thiẾt kẾ lÕi cỨng bÊ tÔng cỐt thÉp trong kẾt cẤu nhÀ …

22
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THANH THIẾT KẾ LÕI CỨNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG CÓ TẦNG CỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2014

Upload: others

Post on 17-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THANH

THIẾT KẾ LÕI CỨNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG

KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG CÓ TẦNG CỨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THANH

KHÓA: 2012-2014

THIẾT KẾ LÕI CỨNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG CÓ TẦNG CỨNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN

Mã số:60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐẠI MINH

Hà Nội 2014

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả được người hướng dẫn

khoa học là TS. Nguyễn Đại Minh tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cũng như tạo

điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành Luận văn của mình. Qua đây, tác giả

xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy!

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo, các Cán bộ của

khoa Đào tạo Sau đại học, thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp

đỡ, chỉ dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp đã

giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt Luận văn này.

Do thời gian thực hiện đề tài không nhiều và trình độ có hạn, mặc dù đã

hết sức cố gắng nhưng trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, tác

giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các

bạn đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2014

Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Thanh

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa

học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2014

Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Thanh

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……………………………………………………………………...

Lời cam đoan…………………………………………………………………...

Mục lục………………………………………………………………………....

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt………………………………………...

Danh mục hình vẽ………………………………………………………………

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ LÕI CỨNG BÊ TÔNG CỐT

THÉP TRONG NHÀ CAO TẦNG .............................................................. 5

1.1. Khái nhiệm chung ............................................................................... 5

1.1.1. Các hệ kết cấu chịu lực cơ bản của nhà nhiều tầng ............................. 5

1.1.2. Kết cấu có tầng cứng .......................................................................... 7

1.1.3. Lõi cứng bê tông cốt thép trong nhà cao tầng ..................................... 9

1.1.4. Các dạng lõi cứng điển hình trong nhà cao tầng ............................... 10

1.2. Bố trí lõi cứng bê tông cốt thép trong Nhà cao tầng ........................ 10

1.3. Đặc điểm chịu lực của lõi và vách cứng bê tông cốt thép ................ 14

1.4. Một số phương pháp tính toán cốt thép lõi cứng bê tông cốt thép . 15

1.4.1. Mô hình hóa kết cấu ......................................................................... 15

1.4.2. Một số phương pháp tính toán cốt thép lõi cứng bê tông cốt thép ..... 19

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG VÀ NỘI LỰC TRONG LÕI

CỨNG BTCT CỦA NHÀ CAO TẦNG CÓ TẦNG CỨNG ..................... 28

2.1. Tải trọng và tác động tác dụng lên kết cấu nhà cao tầng .................. 28

2.1.1. Tải trọng thẳng đứng .......................................................................... 28

2.1.2. Tải trọng ngang .................................................................................. 28

2.2. Xác định tải trọng tác dụng lên lõi cứng trong nhà không có tầng

cứng. ............................................................................................................ 30

2.2.1. Tải trọng thẳng đứng .......................................................................... 30

2.2.2. Tải trọng ngang .................................................................................. 30

2.3. Xác định tải trọng tác dụng lên lõi cứng trong nhà có tầng cứng. .... 36

2.3.1. Tải trọng thẳng đứng .......................................................................... 36

2.3.2. Tải trọng ngang .................................................................................. 36

2.3.3. Nhà cao tầng có 1 tầng cứng ............................................................... 37

2.3.4. Kết cấu Nhà cao tầng có 2 tầng cứng, một tầng cứng ở đỉnh, một

tầng cứng cách đỉnh 0,5.L (x = 0,5.L; z =0,5.L) ........................................ 40

2.4. Ví dụ tính toán. .................................................................................... 44

2.4.1. Mô tả .................................................................................................. 44

2.4.2. Tính toán tải trọng gió tác động lên công trình ................................... 44

2.4.3. Các trường hợp tính toán .................................................................... 47

2.4.4. Kết quả tính toán ................................................................................ 48

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ LÕI CỨNG BTCT HÌNH CHỮ NHẬT

TRONG NHÀ CÓ TẦNG CỨNG ............................................................. 50

3.1. Các giả thiết tính toán thiết kế ............................................................ 50

3.2. Hiệu ứng trễ của lực cắt trong kết cấu lõi chữ nhật thành mỏng và

hiện tượng vênh tiết diện lõi ........................................................................ 50

