ĐẶt vẤn ĐỀ - lam dong province...phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng...

98
1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. GIỚI THIỆU CHUNG Luật Đất đai 2013 quy định “Quy hoạch sdụng đất là vic phân bvà khoanh vùng đất đai theo không gian sử dng cho các mc tiêu phát trin kinh tế - xã hi, quc phòng, an ninh, bo vmôi trường và thích ng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sdụng đất của các ngành, lĩnh vực đối vi tng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong mt khong thi gian nhất định”; “Kế hoch sdng đất là vic phân chia quy hoch sdụng đất theo thời gian để thc hin trong kquy hoch sdụng đất”. Vì vậy, quy hoch, kế hoch sdụng đất có vai trò, ý nghĩa đặc bit quan trng nhằm định hướng cho các cp, các ngành sdng quđất mt cách hp lý, hiu qu, khai thác tt tiềm năng đất đai để phát trin; hn chế vic sdụng đất chng chéo, lãng phí, kém hiu qu, phá vcân bằng môi trường sinh thái, kìm hãm phát trin kinh tế - xã hi; là công cpháp lý hu hiu htrquản lý Nhà nước vđất đai; là căn cứ pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyn mục đích sử dụng đất, cp giy chng nhn quyn sdụng đất ... Luật Đất đai 2013 cũng quy định nguyên tc lp quy hoch, kế hoch sdụng đất phi phù hp vi chiến lược, quy hoch tng th, kế hoch phát trin kinh tế - xã hi, quốc phòng, an ninh; được lp ttng thđến chi tiết, quy hoch sdụng đất ca cp dưới phi phù hp quy hoch sdụng đất ca cp trên, kế hoch sdụng đất phi phù hp vi quy hoch sdụng đất đã được cơ quan nhà nước có thm quyn phê duyt. Trên cơ sở quy định ca Luật đất đai 2013, Thtướng Chính phđã ban hành chths08/CT-TTg ngày 20/5/2015 vcông tác điều chnh quy hoch sdụng đất đến năm 2020 và lập kế hoch sdụng đất kcui (2016-2020). Trong đó, chỉ đạo BTN&MT chtrì lập điều chnh quy hoch sdụng đất đến năm 2020 và kế hoch sdụng đất kcui (2016-2020) cp quc gia; UBND các tnh, thành phtrc thuc Trung ương tổ chc triển khai điều chnh quy hoch sdụng đất đến năm 2020 và lập kế hoch sdụng đất kcui (2016-2020) của địa phương đồng thi với quá trình điều chnh quy hoch, lp kế hoch sdụng đất cp quốc gia, trong đó cập nht các ni dung, chtiêu vquy hoch, kế hoch sdụng đất cp quốc gia trên địa bàn tnh, kp thi trình Chính phphê duyt ngay sau khi quy hoch, kế hoch sdụng đất cp quc gia được Quc hi phê duyt. Huyện Đức Trng đã tiến hành lp Quy hoch sdụng đất đến năm 2020 và kế hoch sdụng đất năm 2015” và đã được y ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyt ti Quyết định s2455/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014, qua quá trình tchc thc hiện đã đạt được nhng kết qutích cc trong khai thác sdng tiềm năng đất đai, góp phn quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hi phát triển. Tuy nhiên, bước sang thi k2016-2020, để đạt được các mc tiêu phát trin kinh tế - xã hi, các dán công trình trọng điểm mà Đại hội đại biểu đảng bhuyện Đức Trng ln thXII đã đề ra; đồng thi phi phù hp vi Luật Đất đai 2013 cần thiết phi tiến hành điều chnh quy hoch sdụng đất đến năm 2020, lập kế hoch sdng đất năm 2016 huyện Đức Trng.

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Luật Đất đai 2013 quy định “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh

vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng

đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã

hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian nhất định”; “Kế hoạch sử dụng

đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy

hoạch sử dụng đất”. Vì vậy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò, ý nghĩa đặc

biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành sử dụng quỹ đất một cách

hợp lý, hiệu quả, khai thác tốt tiềm năng đất đai để phát triển; hạn chế việc sử dụng đất

chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, kìm hãm

phát triển kinh tế - xã hội; là công cụ pháp lý hữu hiệu hỗ trợ quản lý Nhà nước về đất

đai; là căn cứ pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...

Luật Đất đai 2013 cũng quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh; được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch sử dụng đất của cấp

dưới phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù

hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trên cơ sở quy định của Luật đất đai 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020). Trong đó, chỉ đạo Bộ

TN&MT chủ trì lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử

dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương tổ chức triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập

kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của địa phương đồng thời với quá trình điều

chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, trong đó cập nhật các nội

dung, chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh, kịp

thời trình Chính phủ phê duyệt ngay sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc

gia được Quốc hội phê duyệt.

Huyện Đức Trọng đã tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất năm 2015” và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt

tại Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014, qua quá trình tổ chức

thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực trong khai thác sử dụng tiềm năng đất đai,

góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, bước sang thời kỳ

2016-2020, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các dự án công trình

trọng điểm mà Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Đức Trọng lần thứ XII đã đề ra; đồng

thời phải phù hợp với Luật Đất đai 2013 cần thiết phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch

sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Đức Trọng.

2

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN

ĐỨC TRỌNG

- Đánh giá thực trạng sử dụng và tiềm năng đất đai của huyện Đức Trọng để có

kế hoạch và phương án sử dụng thích hợp cho mỗi loại đất, theo từng thời kỳ phát

triển kinh tế - xã hội của huyện;

- Xây dựng phương án điều chỉnh sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao và lâu bền tài nguyên đất đai;

- Xác lập hệ thống các giải pháp về sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế -

xã hội của huyện, trong đó có tính toán đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong những năm

trước mắt và đến năm 2020 của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, với phương

châm: tiết kiệm, khoa học, có hiệu quả kinh tế cao và lâu bền.

III. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN

1. Nội dung QHSDĐ cấp Huyện

Nội dung QHSDĐ cấp huyện được quy định tại Điều 40 Luật Đất đai 2013, bao

gồm:

- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã được phân bổ trong

QHSDĐ của cấp tỉnh.

- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của cấp huyện.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy

định tại Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 hướng dẫn về quy định

chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cụ thể như sau:

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện bao gồm:

Số

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Chỉ tiêu

đuợc

phân bổ

Chỉ tiêu

đƣợc xác

định

Chỉ tiêu

đƣợc xác

định bổ

sung

I LOẠI ĐẤT

1 Đất nông nghiệp NNP x 0 x 1.1 Đất trồng lúa LUA x 0 x Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC x 0 x

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK x 0 x 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN x 0 x 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH x 0 x 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD x 0 x 1.6 Đất rừng sản xuất RSX x 0 x 1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS x 0 x 1.8 Đất làm muối LMU x 0 x 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 0 x 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN x 0 0 2.1 Đất quốc phòng CQP x 0 0 2.2 Đất an ninh CAN x 0 0

3

Số

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Chỉ tiêu

đuợc

phân bổ

Chỉ tiêu

đƣợc xác

định

Chỉ tiêu

đƣợc xác

định bổ

sung

2.3 Đất khu công nghiệp SKK x 0 0 2.4 Đất khu chế xuất SKT x 0 0 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN x 0 0 2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD x 0 x 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC x 0 x 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS x 0 x

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã DHT x x 0

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT x 0 0

2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL x 0 x 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA x 0 x 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT x 0 x 2.14 Đất ở tại đô thị ODT x 0 0

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC x 0 x 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS x 0 x 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG x 0 0

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON x 0 0

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD x 0 x

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0 x 0 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0 x 0 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0 x 0 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0 x 0 2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 0 x 0 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0 x 0 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0 x 0

3 Đất chƣa sử dụng CSD x 0 0 4 Đất khu công nghệ cao* KCN x 0 0 5 Đất khu kinh tế* KKT x 0 0 6 Đất đô thị* KDT x 0 0 II KHU CHỨC NĂNG*

1 Khu vực chuyên trồng lúa nƣớc KVL 0 x 0 2 Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm KVN 0 x 0 3 Khu vực rừng phòng hộ 0 x 0 4 Khu vực rừng đặc dụng KDD 0 x 0 5 Khu vực rừng sản xuất KSX 0 x 0 6 Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp KKN 0 x 0 7 Khu đô thị - thƣơng mại - dịch vụ KDV 0 x 0 8 Khu du lịch KDL 0 x 0

9 Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp

nông thôn KON 0 x 0

Trong đó, x: được phân bổ, được xác định, được xác định bổ sung;

0: không được phân bổ, không được xác định, không được xác định bổ sung;

*: không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên.

4

2. Trình tự tiến hành các nội dung

IV. SẢN PHẨM GIAO NỘP

Loại sản phẩm, yêu cầu về nội dung, tính pháp lý và kỹ thuật của các sản phẩm được

xác định theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT (02/06/2014), cụ thể:

Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế

hoạch sử dụng đất năm 2016” kèm theo các loại bản đồ A4 và phụ biểu số liệu.

Bản đồ tỷ lệ 1/25.000, bao gồm:

Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2015.

Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2016;

Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2020.

CD ghi các sản phẩm trên (báo cáo, số liệu, các loại bản đồ số).

Các sản phẩm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ nhân sao thành 04 bộ và

lưu giữ tại:

UBND tỉnh Lâm Đồng : 01 bộ

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng : 01 bộ

UBND huyện Đức Trọng : 01 bộ

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng : 01 bộ

Đánh giá tài nguyên đất

đai: đất, nước, khí hậu,…

Quản lý sử dụng đất, biến

động đất đai, QHSDĐ,…

Điều kiện phát triển

kinh tế - xã hội

Đánh giá tiềm năng

đất đai

Định hướng phát triển

kinh tế-xã hội

Định hướng dài hạn về

sử dụng đất

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến KT-XH

Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất 2016-2020

Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hình 1: Tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Phỏng theo Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT; Bộ TN&MT, 2014)

5

Phần I

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai năm 2013.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ về thi hành

Luật Đất đai.

- Thông tư số 29/2009/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất.

- Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030

và tầm nhìn đến năm 2050.

- Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020).

- Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 11/7/2015 về dự kiến kế hoạch đầu tư

công trung hạn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Đức Trọng lần thứ XII, nhiệm kỳ

2015-2020.

- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội về tiêu chuẩn cua đơn vi hanh chinh và phân loại đơn vị hành chính;

- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội về phân loại đô thi;

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ

thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng

và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện

Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII;

- Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 16/4/2018 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện

Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII;

2. Các tài liệu có liên quan đến điều chỉnh QHSDĐ huyện Đức Trọng

- Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 02/7/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng,

về việc phê duyệt đề án phát triển thuỷ lợi nhỏ, giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng

về phê duyệt phát triển thể thao đến năm 2020.

6

- Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp Lâm Đồng đến năm 2015 và

tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 04/3/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về

việc phê duyệt quy hoạch thuỷ lợi đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Quyết định số 1369/QĐ-UBND (25/06/2010) của UBND tỉnh Lâm Đồng về

việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 1414/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng

phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng

phê duyệt quy hoạch Quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030.

- Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng

phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ điều

chỉnh, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 ban hành kèm

theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng

phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 28/01/2015 về việc phê duyệt kết quả

kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2014.

- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 30/06/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh

Lâm Đồng đến năm 2020.

- Văn bản số 1349/TTg-KTN ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ V/v

điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê

duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Báo cáo số 25/BC-UBND ngày 13/02/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng báo

cáo kết quả rà soát quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Nghị

quyết số 11/NQ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ.

- Báo cáo xử lý cụm công nghiệp theo thông tư liên tịch số 31/2012/TTLT-

BCT-BKHĐT ngày 10/10/2012 của Bộ Công thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với

các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm

Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015.

7

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu

(2011-2015) tỉnh Lâm Đồng.

- Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển cây Mắcca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2015-

2020, định hướng đến năm 2025.

- Quy hoạch phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm

Đồng đến năm 2020.

- Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 07/4/2014 của Ủy ban nhân dân huyện

Đức Trọng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Đức Trọng

đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 05/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đức Trọng

đến năm 2020.

- Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đức Trọng

tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014-2020.

- Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất năm 2015” huyện Đức Trọng.

- Quyết định số 2449/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Đức

Trọng đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển điện lực huyện Đức Trọng đến năm 2020.

- Các quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Đức Trọng: Quy hoạch

chung xây dựng thị trấn Liên Nghĩa; Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tỷ lệ

½.000 (Khu trung tâm hành chính huyện Đức Trọng, Khu dân cư Nam Sơn, Khu nghĩa

trang Nam sông Đa Nhim, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cánh đồng Liên

Nghĩa – Phú Hội); Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới; Quy hoạch chi tiết

trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn…

- Số liệu thống kê, kiểm kê từ 2000-2015 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của

các xã, thị trấn qua các năm 2000, 2005, 2010, 2015.

- Niên giám thống kê hàng năm từ 2000-2015 của huyện Đức Trọng.

- Các loại bản đồ: Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình, bản đồ sản xuất nông

nghiệp, bản đồ hiện trạng rừng, …

- Ngoài ra, còn có các tài liệu, số liệu, bản đồ của các quy hoạch ngành và nhu

cầu sử dụng đất các xã, thị trấn thuộc huyện Đức Trọng.

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -

XÃ HỘI, MÔI TRƢỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

8

1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực

trạng môi trƣờng:

1.1. Điều kiện tự nhiên:

1.1.1. Vị trí địa lý:

Huyện Đức Trọng nằm tiếp giáp thành phố Đà Lạt, trung tâm huyện cách trung tâm

thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về phía Nam, ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt.

- Phía Nam giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận.

- Phía Đông giáp huyện Đơn Dương.

- Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 90.362ha, chiếm 9,25% diện tích tự nhiên toàn

tỉnh Lâm Đồng. Tổng dân số năm 2015 khoảng 176,2 ngàn người, mật độ dân số bình

quân 195 người/km2. Huyện có 15 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn (Liên Nghĩa)

và 14 xã. Nằm ở vị trí đầu mối giao thông đi Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh, Buôn

Ma Thuột, Phan Rang, nên Đức Trọng có điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu với

bên ngoài, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hướng ngoại với cả 3 thế mạnh: “Nông, lâm

nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ”.

1.1.2. Địa hình:

Có 3 dạng địa hình chính : Núi dốc, đồi thấp và thung lũng ven sông.

+ Dạng địa hình núi dốc:

Diện tích chiếm 54% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía bắc

và phía đông, đông nam của huyện. Khu vực phía bắc (Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp

Thạnh) độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200-1.400m, cao nhất 1.754 m (Núi

Voi), khu vực phía đông từ 1.100-1300m, cao nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực

phía đông nam (các xã vùng Loan) từ 950-1.050 m, cao nhất 1.341 m. Độ dốc phổ

biến trên 200. Địa hình bị chia cắt, riêng khu vực phía đông nam khá hiểm trở, không

thích hợp với phát triển nông nghiệp.

+ Dạng địa hình đồi thấp:

Diện tích chiếm khoảng 31,8% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực

phía tây và tây nam của huyện. Độ cao phổ biến so với mực nước biển ở khu vực phía

bắc sông Đa Nhim từ 850-900m, độ dốc phổ biến từ 3-80, hầu hết diện tích trong dạng

địa hình này là các thành tạo từ bazan, rất thích hợp với phát triển cây lâu năm. Độ cao

phổ biến khu vực phía nam sông Đa Nhim (Ninh Gia) từ 900-1.000 m, độ dốc phổ

biến từ 8-150, có thể phát triển nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng các biện

pháp bảo vệ đất.

+ Dạng địa hình thung lũng:

Diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ

cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 - 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80, hầu hết

diện tích trong dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá

9

dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn, khá

thích hợp với phát triển lúa nước và các loại màu-rau ngắn ngày.

1.1.3. Khí hậu:

Khí hậu của Huyện Đức Trọng thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao

nguyên. Với các đặc trưng cơ bản sau:

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 21,1oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là

27,4oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,7

oC. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình

giữa các tháng trong năm là 4 - 6oC. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm tương đối lớn

10 - 12oC. Số giờ nắng bình quân là 6 - 7 giờ/ngày, cường độ bức xạ lớn 139,6

Kcl/năm. Tổng tích ôn hàng năm đạt khoảng 7.600-8.500oC. Nhìn chung nền nhiệt

trung bình thấp, khí hậu ôn hoà, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới và á

nhiệt phát triển tốt.

b. Lƣợng mƣa

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.550 mm/năm

- Lượng mưa trung bình cao nhất : 1.700 mm/năm

- Lượng mưa trung bình thấp nhất: 1.500 mm/năm

Lương mưa phân bố theo 2 mùa rõ rệt

- Mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc là tháng 11. Lượng

mưa trong các tháng này chiếm 90,3 - 93,8% tổng lượng mưa cả năm.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa đạt từ 180 - 220

mm, mùa khô có tháng hầu như không có mưa (tháng 1 và tháng 2).

Trong các tháng mùa mưa lượng mưa khá điều hoà, riêng tháng 8 lượng mưa

giảm và có các đợt hạn ngắn khá thuận lợi cho thu hoạch vụ hè thu. Trong mùa khô tính

khốc liệt và sự mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn nhiều tỉnh khác của Tây Nguyên,

đây là lợi thế cho phát triển cây trồng cạn so với các vùng khác của Tây Nguyên. Tuy

nhiên xét trong nội bộ vùng thì do cấu tạo địa hình địa mạo mà các xã phía Bắc có lượng

mưa lớn hơn và phân bố mưa khá đều hơn các xã phía Nam và Đông Nam: Ninh Gia,

Đà Loan, Tà Hine, Tà Năng, Phú Hội, đây là cơ sở phân vùng phát triển rau hoa và cây

trồng cạn ngắn ngày khác cho các xã của huyện Đức Trọng.

c. Độ ẩm không khí và lƣợng bốc hơi

- Độ ẩm trung bình năm là 80 - 80,6%

- Độ ẩm trung bình cao nhất là 82% tập trung vào các tháng mùa mưa

- Độ ẩm trung bình thấp nhất là 70%

- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.058mm, chiếm 66,1% tổng lượng mưa hàng năm.

1.2. Các nguồn tài nguyên:

1.2.1. Tài nguyên đất:

10

1.2.1.1. Phân loại đất:

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Đức Trọng (tỷ lệ 1/25.000) của sở

Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, phân loại đất huyện Đức Trọng như sau:

Bảng 1: Bảng phân loại đất –huyện Đức Trọng

Số

TT Ký hiệu Tên đất

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

I. Nhóm đất phù sa 4.549 5,03

1 Pb Đất phù sa được bồi hàng năm 47 0,05

2 P Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện 1.089 1,21

3 Pf Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 644 0,71

4 Pg Đất phù sa gley 268 0,30

5 Py Đất phù sa suối 2.500 2,77

II. Nhóm đất xám bạc màu 2.222 2,46

6 Xa Đất xám trên đá granít 732 0,81

7 Xq Đất xám trên đá cát 555 0,61

8 Bq Đất bạc màu trên đá cát sét kết 276 0,31

9 Bd Đất dốc tụ bạc màu 660 0,73

III. Nhóm đất đen 2.607 2,89

10 Ru Đất nâu thẫm trên đá bazan 930 1,03

11 Rk Đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá bazan 1.677 1,86

IV. Nhóm đất đỏ vàng 52.040 57,59

12 Fk Đất nâu đỏ trên đá bazan 13.922 15,41

13 Fu Đất nâu vàng trên đá bazan 3.705 4,10

14 Fn Đất nâu trên đá bazan 51 0,06

15 Fd Đất nâu vàng trên đá andezit 988 1,09

16 Fa Đất vàng đỏ trên đá granít 10.477 11,59

17 Fs Đất đỏ vàng trên đá cát sét kết 10.652 11,79

18 Fq Đất vàng nhạt trên đá cát sét kết 10.808 11,96

19 Fp Đất nâu vàng trên phù sa cổ 132 0,15

20 FL Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 1.306 1,45

V. Nhóm đất thung lũng dốc tụ 1.236 1,37

21 D Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 1.236 1,37

VI. Nhóm đất mùn đỏ vàng (>1.000 m, còn rừng) 19.889 22,01

22 Hn Đất mùn nâu vàng trên đá andezit 711 0,79

23 Ha Đất mùn vàng đỏ trên đá granít 11.597 12,83

24 Hs Đất mùn đỏ vàng trên đá sét 5.780 6,40

25 Hq Đất mùn vàng nhạt trên đá cát 1.802 1,99

VII. Đất khác 7.819 8,65

Diện tích tự nhiên 90.362 100,00

(1). Nhóm đất phù sa: Diện tích nhóm đất phù sa: 4.549 ha, chiếm 5,03% DTTN toàn

huyện. Đất phù sa hình thành trên mẫu chất bồi đắp của các sông Đa Nhim, Đa Dâng, Đạ

Tam, Đạ Lé, Đạ Queyon nhóm đất phù sa được chia thành 5 đơn vị chú dẫn bản đồ:

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): có độ phì tương đối cao, thích hợp với nhiều

loại cây trồng như bắp, rau, đậu đỗ, mía, dâu …

11

- Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện (P): có độ phì nhiêu cao và nó thích hợp với

nhiều loại cây trồng: bắp, rau, đậu đỗ, cây ăn quả, mía, dâu …

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): rất thích hợp với lúa nước

- Đất phù sa gley (Pg): thích hợp với lúa nước.

- Đất phù sa suối (Py): thích hợp với nhiều loại cây trồng như bắp, rau, đậu đỗ, mía,

dâu, cây ăn quả …

(2). Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 2.222 ha, chiếm 2,46% DTTN huyện, được chia

thành 4 đơn vị chú dẫn bản đồ:

- Đất xám trên đá granite (Xa): thích hợp với rau màu

- Đất xám trên đá cát (Xq): thích hợp cho việc trồng các loại hoa màu, các cây họ

đậu, cây công nghiệp hàng năm…

- Đất bạc màu trên đá cát (Bq): đất có phản ứng chua (pHKCl: 4,12); hàm lượng chất

hữu cơ thấp (OM: 1,1%); lân dễ tiêu nghèo (6,58 mg/100g đất) và kali dễ tiêu

nghèo (6,2mg/100g đất). Đất thích hơp với lúa, màu.

- Đất dốc tụ bị bạc màu (Bd): giữ nước, giữ phân kém, khi bón phân hóa học cần phải

bón làm nhiều lần, không nên bón tập trung; đất Bd thích hợp với 2 vụ lúa hoặc

màu ĐX-lúa mùa.

(3). Nhóm đất đen: Nhóm đất này có diện tích 2.607 ha chiếm 2,89% DTTN huyện, chia

thành 2 đơn vị chú dẫn bản đồ:

- Đất nâu thẫm trên đá bazan (Ru): đất thích hợp với màu và cây công nghiệp ngắn

ngày.

- Đất đen do sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk): Chúng phân bố ở địa hình thấp

trũng so với xung quanh, được hình thành từ sản phẩm bồi tụ của đá bazan, ngập

nước trong mùa mưa.

(4). Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 52.040 ha chiếm 57,59% DTTN, được chia thành 9

đơn vị chú dẫn bản đồ:

- Đất nâu đỏ trên bazan(Fk): diện tích chiếm khoảng 15-16% DTTN, thích hợp với

cây công nghiệp lâu năm và các lọai hoa màu.

- Đất nâu vàng trên bazan(Fu): diện tích chỉ chiếm khoảng 4%, phân bố hầu hết các

xã, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm và các lọai hoa màu.

- Đất nâu trên bazan(Fn): đất hình thành trên đá mẹ bazan, phân bố ở xã Tân Thành

và Hiệp An. Đất có tầng dày trên 100 cm, cấu tượng viên, tơi xốp; thích hợp với

cây công nghiệp lâu năm và các lọai hoa màu.

- Đất nâu vàng trên andezit (Fd): diện tích chỉ chiếm 1,1% DTTN, phân bố ở xã

Ninh Loan và xã N’Thol Hạ. Loại đất này thích hợp với cây công nghiệp lâu năm

và các lọai hoa màu.

- Đất vàng đỏ trên granite (Fa): Diện tích chiếm 11,59% DTTN, phân bố ở hầu hết

các xã; thích hợp với cây công nghiệp lâu năm và các lọai hoa màu.

12

- Đất đỏ vàng trên cát sét kết (Fs): diện tích chiếm khoảng 11,8% DTTN, phân bố ở

các xã vùng Loan, Ninh Gia, Tân Thành. Đất này thích hợp với hoa màu.

- Đất vàng nhạt trên cát sét kết (Fq): Diện tích chiếm 12%DTTN, có địa hình dốc,

tầng đất mịn dầy trung bình (trên 70 cm), thích hợp với hoa màu.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): diện tích 132 ha, phân bố ở xã Đà Loan. Đất có

nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ của các sông suối, thích hợp với màu, rau-hoa,

dâu tằm.

- Đất đỏ vàng biến đổ do trồng lúa nước (Fl): Diện tích chiếm khoảng 1,5% DTTN,

phân bố ở các xã vùng Loan và phía Bắc Huyện, thích hợp với lúa, màu.

(5). Nhóm đất thung lũng do dốc tụ (D): Đất thung lũng do dốc tụ, có diện tích 1.236

ha, chiếm 1,37% DTTN huyện, phân bố ở hầu hết các xã. Đất được hình thành và phát

triển do qúa trình tích đọng các sản phẩm cuốn trôi từ các vùng đồi núi xung quanh

xuống. Do đó đất dốc tụ thường phân bố dưới các thung lũng hẹp và bằng phẳng ven

chân đồi núi, hạn chế lớn nhất là bị ngập nước trong mùa mưa. Đất thích hợp cho trồng

lúa nước, màu, dâu tằm.

(6). Nhóm đất mùn đỏ vàng: Diện tích 19.889 ha chiếm 22,01% DTTN, phân bố ở các

xã vùng Loan, các xã phía Bắc. Đất được hình thành từ các loại đá mẹ như andezit,

granite và cát sét kết, phân bố từ cao độ tuyệt đối 1.000 m trở lên và hiện trạng là rừng

thứ sinh khá tốt. Ở bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000, loại đất này được chia thành 4 đơn vị chú

dẫn bản đồ: Đất mùn nâu vàng trên đá andezit (Hn); Đất mùn vàng đỏ trên đá granít

(Ha), Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs), Đất mùn vàng nhạt trên đá cát(Hq). Hầu hết

có độ dốc trên 250, hiện tại là rừng thứ sinh, vì vậy cần duy trì và bảo vệ rừng.

1.2.1.2. Độ dốc, tầng dày

+ Về độ dốc:

- Diện tích đất có độ dốc dưới 80 chiếm 26,8% DTTN (toàn Tỉnh: 14,4%), trong đó:

80,7% diện tích có tầng dày trên 100cm.

- Diện tích đất có độ dốc từ 8-150 chiếm 8,71% DTTN, trong đó: 84,1% diện tích có

tầng dày trên 100cm.

- Diện tích đất có độ dốc từ 15-200 chiếm 13,44% DTTN, trong đó có đến 87,1%

diện tích có tầng dày trên 100cm.

- Diện tích đất có độ dốc trên 200 chiếm đến 42,4% DTTN (toàn Tỉnh: 70%), trong

đó 42,1% diện tích có tầng dày trên 100cm.

Bảng 2: Phân cấp độ dốc, tầng dày Đơn vị tính: ha

Độ dốc Tầng dày Tổng số

< 50 cm 50-100 cm > 100 cm Diện tích Tỷ lệ (%)

< 8 0

1.994 2.668 19.557 24.219 26,80

8-150

389 866 6.617 7.872 8,71

15-200

463 1.101 10.577 12.141 13,44

13

Độ dốc Tầng dày Tổng số

< 50 cm 50-100 cm > 100 cm Diện tích Tỷ lệ (%)

> 200

1.798 20.367 16.146 38.311 42,40

Đất khác 7.819 8,65

Tổng số 4.644 25.002 52.897 90.362 100

Tỷ lệ (%) 5,14 27,67 58,54 100,0

+ Về tầng dày: Diện tích có tầng dày trên 100cm chiếm đến 58,4% DTTN

(toàn Tỉnh: 59,5%), 50-100cm chiếm 27,6% (toàn Tỉnh: 28,7%), dưới 50cm chiếm

5,1% (toàn Tỉnh: 11,8%).

Tóm lại: Đất ở Đức Trọng đa dạng về chủng loại, độ phì khá; Tầng dày đất khá

sâu (đất có tầng dày trên 100cm chiếm 58,54% diện tích) nên rất thích hợp cho phát

triển nông nghiệp. Độ dốc trên 150 chiếm đến 56% diện tích, cùng với lượng mưa lớn

và tập trung nên đất dễ rửa trôi và xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá nếu không được

bảo vệ tốt và sử dụng hợp lý.

1.2.2. Tài nguyên nƣớc:

a. Nƣớc mặt

Nguồn nước mặt chủ yếu của Huyện là hệ thống sông Đa Nhim, ngoài ra còn có thể tận

dụng nguồn nước của hệ thống sông Đa Dâng cho khu vực phía tây nam của Huyện.

Hệ thống sông Đa Nhim bao gồm sông chính là sông Đa Nhim và 2 nhánh Đa Tam,

Đa Queyon. Mật độ sông suối khá dày( 0,52-1,1km/km2), modul dòng chảy khá (trung

bình dao động từ 23-28 lít/s/km2), có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa chiếm tới 80%

tổng lượng nước năm, mùa khô chỉ còn 20%. Modul dòng chảy mùa kiệt rất thấp (từ

0,25-9,1 lít/s/km2), kiệt nhất vào tháng 3. Để sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất

cần phải tập trung xây dựng các hồ chứa. Nếu chỉ giữ được 30% lượng nước trong

mùa mưa thì có thể đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện có của

Huyện. Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụng nước hồ

cho tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình. Vì vậy, phải kết hợp

hài hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới

có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới cho cà phê, rau, lúa nước.

b. Nƣớc ngầm

Nước ngầm trong phạm vi huyện Đức Trọng khá đa dạng, được chứa trong tất cả các

loại đất, đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau, được chia thành 3 địa tầng chứa

nước như sau:

+ Tầng chứa nước lỗ hổng: Bề dày không quá 10m, nằm ở ven sông suối, lưu lượng

từ 0,1-0,14 lít/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonnát Clorua, độ khoáng hóa từ

0,07-0,33 g/lít.

+ Tầng chứa nước lỗ hổng khe nứt: Nước ngầm ở tầng này trên đất bazan của Đức

Trọng tương đối khá với bề dày chứa nước từ 10-100m, lưu lượng trung bình từ 0,1-

1,0 lít/s, chủ yếu là nước không áp, thuộc loại nước nhạt (mức độ khoáng hóa từ 0,01-

0,1 g/lít), có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt, riêng về khả năng khai thác cho sản xuất

14

được đánh giá ở mức độ trung bình. Hiện đã được khai thác để tưới cho cà phê, rau với

mức độ khá phổ biến.

+ Tầng chứa nước khe nứt: Tầng chứa nước khe nứt được phân ra nhiều loại, nhưng

nhìn chung lưu lượng thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế.

1.2.3. Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê rừng tại thời điểm 2014 (Sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn tỉnh Lâm Đồng), tổng trữ lượng gỗ khoảng 3,290 triệu m3 (rừng tự nhiên

2,556 triệu m3

chiếm khoảng 77,69% trữ lượng, rừng trồng 734 ngàn m3

chỉ chiếm

22,31% trữ lượng rừng). Ngoài ra, rừng ở Đức Trọng còn có các loại dược liệu quý

mọc ở tầng cây bụi rừng tự nhiên như sa nhân, bạc gạc, gối hạc, các loài song, mây và

hạ Cau Dừa, đót,…

Bảng 3: Hiện trạng trữ lƣợng các loại rừng huyện Đức Trọng năm 2014

Phân loại rừng Đơn vị

tính

Tổng trữ

lƣợng

Toàn tỉnh

Huyện Tỷ

Đức Lệ

Trọng (%)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)/(3)*100

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC m3 60.082.519 3.290.808 5,48

1. Rừng tự nhiên m3 54.967.539 2.556.383 4,65

- Rừng nguyên sinh m3 224.952

- Rừng thứ sinh m3 54.742.588 2.556.383 4,67

2. Rừng trồng m3 5.114.980 734.425 14,36

- Trồng mới trên đất chưa có rừng m3 4.368.939 300.433 6,88

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có m3 745.099 433.992 58,25

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác m3 942

3. Rừng trồng cao su m3 53.303

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN

LẬP ĐỊA m

3 60.082.519 3.290.808

5,48

1. Rừng trên núi đất m3 60.082.298 3.290.587 5,48

2. Rừng trên núi đá m3 221 221 100,00

III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY m3

1. Rừng gỗ tự nhiên m3 46.761.153 2.556.097 5,47

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá m3 26.872.112 584.876 2,18

- R. gỗ lá rộng rụng lá m3 393.987 29.869 7,58

- Rừng gỗ lá kim m3 15.155.429 1.570.978 10,37

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim m3 4.339.625 370.375 8,53

2. Rừng tre nứa 103 cây 118.175 24 0,02

- Nứa 103 cây 434

- Lồ ô 103 cây 115.617 24 0,02

- Các loài khác 103 cây 2.124

3. R. hỗn giao gỗ và tre nứa

- Gỗ m3 8.206.387 285 0,00

- Tre nứa 103 cây 387.080 11 0,00

IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ

LƢỢNG m

3 46.761.153 2.556.097

5,47

15

Phân loại rừng Đơn vị

tính

Tổng trữ

lƣợng

Toàn tỉnh

Huyện Tỷ

Đức Lệ

Trọng (%)

1. Rừng giàu m3 14.978.432 284.986 1,90

2. Rừng trung bình m3 23.917.537 1.655.730 6,92

3. Rừng nghèo m3 7.738.511 612.010 7,91

4. Rừng nghèo kiệt m3 126.665 3.372 2,66

5. Rừng chưa có trữ lượng m3 7

1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn huyện

Đức Trọng có các loại khoáng sản chính:

+ Trong phạm vi của Huyện có mỏ vàng ở Tà Năng với trữ lượng lớn, hiện đang được

nhà nước tổ chức khai thác, sản lượng bình quân 40-50 kg/năm.

+ Mỏ điatônít (làm vật liệu nhẹ và bột khoan) phân bố từ chân đèo Prenn đến nhà máy

cơ khí tỉnh, trữ lượng 25 triệu tấn.

+ Sét gạch ngói Định An II xã Định An, huyện Đức Trọng, diện tích 25ha, trữ lượng

dự tính 500.000m3.

+ Ngoài ra còn có mỏ nước khoáng ở Phú Hội, lưu lượng 0,45 lít/s, chất lượng tốt có

thể khai thác để chế biến nước khoáng và kết hợp với du lịch.

