tháng 08, 2011 -...

40
Tháng 08, 2011

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tháng 08, 2011

Người Dân Số 252Trang 2

Hiện nay, chúng tôi nhận định như sau:1. Đảng Cộng Sản Việt Nam có lãnh thổ, có nhà nước, được các nước công nhận / bang giao, và là hội viên Liên Hiệp Quốc.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để khuyến dụ người Việt phải chấp nhận cộng sản. 2. Đảng viên Cộng Sản tranh giành, đấu đá về địa vị, về quyền lợi, và móc ngoặc làm ăn bất chính nên đã giầu có, tiền rừng bạc biển nhưng tối đại đa số đồng bào vẫn bị tước đoạt quyền tư hữu, quyền sống, quyền mưu sinh, quyền suy nghĩ, và miễn cưỡng khuất phục bạo quyền.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa dựa vào đó để nói là đã có những thành phần ngoài Đảng có tiền, có quyền, đất nước đã có đấu tranh chính trị và có mầm mống tự do dân chủ.3. Đảng Cộng Sản và bạo quyền tự đồng nhất hóa với Tổ Quốc, Quốc Gia, Dân Tộc. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa cho rằng những ai còn chống Đảng, chống Nhà Nước là không ái quốc và cản trở công cuộc phát triển đất nước.4. Quốc Tế Cộng Sản đã tan, nay Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung, đảng viên cộng sản nói riêng, ra sức ca tụng công lao của Hồ Chí Minh và của Đảng, gán hết tội lỗi cho Lê Duẫn, Lê Đức Thọ và những kẻ thất thế, để duy trì quyền bính và địa vị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa hùa theo, bày ra chuyện “đa nguyên” để duy trì sự hiện hữu của Đảng, hòng tâng công và được cho ăn ké.5. Đảng Cộng Sản Việt Nam bày kế phản tỉnh, chống đối cuội, để trong trường hợp nào cũng chỉ lọt sàng xuống nia: Vẫn cộng sản phe này, phe nọ thống trị. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa ca tụng phe phản tỉnh cuội là những... chiến sĩ tự do dân chủ, để quyền bính có vào tay phe này, thì họ vẫn có cơ ăn có.6. Bạo quyền cộng sản kêu gọi lòng thương yêu đất nước, tôn giáo, đồng bào của người gốc Việt Nam, để những người này bùi tai mang công của về đóng góp. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa xúi người gốc Việt Nam theo tình tự về nguồn, dụ dỗ đầu tư tiền bạc, chất xám, gửi tiền nhiều thêm về cho thân nhân để xây dựng quê hương, thực chất là để tư bản đỏ và tay sai bỏ túi.7. Bạo quyền cộng sản Việt Nam phát động mạnh chiến dịch hòa hợp hòa giải dân tộc bịp bợm để lường gạt những người dễ quên và người trẻ tuổi ít hiểu biết về cộng sản. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp sức bằng những lời lẽ ‘cao thượng’ xóa bỏ hận thù, quên quá khứ để ru ngủ người gốc Việt Nam ở hải ngoại.

8. Đảng Cộng Sản, bạo quyền và đảng viên cộng sản tiếp tục lên án những người thực tâm chống bạo quyền là Việt gian, phản quốc, tay sai, gián điệp để tạo ấn tượng bất lợi ở những người không am tường vấn đề.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa đồng tấu, cho những người chống bạo quyền là chống cộng lạc hậu, xơ cứng, ngoan cố và quá khích.9. Cộng sản tung sách báo, băng dĩa, gửi văn công đi trình diễn để lung lạc những thành phần tò mò, dễ tính và chuộng lạ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay bằng việc cổ võ giao lưu đối thoại một chiều, loan tin, phỏng vấn các thành phần cộng sản, thiên cộng, phản đối việc chống đối giao lưu một chiều là không tôn trọng dân chủ và thiếu tinh thần tự do.10. Cộng sản thuê mướn những kẻ đón gió trở cờ ở mọi lãnh vực, từng bước lũng đoạn cộng đồng người Việt Nam hải ngoại.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tâng bốc những tay sai đón gió trở cờ này là thức thời, phóng khoáng, cởi mở, yêu nước và biết thương xót đồng bào.11. Cộng sản cho bọn tu sĩ quốc doanh ra ngoại quốc bòn tiền tín hữu về xây dựng cơ sở buôn thần bán thánh.-Những kẻ cơ hội chủ nghĩa tiếp tay xúi giục cộng đồng gốc Việt đóng góp hậu hĩ. 12. Cộng sản làm tay sai cho Mỹ trong việc ngăn chặn Trung Cộng bành trướng. - Những kẻ cơ hội chủ nghĩa lập lờ kêu gọi chống Trung Cộng, củng cố chế độ để cộng sản đắc lực trong vai trò tay sai.13. Cộng sản được Hoa Kỳ yểm trợ vào WTO, khuyến khích tư bản Mỹ vào Việt Nam đầu tư để có tay sai, để được trao quyền khai thác dầu lửa và để Việt Cộng mang tiền bạc, nhân sự sang làm ăn ở Hoa Kỳ.- Những kẻ cơ hội chủ nghĩa kêu gọi cộng đồng gốc Việt về nước kinh doanh, chấp nhận người và vốn trong nước mang ra kinh doanh tại hải ngoại.

Trước bất kỳ lời lẽ, hành động nào của cộng sản và của những ai tự xưng là yêu nước, là trí thức, chuyên gia, chính trị gia, đoàn thể, đảng phái, nếu chúng ta thử suy xét theo những nhận định trên đây, thì rất có thể thấy rõ họ thuộc thành phần nào, muốn cái gì, và người Việt Nam trong và ngoài nước có lợi gì hay không.

Chúng tôi hi vọng là các thân hữu/độc giả sẽ đóng góp thêm các nhận định khác vào bài nhận định đăng thường trực này, để chúng ta cùng suy gẫm và để khỏi bị bè lũ phản bội quốc gia, dân tộc lường gạt, khiến đất nước và dân tộc chóng thoát ách thống trị của chúng.

Kính Chiếu YêuNgười Dân

Tháng 08, 2011 Trang 3

Trong Số NàyCÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

PHÁ SẢN VÌ BÁ ĐẠOĐại Dương, tr.3

DÂN NGU ĐÓNG GÓPPhan Như Tí, tr.4

THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN THƯỜNG

Hồng Diễm, tr.7

ĐỌC “KÝ ỨC HUỲNH VĂN LANG”, Phạm Hồng Diễm, tr.13

SỰ THỰC (Phần III, tiếp theo) Nguyễn Văn Phổ, tr.19

“CỤ HỒ” CỦA AI?

Thi Sơn, tr.23

TỪ TRÂN CHÂU ĐẾN LƯỠI BÒ

Kim Bảng, tr.29

CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM PHÁ SẢN VÌ BÁ ĐẠO

Đại DươngĐảng cộng sản Việt Nam đã làm tan biến giấc mơ

của dân tộc về một nền công nghiệp xe hơi vì áp dụng phương pháp bá đạo.

Từ Sài Gòn đi du học Nhật Bản, Tiến sĩ cơ khí Nguyễn An Trung, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, đã tham gia phong trào phản chiến nên bị Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xử khiếm diện 6 năm tù. Dù đã về thăm quê hương năm 1975 theo lời mời của đảng cộng sản và được bà chị có chân trong Quốc hội khuyến khích mà mãi tới 1986, Trung mới lập Công ty Liên doanh Sài Gòn Ô tô với tham vọng xây dựng nền kỹ nghệ xe hơi cho Việt Nam.

Đầu năm 1995, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Nguyễn An Trung đã bị Tòa án TP/HCM buộc tội “kinh doanh trái phép” sau hơn 10 tháng chịu giam giữ khi Công ty đang trên đà phát triển.

Sau khi một số cán bộ học được ít kỹ năng quản trị ngành xe hơi thì Nhà nước giành độc quyền lập Liên do-anh Ô tô với 11 hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng trên thế giới, song song với việc thành lập 6 công ty quốc nội.

Quyết định này đã hạn chế sự hợp tác “tư nhân-tư nhân” rất cần thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu: Việt kiểu giàu kinh nghiệm công nghệ xe hơi không được tự do thành lập hoặc liên doanh với các hãng chế tạo xe hơi trên thế giới để thúc đẩy ngành này phát triển nhanh.

Thành lập từ năm 1992, ngành công nghiệp ô tô nhận được sự hỗ trợ hàng đầu của Nhà nước Việt Nam đang trên đà phá sản. Việt Nam đang loay hoay tìm lối thoát trong tâm trạng vô vọng vì vẫn chưa bỏ “thói kiêu ngạo cộng sản” tưởng rằng “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam lần lượt vào tháng 12 năm 2002 và tháng 10 năm 2004 với từng chi tiết từ số lượng sản phẩm, đơn vị thực hiện như thời kế-hoạch-hóa.

Những nhà hoạch định chính sách muốn dùng chiến lược này để duy trì cơ chế xin-cho thành nguồn lợi cho các cơ quan quàn lý Nhà nước. Đồng thời, số cán bộ ít ỏi có điều kiện xin và được cho sẽ phân phối lại

Người Dân Số 252Trang 4

cho các công ty yếu thế hơn. Mô hình này thiếu tính chất cạnh tranh công bình, điều kiện thúc đẩy sáng kiến và tiến bộ trong xã hội.

Từ năm 2004, Xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên, Vinaxuki, đã đầu tư rất nhiều vào khuôn mẫu, hệ thống máy dập hiện đại, dây chuyền sơn, hàn đồng bộ… mà đến nay, những mẫu xe 4 hoặc 7 chỗ ngồi vẫn ở trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm.

Chiến lược không lưu ý tới các nước đang phát triển trong vùng như Thái Lan, Mã Lai Á, Trung Quốc, Ấn Độ đã xây dựng nền kỹ nghệ xe hơi trước Việt Nam hơn 40 năm nên vạch đúng lối mà họ đã đi qua. Đáng lẽ, Việt Nam nên tìm ra lợi thế mà họ chưa khai thác để cạnh tranh như xe hơi rẻ tiền, đẹp, sạch, bền hơn.

Vấn đề sản xuất phụ tùng xe hơi đã được trình bày trong các cuộc hội thảo chuyên môn, bàn luận trong cộng đồng Việt tộc quốc nội cũng như hải ngoại từ lâu mà cứ như nước đổ đầu vịt.

Một chiếc xe hơi có khoảng 30,000 cơ phận mà mỗi hãng xe lớn cũng chỉ có thể cung ứng tối đa 45% chi tiết, số còn lại phải mua từ các nhà sản xuất phụ tùng. Những bộ phận trong công nghệ xe hơi liên hệ đến nhiều ngành kỹ thuật cao nên đòi hỏi trình độ sản xuất tương xứng.

Khi cấp phép cho các công ty sản xuất xe hơi có kèm điều kiện trong 10 năm phải sử dụng từ 30 đến 40% phụ tùng nội địa, nhưng hiện nay mới được từ 2 đến 12%. Lý do, Việt Nam chỉ có 40 nhà sản xuất phụ tùng cho 50 công ty sản xuất, lắp ráp xe hơi so với Thái Lan có 1,500 và Đài Loan 2,000. Nhờ thế, tỉ lệ nội-địa-hóa của Thái Lan được 70 tới 80%. Thông thường, một hãng sản xuất xe hơi cần 50 nhà cung cấp phụ tùng.

Một số nhà sản xuất phụ tùng nhỏ ở Nhật Bản và Nam Hàn không lọt vào mắt xanh của các đại công ty đã chuyển sang Việt Nam nên được sung vào chuỗi cung ứng phụ tùng toàn cầu.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuy có diện tích và dân số tương đương với Cộng hòa Liên bang Đức mà chỉ có 670,000 xe hơi so với 57 triệu. Hiện nay, Việt Nam có 18 xe hơi/1,000 người so với 152 của Thái Lan, 228 của Nam Hàn.

Nhưng chiến lược quy định tới năm 2020 chỉ sản xuất 398,000 ô tô các loại, một tầm nhìn quá manh mún nên không thể tạo ra thị trường xe hơi cần thiết để hỗ trợ cho sản xuất.

Do điều kiện sản xuất hạn hẹp nên các hãng xe hơi tại Việt Nam đang chuyển sang hướng nhập cảng xe nguyên chiếc để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vì khách hàng chê xe nội địa xấu mà lại đắt.

DÂN NGU ĐÓNG GÓP

Phan Như TíToàn thể dân bị trị trên thế giới đang lục tục nổi

lên lật đổ các cá nhân, chế độ chuyên chế độc tài.Tất nhiên, dù ít dù nhiều, thì cũng sẽ khá hơn các

chế độ bị lật. Nhưng khá hơn bao nhiêu lại là vấn đề rất lớn. Rất có thể các phong trào “cách mạng” của dân chúng bị lợi dụng. Có khi bị giật dây. Rồi lại chuyên chính độc tài. Và rồi lại cách mạng, cách mạng, và cách mạng. Xáo trộn liên miên. Tốn phí xương máu, công sức, tiền bạc, thời gian, cơ hội,...

Điều này không xa lạ gì với Việt Nam. Nên từ lâu, thắc mắc của các tác giả NgD vẫn là sau độc tài,

CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VN. . .Triển vọng béo bở này đã lôi kéo các nhóm lợi

ích được phép lập ra 1,700 doanh nghiệp nhập cảng xe hơi, mà mỗi năm chỉ nhập 30,000 chiếc, tương đương 1.6 xe mỗi tháng! Tổng cục Thống kê cho biết 53,000 ô tô nguyên chiếc nhập cảng trong năm 2010 so với 30,000 của 5 tháng đầu năm 2011.

Một số doanh nghiệp theo phong trào nhào ra kiếm ăn rồi bỏ chạy gây thiệt hại cho giới tiêu thụ vì thiếu điều kiện bảo hành hậu-mãi.

Các doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi nội địa bị Thông tư 20 của Bộ Công thương có hiệu lực kể từ 26/06/2011 giáng cho một chùy khi buộc phải có “hợp đồng đại lý, hợp đồng phân phối” giữa doanh nhân trong nước và chủ sở hữu hàng hóa ở ngoại quốc. Các Công ty Liên doanh mới có loại giấy phép này để độc quyền.

Các Công ty sản xuất xe hơi vào Việt Nam từ từ biến thành doanh nghiệp thương mại hoặc sẽ chuyển sang các nước khác để sản xuất và lắp ráp.

Việt Nam hãy để cho những chuyên viên gốc Việt từng lăn lộn trong ngành kỹ nghệ xe hơi trên các nước tiên tiến nhiều năm như Nguyễn An Trung ở Nhật, thiết kế sư Nguyễn Thanh Đồng ở Đức cùng rất nhiều chuyên viên đồng ngành được tự do thành lập, hợp tác với các hãng ô tô hàng đầu trên thế giới mới mong xây dựng một nền kỹ nghệ xe hơi đúng nghĩa và cần thiết cho đất nước.

Quyết định này làm mất đi “thói kiêu ngạo cộng sản”, nhưng đất nước có cơ hội theo kịp nền kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Tháng 08, 2011 Trang 5

chuyên chế (cộng sản), thì là cái gì, và tha thiết kêu gọi mọi người đưa ra nhưng phương án, kế hoạch, chương trình để mọi người góp ý.

Tôi thấy mối băn khoăn này rất chính đáng. Nhưng hầu như chẳng ai buồn lưu tâm. Kể cả các tổ chức coi như là dư thực lực, dư khả năng, dự nhân sự, dư tiền bạc. Chả hạn nhóm Việt Tân, nhóm Kỹ Thuật Gia, nhóm Nguyễn Hữu Chánh. Cho nên, riêng tôi, tôi cho toàn là trò giả cả.

Nay ông Trung Quang bàn đến thì chẳng nên nói chuyện phê bình, chỉ trích. Với nhiệt tình và tinh thần tích cực của ông, và hiện trạng, thì ai có lòng với đất nước, đồng bào cũng nên tham gia.

Riêng tôi thì xác định xin tham gia với cái cương vị của mình như thế này: Là một dân ngu (khu đen) điển hình “thuận thụ một chiều”. Sinh ra trong một văn hóa tôn ti trật tự, chỉ có bổn phận, chẳng giám ngó ngàng quyền lợi. Chuyện sưu cao thuế nặng, nếu có, cũng coi như sự đương nhiên thôi.

Thời Pháp (tạm kể từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1940), thuế ruộng xem ra cũng chịu được. Người vô sản phải đóng thuế thân xem ra khá nặng. Vì làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, đâu có dư được chút nào. Cho nên dịp thuế thân mỗi năm, cỡ năm ba đồng (khi thóc mất giá, có thể tương đương với ba bốn mươi thùng 10kg, hoa lợi của năm sào ta ruộng) là một dịp trăng trói, chạy chọt, vay mượn, nợ nần. Nhưng rồi trời sinh voi sinh cỏ, vắt mũi cũng tạm đút miệng. Thời Pháp Nhật, từ 1940 đến 1945, cái khổ là người có ruộng bị cưỡng bách “chồng lúa tạ” (trả giá rẻ mạt) nên dân nghèo hết lúa ăn và chết đói. Thì người dân cũng chỉ cho là định mệnh, tai trời ách nước. Khi cộng sản nắm quyền, lại phải đóng góp xương máu, thóc gạo, công sức,... nhiều hơn, nghiệt ngã hơn, nhưng cũng rán chịu chứ biết làm gì.

Nói nôm na là tôi thấy nhà nước, bất cứ nhà nước nào, có quyền ra lệnh bất kỳ cái gì bắt tôi phải đóng góp, thi hành. Nếu có cách lánh được thì tốt, còn không thì phải tuân. Ai cũng thế, thì mình có gì mà phàn nàn. Cho nên ưa ghét ít nhiều thì có, nhưng thù hận thì không. Kể cả với nhà nước cộng sản. Vì tôi cho rằng họ có súng, có đạn, có người, có quyền; mình trơ thân cụ không tuân thì bị bắt bớ giam cầm, tù tội chứ làm được cái trò gì.

Thế nhưng dần dần, do những sự đổi đời, ông lại xuống thằng, thằng lại lên ông, tôi thấy nếu có một tập thể nào có đường lối, có lãnh đạo, có tổ chức để thành một lực lượng, thì cũng có thể hạn chế được giới cầm quyền. Tuy nhiên, cho đến nay chưa hề thấy một tập thể như thế.

Còn bây giờ, như trên đầu bài, xu thế là dân người

lục tục nổi dậy. Thì việc ông Trung Quang đề ra quả là cấp thiết. Cho nên tôi không ngần ngại cái cương vị tầm thường của mình để xin thưa thốt những điều như sau:

Tôi thấy bài chia ra làm hai phần rõ rệt. Phần trên là về lịch sử, chuyện ngày xưa. Phần dưới là về thể chế, chuyện ngày nay bàn về ngày mai. Xét ra điều cần là chuyện ngày nay, nên xin nói trước. Chuyện ngày xưa tính sau.

Bỏ ra ngoài chuyện dóc tổ cộng sản, hứa hẹn đủ thứ đẹp như mơ, nhưng thuần chỉ là lừa bịp láo khoét, chúng ta không nói chuyện ngôn từ, mà bàn chuyện thực tế.

1. Ông Trung Quang nói về “bình đẳng chủ nghĩa”, nhưng lại cho rằng “con người sinh ra không giống nhau về mọi phương diện”. Hai chữ bình đẳng thiên hạ nói nhiều, bàn nhiều rồi. Cao xa lắm, mà cũng chẳng đi đến đâu cả. Tôi chỉ xin nói ý nghĩ của riêng tôi, ở cương vị người dân Nam: Sinh ra đã con trai, con gái, cao thấp, nặng nhẹ, khoẻ yếu, chưa kể nhanh chậm, thông minh, đần độn,... khác nhau. Lớn lên giỏi dở, chăm lười, cần kiệm hoang phí lại càng khác nhau thêm.

Thì vấn đề “bình đẳng kinh tế” khá rắc rối. Theo tôi hiểu:

a/- Thù lao căn bản phải chăng là một thứ lương căn bản (minimum pay)? Tác giả cho tất cả mọi người đồng đều. Nhưng, như đã nói, bẩm sinh mỗi người mỗi khác. Có người gầy gò ăn uống ít như mèo, có người mập mạp ăn uống nhiều như hùm như hổ. Có người thờ chủ nghĩa độc thân khoẻ re chui xó nào cũng xong, có người con cái vài ba đứa, có vị tham bô sinh năm đẻ bảy phải nhà cửa nghinh ngang. Mà thù lao căn bản đồng đều thì… bỏ mạng sa tràng. Muốn cho xã hội không xáo trộn, ít nhất phải có cái khoản phụ cấp gia đình, cho vợ con ăn, mặc, ở, học hành, giải trí thì mới… công bằng.

b/- Thù lao năng suất làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Thế nào là làm nhiều, thế nào là làm ít, đo lường cách nào. Tỉ như các ông Bill Gates, War-ren Buffet tưởng họ ngồi chơi nhưng hiệu quả ra sao. Các ông bà thị trường chứng khoán thì hưởng như thế nào. Các nhà phát minh, sáng tác thù lao ra răng. Ông bà quét rác la liệt tối ngày nhưng hiệu quả như ri. Vân vân... Thù lao tột đỉnh giữa hai loại “công nhân” không được quá sai biệt, thì lấy cái gì để khích lệ.

c/- Thù lao khả năng tăng năng suất hình như là một loại học bổng để học lên hay tu nghiệp. Cái này nhằm những người cầu tiến. Nhưng nó lại mâu thuẫn với điều trên. Tiến để làm gì, khi mà thù lao tột đỉnh chẳng khác nhau là bao nhiêu.

Người Dân Số 252Trang 6

d. Tiền lời hàng năm tùy thuộc vào cái tột đỉnh. Người có tài không có khích lệ nhiều, họ chẳng cố gắng. Thì không có sáng tạo, không có năng suất cao. Rút lại cùng... phèo.

e. Vì phèo, nên phần này... dư.Mục bổn phận và quyền lợi công dân thiển nghĩ

tùy thuộc vào chuyện tổ chức quốc gia, nên xin bàn như sau:

Chính phủ nào, ở đâu, thời nào thì cũng làm việc cai trị [1], hay quản lý, hay điều hành. Khác nhau là cung cách thực hiện, hay đúng hơn ở khả năng kiềm chế lạm quyền.

Nhiệm kỳ các vị làm việc công lâu mau chắc thiên hạ đã thừa kinh nghiệm. Lâu mau là đều có lý do cả. Mau thì chưa kịp thi thố gì có thể đã bị về vườn. Lâu thì có thể thành cú thành cáo, có hại cho quốc gia. Cho nên tôi nghĩ nhiệm kỳ tổng thống của Hoa Kỳ có lẽ hợp lý hơn cả: bốn năm để chứng tỏ khả năng. Thêm một nhiệm kỳ để thi thố tài ba. Còn thì để đến lượt người khác. Chẳng có ai là bất khả thay thế. Chưa kể còn để cho các người thế hệ khác trổ tài chứ. Đại khái thời hạn các chức vụ khác cũng nằm trong cái tinh thần đó.

Phần “bình đẳng xã hội chủ nghĩa” tôi thấy tác giả nhân nghĩa không phải lối.

1. Tổng khoan hồng tất cả tù nhân bất cứ vì lý do gì thì có mà loạn. Thả những kẻ giết người, cướp của, hãm hiếp đàn bà con nít ra, coi như họ vô tội, để rồi họ tái phạm và bắt họ trở lại à. Tác giả hẳn là người không tin thuyết bẩm sinh phạm tội (criminel né). Có lẽ đặt ra một ủy ban khoan hồng, tùy theo hạnh kiểm trong thời gian đền tội mà giảm án thì hợp lý hơn.

2 và 3. Hai điều này có vẻ tác giả muốn an lòng một số người cộng sản, tuyệt đối không động chạm tới tội lỗi áp bức, bóc lột đồng bào của họ. Có nghĩa dung túng, kẻ phạm tội không bị trừng trị, kẻ bị cướp đoạt không được hoàn trả. Toàn dân ngày nay hầu như trắng tay. Tài sản đất nước hiện ở trong tay bọn họ. Người dân lấy gì mưu sinh. Nhà nước lấy gì chi tiêu. Công bằng ở chỗ nào. Bắt đầu chính thể bằng biệt đãi một thiểu số bạc ác, một nhà nước như thế, ai sẽ theo, để mà hòng.

4. Mọi thứ đều được tự do, hà cớ ngoại trừ “tư tưởng ngược với Bình Đẳng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Nghe chẳng khác gì “đỉnh cao trí tuệ của loài người, không yêu xã hội chủ nghĩa là không yêu nước”.

