thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

28
BỘ NỘI VỤ VIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THÔNG TIN Cải cách nền hành chính Nhà nước TRONG SỐ NÀY 1 . Tin cải cách hành chính 1 4 . Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay 20 . Các nguyên tắc tuyển dụng công chức của Vương quốc Anh THÁNG 6/2015

Upload: vuongnguyet

Post on 01-Feb-2017

225 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

BỘ NỘI VỤVIỆN KHOA HỌC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

THÔNG TIN

Cải cáchnền hành chính

Nhà nướcTRONG SỐ NÀY

1. Tin cải cách hành chính

14 . Một số vấn đề về trách nhiệm công vụcủa cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

20. Các nguyên tắc tuyển dụng công chứccủa Vương quốc Anh

THÁNG 6/2015

Page 2: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Thông tinCẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 6/2015Phát hành hàng tháng

n Chịu trách nhiệm xuất bản:Trần Văn Ngợi - Q. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

n Ban biên tập:Chu Tuấn Tú, Nguyễn Thu Hà, Đào Mạnh Hoàn

n Trình bày: Phương Lann Bản tin được thực hiện bởi:

Trung tâm Thông tin và Thư viện khoa học37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội

n Điện thoại: (04) 39741234, 39780878n Fax: (04)39783952n Website: isos.gov.vn

vienkhtcnn.vnn Mọi thư, bài xin gửi về email:

[email protected] Giấy phép xuất bản số: 39/GP-XBBT ngày 7/6/2014n In tại Công ty Thanh Bình

Mục lục

n Tin cải cách hành chính 1

n Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước tahiện nay 14

n Các nguyên tắc tuyển dụng công chức của Vương quốc Anh 20

Page 3: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

1

Ngày 19/6/2015, Quốc hội khóa XIII, kỳhọp thứ 9 đã biểu quyết thông qua Luật Tổ

chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chứcchính quyền địa phương.

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)đã được bổ sung, chỉnh lý để làm rõ hơn tráchnhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vàcủa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ cho tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạnđược giao; trách nhiệm trước Đảng, Nhà nướcvà Nhân dân; trách nhiệm trong việc tổ chứcđiều hành...Theo đó, đã bổ sung quy định:“Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội vềcác quyết định, chủ trương, chính sách củamình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý,điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; vềcác chủ trương, chính sách do mình đề xuất vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệmtrước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ vàhệ thống hành chính nhà nước từ trung ươngđến địa phương; về các quyết định và kết quảthực hiện các quyết định của mình trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn được giao”; “giải trình,trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thườngvụ Quốc hội”.

Bổ sung quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang bộ chịu trách nhiệm “về kết quả,hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quanngang bộ, về các quyết định và kết quả thựchiện các quyết định của mình trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn được giao”; có tráchnhiệm “giải trình, trả lời chất vấn trước Quốchội, Ủy ban thường vụ Quốc hội”.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy banThường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổsung các nội dung liên quan nguyên tắc “đề caotrách nhiệm cá nhân của người đứng đầu”; “cơquan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạovà chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định củacơ quan cấp trên” để làm rõ tính đặc thù trongtổ chức và hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước.

Ngoài ra, báo cáo giải trình trước khi thôngqua dự luật Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi),Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hộiPhan Trung Lý đề nghị Quốc hội cho phépkhông quy định 'cứng' tỷ lệ nữ tham gia Chínhphủ trong luật vì trước đó, thảo luận tại hộitrường, các đại biểu yêu cầu quy định tỷ lệ nữtham gia Chính phủ ít nhất là 20%. Ông PhanTrung Lý cho biết có ý kiến đề nghị quy địnhrõ số lượng Phó Thủ tướng Chính phủ trongLuật nhằm bảo đảm nguyên tắc công khai,minh bạch, bảo đảm sự giám sát của Nhân dân.Tuy nhiên, theo ông Lý, việc này theo quy địnhcủa Hiến pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ cũnglà thành viên Chính phủ, đồng thời Hiến phápquy định số lượng thành viên Chính phủ doQuốc hội quyết định.

Trên cơ sở quyết định số lượng thành viênChính phủ, Quốc hội sẽ quyết định cụ thể sốlượng Phó Thủ tướng Chính phủ. Do đó, khôngthể bổ sung quy định rõ số lượng Phó Thủtướng Chính phủ. Ông Phan Trung Lý cũngcho biết trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơquan ngang bộ hoặc do điều động, bố trí cán bộcủa cơ quan có thẩm quyền để đáp ứng yêu cầuvà điều kiện thực tiễn quản lý, điều hành thìviệc tăng thêm Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơquan ngang bộ sẽ do Thủ tướng Chính phủtrình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét,quyết định.

Sau phần giải trình, có 433 đại biểu tham giabỏ phiếu (87,65%) trong đó có 410 đại biểu tánthành (83,00%), 06 đại biểu không tán thành

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ

(sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.Ảnh: TL

Page 4: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/20152

(1,21%) và 17 đại biểu không biểu quyết(3,44%).

Đối với dự thảo Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật củaQuốc hội Phan Trung Lý cho biết về số lượngđại biểu Hội đồng nhân dân, có ý kiến đề nghịtăng số lượng đại biểu HĐND TP. Hà Nội vàTP. HCM từ 95 lên 105 đại biểu để phù hợp vớiquy mô dân số, đặc điểm, tính chất của các đôthị lớn này. Tiếp thu ý kiến nêu trên, đề nghịQuốc hội cho thể hiện lại nội dung này như quyđịnh tại Điều 39 của dự thảo Luật.

Theo ông Lý, trước mắt chỉ nên tổ chức Banđô thị ở thành phố trực thuộc trung ương vì đâylà những đô thị tập trung, có quy mô lớn, mứcđộ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thùkhác với các địa bàn đô thị đơn lẻ khác là thịxã, thành phố thuộc tỉnh. Đề nghị Quốc hội chotiếp tục quy định thành phần của UBND cáccấp gồm người đứng đầu các cơ quan chuyênmôn của UBND và quy định rõ 01 Ủy viên phụtrách quân sự và 01 Ủy viên phụ trách công anđể phụ trách về các lĩnh vực hoạt động quantrọng này ở địa phương.

Sau khi nghe trình bày, Quốc hội đã chínhthức biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chínhquyền địa phương, theo đó có 441 đại biểutham gia biểu quyết, trong đó có 421 đại biểután thành (85,22%), 13 đại biểu không tánthành (2,63%) và 07 đại biểu không biểu quyết(1,42%).

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và LuậtTổ chức chính quyền địa phương có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.Luật Tổ chức chính quyền địa phương thay thếcho Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân số 11/2003/QH11.

TTTV (Tổng hợp)

Ngày 22/6/2015, Quôc hôi đã biểu quyếtthông qua Luật Ban hành văn bản quy

phạm pháp luật với 446 đại biểu tham gia

(chiếm 90,28%), 439 đại biểu tán thành (chiếm88,87%), 6 đại biểu không tán thành (chiếm1,21%), 1 đại biểu không biểu quyết (chiếm0,20%). Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật được thông qua gồm 17 chương, 175điều, quy định nguyên tắc, thẩm quyền, hìnhthức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật; trách nhiệm của cáccơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việcxây dựng văn bản quy phạm pháp luật..

Theo Luật vừa được thông qua, Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấpxã sẽ tiếp tục được phép ban hành văn bản quyphạm pháp luật.

Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, bấtcập trong việc ban hành văn bản quy phạmpháp luật của cấp huyện, cấp xã như thời gianqua, Luật đã quy định rõ phạm vi, thẩm quyềnvà hình thức văn bản; quy định chặt chẽ quytrình ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa các cấp chính quyền này.

Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, ngườicó thẩm quyền trong xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật, tiếp thu ý kiến củacác vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụQuốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung quyđịnh về trách nhiệm theo hướng: Quốc hội,Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người cóthẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản domình ban hành;

Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách

Tin cải cách hành chính

Quốc hội thông qua Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật

Có 88,87% đại biểu Quốc hội thông quaLuật ban hành văn bản quy phạm phápluật ngày 22/6/2015.

Ảnh: TL

Page 5: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

3

nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạmpháp luật trái Hiến pháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủtịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạmpháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặcban hành văn bản quy định chi tiết có nội dungngoài phạm vi được giao quy định chi tiết...

Đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm củacơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành vănbản quy phạm pháp luật đối với kết quả phảnbiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi phảnbiện dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật...

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày01/7/2016. Kể từ sau khi Luật có hiệu lực thihành, những văn bản quy phạm pháp luật baogồm thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quanngang bộ, chỉ thị của UBND các cấp được banhành trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫntiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãibỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạmpháp luật khác.

Các Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệulực. Những quy định về thủ tục hành chínhtrong văn bản quy phạm pháp luật do các cơquan, người có thẩm quyền được ban hànhtrước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn tiếptục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằngvăn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tụchành chính mới.

(Tin: Kim Liên)

Ngày 09/6/2015, Chính phủ ban hành Nghịđịnh 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân

loại cán bộ, công chức, viên chức. Nghị địnhnày quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung,

trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giávà phân loại cán bộ, công chức, viên chứchàng năm, được áp dụng đối với cán bộ, côngchức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ,công chức và Luật Viên chức.

Theo đó, Nghị định quy định rõ các tiêu chíđể đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viênchức theo 4 mức: 1- Hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ; 2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 3-Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế vềnăng lực (đối với cán bộ, công chức); hoànthành nhiệm vụ (đối với viên chức); 4- Khônghoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, cán bộ được đánh giá ở mứchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngoài đáp ứngcác tiêu chí tận tụy, có tinh thần trách nhiệmtrong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám chịutrách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụđược giao; các cơ quan, tổ chức, đơn vị đượcgiao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụtheo chương trình, kế hoạch công tác năm;hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất, cònphải có sáng kiến, giải pháp cụ thể được ápdụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt độngcủa các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnhvực được giao phụ trách và được cấp có thẩmquyền công nhận...

Công chức được đánh giá ở mức hoànthành xuất sắc nhiệm vụ khi hoàn thành 100%nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tácnăm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tàihoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả tronghoạt động công vụ của cơ quan, tô chưc, đơnvị được cấp có thẩm quyền công nhận...

Còn viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ khi có năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việchoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã kýkết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; hoànthành tốt các nhiệm vụ đột xuất; có ít nhất 01công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sángkiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trongviệc thực hiện công tác chuyên môn, nghềnghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận...

Bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụnếu cửa quyền, hách dịch

Cán bộ bị đánh giá là không hoàn thànhnhiệm vụ nếu để xảy ra mất đoàn kết trong cơ

Tin cải cách hành chính

Quy định mới về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức

Page 6: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/20154

Tin cải cách hành chínhquan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách,quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bịxử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất; hoặc cơquan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vựcđược giao phụ trách hoàn thành dưới 70%nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch côngtác năm; hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêucực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ quan,tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.

Còn công chức bị đánh giá là không hoànthành nhiệm vụ nếu có hành vi cửa quyền,hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực,tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.

Đối với viên chức, nếu có một trong cáctiêu chí: hoàn thành dưới 70% công việc hoặcnhiệm vụ theo hợp đồng lam viêc đã ký kếthoặc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụkhông đạt yêu cầu; vi phạm quy tắc ứng xử,đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiềnhà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xửlý kỷ luật… thì bị đánh giá là không hoànthành nhiệm vụ.

Đánh giá, phân loại theo từng nămNghị định nêu rõ, việc đánh giá, phân loại

cán bộ, công chức, viên chức được thực hiệntheo từng năm công tác.

Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng đểbố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nângngạch hoặc thăng hạng chức danh nghềnghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm,điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luậtvà thực hiện các chính sách khác đối với cánbộ, công chức, viên chức.

Cán bộ, công chức, viên chức nếu cửaquyền, hách dịch, sẽ bị đánh giá không hoànthành nhiệm vụ.

Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức,viên chức được thực hiện theo từng năm côngtác. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng đểbố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nângngạch hoặc thăng hạng chức danh nghềnghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm,điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luậtvà thực hiện các chính sách khác đối với cánbộ, công chức, viên chức.

Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày01/8/2015.

(Nguồn:www.chinhphu.vn)

Trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ CôngThương đẩy mạnh tập trung vào chỉ đạo,

điều hành, đôn đốc, triển khai thực hiện các kếhoạch, chương trình CCHC.

Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạchhoạt động cụ thể liên quan đến công tác CCHCcùa Bộ đã đạt được kết quả tốt, hoàn thành cơbản các nhiệm vụ theo tiến độ mà các kế hoạchđã đề ra. Công tác triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, BộNội vụ về CCHC được chú trọng, đảm bảo yêucầu về thời gian và tính hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, công tác cảicách hành chính của Bộ đã đạt được các kếtquả cụ thể như sau:

1. Về cải cách thể chếTrong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Công

Thương đã trình/ban hành 7 văn bản trongChương trình (gồm 1 Quyết định của Thủtướng, 6 Thông tư) và 1 Thông tư ngoàiChương trình.

Bộ đã xây dựng và ban hành Kế hoạch kiểmtra; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL năm 2015của Bộ và đã thực hiện các hoạt động rà soátcác VBQPPL để cập nhật, sửa đổi, bổ sungtổng mục lục; rà soát phục vụ cho việc điềuchỉnh, bổ sung Chương trình xây dựngVBQPPL năm 2015; rà soát, đề xuất Danh mụcVBQPPL trong ngành Công Thương để sửađổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế phù hợp với quyđịnh mới của Hiến pháp;…

Bộ đã chủ động kiểm tra 35 VBQPPL. Kếtquả kiểm tra cho thấy không có văn bản nào cónội dung trái pháp luật.

