 2020, 60% thai phụ trên địa bàn tỉnh được xét nghiệm sàng lọc trước sinh và 90% trẻ sinh ra được xét nghiệm sàng lọc sơ sinh theo “Kế hoạch thực hiện Chiến lược dân số sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020” của UBND tỉnh, bên cạnh việc thực hiện các hoạt động nêu trên,

ngành Y tế tỉnh cũng cần kiến nghị với các cấp có thẩm quyền đưa hoạt động sàng lọc trước sinh vào phần chi trả của BHYT và miễn phí hoạt động sàng lọc sơ sinh theo Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em để chương trình này phát huy hiệu quả đúng như lợi ích tự thân của nó mang lại.

KHÁNH CHI

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

Nữ hộ sinh Bệnh viện Lê Lợi tư vấn cho sản phụ về chương trình sàng lọc sơ sinh. Ảnh: THẾ PHI

7

Page 8: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

Phân vùng - chọn đối tượng tuyên truyền:

Rút kinh nghiệm những hạn chế từ những chiến dịch trước, trong chiến dịch này Trung tâm Dân Số - KHHGD huyện Xuyên Mộc đã tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện, nhằm thảo luận và đóng góp ý kiến vào kế hoạch thực hiện chiến dịch SKSS/KHHGĐ đợt I/2015 sao cho đạt được hiệu quả cao. Song song đó, cộng tác viên phụ trách địa bàn phối hợp với cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương rà soát, lên danh sách những đối tượng cần vận động thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ trong chiến dịch. Đối với những đối tượng khó vận động, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên cùng phối hợp, trực tiếp đến vận động tại hộ gia đình. Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh truyền thông gián tiếp bằng các hình thức như: truyền thanh xã/thị trấn; Trung tâm đã chỉ đạo tăng cường hoạt động tư vấn, nói chuyện chuyên đề cho đối tượng sanh con thứ 3 trở lên tại một số địa bàn trọng điểm của xã Bình Châu, Hòa Hiệp, Bưng Riềng, Xuyên Mộc và đã thu hút được 247 đối tượng tham gia...

Cung cấp dịch vụ hiệu quả và an toàn:

Bên cạnh công tác thông tin tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng, thì công tác cung cấp dịch vụ cho từng đối tượng thụ hưởng cũng được chú trọng, nhằm mang đến sự hài lòng của từng đối tượng. Trong chiến dịch lần này đã cung cấp các dịch vụ sau: đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được cung cấp thông tin và tư vấn nâng cao hiểu biết về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, trong đó tập trung tư vấn về mất cân bằng giới tính, về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; biện

pháp KHHGĐ: đặt dụng cụ tử cung (DCTC), đình sản, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai; đối với phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa áp dụng biện pháp tránh thai tham gia đăng ký đặt DCTC; thực hiện can thiệp và phát hiện sớm cho phụ nữ mang thai và sau sinh được sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh...

Thai phụ Hoàng Thùy Dương tại xã Hòa Hiệp vui vẻ cho biết: “Tôi đến đây khám thai và lấy mẫu máu ngón tay xét nghiệm dị tật bẩm sinh thai

Huyện Xuyên Mộc:

Đổi mới tổ chức chiến dịch chăm sóc Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình

Chiến dịch SKSS/KHHGĐ đợt I đã được huyện Xuyên Mộc triển khai từ ngày 01/4/2015 đến hết ngày 31/5/2015. Chiến dịch đã thu hút, 1.366 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tham gia khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung;130 phụ nữ được điều trị viêm, nấm phụ khoa; cung cấp các phương

tiện tránh thai hiện đại cho 397 người, trong đó có 366 phụ nữ đặt vòng, 21 ca tiêm, 3 ca cấy, 7 ca đình sản; cung cấp thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho hơn 90% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ... Để đạt được kết quả này, trước và trong chiến dịch, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Xuyên Mộc đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện cùng tham gia.

Ra quân chiến dịch CSSKSS – KHHGĐ tại huyện Xuyên Mộc. Ảnh: THẾ PHI

8

Page 9: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

nhi từ trong bụng mẹ, tôi được nhân viên y tế tận tình tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai. Chiến dịch năm nay có nhiều chương trình hỗ trợ chăm sóc thai sản nên tôi rất yên tâm”.

Chị Nguyễn Thị Phượng buôn bán tại chợ Bình Châu chia sẻ thêm: “Tôi đi khám phụ khoa và đặt vòng tránh thai. Ban đầu cũng e ngại, nhưng nhờ có chị cộng tác viên đến tận chợ vận động và thông báo, dặn dò cụ thể ngày giờ đến trạm làm dịch vụ. Các nhân viên y tế ở đây rất vui vẻ, nhiệt tình nên tôi thấy thoải mái”.

Như vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay của các ban, ngành, đoàn thể; sự nhiệt tình của đội ngũ CTV dân số; sự đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn..., thông qua các hoạt động thiết thực, cụ thể và phù hợp của chiến dịch hàng năm, đã thay đổi nhận thức và hành vi của người dân, từ chỗ thụ động sang tự động sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, sinh ít, sinh thưa để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn, đồng thời, xóa bỏ được tâm lý e ngại khi thực hiện các gói dịch vụ về SKSS-KHHGĐ

HÀ THANH Trung tâm Dân số -

KHHGĐ huyện Xuyên Mộc

Cô Nguyễn Thị Kim Phượng-Một cộng tác viên dân số say mê công việc Cô Nguyễn Thị Kim Phượng

sinh năm 1969, là CTV dân số Khu phố Hải Hà 1, thị

trấn Long Hải huyện Long Điền từ năm 2004. Những năm tháng đầu tiên, việc tiếp cận với công việc của người cộng tác viên dân số gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Cô Phượng tâm sự: “Những năm trước đây đi tuyên truyền người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình rất khó khăn. Hầu hết gia đình đều thích sinh đông con, khi đến vận động họ thực hiện kế hoạch, họ nổi nóng lên và bảo rằng “tui sinh thì tui nuôi, có bắt mấy người nuôi đâu mà nói”. Những lúc như vậy tui cảm thấy rất buồn và thất vọng”. Khó khăn là vậy, nhưng bản thân cô chứng kiến cảnh nhiều gia đình đông con, nghèo đói, trẻ em sinh ra không được chăm sóc

đầy đủ, càng thôi thúc cô quyết tâm hơn trong công tác dân số.

Trong công việc, cô luôn nhiệt tình, tận tụy và được người dân tin yêu nên việc tuyên truyền vận động đạt hiệu quả cao, góp phần không nhỏ vào việc làm thay đổi nhận thức, thái độ hành vi của người dân về công tác DS - KHHGĐ. Theo kinh nhiệm của cô, người cộng tác viên dân số phải thân thiện với đối tượng tham gia, phải nhiệt tình giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn, không nề hà vất vả và phải có kiến thức chuyên môn về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (hàng năm được tham gia các lớp tập huấn do Chi cục DS – KHHGĐ và Trung tâm DS – KHHGĐ tổ chức).

Những ngày đầu tuyên truyền vận động, cô gặp không ít khó khăn,

Khám SKSS/KHHGĐ tại xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: THẾ PHI

Cô Phượng đang tuyên truyền các biện pháp KHHGĐ cho 1 phụ nữ thị trấn Long Hải. Ảnh: THẾ PHI

9

Page 10: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

Thư giãn Con trai-con gáiTrước khi tham dự một giải lớn,

cua- rơ động viên vợ:- Khi con trai ra đời, em hãy

nhắn tin cho anh là “Xe đạp đã tới” nhé!

Ba ngày sau, cô vợ sinh hạ một bé gái kháu khỉnh. Cô liền nhắn tin cho chồng: “Xe đạp đã tới, nhưng thiếu mất cái bơm”

HỒ THỊ THU HẰNG

Múa sư tửĐứa con nhỏ gạ chuyện với

ông bố:- Bố ơi! Tết Trung thu này, con

mời mấy đoàn múa lân về nhà mình múa cho vui bố nhé?

- Thôi con ạ! Nhà mình mới chỉ có mẹ con “múa sư tử”, bố đây đã “cháy túi” rồi con ạ!

- ???

Theo lời vợ dặnMột người đàn ông đi chợ hỏi

người bán rau:-Này anh, bán cho tôi một mớ

rau!- Mười ngàn một mớ bác ạ!- Cái gì, vợ tôi dặn chỉ có năm

ngàn một mớ thôi?- Vợ em cũng dặn không được

bán giá thấp hơn đâu bác ạ!- !!!

vì địa bàn là vùng biển nên người dân luôn có suy nghĩ có nhiều con để đi biển, đặc biệt là phải có con trai... Đây là những rào cản không nhỏ trong công tác tuyên truyền, vận động. Không nản lòng trước những thách thức, cô thuộc lòng từng người, từng nhà, từng hoàn cảnh và vận dụng nhiều cách với phương châm: mưa dầm thấm lâu, dần dần các cặp vợ chồng đã hiểu được những lợi ích do kế hoạch hóa gia đình mang lại.

Để gặp được người dân, cô tranh thủ buổi trưa, buổi tối đến từng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do sinh đông con, cặp vợ chồng sinh con một bề để vừa trò chuyện, kết hợp với tư vấn, vận động họ không sinh nhiều con, mỗi gia đình chỉ nên có 1 hoặc 2 con, dành thời gian cho việc chăm sóc, nuôi dạy con tốt, phát triển kinh tế gia đình, có cuộc sống ổn định.

