tài liệu thuyết minh du lịch vĩnh long

15

Click here to load reader

Upload: thanh-hai

Post on 08-Aug-2015

71 views

Category:

Travel


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Tài liệu thuyết minh: Du lịch Vĩnh Long (by Nhật Đông)

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long

Đây là một ngôi đình được tạo lập vào năm Mậu Thìn (1808), tọa lạc tại ấp Phước

Trinh A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít. Cách trung tâm thị xã 10 km theo quốc

lộ 53 về phía đông nam. Ban đầu đình được tạo lập đơn sơ với nền đất cột cây,

mái lá. Đến năm Tự Đức thứ 5 (1853), đình Bình Phước được triều đình Huế sắc

phong Bổn Cảnh Thành Hoàng chi Thần.

Vào khoảng năm 1927, đình bị xuống cấp. Ban hội hương đã huy động dân trong

làng được số tiền lớn và bắt đầu kiến thiết lại toàn bộ ngôi đình. Lúc đó đình Bình

Phước thật khang trang gồm 3 gian: võ ca, võ quy và chánh điện, gian nào cũng

trang nghiêm và lộng lẫy. Cổng tam quan được trang trí “Lưỡng long tranh châu”

bằng gốm thật đẹp. Còn trong sân đình trồng nhiều hoa kiểng quí hiếm.

Đình không những là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân Bình Phước

mà còn đẹp về mặt cấu trúc của một ngôi đình làng truyền thống vùng Nam Bộ.

Hơn thế trong hai cuộc chiến chống Pháp đánh Mỹ đình còn là trụ sở làm việc và

là nơi bảo vệ cách mạng vững chắc như: Ủy ban nhân dân, Mặt trận Việt Minh,

Thanh niên tiền phong, Ủy ban kháng chiến, Hội phụ nữ, Trạm y tế và tổ chức

các buổi diễn thuyết về phong trào cách mạng.

Đến năm 1945, đồng chí Nguyễn Văn Thiệt (Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên của Vĩnh

Long) đến đình để thành lập ban “Tuần lễ vàng” của xã Bình Phước.

Vào năm 1949, để chống lại âm mưu chiếm đình của địch làm nơi đóng quân

chống phá cách mạng, do đó chính quyền cách mạng hạ lệnh đốt hủy ngôi đình.

Đến những năm 1952 – 1953, các cụ trong làng đi vận động nhân dân cất lại

ngôi đình bằng tre lá trên nền đình cũ để có nơi thờ thần và cúng tế hằng năm.

Dù không còn qui mô và kiến trúc như xưa, nhưng năm 1955 đình vẫn tiếp tục

làm cơ sở bí mật của cách mạng để triển khai chỉ thị của Trung ương.

Năm 1957, để nơi thờ thần được khang trang hơn nhân dân Bình Phước cùng

nhau đóng góp công, của để trùng kiến lại ngôi đình mới trên nền đình cũ. Việc

trùng kiến đình kéo dài từ năm 1957 – 1959 mới hoàn thành. Do lần trùng kiến

này điều kiện kinh tế của dân làng còn hạn hẹp nên chỉ khôi phục được hai phần

gồm chánh điện và võ quy cho đến ngày nay.

Đến những năm 1960 – 1970, đình tiếp tục nuôi chứa và là chỗ che chở,canh giữ

cho cán bộ cách mạng đến ngày giải phóng.

Page 2: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Đình Bình Phước ngày nay được hội hương đình gìn giữ và bảo quản tốt với

những hiện vật có giá trị còn lại sau chiến tranh.

Khi đến đây, du khách có thể tận mắt cảm nhận được hết giá trị của một ngôi

đình không chỉ về kiến trúc của đình làng Nam Bộ mà du khách còn cảm nhận

được sự thanh tĩnh và thành kính đều mà ngôi đình đã làm trong hai cuộc chiến

qua.

Hằng năm đình có các lễ hội truyền thống như:

• Lễ khai sơn: diễn ra vào ngày mồng 4/1 (âm lịch).

• Lễ hạ điền – kỳ yên: diễn ra vào ngày 16 – 17/4 (âm lịch).

• Lễ thượng điền: diễn ra vào ngày 16 -17/11 (âm lịch).

=======================================

Di tích cách mạng Cái Ngang

Trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Vĩnh Long trở

thành chiến trường ác liệt vào bậc nhất ở ĐBSCL. Xuất phát từ vị trí xung yếu

của Vĩnh Long, kẻ địch luôn dồn sức mạnh nhằm khống chế bằng được địa bàn

này.Về phía ta, quân dân Vĩnh Long dưới sự lãnh đạo của Đảng kiên trì bám trụ,

giành giật với địch từng tấc đất quê hương. Vì Vĩnh Long địa hình trống trãi,

không rừng, không núi, sông rạch chằng chịt nên vấn đề bám trụ địa bàn hoạt

động là vấn đề sinh tử đối với cách mạng tỉnh nhà.

Trong hoàn ảnh lịch sử ấy, Tỉnh ủy Vĩnh Long – cơ quan đầu não lãnh đạo toàn

diện cuộc kháng chiến của toàn tỉnh vẫn tồn tạI để hoàn thành sứ mệnh lịch sử

giao phó. Vượt lên bao khó khăn thử thách Tỉnh Uỷ Vĩnh Long tồn tại chỉ đạo mọi

phong trào tỉnh nhà đi đến thắng lợi chính là do Tỉnh Uỷ Vĩnh Long luôn gắn bó

mật thiết với nhân dân, Đảng bộ Vĩnh Long dựa hẳn vào dân, động viên sức

mạnh to lớn, sức sáng tạo vô biên của nhân dân nhằm vào mục tiêu chiến thắng

kẻ thù xâm lược.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh Uỷ Vĩnh Long di chuyển liên tục khắp

địa bàn Vĩnh Long. Giai đọan từ 1954 đến 1966 Tỉnh Uỷ Vĩnh Long đã di chuyển

hơn 29 điểm.

