tap viet 09 final

20
DIỄN ĐÀN CỦA SINH VIÊN LỚP K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI số 09 THÁNG 10/2009 Taäp Vieát troøn 1 tuoåi LƯU HÀNH NỘI BỘ TỰ HÀO là con gái báo chí Trang “Boong” Từ nước mắt đến nụ cười Ảnh: THẢO MÈO

Upload: that-hoc-nguyen

Post on 10-Mar-2016

213 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Tap Viet 09 final

TRANSCRIPT

DIỄN ĐÀN CỦA SINH VIÊN LỚP K53 BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNGĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

số 09

THÁNG10/2009

Taäp Vieát troøn 1 tuoåi

U H

ÀN

H N

ỘI B

TỰ HÀO là con gái báo chí

Trang “Boong”Từ nước mắt đến nụ cười

Ảnh: TH

ẢO

MÈO

2 | Tập Viết số 09

Và để rồi chúng ta sẽ bắt gặp, và nhận ra rằng con gái khoa báo thật năng động, tuyệt vời, nhận ra rằng con gái khoa báo đằng sau những

giọt nước mắt luôn xuất hiện những nụ cười bởi cuộc sống luôn có những tháng ngày hạnh phúc mà chính những người xung quanh chúng ta đem lại. Và chúng ta lại tự hào.. Ừ ! Mình là con gái khoa báo.

Và chúng sẽ kể cho nhau nghe chặng đường một năm, kể cho nhau nghe những gì mà báo ta đã làm được và chưa làm được, kể cho nhau nghe những bước hành trình để cho nên một tờ báo Tập Viết như ngày hôm nay.

Và độc giả báo Tập Viết thân mến, tất cả những gì mà chúng ta sẽ nhận ra đó, sẽ kể lại cho nhau nghe đó chính là những gì mà báo Tập Viết số 9 này đem lại. Hãy cùng báo Tập Viết chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và kỉ niệm tròn một năm báo chúng ta ra số đầu tiên, để chúng ta cùng trải qua những cảm xúc, cùng nhận ra những gì tuyệt vời nhất, mà nó được mang lại từ quyển báo số 9 mà bạn đang cầm trên tay.

TẬP VIẾT•

LƯU HÀNH NỘI BỘ Biên tập

DẠ OANHTHẢO NGUYỄNTRÀ MYBÁ HƯNG

Địa chỉLớp K53 Báo chí và Truyền thông ĐH KHXHNV - ĐH [email protected]

THÔNG TIN TÒA SOẠN

LỜI NGỎTập Viết - 1 chặng đườngTr. 04

Trang “Boong”...Tr. 08

Người ngoài nói gì...Tr. 06Tự hào là con gái báo chíTr. 07

Thư từ nước Nga Tr. 12

TV nên có bạn đồng hànhTr. 16

Sinh nhật tháng 10Tr. 19

ra ngày 21 hàng tháng

Chịu trách nhiệm

BÙI VIỆT HÀ

Thiết kế Mỹ thuật Trình bày

THANH HẰNG ĐẶNG HẬU BÁ HƯNG TRUNG HIẾU

Tổ chức nội dung

BÁ HƯNGDẠ OANH

Tập Viết số 09 | 3

Cuộc thi ảnh Canon »Photo Marathon

Ngày 03/10/2009, tại nhà hát chèo Kim Mã, số 1 Giang Văn Minh đã diễn ra cuộc thi chụp ảnh Canon Photomarathon. Đây là cuộc thi được tổ chức thường niên bởi công ty máy ảnh Canon tại nhiều quốc gia trên thế giới. 3 chủ đề của năm nay gồm: Gia đình, RGB (Đỏ Lục Lam) và Việt Nam mới. Theo ban tổ chức số thí sinh dự thi năm nay đông nhất từ trước đến nay. K53BCTT có 6 thành viên tham gia cuộc thi này.

________________________

Đại hội liên khoa Báo »Chí lần đầu tiên được tổ chức

Ngày 24,25/10/2009, tại khu du lịch sinh thái Ba Vì, đại hội này sẽ được diễn ra với sự góp mặt của các thầy cô giáo đại diện khoa Báo chí Truyền thông và các thành viên khoa báo từ cựu sinh viên K50 đến tân sinh viên K54. Sự kiện này hứa hẹn nhiều chương trình hấp dẫn như Olym-pic các trò chơi đối kháng, đêm ca nhạc với cuộc thi Mr J., thi trình diễn thời trang; thăm quan khu di tích K9…. Ban tổ chức hi vọng đây sẽ trở thành hoạt động thường niên nhằm gia tăng sự đoàn kết cũng như khẳng định rõ hơn bản sắc của khoa Báo chí truyền thông.

________________________

Đại hội mẫu »Đại hội Chi Đoàn, Đại hội Chi

Hội K53 Báo chí truyền thông đã diễn ra vào ngày 05/10/2009 với sự có mặt của đại diện liên chi Đoàn, liên chi Hội khoa và các thành viên lớp. Kết quả: cán bộ Hội gồm Phan Ngọc Bích (Hội trưởng), Bùi Hải Anh và thành viên mới Phạm Thị Phương Thảo, cán bộ Đoàn gồm Nguyễn Tuấn Anh (Bí thư), Nguyễn Thùy

Dương (Phó bí thư) và thành viên mới Trịnh Mỹ Hường (Ủy viên). Chúc đội ngũ cán bộ mới sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong nhiệm kì 2009 - 2010.

________________________

20-10 cùng đội công tác »xã hội

Trong hai ngày 14, 15/09/2009, Đội sinh viên làm CTXH trường ĐHKHXH và NV đã tổ chức bán hàng tại phòng Thông tin nhằm gây quỹ giúp đỡ các trẻ em thiệt thòi. Gian hàng bao gồm: đồ gốm Bát Tràng, thiệp handmade, các sản phẩm làm từ tre… K53BCTT có 4 thành viên Ngọc Bích, Phương Thảo, Bá Hưng, Trung Hiếu tham gia tổ chức họat động này .

________________________

Thay đổi giờ học chính »khóa

Từ ngày 05/10/2009, giờ học chính khóa của ĐHKHXH&NV sẽ được thay đổi. Tiết 1 bắt đầu từ 7h, các tiết 2,3,4,5 lần lượt bắt đầu từ 8h, 9h,10h,11h. Tiết 6 được lùi lại đến 13h, các tiết 7,8,9,10 bắt đầu từ 14h,15h,16h,17h. Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa mỗi tiết đều là 10 phút thay vì 5 phút như trước đây.

________________________

Thảo “cá mập” “bay” »cùng Socbay

Cô bạn này đã trở thành khách mời đặc biệt của chương trình số 31 với tựa đề “Ru cùng Phương Thảo” được phát sóng trên Socbayradio ngày 02/10/2009. Đây là kênh phát thanh qua mạng thuộc công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp phối hợp cùng diễn đàn ktdoin-goai.com thực hiện. Đến với chương trình, Thảo đã trình bày nhiều ca khúc như: Mẹ yêu, lời

ru… ________________________

Thêm 2 thành viên tạm »chia tay K53BCTT

Sau Nguyễn Đình Hoàn và Trần Thanh Thể; 2 thành viên khác là Hòang Văn Phúc và Ngô Thị Thùy Trang sẽ tạm chia tay K53BCTT. Sau khi bảo lưu, Văn Phúc dự định sẽ thi lại Đại Học An Ninh còn Thùy Trang đã lên đường đi du học Maroc vào ngày 20-10 vừa qua. Chuyến bay cất cánh lúc 23h25 tại sân bay Nội Bài. Dự kiến chương trình du học kéo dài ít nhất 5 năm.

________________________

Vòng loại cuộc thi Miss »Nhân Văn 2009

Ngày 03/10/2009, tại tầng 4 nhà H đã diễn ra vòng loại cuộc thi Nữ sinh thanh lịch để chọn ra 15 thí sinh xuất sắc nhất vào vòng trong trên tổng số 74 thí sinh. Các bạn tham gia phải giới thiệu bản thân và thể hiện tài năng của mình trong khoảng thời gian 5 phút. Kết quả: khoa Báo Chí có 2 thí sinh của K52 và K54 được đi tiếp. K53BCTT có 3 thí sinh Mỹ Hường, Thùy Dương và Kiều Yến đã tham gia vòng loại cuộc thi này.

________________________

Tuấn Anh “lên chức” »Bắt đầu từ ngày 15/10/2009,

bạn Vũ Tuấn Anh (BC53) đã chính thức đảm nhận vai trò ad-min diễn đàn svnhanvan.org với nickname Tuan_saker. Đây là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập, công việc; chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống… của sinh viên ĐHKHXH &NV. Vậy là bên cạnh chức vụ thật là “bí thở” của K53BCTT, Tuấn Anh sẽ có thêm một chức vụ “ảo mà thật” đòi hỏi nhiều tinh thần trách nhiệm.

