thƠ ĐỖ phỦ - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/609.thodophu.docx  · web viewthƠ ĐỖ...

25
THƠ ĐỖ PHỦ THƠ ĐỖ PHỦ CỔ THI TÁC DỊCH Tác giả: Đỗ Phủ MỤC LỤC THƠ ĐỖ PHỦ.............................................. 1 Cảm tác................................................1 Trông cảnh xuân........................................4 Mặt trời lặn...........................................9 Thơ đề nơi ở ẩn của họ Trương.........................14 Uống rượu ở sông Khúc.................................18 Đỗ Phủ: Tác giả: (712-770), tự Tử Mỹ, quê Tương Dương, nay thuộc tỉnh Hà Bắc, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường. Ông thi tiến sĩ không đỗ, một lần nhân đến Trường An, dâng lên vua Huyền Tông ba bài phú. Vua thấy hay, cho làm Đãi chế tập hiền viên. Đến đời Đư ờng Túc Tông, ông giữ chức Hữu tập di, rồi Hoa châu tư công. gặp lúc loạn lớn, ông bỏ quan về đất lạ Tần Châu hái rau kiếm củi lần hồi rồi lưu lạc tới Kiếm Nam. Nghiêm Vũ xin cho

Upload: ngotruc

Post on 02-Feb-2018

232 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

THƠ ĐỖ PHỦ

THƠ ĐỖ PHỦ

CỔ THI TÁC DỊCH

Tác giả: Đỗ Phủ

M C L CỤ ỤTHƠ ĐỖ PHỦ......................................................................................1

Cảm tác...........................................................................................1

Trông cảnh xuân................................................................................4

Mặt trời lặn.......................................................................................9

Thơ đề nơi ở ẩn của họ Trương.........................................................14

Uống rượu ở sông Khúc...................................................................18

Đỗ Phủ:

Tác giả: (712-770), tự Tử Mỹ, quê Tương Dương, nay thuộc tỉnh Hà

Bắc, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đời Đường. Ông thi tiến sĩ không

đỗ, một lần nhân đến Trường An, dâng lên vua Huyền Tông ba bài phú. Vua

thấy hay, cho làm Đãi chế tập hiền viên. Đến đời Đư ờng Túc Tông, ông giữ

chức Hữu tập di, rồi Hoa châu tư công. gặp lúc loạn lớn, ông bỏ quan về đất

lạ Tần Châu hái rau kiếm củi lần hồi rồi lưu lạc tới Kiếm Nam. Nghiêm Vũ xin

cho ông làm Tham mưu kiểm hiệu Công bộ viên ng ại lang. Đến đời Đại Lịch,

ông tới Lỗi Dương, một đêm quá say rồi mất, thọ 59 tuổi. Tác phẩm: Còn lưu

lại được 16 quyển thơ với hơn 1400 bài.

Cảm tác

Dở, hay - tự mình biết.

Nghiệp văn, nghiệp cả đời.

Mỗi người một cách viết,

Kẻo đời sau chê cười.

Tuyệt cú

Trên nền nước biếc chim càng trắng.

Hoa đỏ hơn nhiều nhờ lá cây.

Xuân này có lẽ không về được,

Vậy biết xuân nào về được đây?

Chợt hứng

Đường trắng hoa dương, những lá sen

Tròn xanh trên suối như đồng tiền.

Mầm măng khẽ nhú không ai thấy.

Trên cát vịt trời đang ngủ yên..

Chợt hứng

Những muốn tới nơi suối khởi đầu.

Một mình chống gậy giữa Phương Châu.

Cuồng điên gió thổi, oằn tơ liễu.

Nước cuốn hoa đào trôi tới đâu?

Tặng Lý Bạch

Thu về nhớ cảnh ngắm trăng lên.

Thẹn với Cát Hồng vì thuốc tiên.(1)

Ngang tàng, bướng bỉnh, kiêu, trọng nghĩa,

Ngày nào cũng uống, hát như điên(2).

Tặng Hoa Khanh

Cẩm Thành đàn sáo suốt đêm ngày,

Nửa tan vào gió, nửa vào mây.

Vốn của thiên cung, nơi hạ giới,

Ai đã từng nghe nhạc khúc này?

Tiễn Hạ Tiêm ở bến sông

Bùi ngùi lệ nhỏ lúc xa nhau:

Đã bảy mươi rồi, còn đi đâu?

Thuyền nghiêng, gió mạnh, buồn khi thấy

Trên sóng bạc đầu người bạc đầu.

