sổ tay oto xe máy

117
Alfa Romeo ra đời như thế nào? Alfa Romeo là mt công ty sn xut xe hơi ni tiếng ca Italia, do Cavaliere Ugo Stella, mt nhà quý tc Milan liên kết vi nhà sn xut xe hơi Alexandre Darracq sáng lp vào năm 1907, ly tên là "Darracq Italiana". Ban đầu, nhà máy sn xut được đặt Naples nhưng sau đó, Stella đã di xưởng vvùng ngoi ô Milan và đổi tên thành ALFA (Anonima Lombarda Fabbrica Automobili). Chiếc 1910 24HP do Giuseppe Merosi thiết kế là chiếc xe đầu tiên không còn mang nhãn hiu Darracq. Sau đó Merosi cũng tiếp tc thiết kế nhiu mu xe ALFA mi được trang bđộng cơ mnh mhơn (40-60hp). ALFA cũng tham gia vào các gii đua xe quc tế tuy nhiên do nh hưởng ca chiến tranh thế gii thnht, ALFA đã phi ngưng sn xut xe trong 3 năm. ALFA bt đầu nm dưới sđiu hành ca Nicola Romeo tnăm 1916 và chuyn sang sn xut vũ khí quân dng hng nng cho quân đội Italia và các đồng minh ca Italia. Trong sut thi kchiến tranh, ALFA đã sn xut vũ khí và động cơ cho máy bay, máy phát đin và đầu máy xe la. Khi chiến tranh kết thúc, Nicola Romeo đã hoàn toàn tiếp qun ALFA và công ty tiếp tc sn xut xe hơi trli. Năm 1920, ALFA đổi tên thành Alfa Romeo và mu xe đầu tiên ra mt là chiếc Torpedo 20-30HP. Giuseppe Merosi vn là nhà thiết kế chính cho Alfa Romeo và công ty vn tiếp tc cho ra đời nhng mu xe hơi dân dng và xe đua danh tiếng (trong đó có cchiếc 40-60HP và RL Targa Florio). Năm 1923 Vittorio Jano bFiat đến đầu quân cho Alfa Romeo, thay thế vtrí thiết kế trưởng ca Merosi, mt phn là nhsthuyết phc ca tay đua trtui Enzo Ferrari ca đội Alfa Romeo. Chiếc xe đầu tiên do Jano thiết kế là chiếc P2 Grand Prix, chiếc xe giành gii vô địch thế gii năm 1925. Jano cũng đã phát trin hàng lot nhng chiếc xe dân dng, tnhng chiếc xe có dung tích xi lanh ln/nhvi động cơ I4, I6 hay I8 da trên động cơ P2. Năm 1928, sau khi

Upload: khong-gian-dep-group

Post on 21-Jul-2015

243 views

Category:

Engineering


13 download

TRANSCRIPT

Alfa Romeo ra đời như thế nào? Alfa Romeo là một công ty sản xuất xe hơi nổi tiếng của Italia, do Cavaliere Ugo Stella, một nhà quý tộc ở Milan liên kết với nhà sản xuất xe hơi Alexandre Darracq sáng lập vào năm 1907, lấy tên là "Darracq Italiana". Ban đầu, nhà máy sản xuất được đặt ở Naples nhưng sau đó, Stella đã dời xưởng về vùng ngoại ô Milan và đổi tên thành ALFA (Anonima Lombarda Fabbrica Automobili). Chiếc 1910 24HP do Giuseppe Merosi thiết kế là chiếc xe đầu tiên không còn mang nhãn hiệu Darracq. Sau đó Merosi cũng tiếp tục thiết kế nhiều mẫu xe ALFA mới được trang bị động cơ mạnh mẽ hơn (40-60hp). ALFA cũng tham gia vào các giải đua xe quốc tế tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất, ALFA đã phải ngưng sản xuất xe trong 3 năm. ALFA bắt đầu nằm dưới sự điều hành của Nicola Romeo từ năm 1916 và chuyển sang sản xuất vũ khí quân dụng hạng nặng cho quân đội Italia và các đồng minh của Italia. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, ALFA đã sản xuất vũ khí và động cơ cho máy bay, máy phát điện và đầu máy xe lửa. Khi chiến tranh kết thúc, Nicola Romeo đã hoàn toàn tiếp quản ALFA và công ty tiếp tục sản xuất xe hơi trở lại. Năm 1920, ALFA đổi tên thành Alfa Romeo và mẫu xe đầu tiên ra mắt là chiếc Torpedo 20-30HP. Giuseppe Merosi vẫn là nhà thiết kế chính cho Alfa Romeo và công ty vẫn tiếp tục cho ra đời những mẫu xe hơi dân dụng và xe đua danh tiếng (trong đó có cả chiếc 40-60HP và RL Targa Florio). Năm 1923 Vittorio Jano bỏ Fiat đến đầu quân cho Alfa Romeo, thay thế vị trí thiết kế trưởng của Merosi, một phần là nhờ sự thuyết phục của tay đua trẻ tuổi Enzo Ferrari của đội Alfa Romeo. Chiếc xe đầu tiên do Jano thiết kế là chiếc P2 Grand Prix, chiếc xe giành giải vô địch thế giới năm 1925. Jano cũng đã phát triển hàng loạt những chiếc xe dân dụng, từ những chiếc xe có dung tích xi lanh lớn/nhỏ với động cơ I4, I6 hay I8 dựa trên động cơ P2. Năm 1928, sau khi

hợp đồng vũ khí quốc phòng hết hiệu lực, Alfa Romeo gần như đứng bên bờ vực phá sản. Alfa Romeo bắt đầu nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Italy vào năm 1933. Kể từ đó, Alfa Romeo còn nổi tiếng với những mẫu xe thiết kế dành riêng cho cảnh sát ("Panthers" Carabinieri, Giulia Super, hay 2600 Sprint GT…). Sau Thế chiến II, Alfa Romeo cố gắng khôi phục sản xuất từ đống đổ nát do chiến tranh gây ra. Những chiếc xe hơi sang trọng và những chiếc xe cỡ nhỏ bắt đầu được sản xuất hàng loạt ở các nhà máy của Alfa Romeo. Trên đường đua, các xe Alfa Romeo đã giành được rất nhiều chiến thắng vinh quang trong nhiều giải đấu, từ giải Formula 1, Prototypes, Touring đến giải Fast Touring. Tuy nhiên, đầu những năm 1970, Alfa lại một lần nữa gặp khó khăn về tài chính. Chính phủ Italia buộc phải bán Alfa Romeo cho Fiat, tập đoàn Alfa Lancia Spa ra đời, mở đầu cho kỷ nguyên của Alfa và Lancia. Cho đến nay, Alfa Romeo vẫn thuộc sở hữu của Fiat.

Audi AG ra đời như thế nào? Hiếm nhà sản xuất xe hơi nào lại có lịch sử phát triển hào hùng hay sở hữu một bộ sưu tập những chiếc xe danh tiếng thế giới như Audi. Không chỉ đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ mới cho xe hơi, Audi còn xứng đáng là "bá chủ" trên các đường đua đường trường.

Kỷ nguyên của Auto Union AG

Năm 1932, Audi sát nhập với Horch, DKW và Wanderer thành lập nên Auto Union AG. Bắt đầu một kỷ nguyên mới của tập đoàn xe hơi hạng sang.

Năm 1933, lần đầu tiên Auto Union AG tham gia German Automobile Exhibition. Audi đã đem đến triển lãm một bất ngờ lớn với một chiếc xe cỡ vừa dẫn động cầu trước. Chiếc xe concept này đã được phát triển và đến 1938, Audi 920 chính thức có mặt trên thị trường. Với thiết kế hiện đại, động cơ OHC 75hp mạnh mẽ, chiếc xe có thể đạt vận tốc tối đa 140km/h. Audi 920 thực sự trở thành niềm mơ ước của những người năng động, ưa mạo hiểm luôn khao khát có một chiếc xe nhỏ nhưng mạnh mẽ.

Trong khi đó, DKW chủ yếu được biết đến là một trong những nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Năm 1933, DKW ra mắt mẫu xe mới sử dụng 8 động cơ 175-600cc và năm 1934, chiếc RT 100 xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng trở thành chiếc xe bán chạy nhất mọi thời đại. Vị thế của DKW càng được củng cố hơn với sự ra đời của 200 Class và NZ (1938). Ô tô cỡ nhỏ của DKW được sản xuất ở Berlin-Spandau và Zwickau. Các mẫu xe 4WD của DKW, bao gồm các mẫu F2, F4, F5, F7 và F8, được phân chia làm 2 hạng: hạng Reichsklasse (Rich class - động cơ 600cc 18hp) và Meisterklasse (Master class - động cơ 700cc 20hp). Ngoài ra, DKW còn giới thiệu mẫu xe mui xếp “Front Luxus”. Xe DKW Front vẫn tiếp tục dẫn đầu trong số các xe cỡ nhỏ bán chạy nhất ở Đức: Vào những năm 1930, 250.000 chiếc DKW Front đã được tiêu thụ ở Đức. Năm 1933, Horch giới thiệu hàng loạt động cơ V8 với dung tích xi lanh 3,0L, 3,5L và 3,8L (công suất cực đại 70-92hp). Năm 1935, Horch giới thiệu chiếc

Logo của Audi

Audi 920 - Một trong những mẫu xe kinh điển

xe thể thao mui xếp Type 853 sử dụng động cơ I8. Năm 1937, Horch chiếm tới hơn 50% thị phần xe trên 4.0L. Từ trước khi sát nhập với Audi, Horch và DKW thành Auto Union AG, Wanderer đã sử dụng động cơ OHC do Giáo sư Porsche thiết kế. Wanderer lần lượt giới thiệu model W21 và W22 (1933), W40, W45 và W50 (1935). Động cơ Horch V8 dần được thay thế bằng động cơ I6. Auto Union ngày càng đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển hộp số tự động và tìm kiếm vật liệu mới để sản xuất thân xe.

