thÁng kÍnh thÁnh giuse - wordpress.com · 2015-03-07 · vÒng tay song nguyỀn sỐ 1 –...

40
BAN ĐIU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HI NGOI CHTRƯƠNG Chỉ Đạo: Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình: Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn Chủ Nhiệm: Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm & Uyên Phương Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu. TÒA SON 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019 Tel. 770-614-8315 [email protected] [email protected] Mi thăm tthngd.net https://sndv.wordpress.com SỐ 1, PHÁT HÀNH THÁNG 3, NĂM 2015 THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

 

  

  

 

BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG ƯƠNG CT/TTHNGĐ HẢI NGOẠI

CHỦ TRƯƠNG

Chỉ Đạo:

Tổng Linh Nguyền TƯ/HN Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Sáng Lập Chương Trình:

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.

Cố Vấn: ĐÔ Fx. Phạm Văn Phương ĐÔ Giuse Phạm Quốc Tuấn

Chủ Nhiệm:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn

Chủ Bút: AC Đặng Văn Kiếm &

Uyên Phương

Kỹ Thuật: AC Bùi Văn Bằng & Yến

Với sự cộng tác của quý Cha Linh Nguyền, các Song Nguyền và thân hữu.

TÒA SOẠN 2545 Millwater Xing, Dacula, GA 30019

Tel. 770-614-8315 [email protected]

[email protected] Mời thăm tthngd.net

https://sndv.wordpress.com SỐ 1, PHÁT HÀNH THÁNG 3, NĂM 2015

 

THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 2  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BAN ĐIỀU HÀNH

TRUNG ƯƠNG HẢI NGOẠI Vấn Nguyền:

Đức Ông Fx. Phạm Văn Phương Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn

Tổng Linh Nguyền:

Lm. Fx. Trần Quốc Tuấn Sáng Lập Chương Trình

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Chủ Nguyền

AC Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Điệp Ban Phó Nguyền

Sydney, Úc Châu: AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến

Danmark, Âu Châu AC Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Thay

Toronto, Canada AC Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Hạnh

Nhật Bản AC Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Tâm

Orange, Miền Nam California AC JB Nguyễn Văn Tuấn & Têrêsa Hương

San Jose, Miền Bắc California AC Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Thu Hằng

Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ AC Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Kim Nguyệt

Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ AC Luca Phạm Văn Kiên & Têrêsa Nga

Washington D.C., Miền Thủ Đô AC Fx. Phạm Công Tự & Têrêsa Yến

“Boston”, Miền Đông Bắc New England AC Phaolô Phạm Duy Thông & Cecilia Diệu Tú

Detroit, Miền Trung Bắc Hoa Kỳ AC Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Chi

Ký Nguyền AC Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Uyên Phương Quý Nguyền AC Antôn Nguyễn Tường & Maria Thưởng  Trưởng Ban Song Nguyền AC Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Thanh Thủy Trưởng Ban Liên Gia AC Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Kim Chi Ban Truyền Thông và Tài Liệu AC Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Yến AC Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Bạch Yến AC Giuse Chu Quang Chàng & Anna Vân Điền

Nội Dung Số Này:

Hình bìa: Giêsu trong vòng tay Cha Thánh Giuse .................... 1

Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại & Nội Dung .............. 2

Lời Ngỏ .................................................................................... 3

Tâm Tình Tổng Linh Nguyền .................................................. 4

Tâm Tình Người Chúa Dùng ................................................... 6

Nói Ít Làm Nhiều ..................................................................... 8

7 Bước Đến Hạnh Phúc ............................................................ 10

Đặc Sủng “Hồn Tông Đồ Song Đôi” ....................................... 11

Nhân Tháng Kính Thánh Giuse ................................................ 13

Hiền Lành Và Khiêm Nhường ................................................. 15

Công Bố BĐH/TƯ/Hải Ngoại .................................................. 21

Xác Nhận Trường Nội Dung .................................................... 25

Giới Thiệu Sách ........................................................................ 29

Nhật Bản Góp Mặt ................................................................... 30

Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015 Philadelphia ........................ 32

Bài Hát: Kinh Hôn Nhân Gia Đình .......................................... 37

Lời Nguyện Nên Một ............................................................... 39

Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng sắp được phong thánh ... 40

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 3  

LỜI NGỎ

 

VÒNG TAY SONG NGUYỀN gợi lên ý hướng nối kết các cặp vợ chồng với “Hồn Tông Đồ Song Đôi” trên tiến trình chung xây tổ ấm gia đình, đúng như mục đích “Yêu

thương Gần gũi bằng Việc Làm”, được Cha Phêrô Chu Quang Minh, S.J., khởi xướng năm 1987, khi ngài thành lập Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (CT/TTHNGĐ). Ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh 2/2/2015, linh mục sáng lập (lmsl) CT/TTHNGĐ công bố Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại (BĐH/TƯ/HN), và tiếp theo sau đó vào Thứ Tư Lễ Tro 18/2/2015 là thư xác nhận về Trường Nội Dung liên hệ. Cha Tân Tổng Linh Nguyền (TLN) Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn đã dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và chứng nhận lời đoan hứa phục vụ của 7 cặp Song Nguyền trong Ban Thường Vụ (BTV) thuộc BĐH/TƯ/HN ngày 2/2/2015, và mở phiên họp đầu tiên ngày 16/2/2015 tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tổng Giáo phận Atlanta, nơi Cha TLN đang là Linh mục Chánh Xứ.

Nhiều việc đã được bàn thảo và đề xướng qua phiên họp đầu tiên nêu trên; trong đó có việc thực hiện bản tin điện tử VÒNG TAY SONG NGUYỀN, làm mối giây thông tin liên lạc nối kết các song nguyền và bạn hữu khắp nơi, cổ võ các gia đình cùng nhau thực hành lối sống “Khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi” nhằm kiện toàn và phát huy đoàn sủng của CT/TTHNGĐ theo như thánh ý Chúa. VÒNG TAY SONG NGUYỀN số 1, bản tin đầu tiên phát hành tháng Ba 2015, tháng kính Thánh Cả Giuse, ghi dấu một bước tiến mới của CT/TTHNGĐ trong cuộc hành trình tin yêu hy vọng xây dựng gia đình Việt Nam tình thương, nhờ sự phù trì của Thánh Gia Giêsu-Maria-Giuse và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. VÒNG TAY SONG NGUYỀN, dự kiến thực hiện hai tháng một lần, ước mong các gia đình Song Nguyền và bạn hữu quảng đại tiếp nhận, và tích cực đóng góp bằng cách cung cấp bài viết chia sẻ cảm nghiệm, tin tức và hình ảnh sinh hoạt liên hệ tại địa phương... để chúng ta cùng được thông tri và khuyến khích lẫn nhau. Kính xin cầu nguyện cho các gia đình, cách riêng đại gia đình dân Việt, cũng như cho CT/TTHNGĐ chúng ta!

BAN BIÊN TẬP

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 3

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 4  

Anh chị em trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình quý mến, Theo quyết định chung của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Hải Ngoại, tôi chính thức bắt đầu sinh hoạt cùng Chương Trình từ ngày 02/02/2015. Kể từ ngày nhận trách nhiệm Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại, tôi chưa có dịp liên lạc với anh chị em. Qua lá thư này, tôi muốn gửi đến anh chị em đôi lời tâm tình. Trong những ngày đầu năm mới Ất Mùi, tôi xin gửi ‘lời chúc xuân trễ’ đến tất cả quý song nguyền của Chương Trình. Cầu chúc tất cả anh chị em và gia quyến một năm mới ‘Tấn Lộc, Tấn Tài, và Tấn Đức’. Ba ngày đầu Xuân năm nay cũng chính là những ngày đầu của Mùa Chay 2015, do đó, tôi cũng muốn chia sẻ với quý song nguyền một vài tâm tình mà vị cha chung của chúng ta đã nhắn nhủ chúng ta qua Sứ Điệp Mùa Chay với chủ đề là Xóa bỏ sự “thờ ơ toàn cầu hóa”. Qua chủ đề này, ĐTC Phanxicô bày tỏ niềm thao thức của Ngài như sau: “Mong mỏi lớn lao của tôi là tất cả nơi nào có sự hiện diện của Giáo hội, đặc biệt là nơi những giáo xứ và cộng đoàn, sẽ trở nên những hòn đảo lòng thương xót giữa biển cả thờ ơ”. ĐTC đã chỉ cho chúng ta nhận ra lối sống ích kỷ đã lan rộng khắp mọi nơi và thế giới này đang muốn thu nhỏ lại và đóng cánh cửa liên lạc giữa Thiên Chúa và loài người “Dửng dưng với đồng loại và với Thiên Chúa cũng là một sự cám dỗ đối với Kitô hữu chúng ta”. Như vậy, Giáo Hội qua lời ĐTC Phanxicô mong muốn: “Dân Chúa cần canh tân để không trở nên dửng dưng và không khép kín vào mình” và “Giáo hội phải là cánh tay của Thiên Chúa”.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 4

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 5  

Chương Trình TTHNGĐ với mục đích: “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm” đã, đang, và sẽ đáp lại lời mời gọi của ĐTC bằng việc canh tân bản thân và chống lại cám dỗ của thời đại: “căn bệnh dửng dưng”. ĐTC Phanxicô đã kêu gọi chúng ta tự vấn qua câu Kinh Thánh của Sách Sáng Thế: “Em ngươi ở đâu?” để bày tỏ mối quan tâm của mình đến những thành viên khác của thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô và cũng là những thành viên thân yêu ngay trong gia đình ruột thịt của mình. Với đặc tính của Chương Trình, chúng ta có thể nói rằng việc canh tân trong Mùa Chay này phải được học hỏi với gia đình Thánh và bắt đầu thực hiện từ trong chính gia đình mình. Cụ thể tôi xin đề nghị một vài sinh hoạt trong các gia đình song nguyền giúp sống ý nghĩa Mùa Chay 2015 này. Trước hết, mỗi người và mỗi gia đình hãy cố gắng vươn ra khỏi chính mình để cầu nguyện với nhau và cầu nguyện cho người khác. Hãy dành thời giờ để tìm đến chia sẻ rồi cố gắng đưa một người hoặc gia đình là bạn hữu, thân quyến, hoặc hàng xóm đến nhà thờ để hòa giải với Thiên Chúa hoặc giúp họ trở lại thực hành đời sống bí tích trong Giáo Hội. Kế đến, mỗi gia đình hãy thực hiện ‘quỹ bác ái Mùa Chay” hoặc ‘Của Lễ cho người nghèo’ được dâng trong lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Quỹ này được từng thành viên trong gia đình giảm thiểu những chi tiêu không cần thiết góp vào. Trong chính gia đình mình, hãy sắp xếp để cùng nhau đến nhà thờ suy gẫm Đàng Thánh Giá, tham dự Tĩnh Tâm Giáo Xứ, và Hòa giải Cộng Đồng trong Mùa Chay 2015 để mỗi thành viên sẵn sàng đón mừng Chúa Phục Sinh. Để kết thúc, xin hãy cùng tôi lập lại lời nguyện của ĐTC Phanxicô trong sứ điệp Mùa Chay năm nay: “Lạy Chúa xin làm cho trái tim chúng con nên giống Trái Tim Chúa”. Được như thế, chúng ta sẽ có một con tim tràn đầy sức sống, mạnh mẽ và từ bi, tỉnh thức và quảng đại, không để cho mình bị khép kín, không rơi vào hố sâu là hoàn cầu hóa sự dửng dưng. Xin Thiên Chúa chúc lành và thêm sức mạnh để từng Song Nguyền và toàn Chương Trình TTHNGĐ chúng ta sống tâm tình canh tân của Mùa Chay Thánh 2015 và trái tim chúng ta được trở nên giống Trái Tim Chúa. Thân mến, Lm. Phanxicô Trần Quốc Tuấn Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 5

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 6  

gười mẹ nói “Ới Vui ơi là Vui”, có phải lúc đó bà vui thật không? Thực tế là bà đang ở Nhà Quàn “Funeral

Home”, với xác con gái duy nhất nằm trong quan tài. Bà cưới mười mấy năm mà không sinh. Nhờ Niềm Tin sắt đá, bà luôn cầu khẩn và nói: “Em cứ nài nỉ, chắc chắn Chúa và Đức Mẹ không ban ơn này thì ban ơn khác”. Vậy ơn bả đã được là sinh ra cháu Vui kháu khỉnh, nhiều người khen “Cháu Vui đẹp như thiên thần”. Bà ôm con, sống thật vui cho tới sinh nhật thứ ba của con, thì cháu có triệu chứng không vui. Nửa năm sau cháu Vui lìa đời.

Vậy Niềm Tin của người mẹ “chắc chắn Chúa và Đức Mẹ không ban ơn này thì ban ơn khác” có giúp cho bà còn sống khi con bà đã chết không? Và Chết hay Buồn về thân xác có thể đem lại Niềm Vui hay Bình An tâm hồn không?

“Người Chúa dùng” (nCd) để lập ra Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình đã

cảm nghiệm trạng thái “Chúa và Đức Mẹ không ban ơn này thì ban ơn khác”, vì trong mấy chục năm qua, có lúc “người đó” cũng muốn trào lên “Ới Vui ơi là Vui”.

Nhưng đúng là “chắc chắn Chúa và Đức Mẹ không ban ơn này thì ban ơn khác”. “Ơn này” là ơn đã lập ra Chương Trình. Và Chương Trình đã có lúc nắng lúc mưa, lúc dễ dàng lúc khó khăn. Nhưng “Ơn khác” là Chương Trình vốn tồn tại, vốn phát triển. Vốn giúp ích cho ngàn ngàn người. Người cũ là các song nguyền và người mới là các khóa viên. Ngoài các quốc gia và châu lục ở hải ngoại, thì đã hiện diện ở 20 trong 26 Giáo Phận thuộc ba Giáo Tỉnh Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam VN.

“Ơn khác” xây dựng trên “Ơn cũ” là được Đức Ông Francis tiếp tục làm Vấn Nguyền Trung Ương Hải Ngoại. Rồi thêm Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn vì thương mà nhận làm Vấn Nguyền TƯ/HN với lời Ngài nói “để thêm ‘VUI’, thêm anh em cộng tác…”

N

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 6

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 6  

Rồi được Cha F.X. Trần Quốc Tuấn làm Tổng Linh Nguyền Hải Ngoại, lần đầu tiên tách biệt hai việc “Tổng Linh Nguyền” và “sáng lập” ra khỏi một người. Và đó là ít việc giữa nhiều việc để “người đó” vui thật, không buồn nức nở “Ới Vui ơi là Vui”!

Thực tế là đã hoàn thành Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại, được Cha TLN/HN dâng Thánh Lễ ngày 02. 02 vừa qua, kính trọng thể “Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh”. Anh chị Quyết & Điệp thốt lên “Sốt sáng, Sốt sáng! Chắc chắn nhờ lời cầu nguyện từ khắp nơi!”.