5. Nếu thực sự có tự do, chắc phần lớn chủ nhân sẽ... tự sản xuất lấy. Dĩ nhiên họ không được... tự do có “cộng sự viên” (nhân công). Nhưng ví thử thuộc loại thiên tài Bill Gates, Warren Buffet, họ có bị kìm

hãm bằng thuế lũy tiến không. 6. Công dân các nước tiên tiến chẳng phải là

“thiên tử”, thì hiện cũng vẫn phải tôn trọng tất cả các quyền luật định của kẻ khác.

7. Lại cũng “làm chủ tập thể” suông rồi. Bảo vệ tài sản công là ý thức và bổn phận của người công dân có giáo dục. Nhưng nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ là phần hành của nhà nước.

8, 9, 10 là chuyện đạo đức, bằng không là chuyện luật pháp, miễn phải bàn.

Đạo vương, đạo bá chỉ là chuyện lý thuyết. Thực tế là phong kiến, chuyên chế, độc tài. Hiếm hoi gặp minh quân, thì dân nhờ. Thường gặp bạo chúa thì rán chịu. Rồi những phần tử ưu tú, có lòng trong xã hội lãnh đạo các cuộc cách mạng để hạn chế kẻ cầm quyền, như bên Anh, bên Mỹ, bên Pháp, thì có các chế độ dân chủ điều chỉnh thế lực kẻ giầu kẻ mạnh, nâng đỡ người nghèo người yếu. Bỏ ra ngoài những chính thể bịp bợm, hiện có hai chế độ coi là chấp nhận được:

- tự do kinh doanh (free enterprise), những thành phần thừa may mắn phải đóng góp thuế má lũy tiến để mang nâng đỡ thành phần kém may mắn, cốt duy trì sự cố gắng, cạnh tranh để quốc gia xã hội tiến bộ.

- nhà nước bao giàn mọi phúc lợi (welfare state). Điều này đòi hỏi quốc gia phải dư thừa tài nguyên. Tương đối có sự san bằng hơn. Nhưng người dân dễ sinh ỷ lại, lạm dụng, phí phạm, đòi hỏi thêm mãi và xã hội sẽ trì trệ.

Muốn làm hơn hai chế độ này, cần một cuộc cách mạng về nhân sinh quan hơn là kinh tế. Nói cách khác, là phải thay đổi nếp suy nghĩ, sinh hoạt của con người bằng đạo đức, giáo dục, cách sống. Tuy rất giản dị, nhưng rất khó, nếu không nói là không thể thực hiện. Vì trái lại với bản tính tham lam của con người và ngược với sự... tiến bộ.

Ông cha chúng ta xưa sống sát thiên nhiên, ăn mặc đạm bạc, đối đãi thân thiện trong xã thôn bầu bán tự trị. Nếu không bị các nước lớn, khoẻ xâm lăng, hẳn cuộc đời kể như gần lý tưởng. Hoa Kỳ ngày nay hầu như khắp cấp bực: thị xã (city), quân hạt (county), tiểu bang (state), đến cả liên bang cũng bầu bán trực tiếp, tương đối kể như tốt đẹp. Chỉ khác họ thích tiến bộ, đồng nghĩa với cạnh tranh ráo riết, đòi hỏi dư thừa, lìa xa và tàn phá thiên nhiên, nên không thực có sinh thú.

Riêng tôi thiển nghĩ làm sao tìm ra cái trung dung giữa hai quan niệm sống ̶ tối tân tiến và tối lạc hậu, đó là phương cách giải quyết vấn đề của nhân loại ngày nay.

(CÒN TIẾP)

Tháng 08, 2011 Trang 7

THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG CỦA NGƯỜI DÂN THƯỜNG

Hồng Diễm

Trước kia, tôi đọc sử một cách lơ là. Vì nghĩ rằng đó là những cái đã qua. Chuyện cần là hiện nay và mai sau. Mình có làm được gì cho mình, cho con cháu không. Chứ ông bà cha mẹ vinh quang thì nay cũng không còn, mà có nghèo hèn thì cũng rán chịu. Cái chính là phải tự cái hiện có mà vươn lên. Thế nhưng ít lâu nay đọc sách báo liên quan đến lịch sử, thấy nhiều điều trái nghịch quá, tôi lại nảy ra cái ý nghĩ là chuyện liên quan đến lịch sử thì phải là sự thực, không thể tùy tiện.

Do đó, tôi mạn phép tóm tắt các bài trao đổi của các tác giả đến nay về lịch sử.

Loài người, cho đến nay, nếu cho là phát sinh từ một cái nôi duy nhất, thì tất là chung một cụ tổ; nếu từ nhiều nôi khác nhau, thì dĩ nhiên mỗi nhóm có một cụ tổ khác.

Chỉ tạm nói về Người Hiện Đại (homo sapiens sapiens/người tinh khôn) tức cỡ 40,000 năm trở lại, thì “các cụ” lang thang khắp nơi, có lẽ vì vấn đề thực phẩm, thời tiết; và được phân làm ba (tạm gọi) đại chủng: da trắng (europoid), da đen (negroid), da vàng (mongoloid). Mỗi đại chủng lang thang một vùng, chia thành nhiều (tạm gọi) đại tộc. Tỉ như mongoloid chia ra mongoloid bắc, mongoloid trung [1], mongoloid nam. Các cụ lang thang đơn lẻ, rồi thiết lập gia đình (mẫu hệ/phụ hệ), thị tộc, bộ lạc/đại bộ lạc, dân tộc, quốc gia,…

Chúng ta được xác định là thuộc đại tộc mon-goloid nam (cùng DNA). Đại tộc này gồm nhiều “giống người” lắm: ở Nam Dương, ở Phi Luật Tân, ở Mã Lai, ở Thái Lan, ở Miến Điện, ở Cao Miên, ở Lào, ở Việt Nam, ở Trung Hoa, ở Nhật, ở Cao Ly,... kể cả người da đỏ ở nam bắc Mỹ Châu. Có tài liệu gọi là Việt Tộc hay Bách Việt (do người Tàu hay do người Việt, ta sẽ xét sau). Ngoài ra lại có những thuyết “các cụ” từ nam tiến lên bắc, từ bắc

suôi xuống nam. Lại có thuyết nói là các cụ từ cái nôi Hòa Bình túa lên phía bắc, tụt xuống phía nam, lang thang sang phía tây (phía đông là đại dương). Vì cỡ 18.000TCN về trước, nước biển thấp hơn ngày nay cả hơn 100m, tha hồ mà tản bộ. Rồi các tảng băng ở hai cực tan chảy, nước biển dâng dần, lại thêm đợt dâng đột ngột khoảng 8000TCN (có lẽ là trận đại hồng thủy được nói đến nhiều), lên đến cả 130m. Mãi đến cỡ 5500TCN mới rút xuống mực nước ngày nay.

Dù từ đâu tản đi đâu thì cũng vẫn là nhiều đợt. Những đợt trước chẳng còn đến ngày nay. Chẳng hạn đợt người Java (Java man) chẳng đích là người Nam Dương, người Bắc Kinh (Pekin man) chẳng phải là người Tàu, người Sơn Vi, Hòa Bình chẳng là người Nam ta ngày nay. Ngược lại, nếu ai cứ nhận thì cũng chẳng sai, miễn là với mục đích gì.

Còn đằng thằng ra, thì coi như một nửa số người mongoloid nam lên phía bắc, hội nhập với người mongoloid trung và thành người Tàu. Chỉ từ Miến Điện, Lào, Việt Nam trở xuống các hải đảo phía nam mới thành các quốc gia riêng biệt.

*Trên đây là nói chung. Còn thì, dĩ nhiên, mỗi dân

tộc, quốc gia lại có một lịch sử riêng rẽ.Ở cương vị một thường dân nước Nam, tôi thiển

nghĩ sự phân chia lịch sử của ta có phần hơi đặc biệt, khác với lịch sử các nước.

Tất nhiên chúng ta cũng có một thời đại khuyết sử, với cái nghĩa là chưa có sử viết. Hoặc vì chúng ta chưa có chữ để ghi lại. Hoặc có, nhưng đã bị ngoại bang thống trị tịch thu mà chưa tìm ra, hoặc họ hủy diệt mất rồi. Rồi có sử của ngoại bang (Tàu) viết về chúng ta khi họ đến cai trị, không biết đúng sai, vô tư hay nhằm dụng ý gì. Sau mới đến sử do sử gia ta viết.

Nhưng ngay những sử của chính sử gia ta viết, thì cũng còn vấn đề: những việc xa xôi về trước (thời đại khuyết sử), quí vị đó căn cứ vào những tài liệu nào: truyền thuyết chính ở dân gian, sách Tàu viết về ta,…? Quí vị đó lựa chọn theo tiêu chuẩn nào, kiểm chứng ra sao, vv...?

Có lẽ cũng đã tự đặt những câu hỏi tương tự, nên các sử gia đầu tiên của ta, như: Trần Tấn (không rõ năm sinh, năm mất) phụng mệnh vua Trần Thái

Người Dân Số 252Trang 8

Tông (1226-58), Lê Văn Hưu (1230 -1322) phụng mệnh vua Trần Thánh Tông (1259-78), Phan Phu Tiên (không rõ năm sinh, năm mất) phụng mệnh vua Lê Nhân Tông (1443-59),... chỉ bắt đầu từ nhà Triệu Nam Việt hoặc nhà Đinh Đại Cồ Việt, mà không lạm đến những việc trước đó.

Đến cụ Ngô Sĩ Liên (không rõ năm sinh, năm mất), người đầu tiên, hẳn vì thấy các đoạn thiếu, lấy các truyện truyền kỳ, biến thành sử (1479).

Nay hãy tạm nói về thời đại Hồng Bàng với 18 đời vua Hùng.

Cụ Ngô chỉ căn cứ ở hai tập truyền kỳ – mà tác giả không chắc là ai, một người ghi hay nhiều người, rồi sau gộp lại. Đó là hai cuốn:

- Việt Điện U Linh Tập, theo tôi hiểu, là “tập truyện về các thần linh được thờ phượng ở các đền miếu của người Việt”, tạm được cho là của Lý Tế Xuyên (không rõ tiểu sử) đời Trần, triều Trần Hiển Tông (1329-41), (có thuyết cho là của tác giả đời Lý 1009-1225), gồm 27 truyện: Sĩ Nhiếp, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Hậu Tắc, Hai bà Trưng, Mỵ Ê, Lý Hoàng, Lý Ông Trọng, Lý Thường Kiệt, Thần Tô Lịch, Phạm Cự Lượng, Lê Phụng Hiểu, Mục Thận, Trương Hống/Trương Hát, Lý Phục Man, Lý đô úy, Cao Lỗ, Hậu thổ phu nhân, Thần đồng cổ, Thần Long Độ, Thần Khải Nguyên, Thần Phù Đổng, Sơn tinh, Thủy tinh, Thần Châu Đằng, Thần Bạch Hạc, Thần Hải Thanh, Nam Hải long quân.

- Lĩnh Nam Chích Quái, cũng theo tôi hiểu, là “các truyện quái dị chọn lọc của vùng phía nam rặng Ngũ Lĩnh”, tác giả khuyết danh, được tạm coi là của Trần Thế Pháp (không rõ tiểu sử) cũng đời Trần (1225-1400), gồm 22 truyện: Họ Hồng Bàng, Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, Trầu cau, Đầm Nhất Dạ, Đổng thiên vương, Bánh chưng, Dưa hấu, Bạch trĩ, Lý Ông Trọng, Việt tinh, Rùa vàng, Man Nương, Thần núi Tản Viên, Hai thần Long Nhãn và Như Nguyệt, Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không, Nam Chiếu, Sông Tô Lịch, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Hà Ô Lôi, Dạ Xoa vương.

Sau do Vũ Quỳnh hiệu chính năm 1492 và Kiều Phú năm 1493 triều Lê.

Chuyện về họ hồng Bàng và 18 vua Hùng trong Lĩnh Nam Chích Quái, thì như sau:

(tôi chép từ Wikipedia và chắc là họ địch đúng)Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh

ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam, lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất.

Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi”. Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi.

Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về.

Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân”. Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài.

Nham Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi... làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về.

Tháng 08, 2011 Trang 9

Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết.

Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường.

Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc. Về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói rất sợ hãi, cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: “Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này”. Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình”. Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lìa. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi.

Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái

vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.

Lại có những tài liệu ghi đủ chi tiết về 18 ông Hùng Vương (tuy khác nhau xa). Một thí dụ: Hùng Dương (Kinh Dương Vương) húy Lộc Tục, thọ 260 năm, trị vì 215 năm; Hùng Hiền (Sùng Lãm, 506, 400; Hùng Lân (Lân Lang, 260, 221); Hùng Diệp/Việp (Bảo Lang, 646, 300 ; Hùng Hy (Viên Lang, 599, 200); Hùng Huy (Pháp Hải Lang, 500, 87); Hùng Chiêu (Lang Liêu Lang, 692, 200; Hùng Vi (Thừa Văn Lang, 642, 100); Hùng Định (Quân Lang, 602, 80); Hùng Hy/Uy (Hùng Hải Lang, 512, 90); Hùng Chinh (Hưng Đức Lang, 514, 107); Hùng Vũ (Đức Hiền Lang, 456, 96); Hùng Việt (Tuấn Lang, 502, 105); Hùng Anh (Chân Nhân Lang, 386, 99); Hùng Triều (Cảnh Chiêu Lang, 286, 94); Hùng Tạo (Đức Quân Lang, 273, 92); Hùng Nghị (Bảo Quang Lang, 217, 160); Hùng Duệ (Huệ Lang, 221, 150) [2].

Vậy, cụ Ngô Sĩ Liên biến chuyện kỳ quái thành... sử, với lý luận:

Nước ta thiếu sử sách biên chép, mà (sự thực) đều

Người Dân Số 252Trang 10

do truyền văn, lời ghi có phần quái đản, công việc hoặc có sót quên, cho đến viết sao không đúng, biên chép phiền tạp, chỉ làm loạn mắt, dùng làm gương sao được... Những việc chép trong ngoại kỷ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản, thì bỏ đi không chép.

Nghĩa là miễn đừng quá, còn quái đản... vừa thì cứ... dùng tạm.

Sau đó, cụ Ngô Thì Sĩ (1726-1780), trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, chê:

Nếu sưu tầm rộng rãi, chỉ dùng lời mà không xét đến lẽ, ta tin, rồi lại đi dối người khác. Bậc quân tử đối với điều minh không biết há lại bừa bãi thế sao?

Nay xét phần ngoại kỷ chép: Năm Nhâm Tuất, thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Qau6n sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước chưa từng gọi là vương. Xích Quỉ là nước nào? Một loạt ho-ang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy là tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị Truyện Thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương.

Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua; nhà làm sử theo đấy mà chọn dùng và cho là sự thực. Phàm những chuyện [là] lấy từ chích quái, u linh, cũng như bắc sử lấy ở kinh Nam Hoa có thiên Hồng Liệt đấy...

Tuy chê vậy, nhưng rồì “bậc quân tử” cũng kết luận:

Như vậy là có đất thì có vua, sự vật tất phải có lúc ban đầu. Nếu cho tất cả dã sử là không đủ tin, thì căn cứ vào đâu để chuẩn bị cho những tác phẩm lớn? Cái gì gần với lẽ phải thì giữ lại, những lời thô bỉ, không căn cứ thì tước bỏ đi là được đấy.

Cụ khí dễ dãi: Gần với lẽ phải đâu đã là lẽ phải.Lê Quí Đôn (1726-1784) cùng thời Ngô Thì Sĩ, viết: Tôi xét đời Hùng Vương, đời Hồng Bàng không

có chữ nghĩa gì truyền lại. Về 15 bộ đặt ra thời đó cùng với các quận huyện [là] do nhà Hán, nhà Ngô mới đặt ra, tên gọi lẫn lộn. Tôi ngờ rằng những tên đó do các hậu nho góp nhặt vay mượn chép ra, khó mà tin được.

Vua Tự Đức (1820-1883) thì quả quyết hơn, chỉ dụ:

Sử cũ nước ta có chép lại những sử kiện thời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Những sự kiện đó còn lại hoặc đã mất đi. Nhưng dầu còn lại thì cũng không nên bàn tới là hơn cả. Thế mà sử cũ lại cứ nhất thiết chép bằng chữ lớn, và trong những việc chép đó phần nhiều lại liên quan đến những chuyện ma trâu thần rắn, những thuyết hoang đường, quái lạ, trái với đạo thường, thế thì theo lẽ, nhà làm sử bỏ điều quái dị, giữ việc bình thường. Làm như vậy có được hay không?

Nhưng các sử quan triều Nguyễn do Phan Thanh Giản chủ biên cũng cứ để nguyên. Và cả cụ Trần Trọng Kim sau này cũng chẳng bỏ, mà vẫn... tục truyền rằng.

Khiến nhà nho cuối mùa Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân (1897-1949) khi dịch Đại Việt Sử Ký Toàn Thư kêu lớn:

Trong các sử cũ của ta không hề có chép chuyện họ Hồng Bàng cùng vua Thục. Hai chuyện đó là tự Ngô Sĩ Liên chắp nối “đầu cua tai ếch” mà chế tạo ra.

Làm văn hóa ảnh hưởng ghê thế. Rõ ràng chuyện này chỉ là loại cổ tích, kiểu Con Tấm Con Cám, bà già kể cho con cháu nghe giải trí. Nhiều nhất cũng mới chỉ là một gợi ý để các nhà làm sử sưu tầm khảo sát. Thế mà nhiều người lại coi đã là sự thực. Nhưng cũng tại người đọc sử không chịu đọc kỹ những lời bàn của các tác giả. Dĩ chí còn những vị cố tình suy diễn loang toàng, thay vì lý luận có cơ sở và bỏ công tìm tòi chứng liệu.

*

Ngày nay, chẳng cần là nhà bác học cũng biết là sau nạn “đại hồng thủy”, các người mongoloid nam thoát nạn ở các vùng cao tất nhiên, khi nước rút, cỡ lối 5/6000TCN, tràn xuống vùng thấp. Nhưng lần này cũng tất nhiên không đơn độc từng cá nhân như xa xưa, mà đã thành các thị tộc, các bộ lạc. Như thế, thì chuyện “Hùng Vương-Văn Lang” lập quốc là khả thể. Tuy nhiên, vì truyền thuyết lại nói là do con cháu “vua Thần Nông”, nghĩa là con cháu Tàu, thì cũng nên xem sử Tàu của họ ra sao.

Cũng khoảng thời gian Nhâm Tuất đó (2879TCN), thì các thị tộc mongoloid nam ở Hoa Bắc bị tộc mongoloid trung, không có đất sống, từ phía tây bắc tràn vào trung nguyên. Là dân du mục hung hăng, họ chiến thắng đám nông dân hiền hòa và rất có thể

Tháng 08, 2011 Trang 11

tiến bộ hơn. Thủ lãnh họ, Hoàng Đế, cai trị. Suốt năm đời Ngũ Đế, các ông Xuy Vưu, Đế Minh, Đế Lý, Đế Lai, Đế Du Vọng đều là chư hầu. Lấy đất đai ở đâu, lấy tư cách gì mà... phong hầu kiến địa.

Tiếp đời Ngũ Đế là đời Tam Đại (Hạ Thương Chu). Đến đời nhà Chu, giang sơn “thiên tử” còn chưa quá ngàn dặm. Các thị tộc, bộ lạc, nguyên vùng Hoa Bắc cũng kể vạn. Các “thiên tử” phong chức công hầu bá tử nam, phong đất Tề Tấn Sở,... cho các tay chân người mongoloid trung, nhưng dân vẫn là người mongoloid nam. Mỗi thị tộc bộ lạc vẫn nhỏ thó [lớn như nước Sở, lúc đầu Hùng Dịch (Sở tử: tử tước cai trị “nước” Sở) được Chu Thành Vương Cơ Tụng (1063-27TCN) phong cấp cũng chỉ được 50 đặm vuông (25km2)]. Mà cũng chỉ có thể cấp ở loanh quanh vùng Hoa Bắc thôi.

Lại cũng tất nhiên, người mongoloid trung là thiểu số. Hỗn hợp dần với mongoloid nam thành một “hợp chủng” Tàu, trao đổi, chia sẻ, học hỏi để tạo nên một dân tộc, một văn minh riêng biệt. Rất nhiều phần là từ những vốn liếng của các tộc người mongoloid nam. Đến đời nhà Thương (1558TCN), họ đã dứt khoát có văn tự và tất nhiên từ đó họ có đủ tứ thư ngũ kinh để cụ Khổng (551-479TCN) san định “thuật nhi bất tác”. Nhưng chính cụ cũng đâu đã biết gì đến vùng Trường Giang và nhóm người thuần mongoloid nam, cứ gọi tuốt luốt là man di. Nói gì đến dân “Bách Việt” của vua “Hùng Vương” tít mù tắp.

*

Tôi băn khoăn tại sao tổ tiên chúng ta lại lấy tên là Việt. Vì lý do gì, có ý nghĩa gì.

Có lẽ duy nhất cụ Lê Văn Ẩn dày công nghiên cứu và phổ biến trên Talawas trong “Thử Giải Thích Ý Nghĩa Chữ Việt Trong Tên Nước Việt Nam” ngày 22-5-2008. Cụ giải thích bằng cách chiết tự... chữ Hán (đại khái) là:

- Một chữ (Việt) gồm bộ “mễ” (lúa gạo) ở trên và hình cái cày ở dưới, chỉ người Việt làm canh nông khi hòa bình;

- Một chữ (Việt) gồm bộ “tẩu” (đi hùng dũng) bên trái và chữ “việt” (là cái búa/cái dáo) bên mặt, chỉ người Việt vác khi giới hùng dũng đi chống giặc.

Chỉ tiếc rằng đó lại là chữ Tàu, tiếng Tàu, mô tả người Việt. Nó không nói ý nghĩa, lý do lựa chọn. Chẳng lẽ mãi đến khi biết cày ruộng, đánh nhau, tổ

tiên ta mới chọn tên bằng... Hán tự, tự mô tả việc mình làm. Hơn nữa tiếng ta (nôm) không có chữ “việt” để chỉ cái gì hết. Nếu muốn tự mô tả thì phải kêu là dân Búa, dân Dáo/Mác, dân Lúa, dân Gạo, dân Cày chứ [3].

Thực thế, cho đến nay, người bình dân, tên tuổi bạn bè tôi vẫn cụt lủn là thằng Tèo, con Tẹo, thằng Cõn, con Bẽm; làng xã (tạm quanh Hà Nội thanh lịch) vẫn là Bưởi, Gạ, Láng, Mọc, Nhót, Noi, Vẽ,... Do ảnh hưởng của Tàu và trên giấy tờ mới đâm ra văn hoa chữ nghĩa, tên chàng thành Nguyễn Vinh Quang, tên nàng thành Lê Ngọc Diệp, tên làng xã thành Yên Thái, Phú Gia, Yên Hạ, Quan Nhân, Đông Phù, Cổ Nhuế. Đông Ngạc...

Cũng có ông Bình Nguyên Lộc giả thiết chữ “việt” là do chữ “yịt” cổ, là tiếng gọi cái rìu (mà không phải cái cày theo cụ Lê) Quốc Oai (Hà Đông/Sơn Tây). Nhưng chữ Việt (hình cái rìu hay cái cày) dành cho Việt Tộc này có từ đời nhà Thương. Thì lại cần chứng minh là cái rìu Quốc Oai ít nhất phải có trước hay trong đời nhà Thương. Cho nên ông Lộc chỉ khiêm tốn cho là một ức thuyết. Và rằng: Tên dân lạ thường được Tàu đặt bằng biệt sắc của dân ấy, mà lưỡi rìu đó là một biệt sắc rất độc đáo. Mà nếu quả như vậy, thì danh xưng Việt là do Tàu đặt cho ta, chớ không phải do ta tự xưng. Ta chỉ gọi cái rìu của ta là cái việt, chỉ có thế thôi.

Nhưng muốn là gì, thì ông Kinh Dương Vương (và sau là ông Lạc Long Quân) phải tài giỏi ngang với... Đức Chúa Trời họa chăng mới cai trị nổi một giang san mênh mông như thế.

Sử Tàu tạm chia làm thời kỳ thần thoại có tam hoàng: Thiên hoàng, Địa hoàng và Nhân hoàng, rồi đến ngũ thị: Hữu Sào, Toại Nhân. Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông, tiếp sang thời kỳ truyền thuyết có ngũ đế: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, đoạn là các triều đại Hạ, Thương, Chu.

