tôi tr l i vi t nam sau m i ba n m, c ng b t ng nh lúc tôi ... filethủ tục nhập cảnh...

19
Tôi trli Vit Nam sau mười ba năm, cũng bt ngnhư lúc tôi ra đi, và cũng đầy cm xúc như thế, tlúc quay vcho đến khi lên máy bay. Thế nên, bài viết dưới đây vnhng gì tôi ghi nhn được tchuyến đi này chc chn smang nhiu cm tính hơn là có tính logic. Mt khác, hai tun lvi nhiu chuyến đi ngn không đủ để cho tôi mt cái nhìn chi tiết, và nhng gì tôi thy cũng chmt quan sát nht thi, không generalized được cho cxã hi. Du sao, đây cũng là nhng gì tôi mong được chia xtrong chuyến đi cumình. Tôi có attached mt shình để minh ha nhng quan sát cumình, mt shình chp khác được posted @ http://photos.yahoo.com/dangdthanh , và http://www.cs.umn.edu/~mnguyen/vnphoto Cám ơn bn MinhXuan Nguyn đã provide space và bthi gian posted hình nh lên trang này. Atlanta Feb, 2002 {{{{ thanh dang ( @ @ ) [email protected] ! U ! [email protected] ! ~ ! http://geocities.com/dangdthanh 1

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tôi trở lại Việt Nam sau mười ba năm, cũng bất ngờ như lúc tôi ra đi, và cũng đầy cảm xúc như thế, từ lúc quay về cho đến khi lên máy bay. Thế nên, bài viết dưới đây về những gì tôi ghi nhận được từ chuyến đi này chắc chắn sẽ mang nhiều cảm tính hơn là có tính logic. Mặt khác, hai tuần lễ với nhiều chuyến đi ngắn không đủ để cho tôi một cái nhìn chi tiết, và những gì tôi thấy cũng chỉ là một quan sát nhất thời, không generalized được cho cả xã hội. Dẫu sao, đây cũng là những gì tôi mong được chia xẻ trong chuyến đi cuả mình. Tôi có attached một số hình để minh họa những quan sát cuả mình, một số hình chụp khác được posted @ http://photos.yahoo.com/dangdthanh, và http://www.cs.umn.edu/~mnguyen/vnphoto Cám ơn bạn MinhXuan Nguyễn đã provide space và bỏ thời gian posted hình ảnh lên trang này. Atlanta Feb, 2002 {{{{ thanh dang ( @ @ ) [email protected] ! U ! [email protected] ! ~ ! http://geocities.com/dangdthanh

1

Nhìn chung Việt Nam đã thay đổi rất nhiều so với Việt Nam tôi đã từng biết mười ba năm về trước. Cuộc sống có chiều hướng tốt hơn, nhà cửa xây cất nhiều hơn, xe cộ đông hơn, giới trẻ ăn mặc đẹp hơn... Ðường phố tràn ngập biển quảng cáo đủ màu sắc, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, tiếng Hoa... Trong nhà, các tiện nghi ngày xưa rất hiếm như điện thoại, máy lạnh, bếp gas, máy giặt … trở thành phổ biến. Truyền hình có nhiều stations với những chương trình phong phú rất thu hút người xem. Ngoài CNN, tôi có xem được một số program cuả Discovery Channel, TLC, MTV, Cartoon network…, tuy vậy chất lượng hình không nét, màu sắc không trung thực, không hiểu đây là sản phẩm copyrighted mua lại hay là pirated thì tôi không biết. Ði đâu cũng thấy cái sức sống mãnh liệt một xã hội đang trên đà consumerized, commercialized. Dĩ nhiên là có những khía cạnh negative khác mà xã hội nào cũng tìm thấy. Ghi nhận đầu tiên là nước mình còn nghèo quá. Nó thể hiện từ những tiện nghi công cộng ngoài đường phố ở đô thị, hay những cơ sở giáo dục, y tế tôi nhìn thấy ở vủng quê. Cái khoảng cách giầu nghèo thật khắc nghiệt qua những bữa ăn sang trọng ở nhà hàng, trong khi còn có những đứa trẻ đánh giày, bán vé số để kiếm sống thay vì đến trường học. Do lượng xe nhiều, mức độ kẹt xe, ô nhiễm ở Saigon thật đáng sợ, Hanoi cũng thế, tuy có phần nhẹ hơn. Chuyện nhậu nhẹt, café đã được nhiều người bàn đến, nhưng có về mới thấy được cái trầm trọng cuả vấn đề. Ảnh hưởng của các văn hoá khác cũng thấy rõ qua nhiều mặt, phim tầu dominate các tiệm video, trên TV thì phim Korea. Thời trang quần áo theo chạy theo mốt Korea…hàng hóa cũng bị China, Korea xâm nhập thị trường xe máy, xe hơi, hay hàng điện tử. Hồi xưa thời tôi ở thì hàng Thai chiếm ưu thế, nhưng không thấy cả một nước đều chịu ảnh hưởng thế này. Tân Sơn Nhứt

Nhóm chúng tôi về đến TSN airport lúc 12.30 pm như đã scheduled. Hầu hết hành khách trên phi cơ là người Korea, số còn lại là người Việt : nhóm chúng tôi từ US về, một nhóm khác về từ Japan. Tôi không có cơ hội qua sân bay này trước khi rời VN, nên không thể nói là so với trước kia nó tốt hay tệ hơn, còn so với Icheon Airport, nơi tôi vừa quá cảnh thì tội cho TSN quá.