Năm 1966 Tỉnh Uỷ Vĩnh Long quyết định chọn Cái Ngang làm khu căn cứ chủ

yếu. Năm 1967, Tỉnh uỷ chuyển hẳn về khu căn cứ cách mạng Cái Ngang, thuộc

ấp 4 xã Mỹ Lộc – nay ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình.

Khu di tích cách mạng Cái Ngang là vùng đất liên hoàn nhiều xã của huyện Tam

Bình; là vùng căn cứ của Tỉnh Uỷ Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ. Đây là nơi nhân

Page 3: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

dân Vĩnh Long dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ Vĩnh Long đoàn kết chiến đấu, một

lòng chăm lo cho sự nghiệp cách mạng. Mặc dù phải đương đầu với kẻ địch đông

về số lượng, trang bị hiện đại và có nhiều thủ đoạn thâm độc nhưng quân dân ta

vẫn chiến đấu kiên cường và trưởng thành mạnh mẽ.

Cơ quan Tỉnh Uỷ lúc đó chỉ có một nhà làm việc và một điểm nấu ăn. Công trình

được xây dựng thấp, nằm gọn dưới các tàng cây để tránh máy bay địch phát

hiện. Xung quanh nơi làm việc bố trí đầy đủ các hầm trú ẩn tránh bom pháo. Hệ

thống hầm bí mật được Ban căn cứ chuẩn bị chu đáo đủ sức phục vụ Ban chấp

hành Tỉnh Uỷ trong các kỳ họp.

Tỉnh Uỷ Vĩnh Long lúc đó có 13 đồng chí, do đồng chí nguyễn Ký Ức làm Bí thư

Tỉnh Uỷ.

Các bộ phận chuyện môn thường trực tại khu căn cứ gồm:

-Ban căn cứ.

-Đội phòng thủ.

-Văn phòng Tỉnh Uỷ.

-Điện đài cơ yếu.

-Giao liên bán khai.

Chính tại khu di tích cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến Tỉnh Uỷ Vĩnh Long

đã đề ra những chủ trương, nghị quyết mệnh lệnh toàn quân, toàn dân chiến đấu

và chiến thắng. Trong các chỉ thị, nghị quyết đó nổi bật là lệnh tổng tiến công và

nổi dậy xuân Mậu Thân và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang từ lâu đã trở

thành nhu cầu bức xúc của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long. Vì vậy khi Tỉnh ủy

Vĩnh Long có chủ trương khôi phục khu di tích cách mạng Cái Ngang đã được sự

đồng tình, thống nhất cao của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh.

Ngày 1 tháng 8 năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định số:

2176/QĐ.UB về việc “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trùng tu – tôn

tạo Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long”.

Khu di tích cách mạng Cái Ngang có diện tích 5 ha, chia thành hai phần: phần

ruộng lúa và phần vườn cây. Tổng thể di tích cũng gồm hai phần: phần phục

dựng, tôn tạo và phần xây dựng mới.

Phần phục dựng, tôn tạo:

+ bãi lửa

+ cầu chông

Page 4: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

+ chốt bảo vệ

+ nhà thường trực năm 1967

+ nhà thường trực 1973

+ hội trường

+ hệ thống trảng xê (hầm trú ẩn)

+ nhà thông tin

+ hệ thống công sự chiến đấu

+ nhà của đội phòng thủ

+ hệ thống hầm bí mật

+ chuổi hố bom.

Các công trình xây dựng mới:

+ bãi đỗ xe

+ nhà lễ tân

+ nhà truyền thống

+ đường dẫn vào khu di tích

+ nhà dịch vụ.

Trong tình hình đất nước đang hội nhập với thế giới trên tinh thần đa phương

hóa, đa dạng hóa vấn đề khôi phục khu di tích cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh

Long càng trở nên bức thiết. Khi công trình trùng tu, tôn tạo hoàn thành đưa vào

phục vụ đây sẽ là nơi thu hút khách tham quan trong tỉnh, ngoài tỉnh và khách

nước ngoài.

Di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang là nơi khơi gợi nguồn sức mạnh từ lịch sử

hào hùng để động viên toàn Đảng toàn quân, toàn dân Vĩnh Long anh hùng cùng

cả nước vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ quê hương Vĩnh Long

ngày một giàu đẹp, vững bền.

Ngày 9/8/2003 Khu di tích căn cứ kháng chiến Cái Ngang được Tỉnh uỷ, Ủy ban

nhân dân tỉnh Vĩnh Long trọng thể tổ chức khánh thành, đưa vào phục vụ khách

tham quan.

=======================================

Chùa Cổ Long An Vĩnh Long

Sơ khởi là am nhỏ, ông khai hoang mở đất làm rẫy sinh sống. Đến cuối thế kỷ

19, gia tộc ông Cả Lảm là người mộ đạo, hiến 30 công đất để xây chùa và làm tự

điền, hằng năm có hoa màu, lúa thóc phục vụ lễ lạc, xây dựng. Chùa được đặt

tên là Long An. Năm 1931 Hòa thượng Thích Khánh Anh đang làm pháp sư tại

trường Gia giáo chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) được thỉnh về làm trụ trì để hoằng khai

đạo pháp. Lúc này tăng đồ và phật tử theo học rất đông.

Page 5: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Đến năm 1842 Hòa thượng Khánh Anh về chùa Phước Hậu, các Hòa thượng Thiện

Lực, Thiện Trang, Nhựt Liên… lần lượt được trông nom ngôi Tam bảo. Chùa có

kiến trúc cổ kính gồm chính điện, hậu liêu, nhà trai trên diện tích khoảng 500m2,

nền được cuốn gạch đại cao 0,5m. Tiền điện hướng Đông Bắc nhìn ra QL 54. Bao

quanh là khuôn viên rộng thoáng, có cổ thụ sao dầu dương, bờ tre, khóm trúc,

cây trái tạo nên cảnh quan đẹp, yên tĩnh.