Và thực tế là ngày 18. 02 “người Chúa dung” nCd đã Xác Nhận Lại Trường Nội Dung (TND)/TƯ/HN. Việc của TND là “Diễn ra bằng Việc Làm” điều cốt lõi “ID” hay Đoàn Sủng của Chương Trình, bằng cách mở các Khóa ở nơi cũ cũng như “Hướng về Miền Đất Mới” chưa có Chương Trình. Nhờ vậy nCd dầu sống hay chết thì CT vốn sống để phục vụ các gia đình hiện tại và tương lai.

Vậy nCd nhìn lại CT/TTHNGĐ vả cảm nghiệm trong đáy thẳm lòng mình, thấy rung động tâm tình “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng”, không thấy rung động tâm tình ngẩn ngơ buồn như bà mẹ thốt lên “Ới Vui ơi là Vui!”

Vui, và Vui thật. Nhưng không phải là Vắng Buồn, Vắng Thương. Thương Khó. Nên Kinh Mân Côi hay Cuộc Đời Chúa Cứu Thế thu gọn có “Năm Sự Vui”, “Năm Sự Thương”; Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, Đấng đã Chúc Lành và ký vào Huy Hiệu của CT ngày 28. 10. 1994, đưa thêm “Năm Sự Sáng”; lúc đó mới tới cực điểm là “Năm Sự Mừng”.

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời không do dự: “Tôi là ai mà dám xét đoán” (cf. Giacôbê

4: 12), theo gương Chúa “Chớ xét đoán để khỏi phải xét đoán” (cf. Mt. 7: 1), và Ngài để cao Lòng Thương Xót, như cầu xin 06 lần mỗi khi dự Thánh Lễ:

-- Xin Chúa thương xót chúng con.

-- Xin Chúa thương xót chúng con.

-- Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

-- Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

-- Xin Chúa thương xót chúng con.

-- Xin Chúa thương xót chúng con.

Xin cầu cho tôi “chớ xét đoán”. Và cũng xin đừng xét đoán tôi. Mà xin giúp tôi giảm Buồn tăng Vui qua “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm”, bằng cách Thương Xót tôi, để tôi gặp được Chúa Kitô Thương Xót. Đó là cách giúp tôi biết thương xót cả người khác tâm tính với tôi.

Nếu được Tình Thương Xót tuyệt vời đó thì khi về cuối đời thế này, nCd cảm nghiệm sự rung động từ sâu thẳm cõi lòng để nguyện cầu:

“Lạy Thánh Gia, đời có Vui có Buồn. Chương Trình có Nắng có Mưa. Nhưng nhờ Thánh Gia ban Nền Tảng Khiêm nhường ‘chớ xét đoán để khỏi phải xét đoán’, bằng cách ‘Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi’, mà tiến tới ‘Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng, vì Chúa đã sống lại thật’. Chúng con dâng Lời Cảm Tạ vì Thánh Gia có dùng chúng con thật, --dùng ngàn ngàn người thật-- để giúp bản thân mình và các gia đình giảm buồn thêm vui thật. Xin Thánh Gia cho từng song nguyền và bản thân con được An Vui thật. An Vui một đời, đi tới An Vui đời đời. Amen.”

nCd,

lm. phêrô chu quang minh, s.j.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 7

(*)

rong cuộc sống, có lẽ mỗi người chúng ta đã không ít lần kinh nghiệm về mối liên hệ giữa lời nói và việc

làm: nào là nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo, và nói rất nhiều nhưng làm thì chẳng được bao nhiêu, nói mà không giữ lời… Đó là những bài học kinh nghiệm đau thương và nhớ đời cho mỗi người trong chúng ta. Hiện tại, chúng ta đang sống trong những ngày đầu của tháng Ba.

Phụng vụ mời gọi Kitô hữu hướng về Thánh cả Giuse trong tháng Ba này. Thực tế, đã có rất nhiều bài viết suy niệm về những nhân đức nơi Thánh Giuse. Trong bài viết này, chúng ta cùng suy nghĩ về đề tài Thánh Giuse: “nói ít, làm nhiều”. Thiết nghĩ, mỗi người chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thật kỹ về con người nội tâm của Thánh Giuse và nhìn kỹ về bản thân mình ở hai phương diện: Nói và Làm.

Trước tiên, nếu đọc lại Tin Mừng thì chúng ta sẽ không thấy Thánh Giuse nói một tiếng

nào cả. Vậy, chẳng lẽ nơi mái ấm Nazareth, Thánh Giuse không nói một tiếng nào chăng? Dĩ nhiên là có chứ: Thánh Giuse nói chuyện với Mẹ Maria; Thánh Giuse dạy Chúa Giêsu làm nghề thợ mộc và những bài học đạo lý, phong tục, tôn giáo Do Thái v.v… Tại sao Kinh Thánh không viết một lời nào phát ra từ môi miệng của Thánh Giuse? Đây là nét độc đáo của Kinh Thánh. Từ đó, chúng ta khám phá ra điều gì?

Phải chăng chúng ta cảm nhận nơi Thánh Giuse một con người ít nói và yêu thích sự thinh lặng, luôn biết cân nhắc và là một con người có đời sống nội tâm sâu sắc. Tin Mừng Matthêu đã chứng minh điều này: Thánh Giuse dự định trốn Đức Maria cách kín đáo (x. Mt 1, 19); khi đưa Đức Maria và Chúa Giêsu sang Ai Cập, rồi trở về (x. Mt 1, 23) hay khi cùng Đức Maria và Chúa Giêsu lên đền thờ Giêrusalem (x. Lc 2, 22-24), chúng ta cũng thấy Thánh Giuse không nói một tiếng nào…

Thật vậy, Thánh Giuse là một con người “nói ít, làm nhiều”: Ngài nghe nhiều hơn nói, ngài biết nói lúc nào và cần nói điều gì, ngài biết mình cần phải làm gì và luôn làm theo thánh ý của Thiên Chúa chứ không theo ý riêng của ngài. Chắc chắn, Thánh Giuse đã dùng lời nói để dạy dỗ Chúa Giêsu. Có lẽ, Thánh Giuse cũng đã nói những lời yêu thương, động viên và quan tâm tới Đức Maria. Thánh Giuse cũng đã nói những lời năn nỉ với ông

T

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 8

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 9  

chủ quán trọ để xin ông một chỗ cho Đức Maria sinh Chúa Giêsu.

Vì thế, Thánh Giuse là một con người trưởng thành và bản lĩnh. Trưởng thành vì biết thinh lặng, lắng nghe, biết nói lúc nào và biết nói những gì cần phải nói. Bản lĩnh vì Thánh Giuse ít nói nhưng chỉ hành động một cách âm thầm, với tinh thần trách nhiệm của một người cha, người chồng trong gia đình: Thánh Giuse vất vả lao động với nghề thợ mộc để kiếm tiền lo cho Đức Maria và Chúa Giêsu.

Bạn thân mến, Thánh Giuse, “nói ít, làm nhiều” phải chăng gợi lên trong chúng ta hình ảnh của người cha trong gia đình của mỗi chúng ta? Cha thường ít nói hơn mẹ. Cha chỉ âm thầm hành động để lo liệu miếng cơm, manh áo cho chúng ta. Cha chính là trụ cột của gia đình. Vì vậy, ca dao có câu: “Còn cha gót đỏ như son, Đến khi cha mất gót con như chì.” Nếu không có cha thì gia đình sẽ như thế nào? Mất cha là mất cả một bầu trời và mất cả một cuộc đời của người con. Trong cuộc sống hôm nay, đã có biết bao gia đình bất hạnh, khủng hoảng và suy sụp vì không có sự hiện diện của người cha trong gia đình.

Bạn đã một lần nào đó trong cuộc đời cảm nhận được tình thương của cha chưa? Riêng tôi, có kinh nghiệm nhỏ thế này: Mỗi lần tôi chuẩn bị đi lên thành phố học, cha tôi thường hỏi: mấy giờ con đi? Cha tôi thường đưa hành lý lên chiếc xe Honda của tôi. Ngậm ngùi cha không nói một tiếng nào. Thế nhưng, lòng tôi nghẹn ngào và cảm nhận rằng: cha đang rất yêu thương tôi. Cha yêu thương tôi bằng những nghĩa cử yêu thương cụ thể. Cha đã từng giặt quần áo cho tôi. Cha lặn lội ra đồng rải phân, xịt thuốc, làm cỏ

dưới cái nắng chang chang vì muốn có tiền lo cho tôi ăn học. Cha không mua sắm quần áo mới để dành tiền mua áo quần mới cho tôi. Cha chỉ mặc đồ cũ của tôi. Những lúc thấy tôi làm việc nặng cha thường gánh gồng việc đó cho tôi. Mỗi ngày tôi càng thêm cao lớn thì cha tôi càng già đi. Đã đến lúc tôi tự hỏi lòng: mình cần phải sống như thế nào, để đáp đền ơn cha lúc tuổi già xế bóng?

Vậy, khi chiêm ngắm gương Thánh Giuse “nói ít, làm nhiều” trong tháng Ba này, đặc biệt là ngày lễ trọng Thánh Giuse 19.03, là dịp để chúng ta hướng về những người cha của mình. Chúng ta cầu nguyện cho cha. Cha là người đã hy sinh giữa dòng đời xuôi ngược vì thương chúng ta. Bởi vậy, chúng ta phải sống như thế nào để đáp đền tình cha?

Ngoài ra, mẫu gương “nói ít, làm nhiều” nơi Thánh cả Giuse còn cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu trong đời sống đạo. Chúa Giêsu đã từng dạy chúng ta về việc nói mà không làm của những người Pharisêu: “Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ; còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23,3) Phải chăng, không ít lần trong cuộc sống, chúng ta cũng đã từng như thế?

Thực tế cuộc sống này có “lắm thợ nhiều thầy”. Chúng ta thường thích khoe khoang, phô trương và thích nói về bản thân mình. Chúng ta thích chỉ huy lãnh đạo hơn là lăn xả cùng làm với người khác. Chúng ta nói rất hay nhưng làm thì ngược lại. Vì thế, nói thì dễ làm mới khó. Dạy người khác thì dễ nhưng làm gương cho người khác là cả một vấn đề.

Thật đáng khâm phục biết bao trước những con người biết “nói lời mà giữ lấy lời”, hứa

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 10  

cái gì là chắc chắn cái đó. Thật đáng ngưỡng mộ biết bao trước những con người “nói ít, làm nhiều”, biết kiểm soát miệng lưỡi và biết hành động đúng nơi, đúng lúc. Đó là những con người trưởng thành về nhân cách và được mọi người quý mến.

Hơn thế nữa, chúng ta không thể biết dưới đáy một cái hồ có gì khi mặt hồ đang bị khuấy động. Cũng vậy, chúng ta không thể biết mình nếu miệng chúng ta luôn nói đủ điều, tâm hồn chúng ta thiếu sự thinh lặng để đi vào chiều sâu nội tâm. Vì vậy, noi gương Thánh Giuse, chúng ta cố gắng tập yêu thích sự thinh lặng.

Thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa và tiếng lòng.

Thinh lặng để suy nghĩ về sự thật nơi bản thân mình.

Thinh lặng để suy nghĩ về Thiên Chúa, để lắng nghe và làm theo thánh ý của Ngài.

Thinh lặng để suy nghĩ về tình thương của cha.

Thiết nghĩ, đó là những khoảng thinh lặng để chúng ta “nói ít, làm nhiều”. Đó là những khoảng thinh lặng giúp chúng ta hồi tâm định hướng lại cuộc đời và điều chỉnh bản thân mỗi ngày một trưởng thành hơn trong tháng Ba này.

Thinh lặng lắng nghe để “nói ít, làm nhiều”, là chúng ta sống theo lời ước nguyện ”Thánh Cả Giuse Công Chính, trong Gương Ít Nói Âm Thầm”, như câu Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình; và cẩn trọng “nói ít, làm nhiều” trong âm thầm khiêm nhường phục vụ, cũng chính là cách chúng ta sống thực hành cụ thể đoàn sủng “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm” của gia đình an vui hạnh phúc!

Tâm Thương

(*) VTSN xin phép tác giả đặt lại đầu đề từ bài gốc “Ít nói nhưng làm nhiều”.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 11  

ĐẶC SỦNG “HỒN TÔNG ĐỒ SONG ĐÔI” 

Cảm Nghiệm Kinh Hôn Nhân Gia Đình

Lời Kinh Đổi Mới Cuộc Đời ước vào Hôn Nhân, cả hai chúng tôi đều đến với nhau bằng tình yêu rất đơn sơ, chân thật, không chút tính toán. Tha thiết

yêu thương và ao ước đem hạnh phúc đến cho nhau, nhưng dường như cả hai chúng tôi đều thiếu một cái gì đó, khiến chỉ sau thời gian không quá nửa năm, chúng tôi bắt đầu gặp khó khăn! Những khó khăn đầu đời hôn nhân ấy, thực ra chẳng có gì đáng kể, nhưng tiếc vì không biết cách giải quyết, nên vô tình đã làm vấn đề mỗi ngày thêm trầm trọng, để rồi đến một ngày sau đó hơn 10 năm, hôn nhân của chúng tôi tưởng như phải kết thúc!

Tâm tính vợ chồng khác biệt. Đó là điều rất đỗi tự nhiên, nhưng đó lại là lý do và nguyên nhân chính yếu. Yêu nhau thì có, mà hiểu nhau thì chưa. Lúc đầu, sự khác ý chỉ đưa đến buồn giận, rồi im lặng. Mỗi người cố giữ lý lẽ của riêng mình. Lâu ngày, tình cảm vợ chồng trở nên lạnh lùng, hờ hững. Nếu cần phải nói với nhau điều gì thì cũng chỉ vì bó buộc. Dường như cuộc sống chung đã làm mỗi chúng tôi ngày một xấu đi cả tâm tính lẫn diện mạo; dễ cáu gắt, dễ bực bội. Những tật xấu trước đây không có hoặc rất ít, giờ thì… Không khí gia đình ngột ngạt, khó thở, đưa đẩy tôi tìm niềm vui nơi bạn bè, ngoài gia đình. Nhiều khi không muốn về nhà, như để tránh mặt nhau. Thật sự thì chẳng có gì, nhưng đã gây thêm cớ để nghi ngờ, căng thẳng. Liên hệ vợ chồng ngày một thêm tệ hại. Cả hai chúng tôi đều buông xuôi, chán nản. Hôn nhân đã trở thành chốn tù tội không ai muốn sống. Một ngõ cụt không lối thoát! Thêm vào đó, những khó khăn của cuộc sống sinh kế, rất dễ đưa tôi đến những quyết định liều lĩnh không lường trước được. Có điều rất may, trong suốt thời gian khó khăn dài như thế, chúng tôi chưa hề một lần nào có lời nói hay hành động xúc phạm đến nhau. Tạ ơn Chúa.

