tin trong tỈnh - ninhthuan.gov.vn tin/2019/so 01.pdf · soá 01 thaùng 01 naêm 2019 tin trong...

12
Soá 01 thaùng 01 naêm 2019 TIN TRONG TỈNH TIN TRONG TỈNH Nghiệm thu Đề án khuyến công Quốc gia năm 2018 Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất cửa nhôm Sáng ngày 14 tháng 12 năm 2018, Sở Công Thương Ninh Thuận đã phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Phòng Kinh tế thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân phường Văn Hải tổ chức nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia năm 2018 hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Tín Nghĩa, trụ sở chính đạt tại số 23 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4256/QĐ- BCT ngày 13/11/2018 về việc ngừng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2018. Để tổ chức triển khai thực hiện Cục Công Thương địa phương (Cục CTĐP) đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận (Trung tâm) về việc thực hiện đề án khuyến công quốc gia năm 2018 tại Hợp đồng số 205/HĐ-CTĐP ngày 27/11/2018, Trung tâm đã triển khai thực hiện hỗ trợ theo quy định. Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Tín Nghĩa đã thực hiện đầu tư 01 Máy cắt nhôm 2 đầu chính xác 09 hiển thị số (Model: ZSJB 07-450*3700; năng suất: 200 kg/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy ép góc kiểu lưỡi gà thụt (Model: ZMA-140; năng suất: 30 SP/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy phay đầu đố nhiều thanh (Model: LDX04- 200A; năng suất: 30 SP/ giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy phay lỗ khóa tốc độ cao (Model: LZ3F-100*300A; năng suất: 30 SP/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy hàn hai đầu (Model: WFH2- 3500; năng suất 200 kg/ giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%) và 01 Máy cắt nẹp (Model: LSYJ03- 1800, năng suất: 30 SP/ giờ, xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%); thực hiện lắp đặt, chạy thử, đưa vào sản xuất và nghiệm thu đạt hiệu quả phù hợp với nội dung yêu cầu của Hợp đồng số 205/HĐ-CTĐP ngày 27/11/2018 về việc thực hiện đề án khuyến công quốc gia năm 2018 giữa Cục Công Thương địa phương với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Ninh Thuận. Tổng giá trị đầu tư trên 400.000.000 đồng, trong đó nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 200.000.000 đồng. Việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp công nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp của tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Tin, ảnh: PHÒNG QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Upload: vodan

Post on 29-Aug-2019

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN TRONG TỈNHTIN TRONG TỈNH

Nghiệm thu Đề án khuyến công Quốc gia năm 2018 Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất cửa nhôm

Sáng ngày 14 tháng 12 năm 2018, Sở Công Thương Ninh Thuận đã phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Phòng Kinh tế thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ủy ban nhân dân phường Văn Hải tổ chức nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia năm 2018 hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm của Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Tín Nghĩa, trụ sở chính đạt tại số 23 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4256/QĐ-BCT ngày 13/11/2018 về việc ngừng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2018. Để tổ chức triển khai thực hiện Cục Công Thương địa phương (Cục

CTĐP) đã ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận (Trung tâm) về việc thực hiện đề án khuyến công quốc gia năm 2018 tại Hợp đồng số 205/HĐ-CTĐP ngày 27/11/2018, Trung tâm đã triển khai thực hiện hỗ trợ theo quy định.

Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Tín Nghĩa đã thực hiện đầu tư 01 Máy cắt nhôm 2 đầu chính xác 09 hiển thị số (Model: ZSJB 07-450*3700; năng suất: 200 kg/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy ép góc kiểu lưỡi gà thụt (Model: ZMA-140; năng suất: 30 SP/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy phay đầu đố nhiều thanh (Model: LDX04-200A; năng suất: 30 SP/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy phay lỗ khóa tốc độ cao (Model: LZ3F-100*300A; năng suất: 30 SP/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%), 01 Máy hàn hai đầu (Model: WFH2-3500; năng suất 200 kg/giờ; xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%) và 01 Máy cắt nẹp (Model: LSYJ03-1800, năng suất: 30 SP/

giờ, xuất xứ: Trung Quốc; máy mới 100%); thực hiện lắp đặt, chạy thử, đưa vào sản xuất và nghiệm thu đạt hiệu quả phù hợp với nội dung yêu cầu của Hợp đồng số 205/HĐ-CTĐP ngày 27/11/2018 về việc thực hiện đề án khuyến công quốc gia năm 2018 giữa Cục Công Thương địa phương với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Ninh Thuận. Tổng giá trị đầu tư trên 400.000.000 đồng, trong đó nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 200.000.000 đồng.