Đến thập niên 1960 chùa do tu sĩ Hồ Văn Lục pháp danh Thích Phước Y chăm

sóc. Thời gian này do hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn, thiên nhiên tác hại, lại xa

khu dân cư, chùa dần dà xuống cấp. Tu sĩ Phước Y thu hẹp chính điện, quay mặt

về hướng Đông. Ông vận động phật tử xây nhà Tổ, cổng tam quan, tháp các Tổ,

trồng thêm hoa kiểng.

Tháng 4 năm 2000 do tuổi cao sức yếu, Ban trị sự Phật Giáo Vĩnh Long điều Đại

đức Thích Tuệ Quang là môn đệ của Thượng tọa Thích Thanh Từ về quán xuyến.

Chỉ trong thời gian ngắn, chùa đã xây dựng thêm nhà trai, hai thất tịnh, cải bổ lại

huê viên, tạo vườn tược quanh chùa đẹp đẽ, trang nhã. Tính từ các Tổ khai sáng

mà công dày đạo trọng là Hòa thượng Khánh Anh đến Đại đức Tuệ Quang, ngày

nay chùa Long An trải qua bốn, năm đời trụ trì, giám quản và cũng nhiều lần

hưng phế…

Các di vật xưa còn lại là hai hoành phi: Long An tự, Đại hùng bửu điện, và các

câu liễn đối, có câu với nội dung: Phật tức tâm, tâm tức phật tế độ hữu duyên

siêu vạn kiếp. Sắc thị không, không thị sắc quang minh vô lượng chiếu thập

phương. Tất cả bằng chữ Hán, móc chìm sơn son thếp vàng, tạo tác khoảng 100

năm. Ở nhà Hậu Tổ có bệ thờ có di ảnh cố Hòa thượng Khánh Anh, Thiện Hoa,

Thiện Hòa, Nhựt Liên. Quanh sân chùa có tháp trì cốt Hòa thượng Thiện Lực,

Thiện Trang…

Có lịch sử hình thành lâu đời, chùa Long An còn là điểm dừng chân của các cao

tăng nổi tiếng ở Nam bộ: Khánh Anh, Huệ Quang, Khánh Hòa, Pháp Hải… lập nên

Liên đoàn Học xã hoằng dương chánh pháp, truyền bá quốc ngữ. Tiếp đến có

Thượng tọa Thiện Hòa, Thiện Hoa trở về duy trì chí hướng các Tổ quy tập được

tăng đồ, phật tử khá đông.

Cũng tại ngôi chùa này ngày 30 tháng Giêng Tân Sửu (16/4/1961) Hòa thượng

Thích Khánh Anh viên tịch khi đang đảm nhận trọng trách là Thượng Thủ kiêm

Pháp chủ Giáo hội Tăng già toàn quốc. Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập,

khuôn viên chùa là căn cứ địa hoạt động, giao liên của lực lượng cách mạng

huyện Trà Ôn. Các tu sĩ giữ chùa hoạt động hợp pháp đóng góp tiền của vật

dụng, thuốc men… cho cách mạng.

Page 6: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Cách trung tâm thị trấn Trà Ôn trên 3km, từ Quốc lộ 54 theo đường nhỏ khoảng

500m, đến chùa cổ Long An. Chùa còn có tên Đồng Đế, tọa lạc tại ấp Mỹ Trung,

xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Theo các cụ cao niên, cách nay gần hai

thế kỷ, nơi đây đồng hoang mọc nhiều cây đế dại, dân cư thưa thớt. Thập niên

1860 có vị tu sĩ từ miền Ngũ Quảng vào chọn nơi đây làm chỗ dừng chân tu

hành.

Chùa Gò Xoài

Chùa Gò Xoài toạ lạc tại ấp Mỹ Bình, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Chùa Gò Xoài được xây dựng vào năm Phật lịch 2074 (tức năm 1530) trên phần

đất ông bà của bà Thạch Thị Lạc (đến năm 1909, bà Thạch Thị Thuông, cháu bà

Lạc, hiến thêm 5.000 m2).

Chùa Gò Xoài là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào Khmer

xã Tân Mỹ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Gò

Xoài còn là một cơ sở cách mạng của xã Tân Mỹ và chùa là một điển hình trong

cuộc đấu tranh chống địch đóng đồn trong chùa, chống bắt lính.

Sau khi Mỹ Diệm tiến hành luật 10/59, xã Tân Mỹ trở thành một xã trắng chúng

tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược để tách dân ra khỏi các mạng.

Để xây dựng lại cơ sở, các cán bộ xã Tân Mỹ xây dựng cơ sở cách mạng trong

chùa Gò Xoài. chùa Gò Xoài trở thành cơ sở đáng tin cậy của cách mạng.

Tháng 2 năm 1963, xã trưởng – cảnh sát trưởng xã Tân Mỹ là Phạm Văn Chữ,

cho lính vào chùa áp chế Sư cả Thạch Chăng để chúng sử dụng chùa làm đồn

bót. Nhưng sư cả Chăng nhất định không đồng ý. Vì vậy, chúng đã gây khó dễ

cho nhà chùa trong các dịp lễ hội. Chúng không cho chùa tổ chức các lễ hội với lý

do chùa tổ chức lễ hội để cán bộ cách mạng vào chùa. Đồng thời, chúng không

cho sư cả mở lớp dạy học cho tăng chúng và phật tử, nhất là các cụ cao niên

muốn vào chùa học thiền định. Thời gian này rất khó khăn cho các hoạt động của

chùa, nhưng các vị sư vẫn bám trụ tại chùa và giữ không cho địch đóng quân

trong khuôn viên chùa.

