tai lieu hoc

56

Click here to load reader

Upload: p0nng0c

Post on 24-Jul-2015

776 views

Category:

Documents


21 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tai Lieu Hoc

1. Lấy mẫu Dược liệu   (DÐVN IV, PL 12.1, PL-231)

2. Xác đinh tỷ lệ vụn nát của Dược liệu (DÐVN II, PL 12.12, PL-240)

3. Xác định tạp chất lẫn trong Dược liệu (DÐVN IV, PL 12.11, PL-239)

4. Xác định độ ẩm trong Dược liệu

5. Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu (DÐVN IV, PL 12.10, PL-239)

  

 1. Lấy mẫu Dược liệu (DÐVN IV, PL 12.1, PL-231)

 

Lây mâu dươc liêu la viêc lưa chon, thu thâp cac mâu dươc liêu cho viêc kiêm tra chât lương.

Mưc đô đai diên cua cac mâu dươc liêu đươc lây co anh hương trưc tiêp đên đô chinh xac va đô đung cua viêc kiêm tra.

Cac yêu câu chung vê viêc lây mâu dươc liêu như sau:

 

1.1. Kiêm tra trươc khi lây mâu

Kiêm tra đôi chiêu tên va nguôn gôc nguyên liêu;

Kiêm tra đăc điêm va hinh dang bao goi;

Kiêm tra sư nguyên ven, sach se, mưc đô nhiêm môc va tap chât la cua bao bi.

Cac bao goi không binh thương cân đươc kiêm tra riêng môt cach ky cang. 

 Ghi chep chi tiêt kêt qua kiêm tra.

 

1.2. Cach thưc lây mâu

- Cách thưc lấy mẫu:Tông sô bao goi dươi 5: Lây mâu tưng bao goi.

Dươi 100: Lây mâu 5 bao goi.

Tư 100-1000: Lây mâu 5% tông sô bao goi.

Trên 1000: Lây 50 bao goi công thêm sô bao goi băng 1% cua tông sô bao goi vươt qua so vơi 1000 bao goi.

Dươc liêu quy: Lây mâu tưng bao goi, không kê sô lương cac bao goi.

Dươc liêu đươc lây ơ trên giưa va cuôi cua môi bao goi băng cac phương tiên thich hơp (đôi vơi bao goi lơn thi lây sâu 10 cm dươi bê măt cua bao goi). 

Đôi vơi thuôc co kich thươc lơn thi lây mâu đai diên thich hơp.

Page 2: Tai Lieu Hoc

- Khối lượng mẫu lấy:

Nêu lương dươc liêu dươi 5 kg thi sô lương mâu đươc lây không it hơn 3 lân sô lương đem thư nghiêm. Nêu lương dươc liêu lơn hơn 5 kg thi sô lương mâu lây đươc xac đinh như sau:

Thuôc thông thương: 250 - 500 g;

Thuôc bôt: 200 g;

Thuôc quy: 5 - 10 g (trư khi co chi dân khac trong chuyên luân riêng).

1.3. Tao mâu đông nhât

Mâu sau khi lây đươc trôn đêu đê co môt mâu đông nhât dung cho thư

nghiêm. Nêu khôi lương mâu đông nhât lơn hơn vai lân so vơi mâu thư nghiêm

thi lam môt mâu trung binh.

Nêu dươc liêu co kich thươc nho thi lây môt mâu trung binh băng

phương phap chia 4 như sau: San băng mâu thanh hinh vuông, chia mâu theo 2

đương cheo thanh 4 phân băng nhau. Lây 2 phân đôi diên va trôn đêu. Lam lai

thao tac chia 4 cho đên khi thu đươc sô lương vưa đu đê lam mâu thư va mâu

lưu.

Trong trương hơp cac dươc liêu co kich thươc lơn thi lây mâu trung binh

băng phương phap khac thich hơp. 

Khôi lương cua mâu đông nhât hoăc mâu trung binh không it hơn 3 lân sô lương

cua mâu đem thư nghiêm. Lương mâu nay đươc chia lam 3 phân, 1/3 dung đê

phân tich, 1/3 đê kiêm tra va sô con lai lam mâu lưu giư lai it nhât 01 năm.

 

2. Xác định tỷ lệ vụn nát của dược liệu (DÐVN IV, PL 12.12, PL-240)

 

Cân môt lương dươc liêu nhât đinh (p gam) đã đươc loai tap chât. Rây

qua rây co sô quy đinh theo chuyên luân riêng. Cân toan bô phân đã lot qua rây

(a gam). Tinh tỷ lê vụn nat (X%) theo công thưc:

 

Ghi chú:

Lượng dược liệu lấy thử (tuỳ theo bản chất của

Page 3: Tai Lieu Hoc

dược liệu) từ 100 đến 200g.

Ðối với dược liệu mỏng manh thì phải nhẹ nhàng

tránh làm nát vụn thêm.

Phần bụi và bột vụn không phân biệt được bằng

mắt thường được tính vào mục tạp chất.

   

vê đâu trang

3. Xác định tạp chất lẫn trong dược liệu (DÐVN IV, PL 12.11, PL-239)

Tap chât lân trong dươc liêu bao gôm tât ca cac chât ngoai quy đinh cua

dươc liêu đo như: Đât, đa, rơm ra, cây co khac, cac bô phân khac cua cây không

quy đinh lam dươc liêu, xac côn trung...

Cach xac định

Cân môt lương mâu vưa đu đã đươc chi dân trong chuyên luân, dan

mong trên tơ giây, quan sat băng mắt thương hoăc kinh lup, khi cân co thê dung

rây đê phân tach tap chât va dươc liêu.

Cân phần tạp chất và tính phần trăm như sau:

 

a: Khối lượng tạp chất tính bằng gam

p: Khối lượng mẫu thử tính bằng gam

 

Ghi chú:

1. Trong môt sô trương hơp nêu tap chât rât giông vơi thuôc co thê phai

lam cac phan ưng đinh tinh hoa hoc, phương phap vât lý hoăc dung kinh hiên vi

đê phat hiên tap chât. Tỷ lê tap chât đươc tinh bao gôm ca tap chât đươc phat

hiên băng phương phap nay.

Page 4: Tai Lieu Hoc

2. Lương mâu lây thư nêu chuyên luân riêng không quy đinh thi lây như

sau:

Hat va qua rât nho (như hat Mã đê): 10 g.

Hat va qua nho: 20 g.

Dươc liêu thai thanh lat: 50 g.

 

vê đâu trang

 

4. Xác định độ ẩm trong dược liệu

Ðô ẩm la lương nươc chưa trong 100g dươc liêu. Dươc liêu tươi thương

chưa môt lương nươc rât lơn: la chưa khoang 60- 80% nươc, thân va canh chưa

khoang 40- 50% nươc. Không co môt dươc liêu nao đat đô khô tuyêt đôi (đô ẩm

0 %), nhưng đôi vơi môi dươc liêu đêu đươc quy đinh môt đô ẩm an toan. Ðê

bao quan tôt, dươc liêu cân co đô ẩm băng hoăc dươi đô ẩm an toan.

Xac đinh đô ẩm la công viêc đâu tiên phai lam khi tiên hanh xac đinh chât

lương môt dươc liêu. Ham lương cac hoat chât như tinh dâu, chât beo, alcaloid,

glycozit v.v... dêu đươc quy đinh tinh trên trong lương khô tuyêt đôi cua dươc

liêu. Viêc xac đinh đô ẩm con đươc tiên hanh đinh kỳ hang năm 2 lân trong cac

đơt kiêm kê dươc liêu theo quy đinh cua nha nươc.

Cac phương phap xac định độ ẩm

* Phương pháp sấy

Dươc liêu la la, rê, thân cân đươc chia nho trươc khi xac đinh đô ẩm.

Dươc liêu la nụ hoa, hat nho co thê tiên hanh xac đinh trưc tiêp ma không cân

chia nho.

Cho vao chen cân dung đê xac đinh đô ẩm, co nắp va đã đươc cân bi

trươc 5- 10g dươc liêu. Chen cân cân co kich thươc thich hơp đê lơp dươc liêu

cho vao không day qua 5 mm. Cho chen chưa dươc liêu (đã mơ nắp) vao tu sây,

sây ơ nhiêt đô 100- 1050C trong 1 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội. Ðậy

Page 5: Tai Lieu Hoc

nắp và cân. Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5 mg.

Ðộ ẩm (x %) của dược liệu được tính theo công thức sau:

p: Số gam của mẫu thử trước khi

sấy

a: Số gam của mẫu thử sau khi

sấy

* Phương pháp dùng dung môi (DÐVN

IV, PL12.13, PL-240)

 

Có thể xác định độ ẩm của phần lớn các dược

liệu bằng phương pháp sấy hoặc phương pháp cất với

dung môi. Riêng với dược liệu chứa tinh dầu có hàm

lương tinh dầu lớn hơn 2% thì bắt buộc phải sử dụng

phương pháp dung môi để xác định độ ẩm.

Phương pháp tiến hành

 

- Dụng cụ (hình vẽ)

Dụng cụ gồm bình cầu A, được nối với ống

sinh hàn C qua bộ phận xác định lượng nước. Bộ

phận này bao gồm bầu ngưng tụ B, bộ phận chia vạch

E và ống dẫn hơi D. Bộ phận chia vạch được chia độ

đến 0,1 ml. Sau quá trình cất nước sẽ ngưng tụ ở đây

vì vậy ta có thể đọc được dễ dàng lượng nước chứa

trong dược liệu đem thử. Nguồn nhiệt thích hợp là

bếp điện có biến trở hoặc đun cách dầu.

- Cách tiến hành

a/ Cho vào bình cầu đã được làm khô 200 ml

toluen (hoặc xylen), 2ml nước. Lắp dụng cụ (đã được

sấy khô). Cất khoảng 2 giờ. Ðể nguội trong 30 phút.

Ðọc thể tích nước cất được ở ống hứng, chính xác

       Dụng cụ xác định

hàm lượng nước bằng phương

pháp  cất với dung môi

Page 6: Tai Lieu Hoc

đến 0,05 ml.

b/ Thêm vào bình cầu một lượng mẫu thử đã

cân chính xác tới 0,01 g có chứa khoảng 2- 3 ml

nước. Thêm vài mảnh đá bọt. Ðun nóng nhẹ, khi

toluen đã bắt đầu sôi thì điều chỉnh nhiệt để cất với

tốc độ 2 giọt trong 1 giây. Khi đã cất được phần lớn

nước sang ống hứng thì nâng tốc độ cất lên 4 giọt

trong 1 giây. Tiếp tục cất cho đến khi mực nước cất

được trong ống hứng không tăng lên nữa.