1.3. Thực trạng môi trƣờng:

1.3.1. Môi trƣờng nƣớc mặt

Hệ thống nước mặt chủ yếu của huyện Đức Trọng là hệ thống sông Đa Nhim và

Đa Dâng. Theo báo cáo đánh giá chất lượng môi trường huyện Đức Trọng cho thấy

nước mặt trên các sông suối bị ô nhiễm cục bộ, càng về hạ lưu ô nhiễm càng nhiều, ô

nhiễm chất dinh dưỡng mùa mưa cao hơn mùa khô do rửa trôi bề mặt. Cần có những

biện pháp ngăn chặn kịp thời, nếu không sẽ ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu

cực đến phát triển kinh tế, xã hội trong lưu vực.

- Sông Đa Nhim: các thông số (chất hữu cơ, chất lơ lửng, kim loại nặng ...) vượt tiêu

chuẩn cho phép ở một số khu vực, nhất là các khu vực gần khu công nghiệp và lò

giết mổ.

- Sông Đa Queyon: Hàm lượng chất lơ lửng, kim loại nặng vượt tiêu chuẩn cho phép

do hoạt động khai thác vàng tại Tà Năng.

- Suối Cam Ly: Nước mặt bị ô nhiễm (hữu cơ) cục bộ, nhất là vùng gần các lò giết

mổ ở xã Bình Thạnh.

1.3.2. Môi trƣờng nƣớc dƣới đất

Các tác nhân gây ra ô nhiễm nước dưới đất: nhiễm phèn, nồng độ kim loại cao,

nguyên nhân do vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt nên chất độc cũng

như tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước dưới đất. Ngoài ra, các loại dầu

16

thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học dùng trong nông nghiệp cũng

gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường huyện Đức Trọng, nước dưới đất có hàm

lượng chất rắn lơ lửng và độ màu không đáng kể, đảm bảo cho sinh hoạt và ăn uống.

Tuy nhiên, ô nhiễm coliform và ion Fe trong nước đáng kể (thể hiện ở 2/11 mẫu ở

UBND xã Ninh Loan và sau nhà máy cơ khí Lâm Đồng ở xã Hiệp An).

Hiện nay, ở nông thôn hầu như người dân tự khai thác nước dưới đất để sử

dụng, việc khai thác này vẫn chưa được quản lý chặt chẽ. Do vậy, trong thời gian tới,

cần phát huy vai trò quản lý nhà nước trong việc khai thác và sử dụng nước ngầm; đối

với các công trình khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt, cần kiểm tra chất lượng

nước trước khi đưa vào sử dụng, tránh tình trạng gây ngộ độc cũng như ảnh hưởng đến

sức khoẻ của người dân.

1.3.3. Môi trƣờng không khí

+ Bụi lơ lửng: Nhìn chung chất lượng không khí trên địa bàn Huyện khá tốt.

Ngoài ra, một số khu vực ô nhiễm cục bộ: Nồng độ bụi tại Finom (Hiệp Thạnh), ngã

ba Liên Khương, Tà Hine đều vượt tiêu chuẩn cho phép; tại các khu vực chăn nuôi và

cơ sở giết mổ gia súc, không khí bị ô nhiễm nặng; vị trí các cơ sở này nằm xen trong

các khu dân cư nên ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân; tại các khu vực khai thác

khoáng sản (đất, đá xây dựng,...), nồng độ bụi rất cao nhưng các cơ sở khai thác vẫn

chưa có biện pháp xử lý; trên tuyến đường trục QL20, nhất là đoạn qua trung tâm Liên

Nghĩa, các phương tiện giao thông đã xả thải một lượng lớn khí CO, NO2, SO2, Pb,

nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép.

+ Tiếng ồn: Quan trắc tại các nút giao thông (ngã ba Liên Khương, Tà Hine),

chợ Liên Nghĩa, chợ Finom, buôn bán, kết quả hầu hết đều cao hơn so với quy định

(TCVN 5949: 1998, quy định: 60dBA trong khu dân cư, khu hành chánh; 75dBA

trong khu dân cư xen kẽ thương mại, buôn bán). Tiếng ồn phát ra chủ yếu do phương

tiện giao thông và các hoạt động buôn bán. Các khu vực còn lại, tiếng ồn đều trong

mức cho phép.

1.3.4. Môi trƣờng đất

Hàm lượng độc tố (SOx), kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong đất rất thấp, chưa

ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường đất; tuy nhiên hàm lượng Hg trong đất

trồng rau ở một số nơi cao hơn mức cho phép, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm nông nghiệp.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón: Với sức ép về tăng năng suất

và giá trị sản xuất, người sản xuất nông nghiệp không ngừng đưa phân bón và thuốc

bảo vệ thực vật vào đất. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đức Trọng có hơn 200 đại lý

kinh doanh phân bón và thuốc BVTV với trên 500 loại, lượng phân bón đưa vào đất

khoảng 20.000 tấn/năm, lượng thuốc BVTV tăng trong những năm gần đây do dịch

bệnh tăng. Lượng thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất nông nghiệp đã làm ảnh

hưởng môi trường đất, nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu

về tác động của thuốc BVTV và phân bón đến môi trường đất và nước trên địa bàn

huyện Đức Trọng, để từ đó có khuyến cáo thật cụ thể trong việc sử dụng phân bón và

thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.

17

Hiện nay, ngành nông nghiệp đã tăng cường kiểm tra và khuyến cáo biện pháp

canh tác tổng hợp (IPM), sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế các loại vật tư hoá

học độc hại trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm các chất hoá học đưa vào đất gây

ô nhiễm và thoái hoá đất.

Mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí trên địa bàn huyện Đức

Trọng chưa đến mức báo động, tuy nhiên đã xuất hiện một số khu vực ô nhiễm cục bộ,

nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu thì ô nhiễm sẽ lan rộng, tác động tiêu cực

đến môi trường sống cũng như phát triển kinh tế-xã hội.

2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994), giai đoạn 2001-2005: tăng

bình quân 17,7%/năm, giai đoạn 2006-2010: 19,5%/năm và giai đoạn 2011-2015:

15,6%; trong đó: ngành nông nghiệp tăng 18%/năm (2001-2005); 12,6% (2006-2010)

và 8,2% (2011-2015); ngành công nghiệp tăng 19,5%/năm (2001-2005); tăng lên

30,6%/năm (2006-2010) và còn 19,4%/năm (2011-2015); ngành dịch vụ tăng

13,4%/năm (2001-2005); 21,3% (2006-2010) và lên 22,9%/năm (2011-2015).

Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển biến theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành

nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Cơ cấu

GTSX ngành nông nghiệp giảm từ 50,1% (2000) xuống còn 44,2% (2005); 48,53%

(2010) và 40,95% (2015); ngành công nghiệp tăng từ 29,3% (2000) lên 36,2% (2005);

34,39% (2010) và 36,37% (2015); ngành dịch vụ giá trị sản xuất tăng nhanh nhưng cơ

cấu chuyển dịch chậm (từ 20,5% năm 2000 tăng lên 22,68% năm 2010).

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2011-2015) đạt 204 triệu USD. Tổng mức

đầu tư toàn xã hội bình quân đạt 2.537 tỷ đồng/năm; Tổng thu ngân sách nhà nước trên

địa bàn huyện ước thực hiện 2.500 tỷ đồng, đạt 83,3% kế hoạch 5 năm trong đó thu

thuế phí thực hiện là 1.744,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 69,8%.

Bảng 4: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2015

Huyện Đức Trọng

TT Chỉ tiêu Đ.vị Năm Năm Năm Năm Tăng BQ (%/năm)

2000 2005 2010 2015

2001

-2005

2006

-2010

2011

-2015

1 Tổng GTSX (1994) Tỷ đồng 715 1.613 3.938 8.132 17,7 19,5 15,6

- Nông nghiệp Tỷ đồng 422 968 1.750 2.600 18,0 12,6 8,2

- Công nghiệp-xây dựng Tỷ đồng 171 418 1.591 3.855 19,5 30,6 19,4

- Dịch vụ Tỷ đồng 121 227 597 1.677 13,4 21,3 22,9

2 Tổng GTSX (HH) Tỷ đồng 920 2.051 7.819 18.437

- Nông nghiệp Tỷ đồng 461 906 3.795 7.549

- Công nghiệp-xây dựng Tỷ đồng 270 743 2.689 6.706

- Dịch vụ Tỷ đồng 189 402 1.335 4.182

3 Cơ cấu GTSX % 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông nghiệp % 50,10 44,20 48,53 40,95

- Công nghiệp-xây dựng % 29,30 36,20 34,39 36,37

18

TT Chỉ tiêu Đ.vị Năm Năm Năm Năm Tăng BQ (%/năm)

2000 2005 2010 2015

2001

-2005

2006

-2010

2011

-2015

- Dịch vụ % 20,50 19,60 17,08 22,68

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Trọng

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Tổng giá trị sản xuất khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản): tăng bình quân

18,0%/năm trong giai đoạn 2001-2005; 12,6%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và

8,2%/năm giai đoạn 2011-2015. Trong đó, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu thế tăng

từ 96,7% (năm 2000) lên 98,2% (2005) 99,57% (2010) và 99,67% (2015); tỷ trọng

ngành lâm nghiệp có xu thế giảm từ 2,3% (2000) xuống còn 0,20% (2015); ngành thuỷ

sản có giá trị sản xuất tăng nhưng tỷ trọng giảm từ 1% (2000) xuống còn 0,13%(2015).

Bảng 5: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản

TT Chỉ tiêu Đơn Năm Năm Năm Năm Tăng BQ (%/năm)

vị 2000 2005 2010 2015

2001

-2005

2006

-2010

2011

-2015

I GTSX (giá 1994) Tỷ đồng 422,0 968,0 1.750,5 2.600,3 18,0 12,6 8,2

1 Nông nghiệp Tỷ đồng 414,2 959,8 1.742,8 2.589,0 18,3 12,7 8,2

2 Lâm nghiệp Tỷ đồng 6,0 5,5 3,0 5,6 -1,7 -11,4 13,4

3 Thủy sản Tỷ đồng 2,0 2,4 4,7 5,7 3,3 14,4 4,0

II GTSX (giá HH) Tỷ đồng 461,0 906,0 3.794,5 7.549,3

1 Nông nghiệp Tỷ đồng 446,0 890,0 3.778,3 7.524,3

2 Lâm nghiệp Tỷ đồng 10,7 10,0 8,0 15,0

3 Thủy sản Tỷ đồng 4,5 6,2 8,2 10,0

III Cơ cấu GTSX % 100 100 100 100

1 Nông nghiệp % 96,70 98,20 99,57 99,67

2 Lâm nghiệp % 2,30 1,10 0,21 0,20

3 Thủy sản % 1,00 0,70 0,22 0,13

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Trọng

a) Về nông nghiêp:

- Về Trồng trọt: diện tích bố trí đất sản xuất đạt trên 90% tổng diện tích đất sản

xuất nông nghiệp. Diện tích các loại cây trồng được xem là thế mạnh của huyện như

rau, hoa, cà phê, dâu tằm, cỏ chăn nuôi tăng lên đáng kể. Đến năm 2015 tổng diện tích

đất lúa đã chuyển hoàn toàn sang trồng các loại cây khác là 235ha và chuyển theo hình

thức luân canh – tăng vụ là 380ha, việc chuyển đổi đem lại lợi ích kinh tế khá cao cho

người nông dân.

+ Về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao: đang từng bước

phát triển, tổng diện tích sản xuất theo hướng công nghệ cao tăng từ 1.182ha năm 2010

lên khoảng 5.265ha năm 2015. Giá trị sản xuất theo hướng NNCNC là khá lớn (từ 150-

250 triệu đồng/ha), cá biệt có những mô hình đạt giá trị từ 500-1.000 triệu đồng/ha.

Triển khai nhiều mô hình sản xuất NNCNC như: mô hình tưới phun mưa tự động, mô

19

hình nhà kính kết hợp tưới tự động phục vụ sản xuất NNCNC. Đầu tư xây dựng mô hình

sản xuất rau, hoa công nghệ cao trong nhà kính như mô hình sản xuất ớt ngọt, mô hình

sản xuất hoa cẩm chướng, mô hình sản xuất hoa lan vũ nữ…Qua đó, đã tạo được sự

chuyển biến rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nhiều mô hình đã được

nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

+ Chương trình tái canh cà phê phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực,

nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư tái canh nhằm cải thiện năng suất, chất lượng cà phê,

từ đó tăng được hiệu quả kinh tế, hướng tới phát triển cà phê một cách bền vững.

- Về chăn nuôi: tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện trong

những năm qua đã chuyển biến khá nhanh từ chăn nuôi tận dụng quy mô gia đình nhỏ

lẻ sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn

nuôi gia công, phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Tỷ trọng chăn nuôi

tăng dần qua các năm từ 6,01% năm 2010 lên khoảng 22% năm 2015. Về phát triển

kinh tế trang trại và chăn nuôi bò sữa: phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, hiện

nay chăn nuôi bò sữa tai một số xã (Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Bình Thạnh, Tân Hội…)

đang phát triển nhanh, tốc độ gia tăng đàn tăng nhanh, giá thu mua sữa ổn định, người

chăn nuôi thu được lợi nhuận khá.

b) Về lâm nghiệp: Năm 2014 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 26,83 tỷ

đồng (theo giá hiện hành), trong đó: trồng và chăm sóc rừng 3,32 tỷ đồng, khai thác gỗ

và lâm sản khác 15,22 tỷ đồng, dịch vụ lâm nghiệp 8,23 tỷ đồng.

c) Thủy sản: Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 306ha (2010) lên

389,7ha (2014), sản lượng cá tăng tương ứng từ 587 tấn (2010) lên 759,4 tấn (2014),

giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng từ 19,7 tỷ đồng (giá HH 2010) lên 34,8 tỷ đồng

(năm 2014). Diện tích nuôi trồng thủy sản phân bố ở tất cả các xã, thị trấn, tập trung

nhiều nhất ở Ninh Gia 50ha, Tân Thành 49ha, Tà Năng 44ha, Đà Loan 40ha…Nhìn

chung, nuôi trồng thuỷ sản không phải là lợi thế của huyện nhưng bước đầu đã mang

lại hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ.

2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:

Trong những năm qua, ngành công nghiệp địa phương tuy còn gặp nhiều khó

khăn nhưng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn

duy trì sản xuất, góp phần tăng giá trị sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, giá trị hàng xuất

khẩu tại địa phương, đạt tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 13.585 tỷ đồng. Trong đó, kinh tế nhà

nước 6.260 tỷ đồng, kinh tế quốc doanh 4.670 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn nước

ngoài 2.655 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất tăng bình quân 19,5%/năm trong giai đoạn 2001-2005;

30,6%/năm giai đoạn 2006-2010 và 18,3%/năm giai đoạn 2011-2015. Trong đó: công

nghiệp khai thác mỏ tăng 1,3%/năm trong giai đoạn 2001-2005 nhưng giảm 6,9%/năm

trong giai đoạn 2006-2010 và tăng lên 27,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015; công

nghiệp chế biến tăng khá 14,4-17,1%/năm, xây dựng tăng nhanh từ 22,1-24,4%/năm;

đặc biệt sản xuất và phân phối điện nước tăng đột biến trong giai đoạn 2006-2010,

tăng 122,5%/năm, phần lớn do đóng góp từ thuỷ điện Đại Ninh.

20

Bảng 6: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp 2001-2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Năm Năm Năm Tăng BQ (%/năm)

tính 2000 2005 2010 2015

2001

-2005

2006

-2010

2011

-2015

I GTSX công nghiệp (1994) Tỷ đồng 171,0 418,0 1.592,0 3.685,4 19,5 30,6 18,3

1 - Công nghiệp khai thác mỏ Tỷ đồng 2,4 2,6 1,8 6,0 1,3 -6,9 27,2

2 - Công nghiệp chế biến Tỷ đồng 106,8 235,4 461,9 1.051,3 17,1 14,4 17,9

3 - SX và phân phối điện, nước Tỷ đồng 5,6 12,4 673,3 1.536,6 17,2 122,5 17,9

4 - Xây dựng Tỷ đồng 56,3 168,0 455,1 1.091,5 24,4 22,1 19,1

II GTSX công nghiệp (HH) Tỷ đồng 270,0 743,0 2.689,0 6.281,0

1 - Công nghiệp khai thác mỏ Tỷ đồng 3,4 6,8 6,3 21,0

2 - Công nghiệp chế biến Tỷ đồng 148,9 361,6 971,0 2.210,0

3 - SX và phân phối điện, nước Tỷ đồng 9,1 20,9 482,0 1.100,0

4 - Xây dựng Tỷ đồng 108,5 353,2 1.230,0 2.950,0

III Cơ cấu GTSX % 100 100 100 100

1 - Công nghiệp khai thác mỏ % 1,3 0,9 0,2 0,3

2 - Công nghiệp chế biến % 55,2 48,7 36,1 35,2

3 - SX và phân phối điện, nước % 3,4 2,8 17,9 17,5

4 - Xây dựng % 40,2 47,6 45,7 47,0

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:

Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ, du lịch thực hiện giai đoạn 2011-

2015 đạt khoảng 14.340 tỷ đồng (trong đó, kinh doanh thương nghiệp đạt 6.365 tỷ

đồng; khách sạn nhà hàng 1.465 tỷ đồng; dịch vụ 6.510 tỷ đồng). Tổng kim ngạch xuất

khẩu đạt khoảng 204 triệu USD (đạt 102% so với kế hoạch 5 năm).

Về chợ truyền thống: trong thời gian qua triển khai thực hiện hoàn thành việc đầu

tư xây dựng chợ Ninh Gia, Phước Hải, khu buôn bán tập trung Tà Hine, củng cố hoạt

động khu buôn bán quần áo đã qua sử dụng, gia cầm sống đường Lý Thường Kiệt, nâng

cấp cơ sở hạ tầng các chợ, hoàn thành và đưa vào hoạt động các chợ thực phẩm tươi

sống: Ninh Loan, Đà Loan, Bình Thạnh, Tân Hội, chợ Liên Nghĩa. Hiện nay trên địa

bàn huyện có 10 chợ, qua đó đã cơ bản đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của

nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Hoạt động vận tải: dịch vụ vận tải tăng nhanh về số lượng, chất lượng, dịch vụ

xe Taxi, xe buýt đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Sân bay

Liên Khương được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại cho thương nhân và khách

du lịch. Bình quân hàng năm vận tải 500-600 ngàn tấn hàng hóa, trên 800 ngàn lượt

khách/năm.

Dịch vụ du lịch từng bước phát triển, thu hút được khá đông khách tham quan

du lịch, hiện có 57 cơ sở lưu trú du lịch với gần 700 phòng, hàng năm thu hút khoảng

200 ngàn lượt khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện. Hoạt động tín dụng,

bảo hiểm với 12 chi nhánh ngân hàng, 4 quỹ tín dụng nhân dân, 6 dịch vụ bảo hiểm;

hàng năm các tổ chức tín dụng và ngân hàng giải ngân trên 6.000 tỷ đồng/năm, đáp

ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương.

21

2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Dân số trung bình năm 2015 khoảng 178,5 ngàn người, tốc độ tăng dân số tự

nhiên giảm từ 1,95% (năm 2000) xuống còn 1,58% vào năm 2005 (NQ 1,7%) và

1,12% vào năm 2015 (NQ 1,15%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10%;

có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 giảm còn 1,0%,

trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 2,4%.

Số người trong độ tuổi lao động (năm 2015): 102,23 ngàn người (chiếm 57,3%

dân số), trong đó: 99,59 ngàn người đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm

97,42% tổng lao động xã hội). Về cơ cấu lao động: lao động ngành nông lâm nghiệp

chiếm 74,77%, ngành công nghiệp – xây dựng 7,67%, lao động thương mại-dịch vụ

17,56%. Giải quyết việc làm trên địa bàn bình quân 5 năm (2011-2015) trên 4.000 lao

động/năm, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân là 37,8%.

Bảng 7: Dân số - Lao động huyện Đức Trọng giai đoạn 2001-2015

Số

Hạng mục

Đơn Năm Năm Năm Năm Tốc độ tăng b/q (%)

TT vị 2000 2005 2010 2015 2001 2006 2011

-2005 -2010 -2015

1 Dân số trung bình Ngƣời 143.886 154.708 168.450 178.500 1,5 1,7 1,2

Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số %/năm 1,95 1,58 1,20 1,12

2 Lao động

2.1 Lao động trong độ tuổi Ngƣời 76.180 87.284 96.178 102.233 2,8 2,0 1,2

Tỷ lệ so với dân số % 52,9 56,4 57,1 57,3

2.2 Lao động đang làm việc Ngƣời 69.023 81.460 88.998 99.591 3,4 1,8 2,3

Tỷ lệ so với LĐ trong độ tuổi % 90,61 93,33 92,53 97,42

2.3 LĐ phân theo khu vực Ngƣời

2.3.1 LĐ Nông lâm nghiệp Người 60.523 63.601 65.956 74.465 1,0 0,7 2,5

2.3.2 LĐ Công nghiệp - xây dựng Người 2.737 5.329 6.971 7.639 14,3 5,5 1,8

2.3.3 LĐ Dịch vụ Người 5.763 12.530 16.071 17.487 16,8 5,1 1,7

2.4 Cơ cấu lao động

2.4.1 LĐ Nông lâm nghiệp % 87,69 78,08 74,11 74,77

2.4.2 LĐ Công nghiệp - xây dựng % 3,97 6,54 7,83 7,67

2.4.3 LĐ Dịch vụ % 8,35 15,38 18,06 17,56 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Trọng

2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn:

2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị:

Huyện Đức Trọng hiện có 01 đô thị loại IV (TT. Liên Nghĩa), là trung tâm

huyện lỵ nên cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối tốt so với các vùng còn lại trên địa

bàn huyện. TT.Liên Nghĩa nằm trong vùng phía Bắc mạng lưới đô thị tỉnh Lâm Đồng

(Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông): Đô thị trung tâm

là Tp. Đà Lạt và các đô thị vệ tinh: TT. Đinh Văn, Thạnh Mỹ, Dran, Liên Nghĩa, TT.

Lạc Dương.

22

Theo quy hoạch tổng thể xây dựng, trung tâm huyện lỵ Đức Trọng có quy mô

khoảng 1.250 ha. Hiện tại cũng như lâu dài đây sẽ là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao của

huyện. Trung tâm đô thị cách Tp. Đà Lạt khoảng 30km, là vị trí đầu mối từ Lâm Đồng đi

Tp.HCM (qua QL20), đi ĐắkLắc và Ninh Thuận (qua QL27), đặc biệt trên địa bàn còn có

sân bay Liên Khương. Mức độ đô thị hoá của huyện Đức Trọng diễn ra khá nhanh, tuy

nhiên tỷ lệ dân số đô thị vẫn ổn định khoảng 26-27% trong giai đọan 2000-2015.

2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cƣ nông thôn:

Toàn Huyện có 14 xã thuộc địa bàn nông thôn chiếm khoảng 74% dân số, dân

cư nông thôn phân bố không đều, tập trung với mật độ cao ven các trục giao thông.

Khu vực sản xuất nông nghiệp thường phân bố không tập trung theo mô hình Nhà-rẫy.

Trong tương lai sẽ quy hoạch xây dựng các trung tâm cụm xã và trung tâm xã, bố trí

dân cư tập trung để thuận tiện cho việc xây dựng các công trình phúc lợi.

Trong giai đoạn 2010-2015, trên địa bàn 14 xã xây dựng nông thôn mới đã triển

khai xây dựng mới, sửa chữa, xóa nhà tạm, nhà dột nát được tổng cộng 1.127 căn nhà, tỷ

lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng năm 2015 đạt bình quân 79%.

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

2.5.1. Giao thông:

+ Giao thông đường bộ: Giao thông đường bộ giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống giao

thông đối nội và đối ngoại của huyện. Do đó, trong những năm qua Huyện đã chú

trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn. Kết quả thống kê

các tuyến đường chính trên địa bàn huyện như sau:

- Quốc Lộ: Trên địa bàn huyện Đức Trọng có 3 tuyến quốc lộ chạy qua với chiều dài

80,2km (QL20: 43km; QL27: 18km; đường cao tốc Liên Khương -Prenn: 19,2km).

- Đường tinh: Qua địa phận huyện Đưc Trong có Đư ờng tỉnh 725 đi tư Đa Lat , qua

Lâm Ha va đi ngang qua Đưc Trong vơi chiêu dai khoang 3 km, đoan đương nay đa

đươc tham bê tông nhưa, đang trong qua trinh đâu tư nâng câp.

- Đường huyện: Toàn huyện có 15 tuyến với tổng chiều dài 127,3km. Đây là các trục

giao thông chính nối trung tâm huyện đến các xã, do đó đã được đầu tư nâng cấp,

hầu hết các tuyến đường đã trải nhựa.

- Đường nội thị: Đường nội thị trong thị trấn Liên Nghĩa với tổng chiều dài 220-

230km, hầu hết là đường nhựa hoặc bê tông.

+ Giao thông Đường hàng không: có sân bay Liên Khương là cảng hàng không cấp

4D theo tiêu chuẩn ICAO, có thể tiếp nhận các loại tàu bay tầm A320, A321, B737 và

tương đương. Nhà ga hành khách mới có khả năng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế

và quốc nội, năng lực phục vụ từ 1,5 đến 2,0 triệu hành khách/năm, tương đương 830

khách/giờ cao điểm. Từ năm 2011 đến nay, toàn bộ kết cấu hạ tầng, trang thiết bị tại

Cảng hàng không Liên Khương đã được đầu tư tương đối đồng bộ và đang phục vụ

các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác các chuyến bay nội địa

đi/đến: Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Cần Thơ và sẵn sàng tiếp nhận các chuyến

bay quốc tế.

23

Mạng lưới giao thông phát triển khá tốt so với các huyện khác trong tinh, hầu

hết có đường nhựa đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, giao thông nông thôn chưa đáp

ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hoá ở các xã; bên cạnh đó, các cụm dân cư (nông

thôn) phân bố dàn trải (nhiều hộ ở sâu trong rẫy, nhất là các xã vùng Loan); do vậy,

đầu tư phát triển giao thông nông thôn gắn với việc sắp xếp và quy hoạch điều chinh

các khu dân cư là nhu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế –xã hội và phát triển nông

thôn mới trên địa bàn huyện.

2.5.2. Thủy lợi:

Hệ thống công trình hồ đập đầu mối đảm bảo chất lượng, các công trình thủy lợi

vừa và nhỏ được nâng cấp, tu bổ thường xuyên, khả năng cung cấp nước thực tế đạt

70% năng lực thiết kế. Giai đoạn 2011-2015, đã đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng

cấp, kiên cố hóa kênh mương được 34 công trình thủy lợi. Các công trình thủy lợi vừa

và nhỏ được nâng cấp, tu bổ thường xuyên, kiên cố hóa kênh mương nên khả năng cung

cấp nước đạt 84% năng lực thiết kế. Các công trình thủy lợi đã xây dựng hoàn chỉnh và

đưa vào hoạt động gồm: đập dâng K’Rèn, hệ thống kênh Liên Khương, hồ Ma Pó, hồ

Sóp, hồ thôn 10 Hùng Hưng, hồ Cay An…đã phát huy hiệu quả và cung cấp nước tưới

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của người dân nhất là vùng sâu, vùng xa.

2.5.3. Giáo dục - đào tạo:

Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Đức Trọng đến năm 2020 đã được

UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt; mạng lưới trường lớp được điều chỉnh và phát triển

hợp lý, đảm bảo mỗi xã có ít nhất 01 trường mầm non và 01 trường THCS, các cụm xã

đều có trường THPT. Đến nay toàn huyện có 84 cơ sở giáo dục, trong đó có 25 trường

mầm non (5 trường tư thục), 32 trường tiểu học (1 trường tư thục), 18 trường THCS,

01 trường PT Dân tộc nội trú, 06 trường THPT, 01 trường dạy nghề và 01 trung tâm

tổng hợp hướng nghiệp.

Công tác phát triển giáo dục, huy động và duy trì sĩ số ở các cấp học đạt kết quả

tốt, huyện đã hoàn thành và duy trì thường xuyên kết quả phổ cập Giáo dục, xóa mù

chữ (PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS).

Tỷ lệ học sinh lên lớp, học sinh giỏi các cấp tăng đều hàng năm, bình quân hàng năm

học sinh TH hoàn thành chương trình TH đạt 100%, tốt nghiệp THCS đạt 99,6%, tốt

nghiệp THPT đạt trên 98,5%; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng,

Trung học chuyên nghiệp tăng đều hàng năm.

2.5.4. Y tế:

Toàn huyện có 13 trạm y tế xã thị trấn và 02 phòng khám KVĐK (Đà Loan,

Ninh Gia) lồng ghép trạm y tế. Mạng lưới y tế được tăng cường xây dựng, thực hiện

có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, y tế thôn bản và chăm sóc sức khỏe ban

đầu cho nhân dân. Các trạm y tế đều được tăng cường bác sĩ, mạng lưới cộng tác viên

y tế được tăng cường, phủ kín 177/177 thôn, tổ dân phố. Tỷ lệ dân số tham gia đóng

bảo hiểm y tế tự nguyện đạt trên 50%. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch

hóa gia đình với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số được quan tâm đúng mức, đạt và

vượt chỉ tiêu đại hội đề ra: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,12; tỷ lệ trẻ em dưới 5

tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 10%; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

24

2.5.5. Văn hóa, thông tin và Thể dục, thể thao:

Thiết chế văn hóa từ huyện đến xã từng bước được đầu tư: đã hoàn thiện và đưa

vào sử dụng Trung tâm văn hóa – thể thao huyện, thư viện huyện; 15/15 nhà văn hóa

xã, thị trấn. Đến nay, toàn huyện có 12/14 xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông

thôn mới; 147/152 thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa (đạt tỷ lệ 96,7%) và trên 98%

cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, 91,1% gia đình đạt danh hiệu văn hóa.

Về thiết chế thể dục – thể thao: hiện có 01 sân vận động cấp huyện và 13/15 xã

có sân bóng đá; 100% xã, thị trấn có sân bóng chuyền. Công tác xã hội hóa lĩnh vực

văn hóa – thể thao cũng được triển khai và quan tâm, nhiều cá nhân đã đầu tư xây

dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn huyện.

Đài truyền thanh truyền hình huyện được đầu tư xây dựng mới, cơ sở vật chất

và trang thiết bị cơ bản đảm bảo cho hoạt động. Hiện nay, 15/15 xã thị trấn có trạm

truyền thanh, đảm bảo phủ sóng phát thanh truyền hình địa phương đến 90% cụm dân

cư trên địa bàn huyện. 100% các xã được cung cấp báo giấy trong ngày, 100% khu dân

cư được cung cấp dịch vụ internet, 100% khu dân cư được cung cấp dịch vụ điện thoại

cố định và di động.

2.5.6. Năng lƣợng, khoa học – công nghệ:

Cơ bản đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, giai

đoạn 2010-2015, đã đầu tư xây dựng và cải tạo 251km đường dây điện trung và hạ thế.

Đến nay, điện lưới quốc gia đã được kéo phủ 100% xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dân nông thôn

được sử dụng điện đạt trên 99,5%.

Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp được chú trọng.

Trong nông nghiệp, đã ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới, nhà kính, phủ màng

polyme, phun tưới nước tự động, chăn nuôi sạch…) vào sản xuất, xây dựng và nhân

rộng các mô hình nông nghiệp hiện đại, xây dựng thương hiệu cho một số loại nông

sản của địa phương. Trong công nghiệp, lựa chọn công nghệ, thiết bị để hiện đại hóa

một số ngành sản xuất. Việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất đã

góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường, điều kiện

làm việc của người lao động; hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng được nâng lên.

2.6. Đánh giá chung:

2.6.1. Những thành tựu đạt đƣợc:

- Tốc độ phát triển kinh tế của huyện khá nhanh, có bước chuyển biến quan

trọng; hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng hàng năm đều đạt và

vượt so với kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, các lĩnh vực

nông – lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ phát triển khá và

có sự gắn kết tương đối đồng bộ giữa sản xuất với dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn

lực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương; các lĩnh vực văn hóa – xã

hội đạt nhiều kết quả khá, đời sống mọi mặt của các tầng lớp nhân dân không ngừng

25

được cải thiện; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn

xã hội; hệ thống chính trị của huyện ngày càng được củng cố, kiện toàn, cơ bản đáp

ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương; niềm tin của nhân dân vào sự

lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường.

- Khí hậu, đất đai phù hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp

công nghệ cao (như sản xuất rau-hoa), trên địa bàn huyện đã có khoảng 5.265ha sản

xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nên rất thuận lợi cho việc nhân rộng

thành quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho mọi hộ dân trên địa

bàn; chất lượng sản phẩm hướng đến các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm:

VietGAP, GlobalGAP,...; GTSX theo hướng nông nghiệp công nghệ cao là khá lớn, từ

150-250 triệu đồng/ha, cá biệt có những mô hình đạt giá trị từ 500-1.000 triệu đồng/ha.

- Có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo (thác Pongour, hồ Đại Ninh,...),

kết hợp với các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện đi lại dễ dàng (cả đường bộ và đường

hàng không), khí hậu và tài nguyên nhân văn đa dạng đã tạo nên ưu thế nổi trội về phát

triển du lịch.

- Khoáng sản ở Đức Trọng khá đa dạng về chủng loại và có giá trị khai thác

công nghiệp như mỏ vàng (Tà Năng); điatômat và đất sét (Hiệp An, Hiệp Thạnh) làm

gốm-sứ-gạch ngói; nước khoáng ở Phú Hội có thể khai thác sản xuất nước khoáng kết

hợp với du lịch,...

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm, cơ cấu lao động chuyển biến tích

cực, giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp; chất lượng lao động

được cải thiện đáng kể.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư: Điện quốc gia đã phủ kín

vùng nông thôn; trường lớp được đầu tư xây dựng mới và kiên cố hoá, hệ thống trường

lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện; mạng lưới y tế phủ kín

đến thôn: 100% xã có trạm y tế, các thôn đều có nhân viên y tế; chợ nông thôn cơ bản

đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá ở nông thôn; hầu hết các xã đều có bưu điện, tuy

nhiên kết nối internet chưa đạt theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Môi trường trên địa bàn Huyện vẫn còn khá tốt, công tác quản lý và bảo vệ

môi trường được chú trọng, mạng lưới quản lý nhà nước về BVMT đã được hình

thành, bước đầu đáp ứng được yêu cầu BVMT trên địa bàn Huyện.

2.6.2. Những hạn chế và thách thức:

- Tốc độ phát triển kinh tế xã hội chưa đồng đều giữa các xã trong huyện, nhất

là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển còn chậm, chưa khai

thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo bước đột phá, tăng tốc trong phát

triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, công nghiệp

phát triển còn hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Tình

hình sản xuất, kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn; việc tiếp cận

các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường còn

hạn chế. Một số chỉ tiêu như thu ngân sách, huy động vốn đầu tư toàn xã hội chưa đạt

so với kế hoạch.

26

- Việc triển khai một số công trình trọng điểm chậm, tiến độ thực hiện các dự

án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn chậm; một số dự án triển khai

cầm chừng hoặc có dấu hiệu chiếm chỗ nhưng chưa kịp thời đề nghị cấp có thẩm

quyền thu hồi. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, nhất là

trong lĩnh vực đất đai, quản lý, bảo vệ rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, trật tự xây dựng

cơ bản, mỹ quan đô thị...

