tập Đoàn dệt may việt nam

80
GIÁ: 17.500 ĐVN S305 (7-2013) DT MAY VIT NAM DT MAY VIT NAM khng định vthế khng định vthế CNH TRANH CNH TRANH TPP JEAN JEAN CÚ HÍCH TĂNG TRƯỞNG CÚ HÍCH TĂNG TRƯỞNG cho Dt May Vit Nam cho Dt May Vit Nam TRONG NNG HÈ TRTRUNG TRTRUNG vi trang phc vi trang phc È È Thoi mái Thoi mái V V t t g g f f

Upload: truongkiet

Post on 28-Jan-2017

229 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

GIÁ: 17.500 ĐVN

SỐ 305 (7-2013)

DỆT MAY VIỆT NAMDỆT MAY VIỆT NAMkhẳng định vị thếkhẳng định vị thếCẠNH TRANHCẠNH TRANH TPP

JEANJEAN

CÚ HÍCH TĂNG TRƯỞNGCÚ HÍCH TĂNG TRƯỞNGcho Dệt May Việt Namcho Dệt May Việt Nam

TRONG NẮNG HÈ

TRẺ TRUNG TRẺ TRUNG với trang phụcvới trang phục

ẮẮ ÈẮ ÈThoải máiThoải mái

VVttggff

Page 2: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

2

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 3: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

BAN CỐ VẤNVŨ ĐỨC GIANG

Chủ tịch HĐTV VinatexTRẦN QUANG NGHỊ

TV HĐTV - TGĐ Vinatex

TỔNG BIÊN TẬPLÊ TIẾN TRƯỜNG

TV HĐTV - Phó TGĐ TT Vinatex

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐOÀN DOÃN ĐỨC

Phó Ban TT&TT VinatexNGUYỄN VĂN THÔNG

Viện trưởng Viện Dệt May

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPNGUYỄN KHÁNH SƠN

TV HĐTV - TB Tuyên giáo VinatexTRẦN VĂN PHỔ

Chủ tịch Hoatho corp NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TGĐ Garco 10PHẠM PHÚ CƯỜNG

TGĐ NBCBÙI VĂN TIẾNTGĐ Viettien

THƯ KÝ TOÀ SOẠNKIỀU BÍCH HẬU

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HCMSố 10 Nguyễn Huệ - Q.1 - TP. HCM

Nguyễn Thị HồngĐiện thoại: 08. 38244044, máy lẻ 131

DĐ: 0989 112 553

Toà soạn25 Bà Triệu, Q.HK- Hà NộiĐiện thoại: (84-4)38256882

Fax: (84-4)38262269Email: [email protected]

Thiết kế mỹ thuậtHỮU NGHĨA

In tại Công ty TNHH MTVIn & Văn hoá phẩm

GPHĐBC 439/GP-BTTTT-3/2012

Lá thư tòa soạn

Gấm Vóc Non Sông Hào Khí Lạc Hồng

Bạn đọc thân mến!Nửa năm 2013 đã trôi đi thật nhanh. Nền kinh tế thế giới đang có

dấu hiệu hồi phục, nhưng vẫn tiềm ẩn những bất ổn. Bên cạnh những thời cơ mới, vận hội mới vẫn còn những khó khăn, thách thức và rủi ro khó lường; toàn ngành Dệt May Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức về sự không ổn định của thị trường, nguyên phụ liệu, nhiên liệu, điện năng tiếp tục tăng, trong khi giá gia công có xu hướng giảm, đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng gấp gáp hơn; sự cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất hàng dệt may trong khu vực ngày càng sâu sắc hơn.

Với định hướng chiến lược đúng đắn cùng các giải pháp căn cơ từ HĐTV, sự điều hành quyết liệt của cơ quan điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam đến sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo từng DN và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của hàng triệu lao động trong ngành đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, đem lại một kết quả rất khả quan: Doanh thu toàn ngành 6 tháng đầu năm 2013 đạt 8,9 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, các DN dệt may Việt Nam, nhất là những DN mạnh trong Tập đoàn đã nhận thức về việc tiến hành khẩn trương chuỗi liên kết cung ứng nguyên phụ liệu trong nội tại DN và giữa các DN với nhau, thực hiện phương thức làm hàng FOB, ODM thực sự để tạo giá trị gia tăng và tăng chỉ số hiệu quả kinh doanh. Tập đoàn cũng đang tiếp tục phát triển các vùng cây nguyên liệu, khởi động những dự án kéo sợi ở Huế và miền Trung tạo đà thúc đẩy chuỗi liên kết cung ứng hàng dệt may.

Trong số này, Tạp chí VTGF sẽ dành phần lớn thời lượng cho các bài viết về các nội dung trên; tiếp đó là những thông tin đánh giá về 2 năm thực hiện TƯLĐTT ngành, cùng các giải pháp về hoạt động của BCH Công đoàn trong quý 3 góp phần ổn định lao động, khơi dậy phong trào CNVC thi đua lao động sôi nổi để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội của toàn ngành trong năm 2013 này.

Ngoài những thông tin trong ngành đầy ý nghĩa là các chuyên mục thời trang thường kỳ, sẽ chuyển đến bạn đọc những BST thời trang mới mẻ, tiện ích của những NTK nổi tiếng trong nước và những tài năng trẻ của Việt Nam được giới thời trang thế giới ghi nhận.

Ban biên tập

hành mục tiêu kinh tế xã

ầy ý , sẽ

i

biên tập

Page 4: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

MỤCLỤCTIN TỨC & SỰ KIỆN

BỘ SƯU TẬP MỚI

NHỊP SỐNG

NHÂN VẬT

HIỆP HỘI

6. Dệt May Việt Nam - Khẳng định vị thế cạnh tranh!

8. TPP - Cú hích tăng trưởng cho Dệt May Việt Nam

10. “Tập trung vào giải pháp trọn gói”

12. Phối hợp chặt chẽ về công tác thông tin tuyên truyền

13. Vinatex được tặng Bằng khen về công tác thông tin tuyên truyền

14. Truyền thông thay đổi cách nhìn của xã hội với dệt may

15. Hội thảo: Báo cáo các giải pháp tăng năng suất ngành may

40. BST Enternity GrusZ42. BST Sanding - Tuổi học trò46. Trở về

70. Thiết kế thời trang ngành học cho ai?71. Giải vô định trẻ vovinam toàn quốc lần XI-2013 khai mạc

30. Anh hùng Lao động Trần Kim Oanh: “Yêu nghề mình đã chọn”32. Nguyễn Tấn Anh: Tài năng thiết kế thời trang

34. Thuy Diep: Khẳng định bản sắc Việt trên đất Mỹ38. Đức Minh: “Phụ nữ luôn đẹp trong mắt tôi”

75. Một số hoạt động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam

4

Page 5: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

VĂN HÓA

THỜI TRANG ỨNG DỤNG

SỐNG

THỊ TRƯỜNG

DỆT MAY

CÔNG ĐOÀN

50. Trẻ trung với trang phục Jean52. Thoải mái trong nắng hè

34. Nhật Bản thêm kỳ vọng vào FTA

16. Vinatex tăng cường cho thị trường trong nước17. Phương pháp trả lương cho công nhân sợi18. “An toàn cho bạn, tương lai cho đất nước”19. Thiết kế của Công Trí được báo Anh ngợi khen20. May Chiến Thắng chặng đường 45 năm21. Những điểm sáng từ nôi đào tạo nghề dệt may thời trang22. Dệt May Hoà Thọ điểm sáng bảo vệ môi trường24. Sợi Thiên Nam khẳng định thương hiệu Việt26. Hàng len sẽ góp phần tăng chỉ số hiệu quả cho ngành dệt may28. An toàn cho những bữa ăn ca29. May Việt Tiến tài trợ 100 tấn gạo cho Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định68. 5 năm VinatexLand và sứ mệnh VinatexITC

72. Quyền lợi người lao động gắn với động lực phát triển của doanh nghiệp74. Công đoàn Dệt May Việt Nam với các hoạt động xã hội

57. Mẹo tiết kiệm năng lượng trong thời “thắt lưng buộc bụng”

56. Áo dài thăng hoa qua ống kính58. Nick Vujicic bài học chưa bao giờ cũ60. Angkor kinh đô huyền diệu62. Fyfe Dangerfi eld nghệ sỹ của sắc màu âm nhạc64. Những bộ cánh đẹp trong cuộc thi hoa hậu dân tộc66. Nghệ thuật Graffi ti mâu thuẫn thẩm mỹ và văn hoá67. Những báu vật Bangladesh

5

Page 6: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

DỆT MAY VIỆT NAM

6

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

TĂNG TRƯỞNG KHẢ QUAN

Tổng quan thị trường dệt may thế giới 6 tháng đầu năm 2013 đạt tăng trưởng khả quan hơn, tuy nhiên đó không phải là sự phục hồi mãnh liệt, mà chỉ là tăng trưởng với con số nhỏ, có cải thiện hơn chút ít so với năm 2012. Ví dụ như thị trường Mỹ, tổng lượng nhập khẩu hàng hóa dệt may 6 tháng đầu năm đạt 52 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường EU 27 (bao gồm 27 nước) đạt 124 tỷ USD, tăng 8,5%, Nhật đạt 20,8 tỷ USD, tăng 9,8%; Hàn Quốc đạt 5,78 tỷ USD, tăng 4,5%.

Trong bối cảnh đó, DMVN 6 tháng đầu năm 2013 đã xuất khẩu 8,9 tỷ USD, tăng 14,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, lượng xuất khẩu vào Mỹ lớn nhất, đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 44,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) toàn ngành, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái; EU đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng KNXK, tăng 18%; Nhật: đạt 1,1 tỷ USD,

chiếm tỷ trọng 12,5% KNXK, tăng 24,5%; Hàn Quốc đạt 660 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,5%, tăng 32%; Các thị trường khác đạt 1,85 tỷ USD.

Những tín hiệu tăng trưởng khả quan nói trên của DMVN đã khẳng định vị thế cạnh tranh của hàng hóa dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, nhất là 4 thị trường quan trọng: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với thị trường Mỹ, trong số hàng XK thì tín hiệu vui là hàng xơ sợi nhân tạo của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Với khối EU27, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng 18% (một phần do tăng trưởng kinh tế trở lại, một phần do chúng ta đã chủ động mở rộng được thị trường). Đáng lưu ý là hàng DMVN trước đây chỉ XK sang các nước phát triển của EU, thì nay đã mở rộng XK sang cả nhóm các nước đang phát triển, các thành viên mới thuộc khối EU. Với thị trường Nhật Bản, DMVN sẽ phát triển được quy mô tăng trưởng

xấp xỉ bằng thị trường EU27. Còn thị trường Hàn Quốc, sẽ được duy trì là thị trường XK hàng DM lớn thứ 4 của VN, phấn đấu trở thành 1 trong 4 thị trường mà DMVN có KNXK trên 1 tỷ USD.

KHẢ NĂNG DỊCH CHUYỂN LÀ QUAN TRỌNG

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho làm hàng xuất khẩu và nội địa là 6,5 tỷ USD. Trong đó lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu dùng để làm hàng xuất khẩu là 5 tỷ USD, và kết quả đã tạo ra 8,9 tỷ USD KNXK. Như vậy kết quả SXKD trong 6 tháng đầu năm

NGAY TỪ ĐẦU NĂM 2013, VỚI NHỮNG QUAN NGẠI LỚN VỀ THỊ TRƯỜNG, CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM (DMVN) ĐÃ CÓ SỰ CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂU DÀI CŨNG NHƯ GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRONG NGẮN HẠN ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH (SXKD) CỦA TỪNG THÁNG, TỪNG QUÝ, NỬA NĂM, CẢ NĂM 2013. VỚI NHỮNG BỘN BỀ LO TOAN ĐÓ, VÀ SỰ THÚC ĐUỔI CỦA MỤC TIÊU KẾ HOẠCH RẤT THÁCH THỨC CẦN PHẢI HOÀN THÀNH, 6 THÁNG ĐẦU NĂM ĐÃ VỤT TRÔI QUA. NHƯNG DMVN CÓ THỂ ĐƯỢC PHÉP TỰ HÀO, KHI ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG CHỈ SỐ HIỆU QUẢ KHẢ QUAN.

TRẦN QUANG NGHỊ TỔNG GIÁM ĐỐC VINATEX

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ CẠNH TRANH!

Page 7: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

7

2013 của toàn ngành DMVN vẫn nằm trong dự kiến về tốc độ tăng trưởng và phát triển, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra là tăng trưởng vượt trên 12%.

Điều quan trọng hơn, đó là DMVN đã cải thiện tốt vị thế và thị phần ở những thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc). Tốc độ tăng trưởng XK của DMVN vào các thị trường này đều tăng khá lớn so với mức tăng trưởng KNNK chung của các thị trường đó. Xu thế củng cố và gia tăng thị phần của DMVN ở các thị trường chính là rõ ràng. DMVN vẫn còn cơ hội để đẩy mạnh tăng trưởng hơn nữa ở các thị phần này, cho thấy lợi thế cạnh tranh và lợi ích mà DMVN mang lại từ các thị phần ấy là rất lớn.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đạt 1,7 tỷ USD KNXK, tăng khoảng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Những thị trường chính của Vinatex đã được duy trì và tăng trưởng tốt. Các DN cốt lõi của Vinatex ngoài việc tăng trưởng ổn định, đã tiến hành dịch chuyển tốt tạo thành chuỗi cung ứng làm hàng FOB, ODM thực sự. Chiến lược liên kết tạo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh đã được hình thành tương đối khẩn trương. Điển hình như Tổng Công ty CP Phong Phú - một DN lớn của Tập đoàn - đã tự hình thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để đưa ra giải pháp trọn gói cho khách hàng. Các DN mạnh như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 là những đầu kéo quan trọng tạo lực cho sản xuất, đầu tư của các DN khối dệt theo hướng liên kết với nhau để cung ứng trọn vẹn sản phẩm. Hầu hết các DN chủ lực của Tập đoàn đã đạt tăng trưởng về doanh thu và KNXK cao hơn so với nhiệm vụ mà Tập đoàn giao từ đầu năm. Ví dụ như Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định, Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội… cũng đã đạt lợi nhuận vượt mức kế hoạch. Toàn Tập đoàn

cũng đã hoàn thành trên 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2013.

NHỮNG TÍN HIỆU MỚI

Theo chiến lược phát triển để tạo bước đột phá cho ngành DMVN, thì khối dệt là một khâu đầu tư quan trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, các DN khối Dệt của Tập đoàn có tăng trưởng tốt vượt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận. Đó là những tín hiệu đáng mừng từ khâu Dệt của chúng ta. Và ta cần tiếp tục quan tâm duy trì phát triển khối này.

Những DN đang phải thực hiện kế hoạch di dời cũng đã nhanh chóng tổ chức SX hiệu quả ở những phần đã di dời và xây dựng xong, như Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định, Tổng Công ty CP Dệt May Hà Nội. Các dự án mới của Công ty CP Sợi Phú Bài, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Công ty CP Dệt May Huế cũng đã khẩn trương đi vào hoạt động hiệu quả ngay khi xây dựng hoàn tất.

Thị trường nội địa và tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ

trong 6 tháng đầu năm của VN đạt tốc độ tăng trưởng là 11,9%, nhưng riêng Vinatexmart - hệ thống cốt lõi phân phối sản phẩm hàng dệt may ở thị trường nội địa của Tập đoàn - đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 12,5%.

Tuy nhiên, các DN thuộc Vinatex nói riêng và ngành Dệt May Việt Nam nói chung còn bộc lộ những hạn chế cần tiếp tục được khắc phục. Đó là liên kết chuỗi cung ứng cần chặt chẽ hơn nữa để đạt giá trị gia tăng cao hơn cho hàng hóa bán trong nước, thực hiện chiến lược làm hàng FOB, ODM hiệu quả. Hiện nay thực tế là một số DN còn triển khai rất chậm định hướng này. Cần tiếp tục tập trung cải thiện năng suất và phương thức quản lý sản xuất tiên tiến. Quan tâm nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư đón đầu khả năng các Hiệp định thương mại, mà trước mắt là Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết với khả năng tăng trưởng cao của thị trường. Đào tạo cán bộ quản lý từ bậc trung trở lên cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai, chuẩn bị cho tín hiệu khả quan của thị trường.

Page 8: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

H

NHÓM PV VTGF

8

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

DMVN, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm DMVN.

Tất cả các bên, các đối tác đều mong muốn đàm phán sẽ sớm đi đến kết quả cuối cùng, và được ký kết để triển khai ngay, mang lại hiệu quả nhất định cho các bên tham gia.

- Chúng tôi được biết, vòng đàm phán thứ 18 Hiệp định TPP sẽ diễn ra hạ tuần tháng 7 tới đây tại Malaysia, vậy Vitas đã chuẩn bị những gì? Vấn đề nào là mấu chốt mà Dệt May Việt Nam sẽ tập trung tư vấn cho Đoàn đàm phán để đạt được qua lần này?

- Hiệp hội DMVN đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho vòng đàm phán 18, tiếp tục thực hiện chức năng tư vấn cho Đoàn đàm phán chính thức của Chính phủ Việt Nam về lĩnh vực dệt may. Với thiện chí cao trong hợp tác. Hiệp hội đã có những đề xuất với Đoàn về nội dung liên quan đến quy tắc xuất xứ, chính sách thuế quan cho hàng hóa dệt may. Bên cạnh việc tư vấn trực tiếp cho Đoàn đàm phán, Hiệp hội còn có những tiếp xúc với các bên có lợi ích liên quan tại các quốc gia thành viên tham gia thương lượng để có cái nhìn thống nhất hơn theo quan điểm các bên cùng có lợi. Những việc chuẩn bị này nhằm mục tiêu quan trọng là tăng trưởng của ngành DMVN sau khi có Hiệp

iệp định Thương mại xuyên Thái Bình

Dương - TPP đang là vấn đề nóng, nhất là đối với ngành Dệt May Việt Nam (DMVN). Vòng đàm phán thứ 18 sắp diễn ra ở Malaysia sẽ đi đến những vấn đề cốt lõi của Hiệp định. Phóng viên VTGF có cuộc trò chuyện với ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) về sự chuẩn bị của DMVN trước vòng đàm phán quan trọng này, cũng như sau khi Hiệp định được ký kết.

SỨC HẤP DẪN LỚN CỦA TPP

- Xin ông cho biết, qua 17 vòng đàm phán Hiệp định TPP, tín hiệu về kết quả như thế nào đối với riêng ngành dệt may của Việt Nam?

- Cho tới nay, TPP đã trải qua 17 vòng đàm phán. Đó là Hiệp định đa phương và có sự gia tăng dần số lượng thành viên. Lúc đầu từ 4, tới 9, 11 và bây giờ là 12 thành viên. Nhật Bản là thành viên thứ 12, bắt đầu tham gia từ vòng đàm phán thứ 17.

Về tổng quan thì Hiệp định Thương mại xuyên Thái bình dương TPP thực sự có sức hấp dẫn lớn đối với các quốc gia, trong đó có cả những quốc gia phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản. Theo quan sát của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, với vai trò là đại diện cho các DN có lợi ích liên quan, tham gia tư vấn của Đoàn đàm phán trong lĩnh vực dệt may, có thể thấy Hiệp định này đã tiến tới những vòng cuối với những vấn đề cốt lõi, tới bản chất của thỏa thuận nên nó phức tạp, đan xen lẫn nhau, do các bên có những giao thoa về lợi ích.

Là một bên có lợi ích trong Hiệp định này, Vitas thể hiện sự quan tâm sâu sắc với quá trình đàm phán TPP và tận dụng mọi cơ hội để tư vấn, trình bày quan điểm của mình cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam.

TPP nếu được ký sẽ là cú hích mới cho phát triển, cả số lượng và chất lượng. Số lượng ở đây hàm ý quy mô sản xuất và xuất khẩu, chất lượng là nói tới sự hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuất kinh doanh

CHO DỆT MAY VIỆT NAM

Ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch Vitas - Phó TGĐ Thường trực Vinatex

TPP - CÚ HÍCH TĂNG TRƯỞNG

Page 9: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

9

định, phải là tăng trưởng bền vững mang lại lợi ích cho người mua hàng - người lao động - doanh nghiệp sản xuất và đảm bảo trách nhiệm xã hội đối với quốc gia sở tại.

CHUỖI CUNG ỨNG LÀ TRỌNG TÂM

- Khi Hiệp định được ký kết, theo ông thì ngành DMVN sẽ phải làm gì để phát huy lợi thế mới có được từ Hiệp định?

- Trong quá trình đàm phán mỗi quốc gia có những thế mạnh riêng, có những ngành hàng này sẽ thu lợi ích lớn hơn so với ngành hàng khác. Ý thức được DMVN có năng lực cạnh tranh tốt, vì thế cộng đồng doanh nghiệp DMVN, mong muốn Hiệp định được ký kết sớm, tạo hành lang phát triển thuận lợi cho ngành DMVN. Hiệp hội DMVN cũng ý thức được khi ngành DMVN có điều kiện thuận lợi để phát triển thì sẽ có trách nhiệm cao hơn về XH để đảm bảo tổng hòa lợi ích quốc gia thông qua Hiệp định.

- Với cương vị là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, ông có những lời khuyên nào cho doanh nghiệp DMVN trong tình hình hiện nay?

- Phải nhìn nhận DMVN là ngành có tăng trưởng lớn về KNXK, có cạnh tranh ổn định ở các thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng nội tại vẫn còn những hạn chế, chưa thực sự bền vững ở chỗ, ngành chưa thực hiện được chuỗi cung ứng cho

mình, vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu. Thực trạng này dẫn đến những điểm yếu, đó là: Tỷ trọng tích lũy của ngành dệt may trong nước chưa cao. Ta mạnh về khâu may (là khâu đầu tư thấp, dễ dịch chuyển) nên sẽ có rủi ro về phát triển bền vững. Hiệp hội cũng hiểu cách tiếp cận của các bên trong quá trình tham gia đàm phán, đó là những lợi ích mà Hiệp định mang lại phải đến đúng đích là các DN tại các quốc

gia thành viên và nền kinh tế của các quốc gia thành viên.

D M V N muốn tận dụng hiệu quả cao nhất Hiệp định TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên phụ liệu - may - phân phối phải được hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Các DN cũng không nên tận dụng TPP như

một cứu cánh để phát triển trong ngắn hạn, mà quan trọng hơn là cần tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Thực tế cho thấy trong thương mại toàn cầu, luôn

Đối với từng doanh nghiệp dệt may, cần có sự chuẩn bị để liên kết được với các khâu trong chuỗi cung ứng, tránh bị động khi đã ký kết mà lại không tận dụng được các điều kiện thuận lợi với thuế quan ưu đãi khi thỏa mãn các điều kiện của TPP. Hiệp hội Dệt May Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may phải hình thành chuỗi này chặt chẽ, có cam kết, có cộng đồng trách nhiệm để xây dựng năng lực cạnh tranh của toàn chuỗi với mục tiêu biến TPP thành cú hích quan trọng cho DMVN tăng trưởng bền vững. Các DN nên tận dụng thời cơ này để phát triển bền vững, tích lũy tiềm lực mọi mặt để xây dựng năng lực cạnh tranh thực sự, chứ không nên coi TPP là liều thuốc tiên vĩnh cửu và yên tâm ngủ quên trên những ưu đãi thuận lợi trước mắt.

có những thỏa thuận thương mại mới được hình thành và những thuận lợi ban đầu sẽ không tồn tại mãi.

CẦN PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ HẠ TẦNG

- Về phía các cơ quan lập pháp, Hiệp hội sẽ đề xuất gì để có những điều chỉnh cơ chế, chính sách đồng bộ giúp ngành DMVN tận dụng tốt TPP và tạo được bước đột phá trong phát triển?

- Hiệp hội chúng tôi mong muốn rằng, TPP là cơ hội cho phát triển, cho nên cần thiết có quy hoạch phát triển dệt may trong nước cả về địa lý và nguồn lực lao động (vì ngành sử dụng nhiều lao động). Cần công khai và có cam kết của các địa phương để tận dụng cơ hội từ Hiệp định TPP. Khi quy mô sản xuất tăng, sự phân bố các khu vực nhà máy sản xuất cũng tăng, đòi hỏi hệ thống hạ tầng nối các khu trung tâm thiết kế với khu vực sản xuất, trung tâm ICD (cảng nội địa), và cảng biển phải hoàn thiện. Những chính sách trong kêu gọi đầu tư vào dệt may, với cả đối tác trong nước và nước ngoài, cần quan tâm đến trình độ công nghệ, môi trường cho dự án đầu tư mới. Đảm bảo dự án đầu tư mới phải sử dụng công nghệ tốt, bền vững, lâu dài, tránh tình trạng dịch chuyển công nghệ cũ về đây, biến chúng ta thành nơi chứa rác thải công nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Lê Tiến Trường đại diện Vitas và Vinatex tham gia vòng đàm phán thứ 14 Hiệp định TPP tại Virginia, Mỹ

Page 10: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

hời điểm này, để thay đổi hiện trạng của Dệt

May Việt Nam, đó là xuất khẩu nhiều nhưng lợi nhuận chưa cao, Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong chiến lược mới đã xác định phải rốt ráo thực hiện sản xuất theo phương thức ODM. Ông Đặng Vũ Hùng, người mới được giao trọng trách Giám đốc điều hành Tập đoàn, từng được đào tạo và có kinh nghiệm thành công với mô hình ODM, sẽ là nhân sự chủ chốt triển khai chiến lược ODM cho Vinatex.

Đây là nhiệm vụ rất khó khăn để cải thiện chỉ số hiệu quả trong SXKD của Tập đoàn. Chỉ có con đường ODM là khả thi nhất để giữ vững tốc độ phát triển và cải thiện vị trí Việt Nam trong bản đồ dệt may thế giới.

Nhân dịp này, ông Đặng Vũ Hùng đã dành cho Tạp chí VTGF những chia sẻ về công việc mới của ông.

MỘT BỨT PHÁ BẮT BUỘC

- Thưa ông, thời gian này ngành Dệt May VN đang đau đáu chuyện SX theo hình thức ODM, và ông lại là người được chỉ định khởi động chiến lược này, vậy ý kiến của ông về ODM ở Việt Nam ra sao?