Trung thu

Đêm nay là trung thu.

Trời cao, trăng huyền ảo.

Ai có tiệc lầu nam

Mà rộn vang đàn sáo.

Lại buồn

Các nước lo chinh phạt.

Quê cũ giờ thế nào?

Trước đã ít bạn hữu,

Nay thêm họa binh đao.

Tuyệt cú

Chim trắng bay, sông biếc.

Núi xanh tươi, đầy hoa.

Lại thêm một xuân nữa.

Biết bao giờ về nhà?

Gặp ông Lý Niên ở Giang Nam

Trước nhà Thái Cửu từng nghe tiếng.

Trong phủ Kỳ Vương gặp mấy lần.

Giang Nam xinh đẹp mùa hoa rụng.

Bây giờ lại gặp trạm dừng chân.

Tuyệt cú

Đôi chim oanh hót trên cành liễu.

Chấp chới trời xanh mấy cánh cò.

Khung cửa in tranh mờ núi tuyết,

Dập dìu thuyền đậu bến Đông Ngô.

Mạn hứng

(bài một)

Đứng ngắm sông xuân những chạnh lòng.

Một mình chống gậy bước thong dong.

Tơ liễu quay cuồng khi gặp gió.

Theo nước, hoa đào trôi dưới sông.

Trông cảnh xuân

Nước mất, còn núi sông.

Cỏ vẫn mọc ngoài đồng.

Thương đời, hoa nhỏ lệ.

Tiễn bạn, chim đau lòng.

Lửa hiệu đốt ba tháng.

Thư nhà luôn chờ mong.

Tóc đã bạc, lại ngắn.

Cài trâm, cài không xong.

Được tin em Quan từ Trung Đô đã về tới Giang Lăng,

cuối tháng xuân này sẽ đến Quỳ Châu, vừa mừng

vừa tủi, cuộc sum họp có thể đợi chờ, làm thơ tỏ chuyện ấy,

tình lộ ra cả ở lời

Em đã đến Giang Phủ.

Bao giờ về Giáp Châu?

Vì loạn, thành ly biệt,

Nay sắp sửa gặp nhau.

Bệnh hết, mắt thôi chớp.

Sáng sáng bước lên lầu,

Khỏi sợ chết xương trắng.

Tuổi già không lo âu.

Lên lầu thành Duyện Châu

Đến Đông quan thăm cha.

Lên lầu Nam nhìn ra.

Mây đầy biển Đông Hải.

Thanh Từ đất bao la.

Thành hoang còn điện Lỗ.

Bia Tấn núi xa xa.

Nơi này nhiều cảnh cũ,

Xem không muốn về nhà.

Ngắm cảnh đồng quê

Bầu trời thu trong vắt.

Một vệt mờ rừng cây.

Trời, nước hòa làm một.

Thành chìm trong sương dày.

Gió thổi, cây rụng lá.

Mặt trời lặn phía tây.

Quạ trong rừng nhao nhác.

Bay đâu hạc lẻ bầy?

Núi Vu ngày tạnh ráo

Núi Vu đẹp như gấm.

Sau mưa trời cao trong.

Cỏ ngoài ao xanh biếc.

Mây phía biển đỏ hồng.

Suốt ngày chim oanh hót.

Hạc giăng hàng trên không.

Hoa lặng lẽ héo rụng.

Gió thổi, bay ngoài đồng.

Đêm mười bảy, ngắm trăng

Trăng thu tròn và sáng.

Già, bên sông sống lười.

Cuốn rèm, trăng hắt bóng.

Chống gậy, trăng theo người.

Ánh trăng làm rồng quẫy.

Chim tỉnh, bay lên trời.

Nhà tranh bên gốc bưởi.

Long lanh giọt sương rơi.

Đập vải

Chàng vẫn ngoài biên ải.

Mỗi bận mùa thu về,

Lau sạch chày đập vải,

Lòng thiếp buồn ủ ê.

Thiếp đập vải, nhuộm áo

Gửi cho chàng - phòng the,

Đập thật mạnh, đập mãi,

Mong ngoài ấy chàng nghe.

Gửi Đỗ Vi

Ngày lạnh, trời chóng tối.

Mất tổ, vượn kêu sầu.

Trên sông chợt nhớ bác.

Bác bây giờ ở đâu?

Gửi thân nơi cát bụi,

Có tránh khỏi buồn đau?

Gói phong thư gửi bác

Mà lệ ứa hồi lâu.

Buổi chiều

Trâu dê đã xuống núi.