Bộ cũng thực hiện nhiều hình thức tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Bộ CôngThương như: tổ chức Hội nghị phổ biến Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam 2013 tại các khu vực Nam Trung Bộ vàMiền Nam; Phổ biến Luật Đầu tư (sửa đổi) tạicác vùng, miền, địa phương; đăng tải nội dungcác VBQPPL lên Cổng Thông tin điện tử Bộ

Bộ Công thương: Đẩy mạnhcải cách hành chính

6 tháng đầu năm 2015

Page 7: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

Tin cải cách hành chínhCông Thương; cập nhật các VBQPPL mới banhành lên hệ thống Tổng mục lục VBQPPLngành Công Thương;…

2. Về công tác cải cách thủ tục hành chínhQuán triệt sâu sắc chỉ đạo của Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ về ý nghĩa cần thiết, cấpbách của công tác cải cách TTHC, xác định cảicách TTHC là nhiệm vụ trọng tâm, khâu độtphá của CCHC, là nội dung quan trọng trongtiến trình cải cách thể chế, Bộ trưởng Bộ CôngThương đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCTngày 20/4/2015 về việc đẩy mạnh công tác cảicách TTHC của Bộ năm 2015-2016. Chỉ thị thểhiện sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Lãnhđạo Bộ Công Thương đối với công tác kiểmsoát TTHC của ngành.

Ngày 23/4/2015, Bộ đã ban hành Thông tưsố 06/2015/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một sốthông tư của Bộ về TTHC trong các lĩnh vựchóa chất, điện lực và hoạt động mua bán hànghóa qua sở giao dịch hàng hóa, thực hiện đơngiản hóa 9 TTHC, nâng tỷ lệ hoàn thành17,6% phương án đơn giản hóa TTHC năm2015 của Bộ.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính giữacác cơ quan hành chính nhà nước, các ngành,các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hànhchính nhà nước: ngày 04/02/2015, Bộ đã banhành Công văn số 1285/BCT-PC về công táckiểm soát TTHC ngành Công Thương, yêu cầucác Sở Công Thương gửi Kế hoạch kiểm soátTTHC của các Sở năm 2015 về Bộ CôngThương để theo dõi cũng như gửi kết quả ràsoát, đề xuất phương án đơn giản hóa đối vớicác TTHC trong các VBQPPL do Bộ CôngThương chủ trì soạn thảo, ban hành. Cho đếnnay, Bộ Công Thương đã nhận được Kế hoạchkiểm soát TTHC của trên 45 Sở Công Thươngcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về kiểm soát thủ tục hành chínhTrong 6 tháng đầu năm 2015, 100%

VBQPPL được Bộ Công Thương thẩm định vềTTHC và đánh giá tác động khi phát sinhTTHC. Bộ cũng thường xuyên tiếp nhận và trảlời các phản ánh và kiến nghị của tổ chức cánhân về quy định hành chính, TTHC của ngànhCông Thương chủ yếu qua đường công văn,qua website: www.kstthc.moit.gov.vn và thôngqua đường dây nóng tiếp nhận, xử lý phản ánh

kiến nghị TTHC của Bộ Công Thương tại sốđiện thoại (04).22202115.

Thực hiện Kế hoạch chuẩn hóa bộ TTHCcủa Bộ Công Thương năm 2015, Bộ đã banhành Quyết định số 4204/QĐ-BCT ngày27/4/2015 ban hành danh mục thủ tục hànhchính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ,theo đó có danh mục 392 TTHC thực hiện ởbốn cấp chính quyền (cấp trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện, cấp xã); trong đó có 279 thủ tục xửlý ở cấp trung ương, 99 thủ tục cấp tỉnh, 11 thủtục cấp huyện và 3 thủ tục cấp xã. Bộ CôngThương là Bộ ngành đầu tiên thực hiện hệthống hóa công khai các TTHC của Bộ trên cơsở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Để triển khai Đề án 896 của Chính phủ, BộCông Thương đã ban hành các Quyết địnhthành lập Tổ công tác, Kế hoạch triển khai thựchiện Đề án, Quy chế hoạt động của Tổ công tácvà các báo cáo về kết quả triển khai.

3. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chínhnhà nước

Triển khai thực hiện yêu cầu của Bộ Nộivụ, Bộ Công Thương tiến hành rà soát, đánhgiá chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộcBộ, đánh giá tình hình triển khai Nghị định số95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấutổ chức của Bộ Công Thương. Qua đánh giátình hình thực hiện cho thấy một số điểm nổibật sau:

Tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương hiệnnay đã được cơ cấu tương đối phù hợp với quymô quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tạo được sựgắn kết giữa các khâu trong quá trình quản lý,từ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạchđến sản xuất, lưu thông, phát triển thị trườngnội địa và xuất khẩu; gắn kết, phối hợp chặt chẽgiữa các đơn vị trong ngành, tăng cường hoạtđộng hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm hiệulực, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ đượcChính phủ giao.

Bộ chủ động trong công tác chỉ đạo thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước; trong xây dựng và triển khai thựchiện việc lập các quy hoạch trên các lĩnh vựcquản lý nhà nước của Bộ.Việc xây dựng cácchiến lược, quy hoạch phát triển của ngànhđược đánh giá là có chất lượng và tính khả thi

Page 8: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/20156

cao hơn trước.Các Tổng cục, Cục, Vụ được tổ chức và phân

công nhiệm vụ hợp lý, bao quát được các lĩnhvực quản lý nhà nước của Bộ. Các đơn vị đượctổ chức theo mô hình Tổng cục, Cục chuyênngành đã phát huy được vai trò chủ động thammưu, giúp việc cho Lãnh đạo Bộ trong phạm vichuyên ngành, lĩnh vực được phân công, gópphần vào kết quả chung trong công tác quản lýnhà nước của Bộ Công Thương.

Bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một sốtồn tại như: với vai trò là bộ quản lý đa ngành,đa lĩnh vực, đầu mối quản lý nhiều, sau mộtthời gian hoạt động, tổ chức bộ máy của Bộ vẫntồn tại một số bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ yêucầu thực hiện nhiệm vụ của bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực, cần được nghiên cứu, khắcphục. Cụ thể, có những lĩnh vực chưa phát huyđược sự chỉ đạo tập trung (như các lĩnh vực:thương mại ngoài nước), vai trò, vị thế và môhình tổ chức của một số đơn vị thuộc Bộ chưađủ tầm, chưa đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụđược giao (như lĩnh vực quản lý thị trườngtrong nước, chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗtrợ)... Ngoài ra, một số vấn đề còn chồng chéotrong thực hiện chức năng, nhiệm vụ với cácBộ, ngành khác.

4. Về xây dựng và nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Công tác quản lý cán bộ, công chức, viênchức tại Bộ Công Thương luôn được thực hiệntheo đúng quy định về quản lý, bổ nhiệm, điềuđộng, luân chuyển cán bộ, công chức, viênchức. Bộ Công Thương đã hướng dẫn các Vụ,Cục, Tổng cục xác định vị trí việc làm đối vớicông chức, đồng thời thẩm định Đề án Xácđịnh vị trí việc làm đối với viên chức trong cácđơn vị sự nghiệp công lập, tổng hợp gửi Bộ Nộivụ phê duyệt.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức về cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở cáckế hoạch dài hạn, có định hướng chỉ tiêu, đốitượng, nội dung và thời gian cụ thể, tập trungchủ yếu vào mục tiêu bồi dưỡng nâng cao nănglực chuyên môn của cán bộ, công chức trongcác lĩnh vực đặc thù của ngành Công Thương.

5. Về cải cách tài chính côngVăn phòng Bộ phối hợp Vụ Tài chính luôn

đảm bảo nguồn kinh phí chi cho hoạt động

CCHC của Bộ đúng quy định của nhà nước. BộCông Thương đã tổ chức họp rà soát ngân sáchcủa các đơn vị để có cơ sở phân bổ, thẩm địnhgiao dự toán đúng mục tiêu, đúng nội dung, tiếtkiệm, hiệu quả.

Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối vớicác cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc Bộ: Tổng số các đơn vị thựchiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP là 53 đơnvị đã được Bộ Tài chính thẩm định phương ángiao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tàichính đối với các đơn vị sự nghiệp công lậpgiai đoạn 2013-2015.

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm tại các tổ chức khoa học và công nghệcông lập: Bộ Công Thương hiện có 22 Việnnghiên cứu khoa học và công nghệ thực hiệnchuyển đổi mô hình hoạt động theo Nghị định115/2005/NĐ-CP. Khi hoạt động theo mô hìnhmới, các Viện nghiên cứu được trao quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động củamình, tạo cho các Viện tính tự chủ cao hơntrong việc huy động và sử dụng kinh phí chohoạt động nghiên cứu, dịch vụ khoa học côngnghệ và sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong chitrả lương và chi thu nhập tăng thêm, các Việnđược quyền quyết định chi tiêu theo quy chếchi tiêu nội bộ sau khi đã trừ các khoản chi vàtrích lập các quỹ theo quy định. Trong việc thựchiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ từnguồn kinh phí nhà nước cấp, các Viện cũngđược thực hiện cơ chế khoán theo quy định tạiThông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN về chế độ khoán kinh phí khoán củađề tài, dự án.

6. Về hiện đại hóa hành chínhTrong 6 tháng đầu năm, Bộ phận Tiếp nhận

công văn đến đã tiếp nhận 16924 hồ sơ, vănbản tài liệu và Phát hành văn bản đi, trả kết quảđã ban hành 11395 văn bản các loại. Văn bảntiếp nhận, văn bản phát hành được đảm bảoluân chuyển các đơn vị thuộc Bộ xử lý và đảmbảo 100% hồ sơ, yêu cầu của các tổ chức, cánhân được xử lý và giải quyết đúng quy định.

Về áp dụng ISO trong hoạt động: Bộ CôngThương thường xuyên đôn đốc các đơn vịthuộc Cơ quan Bộ duy trì và cải tiến Hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN9001: 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ

Tin cải cách hành chính

Page 9: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

7

đã triển khai các công việc duy trì và cải tiếnHệ thống QLCL.

- Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ côngtrực tuyến: Hiện nay, hai đơn vị trực thuộc Bộlà Cục Xuất nhập khẩu và Cục Hóa chất đã điđầu trong việc tham gia vào cơ chế một cửaASEAN. Trong thời gian qua, Cục Xuất nhậpkhẩu đã phối hợp với Cục Thương mại điện tửvà Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quantrong việc đào tạo, hội thảo triển khai Hệ thốngMột cửa quốc gia. Trong thời gian tới, Bộ CôngThương sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Hệthống Một cửa quốc gia theo lộ trình.

Hiện nay toàn bộ 392 TTHC do Bộ CôngThương quản lý đều đã được triển khai trựctuyến từ Mức độ 2 trở lên, trong đó số lượngTTHC được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 là13, mức độ 4 là 8.

Trong 6 tháng cuối năm 2015, Bộ CôngThương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cácnhiệm vụ trong Chương trình tổng thể CCHCnhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủvà Kế hoạch CCHC 5 năm giai đoạn 2011 -2015 của Bộ Công Thương, chú trọng đổi mớicông tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống phápluật phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vựccông thương; đẩy mạnh công tác ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động quản lýnhà nước của Bộ, coi đây là bước đột phá đểbảo đảm xây dựng một nền hành chính minhbạch, thông suốt, hiệu quả; tăng cường công táccải cách bộ máy và tổ chức của Bộ và các đơnvị thuộc Bộ; tăng cường công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độchuyên môn cao, đáp ứng đòi hỏi ngày càngcao của ngành Công Thương.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thườngxuyên rà soát các TTHC để đề xuất các phươngán đơn giản hoá; tiếp tục triển khai việc thốngkê, công bố thủ tục hành chính trên cơ sở dữliệu quốc gia một cách chính xác, kịp thời;hoàn thiện Hệ thống thông tin trực tuyến hỗ trợcho việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị.Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếptục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế vềtổ chức và hoạt động của Bộ Công Thương;Chủ động bố trí kinh phí cho công tác CCHC;bố trí cán bộ công chức có tinh thần tráchnhiệm, thái độ và chuyên môn tốt để giải quyết

các TTHC; triển khai xác định vị trí việc làm;tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiếnthức cho cán bộ, công chức theo quy định.Nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến của cácđơn vị đã triển khai và xây dựng các dịch vụcông trực tuyến mới cho các đơn vị. Xây dựngCơ sở dữ liệu về TTHC, nâng cấp hệ thốngphản ánh kiến nghị đối với TTHC của Bộ CôngThương; tích hợp với Hệ thống Cơ sở dữ liệuhành chính quốc gia; Hoàn thiện và triển khaiHệ thống Một cửa của Bộ Công Thương phụcvụ nhiệm vụ kết nối với Hệ thống hải quan mộtcửa quốc gia...