- Muốn phát triển bền vững thì ngành Dệt May Việt Nam phải quyết liệt thực hiện chiến lược ODM bắt đầu từ các doanh nghiệp thuộc Vinatex, sau đó là nhân rộng ra toàn ngành. Việc kiên quyết là phải quyết liệt xây dựng mô hình liên kết chuỗi với đầu tư chiến lược về marketing để cung cấp cho khách hàng giải pháp trọn gói. Đó là cách thức để Dệt May Việt Nam có thể xâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. ODM hiện là cách đúng đắn mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp dệt may, quản lý tối đa rủi ro thị trường, nắm bắt được thị trường, chủ động tạo sản phẩm mục tiêu cuối cùng đem lại hiệu quả cao nhất cho đồng vốn của doanh nghiệp. Đây là một bứt phá bắt buộc, cho dù vô cùng khó khăn, thậm chí còn phải chấp nhận trả giá nhất định, đối với dệt may nước ta để tiến tới tầm chuyên nghiệp.

- Vậy làm thế nào để thực hiện ODM, thưa ông?

- Khi ta thực hiện được sản

xuất theo phương thức ODM, thì cả hệ thống may mặc, dệt nhuộm, phụ liệu của chúng ta sẽ theo đó mà cùng phát triển tốt. Hiện nay chúng ta yếu ở ba khâu: phát triển sản phẩm, marketing và liên kết chuỗi. Muốn làm được ODM, thì chúng ta cần phát triển được đồng bộ ba khâu kể trên. Đặc biệt là khâu marketing định hướng sản phẩm cho thị trường.

Muốn thực hiện được thì ban đầu phải xác lập sản phẩm mục tiêu của mình, từ doanh nghiệp may, tiếp đó phát triển tới nền tảng nguyên phụ liệu. Bởi khách hàng của chúng ta đang có xu thế hướng tới đặt sản phẩm trọn gói. Nên ta phải am hiểu luật chơi của khách hàng. Phải biết lịch phát triển sản phẩm cung ứng cho các khách hàng. Chịu trách nhiệm đến cùng cho sản phẩm tới các kho hàng. Mục tiêu của Dệt May Việt Nam là trở thành nhà cung ứng chiến lược cho khách hàng.

- Vậy những kinh nghiệm của ông khi điều hành ở quy mô doanh nghiệp thành viên sẽ được thi triển trong chiến lược ODM Vinatex tới đây như thế nào?

- Tôi từng có kinh nghiệm làm Denim, sợi, dệt vải ở Công ty CP Quốc tế Phong Phú, với một đơn vị may dẫn hướng. Chúng tôi từng bắt đầu làm ODM bằng con số 0 từ

T

ĐẶNG VŨ HÙNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH VINATEX

“TẬP TRUNG VÀO GIẢI PHÁPTRỌN GÓI”

KBH

10

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 11: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

năm 2007. Đến năm 2012, doanh thu đã lên tới 2400 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 200 tỷ đồng. Hiện dệt vải ở Phong Phú rất tốt, khâu sợi và dệt hỗ trợ nhiều cho nhau. Và thậm chí trong khủng hoảng có thể chia sẻ với nhau để cùng vượt qua.

Khâu marketing trong SX ODM tất nhiên rất khó, nó đòi hỏi người Việt mình phải thông thạo ngoại ngữ, còn khâu thiết kế phải rất sáng tạo. Hiện nay ở Quốc tế Phong Phú, khâu này do người nước ngoài phụ trách, và những người Việt đang cùng làm với họ sẽ dần thay thế trong tương lai. Quan điểm của tôi là khâu nào mình yếu thì nhất định phải thuê chuyên gia nước ngoài dù giá cao. Có như thế mới đạt tốc độ phát triển nhanh được.

CẢI TẠO TỔNG LỰC

- Khi được bàn giao phụ trách Công ty TNHH một thành viên Dệt 8/3 (Emtexco) với bề bộn tồn tại, thì giải pháp của ông ra sao?

- Với Emtexco, những lãnh đạo tiền nhiệm đã nỗ lực nhiều, nhưng hiện Emtexco còn yếu một cách toàn diện. Mới nhận nhiệm vụ điều hành Công ty này, giải pháp của tôi là phát triển cả sợi-dệt-nhuộm. Sợi thì cần có sự

hỗ trợ của các đơn vị sợi Phú Bài, sợi Phú Xuyên. Dệt thì sẽ có những đầu tư trong dự án sắp tới để mua thêm 70 máy dệt khí. Tôi cũng sẽ sắp xếp lại máy ở khâu dệt, kết nối chúng ăn nhập với nhau, đào tạo con người để nâng cao hiệu quả thiết bị.

Trong vòng ba tháng tới, chúng tôi rà soát, cải tạo tổng lực để đáp ứng mục tiêu sản xuất phục vụ không chỉ thị trường nội địa mà còn khai thác xuất khẩu. Và chúng tôi nhất định sẽ thực hiện sản xuất hàng theo phương thức

ODM. Đây là một thị trường tiềm năng, mà chúng ta có thể tự hoạch định được với liên kết chuỗi từ dệt-nhuộm, sang may. Đó là con đường mà chúng tôi phải quyết liệt đi càng sớm càng tốt, để sớm cải thiện chỉ

ÔNG ĐẶNG VŨ HÙNG - NGƯỜI HIỆN ĐẢM NHIỀU VAI: GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH VINATEX, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY CP PHONG PHÚ,CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP QUỐC TẾ PHONG PHÚ, CHỦ TỊCH HĐTV KIÊM TGĐ CÔNG TY TNHH MTV DỆT 8/3 (EMTEXCO) - TỪNG THÀNH CÔNG VỚI MÔ HÌNH ODM Ở TỔNG CÔNG TY CP PHONG PHÚ, VÀ HIỆN ĐƯỢC COI LÀ KEY PERSON (NHÂN SỰ CHỦ CHỐT) CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ODM CHO VINATEX, SAU ĐÓ LÀ NHÂN RỘNG RA TOÀN NGÀNH.

số hiệu quả SXKD.- Ông có thể chia sẻ cụ

thể hơn về cách làm?

- Emtexco phải tìm ra con đường đi đúng đắn, dù cho có vô vàn khó khăn. Chúng tôi có thể bắt đầu từ hai sản phẩm đã có thị trường và làm quen là vải kaki và vải dệt kim. Chỉ có điều sẽ phát triển ở tầm cao hơn. Nhưng chúng tôi cần định hướng lại sản phẩm dệt nhuộm sẽ phát triển như thế nào. Theo mô hình ODM, xu hướng thời trang sẽ dẫn hướng cho dệt, nhuộm. Sau đó Emtexco sẽ phát triển thêm loại hàng Yarn - dyed để tận dụng những sản phẩm mà chúng tôi sẵn có. Như vậy, có thể thấy với Emtexco, trong bóng tối vẫn có ngôi sao dẫn đường.

Chúng tôi sẽ xây dựng hệ thống may mẫu, bên cạnh việc làm gia công sẽ kết hợp làm dần ODM, tạo liên kết chuỗi dệt-nhuộm-may. Đó là chiến lược lớn mà chúng tôi theo đuổi. Bên cạnh đó, trong chiến lược lớn cần có những chiến lược nhỏ (để tăng giá trị gia tăng cho hai loại SP truyền thống của Emtexco là kaki và vải dệt kim) mà chúng tôi có thể thực hiện dứt điểm nhanh để lấy ngắn nuôi dài.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Đặng Vũ Hùng - Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú (người đầu tiên bên trái) nhận Cờ Đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương năm 2012

11

Page 12: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa chủ trì Hội nghị

PHẠM SỸ

12

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

áng 04/6/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ

Thị Kim Thoa chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam về công tác thông tin tuyên truyền.

Thành phần tham gia có lãnh đạo Văn phòng Bộ và các cán bộ Phòng Báo chí tuyên truyền Văn phòng Bộ; đại diện lãnh đạo các đơn vị Báo chí thuộc Bộ và phóng viên. Về phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam có ông Trần Quang Nghị - TV HĐTV - Tổng Giám đốc, ông Lê Tiến Trường - TV HĐTV - Phó Tổng Giám đốc thường trực cùng lãnh đạo Ban Thông tin truyền thông, Tạp chí Dệt May & Thời trang Việt Nam và các phóng viên.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết hiện tại, Bộ Công Thương có tổng số 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc diện Bộ quản lý. Thời gian qua các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Bộ đã có nhiều bước cải tiến và tăng cường đáng kể cho các hoạt động thông tin tuyên truyền. Qua tổng hợp bước đầu từ báo cáo của 8 Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Bộ, số lượng cán bộ trực tiếp làm việc, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền của các Tập đoàn, Tổng Công ty này vào khoảng 330 người. Trong đó, hầu hết các Đơn vị đều phân công các đồng chí là Lãnh đạo Tập đoàn làm người phụ trách, chỉ đạo trực tiếp công tác này, đồng thời là người phát ngôn của Tập đoàn với báo chí.

Thứ trưởng đặc biệt biểu dương Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một trong những Tập

nghiệp, năng động, trong thời gian tới, khi cải thiện được khâu hợp tác, liên kết truyền thông giữa các đơn vị truyền thông của Bộ Công Thương, với Ban Thông tin - truyền thông của Tập đoàn Dệt May Việt Nam thì hiệu quả công tác truyền thông sẽ được cải thiện hơn.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, ngay sau buổi làm việc này, 5 đơn vị báo chí, tuyên truyền thuộc Bộ Công Thương sẽ làm việc với Ban Thông tin-Truyền thông của Vinatex để thống nhất một lịch trình làm việc cụ thể về các vấn đề cần truyền thông với mục tiêu nâng cao hình ảnh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Cách làm nên thực hiện theo chuỗi đồng loạt và chuỗi điểm các bài viết trên nhiều ấn phẩm báo chí sẽ tạo hiệu ứng cao hơn, thay đổi nhận thức của các Ban, Ngành, đối tác, của xã hội và người tiêu dùng về hình ảnh Tập đoàn.

PHỐI HỢP CHẶT CHẼVỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ trong thời gian qua đã có những cải tiến mạnh mẽ và tích cực trong công tác thông tin tuyên truyền. Công tác tuyên truyền được Lãnh đạo Tập đoàn chỉ đạo thường xuyên và sát sao. Theo đó, một đồng chí Phó Tổng Giám đốc thường trực được giao nhiệm vụ phụ trách trực tiếp hoạt động thông tin tuyên truyền. Nhiều thông cáo báo chí, thông tin chính thức được cung cấp thường xuyên và kịp thời cho báo chí. Website của Tập đoàn (vinatex.com.vn) được khai thác tối đa để truyền tải thông tin tới xã hội và người dân. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn có các ấn phẩm báo chí bao gồm: Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, Tạp chí Mốt, Bản tin Thị trường ra hàng tháng, bản tin Kinh tế - Dệt May lưu hành nội bộ (phát hành 1 tuần/kỳ).

Với công cụ truyền thông đa dạng, hiện đại, với đội ngũ làm công tác truyền thông khá chuyên

S

Page 13: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

N hân kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí

Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2013), chiều 18/06/2013, Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt các nhà báo, phóng viên theo dõi ngành tại các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ghi nhận đóng góp của các phóng viên, nhà báo, những người luôn đồng hành với Bộ trong vận động tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về điều hành kinh tế - xã hội, đặc biệt là chủ trương của Bộ Chính trị về Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chương trình Bình ổn giá của Chính phủ, kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất vay vốn tín dụng cho doanh nghiệp, xúc tiến thương mại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…

Tập đoàn Dệt May Việt Nam vinh dự là một trong 3 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và 18 tập thể được tặng thưởng Bằng khen của Bộ Công Thương vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc trong hoạt động thông tin tuyên truyền năm 2012.

Cũng tại Hội nghị, một số Tổng Biên tập, Biên tập viên, phóng viên các báo, tạp chí đã bày tỏ ý kiến về việc Bộ Công Thương và các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp thuộc Bộ cần tạo điều kiện hơn nữa, mở rộng thông tin để các cơ

quan báo chí nắm bắt được và kịp thời tuyên truyền. Sự chủ động phối hợp liên kết thông tin giữa các ban, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp thuộc Bộ cần được xúc tiến để công tác đạt hiệu quả hơn nữa; cũng như kịp thời nắm bắt các cơ chế, chính sách mới ban hành để điều chỉnh hoạt động SXKD...

Vinatex được tặng Bằng khenVỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

ội đồng biên tập, Ban Biên tập cùng

toàn thể BTV, PV, CBNV Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam (VTGF) trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp nhất mà doanh nghiệp trong

và ngoài ngành, bạn đọc và đồng nghiệp đã dành cho Tạp chí.

Nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925/21-6-2013), Tạp chí VTGF đã nhận được nhiều hoa và thiệp chúc mừng của Đảng ủy Khối

doanh nghiệp Trung ương, Hội đồng thành viên, Cơ quan điều hành, cùng các ban chức năng của Tập đoàn, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty CP May Việt Tiến, Tổng Công

ty May 10-CTCP, Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam, Công ty CP Quốc tế Phong Phú, Công ty CP Phát triển hạ tầng Dệt May Phố Nối, Trung tâm Xử lý nước thải - KCN Dệt May Phố Nối, Trung tâm Y tế Dệt May, Viện Dệt May, Công ty CP May Sài Gòn 2, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Tổng Công ty CP Bia, Rượu, NGK Sài Gòn, Công ty TNHH MTV In và Văn Hoá Phẩm, Công ty CP X20 Bộ quốc phòng, Công ty Phát hành Báo chí Trung ương…v.v.

Để tiếp tục xứng đáng là người bạn đồng hành của doanh nghiệp và sự yêu mến của bạn đọc, tạp chí sẽ tiếp tục đổi mới cả nội dung và hình thức trên từng chuyên mục và trang viết nhằm cung cấp những thông tin bổ ích và thiết thực.

Thư cảm ơn!NHÂN KỶ NIỆM 88 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG

H

Đ/c Nguyễn Khánh Sơn - TV HĐTV - Trưởng ban Tuyên giáo Tập đoàn tặng hoa chúc mừng Ban biên tập

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác thông tin tuyên truyền

13

Page 14: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

LAN TỎA NÉT VĂN HÓA DỆT MAY

Đơn cử, khi May 10 về xây dựng nhà máy ở Thái Bình, vùng quê lúa bao năm nay duy trì thói quen làm việc rề rà, không chú ý đến tác phong công nghiệp và cách làm việc chuyên nghiệp đã làm thay đổi khá ấn tượng nếp nghĩ và phong cách làm việc của họ. Hình ảnh các cô gái làng, trước kia vào ngày nông nhàn, thường ngủ dậy muộn, rồi túm năm tụm ba “buôn dưa lê” giết thì giờ, thì nay trở thành những cô công nhân với tác phong công nghiệp, ngày nào cũng dậy sớm, thu xếp nhà cửa gọn gàng, vệ sinh, đi làm việc đúng giờ, biết cách tổ chức cuộc sống văn minh hơn, hiệu quả hơn. Như vậy, dệt may khi đi về các vùng nông thôn, đã không chỉ thay đổi hành vi của con người nơi đây, mà còn thay đổi cơ bản về ý thức, hình thành thói quen tốt, với văn hóa ứng xử là làm việc hết mình,

thể tái tạo được của đất nước như một số ngành khác, nhưng với sự nỗ lực bền bỉ, và bàn tay, khối óc của mình, đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu, khẳng định vị trí quan trọng, đóng góp an sinh xã hội, với tiềm năng phát triển ổn định, bền vững, có thể phát triển cơ bản kinh tế vùng sâu, vùng xa, sức lan tỏa rộng khắp. Thu nhập người lao động, cũng như thời gian làm việc và môi trường làm việc được cải thiện nhiều. Dệt May chính là ngành đóng góp lớn trong việc cải thiện tình hình kinh tế quốc gia, kể cả trong thời kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng.

TRUYỀN THÔNG-MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO TẬP ĐOÀN

Sự nhìn nhận của xã hội về hình ảnh ngành dệt may đổi khác, nên đã có hiệu quả trông thấy ở việc tuyển dụng lao động. Nếu như trước kia, các doanh nghiệp dệt may thường vất vả cạnh tranh với

NIỀM VUI CỦA NHỮNG NGƯỜI GẮN BÓ VÀ TÂM HUYẾT VỚI NGÀNH DỆT MAY KHÔNG CHỈ Ở SỐ LƯỢNG CÔNG NHÂN DỆT MAY GIA TĂNG THEO MỖI NĂM, CŨNG KHÔNG DỪNG Ở LƯỢNG HỒ SƠ XIN TUYỂN DỤNG VÀO NGÀNH CAO CHẤT NGẤT, Ở CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH, MÀ CÒN Ở SỰ THAY ĐỔI DIỆN MẠO KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG NƠI CÓ DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRÚ ĐÓNG. DỆT MAY KHÔNG CHỈ LÀ NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG GÓP PHẦN TẠO RA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC, MÀ CÒN LÀ NGÀNH KIẾN TẠO MỘT NÉT ĐẶC THÙ VĂN HÓA NGHỀ NGHIỆP SÂU SẮC.

THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CỦA XÃ HỘI

VỚI DỆT MAY

TRUYỀN THÔNG

BÍCH HẬU

chia sẻ khó khăn, đoàn kết, gắn bó, tình cảm, sẵn sàng gánh vác những việc khó, dám chấp nhận thách thức để vượt qua, thay đổi diện mạo kinh tế quê hương mình.

Và không chỉ có May 10 trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam làm được những thay đổi tuyệt vời đó. Các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn cũng đã là những đơn vị tiên phong trong việc cải thiện môi trường làm việc, nâng mức lương cho người lao động, tổ chức những hoạt động đào tạo, hoạt động thể chất, văn hóa văn nghệ để liên tục nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động ngành dệt may.

Ông Trần Quang Nghị - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhận xét, trong thời gian gần đây, nhờ sự đổi mới và nỗ lực hơn trong công tác thông tin truyền thông của Tập đoàn Dệt May Việt Nam mà cải thiện được toàn diện cách nhìn của xã hội đối với ngành dệt may. Đặc biệt là các thành viên Chính phủ cũng đã nhìn nhận, dệt may là ngành không cần sử dụng nguồn tài nguyên không

Công nhân May Đức Giang sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ

14

NHÂ

N‱VẬT

Page 15: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

g à y 07/06/2013, tại Thành phố

Đà Nẵng, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: “Các giải pháp tăng năng suất lao động ngành may khu vực miền Trung”. Ông Trần Văn Phổ - TV HĐTV, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Chủ tịch HĐTQ Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ chủ trì Hội thảo.

Theo khảo sát thì hiện nay năng suất lao động của các doanh nghiệp may tại khu vực miền Trung vẫn còn thấp hơn từ 20-30% so với Hà Nội và TP.HCM. Như vậy dư địa tăng năng suất tại các doanh nghiệp miền Trung vẫn còn nhiều. Thêm vào đó là yêu cầu hội nhập quốc tế cao, khi ngành Dệt May Việt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia có năng lực mạnh.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng, các doanh nghiệp dệt may cần phải cải thiện năng suất lao

động nhằm giảm giá thành sản phẩm; Điều tiên quyết là tăng năng suất lao động sẽ còn tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra động lực và khuyến khích công nhân làm việc năng động, hiệu quả và chuyên nghiệp.

Tại Hội thảo, lãnh đạo các doanh nghiệp đã trao đổi, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

Hội thảo: Báo cáo các giải phápTĂNG NĂNG SUẤT NGÀNH MAY

hơn nữa năng suất lao động. Đây là những ý kiến đóng góp thiết thực và ý nghĩa, giúp ngành Dệt May Việt Nam và ngành may mặc miền Trung có những bước đột phá mạnh mẽ, đặc biệt đón đầu các Hiệp định tự do Thương mại và Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp tới, thu hút nhiều đơn hàng có giá cao.

N

Quang cảnh buổi hội thảo

các doanh nghiệp khác trong việc tuyển lao động, và người lao động thường xếp công việc nghề dệt may cuối cùng trong lựa chọn việc làm của họ, thì nay các doanh nghiệp dệt may đã có nhiều cơ hội lựa chọn người lao động hơn. Với các dự án đầu tư mới của ngành, thì trung bình cần tuyển 500 lao động sẽ có tới 2500 hồ sơ đăng ký tuyển dụng.

Người lao động cũng nhìn thấy một điều quan trọng là, ngành dệt may còn dư địa phát triển tốt trong vài chục năm nữa, thu nhập cũng rất khá, đảm bảo được cho cuộc sống vậy nên họ đã yên tâm lựa chọn nghề này và gắn bó lâu dài.

Một trong những giải pháp thông minh để truyền thông cho ngành dệt may được hiệu quả cao hơn, đó là việc sử dụng tối đa

những công cụ truyền thông đa dạng, hiện đại, với đội ngũ làm công tác truyền thông ngày một chuyên nghiệp, năng động hơn

Thay đổi cách thức truyền thông - đó cũng là một giải pháp tạo

giá trị gia tăng cho Tập đoàn cũng như ngành Dệt May Việt Nam trong tiến trình bứt phá, hội nhập sâu và vững thị trường quốc tế để cải thiện vị trí của Dệt May Việt Nam trong bản đồ dệt may thế giới.

15

Page 16: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ƯU TIÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Trong năm qua, các doanh nghiệp thành viên của Vinatex đã nỗ lực đầu tư sản xuất, chú trọng đổi mới mẫu mã sản phẩm, củng cố và phát triển thương hiệu, mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị phần tại thị trường trong nước.

Nhiều đơn vị có tăng trưởng cao như Tổng Công ty May Đức Giang - CTCP, tăng 27%; các Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Tân Châu, Công ty CP Đáp Cầu, Công ty CP May Bình Minh… tăng hơn 16%. Trong đó, hệ thống phân phối của Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam (Vinatexmart) đóng vai trò quan trọng đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Một trong những giải pháp mà Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ nội địa là việc mở rộng hệ thống siêu thị mang tên Vinatexmart. Với giải pháp này, đến nay Vinatexmart đang sở hữu 82 siêu thị tại 28 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra, các đơn vị thành viên của Vinatex cũng tích cực mở rộng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý về khắp các tỉnh, thành phố với khoảng 4.000 điểm bán hàng. Kênh phân phối này đã góp phần đưa hàng dệt may chất lượng tốt, giá cả hợp lý đến người tiêu dùng. Nhờ vậy, năm 2012, Vinatex có doanh thu nội địa gần 1 tỷ USD, chiếm 30% tổng giá trị doanh thu, một kết quả đáng khích lệ so với mức 15% của những năm trước. Với những giải

pháp đó, năm nay Tập đoàn phấn đấu tổng doanh thu tăng từ 12% - 14%, trong đó doanh thu nội địa chiếm khoảng 50%.

Ông Phạm Phú Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP cho biết, bên cạnh giữ vững thị trường xuất khẩu, May Nhà Bè còn tăng cường mở rộng thị trường nội địa bằng cách phối hợp với Vinatexmart xây dựng siêu thị mini tại công ty để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

Tổng Công ty May 10 - CTCP thì ưu tiên cho thị trường trong nước cả về nguồn nhân lực và tài chính. Đặc biệt, May 10 tập trung cho dòng sản phẩm mới mang nhãn hiệu GRUSZ và các dòng sản phẩm mang thương hiệu May 10 theo hướng chuyên biệt.

NỖ LỰC CẠNH TRANH

Ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng Giám đốc thường trực Vinatex cho biết, tại thị trường nội địa - nơi

tập trung 90 triệu dân nhưng toàn ngành Dệt May Việt Nam cũng mới đạt giá trị sản phẩm bán ra khoảng 2,5 - 3 tỉ USD/năm.

Nguyên nhân chính là việc triển khai sản xuất và phân phối hàng nội địa chưa thực sự hiệu quả, chưa thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, nguồn nhân lực của ngành còn thiếu và chưa đáp ứng kỳ vọng cho phát triển, nhất là đội ngũ kỹ thuật, thiết kế, marketing, quản lý…

Để đưa hàng hóa vào thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đã phải tính tới phương án nhờ một nhà phân phối khác phân phối hoặc chỉ chuyên bán sỉ cho các đầu mối. Điều đáng nói là số lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa ở những doanh nghiệp này thường chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh thu. Đây là điều mà nhiều chuyên gia cho rằng khó có thể chấp nhận với một thị trường rộng lớn 90 triệu dân như Việt Nam.

VINATEX TĂNG CƯỜNG CHO THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Gian hàng NBC tại Hội chợ thời trang tháng 12/2012

16

DỆT‱M

AY

Page 17: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

Ngoài ra, cũng có một “nghịch lý” nữa là do phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu nên giá thành của hàng dệt may Việt Nam thường cao, chỉ phù hợp với thị trường quốc tế, khó phù hợp với thị trường nội địa.

Do vậy, để giải được bài toán thị trường nội địa, trước hết các doanh nghiệp dệt may cần phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời Nhà nước cũng cần có chính sách quy hoạch, khuyến khích hỗ trợ ngành dệt, nhuộm phát triển nguồn nguyên liệu. Bởi nếu không có nguyên liệu tốt trong nước thì không thể có hàng dệt may Việt Nam chất lượng cao để phục vụ cho người Việt Nam…

ĐƯA KINH NGHIỆM LÀM HÀNG XK VÀO PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Theo các chuyên gia về dệt may, hiện nay đã có một số doanh nghiệp tận dụng kinh nghiệm làm hàng xuất khẩu mở rộng sản xuất sang làm hàng nội địa bằng cách thay đổi quy cách, mẫu mã sản phẩm nhưng chất lượng không thay đổi so với hàng xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp đã đi trước đón đầu được tâm lý của khách hàng giới thiệu những mẫu mã có chất liệu thân thiện với môi trường, những đường nét đơn giản và tinh xảo trong kỹ thuật tạo khối cùng những chi tiết thêu đắp hoa, in, tạo nên những sản phẩm thời trang cao cấp, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nội địa.

