tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh...

24
NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 211 (T6/2013) Website: t4ghcm.org.vn Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

Upload: hathien

Post on 29-Aug-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 211 (T6/2013) Website: t4ghcm.org.vn

Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

4VITAMIN A - CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ

5VITAMIN D: ĐỪNG BỎ PHÍ “CỦA TRỜI CHO”

6HÃY CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH THỦY ĐẬU CHO TRẺ

7TẬT CHÂN VÒNG KIỀNG Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

8NHỮNG NGUY CƠ BỆNH TIM Ở TRẺ EM

10BẢO VỆ “CỬA SỔ TÂM HỒN” VỪA ĐẸP, VỪA ĐÚNG CHUẨN

13NHỊP TIM KHỎE MẠNH, HUYẾT ÁP ỔN ĐỊNH

14LỜI KÊU CỨU CỦA LÁ GAN VÀ THẬN

15LÀM GÌ KHI BỊ KIM TIÊM ĐÂM

16KHÔNG TỰ Ý DÙNG NỘI TIẾT ESTROGEN BỪA BÃI

18BÁC SĨ GIA ĐÌNH: YÊN TÂM VÌ ĐƯỢC THEO DÕI BỆNH LIÊN TỤC

19RAU SAM: CÂY RAU, CÂY THUỐC KỲ DIỆU

TỔNG BIÊN TẬP: BS CK1 Trần Lâm Lan Hương.BAN BIÊN TẬP: BS Lê Thị Kim Phượng; CN Thái Phượng Linh; BS CK1 Nguyễn Lê Thục Đoan; CN Mai Lê Trân Châu.TRÌNH BÀY: Huy Cường.IN ấN, PHÁT HÀNH: BS CK1 Nguyễn Lê Thục Đoan.GIấY PHéP xUấT BẢN: số 288/QĐ-STTTT; ngày 14/7/2010.

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 3

Söùc khoûe coäng ñoàng

ASEAN CHUNG TAY VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG

KHÔNG SỐT xUấT HUYẾT

Hưởng ứng ngày Asean phòng, chống Sốt xuất huyết 15/6

Hơn nửa thế kỷ qua, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã trở thành một trong những bệnh do virus gây ra nguy hiểm hàng đầu. Gần 75% số ca bệnh là ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương, bệnh có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Để chủ động phòng chống và đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này, Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN ở Singapore đã quyết định chọn ngày 15 tháng 6 hàng năm là ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết là hành động thiết thực, thể hiện cam kết quyết tâm của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế của các nước ASEAN nhằm giải quyết những thách thức trong phòng, chống sốt xuất huyết trong khu vực. Sự kiện hàng năm này nhằm nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và chứng minh quyết tâm chống lại căn bệnh của khối ASEAN.Ngày ASEAN Phòng, chống Sốt xuất huyết cũng là dịp để tổ chức các chiến dịch vận động cho việc phòng, chống và kiểm soát bệnh sốt xuất huyết.Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp cùng các nước ASEAN đề ra các thông điệp lõi về phòng, chống sốt xuất huyết như sau:- Kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động;- Thay đổi từ đối phó thành phòng bệnh chủ động;- Củng cố khả năng phòng chống bệnh hiệu quả;- Đoàn kết chống sốt xuất huyết.Các thông điệp lõi được đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hoạt động thông tin, giáo dục sức khỏe nhằm khuyến khích và nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào công cuộc phòng, chống sốt xuất huyết.Qua 2 lần tổ chức Ngày ASEAN Phòng, chống Sốt xuất huyết với các chủ đề: năm 2011 “Sốt xuất huyết

là mối quan tâm của mọi người, tạo nên gánh nặng kinh tế xã hội, nhưng có thể phòng ngừa được” và năm 2012 “ASEAN chung tay vì một cộng đồng không sốt xuất huyết”, nhằm vận động các quốc gia thành viên ASEAN hành động như một cộng đồng chống lại bệnh sốt xuất huyết. Các chủ đề cũng chỉ rõ riêng

xuất huyết ở khu vực phía Nam là 67.158 người, trong đó có 61 người chết, tình hình dịch bệnh năm sau tăng hơn năm trước.Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, gia đình và cộng đồng cần thực hiện đúng “Không có lăng quăng, không có muỗi, không có sốt xuất huyết”, nghĩa là đặc biệt

ngành y tế không thể chống bệnh sốt xuất huyết thành công mà phải có sự tham gia của các khu vực công và tư.Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay trên thế giới có hơn 2,5 tỉ người sống trong vùng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Mỗi năm có khoảng 51 triệu người nhiễm virut Dengue, có 500.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có khoảng 22.000 ca tử vong.Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng, năm 2012, số người mắc bệnh sốt

chú ý đến việc diệt lăng quăng ở các vật dụng chứa nước, nơi đọng nước trong nhà, xung quanh nhà và nơi công cộng.

Được biết, năm 2013, Việt Nam đăng cai tổ chức Ngày ASEAN Phòng, chống Sốt xuất huyết, sẽ diễn ra ở Hà Nội vào ngày 15/6/2013.

Trân Châu (tổng hợp)(Nguồn: Action Against Dengue-WHO Western Pacific Region)

Diệt lăng quăng, chủ động phòng, chống sốt xuất huyết

4

Söùc khoûe coäng ñoàng

VITAMIN A - CẦN THIẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ

Những loại thực phẩm có thể tìm thấy vitamin ATrong thiên nhiên, vitamin A có nhiều trong trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật. Đặc biệt, gan cá thu chứa nhiều vitamin A và cả vitamin D. Dầu gan cá thu là loại thuốc dùng đầu tiên nhằm bổ sung vitamin A, D và được dùng từ giữa thế kỷ 19. Nay có viên dầu cá rất chuộng sử dụng

trong gan một số cá thu, cá nhám… nên thông thường bổ sung với cả 2 vitamin này có thuốc viên dầu gan cá (Cod’s Liver Oil) cung cấp cùng lúc vitamin A và vitamin D hay thuốc viên vitamin A-D. Người lớn không được dùng quá 5.000 IU vitamin A/ngày và 400 IU vitamin D/ngày. Để không quá liều, nên uống theo từng đợt cách quãng, nghĩa là sau khi uống 3 tuần phải ngưng uống 1-2 tuần nếu muốn tiếp tục. Chống chỉ định (tức không dùng

chế phẩm chứa vitamin A) đối với: người bệnh thừa vitamin A, nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.Các bậc cha mẹ muốn cho trẻ uống bổ sung thêm vitamin A,D xin lưu ý mấy điều sau đây để sử dụng thuốc cho hiệu quả tốt nhất:- Uống lượng dầu gan cá hoặc vitamin A-D ở trẻ tương ứng với chỉ 2.500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và 400 IU vitamin D mỗi ngày. Nên uống theo từng đợt cách quãng,

chứa vitamin A, D và rất đáng quan tâm vì liên quan đến hai vitamin trẻ con thường bị thiếu hụt là vitamin A và D nếu dùng không đúng dễ bị quá liều gây ngộ độc. Vitamin A còn được tìm trong thực vật, dưới dạng tiền sinh tố A (còn gọi là bêta-caroten) có nhiều trong các loại rau có màu đỏ, vàng hoặc xanh lục đậm. Đây có thể được xem là các nguồn thiên nhiên bổ sung vitamin A rất tốt cho trẻ và sử dụng các nguồn này thì không bao giờ sợ quá liều.Sử dụng vitamin A với liều lượng hợp lýVitamin A và D là hai vitamin tan trong chất béo và cùng có mặt

nghĩa là sau khi uống 3 tuần phải ngưng uống 1-2 tuần nếu muốn tiếp tục.- Nếu thận trọng và có điều kiện nên tham khảo thầy thuốc khi cho trẻ dùng thuốc, mặc dù là dùng chế phẩm chứa vitamin.- Hàng ngày nên cho trẻ ăn đầy đủ chất béo (mỡ, dầu thực vật) và cho uống thuốc ngay sau khi ăn để thuốc dễ hấp thu hơn.- Không cho trẻ dùng vitamin A khi trẻ đã được cơ sở y tế cho uống vitamin A liều cao theo chương trình chống mù lòa ở trẻ do thiếu vitamin A ■

Vitamin A là chất dinh dưỡng cần được bổ sung hằng ngày (thông qua thực phẩm) với lượng rất nhỏ nhưng lại tối cần thiết cho phát triển cơ thể. Nó tham gia vào sự tạo ra các mô, da, võng mạc ở mắt giúp thị giác hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ăn uống thiếu chất, một số bệnh lý như: Kém hấp thu mỡ, ăn thiếu protein, rối loạn chức năng gan hay chức năng tụy sẽ làm giảm hấp thu vitamin A. Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị quáng gà, khô mắt đưa đến mù mắt, dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp, trẻ chậm lớn…

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu ĐứcĐại học Y dược TP. HCM

(Ảnh: hongngochospital.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 5

Söùc khoûe coäng ñoàng

VITAMIN D: ĐỪNG BỎ PHÍ “CỦA TRỜI CHO”

Vitamin D là một trong 4 vitamin tan trong dầu (gồm vitamin A, D, E, K). Vitamin D cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đối với sức khỏe là tạo xương bằng cách duy trì lượng calci và phospho có sẵn trong cơ thể để hóa xương. Nếu thiếu vitamin D, sẽ thiếu chất khoáng cho xương và răng đưa đến còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, răng của trẻ không phát triển tốt. Ngày nay, người ta còn phát hiện thêm một số tác dụng mới của vitamin D. Đó là tăng cường hệ miễn dịch, tức giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là biệt hóa bạch cầu thành những tế bào có sức chiến đấu cao tiêu diệt mầm bệnh. Gần đây, một số nghiên cứu khoa học ghi nhận tình trạng thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, mắc bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường v.v…Vitamin D luôn ở quanh taVitamin D được cung cấp từ thực phẩm có hai dạng: vitamin D2 hay ergocalciferol hiện diện trong thực vật (trong nấm men và một số loại nấm) và vitamin D3 hay cholecalciferol có trong động vật (nhiều nhất là dầu gan cá biển sâu). Vitamin D không chỉ là “của trời cho” tìm thấy từ các loài động vật mà còn thấy từ một số loài thực vật. Một số loại nấm, đặc biệt là vi nấm như nấm men (yeast) chứa sẵn hợp chất esgosterol biến thành ergocalciferol tức vitamin D2 . Còn đối với con người chúng ta, ở vùng thượng bì của da có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol cũng được xem là tiền vitamin D. Khi có tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời (đặc biệt là UVB có bước sóng 290-325nm) chiếu vào da sẽ biến tiền vitamin D thành cholecalciferol tức vitamin D3. Các nhà khoa học ghi nhận, chỉ cần 10 phút để cho hai tay và khuôn mặt lộ ra dưới nắng mặt trời không cần gắt lắm là đủ cho việc tổng hợp vitamin D với lượng cần thiết cho cả một ngày. “Của trời cho” đừng bỏ phí !Do thời tiết nắng nóng ở nước ta,

