taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

68
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài : Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTOGiảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Lớp: ĐHKT7ALTNA Nghệ An, ngày 19 tháng 04 năm 2013

Upload: nguyen-phuong-thuy

Post on 13-Jan-2017

137 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾĐề tài : “Đánh giá những thuận lợi và khó khăn

khi Việt Nam gia nhập WTO”Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Tuấn

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1Lớp: ĐHKT7ALTNA

Nghệ An, ngày 19 tháng 04 năm 2013

Page 2: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT Họ và tên MSSV

1 Tôn Thị Huyền 11000166

2 Phan Thị Nga 11000376

3 Đặng Thị Nhàn 11000176

4 Hoàng Thị Cẩm Nhung 11000276

5 Hoàng Thị Kiều Oanh 11000256

6 Nguyễn Thị Thành 11000026

7 Trần Hồng Thơm 11000266

8 Nguyễn Thị Phương Thủy 11000226

Page 3: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

askusfirst.wordpress.com

Page 4: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

PHẦN ITỔNG QUAN VỀ WTO,TIẾN TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO VÀ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHI GIA NHẬP

TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN NỀN KINH TẾ,THỰC TIỄN NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM HẬU WTO

BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

PHẦN II

PHẦN III

Page 5: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

PHẦN I

QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

TỔ CHỨC THƯƠNG

MẠI THẾ GiỚI WTO

NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ

KHĂN KHI GIA NHẬP W

TO

Page 6: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.1. TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO

WTO là chữ viết tắt của tổ chức thương mại thế giới ( World Trade Organization)WTO- hiệp hội thương mại thế giới là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu, là tổ chức thương mại lớn nhất và tuân thủ những luật lệ rõ ràng.Là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ giữa các thành viên.

Page 7: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.1.1. Quá trình hình thành

WTO thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( GATT).

GATT ra đời sau đại chiến thế giới thứ 2 theo xu hướng thành lập một loạt cơ chế đa biên trong khuôn khổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods để điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế. GATT được 23 nước sáng lập cùng nhau ký kết và chính thức có hiệu lực vào tháng 01/1948.

Từ những năm 1970 và đặc biệt là kể từ hiệp định Urugoay (1986-1994), do các hoạt động thương mại quốc tế không ngừng phát triển

Page 8: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Ma – rôc), Hiệp định Urugoay kết thúc, các thành viên của GATT đã ký kết hiệp định thành lập WTO.

Tính đến hiện nay WTO hiện có 159 thành viên.Ngày 2/3/2013 Tadjikistan đã chính thức trở Thành thành viên thứ 159 của WTO,kết thúc quá trình 12 năm Đàm phán gia nhập WTO.

1.1.1. Quá trình hình thành

Page 9: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

(1). Các cơ quan lãnh đạo và có quyền ra quyết định:+ Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng.+ Cấp thứ hai: Đại hội đồng.

(2) Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiên các Hiệp định Thương mại đa phương:

+ Cấp thứ 3: Các Hội đồng Thương mại, bao gồm Hội đồng Hàng Hóa, Hội đồng Dịch vụ, Hội đồng Quyền Sở hữu Trí tuệ, hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO

Page 10: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Cấp thứ 4: Các Ủy ban, Nhóm làm việc và Ban Công tác trực thuộc các Hội đồng Thương mại, phụ trách các hiệp ước riêng biệt và các lĩnh vực chuyên môn khác như môi trường, phát triển, việc gia nhập của thành viên, thỏa thuận thương mại khu vực.

(3) Cơ quan thực hiện chức năng hành chính:

Gồm Tổng giám đốc (Tổng Thư ký) và Ban thư ký WTO.

Page 11: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

11Thương mại không có sự phân biệt đối xử.

Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại 33

Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán 44

1.1.3. Nguyên tắc hoạt động

Chỉ bảo hộ bằng thuế quan 22

Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng 55

Page 12: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

66

88

Hạn chế số lượng hàng nhập khẩu

99

1.1.3. Nguyên tắc hoạt

động

Nguyên tắc "khước từ" và khả năng áp dụng các hành động khẩn cấp

Các thoả thuận thương mại khu vực

77

Điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển

Page 13: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.1.4. Điều kiện gia nhập

“Đưa ra quyết định”

“Từng bước đưa ra đánh giá của bạn cho chúng tôi”

“Nói cho chúng tôi biết tình hình của bạn”

“ Chúng ta cùng nhau khởi thảo điều kiện gia nhập”

Page 14: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.1.5. Lợi ích chung của WTO

Page 15: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

- Hệ thống này giúp thúc đẩy hòa bình.- Giải quyết các tranh chấp một cách xây dựng.- Các nguyên tắc làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn với tất cả mọi người.- Chi phí cuộc sống giảm nhờ thương mại tự do.- Hệ thống này mang đến nhiều lựa chọn hơn vế sản phẩm và chất lượng.- Thương mại làm tăng thu nhập.- Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế.- Các nguyên tắc cơ bản làm cho cuộc sống có hiệu quả hơn.- Các chính phủ không bị ảnh hưởng bởi những vận động ngoài hành lang.- Hệ thống này khuyến khích chính phủ hoạt động tốt.

Page 16: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Page 17: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.1.6. Những bất cập của tổ chức WTO- Việc thực hiện các hiệp định vẫn chưa thực sự bình đẳng, các thành viên phát triển chỉ tích cực thúc đẩy thực hiện có lợi ích bản thân.- Các nước mạnh về thương mại tiếp tục nắm quyền chủ động trong quá trình đưa ra các quyết sách.- Thời gian tuyển cử cho vị trí Tổng giám đốc WTO xuất hiện nhiều “lỗ hổng quyền lực”.- Các nước phát triển bất đồng ý kiến về mô hình đàm phán. Cụ thể, EU chú trọng áp dụng mô hình đàm phán thống nhất đã được áp dụng tại lâu nay. Ngược lại Mỹ lại thì cho rằng mô hình này vừa mất thời gian vừa tốn nhiều công sức và đưa ra mô hình đàm phán mới, đàm phán xong một ngành, thì lại đàm phán sang ngành khác.

Page 18: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Page 19: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.2. TIẾN TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. 1996: VN Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA)1998 - 2000: Quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.

7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ12-2001: BTA có hiệu lực

4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.

Page 20: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:

10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất

5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.

Page 21: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.11-1-2007: Việt Nam được chính thức kết nạp vào WTO.

Page 22: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Page 23: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.3.1. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO

- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

- Mở ra cho VN thị trường xuất khẩu hàng hóa rộng lớn

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHI GIA NHẬP

Page 24: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

- VN được hưởng các ưu đãi đặc biệt của WTO dành cho các nước đang phát triển

+ Thực hiên lộ trình cam kết chậm hơn. + Được hỗ trợ về mặt kinh tế để thực hiện các hiệp định của WTO

+ Các hàng sơ chế xuất khẩu sang các nước phát triển không phải chịu thuế hoặc thuế rất thấp => Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu => Tăng thu cho nền kinh tế

Page 25: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

- Hội nhập WTO- VN tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động của khu vực và thế giới => Phát huy triệt để các lợi thế so sánh của đất nước.Do:

+ có thể hưởng lợi từ các lợi thế của các quốc gia khác do VN mở cửa thị trường

+ phát huy triệt để lợi thế so sánh của đất nước- Tạo động lực để các doanh nghiệp tự hoàn thiện, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Page 26: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM- Việt Nam có lợi không trực tiếp từ yêu cầu của

WTO về cải cách hệ thống pháp luật và chính sách cho phù hợp với hệ thống TM đa phương của WTO, từ đó tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút vốn đầu tư- VN có điều kiện tiếp cận với hệ thống tự vệ và giải quyết tranh chấp công bằng và có hiệu quả hơn của WTO.

Page 27: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.3.2. Tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO- Tác động của việc phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết gia nhập WTO+ Cam kết về không phân biệt đối xử và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng+ Cam kết về thương mại hàng hoá và tự do thương mại dịch vụ+ Cam kết về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại

Page 28: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

- Tác động tiêu cực của các tranh chấp thương mại do các đối tác NN khởi kiện nhằm vào VN+ Mở cửa thị trường và được hưởng thuế quan ưu đãi, hàng hóa xuất khẩu VN vào các thị trường có thể tăng đột biến, các DN VN có thể phải đối mặt với các nước kiện chống bán phá giá hoặc áp dụng các biện pháp tự vệ => Ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất trong nước.