2

Dẫu sao, chị tôi bảo là lần trước về không thấy có cái enclosed expandable ramp nối trực tiếp vào máy bay như lần này. Bên trong, TSN như mới được tu bổ, màu sơn còn mới, có nơi còn cảm được mùi vôi mới quét, nhưng thành thật mà nói, TSN còn xa mới đạt được tiêu chuẩn cuả một International Airport - sân bay Nội Bài có lẽ tốt hơn. Trong phòng vệ sinh, mấy tấm partitions ở lavatory còn mới mà đã có dấu hiệu hư hỏng bởi poor workmanships. Thủ tục nhập cảnh đơn giản, không có chuyện làm khó dễ để đòi tiền như đã nghe. Chỉ có một điều duy nhất tôi mong lần sau sẽ không gặp. Ðó là cái attitude cuả viên chức làm thủ tục xét visa/passport. Hầu như ai cũng mang khuôn mặt lạnh như tiền, nói năng cộc lốc, không hề có một nụ cười, một lờI thăm hỏi xã giao như ở bên này. Tôi có cảm giác nặng nề giống như mình đang

chờ tuyên án trước toà vậy, khi qua các entry port ở các nước khác tôi không hề có cái ấn tượng này. Tự nhiên thấy không vui, mình đang đứng trên đất nước mình, mà sao lại thấy lo âu, không thoải mái, không có cái cảm giác là đang về nhà? Thủ tục thuế quan cũng khá nhanh chóng, tôi chọn green lane (nothing to

Nội Bài international airport declare) để vào, nhưng khi người officer đọc trên tờ khai thuế quan thấy tôi mang gần $10,000 bảo tôi quay lại red lane để kiểm tiền, tôi đành quay trở ra, nghĩ rằng chắc là sắp phải chi đây. Tuy vậy, cô hải quan chỉ hỏi tôi show her the money, chứ không bắt phải đếm, và cho tôi qua. Tôi không thấy ai, ít ra là trong nhóm chúng tôi bị buộc phải mở hành lý ra xét. Từ lúc lấy hành lý đến khi bước ra khỏi sân bay chỉ mất 20’. Có lẽ vì chuyến bay tôi là chuyến quốc tế cuối cùng trong ngày, số khách không nhiều nên không mất thời gian chờ đợi. Chuyến về cũng thế, không có hiện tượng làm khó dễ để kiếm tiền như đã từng nghe kể. Bọn tôi mang về hai cái cameras có khai báo trong tờ khai thuế quan, khi về để lại một cái cho bà con ở VN, nhưng khi qua hải quan chẳng ai hỏi cái camera kia đâu hết. Tôi có sang một số hình chụp từ compact flash sang CD, theo luật thì phải mang lên sở văn hoá kiểm duyệt trước khi mang ra khỏi Việt Nam, tôi mang đại qua mà cũng không gặp trở ngại gì.

3

Cellphones : Việc đầu tiên tôi làm ở Saigon là tìm mua cái phone card để activated cái cell phone tôi mang về. Việc này chỉ mất vài phút vì các cửa hàng bán phone đầy dẫy, phố nào cũng thấy quảng cáo, khuyến mãi ầm ĩ.

Ðiều làm tôi ngạc nhiên là sự phổ biến cuả cellphone ở đây. Dường như ai tôi gặp cũng có. Ở US, tỷ lệ cell phone owner là khoảng 85 – 87% nếu tôi không nhớ sai, còn ở VN thì chắc cũng không ít hơn. Ngay cả học sinh trung học cũng thấy mang cellphone, đủ mọi kiểu, màu sắc, chức năng mới nhất. Thậm chí tên bạn tôi còn có hai ba số cho một cái phone, chỉ cần thay con chip bên trong là hắn có số phone khác, phòng khi không muốn ai đó liên lạc với hắn. Cái đáng nói là giá service không phải là rẻ. Trong hai tuần lễ ở VN, tôi dùng hết 4 cái card, mất khoảng $65.00, chi phí cho khách thuê bao có lẽ thấp hơn, nhưng ngoài tiền monthly service ra, người gọi lại phải trả cho nhưng cú outgoing calls (riêng incoming calls

Hiệu sách tổng hợp Hanoi - a young cell phone user thì free), cộng lại chắc cũng không phải là nhỏ so với icome bên đó. Tôi vẫn thắc mắc làm sao người ta vẫn afford cho cái sevice đó. Nhìn chung, cellphone ở VN hoạt động rất hữu hiệu. Tôi không bị trục trặc lần nào khi gọi trong nước ở Saigon, Hanoi, Dalat, Nhatrang.... còn chưa thử gọi international nên không biết.

4

Giao thông : Cái ấn tượng mạnh nhất mà người khách đến Việt nam lần đầu nhận biết là giao thông trong thành phố. Ðã được nghe, đọc nhiều từ những người đi trước, thế nhưng tôi vẫn bị overwhelmed bởi thực tế khi người anh rể chở tôi trên chiếc Honda ra phố. Xe máy tràn ngập chạy đủ chiều đan vào nhau, cộng với tiếng còi xe inh ỏi, với tiếng máy xe ồn ào và khói xe lẫn với bụi đường làm tôi bị shocked. Lúc đầu tôi không hiểu sao người ta có thể chạy xe trong cái điều kiện hỗn loạn, vô luật lệ như thế : xe hơi và xe hai bánh, xe đạp, người qua đường… giành nhau mặt đường, chẳng có lane nào rõ rệt, mà nếu có thì thiên hạ cũng phớt lờ khi cần qua mặt. Nhưng rồi tôi khám phá ra rằng trong cái chaos đó cũng có những luật riêng cuả nó, mà chỉ cần quan sát một chút là sẽ thấy. Muốn qua mặt ai thì dùng kèn, muốn quẹo trái hay qua đường thì cứ lấn tới, ai chạy không kịp thì sẽ tránh mình, chứ đứng chờ cho có kẻ nhường đường thì tết congo cũng chưa qua được. Có lần tới ngã tư ở Phú Nhuận, tôi dừng xe lại vì đèn đỏ, thiên hạ sau tôi bóp còi inh ỏi, còn hai bên thì người ta cứ phóng tới vừa nhìn tôi như mán mới xuống thành phố vậy. Thế là từ đó tôi cứ chạy sau xe người khác, khi nào họ dừng thì mình dừng theo cho chắc ăn. Ðến tuần thứ hai thì tôi và bà xã hoàn toàn localized, đố ai còn nhận ra bọn tôi là Việt kiều ngơ ngáo nữa : mặt mũi tay chân tôi đen thui vì bắt nắng, dù đầu có đội nón, mang sun glasses, mặc sơ mi dài tay đàng hoàng . Bà xã tôi còn cẩn thận mang nón rộng vành, trang bị thêm cái mask nữa chứ. Thế nhưng mặt mũi cũng vẫn đỏ bừng lên như người say nắng vậy. Ðường xá Saigon nghe nói đã được mở mang rất nhiều, nhưng có lẽ với số lượng xe lưu hành trên đường tăng nhanh hơn là khả năng mở rộng đường của thành phố, nạn kẹt xe vẫn là vấn đề lớn. Ðọc báo thấy nêu ra nhiều giải pháp giải toả nạn kẹt xe ở Hàng Xanh, ở quận I… nhưng cũng chỉ là bàn suông trên giấy.

