tài chính tiền tệ 1

42

Click here to load reader

Upload: nunal0v3rain

Post on 02-Jul-2015

241 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tài chính tiền tệ 1

ĐỀ BÀI: Quá trình hình thành

và phát triển của đồng tiền

Page 2: Tài chính tiền tệ 1

Quá trình phát triển của đồng tiền

Tiền tệ hàng hóa –hóa tệ

(phi kim loại,kim loại)

Tiền danh nghĩa

(tiền xu kim loại, tiền giấy)

Tiền tín dụng Tiền điện tử

Page 3: Tài chính tiền tệ 1

1.Thời kỳ hàng đổi hàng

• Người cổ đại không dùng

tiền để mua bán, trao đổi

hàng hóa. Thay vào đó, họ

dùng phương thức trao đổi

hàng lấy hàng, tức là dùng

những tài sản cá nhân để

trao đổi lấy những loại hàng

hóa khác.

Một người có thể trao đổi 450g táo lấy 450g hạt giống.

Page 4: Tài chính tiền tệ 1

• Khoảng giữa những

năm 9000 – 6000 trước

công nguyên, vật nuôi

được xem là đơn vị trao

đổi chủ yếu. Sau đó, khi

nền nông nghiệp phát

triển mạnh mẽ thì những

loại cây trồng, sản phẩm

từ nông nghiệp lại được

sử dụng để trao đổi một

cách phổ biến.

Vỏ sò thường được sử dụng như một món

quà rất giá trị trong lễ cưới.

Page 5: Tài chính tiền tệ 1

2.Đồng tiền kim loại đầu tiên

• Vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu sản xuất ra những đồng tiền xu đầu tiên. Những đồng tiền này được làm từ kim loại, và có lỗ trống để có thể xâu thành một chuỗi vòng. Những đồng tiền xu đầu tiên này được xem như là khởi nguồn của quá trình phát triển đồng tiền kim loại.

Những đồng tiền xu có lỗ thủng để có thể xâu chuỗi lại thành

vòng cổ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng những công cụ

làm từ kim loại như dao, thuổng như một loại tiền tệ.

Page 6: Tài chính tiền tệ 1

3.Đồng xu vàng và bạc

• Khoảng 500 năm trước công nguyên, những đồng tiền xu bằng bạc in hình các vị thần, vị hoàng đế để khẳng định sự thống trị của họ. Ban đầu những đồng tiền này được sử dụng ở Lydia, Thổ Nhĩ Kỳ sau đó lan rộng ra Hy Lạp, đế quốc Ba Tư và cả thành La Mã. Cũng trong thời gian này, nhiều nước khác bao gồm cả Lydia cũng sử dụng đồng tiền xu vàng để mua bán hàng hóa.

Những đồng xu vàng có giá trị hơn những đồng xu

bạc bởi vì vàng ít phổ biến hơn bạc.

Page 7: Tài chính tiền tệ 1

4.Tiền giấy

• Đồng tiền giấy đầu tiên được sử dụng bởi người Trung Quốc từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 19 sau công nguyên. Tuy nhiên, thời gian này xảy ra hàng loạt những cuộc khủng hoảng, lạm phát nghiêm trọng do sự tăng vọt số lượng tiền giấy. Và vào năm 1455 loại tiền này đã không xuất hiện nữa. Nhiều năm sau đó, những người dân Châu Âu vẫn không sử dụng loại tiền giấy này. Tiền giấy gọn nhẹ, dễ mang theo

người hơn là tiền kim loại.

Page 8: Tài chính tiền tệ 1

5.Vàng miếng

Người Anh đã đưa ra

một tiêu chuẩn vàng xác

định, theo đó, vàng được

đo bằng đơn vị ounce.

Mỗi đơn vị tiền tệ được ấn

định một lượng vàng nhất

định, do đó ngăn chặn

được lạm phát tiền giấy.

