thanh tra chÍnh phỦthanhtra.gov.vn/ct/news/documents/bc.6thang2013nganhthanhtra.doc · web...

22
THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013 BÁO CÁO Sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013 (Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2013 tại Thanh tra Chính phủ) Những tháng đầu năm 2013, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi; kinh tế, xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sản xuất kinh doanh vẫn trong tình trạng khó khăn. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng, bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả chủ yếu sau: I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 1. Công tác thanh tra: Toàn ngành đã triển khai 4.724 cuộc thanh tra hành chính và 89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng 1 , 452 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.934 tỷ đồng 2 và 401 ha đất (đã thu hồi 2.306 tỷ đồng); xử phạt vi phạm hành chính 252 1 Trong đó có 7.424 tỷ đồng qua thanh tra hành chính; 4.801 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra chuyên ngành. 2 Trong đó có 1.280 tỷ đồng qua thanh tra hành chính; 3.654 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra chuyên ngành.

Upload: others

Post on 15-Feb-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013

BÁO CÁOSơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2013

và phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013

(Tài liệu phục vụ Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra 6 tháng đầu năm 2013 tại Thanh tra Chính phủ)

Những tháng đầu năm 2013, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi; kinh tế, xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sản xuất kinh doanh vẫn trong tình trạng khó khăn. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngành Thanh tra đã có nhiều cố gắng, bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước triển khai nhiệm vụ và đạt được những kết quả chủ yếu sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

1. Công tác thanh tra:Toàn ngành đã triển khai 4.724 cuộc thanh tra hành chính và 89.281 cuộc

thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng1, 452 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.934 tỷ đồng2 và 401 ha đất (đã thu hồi 2.306 tỷ đồng); xử phạt vi phạm hành chính 252 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 6.109 tỷ đồng, 44,5 ha đất; đã kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân; ban hành 127.815 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 56 vụ, 43 đối tượng. Cụ thể:

a) Về thanh tra hành chính:- Thanh tra Chính phủ tiến hành 37 cuộc thanh tra3. Đã ban hành 11 kết

luận thanh tra, đang hoàn thiện 17 báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra, đang tiến hành 09 cuộc thanh tra. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 5.977 tỷ đồng4, kiến nghị thu hồi 789 tỷ đồng, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và xử lý khác 5.188 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 09 vụ việc.1 Trong đó có 7.424 tỷ đồng qua thanh tra hành chính; 4.801 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra chuyên ngành.2 Trong đó có 1.280 tỷ đồng qua thanh tra hành chính; 3.654 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra chuyên ngành.3 Trong đó có 23 cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2012 chuyển sang. Nội dung thanh tra tập trung ở những lĩnh vực: tài chính, ngân sách, ngân hàng, chứng khoán, quản lý tài sản công; xuất, nhập khẩu; quản lý thị trường vàng; quản lý, sử dụng đất đai, quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; thực hiện các ch ương trình mục tiêu quốc gia; việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước….

Page 2: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

- Thanh tra các bộ, ngành địa phương triển khai 3.745 cuộc thanh tra, đã kết thúc, ban hành kết luận 2.211 cuộc; qua thanh tra phát hiện vi phạm với số tiền 1.448 tỷ đồng, 452 ha đất; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 491 tỷ đồng5, 401 ha đất; kiến nghị xử lý khác 920 tỷ đồng, 44,6 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 386 tập thể, 803 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 47 vụ, 34 người.

Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực: - Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai: có 52 địa phương tiến hành 409

cuộc thanh tra; qua thanh tra kiến nghị thu hồi 40,3 tỷ đồng, 401 ha đất, kiến nghị xử lý khác 11 tỷ đồng; 44,6 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 72 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 02 vụ, 02 người. … Các địa phương thanh tra có hiệu quả như: Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Gia Lai, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh…

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng: có 58 địa phương, 01 bộ tiến hành 556 cuộc thanh tra, kết luận 283 cuộc, kiến nghị thu hồi 89 tỷ đồng (đã thu 15 tỷ đồng), kiến nghị xử lý khác 145 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 90 tập thể, 136 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ. Các địa phương thanh tra có hiệu quả gồm: Điện Biên, Nam Định, Ninh Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Phú Yên, Quảng Trị, An Giang, Đồng Nai…

- Trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, có 58 địa phương tiến hành 1.320 cuộc thanh tra, kết luận 720 cuộc, kiến nghị thu hồi 125 tỷ đồng (đã thu hồi 11 tỷ đồng, đạt 9%), kiến nghị xử lý khác 239 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 94 tập thể, 376 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 10 vụ. Các địa phương thanh tra có hiệu quả gồm: Hưng Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Thừa Thiên – Huế, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long…

b) Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành:Thanh tra các bộ, ngành Trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành

89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 283.183 tổ chức, đơn vị, cá nhân trên các lĩnh vực6. Qua thanh tra đã phát hiện 150.987 tổ chức, cá nhân có vi phạm; kiến nghị thu hồi 3.654 tỷ đồng (đã thu 2.144 tỷ đồng đạt 58,68%), xử lý tài sản vi phạm 8,5 tỷ đồng, ban hành 127.815 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 252 tỷ đồng.

c) Về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:

- Thanh tra Chính phủ tiến hành 03 cuộc thanh tra trách nhiệm của các Bộ, địa phương7; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của 4 Bao gồm chủ yếu ở các nội dung: thu hồi các khoản về thuế do các đơn vị chưa thực hiện 106 tỷ đồng; các khoản nợ phải thu khó đòi đã trích lập dự phòng; các khoản quỹ, dịch vụ, công nợ chưa nộp hoặc nộp thiếu, nộp vượt 4.907 tỷ đồng; nợ đọng tiền sử dụng đất, thuê đất; bồi thường hỗ trợ sai quy định 682 tỷ đồng…5 Đã thu hồi 153 tỷ đồng6 Như bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, kinh doanh điện, xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh, bảo vệ thực vật, gia súc, gia cầm; đo lường chất lượng sản phẩm, nhãn hàng hoá; xây dựng nhà ở, công trình; quản lý sử dụng vật liệu nổ, chất thải y tế, an toàn bức xạ; đào tạo lái xe; hoạt động quảng cáo, bản quyền tác giả, in ấn, báo chí, xuất bản, văn hoá phẩm, viễn thông; an toàn vệ sinh lao động, chính sách với người có công với cách mạng…7 Tại Bộ Giao thông vận tải (đã kết luận); đang tiến hành tại Bộ Y tế và tỉnh An Giang.

2

Page 3: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 04 đơn vị8.- Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương tiến hành 942 cuộc thanh tra trách

nhiệm tại 3.292 cơ quan, đơn vị9; kiến nghị kiểm điểm, rút kinh nghiệm 309 tổ chức, 172 cá nhân; xử lý hành chính 45 tổ chức, 16 cá nhân có vi phạm.

d) Công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra- Thanh tra Chính phủ kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện 07 kết luận

thanh tra đã có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ10; thực hiện chức năng giám sát; thẩm định đối với các cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành.

- Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.089 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra11, thu hồi 47.792/110.404 triệu đồng (đạt 43,2%); đôn đốc xử lý hành chính 100 tổ chức, 257 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 10 vụ: Thanh tra một số địa phương thực hiện tốt công tác này như: Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Quảng Trị, Nghệ An, Bà Rịa Vũng Tàu.

Nhìn chung hoạt động thanh tra tiếp tục được quan tâm và đã tạo ra kết quả và chuyển biến nhất định, trong đó, việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra được chú trọng nhằm giúp việc triển khai các cuộc thanh tra đảm bảo đúng theo nội dung, yêu cầu và định hướng. Việc phối hợp trao đổi thông tin trong ngành Thanh tra được quan tâm đẩy mạnh. Công tác giám sát hoạt động đoàn thanh tra, thẩm định kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra được tăng cường12. Qua thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, trong ban hành chính sách, pháp luật. Kết quả thanh tra đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phòng, ngừa vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí.

Tuy nhiên, một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch; việc bố trí lực lượng, xây dựng kế hoạch cụ thể và xác định phương pháp tiến hành ở một số cuộc thanh tra chưa khoa học; không ít cuộc thanh tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra, nhiều cuộc thanh tra kết luận vi phạm, thất thoát nhiều nhưng chưa kết luận được tham nhũng; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản qua thanh tra tuy có chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn còn thấp chưa đáp ứng được