Khi đi tuyên truyền, vận động, cô luôn kết hợp phát tờ rơi các kiến thức về biện pháp tránh thai hiện đại, cách phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, không sinh con thứ 3, sàng lọc trước sinh sơ sinh... để mọi người hiểu và thực hiện đúng. Cô khéo léo phân tích và hướng dẫn cho các cặp vợ chồng cách sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại để không bị “vỡ kế hoạch”. Cô trực tiếp cung cấp các dụng cụ tránh thai khi

đối tượng có nhu cầu. Những trường hợp đăng ký đặt vòng hoặc triệt sản, cô sắp xếp nhờ người làm việc trong khu vực chở đối tượng đến các cơ sở y tế để thực hiện dịch vụ. Nhờ sự năng động, nhiệt tình của cô nên ý thức trách nhiệm về sinh đẻ và chăm sóc con cái của các cặp vợ chồng ở địa phương đã có chuyển biến tích cực.

Qua 11 năm gắn bó với công việc cộng tác viên, cô không nhớ được mình đã vận động được bao nhiêu cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; bao nhiêu gia đình nhờ được cô tuyên truyền vận động mà thực

hiện “kế hoạch”, không sinh con, giờ kinh tế, đời sống khá lên, gia đình hạnh phúc… Nhưng theo đánh giá của TYT Long Hải thì khu phố do cô làm cộng tác viên hàng năm luôn đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, các hoạt động luôn đi đầu và cô cũng được các đồng nghiệp yêu mến.

Với sự yêu nghề và những kinh nghiệm vốn có, tin rằng cô Nguyễn Thị Kim Phượng sẽ ngày càng được nhiều người dân địa phương yêu mến, tuyên truyền công tác dân số nhiều người nghe và làm theo.

Bài, ảnh: CBCT DÂN SỐ THỊ TRẤN LONG HẢI

Người dân vùng biển thường suy nghĩ có nhiều con để đi biển, đặc biệt là phải có con trai. Trong ảnh: Ngư dân Long Hải, huyện Long Điền. Ảnh: THẾ PHI

10

Page 11: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Do thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản nhiều vị thành niên thanh niên (VTN-

TN) đã phải gánh chịu những biến chứng nặng nề từ việc nạo phá thai không an toàn, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là lây nhiễm HIV/AIDS ở VTN-TN. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của các em là học sinh, VTN-TN đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn ảnh hưởng đến tâm lý tuổi mới lớn… Do đó, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như sự thay đổi về thể chất, tinh thần, cảm xúc là rất quan trọng đối với lứa tuổi VTN-TN.

Thời gian qua, Trung tâm Dân số-kế hoạch hóa gia đình huyện Xuyên Mộc đã triển khai mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân (trên địa bàn huyện) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình thông qua tư vấn và khám sức khỏe cho lứa tuổi VTN-TN, từng bước góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ cho VTN-TN. Mô hình được triển khai từ bốn câu lạc bộ ban đầu thành lập ở bốn xã (Hòa Hiệp, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Thị trấn Phước Bửu) đến nay Trung tâm Dân số huyện Xuyên Mộc đã thành lập thêm hai câu lạc bộ ở hai xã (Bàu Lâm, Phước Thuận). Mỗi xã có một câu lạc bộ từ 40-60 người tham gia là các em học sinh, sinh viên. Các câu lạc bộ định kỳ sinh hoạt một tháng một lần với các chủ đề khác nhau. Nội dung sinh hoạt tuyên truyền phổ biến kiến thức về tuổi VTN-TN, tuổi dậy thì, tình bạn, tình yêu trong sáng, tảo hôn, kết

hôn cận huyết thống, những vấn đề cơ bản về sức khỏe sinh sản của vị thành niên, các biện pháp tránh thai thích hợp cho vị thành niên, đồng thời trao đổi giải đáp những thắc mắc của các bạn trẻ. Ngoài ra mỗi câu lạc bộ còn tổ chức nhiều buổi truyền thông lồng ghép cung cấp các tài liệu, các biện pháp tránh thai như bao cao su, thuốc viên uống tránh thai.

Bên cạnh đó, qua việc khám sức khỏe cho VTN-TN đã phát hiện ra một số trường hợp bị các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hướng dẫn các em điều trị và chuyển tuyến những ca bệnh nặng.

Trong thời gian qua câu lạc bộ đã tổ chức 40 buổi sinh hoạt với 1300

em tham gia, phát 1.505 tờ rơi, qua đó đã có nhiều thanh niên chuẩn bị kết hôn tham gia các buổi tư vấn, sinh hoạt câu lạc bộ.

Hoạt động của các câu lạc bộ không chỉ là việc hướng dẫn các biện pháp tránh thai hay sinh hoạt tình dục an toàn cho lứa tuổi VTN-TN, chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân mà còn nhằm mục đích thiết thực là chuẩn bị tâm sinh lý để xây dựng một gia đình hạnh phúc cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội.

ĐỖ THỊ HIỆPTrung tâm DS-KHHGĐ

huyện Xuyên Mộc

Hiệu quả thiết thực từ câu lạc bộ tiền hôn nhân ở huyện Xuyên Mộc

Cán bộ y tế tư vấn cho đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai. Ảnh: THẾ PHI

HƯỞNG ỨNG NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11-7

11

Page 12: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Nấm là một loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như: chất đạm, chất béo,

chất xơ và khoáng chất. Ở nước ta, với khí hậu ôn hoà, mát mẻ là môi trường thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Vì thế, bên cạnh những loại nấm ăn được cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ cho con người thì nấm độc hàng năm đã cướp đi sinh mạng nhiều người. Nguyên nhân chính là do người dân không phân biệt được giữa nấm ăn được và nấm độc, chủ quan khi hái và sử dụng các loại nấm không rõ nguồn gốc.

Vào ngày 23/6/2015, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xảy ra 01 vụ ngộ độc nấm do ăn phải nấm độc không rõ chủng loại mọc trong rừng tràm. Nạn nhân là 2 vợ chồng anh

Nguyễn Đình Thái (44 tuổi) và chị Trần Thị Thu (36 tuổi, ngụ ấp Bàu Ngứa, xã Tân Lâm, H.Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong lúc đi làm rẫy họ đã hái nấm mọc trên thân cây tràm mục về chế biến thành thức ăn, Sau khi ăn nấm được gần 20 phút, gia đình thấy cả hai người mệt mỏi, lơ mơ nên được người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân được xác định là do ăn phải nấm độc. Để tránh những trường hợp ngộ độc nấm đáng tiếc như trên xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh BR-VT đưa ra khuyến cáo phòng ngừa ngộ độc do nấm độc và cách phân biệt nấm độc như sau:

Phân biệt nấm độcThông thường các loại nấm độc

bao giờ trông cũng nhiều màu sắc

hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân, khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra. Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp ngoại lệ như nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức. Dưới đây là một số loại nấm độc có hình dạng giống nấm thường:

Nấm đen nhạt: Còn gọi là nấm xanh đen, nấm bìu. Loại này quả nấm thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ. Thịt nấm mềm màu trắng, khi non có mùi thơm ngọt, già thì có mùi khó chịu. Nấm thường mọc đơn độc hoặc thành cụm ở trên mặt đất rừng hoặc bãi cỏ. Đây là loại nấm cực độc, chỉ khoảng 30g nấm (một miếng nhỏ bằng ngón tay út) cũng đủ giết chết một người trưởng thành.

Nấm tán trắng: Quả nấm màu trắng, đôi khi ở giữa có màu vàng bẩn, bề mặt khi thời tiết khô thì nhẵn bóng, khi trời ẩm thì ướt và dính. Phấn nấm màu trắng, đường kính khoảng 5 - 10cm, cuống và vòng cũng màu trắng, chân phình dạng củ. Loại này hay mọc ở ven rừng, ven đường hoặc trên bãi cỏ.

Nấm đỏ: Quả nấm có màu đỏ rực hay đỏ cam, màu sắc có thể nhạt dần sau mưa, có phủ những vảy màu trắng, đường kính từ 10 - 15cm, cuống và vòng màu trắng hoặc vàng, chân phình dạng củ, thịt nấm trắng không có mùi vị đặc biệt. Nấm mọc đơn độc hoặc thành cụm. Loại nấm này trông rất đẹp còn được gọi là nấm bay, nấm vũ trụ, có nơi còn gọi là nấm ruồi vì dùng làm bả diệt ruồi.

Phân biệtvà phòng ngừa nấm độc

12

Page 13: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Biểu hiện ngộ độc nấmNgộ độc nấm xuất hiện sớm nhất

sau khi ăn từ 20 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm. Nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh; người mệt nhừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sơ cứu khi bị ngộ độc nấmKhi phát hiện người nghi là ngộ

độc do ăn nấm phải bình tĩnh, nhanh chóng tìm mọi cách làm cho bệnh nhân nôn ra hết thức ăn như: móc họng, hoặc lấy lông gà rửa sạch ngoáy họng cho bệnh nhân nôn cho đến khi nôn ra nước trong. Cho người bệnh uống than hoạt tính để hấp phụ chất độc trong ống tiêu hoá càng sớm càng tốt. Người lớn cho uống 20 - 30g pha với 100 - 200ml nước sạch quấy đều. Trẻ em tuỳ theo tuổi giảm bớt liều lượng. Nếu không có sẵn than hoạt có thể cho uống các loại nước đậu xanh giã nát, nước ngô non... cũng có tác dụng hút bớt chất độc, sau đó

đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất để kịp thời điều trị.