Nhà nhà cổng cài then.

Trăng gió, đêm vắng lặng.

Sông núi - cảnh không quen.

Giọt sương treo ngọn cỏ.

Vách đá, suối kề bên.

Đầu bạc bên đèn sáng.

Cần chi nở hoa đèn.

Lên lầu Nhạc Dương

Động Đình xưa nghe tiếng,

Nay lên lầu Nhạc Dương.

Sở Ngô ở hai phía,

Trời đất mịt mù sương.

Thân già, chiếc thuyền nhỏ,

Vắng tin bạn, người thương.

Binh đao ngoài ải bắc.

Tựa hiên, lòng vấn vương.

Đêm ở đất khách, viết thơ để nói nỗi lòng mình

Hai bờ, cỏ gợn sóng,

Chiếc thuyền, buồm dương cao.

Trên sông trăng vỡ vụn,

Ngoài đồng nhấp nháy sao.

Nghề quan lo nghỉ sớm.

Nghiệp văn, nghiệp tầm phào.

Chơi vơi giữa trời đất,

Chim âu về nơi nào?

Đền thờ vua Vũ

Đền vua Vũ trên núi.

Gió thu thổi, xế tà.

Sân đầy bưởi và quýt.

Rồng vẽ kín xách nhà.

Đền vắng, hơi mây lạnh.

Nước trong hang chảy ra.

Vua dùng xe bốn loại,

Xây đập chắn Tam Ba.

Mặt trời lặn

Mặt trời xuống sát vách.

Xuân về bên suối trong.

Bác tiều phu nhóm lửa

Trên thuyền, giữa khúc sông.

Côn trùng bay đầy ngõ.

Chim giành nhau quả thông.

Giá có vò rượu đục

Uống cho vợi nỗi lòng.

Đêm xuân, mừng trời mưa

Đang tiết xuân, bất chợt

Trời đổ trận mưa lành.

Muôn vật được tưới mát.

Hơi ẩm bốc xung quanh.

Thuyền chài le lói sáng.

Đường quê mây bập bềnh.

Chắc sáng mai, rực rỡ,

Hoa nở khắp Cẩm Thành.

Chiều hôm

Nơi này nước chảy xiết.

Hoàng hôn, núi nhuộm màu.

Hoa lạnh trong cỏ rối.

Chim ngủ tận rừng sâu.

Bao giờ thấy quê cũ?

Trời thu gợi nỗi sầu.

Ở đời gặp may hiếm.

Thoắt cái đã bạc đầu.

Không gặp

Lâu không gặp Lý Bạch.

Cứ giả khùng, giả sai.

Người đời muốn giết chết,

Nhưng ta thì mến tài.

Giang hồ, rượu cứ uống.

Thơ viết cả nghìn bài.

Nay già, đừng đi nữa,

Về đọc sách, nằm dài.

Dong thuyền trên sông Bồi, đưa Vi Ban về kinh

Ngồi thuyền đưa tiễn bác.

Sông buồn khách đi xa.

Lênh đênh lâu đất khách,

Mong bác sớm về nhà.

Mây lửng lờ trên núi.

Lớp lớp cây chen hoa.

Quê người bạn bè ít,

Đã già càng thêm già.

Trên cánh đồng phía tây Thế Thành, tiễn ông Lý phán quan và ông em Vũ phán quan đi phủ Thành Đô

Thời gian trôi lặng lẽ.

Bùi ngùi tiễn người thân.

Xa xa nước gợn sóng.

Buông tơ hàng liễu gần.

Hoa đồng nội đang nở.

Núi dạt dào sắc xuân.

Sao đời lắm ly biệt

Để buồn thương nhiều lần.

Ông Hai viên ngoại Phạm Mạc và

ông Mười thị ngự Ngô Úc chiếu cố đến thăm,

vì tiếp đãi sơ sót nên viết bài này

Sang chơi bên hàng xóm,

Không biết khách đến nhà.

Quả là vinh dự lớn

Dành cho kẻ yếu già.

Xóm vắng không có khách.

Lại ở tít đồng xa.

Mong các vị lại đến

Cùng đàm đạo, uống trà.

Sông Khúc

(bài một)

Mỗi cánh hoa rơi, xuân bớt xuân.

Nhìn hoa trong gió, những bần thần.

Thôi, mặc hoa rơi, rượu cứ uống,

Để cho con tạo cứ xoay vần.

Nhà nhỏ bên sông cò vẫn đậu.

Vẫn trên sườn núi chú kỳ lân.