Việc hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp công nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp của tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung.

Tin, ảnh: PHÒNG QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

Hình ảnh 6 loại máy móc, thiết bị

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

Nghiệm thu nhiệm vụ tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá và đề xuất một số giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Thực hiện Kế hoạch số 2189/KH-UBND ngày 09/6/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn năm 2016-2020; Công văn số 3682/UBND-KT ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc thống nhất thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2018.

Ngày 14 tháng 12 năm 2018 Sở Công Thương Ninh Thuận phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và Tổ tư vấn về tiết kiệm năng lượng tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá và đề xuất một số giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên

địa bàn thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (viết tắt là nhiệm vụ).

Nhiệm vụ đã xác định và thực hiện đúng nội dung, phạm vi khảo sát, các phương pháp nghiên cứu, lựa chọn mẫu khảo sát theo quy định. Đồng thời tiến hành khảo sát, đo đếm số liệu cụ thể tại 3 tòa nhà của 3 đơn vị điển hình được lựa chọn điều tra mẫu gồm: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch; Trường PTTH Nguyễn Trãi; Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các Sở ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như:

- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng trong các tòa nhà gắn với việc xây dựng “Tòa nhà xanh”: Tòa nhà xanh là những tòa nhà trong đó không chỉ tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng mà còn áp dụng các chiến lược thiết kế tiên tiến. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả các khía cạnh liên quan trực tiếp tới môi trường còn tập trung tới cả các khía cạnh khác trong hoạt động của một tòa

nhà như chi phí cho vòng đời, vấn đề về sức khỏe, khía cạnh về văn hóa xã hội…

- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho từng sở, ngành, địa phương và đơn vị: Với mục tiêu và các chính sách sử dụng năng lượng, định hướng nâng cao việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chọn lựa và sử dụng nguồn năng lượng, hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch.

- Huấn luyện, nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức; ban hành các quy chế sử dụng năng lượng: Tuyên truyền, tập huấn cho công chức, viên chức có trách nhiệm tắt các thiết bị sử dụng điện khi không làm việc; tăng cường sử dụng năng lượng chiếu sáng tự nhiên để giảm sử dụng đèn vào ban ngày; cài đặt chế độ tự tắt hoặc tiết kiệm điện khi không sử dụng các máy văn phòng (máy vi tính, máy photo-copy…); có kế hoạch từng bước thay thế dần loại đèn T10-40w với biến áp sắt từ bằng đèn LED 20w, thay thế các đèn So-dium cao áp 250w bằng đèn LED 150w, thay thế dần các thiết bị sử dụng nhiều năng lượng bằng các thiết bị hiệu suất cao, cụ thể là có dán nhãn tiết kiệm năng lượng./.

Quang cảnh buổi nghiệm thu

Tin, ảnh: PHÒNG QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

KIỂM TRA ĐỊA ĐIỂM QUY HOẠCH TRUNG TÂM ĐIỆN LỰC CÀ NÁ TẠI XÃ PHƯỚC DIÊM, HUYỆN THUẬN NAM, NINH THUẬN

Sáng ngày 20/12/2018, Đoàn công tác Bộ Công Thương gồm có: đồng chí Hoàng Quốc Vượng-Thứ trưởng, đồng chí Phương Hoàng Kim-Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã đi kiểm tra địa điểm Quy hoạch Trung tâm điện lực (TTĐL) Cà Ná tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận. Cùng đi có đồng chí Phạm Văn Hậu-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đồng chí Phạm Đăng Thành-Giám đốc Sở Công Thương và đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh.

Các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn) và điều kiện kinh tế kỹ thuật đều phù hợp đối với việc quy hoạch Trung tâm điện lực và kho cảng LNG; địa điểm Cà Ná có độ sâu tự nhiên lớn, khối lượng nạo vét thấp, ít bồi lắng, có thể xây dựng cảng biển nước sâu cho tàu LNG trọng tải tới 267.000m3. Điều kiện địa chất đáy biển tốt, ổn định. Vị trí cảng tiếp giáp với hệ thống giao thông hiện đại, giáp ranh với quy hoạch Khu công nghiệp Cà Ná, thuận lợi cho việc kết hợp bố trí hình thành chuỗi dự án kho cảng LNG và Trung tâm điện lực.