Dùng 5- 10 ml toluen rửa ống sinh hàn. Cất

thêm 5 phút nữa. Tách bộ phận cất ra khỏi nguồn

nhiệt. Nếu còn có những giọt nước đọng lại trên

thành ống sinh hàn thì dùng 5 ml toluen để rửa kéo

xuống. Khi lớp nước và lớp toluen đã được phân tách

hoàn toàn, đọc thể tích nước trong ống hứng. Ðộ ẩm

(x %) của dược liệu được tính theo công thức sau:

 

V1:

số ml nước

cất được

sau lần cất

đầu

V2:

số ml nước

cất được

sau lần cất

thứ hai

p:

số g mẫu

đã cân đem

thử

    

 

Page 7: Tai Lieu Hoc

Lưu ý:

 1. Nêu dung toluen hoăc xylen đã bão hoa nươc thi phân a/ không phai tiên hanh

 2. Toluen la dung môi dê chay vi vây nguôn nhiêt phai la bêp điên kin, tranh lưa trong phong thi nghiêm.

 

vê đâu trang

5. Xác định các chất chiết được trong dược liệu (DÐVN IV, PL 12.10,

PL-239)

 

5.1 Phương phap xac định cac chât chiết được bằng nươc

 

Phương pháp chiết lạnh:

Nêu không co chi dân đăc biêt trong chuyên luân riêng, cân chinh xac

khoang 4,000 g bôt dươc liêu co cỡ bôt nưa thô cho vao trong binh non 250 -

300 ml. Thêm chinh xac 100,0ml nươc, đây kin, ngâm lanh, thinh thoang lắc

trong 6 giơ đâu, sau đo đê yên 18 giơ. Loc qua phêu loc khô vao môt binh hưng

khô thich hơp.

Lây chinh xac 20 ml dich loc cho vao môt côc thuỷ tinh đã cân bi trươc,

cô trong cach thuy đên cắn khô. Sây cắn ơ 1050C trong 3 giơ, lây ra đê nguôi

trong binh hut ẩm 30 phut, cân nhanh đê xac đinh khôi lương cắn sau khi sây,

tinh phân trăm lương chât chiêt đươc băng nươc theo dươc liêu khô.

 

Phương pháp chiết nóng:

Nêu không co chi dân đăc biêt trong chuyên luân riêng, cân chinh xac

khoang 2,000 - 4,000 g bôt dươc liêu co cỡ bôt nưa thô cho vao binh non 100

hoăc 250 ml. Thêm chinh xac 50,0 hoăc 100,0 ml nươc, đây kin, cân xac đinh

khôi lương, đê yên 1 giơ, sau đo đun hôi lưu trong cach thuy 1 giơ, đê nguôi, lây

binh non ra, đây kin, cân đê xac đinh lai khôi lương, dung nươc đê bô sung phân

khôi lương bi giam, loc qua phêu loc khô vao môt binh hưng khô thich hơp.

Page 8: Tai Lieu Hoc

Lây chinh xac 25 ml dich loc vao côc thuy tinh đã cân bi trươc, cô trong

cach thuy đên cắn khô, cắn thu đươc sây ơ 1050C trong 3 giơ, lây ra đê nguôi

trong binh hut ẩm 30 phut, cân nhanh đê xac đinh khôi lương cắn. Tinh phân

trăm lương chât chiêt đươc băng nươc theo dươc liêu khô.

 

5.2 Phương phap xac định cac chât chiết được bằng alcol

Dung cac phương phap tương tư như phương phap xac đinh cac chât

chiêt đươc băng nươc. Tuỳ theo chi dân trong chuyên luân riêng ma dung

ethanol hoăc methanol co nông đô thich hơp đê thay nươc lam dung môi

chiêt.Vơi phương phap chiêt nong thi nên đun trong cach thuy nêu dung môi

chiêt co đô sôi thâp

Mục tiêu và nội dung môn họcNôi dung chu yêu cua Thưc tâp Dươc liêu la Thưc hanh Kiêm nghiêm Dươc liêu. Mục tiêu môn hoc cung câp cho ngươi hoc nhưng kiên thưc cơ ban đê kiêm tra xem dươc liêu co đung không, co đat cac tiêu chuẩn cua Dươc điên không. Ðê lam đươc điêu nay trong qua trinh thưc hanh, ngươi hoc đươc lam quen, sư dụng cac phương phap khac nhau:

Page 9: Tai Lieu Hoc

A. Phương pháp cảm quan (Phương pháp nhận thưc Dược liệu)Bằng sự quan sát về hình dạng, thể chất, mầu sắc, mùi vị v.v..., người học có thể nhận biết từng vị Dược liệu. Trong chương trình thực hành người học phải nhận biết một số vị Dược liệu thường lưu hành trên thị trường, phần lớn là những Dược liệu thô, chưa qua quá trình chế biến và những cây tươi dùng làm nguyên liệu để chiết xuất các hoạt chất hoặc sử dụng trực tiếp . Với mỗi vị Dược liệu, cây thuốc người học phải trả lời được các nội dung sau:

1. Tên Dược liệu bằng tiếng Việt

2. Nguồn gốc dược liệu (Tên tên khoa học cây thuốc cho vị Dược liệu)

3. Nơi phân bố chính

4. Bộ phận dùng

5. Thành phần hoá học

6. Công dụng

Nội dung chi tiết được trình bày trong tài liệu "Những cây thuốc vị thuốc thường dùng" 

 

B. Phương pháp vi học Bao gồm quan sát các đặc điểm vi học trên vi phẫu và trên bột một Dược liệu. Ðối với một vi phẫu, người học phải đạt được:1. Cắt và nhuộm kép một vi phẫu Dược liệu

Page 10: Tai Lieu Hoc

2. Lên tiêu bản (tiêu bản phải nhuộm được 2 màu, có thể phân biệt được các mô, tổ chức dưới kính hiển vi)3. Nhận biết và chỉ được các đặc điểm4. Vẽ sơ đồ tổng quát vi phẫu, có ghi chú các đặc điểmÐối với một bột Dược liệu:1. Lên tiêu bản bột2. Quan sát và chỉ các đặc điểm3. Vẽ các đặc điểm4. Nhận biết được bột dược liệu không pha trộn và bột dược liệu có pha trộn với bột khácNội dung chi tiết được trình bày cụ thể trong tài liệu "Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi " C. Phương pháp hoá học Bao gồm các phương pháp định tính, định lượng qua các giai đoạn:1. Chiết xuất hoạt chất trong Dược liệu2. Tiến hành các phản ứng định tính, định lượng3. Tiến hành các phản ứng hoá học trên vi phẫu rồi quan sát các tổ chức có chứa các hoạt chất trên vi phẫu dưới kính hiển vi4. Tiến hành vi thăng hoa rồi quan sát hình dáng tinh thể các chất dưới kính hiển vi...Ngoài những phương pháp chung trong kiểm nghiêm thuốc: lấy mẫu nghiên cứu, xác định độ ẩm, xác định độ tro ...Trong kiểm nghiệm Dược liệu còn sử dụng các phương pháp khác như xác định tỷ lệ vụn nát của Dược liệu, các tạp chất lẫn trong Dược liệu xác định lượng chất chiết ra được... các phương pháp này được ghi trong Dược điển Việt Nam và Dược điển nhiều nước trên thế giới. Một số nội dung chi tiết  được trình bày cụ thể trong các bài thực tập. Nội dung thực hànhCác nội dung thực hành Dược liệu được xếp theo thứ tự chương trong giáo trình lý thuyết. Tuỳ đối tượng (chính quy, chuyên tu, bằng 2,chuyên khoa CN) thực hành theo các bài khác nhau với mức độ yêu cầu khác nhau.

Page 11: Tai Lieu Hoc

Lây mâu Dược liệuXac đinh tỷ lệ vụn nat của Dược liệuXac định tap chât lân trong Dược liệuXac định độ ẩm của dược liệu

Xac định lượng chât chiết được trong dược liệu

Page 12: Tai Lieu Hoc

Dược liệu chưa carbohydratQuan sát bột, hạt tinh bột 

 

Dược liệu chưa glycosidVi phẫu, soi bột Hoá học

Bạch chỉCam thảo bắcĐại hoàngĐảng sâmHà thủ ô đỏHoàg kỳHoè,

  Ích mẫuKim ngânNgũ bội tửNgưu tấtỔi

Định tính glycosid tim trong lá Trúc đàoĐịnh tính saponin trong dựợc liệuXác định chỉ số phá huyết của Dược liệuĐịnh tính, định lượng anthranoid trong dược liệuĐịnh tính flavonoid trong dược liệuĐịnh tính coumarin trong dược liệuĐịnh tính Tanin trong dược liệu

Dược liệu chưa alcaloidVi phẫu, soi bột Hoá học

Bách bộCà độc dượcChèHoàng liênHoàng nàn

 Hoàng báMa hoàngMã tiềnVông nem

   Định tính alcaloid trong hạt Mã tiềnĐịnh lượng alcaloid toàn phần trong dược liệu

 Dược liệu chưa tinh dầu

Vi phẫu, soi bột Hoá học

Bac hàBạch đànĐinh hươngGừngHương phụ

 Long nãoQuếThiên niên kiệnTràm.

Định lượng tinh dầu trong Dược liệuĐịnh lượng eugenol trong tinh dầu Hương nhu trắngPhát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầuÐịnh lượng citronelal, citral trong tinh dầu Sả (Oleum Citronellae) bằng hydroxylamin hydrocloridÐịnh lượng menthol este hóa trong tinh dầu Bạc hàÐịnh lượng menthol toàn phần:Ðịnh lượng citral trong tinh dầu Màng tang (Litsea cubeba   Lauraceae) bằng hydroxylamin hydrocloridÐịnh lượng Anethol trong tinh dầu Hồi (Illicium verum   Illiciaceae) bằng phương pháp xác định nhiệt độ đông đặc

Dược liệu chứa chất béo  Hoá học

 Định lượng chất béo trong Dược liệuXác định chỉ số Iod của chất béo

Page 13: Tai Lieu Hoc

Kiểm nghiệm dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt NamBách bộ, Cà độc dược, Cát cánh, Củ bình vôi, Ðại hồi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng bá, Hoàng kỳ, Hoàng liên, Hậu phác, Lá vông, Ma hoàng, Nhân trần, Núc nác, Quế, Tục đoạn, Thiên niên kiện

DL chua hydrocacbon

QUAN SÁT BỘT, HẠT TINH BỘT 

Nguyên liệu:

Bột đã nghiền nhỏ, tinh bột  Dong riềng, Ðậu xanh, Gạo, Hoài sơn, Khoai lang, Khoai tây, Mì, Ngô, Sắn, Sắn dây, Sen, Ý dĩ

Hoá chất dụng cụ:

Kính hiển vi, phiến kính, lamen đậy, dung dịch Lugol, nước cất,

Các bước tiến hành:

- Lên kính hạt tinh bột trong nước,

- Quan sát ở vật kính 10. 40 hình dạng, kích thước, vân hạt, rốn hạt các hạt tinh bột.