Saigon- đường CMT8 Tôi cố tránh ra đường lúc giờ cao điểm nhưng cũng không thoát, ở US, khi bị kẹt xe, ít ra bạn cũng còn ngồi trong xe có máy lạnh, nghe nhạc hoặc tán dóc với bà

5

xã qua cell phone. Bên này thì tôi lãnh đủ : khói, bụi, còi xe, tiếng máy xe…chỉ 15 phút là đủ cho thần kinh căng thẳng đến nhức đầu. Một lý do góp phần tăng số lượng xe máy là do có nhiều hãng Thai, China tung ra xe máy rập theo Honda nhưng chất lượng thấp hơn và với giá rẻ hơn, khiến nhiều người trước đây không mua nổi nay trở thành chủ xe mới. Tôi có người bạn về Việt Nam một tháng, hắn tậu liền một chiếc xe motobike cuả China khoảng $500, đến lúc sắp về bán lại $400, coi như $100 là chi phí đi lại trong một tháng, rẻ chán so với tiền taxi và thời gian chờ đợi. Hắn giải thích cho tôi rằng mua xe Trung quốc rẻ, không bị người ta chú ý, không lo mất cắp, mà khi bán cũng dễ nữa. Trong khi đó, giới đi xe cao cấp thì phàn nàn là bọn mới mua xe không biết chạy xe gây nguy hiểm cho người chạy xe trên đường phố 8-)) Về giao thông liên tỉnh tôi có dịp đi liên tỉnh bằng xe lửa, xe đò và nhờ bác Văn Khoa, bằng máy bay nữa. Tiếc là không được đi tàu biển để xem nó ra sao. So với ngày trước, đi liên tỉnh bây giờ nhanh và tiện hơn nhiều, dĩ nhiên là tuỳ vào túi tiền cuả khách mà mức độ tiện nghi sẽ khác đi ít nhiều. Rẻ nhất có lẽ là đi xe lửa. Chuyến tàu tôi đi từ Nha Trang ra Ninh Hoà mất có hơn một giờ, tôi chỉ việc ra ga mua vé rồi lên tàu, chẳng ai hỏi han giấy tờ, và cũng chẳng phải sắp hàng gì cả. Chắc là ở những tuyến đường khác, số lượng khách tăng nhiều hơn thì việc mua vé cũng khó hơn, nhưng lúc này, đường sắt phải cạnh tranh với hàng không và xe đò, nên cũng phải thay đổi cách phục vụ khách.

Từ Nha Trang, tôi và bà xã mua vé xe chất lượng cao lên Dalat. Xe chất lượng cao (CLC), tôi đoán, là xe của tư nhân, ký hợp đồng với bến xe để chạy trên một tuyến đướng nào đó. Ngoài số vé mà bến xe bán ra, chỗ còn lại chủ xe được quyền đón khách riêng cho mình. Khác với xe đò phải vào bến khi đến nơi, xe CLC được quyền chạy vào

thành phố để đón hoặc drop khách. Thêm vào đó, xe CLC còn có máy lạnh, nước uống, khăn lạnh cho hành khách nữa. Tài xế xe CLC còn có mobile phone, bạn chỉ cần gọi là xe đón tận nhà. Cái này thì bên US còn thua xa lắc.

6

Tuy vậy, xe CLC thường là xe nhỏ, cỡ minivan bên US, chỗ ngồi chật và không có chỗ để hành lý. Mặt khác, tài xế xe CLC thường chạy rất nhanh để vào bến sớm để đón khách, nên họ chạy rất ẩu. Nhiều lúc giành đường qua mặt xe khác y như trong cine làm bọn tôi toát mồ hôi. Sau chuyến đi này, bọn tôi quyết định đi xe cuả Kim café trên chuyến Dalat Saigon. Kim café dùng xe bus lớn, giống như xe Greyhound bên này, có đủ service như xe CLC, nhưng chỗ ngồi rộng rãi, có TV giảI trí như trên máy bay vậy. Họ có các open tour, nghiã là bạn có thể mua vé đi tuyến Saigon Hanoi, nhưng khi dừng ở một nơi mà bạn thích, bạn có thể ở lại vài ngày, rồi đón chuyến xe khác cuả Kim café đi tiếp cho đến khi đến Hanoi thì thôi, và ngược lại. Bọn Tây rất thích loại service này vì nó flexible, an toàn mà lại tiện nghi, tương đối rẻ - ví dụ : Saigon Dalat :$6.00, Saigon Nhatrang : $8.00, Saigon Hanoi $15. 00….Một điều đáng ghi nhận nữa là ở những stop area cuả Kim café có những nhà vệ sinh rất sạch sẽ, ai đi travel nhiêu sẽ thấy cái quan trọng cuả chuyện này. Nhanh nhất, và dĩ nhiên mắc nhất, vẫn là là đường hàng không. Tôi có cơ hội đi Hanoi bằng airbus A320 cuả Việt Nam Airlines chỉ mất hơn một giờ, và tôi thực sự thích cách service cuả họ. Chuyến về Nha trang thì bay bằng ATR 72 mất hơn 1.5 hr vì máy bay nhỏ do phi đạo ở sân bay Nha Trang ngắn. Trong chuyến này, tiếp viên cho ăn sáng bằng xôi và chả luạ ngon ơi là ngon. Dĩ nhiên là họ có món tây, nhưng tôi chẳng dại gì mà chọn đồ tây hết.