Bên cạnh đó, dự đoán được

ngành dệt may cũng gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm nhiều so với năm trước, đơn hàng nhỏ và giá cạnh tranh quyết liệt, khó nâng đơn giá xuất khẩu nên thời gian qua các doanh nghiệp đã tăng

cường khai thác thị trường nội địa để cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý và cũng là để duy trì sản xuất liên tục, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp dệt may đang áp dụng công nghệ hướng tới sản xuất sạch hơn cũng như tập trung vào các mẫu mã phù hợp với thị hiếu

người tiêu dùng trong nước. Đáng chú ý, các chuỗi cửa

hàng giới thiệu sản phẩm như Vinatexmart, Đức Giang, May 10 đang là điểm đến của không ít khách hàng trong nước bởi giá thành hợp lý, chất lượng không thua kém hàng xuất khẩu. Để tiếp tục khai thác tốt năng lực sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như phát triển xuất khẩu, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm tới tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất, giảm thiểu những chi phí trung gian nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Việc cải tiến công nghệ, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí góp phần giảm nhập siêu; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng… được chỉ đạo xuyên suốt đến các cơ sở nhằm tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

BÊN CẠNH VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU, NGÀNH DỆT MAY ĐANG TÌM HƯỚNG NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA VỚI MỤC TIÊU CHIẾM KHOẢNG 50% DOANH THU. RIÊNG VỚI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM (VINATEX), KHÔNG PHẢI ĐỢI ĐẾN BÂY GIỜ KHI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẶP KHÓ KHĂN CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN MỚI TÍNH TỚI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sợi ở nước ta vẫn trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Cái lợi của khoán sản phẩm là thúc đẩy người công nhân có động lực làm việc hết mình, sao cho sau một ca làm việc có được càng nhiều sản phẩm càng tốt. Về mặt quản lý thì phương pháp này có cái tiện là không mất thời gian để soi xét việc chấp hành kỷ luật thời gian lao động của người công nhân. Tuy nhiên, năng suất công nhân thì rất cao, nhưng hiệu quả của Công ty đạt được lại thấp.

Tại sao lại như vậy? Vì khi khoán sản phẩm, công nhân chạy theo số lượng nên sẽ không thực hiện đầy đủ các thao tác, dẫn đến chất lượng sợi sản xuất ra chắc chắn không đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó giá bán sợi sẽ thấp. Sợi chất lượng kém, hạ giá bán rồi mà vẫn không tiêu thụ được, hàng bị tồn kho nhiều làm cho DN thiệt đơn thiệt kép, còn phải cõng thêm cả chi phí quản lý hàng tồn. Được biết, tại thời điểm này đã có vài DN Nhà nước ở miền Trung và một DN tư nhân ở KCN Đồng An (Bình Dương) - TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc cho công nhân sản xuất sợi, và chất lượng sợi ở các công ty này đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Một lãnh đạo của Công ty kéo sợi ở miền Trung cho biết, việc trả lương theo hình thức này tuy có những khó chịu, đòi hỏi phải có bộ máy quản trị DN chuyên nghiệp, bài bản và công tác giám sát kiểm tra phải thường xuyên. Bên cạnh đó là Văn hóa DN phải ăn sâu trong tiềm thức của người lao động, đó là sự tự giác trong lao động công nghiệp, sự gắn bó của người công nhân với DN, luôn coi DN là nhà. Cách trả lương theo thời gian đảm bảo chất lượng sản phẩm.

PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN SỢI

MINH HƯƠNG

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

17

Page 18: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ó là thông điệp mà Tổng Công ty May

10 - CTCP gửi đến mọi người khi tham gia giao thông tại Lễ phát mũ bảo hiểm đi xe máy cho CBCNV và người lao động vào sáng 18/6/2013. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và đại diện lãnh đạo các Bộ ban ngành và địa phương. Về phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam, có ông Vũ Đức Giang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV cùng các đồng chí trong HĐTV, Cơ quan điều hành, đại diện các ban chức năng và toàn thể CBCNV May 10.

Tổng Công ty May 10 - CTCP có 10.000 CBCNV và người lao động tại 17 đơn vị thành viên, trú đóng trên 7 tỉnh, chủ yếu đi làm bằng phương tiện giao thông là xe gắn máy. Nhằm

“AN TOÀN CHO BẠN,TƯƠNG LAI CHO ĐẤT NƯỚC”

đảm bảo an toàn cho công nhân khi đi lại bằng xe máy, đồng thời tuyên truyền về nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông, Tổng Công ty đã phát 2.800 mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng của hãng Protec đến từng thành viên May 10 ngay

tại buổi lễ và sẽ phát đến toàn bộ 10.000 CBCNV trên cả nước trong tháng 6/2013.

Là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành dệt may, với truyền thống đơn vị Anh hùng, May 10 luôn đi đầu trong các phong trào thi đua và xây dựng được nét văn hóa rất riêng của May 10. Thứ hai hàng tuần, sau Lễ chào cờ, ngoài các thông tin liên quan đến doanh nghiệp trong và ngoài ngành, Tổng Công ty luôn có các hoạt động tuyên truyền, cập nhật kiến thức để mỗi công nhân trong Tổng công ty luôn chấp hành tốt các qui định khi tham gia giao thông. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty chia sẻ, tai nạn giao thông chỉ có thể giảm khi chúng ta có sức mạnh từ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của chính quyền, của hệ thống

18

DỆT‱M

AY

ĐVĨNH HỒNG

Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Tổng Công ty May 10 - CTCPchụp ảnh lưu niệm với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

CBCNVC và người lao động Tổng Công ty May 10 - CTCP tại lễ trao tặng mũ bảo hiểm

Page 19: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

giáo dục đào tạo, của bộ phận truyền thông và đặc biệt là nhận thức đúng của người dân. Với ý nghĩ “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp và mỗi gia đình”, May 10 tình nguyện là doanh nghiệp đi đầu đảm bảo an toàn giao thông cho CBCNV, tuyên truyền giúp họ hiểu và quý trọng bản thân mình đồng thời trân trọng mạng sống của người khác, như vậy mới là sống có văn hóa và hữu ích để đóng góp cho gia đình, doanh nghiệp và xã hội..”

Vừa cài dây mũ bảo hiểm, cô công nhân xinh xắn Lê Thị Vượng của Xí nghiệp Veston 1 vừa cười rất tươi cho hay: Từ trước đến nay Tổng Công ty luôn chăm lo đời sống của chúng tôi rất chu đáo. Lần này được phát mũ bảo hiểm, tất cả chúng tôi đều vui. Đây là sự quan tâm rất thiết thực của lãnh đạo Tổng Công ty đến toàn thể CBCNV May 10. Tôi tự hào mình là thành viên của May 10. Nếu như các doanh nghiệp của Việt Nam trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho người lao động thì nạn mũ giả, mũ nhái sẽ dần được kiểm soát chặt chẽ, sẽ giảm bớt hậu quả của tai nạn, bớt những chấn thương nặng gây biến chứng và sẽ không còn cảnh người dân bỏ tiền thật đi mua mũ giả…

Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao việc phát mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng cho CBCNV của May 10. Ông biểu dương việc làm rất có ý nghĩa này và tin tưởng May 10 sẽ đi đầu trong các phong trào thi đua và đặc biệt là đi đầu trong việc bảo vệ tính mạng của CBCNV khi tham gia giao thông.

áo mạng của Vương quốc Anh - Independent

nhận định nhà thiết kế Công Trí đang góp phần thay đổi diện mạo nền thời trang đương đại Việt Nam trong vòng 10 năm qua.

Sau thành công của bộ sưu tập No: 06: Nấm tại triển lãm tại “London Fashion Week 2013”, nhà thiết kế Công Trí tiếp tục được mời tham dự triển lãm nghệ thuật đương đại với tên gọi “Second Nature”. Sự kiện này diễn ra tại Gallery Pitzhangar, London, Anh từ ngày 17/5 đến ngày 7/7/2013.

Trong bộ ảnh giới thiệu triển lãm này, dưới tác phẩm của Công Trí, Independent nhận xét anh đã góp phần thay đổi bộ mặt của thời trang đương đại Việt Nam trong thập kỷ qua. Các sáng tạo của anh được cấu trúc từ những hình thể đến từ thiên nhiên, ví dụ bộ sưu tập đầy hình ảnh liên tưởng được gợi cảm hứng từ hình ảnh lá khô, nấm rơm nhỏ bé.

Triển lãm “Second Nature” tập hợp hơn 40 nhà thiết kế và nghệ sĩ tiếng tăm của thế giới như: Dai Rees, Leandro Cano, Nora

Fok, Simon Costin and Yasemen Hussein, Donna Karan, Roksanda Ilinic, Zandra Rhodes, Roland Mouret, Giles Deacon, Fyodor Golan, Peter Pilotto, Nigel Cabourn, Jaeger, Temperley London, Laura Ashley và Lara Jensen. Các mẫu thiết kế được trình bày ở sự kiện này nhằm giúp khán giả khám phá mối quan hệ độc đáo giữa thiết kế thời trang và môi trường thiên nhiên.

Hơn thế nữa, “Second Nature” giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa thời trang và thiên nhiên là thứ quan hệ gần như vĩnh viễn. Môi trường sống luôn có những ảnh hưởng mạnh mẽ vào các thiết kế, mô hình, vật liệu và sản xuất trong ngành công nghiệp thời trang. Triển lãm còn giúp mọi người khám phá những ảnh hưởng của động vật, thực vật lên ngành công nghiệp thời trang trong nhiều năm qua.

Tại sự kiện này, mỗi nhà thiết kế đều bộc lộ quan điểm thẩm mỹ riêng của mình khi dùng nhiều chất liệu từ thiên nhiên để sáng tạo nên các mẫu mã, vừa mang tính ứng dụng vừa mang ý nghĩa trừu tượng khi tìm cách đưa thiên nhiên vào bộ sưu tập.

THIẾT KẾ CỦA CÔNG TRÍĐƯỢC BÁO ANH NGỢI KHEN

19

B

T.LINH

Page 20: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

20

DỆT‱M

AY

a đời trong kháng chiến chống Mỹ cứu

nước khi Miền Bắc xây dựng XHCN, còn Miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, May Chiến Thắng là đơn vị có bề dày lịch sử, từng được giao chỉ tiêu sản xuất hàng chục triệu sản phẩm để phục vụ cho tiền tuyến.

Những ngày đầu thành lập, máy móc còn thô sơ, trình độ chuyên môn còn có hạn, song với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt, nhiều cán bộ, công nhân của May Chiến Thắng đã đóng góp cả máu thịt của mình trong sự nghiệp giải phóng miền Nam. Còn đội ngũ cán bộ công nhân, dân quân tự vệ vừa sản xuất vừa chiến đấu đã không quản ngày đêm hoàn thành xuất sắc vượt 150-200% kế hoạch được giao... Trải qua thời gian xây dựng và duy trì sản xuất, biết bao thế hệ cán bộ, công nhân viên của công ty đã viết lên trang sử đẹp nhất, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Công ty suốt 45 năm qua.

Từ một Xí nghiệp may với công nghệ ban đầu còn giản đơn, thực hiện theo kế hoạch chỉ tiêu hàng năm của Nhà nước giao, đến nay Công ty không ngừng đi lên, bắt kịp với sự phát triển chung của đất nước. Công ty đã tiếp tục đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất, và đổi mới cả tư duy lãnh đạo.

Năm 2012, sản lượng của Công ty đạt 18 triệu sp/năm, thu nhập người lao động đạt 4,75 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của May Chiến Thắng đã có chỗ đứng vững tại thị trường nội địa và có nhiều khách hàng nổi tiếng trên thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn quốc...

Trong những năm gần đây, nắm bắt xu hướng phát triển chung của xã

hội và nền kinh tế, Công ty đã đầu tư thêm một số lĩnh vực nhằm phát huy có hiệu quả những thế mạnh của mình như mở rộng thị trường nội địa, cải tạo nhà xưởng thành Siêu thị, đầu tư vào khu Thương mại Mỗ Lao (Hà Đông, Hà Nội).

Bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT chia sẻ: “So với cuộc đời một con người, 45 năm là một chặng đường dài nhưng đây mới là chặng đường đầu của một doanh nghiệp. Có những lúc gặp khó khăn tưởng như không vượt qua nổi song với nỗ lực, ý chí quyết tâm của ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV cùng với sự chỉ đạo của các Bộ, ban ngành và Tập đoàn Dệt May Việt Nam mà thương hiệu Chiến Thắng vẫn được giữ lại và được người tiêu dùng yêu mến và tin tưởng. Chúng tôi coi đó là những bài học vô cùng quý báu và tự hứa sẽ nỗ lực hơn nữa để xây dựng Công ty phát triển bền vững, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng với thương hiệu May Chiến Thắng đã tồn tại và phát triển 45 năm gắn với sự đi lên của đất nước”.

Ông Lê Tiến Trường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt May Việt

Nam chúc mừng và biểu dương những thành tích của CBCNV và người lao động của Công ty CP May Chiến Thắng. Sự phát triển của DN đã góp phần thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội ngày càng phát triển, qua đó đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành dệt may cả nước. Ông Trường mong muốn Chigamex tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để tạo ra sản phẩm chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao đời sống người lao động nhằm nhân rộng mô hình Doanh nghiệp nhà nước không chi phối vốn, phát triển theo định hướng kinh tế thị trường XHCN đạt hiệu quả cao, hài hòa lợi ích giữa các cổ đông và người lao động. Đồng thời Công ty cần có những chiến lược, giải pháp phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu nhằm tận dụng các lợi thế mà hiệp định TPP và FTA mang lại, quan tâm và chú trọng phát triển thị trường nội địa hơn nữa để không ngừng đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành dệt may nước nhà.

MAY CHIẾN THẮNGCHẶNG ĐƯỜNG 45 NĂM

Ông Lê Tiến Trường phát biểu tại buổi lễ

HT

R

Page 21: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

21

CC VĨNH HỒNG

uối tháng 5, Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội tổ

chức Hội nghị tuyên dương Giáo viên dạy giỏi, Học sinh, sinh viên giỏi và Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm học 2012-2013. Có 09 giáo viên và 108 học sinh, sinh viên được tuyên dương, khen thưởng trong dịp này.

Chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt May Thời trang Hà Nội luôn được khẳng định. Nhà trường là đơn vị đóng góp nhiều giáo viên giỏi cho Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố và đạt được nhiều thành tích xuất sắc như 11/11 giáo viên dự thi đều đạt giải, trong đó có 8 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích.

Nhà trường vinh dự có 2 giáo viên được đại diện cho Thành phố Hà Nội tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Toàn quốc diễn ra tại Thành phố Nha Trang - Khánh Hòa. Kết quả, thầy giáo Nguyễn Văn Huy đạt giải Nhì bộ môn Tin học ứng dụng, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thúy đạt giải Ba môn Cắt may trang phục học sinh, sinh viên cũng đã đóng góp vào bảng vàng thành tích với 2 Huy chương Vàng và nhiều chứng chỉ nghề xuất sắc tại Hội thi tay nghề ASEAN, nhiều giải Nhất, Nhì, Ba tại các Hội thi HS-SV giỏi cấp Toàn quốc, cấp Thành phố.

NHIỀU SINH VIÊN TIÊU BIỂU

Đợt vận động Thanh niên thi đua, học tập và làm theo lời Bác đã xuấ t hiện nhiề u điể n hình tiên tiế n trong nhiề u lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu và sáng tạo, tiêu biể u là đoàn viên Lương Thị Hải Luân, với ý chí quyế t tâm giành thành tích cao trong học tập bạn đã liên tục đạt được những thành tích rấ t

đáng tự hào như giải Khuyế n khích Hội thi tay nghề Asean tại Indonesia, giải Nhì nghề công nghệ may Quố c gia năm 2012 cùng nhiề u giải thưởng khác…

Bên cạnh đó còn những gương sáng tiêu biể u cho tinh thầ n vượt

khó vươn lên của những thanh niên tiên tiế n xuấ t sắc trong phong trào thi đua làm theo lời Bác như đoàn viên Phạm Thị Ánh, sinh ra tại một miề n quê nghèo của tỉnh Bắc Giang, gia đình còn rấ t nhiề u khó khăn song vẫn nỗ lực học tập, và đã

giành giải Nhấ t môn May Thời trang Thành phố Hà Nội.

Đoàn viên Tô Thành Huy, bố mẹ sức khỏe yếu, nên ngoài việc học hành, Huy còn tham gia làm thêm các sản phẩ m cơ khí, vừa có cơ hội tiế p xúc với thực tế , vừa có điề u kiện để phụ giúp gia đình. Trong đợt thi vừa qua, Huy đã giành giải Nhấ t về Vẽ kỹ thuật Cơ khí, một học phầ n khó cấ p Tp. Hà Nội.

TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG

Trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc số ng cộng đồ ng, văn hóa nghệ thuật, thể thao rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại cũng đã xuấ t hiện những điể n hình tiên tiế n rấ t đáng tự hào.

Đoàn viên Lê Thị Ngọc chỉ trong 2 tuầ n của kỳ thi Tuyể n sinh, với vai trò Đội trưởng, đã cùng với các bạn đi vận động bà con khu vực xóm trọ xung quanh trường cung cấ p phòng trọ miễ n phí, phòng trọ giá rẻ cho gầ n 500 thí sinh và người nhà.

Đoàn viên Đoàn Thị Hồ ng Phượng, với vai trò là Đội trưởng Đội tuyên truyề n ca khúc cách mạng đã cùng với các bạn dàn dựng và biể u diễ n rấ t nhiề u ca khúc truyề n thố ng, thông quan đó đã khích lệ lòng tự hào, làm lay động thôi thúc trái tim nhiệt huyế t của tuổ i trẻ nhà trường.

Đây chỉ là số ít trong rất nhiều tấ m gương thanh niên xuất sắc điể n hình của Đoàn trường. Phát biểu tại buổi Lễ tuyên dương, thầy Hoàng Xuân Hiệp - Phó Hiệu trưởng thay mặt lãnh đạo Nhà trường ghi nhận và biểu dương những thành tích của các thầy cô và các em chính là những nhân tố góp phần tạo nên thương hiệu riêng của Cao đẳng Công nghiệp-Dệt May Thời trang Hà Nội, đồng thời góp sức cho Ngành Dệt May VN có nguồn nhân lực tốt thực hiện chiến lược phát triển những năm tới.

Những ĐIỂM SÁNGTỪ NÔI ĐÀO TẠO NGHỀ DỆT MAY THỜI TRANG

TRONG NHỮNG NĂM QUA, CÁC THÀNH TÍCH TRONG ĐÀO TẠO MÀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP DỆT MAY THỜI TRANG HÀ NỘI ĐẠT ĐƯỢC LÀ NHỜ SỰ KẾT HỢP 3 YẾU TỐ, NGƯỜI THẦY, CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÙNG SỰ NỖ LỰC CỦA CHÍNH CÁC EM SINH VIÊN.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nộikhai giảng năm học 2012 - 2013

Page 22: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

hân chuyến công tác tại mảnh đất miền Trung

anh dũng kiên cường, tôi có dịp ghé thăm và làm việc tại Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ - một đơn vị tiêu biểu tại khu vực này mới thấy được sự chuyển biến mạnh mẽ của Tổng Công ty và điều tôi đề cập trong bài viết này là sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường của Lãnh đ ạo và CBCNV nơi đây nhằm đưa DN dần hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Nằm trong khuôn viên gần 10 ha ở vị trí cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 cây số là một không gian nhà xưởng được bố trí thoáng đãng và đẹp mắt. Tại không gian này, Tổng Công ty có 2 nhà máy sợi với quy mô gần 6 vạn cọc, 1 nhà máy may các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, 1 nhà máy may veston và tổ hợp nhà điều hành văn phòng được xây dựng khang trang hiện đại xen lẫn những thảm cỏ xanh mướt và cây xanh được

chăm sóc và tỉa tót rất cẩn thận; hệ thống các biển báo rõ ràng và đường giao thông nội bộ sạch sẽ phong quang; nhà để xe của công nhân được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp…. Tất cả những điểm nhấn đó mở ra một quang cảnh xanh, sạch, đẹp, thân thiện và thật hiện đại của đơn vị sản xuất công nghiệp nằm gần trung tâm thành phố.

Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là một trong những cam kết quan trọng mà Tổng Công ty đã đặt ra với khách hàng và người lao động. Để thực hiện cam kết này, Hòa Thọ đã nỗ lực không ngừng trong những năm qua, thể hiện bằng những việc làm rất cụ thể, mang lại hiệu quả tích cực không chỉ về việc bảo vệ môi trường mà còn rất thiết thực về mặt kinh tế và xã hội.

Bên cạnh hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000, Hòa Thọ đã triển khai và áp dụng thành công hệ thống quản

lý môi trường ISO 14001:2004 cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính 36 Ông Ích Đường. Từ đó tới nay, hệ thống quản lý tích hợp chất lượng và môi trường đều được duy trì ổn định và Tổng Công ty là một trong số ít những đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004. Bên cạnh đó Tổng Công ty còn chỉ đạo cho tất cả các đơn vị thành viên luôn thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.

Nước thải của Tổng Công ty là nước thải từ khu vực bếp ăn công nghiệp và sinh hoạt của CBCNV và nguồn tiếp nhận là sông Cẩm Lệ - phục vụ mục đích tưới tiêu và thủy lợi (nguồn tiếp nhận theo tiêu chuẩn cột B QCVN 14:2008). Tổng Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 240m3/ngđ với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng và phí duy trì hệ thống hàng năm là 100-150 triệu đồng. Điểm khác biệt của hệ thống này là công

THANH NGÂN Ban KTCN Vinatex

DỆT MAY HÒA THỌDỆT MAY HÒA THỌĐIỂM SÁNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

N

22

DỆT‱M

AY

Page 23: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

trình bãi lọc sinh học. Bãi lọc sinh học có chức năng lọc sạch các chất lơ lửng và xử lý một phần chất hữu cơ và chất dinh dưỡng (hợp chất của nitơ, photpho) còn lại trong nước thải. Thực vật được lựa chọn trồng trong bãi lọc là chuối hoa nhờ khả năng sống tốt trong đất ngập nước và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng (Nitơ, phôt pho), đồng thời xử lý một phần chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Ngoài ra, trồng chuối hoa có ưu điểm là cây nở hoa, tạo cảnh quan đẹp cho khuôn viên nhà máy. Mặc dù nguồn tiếp nhận chỉ yêu cầu đạt theo cột B QCVN14:2008 nhưng kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của Tổng Công ty tất cả đều đạt yêu cầu của nguồn tiếp nhận ở cột A đối với 11 chỉ tiêu.

Môi trường vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… trong nhà máy) cũng dành được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo nhằm mục tiêu vừa đảm bảo yêu cầu công nghệ vừa tạo sự thoải mái cho công nhân trong thời gian làm việc.

Chính vì vậy trong các khu vực sản xuất đều có hệ thống điều không thông gió hoạt động hiệu quả. Trong nhà máy sợi, hệ thống hút bụi hoạt động liên tục tại các máy, nhiệt ẩm kế được đặt và theo dõi thường xuyên. Hệ thống điều không thông gió và tách lọc bụi bông với tổng lưu lượng đạt 612.000 m3/h đảm bảo thay đổi không khí và lọc bụi trung bình 30 lần/giờ. Trước khi đẩy không khí từ nhà máy sợi ra ngoài môi trường, các quạt hút được bố trí tại buồng điều không sẽ hút bụi bông xơ xuống hầm điều không thông gió, trong hầm có hệ thống lưới lọc bụi để ngăn không cho bụi bông xơ thoát ra ngoài môi trường xung quanh. Trong các nhà máy may, hệ thống làm mát bằng nước được bố trí lắp đặt hợp lý để người công nhân may luôn được làm việc trong môi trường có nhiệt độ giảm từ 4- 50 C so với nhiệt độ ngoài trời.

Chất thải rắn được phân loại thành 2 nguồn riêng biệt: Khu vực rác thải sinh hoạt và rác thải từ sản

Ngày 19/06/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tổ chức họp Ban Chấp hành Công đoàn lần thứ 3 khóa IV nhằm đánh giá phong trào CNVC - LĐ, hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm và thông qua một số dự thảo quy chế cho nhiệm kỳ 2013 - 2018.

Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tiến hành thảo luận và thông qua các dự thảo về quy chế Tài chính, quy chế Thi đua khen thưởng áp dụng cho nhiệm kỳ 2013 - 2018, trong đó đặc biệt nhấn mạnh một số nội dung đã được sửa đổi. Đồng chí Nguyễn Tùng Vân - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đã thông báo kết luận của Ban thường vụ về việc quyết định phân công sắp xếp tổ chức các Ban trong cơ quan Công đoàn Dệt May Việt Nam nhiệm kỳ 2013 - 2018, trao giấy khen và phần thưởng cho tập

thể đơn vị Tổng công ty CP May Việt Tiến, 2 cá nhân là đồng chí Trần Ngọc Minh - Chủ Tịch Công đoàn Cty CP Dệt May Huế và đồng chí Trần Thị Kim Oanh - Chủ tịch Công đoàn Cty CP May Đáp Cầu đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển đoàn viên nhiệm kỳ 2008 - 2012, đồng thời thông qua kế hoạch triển khai các hoạt động công đoàn quý III, 6 tháng cuối năm trên các lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, chăm lo đời sống cho CBCNV… Nhằm tiếp tục củng cố và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo

tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2013; đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”.

Cũng tại cuộc họp, BCH công đoàn đã tổ chức chia tay và tặng quà cho các đồng chí nguyên là Thường vụ, Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra khóa III đã nghỉ hưu, chuyển công tác.

xuất có thể thu gom xử lý theo quy trình thông thường hoặc tái chế; đối với khu vực chứa chất thải nguy hại (giẻ lau dầu máy, bóng đèn huỳnh quang, dầu thải,…). Tổng Công ty có kho chứa đạt yêu cầu và có hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý. Năm 2008 Tổng Công ty đã hoàn thành việc đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.

Với những nỗ lực không ngừng, cải tiến liên tục trong các hoạt động bảo vệ môi trường, Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ vinh dự là một trong 31 tập thể được vinh danh nhận giải thưởng “Môi trường Việt Nam 2013” do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng trong tháng 6 vừa qua, tại lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng ngày Môi trường thế giới. Tổng Công ty thực sự là một điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu Hòa Thọ trên thị trường trong nước và quốc tế.

CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM:HỌP BCH LẦN III KHÓA IV TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HỒNG CHIẾN

23

Page 24: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

à một trong những nước xuất khẩu dệt may

hàng đầu thế giới, nhưng lĩnh vực phụ trợ cho ngành Dệt May Việt Nam như tơ, xơ, sợi nhiều năm qua vừa thiếu lại vừa yếu. Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam (Công ty Thiên Nam) tại Bình Dương đã dày công xây dựng chiến lược phát triển bền vững và dần khẳng định tên tuổi sợi Thiên Nam trong ngành kéo sợi. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho ngành Dệt May Việt Nam và tạo dựng hình ảnh thương hiệu Việt trong lĩnh vực dệt may tại thị trường trong và ngoài nước.

CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG SỰ THÀNH CÔNG

Năm 2002, Nhà máy sợi Thiên Nam 1 đi vào hoạt động tại KCN Đồng An, (TX. Thuận An). Đây là bước đánh dấu khát vọng của một thương hiệu sợi đẳng cấp trên thị trường sợi Việt Nam. Thiên Nam ngày ấy tuy còn non trẻ nhưng luôn căng tràn sức sống và khát vọng vươn lên tầm cao mới. Lấy yếu tố chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, ngay từ lúc ra đời nhà máy kéo sợi đầu tiên với công suất 24.000 cọc sợi của Thiên Nam đã cung cấp cho thị trường 3.600 tấn sợi/năm, được khách hàng đánh giá cao và tin dùng. Đây chính là một trong những thành công ban đầu, tạo tiền đề cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của thương hiệu sợi Thiên Nam.

Sau thành công của Nhà máy Thiên Nam 1, Công ty Thiên Nam đã mạnh dạn mở rộng tăng năng lực sản xuất bằng việc đầu

tư xây dựng thêm các nhà máy tại KCN dệt may Bình An (TX.Dĩ An). Năm 2006, Nhà máy Thiên Nam 2 đi vào hoạt động. Với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn từ các nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ kéo sợi như Truetzschler, Hara, Toyota, Savio... nhà máy

này có công suất 38.000 cọc sợi và có khả năng cung cấp 6.000 tấn sợi/năm cho thị trường. Tiếp đó, năm 2008 nhà máy thứ 3 cạnh đó đi vào hoạt động với 40.000 cọc sợi, hàng năm cung cấp 6.600 tấn sợi chất lượng cao các loại như sợi cotton chải kỹ, sợi TC và sợi CVC.

Thành công tiếp nối thành công, mới đây Công ty Thiên Nam đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sợi Duy Nam. Đây là nhà máy sợi thứ 4 của Công ty Thiên Nam. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 2,1 ha, công suất 40.000

cọc sợi hoạt động và hàng tháng cung cấp cho thị trường 500 tấn sợi 100% cotton như sợi CM, CD; tổng vốn đầu cho nhà máy này lên đến 380 tỷ đồng (tương đương 19 triệu USD). Ông Trần Đăng Tường, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Thiên Nam, cho biết Nhà máy sợi Duy

Nam đi vào hoạt động đã nâng công suất 4 nhà máy hiện nay của Thiên Nam trên địa bàn lên gần 150.000 cọc, hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng 25.000 tấn sợi các loại, trong đó xuất khẩu 80%; đạt tổng doanh thu khoảng 1.500 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm ổn định cho 1.600 lao động với mức lương bình quân 3,7 triệu đồng/người/tháng.

KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIỆT

Qua 11 năm hình thành và phát triển, đến nay sợi Thiên Nam đã trở thành một thương hiệu uy

Sản xuất sợi tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam

SỢI THIÊN NAM

LLkhẳng định THƯƠNG HIỆU VIỆT

BBT

24

DỆT‱M

AY

Page 25: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

tín của ngành kéo sợi và dệt may Việt Nam. Nếu như sự ra đời của 3 nhà máy đầu tiên với tổng cộng trên 102.000 cọc sợi, đã tạo dựng hình ảnh phát triển về quy mô cho Thiên Nam, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm với vị thế là một nhà sản xuất sợi pha TC, TR, CVC hàng đầu thì sự ra đời nhà máy thứ 4 chính là sự khẳng định mạnh mẽ về đẳng cấp phát triển của thương hiệu sợi Thiên Nam lên tầm cao mới. Đó là bước phát triển để khẳng định và phát huy uy tín thương hiệu với các loại sợi cao cấp hơn, đó chính là sợi 100% cotton chất lượng cao.

Nỗ lực đầu tư lớn, bài bản và dài hạn trong giai đoạn nhiều thách thức thời gian qua chứng minh tầm nhìn dài hạn của Thiên Nam đối với sự phát triển ngành sợi và ngành Dệt May Việt Nam trong chuỗi dệt may toàn cầu. Đây cũng chính là tầm nhìn chiến lược không ngừng đổi mới về phương thức quản trị sản xuất - phát huy sức mạnh công nghệ và đầu tư tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao - ổn định để hướng đến mục tiêu xây dựng hình ảnh thương hiệu Việt. Ông Trần Đăng Tường, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ cho biết: “Quản trị tiên tiến - công nghệ hiện đại và phát triển con người chính là bản sắc văn hóa của Thiên Nam, cam kết của HĐQT và ban lãnh đạo Công ty là không ngừng nghỉ trên con đường chinh phục các đỉnh cao về chất lượng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và kỳ vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao hình ảnh của sợi Việt Nam trên thương trường, góp phần tạo dựng thương hiệu sợi “Made in Vietnam” đẳng cấp trong khu vực và thế giới”.

Có thể nói, trải qua nỗ lực và phấn đấu, Thiên Nam hôm nay đã có thể tự tin khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp kéo sợi uy tín và đẳng cấp tại Việt Nam. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa, sợi Thiên Nam còn xuất khẩu phục vụ các thị trường tên tuổi như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines,

Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, Đài Loan... với sự tín nhiệm cao về chất lượng. Đánh giá về Thiên Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, hướng đầu tư vào ngành sợi của Công ty Thiên Nam đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sợi Việt Nam trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Bà Thoa cũng nhấn mạnh: “Gần 12 năm phát triển của Thiên Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi với 4 nhà máy như hiện nay có ý nghĩa thiết thực đối với ngành dệt may, một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; qua đó góp phần gia tăng khả năng nội địa hóa cho ngành dệt may lên 60% như định hướng mà Bộ Công Thương đã đề ra trong thời gian tới”.

TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THIÊN NAM LUÔN ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI, XEM NHÂN LỰC LÀ NỀN TẢNG, LÀ ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN, LÀ TÀI SẢN, LÀ NGUỒN VỐN QUÝ GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP. CÙNG VỚI CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH NHẰM CHĂM LO TỐT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, THIÊN NAM CÒN CHÚ TRỌNG ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM CHỖ Ở ỔN ĐỊNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI 100% LAO ĐỘNG ĐƯỢC CÔNG TY ĐÁP ỨNG CHỖ Ở MIỄN PHÍ. ĐẾN NAY, CÔNG TY ĐÃ ĐẦU TƯ 100 TỶ ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN VỚI DIỆN TÍCH BÌNH QUÂN 10M2/NGƯỜI. TẠI CÁC KHU NHÀ Ở NÀY ĐỀU CÓ ĐỦ CÁC CÔNG TRÌNH TIỆN ÍCH ĐI KÈM, NHƯ: NHÀ TRẺ, HỘI TRƯỜNG, THƯ VIỆN, SÂN CHƠI, KHU VỰC GIẢI TRÍ.

Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2012 Victoria Phương Nguyễn khi thể hiện bộ sưu tập của NTK Huy Trần đã biến hóa đầy táo bạo với những chiếc váy có điểm nhấn trong suốt gây tò mò.

Phong cách thời trang ‘’bỏ quên nội y’’ thịnh hành trong thời gian gần đây, trào lưu được khởi xướng bởi các ngôi sao Holywood. Khi về đến Việt Nam, phong cách này đã được sự đón nhận của nhiều nhà thiết kế tài năng trong nước và được nhiều người đẹp ưa thích. Vừa qua, tại nhiều sự kiện, người đẹp Việt không ngần ngại khoác lên mình những bộ cánh có điểm nhấn nhá trong suốt táo bạo này. Theo một số nhà thiết kế, để diện những thiết kế trong suốt, bạn cần có một thân hình hoàn hảo và nội y đi cùng cũng rất đặc biệt.

Trong bộ ảnh mới, Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2012 thể hiện cá tính táo bạo khi cô khoác lên mình những chiếc váy của NTK Huy Trần. Điểm nhấn táo bạo tại những điểm nhạy cảm giúp người mặc khoe khéo vẻ đẹp gợi cảm và ngoại hình nóng bỏng.

Sau khi giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2012, Victoria Phương Nguyễn gắn bó với hình ảnh nữ tính và duyên dáng, cô thường diện trang phục nhẹ nhàng hoặc áo dài truyền thống. Tuy nhiên, người đẹp cho biết, do muốn tạo sự mới lạ nên cô thay đổi hình tượng với phong cách thời trang táo bạo, gợi cảm. Đây là hình ảnh mà Phương Nguyễn theo đuổi trong thời gian tới.

Hoa hậu châu Á tại MỹVỚI SỰ TRONG SUỐT CỦA MỐT

PV

25

Page 26: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

26

DỆT‱M

AY

LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG SX LEN LÔNG CỪU

Là Công ty độc quyền về len Merino trên toàn thế giới, Woolmark đã làm việc với khoảng 50 đối tác phía Việt Nam nhằm hướng tới phát triển một chuỗi cung ứng bền vững ở Việt Nam và mở rộng thị trường bằng cách giới thiệu len lông cừu Merino vào

hệ thống.Tổng Giám đốc phát triển

và thương mại hóa sản phẩm của Woolmark, Jimmy Jackson cho biết dự án một mặt quảng bá thương hiệu Woolmark thuộc sở hữu của Công ty đổi mới Len Úc (AWI), đồng thời mang thương hiệu len Việt Nam ra thị trường thế

giới với các dòng sản

phẩm có chấ t lượ ng và giá trị gia tăng cao.

Đầu năm 2011, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chưa biết đến len lông cừu. Nhưng nay là thời điểm tốt nhất để phát triển sản phẩm len lông cừu ở Việt Nam. Những loại sản phẩm hiện có ở Việt Nam như cotton, polyester, acrylic đã đến hồi bão hòa. Giờ đây Việt Nam cần loại

sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao hơn, đẳng cấp hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Đó chính là hàng len lông cừu, một sản phẩm chiến lược.

Ông Jackson cho hay, 70% số lông cừu của AWI được xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc không còn là điểm đến hấp dẫn đối với AWI do giá nhân công đã tăng cao đã khiến cho AWI

TĂNG CHỈ SỐ HIỆU QUẢ CHO NGÀNH DỆT MAYSẼ GÓP PHẦN

CHUẨN BỊ CHO HIỆP ĐỊNH TPP ĐƯỢC KÝ KẾT, TẬN DỤNG LỢI THẾ CỦA VIỆT NAM CÓ THỂ TĂNG LỢI NHUẬN CHO NHỮNG ĐƠN HÀNG XK KHI THUẾ XUẤT ƯU ĐÃI, CÁC NHÀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY TRÊN THẾ GIỚI ĐANG DỊCH CHUYỂN VỀ VIỆT NAM. VÀ MỘT TRONG NHỮNG LOẠI SẢN PHẨM CAO CẤP, MANG LẠI GIÁ TRỊ GIA TĂNG CAO LÀ HÀNG DỆT LEN. QUA HƠN 18 THÁNG, CÔNG TY WOOLMARK ĐÃ CHUẨN BỊ CHO XU HƯỚNG NÀY VỚI DỰ ÁN “VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP” NHẰM BIẾN VIỆT NAM THÀNH TRUNG TÂM HÀNG DỆT LEN LỚN CỦA THẾ GIỚI.

ty len

oàn ark ới

ácm i

u Merino vào

ệ ệ ị ggiới với các dòng sản

ệpolyhòa.

c

70đưTukhôđối đã t

HÀNG LENKIỀU HẬU

ẢNH: DOÃN ĐỨC

Page 27: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

27

* THƯƠNG HIỆU WOOLMARK THUỘC SỞ HỮU CỦA CÔNG TY ĐỔI MỚI LEN ÚC (AWI), MỘT TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN SỞ HỮU CỦA HƠN 27.000 NHÀ NUÔI CỪU. THƯƠNG HIỆU WOOLMARK LÀ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÀNH DỆT MAY ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHIỀU NHẤT TRÊN THẾ GIỚI, ĐƯỢC THIẾT LẬP NĂM 1964.

* LEN LÔNG CỪU LÀ MỘT LOẠI XƠ 100% THIÊN NHIÊN VÀ CÓ THỂ TÁI TẠO ĐƯỢC. LÔNG CỪU LÀ MỘT LOẠI XƠ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CHẤT LIỆU NHÂN TẠO. LEN LÔNG CỪU MERINO CUNG CẤP SỰ ỔN ĐỊNH, ĐỘ MỀM MẠI VÀ SANG TRỌNG CHO CÁC TRANG PHỤC MAY MẶC.

quyết định tìm thị trường khác để chuyển hướng cho ngành len của Úc.

Theo ông Jackson, Việt Nam có nền tảng công nghiệp dệt may phát triển, lao động dồi dào và có tay nghề cao. Đặc biệt, trong quá trình sơ chế len từ cừu cần rất nhiều nước. Việt Nam có lượng mưa hàng năm lớn cộng với 394 con sông trên cả nước nên AWI đã quyết định thực hiện dự án này tại Việt Nam.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 về xuất khẩu dệt may toàn cầu. Ngành Dệt May Việt Nam vẫn luôn đặt mục tiêu tăng trưởng lượng XK. Vì vậy Việt Nam cần có chiến lược vượt lên trong cạnh tranh để giữ vị thế. Trong đó Việt Nam không chỉ chú trọng đến chỉ số XK, mà còn đặc biệt quan tâm đến giá trị gia tăng của hàng XK, nghĩa là giá trị lợi nhuận thu về phải ngày một cao hơn. Vì lẽ đó, những mặt hàng đẳng cấp, giúp tăng chỉ số hiệu quả SXKD như hàng len lông cừu là giải pháp tốt.

THIẾT LẬP CHUỖI SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LEN TẠI VIỆT NAM

Thời gian thực hiện dự án sẽ phụ thuộc vào năng lực ứng dụng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, phía AWI đặt mục tiêu trong giai đoạn 2013-2016 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được những sản phẩm đơn giản trong lĩnh vực hàng dệt kim như áo len mỏng, quần áo thấm mồ hôi, phụ kiện và tất…

AWI sẽ huấn luyện đến khi nào các doanh nghiệp Việt Nam tự tin sản xuất được sản phẩm từ lông cừu thì sẽ chuyển đến giai đoạn tiếp theo là tiếp thị sản phẩm. Hiện “Dự án Việt Nam trên đường Hội nhập” đã làm việc với ngành dệt thoi Việt Nam, hợp tác với một số công ty có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Cty Woolmark đã tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, thông qua việc đào tạo và nghiên cứu phát triển

sản phẩm với các đối tác công nghiệp. Các chuyên gia kỹ thuật của Woolmark đã đến Việt Nam và đang h ư ớ n g dẫn cách dệt thoi, hoàn tất và kĩ thuật sản xuất len lông cừu. Quan hệ hợp tác tiềm năng giữa Công ty Woolmark và Tập đoàn Vinatex cũng đã được thiết lập. Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch HĐTV Vinatex, hiện Tập đoàn cũng đang xúc tiến xây dựng một nhà máy dệt len.

Ông Walter Meriman, Chủ tịch Woolmark cho hay, mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tìm kiếm thị trường cho ngành len lông cừu của Việt Nam. Mức hỗ trợ sẽ được phê duyệt hàng năm và ngân sách cho năm 2014 là 240.000 đô la Úc (gần 5 tỉ đồng Việt Nam).

Page 28: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

hớ lại những ngày đầu khi xí nghiệp

vừa mới xây dựng xong, Bí thư Chi bộ Lê Viết Duy cho biết khu vực này vốn nhiều cát, bãi đất trống còn nhiều sỏi đá và hoàn toàn chưa có cây xanh. Một tuần trước khi khánh thành xí nghiệp, đồng chí Vũ Đức Giang - Tổng Giám đốc Tập đoàn lúc bấy giờ và là Chủ tịch HĐTV Tập đoàn hiện nay đã đến khảo sát và đề nghị anh em trong xí nghiệp tham gia cải tạo môi trường nơi đây, biến đất trống thành những vùng trồng cây xanh và rau sạch phục vụ bữa ăn ca của công nhân. Chỉ sau đó một tuần, đúng vào ngày khánh thành nhà máy, lứa giá đỗ đầu tiên được thu hoạch với chất lượng cao, phục vụ bữa ăn ca đầu tiên của công nhân.

Sau 3 năm với sự nỗ lực

không ngừng của toàn bộ CBCNV, khuôn viên xí nghiệp đã được cải tạo rợp bóng cây xanh với nhiều loại cây ăn quả cho thu hoạch cao như cây dâu ta, bưởi, mít…Bên cạnh đó là

hàng trăm mét vuông đất trống đã được trồng rau xanh và củ quả sạch theo mùa, hoàn toàn tưới nước tự nhiên, không phun thuốc tăng trưởng hay thuốc trừ sâu. Với sản lượng thu hoạch hiện tại, toàn bộ bữa ăn của 800 công nhân đã được chế biến từ rau trồng tại khuôn viên xí nghiệp mình. Đậu phụ cũng là

thực phẩm tự làm cung ứng cho 100% các bữa ăn ca.

Không chỉ dừng lại ở trồng rau xanh, Xí nghiệp còn triển khai xây dựng khu chăn nuôi với 24 con lợn, 100 con gà, 10 con đà điểu và 3 con hươu, cung ứng được 30% nhu cầu thực phẩm của công nhân. Đàn gia súc và gia cầm cũng được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn dư thừa từ bếp ăn tập thể chứ không ăn cám tăng trưởng hay cám công nghiệp. Điều này vừa giúp tránh lãng

phí, vừa đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm. Công đoàn và Đoàn thanh niên Xí nghiệp đang hướng đến mục tiêu chăn nuôi đáp ứng 80% nhu cầu thực phẩm và rau xanh vào cuối năm nay.

Hệ thống bếp và nhà ăn cũng được Ban giám đốc của Xí nghiệp đầu tư và chăm lo. Vừa qua Xí nghiệp đã xây dựng xong hầm biogas (khí sinh học được sinh ra từ bể ủ các chất hữu cơ hoặc là sự phân hủy chúng trong tự nhiên ở điều kiện thiếu oxy) để cung cấp nguồn nhiên liệu khí đốt đun nấu và thắp sáng nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu từ chăn nuôi và trồng trọt tạo ra hiệu quả to lớn, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường. Khu nhà ăn được bố trí tại khu vực thoáng mát, sạch sẽ, có trang bị TV phục vụ nhu cầu giải trí, theo dõi tin tức của CBCNV. Thực đơn bữa ăn ca cũng được thay đổi và liên tục cải thiện nhằm đảm bảo dinh dưỡng và khẩu vị cho người lao động.

Đồng chí Duy chia sẻ thêm: “Xí nghiệp có thuê thêm 2 người đảm nhiệm chính việc trồng trọt và chăn nuôi, song hàng tuần Đoàn thanh niên và Công đoàn vẫn tổ chức cho anh chị em tham gia làm cùng... Đây được coi là hoạt động tập thể nhằm tăng cường tinh thần trách nhiệm và đoàn kết của người lao động.

AN TOÀN CHO NHỮNG BỮA ĂN CAHÀN KIM

N

VỚI ĐẶC THÙ SỬ DỤNG NHIỀU LAO ĐỘNG, CÁC DN DỆT MAY, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA VINATEX ĐANG CÓ NHIỀU MÔ HÌNH HIỆU QUẢ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NHỮNG BỮA ĂN CA, ĐỒNG THỜI NÂNG CAO KHẨU VỊ VÀ TĂNG CƯỜNG DINH DƯỠNG PHỤC VỤC NGƯỜI LAO ĐỘNG. MỘT TRONG SỐ ĐÓ LÀ MÔ HÌNH TỰ CUNG TỰ CẤP NGUỒN THỰC PHẨM TẠI CHI NHÁNH VINATEX XÍ NGHIỆP VESTON HẢI PHÒNG.

28

TIN‱TỨC

‱&‱SỰ‱KIỆN

Page 29: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

áng 22/06/2013, Tại Trung tâm Điều dưỡng tâm

thần Tân Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Tổng Công ty CP May Việt Tiến (Việt Tiến) đã trao 100 tấn gạo (đợt 2) tài trợ trong 3 năm (2013 - 2016) và 3000 sản phẩm quần áo cho Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định thuộc sở lao động thương binh & xã hội TP. HCM.

Thay mặt toàn thể CBNV Trung tâm, ông Lê Công Hùng cam kết sẽ sử dụng nguồn tài trợ này đúng mục đích, tiếp tục chăm sóc tốt sức khỏe cho các bệnh nhân.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Văn Kiệt - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP May Việt Tiến, cho biết: “Ngoài nhiệm vụ chính trị là sản xuất kinh doanh tăng thêm sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, với đạo lý của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Trong những năm qua, CBCNV Việt Tiến

đã tham gia nhiều chương trình xã hội từ thiện. Từ năm 2000 đến nay, Việt Tiến đã đóng góp với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng tham gia vào các chương trình xây dựng hơn 130 căn nhà tình nghĩa, tình thương, phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng trường tiểu học, trường mẫu giáo ở Thái Nguyên,

Ninh Thuận, tặng chuyền máy may công nghiệp cho các trường đào tạo dạy nghề đồng bào dân tộc Trà Vinh, trường giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 3 thuộc lực lượng thanh niên xung phong. Thực hiện cuộc vận động cả nước chung tay vì thủy điện Sơn La, ủng hộ đồng bào nghèo huyện Sơn Động - Bắc Giang, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Dioxin, sóng thần, thiên tai bão lũ…Việt Tiến không chỉ làm tốt công tác từ thiện xã hội trong nước mà còn hỗ trợ nước bạn Cu Ba - Lào chuyền máy may công nghiệp và trường học”.

Ông Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở Lao động TB&XH TP. HCM, cho rằng: “Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, kịp thời giúp cho Trung tâm có điều kiện chăm lo tốt hơn cho bệnh nhân, góp phần giúp họ vơi đi nỗi đau bất hạnh. Đồng thời, qua đây cũng thể hiện được tính nhân văn, hướng về công tác xã hội, chung sức cùng cộng đồng của toàn thể CB.CNV Tổng Công ty CP May Việt Tiến”.

Ông Bùi Văn Tiến - Tổng Giám đốc - Tổng Công ty CP May Việt Tiến tặng 100 tấn gạo cho Trung tâm

MAY VIỆT TIẾN TÀI TRỢ 100 TẤN GẠO CHO TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN TÂN ĐỊNH

Ông Trần Minh Công - Phó Tổng Giám đốc - Tổng Công ty CP May Việt Tiến tặng quà cho bệnh nhân

S CẨM HÀ

29

Page 30: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

30

NHÂ

N‱VẬT

TUỔI THƠ LAM LŨ

Quê gốc ở Ứng Hoà (Hà Tây cũ), sinh trưởng tại Hà Nội (năm 1965), chị Oanh là con út trong một gia đình nông dân có 5 anh chị em. Bố chị mất khi chỉ mới hơn 2 tháng tuổi. Mẹ chị ở vậy tần tảo nuôi các con khôn lớn; nguồn thu nhập chính của gia đình lúc đó chủ yếu là nhờ vào chăn nuôi và trồng rau. Bữa no bữa đói là chuyện thường ở thời bao cấp thiếu thốn đủ đường; bản thân chị khi lên 10 tuổi, ngoài giờ học ra là đã phải đi bán rau cùng mẹ và các chị để phụ thêm cho gia đình. Chị Oanh kể lại: “Hàng ngày khoảng 3-4 giờ sáng, với đôi quang gánh được mẹ làm riêng cho con nít, tôi đi từ khu Minh Khai đến chợ Mơ, hoặc chợ Hôm, chợ Đồng Xuân. Bán rau đến 5-6 giờ sáng thì trở về nhà đi học luôn. Đến năm lớp 7, tôi đành bỏ học vì không thể vừa đi học vừa đi kiếm tiền, từ đó tôi đi bán rau đến năm 17 tuổi. Lúc ấy tôi bé tẹo chứ không mập như bây giờ”.

BƯỚC NGOẶT TRONG ĐỜI- GẮN BÓ VỚI NGHỀ DỆT MAY

Năm 1984 chị Oanh xin vào Nhà máy Sợi Hà Nội (nay là Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội) học nghề trong một năm rưỡi và thực tập tại Dệt 8/3. Với đặc thù của nhà máy sản xuất sợi thì công nhân phải làm việc ca kíp trong môi trường nóng, bụi, độc hại. Nếu làm ca đêm thì phải đến 6 giờ sáng hôm sau mới về nhà. Chị Oanh

cho biết, hồi đầu chưa quen mệt rũ rượi, nhiều phen hoa mắt, chóng mặt vì phải chạy “tua” nhiều (đi quanh hai bên máy quan sát phát hiện các nối đứt ở quả sợi (nếu có) để xử lý kịp thời).

Hơn 25 năm đi làm ca, có những ngày dông bão, có ngày mưa phùn gió bấc lạnh thấu xương, phải đạp xe đi làm ca đêm, chỉ thiếu nghị lực một chút thôi là có thể buông xuôi tất cả. Nhưng chị Oanh lại nghĩ đến nhiệm vụ nặng nề ở tổ sợi con KB của chị, nếu chị nghỉ sẽ có người phải làm thay chị…Vậy là chị lại cố gắng vượt lên chính mình. Chị chưa bao giờ đến muộn, chưa lúc nào bỏ vị trí trong giờ làm việc.

Công việc đứng máy của chị Oanh chủ yếu là nối sợi và vê thô. Nghe thì đơn giản nhưng vất vả vô cùng. Chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu, các hãng cạnh tranh khốc liệt. Phương thức sản xuất của nhà máy phải thay đổi liên tục, không chỉ kéo các loại sợi truyền thống mà còn phải kéo thêm nhiều loại sợi khác. Mỗi lần thay đổi công nghệ là một lần phải “lên máy, thay thô”. Mỗi máy có khoảng 150 cọc, nếu đứng 5 máy (như chị Oanh) thì sẽ phải thay 750 cọc, tức là đòi hỏi cường độ cao hơn gấp nhiều lần. Ngay trong xưởng của chị, nhiều nam công nhân nhìn số cọc đó cũng ngao ngán. Chị như con thoi giữa rừng bụi bông và tiếng ồn của máy. Chỉ cần lơ là, sợi đứt nối không kịp là cả dây chuyền bị ảnh hưởng.