________________________THẢO NGUYỄN -•

DẠ OANH -LẠC TRUNG

TIN TỨC

4 | Tập Viết số 09

“ÔI ĐAU QUÁ!”

Từ mong muốn của Thọ Phước - một thành viên tích cực của K53BCTT -

là “biến lớp học thành một “tòa soạn báo mini” và tạo một diễn đàn nghiệp vụ cho các thành viên trong lớp cùng trao đổi kinh nghiệm viết và làm báo”, ý tưởng tạo một tờ báo nội bộ đã được bước đầu hình thành trên 4rum svnhanvan.org. Qua đó rất nhiều thành viên có cơ hội được cùng thảo luận và đưa ra những ý kiến cá nhân. Khen có, chê có, nhưng tất cả cùng có chung một khát khao là được học báo, làm báo.

Đánh dấu cho sự ra đời của Tập Viết là 1 talkshow rất sôi nổi trực tiếp được tổ chức bởi ban

cán sự K53BCTT. Tham gia talk-show này có sự có mặt của hai khách mời đặc biệt: anh Nguyễn Phong Anh đến từ K50 - người rất ủng hộ ý tưởng về báo lớp và Bùi Thọ Phước - người đầu tiên đưa ra ý tưởng này. Bên cạnh đó, không thể thiếu được sự có mặt của gần 100 “báo non” K53BCTT. Sự rụt rè ban đầu nhanh chóng nhường chỗ cho sự háo hức và bạo dạn. Rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra: “Có sớm quá để làm như thế không?”, “Nếu tổ chức một tờ báo như thế thì nội dung cần phản ánh, chuyên mục cần đưa vào là gì?”, “Ai sẽ chịu trách nhiệm về tờ báo này?”, “Kinh phí làm báo ở đâu ra?”… Bao nhiêu câu hỏi chưa được giải đáp thỏa đáng đồng nghĩa với bấy nhiêu

khó khăn đặt ra trước mắt. Tất cả không khỏi khiến các thành viên trong lớp thấy nản. Câu hỏi cuối cùng: “Chúng ta có làm báo không?”.

“SINH RỒI”“Chúng ta sẽ làm báo”. Quyết

định táo bạo đó chính là câu trả lời cho tất cả những câu hỏi được đưa ra. Ngay sau đó, việc chuẩn bị cho số báo đầu tiên nhanh chóng được tiến hành: Tờ báo tên là gì? Nội dung gồm những gì? Ra báo vào ngày nào? Ai đăng kí viết tài? Ai sẽ lo dàn trang? Giao cho ai thủ quỹ? In ở đâu sẽ rẻ? ... Cứ thế, mỗi người một việc nhưng tất cả đều cố gắng hết mình vì số báo đặc biệt - số báo ra vào ngày 20-10

1NĂM

Tập Viết - Một chặng đườngMột năm học đã qua, tập thể K53 Báo chí truyền thông (BCTT) đã bước sang năm thứ hai trên giảng đường Đại học. Cùng với đó, Tập Viết, tờ báo của lớp cũng tròn 1 tuổi. 1 năm - 9 số báo được ra đời. Hãy cùng nhìn lại chặng đường đã qua, cùng nhìn lại sự ra đời và lớn lên của Tập Viết để thấy những điều chúng ta đã và chưa làm được…

VIỆT BÁCH•

Những logo từng được thiết kế cho Tập Viết

MỪNG SINH NHẬT TẬP VIẾT 1 TUỔI

Tập Viết số 09 | 5

Cùng với đó, BBT vẫn dành được thời gian để tổ chức những buổi tập luyện cho các “phóng viên tập sự” nhằm giúp các bạn có thêm kĩ năng viết bài. Không chỉ vậy, các thành viên còn có cơ hội gặp mặt và học hỏi từ các nhà báo giàu kinh nghiệm như nhà báo Vũ Văn Tiến (báo Nhà báo và công luận)

Có đủ bài rồi thì việc tổ chức dàn trang, sắp xếp các bài sao cho hợp lý lại là một thách thức mới. Kinh nghiệm chưa có, quá nhiều trở ngại gặp phải nhưng với quyết tâm bằng mọi giá phải ra báo kịp ngày đã khiến các thành viên BBT, đặc biệt là Trung Hiếu vượt qua tất cả.

Vất vả, mệt mỏi nhưng cả tập thể đều háo hức và mong ngóng tới ngày phát hành số báo đầu tiên. Với K53BCTT, đó là một dấu mốc rất quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đường. 20/10, số báo đầu tiên đã được “ra lò” đúng hạn trong sự vui mừng của tất cả các thành viên trong lớp. Quan trọng hơn, những bài báo đầu tiên ấy đã nhận được rất nhiều những khen ngợi, động viên từ phía các thầy cô giáo cũng như các anh chị khóa trên. Đó chính là những thành công đầu tiên: nhỏ bé mà đầy ý nghĩa.

“CHÁU TÊN LÀ TẬP VIẾT”

Cầm số báo mới in còn “nóng hổi” trên tay, ai cũng háo hức và phấn khởi. Điều đầu tiên khiến mọi người chú ý chính là tên của tờ báo được thiết kế rất ấn tượng: Tập Viết. Đây chính là kết quả của buổi thảo luận trên lớp giữa cố vấn học tập Bùi Việt Hà

cùng các thành viên. Rất nhiều những cái tên hay, độc đáo đã được đưa ra nhưng cuối cùng, cái tên “Tập Viết” - đã được cả lớp chọn làm tên cho tờ báo. Và chính cái tên ấy cũng là rất nhiều những suy nghĩ, mong muốn của các thành viên trong lớp. Bạn Thảo Nguyễn chia sẻ: “Mình thích tên của báo, nó đúng nghĩa là “Báo non”, là sinh viên năm nhất với những nét bút còn chưa hoàn thiện nhưng đó là rất nhiều cố gắng và nỗ lực. Cái tên ấy khiến mình nghĩ đến sự bắt đầu nhỏ cho , một sự nghiệp

lớn”. Đó có lẽ cũng là suy nghĩ chung của các thành viên trong lớp. Tập Viết chính là thành quả của sự đoàn kết, gắn bó và rất nhiều những nỗ lực không mệt mỏi để tạo ra một bản sắc riêng mang tên K53BCTT.

Từ số báo đầu tiên đến nay đã tròn 1 năm, Tập Viết cũng đã trải qua những giai đoạn khó khăn tưởng như không thể duy trì được, nhưng bằng lòng quyết tâm và sự đam mê, tới nay tập thể K53BCTT đã có trong tay 9 số báo. Mỗi số báo ấy gắn với rất nhiều những kỉ niệm vui buồn cũng như những bước trưởng thành của các cá nhân trong lớp.

Một năm qua, từ sự cố gắng của BBT và của các thành viên

tích cực, Tập Viết đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của tờ báo. Nói về điều này, bạn Phùng Hưng, một thành viên BBT chia sẻ: “Hạn chế của báo là chưa thực sự có nhiều bài viết, chuyên trang về học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp... Bên cạnh đó những thông báo cho mọi người biết về nội dung, kế hoạch sắp tới của tờ báo cũng chưa thực sự đầy đủ. Khâu tổ chức và cơ cấu các ban ngành

chưa cụ thể. Đặc biệt, việc định kỳ ra báo chưa thống nhất và đúng hạn”. Theo BBT, trong thời gian tới, Tập Viết sẽ mở rộng nội dung chuyên trang giải trí để bạn đọc có được nhiều hơn những thông tin về điện ảnh, âm nhạc, sách truyện....Đồng thời sẽ có một trang dành riêng cho những “phóng viên thường trú tại nước ngoài.”

Hy vọng rằng những thay đổi sắp tới về mặt tổ chức cũng như nội dung sẽ đẩy cao chất lượng của Tập Viết, để tờ báo có thể trở thành diễn đàn thật sự của các thành viên K53BCTT. Từ đó, chúng ta có thể trưởng thành hơn trong chuyên môn và có thêm nhiều kinh nghiệm khi vào nghề.

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI

9 Số số báo TV đã được phát hành.

10 Số lượng mẫu thiết kế cho tên tờ báo TV.

12 Số tháng mà TV đã đi qua.

14 Số ngày để hoàn thành TV số đầu tiên.

32 Số trang nhiều nhất mà TV đã in (TV số 7).

> 600 Số lượng tờ báo mà TV đã in và phát hành đến số 8.

6 | Tập Viết số 09

“Người ngoài” nói gì về Tập Viết?