8 Tỉnh Ninh Bình, Tổng cục Hải quan, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí 9 Triển khai 140 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra tại 947 đơn vị; 258 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KNTC tại 774 đơn vị; 200 cuộc thanh tra trách nhiệm về PCTN tại 538 đơn vị và 344 cuộc thanh tra cả 03 nội dung trên tại 1.006 đơn vị.10 Gồm: kết luận thanh tra tại Ngân hàng phát triển Việt Nam; Kết luận thanh tra về đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Đắk Lắk; Kết luận thanh tra về cổ phần hoá tại Vinaconex; Kết luận thanh tra tại Tập đoàn Sông Đà; Kết luận thanh tra dự án quốc lộ 51; Kết luận thanh tra đất đai, đầu tư xây dựng tại tỉnh Kiên Giang và Bình Thuận.11 Tập trung chủ yếu ở 02 lĩnh vực: + Tài chính: đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.774 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 25.403/53.165 triệu đồng (đạt 47,8%); đôn đốc xử lý hành chính 34 tổ chức, 84 cá nhân.+ Đầu tư xây dựng cơ bản: đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 315 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi 13.766/30.670 triệu đồng (đạt 44,9%); đôn đốc xử lý hành chính 12 tổ chức, 78 cá nhân.12 Thực hiện Nghị định số 83/2012/NĐ-CP, Thanh tra Chính phủ đã có quyết định thành lập Vụ giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra (Quyết định số 39/2013/QĐ-TTCP ngày 07/01/2013); hiện nay Vụ đang tiến hành giám sát 05 đoàn thanh tra; đôn đốc 07 kết luận thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành.

3

Page 4: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

yêu cầu nhất là trong thanh tra lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai; hiện tượng trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra chuyên ngành chưa được khắc phục.

2. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo.a) Tình hình khiếu nại, tố cáo:

Tình hình khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 có tăng về số lượng đơn thư (khoảng 6,9%) và số lượt đoàn đông người (19,8%). Nội dung khiếu nại chủ yếu trong lĩnh vực đất đai (khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng; tranh chấp đất đai; đòi lại đất cũ) chiếm tỉ lệ 67-70%. Còn lại là các vụ việc khiếu nại về nhà ở, chính sách người có công, bảo hiểm xã hội, thi hành án dân sự... Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỉ lệ 85-90%, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi; vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội... 

Trong các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp xẩy ra, nhiều vụ việc được phát sinh từ những năm trước nhưng chưa được giải quyết dứt điểm và có trường hợp mặc dù đã được các cấp giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài. Có những trường hợp công dân đi khiếu kiện có thái độ bức xúc và gay gắt, nhiều lần tập trung đông người, vượt cấp lên Trung ương, như các vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án khu đô thị, thương mại, du lịch, khu công nghiệp, đường giao thông, công trình thủy lợi,… Đáng chú  ý là có 60,7% trường hợp khiếu nại sai và 49,4% tố cáo sai; cá biệt có một số đối tượng xúi giục, kích động, lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

b) Công tác tiếp dân:Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 149.854 lượt công dân

đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tăng 2%), đến trình bày 73.403 vụ việc (giảm 29%). Có 1.774 lượt đoàn đông người (tăng 19,8%) so với cùng kỳ năm 2012; trong đó:

- Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp 8.526 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm 12,5% ) đến trình bày 2.564 vụ việc (tăng 7,5 %), 299 lượt đoàn đông người (tăng 9,9 %).

- Các bộ, ngành và địa phương đã tiếp 141.328 lượt công dân (tăng 2,95%), đến trình bày 70.839 vụ việc (giảm 30,28%), có 1.475 lượt đoàn đông người (tăng trên 22%).

Qua công tác tiếp công dân cho thấy, nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu trong lĩnh vực hành chính (chiếm 85,4%); trong đó khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có tỷ lệ cao nhất (trên 70%); lĩnh vực tư pháp chiếm trên 4%; nội dung tố cáo liên quan tham nhũng chiếm trên 8%.

4

Page 5: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

c) Về xử lý đơn thư:Trong 6 tháng đầu năm 2013, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã

phân loại xử lý 85.378/91.165 đơn thư đã tiếp nhận (đạt 94%), trong đó có 53.542 đơn khiếu nại, tố cáo, tăng 6,9 % so với cùng kỳ năm 2012.