3.3. Hiệu ứng biến đổi lực dọc trục trong lõi cứng ..................................... 53

3.4. Thiết kế lõi cứng chịu uốn, cắt, xoắn. ................................................. 56

3.4.1. Tính toán dựa theo tiêu chuẩn ACI 318-05. ........................................ 56

3.4.2. Tính toán dựa theo tiêu chuẩn BS 8110-97. ........................................ 66

3.5. Một số điều cần lưu ý khi tính toán cốt thép trong lõi cứng ở khu vực

trên, dưới và trong vùng có tầng cứng. ..................................................... 74

3.6. Lựa chọn phương pháp áp dụng trong điều kiện của nước ta .......... 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên đầy đủ

A Diện tích toàn bộ tiết diện ngang của bê tông

Ab Diện tích tiết diện của vùng bê tông chịu nén

Abt Diện tích tiết diện của vùng bê tông chịu kéo

Ac Diện tích toàn bộ tiết diện ngang vùng bụng của vách

Ap, At Diện tích toàn bộ tiết diện ngang vùng biên phải, biên trái

của vách

As Diện tích cốt thép dọc chịu kéo theo BS 8110-97

Asc Diện tích tiết diện của cốt thép chịu nén

Ast Diện tích tiết diện của cốt thép chịu kéo

Av Tiết diện cốt thép chịu cắt trên một đơn vị dài dọc theo

phương chiều cao vách

Bp, Bt Chiều rộng vùng biên phải, biên trái của vách

BTCT Bê tông cốt thép

c Hình chiếu tiết nghiêng theo TCVN 5574:2012

d Chiều cao hiệu dụng của tiết diện khi tính toán chịu cắt

Es Mô đun đàn hồi của cốt thép

f’c Cường độ tiêu chuẩn về nén của bê tông theo ACI 318-05

fcu Cường độ đặc trưng của bê tông theo BS 8110-97

fy Giới hạn chảy của cốt thép

h0 Chiều cao làm việc của tiết diện

Hw Chiều cao của vách

l0 Chiều cao tính toán của cấu kiện chịu nén

Lw Chiều rộng của vách

M Mômen

N Lực dọc

Nb Lực dọc tác dụng lên vùng bụng vách

Nc Lực dọc trong bê tông vùng nén

Ni Lực dọc tác dụng vào phần tử thứ i

Ns Lực dọc trong cốt thép

Pgh Khả năng chịu nén giới hạn của tiết diện bê tông

Pt, Pp Cặp ngẫu lực đặt tại vùng biên của vách

Q Lực cắt

Qb Khả năng chịu cắt của bê tông theo TCVN 5574:2012

qsw Nội lực trong cốt thép ngang trên một đơn vị chiều dài dọc

theo phương chiều cao vách

Rb Cường độ tính toán về nén của bê tông

Rbt Cường độ tính toán về kéo của bê tông

Rs Cường độ tính toán về kéo của cốt thép

Rsc Cường độ tính toán về nén của cốt thép

Rsw Cường độ tính toán về kéo của cốt thép ngang

tw Chiều dày của vách

Vc Khả năng chịu cắt của bê tông theo ACI 318-05

vc Ứng suất cắt thiết kế cho vật liệu bê tông theo BS 8110-97

v'c

Ứng suất chịu cắt của bê tông trên mặt cắt bất kỳ theo BS

8110-97

Vs Khả năng chịu cắt của cốt thép theo ACI 318-05

Vu Lực cắt theo ACI 318-05

yc Khoảng cách từ trọng tâm bê tông vùng nén đến trục trung

hòa.

yi Khoảng cách từ tâm phần tử thứ i đến trục chính

ys Khoảng cách từ trọng tâm cốt thép đến trục trung hòa.