Ngày nay, đơn vị đo vàng chuẩn được

sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Page 9: Tài chính tiền tệ 1

6.Thẻ tín dụng

Hầu hết mọi người phải dùng tiền mặt để chi trả cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng. Điều này đôi khi gây ra những khó khăn và bất tiện . Tuy nhiên, mọi chuyện đã được giải quyết vào năm 1950, khi mà nhà khoa học Frank X. McNamara đưa ra ý tưởng mới về một loại thẻ tín dụng, loại thẻ này có thể dùng ở nhiều địa điểm khác nhau, chi trả cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau mà không cần dùng đến tiền mặt. Ngày nay, lợi ích đáng kể mà thẻ tín dụng mang lại đã

được công nhận trên toàn thế giới.

Page 10: Tài chính tiền tệ 1

ĐỀ BÀI:

Quy luật vận động và chức năng của USD

Page 11: Tài chính tiền tệ 1

A : Quy luat van dong cua USD

I• Đồng dollar trong thời kỉ bản vị vàng

II• Đồng dollar trong thời kì hai đại chiến

thế giới

III• Đồng dollar trong chế độ Bretton

Woods hay chế độ bản vị dollar

IV• Đồng dollar trong thời kì hậu chế độ

Bretton Woods

Page 12: Tài chính tiền tệ 1

I.Đồng dollar trong thời kì bản vị vàng

Page 13: Tài chính tiền tệ 1

• Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế thế giới được vận

hành dưới chế độ bản vị vàng. Đồng tiền của mỗi quốc gia đều được

quy đổi thành vàng theo một tỉ lệ nhất định. Chế độ này tạo ra một

hệ thống tỷ giá cố định. Đồng tiền của một nước có thể được trao

đổi với một đồng tiền khác với một tỉ lệ không đổi, phụ thuộc vào

giá trị của từng đồng tiền với vàng. Tỷ giá cố định thúc đẩy thương

mại quốc tế bằng cách lọai bỏ hoàng toàn rủi ro tỷ giá

• Trong chế độ bản vị vàng, đồng bảng Anh (sperling) là đồng tiền

được sử dụng rộng rãi nhất, đựoc coi là đồng tiền quốc tế lúc bấy

giờ. .

• Trong khoảng thời gian này, đồng usd chỉ có vai trò là đồng bản

vị của nước Mỹ.

Page 14: Tài chính tiền tệ 1

II.Đồng dollar trong thời kì hai đại

chiến thế giới

• Năm 1914, đại chiến thế giới thứ nhất nổ ra buộc các nước chấm dứt chuyển đổi đồng tiền của mình ra vàng. Hệ thống tỷ giá cố định thời kì bản vị vàng phải nhường chỗ cho chế độ tỷ giá thả nổi. Chính phủ các nước thay đổi chính sách tiền tệ tài trợ cho chiến tranh làm cho lạm phát bùng nổ. Do Mỹ tham chiến muộn và trung tâm chiến tranh xảy ra ở châu Âu là cho lạm phát của châu Âu lớn hơn nhiều so với Mỹ. Kết quả là sức cạnh tranh của Mỹ tăng lên nhanh chóng, đồng dollar dẫn xây dựng được vị thế trong hệ thống tiền tệ thế giới.

Page 15: Tài chính tiền tệ 1

Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và Anh trong giai đoạn 1900-

1956

Page 16: Tài chính tiền tệ 1

• Nền kinh tế Mỹ từ 1872 đã vượt Anh về quy mô nhưng phải đến

năm 1915, kim ngạch xuất khẩu Mỹ mới có thể vượt Anh, sau đó

tăng mạnh trong suốt thời kì chiến tranh. Cùng với sự phát triển của

xuất khẩu, từ 1914 trở đi, Mỹ chuyền dần từ vị trí người đi vay sang

người cho vay. Thêm vào đó, trong khi các nước thả nổi đồng tiền

của mình, Mỹ vẫn duy trì tỷ giá của dollar với vàng. Dollar trở thành

đồng tiền duy nhất chuyển đổi sang vàng trong những năm 20.