Nhiều lần, tôi như người xa lạ, từ xa đứng nhìn gia đình mình, mà thấy xót xa làm sao! Ao ước muốn làm lại từ đầu. Nhưng tự ái. Một sự giằng co giữa “Hòa Giải” và tự ái làm tôi không sao bắt đầu được.

Cuộc sống hôn nhân từ khởi đầu, thực sự rất đẹp. Chỉ vì thiếu tìm hiểu, thích ứng và sáng kiến, tôi đã đưa hôn nhân vào chỗ bế tắc. Tôi xót xa mình, nhưng tôi không hiểu chính mình!

Chiều thứ Sáu bước chân vào khóa một cách miễn cưỡng với tâm trạng như thế. Giữa nhiều tác động tâm lý của khóa, tôi phải nói đến tác động đặc biệt của Kinh Hôn Nhân Gia Đình (HNGĐ).

Tôi không sao quên được cảm giác buổi sáng thứ Bẩy ấy, dẫu cách nay đã 28 năm. Cuối giờ Linh An, mọi người được mời đọc chung Kinh HNGĐ. Thật bất ngờ và ngỡ ngàng làm sao. Lời kinh, câu trước nối tiếp câu sau, mồn một nói lên tâm trạng mình kèm theo “giải pháp”. Tôi không tài nào đọc tiếp được. Tai nghe, mắt nhìn lên Thánh Gia mà lòng mình thổn thức vô cùng!

Xúc động trong hân hoan, tôi như người sắp chết đuối chụp được phao cấp cứu. Một mình âm thầm đọc đi đọc lại:

Lắng nghe và kính trọng nhau.

Nhẫn nhục và Hòa giải,

khi tính tình và cách cư xử khác nhau.

Giữa kinh, với lời tha thiết kêu xin ba Đấng:

Giêsu, Maria, Giuse. Đời chúng con sóng gió ba đào!

Lòng tôi se thắt lại:

B

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 12  

Xin ban ơn… An Vui Chấp Nhận Lẫn Nhau.

******

Sau khóa học, tôi viết to từng Lời Kinh trên những tờ giấy riêng, dán lên tường phòng ngủ. Tôi không biết các con tôi lúc ấy nghĩ gì, nhưng hẳn là: “Ba mình làm sao rồi!!!”

Với thời gian, khi khóa học đã nhạt mầu trong tôi, thì những quyết tâm do xúc động kia cũng nhạt nhòa theo. Tính khí và lối sống xưa, tựa như nếp xếp của tờ giấy đã sắc cạnh vì lâu ngày, thật khó phai mờ. “Đường xưa, Lối cũ” lại hiện về. Nhưng cũng nhờ vậy, tôi mới nhận diện rõ sự yếu đuối của chính mình.

Bao nhiêu lần không thể đếm được, tôi đã cố leo lên những bậc thang “tập tành nhân đức”, nhưng bị tụt xuống thảm hại. Nhưng tôi tin chắc rằng, Chúa đang để mắt dõi theo tôi chiến đấu, Ngài sẽ không để tôi phải chiến đấu đơn lẻ một mình.

Ít lâu sau, khi có dịp đến Pháp. Lần ấy chúng tôi được một Linh mục quen đưa đến Lisieux, quê hương của Chị Thánh Theresa Hài Đồng Giêsu, vị thánh mà tôi đã có lòng yêu mến cách đặc biệt từ lâu. Sau khi thăm viếng nhiều di tích và Vương Cung Thánh Đường kính Chị Thánh, vị Linh mục đưa chúng tôi lên một dốc cao ngay đầu Thánh đường. Dừng lại, ngài nói với tôi: “Anh Q. ơi! Đây là phần mộ song thân của Chị Thánh”. Ngưng một lát, ngài nói tiếp: “Giáo hội đang chuẩn bị phong chân phước cho các ngài.” Giọng nói của vị Linh mục rất tự nhiên và bình thản, nhưng sao gây rúng động trong lòng tôi đến thế! Bao nhiêu ý tưởng dồn dập hiện lên trong trí tôi: Ông L. Martin và bà M. Guerin, một cặp vợ chồng được phong thánh! Ông cũng là một người chồng, bà cũng là một người vợ. Rồi một người cha, người mẹ như bao nhiêu cặp vợ chồng khác. Cũng với công việc làm ăn sinh sống vất vả, con cái ốm đau bệnh tật. Cũng khác ý nhau và còn nhiều nhiều... như chúng tôi. Tôi thấy sao mà gần gũi quá. Nhưng họ đã sống thế nào để được phong

thánh. Tôi đứng lặng người. Đôi mắt như xuyên xuống lòng mộ để tìm biết các ngài đã sống đời hôn nhân và gia đình của các ngài, như thế nào? Chưa bao giờ lòng tôi lại thôi thúc và khát khao giấc mơ sống thánh thiện, đến như vậy!

…Tôi bắt đầu sắp xếp lại cho mình một chương trình sống. Gia đình, tất cả mọi sự đều như cũ, nhưng từ sâu thẳm trong cõi lòng, tôi khởi động bằng một tinh thần mới. Tôi chập chững bước đi bằng những bước chân rất nhỏ, rất âm thầm. Nhưng quyết liệt!

Kinh HNGĐ vẫn là cái khung sườn tôi dựa vào đó. Tôi không còn “đọc”, nhưng tôi “cầu nguyện” thường xuyên hàng ngày bằng kinh HNGĐ. Tôi để lời kinh “tra vấn” cuộc sống tôi. Những câu tôi bị vấp phạm, những câu tôi khao khát muốn vươn lên. Tôi dùng chính những câu ấy nhai đi, gẫm lại như miếng cơm trong miệng. Càng nhai, mỗi lúc càng thấy ngọt ngào làm sao! Cũng những khó khăn, những khác ý như trước. Nhưng giờ đây, cuộc sống hôn nhân và gia đình, lại trở thành “trường học” huấn luyện tôi! Tôi tình nguyện thay thế nhà tôi mọi công việc nội trợ trong gia đình và… tất cả! Tôi thực hiện Đoàn Sủng mà Chương Trình dậy tôi: “Yêu thương Gần gũi bằng Việc làm”.

Thời gian trôi qua, năm này qua tháng nọ, vợ chồng chúng tôi cùng nhau trân quý và tận dụng từng giây phút còn lại của cuộc sống hôn nhân và gia đình Chúa ban, để làm Tông Đồ Song Đôi lẫn cho nhau: “chị ngã em nâng”. Nhìn lại đoạn đường đi qua, hai chúng tôi nghiệm ra rằng, sự cố gắng của mình đã được Chúa nhân lên gấp bội! Chúng tôi thật vui mừng cúi đầu Tạ Ơn Thiên Chúa.

Hôm nay, không còn phải “Chấp nhận lẫn nhau”

nhưng là “Hạnh phúc bên nhau”

Lời Kinh Đổi Mới Cuộc Đời. Amen.

SN Phạm Văn Quyết & Điệp

  Nhân tháng kính thánh Giuse:

1. Từ còn rất nhỏ, tôi đã có lòng kính thánh Giuse. Trải qua nhiều thử thách, cuộc sống của tôi được như hôm nay, cũng nhờ ơn thánh Giuse.

Thánh Giuse đã dạy tôi rất nhiều. Ở đây, tôi xin được chia sẻ vắn tắt mấy ơn đặc biệt Ngài ban khi uốn nắn và đào tạo tôi.

2. Ơn thứ nhất là thánh Giuse dạy tôi hãy tin vào Lời Chúa một cách tuyệt đối và đơn sơ.

Xưa thánh Giuse đã được Chúa dạy làm những điều rất khó hiểu, như nhận Trinh Nữ Maria nghèo làm bạn đời, như đem thánh gia nghèo trốn sang Ai Cập, như đưa Mẹ Con nghèo trở về Israel qua con đường kín đáo để sống âm thầm tại Nadarét. Thánh Giuse biết đó là những việc khó hiểu và khó thực thi. Nhưng Ngài tin vào Lời Chúa một cách đơn sơ và tuyệt đối. Tin khiêm nhường. Tin phó thác.

3. Tôi cũng được Chúa dạy nhiều điều khó hiểu và khó làm trong bổn phận đối với người nghèo. Công đồng Vatican II dạy: “Khi sử dụng của cải, con người phải coi tài sản mình đang sở hữu cách chính đáng, không chỉ là của riêng mình, nhưng còn là của chung, trong ý nghĩa là của cải có thể sinh ích không những cho riêng mình, mà còn cho nhiều người khác.

Đàng khác, mọi người đều có quyền nhận được phần của cải đủ nuôi sống bản thân và gia đình mình. Đó là điều các Giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo Hội đã nghĩ đến khi dạy mọi người hiểu về bổn phận phải giúp đỡ người

nghèo, vì không phải chỉ giúp bằng của dư thừa... Trước con số quá lớn những người đói khổ trên thế giới, Thánh Công đồng tha thiết kêu gọi mọi người hãy nhớ đến lời sau đây của các Giáo phụ: Hãy cho kẻ sắp chết đói ăn, vì nếu không cho họ ăn là đã giết họ” (Giáo Hội trong thế giới ngày nay, số 68).

4. Tôi khó hiểu và khó thực thi những lời sau đây: “Tài sản của tôi không là của riêng tôi, nhưng cũng là của chung.

“Tôi có bổn phận phải giúp đỡ kẻ nghèo, không phải chỉ bằng của dư thừa.

“Không cho kẻ sắp chết đói ăn, tức là đã giết họ”.

Thú thực là nhiều khi tôi chỉ đọc lướt qua những câu nói trên của Công đồng, bởi vì tôi như không muốn hiểu, để khỏi phải thực hành. Nhưng thánh Giuse không ngừng dạy tôi là phải vâng ý Chúa mà sống tốt với kẻ nghèo, như xưa Ngài đã thực hiện. Tạ ơn thánh Giuse, tôi đã vâng ý Ngài. Dần dần tôi cảm thấy mình phải tin vào Lời Chúa và phải sống tốt hơn với kẻ nghèo. Cho dù tôi chỉ làm được rất ít cho họ. Nhưng phần rất ít đó là rất quan trọng cho lương tâm tôi.

5. Ơn thứ hai là thánh Giuse dạy tôi hãy coi chức vụ Chúa trao để mà phục vụ, và phục vụ thì phải khiêm nhường và tỉnh thức.

Xưa, thánh Giuse được Chúa chọn làm bạn trăm năm của Đức Mẹ Maria, là làm cha nuôi

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 - Trang 13

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 14  

của Chúa Giêsu. Đó là những chức cao quyền trọng. Nhưng thánh Giuse chỉ coi những chức quyền ấy như những bổn phận phục vụ.

Phục vụ của Ngài được thực hiện một cách khiêm nhường. Ngài chôn vùi mình vào cuộc sống âm thầm. Nhiệt tình mà kín đáo. Tỉnh thức mà lặng lẽ. Vất vả nhọc nhằn mà thinh lặng. Ngài phục vụ với tất cả tấm lòng yêu thương. Phục vụ của Ngài là rất thiết thực: Làm đúng việc, đáp ứng đúng nhu cầu, vào đúng lúc, với đúng cách.

Phục vụ tế nhị của Ngài tạo nên một bầu khí ấm áp bao trùm thánh gia, xây dựng được các liên đới tốt với những người xung quanh.

6. Thánh Giuse dạy tôi hãy sống cuộc đời phục vụ như Ngài. Tôi thực tình rất muốn theo gương Ngài. Nhưng thực tế không dễ dàng chút nào. Thói đời, thói đạo thường tạo ra vô số những hào quang giả, để gắn vào chân dung các người có quyền chức. Những người có quyền chưc nếu không tỉnh thức, cũng lại dễ hãnh diện với những hào quang đó. Thế là phục vụ cua họ sẽ rơi vào phô trương, nhiều khi tới mức ghê tởm mà không hay biết.

7. Tôi xin thánh Giuse thương giúp tôi trong phục vụ. Ngài giúp tôi. Nhưng Ngài đòi tôi phải phấn đấu không ngừng. Vì thế, cho đến hôm nay, tôi vẫn phải phấn đấu rất nhiều. Trong phấn đấu có những lúc phải bắt đầu lại, với sám hối và cầu nguyện thiết tha. Tôi vững tin vào Chúa.

8. Ơn thứ ba là thánh Giuse dạy tôi bất cứ việc gì tôi làm đều hãy được đóng dấu: Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế.

Xưa, khi sứ thần Thiên Chúa báo tin cho thánh Giuse biết: Đức Maria sẽ hạ sinh con trai, thì sứ thần lại truyền lệnh cho Ngài là “Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1,21).

Nay, thánh Giuse cũng theo hướng đó. Ngài dạy tôi làm gì cũng hãy gắn chặt vào danh Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế.

9. Khi thực hành lời dạy trên đây của thánh Giuse, tôi hay bị lạc vào những thứ danh không phải là Đức Giêsu, mà là danh các thần khác. Nếu là danh Đức Mẹ, thánh Giuse và các thánh thì vẫn khá. Nhưng khốn nỗi, nhiều khi danh, mà tôi nêu lên và dựa vào lại là các cơ sở, cơ chế, công trình, tổ chức này nọ. Vô tình những danh đó lại là những bức cản hình ảnh Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế.

10. Hiện nay, các thứ danh đang đua nhau dựng lên khắp Hội Thánh tại Việt Nam. Nhiều nơi, các danh đó đã quá nhiều, quá lớn, đến nỗi làm cho danh Chúa Giêsu bị trở nên lu mờ.

Phải nói: đây là một phát triển đạo một cách không lành mạnh. Thánh Giuse dạy tôi hãy vâng lời Công đồng Vatican II mà trở về tập trung vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Chỉ có Chúa Giêsu mới thắng được ma quỷ. Chỉ có Chúa Giêsu mới cứu được con người khỏi tội. Chỉ có Chúa Giêsu mới là của lễ đền tội có sức cứu được con người khỏi lửa hoả ngục.

11. Mấy chia sẻ trên đây đang giúp tôi trở nên người con đích thực của thánh Giuse. Thời nay, lãnh vực nào cũng có cái thực cái giả. Trong lãnh vực đạo, rất nhiều người xưng mình là con thánh Giuse. Nhưng con đích thực mới thực sự đáng quý.

Cúi xin thánh Giuse thương giúp tôi luôn biết phấn đấu trở về, để là con đích thực của vị thánh khiêm nhường, đấng bảo vệ Hội Thánh của Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế.

Long Xuyên, 28.2.2015

+ Gm. Gioan B Bùi Tuần

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 15  

I. HIỀN LÀNH (meek)

1. Định nghĩa

Người hiền lành là người có đức độ, lương thiện (good); có lòng thương người (helpful); người tỏ ra kiên nhẫn (patient), dễ tùng phục (submissive), tử tế và hòa nhã với người khác (kind). Trái nghịch với hiền lành là người độc ác, ích kỷ, nóng nẩy, hay gây lộn “thượng cẳng chân hạ cẳng tay!”; người hay “bới lông tìm vết”; nói xiên nói xỏ, nói bóng nói gió, gây chia rẽ trong gia đình, cộng đoàn, xã hội, v.v…

Trong nguyên bản Hy lạp, thánh Matthêu dùng chữ praus: nghĩa là dịu dàng, ngọt ngào, không thô bạo cứng cỏi. Như thế, "hiền lành" bao gồm một tâm thế bên trong và một phong thái đáp ứng bên ngoài.