Tổ sợi con của chị Oanh là nơi

VÀO NHÀ MÁY SỢI TỪ NĂM 1984, ĐẾN NĂM 1989 CHỊ TRẦN KIM OANH ĐƯỢC KẾT NẠP ĐẢNG VÀ LIÊN TỤC ĐẠT NHIỀU THÀNH TÍCH TRONG LAO ĐỘNG SẢN XUẤT NHƯ: LĐ GIỎI CẤP TỔNG CÔNG TY HÀNG NĂM, TRONG ĐÓ 17 NĂM LÀ CHIẾN SỸ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ; NĂM 2002, 2004, 2006 ĐẠT CSTĐ CẤP BỘ, VÀ NĂM 2000 LÀ CSTĐ TOÀN QUỐC; 4 NĂM ĐẠT LAO ĐỘNG GIỎI, NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT CẤP TP. HÀ NỘI; 18 NĂM LÀ THỢ GIỎI; DANH HIỆU BÀN TAY VÀNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 1996; BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (1994); HUY CHƯƠNG “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO” (1996); HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA (1997); LÀ MỘT TRONG 9 GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU TRONG CẢ NƯỚC ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VINH QUANG VIỆT NAM 2009. TẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ X, CHỊ ĐƯỢC BẦU LÀ UỶ VIÊN BCH TỔNG LĐLĐVN...

Anh hùng Lao động TRẦN KIM OANH:

“YÊU NGHỀ MÌNH ĐÃ CHỌN”DOÃN ĐỨC

Page 31: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

31

nóng nhất. Nhưng mùa đông, đây là nơi “ẩm nhất”, sợi đứt liên tục, mà nhiệm vụ của chị là không được để sợi đứt quá lâu. Chị nhẩm tính, hằng ngày chỉ tính việc đi vòng quanh các máy để thay, nối sợi, tổng chiều dài quãng đường cũng phải tới hơn 10km đi bộ. Nhưng đi tua, xử lí máy nhanh chưa đủ, để đạt năng suất cao, chị còn phải tận dụng tối đa giờ sản xuất. Giờ ăn cơm quy định cho mỗi công nhân là 30 phút, trước khi đi ăn chị lại kiểm tra và xử lí toàn bộ 5 máy. Để không ảnh hưởng tới công việc, chị ăn chỉ mất 15 phút, rồi lại hối hả về ngay để xử lí mối đứt. Tác phong công nghiệp và thực hiện kỷ luật lao động để đảm bảo an toàn là đòi hỏi cần thiết với người lao động, nhưng không phải công nhân nào cũng thực hiện đuợc. Chị Oanh thì khác. Hàng ngày, dù vào ca nào, đi xe đạp hay đi bộ, chị đều đến xưởng sớm ít nhất 15 phút để chuẩn bị công việc. Trong dây chuyền, chị chấp hành đúng quy trình công nghệ, quy tắc kỹ thuật và tích cực đi tua.

Thông thường, công nhân dùng chân để phanh, nhưng chị dùng tay bắt quả sợi nên hiệu quả nhanh hơn ở chỗ nối được 18 ống sợi/1 phút, trong khi người khác chỉ nối 13-14 ống sợi. Tay nghề của chị ngày một cao qua các hội thi thợ giỏi và hiện là bậc 6/6 - bậc cao nhất của công nhân ngành sợi. Với nỗ lực đó, tháng nào, quý nào chị cũng vượt mức lao động; chất lượng thao tác tháng nào cũng đạt loại A và riêng chị luôn đứng đầu về đạt chỉ tiêu chất lượng trong toàn tổ (năng suất của chị luôn đạt 120% so với kế hoạch hằng tháng, 100% sản phẩm đạt chất lượng loại I).

Hoàn cảnh nhà chị Oanh rất khổ cực và vất vả, nhưng với nghị lực phi thường cùng với tấm lòng hiếu thảo của người con út, chị đã vượt lên chính mình vừa đi làm vừa lo cho gia đình. Năm 1982, chị gái chị mất vì bệnh ung thư,

anh rể bỏ đi với người phụ nữ khác, bỏ lại đứa con dứt ruột đẻ ra lúc đó mới 7 tuổi cho chị nuôi dưỡng. Năm 1993, mẹ và anh trai cả của chị cùng “về với tổ tiên”, chỉ cách nhau vài tháng. Tinh thần chị kiệt quệ, nhưng lúc đó, chị dâu cả lại bỏ đi, để lại 2 con cho chị. Chị gạt nước mắt, nuôi thêm 2 con của anh trai cả, lúc đó đứa lớn mới được 2 năm, đứa bé mới có 8 tháng tuổi. Chị còn nuôi dưỡng một đứa cháu gái, con của người anh kế trên chị… hy sinh cả tuổi xuân của mình cho công việc của Nhà máy và chăm chút nuôi dưỡng các cháu là con các anh chị đã mất.

Đến nay chừng đã 50 tuổi nhưng chị Oanh vẫn chưa tìm được “một nửa của mình”, chị còn say với nghề lắm, trong tháng 5-2013 vừa rồi tôi có dịp về làm việc với Nhà máy sợi Đồng Văn (Nhà máy mới của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội sau khi thực hiện di dời năm 2011) tình cờ gặp lại chị Oanh đang kèm cặp cho lớp thợ mới vào học việc. Vẫn nụ cười mộc mạc giản dị và cái áo phông bạc màu như ngày nào, chị kèm cặp và truyền đạt tỷ mỷ cho các cháu những thao tác và kỹ thuật nối sợi và kinh nghiệm đi tua. ..v.v. Chị Oanh tâm sự, Tổng Công ty phải di dời khỏi nội đô Hà Nội, các

nhà máy chuyển về Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Văn (Hà Nam), kẻ ở người về, người thì chuyển công tác, người thì nghỉ hưu, nghỉ chế độ… Bản thân mình cũng đã nghỉ hưu rồi, nhưng vẫn xuống đây để dìu dắt cho lớp thợ trẻ mới vào học việc; với lại nói thực là mình cũng nhớ và bén duyên với cái nghề này lắm, mình mới đào tạo cho chị em làm sợi ở Nhà máy Sợi Bắc Ninh mất mấy tháng, họ làm tốt rồi. Bây giờ ở đây máy đã lắp xong đang chạy kỹ thuật nên mình cần kèm cặp cho các cháu. Mình chỉ mong sao các nhà máy nhanh chóng đi vào sản xuất ổn định để Tổng Công ty Dệt May Hà Nội lấy lại phong độ và thương hiệu Hanosimex - đơn vị được Nhà nước phong tặng Anh hùng thời kỳ đổi mới. Đây là niềm vinh dự tự hào của nhiều thế hệ lãnh đạo CBCNV xây đắp nên. Mình thấy trách nhiệm của mình còn rất nặng nề, còn sức lực ngày nào là mình còn cống hiến cho nhà máy, Tổng Công ty và ngành Dệt May Việt Nam. Câu nói mộc mạc của Anh hùng Lao động Trần Kim Oanh như nhắc chúng ta một điều thật giản dị là hãy yêu nghề mà mình đã chọn và chuyên tâm với nghề để có động lực làm việc và để cuộc sống càng thêm ý nghĩa.

Anh hùng Lao động Trần Kim Oanh đang kèm cặp công nhân Nhà máy Sợi Đồng Văn- Hanosimex

Page 32: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

32

NHÂ

N‱VẬT

S MINH HƯƠNGinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Bạc Liêu,

ba mẹ sinh được ba anh em, Tấn Anh là con trai cả trong gia đình, hiện em gái liền kề đã đi làm, còn em trai út ở nhà phụ giúp công việc cho gia đình; chỉ có Tấn Anh là may mắn hơn các em là đang theo học năm thứ 3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Em luôn tự nhủ cần phải cố gắng học tập thật giỏi để sau này có việc làm ổn định sẽ có điều kiện giúp đỡ cha mẹ và các em. Tấn Anh tâm sự: “Ngay từ tấm bé Tấn Anh đã rất thích nghề may vì bên cạnh nhà có cô hàng xóm mở hiệu may nhỏ, Tấn Anh thường sang đó chơi và xin những vải vụn của chị và đem về nhà khâu vá sửa thành váy áo cho búp bê tặng cho em gái của mình.

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo cùng với sự đam mê về nghề thiết kế thời trang, nên Tấn Anh đã gặt hái được nhiều thành công; em đã giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi sáng tác các bộ sưu tập thời trang do Nhà trường, Đoàn thanh niên và Khoa tổ chức. Tấn Anh vinh dự được đứng trong đội tuyển thủ của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong các đợt thi tay nghề. Em đã tận dụng triệt để thời gian để luyên tập tay nghề và trau dồi những kiến thức đã học được từ các thầy cô giáo và chuyên gia thời trang có nhiều kinh nghiệm, vì vậy em đã đạt HCV cấp thành phố, cấp quốc gia và giải Ba tay nghề ASEAN lần thứ 9 (2012) tổ chức tại Jakarta (Indonesia), giải Nhất quốc gia 2012.

Kỳ thi tay nghề thế giới lần

thứ 42 diễn ra từ 26/6 - 8/7 tại Leipzig, CHLB Đức. Nguyễn Tấn Anh một lần nữa vinh dự là thành viên của đoàn Việt Nam tham gia kỳ thi. Tấn Anh là một trong 13 thí sinh Việt Nam đạt giải cao ở 12 nghề như công nghệ thời trang, xây gạch, nấu ăn, thiết kế trang web, ốp lát tường và sàn, điện lạnh, cơ điện tử, công nghệ thông tin, đường ống nước, điện tử, mộc dân dụng, dịch vụ nhà hàng được lựa chọn tham gia kỳ thi tay nghề toàn thế giới.

Tấn Anh bộc bạch : “Từ sau kỳ thi Asean, em đã tập trung rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao, kiến thức về thời trang cũng như thiết kế, vẽ mẫu, thực hành các kỹ năng các chi tiết có thể ứng dụng, thực hiện xoay quanh chủ đề mà Ban tổ chức cung cấp. Luyện tập trực tiếp theo module và khung thời gian đề ra. Tận dụng tối đa thời gian luyện tập với tinh thần nghiêm túc và tập trung nhất. Khác với những kỳ thi trước đây, lần này thi đấu,

mang trên mình sự kỳ vọng của tất cả thầy cô, bạn bè, ban huấn luyện, mang tinh thần thi đấu vì tinh thần dân tộc và màu cờ Việt Nam, sự ủng hộ to lớn của mọi người trở thành áp lực với chính bản thân mình. Đến với kỳ thi lớn này, em biết rằng tất cả các bạn đều được rèn luyện, vả đều có tài năng. Yếu tố quyết định sự thành công là chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt để bình tĩnh đem hết những điều mình đã học, đã luyện tập ứng dụng tối đa vào bài thi.”

Chuyên gia thời trang- TS.Trần Thủy Bình, người trực tiếp huấn luyện cho Tấn Anh qua các kỳ thi cho biết, Tấn Anh là một tài năng về thiết kế thời trang, cậu ta rất chịu khó, cần mẫn học hỏi, có nghị lực và thông minh, tôi tin tưởng Tấn Anh sẽ giành được giải thưởng trong đợt thi này. Nếu được quan tâm, đầu tư xứng đáng, chắc chắn Tấn Anh sẽ phát triển được một sự nghiệp rực rỡ trong ngành may mặc ở tương lai không xa.

Ông Lê Tiến Trường - Phó Tổng Giám đốc thường trực Vinatex biểu dương và khen thưởng sinh viên Nguyễn Tấn Anh

Tài năng THIẾT KẾ THỜI TRANGNGUYỄN TẤN ANH

Page 33: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

33

Page 34: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

34

THỊ‱TRƯỜNG

NHẬT BẢN SẮP TRỞ THÀNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN SỐ 2 CỦA DỆT MAY VIỆT NAM

Trong nhiều năm qua, Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường truyền thống, chủ lực trong xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là EU và đứng thứ 3 là Nhật Bản. Trong năm 2011, dệt may Việt Nam đã chứng kiến sự tăng tốc tại một thị trường Châu Á khác là Hàn Quốc, khi lần đầu tiên kim ngạch XK dệt may vào Hàn Quốc vượt mốc 1 tỷ USD, đồng thời ghi tên Hàn Quốc vào top 4 thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam.

Đến cuối năm 2012, xuất khẩu dệt may vào Mỹ đạt gần 7,6 tỷ USD chiếm 44,7% tổng kim

ngạch XK của ngành, EU đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm 14,6%; Nhật Bản đạt hơn 2 tỷ USD, chiếm 12%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD, chiếm gần 8%.

Quý I/2013, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012, lên 530 triệu USD. Kết quả này đã đưa Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của nước ta, vượt qua cả khối EU.

Theo số liệu chính thức mới nhất của Tổng cục thống kê, trị giá xuất khẩu dệt may trong 5 tháng năm 2013 là 6,43 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 955 triệu USD).Trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt gần 3,25 tỷ USD, tăng 15,9%; sang EU đạt 908 triệu USD, tăng 7,1%; sang Nhật Bản đạt 868 triệu USD, tăng 19,9% và sang Hàn Quốc 479 triệu USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Với mức tăng trưởng cao như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật được dự đoán sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực lớn số 2

của Việt Nam vào cuối năm nay.

THÊM KỲ VỌNG VÀO FTA

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định FTA với ASEAN, Việt Nam- Chi Lê, Việt Nam- Nhật Bản. Chúng ta cũng đang tích cực triển khai đàm phán Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với EU, Hàn Quốc, Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu EFTA, Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan và ASEAN+6 (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) và sáu nước, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand). Nội dung quan trọng nhất trong các FTA mà Việt Nam tham gia đến nay là lộ trình

TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2013, CÓ NHIỀU THỜI ĐIỂM NHẬT BẢN ĐÃ VƯỢT QUA EU LÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU DỆT MAY LỚN THỨ 2 CỦA VIỆT NAM. BÊN CẠNH SỰ SUY GIẢM TRONG KINH TẾ EU THÌ LỢI ÍCH DO HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI (FTA) VIỆT NAM - NHẬT BẢN CHÍNH LÀ MỘT NHÂN TỐ QUAN TRỌNG DẪN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ NÀY. TRƯỜNG HỢP CỦA NHẬT BẢN CÀNG KHIẾN CÁC DOANH NGHIỆP LẠC QUAN VÀ KỲ VỌNG VÀO NHỮNG FTA SẮP TỚI.

NHẬT BẢNTHÊM KỲ VỌNG VÀO FTA TH

Page 35: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

35

cắt giảm thuế quan, mà thuế quan giảm mạnh là cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam trong đó có dệt may tiếp cận thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.

Sự thành công tại thị trường Nhật Bản một lần nữa khiến doanh nghiệp thêm tin tưởng và kỳ vọng vào những lợi ích mà các FTA mang lại. Đơn cử FTA ASEAN+6 đang được đàm phán, nếu có hiệu lực thì không chỉ giảm thuế quan mà còn giải quyết sự phức tạp đối với quy tắc xuất xứ. Hiện quy tắc xuất xứ để tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các FTA trong khuôn khổ ASEAN khá phức tạp. Việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hàm lượng giá trị khu vực không nhỏ hơn 40% khiến doanh nghiệp vất vả và tốn nhiều chi phí. Trong khi đó, RCEP là một FTA duy nhất với các quy tắc xuất xứ được chuẩn hóa chung, nên giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho việc tuân thủ quy tắc kể trên. Ngoài ra, với phương thức ưu đãi chung của RCEP, doanh nghiệp không cần kiểm tra bảng ưu đãi dành cho từng nước (chẳng hạn như ưu đãi trong FTA ASEAN với Nhật Bản, với Hàn Quốc, với Ấn Độ,...). Theo đó, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà doanh nghiệp nhỏ cũng tận dụng các ưu

đãi thuế quan một cách có hiệu quả. Theo các chuyên gia, RCEP đem lại lợi ích to lớn cho ngành dệt may của Việt Nam. Hiện nay, để tận dụng ưu đãi thuế quan trong FTA ASEAN - Nhật Bản, hàng may mặc của Việt Nam khi xuất vào Nhật Bản phải được làm từ nguyên phụ liệu vải có xuất xứ tại ASEAN và Nhật Bản. Trong khi đó, hiện có hơn 33% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, nếu tham gia RCEP, hàng may mặc được sản xuất từ nguyên phụ liệu của Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Hay nếu trong tương lai Việt Nam thiết lập tốt các FTA với EU thì cơ hội mở rộng cho xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào thị trường này là rất lớn. Theo dự tính, sẽ giảm hoặc xóa bỏ được 90% hàng rào thuế. Hiện nay, 5 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam sang EU là giày da, may mặc, cà phê, thủy hải sản và đồ gỗ với kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm lên tới hàng chục tỷ USD. Theo tính toán của MUTRAP, nếu FTA với EU được hình thành thì không chỉ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình 4%/

năm, giảm mức chịu thuế nhập khẩu mà còn là cơ hội để DN trong nước bớt sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc- quốc gia chưa có FTA với EU.

TẬN DỤNG TỐI ĐA CÁC LỢI ÍCH FTA

Thách thức khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định FTA mới đối với hoạt động xuất khẩu là làm sao tận dụng được tối đa các lợi ích FTA này mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, cân bằng cán cân thương mại khi mà chúng ta cũng phải mở cửa thị trường trong nước cho hàng hóa nhập khẩu. Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương: Hiện nay, nhiều DN trong nước tận dụng các cam kết mở cửa thị trường còn rất hạn chế. Chưa kể, là khả năng giảm thiểu chi phí thời gian và tiền bạc xin giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi cũng còn nhiều thủ tục phức tạp. Để vượt qua thách thức này, trước tiên là công tác tuyên truyền cần được duy trì và đẩy mạnh với mục tiêu phổ biến quy tắc xuất xứ cho cộng đồng DN, hiệp hội ngành hàng để hàng hóa phù hợp tiêu chí xuất khẩu nhằm tận dụng tối đa các ưu đãi về thuế quan trong FTA.

Song song với công tác này, đòi hỏi các DN phải tổ chức, đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, xác lập các liên kết từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng và xuất khẩu, hình thành các chuỗi cung ứng để có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Các DN cũng cần chủ động tiếp cận, cập nhật thông tin đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Chuẩn bị nguồn cung cấp để đảm bảo nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc hợp pháp và chất lượng tốt. Như vậy, cánh cửa xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng hơn nữa.Áo Kimono - một trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường Nhật Bản

Page 36: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

36

NHÂ

N‱VẬT

à thế hệ kế tiếp của người Mỹ gốc Việt sinh sống

ở bang California, NTK Thuy Diep từng làm việc cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng như Carolina Herrera, Zac Posen và Peter Som. Giới chuyên môn nhận xét, Thuy Diep đang đạt được những thành công bước đầu tại Mỹ.

Chính nét văn hóa Việt từ bản thân Thuy Diep đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong cộng đồng người Đông Nam Á ở thung lũng Silicon.

Sinh tại thành phố Phan Thiết, Thuy Diep từng theo học tại Đại học Brown và làm việc tại

Pricewaterhouse (Mỹ) với tư cách tham vấn. Sau đó, cô theo học thiết kế thời trang tại trường thiết kế Parsons (Mỹ). Sau khi tốt nghiệp, cô làm nhiều công việc khác nhau trong ngành công nghiệp thời trang: Làm việc cho xưởng máy Parisian có trụ sở tại New York (Mỹ), làm tạo mẫu cho Zac Posen & Carolina Herrera, rồi làm việc tại United Bamboo. Quá trình này giúp Thuy Diep đúc kết kinh nghiệm và tự tin tạo cho mình một phong cách riêng trong ngành thiết kế thời trang.

Thuy Diep dần hiện thực hóa cuộc sống lên trang phục. Cô thiết kế với “sự kết hợp của những bộ

Khẳng định bản sắc Việt

THUY

DIEP

TRÊN ĐẤT MỸ KIỀU TRANG

L

Page 37: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

37

trang phục thanh lịch đời thường cùng những đường nét tinh xảo lãng mạn”. Cô cũng bày tỏ quan điểm: “Để mua một mặt hàng có nhãn hiệu đã nổi tiếng như Prada hay Donna Karan là điều dễ dàng, bởi đã quen tên. Còn nhãn hiệu Thuy, tuy còn mới, nhưng chính sự mới mẻ sẽ lôi cuốn và hấp dẫn những ai đam mê sản phẩm có tính sáng tạo”.

Trước đó, Thuy Diep đã nghĩ ra cách thiết kế của riêng cô và tạo được ấn tượng với một số cửa hàng bán lẻ trang phục sang trọng, kể cả cửa hàng Bergdorf Goodman. Cô vui mừng cho biết là đã nhận lời với “chỉ một số ít” cuộc hẹn với những khách hàng thích bộ thiết kế thời trang của mình, đặc biệt là mặt hàng nổi bật: chiếc áo tuxedo mỏng mảnh. Chiếc áo này của Thuy Diep được làm bằng vải lanh màu xám bạc và được thêu kim tuyến, có tay áo giống như áo kimono, đã gây ấn tượng vì vẻ đẹp của nó. Chiếc áo này được bán lẻ

với giá 1.000 USD.Những mẫu thiết kế của cô đã

gây được ấn tượng mạnh tại tuần lễ thời trang mùa xuân 2008 (được tổ chức ở New York, Mỹ). Thuy Diep đã trưng bày bộ sưu tập với 17 kiểu mẫu. Đây là bộ sưu tập thứ hai từ khi cô bắt đầu sử dụng nhãn hiệu “Thuy”. Lấy cảm hứng từ những tác phẩm điêu khắc của Costantin Brancusi để thiết kế bộ sưu tập này, người xem dễ nhận thấy chút ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc trên bản phác hoạ các mẫu thiết kế thời trang của Thuy Diep.

Tác giả cho biết: “Mỗi kiểu mẫu đều có vài điều gì đó rất đặc biệt”. Trong đó, một kiểu mẫu đặc biệt gây chú ý, đó là chiếc váy lửng bằng vải satin xanh với đường may nối là những làn chéo tạo thành những đường ôm sát đúng chỗ, loại bỏ những hình dáng cố hữu của một chiếc váy

lửng. Quả là một ý tưởng lạ.“Tôi thích sử dụng những

mẫu vải tốt và thiết kế những chi

tiết tinh tế, chỉ thực hiện một

lần, nhưng bắt mắt” - Thuy Diep cho biết. Có lẽ đây cũng là bí quyết để tạo nên thương hiệu riêng.

Page 38: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

“Không có phụ nữ nào xấu - chỉ có phụ nữ chưa biết cách làm đẹp cho mình mà thôi. Phụ nữ luôn đẹp trong mắt tôi.” - Đó là câu nói của chuyên gia trang điểm (make up) Đức Minh trong cuộc trò chuyện gần đây nhất với PV VTGF.

- Đức Minh có thể bật mí một chút về gia đình mình và bản thân cho bạn đọc biết được không?

- Tôi sinh ra và lớn lên trên đất Hà thành, trong gia đình không ai làm nghệ thuật. Gia đình có ba anh em và tôi là con thứ hai. Trên tôi là anh trai, anh rất chu đáo với bố mẹ và hai em, còn sau tôi là cô em gái khá dễ thương đang học cấp III.

- Lý do nào mà Đức Minh lại chọn nghề trang điểm làm đẹp cho phụ nữ?

- Ngày còn là học sinh cấp III tôi đã rất muốn thi vào trường Mỹ thuật, ngành thiết kế thời trang, nhưng đúng là “người chọn nghề không bằng nghề chọn người”. Tôi đã không đủ điểm để vào trường Mỹ thuật. Vì đam mê muốn làm đẹp cho mọi người đặc biệt là phái yếu, tôi vào Sài Gòn học trang điểm năm 2003, được một thời gian tôi đã làm giảng viên dạy trang điểm tại trường. Giờ đây tôi đang hợp tác với nhà áo cưới Quyên Nguyễn và nhà thiết kế áo dài Phương Nam.

- Điều gì khiến Đức Minh quyết định tham gia cuộc thi trang điểm “Đẹp cùng cây cọ vàng” lần thứ I vào năm 2013 này?

- Tôi thấy cuộc thi “Đẹp cùng cây cọ vàng” là một sân chơi mang tính chuyên nghiệp và bổ ích cho các chuyên gia trang

“PHỤ NỮ LUÔN ĐẸP TRONG MẮT TÔI”ĐỨC MINH

THANH PHÚC

38

NHÂ

N‱VẬT

Page 39: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

điểm. Hoàn toàn là ngẫu nhiên thôi, mới đầu tôi vẫn chưa tự tin vào khả năng của mình nhưng được mọi người thân xung quanh động viên và ủng hộ nên tôi quyết định dự thi để thử sức - học hỏi và tìm kiếm tài năng của mình.

- Đức Minh nghĩ gì khi BGK đọc tên mình đoạt giải nhất của cuộc thi trang điểm “Đẹp cùng cây cọ vàng” ?

- Đúng là rất bất ngờ khi nghe MC đọc tên mình đã đoạt giải nhất cuộc thi, tôi đã đứng lặng người trong giây lát vì lúc đó tôi nghĩ mình được lọt vào vòng trong chung kết có 05 thí sinh là tốt lắm rồi. Có được thành công trên tôi phải nói lời cám ơn bạn đồng hành cuộc thi, đó là Người mẫu - Hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan và cùng một số người thân, bạn bè khác của tôi.

- Minh Đức có món quà nào bất ngờ dành tặng cho phái đẹp trong mùa hè năm nay?

- Đó là cách trang điểm tự nhiên, nhẹ nhàng, tươi vui, gợi cảm, mang đúng ý nghĩa của phải

đẹp dịu dàng cùng với ánh nắng hè sẽ tạo cho bạn gái một diện mạo quyến rũ nhất trong mắt phái mạnh.

- Là một nhà trang điểm có kinh nghiệm nhiều năm, Đức Minh cho biết xu hướng trang điểm năm nay có gì khác biệt gì với năm trước?

- Trang điểm năm nay nghiêng về tự nhiên, không trang điểm quá đậm đà, khó tả so với năm ngoái. Tuy trang điểm nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp tự nhiên và tinh tế nổi bật, mang lại cảm giác trẻ trung của người con gái Việt.