Nhìn chung Việt Nam Airlines làm việc rất professional, từ tiếp viên hàng không đến nhân viên phục vụ ở sân bay không kém gì các hãng hàng không khác trong vùng. Tiếp viên nữ mặc áo dàu máu đỏ thẫm, trong khi nhân viên ở sân bay mặc áo dài màu xanh da trời, giống Air Việt Nam ngày trước. sân bay quốc tế Nội Bài

Có một nhận xét nho nhỏ, announcements bằng anh ngữ ở phi trường/trên máy bay được đọc giống như ESL students đọc bài vậy. Trên chuyến về Việt Nam từ Seoul, có một tiếp viên nữ người Việt trong nhóm flight attendant ngườI Korean

7

rất xinh, thế là các đấng mày râu ta cứ tìm cách hỏi cô số phone cô cho bằng được, nhưng cô bé (tên là Sao Mai) cũng rất bản lĩnh, đối phó rất hay, chẳng làm mất lòng ai mà cũng không để lộ bí mật của mình. Nhà ở - sinh hoạt Ở đây xin chỉ nói về nhà ở đô thị qua những quan sát ở Saigon, Hanoi, Nhatrang, Dalat. Còn những kiến trúc công cộng khác thì tôi không có nhiều cơ hội vào xem, chỉ trừ một vài siêu thị mới mở ở Saigon mà nói chung là không có gì đặc sắc đáng chú ý. Cái đáng chú ý nhất là mật độ xây cất ở thành phố tạI Việt Nam thật đáng sợ. Tôi chưa ghé Hongkong, hay Tokyo nơi có mật độ dân số trên km2 cao, nhưng Saigon, Hanoi là những ví dụ tiêu biểu cho thấy cái nhu cầu xây cất cuả dân vượt quá cái lượng đất đai availble. Ðó là chưa kể đến khả năng cung ứng các nhu cầu điện nước, chất thải, đường xá, môi trường mà thành phố sẽ phải nhìn đến trong planning. Một vấn đề đang được bàn cãi nhiều là chính sách bán nhà cho việt kiều. Chính phủ phân ra 4 đối tượng VK được phép mua nhà ở Việt Nam : (1) người đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài (2) người được hưởng chế độ ưu đãi về công lao đóng góp cho đất nước có giấy tờ chứng nhận (3) chuyên gia được uỷ ban tỉnh trở lên mời về làm chuyên gia và (4) những ngườI làm đơn xin về sinh sống ở Việt Nam được các cấp có thẩm quyền cuả cơ quan đại diện ngoại giao VN chấp thuận. Theo báo chí, đối tượng 4 , có lẽ đông nhất, sẽ còn phải chờ hướng dẫn thêm từ phiá nhà nước trước khi được thực sự mua nhà. Sài Gòn Sài gòn là nơi tôi lớn lên, đã sống thời học sinh, sinh viên, nên tôi biết khá rõ so với các đô thị khác ở Việt Nam. Ngoài những thay đổi về tên đường, một số khu vực đã được mở mang như đường Cộng Hoà, đường vào sân bay TSN… mà tôi đã biết, tôi không thấy xa lạ khi chạy xe ở nội thành. Bạn bè bảo tôi ra ngoại thành sẽ thấy khác nhiều lắm. Tiếc là tôi không có nhiều thời gian. Có lẽ vấn đề khu ở, đất ở đang là đề tài nóng bỏng trên cả nước, nhất là ở Saigon và Hanoi, nơi mà chỉ cần vài phát biểu cuả một nhà quy hoạch nào đó liên quan đến hướng phát triển cuả thành phố là giá cả đất tăng vọt. Trước đây khuynh hướng phát triển cuả Saigon theo hướng nam-đông nam, nhưng sau khi khám phá ra khả năng mở rộng sang khu Thủ thiêm là impractical, người ta lại đang bàn về hướng bắc -tây bắc, điều này làm đất nông nghiệp trên các vùng này biến đổi không ngừng, đặc biệt là khu Tân thới Hiệp, Gò Vấp…Lý do chính là khu vực phiá đông phải qua sông, nền đất yếu, chi phí xây cất cao và khả năng

8

lún cao nếu xử lý nền móng không đúng. Mặt khác, khu vực phiá nam saigon bị ô nhiễm nhiều do ảnh hưởng cuả các nhà máy trong vùng.