khiến khá đông chị em phụ nữ tỏ ra rất quyết liệt “kỵ với ánh nắng mặt trời”. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, khi ra đường phố nhiều phụ nữ mặc quần dài, áo rộng che phủ kín mít, đeo khẩu trang thuộc loại to đùng, đeo kính đen, đội nón rộng vành, mang giày và tất đủ bộ, nhất quyết không để một centimet nhỏ nhoi của làn da tiếp xúc với ánh nắng. Thái độ “kỵ với ánh nắng mặt trời” quyết liệt như thế có hai lý do. Một là sợ ánh nắng làm đen da, tức xâm phạm đến vẻ đẹp làn da mà theo quan điểm của đa số các chị là “trắng bóc thì mới tuyệt mỹ” (trong khi đối với phụ nữ da trắng thì ngược lại, “nước da rám nắng nâu dòn dòn thì mới số dzách”). Hai là sợ, số này ít thôi, ánh nắng mặt trời có tia cực tím gây ung thư da. Đúng là hai lý do vừa nêu phần nào có sự đúng đắn để người ta cần hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp ánh nắng gắt đối với làn da của cơ thể. Ánh sáng sẽ có hại nếu ta phơi nắng khi trời nắng gắt được quy định trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Thời gian còn lại, ánh nắng của sáng sớm, nhất là một hai giờ sau khi mặt trời mọc, sẽ đánh thức làn da để làn da làm việc thần kỳ là tổng hợp biến “tiền vitamin D” thành vitamin D mà hiện nay được cho là có nhiều tác dụng mới rất tốt. Vitamin D được xem là “vitamin trời cho” vì được tạo

ra nhờ phơi nắng nhưng nhiều chị em phụ nữ đã khước từ “của trời cho” này do có sự lo sợ quá đáng về tác hại của ánh nắng mặt trời. Hiện trạng thiếu vitamin D ở ngay các nước nhiệt đới tràn ngập ánh nắng là điều đáng ngạc nhiên và rất đáng lo ngại.Vitamin D sản xuất từ ánh nắng mặt trời, nếu dư cơ thể ta không xài hết được sẽ được dự trữ ở gan hoặc mô mỡ để sử dụng dần dần. Ngoài vitamin D là “của trời cho” sản xuất bởi ánh bắng mặt trời, vitamin này còn được cung cấp từ thực phẩm như dầu gan cá, mỡ cá (cá hồi, cá trích, cá mòi…), lòng đỏ trứng, sữa. Ở một số nước tiên tiến thiếu ánh nắng mặt trời, vitamin D được bổ sung từ bánh mì, margarin (bơ làm từ dầu thực vật) để cho dân nước họ không thiếu chất dinh dưỡng này. Rõ ràng là nếu ta ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất và chịu khó phơi nắng một ít trong ngày là chẳng phải lo thiếu vitamin. Một điều cần ghi nhận, trẻ con nước ta rất dễ thiếu vitamin D. Ngay từ khi sơ sinh, trẻ rất cần được phơi nắng để có vitamin “trời cho” bởi vì sữa mẹ tuy có chứa vitamin D như hàm lượng rất nghèo nàn và đặc biệt có khá nhiều bà mẹ theo hủ tục bản thân úm mình trong phòng kín chẳng dám ra nơi thoáng đảng nói chi chịu khó cho con mình mới sinh được phơi nắng ■

PGS TS Nguyễn Hữu ĐứcĐH Y Dược TP.HCM

(Ảnh: wordpress.com.jpg)

6

Söùc khoûe coäng ñoàng

Trẻ em dễ mắc bệnh thủy đậuThủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại vi rút có tên khoa học là Varicella – Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học. Có tới 90% số bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ 1 – 10 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ em rất khó tránh khỏi nếu chưa được chủng ngừa bằng vắc-xin.Bệnh biểu hiện qua các ban sần – mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Bệnh thường có biểu hiện nặng hơn khi xảy ra ở trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não phụ nữ có thai khi mắc thủy đậu có thể sinh con mắc dị tật bẩm sinh.Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệngĐể phân biệt phụ huynh cần chú ý những khác biệt sau:- Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước

khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.- Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay,

lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng

khớp gối.- Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng

nước, bóng nước của bệnh tay chân

miệng thường không gây ngứa và ấn không

đau.Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứngBệnh thủy đậu nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào.Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu đã được các bác sĩ điều trị ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh thủy đậu nặng với việc chăm sóc chưa phù hợp, cụ thể như:

Nhiễm trùng nốt đậu dẫn đến lở loét da trẻ, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Biến chứng viêm não, viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh… gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.Một số bệnh nhi có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do virút thủy đậu.Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính miễn nhiễm caoNgười lớn hoặc trẻ em sau khi bị nhiễm thủy đậu tự nhiên thường cơ thể có tính miễn nhiễm rất cao, hệ miễn dịch của cơ thể tạo được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại rất bền vững, hầu như rất hiếm gặp những trường hợp bị nhiễm thủy đậu lần thứ 2. Tuy nhiên, có khoảng 10% số người đã bị nhiễm thủy đậu có khả năng sẽ mắc bệnh Zona (còn gọi là giời leo), bệnh Zona thường xuất hiện ở người cao tuổi (trên 60 tuổi), người mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hoặc mắc phải, người đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch…Hiện bệnh thủy đậu đã có vắc-xin phòng ngừa. Do đó, nên phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 tháng tuổi đi tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu tại các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện và các bệnh viện lớn trong thành phố.(Tổng hợp từ nguồn website Sức khỏe & Đời sống)

Theo thông tin của Viện Pasteur TP.HCM, bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng thời gian số người mắc bệnh thủy đậu thường tăng cao vào mùa đông-xuân và từ tháng 2 - 6 hàng năm. Đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho virút gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh cho con người.

HÃY CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH THỦY ĐẬU CHO TRẺ

(Ảnh: drjulialewis.com.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 7

Söùc khoûe coäng ñoàng

Chân vòng kiềng là một dạng bất thường chân thường gặp ở trẻ. Chân vòng kiềng có 2 dạng: dạng vòng cung (2 đầu gối hướng ra xa nhau) và dạng chữ X (2 đầu gối chụm vào nhau). Sau đây là một số thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh về vấn đề này.Chân vòng kiềng dạng vòng cung và nguyên nhân gây raChân vòng kiềng dạng vòng cung là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là do tư thế gấp chân của trẻ từ trong bào thai, lúc này xương của trẻ còn rất mềm và dẻo. Độ cong này của chân cũng khiến trẻ có tư thế đi như chân chim bồ câu-hai bàn chân hướng vào trong. Trong phần lớn các trường hợp đây là sự phát triển bình thường của trẻ. Trong một số ít trường hợp có thể do bệnh lý cần điều trị, lúc này

các bác sĩ có thể xác định dựa vào khám lâm sàng và chỉ định chụp X- quang nếu cần thiết.Đối với trường hợp này, phụ huynh

cần lưu ý: khi trẻ bắt đầu tập đi, độ cong của chân sẽ dần tự điều chỉnh. Việc sử dụng các loại giày đặc biệt hay băng nẹp không giúp cho xương thẳng nhanh hay tốt hơn nếu để xương điều chỉnh tự nhiên. Phần lớn trẻ sẽ tự điều chỉnh thành công và có sự phát triển thể chất bình thường. Nếu bạn lo lắng hay nghi ngờ liệu chân con mình có thẳng dần không, bạn nên chụp hình chân trẻ mỗi 6 tháng thì sẽ nhận ra điều này rõ rệt. Ngược lại nếu chân trẻ ngày một cong hơn hay cong không cân xứng giữa 2 chân, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.Chân vòng kiềng dạng chữ x Khi sinh ra trẻ thường có chân vòng kiềng dạng vòng cung rồi chân sẽ dần thẳng lại khi trẻ được 18-20 tháng tuổi. Sau đó, chân trẻ có khuynh hướng biến thành dạng chữ X với 2 đầu gối chụm lại với nhau khi đứng thẳng. Đây là một quá trình phát triển bình thường và những người trưởng thành vẫn có đầu gối hơi chụm vào nhau ở những mức độ nhất định. Bạn sẽ nhận thấy điều này rõ khi trẻ được 3-4 tuổi. Sau 7 tuổi các đầu

gối thường thẳng trở lại và sự điều chỉnh này hoàn tất khi trẻ đến tuổi vị thành niên.Có cần xử trí gì không?Cũng như chân vòng kiềng dạng vòng cung, chân vòng kiềng dạng chữ X hiếm khi cần điều trị. Việc điều trị bằng nẹp chỉ áp dụng ở một số trường hợp biến dạng rất nặng hay không tự hồi phục và một lần nữa cần lưu ý, quý phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu chân biến dạng nặng lên sau 6 tháng hay chân cong không cân xứng giữa 2 chân ■

TẬT CHÂN VÒNG KIỀNG Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU

CẦN LƯU ÝBS Dư Minh TríBệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

Hình gấp chân của trẻ trong bào thai

Hình ảnh bàn chân hướng vào trong.

Những điều cần nhớ:Chân vòng kiềng bình thường có các đặc điểm:- Chiếm đa số- Thường cân đối- Trẻ dưới 2 tuổi thường có chân vòng kiềng dạng vòng cung và thường tự hết sau 3 tuổi- Chân vòng kiềng dạng chữ X thường gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi và thường tự hết sau 7 tuổi.Cần đưa trẻ đi khám nếu:- Biến dạng không cân đối giữa 2 chân.- Biến dạng không phù hợp với độ tuổi.- Biến dạng nặng lên hay không cải thiện mỗi 6 tháng.

Hình ảnh chân vòng kiềng qua các độ tuổi

8

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

Những nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻTrong lúc mang thai, nếu mẹ hoặc cha mắc phải một số bệnh tật, nhiễm một số độc chất, thì khi sanh con ra có thể sẽ có tật tim bẩm sinh.* Mẹ sanh con khi > 35 tuổi- Con có nguy cơ bị hội chứng Dowm (3 nhiễm sắc thể 21)- Khi con bị hội chứng Down, con sẽ có nguy cơ mang tật tim bẩm sinh 50%. Tật tim bẩm sinh thường gặp là thông liên nhĩ, kênh nhĩ thất, thông liên thất, tứ chứng Fallot.- Con có nguy cơ mắc một số tật do đột biến gen như hội chứng Pateau (3 nhiễm sắc thể 13), hội chứng Edward (3 nhiễm sắc thể 18), ... là những hội chứng thường kèm theo tật tim bẩm sinh.* Mẹ hoặc cha có tật tim bẩm sinh (TBS): khi sanh con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh, với tỷ lệ mẹ TBS, thai nguy cơ 1/5 - 1/20; cha TBS, thai nguy cơ 1/30. * Mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, sanh con sẽ có nguy cơ bị tim bẩm sinh. Mẹ bị nhiễm Rubella, con có nguy cơ mắc tật tim bẩm sinh là 50% (còn ống động mạch, hẹp động mạch phổi, hẹp động mạch chủ,...). Mẹ bị cúm, con có nguy cơ mắc tật tim bẩm sinh như hoán vị đại động mạch.* Mẹ có bệnh trong lúc mang thai- Mẹ bị tiểu đường, bệnh phenylketone niệu mà không ăn kiêng sanh con có khả năng mắc tật tứ chứng Fallot.- Mẹ bị bệnh Lupus đỏ, sanh con có thể bị rối loạn nhịp tim chậm (block nhĩ-thất hoàn toàn).* Mẹ nhiễm một số độc chất, hóa chất, tác nhân vật lý trong lúc mang thai - Thuốc trimethadione, paramethadione (con bị tứ chứng Fallot).- Ăn retionoic acids (vitamin A bị

oxy hoá) trong 3 tháng đầu thai kỳ (con bị tứ chứng Fallot).- Hút thuốc, uống rượu.- Hóa chất: thuốc trừ sâu, benzen vòng thơm.- Tia xạ.* Gia đình có mang gien di truyền một số bệnh rối loạn nhịp tim (Hội chứng QT dài, hội chứng Brugada): Con sanh ra sẽ có nguy cơ mắc các bệnh này có thể dẫn tới đột tử vì rối loạn nhịp tim.* Phòng ngừa con bị tim bẩm sinh- Nếu mẹ lớn tuổi, mang thai nên khám thai và tham vấn thai kỳ để được tư vấn tầm soát tiền sản: Tripple test, siêu âm bào thai, siêu âm tim bào thai, chọc ối thử các test di truyền.- Chủng ngừa cúm, sởi-quai bị-rubella trước khi mang thai 6 tháng.