• Tất cả các yếu tố trên đã xây dựng cho vị thế là phương tiện

chuyển đổi và phương tiện tích lũy quốc tế của đồng dollar. Dollar

được sử dụng một cách rộng rãi trong những hoạt động tài chính và

thương mại quốc tế. Tài sản ghi bằng đồng dollar trở thành một

danh mục đầu tư hấp dẫn. Trong thời gian này, đồng dollar không có

chức năng làm thước đo gía trị vì mặc dù giữ được tỷ lệ cố định so

với vàng, nhưng vì các đồng tiển khác đều đươc thả nổi nên thực

chất dollar cũng được thả nổi so với những đồng tiền khác

Page 17: Tài chính tiền tệ 1

• Tuy nhiên, trong thời kì đại chiến thế giới, đồng bảng Anh vẫn giữ

được vị trí cao nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế

• Trong vị thế là đồng tiền dự trữ quốc tế, đồng bảng vẫn được tin

dùng. Cho đến tận những năm 1940, giá trị của những giấy tờ có giá

bằng bảng vẫn gấp 2 giá trị những giấy tờ có giá bằng USD. Đây là

hệ quả sức ỳ hay độ trễ của quyết định dùng một đồng tiền quốc tế

(phân tích mục 1 phần lý thuyết).

• Đại suy thoái 1930 xảy ra chia hệ thống tiền tệ thế giới thành

những khối tiền tệ không liên kết trong đó 2 khối lớn nhất là khối

đồng bảng Anh và khối đồng dollar làm đối trọng của nhau.

Page 18: Tài chính tiền tệ 1

III.Đồng dollar trong chế độ Bretton

Woods hay chế độ bản vị dollar

• Hệ thống Bretton Woods ra đời khi chiến tranh thế giới thứ 2 sắp đến hồi kết thúc. Năm 1944, 730 đại diện cho 44 nước đồng minh đến dự hội nghị tài chính-tiền tệ liên hiệp quốc tổ chức tại khách sạn Mount Washington, New Hampshire, Mỹ. Nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và ổn định sau chiến tranh, các nhà lãnh đạo đã thống nhất với nhau những vấn đề chính và từ đó cho ra đời hệ thống tiền tệ quốc tế mới: hệ thống Bretton Woods.

Page 19: Tài chính tiền tệ 1

• Hoa Kì lúc đó đóng góp một nửa năng lực sản xuất của thế giới và hơn 75% dự trữ vàng, các nhà lãnh đạo quyết định thiết lập hệ thống tiền tệ quốc tế là chế độ tỷ giá cố dịnh nhưng có thể điều tiết. Mỗi đồng tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với USD và được phép giao động trong biên độ 1%. Trong khi đồng dollar được cố định với vàng với tỉ lệ 35 dollar = 1 ouce vàng. Thực chất, hệ thống tiền tệ thế giới mới cũng giống như hệ thống bản vị vàng nhưng đồng dollar được dùng làm đồng tiền quốc tế thay cho vàng.

• Tháng 3 năm 1947, khi chế độ Bretton Woods chính thức được đưa vào hoạt động, nhìn chung các đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi. Các nước rơi vào tình trạng thiếu hụt lớn lượng dollar cần thiết trong khi cán cân thương mại của Mỹ lại thặng dư lớn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu, đều không có đủ lượng dự trữ dollar cần thiết. Để Bretton Woods được hoạt động, Mỹ phải có trách nhiệm đưa đồng dollar được sử dụng trên toàn cầu.

• Từ 1947 đến 1958, USD được đưa ra thế giới dưới dạng những chương trình hỗ trợ kinh tế của Mỹ

• Cuối những năm 60, . Lòng tin vào dollar Mỹ bị giảm sút. Các ngân hàng trung ương bắt đầu chuyển dần dự trữ sang vàng, lượng vàng của nước Mỹ liên tục bị chảy ra khỏi biên giới.