Gửi cả các chất nôn của bệnh nhân, hay nấm vừa ăn còn sót lại đến bệnh viện để xét nghiệm tìm chất độc của loại nấm, giúp điều trị đúng hướng vì tuỳ theo loại nấm có chất độc khác nhau, tình trạng ngộ độc và cách điều trị cấp cứu cũng khác nhau.

Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.

Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol.

Để phòng chống ngộ độc do nấm, ta cần tuân thủ một số nguyên tắc khi hái nấm mọc tự nhiên:

- Chỉ hái nấm khi biết rõ là nấm ăn được;

- Quan sát thấy nấm không bị các loài khác như côn trùng, thú ăn

- Kiểm tra, xác minh nấm thật kỹ trước khi nấu, kiên quyết loại bỏ nấm lạ.

- Khi không phải tự tay mình hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc thì không được ăn nấm.

- Tuyệt đối không ăn thử nấm vì rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.

- Không dùng phương pháp cho động vật (chó, mèo...) ăn thử vì có loài nấm sau khi ăn tới nửa ngày hoặc lâu hơn mới có biểu hiện ngộ độc nên không thể xác định có độc hay không sau khi động vật ăn

- Không hái nấm quá non, khi chưa xoè mũ nấm (đối với nấm tán) vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loài. Không ăn nấm đã già hoặc nấm bị ôi thiu.

KS. ĐINH THỊ NGÂNChi cục ATVSTP BRVT

Nấm tán trắng. Nấm đỏ.

Nấm đỏ.

13

Page 14: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Dù mang lại lợi ích to lớn, thiết thực, song tính đến hết tháng 5/2015, cả nước mới chỉ có

64,6 triệu người tham gia BHYT. Riêng tỉnh BR-VT, địa phương hiếm hoi trong cả nước có chủ trương dùng ngân sách địa phương hỗ trợ đối tượng người cận nghèo tham gia BHYT và mua BHYT cho toàn bộ người dân huyện Côn Đảo thì tỷ lệ này cũng không cao hơn so với các địa phương khác. Theo số liệu thống kê của BHXH tỉnh, tính đến thời điểm 31/5/2015 con số này là 749.004 người, chiếm khoảng 71% dân số toàn tỉnh.

Bảo hiểm Y tế, cứu cánh cho nhiều người bệnh nghèo:

Anh Nguyễn Quốc Châu ngụ tại phường 11, thành phố Vũng Tàu là một bệnh nhân bị suy thận, phải thường xuyên chạy thận nhân tạo (12 lần/ 1tháng), với chi phí lên tới 10 triệu đồng/ 1tháng. Nhưng nhờ có BHYT mà gia đình anh chỉ phải chi trả khoảng 2 triệu đồng/ 1tháng (giảm khoảng 80% so với bệnh nhân không có thẻ BHYT). “Nếu không có thẻ BHYT gánh dùm, dẫu có bán nhà, bán đất chắc tôi cũng không thể theo đuổi việc chạy thận cho tới ngày hôm nay” – Anh bộc bạch.

Hay như cô Lê Thị Hóa, ngụ tại thôn Quảng Hà, xã Xuân Sơn huyện Châu Đức, thuộc đối tượng cận nghèo, mắc rất nhiều bệnh mạn tính như cao huyết áp, xương khớp... Cô tâm sự: “nếu không được tỉnh hỗ trợ mua thẻ BHYT dành cho đối tượng cận nghèo chắc tôi chẳng có cơ hội được chăm sóc sức khỏe tốt như thế này. Hàng tháng tôi đều đến trạm Y tế xã khám và nhận thuốc về uống đều đặn, bệnh tình nhờ vậy cũng ổn định dần. Giờ tôi có thể phụ giúp gia đình rất nhiều việc mà trước đây do xương khớp đau nhức, không có tiền uống thuốc nên đi lại khó khăn”.

Theo ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh: “Ý nghĩa thực sự của việc tham gia BHYT không

phải chỉ để dành đến lúc mình bị ốm, đau, mà còn chung tay giúp cho người khác chữa bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh mạn tính, các bệnh nan y mà hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khi toàn dân tham gia BHYT, sẽ bảo đảm an sinh xã hội và tạo nên một môi trường y tế công bằng. Nghĩa là: tất cả những người tham gia BHYT đều được hưởng quyền lợi như nhau, còn ai muốn được hưởng dịch vụ cao hơn sẽ phải trả thêm tiền”.

Được hưởng lợi sao còn e ngại?Theo thống kê của BHXH tỉnh,

hầu hết các trường hợp tham gia BHYT đều là các đối tượng nằm trong diện bắt buộc như: Người lao động tại các doanh nghiệp; công chức, viên chức nhà nước, học sinh, sinh viên; và người được nhà nước hỗ trợ BHYT như: diện chính sách, cán bộ hưu trí, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi...

Người tham gia BHYT tự nguyện chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 17%), trong đó đa phần là những người mắc bệnh mạn tính, bệnh có chi phí điều trị cao như suy thận, tiểu đường...

Rất nhiều lý do khiến người dân chưa mặn mà tham gia BHYT, trong đó phải kể đến tâm lý của người Việt “Có bệnh mới trả tiền”; tình trạng quá tải của các bệnh viện; thủ tục KCB bằng thẻ BHYT vẫn còn rườm rà (dù đã được cải tiến hơn trước). Trung bình từ lúc chờ đợi bốc số, lấy thẻ khám bệnh tới khi được khám xong, bệnh nhân phải mất ít nhất 1 buổi/lần đi khám.

Cụ Nguyễn Quang Hòa, 76 tuổi, nhà tại phường 8, thành phố Vũng Tàu bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên phải vào bệnh viện khám, xét nghiệm và lấy thuốc. Cụ cho biết: “Do

Bệnh nhân làm thủ tục khám BHYT tại bệnh viện Mắt. Ảnh: THẾ PHI

Tiến tới “Bảo Hiểm Y tế Toàn Dân”:

Lộ trình cần phải thông thoáng

14

Page 15: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

bệnh của tôi phải điều trị lâu dài, tốn kém nên tôi phải sử dụng thẻ BHYT. Mỗi lần đến hẹn tái khám tôi phải dậy từ 4 giờ sáng, người nhà chở đến bốc số rồi đợi. Vậy mà hôm nào sớm nhất cũng phải 11h trưa mới xong”.

Thủ tục KCB đã vất vả, mất nhiều thời gian, việc chuyển tuyến còn vất vả, nhiêu khê hơn nữa. Bà Mai Thị Hòa, khu phố 6, phường 12, Tp.Vũng Tàu cho biết: Do nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của tôi là Trung tâm Y tế Tp. Vũng Tàu, nên nếu tôi muốn khám ở BV. Lê Lợi hoặc BV. Bà Rịa thì phải có giấy chuyển viện mới được thanh toán. Mà muốn có giấy chuyển viện thì phải đến Trung tâm Y tế Tp. Vũng Tàu bốc số, chờ khám, xin chuyển viện (phải được sự đồng ý của bác sĩ và lãnh đạo Trung tâm), làm xong các thủ tục cũng đã mướt mồ hôi, lên tới tuyến tỉnh muốn vào khám cũng phải lặp lại quy trình như vậy, mệt mỏi vô cùng”.

Chính vì thế, nhiều bệnh nhân đành chấp nhận vượt tuyến, hưởng lợi rất ít từ BHYT (thay vì được hưởng đúng tiêu chuẩn nếu làm đúng theo quy định).

Ngoài ra, thủ tục để mua BHYT theo quy định hiện nay cũng khiến người dân cảm thấy phiền hà rắc rối vì yêu cầu rất nhiều giấy tờ như: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, các loại giấy tờ đều phải có dấu công chứng...Nhiều trường hợp gia đình đông người lại đi làm ăn xa, đi công tác nước ngoài, chỗ ở không ổn định, các cặp vợ chồng đã ly hôn nhưng chưa tách khẩu...hoàn tất được các giấy tờ để tham gia mua BHYT tự nguyện cũng là cả vấn đề nan giải.

Chính vì thế, dù nhà nước đã có chính sách khuyến khích “Nếu mua theo hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 50 – 70% mức phí đóng BHYT”, thì người dân vẫn chưa mặn mà. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vì đụng chạm đến lợi nhuận nên còn thờ ơ với việc mua BHYT cho người lao động (dù đây là quy định bắt buộc). Theo thống kê của BHXH tỉnh, hiện còn 40% doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng BHXH,

nhưng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm.

Hướng tới BHYT toàn dân:Để nâng cao tỷ lệ và hiệu quả sử

dụng thẻ BHYT hướng tới thực hiện BHYT toàn dân, bên cạnh việc tạo “hành lang thông thoáng” trong việc tham gia BHYT, thanh toán BHYT; Cải tiến quy trình KCB, giảm tải tại các bệnh viện tuyến trên thì giải pháp “căn cơ” nhất chính là tăng thêm quyền lợi cho người tham gia BHYT trong việc KCB.

Vậy làm thế nào để tăng thêm quyền lợi cho người tham gia BHYT?