- Quan sát quá trình đổi màu của hạt tinh bột khi tác dụng với dung dịch Lugol

- Vẽ vào vở các đặc điểm hạt tinh bột đã soi, mô tả, nhận xét

 

1.1. Tinh bột Dong riềng

Tinh bột lấy từ thân rễ cây Dong riềng (Canna edulis Ker. Gawl.), họ Khoai riềng (Cannaceae).

Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình trứng, vòng đồng tâm thấy rõ xung quanh rốn hạt, là tinh bột có kích thước hạt lớn nhất: 70-130µm (Ảnh 1.1.).

Chú ý: Cây Dong riềng còn gọi là cây Khoai riềng, Củ đao, Củ đót.

1.2. Bột Ðậu xanh

Page 14: Tai Lieu Hoc

Bột lấy từ hạt Ðậu xanh (Phaseolus aureus Roxb.) họ Ðậu (Fabaceae).

Bột trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy hạt tinh bột hình trứng hay hình thận kích thước khoảng 30-40µm, rốn thường là một đường có phân nhánh (Ảnh 1.2.).

1.3. Tinh bột Gạo

Tinh bột lấy từ quả hay "hạt" Gạo tẻ (Oryza sativa L.), họ Lúa (Poaceae).

Bột màu trắng. Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình đa giác có rốn rõ. Các hạt kích thước 3-9µm thường kết lại với nhau thành đám, (Ảnh 1.3.).

1.4. Tinh bột Hoài sơn

Tinh bột lấy từ thân rễ cây Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình chuông kích thước 30-80µm. Rốn là một điểm, các vòng đồng tâm thấy rõ (Ảnh 1.4.).

1.5. Tinh bột Khoai lang

Tinh bột lấy từ rễ củ Khoai lang (Ipomoea batatas Lamk.), họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Bột màu trắng. Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột đơn hay kép đôi, hình dạng thay đổi. Rốn hạt hình sao hay phân nhánh vân đồng tâm thấy rõ ở những hạt tròn. Kích thước hạt to nhỏ không đều 10-50µm(Ảnh 1.5.).

1.6. Tinh bột Khoai tây

Tinh bột lấy từ củ Khoai tây (Solanum tuberosum L.), họ Cà (Solanaceae).

Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy những hạt tinh bột hình trứng riêng lẻ kích thước khoảng 30-100àm, hạt tròn, nhỏ 10-35µm thỉnh thoảng có những hạt kép do 2 hay 3 hạt đơn ghép lại. Rốn là một điểm ở đầu hẹp, vòng đồng tâm thấy rõ xung quanh rốn (Ảnh 1.6.).

1.7. Tinh bột mì

Tinh bột lấy từ quả hay "hạt" Lúa mì (Triticum sativum Lamk.), họ Lúa (Poaceae).

Bột màu trắng hay trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy nhiều hạt tinh bột nhỏ hình tròn hay đa giác kích thước 2-6µm, nhiều hạt tinh bột lớn hình tròn kích thước 30-40àm, ít hạt có kích thước trung gian, các hạt không nhìn rõ rốn và vân (Ảnh 1.7.).

Page 15: Tai Lieu Hoc

1.8. Tinh bột Ngô

Tinh bột lấy từ quả hay "hạt" Ngô (Zea mays L.), họ Lúa (Poaceae).

Bột màu vàng nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy các hạt tinh bột hình tròn, hình đa giác kích thước khoảng 10-30µm, rốn có thể phân nhánh, vân không rõ (Ảnh 1.8.).

1.9. Tinh bột Sắn

Tinh bột lấy từ rễ củ Sắn (Manihot utilissima Pohl.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy những hạt tinh bột tròn kích thước 5-25µm Rốn hình sao, vân không rõ (Ảnh 1.9.).

1.10. Tinh bột Sắn dây

Tinh bột lấy từ rễ củ Sắn dây (Pueraria thomsoni Gagnep.), họ Ðậu (Fabaceae).

Bột màu trắng mịn. Soi kính hiển vi thấy các hạt tinh bột đơn, kép đôi hay kép ba hình dạng thay đổi. Nhiều hạt hình tròn hay một đầu tròn kích thước 4-12µm. Rốn nhìn rõ, vân không rõ  (Ảnh 1.10.).

1.11. Tinh bột hạt Sen

Tinh bột lấy từ hạt cây Sen (Nelumbium speciosum Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).

Bột màu trắng ngà. Soi dưới kính hiển vi thấy các hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba, hình dạng khác nhau, nhiều hạt hình thận. Kích thước hạt 10-25µm (Ảnh 1.11.).

1.12. Bột ý dĩ

Bột lấy từ hạt của cây Ý dĩ (Coix lachrymajobi L.), họ Lúa (Poaceae).

Bột màu trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy hạt tinh bột hình đĩa kích thước 5-20µm, rốn hạt thường phân nhánh, vân hạt không rõ (Ảnh 1.12. ).

Chú ý: Ý dĩ thường bị giả mạo bởi hạt Cao lương (Sorghum vulgare Pers.)

Page 16: Tai Lieu Hoc
Page 17: Tai Lieu Hoc

DL chua glycosid timVi phau- soi bot

Radix Angelicae dahuricae

end of page

Nội dung

1. Định nghĩa

dược liệu  

2. Đặc điểm

thực vật

3. Thành

phần hoá học

4. Kiểm

nghiệm

5. Tác dụng,

công dụng

6. Ghi chú

7. Tài liệu

tham khảo

1. Định nghĩa dược liệu

Dược liệu dùng là rễ đã phơi hay sấy khô của

cây Bạch chỉ (Angelica dahurica  (Fisch. ex

Hoffm), Benth. et Hook.f.) hoặc (Angelica

dahurica  (Fisch. ex Hoffm) Benth. et Hook.f.

var. formosana (Boiss.) Shan et Yuan, họ Cần

(Apiaceae).

 2. Đặc điểm thực vật

Cây cỏ, cao 0,5-1m hay hơn, sống lâu năm, thân hình trụ, rỗng, không

phân nhánh. Lá to, có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy

thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá

mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn, hoa nhỏ màu trắng. Quả bế,

dẹt, toàn cây có mùi thơm (Cây Bạch chỉ).Back to Top

3. Thành phần hoá học

Bạch chỉ chứa tinh dầu trong tinh dầu có các thành phần: α - pinen , β -

pinen, camphen, myrcen, α - phelandren , α - terpinen ,

terpinolen, caryophylen*, ligustilid...và các hợp chất sesquiterpen.

Ngoài tinh dầu, trong rễ củ Bạch chỉ có các dẫn chất coumarin: 

Page 18: Tai Lieu Hoc

Angenomalin, Anomalin, Bergapten, Marmesin, Scopoletin*, Byak-

angelicin, Byak-angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, 

Phellopterin, Xanthotoxin, Anhydrobyakangelicin , Neobyakangelicol. 

4. Kiểm nghiệm

5.1 Đặc điểm dược liệu:

Rễ nguyên, ít khi phân nhánh, thẳng hoặc hơi cong, đầu trên mang vết

tích của cổ rễ, đầu dưới nhỏ dần, mặt ngoài vàng nhạt, có nhiều nếp

nhăn dọc, có dấu vết của rễ con và nhiều chỗ sần sùi nhô lên. Chất

cứng chắc, khó bẻ, vết bẻ nhiều bột, mùi hắc, vị hơi cay (Vị thuốc Bạch

chỉ). 

5.2 Đặc điểm vi học

Ðặc điểm vi phẫu

Mặt cắt rễ tròn. Từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm những tế bào hình

chữ nhật xếp thành các vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ

cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, rải rác có các khuyết, các tế bào

ở phía ngoài thường bị ép bẹp. Libe tạo thành các bó sít nhau. Trong

libe rải rác có các ống tiết. Tầng phát sinh libe-gỗ tạo thành vòng rất

rõ. Các mạch gỗ lớn tập trung thành các dãy hướng tâm trong mô mềm

gỗ không hoá gỗ. Tia tuỷ rộng gồm 5-10 dãy tế bào (Vi phẫu rễ Bạch

chỉ).

Ðặc điểm bột dược liệu

Bột màu trắng ngà, mùi hắc, vị cay hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy rất

nhiều hạt tinh bột hình tròn hoặc hình khối nhiều mặt, riêng lẻ (2) hay

tập trung thành đám trong tế bào mô mềm (1), các mảnh mạch mạng

hoặc mạch vạch (3) (Một số đặc điểm bột Bạch chỉ).

5.3 Định tính

A. Bột dược liệu, chiết bằng ethanol trên cách thuỷ, lọc, cô dịch lọc.

Cho một ít dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 1 ml dung dịch natri

carbonat 10%,  hay natri hydroxyd 10%  và 3 ml nước cất, đun cách

thuỷ vài phút, để thật nguội, cho từ từ từng giọt thuốc thử Diazo sẽ

xuất hiện màu đỏ cam.

B. Lấy một ít bột dược liệu, thêm  nước, lắc đều trong vài phút, lọc, nhỏ

2 giọt dịch lọc vào tờ giấy lọc, để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại

(365 nm) thấy có huỳnh quang màu xanh da trời.

Page 19: Tai Lieu Hoc

C. Chiết bột dược liệu bằng ether trong ống nghiệm,  Lấy dịch ether,

thêm 2 - 3 giọt dung dịch hydroxylamin hydroclorid 7% trong methanol

và 2 - 3 giọt dung dịch kali hydroxyd 20% trong methanol. Lắc kỹ, đun

nhẹ trên cách thuỷ, để nguội, điều chỉnh pH 3-4 bằng acid hydrocloric

loãng, sau đó thêm 1-2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol,

thấy xuất hiện màu đỏ tím.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Sắc ký lớp mỏng).

- Tiến hành sắc ký lớp mỏng dùng bản mỏng: Silicagel G sấy ở 1200C

trong 2 giờ với hệ dung môi khai triển: Benzen - ethyl acetat (9: 1).