- Tâm thế bên trong là luôn êm ái hoà nhã: nghĩ về người khác thì nghĩ tốt, yêu thương, khoan dung, thông cảm. Đón nhận những lời nói và cách cư xử của người khác đối với mình thì không thành kiến, biết phải quấy, sẵn sàng đối thoại, chấp nhận sửa đổi.

- Phong thái đáp ứng bên ngoài: nhẹ nhàng, tôn trọng, không thô bạo.

Hiền lành thì không nóng nảy. Tảo cấp tắc bại sự (nóng tính thì hỏng việc), hoặc dục tốc bất đạt. Thánh Francois de Sales nói: “Tất cả đều được chinh phục bởi hiền dịu chớ không phải bạo lực”.

2. Sự hiền lành của Đức Giêsu

Sự hiền lành của Chúa Giêsu không phải là sự thỏa hiệp với thế gian. Chúa không im lặng trước sự dữ. Chúa đã từng lên án gắt gao thói giả hình và gian tà của nhóm biệt phái. Chúa đã từng xô đuổi con buôn ra khỏi đền thờ. Chính vì những

điều Chúa làm, những lời Chúa nói đã ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo, đến địa vị, chỗ đứng của các biệt phái mà họ tìm cách giết Chúa.

Sự hiền lành của Chúa là vì công lý mà chịu nhiều thiệt thòi không kháng cự. Vì dám nói sự thật mà phải chết nhục nhã trên cây thập giá, nhưng Ngài không oán hận, và còn xin cùng Chúa Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm. Chúa đấu tranh nhưng bất bạo động, vì “ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Ngài hoàn toàn tha thứ cho sự xúc phạm của tha nhân không chỉ “7 lần mà là 70 lần bảy”.

Trong tám mối phúc, Chúa đã chúc phúc những cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nườc Trời là của họ. Như thế hiền lành ở đây là sống thật và làm chứng cho sự thật. Không nhượng bộ, không thỏa hiệp với dối gian. Cho dù vì lẽ công chính mà ta phải bị thiệt thân, vì gia nghiệp của chúng ta là Nước trời.

Sự hiền lành của Chúa còn hệ tại ở sự cảm thông sâu xa với người tội lỗi. Ngài không thành kiến với họ mà còn yêu thương họ. Ngài đến gặp gỡ, đối thoại, và đồng bàn với họ. Ngài mở cho họ một con đường mới. Ngài giúp họ làm lại cuộc đời như Madalena, như Giakêu, hay như người thiếu phụ bên bờ giếng Giacóp. Dụ ngôn người Cha nhân hậu nói lên tấm lòng hiền lành sâu thẳm của Ngài.

II. KHIÊM NHƯỜNG

1. Định nghĩa

Trong nguyên bản Hy lạp, thánh Matthêu dùng chữ tapeinos. Chữ này có nghĩa là chấp nhận "đứng thấp", "ở dưới", "bị hạ xuống", hoặc tự ý xuống thấp, ở dưới.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 16  

Căn bản của khiêm nhường là biết mình "là" thế nào: từ đó không muốn tỏ ra hơn cái "là" ấy và giả như người khác có coi mình kém hơn cái "là" ấy thì mình cũng không màng tới. Điều quan trọng là sống thanh thản và thành thật đúng với cái "là" của mình. Dụ ngôn của Đức Giêsu về những chỗ ngồi (Lc 14,7-11) giúp ta hiểu rõ hơn về thái độ khiêm tốn đối với danh dự:

- Danh dự của ta không phải do ta tranh dành mà có: khi được mời đi ăn cưới thì đừng tự ý dành chỗ nhất.

- Danh dự của ta là do chính cái "là" của ta tạo cho ta: chủ tiệc thấy ta xứng đáng chỗ nào thì sẽ đặt ta vào chỗ đó.

- Nhất là danh dự của ta là do Thiên Chúa sắp xếp cho ta: chủ tiệc cưới trong dụ ngôn này là chính Thiên Chúa. Ngài sẽ mời ta vào chỗ Ngài xếp đặt.

Người khiêm nhường luôn mở rộng tâm hồn để đón nhận, học hỏi và thay đổi. Nó là thành quả của lòng tự trọng, phát xuất từ ý thức rằng chúng ta chỉ là một phần của tổng thể. Một người khiêm nhường không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Nếu chúng ta muốn một điều gì đó luôn tồn tại trong bản thân mình thì không ai có thể lấy đi được. Nhờ nảy sinh từ sự yên ổn nội tâm, khiêm nhường khiến chúng ta trở nên cởi mở, hợp tác và sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi từ những suy tư và cách thức của người khác.

Các bậc chân nhân là những người đã sống khiêm nhường sâu xa, không muốn tỏ lộ gì ra bên ngoài, nhưng âm thầm kín đáo bên trong: “Chân nhân bất lộ tướng”. Khiêm nhường là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng, tự mãn. Người kiêu căng là người vượt quá cái “là” của mình, bị coi là người VIỆT VỊ trong bóng đá vì đã vượt quá vị trí của mình. Sách Châm Ngôn cho biết: “Kiêu căng đưa đến sụp đổ, ngạo mạn dẫn đến té nhào”(Cn 16, 18).

Kinh Dịch, quyển sách căn bản của đạo học Đông Phương rất chú trọng đến đức Khiêm. Quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch là Địa Sơn Khiêm, nghĩa là núi

tuy cao nhưng chịu nhún nhường nằm dưới đất, hoặc nói cách khác đất tuy thấp nhưng trong lòng lại chứa núi non. Quẻ này chứa nhiều câu giảng trình thâm thúy về đức Khiêm.

Trong sách Học Làm Người của Nguyễn Hiến Lê có đoạn: “Kinh Dịch, đạo của người quân tử: Khiêm là đạo của trời, đất và người. Trời có đức Khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở dưới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm). Đạo đất cũng vậy. Còn đạo người, thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng, mà thích kẻ khiêm nhường (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm)”. Như vậy, biết sống khiêm nhường là người đã thông đạt Thiên lý.

Những điều trên như dọn đường cho Kitô giáo. Quả thật, hạ mình là con đường của Thiên Chúa và là khuôn mặt của Ngài. Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống nên những ai kiêu căng hay tìm cách nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Ngài. Vì thế, chẳng lạ gì khi Chúa Giêsu nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống...”

Khiêm nhường là bằng chứng của sự tự chủ vững vàng, của khả năng chiến thắng “cái tôi” và coi thường sự sở hữu: là những thứ có thể đẩy một cá nhân vào vòng quay của trò chơi quyền lực, từ đó đánh mất lòng tự trọng và tình cảm trong các mối quan hệ. Đừng bao giờ hành động như thể chúng ta là chủ nhân của bất cứ điều gì hoặc của bất cứ ai. Quyền sở hữu tạo nên nỗi lo sợ bị mất mát. Những người cho rằng họ đang sở hữu điều gì đó sẽ luôn mang tâm trạng nghi ngờ, cảnh giác. Có một nghịch lý là khi ta không cố chiếm giữ điều gì hết, thì ta lại nhận được mọi điều tốt đẹp, mà ai cũng yêu quí và khát mong.

Sự hiền lành thường đi song song với khiêm nhường. Hiền lành để tha nhân dễ gần ta và khiêm nhường để ta dễ gần tha nhân, tạo cơ hội cho ta đến với tha nhân và tha nhân đến với ta. Kẻ kiêu căng thường phân loại để đối xử. Người khiêm

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 17  

nhường thì đối xử mọi người như nhau. Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường nên ai cũng có thể tiếp xúc với Ngài, và Ngài cũng có thể gặp gỡ trao đổi với mọi người: từ em bé đến người già, từ người giầu có đến kẻ nghèo hèn, từ người công chính đến kẻ tội lỗi.

Nhà văn Lewis Wallace trong tác phẩm BEN HUR cũng nói lên tâm tư sững sờ trước sự khiêm nhường sâu thẳm của Đức Kitô. Ben Hur khi chứng kiến cảnh Đức Kitô bị Giuđa phản nộp và bị các tên lính bắt trói, chàng hăm hở tiến đến gần Chúa Giêsu và hỏi:

- Lạy Thầy, hãy nghe tôi, có phải Thầy tự ý muốn đi theo bọn lính và các giáo sĩ hay không? Đức Giêsu lặng thinh.

- Lạy Thầy, tôi có một binh đoàn quân Galilê trong thành phố này. Hãy ra lệnh đi, họ sẽ phục tùng Thầy. Thầy có thuận không? Đức Giêsu vẫn một mực cúi nhìn đăm đăm xuống đất.

- Lạy Thầy, một lời thôi, một lời của Thầy thôi, tất cả sẽ theo Thầy... Đức Giêsu vẫn im lặng, đến nỗi Ben Hur ngã vật xuống bờ sông Cédron và thốt lên: “Người Nazareth, hỡi người Nazareth, thế thì thông điệp của Người mang ý nghĩa gì?”

Mang một ý nghĩa gì ư? Đó là “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là mặc lấy tính của Ngài: tính cách hiền lành và khiêm nhường.

2. Hiền lành và khiêm nhường của người môn đệ Chúa.

Sự hiền lành và khiêm nhường của Đức Kitô không phải là một sự nhu nhược nhát đảm, nhưng đó là đức tính của những bậc chân nhân, thánh nhân. Bởi vì chính tính khí kiêu căng đã làm cho thế giới bị đảo lộn, tạo nên hận thù ghen ghét và chiến tranh. Những kẻ kiêu căng tự mãn được Khổng Tử xếp vào hạng tiểu nhân, còn những tâm hồn hiền lành và khiêm nhường được xếp vào hạng chính nhân quân tử. Vì họ đã anh dũng chiến

thắng được bản thân, đã vượt ra khỏi sự kềm chế của bản năng theo vật tính.

Vương Thông đã định nghĩa Anh Hùng như sau: ANH là người tự biết mình. HÙNG là người tự thắng mình. Những người hiền lành và khiêm nhường là những người anh hùng, vì họ đã tự biết mình và đã thắng được mình, thắng được tính nóng nảy và kiêu căng của mình. Thánh nhân là gì nếu không phải là người đã chiến thắng được chính mình, không còn nô lệ cho bản năng và dục vọng của mình, để có thể thanh thản sống trong sự hiền lành và khiêm tốn.

Người hiền lành và khiêm nhường là dấu chỉ của Chúa Cứu thế. Bao người đang sống như thế trong nếp sống bé nhỏ âm thầm. Trong một xã hội cạnh tranh, giữa những lối sống phô trương và loại trừ, họ biết sống âm thầm lặng lẽ và chia sẻ nỗi đau của người khác. Họ giống như những tia sáng nhỏ trong bóng tối mênh mông, nhưng đủ để làm sáng lên một dấu chỉ nhiệm mầu. Cách sống của họ là một đối thoại không lời. Xưa Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong con người khiêm hạ của Đức Kitô, thì nay, Chúa cũng đang tỏ mình ra trong những thân phận bé nhỏ, nhưng ít ai nhận ra. Trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn sống an vui, là dấu chỉ của niềm hy vọng vào Chúa.

Chỉ trong sự hiền hậu và khiêm nhường, ta mới thực sự là chính mình và mới có khả năng đạt tới cùng đích của đời mình. Đức Gioan Phaolô I nói rằng: “Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”. Tuy rằng trong thực tế, người hiền hậu và khiêm nhường luôn phải lãnh nhận những đau khổ, thiệt thòi và bất công, nhưng không thể xác định chân giá trị của một tính cách như thế dựa trên những quan niệm tạm bợ và cái nhìn cạn cợt của con người. Nếu chỉ nhìn con người qua những gì trước mắt, thì rõ ràng quyền lực và sức mạnh áp chế luôn thắng thế. Vì vậy mà Đức Giêsu bị đóng đinh, Stêphanô bị ném đá, và những người nối tiếp các Ngài bị coi là điên rồ.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 18  

Chỉ khi nào đứng trên quan điểm tinh thần và chân lý, ta mới thấy được giá trị cao thâm của hiền lành và khiêm nhượng. Phải thẩm định giá trị thành bại trong nhãn quan con người toàn diện và siêu nhiên, ta mới thấy được sức mạnh của nội tâm. Chính trong lối sống hiền lành và khiêm nhường mà ta lớn lên trong tự do và trưởng thành trong ơn thánh Chúa. Thiếu hiền lành và khiêm nhường như Chúa Giêsu, đời sống Kitô hữu của ta sẽ là một thất bại. Không thể nói tới Truyền Giáo và Đối Thoại khi bản thân ta chưa đủ hiền lành và khiêm nhường.

Trong thánh lễ sáng (24-1-2014) tại Nhà Thánh Matta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Người Kitô hữu phải luôn luôn xây những nhịp cầu đối thoại với người khác, chứ không là những bức tường cay đắng. Họ được mời gọi luôn lắng nghe người khác và tìm kiếm con đường hòa giải, với lòng hiền lành và khiêm nhường, giống như Con Thiên Chúa dạy cho chúng ta”.

Đức Thánh Cha nói đến Đavít, người đã có cơ hội để giết Sa-un nhưng chọn “đường hướng khác: con đường tiếp cận, để làm rõ tình hình, để giải thích chính mình. Con đường “đối thoại để kiến tạo hòa bình”. Ngài nhấn mạnh: “Đối thoại cần sự hiền lành, không lớn tiếng. Chúng ta cũng cần phải nghĩ rằng người khác có cái gì đó hơn tôi, như Đavít đã làm: ‘Người là đấng đã được Chúa xức dầu tấn phong, người quan trọng hơn tôi.’

Đức Thánh Cha cho thấy, khiêm nhường, hiền lành là để đối thoại và “trở nên mọi sự cho mọi người”. Để làm được việc nầy chúng ta phải ngậm đắng nuốt cay nhiều lần. Nhưng chúng ta phải thực hiện điều đó, vì đó là cách để kiến tạo hòa bình: với lòng khiêm nhường, hạ mình, luôn luôn tìm cách để nhìn thấy hình ảnh Chúa nơi tha nhân.