(Đào Tuấn Anh – Vụ Tổ chức cán bộ, BộCông Thương)

Bộ Chính trị đã ra Thông báo số 202-TB/TW, kết luận về Đề án Thí điểm đổi

mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ,cấp sở, cấp phòng. Thông báo nêu rõ:

Đổi mới phương thức tuyển chọn côngchức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấpsở, cấp phòng là nhiệm vụ quan trọng, nhằmphát hiện, thu hút, trọng dụng những người cóđức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ,năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trítuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước;nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viênchức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấpphòng; góp phần thực hiện tốt Chiến lược cánbộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêucầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới cách tuyển chọn phải bảo đảm, giữvững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo vàquản lý đội ngũ cán bộ; góp phần khắc phụcnhững yếu kém, khuyết điểm trong từng khâucủa công tác cán bộ nói chung, trong tuyểnchọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

Tin cải cách hành chính

Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lýcấp vụ, cấp sở, cấp phòng

Page 10: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/20158

cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nói riêng. Lưu ý cầncụ thể hơn nữa về thẩm quyền, trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tuyểnchọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấpphòng và tương đương.

Đối tượng được đăng ký dự tuyển chọn lãnhđạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng là cánbộ, công chức, viên chức nằm trong quy hoạchở các chức danh cùng cấp hoặc tương đương,nhưng không giới hạn trong phạm vi cơ quan,đơn vị đó mà mở ra bao gồm cán bộ, côngchức, viên chức đã được quy hoạch ở các vị trí,chức vụ tương đương, đang làm việc trongcùng bộ, ban, ngành, địa phương nếu đủ điềukiện, tiêu chuẩn quy định. Trường hợp các đốitượng không nằm trong quy hoạch thì phảiđược cấp ủy quản lý các chức danh đó đồng ý.

Về phạm vi và thời gian thực hiện thí điểm,thông báo nêu, thực hiện thí điểm tại 1/3 số bộ,ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương (trong đó cóBan Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm traTrung ương, Tòa án nhân dân tối cáo, Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); 1/3số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạidiện cho các vùng trong cả nước).

Thời gian thực hiện thí điểm từ quý III năm2015, đến hết quý III năm 2018, sau đó sẽ tiếnhành sơ kết, rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư về kết quả thực hiện thí điểm.

Bộ Chính trị giao Ban Cán sự đảng Chínhphủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trungương và Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ tiếp thu ýkiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án để tổ chức,thực hiện.

Từ nay, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địaphương thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyểnchọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lýcấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo Đề án này (saukhi Đề án được ban hành chính thức); không tổchức thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo,quản lý theo các đề án do địa phương, đơn vị...tự xây dựng.

Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng,tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy khối trực thuộcTrung ương trong diện thực hiện thí điểm, chủđộng chỉ đạo thực hiện chủ trương này, định kỳbáo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban cánsự đảng Chính phủ).

(Nguồn: www.nhandan.com.vn)

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số13/CT-TTg ngày 10/6/2015 về việc tăng

cường trách nhiệm của người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước các cấp trong côngtác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC).

Trong những năm gần đây, CCTTHC đượcĐảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vànhiều Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đãxác định đẩy mạnh CCTTHC là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thốngchính trị và bộ máy chính quyền các cấp. Dướisự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ công tác CCTTHC đã đạt kết quảbước đầu tích cực. Việc đơn giản hóa hàngnghìn TTHC, công khai TTHC tại các cấpchính quyền, công tác kiểm soát TTHC đã gópphần nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môitrường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa hoạtđộng của cơ quan hành chính nhà nước và tổchức thực hiện TTHC tốt hơn cho người dân,doanh nghiệp.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, CCTTHCvẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêucầu và sự kỳ vọng của nhân dân. Việc triển khaiCCTTHC có nhiều nơi còn hình thức. Vẫn cònnhiều TTHC phức tạp, chưa phù hợp, khó thựchiện song chậm được sửa đổi. Việc công khaiTTHC chưa được quan tâm thường xuyên; tìnhtrạng chậm công bố, niêm yết vẫn xảy ra kháphổ biến. Những hạn chế nêu trên xuất phát từnhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là dongười đứng đầu cơ quan hành chính nhà nướccác cấp chưa quán triệt sâu sắc và chưa thực sựquan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tácnày cả trong các khâu xây dựng, kiểm soát việcban hành và thực hiện thủ tục.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kếtquả thực hiện CCTTHC

Để tăng cường trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trongviệc thực hiện công tác CCTTHC, bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của người dân và

Tin cải cách hành chínhTăng cường trách nhiệm

người đứng đầu trong cải cách thủ tục hành chính

Page 11: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầuBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉđạo việc tổ chức thực hiện công tác CCTTHCtrong phạm vi Bộ, ngành, địa phương; chịutrách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kếtquả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêuCCTTHC đã được Chính phủ, Thủ tướngChính phủ xác định.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBNDtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trungchỉ đạo, tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết,tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của cácTTHC, xác định chi phí tuân thủ TTHC trongphạm vi quản lý hoặc thực hiện của Bộ, ngành,địa phương; trên cơ sở đó cắt giảm hoặc đề xuấtcắt giảm tối đa các TTHC rườm rà, không cầnthiết để giảm chi phí tuân thủ TTHC.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đềxuất sáng kiến CCTTHC; ứng dụng công nghệthông tin và xây dựng quy trình giải quyếtTTHC nội bộ, bảo đảm nhanh, gọn, khoa học,thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tụccho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; tăngcường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quancó thẩm quyền trong giải quyết TTHC.

Bên cạnh đó chỉ đạo các cơ quan chức năngphối hợp chặt chẽ với tổ chức pháp chế Bộ,ngành, Sở Tư pháp các địa phương và Bộ Tưpháp kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mớicác TTHC thông qua việc đánh giá tác động,tham gia ý kiến, thẩm định TTHC trong dự án,dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thể hiệnđầy đủ, trung thực các ý kiến đó trong tờ trìnhtrình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản. Tổchức thực hiện đầy đủ các quy định về công bố,công khai, minh bạch TTHC và giải quyết phảnánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tăngcường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểmsoát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trực thuộctheo quy định của pháp luật.

Chậm công bố, công khai TTHC bị xử lýnghiêm

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo

thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lýphản ánh, kiến nghị về quy định hành chính vàtình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấpchính quyền. Triển khai vận hành hệ thống theodõi, đánh giá công tác kiểm soát TTHC theođúng hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xửlý kịp thời các kiến nghị, đề xuất về đơn giảnhóa quy định, TTHC thuộc lĩnh vực quản lýcủa Bộ, ngành do UBND cấp tỉnh, Hội đồngtư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ đềnghị; đẩy nhanh tiến độ thực thi phương ánđơn giản hóa TTHC khi đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

Kịp thời xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị đểxảy ra tình trạng chậm công bố, công khai,niêm yết TTHC hoặc thiếu trách nhiệm, chậmtrễ, gây phiền hà trong giải quyết TTHC đối vớitổ chức, cá nhân. Ngoài việc xử lý trách nhiệmcán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ, Thủtrưởng cơ quan, đơn vị đó cũng phải kiểmđiểm, làm rõ trách nhiệm với tư cách là ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm vàthực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức theo quyđịnh tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Định kỳ 6 tháng tổ chức đối thoại với tổchức, công dân về TTHC

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cấp phó vàngười đứng đầu đơn vị trực thuộc định kỳ 6tháng tổ chức đối thoại với tổ chức, công dânvề TTHC, giải quyết TTHC; kịp thời có biệnpháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phátsinh trong thực tiễn.

Trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trực tiếp đối thoại với tổchức, công dân về TTHC, giải quyết TTHC.

Kết quả giải quyết TTHC là cơ sở để xemxét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm củangười đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước các cấp.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

9

Page 12: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201510

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quanhành chính nhà nước

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tưpháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địaphương nghiên cứu những mô hình mới, cáchlàm hay trong CCTTHC để báo cáo Thủ tướngChính phủ xem xét, triển khai nhân rộng; chủtrì, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thiếtlập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phảnánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, công dânvề quy định hành chính và tình hình, kết quảgiải quyết TTHC tại các cấp chính quyền; hệthống theo dõi, đánh giá công tác kiểm soátTTHC.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp vớiBộ trưởng Bộ Tư pháp và các cơ quan có liênquan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tổchức triển khai đồng bộ, thống nhất cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyềnđịa phương.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng BộThông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp vớiBộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụchỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trungthực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động cơ quan hành chínhnhà nước các cấp, nhất là trong giải quyếtTTHC cho người dân, tổ chức theo cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông.

(Nguồn: www.chinhphu.vn)

UBND TP Đà Nẵng vừa công bố kết quảđánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT của

các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thànhphố năm 2014, theo đó, đứng đầu nhóm UBNDcác quận huyện là quận Liên Chiểu, nhóm sở,ban, ngành là Sở TTTT, nhóm các cơ quan, đơnvị trung ương là Cục Hải quan Đà Nẵng.

Kết quả xếp hạng cụ thể như sau: nhómUBND các quận, huyện: xếp thứ 1 là UBNDquận Liên Chiểu, thứ 2 là UBND quận Hải

Châu, thứ 3 là UBND quận Thanh Khê, thứ 4là UBND huyện Hòa Vang, thứ 5 là UBNDquận Cẩm Lệ, thứ 6 là UBND quận Ngũ HànhSơn và cuối cùng là UBND quận Sơn Trà.

Nhóm các sở, ban, ngành, xếp sau SởThông tin và Truyền thông lần lượt các đơn vị:Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xãhội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở TàiChính, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư,Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Giaothông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Vănphòng UBND thành phố, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầutư thành phố, Sở Y tế, BQL Các Khu Côngnghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, Ban Quản lýKhu Công nghệ cao Đà Nẵng, Sở Giáo dục vàĐào tạo, Sở Tư pháp, Trung tâm Phát triểnnguồn nhân lực CLC, Thanh tra thành phố, ĐàiPhát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, ViệnNghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội thànhphố, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhóm các cơ quan, đơn vị Trung ương, xếpsau Cục Hải quan Đà Nẵng lần lượt các đơn vịCục Thuế Đà Nẵng, Kho bạc Nhà nước ĐàNẵng, Công an thành phố Đà Nẵng, CụcThống kê Đà Nẵng, Cảnh sát Phòng cháy vàchữa cháy ĐN.

UBND TP thống nhất khen thưởng các đơnvị, địa phương ứng dụng CNTT hiệu quả năm2014, gồm: UBND quận Liên Chiểu, SởThông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Cục Hải quan Đà Nẵng,Cục Thuế Đà Nẵng, Kho bạc Nhà nước ĐàNẵng.

Đồng thời phê bình các cơ quan, đơn vị, địaphương không có tiến triển trong công tác ứngdụng và phát triển CNTT các năm vừa qua,gôm: UBND quận Ngũ Hành Sơn, UBNDquận Sơn Trà, Sở Tài Nguyên và Môi trường.UBND TP cũng yêu cầu cơ quan Thường trựcBan Chỉ đạo CNTT thành phố (Sở Thông tinvà Truyền thông) gửi số liệu chi tiết kết quảđánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT của các cơquan, đơn vị, địa phương đến các Sở, Ban,ngành, UBND các quận, huyện để các đơn vịtích cực triển khai các biện pháp tăng cườngứng dụng CNTT tại đơn vị mình, đặc biệt chútrọng đến các chỉ tiêu bị Hội đồng đánh giá

TP. Đà Nẵng: Công bố kết quảđánh giá, xếp hạng

ứng dụng CNTT năm 2014

Page 13: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

11

thấp, nhằm hướng đến sự thống nhất chunggiữa các cơ quan, góp phần thực hiện thànhcông lộ trinh xây dựng Chính quyền điện tửcủa thành phố.

(Theo: www.danang.gov.vn)

Một số phường tại TP.HCM đã cử cán bộtrực tiếp đến nhà dân giải quyết thủ tục

hoặc trả kết quả hành chính, nhằm tạo sự thânthiện và giảm bớt công sức, thời gian đi lại chongười dân.

Bình An (Q.2) là phường đầu tiên tổ chứctrả kết quả hành chính tại nhà miễn phí chongười dân. Hằng ngày, ông Ngô Thanh Tú, cánbộ tư pháp - hộ tịch, là một trong những ngườirời trụ sở làm việc của UBND P.Bình An muộnnhất. Ngoài việc tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng,ông còn len lỏi vào các khu phố, đến tận nhàtừng người dân để trả kết quả giải quyết hồ sơvề khai sinh, BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi... ÔngTrương Duy Sản (59 tuổi, ở đường số 8, KP.4)cho biết: “Ngày 8.6, tôi lên phường làm giấykhai sinh cho cháu ngoại. 5 ngày sau, cán bộphường gọi điện hỏi tôi có ở nhà không đểmang giấy khai sinh đến. Nhận được kết quả tạinhà mình, tôi thật sự rất bất ngờ. Đây là cáchlàm thân thiện, mang lại lợi ích cụ thể chongười dân”.

Cũng tại P.Bình An, mỗi khi người dân cóngười thân qua đời, UBND phường đều cử cánbộ tư pháp - hộ tịch đến hỗ trợ làm hồ sơ khaitử, cấp giấy chứng tử ngay tại nhà. Bà Trần ThịHồng Nguyệt, Bí thư, Chủ tịch UBND P.BìnhAn, cho biết: “Chỉ tính riêng giấy khai sinh, từđầu năm 2015 đến nay phường đã trả kết quảtận nhà cho gần 200 trường hợp trên địa bàn.Cán bộ phường tranh thủ thời gian ngoài giờhành chính để lo việc này nên không làm ảnhhưởng đến công việc chung”.