Địa điểm Cà Ná có thuận lợi trong kết nối hạ tầng giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và hạ tầng truyền tải điện

trong đó có tuyến đường dây 500kV đấu nối trạm biến áp Thuận Nam đấu nối về trạm biến áp 500kV Bình Dương 1 đã có trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Theo báo cáo cân đối cung cầu điện do Viện Năng lượng lập tháng 01/2018 theo yêu cầu của Bộ Công Thương để cập nhật tiến độ các nguồn điện và cập nhật các dự án điện mặt trời, trong giai đoạn 2017 ÷ 2023, truyền tải Bắc – Trung – Nam sẽ ở mức cao do sự chậm tiến độ của các nguồn điện miền Nam so với Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, tăng lên trên 22 tỷ kWh các năm 2022 ÷ 2023. Sang giai đoạn 2024 ÷ 2030 khi trung tâm Khí Điện Miền Trung sử dụng khí mỏ Cá Voi Xanh với quy mô trên 4.000 MW vào vận hành, điện năng sẽ truyền tải chủ yếu từ miền Trung vào miền Nam với sản lượng truyền tải trên 20 tỷ kWh, đạt cao nhất 29,6 tỷ kWh trong các năm 2024 ÷ 2026. Xu hướng truyền tải cao trên giao diện Trung – Nam sẽ

được duy trì tới năm 2035 với mức điện năng truyền tải trên 20 tỷ kWh/năm. Do đó, việc phát triển thêm các nguồn điện tại miền Nam sẽ rất có lợi, các nguồn này sẽ cấp điện trực tiếp cho phụ tải khu vực, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải miền Nam, có thể giảm đáng kể chi phí truyền tải điện, bao gồm giảm lượng tổn thất truyền tải và giảm khối lượng khối lượng đầu tư lưới truyền tải.

TTĐL Cà Ná quy mô 6.000MW gồm 04 nhà máy sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu sẽ cung cấp cho lưới điện một lượng điện năng khoảng 36 tỷ kWh/năm (ứng với Tmax = 6.000h) không chỉ bổ sung điện năng đáp ứng cho nhu cầu phụ tải mà còn góp phần ổn định hệ thống điện, nâng cao an ninh năng lượng sơ cấp.

Các nhà máy điện thuộc dự án TTĐL Cà Ná dự kiến đưa vào vận hành với thời điểm như sau:

- Nhà máy điện TBKHH Cà Ná I: 1.500 MW, vận hành

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

Kiểm tra tiến độ một số dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh

Sáng ngày 27/11/2018, đ/c Phạm Đăng Thành-Giám đốc Sở Công Thương tháp tùng cùng Đ/c Phạm Văn Hậu-Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ một số dự án điện mặt trời và điện gió trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra tiến độ Dự án Nhà máy Điện mặt trời BP Solar 1 của Công ty Cổ phần Bắc Phương (Phước Hữu-Ninh Phước), hiện nay dự án đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, lắp đặt khoảng 75% tấm pin, 85% giàn khung, khoang lỗ đạt 95%, dự kiến sẽ vận

hành cuối tháng 12/2018. Tại Dự án Nhà máy Điện mặt trời Bim 2 (Phước Minh, Thuận Nam), tiến độ hiện tại đạt khoảng 60% khối lượng, đơn vị chủ đầu tư đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo đưa dự án hoàn thành vào tháng 6-2019 theo đúng kế hoạch và trở thành nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất cả nước. Tại Dự án Điện gió Mũi Dinh, (Phước Dinh, Thuận Nam) đã hoàn thành việc lắp đặt 14 trong tổng số 16 trụ điện gió, dự kiến vào cuối tháng 12-2018 sẽ hoàn thiện để đưa dự án hòa lưới điện quốc gia.

Đoàn kiểm tra, đã đánh giá cao quyết tâm đầu tư

của các chủ dự án, chia sẻ và động viên một số đã khắc phục điều kiện thời tiết mưa lũ trong thời gian qua, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các hạng mục công trình; giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương. Đồng chí cũng đề nghị, các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ dự án, hoàn thành việc lắp đặt các tấm pin năng lượng và hoàn thành đường dây đấu nối, trạm biến áp 110kV để đưa dự án hòa vào lưới điện, đóng góp tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh và góp phần xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng quốc gia./.