Ngài cho biết, đối thoại thì khó khăn, nhưng điều tồi tệ là để cho sự oán giận chế ngự tâm hồn ta. Theo cách nầy chúng ta bị “cô lập trong sự oán hờn cay đắng của mình”. Kitô hữu phải như Đavít, người đã vượt qua hận thù với một hành động khiêm tốn. Hạ mình và luôn xây những nhịp cầu

nối. Đó mới chính là Kitô hữu. Thật không dễ dàng. Đức Giêsu đã làm như thế: Ngài hạ mình đến cùng, Ngài đã chỉ cho chúng ta con đường. Và chúng ta đừng để thời gian đi qua, chúng ta phải đến gần người kia trong đối thoại, bởi vì theo thời gian bức tường ngăn cách sẽ lớn lên, tựa như cỏ dại làm ngột cây lúa. Và khi những bức tường lớn lên thì sự hòa giải trở nên rất khó khăn, rất khó khăn”. Phải “tìm kiếm sự hòa giải càng sớm càng tốt”, bằng một lời nói, một cử chỉ. Một nhịp cầu chứ không phải là một bức tường, “ngay cả trong tâm hồn chúng ta, có thể trở thành một bức tường Bá-linh ngăn cách chúng ta với những người khác”.

Đức Thánh Cha Phanxicô thú nhận: “Tôi sợ những bức tường nầy. Những bức tường lớn lên mỗi ngày và nuôi dưỡng sự oán giận. Thậm chí là hận thù. Chúng ta nghĩ về chàng Đavít trẻ tuổi: anh ta đã có thể đòi sự trả thù, anh ta đã có thể trục xuất nhà vua, nhưng thay vào đó anh ta đã chọn con đường đối thoại, với lòng khiêm tốn, hiền hậu, dịu dàng. Xin cho chúng ta biết xây dựng những nhịp cầu nối với người khác, không bao giờ là những bức tường ngăn cách.”

III. ỨNG DỤNG LỜI CHÚA

1. Mc 8, 11-13: Thái độ trước sự thách thức

Những người Pha-ri-sêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giê-su, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. Người thở dài não nuột và nói: "Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả." Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia.

Những người Pharisêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giêsu, họ đòi một dấu lạ từ trời xuống để thử Ngài, đúng hơn là thách thức Ngài. Hóa ra họ lại vấp vào tội của cha ông họ thời xưa trong hoang địa: “Tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm” (Tv 95, 8-11). Mọi sự thách thức đều do sự xui khiến của ma quỉ. Ma quỉ cũng đã từng

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 19  

thách thức Chúa Giêsu như thế trong sa mạc (x. Mt 4, 1-6). Người Do Thái còn thách thức Ngài lần cuối cùng hãy xuống khỏi thập giá (x. Mt 27, 40). Thách thức là thái độ ngạo mạn muốn trấn áp người khác, không muốn tìm hiểu, không có kính trọng nhau nên cũng không có đối thoại.

Đứng trước thái độ đó, Chúa Giêsu thở dài não nuột và nói: "Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ?" (Mc 8,11-13). Nếu phải chứng minh mình là Đấng Mêsia, Đức Giêsu chỉ cần làm một dấu lạ cũng đã đủ rồi. Chúa Giêsu đã làm biết bao điềm thiêng dấu lạ, ấy thế mà những người Pharisêu vẫn chưa cho là đủ lại còn đòi hỏi "một dấu lạ từ trời." Cái gì khiến những người Pharisêu khó tin nhận Đức Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến? Thực ra không cần Chúa Giêsu phải làm thêm dấu lạ nào nữa mà chỉ cần biết cởi mở tâm hồn, biết xoá bỏ mọi thành kiến: phải thật lòng như Nicôđêmô khi đến gặp Chúa Giêsu ban đêm (Ga 3,1-21); phải khiêm tốn như người phụ nữ xứ Canaan lượm nhặt cả "những vụn bánh từ bàn ăn rơi xuống" để rồi đón nhận được ơn trọng đại hơn nhiều (Mt 15,21-28).

Phản ứng “buồn và bỏ đi” của Chúa Giêsu chứng tỏ Ngài không thể chấp nhận sự kiêu căng của người biệt phái. Chúa Giêsu có thể làm những phép lạ cả thể trước mặt họ, nhưng Ngài đã không làm, vì làm cũng thừa đối với những người đã không muốn tin. Ngài không tức khí để tỏ ra quyền năng của mình, vì nếu như vậy Ngài lại áp chế họ về mặt tâm lý. Mọi hình thức áp chế đều tạo bất ổn dù là muốn biểu hiện điều tốt, vì nó đi ngược với đường lối Thiên Chúa. Chúa Giêsu đến là để thi hành ý Chúa Cha chứ không phải để phô trương quyền lực của mình. Trước cái nhìn thế gian, Ngài có vẻ như thua cuộc, Ngài buồn bã bỏ đi. Làm như vậy Ngài không chứng minh được điều gì hơn về bản thân Ngài. Làm như vậy nhóm biệt phái càng thắng thế và ngạo mạn hơn. Nhưng Ngài có thể làm gì hơn trước những tâm hồn chai đá? Thái độ bỏ đi của Chúa Giêsu là thái độ từ tốn, khoan dung, chờ đợi...

Trong chiến lược binh pháp có những khi phải chấp nhận lui binh để bảo tồn lực lượng, chờ dịp khác. Trong việc truyền giáo và đối thoại cũng vậy, có những lúc phải chấp nhận rút lui để giữ được sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng, giữ được phẩm chất đạo đức, giữ được lòng nhân ái. Hơn nữa, còn phải biết chấp nhận thua để có thể thắng: thắng tính kiêu căng, thắng sự tức khí, nghĩa là thắng được chính mình để có thể thật sự là mình. Không thắng được mình mới thật sự là thua.

Trong cuộc đời, có những lúc, chúng ta cũng phải tỏ thái độ thích hợp như Chúa Giêsu, nhất là phải xác tín được điều nồng cốt của sứ mạng mình là gì? Chúa Giêsu đến không phải để phô diễn quyền năng hay phép lạ, nhưng là để mạc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa, là để loan báo Tin Mừng cứu độ, mà bản thân Ngài phải hiển hiện điều đó. Bản thân chúng ta, những người được sai đi cũng vậy, là trở nên giống Thầy mình như thế. Tuyệt đối không lạm dụng hay phô trương quyền hành, hoặc cố cương lên để chứng tỏ tài đức của mình. Trong mọi sự phải biết tìm ý Chúa để biết hành động như thế nào là tốt nhất. Có những lúc phải rút lui, phải bỏ đi, phải nhường bước, phải biết thua, phải biết phó thác cho Chúa để Ngài định liệu trong chương trình mầu nhiệm của Ngài.

2. Lc 14, 1.7-11: Bài học khiêm tốn

Một ngày sabát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho vị này.' Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: 'Xin mời ông bạn lên trên cho.' Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 20  

người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

Câu mở đầu đoạn Phúc Âm, thánh Luca cho chúng ta nhìn ngắm thái độ của Chúa Giêsu, là người có khả năng thiết lập tương quan gần gũi và thân thiện với mọi hạng người, kể cả những kẻ có ý đồ và manh tâm đối với mình. Đây là tính cách của một con người có bản lãnh, không chấp nhất và câu nệ về những gì người khác nghĩ về mình, kể cả việc họ muốn đối đầu với mình, song điều quan trọng là sự hiệp thông giữa người với người.

Tuy nhiên, khi đón nhận người khác, Chúa Giêsu cũng mời gọi họ thanh lọc những quan niệm cổ hủ, cải thiện một lối sống còn mang tính cách trịch thượng, nhất là lối sống đó lại nằm trong thành phần trí thức tôn giáo, ảnh hưởng rất lớn trên mọi người. Vì thế, nhân cơ hội quan sát những người đi dự tiệc, Ngài đã đưa ra một dụ ngôn, như một điển hình về phép xã giao, ý muốn cảnh giác thái độ tự tôn tự mãn của người Pharisêu. Điều mà Chúa Giêsu nói ra cũng từng là giáo huấn của sách Châm ngôn: 25, 6-7: “Chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: xin mời ông lên trên, còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng”.

Và rồi Chúa Giêsu kết thúc bằng một bài học về đức khiêm nhường, tương phản với những lo lắng về tôn ti trật tự của giới Do thái giáo: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Câu này cũng rút từ Ez 21, 31, và sẽ còn được thánh Luca nhắc lại một lần nữa ở 18, 14: để kêu gọi mọi người sống tính cách khiêm tốn.

Lời Chúa Giêsu nói với những người thời xưa cũng là lời rất hợp thời đối với những người ngày nay. Chúng ta thấy phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời thường xoay quanh những chiếc ghế. Lúc đầu ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng. Dần dần nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước. Ai cũng thích ghế cao và bảo vệ ghế của mình. Người Pharisêu thích ngồi ghế danh dự trong hội đường; Giacôbê và Gioan thích ngồi hai

bên tả hữu Thầy Giêsu; Philatô đóng đinh Chúa Giêsu vô tội, vì ông sợ mất ghế.

Con người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế. Chiếu trên, chiếu dưới chẳng phải là chuyện của các cụ ngày xưa ở đình làng, mà còn là chuyện của các bạn trẻ trong xã hội hôm nay muốn tiến thân bằng sự bất chấp mọi phương cách, để có thể ung dung hưởng thụ một chỗ đứng trong xã hội. Và điều này cũng lây lan không ít trong đời sống Giáo hội, dễ tạo thành một giai cấp quan liêu mà người giáo dân đang ta thán khá nhiều.

Chúa Giêsu mời gọi ta vượt qua thói háo danh để sống khiêm tốn. Khiêm tốn không phải là giả vờ tự hạ để được nâng lên. Khiêm tốn không phải là coi thường mình hay e sợ người khác, cũng không phải là rụt rè, không dám nhận trách nhiệm. Khiêm tốn là nhận biết sự thật về mình, một sự thật còn nhiều thiếu sót và tiêu cực, cần được sự nhắc nhở và sửa chữa của anh em. Thiếu sự nhắc bảo lẫn nhau là ru ngủ nhau trong cái ảo tưởng về chính mình. Khiêm tốn là biết mình đã nhận tất cả từ Chúa, và lớn lên mỗi ngày nhờ tha nhân.

Người khiêm tốn không sợ chức vụ cao hay ghế nhất. Ghế nào chăng nữa thì cũng là một phương tiện để phục vụ mọi người. Chức vụ nếu có, thì cũng là cho ta một cơ hội để cúi xuống thật gần với những nỗi đau của biết bao người đang cần nhờ đến chúng ta.

Thánh Phanxico Borgia viết: “Tôi thực tâm muốn đặt mình ở dưới Giuđa, vì tôi đã thấy Đức Giêsu ngồi dưới chân anh ấy”. Nếu chúng ta chọn ngồi ở chỗ cuối, thì chỉ vì đó là chỗ ngồi quen thuộc của Đức Giêsu. Là những người được kêu gọi góp phần vào sự nghiệp của Đức Kitô, chúng ta cần có tâm tình khiêm hạ của Ngài trong cung cách sống và phục vụ của mình. Không thể hạ mình, nếu chưa biết yêu thương như Chúa. Chủ yếu của đức ái mà chúng ta đang sống là mở ra con đường khiêm hạ để sống thuộc về Chúa và tận tình cho nhau.

Lm. Thái Nguyên

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 21  

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại ***********

4545 Timmers Way – Norcross, GA 30093 Email: [email protected]

*********************************************

CÔNG BỐ BĐH/TRUNG ƯƠNG/HẢI NGOẠI

I. DIỄN TIẾN:

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (CT/TTHNGĐ) đã phục vụ các gia đình 27 năm (1987-2015). CT là một Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành (CGTH), với đôi nét đáng ghi: Do sự tích cực của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, đưa tới việc linh mục sáng lập (lmsl) đi Roma, rồi được Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II chúc lành và ký vào Huy Hiệu của CT ngày 28 tháng 10 năm 1994; được Tôi Tớ Chúa là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận khích lệ [bằng lời nói (1994), chữ viết và băng (1997), ghi lại ở sách “Hồi Ký Tình Yêu Thăm Thẳm”, trang 321]. Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, khi là Chủ tịch Liên đoàn Công giáo VN/HK, đã ký văn thư (2003), nhận CT là Đoàn thể thuộc Liên đoàn (sách “Hồi Ký”, tr. 338). Đức TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc, đương là Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, đã dự và Chánh tế Lễ Thệ Hôn Một Đời khi lmsl mở Khóa tại Mỹ Tho (#2006); v.v.

Với thời gian mấy chục năm, CT trải qua ba giai đoạn chính:

1) Giai đoạn Thành lập, Duy Trì và Phát triển (1987-1997): Khoảng 10 năm đầu, lmsl soạn thảo tài liệu (đã viết, làm, và rút kinh nghiệm từ 1985); tự mở các Khóa; hướng dẫn các sinh họat sau Khóa; và thành lập BĐH các nơi, cũng như BĐH/TƯ.

2) Giai đoạn “Trao Ra”, với Mười Năm mở Khóa và Phát triển ở Việt Nam (1997-2014): a) Trao Ra: Nguyện mong CT/TTHNGĐ phục vụ cả sau khi mình qua đời, lmsl đã viết các tài liệu về

tâm lý và về CT, gồm 30 tác phẩm, trong đó có 21 sách tâm lý đạo đức và 09 sách làm Thủ Bản cho CT (06 sách tiếng Việt, 03 sách tiếng Anh). Rồi lmsl mở Khóa ở đâu là huấn luyện ở đó để có BĐH và “Trường Nội Dung (TND), tiến dần tới tự lập.

Xẩy ra có ý kiến là tập trung lại một nơi để huấn luyện TND. Nếu vậy thì e tê liệt, vì Việt Nam hầu như không thể làm được. Các châu lục và các tiểu bang Hoa Kỳ cũng khó tụ lại một nơi.

b) Mười Năm (2003-2013) mở Khóa, Phát Triển, tiến tới Việt Nam tự lập:

Trong lúc tìm giải pháp, lmsl về VN tìm hiểu (1999), rồi song song với các Khóa ở hải ngoại, đã mở Khóa đầu tiên trong Tòa TGM. Sàigòn (2003), do sự rộng tay bảo trợ của Đức Hồng Y J.B. Phạm Minh Mẫn. Đến 2013, cử hành Lễ Tạ Ơn về 10 Năm CT phục vụ tại Bắc, Trung, Nam, với khoảng 12 ngàn song nguyền. Ngoài các BĐH địa phương thì có BĐH toàn quốc, kiêm nhiệm TND, dưới sự chủ trì của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục GP. Đà Nẵng, đặc trách Mục vụ Gia đình của Hội đồng Giám mục Việt Nam. CT tại VN tự lập và phát triển mạnh mẽ.

3) Giai đoạn kiện toàn, hướng về tương lai bền vững.

Năm 2014 “nhìn lại để tiến tới”:

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 22  

Khi đã có BĐH Toàn quốc Việt Nam,

thì lmsl bàn thảo, nguyện cầu ơn soi sáng để có lại BĐH Trung ương Hải ngoại.

** Thỉnh mời lại (đã mời từ nhiều năm trước) Đức Ông Francis Phạm Văn Phương (Atlanta, GA) tiếp tục làm Vấn Nguyền Trung Ương Hải Ngoại.

