th? h?u v?

112
Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 1 The Firmament Literary Journal Thế Hữu Vǎn Đàn July 2008

Upload: dinhliem

Post on 08-Dec-2016

245 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 1

The

FirmamentLiterary Journal

Thế Hữu Vǎn ĐànJuly 2008

Page 2: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 2

Contents

To The Reader 4Alphonse Daudet. Les Étoiles: Récit d'un berger provençal 5David Lý Lãng Nhân (tr.). Những Vì Sao: Câu Chuyện Của Nguời 8

Chǎn Chiên Miền ProvenceLê Mộng Nguyên. Tâm tình về Những Nhà Văn Hải Ngoại 12

và Trăng Mờ Bên SuốiLê Mộng Nguyên. “Bến Đợi” của Tôn Thất Phú Sĩ và CD “Kim Vân Kiều” 17

của Quách Vĩnh Thiện phổ thơ Nguyễn Du* Tô Vũ. Hồng trần 20Tô Vũ. Bụi đời 22Phạm Trọng Lệ. Tiếng Chim Hy-Vọng Ðầu Thế Kỷ. Bài thơ 25

“The Darkling Thrush” của Thomas HardyTường Vân. Bó Rau Hạnh Phúc 30Quách Vĩnh Thiện. Tiếng Việt qua ngôn ngữ âm nhạc 32Thomas D. Le. A Feminist Message: Analysis of “The Story of an Hour” 35

by Kate ChopinSóng Việt Đàm Giang. Bài Luân Vũ Cho Em (poem). Music by Nguyễn Minh 40

ChâuKim Châu. Tặng Con Năm Mười Tám Tuổi (poem) 44Kim Châu. Dặn Dò (poem) 47Kim Châu. Nhớ Thương (poem) 48André Luu. The Pond (poem) 49André Luu. Autumn (poem) 50André Luu. Sunset (poem) 51André Luu. Bamboo Forest (poem) 52Thomas D. Le. Hàn Mặc Tử: The Period of Suffering (1936-1938) 54Tô Vũ. Bụi hồng và chữ Trinh của nàng Kiều 67David Lý Lãng Nhân. Thế Hữu Văn Đàn (poem) 75David Lý Lãng Nhân. Ngày Này Năm Nay (poem) 75David Lý Lãng Nhân. Mừng Bạn Năm Mới (poem) 76David Lý Lãng Nhân. Mùa Thu Khẽ Sang (poem) 76David Lý Lãng Nhân. Một Người Mà Thôi (poem) 77David Lý Lãng Nhân. Luân Vũ Nửa Đêm (poem) 77David Lý Lãng Nhân. Dỗi Gì Nhau (poem) 79David Lý Lãng Nhân. Sương Mai (poem) 79David Lý Lãng Nhân. Hoa tím năm xưa (poem) 80David Lý Lãng Nhân. Lòng Suối Cạn (poem) 80David Lý Lãng Nhân. Nợ Văn Chương (poem) 81David Lý Lãng Nhân. Miền Thơ Nhạc (poem) 82José-Maria de Hérédia. Soleil couchant (poem) 83David Lý Lãng Nhân (tr.). Ánh Tà Dương (poem) 83Marceline Desbordes-Valmore. L'Amour (poem) 83David Lý Lãng Nhân (tr.). Tình Yêu (poem) 83

Page 3: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 3

David Lý Lãng Nhân. Gió Đồng Tình Cỏ (poem) 84David Lý Lãng Nhân. Cho Tôi Sống Lại Hôm Qua (poem) 85Nguyễn Xuân Quang. Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ở Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội. 87Vô Danh. Tha Hương 101 Thomas D. Le (tr.). The Vietnamese 106Anonymous. Don't Mess with Old Ladies 111

Page 4: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 4

To The Reader

Dear Friend and Reader,

This issue of Firmament features new faces and new contributions from across the Atlantic as well as within the United States.

We recognize the following new contributors: Tô Vũ, Lê Mộng Nguyên, and Quách Vĩnh Thiện of Paris; Phạm Trọng Lệ of Virginia, Kim Châu, and André Luu of Maryland; Tường Vân and Nguyễn Xuân Quang of California; Sóng Việt Đàm Giang of Tennessee. We welcome them and greatly appreciate their efforts.

Prominent are the poems of David Lý Lãng Nhân, his translation of another of Alphone Daudet's charming short stories from Lettres de mon moulin. Lê Mộng Nguyên reports on a meeting in which the book of poetry Bến Đợi by Tôn Thất Phú Sĩ was discussed along with a presentation by Quách Vĩnh Thiện of a monumental project he had begun to set all of Nguyễn Du's Kim Vân Kiều to music. Lê Mộng Nguyên's speech before the Washington, DC, April 2008 conference of the Vietnamese literati in his honor, recalls the historical context in which he composed his famous song Trăng Mờ Bên Suối. Quách Vĩnh Thiện expounds on the technical challenges of setting to music the entire work of Kim Vân Kiều. Sóng Việt Đàm Giang wrote a lyrical poem, which Nguyễn Minh Châu in France quickly set to music. Tô Vũ discusses the virginity of Kiều, an immortal theme among students of Vietnamese literature and muses about life. Kim Châu and André Luu debut with delicate and loving poetry. Thomas D. Le continues his discussion of the poet Hàn Mặc Tử with additional translations of his poems of the Period of Suffering and presents an analysis of Kate Chopin's The Story of an Hour. Tường Vân recounts her train trip to Hanoi to see her husband then undergoing reeducation. This epistolary piece is a vignette, a slice of life, and a gripping personal account. Nguyễn Xuân Quang introduces the myth of the Vietnamese Mother Goddess and relates it to similar ones around the globe. An anonymous and moving account of what it feels to be a Vietnamese in foreign lands is translated by Thomas D. Le. Phạm Trọng Lệ analyzes a poem by Thomas Hardy and offers a literal translation along with a versified rendition of the selection.

The variety of articles in this issue is symptomatic of the plethora of interests among our contributors. We believe this richness will become the hallmark of Firmament in the future.

Thomas D. LeThế Hữu Vǎn ĐànJuly 2008

Page 5: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 5

LES ÉTOILESRÉCIT D'UN BERGER PROVENÇAL.

Alphonse Daudet

Du temps que je gardais les bêtes sur le Luberon, je restais des semaines entières sans voir âme qui vive, seul dans le pâturage avec mon chien Labri et mes ouailles. De temps en temps l'ermite du Mont-de-l'Ure passait par là pour chercher des simples ou bien j'apercevais la face noire de quelque charbonnier du Piémont; mais c'étaient des gens naïfs, silencieux à force de solitude, ayant perdu le goût de parler et ne sachant rien de ce qui se disait en bas dans les villages et les villes. Aussi, tous les quinze jours, lorsque j'entendais, sur le chemin qui monte, les sonnailles du mulet de notre ferme m'apportant les provisions de quinzaine, et que je voyais apparaître peu à peu, au-dessus de la côte, la tête éveillée du petit miarro (garçon de ferme), ou la coiffe rousse de la vieille tante Norade, j'étais vraiment bien heureux. Je me faisais raconter les nouvelles du pays d'en bas, les baptêmes, les mariages; mais ce qui m'intéressait surtout, c'était de savoir ce que devenait la fille de mes maîtres, notre demoiselle Stéphanette, la plus jolie qu'il y eût à dix lieues à la ronde. Sans avoir l'air d'y prendre trop d'intérêt, je m'informais si elle allait beaucoup aux fêtes, aux veillées, s'il lui venait toujours de nouveaux galants; et à ceux qui me demanderont ce que ces choses-là pouvaient me faire, à moi pauvre berger de la montagne, je répondrai, que j'avais vingt ans et que cette Stéphanette était ce que j'avais vu de plus beau dans ma vie.

Or, un dimanche que j'attendais les vivres de quinzaine, il se trouva qu'ils n'arrivèrent que très tard. Le matin je me disais: «C'est la faute de la grand'messe;» puis, vers midi, il vint un gros orage, et je pensai que la mule n'avait pas pu se mettre en route à cause du mauvais état des chemins. Enfin, sur les trois heures, le ciel étant lavé, la montagne luisante d'eau et de soleil, j'entendis parmi l'égouttement des feuilles et le débordement des ruisseaux gonflés les sonnailles de la mule, aussi gaies, aussi alertes qu'un grand carillon de cloches un jour de Pâques. Mais ce n'était pas le petit miarro, ni la vieille Norade qui la conduisait. C'était... devinez qui!... notre demoiselle; mes enfants! notre demoiselle en personne, assise droite entre les sacs d'osier, toute rose de l'air des montagnes et du rafraîchissement de l'orage.

Le petit était malade, tante Norade en vacances chez ses enfants. La belle Stéphanette m'apprit tout ça, en descendant de sa mule, et aussi qu'elle arrivait tard parce qu'elle s'était perdue en route; mais à la voir si bien endimanchée, avec son ruban à fleurs, sa jupe brillante et ses dentelles, elle avait plutôt l'air de s'être attardée à quelque danse que d'avoir cherché son chemin dans les buissons. O la mignonne créature! Mes yeux ne pouvaient se lasser de la regarder. Il est vrai que je ne l'avais jamais vue de si près. Quelquefois l'hiver, quand les troupeaux étaient descendus dans la plaine et que je rentrais le soir à la ferme pour souper, elle traversait la salle vivement, sans guère parler aux serviteurs, toujours parée et un peu fière... Et maintenant je l'avais là devant moi, rien que pour moi; n'était-ce pas à en perdre la tête?

Quand elle eut tiré les provisions du panier, Stéphanette se mit à regarder curieusement autour d'elle. Relevant un peu sa belle jupe du dimanche qui aurait pu s'abîmer, elle entra dans le parc, voulut voir le coin où je couchais, la crèche de paille avec la peau de mouton, ma grande cape accrochée au mur, ma

Page 6: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 6

crosse, mon fusil à pierre. Tout cela l'amusait.

—Alors c'est ici que tu vis, mon pauvre berger? Comme tu dois t'ennuyer d'être toujours seul! Qu'est-ce que tu fais? A quoi penses-tu?...

J'avais envie de répondre: «A vous, maîtresse,» et je n'aurais pas menti: mais mon trouble était si grand que je ne pouvais pas seulement trouver une parole. Je crois bien qu'elle s'en apercevait, et que la méchante prenait plaisir à redoubler mon embarras avec ses malices:

—Et ta bonne amie, berger, est-ce qu'elle monte te voir quelquefois?... Ça doit être bien sûr la chèvre d'or, ou cette fée Estérelle qui ne court qu'à la pointe des montagnes...

Et elle-même, en me parlant, avait bien l'air de la fée Estérelle, avec le joli rire de sa tête renversée et sa hâte de s'en aller qui faisait de sa visite une apparition.

—Adieu, berger.

—Salut, maîtresse.

Et la voilà partie, emportant ses corbeilles vides.

Lorsqu'elle disparut dans le sentier en pente, il me semblait que les cailloux, roulant sous les sabots de la mule, me tombaient un à un sur le coeur. Je les entendis longtemps, longtemps; et jusqu'à la fin du jour je restai comme ensommeillé, n'osant bouger, de peur de faire en aller mon rêve. Vers le soir, comme le fond des vallées commençait à devenir bleu et que les bêtes se serraient en bêlant l'une contre l'autre pour rentrer au parc, j'entendis qu'on m'appelait dans la descente, et je vis paraître notre demoiselle, non plus rieuse ainsi que tout à l'heure, mais tremblante de froid, de peur, de mouillure. Il paraît qu'au bas de la côte elle avait trouvé la Sorgue grossie par la pluie d'orage, et qu'en voulant passer à toute force elle avait risqué de se noyer. Le terrible, c'est qu'à cette heure de nuit il ne fallait plus songer à retourner à la ferme; car le chemin par la traverse, notre demoiselle n'aurait jamais su s'y retrouver toute seule, et moi je ne pouvais pas quitter le troupeau. Cette idée de passer la nuit sur la montagne la tourmentait beaucoup, surtout à cause de l'inquiétude des siens. Moi, je la rassurais de mon mieux:

—En juillet, les nuits sont courtes, maîtresse... Ce n'est qu'un mauvais moment.

Et j'allumai vite un grand feu pour sécher ses pieds et sa robe toute trempée de l'eau de la Sorgue. Ensuite j'apportai devant elle du lait, des fromageons; mais la pauvre petite ne songeait ni à se chauffer, ni à manger, et de voir les grosses larmes qui montaient dans ses yeux, j'avais envie de pleurer, moi aussi.

Cependant la nuit était venue tout à fait. Il ne restait plus sur la crête des montagnes qu'une poussière de soleil, une vapeur de lumière du côté du couchant. Je voulus que notre demoiselle entrât se reposer dans le parc. Ayant étendu sur la paille fraîche une belle peau toute neuve, je lui souhaitai la bonne nuit, et j'allai m'asseoir dehors devant la porte... Dieu m'est témoin que, malgré le feu d'amour qui me brûlait le sang, aucune mauvaise pensée ne me vint; rien qu'une grande fierté de songer que dans un coin du parc, tout près du troupeau curieux qui la regardait dormir, la fille de mes maîtres,— comme une brebis plus précieuse et plus blanche que toutes les autres,—reposait, confiée à ma garde. Jamais le ciel ne

Page 7: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 7

m'avait paru si profond, les étoiles si brillantes... Tout à coup, la claire-voie du parc s'ouvrit et la belle Stéphanette parut. Elle ne pouvait pas dormir. Les bêtes faisaient crier la paille en remuant, ou bêlaient dans leurs rêves. Elle aimait mieux venir près du feu. Voyant cela, je lui jetai ma peau de bique sur les épaules, j'activai la flamme, et nous restâmes assis l'un près de l'autre sans parler. Si vous avez jamais passé la nuit à la belle étoile, vous savez qu'à l'heure où nous dormons, un monde mystérieux s'éveille dans la solitude et le silence. Alors les sources chantent bien plus clair, les étangs allument des petites flammes. Tous les esprits de la montagne vont et viennent librement; et il y a dans l'air des frôlements, des bruits imperceptibles, comme si l'on entendait les branches grandir, l'herbe pousser. Le jour, c'est la vie des êtres; mais la nuit, c'est la vie des choses. Quand on n'en a pas l'habitude, ça fait peur... Aussi notre demoiselle était toute frissonnante et se serrait contre moi au moindre bruit. Une fois, un cri long, mélancolique, parti de l'étang qui luisait plus bas, monta vers nous en ondulant. Au même instant une belle étoile filante glissa par-dessus nos têtes dans la même direction, comme si cette plainte que nous venions d'entendre portait une lumière avec elle.

—Qu'est-ce que c'est? me demanda Stéphanette à voix basse.

—Une âme qui entre en paradis, maîtresse; et je fis le signe de la croix.

Elle se signa aussi, et resta un moment la tête en l'air, très recueillie. Puis elle me dit:

—C'est donc vrai, berger, que vous êtes sorciers, vous autres?

—Nullement, notre demoiselle. Mais ici nous vivons plus près des étoiles, et nous savons ce qui s'y passe mieux que des gens de la plaine.

Elle regardait toujours en haut, la tête appuyée dans la main, entourée de la peau de mouton comme un petit pâtre céleste:

—Qu'il y en a! Que c'est beau! Jamais je n'en avais tant vu... Est-ce que tu sais leurs noms, berger?

—Mais oui, maîtresse... Tenez! juste au-dessus de nous, voilà le Chemin de saint Jacques (la voie lactée). Il va de France droit sur l'Espagne. C'est saint Jacques de Galice qui l'a tracé pour montrer sa route au brave Charlemagne lorsqu'il faisait la guerre aux Sarrasins. Plus loin, vous avez le Char des âmes (la grande Ourse) avec ses quatre essieux resplendissants. Les trois étoiles qui vont devant sont les Trois bêtes, et cette toute petite contre la troisième c'est le Charretier. Voyez-vous tout autour cette pluie d'étoiles qui tombent? ce sont les âmes dont le bon Dieu ne veut pas chez lui... Un peu plus bas, voici le Râteau ou les Trois rois (Orion). C'est ce qui nous sert d'horloge, à

nous autres. Rien qu'en les regardant, je sais maintenant qu'il est minuit passé. Un peu plus bas, toujours vers le midi, brille Jean de Milan, le flambeau des astres (Sirius). Sur cette étoile-là, voici ce que les bergers racontent. Il paraît qu'une nuit Jean de Milan, avec les Trois rois et la Poussinière (la Pléiade), furent invités à la noce d'une étoile de leurs amies. La Poussinière, plus pressée, partit, dit-on, la première, et prit le chemin haut. Regardez-la, là-haut, tout au fond du ciel. Les Trois rois coupèrent plus bas et la rattrapèrent; mais ce paresseux de Jean de Milan, qui avait dormi trop tard, resta tout à fait derrière, et furieux, pour les arrêter, leur jeta son bâton. C'est pourquoi les Trois rois s'appellent

Page 8: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 8

aussi le Bâton de Jean de Milan... Mais la plus belle de toutes les étoiles, maîtresse, c'est la nôtre, c'est l'Étoile du berger, qui nous éclaire à l'aube quand nous sortons le troupeau, et aussi le soir quand nous le rentrons. Nous la nommons encore Maguelonne, la belle Maguelonne qui court après Pierre de Provence (Saturne) et se marie avec lui tous les sept ans.

—Comment! berger, il y a donc des mariages d'étoiles?

—Mais oui, maîtresse.

Et comme j'essayais de lui expliquer ce que c'était que ces mariages, je sentis quelque chose de frais et de fin peser légèrement sur mon épaule. C'était sa tête alourdie de sommeil qui s'appuyait contre moi avec un joli froissement de rubans, de dentelles et de cheveux ondés. Elle resta ainsi sans bouger jusqu'au moment où les astres du ciel pâlirent, effacés par le jour qui montait. Moi, je la regardais dormir, un peu troublé au fond de mon être, mais saintement protégé par cette claire nuit qui ne m'a jamais donné que de belles pensées. Autour de nous, les étoiles continuaient leur marche silencieuse, dociles comme un grand troupeau; et par moments je me figurais qu'une de ces étoiles, la plus fine, la plus brillante, ayant perdu sa route, était venue se poser sur mon épaule pour dormir...■

NHỮNG VÌ SAOCÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI CHĂN CHIÊN MIỀN PROVENCE

Do David Lý Lãng Nhân dịch thuật

Thời gian mà tôi còn chăn cừu trên vùng đồi núi Luberon, tôi phải sống một mình trong nhiều tuần lễ mà không hề gặp một bóng người, một mình giữa đồng hoang với con chó tên Labri và đàn cừu. Thỉnh thoảng tôi thấy vị tu sĩ phái Tĩnh tâm từ núi l’Ure xuống tìm chân lý, đi ngang qua; hoặc giả tôi thấy bộ mặt lọ lem của người làm than củi từ Piemont đến; nhưng những người ấy đều thật thà chất phác và trầm lặng vì sống trong cô đơn lâu ngày nên đã mất đi cái thú chuyện trò, cũng như không còn biết tí gì về những câu chuyện thiên hạ xầm xì ở dưới làng hay trong thành phố cả. Thế nên, cứ mỗi mười lăm ngày, khi tai tôi nghe trên con đường dốc có tiếng lục lạc của con la nhà mang thực phẩm mỗi hai tuần lên cho tôi; và khi tôi thấy từ từ xuất hiện lên trên sườn đồi bóng của chiếc đầu nhanh nhẹn của thằng nhỏ được thuê để sai vặt tại nông trại, hay là chiếc khăn choàng đầu mầu nâu sẫm của bà dì Norade, tôi cảm thấy mình thật sự sung sướng vô cùng. Tôi bắt họ kể cho tôi nghe tin tức đã xảy ra ở thung lũng phía dưới núi, những lễ rửa tội, những đám cưới; nhưng có một điều mà tôi chú trọng nhất, là tôi muốn biết mọi sự về dứa con gái của ông bà chủ, cô Stephanette, thiếu nữ đẹp nhất trong vùng cỡ mười dặm đường bán kính. Không tỏ vẻ rằng mình quá chú ý, tôi hỏi thăm xem nàng có tham dự nhiều hội hè và những đêm họp mặt không, và nàng vẫn còn được nhiều chàng trai tán tỉnh không; và nếu ai có tò mò hỏi tôi những chuyện ấy có ích lợi gì đối với một gã chăn chiên nghèo khó trên núi, thì tôi sẽ trả lời rằng tôi đã hai mươi tuổi đầu, và nàng Stephanette là người đẹp nhất mà tôi đã gặp trong cuộc đời tôi.

Rồi, một ngày chúa nhật, trong lúc tôi chờ đợi lương thực mười lăm ngày của tôi, kỳ nầy sao tới rất chậm trễ. Buổi sáng tôi tự nhủ thầm: “Lỗi chậm tại vì Thánh lễ lớn”; rồi đến trưa, trời đổ một trận mưa rào to, tôi nghĩ rằng con la không đi được vì đường trơn trợt khó đi. Cuối cùng, vào khoảng ba giờ, trời quang mây tạnh, núi đồi rạng ngời bóng nước và ánh sáng mặt trời, tôi vẳng nghe giữa những giọt nước từ cây lá rơi thánh thót cùng với tiếng suối chảy tràn bờ, đâu đó có tiếng lục lạc khua vang của con la,

Page 9: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 9

cũng reo vui, cũng rộn ràng như tiếng chuông nhà thờ ngày Thánh lễ Phục Sinh. Tuy nhiên, đó không phải là thằng nhỏ sai vặt, cũng không phải bà lão Norade cỡi con la. Mà đó là…mấy người thử đoán xem ai!...cô chủ trẻ; thưa quí vị! đích thân cô chủ của chúng ta, ngồi thẳng lưng giữa những giỏ mây, má ửng hồng vì gió núi và không khí mát mẻ sau trận mưa rào.

Thằng nhỏ bị bệnh, Dì Norade thì nghỉ phép đi thăm con. Người đẹp Stephanette cho tôi biết, vừa nói vừa trèo xuống lưng la, với lại, sở dĩ nàng tới trễ là vì lạc đưòng; nhưng xem kỹ ra cách trang phục kiểu ngày chúa nhật của nàng, với giây băng tóc có gắn hoa, chiếc váy màu tươi sáng có thêu ren, có lẽ nàng đã ở trễ tại vì một buổi khiêu vũ hơn là vì đi lạc giữa cỏ cây và bụi rậm. Ôi, người đẹp yêu kiều! Mắt tôi nhìn nàng không biết chán. Thật ra thì tôi chưa bao giờ có dịp nhìn nàng thật gần như vậy. Một đôi khi về mùa Đông, trong lúc đàn cừu phải rời núi xuống đồng bằng, và buổi chiều khi tôi trở về nông trại để dùng bữa tối, tôi thấy nàng đi ngang gian phòng ăn một cách nhanh nhẹn, không hề trò chuyện với những người giúp việc, lúc nào cũng trang điểm tươm tất và có hơi kiêu hãnh…Còn bây giờ thì tôi có nàng trước mặt tôi, chỉ riêng cho mình tôi; ôi, còn gì nữa mà đầu óc không điên đảo?

Sau khi lấy thực phẩm ra khỏi giỏ mây, Stephanette bắt đầu tò mò nhìn xung quanh nàng. Hai tay nhắc hỏng chiếc váy đẹp ngày chúa nhật lên một tị cho khỏi lấm dơ nàng rảo bước vào khu vuông rào, muốn xem xó góc nơi tôi ngủ, nhìn đống rơm phủ tấm da cừu, chiếc áo tơi rộng thùng thình treo trên vách, chiếc thánh giá và cây súng bật đá của tôi. Tất cả đều làm nàng tò mò thích thú.

- Thế chỗ nầy là nơi anh sống hằng ngày, có phải thế không, anh chăn cừu đáng thương của tôi? Sống một mình như vậy chắc anh phải buồn lắm nhỉ! Thế thì anh làm gì? Anh nghĩ gì?..

Tôi rất muốn trả lời rằng: “Nghĩ đến cô đấy, cô chủ ạ,” và như thế có lẽ tôi không nói dối: tuy nhiên tôi đang gặp phải một trở ngại quá lớn là không tìm thấy được một lời nào cả. Tôi tin rằng nàng đã nhận thấy điều đó, nên nàng càng tàn nhẫn hơn, trong ý thích tăng bồi gấp đôi sự bối rối của tôi bằng lối nói mỉa mai tinh nghịch:

- Nầy anh chăn cừu, còn người bạn gái thân của anh, cô ta có lên đây thăm anh thỉnh thoảng đấy chứ? Chắc cô ta cũng thuộc hạng “dương nữ” (dê cái) bằng vàng, hoặc cũng như nàng tiên Esterelle chuyên chạy bay lên chóp đỉnh núi chứ gì…

Và trong lúc nói chuyện với tôi, trông nàng cũng chẳng khác gì vị tiên nữ Esterelle, với giọng cười tươi mát từ chiếc đầu ngửa ra sau và sự vội vàng ra đi của nàng làm cho tôi có cảm tưởng là tiên nữ quả thật vừa mới xuất hiện.

- Thôi, từ biệt nhé, anh chăn cừu.- Dạ, xin chào cô chủ.

Thế là nàng ra đi, mang theo những chiếc giỏ mây trống rỗng

Page 10: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 10

Khi hình bóng nàng đã khuất trên con đường mòn dốc, tôi có cảm tưởng rằng những hòn sỏi đá lăn tròn dưới móng con lừa đã rơi rụng từng viên một trên trái tim tôi. Tôi lắng nghe thật lâu, lâu lắm; cho đến cuối ngày, tôi thẫn thờ như còn ngái ngủ, không dám cử động, sợ e giấc mộng sẽ tan biến đi mất.

Khoảng về chiều, khi lòng thung lũng đã bắt đầu trở màu chàm và đàn cừu chen lấn nhau để về chuồng, tôi bỗng nghe có tiếng người gọi tôi phía dưới dốc núi, và tôi thấy hiện ra cô chủ của tôi, không còn cười cợt như lúc ban trưa, mà đang run rẩy vì lạnh, vì sợ hãi và vì ướt sũng. Hình như trên đường về xuống khỏi chân đồi nàng gặp phải cảnh ngọn suối Sorgue bị trận mưa lũ ngập tràn, và vì cố gắng vượt qua con suối ngập nàng đã suýt chết đuối. Điều tai hại nhất là vào giờ chạng vạng nầy, không thể nghĩ tới việc trở về nông trại nữa; vì nàng cũng không thể nào tự mình tìm ra ngõ đi ngang qua suối

được, còn phần tôi thì tôi cũng không thể bỏ lại đàn cừu. Ý nghĩ ngủ lại đêm trên núi làm cho nàng hết sức bồn chồn bứt rứt, nhất là việc gây cho bố mẹ nàng nhiều lo ngại. Riêng tôi, tôi cố gắng trấn an nàng:

- Tháng bảy, đêm cũng ngắn thôi, cô chủ ạ…Đây chỉ là một lúc không may mà thôi.

Rồi tôi vội vã đốt một đống lửa to cho nàng hơ chân và hong chiếc áo ướt sũng nước ở dưới suối Sorgue. Kế đó tôi đem sữa và phó-mát để trước mặt nàng; nhưng cô bé đáng thương không còn thiết gì đến việc sưởi ấm, hay ăn uống, và cứ nhìn đôi tròng nàng ràn rụa nước mắt, tôi cũng muốn khóc theo.

Rồi đêm tối đã về thực sự. Trên đỉnh núi cao chỉ còn sót lại chút bụi phấn mặt trời, một chút hơi sương của ánh hoàng hôn. Tôi ân cần mời nàng vào trong khu chuồng rào để yên nghỉ. Nơi đó, trên một lớp rơm mới, tôi đã trải lên một tấm da cừu mới tinh, và tôi chúc nàng ngủ ngon, rồi tôi ra ngoài ngồi một mình trước cửa…Có Thượng Đế chứng minh cho tôi, mặc dù ngọn lửa tình đang bốc cháy trong huyết quản, không hề có một ý nghĩ vẩn đục nào đến với tôi cả, chỉ có một niềm hãnh diện rằng trong một góc chuồng, kề bên đàn cừu tò mò nhìn nàng ngủ, đứa con gái của ông bà chủ tôi, - như một con chiên non quí giá và trắng trong hơn tất cả đàn chiên, - nằm yên nghỉ, dưới sự canh chừng của tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nền trời sâu thẳm đến thế, những ngôi sao sáng chói như thế…Bỗng thình lình, bức mành sáo soạt mở ra, và người đẹp Stephanette xuất hiện. Nàng không ngủ được. Lũ cừu cựa quậy trong rơm nghe sột soạt cả đêm, hoặc chúng nó cứ kêu be be trong giấc mộng. Nàng thích đến ngồi gần bên đống lửa hơn. Thấy thế, tôi bèn lấy tấm da cừu của tôi choàng lên vai nàng, khơi thêm ngọn lửa hồng, và chúng tôi ngồi gần nhau yên lặng. Nếu quí vị có khi nào ngủ đêm ngoài trời đầy sao, quí vị biết rằng vào giờ chúng ta ngủ yên, có cả một thế giới huyền bí thức dậy trong tịch mịch và yên lặng. Rồi những ngọn suối ca hát rõ hơn, các ao hồ thắp lên những đốm lửa nhỏ li ti. Tất cả hồn thiêng của núi non chập chờn lãng đãng qua lại tự do. Trong không khí có tiếng xào xạc, những âm vang hầu như không cảm nhận được, như cành cây lớn mạnh ra, cỏ mọc cao lên. Ban ngày là đời sống của sinh vật; nhưng ban đêm là đời sống của tĩnh vật cỏ cây. Nếu ta không quen, ta sẽ bị nhát sợ…Bởi thế người nàng run rẩy, và nàng tựa sát vào người tôi mỗi khi có một tiếng động nhỏ. Có một lần, từ vũng ao lấp loáng dưới đồi có một tiếng hú ngân dài uốn lượn lê thê đến gần chỗ chúng tôi ngồi. Đồng thời một ngôi sao xẹt ngang trên đầu chúng tôi cùng một hướng, có vẻ như tiếng thở than đó có mang theo mình một ánh sáng riêng.

- Cái gì thế hở anh? Stephanette thì thào hỏi tôi.

Page 11: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 11

- Một linh hồn vừa nhập Thiên Đàng đấy, cô chủ ạ!; và tôi làm dấu thánh giá.

Nàng cũng làm dấu thánh giá, và nàng tiếp tục ngẩng đầu một lúc lâu, rất trầm tư.Rồi nàng hỏi tôi:

- Nầy anh chăn cừu, có phải thật các anh là phù thủy không?- Không bao giờ có đâu, cô chủ ạ! Nhưng tại vì chúng tôi sống gần những vì sao, và chúng tôi

biết rõ những việc gì xảy ra hơn những người dưới đồng bằng.

Nàng vẫn nhìn lên nền trời, tay chống cằm, vai phủ tấm da cừu trông như một đồng tử chăn chiên của miền thượng giới:

- Sao mà nhiều thế! Đẹp thật! Tôi chưa từng thấy nhiều sao như thế…Anh có biết tên chúng hết hay không, anh chăn cừu?

- Có chứ, cô chủ…Nầy nhé! Ngay trên đầu chúng ta đấy là Giải Ngân Hà, con đường đi của Thánh Jacques. Ngài đi thẳng từ Pháp sang Tây Ban Nha. Thánh Jacques de Galice đã vạch con đường đó cho vị anh hùng Charlemagne khi người chiến đấu với bọn Sarrasins. Xa hơn chút nữa, thì đến sao Cỗ xe tải linh hồn (la Grande Ourse) với bốn trục xe sáng ngời. Ba ngôi sao trước cỗ xe đó là Ba con thú, còn ngôi sao tí hon sát bên ngôi sao thứ ba là Người lái cỗ xe. Cô có thấy xung quanh đó vô số những sao nho nhỏ như hạt mưa rụng rơi không? Đó là những linh hồn mà Thượng Đế không muốn chứa chấp trong Nước của Ngài…Xuống

Starry Night Skies Photography. Copyright Christopher J. Picking http://www.southernskyphoto.com/milky_way/orion_panorama.htm

tí nữa, là Sao Cày hay là Sao Ba Vua (Orion). Sao nầy được kẻ chăn chiên như chúng tôi sử dụng làm chiếc đồng hồ. Chỉ nhìn lên sao nầy, tôi biết ngay bây giờ là đã quá nửa đêm. Xuống thêm tí nữa, lúc nào cũng hướng về đỉnh trời, là ngôi Sao Jean de Milan sáng chói, ngọn đuốc của những vì sao (Sirius). Sự tích của sao nầy được những người chăn chiên kể lại như sau. Một đêm kia, Jean de Milan, cùng với Ba Vua và nàng La Poussiniere (la Pleiade) được một vì sao bạn mời dự tiệc cưới. Nàng La Poussiniere vội vã đi trước theo con đường cao. Xem kìa, nàng ở trên đỉnh cao, tận cùng thiên giới đó. Ba Vua đi tắt ngang phía dưới và bắt kịp nàng; còn chàng lười biếng Jean de Milan, vì ngủ dậy trễ, lẽo đẽo đi sau rốt và vì tức giận, ném chiếc gậy của mình để ngăn chặn họ lại. Bởi thế, Sao Ba Vua cũng được gọi là Chiếc Gậy của Jean de Milan…Tuy nhiên ngôi sao đẹp hơn tất cả, cô chủ ạ, là ngôi sao của chúng tôi, Sao của Người Chăn Chiên, chiếu sáng lúc bình minh khi chúng tôi thả cừu ra, và buổi chiều khi chúng tôi lùa cừu về. Chúng tôi còn gọi sao ấy là Maguelonne, người đẹp Maguelonne luôn đuổi theo chàng Pierre de Provence (Saturne) và

Page 12: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 12

thành hôn với chàng mỗi bảy năm một.