PHÒNG QLCN

Một số hình ảnh Đ/c Phạm Văn Hậu Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án NM điện mặt trời Bim 2 và điện gió Mũi Dinh huyện Thuận Nam

trước năm 2025;- Nhà máy điện TBKHH Cà

Ná II: 1.500 MW, vận hành trước năm 2026;

- Nhà máy điện TBKHH Cà Ná III: 1.500 MW và Nhà máy điện TBKHH Cà Ná IV: 1.500 MW, vận hành sau

năm 2030 (Thời điểm vận hành dự kiến sẽ được nghiên cứu trong Quy hoạch điện VIII và trong quá trình triển khai cụ thể từng dự án).

Tại buổi kiểm tra địa điểm Quy hoạch TTĐL Cà Ná đồng chí Thứ trưởng Bộ Công

Thương đánh giá rất cao tiềm năng lợi thế về phát triển cảng nước sâu nhập khí LNG phục vụ Nhà máy điện khí LNG Cà Ná tại khu vực Cà Ná, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận./.Võ Hùng-Phòng Quản lý CN

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nghe báo cáo dự kiến Quy hoạch Trung tâm điện lực Cà Ná

Sáng ngày 07/12/2018 tại UBND huyện Thuận Nam, đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị nghe báo cáo dự kiến Quy hoạch Trung tâm điện lực Cà Ná (Thuận Nam). Cùng dự, có đồng chí Nguyễn Minh Trứ, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, cán bộ chủ chốt huyện Thuận Nam, đại diện xã, thôn Cà Ná và Phước Nam.

Hội nghị đã nghe Đ/c Phạm Đăng Thành-Giám đốc Sở Công Thương Báo cáo tóm tắt dự án Trung tâm điện lực Cà Ná; dự án bao gồm tổ hợp hợp nhà máy điện khí và kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), được quy hoạch tại Khu công nghiệp Cà Ná, xã Phước Diêm, diện tích đất khoảng 163ha trên

bờ và 126 ha mặt nước, có quy mô 6.000MW với 4 nhà máy mỗi nhà máy công suất 1500MW, sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu với công nghệ tua bin khí chu trình hổn hợp. Vị trí Cảng và tổng kho chứa khí LNG được bố trí tách biệt, độc lập với quy hoạch cảng biển Cà Ná do đó không tác động đến Quy hoạch cảng biển Cà Ná đã được phê duyệt, công suất hoạt động từ 5-8 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu nhập cảng của tàu có công suất trên 267.000 tấn.

Qua xem xét phướng án đề xuất được chọn, ý kiến của cán bộ chủ chốt huyện huyện Thuận Nam và đại diện thôn, xã Cà Ná và Phước Diêm; đồng chí Phạm Văn Hậu-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Khu vực Cà Ná là trung tâm và nguồn động lực mới của kinh tế để phát triển tỉnh Ninh Thuận; Trung tâm điện lực Cà Ná đã có chủ

trương của Chính phủ tại Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018, mục tiêu chủ trương đẩy nhanh thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023; Trung tâm điện lực Cà Ná khi đi vào hoạt động không chỉ đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; UBND tỉnh đang tập trung hoàn tất các thủ tục báo cáo các Bộ, ngành Trung ương xem xét; sau khi dự án được phê duyệt, tỉnh sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền, lấy ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư về quy hoạch chi tiết dân cư, đánh giá tác động môi trường… nhằm tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong vùng dự án./.

PHÒNG QLCN

Đồng chí Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Trung tâm TTCN&TM

HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN

Giá lợn hơi trong nước vẫn đang ở mức cao trong khu vực

Tuy giá lợn hơi trong nước đã giảm so với trước, nhưng mức giá trên vẫn được đánh giá là cao so với nhiều quốc gia trong khu vực

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 12/2018, thị trường lợn hơi trong nước biến động giảm. Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động từ 42.000 – 49.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg so với cuối tháng trước do dịch lở mồm long móng bùng phát tại một số địa phương.

Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên phổ biến từ 43.000 - 49.000 đ/kg, giảm 3.000 đ/kg, so với cuối tháng trước. Giá lợn hơi thương lái thu mua tại các khu vực chăn nuôi trọng điểm phía Nam hiện trung bình từ 49.000 - 52.000 đ/kg, giảm 1.000 đ/kg so với cuối tháng trước.