Hệ số giảm cường độ của vật liệu khi chịu nén theo ACI

318-05

bHệ số giảm cường độ của vật liệu khi chịu kéo theo ACI

318-05

c Hệ số an toàn của vật liệu bê tông theo BS 8110-97

mHệ số tính đến sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị thí

nghiệm theo BS 8110-97

s Hệ số an toàn của vật liệu thép theo BS 8110-97

Hệ số kể đến ảnh hưởng của uốn dọc

Hệ số độ mảnh

Hàm lượng cốt thép

max Hàm lượng cốt thép tối đa

min Hàm lượng cốt thép tối thiều

si Ứng suất trong thanh cốt thép thứ i

DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu hình Tên hình

Hình 1.1. Các hệ kết cấu chịu lực hỗn hợp trong nhà cao tầng

Hình 1.2. Sơ đồ nhà có tầng cứng

Hình 1.3. Biểu đồ mô men trong lõi cứng khi có và không có tầng

cứng

Hình 1.4. Mặt cắt dạng vách - lõi điển hình

Hình 1.5. Công trình có dạng không đều theo mặt đứng-phương

án thiết kế không thật hợp lý

Hình 1.6. Công trình có dạng không đều theo mặt bằng-bố trí lõi

cứng hợp lý

Hình 1.7. Công trình có dạng đều theo mặt bằng-bố trí lõi và vách

hợp lý

Hình 1.8. Một số dạng bố trí vách-lõi cứng trên mặt bằng kết cấu

Hình 1.9. Các dạng kết cấu vách nhà cao tầng

Hình 1.10. Mô hình quy đổi khung-vách cứng phẳng ->khung

phẳng có nút cứng

Hình 1.11. Phần tử thanh có 2 đầu tuyệt đối cứng

Hình 1.12. Mô hình quy đổi khung-lõi cứn ->khung có cột chữ I và

nút cứng

Hình 1.13. Mô hình dàn tương đương khi tính toán vách cứng

Hình 1.14. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn

Hình 1.15. Mặt cắt và mặt đứng vách

Hình 1.16. Chia phần tử vách theo phương pháp phân bố ứng suất

đàn hồi

Hình 2.1. Một số sơ đồ làm việc của nhà cao tầng

Hình 2.2. Phân phối tải ngang lên vách cứng

Hình 2.3. Phân phối tải ngang lên vách cứng trong trường hợp bị

xoắn

Hình 2.4. Phân phối tải ngang lên vách cứng theo hai phương

Hình 2.5. Sơ đồ tính của nhà cao tầng có một tầng cứng ở đỉnh

nhà

Hình 2.6. Sơ đồ tính của nhà cao tầng có hai tầng cứng ở đỉnh

nhà, ở khoảng giữa nhà

Hình 2.7. So sánh biểu đồ mô men giữa hai trường hợp

Hình 2.8 Mặt bằng kết cấu công trình bê tông cốt thép 40 tầng

cao 140m

Hình 2.9. Mô men của lõi cứng biến đổi theo tầng cho ba mô hình

tính

Hình 2.10. Chuyển vị của lõi cứng biến đổi theo tầng cho ba mô

hình tính

Hình 3.1. Lực cắt trong lõi (dầm) tiết diện hở

Hình 3.2. Mặt cắt ngang của dầm hộp đơn giản không phẳng do

biên dạng trượt

Hình 3.3. Phân phối ứng suất thực tế trong lõi cứng do hiện tượng

trễ lực cắt

Hình 3.4. a Lõi cứng với lỗ mở; b Phân bố ứng suất trên cánh tiết

diện; c Lỗ mở ở vách thang máy

Hình 3.5. Biến đổi của lực dọc trong lõi

Hình 3.6. Biểu đồ biến dạng vách

Hình 3.7. Quan hệ ứng suất – biến dạng trong vách

Hình 3.8. Dạng biểu đồ tương tác điển hình (ACI)

Hình 3.9. Biểu đồ biến dạng vách (BS)

Hình 3.10. Quan hệ ứng suất – biến dạng trong vách

Hình 3.11. Mô men của lõi cứng biến đổi theo tầng cho ba mô hình

tính

Hình 3.12. Chuyển vị của lõi cứng biến đổi theo tầng cho ba mô

hình tính

Hình 3.13. Bản vẽ chi tiết lõi điển hình

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, việc tính toán thiết kế lõi cứng bê tông cốt thép (BTCT) trong

các công trình cao tầng hiện đang còn nhiều thách thức đối với các kỹ sư, lý do

chính là quy trình tính toán chưa được hướng dẫn trong các tiêu chuẩn, quy

chuẩn xây dựng của Việt Nam. Tuy nhiên, đã có một số luận văn nghiên cứu

về vấn đề này, nhưng chưa thực sự đầy đủ và việc thực hiện cũng không dễ

dàng. Thiết kế lõi cứng bê tông cốt thép nhà cao tầng có tầng cứng cho đến

nay ở nước ta vẫn chưa có luận án hay nghiên cứu nào đã công bố đề cập đến

một cách chi tiết, cụ thể theo sự hiểu hiết của người viết luận văn.