Nghĩ kỹ, đời này nên hưởng lạc,

Đừng vì danh hão, bận vào thân.

Sông Khúc

(bài hai)

Tan chầu, cứ phải uống thật say.

Hề chi cầm áo uống hàng ngày.

Đời người thất thập xưa nay hiếm.

Nợ tiền uống rượu chuyện đông tây.

Rỡn nước, chuồn chuồn luôn thấp thoáng.

Bươm bướm lại về, chấp chới bay.

Hãy nhớ: Thời gian trôi mãi mãi.

Vậy thì vui đến, cứ vui ngay.

Chơi thuyền ở bến Tây Thành

Mày xanh, răng trắng, chiếc thuyền con.

Tiêu ngắn, sáo dài cứ véo von.

Gió xuân nhẹ thổi, say lòng khách.

Cánh buồm no gió giữa hoàng hôn.

Én chao, sa cả vào mâm tiệc.

Cá lượn tung tăng giữa sóng dồn.

Nếu không có buổi chơi thuyền đẹp

Thì đâu có rượu để trào tuôn.

Đêm ngủ lại trong phủ

Đêm thu lạnh lẽo giếng ngô đồng.

Một mình ngủ lại phủ ven sông.

Trời cao, trăng sáng cho ai ngắm?

Đêm khuya tiếng trống vọng vào phòng.

Lần nữa binh đao, tin vắng bặt.

Quan ải tiêu điều, xe khó thông.

Thấm thoắt mười năm, thân lặn lội,

Nay nương một chỗ, tạm yên lòng.

Thơ đề nơi ở ẩn của họ Trương

Vui được làm khách bác.

Hứng, ở luôn hết ngày.

Hươu chạy trong vườn cỏ.

Cá mè nhảy như bay.

Mời nhau chén rượu Đỗ.

Lê Trương nhà có đầy.

Đường về, núi hiểm trở.

Say mà không sợ say,.

Dự tiệc đêm ở nhà chàng họ Tả

Gió rừng thổi, trăng lặn.

Sương đêm vướng tiếng đàn.

Qua luống hoa nước chảy.

Sao vãi trên lan can.

Đốt nến ngồi đọc sách.

Nhìn gươm, rượu rót tràn.

Làm thơ xong, nghe hát,

Lại nhớ chiếc thuyền nan.

Ngắm cảnh buổi sớm

Trống cầm canh Bạch Đế

Báo Dương Đài rạng ngày.

Mặt trời lạnh nhô núi.

Mờ mờ những đám mây.

Cánh buồm xa, gió thổi.

Nghe rõ tiếng lá cây.

Hươu nai đùa trước ngõ

Muốn gọi mây vào bầy.

Thơ vặt ở Tần Châu

Thành Tần Châu phía bắc.

Ngôi chùa cổ sát đồng.

Tường điện loang nét vẽ.

Cửa núi phủ rêu phong.

Trăng soi sương trên lá.

Gió thổi, mây bập bồng.

Sông Vi vẫn hờ hững

Buồn bã chảy về đông.

Tuyết rơi trong đêm, trên thuyền, nhớ em là thị ngự Lư Vu Tứ

Gió thổi trên sông Quế.

Tuyết rơi nặng từng bông.

Lầu nam trăng mờ ảo.

Bãi bắc gió buốt lòng.

Ánh đèn nghiêng, thuyền nặng.

Yên tĩnh trùm mênh mông.

Ở xa, nghe gà gáy,

Chú có nhớ anh không?

Ngắm tuyết

Tuyết đã đến Trường Sa.

Mây Hồ lạnh muôn nhà.

Lá rơi bay theo gió.

Mưa nhiều, không nở hoa.

Cứ có tiền trong túi,

Bình rượu đầy thôi mà.

Khi không ai cùng uống,

Chờ chiều quạ bay ra.

Chiều tạnh

Chiều trong thôn, gió mạnh.

Sân lênh láng sau mưa.

Nắng sưởi làn cỏ mịn.

Màu sông hắt rèm thưa.

Rượu uống nhiều, tự rót.

Sách đọc xong vứt bừa.

Thỉnh thoảng nghe người nói:

Ông lão này lạ chưa!

Đom đóm

Bay ra từ cỏ mục,

Không dám gần mặt trời.

Không đủ sáng đọc sách.

Đôi lúc bám vào người.

Đôi lúc ra bãi vắng,

Chập chờn như ma trơi.

Chúng trốn đâu không biết

Giữa mây gió tháng mười?