Cùng thời ông Kinh Dương Vương (2879TCN) của... Việt Nam, ở Tàu là ông anh cùng cha khác mẹ Đế Nghi, cùng là cháu bốn đời ông Thần Nông. Thế mà ở Tàu hồi đó chưa có triều đại, chưa có quân, chưa có vương. Mãi gần một ngàn năm sau mới có triều nhà Hạ (1989TCN), rồi Thương, lại gần một ngàn năm nữa, đời nhà Chu (1050TCN) mới có vương hiệu. Dù vậy giang sơn khởi đầu cũng chỉ vài chục (nhà Hạ), bảy chục (nhà Thương), một trăm dặm (nhà Chu). Mà ta thì đã liên tục là một... đế

Người Dân Số 252Trang 12

quốc cho đến cuối đời Noãn Vương (258TCN).Còn ngày nay, chúng ta hơi tò mò, muốn biết lý

do của câu kết luận ngon ơ trong truyện Hồng Bàng Thị trên đây:

Đó, trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.

Thế thì tên Việt là do 100 người con trai ông Lạc Long Quân-bà Âu Cơ cùng lựa chọn. Và những chức tước, địa danh cũng là do những vị đó đặt? Có điều chắc chắn toàn là Tàu.

Mà Bách Việt này ra sao? Cùng tiếng nói, cùng phong tục, cùng tập quán? Có người Mán, người Mèo, người Nhắng, người Nùng, người Thái, người Thổ,... không? Thuần nhất thì sao lại không là một mà lại là một trăm. Hay là khi bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, sinh ra một trăm con trai, chia cho mỗi con một giang sơn mới trở thành Bách Việt. Nếu vậy gi-ang sơn của các Hùng Vương lại không thể là giang sơn của Kinh Dương Vương, của Lạc Long Quân. Mà như thế chỉ đấng quân vương mới là dòng Việt, còn thần dân là giống người gì?

Vậy, ngoại trừ người “Bách Việt” (tổ tiên chúng ta) vốn nói tiếng Tàu, rồi cả viết chữ Tàu (như sử gia Nguyễn Phương cố chứng minh mà không thành công), nên các nhân danh, địa danh, chức tước đều Tàu cả.

Nhưng sao các cụ lại còn đặt ra tiếng nói mới, quên hết tiếng cũ.

Hẳn nhờ 1000 năm bắc thuộc, các sử gia xưa lại được học lại tiếng nói chữ viết của... ông bà, nên thản nhiên ghi chép Lĩnh Nam Chích Quái, rồi dựa Lĩnh Nam Chích Quái để viết lại sử, mà không thấy kỳ. Rồi, có thể do đó, vào đầu thập niên 40 thế kỷ trước, ông Lý Đông A (Nguyễn Hữu Thanh) muốn giành lại độc lập, thấy nước mình yếu quá, dân mình bạc nhược quá, tính cách tạo niềm tự hào dân tộc, kết nạp đồng minh, nhân cái truyền thuyết Thần Nông, nêu ra thuyết: Dân tộc Viêm Việt (Thần Nông) từ cao nguyên Pamir (Hi Mã Lạp Sơn) di xuống, định cư tại Hoa Bắc rồi bị đám Hiên Viên tràn vào, đẩy lui mãi, phải di dần xuống Hoa Nam, Văn Lang,... Nam Dương. Đám Hiên Viên này trở thành dân Hoa Hạ/dân Hán (người Tàu), luôn luôn có tham vọng bành trướng, Hán hóa tuốt luốt. Vậy phải liên kết lại để giành và giữ sự độc lập cho các dân tộc mongoloid nam.

Tiếp theo, ông Kim Định đâm ra huyễn tưởng, tìm

đủ mọi cách giải thích việc này bằng cách gán cho người Tàu sang đoạt của “Bách Việt” đủ thứ: chữ viết, hồng phạm cửu trù, hà đồ lạc thư, tứ thư ngũ kinh,...

Nhưng như thế có nghĩa dân Việt phải lẫn lộn với dân Tàu ở Hoa Bắc (điều này rất đúng, nếu hiểu như trên: Việt (Bách Việt) là mongoloid nam. Nhưng lại không phải là ta, mà là Việt Hoa Bắc (thần nông, cửu lê,...); Việt Hoa Trung (Thục, Sở, Ngô,...); Việt Hoa Nam (Bách Việt của Tần Thủy Hoàng) mà không phải là Văn Lang/Âu Lạc ta (có thể sẽ cần bàn sau). Vì sử Tàu sử Ta đều viết là Bách Việt (ở Hoa Nam) sáp nhập vào Tàu thời Tần Thủy Hoàng (221TCN), còn Văn Lang thì chỉ từ Triệu Đà (207TCN) hoặc Tây Hán (111TCN), và họ gọi luôn ta là Việt, mà ta cũng nhận luôn cho... tiện việc nhà nước.

Còn mọi môn khoa học ngày nay xác nhận, cho đến khi nhà Tây Hán đô hộ, đất nước chúng ta đã có đến 9 nền văn hóa khác nhau: Sơn Vi (20,000TCN), Hòa Bình (12,000TCN), Bắc Sơn (10,000TCN), Quỳnh Văn (8,000TCN), Đa Bút (6,000TCN), Phùng Nguyên (5,000TCN), Đồng Đậu (4,000TCN), Gò Mun (2,500TCN), Đông Sơn 2,000TCN). Chẳng biết những nền văn hóa đó là một sự liên tục kế tiếp hay là những đợt riêng rẽ. Nhưng văn hóa Đông Sơn thì chắc chắn là của ông bà chúng ta. Thì nó khác hẳn văn hóa Tàu, không có vết tích gì về đến hồng phạm cửu trù, hà đồ lạc thư, tứ thư ngũ kinh. Những thư này ta chỉ tiếp nhận từ người Tàu. Còn nền văn hóa Đông Sơn (có thể gồm cả văn tự như tri châu Phạm Thận Duật, tổng đốc Vương Duy Trinh, nghiên cứu gia Đỗ Văn Xuyền,... chứng minh) có thể bị người Tàu cố tình tiêu diệt, có thể ông bà chúng ta thấy không cần lưu giữ (cũng như văn hóa Tàu và chữ nôm bị văn hóa Pháp thay thế mới đây).

Có nghĩa là, lần lần, với những công sức tìm tòi, bằng những phương pháp khoa học, chúng ta sẽ tìm ra đoạn khuyết sử thật sự, chứ không phải những chuyện vơ cào vơ cấu hay gán ghép bừa bãi, như cho đến hiện lúc này.

Tóm lại, phần khuyết sử của dân tộc ta không thể căn cứ vào cái việc làm của cụ Ngô Sĩ Liên, cụ Ngô Thì Sĩ, cụ Phan Thanh Giản, mà vẫn còn phải chờ khoa học của các nhà cổ sử, nhân chủng, chủng tộc, sử địa,... là điều chúng ta cần thảo luận.

Tháng 08, 2011 Trang 13

1. Phụ chủng pha giống giữa Mông Cổ Bắc (da vàng) và Nhục Chi (Turc, da trắng), được gọi là tộc Hữu Hùng, từ Hoa Sơn tây bắc Trung Hoa do Hoàng Đế chỉ huy vào chiếm trung nguyên và hỗn hợp với các bộ tộc Viêm Đế nơi đất Hạ, trở thành người Viêm Hoàng/Hoa Hạ, nôm na là người Tàu Hoa Bắc. 2. Nên lưu ý là ít nhất chữ nôm có từ thời nhà Trần. Năm 1282, triều Trần Nhân Tông, Hàn Thuyên (không rõ năm sinh, năm mất) đã làm bài Văn Tế Cá Sấu nhuần nhuyễn, thì, nhiều phần là chép lại từ tài liệu Tàu, nếu là chuyện dân gian thì họ tên, chức vị đã nôm na.Chữ Hùng Vương có sách viết là Lạc Vương. Người ta cho rằng hai chữ nho (Hán tự) đó viết rất giống nhau nên có thể lầm. Nhưng:- theo Mặc Định Hoàng Văn Chí, dân Nam trồng lúa nước, người Tàu hỏi ruộng gì, được trả lời là lúa. Họ phiên âm là “ló”, viết là lạc, nên thành lạc điền, lạc dân, lạc hầu,, lạc tướng, lạc vương,- theo Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, thì là Tàu phiên âm từ “rạc” tiếng Mường và cổ Việt, có nghĩa là nước (ruộng trồng lúa nước). Tàu không có âm “r”, mà đọc là “l”, nên rạc thành lạc,Theo Trần Quốc Vượng, thì lại là hùng, do từ cổ Nam Á “khun”, có nghĩa là người tôn trưởng, nên thành hùng vương.3. Ngoại trừ tổ tiên chúng ta nói tiếng Tàu, viết chữ Tàu như giào sư Nguyễn Phương cố chúng minh. Còn:- Người Sơn Tây, trong tờ Người Dân (Mỹ), bài “Cũng xin hãy giữ tinh thần Việt”, viết: Vốn dĩ nó là tên nhà Mãn Thanh “ban” cho vua Gia Long… Vua Gia Long không chịu nhận,- Phan Hưng Nhơn trong Viên Giác (Đức), bài “Nhận thức về một số suy luận về sử liệu Việt Nam”, viết: Từ thới thượng cổ đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bị gọi là Việt Nam này không bao giờ chịu nhận mình là người Việt, và từ xưa cho đế nay luôn luôn tự xưng là dân Nam, nước mình là nước Nam (cho đến năm 1945),- Hoàng Văn Chí, trong Chiêu Dương (Úc), bài “Nguồn gốc dân tộc”, viết: Người Hán dùng chữ Việt để chỉ những sắc tộc ở phía nam sông Dương Tử, mà họ cho là thấp kém… Vì có nhiều sắc tộc quá nên người Hán gọi hầm bà lằng tất cả là Bách Việt… Rồi người Việt Nam được gọi tắt là người Việt, làm cho nhiều người ngộ nhận chúng ta là một trong các sắc tộc Bách Việt bên Tàu. Đáng lẽ nên gọi là người Nam. Chữ nam đối chọi với chữ bắc. Ta là Nam, Tàu là Bắc.

“KÝ ỨC HUỲNH VĂN LANG”

Phạm Hồng Diễm

Nếu ghi tên tác giả Huỳnh Văn Lang với cái tựa Ký Ức, thì cái nghĩa nó khác. Trái lại, với cái tựa “Ký Ức Huỳnh Văn Lang”, thì ta phải hiểu là ký ức của một nhân vật tên tuổi (être quelqu’un/be some-one).

Và thật thế, cái tên Huỳnh Văn Lang hẳn chẳng thể xa lạ với đa số người Việt Nam, chả hạn ngay một thường dân như tôi.

Nhưng thú thật tôi cũng chỉ “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”, chứ đừng nói có hân hạnh quen biết. Có điều những văn kỳ thanh của tôi đến nay hóa ra không đúng cho lắm.

Vì tôi nghe rằng ông Lang đi tu để làm linh mục, được giám mục Ngô Đình Thục hướng dẫn đặc biệt. Nhưng rồi ông Lang “xuất”, cộng tác với ông Nhu, du học Mỹ, có liên hệ với linh mục Jacques Houssa [1]. Với những điều này, thì chỗ đứng của ông Lang và sự ưu ái của ông Ngô Đình Diệm là tất nhiên. Và quả ông Lang đã là một “minh tinh” của Đệ Nhất Cộng Hòa.

Thế nhưng hóa ra không hẳn vậy. Chẳng những linh mục Houssa không giới thiệu mà còn can ông Lang chưa nên về vội cũng như ông Diệm chẳng hề biết ông Lang là ai. Điều đáng ngạc nhiên là: Có đôi ba người, trong đó có cha Jacques, đã nói với tôi [ông Lang] là ông Diệm rất quan liêu hay độc thoại, nghĩa là có xu hướng độc tài.”

Với tư cách thường dân, tôi không có cảm tình lắm với những nhân sự của cả bằng ấy nhà nước của Việt Nam... độc lập. Vì “Bác/Cụ” của họ làm việc cho “chủ” hơn là cho dân tộc. Ông Hồ Chí Minh cho Liên Xô, các ông Tâm-Hữu cho Pháp, các ông Diệm-Thiệu cho Mỹ/Vatican. Chưa kể còn bịp bợm, lường gạt, tham nhũng, thối nát.

Thế cho nên khi thấy những tựa sách “Cờ Bạc, Chuyện Đường Rừng”, dĩ chí đến cả “Nhân Chứng Một Chế Độ” của ông Huỳnh Văn Lang, tôi cho rằng lại một tay khoe khoang chuyện ăn chơi, thành tích một thời lăng nhăng, mà chẳng buồn ngó tới. Nhưng đến cuốn “Ký Ức Huỳnh Văn Lang” thì khác. Với cái mục lục ba tập: Thời kỳ thuộc Pháp

Người Dân Số 252Trang 14

(1928-55), thời kỳ độc lập và thời kỳ lưu vong, tôi có phần tò mò. Độc lập và lưu vong là chuyện về sau và không xa lạ gì với tôi. Nhưng Nam Kỳ thuộc Pháp thì, là Bắc Kỳ rau muống di cư, tôi gần như không biết gì hơn qua những tác phẩm của Phi Vân, Vương Hồng Sển, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Hứa Hoành. Đó là lý do tôi tìm đọc “Ký Úc Huỳnh Văn Lang, tập I”.

Kể ra bảo là thua mấy tác giả trên thì cũng không hẳn đúng. Nhưng phải thú thực tôi không được biết gì thêm nhiều. Mà đó là do tôi kỳ vọng sai, hay do những lời giới thiệu không sát thực.

Đã gọi là “ký ức”, thì tác giả có quyền viết bất cứ gì về những điều mình hồi cố. Và quả thế, tác giả đã viết về:

- Những chuyện của gia đình mình (từ trang 17 đến 246), nhằm mục đích lưu lại cho thân bằng quyến thuộc con cháu là chính.

Đây thật là một cuốn gia phả có giá trị, sưu tập đủ tài liệu đến cả sáu đời của một gia tộc, từ ông sơ (kỵ) cho đến các cháu (con anh chị) tác giả. Nếu mỗi “đại gia” người Việt đều có người bỏ công làm công việc tương tự [2], thì sự hiểu biết về con người đất nước của chúng ta sẽ được bổ sung rất nhiều.

Ngoài ra cũng nên nêu lên điều mà tôi tưởng trước đây là sự khác biệt giữa Nam, Trung, Bắc khá sâu đậm, nhưng nhờ phần này của cuốn sách, tôi thấy chỉ có những khác biệt về lối sống, còn thực ra về tâm tình thì đâu đâu cũng vẫn là tâm tình của tối đại đa số người Việt Nam: người nghèo (nông dân) vẫn chất phác, cần cù, trung thủy, tôn ti; người giầu (điền chủ) vẫn đức độ, cưu mang. Chính vì thế mà trên đây tôi viết là không biết được thêm nhiều.

- Tiếp là đề cập đến chính tình từ “cách mạng tháng 8, 1945” cùng những chuyện vật đổi sao rời của tác giả cho đến khi được “chánh phủ Ngô Đình Diệm mời (ông) về hợp tác” (từ trang 247 đến 510).

Đây là 260 trang kể hành trạng một thanh niên thời loạn thân lập thân thật hấp dẫn. Từ con một gia đình đại điền chủ bị “cách mạng” du vào cái thế phải bỏ đất đai nhà cửa ruộng vườn lưu lạc, tác giả cho là do số may, gặp nhiều giúp đỡ (nhất là phái nữ).

Trái lại, chuyện tác giả kể khiến tôi bỗng được giải tỏa nỗi thắc mắc xưa nay (từ thời Pháp thuộc). Là có vẻ hình như những người công giáo thường thành đạt vẻ vang trong nhiều lãnh vực. Tôi bừng hiểu đó là do cái mạch khép (circuit fermé) của giáo hội tổ chức, khít rịt từ khi sinh đến khi chết:

Ông Lang được xơ nhất (soeur supérieure) Amée đỡ đẻ, đỡ đầu “luôn luôn trông nom săn sóc”; do đó được các xơ dưới quyền Henri “giải thoát (tôi) khỏi tù tội khi bị quân đội Pháp giam giữ”, giám mục Thục cho dạy học, linh mục Parrel giới thiệu với ông Nhu, soeur Paul lo giấy bảo chứng (certifi-cat d’hébergement) “giúp (tôi) xuất dương du học”, cha Larouche và cô Sophie Larouche giúp đỡ ghi danh trường Đại Học Laval, khoa trưởng thu sinh (admission dean/đức ông Lévêque “chủ tịch ủy ban phân phát học bổng”) giải quyết: “Chiều nay tôi sẽ giới thiệu với khoa trưởng bên đó. Vài ngày nữa con đến bên đó làm hồ sơ nhập học.”

Trong phần này, ông Lang nói được mời về nước không do sự quen biết từ trước với ông Diệm như năm ông cùng chuyến, là các ông Đỗ Vạng Lý, Đỗ Trọng Chu, Bùi Kiến Thành, Dư Phước Long, Nguyễn Thái. Vậy ai mời? Chính ông Lang không biết. Chính ông Lang thấy “rõ ràng là thủ tướng chưa biết gì (về tôi cả)”. Thế mà sao ông Lang vẫn có vẻ không tin khi “sau này anh Lý nói lại với bạn bè anh là anh đã “đem tôi về” làm việc cho chính phủ”.

Tất nhiên trong trường hợp ông Lang phải có người tiến dẫn. Thế mà suốt thời gian hơn 8 năm phục vụ chính thể ông Ngô Đình Diệm, ông Lang vẫn chẳng tìm cho ra. Và cho đến nay, gần 60 năm, ông Lang vẫn ù ù cạc cạc (!?).

Đáng lẽ đến đây nên ngưng. Vì chính ông cũng viết: “Lịch sử viết về thời điểm VN hoàn toàn độc lập, chấm dứt thời kỳ thuộc địa Pháp khi nào? Theo người viết là cuối năm 1954, hay đúng hơn là đầu năm 1955, dù quân đội Pháp chỉ rút hết về nước qua tháng 4 năm sau.” Tuy nhiên, ông viết thêm ít trang về Đệ Nhất Cộng Hòa (từ trang 511 đến 539), “kể như là gạch nối của tập I, Thời Kỳ Thuộc Pháp và tập II, Thời Kỳ Độc Lập”.

Nhưng, riêng với tôi thì ngót 30 trang này lại giá trị nhất. Vì tôi thấy một vị khoa bảng giữ một vị trí then chốt như ông Lang trong toàn thời gian chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa rồi nay đã là một bực trưởng thượng ở cái tuổi sát nút 90, mà xem ra cũng còn lơ mơ quá, thì trách sao được những người khác.

Tôi chỉ xin tạm nêu ra một vài điều để quí vị cùng phán định:

“Thiết nghĩ khi bổ nhiệm NĐD, quốc trưởng Bảo Đại (BĐ) có hội kiến với bộ ngoại giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa, vì Pháp dù có thua trận ở Điện Biên Phủ trong tháng 5 rồi, nhưng vẫn

Tháng 08, 2011 Trang 15

còn nắm quyền ngoại giao và quốc phòng ở VN, với một đạo quân viễn chinh dù đã thua trận, nhưng vẫn còn hùng hổ, đang khi anh em NĐD lại có tiếng là chống Pháp.

Cũng chắc chắn là chánh phủ Hoa Kỳ không có liên quan trực tiếp gì đến chuyện bổ nhiệm này, vì dù ông Diệm có bôn ba ở Hoa Kỳ gần 3 năm đi nữa, ông có quen thân với nhiều nhân vật có tiếng nói trong chánh trường Hoa Kỳ, nhưng thật ra Hoa Kỳ chưa nghĩ đến chuyện thay thế Pháp ở Đông Dương, cho đến khi chạm mặt với Nga/Tàu ở Hội Nghị Genève trong tháng 7, 1954.” (trang 512)

Chẳng chính trị chính em, thì ai cũng phải biết khi đó – ở Việt Nam – Pháp là chính, thì ông Bảo Đại bắt buộc phải “hội kiến” với Pháp trước hết, rồi mới đến Mỹ, chứ sao lại “cũng có thể”. Và anh em ông Diệm lấy đâu ra cái “có tiếng là chống Pháp”. Ông Ngô Đình Khả, ông Ngô Đình Khôi, ông Ngô Đình Diệm làm cho Nam Triều nhưng thực sự cũng là làm cho Pháp. Ông Ngô Đình Nhu làm cho Pháp. Chính ông Nhu nói là anh em ông sống nhờ bát cơm của Pháp. Làm sao chống Pháp mà Pháp để cho làm. Việc ông Diệm từ nhiệm, người nào biết việc đều biết thực chất là bị Pháp bãi nhiệm.

Không một tên dân quèn nào có quan tâm đến thời cuộc mà lại cho rằng “Hoa Kỳ không liên quan trực tiếp đến chuyện bổ nhiệm này”. Dĩ nhiên cũng tùy theo hiểu “trực tiếp” là gì. Nhưng ngay trên, chính ông Lang nói “quốc trưởng Bảo Đại có hội kiến với bộ ngoại giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa” thì thừa ngụ ý ai cầm trịch rồi.

Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam ngay từ 1945, khi Hồ Chí Minh nắm chính quyền. Do đó mới để Pháp trở lại và viện trợ cho Pháp chống cộng. Pháp chống không nổi, thì 1954 Mỹ phải nhảy vào.

“Tắt một lời, xã hội miền Nam đang ở trong một tình trạng vô cùng hỗn mang, gần như tuyệt vọng, vô phương cứ vãn. Dư luận quốc tế cho chính phủ NĐD không thọ quá 6 tháng.” (trang 513)

Dư luận quốc tế giỏi giang về Việt Nam ra sao ngày nay chúng ta đã rõ. 1945 cộng sản nắm chính quyền, mà chưa hề bao giờ làm việc cai trị, ngân khố rỗng tuếch. Nhưng nhân viên vốn sẵn của chính phủ, người dân tôn trọng luật pháp, mọi việc vẫn đâu ra đấy. Làm bậy lại chính là phía “chính quyền”. 1954, ông Diệm về, có sẵn cả một guồng máy nhà nước, một quốc dân thuần lương. Việc chống đối của tướng Hinh, của phe phái là do sự vụng về hay đúng hơn do cá tính muốn uy quyền

tuyệt đối của ông Diệm. Rồi ông được Hoa Kỳ yểm trợ tối đa. Tiền bạc vào như nước, trở ngại nào mà chẳng qua.

Cộng sản-tư bản khi đó chủ trương chung sống hòa bình. Trung Cộng mời gọi Nam Việt Nam bang giao. Hội nghị Bandoeng mời gọi Việt Nam trung lập, Nga đề nghị Nam Bắc Việt Nam đều vào Liên Hiệp Quốc, các đảng phái quốc gia... Ông Diệm chọn lựa việc chống cộng, mà lại tiêu diệt các thành phần chống cộng (Công Giáo Lê Hữu Từ/Hoàng Quỳnh, Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên,... là ngớ ngẩn, là mù quáng làm việc cho Hoa Kỳ, cho Vati-can.

“Ở đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của Hội Nghị, chưa bao giờ Miền Nam có một hội nghị gồm đại diện của những 18 đoàn thể, nếu không nói là chính đảng, và có những 34 nhân sĩ tên tuổi... Như thế có thể khẳng định tính cách đại diện bao quát của dân Miền Nam. Dù biết rằng có những đảng chính trị chỉ có vài ba chục đảng viên và không có một cây súng trong tay để đánh Pháp và chống cự CS Việt Minh (trang 523)... cuộc cách mạng truất phế quốc trưởng Bảo Đại này là tác động của dân Miền Nam nói chung, trong đó quần chúng Nam Kỳ Lục Tỉnh, qua các đại diện của họ, đã đóng vai trò chủ động, không ai có thể chối cãi điều đó” (trang 528-9).

Chỉ với sự lương thiện tối thiểu thì ta phải công nhận, ít nhất từ 19-8-1945 đến nay, chưa có cái gì là “đại diện bao quát của dân”. Xin đừng nói nhảm. Quốc hội Miền Bắc là bịp bợm, gian dối, gia nô. Quốc hội MNền nam là bịp bợm, gian dối, gia nô. Nhiều lắm, 18 đoàn thể kể ra chỉ đại diện cho đoàn viên của họ (nếu có đoàn viên) và 34 nhân sĩ chỉ đại diện cho họ (và may ra vợ con họ).