Nhà cao tầng là loại công trình xây dựng lớn và phức tạp. Không giống

như các công trình thấp tầng, nhà cao tầng với chiều cao lớn, làm việc như

một công-xôn khi chịu tác dụng của tải trọng ngang (gió, động đất) khi đó

chuyển vị ngang và dao động của công trình lớn ảnh hưởng đến người sử

dụng cũng như gây ra nội lực lớn trong hệ kết cấu. Việc áp dụng tầng cứng

cho kết cấu nhà cao tầng có lõi cứng BTCT phần nào làm giảm bớt tâm lý của

người sử dụng do chuyển vị ngang và rung lắc lớn do gió gây ra, cũng như

việc giảm đáng kể nội lực gây ra trong lõi cứng. Việc tính toán thiết kế tiết

diện lõi có thể giống như thiết kế lõi cứng bê tông cốt thép nhà cao tầng

không có tầng cứng nếu xác định được lực cắt, lực dọc và mô men tác dụng

lên lõi cứng có kể đến ảnh hưởng của tầng cứng. Khi tải trọng ngang tác động

lên tòa nhà, lõi cứng liên kết với các tầng cứng, các tầng cứng này được liên

kết với các cột, tất cả tạo thành một hệ khung cứng không gian sẽ cản trở

đáng kể sự xoay của lõi, làm giảm dao động, giảm moment trong lõi, làm

giảm chuyển vị ở đỉnh nên không cần thiết bị giảm chấn, giảm dao động. Hệ

2

quả là làm tăng độ cứng của kết cấu khi làm việc như một công-xôn thẳng

đứng chịu uốn bởi tác dụng phát sinh thêm (do hiệu ứng tầng cứng) của lực

kéo trong các cột phía đón gió và lực nén của các cột phía khuất gió.

Tuy nhiên, việc thi công dạng công trình này còn phức tạp, cấu tạo liên

kết giữa lõi cứng và tầng cứng, giữa các cột biên với tầng cứng còn chưa rõ

ràng, khả năng sinh ứng suất tập trung tại vị trí tầng cứng và lõi cứng còn có

nhiều vấn đề. Khi có tầng cứng việc phân tải trọng không theo tỷ lệ độ cứng

giữa hệ khung chu vi bên ngoài và hệ lõi cứng bên trong mà theo hiệu ứng

khung cứng không gian. Ngoài ra, vấn đề độ cứng thay đổi dọc theo chiều cao

nhà cũng phải xét đến, đặc biệt khi xác định hệ số ứng xử hay hệ số giảm

cường độ trong tính toán động đất. Các nhà cao từ 30 tầng trở lên có thể đặt

tầng cứng ở vị trí tầng kỹ thuật và tầng trên cùng của tòa nhà.

Vì vậy, luận văn được chọn với đề tài Thiết kế lõi cứng bê tông cốt thép

trong kết cấu nhà cao tầng có tầng cứng là cần thiết, có thể góp phần cho

việc tính toán lõi cứng, xác định được tải trọng tác dụng lên cột và thiết kế cột

hình chữ nhật của nhà cao tầng có các tầng cứng.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu phương pháp tính toán lõi cứng bê tông cốt thép nhà cao tầng

có tầng cứng theo các tài liệu kỹ thuật và các tiêu chuẩn thiết kế trong và

ngoài nước, trong đó có tiêu chuẩn Mỹ ACI 318 và Anh BS 8110. Luận văn

cũng tìm hiểu và phát triển phương pháp giải tích gần đúng xác định nội lực

trong lõi cứng và chuyển vị đỉnh nhà trong kết cấu cao tầng có 1 hoặc 2 tầng

cứng dễ áp dụng trong thực tế thiết kế. Việc tính toán lõi cứng theo một số

tiêu chuẩn nước ngoài và đề xuất phù hợp với thực tế Việt Nam cũng được

trình bày trong luận văn này.

3

3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Lõi cứng bê tông cốt thép trong kết cấu nhà cao

tầng có tầng cứng.