Hơn nữa, nhận thấy việc sản xuất khung gầm bằng gỗ và nội thất bọc da quá tốn kém, Auto Union AG hợp tác với Dynamit AG (Troisdorf) để nghiên cứu, phát triển thân xe bằng plastic. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô Đức người ta đã tiến hành một chương trình kiểm tra độ cứng của gỗ, thép tấm và plastic.

Auto Union AG mở rộng khá nhanh trong giai đoạn 1933-1939 với doanh thu tăng từ 65 triệu lên 276 triệu (Reichsmark) và 23,000 nhân công. Sản lượng hàng năm của Auto Union cũng tăng vọt: Xe máy từ 12,000 xe/năm lên 59.000 xe/năm và ô tô từ 17.000 xe/năm lên 67.000xe/năm. So với năm 1932 (năm thành lập Auto Union), năm 1938, sản lượng của Horch tăng gấp đôi, Wanderer tăng gấp 5 lần còn DKW tăng tới 10 lần. Sự tạm dừng và bước khởi đầu mới

Sau khi chiến tranh kết thúc, toàn bộ nhà xưởng, thiết bị sản xuất của Auto Union AG bị quân đội Liên Xô cũ tiếp quản. Năm 1949, Ban Giám đốc của Auto Union AG đã dời công ty về Bavaria và thành lập trụ sở mới tại Ingolstadt. Năm 1954, công ty đạt được mức siêu lợi nhuận (400.000 DM) nhưng tháng 08/1954 ở Bavaria đã nổ ra một cuộc đình công lớn và Auto Union đã phải chi khoảng 920.000 DM cho vụ này. Cũng trong năm này, Friedrich Flick, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Sắt thép Maxhutte, đầu tư vào Auto Union. Năm 1957, Daimler-Benz tỏ ý muốn thâu tóm Auto Union để mở rộng sản xuất và tăng thị phần. Kế hoạch này được Flick hoàn toàn ủng hộ. Khi đó, Flick nắm giữ trong tay 41% cổ phần của Auto Union và 25% cổ phần của Daimler-Benz. Ngoài ra, Flick còn được nhà tư bản người Thuỵ Sỹ Ernst Göhner, người cũng nắm giữ tới 41% cổ phần của Auto Union, hậu thuẫn.

Thiết kế tinh tế

Nội thất sang trọng

Ngày 24/04/1958, Daimler-Benz mua vào 88% cổ phần của Auto Union chỉ với giá 41 triệu DM. Chưa đầy một năm sau, Daimler-Benz đã thâu tóm toàn bộ Auto Union. Một nhà máy mới được xây dựng ở Ettinger Strasse và bắt đầu đi vào sản xuất vào tháng 07/1958. Lực lượng lao động sản xuất của Auto Union ở Ingolstadt tăng lên 3.700 người (1958) và 5.700 người (1959). Năm 1962, doanh thu của Auto Union bắt đầu giảm sút, trong khi Daimler-Benz ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1964, Auto Union đối mặt với khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Daimler-Benz nhận thấy không thể tiếp tục gánh vác thua lỗ cho Auto Union bèn tìm cách bán công ty này cho Volkswagen.

Kỷ nguyên mới của Audi

Sự chuyển giao quyền sở hữu Auto Union đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên động cơ hai kỳ. Gần 30.000 chiếc ô tô mang nhãn hiệu DKW bị tiêu huỷ. Nhà máy của Auto Union được dùng làm nơi lắp ráp VW Beetle. Cuối năm 1965, Auto Union phục hồi đôi chút nhờ có sự ra đời của những chiếc xe Audi bốn kỳ mới. Ngày 10/03/1969, Auto Union GmbH sát nhập với NSU Motorenwerke AG, và ngày 01/01/1969đổi tên là Audi NSU Union AG. Sản lượng của cả NSU và Audi tăng đều đặn đến cuối 1973 nhưng đến năm 1974, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ, sản lượng của Audi NSU Union AG giảm mạnh, từ 400.000 xe (1973) xuống còn 330.000 xe (1974).

Cuối năm 1975, ngành công nghiệp ô tô Đức bắt đầu hồi phục trở lại. Tháng 3/1977, chiếc xe mang nhãn hiệu NSU cuối cùng xuất xưởng. Kể từ đó, mọi chiếc xe do công ty sản xuất đều mang nhãn hiệu “Audi”. Sự ra đời của chiếc xe thể thao 4WD Audi Quattro năm 1980 thực sự làm chấn động ngành sản xuất ô tô thế giới, đưa Audi lên vị trí hàng đầu về công

Động cơ mạnh mẽ

Xứng danh ông hoàng xe hơi

nghệ. Đây là chiếc xe thương mại đầu tiên được trang bị hệ thống dẫn động chủ động bốn bánh. Ngày 01/01/1985, Audi NSU Union AG được đổi tên thành AUDI AG. Trụ sở của công ty đồng thời cũng được chuyển về Ingolstadt. Cũng trong năm 1985, lần đầu tiên công ty dạt tổng vốn đầu tư lên tới 1 tỉ DM. Mùa thu năm 1986, Audi giới thiệu Audi 80 mới với thân xe mạ kẽm. Đến năm 1986, khi Audi 80 trở nên lạc hậu, Audi cho ra mắt chiếc Audi 89 và mẫu xe này nhanh chóng được ưa chuộng rộng rãi. Năm 1987, Audi giới thiệu Audi 90 mới và trang nhã với hàng loạt những tính năng mới. Năm 1988, Audi tung ra thị trường chiếc xe hạng sang đầu tiên, chiếc Audi V8 trang bị động cơ V8 3,6L - 4 van. Năm 1992, chiếc xe Audi 80 TDI du hành một vòng quanh thế giới, vượt qua quãng đường 40.273km với vận tốc trung bình 85,8km/h và mức tiêu hao nhiên liệu 3,78L/100km (74,7mpg). Năm 1991, Audi đạt mức doanh thu kỷ lục 14,8 tỉ DM. Sự ra đời của Audi A4 đã đem lại thành công rực rỡ cho Audi: Năm 1995, 120.000 chiếc Audi A4 được tiêu thụ ở Đức. Cuối năm 1995, danh tiếng của Audi càng được củng cố hơn khi hai chiếc concept TT Coupé và TT Roadster ra đời. Tiếp đó, Audi giới thiệu chiếc compact 2 cửa Audi A3 (1996) và Audi A6 (1997). Hiện nay, doanh số xe bán ra của Audi trên thị trường châu Âu liên tục tăng nhanh. Năm 2004, 779,441 chiếc Audi đã được tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó, doanh số xe bán ra của Audi tăng mạnh nhất ở Trung Đông (tăng 58,5%), Đông Âu (tăng 19,3%) và ở châu Phi (tăng 17,2%). Mặc dù không thông dụng như xe của Mercedes-Benz hay BMW, nhưng ô tô của Audi vẫn luôn là biểu tượng của công nghệ cao và thiết kế tinh tế.

Audi Quattro - mẫu xe huyền thoại

Thương hiệu Toyota ra đời như thế nào? Những người ưa thích tìm hiểu lịch sử các nhà sản xuất xe hơi hẳn đã quá biết về người sáng lập ra tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu hiện nay Toyota Motors Company chính là người thợ mộc tài hoa Sakichi Toyoda. Không chỉ có vậy, khi mới được thành lập, nhà sản xuất xe hơi này lại mang tên Toyoda Automatic Loom Works Ltd. Vậy thì cái tên Toyota thực chất có từ bao giờ? Quay ngược thời gian trở về với năm 1936, để chón chào sự kiện chiếc xe du lịch đầu tiên ra đời, Toyoda Automatic Loom Works Ltd. đã tổ chức một cuộc thi thiết kế biểu trưng nhằm quảng bá hình ảnh của công ty. Yêu cầu đặt ra đối với biểu trưng này đó là phải khơi gợi cảm giác hưng phấn giống như đang ngồi trên một chiếc xe chạy với vận tốc cao. 27.000 thí sinh đã hưởng ứng cuộc thi này. Người thắng cuộc là một chàng trai đã sáng tạo và mạnh dạn đề xuất ý tưởng đổi tên công ty và những chiếc xe hơi này thành "Toyota". Con trai của Sakichi Toyoda - Kichiro Toyoda gần như ngay lập tức bị ấn tượng bởi cái tên mới này và tuyên bố đổi tên Toyoda thành Toyota."Toyota" trong tiếng Nhật rõ ràng có cách viết bay bướm hơn rất nhiều so với từ "Toyoda". Hơn nữa, để viết được từ "Toyota", người ta phải viết 8 nét – con số này trong văn hoá Nhật vốn là một biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cách phát âm của Toyota cũng rắn rỏi và mạnh mẽ hơn hẳn so với Toyoda. Tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Mẫu xe Model AA, chiếc xe du lịch đầu tiên của Toyota cũng chính là chiếc xe đầu tiên mang thương hiệu Toyota .

