tải file văn bản

21
UBND TỈNH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ TÀI CHÍNH Số /STC-QLNS V/v: hướng dẫn quản lý, sử dụng, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014. Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày tháng 6 năm 2014 Kính gửi: - Các Sở, ban, ngành; - Ủy ban nhân dân các huyên, thành phố Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 và Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; Thông tư số 032013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Căn cứ Quyết định số 135/2009/QDĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu qu c gia; Văn bản số 582/BNN-KTHT ngày 20/02/2014 1 DỰ THẢO

Upload: ngokhanh

Post on 04-Feb-2017

226 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tải file văn bản

UBND TỈNH HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ TÀI CHÍNH

Số /STC-QLNSV/v: hướng dẫn quản lý, sử dụng, cấp

phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới năm 2014.

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Hòa Bình, ngày tháng 6 năm 2014

Kính gửi: - Các Sở, ban, ngành; - Ủy ban nhân dân các huyên, thành phố

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 và Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; Thông tư số 032013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 135/2009/QDĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Văn bản số 582/BNN-KTHT ngày 20/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân bổ vốn TPCP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014; Văn bản số 4571/BTC-ĐT ngày 10/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý thanh toán, quyết toán vốn TPCP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;

Thực hiện Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến kích đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 2269/QĐ-BCĐ ngày 23/11/2011 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 của UBND tỉnh về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2014 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;

1

DỰ THẢO

Page 2: Tải file văn bản

Sau khi thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kho bạc nhà nước Hòa Bình Sở Tài chính hướng dẫn một số nội dung liên quan đến công tác phân bổ, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới như sau:

I. PHÂN BỔ VÀ CẤP PHÁT VỐN1. Phân bổ vốn:1.1. Đối với các đơn vị dự toán thuộc ngân sách tỉnh và ngân sách cấp

huyện:Căn cứ Quyết định phân bổ của UBND tỉnh giao dự toán kinh phí thực hiện

chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố (vốn sự nghiệp) để thực hiện các nội dung: tuyên truyền, đào tạo và chi phí quản lý.

+ Các đơn vị dự toán cấp tỉnh lập Kế hoạch triển khai thực hiện và phương án phân bổ dự toán chi tiết gửi Ban chỉ đạo Chương trình NTM qua Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh (đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh), đồng gửi Sở Tài chính; Ban chỉ đạo Chương trình NTM xem xét, cho ý kiến gửi Sở Tài chính; Căn cứ đề xuất của đơn vị và ý kiến của Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh Sở Tài chính thực hiện thẩm định dự toán.

+ Đối với các đơn vị dự toán cấp huyện lập kế hoạch triển khai thực hiện và phương án phân bổ dự toán chi tiết gửi Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thành phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo huyện), đồng gửi Phòng tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố. Căn cứ đề xuất của đơn vị và ý kiến của Ban Chỉ đạo huyện, Phòng tài chính – Kế hoạch các huyện, thành phố thực hiện thẩm định dự toán;

1.2. Đối với cấp xã: Căn cứ Quyết định phân bổ của UBND tỉnh giao dự toán chi tiết cho các xã

thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (bao gồm: vốn Ngân sách Trung ương, tỉnh và vốn Trái phiếu Chính phủ), UBND các xã phân bổ chi tiết đến từng nội dung sử dụng đảm bảo phù hợp với quy định của từng nguồn vốn; lưu ý: Những khoản kinh phí sử dụng chung toàn xã phải có ý kiến thống nhất của đại diện các thôn/ bản; kinh phí phân bổ về thôn/bản thì phải có thống nhất của cộng đồng dân cư đối với từng nội dung và kinh phí hỗ trợ đối với từng nội dung công việc, quy định cụ thể như sau:

a) Đối với vốn đầu tư phát triển: Phải phân bổ chi tiết đến từng công trình, dự án, trong đó: xác định rõ số tiền theo từng loại nguồn vốn (vốn trái phiếu Chính phủ; ngân sách trung ương; ngân sách cấp tỉnh; ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp xã; vốn tự huy động khác và vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả bằng tiền, hiện vật và ngày công lao động) bố trí trực tiếp thực hiện đối với từng công trình, dự án;