xúc các hóa chất, tia xạ.- Hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa khi bị bệnh và cần sử dụng thuốc trong thai kỳ.- Gia đình có người đột tử vì bệnh tim, nên đưa con đi khám BS chuyên khoa tim mạch để tầm soát.Những bệnh tim mà trẻ có thể mắc phải* Bệnh thấp timTrẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp tim, dẫn tới nặng có thể suy tim, phù phổi và tử vong hoặc để lại di chứng hở, hẹp van tim.* Viêm cơ tim do siêu viKhi trẻ bị cúm (nhiễm siêu vi), một số trường hợp virus có thể theo đường máu vào tấn công cơ tim, gây viêm cơ tim dẫn tới: - Suy tim nặng, rối loạn nhịp tim

Thật sai lầm khi cho rằng những bệnh lý về tim mạch chỉ phổ biến ở người lớn hay người cao tuổi. Thực tế cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ em không hề “thua kém” so với người lớn. Tần số mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ là khoảng 8-10 trường hợp/1.000 trẻ sinh sống (nghĩa là, bình quân cứ 1.000 trẻ sinh ra còn sống thì có khoảng 8-10 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh). Trong số đó, có khoảng 1/2 số lượng mắc bệnh nặng; có một số ít trường hợp bệnh nhẹ, nên về sau khi trưởng thành mới phát hiện (bệnh tim bẩm sinh ở người lớn). Một số trường hợp quá nặng, thai nhi sẽ tử vong từ lúc còn trong bụng mẹ.

NHỮNG NGUY CƠ BỆNH TIM Ở TRẺ EM

- Tránh tiếp xúc nguồn lây (người bệnh) trong lúc mang thai.

- Điều trị các bệnh sẵn có như tiểu đường, lupus đỏ, phenylketone niệu cho ổn định trước khi mang thai. Tầm soát đường huyết trong thai kỳ.

- Không hút thuốc, uống rượu, tiếp

và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. - Chuyển thành bệnh cơ tim dãn nở, diễn tiến suy tim mạn, tử vong nếu không được ghép tim.* Viêm mủ màng ngoài timMột số trẻ bị nhiễm trùng da (nhọt, viêm mủ da), nhiễm trùng các vết

PGS.TS.BS Vũ Minh PhúcBV Nhi Đồng 1 TP.HCM

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 9

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

thương do trầy xước, rách da, nhiễm trùng răng miệng, viêm phổi không được điều trị đúng sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và vi trùng sẽ theo đó vào màng tim gây viêm, tràn mủ màng tim, gây khó thở, chẹn tim, sốc tim và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.* Viêm nội tâm mạch nhiễm trùngMột số trẻ bình thường và hầu hết trẻ có tật tim bẩm sinh khi mắc các bệnh nhiễm trùng (da, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, ...) mà không được điều trị đúng và sớm, vi trùng có thể xâm nhập vào máu về tim tạo thành các cục sùi mủ trong tim, áp xe cơ tim, van tim, làm hở van tim, thủng vách ngăn tim gây suy tim, rất nguy hiểm tới tính mạng.* Bệnh KawasakiHiện nay chưa rõ nguyên nhân, trẻ sốt cao, phát ban ở da, kết mạc mắt đỏ, môi khô đỏ, nứt, chảy máu, lưỡi đỏ như quả dâu tây, sưng phù bàn tay, bàn chân, sưng khớp, nổi hạch cổ, bong da đầu ngón tay, ngón chân, ho, tràn dịch màng phổi, tiêu chảy, viêm túi mật, tắc ruột, suy thận, viêm màng não, thực bào máu.1/4 trẻ bệnh có biến chứng viêm động mạch vành (là động mạch chính nuôi cơ tim), gây thuyên tắc mạch vành, phình mạch vành, dẫn

tới thiếu máu, nhồi máu cơ tim, gây suy tim và tử vong.Nếu phát hiện sớm và được điều trị sớm và đúng, có thể phòng ngừa được biến chứng thuyên tắc và dãn mạch vành.* Rối loạn nhịp tim mắc phảiNguyên nhân do- Ngộ độc thức ăn: trứng cóc, da cóc, cá nóc.- Ngộ độc thuốc.* Phòng ngừa bệnh tim mắc phải- Khi trẻ bị viêm họng, phải đi khám BS để được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian.- Khi trẻ bị cúm, phải theo dõi trẻ cẩn thận, khám bác sĩ để phát hiện sớm nếu có biến chứng.- Khi bị nhiễm trùng ngoài da, vết thương, ... không nên xem thường, phải khám và điều trị tại các cơ sở y tế để tránh biến chứng.- Khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ bệnh Kawasaki phải đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm trước 10 ngày bệnh.- Cẩn thận khi cho trẻ uống thuốc, phải theo toa bác sĩ. Các thuốc phải để tránh xa tầm với của trẻ.Không cho trẻ ăn những thức ăn lạ ■

Đoán bệnhVợ một người thợ may đến phòng khám của bác sĩ:“ Chồng tôi cảm thấy trong người không được khỏe nhưng rất ngại đến bác sĩ khám. Đây là lọ nước tiểu của anh ấy. Chồng tôi tin chắc rằng bác sĩ có thể đoán ra bệnh nhờ nó.Không vội trả lời, bác sĩ lấy một cái chai không và đi vào nhà vệ sinh. Một lát sau ông trở ra và đưa chai nước của mình cho người phụ nữ.“ Nếu với cái này chồng bà có thể cắt may bộ đồ vừa vặn thì tôi sẽ kê cho ông nhà 1 toa thuốc”.

Không cầnBác sĩ khoa nhi đang khám bệnh cho một cậu bé có tính khí khác thường.Bác sĩ: “Cháu có thể nói hết những gì mình muốn mà không cần phải lo sợ gì cả, tôi sẽ không nói lại với bất cứ ai”.“Nếu như vậy thì cháu đã có con chó Tô - tô của cháu rồi”, cậu bé trả lời.

Nguy hơnTrong nhà bảo sanh, để nhắc nhở trách nhiệm của các y tá, giám đốc bệnh viện cho dán một tờ giấy với nội dung...“Chính trong 5 phút đầu tiên của cuộc đời, con người gặp nhiều nguy cơ nhất”.Sáng hôm sau, phía dưới tờ giấy có thêm dòng chữ: “Sai. Chính trong 5 phút cuối cùng mới gặp nhiều nguy cơ hơn”.

Vui Cười …

10

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

BẢO VỆ “CỬA SỔ TÂM HỒN” VỪA ĐẸP, VỪA ĐÚNG CHUẨN

Khả năng loc tia cưc tím (UV) của kínhKính mát phải lọc được tia cực tím (Tia UV) để bảo vệ mắt là việc đầu tiên chúng ta quan tâm. Do tia cực tím gồm có: UVA, UVB và UVC. UVC có bước sóng 100-280 nm, thường được hấp thu bởi bầu khí quyển. Tia UVB có bước sóng 280-320 nm, UVA có bước sóng 320-400 nm.Tia UV thường được hấp thu bởi giác mạc và thủy tinh thể, thường gây tổn thương cho da và gây viêm giác mạc do ánh sáng (thường gặp ở người trượt tuyết, hoặc những người ra nắng lâu mà không được bảo vệ…), gây đục thủy tinh thể, là tác nhân gây xuất hiện và kích thích mộng thịt phát triển. Tia UV cũng có thể gây thoái hóa hoàng điểm (vùng trung tâm vong mạc

đó đồng tử có thể nở lớn hơn khi ra nắng mà không đeo kính mát, vì vậy có tác giả cho rằng khi này tia cực tím có thể đi vào mắt nhiều hơn.Muốn chọn kính mát có khả năng lọc tia cực tím, ta nên chọn loại kính mát có rõ nguồn gốc có

100%).Khả năng lọc tia cực tím của kính có thể được kiểm chứng bằng máy đo độ lọc tia. Ta có thể đo độ lọc tia bằng máy đo độ kính điện tử hoặc dùng máy chuyên biệt để đo độ lọc tia.Chon lưa màu sắc và độ sậm màu

giúp ta nhìn ro chi tiết của hình ảnh).

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời cường độ cao nhất là khi nắng gắt vào buổi trưa, nhưng cũng vẫn hiện diện ngay cả khi trời mát. Khi đeo kính mát do tác dụng làm giảm lượng ánh sáng vào mắt khi

tem chống hàng giả, kính mát có thương hiệu. Đối với loại kính mát thời trang và có thương hiệu nguồn gốc rõ ràng thường có ghi trên kính là UV 400 (tức là lọc tia UV đến bước sóng 400nm) hoặc Protection 100% (tức là lọc tới tia UVA - tia UV có bước sóng dài nhất - do đó bảo vệ mắt được

của kính mátKính mát phải sậm màu vừa đủ để tạo cảm giác thoải mái. Nếu ta chọn loại kính mát để đeo trong thành phố thì độ sậm của kính vừa đủ nghĩa là làm sao ta vừa đủ không thấy mắt ở trong gương. Lượng ánh sáng được lọc bởi kính là khoảng 75 - 85%. Còn loại kính mát sậm màu hơn thường dùng để đi biển hoặc lên vùng núi cao.Độ sậm màu của kính mát tùy tuộc vào mức độ lọc ánh sáng của kính. Kính mát thông thường lọc được từ 70 - 85% lượng ánh sáng (lượng ánh sáng truyền qua kính là 15 đến 30%). Khả năng lọc ánh sáng của kính giúp cho dịu mắt khi đi ra nắng. Nắng càng gắt càng cần kính sậm màu, còn đi đêm

Nắng nóng! Để tránh nắng và khói bụi khi đi ra đường nhiều người thường đeo kính mát. Nhưng khi chọn mua kính mát, điều khiến họ lo ngại hay tự hỏi “làm sao chọn cho mình 1 cặp kính mát vừa đẹp, phù hợp thời trang lại đảm bảo an toàn và đúng tiêu chuẩn”. Bài viết mong muốn gửi đến bạn đọc một số tiêu chí để chọn cho mình một cặp kính mát đúng đạt chất lượng, đúng tiêu chuẩn an toàn mà một người bình thường, khi mua kính cũng có thể nhận biết được.