Dung dịch thử: Bột dược liệu, chiết bằng ethanol trên cách thuỷ, lọc, cô

dịch lọc

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 5 g bột Bạch chỉ mẫu, tiến hành

chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng các dung dịch trên.

Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm, trên sắc ký đồ của dung

dịch thử phải có vết cùng màu xanh da trời và giá trị Rf với vết trên sắc

ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tiến hành sắc ký lớp mỏng....Sắc ký đồ dịch chiết Bạch chỉ..

5. Tác dụng và công dụng

Bạch chỉ có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau. Liều nhỏ làm tăng huyết

áp, mạch chậm, hơi thở kéo dài, liều cao có thể gây co giật, tê liệt toàn

thân khi thí nghiệm trên súc vật. Bạch chỉ có tác dụng làm giãn động

mạch vành Tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn: Escherichia

coli, Shigella dysenteriae và Salmonella typhi.

Trong đông y dùng để chữa cảm sốt, nhức đầu, đặc biệt vùng trán, ngạt mũi do bị lạnh.

Chữa đau nhức răng, bị thương tích viêm tấy. Chữa khí hư ở phụ nữ. Ngày dùng: 5-10g.

6. Ghi chú

Bạch chỉ là một vị thuốc được dùng trong các bài thuốc chữa nhức đầu,

cảm mạo. Nước ta có di thực và trồng Bạch chỉ ở nhiều địa phương.

Bạch chỉ trồng ở vùng mát (SaPa, Tam Ðảo) thường có củ lớn hơn,

Bạch chỉ trồng ở đồng bằng thường ra hoa sớm, phần lõi bị hoá gỗ

nhiều.

Ðể giả mạo Bạch chỉ ở Trung Quốc người ta dùng rễ của một số cây

trong họ Cần như: Heracleum scabridum ?Franch.; Seseli mairei Wolff.

Page 20: Tai Lieu Hoc

Y học cổ truyền nước ta có sử dụng vị dược liệu mang tên Bạch chỉ

nam, là rễ của cây Bạch chỉ nam (Millettia pulchra Kurz.), họ Ðậu

(Fabaceae). Cây mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi phía Bắc (Cây

Bạch chỉ nam). Bạch chỉ nam dùng cùng một số vị thuốc khác chữa đau

bụng, đi ngoài, chú ý phân biệt.

7. Tài liệu tham khảo

Bài giảng Dược liệu Tập I - 1998 Tr. 342-346.

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I. - NXB khoa học và kỹ thuật -

2004. Tr. 127-133.

Dược điển Việt Nam III. Tr. 314-315

Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi- NXB khoa học

và kỹ thuật- 2003. Tr.45-47.

Cây Bach chỉ

(Angelica dahurica  (Fisc

h. ex Hoffm),

Benth. et Hook.f.)

Page 21: Tai Lieu Hoc
Page 22: Tai Lieu Hoc

Vị thuốc Bach chỉ

(Radix

Angelicae

dahuricae)

Page 23: Tai Lieu Hoc

Vi phâu rễ Bach chỉ.

Một số đặc điêm bột Bach chỉ

Page 24: Tai Lieu Hoc

PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG

 

Nguyên tắc

Cách tiến hành

Đánh giá

Nguyên tắc: Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi

khi để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc.

Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di

chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là chất hấp phụ

được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng đồng nhất và

được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn

hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định trong từng chuyên luận. Trong

quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển

trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả, ta thu được

một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự chia tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố,

trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào

tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động.

Ðại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf được

tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung

môi: 

trong đó: 

a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử, tính

bằng cm.

b là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên

cùng đường đi của vết, tính bằng cm.

Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến l.

Cách tiến hành

Dụng cụ

Bình triển khai, thường bằng thuỷ tinh trong suốt có kích thước phù hợp với các phiến

kính cần dùng và có nắp đậy kín.

Ðèn tử ngoại, phát các bức xạ có bước sóng ngắn 254 nm và bước sóng dài 365 nm.

Dụng cụ để phun thuốc thử.

Page 25: Tai Lieu Hoc

Tủ sấy điều nhiệt để hoạt hóa và sấy bản mỏng và sắc ký đồ, hoặc để sấy nóng đối với

một số phản ứng phát hiện.

Tủ hút hơi độc.

Máy sấy dùng để sấy khô sắc ký đồ và cho phép chấm nhanh nhiều lần những dung dịch

pha loãng chất cần phân tích.

Một máy ảnh thích hợp (với ống kính Macro)  có thể chụp lưu giữ sắc ký đồ ở ánh sáng

ban ngày với khoảng cách 30-50 cm.

Tủ lạnh để bảo quản những thuốc thử dễ hỏng.

Micropipet nhiều cỡ từ l, 2, 5, 10 đến 20 ml, các ống mao quản hoặc dụng cụ thích hợp.

Bản mỏng tráng sẵn chất hấp phụ có chất phát quang thích hợp.

Trường hợp phòng thí nghiệm không có điều kiện trang bị các loại bản mỏng tráng sẵn

thì tự chuẩn bị lấy bản mỏng với các dụng cụ sau đây:

Các tấm kính phẳng có kích thước phù hợp đã được xử lý trước bằng hóa chất rồi rửa

sạch bằng nước và sấy khô.

Thiết bị trải chất hấp phụ lên tấm kính thành một lớp mỏng đồng đều, có chiều dày thích

hợp.

Giá để xếp các tấm kính đã trải.

Chuẩn bị bản mỏng

Sắp xếp các bản mỏng và chuẩn bị thiết bị: Các phiến kính phải được lau chùi cẩn thận và

tẩy sạch hoàn toàn các chất béo bằng cách ngâm trong dung dịch sulfocromic. Sau đó, cọ

kỹ bằng bàn chải dưới tia nước máy rồi tráng nước cất và sấy khô trên giá ở nhiệt độ

thường hay trong tủ sấy.

Ðiều chế vữa của chất hấp phụ: Chất hấp phụ được chọn lọc sao cho phù hợp với yêu cầu

phân tích như: Silicagel G, kieselguhr, cellulose, nhôm oxyd, trong số đó silicagel G

được dùng thông dụng nhất. Trộn 25g silicagel G với 50 ml nước cất và nhào trong cối

hoặc lắc mạnh trong bình nón có dung tích 200 - 250 ml, nút kín, trong 30 - 45 giây. Dịch

treo tạo được ở dạng lỏng và đồng nhất, se lại trong vài phút sau đó, vì có bột bó. Rót

ngay vào thiết bị trải đã điều chỉnh độ dày cho bản mỏng khoảng 0,25 mm (nếu không có

chỉ dẫn trong chuyên luận riêng).

Ðể nguyên các phiến kính tại chỗ khoảng 10 phút tới khi mặt trên hết bóng, hoặc để khô

tự nhiên qua đêm tại nhiệt độ phòng.

Hoạt hóa: Cho các bản mỏng đã khô mặt vào tủ sấy và sấy ở 105 - 110oC trong 30 phút

(nếu không có chỉ dẫn ở chuyên luận riêng). Ðể nguội rồi bảo quản trong bình hút ẩm.

Page 26: Tai Lieu Hoc

Khi dùng, nếu cần thì hoạt hóa lại bằng cách sấy ở 105-1100C trong 1 giờ rồi cạo bỏ một

dải mỏng chất hấp phụ dọc hai bên cạnh của tấm kính.

Chuẩn bị bình khai triển: Các bình khai triển thường là bình thủy tinh, hình hộp hay hình

trụ, có nắp đậy kín, kích thước thay đổi tùy theo yêu cầu của các bản mỏng sử dụng. Bão

hòa hơi dung môi trong bình bằng cách lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình, rồi

rót một lượng vừa đủ dung môi vào bình, lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi. Lượng

dung môi sử dụng sao cho sau khi thấm đều giấy lọc còn lại một lớp dày khoảng 5 mm

đến 10 mm ở đáy bình. Ðậy kín nắp bình và để yên 1 giờ ở nhiệt độ 20 - 25oC. Muốn thu

được những kết quả lặp lại, ta chỉ nên dùng những dung môi thật tinh khiết, loại dùng cho

sắc ký. Những dung môi dễ bịến đổi về hóa học chỉ nên pha trước khi dùng. Nếu sử dụng

những hệ pha động phức tạp phải chú ý đến những thành phần dễ bay hơi làm thay đổi

thành phần của hệ pha động dẫn đến hiện tượng không lặp lại của trị số Rf.

Chấm chất phân tích lên bản mỏng: Lượng chất hoặc hỗn hợp chất đưa lên bản mỏng có

ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả tách sắc ký, đặc bịệt ảnh hưởng rất lớn đến trị số Rf.

Lượng chất quá lớn làm cho vết sắc ký lớn và kéo dài, khi đó, vết của các chất có trị số

Rf gần nhau sẽ bị chồng lấp. Lượng chất nhỏ quá có thể không phát hiện được do độ

nhạy của thuốc thử không đủ (thông thường độ nhạy của các thuốc thử trên 0,005 mg).

Lượng mẫu thông thường cần đưa lên bản mỏng là 0,1 - 50 mg ở dạng dung dịch trong

ether, c1oroform, nước hay dung môi thích hợp khác. Thể tích dung dịch từ 0,001 ml đến

0,005 ml đối với trường hợp đưa mẫu lên bản mỏng dưới dạng điểm và từ 0,l - 0,2 ml khi

đưa mẫu lên bản mỏng dưới dạng vạch như trong trường hợp sắc ký điều chế. Ðối với sắc

ký điều chế thì lượng chất có thể lên tới 10 - 50 mg. Ðối với các dung dịch có nồng độ rất

loãng thì có thể làm giàu trực tiếp trên bản mỏng bằng cách chấm nhiều lần ở cùng một vị

trí và sấy khô sau mỗi lần chấm.

Ðường xuất phát phải cách mép dưới của bản mỏng 1,5cm - 2 cm và cách bề mặt dung

môi từ 0,8 - 1 cm. Các vết chấm phải nhỏ, có đường kính 2 - 6 mm và cách nhau 15 mm.

Các vết ở bìa phải cách bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm để tránh hiệu ứng bờ. Khi làm

sắc ký lớp mỏng bán định lượng, độ chính xác của kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều

vào độ chính xác của lượng chất thử đưa lên bản mỏng, tức là thể tích dung dịch chấm

lên bản mỏng. Do đó, với những trường hợp phân tích bán định lượng phải dùng các mao

quản định mức chính xác. Khi không cần định lượng dùng micropipet hoặc ống mảo quản

thường.