- Đối với tiền thưởng (bằng xi măng, quy đổi thành tiền) cho các xã được nhận bằng khen năm 2013 để xây dựng công trình hạ tầng theo Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 của UBND tỉnh phải được phân bổ để xây dựng công trình

2

Page 3: Tải file văn bản

có ý nghĩa của phần thưởng (nên bổ sung để xây dựng công trình văn hoá phúc lợi chung toàn xã).

b) Đối với vốn sự nghiệp:Căn cứ Kế hoạch số 22/KH-BCĐ ngày 19/02/2014 của Ban chỉ đạo 800 và

quy hoạch xây dựng NTM và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhu cầu của người dân, Ủy ban nhân dân các xã lựa chọn nội dung phù hợp, thiết thực có định hướng tới thị trường, có tính bền vững về thu nhập và an ninh lương thực; ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, xây dựng mô hình mới, nhân rộng các mô hình sản xuất đang có hiệu quả, phát triển các mô hình liên kết sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ và bảo vệ môi trường, không nhất thiết phải đầu tư thực hiện tất cả các nội dung ở cùng một địa bàn để tập trung nguồn vốn, tránh dàn trải. Phân bổ vốn cần chú trọng các điểm cụ thể như sau:

- Đối tượng hỗ trợ: bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại (bao gồm cả chủ gia trại); Tổ chức: Hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Mở lớp tập huấn; hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình sản xuất và tổ chức hội thảo nhân rộng; hỗ trợ lãi suất vốn vay; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; hỗ trợ mua máy móc, thiết bị gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, chế biến nông, lâm thủy sản, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nông thôn.

- Việc phân bổ phải bảo đảm nguyên tắc: Theo đề xuất của thôn/bản; Phân bổ phải cụ thể từng mô hình theo từng loại quy mô; Cụ thể đến từng nội dung, đối tượng hỗ trợ.

2. Cấp phát vốn 2.1. Đối với vốn Trái phiếu Chính phủVốn Trái phiếu Chính phủ phân bổ trực tiếp thực hiện Chương trình MTQG

xây dựng nông thôn mới được chuyển trực tiếp cho Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã (không hạch toán vào ngân sách các cấp). Quy trình cấp phát vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cụ thể như sau:

- Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã cung cấp cho Sở Tài chính (có thể tổng hợp qua UBND cấp huyện) các tài liệu sau: Quyết định phân bổ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ (chi tiết đến từng công trình); Quyết định thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới; Quyết định đầu tư của các công trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Mã dự án đầu tư (nếu có), trường hợp chưa có mã thì phải tiến hành làm thủ tục mở mã dự án đầu tư. Việc mở mã dự án được thực hiện như sau:

+ Đối với các công trình UBND tỉnh đã có quyết định giao cụ thể như: Xây dựng trụ sở xã; Trạm y tế; Trường học; Nhà Văn hóa xã, thôn; Xây dựng chợ

3

Page 4: Tải file văn bản

trung tâm cụm xã; xây dựng bãi rác thải; Hỗ trợ làm đường giao thông nội đồng... thì thực hiện mở mã dự án đầu tư cho từng công trình;

+ Đối với kinh phí hỗ trợ xi măng làm đường giao thông thôn, xóm, mở chung cho mỗi xã một mã dự án đầu tư;

Trên cơ sở các quyết định phân bổ dự toán và mã dự án đầu tư, Sở Tài chính thực hiện nhập dự toán vào hệ thống TABMIS theo quy định.

- Căn cứ dự toán vốn Trái phiếu Chính phủ, chi tiết cho từng công trình, dự án, từng nội dung, nhiệm vụ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã trực tiếp làm thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán vốn tại KBNN cấp huyện theo đúng quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

2.2. Đối với kinh phí Ngân sách Trung ương, tỉnha) Cấp phát kinh phí cho ngân sách cấp dướiNguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh trực tiếp thực hiện Chương trình

MTQG xây dựng nông thôn mới được cấp cho ngân sách cấp huyên, cấp xã thông qua hình thức chi bổ sung có mục tiêu (qua ngân sách cấp huyện).