- Nầy anh chăn cừu, những cuộc thành hôn giữa những vì sao thực sự có à?- Có thực chứ, thưa cô chủ.

Trong lúc tôi đang tìm cách cắt nghĩa thêm về cuộc hôn nhân giữa những vì sao, tôi cảm thấy có một cái gì tươi mát và mỹ lệ đè nhẹ trên vai tôi. Đó là mái đầu trĩu nặng buồn ngủ đang tựa vào tôi, với sự cọ xát êm êm của giây băng buộc tóc, của ren thêu và những lọn tóc cuộn tròn. Nàng giữ yên như thế cho đến khi những vì sao trên nền trời mờ nhạt, xóa dần trong ánh bình minh đang lên. Còn tôi thì nhìn nàng ngủ, tuy có phần nào xao xuyến trong đáy tâm hồn, nhưng đã được che chở bình an bởi một đêm trong sáng, lúc nào cũng cho tôi những ý tưởng đẹp. Xung quanh chúng tôi, các ngôi sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình lặng lẽ, ngoan ngoãn như một đàn cừu vĩ đại; và đôi khi, tôi tưởng chừng như một trong những vì sao đó, đẹp nhất, sáng chói nhất, đã lạc lối và đã đến đậu trên vai tôi để yên ngủ…■

*****

Tác giả Lê Mộng Nguyêntâm tình với quí đồng hươngvề Những Nhà Văn Hải Ngoại

và Trăng Mờ Bên Suối

Lê Mộng Nguyên earned his fame with just one song he wrote at age 19, Trăng Mờ Bên Suối (Dim Moon on the Mountain Spring). The dreamy melody captured the angst which was gripping an entire young generation who was facing an impending war in Vietnam only four years after World War II had ended. In a trip to Washington, D.C. in April 2008, Lê Mộng Nguyên was received as an honor guest at a conference of the Vietnamese literary community. In the group picture below Lê Mộng Nguyên, in his gray suit, stands in the center between the poet Đỗ Bình in a beige coat and writer

Phùng Thị Hạnh in a white pant suit holding a bouquet. His speech delivered during this event follows.

… TRONG CHIỀU SHVHNT « Trăng Mờ Bên Suối – Lê Mộng Nguyên & Những Tình Khúc Xa Xưa & Thơ Mùa Xưa Vỗ Cánh của nhà thơ Đỗ Bình » ngày 19 tháng 04-2008 tại Hội trường Khách sạn Best Western 6633, Arlington Blvd, Falls Church, VA 22042 (USA) từ 12 g 30 đến 16 giờ, trước một cử tọa quan khách đông đảo hơn 300 người (« sự hiện diện của quí vị là niềm vinh dự và khích lệ đối với BTC » -Thiệp Mời) :

Cảm ơn gia đình mạnh thường quân : ông bà Hoài Thanh nguyên Chủ nhiệm tuần báo « Đại Chúng » & Cụ bà nhạc mẫu Phan Tu Anh, cảm ơn nhà báo Chu Kim Oanh (Chủ nhiệm-Chủ bút AZ Rạng Đông) & Phu quân Đoàn Phú Lạc, cảm ơn nhà văn Sơn Tùng (Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), cảm ơn nhà thơ Lãm Thúy (Tân Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Bắc Hoa Kỳ), cảm ơn ông Đỗ Hồng Anh (Tổng Thư Ký của Cộng Đồng Thủ Đô Washington D.C., MD và VA), cảm ơn nhà văn - ký giả Phong Thu rường cột của BTC, cảm ơn sự cộng tác và chỉ dẫn của rất nhiều thân hữu văn nghệ sĩ : nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Dung (Chủ nhiệm tạp chí « Cỏ Thơm »), nhà văn luật gia Lưu Nguyễn Đạt & Phu nhân nhạc sĩ dương cầm Phùng Thị Hạnh, nhà danh họa quốc tế Vũ Hối, nhà thơ Đăng Nguyên, nhà thơ Phan Khâm, » v. v. cùng nhiều giới báo chí và truyền thanh truyền hình vùng Hoa Thịnh Đốn : nhà báo Bùi Dương Liêm & phu nhân Nguyễn Thị Bé Bảy, các phóng viên

Page 13: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 13

Phạm Bội Hoàn, cựu phóng viên Đài CBS và ông Đậu Thành Vân, các phóng viên Đài Á Châu Tự Do : ông Đào Hiếu Thảo & phu nhân Thanh Trúc (phóng viên của Đài SBTN và VATV), ông Mặc Lâm & phu nhân…

Kính thưa quí vị,Các bạn thân mến,

Thù trả chưa xong đầu đã bạc :

Ta mất nước như người mất quá khứTháng Tư Ngàn Chín Trăm Bảy Mươi LămNgày Ba mươi như cuộc thế thăng trằmMuôn đời hận như dân Chàm đã chết…

Tương tự nhà đại thi hào Victor Hugo bị phóng trục ra khỏi nước Pháp bởi sắc lệnh của bạo quyền Louis Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon I ) là người đã lật đỗ chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa ngày 02 th.12-1851 với mục đích tái lập Đế Chính Thứ Hai (Second Empire) và noi theo gương mẫu của tác giả tiểu thuyết « Les Misérables » (Những Kẻ Khốn Cùng) đã từ chối đại ân xá của Nã Phá Luân Đệ Tam, tôi thề nguyện không chấp nhận chính sách « Hòa hợp hòa giải » của Hà Nội và tiếp tục sống một cuộc đời tha phương cầu thực : Trung thành với giao ước mà tôi đã ký kết với lương tâm, tôi sẻ chia xẻ đến tận cùng cái kiếp lưu vong của tự do. Ngày nào tự do được hồi phục, ngày ấy tôi sẽ trở lại cố hương.

… Cũng như phần lớn các bạn văn, thi, nhạc sĩ sau tháng tư đen phải bỏ nhà, đất nước ra đi hải ngoại, hoặc ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, hoặc với nhiều chậm trễ sau khi học tập cải tạo nghĩa là ở trong lao tù cộng sản, đã kiếm đủ cách để thoát khỏi gông cùm của một chế độ khinh miệt nhân quyền… Đó là thân phận của Hà Kỳ Lam trong « Vùng Đá Ngầm » khi ông kể lại (qua một nhân vật của truyện ngắn cùng tên) : Cái kỷ niệm hãi hùng của những ngày vượt biển có lẽ mãi mãi là một phần tâm thức của những người « cùng hội cùng thuyền » năm ấy… Trong « Nỗi Buồn Thế Kỷ » : Một thanh niên vừa mới 30 tuổi năm 1992 thì « bị một chứng bệnh không truyền nhiễm nhưng ngặt nghèo mà y khoa thời bấy giờ đành bó tay », được cha mẹ giàu có cho ướp xác ngưng sống cho đến ngày thức dậy năm 2085 : « … Hồ đi miên man giữa phố phường mà như đi trong sa mạc. Chàng chẳng thấy người, chẳng thấy nhà cửa. Với nỗi hoang vắng trong lòng, chàng đi như một cái bóng không hồn… ». Tôi đọc xong mà trong người vẫn còn bàng hoàng như Từ Thức ngày xưa vừa giã biệt nơi tiên cảnh để trở lại chốn trần ai…

Đi sâu vào « Chuyện Ngày Qua » của Nguyễn Ngọc Diệp, tôi nghĩ đến Nguyễn Tuân, một nhà văn lừng danh (« Vang Bóng Một Thời ») đã đứng ra một phái riêng biệt về loại bút ký trong giai đoạn giữa hai thế giới chiến tranh. Từ đất khách quê người, sau khi xem một cuốn phim trình bày công cọng ngày 13 th.03-1997 tại Bỉ quốc, Nguyễn Ngọc Diệp thổ lộ tâm tình : Những âm thanh, sắc màu và kỷ niệm ngày cũ trên quê hương đang sống lại rõ rệt, một cảm giác êm đềm nhưng mơ hồ đang lan dần trong tôi. Càng lúc xúc cảm càng mạnh hơn. Chợt tôi nhớ lại mình đang ở đây, xa quê hương ngàn vạn dặm. Tôi cảm thấy một nỗi nhớ thương lạ lùng, mãnh liệt tràn ngập và bỗng chốc oà vỡ trong tôi. Một thoáng chơi vơi, tôi rưng rưng. Tôi cúi mặt xuống, môi bậm chặt lại và nín thở cho… qua cơn xúc động… » (Bút ký… Nhỏ).

Nỗi buồn xa xứ, nhà thơ nữ Khánh Hà ở miền Bắc Âu giá băng, cứ mỗi năm mùa Xuân đến lại

Page 14: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 14

nhớ 1975 với những hình ảnh loạn lạc kinh hoàng của miền nam bị xâm chiếm : Tháng tư vết thương còn đau / Tóc tang phủ xuống buổi chiều nào / Thành phố ta trong giờ dẫy chết / Quê hương ta tan tác nghẹn ngào (Điệp Khúc Tháng Tư). Khánh Hà mặc dầu nhớ quê hương một cách nồng cháy, vẫn không chịu theo một số người đã quên Quốc Hận, để trở về Việt Nam sau kế hoạch phỉnh phờ « cởi mở kinh tế » của nhà cầm quyền kể từ năm 1986-1987 : Người chẳng đợi về trong vinh quang / Mà về như những kẻ qui hàng / Giặc thù còn đó trên quê mẹ / Ta thà sống trọn kiếp lang thang (Về Được Sao). Tương tự nhà thơ Đỗ Bình (tác giả thi tập « Bóng Quê »), là một người con có hiếu với gia đình, nhưng cùng một lúc lại rất trung thành với tổ quốc : ông đã từng chiến đấu với tư cách sĩ quan QLVN và đã bị tù cải tạo như hầu hết những cựu chiến binh Cộng Hòa. Bó buộc lìa nhà ra đi vì trạng huống, nay có thể trở về thăm mẹ, song không muốn vì nước vẫn còn mất, dân ta vẫn còn nô lệ, Mẹ ở đây là mẹ hiền sinh thành mà cũng là « Mẹ Tổ Quốc » :

Viễn xứ mây chiều vương dáng mẹMắt buồn u ẩn mấy hàng treTuyết rơi tê tái hồn vong quốcMẹ xá cho con tội muộn về (Mẹ, tr. Bìa)

Đỗ Bình là một nhà thơ biểu hiện (poète expressionniste), như Van Gogh về mặt hội họa là người tiên khu. Biểu hiện là một hình thức nghệ thuật hội họa, văn thơ hoặc âm nhạc, mà giá trị của miêu tả nằm toàn trong sự biểu lộ tâm tình tận cùng, như một đam mê không bờ bến… Thơ Đỗ Bình ngoài mặt diễn tả cực điểm nỗi lòng mình, còn chứa nhiều hình tượng, nghĩa là chất họa trong thơ, cho nên ta có thể nói rằng tác giả « Mùa Xưa Vỗ Cánh » không những là một thi sĩ biểu hiện mà còn là một nhà thi họa ấn tượng (poète – peintre impressionniste) : Với những nét chấm phá tạo cho ngôn ngữ thơ những hình tượng đượm màu sắc tình yêu man mác, đậm đà, miên man, ông làm người đọc bâng khuâng, nhẹ nhàng rung cảm…

Đối với Hà Nguyên Du « hay là óc não và xương thịt của một thi nhân », tác giả tập thơ « Lối Khác », không bao giờ quên được nỗi thống khổ của dân mình cùng những người thân yêu lúc ông còn là tù nhân của quân thù xâm chiếm : Ơi quê nhà rách tủa áo, trơ thây / Em ngọc quí chợt nhiên là sỏi cuội / Mẹ vẫn thân cò mệt nhoài, hai buổi ! Ta gông cùm, tàn úa hết hoa niên ! Giống hệt rất nhiều đồng bào chúng ta đã phải bỏ nhà, xa nước, kéo lê cuộc « sống nhờ đất khách, thác chôn quê người », không một ngày nào thi nhân lại không hướng mắt về cố đô, thành phố hồi xưa biểu hiệu dân chủ tự do, hạnh phúc của mỗi một con người :

Sài Gòn trong mơ, Sài Gòn trong thơNgày về xa không, ngày về có gầnNước mắt em sa, nụ cười anh lịmDấu chấm than như cột cờ không chân

… Sài Gòn trong mơ, Sài Gòn trong thơNgười về bao lâu, đời mẹ có cònTóc rối em ơi, bạc đầu anh rụngDấu chấm than như lệ hờn anh rơi…

Nhà thơ Pháp Alfred de Musset (thế kỷ thứ 19, 1810-1857) đã thốt ra những lời vĩnh cửu : “Les plus désespérés sont les chants les plus beaux. Et j’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots »: Những lời tuyệt vọng nhất phải chăng là những lời ca tuyệt tác ? Tôi biết có nhiều vần thơ bất hủ mà

Page 15: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 15

chỉ là những tiếng khóc nức nở của linh hồn. Đối với Hoàng Xuyên Anh, tác giả « Nỗi Lòng Cô Phụ » : Nỗi buồn u uất thành thơ / Nỗi đau xoáy óc kén tơ nhả sầu… Người thiếu phụ sau khi mất con và nhan sắc trong tai nạn 1985, nay lại mất chồng ba năm sau (1988), nhớ lại ngày đám tang thật là lâm li, thiểu não… Khung trời lất phất mưa bay / Anh đi có nhớ chuỗi ngày bên nhau ? Mưa ngâu tê tái lòng đau / Tim em nức nở nghẹn ngào nhớ anh !

Trong « Giọt Sữa Đất » của Phương Triều « hay là tinh lực quê nhà trong nguồn cảm hứng của thi nhân » : Con chạy vì chân không thể đứng / Chỗ ngồi chông bẫy chéo đan nhau ! Bỗng dưng thành kiếp vô thừa nhận / Cha ngục tù xương gởi chốn nào và « Giữa Dòng » của Lê Nguyễn, nhà thơ nhân trí trong một thời đại đảo điên… : Việt Nam ơi ! Tên Mẹ cao thiêng / Tuổi ngót năm nghìn mãi hằng xinh đẹp / Mẹ dìu tôi qua từng đoạn trần đời / Từ bước chập chừng - giờ quá sáu mươi !

… Cũng như bài ca Trăng Mờ Bên Suối là một đứa con hiếu thảo mà tác giả xin dâng hiến Mẹ Việt Nam…

Trong phiên họp ngày thứ sáu 02/03/2008 tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp (15 đường La Pérouse, Quận 16-Paris), và sau khi nhà văn ký giả Eric Roussel, trình bày thông điệp về « Mendès-France và thực dân thoái lui » (Mendès-France et la décolonisation ), Viện Sĩ Lê Mộng Nguyên đứng dậy xin nói tiếp đôi lời với mục đích chứng minh mối liên lạc giữa khúc ca tiền chiến bất hủ và hậu quả của hiệp định ký tại Genève năm 1954, qua hứng cảm của tác giả lúc bấy giờ là một nhạc sĩ rất trẻ tuổi nhưng đã linh đoán được tương lai…

Cảm ơn ông Chủ tịch đã cho tôi tham dự bàn luận. Tôi tự hỏi mình có nên hay không biết ơn Thủ tướng Mendès-France muốn chấm dứt chiến tranh và mở cuộc thoái lui của thực dân Pháp ở Việt Nam, bằng cách ký kết hiệp định Genève ngày 20 tháng 07 năm 1954, chia đôi nước Việt : miền Bắc Cộng sản và miền Nam Quốc gia, với biên thùy là sông Bến Hải, nằm ngang vĩ tuyến thứ 17. Nói cho đúng, tôi phải cảm ơn vị Thủ tướng Đệ Tứ Cộng Hòa Pháp – nhưng đó chẳng qua là một vấn đề cá nhân (tôi sinh trưởng ở Huế) – đã dùng tận sức trong cuộc thương nghị để cựu kinh thành Đế quốc An Nam sau này được thuộc lãnh thổ nước Việt Nam Cộng Hòa Tự Do. Song hiệu quả của Điều Ước này thật quá tai họa, thảm thương, ngay cho những kẻ sinh sống ở Bắc bộ từ xưa nay : 700 000 đồng bào Công giáo đã phải từ giã nơi chôn nhau cắt rốn để tái hợp đất tự do. Kế đó, chiến tranh cốt nhục tương tàn trở lại bắt đầu ráo riết (hai ba năm sau) giữa Cộng sản và Quốc gia. Mặc dầu thỏa hiệp ký kết tại Paris trong tháng giêng 1973, chiến xa Hồng quân từ Bắc xuống Nam đánh Sài Gòn, bắt buộc chính phủ miền Nam phải đầu hàng không điều kiện ngày 30 tháng tư 1975. Đó là một sự thôn tính rất thiệt hại cho nước Cộng Hòa Tự Do miền Nam, sự thống nhất toàn lãnh thổ được tuyên bố ngay đầu tháng 07-1976 dưới tên « Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ». Tiếp theo, một Hiến Pháp rất bạo tàn vì đi ngược lại quyền lợi nhân dân và dân chủ tự do, bằng cách đề cao hai nguyên tắc chính phủ : độc tài vô sản và độc đảng nắm chính quyền, được ban hành ngày 18 tháng 12 năm 1980.

Một số đồng bào đã trốn chạy ra khỏi kinh đô thất thủ sau tháng tư đen, vượt biên mặc dầu nguy hiểm và đã mất mạng thực sự trên biển cả với tư cách thuyền nhân…Một phần khác đã thành công sau khi giả từ quê cha đất tổ, nay sống kiếp lưu vong, mất gốc rễ trên đất người nhờ các Quốc gia tạm dung. Phần lớn đồng bào chúng ta bị kẹt ở lại, bởi vì chống CS, đã bị tù đày, chen lấn trong xà lim, đói rét và bệnh hoạn, không thể sống sót, vì thiếu ăn và săn sóc sức khỏe… Những biến cố này mà dân tộc chúng ta phải chịu đựng không than khóc, hiệu quả xa hay gần của hiệp định Genève, được tiên đoán trong một bài nhạc mà tác giả mới tuổi thanh xuân là một học sinh trường Khải Định ở Huế đã viết trong năm 1949 : bài Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên, đặng hồi tưởng một mối tình đau khổ

Page 16: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 16

giữa hai đứa trẻ yêu nhau trong thời khói lửa trong những năm 1945-1950 ở Việt Nam… Với linh tính sẽ phải biệt ly một ngày rất gần (chính phủ Quốc gia miền Nam sắp ban hành tổng động viên), hai người trai gái hẹn gặp gỡ một lần cuối cùng bên bờ suối, dưới ánh trăng mờ của một đêm thu trong rừng thẳm… đặng thề nguyện trung thành với nhau cho đến ngày tận thế…

Ai hay chia lìaSương gió biên thùyHiu hắt người đi sa trường xa…Một ngày xa nhau xóa bao hình bóngTrời bày chia ly chi cho lòng héoGiờ đây cách xa người quên hay nhớ ?Ngày xưa còn đó trăng nước mong chờ

Bài TMBS được nổi tiếng rất mau lẹ, không chỉ vì tính cách lãng mạn của tình cảm qua lời ca mà còn nhờ cái tiên đoán và linh quang của tác giả về một ngày mai không có ngày mai… Cũng vì thế mà từ ngày được trình bày trên làn sóng điện của Đài Phát thanh Pháp Á vào khoảng tháng 11-1949, TMBS tự sống một cuộc đời danh vọng tại đất nước Việt xa xôi trong thập niên 1950, vắng bóng tác giả đang sống kiếp lưu vong ở xứ người, và tiếp tục ngạc nhiên cho đến hôm nay trước sự thành công vẻ vang của TMBS mà chỉ riêng quí đồng hương mới biết ý nghĩa sâu xa. Cách đây không lâu, trong Tuần Báo Việt Nam (ngày 06 th.08-2004), nhà phê bình nổi tiếng, mà cũng là nhà văn và nhạc sĩ, Nguyễn Đình Toàn đã viết về bài ca bất hủ này, như sau :

« Một trong những bài hát có thể coi là điển hình một thời nhạc lãng mạn của chúng ta, được in trong tập sách Tuyển Tập 100 Ca Khúc Tiền Chiến (Nhà xuất bản Trẻ, Saigon 2001) là bài Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên. Nhớ lại những ngày chiến tranh lan tràn, sắp tới lúc hiệp định Genève được ký kết, cả đất nước dường lênh đênh chưa biết rồi sẽ trôi giạt về đâu, cũng là lúc người ta được nghe trên khắp các đài phát thanh Hà Nội, Huế, Pháp Á, Sài Gòn… bài Trăng Mờ Bên Suối qua giọng hát của hầu hết các danh ca của chúng ta thời bấy giờ : Tâm Vấn, Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Minh Trang, Ngọc Hà, Minh Diệu, Mạnh Phát, Anh Ngọc, vân vân…Nhạc như một nỗi khát khao tìm về một nơi yên ấm mà thực tế lúc nào cũng như đe dọa lấy mất. Cái chốn hạnh phúc có thể nương náu ấy dường như chỉ còn là, chỉ tồn tại trong mơ ước »…

Cũng vì thế mà từ dạo ấy, tình khúc TMBS đã sẩy tay tác giả để sống một cuộc đời riêng của kẻ chiến binh Đông Dương và Việt Nam, của đồng bào lánh nạn chế độ Cộng sản miền Bắc để vào miền Nam là đất nước tự do sau khi hiệp định Genève được ký kết năm 1954, của hàng trăm thuyền nhân Việt Nam từ chối Cộng sản, không chịu sống dưới một chế độ độc tài đảng trị sau tháng tư đen 1975, của quí đồng hương di cư và định cư trong các nước dân chủ tự do khắp năm Châu… Như vậy, từ thế hệ này qua thế hệ khác, bài ca huyền thoại đã để lại cho mỗi chúng ta một kỷ niệm, một kỷ niệm của thời thơ ấu, một kỷ niệm của thời thanh thiếu niên, một kỷ niệm của trường cao đẳng tiểu học hay trung học, một kỷ niệm của cuộc chiến đấu không ngừng cho Dân Chủ Tự Do và nhân dịp đã làm siêu quần một tình yêu lãng mạn trong thời khói lửa. Xin cảm ơn Quí vị.■

Lê Mộng Nguyên (Paris)

Link to Trăng Mờ Bên Suối by Lê Mộng Nguyên at Le World website:

http://www.geocities.com/tdl.geo/songlyrics.html#lemongnguyen

Page 17: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 17

Tường thuật

Bến Đợi của Tôn Thất Phú Sĩvà CD Kim Vân Kiều của Quách Vĩnh Thiện

phổ thơ Nguyễn Du*

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên

Trong Chiều Sinh Hoạt Văn Hóa Nghệ Thuật do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris, tổ chức ngày 27 th.01-2008 tại Quán Đào Viên, đường Baudricourt, Quận 13, dưới chủ đề : « Hội luận về những Nét Đẹp trong Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du » và sau khi : 1. Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên « Nói về Ns Nghiêm Phú Phi và Lê Mộng Bảo » vừa vĩnh viễn ra đi, 2. Ns Trịnh Hưng tưởng niệm Ns Châu Kỳ, 3. Nhà văn Hồ Trường An nhắc nhở nữ danh ca Mộc Lan, 4. Nhạc sĩ Phạm Đình Liên độc tấu Tây Ban Cầm (với những ngón tay điêu luyện) bài cổ điển Asturias d’Albeniz, 5. Thúy Hằng trình bày Niềm Nhớ, một sáng tác mới của Ns Hồng Anh & Mỹ Ngọc, và Kim Lan đọc thơ của Bs Kim Thành Xuân, nhà thơ chủ tịch và điều hợp Đỗ Bình giới thiệu hai khuôn mặt mới của Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN - Paris : thi sĩ Tôn Thất Phú Sĩ và Ns Quách Vĩnh Thiện.

Tác giả (với Kim Thành) của tập thơ nổi tiếng BẾN ĐỢI đã trình làng thành công mỹ mãn tại Little Saigon, California - Hoa Kỳ ngày 28 tháng 10-2007, nhà thơ Tôn Thất Phú Sĩ sinh ngày 01/10/1942, là cựu học sinh trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, La San Pellerin Huế. « Từ bỏ những ngày êm ả trên ghế trường đại học y khoa năm 1964 anh chen vai thích cánh tranh đua cùng hàng ngàn sinh viên toàn quốc, Huế, Sài Gòn, Đà Nẳng, Nha Trang, Cần Thơ giành một chỗ học trong khóa 15 SQHQ tại trường sĩ quan hải quân Nha Trang » (Trần Văn Sơn, 28/10/2007). Sau 6 năm cải tạo trong nhiều trại tù, anh vượt biên năm 1981 và định cư tại Pháp. Có lẽ vì tôi là người đã sống trên đất Kinh thành Hoa Lệ (Quartier Latin) từ hơn nửa thế kỷ nên lúc anh Đỗ Bình nói về bài thơ đắc ý nhất của tác giả « Bến Đợi », tôi nghĩ đến « Paris… Anh Tìm Em » :

… Bờ sông Seine in dấu chân em bướcHồn anh theo từng ngọn cỏ em quaTiếng thở đau từ hư vô đọng lạiVẫn còn đây dấu vết thuở ban đầuKhải Hoàn Môn những con đường hội ngộTình của mình cũng nở rộ trong timEm ơi ! Cứ mỗi lần nghe sóng vỗLà mỗi lần anh tâm nguyện cầu xinNhưng em hiểuĐâu có phải lần nàoSóng cũng dịu dàng hôn bờ cát em điAnh tìm em giữa phố Paris……………………………………….

Thật dịu dàng tinh khiết như Thảo Chi qua Nhẹ Bước Vào Thơ, êm ái nhưng buồn đau tương tự Tế Hanh : “…Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu / Ngàn đời không đủ sức đi mau / Có chi vương víu trong hơi máy / Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau…“ (Nghẹn Ngào), đúng như triết gia Doãn Quốc Sỹ

Page 18: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 18

đã viết : Thơ của Tôn Thất Phú Sĩ mang nét dịu dàng, lời thơ trung thực, mượt mà… Ns Quách Vĩnh Thiện được nhà điều hợp Đỗ Bình giới thiệu là tác giả mà cũng là người thực hiện một công trình vĩ đại và lâu dài, một thử thách chưa từng có : phổ thơ KIM VÂN KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du, gồm cả thảy 3254 câu ! Chúng ta biết trước đó, với Kiều Ca (Songs of Kiều hay Le Roman de Kiều en chansons), THU HÀ và nhóm nghệ sĩ trong đoàn ca nhạc của nàng, đã làm (cách đây khoảng chín năm) 2 CD dài gần hai tiếng đồng hồ, ra mắt ngày 19 tháng 06-1999 trước đồng hương cư ngụ tại Hoa Kỳ (trên 1000 khán thính giả có mặt tại Trung Tâm Hội Nghị Santa Clara ở San Jose, California)… Nhóm Thu Hà trình bày Truyện Kiều bằng cách trích từng đoạn này qua đoạn khác (với những lời dẫn giải mở đầu và nối tiếp rõ ràng do Diệu Tân và Vũ Quỳnh Hương, Vũ Hà diễn đọc) để làm sống lại một cách xác lý nỗi đoạn trường của Vương Thúy Kiều. « Kiều Ca » theo ý niệm này, gồm trước nhất một phần Ngâm qua những giọng ưu ái và linh động của Thu Hà, Thanh Hùng, Kiều Loan, và phần thứ hai bằng lời Ca (do Hải Hà phổ nhạc) của Thu Hà, Anh Dũng với phụ họa nữ, và hòa âm Hồ Đăng Tín… Khác hẳn với nữ Nghệ sĩ Bích Thuận trong CD « Kim Vân Kiều » đã ngâm hoàn toàn theo kiểu Tao Đàn mà thi sĩ Đinh Hùng phát khởi từ thập niên 60 để ngâm thơ mới, phần thơ trong Kiều Ca của Thu Hà, Thanh Hùng và Kiều Loan, được ngâm theo điệu cổ truyền gọi là Kiều Lẫy, nghĩa là lượm lặt những câu thơ trong Truyện Kiều từ nhiều đoạn khác nhau để thu ghép lại với nhau theo vần điệu, tương tự như mấy cụ nhà nho, nhà chùa ngâm Kiều ngày xưa… Đi đôi với Kiều Lẫy, nỗi đau khổ, gian truân của Thúy Kiều cũng được diễn tả qua điệu sa mạc, ru em hay chiêu hồn, làm cho đôi mắt thính giả nhiều lúc rướm lệ, thông cảm với thân phận long đong, bèo bọt của nhân vật chính trong « Đoạn Trường Tân Thanh » của Tố Như tiên sinh.

Trong Chiều Văn Hóa ngày 27 th.01-2008, trước một cử tọa có nhiều quan khách giáo sư học giả tiến sĩ hay bác sĩ như nhà thơ Nguyễn Bá Hậu đã nhắn lại :“ Tất cả chúng ta đều biết cụ Nguyễn Du, qua thi phẩm Kim Vân Kiều, đã được cơ quan quốc tế UNESCO liệt vào hạng danh nhân thế giới. Vì giá trị một tác phẩm được đánh giá theo hai phương diện, văn chương và tư tưởng cho nên chúng ta nên tìm hiểu những nét đẹp về hai phương diện đó trong Kim Vân Kiều. Cách đây hai tháng, trong buổi hội thảo do Câu Lạc Bộ chúng ta tổ chức, tôi đã có dịp trình bày một phần những nét đẹp về văn chuơng Nguyễn Du như tài mô tả một cách linh động , đầy màu sắc những cảnh đẹp thiên nhiên (phong hoa tuyết nguyệt) qua những câu thơ sau chẳng hạn :

Gương nga chênh chếch nhòm songVàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sânHải đường lả ngọn đông lânGiọt sương trĩu nặng cành xuân la đà…Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc, non phơi ánh vàng…Đòi phen gió tựa hoa kềNửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu…

Để tả hình dáng và tính nết con người, Nguyễn Du chỉ dùng vài vần thơ y như một họa sĩ dùng một vài nét chấm phá…” Nói như thế, Bs Hậu muốn sắp tác giả Truyện Kiều vào hạng những nhà thơ ấn tượng, mặc dầu khi Tố Như tiên sinh đi sâu vào nỗi đoạn trường của Vương Thúy Kiều, ông thuộc về phái văn chương biểu hiện. Cả hai phương pháp đã làm cho công trình phổ nhạc Kim Vân Kiều của Quách Vĩnh Thiện được thanh thoát hơn, vì vần điệu trong thể thơ lục bát rất giàu, chỉ có 4 câu thơ (28 chữ) mà chứa đựng tới 6 vần : “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau / Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”…

Page 19: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 19

Trong hai CD KIM VÂN KIỀU 1 - Trăm Năm Trong Cõi Người Ta & 2 - Bên Tình Bên Hiếu, Quách Vĩnh Thiện giới thiệu tóm tắt nhà đại thi hào Việt Nam (1766-1820) như sau : “Nguyễn Du biệt hiệu là Tố Như, ông trải qua nhiều khó khăn thời thơ ấu, mồ côi cha lúc 10 tuổi, 13 tuổi mẹ ông qua đời. Năm 1802, ông được làm quan với triều Nguyễn…” Tác giả hai CD này loan báo sẽ cho ra những Albums kế tiếp : KVK 3 - Quyến Gió Rủ Mây, KVK 4 – Tài Tử Giai Nhân, KVK 5 – Cá Chậu Chim Lòng, KVK 6 - Hại Nhân Nhân Hại, KVK 7 - Chữ Tài Chữ Mệnh : tất cả gồm 77 bài hát với 3254 câu thơ của Nguyễn Du. Và nói tiếp : “Truyện Kiều không chỉ là tiếng kêu thương đau cho thân phận một người con gái tài sắc, còn là lời tố cáo đanh thép những bất công tàn ác của một xã hội rối ren và mục nát vào thế kỷ 18 và 19. Nguyễn Du khóc cho thân phận Thúy Kiều là phản ảnh của tâm trạng mình. Truyện Kiều là một tác phẩm phong phú, độc đáo của dân tộc Việt Nam”. Kế đó, Ns Quách Vĩnh Thiện tâm tình với cử tọa chiều hôm ấy : “Tôi tập Thiền từ năm 1996 được cảm nhận là Thiền đem lại nhiều sức khỏe cho chính mình và nhìn thấy những tánh hư tật xấu của mình để sửa đổi và đi đến sự thanh tịnh cho nội tâm… Nhờ thế tôi làm được những bài hát Thiền do các Thiền sư làm ra mà các nhạc sĩ nổi tiếng như … Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Trần Trịnh, vân vân… đã vấn thân để phổ nhạc Thiền mà tôi đã làm hơn 80 bài hát Thiền. Năm 2005 tình cờ tìm thấy một tập thơ Kim Vân Kiều mục nát rách tan tả, ngồi dáng lại tập thơ…kế tiếp luôn tiện đọc lại tập thơ KVK mà mình đã biết rất ít. Đọc đi đọc lại ba lần rồi cảm nhận được nội dung quá xuất sắc và rung động đến câu “Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người”… Từ đó có ý định là phổ nhạc hết truyện Kiều. Đây là một công việc đầy khó khăn về âm nhạc và tài chánh vì phải làm 7 CD và mỗi CD gồm có 11 bài tức là 77 bài hát phải tốn kém rất nhiều tài chánh và thời gian, hiện đã thực hiện 26 bài. Bắt đầu thực hiện vào năm 2005 và dự định hoàn tất vào cuối năm 2009 tức là 5 năm trường. Không có cơ quan nào hỗ trợ tài chánh cả, các CD được các bạn ủng hộ để tiến hành cho CD kế tiếp. Về lối phổ nhạc vì tôi sống thưở nhỏ ở Việt Nam và đi du học sang Pháp vào lúc 20 tuổi, hấp thụ hai nền văn hóa Á Âu và trở thành nhà kỷ Sư Tin Học nên nhạc của tôi không hẳn là lối nhạc Việt Nam mà cũng không hẳn là lối nhạc Châu Âu. Những bài phổ nhạc được trình bày do các ca sĩ trẻ ở Việt Nam, toàn là những ca sĩ đang lên và được hâm mộ tại Việt Nam như : Quỳnh Lan, Tố Hà, Hương Giang, Mỹ Dung, Mai Thảo, Xuân Phú, Thùy Long…” :

Dạy rằng : “ Mộng triệu cứ đâuBỗng không mua não chuốc sầu, nghĩ nao!”Vâng lời khuyên giải thấp cao, Chưa xong điều nghĩ, đã dào mạch Tương

Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,Nách tường buông liễu bay sang láng giềng.Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng,Nỗi riêng, riêng trạnh tấc riêng một mình.Cho hay là giống hữu tình,Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong!Chàng Kim từ lại thư song,Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.Sầu đong càng khắc càng đầy,Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !Mây tần khóa kín song theBụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

Page 20: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 20

Buồng văn hơi lạnh như đồng,Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loanMành tương phơn phớt gió đàn,Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình :Vì chăng duyên nợ ba sinh,Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi

Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.Một vùng cỏ mọc xanh rì,Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu !Gió chiều như gợi cơn sầu,Vi-lô hiu hắt như màu khơi trêu.Nghề riêng nhớ ít, tưởng nhiều.Xăm xăm đè nẻo Lam-kiều lần sang.Thâm nghiêm, kín cổng, cao tường,Cạn dòng lá thắm, dút đường chim xanh. Lơ thơ tơ liễu buông mành, Con oanh học nói trên cành mỉa mai

(Bài ca thứ 7 “Mộng Triệu Mạch Tương 235 – 270, trích CD Kim Vân Kiều 1, Nhạc Quách Vĩnh Thiện, Thơ Nguyễn Du - Giọng nam ca sĩ Thùy Long : quí đồng hương có thể mở nghe bài này trên Đài VNTD phát thanh từ Washington D.C., trong Chương Trình ngày thứ tư 19 th.03-2008 ).■

Lê Mộng Nguyên (Paris)

* Diễn Đàn Việt Nam Số 192 – Tháng 04-2008 (Vietnam-Forum – Postfach 81 07 06 – 81907 Muenchen – GERMANY) & Đối Lực Số 103 – Tháng 03-2008 (Viet Opposing Centres’ Forum : 142 – 4975 Southampton Dr., Mississauga – Ontario, L5M 8C8 CANADA.)