- Đức Minh có dự định gì cho mình sau khi đoạt Giải nhất của cuộc thi trang điểm

ẽ n n rũ ắt

một ang kinh hiều Đức biết

trang nay

c biệt trước?

g điểm iêng về

điể H à t à là ẫ hiê đ dị dà

“Đẹp cùng cây cọ vàng” này?

- Nói đến dự định thì nhiều lắm, trước mắt tôi sẽ cố gắng làm tốt công việc cùng với Áo dài Quyên Nguyễn và áo dài Phương Nam, sau đó muốn mở rộng và phát triển hơn nữa nghề trang điểm của mình. Tất cả cũng chỉ vì muốn làm đẹp cho các bạn gái trong ngày cưới của mình mà thôi.

39

Page 40: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

40

VĂN‱HÓ

A‱&‱DU‱LỊC

H

Page 41: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

41

Page 42: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

42

KHỎE‱&

‱ĐẸP

Page 43: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

43

Page 44: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

44

NHÂ

N‱VẬT

Page 45: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

45

Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.Được khởi công xây dựng từ tháng 01 năm 2004, đến tháng 12 năm 2005 công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.Tổng mức đầu tư của dự án là: 87.000.000.000 đồng (tám mươi bẩy tỷ đồng)Công suất thiết kế 10.000m3/ngày đêm và có thể xử lý tới 12.000m3/ngày đêm.Trung tâm xử lý nước thải Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối có quy mô thuộc loại lớn nhất trong ngành dệt may ở hai miền Nam, Bắc. Với máy móc thiết bị mới 100%, do các chuyên gia Hà Lan thiết kế, lắp đặt công nghệ hiện đại (State of the Art).Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (cột B).Nước thải sau khi đã xử lý đã loại bỏ được các chất ô nhiễm như BOD, COD, độ màu, kim loại nặng, các chất độc khác với cá, các chất khó phân giải vi sinh và các hoá chất có hại đến sức khoẻ con người mà các nhà máy dệt nhuộm sử dụng, góp phần bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh tật có thể xẩy ra, cải thiện được môi trường xung quanh khu công nghiệp.Trung tâm có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và đã được các chuyên gia Hà Lan trực tiếp đào tạo.Với chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam mạnh dạn đầu tư một Trung tâm xử lý nước thải với quy mô lớn, hiện đại một lần nữa khẳng định việc thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường và cam kết của Tập đoàn cùng các Công ty trong khu công nghiệp với các cơ quan quản lý môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cộng đồng.Tập thể CBCNV Trung tâm luôn luôn đề cao ý thức bảo vệ cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường, quyết tâm xây dựng một khu công nghiệp xanh, thân thiện và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trung tâm là nền tảng cơ sở để tạo dựng hình ảnh đẹp trong Tập đoàn nói riêng và trong các nhà đầu tư nước ngoài nói chung.Với phương châm phục vụ khách hàng: Uy tín, chất lượng tuận thủ các quy định của Nhà nước, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

INDUSTRIAL WASTE WATER TREATMENTTRUNG‱TÂM‱XỬ‱LÝ‱NƯỚC‱THẢI‱-‱KHU‱CÔNG‱NGHIỆP‱DỆT‱MAY‱PHỐ‱NỐI

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt NamĐiện thoại: 0321.2246889/2246823 * Fax: 0321.3972641 * Email: [email protected]

NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ

HÓA LÝ

XỬ LÝ

SINH HỌC

LỌC T

INH (THAN HOẠT TÍNH)

NƯỚC SAU XỬ LÝ

Page 46: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ới mong muốn tái hiện nét đẹp nguyên gốc từ Hoàng

bào xưa của kinh đô Huế, đưa nét đẹp đó về với cuộc sống đương đại, NTK áo dài Lan Hương đã dày công nghiên cứu, phục dựng lại cách thuê tay và những thủ pháp trang trí, thêu cổ. Từ đó, chị dựng bộ sưu tập áo dài cầu kỳ, tinh tế và vô cùng quyến rũ mang tên “Trở về”.

Với “Trở về”, những nét đẹp lung linh từ tấm Hoàng bào trong trí tưởng tượng của NTK Lan Hương đã trở thành hiện thực, sống động, sang trọng, tinh tế và có thể làm đẹp cho những phụ nữ thời nay.

Vẫn kiên định theo tiêu chí “Áo dài - lụa - thêu tay truyền thống”, nhưng mỗi bộ áo dài mà NTK Lan Hương làm ra đều mới lạ, và khiến người ta trầm trồ, ước mơ được sở hữu!

V

TRỞ

VỀ

46

BỘ‱SƯU‱TẬ

P‱MỚI

HƯƠNG MAI Ảnh: Hoàng Hiệu

Page 47: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

47

Page 48: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

48

VĂN‱HÓ

A

TRỞ

VỀ

Page 49: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

49

Page 50: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

50

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

JE

AN

TRẺ TRUNG VỚI TRANG PHỤCCông ty Cổ phần Quốc tế

Phong Phú - Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng vải Cotton cao cấp và các loại hàng may mặc bằng vải Jean, Kaki với chất lượng cao. Với những trang phục Jean thiết kế đơn giản nhưng rất tinh tế ở kiểu dáng tạo cảm giác năng động trẻ trung thoải mái trong những ngày hè.

Page 51: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

51

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ

Đường Tăng Nhơn Phú, Q9, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 37281853 - Fax: (08) 37281846

Page 52: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

52

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

hi tiết trời ngày một nóng nực, khó chịu, thì

những bộ cánh năng động, thoải mái, thấm hút mồ hôi và vô cùng mềm mại của Hanosimex là lựa chọn thông minh hơn cả.

Bạn có thể diện trang phục này đi làm mà vẫn lịch sự, trẻ trung. Bạn mặc nó để đi chơi, sẽ thấy vô cùng tiện lợi và nhanh nhẹn, không vướng víu. Bạn cũng có thể vận một T-shirt cùng một chân váy lịch sự tới nơi hội họp trang trọng.

Hơn nữa, với mức giá mềm, thì những mẫu thời trang Hanosimex sẽ khiến bạn đỡ căng thẳng hơn khi quyết định mua sắm thời trang.

KTHOẢI MÁITHOẢI MÁI TRONG NẮNG HÈ TRONG NẮNG HÈ

KIỀU MAI

Page 53: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

53

Page 54: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

54

THỜI‱TRA

NG‱ỨN

G‱DỤN

G

Page 55: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

55

Page 56: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

THANH PHÚC

ội Nhiếp ảnh

Nghệ thuật Hà Nội

vào tháng 4/2013 đã

tổ chức chấm giải thi ảnh Nghệ thuật

với chủ đề “Trang phục áo dài trong

đời sống văn hóa Việt 2013”. Từ cuộc

thi này, những bộ trang phục áo dài

dân tộc ngoài vẻ đẹp nguyên bản của

mình, cộng thêm nghệ thuật nhiếp

ảnh đã được nâng lên vươn tới đỉnh

cao nghệ thuật.Cuộc thi đã tôn vinh 16 ảnh đoạt

giải trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì,

3 giải ba và 10 giải khuyến khích. 126

ảnh (trong đó có cả các ảnh đoạt giải)

đã được chọn triển lãm ở HN nhân kỷ

niệm lần thứ 123 ngày sinh nhật Bác.

Cuộc triển lãm ảnh mang đến cho

người thưởng ngoạn lòng tự hào về vẻ

đẹp duyên dáng, thanh tao, quyền quý

của trang phục áo dài dân tộc.

Tác giả của những bức ảnh đoạt

giải đều là các Nghệ sỹ nhiếp ảnh trên

các miền đất nước với tay máy điêu

luyện, góc nhìn mới lạ, sáng tạo. Có

nhiều tác phẩm sử dụng công nghệ

và góc nhìn nghệ thuật về tà áo dài

của con người Việt Nam đã sáng tạo ra

những bức ảnh đa mầu sắc của trang

phục dân tộc và dáng vóc Việt Nam.

Ngay sau triển lãm ảnh, cuộc thi

ảnh nghệ thuật “Trang phục áo dài

trong đời sống văn hóa Việt 2014” đã

được phát động.

Áo dàiÁo dàiTHĂNG HOA QUA ỐNG KÍNH

HH

56

VĂN‱HÓ

A

Page 57: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

NGÂN TRẦM

ột khảo sát mới đây mang tên “Khảo sát

Năng lượng Tương lai” do công ty Shell Việt Nam tiến hành cho thấy: Có 7/10 người tham gia khảo sát xem nhu cầu năng lượng tương lai là mối quan tâm lớn; nhiều người dân Việt Nam đã có các biện pháp cá nhân để giảm sử dụng năng lượng. Còn bạn, bạn sử dụng những mẹo nào để tiết kiệm năng lượng hiệu quả, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn này?

* MẸO TIẾT KIỆM NƯỚC:

Theo dự báo của Liên hiệp quốc và Kịch bản năng lượng của Shell, đến năm 2030, dự báo thế giới sẽ cần thêm 40%-50% năng lượng, nước và lương thực để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng. Để tiết kiệm nước cho tương lai và giúp chính bạn giảm thiểu chi phí trong giai đoạn khó khăn này, mỗi người đều có thể áp dụng những mẹo tiết kiệm nước cho mình. Chẳng hạn như:

- Kiểm tra ngay những đường ống nước rò rỉ, vì chỉ cần một chỗ rò rỉ nhỏ thì lượng nước hao hụt

ngày đêm cũng sẽ thành một con số đáng kể trên hóa đơn tiền nước cuối tháng của bạn rồi.

- Nên sử dụng bồn cầu loại tiết kiệm (có chức năng xả nửa bình hay nguyên bình nước).

- Không để nước sạch chảy tràn lan trong quá trình bạn tắm giặt.

- Sử dụng máy giặt hiệu quả, điều chỉnh lượng nước phù hợp với khối lượng quần áo cần giặt (cách này không chỉ giúp bạn tiết kiệm nước mà còn tiết kiệm được cả điện nữa nhé!).

- Bạn cũng có thể hướng dẫn cho tất cả các thành viên gia đình cùng chung tay tiết kiệm nước, nhất là các bé. Đừng quên rằng thói quen tốt nếu được hình thành từ khi còn nhỏ sẽ theo bé đến tận khi bé lớn lên.

* MẸO TIẾT KIỆM ĐIỆN:

Cũng như nước, khi tiết kiệm điện, bạn không chỉ tiết kiệm túi tiền cho chính mình ngay lúc này mà còn góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu năng lượng trong tương lai. Một số mẹo tiết kiệm điện này sẽ hữu ích cho bạn:

- Bạn nên sử dụng các thiết bị ít hao tốn hoặc tiết kiệm điện năng, như bóng đèn, máy lạnh, tủ lạnh… Những thiết bị này sẽ giup giảm thiểu tối đa nguồn điện tiêu thụ.

- Đối với tivi, đầu máy, máy tính, máy in…, bạn chỉ nên mở chúng khi cần sử dụng và tắt hẳn sau khi sử dụng. Vì nếu để chúng ở chế độ “ngủ” thì vẫn hao tốn năng lượng.

- Nếu có ý định mua tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, máy lạnh…, bạn nên chú ý đến kích cỡ của nó và nhu cầu sử dụng của gia đình. Máy quá lớn sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn.

- Khi bạn nấu ăn bằng bếp điện, hãy chú ý giảm nhiệt khi chất lỏng bắt đầu sôi cho tới khi nấu chín. Một số món, bạn chỉ cần để vừa sôi, tắt bếp, đậy nắp là món ăn đã đủ nhiệt để “chin” hẳn sau đó. Việc để bếp ở nhiệt độ cao thời gian lâu không thật sự cần thiết chỉ làm tốn điện thêm mà thôi.

* MẸO SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG, NĂNG LƯỢNG SẠCH KHÁC:

Khảo sát của Shell cho thấy: Với dân số gần 90 triệu người, nhu cầu năng lượng đang là mối quan tâm lớn nhất của người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió…, bạn sẽ tiết kiệm được không ít cho gia đình và xã hội. Không có gì “cao siêu” cả, hãy thử bằng những mẹo nhỏ như:

- Thay thế bóng đèn tròn bằng bóng đèn compact tiết kiệm điện.

- Nếu có điều kiện, hãy đầu tư một chiếc máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Thiết bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện về lâu dài.

- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của bạn như sử dụng các tấm tôn nhựa trong, cửa sổ, gạch lấy sáng, giếng trời để lấy gió tự nhiên thay cho sử dụng quạt hút...

MẸO TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG trong thời

“THẮT LƯNG BUỘC BỤNG”

Năng lượng mặt trời được nhiều người dân Việt Nam lựa chọn là nguồnnăng lượng tương lai

M

57

Page 58: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

MAI THỦY

58

VĂN‱HÓ

A

ự kiện “Chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh” Nick Vujicic

đến Việt Nam, cái tin này khiến hàng triệu trái tim rung động. Sức lan tỏa của anh có lẽ không cần đến quá nhiều phương tiện truyền thông, người ta vẫn tự tìm đến. Tiếp xúc với Nick, trò truyện với anh hay chỉ đơn giản là được nhìn thấy anh từ xa, người đối diện cảm nhận thế nào thì dùng ngôn ngữ cũng không kể hết được. Chỉ biết rằng, Nick có khả năng truyền lửa cho người xung quanh, mang đến ý chí và nghị lực sống cho những người khuyết tật và thắp lên niềm

tin cho tất cả những ai từ trước đến nay chưa ý thức được giá trị của sự sống. Chưa xét đến việc Nick đến Việt Nam nhằm mục đích gì, người ta vồ vập lấy thông tin này, háo hức chờ đợi anh và ngay lập tức phản ứng.

Dù theo kế hoạch chuyến bay là 16h Nick mới đến sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), tuy nhiên, ngay đầu giờ chiều, một số phóng viên đã đến sớm “túc trực” tại sân bay để “săn” những hình ảnh đầu tiên về chàng trai đặc biệt này. Một nhóm sinh viên còn mặc những chiếc áo đồng phục mang hình ảnh và câu nói

như chân lý của Nick. Các bạn giơ những tấm pano chào mừng và không ngớt gọi tên Nick. Ai cũng mong mỏi được nhìn tận mắt Nick bằng xương, bằng thịt.

Tuy nhiên, vì lý do an ninh nên ở cổng VIP của sân bay, người hâm mộ và cả giới truyền thông chỉ được đứng phía bên ngoài, cách cổng VIP hơn 100m. Nhiều người dù đã đăng ký danh sách với BTC để được vào đón Nick nhưng đến giờ cuối không được vào bên trong. Và cũng vì vướng thủ tục nên đến 17h, đoàn xe đưa Nick Vujicic mới từ từ lăn bánh. Tuy nhiên, do xe kín cửa, kính đen nên cũng khó khăn lắm mới được nhìn thấy bóng dáng Nick.

Tất nhiên, sự việc tế nhị này đã khiến phần lớn những người chờ đợi anh “giận dỗi”. Sáng sớm hôm sau, trên cộng đồng online, người ta truyền nhau những bài viết về cách ứng xử của Nick, hầu hết là những phản ứng tiêu cực. Tất nhiên, đó phải là sản phẩm của những người cầm bút lâu năm, lối viết chắc khỏe, lý lẽ không chê vào đâu được. Người ta nói rằng Nick không phải người kỳ diệu duy nhất của hành tinh, ngay ở Việt Nam, nhiều tấm gương người khuyết tật vượt khó còn đáng khâm phục hơn cả Nick, tại sao chúng ta không tôn vinh người của mình mà quá “nồng nhiệt” với người ngoài? Điều này đúng! Rồi là, sự xuất hiện của Nick quá rườm rà, anh ấy còn hơn cả một ngôi sao Hollywood. Anh ấy giữ khoảng cách 150m với cả báo giới, trong khi đó, ở một số thông tin khác, khoảng cách này là 100m. Con số nào chính xác không còn quá

BÀI HỌC CHƯA BAO GIỜ CŨNICK VUJICIC

SS

Page 59: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

59

quan trọng, sự thật là Nick đã chủ động giữ khoảng cách. Điều đó có lẽ chưa phải là chuyện quá khó chấp nhận nếu như người ta không soi mói đến cả chế độ phục vụ anh “đặc biệt” như thế nào trên máy bay, rồi BTC chương trình phải trả bao nhiêu để Nick đến Việt Nam.

Con số mà người ta tranh cãi nhiều trong thời gian qua có lẽ là 30 tỉ. Rất hợp lý khi người ta tự vẽ ra một kế hoạch khác nếu như Nick không đến thì con số 30 tỉ ấy dùng để hỗ trợ người khuyết tật và những hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam thì thiết thực hơn nhiều. Điều này cũng không sai! Nhưng phải chăng chúng ta quá vội vã khi suy xét sự việc theo chiều hướng chủ quan? Điều này đã khiến những ai mong ngóng Nick trở nên mâu thuẫn, bản chất cuộc gặp gỡ này suy cho cùng chính là lợi nhuận? Điều này chưa ai khẳng định bởi tất cả chỉ dừng lại ở mức độ suy đoán nhưng lại khiến những người tiếp nhận thông tin trở nên băn khoăn. Thiện cảm dành cho Nick bấy lâu cũng vơi đi ít nhiều. Biết làm sao được khi mà con số 30 tỉ dường như quá xa xỉ trong thời buổi suy thoái, khi mà người ta rỉ tai nhau “vé xem Nick được tuồn ra chợ đen với cái giá lên đến 2.5 triệu đồng”.

Nhưng chỉ đến khi gặp Nick bằng xương bằng thịt, người ta mới thấy những xì xào về anh có lẽ không hoàn toàn đúng. Trước

khi nhân vật chính của chương trình xuất hiện, âm nhạc nổi lên có vẻ như hơi quá, nhất là khi BTC lại chọn nhạc rock! Tiếng nhạc quá lớn làm khán giả chờ đợi càng thêm mệt mỏi, mà suy cho cùng, rock không phù hợp với sự kiện văn hóa này. Nhưng dường như sau đó khán giả bị cuốn vào lối kể chuyện duyên và hóm hỉnh của anh nên sự mệt mỏi trước đó dần tan biến. Chỉ có điều cơn mưa quái ác xuất hiện vào phần 2 của chương trình đã làm khó cho Nick, anh vẫn say sưa giữ nhiệt cho đám đông khán giả bằng những câu chuyện của mình. Nhưng cơn mưa quá to khiến những người khỏe mạnh bình thường cũng phải vất vả chống đỡ, đằng này, Nick chẳng có lấy một chiếc ô che chắn. Tuyệt nhiên không thấy ai giúp anh. Đây có phải là một nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật ứng xử?

Và lúc này, nghĩ đến việc Nick phải giữ khoảng cách trước đám đông khi anh xuất hiện ở sân bay, đó là điều hợp lý. Ngay cả

những ngôi sao nổi tiếng khi sang Việt Nam cũng không tránh khỏi việc một số fan vì quá cuồng mà sẵn sàng chen lấn, xô đẩy... Sẽ khó khăn gấp nhiều lần nếu như

nạn nhân bị chen lấn, xô đẩy là một người khuyết tật, hậu quả thật khó lường. Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi đám đông quá phấn khích, và cho dù đám đông không “vồ vập” thì cũng khiến bầu không khí trở nên bất lợi cho người khuyết tật. Tiếc rằng không mấy ai hiểu được nguyên tắc cơ bản này. Chưa kể đến những bài viết về Nick

tại Việt Nam xuất hiện trên nhiều báo mạng, và sau khi đọc xong, không ít độc giả để lại những lời bình ác ý, thực sự đau lòng nếu đọc được nó.

Câu nói của Nick: “Tôi cũng muốn người Việt Nam hãy tự giúp đỡ người Việt Nam” hẳn là ai cũng đã nghe thấy. Họ sẽ nghĩ sao về việc trước đó từng “chụp mũ” rằng người Việt chỉ “sính ngoại” mà không quan tâm đến những người khuyết tật của mình. Càng buồn cười hơn khi họ cứ băn khoăn mãi về con số 30 tỉ - cái giá để mời Nick đến Việt Nam, sự thật là con số này dành để làm từ thiện. Nếu biết điều này, Nick có muốn quay lại Việt Nam như anh đã hứa không?

Cùng sống trên một trái đất, cùng chung bầu khí quyển, chúng ta nên rộng lượng hơn từ trong suy nghĩ đến hành động. Trước khi phán xét bất kỳ vấn đề nào, hãy suy nghĩ thận trọng, đừng để những phán xét vội vàng làm tổn thương những người xung quanh, nhất là khi nhân vật đó có sức lan tỏa mạnh đối với công chúng. Bài học ứng xử có lẽ chưa bao giờ cũ đối với chúng ta.

ĐÓ LÀ CÁCH ỨNG XỬ. SAU RẤT NHIỀU SỰ KIỆN VĂN HÓA DIỄN RA TRONG THỜI GIAN QUA, MỖI CÁ NHÂN TỰ HỎI PHẢI CHĂNG MÌNH QUÁ VỘI VÃ KHI ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC, QUÁ CHỦ QUAN KHI QUY KẾT MỘT SỰ VIỆC MÀ TA CHỈ NHÌN THẤY BẰNG MẮT. VÀ CÒN ĐAU LÒNG HƠN KHI XÉT LẠI TOÀN CẢNH SỰ VIỆC, CHÚNG TA NHẬN ĐƯỢC GÌ SAU NHỮNG GIÂY PHÚT “GIẬN DỖI” CÓ PHẦN NÔNG NỔI.

Page 60: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ã từng nghe và đọc rất nhiều về vẻ đẹp của

quần thể Angkor-Siêm Reap là kỳ quan thế giới thu hút rất nhiều khách quốc tế nhưng chưa có cơ hội ghé thăm; thế rồi cuối tháng 5/2013 với cơ duyên cùng Liên đoàn Vovinam Việt Nam, tôi được tới Siêm Reap dự lễ khai mạc Giải Vô địch Vovinam Đông Nam Á lần 2, năm 2013.

Khi đặt chân tới sân bay Siêm Reap vào 19h30, tôi nhìn thấy những vòm mái nhà ẩn hiện dưới ánh đèn huyền ảo đan xen những hàng cây tạo nên không gian đậm nét riêng có của Campuchia. Đường về khách sạn khá sạch sẽ. Tôi cứ suy nghĩ trước hiện tượng khách nước ngoài đến Siêm Reap rất nhiều, trên chuyến bay này có lẽ không tới 10% người bản địa, hẳn là Vietnam Airlines và những ngành có sản phẩm cho khách du

lịch sẽ có doanh thu tăng cao hơn nhiều qua mùa du khách tới thăm Việt Nam và các nước lân cận.

Và rồi hôm sau tranh thủ được thời gian gần cuối giờ chiều, mất 15 phút đi xe hơi từ khách sạn tới khu Angkor huyền bí và tuyệt đẹp. Hàng cây cổ thụ hai bên, đa phần là những cây to 5-6 người mới ôm. Quả thực, không một ngôn ngữ và cảm xúc nào có thể diễn tả hết cảnh đẹp và sự tuyệt vời của Angkor, trừ khi bạn đến tận nơi và tận mắt nhìn thấy tất cả. Những kiến trúc sư từ thế kỷ thứ 9, cùng các tay thợ tài hoa nơi này đã tạo dựng nên một quần thể kiến trúc vĩ đại với 600 công trình nằm rải rác trong một vùng rừng núi rậm rạp rộng 45 km2. Hấp dẫn và quan trọng nhất vẫn là Angkor Thom, Angkor Wat, đền Bayon và Taprom.

Toàn bộ Angkor với những tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ các

tảng đá xếp chồng lên nhau với dáng vẻ rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại. 1.700 nàng Apsara ở Angkor là 1.700 vũ nữ hoàn toàn khác nhau với thân hình tuyệt mỹ, những vẻ mặt, tư thế, động thái hình thể không hề trùng lắp.

Tôi đã choáng ngợp khi nhìn thấy cổng đền Angkor Wat từ xa, ngôi đền nổi bật trước hồ nước trong xanh với những hàng cây cổ thụ hàng trăm tuổi soi bóng. Những vệt nắng vàng tươi bao trùm lên mái những ngôi đền cổ tạo nên một không gian cổ tích.

Angkor Wat là đỉnh cao của cảm xúc. Ngôi đền quay mặt về hướng Tây, rất may mắn tôi đến thăm nó vào buổi chiều, khi mà ánh nắng rực rỡ soi rọi cả khu đền.

Kinh đô huyền diệu

A N G K O R

ĐĐHOÀNG LAN

60

VĂN‱HÓ

A‱&‱DU‱LỊC

H

Page 61: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

Khu đền có chiều nam - bắc dài 1.400 m, và đông - tây 800 m. Tuy nhiên, nó không tạo cho người ta cảm giác xa lạ hay lọt thỏm vì không gian ở đây rất khoáng đạt. Một hào nước sâu và rộng chạy vòng bên ngoài, những khoảng trống mênh mông có hoa sen lấp đầy làm cho không khí ở Angkor thật dễ chịu. Tôi đã ngồi bên hồ nước trong xanh để ngắm thật lâu, thật lâu. Thời gian như ngừng trôi, hình ảnh về một vương quốc huyền thoại cứ hiện lên trong trí tưởng tượng của tôi.

Đền Bayon tạo cho ta cảm giác bay bổng và bị chinh phục hoàn toàn bởi vẻ đẹp mẫu mực và đầy sống động. Ngôi đền được tạo thành bởi 50 ngọn tháp bằng đá. Cốt lõi của nó là một quần thể kiến trúc được xây dựng kiểu bậc thang với 16 bảo tháp hạng trung với nhiều tháp nhỏ liên kết với nhau; chính giữa là một tháp vàng hình tròn, cao 45 m. Đỉnh của mỗi ngọn tháp, cả 4 mặt đều có tượng Phật mỉm cười. Những phù điêu bằng đá ở Bayon là kể lại sự tích Phật Thích Ca và chúng là cuốn biên niên sử về cuộc sống của người Campuchia trong thời đại Angkor.

Đền Taprom còn được gọi là Lăng mộ Hoàng hậu, nơi những cây cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình, tạo nên những hình thù cổ quái và hấp dẫn. Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu bạn đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh qua những bức tường thành.