Page 29: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

PHẦN II

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HẬU WTO,THỰC TIỄN NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM HẬU WTO

Page 30: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.1. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HẬU WTO

2.1.1. Sau 1 năm gia nhập:Sau gần 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta thấy đã có rất nhiều ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ điển hình về một số ngành sau 1 năm gia nhập WTO: - Ngành Bảo hiểm:Bảo hiểm còn nhiều tiềm năng cần khai thác. Năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển khá hơn so với năm 2005. Số lượng công ty bảo hiểm tăng lên 37 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường đạt 1,82% GDP, tăng trưởng 14% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Page 31: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Theo đánh giá sơ bộ việc mở cửa thị trường theo các cam kết WTO về cơ bản sẽ có tác động tích cực đối với cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo hiểm

Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước: + Việc tham gia thị trường của những công

ty bảo hiểm mới, đặc biệt là các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ đa dạng hóa và khiến thị trường sôi động hơn. + Mở cửa thị trường tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường bảo hiểm cũng có những tác động

bất lợi đối với công ty bảo hiểm trong nước và khả năng

quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

Page 32: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

-Nghành nông hàng nông sản:Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, sau một năm gia nhập WTO, những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi

danh trên thương thế giới .Để nông nghiệp-nông thôn và nông dân thực sự vững vàng với WTO, thì cùng với việc quy hoạch, định hướng sản xuất và tăng cường ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tăng cường nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, ứng dụng khoa họa kỹ thuật và nắm bắt xu thế thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân vẫn là

nhiệm vụ quan trọng.

Page 33: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.1.2. Sau 2 năm gia nhập:

Kinh tế VN: Vươn xa trên "biển" lớn • Việc gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng, là thành

công lớn của nước ta, cho phép đưa nền kinh tế tiếp cận với nhiều lợi ích, đối tác và là cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cũng như hội nhập toàn diện với đời sống kinh tế thế giới. Trong đó, tác động mạnh nhất, lớn nhất thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại như xuất - nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN)…

• Cụ thể, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; năm 2008, KNXK đạt gần 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Đặc biệt, Việt Nam đã có được uy tín mới, với sức hấp dẫn do vị thế là thành viên WTO mang lại, khiến dòng vốn ĐTNN "chảy" vào rất mạnh, qua con số hơn 60 tỷ USD trong năm 2008. Giới đầu tư quốc tế khẳng định Việt Nam là địa chỉ đầu tư tin cậy, là nơi gửi gắm dòng vốn trung và dài hạn...

Page 34: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Việc gia nhập WTO cũng giúp Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách kịp thời nhận diện một số tồn tại của nền kinh tế được gọi là những "nút thắt" sau 2 năm cọ xát trong môi trường mới. Đó là sự bất cập, "vênh" về pháp luật, cơ chế của ta so với các quy định của WTO. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và chuẩn mực kinh tế thị trường. Vai trò, ý nghĩa của các luật còn thấp do luôn phải chờ hướng dẫn của các nghị định, thông tư, dẫn đến luật thiếu hiệu lực, chậm đi vào cuộc sống... cản trở sự vận hành của các hoạt động KT-XH. Chất lượng nguồn nhân lực cũng bộc lộ nhiều yếu kém, với sự hụt hẫng về kỹ năng lao động, nhất là thiếu chuyên gia, thợ lành nghề, làm giảm tiến độ triển khai các dự án công nghệ cao của DN ĐTNN.