Báo Tập Viết của chúng ta đã ra đời được một năm. Trong thời gian đó, số lượng độc giả của báo cũng dần dần tăng lên, không chỉ là độc giả của nội bộ K53 Báo chí truyền thông (K53BCTT) mà còn là những độc giả bên ngoài. Đó có thể là những bạn sinh viên các trường đại học khác, là những bậc phụ huynh, là chị nhân viên kế toán.... Và bài viết này là những ý kiến đánh giá, những nhận xét khách quan nhất cho những gì mà Tập Viết đã làm trong một năm qua.

Ngô Thành TrungSV Đại Học Công Nghiệp Hà NộiMình thấy Tập Viết rất phù hợp và thú vị. Tên báo và cách trình bày phần nào đã thể hiện tính chuyên nghiệp. Về mặt nội dung, mình đặc biệt thích các câu chuyện ngắn trong trang văn nghệ. Mặt khác báo cũng không nên chỉ lưu hành nội bộ mà cần được mở rộng ra ngoài.

Phùng Bá LânSV Đại Học Quốc Tế Bắc HàTập Viết có nội dung rất chân thật, trẻ trung. Hình thức làm báo khá chuyên nghiệp. Mình thực sự có cảm tình với tên báo, nó thể hiện được thông điệp sâu sắc từ chính cuộc sống của các bạn. Tuy nhiên, Tập Viết nên viết nhiều hơn về các ý tưởng, các hoạt động bên ngoài, định hướng phát triển về nghề nghiệp và các bạn nên tìm cho báo của mình một câu slogan để các bạn nhớ về Tập Viết hơn.

Lại Thị Minh DuyênĐội trưởng đội SV làm CTXHChị thấy sinh viên năm nhất mà có thể làm được một tờ báo như Tập Viết quả thực gây bất ngờ. Báo đã có định hướng tới tính chuyên nghiệp cao để phát triển hơn nữa chứ không phải chỉ gói gọn trong nội san của lớp, điều này thể hiện rất rõ ở nội dung lẫn cách trình bày của báo. Nhưng Tập Viết nên đa dạng hơn về thể loại để mở rộng hơn đối tượng bạn đọc.

Nguyễn Thanh HàPhụ huynhK53BCTT là một tập thể đoàn kết và có rất nhiều nỗ lực trong việc duy trì Tập Viết. Các chuyên mục, đề tài khá phong phú nhưng nội dung còn chưa sâu. Tôi nghĩ báo nên duy trì đều đặn 1 tháng 1 số và học hỏi kinh nghiệm kỹ nẳng của các anh chị đi trước.

Nguyễn Hoàng HàNhân Viên Kế ToánChị thấy nội dung Tập Viết khá ổn, gắn bó với tập thể lớp. Đặc biệt tên tờ báo đã nói lên được những bước đầu tiên của những sinh viên làm báo ở năm thứ nhất. Chị cho rằng nên tham khảo thêm các tờ báo khác để hướng tới sự chuyên nghiệp hơn chứ không đơn giản là “tập viết”. Mặt trình bày cần bắt mắt hơn, mềm mại hơn nữa. Chúc Tập Viết ngày càng hoàn thiện hơn nữa!

BÁ HƯNG•

MỪNG SINH NHẬT TẬP VIẾT 1 TUỔI

Tập Viết số 09 | 7

Nhớ lại buổi học đầu tiên môn “Cơ sở lý luận báo chí” của thầy Đinh Văn

Hường, cả buổi không học kiến thức mới nhưng thầy đã tâm sự cho cả lũ học trò nghe về nghiệp báo. Nghe thầy nói thôi mà đứa nào đứa đấy há hốc mồm, chẳng tin sao lại có cái nghề khổ thế, lăn xả mà còn nguy hiểm nữa chứ. Đã thế thầy lại còn nói nhất là con gái thì làm báo càng khổ, có hai cái mất. Chà! Có tận hai cái mất cơ đấy! Đó là mất nhan sắc và ế chồng. Thôi xong! Mấy đứa con gái chán không để đâu cho hết. Nhưng nói vậy xong thầy lại vỗ về “con gái báo chí năng động lắm và không phải ai cũng dám làm nghề này đâu”. Phù! Thôi vậy an ủi chút ít rồi.

Một năm học mà nhiều chuyện vui thấy lạ, ngẫm lại thấy mình thật hạnh phúc và may mắn vì mình là con gái khoa báo. Năm đầu mà lớp mình đã thành lập ngay đội bóng đá nữ tập luyện hùng hổ, khiến cho các dân khoa mình phải tròn xoe mắt “Sao con gái Nhân Văn mà nam tính thấy sợ. Tập và đá bóng đáng sợ đến nỗi mà mấy nam nhi khoa khác phải nhìn lại bản thân mình ^^”. Nhớ nhất là ngày 20/10 con gái được 33 chàng trai – số lượng lớn hiếm có trong trường nhân văn – tổ chức cho một party nho nhỏ chúc mừng ngày của phái nữ, lại con được tặng hoa nữa. Lúc ra về ai cũng có quà là đồ gốm các chàng trai lặn lội qua tận Bát Tràng mua về, tay cầm một bông hoa hồng và mặt thì hân hoan tràn ngập hạnh phúc xen lẫn tự hào. Nhìn con gái báo chí lúc này thật xinh và hiền. Không chỉ dừng lại ở đó ngày 8/3 mới thật sự là ngày đặc biệt khi một trái tim to lớn đỏ tươi ghi “con

Tự hào là con gái báo chí

ĐẶNG LINH•

Con gái BC53 ở “Báo chí hát” 2008

gái báo chí, chúng tôi yêu các bạn” treo nổi bật trên lối đi vào khu giảng đường. Khỏi nói con gái ngỡ ngàng thế nào. Miệng thì vẫn lẩm bẩm “mấy thằng lớp mình hâm rồi sao mà phô trương thế” nhưng lòng thì vui không tả nổi và còn hãnh diện lắm. Sau đấy con gái còn được tặng hẳn một clip hài “made in boy K53bc” – con trai báo chí làm đạo diễn, con trai báo chí làm diễn viên, quay phim, dựng hình cũng là con trai báo chí luôn – làm cả lũ con gái cười nghiêng ngả. Sau vụ đấy nghe nói không ít nam nhi các khoa khác bị nữ nhi của khoa ấy đem ra so sánh với con trai khoa báo về độ quan tâm và ga lăng. Con trai khoa báo thì như đất lên giá trong mắt con gái toàn trường còn con gái thì hứng chịu bao

nhiêu ánh mắt ghen tị của mấy bạn gái khoa khác nhưng trong long thì vui lắm. Có bạn còn nói trong ngậm ngùi “ngày xưa tớ định thi khoa báo đấy thế rồi thôi ai ngờ con gái khoa báo các cậu sướng vậy, tiếc quá!”, con gái khoa báo lúc đó chỉ biết cười tít mắt và bay tận mây xanh luôn. Tụi con gái còn nói đùa “Chắc không dám khoe mình là dân báo đâu sợ đứa khác đánh vì chúng nó bảo con gái báo sao mà sướng thế.

Một ngày 20/10 tại tập thể K53 Báo chí truyền thông lại đến. Không biết lần này các chàng trai sẽ mang tới bất ngờ gì nữa nhưng chắc chắn một điều rằng con gái khoa mình sẽ luôn tự hào lắm khi nói “ Tớ học khoa báo”.

Ở Hội trại 2009Khi còn là nữ SV năm nhất

CHUYÊN ĐỀ 20/10: CON GÁI BÁO CHÍ

8 | Tập Viết số 09

Trang “Boong”: Từ nước mắt đến nụ cườiLuôn vui vẻ, tươi cười

khiến những người xung quanh nhiều khi cũng phải… cười theo. Đó chính là cách mà cô bạn Ngô Thị Thùy Trang, biệt danh Trang “Boong” gây ấn tượng với các thành viên của K53 Báo chí truyền thông (BCTT). Ít ai biết rằng, cuộc sống của cô bạn sở hữu nụ cười rất sáng này cũng đã từng trải qua không ít nước mắt…

GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NỖI BUỒN QUÁ KHỨ

Ngay từ khi còn nhỏ, Trang đã phải sống cùng ông bà ngoại vì ba mẹ đi làm tận

Sài Gòn. Thế nhưng, đối với cô bạn này, đó chính là quãng thời gian đẹp nhất vì các thành viên trong gia đình dù xa cách nhưng luôn quan tâm và yêu thương nhau. Đặc biệt, với Trang, ba là người rất quan trọng: “Tớ yêu ba nhiều lắm, ba rất hiền và chẳng bao giờ mắng tớ đến nửa câu”.