Sư cả còn làm công tác binh vận, vận động người trong bổn đạo bị bắt đi lính cho

địch rã ngũ.

Trong năm 1963, chi bộ xã Tân Mỹ đã tổ chức hai cuộc đấu tranh trực diện với

địch tại Trà Ôn. Thành phần tham gia đấu tranh là các vị sư hai chùa Gò Xoài và

Gia Kiết cùng bà con Kinh – Khmer, trong đó có cả gia đình binh sĩ. Đoàn đấu

tranh yêu cầu địch không được bắn pháo vào xóm làng sát hại nhân dân. Cuộc

đấu tranh giành thắng lợi.

Page 7: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Tháng 4 năm 1967, lính quận Trà Ôn đến thông báo với sư cả: một tuần nữa

quận trưởng Trà Ôn sẽ cho lính đến lấy chùa làm đồn bót. Sư cả Thạch Chăng

cương quyết không cho địch đóng đồn bót trong chùa và bảo vệ cho các vị tu sĩ.

Năm 1968, chiến tranh ngày càng khốc liệt, sư cả Chăng kêu gọi các gia đình này

vào chùa ẩn nấp. Sư cả tận dụng số cây lá sẵn có trong chùa để cất nhà cho phật

tử ở và vận động lực lượng thanh niên cùng các vị sư đào hầm và đắp trảng xê ở

nhiều nơi (trong sala và một số nơi trong vườn chùa) để nhân dân tránh bom

đạn. Sư cả còn gửi thư cho quận trưởng Trà Ôn yêu cầu nhà cầm quyền không

được bắn pháo vào trong chùa, vì chùa là nơi tu hành, nơi cầu nguyện đem lại

hoà bình cho dân tộc.

Từ năm 1971, nhiều lần địch đem lính đến bao vây chùa bắt chư tăng và thanh

niên đi lính. Đứng trước tình hình này, ông Thạch Sol cùng một số sư trong chùa

là cơ sở nồng cốt cách mạng và bổn đạo đấu tranh với địch. Chùa vận động

chống bắt lính đưa vào chùa tu được 45 thanh niên cả người Kinh và người

Khmer, cùng với gia đình binh sĩ vận động rã ngũ 57 binh sĩ. Các sư, phật tử còn

làm hàng rào bằng kẽm gai xung quanh chùa và chuẩn bị đá, gạch, cây… để

chống lại khi địch đến bao vây chùa để bắt chư tăng, thanh niên đi lính

Năm 1972, để làm ám hiệu cho cán bộ cách mạng trong các dịp lễ – tết, các vị

sư làm ám hiệu bằng cách treo bóng đèn điện trên cột cờ: đèn sáng thì không có

lính, khi có lính thì tắt đèn.

Sư Thạch Nhứt là y tá chữa trị cho bà con xung quanh chùa. Sư rất có cảm tình

với cách mạng. Ông mua thuốc tây gởi cho cách mạng.

Hưởng ứng phong trào chiếm đất giành dân, trong dịp tết Chol Chnam Thmây,

ông Lê Văn Sơn, ông Hai Bè và Đại đức Thạch Chăng họp bàn và thống nhất treo

cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trước cổng chùa. Sự xuất

hiện của cờ Mặt trận gây xôn xao trong nhân dân. Sau đó, lính quận Trà Ôn đến

chùa để tra xét tìm cở sở cách mạng. Chúng bắt em Thạch Riêng (con ông Thạch

Tích – Trưởng ban quản trị) vì nghi em là giao liên của cách mạng. Do quá sợ

hãi, Thạch Riêng đã khai ông Trần Văn Sinh (Ba Sinh) là một người dân ở Giồng

Thanh Bạch. Chúng bắt ông Ba Sinh đem giam ở Trà Ôn. Sau đó, chứng minh

được ông Ba Sinh là người vô tội nên chúng đã thả ông.

Tháng 12/1972, theo chủ trương của huyện, lực luợng du kích xã Tân Mỹ vào các

chùa của xã. Do địch đóng quân dày đặc ở vùng ven, nên du kích không vào

được, trong tình thế không có lương thực, cũng không thể rút đi vì địch sẽ phát

hiện. Sư cả Thạch Chăng hay tin. Sư cả liền cho 03 vị sư về thăm nhà nhưng

thực chất là các sư mang lương thực tiếp tế cho du kích.

Page 8: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Tháng 10 năm 1973, địch bắt khoảng 60 thân nhân gia đình cách mạng giam

khoảng 01 tháng ở đồn Tân Mỹ. Chi bộ xã Tân Mỹ họp bàn lấy sách đối sách: mời

một số gia đình binh sĩ đến căn cứ Tầm Vu (Tân Mỹ) để tuyên truyền, vận động

giác ngộ cách mạng và để đổi gia đình cách mạng về. Chi bộ quyết định đưa tổ

đảng về các ấp mời khoảng 100 gia đình binh sĩ, vùng Gò Xoài khoảng 40 người.

Sau đó, các gia đình binh sĩ đã giác ngộ và vận động binh sĩ gởi đạn dược cho

cách mạng. Số đạn do các gia đình binh sĩ đóng góp được chuyển cho du kích xã

sử dụng chiến đấu và bổ sung đạn dược cho địa phương quân Trà Ôn. Số đạn này

được gởi nhiều lần, nhiều nhất là lựu đạn và đạn M79.

Năm 1974, quận trưởng và lính Trà Ôn đến bao vây chùa. Chúng lấy lý do là một

số vị sư đã hết hạn hoãn quân dịch, bắt các vị sư hoàn tục đi lính. Chùa Gò Xoài

bị bắt 08 vị; chùa Gia Kiết 04 vị; chùa Cao Đài 08 vị; chùa Hạnh Phúc Tăng 04

vị, giam tại ty Miên vụ (hiện nay là trụ sở Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long). Các

vị sư luôn đấu tranh với chúng nhất định không cởi áo cà sa để mặc áo lính. Các

vị sư cả đã cùng liên kết đấu tranh nhiều lần, nhiều nơi.