ThS. Trần Hoài LongBV. Mắt TP.HCM

(Ảnh: vcmedia.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 11

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

tật khúc xạ. Tròng kính mát bằng chất liệu nhựa cũng cần có lớp phủ chống trầy để tăng tuổi thọ của tròng.Chon kính có tác dung chống lóa, kính phân cưcThường chúng ta không biết rằng kính mát có thể có một lớp lọc phân cực để làm giảm lượng ánh sáng chói từ các bề mặt ví

dụ: mặt nước, hoặc mặt đường nhựa. Loại kính mát có lớp lọc phân cực (Polarized) sẽ giúp cho những người lái xe hoặc đi câu cá hoặc vận động viên xe đạp đỡ bị chói mắt do phản xạ của ánh sáng từ mặt đường hoặc mặt nước.Kính mát loại này thường gắn tem “Polarized”. Để kiểm chứng điều này ta có thể nhìn qua tròng kính vào màn hình máy tính hoặc điện thoại sau đó xoay kính. Nếu có một vị trí làm ánh sáng yếu đi hoặc tối hẳn tức là kính mát có phân cực và lúc đó ánh sáng từ màn hình sẽ bị cản lại hoàn toàn do đó ta sẽ thấy tối đi.Độ rộng, kích thước và hình dạng của kính

hoặc khi ánh sáng yếu thì ta cần loại kính mát nhạt màu hơn. Ta cũng có thể đeo kính đổi màu vì loại này càng ra nắng lâu và lượng tia UV càng nhiều thì kính càng sậm màu và khi hết nắng hoặc không có tia cực tím kính sẽ nhạt màu đi và trở nên trong suốt. Loại kính này còn có lợi điểm là có thể điều chỉnh được tật khúc xạ. Về màu sắc của kính ta nên chọn màu xám (thường gọi là màu khói) và màu nâu (thường gọi là màu trà). Vì 2 màu này thường không ảnh hưởng nhiều đến cảm nhận màu sắc của mắt.Tính chất quang hoc và chất liệu của tròng kính Nghĩa là tròng của kính mát phải đạt chất lượng quang học, khi nhìn qua kính cảnh vật xung quanh không bị mờ, biến dạng hay gợn sóng. Kính mát điều chỉnh tật khúc xạ (dùng cho người có tật khúc xạ). Có thể sử dụng tròng nhựa theo chuẩn quang học của tròng kính, có độ khúc xạ điều chỉnh phù hợp (ví dụ: độ cận độ loạn và trục loạn thị đúng theo tật khúc xạ của người đeo). Sau đó tròng kính sẽ được xử lý lọc tia UV và nhuộm màu. Tròng kính mát được làm bằng 2 chất liệu chính là: thủy tinh và nhựa. Tuy nhiên do tròng thủy tinh dễ vỡ và nặng hơn do đó tròng nhựa ngày càng phổ biến.Ngoài các tròng nhựa được nhuộm màu và nhuộm lọc tia UV để làm kính mát thời trang, thì một số chất liệu tròng kính khác có khả năng lọc tia cực tím rất tốt:• Tròng đổi màu (loại bằng nhựa phổ biến hơn thủy tinh): có ưu điểm là có thể thay đổi độ đậm nhạt tùy theo mức độ tia UV và thời gian ở lâu ngoài nắng. Ngoài ra kính còn có thể mang độ điều chỉnh tật khúc xạ của mắt.• Chất liệu Polycarbonate. Chất liệu này có đặc tính rất dai khó vỡ phù hợp với loại kính mát dạng bắt ốc và có thể điều chỉnh được

Ta nên chọn gọng kính mát có độ rộng vừa phải, khi đeo phải ôm khít lấy gương mặt không bị tụt khi ta cúi đầu xuống. Nếu gọng đã vừa nhưng còn bị cấn hoặc tuột ra ta có thể yêu cầu chỉnh lại gọng kính sao cho vừa khít, không gây cấn đau hoặc gọng bị tuột ra.Ta có thể chọn loại kính mát có độ cong nhiều ôm sát lấy gương mặt

giúp ngăn được những tia sáng xiên nhằm bảo vệ mắt tốt hơn. Loại kính mát phù hợp với người không có tật khúc xạ tuy nhiên có thể hơi khó để lắp kính độ vào trong trường hợp người đeo có tật khúc xạ ■

Kinh mát phân cực giup hạn chế những phản xạ bề măt

(Ảnh: image003.jpg)

12

Tieán boä y hoïc

Thời gian qua, trong lĩnh vực nhi khoa chuyên sâu của y tế TP.HCM đã có bước đột phá giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm di chứng của trẻ trong giai đoạn chu sinh. Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu triển khai kỹ thuật làm lạnh từ tháng 12/2011, với tổng cộng 16 ca, trong đó có 14/16 ca xuất viện, không biến chứng trong quá trình làm lạnh, số còn lại tuy không hồi phục như trẻ bình thường nhưng có giảm di chứng.Nguy cơ trẻ sơ sinh dễ tổn thương não do thiếu oxyBệnh não sơ sinh thiếu oxy thiếu máu cục bộ (HIE) là một trong ba nguyên nhân gây tử vong và di chứng hàng đầu ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 23% trong tổng số trên 4 triệu tử vong sơ sinh mỗi năm trên

toàn thế giới. Hiện nay, ở các nước phát triển Âu Mỹ dù với những tiến bộ trong chăm sóc trước và sau sanh, điều kiện trang thiết bị, nhân lực đầy đủ nhưng tỉ lệ ngạt vẫn còn khoảng 2 /1000 trẻ sanh sống, trong khi ở các nươc đang phát triển tỉ lệ này cao hơn (khoảng 3 - 5 /1000).Quá trình chuyển dạ và sanh là giai đoạn trẻ thay đổi môi trường sống từ trong tử cung ra thế giới bên ngoài, là giai đoạn nhiều nguy cơ trẻ bị tổn thương não do thiếu oxy, nguyên nhân có thể do bệnh lý của mẹ hoặc con, bất thường trước hoặc trong quá trình chuyển dạ, hỗ trợ hồi sức trẻ sau sanh… Hậu quả dẫn đến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng não như là chậm phát triển tâm thần vận động, động kinh, bại não … với tỉ lệ 25 -75% ở nhóm ngạt

mức độ trung bình đến nặng, trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Bước đột phá làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinhTrước kia vấn đề điều trị trẻ sanh ngạt không có biện pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trẻ được hỗ trợ về hô hấp với oxy, máy thở; hỗ trợ về tim mạch bằng thuốc, an thần chống co giật, dinh dưỡng trẻ qua đường tĩnh mạch… các tổn thương thiếu oxy ở các cơ quan như tim, gan, thận có thể phục hồi, tuy nhiên tổn thương não là không thể. Từ năm 2002 – 2005 các nghiên cứu ứng dụng hạ thân nhiệt đa trung tâm, đa quốc gia đã bắt đầu được thực hiện ở Mỹ, Châu Âu và Úc… cho đến nay đã chứng minh có hiệu quả trong điều trị trẻ sanh ngạt giảm tử vong, giảm di chứng khoảng 15%. Làm lạnh toàn thân là đưa nhiệt độ trẻ về 33 – 340C trong 72 giờ liên tục giúp giảm số lượng tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn do phù não, giúp cải thiện tiên lượng lâu dài cho trẻ. Tuy nhiên biện pháp này cần được áp dụng sớm cho trẻ ngay sau sanh, trước 6 giờ tuổi mới có hiệu quả và trẻ cần được điều trị tại các trung tâm sơ sinh chuyên sâu để theo dõi sát sao trong thời gian điều trị để hỗ trợ trẻ về hô hấp và tuần hoàn kịp thời. Sau 72 giờ trẻ sẽ được làm ấm từ từ để đưa về nhiệt độ bình thường, trẻ tiếp tục được điều trị theo dõi đến xuất viện và cần tái khám mỗi 2 - 3 tháng đến 18 tháng tuối để theo dõi về phát triển tâm thần vận động kết hợp với vật lý trị liệu để có kết quả tốt.Từ thực hiện hiệu quả kỹ thuật này, phần lớn các ca xuất viện không biến chứng trong quá trình làm lạnh. Qua theo dõi ban đầu, một số bé phát triển tốt, một số bé tuy không hồi phục như trẻ bình thường nhưng có giảm di chứng.(Nguồn: tư liệu của BS Cam Ngọc Phượng, Trưởng Khoa Hồi sức sơ sinh, BV Nhi Đồng 1)

KỸ THUẬT LÀM LẠNH TOÀN THÂN: BƯỚC TIẾN

MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH TỔN

THƯƠNG NÃO DO THIẾU OxY

Theo dõi, chăm sóc trẻ trong quá trình thực hiện kỹ thuật làm lạnh.

Một trường hợp trẻ khỏe mạnh sau điều trị bằng kỹ thuật làm lạnh toàn thân.

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 13

Phoøng ngöøa beänh maïn tính khoâng laây

Chủ đề chinh được Liên đoàn Tăng huyết áp thế giới đưa ra cho Ngày Tăng huyết áp Thế giới năm 2013 (17/05/2013) là “Nhịp tim khỏe mạnh, huyết áp ổn định ” nhằm kêu gọi cộng đồng nâng cao hơn nữa ý thức kiểm soát tốt số đo huyết áp của bản thân và chú ý phòng ngừa biến chứng rung nhĩ – loạn nhịp tim, một biến chứng tim mạch rất thường gặp của bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là ở người lớn tuổi.Bệnh Tăng huyết áp (THA) về lâu dài sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể, có thể khiến người bệnh bị tàn tật hoặc tử vong. Nhiều khảo sát đã cho thấy với mỗi mức huyết áp (HA) tâm thu tăng lên 20mmHg và HA tâm trương tăng lên 10mmHg thì nguy cơ các biến chứng tim mạch sẽ tăng lên gấp đôi. Các biến chứng thường gặp nhất của THA là: các biến chứng về tim (cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…); các biến chứng về mạch máu (phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi); các biến chứng về não (xuất huyết não, nhũn não, bệnh não do THA…)... Số trường hợp tử vong do chính bệnh THA và các biến chứng của bệnh (nhất là biến chứng tim mạch) rất cao, vì thế THA được mệnh danh là “Kẻ giết người số một”.THA còn được mệnh danh là “Kẻ giết người thầm lăng” vì THA tiến triển rất trầm lặng, đa số các người bệnh THA thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Nhiều trường hợp, người bệnh có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì tiếp liền ngay sau đó đã kết thúc cuộc sống do biến chứng xuất huyết não nặng nề. Mặt khác, tuyệt đại bộ phận (khoảng 90%) người bị THA không rõ nguyên nhân (còn

gọi là THA nguyên phát). Chỉ một số nhỏ trường hợp ( khoảng <10%) bị THA có biết được nguyên nhân (tức là do hậu quả của một số bệnh lý khác). Do đó, những biểu hiện, triệu chứng thể hiện bệnh THA thường không đặc hiệu và người bệnh có thể không thấy có gì khác biệt so với người bình thường.Vì vậy, kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, nhất là ở những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch là hết sức cần thiết và quan trọng.Ở người bình thường lúc nghỉ nhịp tim ở trong khoảng 60 – 80 lần/phút. Khi nhịp tim < 60 lần/phút thì được coi là nhịp tim chậm và khi nhịp tim > 90 lần/phút thì được coi là nhịp tim nhanh. Khi nhịp tim quá chậm sẽ không cung cấp đủ máu cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não và tim, khiến bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí bị ngất… Khi nhịp tim quá nhanh thì lượng máu mà tim nhận về từ hệ tĩnh mạch và lượng máu tim tống vào các động mạch bị giảm sút. Khi nhịp tim nhanh, kéo dài, chức năng tim sẽ bị suy giảm, dần dà sẽ xuất hiện các biểu hiện của suy tim.Nhịp tim của người bình thường là một nhịp xoang đều. Khi nhịp tim

không đều bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực, khó thở… và dần dần sẽ dẫn đến suy tim.Do đó, hàng năm mỗi người trong chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm và xử lý thích hợp những bất thường về nhịp tim.(Theo Thông cáo báo chí của Chương trình Quốc gia phòng chống Tăng huyết áp)