“Vào ngày 02-05-1945, hoàng đế Bảo Đại đã ký một sắc luật phóng thích tất cả tù nhân chính trị mà trong đó 90% là cán bộ cộng sản….. Nhờ đó mà ngày một ngày hai (tháng 6, tháng 7, 1945) cả mấy ngàn cán bộ CS (trong dó có Lê Duẩn , Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương… toàn là cán bộ cao cấp)… để rồi làm ung thối chiến trường Miền Nam…” (trang 532)

Ông Đoàn Thêm ghi: 20-6-1945 – Vua Bảo Đại ra Dụ phục hồi công quyền cho các chính trị phạm chưa đượ miễn tội danh (1945-1964 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua, trang 7)

Ông Liêm Anh ghi: Ngày 06-07 [1945], ban hành

Người Dân Số 252Trang 16

lịnh ân xá toàn diện các tù nhân chính trị không cộng sản…” (Bảy Viễn, Một Đời Ngang Dọc, Nguồn Việt, trang 256)

Ông Ngô Vân viết: Ngày 16 [9, 1945], trong khi một chiếc tàu và 25 chiếc ghe cập bến Côn Đảo để đưa các tù chính trị trở về (trong đó có Tôn Đức Thắng, vụ ám sát ở phố Barbier, Phạm Văn Thiên tức Hùng, thoát tử hính năm 1933, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, thuộc ĐCS Đông Dương)… (Việt Nam 1920-1945, L’Insomniaque Editeur, Montreuil, 2000, trang 334)

Còn các ông cộng sản thì nói chinh các ổng đã mang tầu và ghe ra đón các đồng chí về: Liên Đoàn Thủy Thủ lấy chiếc tàu Phú Quốc bọn Nhật phá hư bỏ xó tại Ba Son… Bảy Ngạnh làm thuyền trưởng chiếc Phú Quốc ra đảo rước chính trị phạm. Đó là ngày 12-9-45… (Tà Lài Tụ Nghĩa, Nguyên Hùng, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, trang 431)

Phải mất một tuần để làm danh sách tù nhân… Danh sách đã làm xong, tàu Phú Quốc đưa năm trăm chính trị phạm về… Anh Phạm Hùng lên tàu Phú quốc…. Đặc biệt có ông Tôn Đức Thắng… (sđd, trang 432)

Việc đưa tù nhân về là vào tháng 9, sau ngày 25-8 “cách mạng mùa thu” tại SàiGòn. Vậy thì ông Lang lấy tài liệu ở đâu để mà chê trách như thế. Ông Bảo Đại cũng như cụ Trần Trọng Kim đâu đến nỗi ngờ nghệch như ông Lang tưởng:

“Và ngày 23 tháng 10, 1955, quốc dân miền Nam đã nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tướng NĐD, náo nức kéo nhau đi đầu phiếu, và kết quả hết sức tốt đẹp cho thủ tướng NĐD: 5.838.907 cử tri đi bầu. 5.721.735 lá phiếu truất phế quốc trưởng BĐ và bầu NĐD lên thay thế, như là quốc trưởng VN.

Như thế thủ tướng NĐD thu về cho mình gần 98% số phiếu đi bầu. Thật ra thì thủ tướng Diệm không cần đến một phân suất cao đến thế. Vì ai ai cũng đinh ninh ông thắng và thắng lớn.

Ai nói gì thì nói, theo tôi, kết quả hay những con số này hoàn toàn trung thực với ý người dân, nếu có một hai thùng phiếu không hợp lệ vì nhân viên chánh quyền quá sốt sắng đến chỗ ngu xuẩn, thì chỉ là một con số quá nhỏ, không đáng kể.” (trang 534)

Hai con số trên hẳn nhiên ông Lang lấy từ báo cáo chính thức của Bộ Nội Vụ. Ông Lang lờ đi những con số khác.

Cộng với phiếu bầu cho ông Diệm (cũng chính thức theo Bộ Nội Vụ):

5.721.735 63.017 31.395 44.1555.960.302

làphiếu không chịu truất phế Bảo Đạiphiếu không có ý kiếnphiếu không hợp lệTỔNG CỘNG

Như vậy, dư ra: 5.960.302 - 5.838.907 = 121.195.Chỉ nói về 121.195 phiếu dư đã không phải là

“một con số quá nhỏ, không đáng kể”. Bộ Nội Vụ công bố kết quả này thật là trơ trẽn, vô liêm, quá cả cộng sản (nếu không phải họ cố tình nêu ra với quốc dân bản chất của chế độ). Chưa kể ngay ở Sài Gòn tổng số cử tri là 450.000, mà số phiếu bỏ cho ông Diệm lên đến 650.000. Gian lận, bịp bợm quá rõ ràng. Mà là điều không hề cần thiết. Có nghĩa đó là bản chất rồi [3]. Vậy mà ông Lang đổ cho nhân viên chánh quyền “ngu xuẩn”, thì là vu cáo quá hỗn hào. Là dân, chúng tôi hiểu có kẻ sốt sắng vì ngu xuẩn. Nhưng phần lớn là do nhà nước ông Diệm đã làm cho họ sợ. Sợ rắc rối thôi, tù đày đến bản thân. Sợ bể nồi cơm của gia đình.

Bắt đầu chế độ bằng tiêu diệt những người cùng chiến tuyến, mua chuộc những kẻ phản phúc bằng tiền bạc, bầu bán lừa bịp, gian dối,... khiến hầu như mọi người ảo tưởng lúc đầu đều phải xa rời, phần lớn lại còn tích cực chống đối.

Vào năm 1954, ông Lang có thể lầm về những điều trên, nhưng đến nay vẫn viết như vậy, tôi e có sự trục trặc. Ông Lang trung thành đến cuối đời với cá nhân ông Diệm, là người tốt. Ông Lang viết sách ca tụng ông Diệm, là điều tốt. Nhưng xin đừng khoe mình vì quốc gia dân tộc.

“Ông Diệm là một người công giáo rất mộ đạo, rất sùng đạo. Thiết nghĩ cả đời ông tin mình có một sứ mạng, mà không phải là một sứ mạng tầm thường của một tuần phủ, cả đại thần nhà Nguyễn. Cho nên khi thấy không có cơ thực hiện được sứ mạng của mình, thì nhiều lần ông có ý muốn đi tu... (trang 475)

Hôm nay tôi xin lập lại!Thương ở dây là thương khóc, khóc cho một con

người đầy đức độ, ái quốc mãnh liệt, cả đời tranh đấu, kiên trì tranh thủ cho độc lập quốc gia, cho tự do dân tộc, cho hạnh phúc đồng bào, đúng là một vị anh hùng dân tộc, một vĩ nhân của đất nước!” (trang 539]

Tháng 08, 2011 Trang 17

“Nhiều lần ông có ý muốn đi tu”, thực ra đã nhiều lần ông sống ở tu viện, thì khó thể nói “ái quốc mãnh liệt, cả đời tranh đấu, kiên trì tranh thủ”. Cao vọng của ông đúng không phải là một tuần phủ, mà là một thủ tướng dưới trào ông vua công giáo Cường Để. Chỉ thế mà thôi. Ông là người tôn quân. Ông sẽ là người thừa hành xuất sắc như đã chứng tỏ hồi làm tuần vũ. Ông không là người lãnh đạo. Nhất là trong thời kỳ đòi hỏi cách mạng. Việc hạ bệ ông Bảo Đại là do người ta đặt ông vào sự đã rồi, khiến ông trở thanh “mộc vị” cho các anh em: ông Thục, ông bà Nhu, ông Cẩn và đã làm hại ông cùng đại gia đình ông.

Ông Lang lúc nào cũng xem tướng người mà kém xa linh mục Houssa, ít nhất trong trường hợp ông Diệm (lời chính ông nhắc lại trên đây).

Ông Lang gặp “minh chúa”. Ông phục vụ chế độ đắc lực. Ông nhìn qua một lăng kính khác, thả sức ca tụng lãnh tụ, chế độ. Nhưng ông lại hỏi: “Có phải thời thực dân Pháp, người dân Miền Nam sung sướng hay hạnh phúc hơn các thời, nhứt là thời xã hội chủ nghĩa bây giờ, như ông cả người Kam-puchea ở Sóc Trăng nói với người viết năm 2006 chăng?” (trang 586)

Ông hỏi thi tôi xin tạm trích dẫn mấy câu trả lời:- “Sau 30-4-75, bị cộng sản bỏ tù, ngồi tán gẫu,

một số anh em trẻ đồng tù hỏi, đại khái:- Anh lớn tuổi, sống qua nhiều thời đại, thời nào

khá hơn cả?- Tôi thấy thời làm... nô lệ cho Pháp là khá hơn

hết.- Anh nói gì lạ vậy, làm gì có chuyện đó?- Các anh hỏi, tôi thấy sao, nghĩ sao thì nói vậy.

Là vì thế này: Thời xa xưa tôi không biết. Nhưng chắc chắn thời nhà Nguyễn thì không khá nổi. Nhân tâm ly tán, với đủ mọi danh nghĩa hoài Lê, hoài Mạc, hoài Trịnh, hoài Tây Sơn; thiên tai dồn dập; giặc giã tứ tung. Triều đình đối phó không nổi, mà cũng chẳng dư dả gì. Chính ông Tự Đức than thở ra miệng. Ông bà tôi thường kể lại: Đêm ngủ không chắc gì mai dậy còn sống. Chính mẹ tôi bị giặc cướp vào nhà bắt trói, đánh đập tra khảo.

Chỉ từ đầu thế kỷ 20, dù Tây (Pháp) bóc lột đến đâu thì cũng thấy họ có làm đường sá, cầu cống, dinh thự,... Người dân cũng được tay làm hàm nhai, có luật pháp. Chính tôi biết những vụ chính phủ thuộc địa xử sai, bị can không chịu, kiện sang tòa phá án bên chính quốc (Pháp) thắng, và nhà nước

Đông Pháp không được thi hành án cũ hay phải bồi thường.

Họ cũng chẳng tin. Nhân cùng phòng giam có ông cụ nhiều tuối hơn tôi. Ông người Bắc, nghèo đói, đi phu đồn điền. Hết giao kèo, ông không về, mà vào Sài Gòn. Cũng không khá gì. Vẫn đí làm thợ mộc thuê. Mà rồi cũng bị cộng sản bắt tù. Tôi mới thưa:

- Nhân có cụ, còn hơn tuổi tôi nữa, đã sống qua mọi chế độ, thì thấy sao, xin cụ cho các cháu đây biết.

- Tôi thấy y như ông nói. Ngu dốt, nghèo hèn như tôi, đi phu đi phen mà cũng thấy thời đó là hơn cả. Có cái giấy căn cước, muốn đi đâu thì đi, muốn ở đâu thì ở, làm gì có khám xét, bắt bớ như khi người mình cai trị người mình.

Sau này, khi ở Mỹ, một ông bạn trẻ sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa so sánh các chế độ, cũng lại hỏi.

Tôi trả lời tương tự như trên. Ông ta nhìn tôi một cách khinh bỉ, nói:

- Bác chỉ lấy trường hợp cá nhân rồi suy diễn rộng. Làm sao có thể thực dân cướp nước mà lại tử tế, để cho mình thoải mái hơn người mình đối với người mình.

Tôi chẳng biết nói gì hơn với “lý thuyết”, chẳng thể bàn cãi của ông ta, đành để yên ông với niềm tin hoàn toàn hợp lý (sau này, nhân đọc được vài tài liệu liên quan đến vấn đề, tôi cắt những đoạn đó gửi cho ông, nhưng không thấy ông cho biết có đổi ý hay chăng)”. (Lũ Việt Gian Nô Lệ, Trần Quốc Bảo, nguyệt san Người Dân số 240, 2010)

- “Nguyen Van Tang, một người cộng sản bị Pháp giam 15 năm, Diệm giam 8 năm, Thiệu giam 6 năm, hiện nay đang nằm trong nhà tù Hà Nội, đã diễn tả những điều kiện của nhà tù theo thứ tự đúng đắn của viễn tượng: Mơ ước hiện nay của tôi không phải là được tự do, không phải là được gặp lại gia đình, mà là được trở lại ở một nhà tù của Pháp cách nay ba chục năm.” (No more Vietnam, Richard Nixon, Arbor House, 1985)

- “Tôi xin nêu một số điểm nổi bật thời nước Pháp đô hộ Việt Nam và để lại trong hồi ức một người nô lệ, gọi là thuộc địa nhưng có đủ các thứ tự do... ... Chế độ thuộc địa của Pháp ngày xưa khi nghe tên thì sợ, nhưng trong thực tế thì vẫn đang là một giấc mơ quá xa vời của những nước đang quang quác vỗ ngực tự xưng là nước có độc lập thực sự!” (thi sĩ Hữu Loan, Ti Vi Tuần San số 566)

Người Dân Số 252Trang 18

Còn tôi thì thấy, trừ lũ cộng sản ra, ông Diệm và chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa của ông ta là chế độ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cả nhưng lại cũng tệ hại hơn cả. Chế độ của ông Thiệu vậy mà còn cởi mở hơn. Người dân không bị bắt bớ bừa bãi, không bị đe dọa, được thong thả. Dĩ nhiên là vì cá mè một lứa, ông ta không nhiều uy quyền. Nhưng người dân đâu cần biết nguyên ủy, mà chỉ thấy cái gì mình được hưởng. Nên lời ông xỉ vả “chế độ người lính cai trị” là “phản bội, tay sai, ngu ngơ, vô văn hóa” là tùy ông.

Không biết ông có thấy người dân vui mừng ra sao khi “đảo chính thành công không”? Ông có biết không chỉ cái nhóm “quân nhân cách mạng” đó làm việc đảo chính mà còn cả hàng chục nhóm khác cũng lo chuyện đảo chính (hình như ông cũng có trong một nhóm mà và chẳng cần định công, tôi cũng chắc chắn ông đã giải thích là để cứu ông Diệm, như ông Trần Kim Tuyến cũng đã thanh minh!?). Giản dị là mọi người hết chịu đựng nổi rồi. Cho nên chẳng có đồng đạo, đồng chí, đoàn viên nào... cứu giá cả (ngoài ông Cao Xuân Vỹ và chú tàu Mã Tuyên).

Trên đây, đại khái nói về việc chung. Ngoài ra, xin hỏi:

- Ông Lang viết rằng: “Trước đây, mỗi ngày BX [Bình Xuyên] phải đóng hụi chết cho quốc trưởng BĐ đúng 1 triệu đồng, theo hối suất thời đó là trên 28,500 mỹ kim (từ lâu quốc trưởng Bảo Đại đã có một đời sống vương giả kiêm playboy tại lâu đài Thorence ở Cannes, Nam Phương hoàng hậu có tàu (yatch), BĐ có mấy xe sport hiệu Ý.” (trang 518)

Chẳng là cái thá gì, tôi cũng biết là ông Bảo Đại ăn chơi huy hoắc. Và tôi vẫn cho đó là điều đáng trách của ông, quốc trưởng một nước chiến tranh, lạc hậu. Tôi có nghe đến chuyện Bình Xuyên cung cấp tiền bạc cho ông. Nhưng mỗi ngày một triệu thì có là có là quá đáng không. Nói thế là cũng chỉ nghe lại hay có gì xác thực chứng minh. Viết công khai, ta không thể cẩu thả. Trong khi Bình Xuyên đóng thuế Đại Thế Giới-Bình Khang cho ngân sách nhà nước chỉ 500,000 một ngày. Riêng về bà Nam Phương thì xin đừng lôi bà vào. Bà là người mực thước. Gia tài của bà thừa để bà thỏa mãn những điều bà muốn.

Thêm nữa, tôi rất phiền muộn là tác giả ra công sức viết những tài liệu giá trị, như cuốn Ký Ức này, lại cẩn trọng gửi cả hàng hơn chục người nhờ đọc

trước khi in. Vậy mà quí vị này sao không giúp tác giả một việc quá ư giản dị, dễ dàng để khỏi phụ lòng độc giả.

Bỏ ra những khác biệt sai lạc do giọng nói, về phát âm (hỏi ngã, có g không g,...) và ngay cả chính tả là chuyện khó phân biệt, nhưng những lỗi sơ đẳng xưa do thợ sắp chữ, nay do người đánh máy (lỗi typo) đầy dẫy trong sách, sao mỗi người được nhờ đọc không sửa giùm. Lại cả những đoạn lạc chạc không ăn khớp với mạch văn, tỉ như đoạn “khi lia thia... đang đau nặng” (trang 97, dòng 21 đến 28), như hai dòng cuối cùng trang 194 đáng lẽ phải ở dòng 23 và 24 trang 195, như đoạn chú tấm hình, dòng 20-24 trang 564 nhưng không có hình, như các dòng 4-13 trang 585 đáng lẽ phải ở dòng 30,...

Chúng ta không có quyền đòi hỏi nhiều ở một tác giả tuổi gần 90. Nhưng những người được tác giả nhờ cậy có bổn phận giúp để tác phẩm làm hài lòng người đọc.

1. Linh mục Jacques Houssa, người Bỉ, thời Pháp thuộc đã có ở giáo phận Phát Diệm. Hồi 1949, Pháp nhảy dù chiếm đóng rồi chính phủ Bảo Đại thiết lập hai tỉnh tự trị Phát Diệm-Bùi Chu, nghe nói ông tính mở một trường đại học ở Phát Diệm, nhưng không thành nên xoay ra tuyển người đi du học. Năm 1950, gọi là Năm Thánh, tôi có người quen dẫn hai con gái nhỏ (học tiểu học) đến chào để đi du học Mỹ theo chương trình này. Sau đó, tôi cũng sang Mỹ (riêng tư, âm thầm), mà không dè linh mục cũng biết, tới kiếm, nói là nhân có việc đi qua ghé thăm. Nhưng tôi biết linh mục qui tụ khá nhiều sinh viên Việt Nam tại Chicago, thầm nghĩ rất có thể đó là chủ trương kết nạp nhân sự cho một kế hoạch lâu dài.2. Chẳng hạn, ở bắc là những dòng họ Đặng Trần (Thường), Hoàng (Cao Khải),... ở trung là những dòng họ Cao Xuân (Dục), Thân Trọng (Huề),... ở nam là những dòng họ Lê Phát (Đạt/ Sĩ), Đỗ Hữu (Phương), Hui Bon Hoa (Xường), Trần Trinh (Trạch).3. Ông Diệm vẫn còn thua xa ông Hồ: số phiếu dành cho ông Diệm vẫn ít hơn số cử tri (5.721.735/5.838.907); năm 1946, ông Hồ ứng cử quốc hội tại Hà Nội đạt 169.222 trên… dân số 119.000!!!

Tháng 08, 2011 Trang 19

SỰ THỰC (Phần III, tiếp theo)

Nguyễn Văn Phổ

NHỮNG VIỆC “THỰC SỰ” PHẢI LÀM

III - Lối Thoát Cho Những Đảng Viên Kỳ Cựu.1- Toà Án Lương TâmThưa quý vị đ/v kỳ cựu, trước hết, xin lỗi có vài dòng

“múa rìu qua mắt thợ” rất không nên, nhưng vì cảm thấy rất cần thiết muốn trao đổi, nên xin mạo muội.

Ông Lý Hồng Chí giảng rằng “Nguyên thần (linh hồn) con người bất diệt, sẽ tái sinh theo thuyết luân hồi của Phật gia, xuống thế gian làm người mang theo một núi nghiệp cần phải trả qua tu luyện giải nghiệp, sau khi chết, đi lên để trở về nguồn cội. Nếu không, kiếp sau nghiệp chồng chất, không những không thể đi lên, không thể ở lại kiếp người mà còn phải đi xuống thì kinh khủng lắm. Vì không biết phải bao nhiêu năm mới trở lại kiếp người. Chỉ có kiếp người mới có thể tu luyện thôi, và những ai gây nhiều tội ác nguyên thần cũng bị huỷ diệt, bị huỷ diệt hoàn toàn, thân tâm toàn diệt.

Lúc lâm chung tất cả những gì người ấy làm trong đời không mất mà hiện ra dường như là đã xảy ra chỉ trong một phút vừa qua. Mỗi chi tiết sẽ hiện ra trước mắt, không một chuyện nhỏ nào mất, bởi vì tâm của họ hoàn toàn khai mở. Trong tich tắc đó, họ sẽ biết mình thật sự là ai, biết được những gì đã làm trong đời này, tốt là Đức, xấu là Nghiệp, giống như họ vừa tỉnh giấc sau khi ngủ”.

Thiển nghĩ đây là bản cáo trạng Toà Án Lương Tâm, là hành trang mình ra đi, và bản án là kiếp sau đã an bài vậy.

2. Lối thoát cuối cùng cho những đảng viên kỳ cựu: Đốt Thẻ Đảng

Hầu hết đ/v kỳ cựu đều theo Đảng ở tuổi 20 và nay quý vị đều sắp sỉ 80. Quãng thời gian 60 năm là đ/v thực hiện lời “Nguyện suốt đời phấn đấu và hy sinh cho Đảng”, tội giết người và nói dối của người CS quá kinh khủng, không thể biện minh, hầu hết những lãnh tụ CS nổi tiếng thế giới đều “phạm tội ác chống nhân loại”.

Tổng số sinh mạng bị người CS giết hại là hơn trăm triệu.

Jean Paul Sartre, trí thức thiên tả nổi tiếng của Pháp trước năm 1956, phát biểu “Trí thức nào không ủng hộ CS là con chó”. Thế rồi sau 1956, sau sự kiện đoàn xe tăng Liên Xô đàn áp vô cùng dã man sự nổi dậy của nhân dân Hungary, ông phát biểu “Trí thức nào nay còn ủng hộ CS là con chó”.

Năm 1956, năm miền Bắc xảy ra vụ “Cải Cách Ruộng Đất”, gọi là cuộc cách mạng long trời lở đất, đã giết hại vô cùng dã man mấy trăm ngàn đồng bào. So sánh hai sự kiện, sự kiện “Cải Cách Ruộng Đất” mức độ dã man, vô nhân tính của người CSVN ghê tởm hơn sự kiện Hungary nhiều. Ở Hungary, người CS Liên Xô giết hại người Hungary, còn ở CCRĐ người CSVN giết hại chính đồng bào mình, thậm chí người thân thuộc trong gia đình! Và rồi từ vụ CCRĐ đến nay, hơn nửa thế kỷ, vô số những vụ cùng bản chất xảy ra, mà người CSVN vẫn chưa thức tỉnh. Tiêu biểu nhất là vụ tàn sát tập thể Tết Mậu Thân… Rồi đến Học Tập Cải Tạo… Thật là hãi hùng cho cái ma lực phù thuỷ HCM.

Qua ngần ấy sự thật trên đây, những đ/v kỳ cựu đến hôm nay còn ôm thẻ Đảng sẽ đồng thời phải chịu hai nghiệp quả: NÓI DỐI và GIẾT NGƯỜI, hai nghiệp lớn nhất theo phật gia cũng như nhiều tôn giáo chính thống. Những đ/v kỳ cựu còn sáng suốt, không lý do gì hôm nay vẫn còn ôm thẻ đảng. Lối thoát cuối cùng là nói lên sự thật, xám hối nội dung trích đoạn thư của LS Nguyễn Hữu Thọ rồi công bố Đốt Thẻ Đảng.

Nhật báo Người Việt ngày 11/12/2006 trang A2 có tin Linh Mục Nguyễn Văn Lý cho biết có 200 sĩ quan bộ đội đốt thẻ Đảng. Đốt Thẻ Đảng là hành động nói lên “Sự thật” rõ nét, ngắn gọn và mạnh mẽ nhất. Quý vị đó hành động ở thời điểm cách nay 5 năm quả là sáng suốt, sớm thức tỉnh và anh hùng.

3. Riêng đặc biệt xin mạn phép chia sẻ với ông Bùi Tín – Website “Sự thật - Đốt Thẻ Đảng”.

Là một trí thức, Bùi Tín, Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐVCHCM, một công cụ nói dối, lừa bịp quan trọng có công hàng đầu, khiến ông tạo nghiệp rất lớn. Bên cạnh đó, sự kiện ông là Đại tá Quân đội Nhân Dân, viên chức cao cấp nhất đi cùng toán quân CSBV đầu tiên mang lá cờ MT tiến vào Dinh Độc Lập tiếp nhận sự đầu hàng của Chính quyền miền Nam, một “Màn lừa dối” vô cùng táo bạo, một đồng lõa tội

Người Dân Số 252Trang 20

phạm xé bỏ HĐ. May hay rủi, thiện hay ác cho ông là chứng nhân lịch sử cho cái màn nầy, chồng chất nghiệp lực. Và trong cái ngày đầu tiên khiến ông lại thêm đồng loã trong vụ cướp 16 tấn vàng của đồng bào miền Nam chở về Bắc, cũng lại thêm nghiệp!