Page 35: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.2.3. Sau 3 năm gia nhập: Đối diện nhiều “chông gai”

Một trong các nguyên tắc quan trọng của WTO trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên là đối xử bình đẳng đối với tất cả các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ, dù đến từ bất kỳ quốc gia thành viên nào. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm gia nhập vào WTO, Việt Nam vẫn không thoát khỏi cảnh “ma cũ bắt nạt ma mới” . Dù đã là thành viên chính thức của WTO nhưng Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều cạnh tranh và chính sách bảo hộ của các nước thành viênChính sách hỗ trợ khó áp dụng vào nông nghiệp

Page 36: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Diễn biến tình hình kinh tế thế giới, cộng thêm hàng loạt các cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực đã tác động trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam.Cụ thể, diễn biến về lạm phát trong 3 năm sau khi gia nhập WTO hết sức phức tạp. Giai đoạn 2007 – 2008, lạm phát tăng liên tục, đạt đỉnh 28,3% vào tháng 8-2008. Từ tháng 9-2008, tình hình lạm phát tuy có chững lại nhưng vẫn ở mức hai con số (22,97%). Dù gặp nhiều khó khăn do biến động phức tạp từ kinh tế thế giới, tuy nhiên, sau 3 năm gia nhập WTO, nhờ các điều chỉnh ổn định kinh tế vĩ mô phù hợp của Chính phủ đã giúp nền kinh tế duy trì được chỉ số tăng trưởng khá. Động lực này khiến Việt Nam không những giữ chân được nhà đầu tư nước ngoài mà còn thu hút thêm đầu tư mới.

Page 37: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.2.4. Sau 4 năm gia nhập

- 4 năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì 3 năm chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ năm 2008- nay), chỉ có duy nhất một năm (2007) là thuận lợi, tuy nhiên, những mặt "được" và "chưa được" từ WTO cũng đã bắt đầu bộc lộ .

- Các chuyên gia nhận định, sau 4 năm gia nhập WTO, những chỉ số chưa đủ kết luận xu hướng hay những thay đổi đột biến, nhưng điều lớn nhất Việt Nam thu được là những chính sách mở cửa cải cách, minh bạch. Đây là yếu tố giúp Việt Nam nhìn rõ vị thế cũng như những yếu kém của mình, không theo đuổi tăng trưởng cao bằng mọi giá để thành công bền vững trong lộ trình hội nhập tiếp theo .

Page 38: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

1.2.5. Sau 5 năm gia nhập• Một nền kinh tế tăng trưởng khá, phát triển năng

động các ngành kinh tế mũi nhọn từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của mình… là những kỳ vọng luôn được đặt ra khi kinh tế Việt Nam gia nhập Tổ chức thượng mại Thế giới (WTO).

• Thế nhưng qua chặng đường 5 năm đầu tiên, những kết quả mà chúng ta đạt được lại không như mong đợi ban đầu.

Page 39: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Ngành mũi nhọn tăng trưởng thấp

Nông nghiệp luôn được xem là ngành kinh tế trụ cột của đất nước. Tuy nhiên, sau 5 năm hội nhập với kinh tế thế giới thì những gì ngành đạt được không như kỳ vọng. Sản xuất nông nghiệp tăng, giảm thất thường, với tỷ lệ 5,6%/năm, giảm còn 3,5% vào năm 2009. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này bình quân thời kỳ 2007-2011 chỉ tăng trên 2,59%/năm, trong đó năm 2009 tăng 1,83%, năm 2010 tăng 2,78% và năm 2011 tăng 3%.

Page 40: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Công nghiệp là ngành ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng GDP toàn kinh tế. Thế nhưng, trong giai đoạn 2007-2011, tăng trưởng bình quân hàng năm của khu

vực này là 7,0%, thấp hơn nhiều so với mức 10,2%/năm giai đoạn 2002-2006. Còn 8 năm nữa để Việt Nam phấn đấu trở thành nước có nền công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Thế nhưng, 6 năm qua, ngành công nghệ của chúng ta vẫn không mấy được cải thiện .

Thực tế đáng buồn là, sau 5 năm hội nhập, xuất khẩu của chúng ta không tăng lên nhiều, vẫn ở mức khoảng tăng trưởng 20%. Xuất khẩu gần đây đã gần như nhượng sân cho các doanh nghiệp FDI với trên 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước (trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng xuất khẩu được 3%).