Căn cứ Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, Sở Tài chính thông báo số rút dự toán cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện thông báo bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã, đồng thời cơ quan Tài chính cấp tỉnh, cấp huyện nhập dự toán chi chuyển giao cho ngân sách cấp dưới vào hệ thống TABMIS theo quy định.

b) Cấp phát vốn cho các đơn vị cấp tỉnh, huyện:Sau khi có kết quả thẩm định, cơ quan tài chính các cấp thực hiện nhập dự

toán vào hệ thống TABMIS theo quy định. Căn cứ dự toán giao các đơn vị dự toán thực hiện rút tại Kho Bạc nhà nước cùng cấp để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ 1. Đối với vốn đầu tư phát triển:1.1. Xác định danh mục các công trình: Nguồn ngân sách đầu tư phát triển năm 2014 thuộc Chương trình xây dựng

nông thôn mới được thực hiện căn cứ vào Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội cấp xã được duyệt (được lập theo hướng dẫn tại Sổ tay hướng dẫn lập Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội cấp xã của UBND tỉnh Hòa Bình); các quy định về quản lý, sử dụng vốn nông thôn mới và chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh để lựa chọn danh mục các công trình, dự án nhằm mục tiêu hoàn thành và duy trì 19 tiêu chí nông thôn mới. Số vốn bố trí cho các công trình căn cứ trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ các nguồn vốn phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng, kinh tế- xã hội thực hiện theo quy định của HĐND và UBND tỉnh.

1.2. Quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thụt thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

4

Page 5: Tải file văn bản

Trong khi chờ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức ban hành Hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, để triển khai thực hiện kịp tiến độ đối với các dự án công trình đã được bố trí kế hoạch vốn tại Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 của UBND tỉnh, đề nghị Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã (Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã) thực hiện quản lý đầu tư các công trình theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 và Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;

2. Đối với nguồn vốn sự nghiệpTrong khi chờ Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức ban hành danh mục các hoạt

động được hỗ trợ để phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn trên địa bàn xã phù hợp với tình hình của địa phương, căn cứ dự toán được giao tại Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 về việc giao dự toán chi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã (Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã) thực hiện phân bổ chi tiết cho các xã, các đơn vị được giao nhiệm vụ để kịp thời triển khai thức hiện. Riêng đối với kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thành phố khẩn trương phân bổ chi tiết cho các xã thực hiện, một số điểm cần lưu ý khi phân bổ:

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ cho các nội dung phục vụ phát triển sản xuất, ưu tiên thực hiện phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, xây dựng mô hình mới, nhân rộng các mô hình sản xuất đang có hiệu quả.

- Định mức hỗ trợ cho các hoạt động về phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Công văn số 638/UBND-NNTN ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn một số nội dung cụ thể thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục nghề và mức hỗ trợ kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Công văn Liên sở số 353/LS-LĐTBXH- TC ngày 12/5/2014 của Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tỉnh Hòa Bình theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG.

5

Page 6: Tải file văn bản

Các định mức hỗ trợ khác phát sinh nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, thì thực hiện theo hướng dẫn tại các Quyết định, Thông tư , Công văn hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.

- Sau khi có Quyết định phân bổ vốn cho các xã, chậm nhất sau 5 ngày UBND các huyện, thành phố gửi Quyết định phân bổ cho Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch, đồng thời tổng hợp và báo cáo kết quả phân bổ về Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đồng gửi sở Tài chính).

Trường hợp việc phân bổ vốn của xã không phù hợp với quy định, định hướng của cấp trên, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh coa văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.

- Đối với kinh phí đào tạo:Kinh phí đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới (cán bộ TOT cấp huyện),

do Văn phòng điều phối chủ trì, Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch đào tạo, dự toán chi tiết theo từng đối tượng từng lớp gửi Sở Tài chính thẩm định, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức triển khai đào tạo theo đúng đối tương và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.