Tưởng rằng với hai bài “Lời Xin Lỗi Chân Thành” và “Lối Thoát Danh Dự Cho Đảng” là hai lừa dối cuối cùng. Nào ngờ vừa rồi, tường thuật về cuộc Hội thảo của nhóm GS Trần Phương, ông nhận định là “Một tin động trời, có thể nói trời nghiêng đất ngả cho thế lực cường quyền… Có thể gọi là một “think tank” đặc sắc, quý báu của dân tộc. Thật là đại phước cho dân tộc và nhân dân, trong cơn nguy biến, vẫn còn một “túi khôn dân tộc”, chất lượng cao đang dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc…” Ông có thật tình nghĩ vậy không? Nếu không, thì là lại thêm một lừa dối nữa! Còn nếu thật tình thì rất tiếc là ông vẫn chưa biết rõ con người Cộng sản, đặc biệt là “NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM”.

Xin mạn phép hỏi ông: Quý vị đ/v kỳ cưụ trong nhóm GS Trần Phương, kể cả ông, hiện còn giữ thẻ đ/v không? Nếu còn, là chưa thoát ma lực của phù thuỷ HCM, lý trí còn mê mờ, những gì quý vị “ngộ” không phải là sự thật, hệ quả hành động chỉ là kéo dài sự tồn tại của Đảng. Do đó mà cuối cùng kết thúc buổi hội thảo một cách không khoa học chút nào! Hoá ra ông lại tiếp tục lừa dối.

Thưa ông Bùi Tín, tất cả dù sao thì chuyện đã rồi, nghiệp lực ông lớn kinh khủng, thời gian còn lại vô cùng quý báu sắp cạn kiệt. Xin mạo muội góp ý:

Lối thoát duy nhất, phương cách giải nghiệp hữu hiệu nhất, là trách nhiệm và cũng là khả thi nhất giúp cho nhóm trí thức trên dấn thân vào “Đại Nghĩa Dân Tộc”, là Ông mạnh dạn thực hiện kế hoạch hoá giải, diệt trừ di sản ma lực của HCM và Băng đảng, gồm 2 bước:

a) Thiết lập Website “Sự Thật - Đốt Thẻ Đảng”. Ông là người ở cương vị nắm giữ nhiều sự thật quan trọng cùng những đồng chí kỳ cựu mà tôi có dịp đọc những bài viết, như Trần Mạnh Hảo, Hà Sĩ Phu, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Minh Cần, Tô Hải, Đỗ Xuân Thọ…, mạnh dạn thiết lập Website “Sự Thật-Đốt thẻ Đảng”. Phát động phong trào ĐTĐ giữa những đ/v kỳ cựu. Nói lên tất cả sự thật rồi công bố Đốt Thẻ Đảng. Như thế ông mới giải trừ ma lực HCM và thực sự thức tỉnh. Những ai chưa ĐTĐ là chưa thức tỉnh. Kêu gọi nhóm gần 50 vị trí thức trên, mà ông đánh giá rất uy tín, hưởng ứng. Phát

hành tờ báo giống như 8406, phổ biến biến nội dung Website cập nhật số đ/v ĐTĐ với đồng bào.

Thực tế rõ ràng khả năng lớn nhất của quý vị đ/v kỳ cựu ở tuổi về chiều có thể làm gì cho đất nước, cho dân tộc đồng thời giải nghiệp hiệu quả nhất là khai thác sức mạnh của sự thật và cái thẻ đảng ở thời điểm hôm nay. Nếu không là bỏ mất cơ hội ngàn vàng.

b) Giải toả Khu Ba Đình. Không lý nào lại tôn thờ một tên tội đồ dân tộc. Vô lý hơn nữa là ngân sách hằng năm dành cho sự bảo quản nhục thân này.

4. Màn Kết Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MT).

Trả lại sự thật cho lịch sử: Thưa quý vị đ/v kỳ cựu gốc miền Nam, thành viên MT, Tuồng hát CTVN không thể kết thúc như vậy. Nó quá tàn nhẫn, không chút tình người, là một vết nhơ VHDT Việt- Nam.

Đối với quý vị, trước thực tế đất nước và dân tộc hôm nay, trách nhiệm quý vị là hàng đầu. Vì không thể chối cãi, nếu không có cái tổ chức bù nhìn, lừa dối MT lừa dối nhân dân miền Nam và nhân dân Mỹ, thì CSBV hiện nguyên hình là CS, không làm sao thắng cuộc chiến.

Quý vị cần phải trở lại sân khấu để thực hiện màn kết MT, phần nào cho phù hợp với lịch sử và VHDT, đồng thời phần nào giải nghiệp cho mình, giải oan cho các đồng chí bạn bè đã hy sinh không có cơ hội nói lên. Bỏ lỡ cơ hội sẽ hối tiếc muôn đời.

Một số đ/v lãnh đạo tiêu biểu còn lại nhơn danh MT tổ chức buổi lễ CẦU SIÊU GIẢI OAN cho tất cả những đ/v đã bị lầm đường, nhất là cho LS Nguyễn Hữu Thọ, con chim đầu đàn đã chết, không có cơ hội. Người có tư cách và trách nhiệm nhất thực hiện màn kết này hôm nay là Bà Nguyễn thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao, kiêm Trường phái đoàn MT dự HN Paris.

Nội dung chính buổi lễ là nói lên sự thật, chối bỏ vai trò bù nhìn của MT bằng hành động ĐTĐ, tạ lỗi với đồng bào miền Nam, với nhân dân Hoa Kỳ và những nước có quân tham chiến. Đúc kết buổi lể gởi lên LHQ, gởi cho Hoa Kỳ và các nước chuẩn nhận HĐ.

Đây là một biến cố lịch sử không thể thiếu. Như vậy quý vị mới rửa được phần nào vết nhơ cõng rắn cắn gà nhà và nhất là mơ màng vai trò lịch sử nào đó trong giai đoạn vô cùng nghiệt ngã của dân tộc.

5. Giải Thể ĐCSVNPhơi bày Sự thật, chân tướng phù thuỷ gian ác

Tháng 08, 2011 Trang 21

HCM và cái Đảng CS tà ác, thức tỉnh những đ/v kỳ cựu Đốt Thẻ Đảng và tất cả những đ/v còn lương tri không lý do nào không công bố từ bỏ Đảng.

Đáng lý ra, với bản chất dân tộc bất diệt và truyền thống văn hoá bất khuất, nếu không có sự can dự của Hoa Kỳ (Quốc tế), không làm sao CS xăm chiếm Việt Nam được. Và rõ ràng sau HĐ Paris, nếu Hoa Kỳ (Quốc tế) không đi lạc hướng hay ít ra không can dự [?], dân tộc Việt Nam cũng đã giải thể cái Đảng tà ác nầy từ lâu rồi. Sở dĩ nó dây dưa tồn tại vì 3 nguyên nhân:

Thứ nhất là cái văn hoá dân tộc bị văn hoá Đảng phá huỷ trầm trọng; thứ hai là đồng bào Việt Nam như sống trong một nhà tù vĩ đại, mọi sự thật bị che dấu, bưng bít; thứ ba là sự can dự của Hoa Kỳ (Quốc tế) không những lạc hướng mà còn phản bội dân tộc Việt Nam, phản bội xu thế tiến bộ loài người, đi với kẻ thù, tà ác.

Do đó, Sinh lộ quê hương là dân tộc Việt Nam phải lấy sức mình là chính, quyết tâm khai thác sức mạnh vô biên của SỰ THẬT và PHỤC HỒI VĂN HOÁ DÂN TỘC. DÂN TỘC VIỆT NAM VÔ ĐỊCH TRƯỚC MỌI KẺ THÙ vẫn là CHÂN LÝ. Vấn đề là thời gian, sớm muộn tuỳ theo mức độ thức tỉnh của Hoa Kỳ (Quốc tế), nhận ra THIỆN ÁC.

IV - Phục hồi Văn Hoá Dân Tộc - Giải Trừ Văn Hoá Đảng - Trả Việt Nam cho Việt Nam – Sinh lộ quê hương.

1. Văn Hoá Dân Tộc và Văn Hoá Đảng- Cụ Huỳnh Văn Lang, một học giả nổi tiếng miền

Nam, vừa ăn mừng sinh nhật 90: “VHDT với những giá trị tốt đẹp, với những tinh

hoa tuyệt vời mà các dân tộc khác không có hay không biết... Đang khi VHDT thắm nhuần Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín thì VHĐ là Bất Nhân, Bất Nghĩa, Vô Lễ, Bất Trí và Bất Tín: Con người của Đảng đào tạo ra là con người bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, bất trí và bất tín.

Thử hỏi và tự trả lời: Nhân nghĩa chỗ nào trong vụ cải cách ruộng đất... Nhân nghĩa chỗ nào với chế độ Tù Cải Tạo... Nhân là tình người và họ đã mất tất cả tình người. Luôn tự xưng là đỉnh cao trí tuệ loài người, thế mà Dương Thu Hương (dám) khẳng định là không ai ngu xuẩn bằng họ... Họ ở đây là kể từ HCM, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ. Từ ngày HCM và ÐCSVN (1930) nhập cảng văn hóa Mác Lê vào xã hội V.N. mưu đồ thay thế văn hóa dân tộc V.N., đầu tiên là miền Bắc từ

năm 1954 hay phân nửa dân tộc và sau tháng 4, 1975 tất cả nước, đã gây ra một cuộc chạy giặc, một cuộc di tản khổng lồ”.

- Nguyễn Tiến Trung, một du học sinh ở Pháp rất trẻ, trong bức thư gởi cho thầy Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo và tất cả giới lãnh đạo Việt Nam, có đoạn như sau:

“Văn hóa Việt Nam là sự tổng hợp tinh hoa của ba hệ tư tưởng lớn: Phật, Nho, Lão, và sau này có thêm đạo Thiên Chúa. Ðạo Phật với tư tưởng từ bi, hỉ xả; đạo Nho với Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, và suy nghĩ xả thân cho đất nước; đạo Lão với tinh thần trung dung, coi thường danh lợi; và đạo Thiên Chúa với tình yêu bao la cho con người. Nhưng chủ nghĩa Mác Lênin, tức VHĐ, lại là bạo lực cách mạng, phải đào mồ chôn người khác, và phải luôn nuôi trong đầu những ý nghĩ hận thù. Chúng ta đâu có xứng đáng là con cháu Nguyễn Trãi “lấy chính nhân thắng cường bạo” với việc sử dụng bạo lực để đàn áp người trái ý kiến với mình”.

2. Hội Nghị Diên Hồng (HNDH).HNDH là sức mạnh tuyệt vời của dân tộc Việt

Nam, phát xuất do văn hoá dân tộc truyền thống bất khuất, di sản vô giá của tiền nhân, vô địch trước mọi kẻ thù. Nó biểu tỏ rõ nét hết sức hùng hồn dưới thời vua Trần Nhân Tông (1279 -.1293). Ngài lên ngôi mới 27 tuổi, trước cuộc xăm lăng vĩ đại của Nguyên Mông (Tàu) với số quân 50 vạn, gấp 10 lần, Ngài triệu tập Hội Nghị toàn dân để hỏi ý kiến, gọi là Hội Nghị Diên Hồng. “Nên Hoà hay Nên Chiến”. Toàn dân “Quyết Chiến”. Với khí thế này Việt Nam đánh tan cuộc xăm lăng. Rồi 3 năm sau, Ngài 30 tuổi, lại một lần nữa đánh tan cuộc xâm lăng cũng với số quân gấp 10. Thế rồi Ngài xuất gia đi tu ở tuổi 35.

Nhận định về kẻ thù Phương Bắc này, Ngài nói:“Vậy nên các ngươi phải nhớ lời Ta dặn:“Một tấc đất của Tiền Nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.

Thế nhưng theo HĐ Genève, Việt Nam bị chia đôi. Miền Bắc bị đặt dưới sự thống trị của Chủ nghĩa CS, VHDT cao quý trên bị huỷ diệt, thay thế bằng VHĐ. Miền Nam theo thể chế Tự do, VHDT còn duy trì và phát triển đến 30 tháng Tư, 75.

Từ khi Dương Văn Minh kêu gọi buông súng đầu hàng, có vô số quân nhân tự sát, trong đó có 5 vị

Người Dân Số 252Trang 22

tướng, đưa đến thảm trạng Biển Đông. Thế rồi đoàn người vượt biên ra đi mang theo VHDT và đã trải qua đoạn đường vô cùng nghiệt ngã. Đến bến bờ tự do, mất tất cả, chỉ còn lại duy nhất VHDT trong tim.

V - Kết Luận.Tóm lại Sinh lộ Việt Nam không thể có với sự tồn

tại của ĐCS, kẻ thù không đội trời chung. Vấn đề tiên quyết là GIẢI THỂ nó.

Thiển nghĩ, trước đây GIẢI THỂ ĐCS là việc đội đá vá trời, nhưng tình hình thực tế hôm nay, với quyết tâm Quốc Nội và Hải Ngoại, khai thác sức mạnh vô biên của SỰ THẬT, phục hồi VĂN HOÁ DÂN TỘC qua kế hoạch sau đây, thì kẻ thù CS, dù rằng vô cùng phức tạp không là CS đơn thuần, vẫn không thể là ngoại lệ của CHÂN LÝ LỊCH SỬ DÂN TỘC KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THẮNG. Vấn dề là thời gian, sớm muộn là do quyết tâm mình.

1. Trong Nước* Yểm trợ Phong Trào Đốt Thẻ của đ/v kỳ cựu

bằng phương cách tránh giao tiếp, tịnh khẩu với những đ/v kỳ cựu nào vẫn còn ôm thẻ Đảng để lưu ý nhắc nhở trách nhiệm, tình trạng bi đát của Tổ Quốc hôm nay và cũng là cách giúp họ thức tỉnh để được cứu độ.

* Phủ nhận cái “Nhà Nước Việt Nam” bằng hành động quyết tâm tẩy chay bầu cử Quốc hội.

2. Hải Ngoại - Đoàn Người Việt Tỵ Nạn Thực tế khả năng đóng góp cho công cuộc “Giải thể

ĐCS” của ĐNVTN rất to lớn, chỉ cần mỗi người quan tâm và trách nhiệm nghĩ mình là Người Việt Tỵ Nạn. Xin mạo muội nói lên những sự thật sau đây:

a) Sức mạnh Kiều Hối. Từ nhiều năm rồi Kiều Hối của ĐNVTN là 7,8 tỷ. Năm rồi số đồng hương về ăn Tết là khoảng 500,000. Trung bình mỗi người phải chi 2000, tổng cộng phải 10 tỷ.

b) Khai thác tối đa WTO. WTO có mục tiêu giúp cho mậu dịch luân lưu dễ dàng, tự do và công bằng văn hoá hai chiều, không ngoại lệ. Lợi dụng tối đa, du nhập sách báo, văn hoá phẩm phơi bày mọi sự thật nâng cao dân trí, phục hồi VHDT và đạo lý, giải toả sự dối trá, giải trừ Văn hoá Đảng.

c) Ngoài ra, khối lượng luật sư của ĐNVTN rất lớn. Đồng bào vô cùng thống khổ vì tình trạng vô luật pháp rất cần luật sư. Theo tinh thần WTO, Công Dân Mỹ Gốc Việt có quyền mở Tổ Hợp Luật Sư trong nước.

Theo luật pháp văn minh, bất cứ ai chứng minh được mình bị thiệt hại vật chất hay tinh thần do hành

động người nào, mình có thể kiện bồi thường. Như thế những tổ hợp luật sư này không làm sao làm hết việc và lại là việc THIỆN vô cùng khẩn thiết.

d) Vấn đề Pháp Lý và Lẽ Phải. Hội Luật Gia và Luật Sư Đoàn ĐNVTN, khả năng rất lớn, cần làm sáng tỏ vấn đề pháp lý cái danh xưng “ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đại diện cho Việt Nam là không chính danh, bất hợp pháp, do Hoa Kỳ (Quốc tế) và LHQ hợp pháp hoá không có cơ sở pháp lý. Bên cạnh đó là sự thiệt hại vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam suốt 35 năm nay vô cùng to lớn là do sự đồng lõa, không thể biện minh, của Hoa Kỳ (Quốc tế) và LHQ. Nên lập hồ sơ đệ nạp Toà án Công lý Quốc tế và Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Dĩ nhiên là không biết kết quả thế nào nhưng rất nên làm, phơi bày trước công luận, để SỰ THẬT đi vào lịch sử, cho thế hệ tương lai.

e) Cử hành Tháng Tư Quốc Hận. ĐNVTN có khả năng nhất, do đó có trách nhiệm nhất làm thức tỉnh Hoa Kỳ (Quốc tế) “Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Chúng Tôi Vẫn Còn Đây” nhân những kỷ niệm “Tháng Tư Quốc Hận”, hằng năm, phối hợp với tất cả các Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn trên toàn thế giới cùng lấy Chủ Đề: “Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Chúng Tôi Vẫn Còn Đây” cùng thực hiện các mục sau đây:

* Chuẩn bị mời thật đông các cựu chiến binh những nước Đồng Minh tham chiến trước đây và treo Cờ Vàng càng nhiều càng tốt.

* Có một bài phát biểu nói lên nguyên nhân tỵ nạn và cám ơn Cộng Đồng Thế Giới đã cưu mang.

* Tháng Tư không đi Việt Nam ngoại trừ những việc cần thiết, đặc biệt cao điểm tránh ngày 30 Tháng Tư, không có Người Tỵ Nan Việt Nam nào trên những chuyến bay vào Việt Nam. Mục này vô cùng quan trọng, rất dễ thực hiện, chỉ cần quan tâm, nhưng lại tác động áp lực hiệu quả nhất, khả thi nhất trong việc giải thể ĐCS, so với những vận động áp lực bên ngoài rất khó khăn và ít hiệu quả, nhất là so với sự đấu tranh của đồng bào trong nước lại càng vô cùng khó khăn nguy hiểm. Và, có thể, biết đâu tránh được khả năng đưa đến tình trạng như Libya hiện nay!

Tháng 08, 2011 Trang 23

“CỤ HỒ” CỦA AI?

Thi Sơn

Trong bài “Nghịch Lý...”, NgD 251, tác giả Mỹ Lộc có nhắc đến ông Trần Chung Ngọc và bài “Vài Nét Về Cụ Hồ” của ông ta, khiến tôi tò mò tìm đọc.

Đến bây giờ mà còn bàn về Hồ Chí Minh (HCM) thì có vẻ là làm chuyện ruồi bu, theo ngôn ngữ bình dân.

Bài này không viết về HCM, nhưng viết về một bài viết về HCM mà tác già là giáo sư tiến sĩ Trần Chung Ngọc: Ông viết bài “Vài nét về ‘Cụ Hồ’” đăng trên Giao Điểm Online, được Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đăng lại ngày 16.9.2009 sau khi sửa lại tựa đề là “30 năm tôi tìm hiểu để viết về Hồ Chí Minh”. Khi một nhân vật đã chết thì các sử gia không còn gọi họ là ông bà gì nữa, chỉ gọi tên không thôi. Không ai viết cụ Victor Hugo hay ông William Shakespeare. Tiến sĩ Ngọc không biết điều này nên vẫn gọi là “Cụ Hồ” và Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam phải sửa lại, thành ra ông Ngọc mất “cụ”.

Ông Ngọc chia bài của ông làm 2 phần, mỗi phần khoảng 10 trang. Phần 1, ông Ngọc dạy cách viết về HCM; phần 2, chủ yếu là phê bình bài của ông Minh Võ đăng trên Đàn Chim Việt phê bình bài “Ho Chi Minh, A Life” của William J. Duiker. Chia thế, nhưng cách viết lách của ông Ngọc rất “hàn lâm vô tư”, lúc nào thích phang là phang, lúc nào thích nâng là nâng, bất kể ở đâu, nên văn của ông rất khó đọc, đành phải mạn phép nhặt các điều lổn nhổn khắp xó mọi nơi trong bài của ông gom vào 2 phần, như chính ông đã chia ra mà không theo.

PHẦN 1. Trong phần này ông Ngọc chia làm 2 loại người viết.

1/ Một loại gồm “những người thuộc giới Chống Cộng Cực Đoan [CCCĐ] hay Chống Cộng Cho Chúa [CCCC]” mà ông không tiếc lời miệt thị: “thực sự không hiểu, không biết gì về Hồ Chí Minh, đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc,

dựng đứng v..v.. nhằm “ám sát tư cách cá nhân” (character assassination), bằng những từ tục tĩu, hạ cấp v..v.. cho hả lòng thù hận, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và không cần đến liêm sỉ, không có mấy giáo dục, đầu óc bị ô nhiễm bởi những thù hận, các bậc cha anh vô trí, trình độ thấp kém, không hề biết lý luận, không có khả năng thảo luận trí thức, vô tên tuổi, vô văn hóa, có đầu mà không có óc... Chỉ có những người vô tên tuổi, vô văn hóa, và chẳng biết gì mấy về Việt Nam như họ mới có thể biết rõ về ông Hồ, dù rất có thể họ chưa bao giờ thấy mặt ông Hồ, và chỉ biết ông Hồ qua những luận điệu tuyên truyền chống Cộng ở hải ngoại và qua vài chi tiết lặt vặt trong những tác phẩm của những người sau này chống Đảng như Vũ Thư Hiên, Bùi Ngọc Tấn, Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần v..v....”.

Dĩ nhiên ông Minh Võ thuộc loại này và còn được ưu ái riêng tặng nhiều phê bình đặc biệt như “kiến thức kém cỏi, viết với một tâm trạng thù hận và thiếu sự lương thiện trí thức, sự thù hận ngất trời phản ánh một trình độ hiểu biết quá thấp kém” và “trình độ của ông Minh Võ không thể gọi là trình độ, kiến thức của Minh Võ không thể gọi là kiến thức”.

2/ Loại thứ hai, điển hình là chính ông, được tâng bốc: “Được đào tạo trong ngành Khoa Học Vật Lý, đối với tôi, sự lương thiện trí thức phải để lên hàng đầu, và phương pháp khảo cứu mọi vấn đề phải cẩn trọng, không để cho tình cảm thiên kiến lôi cuốn, tuy tôi tự biết, vì không có cái mặc cảm của Thượng đế (God complex), nên tôi không thể tránh khỏi có đôi chút thiên kiến khi viết về lịch sử”.

Cũng trong phần này, ông Ngọc dạy nên và không nên dùng những tài liệu nào.

Theo ông, không nên đọc những bài viết hay sách của “một số người Việt hải ngoại mà tên tuổi không đáng kể, và chỉ như những con đom đóm lập lòe trên vài diễn đàn điện tử ít có giá trị trí thức của đám người Việt còn mang nặng lòng hận thù Quốc-Cộng, chống Cộng cuối mùa, chống Cộng khi đã không còn Cộng” và “tốt hơn hết là đi tìm tài liệu không thuộc hai phe Quốc, Cộng” tức là tài liệu không do người Việt viết.

Ông Ngọc cho biết tại sao phải tin vào các nguồn ngoại quốc: “chúng ta nên biết đến quan niệm của một số trí thức ngoại quốc, những người thường ở trong môi trường đại học, đặt sự tôn trọng sự

Người Dân Số 252Trang 24

lương thiện trí thức lên hàng đầu, và vì chính uy tín của họ, nên không thể viết theo cảm tính mà không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay tự hạ mình rơi vào vòng tranh chấp Quốc-Cộng mà họ không thuộc phe nào và không có lý do gì để ủng hộ hay chống đối một phe nào”.

Ông kể ra những tác giả ngoại quốc mà ông tin tưởng: William J. Duiker, Robert McNamara, Ni-gel Cawthorne, Wilfred Burchett, Stanley I. Kutler, Pierre Brocheux, Alain Ruscio, M. N. Roy, John S. Bowman, Paul Joseph, Marilyn B. Young... trong số này chen chân vào được có ông Tàu Lưu Thiếu Kỳ và hai ông Việt Nam thuộc nhóm Giao Điểm: Nguyễn Mạnh Quang (“bài khảo cứu, có thể nói là một bài giáo khoa của giáo sư Sử học Nguyễn Mạnh Quang, về những vị lãnh đạo Việt Nam trong thời cận đại như Hồ Chí Minh, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, đăng trên giaodiemon-line.com tháng 11, 2006”) và Hà Giang (“trên trang nhà Giao Điểm, Hà Giang đã có bài nhận định về cuốn “Ho Chi Minh” của Duiker, viết đứng đắn và nghiêm chỉnh hơn ông Minh Võ rất nhiều...”).