Và sau bữa ăn tối tôi có cơ hội được đàm đạo với ông Oknha Rat Sokhorn - Bộ trưởng Cố vấn Chủ tịch Quốc hội Campuchia về kinh tế và đầu tư, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Campuchia - tâm đắc với cảm xúc của tôi về AngKor, ông tự hào chia sẻ:

“Angkor trong tiếng Khmer cổ có nghĩa là kinh đô hoặc thành

phố huyền diệu. Trong cách dùng ngày nay thì Angkor được hiểu là tên kinh đô của đế chế Khmer tồn tại ở Campuchia từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12 sau công nguyên và bản thân một thời đại Angkor. Những di tích đền đài nằm trong khu vực Siem Reap là những gì còn sót lại của một kinh đô thời đại Angkor và biểu hiện rõ nét một nền văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của người Khmer cổ. Vào thời kỳ đỉnh cao của văn minh Angkor, khu vực thủ đô Angkor có dân số cỡ 1 triệu người. Các vị vua Khmer đã xây dựng các công trình thuỷ lợi và đền đài vĩ đại. Kinh tế và quân

đội Khmer cũng đạt đến mức vượt trội so với Thái, Lào và Việt Nam đương thời…

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, một số nhà thám hiểm và nhà truyền giáo phương Tây đã từng đến Angkor, nhưng người được đông đảo mọi người biết đến với cương vị người khám phá ra Angkor là Henri Mouhot vào năm 1860. Cuốn sách của ông mang tên “Du lịch tại Thái, Lào, Campuchia

cách đượcchế

a từ 12 ân di ực ót ại ột ệ

nir.àgều nhây ênênng

q

và An Nam” đã dẫn tới sự bùng nổ du lịch tại Angkor.”

Ông Sokhorn còn nói, mỗi Quốc gia đều có những tài sản quí giá cho nhân loại, cũng như Việt Nam có nhiều địa danh nổi tiếng và văn hóa dân tộc cùng Vovinam ra đời đã 75 năm. Các nước Đông Nam Á và châu Âu, châu Phi, châu Mỹ phổ cập khá rộng rãi môn võ Vovinam. Ông cho biết thêm: “Có điều kiện làm quen với Vovinam trong những ngày thơ ấu còn ở Việt Nam, tôi đã thấm nhuần tư tưởng võ đạo cùng những lễ nghĩa của môn võ này. Khi có điều kiện, tôi luôn mong muốn truyền tinh thần này cho các bạn trẻ Campuchia, một đất nước vươn lên sau chiến tranh,

đang cần tinh thần quật cường, trọng nghĩa từ võ Việt”.

Khi biết tôi đại diện cho Vinatex - nhà tài trợ kim cương năm 2013 của Vovinam - ông Sokhorn mỉm cười, ngỏ ý: “ Ngành dệt may của Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng, và Campuchia cũng muốn Việt Nam sẽ hỗ trợ chúng tôi để phát triển ngành công nghiệp nhẹ này ở đất nước có kinh đô cổ huyền diệu”.

61

Page 62: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

yfe Dangerfield, nghệ sỹ chính của nhóm Guillemots đã cùng với

tay trống Greig Stewart biểu diễn một chương trình với những ca khúc chọn lọc của ban nhạc cũng như của chính nhạc sỹ này sáng tác, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cuối tháng 5 vừa qua. Đây là một sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Vương quốc Anh cũng như 20 năm kỉ niệm sự có mặt của Hội đồng Anh tại Việt Nam.

Fyfe Dangerfield được biết đến nhiều nhất với vai trò là người sáng lập và đồng thời là nhạc sỹ chính của ban nhạc Guillemots - ban nhạc độc lập

FF

nghệ sỹCỦA SẮC MÀU ÂM NHẠC

PHƯƠNG KHANH

62

VĂN‱HÓ

A

Page 63: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

với các thành viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ban nhạc lần đầu tiên đã thu hút sự chú ý của khán giả vớ i nhữ ng giai điệu tươi vui và đầy mà u sắ c như “Made-up Lovesong # 43” và “Trains to Brazil “. Album đầu tay của họ “Through The Windowpane” ra mắt vào năm 2006 đã đượ c đề cử giải thưởng Mercury và được nhiều tên tuổi lớn trong đó có Sir Paul McCartney đánh giá cao về mặt thanh nhạc. Ngay năm sau đó , ban nhạ c nhận đượ c đề cử Brit Award dà nh cho Tiết mục biểu diễ n trự c tiế p xuất sắc nhất.

Kể từ đó, các album “Red” (2008), “ Walk the River “ (2011) và “Hello Land!” (2012) liên tiếp ra đời củng cố danh tiếng của Guillemots, với thể loại âm nhạc mơ mộng và đầy ngẫu hứng, trong đó album gần đây nhất là khởi điểm cho một bước ngoặt mới của ban nhạc - một dự án đầy tham vọng là phát hành loạt album về bốn mùa, được thu âm tại Na Uy với nhà sản xuất Jonas Raabe; album thứ hai trong chuỗi album này mang tên “Summer” hiện đang trong quá trình sản xuất.

Năm 2010, Dangerfield cũng phát hành album solo đầu tay với số lượng đĩa phát hành bán chạy, album “Fly Yellow Moon”. Album gồm mười ca khúc và một bản cover ca khúc “She’s Always A Woman” của Billy Joel’s. Anh đồng thời đang phát triển sự nghiệp để trở thành một người viết nhạc và biên soạn. Năm 2007, CBSO (Dàn nhạc giao hưởng thành phố Birmingham) đã công diễn bản giao hưởng đầu tay của anh - “In Wait”. Ngoài ra, anh viết rất nhiều tác phẩm cho nghệ sỹ violon Natalie Clein và dàn hợp xướng Ex Cathedra. Năm 2011 cũng đánh dấu sự ra đời bản nhạc nền đầu tiên anh sáng tác dành cho vở kịch chuyển thể từ câu chuyện cổ tích “Howl’s Moving Castle”.

Là một nhạc công xuất sắc, Fyfe hiện đang biểu diễn với nhóm nhạc jazz ngẫu hứng Gannets và là nghệ sỹ guitar bán thời gian cho The Courtesy Group. Hiện anh đang chuẩn bị ra mắt hãng thu âm của riêng mình mang tên Pitch Squirrel.

63

Page 64: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ác người đẹp tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân

tộc Việt Nam 2013 đã có những ngày đầu tại Hội An khá thoải mái và dễ chịu. Họ luôn chọn cho mình những bộ cánh đẹp để tham gia các sự kiện trong khuôn khổ cuộc thi.

Để chuẩn bị cho vòng chung kết, các thí sinh đã trải qua những giờ luyện tập rất nghiêm túc. Tuy nhiên, trong không gian lãng mạn của Sunrise Hội An Beach Resort, sau giờ luyện tập, các em vẫn có những giây phút thư giãn đầy thú vị.

Mời bạn chiêm ngưỡng và tự đánh giá các người đẹp trong những bộ cánh hấp dẫn và đa sắc dân tộc này.

CC Những BỘ CÁNH ĐẸPTRONG CUỘC THI HOA HẬU DÂN TỘC

T.LINH

64

VĂN‱HÓ

A

Page 65: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

65

Nhà điều hành Công ty

Xưởng may khang trang hiện đại

HƯNG LONGĐịa chỉ: Km24, Quốc lộ 5, Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 0321 3508 156 * Fax: 0321 3943 317 * Email: [email protected]

Add: Km24Highway No5 - DiSu Ward - MyHao Dist - HungYen Province - VietNam

NĂNG LỰC SẢN XUẤT: Công ty Cổ phần May và Dịch vụ Hưng Long được thành lập năm 1996, tiền thân là một Xí nghiệp thành viên của Công ty May Hưng Yên. Năm 2001 chính thức chuyển sang Công ty Cổ phần.Chuyên sản xuất áo bơi, quần âu, jắcket, măng tô xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước EU, …v.v.Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 40%

Tổng Giám đốc Đỗ Đình Định

Page 66: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ho đến bây giờ, tranh cãi “graffiti có phải là nghệ thuật hay không”

vẫn còn đó, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng graffiti chỉ là sự “bôi bẩn”. Không có cá nhân, tổ chức nào kỳ công đứng ra phân tích hay tranh luận vấn đề này. Thế nhưng không vì thế mà graffiti tự xóa mình trong cuộc sống hiện đại, thực tế là những người tìm hiểu về nghệ thuật khó mà chối bỏ sự hiện diện của graffiti (vẽ bằng sơn xịt lên những nơi có bề mặt phẳng).

Khi mới du nhập Việt Nam, graffiti làm người ta kinh ngạc, sao lại có thể loại vẽ trên đường phố táo bạo và sinh động đến thế. Phong cách, màu sắc và tư tưởng của graffiti vượt lên hẳn những trường phái hội họa khác bởi sự phá cách. Trước đó, hiếm khi những tác phẩm nghệ thuật được “bưng” ra giữa phố theo kiểu hoành tráng như graffiti. Và sự khác biệt còn thể hiện ở chỗ người xem không thể biết được tác giả của graffiti là ai, họ có thể là người xung quanh bạn, cũng có thể là chính bạn.

Ngoài những yếu tố nghệ thuật độc đáo, graffiti còn mang tính kết nối cộng đồng. Không tự giam mình trong những cuộc triển lãm, graffiti ngang nhiên thể hiện mình giữa phố đông để tất cả mọi người cùng ngắm nghía, bình phẩm. Đó cũng là một hình thức tự quảng bá vô cùng hiệu quả của graffiti, nó lan tỏa nhanh đến nỗi, bất kỳ người trẻ nào cũng biết đến. Graffiti không ngừng phát triển, mới đây, người xem lại ngỡ ngàng bởi công nghệ graffiti 3D

Nói đến nghệ thuật vẽ graffiti 3D thì không thể thiếu sót tên tuổi Peeta, nghệ sỹ đường phố đến từ Ý. Peeta đã bắt đầu “nghịch ngợm” những nét vẽ graffiti ngô nghê trên tường phố từ năm 1993. Và cho đến bây giờ, Peeta dành cả đam mê graffiti 3D cho đường phố lẫn trong nhà.

Điều quan trọng nhất trong vẽ graffiti 3D chính là hiệu ứng bóng và độ tương phản sáng tối, vì thế chắc chắn bạn sẽ nghĩ mình có thể chạm vào được tác phẩm đó nếu đến gần hơn. Để có được

kỹ năng vẽ graffiti điêu luyện, Peeta đã mày mò rất nhiều hình dạng khác nhau, thử nhiều mức độ tương phản để nắm rõ được hiệu quả 3 chiều.

“Công nghệ” này nhanh chóng lan tỏa đến giới trẻ đam mê graffiti tại Việt Nam. Khán giả cứ gọi là “mắt tròn mắt dẹt” với những tác phẩm graffiti 3D cực kỳ ấn tượng.

Graffiti phổ biến đến mức người ta hô hào nhau thể hiện cá tính trên phố cổ. Trước đó, tám người họa sĩ đường phố bao gồm cả Việt Nam lẫn nước ngoài đã ghi lại dấu ấn của họ trên một bức tường cổ tại Hà Nội. Bức graffiti tái họa những gì ấn tượng nhất về Hà Nội đối với họ. Có người vỗ tay cho hình thức này, nhưng cũng có những phản hồi chống đối, đơn giản là vì những “dấu ấn” hiện đại mà Graffiti lưu lại trên phố cổ không phù hợp với không gian xung quanh. Từ đây, xung đột về thẩm mỹ và văn hóa bắt đầu xuất hiện.

Không phải ngẫu nhiên mà

GRAFFITI

Mâu thuẫnTHẨM MỸ VÀ VĂN HÓA

Nghệ thuật THỦY BÍCH

CC

66

VĂN‱HÓ

A

Page 67: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

mọi người có cái nhìn thiếu thiện cảm với graffiti. Nếu có dịp đi dọc các con phố khi đèn đường chưa tắt sẽ nhìn thấy hàng loạt bức tường, cửa cuốn của nhiều cửa hàng bị biến thành “giấy” vẽ. Những hình ảnh nhem nhuốc bởi đủ các loại màu sơn khiến cho các bức tường trở nên bẩn thỉu, xấu xí. Chưa kể nhiều chỗ sơn mới chồng lên sơn cũ, hình vẽ sau đè lên hình vẽ trước càng làm cho cảnh tượng thêm “tiều tụy”.

Trên nhiều con phố, hầu hết các cửa sắt của những cửa hàng đều bị bôi bẩn bởi những hình vẽ, màu sơn lem luốc. Có cửa hàng vừa mới khai trương đã bị “dính” ngay graffiti. Sở dĩ nhiều người dị ứng với những hình vẽ graffiti trên đường phố vì đa phần chúng được vẽ một cách tràn lan, bôi bẩn các con đường chứ không phải ác cảm với loại hình nghệ thuật này.

Nhiều ý kiến cho rằng graffiti đã bị “xử oan”, bản thân môn nghệ thuật này không khuyến khích sự bôi bẩn. Thẳng thắn mà nói, sự bổi bẩn chỉ được chấp nhận khi nó mang giá trị nghệ thuật. Cái chính là ý thức của mỗi cá nhân “chơi” graffiti, nếu họ sáng tác trên một không gian phù hợp, tác phẩm ấy hài hòa với tương quan thì đó chính là nghệ thuật. Người ta chỉ kỳ thị sự thiếu ý thức chứ không ai kỳ thị nghệ thuật.

riển lãm tranh “Sắc màu Bengal” của 5 nữ họa sỹ

Bangladesh tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (2 Hoa Lư, HN) diễn ra từ 5-7.6.2013.

30 tác phẩm của 5 nữ họa sỹ nổi tiếng: Kanak Chanpa Chakma, Maksuda Iqbal Nipa, Bipasha Hayat, Ahameem Subrana và

Samina Nafies đã thắp sáng không gian triển lãm bằng những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên tươi đẹp Bangladesh, và của rừng rực không khí lễ hội dân gian nơi đây, cũng là những góc bồi hồi phồn thực vẻ đẹp nữ tính của những người phụ nữ Banladesh với những trang phục truyền thống đậm màu, gây ấn tượng tức thì.

Chủ đề triển lãm về “sự lộn xộn, trừu tượng và hình tượng” đã thực sự thu hút người xem bởi cảm giác hư vô và những hình ảnh lấy cảm hứng từ sự hùng biện, năng động của tâm lý con người, thái độ và tính cách nội tâm. Qua đó, điều gây ấn tượng tích cực đối với người Bangladesh là, con người họ, dẫ đôi khi troogn có vẻ chưa thuyết phục lắm, nhưng họ có đủ kiên trì để tìm hiểu sâu hơn mọi sự, để thưởng thức

vẻ đẹp ẩn chứa bên trong của sự vật. Và trong những tác phẩm của 5 nữ họa sỹ Bangladesh triển lãm ở Việt Nam lần này, cho ta thấy những sắc thái vô hình của biểu thức đầy màu sắc sống động đã nói lên những cảm xúc không lời, những nỗi nhớ nhung và những hương sắc tự nhiên tưởng như đã bị lãng quên và được tái hiện trong tất cả các bức tranh. Hầu hết những bức tranh của các

nữ họa sỹ đã lấy cảm hứng từ những cánh đồng và những ngọn núi với phong cảnh tuyệt đẹp. Đó còn là những câu chuyện chưa kể về Bangladesh, nơi có lịch sử vẻ vang của nghệ thuật bắt rễ sâu từ các lễ hội dân gian hoặc tôn giáo. Và trên hết, con người Bangladesh, dù trải qua những khó khăn, nỗi đau, vẫn mua tranh, nghe nhạc, đọc sách để thỏa mãn nội tâm. Có thể nói, một di sản quý báu sẵn có trong con người Bangladesh là họ luôn yêu nhạc hay, yêu những bức tranh đẹp và trân trọng nghệ thuật, sẵn lòng bỏ thời gian và chi phí để thưởng thức nghệ thuật.

Dịp này, những người yêu nghệ thuật Việt lại được thưởng lãm những tác phẩm tranh-báu vật của Bangladesh - một bức khảm sống động và cuốn hút về đất nước này.

Những báu vật BANGLADESH

TBÍCH HẬU

67

Page 68: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

68

NHỊP‱SỐ

NG

5 NĂM VINATEXLAND CORP

Mới đây thôi mà đã 5 năm. Nhớ buổi ra mắt Công ty “nổi đình nổi đám’’ nhưng không kém phần thân mật vào ngày 1/3/2008, đã ghi một dấu mốc lịch sử cho việc công nhận ra đời một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) non trẻ: Công ty CP Bất động sản Dệt May Việt Nam- VINATEXLAND CORP., một thành viên mới của Tập đoàn Dệt May Việt Nam - VINATEX GROUP.

Vào thời điểm này, lĩnh vực BĐS vẫn còn khá “hot’’, cho dù đã giảm nhiệt nhiều so với thời hoàng kim trong những năm 2000-2007. VINATEXLAND như một chàng trai trẻ mạnh mẽ bước vào “sân chơi’’ này một cách khiêm tốn nhưng đầy nhiệt huyết và tự tin vào khả năng hội nhập của mình.

Với vốn liếng dự kiến lên đến 300 tỷ đồng theo cam kết khi thành lập, VINATEXLAND bắt đầu nhanh chóng thực hiện mục tiêu do Tập đoàn Dệt May Việt Nam và cổ đông giao đề ra: “Phát triển các dự án BĐS trên cơ sở những khu đất của các doanh nghiệp trong ngành chuẩn bị di dời khỏi các thành phố theo chủ trương của các cấp chính quyền.” VINATEXLAND đã thuyết phục, mời gọi các đối tác có tên tuổi, kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS nhằm hợp tác khai thác, phát triển các khu đất trên để mang lại giá trị sử dụng cao nhất trong tương lai.

Trong những năm 2009, 2010, VINATEXLAND đã tiến hành hợp tác đầu tư với các đối tác để thành lập các công ty dự án, nhằm triển khai các dự án như:

Cùng 8 đối tác (Tập đoàn Vincom, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tổng Công ty CP Phong Phú,…) thành lập Công ty CP Phát triển đô thị Nam Hà Nội để triển khai dự án Khu đô thị Times City (Hà Nội).

Cùng đối tác Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House)

thành lập Công ty TNHH Phúc Thịnh Đức để triển khai dự án Chung cư Phúc Thịnh Đức (TP.HCM).

Cùng 3 đối tác (Công ty CP Đầu tư Phước Long, Thuduc House, Phong Phú) để triển khai dự án Spring Town (TP.HCM).

Cùng 3 đối tác ( Phong Phú, Thuduc House, Tập đoàn Deawon) thành lập Công ty CP Phát triển nhà Phong Phú - Deawon - Thủ Đức để triển khai dự án Trung tâm TM - dân cư ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Cùng 2 đối tác (Unimex-Huế, Thuduc House) thành lập Công ty CP ngôi Nhà Huế để quản lý dự án Khu dân cư Trường An - Hue Homes (Huế)

Trong quá trình hợp tác, đội ngũ cán bộ, nhân viên còn non trẻ của VINATEXLAND đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các đối tác trong nhiều vấn đề liên quan đến triển khai một dự án BĐS.

Song song với các hợp tác trên với những thành công bước đầu, VINATEXLAND đã tiến hành mở rộng ngành nghề liên quan tương hỗ với BĐS, đó là ngành xây dựng-thi công. Công ty CP Xây dựng - TM Dệt May Việt Nam - VINATEXCONTRA - là Công ty thành viên đầu tiên của VINATEXLAND ra đời năm 2010. Trong 4 năm qua, VINATEXCONTRA đã có nhiều công trình thi công ở nhiều tỉnh thành cả nước, như Trung

tâm TM ở Đà Lạt; Nhà máy Sợi ở Nha Trang; Trường CĐ ở Nam Định; Các công trình thuộc Hanosimex ở Hà Nam; Các công trình thuộc Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định….v.v.

Từ những năm 2011 đến nay, VINATEXLAND tiếp tục hợp tác để khai thác các dự án tiềm năng như:

Cùng với 3 đối tác (Tổng Công ty Việt Thắng, Thuduc House, Việt Thái Sơn) thành lập Công ty CP Đầu tư Ngôi Sao Gia Định để triển khai dự án Khu dân cư Làng Đại học 2

(TP.HCM).Cùng 3 đối tác (Tổng Công ty

CP Dệt May Nam Định, Phong Phú, Dệt 8/3) thành lập Công ty CP Phát triển đô thị Dệt May Nam Định để triển khai dự án Khu đô thị Dệt May Nam Định.

Cũng trong thời gian này, sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển dự án BĐS, VINATEXLAND đã mạnh dạn nhận trách nhiệm triển khai dự án Vinatex Building (TP.HCM). Đây là một trong những dự án trọng điểm về đầu tư xây dựng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong năm 2013 và được lãnh đạo Tập đoàn tin tưởng giao cho VINATEXLAND là đơn vị phát triển dự án. Vinatex Building là một dự án phức hợp bao gồm khối văn phòng làm việc và khối căn hộ dịch vụ cao cấp. Vốn đầu tư cho dự án này lên

VINATEXLANDVÀ SỨ MỆNH VINATEX ITC

LÊ THANH LIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC VINATEX ITC

5năm

Page 69: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

69

đến gần 400 tỷ đồng, dự kiến khởi công ngay trong năm 2013.

Bên cạnh những công trình, dự án đồ sộ, VINATEXLAND vẫn tìm những lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Đó là chủ trương thành lập 2 Sàn giao dịch BĐS ở Hà Nội và TP.HCM. Trong vài năm qua, đội ngũ quản lý và nhân viên VINATEXLAND đã có được nhiều bài học quí giá trong lĩnh vực kinh doanh này.

Tuy nhiên, cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự suy thoái kinh tế trong nước đã ảnh hưởng quá lớn cho hầu hết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam mà VINATEXLAND cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là tình trạng khủng hoảng thừa sản phẩm địa ốc cộng với thu nhập người dân xuống thấp đã dẫn đến tình trạng đóng băng của toàn bộ thị trường BĐS. Trong khi đó, nhà nước siết chặt tín dụng BĐS đã làm cho lãi suất vay tăng kỷ lục - đến 25%/năm - một lãi suất không tưởng, đã làm cho toàn bộ các DN lao đao.

Trước những diễn biến bất lợi đó, các cổ đông VINATEXLAND đã không góp đủ vốn cổ phần như đã cam kết. Vì vậy, tới thời điểm hiện nay, vốn thực góp của VINATEXLAND chỉ đạt 170,2 tỷ đồng. Vấn đề này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng vốn đầu tư cũng như dòng tiền hoạt động, gây ra mất cân đối trong cơ cấu sử dụng nguồn vốn của Công ty. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn ngoài dự kiến mà lãnh đạo Công ty đã phải tìm nhiều biện pháp để khắc phục, nhằm tái cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư.

Với 5 năm nhìn lại, một chặng đường không quá dài, cũng không quá ngắn mà VINATEXLAND đã đi qua. Chuyện thành công cũng nhiều và cũng phải nếm trải cả chuyện thất bại. Nhưng cái được lớn nhất là được sự tín nhiệm của cổ đông, mà trong đó cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dệt May Việt Nam; được sự hợp tác đáng tin cậy của nhiều đối tác, bạn bè; được sự cộng tác đắc lực và nhiệt tình của đội ngũ cố vấn cao cấp; và quan trọng nhất là có được một đội ngũ quản lý và nhân viên đoàn kết, gắn bó, nhiệt tình, linh hoạt và cầu tiến;…

Cuối cùng, chuyện được cụ thể nhất, đó là kết quả hoạt động. Trong 5 năm qua,VINATEXLAND không chỉ bảo toàn được vốn chủ

sở hữu là 170,2 tỷ đồng mà còn làm tăng tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 250 tỷ đồng, chưa tính đến gần 50 tỷ đồng cổ tức đã được chia. Và một việc đáng ghi nhận là, trên thực tế, VINATEXLAND hiện không phải đang vay một món nợ nào.

SỨ MỆNH VINATEX ITC

Chuyện thành - bại, được - mất trong 5 năm qua là bài học quí báu cho đội ngũ quản trị Công ty. Nhưng nổi bật lên trên hết đó là bài học về Chiến lược kinh doanh (CLKD) của Công ty. Ngay từ những năm 2010, 2011…khi mà thị trường BĐS có dấu hiệu chửng lại, VINATEXLAND đã phải đánh giá lại CLKD của mình. Với CLKD chỉ đơn thuần hoạt động trong một lĩnh vực - lĩnh vực BĐS - có thể tự gây khó cho chính bản thân Công ty.

Ý thức được vấn đề này, ngay từ đầu năm 2012, VINATEXLAND đã bắt đầu xây dựng đề án tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngoài một số vấn đề tái cấu trúc liên quan đến hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên như sáp nhập, giải thể,… thì chủ trương lớn nhất đó là tái cấu trúc lĩnh vực hoạt động. Từ đó, CLKD mới của Công ty sẽ theo định hướng đa ngành, đa lĩnh vực - đó là mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực sản xuất - kinh doanh dệt may. Đây cũng là thế mạnh của ngành mà VINATEXLAND đang là thành viên.

Đề án tái cấu trúc Công ty, trong đó có nội dung thay đổi tên Công ty và bổ sung chức năng mới - đã được Lãnh đạo Tập đoàn chấp thuận. Ngay sau đó, toàn bộ chủ trương mới đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013 của Công ty nhanh chóng thông qua; Đã được Sở KHĐT TP.HCM cấp Giấy CNĐKKD mới và chính thức có tên mới là:

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CN & SXKD DỆT MAY VIỆT NAM - VINATEX ITC

(I: Infrastructure, T: Textile, C: Corporation)

Từ đây, Công ty hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: (1) Phát triển hạ tầng công nghiệp: Bao gồm đầu tư phát triển Cụm CN, Khu CN; địa ốc; xây dựng-thi công (2) Sản xuất- kinh doanh dệt may: Đầu tư xây dựng và

quản lý khai thác các nhà máy liên hợp sợi, dệt, nhuộm, may.

Như vậy, sau khi tái cơ cấu, phạm vi và qui mô hoạt động của công ty tăng lên ít nhất gấp 2 lần. Điều đó cho thấy, VINATEX ITC không những tiếp tục duy trì, phát triển các dự án BĐS, mà còn phải vươn ra đầu tư vào lĩnh vực SXKD dệt may.