ngã tư Bảy Hiền Hoà Hưng Nhà ở thành phố vẫn y như xưa xoay quanh các tuyến đường theo kiểu nhà phố. Tầng trệt để kinh doanh, buôn bán, các tầng trên dùng để ở. Nhà bà chị vợ tôi nằm trong một con hẻm nhỏ trong khu vực gần chợ Bà Chiểu. Tôi không hiểủ khi có hoả hoạn thì làm sao xe cứu hỏa vào được, cũng như làm sao dân chạy thoát được vì chẳng có lối nào đủ thoả mãn tiêu chuẩn thoát người. Tương tự như thế, nhiều căn phố lầu bốn năm tầng xây rất fancy, đủ các hình thức trang trí màu mè, nhưng tôi lại không thấy cầu thang cấp cứu nằm đâu hết. Có nhiều khu ở mới xây cất theo kiểu Condos, sub divisions bên này, quảng cáo rầm rộ nhất là khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở quận 7, vời nhiều building 3-5 tầng (khu Hưng Vương), hoặc biệt thự lot 6x18.5 m …được quảng cáo là quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, phòng cháy, và có cable tv vào từng nhà. Tiếc là tôi không có cơ hội đến xem tận mắt khu nhà này.

một phần kinh nhiêu lộc sau khi giải toả

9

Một điều đáng chú ý nữa ở Saigon là vấn đề kinh Nhiêu Lộc. Thành phố đã giải toả các khu nhà ở trên kinh, và dọc theo hai bờ kinh. Có nơi biến thành khu công viên thoáng mát. Vấn đề là con kinh vẫn là kinh nước đen vớI tất cả sự ô nhiễm cuả nó. Giải toả nhà xong, nhưng vấn đề ô nhiễm không giải quyết chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề, vì trước đây có nhà cửa che khuất cả gió lẫn tầm nhìn còn đỡ, bây giờ không có gì che đậy, con kinh giống như một cái cống mở khổng lồ chảy xuyên qua trung tâm thành phố, buổi trưa nắng cái mùi bốc lên thật khủng khiếp.

Hà Nội Ði từ Nội Bài vào, tôi chú ý đến một style kiến trúc mới không hiểu bắt nguồn từ đâu với đặc thù là cái mái dốc trên sân thượng với đầu hồi quay ra mặt tiền, trên đỉnh là một cái chóp nhọn chẳng hiểu để làm gì. Kiểu kiến trúc này tương tự các style cuả Thai, hay Cambodge, hoặc Lao, nhưng pha trộn với các cột Doric hoặc Corinthian nên có cái cảm giác đông tây lẫn lộn.

nhà ở ngoại thành Hanoi Càng đi vào Hanoi, càng thấy loại hình kiến trúc này xuất hiện nhiều, đặc biệt là khu vực quanh hồ Tây. Hiện tượng này còn xảy ra ở các thị trấn nhỏ phiá Nam, nhưng không thấy ồ ạt, phong trào như ngay giữa thủ đô Hanoi.

10

Ngoài cái hiện tượng khó chịu này, Hanoi có rất nhiều kiến trúc cổ đẹp, một số đã và đang được trùng tu như khu quốc tử giám, văn miếu, nhà hát lớn… Các khu phố cổ ở đây hiện đang được chủ nhân mordernized bằng các kỹ thuật, vật liệu mới, làm mất đi cái nét cổ ngày xưa lừng danh cuả nó. Cái ưu thế cuả Hanoi so với Saigon là thành phố có nhiều hồ và luợng cây xanh lớn, cộng với cái khí hậu miền bắc thay đổi theo muà, nhờ vậy Hanoi có nhiều nét đẹp lãng mạn chỉ có thể tìm được ở Dalat, Huế, mà Saigon không có được. Ở góc độ kiến trúc, tôi thấy Hanoi có nét tương tự như Washington DC, về số lượng các công trình văn hóa, bảo tàng, và tượng đài trong công viên. Tôi có đi ngang khu vực Lăng Hồ Chí Minh, nhưng tôi thích cái đài tưởng niệm liệt sĩ nằm đối

diện với lăng HCM hơn. Ðó là một tượng đài có kích thưởc khiêm tốn bằng beton dùng hình tượng đặc rỗng trong ngôn ngữ kiến trúc, và mượn hình ảnh mái nhà Việt Nam tạc lõm vào bốn mặt khối beton đó. Viền ngoài của relief có hình mái đền truyền thống, đường viền phiá trong tạo thành hình một bia mộ, làm nền cho một cái lư đồng lớn. Nhìn từ xa, khoảng không gian rỗng là hình tượng một mái đền với lư hương và ngọn lửa – hình ảnh hương khói, thờ cúng - rất thích hợp vớI công trình mang tính chất tưởng niệm nhưng ngườI đã nằm xuống trong chiến tranh. Công trình này, tôi đọc được đâu đó, là tác phẩm cuả KTS Lê Hiệp. Tôi mong có dịp biết thêm các tác phẩm khác cuả ông trong tương lai. Cái đài tưởng niệm này đơn giản, chẳng vay mượn các hình ảnh buá liềm, hay sao vàng đỏ, nhưng vẫn giàu ý nghĩa biểu tượng, khác hẳn với các công trình đồ sộ như lăng HCM, và nhất là bảo tàng HCM gần chuà một cột mà tôi đã đến thăm. Cái bảo tàng ấy hoàn toàn lạc lõng với cái khung cảnh chung quanh, tương phản hoàn toàn với ngôi chuà đơn sơ mà độc đáo, làm lộ thêm cái tính lai căng cuả kiến trúc ấy.