Page 20: Tài chính tiền tệ 1

Tỷ lệ “vàng/USD” của Mỹ

Năm Tỷ lệ “vàng/USD” Năm Tỷ lệ “vàng/USD”

1950 2.72 0.58

1952 2.38 0.5

1954 1.84 0.41

1956 1.59 0.31

1958 1.34 0.16

1960 0.92 0.14

1962 0.71 0.22

Page 21: Tài chính tiền tệ 1

• Thêm vào đó là việc đầu cơ khốc liệt đồng dollar đã gia tăng áp

lực buộc tổng thống Mỹ Nixon phải chính thức tuyên bố đồng dollar

không được tiếp tục chuyển đổi sang vàng nữa vào ngày 15 tháng 8

năm 1971. Sau đó, các nước đã nỗ lực phục hồi Bretton Woods

nhưng đều thất bại. Ngày 19 tháng 3 năm 1973, khi thị trường ngoại

hối mở cửa giao dịch trở lại thì đồng tiền các nước châu Âu đã liên

kết cùng thả nổi đối với đồng USD. Bretton Woods chính thức sụp

đổ.

• Chế độ Bretton Woods đã đưa đồng dollar trở thành đồng tiền

trao đổi quốc tế, sau chiến tranh, nhiều nước, đặc biệt là khu vực

Tây Âu có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu từ Mỹ trang thiết bị máy

móc, nguyên vật liệu phục vụ cho công cuộc tái thiết nền kinh tế.

Nhờ đó, thương mại của Mỹ ngày càng mở rộng làm tăng phạm vị

sử dụng USD.

Page 22: Tài chính tiền tệ 1

IV.Đồng dollar trong thời kì hậu chế độ

Bretton Woods

• Tháng 3 năm 1973, các quốc gia lớn nhất thế giới ngồi

lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép

đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Một chỉ số

mới sinh ra để do giá trị đồng USD là chỉ số USD (USD

index). Chỉ số USD đo tương quan của đồng USD so với 6 loại

tiền tệ lớn khác trên thế giới đó là đồng Euro(EUR), đồng yên

Nhật (JPY), đồng bảng Anh (GBP), đồng USD Canada

(CAD), đồng franc Pháp (F??) và đồng Sek (SEK) Thụy Điển.

chỉ số USD cho biết diễn biến về thay đổi giá trị của đồng

USD đối với các loại tiền tệ khác. Chỉ số USD(USDX) thể

hiện được điều này thông qua mối tương quan đối với 6 loại

tiền tệ lớn khác trong rổ tiền tệ.

Page 23: Tài chính tiền tệ 1

Biểu đồ chỉ số USD từ năm 1973-2010

Từ năm 1973 đến nay, USD index biến đổi liên tục đáng chú ý nhất là giai đoạn tăng giá mạnh 1980-1985, giai đoạn sụt giảm liên tục 2002-nay

Page 24: Tài chính tiền tệ 1

IV.I.Giá trị đồng dollar giai đoạn 1980-1985

• Trong khoàng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm

1985 đồng USD không ngừng tăng giá. Tỷ giá danh nghĩa cũng như

tỷ giá thực của USD tăng gần 50%.

• Nguyên nhân chính khiến cho đồng USD tăng giá mạnh mẽ là do

chính sách vĩ mổ của Mỹ và các nước châu Âu được điều chỉnh khác

nhau. Các ngân hàng châu Âu áp dụng chính sách thắt chặt đồng

thời cả tiền tệ lẫn tài khóa. Trong khi đó, Mỹ áp dụng chính sách

thắt chặt tiền tệ nhưng nới lỏng tài khóa. Kết quả là thâm hụt ngân

sách tăng từ $16 tỷ năm 1979 lên đến $204 tỷ năm 1986. Chính sách

mở rộng tài khóa quá mức làm cho mức lãi suất thực của Mỹ cao

hơn của châu Âu, dẫn đến luồng vốn đổ vào Mỹ ngày càng lớn. Nhờ

đó, giá trị của đồng USD ngày càng được nâng cao.

Page 25: Tài chính tiền tệ 1

• Tháng 5 năm 1985, hiệp định Plaza được hình thành. Nội dung của

hiệp định nói lên rằng tỷ giá của USD không phản ành đúng thay đổi

của các thông số kinh tế cơ bản. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ giảm

thâm hụt ngân sách và Nhật sẽ tìm kiếm các biện pháp kích cầu nền

kinh tế. Các nước cam kết hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa để

khiến cho USD tiếp tục giảm giá. Để làm được điều này, các chính

phủ mua mark, yên vào và bán dollar ra.