** Mời thêm Vị ở “nơi GỐC” của CT (Orange, CA.), là Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn làm Vấn Nguyền II Trung Ương Hải ngoại.

** Mời một số Vị/Cặp vào việc đặc biệt, như Vị Tổng Linh Nguyền (TLN) hay Phó TLN, v.v. Nhờ ơn Thánh Gia, Cha Chánh Xứ F.X. Trần Quốc Tuấn của GX. Các Thánh Tử Đạo VN tại Norcross, Vùng Atlanta, Georgia, sau nhiều suy nghĩ trong cầu nguyện, đã nhận lời làm TLN.

-- Xác nhận lại anh chị Quyết & Điệp là Chủ nguyền Trung ương, thêm tiếng “Hải ngoại”, cho song hành với “Chủ nguyền Toàn quốc VN”.

II. Ban Điều Hành Trung Ương Hải Ngoại của CT/TTHNGĐ.

Với những tâm tư và việc làm như trên, chiếu theo Thủ Bản và Nội Quy, xin công bố:

BAN ĐIỀU HÀNH

CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

TRUNG ƯƠNG HẢI NGOẠI

*** Vấn Nguyền I Trung ương Hải ngoại: Đức Ông Francis Xavier Phạm Văn Phương.

*** Vấn Nguyền II Trung ương Hải ngoại: Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn.

** Tổng Linh Nguyền Trung ương Hải ngoại: Cha Francis Xavier Trần Quốc Tuấn.

-*-

* Sáng lập Chương Trình TTHNGĐ: Cha Phêrô Chu Quang Minh, S.J.(*)

*

1. Chủ Nguyền: Anh chị Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Nguyễn Thị Điệp. 2. Ban Phó Nguyền(*): Gồm các Chủ Nguyền các Châu lục, Quốc gia, và Miền tại Hoa Kỳ:

1) Sydney, Úc châu: Anh chị Chủ Nguyền Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Vũ Thị Bạch-Yến 2) Danmark, Âu châu: Anh chị Chủ Nguyền Giuse Nguyễn Hải Trường & Maria Nguyễn Thị Thay 3) Toronto, Canada: Anh chị Chủ Nguyền Michael Huỳnh Thanh Huy & Agnes Trần Cát Hạnh. 4) Nhật Bản: Anh chị Chủ Nguyền Giuse Phạm Đức Kiên & Maria Ngô Thị Tâm 5) Orange, Miền Nam California, nơi “Gốc” mở Khóa I, tháng 6/1987: Anh chị Chủ Nguyền Gioan

Baotixita Nguyễn Văn Tuấn & Theresa Hài Đồng Nguyễn Hương Theresa 6) San Jose, Miền Bắc California, nơi lớn đầu tiên lmsl mở Khóa ngoài Nam Cali, tháng 12, 1991: Anh

chị Chủ Nguyền Antôn Đoàn Ngọc Hoàn & Anna Phạm Thu Hằng. 7) Houston, Miền Trung Nam Hoa Kỳ: Anh chị Chủ Nguyền Phêrô Vũ Hữu Thự & Maria Đào Thị

Kim-Nguyệt. 8) Atlanta, Miền Đông Nam Hoa Kỳ: Anh chị Chủ Nguyền Luca Phạm Văn Kiên & Teresa Nguyễn Thị

Nga

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 23  

9) Washington. D.C., Miền Thủ đô: Anh chị Chủ Nguyền Phanxicô Xavier Phạm Công Tự & Theresa Phạm Thị Yến

10) “Boston”, Miền Đông Bắc New England: Anh chị Chủ Nguyền Phaolô Phạm duy Thông & Cecilia Phạmduy Diệu-Tú (theo thực tế để liên lạc, vì Miền đang nghiên cứu).

11) Detroit, Miền Trung Bắc: Anh chị Chủ Nguyền Miền Phanxicô Nguyễn Hữu Nam & Matta Lê Thị Chi

3. Ký Nguyền: Anh chị Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Nguyễn Uyên-Phương.

4. Quý Nguyền: Anh chị Antôn Nguyễn Tường & Maria Nguyễn Thị Thưởng.

5. Trưởng Ban Song Nguyền: Anh chị Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Hà Thanh-Thuỷ

6. Trưởng Ban Liên Gia: Anh chị Phêrô Huỳnh Ngọc Thảo & Cecilia Nguyễn Thị Kim-Chi.

7. Ban Truyền Thông và Tài Liệu: Anh chị Đaminh Bùi Văn Bằng & Têrêsa Nguyễn Thị Yến. Anh chị Đaminh Vũ Tiến Xuân & Maria Vũ Thị Bạch-Yến. Anh chị Giuse Chu Quang Chàng & Anna Nguyễn Thị Vân-Điền.

Ít điểm thực hành cần thiết:

a) Nếu thêm nhu cầu, thì thêm các Ban, các Uỷ viên, để được ích lợi hơn.

b) Trường Nội Dung (TND/TƯ/HN) đã làm việc và sẽ công bố.

c) BĐH/TƯ/HN cộng tác, đưa ra đường hướng, mà không thay thế các BĐH địa phương.

d) Mọi thành viên có bổn phận tôn trọng, duy trì, và phát huy đặc tính Đoàn Sủng “ID”, hay là cá tính Chúa Thánh Thần ban cho CT.

e) Cần theo các Thủ Bản để thực hành, nhất là về Đoàn sủng của CT. Khi có đề án, thì cầu nguyện, bàn thảo, và biểu quyết trong Đại Hội (ĐH). Theo truyền thống, tổ chức ĐH 05 năm một lần(*). Lmsl hay Vị thay thế, có lời chót trưóc khi biểu quyết. Tất cả căn cứ theo Giáo luật về Đoàn thể CGTH.

Công bố này có hiệu lực từ ngày ký.

Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh

Ngày 02 tháng 02, năm 2015

Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J.,

Sáng lập Chương Trình TTHNGĐ.

Bellarmine College Prep.

960 W. Hedding St., San Jose, CA 95126 USA.

Email: [email protected]

Cellphone: 408 646 0921

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 24  

(*) Liên hệ tới “Ban Phó Nguyền”, Đại Hội 05 năm một lần, và với Dòng Tên:

Ban Phó Nguyền: Gọi là “Ban” vì hiện thời gồm ít là 11 nơi. Nếu có nơi hay Miền nữa thì thêm Phó Nguyền/TƯ/HN nữa. Ngoài ra, bầu chủ nguyền theo nhiệm kỳ, nên để được liên tục thì cần cả Ban Điều Hảnh ở mỗi nơi đều Chia Sẻ việc của Trung ương, nhờ vậy mong mục đích “Thương yêu Gần gũi bằng Việc Làm” được ích lợi hơn.

Đại Hội Song Nguyền Thế Giới (ĐH/SN/TG) và việc Phối Hợp toàn thể CT/TTHNGĐ: Để dễ sùng mộ cầu xin, dễ có song nguyền hải ngoại dự chung với song nguyền Quê Nhà, CT quen tổ chức ĐH/SN/TG dưới Chân Dung Đức Mẹ La Vang, Huế, vào sau Tết Nguyên Đán, 05 năm một lần. Vậy cần sự phối hợp giữa CT ở hải ngoại và CT ở VN; cụ thể là giữa Cha TLN/Toàn quốc/VN với Cha TLN/TƯ/HN, và với Cha TLN của CT tại TGP Huế, hiện nay cũng là Cha Giám nguyền Toàn quốc; và dĩ nhiên với các nơi, gần nhất là Đà Nẵng. Để phát khởi, thì một trong ba Vị TLN sẽ gợi ý để có Ban Tổ Chức ĐH/SN/TG.

Để thể hiện “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm” giữa Hải Ngoại và Quê Nhà, lúc bình thường nhất là khi hữu sự, mong các Ban nghành cũng như mọi song nguyền đều năng liên lạc, như gửi cầu nguyện Hoa Thiêng, điện thư, chia sẻ vui buồn, đặc biệt khi lâm chung, qua đời. Thật tuyệt vời cảnh Thiên Đàng dưới thế theo Ơn Chúa Thánh Thần:

Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,

Anh em được sống vui vầy bên nhau,

Như dầu quý đổ trên đầu

xuống râu xuống cổ áo chầu A-ha-ron

(Tv. 133: 1-2)

Với Dòng Tên hiện nay và lâu dài: Tổ tiên dạy “Cây có cội, Nước có nguồn”, mà lmsl là một tu sỹ Dòng Tên, thuộc Tỉnh Dòng California. Khó lường được số linh mục Dòng gốc VN ở hải ngoại trong tương lai. Vì vậy năm 2012 lmsl đã liên hệ với Cha Giám Tỉnh Dòng Tên VN, và được Cha Giuse Hoàng Văn Quảng, S.J. nhận làm Phụ Tá, thể hiện sự Nối Kết giữa Cội Nguồn với CT. Cha đã thăm viếng và giảng Tĩnh Tâm cho nhiều nơi.

Với hình thành cơ chế mới, lmsl nghỉ việc TLN nên không còn danh xưng “phụ tá”. Tuy nhiên, sự Nối Kết giữa Dòng Tên và CT vốn thật ích lợi cao quý từ lúc khởi đầu cũng như trong tương lai.

Mong Cha Giuse và mong có Vị sau Cha, tiếp tục lâu dài việc thăm viếng khích lệ, nhất là giảng Tĩnh Tâm Linh Thao (“Linh Thao Song Nguyền”) để các song nguyền dễ sống đời gia đình trên nền tảng Kinh Thánh vừa thâm sâu vừa thực tể.

Mong CT ở từng nơi và các nơi đều đi vào hồn Kinh Thánh qua Quý Cha Dòng Tên mà Thánh Gia đã dùng một tu sỹ Dòng Tên để lập ra CT.

CT ghi ơn Tỉnh Dòng California, Tỉnh Dòng VN, Cha Giuse, và các Vị sau Cha.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 25  

Chương Trình Thăng Tiến

Hôn Nhân Gia Đình

TRƯỜNG NỘI DUNG (*)

Trường Nội Dung (TND) là Lõi Tuỷ để truyền đạt Đoàn Sủng hay “ID - Identity” của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (CT/TTHNGĐ) qua Khóa Căn Bản (KCB), rồi các Khóa khác. Để tới Mục đích “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm”, trên Nền tảng “Khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi”, ở đây nêu lên ít điểm cần thiết về TND:

I. Ý nghĩa TND và Liên hệ theo Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành: 1. TND là một nhóm người (a) đã dự KCB; (b) đã tích cực sinh hoạt trong CT ít là từ 03 năm trở lên. (c)

Cặp/nhóm này đã được huấn luyện theo Tài liệu của CT, liệt kê trong Mục V ở dưới; (d) được Cha Linh Nguyền sở tại chấp thuận để chịu trách nhiệm về nội dung của Khóa. Mọi học tập để thay đổi về tâm lý đạo đức đều do nội dung hay “ID” của CT, qua việc Diễn giải và Mời Xả Cõi Lòng trong KCB. Rồi qua Họp Liên Gia và Họp Song Nguyền, là hai sinh hoạt chính của CT, để Nối Dài hay “Giữ Lửa” Bừng Lên từ KCB.

2. Nếu có nơi mời, thì TND ở địa phương hay ở trung ương cần thể hiện “Hồn Tông Đồ Song Đôi”, bằng cách đi mở Khóa ở đó. Nếu không mở Khóa thì TND vô ích và CT cũng vô ích. Mở Khóa ở nơi cũ và ở nơi mới, chưa có CT.

3. Người mời để mở Khóa ở một địa sở là Cha Xứ hay Cha Quản Nhiệm, hay Vị/Người được uỷ nhiệm. CT hoàn toàn kính trọng Giáo quyền sở tại, theo Giáo Luật quy định về Đoàn thể CGTH.

4. Mỗi Khóa mang số thứ tự từ thuở đầu. Nay (2/2015) là Khóa thứ 627. Lấy số Khóa từ lmsl. Sau này, để biểu lộ “nên một” (Jn. 17: 11), sẽ luân phiên giữa Hải ngoại và Quê Nhà, 05 năm một lần. Do việc Thánh Mẫu yên ủi các tín hữu ở La Vang, mà nhiều năm trước, lmsl đã nhờ Cha Phaolô Nguyễn Luận, TLN/Huế và Giám Nguyền TND/TQ, sẽ cho số Khóa. Lmsl còn cho số Khóa trong 05 năm tới. Tiếp theo là Cha Phaolô. Thứ III là Cha TLN/HN, rồi Cha TLN/TQ, hay Vị do các Ngài uỷ nhiệm, v.v.

II. Cha Linh Nguyền, Ban Điều Hành, và Trường Nội Dung. 1) Là Đoàn thể CGTH thì phải theo đường lối của Hội Thánh. Vậy Chương Trình ở bất cứ cấp bậc nào,

Giáo Xứ, Cộng Đoàn hay Trung Ương, đều cần có Cha Linh Nguyền (thường là Cha Xứ hay Cha Quản Nhiệm, v.v.). Trường Nội Dung là thành phần của Chương Trình nơi liên hệ, nên nằm trong mà không biệt lập ra ngoài Ban Điều Hành trực thuộc.

2) Là một linh mục, thì đã cần được đào tạo nhiều năm về Kinh Thánh, Thần học, Tu đức, Mục vụ, v.v. Vậy nếu Ban Tổ Chức mời một linh mục chưa dự Khóa và ngài chấp nhận, rồi trao tài liệu, thì có thể chưa sát với Đoàn Sủng “ID” của CT, nhưng hướng dẫn trong Khóa là chính đáng, thí dụ 20 phút Kinh Thánh làm Nền Tảng cho mỗi Buổi, v.v. Không có linh mục thì không có Khóa, vì cần Thánh Lễ, Bí Tích Hòa Giải, cần Linh Nguyền Toàn Khóa, v.v. Đôi khi có luật trừ, nhưng luật chung là chính.

3) Về giáo dân, (xem phần I.1 trên) để là thành viên của TND, ngoài việc được Cha Linh Nguyền chấp thuận (một cặp cũng như cả TND), thì cặp đó cần khiêm nhường và tích cực học tập (nhấn mạnh chữ “tập” vì đặc tính của CT là “làm” cụ thể, không lý thuyết trừu tượng), lúc đó mới có thể “Diễn Giải” (lấy đời sống mình mà “giải” ra, “diễn lại cụ thể” điều mình đã sống, đã xin lỗi, nên vui hơn). Từ đó

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 26  

đi tới phần chính yếu của Khóa, là Mời khóa viên Tự Xả Cõi Lòng, để cũng thay đổi cùng với mình, tức là cũng cảm nghiệm thấy Vui hơn vì Gần gũi hơn, từ Gần Chúa đến gần người, qua xin lỗi, cảm ơn.