Tuy nhiên, đây vẫn chưa thể coi là thành công thực sự của Toyota. Do chưa thể định hướng được thương hiệu cũng như cách quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả, rộng khắp, thương hiệu Toyota được mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ hiểu theo một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, cùng một thương hiệu nhưng lại mang quá nhiều cách diễn đạt, khiến cho hình ảnh và thông điệp của công ty không nhất quán. Năm 1989, nhằm tạo ra một hình ảnh và một thông điệp nhất quán về thương hiệu Toyota, và cũng để tách biệt Toyota khỏi thương hiệu xe hơi hạng sang Lexus, Toyota đã thiết kế mẫu logo mới – chính là logo hiện nay của Toyota. Logo mới này gồm 3 hình elíp lồng vào nhau. Hai hình elíp nhỏ ở giữa, lồng vuông góc với nhau tượng trưng cho mối quan hệ gắn kết, sự tin tưởng lẫn nhau giữa khách hàng và Toyota, đồng thời tạo thành chữ T trong từ "Toyota". Hình elíp thứ ba tạo thành nền của logo, hàm ý sự phát triển không ngừng của Toyota trong lĩnh vực công nghệ xe hơi cũng như sự phát triển vượt bậc của công ty trong tương lai. Không chỉ có vậy, ngày nay, khi thương hiệu Toyota đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới và là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, 3 hình elíp này còn biểu hiện những đặc tính rất riêng của Toyota. Đó là chất lượng, sự tin cậy và tinh thần không ngừng đổi mới.

BMW có lịch sử phát triển như thế nào?

Tòa nhà "tổng hành dinh" của BMW được xây dựng mô phỏng theo hình dáng của bốn chiếc xi-lanh

Trước Thế chiến II

BMW được Karl Friedrich Rapp thành lập vào tháng 10/1913. Ban đầu, thực chất đây là một nhà máy sản xuất động cơ máy bay (Bayerische Flugzeug-Werke) có trụ sở tại Milbertshofen, Munich. Do gặp khó khăn về tài chính, Rapp phải cầu viện trợ giúp từ Camillo Castiglioni và Max Friz và công ty được cơ cấu lại thành Bayerische Motoren Werke GmbH (BMW GmbH).

Năm 1918, Franz Josef Popp, một nhà tư bản người Áo, chính thức tiếp quản BMW từ năm 1917 và đổi tên công ty thành BMW AG. Sau Thế chiến I, Hiệp ướcVersailles (1919) nghiêm cấm sản xuất máy bay tại Đức. Otto đóng cửa nhà máy và chuyển sang sản xuất phanh hơi cho tàu hoả.

Chiếc ô tô đầu tiên do BMW chế tạo là chiếc BMW 3/15 (1928) song mãi đến tận 1933 chiếc xe thực sự "BMW", trang bị động cơ I6, mới ra đời. Trước Thế chiến II, cả hai chiếc sedan 327 và chiếc roadster 328 của BMW đều đã hiện đại và tân tiến hơn rất nhiều so với những chiếc xe cùng thời khác.

Thế chiến II

BMW là nhà cung cấp chính về động cơ cho Luftwaffe và Wehrmacht, trong đó có cả động cơ 801. BMW cũng sản xuất cả động cơ máy bay phản lực, động cơ BMW 003 và vũ khí tên lửa. Cuối Thế chiến II, nhà máy BMW ở Munich bị bom tàn phá nặng nề còn các nhà máy ở Eisenach, Dürrerhof, Basdorf vàZühlsdorf thì bị Liên Xô cũ chiếm đóng.

Sau Thế chiến II, BMW bị quân Đồng Minh cấm mọi hoạt động sản xuất cho đến tận năm 1952. Ở miền Đông, nhà máy của BMW ở Eisenach chịu sự quản lý của Tập đoàn Awtowelo, một doanh nghiệp quốc doanh. Kể từ đó, các xe của BMW mang thương hiệu EMW đến tận năm 1955. Ở miền Đông, nhà sản xuất máy bay Bristol BAC quản lý các nhà máy của BMW, sau đó đem các mẫu 326, 327 và 328 về Anh dưới danh nghĩa bồi thường thiệt hại chiến tranh.

Thời kỳ sau chiến tranh

Năm 1952, lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ 2 BMW tái sản xuất xe du lịch song mẫu xe này đã không thể len chân vào thị trường xe hạng nhất. Năm 1959, BMW dự định sát nhập với Daimler-Benz song Chủ tịch Hội đồng Quản trị của BMW - Kurt Golda đã thuyết phục được cổ đông lớn nhất Herbert Quandt thay đổi quyết định.

Vươn ra ngoài lãnh thổ nước Đức BMW bắt đầu sản xuất xe hơi ở Spartanburg, South Carolina năm 1994. Nhà máy này hoạt động 6 ngày một tuần, nghĩa là chế tạo xe hơi liên tục trong 110h/tuần, sử dụng 4.700 nhân công và sản lượng lên tới 500 chiếc mỗi ngày. Hiện nay, nhà máy này hàng năm xuất khẩu hơn 50,000 chiếc BMW 3 Series, chủ yếu sang thị trường Mỹ, Nhật, Úc, châu Phi và Trung Đông. Xe hơi của BMW cũng bắt đầu được sản xuất ở Shenyang, Trung Quốc vào tháng10/2003, thông qua một liên doanh của BMW với nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc Brilliance nhằm sản xuất BMW 3 Series và 5 Series cho thị trường nội địa.

Tiếp quản Rover & Rolls-Royce

Từ năm 1994 đến 2000, dưới sự lãnh đạo của Bernd Pischetsrieder, BMW mua lại Rover Group của British Group với mục đích đưa xe vào sản xuất hàng loạt. Kể từ đó hàng loạt mẫu xe du lịch danh tiếng của Rover như Mini, Land Rover và Ranger Rover và cả mẫu xe lịch sử Triumph đều thuộc sở hữu của BMW. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không được suôn sẻ. Trong nhiều năm, xe Rover cạnh tranh gay gắt với BMW trong sản xuất, giành giật thị phần và thậm chí là ở cả chiến lược tiếp thị. Nhận thấy khó khăn trong việc phát triển Rover song song với BMW, BMW liên tiếp thayđổi chiến lược marketing cho bộ phận Rover. Năm 2000, sau 6 năm thua lỗ liên tiếp, BMW bán Rover cho Phoenix Consortium với giá rẻ mạt, đồng thời bán Land Rover và Range Rover cho Ford Motors.

Đầu những năm 1990, BMW bắt đầu hợp tác với Rolls-Royce. Kể từ đó, Rolls-Royce Silver Seraph và Bentley Arnage sử dụng dộng cơ của BMW. Năm 1998, BMW đã mua lại thương hiệu Rolls-Royce với giá 40 triệu đôla.

"Chiến binh" Jeep ra đời như thế nào?

Hiện nay là thương hiệu xe hơi của DaimlerChrysler nhưng ban đầu, "jeep" được dùng để chỉ chiếc Bantam BRC - một chiếc xe quân sự. Mẫu xe này cũng được Willys-Overland và Ford Motor Company tham gia sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Ngoài ra, người ta còn dùng từ "jeep"

để chỉ dòng xe SUV - xe thể thao đa dụng.

Chiếc xe jeep đầu tiên chính là chiếc Bantam BRC do American Bantam sản xuất theo đơn đặt hàng của quân đội Hoa Kỳ. Chiếc xe này thực sự đáp ứng được mọi yêu cầu của quân đội, nhưng đáng tiếc American Bantam Car Company lại là một công ty "vô danh tiểu tốt". Quân đội Hoa Kỳ cho rằng công ty này không thể cung ứng được số lượng lớn xe Jeep. Chính vì vậy, Willys-Overland và Ford Motor Company

đã thử sản xuất xe jeep, sau khi quan sát chiếc xe jeep của American Bantam. Nhiều người cho rằng Willys và Ford đã tham khảo các bản kỹ thuật của Bantam để chế tạo thế hệ jeep thứ hai này.

Cả 3 mẫu xe này (mỗi mẫu 1500 chiếc) đã được đem đi thử nghiệm, cuối cùng Willys, do trả thầu thấp nhất, đã trúng thầu hợp đồng chế tạo xe jeep đầu tiên. Công ty này đã

chế tạo ra mẫu xe được coi là mẫu jeep tiêu chuẩn - mẫu xe jeep quân đội MB. Tuy nhiên, cũng giống American Bantam, Willys cũng chỉ làmột hãng sản xuất xe hơi nho nhỏ, và quân đội Hoa Kỳ không thể không lo ngại về khả năng cung ứng xe jeep của hãng. Hơn nữa, vì Willys chỉ có một xưởng sản xuất duy nhất, nên nguy cơ nguồn cung ứng bị gián đoạn hoặc cắt đứt

Bantam BRC-40

Willys MB (1941-1945)

rất dễ xảy ra nếu xưởng sản xuất này bị phá huỷ. Đây là lý do khiến chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Ford tham gia sản xuât xe jeep, lấy nhãn hiệu là GPW(G = xe của chính phủ, P = chiều dài cơ sở, W = thiết kế của Willys). Như vậy là, dưới sự chỉ đạo của Charles E. Sorensen (Phó Chủ tịch Ford trong thờikỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2) đã sản xuất tới hơn 600.000 chiếc xe jeep.

Xe jeep nhanh chóng được nhân bản trên hầu khắp thế giới, với nhiều phiênbản khác nhau. Mẫu xe này thậm chí còn phục vụ Hồng quân Liên Xô trongsuốt Chiến tranh Thế giới lần thứ 2)

Thương hiệu Jeep đã đổi chủ không ít lần. Jeep thuộc quyền sở hữu của Willys vào năm 1941, sau đó Willys được bán cho Kaiser năm 1953, đổi tên thành Kaiser-Jeep. Sau đó, Jeep hoạt động không hiệu quả, American Motors (AMC)đã mua lại thương hiệu Jeep từ tay Kaiser vào năm 1970. Sau đó, Chrysler Corporation đã mua lại AMC năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi mẫu Jeep CJ được thay thế bởi mẫu

Jeep Wrangler (YJ) do AMC thiết kế. Cuối cùng, khi Chrysler sát nhập với Daimler-Benz, năm 1998, thương hiệu Jeep lại thuộc quyền sở hữu của DaimlerChrysler.