- Thanh tra Chính phủ đã phân loại xử lý 8.956 đơn trong tổng số 9.934 đơn đã tiếp nhận (tăng 4,5 % so với cùng kỳ năm 2012). Qua phân loại đơn cho thấy có 2.279 đơn đủ điều kiện xử lý (1.936 đơn khiếu nại, 144 đơn tố cáo, 199 đơn kiến nghị, phản ánh). Thanh tra Chính phủ đã có 1.937 phiếu hướng dẫn và 342 công văn, phiếu chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp nhận 51.462 đơn khiếu nại, tố cáo (tăng 7,5%). Qua phân loại có 32.415 vụ việc thuộc thẩm quyền (khiếu nại 26.827 vụ việc; tố cáo 5.588 vụ việc). Sau khi xử lý, đã có 10.774 văn bản hướng dẫn và 1.730 công văn đôn đốc việc giải quyết.

Qua công tác xử lý đơn thư cho thấy, nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu trong lĩnh vực hành chính (chiếm 90,4%); trong đó khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có tỷ lệ cao nhất (67,5%); lĩnh vực tư pháp chiếm 3,2%; nội dung tố cáo liên quan tham nhũng chiếm 5,3%.

d) Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:Cơ quan hành chính các cấp đã giải quyết 18.780/23.273 (đạt 81%) vụ

việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trong đó: - Thanh tra Chính phủ kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

giải quyết 29 vụ việc; đang hoàn thiện kết luận 30 vụ việc; đang tiến hành kiểm tra, xác minh 15 vụ việc.

- Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 18.751/23.184 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 81%:

+ Phân tích kết quả giải quyết 13.421 đơn khiếu nại cho thấy có 2.311 đơn khiếu nại đúng (chiếm 17,2%); 8.150 đơn khiếu nại sai (chiếm 60,7%); 2.960 đơn khiếu nại có đúng có sai (chiếm 22,1%).

+ Phân tích kết quả giải quyết 3.339 đơn tố cáo cho thấy có 418 đơn tố cáo đúng (chiếm 12,5%); 1.648 đơn tố cáo sai (chiếm 49,4%); 1.273 đơn tố cáo có đúng có sai (chiếm 38,1%).

Qua giải quyết đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 170,6 tỷ đồng, 266 ha đất; bảo vệ quyền lợi cho 794 người, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 153 người; chuyển cơ quan điều tra xử lý 12 vụ, 14 người.

e) Về kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài:

Tính đến ngày 30/6/2013, cả nước đã xem xét, giải quyết 465/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,06% (kết quả cụ thể có báo cáo riêng).

f) Một số công việc khác có liên quan:

5

Page 6: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013 tại 3 khu vực ngay từ đầu năm; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; hoàn thiện bộ tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn về nghiệp vụ công tác tiếp công dân; triển khai thực hiện mô hình công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư một đầu mối…

Nhìn chung, các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, đã đẩy mạnh việc giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tác động tích cực đến tình hình và kết quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều bức xúc trong nhân dân cũng đã được giải tỏa, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm, góp phần tạo sự ổn định tình hình an ninh trật tự, nhất là trong thời điểm diễn ra các kỳ họp Trung ương, Quốc hội.

Tuy nhiên, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo giải quyết còn chậm, còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh, giải quyết không đến nơi, đến chốn. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn hạn chế làm cho nhận thức của người dân chưa đầy đủ, dẫn đến tỉ lệ khiếu nại, tố cáo sai khá cao. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tiến độ giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài còn chậm.

3. Công tác phòng, chống tham nhũnga) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham

nhũng, lãng phí, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (trọng tâm là Kết luận Trung ương 5 (khóa XI); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng). Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; Đề án 137 về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng; Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 12; duy trì việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng và tuyên truyền các quy định về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng...

b) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:Ngành Thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực

hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tập trung:

- Về kê khai tài sản thu nhập: qua tổng hợp báo cáo việc kê khai tài sản, thu nhập năm 201213 cho thấy: có 104.326 người đã kê khai lần đầu (trong tổng số 106.680 người phải kê khai lần đầu, đạt 98,8%); có 472.975 người đã kê khai bổ sung (trong tổng số 479.604 người phải kê khai bổ sung, đạt 98,6%); có 370.650 người đã được công khai bản kê khai tài sản, thu nhập (chiếm 64,2%

13 Báo cáo của 17 bộ và cơ quan ngang bộ; 07 cơ quan thuộc Chính phủ; 04 tổ chức chính trị xã hội; 08 cơ quan, tổ chức khác thuộc Trung ương; 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 14 tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng công ty 91 đã Báo cáo