4) TND có tính cách chuyên môn, nên như xác nhận ở mục I.1, không thể hấp tấp là thành viên trong TND. Nhưng nếu đã ở lâu trong TND, thì dễ cho mình thông hiểu hơn... Lúc đó cần đến Nền Tảng của Chương Trình là Khiêm Nhường “Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi”. Khẩn thiết theo gương Chúa không tội mà chết cho tôi là kẻ có tội, nên dầu tưởng mình không lỗi, thì vốn thành thật Xin lỗi, để Chúa vui, người vui, và mình vui. Nhờ việc cụ thể này, mình được sống trong Gần gũi, Tin Cậy Cởi Mở, trong “nên một” (cf. Jn. 17: 11).

5) Khi vì ích lợi cho tha nhân và Chương Trình, thì dầu muốn nghỉ cũng tiếp tục làm trong TND. Còn khi tế nhị hay khó khăn cho CT hoặc Cha Linh Nguyền, thì cần theo gương Thánh Gioan Tiền Hô “Người phải lớn lên, còn tôi phải hạ xuống – He must increase, but I must decrease” (cf. Jn. 3: 30).

III. Trường Nội Dung các nơi. 1) Lý tưởng là mỗi nơi đều có TND, tuy hầu như không thể. Nhưng thực tế là sau ít Khóa ban đầu, lmsl

đã không làm một mình, mà “Trao Ra”, tập cho người khác Diễn giải hay Mời Xả Cõi Lòng khi có thể. Vậy TND đã hình thành từ xưa. Riêng năm 2014, Quê Nhà VN đã tự mở lấy trên 30 Khóa. Hải ngoại đã tự mở nhiều Khóa ở Sydney Úc châu, ở nhiều nơi Hoa Kỳ, như Orange, San Jose, Atlanta, Norcross, GA., Charlotte, N.C., Greenville, S.C., v.v.; hoặc tự túc hầu hết như ở Toronto Canada, ở Miền New England, hoặc ở Houston, v.v.

2) Một ngoại lệ, đó là anh chị Hoàng Duy Tân&Bích-Sơn: Anh đã đi mở Khóa, đi huấn luyện TND cho nhiều nơi ở nhiều quốc gia, cả Quê Nhà. Lmsl đã mời anh làm “Phụ Tá Nội Dung” từ xưa. Anh ít hơn lmsl mấy tuổi, nhưng nơi nào cần anh như trước, thì mời anh tiếp tục.

IV. Trường Nội Dung Trung Ương Hải Ngoại (TND/TƯ/HN) [thích ứng thì áp dụng được cho TND/TQ/VN].

1. Vì nhiều nơi không thể có TND, nên cần nơi khác giúp, mà nơi chính là TND/TƯ/HN. Đã có TND này, đã mở nhiều Khóa ở nhiều nơi. Nay kiện toàn để ích lợi hơn.

2. TND/TƯ/HN kính trọng các TND địa phương. Nếu được mời, thì cộng tác để kiện toàn, mà không thay thế bất cứ việc gì mà TND sở tại có thể làm.

3. TND/TƯ/HN giúp kiện toàn bằng cách: (a) Mở Khóa vì địa phương chưa có CT; ngay trong Khóa đầu này, cần chỉ dẫn bao nhiêu có thể, mong địa phương làm được bất cứ việc gì; (b) Huấn luyện TND cho địa phương, thực tế là chỉ dẫn từng cặp, từng việc “được tới đâu hay tới đó”, điều mà lmsl hay anh Hoàng Duy Tân luôn thực hiện; (c) Sáng kiến tuỳ theo thực tế, miễn sao giúp được một cặp/các cặp Gần gũi nhau HƠN, Khiêm nhường HƠN, dễ “Choàng Tay trong Cầu nguyện để Xin lỗi, Cảm ơn nhau HƠN”, như vậy là giúp Khóa được kết quả HƠN, là đào tạo TND từng bước qua thực hành; v.v.

4. Nếu TND sở tại tự mở Khóa cho mình hay cho nơi khác, thì (a) ngoài các Cha Linh Nguyền và BĐH liên hệ ra, cần biểu lộ sự hợp nhất “nên một” (Jn. 17: 11), bằng cách trao đổi với (b) lmsl khi sống [lmsl sẽ thông báo với (c)]; rồi với (c) --Cha TLN/HN, --Chủ Nguyền/HN, và --TND/HN.

V. Tài liệu cần học tập để là Thành viên trong TND: Trong 30 sách lmsl đã xuất bản, có 09 sách là Thủ bản của CT/TTHNGĐ, gồm 06 sách bằng tiếng Việt, và 03 sách bằng tiếng Anh. Các sách đều có đề cập tới TND, như:

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 27  

1. Sách Nền Tảng và Nội Dung của CT/TTHNGĐ: (a) Phần III về Kinh Thánh, trang 281-366; (b) Phần IV về Diễn Giải, trang 367-530; (c) Phần V về Mời Tự Nói để Xả Cõi Lòng, trang 531-696. Không thể bỏ được hai Phần đầu về Nền Tảng của CT và về Cách Tổ Chức KCB. Sách này thật thiết yếu vì là “Nền Tảng và Nội Dung” của CT. Có người đã nghiền ngẫm rách “bẩy cuốn tất cả” (anh Hoàng Duy Tân).

2. Sách Kiện Toàn CT/TTHNGĐ: Nếu không đọc nghiêm túc trong Cầu nguyện, thì giống như không biết các Tu Chính của Hiến Pháp, nên đã sai lệch khi áp dụng Hiến Pháp, sai lệch khi Diễn giải hay Mời Xả Cõi Lòng.

3. Sách Hướng Dẫn Sinh Hoạt trong CT/TTHNGĐ: Quyển I về (a) Nội Quy của CT/TTHNGĐ, từ trang 17; (b) Đoàn Sủng (tu sửa) của CT, từ trang 33; (b) Mục đích và Phương Pháp Chia Sẻ trong CT, từ trang 99; (c) Quyển II về “Nội tâm Trợ nguyền”, từ trang 603.

4. Sách CHỈ NAM CT/TTHNGĐ, đặc biệt (a) Kinh Hôn Nhân Gia Đình, trang 11, và Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ, trang 12; (b) Khuôn Vàng Thăng Tiến, trang 15-17; (c) Phần IV: Tổ Chức KCB, từ trang 105; (d) Phần V: Mời Tự Nói để Xả Cõi Lòng, từ trang 133; (e) Phần VI: Chầu Thánh Thể trong Khóa, từ trang 160.

5. Sách Hồi Ký TÌNH YÊU THĂM THẲM rất cần, nếu muốn tìm hiểu về --Diễn tiến để có Kinh Hôn Nhân Gia Đình, Kinh Đoan Nguyền Phục Vụ, và Huy Hiệu Tình Yêu (từ trang 76); --Những Khóa “Nắng Mưa” ban đầu ở Hoa Kỳ, Canada (từ tr. 165), hay ở --Úc châu và Âu châu (từ tr. 187); --Khóa Đầu Tiên ở Quê Nhà (từ tr. 267); --Việc trong Khóa #394 ở Nhật Bản (trang 386); --Tình Khúc “Nưu – Rô”, hay Chữ Ký của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trên Huy Hiệu của CT và sự khuyến khích của Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương khi là Đức Ông Chánh Xứ ở New Orleans, LA. (từ tr. 188); --Các liên hệ tới Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, như Khóa #100 ở Atlanta (từ tr. 176), có anh chị Quyết&Điệp, anh chị Bảo&Phước, anh Nguyễn Quang Vinh, v.v. lo các việc; nơi khác chép lại Văn Thư của ĐÔ (trang 338); --Việc “Không Đạo đi Khóa, rồi Vào Đạo”...(trang 251); --vân vân.

6. Tài liệu CÁCH MỚI về Diễn Giải và Mời Xả Cõi Lòng trong KCB.

[đã thích ứng để thành tài liệu “Cách Mới” riêng ở Quê Nhà] a. Đây là Tài liệu “Bừng lên Sức Sống Mới”. Dễ làm HƠN; tốn ít thời giờ HƠN; khóa viên và trợ

nguyền gần gũi thâm sâu HƠN khi cùng Chầu Thánh Thể, v.v. b. Lmsl chăm chú tự sửa sai trong mấy chục năm mới cô đọng thành “Cách Mới” này. Tài liệu dày hơn

04 trang, nhưng thật là “Tân Trang” (không dám so với “Tân Ước” kẻo phạm thánh, nhưng mong liên tưởng này giúp hiểu CÁCH MỚI rất khẩn thiết để tốt HƠN trong Khóa).

7. Còn có các Khóa sau KCB, (a) như Khóa Tu Nguyền (sách HDSH, tr. 537), Khóa Đoàn Sủng (tài

liệu rời), v.v. Để tiến triển hơn, mong TND các nơi, đặc biệt TND/TƯ/HN Cầu nguyện, nghiên cứu, và tích cực tổ chức. (b) Ngoài ra, Vị/Cặp nào thấu suốt nội dung lõi tuỷ hay “ID” của CT, thì sau khi cầu nguyện và bàn thảo, có thể đưa ra Khóa khác để làm nổi bật Mục Đích “Yêu thương Gần gũi bằng Việc Làm”, trên Nền Tảng “Khiêm nhường Biết lỗi, Nhận lỗi, Xin lỗi, Sửa lỗi, Tha lỗi”, qua Phương Pháp “Ý chí Cảm nghiệm Cụ thể, để Thay đổi Đời sống, bằng cách Khiêm nhường Nói Ra Một Yếu đuối Mình đang chiến đấu”, nhờ vậy tạo thành Bầu Khí “Tin Cậy, Cởi Mở” trong gia đình, đoàn thể, xã hội, và trong Giáo Hội (cf. sách “Chỉ Nam”, tr.15). (c) Mở bất cứ loại Khóa cao cấp nào, cần bàn hỏi với Cha LN sở tại, với lmsl khi còn sống, rồi với Cha TLN/HN, với Chủ nguyền/HN và TND/HN.

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 28  

** ƠN CHÚA là “Tài Liệu” trên hết! Không thể là thành viên của TND nếu thiếu CẦU NGUYỆN trong Khiêm nhường. Thành khẩn xin CẦU NGUYỆN, KHIÊM NHƯỜNG CẦU NGUYỆN.

VI. Danh sách Trường Nội Dung Trung Ương Hải Ngoại (Cập nhật khi cần để ích lợi hơn. Dĩ nhiên VN có người riêng): 1) Anh Chị Song Nguyền Giuse Phạm Văn Quyết & Anna Nguyễn Thị Điệp. 2) Anh Chị Song Nguyền Luca Phạm Văn Kiên & Têrêsa Nguyễn Thị Nga. 3) Anh Chị Song Nguyền Giuse Đặng Văn Kiếm & Têrêsa Nguyễn Uyên-Phương. 4) Anh Chị Song Nguyền Giuse Đinh Quang Anh & Têrêsa Hà Thanh-Thuỷ. 5) Anh Chị Song Nguyền Giuse Trần Xuân Phúc & Lucia Hồ Thị Mộng-Thu. 6) Anh Chị Song Nguyền Phaolô Nguyễn Hữu Trứ & Têrêsa Bùi Thị Thiên-Hương. 7) Anh Chị Song Nguyền Giuse Chu Văn Quý & Maria Hoàng Thị Tuyết-Mai. 8) Anh Chị Song Nguyền Phêrô Phạm Đình Chính & Maria Bùi Thị Kim-Phượng. 9) Anh Chị Song Nguyền Antôn Hoàng Duy & Maria Vũ Nga. = Thao Thức - Hy Vọng: Không mở Khóa thì không ích lợi cho ai, không làm “Tông Đồ Song Đôi trong Hội Thánh”. Không Họp Liên Gia, Họp Song Nguyền sau Khóa, thì phai mờ Đoàn Sủng “ID” của Chương Trình là GẦN GŨI qua VIỆC LÀM. Có “thương yêu gần gũi bằng việc làm” khi thường xuyên “Choàng Tay trong Cầu nguyện, để Khiêm nhường Xin lỗi - Cảm ơn”. CT sống hay chết tuỳ thuộc vào mỗi song nguyền thực hành việc “lõi tuỷ” là Cầu Nguyện để Khiêm nhường Xin lỗi - Cảm ơn này. (*) Nhan đề này là TRƯỜNG NỘI DUNG, không thêm “Toàn Quốc VN” hay “Trung Ương Hải Ngoại”, vì tất cả căn cứ trên Giáo Luật về Đoàn thể CGTN, và trên Đoàn Sủng “ID” của Chương Trình TTHNGĐ. Do đó, với đôi chút thích ứng theo thực tế, tài liệu này cần thiết cho Chương Trình ở Hải Ngoại cũng như ở Quê Nhà.

Tin Cậy nơi Ơn Phù Trợ của Thánh Gia, Giêsu - Maria - Giuse, Xác Nhận trên đây về Trường Nội Dung có hiệu lực từ ngày ký. Thứ Tư Lễ Tro, Ngày 18 tháng 02, 2015 Lm. Phêrô Chu Quang Minh, S.J. Sáng lập Chương Trình TTHNGĐ

Bellarmine College Prep. 960 W. Hedding St., San Jose, CA. 95126, USA. Cell: 408 646 0921 Email: [email protected]

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 29  

Giới thiệu sách:

“TÌNHYÊULÀSỨMỆNHCỦACHÚNGTA–ĐỂGIAĐÌNHĐƯỢCSỐNGDỒIDÀO”

GIÁOLÝCHUẨNBỊĐẠIHỘITHẾGIỚICÁCGIAĐÌNH2015

WHĐ (27.02.2015) – Trong khung cảnh Giáo hội toàn cầu đang hết sức quan tâm đến ơn gọi và sứ vụ gia đình, vì “tương lai của nhân loại đi ngang qua gia đình” (Familiaris Consortio, 86), Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập hai Thượng Hội đồng Giám mục liên tiếp bàn về gia đình: Khoá ngoại thường thứ ba đã diễn ra vào tháng Mười năm ngoái, và Khoá thường lệ thứ 14 sẽ nhóm họp tại Roma vào tháng Mười sắp tới. Hơn nữa, Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VIII –diễn ra ngay trước Khoá họp thường lệ này của Thượng Hội đồng–, với chủ đề “Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta – để gia đình được sống dồi dào” lại càng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội.

Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VIII được tổ chức tại Philadelphia, Hoa Kỳ từ ngày 22 đến 27 tháng Chín 2015. Để chuẩn bị cho Đại hội này, Tổng giáo phận Philadelphia đã soạn thảo Tập sách Giáo lý chuẩn bị:

“Tập giáo lý này giải thích giáo huấn công giáo về tính dục, hôn nhân và gia đình vốn phát xuất từ niềm tin cơ bản, tin vào Chúa Giêsu. Tập giáo lý này bắt đầu với trình thuật tạo dựng, trình bày tóm tắt về sự sa ngã và những thách đố chúng ta đang đối diện, nhưng nhấn mạnh kế hoạch của Thiên Chúa để cứu độ chúng ta. Tình yêu là sứ mệnh của chúng ta. Chính tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân đem đến cho chúng ta sự sống dồi dào.