Các dòng xe Jeep

Jeep quân sự

Bantam phát triển mẫu thiết kế thử nghiệm thành model BRC-40 - đây là một chiếc xe nhẹ, dễ điều khiển. Trái ngược hẳn với BRC-40 là mẫu MA - chắc chắn và mạnh mẽ. Đây chính là dòng xe đã phục vụ Hồng quân Liên Xô. Trong khi đó, model MB (1942-1945) lại giành được sự tín nhiệm tuyệt đối từ phía quân đội Hoa Kỳ. "Người hùng" của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn của người Mỹ về xe hơi. Cái tên Jeep cũng ra đời trong thời điểm lịch sử này.

M422 là mẫu xe AMC chế tạo dành riêng cho lính thuỷ đánh bộ Hoa Kỳ - đây là mẫu xe sử dụng động cơ V4 làm mát bằng không khí. Một chiếc Jeep khá quen thuộc nữa chính là dòng xe Humvee hiện nay được quân đội Hoa Kỳ hết sức ưa chuộng - HMMWW (Highly Mobile Multi-Purpose Wheeled Vehicle).

Từ thành công của dòng MB, Willys đã phát triển những chiếc xe jeep dân sự (civillian jeep). Hầu hết các dòng xe jeep dân sự được sản xuất với số lượng rất hạn chế (vài chục chiếc), ngoại trừ mẫu CJ-5 với hơn 600.000 chiếc được sản xuất liên tục trong gần 30 năm. Willys cũng phát triển chiếc DJ (Dispatcher Jeep) thành những chiếc jeep mui cứng. Sau này, vào khoảnggiữa thập niên 80, AMC lại tung ra thị trường mẫu Jeep Wrangler (doanh số

CJ-3B

khoảng 623.000 chiếc).

Jeep dân sự

Biểu tượng Ford ra đời từ bao giờ?

Suốt hơn 100 năm lịch sử nghiên cứu, chế tạo và phát triển xe hơi, Ford đã không ít lần thay đổi mẫu mã biểu trưng của mình.

Năm 1903, lần đầu tiên thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại. Sau đó, khi mẫu xe Model A được sản xuất hàng loạt, Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng của hãng bằng cách lồng tên công ty vào một khung viền cực kỳ thời trang vào thời đó.

Cùng với sự ra đời của hàng loạt mẫu xe mới cũng như những thuận lợi hiếm có trong công việc kinh doanh, Ford nhận thấy sự cần thiết trong việc đơn giản hoá biểu tượng của mình. Năm 1906, Ford trình làng một mẫu biểu trưng hoàn toàn mới. Chữ Ford viết nghiêng 45o được cách điệu ở chữ F và chữ D với đuôi vắt xuống thật dài nhưng cũng thật mềm mại, bay bổng và tinh tế. Mẫu biểu trưng này được đăng ký bản quyền tại văn phòng phát minh sáng chế Mỹ năm 1909.

Bên cạnh logo đã được đăng ký tại Mỹ, biểu tượng Ford hình ô-van lần đầu tiên được các công ty Perry, Thornton và Schreiber đưa vào Anh năm 1907. (Đây cũng chính là những người tiên phong trong việc đưa Ford vào nước Anh và thành lập Ford Ltd. tại Anh sau này). Biểu tượng hình ô-van này được dùng để quảng cáo cho các sản phẩm của Ford - “Dấu chứng nhận cho lòng tin và sự tiết kiệm ”.

Bằng việc kết hợp chữ Ford cách điệu với kiểu dáng hình ô-van, năm 1911, Ford đưa ra logo và sử dụng thống nhất tại các đại lý ở Anh. Tuy nhiên, trên các sản phẩm và trong các giao dịch thương mại, Ford vẫn dùng logo đầu tiên cho đến tận thập niên 1920.

Đã có thời gian Ford thay thế hoàn toàn logo hình ô-van bằng logo cánh chim hình tam giác trên các sản phẩm của mình. Logo này được thiết kế tượng trưng cho tốc độ, sự nhẹ nhàng, sự duyên dáng và ổn định. Logo có hai màu, vàng và xanh sậm, trên đó mang dòng chữ “Universal Car”. Henry Ford không thích biểu tượng này, chính vì vậy chẳng bao lâu sau người ta không còn thấy nó trên các sản phẩm của Ford.

Model A 1927 là mẫu xe đầu tiên có gắn logo hình oval trên lưới tản nhiệt. Với nền màu xanh hoàng gia thẫm tương tự với logo ngày nay của Ford, logo này được sử dụng trong hầu hết các mẫu xe Ford cho đến cuối thập niên 1950. Mặc dù logo hình ô-van vẫn được sử dụng thống nhất trong toàn bộ các giao dịch thương mại, nhưng mãi đến giữa thập niên 1970, người ta mới lại thấy biểu trưng hình ô-van này xuất hiện trở lại trên các xe Ford.

Năm 1976, logo Ford hình ô-van với hai gam màu xanh và bạc trở thành dấu hiệu chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company, nhằm thể hiện một hình ảnh nhất quán về công ty, các nhà máy, cơ sở vật chất cũng như các mẫu xe và tất cả những tài sản thuộc Ford Motor Company.

Ngày 17/06/2003, kỷ niệm 100 năm thành lập, Ford Motor Company đã đưa ra một phiên bản mới của logo hình ô-van có đôi chút thay đổi, nhưng không nhiều và không dễ nhận thấy. Logo hoàn toàn mới này có tên là "Logo Kỷ niệm 100 năm ngày thành lập" (Ford Centennial Logo).

Sứ mệnh trường tồn của Ford: sản phẩm tuyệt vời, công ty hùng mạnh và vì một thế giới tươi đẹp hơn.

Biểu tượng của Audi có ý nghĩa như thế nào?

Năm 1932, Auto Union quyết định chọn biểu tượng 4 hình tròn xếp lồng vào nhau, tượng trưng cho 4 công ty tiền thân của tập đoàn sản xuất xe hơi này. Tất cả các hình tròn có kích thước hoàn toàn bằng nhau, nằm bình đẳng trên một đường ngang, lồng vào nhau, thể hiện sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

Horch

August Horch, một trong những người tiên phong của ngành công nghiệp ô tô Đức, chính là người đã sáng lập ra Horch Werke. Horch đã từng giữ những chức vụ cao nhất ở nhà máy sản xuất động cơ Carl Benz ( Mannheim). Năm 1899, Horch quyết định thành lập công ty sản xuất ô tô riêng ở Cologne, lấy tên là Horch & Cie. Ông dời công ty về Reichenbach (1902) và Zwickau (1904), và bắt đầu sản xuất ô tô sử dụng động cơ 4 xilanh.

Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm với Hội đồng Giám sát và Hội đồng Quản trị của công ty, August Horch rời khỏi Horch & Cie. Năm 1931, Horch-Werke giới thiệu mẫu xe mới tại Paris Motor Show: Một chiếc mui xếp thể thao với động cơ 12 xilanh, màu vàng tươi, mui xếp màu nâu nhạt, nội thất bọc da. Trong phân khúc xe hạng sang, Horch luôn dẫn đầu với doanh số bán ra luôn cao hơn các đối thủ của mình khoảng 30%. Tuy nhiên, sau đó công ty đã gặp khó khăn về tài chính, chủ yếu là do chi tiêu quá tay cho các hoạt động bán hàng.

Audi

Sau khi rời khỏi Horch & Cie., Horch thành lập một công ty ô tô khác và vẫn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu Horch. Horch & Cie. đã kiện ông vì vi phạm bản quyền thương hiệu. Do đó, Horch phải tìm thương hiệu mới cho công ty của mình. Theo tiếng Đức cổ, từ "horch" có nghĩa là "lắng nghe", và Horch đã sử dụng một từ Latin đồng nghĩa với từ "horch", đó là từ "audi", để đặt tên cho những chiếc ô tô của ông. Tuy nhiên, rất nhiều người lại cho rằng Audi là từ viết tắt của "Auto Union Deutschland Ingolstadt" (Ingolstadt Auto Corporation, Germany).

Chiếc xe mang nhãn hiệu Audi lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường năm 1910. Sau Thế chiến I, Audi mở đầu trang sử mới cho ngành công nghiệp ô tô thế giới: Lần đầu tiên ở xe thương mại vô lăng được đặt bên trái và cần số được đặt ở giữa xe, giúp cho việc lái xe trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Audi bắt đầu sản xuất ô tô sử dụng động cơ 2612cc, và sau đó là động cơ 4 xi lanh 3564 cc, 4680 cc và 5720 cc.

Năm 1923, Audi ra mắt mẫu xe đầu tiên sử dụng động cơ 6 xilanh 4655 cc. Bên cạnh đó Audi cũng thiết kế và sản xuất hệ thống phanh hơi. Năm 1927, lần đầu tiên động cơ 8 xilanh của Audi (còn được gọi là Imperator - Kẻ thống trị) xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, vào thời điểm này phân khúc xe hạng sang trên toàn thế giới tụt dốc nghiêm trọng. Từ năm 1928 Audi thuộc sở hữu của Jörgen Skafte Rasmussen, chủ sở hữu tập đoàn DKW.

DKW

Năm 1904, Jörgen Skafte Rasmussen thành lập công ty cơ khí chế tạo máy ở Chemnitz. Năm 1916, ông bắt đầu nghiên cứu xe sử dụng động cơ hơi nước. Mặc dù các thì nghiệm này không thành công song Rasmussen vẫn quyết định đặt tên công ty là DKW - Dampf Kraft Wagen (Steam-Driven Vehicle). Năm 1919, Rasmussen mua thiết kế động cơ mini hai kỳ của Hugo Ruppe và phát triển thành động cơ xe máy "Das Kleine Wunder" (The Little Miracle).