- Đất dốc, cùng với lượng mưa và cường độ mưa lớn, nên đất dễ rửa trôi và xói

mòn, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá nếu không được bảo vệ tốt và sử dụng hợp lý. Nhất là

trong điều kiện biến đổi khí hậu, lượng mưa lớn và tập trung sẽ xảy ra với tần suất cao,

nguy cơ rửa trôi, xói mòn và sạt lở đất ngày càng tăng, nhanh chóng bồi lắng các hồ

thuỷ lợi/thuỷ điện, giảm khả năng tưới (gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất nông

nghiệp,…), giảm năng suất phát điện (thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến sản xuất công

nghiệp, dịch vụ,…).

- Chất lượng lao động được cải thiện đáng kể nhưng phân bố không đều giữa

các ngành kinh tế, chất lượng lao động nông thôn chưa cao, dạy nghề cho lao động

nông thôn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại

hóa nông nghiệp nông thôn, do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp

nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu

sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Kết cấu hạ tầng và vật chất kỹ thuật tuy đã

được chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, giao thông nông

thôn chất lượng còn kém.

- Ý thức về bảo vệ môi trường trong tầng lớp nhân dân còn thấp nên việc xả

thải gây ô nhiễm môi trường vẫn thường xảy ra. Sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng

triệt để quy trình quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM), sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

chưa hợp lý (đáng chú ý, những vùng trồng rau hoa, bình quân 1 ha sản xuất nông

nghiệp/năm sử dụng khoảng 0,8-1 tấn phân bón và 10-15 kg thuốc BVTV) đã làm ảnh

hưởng không nhỏ đến môi trường đất và nước.

- Do những tác động tiêu cực của tình hình suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài

chính của thế giới và khu vực, chính sách cắt giảm đầu tư công dẫn đến khó khăn về

nguồn vốn đầu tư và thu hút đầu tư nên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế -

xã hội; nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản hoặc kinh doanh cầm chừng

làm ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách trên địa bàn huyện, từ đó làm hạn chế nguồn

vốn phân bổ đầu tư cho các công trình, dự án, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực

hiện Nghị quyết.

- Trong phát triển nông nghiệp: do sự chênh lệch giữa trình độ chuyên môn,

nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ nên có sự phát triển không đồng bộ giữa các

vùng, chỉ tập trung phát triển tại các xã thuộc trung tâm huyện, chậm phát triển tại các

xã vùng sâu, vùng xa, nhất là các mặt hàng rau, hoa công nghệ cao. Thị trường giá cả

không ổn định, nông dân thường chạy theo giá cả, tình trạng được mùa mất giá, được

giá mất mùa thường xuyên diễn ra.

3. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất

27

3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến Lâm Đồng nói chung và Đức Trọng nói

riêng thông qua các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, tần suất mưa và các hiện tượng thời

tiết cực đoan. Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2015, tại đài khí tượng Liên Khương

ghi nhận được sự gia tăng về nhiệt độ trung bình và lượng mưa qua các năm. Mức độ

biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trong các tháng mùa khô mạnh hơn trong các tháng

mùa mưa.

- Tại Liên Khương, nhiệt độ trung bình diễn biến theo chiều hướng tăng lên.

Nhiệt độ trung bình giai đoạn 2010-2014 là 21,90C, tăng thêm khoảng 0,44

0C so với

giai đoạn 2005-2009. Lượng mưa trung bình năm trong khoảng thời gian từ năm 2005

đến năm 2014 vào khoảng 1.612,64mm. Lượng mưa lớn nhất là 1.866,2mm (năm

2013). Lượng mưa năm thấp nhất là 1.277,1mm (năm 2011). Trong giai đoạn từ 2011

đến 2013 lượng mưa tăng đều qua các năm, đến năm 2014 lượng mưa suy giảm trở lại.

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường đã

xây dựng kế hoạch hành động và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết

định số 1246/QĐ-UBND ngày 28/6/2013, trong đó đã xác định các kịch bản biến đổi

các yếu tố khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

a). Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa

Kết quả tính toán cho thấy lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Lâm

Đồng tăng dần qua các giai đoạn và theo kịch bản phát thải.

Tháng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 -3,5 -5,2 -7,6 -9,4 -11,1 -12,0 -12,6 -12,9 -12,9

03-05 -1,6 -2,4 -3,4 -4,3 -5,0 -5,5 -5,7 -5,9 -5,9

06-08 0,2 0,4 0,5 0,6 0,8 0,8 0,9 0,9 0,9

09-11 1,5 2,3 3,2 4,1 4,8 5,1 5,4 5,5 5,5

a). Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải B1

Tháng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 -3,8 -5,6 -7,9 -10,3 -12,5 -14,6 -16,5 -18,2 -19,7

03-05 -1,8 -2,6 -3,6 -4,7 -5,7 -6,7 -7,5 -8,3 -9,0

06-08 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3

09-11 1,7 2,4 3,4 4,4 5,3 6,2 7,0 7,8 8,4

b). Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải B2

Tháng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 -4,2 -6,1 -8,6 -10,8 -13,2 -15,5 -18,4 -21,6 -25,0

03-05 -2,0 -2,8 -3,9 -4,9 -6,0 -7,1 -8,4 -9,9 -11,4

06-08 0,3 0,4 0,6 0,7 0,9 1,1 1,2 1,5 1,7

09-11 1,9 2,7 3,7 4,6 5,7 6,7 7,8 9,3 10,7

c): Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải A1FI

Lượng mưa khu vực tỉnh Lâm Đồng có xu thế tăng, giảm theo các giai đoạn

trong năm qua các thời kỳ, giai đoạn từ tháng 12-02 và 03-05 lượng mưa có xu hướng

giảm, mức giảm cao nhất đến năm 2100 theo B1 là -12,9, B2 là -19,7%, A1FI là -25%

vào giai đoạn từ tháng 12-02. Các tháng từ 06-08 và 09-11 lượng mưa tăng, mức tăng

cao nhất đến năm 2100 theo B1 là 5,5%, B2 là 8,4% và A1FI là 10,7%.

28

b). Kịch bản biến đổi nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh Lâm Đồng có xu hướng tăng qua các năm, nhiệt

độ tăng dần theo các kịch bản thấp, trung bình và cao.

Tháng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 0,3 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,6 1,6 1,6

03-05 0,3 0,7 0,9 1,2 1,5 1,6 1,7 1,7 1,7

06-08 0,4 1,0 1,3 1,7 2,0 2,1 2,2 2,3 2,3

09-11 0,3 0,8 1,1 1,4 1,6 1,8 1,9 1,9 1,9

a). Thay đổi của nhiệt độ (0C) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải B1

Tháng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 0,4 0,7 1,0 1,3 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4

03-05 0,4 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,2 2,4 2,6

06-08 0,5 1,0 1,4 1,8 2,2 2,6 2,9 3,2 3,5

09-11 0,4 0,8 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 2,7 2,9

b). Thay đổi của nhiệt độ (0C) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải B2

Tháng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 0,5 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,1

03-05 0,5 0,9 1,1 1,4 1,7 2,1 2,4 2,8 3,3

06-08 0,6 1,1 1,4 1,8 2,3 2,8 3,2 3,8 4,4

09-11 0,5 0,9 1,2 1,5 1,9 2,3 2,7 3,2 3,7

c) Thay đổi của nhiệt độ (0C) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải A1FI

Nhiệt độ khu vực tỉnh Lâm Đồng có xu thế tăng dần qua các năm theo các kịch

bản phát thải thấp, trung bình và cao. Mức tăng cao nhất với kịch bản B1 là 2,30C vào

năm 2100 giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8, với kịch bản B2 là 3,50C. Mức tăng nhiệt

độ tối đa vào khoảng 4,40C trong tháng 06-08 vào năm 2100.

3.2. Tác động đến sử dụng đất

- Quá trình bồi lắng, sạt lở diễn ra tại các lưu vưc sông, suôi đăc biêt la cac sông

tại Đức Trọng có độ dốc khá lớn , chính các yếu tố này cũng gây thay đổi chế độ thủy

lực lại là nguyên nhân gây ra bồi lắng, sạt lở. Quá trình này diễn ra một cách liên tục ,

gây mất đất sản xuất , ảnh hưởng đến cuộc sống và phát triển kinh tế trong khu vực .

Theo dự báo , khả năng sat lơ se xay ra trâm trong hơn trong nhưng năm tơi do lương

mưa gia tăng. Khi đó, cần có chính sách hỗ trợ, di dời các hộ dân sinh sống tại các khu

vực ven sông, suôi, các vị trí có khả năng xảy ra sạt lở cao. Quy hoạch sử dụng hợp lý

tài nguyên đất và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng thích hợp đối với những khu

vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện.

- Nắng nóng, hạn hán kéo dài ở nhiều nơi sẽ gây nên tình trạng đất đai bị khô

cằn. Nhiều diện tích phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, các vùng chuyên

canh nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bị thu hẹp do không đủ nước tưới.

- Đặc điểm của Đức Trọng là dân số phân bố không đồng đều, các điểm dân cư

29

nông thôn ở các xã vùng sâu, vùng xa đời sống người dân thấp, điều kiện hạ tầng kỹ

thuật xã hội rất thấp, hiện tượng phá rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra. Bên cạnh đó với

tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra ngày một nhanh cũng làm cho diện tích

rừng bị giảm. Đây là một điều bất lợi, góp phần làm cho tình hình sử dụng đất ngày

càng xấu đi.

- Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn do BĐKH gây ra.

Sự thay đổi về lượng mưa gây tác động sâu sắc đến hoạt động nông nghiệp của huyện,

đặc biệt là vào mùa khô, hiện tượng mưa trái mùa làm suy giảm khả năng ra hoa và

đậu trái đối với một số loại cây trồng chủ lực ở huyện như Cà phê, Chè. Thêm vào đó,

sự gia tăng nhiệt độ làm hoa màu ôn đới ở những vùng chuyên canh bị suy giảm chất

lượng và năng suất; đồng thời làm gia tăng nhu cầu nước tưới trong mùa khô. Những

hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, bão, lốc xoáy làm thiệt hại nặng nề đến các

vườn hoa màu và nhà kính, nhà lưới của người dân.

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH

1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà

nƣớc về đất đai

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại điều 22 - Luật đất đai

2013, bao gồm các nội dung như sau:

1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện văn bản đó

- Từ khi Luật Đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, đã xây

dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn tuyên truyền Luật đất đai năm 2013 đến cán bộ,

nhân dân biết để thực hiện.

- Tiêp tuc thưc hiên cai cach thu tuc hanh chinh theo cơ chê môt cưa , nhăm thưc

hiên tôt công tac giai quyêt thu tuc hanh chin h vê đất đai , về công tác bảo vệ môi

trường, về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước.

- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về Đất lâm nghiệp:

Đã hoàn thành phương án 344 trình UBND huyện xem xét; phối hợp với Chi

cục Lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm, Ban QLRPH Tà Năng kiểm tra hiện trạng diện tích

xin nhận quản lý bảo vệ rừng phục vụ đảm bảo an toàn trường bắn tại khu vực

Masara (tiểu khu 368-369) xã Tà Năng của Phòng tham mưu - Bộ chỉ huy quân sự

tỉnh Lâm Đồng với diện tích 250 ha.

Tổ chức bàn giao đất lâm nghiệp với 26,6 ha tại khu vực 35 ha, tiểu khu 277B,

Hiệp Thạnh cho Ban QLRPH Đại Ninh quản lý và tham mưu UBND huyện tờ trình

tỉnh xin chấp thuận vị trí quy hoạch khu dân cư 5,8 ha tại khu vực 35 ha. Tham mưu

UBND huyện chỉ đạo Ban QLRPH Tà Năng trồng rừng trên phần diện tích 54,45 ha

đất lâm nghiệp bị lấn chiếm bởi 64 hộ ĐBDT xã Tu Tra, huyện Đơn Dương tại TK

342, xã Đa Quyn.

- Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất Đồng bào dân tộc:

Tham mưu UBND huyện ban hành quyết định giao đất cho 38 hộ ĐBDT thiếu

đất sản xuất tại xã Đa Quyn và Tà Hine theo chương trình 30a với diện tích 13,29 ha.

30

Kiểm tra, tham mưu giải quyết việc quy hoạch thu hồi đất để bố trí cho các hộ

ĐBDT di dãn dân tại 02 xã Tà Năng và Đa Quyn với 31 trường hợp bị thu hồi đất

và tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất liên quan đến diện tích

đất giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không tiến hành khai hoang tại xã

Tà Hine, các trường hợp sang nhượng trái phép tại tiểu khu 637…

2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,

lập bản đồ hành chính

- Việc xác định ranh giới hành chính đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý

hành chính, tạo cơ sở cho việc thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ cho Ủy

ban Nhân dân các cấp trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển

của địa phương.

- Huyện Đức Trọng có tổng diện tích tự nhiên là 90.362ha với 15 đơn vị hành

chính xã, thị trấn (14 xã và 1 thị trấn) có diện tích cụ thể như sau:

1. TT. Liên Nghĩa: 3.789 ha.

2. Hiệp An: 6.043 ha.

3. Liên Hiệp: 3.535 ha.

4. Hiệp Thạnh: 3.115 ha.

5. Bình Thạnh: 1.637 ha.

6. N’Thol Hạ: 3.449 ha.

7. Tân Hội: 2.322 ha.

8. Tân Thành: 2.224 ha

9. Phú Hội: 10.745 ha.

10. Ninh Gia: 14.448 ha.

11. Tà Năng: 8.779 ha.

12. Đa Quyn: 17.027 ha.

13. Tà Hine: 4.321 ha.

14. Đà Loan: 5.623 ha.

15. Ninh Loan: 3.306 ha.

3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và

bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây

dựng giá đất.

a. Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

Giai đoạn 2011-2015, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được chỉ đạo

triển khai thực hiện có những cố gắng tích cực, diện tích đã đo đạc chỉnh lý biến

động và lập bản đồ trích đo được trên 500 ha; phối hợp với các đơn vị đo đạc và Xí

nghiệp Đo vẽ ảnh số và Địa tin học – công ty TNHH Một thành viên Tài nguyên &

Môi trường Miền Nam thực hiện Dự án hoàn thiện hồ sơ địa chính tỉnh Lâm Đồng

giai đoạn 2009-2015 đến nay đã thực hiện cơ bản hoàn thành 12/14 xã nhằm tạo

điều kiện rà soát đăng ký kê khai, góp phần tích cực trong công tác cấp giấy

CNQSDĐ cho nhân dân.

b. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gắn liền với các kỳ tổng kiểm kê

đất đai 05 năm và thành lập theo đúng quy trình, quy phạm do Bộ Tài nguyên và Môi

trường ban hành. Theo đó, trên địa bàn huyện Đức Trọng bản đồ hiện trạng sử dụng

đất được thành lập ở 02 cấp: cấp huyện ở tỷ lệ 1/25.000 và cấp xã ở tỷ lệ 1/5.000 hoặc

½.000 tùy theo quy mô diện tích từng xã.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng được xây dựng và trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt gắn với các kỳ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo quy

31

định của Luật Đất đai. Các kỳ quy hoạch sử dụng đất trước đây trên địa bàn huyện đều

lập quy hoạch đồng bộ ở cả 02 cấp: cấp huyện và cấp xã.

Nhìn chung, công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử

dụng đất ở Đức Trọng được thực hiện khá tốt, kịp thời làm cơ sở rất quan trọng cho

cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

c. Điều tra, đánh giá tài nguyên đất

- Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất tỉnh Lâm Đồng được quan tâm

nghiên cứu từ rất sớm và có nhiều tài liệu nghiên cứu về đất rất phong phú với mức độ

chi tiết khác nhau.

- Gần đây nhất là vào năm 2005, trong khuôn khổ của chương trình “Điều tra

bổ sung, chinh lý xây dựng bản đồ đất phục vụ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất

nông lâm nghiệp cấp tinh trên địa bàn toàn quốc” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn chủ trì, giao Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện; bản đồ

đất tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ 1/100.000 đã được chỉnh lý xây dựng và được xem là nền

tảng, cơ sở quan trọng để đánh giá tài nguyên đất đai, bố trí sử dụng đất cho sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn của tỉnh nói chung và Đức Trọng nói riêng.

4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

a. Công tác quy hoạch sử dụng đất

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng thời kỳ 1998-2010 đã được UBND

tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 101/1999/QĐ-UB (11/8/1999).

- Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2006-2010) có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

huyện Đức Trọng đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số

1395/QĐ-UBND ngày 23/5/2007.

- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 huyện Đức Trọng đã được UBND

tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 11/11/2014.

b. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Đức Trọng đã được UBND tỉnh

Lâm Đồng phê duyệt đồng thời trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 theo

Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 11/11/2014.

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Đức Trọng đã được UBND tỉnh Lâm

Đồng phê duyệt theo quyết định số 749/QĐ-UBND ngày 07/4/2016.

Nhìn chung, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được lập và xét duyệt kịp thời đã

tạo cơ sở pháp lý cho huyện triển khai việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích

sử dụng đất hàng năm theo đúng quy định tại điều 52 của Luật Đất đai năm 2013.

Công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đức

Trọng trong những năm qua đã thực hiện một cách đồng bộ từ cấp huyện xuống cấp

xã, giúp công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, sử dụng tài nguyên đất đai

hiệu quả, hợp lý và bền vững.

5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất

32

- Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất trước ngày 01/7/2014 được áp dụng theo quy định tại mục 3, mục 4 - Luật

Đất đai 2003. Kể từ sau ngày 01/7/2014, căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại điều 52

và điều 62 - Luật Đất đai 2013. Theo đó các công trình, dự án cần thu hồi đất; chuyển

mục đích sử dụng đất từ đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đều phải thông qua

Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh; các công trình, dự án giao đất, cho thuê đất,

cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đều phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng

năm được UBND tỉnh phê duyệt.

- Công tác giao đất giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Đức Trọng:

Giao đất trúng đấu giá cho 138 lô đất với diện tích trên 21.000 m2, thu nộp vào

ngân sách nhà nước được trên 72 tỷ đồng.

Giao đất tái định cư cho 10 trường hợp tại xã Hiệp An và khu quy hoạch dân cư

xã Phú Hội, với diện tích là 1.255 m2.

Giao đất tái định canh cho 06 trường hợp với tổng diện tích 14.675 m2.

Giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 19 trường hợp với tổng diện tích 2880 m2;

Giao đất cho 04 tổ chức với tổng diện tích là 32.806 m2.

- Tổng diện tích thu hồi đất trên địa bàn huyện Đức Trọng giai đoạn 2011-2015

để thực hiện 17 dự án là trên 100 ha, gồm: thu hồi bổ sung dự án thủy điện Đại Ninh,

dự án Tuyền Lâm – Quãng Hiệp, dự án hồ Nam Sơn, đường Nguyễn Thái Học, đường

điện nhánh rẽ đấu nối vào trạm 110kv huyện Lâm Hà…

Nhìn chung, công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển

mục đích sử dụng đất ngày càng chặt chẽ. Cụ thể trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Hội

đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 149/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015

của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc thông qua danh mục các dự án thu hồi

đất và các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng vào mục đích khác trong năm 2016. Sau đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt

KHSDĐ hàng năm cho huyện làm căn cứ pháp lý cho giao đất, cho thuê đất, thu hồi

đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.

6) Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất

- Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được triển

khai thực hiện công khai, nghiêm túc, minh bạch theo các quy định của các văn bản

pháp luật do nhà nước quy định. Cụ thể trước ngày 01/7/2014 được triển khai thực

hiện theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009; sau khi Luật đất đai 2013 có

hiệu lực thì triển khai thực hiện theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của

Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Thực hiện tốt công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn

giao đất cho chủ đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện. Giai đoạn 2011-2015

đã thu hồi hơn 100ha đất đối với hơn 400 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; phê duyệt hơn

100 phương án bồi thường, hỗ trợ với số tiền trên 150 tỷ đồng, trong đó có các dự án

trọng điểm như: thủy điện Đại Ninh, Khu công nghiệp Phú Hội, đường và cầu qua

sông Đa Nhim, Sân Golf Sacom – Tuyền Lâm, Thủy điện Đa Dâng 3…đến nay người

bị thu hồi đất đã chấp hành quyết định thu hồi đất, nhận tiền bồi thường và bàn giao

mặt bằng.

33

7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Lập và quản lý hồ sơ địa chính: Hồ sơ quản lý được lập theo từng nội dung cho

từng xã, thị trấn, tổ chức, cá nhân...Hồ sơ Địa chính đã được thiết lập đúng theo quy

định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay

ở Lâm Đồng còn nhiều bất cập, việc cập nhật biến động liên thông 3 cấp vẫn chưa đầy

đủ và không đồng bộ: (1) Hồ sơ giao đất, cho thuê đất của các tổ chức vẫn chưa được

cập nhật đầy đủ; (2) Việc cập nhật biến động ở cấp xã vẫn còn hạn chế, chỉ cập nhật

trên bản đồ địa chính dạng giấy và sổ địa chính, bản đồ địa chính ở dạng số vẫn chưa

được cập nhật. Việc kiểm tra công tác cập nhật biến động hồ sơ địa chính ở cấp xã

chưa được chú trọng triển khai nên chất lượng cập nhật biến động chưa cao. Trong

tương lai, cần triển khai xây dựng phần mềm cập nhật biến động có thể cập nhật qua

mạng internet, đồng thời tập huấn cán bộ địa chính trong công tác cập nhật biến động

hồ sơ địa chính để công tác cập nhật biến động có chất lượng cao và bản đồ địa chính

phù hợp với thời gian thực.

- Cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Được

quan tâm chỉ đạo thực hiện từ khá sớm. Gần đây nhất là triển khai thực hiện chỉ thị

05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo và

tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quan tâm đẩy mạnh, đã xét

cấp được hơn 1.400 ha (2011-2015), đến nay đã xét cấp được 95% diện tích đất cần

cấp giấy chứng nhận.

8) Thống kê, kiểm kê đất đai

- Ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện thống kê đất

đai được hàng năm và tổng kiểm kê đất đai sau 5 năm (đến nay đã qua 05 lần tổng

kiểm kê ở các năm: 1995, 2000, 2005, 2010, 2015. Kiểm kế đất đai năm 1995 và 2000

thực hiện theo phân loại đất đai cũ (theo Luật Đất đai 1993).

- Kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 thực hiện theo Luật đất đai 2003, kết quả

(cho cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã): cơ sở dữ liệu đất đai xây dựng trên phần mềm TK2005

và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005, 2010 được xây dựng trên phần mềm

MicroStation.

- Tổng kiểm kê đất đai năm 2015, thực hiện theo Luật Đất đai 2013, kết quả: cơ

sở dữ liệu đất đai xây dựng trên phần mềm trực tuyến thống nhất trong cả nước và bản

đồ hiện trạng sử dụng đất 2015 được xây dựng trên phần mềm MicroStation.

9) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

- Hàng năm Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đều ban hành và công bố bảng

giá đất, đáp ứng kịp thời trong việc thực hiện các khoản thu ngân sách liên quan đến

đất. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập:

+ Bảng giá đất hàng năm được UBND Tỉnh ban hành thấp hơn giá thị trường tại

thời điểm ban hành vì giá đất không được vượt quá khung giá đất do Chính phủ quy

định, dẫn đến khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

34

+ Hiệu quả của việc áp dụng khung giá đất còn hạn chế, bảng giá chủ yếu được

áp dụng để tính tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân, còn đối với tổ chức và

các mục đích khác đều phải xác định lại theo giá thị trường.

- Nhiệm vụ tài chính có liên quan đến đất: Thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất

hàng năm, lệ phí trước bạ. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân rất khó xác định chính xác

khi người mua và người bán liên kết với nhau để hạ giá chuyển nhượng.

10) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng

đất

- Việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

được thực hiện đồng bộ thông qua hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai được thành

lập ở cả 3 cấp chính quyền. Ngoài ra, Huyện còn tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát

thi hành pháp luật đất đai; chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Hội đồng nhân

dân; diễn đàn đối thoại,.. trong đó tập trung vào những nội dung, chuyên đề về đất đai

có liên quan đến cuộc sống người dân cũng như doanh nghiệp.

- Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí…trên

địa bàn đã thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ

của người sử dụng đất, đáp ứng và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người sử

dụng đất. Đồng thời đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định pháp luật

những trường hợp vi phạm. Từ đó góp phần hạn chế tối đa những tiêu cực, sai phạm

xảy ra, đưa pháp luật đất đai đi vào cuộc sống.

11) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy

định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Công tác thanh tra được quan tâm ngay từ khi có Luật đất đai 1993. Công tác

thanh tra tại cấp huyện đã giúp UBND huyện chỉ đạo, điều chỉnh lại các sai sót trong

công tác quản lý đất đai.

- Các hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng, khai thác tài nguyên khi triển

khai dự án như:

+ Tuy đã triển khai dự án nhưng việc lập các thủ tục pháp lý về đất đai, môi

trường, khoáng sản theo quy định pháp luật của các đơn vị là không đầy đủ.

+ Trong quá trình triển khai có nhiều hành vi vi phạm như: Sử dụng đất không

đúng mục đích; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác khi chưa được

phép của các cơ quan nhà nước; giao khoán; chậm thực hiện đầu tư so với tiến độ ghi

trong dự án đầu tư được duyệt; không thực hiện đầy đủ các nội dung ghi trong bản

cam kết bảo vệ môi trường; không chấp hành các quy định trong hoạt động khai thác

khoáng sản, khai thác nước ngầm; có nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác….

- Đến nay tình trạng nêu trên đã được ngăn chặn và hạn chế rất nhiều, đã cơ bản

khắc phục được tình trạng giao đất trái thẩm quyền và tình trạng du canh du cư, phá

rừng làm rẫy ở các địa phương. Tuy nhiên, với lực lượng thanh tra tài nguyên và môi

trường còn mỏng mà địa bàn lại rộng lớn, công tác quản lý sử dụng đất đai còn rất

phức tạp và nhạy cảm nên kết quả thanh tra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy

định và đòi hỏi của thực tiễn.

12) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

35

- Từ khi Luật Đất đai 2013, các bản dưới luật ra đời và có hiệu lực, Phòng Tài

nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các buổi phổ

biến, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ công, viên chức trên địa

bàn của huyện hiểu và thực hiện theo các quy định của Luật đất đai. Các hình thức phổ

biến, tuyên truyền khá đa dạng về hình thức tổ chức và nội dung phổ biến, tuyên tuyền

theo chủ đề nên làm cho người nghe dễ hiểu.

13) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong

quản lý và sử dụng đất đai

- Nội dung tiếp công dân chủ yếu hướng dẫn, giải thích cho công dân hiểu biết

về lĩnh vực đất đai cụ thể như: bồi thường, hỗ trợ về đất đai khi nhà nước thu hồi đất,

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, tiếp thu một số

phản ánh, kiến nghị về lĩnh vực môi trường và khai thác tài nguyên khoáng sản.

Nhìn chung tình hình tranh chấp, khiếu nại về lĩnh vực đất đai được xử lý kịp

thời đúng qui định về thời gian và qui định của pháp luật nên ít để xảy ra các trường

hợp khiếu kiện đông người và kéo dài, gây mất lòng tin của người dân đối với các cơ

quan công quyền.

14) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

- Hoạt động dịch vụ công về đất đai được triển khai thực hiện thông qua Văn

phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và chi nhánh VPĐKQSDĐ ở huyện; Trung tâm

Phát triển quỹ đất huyện; Sàn Giao dịch bất động sản; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên

Môi trường; tư vấn về giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ về đo vẽ

sơ đồ nhà đất, đo đạc bản đồ địa chính….

- Hoạt động dịch vụ công về đất đai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, không những

góp phần chia sẽ gánh nặng quá tải của các cơ quan hành chính mà còn giảm đáng kể

thời gian giải quyết các thủ tục cho người dân.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai nhằm đánh giá hiện trạng

sử dụng đất và những nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động các loại đất trong quá

khứ đến thời điểm năm 2015, rút ra những bài học kinh nghiệm cho sử dụng đất trong

tương lai.

2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.

Hiện trạng sử dụng đất là tấm gương phản chiếu hoạt động của con người lên

tài nguyên đất đai. Vì vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm rút ra những ưu

khuyết điểm của quá trình sử dụng đất, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng

đất trong tương lai.

Trong nội dung này chi đánh giá hiện trạng các chi tiêu sử dụng đất phục vụ

cho quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (theo hướng dẫn tại thông tư số 29/2014/TT-

BTNMT của bộ TN&MT). Số liệu hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2015.

a. Nhóm đất nông nghiệp

36

Diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2015: 79.680,73ha, chiếm đến 88,18%

tổng diện tích tự nhiên, phần lớn các xã có tỷ lệ đất nông nghiệp trên 70% DTTN.

Bình quân mỗi lao động nông nghiệp khoảng 1,07 ha đất nông nghiệp, cao hơn so với

trung bình toàn tỉnh (0,6ha) thể hiện thế mạnh về phát triển nông nghiệp của Huyện.

- Đất trồng lúa: Có diện tích khoảng 4.043,8ha, chỉ chiếm 5,08% diện tích đất

nông nghiệp, trong đó đất chuyên trồng lúa nước 935,42ha. Đất trồng lúa phân bố

nhiều ở 05 xã: Tà Năng, Phú Hội, Liên Nghĩa, N’Thol Hạ, Đa Quyn; Có quy mô

không đáng kể ở các xã Hiệp Thạnh, Bình Thạnh, Tân Hội, Tân Thành, Ninh Gia.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Quy mô khoảng 10.431,73ha, chiếm 13,09%

diện tích nhóm đất nông nghiệp. Tập trung nhiều nhất là ở Hiệp An 1.941,13ha, Phú

Hội 1.581,31ha, Liên Nghĩa 1.381,43ha, Đa Quyn 1.055,69ha.

- Đất trồng cây lâu năm: Có quy mô khá lớn, khoảng 34.292,25ha, chiếm đến

43,04% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất cà phê: 17.000-18.000ha, đất chè:

60ha, đất tiêu: 105ha, dâu: 1.050ha…, cây ăn quả: 800-850ha, còn lại là đất cây lâu

năm khác.

Bảng 8: Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015

Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị tính: ha Số Diện Nhóm đất NN Trong đó:

thứ Hạng mục tích D. tích Tỷ lệ Đất trồng lúa Đất cây Đất cây Rừng Rừng Đất

tự tự nhiên (ha) (%) Tổng số Chuyên

lúa nước hàng năm lâu năm phòng hộ sản xuất NTTS

* H.Đức Trọng 90.362,10 79.680,73 88,18 4.043,80 935,42 10.431,73 34.292,25 13.775,89 16.767,10 350,10

1 TT.Liên Nghĩa 3.788,82 2.654,95 70,07 523,33 112,30 1.381,43 143,30 569,46 20,25

2 Xã Hiệp An 6.042,61 5.655,41 93,59 127,02 1.941,13 243,04 1.218,60 2.116,74 8,87

3 Xã Liên Hiệp 3.534,52 2.988,32 84,55 197,39 12,44 402,20 1.906,23 433,90 44,31 4,28

4 Xã Hiệp Thạnh 3.114,91 2.668,10 85,66 41,62 894,02 606,27 270,06 847,39 8,74

5 Xã Bình Thạnh 1.637,35 1.447,30 88,39 82,42 70,61 128,12 1.078,69 11,15 127,83 16,40

6 Xã N'Thol Hạ 3.449,15 2.889,69 83,78 520,65 702,87 1.268,67 393,40 4,11

7 Xã Tân Hội 2.321,54 1.952,38 84,10 83,24 0,98 318,89 1.512,71 21,78 15,75

8 Xã Tân Thành 2.223,53 1.887,80 84,90 86,15 221,82 1.327,12 218,54 34,19

9 Xã Phú Hội 10.745,46 9.196,12 85,58 567,31 9,23 1.581,31 4.678,63 303,52 2.042,40 22,95

10 Xã Ninh Gia 14.448,01 12.185,28 84,34 64,97 685,20 8.150,41 1.493,77 1.716,28 74,65

11 Xã Tà Năng 8.778,85 8.259,89 94,09 756,91 233,87 374,48 3.839,20 86,07 3.180,67 22,56

12 Xã Đa Quyn 17.026,61 16.342,57 95,98 431,79 98,32 1.055,69 2.388,23 7.672,59 4.774,31 19,96

13 Xã Tà Hine 4.321,13 3.333,55 77,15 233,54 196,99 391,93 1.992,63 101,10 609,37 4,98

14 Xã Đà Loan 5.623,16 5.218,53 92,80 208,35 199,35 238,79 3.328,82 1.342,36 11,72 88,50

15 Xã Ninh Loan 3.306,46 3.000,84 90,76 119,10 1,34 113,86 1.828,31 842,76 92,90 3,90

Nguồn: - Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015

(*) Tỷ lệ đất NN so với DTTN.

- Đất lâm nghiệp: theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, toàn huyện có

30.542,99ha, chiếm 33,8% diện tích tự nhiên. Bao gồm: Đất rừng phòng hộ

13.775,89ha, chiếm 45,1%; đất rừng sản xuất 16.767,1ha, chiếm 54,9% đất lâm

nghiệp.

37

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có quy mô không lớn và phân bố rải rác ở khắp các

xã, theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 toàn huyện chỉ có 350ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ

trong tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, Đức Trọng có lợi thế hơn so với các địa

phương khác là nuôi thủy sản nước lạnh cho hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn cung thực

phẩm chất lượng cao để thay thế hàng thủy sản nhập khẩu.

b. Nhóm đất phi nông nghiệp

- Căn cứ trên kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 đất phi nông nghiệp toàn huyện

có khoảng 9.536,23ha, chỉ chiếm 10,55% DTTN. Trong đó, những địa bàn có tốc độ

đô thị hóa cao thì tỷ lệ đất phi nông nghiệp cao và ngược lại. Cụ thể: TT.Liên Nghĩa có

tỷ lệ đất phi nông nghiệp trên DTTN cao nhất toàn huyện chiếm 27,66%, kế đến là

Liên Hiệp 15,2%, Tân Hội 15,12%, Ninh Gia 14,36%.... Cụ thể từng chỉ tiêu như sau:

+ Đất quốc phòng: Có diện tích 1.083,13ha, chiếm 11,36% đất phi nông nghiệp.

Phân bố tập trung ở Ninh Gia, N’Thol Hạ, Liên Hiệp, Phú Hội và thị trấn Liên Nghĩa.

+ Đất an ninh: Có diện tích 66,82ha, chiếm 0,7% đất phi nông nghiệp. Phân bố

nhiều ở thị trấn Liên Nghĩa (chiếm đến 99,04% đất an ninh toàn huyện), kế đến là Đa

Quyn, N’Thol Hạ, Hiệp Thạnh, Hiệp An.