Sau đó, chúng đưa các vị sư qua chùa Trúc Lâm (cạnh cầu Khưu Văn Ba – hiện

nay không còn) để hoàn tục. Chúng đưa các vị sư qua trại nhập ngũ của tỉnh.

Bốn vị sư có giấy hoãn dịch về kịp nên được về và 01 vị vì lý do sức khoẻ cũng

được thả, còn lại 03 ông chúng đưa qua trung tâm huấn luyện ở Mỹ Tho. Các vị

ra trường 01 tháng thì giải phóng.

Sau đó, chúng đưa các vị sư qua chùa Trúc Lâm (cạnh cầu Khưu Văn Ba – hiện

nay không còn) để hoàn tục. Bốn vị sư có giấy hoãn dịch về kịp nên được về và

một vị vì lý do sức khoẻ cũng được thả, còn lại 03 ông chúng đưa qua trung tâm

huấn luyện ở Mỹ Tho. Các vị ra trường 01 tháng thì giải phóng.

Trong các năm 1972 đến 1975, địa phương quân Trà Ôn nhiều lần đóng quân

xung quanh khu vực chùa làm bàn đạp tấn công Trà Ôn. Các vị sư cùng nhân dân

giúp bộ đội đào công sự chiến đấu dọc theo tuyến sông Măng và xung quanh

chùa để bộ đội đánh địch từ phía sông Măng tiến vào. Địch biết được nên đã bắn

pháo vào khu vực chùa làm bị thương sư Thạch Sa Nang (Thạch Kul) và sư Thạch

Chương, nhưng khó khăn, nguy hiểm các vị sư vẫn bám trụ chùa.

Chùa Gò Xoài được xây dựng vào giữa thế kỷ XVI. Đây là một trong những ngôi

chùa cổ của người Khmer ở tỉnh Vĩnh Long. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có

giá trị lịch sử văn hoá như bia đá, lá sima, tượng Phật Thích Ca…

Bên cạnh đó, chùa Gò Xoài còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của

đồng bào Khmer xã Tân Mỹ. Ngoài các nghi lễ tôn giáo, chùa cũng là nơi tổ chức

Page 9: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

các lễ hội cộng đồng. Vì Vậy chùa Gò Xoài có vai trò đặc biệt đối với đời sống văn

hoá của đồng bào Khmer ấp Gò Xoài, Mỹ Yên, Sóc Ruộng và của xã Tân Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Gò Xoài luôn gắn bó mật thiết

với cách mạng, nhiều vị sư và ban quản trị là nòng cốt cách mạng và đã được

Chính phủ, Mặt trận huyện Trà Ôn tặng bằng khen, giấy khen, có vị là thương

binh.

Bên cạnh đó, chùa còn là nơi xây dựng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Kinh –

Khmer đấu tranh chống kẻ thù chung.

Các vị sư cùng cán bộ cách mạng đã giáo dục thanh niên Kinh – Khmer trong

vùng không đi lính cho địch và động viên nhiều thanh niên tham gia cách mạng

đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc. Các sư sãi và ban quản trị chùa còn

đấu tranh trực diện với kẻ thù chống bắt lính, vận động gia đình có con em đi

lính rã ngũ và chống âm mưu của địch đóng đồn bót trong khu vực chùa. Ngoài

ra, sư sãi còn vận động phật tử đóng góp tiền bạc vật chất cho cách mạng.

Chùa Gò Xoài lập được thành tích trên có sự đóng góp không nhỏ của Hoà

thượng Thạch Chăng. Nhờ vào sự lãnh đạo khéo léo của mình, Hoà thượng Thạch

Chăng cùng với Ban quản trị chùa đã đẩy lùi được âm mưu của địch dùng tôn

giáo dân tộc để chống cách mạng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chùa Gò Xoài vẫn là trung tâm tín

ngưỡng của bà con dân tộc Khmer xã Tân Mỹ, nơi phổ biến các chủ trương chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các vị sư, bà con phật tử tiếp tục phát

huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chăm lo sản xuất xây dựng đời sống ấm no

hạnh phúc để tốt đạo đẹp đời. Chùa Gò Xoài được UBND tỉnh ra quyết định số

1554/QĐ.UBND ngày 27/7/2006 công nhận là di tích lịch sử văn hoá.

==================================

Di chỉ khảo cổ học Thành Mới

Thành Mới trải rộng trên địa bàn ấp Ruột Ngựa, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp và

ấp Bình Thành, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm. Di chỉ Thành Mới đã được các

nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện từ đầu thế kỉ XX. Năm 1944 ông Louis

Malleret, nhà khảo cổ người Pháp nổi tiếng, đã đến nghiên cứu Thành Mới và

mang về Sài Gòn nhiều hiện vật quí trong đó có pho tượng Phật và tượng Visnu

bằng đá.

Trải qua khoảng thời gian dài công tác nghiên cứu khoa học gián đọan, di chỉ

Thành Mới bị đào bới, xáo trộn nghiêm trọng. Đến thập niên 90 của thế kỷ XX

các nhà khoa học trong và ngoài nước dành nhiều quan tâm đến Thành Mới.

Page 10: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Trong hai năm 1998 – 1999 Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo Tàng

Vĩnh Long tiến hành khai quật di chỉ Thành Mới. Qua hai đợt khai quật, các nhà

khoa học đã lảm xuất lộ từ lòng đất hàng ngàn di vật quí bằng các chất liệu:

gạch, gốm, đá, gỗ, kim loại… Qua giám định bằng phương pháp phóng xạ C14,

các hiện vật Thành Mới có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VI sau công

nguyên. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nhà khảo cổ phát hiện một di chỉ còn

nguyên vẹn các tầng văn hóa tại di chỉ cư trú kênh Ruột Ngựa.