Ông Ngọc khẳng định “diễn đàn điện tử Đàn Chim Việt, một diễn đàn có vẻ như là nơi để cho một số người thiếu giáo dục nhân danh tự do ngôn luận vào đó chửi lộn”.

Thế nhưng khi cần, ông không ngần ngại kéo Đàn Chim Việt về cùng phe, “Hoàng Xuân Ba trong bài “Hai Câu Chuyện Hoàn Toàn Trung Thực”, mới đây đăng trên Đàn Chim Việt...” và “Lê Duy Khoa trên Đàn Chim Việt đã vạch ra rằng ông Minh Võ đã áp dụng bậy bạ tam đoạn luận để phỉ báng ông Hồ như sau...” Đó là cách ông Ngọc chứng minh “sự lương thiện trí thức” của ông. Nhổ đó rồi liếm đó.

PHẦN 2. Trong phần này, ông Ngọc “chỉ muốn bổ túc và thu hẹp trên một vài khía cạnh về ông Hồ Chí Minh: vị thế của ông Hồ Chí Minh trên chính trường quốc tế, trong lòng dân tộc Việt Nam, và nhất là, phải chăng ông là người Cộng sản cực đoan, tay sai của Nga Sô và Trung Cộng như một số người chống Cộng cực đoan ở hải ngoại, điển hình là ông Minh Võ, thường rêu rao. Còn những con cờ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, và Nguyễn Văn Thiệu của Pháp và Mỹ thì có lẽ không cần phải nhắc tới. Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã viết quá đủ về những nhân vật này rồi, nhất là về ông “Phán Quan Tây

Ban Nha” Ngô Đình Diệm” (như ông đã viết không phải ở Phần 2 này mà tít trong Phần 1!) Như thế ông Ngọc đã hạn chế nội dung bài viết của ông trong hai “khía cạnh về ông HCM”: vị thế của HCM và HCM có phải là CS cực đoan hay không?

1/ Vị thế của HCM lại chia làm hai: (a) trên chính trường quốc tế và (b) trong lòng dân tộc.

a) Vị thế HCM trên chính trường quốc tế.Ông Ngọc nói các tác giả ngoại quốc ngưỡng mộ

HCM và kể một thí dụ:Tôi xin được nhắc lại một đoạn trong bài của Giáo

sư Nguyễn Mạnh Quang mà giáo sư đã trích dẫn từ cuốn “Ho Chi Minh” của William J. Duiker: “Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu đưa ra nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn (22000) bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô Viết.” Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tụng ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là tinh túy của “dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi. Phản ứng từ các thủ đô Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những

Tháng 08, 2011 Trang 25

người lép vế thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội cũng đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới.”

William J. Duiker khẳng định, “Hà Nội nhận được tới hơn 22000 bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới”. Mới đọc tưởng hầu hết thủ đô của 121 quốc gia gửi điện tín đến chia buồn, nhưng ông chỉ kể ra được có 1 thủ đô là Mạc Tư Khoa, thêm các nước trong Thế Giới Thứ Ba nhưng không cho biết mấy nước, và một bài báo Ấn Độ, một bài báo Uruguay. Ngay cả các nước cộng sản khác như Tàu, Cuba, Bắc Hàn... cũng không thấy nói đến.

Ông Ngọc vẫn trích dẫn Duiker, “Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế thế cô và những người bị áp bức”.

Nếu đúng thế thì HCM bảo vệ người bị áp bức ở đâu đâu ấy, chứ trong nước thì chính hắn và các đồng chí của hắn lại đàn áp những người này không thương tiếc, thí dụ trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Nhân Văn Giai Phẩm, trong việc bắt thanh niên “sinh bắc tử nam”, trong các trại “cải tạo” sau ngày 30.4.1975, trong vụ đánh tư sản, trong “chính sách kinh tế mới”, trong việc gài bẫy vượt biên... Duiker không nói rõ HCM là “một địch thủ xứng đáng” của ai, nhưng rõ ràng là của dân tộc VN. Một tay hắn đã ra lệnh làm chết hàng chục triệu dân. Suốt đời HCM chưa hề làm được một việc thiện.

Theo Wikipedia, “Duiker là tác giả cuốn Ho Chi Minh: A Life, tiểu sử HCM bao quát nhất đầu tiên dùng những nguồn từ Việt Nam” (Duiker is the au-thor of Ho Chi Minh: A Life, the first comprehen-sive biography of Ho Chi Minh using sources from Vietnam). Thảo nào!

Lại nữa: “Cuốn Ho Chi Minh: A Life (2000) của William Duiker trình bầy nhiều tin tức về các giao dịch của Hồ. Chính phủ yêu cầu nhiều chỗ cắt đáng kể trong bản Việt dịch của cuốn sách của Duiker nhưng bị từ chối. Năm 2002 chính phủ Việt Nam

dẹp bỏ bài điểm sách của Duiker trên Far Eastern Economic Review”. Tất nhiên những chỗ CSVN đòi cắt bỏ phải bất lợi cho HCM và tất nhiên ông Ngọc sẽ không bao giờ đả động đến, nhưng nhà báo Bùi Tín lại nhắc đến trong bài “Về Hồ Chí Minh...” (Bài viết nhân đọc sách của Pierre Brocheux và Wil-liam J. Duiker về Hố Chí Minh) đăng trên Hải Vân News:

Tác giả W.J. Duiker đã từ chối yêu cầu trên và trả lời: muốn dịch phải để nguyên. Đối với riêng tôi, các chuyện về đời tư nói trên chẳng mấy quan trọng, nó còn cho thấy ông Hồ cũng là con người như mọi người. Pierre Brocheux trong cuốn Ho Chi Minh, nhận xét về cuốn sách của Duiker rằng: Quá nhiều sự kiện làm cho nhiều lúc cây cối che mất toàn cảnh của cánh rừng!...

Cuối cùng tôi xin gợi ý các nhà học giả từng viết tiểu sử HCM như Pierre Brocheux, như William J. Duiker và những bạn khác đang có dự định ấy, hãy để chút thì giờ đọc và suy nghĩ về một bản tiểu sử HCM rất độc đáo, do một nhà văn trong nước VN còn rất trẻ viết và được đăng công khai để bị cơ quan an ninh của chính quyền truy tìm để hủy ngay 4 ngày sau đó, để rồi lại được dân tò mò tìm đọc nhiều hơn. Nó vẫn được dấu (sic) kín. Nó chỉ là bài báo nhỏ, với đầu đề: Linh nghiệm, chỉ vừa một ngàn từ, mà gói gọn cả một đời người HCM, nguồn gốc gia đình, tham vọng, ảo tưởng, sự mù quáng dai dẳng và kết quả xã hội của sự nghiệp con người ấy, Trần Huy Quang kể lại đã ôm ấp viết tác phẩm nhỏ bé ấy suốt hơn 10 năm, nghiền ngẫm, cân nhắc từng chữ, từng câu, từng hình ảnh, rồi tính toán mưu kế để nó vượt qua lớp lớp kiểm duyệt, chào đời trên tờ báo Văn Nghệ, cơ quan của Hội Nhà Văn chính thống, trong nỗi sung sướng cùng cực mà lo âu cũng vô hạn của tác giả, của bạn thân và vợ con anh.

Tôi nghĩ “tiểu sử” HCM, bé hơn bàn tay này, của một công dân VN loại 2, một nhà văn trẻ thông minh, là một bổ sung không thể thiếu cho những công trình đồ sộ như của W.J. Duiker...

Tôi có bài “Linh nghiệm” của Trần Huy Quang, tiếc rằng ở đây không có chỗ để chép lại. Ông Ngọc khoe Nigel Cawthorne liệt kê “100 Tên Chuyên Quyền và Độc Tài Ác Nhất Trong Lịch Sử”, có tên Ngô Đình Diệm nhưng không có tên HCM. Tuy không được đọc tác phẩm này nhưng cứ tin ông

Người Dân Số 252Trang 26

Ngọc đi. Nigel Cawthorne còn viết những điều khác mà ông Ngọc không kể nhưng William P. Hoar kể trong bài “President Bush to POW/MIA Families: “Shut Up and Sit Down!”” đề ngày 24.8.1991:

Theo nghiên cứu của Nigel Cawthorne, đại bản doanh Pathet Lao ở quận Sam Neua là trung tâm thẩm vấn chính của Xô Viết, nơi mà những tù nhân có giá được gửi đến... Tại đại bản doanh Lào, họ được chấp cung lần chót, Cawthorne viết trong cuốn The Bamboo Cage. “Một khi họ đã được thuyết phục cộng tác, họ được gửi đến Sary Sa-gan, Alma Ata, Novosibirsk, Shuli và Baku – những căn cứ quân sự chính của Liên Bang Xô Viết. Jerry Mooney chỉ giản dị đánh dấu họ bằng 2 chữ MB – Moscow Bound (thiên Mạc Tư Khoa). Khoảng năm 1973, có độ 100 tên đánh dấu MB trên danh sách của Mooney. Họ không về nhà... Một người Tàu thiểu số tên Lac... được nhắc đến trong tác phẩm của Cawthorne cũng như trong cuốn Kiss the Boys Good-bye của Monika Jensen-Stevenson và William Stevenson. Lac, một nhà đòn đám ma ở Hà Nội, trốn thoát năm 1979 và khai với Quốc Hội về cái kho ở thủ đô nơi mà xương của hơn 400 người Mỹ “chất đống như củi” chờ để thí cho Hoa Kỳ qua nhiều năm.

Sau khi chứng kiến cảnh tù binh Mỹ sống bị bán cho Nga và xương khô của họ cho Mỹ như thế, nếu Nigel Cawthorne vẫn còn ca tụng được chế độ Hồ Chí Minh thì cũng đáng để ông Ngọc thán phục.

Ông Ngọc ca tụng một tác giả ngoại quốc khác là Wilfred Burchett “hiểu Việt Nam hơn rất nhiều người tự cho mình là trí thức” vì ông này viết: “Sự thực là người nông dân Việt Nam nghèo khó nhất, ngay cả thất học, về phương diện văn hóa và đạo đức thường cũng cao hơn người Mỹ”.

Người Mỹ văn hóa và đạo đức thấp kém thế mà năm 1967 ông Ngọc lại sang xin làm học trò ở Đại Học Wisconsin, bang Madison. Có lẽ học được cái “văn hóa và đạo đức” đặc biệt của những người Mỹ của Wilfred Burchett nên ông Ngọc chỉ có thể có cảm tình với những tác giả như Wilfred Burchett, một “nhà tuyên truyền theo đường lối Xô Viết” (So-viet-line propagandist).

b) Vị thế HCM trong lòng dân tộc.Ông Ngọc vẫn trích dẫn Wilfred Burchett để đề

cao vị thế HCM trong lòng dân tộc VN: Cũng như một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong

Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những người Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là sâu đậm” và “Hồ Chí Minh là của toàn thể quốc gia Việt Nam. Không có một lằn danh [sic] giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam – trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ.

Thực tế thì:“Một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong

hầu hết những người Việt Nam ngày nay” là điều tai hại thảm khốc kinh hoàng nhất cho dân tộc VN ở miền bắc trước 1975 và trên toàn quốc sau 1975. Cứ nhìn quang cảnh VN ngày nay thì biết. Tham nhũng, dâm dục, bạo tàn, hưởng thụ, giả dối, hèn hạ, đểu cáng... May mà chỉ có trong “hầu hết” người VN ngày nay. Vẫn còn có người VN không có “Một cái gì đó trong Hồ Chí Minh”.

Ông Ngọc hẳn là khâm phục Wilfred Burchett, nhưng ông này là ai? Trên đài truyền hình Úc GNT History 6g30 chiều ngày 23.2.2004 có một cuộc hội thảo giữa nhà làm phim tài liệu David Brad-bury (DB), Wilfred Burchett (WB) và phái viên của đài George Negus (GN), tóm tắt như sau: GN giới thiệu: WB bị phỉ báng. Thật ra, ông bị những người bảo thủ Úc biến thành quỷ vì tường thuật thiên vị của ông về những gì ông thấy như là mặt bên kia của các biến cố thế giới như Chiến Tranh Cao Ly và Việt Nam và vụ ném bom Hiroshima. Nhà làm phim được đề cử giải Oscar người Úc David Brad-bury làm một phim tài liệu về Burchett khét tiếng bị cho là nhà báo gây tranh cãi nhất nước mà ông gọi là “Kẻ thù công cộng Số Một”. WB là người Úc nhưng sống ở Pháp... Ở Úc, tên ông là một từ ngữ ô uế. Nhiều người nghĩ rằng ông phải ra tòa về tội phản quốc. Có người muốn ông bị treo cổ...

DB: Tôi có vấn đề với quan điểm mắt mù của Burchett về những gì đã xẩy ra ở Liên Bang Xô Viết, ở Bảo Gia Lợi, những gì đang xẩy ra trong những trại cải tạo ở Miền Nam Việt Nam sau khi Cộng Sản tiếp thu. Tôi cho là Burchett bị mắc bẫy, cũng như mọi ký giả, bởi các nguồn của ông. Và tôi không kính mến ông về phương diện này, vì mắt mù trước những vi phạm nhân quyền thật tàn nhẫn của Liên

Tháng 08, 2011 Trang 27

Bang Xô Viết và các nước vệ tinh phía đông của nó... Tôi nghĩ rằng Burchett cũng núp sau cái khái niệm vô tư giả hiệu. Và có khi ông bán linh hồn cho quỷ, như các ký giả vẫn làm, về mặt khách quan từ quan điểm hữu khuynh hay tả khuynh (in terms of objectivity from the right or the left perspective).

WB: Đã hẳn tôi không phải là kẻ phản bội Đồng Minh. Tôi đã phản đối các chính sách ở Việt Nam. Tôi phản đối việc người Úc bị giết trên đất VN. Nếu người VN xâm lăng đất Úc, tôi sẽ ủng hộ Úc.

GN: Tôi có thể thưa với quý vị rằng mặc dù mang tiếng là quỷ ông ấy không có sừng. Nhân thể, không nên đặt câu hỏi, “Ông có phải là một thành viên của Đảng Cộng Sản không?” mà phải hỏi, “Ông có phải là người cộng sản không?”, một câu hỏi khó trả lời hơn nhiều. Thực ra ông ấy tự nhận là một người xã hội chủ nghĩa quốc tế.

Harrison E. Salisbury, trong phần giới thiệu cuốn tự truyện của WB “At The Barricades” (1981), khẳng định: “Có lẽ không có ai thể thân mật với HCM và Kissinger”. Trong cuốn này có hình WB bắt tay HCM và một bức hình khác WB đội nón lá quấn khăn rằn ri.

Tháng 2.1982 từ Taconic, Connecticut, Harrison E. Salisbury viết thư cho “editor” (có lẽ là người sửa chữa cuốn tự truyện nói trên):

Trong một bài viết về WB [“A Scandalous Jour-nalistic Career”, November 1981] Stephen J. Mor-ris viết rằng trong chuyến đi Bắc Việt Nam năm 1966-67, tôi đã tường trình rằng Hoa Kỳ “cố tình ném bom không phải vào các mục tiêu quân sự mà dân sự” và rằng tôi “không nói với các độc giả của tôi rằng nguồn tin cho lời cáo buộc này không phải do trực tiếp quan sát mà do các viên chức Bắc Việt Nam và một trong những sách nhỏ tuyên truyền của họ”... Thực tế tranh cãi về Nam Định không liên quan đến việc phá hủy mà đến các tổn thất nhân mạng dân sự. Ngũ Giác Đài tranh luận rằng các con số tôi tường trình là những con số trong tài liệu Hà Nội phát ra được lưu hành tại Mạc Tư Khoa. Những con số tôi phúc trình lấy từ thị trưởng Nam Định...

Stephen J. Morris viết:Trong bài viết của tôi về ký giả cộng sản người Úc

Wilfred Burchet, tôi đã chỉ Harrison Salisbury như là một người bạn quan trọng và ủng hộ Burchett... Từ Thế Chiến II, Burchett đã viết vô số sách và bài

viết bênh vực và khen ngợi một loạt những chế độ toàn trị giết người, từ các chế độ của Joseph Stalin và Mao Trạch Đông đến của Hồ Chí Minh và Pol Pot... Trong thư của ông, ông Salisbury không đề cập đến, chưa nói là giải thích, tại sao ông lại chọn làm một đồng lõa trong sự nghiệp tai tiếng của WB. Thay vào đó, ông Salisbury bàn về một vấn đề bên lề – tuy là một vấn đề nghiêm trọng – của bản tường trình bịp bợm của chính ông về việc Mỹ ném bom Bắc Việt. Ngay cả khi bàn về biến cố đặc biệt này, ông Salisbury cũng đi bọc (skirt) vấn đề chính. Tôi không chối là ông có thăm thành phố Nam Định bị ném bom. Tôi cũng không chối rằng ông chứng kiến tổn thất của bom. Cái mà tôi chất vấn là những cơ sở của ông để ngụ ý rằng Hoa Kỳ toàn thả bom dân thay vì các mục tiêu quân sự ở Bắc Việt. Để cụ thể hóa lời buộc tội như thế cần phải có cái gì hơn là những con số thương vong dân sự do thị trưởng Nam Định cung cấp rằng thành phố không có căn cứ quân sự nào đáng kể (New York Times, Decem-ber 27, 1966)... Ông Salisbury có tin rằng 7 cựu tù binh Úc, Anh và Hoa Kỳ khai man tại một tòa án Úc khi họ làm chứng rằng trong Chiến Tranh Cao Ly Burchett đã xuất hiện tại trại tù binh do Cộng Sản Tàu điều hành, mặc đồng phục sĩ quan Tàu, hay khi họ làm chứng rằng Burchett đã phụ những người cộng sản Tàu đã bắt họ, hỏi cung họ. Ông Salisbury có tin rằng cựu tù binh Anh Derek Kinne khai man khi làm chứng rằng trong cũng những trại ấy ở Cao Ly Burchett đã dọa sẽ cho bắn chết ông không?

Nếu không thì vai trò của ông Salisbury như là một người bạn và người bảo trợ của Wilfred Bur-chett vẫn còn cần phải giải thích.

Tháng 11.1969, Yuri Krotkov nhân viên KGB đào ngũ, được cho là sĩ quan chỉ đạo của WB, khai trước Tiểu ban Nội an Thượng viện Hoa Kỳ rằng Burchett đã cung cấp tin tức cho KBG và là điệp viên của Hà Nội và Bắc Kinh. Lời khai của Krotkov phù hợp với Bùi Công Tường và Minh Trung là cán bộ Bắc Việt đào nhiệm. Sau đó ít lâu hai người này mất tích, được cho là bị thủ tiêu theo lệnh Hà Nội. WB sinh ngày 16.9.1911 tại Melbourne, Úc, chết ngày 27.9.1983 tại Sofia, Bảo Gia Lợi.

Đó là tư cách của những tác giả ngoại quốc mà ông Ngọc tin tưởng. Tây nó bảo, “Dis-moi qui tu hantes et je te dirai qui tu es” (Cho tôi biết anh giao dịch với ai tôi sẽ bảo anh là ai), cũng như ta nói,

Người Dân Số 252Trang 28

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Từ đó, suy ra tư cách của ông Ngọc thế nào.

Nói đến vị thế của HCM trong lòng dân tộc mà chỉ trích dẫn các tác giả ngoại quốc thì thật là... “rất Ngọc”. Xin ông Ngọc cho phép đi sang lề bên kia một chút, chép lại một bài thơ vịnh cái hồ của tác giả vô danh rất phổ biến tại miền nam VN sau 1975, để cho thấy “vị thế của HCM trong lòng dân tộc” như thế nào:

Nước có vì đâu, há bởi Hồ? Khi hồ chưa có nước nằm mô?Sông dài, biển rộng, thuyền lên xuống Vực thẳm, đồi cao, sóng nhấp nhô. Nước bởi vì Hồ nên ứ lạiHồ không có Nước phải phơi khôĐợi khi hết Nước thì ta thấyĐủ mặt trê tràu, với diếc rô.

Từ đó đến nay 36 năm rồi đã lòi “đủ mặt trê tràu, với diếc rô”.

2/ Ông Ngọc chuyển sang khía cạnh 2:HCM là con người Cộng Sản như thế nào?Để trả lời ông Ngọc thật vắn tắt, chỉ cần trích dẫn

chính lời HCM trong bài thơ có thể nói là cực kỳ hỗn xược, thiếu giáo dục hay mất dạy khi hắn dám “tôi tôi, bác bác” và tự ví với anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo: “Bác đưa một nước qua nô lệ. Tôi dẫn năm Châu tới đại đồng”. Hắn kể công không những cộng sản hóa Việt Nam mà còn có tham vọng cộng sản hóa cả 5 châu. Chất cộng sản quốc tế đã ăn sâu vào xương tủy của hắn nên hắn mới thốt ra những lời như thế.

Chính HCM thú nhận: “Tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê”. Jean Lacouture thuật lại khi một người ngoại quốc hỏi HCM tại sao không viết sách và báo như Mao Trạch Đông thì HCM trả lời rằng không còn gì để viết vì ông Mao đã viết tất cả rồi (Ho Chi Minh, nxb Seuil, Paris, 1963/1969, trg 204).

Jean-François Revel và Oliver Todd nhận định:Mục tiêu của HCM không phải là nền độc lập của

VN mà là sự sáp nhập nó vào cộng sản quốc tế. Không phải là cho dân chúng quyền tự quyết, bầu cử, chọn những người lãnh đạo, luật pháp và cách sống mà là áp đặt bằng cưỡng bách thể chế toàn trị kiểu Staline với đầy đủ các thành phần: hành quyết tùy tiện, trại tập trung, hạ cấp con người bằng “cải tạo”, đói tập thể và tham nhũng của các thủ lãnh...

HCM cũng là một trong những người thi hành cứng rắn nhất phương pháp mà cộng sản dùng suốt tk XX. Dựa vào sự khao khát tự do để nô lệ hóa, đó là phương pháp HCM chép lại rất trung thành phương pháp của Lenine nham hiểm (Ho Chi Minh, l’homme et son héritage. Paris: La Voie Nouvelle. 1990, trg 182).

HCM có để lại di chúc nhưng CSVN cái gì cũng gian trá nên đồn rằng có đến 5 bản di chúc khác nhau và bị sửa đổi hay bị ghép lại theo ý các đảng viên cao cấp nhất. Có một bản bắt đầu như sau: “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”. Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột... Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”.

Cũng lại chính HCM đòi đi gặp các cụ tổ sư Cộng Sản thì còn cần gì phải đặt nghi vấn.

Thế mà ông Ngọc vẫn trích dẫn Stanley I. Kutler để nuôi hy vọng HCM không phài là “CS cực đoan, tay sai của Nga Sô và Trung Cộng”:

“Tuy nhiên, thế giới có một bộ mặt khác về ông Hồ, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược ngoại quốc... Duiker [lại Duiker!] đã nhận định đúng, Hồ Chí Minh có căn rễ sâu đậm trong phong trào Cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn luôn là một người quốc gia đã mang lại sự lãnh đạo, viễn kiến và sự cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân tộc tự quyết... Ông Hồ không hề nao núng khi dùng chủ nghĩa Cộng Sản cho những mục đích quốc gia. Lời tuyên bố của ông: “các dân ở Đông Dương vẫn sống và sẽ còn sống mãi” khó

Tháng 08, 2011 Trang 29

mà phù hợp với chủ nghĩa Mác. Duiker nhấn mạnh là, đối với ông Hồ, độc lập quốc gia bao giờ cũng là mục tiêu chủ yếu, trong khi chủ thuyết về một cộng sản không tưởng vẫn là một vấn đề mơ hồ, bất định cho tương lai... Duiker cũng nhắc lại cho chúng ta là rất tiếc vì những nhận định hời hợt về cuộc Chiến Tranh Lạnh mà Paris và rồi Washington đã thất bại không nắm lấy tay ông Hồ, để đưa đến những hậu quả sâu đậm cho người Việt Nam và cho thế giới”.

Stanley Ira Kutler là giáo sư đại học Wisconsin–Madison, trường cũ của ông Ngọc. Tiếc rằng gs Kutler không chịu khó nghiên cứu lấy, lại cũng trích dẫn William J. Duiker, mà Duiker thế nào thì như trên đã nói.

Tóm tắt: Óc tò mò của tôi khiến tôi khá bỡ ngỡ: Không ngờ một tiến sĩ mà viết lách lại tệ đến thế. Những tác giả ngoại quốc thiếu trung thực đến nỗi chính các tác giả ngoại quốc khác cũng phải chỉ trích như thế, mà vẫn được ông Ngọc dùng và tung hô lên tận mây xanh.