Trong khi đó, ở P.Phạm Ngũ Lão (Q.1) cánbộ phường cũng đến tận nhà dân hỗ trợ giải

quyết hồ sơ nhận tiền hưu trí, tiền trợ cấp chongười cao tuổi... Ông Lê Tấn Đạt, Phó chủ tịchUBND P.Phạm Ngũ Lão, cho biết: “Phường cóhơn 20.000 dân, trong đó có khoảng 1.000 cánbộ hưu trí và người già trên 80 tuổi. Tất cảnhững trường hợp sức khỏe yếu không đi lạiđược, phường cử cán bộ đến nhà trực tiếp làmcác giấy tờ liên quan, thủ tục ủy quyền để đượcnhận tiền chi trả, trợ cấp”.

Cũng trên địa bàn Q.1, UBND P.Bến Nghéđang triển khai mô hình đến nhà dân giải quyếtthủ tục hành chính đối với lĩnh vực xây dựng.Người dân có nhu cầu sửa chữa nhà theo hiệntrạng không phải mất thời gian làm đơn xinphép như trước đây, mà chỉ cần thông báo chophường. Sau đó, phường sẽ cử cán bộ phụ tráchđô thị xuống khảo sát và đồng ý cho sửa chữangay nếu các hạng mục cần sửa chữa không tráiquy định chung. Để tránh tình trạng nhũngnhiễu, gây phiền hà cho dân, phường còn cửcán bộ mặt trận đi theo giám sát. Theo ôngNguyễn Thành Phát, Chủ tịch UBND P.BếnNghé, mô hình này sẽ áp dụng từ tháng 7.2015.

Ông Huỳnh Công Hùng, Ủy viên Thườngtrực HĐND TP.HCM, cho rằng việc đến tậnnhà dân giải quyết thủ tục hành chính là mộtcách làm hay và cần được nhân rộng. “Nhânrộng mô hình này cũng là xây dựng nền hànhchính công theo hướng phục vụ tốt nhất chongười dân, tạo sự gắn kết thân thiện giữa ngườidân với chính quyền”, ông Hùng nói.

(Nguồn: www.thanhnien.com.vn)

UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hànhQuy chế phối hợp hoạt động của mô hình

“Một cửa liên thông” trong lĩnh vực đầu tư, đấtđai, xây dựng đặt tại một cơ quan đầu mối làTrung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Dulịch Cần Thơ.

Theo đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp chỉ cầnđến bộ phận này để nộp hồ sơ cũng như nhậnkết quả tại đây. Quá trình này bao gồm việc xin

TP. Hồ Chí Minh: Đến nhà giúp dân giải quyết thủ tục hành chính

TP. Cần Thơ: Mở rộng mô hìnhmột cửa liên thông

Page 14: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201512

chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư,thủ tục thuê đất, phương án phòng cháy chữacháy, xin cấp phép xây dựng, mã số thuế, condấu, khảo sát thỏa thuận đấu nối cáp điện…Qua đó, giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp trong vàngoài nước giảm bớt chi phí thời gian trong quátrình làm các thủ tục liên quan đến đầu tư - đấtđai - xây dựng tại địa phương.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ, cơchế một cửa liên thông tại địa phương có ýnghĩa rất quan trọng trong cải cách hành chínhnói chung và cải cách thủ tục hành chính nóiriêng. Quá trình này không chỉ nhằm phục vụngười dân, doanh nghiệp mà còn góp phần cảithiện môi trường kinh doanh, đầu tư; nâng caochất lượng phục vụ nhân dân và doanhnghiệp; môi trường kinh doanh, đầu tư đượccải thiện; chi phí, thời gian đi lại của ngườidân và doanh nghiệp giảm. Nhờ công khai,minh bạch hóa hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước, việc phòng chống thamnhũng đạt hiệu quả cao hơn.

(Nguồn: daibieunhandan.vn)

Ngày 08/6/2015, UBND tỉnh Quảng Namđã ban hành Quyết định số 2031/QĐ-

UBND quy định về trách nhiệm công khai xinlỗi của cán bộ, công chức, viên chức làm việctại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tronggiải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổchức.

Quy định này quy định về các hành vi,trách nhiệm và cách thức công khai xin lỗi củacán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cácSở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thịxã, thành phố (cấp huyện) và Ủy ban nhân dânxã, phường, thị trấn (cấp xã) trên địa bàn tỉnh,nếu gây khó khăn, phiền hà hoặc chậm trễtrong giải quyết thủ tục hành chính cho cánhân, tổ chức. Qua đó nhằm tăng cường tráchnhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong

việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quảthủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức.Xây dựng các quy tắc trong văn hóa ứng xử,giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức khigiao tiếp và làm việc với cá nhân, tổ chức;phấn đấu xây dựng nền hành chính công củatỉnh theo hướng hiện đại, năng động, chuyênnghiệp, hiệu quả và vì nhân dân, góp phần tạobước tiến mới trong thực hiện công tác cảicách hành chính của tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các hànhvi vi phạm quy định phải kịp thời phát hiện,việc công khai xin lỗi cá nhân, tổ chức phảiđược nghiêm túc thực hiện. Cán bộ, côngchức, viên chức có hành vi sai phạm phảikhắc phục, sửa chữa những khuyết điểm đãmắc phải.

(Nguồn: www.nld.com.vn)

Yếu tố góp phần tạo nên sự hài lòng củangười dân là thành phần hồ sơ rõ ràng,

công khai và đảm bảo thời gian giải quyết.Trước đây, người dân phải đi gặp nhiều cánbộ có thẩm quyền để giải quyết công việc thìnay chỉ đến bộ phận “một cửa” là đều đượcgiải quyết.

Trong số những người được lấy ý kiến;40% cho rằng, bộ phận “một cửa” đã mang lạithuận tiện, đơn giản hơn rất nhiều cho ngườisử dụng dịch vụ; 44% cho rằng có sự đơn giảnvà thuận tiện hơn; 15% cho rằng cũng có thayđổi nhưng không đáng kể và 1% người sửdụng dịch vụ cho rằng không có bất kỳ sự thayđổi nào.

Bằng chứng quan trọng trong việc tạothuận tiện cho người sử dụng dịch vụ “mộtcửa” tại tất cả các cấp là sự tiện lợi, giảm bớtcác thủ tục rườm rà, năng lực của đội ngũ cánbộ, công chức được nâng lên và cơ chế phốihợp tốt hơn. Điều này khẳng định những nỗlực của cải cách hành chính trong thực hiện cơ

Tỉnh Quảng Nam: Cán bộ gâykhó khăn, phải xin lỗi dân

Tỉnh Đăk Nông: Người dân đãhài lòng hơn về hoạt động của

bộ phận “một cửa”

Page 15: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

13

chế “một cửa”, “một cửa liên thông” thời gianqua đã được người dân, tổ chức ghi nhận.

Về thời gian giải quyết thủ tục hành chínhtheo cơ chế “một cửa”, việc giải quyết đãnhanh hơn nhiều so với trước đây. Như vậy,việc UBND tỉnh triển khai thực hiện cơ chế“một cửa”, “một cửa liên thông” đã đượcngười dân đánh giá cao hơn về tính hiệu quảtrong giải quyết thủ tục hành chính.

Trong những năm qua, Sở Nội vụ đã tổchức nhiều khóa tập huấn, nâng cao kiến thứcchuyên môn và kỹ năng giao tiếp cho cán bộlàm việc tại bộ phận một cửa góp phần cảithiện dần chất lượng phục vụ.

Theo bảng xếp loại về chỉ số hiệu quả quảntrị và hành chính công cấp tỉnh do Trung tâmNghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng,Trung tâm Bồi dưỡng và Nghiên cứu khoa học(Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam) và chương trình phát triển Liên HợpQuốc nghiên cứu thì năm 2014, Đắk Nông đãcó nhiều cải thiện ở lĩnh vực này. Trong số 5tỉnh Tây Nguyên thì Đắk Nông đứng thứ 3 vềchỉ số hiệu quả trong công khai, minh bạch ởcác nội dung như danh sách hộ nghèo, thu chingân sách xã, phường, thị trấn và kế hoạch sửdụng đất, khung giá đền bù thu hồi đất.

Tuy vậy, chính quyền địa phương cầntương tác tích cực và hiệu quả hơn với ngườidân thông qua các buổi tiếp dân định kỳ hoặcbất thường để đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnhđó, người dân cũng cần chủ động tham giađóng góp ý kiến về cải thiện điều kiện quản trịvà hành chính công ở địa phương.

Chính quyền có thể áp dụng các hình thứctương tác mới như thông qua hộp thư điện tửtrên các cổng thông tin điện tử hoặc gửi tinnhắn qua số điện thoại di động công khai. Cánbộ chính quyền chủ động phúc đáp khi nhậnđược yêu cầu, đề xuất của người dân sẽ giúpcải thiện hình ảnh trong nhân dân. Hiệu quảtrong thủ tục hành chính công cấp tỉnh năm2014 được đánh giá có cải thiện hơn so với2013 và đứng ở vị trí thứ 2 (sau Gia Lai),thuộc nhóm đạt điểm cao với các nội dungnhư dịch vụ chứng thực, xác nhận, cấp phépxây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, dịch vụ hành chính công ở xã, phường.

(Nguồn: daknong.gov.vn)

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trongcải cách hành chính (CCHC) được tỉnh

Lâm Đồng đẩy mạnh trong những tháng đầunăm 2015 là công khai hóa thủ tục hành chính(TTHC) ở các cấp, các ngành.

Theo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, thực hiệnsự chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngànhcủa tỉnh đã thường xuyên rà soát, cập nhậtTTHC mới, TTHC được sửa đổi, bổ sung,TTHC bị bãi bỏ, hủy bỏ để trình UBND tỉnhcông bố, công khai áp dụng , tạo sự thuận lợicho cơ quan nhà nước cũng như người dân,doanh nghiệp trong giải quyết TTHC. Theo yêucầu của tỉnh, các sở, ban, ngành, các địaphương trong tỉnh phải có trách nhiệm công bố,công khai và áp dụng bộ TTHC thuộc thẩmquyền giải quyết của đơn bị mình. Đến nay,tổng số TTHC trên địa bàn tỉnh đã được côngbố, công khai là 1.516 thủ tục, trong đó các sở,ban, ngành có 1.133 thủ tục, cấp huyện 247 thủtục và cấp xã 136 thủ tục.

Theo đánh giá của ngành chức năng, việccông khai hóa TTHC hiện đã được hầu hết cácsở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh thựchiện nghiêm túc, nhiều địa phương như thànhphố Đà Lạt đã có chỉ đạo cụ thể đến cấp xã,phường để triển khai. Tuy nhiên, vẫn cònnhững đơn vị, địa phương, đặc biệt ở khối xã,phường, thị trấn việc niêm yết, công khai hóaTTHC nhiều nơi còn nặng về hình thức, sơ sài,làm cho có, chưa đáp ứng về nội dung lẫn yêucầu, chưa tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhânđến tìm hiểu khi có nhu cầu giải quyết TTHC.

Chính vì vậy, trong thời gian đến, bên cạnhviệc tăng cường kiểm tra thực hiện của cácngành chức năng tại các cơ quan đơn vị, địaphương trong tỉnh, theo Phòng kiểm soátTTHC - Sở Tư pháp Lâm Đồng, các đơn vịcũng cần đẩy mạnh việc công khai hóa TTHCthuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình,có kế hoạch tuyên truyền các quy trình trình tựthực hiện TTHC để người dân, các tổ chức tiếpcận, hiểu để thực hiện và giám sát việc thực

Tỉnh Lâm Đồng: Đẩy mạnhcông khai hóa thủ tục

hành chính

Page 16: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201514

Công vụ là một loại hoạt động nhân danhquyền lực nhà nước, nói đến công vụ là nói

đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trongviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mụctiêu phục vụ người dân và xã hội. Trách nhiệmcông vụ là việc cán bộ, công chức tự ý thức vêquyên và nhiệm vụ được phân công cũng nhưbôn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụđó. Môt nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựatrên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh thầntận tụy, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cánbộ, công chức. Với ý nghĩa quan trọng như vậy,bất kỳ nhà nước nào cũng phải xây dựng mộtnền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnhđến vấn đề trách nhiệm công vụ. Trong phạm vibài viết này, tác giả tập trung trình bày nhữngnội dung cơ bản về trách nhiệm công vụ, qua đógóp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễnquan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện chínhsách về quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, côngchức, trong đó có đề cao và đảm bảo thực hiệntrách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạtđộng thực thi công vụ.

1- Quan niệm về trách nhiệm và tráchnhiệm công vụ của cán bộ, công chức

Khái niệm “trách nhiệm” theo Từ điển tiếngViệt là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phảinhận lấy về mình”; hay “được hiểu là sự ràngbuộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảmlàm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậuquả”; hoặc “là phần việc được giao cho hoặc coinhư được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếukết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậuquả”. Và “trách nhiệm là phải bảo đảm làm trònnhững sự việc được giao cho. Nếu kết quảkhông tốt thì phải gánh chịu hậu quả”.

Với quan niệm như vậy, trong xã hội, bất kỳai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều cómột vị trí nhất định trong các mối quan hệ xãhội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể,tổ chức chính trị - xã hội, công dân của mộtnước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộngnhất là của nhân loại... Trong các mối quan hệđó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sởnhững quy định của luật pháp, quy chế, thỏathuận của tập thể, tổ chức, địa phương... Tráchnhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội vàbị chi phối bởi dư luận xã hội.