Theo ông Trương Văn Kính – Giám đốc Sở Y tế: “Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế như chủ trường của Bộ Y tế sẽ khuyến khích người dân tham gia BHYT nhiều hơn vì khi viện phí tăng người dân mới thấy được lợi ích của việc có thẻ BHYT. Mặt khác, tăng mức giá viện phí đủ để chi trả toàn bộ hoạt động của bệnh viện bao gồm cả thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế... Các bệnh viện sẽ tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính. Điều này sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng để thu hút người dân. Khoản ngân sách hiện đang bao cấp cho bệnh viện sẽ được chuyển sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT, như vậy nguồn quỹ cho BHYT sẽ tăng hơn trước rất nhiều và đảm bảo chi

trả cho người bệnh trên mức giá viện phí mới. Việc làm này vừa nâng cao chất lượng KCB vừa nâng cao quyền lợi cho người tham gia BHYT”.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần nhanh chóng thông tuyến BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân tham gia. Từ trước đến nay người dân chỉ được KCB tại cơ sở đăng ký ban đầu. Việc làm này nhằm “phân luồng” giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên. Song thực tế việc làm này không đem lại nhiều hiệu quả mà người dân lại càng chán nản, không muốn tham gia BHYT. Do vậy, đồng thời với việc tăng viện phí, việc thông tuyến sẽ tạo môi trường cạnh tranh giữa các cơ sở y tế để thu hút bệnh nhân. Được biết, bắt đầu từ ngày 1-6-2016, sẽ thông tuyến KCB BHYT ở tuyến huyện, nghĩa là ở phạm vi các cơ sở y tế tuyến huyện, người dân không cần phải khám đúng tuyến mới được thanh toán BHXH mà có thể chọn bất cứ cơ sở y tế nào cùng tuyến và từ 01/01/2021, quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Với sự đồng bộ nhiều giải pháp của cả ngành BHXH và ngành Y tế, tin tưởng rằng mục tiêu “Bảo hiểm Y tế toàn dân” sẽ sớm trở thành hiện thực trong thời gian không xa.

YÊN CHÂU

Bệnh nhân chờ khám tại bệnh viện Lê Lợi. Ảnh: THẾ PHI15

Page 16: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh THA & ĐTĐ quý II 2015.

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 - Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống Lao tại tỉnh BR-VT.

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 46 - NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ chinh trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sưc khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Ảnh: THẾ PHI

16

Page 17: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

NGANH Y TÊ THAM GIA HÔI THAO CÔNG NHÂN VIÊN CHƯC LAO ĐÔNG DO LIÊN ĐOAN LAO ĐÔNG - SỞ VĂN HOA THÊ THAO VA DU LICH TÔ CHƯC

Ảnh: THẾ PHI

17

Page 18: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Thực trạng tình hình lao và bệnh phổi tại tỉnh BR-VT:

Bệnh lao đã xuất hiện và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội loài người từ ngàn năm nay. Dù đã có vắc xin phòng chống, song mức độ ảnh hưởng và mối nguy hại của nó vẫn chưa được tiết chế hiệu quả. Trên thế giới hiện nay vẫn có khoảng 1/3 dân số (2,2 tỷ người) nhiễm lao và tỷ lệ này tăng thêm mỗi năm 1% (tức 70 triệu người). Việt Nam cũng là quốc gia có số mắc lao thuộc loại cao nhất thế giới (hiện đứng thứ 12/22 quốc gia có gánh nặng về bệnh lao). Riêng tỉnh BR –VT hiện đang thu dung, điều trị khoảng 1500 bệnh nhân lao mới các thể, trong đó lao phổi AFB (+) mới phát hiện (người bệnh ho khạc ra vi khuẩn lao) chiếm tỷ lệ trên 50%, là nguồn lây cực kỳ nguy hiểm cho cộng đồng. Tuy nhiên, so sánh giữa tổng số bệnh nhân đăng ký điều trị hàng năm với con số ước tính cho thấy tỉnh ta mới chỉ thu nhận được khoảng 60% số bệnh nhân mắc lao thực tế. Như vậy còn khoảng 40% (khoảng 1.300) bệnh nhân lao chưa được thu dung

điều trị, là nguồn lây vô cùng nguy hiểm cho cộng đồng. Bên cạnh đó, môi trường sống bị ô nhiễm và nhiều nguy cơ khác dẫn đến các bệnh về phổi ngày càng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh hen suyễn, các bệnh ung bướu thuộc đường hô hấp…

Chị N.T.T.M (xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) từ miền Bắc theo chồng vào làm công nhân tại khu công nghiệp. Do đồng lương eo hẹp, vợ chồng chị chỉ dám thuê một căn phòng trọ tạm bợ với giá rẻ để ở. Công việc vất vả, thường xuyên phải làm ca đêm, lại thêm điều kiện sống thấp nên sức khỏe của chị ngày càng giảm sút. Cách đây khoảng ba năm, chị thấy trong người thường xuyên mệt mỏi, ho kéo dài, kèm theo sốt. Cứ nghĩ cảm sốt thông thường nên chị chỉ mua thuốc uống qua loa rồi đi khám phòng mạch tư, nhưng bệnh đã không giảm còn có dấu hiệu ngày một nặng. Chị đành xin nghỉ việc đến bệnh viện khám, xét nghiệm. Khi biết mình đã bị nhiễm lao chị được hướng dẫn liệu trình điều trị. Nhưng cũng chỉ được một thời

gian ngắn, thấy bệnh thuyên giảm và tham công tiếc việc, chị tự ý bỏ trị. Trải qua vài lần như vậy, gần đây bệnh của chị trở nặng, chị lại đi khám, xét nghiệm và được bác sĩ cho biết bệnh của chị đã chuyển sang giai đoạn lao kháng thuốc. Chị buộc phải nghỉ việc lên điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – Tp. Hồ Chí Minh.

Giống như chị M, anh L.Q.H (xã Quảng Thành, huyện Châu Đức) bị bệnh lao đã nhiều năm, là nguồn lực lao động chính trong gia đình nên anh không có điều kiện theo đuổi liệu trình điều trị cũng như có chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý. Gần đây bệnh lao của anh trở nặng, anh được giới thiệu lên bệnh viện tuyến trên để làm các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả cho thấy anh bị nhiễm lao kháng thuốc, với tình trạng như hiện nay anh phải nằm điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – Tp.HCM với kinh phí tự túc. Đây thực sự là một khó khăn quá lớn đối với gia đình nông dân nghèo như anh và anh cho biết nhiều khả năng sẽ phải bỏ trị…

Theo Bs. Phạm Trung Thảo – Trưởng khoa Nhiễm – BV Bà Rịa: “Phần lớn những người mắc bệnh lao có cuộc sống vất vả, chật vật với gánh nặng mưu sinh, chất lượng cuộc sống thấp nên cơ thể bị suy kiệt khiến bệnh lao có cơ hội bộc phát. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị lao (đều đặn, kéo dài) gây nên tình trạng lao kháng thuốc. Mặt khác, tỷ lệ bệnh nhân lao nhiễm HIV ngày càng tăng chính là thách thức đối với công tác phòng chống lao của tỉnh hiện nay”.

Khác với chị M, anh H, anh P.B.T (Hắc Dịch, Tân Thành) mắc một căn bệnh khác, đó là bệnh viêm Phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), do suốt

Vì sao cần một bệnh viện chuyên khoa lao - bệnh phổi?

Thăm khám bệnh nhân lao tại TTYT TP. Vũng Tàu. Ảnh: THẾ PHI

18

Page 19: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

một thời gian dài anh làm việc trong môi trường bụi bặm mà không được trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết. Khi anh đi khám và phát hiện được bệnh thì tình trạng cũng đã khá nặng, anh đang lo lắng vì sợ bệnh diễn tiến xấu, ảnh hưởng đến công việc và nguồn thu nhập của gia đình.

Cùng tình trạng bệnh như anh T, nhưng với anh T.K.T nguyên nhân lại khác, anh nghiện hút thuốc lá trong nhiều năm liền. Cách đây 1 năm, anh bị ho liên tục, kéo dài, tình trạng khó thở và nhiều đàm diễn ra thường xuyên. Sau khi khám anh cũng nhận được kết quả bị BPTNMT, đến nay anh đã bỏ hẳn thuốc lá và chuyên tâm điều trị dứt điểm bệnh tình của mình.

Bác sĩ Lương Thúy Nguyệt- Phụ trách Phòng khám Hô hấp, BV Bà Rịa cho biết: “Tại phòng khám hô hấp BV Bà Rịa hiện nay đang quản lý và điều trị khoảng trên 300 bệnh nhân mắc BPTNMT. Từ đầu năm đến nay chúng tôi tiếp tục phát hiện thêm khoảng hơn 40 bệnh nhân, trung bình 1 ngày chúng tôi khám và điều trị BPTNMT cả cũ và mới khoảng 20 bệnh nhân”…

Sự cần thiết phải có bệnh viện chuyên khoa:

Bệnh nhân lao trong tỉnh hiện nay điều trị nội trú tại nhà mà không được

điều trị nội trú tại cơ sở Y tế trong 2 -3 tháng đầu (giai đoạn điều trị tấn công), vì thế rất khó kiểm soát để đề phòng thất bại hoặc tình trạng kháng thuốc trên bệnh nhân, đồng thời cũng trở thành nguồn lây lan nguy hiểm trong cộng đồng. Mặt khá, tại tỉnh BR –VT có nhiều bệnh nhân lao điều trị thất bại phác đồ 2 (thực chất các bệnh nhân này là lao kháng thuốc, thậm chí là siêu kháng thuốc), nếu không có bệnh viện chuyên khoa sẽ không có phòng xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nhằm chẩn đoán và điều trị lao kháng thuốc cho bệnh nhân. Hiện nay những bệnh nhân mắc lao kháng thuốc phải chuyển lên thành phố HCM để chẩn đoán và điều trị (kinh phí tự túc). Với giá thành điều trị cao và thời gian kéo dài từ 18 – 24 tháng, nên hầu hết bệnh nhân đều bỏ trị về nhà, trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng. Chưa kể, vì không có bệnh viện chuyên khoa để phát triển các chuyên khoa sâu nên chưa đủ năng lực để chẩn đoán và điều trị các trường hợp lao ngoài phổi (lao màng não, lao cột sống, lao xương khớp, lao tiết niệu sinh dục, lao hạch...) hay Lao phổi kết hợp bệnh khác (HIV/AIDS, tiểu đường...)