Vào những năm 1920, DKW trở thành nhà sản xuất xe máy và động cơ lớn nhất trên thế giới. Năm 1929, động cơ 8 xy lanh được sử dụng trong mẫu Audi Zwickau và Audi Dresden. Cũng vào năm đó, những mẫu xe sử dụng động cơ 4 xi lanh (theo bản quyền của Peugoet) và 6 xi lanh cũng được giới thiệu.

Tuy nhiên, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Rasmussen nhanh chóng định hướng sang ô tô cỡ nhỏ. Chiếc xe thực sự "DKW" đầu tiên được sản xuất ở Berlin-Spandau và là xe dẫn động cầu sau. Cuối thập niên 1930, nhà máy ở Zwickau bắt đầu phát triển mẫu xe mới với những tính năng: động cơ xe máy

<>

600cc, 2 xilanh, 2 kỳ, nội thất bọc da và dẫn động cầu trước. Chiếc xe này do hai nhà thiết kế của Audi – Walter Haustein và Oskar Arlt - phát triển và được đặt tên là DKW Front. Lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1931 tại Berlin Motor Show, DKW Front nhanh chóng trở thành chiếc xe cỡ nhỏ được yêu thích nhất và bán chạy nhất.

Wanderer

Wanderer ban đầu là một công ty sản xuất xe đạp được thành lập năm 1885 ở Chemnitz. Wanderer bắt đầu chế tạo những chiếc ô tô đầu tiên vào năm 1904. Mãi đến năm 1913, công ty mới đi vào sản xuất hàng loạt, khởi đầu là mẫu xe cỡ nhỏ "Puppchen".

Năm 1926, chiếc xe Wanderer Type W10 sử dụng động cơ 1.5L 30hp xuất xưởng và nhanh chóng được thị trường đón nhận bởi nó là sự kết hợp của những công nghệ hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của thị trường, Wanderer đã xây dựng một xưởng sản xuất ở Siegmar ngoại ô Chemnitz với công suất 25 xe/ngày. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1920, Wanderer cũng lâm vào khủng hoảng.

Ảnh audi.com

Ôtô ra đời như thế nào? Không phải là phát minh trong ngày một ngày hai, cũng không phải của một nhà phát minh nào đó, lịch sử của xe hơi là một cuộc cách mạng trên toàn cầu. Theo ước tính thì có khoảng 100 nghìn bằng sáng chế đã được cấp cho những người phát minh ra những chiếc ôtô hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta hãy ngược dòng thời gian để tìm hiểu về chiếc ôtô từ những ngày sơ khai nhất.

Vào năm 1769, chiếc xe tự hành đầu tiên đã được một kĩ sư cơ khí người Pháp tên là Nicolas Joseph Cugnot (1725-1804) phát minh nhằm phục vụ cho mục đích quân sự. Chiếc xe này sử dụng động cơ hơi nước do kĩ sư Brezin thuộc xưởng quân khí Paris chế tạo. Về cấu tạo, nó có 3 bánh lớn và có thể chuyển động với tốc độ tối đa 2 dặm rưỡi một giờ.

Hệ thống động cơ hơi nước và bình hơi tách biệt với nhau và được đặt vào phía đầu mũi xe. Với tốc độ và công suất lớn, chiếc xe hơi nước này được quân đội Pháp sử dụng để kéo những khẩu pháo khổng lồ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cứ 10 hoặc 15 phút lại phải dừng để tiếp nước và khởi động lại động cơ. Năm 1770, Cugnot đã cho sản xuất chiếc xe hơi nước 3 bánh chở khách đầu tiên với sức chứa 4 người cho mỗi lần chở. Năm 1771, Cugnot là người đầu tiên trên thế giới gặp tai nạn khi lái xe ôtô. Chiếc xe đã đâm vào một bức tường đá trên đường di chuyển. Tiếp đó là một loạt những điều không may xảy ra với nhà phát minh này: một trong những nhà tài trợ của Cugnot đã qua đời trong khi những người khác thì bị lưu vong nước ngoài do những biến động chính trị. Điều này đã khiến cho công việc của Cugnot phải dừng lại do không còn tiền để trang trải cho mọi chi phí. Sau Cugnot cũng đã có nhiều người tiếp tục sáng chế và cải tiến xe hơi nước và nó đã trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến ở nhiều nước trong những năm sau đó.

Vào giữa những năm 1832-1839, Robert Anderson, một nhà phát minh người Scotland đã cho ra đời chiếc xe chở khách chạy bằng điện thô sơ đầu tiên trên thế giới. Năm 1835, một giáo sư người Hà Lan tên là Stratingh đã thiết kế một chiếc xe chạy bằng điện có công suất nhỏ, và nó được trợ lý của ông là Christopher Becker lắp ráp chạy thử. Năm 1842, hai

nhà phát minh Thomas Davenport người Mỹ và Robert Davidson người Scotland đã cho ra đời bởi những chiếc xe điện hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, loại xe của họ lại sử dụng pin điện không sạc lại nên rất tốn kém về chi phí sử dụng.

Chiếc xe hơi nước của Cugnot

Pháp và Anh là những quốc gia đầu tiên ủng hộ cho việc phát triển xe ôtô chạy bằng điện. Tuy nhiên, mãi tới năm 1895 Mỹ mới bắt đầu để ý tới loại phương tiện này, sau khi vào năm 1891, nhà phát minh A. L. Ryker cho ra đời chiếc xe điện ba bánh đầu tiên tại nước này. Sau đó, một nhà phát minh khác là William Morrison sản xuất chiếc xe điện có thể chở được 6 hành khách. Vào khoảng giữa những năm 1890-1900, nhiều cải tiến về chiếc xe điện đã diễn ra ở đất nước này và điều này đã khiến cho ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ của loại xe này rất phát triển. Chẳng hạn, vào năm 1897, một đội taxi của thành phố New York đã được thành lập bởi Công ty chuyên chở hàng hóa và hành khách bằng xe điện của Philadelphia. Bên cạnh và có thể gọi là song song với sự phát triển của xe chạy bằng điện là sự phát minh và phát triển của xe ôtô chạy bằng động cơ dầu. Và có lẽ, thành công và nổi tiếng nhất là những chiếc xe do Gottlieb Daimler và Karl Benz phát minh bởi chúng có nguyên tắc hoạt động và hình dáng giống với những chiếc xe hiện đại ngày nay.

Tuy nhiên, trước khi nói về những phát minh của Daimler hay Benz, không thể không nhắc đến Nicolaus Otto, người đã phát minh ra động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong bốn kỳ được Otto phát minh vào năm 1876 và nó đã trở thành một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lĩnh vực động cơ xe máy. Đầu tiên nó được áp dụng cho những chiếc xe gắn máy, nhưng sau đó, cùng với sự phát triển của ôtô, loại động cơ này được cải tiến và áp dụng

cho cả những chiếc xe ôtô sử dụng nhiên liệu lỏng. Trở lại với những chiếc xe chạy bằng động cơ dầu. Năm 1885, kĩ sư cơ khí người Đức Karl Benz đã thiết kế và cho ra đời chiếc xe ôtô chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Ban đầu nó được thiết kế với ba bánh, nhưng đến năm 1891, Benz đã cải tiến và biến nó trở thành chiếc xe ô-tô bốn bánh. Cũng vào năm 1885, Gottlieb Daimler cùng với đồng sự của mình là Wihelm Mayback đã cải tiến động cơ của Otto trở thành loại động cơ có thể sử dụng cho xe ôtô. Động cơ Daimler-Maybach có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và sử dụng một bộ chế hòa khí phun dầu, ngoài ra, nó còn có một xi-lanh đứng. Chính thiết kế có tính ứng dụng cao đó đã giúp cho các nhà sản xuất ô-tô nói chung và Daimler nói riêng tạo ra một cuộc cách mạng trong thiết kế kiểu dáng xe ô-tô. Tháng 8 năm 1886, Daimler đã ứng dụng động cơ này vào một chiếc xe buýt thông dụng và biến nó trở thành chiếc xe ô-tô bốn bánh đầu tiên trên thế giới có kiểu dáng như những chiếc xe hiện đại ngày nay.

Một chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong

Chiếc xe đầu tiên của Daimler

Fiat có lịch sử phát triển như thế nào? FIAT (Fabbrica Italiana Automobili Torino) được thành lập ngày 11/07/1899) tại Turin, Italy. Người đứng đầu tập đoàn này là Giovanni Agnelli, người sáng lập và đồng thời là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành đầu tiên của Fiat. Năm 1900 đánh dấu sự ra đời của nhà máy Fiat đầu tiên tại Carso Dante với 150 nhân công. Bốn năm sau, năm 1904, cả thế giới được biết đến logo hình ovan màu xanh của Fiat. Năm 1908, Fiat khánh thành nhà máy sản xuất xe hơi đầu tiên của mình tại hoa Kỳ. Công việc của công ty phát triển nhanh chóng tại đất nước được coi là ông tổ của ngành xe hơi này. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ cũng như tốc độ sản xuất của nhà máy, Fiat đã xây dựng thêm một số nhà máy chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng xe hơi. Chỉ một vài năm sau đó, Fiat bắt tay vào việc cải tổ công nghệ. Chính những nỗ lực này của Fiat khiến nó trở thành một trong những nhà sản xuất xe hơi đáng gờm nhất, đồng thời những chiếc xe của Fiat luôn dẫn đầu trong việc phá các kỷ lục của ngành công nghiệp xe hơi, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn cả trên các đường đua. Năm 1916, Fiat khởi công xây dựng xưởng chế tạo xe hơi mang tên Lingotto. Việc xây dựng và trang bị diễn ra suốt 6 năm trời. Nhà máy cao 5 tầng này không chỉ là xưởng sản xuất xe hơi lớn nhất châu Âu mà còn nhanh chóng trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp xe hơi Italy. Cũng trong thời gian này, Fiat bắt tay vào những lĩnh vực mới – xe động cơ điện, xe thương mại, xe lửa và thậm chí là thép. Công ty tiếp tục vươn tới thị trường Liên Xô.