Nhưng điều khó hiểu nhất với tôi là:Ông Ngọc sùng mộ Hồ Chí Minh sao không theo

“Cụ” đi... khiến chán. Mà năm 21 tuổi (1952) lại đí học lớp sĩ quan Nam Định rồi học lấy bằng cử nhân khoa học, dạy Trường Võ Bị, lấy học bổng du học, về làm giảng sư Đại Học Khoa Học Sài Gòn, năm 1975 di tản sang Mỹ học thêm và dạy ở University of Wisconsin. Hiện nay ông đã về hưu và có lẽ vẫn quanh quẩn đâu đó ở tại Hoa Kỳ.

Cha ông ta dạy “hữu tài vô hạnh” là bỏ đi. Tài tôi không biết có hay không, nhưng hạnh thì rõ ràng chính nơi ngôn ngữ của tác giả. Thế mới biết cái học xưa của ông ta khác xa cái học ngày nay. Ngày xưa, ông cha ta học cái đạo làm người. Ngày nay, người ta học môn học. May ra thì nắm được môn học. Ngoài ra thì ngớ ngẩn. Lại nữa, học cái “science sans concience”, quả “n’est que ruine de l’ âme”.

Có thể nói cuộc đời ông Ngọc hoàn toàn do phía quốc gia đào tạo và nuôi dưỡng. Nếu chỉ có một xíu tư cách làm người thôi, thì ông Ngọc đã về trong nước để mà thờ kính “Cụ”, hoặc ít nhất cũng ngậm miệng ăn tiền thay vì nhổ liếm lung tung.

TỪ TRÂN CHÂU ĐẾN LƯỠI BÒ

Kim Bảng

CHUỖI TRÂN CHÂUKhối Âu Á là một siêu lục địa rộng 52,990,000

km2 tức 36.2% mặt địa cầu, trên đó gần 4 tỷ người tức 72.5% dân số thế giới sinh sống, 60% ở Á Châu, 12.5% ở Âu Châu. Khối Âu Á dính với Phi Châu tại eo đất Suez thành Khối Âu Á Phi và ảnh hưởng mạnh mẽ lên Phi Châu và Trung Đông.

Trong Khối Âu Á có Tàu và Ấn là những quốc gia đang nổi lên, Nga đang cố phục hồi đế quốc, Nhật và Nam Hàn đang củng cố địa vị thế lực kinh tế và kỹ thuật. Để bảo vệ các quyền lợi và sự phát triển kinh tế, các quốc gia trong Khối Âu Á phải tăng cường quân lực và kết hợp liên minh.

Nga tái khai triển chiến thuật quân sự dọc duyên hải Âu Á và Phi Châu, mở những căn cứ Hải Quân ở Syria, Libya và Yemen, kèm với một chương trình canh tân Hải Quân rộng lớn và những dự án chế tạo các chiến đấu cơ tối tân. Đô Đốc Viktor Kravchen-ko nói nếu Nga muốn là cường quốc đại dương thì cần hồi phục căn cứ Cam Ranh làm căn cứ hải quân Nga ở Biển Đông để hỗ trợ cho các tàu chiến và tàu ngầm Nga tác chiến chống hải tặc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Ngày 17.6.2009 Nga Tàu ký nhiều thỏa thuận hợp tác năng lượng trị giá $100 tỷ. Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Thierry Parisot tường trình:

Người Dân Số 252Trang 30

“Một trăm tỷ đô la... Quả là một sự kiện chưa từng thấy! Tổng thống Nga Medvedev đã thốt lên như trên... Trong địa hạt năng lượng hạt nhân, Nga Tàu sẽ hợp tác thực hiện công đoạn thứ hai trong công trình xây dựng một nhà máy điện nguyên tử tại miền đông Tàu. Hai bên cũng sẽ chế tạo một loại lò phản ứng neutron mới. Điểm đáng chú ý là Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh muốn dùng đồng rúp và đồng nguyên trong thời gian sắp tới để làm đơn vị tiền tệ thanh toán các hợp đồng bạc tỷ đô la vừa loan báo... Đây là phương thức nhằm chống lại tư thế thống trị hiện nay của đồng đô la và của Hoa Kỳ... Tổng thống Medvedev tuyên bố, trong tương lai, nhiều điều sẽ tùy thuộc vào quan hệ đối tác Nga Tàu”.

Dĩ nhiên Mỹ phải tìm cách phòng ngự như tăng cường kiểm soát vùng duyên hải chạy dài từ Suez đến Thượng Hải.

Hệ thống an ninh trên biển của Hoa Kỳ gồm Kênh đào Panama thông thương Đại Tây Dương với Thái Bình Dương và những căn cứ Hải Quân từ San Di-ego đến Hawaï ra tận Guam rồi từ Guam đến Nhật và Nam Hàn, và, sau hết, vòng đai dọc duyên hải Đông Nam Á từ bắc Borneo qua Tân Gia Ba. Hệ thống này có hai đầu cầu chiến thuật: Đài Loan bắt Tàu phải luôn luôn trong tư thế phòng thủ và Nhật là căn cứ của Đệ Thất Hạm Đội khiến Tàu phải nhìn trước ngó sau trước khi động thủ.

Phó đề đốc Hideaki Kaneda, tư lệnh Hải Quân phòng vệ Nhật, giải thích, vì Tàu đổi kiểu hải quân tự vệ thành một hải lực hiếu chiến, Nhật cũng phải xét lại chiến thuật đường biển quốc gia, tăng cường tuần duyên và mới đây đã trang bị thêm trực thăng Hyuga tối tân, đồng thời hợp tác hàng hải với các lân bang. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tán dương việc Nhật quyết định chuyển những nguồn lực quân sự từ miền bắc gần Nga tới những hòn đảo ở vùng tây nam gần Tàu. Ông cũng cho rằng nếu không có liên minh phòng thủ Mỹ-Nhật thì Tàu có lẽ đã có những hành động hung hãn hơn với các nước láng giềng. Ngày 7.9.2010, Nhật bắt một thuyền trưởng Tàu vì tầu của hắn đâm vào hai tầu tuần duyên của Nhật trong vùng đảo Sensaku mà Tàu gọi là Ðiếu Ngư Ðài. Chính phủ Mỹ liền xác nhận rằng hiệp ước an ninh Mỹ Nhật bao gồm cả hòn đảo này khiến Tàu phải dịu giọng, được ít lâu, đến ngày 8.6.2011 bộ Quốc Phòng Nhật thông báo 8 chiến hạm Tàu vừa đi qua vùng biển nằm giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật để tiến vào

Thái Bình Dương không xâm phạm lãnh hải Nhật. Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Toshimi Kitazawa và đồng nhiệm Tàu Lương Quang Liệt đồng ý phải đẩy nhanh đối thoại nhằm tránh những hiểu lầm có thể xảy ra.

Là đồng minh của Mỹ trong vòng đai biển, Nam Hàn có ngân sách Quốc Phòng lớn nhất thế giới theo tỷ lệ GDP, vừa kiến thiết các căn cứ Hải Quân gần Tàu và Nhật, vừa tái trang bị và hiện đại hóa quân lực, thành lập ba phi đội di động chiến thuật trang bị hỏa tiễn AEGIS bắt đầu hoạt động năm 2020.

Trong 20 năm gần đây Tàu tăng trưởng kinh tế gấp đôi, nhu cầu dầu sẽ phải tăng 150% từ nay đến 2020. Hiện nay hơn 6,000 thương thuyền đi lại trên Ấn Độ Dương để tiếp tế dầu cho Tàu từ Phi Châu và Trung Đông. 80% tàu dầu của Mỹ Nhật đi qua eo biển Malacca. Để tránh đụng độ, các thương thuyền Tàu phải đi bọc sang phía đông.

Nga tập trung lực lượng hàng hải ở phía bắc, Ấn Độ kiểm soát phía nam Ấn Độ Dương. Tàu phải đối phó hai mặt: ngăn chặn sự hiện diện Mỹ tại eo biển Đài Loan và bảo đảm con đường thông thương trên Ấn Độ Dương bằng cách bao vây Ấn Độ bằng cái gọi là “chuỗi trân châu” nối liền căn cứ Hải Quân Tam Á (Sanya) phía nam đảo Hải Nam với Trung Đông. Những sâu chuỗi phụ vươn về phía Tích Lan và quần đảo Maldives, nối vịnh Bengal, Ân Độ với Gwadar, Hồi Quốc, trong biển Ả Rập, hợp thành hình tam giác chiến thuật quanh Ấn Độ. Những viên trân châu Tàu từ Hồi Quốc đến Borneo thành hành lang chiến thuật nối liến Phi Châu với Trung Đông. Để khỏi bị kẹt, dầu khí có thể chuyển đến Gwadar, Hồi Quốc và Sittwe, Miến Điện bằng đường bộ hay tàu hỏa dọc biên giới Tàu với Hồi Quốc và Miến Điện vào Vân Nam hay Hạnh Kê Nã (Xingjina). Sau này “chuỗi trân châu” còn có thể mở ra tận Seychelles, một đảo quốc gồm 115 đảo ở đông bắc đảo Madagascar.

Ấn Độ lệ thuộc 77% nhu cầu dầu vào Phi Châu và Trung Đông, phía bắc giáp Tàu, phía đông giáp Bangladesh và Miến Điện là những nước thân Tàu, phía tây giáp Hồi Quốc vốn là kẻ thù lâu đời lại đang được Tàu mua chuộc. Bị bao vây tứ phía như thế, Ấn Độ chỉ có cách đồng minh với Mỹ để cùng nhau chống lại sự uy hiếp của Tàu.

Năm 2006 Ấn Độ đã kiến tạo phi trường quân sự ở Tadjikistan, một nước tiếp giáp với Tàu ở phía tây và với Hồi Quốc ở phía bắc. Ấn Độ cũng xây dựng

Tháng 08, 2011 Trang 31

căn cứ Hải Quân ở Karwar, vùng tây nam duyên hải Ấn và một căn cứ không-hải ở Uchipuli vùng đông nam và một trạm quan sát ở Madagascar để có thế tập trung bộ chỉ huy Hải Quân trong quần đảo An-daman, vịnh Bengal.

Năm 2010 Hoa Kỳ khởi công một dự án với kinh phí $10 tỷ để biến đảo Guam thành một “siêu căn cứ quân sự” dự trù hoàn tất năm 2014, xây thêm 2 căn cứ quân sự để có khả năng cho 18,000 quân nhân đồn trú (hiện nay chỉ có 7,000) và 19,000 thân nhân của họ. Căn cứ Không Quân sẽ được nâng cấp để nhận thêm các loại trực thăng và phi cơ tối tân kể cả phi cơ không người lái Global Hawk có thể bay liên tục 30 giờ. Cảng Apra cũng được canh tân. Đảo Guam, chỉ cách bờ biển Tàu có 3 giờ bay, là nơi hàng ngàn máy bay B-29 xuất phát để thả bom xuống Nhật trong Thế Chiến II và hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nagasaki và Hiroshima, và cũng là nơi các pháo đài bay B-52 xuất phát để dội bom thảm lên đầu CSVN ở đường mòn HCM.

Bỗng nhiên bàn cờ thế giới bị xáo trộn bởi cái chết của Osama Bin Laden do biệt kích Hoa Kỳ hạ sát trong lãnh thổ Hồi Quốc, gián tiếp tố cáo nước này bao che cho khủng bố và có thể bị Hoa Kỳ tấn công. Theo đài VOA, ngày 1.6.2011, bà Nancy Birdsall, sáng lập và chủ tịch Trung Tâm Phát Triển Toàn Cầu (CGD: Center for Global Development), nói trong một bản phúc trình rằng, Hoa Kỳ nên giữ lại phần lớn ngân khoản viện trợ $7.5 tỷ cho Hồi Quốc cho đến khi nào nước này cải tổ. Trước đó, thủ tướng Hồi Quốc Yousaf Raza Gilani vội bay sang “cầu cứu” Bắc Kinh, lớn tiếng hô Tàu là “người bạn tốt đáng tin nhất”.

Tàu chỉ mong có thế, vì “chuỗi trân châu” bắt đầu từ Gwadar, bèn công khai kêu gọi tôn trọng chủ quyền của Hồi Quốc và đe dọa rằng tấn công Hồi Quốc là tấn công Tàu. Tàu giúp Hồi Quốc tài chánh, kỹ thuật và phát triển vũ khí hạt nhân. Hồi Quốc cho Tàu xây dựng một căn cứ Hải Quân lớn, trạm giám sát ở Gwadar và một bến cảng ở Pasni. Tàu không che giấu ý đồ bao vây Ấn Độ. Tàu giúp chính phủ Sri Lanka trong các lĩnh vực quân sự, ngoại giao và viện trợ hàng tỷ đô la để họ đánh bại lực lượng những con hổ, giải phóng Tamil đổi lấy việc sử dụng cảng nước sâu ở Hambantota. Tàu liên tục bảo vệ Miến Điện tại Hội Đồng Bảo An LHQ, xây dựng hoặc nâng cấp các cơ sở thương mại, các căn cứ hải quân, biến nước này thành đồng minh thân

cận nhất để được phép khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên, dầu khí, than đá, thiếc, đồng, uranium, gỗ, thủy điện... Tàu còn lôi kéo Nepal, Bangladesh để kiện toàn vòng vây Ấn Độ.

Bharat Verma, tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Ấn Độ cho rằng Tàu có thể tấn công Ấn Độ trước 2012. Tân Đề Li vừa thông báo việc triển khai hai sư đoàn với 50,000 – 60,000 binh sĩ, đại bác 155 ly, bốn chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MIK, trực thăng và máy bay không người lái dọc biên giới bang Ar-unachal Pradesh, giáp Tàu. Đồng thời Ấn Độ canh tân quân lực. Với 155 chiến hạm, Hải Quân Ấn Độ là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới. Ấn Độ còn dự tính bổ sung thêm ba tiềm thủy đĩnh chạy bằng năng lượng hạt nhân và ba hàng không mẫu hạm trước năm 2015. Ngày 8.6.2011, Ấn Độ hạ thủy tiềm thủy đĩnh hạt nhân đầu tiên, trở thành nước thứ 6 trên thế giới có thể tự sản xuất loại vũ khí này. Ấn Độ đã đặt mua 90 phi cơ đa chức năng Su-30MKI trị giá hơn $10 tỷ và ký với Nga một hợp đồng nâng cấp 70 máy bay MiG-29, cùng Nga nghiên cứu máy bay thế hệ thứ 5.

Trên đây đã khái quát so sánh lực lượng giữa Hoa Kỳ và Tàu cùng đồng minh của mỗi nước. Thực tế, khó biết chính xác được lực lượng Mỹ.

Hoa Kỳ là “đế chế các căn cứ quân sự” (empire of bases) như sử gia Chalmers Ashby Johnson (1931-2010) mô tả trong cuốn “The Sorrows of Empire” (Những điều âu lo của đế chế). Theo ông, “đế chế các căn cứ quân sự” gồm 761 căn cứ đang hoạt động ở nước ngoài, là công cụ quan trọng hàng đầu, là biểu tượng rõ rệt nhất cho sự thống trị của Mỹ trên thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua. Hầu như không có sự đồng thuận về con số đích xác, những căn cứ quận sự Mỹ có thể lên đến 1,100. Theo phó phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Dorothy Robyn, trong năm 2010, chỉ riêng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và thuê mướn nhà, đất cho các căn cứ quân sự, Mỹ đã tiêu tốn hết $23.2 tỷ; còn chi phí bảo trì, sửa chữa ngốn thêm $14.6 tỷ nữa, cộng thêm hơn $4 tỷ tiền điện, chưa kể tiền chi phí sinh hoạt, quân nhu, quân dụng, lương bổng cho nhân sự đóng tại các căn cứ. Tại các căn cứ ở nước ngoài, có 253.288 quân nhân mặc đồng phục và cũng ngần ấy số nhân sự phục vụ và quan chức dân sự kèm theo, chưa kể trên 50.000 người bản địa được thuê phục vụ các công việc khác nhau trong các căn cứ, lương và chi phí sinh hoạt không dưới vài chục tỷ đô la mỗi năm.

Người Dân Số 252Trang 32

Có thể từ 2015, Mỹ sẽ cắt giảm và luân chuyển, tái cơ cấu các căn cứ quân sự trên toàn cầu nhằm tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Theo ước tính của Ngũ Giác Đài, nếu chỉ luân chuyển các căn cứ ở nước ngoài thôi cũng tốn hơn $113 tỷ, còn luân chuyển toàn bộ gần 5,000 căn cứ, doanh trại, cơ sở lớn nhỏ thì số chi phí sẽ đến $591.519 tỷ. Hoa Kỳ lấy tiền đâu để trang trải những chi phí này?

- Vay của Tàu. Các quan hệ quốc tế có nhiều nghịch lý làm sao hiểu được. Con nợ xài sang hơn chủ nợ. Tàu chỉ có “chuỗi trân châu” mong manh rời rạc đã vênh vác như một tên giầu xổi. Mỹ phủ cả địa cầu bằng một chiếc áo choàng đính kim cương gọi là “đế chế các căn cứ quân sự” mà ít người biết đến.

“Đế chế các căn cứ quân sự” Mỹ và “chuỗi trân châu” Tàu làm bối cảnh cho cái mà Tàu gọi là “đường lưỡi bò”

*

ĐƯỜNG LƯỠI BÒTheo Wikipedea, “Đường lưỡi bò, Đường lưỡi

lợn, Đường lưỡi quỷ, Đường chữ U, Đường yêu sách 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò là tên gọi của một đường vạch do Trung Quốc đưa ra... xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là biển Đông).

Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Nam Trung Hoa, là quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Pra-tas và Maccles-field với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ

chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philip-pines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%...Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt Trung như cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam trong vùng Nam Côn Sơn (năm 2007), vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007, cản trở hợp đồng của

Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008), vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương USNS Impec-cable của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009 v.v. đều nằm trong ranh giới đường lưỡi bò trên biển này... Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7.5.2009, Việt Nam, Ma-laysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ. Ngày 5.4.2011, Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là “không có căn cứ theo luật quốc tế”.

Ngày 12.5.2009, có tin Mỹ điều động từ phi đoàn tác chiến 94 ở căn cứ không quân Langley, tiểu bang Virginia 12 phi cơ tàng hình mới nhất F-22A Raptor đến căn cứ không quân Kadena ở Nhật và 12 chiếc khác từ phi đoàn 525 đóng ở căn cứ không quân El-mendorf, tiểu bang Alaska đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Hơn 500 sĩ quan và quân nhân mọi ngành liên quan tới nhiệm vụ của hai phi đội này được điều động theo. Hai phi đội này dự trù lưu lại đây khoảng bốn tháng như một biểu dương lực lượng.

Cùng ngày cũng có tin Mỹ chỉ giữ 22 chiếc tiềm thủy đĩnh loại tấn công nhanh (fast attack subs) ở Đại Tây Dương và chuyển 31 chiếc sang Thái Bình Dương, trong số này, 18 chiếc đóng tại Pearl Har-bor, 3 chiếc tại đảo Guam, 6 chiếc ở California.

Trước thái độ hung hăng và bành trướng của Bắc Kinh, Hà Nội đã mua 6 tiềm thủy đĩnh chạy dầu thế hệ Kilo-Class của Nga với giá khoảng $1.8 tỷ, Úc cũng trang bị thêm 12 tiềm thủy đĩnh tối tân. Tàu hiện có 8 tiềm thủy đĩnh Kilo-Class.

Đường lưỡi bò Tàu xâm phạm lãnh hải và quyền lợi Việt Nam nhiều nhất. Âm mưu thâm độc này được trình bầy rành mạch trong luận điệu côn đồ phổ biến trên trang mạng Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn, cơ quan ngôn luận chính thức của Tàu, trong bài “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ” (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa)

Tháng 08, 2011 Trang 33

đề ngày 9.1.2010 được giáo sư Vũ Cao Đàm dịch ra tiếng Việt ngày 8.6.2010:

Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất...

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Bru-nei… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì...

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam.

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:

1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng

xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội chúng ta phải ra tay với lý do đó để lấy lại lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Phi Luật Tân thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afgani-stan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Cam-puchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ

Người Dân Số 252Trang 34

Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta. giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được...

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta

không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ. Nếu Việt Nam nguyện làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay. Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

Quốc sách của Tàu là mềm nắn rắn buông và cứ làm ẩu đặt đối phương đứng trước một việc đã rồi. Sáng 26.5.2011, ba chiếc tàu hải giám của Tàu xâm nhập sâu vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, uy hiếp và cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 (Tập Ðoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam). Ngày 31, luật sư Đinh Thạch Bích phân tích trong bài “Mỹ Xúi TQ Đánh VN?”:

Chỉ trong vòng vài ngày của sự biến cắt dây cáp Biển Đông, Trung Quốc trở thành một kẻ thù minh danh với hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước. Có phải Mỹ chờ đợi giây phút 2 nước TQ-VN trở mặt kình nhau như thế không? Và như thế, có phải một cách tự nhiên, VN thấy sẽ gần với Mỹ hơn? Như thế, có phải là chỉ cần một cái gật đầu (hoặc hiều ngầm là gật đầu) nhẹ nhàng của Mỹ để cho TQ quậy phá Biển Đông, là thế liên kết XHCN giữa Bắc Kinh và Hà Nội lập tức tan vỡ?... Lý do đơn giản nhất để TQ gây hấn với VN là: Trung Quốc luôn luôn nhìn Mỹ như kẻ thù, và TQ không muốn những chuyện này để lâu, vì VN trong tương lai có thể sẽ kết thân nhiều hơn với Mỹ. Thêm nữa, trong lúc Mỹ bận rộn với 2 cuộc chiến Iraq và Afghanistan hao tiền tốn của, làm kinh tế Mỹ suy thoái và đời sống dân Mỹ bất mãn hơn, TQ không quậy VN lúc này thì để tới bao giờ? Và đặc biệt, TT Barack Obama và các ứng viên Cộng Hòa đang ồn ào bắt đầu tranh cử, đó là thời cơ để Mỹ phải tránh xa thêm những chuyện nhức đầu như Biển Đông... Mỹ sẽ suy nghĩ, nếu Trung Quốc và Việt Nam cùng xem Mỹ như kẻ thù, tại sao Mỹ không xúi cho TQ với VN đánh nhau? Như thế, sẽ tiện biết là dường nào. Không chừng trong khi TQ đưa quân đánh VN, tình hình ở Tân Cương và Tây Tạng lại có thể biến động, dẫn tới ly khai, thì Mỹ sẽ vui mừng thêm vô lượng... Mà không chừng trong dịp này, nội bộ Trung Quốc và VN hốt nhiên bùng nổ cuộc cách mạng hoa nhài, hoa sen nào chăng?... Có phải đây là cách để các nước bạn của Mỹ như Phi Luật Tân, Thái Lan, In-

Tháng 08, 2011 Trang 35

donesia… sẽ thấy cần kết thân với Mỹ hơn?... Và trong trường hợp Trung Quốc thắng thế, bắt đầu khai thác dầu trên vùng biển của Việt Nam, lúc đó Mỹ sẽ họp LHQ để đòi can thiệp — như thế, Việt Nam lúc đó mới mang ơn Mỹ, và cũng là cơ hội để Mỹ ngăn chận nguồn dầu mới đối với TQ.

Trong hai kịch bản trên đây không thấy có vai trò chủ động của CSVN. Nếu vì một lẽ gì CSVN chủ động thì tình hình sẽ khác hẳn.

Năm ngày sau vụ Bình Minh 02, ngày 31.5 ba chiến thuyền của Tàu có số hiệu 989, 27, 28 bao vây và dùng súng AK bắn liên tục xuống nước sát bốn chiếc tàu của ngư phủ Phú Yên đang đánh cá ngừ gần đảo Đá Đông tỉnh Khánh Hòa, mãi đến khi các tàu cá này chạy đến khu vực các đảo có Hải Quân CSVN canh giữ, ba chiến thuyền Tàu mới thôi.

Ngày 31.5.2011, Manila đã triệu đại diện đại sứ quán Tàu để phản đối việc phát hiện ra tàu hải giám Tàu tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng một số cột trụ và thả phao ở gần Iroquois Bank ở phía tây nam Reed Bank nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi. Ngày 7.6 đáp lại các tuyên bố cứng rắn của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Tàu Hồng Lỗi về vấn đề biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Phi Voltaire Gazmin kêu gọi:

“Phi Luật Tân ủng hộ Mỹ đưa quân đội tới đồn trú tại Biển Đông, vì lợi ích căn bản của Hoa Thịnh Đốn liên quan trực tiếp tới vùng biển này. Sự xuất hiện của lực lượng quân sự Mỹ sẽ góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn bất kỳ hành động phi pháp nào tại đây. Hoa Thịnh Đốn thừa hiểu, tự do, hòa bình và ổn định trên Biển Đông, con đường hàng hải thương mại lớn thứ hai thế giới, có quan hệ trực tiếp tới lợi ích chiến lược của Mỹ”.