• Sau hiệp định Plaza, dollar giảm giá liên tục theo chiều thằng

đứng trong suốt năm 1986. Giá trị dollar giảm nhanh đến mức năm

1987, các nước G-7 tiến hành họp tại Paris công bố hiệp định

Louvre. Trong hiệp định, các nước đặt ra mục tiêu duy trì sự giao

động tỷ giá USD với mark và yên trong biên độ 5%. Tuy nhiên, thảo

thuận này không được công bố.

• Sau hiệp đinh Louvre, tỷ giá được duy trì tương đối ổn định

Page 26: Tài chính tiền tệ 1

IV.II.Giá trị đồng dollar giai đoạn 2002-Nay

• Sau sự kiện 11/9/2001, đồng dollar liên tục mất giá và chạm đáy vào năm 2009, hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 xuất phát từ Mỹ.

• Từ năm 2002 đến nay, đồng dollar đã mất giá trên 20%.

• Kể từ đầu năm 2007 tới nay, đồng USD nhìn chung đã mất giá khoảng 16%.Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồng USD đã giảm 5,4% so với đồng Euro và giảm 6,8% so với đồng yên Nhật. Đồng USD liên tục xuống dốc không phanh trong những tháng cuối năm 2007.

• Đồng USD đã thực sự đạt được một dấu mốc khi nó vượt cả mức thấp nhất so với đồng Mark Đức hồi đầu năm 1995

Page 27: Tài chính tiền tệ 1

• Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự sụt giảm giá trị đồng dollar là

mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ. Sau sự kiện 11/9/2001,

Mỹ liên tục bỏ ra nhiều triệu dollar cho cuộc chiến chống khủng bố,

và tiếp theo là tham chiến ở Trung Đông. Việc nới lỏng chính sách

tài khóa quá mức, cùng với sự sụt giảm uy tín của Mỹ đã khiến cho

giá trị của đồng dollar liên tục sụt giảm.

• Đồng dollar giảm giá một phần do sự nổi lên của các nước phát

triển, đặc biệt là Trung Quốc. Đồng USD ngay lập tức bị ảnh hưởng

sau khi vài quan chức ngân hàng Trung Quốc phát biểu rằng Trung

Quốc có thể thay đổi cơ cấu tiền tệ của kho dự trữ ngoại hối khổng

lồ.

Page 28: Tài chính tiền tệ 1

• Đồng dollar giảm giá do FED liên tục giảm lãi suất từ năm 2007.

Tiền tệ luôn có xu hướng di chuyển qua biên giới để tìm kiếm lợi

nhuận cao hơn. Bởi vậy, tiền tệ sẽ tăng khi thị trường kỳ vọng vào

triển vọng kinh tế khả quan và giảm khi kinh tế suy giảm. Sự mạnh

lên hay yếu đi về kinh tế được thể hiện trong thu nhập từ trái phiếu

và lãi suất trái phiếu của quốc gia đó. Vào thời điểm này, thị trường

cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển chậm lại. Bởi vậy, các nhà

đầu tư đã liên tục từ đồng USD sang các loại tiền tệ khác cho lãi cao

hơn.

• Tuy nhiên, các nhân tố kinh tế vĩ mô này cũng chưa giải thích

toàn bộ các vấn đề trên thị trường ngoại hối. Theo quan điểm của

IMF và bộ trưởng tài chính các nước G7, sự định giá quá thấp của

các đồng tiền châu Á, đặc biệt là đồng NDT của Trung Quốc và

đồng Yen Nhật, là nguyên nhân chính khiến đồng tiền chủ chốt trong

thanh toán quốc tế này giảm giá

Page 29: Tài chính tiền tệ 1

B.Chức năng của USD

I• Chức năng thước đo giá trị

II• Chức năng làm phương tiện trao đổi

III• Chức năng làm phương tiện tích lũy

Page 30: Tài chính tiền tệ 1

I. Chức năng thước đo giá trị

• Trong hệ thống Bretton Woods, chức năng làm thước đo giá trị

được chính phủ các nước chính thức hóa bằng việc quy định các

đồng tiền của các nước thành viên trong hệ thống đều được định giá

qua đồng dollar và được cam kết duy trì tỷ giả trung tâm với độ dao

động không quá 1%.