Những biểu tượng đầu tiên của tập đoàn Fiat

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 1, sản xuất của Fiat chủ yếu phục vụ mục đích quân sự. Fiat lâm vào khủng hoảng trầm trọng khi chiến tranh kết thúc nhưng nhà sản xuất xe hơi này nhanh chóng phục hồi và lấy lại được vị thế của mình – Đó là nhờ chính sách cắt giảm chi phí sản xuất được phát động năm 1923, khi đó Giovanni Agnelli đã được đề bạt là Tổng Giám đốc Điều hành của Fiat. Fiat quyết định tiến một bước xa hơn: sản xuất xe hơi trên quy mô lớn để cắt giảm chi phí tối da, nhờ đó hạ giá thành sản phẩm. Thời gian này Fiat còn được biết đến với những chương trình chăm sóc sức khỏe, câu lạc bộ thể thao và các trường kỹ thuật. Dưới chính sách của nhà cầm quyền Mussolini, Fiat buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động của mình và nhắm vào thị trường nội địa. Công nghệ sử dụng trên những mẫu xe thương mại và xe tải nhanh chóng được cải tiến và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Chiến tranh Thế giới thứ 2 ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu và quy mô sản xuất của Fiat. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất bị phá hủy. Năm 1945, Giovanni Agnelli qua đời. Người lên nắm quyền thay ông là Vittorio Valletta đã đề ra kế hoạch tái thiết vào năm 1948. Năm 1958, Fiat đầu tư vào cả hai lĩnh vực: xe hơi và máy nông nghiệp. Trong thời gian này, Italy trở thành trung tâm phát triển kinh tế hàng đầu châu Âu và chính ngành công nghiệp xe hơi nước nhà là nguồn động lực thiết yếu dẫn đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế đó. Cháu nội Giovanni Agnelli – người có cùng tên với ông nội tiếp tục làm rạng danh dòng họ Agnelli khi trở thành chủ tịch Fiat năm 1966. Giovanni cháu tập trung toàn bộ nguồn lực của công ty vào phát triển công nghệ tự động trong sản xuất xe hơi. Nhờ đó, Fiat không chỉ đối phó được với cuộc khủng hoảng nhiên liệu diễn ra trong thời gian đó mà còn trở thành một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực công nghệ sản xuất xe hơi. Những năm 70, xe Fiat chiếm tới 80-90% thị phần tại đất nước mình. Chính nhờ những chính sách của Fiat mà tỉ lệ sở hữu xe hơi của Italy tăng lên đáng kể, từ 96 người/ xe lên 28 người/ xe. Năm 1978, Fiat giới thiệu hệ thống lắp ráp tự động sử dụng hệ thống robot (Robogate). Năm 1979, bộ phân chế tạo xe hơi được tách ra thành một công ty độc lập có tên là Fiat Auto S.P.A, với quyền sở hữu các thương hiệu Fiat, Lancia, Autobianchi, Abarth, Ferrari. Ban đầu, Fiat chỉ sở hữu 50% cổ phần của Ferrari, nhưng sau đó, con số này nhanh chóng tăng lên thành 87%.

Giovanni Agnelli, ông tổ của tập đoàn Fiat

Bravo, một tác phẩm mới của Fiat

Năm 1984, Fiat tiếp quản Alfa Romeo và đến năm 1993 là thương hiệu Maserati danh tiếng. Cuộc khủng hoảng đầu thập niên 1990 khiến cho công ty chuyển hướng mục tiêu sang thị trường thế giới, với 60% doanh số thu được từ thị trường nước ngoài. Năm 1996, Cesare Romiti thay thế vị trí của Giovanni, nhưng Giovanni vẫn giữ chức vị Chủ tịch Danh dự. Tổng hành dinh của Fiat được chuyển từ Corsi Marconi về Palazzina Fiat, Lingotto năm 1997. Năm 1999, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập công ty, Fiat đã thiết kế mẫu logo mới vẫn mang màu xanh truyền thống, nhưng với dáng vẻ mới – hình tròn. Kể từ năm 2000 đến nay, Fiat hầu như không trải qua nhiều thay đổi đáng kể, ngoài những mẫu xe mới vẫn lần lượt ra mắt người tiêu dùng và một mục tiêu nhất quán – sự đổi mới và công nghệ vượt trội để vững bước trong thế kỷ 21.

Logo thứ 14, kỷ niệm 100 năm của tập đoàn Fiat

Acura ra đời như thế nào? Cho dù đã khẳng định được vị thế của mình trên đất Mỹ, Honda vẫn quyết định tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của mình khi thành lập nhãn hiệu Acura cho riêng thị trường Bắc Mỹ. Vậy là từ tháng 3/1986, Acura được Honda sử dụng như một nhãn hiệu độc lập cho các dòng xe hạng sang ở Mỹ, Canada, Mexico và Hồng Kông, bao gồm xe đa dụng, xe gia đình và xe thể thao. Chỉ một năm sau khi ra đời, Acura đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình khi chiếc Acura Legend đoạt danh hiệu Xe nhập khẩu của năm (Import Car of the Year) và mẫu Integra được bầu chọn vào top 10 của tạp chí Car and Driver.

Năm 1990, chỉ vài năm sau khi ra mắt thị trường Bắc Mỹ, đại lý của Acura 5 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số Hài lòng của Khách hàng. Một năm sau, chiếc Acura Legend giành giải "Xe nhập khẩu Uy tín nhất của năm" của Motor Trend. Tiếp đến, năm 1997, Honda giới thiệu mẫu Integra Type-R. Đây là mẫu xe có tỉ số công suất: dung tích xi lanh hp/l cao nhất lúc bấy giờ (108hp/l). Chiếc xe thể thao NSX được xuất xưởng vào cuối thập niên 1990 được coi là phá vỡ mọi công thức toán học và khoa học. Ngay Motor Trend cũng từng nhận định đây là chiếc xe thể thao hàng đầu của mọi thời đại. Chiếc siêu xe với thân xe bằng nhôm này là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự thoải mái hoàn hảo và độ an toàn tối đa cho người sử dụng.

Một chiếc Acura NSX

Thành công tiếp nối thành công, Acura tiếp tục tấn công vào thị trường xe thể thao đa dụng với mẫu xe huyền thoại MDX. Năm đầu tiên của thế kỷ 21 chứng kiến chiếc MDX giành danh hiệu Xe thể thao đa dụng uy tín nhất năm 2001 do tạp chí Motor Trend bình chọn.

Logo của thương hiệu Acura

Năm 2003, Acura khiến cho những vị khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng khi trang bị cho mẫu xe mới TL với những tiện nghi như Bluetooth và đầu DVD. Ngay lập tức mẫu xe này trở thành chiếc xe hạng sang bán chạy nhất Hoa Kỳ vào năm 2004.

Không tự mãn với những gì mình đạt được, sau tiện nghi và độ an toàn đó là những cải tiến về sức mạnh của động cơ. Năm 2004, chiếc Acura RL 2005 trở thành chiếc xe được mong đợi nhiều nhất với động cơ mạnh mẽ và hệ thống dẫn động bốn bánh chủ động SH-AWD™ được coi là cuộc cách mạng về động cơ ở Bắc Mỹ.

Trong 5 năm từ 2000 đến 2005, Acura xếp vị trí thứ 3 đến thứ 8 trong bảng phân hạng mức độ hài lòng của khách hàng tại Mỹ. Năm 2005, doanh số toàn cầu của Acura đạt 743.000 chiếc và 11 tháng đầu năm 2006 là 661.500.

Từ năm 2004-2006, chiếc TSX trong suốt 3 năm liền được bình chọn vào top 10 của Car and Driver. Acura RDX cũng không chịu kém phần khi giành được danh hiệu "Xe An toàn nhất" do Viện An toàn giao thông Quốc gia Mỹ (IIHS) bình chọn cho xe SUV hạng trung.

Acura RDX

Sau gần hai thập kỷ nghiên cứu và phát triển, sự ra đời của Acura là bằng chứng cho sự nỗ lực không ngừng của Honda trong việc chinh phục những thượng đế khó tính tại thị trường Bắc Mỹ. Acura không chỉ đơn thuần là thương hiệu xe hơi độc lập của Honda, mà hơn thế nữa nó còn là thương hiệu xe hơi hạng sang đầu tiên của Nhật Bản. Có thể nói, Acura là kẻ tiên phong đặt những viên gạch đầu tiên, là kẻ dẫn đường cho những chiếc xe quốc tịch Nhật Bản trong con đường xâm chiếm thị trường Bắc Mỹ. Theo chân Acura, Lexus (Toyota) và Infiniti (Nissan) mới biết tìm đường sang Bắc Mỹ.

Khi tên tuổi của Acura đã được chứng nhận bởi những người Mỹ khó tính, Honda quyết định đưa đứa con tài năng của mình sang chinh phục thị trường Mexico (2004) và Trung Quốc (2006). Gần đây, Honda Motor cũng thông báo sẽ bắt đầu bán các sản phẩm mang nhãn hiệu Acura tại quê hương vào năm 2008. Honda dự tính thiết lập 2.400 đại lý Acura trên toàn quốc và doanh số

khoảng 800.000 xe/năm. Hiện tại, các sản phẩm của Acura được bán ở Nhật dưới tên khác như mẫu RL là Honda Legend, Acura TL là Inspire còn mẫu xe thể thao đa dụng MDX là Accord.