+ Đất khu công nghiệp: Theo số liệu kiểm kê đất đai thì đất khu công nghiệp có

diện tích là 79,78ha (KCN Phú Hội ở xã Phú Hội), tỷ lệ lấp đầy trong phần diện tích đã

giải tỏa bồi thường cơ bản đã đạt 100% và đã cấp phép cho 25 doanh nghiệp (có 09

doanh nghiệp FDI) đi vào hoạt động.

+ Đất thương mại, dịch vụ: Toàn huyện có diện tích là 12,19ha, chiếm 0,13%

đất phi nông nghiệp. Phân bố nhiều ở N’Thol Hạ, Tân Hội và thị trấn Liên Nghĩa, các

xã còn lại có diện tích đất thương mại, dịch vụ nhỏ.

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Toàn huyện có diện tích là 202,94ha,

chiếm 2,13% đất phi nông nghiệp. Phân bố nhiều ở Thị trấn Liên Nghĩa, Hiệp Thạnh,

Hiệp An (chiếm đến 62,65% toàn huyện), các xã còn lại có diện tích đất cơ sở sản xuất

phi nông nghiệp nhỏ.

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Có diện tích 34,17ha, chiếm 0,36%

đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở xã Đa Quyn với diện tích khoảng 28,15ha,

chiếm đến 82,38% toàn huyện.

+ Đất phát triển hạ tầng: Có diện tích 4.267,28ha, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu

đất phi nông nghiệp, lên đến 44,75%. Trong đó bao gồm: đất công trình năng lượng

2.080,61ha, đất giao thông 1.838,03ha, đất thủy lợi 186,93ha, đất cơ sở giáo dục – đào

tạo 98,35ha, đất cơ sở thể dục - thể thao 36,87ha, đất cơ sở y tế 6,71ha, đất cơ sở văn

hóa 10,18ha, đất chợ 7,03ha, đất công trình bưu chính viễn thông 2,13ha và đất cơ sở

dịch vụ về xã hội 0,46ha.

+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa: Có diện tích 7,55ha, trong đó: tập trung ở

Hiệp An 7,35ha và Phú Hội 0,19ha.

+ Đất danh lam thắng cảnh: Có diện tích 5,59ha, toàn bộ nằm trên địa bàn xã

Tân Thành.

38

+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: Có diện tích 4,04ha, chiếm 0,04% đất phi nông

nghiệp, nằm trên địa bàn Thị trấn Liên Nghĩa và xã Phú Hội.

+ Đất ở tại nông thôn: Có diện tích 1.299,95ha, chiếm 13,63% đất phi nông

nghiệp, bao gồm diện tích đất ở trên địa bàn các xã.

+ Đất ở tại đô thị: Có diện tích 338,08ha, chiếm 3,55% đất phi nông nghiệp, là

diện tích đất ở trên địa bàn thị trấn Liên Nghĩa.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Có diện tích 28,44ha, chiếm 0,3% đất phi nông

nghiệp.

+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: Có diện tích 29,11ha, chiếm

0,31% đất phi nông nghiệp.

+ Đất cơ sở tôn giáo: Có diện tích 87,35ha, chiếm 0,92% đất phi nông nghiệp.

+ Đất cơ sở tín ngưỡng: Có diện tích 7,56ha, chiếm 0,08% đất phi nông nghiệp.

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Có diện tích

211,12ha, chiếm 2,21% đất phi nông nghiệp.

Cụ thể một số chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp phân bố trên địa bàn từng

xã, thị trấn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9: Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính: Ha

Số Diện Nhóm đất PNN Trong đó:

thứ Hạng mục tích D. tích Tỷ lệ (*) Quốc An Khu T.mại Cơ sở P. triển Đất ở Đất ở

tự tự nhiên (ha) (%) phòng ninh C.Nghiệp Dịch vụ SX PNN hạ tầng n.thôn đô thị

* H. Đức Trọng 90.362,10 9.536,23 10,55 1.083,13 66,82 79,78 12,19 202,94 4.267,28 1.299,95 338,08

Tỷ lệ so với đất PNN (%) 11,36 0,70 0,84 0,13 2,13 44,75 13,63 3,55

1 TT.Liên Nghĩa 3.788,82 1.047,84 27,66 15,11 66,18 2,70 42,24 419,58 338,08

2 Xã Hiệp An 6.042,61 367,52 6,08 0,10 0,10 37,87 115,25 107,58

3 Xã Liên Hiệp 3.534,52 537,12 15,20 95,07 0,38 2,76 260,52 134,99

4 Xã Hiệp Thạnh 3.114,91 435,65 13,99 0,06 0,34 47,04 124,35 152,42

5 Xã Bình Thạnh 1.637,35 185,53 11,33 0,02 0,60 50,94 69,14

6 Xã N'Thol Hạ 3.449,15 501,22 14,53 219,81 0,34 3,52 14,92 80,29 52,48

7 Xã Tân Hội 2.321,54 350,97 15,12 2,24 0,53 98,46 181,75

8 Xã Tân Thành 2.223,53 280,12 12,60 10,23 103,01 51,60

9 Xã Phú Hội 10.745,46 1.457,66 13,57 42,93 79,78 1,86 6,93 869,20 170,24

10 Xã Ninh Gia 14.448,01 2.074,09 14,36 710,21 0,35 4,34 886,83 120,70

11 Xã Tà Năng 8.778,85 393,67 4,48 116,20 71,97

12 Xã Đa Quyn 17.026,61 365,13 2,14 0,13 0,11 3,00 109,96 42,82

13 Xã Tà Hine 4.321,13 886,28 20,51 2,14 754,73 14,34

14 Xã Đà Loan 5.623,16 362,80 6,45 0,57 29,23 149,39 79,10

15 Xã Ninh Loan 3.306,46 290,66 8,79 1,10 128,57 50,84

Nguồn: - Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015.

(*) tỷ lệ so với DTTN.

Trong đất phát triển hạ tầng bao gồm 11 loại đất khác nhau, trong đó đất năng

lượng chiếm diện tích lớn nhất, kế đến là đất giao thông, thủy lợi, các loại đất còn lại

39

chiếm diện tích nhỏ như đất giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa. Riêng đất cơ sở nghiên

cứu khoa học hiện trạng 2015 chưa có trên địa bàn huyện Đức Trọng.

Bảng 10: Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất phát triển hạ tầng năm 2015

Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính: Ha

Số Đất Trong đó:

thứ Hạng mục phát triển Giao Thủy Năng B. chính Văn Y G. dục T. dục N. cứu D. vụ Đất

tự hạ tầng thông lợi lượng V. thông hóa tế Đ. tạo T. thao K. học xã hội chợ

* H. Đức Trọng 4.267,28 1.838,03 186,93 2.080,61 2,13 10,18 6,71 98,35 36,87 0,46 7,03

Tỷ lệ so đất hạ tầng (%) 100,00 43,07 4,38 48,76 0,05 0,24 0,16 2,30 0,86 0,01 0,16

1 Thị trấn Liên Nghĩa 419,58 365,68 3,61 0,17 0,53 0,67 2,24 28,43 15,80 2,45

2 Xã Hiệp An 115,25 106,46 4,56 0,06 0,09 0,20 0,15 3,72

3 Xã Liên Hiệp 260,52 226,42 26,64 0,00 0,02 1,96 0,14 4,69 0,47 0,17

4 Xã Hiệp Thạnh 124,35 99,02 15,49 0,28 0,12 0,54 0,14 7,15 1,32 0,28

5 Xã Bình Thạnh 50,94 43,64 3,62 0,07 0,22 0,12 2,74 0,46 0,07

6 Xã N'Thol Hạ 80,29 69,44 0,07 0,19 0,25 0,85 6,54 2,95

7 Xã Tân Hội 98,46 65,29 11,22 13,40 0,07 1,01 0,33 5,46 0,95 0,74

8 Xã Tân Thành 103,01 47,90 14,35 37,68 0,04 0,07 2,55 0,41

9 Xã Phú Hội 869,20 177,94 24,14 650,43 0,50 3,40 0,27 10,82 1,60 0,11

10 Xã Ninh Gia 886,83 166,48 1,09 709,44 0,05 0,05 0,23 6,28 2,57 0,64

11 Xã Tà Năng 116,20 106,25 2,18 0,22 0,24 0,75 3,95 1,17 1,44

12 Xã Đa Quyn 109,96 81,39 24,66 0,03 0,27 0,22 2,20 1,19

13 Xã Tà Hine 754,73 74,02 10,46 665,61 0,06 0,19 0,28 3,85 0,26

14 Xã Đà Loan 149,39 110,77 22,75 0,01 0,11 0,66 0,90 5,85 7,95 0,39

15 Xã Ninh Loan 128,57 97,32 22,07 3,53 0,03 0,51 0,05 4,11 0,48 0,47

Nguồn: Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 - Sở TN&MT Lâm Đồng.

c. Đất chƣa sử dụng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, toàn huyện còn 1.145,14ha đất chưa sử

dụng, giảm 2.769,86ha so với năm 2010. Hầu hết đất chưa sử dụng ở Đức Trọng phân bố

trong lâm phần, nhiều nhất là ở xã Đa Quyn khoảng 318,91ha, kế đến là Ninh Gia

188,65ha, Tà Năng 125,29ha, Tà Hine 101,3ha và rải rác ở các xã, thị trấn còn lại. Do

phân bố sâu trong lâm phần nên đất chưa sử dụng chỉ có khả năng khai thác để trồng rừng.

d. Đất đô thị

Diện tích đất đô thị bao gồm toàn bộ diện tích hành chính thị trấn Liên Nghĩa

3.788,82ha chiếm 4,19% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đất đô thị thì đất

phi nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lê thấp (27,66%) và đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao

(70,07%) nên tiềm năng mở rộng trung tâm đô thị còn rất lớn.

2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất:

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê

duyệt tại Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 đã phân tích, đánh giá biến

động các loại đất từ giai đoạn 2000-2010, do đó trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020 chỉ tập trung đánh giá các biến động các chỉ tiêu sử dụng đất trong

40

thời kỳ 2010-2015 làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch trong thời kỳ 2016-2020. Cụ thể

như sau:

Tổng diện tích tự nhiên: Từ năm 2010 đến nay ranh giới hành chánh của Huyện

không thay đổi. Tuy nhiên, quá trình đo đạc lại bản đồ địa chính chính quy ở các xã

cho thông số chính xác hơn đã làm cho diện tích tự nhiên của huyện năm 2015 là

90.362ha, tăng 182ha so với năm 2010.

Bảng 11: Biến động đất đai giai đoạn 2011-2015

huyện Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính: ha

Số Chỉ tiêu Mã Năm Năm Tăng,

TT 2010 2015 giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4)

Tổng diện tích tự nhiên 90.180 90.362 182

1 Đất nông nghiệp NNP 77.123 79.681 2.558

1.1 Đất trồng lúa LUA 4235 4.044 -191

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 585 935 350

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 12.879 10.432 -2.447

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 18.932 34.292 15.360

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 17.555 13.776 -3.779

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 22.929 16.767 -6.162

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 212 350 138

1.7 Đất nông nghiệp khác NNK 381 20 -361

2 Đất phi nông nghiệp PNN 9.143 9.536 393

2.1 Đất quốc phòng CQP 1.461 1.083 -378

2.2 Đất an ninh CAN 85 67 -18

2.3 Đất khu công nghiệp SKN 45 80 35

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 118 203 85

2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 10 34 24

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2948 4.267 1.319

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 276 8 -268

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 11 4 -7

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 817 1.300 483

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 265 338 73

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 31 28 -3

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 39 87 48

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 192 211 19

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 93 153 60

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 8 8

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5 8 3

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1511 1.086 -425

2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1234 520 -714

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1 -1

3 Đất chƣa sử dụng CSD 3.915 1.145 -2.770 Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai qua các kỳ 05 năm - Sở TN&MT Lâm Đồng

41

a. Biến động sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích nhóm đất nông nghiệp tăng 2.558ha so với năm 2010, nhờ khai thác

từ đất chưa sử dụng; đồng thời cũng chuyển sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu

cầu xây dựng các công trình. Cụ thể từng loại đất như sau:

- Đất trồng lúa: Trong giai đoạn 05 năm từ 2010-2015, đất trồng lúa giảm

khoảng 191ha, do chuyển sang xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là các công trình

thủy lợi.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Giảm từ 12.879ha năm 2010 xuống còn

10.432ha năm 2015, giảm 2.447ha. Nguyên nhân là do chuyển sang các mục đích phi

nông nghiệp và chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích tăng nhanh từ 18.932ha năm 2010 lên

34.292ha năm 2015, tăng 15.360ha. Đất cây lâu năm tăng nhanh là do đất cây hàng

năm khác chuyển sang và do kiểm kê đất đai năm 2015 đã thống kê phần diện tích Cà

phê trồng trên đất lâm phần sang đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất rừng phòng hộ: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 thì đất rừng phòng

hộ ở Đức Trọng giảm 3.779ha so với năm 2010. Nguyên nhân là do bị lấn chiếm trồng

cây lâu năm trong các thời kỳ trước nhưng đến kỳ kiểm kê đất đai năm 2015 thì thống

kê theo hiện trạng sử dụng nên đã thống kê phần diện tích cây lâu năm trong lâm phần

thành đất sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, một số diện tích rừng phòng hộ cũng

phải chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình trong kế hoạch sử

dụng đất hàng năm đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua.

- Đất rừng sản xuất: Giai đoạn 2010-2015 đất rừng sản xuất giảm đến 6.162ha,

do kiểm kê đất đai năm 2015 đã chuyển phần diện tích đất cây lâu năm trong rừng sản

xuất sang thống kê vào đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Giai đoạn 2010-2015, tăng 138ha, do thống kê lại

diện tích đất nuôi trồng thủy sản ở các địa phương.

- Đất nông nghiệp khác: năm 2015 giảm 361ha so với năm 2010 do kiểm kê đất

đai năm 2015 xác định lại chính xác diện tích thực tế các trang trại chăn nuôi.

b. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp

Trong 05 năm (2010-2015), diện tích đất phi nông nghiệp tăng 393ha. Tuy

nhiên do thay đổi tiêu chí trong các kỳ kiểm kê đất đai dẫn tới nhiều chỉ tiêu sử dụng

đất phi nông nghiệp biến động không theo quy luật. Cụ thể tình hình biến động từng

chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

- Đất quốc phòng: Giảm từ 1.461ha năm 2010 xuống còn 1.083ha năm 2015,

do chuyển phần đất nông nghiệp do các đơn vị quốc phòng quản lý sang thống kê vào

đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất an ninh: Giảm từ 85ha năm 2010 xuống còn 67ha năm 2015, do chuyển

phần đất nông nghiệp do các đơn vị công an quản lý sang thống kê vào đất sản xuất

nông nghiệp.

- Đất khu công nghiệp: Tăng từ 45ha năm 2010 lên 80ha năm 2015, tập trung ở

khu công nghiệp Phú Hội.

42

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: tăng từ 118ha năm 2010 lên 203ha năm

2015, tăng 85ha, do các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Tăng từ 10ha năm 2010 lên 34ha năm

2015, tăng 24ha do phát triển thêm các cơ sở khai thác khoáng sản.

- Đất phát triển hạ tầng: Tăng từ 2.948ha năm 2010 lên 4.267ha năm 2015,

tăng 1.319ha, bình quân mỗi năm đất phát triển hạ tầng tăng trên 264ha. Tuy nhiên, do

hạn chế nguồn vốn đầu tư nên nhìn chung cơ sở hạ tầng ở huyện vẫn còn thiếu, yếu,

nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: giảm từ 276ha năm 2010 xuống còn 8ha năm

2015 do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2015 chỉ xác định phần diện tích xây dựng

công trình di tích lịch sử - văn hóa.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: giảm từ 11ha năm 2010 xuống còn 7ha năm

2015.

- Đất ở tại nông thôn: Tăng từ 817ha năm 2010 lên 1.300ha năm 2015, tăng

483ha, bình quân mỗi năm tăng trên 96ha.

- Đất ở tại đô thị: Tăng từ 265ha năm 2010 lên 338ha năm 2015, tăng 73ha,

bình quân mỗi năm tăng trên 14ha.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Giảm từ 31ha năm 2010 xuống còn 28ha năm

2015.

- Đất cơ sở tôn giáo: Tăng từ 39ha năm 2010 lên 87ha năm 2015, tăng 48ha.

- Đất cơ sở tín ngưỡng: Tăng từ 5ha năm 2010 lên 8ha năm 2015, tăng 3ha.

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: tăng từ 192ha năm

2010 lên 211ha năm 2015 tăng 19ha.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng làm đồ gốm: tăng từ 93ha năm 2010 lên 153ha

vào năm 2015, tăng 60ha.

- Đất sông suối, đất mặt nước chuyên dùng: giảm trong giai đoạn 2010-2015

không phải do thay đổi ranh giới mà là do phương pháp kiểm kê năm 2010 tính chưa

đúng so với thực tế, số liệu tổng hợp giữa bản đồ và biểu tổng hợp chưa thống nhất.

c. Biến động đất chƣa sử dụng

Trong 05 năm (2010-2015) đã khai thác 2.770ha đất chưa sử dụng (bình quân

mỗi năm khai thác trên 554ha) để đưa vào sử dụng cho các mục đích lâm nghiệp. Đến

năm 2015, đất chưa sử dụng toàn huyện còn 1.145ha, chỉ chiếm 1,27% DTTN.

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc

Quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất

năm 2015 được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại Quyết định số

2455/QĐ-UBND ngày 11/11/2014. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2015 như sau:

43

Bảng 12: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2015

huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính: ha

Số Thực Năm 2015 Kết quả

TT Chỉ tiêu hiện Kế Thực thực hiện

2010 hoạch hiện (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)/(4)*100%

Tổng diện tích tự nhiên 90.180 90.180 90.362 100,20

1 Đất nông nghiệp 77.123 78.145 79.681 101,97

1.1 Đất trồng lúa 4.235 4.217 4.044 95,89

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 585 585 935 159,90

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 12.879 16.093 10.432 64,82

1.3 Đất trồng cây lâu năm 18.932 15.828 34.292 216,66

1.4 Đất rừng phòng hộ 17.555 18.816 13.776 73,21

1.5 Đất rừng sản xuất 22.929 22.965 16.767 73,01

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 212 216 350 162,08

1.7 Đất nông nghiệp khác 381 10 20 198,60

2 Đất phi nông nghiệp 9.143 9.697 9.536 98,34

2.1 Đất quốc phòng 1.461 1.678 1.083 64,55

2.2 Đất an ninh 85 95 67 70,34

2.3 Đất khu công nghiệp 45 186 80 42,89

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 118 122 203 166,34

2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản 10 10 34 341,70

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã 2.948 3.030 4.267 140,83

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 276 276 8 2,74

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 11 15 4 26,93

2.13 Đất ở tại nông thôn 817 850 1.300 152,94

2.14 Đất ở tại đô thị 265 273 338 123,84

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 31 34 28 83,62

2.18 Đất cơ sở tôn giáo 39 47 87 185,85

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng 192 239 211 88,33

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ

gốm 93 91 153 167,79

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng 0 2 8 388,50

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng 5 5 8 151,20

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.511 1.507 1.086 72,09

2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 1.234 1.235 520 42,13

2.26 Đất phi nông nghiệp khác 1 1 0 0,00

3 Đất chƣa sử dụng 3.915 2.337 1.145 49,00

Nguồn: - Số liệu thực hiện năm 2010, kế hoạch năm 2015 được tổng hợp theo QĐ số 2455/QĐ-UBND

(11/11/2014)

- Số liệu thực hiện năm 2015 được tổng hợp từ số liệu kiểm kê đất đai năm 2015.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đức Trọng kỳ kiểm kê năm 2015 là 90.362,1

ha, so với kỳ kiểm kê năm 2010 tăng 182,34ha. Nguyên nhân tổng diện tích tự nhiên

của huyện tăng là do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2014 khác so với năm 2010,

44

theo đó đối với kỳ kiểm kê này được điều chỉnh phần ranh giới là đường giao thông,

suối lấy lại theo tim đường, tim suối xử lý tiếp biên ranh giới hành chính 364 cho tất

cả các xã, trước khi triển khai thực hiện điều tra, khoanh vẽ và lồng ghép bản đồ.

1.1. Đất nông nghiệp

- Về định hướng: Cơ bản sản xuất nông nghiệp đúng theo phân vùng của quy

hoạch đã định hướng: đã hình thành các vùng chuyên canh theo hướng tạo ra sản phẩm

hàng hoá có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hệ thống

canh tác trên đất dốc dần dần chuyển sang canh tác bền vững theo phương thức nông

lâm kết hợp. Trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông

nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đã thu hút

được các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao từ nước ngoài, tạo thuận lợi cho

các năm tiếp theo tiếp tục thu hút đầu tư và hình thành các khu nông nghiệp sản xuất

công nghệ cao.

- Về tồn tại: Theo quy hoạch phân định ranh giới đất nông lâm, một số diện tích

đất sản xuất nông nghiệp trên độ dốc cao, nằm sâu trong lâm phần, dự kiến sẽ từng

bước trồng xen cây lâm nghiệp để chuyển sang đất lâm nghiệp nhưng kết quả thực

hiện còn rất chậm, dẫn tới kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp (đất

rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) đạt được rất thấp.

Cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch đến năm 2015 các chỉ tiêu sử dụng đất

nông nghiệp như sau:

- Đất trồng lúa: Theo kế hoạch được duyệt, diện tích đất trồng lúa năm 2015 là

4.217ha, đất chuyên trồng lúa nước là 585ha; kết quả thực hiện đất trồng lúa đạt

4.044ha, cơ bản đạt kế hoạch, trong đó đất chuyên trồng lúa nước đạt 935ha, cao hơn

350ha kế hoạch. Nguyên nhân do các công trình thuỷ lợi được xây dựng đáp ứng được

nhu cầu tăng vụ nên đất chuyên trồng lúa nước đạt cao hơn so với kế hoạch được duyệt.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Hiện trạng năm 2015 là 10.432ha, kế hoạch sử

dụng đất được duyệt năm 2015 là 16.093ha, thực hiện thấp hơn 5.661ha so với kế

hoạch, đạt 64,82%. Nguyên nhân theo số liệu kiểm kê năm 2015 xác định lại thực tế

những diện tích người dân trồng cây hàng năm khác trên diện tích lâm nghiệp.

- Đất trồng cây lâu năm: Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, đất

cây lâu năm phải giảm 3.104ha (từ 18.932ha năm 2010 xuống còn 15.828ha năm

2015) để chuyển sang các mục đích như xây dựng cơ sở hạ tầng, đất ở và trả về đất

rừng,.... Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2015 đất cây lâu năm lại tăng đến 15.360ha,

trong đó tăng chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè,...). Nguyên

nhân là do tiến độ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng triển khai chậm hơn so với kế

hoạch nên tiến trình chuyển đất cây lâu năm sang phi nông nghiệp chậm hơn so với kế

hoạch. Mặt khác, do trong giai đoạn này những khu vực đất cây lâu năm lấn chiếm

trong đất lâm phần vẫn chưa được thu hồi để trồng lại cây rừng; bên cạnh đó, do kiểm

kê đất đai năm 2015 đã thống kê cả phần đất cây công nghiệp lâu năm trồng trên đất

lâm nghiệp (về mặt pháp lý diện tích này là đất lâm nghiệp) vào đất cây lâu năm nên

làm cho chỉ tiêu đất cây lâu năm tăng cao so với kế hoạch được duyệt.

- Đất lâm nghiệp: Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) đã xác định đất lâm

nghiệp tăng 1.297ha nhưng kết quả thực hiện lại giảm đến 9.941ha. Nguyên nhân không

45

phải do lấn chiếm đất rừng trong thời kỳ 2011-2015 mà quá trình sản xuất nông nghiệp

trong đất lâm nghiệp đã diễn ra từ các thời kỳ trước đây; đến khi xây dựng quy hoạch lại

03 loại rừng những diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong lâm phần phải từng bước

chuyển trả về cho đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong thời kỳ 2011-2015 việc thu hồi lại

diện tích đất sản xuất nông nghiệp lấn chiếm trái phép trong lâm phần để phủ xanh lại

rừng chưa đạt yêu cầu; đồng thời kiểm kê đất đai năm 2015 đã kiểm kê theo hiện trạng

sử dụng đất nên những phần diện tích Cà phê, Điều được trồng trên đất lâm nghiệp cũng

được thống kê vào đất cây lâu năm nên làm cho chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp thấp

hơn nhiều so với kế hoạch được duyệt. Cụ thể từng loại đất rừng như sau:

+ Đất rừng phòng hộ: Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2015 là 18.816ha, kết quả

thực hiện là 13.776ha, thấp hơn 5.040ha và chỉ đạt 73,21% kế hoạch.

+ Đất rừng sản xuất: Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2015 là 22.965ha, kết quả

thực hiện là 16.767ha, thấp hơn 6.198ha và chỉ đạt 73,01% kế hoạch.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Hiện trạng năm 2015 là 350ha, kế hoạch sử dụng đất

được duyệt năm 2015 là 216ha, thực hiện cao hơn 134ha so với kế hoạch, đạt 162,08%.

- Đất nông nghiệp khác: Hiện trạng năm 2015 là 20ha, kế hoạch sử dụng đất

được duyệt năm 2015 là 10ha, thực hiện cao hơn 10ha so với kế hoạch, đạt 198,6%.

1.2. Đất phi nông nghiệp

Kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011-2015, đất phi nông nghiệp tăng

393ha, đạt 98,34% so với kế hoạch. Cụ thể tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất

trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất quốc phòng: Đất quốc phòng được duyệt theo Quyết định 2455/QĐ-

UBND đến năm 2015 là 1.678ha, kết quả thực hiện chỉ có 1.083ha, thấp hơn cả chỉ

tiêu thực hiện năm 2010 (1.461ha), chỉ đạt 64,55% kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân

do đất quốc phòng quản lý nhưng hiện tại vẫn sản xuất nông lâm nghiệp,…chưa

chuyển sang phục vụ cho mục đích quốc phòng nên kiểm kê đất đai 2015 vẫn tính vào

đất nông nghiệp. Ngoài ra, các công trình quy hoạch khu căn cứ hậu cần, kỹ thuật;

trường bắn cũng chưa được các đơn vị quốc phòng thực hiện nên phải chuyển tiếp

sang thời kỳ 2016-2020.

- Đất an ninh: Đất an ninh được duyệt theo Quyết định 2455/QĐ-UBND đến

năm 2015 là 653ha, kết quả thực hiện chỉ có 528ha, tăng thêm 01ha so với năm 2010,

chỉ đạt 80,7% kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân do các công trình quy hoạch đất an

ninh cấp tỉnh, cấp huyện cũng chưa được bên các đơn vị an ninh thực hiện nên phải

chuyển tiếp sang thời kỳ 2016-2020.

- Đất khu công nghiệp: Kế hoạch được duyệt đến năm 2015 là 186ha, kết quả

thực hiện là 80ha, chỉ đạt 42,89% kế hoạch. Nguyên nhân là do Khu công nghiệp đô

thị Tân Phú không thu hút được đầu tư nên phải xin Thủ tướng Chính phủ cho chuyển

đổi công năng thành Khu công nghiệp nông nghiệp và tiếp tục thu hút đầu tư nông

nghiệp công nghệ cao trong thời kỳ 2016-2020.

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt đến năm

2015 là 122ha, kết quả thực hiện đạt 203ha, tăng 85ha so với năm 2010, đạt đến

166,34% kế hoạch được duyệt.

46

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt đến

năm 2015 là 10ha, kết quả thực hiện đạt 34ha, tăng 24ha so với năm 2010.

- Đất phát triển hạ tầng: Trong giai đoạn 2011-2015, đất phát triển hạ tầng tăng

1.319ha đạt 140,83% kế hoạch.

- Đất di tích lịch sử - văn hóa: Thực hiện thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch đến 268ha.

Nguyên nhân là do kiểm kê năm 2015 chỉ thống kê phần diện tích khuôn viên xây

dựng các di tích được công nhận; còn phần diện tích sản xuất nông lâm nghiệp nằm

trong khu vực 1, khu vực 2 của di tích thì thống kê vào đất nông nghiệp, dẫn tới đất di

tích thực hiện rất thấp và thấp hơn cả hiện trạng năm 2010.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Chỉ tiêu được duyệt là 15ha, thực hiện chỉ có

4ha, đạt 26,93% kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân là do các khu quy hoạch xử lý rác

thải chưa được thực hiện mà phải chuyển sang thời kỳ 2016-2020.

- Đất ở tại nông thôn: Thực hiện đạt 152,94% kế hoạch được duyệt.

- Đất ở tại đô thị: Thực hiện đạt 103,84% kế hoạch được duyệt.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt đến năm 2015 là

34ha, kết quả thực hiện đạt 28ha, đạt 83,62% kế hoạch.

- Đất cơ sở tôn giáo: Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2015 là 47ha, thực hiện đạt

87ha, cao hơn 40ha, đạt 185,85% kế hoạch được duyệt. Do trong thời kỳ kế hoạch

phát sinh một số cơ sở tôn giáo xây dựng mới.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Kế hoạch được duyệt đến năm 2015 là 1.171ha,

thực hiện đạt 1.052ha, đạt 89,9% kế hoạch.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng làm đồ gốm: Chỉ tiêu kế hoạch được duyệt đến

năm 2015 là 91ha, kết quả thực hiện đạt 153ha, tăng 60ha so với năm 2010.

- Đất sinh hoạt cộng đồng: Trong giai đoạn 2011-2015, đất sinh hoạt cộng đồng

tăng 8ha cao hơn 6ha so với kế hoạch. Do triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nên nhiều nhà văn hóa cấp xã, ấp,

khu phố đã được triển khai xây dựng.

- Đất cơ sở tín ngưỡng: Chỉ tiêu được duyệt đến năm 2015 là 5ha, thực hiện đạt

8ha, cao hơn 3ha, đạt 151,2% kế hoạch được duyệt. Do trong thời kỳ kế hoạch phát

sinh một số cơ sở tín ngưỡng xây dựng mới.

- Đất sông ngòi, kênh rạch, suối: thực hiện thấp hơn 421ha so với kế hoạch;

Đất có mặt nước chuyên dùng thực hiện thấp hơn 715ha so với kế hoạch. Nguyên nhân

không phải do thay đổi ranh giới mà là do phương pháp kiểm kê năm 2015 tính chính

xác hơn so với phương pháp kiểm kê năm 2010, thống nhất số liệu tổng hợp giữa bản

đồ và biểu tổng hợp.

1.3. Đất chƣa sử dụng

Đã khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng ở huyện để phục vụ cho các mục tiêu

phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Đất chưa sử dụng giảm từ 3.915ha năm 2010

xuống còn 1.145ha năm 2015, giảm 2.770ha, bình quân mỗi năm khai thác trên 554ha.

47

2. Đánh giá những mặt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong

thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc

2.1. Những mặt đạt đƣợc

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) đã tạo khung

pháp lý và là công cụ cho quản lý Nhà nước về đất đai, hướng việc sử dụng tài nguyên

đất đi vào nề nếp, hiệu quả cao và bền vững.

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt đã thu hút các nhà

đầu tư vào đầu tư sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - du lịch…, xây dựng cơ

sở hạ tầng, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới… góp phần thúc đẩy kinh tế - xã

hội phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu huyện được UBND tỉnh phê

duyệt tạo cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm để thực hiện công

tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đúng theo quy

định của Luật đất đai năm 2013. Giảm thiểu được tình trạng thu hồi đất không theo kế

hoạch, từ đó làm giảm tình trạng khiếu nại, khiếu kiện trong sử dụng đất, giúp ổn định

tình hình an ninh, chính trị ở địa phương.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn là cơ sở để kiểm tra, giám sát thống nhất

từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Quản lý

chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc

dụng. Góp phần quan trọng trong bảo vệ diện tích đất trồng lúa, diện tích rừng phòng

hộ, đặc dụng nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với

Biến đổi khí hậu.

- Những thay đổi của Luật đất đai năm 2013 về công tác quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đã giúp hạn chế được tình trạng quy hoạch treo, gây bức xúc trong dự luận xã

hội, tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Nội dung quy

hoạch sử dụng đất thực hiện phân bổ chỉ tiêu các loại đất theo từng cấp quy hoạch để

vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp.

2.2. Những tồn tại, hạn chế

- Chỉ tiêu sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện đạt thấp so với kế hoạch được

duyệt. Tình trạng lấn chiếm trái phép đất rừng để sản xuất nông nghiệp trong những

thời kỳ trước không những chưa được khắc phục mà còn tiềm ẩn nguy cơ tiếp diễn ở

một số địa phương.

- Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp phần lớn đạt thấp so với kế hoạch, thể

hiện qua số lượng công trình, dự án và diện tích chưa thực hiện còn chiếm tỷ lệ cao so

với Quyết định của UBND tỉnh đã phê duyệt.

- Công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực

mình quản lý còn chưa sâu sát, dẫn tới nhiều nhà đầu tư thực hiện chậm tiến độ hoặc

chưa thực hiện công trình, dự án được phê duyệt trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất kỳ đầu.

- Mặc dù quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt đã được các

cơ quan chức năng công bố rộng rãi nhưng phần lớn người sử dụng đất vẫn còn hạn

chế về nhận thức trong tổ chức sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch. Bên cạnh đó,

48

việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật quy định liên quan về sử dụng đất

theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

2.3. Nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất kỳ đầu

a. Nguyên nhân khách quan

- Thời kỳ 2011-2015 là thời kỳ chuyển tiếp thực hiện từ Luật đất đai 2003 sang

Luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật nên Đức Trọng cũng như các địa

phương khác cũng gặp nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất. Dẫn tới kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu thực hiện đạt kết quả chưa cao.

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2015 cấp

huyện ở Lâm Đồng được xét duyệt chậm, trong đó có Đức Trọng nên thời gian tổ chức

triển khai thực hiện chưa nhiều. Trong khi các thủ tục liên quan đến giao đất, cho thuê

đất, thu hồi đất… thường phải mất nhiều thời gian nên nhiều công trình, dự án phân bổ

trong kỳ đầu sẽ phải chuyển tiếp sang thực hiện trong kỳ cuối (2016-2020).

- Công tác xây dựng, thông qua, xét duyệt kế hoạch đầu tư trung hạn còn chậm

đã ảnh hưởng rất lớn đến phân bổ nguồn vốn từ ngân sách để đầu tư xây dựng các

công trình, dự án.

- Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, khó khăn của

ngành ngân hàng ở nước ta cũng làm giảm khả năng huy động nguồn vốn đầu tư ngoài

ngân sách cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo và quy hoạch các ngành làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất

còn những hạn chế nhất định. Nhu cầu sử dụng đất của một số ngành có liên quan đến sử

dụng đất phi nông nghiệp còn nặng về định hướng lâu dài mà chưa cân nhắc đầy đủ đến

khả năng (nhất là khả năng tài chính) thực hiện trong kỳ kế hoạch 5 năm, nên dẫn đến

mức độ thực hiện còn thấp so với chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa bám sát vào quy hoạch

sử dụng đất. Các đối tượng sử dụng đất thiếu thông tin về QHSDĐ, hiểu biết pháp luật

hạn chế, thậm chí không tuân thủ theo quy hoạch,…đã làm ảnh hưởng đến kết quả

thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.