Dự án SXKD đầu tiên mà VINATEX ITC quan tâm đến, đó là dự án đầu tư Dây chuyền sản xuất vải len lông cừu. Đây là một trong những dự án trọng điểm mà Tập đoàn Dệt May Việt Nam có kế hoạch triển khai trong thời gian tới nhằm đón đầu Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương (TPP). Với sản lượng giai đoạn 1 dự kiến xấp xỉ 7 triệu mét vải thành phẩm, có mức vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD, hy vọng đây là bước khởi đầu không thể tốt hơn cho CLKD mới của Công ty. Sau khi được Tập đoàn cho phép và Đại hội cổ đông thông qua chủ trương đầu tư, dự án đang khẩn trương triển khai các giai đoạn chuẩn bị ngay từ tháng 5/2013.

Đó chính là sứ mệnh của VINATEX ITC

Nếu ví VINATEXLAND là một con tằm nhả tơ, được tạo hóa ban cho sự tiến hóa khi thoát kén trở thành bướm, thì VINATEX ITC chính là sự thoát thai tiến hóa như một quá trình chọn lọc tự nhiên mà lại diễn ra trong bối cảnh ‘’địa lợi, thiên thời”. Đó chính là cơ hội và thách thức cho VINATEX ITC. Cho dù hai vấn đề này luôn tồn tại song hành, nhưng cũng chính là ý nghĩa tuyệt vời của cuộc sống mà bất cứ ai cũng mong muốn được trãi qua.

Nhìn lại chặng đường VINATEXLAND đã đi qua và nay là VINATEX ITC, chúng tôi thật vô cùng cảm kích trước sự chỉ đạo, hỗ trợ sát sao, liên tục của Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam; sự hợp tác, cảm thông của các đối tác “đàn anh’’ thân thiết; sự tận tâm, tận lực của đội ngũ cố vấn cao cấp…. chính là tài sản vô giá mà chúng tôi đã tích lũy được. Tất cả sẽ mãi là nguồn lực động viên cho VINATEX ITC phải nhanh chóng phát triển và tiếp tục hoàn thành sứ mệnh đã được Tập đoàn Dệt May Việt Nam và cổ đông tin tưởng giao phó.

VINATEX ITC: TRÍ TUỆ - QUYẾT LIỆT - HIỆU QUẢ

Page 70: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

rường CĐNT Hà Nội nằm ngay trung tâm thành

phố, trong một khuôn viên mang đầy dấu ấn Văn hoá Pháp - kiến trúc cửa vòm dưới những bóng cây xà cừ cổ thụ, là một địa chỉ đào tạo chuyên cho những học sinh có thiên hướng năng khiếu nghệ thuật, trong đó, thiết kế thời trang đang là một ngành “nóng”, không chỉ mang yếu tố văn hóa, nghệ thuật, mà còn mang lại nguồn kinh tế lớn.

Nhiều năm qua, các thế hệ tốt nghiệp đã mang danh về cho trường, họ là những ca sỹ, hoạ sỹ bước vào sự nghiệp từ những khoá học đầu đời. Kể cả lúc còn đang học, học sinh của trường đã đóng góp vào đời sống văn hoá của thủ đô, làm hạt nhân cho các phong trào, sự kiện, lễ kỷ niệm, trên các sân khấu của Thành phố.

Khoảng gần 20 năm qua, trường mở thêm một ngành học mới là ngành Thiết kế thời trang, đáp ứng cho nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Hơn tất cả các ngành học ở những khoa khác, đây là ngành học mang tính xã hội nhiều hơn, thực tế hơn, thương trường hơn, và gắn bó chặt chẽ với đời sống… Tuổi trẻ không phải một lúc nhìn thấy những điều đó, mà phải qua cả một quá trình. Thầy cô giáo dạy ngành này, vừa

THIẾT KẾ THỜI TRANG, NGÀNH HỌC

CHO AI?

TVŨ TIẾN DŨNG

70

NHỊP‱SỐ

NG

Page 71: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

phải truyền đam mê sáng tạo cho các em, vừa phải cho các em một nghị lực đối diện với thực tế, tự làm tự chịu - mới thành nhà thiết kế kiếm được tiền. Lãng mạn với cái đẹp sàn diễn cho tới mặt hàng bán được cho người mặc là hai thứ song song trong sự nghiệp một designer của thời nay.

Dẫu thế nào, trường cũng là một địa chỉ văn hoá của người Hà Nội, liệu rằng trong giáo trình dạy về cơ sở văn hoá cho các em - các thày cô giáo có bắt đầu từ nét thanh lịch của người Tràng An? Văn hoá mặc có từ thời ông bà cha mẹ, từ yếm thắm tứ thân Kinh Bắc đến áo dài Hà Nội… Chỉ khi có ý thức với cái đẹp truyền thống, với nét văn hoá thâm sâu của dân tộc, các sinh viên mới có thể bắt đầu con đường mình chọn. Như vậy, các nhà thiết kế thời trang mới có khả năng đóng góp vào định hướng cái đẹp trong trang phục, thời trang cho quần chúng…

Tháng 7 hàng năm, trường lại tuyển sinh, những bạn trẻ có giấc mơ tạo ra những bộ sưu tập thời trang cho mỗi mùa, góp vào định hướng văn hoá mặc cho một Hà Nội của ngày mai, hãy thể hiện được điều đó trong những sáng tạo của mình, bắt đầu từ ý tưởng thiết kế, từ cầu kỳ trong cắt cúp đến nắn nót đường kim mũi chỉ cho kỹ thuật hoàn thiện. Trải qua những bài tập, những buổi

thực hành, trải nghiệm bằng nỗ lực trong những cuộc thi “Tài năng Thiết kế trẻ” hàng năm, đó là những viên gạch đầu tiên của sự nghiệp. Trở thành người nghệ sỹ trong sáng tạo, nhưng cũng phải đủ dấn thân dũng cảm trong thương trường - đó là hiện thực của nghề Thiết kế thời trang. Dẫu có rất nhiều thử thách, nhưng học ngành nghệ thuật nào xưa nay mà lại không có thử thách? Thành quả đem lại là gần 20 năm thành lập chuyên ngành đào tạo nhà thiết kế thời trang, trường đã đào tạo ra những tên tuổi nhà thiết kế hàng đầu hiện nay như Quang Huy, Nguyễn Văn Thắng, Cao Minh Tiến, Vũ Việt Hà… Trong số họ có người hiện đang là giảng viên của trường, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý, và đào tạo, bồi dưỡng những nhà thiết kế trẻ qua những cuộc thi Tài năng trẻ được tổ chức 2 năm 1 lần và những Lễ tốt nghiệp hàng năm.

Đây cũng là địa chỉ mà Tập đoàn Dệt May Việt Nam quan tâm để phát hiện ra những Tài năng trẻ, cung cấp đội ngũ những Nhà thiết kế cho các doanh nghiệp của Tập đoàn trong công cuộc xây dựng ngành Thời trang Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng giàu bản sắc văn hoá.

Là một trường năng khiếu của Hà Nội, với bề dày hoạt động, thành công trong đào tạo ở những

g à y 17/6 /2013, tại Cung Thể

thao tổng hợp Quần Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra Lễ Khai mạc Giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc lần XI-2013. Đây là sự kiện hưởng ứng cuộc vận

khoa, ngành học nghệ thuật khác, ngành thiết kế thời trang tuy là mới, nhưng lại cần thiết cho đời sống văn hoá và kinh tế hôm nay, đi theo hướng phát triển chung của xã hội. Thày cô giáo dạy ngành này đều đã có đóng góp và từng trải trong nghề. Tất cả chỉ còn phụ thuộc vào bàn tay cần cù và khao khát sáng tạo của các bạn trẻ. Trường CĐ VHNT Hà Nội là nơi có đủ điều kiện từ trang thiết bị vật chất đến nâng đỡ tinh thần, giúp các bạn hình thành một con đường sự nghiệp - nghề thiết kế thời trang. Dù là nghề không dễ dàng nhưng lại đầy mê hoặc, nó là một phần rất lớn trong tình yêu cuộc sống quanh ta.

động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Vinatex là nhà tài trợ kim cương cho Giải này với giá trị tài trợ 1,2 tỷ đồng.

Vovinam đã được sáng lập 75 năm. Giải vô địch trẻ Vovinam toàn quốc lần XI-2013 là dịp tốt để các

GIẢI VÔ ĐỊCH TRẺ VOVINAM TOÀN QUỐC LẦN XI-2013 KHAI MẠC

N BHVĐV cùng trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn-kỹ thuật và thắt chặt tình đoàn kết giữa các địa phương, qua đó chuẩn bị lực lượng tham dự Seagames 27 tại Myanmar năm 2013 đạt kết quả cao nhất.

71

Page 72: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

ội nghị tổng kết Thoả ước Lao động

tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam giai đoạn 2011-2013 do Công đoàn Dệt May Việt Nam và Viện FES (CHLB Đức) tổ chức đã diễn ra tại khu vực phía Nam ở Bà Rịa Vũng Tàu và phía Bắc ở Ninh Bình trong tháng 6 vừa qua đã để lại dấu ấn về những bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết hài hòa về lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp tham gia TƯLĐTT ngành, quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người lao động đều được quan tâm, vì vậy không có trường hợp đình công và ngừng việc tập thể nào nghiêm trọng; đồng thời người lao động đã gắn bó với doanh nghiệp và là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Sau 3 năm triển khai và 2 lần ký kết, TƯLĐTT phần nào đã giúp định hình rõ nét thị trường lao

động dệt may Việt Nam. Tầm ảnh hưởng của TƯLĐ không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp tham gia ký kết mà còn tại các doanh nghiệp dệt may chưa ký và doanh nghiệp ngoài ngành. Biểu hiện rõ nhất là so với lần ký đầu tiên, đến nay số lượng tham gia đã tăng thêm 30 đơn vị, đưa tổng số lên 100 đơn vị với 136.200 lao động. Nhiều ngành

khác cũng đã tham khảo TƯLĐ ngành dệt may để xây dựng dự thảo TƯLĐ cho ngành mình.

Đánh giá sau 2 năm thực hiện TƯLĐTT ký lần 2, TS. Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, TƯLĐTT ngành là căn cứ để các doanh nghiệp tự xây dựng, sửa đổi và bổ sung TƯLĐ nội bộ. Từ đó, người lao động và sử dụng lao động hiểu rõ được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình, giúp hình thành mối quan hệ hài hoà, hiểu biết chung và ứng xử chuẩn mực.

Hầu hết các đơn vị tham gia đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo đủ việc làm và thu nhập khá cho người lao động. Đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam chú trọng đầu tư nâng cao đời sống cho người lao động như tăng lương thưởng, suất ăn ca, điều kiện làm việc, tổ chức đi chơi nghỉ mát, nhà trẻ cho con công nhân, nhà giá rẻ cho công nhân thuê… Tại các đơn vị tham gia, không có trường hợp đình công và ngừng việc tập thể nào nghiêm TS. Trương Văn Cẩm báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện TƯLĐTT ký lần 2

QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG GẮN VỚIĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

H VĨNH HỒNG - ĐĂNG HẢI

72

CÔNG‱Đ

OÀN

Page 73: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

trọng. Tình hình biến động lao động giảm, đặc biệt sau tết Nguyên Đán số lượng công nhân nghỉ việc, chuyển việc rất ít.

Mặc dù số lượng đơn vị tham gia TƯLĐTT tăng 30% trong 3 năm song con số này vẫn hạn chế với quy mô ngành dệt may. Những tiêu chí đưa vào thoả ước qua 2 lần bổ sung và ký kết vẫn chưa toàn diện và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động và sử dụng lao động. Đặc biệt, Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ tháng 5 năm nay tiếp tục đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với việc mở rộng phạm vi thoả ước về cả chất và lượng.

Vì vậy tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận góp ý kiến cho nội dung của TƯLĐTT lần 3 xoay quanh 5 vấn đề chính là thang bảng lương, hệ số giãn cách giữa các bậc lương của công nhân sản xuất; cơ sở định lượng mức ăn ca; thời gian làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ; chế độ với LĐ nữ và các loại bảo hiểm.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, TƯLĐTT lần 3 khi ký kết chúng ta nên quy định rõ và tính riêng mức tiền lương, thưởng và thu nhập của NLĐ. Và TƯLĐTT chỉ bổ sung những điều khoản có lợi cho NLĐ và cao hơn luật Bộ luật lao động mới đã quy định. Bởi theo bà Mai, nhiều DN khi báo cáo về tiền lương, thưởng của NLĐ lại

Các đại biểu tham gia góp ý kiến cho nội dung của TƯLĐTT lần 3

TS. Nguyễn Tùng Vân - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam tiếp thu ý kiến của các đại biểu

cộng luôn cả những khoản đóng bảo hiểm...

Đồng quan điểm trên, bà Trần Thị Thu Hà, Trưởng phòng Chính sách pháp luật, Tổng LĐLĐVN cũng cho rằng: Trước khi ký TƯLĐTT lần 3 ngành DM, cần quy định rõ và cụ thể hơn nữa về mức lương tối thiểu, tiền thưởng, bữa ăn giữa ca của NLĐ. Nhiều đại biểu tham dự hội nghị có ý kiến: xây dựng mức tiền lương cơ bản trong TƯLĐTT lần 3 phải cao hơn 2,5 triệu đồng/người/tháng như quy định của (lần 1 và lần 2) và có điều chỉnh theo hướng mở sao cho không bị lạc hậu khi Nhà nước có điều chỉnh mức lương tối thiểu. Bởi theo thực tế hiện nay

nhiều DN tại những thành phố lớn đã xây dựng mức lương tối thiểu của CN trực tiếp sản xuất cao hơn 2,7 triệu đồng/người/tháng mà vẫn không giữ được NLĐ.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Tùng Vân, UV BCH Tổng LĐ LĐVN - Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam thì nên giữ lại quy định mức tiền lương của CN làm công việc độc hại (tăng 7%) và lương tối thiểu của CN bậc 1 (hơn 10%) so với mức lương tối thiểu của Nhà nước. Còn lại sẽ điều chỉnh: Bậc tối đa của CN là 12 bậc (lần 2 là 15 bậc), thời gian nâng bậc 1- 2 năm và mỗi lần giãn bậc, lương phải được tăng ít nhất 10%; lương tối thiểu khu vực một là 2,7 triệu đồng/tháng; bữa ăn giữa ca phải cao hơn 12 ngàn đồng và đảm bảo chất lượng cho NLĐ... Ngoài ra cũng cần đưa về vấn đề: khuyến khích doanh nghiệp mua thêm các loại bảo hiểm thân thể cho NLĐ.

“Các tiêu chí được đề xuất đưa vào TƯLĐTT ngành lần 3 vẫn sẽ tiếp tục cao hơn luật nhằm nâng cao hơn nữa quyền lợi người lao động, song vẫn phải phù hợp với điều kiện thực tế và là động lực phát triển cho các doanh nghiệp. Có như vậy sản xuất - kinh doanh mới có lãi, người lao động mới có việc làm và thu nhập ổn định”- ông Nguyễn Tùng Vân nhấn mạnh.

73

Page 74: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2013 và hướng tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, chiều ngày 6/6/2013, tại Cung văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô - Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiếp tục ủng hộ Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” năm 2013. Nhân dịp này, Công đoàn Dệt May Việt Nam ngoài việc tổ chức vận động toàn thể CB.CNVCLĐ trong ngành tham gia nhắn tin ủng hộ còn tham gia ủng hộ chương trình với số tiền 105.000.000 đồng nhằm động viên kịp thời và hỗ trợ đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá tiếp tục bám biển, giữ vững chủ quyền của đất nước.

Đ/c Bùi Quang Chiến - Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May VN trao số tiền 105 triệu đồng ủng hộ chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” năm 2013

CHUNG TAY ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH “TẤM LƯỚI NGHĨA TÌNH VÌ NGƯ DÂN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA”

CHƯƠNG TRÌNH HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN “HÀNH TRÌNH ĐỎ”Năm 2013, phát huy truyền

thống tương thân tương ái, sẵn sàng chung tay vì cộng đồng và với tinh thần “Hiến máu: Nghĩa cử và Trách nhiệm”. Từ tháng 6/2013, Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng chương trình Hiến máu tình nguyện “Hành trình đỏ” 2013 với thông điệp “Kết nối dòng máu Việt”.

Với thông điệp chung của phong trào hiến máu tình nguyện “Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc

đời ở lại”, cùng thông điệp “Kết nối dòng máu Việt”. Ngay khi phát động, chương trình đã thu hút và nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc cùng đông đảo lực lượng CB.CNVCLĐ, học sinh, sinh viên các đơn vị trực thuộc.

Chương trình tổ chức Hiến máu tình nguyện của Công đoàn Dệt May Việt Nam được tổ chức ngày 04/06/2013 và được bắt đầu tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinatex cho các đơn vị ở khu vực Nam Định, Hưng Yên và

các tỉnh lân cận. Tiếp đó, dự kiến ngay từ những ngày đầu tháng 7, chương trình sẽ được tiếp nối tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 02/07/2013, sau đó quay lại tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam.

Trong đợt đầu ra quân, tại Trường Cao đẳng nghề KTKT Vinatex, ngay từ 7h30 sáng 04/06, các CB.CNVCLĐ, học sinh, sinh viên các đơn vị tham gia hiến máu tập trung đầy đủ để thực hiện nghĩa cử cao đẹp. Ngoài các tiêu chuẩn được hưởng từ Viện Huyết học truyền máu TW, Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng hỗ trợ một phần quà cho những người tham gia hiến máu.

Kết thúc ngày đầu tiên của Chiến dịch, tại Trường Cao đẳng nghề KTKT Vinatex, có khoảng hơn 300 CB.CNVCLĐ và học sinh, sinh viên các đơn vị đã tham gia hiến máu, trong đó, nhiều người đã từng hiến máu tình nguyện nhiều lần.

“Hiến máu tình nguyện là hoạt động thiết thực có ý nghĩa giáo dục lớn, không chỉ thể hiện tính nhân văn, tương thân tương ái mà còn là trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, xã hội và với chính bản thân mình. Sự tham gia tích cực của các đơn vị một lần nữa khẳng định truyền thống nhân ái, trách nhiệm công dân của mỗi người. Ban Lãnh đạo Công đoàn dự kiến sẽ đưa phong trào này trở thành một hoạt động thường niên đầy ý nghĩa…”.

Khai mạc ngày hội hiến máu tình nguyện HỒNG CHIẾN

VH

CÔNG ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

74

CÔNG‱Đ

OÀN

Page 75: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã tổ chức đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham dự sự kiện Triển lãm dệt may hàng đầu Trung Quốc - Shanghai Tex 2013 diễn ra hồi đầu tháng 6/2013 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đoàn doanh nghiệp của

Hiệp hội Dệt May Việt Nam do ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Vitas, Chủ tịch HĐTV Vinatex dẫn đầu tham gia đoàn đại biểu. Shanghai Tex - Triể n lã m Quố c tế Ngành Công nghiệp dệ t may hàng đầu Trung Quốc, được tổ chức lần đầu tiên năm 1984, sự kiện diễn ra 2 năm một lần mang tới cho ngành công nghiệp dệt may một diễn đàn chuyên nghiệp, trao đổi công nghệ và phát kiến mới trong ngành. Qua triển lãm các DN dệt may Việt nam đã cập nhật được công nghệ kỹ thuật mới tiên tiến áp dụng trong ngành công nghiệp dệt may nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm dệt may.

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã tham dự Hội nghị Tổng kết Thỏa ước Lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam ký lần thứ II, do Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với Viện FES tổ chức đã diễn ra trong 02 ngày từ 10-11/06/2013 tại Ninh Bình. Điểm mới trong Hội nghị lần này là đã thu hút thêm nhiều DN tham gia. So với TƯLĐTT ký lần 1 là

65DN, thời điểm hiện tại lên đến 108DN. Các DN tham gia hầu như đảm bảo đủ việc làm với thu nhập khá. Không có trường hợp nào để xảy ra đình công và ngừng việc tập thể lớn. Hội nghị cũng bàn đến tình hình biến động lao động giảm, đặc biệt sau các dịp Nghỉ tết và hình thành giá sàn sức lao động ngành dệt may Việt Nam. Nhiều DN trước đây chưa tham gia thì nay đã rất quan tâm đến TƯ ngành. Hội nghị kiến nghị Tổng Liên đoàn chỉ đạo tiếp các LĐLĐ địa phương có nhiều DN dệt may thành lập Công đoàn ngành dệt may địa phương; kiến nghị Bộ LĐTBXH tiếp tục triển khai thí điểm tại ngành khác. Vitas sẽ rà soát lại tổ chức các Chi hội địa phương để có thể ký TƯLĐ ngành

địa phương. Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố phối hợp với Công đoàn Dệt May VN triển khai TƯLĐTT ngành tại các địa phương đã thành lập CĐDM địa phương.

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) tổ chức Khóa đào tạo về” Phát triển sản phẩm” vào các ngày 21-22/6/2013. Đây là khóa học được tiếp tục duy trì trong khuôn khổ của Dự án “Hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp sang EU”. Các chuyên gia của CBI đã trình bày và hướng dẫn các Doanh nghiệp về các nội dung như

sau: (1). Xác định mặt hàng chính (chủ lực) của Công ty xuất sang thị trường EU (2). Hướng dẫn việc lên kế hoạch và sản xuất Bộ sưu tập cho mùa đông 2014/2015 thông qua việc phân tích, chuyển hóa từ xu hướng thời trang trên thế giới, kết hợp với tình hình kinh doanh thực tế của công ty để thiết kế và sản xuất ra được Bộ Sưu tập mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho Công ty. (3). Hướng dẫn lên danh mục chuẩn bị trước chuyến đi khảo sát, tìm kiếm vải, nguyên phụ liệu tại các Hội chợ Quốc tế và danh mục tìm kiếm tại thị trường nội địa.

• Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), đơn vị chủ trì - trân trọng kính mời các doanh nghiệp đăng ký tham dự Chương trình Hội chợ Magic Show Las Vegas 2013, kết hợp khảo sát thị trường Dệt May tại một số thành phố lớn của Hoa Kỳ. Thời gian dự kiến từ 16-25 tháng 8 năm 2013 tại Las Vegas Convention Center, 3150 Paradise Road, Las Vegas, Nevada, NV 89109, USA và một số thành phố lớn khác của Mỹ. Đây là cơ hội để các DN mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ và các nước Bắc Mỹ; tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu; trao đổi thông tin;

xúc tiến thương mại; giao thương, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

MỘT‱SỐ‱HOẠT‱ĐỘNG‱CỦA‱HIỆP‱HỘI‱DỆT‱MAY‱VIỆT‱NAM

75

Page 76: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

76

NHỊP‱SỐ

NG

60 DEÄT MAY & THÔØI TRANG

BOÄ SÖU TAÄP MÔÙI

Page 77: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

77

KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DỆT MAY PHỐ NỐIPHO NOI TEXTILE AND GARMENT INPRASTRUCTURE DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY

Khu Công Nghiệp Dệt May Phố Nối B - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng YênTel: (84.0321) 3972520 * Fax: (84.0321) 3972540 - Email: [email protected] * Website: www.vinatexid.com.vn

CONVENIENT LOCATION - EXCELLENT INFRASTRUCTURE - INVESTMENT INCENTIVES - “ONE - DOOR” POLICY

Khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối B thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nằm giữa khu vực giao nhau giữa quốc lộ 5 quốc lộ 39, nối liền các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách trung tâm Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo 15 km (Hà Nội - Hải Phòng), cạnh trạm thông quan tỉnh Hưng Yên đang hoạt động và KĐT Thăng Long đang đầu tư.

Pho Noi Textile and Garment Industrial Park aunit of Vietnam National Textile and Garment Group is located on the important line of communication at the cross - road of highway 5 and 39.

It is 28 km from the Industrial Park to Hanoi Capital, connecting many large economic zones of the north such as Hai Phong Port (73 km), Noi Bai Airport (40 km), Cai Lan Port (90 km), Lac Dao Railway station(15 km), neighbouring custom clearance station ofHung Yen Province that is operating and Thang Long Urban Quarter that is in that in process of investment.

Các nhà đầu tư đăng ký thuê đất sớm trong khu Công nghiệp Dệt May Phố Nối giai đoạn 2 sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí, diện tích có nhiều ưu đãi thuận lợi:

Investors who apply for land rental in Pho Noi industrial park as early as at the second phase will be given priority to choose the place, area and many other incentives such as:

Được hỗ trợ làm các thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp.Hỗ trợ, tư vấn tuyển chọn lao động địa phương.Được tạo điều kiện về hành lang pháp lý.Được hưởng đầy đủ các ưu đãi theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam của tỉnh Hưng Yên đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Be supported to accomplish the investment procedure inthe industrial park.Be supported in the recruitment of local workers.Be given privillege in legal lobby.The foreign and home investors get all the incentives followed the current law of the Socialist Republic of Vietnam and Hung Yen Province.

INVESTMENT INCENTIVES:

PHO NOI TEXTILE AND GARMENT INDUSTRIAL PARK

Offce of VINATEX-ID Clean Water Factory Waste Water Treatment Center Main Road Center

VINATEX-IDVINATEX-ID

Page 78: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

78

Page 79: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

79

ISO 14001ISO 9001-2008OHSAS 18001SA 8000

Minh Khai, TX Tel: 84.3213.515741/862314 Fax: 84.3213.862500Email:

[email protected]

gacoWebsite: www.hu o.com.vn

Thành lập từ năm 1966 với tổng diện tích 20 (ha). Với hơn 12.000 công nhân lành nghề. Sản phẩm của Tổng Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật,… Với những dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại Tổng Công ty đã sản xuất và xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng cao như Jacket, sơ mi, quần, áo thun, váy, áo vest nữ và các sản phẩm truyền thống khác.

Tổng Công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, OHSAS, ISO 14001: 2004, SA 8000 : 2001

Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP sẵn sàng hợp tác và liên doanh với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Established in 1966 with a total area of 20 (ha), Hung Yen Garment Joint stock Company, a leading manufacturing and processing garment company in Vietnam, now has more than 12,000 skilled employees. The company’s products have been exported to the US, EU, Japan… With modem machinery and equipment company manufactures and exports many kinds of hight quality products such as jackets, shirts, pants, skirts, vest, women, and other traditional product.

The company has been certifi ed quality management system of standard ISO9001-2008, OHSAS, ISO 14001: 2004, SA8000: 2001

We are ready to cooperate and joint venture with all domestic and foreign enterprises.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP

TỔNG‱CÔNG‱TY‱MAY‱HƯNG‱YÊN‱-‱CTCP

Page 80: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

80

DỆT‱M

AY