+ Phạm vi nghiên cứu: Lõi cứng bê tông cốt thép hình chữ nhật, dạng kết

cấu thanh thành mỏng. Chỉ nghiên cứu đối với nhà cao tầng có 01 hoặc 02

tầng cứng, đặt tại vị trí tầng kỹ thuật và tầng trên cùng của tòa nhà.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng là: phương pháp lý thuyết giải tích kết hợp với

phương pháp số.

5. Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm: phần mở đầu, nội dung chính, phần kết luận, kiến

nghị và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ

thể như sau:

Chương 1. Tổng quan về thiết kế lõi cứng trong kết cấu nhà cao tầng

bê tông cốt thép. Chương này bao gồm:

- Khái niệm chung;

- Bố trí lõi cứng bê tông cốt thép nhà cao tầng;

- Đặc điểm chịu lực của lõi cứng bê tông cốt thép;

- Một số phương pháp tính toán tiết diện lõi cứng bê tông cốt thép;

Chương 2. Xác định tải trọng và nội lực trong lõi cứng bê tông cốt

thép của nhà cao tầng có tầng cứng. Chương này có các phần sau:

-Tải trọng và tác động tác dụng lên kết cấu nhà cao tầng;

4

- Xác định tải trọng tác động lên lõi cứng trong nhà không có tầng cứng:

(i) Tải trọng thẳng đứng; (ii) Tải trọng ngang;

- Xác định tải trọng tác dụng và nội lực trong lõi cứng của nhà có tầng

cứng;

- Ví dụ tính toán.

Chương 3. Thiết kế lõi cứng bê tông cốt thép hình chữ nhật trong

nhà cao tầng có tầng cứng. Cụ thể là:

- Các giả thiết tính toán thiết kế;

- Hiệu ứng trễ của lực cắt trong kết cấu lõi chữ nhật thành mỏng và hiện

tượng vênh tiết diện lõi;

- Hiệu ứng biến đổi lực dọc trục trong lõi cứng;

- Thiết kế lõi cứng chịu uốn, cắt, xoắn: (i) Tính toán dựa theo tiêu chuẩn

ACI 318-05 (cốt dọc và cốt ngang); (ii) Tính toán dựa theo theo tiêu chuẩn BS

8110-97 (cốt dọc và cốt ngang);

- Một số điều cần lưu ý khi tính toán cốt thép trong lõi cứng ở khu vực

trên, dưới và trong vùng có tầng cứng;

- Lựa chọn phương pháp áp dụng trong điều kiện của nước ta.

Kết luận và Kiến nghị.

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected]

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. Kết luận

1. Trong hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam, cũng như các tài liệu nước

ngoài hiện nay chưa có quy định cụ thể về thiết kế kết cấu lõi BTCT tại khu

vực có tầng cứng;

2. Luận văn đã đưa ra các công thức đơn giản xác định chuyển vị và mo

ment trong nhà cao tầng có 1 và 2 tầng cứng. Các công thức này dễ hiểu và dễ

áp dụng trong thiết kế. Kết quả tính toán cho thấy kết cấu nhà có lõi và 1 tầng

cứng có giá trị mo men lớn nhất giảm 20% so với kết cấu nhà có lõi không có

tầng cứng. Độ võng của kết cấu nhà có lõi và tầng cứng giảm 40% so với kết

cấu nhà có lõi không có tầng cứng;

3. Hiệu ứng trễ của lực cắt là nguyên nhân gây ra hiện ứng tăng lực dọc

tại các góc của lõi. Khi tính toán lõi, cần phải nhân lực dọc tại các góc lên

1.2-1.5 lần.

4. Khi xác định nội lực của lõi tại khu vực có tầng cứng khi tính toán

trong trường hợp tải trọng động đất, cần phải lưu ý các vấn đề sau:

(i) Do tính không đều đặn của kết cấu (bố trí tầng cứng tại một số vị trí

dọc theo chiều cao công trình), hệ số ứng sử q phải tính giảm đi khoảng

0.8 lần;

(ii) Nội lực tại lõi tại khu vực có tầng cứng nên được lấy tăng lên

khoảng 1.15 - 1.35 lần vì sự thay đổi mo ment và tập trung ứng suất tại

khu vực này.

5. Sau khi tính toán được nội lực tại lõi ở khu vực tầng cứng, có thể tính

toán bố trí thép dựa trên các tiêu chuẩn như ACI 318-05, BS 8110-97.