Chim khướu

Chim khướu từ đâu tới,

Mang xuân đến mọi nhà.

Giỏi nhại tiếng chim khác,

Khéo múa bên cành hoa.

Trốn gần không ai thấy.

Hót hay khi ở xa.

Chẳng trách mỗi lần hót

Không ít người dèm pha.

Thuyền đến thành Quí Châu nghỉ lại, vì mưa dầm

không thể lên bờ từ biệt phán quan Vương Mười hai

Thuyền đậu trên bãi vắng.

Bờ đá ánh trăng lồng.

Gió thổi, đèn le lói.

Mưa rào rạt trên sông.

Chuông sớm, bến sông ẩm.

Nhà cổ, mây bập bồng.

Mái chèo như cánh nhạn.

Buồn này bác biết không?

Khách đến nhà

Hai phía bắc nam đều ngập nước.

Chim âu không ngớt lượn quanh nhà.

Nay bác đến chơi, ra mở cổng.

Vắng khách nhiều ngày chửa quét hoa.

Chỉ tiếc nhà nghèo nên rượu nhạt.

Thanh đạm mâm bàn vì chợ xa.

Nâng cốc uống đi, rồi bảo trẻ

Còn bao nhiêu rượu cứ mang ra.

Uống rượu ở sông Khúc

Vườn ngự bên sông, ngồi suốt ngày.

Gác lầu soi bóng, nước lung lay.

Theo cánh hoa lê, hoa đào rụng.

Chấp chới chim vàng, chim trắng bay.

Lười chầu, một việc xưa nay hiếm.

Lâu không có bạn, một mình say.

Tự trách già rồi không ở ẩn,

Không về nhàn nhã với rừng cây.

Cùng uống rượu ở Lam Điền

Thu đến, tuổi già gượng giải khuây.

Hai người tôi bác uống hôm nay.

Thẹn mình tóc ngắn làm rơi mũ.

Nhờ bạn ngồi bên giúp buộc dây.

Sông Lam góp suối từ xa đến.

Núi Ngọc hai hòn cao tận mây.

Dịp này năm tới ai còn khỏe.

Đã vậy cứ ngồi uống thật say.

Tặng Chu Sơn Nhân

Ông đồ thôn Cẩm đội khăn ô.

Ngoài vườn thu hoạch lắm khoai ngô.

Chim sẻ quen ăn, vào tận bếp.

Dạn khách, trẻ con thật lắm trò.

Sông thu sâu độ dăm ba thước.

Chở hai ba khách một con đò.

Tre xanh, cát trắng, làng bên bến.

Tiễn người trước cổng lúc trăng nhô.

Sông Thanh

Làng nằm lọt giữa khúc sông Thanh.

Xóm bến mùa hè luôn vắng tanh.

Chim âu quen thuộc chao trên nước.

Con sáo thờ ơ nhảy giữa cành.

Vẽ bàn cờ giấy chơi cùng vợ.

Uốn lưỡi câu cùn cho trẻ ranh.

Ốm mãi, uống nhiều, quen vị thuốc.

Thân hèn không thiết chuyện công danh.

Thu mới

Mây khói chưa đùn thành núi lạ,

Giật mình đã thấy lá vàng rơi.

Tiếng chày đập vải vang đâu đó.

Vườn cây đứng lạnh giữa đất trời.

Râm ran ve khóc, thương trăng héo.

Lập lòe đom đóm lượn khắp nơi.

Tặng đền Kim Mã bài thơ mới.

Tóc trắng, buồn thay, đã rối bời.

Đom đóm

Đêm thu đom đóm lập lòe bay.

Chui cả vào màn, bám cả tay.

Chắc sợ trong phòng đàn, sách lạnh,

Lại bay ra ngõ, tụm thành bầy,

Trông giống sao thưa trên trời vắng,

Vật vờ giếng nước đến bờ cây.

Buồn xem đom đóm ông đầu bạc.

Năm tới giờ này có đến đây?

Cảm hứng mùa thu

Rừng phong sương xuống, khói âm u.

Khí lạnh ùn ùn phía núi Vu.

Dưới sông mây nước đua nhau chảy.

Ngoài ải gió mây cuốn bụi mù.

Cơ đơn, thuyền gợi tình quê cũ.

Cúc vàng nhỏ lệ kiếp phù du.

Háo hức nhà nhà may áo mới.

Tiếng chày đạp vải rộn chiều thu.

---//---

THƠ ĐỖ PHỦ

CỔ THI TÁC DỊCH

Tác giả: Đỗ Phủ