6

Page 7: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

tổng số người đã kê khai tài sản, thu nhập); có 58 trường hợp bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo14.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN: đã tiến hành 544 cuộc thanh tra tại 1.888 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh nhiều bất cập, thiếu sót, vi phạm trong công tác phòng, chống tham nhũng15. Một số đơn vị tích cực triển khai như: Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Hà Tĩnh, Phú Yên, Kon Tum, Bạc Liêu, Long An, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

c) Kết quả phát hiện, xử lý tội phạm tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan thanh tra và các cơ quan chức năng:

Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo việc tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi tham nhũng để xử lý kịp thời. Ngành Thanh tra phát hiện 73 vụ, 80 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 115 tỉ đồng; đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 04 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 11 vụ, 34 đối tượng, xử lý trách nhiệm 03 người đứng đầu. Nhiều Bộ, ngành, địa phương quan tâm phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, điển hình như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam16, Bộ Quốc phòng17, các tỉnh, TP Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận…

d) Một số hoạt động khác:Tổng kết Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam

2011 (VACI 2011), đánh giá VACI 2013; xây dựng báo cáo đánh giá việc thực thi công ước của Cộng hòa Áo; thực hiện các nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng18

Nhìn chung, công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ đã tạo ra một số kết quả nhất định. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất là việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công. Việc phát hiện tham nhũng được quan tâm và đạt kết quả khả quan hơn so với năm trước; công tác quản lý nhà nước và kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tăng cường đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.14 Trong đó có 18 trường hợp ở tỉnh Bình Phước và 40 trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh.15 (việc kê khai tài sản thu nhập, thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, cải cách hành chính tiến độ còn chậm; việc thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của đơn vị chưa đầy đủ; công tác tự kiểm tra, phát hiện ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế....)16 Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong 5 tháng đầu năm ngành Ngân hàng phát hiện 21 vụ việc tiêu cực, tham nhũng, số tiền vi phạm: 682.510 triệu đồng; 5.612 chỉ vàng và 50.000 USD; xử lý cán bộ: 30 người, trong đó bắt tạm giam 14 người; sa thải: 07 người; chuyển công tác khác: 04 người; cách chức: 02 người; đang xem xét xử lý: 02 người.17 Qua thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn các cơ quan, đơn vị trong quân đội đã phát hiện 01 vụ/01 đối tượng tham ô 8,1 tỷ đồng; đã chuyển cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố vụ án. 18 Làm việc với Đoàn cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc về quy định, quy chế và cách chống độc quyền, đặc lợi trong phòng, chống tham nhũng; với Đại sứ quán Vương quốc Anh về đưa ra khuyến nghị trong việc Vệt Nam tham gia sáng kiến Minh bạch hóa trong ngành khai thác khoáng sản tại Việt Nam; với Đoán cán bộ Viện Giám sát Đài Loan; phối hợp với Thanh tra Lào, Campuchia trong đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản, nâng cao; làm việc với ngân hàng phát triển Châu Á về phương hướng hợp tác minh bạch, chống tham nhũng trong dự án do ADB tài trợ…

7

Page 8: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

Tuy nhiên, một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được quan tâm thực hiện hoặc thực hiện còn khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp; kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ còn ít; việc xử lý các đơn thư tố cáo tham nhũng còn chậm; tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp với những biểu hiện tinh vi, xẩy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.

4. Một số công tác kháca) Công tác xây dựng thể chế: Thanh tra Chính phủ đã giúp Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự

án Luật Tiếp công dân; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; trình Chính phủ dự thảo Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập19; Nghị định quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Đề án tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016; xây dựng Đề án “Tăng cường thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước”; Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; Thanh tra Chính phủ ban hành 03 thông tư20; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL về quy định và hướng dẫn nghiệp vụ công tác ngành thanh tra21. Một số Bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng22. Nhìn chung, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh, chất lượng được nâng lên, tuy nhiên, tiến độ xây dựng một số văn bản hướng dẫn vẫn còn chậm.

b) Công tác tổ chức cán bộ:Thanh tra Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;

tập trung rà soát, tổng hợp, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy tại một số đơn vị, thực hiện việc luân chuyển, điều động, sắp xếp nhân sự theo Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ; tiến hành hiệp y bổ nhiệm lãnh đạo Chánh thanh tra một số bộ ngành, địa phương23; quyết định cấp bổ sung Thẻ thanh tra cho thanh tra 03 bộ, ngành và 09 tỉnh, thành phố. Tổ chức, bộ máy