Triển khai sắc ký: Ðặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm

phải ở trên bề mặt của lớp dung môi khai triển. Ðậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không

đổi. Khi dung môi đã triển khai trên bản mỏng được một đoạn theo quy định trong

Page 27: Tai Lieu Hoc

chuyên luận, lấy bản mỏng ra khỏi bình, đánh dấu mức dung môi, làm bay hơi dung môi

còn đọng lại trên bản mỏng rồi hiện vết theo chỉ dẫn trong chuyên luận riêng. 

Đánh giá: Quan sát các vết xuất hiện, tính giá trị Rf hoặc Rr và tiến hành định tính, phát

hiện tạp chất hoặc định lượng như quy định trong chuyên luận riêng.

Việc sắc ký lớp mỏng được tiến hành trong điều kiện chuẩn hoá  cho kết quả có độ tin cậy cao hơn. Hiện nay người ta thường tiến hành sắc ký với sự giúp đỡ của hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao  

Bản mỏng Silicagel GF254

Dịch chiết/MeOH

Hệ dung môi: Benzen - Ethylacetat (95:5)

1. Sắc ký đồ dịch chiết Đương quy

2. Sắc ký đồ dịch chiết Bạch chỉ

A. Ảnh sắc ký đồ ở bước sóng 254nm

B. Ảnh sắc ký đồ ở bước sóng 366nm

C. Ảnh sắc ký đồ sau khi hiện màu bằng thuốc thử Vanilin/EtOH/H2SO4đ ở ánh sáng thường

SẮC KÝ ĐỒ DỊCH CHIẾT ĐƯƠNG QUY BẠCH CHỈ

Cây Bach chỉ nam(Millettia pulchra Kurz.)

Page 28: Tai Lieu Hoc

Radix Glycyrrhizae

Index

1. Định

nghĩa dược

liệu  

2. Đặc

điểm thực

vật

3. Thàn

h phần hoá

học

4. Kiểm

nghiệm

5. Tác

dụng, công

dụng

6. Ghi

chú

7. Tài

liệu tham

khảo

1. Định nghĩa dược liệu

Rễ, thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam

thảo bắc Glycyrrhiza uralensis Fisch.,

Glycyrrhiza inflata Bat., Glycyrrhiza glabra L.),

Họ Ðậu (Fabaceae)

2. Đặc điểm thực vật

 Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,3-1m. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông

mềm, ngắn. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9-17 lá chét hình trứng, mép

nguyên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, hoa màu tím nhạt, tràng hoa hình

cánh bướm. Quả đậu, cong hình lưỡi liềm, dài 3-4cm, rộng 6-8mm, quả màu

nâu đen, có lông dày, chứa 2-8 hạt nhỏ, dẹt, màu nâu bóng. Mùa hoa: tháng

6-7; mùa quả: tháng 8-9. Loài Cam thảo Âu (Glycyrrhiza glabra L.) cũng được

dùng với công dụng tương tự. Khác với cam thảo Bắc ở chỗ lá chét thuôn dài,

hoa màu nâu nhạt, quả rất dẹt, thẳng hoặc hơi cong, dài 2-3 cm, rộng 3-4

mm, nhẵn bóng hoặc có lông ngắn, số hạt ít hơn.  

Page 29: Tai Lieu Hoc

Chi Glycyrrhiza L. trên thế giới có khoảng 12 loài, phân bố ở vùng ôn đới ấm,

hoặc á nhiệt đới thuộc Châu á, Châu Âu và Bắc Châu Phi. Tuy nhiên, nơi phân

bố tập trung của nhiều loài lại là vùng Trung á, bao gồm Iran, Azecbaizan,

Cazaxtan, ấn Ðộ, Nga, Trung Quốc và Mông Cổ. Cam thảo bắc được nhập vào

nước ta từ Trung quốc và Liên xô cũ.  Cho đến nay, Cam thảo bắc vẫn chưa

trồng thành công ở nước ta. Dược liệu phải nhập hoàn toàn.

3. Thành phần hoá học

Các saponin, flavonoid, dẫn chất coumarin, đường, tinh bột...

- Glycyrrhizin là môt saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong

dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị ngọt (gấp 600 lần

đường saccharose). Ðây là saponin quan trọng nhất của rễ Cam thảo.

Glycyrrhizin được Robiquet phân lập năm 1809 dưới dạng mảnh màu vàng.

Glycyrrhizin tinh khiết dạng bột kết tinh trắng dễ tan trong nước nóng, cồn

loãng, không tan trong ether và chloroform. Glycyrrhizin ở trong cây dưới

dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic.

Dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của nó. Khi

thuỷ phân bằng acid thì nó cho phần aglycon là acid glycyrrhetic và 2 phân tử

acid glucoronic. Acid glycyrrhetic có một OH ơ C3 (2 phân tử acid glucoronic

nối vào đó), một nhóm carbonyl ở C-11 và ở C-30 là nhóm carboxyl.

Glycyrrhizin trên thị trường là ammoni glycyrrhizat thu được bằng cách chiết

bột cam thảo với nước rồi acid hoá để kết tủa, rửa tủa lại rồi hoà tan trong

ammoniac, bốc hơi trong khay bằng mặt sẽ thu được những vẩy màu đen

nhạt, bóng, tan trong nước và rất ngọt.

Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic (acid

này khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carbonyl ở C-29), acid 18-a-

hydroxyglycyrrhetic, acid 24- hydroxyglycyrrhetic, glabrolid, desoxy glabrolid,

isoglabrolid, 24-a-hydroxyglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11-

desoxyglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic.

- Các flavonoid là các nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam

thảo với hàm lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biệt, quan trọng nhất là hai

chất liquiritin   (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid). Có nhiều

flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (glabridin), isoflavon (glabron),

isoflaven (glabren)

Page 30: Tai Lieu Hoc

- Những hoạt chất estrogen steroid: phần này tan trong ether dầu hoả. Những

dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin

- Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose.  

4. Kiểm nghiệm

4.1. Ðặc điểm dược liệu

Rễ hình trụ, dài 20-30 cm, đường kính 0,5-1,5 cm. Loại chưa cạo vỏ mặt ngoài

màu nâu đỏ, nhiều nếp nhăn dọc. Loại đã cạo vỏ có màu vàng nhạt. Chất dai,

khó bẻ, vết bẻ nhiều xơ, có màu vàng (Vị thuốc Cam thảo).

4.2. Ðặc điểm vi phẫu

Mặt cắt dược liệu tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần tương đối dày gồm

những tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có

nhiều chỗ bị nứt, rách, thường cuộn xoắn ra phía ngoài. Mô mềm vỏ cấu tạo

từ những tế bào thành mỏng, phần ngoài thường bị ép bẹt. Libe gồm những

tế bào nhỏ, xếp thành từng đám hình nón cùng với các bó gỗ tạo thành từng

chồng riêng biệt, trong libe có nhiều bó sợi.  Tầng phát sinh libe-gỗ ở giữa

phần libe và gỗ của mỗi bó. Gỗ có nhiều mạch gỗ to, nhỏ khác nhau, vi phẫu

rễ các bó gỗ xuất phát từ tâm, vi phẫu thân rễ ở giữa có mô mềm ruột cấu

tạo bởi những tế bào kích thước lớn, thành mỏng, trong mô gỗ có các bó sợi

gỗ. Tia ruột cấu tạo từ 3-7 hàng tế bào. Trong các mô đặc biệt ở sát sợi có

các tinh thể calci oxalat hình khối (Vi phẫu rễ Cam thảo). Quan sát vi phẫu

dưới kính hiển vi huỳnh quang thấy mô gỗ và sợi có huỳnh quang vàng sáng

(Vi phẫu thân rễ Cam thảo dưới kính hiển vi huỳnh quang).

4.3. Ðặc điểm bột dược liệu

Bột màu vàng chanh, mùi thơm, vị ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mô mềm

mang tinh bột (1). Mảnh bần cấu tạo từ những tế bào hình đa giác (2). Mảnh

mạch vạch, điểm (3). Bó sợi mang tinh thể calci oxalat hình khối kích thước

khoảng 0,02-0,035 mm (4,5). Tinh bột hình tròn hoặc hình trứng kích thước

khoảng 0,005-0,015 mm (6) (Một số đặc điểm bột Cam thảo).

1.4. Hoá học

A. Nhỏ dung dịch amoniac lên bột dược liệu sẽ có màu vàng tươi, thêm acid

sulfuric 80% sẽ có màu vàng cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng. Sử dụng bản mỏng: Silicagel G đã hoạt hóa

ở 105oC trong 1 giờ với hệ dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (điểm sôi trong

khoảng 30-60oC) - benzen - ethyl acetat - acid acetic băng (10:20:7:0,5).

Page 31: Tai Lieu Hoc

Dung dịch thử: Bột dược liệu acid hoá bằng acid hydrocloric và chiết bằng

cloroform, đun hồi lưu trong 1 giờ, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch chiết đến cắn,

thêm vào cắn một ít ethanol.

Dung dịch đối chiếu: Lấy acid glycyrrhetic, hoà tan trong ethanol để được

dung dịch có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có acid glycyrrhetic, dùng bột Cam

thảo chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng các dung dịch trên. Sau khi

triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch acid

phosphomolypdic 10% trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105oC trong 5

phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị

Rf với vết acid glycyrrhetic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Nếu dùng Cam thảo để chiết dung dịch đối chiếu, trên sắc ký đồ của dung

dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của

dung dịch đối chiếu.  

Có thể sử dụng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) để kiểm nghiệm Cam

thảo. Quá trình chiết, hệ dung môi khai triển, thuốc thử hiện màu được trình

bày ở  Sắc ký đồ dịch chiết các dược liệu chứa saponin - vệt 8, ảnh I, II, III.

Ðịnh lượng

Cân chính xác một lượng bột dược liệu chiết nhiều lần bằng ethanol 20% trên

nồi cách thủy sôi. Tập trung dịch chiết vào cốc có mỏ có dung tích 250 ml,

thêm 30 ml ethanol (TT), để yên qua đêm. Lọc lấy phần nước trong và đuổi

hết ethanol trên nồi cách thủy, để nguội. Thêm 1 ml amoni hydroxyd đậm

đặc, khuấy đều. Ðặt tiếp vào trong nước đá đang tan trong 30 phút, ly tâm,

lấy kết tủa, loại bỏ lớp nước. Thêm 10 ml ethanol (TT) vào ống ly tâm, khuấy

kỹ cho tan lớp kết tủa, lọc qua giấy lọc đã tẩm ethanol, hứng dịch lọc vào một

cốc đã cân bì sẵn, rửa ống ly tâm và giấy lọc với ethanol tới khi nước rửa hết

màu vàng. Tập trung tất cả dung dịch ethanol, lại bốc hơi trên nồi cách thủy

đến cắn, sấy cắn trong 3 giờ ở 105oC. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm. Cân

tính kết quả.

