thu y c3. bệnh sán lá gan

13
BỆNH SÁN LÁ GAN Lê Thị Thanh Thủy Đinh Thị Thu Hằng

Upload: sinhky-hanam

Post on 18-Nov-2014

528 views

Category:

Education


4 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

BỆNH SÁN LÁ GAN Lê Thị Thanh Thủy Đinh Thị Thu Hằng

Page 2: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

Bệnh sán lá gan là bệnh phổ biến ở động vật nhai lại tại nhiều nước trên thế giới. Nước ta là nước có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển và lây lan bệnh sán lá vì thế bệnh này gặp ở tất cả các vùng: đồng bằng, trung du, miền núi,.. Gây thiệt hại ở đàn trâu, bò, dê, cừu.

Page 3: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

1. NGUYÊN NHÂN

Do Fasciola hepatica,

Fasciola gigantica gây

ra, thường ký sinh ở

ống dẫn mật.

Ký chủ trung gian là ốc

nước ngọt.

Sán có hình lá liễu, kích

thước 25-75mm màu

đỏ tươi, rộng 12 mm.

Hình chiếc lá, đầu hẹp.

Page 4: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

2. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN LÂY VÀ CHU KỲ PHÁT TRIỂN

Page 5: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

VÒNG ĐỜI SÁN LÁ GAN

Page 6: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò, dê cừu, đến lúc sán đẻ trứng, trứng theo dịch mật vào ruột.

Sau đó theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi 10-25 ngày trứng hình thành miracidium (mao ấu).

miracidium chui ra ngoài bơi tự do trong nước, gặp ký chủ trung gian là ốc vào cơ thể ốc phát triển ở gan sinh sản vô tính tạo ra nhiều cercaria (vĩ ấu) có hình dạng như con nòng nọc.

Page 7: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

sau khi thành thục cercaria chui ra khỏi cơ thể ốc bơi tự do trong nước và bám vào ngọn cỏ tạo kén nếu trâu bò ăn cỏ ăn phải kén lớp vỏ kén bị phá hủy ấu trùng được giải phóng và di chuyển đến gan ống dẫn mật ký sinh.

Chúng sẽ bám vào các cây rau (ví dụ rau ngổ, rau cải xoong, rau muống, rau cần,...) Những loại rau này nếu người ăn không rửa sạch, nấu chín thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

Page 8: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

  3. TRIỆU CHỨNG Con vật suy nhược, ăn

ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì dễ nhổ nhất là 2 vùng bên sườn và dọc xuống ức, thủy thũng ở mắt, yếm ngực, nhai lại yếu, khát nước, tiêu chảy xen lẫn táo bón, thú gầy dần, con vật ho, nặng thì thú có thể chết, vàng da.

Page 9: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

4. BỆNH TÍCH

 Ống mật trong gan dày lên rõ rệt, giống cành cây, mổ ra có nhiều sán lá ký sinh trong đó, viêm loét ống dẫn mật.

 Trên mặt gan của gia súc bị bệnh có vết di hành của sán lá (màu vàng trắng) và xuất huyết do các mô bị phá hủy. Nặng sẽ gây xơ gan.

Page 10: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

-    Hàng ống dẫn mật giảm có mủ, gan có những điểm hoại tử, niêm mạc tăng sinh thành những u trong đó có nhiều bạch cầu hạt

Page 11: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

5. PHÒNG BỆNH Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 2 lần, lần đầu

vào mùa xuân và lần 2 vào mùa thu. Dùng sản phẩm của ANuOVA như  NITRONIL: Tiêm dưới da 1ml/25 kg thể trọng  + Thú non: 3 tháng tẩy 1 lần  + Thú lớn: 6 tháng tẩy 1 lần.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ủ phân tiêu diệt trứng sán, phát sạch mương rẫy, cống rãnh để không cho ốc sống gần chuồng nuôi. Tiêu diệt các ký chủ trung gian xung quanh chuồng, đồng cỏ chăn thả… Vê sinh thức ăn nước uống sạch sẽ.

Page 12: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

 Trước khi nhập gia súc mới phải kiểm tra phân, những vùng nhiễm nặng không chăn thả tự do.

Diệt ký sinh trùng chuồng trại bằng cách chăn thả vịt vì chúng ăn ốc kí chủ trung gian hoặc bằng vôi bột .

Page 13: Thu y   c3. bệnh sán lá gan

6. ĐIỀU TRỊDùng tetraclorua cacbon (CCl4): thuốc

này thường được sử dụng rộng rãi trước đây vì giá thành rẻ mà hiệu lực cao khi sử dụng, có thể tiêm thẳng vào dạ cỏ với liều lượng 4-5ml/100kg thể trọng.

Dùng dertil B: thuốc diệt cả sán lá gan trưởng thành và sán non, ít gây phản ứng phụ và liều dùng 7-8mg/kg thể trọng