*****

Hồng trần của Tô Vũ

Đầu óc tôi cứ luẩn quẩn mãi về hai chữ " hồng trần" từ đầu mùa thu đến giờ. Chẳng là vì appartement của tôi ở trên cao, đối diện với xa lộ A4. Xa lộ này ở đâu tới, chạy đi dâu, tôi cũng không biết, hình như qua nhà tôi rồi rẽ bên trái vào Paris và rẽ bên phải đi xa lắm đến Strasbourg, rồi sang Đức, hình như vậy tôi không biết chắc lắm, môn địa dư (géographie) là môn tôi dốt nhất.

Nhà tôi hướng tây, cửa sổ 3 phòng dài 9, 10 thước. Mùa hè thì nắng chói chang chiếu thẳng vào nhà từ

Page 21: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 21

5 giờ chiều tới lúc mặt trời lặn, có khi tới 10 giờ đêm, khổ cực lắm ! Trong nhà nóng như trong một cái lò lưả. Một buổi chiều mùa hè có một đưá cháu điện thoại tới hỏi thăm, tôi trả lời tao đang ở trong một cái "four" đây, nó còn hỏi thế đã bật điện "four" lên chưa? Mùa đông thì gió bấc thổi vào. Các cụ ngày xưa kinh nghiệm bảo làm nhà thì chọn hướng nam là đúng. Thế mà ở bên Pháp lại có nhiều người thích ở nhà hướng tây, có nắng chiếu vào, mùa hè nắng chết người còn ra nắng phơi mình cho nó đen da nữa, tôi chẳng biết thế nào là phải.

Mùa này gió bấc thổi vào phía nhà tôi, nên bụi vào nhiều lắm, vào nhà qua những khe hở thông hơi chung quanh khung cửa sổ. Hàng ngày quét nhà, hốt được cả đống bụi đen, bụi đen của những khói xe hơi chạy ở xa lộ A4. Tôi phải thở hít cái không khí ô nhiễm đó, ngán quá mà không biết làm thế nào tránh được.

Vì vậy mà trong óc tôi cứ luẩn quẩn mấy chữ " hắc trần, hồng trần ", bụi đen, bụi hồng.

Lạ lùng thay, bụi bặm trên trái đất này lại được gọi là "hồng trần". Hồng là màu hồng (rose), trần là bụi (poussière, dust), chẳng biết tại sao người xưa lại lại đặt chữ "hồng trần" để chỉ bụi bặm và nói rộng ra "hồng trần" chỉ cái cõi đời bụi bặm mà chúng ta đang sống này. Tôi không có Tự điển Từ nguyên (dictionnaire étymologique) của Tàu để tra cứu nguồn gốc chữ Hồng trần. Nhưng tôi đoán, người xưa, với nhiều kinh nghiệm sống, đã có lý của họ khi gọi, với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cái cõi đời ô trọc đầy bụi bặm này là hồng trần, trần gian, trần thế, trần ai, trần cấu, trần tục !!!

***

Xa lộ A4 chạy dài, cách nhà tôi khoảng 1 cây số. Từ trong nhà nhìn qua cửa sổ, tôi thấy rõ những xe hơi lớn nhỏ, cam nhông đủ loại, nghe tiếng rầm rì của hàng ngàn chiếc xe xử dụng xa lộ suốt ngày đêm. Cửa sổ double vitrage, kính dày, giảm bớt nhiều tiếng động, tôi đóng kín suốt ngày đêm, chắn gió mưa và chắn lạnh.

Tôi ham đọc những bài viết về tâm lý học, những bài về phân tâm lý (psychanalyse), những cách chữa bệnh tâm lý của Freud, cuốn L'Homme cet inconnu của Alexis Carrel.

Liên tưởng (association d'idées) là một hiện trạng tâm lý thường hay xuất hiện ở mọi người, một hiện trạng quen mà lạ. Không chú ý đến nó, không nghĩ đến nó, mà nó cứ âm thầm làm việc ở " hậu trường ", ở trong trí óc của mình. Nó liên tưởng đến những sự việc tương tự (par ressemblance), nó liên tưởng đến những sự việc tương phản (par contraste), nó liên tưởng đến những sự việc tiếp cận (par contiguité). Triết gia Aristote đã nhận xét thấy như thế từ đời thượng cổ.

Có khi chỉ một dấu hiệu nhỏ bất ngờ ở đâu đến, thí dụ đi dự một bữa tiệc cưới, gặp một bà, một cô có những nét mặt, hoặc có những cử chỉ, hoặc có một vài lời nói, hoặc có nụ cười gợi lại một người quen cùng trường, cùng phố khi trước, mà mình có cảm tình hay có ác cảm, thế là về nhà, ngồi thừ người miên man suy nghĩ, hàng giờ, hàng buổi, nhớ lại những việc cũ, từ việc này sang việc khác, những kỷ niệm cỏn con, từ thời này sang thời khác, từ lúc nhỏ đến lúc già, từ cái thành phố nhỏ bé của mình đến những nơi phồn hoa đô hội trên thế giới mà mình đã để chân tới, Paris, Genève, Rome, New York, Londres, San Francisco, v.v... Vô tình, nó bắt ký ức của mình làm việc, giở lại những việc cũ, với những cái buồn, cái vui, cái háo hức thời còn trẻ, cái thất vọng trước một yên lặng từ chối, cái hớn hở sau một nụ cười, một khoé mắt, cái "thăng hoa" sau một lời hứa hẹn. Thật là những bài ôn tập trí nhớ, rất tốt cho những người bắt đầu có những dấu hiệu sa sút trí tuệ, sa sút trí nhớ (bệnh Alzheimer hay bệnh perte de mémoire).

Sống càng lâu thì càng nhiều chuyện để liên tưởng, sống càng lâu thì càng nhiều khổ sở vì có nhiều cái tiếc. Con người lúc nào cũng tiếc quá khứ (hồi đó giá mà mình đừng ..., hồi đó giá mà mình cứ..., thì có

Page 22: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 22

phải bây giờ ...), con người lúc nào cũng lo cho tương lai, và con người lúc nào cũng quên mất hiện tại, không biết hưởng cái đẹp của bông hồng sớm mai nở trước cửa sổ nhà mình. Những người có khả năng suy nghĩ thường hay trở nên khổ sở "Souvent ceux qui sont capables de réfléchir deviennent malheureux" (Alexis Carrel, L' homme cet Inconnu).

Một ông bạn tôi, một ông già vui tính, yêu đời có một ước mơ : " Nếu lúc mình sinh ra đời, mình đã 80 tuổi, mỗi năm sống trẻ đi một tuổi, sống ngược lại từ 80 đến zéro, thì đời sống càng lâu, càng trẻ, càng thích thú hơn ".

Thật là một ước mơ đẹp nhất mà ta mong ước ! Hưởng hai lần một cuộc đời thì tuyệt hảo !

Ông già vui thật ! ■

Paris, Avril 2008

*****Bụi đời của Tô Vũ

Mấy nhúm bụi quét hàng ngày trong nhà làm tôi liên tưởng đến danh từ "bụi đời", liên tưởng đến những sự việc xảy ra từ ba bốn chục năm trước đây ở Sàigòn.

Danh từ "bụi đời" xuất hiện ở Sài-gòn vảo khoảng thập niên 60, do các ông nhà văn nhà báo việt nam đặt ra trong thời chiến tranh, để chỉ những em thanh thiếu niên vô gia đình, vô gia cư, sống lay lứt ngoài đường phố trong các đô thị lớn, đói khổ quá phải làm những việc khốn cùng để kiếm ăn, có khi xã hội dẫn các em trở thành du đãng, trộm cắp, đĩ điếm. Có những em bé xấu số, nhà nghèo quá, hoặc mất cha mẹ vì chiến tranh, hoặc sau 75 cha là chiến binh VNCH bị cộng sản bắt đi học tập cải tạo, có những bà mẹ đáng thương không nuôi được con phải cho con đi ăn xin ở hè đường, có những em không may mắn đã trở thành "bụi đời " hư hỏng.

Trong những em bé xấu số đó có một em đã gặp may mắn, một cái may mắn lạ thường. Tô Vũ xin kể lại chuyện đó theo báo chí Mỹ và đài phát thanh RFA hồi năm 2005.

Hồi 1973, có một tấm hình của một ký giả Mỹ chụp ở vỉa hè Saigon, chụp một em bé khoảng 2, 3 tuổi nằm ngủ trong một cái thùng các-tông, hình đăng trên báo Mỹ có bán ở Sài-gòn thời đó.

Nhìn tấm hình, tôi đoán là chụp ở trước Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ở bến Chương Dương, Sài-gòn, do tôi nhìn thấy trên tấm hình vỉa hè rộng lớn, lát bằng những gạch ca-rô nhỏ 3 hay 4 phân vuông, màu vàng nhạt.

Page 23: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 23

"Baby in the Box" (Đứa bé trong cái thùng) của Associated Press là tựa đề bức hình đó. Bức hình làm tôi xúc động.

Trong hình có một em bé gái nhỏ khoảng 2, 3 tuổi, nằm ngủ lọt trong một cái thùng các-tông, bên cạnh là thằng bé anh khoảng 9, 10 tuổi, nằm ngủ lăn ra đất. Bên cạnh cái thùng các-tông, là một cái chậu nhỏ (có lẽ để xin tiền). Thằng bé anh ngủ nhưng một tay vẫn giữ tay em nó để trên cái bờ thùng các-tông. Đáng mến thay thằng bé nhỏ tuổi đã có ý thức được bổn phận và tình thương của nó, bổn phận chăm nuôi, săn sóc, bảo vệ và thương yêu em nó, thật là cảm động. Bức hình tuyệt hảo, gợi cảm, có ý nghiã bằng một bài viết mấy chục trang giấy. Nhìn tấm hình, cổ họng tôi se lại, nước mắt tôi muốn trào ra. Tội nghiệp và thương hại hai đứa bé quá và thương hại quê hương mình quá !

Hình được đăng trên các báo lớn ở bên Mỹ .

Theo các báo Mỹ viết thì ít lâu sau khi chụp bức hình, em bé bị đau, một bà dẫn em vào nhà thương ở Saigon cho người ta chữa. Bà ghi tên em là Trần thị Hết. Bà ta không trở lại nhà thương thăm nó nữa, hình như bà là mẹ đứa bé và bà đã chết. Trước khi Sài-gòn lọt vào tay cộng sản, em bé trong hình được Hội Hồng thập tự đưa về Mỹ để chữa bệnh, may mắn cho em !

Ngày 10 tháng 10 năm 1974, em chính thức được pháp luật Mỹ công nhận em là con nuôi của bà Evelyn Heil. Bà Heil đã có mấy con rồi, con bà đã lớn, bà chẳng thiếu tình mẫu tử, nhưng tấm lòng từ thiện của bà thật bao la. Bà đã vào nhà thương để săn sóc em, lúc em bệnh nặng, và xin em làm con nuôi để nuôi em sống.

9 năm sau, năm 1983 em được Tổng Thống Ronald Reagan mời đến toà Bạch Ốc để gặp tác giả bức hình "Baby in the Box" đó, ông Chick Harrity.

Page 24: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 24

Tổng Thống Bush, Nhanny Heil và Chick Harrity

Bấy giờ em đã 13 tuổi, tên em trên giấy tờ là Nhanny Heil. Ở đó em gặp ông Chick Harrity là ký giả nhiếp ảnh của hãng truyền thông AP (Associated Press). Khi ông Harrity đưa tặng em bức hình "Baby in the Box", bà Evelyn Heil kể rằng : "Nhanny sợ lắm, cháu tức giận, cháu không nhìn nhận đưá bé trong bức hình là cháu, vì cháu sợ người ta trả về thành phố Sài-gòn ".

Ngày 21 tháng 5 năm 2005, Nhanny bây giờ dã trên 30 tuổi. Nhanny được mời là khách danh dự của một bữa tiệc đông trên một ngàn người, tổ chức ở Khách sạn Ritz Carlton Hotel ở Washington DC. Trong số những người tham dự bữa tiệc có tổng thống Mỹ, Geoge W. Bush. Bữa tiệc do hội White House News Photographers' Association (WHNPA) tổ chức, để vinh danh ông Chick Harrity và tặng ông giải thưởng "Lifetime Achievement Award", giải thưởng cho "Một đời tận tuỵ với nghề". Ông Chick Harrity sau khi làm việc 16 năm với US News and World Report, ông làm nhiếp ảnh gia cho toà Bạch Ốc, 33 năm rồi ông về hưu năm 2001

Nhanny Heil, "Baby in the Box, cô bé trong hộp", bây giờ đã 32, 33 tuổi. Cô là mẹ của hai đứa con, nhà cô ở Springfield, tiểu bang Ohio. Cô được Tổng Thống George W. Bush, mời lên trao Giải thưởng danh dự cho ông Chick Harrity tác giả tấm hình đó, " Tấm hình thay đổi cả một đời người " như là một truyện thần tiên trên hạ giới.

Nhannhy Heil được tất cả mọi người trong tiệc đứng dậy nồng nhiệt vỗ tay hoan hô (ovation). Thật là một vinh dự tột bực cho một cô con gái vô danh đã từ nơi thấp kém lên tới đỉnh cao sang của xã hội, như là một Tạ ơn Thần Số Mệnh, như là một Nguyện cầu lòng bác ái của Thượng đế.

Sự kiện dản dị này đã biến đổi ý nghĩa của lễ trao giải thưởng. Từ một việc làm thông thường thành một việc làm ý nghiã, đầy tình thương, đầy tình nhân bản, đầy cảm tạ hồng ân Thượng đế.

Đời nay cũng xảy những ra những chuyện thần tiên chẳng kém gì chuyện thần thoại "Cô bé lọ lem" thời xưa ! ■

Paris, Avril 2008

Page 25: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 25

*****

Tiếng Chim Hy-Vọng Ðầu Thế KỷBài thơ “The Darkling Thrush” của Thomas Hardy

Phạm Trọng Lệ sưu khảo và dịch

Cách đây 107 năm, vào tối 31 tháng 12 dương lịch, năm 1900, lúc nhân loại sắp bước vào thế kỷ 20, thi sĩ Anh Thomas Hardy--một thi sĩ và tiểu thuyết gia cuối thời nữ hoàng Victoria, một thời kỳ mà canh nông đang chuyển sang kỹ nghệ--trong lúc ông đang bi quan trước viễn tượng một thế kỷ mới, chợt nghe thấy tiếng chim họa mi hót. Ông viết bài thơ The Darkling Thrush sau đây vào đêm cuối cùng của thế kỷ 19. Trong bài thơ, con chim họa mi già cất tiếng hót vào đêm đông lạnh lùng, đem lại nguồn hy vọng cho thi sĩ đang hoang mang trước những biến chuyển của thế kỷ mình đang sống và viễn tượng mình chưa rõ của thế kỷ 20 mới. Bài thơ này được xếp thứ 54 trong 100 bài thơ được tuyển in nhiều nhất, theo William Harmon, giáo sư văn chương Anh thuộc đại học North Carolina, trong cuốn THE TOP 500 POEMS.

Bài viết này có 5 phần: phần I là nguyên văn bài thơ; phần II là bản dịch xuôi; phần III là bản dịch sang văn vần; phần IV là nhận xét về chữ khó và ẩn dụ trong bài thơ. Phần cuối là sách tham khảo.

I. The Darkling Thrush

I leant upon a coppice gateWhen Frost was specter-gray,

And Winter dregs made desolateThe weakening eye of the day.

The tangled bine-stems scored the skyLike strings of broken lyres,

And all mankind that haunted nighHad sought their household fires.

The land’s sharp features seemed to beThe Century’s corpse outleant,

His crypt the cloudy canopy,The wind his death-lament.

The ancient pulse of germ and birthWas shrunken hard and dry,

And every spirit upon earthSeemed fervorless as I.

At once a voice arose amongThe bleak twigs overhead

In a full-hearted evensongOf joy illimited;

Page 26: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 26

An aged thrush, frail, gaunt, and small,In blast-beruffled plume,

Had chosen thus to fling his soulUpon the growing gloom.

So little cause for carolingsOf such ecstatic sound

Was written on terrestrial thingsAfar or nigh around,

That I could think there trembled throughHis happy good-night air

Some blessed Hope, whereof he knewAnd I was unaware.

Thomas Hardy (December 31, 1990)

II. Dịch xuôi:

Tiếng Họa Mi Trong Ðêm Tối

Tôi dựa vào cổng dẫn vào rừng câyKhi sương mờ xám như bóng maVà những vẩn đục của mùa đông làm choÁnh sáng yếu-ớt của ngày thêm điêu tàn.Những sợi dây leo cuộn với nhau in trên nền trờiNhư những sợi dây đàn huyền cầm bị đứt.Và mọi người ở gầnÐều tìm đến lò sưởi trong nhà mình.

Nén hằn rõ trên ruộng nương trông nhưXác của Thế kỷ vừa chết duỗi dài rakhỏi hầm mộ là vòm trời mây phủ,mà gió là tiếng gào khóc.Mạch máu xưa của mầm sốngChun lại khô cứngVà mỗi linh hồn trên trái đấtHình như đều uể oải như tôi.

Chợt lúc đó có một giọng trổi lênTrong những nhành cây khẳng khiu trên cao,Một bài ca đầy nhiệt tình, ấm-ápdiễn tả niềm vui vô bờ.Một con chim họa mi già, mảnh khảnh, hom hem, nhỏ nhắn.Bộ lông nó tả tơi rũ rượi vì bị gió giậpÐã chọn lúc này để liệng hồn mìnhVào vẻ tiêu điều mỗi lúc một thêm ảm đạm.

Page 27: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 27

Con người ít khi thấy có lý do đểviết lời ca ngợi những sự vật xa gần trên đời nàynhư âm thanh ngây ngất như vậy,khiến tôi tưởng rằng trong giọng rung củatiếng chim hót vui tươi ru ta an giấccó một niềm Hy-vọng trời ban, mà chim biết rõ từ đâu,mà tôi lại vô tình không biết.

III. Dịch sang văn vần:

Tiếng chim trong đêm tối

Bên rừng tựa cổng nhìn xaSương mờ xám tựa bóng ma chập-chùng.Chiều Ðông ảm đạm lạnh lùng,Ánh dương hiu hắt, cảnh trông điêu tàn.In trên trời, khóm dây ràng,Cuốn nhau như những sợi đàn đứt dây.Làng trên xóm dưới quanh đây,Bên lò sưởi ấm, giờ này cùng nhau.

Nét hằn bờ ruộng nương dâu,Như thây Thế kỷ dãi dầu thênh thang.Vòm trời hầm mộ mây ngàn,Gió gào lời khóc hồn tan mập mờ.Mạch xưa mầm sống bây giờ,Máu xưa tươi thắm, nay khô cạn rồi.Mỗi linh hồn, mỗi con ngườiThảy đều uể oải rã rời như ta.

Chợt đâu trổi tiếng chim ca,Trong cành cây nhỏ vẳng ra bồi hồi.Ðiệu ca tròn, ấm trên cao,Niềm vui hớn hở ngọt ngào vô biên.Họa mi, mảnh khảnh, hom hem,Lông già rũ rượi, thân mềm tả tơi.Thả hồn trong điệu nhạc trôi,Cảnh buồn mỗi lúc chẳng vơi não nùng.

Con người có mấy ai từngViết câu ca ngợi của chung trên đờiDư âm ngây ngất tuyệt vời,Rung trong gió thoảng những lời vui tươi Là nguồn hy-vọng từ Trời, Chim kia biết rõ, mà người không hay.

(PTL phỏng dịch 11/24/1997)

Page 28: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 28

IV. Ghi Chú và Phân tích:

Darkling: [chữ cổ, dùng trong thơ], in the dark, trong bóng tối.Coppice gate=cổng dẫn vào một khu rừng nhỏ hay bụi cây rậm.Specter=bóng ma (tiếng Anh viết spectre).Dregs=cặn bã.Bine-stems=gốc giây leo cuộn với nhauCentury corpse=xác chết thế kỷ. Thế kỷ 19 chấm dứt, thi sĩ ví như một xác chết. Evensong=bài hát vào buổi lễ chiều (even: chữ cổ của evening)Illimited=vô giới hạn.Fervorless=không có nhiệt tình, uể oảiBlast-beruffled plume=bộ lông bị làm rối xù vì bị gió giập vùi.

Hình thức: Bài thơ gồm 4 đoạn (stanzas) mỗi đoạn 8 câu, trong đó câu 1, 3, 5, 7 theo thể iambic tetrameter, nghĩa là mỗi câu có 4 nhịp, nhấn vào nhịp nhì; các câu số 2, 4, 6, và 8 gọi là iambic trimeter, có ba nhịp, nhấn vào nhịp nhì. Bài thơ gieo vần như sau ababcdcd. Thí dụ như ở đoạn đầu thì những cặp chữ cuối câu như gate/desolate, gray/day, sky/nigh, lyres/fires vần với nhau.

Nội dung:

-Bài thơ dùng vài chữ cổ:

Coppice=đường dẫn vào lùm cây hay rừng nhỏ; darkling=trong bóng đêm; nigh=gần; illimited=vô biên. Mấy chữ viết hoa như Frost, Century, Hope để nhấn mạnh.

-Nhiều hình ảnh và ẩn dụ:

-Hai đoạn đầu, để tả tâm trạng bi quan của mình về thế kỷ 19, thi sĩ dùng những chữ tả mùa đông u ám. Specter-gray: đánh vần kiểu Mỹ; nguyên văn trong bài thơ là spectre-gray: xám như bóng ma. Winter dregs: cặn vẩn đục của mùa đông. Weakening eye of day: ánh mặt trời yếu đi. Lyre: một thứ huyền cầm có 6 dây gọi là “đàn lia,” thuộc loại đàn harp (“hạc cầm”). Những nhánh cây leo cuốn vào nhau được ví như dây đàn huyền cầm bị đứt.

-Ở đoạn hai: Century corpse (thế kỷ sắp hết ví như xác chết duỗi dài mà tiếng gió là lời than khóc và bầu trời là hầm mộ); crypt (hầm mộ); cloudy canopy (vòm trời mây phủ); pulse of germ and birth (mạch đập của mầm và sự nảy sinh, mầm sống); shrunken hard and dry (co lại khô cứng), fervorless (đánh vần kiểu Anh: fervourless): không còn sinh khí.

-Ở đoạn ba và bốn: thi sĩ tả bối-cảnh trong đó con chim họa mi vừa già, vừa bị gió lạnh thổi làm bộ lông tơi tả, đang hót trên nhành cây cao: aged thrush. Bleak twigs overhead: nhánh cây khẳng khiu ở trên cao; gaunt: gầy, hốc hác; growing gloom: cảnh càng thêm ảm đạm. Nhưng con chim họa mi vẫn say sưa cất tiếng hót. Carolings (những bài ca như vào dịp giáng sinh); ecstatic (ngây ngất), good-night air (giọng ca chúc ngủ ngon). Tiếng chim ca khiến thi sĩ đang bi quan, chán nản phải vui lên. Blessed Hope: nguồn hy-vọng trời ban.

-Vài dòng về Thomas Hardy (1840-1928): Thomas Hardy quê ở gần vùng Dorchester phía tây

Page 29: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 29

nam Anh quốc, khi còn trẻ học việc trong văn phòng xây cất của một kiến trức sư. Sau ông bỏ nghề kiến trúc và viết tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết và thơ, ông dùng nhiều phương ngữ (dialects) nơi ông sinh trưởng. Nhiều cuốn ông viết đã được đưa lên phim. Cuốn Far From the Madding Crowd (Xa chốn phồn hoa) là cuốn tiểu thuyết thứ tư viết năm 1874, và được đưa lên phim năm 1967 do nữ tài tử Julie Christie đóng. Ông cũng là tác giả cuốn The Mayor of Casterbridge (Ông Thị Trưởng Casterbridge) (1886). Cuốn nổi tiếng nhất là Tess of D’Urberville (1891) (Nàng Tess thuộc dòng họ Urberville), được đưa lên phim do Roman Polanski đạo diễn năm 1980 và do nữ tài tử Nastassja Kinski đóng vai Tess. Những cuốn khác là Jude the Obscure (Jude, con người tầm thường vô danh), viết năm 1896, dược đưa lên truyền hình do Kate Winslet đóng năm 1971. Cuốn the Return of the Native (Người xưa trở về) đưa lên phim năm 1994, do nữ tài tử Catherine Zeta-Jones đóng. Tuy Ông viết nhiều tiểu thuyết (12 cuốn), mãi đến khi gần 60 tuổi Ông mới làm thơ. Trong vòng ba thập niên, ông viết tổng cộng 8 tập thơ và một tập kịch dài, the Dynasts.

-Meliorist, not pessimist: Người đọc văn thơ ông thường cho ông là người bi quan, nhưng ông bảo ông là người theo thuyết cải-thiện. Ông cho rằng thế giới có thể tốt hơn nếu con người cố gắng hướng thiện. Trong bài thơ, hai đoạn thơ đầu là những hình ảnh ảm đạm và chết chóc, nhưng hai đoạn cuối bài thơ, trong khi tác giả chán nản, thất vọng về những biến chuyển của thời ông--như chiến tranh, thay đổi nếp sống gây ra bởi chiến tranh và cuộc Cách mạng Kỹ nghệ-- thì tiếng chim họa mi, tuy già và rũ rượi vì lạnh, như đem lại nguồn hy vọng cho tác giả. Tiếng chim như nhắc cho tác giả biết, dù ở hoàn cảnh tuyệt vọng, Thượng-đế, qua thiên nhiên, vẫn ban cho con người một ân sủng là lòng Hy vọng. Như thiền sư Mãn-Giác ở thế kỷ 11 đời Lý, trong bài kệ “Cáo Tật Thị Chúng” có hai câu cuối “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai” [“Ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết/Ðêm qua, sân trước, một cành mai”-- Ngô-Tất-Tố dịch, trong Văn Học Ðời Lý (1941), p. 52 ]. Một cành hoa nở cuối mùa xuân, tiếng hót của con chim già vào mùa đông như nhắc con người đừng quên Hy vọng trời ban. Nhà thơ lãng mạn Anh Percy Bysshe Shelley trong bài “Ode to the West Wind” cũng viết ở câu cuối cùng của bài thơ:“If Winter comes, can Spring be far behind?” [Nếu mùa Ðông đã tới, thì mùa Xuân cũng không xa đâu.]

V. Sách Tham Khảo:

Muốn đọc thêm về cuộc đời và tác phẩm của Thomas Hardy, xem

Carpenter, Richard C. Thomas Hardy. (Twayne English Authors Series). New York: MacMillan, 1st

ed. 1964; rev. ed. 1980.

Muốn tìm đọc thơ của Hardy, xem

Gibson, James. The Complete Poems of Thomas Hardy. New York: MacMillan, 1978.

Về bảng liệt kê 500 bài thơ phổ thông, được trích in nhiều nhất, xem

Harmon,William. The Top 500 Poems. New York: Columbia University Press, 1992, trang 1077-1080.

(Virginia --viết xong 11/24/97; sửa lại 12/19/07--PTL)■

Page 30: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 30

*****

Bó Rau Hạnh Phúc

Hồi ký của TƯỜNG VÂN

Kính gởi anh David thân mến,

Cám ơn anh David đã gởi cho bài thơ “Ngây Thơ”, lời và ý thật xinh. Thực vậy thưa anh David, tuổi thơ là tuổi chẳng biết lo buồn. Tuy nhiên trong trường hợp của Tường Vân vì quá thương con và luôn lo sợ con vấp ngã nên lúc chúng còn trẻ, TV không ngớt dặn dò các con mình mãi: Con ơi, một năm có bốn mùa thì đời người cũng có bốn khúc quanh thay đổi, thịnh suy, bỉ thái… Có khác là mưa rơi, bão rớt thường đến bất ngờ, cho nên phải biết lo lắng dự phòng, chứ đừng quá ham chơi lúc trời quang mây tạnh rồi trở tay không kịp mà khổ thân…Nhưng nay thì Tường Vân tuổi đã ngả về chiều, hiểu rõ thêm câu: sức người có hạn, hạnh phúc nào cũng tương đối cả, TV lại càng tin tưởng rằng Thượng Đế cuối cùng rồi cũng ban phước lành cho chúng sinh một cách an bài đó, thưa anh David…

Nhân nói chuyện tuổi thơ chẳng biết buồn, TV liên tưởng đến chuyến đi ra Bắc (VN) của TV trong năm 1979, một câu chuyện đơn sơ nhưng kỷ niệm đó vẫn không phai mờ, trong tâm trí TV như mới xảy ra hôm qua, xin kể anh David nghe…

Năm 1979, đứng trước một viễn ảnh quá đen tối, TV đánh liều cho con trai lớn vượt biên; may mắn quá, cháu đến được Mã-Lai an toàn. TV hết sức vui mừng nên sắm sửa hành trang đi ra Bắc báo tin cho chồng TV đang bị giam giữ trong trại cãi tạo biết tin nầy.

Lúc đó, đường giao thông chuyên chở thông dụng nhất từ Saigon ra Hà nội là đường xe lửa. Nhờ mua vé hạng nhất nên TV được có chỗ ngồi trên băng gỗ. Khi TV bước lên toa xe, người soát vé chỉ cho TV vào một băng trống. TV và một cháu gái nhỏ đi theo, bước vào thì trên băng đối diện đã có một bà đang ngồi với đứa con gái cũng trạc tuổi cháu gái của TV. Thấy TV bước tới bà vội vã đứng lên, giơ hai tay lên trời suýt soa cám ơn Bề Trên đã đáp lời cầu nguyện của bà; rồi bà ôm chầm lấy TV. TV rất ngạc nhiên hỏi, thì bà giãi thích là từ lúc lên toa xe , bà chỉ lo sợ người sẽ ngồi băng đối diện với bà trong chuyến đi (3) ngày (2) đêm nầy, là “bộ đội” thì bà buồn lắm!