• Tuy nhiên, đối trên thị trường, chức năng thước đo giá trị không

ưu tiên cho dollar. Thâm chí cho đến những năm 60, việc tính toán

giá trị của hợp đồng buôn bán không ưu tiên đồng dollar.

Page 31: Tài chính tiền tệ 1

Tỷ giá một số đồng tiền các nước với đồng dollar

Thời gian Đồng tiền (nước) Tỷ giá (so với 1$ US)

Tháng 8, 1946 Yên (Nhật) 15

21, tháng 6, 1948 Mark (Đức) 3.33

27, tháng 12, 1945 Bảng (Anh) 1/ 4.03 = 0.25

27, tháng 12, 1945 Franc (Pháp) 119.11

4, tháng 1, 1946 Lira (Ý) 225

4, tháng 1, 1946 Peseta (Tây Đào Nha) 60

27, tháng 12, 1945 Gulden (Hà Lan) 2.652

1954 Drachma (Hy Lạp) 30

Page 32: Tài chính tiền tệ 1

II. Chức năng làm phương tiện trao đổi

• Khi đồng dollar được sử dụng làm thước đo các đồng tiền khác

và làm dự trữ quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế tất yếu sẽ ưu

tiên dùng đồng dollar. Hơn nữa, sau chiến tranh, nhiều nước, đặc

biệt là khu vực Tây Âu có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu từ Mỹ trang

thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho công cuộc tái thiết

nền kinh tế. Nhờ đó, thương mại của Mỹ ngày càng mở rộng làm

tăng phạm vị sử dụng USD.

Page 33: Tài chính tiền tệ 1

III. Chức năng làm phương tiện tích lũy

• Tháng 3 năm 1947, khi chế độ Bretton Woods chính thức được đưa

vào hoạt động, nhìn chung các đồng tiền chưa được tự do chuyển

đổi. Các nước rơi vào tình trạng thiếu hụt lớn lượng dollar cần thiết

trong khi cán cân thương mại của Mỹ lại thặng dư lớn. Các ngân

hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu, đều

không có đủ lượng dự trữ dollar cần thiết. Để Bretton Woods được

hoạt động, Mỹ phải có trách nhiệm đưa đồng dollar được sử dụng

trên toàn cầu.

Page 34: Tài chính tiền tệ 1

• Từ 1947 đến 1958, USD được đưa ra thế giới dưới dạng những

chương trình hỗ trợ kinh tế của Mỹ: gói viện trợ cho Hy Lạp và Thổ

Nhĩ Kì theo học thuyết Truman nhằm lật đổ cách mạng cộng sản,

gói viện trợ cho những nước đang phát triển ủng hộ Mỹ, gói cứu trợ

Marshall cho việc tái thiết châu Âu. Từ năm 1948 đến 1954, Mỹ đã

cung cấp cho 16 nước Tây Âu 17 tỷ dollar. Vào năm 1958, Tây Âu

đã tích tụ đủ lượng dollar cần thiết để tiến hành tự do chuyển đổi

đồng tiền của mình.

• . Cuối những năm 60, BP của Mỹ liên tục thâm hụt. Những khỏan

chi cho chiến tranh Việt Nam làm cho BP của Mỹ xấu đi. Lòng tin

vào dollar Mỹ bị giảm sút. Các ngân hàng trung ương bắt đầu

chuyển dần dự trữ sang vàng, lượng vàng của nước Mỹ liên tục bị

chảy ra khỏi biên giới.

Page 35: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 1 dollar -Phát hành 1957

Các loại mệnh giá đồng dollars Mỹ

Page 36: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 2 dollars – Phát hành Tháng 7/1862

Page 37: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 5 dollars

Page 38: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 10 dollars

Page 39: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 20 dollars

Page 40: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 50 dollars

Page 41: Tài chính tiền tệ 1

Đồng 100 dollars

Page 42: Tài chính tiền tệ 1

Các loại tiền xu