Theo báo ABS-CBN News ngày 3.6.2011 chiến thuyền Tàu kiểu Dongguan, loại Jianghu-V Class có trang bị phi đạn đã bắn đe dọa 3 tàu cá Phi Luật Tân có bảng đăng bộ là FN Jaime DSL, FN Mama Lydia DLS và FN Maricris 12 đang bỏ neo lưới cá ở Quirino, còn gọi Jackson, ngoài khơi Palawan. Sau khi các tàu Phi bỏ chạy thì ngư phủ Tàu đến vét cá.

Ngày 9.6.2011, South China Morning Post đưa tin “Lo ngại sự lớn mạnh và những hành động cứng rắn của Tàu, nhiều láng giềng của Bắc Kinh đang dần đoàn kết lại với nhau để hình thành liên minh chống lại “gã khổng lồ’ này”, theo đó thì “Nhóm các thế lực xung quanh Tàu” (GAPAC = Group-ing of Asian Powers Around China) gồm Nhật Bản,

Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc... đang trong giai đoạn hình thành mới chỉ là một tập hợp được gắn lại với nhau nhờ chất keo “kháng cự Tàu”. Một quan chức an ninh Ấn Độ khẳng định: “Chúng tôi đều hài lòng khi những quan chức như tướng Lương Quang Liệt can dự nhiều hơn vào khu vực. Tuy nhiên, ở hậu trường, chúng tôi mới tìm thấy sự an toàn khi đoàn kết với nhau. Nói cách khác, các cường quốc Châu Á xích lại gần nhau nhằm tìm đối sách với Tàu”. Cựu cố vấn cho tổng thống Hàn Quốc, tiến sĩ Lee Chung-min cho biết: “Tàu đang đẩy chúng tôi lại với nhau. Bắc Kinh quá lớn để bị kiềm chế nhưng chúng tôi vẫn phải tìm cách khống chế họ. Chúng tôi phải hiểu, hỗ trợ và cân bằng với nhau”.

Tuy nhiên, GAPAC cũng gặp khá nhiều khó khăn. Quan trọng nhất là việc mỗi thành viên đều có lợi khi Trung Quốc phát triển nhưng, ngược lại, họ lo sợ chính việc Bắc Kinh lớn mạnh. Do đó, họ vừa phải ủng hộ Trung Quốc tiến lên, nhưng vẫn phải chuẩn bị để đứng lên kháng cự lại Bắc Kinh khi thấy cần.

Chiều 3.6.2011, bên lề Đối thoại Shangri-La, Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Tàu về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. Ông khẳng định: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”. Đây là một ngụy ngôn luồn lách để che đậy tội lỗi. Tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám Tàu cắt cáp thăm dò. Tàu hải giám không thuộc Hải Quân, vẫn được Tàu sử dụng để quấy nhiễu các tàu nước ngoài tránh cho Hải Quân phải lãnh trách nhiệm.

Thế mà thứ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh lại ca tụng: “Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó”, nhưng cũng lên án Tàu, “Còn với một đất nước có sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực”. Tàu chấp pháp là tàu gỉ?

Người Dân Số 252Trang 36

Tướng Vịnh chưa hiểu được mánh khóe của tướng Tàu.

Ngày 9.6.2011, AFP trong bài “Mer de Chine méridionale: nouvelles tensions entre Hanoï et Pékin” (Nam hải Tàu: những căng thẳng mới giữa Hà Nội và Bắc Kinh), trích báo Thanh Niên loan tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, “Chúng tôi tiếp tục biểu lộ quyết tâm lớn nhất của toàn đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ chủ quyền Việt Nam trong các hải phận và hải đảo của đất nước”. Ông nhấn mạnh, “chủ quyền trên biển không thể chối cãi được của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Nhưng ông cũng cẩn thận khuyên các người tranh đấu nên thận trọng và, “Chúng tôi sẽ không để cho những thế lực phản động lợi dụng cơ hội để chỉ trích và phá hoại việc chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước, vu khống và làm hại các quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia liên hệ”.

Đây là lần đầu tiên hai nhân vật CSVN vốn được tiếng là tay sai Tàu dám ứng phó “bình thường” nhưng đối với họ lại là “phi thường” tuy vẫn còn những dè dặt “bất thường”. Thái độ bạo dạn mới của hai anh em này (theo tin đồn Nguyễn Tiến Dũng cũng là con tướng Nguyễn Chí Thanh) phù hợp với (hay bật đèn xanh cho) các biến động trong nước.

Ngày 4.6.2011, dân chúng bảo nhau từ hôm trước, qua các phương tiện truyền thông tối tân, tụ tập biểu tình trước đại sứ quán Tàu ở Hà Nội và lãnh sự quán Tàu ở Sài Gòn. Họ đã chuẩn bị những mẫu áo và biểu ngữ cho cuộc tuần hành. Khởi sự từ 8 giờ sáng ở Hà Nội hơn 1,000 người từ vườn hoa Lý Thái Tổ dọc đường Điện Biên Phủ xuống Cửa Nam qua Hàng Bông đi vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm hướng về Nhà Hát Lớn; ở Sài Gòn hơn

3,000 người đứng chật kín đường Hàn Thuyên và bên hông nhà thờ Đức Bà tiến về lãnh sự quán Tàu số 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1. Các lực lượng an ninh chìm nổi túc trực đông đảo để bảo vệ các cơ sở ngoại giao Tàu nhưng gần như bất lực (!) trước số lượng áp đảo của đoàn người biểu tình. Lần đầu tiên Công An bất lực! Ngày 3.6, đã có một thanh niên đốt chiếc xe gắn máy “made in China” trước đại sứ quán Tàu tại Hà Nội, số 52-58 đường Hoàng Diệu. Công An cũng “bất lực” cùng với dân chúng đứng xem cháy cho đã mắt, tuy người đốt xe đã bị dẫn đi. Đêm 28.3.2011, tượng Hồ Chí Minh ở trước tòa Đô Chính Sài Gòn bị đốt. Dĩ nhiên tượng bằng đồng không cháy được nhưng HCM bị ám

khói như con mực.Ngày 4.6.2011, phóng viên RFA Nam Nguyên ghi

lại nhận định của một số viên chức Hà Nội và của gs Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc.

- Thiếu tướng Lê Văn Cương nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an cho rằng không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình. Trách nhiệm pháp lý ở cấp Nhà nước phải làm nhiều hơn nữa.

- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên đại sứ Việt nam tại Trung Quốc 1974-1989, trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, nhận định, “Chúng tôi không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc; nhưng chúng tôi có đầy đủ lý lẽ, chứng cứ lịch sử về chủ quyền của chúng tôi ở Biển Đông và các quần đảo tại đó. Đáng lẽ chúng tôi phải đưa những chứng cứ đó ra để đấu tranh với họ... nhưng rất tiếc lãnh đạo của chúng tôi không làm như thế. Nếu đưa bằng chứng ra công khai, thế giới sẽ hưởng ứng. Mặt khác theo tôi, chúng tôi phải tăng cường lực lượng hơn nữa để bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích của mình. Đối với vụ việc vừa rồi, nếu như tôi là người nắm quyền, tôi vừa đấu tranh vừa gửi thư tố cáo lên Liên Hiệp Quốc. Lý do vì họ vi phạm luật biển mà Liên Hiệp Quốc ban ra; đồng thời họ vi phạm hải phận chúng tôi và làm việc ‘nước lớn, bắt nạt nước nhỏ’ “.

- Pgs-ts luật sư Nguyễn Bá Diến, giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, đề nghị Việt Nam nên gửi khiếu nại lên Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng LHQ, sau đó có thể khởi kiện Tàu ra Tòa án Luật Biển, Tòa án Công lý Quốc tế.

- Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TPHCM, nhìn nhận là khó tranh chấp với Tàu ở các tòa án quốc tế vì tòa chỉ thụ lý khi được cả hai bên chấp nhận. Còn khiếu nại lên Hội đồng Bảo an LHQ thì cũng gặp nhiều trở ngại, Tàu là một trong 5 nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An. Ông nhấn mạnh: “Tuy nhiên ở đây vấn đề quan trọng là công luận của thế giới”.

- GS Carl Thayer nhận định, “Những gì mà Tàu đòi chủ quyền không dựa vào luật pháp quốc tế. Tàu không có đường biển với biển Đông nhưng vẫn đòi chủ quyền ở các đảo và thậm chí dựa vào các bãi đá tại đây và đã dẫn đến những căng thẳng, đụng độ bởi những bãi đá đó không được coi là các đảo vì các đảo thì cũng có yếu tố 200 hải lý”.

Đặc biệt lần này có một số sáng kiến tích cực của

Tháng 08, 2011 Trang 37

những người xưa nay chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Ngày 3.6.2011, đài VOA loan tin: Canaan Tourist loan báo hủy tất cả các tour đi Tàu và bỏ những thông tin quảng bá về du lịch Tàu ra khỏi trang web của công ty, kêu gọi mọi người không nên du lịch Tàu vào lúc này để phản đối các động thái khiêu khích gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông. Công ty Côn Đảo Explorer lại thông báo trên mạng về chuyến đi thăm Côn Đảo 3 ngày 2 đêm: “Chú ý, chúng tôi không nhận khách du lịch có quốc tịch Trung quốc”. Ngày 10.6, ông Trần Nguyên Thắng, giám đốc điều hành ATNT Travel & Tours, văn phòng đặt tại Foun-tain Valley, California, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Người Việt Ðinh Quang Anh Thái: “Tôi đã quyết định tạm thời hủy bỏ tất cả các chuyến tour Trung Cộng mà văn phòng chúng tôi đã chuẩn bị cho những tháng sắp tới. Ðó là cách tôi bầy tỏ thái độ của tôi đối với sự kiện Trung Cộng đang muốn lấn chiếm biển đảo của Việt Nam. Tôi còn nhớ, năm 1974, lúc đó tôi đang du học bên Nhật, khi Trung Cộng tấn công Hoàng Sa và hải chiến xảy ra với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tôi và các bạn sinh viên khác đã biểu tình rầm rộ ngay trước Tòa Ðại Sứ Bắc Kinh ở Tokyo để phản đối Trung Cộng”. Trong nước đã có người xướng xuất phong trào tẩy chay hàng hóa Tàu. Đây là một việc có nhiều tác dụng cần thi hành ngay và cũng là một vấn đề quan trọng cần thảo luận kỹ.

Ngày 9.6, tướng tư lệnh các lực lượng vũ trang Phi Luật Tân Eduardo Oban cho biết quân đội Phi đang phòng thủ tích cực sau 6 vụ xâm phạm chủ quyền của Tàu thời gian gần đây, Manila cố gắng duy trì hòa bình và tránh nổ súng, nhưng nếu chiến thuyền Tàu bắn vào dân Phi họ sẽ bắn lại. Chủ tịch Thượng viện Phi Juan Ponce Enrile cho rằng Tàu đối xử với Phi như với “chiếc thảm chùi chân” và đây là thái độ của “một nước lớn chống lại nước yếu hơn”. Phi cũng bắt đầu bỏ từ ngữ “Nam Hải” hay bằng “Biển Tây PLT” trong các văn kiện chính thức.

Ngày 10.6, đại sứ Tàu tại Phi Luật Tân Lưu Kiến Siêu họp báo tuyên bố, “Chúng tôi đang kêu gọi tất cả các bên chấm dứt tìm kiếm khai thác tài nguyên trong khu vực mà Tàu đòi chủ quyền. Đồng thời nếu các nước muốn thăm dò thì có thể bàn với Tàu về khả năng hợp tác cùng phát triển và khai thác tài nguyên thiên nhiên”. Bắc Kinh đã hoàn tất một giàn khoan dầu nổi khổng lồ có tên Dầu khí Hải dương 981 và sẵn sàng đưa ra Biển Đông. Giàn khoan này

dài hơn 650 mét, gồm năm tầng cao 136 mét (tương đương tòa nhà 45 tầng) với diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn, có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Giới truyền thông Tàu ví đây là “tàu sân bay” dầu khí.

Thù tướng Nguyễn Tấn Dũng đi dự Ngày đại dương thế giới (8.6) và Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2011 (1-8.6) tại thành phố Nha Trang, tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.

Ngày 13.6, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định số 42/2011/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.8.2011 quy định tám trường hợp công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến. Đây có thể là tiền đề cho một cuộc tổng động viên nếu có chiến tranh.

Tàu vẫn tiếp tục gây hấn. Vào lúc 6g ngày 9.6.2011 ngư thuyền Tàu rung được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính số hiệu 311 và 303 đã lại vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam và cố tình phá cáp của tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Việc này xẩy ra đúng vào ngày Hải quân Việt Nam tập trận bắn đạn thật trên biển kéo dài từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 7 giờ tối đến 12 giờ khuya tại khu vực Hòn Ông ngoài khơi tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển khoảng 40 km. Hôm sau cũng có một đợt bắn dự bị kéo dài cho đến nửa đêm. Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao CSVN trả lời hãng thông tấn Reuters cho biết đây là cuộc thao diễn thường lệ đã được định trước, đồng thời cũng lên tiếng nói rằng luôn luôn chào đón các nỗ lực của cộng đồng thế giới nhằm giúp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông kể cả những nỗ lực đến từ phía Mỹ. Trong khi khu trục hạm USS Chung-hoon của Hoa Kỳ đang trên đường đến khu vực thì phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Mark Toner họp báo nói là chính phủ Hoa Kỳ quan ngại về tình hình căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, cho rằng những diễn biến hiện nay chỉ gây thêm căng thẳng, chứ không giúp gì cho hòa bình và an ninh khu vực. Ngày 13.6 thượng nghị sĩ Dân Chủ tb Virginia Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương đệ trình lên Thượng viện Mỹ một nghị quyết lên án Tàu dùng

Người Dân Số 252Trang 38

vũ lực tại Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình cho các tranh chấp trên biển tại khu vực Đông Nam Á. Ông nói, “Tôi cho rằng chính phủ chúng ta giữ lập trường quá yếu ớt trong vấn đề này. Khi chúng ta nói rằng chính phủ Mỹ không có lập trường gì trong các vấn đề chủ quyền, thì việc không có lập trường cũng có nghĩa là tỏ lập trường rồi”.

Ngày 12.6, Hải đội GWCSG (George Washington Carrier Strike Group) do hàng không mẫu hạm USS George Washington (CW 73) chỉ huy, lên đường vào Biển Đông khởi sự chuyến tuần tiễu mùa Hè. Hạm trưởng USS George Washington, đại tá David A. Lausman cho hay ông “rất vui mừng quay trở lại biển cả và hoạt động trong hải phận quốc tế với hải quân các quốc gia bạn”.

Nhiệm vụ của chiếc George Washington là bảo đảm an ninh và sự ổn định ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương và họat động cùng với các quốc gia bạn để đối phó với các biến chuyển trong khu vực mà Hoa Kỳ có trách nhiệm. Ngoài chiếc George Washington, hải đội GWCSG còn có không đoàn 5 thuộc hạm đội 7, hải đội khu trục hạm 15 (DES-RON 15) gồm các khu trục hạm trang bị hỏa tiễn như USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS Fitzgerald (DDG 62), USS John S. McCain (DDG 56), USS Lassen (DDG 82), USS McCampbell (DDG 85), USS Mustin (DDG 89), USS Stethem (DDG 63) và hai tuần dương hạm võ trang hỏa tiễn điều khiển là USS Cowpens (CG 63) và USS Shiloh (CG 67). Không đoàn 5 Hàng Không Mẫu Hạm gồm có các phi đoàn tấn công mang số 27, 102, 115, 195 với các phi cơ chiến đấu loại F/A-18E và 18F Super Hornet, phi đoàn do thám điện tử số 115, phi đoàn yểm trợ số 30 và phi đoàn trực thăng chống tàu ngầm số 14.

Theo tin đài BBC ngày 14.6, thì hàng không mẫu hạm USS George Washington sẽ vào Biển Đông và diễn tập cứu hộ với phía Việt Nam. Đài này cũng cho biết một bài xã luận trên nhật báo Giải Phóng Quân Trung Quốc hôm 14.6, tuyên bố “Các nước không liên quan cần lui ra”, khẳng định lại lập trường của Bắc Kinh: “Tranh chấp này phải được giải quyết một cách hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan. Tàu cực lực phản đối bất cứ quốc gia không liên quan nào can thiệp vào tranh chấp, đồng thời phản đối việc quốc tế hóa vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”.

Cũng trong tuần trước, bốn chiến hạm hải quân Mỹ đã đến cảng Kuantan của Mã Lai Á để khởi sự cuộc thao dượt thường niên mang tên Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) lần thứ 17, mang tên CARAT Malaysia 2011, với sự tham dự lần đầu tiên của một tàu ngầm Mỹ.

CARAT là một loạt các cuộc thao dượt song phương giữa hải quân Mỹ và quân đội các quốc gia như Bangladesh, Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng tham dự một cuộc thao dượt giống như CARAT nhưng chỉ có mục đích trao đổi khả năng kỹ thuật (nguồn: V.Giang)

Đài Loan dự định đưa các chiến hạm loại Seagull trọng tải 47 tấn, được trang bị hai hỏa tiễn loại Hsi-ung-Feng I, dùng để chống chiến hạm và có tầm hoạt động xa 40 km đến vùng biển Trường Sa và bố trí chiến xa trên đảo do họ kiểm soát, ngày 11.6.201, tái xác định chủ quyền ở Trường Sa cùng với ba nhóm đảo khác ở Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Tàu cũng loan báo vào cuối tháng này sẽ tiến hành diễn tập thường kỳ của hải quân Tàu trên vùng biển quốc tế phía Tây Thái Bình Dương, khẳng định đây là sinh hoạt thường kỳ được ấn định hàng năm, phù hợp với luật pháp quốc tế, không có ý đồ đe dọa cũng không nhắm vào quốc gia nào. Đài Loan hiện có khoảng 130 quân đồn trú trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong khu vực quần đảo Trường Sa với một phi đạo để dễ dàng tiếp tế.

Ngày Chủ nhật 12.06, lại có cuộc biểu tình thứ hai chống Tàu tại Hà Nội và Sài Gòn. Trừ phi Tàu rụt cái lưỡi bò về, Biển Đông khó tránh khỏi nổi sóng và Tàu cũng khó giữ được chuỗi trân châu nguyên vẹn. Cục diện thế giới sẽ thay đổi và Việt Nam có thể sẽ thành trung tâm cho cuộc đụng độ. Đó sẽ là điều bất hạnh cho dân tộc, cũng chỉ vì “người đã ra đi tìm đường... bán nước” tính đến ngày 5.6 năm nay được đúng 100 năm.

Tháng 08, 2011 Trang 39

BƯU, ẤN PHÍ TạiHoaKỳ:cho12số: gửiBulkRate$US18.00 gửiFirstClass$US30.00 (xinvuilòngghirõFirstClass) TạiCanada,Âuchâu:$US34.00 (12số,gửiAirMail) TạiÚc,ÁvàPhichâu:$US40.00(12số,gửiAirMail)Saukhinhậnđượcchiphiếu,NgDsẽgửisốđầutiênvàolầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượctrongvòngmộttháng,xinvuilòngliênlạcvớiBanPhụTráchđểtìmnguyênnhân.Khiđổiđịachỉ,xinvuilòngthôngbáotrướctốithiểu30ngàyđểkịpđiềuchỉnhdanhsáchcholầnpháthànhkếtiếp.Nếukhôngnhậnđượcsaukhiđếnđịachỉmới,xinbáochoNgDđượcrõ.

Chiphiếu,thưtừ,liênlạcxinđề:Người Dân

PO Box 2674 - Costa Mesa, CA 92628, USATel: 1-714-549 3443 - Fax: 1-714-549 3443

ISSN # 1065 6871 Chọn bài : Vương Đạo Thực hiện : Đức & Mỹ Phân phối : Mai Văn

THỂ LỆ CHUNGXingửibàiđếnNguờiDânbằngEmailhoặclàđĩaCDđểtránhhưhạidọcđường,vàxinchobiếtđãdùngloạitiếngViệtnào,cùngloạiprogramnào).Tácgiảcóthểdùngnhiềubúthiệu,nhưngphảichobiếttênthật,địachỉ,sốđiệnthoạiđểtiệnliênlạckhicần.

BàigửichoNguờiDânxinđừnggửichocácbáokhácvàngượclại.NguờiDânkhôngtrảlạibảnthảo,floppydisk.

Bàimuốnđăngkịpsố,xingửitớitrướcngày15thángtrước.

Ngoại trừnhữngbàicóghi rõ làLờiTòaSoạn(LTS),hoặcBanPhụTráchNgườiDân(BPTNgD),mọiýkiếnlàcủangườiviết,khôngnhấtthiếtlàcủaNguờiDân.

BàitríchđăngtừNguờiDân,xinnêurõxuấtxứ.

C Ả M Ơ NBPTthànhthậttriâncácthânhữu/độcgiảnhiệttìnhủnghộ,hoặctặngbạnbèdàihạndướiđây:

BPTcũngthànhthậtmangơncácđồngnghiệpvàthânhữugửichoNgDcáctàiliệu,bảntin,báodướiđây:

Ti Vi Tuần San 1317, 1319 mỗi số 1$50/2$00 Úc (49 Victoria Parade, Collingwood, Vic 3066,Úc); Florida Việt Báo 248 không đề giá (P.O Box 277625, Miramar, FL 33027-7625).

DÂN THẮC MẮCHoàng Hôn, 560 trang, $20.00

DÂN BÀNHoàng Hôn, 530 trang, $20.00

VIETNAMESE COMMUNISTSViet Thuong, 500 pages, $20.00

AUTUMNMai Phuong, 300 pages, $10.00

Cónhữngtrườnghợpchiphiếuđếnlúcđãlênkhuônhoặcpháthànhrồi,nênnếucácbạnkhôngthấyliệtkêtênmàvẫnnhậnđược...hồngthiệp,xinvuilòngxátộivàbỏquacho.

Truong Manh, Kettering OH, 1 năm 20.00Ninh X. Đức, Garden Grove CA, 1 năm 20.00Hoàng Cao Các, Arlington TX, 1 năm 25.00Lã Hoàng Trung, Westminster CA, 100.00Trần Thế Kiệt, Los Angeles CA, 100.00

Tong P. Hien, Garden Grove CA, 1 năm 20.00Nancy Le, Dallas TX, 2 năm 40.00Tran T. Son, Kodiak AK, 1 năm 25.00Nguyễn Hữu Thoại, Chamblee GA, 2 năm 40.00Dinh Quan Pha, Kenner LA, 1 năm 40.00

tủ sách Người Dân

Sách Mới

Người Dân Số 252PRESORIEDSTANDARDU.S.POSTAGEPAIDSANTAANA,CAPERMITNO.4085

Tạp chí Người DânP.O. Box 2674Costa Mesa, CA 92628 USA

DÂN THẮC MẮC, Hoàng Hôn, 560 trang $20.00DÂN BÀN, Hoàng Hôn, 532 trang $20.00DĨ VÃNG, Sĩ Quốc, 310 trang, $10.00LŨY TRE XƯA, Hoàng Thị, 330 trang, $10.00MÙA THU CUỐI LỐI, Hoàng Hôn, 370 trang, $12.00ĐỜI VÀO THU, Hồng Vân, 310 trang, $10.00ĂN ỐC NÓI MÒ, Hoàng Hôn, 640 trang, $20.00NGHĨ QUẨN VIẾT QUANH, Hoàng Hôn, 610 trang $20.00DÂN NGHĨ, VIẾT, ĐỌC VÀ NÓI, Hoàng Hôn, 610 tr, $20.00DÂN Ý, Hoàng Hôn, 690 trang, $22.00DÂN LUẬN, Hoàng Hôn, 670 trang $22.00CỘNG SẢN ĐANG LỪNG LỮNG TRỞ LẠI, Đại Dương, 660 trang, $20Ngoài ra còn có ba tác phẩm Anh ngữ

Behind The Bamboo Hedges, Mai Phương, 340 tr, $10.00 Autumn, Mai Phương, 300 trang, $10.00 Vietnamese Communists, Việt Thường, 450 tr, $20.00.

tủ sách Người Dân

Mua sách cộng chung trên $100.00 chỉ phải trả 50% giá đề