- Công tác tuyên truyền phổ biến về việc thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đến người dân còn chưa tốt, nên nhiều đối tượng sử dụng đất chưa triển khai

thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Việc thu hồi đất nông nghiệp trong lâm phần (hầu hết là đất đang trồng cây lâu

năm) để chuyển sang trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, đất chưa sử dụng

manh mún, độ dốc cao nên việc trồng rừng chưa đạt tiến độ đề ra. Dẫn tới chỉ tiêu đất

lâm nghiệp không đạt kế hoạch được duyệt.

- Bên cạnh nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế, việc đầu tư xây dựng các công

trình còn phụ thuộc vào chủ đầu tư đăng ký dự án nên tiến độ triển khai các dự án

chậm hơn so với quy hoạch; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và công tác triển

khai thực hiện các quy hoạch chưa đồng bộ, vẫn còn khó khăn về kinh phí đền bù giải

phóng mặt bằng cho xây dựng các công trình công cộng (nhất là việc cấp kinh phí

49

không đúng tiến độ). Dẫn tới chỉ tiêu đất phi nông nghiệp đạt thấp so với kế hoạch

được duyệt.

3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ

tới

- Trong quá trình lập quy hoạch cần kết nối chặt chẽ với quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch xây dựng… để

dự báo sát nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp. Từ đó cân nhắc tổng hợp và

xây dựng phương án quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ, thực tiễn và khả thi. Trong điều

chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cần bám

sát Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Đức Trọng nhiệm kỳ 2015-2020, các chương trình

hành động… để bố trí quỹ đất phù hợp cho các ngành, các cấp xây dựng và phát triển

các lĩnh vực do ngành mình quản lý.

- Bám sát Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Hội

đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua tại nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày

11/7/2015 để bố trí quỹ đất cho xây dựng các công trình từ nguồn ngân sách. Hạn chế

việc đưa vào quy hoạch quá nhiều công trình, dự án nhưng không có vốn để triển khai

thực hiện.

- Bám sát các chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ từ cấp tỉnh để xây dựng và

hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa

quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện.

- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các

văn bản dưới luật, để kịp thời điều chỉnh các thiếu sót trước khi trình thẩm định, phê

duyệt, nhằm đảm bảo tính đồng thuận cao trong xã hội khi tổ chức thực hiện quy hoạch.

- Tổ chức công bố, công khai rộng rãi ngay khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến

quy hoạch được duyệt đến mọi tầng lớp nhân dân, các nhà đầu tư trong và ngoài huyện

biết để tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

- Phát huy vai trò của Hội đồng Nhân dân các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính

trị… trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

được duyệt. Để kịp thời ngăn chặn những hành vi sử dụng đất trái quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất.

50

Phần II

PHƢƠNG ÁN ĐIỂU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Khái quát phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:

- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, giữ vững vị trí là một trong

3 địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội và có GRDP bình quân đầu người cao hơn

bình quân chung của tỉnh.

- Khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, định hướng

đầu tư của tỉnh và trung ương để phát triển huyện trở thành trung tâm động lực về

công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại của tỉnh và khu vực Tây Nguyên.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao gắn với thị trường và công

nghiệp chế biến…để nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế.

- Tiếp tục tăng cường xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh

tốc độ đô thị hóa gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả quyết định số 704/QĐ-TTg

ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung

thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030;

- Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa xã hội, đời sống vật chất và văn hóa

– tinh thần của nhân dân được cải thiện; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng

– an ninh, trật tự an toàn xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo nhanh và bền vững. Gắn

phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Quan điểm sử dụng đất

- Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, sử dụng đất phải mang lại hiệu quả cao

lâu bền, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tổ chức

các đơn vị hành chính và đô thị hóa, bảo vệ và từng bước cải thiện môi trường.

- Bố trí sử dụng đất không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn trước

mắt (từ nay đến năm 2020), mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâu dài, đáp

ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

- Sử dụng đất tiết kiệm, thiết thực, hợp lý, hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ đất

đai làm giảm hiệu quả sử dụng đất và phân tán nguồn lực đầu tư. Khai thác và phát

huy cao thành quả xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Dầu

Giây- Đà Lạt, sân bay Liên Khương, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống lưu

trú nhất là các khách sạn, trung tâm dịch vụ, khu dân cư và đô thị để làm động lực cho

phát triển mạnh kinh tế - xã hội, phát huy cao lợi thế của từng tiểu vùng.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của

huyện, gắn với lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển đô thị và xây dựng

nông thôn mới, đảm bảo sự hài hoà trong phát triển lãnh thổ trên phạm vi toàn huyện.

II. PHƢƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

51

1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội:

1.1. Chỉ tiêu Tăng trƣởng kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, công nghiệp

hóa, hiện đại hóa tăng dần tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp, xây

dựng và thương mại – dịch vụ trong GRDP, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá

trị tăng thêm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP.

a) Về phát triển kinh tế:

- Tổng giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn của một số ngành chủ yếu trong giai đoạn

2016-2020 như sau:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 46.133 tỷ đồng. Trong đó, Nông nghiệp

đạt 45.657 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 276 tỷ đồng và thủy sản đạt 200 tỷ đồng.

+ Công nghiệp khai khoáng đạt 131 tỷ đồng.

+ Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 16.694 tỷ đồng.

+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt

7.186 tỷ đồng.

+ Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 44 tỷ đồng.

+ Xây dựng đạt 22.598 tỷ đồng.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân 5 năm 2016-2020: 3.250 tỷ đồng;

trong đó thu thuế, phí chiếm tỷ trọng 66,67%.

- Kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 440 triệu USD.

b) Về phát triển xã hội:

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 1,05%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%

(đào tạo nghề 50%) vào năm 2020; giải quyết việc làm hàng năm cho 4.000 lao động.

- Thực hiện tốt các chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo

giảm 1,5-2%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn, trong đó vùng đồng bào dân tộc,

vùng sâu vùng xa giảm trên 4%/năm.

- Xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 có từ 70% đến

73% trường học đạt chuẩn quốc gia, 32% đến 35% trường đạt chuẩn mức độ 2.

- Đến năm 2020, 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; bình quân có 16 giường

bệnh/vạn dân, 4 bác sĩ/vạn dân; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới

7% vào năm 2020.

- Đến năm 2020 có 95% thôn, buôn, tổ dân phố và 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Xây dựng đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng.

c) Về bảo vệ môi trường:

- Giữ vững và ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch tại Quyết định

số 2055/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều

chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đức Trọng.

52

- Đến năm 2020, toàn bộ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% hộ sử dụng

điện, 100% rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý.

1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế:

1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:

+ Về trồng trọt: ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 32.000-

34.000ha; Thực hiện thâm canh, cải tạo giống, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hình

thành các khu nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm chủ lực là rau, hoa…Khoảng

90% diện tích được cơ giới hóa khâu làm đất, trên 50% diện tích được cơ giới hóa khâu

thu hoạch, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 250 triệu đồng/ha vào năm 2020.

Hình thành vùng chuyên canh rau, hoa tập trung với diện tích 7.000ha, phấn đấu tăng diện

tích gieo trồng lên khoảng 49.500ha vào năm 2020.

+ Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, tăng đàn bò

sữa lên 20.500 con (phát triển trong nông hộ khoảng 5.500 con, trong công ty doanh

nghiệp khoảng 15.000 con); đàn bò thịt khoảng 20.000 con (trong đó 80% lai Sind); đàn

heo 120.000 con chủ yếu heo hướng nạc; đàn gia cầm 1,2 triệu con. Nâng tỷ trọng

ngành chăn nuôi chiếm 30-35% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vào năm 2020.

+ Về nuôi trồng thủy sản nước ngọt: khai thác những khu vực có điều kiện

nuôi cá nước lạnh, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 khoảng

500ha, sản lượng 1.500 tấn.

+ Về lâm nghiệp: ổn định lâm phần theo quy hoạch, căn cứ vào quỹ đất lâm

nghiệp, hàng năm thực hiện trồng rừng từ 180-200ha từ các nguồn vốn của tỉnh, nguồn

vốn DVMTR và các nguồn vốn khác. Đối với nguồn vốn của huyện phân bổ cho các

đơn vị chủ rừng trên địa bàn với chỉ tiêu mỗi năm trồng rừng mới 500ha và trồng xen

cây lâm nghiệp 3.000ha.

1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và sử dụng nguồn

nguyên liệu tại chỗ; phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp,

nông thôn; khuyến khích phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, đổi mới công

nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; gắn xây dựng nhà máy chế biến với ổn định và

mở rộng vùng nguyên liệu; kết hợp phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại

các khu, điểm công nghiệp với các cơ sở quy mô vừa và nhỏ trong vùng nguyên liệu

nhằm góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và cấp đông rau quả, đóng gói hoa

tươi, sản xuất rượu vang, nước khoáng, chế biến thịt và các chế phẩm từ thịt, chế biến

thức ăn gia súc, mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ cho các nhà máy chế biến cà

phê hiện có, xây dựng nhà máy sơ chế - lau bóng cà phê, chế biến cà phê hòa tan, mở

rộng quy mô và nâng cấp công nghệ tinh chế gỗ.

- Thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;

đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô chế biến cao lanh phục vụ xuất khẩu và sản

xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa; xây dựng nhà máy chế biến bentonite.

53

- Đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch không nung, gạch ốp lát, gạch siêu nhẹ,

ngói màu xi măng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và bê tông tươi (từ các trạm trộn);

sản xuất tấm lợp và xà gồ kim loại; khai thác đá và cát xây dựng. Phát triển thủy điện

tích năng, điện gió theo quy hoạch. Khuyến khích mở rộng các cơ sở tiểu thủ công

nghiệp như: xay xát và chế biến lương thực, mộc dân dụng, cơ khí – sửa chữa, thủ công

mỹ nghệ (mây – tre - đan, hoa khô, tranh thêu…) ngày càng đa dạng, phong phú về loại

hình và quy mô nhằm phát huy lợi thế các ngành nghề truyền thống và phục vụ du lịch.

a. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp

Phát triển công nghiêp theo hướng công nghệ kỹ thuật cao trọng tâm là công

nghiệp chế biến nông lâm sản, gắn với phát triển thương mại dịch vụ và du lịch. Đầu

tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phấn đấu thu hút đầu tư lấp đầy khu công

nghiệp Phú Hội trong giai đoạn 2016-2017 và lấp đầy khoảng 40-50% khu công

nghiệp Tân Phú vào năm 2020.

b. Công nghiệp năng lƣợng

Mục tiêu vận hành có hiệu quả các công trình hiện có, đầu tư xây dựng mới các

công trình theo quy hoạch của tỉnh, phát triển thủy điện tích năng, điện gió theo quy

hoạch. Căn cứ quy hoạch phát triển công nghiệp nghiệp và quy hoạch mạng lưới thuỷ

điện nhỏ và vừa của tỉnh Lâm Đồng, dự kiến phát triển công nghiệp năng lượng như sau:

- Thuỷ điện: Đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ gồm thuỷ điện Đạ

Dâng 3 – Ninh Gia, Đạ R’Cao – Hiêp An.

- Về phong điện, điện mặt trời: Nghiên cứu đầu tư xây nhà máy điện gió Ninh

Loan thuộc Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo (CAVICO), điện mặt trời tại Hiệp An,

Hiệp Thạnh.

c. Công nghiệp hóa chất và vệ sinh môi trƣờng: Xây dựng nhà máy xử lý rác

thải tại Tân Thành (xử lý rác, vệ sinh môi trường, chế biến phân bón) công suất 35.000

m3 rác/năm.

1.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:

Phát triển dịch vụ với tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, đưa Đức Trọng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ, mua

sắm lớn của tỉnh.

- Về thƣơng mại:

+ Đa dạng hóa các loại hình thương mại, mở rộng các hình thức kinh doanh, mua

bán, trao đổi hàng hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm

bảo tiêu thụ nông sản, cung ứng đầy đủ và kịp thời hàng hóa cho dân cư và phục vụ sản

xuất. Giữ vững thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp; vận động các doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm thế mạnh như nhãn hiệu chứng nhận

rau, hoa Đức Trọng, nhằm quảng bá hình ảnh, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất

lượng phù hợp để nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo cơ hội cho các tổ

54

chức, cá nhân trong việc phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm rau,

hoa trên địa bàn huyện.

+ Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số siêu thị, trung tâm

thương mại như: Trung tâm thương mại quốc lộ 20, Trung tâm thương mại Đại Ninh,

trung tâm thương mại Tân Hội, khu phi thuế quan thương mại dịch vụ...; hoàn thành

chợ đầu mối nông sản, xây dựng sàn giao dịch hoa và chợ nông thôn tại các xã: Hiệp

An, N’Thol Hạ, Tà Năng, Tà Hine; Nâng cấp các điểm dừng chân và dịch vụ dọc

Quốc lộ 20 và khu vực sân bay Liên Khương; Phát triển mạng lưới kinh doanh xăng

dầu, khí hóa lỏng theo quy hoạch.

- Phát triển mạng lƣới dịch vụ:

+ Vận tải: đa dạng hóa các loại hình vận tải hành khách và hàng hóa nhằm đáp

ứng nhu cầu xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; tăng cường

các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và

hiện đại hóa các phương tiện vận tải đảm bảo tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường.

Tạo điều kiện phát triển và đổi mới phương tiện giao thông của HTX ô tô, HTX

xe lam; các nhà xe vận tải hàng hóa, taxi; phát triển lực lượng vận tải các xã vùng sâu

vùng xa để đảm bảo lưu thông hàng hóa, hành khách thuận lợi phục vụ phát triển kinh

tế xã hội trên địa bàn huyện. Kêu gọi đầu tư bến xe khách trên địa bàn huyện theo

Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng v/v phê

duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống bến xe ô tô khách đến năm 2015 và định hướng đến

năm 2025.

+ Thông tin, truyền thông: hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông; mở

rộng các tuyến truyền dẫn; phát triển mạng dịch vụ Internet; đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong sản xuất và đời sống.

+ Phát triển đồng bộ các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư; kêu gọi mở

rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; nâng cao chất

lượng dịch vụ việc làm, an sinh xã hội, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Về du lịch: phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên

văn hóa để phát triển du lịch với các loại hình: du lịch sinh thái – nghĩ dưỡng, du lịch

văn hóa, du lịch tham quan, nghiên cứu...Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án

du lịch: hồ Đại Ninh, suối khoáng nóng P’ré, công viên sinh thái Gougah..., thu hút

đầu tư các dự án du lịch tại núi Voi, hồ Nam Sơn...; tôn tạo các điểm du lịch Trúc Lâm

Viên, thác Pongour, thác Liên Khương, thác Bảo Đại...; xây dựng các làng nghề, làng

văn hóa đồng bào dân tộc (làng K’Long, làng Gà – Đa Ra Hoa...).

1.2.4. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ tăng tự nhiên

0,02%/năm, đến năm 2020 dân số toàn huyện khoảng 200 ngàn người. Thực hiện có

hiệu quả các chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5-

2%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn, riêng với các xã có tỷ lệ hộ nghèo lớn giảm

4%/năm; nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, khắc phục tình trạng tái nghèo.

Tổng số lao động trong độ tuổi đến năm 2020 khoảng 115 ngàn người, trong đó

số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 106 ngàn người. Phát triển sản xuất,

55

mở mang ngành nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động, đến năm 2020 tỷ lệ lao động

nông nghiệp chiếm 45%, công nghiệp 19% và dịch vụ 36%. Thực hiện có hiệu quả

chương trình quốc gia về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đến năm 2020 tỷ lệ lao

động qua đào tạo đạt 60% (đào tạo nghề 50%); hằng năm giải quyết việc làm cho

khoảng từ 3.500 đến 4.000 người.

Bảng 13: Dự báo dân số - lao động huyện Đức Trọng đến năm 2020

Số

TT Hạng mục

Đơn

vị

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

Tốc độ tăng b/q (%)

2011 2016

-2015 -2020

1 Dân số trung bình Ngƣời 168.450 178.500 200.000 1,2 2,3

Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số %/năm 1,20 1,12 1,05

2 Lao động

2.1 Lao động trong độ tuổi Ngƣời 96.178 102.233 115.000 1,2 2,4

Tỷ lệ so với dân số % 57,1 57,3 57,5

2.2 Lao động đang làm việc Ngƣời 88.998 99.591 106.000 2,3 1,3

Tỷ lệ so với LĐ trong độ tuổi % 92,53 97,42 92,17

2.3 LĐ phân theo khu vực Ngƣời

2.3.1 LĐ Nông lâm nghiệp Người 65.956 74.465 47.700 2,5 -8,5

2.3.2 LĐ Công nghiệp - xây dựng Người 6.971 7.639 20.140 1,8 21,4

2.3.3 LĐ Dịch vụ Người 16.071 17.487 38.160 1,7 16,9

2.4 Cơ cấu lao động

2.4.1 LĐ Nông lâm nghiệp % 74,11 74,77 45,00

2.4.2 LĐ Công nghiệp - xây dựng % 7,83 7,67 19,00

2.4.3 LĐ Dịch vụ % 18,06 17,56 36,00

1.2.5. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn:

a. Phát triển đô thị:

1) Khu nội thị huyện Đức Trọng: Trên quan điểm phát triển huyện Đức Trọng

thành thị xã Đức Trọng, khu vực nội thị của thị xã được quy hoạch trên cơ sở thị trấn

Liên Nghĩa hiện có mở rộng về hướng Tây và Nam sông Đa Nhim. Khu nội thị của thị

xã Đức Trọng sẽ quy hoạch đạt tiêu chí đô thị loại III, là Trung tâm chính trị, kinh tế,

văn hoá - xã hội; Trung tâm dịch vụ cao cấp, đa dạng gắn với sân bay Liên Khương;

cửa ngõ đi vào thành phố Đà Lạt và có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, là một trong

những trung tâm động lực về công nghiệp – dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng. Với tính chất

là đô thị đối trọng của thành phố Đà Lạt, đóng vai trò giảm tải và chia sẻ chức năng

với đô thị Đà Lạt truyền thống.

* Tổ chức không gian: Đô thị lấy quốc lộ 20; đường cao tốc Đà Lạt - Liên

Khương; đường quốc lộ 27 và đường 2 bên bờ sông Đa Nhim làm trục không gian

chính các tuyến đường khu vực, liên khu vực được đấu nối với trục đường trong đó có

trục tạo thành lưới ô bàn cờ để xây dựng các khu chức năng.

2) Đô thị Đại Ninh: Đây là đô thị mới được quy hoạch tại xã Ninh Gia và Phú

Hội. Là đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Quy mô diện tích khu đô thị là

933 ha, dân số định hình 40.000 người, được quy hoạch đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV

56

ranh giới tiếp giáp các mặt.

- Phía Bắc giáp sông Đa Nhim và xã Phú Hội, huyện Đức Trọng.

- Phía Nam giáp huyện Di Linh.

- Phía Đông giáp hồ thuỷ điện Đại Ninh.

- Phía Tây giáp xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng.

* Tổ chức không gian: Phát triển trên 3 trục không gian chính gồm:

- Trục trung tâm chính Đông Tây trên cơ sở nâng cấp và mở rộng quốc lộ 20.

Đây vừa là trục trung tâm tập trung được tất cả các cụm trung tâm đô thị lớn gắn kết

giữa khu vực đô thị với các khu đô thị khác trong Đô thị lớn phía Bắc huyện Đức Trọng.

- Trục trung tâm Bắc Nam cắt vuông góc với trục chính Đông Tây tạo một

không gian theo chiều đứng Bắc Nam tạo ra các trung tâm công cộng cho đô thị.

- Trục đường bao phía Tây Nam và đường từ ngã ba Tà Hine đi cầu ĐaKra là

hai trục chính đô thị nối liền các khu chức năng của đô thị.

3) Cụm xã Đà Loan: Phát triển trung tâm cụm xã Đà Loan theo hướng đô thị có

kết cấu hạ tầng tương đương đô thị loại V, chức năng là trung tâm kinh tế - văn hóa của

các xã vùng Loan.

b. Phát triển nông thôn:

Phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với yêu cầu xây dựng

nông thôn mới, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tiết

kiệm và khai thác hiệu quả đất đai, đáp ứng các nhu cầu phục vụ đời sống dân sinh,

sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình

thành các điểm dân cư khang trang, văn minh, tiến bộ và phù hợp với truyền thống văn

hoá của các dân tộc hiện cư trú trên địa bàn, phòng chống ảnh hưởng của thiên tai, bến

đổi khí hậu.

- Thực hiện chỉnh trang các khu dân cư nông thôn hiện có trên địa bàn theo quy

hoạch xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các khu dân cư trung tâm các xã theo quy

hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, tiếp tục lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã cho

các xã chưa có quy hoạch khu trung tâm xã.

- Bố trí quy hoạch quỹ đất cho phát triển dân cư mới cho các tại mỗi xã 1 điểm

với diện tích 10 - 20 ha/điểm.

1.2.6. Chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội:

a) Giáo dục và đào tạo

- Phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo

viên. Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, huy động 100% trẻ 5

tuổi, trẻ trong độ tuổi TH, THCS đến trường học, phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh

niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

57

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, giảm tối đa khoảng cách về chất lượng giáo

dục giữa các vùng trong huyện.

- Tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong

trường học đảm bảo nhu cầu dạy và học, tăng số trường học đạt chuẩn quốc gia mức

độ 1 và 2. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 70% đến 73% trường học đạt chuẩn quốc gia,

32% đến 35% trường đạt chuẩn mức độ 2.

- Đa dạng các hình thức đào tạo nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề tại khu vực nông thôn,

vùng dân tộc thiểu số; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Xã hội hóa và phát triển hệ thống y tế đồng bộ từ huyện đến cơ sở; nâng cao

chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thực hiện tốt lộ

trình bảo hiểm y tế toàn dân; tăng cường các hoạt động y tế dự phòng, chủ động kiểm

soát dịch bệnh.

- Nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; thực hiện tốt

chương trình tiêm chủng mở rộng và phòng chống suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ dưới

5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức thấp nhất. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có năng lực cao

và chuẩn mực về y đức.

- Hiện đại hóa các cơ sở y tế, nâng cấp bệnh viện huyện lên hạng 2; xây dựng

và nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Ninh Gia, Đà Loan, xây dựng mới 2 trạm y

tế: Liên Nghĩa và Tà Hine, duy trì 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; đến năm

2020 bình quân có 16 giường bệnh/vạn dân.

c) Văn hóa thể thao

- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa”, thực hiện tốt nếp sống văn minh; nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút

người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng

đồng ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái giàu bản sắc dân tộc, có môi

trường xanh – sạch – đẹp – an toàn; đến năm 2020 có 95% thôn, buôn, tổ dân phố đạt

chuẩn văn hóa, 90% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 100% số xã đạt chuẩn văn

hóa nông thôn mới.

- Phát triển phong trào thể dục – thể thao quần chúng đặc biệt trong trường học.

Đến năm 2020, có trên 30% dân số tập luyện thể dục – thể thao; thường xuyên tổ chức

các hoạt động biểu diễn, thi đấu, hội thao. Từng bước đầu tư và đào tạo phát triển các

môn thể thao thành tích cao.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, thể dục – thể thao

đến cơ sở. Đến năm 2020, tất cả các xã, thị trấn có nhà văn hóa; toàn bộ thôn, buôn, tổ

dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng và khu thể thao hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng và

thể thao.

2. Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dựa trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất

các ngành cấp huyện và số liệu điều chỉnh phân khai sử dụng đất của cấp tỉnh nhằm bố

58

trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội huyện đến năm 2020. Dự báo các

chi tiêu sử dụng đất cấp huyện trong thời kỳ 2016-2020 như sau:

2.1. Nhóm đất nông nghiệp

2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

+ Đất trồng lúa: phát triển thủy lợi để chủ động gieo trồng lúa 2 vụ, triển khai mô

hình cánh đồng mẫu lớn để nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất. Căn cứ theo kết quả

kiểm kê đất đai, khả năng chuyển đổi đất trồng lúa sang các mục đích khác và chỉ tiêu

đất trồng lúa phân khai của tỉnh; dự báo đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa toàn

huyện còn khoảng 3.900ha; trong đó đất chuyên trồng lúa nước khoảng 935ha.

+ Đất trồng cây hàng năm khác: Đây là vùng có nhiều lợi thế để phát triển các

loại rau, hoa ôn đới cao cấp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nên quỹ đất

cây hàng năm khác ở Đức Trọng cũng cần phải duy trì ổn định để phát triển các khu,

vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quyết định 575/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ và các khu nông nghiệp công nghệ cao do tỉnh quy hoạch để thu hút

đầu tư. Theo đó, trên địa bàn Đức Trọng sẽ hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao khu vực cánh đồng Liên Nghĩa – Phú Hội khoảng 450ha, khu vực xã

Phú Hội khoảng 100ha, khu vực xã Tân Thành khoảng 400ha. Dự kiến đất trồng cây

hàng năm khác Đức Trọng đến năm 2020 khoảng 10 ngàn ha.

- Rau, hoa: phát triển sản xuất rau hoa ôn đới cao cấp tại các xã Liên Hiệp, Hiệp An,

Hiệp Thạnh, Tân Hội và thị trấn Liên Nghĩa. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

rau hoa, nâng tổng diện tích sản xuất ứng dụng CNC lên khoảng 10.000 ha đến năm

2020. Áp dụng các giải pháp thâm canh tổng hợp theo hướng sản xuất an toàn, đến

năm 2020 diện tích gieo trồng rau cả năm đạt 18.000ha (sản lượng 500.000 tấn); diện

tích gieo trồng hoa đạt cả năm 1.500 ha, sản lượng 300 triệu cành.

- Cây dâu: từng bước mở rộng diện tích, đến năm 2020 diện tích dâu khoảng 1.300ha

(trong đó 60% giống mới).

- Cây bắp: giảm dần diện tích trồng bắp, đến năm 2020 tổng diện tích trồng bắp 2 vụ ổn

định khoảng 1.500-1.800ha.

+ Đất trồng cây lâu năm: Là loại đất chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự

nhiên ở Đức Trọng và cũng là đối tượng chính để chuyển đổi mục đích sang đất phi

nông nghiệp và các loại đất khác nên xu thế đất trồng cây lâu năm sẽ giảm so với hiện

trạng năm 2015. Cân đối khả năng chuyển đổi, dự kiến đến năm 2020 đất trồng cây lâu

năm ở Đức Trọng còn khoảng 23 ngàn ha.

2.1.2. Đất lâm nghiệp

Thực hiện Quyết định 2055/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Lâm Đồng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tại huyện Đức Trọng giai

đoạn 2014-2020, đối chiếu với dự thảo Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lâm

Đồng đang trình Chính phủ phê duyệt, duy trì ổn định tỷ lệ diện tích 03 loại rừng so

với diện tích tự nhiên toàn huyện theo hướng đảm bảo cơ cấu đất lâm nghiệp khoảng

40.131ha. Trong đó: đất rừng đặc dụng 106ha, đất rừng phòng hộ 18.188 ha và đất

rừng sản xuất khoảng 21.837ha. sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và có hiệu quả để

59

phát triển sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp; làm cơ sở xây dựng và thực hiện các giải

pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chặt chẽ, bền vững.

2.1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nuôi trồng thủy sản truyền thống, đặc biệt là

các giống thủy sản đặc sản theo hướng hàng hóa, trong đó chú trọng đầu tư nâng cấp

hệ thống hạ tầng ao, hồ, đập,…thu hút đầu tư phát triển cá nước lạnh theo quy hoạch

đã được phê duyệt. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 khoảng 350ha, sản

lượng khoảng 1.500 tấn.

2.1.4. Đất nông nghiệp khác

Căn cứ Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng

đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch các điểm thu hút đầu tư chăn

nuôi tập trung quy mô trang trại, công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Trọng như sau:

Bảng 14: Quy hoạch các điểm thu hút đầu tƣ chăn nuôi tập trung quy mô

trang trại, công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Trọng

Xã, Thị trấn Vị trí (thôn, tiểu khu) Diện tích (ha)

Ninh Loan 366 111,9

N'Thol Hạ 298B 10

TT Liên Nghĩa 298C 22

Liên Hiệp 276 50

Đà Loan

337A 26

362 37,9

361A 88,3

367B 391,6

Đạ Quyn

364B 106,7

347B 58

342B 23

346 117,5

355 22,7

345 72,6

356 203,2

359 278,5

358 78

370B 46

371 171

Tà Năng

368 621,8

369 363,4

360A 104

361B 27,6

354A 172,2

Tổng cộng 3.203,9

60

Ngoài ra, dự kiến quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung đến

năm 2020, định hướng năm 2030: Vùng quy hoạch xã Hiệp Thạnh, Hiệp An, Liên

Hiệp (địa điểm quy hoạch xã Hiệp Thạnh); Vùng quy hoạch xã Bình Thạnh, N’Thol

Hạ (địa điểm quy hoạch xã Bình Thạnh); Vùng quy hoạch xã Tân Hội, Tân Thành (địa

điểm quy hoạch xã Tân Hội); Vùng quy hoạch xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Tà

Hine, Đà Quyn (địa điểm quy hoạch xã Đà Loan); Vùng quy hoạch xã Phú Hội; Vùng

quy hoạch xã Ninh Gia; Vùng quy hoạch thị trấn Liên Nghĩa.

+ Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (kế cận Khu công nghiệp Phú Hội)

diện tích 100ha tại xã Phú Hội, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa.

+ Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (thôn Phú An) diện tích 300ha tại

xã Phú Hội, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa.

+ Quy hoạch vườn ươm diện tích 2,5ha trong khu trung tâm hành chính quảng

trường huyện Đức Trọng.

2.2. Đất phi nông nghiệp

2.2.1. Nhu cầu sử dụng đất quốc phòng

+ Mở rộng Sở chỉ huy thường xuyên diện tích tăng thêm 0,996ha (thuộc một

phần thửa số 3 – Tờ 15) địa điểm tại tổ 23 thị trấn Liên Nghĩa.

+ Mở rộng Thao trường bắn Pré diện tích 3,7ha tại thôn Pré xã Phú Hội.

+ Quy hoạch vị trí tập trung quân của TĐ 840 diện tích 217ha kết hợp trong đất

lâm nghiệp trên địa bàn xã Tà Năng.

+ Xây dựng công trình Sở Chỉ huy cơ bản, căn cứ chiến đấu, khu vực phòng thủ

huyện diện tích 200ha kết hợp trong đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Phú Hội.

+ Xây dựng công trình Sở chỉ huy thống nhất, căn cứ hậu phương, khu vực phòng

thủ huyện diện tích 200ha kết hợp trong đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Đa Quyn.

+ Đất cơ quan Trung đoàn 994 chuyển mục đích khác diện tích 3ha ở thị trấn

Liên Nghĩa.

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất quốc phòng ở Đức Trọng là 1.680ha

tăng 597ha so với hiện trạng năm 2015.

2.2.2. Nhu cầu sử dụng đất an ninh

+ Quy hoạch Trung đoàn cảnh sát cơ động diện tích 10ha ở xã N’Thol Hạ.

+ Xây dựng Phòng cảnh sát PCCC số 3 diện tích 1,52ha ở thị trấn Liên Nghĩa.

+ Quy hoạch Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ (PX14) diện tích

2,1ha ở xã Hiệp An.

+ Quy hoạch Đồn công an xã Hiệp An (Phường Hiệp An) 0,1ha; Đồn công an

xã Liên Hiệp (Phường Liên Hiệp) 0,1ha; Đồn công an xã Phú Hội (Phường Phú Hội)

0,1ha; Đồn công an thị trấn Liên Nghĩa (thị trấn tách 2 phường) 0,1ha; Đồn công an xã

Ninh Gia (Phường Ninh Gia) 0,1ha; Đồn công an xã Tân Hội (Phường Tân Hội) 0,1ha.

61

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất an ninh ở Đức Trọng là 86ha tăng 19ha

so với hiện trạng năm 2015.

2.2.3. Nhu cầu sử dụng đất khu công nghiệp

Theo văn bản 1349/TTg-KTN ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về

việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm

2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng quy hoạch 03 khu công nghiệp, trong đó ở địa bàn

huyện Đức Trọng có 2 khu. Cụ thể như sau:

- KCN Phú Hội: Điều chỉnh giảm diện tích từ 174ha xuống còn 109ha. Hiện tại

đã giải phóng mặt bằng 85,1ha và lấp đầy 100% diện tích dành cho thuê với 25 doanh

nghiệp, trong đó có 09 doanh nghiệp FDI. Còn lại 23,9ha sẽ tiếp tục bồi thường, giải

phóng mặt bằng để thu hút đầu tư trong thời kỳ 2016-2020.

- Khu công nghiệp – nông nghiệp Tân Phú: Chuyển đổi công năng Khu công

nghiệp Đô thị Tân Phú thành Khu Công nghiệp Nông nghiệp Tân Phú và giảm diện tích

từ 415,49ha xuống còn 328ha.

Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất khu công nghiệp ở Đức Trọng là 437ha

tăng 357ha so với hiện trạng năm 2015.

2.2.4. Nhu cầu sử dụng đất thƣơng mại dịch vụ

a). Nhu cầu sử dụng đất thương mại

+ Phát triển các trung tâm thương mại: Theo quy hoạch về phát triển thương mại

của tỉnh Lâm Đồng và quy hoạch mạng lưới hạ tầng thương mại đến năm 2020, trên địa

bàn huyện Đức Trọng sẽ phát triển tập trung vào 3 trung tâm, gồm: Dọc trục quốc lộ 20;

Đô thị Đại Ninh và Thị trấn Liên Nghĩa (Nội thị thị xã Đức Trọng), do vậy, các loại hình

thương mại (đặc biệt là các loại hình thương mại hiện đại) sẽ chủ yếu tập trung ở 3 khu

vực này:

- Quy hoạch Trung tâm thương mại, khu phi thuế quan tại Liên Nghĩa – Liên

Khương (Theo định hướng phát triển không gian các trung tâm chuyên ngành đến năm

2030 được xác định trong Quyết định 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

- Xây dựng siêu thị - Trung tâm thương mại tại ngã ba Liên Khương.

- Xây dựng trung tâm thương mại tại Ninh Gia (1,9 ha), Phú Hội (3,7 ha).

+ Phát triển mạng lưới xăng dầu: căn cứ Quyết định 1414/QĐ-UBND ngày

26/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển hệ

thống cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, giai đoạn 2016-

2020 phát triển mới 17 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện Đức Trọng.

Như vậy, tổng nhu cầu đất phát triển thương mại dịch vụ đến năm 2020 huyện

Đức Trọng khoảng 54ha tăng 42ha so với hiện trạng năm 2015.

b). Nhu cầu sử dụng đất du lịch

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Đức Trọng đến năm 2015

và tầm nhìn đến năm 2020, đầu tư xây dựng các dự án du lịch: hồ Đại Ninh, suối

khoáng nóng P’Re, công viên sinh thái Gougah..., thu hút đầu tư các dự án du lịch tại

núi Voi, hồ Nam Sơn...; tôn tạo các điểm du lịch Trúc Lâm Viên, thác Pongour, thác

62

Liên Khương, thác Bảo Đại...; xây dựng các làng nghề, làng văn hóa đồng bào dân tộc

(làng K’Long, làng Gà – Đa Ra Hoa...).