NHỊP TIM KHỎE MẠNH, HUYẾT ÁP ỔN ĐỊNH

Một số điểm cần lưu ý - THA rất dễ phát hiện bằng một biện pháp khá đơn giản, không tốn kém, không gây đau đớn: Đo huyết áp.- Việc điều chỉnh và thay đổi lối sống để có một lối sống hợp lý, an toàn là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng, chống bệnh THA.- THA là một bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị để giảm tối đa nguy cơ dài hạn bị các biến chứng và tử vong cho người bệnh.- Việc điều trị THA cần phải được thực hiện một cách liên tục và lâu dài theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

(Ảnh: huyetap.net.jpg)

14

Lieäu phaùp ñoâng y

Cơ thể của chúng ta thật là kỳ diệu. Có nhiều điều kỳ diệu từ cơ thể con người cho đến nay khoa học vẫn chưa khám phá được hết. Tuy nhiên như chúng ta biết, cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh và được tạo hóa trang bị cho mỗi con người có một nhà máy sản xuất các thuốc nội sinh hoàn chỉnh để chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài và trong cơ thể, chất nào thiếu sẽ được sản xuất và chất thừa sẽ được đào thải, để giữ cơ thể được hoạt động bình thường, nhờ vậy tạo được thế cân bằng trong trạng thái động đang diễn ra hàng giây, hàng phút. Duy trì sự cân bằng nội môi để thích nghi với sự thay đổi của ngoại giới (môi trường bên ngoài), đó là sự quân bình giữa: nóng-lạnh; yếu tố gây viêm-yếu tố kháng viêm; hưng phấn-ức chế; chủ động-thụ động; bài tiết-hấp thu; co thắt-giãn nở; đồng hóa-dị hóa; acid hóa-kiềm hóa…Khi nào cơ thể cần viện trợ bởi các thuốc từ bên ngoàiKhi nhà máy sản xuất thuốc nội sinh không thể bảo đảm được vai trò giữ cân bằng giữa các trạng thái đối lập trên, hoặc khi cơ thể bị nhiễm độc (do bản thân người bệnh không có lối sống hợp lý, hay do yếu tố môi trường quá khắc nghiệt) và cơ thể sẽ rơi vào tình trạng bệnh lý, đặc biệt khi cơ thể

già đi, nhà máy sẽ giảm khả năng điều hành tốt, nguyên liệu không còn phong phú, khả năng thích nghi kém dần, lúc này cơ thể cần thuốc của các công ty thuốc.Gan – thận phải cầu cứu, phải chăng vì “viện trợ” vượt quá mức nhu cầu thực sự của cơ thể Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng, đồng nghĩa với tỉ lệ người mắc từ 2 loại bệnh lý trở lên cũng ngày càng nhiều, các bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng tăng như: viêm – thoái hoá khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân – béo phì, gout… Và vì thế nhu cầu sử dụng cùng một lúc trên 2, 3 loại thậm chí 10 loại thuốc là rất thường gặp. Sự tương tác thuốc và phản ứng ngoại ý trên hai cơ quan trọng yếu: gan, thận là điều không thể tránh khỏi. Nhân hai người bệnh được chẩn đoán là Thoái hóa khớp gối, hai toa thuốc được sử dụng liên tiếp trong 3 tháng. Rõ ràng hiệu quả giảm đau được người bệnh hài lòng, nhưng sau đó phù chân, tiểu ít, không ăn

được, người bệnh phải ngừng thuốc và cầu cứu phương pháp điều trị khác.Nếu bệnh nhân có từ 2 bệnh trở lên, số thuốc từ ngoài vào sẽ tăng gấp đôi, gấp ba… và điều gì sẽ xảy

ra khi người bệnh phải uống 10 loại thuốc trong ngày. Tình trạng này kéo dài gây nhiễm độc cho cơ thể và nhà máy sản xuất thuốc nội sinh sẽ trở nên chay lười, không

hoạt động nữa và ngày nào đó sẽ tự thông báo “giải thể”. Chung ta làm gì để cứu giup lấy gan và thận• Thầy thuốc: cân nhắc và đánh giá thận trọng tình trạng người bệnh trước khi quyết định cho thuốc, kết hợp biện pháp không dùng thuốc trước hoặc song song với dùng thuốc, nhằm hạn chế số lượng thuốc phải sử dụng cùng một lúc, đặc biệt là thuốc có độc tính trên gan và thận. • Người bệnh: thay đổi lối sống (tập luyện, chọn thức ăn phù hợp), hạn chế rượu bia, thuốc lá, khi sử dụng thuốc nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu khác thường, cần ngưng ngay và báo cho thầy thuốc biết. Lưu ý, không tự mua thuốc để tự điều trị cho mình. Cần thực hiện lối sống hợp lý để duy trì tốt hoạt động của gan, thận- Tập thể dục đều đặn: dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền… nhằm duy trì và bảo tồn khả năng sản xuất thuốc của cơ thể cũng như tăng khả năng thải độc qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu.- Ăn hợp lý: hạn chế muối, đường, nhiều thực vật hơn động vật.- Khi cần thiết bổ sung các loại thực vật vừa là rau vừa là thuốc có tác dụng bảo vệ gan, thận: rau má, râu mèo, râu bắp, nhân trần, chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu), Artichaud, cần tây, bồ ngót, nghệ…- Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của thầy thuốc ■

LỜI KÊU CỨU CỦA LÁ GAN VÀ THẬNBS Trần Văn Năm Viện Y Dược Học Dân Tộc

(Ảnh: blogspot.com.JPG)

(Ảnh: wendysyoga.com.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 15

Sô cöùu taïi nhaø

Những người bị tổn thương, giẫm phải hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm, vật sắc nhọn... phản ứng ban đầu là nặn, bóp máu từ vết thương đó với mong muốn loại bỏ lượng máu “độc” chứa vi khuẩn hoặc virút HIV (nếu có nghi ngờ) ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này lại có tác dụng ngược, việc nặn, bóp ở vùng da bị tổn thương sẽ kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình xâm nhập của vi khuẩn, virút HIV (nếu có).

Có phải khi bị gãy xương, nếu không biết sơ cứu sẽ để lại những hậu quả khôn lường, thậm chí tử vong do sốc. Do đó cần sơ cứu tốt để tránh những di chứng nặng nề cho nạn nhân.Trong lao động, sinh hoạt có những tai nạn bất ngờ gây gãy xương. Sau khi bị chấn thương, hoặc bị tai nạn, tại nơi gãy thấy xuất hiện sưng nề, bầm tím, quan sát kỹ có thể thấy chi gãy bị lệch so với tư thế thông thường, lấy dây đo thì thấy chi bị gãy ngắn hơn chi bên lành. Khi ấn vào chỗ nghi là gãy xương, bệnh nhân bị đau nhói, không chịu được. Đối với các trường hợp gãy các xương lớn như xương đùi, xương chậu, bệnh nhân rất dễ bị sốc do mất máu và đau. Khi xương bị gãy, điều quan trọng nhất là phải làm cho xương bị gãy ở tư thế bất động trước khi được chuyển đến cơ sở y tế để bác sĩ xử lý. Đồng thời với việc bất động tốt, phải cho bệnh nhân

Hành vi sơ cứu đúng nhất là để máu tự động chảy dưới vòi nước chừng 5-10 phút. Nếu có thể nên

dùng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để tầm soát việc viêm nhiễm hoặc làm các thủ tục thăm khám, xét

nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV (nếu có). Trong lúc này bệnh nhân cần phải bình tĩnh để ghi nhận những đặc tính: vật gì gây thương tích, có máu hay không, vật nằm ở vị trí nào. Những thông tin này sẽ giúp các

uống thuốc giảm đau trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Đối với các trường hợp gãy cổ hoặc gãy lưng phải cực kỳ thận trọng khi di chuyển. Hãy cố gắng không thay đổi tư thế bệnh nhân cho tới khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ. Các trường hợp gãy cột sống nếu không được bất động tốt, vận chuyển không nhẹ nhàng, đúng cách sẽ rất dễ làm tổn thương tủy sống gây liệt, hoặc tử vong. Trong thực tế, có nhiều trường

nhân viên y tế có hướng điều trị tiếp theo. Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân được kiểm tra xét nghiệm virus HIV, điều trị dự phòng một số bệnh truyền nhiễm khác như: uốn ván, viêm gan B, viêm gan C... Thông thường, bệnh nhân được theo dõi và điều trị ngoại trú, được kiểm tra, xét nghiệm từ những ngày đầu.Trong trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm HIV - Bệnh nhân sẽ được kiểm tra định kỳ vào 4-6 tuần, 3 tháng, 6 tháng.- Để xác định chính xác bệnh nhân có nhiễm HIV hay không, phải đợi kết quả kiểm tra sau 6 tháng.Lưu ý: Khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, mọi người nên thận trọng trong mọi công việc thu gom rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương.(Trích theo Vnexpress.net)

hợp gãy xương nhưng do bất động không tốt, xương gãy đã làm tổn thương cơ, mạch máu, thần kinh tại nơi gãy khiến bệnh nhân bị đau, dẫn tới sốc và tử vong trên đường đưa bệnh

nhân tới bệnh viện. Vì vậy, vấn đề sơ cứu và bất động tốt đối với các trường hợp gãy xương là hết sức quan trọng, tránh cho bệnh nhân bị tổn thương thêm và giúp xương nhanh liền khi điều trị.