Nhìn chung, tuy giá lợn hơi đã giảm so với trước, nhưng mức giá trên vẫn được đánh giá là cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. Đồng thời, do nhu cầu tiêu dùng dịp lễ Tết cuối năm tăng, nên thị trường thịt lợn trong thời gian tới dự báo vẫn sẽ

diễn biến có lợi đối với người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, việc Quốc Hội thông qua Luật Chăn nuôi tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 vào ngày 19/11/2018 được kỳ vọng sẽ giúp ngành chăn nuôi thời gian tới phát triển theo hướng có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Bộ Công thương cũng dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 11/2018, đàn trâu cả nước ước giảm 1% so với cùng kỳ năm 2017, trong khi đàn bò tăng 2,2%, đàn lợn tăng 2,8%, đàn gia cầm tăng 5,8%. Tính đến thời điểm ngày 25/11/2018, cả nước không còn dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh; dịch lở mồm long móng vẫn còn ở Quảng Trị. Đáng lưu ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở phía Nam Trung Quốc, gần biên giới với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam, do đó các cấp, các ngành cần chủ động có biện pháp ngăn chặn bệnh dịch xâm nhập vào nước ta.

Sầu riêng miền Tây tăng giá gấp đôi

Theo các doanh nghiệp thu mua sầu riêng phân phối cho thị trường TP HCM, giá

loại trái cây này vào ngày 15-12 tại các tỉnh miền Tây đang ở mức từ 65.000 – 70.000 đồng/kg.

Đây là giá mua xô tại vườn, nếu so với thời điểm thấp nhất hồi cuối tháng trước thì giá loại quả đặc sản này đã tăng gấp 2 lần. Theo đó, giá bán lẻ sầu riêng loại 1 (1,5-3 kg/quả) tại TP HCM đang dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/kg nhưng không còn rộ các điểm bán sầu riêng lưu động như vài tuần trước vì lượng trái chín cũng không còn nhiều.

Hiện nay, Trung Quốc chưa cho phép nhập khẩu chính ngạch sầu riêng từ Việt Nam do 2 bên chưa đàm phán xong nhưng thương lái vẫn nhập khẩu theo dạng biên mậu nên thị trường thiếu ổn định. Ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản sạch Đại Thuận Thiên (Cần Thơ), cho biết thị trường sầu riêng giá cả thất thường nên rất khó xây dựng chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu để phân phối tại TP HCM hay xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

XUAÁT NHAÄP KHAÅUTín hiệu vui cho xuất

khẩu gạo

Thời gian gần đây, tình hình xuất khẩu (XK) gạo diễn biến khá ấn tượng. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã trúng nhiều gói đấu thầu XK gạo. Hoạt động thương mại gạo diễn biến theo xu hướng mới, các hợp đồng Chính phủ dần ít đi, thay vào đó là các hợp đồng thương mại; XK gạo cũng đã chuyển dần từ khối lượng sang chất lượng.

Kim ngạch tăng caoThống kê của Bộ Công

Thương cho thấy, trong những tháng qua, gạo chính là mặt hàng có kim ngạch XK tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nông, lâm, thủy sản. 11 tháng năm 2018, sản lượng gạo XK đạt 5,7 triệu tấn, tương đương 2,86 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các DN XK gạo tư nhân ngày càng khẳng định vị trí. Trong phiên mở thầu nhập 500.000 tấn gạo loại 25% tấm ngày 20/11 của Philippines theo hình thức đấu thầu tư nhân, Việt Nam đã giành được hợp đồng XK với khối lượng 118.000 tấn. Đáng chú ý, DN giành được hợp đồng là Công ty CP Tập đoàn Tân Long - DN này đã liên tục giành được các gói thầu lớn XK sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Philippines… với giá

tương đối cao.Giá gạo XK bình quân 10 tháng năm 2018 đạt 504 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, cơ cấu gạo XK thay đổi đã tăng giá trị XK gạo Việt trên thị trường quốc tế. Trong đó, XK gạo trắng chiếm 51% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 32%; gạo nếp chiếm 12% và gạo Japon-ica, gạo giống Nhật chiếm 5%.