Một chiếc Legend

Như vậy, không phải đơn giản mà Acura được vinh dự đứng trong hàng ngũ những dòng xe hạng sang. Thành công đó, bên cạnh sự tiếp sức của công ty mẹ thông qua những nền tảng ban đầu, phần lớn là nhờ có những nỗ lực của bản thân. Giờ đây, Acura có thể tự hào khi được ngành công nghiệp xe hơi toàn thế giới coi là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất những chiếc xe với thiết kế tinh tế đầy sức trẻ và sáng tạo, động cơ mạnh mẽ, và được sản xuất hết sức tinh xảo.

Citroen ra đời như thế nào? Tập đoàn sản xuất ôtô Citroen ngày nay không còn nữa do nó bị tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin mua lại từ trước chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, cái tên Citroen còn tồn tại và hiện vẫn đang là một trong những thương hiệu ôtô quen thuộc với nhiều người. Vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX, ôtô Citroen tràn ngập ở Pháp và cả châu Âu. Vào thời điểm đỉnh cao, thị phần của ôtô Citroen tại Pháp lên tới gần 50%, con số mà nhiều đại gia lớn nhất thế giới cũng không dám mơ tới. A.G.Citroen và niềm đam mê cơ khí André Gustave Citroen sinh ngày 5/2/1878 tại Paris, cụ nội của André Gustave Citroen vốn là người xứ Amsterdam (Hà Lan) chuyên sống bằng nghề buônbán hoa quả. Năm 1870, trong lần đi mở cửa hàng kinh doanh tại Warzava, ông Levie Citroen đã quen và cưới bà Amalia, một phụ nữ người Balan. André Gustave Citroen là con thứ ba của ông bà Levie Citroen. André Gustave Citroen được gia đình cho nhập học tại trường Lyce’e Condorcet nổi tiếng chỉ dành cho giới thượng lưu và giàu có. Chính tại ngôi trường này André Gustave Citroen đã học cùng và làm quen với cậu bé Louis Renault cùng tuổivà sau này trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ông trong lĩnh vực xehơi. Học hết phổ thông, năm 1898 Citroen được tuyển chọn vào trường Đại học bách khoa Polytechnique Paris. Sau khi tốt nghiệp, André Gustave Citroen có ý định làm công chức tại cơ quan Nhà nước chính quyền nhưng không được. Ông lang thang đi tìm việc và trong cậy vào người chị gái lấy chồng và sống tại Balan. André Gustave Citroen làm việc tại một xưởng cơ khí của người anh rể tại Glowno. Vốn là con nhà thợ kim hoàn, lại học bách khoa nên André Gustave Citroen tỏ ra rất khéo tay và thông minh với lĩnh vực cơ khí. André Gustave Citroen thấy rằng các bánh răng bằng gỗ tuy dễ làm nhưng rất chóng hỏng.Vì vậy ông đã tìm tòi nghĩ cách sản xuất bánh răng chuyên dụng từ kim loại và là người đầu tiên phát minh các loại bánh răng kim loại chuyên dụng. Ngay lập tức ông đăng ký bản quyền sáng chế và bắt đầu đi vào con đường sản xuất chế tạo hàng cơ khí. Đến với ngành công nghiệp sản xuất xe hơi

Biểu tượng của Citroen

A.G.Citroen

Năm 1907, André Gustave Citroen đến với ngành sản xuất xe hơi khá tình cờ, thông qua người chú ruột, ông biết có một nhà máy chuyên sản xuất phụ tùng và động cơ ôtô bị phá sản. André Gustave Citroen đã quyết định dùng phần lớn tài sản được thừa kế để đầu tư vào nhà máy sản xuất cơ khí này. Sự nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành công nghiệp xe hơi của André Gustave Citroen bắt đầu từ đó. Từ năm 1908, André Gustave Citroen trực tiếp làm Giám đốc công ty phụ tùng ôtô Mors này. Năm 1924, công ty cơ khí ôtô Mors được chuyển đổi thành công ty cổ phần và André Gustave Citroen là người nắm giữ đa số cổ phần. Ông cũng là người trực tiếp điều hành sản xuất và kinh doanh của công ty. Bắt đầu từ đây là những năm hoàng kim của xe ôtô Citroen. Ông chủ André Gustave Citroen trở thành nổi danh trong giới công nghiệp ôtô châu Âu và thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm, từ năm 1919 đến 1929, công ty xe hơi Citroen đã phát triển với một tốc độ chóng mặt. Mặt bằng sản xuất và lắp ráp của côngty đã tăng từ 198.000 m2 lên 850.000 m2. Số lượng nhân công tăng từ 4.000 lên hơn 32.000 người. Thay vì mỗi năm xuất xưởng vài nghìn xe thì 10 năm sau, năng lực sản xuất của Citroen đã là 102.891 chiếc. Và điều kỳ diệu là Citroen sản xuất xe nào là bán được ngay xe đó. Thành công nhờ tài marketing Cho đến đầu những năm 1930, Citroen đã bán được gần 1 triệu chiếc xe. Mặc dù vậy André Gustave Citroen còn cho rằng tiềm năng vẫn rất lớn. Ông chủ trương phải tăng cường marketing và quảng cáo để "đánh thức sự chú ý của cả 40 triệu người dân nước Pháp". André Gustave Citroen không chỉ nhằm vào một đối tượng khách hàng, những người giàu có, khá giả. Với ông, toàn dân đều là đối tượng để thu hút, quảng cáo. Nếu không là khách hàng trực tiếp thì cũng là kháchhàng tiềm năng. Thương hiệu xe hơi Citroen phải đi vào tiềm thức của mỗi người dân, bất kể già trẻ, đó là mong ước là mục tiêu thương hiệu của ông chủ đầy tham vọng. André Gustave Citroen quảng cáo nhiều nhưng không hẳn là nhằm vào một loại xe, một sản phẩm cụ thể. Ông quảng bá thương hiệu Citroen. Những gì mà các doanh nghiệp lớn ngày nay vẫn làm và gọi là quan hệ công chúng thìAndré Gustave Citroen đã thực hiện cách đây gần 90 năm. André Gustave Citroen đặc biệt năng động và sáng tạo với những ý tưởng

Một trong những sản phẩm đầu tiên của Citroen

Citroen C-Airlounge

mới để quảng bá thương hiệu. Ngày nay trong nhiều nghiên cứu cũng như sách giáo khoa về Marketing và thương hiệu, những gì mà André Gustave Citroen đã làm luôn được coi là mẫu mực. Citroen là một trong rất ít doanhnghiệp lúc đó có cả một bộ phận quảng cáo chuyên nghiệp. André GustaveCitroen đã thuê Pierre Euge’ne Louys, một nhà báo, một chuyên gia thông tin làm giám đốc quảng cáo cho mình. Sử dụng cả tháp Eiffel kỳ vĩ để quảng cáo André Gustave Citroen đã dùng mọi hình thức và phương tiện quảng cáo để xây dựng và quảng bá thương hiệu xe ôtô Citroen của mình. Ông đặc biệt chú ý đến quảng cáo trên các tờ báo nổi tiếng như Le Figaro, Le Petit Parisien, Le Temps, Le Matin hay L’Illustration. Số liệu thống kê cho thấy tổng số tờ báo được phát hành lên tới con số 15 triệu bản. Để quảng bá thương hiệu, André Gustave Citroen đặc biệt quan tâm đến hình ảnh của các chi nhánh, đại lý bán xe. Ông sử dụng kiến trúc sư nổi tiếng Georges Wyho chuyên thiết kế hình ảnh của các toà nhà chi nhánh, cửa hàng bán xe Citroen. Mỗi lần khai trương một Citroen - Automobilsalon, André Gustave Citroen đều coi đó là sự kiện quan trọng và là cơ hội để quảng bá thương hiệu thật rầm rộ. Ông còn xuất bản tờ tin riêng của hãng mang tên Le Citroen in thật đẹp và sang trọng để phát tặng cho khách đến thăm quan xe Citroen. André Gustave Citroen cũng tự tạo ra các sự kiện, đã tổ chức Triển lãm xe Citroen năm 1931 trên khu đất rộng hơn 15.000 m2 giữa quảng trường Place de l’ Europa.André Gustave Citroen rất chú ý chăm sóc hệ thống đại lý bán hàng. Và ông có ý tưởng thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan xưởng sản xuất và xưởng lắp ráp xe Citroen dành cho đại lý và khách hàng ruột. Cũng với cách nghĩ đó, André Gustave Citroen còn tổ chức những chuyến thám hiểm châu Phi, những cuộc chinh phục sa mạc Sahara với hàng nghìncây số. Đương nhiên ông chỉ dùng xe ô tô Citroen để phục vụ cho các đoàn đi.Ông đã táo bạo sử dụng cả tháp Eiffel kỳ vĩ để phục vụ cho mục đích quảng cáo thương hiệu Citroen. Vào một tối tháng 7 năm 1925 cả thành Paris đột nhiên sáng rực bởi ánh đèn từ tháp Eiffel với dòng chữ Citroen khổng lồ cao tới 25 m. André GustaveCitroen đã phải dùng tới gần 250.000 chiếc bóng đèn các màu, gần 600 km dây điện các loại. Tổng diện tích được chiếu sáng là khoảng 1.200 m2. Từ đó trở đi cho tới năm 1936, Citroen vẫn thường xuyên sử dụng đèn trang

Tháp Eiffel và dòng chữ Citroen rực sáng

trí tại tháp Eiffel để quảng cáo cho thương hiệu và các dòng xe mới ra của hãng. Năm 1989, kỷ niệm tháp Eiffel tròn 100 tuổi, người dân Paris và khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới lại có dịp xem lại hình ảnh thương hiệu Citroen được quảng cáo bằng đèn theo mẫu cũ trước kia của Gustave Citroen, người đã khai sinh ra nó.