Theo tác giả: Trách nhiệm = kết quả phải tạora là gì, như thế nào và theo đúng luật. Vậy nếuanh làm việc đúng, nhưng chưa đủ để tạo ra kếtquả yêu cầu thì chưa gọi là hoàn thành tráchnhiệm. Hoàn thành trách nhiệm/ làm tròn tráchnhiệm = tạo ra kết quả như hoặc hơn yêu cầumột cách không phạm luật1.

Công vụ là hoạt động mang quyền lựcmang tính quyền lực – pháp lý được thực thibởi đội ngũ cán bộ, công chức hoặc nhữngngười được nhà nước trao quyền nhằm thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước,phục vụ nhân dân.

Hoạt động công vụ theo Điều 2 Luật Cánbộ, công chức năm 2008 “là việc thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chứctheo quy định của luật này và các quy địnhkhác có liên quan”. Cán bộ, công chức khitham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ cácnghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúngquyền hạn được giao.

Theo Từ điển Luật học, trách nhiệm công vụlà “trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nướcphải hành động phù hợp với quy định của pháp

hiện của cơ quan nhà nước. Các cơ quan đơn vịđịa phương cũng lưu ý việc công bố công khaiđịa chỉ tiếp nhận của mình để người dân khi cần

có thể gửi phản ánh, kiến nghị liên quan đếncác TTHC và CCHC.

(Nguồn: www.baolamdong.vn)

Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ củacán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

PGS.TS. Nguyễn Minh Phương - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1. Trần Đình Huỳnh: Thẩm quyền và trách nhiệm

Page 17: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

15

luật, lựa chọn phương án hành động tối ưu vàhợp lý nhất, báo cáo kết quả hoạt động và gánhchịu những hậu quả do không thực hiện haythực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình.Trách nhiệm công vụ là khái niệm thể hiện trêncả hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Theo khíacạnh tích cực, trách nhiệm công vụ thể hiệnphạm vi các yêu cầu cụ thể của Nhà nước thôngqua các quy định của pháp luật về nội dungnhiệm vụ và phẩm chất của cán bộ, công chứckhi thực thi công vụ. Trách nhiệm công vụ theonghĩa tiêu cực là sự gánh chịu hậu quả pháp lýdo không thực hiện hay thực hiện không đúngnghĩa vụ. Nội hàm khái niệm trách nhiệm côngvụ còn thể hiện yêu cầu của pháp luật và đạođức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức vềtính chủ động sáng tạo trong hoạt động thực thicông vụ. Đó là nghĩa vụ phải lựa chọn phươngán hành động tối ưu và hợp lý nhất”, tr 800.

Cũng có ý kiến khác cho rằng “Trách nhiệmcông vụ là một khái niệm mang tính chất chínhtrị, đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức vềquyền và nhiệm vụ được phân công cũng nhưbổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụđó. Trách nhiệm trong hoạt động công vụ củacông chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quảhoạt động công vụ”2.

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm công vụcủa cán bộ, công chức là phải thực hiện đúngpháp luật và đạt được kết quả tốt nhất, với chiphí thấp nhất, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhândân, tức là nếu cán bộ, công chức thực hiệnđúng chức trách, nhiệm vụ theo quy định củapháp luật, nhưng chưa tạo được kết quả theoyêu cầu thì chưa thể coi là hoàn thành tráchnhiệm công vụ.

Về phương diện chính trị - xã hội, tráchnhiệm công vụ có mục đích bảo vệ chế độ xãhội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi íchcủa nhân dân, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ trậttự pháp luật. Về phương diện pháp luật – hànhchính, trách nhiệm công vụ thể hiện yêu cầu bắtbuộc của của chủ thể quyền lực là Nhân dân(Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namlà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân) đối vớicơ quan, cá nhân được ủy quyền.

Trên phương diện pháp luật, trách nhiệmcông vụ tích cực là yếu tố chủ yếu, quan trọng

nhất trong việc thực hiện quy phạm pháp luật,pháp chế, nhưng trên thực tế, trách nhiệm côngvụ ở khía cạnh tiêu cực lại là vấn đề được chú ýnhiều hơn. Điều đó được cắt nghĩa bởi tìnhtrạng vi phạm trách nhiệm công vụ nói chung,trong đó có vi phạm pháp luật với các tác hạicủa nó luôn gây bức xúc trong đời sống xã hội,ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường củacác quan hệ xã hội.

Liên quan đến khái niệm trách nhiệm côngvụ, còn có một loạt khái niệm “gần” nghĩa hoặcphái sinh như: trách nhiệm chính trị; tráchnhiệm pháp lý; trách nhiệm hành chính; tráchnhiệm nghề nghiệp; trách nhiệm đạo đức; tráchnhiệm giải trình;…

- Trách nhiệm chính trị “là trách nhiệm trướccử tri. Trách nhiệm chính trị được xác lập dựatrên sự tín nhiệm...Và sự bất tín nhiệm là loạichế tài duy nhất ở đây. Trách nhiệm chính trịđược bảo đảm bằng hai cách: Một là thông quabầu cử; Hai là, thông qua hoạt động của cơ quanđại diện cho cử tri3.

- Trách nhiệm pháp lý, theo nghĩa ngắn gọnnhất là trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiêntrong sách báo pháp lý hiện nay ở nước ta, tráchnhiệm pháp lý được hiểu theo hai nghĩa khácnhau là trách nhiệm pháp lý tích cực và tráchnhiệm pháp lý tiêu cực. Trách nhiệm pháp lýtích cực được hiểu hành vi được thực hiện theobổn phận, nghĩa vụ của một chủ thể phải thựchiện quy định của pháp luật. Trái lại, tráchnhiệm pháp lý tiêu cực lại được hiểu là tác độngcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngườivi phạm pháp luật, buộc họ phải chịu các biệnpháp cưỡng chế nhà nước nhất định. Ví dụ, cáctrách nhiệm hình sự, dân sự, trách nhiệm hànhchính được quy định trong các văn bản phápluật tương ứng như Bộ luật hình sự, Bộ luật dânsự, Luật xử lý vi phạm hành chính. Trách nhiệmpháp lý tiêu cực là trách nhiệm đối với hành viđã được thực hiện (trong quá khứ). Nhấn mạnhtrách nhiệm pháp lý tiêu cực, có quan niệm chorằng “Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi màchủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luậtquy định hành vi vi phạm pháp luật của mìnhhoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giámhộ. Khác với các loại trách nhiệm khác, tráchnhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự cưỡng chếnhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật

2. TS.Trần Anh Tuấn: Vấn đề công vụ và trách nhiệm công vụ trong Luật Cán bộ, công chức 3. TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm chính trị

Page 18: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201516

quy định” (Từ điển Luật học).- Trách nhiệm hành chính là “trách nhiệm thi

hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy địnhvà trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụđó. Cụ thể hơn, có thể nói trách nhiệm hànhchính với tính cách là trách nhiệm pháp lý gắnvới yếu tố vi phạm hành chính, hay là vi phạmhành chính là cơ sở của trách nhiệm hành chính.Trong đó, lỗi là tiền đề chủ quan của vi phạmhành chính. Ba yếu tố của trách nhiệm hànhchính được xác định là: 1) Là biện pháp cưỡngchế hành chính; 2) Sự lên án của nhà nước và xãhội đối với hành vi của người vi phạm hànhchính; 3) Người vi phạm hành chính phải chịunhững hậu quả bất lợi nhất định.

- Trách nhiệm giải trình, theo UNDP và Tổchức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) là nghĩavụ (i) chứng minh rằng công việc đã được thựchiện phù hợp với những nguyên tắc và tiêuchuẩn đã đồng thuận và (ii) báo cáo đầy đủ,chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ và kếhoạch theo nhiệm kỳ. Theo đó, trách nhiệm giảitrình của trong hoạt động công vụ luôn gắn liềnvới công khai, minh bạch và quyền tiếp cậnthông tin của người dân đối với các hoạt độngcủa công chức và bộ máy nhà nước.

2- Thực trạng trách nhiệm công vụ củacán bộ, công chức ở nước ta hiện nay

2.1- Thực trạng quy định của pháp luật vềtrách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức

Trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chứckhông chỉ được quy định trong một văn bảnpháp luật cụ thể mà nó được thể hiện ở một sốvăn bản sau:

a) Luật Cán bộ, công chức quy định: Khithực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật,công chức phải có nghĩa vụ đối với Đảng, Nhànước và nhân dân: Trung thành với Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợiích quốc gia; Tôn trọng nhân dân, tận tụy phụcvụ nhân dân; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân,lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhândân; Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước.

Trong thi hành công vụ, cán bộ, công chứccó nghĩa vụ: Thực hiện đúng, đầy đủ và chịutrách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn được giao; Có ý thức tổ chức kỷ luật;nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế củacơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩmquyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luậttrong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mậtnhà nước; Chủ động và phối hợp chặt chẽ trongthi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơquan, tổ chức, đơn vị; Bảo vệ, quản lý và sửdụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước đượcgiao; Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi cócăn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luậtthì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với ngườira quyết định; trường hợp người ra quyết địnhvẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bảnvà người thi hành phải chấp hành nhưng khôngchịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành,đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của ngườira quyết định. Người ra quyết định phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về quyết định củamình; Các nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật.

Ngoài ra, công chức là người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện cácnghĩa vụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụđược giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạtđộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm tra,đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ củacán bộ, công chức; Tổ chức thực hiện các biệnpháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thựchành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu tráchnhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng,lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tổ chứcthực hiện các quy định của pháp luật về dân chủcơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức,đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ,công chức thuộc quyền quản lý có hành vi viphạm kỷ luật, pháp luật, có thái ðộ quan liêu,hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho côngdân; Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theothẩm quyền hoặc kiến nghị cõ quan có thẩmquyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghịcủa cá nhân, tổ chức; Các nghĩa vụ khác theoquy định của pháp luật.

Liên quan đến đạo đức công vụ, cán bộ,công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụvà phải tuân thủ các quy định về văn hóa giaotiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhândân như: phải gần gũi với nhân dân; có tác

Page 19: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

17

phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn;ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng,mạch lạc; không được hách dịch, cửa quyền,gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thihành công vụ.

Đồng thời, cán bộ, công chức không được:Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụđược giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏviệc hoặc tham gia đình công; Sử dụng tài sảncủa Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật;Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sửdụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi;Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xãhội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, cán bộ, công chức còn không đượclàm một số công việc liên quan đến bí mật nhànước và liên quan đến các việc khác theo quyđịnh của pháp luật.

Đối với cán bộ, công chức vi phạm quy địnhcủa pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm, Luật quy định phải chịu một trong cáchình thức kỷ luật sau:

Đối với cán bộ: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo;c) Cách chức; d) Bãi nhiệm.

Đối với công chức: a) Khiển trách; b) Cảnhcáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cáchchức; e) Buộc thôi việc.

b) Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhànước năm 2009 quy định tại Khoản 2 Điều 10:Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại cónghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp kịp thời, đầy đủvà trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đếnviệc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơquan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án;b)Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoảntiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bịthiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền; c) Nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

c) Bộ luật Hình sự quy định tại Điều 285: “1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà

không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng,nếu không thuộc trường hợp quy định tại cácđiều 144 (Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hạinghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước ), 235(Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vậtliệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêmtrọng ) và 301 (Tội thiếu trách nhiệm để người

bị giam, giữ trốn) của Bộ luật này, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọnghoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ banăm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việcnhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, có thể nói, các quy định của phápluật về trách nhiệm công vụ của cán bộ, côngchức khá đầy đủ, rõ ràng, tuy nhiên theo nghĩatích cực và tiêu cực, tức là hậu quả pháp lý dokhông thực hiện hay thực hiện không đúngnghĩa vụ của cán bộ, công chức. Tuy nhiên đốivới cán bộ, công chức làm việc đúng, nhưngchưa đủ để tạo ra kết quả theo yêu cầu, hoặc làmviệc một cách cầm chừng, làm vừa đủ bổn phận,cốt sao không phạm phải khuyết điểm hay bệnh“vô cảm” của cán bộ, công chức – đáng tiếc làđang khá phổ biến hiện nay, tức là chưa hoànthành trách nhiệm công vụ, thì chưa có quy địnhcụ thể và chế tài xử lý.

2.2 - Thực trạng trách nhiệm công vụ củacán bộ, công chức

Cho đến nay, ở nước ta có thể nói chưa cómột nghiên cứu, khảo sát mang tính định lượngcụ thể về thực trạng trách nhiệm công vụ củacán bộ, công chức. Trong điều kiện số liệuchính thức về số lượng cán bộ, công chức bị xửlý kỷ luật bằng các hình thức khác nhau đượcquan niệm là “mật” hoặc không công khai rộngrãi thì để đánh giá thực trạng trách nhiệm côngvụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay chỉcó thể căn cứ vào: a) Báo cáo về kết quả đánhgiá phân loại cán bộ, công chức hàng năm; b)Kết quả công tác phòng chống tham nhũng; c)Đánh giá của Trung ương Đảng và ý kiến củalãnh đạo các cơ quan nhà nước; d) Phản ánh củacác phương tiện thông tin đại chúng về tìnhtrạng tiêu cực, nhũng nhiểu người dân của cánbộ, công chức; đ) Kết quả khảo sát, lấy ý kiếncủa người dân, tổ chức đối với sự phục vụ củacơ quan hành chính nhà nước.