Lưu ý: Đối với nguồn vốn ngân sách thuộc các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn lồng ghép để thực hiện các nội dung thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thì việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán được thực hiện theo quy định cụ thể của từng chương trình, mục tiêu. Trường hợp có sử dụng vốn trực tiếp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thì nội dung công việc đó phải đảm bảo theo cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước quy định của Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh.

III. THỦ TỤC TẠM ỨNG, THANH TOÁN 1. Mở tài khoản:1.1. Ban Quản lý Chương trình nông thôn mới xã mở tài khoản đầu tư

XDCB tại Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản giao dịch của ngân sách xã) để làm tài khoản giao dịch.

1.2. Ban Quản lý Chương trình nông thôn mới xã sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện giao dịch tại Kho bạc Nhà nước.

2. Đối với vốn đầu tư phát triển:2.1.Hồ sơ dự án, mức vốn tạm ứng, và thanh toán khối lượng hoàn

thành: Hồ sơ, tài liệu ban đầu; từng lần tạm ứng, thanh toán thực hiện theo

Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; Văn bản số 4571/BTC-ĐT ngày 10/4/2014 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý thanh toán, quyết toán vốn TPCP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; Văn

6

Page 7: Tải file văn bản

bản số 1267/BTC-ĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Tài Chính về việc thanh toán vốn đầu tư theo quy định tại Nghị định 207/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

2.1.1.Đối với hồ sơ pháp lý ban đầu: a) Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:

- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt; - Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu

thầu; - Hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu; - Kế hoạch vốn hàng năm do UBND xã thông báo. b) Đối với dự án thực hiện đầu tư: - Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với

dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

- Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật, đề xuất của nhà thầu);

- Kế hoạch vốn hàng năm do UBND xã thông báo. 2.1.2. Hồ sơ từng lần tạm ứng, thanh toán: * Hồ sơ tạm ứng: - Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; - Giấy rút vốn đầu tư; - Bảo lãnh tạm ứng ( bắt buộc theo quy định của hợp đồng).

Mức vốn tạm ứng: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; Công văn 5167/BTC-ĐT ngày 22/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2014.

* Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành: + Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán

(theo Phụ lục số 04, Thông tư 28/2012/TT-BTC); + Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (theo Phụ lục số 03, Thông tư

28/2012/TT-BTC);

7

Page 8: Tải file văn bản

+ Giấy rút vốn đầu tư; + Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có).

2.2.Quy định cụ thể một số nội dung thanh toán: a) Gói thầu người dân, cộng đồng dân cư trong xã tự làm: - Đối với những gói thầu có kỹ thuật đơn giản, khối lượng công việc chủ yếu sử dụng lao động thủ công, mà người dân trong xã làm được, thì chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án để người dân trong xã thực hiện thi công và tự chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật. - Khi thực hiện hình thức này phải có giám sát của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. - Hồ sơ thủ tục tạm ứng, thanh toán như sau: + Văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư cho phép người dân tự làm (nếu chưa quy định trong quyết định phê duyệt dự án) + Hợp đồng giữa chủ đầu tư với người dân thông qua Người đại diện (là người do những người dân trong xã tham gia xây dựng bầu; có thể là tổ, đội xây dựng hay nhóm người có một người đứng ra chịu trách nhiệm). + Bảng xác định công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo mẫu tại phụ lục 04, Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Gói thầu người dân trong xã tự làm mức vốn tạm ứng tối đa bằng 50% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn đầu tư bố trí trong năm cho gói thầu.

- Việc tạm ứng, thanh toán phải thông qua Người đại diện; trường hợp Người đại diện không có tài khoản, chủ đầu tư đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán bằng tiền mặt; Người đại diện thanh toán trực tiếp cho người dân tham gia thực hiện thi công gói thầu; Chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thanh toán tiền công cho người dân.

- Đối với các dự án ngân sách nhà nước hỗ trợ dưới 50% cơ chế quản lý, thanh toán do Ban quản lý và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định.