Page 41: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

5 năm qua, ngành dịch vụ được đánh giá có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng đạt 7,5%/năm (so với mức 7,4% trước đó). Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch là 7,7-8,2%. Trong giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành chủ chốt như thương mại, khách sạn - nhà hàng, tài chính - tín dụng, giáo dục - đào tạo, vận tải - bưu điện - du lịch vẫn được duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhưng mức độ tăng không ổn định. Điều đáng ngại nhất là 2 ngành quan trọng tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là chuyên môn khoa học - công nghệ và hoạt động hành chính - dịch vụ hỗ trợ lại có mức tăng trưởng thấp nhất trong khu vực dịch vụ.

Page 42: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

So sánh nhanh chỉ số kinh tế năm năm, trước và sau khi gia nhập WTO

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa(tính theo tỉ USD, làm tròn)

60 70 89 91 101

GDP ppp/đầu người (tính theo USD) 730 84.3 1.052 1.064 1.168

Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (thay đổi % so với năm trước)

8.2 8.5 6.2 5.3 6.7

Xuất khẩu (tính theo tỉ USD, làm tròn) 39 48 62 57 71

Nhập khẩu (tính theo tỉ USD, làm tròn) 44 62 80 69 84

Chênh lệch- nhập siêu (tính theo tỉ USD, làm tròn) -5 -14 -18 -12 -13

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI- đăng ký (tính theo tỉ USD, làm tròn)

120 21.3 71.7 23.3 18.6

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % so với năm trước)

6.6 12.6 19.9 6.5 11.7

Tăng giảm giá USD (tăng giảm % so với năm trước) 1.0 -0.3 6.3 10.7 9.6

Tăng giảm giá vàng (tăng giảm % so với năm trước) 27.2 27.3 6.8 64.3 30.0

Nguồn Tổng Cục Thống Kê

Page 43: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

-500

0

500

1000

1500

2000

2500Năm

Tổng sản phẩm quốcnội GDP danhnghĩa(tính theo tỉ USD,làm tròn)GDP ppp/đầu người(tính theo USD)

Tỉ lệ tăng trưởng GDPthực (thay đổii % sovới năm trước)

Xuất khẩu (tính theo tỉUSD, làm tròn)

Page 44: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Sản xuất công,

nông nghiệp

Kinh tế đối ngoại

Xuất nhập khẩu

Chỉ số giá tiêu

dùngCHỈ TIÊUCHỈ TIÊU

2.2. PHÂN TÍCH NHỮNG CHỈ TIÊU CỦA VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Page 45: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.2.1. Sản xuất công, nông nghiệpTiếp tục phát triển toàn diện, tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướng hàng hoá. Số lượng sản phẩm tăng nhanh, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu sản phẩm có nhiều thay đổi, điều kiện và tính chất của các yếu tố sản xuất cũng có nhiều điểm mới so với trước.Tốc độ tăng trưởng của khu vực này theo GDP năm 2007 tăng 3,76%, năm 2008 tăng 4,07%. Nông sản hàng hoá Việt Nam vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía đường, rau quả, lúa gạo, chè. Lượng gạo xuất khẩu năm 2008 đạt trên 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 2,9 tỉ USD tăng 94,8% so năm 2007. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước đạt 219.887,18 tỷ đồng, tăng 2,98% so với năm 2008.

Page 46: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,1% cao hơn năm 2006 (17,0%), trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng 26,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,2%. Năm 2008, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá 13,9%, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 18,0%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 18,0%. Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có chuyển biến tích cực: ngành công nghiệp chế biến đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm 2007 tăng 19,1%, năm 2008 tăng 15,3% và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Page 47: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 696.577 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm trước. Sang năm 2010, tính đến tháng 11, giá trị đạt 717,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 14,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,9% (dầu mỏ và khí đốt giảm 2,7%, các ngành khác tăng 19,4%). Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên .

Page 48: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

05

101520

25303540

2009 2010 2011

Sản lượngXuất khẩu

Biểu đồ: Tình hình sản lượng và xuất khẩu lúa 2009-2011

Page 49: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

0

10

20

30

40

50

60

70

80

FDI

2006

2007

2008

2009

2010

2.2.2. Kinh tế đối ngoại

Page 50: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

• Về FDI, thu hút được 12 tỷ USD năm 2006 lên 21 tỷ USD năm 2007 và 64 tỷ USD năm 2008, năm 2009, Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm đến quan trọng của FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD. Như vậy tổng số FDI đăng ký trong 3 năm qua đã vượt 1,3 lần tổng số FDI thu hút được của tất cả các năm trước đó cộng lại. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP đạt mức trung bình trên dưới 40% trong khoảng 1 chục năm gần đây.Bên cạnh nguồn FDI, ODA vào Việt Nam cũng liên tục tăng mạnh. Những năm gần đây, chúng ta thu hút bình quân 5-6 tỷ USD từ nguồn này cho các dự án phát triển hạ tầng và quốc tế dân sinh. Riêng năm 2009, tổng số ODA cam kết cho Việt Nam đạt trên 8 tỷ USD. Tuy nhiên năm 2010 FDI của Việt Nam giảm 4,5 tỷ chỉ còn 18,6 tỷ. Việc giảm này là do cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn đang còn diễn ra ở một số các quốc gia chưa kết thúc dẫn đến một số quốc gia đã cắt giảm đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục nhưng với tốc độ chậm diều là một khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam.

Page 51: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.2.3. Xuất nhập khẩu

3944

-5

4862

-14

62

80

-18

5769

-12

7184

-13-20

0

20

40

60

80

100

XUẤT KHẨU

NHẬP KHẨU

CHÊNH LỆCH

Tình hình xuất nhập khẩu và chênh lệch qua các năm từ 2006-2010

Page 52: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Thuận lợi hết sức quan trọng là ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam lập tức được hưởng sự đối xử bình đẳng trong thương mại và mở cửa thị trường của 150 nước thành viên. Các hàng rào thuế quan phi WTO mà hàng hoá Việt Nam bị áp đặt một cách bất lợi bị bãi bỏ, nhờ đó Việt Nam có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của mình sang thị trường các nước thành viên. Mặt khác, với việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường Việt Nam và do yêu cầu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng rất mạnh.  Trong hai năm 2007 và 2008, mức tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt bình quân khoảng 25 %/ năm. Năm 2009, do khủng hoảng toàn cầu nên tỷ lệ tăng xuất nhập khẩu của Việt Nam bị tụt xuống đáng kể, nhưng vẫn ở mức cao so với nhiều nền kinh tế khác.

Page 53: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Trong cả giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD, bình quân tăng trưởng 19,5% mỗi năm. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn giai đoạn 5 năm trước WTO (tăng 2,5 lần, bình quân mỗi năm 21,5%). Ngược lại, hội nhập kinh tế quốc tế lại khiến nhập siêu tăng mạnh, đạt 14,2 tỷ USD vào năm 2007 và 18 tỷ USD vào 2008, so với mức 5,1 tỷ USD vào năm 2006.Không những thế, 60% kim ngạch xuất khẩu lại là do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Còn tăng trưởng ở nhóm các doanh nghiệp trong nước lại lùi dần. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì nếu một ngày các nhà đầu tư nước ngoài chuyển việc kinh doanh sang quốc gia khác có giá lao động rẻ hơn thì xuất khẩu tuột dốc không phanh là điều không tránh khỏi.

Page 54: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.2.4. Chỉ số giá tiêu dùng

0

5

10

15

20

CPI

CPI 6.6 12.6 19.9 6.5 11.7

2006 2007 2008 2009 2010

Page 55: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Qua các năm sau gia nhập WTO đồng tiền Việt Nam mất giá hơn 50% điều này là do lạm phát hệ quả của sự gia tăng phi mã của giá thuốc, giá thực phẩm, giá dịch vụ giáo dục…….CPI từ 2006-2008 tăng vượt trội đây từu 6,6 tỷ USD đến 19,9 tỷ USD là kết quả tăng trưởng sau khi hội nhập WTO điều đó chứng tỏ đời sống của người dân tăng cao nên khả năng tiêu dùng cũng tăng theo. Điều này cũng kéo theo tỷ lệ lạm phát kết hợp với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 CPI giảm đến 1/3 việc giảm này rất nhanh. Tình hình có khởi sắc sau năm 2009 CPI đã tăng gần gấp đôi lên đến 11,7 tỷ USD điều này chứng tỏ nền kinh tế đang hồi phục mặt khác người dân đã bắt đầu học cách sử dụng tiết kiệm.