11

Vì chỉ ở Hanoi có hai ngày, tôi dành thời gian lang thang ngoái phố với người em họ trên chiếc motobike, đến tối mới quay về khách sạn. Chúng tôi ghé qua hồ gươm, vào thăm đền Ngọc Sơn cổ kính nối ra đường bằng cầu Thê Húc vớI cái màu đỏ son độc đáo. Trước đây tôi có xem một cái postcard cha tôi mua trước ngáy di cư vào Nam năm 54. Vẫn cái nét đẹp cuả cái cầu và hàng cây ven bờ lặng lẽ soi bóng xuống mặt hồ, không thấy đổi thay qua năm tháng, chỉ có ngườI ra vào tấp nập, đặc biệt là chinese tourist đi thành đoàn, gọi nhau ơi ới bằng loud speakers nghe ồn ào khó chịu đối với khu vực có tính thâm nghiêm như nơi này. Ngoài đền Ngọc Sơn, tôi còn có dịp đế thăm chuà Quan Thánh bên Hồ Tây, và Chuà Một Cột, Quốc Tử Giám… những kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa cổ cuả Hanoi. Nhưng với tôi, cái thu hút nhất cuả Hanoi là khu phố cổ - 36 phố , nơi mà cái xưa và nay, kiến trúc, sinh hoạt cũ và mới pha trộn vào nhau cho ta một ấn tượng không quên được. Dalat Dalat có nhiều thay đổi về các mặt giao thông, kiến trúc, cảnh quan... còn các mặt xã hội, kinh tế... thì tôi không có đủ thời gian để tìm hiểu. Các khiá cạnh khác như môi trường , khí hậu thì thay đổi, nếu có, cũng không rõ nét, dù khu rừng thông ven đèo Prenn đã thưa hẳn đi so với hơn mười năm trước, và dưới chân đèo Prenn đã hình thành một khu ở. Khi tôi

12

ghé Dalat vào giữa tháng giêng tây lịch, thời tiết rất dễ chịu, buổi sáng lạnh, trưa ấm và trở lạnh khu chiều xuống. Mặc áo len mỏng thì được, nhưng nếu chạy motorbike (như tôi) thì bạn sẽ cần đến overcoat. Về giao thông, đường xá được tu bổ khá tốt, không còn nhiều ổ gà như trước đây ( tưởng tượng xe bạn chở người yêu đang đổ dốc mà gặp ổ gà thì biết…). Ngoại trừ đoạn đường từ ngã tư Hoàng Diệu xuống trường Hoàng văn Thụ chạy ra thác Camly hiện đang được thi công khá bụi bặm. Khúc đường chính vào thành phố từ cây xăng Kim Cúc ngày xưa (Hồ Tùng Mậu) bây giờ đã được mở rộng thành đường lớn có median trồng cây ở giữa, mỗi bên có hai lanes xe chạy trông rất khang trang. Các trục đường chính khác : Phan đình Phùng, Hai Bà Trưng… cũng đã được sửa sang chu đáo. Về cảnh quan kiến trúc thì khó nói. Có những đổi thay theo chiều hướng tốt như khu vực cuối dốc Duy Tân ngày trước là một sườn đồi sạt lở, nham nhở, bây giờ đã là một dãy nhà phố lầu buôn bán sầm uất. Một khu vực khác là dãy nhà dọc theo đường Nguyễn Chí Thanh chạy từ khu Hoà Bình đến khách sạn Ngọc Lan đã được nâng cấp, xây cất quy mô hơn, và dãy kiosk dọc theo đường lên dốc Hoà Bình từ bến xe ngoại thành đã được chỉnh trang lại đẹp hơn trước. Thêm vào đó, các dịch vụ du lịch như tổ chức tours, internet café, taxi, bus… cũng đã được hòan chỉnh để thu hút du khách, nhất là người ngoại quốc. Các khu vực khác thì cảm giác negative hơn. Ðáng nói nhất là trục đường Ba tháng Hai vào thành phố từ đầu đèo Prenn. Ngày trước là khu biệt thự với vườn riêng biệt, bạy giờ đã mọc lên lố nhố nhà chẳng theo một quy luật nào cả : nhà villa xen lẫn với nhà song lập, tứ lập mọc lên chen chúc. Thậm chí còn thấy người ta san đồi xây nhà phố cao tầng nữa.

13

Một khu vực nữa là khu phố sau lưng Bưu điện tỉnh. Ngày trước quy hoạch thành phố khống chế chiều cao xây cất trong vùng này, mục đích là không cho Nhà thờ chính toà bị che khuất khi nhìn từ phiá Hồ Xuân Hương, và chợ. Bây giờ thì Bưu điện xây một building khổng lồ án ngữ toàn bộ khu vực, thêm vào đó, nhà tư nhân cũng chen chúc mọc lên trông rất chướng mắt. Một số khu vực khác như Ga Dalat, quanh đồi cù hoặc đường lên Viện Pasteur cũng có vấn đề….Những điểm quanh hồ Xuân Hương thì may mắn thay vẫn còn đó như tháp Hùng Vương, Viên Ðại Học, Thuỷ Tạ…

Domain de Marie Một trong những kiến trúc tôi thích nhất là khu trường tôi nội trú thời tiểu học – Domain de Marie - đã được tu bổ lại, sau bao nhiêu năm bị đổ nát vì chiến tranh, thiếu vốn và sự thiếu quan tâm cuả chính quyền điạ phương. Theo tôi, sau nhà thờ con gà, Domain là kiến trúc Catholic đẹp nhất Dalat, và trong cả nước Việt Nam, sẽ không tìm được cái style kiến trúc này ở bất cứ nơi nào từ bắc chí nam

14

Nha Trang –Ninh Hòa

Tôi đến Nha Trang-Ninh Hòa vì đây là home town cuả bà xã . Nha trang chỉ có một phi trường nhỏ, vớI phi đạo ngắn nên máy bay lớn không xuống được. Nhìn từ trên máy bay Nhatrang đẹp không kém các thị trấn ven biển mà tôi đã qua. Như mọi du khách mới đến Nhatrang lần đầu, tôi thích biển Nhatrang

với hàng dừa chạy vòng sát bờ biển và hàng phi lao ngăn gió tạo thành tiếng rìa rào bất tận. Dẫu không có cái tâm trạng “ Nhatrang ngày về ” như lúc tôi ở Saigon, Dalat, tôi cũng thấy bâng khuâng nhớ những bãi biển mình đã qua ở Galang, hay ở Savannah, Clearwater, Miami.