B. Kiến nghị và phương hướng nghiên cứu tiếp

Cần thiết phải nghiên cứu tính toán và giải pháp cấu tạo cho lõi cứng tại

khu vực liên kết với tầng cứng.

79

Các vấn đề về thiết kế và cấu tạo các cấu kiện trong tầng cứng cũng phải

được quan tâm nghiên cứu phục vụ tính toán, thiết kế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trung Hoà, [2003], Kết cấu bê tông cốt thép theo quy phạm

Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà nội.

[2] Phan Quang Minh (chủ biên), Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống,

[2006], Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản. Nhà xuất bản xây

dựng, Hà nội.

[3] Ngô Thế Phong (chủ biên), Trịnh Kim Đạm, Lý Trần Cường,

Nguyễn Lê Ninh, [2002], Kết cấu bê tông cốt thép - Phần kết cấu nhà cửa,

Nhà xuất bản KH-KT, Hà nội.

[4] Lê Thanh Huấn, [2007], Kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép, Nhà

xuất bản Xây dựng, Hà nội.

[5] Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam TCXDVN 356 - 2005.

[6] Mir. M. Ali, [Jan 2001], "Evolution of concrete Skyscrapers : From

Ingals to Jinmao", Electronic Journal of Structural Engineering.

[7] American Concrete Institute, [2004], Building code requirements for

structural concrete and commentary ACI 318-05, USA.

[8] Naveed Anwar, [2002], "Behavior, Modeling and Design of Shear

Wall-Frame Systems", ACECOMS, AIT, Thailand.

[9] M. M. Attard, [1994], "Buckling of reinforced concrete walls",

Sydney, Australia.

[10] British Standard Institute, [1997], Structure use of concrete, Part 1 -

Code of practice for design and construction, UK.

[11] CSI Etabs manual, [2001], "Technical Note 26 - Wall pier flexual

design", "Technical Note 27 - Wall pier shear design" for ACI 318-99,

Computers and Structures, Inc., Berkeley, California, USA

[12]. CSI Etabs manual, [2002], "Technical Note - Wall pier flexual

design", "Technical Note - Wall pier shear design" for BS 8110-97,

Computers and Structures, Inc., Berkeley, California, USA

[13] A. W. Irwin, [1984], Design of shear wall buildings, Construction

Industry Reasearch and Information Association CIRIA, London, UK.

[14] A. K. H. Kwan, [2000], "Use of condensed silica fume for making

high-strength, self consolidating concrete" - Canadian Journal of Civil

Engineering.

[15] S. S. Ray, [1995], Reinforced concrete - Analysis and design,

Blackwell Science Ltd, UK.

[16] B. S. Smith and A. Coull, [1991], Tall building structures : analysis

and design, John Wiley and Sons. Inc, London, UK.

[17] S. P. Timoshenko and J. M. Gere, [1961], Theory of elastic stability,

2nd ed., McGraw-Hill, NY.

[18] Eiki Yamaguchi, [1991], Basic Theory of Plates and Elastic

Stability, CRC Press LLC.

[19] Bungales. Taranath, PH.D., P.E., S.E [2010], Reinforced Concrete

Design of Tall Buildings, CRC Press.

[20] Andrew. Whitaker, Hồ Hữu Chỉnh [2001], CIE 525 Reinforced

Concrete Structures, Bufalo University, USA.

[21] Cao Duy Khôi [2012], Thiết kế kết cấu lõi, vách bê tông cốt thép,

Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội.

[22] Nguyễn Đại Minh [2010], Yêu cầu về tải trọng và tác động khi thiết

kế Nhà cao tầng ở Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST),

Hà Nội.

[23] Noel W. Murray [1986], Introduction to the Theory of Thin-Walled

Structures, The Oxford Engineering Science Series, UK.

[24] Jonhan Leonard [2007], Investigation of Shear Lag Effect in High -

rise Buildings with Diagrid System, B.S Civil Engineering, Illinois Institue of

Technology.

[25] Phạm Phú Anh Huy [2010], Giáo trình kết cấu nhà cao tầng, Đà

Nẵng.

[26] Drozdor – Thiết kế nhà cao tầng bê tông cốt thép (bản tiếng nga, có

bản dịch tiếng việt).

[27] EN 1998:2004 - 1, Design of structures for earthquake resistance, Part 1