Bên cạnh đó, vì không có bệnh viện chuyên khoa về Phổi nên nhân

lực, trang thiết bị, dụng cụ chuyên khoa sâu để phục vụ khám, chẩn đoán các bệnh về hô hấp chưa đáp ứng được yêu cầu, dự án BPTNMT (COPD), dự án hen phế quản...do đó cũng không thể triển khai, dù đây là những căn bệnh mang tính thời đại do yếu tố môi trường và điều kiện sống.

Mô hình bệnh viện chuyên khoa:

Bs. Nguyễn Minh Lương – Giám đốc Trung tâm phòng chống Bệnh Xã Hội tỉnh cho biết: “Hiện đề án về bệnh viện chuyên khoa với tên gọi Phạm Hữu Chí đang được Sở Y tế trình UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền phê duyệt, có quy mô 100 giường bệnh, với 10 khoa và 6 phòng chức năng. Ước tính hàng năm sẽ điều trị cho khoảng 700 bệnh nhân lao các thể. Như vậy, nếu được phê duyệt, bệnh viện Lao và bệnh phổi sẽ có công suất giường bệnh rất lớn, đáp ứng nhu cầu được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu vùng xa và các đối tượng nghèo trong cộng đồng. Tất cả các đối tượng mắc lao đang điều trị ở giai đoạn tấn công và các đối tượng mắc lao kháng thuốc, lao/HIV và các trường hợp lao nặng sẽ được điều trị tập trung tại bệnh viện làm giảm mối nguy cơ đối với cộng đồng. Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của BV lao và bệnh phổi, Trung tâm PC BXH cũng đã tham mưu Sở Y tế đào tạo nguồn nhân lực, hiện đã có 01 thạc sĩ nội hô hấp, 2 bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành lao và chẩn đoán hình ảnh, 01 bác sĩ học nội soi phế quản, 01 KTV chuyên về vận hành máy Gene-Xpert và 01 KTV học nuôi cấy vi khuẩn lao. Ngoài ra, khi được thành lập, BV Lao và bệnh phổi sẽ trở thành Trung tâm khoa học và chuyên môn kỹ thuật, mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi chuyên môn với các tỉnh, thành trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế, qua đó nâng cao trình độ, chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ mắc, chết liên quan đến lao và bệnh phổi trên địa bàn.

YÊN CHÂU

Xét nghiệm phát hiện bệnh lao tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội. Ảnh: THẾ PHI

19

Page 20: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Bộ phận dùng: Dùng thân rễ (củ) của cây gừng tươi hoặc khô. Sinh khương là thân rễ tươi. Can khương là thân rễ khô.

2. Nơi sống và thu hái: Cây gừng được trồng khắp nơi trong cả nước. Thu hái lúc lá cây bắt đầu vàng lụi, đào lấy củ dùng tươi hoặc phơi khô.

3. Thành phần hoá học: Gừng tươi chứa nhiều gingerol hơn nên cay hơn. Qua phơi sấy khô bị mất nước thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol. Tinh dầu: Trong gừng khô chứa 200 chất và tiêu biểu là gingerone. Chất khoáng: K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các caroten (tiền vitamin A), nhóm B, C, E.

4. Tính vị, tác dụng: Theo y học cổ truyền, gừng tươi được gọi là sinh khương; gừng khô gọi là can khương; gừng nướng gọi là ổi khương; vỏ gừng gọi là bào khương. Sinh khương có mùi thơm, vị cay tính hơi ấm, vào kinh phế, tỳ vị. Tác dụng tán hàn, phát hãn, giải biểu, ôn trung, chỉ ẩu, hoá đàm, ôn phế, chỉ khái, giải độc, được mệnh danh là thánh dược chỉ ẩu.

Thường xuyên ăn gừng có thể chống được bách tà; sinh khương còn có tác dụng điều tiết nhiệt độ cơ thể, mùa đông sinh khương làm ôn ấm huyết dịch làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, giúp cơ thể đỡ lạnh; mùa hè sinh khương kích thích lỗ chân lông tán nhiệt, làm hạ nhiệt độ cơ thể xuống khiến cơ thể không sợ nóng.

5. Một số cách dùng gừng chữa bệnh:

Cảm lạnh phong hàn nhẹ (biểu hiện sợ lạnh, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong): 3-4 lát gừng tươi, thêm ít đường uống nóng, ngày uống 3- 4 lần. Sinh khương có tác dụng phát hãn nhẹ nên nếu mồ hôi ra ít thì phối hợp với ma hoàng, quế chi.

Hoá đờm, chỉ khái: gừng, đường (lượng bằng 1/2 gừng) đun nước sắc uống từ từ ít một, gừng có tác dụng ôn phế hoá đờm, chỉ khái, đường có tác dụng nhuận phế. Dùng cho trường hợp ho có đờm lâu ngày do hư hàn.

Làm cho ra mồ hôi: 30g tử tô, 9g sinh khương: nấu nước uống tác dụng ra mồ hôi, tán hàn.

Chữa đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn: gừng, hồng táo đun nước uống ngày 2 lần có tác dụng khai vị.

Chữa tiêu chảy: Bị tiêu chảy như tháo, miệng nôn, bụng đau, gân tay chân co rút. Lấy miếng gừng to rửa sạch, giã nhừ, hòa vào một chén rượu đun sôi gạn ra cho uống lúc gần nguội.

Chữa chứng vị nhiệt: miệng hôi, răng lợi sưng đau, loét, ngứa đau họng: đun nước gừng uống các triệu chứng dần sẽ đỡ.

Chữa đau bụng do lạnh: củ gừng 8g (nướng cháy vỏ), riềng 12g (sao vàng), củ sả (sao vàng), búp ổi (sao vàng). Đổ 500 ml nước sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống ấm trong ngày.

Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Phòng chống say tàu xe, chóng mặt, nôn mửa: Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

Trị gàu, rụng tóc: thường xuyên gội đầu có pha chút gừng có tác dụng trừ gàu, giảm rụng tóc.

Giải rượu: nước gừng làm giảm triệu chứng đau đầu, váng đầu do rượu.

Lưu ý: gừng có tính tân ôn nên không hợp dùng lượng nhiều, dùng dài ngày nhất là mùa thu vì nó có thể tổn thương phế khí.

6. Chống chỉ định: Bệnh gan, đau mắt, trĩ, nội nhiệt. Cần thận trọng đối với phụ nữ có thai, người dễ ra mồ hôi.

ThS. VŨ THANH HIỀN Sở Y tế

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4546/UBND-VP ngày 04/7/2013

của UBND tỉnh, “Kế hoạch phát triển Y, Dược học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến

năm 2020” và góp phần đạt Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã giai đoạn 2011 – 2020, Bản tin Sức

khỏe BR-VT xin giới thiệu danh mục, công dụng của 60 cây thuốc Nam tuyến xã.Củ gừng

20

Page 21: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi chứng huyết hư, hư lao. Nguyên nhân là do sự

rối loạn hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận ảnh hưởng đến khí huyết của cơ thể mà sinh bệnh. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh.

Thể khí huyết đều hư: biểu hiện thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực, chất lưỡi nhạt, mạch tế sác. Phép chữa là bổ khí huyết. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hà thủ ô 100g, đinh lăng 100g, thục địa 100g, hoàng tinh 100g, tam thất 20g. Tất cả tán mịn uống ngày 100g.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 16g, cao ban long 12g, bạch thược 12g, a giao 8g, đương quy 12g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 16g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 6g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 12g, phục linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Bát trân thang: đương quy (tẩm rượu sao) 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, xuyên khung 6 – 8g, đại táo 2 – 3 quả, đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 12g, cam thảo 2- 4g, sinh khương 2 – 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: Đương quy bổ huyết thang: đương quy 8g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can thận âm hư: biểu hiện đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, hai gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, di tinh, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi đỏ, có thể chảy máu cam, mạch tế sác. Phép

chữa là bổ can thận âm. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hà thủ ô 20g, ba kích 20g, thục địa 40g, sơn thù 12g, thỏ ty tử 20g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 20g, thiên môn 20g, nhục thung dung 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: trâu cổ, đỗ đen sao đường trắng, nấu thành cao. Mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20 – 40g trâu cổ.

Bài 3: Lục vị địa hoàng thang gia giảm: thục địa 15g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, cỏ nhọ nồi 16g, mai ba ba 12g, ngẫu tiết 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tỳ thận dương hư: biểu hiện sắc mặt trắng bệch, chóng mặt hoa mắt, tai ù, sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi, ngại nói, mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế. Phép chữa là ôn bổ tỳ thận. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hà thủ ô 20g, hoàng tinh 20g, thỏ ty tử 20g, phá cố chỉ 20g, phục linh 12g, đẳng sâm 20g, đương quy 12g, lộc giác giao 20g, lộc nhung 4g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bát trân thang gia thêm: hoàng kỳ 12g, hà thủ ô 6g, ba kích

12g, cao ban long 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Những người bệnh thiếu máu nhẹ biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt, mạch hư, tế, đới, sác, vô lực. Dùng một trong các bài:

Bài 1: rau má 20g, cỏ nhọ nồi 20g, đẳng sâm 20g, huyết dụ 20g, hoài sơn 30g, hoàng tinh 20g, mạch nha 20g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống ngày 20g.