Trong 3 năm trở lại đây, thị trường gạo XK của Việt Nam đã tăng từ 60 lên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống, kim ngạch XK gạo đã từng bước mở rộng sang các nước Mỹ La tinh, Trung Đông… Sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào các thị trường khó tính, giúp sản phẩm gạo của Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới. Mặc dù có sụt giảm ở thị trường Trung Quốc nhưng được bù đắp bằng sự gia tăng ở nhiều thị trường khác: Indo-nesia (gấp 65,8 lần), Irắc (gấp 2,6 lần), Hồng Kông (tăng 71,1%), Philippines (tăng 58,5%), Malaysia (tăng 17,2)…

Dự báo khả quanTheo dự báo của Bộ Công

Thương, kim ngạch XK gạo năm 2018 sẽ đạt khoảng 6,2 triệu tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương khoảng 3,12 tỷ USD,

tăng 18,5% so với cùng kỳ.Xét về thị trường, trong

những tháng cuối năm đang có tín hiệu nhập khẩu của Indonesia, Philippines. Trong đó, Philippines có khả năng nhập khẩu với lượng lớn thông qua cả đấu thầu mở quốc tế và hợp đồng Chính phủ. Và dự báo Ai Cập sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong đầu năm tới do giảm diện tích canh tác.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc), Sở Công Thương tỉnh Long An mời 22 DN XK gạo của Trung Quốc vào giao dịch, kết nối mua hàng tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An với mục tiêu gia tăng số lượng DN Trung Quốc thu mua gạo Việt Nam. Kỳ vọng, thời gian tới, số lượng DN Việt Nam XK gạo sang Trung Quốc sẽ nhiều hơn con số 20 DN hiện nay.

Mới đây, Tập đoàn Sun-Rice - DN phân phối gạo lớn nhất Australia và là một trong những DN lớn nhất trên thế giới tiêu thụ gạo Japonica đã hoàn tất việc mua lại nhà máy chế biến gạo tại tỉnh Đồng Tháp. Sự kiện này giúp gia tăng chất lượng và sức cạnh tranh cho gạo Việt Nam

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

SAÛN XUAÁT KINH DOANHSau Trung Quốc, Indo-

nesia sẽ là đối thủ của cá tra Việt Nam

Nhận thấy giá cá tra đang tăng và nhu cầu ổn định tại Trung Đông, Indonesia đã đưa ra một thương hiệu cá tra với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với cá nuôi tại các thị trường này.

Indonesia bắt đầu “nhòm ngó” tới thị trường Trung Đông

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP thông tin mới đây, nhận thấy giá cá tra đang tăng và nhu cầu ổn định tại Trung Đông, Indonesia đã đưa ra một thương hiệu cá tra với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với cá nuôi tại các thị trường này.

Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) được chọn để ra mắt thương hiệu dựa trên tiềm năng cao của khu vực như là một cửa ngõ vào các thị trường Trung Đông khác.

Những động thái này của Indonesia, cộng thêm những nghiên cứu mới trong hoạt động nuôi trồng cá tra của Trung Quốc đang là vấn đề để ngành cá tra Việt Nam lưu tâm.

Trước tình hình trên VASEP khuyến cáo doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa chất lượng sản phẩm, để tăng giá bán và có chiến lược trong dài hạn.

Bởi, ngoài sản phẩm cá thịt trắng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất với cá tra thì nay tại một số quốc gia cũng đang tính toán tới việc phát triển cá tra cạnh tranh với cá tra Việt Nam trên nhiều thị trường nhập khẩu lớn.

VASEP nhận định Trung Đông là một thị trường có nhiều tiềm năng, giá nhập khẩu trung bình năm đã tăng trong năm nay. Nếu thị trường Arab Saudi được mở cửa trở lại trong năm tới thì sẽ có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tăng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này.

Trung Đông tiếp tục là thị trường tiềm năng cá tra Việt Nam

Theo VASEP UAE, Ai Cập và Arab Saudi là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam trong 3 năm qua tại khu vực Trung Đông. Đây cũng là 3 thị trường được đánh giá là còn nhiều tiềm năng trong 2 năm tới.

VASEP nhận định cho tới nay, Trung Đông vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Năm 2017, Trung Đông là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 5 của cá tra (sau Trung Quốc - Hong Kong, Mỹ, EU, ASEAN) với giá trị đạt 290,4 triệu USD.

Tính đến hết tháng 10, xuất

khẩu cá tra sang thị trường UAE đạt 44,56 triệu USD tăng rất mạnh 135% so với cùng kỳ năm trước. Trong suốt thời gian này, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng liên tiếp từ 28-190% so với cùng kỳ năm 2017.