Các nhà khảo cổ học nhận định rằng: từ di tích Thành Mới có thể mở ra hướng đi

mới cho việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo đồng bằng sông Cửu Long.

Nghĩa Trủng miếu

Nghĩa Trủng miếu còn gọi là miếu Âm Nhơn, tọa lạc tại tổ 9, ấp Phước Hanh B,

xã Phước Hậu, huyện Long Hồ. Di tích gồm có 02 phần ngôi miếu và nghĩa trang

là nơi thờ tự và yên nghỉ của nghĩa sĩ vì nước quên thân.

Ngày 20 tháng 5 năm 1862 thực dân Pháp tấn công Vĩnh Long, quan quân thành

Vĩnh Long chiến đấu anh dũng nhưng không ngăn được sự tấn công của quân

Pháp, nên đốt các kho tàng dinh thự trong thành và rút đi, các tử sĩ được đưa về

làng Phước Hanh mai táng.

Đến năm 1867, thành Vĩnh Long mất vào tay Pháp, nhiều binh lính không chịu

qui hàng nên lui ra vùng ngoại thành kháng chiến. Nghĩa quân chia ra nhiều

nhóm nhỏ quần nhau với giặc. Nhưng vì vũ khí thô sơ không chống lại vũ khí tối

tân nên nhiều nghĩa quân anh dũng ngã xuống. Nhân dân các nơi chuyển tử sĩ về

làng Phước Hanh mai táng.

Nghĩa trang mở rộng khoảng 7000 m2 . Tử sĩ mai táng ở đây lên đến 2000 ngàn

người. Nhân dân dựng nên ngôi miếu thờ các vị anh hùng vì nước quên thân.

Ngôi miếu ban đầu đơn sơ bằng tre lá. Năm 1945, dân làng Nguơn Hanh góp

công sức dựng lại ngôi miếu có phần kiên cố hơn. Năm 1972, ông Đỗ Phước Trinh

cúng số tiền đại tu ngôi miếu.

Di tích gồm hai phần: Ngôi miếu và nghĩa trang, ngôi miếu xây hình vuông mỗi

cạnh 9m, nền đá xanh cao 0,85m, tường xây ô dước, nền lát gạch tàu, nóc lợp

ngói âm dương.

Nghĩa trang nằm cách miếu 100m, diện tích nghĩa trang trước kia là 7000m2,

nay thu hẹp còn 4000m2. Trước đây bốn góc nghĩa trang có bốn trụ gạch, cao

1,2m, rộng 0,8m; Nay chỉ còn 02 trụ. Cạnh nghĩa trang hiện còn dấu vết tấm

bình phong, xây bằng gạch. Bên cạnh nghĩa trang hiện còn hai cây dương cổ thụ.

Lâu nay dân quanh vùng vẫn luôn cố gắng giữ gìn khu nghĩa trang này, vì nơi

đây là chỗ yên nghỉ của hơn 2000 anh hùng tử sĩ.

Page 11: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, lâu nay người dân nơi đây truyền đời thay

nhau chăm sóc nghĩa trang, hương khói ngôi miếu. Hàng năm có các lệ cúng:

rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mườI. Cùng các lệ cúng: 20 – 21

tháng ba, 16 – 17 tháng tư, mùng năm tháng năm âm lịch.

Ngày 20 tháng 12 năm 2000, UBND tỉnh ra quyết định số 3439/ QĐ.UBT công

nhận Nghĩa Trủng miếu là di tích Lịch sử – Văn hóa.

==================================

Cây đa Cửu Hữu – Thành Vĩnh Long xưa

Trên gò đất cao nhất thị xã, tại giao lộ 19 tháng 8 và đường Hoàng Thái Hiếu có

một cây đa cao lớn, cành lá sum suê, rợp mát. Người dân Vĩnh Long lâu nay luôn

giữ gìn cây đa bằng tình cảm chân trọng, thiêng liêng, vì đây chính là dấu vết

duy nhất còn sót lại của Thành Vĩnh Long xưa: Cây đa Cửu Hữu.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí và Gia Định Thành Thông Chí vào tháng 2 năm

Quí Dậu, đời Gia Long thứ 12 (1813) triều đình Huế lệnh cho quan Khâm mạng

Trấn thủ Lưu Phước Tường của Vĩnh Thanh Trấn xây dựng thành. Thành xưa tọa

lạc tại phường 1, thị xã Vĩnh Long ngày nay.

Thành đắp bằng đất, cửa chính hướng Đông – Nam, lưng quay hướng Tây – Bắc.

Chu vi thành rộng 750 trượng (một trượng bằng 3 thước) , cao 1 trượng dày 2,5

trượng. Quanh thành có hào rộng, sông sâu. Phía tả là sông Long Hồ, phía hữu là

rạch Ngư Câu (rạch Cái Cá), mặt sau có sông Cổ Chiên (một nhánh lớn của Sông

Tiền), mặt trước có đường Cừ Sâu (nay là rạch Cầu Lầu).

Thành có 5 cửa quay về 5 hướng Đông – Tây – Bắc – Đông Nam và Tây Nam.

Cửa tiền của thành ở hướng đông, cửa hậu hướng Tây, cửa tả hướng Bắc, cửa

hữu hướng Tây – nam. Bên ngoài mỗI cửa thành đều có một đoạn thành công,

bao vòng cửa. Bốn góc thành tạo thành hình hoa mai.

Trong thành có hai con đường dọc, 3 đường ngang, 3 công thự, kho lương, nhà

thừa ty, trạI lính và hành cung. Phía đông thành có quan lộ chạy dọc sông Long

Hồ, phía tả là nhà Sứ Quán, phía hữu là chợ Vĩnh Thanh. Riêng góc nam của

thành, chỗ tiếp giáp đường cừ và sông Long Hồ, có xưởng Thủy sư (xưởng đóng

tàu chiến).