Bài 2: hà thủ ô 20g, thục địa 12g, củ mài 20g, hạt sen 12g, ngải cứu 20g, táo nhân 12g, ích mẫu 20g, đẳng sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên ngày uống 20 – 40g.

Bài 3: tam thất sao khô tán bột ngày 4g uống với rượu hoặc hấp cách thủy với gà, phủ tạng động vật ăn.

Bài 4: Nhân sâm dưỡng vinh thang: dùng trong trường hợp huyết hư kèm theo khí hư: nhân sâm 16g, hoàng kỳ 16g, thục địa 16g, phục linh 12g, bạch truật 8g, đương quy 10g, quế tâm 6g, ngũ vị tử 10g, viễn chí 8g, sinh khương 5g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, trần bì 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

BS. PHẠM THỊ THANHKhoa Đông Y Bv. Lê Lợi

Điều trị thiếu máutheo đông y

21

Page 22: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Sáng 22/7, tại Hội trường Trường Trung cấp Y tế, Công đoàn ngành Y tế tổ chức lễ trao học bổng cho con của công chức, viên chức ngành Y tế vượt

khó, học giỏi.Tham dự có bà Nguyễn Thị Huế - Đại diện Ban Nữ

công Liên đoàn Lao động tỉnh; Ông Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế; Ban thường vụ Công đoàn ngành; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế; các đồng chí là Chủ tịch, phó Chủ tịch, Trưởng Ban nữ công các Công đoàn cơ sở.

333 suất học bổng được trao bao gồm: 260 suất khuyến học, 60 suất khuyến tài và 13 suất dành cho các cháu thi đỗ vào các trường Đại học Y- Dược trong năm 2014. Trị giá các suất học bổng như sau: Khuyến học: 500.000đồng/1 suất; Khuyến tài chia làm 3 mức: Cấp tiểu học: 600.000đồng/ 1 suất; Cấp THCS: 800.000đồng/1 suất; cấp THPT: 1.500.000đồng/1 suất và 13 suất dành cho sinh viên đậu trường Y có giá trị: 2 triệu đồng/1 suất. Tổng số tiền là 215.800.000đồng, được trích từ quỹ khuyến học của Công đoàn Ngành Y tế.

TTYT Long Điền:

Tập huấn phòng chống MERS - CoV

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh và nguy cơ lây nhiễm Mers-CoV vào Việt Nam; nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch

và cung cấp kiến thức cho nhân viên y tế và đội ngũ NVYTTÂ – NVSKCĐ, trong các ngày 02/7/2015 và 07, 08/7/2015, TTYT Long Điền tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông phòng chống dịch bệnh Mers-CoV cho toàn bộ nhân viên y tế, NVYTTÂ –NVSKCĐ.

Tại buổi tập huấn, BS. Dương Văn Muôn – PGĐ TTYT huyện Long Điền đã cung cấp cho các học viên những kiến thức cơ bản về Mers-Cov, nguy cơ và các biện pháp phòng chống Mers-Cov. Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn, thực hành quy trình mặc trang phục phòng chống dịch.

Tin, ảnh: KIM DUNG

Bệnh viện Mắt:

Tập huấn về quy tắc ứng xử

Mới đây, Bệnh viện Mắt đã tổ chức tập huấn về

Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ Y tế, quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người làm việc tại cơ sở y tế cho toàn thể nhân viên của bệnh viện.

Tại lớp tập huấn, phòng điều dưỡng bệnh viện nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, thường gặp tại các cơ sở y tế, cụ thể: ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao; ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng

nghiệp, đối với cơ quan, tổ chức,cá nhân; ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Kết quả kiểm tra sau buổi tập huấn: 100% học viên đạt yêu cầu. Tin tưởng đây sẽ là cơ sở để cán bộ nhân viên bệnh viện không ngừng cải thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Tin, ảnh: KIM ÁNH

Công đoàn ngành Y tế tỉnh BR-VT:

Trao 333 suất học bổng khuyến học, khuyến tài

Được biết, Quỹ này được khởi xướng từ năm 2002, do CB CNVC LĐ đóng góp và được duy trì thường xuyên hàng năm, nhằm khích lệ, động viên các cháu là con của CCVC - LĐ trong ngành, có hoàn cảnh khó khăn nhưng nỗ lực vươn lên, đạt thành tích cao trong mỗi niên học.

Tin, ảnh: THẾ PHI

Bs. Nguyễn Văn Thái – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch CĐN Y tế trao học bổng khuyến tài cho con em CBCCVC ngành Y tế.

Hướng dẫn quy trình mặc trang phục chống dịch.

Quang cảnh lớp tập huấn.

22

Page 23: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Mới đây, Chi cục ATVSTP tỉnh BR-VT đã tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức ATVSTP và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho những người kinh doanh, chế biến thực phẩm tại bếp ăn tập thể và căn tin ở các trường học cấp I, cấp II, và cấp III trên địa bàn tỉnh.

Tham dự lớp tập huấn có hơn 200 người là bảo mẫu, nhân viên cấp dưỡng, người chế biến, người kinh doanh thực phẩm tại các

bếp ăn tập thể, căn tin trong các trường học cấp I, cấp II, và cấp III trên địa bàn tỉnh.

Qua lớp tập huấn các cơ sở được cung cấp những thông tin về nguy cơ có thể gây ngộ độc thực phẩm và những phương pháp đảm bảo ATVSTP trong quá trình chế biến kinh doanh thực phẩm, đồng thời phổ biến các qui định của pháp luật về ATTP đối với bếp ăn tập thể, căn tin như: Thông tư 30/2012/TT-BYT Quy định về điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT- BYT-BNNPTNT-BCT về Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP…đặc biệt là Thông

Thư giãn Lâu mới giàuMột chàng trai tán tỉnh cô gái qua

điện thoại:- Em lấy anh đi, em sẽ được giàu có!- Thế anh có nhiều tiền không?- Nhiều lắm!- Thế anh có nhiều tuổi không?- Không nhiều lắm!- Thế thì còn lâu em mới giàu!- !!!

HỒ THỊ THU HẰNG

Đơn giảnNgười cháu hỏi vợ chồng

người chú đã thành hôn hơn 50 năm:

- Bí quyết gì giúp chú thím sống chung được với nhau lâu thế?

- Đơn giản, khi người này nói thì người khác không nghe!

-!!!

Tại bốHai bạn gái tâm sự:- Sao cậu không yêu anh

ta nữa?- Tại bố anh ta!- Ông ấy không cho các

cậu yêu nhau nhau hả?- Ông ấy không ngăn cản,

nhưng ông ấy vừa bị mất chức Tổng giám đốc!

- ???

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm:

Tập huấn cho 200 người về phòng chống ngộ độc thực phẩm

tư 47/2014/TT-BYT, Hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bên cạnh đó, các cơ sở cũng được hướng dẫn cách phòng chống ngộ độc thực phẩm, kiểm thực 3 bước, cách lưu mẫu thức ăn.

Dự lớp tập huấn, Chi cục ATVSTP cũng đã lồng ghép giải đáp những thắc mắc của các cơ sở và đưa ra những hướng dẫn hợp lý, cách thức giải quyết những khó khăn thường gặp liên quan đến vấn đề ATTP trong quá trình hoạt động nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể, căn tin ở các trường học.

Tin, ảnh: Ks. NGUYỄN THỊ THAOChi cục ATVSTP tỉnh BR-VT

23

Page 24: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Vừa qua, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của các hội viên hội nông dân trên địa bàn toàn tỉnh về an toàn vệ sinh thực phẩm, Hội Nông dân

tỉnh phối hợp với Chi cục ATVSTP tổ chức 5 lớp tập huấn tuyên truyền về kiến thức ATVSTP cho 500 hội viên ở huyện Đất Đỏ, Long Điền, Tân Thành, Châu Đức và thành phố Vũng Tàu.

Tham gia lớp tập huấn, các hội viên được trang bị những kiến thức cơ bản về các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, thực trạng ATVSTP hiện nay, cách lựa chọn thực phẩm an toàn, những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và biện pháp phòng tránh. Qua lớp tập huấn, các hội viên hội nông dân nâng cao hiểu biết về các quy định ATVSTP, trở thành tuyên truyền viên tích cực cho các hội viên khác và trong cộng đồng. KS. NGUYỄN THỊ THAO

Chi cục ATVSTP

Huyện Long Điền tổ chức Hội nghị chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên

Nhằm trang bị kiến thức về chăm sóc SKSS cho các bạn đoàn viên, thanh niên, Trung tâm DS KHHGĐ huyện Long Điền đã phối hợp

với huyện đoàn tổ chức hội nghị chuyên đề “Chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên” tại Trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng thị trấn Long Hải huyện Long Điền. Tại hội nghị, Bs. Tôn Thất Khoa, Chi cục trưởng Chi cục DS KHHGĐ tỉnh đã cung cấp thông tin, kiến thức và hướng các em đến những suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu để tiến đến hôn nhân khi cơ thể đã hoàn toàn trưởng thành, có đủ điều kiện về sức khỏe, thể chất, được chuẩn bị tinh thần cho việc sinh con và nuôi con trong điều kiện tốt nhất.