Khi xếp gọn hành lý và chỗ ngồi yên ổn xong, chúng tôi mới bắt đầu kể lể gia cảnh cho nhau nghe, và chúng tôi bỗng nhiên trở thành đôi bạn đồng hành khá tâm đầu ý hợp, vì chồng bà cũng là sĩ quan đi cãi tạo cùng trại với chồng của TV.

Rồi con tầu chuyển bánh, rời ga….Một khoảng thời gian sau, có một toán 6 người bộ đội trai trẻ, tất cả đều không đến hai mươi tuổi, đi tới chỗ chúng tôi và ngồi sụp xuống sàn tầu, dọc theo lối đi…Họ không có chỗ ngồi trên băng – có lẽ được đi miễn phí…

Họ rất vui vẻ, vừa cười nói hồn nhiên, vừa tháo gở hành trang, ngả nồi, ngả chảo ra với cây đèn cồn và chuẩn bị…nấu ăn ngay trong toa xe lửa một cách tự nhiên!

Họ lay hoay với bó rau muống có lẻ vừa mua ở sân ga, lấy tay ngắt ngắn những cọng rau, xếp rau vào chão, đổ một chai nước lã vào, rắc chút muối trắng rồi đun cho sôi một lúc. Sau đó, họ chia nhau ăn với cơm nguội mang theo. Họ vừa ăn vừa xì-xụp húp nước rau, vừa cười đùa với nhau rất vui vẻ, không ngó ngàng chi đến chúng tôi ngồi trên băng nhìn họ chăm chú. Một bó rau muống không cần rửa, luộc với muối, và mỗi người một chén cơm nguội, họ chia nhau ăn ngon lành, trong một bầu không khí vui tươi, an bình dản dị và hạnh phúc. Niềm vui hồn nhiên, thơ ngây của họ khiến cho TV cũng vui

Page 31: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 31

lây. ...Họ là con cái của ai? Bố mẹ họ có hằng ngày trông ngóng họ trở về không? Họ có tâm sự gì tương tợ như nỗi đớn đau gia đình ly tán, tù đày vì một lý tưởng hùng hồn nhưng cũng mơ hồ cay nghiệt hay không? Hay là chuyến đi nầy là chuyến “về nghỉ phép thăm nhà” chăng? Và đã làm cho họ vui vẻ và hạnh phúc rõ rệt! TV không thể đoán hiểu tâm trạng “hồn nhiên” của họ, và cũng không dám hỏi, biết đâu họ lại chẳng thuộc thành phần an ninh của chuyến tầu hỏa?

TV quay ra cửa sỗ toa xe , nhìn trời mà thầm nghĩ. Bà bạn đồng hành thấy TV mỉm cười mà không nói gì cả, bà hỏi chị nghĩ gì đó? TV nhìn xuống phía mấy người bộ đội, bà hiểu ý. Chúng tôi cùng mỉm cười, nội tâm bỗng cởi mở, sự lo lắng bồn chồn cũng giảm phân. Hai chúng tôi cùng đứng nhìn qua cửa sổ….Trời hôm ấy khá đẹp, mặc dù hơi oi bức một chút…

Khi xe lửa chạy qua Đèo Hải Vân, quang cảnh thật là ngoạn mục. Như một con rết già, chiếc xe lửa cũ kỹ, già yếu hom hem, chậm hơn cả rùa bò lên dốc, cố gắng thở hồng hộc uốn mình vượt qua đường đèo quanh co giữa trời cao và vực thẳm, vừa nhả khói đen xì….Nhìn vách núi cheo leo và cỏ cây chen chúc ôm lấy nhau, TV không thể nào không nghĩ đến bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa…………………………………..Dừng chân ngoảnh lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta”

Hai chúng tôi ngắm cảnh không biết chán trong lúc hai cháu gái dựa vào nhau ngủ ngon lành…

Sau nầy khi đã định cư yên ổn ở California, Hoa Kỳ, bạn bè cũ tỵ nạn hay họp nhau trao đổi tin tức hay kinh nghiệm, đôi khi TV cũng nghe phàn nàn rằng : Trẽ con bên nầy ham chơi, không biết lo…Riêng TV thầm nghĩ: Tuổi trẻ là tuổi hồn nhiên vui tươi, lạc quan. Nếu bắt chúng phải ưu tư, lo lắng như người đứng tuổi, chúng sẽ trở thành mận non chin héo, có phải hoang phí đi phần nào tuổi thanh xuân của chúng chăng?

Cũng đôi khi trong bữa cơm thân mật của gia dình, TV nấu một nồi canh rau muống đăc biệt có tôm khô, cà chua, nêm nước mắm hão hạng để gia đình cùng thưởng thức hương vị đậm đà của quê hương…và đôi khi một đứa con của TV buột miệng khen: Ngon quá! TV không dừng được phải lên tiếng như sau:

- Mẹ còn nhớ năm 1979, trong chuyến xe lửa ra Bắc thăm Bố đang đi cãi tạo….

- Mẹ gặp 6 anh bộ đội trẻ măng chia nhau một bó rau hạnh phúc…

(đứa con gái nhỏ của TV đã vội ngắt ngang câu chuyện hào hứng mà TV đã kể lại cho cháu nghe quá nhiều lần rồi… )

Thư đã quá dài, xin phép anh David cho TV dừng bút nơi dây và xin cám ơn anh David đã kiên nhẫn đọc để nghe…

Thân kính,

Tường Vân■

Page 32: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 32

*****

Tiếng Việt qua ngôn ngữ âm nhạc

Quách Vĩnh-Thiện

Tiếng Việt là một ngôn ngữ mà mỗi chữ chĩ có một vần « Mono Syllabe », khác với tiếng Pháp tiếng Anh mỗi chữ có thể có nhiều vần « Multi Syllabes ».

Thí dụ chữ Mây và Bảo, tiếng Pháp là Nuage và Tempête. Nuages phải phát là Nu…a…ge với 2 vần + 1 vần phát âm nhẹ. Tempête phát âm là Tem…pê…te cũng phải 3 vần.

Vì lẽ đó các nhạc ngoại quốc muốn chuyển lời Việt thì khá dễ dàng và cũng dễ tìm được danh từ thích hợp, phong phú để diễn tả ý nghĩa của bài nhạc chính. Ngược lại những bản nhạc Việt Nam đem vào lời Pháp hoặc Anh rất là khó khăn, vì loại chữ một vần phải ghép vào loại chử ngoại quốc với nhiều vần.

Rất nhiều thơ văn Việt Nam từ xưa cho đến nay dùng lối thơ lục bát để diễn tả nguồn cảm hứng của thi sỉ. Tập thơ bất hủ Kim Vân Kiều của Nguyễn Du cũng trình bài qua lối thơ lục bát đến 3254 câu thơ.

Chúng ta thường nghe ngâm thơ lục bát đễ diễn tã thơ Kiều, cũng như khi hát 6 câu vọng cổ chỉ đổi lời mà thôi chứ thể điệu nhạc thì chỉ có bấy nhiêu, lập đi lập lại không có gì thay đổi.Vì thế phổ nhạc Kiều là một sự rất khó khăn cho người nhạc sĩ. Nếu không có một kế hoạch hay một sự sáng kiến mới mẻ thì sẻ lâm vào một lối nhạc lẩn quẩn với giòng nhạc không lối thoát trong khuôn khổ thơ lục bát !

Khi tôi có ý định phổ nhạc tập thơ Kiều với 77 bài hát, tôi bắt buộc phải nghiên cứu cách phối âm trầm bổng, hoà âm, âm điệu và Tempo ( tốc độ ). Sự phát âm đúng cùng với cấu kết âm điệu hoà hợp với chậm hay nhanh tùy ý nghĩa của bài thơ làm cho người nghe cảm nhận và thấu hiểu lời văn tiếng nhạc.

Thí dụ cụ thể qua 2 câu thơ Kiều, câu 1047 và 1048 :

Buồn Trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Phương thức :

1+2+3+4+5+6 ( 6 chữ )1+2+3+4+5+6+7+8 ( 8 chữ )

Chữ « Buồn » khi phát âm chúng ta có thể hiểu sai lầm là cái Buồng ( Phòng ) thay vì là sự buồn bả.

Chữ « Trông » khi phát âm chúng ta cũng có thể hiểu sai là Trong ( Trong sạch ) thay vì trông đợi.

Page 33: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 33

Vì lý do đó mà tôi làm ra nhạc bằng một định luật khoa học để phát âm 2 câu thơ như sau :

Buồn Trông…/… cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thắp thoáng …/... cánh buồm xa xa.

Tức là thơ lục bát 6 chữ và 8 chữ được áp dụng với phương cách :

1+2 3+4+5+6,1+2+3+4 5+6+7+8.

Tiếng hát Buồn Trông phải dùng âm thanh cho đúng và tốc độ nhanh chậm cho dịu dàng để người nghe có đủ thì giờ cảm nhận.

Cánh buồm xa xa, chữ buồm cũng phải tìm một âm thanh phù hợp.

Một thí dụ khác qua 2 câu Kiều số 1 và 2 :

Trăm năm trong cõi người ta,Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là khác nhau.

Tôi diển tả qua một phương thức như sau :

Trăm năm …/… trong cõi người ta,Chữ Tài, …/… chữ Mệnh …/… khéo là khác nhau.

Tức là phương thức :

1+2 3+4+5+6,1+2 3+4 5+6+7+8.

Từ phương pháp nầy chúng ta có thể biến chuyển những phương thức khác như sau để phối âm các bài nhạc khác nhau theo lối thơ lục bát :

1+2+3 4+5+61+2+3+4 5+6+7+8

hoặc

1+2+3+4 5+61+2 3+4 5+6+7+8

hoặc

1+2+3+4 5+61+2+3+4+5+67+8

Đề cập đến âm điệu ( rythme ), chẳng hạn điệu nhạc Rock, khi khiêu vũ chúng ta đếm như sau :

Page 34: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 34

1+2+3 1+2+3 1+21+2+3 1+2+3 1+2…

Tức nhiên chúng ta phải hoà hợp tiếng nhạc hay tiếng hát nằm trong nhịp điệu của bài hát. Trong định luật âm nhạc chúng ta đều biết rằng có 7 âm thanh :

1 2 3 4 5 6 7Do Ré Mi * Fa Sol La Si * Do

Từ Do qua Ré, Ré qua Mi, Fa qua Sol, Sol qua La, La qua Si đều được 1 « Ton » ( nhịp ) trừ trường hợp ngoại lệ từ Mi qua Fa và Si qua Do chỉ có nửa « Ton » ( nhịp ).

Vì lẽ đó nên định luật âm nhạc mới có « # » ( Dièse ), « b » ( Bémol ), « # » là thêm lên nửa Ton và « b » làm giảm bớt nửa Ton.

Từ đó sự hoà hợp âm điệu phát ra từ phương thức khoa học :

Phương thức Majeur ( Trưởng ) 1+3+5.Phương thức Mineur ( Thứ ) 1+3 bémol +5 Accord ( Hợp âm ) :

1 2 3 4 5 6 7Do Ré Mi Fa Sol La Si

1 3 5Accord Do Majeur Do + Mi + Sol

Accord Do Mineur Do + Mi b + Sol

Accord Do 7 Do + Mi + Sol + Si

Accord ( Hợp âm ) Ré :

1 2 3 * 4 5 6 7Ré Mi Fa # Sol La Si Do

1 3 5Accord Ré Majeur Ré + Fa# + La

Accord Ré Mineur Ré + Fa + La…

Những Accord Majeur dùng diễn tả những bài vui tươi còn những Accord Mineur đễ diển tả những nét nhạc trầm buồn êm dịu …

Page 35: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 35

Tóm lại tiếng Việt rất phong phú cho ngôn ngữ âm nhạc, nếu biết khai thác các nốt nhạc để hoà hợp với âm điệu thì ta sẻ có những bài hát bất hủ chẳng hạn như bài Đêm Đông cũa Đặng Thế Phong hay Khúc Ca Ngày Mùa cũa Lam Phương … ■

Quách Vĩnh-ThiệnParis, le 2 avril 2008

[email protected]://thienmusic.com

*****A Feminist Message:

Analysis of “The Story of an Hour” by Kate Chopin

By Thomas D. Le

Kate Chopin (1850-1904) , once considered a minor local-color fiction writer, has now been recognized as a voice of early feminism in America. Born into an upper-middle-class family in St. Louis, Missouri, Katherine O'Flaherty (her birth name) followed her husband, Oscar Chopin, to his home in Louisiana, where she lived among a mosaic of cultures that included Cajun, Creole, Black, and Indian. She could claim as her own background in her birthplace Irish and French influences from the paternal and maternal sides respectively. When her husband died, she first had to run his bequeathed businesses, but after two years decided to move back to St. Louis, where she found financial ease. This provided a degree of stability, which enabled her, amidst child-rearing, to pursue writing fiction based on her experience with the multi-cultural setting down south, albeit as a therapeutic activity recommended by her doctor.

Much of Chopin's writing is autobiographical, and her fiction is rooted in the reality of life she had experienced first-hand in Louisiana. Among concerns such as racism and miscegenation, which were part of daily life here, she raised a feminine voice for the woman as an independent being with the strength and identity that a patriarchal hierarchy would find loathsome. Yet in story after story, Chopin proclaimed women's identity as distinct, and raised consciousness of women's wants and needs as legitimate, unassailable by male dominance and encroachments.

Chopin found in the French naturalists and realists such as Emile Zola and Guy de Maupassant models of realism, which portrays with vibrancy and authenticity life as it is without embellishments. Her fiction bears the same hallmark of life as it is lived, not as it ought to be.

***

The selection below is one of Chopin's best-known stories, The Story of an Hour. My analysis

Page 36: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 36

will follow after the story.

Kate Chopin: The Story of an Hour (1894)

Knowing that Mrs. Mallard was afflicted with a heart trouble, great care was taken to break to her as gently as possible the news of her husband's death.

It was her sister Josephine who told her, in broken sentences; veiled hints that revealed in half concealing. Her husband's friend Richards was there, too, near her. It was he who had been in the newspaper office when intelligence of the railroad disaster was received, with Brently Mallard's name leading the list of "killed." He had only taken the time to assure himself of its truth by a second telegram, and had hastened to forestall any less careful, less tender friend in bearing the sad message.

She did not hear the story as many women have heard the same, with a paralyzed inability to accept its significance. She wept at once, with sudden, wild abandonment, in her sister's arms. When the storm of grief had spent itself she went away to her room alone. She would have no one follow her.

There stood, facing the open window, a comfortable, roomy armchair. Into this she sank, pressed down by a physical exhaustion that haunted her body and seemed to reach into her soul.

She could see in the open square before her house the tops of trees that were all aquiver with the new spring life. The delicious breath of rain was in the air. In the street below a peddler was crying his wares. The notes of a distant song which some one was singing reached her faintly, and countless sparrows were twittering in the eaves.

There were patches of blue sky showing here and there through the clouds that had met and piled one above the other in the west facing her window.

She sat with her head thrown back upon the cushion of the chair, quite motionless, except when a sob came up into her throat and shook her, as a child who has cried itself to sleep continues to sob in its dreams.

She was young, with a fair, calm face, whose lines bespoke repression and even a certain strength. But now there was a dull stare in her eyes, whose gaze was fixed away off yonder on one of those patches of blue sky. It was not a glance of reflection, but rather indicated a suspension of intelligent thought.

There was something coming to her and she was waiting for it, fearfully. What was it? She did not know; it was too subtle and elusive to name. But she felt it, creeping out of the sky, reaching toward her through the sounds, the scents, the color that filled the air.

Now her bosom rose and fell tumultuously. She was beginning to recognize this thing that was approaching to possess her, and she was striving to beat it back with her will--as powerless as her two white slender hands would have been.

When she abandoned herself a little whispered word escaped her slightly parted lips. She said it over and over under her breath: "free, free, free!" The vacant stare and the look of terror that had followed it went from her eyes. They stayed keen and bright. Her pulses beat fast, and the coursing blood warmed and relaxed every inch of her body.

She did not stop to ask if it were or were not a monstrous joy that held her. A clear and exalted perception enabled her to dismiss the suggestion as trivial.

Page 37: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 37

She knew that she would weep again when she saw the kind, tender hands folded in death; the face that had never looked save with love upon her, fixed and gray and dead. But she saw beyond that bitter moment a long procession of years to come that would belong to her absolutely. And she opened and spread her arms out to them in welcome.

There would be no one to live for during those coming years; she would live for herself. There would be no powerful will bending hers in that blind persistence with which men and women believe they have a right to impose a private will upon a fellow-creature. A kind intention or a cruel intention made the act seem no less a crime as she looked upon it in that brief moment of illumination.

And yet she had loved him--sometimes. Often she had not. What did it matter! What could love, the unsolved mystery, count for in face of this possession of self-assertion which she suddenly recognized as the strongest impulse of her being!

"Free! Body and soul free!" she kept whispering.

Josephine was kneeling before the closed door with her lips to the keyhole, imploring for admission. "Louise, open the door! I beg, open the door--you will make yourself ill. What are you doing Louise? For heaven's sake open the door."

"Go away. I am not making myself ill." No; she was drinking in a very elixir of life through that open window.

Her fancy was running riot along those days ahead of her. Spring days, and summer days, and all sorts of days that would be her own. She breathed a quick prayer that life might be long. It was only yesterday she had thought with a shudder that life might be long.

She arose at length and opened the door to her sister's importunities. There was a feverish triumph in her eyes, and she carried herself unwittingly like a goddess of Victory. She clasped her sister's waist, and together they descended the stairs. Richards stood waiting for them at the bottom.

Some one was opening the front door with a latchkey. It was Brently Mallard who entered, a little travel-stained, composedly carrying his grip-sack and umbrella. He had been far from the scene of accident, and did not even know there had been one. He stood amazed at Josephine's piercing cry; at Richards' quick motion to screen him from the view of his wife.

But Richards was too late.

When the doctors came they said she had died of heart disease-- of joy that kills.

***

A Feminist Message

A exemplar of economy and simplicity, Kate Chopin's The Story of an Hour is a crisp, fast-paced narrative with an unexpected and sudden ending. Much like in a classical tragedy in which the three unities of action, place, and time are observed, the story begins near the climax and moves unrelentingly and undeviatingly toward the resolution not within a day, but within an hour! Yet this short span is enough to portray the main character's trajectory from grief through a sense of hope and anticipated fulfillment to her mortal end. Though the story abounds with irony, its central message is an affirmation of feminism. Without any associated political, social, or economic agenda, the theme of the story is a voice in favor of women's right to independence and self-actualization.

Page 38: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 38

At the opening scene the protagonist's husband's friend Richards and her sister Josephine are breaking the news of her husband's death with delicacy and subtlety to avoid any consequences that might result from a conjunction of the bad news and her heart condition. These bearers of portentous tidings have no way of knowing that their precaution only comes to naught. Louise Mallard receives the news with an immediate emotional outburst, as befit the circumstances, then retires alone to her room upstairs to sort out her feelings and figure out what this swift change in her life means to her. She is fair and young, perhaps too young to deserve a life of lonesomeness. The shock of her husband's death is deeply felt as she sinks listless into her armchair; but the signs of spring permeating the air, the sky, and the world below her window sing a different message. That her grief, though painful, should not last is accentuated by the colors, scents, and sounds of springtime. And though she tries to beat back this strange feeling that is beginning to invade her psyche, it is powerful. She has determination and is not without a certain strength. Yet this thing that creeps into her consciousness is even stronger and more insidious than her exhausted being can vanquish at this time. From the depths of her repressed unconscious it rises and springs to life without her being able to mount a resistance.

Unconsciously she mutters “free” three times as if to remind herself that this yearning is real and unconquerable. From now on she is going to be “free! [b]ody and soul free!” This sudden shift in her mood must have surprised even herself. She was loved by her considerate husband Brently; and from all known indications she has nothing to complain about the domestic life with her now deceased spouse, for whom she conceived an intermittent love. But now, all that is past; and the future is long. Must she live with the past or boldly embrace the future, which is beginning at this instant, so soon after the news of her husband's death? One may expect her to be at least patient and let a decent interval heal her loss before contemplating the next move. A fresh widow should grieve first and let the healing take its course as is expected by society.

That expectation, however, may be justifiable with another woman or with most women; it is not so with Louise Mallard. While she had a relatively content married life, she nurtures deep within her psyche a longing for independence. In a society where decorum is de rigueur a woman does not lightly flout conventions, which are the product of patriarchy. Women in this system are held in a subservient role and seldom enjoy the freedom to realize their own dreams the way men are always accustomed to as a birthright. There is no issue arising from a woman's birthright because she is a lesser partner in a patriarchal system. Her life must revolve around home, husband, and children. Her world is circumscribed within the confines of domestic life. The man, the hunter, is out into the world to bring home the wherewithal for the family needs. But the woman is not expected to be in the jungle of machismo struggling and getting hurt. And so are things in most societies whether modern or traditional.

Given this societal attitude, why does Mrs. Mallard rejoice so quickly after hearing news of her husband's death? Does she have any reason for grievances? Perhaps too placid a domestic life proves an insidious poison. She feels unfulfilled and deprived in her insipid domestic role, in an environment less than an hour ago still dominated by her husband. She resents the fact that marriage is reduced to a power play between the sexes, where either partner has ”a right to impose a private will upon a fellow-creature,” and from which she must have come out the loser. She has little patience with control albeit from her husband. As she can already see, “there would be no powerful will bending hers.” Throughout her married life, she has had to suffer this unequal relationship without protest. This awareness of her condition cuts deep into her sense of fairness and builds frustration, which has had no outlet until now. All this pent-up resentment has reached its greatest point of stress and can no longer be contained. If there is any time when she wants and is able to seize control of her life, it is now, for

Page 39: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 39

this is “the strongest impulse of her being.” As she contemplates her future, she savors triumph in the “long procession of years to come that would belong to her absolutely.”

There will be no one to whom she is beholden for a livelihood From now on, she will make all decisions and live with the consequences. For her now, only one thing matters, freedom. Freedom to live her life the way she always wants; freedom to pursue her dreams; freedom to engage in activities she loves; in short, freedom to realize her potential. This sort of self-assertion would not be so compelling, powerful, or explicable except against a backdrop of disappointment with her married life. Now she feels delivered from the obligation to please anyone but herself. As she sees it, she “would live for herself.” She is already beginning to live that dream, upon which she builds a entire structure of her life to come. Full of hope, she looks forward to the morrow with anticipation and eagerness. She is already “drinking in a very elixir of life.” And she is ready for what the future has in store for her. It was only yesterday or more precisely an hour ago when “she had thought with a shudder that life might be long.” Now she prays that life might be long. She wants life to be long only on her own terms, i.e., only when it belongs to her and her alone. “Spring days, and summer days, and all sorts of days” are from now on hers exclusively. What a difference an hour makes!

If we ponder Louise Mallard's state of mind, it is really amazing. Most women in her situation would not dream of whispering the declaration of independence so soon after the loss, since it is going to be foisted upon them willy-nilly in due course. Why the hurry? Is Louise's behavior at all plausible? While the question may be legitimate, we need not be over-concerned, for sometimes to make a point authors will stretch facts a little and implicitly ask for the reader's cooperation or forbearance. Besides her elation over the prospect of freedom is well within the bounds of credulity. Her aspirations are tame as they concern no more than personal liberty to realize her potential. She is not involved with the struggle for the right to vote like the suffragettes, though this comes decades afterwards, or the right to education and expression like the French poet Louise Labé of the sixteenth century, or equal pay for equal work demands of the twentieth century. Yet even her timid joy must not flower with impunity.

As she walks downstairs arm around her sister's waist, Louise feels a sort of victory, not victory over circumstances but over her own constraints and those imposed by society. Richards waits. The door opens to Josephine's “piercing cry.” At the very instant Richards tries to shield the returning Brently, unhurt and very much alive, oh irony of irony, his wife dies. Adding another telling irony the doctors pronounce her dead “of joy that kills,” thanks to her heart disease. The chain of events that causes her grief and sorrow over the false news of her husband's death, which turns into her dream of freedom and exultation over the prospect of freedom, finally ends up in her demise, all conflated within the intensest hour that anyone has ever lived. For a brief moment, the death of one means deliverance of another. But deliverance it was not to be. It was, ironically, the death of one who dares to dream too boldly for her time, for life sometimes deals a harsh hand to daring souls. Still the story has succeeded in raising the specter of feminism as a movement in the death of a young married woman who aspires to the modest dream of being free. ■

Thomas D. Le3 April 2008http://www.geocities.com/tdl.geo

Page 40: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 40

*****

Bài Luân Vũ Cho EmBy Sóng Việt Đàm Giang

The poem Bài Luân Vũ Cho Em (This Waltz for You) by Sóng Việt Đàm Giang, hot as the July sun casting its twenty-two rays onto a waltz to ecstasy, has been set to music by Nguyễn Minh Châu in France. To listen, please link to:

http://www.hathaykhongbanghayhat.org/?q=node/372

Bài Luân Vũ Cho Em

Bài luân vũ cho em Như giẩc mơ êm êm

Nhẹ nhàng bay cơn gióQuyến rũ phủ sương đêm

Bài luân vũ thiết tha

Page 41: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 41

Thì thầm lời ngọc ngà Chuốc giòng nhạc tình tứCuốn hồn anh lênh đênh...

Tình yêu là suối trong

Len lỏi bên bờ timRóc rách vào ngõ vách

Thấm dần vào châu thân

Tình như dây bạch tuộcÐu đưa đóng mở ngòiQuấn chặt trái tim yêuMãi làm quà vĩnh cửu

Yêu nhau không biên giớiTrải ngàn dậm không sờnQua thử thách cuộc đời

Quý hơn vàng kim cương

Khi trời cao u ámTình yêu là ánh lửa

Thắp sáng suốt ngày đêmDù tình xa mong đợi

Tình yêu như cát biểnTrao đại dương nụ hôn

Quyến luyến nhau một đời Có khi nào ngăn cách

Hạt cát tình trên biểnÐếm làm sao cho hết

Như thảm hồng trời traoVinh danh tình chúng tạ...

Bài luân vũ cho em

Chập chùng theo sóng biểnThì thầm trao riêng emHãy đón nó nhé em...

Cho riêng em...

Sóng Việt

http://www.geocities.com/songvietgiang/

Page 42: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 42

Page 43: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 43

Page 44: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 44

*****

Kim Châu's Poems

These dateless poems are emblematic of maternal love, written from the hearts of mothers such as Kim Chau. As such they transcend time and space.

Tặng Con Năm Mười Tám Tuổi

By Kim Châu

Mười tám năm trời nuôi dạy conTừ thuở nằm nôi má núng tròn

Chũn chĩn bước chân con chạy nhảyChờ ngày vung vẩy cánh chim non

Ai cũng kêu con là “Bé Bông”Ví da trắng mịn, má tươi hồng,

Chũn chĩn bước chân con chạy nhảyNhư chú thỏ con,, mẹ bế bồng

Nhớ buổi đầu tiên con đến trườngNíu hoài áo mẹ chẳng hề buôngNức nở mỗi khi nhìn bóng mẹ

Vừa khuất đi sau mấy bức tường.

Mỗi lần tan học đứng bên trongĐôi mắt rầu rầu, con đợi mongChỉ sợ mẹ quên không tới đón

Mẹ chậm vài giây cũng khóc ròng.

Năm sáu tuổi rồi vẫn bú tayNgón tay bụ bẫm, bú mê say…

Chiếc gối rách mềm ôm truớc ngựcDơ bẩn đến đâu cũng chẳng rời.

Buổi đầu vào học với “ma sơ”Váy ngắn gọn gàng, tóc thắt nơ,

Con nai ngơ ngác bu tay mẹĐôi mắt to tròn đứng ngẩn ngơ.

Lớn lên con vẫn cứ hờn ghenChẳng những tị hoài riêng với em,

Còn ghen với cả cây, với lá,

Page 45: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 45

Ghen với chậu lan ở trước thềm!

Mấy tuần đằng đẵng ở nhà thương,Cơn nóng lạnh lên, xuống bất thuờng

Con chim nhỏ bé trông sơ xác…Có mẹ ngày đêm bên cạnh giường.Con có nhớ không? Buổi chợ trờIMình đi tìm kiếm khắp mọi nơiCố mua cho được con chó nhỏ

Như nắm bông tròn, con bế chơi.

Chú chó “Bông” ngày cứ lớn hoàiCon thương yêu nó hơn thương ai.Rồi một sớm mai “Bông” mất tích

Con thất thanh la… khóc mấy ngày.

Mười một tuổi đầu con viết vănMẹ chẳng khi nào có ý ngăn

“Nữ sĩ tí hon” trên Chính Luận“Dạ Thảo” đề tên biết mấy lần.

Rồi khói lửa lan đến thị thành,Thời cuộc xoay vần quá sức nhanh…

Giã biệt quê hương vào bữa đóNgoảnh mặt ra đi, dạ chẳng đành!

Đất lạ, xứ người, con ngác ngơCó thầy, thiếu bạn, vẫn bơ vơ…Con nhớ thưong hoài trời đất cũ,Hụt hẫng trong hồn đứa trẻ thơ.

Ngày tháng dần dần lặng lẽ trôi, Mến thầy, quen bạn đã tìm vuji,“Dạ vũ về trường” đầu tiên ấy

Nhút nhát con chưa dám nhoẻn cười.

Mỗi ngày thêm bạn mến, thầy thưongCon đã thân yêu với mái trường

Hòa mình sống giữa khung trời mớiCon vẫn mơ về chốn cố hương.

Con vẫn ươm nuôi mộng một ngày“Tháng tư” trong sáng giữa trời mây

Tung đôi cánh nhỏ bay về xứ,Dấu cũ, chân chim, những phố dài…

Tiếng mẹ con vẫn còn mến thưong,

Page 46: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 46

Vẫn còn gìn giữ nếp văn chưongViệt văn con viết còn lưu loát,

Dầu đã ngàn trùng cách đại dưong.

Thời gian thầm lặng cứ trôi quaTình bạn dần dần đã tiến xa,

Con vẫn bảo lòng chờ năm tháng,Để biết rõ người, và rõ ta.

Giờ đây con đã lớn khôn rồiNụ cười “đôi chín” nở trên môi,

Bao nhiêu ước nguyện bao mơ mộng…Tâm chỉ in hình bóng “một người”!

Bố mẹ hết lòng tin ở con,Ví biết rằng con đã lớn khôn:

Công dung, tiết hạnh con ráng giữĐể tiếng nhà mình đẹp, sáng hơn.

Cuộc đời còn cả những năm sau…Chớ vội vàng chi gấp bước mau,Tương lai cần có nhiều căn bản,

Đã hẹn, thì nên hãy đợi nhau.

Mẹ rất vui lòng khi thấy conViệc nhà giúp mẹ, phụ lo toan:Bếp nước tập dần, lo bánh trái

Để trở nên cô gái vẹn toàn.

Đôi lúc vì con bố mẹ buồn,Tủi mình chẳng đủ sức tài hơn

Cho con được sống trong nhung lụaNhưng gìàu nào sánh đưọc tình thưong!

Ra ngoài con được tiếng ngoan, hiềnThỏ thẻ, dịu dảng, nét dáng duyên

Trong nhà mẹ cũng mong được thế,Con ráng cho bố mẹ khỏi phiền.

Tóc bố đã sang màu muối tiêuTháng năm còn được biết bao nhiêu…

Thương bố con càng nên nhỏ nhẹ,Để bố được vui tuổi xế chiều.

Mẹ mừng con đã biết thương em,Càng lớn, tình càng sâu đậm thêm,

Có chị, có em, cùng tiến bước

Page 47: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 47

Bố mẹ mai sau toại ước nguyền.

Khoác áo ra trường con rất xinh,Đông vui bữa tiệc với gia đình

Mừng con qua hết thềm trung hoc:Đời còn mới ở lúc bình minh.

Rồi tới buổi trưa, tới buổi chiềuĐường dài còn phải gắng bao nhiêu

Chăm lo đèn sách, mai sau sẽGặt hái thành công được rất nhiều.

* * *Mười tám năm, sinh nhật của conChẳng biết món quà nào quý hơn,

Bố mẹ tặng con đôi giòng chữGói ghém nơi đây trọn tình thưong.

Rockville, MD 26 tháng 6, 1980

Bố Mẹ

Dặn Dò

By Kim Châu

Ngày mai con đã lên đườngĐể về sống với người thưong trọn đời.

Tơ duyên ràng buộc lứa đôiMang con đi tận cuối trời miền Tây

Chim non rời tổ từ đâyChắp đôi cánh nhỏ tập bay lưng trời,

Chân son bỡ ngỡ vào đờiBạn đường nay đã có người sớm hôm.

Trăng tà mẹ có nhớ thương, Cũng mừng thấy được bước đường con đi.