(Theo website suckhoedoisong.vn)

LÀM GÌ KHI BỊ KIM TIÊM ĐÂM

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ GÃY xƯƠNG

(Ảnh: bernardinai.lt.jpg)

(Ảnh: ligorilaw.com.png)

16

Söû duïng thuoác ñuùng

Hiện nay, có một số phụ nữ nghe nói đến việc dùng thuốc chứa hormon sinh dục nữ estrogen ở phụ nữ mãn kinh giúp sửa chữa rối loạn và hiểu lầm là thuốc loại này làm cho tươi trẻ, duy trì mãi nét xuân thì, nên tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Đây là việc làm sai. Bổ sung

Những lưu ý khi sử dụng “Liệu pháp hormon thay thế”Liệu pháp hormon thay thế (hormone replacement therapy, viết tắt HRT) là chế độ điều trị bằng thuốc ở người phụ nữ để sửa chữa các rối loạn do mãn kinh gây ra.Mãn kinh hay nói nôm na “hết kinh

chuyên khoa sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc là dẫn chất estrogen, thường kết hợp thêm dẫn chất progesteron hay còn gọi progestin (progestin và estrogen là 2 hormon nữ giúp người phụ nữ có kinh nguyệt và thụ thai) nhằm bổ sung sự thiếu hụt mà cơ thể không thích ứng được và bị rối loạn.Liệu pháp hormon thay thế còn được dùng để điều trị chứng giảm estrogen huyết liên quan đến suy buồng trứng tiên phát hoặc do cắt

KHÔNG TỰ Ý DÙNG NỘI TIẾT ESTROGEN

BỪA BÃIPGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức Đại học Y Dược – TPHCM

estrogen (và cả progesteron) còn gọi là “liệu pháp hormon thay thế” phải được bác sĩ khám và chỉ định thuốc, nếu các chị em tự ý dùng là rất nguy hiểm.

nguyệt” là thời kỳ người phụ nữ chấm dứt việc có kinh. Bắt đầu từ tuổi 45 trở lên, hoạt động nội tiết của buồng trứng người phụ nữ bắt đầu bị rối loạn, sau đó ngưng hoạt

động ở tuổi 50 hoặc hơn (có thể đến 55). Sự rối loạn thể hiện ở chỗ buồng trứng teo dần không còn khả năng tiết ra estrogen, đặc biệt là estradiol. Chính sự giảm dần, thiếu hụt hormon giới tính này đã ảnh hưởng đến nhiều cơ quan “đích”, dẫn đến các rối loạn như: rối loạn vận mạch làm bừng bốc hỏa, âm hộ âm đạo teo làm giao hợp đau, rối loạn trầm cảm, dễ mắc hai chứng loãng xương và tăng mỡ trong máu v.v...Với liệu pháp hormon thay thế, bác sĩ

bỏ tử cung. Trong trường hợp này, có thể dùng thuốc chỉ có estrogen. Còn trong trường hợp người phụ nữ còn tử cung bị rối loạn mãn kinh, nên dùng thuốc phối hợp estrogen và progestin để giảm nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Liệu pháp hormon thay thế đã được chứng minh có thể cải thiện đáng kể hội chứng hậu mãn kinh, giảm nguy cơ gãy xương (thường có gãy cổ xương đùi và xương quay cánh tay) do loãng xương, giảm rõ rệt hiện tượng teo và viêm teo của đường tiết niệu. Tuy nhiên, lợi ích của liệu pháp được công nhận trước đây là làm giảm tần suất và tính nghiêm trọng của bệnh lý tim mạch, đến nay đã có các công trình nghiên cứu xem xét lại.Khuyến cáo cần thiết khi sử dụng thuốc nội tiết phối hợpỞ Mỹ, Tổ chức Hành động vì Sức khoẻ phụ nữ (The Women’s Health Initiative), với sự giúp đỡ của Viện Sức khỏe Quốc gia, Mỹ (National Institute of Health) đã tiến hành

Thuốc nội tiết là thuốc có chứa hormon (còn gọi nội tiết tố, trước đây là kích thích tố). Hormon là những chất sinh học được bài tiết bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể rồi máu chuyên chở đến các cơ quan để điều hòa hoạt động của các cơ quan này. Có nhiều loại hormon và người ta dùng liệu pháp hormon là dùng thuốc nội tiết nhằm bổ khuyết sự thiếu hormon ở người bệnh. Riêng người phụ nữ ngoài những hormon giống như người nam, có hai hormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron (nam chỉ có một hormon sinh dục nam là testosteron). Người phụ nữ thường bị những rối loạn đưa đến thiếu hormon sinh dục nữ và phải dùng liệu pháp sử dụng thuốc nội tiết thay thế. Việc dùng thuốc loại này phải rất thận trọng, thế mà dùng thuốc tùy tiện vẫn xảy ra đưa đến những hậu quả rất đáng tiếc. Xin có đôi điều bàn về chuyện này.

(Ảnh: thanvuong.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 17

Söû duïng thuoác ñuùng

thực hiện hai công trình nghiên cứu lớn đánh giá việc sử dụng thuốc phối hợp estrogen và progestin để ngừa bệnh tim mạch và chứng sút giảm trí nhớ ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Kết quả đáng buồn là liệu pháp hormon thay thế lại làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối, ung thư vú và không ngừa được sự sút giảm trí nhớ, trái lại làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ở phụ nữ trên 65 tuổi.Chính vì vậy, đã có khuyến cáo

tuyến vú, xét nghiệm đo lipid máu v.v...Khi cho sử dụng liệu pháp hormon thay thế, bác sĩ còn lưu ý thêm:- Chống chỉ định tức không được dùng liệu pháp hormon thay thế ở phụ nữ nghi ngờ có thai, chảy máu bất thường âm đạo, có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hay bị huyết khối, có bệnh về gan.- Liều dùng thông thường trong liệu pháp hormon thay thế là 0,625mg estrogen kết hợp (conjugated

hợp, mặc dù có chứa estrogen và progestin, nhưng loại và liều của 2 dược chất này trong thuốc ngừa thai có khác, nên không thể xem là liệu pháp hormone thay thế. Hơn nữa, đối tượng dùng thuốc ngừa thai là phụ nữ trẻ sẽ có thể trạng khác với phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, vì thuốc có chứa estrogen nên người phụ nữ dùng thuốc ngừa thai cần ghi nhận nguy cơ bị huyết khối, các bệnh lý tim mạch, sỏi mật. Nguy cơ có cao hơn đối với phụ nữ

KHÔNG TỰ Ý DÙNG NỘI TIẾT ESTROGEN

BỪA BÃInhư sau: - Không chỉ định cho phụ nữ mãn kinh dùng thuốc phối hợp estrogen và progestin để bảo vệ tim mạch, ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ngừa suy giảm trí nhớ.- Liệu pháp hormon thay thế chứng tỏ hiệu quả điều trị cơn bốc hỏa và chứng teo âm hộ – âm đạo. Lưu ý dùng thuốc ở liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn. Đối với chứng teo âm hộ – âm đạo, nên lưu ý sử dụng thuốc cho tác dụng tại chỗ (tức dạng kem bôi như biệt dược Estrogel) thay cho thuốc uống nếu được.- Về việc phòng ngừa chứng loãng xương, chỉ sử dụng liệu pháp hormon thay thế cho phụ nữ có nguy cơ rõ rệt về rối loạn này, nếu cần nên chọn trị liệu bằng thuốc thuộc nhóm bisphosphonates (như alendronate, risedronate…) hoặc thuốc điều hoà thụ thể chọn lọc estrogen (raloxifene).- Khi dùng liệu pháp hormon thay thế, các bác sĩ chuyên khoa nên khám lâm sàng toàn diện với làm phiến đồ âm đạo, cổ tử cung, chụp

estrogens) phối hợp với 2,5 mg medroxyprogesteron (progestin), đây cũng là liều được dùng trong hai nghiên cứu kể trên. Hiện nay có khuyến cáo các nhà sản xuất dược phẩm nghiên cứu dùng liều thấp nhất của sản phẩm có hiệu quả để ghi nhãn mới. Vì vậy, bác sĩ khi đã cân nhắc cho sử dụng, sẽ cho dùng với liều thấp nhất.- Ngoài tác dụng phụ thuộc loại hiếm nhưng nghiêm trọng mới được ghi nhận: ung thư vú, ung thư tử cung, gây huyết khối, nhồi máu cơ tim, dùng thuốc chứa estrogen còn có thể gây những tác dụng phụ như nhức đầu, đau vú, nôn, rụng tóc, chảy máu âm đạo bất thường...- Đối với thuốc ngừa thai phối

hút thuốc là bị tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholestorol máu, vì vậy với những đối tượng này, bác sĩ cần cân nhắc khi cho dùng thuốc ngừa thai.Như vậy, ta thấy việc dùng liệu pháp hormon thay thế, trong đó có việc bổ sung estrogen là không đơn giản, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và sự cập nhật thông tin thường xuyên. Xin các chị em đừng vì nghe lời đồn đại là dùng thuốc estrogen để trẻ mãi không già, rồi tự ý mua thuốc về dùng một cách tùy tiện, dùng sai rất nguy hiểm. Thuốc có nguồn gốc hormon nói chung, trong đó có estrogen phải để bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng ■

(Ảnh: alobacsi.vn.jpg)

18

Baùc syõ gia ñình

Bệnh nhân được chủ động chọn ngày, giờ khám, được làm các xét nghiệm chẩn đoán trước. Bệnh nhân đến chỉ việc ngồi vào bàn khám vì hồ sơ có sẵn, bác sĩ chờ sẵn. “Tôi đang nằm thì ngồi dậy, người choáng, quay cuồng như động đất. Có làm sao không bác sĩ?”- bệnh nhân Nguyễn Văn Chờ (59 tuổi, quận Gò Vấp) đã lo lắng. “Trước khi ngồi dậy, bác vận động tay chân trước đã chứ bác đang nằm mà ngồi dậy đột ngột, máu không điều chỉnh kịp rất dễ bị té ngã. Khi ngồi dậy, bác phải chống tay…”-BS Lê Thị Quyên tại phòng khám Bác sĩ gia đình (BSGĐ), Bệnh viện Quận 10 nhẹ nhàng tư vấn.Yên tâm vì được theo dõi bệnh liên tuc, không phải chờ đợi lâu! Bệnh nhân Chờ cho biết ông bị tiểu đường, cao huyết áp từ ba năm qua, đi khám nhiều bác sĩ, uống thuốc mỗi người một khác nhưng không đỡ và ông bị tháo khớp ngón chân cái bên trái do biến chứng. Nghe bạn bè giới thiệu, ông từ quận Gò Vấp chuyển xuống phòng khám BSGĐ của BV quận 10 hơn một năm qua. Bệnh trạng của ông do BS Quyên theo dõi. “Không phải khám ở đây mà khen. Thật sự là có bác sĩ theo doi xuyên suốt tôi rất an tâm, có gì tôi hỏi đó, bác sĩ hướng dẫn tận tình, uống thuốc thì giảm nhiều” -