Thành tuy không rộng nhưng được xây dựng kiên cố, bố phòng chặt chẽ, thuận

tiện đường tiến thủ. Nói về tầm quan yếu của thành, sách Gia định Thành Thông

Chí nhận định: “…Thật là yếu địa hình thắng vậy”. Thành Vĩnh Long trong suốt

quá trình tồn tại luôn là thành trì vững chắc, chi phối về quân sự – kinh tế – văn

hóa cả khu vực Miền Tây Nam Bộ rộng lớn của Tổ Quốc.

Page 12: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

Năm 1867, đánh chiếm Vĩnh Long xong, thực dân Pháp đập phá tất cả các công

trình văn hóa, đồn lũy của nhà Nguyễn và san bằng thành Vĩnh Long.

Qua cơn tàn phá, rất may trước cửa hữu thành Vĩnh Long còn cây đa sống sót.

Nhân dân giữ gìn, bảo vệ cây đa gọi tên cây đa Cửu Hữu để lưu dấu và hoài niệm

về thành Vĩnh Long xưa.

Vào thập niên 50, cây đa mẹ – dấu vết duy nhất của thành Vĩnh Long xưa bị lụi

tàn. Từ thân cây mẹ, mọc lên cây đa con vươn mình phát triển tươi tốt, tồn tại

đến ngày nay.

Năm 2000 di tích Cây đa Cửa Hữu được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa.

==================================

Nhà thơ Nhiêu Tâm

Nhà thơ Nhiêu Tâm tên thật là Đỗ Như Tâm, hiệu Như Tâm, Minh Tâm biệt hiệu

là Minh Giám, vì ông có chân trong “Nhiêu học” (người được hưởng học bổng

trong nhà nước phong kiến) nên người ta thường gọi ông là Nhiêu Tâm. Ông sinh

năm 1840, sống ở làng Sơn Đông (nay thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) và

mất năm 1911.

Về nguyên quán của Nhà thơ Nhiêu Tâm có 2 ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất

cho rằng ông là người Nam Bộ cựu, từ nơi khác lưu lạc đến Vĩnh Long. Ý kiến thứ

hai ông là người miền Trung mới đến xứ nầy.

Khi đến ở làng Sơn Đông Nhà thơ Nhiêu Tâm dạy chữ nho và làm nghề bốc

thuốc. Cụ ăn ở tại nhà học trò là ông Trần Văn Kỷ. Ông Kỷ mất, cụ Nhiêu Tâm

sang ở nhờ nhà người học trò khác là ông Trần Minh Chuẩn ông tiếp tục dạy học,

hốt thuốc cho đến khi qua đời.

Theo trí nhớ của dân làng Sơn Đông Nhà thơ Nhiêu Tâm vóc người gầy và cao,

đôi mắt bị lòa nên đi lại rất khó khăn, phải chống gậy. Cho đến cuối đời Nhà thơ

Nhiêu Tâm vẫn giữ tiết tháo của một nhà nho. Một nhà thơ sống đời tao nhã,

thanh bạch. Dù sống trong cảnh nước mất, làm dân nô lệ dưới chế độ cai trị hà

khắc của thực dân Pháp, nhà thơ Nhiêu Tâm không hề bị cám dỗ bởi vật chất, bị

lung lạc giữa chốn quan trường.

Về văn chương, Nhà thơ Nhiêu Tâm là nhà thơ trữ tình trào phúng nổi tiếng vào

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam Bộ. Văn phong Nhà thơ Nhiêu Tâm mang

bản sắc dân tộc, thời đại và góp vào thi ca châm biếm miền Nam một tiếng cười

bằng ngôn ngữ giản dị và mang chút xót xa của sĩ phu bất đắc chí. Mảng thơ trào

Page 13: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

lộng của nhà thơ Nhiêu Tâm đã gây ra nhiều tranh luận và giai thoại thú vị được

nhiều người truyền tụng.

Nhà thơ Nhiêu Tâm là tác giả của nhiều bài thơ, đoản văn, câu đối nổi tiếng. Như

bài “Vịnh Kiều”, bài phú “Bần Phú Luận” (204 câu), “Vợ Tiển Chồng”, “Cảm Tác”,

Thuyền Qua Sông”, “Vịnh Miếu Tống Quốc Công”, Khóc Bạn”, Vợ Chệt khóc

Chồng Chết Đuối”, “Trẻ Cha, Già Con”,… Sau này, nhà xuất bản Tân Việt, Sài

Gòn có tập hợp một số bài thơ của ông in thành tập thơ (chung với nhà thơ Học

Lạc).

Di văn vật sự của cụ nhiêu tâm rất phong phú, cùng với những nhà Nho, nhà thơ

ưu thời mẫn thế khác ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhà thơ Nhiêu

Tâm là nhà thơ tài hoa. Ngoài tài thơ, ông sống nghèo túng và thanh bạch, ông

là người quý trọng tình nghĩa, yêu thương đồng bào, tấm lòng ông khảng khái

thanh cao. Tấm lòng và tài năng của Nhà thơ Nhiêu Tâm góp vào lĩnh vực văn

chương của Nam bộ, của cả nước những tác phẩm văn thơ mang đậm dấu ấn con

người, thời đại mang nhiều biến cố của Lịch sử – Văn hóa nước nhà.

Khi Nhà thơ Nhiêu Tâm mất không thấy có vợ con, quyến thuộc đến viếng, chỉ có

học trò chịu tang. Bạn bè người làng Sơn Đông đứng ra làm tang lễ và mai táng

ông. Ngôi mộ của ông bằng đất nằm giữa ruộng lúa thuộc ấp Sơn Đông, xã

Thanh Đức, huyện Long Hồ.