Bóng tùng rợp bóng nữ nhiChân trời góc biển ngại gì nắng mưa.

Khăn hồng mẹ xếp tiễn đưa,Hoa tiên một thiếp dặn dò mấy câu:

Cơn về bên ấy làm dâuỞ sao cho được trước sau vẹn toànCông dung, ngôn hạnh đoan trang,

Sao cho được chữ dâu ngoan, vợ hiền,

Page 48: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 48

Trên hoà, dưới thuận anh em, Gia đình hạnh phúc ấm êm lâu dài.

Dặn con chỉ có mấy lời.

11/8/1985Mẹ

Nhớ Thương

By Kim Châu

Con đi một tuần trăngMẹ đếm mười nhớ thương,

Mẹ Đông đầu, con Tây cuốiCách nhau mấy dặm đường…

Sáu chục bóng thiều quangMà vẫn như ngỡ ngàngHỏi phía trời bên đóCon có được bình an

Con đi ngày mùa hạ,Nay trời đã vào thu

Cây “cẩu mộc” trước ngõ Rực đỏ mầu năm xưa Gửi qua con chiếc lá, Thương nhờ mấy cho vừa!

Thời gian như đọng lạiSuốt ba độ trăng tròn

Không gian chẳng níu được Cho Đông, Tây gần hơn!

Thạch Phố chiều nay trời trở lạnhHàng cây trụi lá xác xơ gầyGió bấc từng cơn lùa ngách cửaMới đó mà sao đông rồi đây!Thương nhớ dịu dần, nhưng vẫn đóƯớc gì Đông chẳng quá xa Tây!

Ngoài kia là cả một trời đôngCỏ cây tuyết phủ trắng như bông

Page 49: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 49

Ở miền nắng ấm xa xôi ấy,Con có khi nào nhớ tuyết không?

Kim-Châu

*****

Poems for Bà

By André Luu (Lưu Danh Cát-Nguyên)

The Pond

As the moonlight shines upon the pond,The rays flourish the flowers,Full of affection and fondness.

A fancy bench is crouching beside the pond,Fine red wood artistically made,

Just for two to sit on.

I see there waiting for me,A figure shadowed by love,

With glistening eyes so pure,I was amazed.

She asked me kindly to sit by her,I quickly accepted her sympathy

Page 50: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 50

While the sky sparkled like vast oceans.

Her angel-like feet walked toward the pond,And she snatched a turquoise pebble from the paved floor,

And gave it care with her delicate hands.

She showed me the pebble;What I saw made me dazed,

For it was surpassingly divine.

It looked as though the woman’s face was on it,Full of compassion and grace.

The woman soon left with a quick farewell,But I didn’t want her to leave me all alone.

I came there the next day,But she was gone,

And I never saw her againBut her note she left me,

Of only her name,Grandma.

12/11/07

Autumn

I stepped gently through the old street,

Page 51: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 51

With trees swaying like a seesaw,Leaves swirling towards my feet

While I watched them in awe.

Yellow, brown, orange and red,Are the colors I beheld,The leaves just spread,

Wind made the leaves propelled.

A coldness went up my spine;It made me shiver.

The sensation was divine;It made me quiver.

The clouds blanketed the treesWhile the sun struggled.Then there came a breeze

That made me awfully cold.

Then the road came to a stop,Which meant I couldn’t continue further;

The feeling was like I was at the mountain’s top,Since I got to see my grandmother.

12/13/07

Sunset

As I looked across the mountains,I saw a gleaming sunsetFull of color and talent,

As if dancing to show off.

Page 52: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 52

I counted the colors,Purple, red, orange, and yellow,

As I lay on the winter mint-colored grass,So soft like feathers on a puffy cloud.

The colors put me to sleep,And blanketed me like a child,With care just like a mother,

On the grass mattress.

I woke up later,And saw the starsShining so bright

They were blinding my sight.

The sky was dark blue,With a full moon,So nicely round,

With huge craters showing a smiling face.

I hurriedly went off back to my cozy home,Full of warmth to comfort me.

But what comforted me mostWas my grandmother.

12/15/07

Bamboo Forest

Page 53: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 53

A bamboo thicketCovering life of all sorts

With a jade-like elegance.

A pond dwells inside,Full of azure freshness,

To feed the egret.

The egret savors the water,So flavorsome and heavenly

It’s truly irresistible.

The fluffy white and black pandaThrives with the nutrients

Which the bamboo distributes.

A Japanese bridge,Looms over the pond,

As if layering its transparency.

The bamboo branches canopied the pathWhere an old woman was walking

Back to her village.

12/17/07

Page 54: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 54

Photo Sóng Việt Đàm Giang

Hàn Mặc Tử: The Period of Suffering (1936-1938)

by Thomas D. Le

Hàn Mặc Tử's Life (1912-1940)

Born Nguyễn Trọng Trí on 22 September 1912 at Đồng Hới, Quảng Bình Province, Hàn Mặc Tử (a pen name he adopted later in his literary career) descended from a Phạm clan native of Thanh Hoá, who had taken refuge from persecution in Huế, Thừa Thiên Province. Here the patriarch Phạm Bồi changed his surname to Nguyễn and had a son named Nguyễn Văn Toản, who married Nguyễn Thị Duy, daughter of a renowned physician under the reign of King Tự Ðức. Together the couple had eight children, of whom Nguyễn Trọng Trí was the fourth.

As a Customs official, Nguyễn Văn Toản took his family with him to the many localities where he was stationed until his death at Huế in 1926. Thus during his father's career Hàn received his elementary education in towns with names like Sa Kỳ, Qui Nhơn, and Bồng Sơn. After his father's death Hàn's mother settled down in Qui Nhơn. In 1928 he attended Pellerin High School in Huế, but had to return to Qui Nhơn in 1930. Back home he started writing poetry, mainly in the traditional Ðường (T'ang) style and soon mastered his craft so thoroughly he won first prize in a local poetry competition. His Ðường style poems, written under the pseudonym Phong Trần at a tender age, caught the attention of the respected scholar-patriot Phan Bội Châu, who started a literary relationship with Hàn as an equal.

Page 55: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 55

Hàn's first love in 1932, when he was employed by the Land Survey Office, was Hoàng Thị Kim Cúc, a native of Huế, who became better known as Hoàng Cúc.

In 1935, heeding the clarion call to adventure and opportunity, Hàn Mặc Tử left Qui Nhơn for Saigon to join its burgeoning newspaper publishing industry. Dailies, weeklies, magazines, and periodicals of all stripes appeared and reappeared vying for readership. Accounts varied about his success in this effervescent and vibrant city. However, it is known that after a brief period he found work as a proofreader at and contributed to the literary section of the Saigon daily. To supplement his income, he had to write for several newspapers.

While working in Saigon Hàn fell in love with Mộng Cầm, his greatest love and a native of Quảng Ngãi, who at the time resided in Phan Thiết. Almost weekly he commuted to spend time with her on one of the most scenic beaches and coastal plains in Central Vietnam. This is probably the happiest time of his life. But it was not to last.

In mid-1936, having realized that he had come down with some sort of unknown skin problem, Hàn Mặc Tử left Saigon to return to his home in Qui Nhơn for treatment. Staying away from Mộng Cầm, he later found out she had deserted him upon hearing of his disease. Here he underwent ill-considered

treatment by herbal doctors, who prescribed snake venom. Story has it that since at first he felt better, he took overdoses of the poison in hopes of hastening the cure so he could return to work in Saigon. But they only contributed to his disintegration. It is during this very difficult period that, barely twenty-four years old and in the prime of youth, the poet faced his mortality instead of life. Later diagnosed as leprosy, this fearful but not fatal illness sent him into isolation both for treatment and for the protection of others who might come in contact with him. A faithful cousin, Phạm Hành, was given the tasks of bringing him food and running errands right up to his death on 11 November 1940. Though Hàn continued to receive local friends and a female admirer, Mai Ðình, who, after reading his poetry, receiving his first collection Gái Quê (Rural Girls), and falling in love with the poet, brought him sporadic but selfless help and companionship in 1939, he spent most of his time writing, reading, and corresponding with other friends while mulling over the fragility of his own life.

The Period of Suffering (1936-1938)

The Period of Suffering was nevertheless a very productive one. Though his disease deprived him of all hope for a normal life, instead of falling into inertia or self-pity, he used his prodigious imagination, artistry, and will to survive to compose some of the most memorable verse in Vietnamese literature. Much of his legacy was fashioned while he suffered the most from his physical condition and let his genius and mind take him where they would. And take him they did, into the realms of the unconscious, the dream, and the phantasma, from which bizarre images and fantastic associations; feelings of despair, love, hope, fear, anger; and strange thoughts emerged side by side in a surreal world not always governed by reason, logic, or nature's laws.

During the last phase of his life, called the Period of Reconciliation (1938-1940), two events occurred that thrust into Hàn's life two women whom he had never met. In 1938, the poet Bích Khê in a visit to Hàn in Qui Nhơn mentioned that his own sister Ngọc Sương loved Hàn's poetry, hoping

Page 56: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 56

thereby to bring some relief to his loneliness during sequestration. Hàn was moved enough to write: “I write the word Ngọc on the banana leaf/Sương lives in the wind-swept moon palace/My love never jells no matter how stirred up/I feel angry and bite my lips.” Early in 1940, a writer-friend Trần Thanh Địch tried to alleviate his pain and suffering by writing him love letters and claiming they were coming from an unidentified admirer, Trần Thương Thương (the name of Trần's own niece). In reality, being only twelve at the time, Thương Thương never was an admirer. Yet the ruse lifted Hàn's spirit sufficiently to help him come to terms with his then incurable illness, reconcile with his fate, and gain some inner peace. As a result, in just six months, he created sunnier works, Cẩm Châu Duyên (Brocade and Pearl, formerly called Thương Thương), in which appear two plays Duyên Kỳ Ngộ (Marvelous Encounter, 1939) and Quần Tiên Hội (Assembly of Immortals, 1940). These last oeuvres were characterized by visions of the marvelous and other-worldly fancy. To Hàn, the Thương Thương of his dream represented love, platonic and pure. These last works are the crowning achievement of the Period of Reconciliation (1938-1940).

His poetry in the suffering stage is the cry of a desperate and hypersensitive soul, who from the bottom of the precipice of physical agony tries to claw its way back toward the rim, where the light of life shines. Hemmed in and gradually destroyed by physical decay and mental anguish, Hàn nevertheless held fast to the last remaining thread of existence. His women had gradually drifted away, Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Ðình, including the imaginary admirers Ngọc Sương and Thương Thương.

Hàn tells us how with his creative mind he was living life with utmost intensity while reaching paroxysms of torment. “I have lived furiously and completely, with all my heart, my lungs, my blood, my tears, my soul. I have experienced to the utmost the emotion of love. I have felt joy, sorrow, anger up to the limit of death.” And, “When my pen has absorbed powerful and lofty thoughts, conveyed through waves from my mind, I then spread on a clean sheet of paper feelings that are red hot, overflowing with fragrance.” Elsewhere, he says,”I make poetry? That is I press a note, pluck a string, shake a ray of light. In short, I am powerless! I am seduced, I betray everything that my heart, my blood, and my soul hold as their secret. That is, I have lost my mind, I have become insane. She [my pain, author's addition] beats me so hard, I burst into tears, moans, howls.” This creative mind in anguish and distress finds its outlet in poetry, “crazy” poetry, as some say. One is tempted to think of Baudelaire, whom Hàn read and knew well. But he owed nothing to the French poet and disagreed with him on the notion of art. Neither did he owe anything to André Breton, the surrealist mastermind. Hàn's style is unique, his visions and thoughts shaped by his personal struggle with a dreaded disease, which to the Catholic Francis (name given him at baptism) Hàn must have meant Purgatory, to which he was condemned before reconciliation with God at death.

Hàn's artistic creativity goes through an evolutionary process that allows for classification of his works into periods. The first part of his life is known as the Period of Tranquility, which lasts until the onset of leprosy in 1936. Starting out at age fourteen as a traditionalist he wrote poems in the Ðường (T'ang) style under the pseudonym Phong Trần. Masterfully wrought by his sure-handed command of the style, his poems were so much appreciated by the revered scholar-patriot Phan Bội Châu, who at first had no idea who he was, that the scholar wrote responses to his poems. This cross-generational relationship tells us much about the budding genius, who, though taken away prematurely, was to bequeath an unprecedented poetic legacy. He was such a virtuoso that one of his poems of this period still stands unique in structure and ingenuity. It could be read in six different ways: normally, forward from left to right and top to bottom; inversely, backward from right to left and top to bottom; normally

Page 57: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 57

with the first two words truncated; inversely with the first two words truncated; normally with the last two words truncated; inversely with the last two words truncated. All readings make sense while retaining the prescribed balance and rhyme scheme. Barring monosyllabicity wedded to the rigid Ðường style, it is impossible to replicate this feat in any other way. Although it is possible to offer six different renditions of the poem, I will for now not attempt a translation for fear of emasculating its spirit. Here it is, all of its eight original heptameters :

Hoa cười nguyệt rọi cửa lòng gương Lạ cảnh buồn tham nợ vấn vương Tha thướt liễu in hồ gợn bóng Hững hờ mai thoảng gió đưa hương Xa người nhớ cảnh tình lai láng Vắng bạn ngàn thơ rượu bẽ bàng Qua lại yến ngàn dâu ủ lá Hoa dàn sẵn có dế bên tường

In the remaining stages of the evolution of his art, we see it maturing but never declining. As a young man, Hàn passed through a period of romantic musings that crystallized in his first published work Gái Quê (Rural Girls, 1936). His romantic bent, however, surfaces now and again throughout his career. Then came his disease, isolation, and pain and torment. Described in this writing at some depth, this period seals his fame for posterity. We can feel the intensity of his excruciating pain and torture in the poems conveyed through extreme expressions. His grotesque visions, strong emotions, outlandish images, and bizarre associations never fail to shock, horrify, or charm. It is in this style that symbolist and surrealist elements make their most powerful impact. Finally in the last phase, when his physical condition deteriorated beyond recovery, he reached a reconciliation with fate, regained with resignation a measure of serenity, and found sufficient peace to fashion his swan song. This stage is dominated by escape from this world to a cheerier and more fanciful realm of existence. He left his last play unfinished.

In the present selection, we focus on the works produced during the Period of Suffering, which are referred to as crazy poetry. We must tread with caution about this characterization, however. This poetry, instead of being insane and devoid of sense, is sometimes quite realistic and shocking, but also goes beyond the normal domain of reality to reach the province of the impossible where incompatible and incongruous elements come together in ways that baffle, mystify, and intrigue as well as run chills down our spines. These elements, i.e., his thoughts, images, and associations, which are disjointed, piled on willy-nilly, jostled, and bent tenaciously on claiming our sanity or understanding, are cooked up under pressure by a tortured body, an anguished mind, a yearning soul, a lustful heart, and a runaway poetic sensibility. Hàn's artistry thus bears his unique hallmark. In reading these extreme expressions of strong feelings and weird associations, we feel entranced and carried away into a parallel universe where Han's visions might just actually exist. We tend to think they exist in his mind! It is this parallel universe that holds the secret of his poetry's power and impact. For some ineffable reason, we feel drawn to his poignant dream world by its bewitchingly fictional (or extrasensory?) quality. Though we may be at times frightened by its excesses, yet we like to explore the nooks and crannies of Hàn's mind as it uncovers itself quaintly, uncannily, horridly, and frightfully.

The first three poems show Hàn as the romantic poet, endowed with a bold and engaging imagination that animates a young man still full of virile and at times lustful energy. Later pieces lead

Page 58: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 58

the reader to another world altogether. This is the extraordinary world of the mysterious, the fantastic, and the surreal. When Hàn is not the symbolist or the surrealist, he is charmingly romantic. Even when his thoughts border on the phantasmal, his feelings are humanly touching, profound and genuine.

Bẽn Lẽn

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu, Đợi gió đông về để lả lơi,Hoa lá ngây tình không muốn động. Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi !

Trong khóm vi lau rào rạt mãi... Tiếng lòng ai nói? Sao im đi? Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

Vô tình để gió hôn lên má, Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm, Em sợ lang quân em biết được, Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.

Hàn Mặc Tử

Đà Lạt trăng mờ

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ! Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ.

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, Để nghe dưới dáy nước hồ reo, Để nghe tơ liễu rung trong gió, Và để xem người giải nghĩa yêu.

Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm. Hư thực làm sao phân biệt được! Sông Ngân hà nổi giữa màn đêm.

Cả trời say nhuộm một màu trăng,

Bashful

Upon the willow branch there sprawls the moon Waiting to flirt with rushing wintry wind. Entranced, flowers and leaves lie in a swoon.Within, my heart flutters, O Sister Moon!

Among the reeds rustling without letup Whose heart’s voices rise up? Then why die down?Behold! Moonlight lies naked in her bath;Her gold figure reflects upon the riverbed.

Unguarded I let wind kiss on the cheek,Then feel ashamed amidst the midnight gloom,Afraid my man might catch me in the actAnd then just might question my chastity.

Translated by Thomas D, Le29 February 2008

Dalat in Dim Moon

The sacred moment has now arrived,Dreamy sky over a dreamy landscape!The moon and stars enshrouded in light mistTo welcome home a distant poetic thought.

Pray be silent and say few words.Just listen to the lake bed’s outbursts,To the lithe willow’s shiver in the wind,And to discourses on meanings of love.

The shimmering pines stand in deep silence,Their limbs and leaves dissolved in void.Can the real and unreal be told apartWith Milky Way lighting up the night sky?

The tipsy sky is dyed a moonlight tint.

Page 59: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 59

Và cả lòng tôi chẳng nói rằng. Không một tiếng gì nghe động chạm, Dẫu là tiếng vỡ của sao băng...

Mùa xuân chín

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: “Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

My whole heart speaks not a single word.Utter silence reigns in a quiet world,Not even the swish of a shooting star.

Translated by Thomas D. Le29 February 2008

Ripe Springtime

The ruddy sun disperses all the smoke;A few thatch huts bask in the sun-splashed gold.Rustling the wind flirts with the azure cloak,Upon the vine trellis springtime unfolds.

The lush grass waves flee to the horizon.Groups of farm girls sing lays upon the hills.Morrow some of this crowd of nubile maidsFollow their men leaving behind their plays.

The songs hang round the mountain sides,Panting just like the breath of clouds.Under the thick bamboo someone whispers Words full of wit and innocence.

The visitor chances upon the ripe springtime,His tender heart turns sudden on the village life:“This year, is that fair maiden still carrying rice Along the white riverbank in the burning sun?”

Translated by Thomas D. Le2 March 2008

The Moon As the Ultimate Motif

The single most important motif in Hàn Mặc Tử's verse is the moon. It occupies about a third of the poems written during the Period of Suffering, in which he lived in fear of his disease and isolated himself. But the world of sequestration, largely one of pain and torment, gives him visions of

Page 60: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 60

imaginary existences.

The moon becomes to him more than a romantic figure capable of exciting love and lust. It is a protean creature of his febrile imagination that he cherishes, plays with, sleeps with, swallows in, drinks in, spits out, prays for, is drunk with. The moon is white, yellow, bright, dull, all-present. It is dry, fragrant, diaphanous, flirtatious. The moon morphs into water, is a beauty, becomes Han himself or his beloved, and gets entangled in the trees. As a human, the moon enjoys or suffers all the emotions a human has. The moon has substance, essence, and existence. But it can also have no substance. And most of all the moon possesses all of the above attributes at the same time, an ability that sets Han's moon apart from the moon of other poets.

Contrary to what one might think of a young man afflicted by an intractable illness, Hàn is far from being defeated. His moon poems and all the other weird poems of the Period of Suffering testify to a poet in full control of his creative élan. Nowhere can one see a trace of morbidity or self-pity in his arresting verse. With verve and abandon, Hàn seems to thrive on shocking images and wild associations. He cavorts with the moon, everywhere it can be seen, in the sky, on the forest floor, in the trees, in the river, in a pool. He hugs, chases, challenges, and threatens the moon. He gets drunk with moon as the moon liquefies and collects in a pool. In short, to Hàn, the moon is not some distant, unreachable beauty queen, but an almost flesh-and-blood girl with substance that is in constant flux. The moon's changing shape fits the poet's changing mood and inspiration just fine.

Hàn goes with the moon where no others dare to tread. His bold images made from sense-data of various senses challenge our imagination and leave us mystified. Yet we let him lead us into his bizarre world without protest, for somehow we trust his brain on fire to know what it is creating and to what limits his creations can go. We approve of the liberty he takes with the moon, just as he knows when taking such liberties that his creations live in a universe of their own.

Anh điên

Tặng Thúc Tề

Anh nằm ngoài sự thực Em ngồi trong chiêm bao Cách xa nhau biết mấy Nhớ thương quá thì sao ? Anh nuốt phứt hàng chữ Anh cắn vỡ lời thơ Anh cắn, cắn cắn cắn Hơi thở đứt làm tư!

Hàn Mặc Tử

I Am Mad

To Thúc Tề

I dwell outside the truth;You sit within the dream.How far apart are weNow that we're in love so?This line of words I swallow,And bite open the verse,And I bite, bite, bite, biteTo break my breath in four!

Translated by Thomas D. Le16 February 2008

Page 61: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 61

Trăng vàng trăng ngọc

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng Trăng, Trăng!Ai mua Trăng tôi bán trăng choKhông bán đoàn viên, ước hẹn hòBao giờ đậu trạng vinh qui đãAnh lại đây tôi thối chữ thơ.Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn TrăngTôi giả đò chơi anh tưởng rằngTôi nói thiệt, là anh dại quá!Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang?

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng Trăng, Trăng!Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơiTôi đang cầu nguyện cho trăng tôiTôi lần cho trăng một tràng chuỗi,Trăng mới là trăng của Rạng NgờiTrăng! Trăng! Trăng! Là Trăng Trăng, Trăng!

Say trăng

Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệngCho bay lên hí hửng với ngàn khơiỞ trên kia, có một ngườiNgồi bến sông Ngân giặt lụa chơiNước hóa thành trăng, trăng ra nướcLụa là ướt đẫm cả trăng thơm!Người trăng ăn vận toàn trăng cảGò má riêng thôi lại đỏ hườm.Ta hẵng đưa tay choàng trăng đãMơ trăng ta lượm tơ trăng rơiTrăng vướng lên cành - lên mái tóc cô ơiHãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi!Thong thả cô đi...Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương?Tối nay trăng ở khắp phươngThảy đều nao nức khóc nường vu quiSay! Say lảo đảo cả trời thơGió rít tầng cao trăng ngã ngửaVỡ tan thành vũng đọng vàng khô

Moon of Gold, Moon of Jade

Moon! Moon! Moon! O Moon, Moon, Moon! I'll sell the moon to the first comer.I'll not sell reunion or trysting date.Wait till you come home with a doctor's honors,Then drop by so we'll talk scholars' learning.No! No! No! I will never sell the moon orb.You took my joke so seriouslyI thought you must be dull!Who's so heartless as to sell the moon of jade, the moon of gold?

Moon! Moon! Moon! O Moon, Moon, Moon! The moon is so bright everywhere;And I am praying for my moon.I count the beads in prayer.The new moon is the moon of glory.Moon! Moon! Moon! O Moon, Moon, Moon!

Translated by Thomas D. Le12 April 2008

Drunk with Moon

I spit my soul out of my mouthTo let it float with mirth in the universe.Up above, there is a manSitting by the Milky Way to wash his silk.The water morphs into moon, and the moon into water;The silk is soaked through with fragrant moon!The moon's body is clothed entirely in moon;Only her cheeks are scarlet red.Let's stretch our arms to hug the moon.Dreaming of moon I glean the silks of moon.The moon gets caught in the boughs, in your hair too, sweet.Hold it, let me untangle you and set you free!Slowly you move away...With moon breaking into foam what have I left to love?Tonight the moon is everywhere.Everyone weeps for the bride who's following her

Page 62: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 62

Ta nằm trong vũng trăng đêm ấySáng dậy điên cuồng mửa máu ra.

Ngủ với trăng

Ta không nhấp rượu Mà lòng ta say Vì lòng nao nức muốn Ghì lấy đám mây bay Té ra ta vốn làm thi sĩ Khát khao trăng gió mà không hay Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng cháy, Trên sóng cành, sóng áo cô gì má đỏ hây hây Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng Với là hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây Gió nâng khúc hát lên cao vút Vần thơ uốn éo lách rừng mây Ta hiểu ta rồi, trong một phút Lời tình chơi vơi giữa sương bay Tiếng vàng rơi xuống giếng Trăng vàng ôm bờ ao Gió vàng đang xao xuyến Áo vàng bởi chị chưa chồng đã mặc đi đêm Theo tôi đến suối xa miền Cõi thơ, cõi mộng, cõi niềm yêu đương Mây trôi lơ lửng trên dòng nước Đôi tay vốc uống quên lạnh lùng Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ Đầy mình lốm đốm những hào quang.

groom home.Drunk! So drunk I upend the verse-filled sky.As wind whistles from its heights; the moon tips overBreaking into pools yellow and dry.I lie in one of those pools of moonAnd rise insane to spurt blood in the morn.

Translated by Thomas D. Le12 April 2008

Sleep with the Moon

Though not touching a drop of wine,My inner self is drunk,For I am dying with desireTo clutch the flying clouds.So I am really made to be a poetFated to thirst unknowingly for moon and wind. I force the sun to stop shining, singing, burning,On the waving limb, on the ruddy-cheeked girl's dress.I eavesdrop on the anxious wind-scattered thoughts Like the hot breath of the innocent age.The wind lifts up the songs skywardAnd sends the rhyme wafting toward a forest of clouds.I understand myself, in just a blink,Love words floating amidst the drifting mist.A yellow sound falls in the well;The yellow moon hugs the pond's edge;The yellow wind is in turmoil;The yellow dress of the unmarried girl who leaves at nightTo follow me to the distant stream,To the land of poesy, of dream, of love.The clouds hover above the watercourse;I drink from my cupped hands oblivious to cold.Tottering tall hills huddle with moon in their sleep,Their bodies splashed with patches of halos.

Translated by Thomas D. Le12 April 2008

Page 63: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 63

Cô gái đồng trinh

Ôi cho ghê quá, ôi ghê quá Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi

Đêm qua trăng vướng trong cành trúc Cô láng giềng bên chết thiệt rồi Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới Chưa hề âu yếm ở đầu môi.

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc Cả một mùa xuân đã hiện hình Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi Chết rồi - xiêm áo trắng như tinh.

Có tôi đây hồn phách tôi đây Tôi nhập vào trong xác thịt này Cốt để dò xem tình ý lạ Trong lòng bí mật ả thơ ngây

Biết rồi, biết rồi! Thôi biết cả Té ra Nàng sắp sửa yêu ta Bao nhiêu mơ ước trong tim ấy Như chưa xuân về thổ lộ ra.

Huyền ảo

(Tặng Xuân Diệu để ghi lấy một đêm trăng gặp gỡ ở đất Tràng An)

Mới lớn lên trăng đã thẹn thò Thơm như tình ái của ni cô Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ

Đang khi màu nhiệm phủ ban đêm Có thứ gì rơi giữa khoảng im Rơi tự thượng tầng không khí xuống

The Virgin

Oh horror, O horror of horrors.I felt my soul aquiver already.

The moon got caught in the bamboo last night.The girl next door has really died.Her virginity remaining intact,She had never been kissed on the lips, in fact.

Her body smells so good, better than jade.The spring season has its grand entrance made. Its splendor seems to linger to eternity.In death her clothes are white as purity.

Here I am, and here is my soul.I am entering this flesh-and-blood body wholeTo find out if any strange thoughtsLay hidden within this chaste girl's heart or not.

I know, I know! I know it, see.It turned out she was going to love me;The many dreams living in her heart knowHow to wait for springtime to show.

Translated by Thomas D. Le11 April 2008

Phantasmal

To Xuân Diệu to remember that moonlight night encounter at Trang An.

Shy is the moon barely at puberty,Yet has the sweet fragrance of a nun's love. Light-headed wind takes on the colors ofLight. The flowers and I are touched slightly.

Enveloped in the magic veil of night Something falls down in the hushed space From up above its stratospheric height

Page 64: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 64

Tiếng vang nhè nhẹ dội vào tim.

Tôi với hồn hoa vẫn nín thinh Ngấm ngầm trao đổi những ân tình Để thêm ấm áp nguồn tơ tưởng Để bóng trời khuya bớt giật mình.

Từ đầu canh một đến canh tư Tôi thấy trăng mơ biến hoá như Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng Cứ là mỗi phút mỗi nên thơ

Ánh trăng mỏng quá không che nổi Những vẻ xanh xao của mặt hồ Những nét buồn buồn tơ liễu rủ Những lời năn nỉ của hư vô.

Không gian dầy đặc toàn trăng cả Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng Mỗi ảnh mỗi hình thêm phiếu diễu Nàng xa xôi quá nói nghe chăng ?

Rướm máu

Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút Mỗi lời thơ đều dính não cân ta Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt Như mê man chết điếng cả làn da.

Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh, Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.

Ta đã ngậm hương trăng đầy lỗ miệng Cho ngây người mê dại đến tâm can Thét chòm sao hoảng rơi vào đáy giếng Mà muôn năm rướm máu trong không gian.

Its faint echo bounces with my heart's pace.

The flower's soul and I still hold our tongue;In secret we exchanged our love vows youngTo warm up our wellsprings of wordsAnd to calm the deep dark night's nerves.

From the first watch to the fourth watchI saw the moon dimming as thoughFragrant smoke from the land of dreamWeaves lovely verse each moment slow.

Moonlight cannot hide, for it's filmy so,The face of the lake and its pale wanness, The gloominess of the weeping willow,And the supplications of nothingness.

All of space is filled with moonbeams.I am the moon, and she is the moon too.Each image is disembodied, meseems;She's far away, I wonder she can hear me too.

Translated by Thomas D. Le12 April 2008

Oozing Blood

I want my soul to flow onto my pen,Each word to be smeared with bits of my brain,The pen strokes to dance like jets of blood,Comatose skin insensible to pain.

Let me wallow in my own blood,On the thin paper spread my pain.Keep not my muse in fever shut,My heart pours words shaking onto my pen.

I hold a mouthful of moon scent And feel numbness within my guts.My howls scare stars into the well, Ten thousand years staining the sky with blood.

Translated by Thomas D. Le13 April 2008

Page 65: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 65

Sầu vạn cổ

Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh, Hơn hết u buồn của nước mây, Của những tình duyên thương lỡ dở, Của lời rên siết gió heo may.

Cho ta nhận lấy không đền đáp, Ơn trọng thiên liêng xuống bởi trời, Bằng tiếng kêu gào say chếnh choáng, Bằng tim, bằng phổi nóng như sôi.

Và sóng buồn dâng ngập cả hồn, Lan tràn đến bến mộng tân hôn. Khóe cười nức nở nơi đầu miệng, Là nghĩa, trời ơi, nghĩa héo hon.

Hồn là ai

Hồn là ai là ai? Tôi không biết Hồn theo tôi như muốn cợt chơi tôi Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng Tôi chết giả và no nê vô vạn Cười như điên, sặc sụa cả mùi trăng Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến Thịt da tôi sương sần và tê điếng Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng em Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức Rồi bay lên cho tới một hành tinh Cùng ngả nghiên lăn lộn giữa muôn hình Để gào thét một hơi cho rởn ốc Cả thiên đường trần gian và địa ngục

Hồn là ai? Là ai? Tôi không hay Dẫn hồn đi ròng rã một đêm nay

Age-Old Sorrow

My heart's colder in grief than winter coldSadder than all the sadness of the world,Of the desolation of the lovelornOf the autumn wind's moans and groans.

Let me accept without finesseThe blessings from the heaven come,But with clamors and drunkenness,With searing heart and boiling lungs.

The waves of woe submerge my soul,Spread to the honeymooners' dream.The bursts of laughter on the lipsNothing but, heavens!, wilted sense.

Translated by Thomas D. Le13 April 2008

Who Are You, Soul?

Soul, who are you? I know you not.Soul followed me just so to mock.Lips full of scent I dared not hold my smile.Quickly Soul gave me a mouthful of light.I fainted but felt satiated,Laughing like crazy, smelling of moon.My shirt is filled with more than gold.Soul scratched, scraped and chewed heartilyMy flesh and skin numb and knotty.I agonized from limitless horror.I drowned Soul in the pond of moonThat covered him up to his chest.We both thus lay sobbing and motionless,Then soared spaceward to a planetThrashing, struggling about in myriad formsEjecting our bone-chilling howlsThrough the world, paradise and hell.

Soul, who are you? I know not what.But after the night's trip with you,

Page 66: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 66

Hồn mê mệt lả mà tôi thì chết giấc.

Rượt trăng

Ha ha! Ta đuổi theo trăng Ta đuổi theo trăng Trăng bay lả tả trên cành vàng Tới đây là nơi tôi được gặp nàng Rủ rê, rủ rê hai đứa tôi vào rừng hoang Tôi lượm lá trắng làm chiếu trải Chúng tôi kê đầu trên khối sao băng Chúng tôi soi chuyện bằng hơi thở Dần dần hao cỏ biến ra thơ Chúng tôi lại là người của ước mơ Không xác thịt chỉ là linh hồn đang mộng Chao ôi! Chúng tôi rú lên vì kinh động Vì trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tôi.