Không may mắn, từ ngày Trang lên cấp 2, ba mẹ bắt đầu xảy ra xung đột. Ba ngày càng thay đổi; luôn nóng nảy, cục cằn và trở nên ích kỉ với mẹ. Rồi quãng thời gian ấy cứ thế kéo dài. Ba mẹ vì không muốn Trang buồn và bị tổn thương nên luôn cố gắng để níu giữ gia đình. Khi đó dù còn nhỏ nhưng cô bạn này đã dần dần hiểu được nỗi đau khổ mẹ mình đang phải chịu đựng.

Ngày Trang vào lớp 10 cũng là lúc ba mẹ chính thức chia tay. “Tớ đã khóc, khóc rất nhiều và cảm thấy ghét ba mẹ vô cùng”. Khi ấy, cô bạn này chỉ còn biết chia sẻ mọi chuyện với một người bạn học

THẢO NGUYỄN•

cùng để cảm thấy bớt tủi thân và đơn độc. Từ đó, Trang và mẹ chuyển về nhà ông bà ngoại, cũng không gặp lại ba nữa. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì một mình mẹ phải lo kinh tế cho gia đình. Giờ đây, đối với Trang, mẹ không

chỉ là mẹ mà còn là ba, là cả gia đình đối với mình. Và cũng vì thương mẹ mà từ ngày vào đại học, phải sống một mình xa gia đình; Trang luôn tự nhủ mình phải sống tốt để mẹ đỡ buồn, đỡ lo và đỡ cảm thấy có lỗi vì đã không thể giữ cho mình một gia

CHUYÊN ĐỀ 20/10: CON GÁI BÁO CHÍ

Tập Viết số 09 | 9

những tưởng tượng của mình ban đầu chẳng hề đúng.

Trò chuyện với Trang về lớp đại học, cô bạn này hào hứng kể lại rất nhiều những kỉ niệm đã qua: việc con trai trong lớp đã tổ chức 20 - 10 rất hoành tráng, rồi những buổi đi bán báo “mệt bao nhiêu vui bấy nhiêu” cùng một nhóm bạn trong lớp, rồi những khi học “nhiệt tình và hết mình” trong giờ Ngôn ngữ báo chí, rồi cả việc “tình cảm gà bông” thoáng qua với một cậu bạn cùng lớp quê… Những kỉ niệm đẹp, những người bạn tốt đã giúp Trang sống tốt hơn rất nhiều trong năm đầu tiên Đại học.

Duy chỉ có một điều mà tới tận bây giờ vẫn làm Trang nuối tiếc đó là mình chưa đóng góp được gì cho lớp, chưa thực sự hết lòng với lớp. Nhưng dù thế nào thì cô bạn vẫn luôn luôn tự hào mình được là một thành viên của K53BCTT – một tập thể mà ở đó Trang luôn thấy mình nhỏ bé “vì ai cũng giỏi, ai cũng tài năng”. Và cũng chính ở đó, Trang đã học hỏi được rất nhiều, cảm thấy mình trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

THAY ĐỔI HIỆN TẠI VÌ TƯƠNG LAI

Chiều ngày 23-07-2009, Trang nhận được điện thoại từ thầy Vũ – phòng Chính trị và công tác sinh viên: “Trường có học bổng đi Maroc 100% cho sinh viên trường mình biết tiếng Pháp, nếu em muốn đi thì nhanh chóng làm hồ sơ nộp trước ngày 01-08-2009…” . Không kịp nghĩ gì, cô bạn tức tốc xuống Hà Nội vừa làm hồ sơ vừa “dò la” ý kiến mọi người. Hỏi bạn bè, hỏi thầy cô, hỏi người quen… càng hỏi càng thấy mình hoang mang. Cuối cùng, Trang quyết định: Hỏi Google. Đêm đó, Trang thức trắng search tất cả các tài liệu về Maroc cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp rồi cẩn trọng ghi ra giấy những thuận lợi cũng như những hạn chế để đảm bảo có được thông tin chính

xác nhất về quốc gia xa lạ này. May mắn hơn, qua người quen, Trang đươc biết một cô người lai Việt Nam – Maroc, và chính cuộc trò chuyện với cô đã giúp Trang đưa ra được quyết định cho bản thân thân mình: “xuất ngoại”. Khi ấy, để củng cố cho quyết tâm, cô bạn này đã nghĩ: tới một quốc gia mới đồng nghĩa với việc được tìm hiểu về một nền văn hóa mới, không đi sao biết Vịêt Nam mình hơn họ, kém họ ở điểm nào. Hơn thế, Trang mong muốn sau khi du học, mình sẽ trở thành địa điểm tin cậy đối với các em khóa sau cũng đang có ý định đến với Ma-roc.

Với Trang, những gì đang có chính là cơ hội, nhưng với nhiều người, đó lại là một quyết định táo bạo và có phần mạo hiểm. Thanh Tùng – một người bạn hơn tuổi của Trang tại K53BCTT đã chia sẻ: “Anh nghĩ Trang cần cứng rắn và quyết đóan hơn để có thể tự bảo vệ mình khi tới một nơi xa lạ và mới mẻ”. Và với quyết định đi Maroc bất chấp sự hoài nghi của nhiều người, có lẽ, Trang đã phần nào chứng tỏ cho Thanh Tùng và nhiều bạn bè khác thấy được sự quyết đoán của mình.

Trước mắt Trang là chuyến đi dài 5 năm. Phía sau chuyến đi ấy là ước mơ rất lớn của một cô gái trẻ chưa tròn 20 tuổi. Với việc đăng kí học chuyên ngành Quản trị, Trang mong muốn sau này có thể thành lập một công ty Media và được tiếp tục làm báo. Đặc biệt hơn, tất cả những người phụ trách Media trong công ty cùng Trang sẽ đều phải tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí. Giải thích cho điều này, Trang nói: “Trang quyết tâm không cho dân ngoại đạo lấn sân dân Báo chí mình”.

Chuẩn bị cho chuyến đi tới, hành lí của Trang sẽ rất nhiều những ước mơ, hoài bão, quyết tâm và nghị lực. Chúng ta hãy cùng giúp cho vali hành lí ấy đầy thêm với thật nhiều những lời chúc tốt đẹp, mong Trang luôn vững bước trên con đường mà mình đã chọn.

đình trọn vẹn.LỚP ĐẠI HỌC: NIỀM VUI

CỦA HIỆN TẠITrước khi vào Đại học, trong

tưởng tượng của Trang đó phải là một nơi “rất hiện đại nhưng sẽ không vui như cấp 3 vì ai cũng lớn, ai cũng bận rộn, lo toan và

sẽ không có thời gian để quan tâm tới nhau”. Nhưng rồi Yến – cô bạn quê Phú Thọ, cũng là người đầu tiên Trang quen trong lớp đã khiến Trang hào hứng và hòa đồng hơn với lớp rất nhiều. Và chính tập thể K53BCTT dần dần đã khiến Trang hiểu rằng,

- Tên đầy đủ: Ngô Thị Thùy Trang

- Bịêt danh: Trang “Boong” và 1 vài “biến thể” Trang “Bông”, Trang “Bống”, Trang “Bom”…

- Ngày sinh: 02/03/1990

- Quê quán: Thái Nguyên

-Y!M: davidvilla_elguaje

- Những thành tích đạt được trong môn tiếng Pháp:

Giải 2 cấp tỉnh lớp 10• Giải 2 cấp tỉnh lớp 11 • Giải 3 vượt cấp lớp 11 • Giải 2 cấp tỉnh lớp 12 • Được học bổng du học • Pháp 50% của Đại sứ quán năm lớp 12

- Danh ngôn yêu thích: Ở đâu có ý chí ở đó có con đường

10 | Tập Viết số 09

GÁI BÁO CHÍ đi xuyên Việt

THẤM DẦN CUỘC SỐNG CỦA DÂN BÁO

Khi đi xuyên Việt cả K53 Báo chí Truyền thông (BCTT) có 4 người tham gia là tôi, Trang Trần, Đỗ Thơm (đen) và Lê Thơm

(béo). Điều đặc biệt là toàn con gái được đi và chỉ có Thơm (béo) đầu quân cho đội khác còn đâu thì chui hết vào đội báo chí. Vài ngày đầu đạp xe nhẹ nhàng, công việc cũng ít thành thử ra mình cũng thấy khoái vì nghĩ mình vào đúng đội nhàn việc lại được cái tiếng “phóng viên chiến dịch”, không bị nhắc đi ngủ sớm lại được nhiều cái ưu tiên hơn nên càng oai hơn. Mấy ngày sau thì mình khóc tiếng Mán luôn bởi đặc thù của đội Báo là phải có chút ít máu viết lách và kiến thức Báo chí nên cả đội có mỗi 5 tên (4/5 là gái), việc thì ngập đầu mà không ai giúp được. Khổ hơn là ban ngày bọn tôi cũng phải đạp xe mấy trăm cây số như ai, để có thể săn được những khoảnh khắc thật đẹp thật ngộ nghĩnh thì ngoài đồ đạc còn phải đèo bòng thêm một đống các thể loại máy, đến nơi chưa kịp thở thì lại phải chia năm, xẻ bảy ra để tìm thông tin, phỏng vấn về toàn bộ hoạt động đoàn. Nhất là Trang Trần phải ôm theo phần quay nên trên người hắn lúc nào cũng máy ảnh với máy quay

nhìn muốn ốm luôn. Ban ngày khổ là thế ban đêm khi mà những thành viên khác say giấc nồng thì mấy nàng phải hì hụi thức để viết bài cho kịp thời “ắp” lên mạng, nhiều khi mệt quá ngủ quên luôn thế là sáng lại phải dậy thật sớm viết cho kịp. Ấy vậy mà có những hôm còn bị sếp Hùng (K52BCTT) mắng cho té tát vì không hoàn thành công việc. Thiếu ngủ là tình trạng chung của dân báo Hành trình xanh (HTX) nhà mình.