Hàm lượng acid glycyrrhetic trong dược liệu khô kiệt không được dưới 6%.  

5. Tác dụng và công dụng

Tác dụng:

- Tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm vận động tự

nhiên, hạ thể nhiệt, giảm hô hấp.

Page 32: Tai Lieu Hoc

- Tác dụng giảm ho

- Tác dụng giải co thắt cơ trơn

- Chữa loét đường tiêu hoá, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của

histamin.

- Bảo vệ gan trong viêm gan mạn tính và tăng bài tiết mật.

- Chống viêm gan và chống dị ứng

- Tác dụng oestrogen

- Chữa bệnh addison và trong cam thảo có acid glycyrrhizic cấu tạo gần như

cortison nên có tác dụng trên sự chuyển hoá các chất điện giải, giữ Natri và

clorid trong cơ thể, giúp sự bài tiết kali.

Tác dụng giải độc, chứng minh Natri glycyrrhizat có hiệu lực chống lại tác

dụng các chất gây độc trên tim, đồng thời kích thích cơ tim giống Adrenalin.

Natri và kali glycyrrhizat có tác dụng giả độc mạnh đối với độc tố của bạch

hầu, chất độc của cá, lợn, nọc rắn đồng thời có tác dụng bảo vệ chống

choáng. Glycyrrhizin có khả năng giải độc đối với strychnin, độc tố uốn ván,

cocain hydroclorid và cloral hydrat. Cam thảo còn có tác dụng lợi tiểu, chữa

táo bón, chữa một số bệnh về da. Dùng thời gian dài có thể gây phù.

Công dụng

Cam thảo sống được làm thuốc chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn

nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Cam thảo chích có tác dụng bổ, chữa tỳ vị

hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn. Ngàydùng 4 - 20g dưới dạng

bột, thuốc hàm, nước sắc và cao mềm.

Cam thảo bắc còn dùng để:

- Chữa bệnh loét dạ dày và ruột, tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ, giảm

tiết acid hydrocloric. Ngày uống 3 - 5g, uống liền 7 - 14 ngày, sau đó nghỉ vài

ngày để trành phù nề.

- Chữa bệnh Addison, mỗi ngày uống 10 - 30 ml cao lỏng cam thảo bắc, uống

liền 1 tháng hay hơn. Hiện tượng phù nhẹ do thuốc sẽ mất đi sau khi ngừng

dùng thuốc.  

6. Ghi chú

- Tên khác: Diêm cam thảo, Sinh cam thảo, Phấn cam thảo.  

- Chích Cam thảo: Cam thảo phiến đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến,

dùng 200g mật, thêm 200g nước sôi), rồi sao vàng thơm.  

Page 33: Tai Lieu Hoc

- Về mặt thực vật dược liệu Cam thảo có thể là rễ hoặc thân rễ, một số tài liệu

có lưu ý về vấn đề này [24].

- Y học dân gian dùng một số cây mang tên Cam thảo: Cam thảo dây (Abrus

precatorius L.), Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.), chú ý tránh nhầm lẫn.  

7. Tài liệu tham khảo

Bài giảng Dược liệu Tập I - 1998 Tr. 143-149.

Dược điển Việt Nam III. Tr. 307

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I. - NXB khoa học và kỹ thuật -

2004. Tr. 326-331.

Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Y học - 2003. Tr. 863-868.

Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi- NXB khoa học

và kỹ thuật- 2003. Tr.35-36

Jean BRUNETON Pharmacognosy, Phytochemistry, Medicinal Plants - Technique &

Documentation - Lavoisier, 1995 (Translated by Caroline K. Hatton) (549-554).

Д.А. Муравьева - Фармакогнозия - Москва - Медицина 1991. Стр.261-266.

Page 34: Tai Lieu Hoc
Page 35: Tai Lieu Hoc

Rhizoma Rhei 

Nội dung

1. Định

nghĩa dược

liệu  

2. Đặc

điểm thực vật

3. Thành

phần hoá học

4. Kiểm

nghiệm

5. Tác

dụng, công

dụng

6. Ghi chú

7. Tài liệu

tham khảo

Định nghĩa dược liệu

Dược liệu là thân rễ đã cạo vỏ và phơi hay sấy

khô của cây Ðại hoàng (Rheum palmatum L.)

hoặc (Rheum officinale Baillon) hoặc giống lai

của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae).

                       

Đặc điểm thực vật

Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có

kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ chìa, phiến lá hình tim rộng 30 - 40cm,

phân thành 5 đến 7 thùy chính, các thùy này cũng có thể phân lần thứ hai

hoặc đôi khi lần thứ ba. Lá của Rheum palmatum thì có những thùy sâu hơn

R.officinale. Gân lá nổi mặt dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3 -4 thì

xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1 -2m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là

chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao hoa gồm 6 bộ phận màu trắng,

xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. 

Thành phần hoá học

Thành phần hoạt chất trong Đại hoàng chủ yếu là các dẫn chất anthranoid,

tồn tại ở các dạng khác nhau:

Page 36: Tai Lieu Hoc

- Anthraquinon tự do gồm có: chrysophanol (1,8-dihydroxy-3-

methylanthracene-9,10-dione), emodin, physcion, aloe emodin (1,8-

dihydroxy-3-(hydroxymethyl)anthracene-9,10-dione) và rhein (4,5-dihydroxy-

9,10-dioxo-9,10-dihydroanthracene-2-carboxylic acid).

- Các glucosid của anthraquinon. Chiếm khoảng 60 - 70% của toàn phần hoạt

chất và gồm các glucosid của các aglycon nói ở trên. - Các glucosid của các

anthranol và anthron tương ứng với những aglycon nói trên. Những dẫn chất

này dễ bị oxy hóa thành các dẫn chất anthraquinon.

- Các dẫn chất dimer dianthron tồn tại trong cây dưới dạng mono và

diglucosid. Ví dụ: sennidin A, B, C .

- Các heterodianthron carboxylic như rheidin A, B, C, các heterodianthron

không có nhóm carboxyl như palmidin A (= heterodianthron của emodin và

aloe emodin), palmidin B (= heterodianthron của aloe emodin và

chrysophanol) và palmidin C (= heterodianthron của rheum emodin và

chrysophanol).

- Trong đại hoàng còn có deshydrodianthron như dirhein. 

- Thành phần thứ hai đáng chú ý là tanin (khoảng 5% - 12%) chủ yếu thuộc

nhóm pyrocatechic và một phần thuộc nhóm pyrogallic. Các chất này dễ tan

trong cồn. Ngoài ra trong đại hoàng còn có nhiều chất vô cơ (nhiều calci

oxalat). Tinh bột, pectin; một chất nhựa ít được nghiên cứu cũng có tác dụng

tẩy xổ.

Kiểm nghiệm

Ðặc điểm dược liệu

Thân rễ tươi to, có thể có chiều dài 20-30cm, đường kính 8-10cm, có nhiều

nhánh hình trụ đường kính 2-3cm. Sau khi đào về thì cắt bỏ rễ, còn thân rễ

đem gọt bỏ vỏ ngoài, bổ nhỏ (dọc hoặc ngang) rồi phơi hoặc sấy khô. Cất giữ

sau 1 năm mới dùng. Bên ngoài : Những miếng hình thù không giống nhau,

thường có hình đĩa, hình trụ hoặc một mặt phẳng một mặt lồi đường kính 5-

10cm. Mặt ngoài màu vàng nâu, đôi khi có những đám màu đen nhạt, trên

mặt đôi chỗ thấy rõ một mạng lưới màu trắng, mắt hình quả trám.  Khi bẻ vết

bẻ có màu đỏ cam không mịn. Mùi đặc biệt, vị đắng và chát (Vị thuốc Đại

hoàng).

Vi học

Ðặc điểm vi phẫu

Page 37: Tai Lieu Hoc

Vi phẫu cắt ngang từ ngoài vào trong có: Mô mềm vỏ hẹp, libe ít phát triển,

tầng sinh libe - gỗ có 3 - 5 hàng tế bào, phía trong là phần gỗ xếp toả tròn.

Phần ruột rộng có cấu tạo cấp ba được thành lập nhờ những tầng phát sinh

phụ xuất hiện dưới dạng vòng tròn nhỏ sinh ra libe ở giữa và gỗ ở chung

quanh. Các đám libe - gỗ cấp ba này có các tia ruột tỏa ra giống như những

hình sao rất đặc biệt. Mô mềm có chứa tinh bột và tinh thể calci oxalat hình

cầu gai.

Ðặc điểm bột dược liệu  

Bột màu vàng sẫm, vị hơi đắng, mùi thơm dịu. Dưới ánh sáng tử ngoại có

huỳnh quang nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần (1), các mảnh tế bào

mô mềm chứa tinh bột (2), các mảnh mạch chấm, mạch vạch, mạch mạng

(3). Tinh thể calci oxilat hình cầu gai to, đường kính 0,05-0,08mm (4), thường

bị vỡ thành các mảnh. Tinh bột hình tròn, có rốn hạt hình sao rõ, đường kính

0,01-0,02mm (5), đứng riêng lẻ hoặc kép đôi, kép 3, kép 4 hoặc tập trung

thành khối. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, bột có

huỳnh quang màu nâu (Một số đặc điểm bột Đại Hoàng).

Hoá học  

Định tính. Phản ứng Borntraeger: Bột dược liệu chiết bằng H2SO4 1N ở nhiệt

độ sôi, lọc, dịch lọc đem lắc với đồng thể tích benzen. Lớp benzen có màu

vàng do có các anthraquinon tự do hòa tan. Tách lớp benzen rồi lắc với

ammoniac, lớp ammoniac sẽ nhuộm màu đỏ. Lớp benzen còn lại hơi có màu

vàng (do chrysophanol) nếu đem lắc với dung dịch KOH N thì lớp benzen hết

màu còn lớp KOH có màu hồng.