Hoảng lên nhưng lại cả cười Tôi toan níu áo nàng thời theo trăng Hô hô! Ta đuổi theo trăng! Ta đuổi theo trăng! Trăng! Trăng! Trăng! Trăng! Thả nàng ra, thôi thả nàng ra Hãy buông nàng xuống cho ta ẵm bồng

Đố trăng trăng chạy đàng trời Tôi rú một tiếng trăng rơi tức thì ....

Uống trăng

Bóng hằng trong chén ngả nghiêng, Lả lơi tắm mát làm duyên gợi tình. Gió đùa mặt nước rung rinh,

You felt exhausted, and I fainted.

Translated by Thomas D. Le17 April 2008

Chasing the Moon

I am chasing the moon, ha ha!I am chasing the moon.The moon flies in scattered bits of gold.It's here that I met her.Together we ran off to the wild forest.I picked the moon leaves for bedding.We rested our heads on the masses of shooting stars;We lighted our talks with our breaths.Gradually the grass changed to verse.We are people with a dreamNot of the flesh but of the soul dreaming.Gosh! We howled when alarmedBecause the jealous moon tumbled on our bodies.

Though frightened I burst out laughing.I tried to grab her dress, but she followed the moon.Ho ho! I am going after the moon! I'm going after the moon!Moon! Moon! Moon! Moon!Let her go. Let her go.Let her down so I can hold her.

I dare you moon to run and hide.Just a roar from me and you'll fall immediately.

Translated by Thomas D. Le13 April 2008

Drinking the Moon

The moon throws her shadow in the wine glassTo take her lascivious love-inducing bath.

Page 67: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 67

Lòng ta khát tiếng chung tình từ lâu. Uống đi cho đỡ khô hầu, Uống đi cho bớt cái sầu miên man. Có ai nuốt ánh trăng vàng, Có ai nuốt cả bóng nàng tiên nga.

The wind playfully ripples the waterLeaving my heart to thirst for love.Let us drink to soothe and soften our throatsLet us drink to lessen the pervasive gloom.Is there one to gulp the yellow moonlightAlong with the reigning moon queen?

Translated by Thomas D. Le24 February 2008

Thomas D. Le3 June 2008http://www.geocities.com/tdl.geo/

*****

Bụi hồng và chữ Trinh của nàng Kiều

của Tô Vũ

1.1 Bụi hồngTôi cũng liên tưởng tới một chữ "bụi" khác, là chữ "bụi hồng" dùng nhiều lần trong truyện Kiều.

Nghĩa đen, bụi hồng là " bụi bặm màu hồng " (poussière de couleur rose), hoặc là " một bụi cây hồng " (un buisson de roses).

Tại sao bụi bặm lại mầu hồng ? Tôi không hiểu tại sao. Tôi không nghĩ ra, tôi không thể giải thích được,.

Tôi tra cứu ba bốn cuốn Kim vân Kiều nhưng không có cuốn nào giải thích nguyên nhân tại sao lại gọi là " hồng ", nếu có cuốn giải thích thì chỉ vắn tắt bụi hồng là bụi mầu hồng mà thôi, cái đó thì ai cũng hiểu.

Cuốn "Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" của ba tác giả Lê Hữu Mục, Phạm thị Nhung và Đặng quốc Cơ xuất bản tại Paris năm 1998 có những chú thích về bụi hồng :

1) Chú thích 250 (trang 350) Mây tần khoá chín song the, Bụi hồng líu díu đi về chiêm bao, giải thích: Bụi hồng đây là Khóm hoa hồng, nơi mà Kiều đứng núp, tưởng là Kim Trọng không trông thấy, có biết đâu anh chàng này đã để mắt nhìn từ lâu (fin de citation).

2) Chú thích 1036 (trang 383) : Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia , giải thích "phiá kia người đi lại làm cho bụi mù tung lên" (fin de citation)

3) Chú thích 3046 (trang 504) : Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi, giải thích ," chốn bụi hồng : nơi bụi bặm, chỉ cuộc đời nhơ bẩn.

***

Bụi hồng là từ chữ hồng trần của Tàu.

Page 68: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 68

1) - Tự điển Đào duy Anh giảng : hồng trần là Bụi mầu hồng, nghĩa bóng là thế giới phiền hoa.

2) - Tự điển Thiều Chửu giảng : Sắc hồng là mầu đỏ tươi hơn các sắc đỏ khác, cho nên gọi các kẻ được yêu dấu vẻ vang là hồng. Hồng là đẹp đẽ nhộn nhịp như hồng trần. Chốn bụi hồng là chỉ các nơi đô hội.

***

Tôi vẫn chưa hiểu tại sao bụi lại "màu hồng". Sao không là bụi trắng, bụi đen, bụi xám như ta thường thấy ?

Nhà thơ Hoàng Nguyễn cho tôi biết, cụ Nguyễn Du quê ở Nghệ An-Hà Tĩnh, nơi này đất đỏ, nên cụ thường dùng chữ "bụi hồng" trong truyện Kiều. Ở Việt Nam có nhiều nơi đất đỏ lắm. Tôi đã nhìn thấy đất đỏ ở vùng Sơn Tây, vùng Phú Thọ ngoài Bắc, tôi đã nhìn thấy nước sông Hồng Hà vào mùa nước lớn, nước chảy cuồn cuộn màu hồng xẫm, xứng đáng với tên Sông Hồng mà người ta đặt tên cho sông đó, tôi đã thấy ở miền Nam Việt Nam có vùng đất đỏ, nơi gọi là Plantations des Terres Rouges, nhưng không vì thế mà chữ "bụi hồng" lại dùng để chỉ cuộc sống ở trên trái đất này, không vì thế mà bụi hồng lại ám chỉ cõi đời bụi bặm phiền nhiễu này.

*******

1.2 Kiều hy sinhLính sai nha đến nhà bắt Vương ông và Vương Quan, vì bị một tên trộm khai hai người là đồng loã đi ăn trộm. Trong lúc khám xét tìm tang chứng, bao nhiêu tiền bạc tư trang quý giá bị sai nha lấy hết, cướp hết. Chúng lại còn đòi hối lộ 300 lạng mới thả Vương ông và Vương Quan.

Nhà không có tiền bạc, Kiều phải nhận lấy tên Mã Giám Sinh làm chồng, bán mình lấy số tiền 400 lạng để hối lộ các sai nha thả cha và em ra. Không ngờ Mã Giám Sinh không phải là người đi tìm vợ mà lại là một tên ma-cô đi kiếm mua gái đẹp làm ca kỹ.

Hình Mã Giám Sinh thử tài thơ và đàn của Kiều trước khi

mua Kiều với giá 400 lạng. (Mã Giám sinh ngồi, Kiều gảy

đàn ở bên phải, bên trái là mụ mối, cầm sẵn giấy tờ để ký)

Thế là bắt đầu một hành trình tai hoạ dài 15 năm, đau đớn, nhục nhã, oan ức, khổ sở, gặp nhiều nỗi gian truân, bị lưà, bị làm nhục, bị bắt phải tiếp khách làng chơi, gặp Mã giám sinh, gặp Tú Bà, gặp Sở Khanh, gặp Thúc sinh, gặp Hoạn thư, gặp sư Giác duyên, gặp Bạc Hạnh, Bạc bà, gặp Từ Hải. Kiều nghe quan quân đánh lừa, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải bị quan quân giết chết. Hồ tôn Hiến bắt Kiều lấy một thổ quan. Kiều không chịu nhục, hối hận vì đã làm Từ Hải chết, Kiều không còn thiết sống nữa, nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Được sư bà Giác Duyên cứu sống, đưa về tu ở một cái am.

***

Sau khi được sư bà Giác Duyên cứu sống, Kiều không có ý định trở về với gia đình. Kiều chẳng bao giờ tìm đường về với gia đình, Kiều không có ý định đó có lẽ vì lưu lạc quá xa nhà, khi Mã giám Sinh

Page 69: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 69

đưa nàng về Lâm Tri đã phải đi mất một tháng (câu 920, Những là lạ nước lạ non, Lâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi) về sau luân lạc còn xa nữa, đàn bà con gái một mình, thời xa xưa, 500 năm trước, dù có muốn cũng không thể tìm đường trở về với gia đình được, không phải là Kiều vô tình quên cha mẹ.

Một người đã tự tử mà được cứu sống, tâm trạng và tinh thần mất ổn định, ngày xưa gọi là vẫn chưa hoàn hồn, Kiều cũng vậy mà còn nặng hơn người khác nữa vì những nổi đau khổ của nàng chồng chất quá nhiều.

Kiều sống trong một khoảng "không". Tâm hồn và thể xác không có một chỗ đứng nào trong cái khoảng "không" đó. Kiều đã tới một trạng thái mà những tình cảm ái ố dục không còn có chỗ ngự trị trong lòng .

***

Một khi đã quyết định tìm cái chết để chấm dứt những đau khổ của cuộc đời, người được cứu sống chẳng cho việc sống lại là một may mắn, vì sống lại cũng chẳng thay đổi được gì, đau đớn quá khứ vẫn còn đó không xoá nhoà trong tâm trí được, tương lai chẳng có gì để mơ tưởng. Kiều ở trong tình trạng tâm sinh lý đó, cho nên quyết định đi tu để xa lánh cõi người, cõi đời là một quyết định phù hợp nhất với tình trạng của nàng.

Vả chăng Kiều là một cô gài ngây thơ trong trắng, lúc 16 tuổi đã làm một nghĩa cử hy sinh bán mình để chuộc cha, 15 năm bị đời xô đẩy vào đám nhơ bùn, do xã hội vứt nàng vào, chứ thật tâm hồn nàng vẫn là tâm hồn trong trắng. Một cô gái đẹp, con nhà tử tế, ngây thơ, chỉ biết ăn học, cầm kỳ thi hoạ, sống trong gia đình nhung lụa cách đây 500 năm, (thế kỷ 15), tuổi 15, 16, tuổi còn con nít, thử hỏi làm sao có đủ thông minh, làm sao có đủ kinh nghiệm, có đủ bản lĩnh để đối chọi với đời ma quái, ma quái chẳng kém gì thế kỷ 19, 20 mà truyện Kiều được dựng lên (Kim Vân Kiều Truyện, nguyên tác từ bên Tàu tác giả là ThanhTâm Tài Nhân, cụ Nguyễn Du viết thành văn vần, nhưng cụ vẫn giữ những tình tiết của nguyên bản). Nàng có phản ứng vài lần nhưng chỉ là những phản ứng yếu ớt chẳng có kết quả gì trước những quỷ quái ranh ma thâm độc của bọn mua bán phụ nữ : nàng cầm dao đâm vào người để tự tử khi bị vợ Mã giám sinh chửi bới ; nàng bỏ trốn theo lời đường mật của Sở Khanh ; nàng lấy Thúc sinh ; nàng lấy Từ Hải, v.v... tất cả chỉ là những toan tính để thoát khỏi cái sổ Đoạn Trường, thoát khỏi tình trạng khổ cực mà số mệnh đã gieo nàng vào. (Đoạn trường có nghĩa đen là "đứt ruột". Sổ Đoạn Trường là cuốn sổ có ghi tên những người đàn bà phận bạc mà cuộc đời gặp những gian truân khổ cực. Sổ Đoạn truờng là một invention của tác giả truyện Kim Vân Kiều). Đến khi chịu đựng không nổi nữa, không còn sức để cãi số mệnh nữa thì nàng tự tử gieo mình xuống sông Tiền Đường. Đoạn trường của nàng đã được xoá sổ, đã chấm dứt, nhưng tâm hồn nàng cũng nguội lạnh luôn, nàng chẳng còn một mong ước chờ đợi gì ở cuộc sống, ở cuộc đời, ở tương lai.

Năm Gia Tĩnh triều Minh vào khoảng giữa hai thế kỷ 15 và 16, các ca kỹ ở bên Tàu sinh hoạt tương tự như những "geisha" của những Trà Thất (Maison de thé) của Nhật bổn mà ta đã có dịp được coi trong phim "Shogun" với tài tử Richard Chamberlain và Toshiro Mifune. Người ca kỹ cần có sắc đẹp, có học thức, cầm kỳ thi hoạ, biết làm thơ, biết hát, biết gảy đàn, biết tiếp rượu, biết nói chuyện giải trí cho những khách hàng đi tìm giải trí, đi tìm thư giãn (détente, relaxe), sau những giờ làm việc mệt mỏi, sau những khó khăn phải giải quyết, hay là trong những gặp gỡ xã giao, người ca kỹ thời đó không phải là một cô gái chỉ chuyên bán dâm, đĩ điếm, prostituée, như trong các nhà kín ở Âu châu (maison close), không phải là một grue, một péripatéticienne gái đứng đường như ở Âu châu thời nay.

Người ca kỹ phải biết :

... khi khoé hạnh khi nét ngài

Page 70: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 70

Khi ngâm ngợi nguyệt khi cời cợt hoa (câu 1213)

... Lầu xanh mới rủ trướng đàoCàng treo giá ngọc càng cao phẩm ngưởi (câu 1227)

... Đòi phen nét vẽ câu thơCung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa (câu 1245)

******

Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan ở Lâm Thanh. Hai người đi Lâm Tri tìm Thuý Kiều may mắn đã tìm thấy Kiều tu trong một cái am nhỏ với sư bà Giác Duyên.

Thuý Kiều gặp toàn thể gia đình. Ông bà viên ngoại ngỏ lời đón con về với gia đình.

Kiều từ chối, muốn ở lại am để tu theo đạo Phật, Kiều nói :

"Sự đời đã tắt lửa lòngCòn chen vào chốn bụi hồng làm chi" (câu 3045)

***

Hết kiếp đoạn trường, Kiều trở về đời sống bình thường, nhưng tâm nàng đã biến đổi. Kiều ghê tởm chen chân sống vào cái xã hội ác độc, đầy cạm bẫy xấu xa. Kiều ghê tởm cả thân xác mình, nhưng Kiều còn chút hãnh diện nội tâm về sự hy sinh cao cả của nàng để cứu vớt cha em, chứ không phải do lòng ham muốn tình dục (Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều, Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm, câu 2681). Nàng tự nghĩ rằng tâm hồn nàng vẫn trong trắng mặc dầu thể xác bị dơ bẩn ô uế. Sau khi thoát chết, thì những tình cảm yêu, ghét đã dẹp tắt, mọi ham muốn trong lòng đã nguội lạnh, lửa lòng đã tắt. Trong lòng thanh thản không ham muốn mọi sự trên cõi đời, Thuý Kiều chỉ còn muốn theo sư bà Giác Duyên để tu học kinh kệ quỳ mình dưới chân Phật. Nàng nói với cha mẹ :

"Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi, Dở dang nào có hay gì, đã tu tu trót qua thì thì thôi." (câu 3047)

- Con đã bắt đầu đi tu rồi thi xin cha mẹ để cho con tu trọn kiếp.

Nàng nói với Kim Trọng : Thiếp đã quá tuổi lấy chồng rồi xin chàng để cho qua luôn đừng nhắc đến việc hôn nhân nữa.

Vương ông không nghe như vậy. Vương ông hứa nếu Thuý Kiều về với gia đình thì sẽ lập am gần nhà cho Kiều tu và mời sư bà Giác Duyên về tu cùng.

1.3 Đêm " lịch sử " của Kim Trọng và chữ TRINH của nàng Kiều"Nghe lời nàng phải chiều lòngGiã sư giã cảnh đều cùng bước ra" (câu 3057)

Trong buổi tiệc mừng tái hợp, Thuý Vân đã chút say rượu (Tàng tàng chén cúc giở say, Đứng lên Vân mới giãi bày một hai, câu 3061), Thuý Vân nói:

Page 71: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 71

Vì có chuyện ba đào sóng gió nên mới mang em thế vào chỗ chị để lấy chàng Kim Trọng, bây giờ gió yên sóng lặng, bây giờ gương vỡ lại lành, còn lời thề xưa đó vả lại tuổi chị chưa già, (quả mai ba bẩy đương vừa, đào non sớm vi se tơ kịp thì, câu 2075) xin chị tái hợp với chàng Kim Trọng để thành duyên chồng vợ.

Kiều nói :

- Thôi em ơi, chuyện cũ rồi, bây giờ em nói ra làm gì nữa. Xưa chị có lời ước thật, nhưng bây giờ chị không còn như trước nữa, dãi gió dầm mưa nhiều, nói ra chị hổ thẹn, em coi như nước thuỷ triều cuốn trôi lời ước hẹn đó đi.

Kim Trọng nói :

- Nàng nói lạ lùng, tuy có sự thay đổi nhưng lời thề còn đó. Một khi thề ước thì sống chết vẫn phải giữ lời thề. (Lúc thề thì Kiều cắt tóc, hai người cùng thề với ông Trăng, thề trăm năm cùng sống với nhau . "Tiên thề cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi, vừng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng. Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" (câu 447-452).

Kiều đáp :

- Trong đạo vợ chồng thì chữ trinh là quan trọng bậc nhất, từ khi thiếp ra khỏi nhà đến giờ thì thiếp như hoa tàn như trăng khuyết, thiếp rất xấu hổ. Nếu chàng vẫn còn nặng tình thì xin đổi tình vợ chồng ra tình bạn, đem tình cầm sắt (tức là đàn cầm và đàn sắt, nghĩa là vợ chồng) đổi ra cầm kỳ (tức là đàn cầm và bàn cờ, nghĩa là bạn hữu, đàn ca và đánh cờ với nhau). Xin đừng nói đến chuyện vợ chồng, thiếp buồn và xấu hổ lắm.

Kim Trọng nói :

- Nàng đã lấy chữ hiếu thay chữ trinh, thì nàng còn đáng trọng hơn, " hoa tuy tàn nhưng vẫn tươi hơn trước, trăng tuy tàn nhưng còn sáng tỏ gấp mười đêm hôm rằm.

***

Được sự khuyến khích của cha mẹ, nàng đành phải nhận lễ kết hôn với Kim Trọng.

Sau bữa tiệc, khi mọi người rút lui, hai người vào phòng riêng, thì chuyện đáng lý xảy ra đêm tân hôn lại không xảy ra.

Phải nói rằng Kim Trọng lấy lý do tôn trọng lời thề, để đòi Kiều phải kết hôn, thật ra thì Kim Trọng vẫn thấy Kiều đẹp lắm, và mê lắm.

Mười lăm năm sau bây giờ gặp lại, Thuý kiều có thay đổi gì không ? Lúc mới gặp Kiều ở trong am, ông bà viên ngoại cầm tay Thuý Kiều, thấy diện mạo Thuý Kiều :

"Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra

Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa

Mười phần xuân có gầy ba bốn phần"...

Có nghĩa là Thuý Kiều vẫn còn trẻ đẹp như hồi 15 năm trước, hơi bị gày ốm già đi chút đỉnh.

Lúc bấy giờ Kiều mới 31-32 tuổi, lại đẹp, lại biết sửa soạn, biết "maquiller", lại khéo léo trong việc ăn nói, thì làm gì Kim Trọng chẳng mê, "mê tít thò lò".

Nhưng Kim Trọng không biết tâm lý của nàng Kiều lúc bấy giờ. Trong lòng nàng đã chán nản hết sự

Page 72: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 72

đời, nhưng vì muốn chiều lòng cha mẹ và chiều lòng KimTrọng nên nàng phải nhận lời kết hôn, chứ thâm tâm nàng không muốn.

Khi hai người vào phòng tân hôn, Kim Trọng ngỏ ý ân ái, thì Kiều từ chối. Kiều nói : Kiều là một cánh hoa tàn, xin tôn trọng Kiều để Kiều còn chút tự hào với mọi người. "Riêng lòng đã thẹn lắm thay, cũng là mặt dạn mày dày khó Những như âu yếm vành ngoài, còn toan mở mặt với người cho qua ".

Kiều tự nghĩ mình là người bỏ đi (Phận thiếp đã đành, có làm chi nữa cái mình bỏ đi) vì nghĩ chàng có nghĩa cũ tình xưa nên cũng chiều lòng nhận lời làm hôn lễ với chàng (Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi, chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may). Còn trong việc gối chăn sinh con nối dõi tông đường thì đã có Thuý Vân. Trong đạo vợ chồng thì còn có nhiều thú vui khác, thiếp chỉ là một đoá hoa tàn không xứng đáng với chàng, đoá hoa tàn có gì đáng quý mà chơi.

Kiều nói: "Chữ trinh còn một chút nàyChẳng cầm cho vững lại giày cho tan.” Xin chàng xét cho thiếp, thiếp chỉ còn một chút "TRINH" này, thiếp phải giữ cho thiếp, thiếp phải giữ cho vững đừng làm cho tan mất đi.

***

Dùng chữ TRINH ở đây, thì có điều không ổn, vì trinh tiết (chasteté, virginité) của một cô gái không thể nào nói còn một chút, còn thì còn cả, mất thì mất cả. Có lẽ Kiều nghĩ rằng mặc dầu bị 15 năm bó buộc làm gái làng chơi, làm gái mại dâm, thể xác dơ bẩn, nhưng tâm hồn nàng vẫn còn trong trắng, bao nhiêu tội lỗi không phải do nàng gây ra, nàng chỉ là một hình nhân (robot), một con cờ, một người bị sai khiến, một người bị số phận đưa đẩy.

***

Gặp lại nhau đây, thật là quý, xin chàng đừng làm cho thiếp mất cái tin tưởng đó, cái hãnh diện đó.

* Kim trọng đành "nuốt nước bọt", "đau khổ" trả lời Kiều rằng :

"Chừng xuân tơ liễu còn xanhNghĩ sao cho khỏi thoát vòng ái ân...Ai ngờ lại họp một nhàLọ là chăn gối mới ra sắt cầm"Nàng còn trẻ đẹp quá, sao tôi không nghĩ đến chuyện ái ân. Nay biết tâm hồn nàng trong trắng, không vướng bụi trần, tôi rất trọng lời nàng. Tôi hiểu rằng chẳng cần có việc chăn gối cũng vẫn là vợ chồng.

Nghe nói vậy, Kiều sửa sang lại áo, cài lại trâm, sửa lại tóc, quỳ xuống cúi đầu lạy tạ chàng, cảm ơn "chàng đã gạn cho lòng thiếp được trong sạch, và che chở cho danh tiết của thiếp".

Rồi Kim Trọng yêu cầu nàng đánh đàn, làm thơ suốt đêm.

Chuyện trò chưa cạn tóc tơGà đà gáy sáng trời vừa rạng đông ... 1.4 Chữ TRINH của Kiều Thiệt ra thì tâm trạng của Thúy Kiều lúc bấy giờ phức tạp lắm, nửa chán chường không còn muốn sống, nửa muốn đi tu, nửa muốn tái hợp với gia đình, với Kim Trọng, nửa tự ty về danh tiết bị ô uế, nửa tự cao hãnh diện về hành động bán mình chuộc cha, nửa tự nghĩ tâm hồn mình còn trong trắng, tất cả

Page 73: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 73

những ô uế của đời mình là do bị xô đẩy chứ không phải do tại mình gây ra.

* Kiều nhớ lại lần đầu tiên gặp Kim Trọng, lúc Kim trọng bắt đầu lả lơi :

Sóng tình dường đã siêu siêuXem trong âu yếm có điều lả lơi,thì bị Kiều cự tuyệt ngay. Kiều nhớ lại có hứa hẹn với Kim Trọng :Vi chi liễu ép hoa nàiCòn thân ắt lại đền bồi có khi.

* Kiều nhớ lại khi Mã Giám Sinh dẫn nàng về khách sạn thì nàng lại nghĩ ngay đến Kim Trọng, hối tiếc khi trước đã từ chối Kim Trọng :

" Phẩm tiên rơi đến tay hèn, hoài công nắng giữ mưa gìn với ai Biết thân đến bước lạc loài, Nhị đào thà bẻ cho người tình chung." (câu 789 -792)

* Lạ thay, bây giờ, 15 năm sau, Kiều lại từ chối Kim Trọng, lấy cớ rằng " chữ trinh còn một chút này, chẵng cầm cho vững lại giày cho tan".

Thật khó hiểu được tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ. Nhiều người đọc đã ngạc nhiên về chữ TRINH mà nàng nói, nhiều giải thích đã được đưa ra. Xin dẫn một vài giải thích như sau :

* Cuốn Kiều của Vân Hạc Văn Hoè (édition Diên Hồng, Hoa Kỳ) chú giải : Kiều đâu còn chút trinh tiết nào, nói như vậy là Kiều nguỵ biện (chú thích 2342 trang 587).

* Cuốn Kiều của L.H. Mục, P.T. Nhung, Đ.Q. Cơ (édition Paris1998), chú giải : chỉ còn một chút lòng tự trọng bền bỉ cứng cỏi này gọi là trinh tiết mà thôi (chú thích 3161 trang 512)

* Ce reste de pureté qui est mon dernier refuge, au lieu d'être sauvegardé, serait piétiné sans merci (page 579) (ĐQ Cơ dịch) (idem)

* if you must give your clan a rightful heir

you have my sister - there 's no need for me

what little chastity you may have saved

am I to flint it under trampling feet (câu 3159-3162 trang 631)

(Đặng Vũ Nhuế dịch) (idem)

***

Cái chữ TRINH này không phải do cụ Nguyễn Du viết ra, mà do nguyên bản của tác giả Thanh Tâm tài nhân, cụ Nguyễn Du chỉ viết thành văn vần mà thôi.

Nguyên văn chữ Hán của Thanh Tâm về chữ Trinh là : "Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thử nhất

Page 74: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 74

tuyến" nghĩa là "chữ trinh chịu nhục của thiếp chỉ còn một sợi nhỏ này "

Rõ ràng đây là "chữ trinh chịu nhục" chứ không phải trinh tiết của người đàn bà.

***

Về cái đêm "lịch sử" Kiều gặp Kim Trọng, Tô Vũ xin trích nguyên văn đoạn viết bằng chữ Hán của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân và bản dịch của Lê Mạnh Liêu để cống hiến quý độc giả tìm hiểu :

...Kim Trọng kiến chúng nhân thoái khứ, trùng dịch ngân đăng, tế khán Thuý Kiều, bất thí yên lung thược dược ; vũ nhuận đào hoa! Cộng nhập uyên vi, hoàn chỉ vọng phủ ma đáo tình nùng chi tế, tiện tác tham tưởng. Thuỳ tri Thuý Kiều ân ái tắc như giao tự tất, đãn nhất văn giao hoan, toại tức cự tuyệt. Kim lũ cầu bất dĩ. Kiều đạo : Thiếp thử thân tàn bại, ưng tử cửu hỹ. Dĩ lang ái thiếp, xuất ư cách ngoại, cố hàm tu dĩ tương tòng. Nhược bất cập vu tiết hiệp, sử thiếp vong tình, thượng khả lược thi nhan diện dĩ đối quân tử. Nhược tất dĩ thiếp thụ nhục giả nhục thiếp, thị lang phi ái thiếp dã, thị cừu thiếp dã, thiếp hựu hà cảm vu lang ? Thảng viết : Hoan vô sở ký, tự vô sở cầu, tự hữu thiếp muội tương thừa, hà tất dĩ bạc mệnh thiếp vi hữu vô tai ? Thả thiếp thụ nhục chi trinh, duy tồn thử nhất tuyến. Thảng lang tất tính thử nhất tuyến nhi ô diệt chi, thiếp duy hữu cốt hoá hình tiêu, tái bất cảm phụng thị cân chất hỹ. Kim thính liễu, kinh nhạ đạo : Nguyên lai hiền thê phi nữ tử dã, kính thị hào kiệt trung nhân. Kim ký dĩ thiên cổ liệt nữ tự trì, ngã tái bất cảm vọng cầu.

Kiều thính liễu, mang khởi thân xuyên thượng y phục, hướng Kim Trọng hạ bái, đạo : Tạ tri kỷ hỹ !

Bản dịch của Lê Mạnh Liêu :

Kim Trọng thấy các người đã lùi ra cả rồi, bèn thắp thay cây đèn bạc. Ngắm kỹ Thuý Kiều, chẳng khác gì : Hoa thược dược lồng làn khói lạt, bông đào hồng điểm hạt mưa bay ! Sau khi cùng nhau vào phòng uyên ương, Kim Trọng những tưởng làm hết cách khêu gợi tình dục cho đến cực độ, thì nàng sẽ nảy lòng ham muốn. Nào ngờ Thuý Kiều, các sự ân ái thì khắn khít như keo như sơn, thế mà hễ đả động đến sự giao cấu thì nàng cự tuyệt ngay. Chàng Kim mấy lần cầu nài không ngừng. Kiều rằng : "Tấm thân tàn bại này, đáng ra nên chết đã lâu. Chỉ vì chàng yêu thiếp một cách quá mức, cho nên phải nén sự xấu hổ để theo chàng. Nếu chàng không nghĩ đến sự bờm sơm, để cho thiếp quên tình, thì thiếp còn có thể mở mặt một chút để đối với chàng. Ví phỏng cứ nhất quyết lấy việc thiếp đã chịu nhục để làm nhục thiếp, thế là chàng không phải yêu thiếp, mà là thù thiếp vậy, thiếp còn cảm chàng nỗi gì ? Hay là bảo : không có người để thoả tình, không có nơi để cầu tự. Thì đã có em thiếp thừa đương đủ cả ; cứ gì phải đếm xỉa đến thân bạc mệnh này làm chi ? Vả chăng chữ trinh chịu nhục của thiếp, chỉ còn một sợi nhỏ này, nếu chàng lại làm nhơ đứt cả sợi này, thì thiếp chỉ còn có cách xương nát thân tan, chứ không dám lại hầu lấy cái khăn cái lược nữa ".

Kim Trọng nghe đoạn, lấy làm kinh ngạc mà rằng : " Thế ra hiền thê không phải là hạng con gái thường, mà chính là con người hào kiệt ! Nay đã lấy tư cách " liệt phụ ngàn xưa " để giữ mình, ta không dám vọng cầu nữa ".

Kiều nghe đoạn, liền đứng dậy mặc áo vào rồi hướng về chàng Kim sụp lạy mà rằng : "Kính tạ tri kỷ ".

Paris, Avril 2008 ■

Page 75: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 75

Thế Hữu Văn Đàn

David Lý Lãng Nhân

Thế giới nay gần chỉ búng tayHữu tình ta lại gặp ta đâyVăn chương nghệ thuật trao duyên thắmĐàn nắn cung Thương gởi mộng bay

Madison, AL, March 24, 2008

Ngày Này Năm Nay

David Lý Lãng Nhân

Em ơi, hãy sống phút nàyCho nhau trọn vẹn một ngày thân thương

Vẫy tay quá khứ vô thườngTương lai vô định ai tường đục trong

Cho nhau một quả tim hồngThế nhân ấm lạnh tình nồng còn đây

Mặc ai thay đỗi hình hàiMắt anh chỉ thấy ngày này năm nay

Madison, AL, April 2008

Page 76: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 76

Mừng Bạn Năm Mới

David Lý Lãng Nhân

Năm tròn nhẹ gót lướt mau

Gói bao kỷ niệm, ấm bao nhiêu tìnhXuân nồng tô đậm nét hình

Rót ly rượu thắm cắm bình hoa tươi

Nhớ khi rộn rã tiếng cườiNhớ câu thăm hỏi nhớ lời giải khuyên

Bạn hiền âu cũng nợ duyênDuyên may hiếm có ta tìm thấy nhau!