GÁI BÁO THỂ HIỆN ĐẲNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Để có mặt trong HTX đi xuyên Việt đã là một cố gắng lớn và đạp xe đến tận Cần Thơ thì là một nỗ lực còn lớn hơn cộng với một sức khỏe thật phi thường. Hơn 40 ngày ròng rã dãi nắng, dầm mưa vậy mà ngoài làn da như củ súng cùng một vài trục trặc do bệnh dạ dày thì mấy nàng nhà mình có một sức khỏe thật “trâu bò”. Khổ và mệt là thế mà không một chiến sĩ nào phải tốn một viên thuốc. Đặc biệt là Thơm “béo” khi đi qua Quảng Bình bị thương ở chân và ở đầu nhưng vẫn đạp xe phăng phăng. Không chỉ nổi tiếng ở mặt sức khỏe mà gái báo chí còn rất nổi tiếng ở nhiều khoản khác như

“Là con gái, khi đã quyết tâm đi là phải gắng chịu đựng những vấn đề “nhức nhối” như thiếu nước tắm, phải xếp hàng chờ tới lượt mình tắm, ăn uống vô tội vạ và điều quan trọng là hy sinh sắc đẹp của mình. Những ngày đạp xe mệt mỏi nhưng tôi vẫn làm việc tốt, điều quan trọng tôi đã vượt qua chính mình!” – Trần Thị Trang (Trang Trần) – Phóng viên chiến dịch Hành Trình Xanh

CHUYÊN ĐỀ 20/10: CON GÁI BÁO CHÍ

Tập Viết số 09 | 11

GÁI BÁO CHÍ đi xuyên Việt

ĐẶNG LINH•

Thơm “đen” đều được nhắc tới rất nhiều trong các vụ ăn uống vì nàng ta nấu ăn khá ổn lại đảm đang nữa. Trang Trần bình thường nhìn như nam nhi, lúc nào cũng nhăm nhăm máy ảnh, máy quay cộng thêm suốt ngày diễn quần ngố, ấy vậy mà khi diễn thời trang “Hà Nội – 36 phố phường” ở Đồng Nai với bộ trang phục “hàng chiếu” cùng chiếc răng khểnh đã làm đứng tim không biết bao nhiêu chàng trai. Rồi thỉnh thoảng mọi người nhờ vả chụp cái này cái kia thấy cũng vui vui vì mình là dân báo chí mới làm được những việc như thế, càng thấy gái báo hiếm và tất nhiên là… rất quý.

Ngày trở về nhiều người biết chuyện đều tỏ ra rất khâm phục nhưng chúng tôi chỉ nói rất “khiêm tốn” một cách tự hào: “Con gái báo chí mà!”. Sau vụ này, nhiều người phải nghĩ lại về khả năng của con gái lắm đây.

BẠN NGHĨ GÌ KHI CON GÁI KHOA BÁO ĐI XUYÊN VIỆT?

TRẦN THANH THỂ (K53 BCTT)

Quả thật các bạn vượt qua đươc thời gian thử thách để trở thành phóng viên chính thức đã là một thành công rồi, vì thời gian đó đang phải ôn thi. Rồi đến lúc tham gia, các

bạn lại là con gái nữa. Mình thực sự rất khâm phục!

NGÔ THỊ MINH HƯỜNG (K53 Ngôn ngữ)

Các bạn gái khoa báo của Hành trình xanh đều năng nổ, nhiệt tình, vui tính hòa đồng và đều có tinh thần trách

nhiệm, đặc biệt các bạn ấy có sức khỏe rất tốt. Ban ngày đạp xe vất vả, làm việc nhiệt tình nhưng đêm nào cũng

thức khuya để hoàn thành bài vở cho HTX. Ấn tượng nhất là Show thời trang về Hà Nội 36 phố phường, rất sáng tạo

và ngộ nghĩnh.

LÊ THỊ THƠM (K53 BCTT)

Là con gái báo chí được đi xuyên Việt thật là tuyệt vời. Được đặt chân tới nhiều miền đất, gặp gỡ nhiều người,

thưởng thức những món ăn 3 miền và gặp được rất nhiều con trai ga lăng. Đó thật là một điều thú vị.

LÀM ĐƯỢC GÌ VÀ ĐÃ CÓ GÌ?

Xuất phát: • 28/06/2009 tại Hà NộiKết thúc hành trình: • 02/08/2009 tại Cần ThơTổng số đoạn đường: • gần 3000kmNhững con đèo “khủng bố” đã vượt qua: • Đèo Ngang, Hải Vân, Đèo Cả…Vận tốc tối đa: • 25km/hNgày đạp xe dài nhất: • 190kmĐạp xe suốt nhưng bạn nào cũng tăng cân và xinh • ra. Kỉ lục: Đỗ Thơm tăng 4kg

Các cô gái báo chí bên sếp Hùng K52BCTT

12 | Tập Viết số 09

THÀNH PHỐ BÌNH YÊN

Thành phố Ulianobsk nơi tôi đang sống và học tập không sôi động

ồn ào như Matxcova, không cổ kính trang nghiêm như Xanh-petecbua nhưng thật sự đây là một nơi an toàn và phong cảnh rất hữu tình. Ulianobsk là thành phố quê hương của Lê Nin – lãnh tụ vĩ đại của nước Nga – Xô Viết. Nó nằm trải dài

uốn lượn quanh con sông Von-ga hiền hoà, thơ mộng. Thành phố không quá rộng nhưng thật sự đẹp, yên tĩnh và bình yên. An ninh thành phố cũng rất tốt. Ở đây còn có một khu chợ của người Việt – nơi giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Nga. Khu chợ khá lớn với mặt hàng chủ đạo là quần áo, giày dép.

Nơi tôi sống cách Matxcva

Thành phố của tôi !

Vậy là đã được gần một tháng tôi sinh sống tại một nơi xa xôi - cách Hà Nội – Việt Nam mấy ngàn ki-lô-mét. Đó là quãng thời gian khiến tôi học hỏi và biết thêm được nhiều điều. Rất nhiều cái đầu tiên tôi đã được nếm trải trong chuyến đi này. Lần đầu tiên chia tay người thân, gia đình, bạn bè gần gũi để đến một nơi hoàn toàn xa lạ và khác biệt; lần đầu tiên được ngồi máy bay trong một quãng đường dài mà cảm giác thật ấm áp (10 tiếng đồng hồ nhưng trong vòng tay của bạn bè thân quen); lần đầu tiên đi tàu hoả trong 15 tiếng đồng hồ mà chỉ với thứ tiếng Nga ít ỏi mới học 2 tháng, lần đầu tiên được ăn một bữa cơm Việt nơi đất khách quê người - lạ nhưng thật gần gũi… Bao nhiêu cái lần đầu tiên nếm trải và qua đó thấy mình thật sự lớn hơn, trưởng thành và bạo dạn hơn.