Sắc ký. Dược điển Pháp 1965 dùng sắc ký giấy để định tính các dẫn chất

anthranoid và để phát hiện sự trộn lẫn các loài Rheum khác như R.

rhaponticum L., R. undulatum L. Các loài Rheum này ngoài các dẫn chất

anthranoid còn có thêm một heterosid đặc biệt là rhaponticosid (= glucosid

của trihydroxy-3,5,3-methoxy-4- stilben). Chất này có hoạt tính estrogen và

có huỳnh quang xanh dưới ánh đèn tử ngoại. Người ta tiến hành sắc ký giấy

bằng cách chấm 5 - 10ml một dung dịch 1/5 dược liệu trong cồn 60%, khai

triển theo chiều đi lên với dung môi butanol-acid acetic-nước (4:1:5). Dưới

ánh sáng tử ngoại thì có các vết da cam có các Rf khoảng 0,55 ; 0,70 và 0,95

(các dẫn chất anthranoid), các vết này có màu hồng đến đỏ ở ánh sáng

thường sau khi phun dung dịch KOH trong cồn. Không được có những vết màu

Page 38: Tai Lieu Hoc

xanh dưới ánh đèn tử ngoại do rhaponticosid và genin của nó (Rf khoảng 0,5

và 0,80).

Dược điển Trung quốc áp dụng S.K.L.M để xác định đối chiếu mẫu kiểm

nghiệm với mẫu Đại hoàng chuẩn cùng tiến hành trong những điều kiện như

nhau: chiết bằng methanol bốc hơi đến khô, thêm nước và acid hydrochloric

rồi đun 30 phút trên nồi cách thủy để thủy phân. Làm nguội, chiết các

anthraquinon tự do với ether, bốc hơi ether, hòa tan cặn trong chloroform để

chấm chạy sắc ký. Sắc ký hai chiều với bản mỏng silicagel G. Dung môi thứ

nhất là lớp trên của hỗn hợp benzen -ethylformat - methanol - acid formic -

nước (3:1 : 0,2 : 0,05 : 0,5), dung môi thứ hai là lớp trên của hỗn hợp hexan-

ether dầu hỏa (điểm sôi 60 - 90oC)- ethylformat - acid formic - nước (3 :

1 :1,5 : 0,1 : 0,5). Phát hiện dưới đèn U.V (254nm ).

Ðịnh lượng. Dược điển Việt nam chọn phương pháp Auterhoff để định lượng

các dẫn chất anthranoid trong đại hoàng. Cân chính xác khoảng 0,05g dược

liệu đã tán thành bột mịn, cho vào một bình nón 100ml. Thêm 7,5ml acid

acetic băng (T.T) và đun sôi hỗn hợp trong 15 phút với ống sinh hàn ngược.

Sau khi nguội, thêm vào bình qua ống sinh hàn ngược 30ml ether ethylic (T.T)

và đun sôi 15 phút trên nồi cách thủy. Làm nguội dịch chiết, lọc qua bông vào

một bình gạn 300ml và rửa bông bằng 20ml ether ethylic (T.T). Cho bông vào

bình nón, thêm 30ml ether ethylic (T.T) và đun sôi 10 phút nữa. Lọc dịch chiết

ether đã làm nguội qua bông khác vào bình gạn nói trên. Tráng bình nón hai

lần bằng ether ethylic (T.T), mỗi lần dùng? 10ml và lọc qua bông trên. Thêm

cẩn thận 100ml dung dịch NaOH - ammoniac vào dịch chiết ether - acid

acetic đựng trong bình gạn, lắc trong 5 -7 phút rồi làm nguội bình. Sau khi

hỗn hợp đã phân lớp hoàn toàn, gạn lớp nước màu đỏ và trong suốt ở dưới

vào một bình định mức 250ml. Chiết lớp ether còn lại với từng lượng 20ml

dung dịch NaOH - ammoniac cho đến khi lớp nước không có màu. Tập trung

các dung dịch nước kiềm vào bình định mức và thêm dung dịch kiềm tới vạch.

Hút 25ml dung dịch thu được cho vào một bình nón và đun nóng 15 phút trên

nồi cách thủy với ống sinh hàn ngược. Sau khi nguội, đo mật độ quang của

dung dịch bằng quang kế với kính lọc màu lục, trong cốc dày 1cm, so sánh

với nước. Khi dung dịch có màu quá sẫm, trước khi đo phải pha loãng bằng

dung dịch NaOH - ammoniac.

Nồng độ dẫn chất anthranoid trong dung dịch cần đo được biểu thị bằng 1,8 -

dihydroxy anthraquinon và xác định theo đường cong chuẩn xây dựng bằng

Page 39: Tai Lieu Hoc

các dung dịch cobalt chlorid. Ðể có đường cong chuẩn, pha một dãy dung

dịch cobalt chlorid có nồng độ từ? 0,2 - 5% và đo mật độ quang của các dung

dịch này, biết rằng mật độ quang học của dung dịch cobalt chlorid 1% bằng

mật độ quang của 0,36mg 1,8-dihydroxy anthraquinon trong 100ml dung

dịch NaOH - ammoniac.

Dược liệu phải chứa ít nhất 2,5% dẫn chất anthranoid biểu thị bằng 1,8 -

dihydroxy anthraquinon.

(Dung dịch HaOH - ammoniac : Cách pha xem phần đại cương)

Ðịnh lượng các Anthranoid acid. Người ta cho rằng những dẫn chất carboxylic

của đại hoàng có vai trò sinh lý đáng kể nên có khi tiến hành định lượng riêng

phần này. Muốn vậy, từ dịch chiết các dẫn chất anthranoid toàn phần? trong

chloroform (theo phương pháp chiết xuất chung) người ta trích ra một thể tích

xác định rồi đem lắc với dung dịch natri hydrocarbonat trong nước. Dung dịch

này chỉ hòa tan các dẫn chất anthranoid mà trong phân tử có gốc carboxyl.

Tiếp theo, đem acid hóa dung dịch hydrocarbonat rồi chiết các dẫn chất

anthranoid acid bằng ether, sau đó đem lắc dung dịch ether với dung dịch

alcalihydroxyd rồi mới tiến hành so màu.

Ðịnh tính

A.Ðun sôi 0,1 g bột dược liệu với 5 ml dung dịch acid sulfuric 1N trong 2 phút.

Ðể nguội, lắc kỹ hỗn hợp với 10 ml ether ethylic (TT). Tách riêng lớp ether

vào một bình gạn và lắc với 5 ml dung dịch amoniac 10% (TT). Lớp dung dịch

amoniac sẽ nhuộm màu đỏ tím.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Sắc ký lớp mỏng).

Sử dụng bản mỏng Silicagel G đã hoạt hoá ở 105oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Ether dầu hoả - ethyl acetat - acid formic (75:25:1).

Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 30 ml nước và

1 ml acid hydrocloric đậm đặc (TT), đun trong cách thuỷ 15 phút. Ðể nguội,

lọc, lắc dịch lọc với 25 ml ether ethylic (TT). Gạn lấy lớp ether, lọc qua natri

sulfat khan. Bốc hơi dịch ether đến cắn. Hòa tan cắn bằng 1 ml ether.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan emodin trong ether ethylic để được dung dịch

có nồng độ 1mg/ml. Nếu không có chất chuẩn đối chiếu emodin, dùng 0,1 g

bột Ðại hoàng, tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng các dung dịch trên. Sau khi triển

khai sắc ký, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, quan sát bản mỏng dưới ánh

Page 40: Tai Lieu Hoc

sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm hoặc hơ trong hơi amoniac. Trên sắc ký đồ

của dung dịch thử phải có vết phát huỳnh quang màu vàng, có cùng giá trị Rf

với vết emodin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dược liệu

đối chiếu, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và

giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Có thể sử dụng sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao  (Planar chromatoraphy) để

định tính Đại hoàng (Sắc ký đồ dịch chiết một số dược liệu chứa anthranoid

vết 3, 12)

Ðịnh lượng

Cân chính xác khoảng 0,1 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây

0,180 mm, cho vào bình nón có dung tích 250 ml. Thêm 30 ml nước cất và

đun hồi lưu trong cách thuỷ trong 15 phút. Ðể nguội, thêm 50 mg natri

hydrocarbonat (TT), lắc đều trong 2 phút. Ly tâm, lấy 10 ml dịch trong cho

vào một bình cầu dung tích 100 ml, thêm vào 20 ml dung dịch sắt (III) clorid

2% (TT) và đun hồi lưu trong cách thuỷ 20 phút. Sau đó thêm 1 ml dung dịch

acid hydrocloric đậm đặc (TT) và tiếp tục đun hồi lưu 20 phút nữa. Ðể nguội,

chuyển tất cả hỗn hợp vào một bình gạn và chiết với ether ethylic (TT) ba lần,

mỗi lần 25 ml. Gộp tất cả dịch chiết ether rồi rửa với nước hai lần, mỗi lần 15

ml. Lọc lớp ether qua bông vào một bình định mức 100 ml. Rửa phễu với

ether và thêm ether tới vạch. Lấy chính xác 10 ml ether cho vào cốc có mỏ

dung tích 50 ml và bốc hơi đến cắn.

Hoà tan cắn với 10 ml dung dịch magnesi acetat 0,5% trong methanol (TT),

đo độ hấp thụ ở bước sóng 515 nm với mẫu trắng là methanol (Phụ lục 3.1).

Hàm lượng phần trăm dẫn chất hydroxyanthracen tính theo rhein, được tính

theo công thức:  

X: Hàm lượng dẫn chất hydroxyanthracen

A: Ðộ hấp thụ ở bước sóng 515 nm.

m: Lượng dược liệu đã trừ độ ẩm, tính bằng gam (g).

Dược liệu phải chứa ít nhất 2,2% dẫn chất anthracen tính theo rhein.

Tác dụng và công dụng

Các dẫn chất anthranoid trong Ðại hoàng có tác dụng làm tăng nhu động

ruột. với liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao làm thuốc tẩy nhẹ dùng

cho người đầy bụng, đại tiện bí. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Page 41: Tai Lieu Hoc

Các chế phẩm có Đại hoàng tác dụng cả lên cơ trơn của bàng quang và tử

cung do đó phụ nữ có thai hoặc người bị viêm bàng quang không nên dùng.

Do có tác dụng phụ là gây sung huyết nên không dùng cho người bị trĩ.

Vì đại hoàng có chứa nhiều calci oxalat nên không dùng lâu cho người bị sỏi

thận oxalic.

Ghi chú

Chi Rheum có khoảng 50 loài, việc xác định các loài rất khó vì có lai tạo giữa

các loài và do địa dư khí hậu của từng nơi mà hình thái và cả thành phần hoá

học cũng có thay đổi. Dược Ðiển của Trung Quốc quy định dùng các loài:

Rheum palmatum L. , Rheum tanguticum Maxim. ex Balf., Rheum officinale

Baill.