2.2.5. Nhu cầu sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chủ yếu là các cơ sở sản xuất

nằm ngoài các khu công nghiệp nên có quy mô không lớn. Theo kết quả rà soát ở các

xã, thị trấn, nhu cầu đăng ký của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nâng tổng nhu cầu sử

dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn huyện

Đức Trọng khoảng 236ha tăng 33ha so với hiện trạng năm 2015.

2.2.6. Nhu cầu sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê

duyệt tại Quyết định số 2455/QĐ-UBND đã dành quỹ đất 234,17ha để khai thác

khoáng sản ở Đức Trọng. Trong đó, diện tích tăng thêm 200ha bao gồm: khu vực khai

thác Bentonit 100ha, khu vực khai thác Điatomit 100ha ở xã Ninh Gia.

2.2.7. Nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

Theo Quyết định 146/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng

về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm

2020. Trên địa bàn huyện Đức Trọng quy hoạch các khu vực sau:

a. Đá xây dựng: có 07 khu vực với tổng diện tích 52,22 km2.

b. Cát xây dựng: Cát xây dựng chủ yếu được phân bố theo các lòng sông, suối và bãi

bồi ven sông, suối. Trữ lượng được đánh giá chủ yếu tập trung ở các lòng sông lớn:

Khu vực huyện Đức Trọng chỉ có đoạn suối Cam Ly chảy qua khu vực xã Bình Thạnh

có chiều dài khoảng 8 km được khoanh chung với khu vực Lâm Hà.

c. Sét gạch ngói: có 04 khu vực, với tổng diện tích 8,03 km2

d. Đất san lấp: có 01 khu vực, diện tích 5,95 km2.

2.2.8. Nhu cầu đất phát triển hạ tầng

a). Đất giao thông

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chi tiết giao thông

nông thôn huyện Đức Trọng đến năm 2020; định hướng phát triển giao thông trong

quy hoạch chung và vùng phụ cận Tp. Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định 704/QĐ-TTg; dự kiến trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đức

Trọng sẽ bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng các công trình giao thông sau:

(1). Đường bộ

- Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (đoạn qua huyện dài 48km); nâng cấp quốc

lộ 20 đạt tiêu chuẩn đường cấp III (2 làn xe); quốc lộ 27 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV,

riêng đoạn từ Km171 đến ngã ba Phi Nôm xây dựng tuyến tránh sân bay Liên Khương

đạt tiêu chuẩn đường cấp III; nâng cấp đường quốc lộ 28B, đường tỉnh 725 và xây

dựng đường tỉnh 728, 729 đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV miền núi.

- Đường huyện: ưu tiên đầu tư đường ĐH6 (Phú Hội – Đa Quyn – Ma Bó) đạt

tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường huyện

gồm: đường Thống Nhất (Quốc lộ 20 cũ); đường Tân Hội – Tân Thành; đường ĐH1

63

(Liên Nghĩa – N’Thol Hạ - Tân Hội); đường ĐH2 (Tân Phú – Tân Hội – N’Thol Hạ);

đường ĐH3 (Hồ Xuân Hương – Tân Phú – Tân Thành – Pongour – Quốc lộ 20);

đường ĐH4 (Bồng Lai – Nông trường bò sữa); đường ĐH5 (Đà Loan – Bắc Bình);

đường Liên Nghĩa – Tu Tra và các tuyến đường: đường vành đai Phía Đông và cầu

qua thác Liên Khương; đường từ cầu sắt Phú Hội đến thác Liên Khương; đường vành

đai phía Tây; đường khu sản xuất Nam Phong; đường Liên Nghĩa đi thôn Phú Trung

xã Phú Hội; đường giao thông từ quốc lộ 20 đi thôn Tân Phú xã Ninh Gia.

- Đường trục xa , đương truc thôn , xóm ngõ và trục chính nội đồng : phát triển

mạng lưới giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch

đường trục xã tôi thiêu theo tiê u chuẩn đường cấp IV miền núi (nên đương 7,5m, măt

đương 5,5 m); quy hoạch đường trục thôn , đâu tư theo quy mô tôi thiêu đương câp VI

miên nui (nên đương 6m, măt đương 3,5m); quy hoach đương truc chinh nôi đông co

quy mô tôi thiêu theo tiêu chuân ky thuât đương GTNT phuc vu chương trinh m ục tiêu

quôc gia vê xây dưng nông thôn mơi giai đoan 2010 - 2020 là đường cấp A theo QĐ

315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 (tối thiểu nên đương 4m, măt đương 3,0m); quy

hoạch đường xóm , ngõ có quy mô tối thiểu theo tiêu chuẩn kỹ thuật đườ ng GTNT

phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là đường cấp A .

- Quy hoạch xây dựng trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới.

(3). Đường hàng không: Đầu tư nâng cấp cảng hàng không quốc tế Liên

Khương đáp ứng phục vụ công suốt 2,6 triệu hành khách/năm, đạt tiêu chuẩn cấp 4D.

(4). Hệ thống bến xe: Theo quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của

UBND tỉnh Lâm Đồng về phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bến xe ô tô khách

trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, trên địa bàn

huyện sẽ hình thành các bến xe:

- Bên xe liên , nôi tinh : bên xe Trung tâm huyên Đưc Trong , bên xe Ninh Gia

(bên xe loai III).

- Bên xe nôi tinh – nôi thi: bên xe loai IV (bên xe Phi Nôm), bên xe loai V (bên

xe Đa Loan , bên xe Tân Hôi ), bên xe loai VI (bên xe Ninh Loan , TaHine, Tà Năng ,

Tân Thanh, Nthol Ha, Bình Thạnh).

Căn cứ cấp kỹ thuật của cấp đường theo quy hoạch thì chiều rộng sử dụng đất

được tính gồm: phạm vi phần đất dành cho đường bộ và giới hạn hành lang an toàn

giao thông đường bộ. Dự kiến quy hoạch sử sụng đất cho các cấp đường trong huyện

Đức Trọng đến năm 2020 như sau: đường cao tốc (chiều rộng sử dụng đất là 130m),

đường quốc lộ (chiều rộng sử dụng đất là 50m), đường tỉnh (chiều rộng sử dụng đất là

40m), đường đô thị (chiều rộng sử dụng đất là 30m), đường liên xã, trục xã (chiều

rộng sử dụng đất là 30m), đường liên thôn, trục thôn (chiều rộng sử dụng đất là 20m).

b). Đất thủy lợi

Thực hiện quyết định 475/QĐ-UBND (04/3/2010) của UBND tỉnh Lâm Đồng

về việc phê duyệt rà soát quy hoạch thuỷ lợi đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra,

đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, đầu tư thêm các thuỷ lợi nhỏ (theo

quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 02/7/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng, về việc

phê duyệt đề án phát triển thuỷ lợi nhỏ đến năm 2020).

64

Trên địa bàn huyện Đức Trọng, đầu tư đồng bộ các công trình thủy lợi để cung

cấp nước tưới cho diện tích lúa 2 vụ và mở rộng diện tích tưới cho cà phê, rau, hoa;

hoàn thành các công trình: hồ K’Nai, hồ Nam Sơn, sửa chữa nâng cấp hồ Bà Hòa, hồ

thôn 4 (xã N’Thol Hạ); kiên cố hóa 37,2km kênh mương và xây dựng mới các công

trình: đập dâng Đa Quân 2 (xã Đa Quyn), Klong Tum (xã N’Thol Hạ), Fatima (xã

Bình Thạnh); hồ Ta Hoét diện tích 21ha (xã Hiệp An), hồ Hiệp Thuận diện tích 90ha

(xã Ninh Gia), hồ Đà Loan (xã Đà Loan), hồ Phú Hội (xã Phú Hội); trạm bơm Phú Ao

(xã Tà Hine)... và các công trình hồ đập thủy lợi vừa và nhỏ vùng đồng bào dân tộc;

nâng diện tích tưới lên thêm 4.700ha.

Nước sinh hoạt: nâng công suất nhà máy cấp nước tại thị trấn Liên Nghĩa lên

10.000m3/ngày đêm và mở rộng phạm vi cấp nước cho các xã Bình Thạnh, Hiệp

Thạnh, Hiệp An, Liên Hiệp; xây dựng hệ thống cấp nước cho xã Ninh Gia công suất

3.000m3/ngày đêm; hệ thống cấp nước cho khu công nghiệp Phú Hội và Tân Phú. Đầu

tư các công trình cấp nước tập trung, nước tự chảy, bể chứa và vận động nhân dân

khoan, đào giếng, xử lý nước hợp vệ sinh tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2020.

c). Đất công trình năng lượng

Cải tạo, xây dựng đồng bộ mạng lưới điện; kết nối với tăng công suất các trạm

đầu mối để ổn định nguồn; kêu gọi đầu tư thủy điện tích năng, điện gió ở những nơi có

điều kiện và phù hợp với quy hoạch. Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối điện đến

tất cả các khu công nghiệp, khu du lịch, điểm dân cư, các vùng sản xuất tập trung.

Từng bước hiện đại và ngầm hóa hệ thống lưới điện đô thị. Tỷ lệ hộ sử dụng điện

100% vào năm 2020.

Đất công trình năng lượng trên địa bàn huyện Đức Trọng chủ yếu là đất cho

nhu cầu xây dựng các tuyến đường dây truyền tải điện, các trạm điện, đất kêu gọi đầu

tư xây dựng nhà máy điện gió và đất xây dựng các hồ chứa thủy điện. Nhu cầu sử

dụng đất công trình năng lượng đến năm 2020 như sau:

- Đất cho xây dựng các tuyến đường dây cao thế, các trạm biến thế: Hiện nay

cơ bản đã được đầu tư xây dựng nên nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 là không lớn.

Theo quy hoạch điện lực của tỉnh thì trong giai đoạn 2016-2020 tập trung đầu tư một

số tuyến: Tuyến đường dây 110kV Đức Trọng – Lâm Hà, Xây dựng hệ thống móng

trụ và trạm biến áp 22kV.

- Đất cho xây dựng hệ thống hồ thủy điện: giai đoạn 2016-2020 bố trí quỹ đất

cho xây dựng dự án thủy điện Đa Dâng 3.

- Đất cho xây dựng nhà máy điện gió (phong điện): kêu gọi đầu tư nhà máy

điện gió Ninh Loan 50ha.

d). Đất công trình bưu chính viễn thông

Hiện nay, hệ thống bưu chính viễn thông cơ bản đã được đầu tư xây dựng, phủ

kín trên địa bàn toàn huyện, nên nhu cầu sử dụng đất cho lĩnh vực này trong tương lai

là không lớn. Hiện đại hóa mạng bưu chính viễn thông, ngầm hóa mạng ngoại vi, xây

dựng các trạm thu phát sóng di động nhằm phủ sóng điện thoại di động toàn huyện;

phát triển viễn thông công ích tại các xã Tà Năng, Tà Hine và Đa Quyn. Xây dựng nhà

65

văn hóa bưu điện và mạng lưới internet đến trung tâm các xã, tất cả các xã có điểm

truy cập internet công cộng.

e). Đất cơ sở văn hóa

Trong thời kỳ 2016-2020, tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, trung

tâm văn hóa huyện, nhà văn hóa cho các xã còn thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu về xây

dựng nông thôn mới. Theo kết quả rà soát ở các địa phương, nhu cầu bố trí đất xây

dựng cơ sở văn hóa đến năm 2020 khoảng 11ha.

+ Đầu tư xây dựng nhà văn hoá các xã, nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn đáp

ứng tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và tiêu chuẩn quốc gia về xây

dựng nông thôn mới.

+ Xây dựng quảng trường trung tâm huyện.

+ Xây dựng hệ thống công viên, khu văn hoá theo quy hoạch thị trấn Liên

Nghĩa và đô thị Đại Ninh và khu đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương.

f). Đất cơ sở y tế

+ Ổn định diện tích đất 13 trạm y tế xã, thị trấn, 02 phòng khám đa khoa khu

vực Đà Loan, Ninh Gia.

+ Xây dựng mới 01 trạm y tế phường Liên Nghĩa (khi chia tách TT. Liên Nghĩa

thành 02 phường Tùng Nghĩa và Liên Nghĩa).

+ Trung tâm y tế huyện dự kiến dời về khu quy hoạch dự án 200ha Trung tâm

hành chính huyện Đức Trọng.

Tổng nhu cầu sử dụng đất y tế đến năm 2020 khoảng 10ha.

g). Đất cơ sở giáo dục – đào tạo

Theo Quyết định 2449/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học huyện Đức Trọng đến

năm 2020, quy hoạch chi tiết hệ thống trường học các xã, thị trấn như sau:

+ Giáo dục mầm non: Tổng số trường hiện tại 26 trường (trong đó công lập 20

trường, tư thục 06 trường). Đến năm 2020: 38 trường (trong đó: công lập 24 trường, tư

thục 14 trường) cụ thể như sau:

- Quy hoạch mới 04 trường (trường mẫu giáo An Tĩnh xã Liên Hiệp, trường

mầm non Nam Sơn thị trấn Liên Nghĩa, trường mẫu giáo K’Long xã Hiệp An, trường

mầm non Hiệp Thuận 1 xã Ninh Gia).

- Quy hoạch mới 08 trường tư thục (trường mầm non tư thục Hiệp An, Hiệp

Thạnh, Phú Hội, Tân Hội, Ninh Loan, Đà Loan, Bảo An, Liên Nghĩa).

Số

TT Hạng mục

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích

hiện trạng

(ha)

Diện tích

tăng thêm

(ha)

Địa điểm

1 Trường MG Định An 0,40 0,34 0,06 Hiệp An

2 Phân trường MG Tơ Kriang 0,10 0,10 Tà Hine

3 Phân trường MG Phú Ao 0,10 0,10 Tà Hine

4 Trường mẫu giáo Tân Thành 0,21 0,10 0,11 Tân Thành

66

Số

TT Hạng mục

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích

hiện trạng

(ha)

Diện tích

tăng thêm

(ha)

Địa điểm

5 Trường MG Đà Loan 1 0,40 0,17 0,23 Đà Loan

6 Trường MG N'Thol Hạ 0,08 0,08 N'Thol Hạ

7 Trường MN Hoàng Anh 0,43 0,36 0,07 Hiệp Thạnh

8 Trường MN Liên Hiệp (điểm

Nghĩa Hiệp) 0,74 0,39 0,35 Liên Hiệp

9 Trường MG An Tĩnh 0,53 0,53 N'Thol Hạ

10 Trường MG N'Thol Hạ 0,95 0,74 0,21 N'Thol Hạ

11 Trường MG Bình Thạnh (Thanh

Bình 1) 0,20 0,05 0,15 Bình Thạnh

12 Trường MN Phú Hội 0,33 0,30 0,03 Phú Hội

13 Trường MG Phú An 0,63 0,14 0,48 Phú Hội

14 Trường MG Tân Thành 0,26 0,16 0,10 Tân Thành

15 Trường MG Đà Loan 2 0,79 0,17 0,62 Đà Loan

16 Trường MG Tà Năng 0,69 0,55 0,14 Tà Năng

17 Trường MG Đa Quyn 0,60 0,50 0,10 Đa Quyn

18 Trường mầm non Nam Sơn 0,45 0,45 TT Liên Nghĩa

+ Giáo dục Tiểu học: Tổng số trường hiện tại 32 trường (trong đó có 31 trường

công lập và 01 trường dân lập). Đến năm 2020: 40 trường (trong đó có 38 trường công

lập và 02 trường tư thục).

- Quy hoạch mới 06 trường tiểu học công lập (trường tiểu học Tây Nam Sơn thị

trấn Liên Nghĩa, trường tiểu học Tân Phú trên cơ sở nâng cấp điểm trường Hiệp Thuận

xã Ninh Gia, trường tiểu học Kim Phát và trường tiểu học Bắc Thanh Bình xã Bình

Thạnh, trường tiểu học Đà Loan 2 xã Đà Loan và trường tiểu học Phú An xã Phú Hội).

- Quy hoạch mới Trường tiểu học tư thục Âu Lạc thị trấn Liên Nghĩa.

Số

TT Hạng mục

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích

hiện trạng

(ha)

Diện tích

tăng thêm

(ha)

Địa điểm

1 Trường tiểu học Hiệp Thuận 0,60 0,60 Ninh Gia

2 Phân trường tiểu học Gân

Reo (khu vực 36ha) 0,50 0,50 Liên Hiệp

3 Trường tiểu học Đà Loan 2 1,30 0,15 1,15 Đà Loan

4 Trường tiểu học Định An 0,88 0,70 0,18 Hiệp An

5 Trường tiểu học Kim Phát 0,43 0,20 0,24 Bình Thạnh

6 Trường tiểu học Phú Hội 0,77 0,75 0,02 Phú Hội

7 Trường tiểu học Sơn Trung 1,35 1,18 0,17 Phú Hội

8 Trường tiểu học Ninh Gia 1,23 1,09 0,14 Ninh Gia

9 Trường tiểu học Tà Hine 0,83 0,74 0,09 Tà Hine

10 Trường tiểu học Đà Loan 1 1,63 1,43 0,19 Đà Loan

11 Trường tiểu học Tà Năng 2,43 2,29 0,14 Tà Năng

12 Trường tiểu học Chơ Ré 1,52 1,42 0,10 Đa Quyn

13 Trường tiểu học Lý Tự Trọng 2,51 2,29 0,22 TT Liên Nghĩa

14 Trường tiểu học Nam Sơn 1,14 1,11 0,03 TT Liên Nghĩa

15 Trường tiểu học Kim Đồng 0,36 0,33 0,03 TT Liên Nghĩa

67

Số

TT Hạng mục

Diện tích

quy hoạch

(ha)

Diện tích

hiện trạng

(ha)

Diện tích

tăng thêm

(ha)

Địa điểm

16 Trường tiểu học Nghĩa Hiệp 2,29 1,99 0,31 TT Liên Nghĩa

17 Trường tiểu học Tây Nam

Sơn 0,53 0,53 TT Liên Nghĩa

+ Giáo dục Trung học cơ sở: Tổng số trường hiện tại: 19 trường (trong đó có

01 trường THCS Dân tộc nội trú).

- Đến năm 2020: 22 trường (01 trường THCS Dân tộc nội trú). Quy hoạch

Trường THCS K’Nai xã Phú Hội (diện tích 0,5ha), trường THCS Đa Quyn xã Đa

Quyn (diện tích 0,42ha) và trường THCS Tây Nam Sơn thị trấn Liên Nghĩa (dự kiến

diện tích 1ha).

+ Giáo dục Trung học phổ thông: Tổng số trường hiện tại 06 trường công lập.

- Đến năm 2020: 08 trường (07 trường công lập, 01 trường tư thục). Quy hoạch

trường THPT Ninh Gia 1 (diện tích khoảng 2,4ha) và trường THPT tư thục Hùng Vương

thị trấn Liên Nghĩa.

+ Giáo dục thƣờng xuyên và dạy nghề: hiện có 01 Trung tâm giáo dục

thường xuyên và dạy nghề huyện Đức Trọng. Quy hoạch xây dựng Trung tâm Giáo

dục thường xuyên và dạy nghề huyện Đức Trọng (thuộc khu đô thị mới Nam Sông Đa

Nhim) và Trung tâm giáo dục thường xuyên và Dạy nghề Đại Ninh sau năm 2020.

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng đất cơ sở giáo dục – đào tạo đến năm 2020 trên

địa bàn huyện Đức Trọng là 116ha. (Chi tiết các công trình sử dụng đất cơ sở giáo

dục – đào tạo được thể hiện trong biểu 10/CH).

h). Đất cơ sở thể dục – thể thao

+ Quy hoạch sân Golf khu du lịch K’rèn diện tích 167,47ha (căn cứ theo quyết

định số 795/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 của Chính phủ về điều chỉnh bổ sung danh mục

các sân Golf).

+ Khu trung tâm văn hóa thể thao thị trấn Liên Nghĩa tại khu quy hoạch 200ha

huyện với quy mô 6,4ha.

+ Xây dựng Công viên cây xanh, sinh hoạt thể dục thể thao Lê Quý Đôn quy

mô diện tích 0,85ha.

+ Quy hoạch quỹ đất dành cho hoạt động TDTT như mỗi xã có ít nhất 1 sân

bóng đá đủ kích thước, mỗi thôn, tổ dân phố có ít nhất một điểm tập luyện thể dục thể

thao tập trung, các câu lạc bộ thể dục thể thao.

+ Hình thành mạng lưới các sân tập luyện TDTT tại các khu dân cư tập trung.

Dành quỹ đất và đầu tư xây dựng các công trình TDTT đơn hoặc đa môn để phục vụ

cán bộ, công chức và khách du lịch. Dự kiến quy hoạch 20 sân thể thao gồm: Đạ Loan

4 sân (Đà Phước, Đà Giềng, Đà Thọ, Đà Nam); Ninh Gia 2 sân (Đại Ninh, sân thể

thao xã mới); Liên Hiệp 3 sân (Khu đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương, An Tĩnh, thôn

dãn dân); Hiệp Thạnh 2 sân (Khu đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương, Bắc Hội); N’Thol

Hạ 1 sân (Srê Đăng), Phú Hội 1 sân (K’Nai); Tân Hội 1 sân (Tân Phú); Tà Hine 1 sân

68

(sân thể thao xã); Hiện An 1 sân (Khu đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương).

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng đất cơ sở thể dục - thể thao đến năm 2020 là

228ha.

k). Đất chợ

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn, bán lẻ trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 (Quyết định số 2331/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng). Về lâu dài nhằm tạo cơ sở cho thương mại – dịch

vụ phát triển, ở trung tâm huyện lỵ sẽ bố trí một khu trung tâm thương mại tập trung, ở

cấp xã phải xây dựng ít nhất mỗi xã một chợ nông thôn làm nơi mua bán, trao đổi hàng

hóa ở địa phương, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán của nhân dân. Dự kiến đầu tư xây

dựng các công trình sau:

- Hoàn thành Xây dựng chợ đầu mối nông sản tại khu vực thị trấn Liên Nghĩa

quy mô diện tích 16,2 ha.

- Xây dựng các chợ xã, TT cụm xã gồm: Chợ Tân Hội; Ninh Loan, Trung tâm

cụm xã Đà Loạn, Hiệp An, N’Thôn Hạ, Phú Hội, Tân Thành, Tà Hine, Tà Năng và Đa

Quyn.

2.2.9. Nhu cầu đất bãi thải, xử lý chất thải

Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị. Nước thải từ các khu công

nghiệp, bệnh viện được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào hệ thống

chung; nước thải sinh hoạt và chăn nuôi tại khu dân cư nông thôn được xử lý tại các bể

biogas và ao sinh học gia đình trước khi thải ra sông, suối.

Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và các khu du lịch theo quy trình; tại khu

vực nông thôn rác thải được thu gom, đốt hoặc ngâm ủ để tái sử dụng. Tăng cường vệ

sinh nông thôn, đến năm 2020 tất cả hộ gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh, 100%

rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý. Thực hiện Quyết định 1900/QĐ-UBND ngày

15/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải

rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên địa bàn huyện dự

kiến xây dựng:

- Khu xử lý Tân Thành (thôn Tân Nghĩa, xã Tân Thành) diện tích 31ha, công

suất tiếp nhận 220 tấn/ngày; xử lý CTR các loại tại huyện Đức Trọng và một phần

huyện Di Linh; xử lý CTR nông nghiệp nguy hại, CTR công nghiệp nguy hại của các

huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh và Đam Rông.

- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung diện tích 11,6ha tại xã Phú

Hội.

- Quy hoạch bãi rác xã Ninh Gia 5ha; xã Tà Hine 1ha; xã Đà Loan 4,2ha; xã

Ninh Loan 0,5ha.

Tổng nhu cầu đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2020 trên địa bàn huyện

Đức Trọng là 49ha tăng 45ha so với hiện trạng năm 2015.

2.2.10. Nhu cầu đất ở tại nông thôn

Dân cư nông thôn được qui hoạch thành các khu, điểm dân cư và dọc các tuyến

giao thông chính theo phạm vi từng xã, đã được UBND huyện phê duyệt trong quy

69

hoạch xây dựng nông thôn mới và đã được tổng hợp vào quy hoạch sử dụng đất cấp

huyện đến năm 2020, được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt. Trong thời kỳ 2016-

2020 dự báo dân số nông thôn tăng không nhiều chỉ từ 0,7-0,8% do hình thành một số

đô thị mới và do di dân từ nông thôn sang thành thị nên nhu cầu đất ở nông thôn không

thay đổi nhiều so với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được phê duyệt. Tổng

hợp nhu cầu đất ở nông thôn đến năm 2020 khoảng 1.397ha, tăng 97,05ha so với hiện

trạng năm 2015.

2.2.11. Nhu cầu đất ở tại đô thị

Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015, đất ở tại

đô thị cơ bản sát quy hoạch sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê

duyệt tại quyết định 2455/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 nên trong thời kỳ 2016-2020

tiếp tục thực hiện chỉ tiêu đất ở tại đô thị theo diện tích đã được duyệt đến năm 2020 là

349ha.

2.2.12. Nhu cầu đất xây dựng trụ sở cơ quan

a) Đối với huyện: Xây dựng trung tâm hành chính huyện gắn với quảng trường

quy mô diện tích 200 ha.

b) Đối với cấp xã, thị trấn:

Với định hướng Đức Trọng sẽ phát triển thành thị xã. Dự kiến thị xã sẽ có 8

phường nội thị (Liên Nghĩa, Tùng Nghĩa, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Hiệp An, Tân Hội,

Phú Hội, Ninh Gia) và 7 xã khu vực ngoại thị (Bình Thạnh, N' thol Hạ, Tà Năng, Đa

Quyn, Tà Hine, Đà Loan, Ninh Loan).

Tổng nhu cầu sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đến

năm 2020 là 73ha.

2.2.13. Nhu cầu đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

Trong giai đoạn 2016-2020, tiếp tục hoàn thiện cơ sở làm việc của các tổ chức

sự nghiệp, tổng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 là 8ha.

2.2.14. Nhu cầu đất cơ sở tôn giáo

Trong giai đoạn 2016-2020, ổn định diện tích đất tôn giáo và sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho xây dựng các công trình tôn giáo cần thiết. Dự kiến đến năm 2020, diện

tích đất tôn giáo 100ha, tăng 13ha so với năm 2015, do xây dựng và mở rộng cơ sở tôn

giáo trên địa bàn huyện.

2.2.15. Nhu cầu đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

- Đối với cấp huyện: Quy hoạch nghĩa trang chung, xa khu dân cư và xa nguồn

nước, thực hiện di dời các nghĩa địa phân tán trong khu dân cư, trong các đô thị vào

khu nghĩa trang chung. Dự kiến đầu tư xây dựng nghĩa trang huyện với quy mô diện

tích 48 ha phía Nam Đa Nhim.

- Đối với cấp xã: Theo tiêu chuẩn nghĩa trang, nghĩa địa cấp xã, yêu cầu mỗi xã

có từ 1 – 3 nghĩa trang trong ngắn hạn và trong dài hạn 2 – 3 xã xây dựng 1 nghĩa

trang với bán kính phục vụ 3 km, nằm cách khu dân cư tối thiểu là 500 m. Căn cứ thực

trạng nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn cho thấy trước mắt ổn định các nghĩa địa hiện

70

có, mở rộng diện tích để đáp ứng nhu cầu, đồng thời đầu tư xây dựng tường rào cách

ly đảm bảo theo quy định của tiêu chí nông thôn mới.

Tổng nhu cầu đất nghĩa trang nghĩa địa đến năm 2020 khoảng 264ha, tăng

thêm 53ha so với hiện trạng.

2.2.16. Tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất:

Trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020, đối chiếu với các chỉ

tiêu sử dụng đất đến năm 2020 cấp tỉnh phân bổ tại Văn bản số 2139/QĐ-UBND ngày

13/04/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng và các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp

huyện được quy định tại Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi

trường, diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng đến năm 2020 trên địa

bàn huyện Đức Trọng như sau:

Bảng 15: Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Hiện

trạng

năm

2015

Điều chỉnh QH đến năm 2020

Cấp

huyện

quy

hoạch

Cấp tỉnh

phân

khai

Chênh

lệch

cao,

thấp (-)

I Diện tích tự nhiên 90.362,10 90.362,10 90.362

1 Đất nông nghiệp NNP 79.680,73 77.466,10 77.466 0

1.1 Đất trồng lúa LUA 4.043,79 3.912,00 3.912 0

Trong đó: Đất chuyên trồng

lúa nước LUC 935,42 935,42 935

0

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 10.431,73 9.931,75 9.932 0

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 34.292,25 22.884,70 23.122 -237

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 13.775,89 18.188,00 18.188 0

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 105,70 106 0

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 16.767,10 21.837,00 21.837 0

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 350,10 350,09 350 0

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 19,86 256,86 x

2 Đất phi nông nghiệp PNN 9.536,23 12.866,00 12.866 0

2.1 Đất quốc phòng CQP 1.083,13 1.680,00 1.680 0

2.2 Đất an ninh CAN 66,82 86,00 86 0

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 79,78 437,00 437 0

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 12,19 54,00 54 0

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông

nghiệp SKC 202,94 236,00 236

0

2.8 Đất sử dụng cho hoạt động

khoáng sản SKS 34,17 234,17 234

0

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã DHT 4.267,28 5.599,00 5.599

0

71

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Hiện

trạng

năm

2015

Điều chỉnh QH đến năm 2020

Cấp

huyện

quy

hoạch

Cấp tỉnh

phân

khai

Chênh

lệch

cao,

thấp (-)

- Đất cơ sở văn hoá DVH 10,18 11,00 11 0

- Đất cơ sở y tế DYT 6,71 10,00 10 0

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 98,35 116,00 116 0

- Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 36,87 228,00 228 0

2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 7,55 276,00 276 0

2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 5,59 5,59 6 0

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 4,04 49,00 49 0

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.299,95 1.397,00 1.397 0

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 338,08 349,00 349 0

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 28,43 73,00 73 0

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ

chức sự nghiệp DTS 29,11 8,00 8

0

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 87,35 100,00 100 0

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,

nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 211,12 264,00 264

0

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng,

làm đồ gốm SKX 152,69 291,52 x

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 7,77 53,91 x

2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công

cộng DKV 3,06 58,34 x

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 7,56 7,79 x

2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,

suối SON 1.086,43 1.086,43 x

2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 520,26 520,25 x

2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.145,14 30,00 30 0

2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng:

Để làm cơ sở cho định hướng sử dụng đất theo khu chức năng quy định tại

Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cần tiến hành phân vùng sử dụng đất phù hợp với

định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Căn cứ sự phân hóa theo không gian của các yếu tố tự nhiên và quá trình khai

thác, phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua dự kiến phân chia thành 04 tiểu

vùng phát triển với những đặc điểm chính và định hướng sử dụng đất như sau:

* Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm công nghiệp và dịch vụ

Tiểu vùng này gồm khu nội thị thị xã Đức Trọng (Liên Nghĩa, Hiệp An, Hiệp

Thạnh, Liên Hiệp) và xã Phú Hội. Đây là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của thị

72

xã. Với vị trí địa lý kinh tế hết sức thuận lợi (giao lộ của các tuyến giao thông huyết

mạch kể cả đường hàng không, là cửa ngõ của thành phố Đà Lạt), có các công trình

trọng điểm của quốc gia, vùng, tỉnh được quy hoạch xây dựng (khu du lịch sân golf

Krèn; trung tâm thể thao tinh; các khu công nghiệp Phú Hội, Tân Phú, chợ đầu mối

nông sản...). Với định hướng là trung tâm công nghiệp dịch vụ thương mại của tỉnh và

khu vực. Kinh tế chủ yếu là công nghiệp – TTCN (khu công nghiệp Phú Hội, Tân

Phú), thương mại (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối nông sản), dịch vụ vận

tải, tài chính, hải quan, giáo dục, y tế..., du lịch (sân Golf Krèn, thác Liên Khương,

Trần Lê Gia Trang, thác Gougah..), phát triển nông nghiệp công nghệ cao (rau, hoa)

và là đô thị cửa ngõ, vệ tinh của thành phố Đà Lạt. Tiểu vùng này lấy đô thị Liên

Nghĩa làm trung tâm chính, sự phát triển năng động của tiểu vùng kinh tế này là động

lực tạo đột phá tăng tốc cho kinh tế - xã hội không chỉ Đức Trọng mà kể cả Lâm Đồng.

* Tiểu vùng 2: Tiểu vung du lịch sinh thái, công nghiệp năng lƣợng

Tiểu vùng này gồm đô thị Đại Ninh, xã Pré (mới) và xã Ninh Gia, định hướng

phát triển du lịch – dịch vụ (khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đại Ninh), nông nghiệp

công nghệ cao (cà phê, dâu tằm, cây lương thực và cây ăn quả). Phát triển các ngành

công nghiệp năng lượng (thuỷ điện), cơ khí, khai thác và chế biến khoáng sản. Tiểu

vùng này lấy đô thị Đại Ninh làm trung tâm.

* Tiểu vùng 3: Tiểu vùng nông nghiệp công nghệ cao, mô hình điểm xây

dựng nông thôn mới

Gồm các xã N’Thol Hạ, Bình Thạnh, Tân Hội và Tân Thành, trung tâm là xã

Tân Hội. Định hướng là mô hình điểm xây dựng nông thôn mới, kinh tế hợp tác, phát

triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao các loại cây trồng như cà phê, dâu tằm,

rau hoa. Tiểu vùng này lấy xã Tân Hội làm Trung tâm.

* Tiểu vùng 4: Phát triển nông lâm nghiệp, trang trại, công nghiệp khai

thác chế biến khoáng sản, năng lƣợng

Gồm các xã vùng Loan là Tà Hine, Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Đa Quyn. Định

hướng phát triển công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản (vàng), vật liệu xây dựng (đá

xây dựng), năng lượng (thuỷ điện, điện gió), phát triển nông nghiệp hàng hoá (cà phê, chè,

cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi trang trại và phát triển nông lâm kết hợp). Tiểu

vùng này lấy thị tứ Đà Loan - xã Tà Hine làm trung tâm.

2.3.1. Khu sản xuất nông nghiệp

(1) Cây lúa: Ổn định diện tích lúa với quy mô 4.000 ha, thực hiện đầu tư xây dựng

các công trình tưới để chủ động bố trí lịch thời vụ phát triển lúa 2 vụ ở những khu vực

trũng, thấp; các khu vực chủ động tưới tiêu nên chuyển đổi sang trồng 1 vụ lúa – 1 màu,

đồng thời chuyển diện tích lúa các vùng kém hiệu quả sang trồng rau, hoa để nâng cao giá

trị kinh tế. Dự kiến tổng diện tích gieo trồng đến năm 2020 là 3.800 ha, sản lượng ước đạt

20.500 tấn. Địa bàn bố trí hầu hết ở các xã thị trấn trong đó tập trung ở Liên Nghĩa,

N’Thol Hạ, Phú Hội, Tà Năng, Tà Hine, Đà Loan, Đa Quyn, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh. Xây

dựng mô hình cánh đồng mẫu để đưa cơ giới hoá vào sản xuất, đưa giống lúa chất lượng

cao vào phát triển sản xuất nhằm tăng năng suất và giá trị sản phẩm.