Các gói thầu người dân trong xã tự làm thì không được thanh toán giá trị của các công việc người dân không thực hiện và thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình.

b) Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác:- Chi phí quản lý: Thực hiện theo Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày

06/01/2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP;

- Chi phí tư vấn: Thực hiện theo định mức dự toán duyệt theo quy định hiện hành của Bộ Xây dưng. Trường hợp các chi phí tư vấn do chủ đầu tư tự

8

Page 9: Tải file văn bản

thực hiện: chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, chi phí giám sát thi công…hồ sơ thanh toán bao gồm:

+ Văn bản giao nhiệm vụ;+ Hợp đồng nội bộ;+ Báo cáo kết quả thực hiện, kèm bảng tính giá trị quyết toán kinh phí;+ Định mức được hưởng tối đa bằng 60% định mức chi phí tư vấn theo

quy định hiện hành. Lưu ý: Đối với những dự án nhỏ (có giá trị dưới 500 triệu đồng); dự án do

người dân trong xã tự làm mà chủ đầu tư không đủ năng lực giám sát và không thuê được tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, thì chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư giao cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình. Định mức giám sát tối đa là 60% định mức do Bộ Xây dựng quy định.

- Chi phí giám sát của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng:Thực hiện theo quy định tại Phần IV Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-

KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBTƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, lưu ý một số trường hợp cụ thể:

- Lập phê duyệt dự toán kinh phí, bao gồm: + Mua văn phòng phẩm, thông tin liên lạc+ Chi pho tô, đánh máy tài liệu, báo cáo giám sát;+ Chi vận hành cho các cuộc họp, hội nghị giám sát (quy định tại Thông tư

số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài Chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị công lập).

+ Chi thù lao trách nhiệm hỗ trợ cho các thành viên ban GSĐT cộng đồng; Mức chi thù lao cho các thành viên căn cứ vào tính chất, quy mô và nguồn kinh phí của từng công trình dự án để chi thù lao cho các thành viên cho phù hợp nhưng tối đa không quá 50% mức lương tối thiểu (hệ số 1)/1người/1tháng.

*Hồ sơ thanh toán giám sát cộng đồng các dự án NS xã: - Văn bản giao nhiệm vụ của chủ đầu tư - Dự toán ban giám sát đầu tư của cộng đồng (UBND xã phê duyệt) 2.3. Một số lưu ý khác:- Đối với công trình giao cho nhà thầu thực hiện, từng lần tạm ứng phải có

bảo lãnh tạm ứng (bản sao y có đóng dấu của chủ đầu tư);- Thời hạn thanh toán vốn TPCP cho dự án Nông thôn mới kế hoạch 2014

đến hết ngày 30/6/2015.

9

Page 10: Tải file văn bản

- Các dự án khởi công mới thuộc Chương trình MTQG về Nông thôn mới được sử dụng vốn TPCP không phải phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch và văn bản thẩm định nguồn vốn.

3. Hồ sơ thanh toán vốn sự nghiệp:Quy định về hồ sơ thủ tục và chế độ kiểm soát, thanh toán theo quy định

tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về chế độ kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Cụ thể như sau:

3.1. Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất; - Quyết định phân bổ vốn của UBND xã (chi tiết nội dung và nguồn vốn

thực hiện); - Dự toán kinh phí được duyệt; - Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc văn bản ký kết giữa người mua và người bán có xác nhận của xã; - Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng kèm bảng kê chứng từ thanh toán; - Các chứng từ khác có liên quan (hoá đơn, chứng từ mua giống, vật tư…);

Đối với các vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá khác mua của dân (không có hoá đơn) thì giá cả phải phù hợp chung với mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ thanh toán là giấy biên nhận mua bán của các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được UBND xã xác nhận.

3.2. Đối với tập huấn, Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ.- Dự toán kinh phí;- Hợp đồng, nghịêm thu thanh lý hợp đồng hoặc báo cáo kết quả thực hiện

trong trường hợp có thuê giảng viên, hội trường, loa máy…(nếu có);- Bảng kê chứng từ thanh toán; + Mức chi biên soạn chương trình, giáo trình áp dụng theo quy định tại

Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT- BTC-LĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên bộ Tài chính- Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

+ Chi trả tiền ăn, đi lại, văn phòng phẩm, nước uống và các khoản chi khác cho học viên, đại biểu trong thời gian đào tạo theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Hồ sơ ghi thu ghi chi các khoản huy động, đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động.