19 Thay thế Nghị định số 37/2007/NĐ-CP và Nghị định 68/2011/NĐ-CP của Chính phủ20 Thông tư số 01/2013TT-TTCP ngày 12/3/2013 quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; Thông tư số 02/2013/TT-TTCP ngày 02/4/2013 quy định về việc soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ; Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.21 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Thông tư quy định về quy trình giải quyết tố cáo; thông tư quy định về quy trình thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo; Thông tư quy định về mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và một số thông tư khác trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 22 Bộ Giao thông Vận tải ban hành Đề án “nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng của Bộ”; Bộ Công an hoàn thiện Đề án “Thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp:; Bộ Quốc phòng dự thảo Nghị định của Chính phủ về tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội…23 Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Kiểm toán Nhà nước

8

Page 9: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

cơ quan thanh tra các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn24.Toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 345 ngày 23/02/2012 của

Tổng Thanh tra Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; 5 chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Kế hoạch số 08-KH/BCS ngày 10/01/2013 của Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ về việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI.

c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Thanh tra Chính phủ chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm

2013 đối với cán bộ tại Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra. Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức được 18/31 khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 1.700 học viên25 đạt 42% kế hoạch năm 2013; cập nhật, bổ sung chỉnh lý tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp và tổng hợp tình hình sử dụng công chức các cơ quan thanh tra 2012; hoàn thiện đề án thi nâng ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp 2013. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có chuyển biến nhất định, gắn lý luận với thực tiễn, tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện cập nhật, bổ sung chỉnh lý, tài liệu, giáo trình, thông tin khoa học26 góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.

d) Công tác thi đua khen thưởng:Thanh tra Chính phủ27 và ngành Thanh tra triển khai thực hiện nhiều nội

dung phong trào thi đua năm 2013 hướng trọng tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; thực hiện tốt nhiệm vụ công tác thanh tra; phòng, chống tham nhũng; đồng thời tăng cường triển khai kiểm tra công tác thi đua năm 201328. Công tác khen thưởng đối với các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục được quan tâm thường xuyên hơn, góp phần động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể trong toàn ngành29.

e) Công tác nghiên cứu khoa học:

24 61/63 tỉnh, thành phố đã bổ nhiệm 184 chức vụ lãnh đạo, 488 thanh tra viên, chuyển đổi vị trí công tác 341 cán bộ; xử lý vi phạm kỷ luật 11 trường hợp.25 Thanh tra viên cao cấp 2 khóa 124 học viên; thanh tra viên chính 4 khóa 319 học viên; thanh tra viên 6 khóa 565 học viên; thanh tra chuyên ngành 4 khóa 516 học viên; QLNN ngạch chuyên viên chính 1 khóa 77 học viên; tiếp công dân 01 khóa 76 học viên.26 Nghiêm thu 03 giáo trình Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp và Tài liệu bồi dưỡng công chức được giao chức năng thanh tra chuyên ngành. Trang bị thư viện hiện đại với 2000 đầu sách và trang bị phòng học hiện đại đang được đầu tư.27 Chỉ thị số 315/CT-TTCP ngày 31/01/2013 về việc phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Kế hoạch số 16/KH-TTCP ngày 03/01/2013 phát động và thực hiện phong trào thi đua năm 2013 của ngành Thanh tra28 Thanh tra Chính phủ triển khai kiểm tra đối với 07 địa phương tại khu vực phía Bắc và 03 địa phương đối với khu vực miền Trung Tây Nguyên. 29 Đã xét tặng 14 cờ của Thanh tra Chính phủ; tặng bằng khen của Tổng thanh tra Chính phủ đối với 168 cá nhân, 92 tập thể và 18 tập thể thuộc cục, vụ, đơn vị. Đề nghị tặng Cờ Thi đua Chính phủ cho 05 tập thể, Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho 03 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 01 tập thể và 24 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Ba cho 02 tập thể và 10 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Nhì cho 01 tập thể và 01 cá nhân.