900km và cách Kazan 200km. Thành phố được chia làm 2 khu: khu phố Mới và khu phố Cũ. Phương tiện đi lại chủ yếu trong phố Cũ là tàu điện (giống như xe bus ở việt nam nhưng xe chạy trên những dây điện treo ngang) và xe “Masut” (giống như xe khách ở Việt Nam nhưng loại nhỏ chỉ với 11 chỗ ngồi, có các điểm dừng để người đi xe có thể xuống). Mỗi lượt đi tốn khoảng 8 – 11 rup (tương đương từ 5 – 6,5 ngàn VNĐ). Bên khu phố mới có thêm

THƯ TỪ NƯỚC NGA

Tập Viết số 09 | 13

phương tiện là xe buýt và xe điện.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ KTX HIỆN ĐẠI

Trường Đại học tổng hợp quốc gia Ulianobsk nơi tôi theo học nằm bên phố Cũ. Đây là ngôi trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực: Toán, kinh tế, văn hoá học, báo chí, y học, luật, sinh học… Trường khá khang trang với khu giảng đường rộng lớn, khu kí túc xá hiện đại, hệ thống siêu thị, nhà ăn, hiệu thuốc,

Đình Hoàn ở Ulianobsk

ĐÌNH HOÀN• (Từ Ulianobsk, LB Nga)

sân vận động. Phòng KTX nơi chúng tôi sinh sống có thể coi như một khách sạn thu nhỏ gồm 4 phòng: 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 phòng tắm cùng khu vệ sinh. Toàn khu nhà là hệ thống lò sưởi và bình tắm nóng lạnh. Ở dưới khu tầng 1 có phòng giặt là. Bạn có thể đặt trước lịch với người phụ trách. Sau đó mang quần áo và xà phòng của mình xuống và chờ khoảng 30 phút để lấy quần áo về nhà. Khi ra vào cần phải có các giấy tờ tuỳ thân như: thẻ sinh viên, thẻ ra vào, hộ chiếu. Khu KTX luôn có bảo vệ túc trực 24/24. Nếu “lỡ” quên thẻ ra vào thì bạn sẽ phải đứng ngoài. Ngay cả trưởng ốp nếu bạn có quen biết cũng không thể tham gia vào công việc của những nhân viên này nếu họ làm đúng nguyên tắc.

Đối diện khu KTX là siêu thị và nhà thuốc. Ở đây có rất nhiều thứ đồ có thể mua phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như: bánh mì, bơ, sữa, bánh kẹo, nước uống, gạo, rau quả, đồ sinh hoạt, đồ dùng học tập. Tuy nhiên giá cả hơi đắt một chút so với chợ. Ngoài ra trường còn có nhà ăn khá rộng rãi. Ở đây bạn có thể ăn no với khoảng 60 rup (36 ngàn VNĐ).

VĂN HÓA GIAO THÔNG VĂN MINH

Mọi người trong đoàn chúng tôi đều rất bất ngờ trước văn hoá giao thông ở Nga. Nếu như ở Việt Nam bạn thật khó khăn để có thể vượt qua những phương tiện giao thông ở sang đường thì ở đây hoàn toàn khác. Tất cả các phương tiện đều phải nhường đường, giảm tốc độ thậm chí là dừng lại nếu có người đi bộ đang bước qua dải phân cách. Nếu không tuân thủ thì có thể bị phạt rất nặng bằng tiền và bị

đánh dấu vào giấy phép lái xe. Không chỉ thế, trên các phương tiện giao thông người Nga rất ít khi nói chuyện. Họ thường đọc sách, báo rất chăm chú. Nếu có nói chuyện thì cũng rất nhỏ để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Một điều đặc biệt là cảnh sát rất ít khi có mặt trên đường nhưng giao thông vẫn diễn ra bình thường và chuyện tắc đường thì khá hiếm khi xảy ra.

GIÁ CẢ PHẢI CHĂNGỞ thành phố của tôi giá cả khá

“bình dân”. Mỗi tháng chúng tôi chỉ tiêu hết khoảng 4000 – 5000 rup (khoảng 2,5 – 3 triệu VNĐ) nếu không đi đâu xa chơi. Rau có thể được coi là mặt hàng khá đắt. Khi mùa đông đến (khoảng từ -5 độ -> -30 độ) thì một mớ rau có thể lên tới giá vài trăm nghìn Việt Nam. Gạo cũng là một mặt hàng đắt. Giá một cân gạo bình thường là 40 rup (khoảng 25 ngàn VNĐ) nếu gạo ngon và trắng có thể lên đến 80 rup hoặc hơn thế. Tuy nhiên hoa quả thì tương đối rẻ. Bạn có thể mua được một cân nho với giá 30 ngàn VNĐ/kg, 3 ngàn VNĐ/kg dưa hấu, 4 ngàn VNĐ/kg táo, 48 ngàn VNĐ/kg tim lợn. Thịt gà ở đây nhiều và rất rẻ. Món ăn chủ đạo của chúng tôi từ khi sang Nga là thịt gà và thịt lợn. Đây là những món ăn dễ làm và không quá tốn kém. Thịt bò là loại thịt đắt nhất và khá ít.

Cuộc sống của tôi tại nơi này đã dần ổn định. Và tôi tin chắc rằng mình sẽ sống, học tập và rèn luyện tốt hơn để xứng đáng là một thành viên của BC53. Nhớ và yêu các bạn rất nhiều….

14 | Tập Viết số 09

LƯỢT TRẬN ĐẦU TIÊN

Khoa học quản lý và Báo chí, hai đối thủ đầy duyên nợ, cùng tôn vinh

lối chơi tấn công đẹp mắt, cùng sở hữu hai vua phá lưới của giải, Văn Kiên (Báo chí) và Trịnh Tuấn (KHQL), cùng một màu áo đỏ chói chang. Một lần nữa, số phận lại đưa chủ nhà Báo chí và ĐKVĐ Khoa học quản lý gặp nhau ngay ở ngày khai mạc.

Không lâu sau tiếng còi khai cuộc, hai đội bóng cùng dồn lên tấn công. Tâm lý thoải mái cùng khát khao thể hiện đã giúp Thọ Phước, Văn Kiên (Báo chí), Trịnh Tuấn, Viết Thấu (KHQL) tạo nên hàng loạt cơ hội. Liên tiếp những cú sút xa, sút gần, đánh đầu, các tình huống phạt góc, ném biên. Thế trận cởi mở đó nhanh chóng

tạo thành bàn thắng. Phút 15, từ một pha phạt góc không quá nguy hiểm, tiền vệ Trung Hiếu cản phá lóng ngóng đưa bóng thẳng về gôn nhà, 1 – 0 cho KHQL.

Bị dẫn bàn, các cầu thủ Báo chí dồn lên phản công, đầy đơn kim vô địch về sát gôn nhà. Và rất nhanh sau đó, Văn Kiên đã quân bình tỉ số 1 – 1.

Sau bàn thắng đó, các cầu thủ KHQL dần đánh mất thế trận. Thế nhưng họ không sụp đổ, hàng thủ 3 người dưới sự chỉ đạo của đội trưởng Văn Thiêm đã chơi rất hay. Không chỉ đứng vững trước sức ép khủng khiếp của đoàn quân áo đỏ, KHQL còn tỏ rõ sự sắc bén trong phản công. Phút 45, trong một pha dâng cao tấn công, đội trưởng Văn Thiêm bất ngờ tung cú sút xa hiểm hóc.

Bóng qua người hậu vệ Ngọc Thắng bay thẳng vào lưới trong sự bất lực của thủ thành Văn Đức. 2 – 1 cho KHQL. Chưa kịp hoàn hồn, các cầu thủ Báo chí đã phải hứng chịu bàn thua thứ 3. Lại từ một pha phản công, tiền đạo Trịnh Tuấn ra chân rất nhanh nâng tỉ số lên 3 – 1. Đó cũng là kết quả cuối cùng của trận đấu, một trận đấu mà Báo chí đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, họ xứng đáng nhận thất bại. Về phần KHQL, họ đã khẳng định mình vẫn là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch.

Ở các trận đấu còn lại, Lịch sử gây bất ngờ lớn khi đánh bại Chính trị học, đội bóng đã thắng họ 3 – 0 mùa giải trước. Xã hội học bị Triết học cầm hòa không bàn thắng.

Sức mạnh Quản lý, Thất vọng Báo chí

MINH CHIẾN•

Tổng hợp, bình luận 2 vòng đầu tiên K53 Cup lần 2:

Sân Triều Khúc, 2h45p chiều, Khoa học quản lý khẳng định sức mạnh vượt trội bằng bàn thắng thứ 4 vào lưới Lịch sử. Cùng lúc đó, bên phần sân đối diện, Báo chí nhận bàn thua thứ 3 sau pha cản phá thiếu dứt khoát của Lạc Trung. Hình ảnh Khoa học quản lý băng băng về đích và sự thất vọng tột cùng của Báo chí cũng là ấn tượng lớn nhất đọng lại sau tuần khai mạc K53 Cup lần 2.

THỂ THAO BC53

Tập Viết số 09 | 15

LƯỢT TRẬN THỨ HAILịch thi đấu dày đặc đã ảnh

hưởng không nhỏ tới thể lực của các tuyển thủ. Chỉ sau vòng đấu đầu tiên, hàng loạt chấn thương nghiêm trọng đã xuất hiện. Văn Kiên, Văn Đức (Báo chí), Xuân Sang, Mai Linh, Trung Thành (Xã hội học), Thanh Hải (Lịch sử)… là những nạn nhân xấu số.