Biển Nhatrang xanh biếc và cát thật trắng. Mức độ thương mại hoá bờ biển vẫn còn ít nên du khách không có cái cảm giác khó chịu như những nơi khác mà tôi đã biết. Tuy vậy, các nhà vệ sinh vẫn ở tình trạng đáng chê trách. Ði về phía phi trường, tôi thấy một khu công viên giải trí nước đang được xây cất dở dang nhưng trông thật chướng mắt vì nó hoàn toàn chắn tầm nhìn ra biển từ bên kia đường. Thật đáng buồn cho một thành phố du lịch mà không biết gìn giữ cái giá trị độc đáo của riêng mình. Một du khách Ðức nói với tôi, Nhatrang chỉ có biển, ngoài ra không có gì khác đáng xem. Tôi cũng không phải là ngườI địa phương nên cũng không biết gì hơn ngoài những thông tin mà công ty du lịch quảng cáo: hồ Trí Nguyên, đảo khỉ, tắm

15

bùn… Ngoài tháp bà ra, tôi cũng không thích những nơi như thế, nên cũng không tìm đến. Tuy vậy, tôi có tìm lên dinh Bảo Ðại để xem kiến trúc dinh thự này ra sao. Ngôi biệt thự có tên là Nghinh Phong, cũng thích hợp vì nó nằm trên đỉnh đồi nhìn ra biển với cái view thật đẹp. Dưới chân đồi là khu bến tầu, buổI chiều, những chiếc tầu đánh cá mầu sắc rực rỡ trở về bến tạo thành một bức tranh phong cảnh trữ tình. Du khách Tôi gặp rất nhiều du khách ngoại quốc ở những nơi tôi qua. Khi ghé mua vài bức tranh sơn dầu ở khu Ðề Thám, Saigon, tôi có dịp chứng kiến mấy cô Australian mặc cả với bà bán sách ở lề đường. Cái đáng nói là bà bán sách không biết tiếng Anh, và mấy cô Úc thì không biết tiếng Việt, thế nhưng họ trả giá, nói thách bằng dấu, bằng tay…và hai bên có vẻ hiểu nhau và thoả mãn về cái giá thoả thuận chung. Quầy sách này bán hầu hết những sách (anh ngữ) mà tôi đã hoặc đang tìm đọc. Những tựa sách có liên quan đến VN, hoặc current affairs do những tác giả có tiếng viết, chẳng hạn :The Street without Joy/Thunder from the East / China Wakes… và ngay cả cuốn sách mà tôi định mang về cho bạn bè, nhưng không dám vì hơi politically sensitive : Shadows and Winds cuả Robert Temple 8-)). Next time, tôi sẽ bảo bạn tôi cái tựa sách và kêu họ ra chỗ này mua, vừa rẻ, vừa tiện. Dĩ nhiên đây là bản photocopy, tôi không biết chất lượng sách bên trong ra sao vì quyển nào cũng sealled bằng plastic kín mít. Lúc tôi hỏI cô ngườI Úc, cô ấy bảo tôi là : the quality is fine, eligilble. I bought some before and I had no problems at all. Cũng giống như software, mucsic hay movie CDs, sách cũng là một loại hình để người mình pirated và kiếm tiền. Tuy vậy tôi thấy phục ngườI nào chọn sách bán rất hiểu tâm lý ngườI đọc và tự hỏi họ kiếm mấy nguồn sách này ở đâu mà tài thế.

16

Tôi có dỉp nói chuyện với một cặp du khách trẻ người Australia ở phi trường Nội Bài. Họ vừa đi chuyến tàu đêm từ Sapa về Hanoi và chuẩn bị lên máy bay đi Huế. NgườI trong nước gọi họ là tây balô vì họ carry hành trang cuả họ trong những cái backpacks lớn. Tôi hỏI họ có gặp rắc rối gì trong chuyến đi cuả họ, về personal safety, về ăn uống, vệ sinh…thì họ nói là hoàn toàn không có. Họ thích thức ăn Việt, và không gặp trở ngại về vấn đề vệ sinh ăn uống, nhưng họ có mang thuốc để phòng. Cô gái thì phàn nàn về điều kiện trong bathroom, toilet, nhưng nói là that is something we had expected. Họ ngủ đêm trên tàu, cũng sợ mất hành lý, nhưng sáng ra thì mọi chuyện đều ổn. Những người đã gặp Nhưng điều làm tôi nhớ nhất về Việt Nam, cái sẽ khiến tôi sẽ phải quay về là những con người tôi đã gặp gỡ trước đây, và ngay mới trong chuyến đi này. Tôi trở về với mục đích là tìm lại những người thân quen, và đã gặp được, thêm vào đó, tôi có dịp biết thêm nhưng người bạn rất mới, dù chỉ gặp gỡ qua vài lần, nhưng cái tình còn theo tôi mãi không nguôi. Có những người tôi chỉ gặp trong giây lát trên đường đi … nhưng những mẩu đối thoại đó để lạI trong tôi những ấn tượng không quên. Trên chuyến bay Hanoi-Nhatrang, tôi ngồi cạnh M., một phụ nữ khoảng 30, lấy chồng ở Finland về thăm quê . Cô kể với tôi cuộc sống ở bên tây : em buồn lắm, cả ngày chỉ ngồi trong nhà, không đi đâu hết. Ở nhà lãnh tiền trợ cấp mãi cũng chán, muốn đi làm thì phải học tiếng rồi đi thi, có bằng họ mới cho vào làm việc. Ngoài đường thì tuyết lạnh, lái xe thì không quen. Chồng em làm tài xế xe tải, năm nào em cũng đòi về VN một tháng, không về chắc em chết vì nhớ nhà. Không ở đâu sướng bằng Việt nam mình hết. Ngồi xe đò lên Dalat, tôi nghe anh H. một người làm địa chất kể tôi nghe về những chuyến khảo sát trên tây nguyên, những ngôi tháp chàm cổ ở Phan rang, những truyền thuyết về dãy núi ở quê ông Thiệu, về đường ống dẫn nước từ đập Ða Nhim về nhà máy dưới chân đèo Ngoạn Mục. Anh cũng nói về cuộc sống lang bạc của mình, mỗi năm chỉ được ở nhà với vợ con được vài ba tháng. Tôi hỏI