9

Page 10: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

Thanh tra Chính phủ triển khai nghiên cứu 01 đề tài cấp bộ trọng điểm30, 04 đề tài cấp bộ, cấp thành phố; 03 đề tài cấp cơ sở, 10 chuyên đề độc lập; xây dựng định hướng chương trình nghiên cứu khoa học năm 2014. Công tác nghiên cứu khoa học của Thanh tra Chính phủ đã gắn với công tác xây dựng thể chế và những vấn đề từ thực tiễn hoạt động của ngành Thanh tra đặt ra.

f) Công tác hợp tác quốc tế: Thanh tra Chính phủ tổ chức một số đoàn ra31 và đón một số đoàn vào32

với mục đích học tập; trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Hợp tác về đào tạo cán bộ với Thanh tra Chính phủ Lào và Vương quốc Campuchia; triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ hợp tác đa phương. Trên cơ sở quán triệt và tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác đối ngoại, công tác hợp tác quốc tế đã góp phần tích cực vào việc xây dựng, duy trì, củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam nói chung và ngành Thanh tra nói riêng với các đối tác nước ngoài.

g) Công tác báo chí, tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin: Định kỳ hàng quý Thanh tra Chính phủ tổ chức họp báo công khai kết quả

công tác, cung cấp kịp thời các thông tin về hoạt động thanh tra. Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng các ấn phẩm; tập trung tuyên truyền về các hoạt động chính trị lớn của đất nước, các hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, nhất là việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Tuy nhiên, một số chủ trương của ngành tuyên truyền còn chậm; chất lượng, nội dung, hình thức một số ấn phẩm, hiệu quả tuyên truyền trên báo, tạp chí chưa cao.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cơ bản đảm bảo duy trì hệ thống công nghệ thông tin tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, hệ điều hành tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý khiếu nại, tố cáo;… hoạt động của Cổng thông tin điện tử tiếp tục có những cải thiện tích cực về trình bày và chất lượng tin, bài. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho một số hoạt động của ngành triển khai còn chậm nhất là các phần mềm ứng dụng trong thống kê, tổng hợp công tác của ngành Thanh tra…

h) Thực hiện Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra và công tác đầu tư xây dựng cơ bản, hành chính, quản trị:

Thanh tra Chính phủ xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách năm 2013 của Dự án Tăng cường năng lực tổng thể của Thanh tra Chính phủ và

30 Về “Thực thi công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh làm chủ nhiệm Đề tài. 31 03 đoàn cán bộ cấp cao đi thăm và trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hợp tác tại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, Nhật Bản, Vương quốc Anh.32 Tổ chức đón 03 đoàn: Đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan Thanh tra Philipin; Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Chống tham nhũng Indonesia; Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Lào.

10

Page 11: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

ngành Thanh tra33; tập trung việc hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện việc giải ngân34, thường xuyên trao đổi với các đối tác để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; kiểm tra, giám sát đối với các dự án trong toàn chương trình với nhiều hình thức. Triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ và Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực thi UNCAC cho giai đoạn 2013-2016”35. Nhìn chung các đơn vị tham gia Dự án đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, chất lượng, tiến độ triển khai các hoạt động được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị tham gia dự án hợp phần chưa tích cực triển khai, ảnh hưởng kết quả chung.

Thanh tra Chính phủ hoàn thiện Trụ sở Cục II và Trung tâm đào tạo tại Nha Trang, Khánh Hòa; chuẩn bị triển khai Dự án tại 220 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; chuẩn bị xây dựng Trụ sở tiếp công dân của trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện Dự án xây dựng Trường Cán bộ Thanh tra (giai đoạn 2) theo kế hoạch. Công tác hành chính, quản trị có nhiều cố gắng, chất lượng từng bước được nâng lên, bảo đảm tài liệu, kinh phí, phương tiện phục vụ an toàn, hiệu quả; trật tự nội vụ, nền nếp sinh hoạt của cơ quan từng bước được chấn chỉnh.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

Trong 6 tháng cuối năm, nhiệm vụ của ngành Thanh tra còn rất nặng nề, các cơ quan và cán bộ công chức toàn ngành phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2013, tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Công tác thanh tra- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch

năm 2013. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Gắn thanh tra theo kế hoạch với thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

- Kết thúc các cuộc thanh tra đã triển khai đảm bảo đúng thời gian, kết luận chính xác, khách quan; kiến nghị phù hợp, có tính khả thi cao; chú trọng việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các đoàn thanh tra, bảo đảm các cuộc thanh tra có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; công khai kết luận thanh tra; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định và xử lý về thanh tra.