Với thị trường Ai Cập, đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn của cá tra trong suốt nhiều năm qua. Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu cá tra sang Ai Cập đạt 30,9 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. VASEP dự báo từ nay tới cuối năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường Ai Cập tiếp tục giữ mức tăng trưởng bình quân hai con số.

VASEP cho biết cho tới nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Arab Saudi vẫn tiếp tục bị đóng cửa. Nhiều yêu cầu ngặt nghèo hơn về việc phê chuẩn “Chương trình chăn nuôi Halal” đối với các sản phẩm, thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất giống phải có Chứng nhận Halal khiến xuất khẩu cá tra sang thị trường này cho tới nay vẫn chưa được khơi thông.

Trung Đông được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của thủy sản Việt. Khu vực này là nơi tập trung, luân chuyển nguồn hàng thủy sản sang các thị trường khác ở Bắc Phi, Tây Á.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

Tin

THEÁ GIÔÙI

USDA: Dự báo cung cầu gạo thế giới niên vụ 2018/19

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 12/2018 dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 491,14 triệu tấn.

Dự báo cung cầu gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) niên vụ 2018/19 trong tháng 12/2018.

Đvt: triệu tấn

Thị trường Dự trữ đầu vụ

Cung Tiêu thụ Dự trữ cuối vụSản lượng Nhập khẩu Nội địa Xuất khẩu

Thế giới 161,68 491,14 45,26 489,56 48,11 163,25Mỹ 0,93 6,93 0,91 4,22 3,14 1,4Các TT còn lại 160,74 484,21 44,36 485,34 44,96 161,85TT XK chủ yếu 28,21 168,17 0,65 135,95 34,05 27,03Ấn Độ 22,6 111 0 100 12,5 21,1Pakistan 1,32 7,4 0 3,25 4,25 1,22Thái Lan 3,16 20,7 0,25 10,5 10,3 3,31Việt Nam 1,14 29,07 0,4 22,2 7 1,41TT NK chủ yếu 10,46 67,59 13,45 79,7 1,29 10,5Brazil 0,41 8,16 0,65 8,03 0,85 0,34EU-27 1,14 1,99 2 3,75 0,35 1,04Indonesia 4,06 37,3 0,8 38,1 0 4,06Nigeria 1,3 4,79 2,4 7,4 0 1,09Philippines 2,29 12,15 1,8 13,5 0 2,74Trung Đông 0,76 1,74 4 5,78 0 0,72TT khác Burma 0,86 13,12 0,01 10,2 3 0,79Trung Mỹ và Caribê 0,62 1,7 1,86 3,46 0,03 0,68

Trung Quốc 109 143,58 5 142,78 1,8 113Ai Cập 1,55 2,8 0,4 4,1 0,02 0,63Nhật Bản 2,17 7,7 0,69 8,6 0,07 1,88Mexico 0,19 0,18 0,88 0,94 0,09 0,22Hàn Quốc 1,21 3,87 0,41 4,67 0,05 0,76

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

CAÀN BIEÁTDOANH NGHIEÄP CAÀN BIEÁTVASEP khuyến cáo DN

kiểm soát giá cả và chất lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo ước tinh 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dương đạt 437,9 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, song vẫn tồn tại một thực tế là các DN (và cá nhân) bán hàng vào thị trường này vẫn đa phần theo cách thức cũ là sản xuất cái gì thì bán cái đó, thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể vừa kiểm soát tốt về giá cả, vừa đảm bảo đủ lượng cho tiêu thụ.

Từ năm 2015 - 2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng liên tục từ 30 - 88%. Trong đó, riêng 2 năm (2016-2017), xuất khẩu cá tra sang thị trường này thực sự tăng trưởng "nóng". 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dương đạt 437,9 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, 83,47% sản

phẩm cá tra xuất khẩu bằng đường bộ qua cửa khẩu Lạng Sơn; 15,6% qua cửa khẩu Quảng Ninh, còn lại qua cửa khẩu Điện Biên, Cao Bằng.

Tuy nhiên, hiện nay, có một số khó khăn đối với xuất khẩu cá tra tại thị trường Trung Quốc như một số quy định của Trung Quốc, bao gổm cả việc thực hiện nghiêm sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp quản công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch, cũng đã và đang tác động đến DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Quy định dư lượng phot-phat trong cá tra, hiện quy định của hàng không hóa chất của châu Âu là hàm lượng này không vượt quá 4% . Tuy nhiên, phía Trung Quốc khi kiểm tra sản phẩm cá tra Việt Nam lại nhận định sản phẩm có dư lượng, không đạt tiêu chuẩn của nước họ.