Đây là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng thiết thực giúp các bạn đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính (nhận biết được đâu là dấu hiệu cơ bản nhất chứng tỏ bạn nam, nữ vị thành niên đã trưởng thành; nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên; hậu quả của việc có thai ở tuổi vị thành niên,...). Từ đó, giúp các em tự chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, rèn kỹ năng sống, biết vượt qua những thử thách đầu đời, hướng tới xây dựng tương lai hạnh phúc.

ÁNH VÂNChi cục DS KHHGĐ tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu:

Tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho hội viên Hội Nông dân

Quang cảnh lớp tập huấn.

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

24

Page 25: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2015 với chủ đề “Tăng cường dịch vụ sức khỏe sinh sản và

kế hoạch hóa gia đình cho người dân dễ bị tổn thương trong thiên tai”. Ngày 25/6/2015, Trung tâm Dân số-KHHGĐ Tp. Vũng Tàu phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố Vũng Tàu tổ chức lớp truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho gần 120 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản của thành phố. Báo cáo viên của lớp truyền thông là Bs. Tạ Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ thành phố Vũng Tàu.

Tại buổi truyền thông, các chị em đã được chia sẽ những thông tin về ung thư cổ tử cung, các bệnh lây truyền qua đường tình dục… Đây là những thông tin rất bổ ích và cần thiết được chị em quan tâm tìm hiểu trong thời điểm hiện nay.

Qua buổi truyền thông, chị em đã biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản; biết cách phòng ngừa, phát hiện và chủ động thăm thám kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bản thân, từ đó đem lại hạnh phúc cho gia đình

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, mới đây, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Châu Đức đã phối hợp với Phòng Giáo dục huyện tổ chức

các lớp tập huấn kiến thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho 152 giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Tại lớp tập huấn, các học viên được cung cấp thông tin cơ bản về các biện pháp tránh thai hiện đại và một số nội dung liên quan đến công tác giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên...

Qua các lớp tập huấn, các học viên sẽ là các truyền thông viên tích cực, hiệu quả trong nhà trường, tuyên truyền cho các học sinh, giúp học sinh có những kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Tin, ảnh: MỸ LOAN(Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Châu Đức)

Trung tâm Dân số KHHGĐ Thành phố Vũng Tàu:

Truyền thông cho120 Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

góp phần nâng cao chất lượng dân số của địa phương. Ngoài ra, buổi truyền thông còn là dịp đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, huy động lực lượng cộng tác viên, tuyên truyền viên của Hội Phụ nữ tích cực thực hiện công tác truyền thông vận động về Dân số-SKSS, KHHGĐ.

Tin, ảnh: TRẦN HUYỀNTrung tâm DS –KHHGĐ TP. Vũng Tàu

Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Châu Đức:

Tập huấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho giáo viên

Quang cảnh buổi tập huấn.

Bs. Tạ Thị Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm DS –KHHGĐ TP. Vũng Tàu – Báo cáo viên.

25

Page 26: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Ngày 11-6-2015, Trung tâm Dân số-KHHGĐ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Thành tổ chức hội nghị về triển khai công tác giảm thiểu mất cân

bằng giới tính khi sinh cho 50 cán bộ là hội viên hội phụ nữ các xã, thị trấn và đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở.

Tại hội nghị, Bác sỹ Tôn Thất Khoa - Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đã trình bày thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương, nguyên nhân, hệ lụy và các hoạt động can thiệp của mất cân bằng giới tính khi sinh; nhấn mạnh một số điều liên quan trong Pháp lệnh Dân số.

Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các đối tượng tham gia, nhất là hội viên Hội phụ nữ, qua đó giúp ích cho công tác truyền thông tại cộng đồng.

Tin, ảnh: NGỌC LÊTrung tâm DS-KHHGĐ huyện Tân Thành

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Xuyên Mộc:

Tập huấn kỹ năng tư vấn cộng đồng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Ngày 22-6-2015, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Xuyên Mộc đã tổ chức tập huấn kỹ năng tư vấn cộng đồng về sàng lọc, chẩn đoán

trước sinh và sơ sinh cho 25 cán bộ là Nữ hộ sinh, cán bộ chuyên trách dân số trên địa bàn huyện.

Lớp tập huấn đã được Bác sĩ Tôn Thất Khoa - Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh chia sẻ về: kỹ năng tư vấn cộng đồng; cách giải trình trả lời kết quả sàng lọc để người dân hiểu được tầm quan trọng, lợi ích thiết thực về chương trình sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh... Ngoài ra các học viên còn được nắm bắt thêm các văn bản đã được Sở Y tế ban hành về chương trình sàng lọc,chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Tin, ảnh: HÀ THANH

Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Xuyên Mộc

Huyện Tân Thành tổ chức Hội nghị truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Tân Thành:

Tập huấn nghiệp vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình

Nhằm nâng cao kỹ năng và cập nhật thêm kiến thức nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Tân Thành đã tổ chức

lớp tập huấn cho 40 cán bộ chuyên trách và cộng tác viên tuyến cơ sở vào ngày 11, 12-6-2015.

Tại lớp tập huấn, CV.Nguyễn Phương Nam – Chi cục DS-KHHGĐđã hướng dẫn cho đội ngũ Cán bộ chuyên trách, cộng tác viên về công tác thu thập, cập nhật thông tin biến động dân số tại địa phương...

Qua lớp tập huấn, các học viên được nắm rõ hơn nghiệp vụ Dân số-KHHGĐ để báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời hàng tháng; chuyên trách dân số tại Trạm y tế xã cập nhật mới hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành Dân số- KHHGĐ, để thực hiện theo đúng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

THANH HƯƠNGTrung tâm Dân Số-KHHGĐ huyện Tân Thành

Bs. Tôn Thất Khoa – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh BR – VT trình bày tại Hội nghị.

Bs Tôn Thất Khoa – Chi cục trưởng Chi cục DS – KHHGĐ báo cáo viên tại lớp tập huấn.

26

Page 27: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Ngày 23/01/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 20/PC-VP triển khai Quyết định số

36/QĐ-UBND ngày 08/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở y tế BR-VT.

Ngày 28/01/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 27/PC-VP triển khai các Quyết định: số 53/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở y tế BR-VT (07 thủ tục thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh); số 54/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở y tế BR-VT (06 thủ tục thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, 06 thủ tục thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng).

Ngày 10/4/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 96/PC-VP triển khai Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 02/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở y tế BR-VT.

Ngày 09/6/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 1514/SYT-VP triển khai Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế về việc Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ y tế.

Ngày 18/6/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 175/PC-VP triển khai Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT về việc công bố Chỉ số theo dõi, đánh giá, xếp hạng thực hiện cải cách hành chính năm 2014 của các Sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các

huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.

Ngày 03/7/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 193/PC-VP triển khai Quyết định số 1348/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT về việc công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở y tế BR-VT.

Ngày 15/7/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 1936/SYT-NVY triển khai Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện.

Nội dung chi tiết các văn bản nêu trên đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế, địa chỉ: soyte.baria-vungtau.gov.vn và trên cổng thông tin điện tử của Trung tâm TT-GDSK, địa chỉ: t4gbrvt.org.vn.

TRẦN NGỌC(T.L)

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

Văn bản mới

27

Page 28: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HOA ĐẸP NGÀNH Y

Trong một dịp tham gia công tác chỉ đạo tuyến định kỳ cùng đồng nghiệp, tôi có dịp

đến thăm BV Tâm Thần. Tiếp chúng tôi là Bs. Ngô Thành Phong – Giám đốc bệnh viện. Sau khi trao đổi sơ qua những nội dung chính của buổi làm việc, ông chỉ đạo nhân viên phụ trách công tác truyền thông tiếp 2 đồng nghiệp của tôi và phối hợp tiến hành các công việc kiểm tra, giám sát định kỳ. Sau đó quay sang tôi, ông bảo: “Hôm nay tôi muốn cô gặp và

tiếp xúc với người đồng sự đã gắn bó với tôi trong nhiều năm qua. Một bác sĩ rất tâm huyết và có năng lực lẫn trách nhiệm trong công việc”, tôi tin đây là một người tiêu biểu trong đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện Tâm Thần tỉnh nhà, nói đoạn, Bs. Phong quay sang gọi một cuộc điện thoại và gần như ngay lập tức, nhân vật của tôi xuất hiện. Dù chưa hề được thông báo trước, nhưng tôi cũng không quá bất ngờ khi anh bước vào, vì nhiều lần tôi đã nghe người trong ngành nhắc

tới anh với sự trân quý, anh là Bs. Hồ Lộc – PGĐ Bệnh viện Tâm Thần.

Bs. Hồ Lộc sinh năm 1966 tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Cả gia đình anh chẳng ai theo nghề Y và bản thân anh lúc nhỏ cũng chưa bao giờ nghĩ sau này mình sẽ chọn nghề Y. Nhưng rồi bàn tay số phận đã sắp xếp cho anh một công việc mà anh cũng không ngờ mình lại dành nhiều đam mê đến vậy. Đầu tiên anh theo học lớp Y sĩ (từ năm 1986 -1989), sau đó về công tác tại trạm Y tế xã Xà Bang huyện Châu Đức, vừa làm vừa quyết tâm học lên để nâng cao trình độ, năm 1998 anh đã tốt nghiệp Đại học và chuyển công tác về công ty Cao su Bà Rịa. Đến năm 2004 trong quá trình sáp nhập, chia tách, anh về công tác tại Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội, trong thời gian này anh tiếp tục học định hướng chuyên khoa Tâm Thần. Năm 2006 bệnh viện Tâm Thần tỉnh được thành lập, anh chuyển về công tác tại đây, với yêu cầu nhiệm vụ mới anh lại “khăn gói” theo học CK1 chuyên ngành Tâm Thần. Đến năm 2010, tốt nghiệp xong anh trở về bệnh viện tiếp tục phục vụ tới nay.