Dựa trên kết quả đánh giá phân loại cán bộ,công chức hàng năm đều cho thấy đại đa số cánbộ, công chức nước ta hoàn thành tốt tráchnhiệm công vụ, tỷ lệ cán bộ, công chức khônghoàn thành nhiệm vụ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không

Page 20: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201518

đáng kể. Nguyên nhân của việc xác định chỉ có số ít

cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụđược nêu ra là: 1) Chất lượng đội ngũ cán bộcông chức trong từng cơ quan đơn vị chưa đồngđều; việc bố trí phân công công tác đối với từngcán bộ, công chức chưa cụ thể, chưa rõ ràng. 2)Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thườngxuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực thinhiệm vụ của cán bộ, công chức để kịp thờichấn chỉnh, có cơ sở đánh giá chất lượng thựchiện nhiệm vụ. 3) Tinh thần tự phê bình và phêbình của cán bộ, công chức chưa cao, vẫn còntư tưởng “dĩ hòa vi quý”, nể nang trong công tácđánh giá, sợ đụng chạm. 4) Người tự đánh giákhông trung thực, thiếu nghiêm túc trong tựnhận xét đánh giá, thường xuyên có tâm lýkhông thừa nhận bản thân yếu kém, chưa hoànthành nhiệm vụ. Người đứng đầu cơ quan chưathực hiện đầy đủ thầm quyền, trách nhiệm trongcông tác đánh giá hàng năm nên “Có những đơnvị làm lại tới 5 lần mới chỉ ra được một sốkhông hoàn thành nhiệm vụ”.

Về công tác phòng, chống tham nhũng. Theobáo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ về côngtác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tạiphiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóaXIII: Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phứctạp. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà ởmột bộ phận công chức, viên chức nhà nướcvẫn diễn ra gây bức xúc đối với người dân vàdoanh nghiệp. Tình hình tham nhũng trong khuvực công vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiềungành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là tronglĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụngđất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoángsản và đầu tư công.

Trong năm 2014, ngành Thanh tra đã pháthiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quanđến tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng; đã thuhồi 46,9 tỷ đồng (đạt 68,5%, tăng 18,3% so vớinăm 2013). Lực lượng cảnh sát điều tra các cấpđã thụ lý 415 vụ án/1.031 bị can phạm tội vềtham nhũng, khởi tố mới 256 vụ/593 bị can (sovới cùng kỳ năm trước tăng 23 vụ/25 bị can);thiệt hại trên 6.740 tỷ đồng, đã thu hồi nộp ngânsách nhà nước trên 1.500 tỷ đồng (đạt 22,3%,tăng 14,1% so với năm 2013).

Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầukhi để xảy ra tham nhũng, trong năm 2014 đã có48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra

hành vi tham nhũng, trong đó, 03 người bị xử lýhình sự, 05 người bị cách chức, 40 người bị xửlý kỷ luật các hình thức cảnh cáo, khiển trách.

Theo đánh giá của Trung ương Đảng, cụ thểlà:

Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/2/2009 củaTrung ương 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnhthực hiện Chiến lược Cán bộ từ nay đến năm2020: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chínhtrị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cánhân, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãngphí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện,phấn đấu, thiếu tinh thần đồng chí trong một bộphận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng,kéo dài nhưng chậm có giải pháp hữu hiệu đểngăn chặn và kịp thời xử lý, làm giảm lòng tincủa nhân dân đối với Đảng, với chế độ”.

Văn kiện Đại hội lần thứ XI nhận định“Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế”.

Nghị quyết số 12-NQ/TW của Trung ương 4(khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xâydựng Đảng hiện nay: “Một bộ phận không nhỏcán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viêngiữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộcao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống với những biểu hiện khác nhau vềsự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhâních kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãngphí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.

Kết luận số 64/KL/TW về một số vấn đề vềtiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trịtừ Trung ương đến cơ sở: “Một bộ phận cánbộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ”.

Bên cạnh đó, các đồng chí lãnh đạo Chínhphủ cũng đánh giá:“một bộ phận cán bộ, côngchức có tinh thần phục vụ kém, thiếu tráchnhiệm, sách nhiễu, tiêu cực trong khi việc kiểmtra, xử lý chưa quyết liệt, nghiêm túc” (Phát biểucủa Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyếntoàn quốc về đẩy mạnh cải cách hành chính(CCHC) và cải cách chế độ công vụ, công chức).

Tuy nhiên, rất khó định lượng cụ thể “một bộphận” hay “một bộ phận không nhỏ” là baonhiêu người trong đội ngũ cán bộ, công chức ởnước ta.

Về phản ánh của các phương tiện thông tinđại chúng. Có thể nói không có ngày nào trêncác trang báo giấy và báo mạng không có bài

Page 21: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

19

liên quan đến tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu,vô cảm, thậm chí là vi phạm pháp luật của cánbộ, công chức. Ví dụ: “Vẫn còn một bộ phậncán bộ, công chức xa dân, quan liêu” – BáoThanh niên ngày 23/3/2015; “Hải quan vẫn cònnhũng nhiễu, doanh nghiệp bắt buộc phải chungchi – Báo Lao động”, ngày 24/4/2015; “Quốchội nóng với chất vấn tiêu cực, nhũng nhiễutrong cấp sổ đỏ” - Báo Người lao động ngày29/9/2014…

Về kết quả khảo sát ý kiến người dân. Theocông bố kết quả cuộc khảo sát chỉ số hiệu quảquản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Namnăm 2014 (PAPI 2014), tình hình tham nhũngvặt có chiều gia tăng. Kết quả nghiên cứu, đánhgiá của người dân về tình trạng tham nhũngtrong khu vực công cho thấy hiệu quả kiểm soáttham nhũng của các cấp chính quyền là “ít cóchuyển biến tích cực”. Thậm chí, trong một sốlĩnh vực, mức độ vòi vĩnh, nhũng nhiễu của cánbộ, công chức nhà nước là “có xu hướng giatăng”. 50% người dân được hỏi cho rằng có đưalót tay để xin việc làm trong cơ quan nhà nước,khoảng 43% bệnh nhân hoặc người nhà phải bồidưỡng cho cán bộ y tế, 30% phụ huynh bồidưỡng giáo viên…

3. Một số giải pháp nâng cao trách nhiệmcông vụ của cán bộ, công chức

Từ thực trạng nêu trên, theo tác giả để nângcao trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức,trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ cácgiải pháp sau:

a) Thống nhất nhận thức về tính cấp thiết củaviệc nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũcán bộ, công chức. Theo đó, phải xác định rõvấn đề cốt lõi của cải cách hành chính là nângcao trách nhiệm của cán bộ, công chức

b) Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý cánbộ, công chức theo hướng quy định rõ nhiệmvụ, thẩm quyền của từng vị trí việc làm và chứcdanh cán bộ, công chức

Cụ thể là cần: - Tiếp tục hoàn thiện việc phân định cán bộ,

công chức, từ đó xây dựng cơ chế phân cấpquản lý phù hợp với từng loại đối tượng. Sửađổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định vềnghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức theocác loại hình cơ quan: lập pháp, hành pháp, tưpháp; theo các cấp hành chính: trung ương, địaphương, cơ sở; theo các vị trí công chức: lãnhđạo, quản lý; tham mưu; thừa hành...

- Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về tiêuchuẩn và phương pháp xác định vị trí việc làmphù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị;phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý thẩm quyềnphê duyệt danh mục vị trí việc làm.

- Xây dựng, bổ sung các văn bản quy phạmpháp luật về chức danh, tiêu chuẩn công chức,viên chức lãnh đạo, quản lý và các ngạch côngchức.

- Sửa đổi Quy chế đánh giá cán bộ, côngchức theo hướng gắn với kết quả, hiệu quả côngviệc và đề cao trách nhiệm người đứng đầu;thực hiện nguyên tắc cấp trên đánh giá cấp dưới,phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động củamỗi loại đối tượng.

- Xây dựng quy chế, tổ chức theo dõi kiểmtra giám sát thường xuyên việc thực hiện nhiệmvụ của từng cán bộ, công chức.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về khenthưởng và có chế độ tiền thưởng đối với cán bộ,công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồngthời có chế tài xử lý nghiêm đối với công chứcthiếu trách nhiệm và vi phạm pháp luật.

c) Đổi mới phương thức làm việc của các cơquan nhà nước và công tác quản lý cán bộ,công chức

Xuất phát từ nguyên tắc “Thảo luận thì thảoluận chung, nhưng trách nhiệm là của từngngười... Vì không biết vận dụng nguyên tắc nàynên cứ mỗi bước đi, chúng ta lại bị khốn đốn…”(Lê nin toàn tập, tập 44, tr. 207), cần đổi mớiphương thức làm việc của các cơ quan nhà nướctheo hướng từng cơ quan, đơn vị được giaonhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và người đứng đầuphải chịu trách nhiệm quản lý, điều hành độingũ cán bộ, công chức thuộc quyền thực thinhiệm vụ. Đến lượt mỗi cán bộ, công chức đượcphân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệmbằng chữ ký của mình, hạn chế tình trạng côngchức thực thi chí có nhiệm vụ nghiên cứu,chuẩn bị tài liệu, soạn thảo văn bản hoặc thammưu giúp việc cho lãnh đạo trưởng, phó phòng,vụ trưởng, phó vụ trưởng, giám đốc, phó giámđốc chung chung như hiện nay.

Trên cơ sở xác định vị trí việc làm, các cơquan, tổ chức, đơn vị phải phân công cụ thể rõràng, lượng hóa công việc càng rõ để làm cơ sởđánh giá, phân loại.

d) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chínhgắn với nâng cao đạo đức công vụ, đạo đứcnghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức

Page 22: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201520

Chính phủ cần chỉ đạo nghiên cứu xây dựngBộ Quy tắc đạo đức công vụ, trong đó xác địnhrõ giá trị cốt lõi của nền công vụ và quy định rõnghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của ngườicông chức; những trường hợp cần tự nguyện,chủ động xin từ chức; Hoàn thiện quy định củapháp luật về mối quan hệ giữa các cơ quan Nhànước; thực hiện công khai, minh bạch và tráchnhiệm giải trình trong các hoạt động quản lýkinh tế - xã hội … ; Đổi mới và tăng cườngcông tác giáo dục đạo đức công vụ, đạo đứcnghề nghiệp nhằm hình thành các chuẩn mựcđạo đức công vụ của người cán bộ, công chức.

e) Tăng cường công khai, minh bạch tronghoạt động của các cơ quan nhà nước và tráchnhiệm giải trình của cán bộ, công chức; hoànthiện cơ chế giám sát của người dân, tổ chứcđối với hoạt động của cán bộ, công chức.

f) Cải cách hệ thống chính sách tiền lương,

tiền thưởng và đãi ngộ vật chất, tinh thần đốivới đội ngũ cán bộ, công chức

Thể hiện cụ thể qua các nội dung như sau:- Đổi mới các thành tố của hệ thống chính

sách tiền lương đối với cán bộ, công chức. Hoànthiện hệ thống thang lương, bảng lương trên cơsở xem xét tính chất, đặc điểm lao động và phânloại từng đối tượng cán bộ, công chức.

- Hoàn thiện phương thức quản lý tiền lươngcán bộ, công chức trên cơ sở tách rõ cơ quanhành chính công quyền với các tổ chức sựnghiệp dịch vụ công để có cơ chế tài chính vàcơ chế quản lý tiền lương phù hợp.

- Xác định rõ ưu tiên và bảo đảm nguồn chocải cách tiền lương cán bộ, công chức; có lộtrình thích hợp và phải xác định được thứ tự ưutiên cải cách, trong đó trước mắt cần ưu tiên cảicách chính sách tiền lương của cán bộ, côngchức hành chính nhà nước.

Các nguyên tắc tuyển dụng công chức của Vương quốc Anh

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Giang – Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Trong thời gian 3 năm thực hiệnchương trình cải cách nền công vụquốc gia kể từ tháng 6/2012 đến đầu

năm 2015, Chính phủ Vương quốc Anh đãtừng bước đạt được các mục tiêu trụ cộttrong công tác xây dựng đội ngũ công chứcthông qua thực hiện hiệu quả các nguyên tắctuyển dụng công chức. Điều 10 trong Điềuluật Quản trị và Cải cách Hiến pháp năm2010 của Vương quốc Anh quy định tuyểnchọn nhân sự để bổ nhiệm vào ngạch côngchức phải “dựa vào thực tài trên cơ sở cạnhtranh mở và công bằng”. Bài viết dưới đâygiới thiệu một số thông tin chính về nền côngvụ của Vương quốc Anh và một trong nhữngtài liệu then chốt, đóng vai trò nền tảng đểphục vụ xây dựng và phát triển đội ngũ côngchức vương quốc Anh, đó là “Các nguyên tắctuyển dụng” [Recruitment Principles] do Ủyban Công vụ xây dựng và ban hành năm2012, điều chỉnh vào tháng 12/2014.

1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Nền công vụ Vương quốc AnhNền công vụ Hoàng gia Vương quốc Anh

chịu trách nhiệm thi hành các quyết định hànhpháp của Chính phủ. Do đó, đội ngũ công chứcphục vụ Chính phủ đang nắm quyền. Côngchức là những người làm thuê cho Hoàng giavà không phải là người làm thuê cho Nghị việnmặc dù Nghị viện có quyền triệu tập công chứcyêu cầu giải trình. Để đảm bảo tính công minhvà trung lập, công chức được Nghị viện bảo vệthông qua các quy định về quyền lợi và tráchnhiệm của công chức. Nền công vụ của nướcAnh không bao gồm nhân viên an ninh, quânnhân, thành viên của tổ chức Dịch vụ sức khỏequốc gia (NHS), quan chức chính quyền địaphương và nhân viên của Gia đình Hoàng giaVương quốc Anh.