Đặc biệt, với sản lượng cá tra gia tăng xuất khẩu vào thị trường tăng mạnh, phía Trung Quốc hiện đang bắt đầu siết chặt vấn đề an toàn đối với mặt hàng này.

Theo ý kiến của các DN, việc kiểm soát như trên là chưa công bằng đối với các sản phẩm nhập khẩu theo đường chính ngạch (biển). Trung Quốc hiện không kiểm

soát chất lượng đối với các mặt hàng nhập khẩu đường biên mậu. Trong khi đó, hàng hóa qua đường biên mậu lại không phải chịu 17% thuế VAT nên khả năng cạnh tranh về giá là rất lớn so với các sản phẩm nhập chính ngạch qua đường biển.

Vừa qua, tại Công văn số 69/2018/VASEP-VPĐD, VASEP đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét việc áp dụng thực hiện quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng trước khi XK đi Trung Quốc, có thể làm thí điểm trước 3 tháng.

Đề nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Bộ Công Thương có đánh giá & kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh chính sách kiểm soát tốt hơn hàng TNTX, hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất xuất khẩu của Việt Nam.

Theo nhận định và đánh giá của VASEP và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, trong 2 năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của DN XK cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhập khẩu nhiều dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau.

Soá 01 thaùng 01 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

Việt Nam quản lý thực phẩm 'gắt' hơn cả EU

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản than phiền không thể tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước dù đủ chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU.

Liên minh châu Âu (EU) cùng với Nhật Bản là 2 thị trường cao cấp và khó tính nhất thế giới. Đối với lĩnh vực thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng, Quyết định số 2005/34/EC ngày 11/1/2005 của Ủy ban châu Âu (EC), quy định: Nếu kết quả phân tích của lô hàng thấp hơn mức MPRL (Giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu) thì thực phẩm không bị cấm sử dụng và vẫn được phép nhập khẩu vào EU.

Tại Việt Nam hiện chỉ ban hành mức Giới hạn tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng nhưng chưa ban hành quy định về mức MPRL đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng. Chính vì vậy các siêu thị không chấp nhận các lô hàng thực phẩm có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm mặc dù dư lượng của các chất này trong sản phẩm rất thấp, nằm dưới ngưỡng MPRL quy định của EU.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), điều vô lý hiện nay là hàng đủ chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU lại không đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa. Trong hơn một năm qua

VASEP đã nhiều lần gởi văn bản kiến nghị các bộ ngành liên quan sớm ban hành văn bản quy định về mức giới hạn tối thiểu (MRPL) để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phục vụ thị trường nội địa.

Khuyến cáo phải lưu ý các loại hóa chất, kháng sinh vì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng các chuyên gia thực phẩm cho rằng, nếu sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu vào EU, Nhật Bản mà không thể tiêu thụ tại thị trường nội địa thì rất vô lý vì đó là những thị trường cao cấp và khó tính nhất thế giới.

Nếu một sản phẩm có dư lượng dưới ngưỡng cho phép, sử dụng một hoặc vài lần sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cần tính đến tác động tích lũy của nó trong trường hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm có tồn dư hóa chất nhiều lần. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần tham khảo các quy định và chuẩn mực thế giới để xây dựng các tiêu chuẩn quy định của mình làm sao hài hòa với xu hướng chung của thế giới.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng khi áp dụng tiêu chuẩn GMP

Từ ngày 1/7/2019, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn thực hành

sản xuất tốt (GMP) sẽ không được tiếp tục sản xuất.

Theo đó, chuẩn GMP sẽ bảo đảm cho việc quản lý chất lượng sản phẩm từ quá trình nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và phân phối. Đặc biệt, yếu tố về con người, như chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng sẽ tăng cường chấn chỉnh các vi phạm do sử dụng hình ảnh, bệnh nhân, nhân viên y tế quảng cáo gây hiểu lầm thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị bệnh…

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nếu áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn GMP, thì ước tính số lượng cơ sở đủ điều kiện chỉ vào khoảng trên 300 cơ sở trong tổng số gần 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trên cả nước. Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.