Ngày 20 tháng 12 năm 2000, UBND tỉnh Vĩnh Long ra quyết định công nhận ngôi

mộ nhà thơ Nhiêu Tâm là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đến năm 2002, nhà

nước đầu tư kinh phí trùng tu ngôi mộ và làm đường dẫn đến ngôi mộ để khách

thập phương đến viếng thuận tiện hơn và cũng để tỏ lòng tôn kính đối với một

nhà thơ: “…Là một kiện tướng trong thi giới nước nhà nói chung và là một nhà

thơ trào phúng xuất sắc của thi giới miền Nam nói riêng”.

===========================

Miếu Quan Tiền Hiền – Phan Công An

Di tích tọa lạc tại ấp Mỹ Phú I, xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình. Tương

truyền Quan Tiền Hiền người Quảng Đức, họ Phan húy Công An. Chánh thất họ

Đặng, tự là Đạt, húy là Thông.

Thời Nguyễn Vương còn bôn tẩu, ông Phan Công An luôn kề cận. Khi Nguyễn

Vương chiếm thành gia định ông được nhận bằng Khâm Sai Tiền Chi Cai Cơ

nhưng sau đó ông tìm cách cáo lão từ quan, ông đệ đơn xin khai khẩn đất hoang

lập ấp. Ông chiêu mộ nông dân phá rừng lập thôn xóm, ruộng đồng. Khi việc

khai khẩn, mở rộng từ Ba Xuyên Giang Đạo đến Long Hồ Dinh. Khi một xứ đã

Page 14: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

thành khoảnh thì ông chọn người đủ tài trí giao cho cai quản, ông lại tiếp tục đến

nơi khác để mở mang.

Việc làm của ông tạo ra nhiều của cải cho đất nước, dân cư yên ổn, sức mạnh

quy tụ lại không giữ riêng cho mình.

Về sau ông lập thôn Mỹ Thạnh Trung. Ông ra sức chiêu mộ lương dân cùng nhau

làm ruộng. Ban đầu, làng Mỹ Thạnh Trung thuộc đất hoang, rừng bụi, sói, hổ,

rắn, rít. Ông Phan Công An cùng dân làng ra sức đốn phá cây rừng, lập thành

ruộng đồng trù phú, sau đó ông giao lại cho người làng làm chủ vĩnh viễn. Người

các nơi tụ về rất đông, thôn xóm trù mật.

Thượng nguyên ngày rằm tháng giêng ông mất. Tuy chưa rõ năm sinh năm mất

nhưng chắc chắn không dưới thượng thọ. Sinh tiền gia nghiệp của ông đơn bạc

nhưng lòng quân bình đoan chính, hết lòng vì mọi người nên dân làng xa gần đều

kính mộ.

Phần bà Đặng Nghi Nhân tánh nghiêm trang, thùy mị, lòng nhân ái rộng lớn. Bà

thường chăm lo cho dân làng nếp ăn, nếp ở nên dân làng hết sức trọng vọng,

chính quyền đương thời cũng hết sức nể trọng. Khi trong làng có việc đều nhờ

đến bà giải quyết, ai cũng tuân phục. Mùa lúa mới hàng năm dân các ấp đều

dâng tặng gạo mới.

Hạ nguyên ngày rằm tháng 10 bà qua đời, niên thọ của bà tương đương với Quan

Tiền Hiền. Vì hai ông bà không con, không bà con thân thích xa gần nên dân

chúng lập miếu thờ truy tôn là Tiền Hiền.

Trước kia miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An là một công trình kiến trúc quy mô

rộng lớn. Kiến trúc bao gồm võ ca, võ qui, chánh điện nền miếu cao ráo, cột căm

xe, lợp ngói âm dương, bày trí mỹ thuật.

Sau năm 1945, Thanh niên Tiền phong của xã, Bộ đội địa phương, chủ lực miền

thường đến miếu họp hội, đóng quân, truy điệu tử sĩ. Vì vậy, năm 1947 Pháp cho

máy bay ném bom triệt hạ ngôi miếu. Dân làng tái lập ngôi miếu trên nền xưa,

nhưng nhỏ bé, đơn sơ. Hiện nay, miếu là ngôi nhà nhỏ lợp tol, nền lát gạch tàu,

vách tường bêtông. Bên trong có khánh thờ linh vị ông bà Tiền Hiền, hai bên thờ

Tả ban Liệt vi, Hữu ban Liệt vị.

Mộ phần của ông bà Tiền Hiền nằm bên cạnh sông Bằng Tăng. Hai ngôi mộ đá

lớn được dân chúng thường xuyên chăm sóc, hương khói.

Hàng năm, tại miếu có hai lễ giổ: giỗ ông vào tháng giêng, giỗ bà vào tháng 10

các thôn ấp đều có người đến tế lễ, trần thiết lễ nhạc, nhang khói bái kiến thành

Page 15: Tài liệu thuyết minh du lịch Vĩnh Long

Download thêm tài liệu tại: http://diendan.ngaodu24.com

Cộng đồng Hướng Dẫn Viên Việt Nam

kính một lòng như đối với ông bà tổ tiên. Trước kia mỗi lễ cúng kéo dài ba ngày

và đều cúng bằng đại lễ. Nay lễ tiết có phần giản tiện hơn nhưng lòng tôn kính

của dân làng vẫn nguyên vẹn như xưa.

Di tích miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An là nơi lưu dấu một thuở tiền nhân đổ

bao mồ hôi, công sức, máu xương khai phá vùng đất mới phương Nam nói chung

và vùng Vĩnh Long, Tam Bình nói riêng. Việc lập miếu thờ ông bà Phan Công An

là biểu hiện đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống tốt đẹp này đang

được giữ gìn phát huy.

Ngày 20/12/2000, miếu Quan Tiền Hiền Phan Công An được công nhận là di tích

lịch sử văn hoá cấp tỉnh (Quyết định số 3442/QĐ.UBT).