Mất quá nhiều trụ cột do chấn thương, cùng sự yếu kém trong dứt điểm và phòng ngự khiến Báo chí nhận trận thua thứ 2 từ Triết học. Hai bàn phản lưới nhà của Lạc Trung và Đình Tuân chính thức khép lại tuần thi đấu tồi tệ của Báo chí.

Về phần XHH, cũng mất nhiều trụ cột, lại phải gặp Thông tin thư viện đang đầy khát khao chiến thắng. Tưởng như họ sẽ nối gót

Báo chí, nhưng không, may mắn cộng với bản lĩnh đã giúp Real Nhân Văn giành thắng lợi tối thiểu 1 – 0, vươn lên xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng.

Chỉ có đương kim vô địch KHQL là tiếp tục thể hiện được sức mạnh. Kẻ xấu số lần này là Lịch sử. Tỉ số 4 – 2 chung cuộc đã phản ảnh đúng diễn biến trên sân. Qua đó, KHQL vươn lên dẫn đầu BXH, trở thành đội duy nhât toàn thắng cho tới

thời điểm này.Xếp sau lần lượt là Triết học và

Xã hội học. Lịch sử dứng thứ 4 với 3 điểm. Chính trị, Thông tin thư viện và Báo chí cùng đứng cuối bảng, chưa ghi được điểm nào.

LỊCH THI ĐẤU CỦA K53 BÁO CHÍK53 CUP LẦN II

(Cập nhật đến ngày 20.10.09)Địa điểm: SVĐ Triều Khúc

Giờ Ngày Trận13h 10.10.09 Báo chí 1 3 KHQL14h 11.10.09 Báo chí 0 3 Triết19h 14.10.09 Báo chí 1 0 Sử09h 17.10.09 Báo chí Chính trị14h 25.10.09 Báo chí Thư viện09h 31.10.09 Báo chí XHH

01.10.09 Bán kết07.11.09 Chung kết

Một pha bóng thô bạo của số 07 đội KHQL với số 07 của đội BC trong trận khai mạc K53 CUP lần 2.

Thọ Phước - số 07 của BC53 Utd thất vọng trước kết quả của đội nhà trong trận mở màn.

16 | Tập Viết số 09

K53BCTT thân mến! Sau này các bạn muốn làm báo gì? Truyền hình? Phát thanh? Báo in? Báo mạng điện tử? Các bạn đã có môi trường để thực hành nghề nghiệp mà sau này các bạn mong muốn theo đuổi hay chưa?

Có lẽ tất cả các bạn đều biết, Tập Viết của chúng ta ra đời trong hoàn cảnh các Báo non mới chập chững bước chân vào cổng trường đại học. Tất cả chỉ bắt đầu từ niềm hứng thú và say mê được viết báo, không cứ đó là loại hình nào, có những ưu khuyết ra sao và có thực sự phù hợp với bản thân hay không. Nhưng đến nay, sau một năm học tập, chúng ta đang dần dần khẳng định cả sở thích, khả năng và định hướng nghề nghiệp sau này. Nếu như Tập Viết mới chỉ đáp ứng nhu cầu cho những bạn yêu thích làm loại hình báo in thì tại sao chúng ta không nghĩ đến những loại hình báo chí khác? Nơi mà những kĩ thuật về công nghệ, những ý tưởng bùng nổ và cả những góc nhìn mới lạ của các bạn có đất dụng võ hơn? Tập Viết là nơi khởi đầu, nhưng điều kiện thực tế đã chứng minh

Tập Viết cũng cần có bạn đồng hành để các Báo non phát huy toàn diện hơn.

Xuất phát từ ý tưởng đó và niềm đam mê của các thành viên trong lớp, chúng tôi xin đề xuất ý tưởng về một tổ hợp báo chí tương đối hoàn chỉnh bao gồm 5 loại hình: Báo in – Báo mạng điện tử - Báo ảnh - Sản phẩm phát thanh – Sản phầm truyền hình.

Trong đó, sản phầm báo in sẽ phát triển đi lên từ Tập Viết, trên cơ sở những tiềm năng đã có nhưng cần có sự thay đổi về mặt cơ cấu nhân sự. Cần thiết phải có một sự phân chia rõ ràng các ban nhóm tránh tình trạng chồng chéo và mọi người đều căng thẳng về mặt nội dung bài vở. Đồng thời cũng để tránh tình trạng bỏ quên về mặt chi tiết quan trọng như về ảnh, về mặt tài chính hay kĩ thuật.

Bên cạnh đó, sản phẩm phát thanh – truyền hình – báo mạng của chúng ta sẽ bắt đầu đi lên từ những bước đầu tiên của Chan-nel 53 - BC53's Broadcast Cen-ter.

Tất cả mới chỉ là ý tưởng. Chúng tôi cần các bạn và các

bạn cần một môi trường để phát triển. Bất cứ công việc nào cũng cần người khởi xướng và người lãnh đạo cũng như một con tàu không thể thiếu người đầu tàu.

Tập Viết nên có bạn đồng hành? NGỌC BÍCH•

BC53 ơi!Các bạn có khả năng, các

bạn có lòng nhiệt tình.Hãy cho chúng tôi thấy

sự năng động của sinh viên Báo chí trường ĐH KHXH và NV!

Hãy cùng nhau trải nghiệm trong một môi trường chuyên nghiệp hơn!

Hãy cùng nhau học và làm thực sự có hiệu quả để 4 năm đại học của chúng ta trở thành những dấu ân khó quên trong đời sinh viên!

Các bạn có đồng ý và hào hứng với kế hoạch hay không? Bạn có khả năng ở loại hình nào? Hay bạn có ý tưởng nào khả thi hơn nữa? Hãy gửi mọi ý kiến đóng góp về cho chúng tôi qua email [email protected] hoặc gửi thư viết tay gửi tới các cán bộ lớp.

BLOG BC53

Ý tưởng được ấp ủ từ lâu… Kinh nghiệm

vẫn chỉ là những con số đếm trên đầu ngón tay… Nhưng không ai ngăn cản chúng ta ước mơ và cố gắng nỗ lực vì ước mơ đó… Hãy tin rằng hễ đi là đến.

Tập Viết với những người bạn đồng hành (mô hình phác thảo minh họa)

Tập Viết số 09 | 17

Anh yêu em bố mẹ anh ngăn cảnCon gái báo chí đoảng và vụng lắm!Đi viết tối ngày vắng nhà thăm thẳmAnh cưới em về sẽ hóa đá… vọng thêBạn bè anh có lắm đứa chê“Nhà báo quyết đoán đỡ mày khối việc”Nhưng cá tính quá thì đến trời cũng chếtXưa Tây Thi hiền mà con nghiêng nước Phù Sai.Nhưng em ơi tình yêu kể gì đúng, sai, hay, dởAnh không chọn cho mình quý

bà “you can cook”Càng không phải tìm một hoa khôi hiền thụcAnh yêu em bởi vì… anh yêu em!Vì em biết xoa dịu nỗi buồn bằng một ánh mắt emDẫu ngòi bút của em luôn tuôn những lời bén ngời, sắc lạnh!Vì em biết giận hờn cái lần anh trễ hẹnDẫu trước đó cả ngàn lần em kiên nhẫn một nguồn tin.Vì em vẫn dịu dàng nép dưới vai anhTrốn hạt mưa đầu mùa hay tia nắng gắtDù trước đó em tự mình lăn vào

vòng khắc nghiệtCho chân – thiện – mĩ hiện lên trân thực đến vô bờVì em bảo tình yêu chỉ ngắn ngủi hai từSao nhân loại mất cả đời tìm kiếm?Chuyện chúng mình nào phải đâu sự kiệnPhải biết nuôi vấn đề thành một phóng sự hayVì em bảo rằng dù gái hay traiHễ dân báo chí đã yêu là yêu mãiỪ! Thôi mặc kệ mọi người cho anh là vụng dạiBài bút kí đời mình anh nhất quyết đặt tựa đề “Yêu em”.

Thơ tình gửi nữ phóng viênĐẶNG LINH• (st)

Ô CHỮ BC53

TUẤN NAM•

Hàng ngang:•

1. Môn học được mọi người lớp mình thích nhất.2. Phóng viên tác nghiệp ở vùng bão lũ thì phải biết...3. Chủ nhân của nickname Mr. Lạnh lùng (Đầy đủ họ tên).4. Biệt danh của bạn tân lớp trưởng BC53.