Page 56: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếCơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng và tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm dần. Trong những năm đầu của thập niên 2000, tỷ lệ các khu vực công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp trong tổng giá trị nền kinh tế quốc dân còn ở mức lần lượt là 38 %, 39 % và 23 %, thì đến nay (2008-2009) tỷ lệ tương ứng là 40 %, 39,5 % và 20,5 %. Những ngành, lĩnh vực có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm được phát triển mạnh. Một số ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, dày da, điện tử có xuất khẩu mạnh và tiêu thụ nhiều ở trong nước đã phát triển rất nhanh trong mấy năm gần đây.

Page 57: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

2.3. Những khó khăn gặp phải trong những năm hậu gia nhập WTO

- Trong 5 năm 2007 - 2011, tăng trưởng GDP của nền kinh tế chỉ đạt trung bình 6,5%, không đạt chỉ tiêu kế hoạch 7,5-8% và thấp hơn mức trung bình 7,5% trong giai đoạn 5 năm trước đó. Duy nhất một năm (2008), Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,5.

- Khó khăn về trình độ phát triển.- Bất lợi của người đi sau.- Cạnh tranh với các nước đang phát triển và phát triển. - Mâu thuẫn giữa năng lực thực thi và các cam kết

Page 58: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

0

2

4

6

8

10

12

14

16

argentina Brazil TrungQuốc

Thái Lan Indonesia Malaysia campuchia Việt Nam

Biểu đồ : Tăng trưởng kinh tế của các nước so với Việt Nam trước và sau hội nhập

Page 59: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Biểu đồ: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội

Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê (2011, 2012)

Page 60: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

PHẦN III

Page 61: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Page 62: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Chúng ta biết cải cách chúng ta hay không

Chúng ta nhìn rõ chúng ta là ai

Nhận ra tầm quan trọng của ổn định vĩ mô mới, phải biết phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tài khóa Trong ổn định vĩ mô là quan hệ với báo chí, phải minh bạch thông tin, nói cả cái tốt và cái xấu để người dân được rõ. Trong hội nhập, muốn thắng phải có sự khác biệt, đó là sự khác biệt về trí tuệ và bản lĩnh.

3.1. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

Page 63: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Page 64: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

3.2. GIẢI PHÁP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

• Chính sách tiền tệ mềm dẻo • Giảm thuế để kích cầu • Tăng "xuất khẩu" vào thị trường nội địa • Sớm ổn định kinh tế vĩ mô • Tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO • Sớm xây dựng và hoàn thiện chiến lược hội nhập kinh tế

tổng thể trong giai đoạn tới • Đẩy mạnh việc vận động chính trị và đàm phán kỹ thuật

với các đối tác về quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

• Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của giai đoạn hội nhập sâu rộng

Page 65: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

3.2.1. Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan

- Thay đổi tư duy và quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp thông qua tài trợ

- Đa dạng hóa các hình thức tài trợ không bị cấm- Công khai hóa và phổ biến rộng rãi các hình

thức tài trợ sau khi gia nhập WTO cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:

• Loại tài trợ nào đã bãi bỏ

• Loại tài trợ nào còn duy trì

• Loại tài trợ nào mới xây dựng

Page 66: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

3.2.1. Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan

- Ưu tiên đào tạo công chức Nhà nước

- Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế

- Thành lập Ban bảo vệ doanh nghiệp

trực thuộc Thủ tướng chính phủ

Page 67: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

3.2.2. Đối với Doanh nghiệp-- Không nên quá lo lắng

- Nâng cao khả năng cạnh tranh:

+Giảm chi phí

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Xây dựng sản phẩm mang tính độc đáo

+ Xây dựng hệ thống phân phối tốt

- Chủ động tốt nắm bắt các hình thức tài trợ xuất

khẩu của chính phủ

- Xây dựng chiến lược hội nhập tối ưu

Page 68: Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna

Bài thuyết trình của chúng tôi đến đây là kết thúc, trong quá trình nghiên cứu còn có nhiều sai sót hy vọng nhận được sự quan tâm góp ý từ giảng viên và các bạn sinh viên.