Đối với các công trình huy động nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân bằng ngày công, hiện vật để đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định. Căn cứ Hồ sơ thực hiện đầu tư xây dựng công trình được nghiệm thu, quyết toán, UBND xã lập Lệnh ghi

10

Page 11: Tải file văn bản

thu (nguồn đóng góp), ghi chi (đầu tư công trình) gửi KBNN kèm theo các hồ sơ sau:

- Đối với các công trình chưa có hồ sơ thanh toán tại KBNN:+ Dự toán đầu tư công trình và quyết định phê duyệt dự toán đầu tư công

trình.+ Văn bản của người quyết định đầu tư cho phép người dân tự làm (nếu

trong quyết định phê duyệt dự toán chưa quy định rõ)+ Hợp đồng với giữa chủ đầu tư với người đại diện của tổ, nhóm thợ hoặc

cộng đồng dân cư.+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (theo mẫu tại phụ

lục 04, Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính).+ Quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành;- Đối với các dự án, công trình đã có hồ sơ thanh toán tại KBNN huyện chỉ

cần gửi KBNN huyện thêm văn bản phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành.IV. QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH, HẠCH TOÁN, TỔNG HỢP VÀ

QUYẾT TOÁN NGUỒN VỐN

1. Quyết toán vốn đầu tư hàng năm:Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của

Bộ Tài chính (tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 về xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm) và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)

2. Quyết toán dự án hoàn thành.- Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Uỷ ban

nhân dân cấp xã và các dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp trên giao Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ đầu tư khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư số 28/2012/TT-BTC

- Hồ sơ quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành gồm các biểu mẫu báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành kèm theo các văn bản pháp lý liên quan theo biểu mẫu số 01/QTDA và 02/QTDA (cách lập biểu mẫu báo cáo quyết toán theo hướng dẫn tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC

- Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành: Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; chậm nhất sau 03 tháng, Chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Chậm nhất sau 02 tháng, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn

11

Page 12: Tải file văn bản

thành, trình Người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Trường hợp các xã không có cán bộ đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư lựa chọn một trong các hình thức sau:

+ Thuê tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

+ Đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Nội dung thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (kiểm toán) và nội dung báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (báo cáo kết quả kiểm toán) theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC.

3. Hạch toán Mục lục ngân sách nhà nước:- Tất cả các nguồn vốn trực tiếp để thực hiện Chương trình MTQG xây

dựng nông thôn mới (gồm ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, vốn Trái phiếu Chính Phủ và nguồn đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân), khi sử dụng (gồm cả tạm ứng và thanh toán) phải hạch toán vào mã chương trình MTQG 0391. Ngoài việc hạch toán mã Chương trình MTQG, khi thực hiện quyết toán nguồn kinh phí chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới phải thực hiện hạch toán Mục lục ngân sách theo quy định;

- Tổng hợp, làm thủ tục ghi thu, ghi chi đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước các nguồn đóng góp của nhân dân, các khoản ủng hộ, tài trợ để xây dựng nông thôn mới, nhằm phản ánh chính xác, đầy đủ nguồn lực đã huy động để thực hiện Chương trình nông thôn mới.

4. Hạch toán Kế toán Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giao

cho xã quản lý, thực hiện hạch toán, theo dõi trên cùng hệ thống sổ kế toán của xã (bao gồm cả nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình MTQG và nguồn mục tiêu khác trên địa bàn) theo quy định của Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính; sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính.

UBND xã phải mở sổ chi tiết theo dõi hoạt động thu, chi nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phục vụ tốt cho việc tổng hợp, báo cáo và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...