Hàng dọc:•

5. Tên loại kẹo đặc sản quê bạn Thể lớp mình.6. Môn học mà anh chị em lớp ta đi học đông đủ nhất (Tên thường gọi).7. Tên thân mật của bạn Lớp phó học tập.8. Loài động vật từng được lấy làm logo báo Tập Viết.9. Môn học nhiều người lớp ta phải học lại nhất (Tên ngắn gọn).10. Thuật ngữ tiếng Anh chỉ một thao tác dùng để tìm đề tài viết tin.

Lưu ý: Viết bằng chữ không dấu.

GIẢI TRÍ

18 | Tập Viết số 09

Lấy bối cảnh Ba Lan xã hội

chủ nghĩa những năm 1950 – một đất nước nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng ở nơi đó, có một phóng viên trẻ, với một ước mơ không nhỏ, là được đi sang phần bên kia của biên giới. Người phóng viên trẻ đó chính là Kapuscinski. Và ước mơ ấy của anh đã trở thành hiện thực, khi một ngày anh được cử đi công tác tại Ấn Độ. Và tập “sử ký” của Herodotus chính là hành trang lên đường của anh.

Với “Du hành cùng Herodotus”, bạn sẽ thấy một Italy với một góc nhìn khác, nhưng vẫn đậm vị piz-za đến khó quên, sẽ thấy một Ấn Độ với dòng sông Hằng huyền bí và trầm mặc, và phong tục thả bè hỏa tang trong đêm tối, và sẽ thấy một Ai Cập với cái nóng rát bỏng ban ngày và cái lạnh thấu xương vào ban đêm. Đôi lúc, lại gặp một Bắc Kinh cổ kính và nhưng cái hoa lệ đâu đó.

Bằng giọng văn của mình, Ka-puscinski đã truyền cho người đọc hơi thở mỗi vùng đất ông đi qua. Và sự kiện xảy ra ở Algeria đã tạo nên một bước ngoặt trong cuộc hành trình của Kapuscin-ski. Bởi sự kiện đó đã biến ông từ một phóng viên tường trình sự kiện thành một người viết văn. Và nhờ có người bạn đồng hành “Sử ký”, các quan điểm của Ka-puscinski cũng được bộc lộ.

Kapuscinski – một con người

của chủ nghĩa xê dịch, đã nhìn thấy một Châu Phi thật khác, không chỉ có bạo động mà còn có cả những nét văn hóa đặc biệt. Ở cuối chuyến đi, Kapuscinski đã tới thăm quê nhà của Herodu-tus, đó chính là cuộc gặp gỡ sau hơn hai mươi thế kỉ, của hai con người đồng cảm. Tuy nhiên, đọc “Du hành cùng Herodotus”, bạn sẽ thấy dường như họ đã gặp nhau từ lâu, bởi những địa điểm họ cùng đặt chân tới, và những cảm xúc với từng miền đất của họ.

Với cách viết của một nhà báo và cảm xúc của một con người ưa dịch chuyển, Kapuscinski đã tạo nên một “Du hành cùng Hero-dotus” thật hay và ý nghĩa. Không phải ngọt ngào như những tiểu thuyết tình yêu, nhưng “Du hành cùng Herodotus” đã tạo cho bạn

đọc một cảm giác sống mạnh mẽ sau khi đọc. Một quyển sách đáng giá và ý nghĩa với những nhà báo trẻ. Hy vọng các bạn sẽ tìm được đâu đó trong quyển sách một phần tính cách con người mình cũng như ước mơ được đi xa và tìm tòi như Kepus-cinski.

THÙY NGÂN•

Du hành cùng Herodotus

Ryszard Kapuscinski (1932 – 2007) là nhà văn được nhiều đề cử giải Nobel Văn học, là nhà báo quan trọng của báo chí và văn chương Ba Lan đương đại; bậc thầy của ký sự văn học.

- Số trang: 352tr. - Kích thước: 14x20,5cm- Giá bìa: 56.000 VNĐmua tại các nhà sách lớn hoặc các hiệu sách trên phố Đinh Lễ - Gần Hồ Gươm - Quận Hoàn Kiếm- Đặc biệt mua tại Đinh Lễ giảm giá 10 - 30%

GIẢI TRÍ

TẬP VIẾT Thăm dò ý kiến độc giả

Hiện nay, Tập Viết đang trong quá trình kiện toàn lại bộ máy hoạt động, hướng tới quy trình “sản xuất” tờ báo lớp được ổn định, chuyên nghiệp hơn.Tập Viết tổ chức lại cấu trúc nội dung tờ báo để hướng tới một tờ báo

với những nội dung thiết thực nhất tới từng thành viên lớp K53 Báo chí và Truyền thông cũng như đi đúng theo những tôn chỉ đề ra từ khi thành lập tờ báo.Để hoàn thành được kế hoạch trên, Tập Viết rất cần những ý kiến đóng

góp của độc giả, các thành viên lớp, về những vấn đề sau:

1. Bạn cần có được những thông tin gì ở tờ báo lớp?2. Bạn có thể sẵn sàng đóng góp mảng nội dung nào cho

tờ báo lớp?3. Các ý kiến khác của bạn về tờ báo lớp?

Tập Viết dự kiến sẽ mở thêm một số chuyên mục nhằm phục vụ việc học tập trên giảng đường hiện tại của các thành viên, đặc biệt ở một số môn quan trọng như Tiếng Anh hay môn có những đặc thù riêng về kỹ thuật như Ảnh báo chí... Các bạn có những thắc mắc khó khăn gì trong các môn trên xin cho ý kiến với Tập Viết. Từ đó Tập Viết mong muốn sẽ có thể trở thành kênh trợ giúp đắc lực cho các thành viên lớp trong việc học tập.

Tất cả những phản hồi về những vấn đề nêu trên xin gửi về hộp thư điện tử [email protected] hoặc viết tay gửi trực tiếp cho các thành viên Ban Biên Tập (đã ghi ở mục Thông tin tòa soạn).

Xin cảm ơn và rất mong nhận được ý kiến từ các bạn.

TẬP VIẾT

Sang tuổi mới, trước hết mình sẽ cố gắng để học tập tốt trên giảng đường sao cho năm nay đạt kết quả học tập tốt hơn năm ngoái. Hơn thế nữa, năm nhất mình chưa được hòa đồng và nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp lắm nên năm nay mình nhất định khắc phục yếu điểm này. Ngoài ra, mình dự định năm nay sẽ có thể viết được bài đăng báo và đặc biệt là viết bài cho Tập Viết.

Dự định lớn nhất của mình là phấn đấu sao để từ năm sau sẽ không phải xin tiền bố mẹ nữa. Thêm vào đó, mình có dự định sử dụng khả năng và những gì mình học được về nghiệp vụ báo chí để thực hiện một chương tình về quê hương Bắc Ninh của mình. Chương trình đó sẽ quảng bá về Bắc Ninh cho không chỉ các bạn trong lớp mình mà cho tất cả mọi người cùng hiểu hơn về vùng quê quan họ của mình.

Năm nay, mình sẽ viết bài tích cực hơn để được nhận làm Cộng tác viên cho một báo nào đấy. Đồng thời mình sẽ dành dụm tiền để mùa hè vác ba lô làm một chuyến du lịch lên Sa Pa.

Là con gái miền quan họ nhưng mình lại chưa có dịp được học một bài hát quan họ nào. Vì thế năm nay mình quyết tâm học trọn vẹn được một làn điệu dân ca quan họ. Hy vọng một ngày nào đó có thể biểu diễn cho cả lớp cùng nghe.

Bạn có dự định gì cho tuổi mới của mình ?

SINH NHẬT THÁNG 10

NGUYỄN THỊ SÁNG - 01/10/90

NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN - 30/10/90

HOÀNG ĐÌNH TUÂN - 30/10/90

ĐINH THỊ NGỌC ĐIỆP - 30/10/90

NHẮN GỬI CHO CÁC BẠN SINH NHẬT THÁNG 10

Tháng 10 sẽ hơi mệt mỏi đối với bạn vào đầu tháng nhưng hãy giữ vững tinh thần và giải quyết nó. Tới cuối tháng, bạn sẽ có những quyết định sáng suốt và những ý tưởng thông minh nữa. Hãy tận dụng thời điểm đó và sống thật vui vẻ, thành công trong tuổi mới của mình nhé!

Những người sinh tháng 10 có khả năng nhìn xa trông rộng. Bạn sinh ra để làm thủ lĩnh. Mọi người thường khâm phục bạn. Bạn nhiệt tình, trung thực và nhạy cảm. Bạn có tính độc lập cao, thông minh, trung thành với bạn bè, người thân và tình cảm của mình. Bạn là người rất chăm chỉ nữa đó!

BÁ HƯNG - DẠ OANH•