Madison, AL, 31 December 2007

Mùa Thu Khẽ Sang

David Lý Lãng Nhân

Page 77: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 77

Tử hôm Thu khẽ sang đâyHơi Thu lạnh, má Thu gầy

Đêm liệm cành thương xơ xácNgày đi trút lá bay đầy

Bạn cũ dần thưa lác đácChợ đông người mới trân nhìnThu chẳng hững hờ khinh bạc

Trẻ thơ thỏ thẻ thân tình

Madison, AL, April 2008

Một Người Mà Thôi

David Lý Lãng Nhân

Đêm Thu trăng sáng nghĩ rằngTình mình chẳng khác vừng trăng giữa trời

Dẫu rằng trăng sáng rạng ngờiĐôi khi mờ tỏ, lúc vơi lúc đầy

Duy em hãy nhớ điều nầyNước ròng sẽ lớn, trăng đầy lại vơi

Nắng mưa sương gió cuộc đờiTim nầy xin gởi một người mà thôi

Madison, AL, September 2007

Luân Vũ Nửa Đêm

David Lý Lãng Nhân

Trăng tàn đêm tỏa mùi hồngVĩ cầm nức nở men nồng ngất ngây

Dìu nhau đêm ngắn tình dàiXin em đừng hỏi đời ai yêu mình…

Trần cao lấp lánh thủy tinhMơ dung Quận Chúa ngỡ mình Quân Vương

Áo xiêm xinh đẹp lạ thường

Page 78: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 78

Vàng son lộng lẫy kim cương cổ ngà

Gót hồng nhẹ lướt kiêu saVòng tay trang trọng nâng hoa Hải đường

Rập rình trống giục kèn thươngDương cầm thánh thót giọt buồn rụng rơi…

Ru hồn tiếng hát chơi vơiVen mây hạnh phúc chân trời mộng êm

Cho nhau thân uốn dịu mềmCho nhau tay ấm chân tìm sánh đôi

Tóc huyền suối thả một thờiTim hồng anh đã dâng người từ lâu

Áo nhung chẳng hẹn bạc mầuTrắng trong hài ngọc duyên đầu còn đây

Cho tôi sống lại một ngàyNguồn ân bể ái tràn đầy hoan caNhạc vàng quyện lấy hồn hoa

Nửa đêm luân vũ mặn mà yêu em

Madison, AL, Valentine 2008

Page 79: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 79

Dỗi Gì Nhau

David Lý Lãng Nhân

Một tháng không thư quá, quá lâuHởi người trong cuộc dỗi gì nhauY-meo rêu phủ hồn đông lạnhNgóng lá thư xanh đợi phép mầu

Madison, AL, May 28, 2006

Sương Mai

David Lý Lãng Nhân

Lóng lánh sương mai ánh rạng ngời

Rưng rưng hạt lệ đọng thành lờiĐồng xanh sương sớm như đôi lứa

Hẹn sẽ yêu nhau đến trọn đời

Madison, AL, Sep 14, 2006

Page 80: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 80

Hoa tím năm xưa

David Lý Lãng Nhân

Giấc mộng thoáng qua ấy cuộc đờiPhải chăng duyên nghiệp khuấy mình chơiĐôi lần bóng cũ về vương vấnHoa tím năm xưa nhoẽn nụ cười

Trường cũ bạn xưa còn mấy đứaNgười thân cô cậu cũng dần thưaNước non cố lý ngày thay đổiChỉ trái tim hồng dãi nắng mưa

Madison, AL, May 2006

Lòng Suối Cạn

Cảm đề bên dòng suối Anh-dân Khúc (Indian Creek) về cuồng vọng của con người muốn hình hài mãi trẻ đẹp và hạnh phúc mãi tràn đầy.

David Lý Lãng Nhân

Em chuổi kim cương chiếu rạng ngời

Cổ ngà trang điểm tuyệt trần ơi!

Page 81: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 81

Anh sỏi đá thô bờ suối vắngCũng muốn se sua nghĩ nực cười

Nực cười khách tục muốn tầm tiênHạnh phúc cao bay để muộn phiền

Sỏi đá tim khô lòng suối cạnCuồng nhân sao mãi mộng Đào nguyên

Mã-định-Sơn (Madison),

A-La xứ, Hoa-Kỳ quốcĐông chí, Niên tàn 2007

Nợ Văn Chương

David Lý Lãng Nhân

Đòi phen gác bút nghỉ làm thơ

Nhưng nợ văn chương cứ vẩn vơTức cảnh sinh tình dừng chẳng đặng

Cho tròn một kiếp nhả tằm tơ

Cái Đẹp vì đâu khiến ngẩn ngoCái Duyên ngôn ngữ tự bao giờ?

Cái Tình Thi-hữu sao ấm lạCái Nghiệp Thơ văn quí chẳng vừa!

Madison, AL, December 2007

Page 82: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 82

Miền Thơ Nhạc

David Lý Lãng Nhân

Miền Thơ Nhạc mắt xanh tròn kinh dịXứ hương hoa kỳ lạ, vũng mê lyNơi hồn run vụn vỡ mộng pha lê

Cho ớn lạnh chảy ngập tràn huyết quản

Cho ấm áp lửa hồng tan tuyết trắngCho cuồng mê luân vũ khúc tình nồng

Cho nghẹn ngào dâng nước mắt lưng tròngCho vủ trụ xoay mòng muôn tinh tú

Thơ Nhạc ôi, miền vô ngôn vô ngữĐẹp vô cùng như ánh sáng Bình MinhCủa mây Thu trôi trong suối hữu tình

Của tuổi trẻ lứa đôi giờ tình tự

Thơ Nhạc hiến cho Đời riêng thứ chữKhắc trong tim, vang trong trí thế nhân

Cảm rung qua da thịt lẫn tinh thầnTruyền cái Đẹp hồng trần không tiếng gọi

Madison, AL, August 23, 2007

Page 83: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 83

Soleil Couchant

José-Maria de Heredia

Les ajoncs éclatants, parure du granit,Dorent l'âpre sommet que le couchant allume;Au loin, brillante encor par sa barre d'écume,La mer sans fin commence où la terre finit.

A mes pieds, c'est la nuit, le silence. Le nidSe tait, l'homme est rentré sous le chaume qui fume;Seul, l'Angélus du soir, ébranlé dans la brume,A la vaste rumeur de l'Océan s'unit.

Alors, comme du fond d'un abîme, des traînes,Des landes, des ravins, montent des voix lointainesDe pâtres attardés ramenant le bétail.

L'horizon tout entier s'enveloppe dans l'ombre,Et le soleil mourant, sur un ciel riche et sombre,Ferme les branches d'or de son rouge éventail.

L’Amour

Marceline Desbordes-Valmore

Vous demandez si l'amour rend heureuse;Il le promet, croyez-le, fût-ce un jour.Ah! pour un jour d'existence amoureuse,Qui ne mourrait? la vie est dans l'amour.

Quand je vivais tendre et craintive amante,Avec ses feux je peignais ses douleurs:Sur son portrait j'ai versé tant de pleurs,Que cette image en paraît moins charmante.

Si le sourire, éclair inattendu,Brille parfois au milieu de mes larmes,C'était l'amour; c'était lui, mais sans armes;C'était le ciel. . . qu'avec lui j'ai perdu.

Ánh Tà Dương

Đỉnh núi xám, đám gai vàng rực lửaÁnh tà dương phãn chiếu bóng hoàng hônBiển ngoài xa lấp lánh sóng dập dồnBiển vô tận nối liền bờ đất đó

Dưới chân tôi đêm đã về bỏ ngỏTổ chim êm người lại mái tranh chiềuTrong mù sương tiếng chuông vọng cô liêuCùng tiếng sóng đại dương hòa âm điệu

Nghe từ chốn đồng hoang sâu thâm thẩmTiếng vọng xa mục tử đuồi cừu vềNgày muộn còn như lãng đãng, lê thê

Chân trời đã phủ chìm trong bóng tốiTrên đỉnh cao ảm đạm mờ tranh tốiMặt trời đi xếp cánh quạt đỏ hồng

Traduit par David Lý Lãng NhânMadison, July, 2007

Tình Yêu

Tình đem hạnh phúc tới không?Tình mang lời hứa dù trong một ngàyMột ngày đã biết yêu aiDẫu ta có thác, cuộc đời đã yêu

Tình em tha thiết đã nhiềuLửa tâm thiêu đốt một chiều đớn đauHình ai em trút lệ sầuĐã nhòa nét mực sắc mầu cũng phai

Nụ cười ai lóe trên môiQua bao nước mắt còn ngời ánh saoTình nghe sắc bén không daoMột trời tôi đã lạc vào biệt tăm

Page 84: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 84

Sans lui, le cœur est un foyer sans flamme;Il brûle tout, ce doux empoisonneur.J'ai dit bien vrai comme il déchire une âme:Demandez-donc s'il donne le bonheur!

Vous le saurez: oui, quoi qu'il en puisse être,De gré, de force, amour sera le maître;Et, dans sa fièvre alors lente à guérir,Vous souffrirez, ou vous ferez souffrir.

Dés qu'on l'a vu, son absence est affreuse;Dés qu'il revient, on tremble nuit et jour;Souvent enfin la mort est dans l'amour;Et cependant….oui, l’amour rend heureuse!

Tình không: tim vắng lửa hồngÊm như độc dược mà lòng cháy thiêuHồn tôi rách nát đã nhiềuXin ai đừng hỏi tình yêu nhiệm mầu?

Người ơi, biết trước hay sau:Tình là chủ tể có cầu hay chăng Để trong cơn sốt lâu lànhTa gieo nỗi khổ, hay giành thương đau

Tình xa khơi động mạch sầuTình về run rẫy giọt châu đêm ngàyNhiều khi tình chết trong tayThế mà hạnh phúc từ ngày yêu anh

Traduit par David Lý Lãng NhânMadison, July, 2007

Gió Đồng Tình Cỏ

David Lý Lãng Nhân

Gió đồng hây hẩyTình cỏ lung lay

Hun hút đường dàiDưới cầu nước chảyNgang đầu chim bay

Hương lúa ngập đầyBờ mòn siêm rụng

Thi nhân buông vầnNghe tiếng chuông ngân

Đỉnh đồi trăng mọc

Núi đồi bát ngátSương lệ hoàng hôn

Run rẩy tâm hồnHoa nhoẻn nụ hôn

Chút tình vương vấn

Vần thơ quyện nhạcPhím ngọc truyền thơ

Cổ ngà tay nuộtDương cầm thánh thót

Page 85: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 85

Hạt trai rụng rơiRu mộng vào đời

Dư âm nức nởThương đến bao giờ?

Thơ Nhạc giao duyênĐưa nhau về miềnẢo huyền thoát tụcGió thổi tan mâyXua hờn côi cút

Ngàn năm vọng vềLời hát thơ ngây

Làm tôi muốn khóc

Madison, AL, tháng 4, 2008

Cho Tôi Sống Lại Hôm Qua

David Lý Lãng Nhân

Nếu sống lại hôm qua, em yêu nhỉ ?Điều trước tiên anh nghỉ đến chữ: ChoCho nhau những điều trân quí thơm tho

Cho nhau những phút yêu thương trìu mến

Cuộc sống đó có khác gì ngọn nến

Page 86: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 86

Mỗi phút giây là nhịp của trái timHạnh phúc đâu xa mà phải đi tìmHiểu chữ Cho là cầm tay Lẽ Sống

Kìa những kẻ đam mê theo cuồng vọngXây lầu vàng điện ngọc nhốt cung phi

Khi xuôi tay cũng chả nắm được gìCủa trần thế lại chuyền tay người khác

Kim Tự Tháp, mộ Tần Vương vững chắcCũng có ngày người khám phá trưng bày

Cho khách du viễn xứ thấy hình hàiCủa bạo chúa thời uy linh sấm sét

Kìa đợt sóng đại dương khi gầm thétNọ thành đô sụp đổ giữa tro tàn

Còn mãi đâu vật chất đối thời gianMà mê muội xây lâu đài vĩnh viễn

Lúc chào đời cũng như khi đưa tiễnSinh tay không, người lại trở về không

Hình hài kia hữu hạn dưới trời hồngCho nhau trọn cùng nhau là đáng kể

Cho nhau trọn tâm hồn và thân thểCho nhau tình chung thủy của Tin Yêu

Cho tuổi xuân lẫn tuổi của xế chiềuCho hạnh phúc lứa đôi, tình thân hữu

Cho ánh mắt và nụ cười vĩnh cữuCho vai mềm sưởi ấm khoảng đêm trườngCho nhớ nhung, cho tha thiết khôn lường

Cho quấn quít bên nhau giờ tình tự

Không bờ bến, bao la tình mẫu tửNghĩa đệ huynh gắn bó cội gia đìnhChia nằm nôi, lời ru mẹ thân tình

Giọt máu đỏ hồng xinh hơn nước lã

Cho người thân chưa đủ, Cho người lạDốc tâm nguyền hành thiện giúp cho đời

Đem vị tha nhân ái tới con ngườiBiết chia sẻ yêu thương là hạnh phúc

Kẻ đến trước dắt người sau tự túcChia hạt cơm, manh áo lẫn tinh thầnChia vần thơ, nét họa, tiếng ca ngâm

Page 87: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 87

Trao tư tưởng, trầm tư hoa chân lý

Trao kỹ thuật, truyền văn minh cơ khíCho con người sớm vượt cảnh lầm than

Để cùng nhau chung hưởng cõi Địa đàngNgười Cho sẽ Nhận nhiều hơn kẻ Giữ

Em yêu hỡi, bao lâu anh còn thởNhớ chữ Cho, anh khắc mãi trong tâm

Ôi, chữ Cho sao giống chữ Yêu emDù chỉ sống một ngày hay thế kỷ

Madison, AL, April, 2008

David Lý Lãng NhânJune 2008http://www.geocities.com/tdl.geo/lnhan.html

*****

Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ở Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội.Nguyễn Xuân Quang

Theo truyền thuyết, Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng nở ra Trăm Lang Hùng. Nhưng có lẽ chưa một người Việt Nam nào nhận diện ra được hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng này trong khảo cổ vật. Tôi đã tìm thấy Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra một bọc trứng hiện đang được trưng bầy tại Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội.

Trước hết, muốn tìm ra hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ta phải biết rõ Thần Tổ của loài người nói chung được diễn tả như thế nào? Hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ nói riêng được diễn tả ra sao? Có biết rõ được hình bóng của Mẹ Tổ thì chúng ta mới nhận diện ra được Mẹ Tổ Âu Cơ trong cổ vật.

Xin nhắc lại ở đây, tôi đã viết nhiều lần, cốt lõi của văn hóa Việt là Vũ Trụ giáo, mặt trời giáo và Việt Dịch nòng nọc còn ghi rõ trong Sử Sách (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt), trong Sử Miệng (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt) và trong Sử Đồng (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á, sẽ phát hành vào cuối tháng năm tới đây). Mẹ Tổ Âu Cơ bắt buộc phải mang trọn vẹn ý nghĩa cốt lõi của văn hóa Việt, phải là biểu trưng của văn hóa Việt Nam . Xin nhắc sơ qua một chút về Vũ Trụ giáo dựa trên nòng nọc âm dương. Vũ trụ khởi đầu từ Hư Vô (Vô Cực) rồi có âm có dương

Page 88: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 88

nhưng hãy còn quyện vào nhau tức Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực (theo âm dương nhất thể, đây là một khuôn mặt của Bọc Trứng của Mẹ Tổ Âu Cơ). Trứng Vũ Trụ phân cực thành Lưỡng Nghi tức phân ra âm, cực âm (vũ) và dương, cực dương (trụ) (theo duy dương của Trăm Lang Hùng, ứng với hai ngành Cha Nước, Mẹ Lửa). Âm dương giao hòa sinh ra Tứ Tượng. Tứ Tượng âm và Tứ Tượng dương gom lại thành bát tượng ứng với Bát Quái của Dịch. Tứ Tượng âm và dương liên tác với nhau sinh ra vũ trụ, muôn loài gọi là Tam Thế, được biểu tượng bằng một cây, gọi là Cây Tam thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống.

THẦN TỔ LOÀI NGƯỜI Cây Đời Sống sinh ra sự sống, muôn sinh, trong đó có con người là chủ thể. Như đã biết qua các bài viết trước, Cây Đời sinh ra đời sống thấy rất rõ qua ngôn ngữ học. Việt ngữ Sống liên hệ với Cây. Trong tiếng Việt, từ sống có ít nhất ba nghĩa: sống là sự sống (life), sống là đực (male) như gà sống và sống là cột, cây như cột sống là xương cột trụ, xương sống là cột xương, sống lưng là cột lưng ăn khớp trăm phần trăm với Anh ngữ vertebral column. Như thế sống trong Việt ngữ vừa có nghĩa là Sự Sống và vừa có nghĩa là Cây, cột ăn khớp trăm phần trăm với nghĩa của Cây Đời Sống sinh ra sự Sống. Như đã biết trong giáp cốt văn từ Sinh khắc hình cây có nghĩa là mọc (grow), ruột thịt với mộc là cây. Giải tự Hán ngữ Sinh, ta có chữ tam (ba) có ba nét ngang ứng với Tam Thế và một nét thẳng đứng xuyên qua chữ tam là Trục Thế Giới. Chữ tam và nét thẳng đứng biểu tượng Cây Đời Sống. Cây này sinh ra sự sống trong đó có con người vì thế nét ngang trên cùng của chữ tam có thêm một nét phẩy ở bên trái. Nét ngang có thêm dấu phẩy này chính là chữ nhân có nghĩa là người. Rõ ràng chữ sinh diễn tả Cây Đời Sống sinh ra chữ nhân, con người. Con người là biểu tượng cho sự sống cho muôn sinh vật. Từ sống có một nghĩa là cây, cột là vậy. Con người là tiểu vũ trụ con của đại vũ trụ. Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống, vì thế thần tổ loài người phải do Cây Đời Sống sinh ra. Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Mường ngữ Dạ là người đàn bà đã có con, là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời (người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Cây giáng sinh hiện nay được giải thích theo nhiều cách nhưng nhìn dưới diện Vũ Trụ Tạo Sinh, hiển nhiên cây giáng sinh mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa.

Con người do Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ sinh ra, vì thế con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng (và cả con người nói chung), được biểu tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là "người-cây vũ trụ" hay người vũ trụ. Dấu vết Người hình Cây còn thấy trong văn hóa của người Inuit (trước đây người Inuit được các tộc khác gọi là Eskimo, có nghĩa là Tộc Người Ăn Cá Sống) ở vùng Bắc Cực (Canadian Artic, Alaska , Greenland ). Inuit có nghĩa là Người. Inuit liên hệ với Man, Mán, Mường (Mol) chúng ta vì Man, Mán, Mường cũng có nghĩa là Người. Họ có những kiến trúc thiêng liêng thường làm bằng những hòn đá chồng lên nhau gọi là Inuksuk (số nhiều là Inuksuit) có nghĩa là Giống Hình Người (human-like stone structures). Inuk có nghĩa là “human being”.

Page 89: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 89

Kỷ vật Inuksuk của người Inuit tác giả mua ở vùng Canadian Rocky Mountains.

Ngày nay con cháu người Inuit giải thích Inuksuk là “Things that can act in the place of human being” hay “to act in the capacity of a human”. Các hình tượng Dạng Người này thường dùng như những chỉ thị, những mốc địa danh, bảng hiệu ví dụ như dùng để đánh dấu đường về, chỉ chỗ có thể tìm được thức ăn, nơi dự trữ đồ ăn, thực phẩm. Inuksuit cũng có thể sử dụng để chỉ những chỗ thiêng liêng, cõi chết, nơi có sự tái sinh, nơi thần linh ở. Như thế, thật sự ra hình tượng Dạng Người này của tộc Người (Inuit) ta phải hiểu tới tận nguồn cội mới chỉnh. Hình Inuksuk này cũng trông giống hình cây. Đây chính là hình ảnh của Người Vũ Trụ sinh ra từ Cây Đời Sống, hình ảnh của Thượng Đế, của Thần Tổ của con Người, Thần Tổ của Inuit, Thần Tổ của Man, Mán Mường chúng ta. Đây chính là hình ảnh Thần Tổ Dạ Dần của Mường Việt sinh ra từ Cây Si một thứ Cây Đời, Cây Vũ Trụ.

So sánh người và cây ta thấy: đầu tương ứng với vòm cây biểu tượng Thượng Thế, hư không hay bầu vũ trụ, bầu thế gian; hai tay ứng với cành cây, biểu tượng cho Trung Thế, chân là gốc cây biểu tượng Hạ Thế và thân người là thân cây hình trụ biểu tượng Trục Thế Gian (với phần cổ là Núi Trụ Thế Gian). Điểm này giải thích tại sao các tộc Săn Đầu Người (Head Hunters) ở Nam Trung Hoa, ở Nam Dương chặt đầu kẻ thù làm tế vật dâng cúng Tạo Hóa, Trời Đất, Thượng Đế, Thần Tổ... Ví dụ như Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống của người Dayak có chiếc sọ người trên chóp đỉnh biểu tượng cho Thượng Thế, Tạo Hóa. Thờ sọ người là một thứ sùng bái thờ đấng Tạo Hóa, thờ Thượng Đế, thờ Thần Tổ loài người, Thờ Tổ Tiên, Cúng Ông Bà... thờ Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ.

.Thần Tổ Loài Người Lưỡng Tính Phái (Bán Nam Bán Nữ). Theo đúng Vũ Trụ thuyết dựa trên âm dương, con người nguyên khởi hay thần tổ loài người sinh ra ở giai đoạn nguyên thủy từ Trứng Vũ Trụ (hạt Cây Vũ Trụ) hay Thái Cực có âm dương đề huề phải là một con người có lưỡng tính phái, có cả âm lẫn dương hay nói một cách khác phải là người bán nam bán nữ. Điều này giải thích tại sao trong nhiều nền văn minh cổ, Thần Tổ loài người là một người bán nam bán nữ hay bán nữ bán nam. Hãy lấy một vài ví dụ điển hình. Ấn giáo có vị thần tổ tối cao tối thượng là Thần Sinh Tạo, Tạo Hóa Bhrama. Để tạo ra thế giới Bhrama sinh ra bốn người con trai (sinh theo vô tính phái, tự mình tách ra làm hai, rồi hai thành bốn). Nhưng vì toàn là đực rựa nên bốn người con trai này không biết làm sao mà sinh đẻ ra các vị thần khác và loài người được. Bhrama bèn biến mình thành lưỡng tính phái, bán nam bán nữ. Lúc này Bhrama ứng với Trứng Vũ Trụ, Thái Cực do đó có dương có âm mới sinh tạo được (sinh sản theo hữu tính phái). Bhrama tạo ra thế giới gọi là Bhramanda. Bhramanda có anda có nghĩa là trứng. Bhramanda có nghĩa giản dị là Trứng Vũ Trụ Bhrama. Ta thấy rất rõ lúc Bhrama ở dạng nhất thể ứng với Trứng Vũ Trụ nên mới tạo ra được thế giới

Page 90: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 90

gọi là Trứng Bhrama. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt Bhrama nhất thể tương ứng với Viêm Đế hiệu Thần Nông còn ở dạng nhất thể (lưu ý từ hiệu cho biết Thần Nông chỉ là một thứ tên khác tức một khuôn mặt khác của Viêm Đế). Bhrama có bhra- là sáng ruột thịt với Việt ngữ Bật (làm cho sáng như bật sáng, bật đèn, bật lửa) liên hệ với lửa, lửa vũ trụ, mặt trời, cùng nghĩa với Viêm có nghĩa là Nóng liên hệ với Lửa. Viêm biến âm với Diêm (que bật ra lửa). Hiển nhiên Viêm Đế hiệu Thần Nông (nhất thể) cũng ở dạng lưỡng tính phái (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Thần Mặt Trời Tạo Hóa Atum của Ai Cập, vào thời có Pyramid Texts, được nhận diện là Ra. Atum Nhất Thể (Totality) là một vị thần lưỡng tính nên có lưỡng phái. Atum tự nhập với bóng mình (shadow) hay thủ dâm để sinh ra các vị thần khác. Atum khạc nhổ ra con trai là Thần Không Khí Shu và ói ra con gái Teftnut. Như thế Thần Mặt Trời Ra là thần Mặt Trời Tạo Hóa, Mặt Trời Sinh Tạo (Sun as Creator), Thần Mặt Trời âm dương, Thần Mặt Trời ái nam ái nữ. Các Bodhisattvas (Bồ Tát) của Phật giáo thật sự nguyên thủy có tính vô tính (asexual) hay lưỡng tính phái, lưỡng thể. Phật Bà Quán Thế Âm (Goddess of Mercy) nguyên là một vị Bồ Tát Bhodisattva Avalokieshvara có bản thể lưỡng tính phái được giáng thế để cứu nhân độ thế. Khởi thủy ở Ấn Độ và khi mới nhập vào Trung Hoa ngài là một người nam (Đức Dalai Lama của Tây Tạng được cho là hiện thân của vị này) sau đó trở thành một người nữ. James Churchward có in lại hình một tượng người hai đầu nam nữ đào được dưới thành Karakhota, cố đô Uighur, ở sa mạc Gobi, mang hình ảnh của một Bồ Tát lưỡng phái.

Người lưỡng phái mang hình bóng Bồ tát có hai đầu nam nữ đào được dưới thành Karakhota, cố đô Uighur, ở sa mạc Gobi (James Churchward).

Ông Adam của Thiên Chúa giáo cũng lưỡng tính phái. Thượng đế lấy xương sườn của ông để tạo ra bà Eva (xương sườn hình cong mang âm tính).

Vì thế ta thường thấy một người ái nam ái nữ (lại cái) giữ một vai trò quan trọng trong thuật đồng bóng. Nhân vật này là hiện thân hay đội lốt Tạo Hóa, các đấng Sinh Tạo ái nam ái nữ. Với cốt này, các nhân vật đồng bóng ái nam ái nữ mới liên hệ và thay quyền hành sử của các đấng thiêng liêng ở dạng nhất thể một cách hữu hiệu hay ngay khi các thần tổ lưỡng tính phái đã phân thành hai phái riêng biệt thì với cốt ái nam ái nữ, họ cũng vẫn liên hệ với cả hai phái một cách hữu hiệu. Thần Tổ Loài Người Đơn Tính Phái Về sau Trứng Vũ Trụ hay Thái Cực phân cực thành cực âm và dương, con người lúc này có Mẹ Nguyên Khởi và Cha Nguyên Khởi. Mẹ Nguyên Khởi (Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Tổ Mẫu, Thần Mẫu).

Page 91: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 91

Theo duy âm, người đầu tiên sinh ra nhân loại là một người nữ, là Mẹ Nguyên Khởi. Xã hội loài người khởi đầu theo mẫu quyền nên Cha đời là hình bóng muộn thấy trong các xã hội phụ quyền. Chúng ta có Mẹ Đời (Dạ Dần, Âu Cơ) thuộc một nền văn hóa tối cổ. Mẹ nguyên khởi, qua dòng thời gian có các tên gọi tương đương như Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Tổ Mẫu, Thần Mẫu, Thần Nữ, Vương Mẫu, Nữ Vương... là người nữ đầu tiên sinh ra nhân loại, là người nữ nguyên khởi, là thần tổ nữ của loài người là đấng tạo hóa, đấng sinh tạo, đấng chí tôn nữ, là mẹ tổ... Thần Tổ Nữ của loài người sinh ra từ Cây Đời Sống thường được diễn tả bằng một hình người ngồi ở tư thế sinh con hai chân dang rộng ra và hai tay đưa lên cao khỏi đầu. Xin lưu ý trong chữ viết, hình dấu nòng nọc, ngồi mang âm tính và đứng mang dương tính ví dụ trống có một nghĩa là đực, dương (gà trống) nên những người đánh trống trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I thường ngồi để có sự hòa hợp, hôn phối dương âm và cối mang âm tính (cối biến âm với cái) nên những người giã cối thường đứng để có sự hòa hợp, hôn phối âm dương (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Theo chính thống Mẹ Đời thường ở vị thế ngồi trong khi cha đời thường ở vị thế đứng (tuy nhiên trong những trường hợp không chính thống hay “rỏm”, Mẹ Đời có thể đứng và cha đời có thể ngồi, cần phải dựa vào các chi tiết khác như bộ phận sinh dục, vú hay các đồ trang sức như hoa tai để nhận diện).

Hình ảnh Mẹ Đời, Mẹ Nguyên Khởi ở tư thế ngồi sinh con này còn thấy nhiều trong nghệ thuật nguyên sơ (primitive arts), dân gian và trong nhiều nền văn hóa theo Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo ở khắp nơi trên thế giới. Hãy lấy một vài ví dụ.

.Các Đảo Thái Bình Dương

- Indonesia .Đảo Tanimbar

Mẹ Tổ tối cao, tối thượng ở một bàn thờ tổ tiên tại một ngôi nhà ở đảo Tanimbar.

Bàn thờ tổ tiên ở một ngôi nhà ở Tanimbar.

Vị thế ngồi sinh con và đôi hoa tai khẳng định vị tổ này là một người nữ, là Mẹ Tổ.

Page 92: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 92

.Đảo Celebes.

Trên một chiếc quan tài đá (waroega) có hình Mẹ Đời mang ý nghĩa sinh tạo, tái sinh hay siêu thoát về miền hằng cửu.

Hình quan tài đá (waroega), Minahasa, Celebes (Bertling 1931, Fig.32).

Từ waroega chỉ quan tài đá có nghĩa là “nơi thân xác được cởi mở hoàn toàn” (the place where the body is unbound completely) hàm nghĩa siêu thoát.

- New GuineaHình Mẹ Đời hay Thần Mẫu thấy trên một thanh gỗ ngang của một chiếc ca-nô ở đảo Trobriand , New Guinea .

Hình Mẹ Tổ trên thanh gỗ ngang của một ca-nô, đảo Trobiand , New Guinea ) (theo Seligman 1910, Pl.LXV)..Úc châu Trong những hình khắc trên đá (petroglyphs) có một hình biểu tượng người đàn bà ngồi ở tư thế sinh con, ngày nay hiểu là “vong linh tổ tiên” (spirit ancestor).

Hình khắc trên đá của thổ dân Úc châu hiện nay được giải thích là “spirit ancestor”.

Hiển nhiên đây là hình ảnh của Thần Tổ loài người, Mẹ Tổ, Thần Mẫu, Tổ Tiên... sinh ra từ Cây Đời Sống.

.Mỹ châu

Page 93: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 93

-NookaHình Mẹ Đời hay Thần Mẫu ở một ngôi nhà của tộc Nooka ở đảo Vancouver .

Hình vẽ ở một nhà của tộc Nooka, đảo Vancouver (vẽ lại từ hình của Provincial Archives, Victoria , B.C.)

Hai hình linh thú nước ở hai bên có đuôi là chữ nòng nọc móc câu có nghĩa là nước mang âm tính (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á) cho thấy rõ thêm đây là Mẹ Đời.

-AztecHình Thần Mẫu của Aztec ngồi ở vị thế sinh con. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy chắc chắn một người nữ ngồi ở vị thế sinh con hai tay dơ lên trời là Thần Mẫu.

Thần Mẫu của Aztec, Codex Borbonicus p.13 (theo Thompsom 1939, fig.1a)

- Ecuador

Hình Mẹ Đời hay Thần Mẫu trên một phiến đá của Ecuador .

Page 94: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 94

Thần Mẫu trên một phiến đá của Ecuador, Manibí, Ecuador.

Museum of the American Indian (Saville 1910, Pl. IV,6).

.Châu Phi

Hình Mẹ Tổ trên một tấm phướn tác giả chụp tại khu văn hóa châu Phi ở Triển Lãm Quốc Tế

International Expo, Hanover, Đức quốc vào tháng 8, 2000.

.Châu Âu

Ở Châu Âu hình ảnh Mẹ Đời đã bị chùi xóa gần như mất hết, ngày nay chỉ còn sót lại một vài hình bóng. Ví dụ trên đầu một cột trụ với kiến trúc thời Romanesque ở nhà thờ Piacenza ở Ý có hình Mẹ Đời tay để lên đầu hai người có mình chim ở hai bên.

Page 95: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 95

Hình bóng Mẹ Tổ trên đầu cột trụ kiến trúc kiểu Romanesque ở nhà thờ Piacenza (Bernheimer 1931, Fig.150).

Đây là hình bóng một bà hai ông (người chim có “chim” nên là phái nam), ba vị thần tổ đầu tiên của con người thấy trong nhiều truyền thuyết sáng thế (myths of creation) giống như Nàng Kịt và Đá Cần, Đá Cài của Mường Việt cổ.

Nhiều khi hình bóng Mẹ Đời đã thay đổi (như hai tay đã buông thõng xuống nhưng vẫn có hình bộ phận sinh dục nữ). Hình sheela na Gig thường cho là có gốc từ sự thờ phượng tiền-Thiên Chúa giáo (pagan) của Ireland còn thấy trong Thiên Chúa giáo ở Anh và nhiều nơi khác ở châu Âu. Hiện nay có nhiều giả thuyết giải thích về hình sheela na Gig này.

Sheela na Gig (Irish Sile na gCioch) (St Mary and St David Church, Kilpeck Herefordshire , England ).

Nhưng tôi thấy giải thích cho đây là Celtic Goddess of creation and destruction (Nữ Thần Tạo Hóa, Sinh Tạo và Hủy Diệt của người Celtic) hay Goddess of Fertility (Nữ Thần Mắn Sinh) là gần cận nhất với hình bóng Mẹ Đời, Nữ Thần Tổ trong Vũ Trụ Tạo Sinh. Cũng xin nói thêm ở đây là từ Sheela biến âm với Việt ngữ “thì la”, “thì lẩy” (s=t như sụt = tụt) chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua bài đồng dao “Thì la, thì lẩy, Con gái bẩy nghề... (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).

.Châu Á

-Trung Hoa Hình bóng người ngồi ở tư thế sinh con cũng thấy trong văn hóa cổ Trung Hoa. Đây có thể là dấu vết bị ảnh hưởng của các nền văn hóa mẫu hệ cổ hay họ bị “đồng hóa ngược” bởi các nền văn hóa mẫu hệ mà họ xâm chiếm vì người Trung Hoa vốn gốc là dân võ biền theo phụ hệ. Dĩ nhiên họ giải thích hình

Page 96: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 96

người ngồi ở tư thế sinh con này theo quan điểm phụ hệ. Ví dụ điển hình là hình Thần Tổ ngồi ở tư thế sinh con thấy trên một trống làm bằng đồng (không phải là trống đồng âm dương Đông Sơn để hở đáy) đời nhà Thương.

Hình Thần Tổ trên một trống đồng kiểu nhà Thương.