Bộ trưởng Nội vụBộ trưởng phụ trách các vấn đề nội vụ (Bộ

trưởng Nội vụ) giữ vị trí cao nhất trong tháp

Page 23: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

21

quyền lực của nền Công vụ Hoàng gia và chịutrách nhiệm quy định và điều hành nền Côngvụ để thực hiện các quyết định hành pháp củaChính phủ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ khôngphải là công chức. Kể từ năm 1968, vị trí bộtrưởng nội vụ do Thủ tướng của Vương quốcđảm nhiệm, điều này có nghĩa vị trí bộ trưởngNội vụ là vị trí mang tính chất chính trị.

Người đứng đầu nền công vụ Điều hành nền Công vụ của Vương quốc

Anh là Người đứng đầu nền công vụ (Head ofthe Civil Service). Người đứng đầu nền côngvụ đảm bảo nền công vụ thực hiện đầy đủ cáctrách nhiệm theo quy định và đảm bảo điềukiện làm việc tối ưu cho đội ngũ công chức.Người đứng đầu nền công vụ đồng thời kiểmsoát hoạt động của đội ngũ các Thư ký cốđịnh1 (tương đương hàm Thứ trưởng) tại cácbộ ngành. Người đứng đầu nền công vụ đồngthời quản lý Ban Chỉ đạo Dịch vụ Công,“cánh tay phải” của Chính phủ trong quản lýcông vụ.

Các ủy viên công vụ Các ủy viên công vụ chịu trách nhiệm tuyển

dụng công chức, đảm bảo tính “mở” và cạnhtranh công bằng trong tuyển chọn công chức;đồng thời, hướng dẫn thực hiện và duy trì cácquy tắc tuyển dụng để đảm bảo các nguyên tắcnày được diễn giải và thực hiện đúng các quyđịnh. Các ủy viên công vụ không phải là côngchức mà do Hoàng gia chỉ định và chịu tráchnhiệm trước Nữ hoàng; họ hoạt động độc lập,không phải là thuộc cấp dưới quyền Bộ trưởng.

Xét về quy mô, hiện tại nền Công vụ tạiVương quốc Anh có đội ngũ công chức khoảng380.0002. Tuy nhiên, con số này đang trong kếhoạch cắt giảm trong tương lai gần, đây là mộtkết quả trong số các nỗ lực của Chính phủnhằm giảm chi tiêu công. Tuy nhiên, cải cáchhành chính không chỉ hướng đến giảm chi tiêucông thông qua giảm số lượng công chức trongnền công vụ mà còn dự liệu đến những thay đổilớn lao cả về mặt cấu trúc tổ chức để tăngcường hiệu quả của nền công vụ, trong khi vẫnđảm bảo giữ được những công chức tốt nhấtquốc gia. Nền tảng của những thay đổi nàychính là các nguyên tắc về thực tài, công bằngvà tính mở của đội ngũ công chức quốc giađược quy định rõ trong tài liệu “Các nguyên tắctuyển dụng” được trình bày trong phần tiếptheo đây.

2. MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH TRONGCÁC NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNGCÔNG CHỨC CỦA VƯƠNG QUỐC ANH

2.1. Các nguyên tắc tuyển dụng côngchức của Vương quốc Anh

Điều luật Quản trị và Cải cách hiến phápnăm 2010 đã lần đầu tiên đưa ra yêu cầu pháplý đối với vấn đề bổ nhiệm công chức, theo đócông chức phải được bổ nhiệm dựa vào “thựctài trên nền tảng cạnh tranh công bằng và mở”.Để đáp ứng yêu cầu pháp lý nêu trên, tài liệu“Các nguyên tắc tuyển dụng” đã được xâydựng và đóng vai trò nền tảng để xây dựng mộtnền công vụ hiện đại. Tinh thần chung xuyênsuốt trong tài liệu chủ chốt này chính là: Bổnhiệm phải dựa vào thực tài, và đây là cách tốtnhất để đảm bảo chất lượng và tính công bằngcủa nền công vụ. Điều luật này đồng thời quyđịnh cơ sở pháp lý của Ủy ban Công vụ và giaocho Ủy ban Công vụ nhiệm vụ diễn giải và thựcthi các yêu cầu về tính thực tài, công bằng vàtính mở trong quá trình triển khai thực hiện cácnhiệm vụ về tuyển dụng công chức cho nềncông vụ Vương quốc.

Tài liệu “Các nguyên tắc tuyển dụng” đượctrình bày trong 11 mục, nêu các quy định vàthủ tục của Ủy ban Công vụ quy định để hướngdẫn chi tiết thực hiện các yêu cầu pháp lý vềtuyển chọn và bổ nhiệm công chức dựa vàothực tài trên cơ sở cạnh tranh công bằng và mở.Tài liệu giải thích rõ về các khái niệm thực tài,công bằng và tính “mở”, đề ra các bước cơ bảnphải thực hiện khi tuyển chọn nhân sự để bổnhiệm vào nền công vụ và chỉ rõ các hoàn cảnhchấp nhận ngoại lệ theo quy định pháp lý.

2.2. Thực tài, công bằng và tính mở Luật pháp quy định việc tuyển chọn nhân sự

để bổ nhiệm vào nền công vụ phải thực hiện trêncơ sở thực tài thông qua hình thức cạnh tranh mởvà công bằng và bất kỷ kỳ thi tuyển nào của tấtcả các bộ ngành trong vương quốc đều phải đảmbảo đồng thời ba điều kiện trên mới được coi làhợp lệ. Diễn giải cụ thể như sau:

Thực tài nghĩa là bổ nhiệm cá nhân tốt nhấtsẵn có đã được đánh giá dựa trên các tiêu chíquan trọng nhất dành cho việc làm cần tuyển.Người không có các năng lực mà việc làm yêucầu sẽ không được bổ nhiệm vào vị trí việc làmđó và chỉ giao việc làm cho cá nhân có thể thựchiện tốt nhất việc làm đó.

Công bằng nghĩa là không thiên vị trong1. Tại một số quốc gia khác như Niu Di-lân, Hà Lan … vị trí này được gọi là Trưởng Hành pháp2. Số liệu của Ủy ban Công vụ Vương quốc Anh năm 2014

Page 24: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201522

đánh giá các thí sinh. Các quy trình tuyển dụngphải khách quan, công tâm và áp dụng thốngnhất.

Tính “mở” nghĩa là các việc làm phải đượcthông báo công khai. Các ứng viên tiềm năngphải được tiếp cận hợp lý các thông tin về việclàm đó, các yêu cầu công việc, và các quy trìnhtuyển dụng nhân sự đối với vị trí việc làm đó.Trong các cuộc cạnh tranh công khai, bất kỳ aicó nguyện vọng trở thành công chức đều đượctham gia đăng ký thi tuyển.

Các bộ ngành chịu trách nhiệm thiết kế vàtriển khai các quy trình tuyển chọn căn cứ trên3 nguyên tắc nêu trên. Không có một quy trìnhduy nhất nào đúng với tất cả các đợt bổnhiệm;các quy trình có thể và nên biến đổi đểphù hợp với bản chất của mỗi đợt tuyển dụng.Quy trình này phải cho phép một hội đồng raquyết định tương đối về thực tài của các ứngviên trên cơ sở các kỹ năng và kinh nghiệm cầnthiết. Sau đây là các bước thiết yếu bắt buộcphải tuân thủ trong mọi trường hợp.

2.3. Hội đồng tuyển chọn Trong mỗi đợt bổ nhiệm công chức vào nền

công vụ, theo quy định phải thành lập một hộiđồng tuyển chọn gồm từ hai người trở lên đểgiám sát quy trình thực hiện bổ nhiệm. Cơ cấucủa Hội đồng tuyển chọn bao gồm một chủ tịchvà ít nhất một ủy viên.

Vị trí Chủ tịch Hội đồng phải do một côngchức nắm giữ, hoặc do một ủy viên của Ủy banCông vụ nắm giữ trong trường hợp tuyển chọnnhân sự cạnh tranh cho các vị trí cấp cao, vị tríChủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng chịutrách nhiệm phê chuẩn điều khoản cạnh tranh;tổng hợp báo cáo của Hội đồng và sắp xếp đểcác bộ trưởng được tham gia giám sát hoặcđóng góp ý kiến trong các kỳ thi tuyển cạnhtranh nếu họ có mong muốn tham gia.

Ủy ban Công vụ cũng có thể quyết định cửmột ủy viên thuộc Ủy ban chủ trì bất cứ kỳtuyển chọn cạnh tranh công khai nào, nếu xétthấy các kết quả do kiểm toán giám sát tuân thủvà đánh giá rủi ro đối với một bộ nhất định ởmột lĩnh vực nhất định cho thấy cần có sự canthiệp của Ủy ban.

Ủy viên là một thành viên chính quy củaHội đồng thi và tham gia vào tất cả các cuộcthảo luận góp ý của Hội đồng. Lựa chọn ủyviên nào trong Ủy ban Công vụ để cử làm Chủtịch kỳ thi tuyển cạnh tranh là đặc quyền thuộc

về Ủy ban. Các cuộc thi tuyển cạnh tranh do ủyviên của Ủy ban Công vụ chủ trì sẽ được chođiểm theo khung điểm do Ủy ban Công vụ quyđịnh. Các ủy viên của Ủy ban Công vụ phải chủtrì tất cả các cuộc thi tuyển cạnh tranh dành chotất cả các vị trí việc làm ở hàm Thứ trưởng vàCông chức cao cấp hưởng Bậc lương số 3tương đương hàm Vụ trưởng. Quy định này ápdụng đối với cả hai loại cạnh tranh bao gồmcạnh tranh rộng rãi (cạnh tranh mở) và cạnhtranh trong nội bộ nền công vụ (cạnh tranh nộibộ). Các bộ phải liên hệ với Ủy ban Công vụtrước khi bắt đầu thực hiện các cuộc thi tuyểncạnh tranh và Ủy ban Công vụ sẽ xem xét cócần thiết phải cử ủy viên thuộc Ủy ban đến làmChủ tịch Hội đồng thi tuyển đó hay không và raquyết định.

Hội đồng tuyển dụng phải đảm bảo các ứngviên được đánh giá công bằng theo các tiêu chíthiết yếu theo quy định (năng lực, kỹ năng vàkinh nghiệm) trong từng giai đoạn của quátrình tuyển dụng khi cần thiết phải đánh giá vàkhi ra quyết định cuối cùng phải đảm bảo lựachọn ứng viên xứng đáng nhất. Tất cả cáctrường hợp xảy ra mâu thuẫn lợi ích và quátrình giải quyết phải được ghi biên bản lưu trữ.

2.4. Đánh giá bằng chứng Các ứng viên phải được đánh giá trên cơ sở

thực tài của họ, được đối xử công bằng nhưnhau và không được đánh giá dựa trên các hoạtđộng tại cơ quan trước đây hoặc mối quan hệcủa bạn bè, đối tác hoặc người thân.

Các quy trình tuyển chọn phải khách quan,công tâm và phải được áp dụng thống nhất.Thông thường quy trình tuyển chọn bao gồmkhâu phỏng vấn nhưng phỏng vấn không quyđịnh bắt buộc. Các ứng viên phải được đánhgiá trên cùng thang tiêu chí trọng yếu. Bằngchứng thu được để đánh giá các ứng viên phảitương đương xét về bản chất cốt lõi và chiềusâu. Trong quá trình đánh giá bằng chứng chọnlựa giữa hai loại ứng viên (ứng viên nội bộtrong nền công vụ và ứng viên ngoài nền côngvụ), có thể chấp nhận một số khác biệt nhấtđịnh xét trên cùng tiêu chí. Khi các ứng viênđược yêu cầu gặp riêng từng người trong quátrình tuyển chọn, phải làm rõ với các ứng viênđó rằng việc này đơn thuần nhằm cung cấpthông tin tóm tắt mục đích về kỳ tuyển chọnhay gặp gỡ để đánh giá.

Tất cả các công chức được bổ nhiệm phải

Page 25: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 06/2015

23

tuân thủ các yêu cầu trong Bộ Luật Công vụ vềtính trung thực, thẳng thắn, khách quan và côngbằng. Khi một ứng viên đã có kinh nghiệmtrong các hoạt động chính trị trước đây, Hộiđồng tuyển chọn phải đảm bảo rằng ứng viênđó đã hiểu rõ các yêu cầu về tính khách quan vàcông bằng khi tham gia ứng tuyển để được bổnhiệm và các trường hợp như thế này phảiđược ghi chép báo cáo. Hội đồng tuyển dụngphải tự quyết định cách thức phù hợp và cânđối theo tỷ lệ để đạt được điều này, xét cả vềbản chất và thâm niên đòi hỏi cho vị trí việclàm đó.

Các thành viên trong Hội đồng tuyển dụngphải đảm bảo rằng họ hiểu rõ các nghĩa vụ củahọ theo Điều luật Bảo vệ Dữ liệu 1998 vềthông tin cá nhân thu được trong suốt quá trìnhđánh giá.

2.5. Khâu ra quyết định và danh sách bảolưu

Sau khi xem xét tất cả các bằng chứng, Hộiđồng chọn lọc ứng viên phù hợp để bổ nhiệmvà sắp xếp thứ tự các ứng viên đó theo thứ tựdựa trên cơ sở thực tài. Trên thực tế, hiếm cóứng viên nào đáp ứng được tất cả các tiêu chítrọng yếu một cách hoàn hảo; ứng viên đáp ứngđược nhiều tiêu chí nhất , xứng đáng nhất sẽđược chọn lựa.