ông Chờ chia sẻ.Được thành lập từ tháng 10-2012, đến nay phòng khám BSGĐ BV quận 10 có năm bàn khám và 22 bác sĩ phụ trách luân phiên. Phòng khám có quầy thuốc, có labo xét nghiệm, siêu âm, điện tim riêng. Hiện phòng khám tiếp nhận 200-300 bệnh nhân/ngày. Thời gian khám, tư vấn trung bình là 15 phút, tùy bệnh nhân mới, cũ, nặng hay

nhẹ… “Phòng khám BSGĐ tăng chủ động cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Điều dưỡng sẽ sắp xếp giờ khám cho bệnh nhân; bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm, siêu âm trước ngày khám. Đến trước giờ bệnh nhân khám, điều dưỡng sẽ lục hồ sơ để sẵn, bệnh nhân đến sẽ khám liền. Tất cả giờ giấc khám là theo nguyện vọng của bệnh nhân” - BS Lê Thanh Tùng, Phó Giám đốc BV quận 10, nói. Cũng theo BS Tùng, với bệnh nhân bị bệnh nặng thì chuyển xuống chuyên khoa của BV hoặc chuyển tuyến trên (BV 115) ngay gần đó. Khi bệnh nhân lên tuyến trên, họ sẽ có một bệnh án tóm tắt bao gồm dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm, thuốc đã dùng, tình trạng chuyển viện… Khi bệnh nhân xuất viện thì phòng Chỉ đạo tuyến BV 115 sẽ cung cấp những hồ sơ liên quan đến bệnh nhân về lại cho phòng khám BSGĐ theo dõi. “Bệnh nhân được hưởng mọi chế độ của BHYT. Tuy nhiên, khám bệnh thì bệnh nhân phải đóng tiền dịch vụ là 28.000 đồng (BHYT chi trả 2.000 đồng). Mọi xét nghiệm, siêu âm, tiền thuốc thì đồng chi trả theo từng đối tượng” - BS Tùng giải thích. Ngoài phòng khám BSGĐ tại BV, quận

BÁC SĨ GIA ĐÌNH: YÊN TÂM VÌ ĐƯỢC THEO

DÕI BỆNH LIÊN TỤC

10 cũng vừa triển khai phòng khám BSGĐ tại bảy trạm y tế phường. Đã có bảy bác sĩ của bảy phường này đang học BSGĐ, chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Các bác sĩ sẽ học thêm thực hành tại BV quận 10 hai tháng về nghiệp vụ và chính sách BHYT. Khi BSGĐ trạm y tế phường đi vào hoạt động, BV quận 10 sẽ vận động người dân ở phường nào về khám tại phường đó. “BSGĐ làm dù có tốt nhưng về chính sách BHYT nắm không rõ dẫn đến sai sót cũng sẽ làm bệnh nhân không tin tưởng. Do đó, có thể bệnh nhân sau khi khám ở trạm y tế sẽ lãnh thuốc tại BV quận 10” - BS Tùng cho biết thêm. BSGĐ không phải đến từng gia đìnhTheo đề án BSGĐ được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phê duyệt vào ngày 22-3-2013, từ năm 2013 đến 2015, TP.HCM thành lập tối thiểu 30 phòng khám BSGĐ hoạt động của BSGĐ không phải là đến gia đình chữa bệnh mà cung ứng dịch vụ chăm sóc toàn diện, lồng ghép, liên tục và toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh. Tham vấn, vận động lối sống lành mạnh, loại bỏ hành vi nguy cơ cao đối với bệnh tật nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc tự bảo vệ sức khỏe… BSGĐ sẽ được triển khai xuống tận tuyến phường/xã, phòng mạch tư. Đây là bác sĩ đa khoa thực hành, có chuẩn nhất định và là bác sĩ giỏi để xử lý tất cả tình huống.Thực hiện đề án tại TP.HCM, PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện tại quận 2, 10, Bình Tân đã có phòng khám BSGĐ, trong đó quận 10 làm tốt và triển khai xuống phường, nhiều quận/huyện khác cũng đang xin mở phòng khám BSGĐ. Đối với tư nhân, muốn mở phòng khám BSGĐ thì họ phải được đào tạo bài bản về nội, ngoại, sản, nhi; được sự thẩm định, cho phép của Sở Y tế và do Sở quản lý. Hiện chưa có phòng khám tư nào được đào tạo, thẩm định. Tuy nhiên, theo lộ trình thì sẽ mở rộng để các phòng khám tư tham gia cùng ngành y tế. Duy Tính

Ông Nguyễn Văn Chờ (59 tuổi, quận Gò Vấp) đang được bác sĩ khám, tư vấn. Ảnh: TÙNG SƠN

(Ảnh: photobucket.com.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 19

Thöïc phaåm vaø söùc khoûe

Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.Rau Sam, tên khác là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea. Rau Sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu.Theo y học cổ truyền, rau Sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.Theo Y học hiện đại, rau Sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau Sam thu hái tại Việt Nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau Sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate. Ở nông thôn Miền Nam (hiện nay cả thành thị) nhiều gia đình dùng rau Sam để chế biến thức ăn vừa đơn giản vừa ăn ngon miệng mà có tác dụng trị một số bệnh, chứng thông thường. + Đơn giản nhất là rau sam luộc chấm mắm cái dằm ớt tỏi. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài

phút là vớt ra. Rau sam luộc ngoài việc chấm mắm cái thì chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc...) kho gừng nghệ cũng rất mặn mà. Thịt béo bùi, thơm ngậy, hòa lẫn vị xanh non của rau, ăn một lần là nhớ mãi. + Những ngày nắng nóng, món ngon nào cũng chẳng bằng bữa cơm gia đình cùng món canh rau sam nấu với cá rô đồng. Chọn vài con cá rô to, mập thịt sẽ mềm và thơm. Làm sạch cá, ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau vào. Khi dọn cơm, rắc hành hương xắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi. Vị thanh thanh, ngòn ngọt, chua chua của từng cọng sam cùng mùi thơm hăng hắc của tiêu rừng khiến con người ta dường như quên hẳn cái oi nồng của đất trời. + Rau sam xào tỏi ngon không kém món rau muống xào tỏi, Đun sôi nước, cho rau vào luộc gần chín, vớt ra tráng qua nước lã (sẽ giúp rau giữ màu xanh, khử bớt vị đắng). Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho rau đã ráo nước vào xào vài phút. Nêm gia vị, rắc một ít tiêu, đảo đều. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.

RAU SAM: CÂY RAU, CÂY

THUỐC KỲ DIỆUMón này ăn ngon không kém món rau muống xào tỏi. + Cháo rau sam: Rau sam tươi 100g-200g, gạo tẻ 100g; cho thêm nước nấu cháo ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp mạn tính và các trường hợp viêm ruột, lỵ xuất huyết. + Nước ép rau sam: Rau sam 1 bó. Giã vắt ép lấy nước khoảng 30ml, thêm nước lạnh (nước sôi để nguội) 100ml và đường trắng khuấy đều cho uống, ngày làm 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa. + Nước ép rau sam hòa mật: Nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu giắt buốt.Lưu ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận ■

BS. Huỳnh Liên ĐoànHội Y học TP.Hồ Chí Minh

20

Thoâng tin môùi

Khi sử dụng corticosteroid dạng hít để điều trị bệnh nhi hen dai dẳng, nồng độ vitamin D nên được theo doi chặt chẽ và bổ sung (nếu thiếu). Kết quả một nghiên cứu đa trung tâm, trên 1.041 trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, mắc bệnh hen phế quản (suyễn) dai dẳng, mức độ nhẹ đến trung bình, cho thấy: trẻ em bị hen có kèm thiếu vitamin D ít cải thiện tình trạng bệnh hơn so với trẻ em có nồng độ vitamin D bình thường, trong quá trình điều trị một năm với corticosteroid. Kết quả này

Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy sinh non làm tăng nguy cơ bệnh động kinh ở tuổi trưởng thành. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Đại học Lund ở Thụy Điển: Nguy cơ nhập viện vì động kinh ở tuổi trưởng thành tăng lên năm lần ở trẻ sinh non được sinh ra giữa tuần thứ 23 đến 31 của thai kỳ. Từ năm 2005 đến 2009, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 630.090 người Thụy Điển tuổi từ 25 đến 37, cho thấy: 0,73% những trẻ sơ sinh non tháng khi trưởng thành đã được nhập viện vì chứng động kinh, so với chỉ có 0,14% ở những người không sinh non. Nguy cơ tăng 2 lần khi sinh non vào giữa tuần thứ 32 và 34; tăng 1.5 lần khi sinh vào giữa tuần thứ 35 và 36. Nói cách khác, càng non tháng, nguy cơ càng tăng. Đây là nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa sinh non và nguy cơ bệnh động kinh.Các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả Bà mẹ mang thai khi lớn tuổi hoặc

được công bố trên tạp chí American Journal of Medicine. So với trẻ em có nồng độ vitamin D đủ (>30nanogram/mL máu), những trẻ có mức độ thiếu hụt vitamin D có tuổi lớn hơn và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, nghĩa là những trẻ này có nhu cầu vitamin D cao hơn… Trong số trẻ em đang được điều trị với corticosteroids, những trẻ thiếu vitamin D mức độ ít (có nồng độ vitamin D từ 20 – 30 nanogram/ml máu) có khả năng cải thiện tình

bà mẹ mang thai nhiều lần, có người thân bị động kinh, bào thai suy dinh dưỡng... là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh động kinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xem xét tất cả các thông số trong tính toán của họ để không làm sai lệch kết quả. Một số bệnh cũng có thể gây ra cơn động kinh. Đó là trường hợp bại não, viêm hệ thống thần kinh trung ương, bệnh mạch máu não và u não. Giải thích mối liên hệ giữa động kinh và sinh non? Chúng ta biết rằng sự tương tác với người mẹ trong tử cung sẽ giúp phát triển não bộ của thai nhi. Giảm thời gian của những tương tác này, sinh non có thể là 1 ví dụ, sẽ ngăn chặn các tế bào thần kinh di chuyển đúng cách tới các khu vực não mà chúng được định sẵn, hoặc

trạng bệnh nhiều hơn so với các trẻ có nồng độ vitamin D dưới 20 nanogram/mL máu, được điều trị cùng một loại thuốc sau 12 tháng điều trị. Nghiên cứu này cho thấy rằng: những bệnh nhi có nồng độ vitamin D trong huyết thanh đủ (>30 nanogram/mL máu) được điều trị với corticosteroid dạng hít có sự cải thiện chức năng phổi đáng kể.BS Cẩm Tiên(Theo American Journal of Medicine)

làm thay đổi việc thực hiện các hoạt động của tế bào não. Không nhất thiết phải là chấn thương não, những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ bị động kinh sau này trong đời. Nhưng không phải tất cả các trẻ sinh non đều bị động kinh. Các yếu tố khác cũng có vai trò. Chúng ta cũng biết rằng một số thành phần của não bộ phát triển mạnh mẽ ở cuối của thai kỳ, chẳng hạn như chất xám và vỏ bọc tế bào thần kinh myelin đảm bảo dẫn truyền thần kinh. Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa kém phát triển trí tuệ và động kinh.

Đó là lý do thú vị để nghiên cứu chụp ảnh não bộ của những người sinh non đã trưởng thành.