Dược điển ấn Ðộ đưa Rheum emodi Wall., vào danh sách Ðại hoàng dược

dụng. Dược điển Nhật quy định: Ðại hoàng là thân rễ của các loài Rheum

palmatum L., Rheum tanguticum Maxim. ex Balf., Rheum officinale Baill.,

Rheum coreanum Nakai và các giống lai giữa chúng...

Ðại hoàng có nguồn gốc ở Trung Quốc được dùng từ lâu đời và dần dần thâm

nhập vào Châu âu. ở Trung Quốc cây mọc hoang hoặc trồng ở Cam túc,

Thanh Hải, Tứ xuyên. Ðại hoàng mọc ở tỉnh Tứ xuyên được ưa chuộng và gọi

là Xuyên đại hoàng. Nước ta còn phải nhập Ðại hoàng từ Trung Quốc.

Ðể làm giả và thay thế Ðại hoàng ở Trung Quốc người ta dùng một số loài

Rheum khác như:

- Tàng biên đại hoàng - Rheum emodi Wall.

- Hoa bắc đại hoàng - Rheum franzenbachii Munt.

- Tín châu đại hoàng- Rheum palmatum L.  X Rheum coreanum Nakai.

- Thiên sơn đại hoàng- Rheum wittrochii Lundstr.

- Cao sơn đại hoàng- Rheum nobile Hook. f. et Thoms.

- Ấn quả đại hoàng- Rheum mooreroftianum Royle

- Hà sáo đại hoàng- Rheum hotaoense C.Y. Cheng et C.T. Kao

- Thổ đại hoàng Rumex chalepensis Mill.

- Tâm diệp đại hoàng- Rheum acuminatum Hook. f. et Thoms. [31].

Bào chế đại hoàng trong Y học dân tộc cổ truyền :

Dùng nước tẩm, ủ cho mềm rồi thái phơi khô

Page 42: Tai Lieu Hoc

Tửu đại hoàng tức là đại hoàng tẩm rượu: 50kg đại hoàng thêm 50kg rượu,

cho vào nồi đun nhỏ lửa, hơi se thì lấy ra, thái, phơi chỗ mát.

Ðại hoàng thán là đại hoàng thái miếng, cho vào nồi sao lửa đến khi bên

ngoài có màu nâu cánh dán, vẫn còn hương vị đại hoàng, phun rượu.

Thục đại hoàng: thái miếng nhỏ, trộn với rượu, cho vào thùng đậy kín, đặt vào nồi nước, đun cách thủy cho chín, lấy ra phơi khô là được. Cứ 50kg đại hoàng thì 15 - 20kg rượu.

 

Page 43: Tai Lieu Hoc

 

end of page

Nội dung

1. Định nghĩa

dược liệu  

2. Đặc điểm

thực vật

3. Thành

phần hoá học

4. Kiểm

nghiệm

5. Tác dụng,

công dụng

6. Ghi chú

7. Tài liệu

tham khảo

1. Định nghĩa dược liệu

Rễ phơi hay sấy khô của cây Đảng sâm (Codonopsis

pilosula (Franch.) Nannf., họ Hoa chuông

(Campanulaceae).

 2. Đặc điểm thực vật

 Cây nhỏ, mọc bò hay leo, sống lâu năm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng,

đầu tù hoặc nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng. Hoa mọc đơn độc ở kẽ

lá, có 5 lá đài, tràng hình chuông (cây Đảng sâm (1) ,  cây Đẳng sâm (2 )).

Back to Top

Page 44: Tai Lieu Hoc

3. Thành phần hoá học

Từ nhiều loài Codonopsis khác nhau người ta đã chiết ra các triterpenglycosid

và các polysaccarid có tác dụng lên hệ miễn dịch. 

Nhiều loại đường khác nhau đã được chiết ra từ rễ Đảng

sâm: glucose, galactose, arabinose, mannose, Xylose, rhamnose, ethyl-D-

fructofuranoide...

Back to Top

4. Kiểm nghiệm

Ðặc điểm dược liệu

Dược liệu thường có kích thước lớn và phân nhánh nhiều, màu sẫm, có nhiều

nếp nhăn dọc, cứng chắc (Vi thuốc Đảng sâm).

Vi học

Ðặc điểm vi phẫu

Mặt cắt có hình tròn. Từ ngoài vào trong có: Lớp bần khoảng 4-5 hàng tế bào

hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, hơi rách.

Mô mềm vỏ cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều cạnh hơi dài dẹt, xếp lộn xộn,

rải rác có các đám tế bào mô cứng. Các tế bào libe nhỏ xếp sít nhau, trong

libe có ống nhựa mủ xếp rải rác thành hàng và thành vòng ứng với bó libe gỗ.

Libe thành dải dài chiếm phần lớn lát cắt. Các mạch gỗ xếp thành hàng (hai

hàng) tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ tâm. Các bó libe-gỗ phân

cách nhau bởi tia ruột rộng có tế bào thành mỏng (Vi phẫu Đảng sâm).

Ðặc điểm bột dược liệu  

Màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt nhạt sau đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh

mô mềm (1) có thể mang hạt tinh bột. Ðám tế bào mô cứng riêng lẻ màu

vàng nhạt thành dầy (2). Mảnh mạch điểm (3). Tinh thể calci oxalat hình khối

(4), kích thước 0,01-0,02 mm. Khối inulin nhiều hình dạng, thường có hình

quạt (5). Hạt tinh bột hình tròn thường đơn lẻ có rốn hạt phân nhánh kích

thước 0,015-0,025 mm (6) (Một số đặc điểm bột Đảng Sâm)

Ðịnh lượng

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Hàm lượng chất chiết được trong

dược liệu bằng ethanol 45% không ít hơn 55%.

Back to Top 

Page 45: Tai Lieu Hoc

5. Tác dụng và công dụng

Rễ Đảng sâm dùng chữa tiêu hoá kém, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, ốm

lâu cơ thể suy nhược, lòi dom, viêm thận, nước tiểu có albumin. Còn dùng làm

thuốc bổ dạ dày, lợi tiểu, chữa ho, tiêu đờm.

Back to Top

6. Ghi chú

Dược điển Việt Nam II quy định Ðảng sâm là rễ đã phơi hay sấy khô của cây

Ðảng sâm (Campanumoea javanica Blume) và một số cây cùng chi, họ Hoa

chuông (Campanulaceae).

Ðảng sâm  còn có tên khác là Phòng đảng sâm, Lộ đảng sâm, Xuyên đảng

sâm, Ðông đảng sâm...

Trên thực tế người ta trồng, thu hái và sử dụng các loài khác nhau:

- Codonopsis javanica Blunae, Ðảng sâm nam là loài Ðảng sâm mà ta khai

thác trong nước

- Codonopsis pilosula (Franch) Nannf., Ðảng sâm bắc thường trồng ở Thiểm

Tây, Sơn Tây  Trung Quốc

- Codonopsis tangshen Oliv., Xuyên đảng sâm, trồng nhiều ở tỉnh Tứ Xuyên

Trung Quốc  

- Codonopsis viridiflora Maxim., Ðảng sâm hoa xanh.

- Codonopsis tubulosa Kom, Ðảng sâm hoa ống.

- Codonopsis nervosa Nannf, Ðảng sâm mõm chó.

 - Codonopsis lanceolata Benth. et. Hook., Ðảng sâm bốn lá.

-  Codonopsis ussuriensis Hemsl.

-  Codonopsis clematidea Clarke

Ðông y coi Ðảng sâm có thể dùng thay thế Nhân sâm trong các bệnh thiếu

máu, vàng da, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin...

Người ta còn gọi Ðảng sâm là Nhân sâm của người nghèo vì  có mọi công

dụng của Nhân sâm lại rẻ tiền hơn.

Rễ khô của cây Ðảng sâm nam (Codonopsis javanica) hơi giống rễ khô cây

Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq., họ Tục đoạn (Dipsacaceae).

Trung Quốc có trồng và sử dụng rễ cây Changium smyrnioides Wollf., họ Cần

(Apiaceae) với tên Minh đảng sâm, cần chú ý phân biệt.  

Page 46: Tai Lieu Hoc

Trên thị trường hiện nay có vị thuốc được gọi là "Đảng sân bắc" có đặc điểm

bên ngoài và đặc điểm giải phẫu như sau:

Ðặc điểm dược liệu

Dược liệu là rễ có hình trụ dài 15-20cm, đường kính 0,3-0,5cm. Có khi phân

nhánh thon dần về một đầu, mang nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài có màu

vàng nhạt, trên mặt có những rãnh dọc, ngang. Thể chất dẻo dai khó bẻ gãy,

mặt cắt ngang thấy rõ lõi màu trắng (Vị thuốc Đảng sâm TQ).  

Vi học

Ðặc điểm vi phẫu

Mặt cắt ngang có hình tròn. Ngoài cùng là lớp bần gồm 5-6 lớp tế bào hình

chữ nhật xếp thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ cấu tạo từ

những tế bào thành mỏng hình đa giác xếp lộn xộn, lớp ngoài bị ép dẹp. Libe

phát triển xếp thành dải dài chiếm phần lớn lát cắt. Trong libe có nhiều ống

tiết nằm rải rác. Tầng phát sinh libe-gỗ tạo thành vòng liên tục. Gỗ phát triển

tạo thành các bó hình nan quạt gồm các mạch gỗ hình tròn kích thước không

đều nhau. Xen giữa các bó libe-gỗ là những tia ruột (Vi phẫu Đảng sâm TQ).

Ðặc điểm bột dược liệu  

Có màu vàng nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh mô

mềm có thể mang  hạt tinh bột (1). Mảnh mạch chủ yếu là mạch vạch (2).

Mảnh bần (4) . Các hạt tinh bột thường đơn lẻ có hình tròn hay hình trứng (5),

kích thước 0,015-0,02mm. Có rất nhiều tế bào thành dày màu vàng nhạt (3,

6), hình dạng khác nhau, có khoang tế bào rộng thấy rõ ống trao đổi. Mảnh

mô mang tuyến tiết có chứa các chất tiết màu vàng (7) (Một số đặc điểm bột

Đảng sâm TQ).  

Ðịnh lượng

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Hàm lượng chất chiết được trong

dược liệu bằng ethanol 45% không ít hơn 55%.

7. Tài liệu tham khảo

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I. - NXB khoa học và kỹ

thuật - 2004. Tr. 739-743.

Dược điển Việt Nam III. Tr. 359.

Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - NXB Y học - 2003.

Tr. 811-813.

Page 47: Tai Lieu Hoc

Nguyễn Viết Thân - Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi Tập I-

NXB khoa học và kỹ thuật- 2003. Tr. 108-112.

http://duoclieu.net/duoclieu/duoclieu3.html