17

anh với đồng lương khiêm tốn và điều kiện làm việc như thế, sao anh không về làm với các công ty ở Saigon, anh cười tại mình yêu cái nghề cuả mình. Bạn bè Với bạn bè cũ, những người tôi đã lạc mười mấy năm trời, nay gặp lại để thấy cái tình bạn ngày xưa vẫn không đổi. mất liên Có mái đầu mới điểm bạc, có kẻ đã hoa râm, và có người đã bạc trắng. Có cái nhìn lặng lẽ nhưng chất chứa bao mong đợi, trách móc pha với vui buồn chất chứa trong suốt thời gian ấy. Có người đã thăng quan, tiến chức, có kẻ vật lộn vất vả với cuộc sống, và có người đã nằm xuống, còn có người đã vĩnh viễn không về nữa. Một vài người không kịp gặp khi tôi ở Dalat đã đi xe overnight về Saigon để kịp tiễn tôi ở phi trưởng… Cái khó nhất là tìm được nhau, sau bao năm không liên lạc, tôi chỉ còn giữ một vài điạ chỉ qua những bức thư phải dùng niên giám điện thoại, và thậm chí dùng internet để tìm số mang theo ngày vượt biên, hoặc một ký ức mờ nhạt về căn nhà xưa đã đến. Có lúc tôi phone cầu may. Amazingly, it worked. Th. ở Saigon không nhận ra tiếng tôi lúc đầu, nhưng ngay sau đó thì nói ngay, tôi tìm ông khắp nơi, tưởng ông ẩn dật đâu đó trên Dalat. H. & T. ở Dalat thì hồn nhiên hơn, bọn tao tưởng mày mất tích ngoài biển rồi. Anh Q., ngườI bạn vong niên, là tình cảm nhất, lúc gặp tôi anh ấy chỉ nói, trời ơi, đi đâu bây giờ mới quay về. Lan bảo tôi, cái nhìn của anh Q. đủ nói lên tình cảm của anh ấy . Còn TL thì giản dị hơn , gặp lại Th. L. mừng lắm. Ðàn anh cũ, TCH nghe tiếng tôi hỏi, có thật không đó, phải ÐÐTh. không? Bên cạnh đó là những người bạn mới rất chân tình ở Saigon, Hanoi làm tôi thấy chuyến đi của mình như mang nặng thêm ân tình. Anh VK đã tận tình giúp tôi từ chuyện mua vé máy bay ra Hanoi, đặt phòng ở khách sạn, đến chuyện đưa đón tại sân bay về đến trung tâm thành phố. Trong suốt thời gian tôi ở Viet Nam, dù là ở Hanoi, Dalat hay Nhatrang, anh vẫn thường xuyên gọi cho tôi để hỏi thăm, dù chúng tôi chỉ mới gặp nhau lần đầu. Bác 6SG còn rất trẻ, nhưng cho tôi những nhận xét rất chín chắn về đời sống, giúp tôi hiểu thêm về cuộc sống ở Việt Nam. H. ở Hanoi bỏ một buổi chiều đưa tôi vòng qua hồ Gươm rồi vào café Giảng. Khi chia tay, tôi ghé nhà người quen, đến lúc trở về khách sạn tôi nhận được một gói quà của cô ấy với những lời lẽ rất …Hanoi, cảm ơn H. đã cho anh thêm một chút gì để nhớ, để yêu cái thành phố này. Với những người tình cũ đã qua trong đời, cái cảm xúc cũng đầy ắp và tràn ngập như thế. Lúc tôi hỏi H. qua phone, do V. (em H.) chuyển qua, H. co’ nhận ra ai không, H. im lặng vài giây rồi trả lời, em nhận ra chứ, anh về khi nào vậy. Thế rồi nghẹn lời, chẳng nói gì nữa. Tôi phải nhắc, H. nói gì đi chứ. Tôi không đến thăm gia đình H. nhưng đã dự tính, vì tôi nhận ra qua lúc nói chuyện rằng tôi

18

không đến thì tốt hơn cho H., cho gia đình cô ấy. V. đề nghị sẽ sắp xếp cho tôi gặp lại H. ở nhà, nhưng tôi không thấy đó là điều hay nên gạt đi. T. gọi cho tôi sau khi tôi ghé thăm. Anh làm T. mất ăn mất ngủ, tôi cười, mất ăn thì anh dẫn đi ăn bù, còn mất ngủ thì bảo anh Ð. (chồng T.) lo cho. Ph. ở Dalat nói với tôi cũng qua phone, hôm qua có chi. L. em cố gắng lắm mới cầm được nước mắt. Q. bảo tôi, tiếc là không gặp được anh, nhưng nói chuyện, hỏi thăm nhau thế này là Q. vui rồi… Biết làm sao được, quá khứ vẫn có một vị trí trong đời mình, mà những dấu ấn của thời gian vẫn không xóa nhòa được những gì đi trước. Atlanta Feb, 2002 {{{{ thanh dang ( @ @ ) [email protected] ! U ! [email protected] ! ~ ! http://geocities.com/dangdthanh

19