- Xây dựng định hướng công tác thanh tra năm 2014 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các cơ quan thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2014 trình Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chú trọng đổi mới việc xây dựng kế hoạch thanh tra; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra và giữa cơ quan thanh

33 Với tổng kinh phí trên 80 tỷ VNĐ34 Tỉ lệ giải ngân thực tế so với kế hoạch 6 tháng đầu năm 2013 đạt 82% (đạt khoảng 31,4 tỷ đồng), bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bộ Công an, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.35 Đề xuất dự án gửi nhà tài trợ; thành lập tổ đề xuất dự án mới; xây dựng đề cương chi tiết văn kiện…

11

Page 12: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

tra với cơ quan kiểm toán, kiểm tra để hạn chế chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII

về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Đổi mới công tác tiếp dân theo Quyết định 858/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tập trung giải quyết dứt điểm 11,93% số vụ việc còn lại trong số 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khác (ngoài 528 vụ việc). Tiến hành sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ. Tiếp tục, coi việc rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài là việc làm thường xuyên, tiếp tục triển khai rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng khác (ngoài 528 vụ việc đã thực hiện).

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định, đặc biệt quan tâm trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII. Tập trung phối hợp xử lý kịp thời các tình huống phức tạp, đông người, vượt cấp, gay gắt trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.

- Tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo số 130-TB/TW ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị của Bộ Chính trị "về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới" (phối hợp với Ban Nội chính Trung ương).

- Xây dựng báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013 để Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6.

- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

3. Công tác phòng, chống tham nhũng.- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật phòng, chống tham nhũng; kế hoạch và Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường thanh tra, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2012 từ các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan; thực hiện công tác Điều tra xã hội học đối với người dân, cán bộ, công chức, doanh nghiệp về phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 12; triển khai Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án đạt giải trong Chương trình

12

Page 13: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

sáng kiến PCTN 2013. - Tổng hợp kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ

theo Chương trình công tác và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

- Xây dựng báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 để Chính phủ báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 6.

- Đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

4. Công tác xây dựng thể chếThanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh

tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tập trung hoàn thiện dự án Luật tiếp công dân để trình Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6; xây dựng trình Chính phủ Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Ban hành các thông tư hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng36.

5. Một số công tác khác- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra, đảm

bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần Luật Thanh tra; Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng và các nghị định hướng dẫn thi hành.

Đẩy nhanh tiến độ ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung Thông tư 475/2009/TTLT-TTCP-BNV giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và thanh tra huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh; Thông tư liên tịch giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Nội vụ quy định tổ chức và biên chế của Trụ sở tiếp công dân để các cơ quan, đơn vị làm cơ sở thực hiện.

- Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo điều hành hoạt động của ngành; quan tâm củng cố đội ngũ làm công tác tham mưu, tổng hợp và nâng cao chất lượng thông tin, báo cáo công tác ngành Thanh tra.

- Tập trung thực hiện tốt kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2013, trong đó quan tâm việc nâng cao chất lượng gắn với việc rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Triển khai thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo,

36 Ban hành Thông tư quy định về mẫu biểu trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thông tư quy định việc kiểm tra, giám sát hoạt động đoàn thanh tra. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Thông tư quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, Thông tư quy định về quy trình giải quyết tố cáo, Thông tư quy định về quy trình thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo.

13

Page 14: THANH TRA CHÍNH PHỦthanhtra.gov.vn/ct/news/Documents/BC.6thang2013nganhThanhtra.doc · Web viewCác giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện, nhất

bồi dưỡng cán bộ; tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy. Phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức tốt kỳ thi chuyển ngạch, nâng ngạch thanh tra viên chính.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nhất là các nội dung hoạt động của cơ quan, của ngành, phản ánh kịp thời những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra và góp phần hoàn thiện thể chế ngành Thanh tra.

- Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin và tăng cường phối hợp trong việc thực hiện Dự án tăng cường năng lực tổng thể của ngành Thanh tra, đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch và đạt kết quả.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và quan hệ phối hợp giữa các cục, vụ, đơn vị thuộc thanh tra Chính phủ và thanh tra bộ, ngành Trung ương, địa phương trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xây dựng ngành Thanh tra; tiếp tục đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành; quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra có phẩm chất, trình độ, bản lĩnh; tiếp tục tổ chức khắc phục những hạn chế, yếu kém qua kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Tổ chức tốt phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2013. Thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, thiết thực, động viên cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan và trong ngành phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng báo cáo, tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Thanh tra năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014./.

THANH TRA CHÍNH PHỦ

14