(2) Rau, hoa: Ở Đức Trọng hiện nay, đã thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào

sản xuất trên quy mô 7.367 ha. Dự kiến trong tương lai sẽ có nhiều khu vực chuyên canh

73

rau, hoa công nghệ cao, diện tích đến năm 2020 đạt khoảng 10.000 ha, địa bàn bố trí sản

xuất ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Liên Nghĩa, Liên Hiệp, Hiệp An, Hiệp Thạnh,

Tân Hội.

(3) Cây cà phê: Căn cứ định hướng phát triển của tỉnh, dự kiến quy hoạch Đức

Trọng sẽ ổn định diện tích khoảng 15.000 ha (chuyển một phần diện tích ở những vùng

thuận lợi sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn). Tập trung thâm canh,

chuyển đổi giống theo hướng có năng suất cao, gắn sản xuất với công nghệ chế biến để

nâng cao chất lượng sản phẩm trong đó diện tích cà phê catimo chiếm 20% vào năm

2015 và năm 2020 đạt 50% diện tích. Năng suất bình quân đạt 30 – 33 tạ/ha, sản lượng

đạt trên 47.025 tấn. Xây dựng Đức Trọng thành vùng sản xuất cà phê chất lượng cao

có chứng nhận và từng bước xây dựng thương hiệu cho cây cà phê Đức Trọng.

(4) Cây dâu: đến năm 2020 diện tích dâu đạt 1.200 ha, với trên 80% trồng giống

mới, sản lượng lá dâu đạt 15.600 tấn/năm, sản lượng kén đạt 1.300 tấn/năm, trong đó

70 - 80% kén chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi tằm; ứng dụng rộng rãi kỹ thuật

nuôi tằm con tập trung. Gắn kết các nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu theo

hướng sản xuất khép kín; phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

(5) Cây ngô: Phát triển ngô để đáp ứng nhu cầu cung cấp ngô tưới (ngô quả, ngô

rau) và nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Dự kiến diện tích gieo trồng 4.630 ha,

năng suất trên 49 tạ/ha (ngô rau 25 – 28 tạ/ha), sản lượng trên 22.800 tấn.

2.3.2. Khu lâm nghiệp

Ổn định lâm phần theo rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được duyệt. Đầu tư để

nâng cao chất lượng gắn với bảo vệ, trồng mới rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu

rừng tự nhiên. Đối với rừng sản xuất thực hiện quản lý rừng sản xuất bền vững; thực hiện

chính sách giao đất cho người sản xuất phát triển các loại hình lâm nghiệp công cộng.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về công tác

bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Tạo điều kiện, khuyến

khích hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán, bảo vệ, chăm sóc rừng gắn với phát triển

kinh tế trang trại, phát triển vốn rừng; Đảm bảo độ che phủ rừng đạt 42%. Tăng cường

công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát

triển rừng. Bình quân mỗi năm trồng từ 250 – 360 ha rừng tập trung. Trồng cây phân tán

bình quân trồng từ 2.000-3.000 cây phân tán và khoảng 20 ngàn cây che bóng.

2.3.3. Khu phát triển công nghiệp

Với quan điểm quy hoạch khu công nghiệp phải theo hướng nâng cao hiệu quả

sử dụng đất, tận dụng được những điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông, quy hoạch

phát triển các khu công nghiệp hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp và xa khu dân cư

để bảo đảm vấn đề môi trường, phát triển khu công nghiệp gắn với phát triển các khu đô

thị mới; Phát triển các khu công nghiệp có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - xã

hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và cả

nước. Coi trọng việc phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn làm hạt nhân phát triển

kinh tế - xã hội của huyện.

Tỉnh đã xin điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020

và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý theo văn bản số 1349/TTg-KTN ngày 12/8/2015.

74

Theo đó trên địa bàn huyện Đức Trọng sẽ quy hoạch 02 khu công nghiệp: Khu công

nghiệp Phú Hội 109ha và Khu công nghiệp nông nghiệp Tân Phú 328ha.

2.3.4. Khu đô thị

2.3.4.1. Khu nội thị thị xã Đức Trọng

Đô thị lấy quốc lộ 20; đường cao tốc Đà Lạt - Liên Khương; đường quốc lộ 27

và đường 2 bên bờ sông Đa Nhim làm làm trục không gian chính các tuyến đường khu

vực, liên khu vực được đấu nối với trục đường trong đó có trục tạo thành lưới ô bàn cờ

để xây dựng các khu chức năng.

Công trình kiến trúc được bố trí theo các trục đường. Đan xen giữa các vực xây

dựng là khoảng cây xanh của vườn cây ăn trái, khu sản xuất rau hoa công nghệ cao,

vườn hoa đô thị và tạo không gian mở trên tuyến đường chính. Ven 2 bên sông Đa

Nhim sẽ bố trí các tuyến đường đi dạo kết hợp với công viên cây xanh, khu vực ngã ba

Liên Khương sẽ xây dựng hệ thống các dãy cây xanh, siêu thị.. sẽ tạo nên điểm nhấn

cho khu đô thị.

2.3.4.2. Đô thị Đại Ninh

Đây là đô thị mới được quy hoạch tại xã Ninh Gia và Phú Hội. Là đô thị thương

mại, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Quy mô diện tích khu đô thị là 933 ha, dân số định

hình 40.000 người, được quy hoạch đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Phát triển trên 3 trục

không gian chính gồm:

- Trục trung tâm chính Đông Tây trên cơ sở nâng cấp và mở rộng quốc lộ 20.

Đây vừa là trục trung tâm tập trung được tất cả các cụm trung tâm đô thị lớn trong thị

trấn vừa thể hiện được sự gắn kết giữa khu vực thị trấn với các khu đô thị khác trong

đô thị lớn phía Bắc huyện Đức Trọng.

- Trục trung tâm Bắc Nam cắt vuông góc với trục chính Đông Tây tạo một

không gian theo chiều đứng Bắc Nam tạo ra các trung tâm công cộng cho đô thị.

- Trục đường bao phía Tây Nam và đường từ ngã ba Tà Hine đi cầu ĐaKra là

hai trục chính đô thị nối liền các khu chức năng của đô thị.

2.3.4.3. Cụm xã Đà Loan: Phát triển trung tâm cụm xã Đà Loan theo hướng đô

thị có kết cấu hạ tầng tương đương đô thị loại V, chức năng là trung tâm kinh tế - văn

hóa của các xã vùng Loan.

2.3.4.4. Thí điểm xây dựng mô hình Làng đô thị xanh

Căn cứ Quyết định 1127/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Lâm Đồng về việc công bố danh mục dự án thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát

triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 1528/QĐ-

TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Địa điểm: xã Liên Hiệp và xã Hiệp Thạnh (giáp đường cao tốc Liên Khương –

Prenn và Quốc lộ 20).

+ Về tiêu chí quy hoạch xây dựng mô hình:

75

a) Tính chất: Là phân khu đô thị thuộc Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt; hình

thành một khu vực sản xuất nông nghiệp – công nghệ cao, kết hợp khu ở và công trình

công cộng; phát huy loại hình du lịch canh nông.

b) Quy mô: khoảng 150-200 ha/một làng đô thị xanh.

c) Cơ cấu sử dụng đất: Bố trí đất sản xuất nông nghiệp khoảng 70%; diện tích đất

ở và công trình công cộng tối đa 30%, riêng đất cây xanh công cộng tối thiểu 50% diện

tích đất quy hoạch.

2.3.5. Khu thƣơng mại - dịch vụ

Theo quy hoạch về phát triển thương mại của tỉnh Lâm Đồng và quy hoạch

mạng lưới hạ tầng thương mại đến năm 2020, trên địa bàn huyện Đức Trọng sẽ phát

triển tập trung vào 3 trung tâm, gồm: Dọc trục quốc lộ 20; Đô thị Đại Ninh và Thị trấn

Liên Nghĩa (Nội thị thị xã Đức Trọng), do vậy, các loại hình thương mại (đặc biệt là

các loại hình thương mại hiện đại) sẽ chủ yếu tập trung ở 3 khu vực này.

2.3.6. Khu dân cƣ nông thôn

Phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với yêu cầu xây dựng

nông thôn mới, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tiết

kiệm và khai thác hiệu quả đất đai, đáp ứng các nhu cầu phục vụ đời sống dân sinh,

sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình

thành các điểm dân cư khang trang, văn minh, tiến bộ và phù hợp với truyền thống văn

hoá của các dân tộc hiện cư trú trên địa bàn, phòng chống ảnh hưởng của thiên tai,

biến đổi khí hậu.

- Thực hiện chỉnh trang các khu dân cư nông thôn hiện có trên địa bàn theo quy

hoạch xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các khu dân cư trung tâm các xã theo quy

hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, tiếp tục lập quy hoạch chi tiết trung tâm xã cho

các xã chưa có quy hoạch khu trung tâm xã.

- Bố trí quy hoạch quỹ đất cho phát triển dân cư mới cho các tại mỗi xã 1 điểm

với diện tích 10 - 20 ha/điểm.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƢƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG

3.1. Đánh giá tác động của phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến khả

năng bảo đảm an ninh lƣơng thực

Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng và nằm trong vùng Tây Nguyên nên tiềm năng

sản xuất lương thực không lớn. Diện tích đất trồng lúa chỉ khoảng 21 ngàn ha, sản lượng

lúa mỗi năm chỉ được khoảng 158-160 ngàn tấn, chiếm 0,4% sản lượng lúa cả nước nên

đóng góp vào vai trò bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là không lớn. Tuy nhiên, để

đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước quốc gia phân bổ,

điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh cũng giữ lại 20,2 ngàn ha đất trồng lúa. Đồng thời

tăng cường các biện pháp thủy lợi để mở rộng diện tích đất chuyên trồng lúa lên 15 ngàn

tăng 3,5 ngàn ha nên dự kiến sản lượng lúa đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 200 ngàn tấn,

tăng thêm 40 ngàn tấn so với hiện tại, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

nói chung và cho các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng.

76

3.2. Đánh giá tác động của phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với

việc giải quyết quỹ đất ở

Là huyện có diện tích tự nhiên rộng lớn, trong khi tốc độ tăng dân số bình quân

trong giai đoạn 2011-2015 đã giảm chỉ còn 1,17% và dự kiến trong giai đoạn 2016-

2020 sẽ tiếp tục giảm nên nhu cầu về giải quyết quỹ đất ở không lớn. Phương án điều

chỉnh quy hoạch cũng đã tính toán nhu cầu về đất ở tại nông thôn, đô thị đáp ứng tốt

yêu cầu của người dân về giải quyết quỹ đất ở tăng thêm.

Bên cạnh đó, hiện nay huyện cũng đang kêu gọi đầu tư các khu ở với quỹ đất

khá lớn nên sẽ giải quyết được nhu cầu về nhà ở cho người dân đô thị. Riêng khu vực

nông thôn gần như đã phủ kín quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, trong đó có bố

trí cụ thể từng cụm, tuyến, khu dân cư nông thôn cụ thể, đáp ứng tốt nhu cầu dãn dân

trong tương lại.

Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn lớn và phân bố tập trung nên phần lớn vị

trí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình công cộng đều

chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp nên hạn chế được việc đền bù, giải tỏa nhà dân,

tiết kiệm nguồn ngân sách lớn cho địa phương, đồng thời hạn chế việc tái định cư do

giải tỏa gây bất ổn định đời sống của người dân.

3.3. Đánh giá tác động của phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến quá

trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng

đất năm 2016 huyện Đức Trọng đã bám sát các quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt để bố trí quỹ đất nhằm đáp ứng tốt quá trình đô thị hóa

trên địa bàn huyện. Trong đó đã định hướng phát triển không gian các đô thị trung tâm

huyện lỵ, đô thị trung tâm các tiểu vùng, trung tâm cụm xã...

Quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng đã được tính toán, cân đối rất chi tiết đến từng

cấp độ công trình cho tất cả nhu cầu trên cơ sở cân nhắc nguồn vốn đầu tư nên cơ bản đáp

ứng tốt nhu cầu về đất để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, kết nối

thông suốt với các địa phương khác và phục vụ tốt yêu cầu phát triển của địa phương.

3.4. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo

di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa

các dân tộc là yêu cầu cấp thiết trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Đức Trọng,

nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần của các dân tộc hiện đang

sinh sống trên địa bàn huyện, cũng như yêu cầu của khách du lịch. Tạo cơ sở và môi

trường tốt cho ngành kinh tế mũi nhọn du lịch phát triển.

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã bố trí quỹ đất

cho các điểm di tích đã được xếp hạng trên địa bàn huyện, tuy nhiên phải kết hợp với

nhiều mục đích sử dụng đất khác để phát huy tiềm năng, giá trị đất đai. Đồng thời quy

hoạch phát triển các khu, điểm du lịch gắn với các danh lam thắng cảnh; quy hoạch đất

để xây dựng hệ thống cơ sở văn hóa từ huyện xuống đến xã nên đáp ứng tốt nhu cầu

về đất cho công tác bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo

tồn văn hóa các dân tộc.

77

3.5. Đánh giá tác động của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai

thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và

tỷ lệ che phủ

3.5.1. Các tác động tích cực

Sử dụng đúng, hợp lý tài nguyên đất đai và thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ và

giám sát môi trường sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan. Trong

điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kỳ này cũng đã định hướng việc sử dụng đất trên cơ sở

bố trí quy hoạch phát triển các ngành kinh tế theo hướng bền vững và xây dựng cơ sở hạ

tầng, các khu đô thị và các khu dân cư nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp.

Mặt dù diện tích đất phi nông nghiệp tăng khá nhanh theo yêu cầu phát triển,

nhưng vẫn duy trì tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 55% (nếu tính cả tỷ lệ che phủ cây lâu

năm quy theo hệ số 0,7 thì tỷ lệ che phủ đạt 76%). Rừng sẽ tiếp tục được bảo vệ tốt,

bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái đáp ứng mục tiêu hàng đầu về môi

trường và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp như du lịch, nghiên cứu. Ổn định ranh giới

đất nông lâm nghiệp, kiểm soát việc lấn chiếm đất rừng vào sản xuất nông nghiệp, hạn

chế tình trạng sản xuất nông nghiệp trên đất có độ dốc cao, giảm rửa trôi và xói mòn

đất, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc bố trí, quy hoạch mạng lưới bãi rác, các trạm xử lý chất thải, nước thải đáp

ứng yêu cầu xử lý chất thải, rác thải. Xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, nước thải cho

các trang trại chăn nuôi kết hợp với tận dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất phân hữu

cơ vi sinh không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp một lượng

lớn phân hữu cơ góp phần cải tạo độ phì đất đai trên vùng đất sản xuất nông nghiệp.

3.5.2. Các tác động tiêu cực có thể xảy ra cần lƣu ý khắc phục

Ngoài các ảnh hưởng tích cực, việc thực hiện theo phương án quy hoạch cũng

có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường, cần phải quan tâm giải quyết để

hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, thương mại – dịch vụ, công

nghiệp, đô thị hoá và gia tăng dân số cơ học tại các khu công nghiệp và các khu đô thị

mới sẽ là nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải, chất thải của các khu du lịch,

cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu vực dân cư tập trung có thể gây ô nhiễm nguồn

nước, ô nhiễm môi trường không khí, sinh hoạt... Nếu không được xử lý đúng quy

định thì đây sẽ là nguồn phát sinh không những gây ô nhiễm môi trường nước, môi

trường đất mà còn lây lan các loại dịch bệnh. Cần tăng cường công tác bảo vệ môi

trường đối với các khu du lịch, cơ sở sản xuất công nghiệp, chăn nuôi trang trại; yêu

cầu các đơn vị chủ quản phải cam kết bảo vệ môi trường, từng khu công nghiệp phải

có khu xử lý chất thải, nước thải, các cơ quan chuyên môn quản lý về môi trường tăng

cường công tác thanh kiểm tra để đảm bảo sản xuất không gây ô nhiễm môi trường...,

tăng cường thêm các điểm quan trắc về môi trường để xử lý kịp thời các phát sinh về ô

nhiễm môi trường.

Diện tích đất nông nghiệp giảm đến năm 2020 sẽ tạo thêm sức ép đến phát triển

kinh tế nông nghiệp, cần tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch để vừa

gia tăng khối lượng nông sản với chất lượng cao, vừa đảm bảo phát triển bền vững.

Những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội và tổ chức thành công về lãnh thổ

nói chung, sử dụng đất nói riêng, sẽ tạo tiền đề cho huyện Đức Trọng phát triển bền

vững.

78

Phần IV

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016

I. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, cân đối các

chỉ tiêu sử dụng đất trong năm kế hoạch sử dụng đất năm 2016 trên địa bàn huyện Đức

Trọng như sau:

1. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 do cấp tỉnh phân bổ

Căn cứ theo khoản 3 – điều 3 – thông tư 29/2015/TT-BTNMT, các chỉ tiêu sử

dụng đất do cấp tỉnh phân bổ như sau:

(a). Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp: Năm 2016, đất nông nghiệp toàn huyện

có diện tích là 79.035,87ha, giảm 644,86ha so với năm 2015. Diện tích giảm do

chuyển sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể từng chỉ tiêu sử dụng đất trong nhóm đất

nông nghiệp như sau:

(1) Đất trồng lúa: Năm 2016, đất trồng lúa có diện tích là 4.030,09ha, giảm

13,7ha so với hiện trạng năm 2015. Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước ổn định

935,42ha so với hiện trạng năm 2015.

Bảng 16: Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2016

huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng

Đất Phân theo từng loại đất (ha)

Đơn vị nông Đất trồng lúa Hàng Cây Rừng Rừng Nuôi Nông

hành chính nghiệp Tổng Chuyên năm lâu phòng sản trồng nghiệp

(ha) số lúa khác năm hộ xuất TS khác

Toàn huyện 79.035,87 4.030,09 935,42 10.369,92 34.277,34 13.775,38 16.208,22 355,06 19,86

TT Liên

Nghĩa 2.563,58 520,83 112,30 1.390,49 92,27 517,59 25,22 17,17

Hiệp An 5.637,11 127,02 1.939,88 246,24 1.218,60 2.096,49 8,87

Liên Hiệp 2.974,66 197,39 12,44 400,95 1.916,52 433,90 21,62 4,28

Hiệp Thạnh 2.651,45 41,62 892,82 596,97 270,06 841,24 8,74

Bình Thạnh 1.445,71 82,42 70,61 126,92 1.112,02 11,15 94,11 16,40 2,69

N'Thol Hạ 2.873,81 520,65 699,13 1.284,67 365,25 4,11

Tân Hội 1.950,72 83,24 0,98 317,59 1.513,01 21,13 15,75

Tân Thành 1.846,99 86,15 203,23 1.333,50 189,92 34,19

Phú Hội 9.057,08 556,11 9,23 1.571,31 4.600,99 303,02 2.002,70 22,95

Ninh Gia 12.102,23 64,97 663,90 8.221,07 1.493,77 1.583,87 74,65

Tà Năng 8.169,89 756,91 233,87 373,23 3.780,70 86,07 3.150,42 22,56

Đa Quyn 16.253,50 431,79 98,32 1.054,39 2.342,07 7.672,59 4.732,70 19,96

Tà Hine 3.330,04 233,54 196,99 390,68 2.040,81 101,10 558,94 4,98

Đà Loan 5.185,34 208,35 199,35 232,79 3.307,62 1.342,36 5,72 88,50

Ninh Loan 2.993,76 119,10 1,34 112,61 1.888,87 842,76 26,52 3,90

(2). Đất trồng cây hàng năm khác: Năm 2016, đất trồng cây hàng năm khác có

diện tích là 10.369,92ha, giảm 77,4ha so với hiện trạng năm 2015 do chuyển sang đất

an ninh, đất hạ tầng và đất ở.

79

(3). Đất trồng cây lâu năm: Năm 2016, đất trồng cây lâu năm có diện tích là

34.178,31ha, tăng 8,14ha so với hiện trạng năm 2015. Do chu chuyển từ các loại đất

như sau:

+ Hiện trạng năm 2015 là: 34.268,97ha.

+ Cộng giảm: 532,28ha, do chuyển sang đất quốc phòng 19,2ha, đất an ninh

3,96ha, đất khu công nghiệp 124,8ha, đất sản xuất kinh doanh 182,47ha, đất phát triển

hạ tầng 90,41ha, đất bãi rác 8,2ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 48ha...

+ Cộng tăng: 540,65ha từ đất rừng sản xuất chuyển sang.

+ Cân đối tăng, giảm: tăng 8,37ha.

+ Kế hoạch năm 2016, đất trồng cây lâu năm là 34.277,34ha.

(4). Đất rừng phòng hộ: Năm 2016, đất rừng phòng hộ có diện tích là

13.775,38ha, giảm 0,5ha so với hiện trạng năm 2015 (do nằm trong dự án Khu du lịch

sinh thái Mỏ nước khoáng và Làng nghỉ dưỡng Quốc An (Cty CP Quốc An) ở xã Phú

Hội).

(5). Đất rừng sản xuất: Năm 2016, đất rừng sản xuất có diện tích là

16.208,22ha, giảm 561,63ha so với hiện trạng năm 2015 do chuyển sang mục đích phi

nông nghiệp 20,98ha và chuyển ra ngoài lâm nghiệp 540,65ha.

(6). Đất nông nghiệp khác: Cơ bản ổn định như hiện trạng năm 2015 là 19,86ha.

(b). Chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp: Năm 2016, đất phi nông nghiệp toàn

huyện có diện tích là 10.183,77ha, tăng 647,54ha so với năm 2015. Diện tích tăng

thêm được chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng; Cụ thể từng chỉ tiêu sử

dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau:

(1). Chỉ tiêu đất quốc phòng: Năm 2016, diện tích đất quốc phòng là

1.114,33ha, tăng 31,2ha so với năm 2015.

- Công trình chuyển tiếp KHSDĐ 2015: vị trí tập trung quân của TĐ 840 ở xã

Tà Năng.

- Công trình đăng ký mới 2016: bãi bắn xã đội 1ha (xã Tà Hine), xây dựng mới

Ban CHQS huyện 0,2ha (TT.Liên Nghĩa), Xây dựng công trình Sở Chỉ huy cơ bản,

căn cứ chiến đấu, khu vực phòng thủ huyện 200ha (kết hợp trong đất lâm nghiệp ở xã

Phú Hội), Xây dựng công trình Sở chỉ huy thống nhất, căn cứ hậu phương, khu vực

phòng thủ huyện 200ha (kết hợp trong đất lâm nghiệp ở xã Đa Quyn).

(2). Chỉ tiêu đất an ninh: Năm 2016, diện tích đất an ninh là 11,96ha, tăng

3,96ha so với năm 2015, do:

- Công trình chuyển tiếp KHSDĐ 2015: trạm công an xã Phú Hội 0,1ha xã Phú

Hội, trụ sở công an xã Đà Loan 0,04ha.

- Công trình đăng ký mới 2016: phòng cảnh sát PCCC số 3 diện tích 1,52ha ở

thị trấn Liên Nghĩa, chốt công an Ninh Gia 0,3ha (xã Ninh Gia), đồn công an Ninh

Thiện 2ha (xã Ninh Gia).

(3). Chỉ tiêu đất khu công nghiệp: Năm 2016, diện tích đất khu công nghiệp là

216,78ha, tăng 137,0ha so với năm 2015, do triển khai:

80

- Khu CN Phú Hội (Cty Phát triển hạ tầng KCN Phú Hội) diện tích 24ha ở xã

Phú Hội.

- Khu công nghiệp – nông nghiệp Tân Phú diện tích 113ha ở Thị trấn Liên

Nghĩa và xã Phú Hội.

(4). Đất thương mại dịch vụ: diện tích năm 2016 là 13,42ha tăng 1,23ha so với

hiện trạng 2015.

(5). Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: trong năm 2016 sẽ chuyển

mục đích sử dụng đất để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các công trình, dự án

sau:

- Dự án bò sữa TH Trumilk diện tích khoảng 3.171ha (xã Đà Loan, Đà Quyn,

Ninh Loan, Tà Năng).

- Khu du lịch nghĩ dưỡng cao cấp và xây dựng Sân Golf Tuyền Lâm diện tích

52,33ha ở xã Hiệp An.

- Xây dựng nhà xưởng, nhà ở công nhân, bãi chứa vật liệu (Công ty TNHH XD

Công trình giao thông Đức Phú) diện tích 1,45ha xã Phú Hội.

- Khu du lịch sinh thái Mỏ nước khoáng và Làng nghỉ dưỡng Quốc An (Cty CP

Quốc An) diện tích 65ha xã Phú Hội (diện tích đất sản xuất kinh doanh khoảng 5%

tổng diện tích dự án).

- Mở rộng - nâng cấp khu du lịch Thác Prenn (Cty CP dịch vụ du lịch Đà Lạt)

diện tích 44,08ha ở xã Hiệp An (diện tích đất sản xuất kinh doanh khoảng 5% tổng

diện tích dự án).

- Nhà trưng bày (Cty TNHH Đan Kia) diện tích 0,1ha xã Phú Hội.

- Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái dưới tán rừng và trồng rừng (Cty TNHH

Đàm Thịnh) diện tích 257,32ha kết hợp đất lâm nghiệp ở xã Hiệp An (diện tích đất sản

xuất kinh doanh khoảng 5% tổng diện tích dự án).

- Trạm thu mua sữa Vinamilk diện tích 0,12ha xã N'Thôn Hạ.

- Chi nhánh tín dụng (ngân hàng) 0,4ha ở xã Đà Loan.

- Khu chăn nuôi, giết mổ tập trung diện tích 1ha ở xã Đà Loan.

Như vậy, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp năm 2016 là 385,41ha,

tăng 182,47ha so với năm 2015.

(6). Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: năm 2016 ổn định diện tích 34,17ha.

(7). Đất phát triển hạ tầng: Năm 2016 là 4.486,75ha, tăng 172,47ha so với năm

2015, do xây dựng các công trình sau:

+ Đất chợ: năm 2016 xây dựng chợ Hiệp An 0,54ha, chợ N’Thôn Hạ 0,69ha,

chợ Tà Hine 0,5ha, chợ Ninh Loan 0,2ha.

+ Đất thủy lợi: năm 2016 thực hiện các công trình Hệ thống dẫn nước diện tích

4ha xã Đa Quyn; Trạm bơm Fatima 0,02ha xã Bình Thạnh; hồ đập Fatima 3ha xã Bình

Thạnh, Hồ chứa nước K'Nai diện tích 40ha xã Phú Hội.

81

+ Đất công trình năng lượng: triển khai Thủy điện Đa Dâng 3 diện tích 67ha xã

Ninh Gia.

+ Đất giao thông: các công trình đất giao thông theo bảng sau:

Bảng 17: Danh mục các công trình đất giao thông kế hoạch thực hiện năm 2016

STT

Hạng mục

Diện

tích

quy

hoạch

(ha)

Diện

tích

hiện

trạng

(ha)

Tăng thêm

Địa điểm Diện

tích

(ha)

Sử dụng

vào loại

đất

1 Đường QH TT Xã 0,80 0,80 CLN Đa Quyn

2 Đường vào tàu lý 0,10 0,10 HNK Hiệp Thạnh

3 Đường vào nghĩa trang Bắc Hội 0,10 0,10 HNK Hiệp Thạnh

4 Đường đối diện trường TH Phú Thạnh 0,10 0,10 HNK Hiệp Thạnh

5 Đường nối từ cầu qua sông Đa Nhim đến

đường vành đai nam sông Đa Nhim 9,27

9,27 HNK,CLN

TT Liên Nghĩa

6

Đường ĐH1 5,80

5,80 HNK,CLN

TT. Liên Nghĩa –

N’Thol Hạ -

Tân Hội

7

Đường ĐH3 7,15

7,15 HNK,CLN

TT. Liên Nghĩa –

Tân Phú –

Tân Thành

8 Đường Trường Chinh KV3 0,78 0,78 HNK,CLN TT Liên Nghĩa

9 Đường Phạm Hùng 0,10 0,10 HNK,CLN TT Liên Nghĩa

10 Đường Lâm Văn Thạnh 0,36 0,36 HNK,CLN TT Liên Nghĩa

11 Đường Nguyễn Văn Cừ - Hàn Thuyên 0,70 0,70 HNK,CLN TT Liên Nghĩa

12 Bến xe 0,20 0,20 HNK,CLN Ninh Loan

13 Đường ĐH2

2,20 2,20 HNK,CLN

Tân Hội,

N'Thol Hạ,

Bình Thạnh

14 Đường từ Trung tâm huyện vào xã Đa Quyn 11,00 11,00 HNK,CLN Các xã

Bảng 18: Danh mục các công trình đất giáo dục kế hoạch thực hiện năm 2016

STT

Hạng mục

Diện

tích

quy

hoạch

(ha)

Diện

tích

hiện

trạng

(ha)

Tăng thêm

Địa điểm Diện

tích

(ha)

Sử dụng

vào loại

đất

1 Trường MG Đà Loan 1 0,40 0,17 0,23 CLN Đà Loan

2 Trường tiểu học Đà Loan 2 1,30 0,15 1,15 RSX Đà Loan

3 Trường MG N'Thôn Hạ 0,08 0,08 DVH N'Thôn Hạ

4 Trường mầm non Liên Hiệp 0,46 0,30 0,16 CLN Liên Hiệp

5 Phân trường MG Tơ Kriang 0,10 0,10 CLN Tà Hine

6 Phân trường MG Phú Ao 0,10 0,10 CLN Tà Hine

7 Trường mẫu giáo Tân Thành 0,21 0,10 0,11 DYT Tân Thành

8 Phân trường tiểu học Gân Reo (khu vực 36ha) 0,50 0,50 CLN Liên Hiệp

9 Mở rộng trường THCS Phú Hội 1,41 1,31 0,10 TCS Phú Hội

10 Xây mới trường THCS K'Nai 0,5 0,50 RST Phú Hội

11 Trường MN Sơn Ca 0,58 0,58 DGD TT Liên Nghĩa

82

STT

Hạng mục

Diện

tích

quy

hoạch

(ha)

Diện

tích

hiện

trạng

(ha)

Tăng thêm

Địa điểm Diện

tích

(ha)

Sử dụng

vào loại

đất

12 Trường MN Hoàng Anh 3,64 3,64 DGD Hiệp Thạnh

13 Trường TH K'Long 1,02 1,02 DGD Hiệp An

14 Trường TH Hiệp Thuận 2,00 2,00 DGD Ninh Gia

15 Trường TH Tân Đà 2,62 2,62 DGD Tân Hội

16 Trường TH Tân Hội 3,00 3,00 DGD Tân Hội

17 Trường TH Phú Thạnh 2,30 2,30 DGD Hiệp Thạnh

18 Trường THCS An Hiệp 3,20 3,20 DGD Liên Hiệp

19 Trường THCS Đa Quyn 0,50 0,50 CLN,ONT Đa Quyn

20 Trường mẫu giáo Phú An 0,30 0,30 GDO Phú Hội

21 Trường tiểu học Hiệp Thuận 0,60 0,60 CLN Ninh Gia

22 Trường THCS Võ Thị Sáu 0,42 0,42 CLN Đa Quyn

(8). Đất di tích lịch sử: Cơ bản ổn định như năm 2015 là 7,55ha.

(9). Đất bãi thải, xử lý chất thải: Năm 2016 là 12,24ha, tăng 8,2ha so với hiện

trạng năm 2015, do thực hiện: bãi rác xã Đà Loan diện tích 4,2ha; Bãi rác thôn Đăng

Srõn (Ninh Gia) diện tích 1ha; Bãi rác Tà Hine 1ha; Bãi rác Tân Thành 2ha; Bãi rác

Ninh Loan 0,5ha.

(10). Đất ở tại nông thôn: Căn cứ theo kết quả chuyển mục đích sử dụng đất từ

nông nghiệp sang đất ở trong nhiều năm ở Đức Trọng thì bình quân mỗi năm nhu cầu

chuyển mục đích sang đất ở của mỗi xã khoảng 1,25ha. Do đó, năm 2016 đất ở tại

nông thôn là 1.320,96ha, tăng thêm khoảng 21ha so với năm 2015.

(11). Đất ở tại đô thị: diện tích tăng thêm 3,0ha để đáp ứng nhu cầu chuyển mục

đích sang đất ở trên địa bàn thị trấn trong năm 2016.

(12). Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Năm 2016 là 29,59ha, tăng 1,16ha so với

hiện trạng năm 2015, do:

- Trụ sở làm việc Trung tâm dân số - KHHGĐ diện tích 0,08ha; Trụ sở Trung

tâm phát triển quỹ đất diện tích 0,1ha; Trụ sở Phòng Tài chính kế hoạch diện tích

0,1ha; Nhà làm việc hạt kiểm lâm huyện diện tích 0,2ha, Chi cục Thống kê 0,03ha ở

thị trấn Liên Nghĩa.

- Chi cục thuế huyện Đức Trọng diện tích 0,35ha ở thị trấn Liên Nghĩa.

- Trụ sở UBND xã Tà Năng diện tích 0,52ha ở xã Tà Năng.

(13). Đất cơ sở tôn giáo: diện tích năm 2016 là 94,05ha tăng 6,69ha so với năm

2015 do thực hiện công trình: nhà thờ Gần Reo diện tích 0,62ha xã Liên Hiệp; Chi hội

tin lành VN – Thái Sơn 0,18ha, Chi hội cơ đốc Phục Lâm Đa Hòa 0,07ha, chùa Quan

Âm 0,7ha, chùa Bát Nhã 1ha, chùa Phước Hậu 0,2ha, Chi hội tin lành Đà Loan 0,13ha,

Tịnh thất Linh Hội 0,2ha; Tịnh xá Ngọc Nguyên 1,2ha; tịnh thất Hương Vân 0,4ha; Ni

viện Diệu Nhân 0,5ha; tịnh thất Vân Phong 0,38ha.

(14). Đất cơ sở tín ngưỡng: diện tích năm 2016 là 7,57ha ổn định so với hiện

trạng năm 2015.

83

(15). Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Năm 2016 là

259,14ha tăng 48ha so với năm 2015, do triển khai: Dự án Nghĩa trang Nam Sông Đa

Nhim (Cty TNHH Hùng Phát) ở thị trấn Liên Nghĩa; Nghĩa trang đồi Monkrit diện tích

(thị trấn Liên Nghĩa); Nghĩa địa Thiện Chí (mới) xã Ninh Gia.

(16). Đất mặt nước chuyên dùng: cơ bản ổn định như hiện trạng năm 2015 là

530,24ha.