BS Quỳnh Viên

Thiếu Vitamin D làm giảm hiệu quả điều trị hen phế

quản ở trẻ em

Sinh non làm tăng nguy cơ mắc động kinh ở tuổi

trưởng thành

(Ảnh: vcmedia.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 21

Tin hoaït ñoäng

Hội nghị Sản phu khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 13Có gần 80 báo cáo khoa học và poster về những đề tài thời sự trong chẩn đoán và điều trị tại Hội nghị sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 13. Đặc biệt, các báo cáo thuộc lĩnh vực sản-phụ khoa-sơ sinh và chu sinh được trình bày bởi các giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong nước và quốc tế. Qua 12 năm tổ chức Hội nghị Sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương, bệnh viện Từ Dũ đã tiếp nhận hơn 1.000 bài báo cáo khoa học của các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản, phụ khoa. Trong đó có hơn 200 báo cáo và khoảng 100 hội thảo vệ tinh chuyển giao các kỹ thuật y học hiện đại điều trị các bệnh lý sản-phụ khoa, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán tiền sản-sàng lọc sơ sinh, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phục hồi sàn chậu, hiếm muộn-vô sinh, hồi sức cấp cứu sơ sinh-điều trị sơ sinh non tháng có nguy cơ tàn tật… Đây cũng là những tư liệu y học mới, là kinh nghiệm lâm sàng quý báu đã và đang ứng dụng hiệu quả tại BV Từ Dũ, đồng thời được chuyển giao cho tuyến y tế cơ sở trong hoạt động chuyên môn lẫn công tác nghiên cứu khoa học.Lan Anh

Tập trung giảm tải hai chuyên khoa sản và nhi Thực trạng hiện nay công suất sử dụng giường bệnh ở các bệnh viện (BV) chuyên khoa tuyến cuối của thành phố đang bị quá tải trầm trọng đặc biệt ở chuyên khoa sản và nhi. Do đó, trong năm nay các BV phải tập trung việc giảm tải cho 2 chuyên khoa là sản và nhi - là chỉ đạo của PGS. TS. BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM đối với các bệnh viện trong cuộc họp giao ban quý 1 năm 2013 về việc thực hiện phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh.Theo đó, các BV tuyến cuối của chuyên khoa sản và nhi như BV Từ

Dũ, BV Hùng Vương, BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2 phải tăng cường cử bác sĩ của mình xuống các BV quận, huyện thành lập các khoa vệ tinh, phòng khám vệ tinh, vừa trực tiếp khám chữa bệnh, vừa chuyển giao kỹ thuật. Các BV tuyến quận, huyện phải tự khảo sát, đánh giá thực trạng thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực căn cứ vào thực tế xây dựng kế hoạch phát triển BV từ nay cho đến năm 2015; chọn những danh mục kỹ thuật chuyên môn ưu tiên để đề xuất nhu cầu phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại đơn vị mình sau đó gửi cho BV tuyến thành phố tiến hành đánh giá và có kế hoạch chuyển giao kỹ thuật. Đồng thời, BV tuyến quận, huyện chủ động cử bác sĩ lên BV tuyến thành phố để được tập huấn, đào tạo những kỹ thuật cần chuyển giao; xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho đúng với nhu cầu chuyển giao kỹ thuật. Theo báo cáo, trong quý 1 năm 2013, các BV tuyến thành phố đã chuyển giao được 77 kỹ thuật, khám chữa bệnh cho hơn 190.020 người, phẫu thuật tại chỗ cho 1.427 bệnh nhân.Lan Anh

Thanh niên hãy nói không với thuốc lá“Hiểu được những tác hại của thuốc lá gây nên, đoàn viên thanh niên cần tích cực rèn luyện sức khỏe, nói không với thuốc lá, thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn khói thuốc trong học đường góp phần xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng hình mẫu

sinh viên “Khỏe để học tập-Khỏe để xây dựng đất nước”-sinh viên Đỗ Đức Anh, Khoa Khoa học ứng dụng trường Đại học Tôn Đức Thắng đã phát biểu hưởng ứng tại buổi Lễ phát động hưởng ứng Luật phòng, chống tác hại thuốc lá cho thanh thiếu niên TP.HCM.“Luật phòng, chống tác hại thuốc lá được ban hành nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng

đồng, hạn chế, giảm dần tỷ lệ người sử dụng thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá, giảm quá tải cho hệ thống y tế, giảm gánh nặng ngân sách. Đây không phải là Luật phòng, chống thuốc lá mà phòng, chống tác hại của thuốc lá theo cách tiếp cận của y tế công cộng, chú trọng về công tác y học dự phòng tích cực, chủ động kiểm soát và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh của thuốc lá” – ThS.BS Phan Thị Hải, Phó chánh văn phòng Chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh)-Bộ Y tế đã khẳng định tại buổi lễ.Để thể hiện tinh thần quyết tâm thực hiện Luật, GS. Tom Carroll, chuyên gia truyền thông đại diện Quỹ Lá phổi thế giới, kêu gọi thanh thiếu niên hãy truy cập website http://www.vn0khoithuoc.com để hưởng ứng, ủng hộ việc thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá.Sau buổi lễ, Thành Đoàn TP.HCM triển khai đội hình tình nguyện viên thực hiện phát tờ rơi, tài liệu truyền thông vận động xây dựng môi trường không khói thuốc lá trên địa bàn TP.HCM.Tin-ảnh: Thái Linh

BV Hùng Vương hỗ trợ kỹ thuật sản phụ khoa cho BV Q.12.

SV trường Đại học Tôn Đức Thắng tham gia đội hình tình nguyện truyền thông.

22

Thöû taøi cuûa baïn

1. Có bao nhiêu biện pháp tránh thai hiện đại, hiệu quả cao?2. Dụng cụ tránh thai hiện nay thường có thêm chất liệu gì?3. Nếu nạo phá thai không đúng cách dễ bị gì?4. Quá trình nào sẽ tạo ra hợp tử?5. Biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả đối với phụ nữ chưa sinh con?6. Biện pháp tránh thai triệt sản ở nữ là cắt và thắt bộ phận nào?7. Phụ nữ sau khi nạo phá thai thường khó có con và dễ bị gì?8. Trong chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ bình thường, ngày rụng trứng thường là ngày thứ mấy?9. Nguyên nhân chính gây ra có thai ngoài ý muốn ở giới học sinh, sinh viên?10. Thuốc diệt tinh trùng cần đưa

vào cổ tử cung bao lâu trước khi quan hệ tình dục để phòng tránh thai hiệu quả?11. Đây là một biện pháp tránh thai lâu dài cho cả hai giới?12. Khi quan hệ tình dục cần sử dụng biện pháp nào để an toàn?13. Việt Nam có tỉ lệ nạo phá thai đứng thứ mấy trên thế giới trong năm 2013?14 Biện pháp tránh thai bằng cách cho con bú có hiệu quả bao lâu từ lúc sinh con?Phan Ngọc Long

(xem đáp án kỳ sau)

123456789

1011121314

1.D 2.A 3.C 4.C 5.D6.D 7.D 8.A 9.D 10.D

Đáp án kỳ trước: Số 210 tháng 5/2013

Ô CHỮ

Rửa tay phòng bệnh Tay chân miệng

Để bàn tay luôn mang đến điều hay,Để không mắc bệnh “miệng-chân-tay”,Nên nhớ bệnh lây đường tiêu hóa,Châm ngôn là luôn nhớ rửa tay.

Rửa tay bằng nước với xà – phòng,Rửa tay dưới vòi nước chảy ròng,Dọc ngón, lòng bàn và đầu ngón,Lưng bàn tay, nhớ đừng quên, nghe không?

Rửa tay, rửa tay nào bạn ơi!Rửa tay sau khi chơi đồ chơi,Rửa tay sau khi đi toilet,Rửa tay sau khi ho, hắt hơi.

Rửa tay trước khi vào bàn ăn,Rửa tay trước lúc vào học chăm,Rửa tay, rửa tay nào bạn hỡi!Rửa lâu hơn giây thứ mười lăm.

Chăm sóc bệnh nhân nhớ rửa tay,Dịch nốt phồng ở miệng, chân, tay,Cũng là con đường lây lan bệnh,Trước, sau chăm sóc phải rửa tay!

BS Nguyễn Thị Hồng Mai-Trung tâm Y tế Dự phòng quận 11

(Ảnh: goldendigital.com.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 211 Tháng 6/2013 23

Tö vaán söùc khoûe

Chào Ban giải đáp thắc mắc! Rất cảm ơn đã có trang này! Cháu muốn nhờ chương trình và ban tư vấn sức khỏe giúp đỡ một việc là: Cháu có đứa em năm nay 27 tuổi, nó bị gù bẩm sinh. Vừa qua, cháu có về nhà và biết nó đang bị bệnh thận, teo thận trái, đa nang thận trái, bàng quang và các cơ quan khác không sao. Nó thỉnh thoảng chỉ mệt thôi, đi tiểu vẫn bình thường, người vẫn bình thường chưa có biểu hiện lâm sàng. Nó có đi xét nghiệm và chụp CT Scanner và siêu âm nữa ở bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, kết quả là như vậy. Nhưng họ không cho thuốc chữa, chỉ bảo về uống thuốc lá thôi! Do vậy, chấu muốn hỏi chương trình,

- Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;- Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;- Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

nhờ chương trình giúp đỡ và tư vấn giùm. Xin chương trình trả lời trong thời gian gần nhất và gửi theo địa chỉ email. Xin cảm ơn!thewall…@....Teo thận là biến chứng của khá nhiều bệnh về đường tiết niệu. Có loại teo thận bẩm sinh, gặp ở những trẻ sơ sinh, thận có thể teo một bên hay cả hai bên tùy theo tình trạng bệnh lý. Lớn hơn, thận có thể teo do các bệnh của chủ mô gây suy thận như: viêm cầu thận mạn, lao thận, tiểu đường, cao huyết áp v.v…hoặc từ ngoài chèn ép vào như thận đa nang, các khối u chèn ép v.v…Do cơ thể có hai quả thận, nên một thận bị teo, giảm hoặc mất chức năng thì thận kia vẫn hoạt động bù trừ nhằm bù đắp khả năng lọc và thải chất độc của cơ thể và nhiều bệnh nhân hầu như không có triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm về máu và nước tiểu hầu

- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.Lan Anh(Trích Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013)

như hoàn toàn bình thường và có nhiều người thận bị teo nhưng hoàn toàn không biết bệnh và họ sống hoàn toàn bình thường, chỉ khi đi siêu âm hoặc khi mổ tử thi vì chết do một bệnh khác người ta mới biết đến. Khi nào số lượng các vi cầu thận tổn thương đến trên 80% mới xuất hiện các triệu chứng trên lâm sàng và sinh học.Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra teo thận, nói chung là khá phức tạp đòi hỏi sự thăm khám kỹ càng. Nặng nhất là phải cắt bỏ thận teo vì teo thận sẽ gây cao huyết áp thứ phát. Trường hợp của em bạn, nếu nguyên nhân gây teo thận là do nang thận, khi cắt bỏ nang, hiện nay có thể thực hiện bằng kỹ thuật nội soi, hy vọng thận trái sẽ trở lại bình thường.PGS.TS.BS Nguyễn Hoài NamĐại học Y Dược TP.HCM

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁNgười đứng đầu phải làm gì?Điều 6 Luật PCTHTL quy định quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu là phải đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ; đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước; gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.Người đứng đầu có quyền gì?Điều 14 Luật PCTHTL nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá: (Ảnh: gat tan.jpg)

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE TP.HCM59B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84.08) 39 309 086Fax: (84.08) 39 309 086Email: [email protected]: t4ghcm.org.vn