5. Tổng hợp quyết toán- Tổng hợp quyết toán ngân sách theo niên độ:+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp trực tiếp để thực hiện Chương trình

MTQG xây dựng nông thôn mới giao cho xã quản lý, sử dụng (bổ sung có mục

12

Page 13: Tải file văn bản

tiêu cho ngân sách cấp xã) được tổng hợp quyết toán chung vào ngân sách xã theo niên độ ngân sách quy định.

+ Nguồn vốn Trái phiếu Chính Phủ trực tiếp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được tổng hợp quyết toán vào ngân sách Trung ương, (không phản ánh và quyết toán vào ngân sách xã), UBND xã tổng hợp kết quả giải ngân theo niên độ báo cáo Sở Tài chính, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

- Ngoài tổng hợp quyết toán theo niên độ ngân sách, UBND xã phải có tổng hợp quyết toán riêng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thực hiện tốt chế độ báo cáo theo yêu cầu và tổng hợp, theo dõi nguồn lực lũy kế từ khi thực hiện đến khi kết thúc Chương trình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:1. Các đơn vị dự toán thuộc ngân sách tỉnh, Kho bạc nhà nước các cấp:Căn cứ các Quyết định giao dự toán, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ,

các Bộ, Ngành Trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự toán Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Căn cứ một số nội dung hướng dẫn cụ thể tại Công văn này phối hợp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2014;

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:- Để bảo đảm tiến độ giải ngân đối với kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014 (bao gồm cả nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ), Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã (Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã) khẩn trương phân bổ, giao dự toán chi tiết cho các công trình, dự án, chi hỗ trợ phát triển sản xuất, sau khi phân bổ gửi Quyết định phân bổ dự toán và các tài liệu liên quan về Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của huyện, thành phố, Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh và Sở Tài chính trước ngày 15/7/2014.

- Thông báo cho các xã gửi hồ sơ liên quan về sở Tài chính để thực hiện mở mã dự án, thông báo số rút dự toán (bổ sung có mục tiêu), nhập dự toán chi chuyến giao kịp thời cho các xã được phân bổ vốn (Vốn ngân sách thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới);

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, chức năng sao gửi hướng dẫn này cho các xã, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo các các xã triển khai thực hiện;

3. Ủy ban nhân dân các xã thực hiện chương trình MTQG Nông thôn mới:

- Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí chương trình MTQG nông thôn mới theo đúng quy định tại các Thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ ngành và hướng dẫn tại công văn này;

13

Page 14: Tải file văn bản

- Thực hiện phân bổ chi tiết nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án; Phân bổ dự toán chi tiết đối với kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất, tổng hợp các Quyết định phân bổ và giao dự toán gửi về Ban chỉ đạo huyện trước ngày 10/7/2014;

- Đối với các công trình, dự án xây dựng mới, chưa mở mã dự án đầu tư, đề nghị các xã gửi hồ sơ liên quan về sở Tài chính để thực hiện mở mã dự án, tài liệu gồm:

+ Tờ khai đăng ký mã số dự án theo mẫu số 05-MSNS-BTC tại điều 9 của Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC và Quyết định số 51/2008/QĐ-BTC + Quyết định đầu tư của UBND xã hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng dự toán công trình;+ Quyết định thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã;

- Để tạo điều kiện thuận lợi mở mã dự án cho các xã, đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổng hợp chung theo huyện gửi về Sở Tài chính trước ngày 15/7/2014.

Sở Tài chính đăng tải nội dung văn bản này trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tài chính Hòa Bình, địa chỉ (Sotaichinh.hoabinh.gov.vn). Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Tài chính, Văn phòng điều phối NTM tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Kho bạc Nhà nước tỉnh để phối hợp, giải quyết./.

Nơi nhận:- Như kính gửi; (để tổ chức thực hiện);- Thường trực HĐND tỉnh; (để báo cáo);- UBND tỉnh (để báo cáo);- Giám đốc, các P/Giám đốc;- BCĐ xây dựng NTM tỉnh;- Các Sở, NN&PTNT; KH và đầu tư; - Kho bạc NNHB; Kho bạc NN các huyện, thành phố;- Các phòng QLNS; TCĐT; Thanh tra sở;- Lưu VT,

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Thị Lành

14