Các học giả Trung Hoa dĩ nhiên giải thích hình này theo văn hóa võ biền của họ, không cho đây là hình bóng Mẹ Đời. Tuy nhiên ta thấy rất rõ hình người này khắc trên trống mà người Trung Hoa gọi là gu (cổ) có một nghĩa là “cây” (Tục Giết Trống Đồng), liên hệ với Cây Đời Sống thì như đã thấy đây phải là hình bóng của Mẹ Đời, Mẹ Đời Sống.

-Việt Nam xem ở dưới.

. . . . . .

Hình Bóng Mẹ Đời Trên Đồ Đồng Cổ ở Đông Nam Á: .Hình mẹ đời thấy trên: -ngôi nhà nòng không gian, vũ trụ âm có mái hình vòm ô dù trên mặt trống Sangeang Malakamau , Nam Dương.

Page 97: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 97

Hình Mẹ Đời trên trống Sangeang Malakamau.

-trên một trống moko.

Hình Mẹ Đời trên một trống moko, Nam Dương. -trên một mảnh đồng tìm thấy ở Vân nam (hiện để tại British Museum ).

Hình Mẹ đời trên mảnh đồng Đông Sơn, Côn Minh, Vân Nam (British Museum, 1948, 10 - 13). Hình xoắn cuộn ở hai bên và hình sóng ở dưới xác định người ngồi thuộc dòng âm nước tức Mẹ Đời (xem thêm chương Hình, Dấu và Biểu Tượng trên Trống Đồng Đông Nam Á).

Hình Bóng Mẹ Đời Trong Chữ Viết Nòng Nọc

Trong bộ sưu tập những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn của nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn mà ông cho rằng đây có thể là những chữ viết cổ, theo tôi đây chính là những chữ, những hình ngữ nòng nọc (xem chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng). Trong những chữ này, chữ thứ ba từ trái qua phải mang hình ảnh một người đàn bà đang ngồi ở tư thế sinh con giống hình Cây Đời Sống, Cây Tam Thế.

Page 98: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 98

Bộ sưu tập những hình khắc như chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn của Hà Văn Tấn. Hình Mẹ Đời có hình người đàn bà ngồi ở tư thế sản phụ khoa (obstetric position) đang sinh con với hai chân bẹt ra,

hai tay giơ lên đầu (chữ số 3 từ trái qua). *Xin ghi tâm điểm này: Sự hiện diện của Mẹ Tổ, Mẹ Đời (và Cha Đời) trên trống nói chung và nhất là trên trống đồng âm dương cho thấy trống đồng âm dương mang ý nghĩa biểu tượng cho sự Sống, Con Người, Thần Tổ Loài Người, cho Cây Đời Sống, Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế hay nói chung, trống đồng âm dương mang biểu tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo.

CHA ĐỜITheo duy dương hay trong xã hội phụ quyền, thần tổ của loài người là một người nam, là cha đời, tổ phụ. Người này thường đứng giơ hai tay cao lên trời (xem chương Khái Lược Về Vũ Trụ Giáo trong Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).

Nói tóm lại hình người đưa hai tay lên đầu mang hình bóng của một hình cây, của Cây Vũ Trụ,

Cây Đời Sống diễn tả con người đầu tiên của nhân loại, con người nguyên khởi, là thần tổ của loài người (ngồi ở vị thế sinh con là tổ mẫu hay đứng giơ tay cao lên trời là tổ phụ), là đấng tạo hóa, đấng sinh tạo, đấng chí tôn, là thần tổ, là tổ tiên...

Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ ở Bảo Tàng Viện Lịch Sử, Hà Nội. Riêng ở Việt Nam hình bóng Mẹ Đời, Mẹ Tổ Âu Cơ cũng thấy khắc ghi lại trên các mảnh đất nung hay “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” hiện đang trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội.

Page 99: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 99

“Gạch trang trí người theo phong cách dân gian”

(triều Lê Trung Hưng thế kỷ 15-17?,Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội).

Khối đất nung để đứng cho thấy hình một người ngồi ở tư thế sinh con. Hình người mặc quần không thấy rõ bộ phận sinh dục, nên không biết rõ giống phái nhân vật này một cách trần truồng (!). Tuy nhiên theo chính thống, với vị thế ngồi sinh con thì ta phải nghiêng về phía Mẹ Đời. Mấu chốt chính ở đây là tai có đeo hoa tai.

Hình tai phóng lớn cho thấy hoa tai.

Quần ở đây có dây rút thắt rất chặt không phải là thứ khố dây của phái nam, trông rất sexy kiểu Victoria secret, kín hở cho thấy phần ở hai bên đũng quần trông căng phồng khiến ta có ấn tượng đây là hai mép lớn (labia majora) của bộ phận sinh dục nữ. Vú cũng căng phồng. Mặt trái soan đầy nữ tính (mặt hình trứng cũng diễn tả người vũ trụ, sinh tạo). Mũi dọc dừa. Môi mỏng thanh tao. Đầu ngả qua một bên, mặt thanh thản, hiền thục như đang mơ, không có nhiều hùng tính, nam tính. Đầu ngả về phía bên trái (của người nhìn) tức phía âm. Rõ nhất hai bên người có hình đĩa Thái Cực, Trứng Vũ Trụ cho biết nhân vật này mang nghĩa sinh tạo, tạo hóa liên hệ với âm dương, Vũ Trụ giáo. Những chi tiết trên khiến ta nghiêng về phía nữ, Mẹ Đời. Dù gì đi nữa, thì ta cũng biết chắc chắn đây là hình ảnh của một Thần Tổ loài người có mặt trong văn hóa Việt Nam.

Cũng xin lưu tâm một điểm rất quan trọng là trong tất cả các hình Mẹ Đời ngồi ở vị thế sinh con ở khắp các nơi trên thế giới chỉ có hình ở Việt Nam này là có hình đĩa thái cực hay Trứng Vũ Trụ ở hai bên. Điều này trước hết khẳng định là hình tượng này là biểu tượng cho sinh tạo, tạo hóa, là Mẹ Đời dựa trên nguyên lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo và là ý nghĩa chính gốc, là lời giải thích căn bản cho các hình tượng này của toàn thể thế giới. Những giải thích

Page 100: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 100

khác của các nền văn hóa khác đều có thể là đã đi xa ý nghĩa gốc cội này của dân gian Việt Nam .Thứ đến cũng khẳng định là nguyên lý lý lưỡng hợp, nòng nọc, âm dương, dựa trên Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo là cốt lõi của văn hóa Việt Nam còn lưu truyền trong dân gian Việt Nam.

Khối đất nung để nằm cho thấy một người nữ ở tư thế sinh con đẻ ra một cái bọc tròn. Nhìn tổng thể bọc tròn biểu tượng cho bầu Hư Không, Bầu Vũ Trụ, Trứng Vũ Trụ, Bầu Trời Thế Gian, Trứng Thế Gian, Bầu Sinh Tạo, Bầu Tạo Hóa (bầu có một nghĩa là mang thai). Nhìn dưới diện Tổ Hùng, đây chính là hình ảnh Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng chim sinh ra Trăm Lang Hùng.

Một lần nữa, ta thấy rõ như dưới ánh sáng mặt trời Việt hừng rạng, qua hình ảnh Mẹ Đời, Mẹ Tổ hình Cây Vũ Trụ với “phụ đề” hai hình đĩa Thái Cực, Trứng Vũ Trụ ở hai bên và hình Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra bọc trứng còn thấy trên cổ vật theo “phong cách dân gian” cho thấy cái cốt lõi của văn hóa Việt là Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo và Việt Dịch Nòng Nọc.■

Tài Liệu Tham Khảo Bernet Kempers, A. J. The Kettledrums of SouthEast Asia

Churchward, James. 1969. The Lost Continent of Mu, Paperback Library Edition, Coronet Communications Inc.

Hà Thúc Cần, The Bronze Đông Sơn Drums

Nguyễn Xuân Quang, 1999. Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức).2002. Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức).2004. Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt).2006. Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Y Học Thường Thức).-Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (sẽ phát hành vào cuối tháng năm tới đây).-The Da Vinci Code và Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (khoahoc.net 18 tháng 11 năm 2007).

Phạm Huy Thông chủ biên, 1990. Đong Son Drums In Viet Nam. The Viet Nam Social Science Publishing House).

Scharer, Hans. 1963. Ngaju Religion, bản dịch Anh ngữ của Rodney Needham, The Hague:Martinus Nijhoff.

Wang Hongyuan. 2004. The Origins of Chinese Characters, Sinolingua Beijing.

Page 101: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 101

*****

Tha Hương

của Vô Danh

Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d'Ivoire (Phi Châu) hay tin tôi đã qua Pháp; vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu tôi cho Công ty Đường mía của quốc gia. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gửi cho tôi vé máy bay nữa!

Xưa nay, tôi chưa từng quen một người da đen gốc Phi Châu nào hết. Và chỉ có vài khái niệm thô sơ về vùng Phi Châu da đen như là Ở đó nóng lắm, đất đai còn nhiều nơi hoang vu, dân chúng thì da đen thùi lùi, tối ngày vỗ trống, rồi nhảy tưng tưng.v.v... Vì vậy, tôi hơi ...ngán. Nhưng cuối cùng rồi tôi cũng quyết định, qua xứ da đen để làm việc, danh dự hơn là ở lại Pháp để tháng tháng vác mặt Việt Nam đi xin trợ cấp đầu nọ, đầu kia...

Nơi tôi làm việc tên là Borotou.

Tôi hơi daì dòng ở đây để thấy tôi đi "làm lại cuộc đời" ở một nơi hoang vu hẻo lánh mà cảnh trí thì chẳng có gì hấp dẫn hết! Thêm vào đó, tôi là người Á Đông duy nhứt làm việc chung với Tây trắng (chỉ có năm người) và Tây đen (đông vô số kể). Ở đây, thiên hạ gọi tôi là "le chinois" - thằng Tàu - Suốt ngày, suốt tháng tôi chỉ nói có tiếng Pháp. Cho nên, lâu lâu thèm quá, tôi soi gương rồi ...nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt, trông giống như thằng khùng! Chưa bao giờ tôi thấy tôi cô đơn bằng những lúc tôi đối diện tôi trong gương như vậy.

Một hôm, sau hơn tám tháng "ở rừng", tôi được gọi về Abidjan để họp (Đây là lần đầu tiên tôi được về thủ đô). Anh tài xế đen đưa tôi ra Touba. Chúng tôi đến phi trường lối một giờ trưa. Sau khi phụ tôi gởi hành lý, anh tài xế nói:

Tôi ra ngủ trưa ở trong xe. Chừng Patron (ông chủ) đi được rồi tôi mới về.Ở xứ da đen, họ dùng từ "Patron" để gọi ông chủ, ông xếp, người có địa vị, có tiền, người mà họ nể nang.v.v... Nghe quen rồi, chẳng có gì chói lỗ tai hết!

Tôi nói:

- Về đi! Đâu cần phải đợi!

Không khí nóng bức. Mấy cái quạt trần quay vù vù, cộng thêm mấy cây quạt đứng xoay qua xoay lại, vậy mà cũng không đủ mát. Thiên hạ ngủ gà ngủ gật; tôi cũng ngả người trên lưng ghế, lim dim... Trong lúc tôi thiu thiu ngủ thì loáng thoáng nghe có ai ca vọng cổ. Tôi mở mắt nhìn quanh thấy không có gì, bèn thở dài, nghĩ: "Tại mình nhớ quê hương xứ sở quá nên trong đầu nghe ca như vậy". Rồi lại nhắm mắt lim dim... Rồi tôi lại nghe vọng cổ nữa. Mà lần này nghe rõ câu ngân nga trước khi "xuống hò":

"Mỗi buổi hoàng hôn tôi vẫn đứng đây

Page 102: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 102

để nhìn từng chiếc phi cơ cất …cánh Rồi khuất lần sau khói trắng sư..ơng……ch … iều.Tôi nhớ Quê Hương và mong đợi ngày …dzìa.”

Đúng rồi! Không phải tôi đang mơ, mà rõ ràng có ai đang ca vọng cổ ngoài kia. Tôi nhìn ra hướng đó, thấy xa xa dưới lùm cây dại có một người da đen nằm võng. Và chỉ có người đó thôi. Lạ quá! Người da đen đâu có nằm võng. Phong tuc. của họ là nằm một loại ghế dài bằng gỗ cong cong. Ngay như loại ghế bố thường thấy nằm dưới mấy cây dù to ở bãi biển ...họ cũng dùng nữa.

Tò mò, tôi bước ra, đi về hướng đó để xem là ai vừa ca vọng cổ lại vừa nằm võng đong đưa. Thì ra là một anh đen còn trẻ, còn cái võng là cái võng nhà binh của quân đội Việt Nam Cộng Hoà hồi xưa.

Tôi nói bằng tiếng Pháp: "Bonjour!"

Anh ngừng ca, ngồi dậy nhìn tôi mỉm cười, rồi cũng nói "Bonjour".

Tôi hỏi, vẫn bằng tiếng Pháp:

- Anh hát cái gì vậy?

Hắn đứng lên, vừa bước về phia tôi vừa trả lời bằng tiếng Pháp:

- Một bài ca của Việt Nam. Còn ông? Có phải ông là le chinois làm việc cho hãng đường ở Borotou không?

Tôi trả lời, vẫn bằng tiếng Pháp:

- Đúng và sai! Đúng tôi làm việc ở Borotou. Còn sai là vì tôi không phải là người Tàu. Tôi là người Việt Nam.

Nghe vậy, hắn trợn mắt có vẻ vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, rồi bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam, chẳng có một chút lơ lớ:

- Mèn đéc ơi! ...Bác là người Việt Nam hả?

Rồi hắn vỗ lên ngực:

- Con …con cũng là người Việt Nam nè!

Thiếu chút nữa là tôi bật cười. Nhưng tôi kìm lại kịp, khi tôi nhìn gương mặt rạng rỡ vì sung sướng của hắn. Rồi tôi bỗng nghe một xúc động dâng lên cổ. Thân đã lưu vong, lại "trôi sông lạc chợ" đến cái xứ "khỉ ho cò gáy" may mắn gặp được một người biết nói tiếng Việt Nam và biết nhận mình là người Việt Nam, dù là một người da đen, sao thấy quý vô cùng. Hình ảnh của quê hương như đang ngời lên trước mắt tôi...

Tôi bước tới bắt tay hắn. Hắn bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay, vừa lắc vừa nói huyên thuyên:

Page 103: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 103

- Trời ơi!... Con mừng quá! Mừng quá! Trời ơi!... Bác biết không? Bao nhiêu năm nay con thèm gặp người Việt để nói chuyện cho đã. Bây giờ gặp bác, thiệt... con mừng "hết lớn" bác à!

Rồi hắn kéo tôi lại võng:

- Bác nằm đi! Nằm đi!

Hắn lại đống gạch "bờ-lóc" gần đấy lấy hai ba viên kê bên cạnh võng rồi ngồi lên đó, miệng vẫn không ngừng nói:

- Con nghe thiên hạ nói ở Borotou có một người Tàu. Con đâu dè là bác. Nếu biết vậy con đã phóng Honđa vô trỏng kiếm bác rồi! Đâu đợi tới bây giờ...

Hắn móc gói thuốc, rồi mời tôi:

- Mời bác hút với con một điếu.

Hắn đưa gói thuốc về phia tôi, mời bằng hai tay. Một cử chỉ ma từ lâu tôi không còn nhìn thấy. Một cử chỉ nói lên sự kính trọng người trưởng thượng. Tôi thấy ở đó một "cái gì" rất Việt Nam.

Tôi rút điếu thuốc để lên môi. Hắn chẹt quẹt máy, đưa ngọn lửa lên đầu điếu thuốc, một tay che che như trời đang có gió. Tôi bập thuốc rồi ngạc nhiên nhìn xuống cái quẹt máy. Hắn nhăn răng cười:

- Bộ bác nhìn ra nó rồi hả?

Tôi vừa nhả khói thuốc vừa gật đầu. Đó là loại quẹt máy Việt Nam, nho nhỏ, dẹp lép, đầu có nét cong cong. Muốn quệt phải lấy hẳn cái nắp ra chớ nó không dinh vào thân ống quẹt, bằng một bản lề nhỏ như những quẹt máy ngoại quốc.

Hắn cầm ống quẹt, vừa lật qua lật lại vừa nhìn một cách trìu mến:

- Của ông ngoại con cho đó! Ông cho hồi ổng còn sống

Rồi hắn cười: "Hồi đó ông gọi con bằng "thằng Lọ Nồi".

Ngừng một chút rồi tiếp:

- Vậy mà ổng thương con lắm à bác!

Hắn đốt điếu thuốc, hit một hơi dài rồi nhả khói ra từ từ. Nhìn cách nhả khói của hắn tôi biết hắn đang sống lại bằng nhiều kỷ niệm... Tôi nói:

- Vậy là cháu lai Việt Nam à?

- Dạ. Má con quê ở Nha Trang.

- Rồi má cháu bây giờ ở đâu?

Page 104: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 104

Giọng của hắn như nghẹn lại:

- Má con chết rồi. Chết ở Nha Trang hồi chiến tranh năm 1975.

- Còn ba của cháu?

- Ổng hiện ở Paris. Tụi này nhờ có dân Tây nên sau 1975 được hồi hương. Con đi quân dịch cho Pháp xong rồi, về đây ở với bà nội. Con sanh ra và lớn lên ở Sai Gòn, về đây, buồn thúi ruột thúi gan luôn!

Tôi nhìn hắn một lúc, cố tìm ra một nét Việt nam trên con người hắn. Thật tình, hắn không có nét gì lai hết. Hắn lớn con, nước da không đến nỗi đen thùi lùi như phần đông dân chúng ở xứ này, nhưng vẫn không có được cái màu cà phê lợt lợt để thấy có chút gì khác khác. Tóc xoắn sát da đầu, mắt lồi với đôi môi dầy...

Tôi chợt nói, nói một cách máy móc:

- Thấy cháu chẳng có lai chút nào hết!

Hắn nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng nghiêm trang:

- Có chớ bác. Con có lai chớ bác.

Hắn xoè hai tay đưa ra phía trước, lật qua lật lại:

- Bên nội của con nằm ở bên ngoài đây nè.

Rồi hắn để một tay lên ngực, vỗ nhè nhẹ về phía trái tim:

- Còn bên ngoại nó nằm ở bên trong. Ở đây, ở đây nè bác.

Bỗng giọng hắn nghẹn lại:

- Con lai Việt Nam thiệt mà bác! Ngoài thì đen thui, chớ bên trong thì vàng khè Bác ơi.

Trong khoảnh khắc, tôi xúc động đến quên mất màu da đen của hắn, mà chỉ thấy trước mặt một thanh niên Việt Nam, Việt Nam từ xương từ ý tới lời lẽ nói năng.

Tôi nói, vỗ nhẹ lên vai hắn mấy cái, gật đầu nói:

- Ờ.... Bác thấy. Bây giờ thì bác thấy...

Hắn mỉm cười:

- Ở đây người ta nói con không giống ai hết, bởi vì con hành động cư xử nói năng không giống họ. Bà nội con cũng nói như vậy nữa! Còn con thì mỗi lần con nhìn trong gương, con vẫn nhận ra con

Page 105: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 105

là người Việt Nam. Bác coi có khổ không?

Rồi nó nhìn tôi, một chút trìu mến dâng lên trong ánh mắt:

- Bây giờ con gặp bác rồi, con thấy không còn cô đơn nữa. Gặp một người giống mình, ở cái xó xa xôi hẻo lánh này, thiệt là trời còn thương con quá!

Tôi im lặng nghe hắn nói, nhìn hắn nói mà có cảm tưởng như hắn đang nói cho cả hai: cho hắn và cho tôi. Bởi vì cả hai cùng một tâm trạng...

Hắn vẫn nói, như hắn thèm nói từ lâu:

- Nhớ Sai Gòn quá nên con hay ca vọng cổ cho đỡ buồn. Hồi nãy bác lại đây la lúc con đang ca bài "Đường về quê ngoại" đó bác.

- Bác không biết ca, nhưng bác cũng rất thich nghe vọng cổ.

Giọng nói hắn bỗng như hăng lên:

- Vọng cổ là cái chất của miền Nam mà bác. Nó không có lai Âu lai Á gì hết. Nó có cái hồn Việt Nam cũng như cá kho tộ, tô canh chua. Bác thấy không? Bởi vậy, không có gì nhắc cho con nhớ Việt Nam bằng bài ca vọng cổ hết.

- Bác cũng vậy.

Tôi nói mà thầm phục sự hiểu biết của hắn, và tôi thấy rất vui mừng có một người như vậy để chuyện trò từ đây về sau....

Có tiếng máy bay đang đánh một vòng trên trời. Chúng tôi cùng đứng lên, hắn nói:

- Nó tới rồi đó. Con phải sua soạn xe trắc-tơ và rờ-mọt để lấy hanh lý. Con làm việc cho hãng Air Afrique.

Rồi hắn nắm tay tôi lắc mạnh:

- Thôi, bác đi mạnh giỏi. Con tên là Jean. Ở đây ai cũng biết "Jean le Vietnamien" hết. Chừng dìa lại đây bác ghé con chơi, nghen.

Bỗng, hắn ôm chầm lấy tôi siết nhẹ rồi giữ như vậy không biết bao nhiêu lâu. Tôi nghe giọng hắn lạc đi:

- Ghé con nghe bác... Nhớ nghen Bác...

Tôi không còn nói được gì hết. Chỉ vừa gật đầu vừa vỗ vỗ vào lưng hắn như vỗ lưng một người con...

Page 106: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 106

Khi hắn buông tôi ra, tôi thấy hai má của hắn ướt nước mắt.

Tôi vội quay đi, lầm lũi bước nhanh nhanh về nhà ga mà nghĩ thương cho "thằng Jean le Vietnamien". Hồi nãy nó ôm tôi, có lẽ nó đã tưởng tượng như là nó đang ôm lại được một góc trời quê mẹ...

...Trên máy bay, tôi miên man nghĩ đến "thằng Jean" rồi tự hứa sẽ gặp lại nó thường. Để cho nó bớt cô đơn. Và cũng để cho tôi bớt cô đơn nữa!

Bây giờ, viết lại chuyện Jean mà tôi tự hỏi: "Trong vô số người Việt Nam lưu vong hôm nay, còn được bao nhiêu người khi nhìn trong gương vẫn nhận ra mình là người Việt Nam? Có được bao nhiêu người còn mênh mang trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nguyên trong đó?" ■

The Vietnameseby Anonymous

Translated by Thomas D. Le

A friend of mine, who had been living for many years in the African nation of Ivory Coast, heard that I had arrived in France and was still looking for work. He decided to recommend me to the national sugar company where he was working. Whatever he said resulted in an airplane ticket for me to join the company!

Now I had never known a black person from Africa and had only vague notions about this dark continent, including clichés such as a very hot place filled with wild lands and with black people beating their drums and dancing all day. These thoughts gave me pause. But in the end I decided to accept the offer to work, which is far more honorable than staying in France and begging for monthly doles from all quarters.

My work was located in a place called Borotou.

The reason I am somewhat long-winded is to give you an idea that I was rebuilding my life in an isolated corner of the earth with rather uninspiring scenery. Furthermore, I was the only Asian working among only five whites and countless numbers of blacks. I was quickly known as “the Chinese.” I spoke nothing but French day in and day out. At times I felt so homesick I would stand in front of the mirror and speak Vietnamese to myself like a lunatic. I had never felt so lonely as when I was facing the mirror in this way.

One day after more than eight months in the boondocks, I was called back to Abidjan for a meeting. It was the first time I had a chance to visit the capital. My driver is a native named Touba.

Page 107: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 107

We arrived at the airport about one in the afternoon. After helping me with the luggage my driver said:

− I am going to take a nap in the car, patron. When you come back, then I'll go home.

In this country people use the respectful word “patron” (boss) to address the boss, the supervisor, a person with standing or money or position, I was so used to the term it did not bother me any more. So I said,

− Why don't you just go on home. There's no need to wait for me.

It was hot, so hot that the ceiling fans and oscillating fans in the terminal running at full speed couldn't make a dent in the stifling heat. Everybody around me was dozing off; so I leaned on my chair back and tried to catch a nap too. While I was half asleep, I heard the faint voice of someone singing vọng cổ, a popular Vietnamese folk ballad. I opened my eye, looked around, saw nothing, then sighed. It was just my imagination going haywire from homesickness, I thought. I slipped back to my slumber...Then I heard it again, this time louder, and more tellingly the voice declaimed for a lingering while before descending into an unmistakable diminuendo so peculiar to vọng cổ:

“Each sunset I stand hereto see each plane take offthen disappear behind the evening's white smoke and fog.I long for my native land and just want to go...home.”

That's it! I was not at all dreaming; someone was really singing vọng cổ around here. I looked out where the voice was coming from but saw only a young black man swaying in a hammock among the wild trees some distance away. There was no one else. I was puzzled. Black people do not lie in hammocks; they lie in long curved wooden chairs. They even lounge in the kind of deck chairs we would see under large umbrellas on the beach.

Urged on by curiosity I made my way toward the man lying in the hammock singing vọng cổ to find out. There he was, a young black man lying in a hammock which was standard issue in the former Republic of Vietnam Armed Forces.

I addressed him in French, “Bonjour!”

He stopped singing, sat up with a smile, and looked at me, “Bonjour.”I continued my query in French:

− What were you singing?

He rose to his feet, made a few steps toward me, and replied in the same language:

− A Vietnamese song. And you? Are you the Chinaman who is working for the sugar company in Borotou?

Still in French, I said,

Page 108: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 108

− You're both right and wrong. Yes, I work at Borotou but I'm not Chinese. I am Vietnamese.

Whereupon his eyes opened wide with surprise; his face lit up, then he broke into perfect Vietnamese with a flawless southern accent:

− Oh my god! You are Vietnamese?

Then beating his chest,

− Me too, I'm Vietnamese!

I almost burst out laughing. But I caught myself just in time when I saw the expression of pure joy on his face. Then I felt a lump in my throat. Here I was, an expatriate in a god-forsaken land whom good fortune smiled at and gave the opportunity to meet a person who spoke Vietnamese, who was proud to be a Vietnamese, even as he was completely black. It was a precious moment. The memory of my native land never shone so brightly in my mind.

I stepped forward to shake his hand. He grabbed mine with both hands and shook it wildly rattling off incessantly:

− Heavens! I'm so glad! So glad! Gosh! Do you know, bác, (a term meaning “uncle,” a respectful way to address an older person) I've been dying to meet a Vietnamese for years just to have a chance to talk? Now that I've met you, I'm beside myself with joy!

Pulling me toward the hammock,

− Here, uncle. You lie down here!

Then grabbing a few cement blocks lying nearby, he set them down near the hammock never stopping to breathe.

− I heard people say there is a Chinese in Borotou. But I never suspected it was you. Otherwise, I'd have jumped on my Honda bike to look for you long ago.

He fished a pack of cigarettes out of his pocket.

− Care for a smoke, uncle?

He handed me the pack with both hands, a gesture I had not seen in a very long time, a gesture of deep respect for an older person, something so...so Vietnamese.

I raised a cigarette to my lips. He struck a lighter and inched the flame toward the cigarette tip while shielding it as if from the wind with the other hand. I took a few puffs. My eyes rested upon the cigarette lighter. He laughed showing all his teeth.

− Did you recognize it?

Page 109: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 109

I let out a whirl of smoke, nodding. This is a Vietnamese lighter, small, narrow, flat with a detachable rounded cap. To use you have to remove the cap, which is not hinged to the body as in foreign-made lighters.

He held it in his hand, flipped it over several times with an expression of tenderness:

− It belonged to my maternal grandpa! He gave it to me while he was alive.

Then he laughed, “At that time he called 'Black Soot'.”

After a short pause, he continued,

− He was extremely fond of me!

He lighted a cigarette, inhaled deeply and exhaled with a long drawn-out whiff of smoke. Looking at the way he exhaled I could sense he was living a long-ago past.

− So you are half-Vietnamese, then?

− Yes. My mother was from Nha Trang.

− Where is she now?

− She's dead. She died in Nha Trang in 1975 during the war.

− And your father?

− He's in Paris now. We're French citizens and so were repatriated after 1975. After serving as draftee in the French army, I came here to live with my grandmother. I was born and raised in Saigon. Here I feel so lonely!

I looked at him a little while trying to find some Vietnamese traits in his body. Frankly, he didn't look half-blooded at all. He was tall, and though his skin was not as raven black as that of other people around here, it did not even show any light coffee color. His hair was kinked and lay close to his head, his eyes bulging, his lips thick.

I suddenly blurted out almost without thinking:

− I really can't see any mixed blood in you at all!

He fixed me a telling gaze, his expression becoming very grave:

− Oh, yes. I sure am. I'm mixed.

He thrust his palm forward and turned it over a few times:

− My father's side is on the outside here.

Page 110: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 110

Then putting his hand over his heart tapping it lightly:

− But my mother's side is on the inside. Right here, uncle.

His throat tightened.

− I'm really half-Vietnamese! Pitch black on the outside, but yellow on the inside, uncle.

In an instant, I was so moved I didn't see his skin color at all. In front of me there was a full-blooded young Vietnamese man, Vietnamese from his bones to his thoughts and his speech.

Tapping him on the shoulder, I nodded my head.

− Yes, I see. I can see now.

He smiled.

− Around here, people say I'm not like anybody else, because I act and talk differently. Even my grandmother says so. As for me, every time I look myself in the mirror I see a Vietnamese man! See, uncle, how miserable I can be?

Then he looked at me with affection rising in his eyes.

− Now that I've met you, I feel so much less lonely. Imagine meeting someone that looks like myself in this forsaken corner of the world! God must really love me!

I listened to him in silence, knowing that he was talking for both of us, for we felt exactly the same way.

He kept talking, as if he had been wanting to say this all along:

− I miss Saigon so much I must find some relief in singing vọng cổ. A while back you came while I was singing “On the Road Back to Mother's Home.”

− I don't sing, but I like to listen to vọng cổ.

His voice broke with passion.

− Vọng cổ is the essence of the south, uncle. It is not European or even Asian. It has the Vietnamese soul just like fish stewed in an earthen pot or sour soup. See that, uncle? That's why there's nothing like vọng cổ to remind me of Vietnam.

− I feel the same way too.

Deep down I admired the young man for his knowledge and was so gratified to have someone like him to talk to from now on.

Page 111: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 111

The rumbling of an airplane circling above broke into our conversation. We both stood up.

− Here she comes. I've got to get my tractor and trailer ready for the luggage. I work for Air Afrique.

He then grasped my hand and shook it heartily.

− Well, uncle, have a nice trip. My name is Jean. Everybody calls me “Jean the Vietnamese” around here. When you come back, don't forget to drop by and see me.

For I don't know how long, he held me tight in his strong arms, then in a choked voice,

− Drop by and see me. OK, uncle? Don't forget now.

When he let go of me, I saw his cheeks wet with tears.

I turned away, heading quickly to the terminal, my heart filled with compassion for “Jean the Vietnamese.” When he was hugging me, I felt as if he was holding on to a piece of his beloved motherland.

On the plane, I kept thinking about “the boy Jean” and promised to see him often. To make him feel less homesick, and to make myself feel less so too.

Now in writing about Jean, I am wondering how many overseas Vietnamese still recognize themselves as Vietnamese when they look at themselves in the mirror. How many of them still retain in their hearts the tune of vọng cổ and with it the memory of their homeland? ■

Translated by Thomas D. Le21 April 2008

*****

DON'T MESS WITH OLD LADIESBy Anonymous

An older lady gets pulled over for speeding...

Older Woman: Is there a problem, Officer?

Officer: Ma'am, you were speeding.

Older Woman: Oh, I see.

Officer: Can I see your license please?

Page 112: Th? H?u V?

Firmament Vol.1, No. 2, July 2008 112

Older Woman: I'd give it to you but I don't have one.

Officer: Don't have one?

Older Woman: Lost it, 4 years ago for drunk driving.

Officer: I see...Can I see your vehicle registration papers please.

Older Woman: I can't do that.

Officer: Why not?

Older Woman: I stole this car.

Officer: Stole it?

Older Woman: Yes, and I killed and hacked up the owner.

Officer: You what?

Older Woman: His body parts are in plastic bags in the trunk if you want to see.

The Officer looks at the woman and slowly backs away to his car and calls for back up. Within minutes 5 police cars circle the car. A senior officer slowly approaches the car, clasping his half drawn gun.

Officer 2: Ma'am, could you step out of your vehicle please!

The woman steps out of her vehicle.

Older woman: Is there a problem sir?

Officer 2: One of my officers told me that you have stolen this car and murdered the owner.

Older Woman: Murdered the owner?

Officer 2: Yes, could you please open the trunk of your car, please.

The woman opens the trunk, revealing nothing but an empty trunk.

Officer 2: Is this your car, ma'am?

Older Woman: Yes, here are the registration papers.

The officer is quite stunned.

Officer 2: One of my officers claims that you do not have a driving license.

The woman digs into her handbag and pulls out a clutch purse and hands it to the officer. The officer examines the license. He looks quite puzzled.

Officer 2: Thank you ma'am, one of my officers told me you didn't have a license, that you stole this car, and that you murdered and hacked up the owner.

Older Woman: Bet the liar told you I was speeding, too.■