(c). Đất chưa sử dụng: trong năm 2016 sẽ tập trung khai thác khoảng 2,68ha để

đưa vào sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Đến hết năm 2016, đất chưa sử

dụng ở huyện còn lại 1.142,46ha.

2. Chỉ tiêu sử dụng đất 2016 do cấp huyện xác định

(1). Đất nông nghiệp khác: Năm 2016 là 19,86ha, cơ bản ổn định như hiện trạng

năm 2015.

(2). Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: diện tích năm 2016 là 182,32ha

tăng so với năm 2015 là 29,63ha, diện tích tăng thêm do thực hiện các công trình:

- Dự án ĐT khai thác và chế biến đá xây dựng (Cty CP KS VL Xây dựng Lâm

Đồng) diện tích 6,4ha ở xã N’Thol Hạ.

- Dự án đầu tư khai thác và chế biến đá xây dựng diện tích 10ha ở Thị trấn Liên

Nghĩa.

- Dự án khai thác mỏ sét gạch ngói (Cty TNHH Lang Hanh) diện tích 2,89ha ở

xã Ninh Gia.

- Khai thác đá (Cty TNHH XD Lam Hồng) 3,59ha xã Tân Thành.

- Khai thác, chế biến đá VLXD thông thường (Cty CP ĐT và TM Phước An)

diện tích 3,74ha xã N’Thol Hạ.

- Khai thác đá làm VLXD (Cty TNHH Quốc Định) diện tích 3ha ở xã N'Thol

Hạ.

(3). Đất sinh hoạt cộng đồng: Bố trí quỹ đất để xây dựng các nhà sinh hoạt

cộng đồng thôn ở các xã. Riêng các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn đã xây dựng và đi

vào hoạt động thì tiến hành làm thủ tục để giao quản lý sử dụng.

Bảng 19: Danh mục các công trình đất sinh hoạt cộng đồng thực hiện năm 2016

STT

Hạng mục

Diện

tích

quy

hoạch

(ha)

Diện

tích

hiện

trạng

(ha)

Tăng thêm

Địa điểm Diện

tích

(ha)

Sử dụng

vào loại

đất

1 Nhà văn hóa xã 0,22 0,22 Tân Thành

2 Sân vận động 1,20 1,20 DCS Phú Hội

3 Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Chi Rông 0,30 0,00 0,30 DCS Phú Hội

4 Nhà sinh hoạt thôn Lạc Lâm 0,12 0,12 DVH Phú Hội

5 Nhà sinh hoạt thôn Gần Reo 0,20 0,20 HNK Liên Hiệp

6 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 0,40 0,00 0,40 DCS Phú Hội

7 Hội trường thôn Đoàn Kết 0,25 0,11 0,14 Đất công N'Thôn Hạ

84

STT

Hạng mục

Diện

tích

quy

hoạch

(ha)

Diện

tích

hiện

trạng

(ha)

Tăng thêm

Địa điểm Diện

tích

(ha)

Sử dụng

vào loại

đất

8 Hội Trường Thôn Thái Sơn 0,07 0,07 RST N'Thôn Hạ

9 Hội trường thôn Thanh Bình 2 0,02 0,02 CLN Bình Thạnh

10 Hội trường thôn Thanh Bình 3 0,04 0,04 CLN Bình Thạnh

11 Hội trường thôn Tou Néh 0,22 0,22 TCS Tà Năng

12 Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Phú Trung 0,06 0,06 TCS Phú Hội

13 Nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 32 0,04 0,04 ODT Liên Nghĩa

14 Nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 6 0,65 0,65 ODT Liên Nghĩa

15 Nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 8

và công viên cây xanh 0,82 0,82 ODT+DVH Liên Nghĩa

16 Hội trường thôn An Hiệp 0,05 0,05 HNK Liên Hiệp

17 Nhà SHCĐ thôn Đà Thuận 0,10 0,10 TCS Đà Loan

18 Khuôn viên nhà văn hóa xã 0,22 0,22 DGD N'Thôn Hạ

19 Trụ sở thôn Bia Ray 0,10 0,10 Đất công N'Thôn Hạ

20 Nhà văn hóa xã Đa Quyn 0,27 0,27 CLN Đa Quyn

21 Sân bóng đá 0,98 0,98 CSD Liên Hiệp

22 Sân bóng đá 1,00 1,00 CLN Tà Hine

23 Hôi trường thôn An Ninh 0,02 0,02 TSC Liên Hiệp

24 Hôi trường thôn An Bình 0,03 0,03 TSC Liên Hiệp

25 Hôi trường thôn An Tĩnh 0,07 0,07 TSC Liên Hiệp

26 Đài tưởng niệm xã 0,12 0,12 TSC Hiệp An

27 Hội trường thôn Tân An 0,15 0,15 TSO Hiệp An

28 Nhà Văn Hóa 0,23 0,23 TSO N'Thôn Hạ

29 Trụ sở thôn Lạch Tông 0,01 0,01 TSO N'Thôn Hạ

30 Trụ sở thôn Srê Đăng 0,04 0,04 TSO N'Thôn Hạ

31 Trụ sở thôn Bon Rơm 0,02 0,02 TSO N'Thôn Hạ

32 Hội trường thôn R'Chai 3 0,13 0,13 TSO Phú Hội

33 Hội trường thôn Phú Bình 0,08 0,08 TSO Phú Hội

(4). Đất sông ngòi, kênh rạch, suối năm 2016 có diện tích 1.086,42ha cơ bản ổn

định như năm 2015.

II. DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

- Tổng diện tích đất cần chuyển mục đích trong năm 2016 là 1.165,49ha. Trong

đó: từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong năm kế hoạch 2016 là 644,86ha

(chuyển từ đất trồng lúa 13,7ha, từ cây hàng năm khác là 77,4ha; chuyển từ đất trồng

cây lâu năm là 512,26ha, từ đất rừng phòng hộ 0,5ha và chuyển từ đất rừng sản xuất là

41ha), chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 520,63ha (Đất

rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng).

Cụ thể trên địa bàn từng xã được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục Biểu 07/CH.

III. DIỆN TÍCH ĐẤT CẦN THU HỒI

85

- Tổng diện tích cần thu hồi trong năm 2016 là 4.156,45ha. Trong đó: đất nông

nghiệp cần phải thu hồi trong năm kế hoạch 2016 là 4.154,31ha (Thu hồi từ đất trồng

lúa 13,7ha, từ đất trồng cây hàng năm khác là 77,4ha; từ đất trồng cây lâu năm là

3.502,73ha; từ đất rừng sản xuất là 560,48ha), đất phi nông nghiệp cần phải thu hồi

trong năm kế hoạch 2016 là 2,14ha.

Cụ thể trên địa bàn từng xã được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục Biểu 08/CH.

IV. DIỆN TÍCH ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG ĐƢA VÀO SỬ DỤNG

Tập trung khai thác khoảng 2,68ha đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho

mục đích phi nông nghiệp.

Cụ thể trên địa bàn từng xã được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục Biểu 09/CH.

V. DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN

(Do danh mục các công trình, dự án nhiều nên được liệt kê, thể hiện trong biểu

10/CH trong phần phụ lục đính kèm báo cáo thuyết minh tổng hợp).

VI. DỰ KIẾN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG NĂM KẾ HOẠCH

- Căn cứ Luật đất đai 2013.

- Căn cứ Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

- Căn cứ quyết định số 69/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của

UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn các huyện, thành

phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.

- Căn cứ danh mục công trình, dự án đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch

2016 ở huyện Đức Trọng.

Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch sử dụng

đất 2016 ở huyện Đức Trọng như sau:

- Khoản thu: 97,950 tỷ đồng. Bao gồm các nguồn thu sau:

+ Thu tiền sử dụng đất: 88,350 tỷ đồng.

+ Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực đầu tư nước ngoài):

4,6 tỷ đồng.

+ Thu tiền bán đấu giá QSD đất: 5,0 tỷ đồng.

- Khoản chi: 90,655 tỷ đồng. Do chi để giải tỏa đền bù các dự án sau:

+ Đền bù phần đất nâng cấp mở rộng đường giao thông: 59,057 tỷ đồng.

+ Đền bù phần xây dựng Trụ sở cơ quan: 0,175 tỷ đồng.

+ Đền bù phần đất làm các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn: 0,616 tỷ đồng.

+ Đền bù phần đất xây dựng các công trình: Hồ chứa nước K’Nai, thủy điện Đa

Dâng 3… 30,807 tỷ đồng.

- Cân đối: thu – chi= + 7,295 tỷ đồng

86

Phần IV

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG

1.1. Tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, nâng cao năng lực quản lý về

môi trƣờng cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trƣờng

- Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo vệ môi trường trên địa bàn

huyện, bao gồm: thể chế và hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đất nói riêng và

môi trường nói chung trên địa bàn huyện. Xây dựng chương trình quản lý môi trường,

bao gồm các nội dung về hoàn thiện việc nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi

trường; chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; quản lý thẩm định

đánh giá tác động môi trường; quản lý chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp;

quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn, đô thị và các khu dân cư tập trung;

quản lý chất thải y tế độc hại, quản lý đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên;

Quản lý môi trường các nguồn tài nguyên như: nước, đất, không khí.

- Trước mắt cần chú trọng vào các hoạt động như: Bảo vệ nguồn nước phục vụ

phát triển kinh tế và sinh hoạt gắn với kiểm soát chặt chẽ hoạt động xử lý nước thải và

bảo vệ bờ kênh để hạn chế tối đa xói lở, san lấn kênh, rạch và ô nhiễm nguồn nước;

thu hút đầu tư có chọn lọc và kiên quyết không cấp giấy phép cho các nhà đầu tư sử

dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; phát triển nông nghiệp bền vững

theo hướng ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn các yếu tố đầu

vào trong sản xuất đáp ứng yêu cầu sạch, an toàn; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây

lâu năm; hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường đất,

nước; xây dựng cơ sở xử lý nước thải, chất thải trong các trang trại chăn nuôi tập

trung; xúc tiến xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, nước thải cho các khu đô thị, khu

công nghiệp theo quy định; xây dựng các hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, kiểm

soát khai thác nước ngầm để hạn chế tình trạng khai thác quá mức.

1.2. Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng

- Hoàn thiện mạng lưới quan trắc đáp ứng nhu cầu giám sát chặt chẽ môi trường.

Bổ sung lực lượng đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu về chuyên môn. Tăng

cường ứng dụng các công nghệ và thiết bị đáp ứng nhu cầu quan trắc, phân tích, đánh

giá các yếu tố môi trường. Khẩn trương ứng dụng công nghệ và thiết bị tin học để

nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và phổ biến các quy định về môi trường đến đối

tượng giám sát và quản lý.

- Giám sát kỹ phần đánh giá môi trường và giải pháp xử lý chất thải, nước thải

trong các dự án đầu tư và trong các quy hoạch phát triển các ngành, nhất là các ngành

có nguy cơ gây ô nhiễm, kiên quyết loại bỏ các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi

trường.

87

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ô

nhiễm môi trường để kịp thời xử lý và khắc phục.

- Có mức phạt đủ sức răn đe các cơ sở cố ý vi phạm các quy định về BVMT.

- Để công tác giám sát hoạt động có nề nếp, hiệu quả cần xây dựng chương trình

giám sát môi trường, bao gồm: quan trắc chất lượng môi trường, quan trắc và giám sát

các nguồn thải; giám sát quản lý sử dụng nước ngầm; giám sát hệ sinh thái và đa dạng

sinh học …

II. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Để triển khai thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 huyện Đức Trọng đạt kết quả, có tính khả thi cao, khai thác được tiềm năng đất

đai, đóng góp vai trò tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, cần xây dựng

và tổ chức thực hiện các giải pháp sau:

1. Giải pháp về chính sách.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động, cơ chế tài chính, cơ

chế huy động vốn để trung tâm phát triển quỹ đất huyện hoạt động có hiệu quả, đảm

bảo đủ quỹ đất sạch phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tạo

quỹ đất sạch trong vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô

thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu lớn cho ngân

sách huyện.

- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách nhà nước; bên cạnh

đó vận dụng các chính sách như quyết định 23/2015/QĐ-TTg, quyết định 1528/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành để huy động các nguồn lực từ các thành

phần kinh tế đầu tư theo hình thức BOT, BTO, PPP, BT… vào thực hiện các dự án,

nhất là những dự án mang tính đột phá cho các ngành động lực, các dự án khu công

nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, phát triển trung tâm giáo dục – đào tạo...

- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg về

Quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự

án đầu tư xây dựng theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao…

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quy định công khai các dự án đầu tư trong quá trình

giao dự án và triển khai thực hiện dự án để cộng đồng và mọi người dân cùng kiểm tra

giám sát.

- Điều chỉnh các quy định có liên quan đến giải phóng mặt bằng phù hợp với

tình hình mới nhằm thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

- Đề xuất nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách cho phép hộ gia đình, cá nhân

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nằm trong vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp

công nghệ cao được chuyển mục đích sử dụng đất một tỷ lệ diện tích nhất định sang

đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng sơ chế, đóng

gói, bảo quản các sản phẩm nông sản công nghệ cao. Cho phép hộ gia đình, cá nhân sử

dụng đất sản xuất nông nghiệp nằm trong các khu vực du lịch sinh thái được chuyển

88

mục đích sử dụng đất một tỷ lệ diện tích nhất định sang đất ở để xây dựng nhà ở mật

độ thấp gắn với sản xuất nông nghiệp phục vụ du lịch.

2. Giải pháp về tăng cƣờng nguồn nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý

đất đai.

- Xây dựng giải pháp và lộ trình nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và quy

hoạch sử dụng đất các cấp, để có đủ khả năng thực hiện việc lập, giám sát, thanh kiểm

tra và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Bổ sung đủ nhân sự có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu

quản lý cho các cấp để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là

trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Riêng với lực lượng cán bộ tài nguyên

– môi trường cấp xã, cần có chính sách ổn định để tăng tính chuyên nghiệp, hạn chế

tình trạng biến động lớn như hiện nay.

- Chú trọng công tác đào tạo qua việc mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về công

tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nghiệp vụ về quản lý đất đai – môi trường theo

phương thức hợp nhất liên ngành cho cán bộ công chức làm công tác quy hoạch, kế

hoạch và mời các đơn vị tư vấn trực thuộc có nhu cầu đào tạo tham dự.

3. Giải pháp về ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý đất đai.

- Ứng dụng các công nghệ mới (GIS, viễn thám) vào công tác địa chính và quản

lý đất đai, tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình ứng

dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công nghệ vận

hành.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và khẩn trương nối mạng hệ thống các

cơ quan quản lý đất đai từ tỉnh xuống đến các xã và các đơn vị có liên quan, đáp ứng

nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch sử dụng đất các

cấp, các dự án.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất (viễn thám, GIS…), nhất là các chương trình giúp nâng cao năng

suất và chất lượng công tác quy hoạch, giúp triển khai nhanh và đồng bộ về quy hoạch

giữa các cấp.

- Trang bị đồng bộ và kịp thời các thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu của công

tác chuyển giao công nghệ mới vào quản lý sử dụng đất và lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất.

4. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng.

4.1. Giải pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng đất nông nghiệp.

- Giữ ổn định diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch để đáp ứng yêu cầu sản

xuất lương thực tại chỗ, nhất là cho các khu vực đồng bào thiểu số. Vận dụng các

chính sách hỗ trợ đất lúa của Chính phủ để hỗ trợ người sản xuất. Nghiêm cấm việc

chuyển đổi đất trồng lúa sang các mục đích khác ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất, ngoài các quy định hiện hành về sử dụng đất trồng lúa.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

huyện, nhất là các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như rau, hoa, chè, cà phê, bò sữa,

89

cá nước lạnh... Đẩy nhanh quá trình hình thành cánh đồng lớn, vùng sản xuất nông

nghiệp công nghệ cao và tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người sản xuất đã

được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Nghị định số 62/2013/QĐ-TTg ngày

25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với

tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất

hữu cơ để giảm các nguy cơ về ô nhiễm môi trường và cung cấp các sản phẩm nông

nghiệp sạch cho người tiêu dùng. Chú trọng phát triển kinh tế tập thể, sản xuất hàng

hóa quy mô lớn, chất lượng cao…đồng thời tăng cường liên kết trong sản xuất, chế

biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Tăng cường công tác trồng và bảo vệ rừng trên phần đất lâm nghiệp để tăng độ

che phủ, chống xói mòn, tăng tính đa dạng sinh học và khả năng giữ nguồn nước đầu

nguồn để cung cấp cho các khu vực hạ lưu. Tạo cảnh quan để ngành du lịch phát triển

và giữ được môi trường trong lành đặc thù ở Đức Trọng. Đối với diện tích đất trồng cà

phê trong lâm phần do người dân lấn chiếm trái phép trong các thời kỳ trước cần tiến

hành trồng xen các chủng loại cây rừng phù hợp với yêu cầu sinh thái từng khu vực,

phát triển thành các băng rừng để từng bước phục hồi lại diện tích rừng.

- Tiến hành thực hiện công tác điều tra, đánh giá về chất lượng, tiềm năng đất

đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra phân hạng đất nông nghiệp;

xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất theo quy định tại Thông

tư 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định

việc điều tra, đánh giá đất đai.

- Song song với quá trình sử dụng đất, cần chú trọng bảo vệ, cải tạo môi trường

đất, nước và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực như: gây ô nhiễm môi trường, gây lây

lan dịch bệnh, sử dụng cạn kiệt tài nguyên... để phát triển bền vững.

4.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Trên cơ sở danh mục công trình, dự án sử dụng đất phi nông nghiệp được duyệt

theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, hàng năm cần cụ thể hóa trong kế hoạch sử

dụng đất hàng năm cấp huyện để tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi

đất (theo điều 62, luật đất đai 2013) và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Hầu hết diện tích đất đưa vào quy hoạch, kế hoạch cho mục đích phi nông

nghiệp đều phải thu hồi từ đất của các chủ sử dụng, do vậy cần công bố, công khai,

minh bạch kế hoạch và các phương án đền bù, giải tỏa cho người sử dụng đất biết để

phối hợp thực hiện.

- Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ban ngành, UBND các xã, thị trấn thuộc

huyện thông báo rộng rãi đến các cá nhân, tổ chức sử dụng đất phi nông nghiệp đã đưa

vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài

nguyên và Môi trường để hướng dẫn làm các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển

mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Hàng năm cần tiến hành rà soát các dự án đầu tư đăng ký vào kế hoạch sử dụng

đất nhưng không thực hiện để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định thu

hồi dự án đầu tư, nhằm hạn chế tình trạng xin chủ trương thuê đất, giao đất nhưng

không thực hiện dẫn tới tình trạng treo.

90

4.3. Tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, nâng cao năng lực quản lý về

môi trƣờng cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trƣờng.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đất nói riêng và

môi trường nói chung trên địa bàn huyện. Xây dựng chương trình quản lý môi trường,

bao gồm các nội dung về hoàn thiện việc nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi

trường; chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; quản lý thẩm định

đánh giá tác động môi trường; quản lý chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp;

quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn, đô thị và các khu dân cư tập trung;

quản lý chất thải y tế độc hại; bảo tồn hệ sinh thái ven sông và các thuỷ vực, quản lý

đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên; Quản lý môi trường các nguồn tài nguyên

như: nước, đất, không khí.

- Trước mắt cần chú trọng vào các hoạt động như: bảo vệ nguồn nước sông gắn

với bảo tồn các hệ sinh thái ven sông, các khu vực có tính đa dạng sinh học cao,…

kiểm soát chặt chẽ hoạt động xử lý nước thải của các khu công nghiệp, khu vực khai

thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Thu hút đầu tư có

chọn lọc và kiên quyết không cấp giấy phép cho các nhà đầu tư sử dụng công nghệ lạc

hậu, gây ô nhiễm môi trường. Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông

nghiệp công nghệ cao, kiểm soát chặt chẽ hơn các yếu tố đầu vào trong sản xuất đáp

ứng yêu cầu sạch, an toàn. Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và bảo vệ tốt diện tích rừng ở

các khu vực xung yếu theo quy hoạch. Hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng hóa chất gây

ô nhiễm môi trường đất, nước. Xây dựng cơ sở xử lý nước thải, chất thải trong các

trang trại chăn nuôi tập trung; xúc tiến xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, nước thải

cho các khu đô thị, khu công nghiệp theo quy định; xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đa

mục tiêu, kiểm soát khai thác nước ngầm để hạn chế tình trạng khai thác quá mức.

4.4. Tăng cƣờng hoạt động giám sát môi trƣờng

- Hoàn thiện mạng lưới quan trắc đáp ứng nhu cầu giám sát chặt chẽ môi

trường. Bổ sung lực lượng đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu về chuyên

môn. Tăng cường ứng dụng các công nghệ và thiết bị đáp ứng nhu cầu quan trắc, phân

tích, đánh giá các yếu tố môi trường. Khẩn trương ứng dụng công nghệ và thiết bị tin

học để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát và phổ biến các quy định về môi trường

đến đối tượng giám sát và quản lý.

- Giám sát kỹ phần đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý chất thải,

nước thải trong các dự án đầu tư và trong các quy hoạch phát triển các ngành, nhất là

các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm, kiên quyết loại bỏ các dự án không đáp ứng yêu

cầu về môi trường.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ô

nhiễm môi trường để kịp thời xử lý và khắc phục.

- Giám sát kỹ quá trình triển khai các dự án khai thác khoáng sản và vật liệu xây

dựng để đảm bảo khai thác có hiệu quả nhưng phải hạn chế tác động xấu đến môi

trường, phục hồi môi trường và hoàn nguyên sau khai thác.

- Có mức phạt đủ sức răn đe các cơ sở cố ý vi phạm các quy định về bảo vệ môi

trường.

91

- Để công tác giám sát hoạt động có nề nếp, hiệu quả cần xây dựng chương trình

giám sát môi trường, bao gồm: quan trắc chất lượng môi trường, quan trắc và giám sát

các nguồn thải; giám sát quản lý sử dụng nước ngầm; giám sát hệ sinh thái và đa dạng

sinh học …

4.5. Nhóm giải pháp về thích ứng với biến đổi khí hậu

- Giữ vững diện tích rừng theo quy hoạch, kết hợp với diện tích đất cây lâu năm

để duy trì độ che phủ nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời

bảo vệ nguồn nước đầu nguồn không những có vai trò rất quan trọng cho phát triển

kinh tế - xã hội ở Đức Trọng mà còn cho các địa phương ở hạ lưu.

- Tăng cường đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi, nhất là hệ thống hồ chứa

theo quy hoạch để tăng trữ lượng tài nguyên nước, thích ứng với tình hình khô hạn, sa

mạc hóa do các tác động tiêu cực của quá trình Biến đổi khí hậu gây ra.

- Nghiên cứu và quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở, phòng chống giảm nhẹ thiên

tai v.v… theo hướng tăng cường thích ứng với BĐKH, trong đó đặc biệt chú trọng đến

vấn đề nhiệt độ tăng và lũ lụt. Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, sạt lở đất trong

trường hợp lượng mưa tăng đột biến.

- Phát triển các mảng xanh ven suối, nghiêm cấp việc xây dựng nhà cửa ở các

khu vực đất thấp, ven sông suối, sườn dốc để phòng chống các nguy cơ thiên tai có thể

xảy ra gây thiệt hại cho người dân.

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ để thích ứng

tốt hơn với điều kiện Biến đổi khí hậu, mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền

vững theo chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ

ban hành tại quyết định 899/QĐ-TTg.

5. Các giải pháp tổ chức thực hiện

5.1. Công bố quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch, KHSDĐ

- Khi quy hoạch cấp huyện được phê duyệt, sẽ tổ chức ngay hội nghị công bố

quy hoạch và đưa quy hoạch lên mạng thông tin của ngành giúp các ngành cấp huyện,

các địa phương và đơn vị có liên quan nắm vững để thực hiện.

- Bám sát quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tham

gia xây dựng và đóng góp ý kiến cho quy hoạch các ngành có liên quan nhằm phát

hiện và kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện sử dụng đất không theo quy hoạch. Mặt khác

cũng cần nắm được các phát sinh khách quan về nhu cầu sử dụng đất để giúp bổ sung,

điều chỉnh kịp thời trong các kỳ điều chỉnh bổ sung và xây dựng kế hoạch sử dụng đất

hàng năm cấp huyện; cũng như phát hiện những bất hợp lý trong sử dụng đất của từng

ngành để có những tác động kịp thời nhằm tránh và hạn chế tiêu cực trong quá trình sử

dụng đất.

5.2. Tăng cƣờng công tác tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLĐĐ

- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật để người dân nắm vững luật đất

đai, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Quản lý

sử dụng đất theo đúng quy hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng để tập

trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh

92

dịch vụ. Cập nhật kịp thời những thay đổi về thị trường đất đai để có kế hoạch đền bù

thoả đáng giúp sử dụng đất đúng theo kế hoạch.

- Tăng cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, đặc

biệt là đo đạc, chỉnh lý biến động và cấp giấy chứng nhận, đồng thời có biện pháp xử

lý các tồn tại, vướng mắc trong thực hiện kiểm kê, thống kê hiện trạng sử dụng đất 05

năm, hàng năm, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, KHSDĐ trong thời gian tới.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong quá trình thực hiện

quy hoạch sử dụng đất và triển khai trên từng địa phương, từng địa bàn, nhất là các địa

bàn trọng điểm. Ưu tiên lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đất theo quy hoạch sử

dụng đất và phải xây dựng trên nền bản đồ địa chính để tạo thuận lợi cho việc giao đất,

cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng.

- Trong sắp xếp thứ tự dự án ưu tiên, phải tạo ra được những đột phá và động

lực phát triển cho từng ngành và từng vùng. Kết hợp tốt giữa đầu tư từ nguồn ngân

sách với vốn của doanh nghiệp vào xây dựng các khu công nghiệp, dân cư, các công

trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng, với vốn xã hội hoá về xây dựng cơ sở vật chất như

trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá – thể thao. Riêng các công trình xây dựng cơ sở

hạ tầng nông thôn và nội thị, cần phát huy mạnh mẽ phương châm Nhà nước và Nhân

dân cùng làm.

- Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng

đất các trường hợp không có trong quy hoạch sử dụng đất. Khi giao đất, cho thuê đất

cần phải tính đến năng lực thực hiện các dự án của chủ đầu tư, để đảm bảo triển khai

đúng tiến độ và khả thi.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm, đồng thời phát

hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

nhằm sử dụng đất đai hợp lý với hiệu quả kinh tế cao. Có biện pháp xử lý kịp thời và

nghiêm các trường hợp vi phạm, không thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

5.3. Trách nhiệm các ngành, địa phƣơng trong tổ chức thực hiện quy hoạch sử

dụng đất

- UBND huyện tổ chức triển khai, giám sát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng kế

hoạch sử dụng đất hàng năm theo luật định.

- Các xã, thị trấn căn cứ vào quy hoạch toàn huyện để triển khai quy hoạch và

lập kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn theo định hướng và các chỉ tiêu phân khai đã

được xác định trong điều chỉnh quy hoạch cấp huyện.

- Các ngành bám sát vào phân bổ chỉ tiêu quy hoạch đất cho ngành mình để tổ

chức thực hiện, khi có phát sinh nhu cầu mới cần xin chủ trương của UBND điều

chỉnh bổ sung theo luật định. Trong đó:

- Ngành Thuế theo dõi và tổ chức thực hiện các khoản thu từ đất theo Luật Đất

đai 2013.

93

- Ngành Xây dựng (quản lý đô thị) triển khai các chương trình quy hoạch và

phát triển các khu dân cư, nhà ở gắn liền với phát triển đô thị và các khu công nghiệp,

các trung tâm dịch vụ, đào tạo...

- Ngành Tài nguyên và Môi trường triển khai các chương trình quản lý đất đai

theo QHSDĐ, giám sát diễn biến môi trường.

- Ngành Lao động, Thương binh, Xã hội phối hợp với các ngành có liên quan

nghiên cứu các chương trình, chính sách xã hội, hỗ trợ tái định cư và giải quyết công

ăn việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất.

6. Nhóm giải pháp khác

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ từ cấp tỉnh đến

cấp huyện và cấp xã nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định phát triển kinh tế -

xã hội, đời sống cho nhân dân trong kỳ quy hoạch.

- Triển khai thực hiện theo đúng các nội dung và các chỉ tiêu quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và kịp thời cập nhật thông tin

để điều chỉnh theo đúng quy định.

- Các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm đến ranh giới và công khai diện tích

đất trồng lúa (đặc biệt là đất trồng lúa nước), rừng phòng hộ cần phải bảo vệ nghiêm

ngặt nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và giữ được môi trường rừng bền vững.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, đất

cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất đô thị.

- Thực hiện tốt chính sách về nhà ở - đất ở (nông thôn và đô thị) phù hợp với

điều kiện phát triển của từng địa phương trên địa bàn huyện đồng thời quan tâm đến

chính sách nhà ở cho hộ nghèo và người thu nhập thấp.

- Xây dựng phương án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư, tổ chức đào

tạo nghề và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện các dự án đầu tư một

cách nhanh chóng (không để kéo dài) nhằm ổn định đời sống nhân dân và góp phần

đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm

2016 huyện Đức Trọng được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Bộ Tài

nguyên và Môi trường; quán triệt Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Đức Trọng nhiệm kỳ

2015-2020, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Trọng

đến năm 2020, quy hoạch của các ngành, các dự án có liên quan…, phối hợp chặt chẽ

với quy hoạch sử dụng đất cấp Tỉnh để xác định các định hướng lớn về sử dụng đất trên

địa bàn. Đã thảo luận và tham khảo ý kiến các sở ngành cấp tỉnh, các phòng ban cấp

huyện và các xã về nhu cầu sử dụng đất từng ngành, từng xã đến năm 2020. Nên khi

được phê duyệt sẽ tạo cơ sở rất vững chắc về pháp lý, khoa học và thực tiễn để tổ chức

quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn của Huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Kết quả nghiên cứu xây dựng phương án sử dụng đất đã dự báo được nhu cầu

sử dụng đất các ngành, các lĩnh vực đến quy mô từng công trình, dự án phân bố trên

từng xã gắn với các tờ, thửa bản đồ địa chính cụ thể; tổng hợp thành hệ thống các chỉ

tiêu sử dụng đất đến năm 2020 theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi

trường; đồng thời xây dựng bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ở

tỷ lệ 1/25.000 làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

Sau khi được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, UBND huyện Đức Trọng chỉ

đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành công bố, công khai kế hoạch sử dụng

đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Hàng năm có báo cáo tổng kết tình

hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất để báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng

hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ.

i

MỤC LỤC Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................................. 1

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN

ĐỨC TRỌNG ................................................................................................................. 2

III. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN ... 2

1. Nội dung QHSDĐ cấp Huyện ..................................................................................... 2

2. Trình tự tiến hành các nội dung ................................................................................... 4

IV. SẢN PHẨM GIAO NỘP ........................................................................................ 4

Phần I

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ............ 5

1. Căn cứ pháp lý ............................................................................................................. 5

2. Các tài liệu có liên quan đến điều chỉnh QHSDĐ huyện Đức Trọng ......................... 5

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -

XÃ HỘI, MÔI TRƢỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ...................... 7

1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng

môi trường: ...................................................................................................................... 8

1.1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................................... 8

1.2. Các nguồn tài nguyên: .............................................................................................. 9

1.3. Thực trạng môi trường: .......................................................................................... 15

2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................ 17

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: .............................................. 17

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: ................................................................ 18

2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:................................................................. 21

2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn: .................................... 21

2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: ....................................................................... 22

2.6. Đánh giá chung: ...................................................................................................... 24

3. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất ....... 26

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH .................................................................... 29

1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước

về đất đai ........................................................................................................................ 29

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất .......................................... 35

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................................................... 42

ii

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ................................ 42

2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện

quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .................................................................................... 47

3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tới . 49

Phần II

PHƢƠNG ÁN ĐIỂU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .................................................... 50

1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: ................................ 50

2. Quan điểm sử dụng đất .............................................................................................. 50

II. PHƢƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ......................... 50

1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: ............................................................................ 51

1.1. Chỉ tiêu Tăng trưởng kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ................................ 51

1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế: ................................................... 52

2. Cân đối, phân bổ diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng ........................... 57

2.1. Nhóm đất nông nghiệp ........................................................................................... 58

2.2. Đất phi nông nghiệp ............................................................................................... 60

2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng: .............................................................. 71

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƢƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG ........................... 75

3.1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến khả năng

bảo đảm an ninh lương thực .......................................................................................... 75

3.2. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đối với việc

giải quyết quỹ đất ở ....................................................................................................... 76

3.3. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến quá trình

đô thị hóa và phát triển hạ tầng ..................................................................................... 76

3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di

tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc .................... 76

3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác

hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che

phủ ................................................................................................................................. 77

Phần IV

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016

I. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ............................... 78

1. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 do cấp tỉnh phân bổ ................................................. 78

2. Chỉ tiêu sử dụng đất 2016 do cấp huyện xác định ..................................................... 83

II. DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ................................................. 84

iii

III. DIỆN TÍCH ĐẤT CẦN THU HỒI ...................................................................... 84

IV. DIỆN TÍCH ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG ĐƢA VÀO SỬ DỤNG ........................... 85

V. DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN .................................................................. 85

VI. DỰ KIẾN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG NĂM KẾ

HOẠCH ........................................................................................................................ 85

Phần IV

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ, CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG ..................................................................................................................... 86

1.1. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi

trường cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường ............................................... 86

1.2. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường .......................................................... 86

II. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................................................... 87

1. Giải pháp về chính sách. ............................................................................................ 87

2. Giải pháp về tăng cường nguồn nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý đất

đai. ................................................................................................................................. 88

3. Giải pháp về ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý đất đai. ........................ 88

4. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. ........................................... 88

4.1. Giải pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng đất nông nghiệp. ............................................ 88

4.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng đất phi nông nghiệp. ...................................... 89

4.3. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý về môi

trường cho hệ thống tổ chức trong lĩnh vực môi trường. .............................................. 90

4.4. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường .......................................................... 90

4.5. Nhóm giải pháp về thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................ 91

5. Các giải pháp tổ chức thực hiện ................................................................................ 91

5.1. Công bố quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch, KHSDĐ ............. 91

5.2. Tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLĐĐ .................... 91

5.3. Trách nhiệm các ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng

đất .................................................................................................................................. 92

6. Nhóm giải pháp khác ................................................................................................. 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

__________________________

iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

UBND : Ủy ban nhân dân

KT – XH : Kinh tế - xã hội

CTSN : Công trình sự nghiệp

VHTT : Văn hóa thể thao

KDL : Khu du lịch

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

NN : Nông nghiệp

PNN : Phi nông nghiệp

TN – MT : Tài nguyên – môi trường

GTSX : Giá trị sản xuất

DTTN : Diện tích tự nhiên

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất

ĐVT : Đơn vị tính

TTHC : Trung tâm hành chính

GIS : Hệ thống thông tin địa lý