Trong tập giáo lý này, chúng tôi cố gắng trình bày giáo huấn công giáo theo cách mới mẻ, rõ ràng, dễ hiểu đối với người công giáo hôm nay và tất cả những ai thành tâm thiện chí… Chúng tôi hy vọng các bài giáo lý mới này trình bày cho anh chị em vẻ

đẹp và tính xuyên suốt của giáo huấn công giáo, vốn là sự khôn ngoan cao cả tuyệt vời, và nguồn mạch dồi dào để canh tân trong mọi thời đại, kể cả thời đại chúng ta” (Trích Lời mở đầu).

Tập Giáo lý chuẩn bị gồm 10 bài: (1) Được dựng nên để chung hưởng niềm vui; (2) Sứ mệnh yêu thương; (3) Ý nghĩa tính dục con người; (4) Hai nên một; (5) Tạo dựng tương lai; (6) Mọi tình yêu đều mang lại hoa trái; (7) Ánh sáng trong một thế giới tăm tối; (8) Một mái ấm cho những trái tim mang thương tích; (9) Bản chất và vai trò của Hội Thánh: Là người mẹ, người thầy, gia đình; (10) Chọn sự sống.

Mười bài giáo lý này –với các câu hỏi thảo luận cuối mỗi bài– có thể dùng để học hỏi, sống và chia sẻ trong gia đình, giữa các gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, trong vòng mười tháng, cho đến tháng Chín 2015.

Tập Giáo lý chuẩn bị đã được Uỷ ban Mục vụ Gia đình trực thuộc HĐGMVN chuyển ngữ sang tiếng Việt (Nhà xuất bản Tôn Giáo, 156 trang khổ 13,5 x 20 cm, giá bìa: 20.000đ).

Quý độc giả có nhu cầu mua sách xin liên hệ:

Uỷ ban Mục vụ Gia đình – Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam

72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, Tp.HCM;

ĐT: (08) 3820.5242; ĐTDĐ: 090 632.5382;

Email: [email protected]

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 30  

ính chào Qúy Đức Cha, Qúy Đức Ông, Cha Sáng lập, Qúy cha, Qúy Tu Sỹ và Qúy AC Song nguyền thân mến,

Ngày “HỘI VUI SONG NGUYEN”! Một nhịp cầu kết nối yêu thương! khắp năm châu hân hoan chờ đón, giấc mơ nay đã thành! với tâm tình này, song nguyền Nhật Bản cũng xin được góp nhặt một chút tấm lòng nhỏ bé trao gởi đến “ĐẠI GIA ĐÌNH YEU THƯƠNG”. Cùng mong nhận được mọi sự hướng dẫn, khích lệ và nâng đỡ... Chương Trình TTHNGĐ có mặt tại Nhật, như: “một cái duyên, một sự tình cờ..!” nhưng, như lời cha TLN P.M. Nguyễn Hữu Hiến của chúng con nói: “Đây là Hồng Ân Chúa thương ban cho Giáo Đoàn tại Nhật”. Vào tháng 4 năm 2007, khi có sự chấp thuận của cha P.M. Nguyễn Hữu Hiến, khóa Căn Bản 368 đầu tiên đã khai mở tại Himeji, Osaka, với sự tham dự của 26 khóa viên, diễn giải viên chỉ có mình “Bố Gìa”, một cặp “lính mới chạy vòng vòng”, 1 gia đình phục vụ nấu ăn, và Thánh Lễ mãn khóa có thêm 2 cha đồng tế. Nhưng mọi chuẩn bị “trong-ngoài” cho khóa, thì cũng tươm tất, hoành tráng với biểu ngữ, hoa, nến, tập làm việc khóa viên… hoàn hảo như “một khóa

chính quy chuyện nghiệp!” (lời cha Sáng lập khen) Cũng từ cái “Duyên” này, giờ đây số thành viên đã tăng hơn 200 (trong số này có 4 cha) với 9 khóa Căn Bản và 1 khóa Đoàn Sủng. Khi đọc thấy con số khiêm nhượng này, xin Qúy cha, Qúy anh chị cho chúng con xin một lời “Tạ Ơn” vì thật không dễ với con số này tại Nhật, bởi những yếu tố sau đây: * Nước Nhật có hình cánh cung, khi viết chữ “ J ” (Japan) hơi nghiêng, trông gần giống địa hình nước Nhật. Diện tích rộng khoảng 378.000 km2 vuông (lớn hơn VN khoảng 50 ngàn km2) gồm 4 đảo lớn từ đông bắc xuống tây nam: Hokaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và khoảng 6.800 đảo nhỏ, 70% là núi, rừng, chỉ có khoảng 5% là đồng bằng… * Dân số Nhật Bản khoảng 128 triệu. Nam giới thọ trung bình 79 tuổi, Nữ giới 86 tuổi. * Người Nhật không sùng bái đạo nào cả, trên nguyên tắc họ theo Thần Đạo và Phật Giáo (rất ít khi đến chùa), tuy vậy, Nhật Bản có nhiều đền, chùa cổ kính và đẹp. Người công giáo chỉ khoảng hơn 350.000 ngàn người, với những giáo xứ nhỏ, kiến trúc đơn giản và ở xa nhau. Cha Sáng lập đến Nhật đã nhận xét: “Tôi đi hằng trăm cây số, nhưng không thấy một ngôi nhà thờ nào cả!” Người VN định cư tại đây có khoảng 20.000 ngàn, sống rải rác nhiều vùng xa xôi, ngoài Tokyo. Số người công giáo có khoảng 5.000 người, những nơi có đông người Việt thì có Thánh lễ bằng tiếng Việt Nam mỗi tháng 1 lần. Vài nét đặc trưng nữa về Nhật Bản: * Người Nhật coi “hãng xưởng quan trọng như căn nhà, như cuộc sống của mình”, họ tận tụy với

K

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 31  

hết khả năng, trách nhiệm, họ thường đến hãng sớm và về trễ. Họ làm nhiều giờ, trở về nhà thường rất muộn, khoảng 10-11 giờ đêm. Người Nhật rất lịch sự từ cách ăn măc, đến giao tiếp, phục vụ… họ sống nguyên tắc, tinh thần ý thức trách nhiệm và kỷ luật rất cao, nên có vẻ hơi…“ Lạnh Lùng và Khép Kín”! * Ngày nay Nhật Bản Ăn Tết theo Dương Lịch, nhiều người cũng đến chùa xin quẻ xăm, xin lộc. Vào tuần thứ 2 sau Tết có ngày lễ nghỉ gọi là “Lễ Thành Nhân” (mừng thanh niên, thanh nữ tròn 20 tuổi) Dịp lễ này nhiều cô gái mặc những bộ Kimono rất đẹp, đi dự tiệc, đi dạo phố, đi chùa … * Nhật Bản có 4 mùa xuân hạ thu đông rõ rệt. Khí hậu ấm áp, phong cảnh đẹp vào các tháng 3, tháng 4, tháng 5 của mùa xuân và mùa thu của các tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Mùa Xuân, cũng gọi là Mùa Hoa Anh Đào, hoa nở rộ vào đầu tháng 4, chỉ rộ lên trong khoảng 1 – 2 tuần lễ, sau đó gặp 1-2 trận mưa, gío, hoa rụng, tàn hết, nhú ra những lá xanh non mơn mởn. Mùa Hoa Anh Đào có phong tục: “HANAMI” (đi ngắm hoa) Trong gia đình hoặc bạn bè tìm một ngày cuối tuần, rủ nhau ra công viên hay một nơi nào lý tưởng, cùng nhau ăn uống, vui chơi ca hát, tâm tình, thư dãn…ngắm hoa, ngắm người. Mùa Hoa Anh Đào cả nước đâu đâu cũng thấy hoa, trời đêm vẫn trong sáng bởi muôn ngàn sắc hoa trắng, hồng đậm, hồng nhạt, cánh hoa mong manh, thơm nhẹ. Nhiều nước cũng có hoa Anh Đào, nhưng người Nhật đã khéo tạo ra những bản sắc, phong cách riêng, làm nên nhiều truyền thống, văn hóa rất đặc thù của riêng nước họ… Vào mùa Thu, mùa Đông trời lạnh rủ nhau đi tắm “ONSEN” (suối nước nóng) ngắm lá phong đỏ. Ở những khách sạn kiến trúc theo lối truyền thống Nhật: ngồi bàn thấp, trên những miếng đệm vuông, thưởng thức những món ăn, đặc sản của mỗi vùng, cách trang trí món ăn của họ rất cầu kỳ và đẹp mắt. Phòng ngủ nhỏ được trải nệm dầy, chăn, gối, khăn, áo ngủ, phẳng phiu, mượt mà… mọi thứ

chuẩn bị rất kỹ lưỡng: tivi, điện thọai, 1 bình hoa nhỏ, với vài 3 bông, lá, phong cách hài hòa, ấp áp… * Dịp Noel, trước 1-2 tháng, các cửa hàng đã trưng bầy lộng lẫy qùa cáp, người đi lại mua sắm nhộn nhịp và những ca khúc Noel quen thuộc, rộn rã cũng vang lên…nhưng chỉ là dịp để câu khách, “thương mại”. Sáng ngày 25/12 không khí Noel đã “biến mất”, nhường cho không gian trưng bầy phong cảnh, hàng quán ngày Tết, phố xá đã đông vui, nhộn nhịp, người người đi lại mua sắm Tết! *Tâm tình người Nhật đón Tết không nhiều hình thức, tất bật vội vã, lo lắng qùa cáp, nấu nướng như người VN…Đa số tâm trạng thấy thoải mái vì được nghỉ “xả hơi nhiều ngày”! một số đi du lịch nước ngoài hoặc về vùng quê chơi, thăm, ăn Tết với cha mẹ, bạn trẻ thường rủ nhau đi uống bia, uống rượu, hát Karaoke ở quán (tiền chia nhau trả) Món ăn ngày Tết, nấu nướng cũng rất công phu, trình bầy mỹ thuật, đẹp mắt, chủ yếu là món “Sushi” (cá sống) nhiều món cá khô rim, khoai củ, đậu… nhưng đa số đều đặt mua trước ở tiệm, cần lúc nào tiệm sẽ mang tới. Các bà nội trợ chỉ nấu 1-2 món súp đơn giản, đĩa rau sống, món “nhậu lai rai” thì mua vài loại thịt nguội, vài món cá nhỏ rim, ít loại đậu rang, vài món dưa muối thế là xong! * Còn về “an ninh, trận tự và sạch sẽ” thì cả thế giới đã thấy và hết lời khen ngợi… Cha Sáng lập cũng thường khen: “cha đi hàng trăm nước trên thế giới chưa thấy nơi nào sạch sẽ, tinh thần trách nhiệm, tự giác cao như người Nhật”. Nhưng nước nào, người nào, vấn đề nào thì cũng có những mặt “tiêu cực” , chỉ là nhiều hay ít mà thôi! Con mải “Quảng Cáo” về nước Nhật! Giờ muốn chia sẻ những sinh hoạt của chương trình, nhưng e qúa dài! Vậy con xin phép hẹn lần sau… Nhân đây, cận kề Năm Mới, chúng con kính chúc Quý Cha, Quý Tu Sỹ, Qúy anh chị và gia đình Sức Khỏe, An Vui và Thịnh Vượng, vạn sự như ý trong suốt Năm Ất Mùi 2015. Kiên & Tâm

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 32  

                                                    

   

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 33  

  

                                                  

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 34  

                                                    

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 35  

                                                    

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 36  

                                                    

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 37  

                                                    

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 38  

                                                    

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 39  

                            

Quý anh chị muốn nghe bài hát: Kinh Hôn Nhân Gia Đình xin vào YouTube Link: http://youtu.be/DljN5L6rtuk

“Vô cảm đối với tha nhân và với Thiên Chúa

cũng là một cám dỗ thực sự đối với các Kitô hữu chúng ta.

Vì thế, hằng năm vào Mùa Chay

chúng ta cần nghe lại lời các ngôn sứ lên tiếng

thức tỉnh lương tâm chúng ta”

(Sứ điệp Mùa Chay 2015 của ĐTC Phanxicô)

“Nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể khác cũng đau” (1 Cr 12, 26)

“Em ngươi ở đâu?” (St 4, 9)

“Anh chị em hãy củng cố tâm hồn!” (Gc 5,8)

VÒNG TAY SONG NGUYỀN SỐ 1 – THÁNG 3-2015 Trang 40  

Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng sắp được phong thánh

VATICAN. Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Chân phước Louis và Zélie Martin, sẽ được phong Hiển thánh trong dịp Thượng HĐGM thế giới về gia đình vào

tháng 10 năm nay. Trên đây là lời tuyên bố của ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, trong buổi thuyết trình hôm 27-2-2015 ở Roma về vai trò của các thánh trong đời sống Giáo Hội. Ngài nói: ”Tạ ơn Chúa, vào tháng 10 năm nay, Ông Bà song thân của thánh nữ Têrêsa thành Lisieux sẽ được phong thánh”. Chân phước Louis và Marie Zélie Guérin Martin thành hôn năm 1858 và có 9 người con, trong đó có 4 người chết sớm. 5 người con còn lại đều đi tu, trong đó có thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Bà Zélie Martin qua đời lúc 45 tuổi, tức là năm 1877 vì ung thư, còn Ông Louis Martin qua đời năm 1894 thọ 70 tuổi. Ông Bà được phong chân phước hồi năm 2008. Theo thủ tục thông thường, trước khi được phong thánh, còn cần phải có một phép lạ được nhìn nhận và sắc lệnh nhìn nhận phép lạ này sẽ được ĐTC cho công bố trước lễ Phục Sinh tới đây. Giai đoạn kế tiếp, ngài sẽ nhóm công nghị Hồng Y về vấn đề này đã tuyên bố ngày phong hiển thánh cho ông bà chân phước. Theo trang thông tin điện tử của Đền thánh Lisieux bên Pháp, một cuộc khỏi bệnh đang được bộ phong thánh cứu xét, liên quan đến một bé gái Carmen thuộc giáo phận Valencia, Tây Ban Nha. Hài nhi sinh thiếu tháng và có nhiều biến chứng phức tạp đe dọa sinh mạng, nhất là bị xuất huyết não. Cha mẹ em đã cầu xin Ông Bà chân phước Louis Zélie Martin cứu giúp, sau đó em đã được sống sót và hiện vẫn khỏe mạnh. ĐTC Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Ngài quen đặt ảnh thánh nữ trên kệ sách thư viện trong văn phòng của ngài khi còn là TGM giáo phận Buenos Aires. Trong sắc tay màu đen, ngài thường đích thân cầm trong các chuyến viếng thăm ở nước ngoài, ngoài những vật dụng tùy thân còn có cuốn sách tự thuật của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (CNS 4-3-2015) G. Trần Đức Anh OP