Trong kỳ tuyển chọn một cá nhân hay mộtsố lượng nhỏ nhân sự cho các vị trí việc làm,mỗi ứng viên được đánh giá là có thể được bổnhiệm phải có mặt trong danh sách thực tài. Thísinh được khuyến nghị lựa chọn để bổ nhiệmphải là ứng viên đứng đầu trong danh sách thựctài do Hội đồng tuyển chọn lập ra. Nếu ứngviên xứng đáng nhất từ chối vị trí việc làm đóthì bộ phải hoặc trao việc làm đó cho ứng viênliền kề trong danh sách thực tài hoặc kết thúcđợt tuyển chọn mà không thực hiện bổ nhiệm.

Trong kỳ tuyển chọn quy mô lớn cho nhiềuvị trí, phương thức sử dụng phải đảm bảo lựachọn các ứng viên xuất sắc nhất, điều này cónghĩa là không để xảy ra trường hợp ứng viênđược chọn kém hơn ứng viên không đượcchọn; vào cuối kỳ tuyển chọn tắt cả các vị tríviệc làm cần tuyển phải được trao cho các ứngviên xứng đáng nhất.

Trong trường hợp Hội đồng tuyển chọn tìmra được nhiều ứng viên xứng đáng hơn sốngười cần tuyển, Hội đồng sẽ đưa những ứngviên này vào danh sách bảo lưu để sử dụng cho

các vị trí tương tự trong nền công vụ. Danhsách lưu trữ này có hiệu lực trong vòng 12tháng, những ứng viên có tên trong danh sáchsẽ được xét để bổ nhiệm vào các vị trí yêu cầucác tiêu chí tương tự mà không phải một lầnnữa trải qua kỳ tuyển chọn thực tài. Trong cáckỳ tuyển chọn do Ủy viên Ủy ban Công vụ chủtrì, lãnh đạo Ủy ban Công vụ sẽ phê duyệtquyết định tuyển chọn ứng viên từ danh sáchbảo lưu để bổ nhiệm vào vị trí cần tuyển.

2.6. Sự tham gia của các Bộ trưởngTrong một kỳ tuyển chọn, nếu Bộ trưởng

của bộ đăng tuyển nhân sự có nhu cầu tham giagiám sát quá trình tuyển chọn và bổ nhiệmcông chức cần tuyển thì Chủ tịch Hội đồngtuyển chọn phải đảm bảo rằng vị Bộ trưởngphải được cung cấp các thông tin về công việc,các đặc điểm của nhân sự cần tuyển và đặc biệtphải đảm bảo rằng mức cân bằng giữa cácthách thức đối với ứng viên trong và ngoài nềncông vụ.

Bộ trưởng có thể gặp gỡ từng ứng viên trongdanh sách ngắn để thảo luận về các ưu tiên vàcách tiếp cận của ứng viên khi nắm giữ các vaitrò khác nhau và góp ý cho Hội đồng về các vấnđề muốn được trình bày trong cuộc phỏng vấn.Các cuộc gặp gỡ giữa bộ trưởng và các ứng viênphải có sự tham gia của đại diện Ủy ban Côngvụ. Bộ trưởng có thể là là một thành viên củaHội đồng tuyển chọn nhưng Bộ trưởng khôngcó thẩm quyền bổ sung hoặc loại bỏ ứng viênnào trong một kỳ tuyển chọn cạnh tranh.

2.7. Ứng viên tham dự kỳ tuyển chọnnhân sự cho vị trí Bộ trưởng

Các kỳ tuyển chọn nhân sự cho vị trí Bộtrưởng phải do Cao ủy Thứ nhất của Ủy bancông vụ hoặc người được Cao ủy Thứ nhất ủyquyền chủ trì. Thư ký Quốc gia bắt buộc phảitham gia vào từng khâu và có thể đề xướng bấtkỳ thắc mắc nào về quá trình tuyển chọn, hoặcvề các ứng viên, với Cao ủy Thứ nhất. Thủtướng phải được liên tục thông báo về tiến độ vàđảm bảo Thủ tướng có cơ hội bổ sung các quanđiểm vào quá trình tuyển chọn.Cao ủy tập hợpcác ý kiến đề xuất của Hội đồng tuyển chọntrong một bản báo cáo và trình lên Thủ tướng.

Hội đồng tuyển chọn phải đánh giá thực tàicủa các ứng viên bằng các bằng chứng tốt nhấtcó thể kết hợp với việc kiểm tra bất kỳ vấn đềbao do Thư ký Quốc gia hoặc Thủ tướng nêura. Quy trình tuyển chọn bao gồm cả việc đánh

Page 26: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Tháng 06/201524

giá liệu ứng viên có thể làm việc một cáchhiệu quả với Thư ký Quốc gia và hoàn thànhchức trách của một Kế toán trưởng của bộ3.

Trong trường hợp Hội đồng tuyển chọnkhông khẳng định chắc chắn được thứ tự thựctài của các ứng viên dẫn đầu, Hội đồng trướckhi đưa ra đề xuất, có thể xin ý kiến Thủtướng và Người đứng đầu nền công vụ về ứngviên nào đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của vịtrí cần tuyển. Được sự đồng ý của Cao ủyCông vụ Thứ nhất, quy trình tuyển chọn cóthể bố trí một cách phù hợp phiên gặp trao đổiriêng giữa Thủ tướng và Người đứng đầu nềncông vụ hoặc Thư ký Quốc gia với các ứngviên dẫn đầu.

Hội đồng tuyển chọn đề xuất ứng viên tốtnhất trình lên Thủ tướng Chính phủ. Nếu Thủtướng không chấp thuận ứng viên đề xuất,Thủ tướng có thể yêu cầu Hội đồng xem xétlại và nêu lí do giới thiệu ứng viên nêu trên.Hội đồng tuyển chọn phải rà soát lại danhsách thực tài; các lí do dẫn đến yêu cầu xét lạiđược ghi chép và lưu trữ, và Hội đồng tuyểnchọn phải được Ủy ban Công vụ chấp thuận,trên cơ sở đó mới có thể thực hiện bổ nhiệm.

3. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ Theo khoản 12 trong Điều luật 2010, Ủy

ban Công vụ có thẩm quyền tuyển chọn ngoạilệ không dựa trên cơ sở cạnh tranh theonguyên tắc thực tài, công bằng và mở. Điềunày phải được đánh giá bởi các nhu cầu củanền công vụ hoặc cần thiết phải áp dụng đểkhuyến khích nền công vụ tham gia vào mộtsáng kiến tuyển dụng do Chính phủ đề xướng.Bổ nhiệm tạm thời hoặc biệt phái dựa trênthực tài theo hình thức cạnh tranh công bằngvà mở không phải là ngoại lệ.

Trường hợp bổ nhiệm ngoại lệ khác khôngtrên cơ sở thực tài thông qua hình thức tuyểnchọn cạnh tranh công bằng và công khai, đểđược bổ nhiệm chính thức, bắt buộc phải cóphê duyệt của Ủy ban Công vụ. Trong trườnghợp Ủy ban Công vụ nghi vấn khả năng phávỡ các quy định trong Nguyên tắc tuyển dụngthì Ủy ban Công vụ có quyền yêu cầu bộ đóxem xét đề xuất các trường hợp bổ nhiệmkhác. Trách nhiệm tổng thể tuân thủ cácNguyên tắc Tuyển dụng này, bao gồm cả cáctrường hợp ngoại lệ, thuộc về trách nhiệm của

bộ trưởng. Ủy ban công vụ có thể yêu cầu bộ ngành

xây dựng và đệ trình báo cáo tuân thủ. Các bộcó trách nhiệm duy trì, trong thời gian ít nhấtlà hai năm, các thông tin đầy đủ về tuyển dụngđể cung cấp bằng chứng về những gì họ đãtuân thủ và phải cung cấp cho Ủy ban Công vụbất kỳ thông tin nào mà Ủy ban cần. Ủy banCông vụ có thể yêu cầu các bộ thay đổi quytrình tuyển dụng của bộ và công bố chi tiếtdanh sách các bộvi phạm các Nguyên tắctuyển dụng trong ấn phẩm.

Tóm lại, tài liệu “Các nguyên tắc tuyểndụng” cùng với cách tiếp cận tổng hợp đối vớituyển dụng đã hỗ trợ hiệu quả triển khai thựchiện hướng đến mục tiêu trọng tâm củachương trình cải cách nền công vụ quốc gia.Trên thực tế, trong ba yếu tố thực tài, côngbằng và tính mở thì yêu cầu về thực tài giữ vaitrò quan trọng hơn cả. Bổ nhiệm dựa trên thựctài là cách tốt nhất để đạt được một nền côngvụ chuyên môn cao đáp ứng đòi hỏi hiện nayvà trong tương lai. Diễn giải theo cách đơngiản thì các nguyên tắc tuyển dụng viết vềcách để tuyển được những người tốt nhất chocông việc.

Tài liệu “Các nguyên tắc tuyển dụng” lànền tảng để thực hiện tuyển khôn ngoan vàhiệu quả, đẩy mạnh năng lực của nền Công vụtrong việc cung cấp hiệu quả các chương trìnhliên tiếp của Chính phủ trong khi vẫn bảo toànđược các giá trị cốt lõi của nền Công vụ nhưđã nêu trong Điều luật 2010 đó là trung thực,liêm chính, khách quan và công bằng.

Trên đây, tác giả giới thiệu tóm lược vềmột trong các tài liệu quan trọng được coi làbản lề để cải cách nền công vụ, mở ra một giaiđoạn mới. Hi vọng tài liệu này có thể góp mộtphần nhỏ bé vào phục vụ công tác nghiên cứuvề tuyển dụng công chức trong khuôn khổchương trình tổng thể cải cách hành chínhđang thực hiện ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Kế hoạch cải cách công vụ quốc gia, 20122. Các nguyên tắc tuyển dụng, 20143. Điều luật Quản trị và Cải cách Hiến pháp năm2010 4. Theo www.dfpni.gov.uk.

3. Mỗi bộ thuộc Chính phủ có một Kế toán trưởng, đây là vị trí việc làm cố định và dài lâu. Nhân sự cho vị trí này doKho bạc nhà nước bổ nhiệm. Theo www.dfpni.gov.uk.

Page 27: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Tài liệu tham khảo tại Thư việnViện Khoa học tổ chức nhà nước

(http://lib.isos.gov.vn)

1. Tương tác khoa học / Nguyễn Như Hải. - H. : Chính trị Quốcgia, 2013. - 231tr. : hình vẽ ; 21cm. Ký hiệu: 500/ T561T.

2. Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Namtrong sự nghiệp đổi mới đất nước : Sách tham khảo / ĐứcVượng. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 598tr. ; 21cm. Kýhiệu: 305.55209597/ TH552T.

3. Về một số xu hướng chính trị chủ yếu trên thế giới hiện nay :Sách tham khảo / Lê Minh Quân (ch.b.), Hoàng Chí Bảo,Nguyễn Văn Huyên.... - Tái bản lần thứ 2, có bổ sung, chỉnhlý. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 245tr. ; 21cm. Ký hiệu:320.91/V250M.

4. Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việcthực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam / Nguyễn VănChiều. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 262tr. ; 21cm. Kýhiệu: 362.9597/ CH312S.

5. Biến đổi về xã hội và văn hoá ở các làng quê trong quá trìnhđô thị hoá tại Hà Nội / Trần Thị Hồng Yến. - H. : Chính trịQuốc gia, 2013. - 315tr., 8tr. ảnh ; 21cm. Ký hiệu:303.40959731/ B305Đ.

6. Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singaporevà gợi ý chính sách cho Việt Nam : Sách chuyên khảo / LạiLâm Anh. - H. : Khoa học xã hội, 2014. - 299tr. : hình vẽ, bảng; 21cm. Ký hiệu: 333.916415/ PH110T.

7. Kinh tế và chính trị thế giới năm 2013 - Triển vọng năm 2014/ Chu Đức Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng (ch.b.), Nguyễn HồngBắc.... - H. : Khoa học và Kỹ thuật, 2014. - 254tr. : hình vẽ,bảng ; 21cm. Ký hiệu: 320.91/ K312T.

8. Việt Nam - Ai Cập: Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trongbối cảnh mới / Bùi Nhật Quang (ch.b.), Trần Thị Lan Hương.- H. : Khoa học xã hội, 2014. - 343tr. : bảng, biểu đồ ; 21cm.Ký hiệu: 327.597062/ V308N.

9. Chính sách phát triển của Vương quốc Anh sau suy thoái kinhtế toàn cầu 2008 và kinh nghiệm cho Việt Nam / B.s.: Đỗ TáKhánh (ch.b.), Nguyễn Bích Thuận, Trần Thị Thu Huyền.... -H. : Khoa học xã hội, 2013. - 219tr. : hình vẽ, bảng ; 21cm. Kýhiệu: 338.942/ CH312S.

10. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác độngtới Việt Nam : Sách tham khảo / Nguyễn Anh Tuấn. - H. :Chính trị Quốc gia, 2014. - 342tr. ; 21cm. Ký hiệu: 382.911/H307Đ.

Page 28: Thông tin cải cách nền hành chính nhà nước tháng 06/2015

Nhữnghình ảnh

đẹpquê hương

Việt NamẢnh: Tư liệu