Nhắc lại hành trình học tập của mình anh nói: “Thực sự nó chỉ gói gọn trong vài dòng, nhưng đó là

Người nói bằng hiệu quả công việc

Bác sĩ Hồ Lộc trực tiếp khám, tư vấn sưc khỏe tâm thần cho học sinh. Ảnh: THẾ PHI

28

Page 29: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HOA ĐẸP NGÀNH Y

quãng thời gian vô cùng khó khăn, vất vả. Nhớ lại những ngày đều đặn hành trình 60km bằng xe máy, sáng, chiều bất kể trời nắng hay mưa từ nhà xuống Vũng Tàu đi học, buổi trưa không chợp mắt chút nào vì trường không có chỗ cho học viên nghỉ lại mà vẫn không tin mình có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng như thế. Lúc bấy giờ tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng biển học là bao la, kiến thức y học càng nhiều càng giúp ích được cho nhiều người, mình là người thầy thuốc phải có trách nhiệm học để nâng cao trình độ, phục vụ tốt nhất cho người bệnh, đó là động lực để tôi cố gắng. Việc học vất vả là thế, nhưng vẫn chưa thấm tháp gì so với công việc chuyên môn. Khi bệnh viện Tâm Thần mới thành lập, tôi vừa là Trưởng phòng KHTH vừa kiêm nhiệm công việc ở phòng khám vì lúc đó BV chỉ có 5 bác sĩ nên lúc nào cũng phải chạy đua với thời gian. Một ngày trung bình phải khám từ 300-350 bệnh nhân, trong đó nội trú khoảng 130 – 140 bệnh nhân, nhiều công việc phải đem về nhà làm thêm để kịp tiến độ”. Trầm ngâm một lúc, đoạn anh kể: “Hồi đó nhà tôi chưa có máy vi tính, tối nào tôi cũng lọ mọ mang việc về nhà làm tới 1, 2 giờ sáng. Sợ vợ con bị ảnh hưởng giấc ngủ, tôi phải đi thật nhẹ, cử động thật khẽ. Một thời gian thì vợ tôi sinh nghi vì thấy hành động của tôi có vẻ lén lút quá. Cô ấy để tâm theo dõi, khi biết được sự thật tôi thức để làm gì thì cô ấy càng hiểu và thương chồng hơn”.

Với bản tính hơi rụt rè, nhút nhát và hướng nội, anh rất ít khi nói về mình, hoặc có nói cũng luôn là những lời khiêm nhường, chừng mực. Trong quá trình tiếp xúc, nếu tôi không sớm nhận ra và đẩy những câu hỏi riêng tư sang những câu hỏi chung về công việc có lẽ tôi sẽ không bao giờ nhận ra sự nhiệt huyết và niềm đam mê của anh đối với lĩnh vực tâm thần

học. Anh có thể say xưa nói về kinh nghiệm khai thác bệnh sử đối với bệnh nhân tâm thần, những chuyên khoa và phương pháp điều trị mới mà bệnh viện đang áp dụng để điều trị cho bệnh nhân, hướng phát triển của bệnh viện tâm thần mới sau khi đưa vào sử dụng...nhưng chỉ cần câu hỏi của tôi xoay quanh những vấn đề thuộc về cá nhân anh sẽ nhận lại câu trả lời hết sức chung chung và đại khái, ví dụ: “trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tâm thần không tránh khỏi những tai nạn nghề nghiệp như bị bệnh nhân chống đối, tấn công... anh đã bao giờ cảm thấy hối hận vì sự lựa chọn của mình? anh có thể kể lại một vài trường hợp để lại ấn tượng lâu dài?” Câu trả lời của anh là: “nghề nào cũng có vất vả riêng, tôi không thấy có gì ghê gớm trong chuyện này cả. Ngập ngừng một chút anh tiếp: “Mà tôi nói điều này cô đừng có giận, nhà báo các cô đừng nên thổi phồng quá về sự vất vả của đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện tâm thần. Chúng tôi vào

công tác tại đây là sự lựa chọn của chính chúng tôi, chúng tôi được đào tạo để làm công việc này. Tất nhiên nó rất vất vả nhưng nó cũng có những vinh quang. Vinh quang của người thầy thuốc là sự bình phục và tốt dần lên của người bệnh chứ không phải những lời tung hô, mà nhiều khi tung hô quá nó còn đem lại những hệ lụy không tốt. Chẳng hạn nhiều người cảm thấy sợ sệt khi theo học lĩnh vực này và không muốn về công tác tại bệnh viện chúng tôi. Thực tế nhiều năm liền bệnh viện Tâm thần tỉnh không tuyển mới được bác sĩ nào. Hoặc khi tôi hỏi về những thành tích anh đã nhận được trong suốt những năm qua, anh chỉ cười mà rằng: “mình cũng nhiều lần được khen và nói thật chẳng ai không thích khen, nhưng mỗi lần được khen là một lần mình phải tự vấn bản thân xem phải làm gì để xứng đáng với sự yêu mến, tin tưởng của lãnh đạo và anh em đồng nghiệp. Thành ra vừa vui lại vừa lo. Chả dám nhớ lâu về những thành tích

BS. Lộc trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: THẾ PHI

29

Page 30: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

HOA ĐẸP NGÀNH Y

ấy, chỉ luôn nhắc nhở mình phải cố gắng phấn đấu để ngày hôm nay hoàn thiện hơn ngày hôm qua mà thôi”.

Không để những kiến thức chuyên môn lạc hậu và mai một, anh luôn cập nhật và vận dụng tối đa vào công việc. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề khiến anh nhận ra rằng: chỉ có sự khéo léo và kiên nhẫn của người bác sĩ mới giúp bệnh nhân tin tưởng và hợp tác. Anh luôn trung thành với quan điểm “điều trị cho người bệnh tâm thần là sự kết hợp của nhiều phương pháp, trong đó việc dùng thuốc là phương án cuối cùng được lựa chọn. Một bác sĩ tâm thần vững chuyên môn, là người có khả năng thấu hiểu và thông cảm với người bệnh chứ không phải đồng cảm với họ, vì việc đồng cảm sẽ không giúp ích cho người bệnh mà có khi còn có tác dụng ngược lại, thậm chí về lâu dài có thể gây nên một chứng bệnh nghề nghiệp không mong muốn. Bên cạnh công tác quản lý, trực tiếp làm chuyên môn tại bệnh viện, anh còn là Phó chủ nhiệm chương trình Bảo vệ Sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em của tỉnh – một chương trình gây

Giới tính toàn cầu hôm nayMừng ngày Dân số toàn cầu (11/7)

Chị em Chuyên trách cùng nhau luận bànBăng-rôn, khẩu hiệu, rộn ràng

Bằng mọi hình thức tuyên truyền rộng sâuVấn đề nan giải bấy lâu

Chênh lệch giới tính toàn cầu hôm nayHãy còn uẩn khúc đó đây

Trọng nam khinh nữ chẳng hay chút nàoTông đường nối dõi đề cao

Gây nên hậu quả, ai nào lường choTrai nhiều, gái ít thêm lo

Cộng đồng Dân số mau cho phép màuChủ trương, đường lối làm saoCân bằng giới tính - vui nào, vui hơnĐó lá nguyện ước bấy lâuCân bằng giới tính là câu ghi lòngĐó là số nguyện ước mongVấn đề dân số quyết không lơ làĐó là hạnh phúc từng nhàCũng là hạnh phúc lan ra toàn cầuChân thành xin có đôi câuMừng ngày Dân số toàn cầu hôm nay.

MINH QUYỀN

tiếng vang lớn vì những hiệu quả mà nó mang lại đối với người dân tỉnh nhà trong những năm qua.

Tận tâm với công tác điều trị, sáng suốt, khoa học trong quản lý và luôn tận tình chỉ bảo, truyền năng lượng, sự đam mê cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp cho cấp dưới. “Nói nhiều thì sai nhiều, bởi

vậy thay vì nói bạn hãy hành động” là phương châm sống, làm việc của anh. Tự hoàn thiện mình từng ngày, khiêm nhường và không ngừng học hỏi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là những điều mà tôi cảm nhận rõ nhất ở anh – người bác sĩ, phó giám đốc bệnh viện tâm thần tỉnh BR –VT.

KHÁNH CHI

Khu vực đón tiếp bệnh nhân Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Ảnh: THẾ PHI

30

Page 31: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

LỄ TRAO HỌC BỔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI NĂM 2015

Các em tham gia văn nghệ, ảo thuật.

Quang cảnh buổi lễ.

BS. Nguyễn Văn Thái - PGĐ Sở Y tế - Chủ tịch CĐN phát biểu tại buổi lễ.

BS. Nguyễn Văn Thái - PGĐ Sở Y tế - Chủ tịch CĐN trao thưởng cho các em. Ảnh: THẾ PHI

Page 32: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382... · Mang thai và sinh con lần đầu, điều mà chị Ngô Thu Phương ở xã Long Mỹ, huyện

Tại TTYT Quân Dân Y Côn Đảo.

Tại TTYT huyện Châu Đưc.

Tại TTYT huyện Xuyên Mộc.

TRUNG TÂM TT-GDSK TẬP HUẤN KỸ NĂNG TT-GDSK CHO MẠNG LƯỚI

Ảnh: THẾ PHI