Báo đốm Jaguar ra đời như thế nào? Ngày 04/09/1922, tại một thị trấn phía nam bờ biển vùng Blackpool (Anh), hai thanh niên trẻ tuổi nhưng rất say mê motor William Lyons và William Walmsley đã thành lập nên Swallow Sidecar với tham vọng sản xuất những chiếc xe 3 bánh (sidecar). Lúc đầu, Swallow Sidecar Company chỉ có hai tầng gác tại Blackpool để làm trụ sở và xưởng. Toàn bộ công việc được thực hiện bằng tay. Nhắc đến Jaguar không thể không nhắc đến Arthur Whittaker, người đã giúp những chiếc xe đầu tiên của Swallow Sidecar đến với khách hàng một cách nhanh chóng và ấn tượng nhất. Năm 1926, do nhu cầu phát triển kinh doanh, Swallow Sidecar đổi tên thành Swallow Sidecar and Coachbuilding Co. và tìm kiếm một xưởng sản xuất mới. Tại đây, hãng đã sản xuất thân xe cho rất nhiều nhà sản xuất xe hơi khác, trong đó có Morris, Fiat, Wolseley, Swift, và Standard. Bằng cách dùng nhôm dập để sản xuất vỏ sidecar, Swallow Sidecar nhanh chóng trở nên nổi tiếng với doanh số không ngừng tăng vọt. Năm 1927, khi Herbert Austin cho ra đời chiếc xe hạng nhỏ Austin Seven giá rẻ, dễ lái và tiện dụng nhưng thiếu cá tính, Lyons chế tạo một chiếc xe 2 chỗ, gắn thân Swallow Sidecar trên khung gầm của Austin Seven. Ngay lập tức, một đơn đặt hàng 500 chiếc được đặt lên bàn Arthur Whittaker. Đây cũng là điểm khởi đầu cho mối liên minh mới giữa Lyons và Bertie Henly, người điều hành garage nổi tiếng nước Anh, Henlys. Với giá 175 bảng hay 185 bảng cho phiên bản mui cứng, Austin Seven Swallow luôn “cháy hàng”. Không dừng lại ở đó, Lyons còn tiếp tục cho ra mắt mẫu xe có vỏ Swallow gắn trên khung gầm lớn hơn, mang tên Morris Cowley. Ảnh hưởng của Swallow ngày càng lớn khi Austin Seven Swallow Saloon trình làng năm 1928 và tiếp tục gặt hái thành công.

Một chiếc SS1

Sir William Lyons (1901-1985)

Sau một thời gian liên kết sản xuất với các hãng xe khác, Lyons không muốn chế tạo vỏ xe của mình trên khung gầm của mẫu xe khác nữa: ông muốn nhắm tới những chiếc xe cá tính chứ không đơn thuần chỉ sản xuất xe thể thao. Lyons đã khôn ngoan liên kết với Standard Motor Company để chế tạo chiếc xe hoàn chỉnh đầu tiên - chiếc SS1, được chế tạo đựa trên động cơ 6 Standard xi lanh và sự thừa hưởng đầy sáng tạo của thân xe Standard. Chiếc xe này được ra mắt công chúng năm 1931 tại triển lãm xe hơi London. Năm 1933, tên của công ty một lần nữa lại được đổi thành SS Cars Ltd dưới sự điều hành của Giám đốc Lyons. Năm 1936, SS Cars hoàn toàn thuộc sở hữu của Lyons. Năm 1935, lần đầu tiên cụm từ "Jaguar" được biết đến trên các mẫu xe của hãng. SS Cars bắt tay vào chế tạo nhiều hạng xe khác nhau, bao gồm limousine, xe mui trần, xe thể thao, với động cơ 1.5l, 2.5l và 3.5l, đồng thời nỗ lực nâng công suất động cơ từ 75hp lên 105hp. Không chỉ có vậy, Lyons còn tập trung thiết kế vỏ xe sao cho thật ấn tượng, khác biệt hoàn toàn so với các mẫu trước đó. Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, SS Cars tập trung cho chiến tranh và quay trở về sản xuất dòng xe sidecar. Khi chiến tranh kết thúc, Lyons quyết định đổi tên SS Cars thành Jaguar Cars Ltd do tên viết tắt của hãng trùng với tên gọi của lực lượng phát xít Đức. Jaguar là tên gọi loài báo đốm nổi tiếng châu Mỹ, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực trong văn hóa các nước Nam Mỹ. Người dân ở đây tin rằng, Jaguar là điểm nối giữa sự sống và cái chết. Jaguar sinh ra để bảo vệ các hoàng đế. Dù Lyons không thực sự thích nhưng cuối cùng, cái tên "Jaguar" vẫn được thông qua. Ngay sau khi ra mắt tại khách sạn Mayfair, London, SS Jaguar nhận hàng loạt đơn đặt hàng bởi nó có giá chỉ bằng một phần tư Bentley dù không hề thua kém về chất lượng. Thế nhưng, mãi 11 năm sau, Lyons mới chính thức đưa biểu tượng chú báo đốm Bắc Mỹ đang vồ mồi lên chiếc Jaguar Mark VIII 1956. Biểu tượng đó đã đi theo Jaguar 30 năm sau và là hình mẫu để các kỹ sư thiết kế theo đúng vóc dáng mạnh mẽ, tràn trề nhựa sống và hoang dã của loài vật được mệnh danh là chúa tể rừng xanh. Năm 1966, William Lyons giữ chức Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch và Tổng Giám đốc. Ngày 11/07/1966, Jaguar Cars Ltd. tuyên bố hợp nhất với British Motor Corporation Ltd. Chỉ 2 năm sau đó, sự sát nhập của Jaguar với Leylang biến nhà sản xuất xe hơi này trở thành tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất nước Anh. Năm 1972, Lyons nghỉ hưu, khiến cho cả một

Biểu tượng của Jaguar Cars

Báo đốm Jaguar

thời gian dài sau đó hãng gặp khá nhiều sóng gió với những chiến lược không rõ ràng. Mãi đến tháng 04/1980, “vị cứu tinh” của Jaguar mới xuất hiện, đó là John Egan – người được coi là đã hồi sinh Jaguar. Vị giám đốc 40 tuổi này thực sự đã đem lại hơi thở mới cho hãng sản xuất xe hơi Jaguar. Bởi vậy, năm 1985, việc Jaguar ổn định và phát triển trở lại không hề khiến ngành công nghiệp xe hơi ngạc nhiên. Cuối năm 1989 đầu năm 1990, Ford mua lại Jaguar và đến năm 1999, hãng trở thành một trong những nhãn hiệu xe độc lập của Ford Motors, giống như Aston Martin và Volvo. Trong suốt 84 năm lịch sử nghiên cứu và chế tạo, Jaguar đã cống hiến cho ngành sản xuất xe hơi hàng loạt mẫu xe cũng như các sản phẩm khác nhau. Đến nay, Jaguar vẫn luôn tự hào với triết lý chế tạo những chiếc xe đẹp nhất, nhanh nhất trên cơ sở kết hợp giữa trí thông minh công nghệ với sự sang trọng đương đại.

"Chiến binh" Ural ra đời như thế nào? Ngay từ thời chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội các nước châu Âu đã dùng đến môtô. Khi đó, môtô không phải chỉ là một phương tiện giao thông, mà còn là một loại xe tác chiến. Trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến, kỹ thuật môtô quân sự được tiếp tục hoàn thiện ở Anh, Mỹ, Pháp. Thế nhưng, vượt trội hơn cả trong lĩnh vực này là nước Đức. Đến năm 1939, trong trang bị của quân đội Đế chế Đức đã có những chiếc môtô mạnh mẽ và chắc chắn mang nhãn hiệu BMW, DKW, Zundapp. Môtô có tính năng chạy mọi địa hình không tồi và trên thùng xe thường có đặt khẩu cối cá nhân hoặc súng trung liên. Ở Liên xô, trước chiến tranh thế giới thứ hai, ngành chế tạo môtô không được quan tâm nhiều như ngành ôtô. Môtô được xuất xưởng rải rác từ những cơ sở ở Ijevsk, Taganrora, ngoại ô Podolsk và Serpukhov, với số lượng khá khiêm tốn: chỉ khoảng 6 nghìn chiếc một năm. Môtô Xô-viết tiền chiến đôi khi không được bền. Tính chất đó khiến chúng ít phù hợp với công tác quân sự. Ban lãnh đạo đất nước đã sớm nhận ra vấn đề này. Vào cuối năm 1930, Hội đồng Dân ủy Quốc phòng Liên Xô đã có cuộc họp bí mật, liên quan đến việc thành lập đội quân môtô hạng nặng chuyên dụng, quyết định lấy chiếc môtô Đức BMW–R71 làm mẫu. Để phanh phui những bí quyết kết cấu bên trong của loại xe này, đã có 5 chiếc môtô được mua thông qua nước thứ ba. Và các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật ưu tú nhất của ngành công nghiệp ôtô Liên Xô đã khẩn trương nghiên cứu chúng một cách kỹ lưỡng. Kết quả là, trong một thời gian khá ngắn ngủi, Liên Xô đã có thể chế ra loại xe giống như chiếc BMW–R71. Tuy nhiên, xe môtô Xô-viết không phải là bản sao y nguyên của xe Đức BMW. Chẳng hạn, khung và hệ thống treo đàn hồi đã được cải tiến một cách nghiêm túc, trở nên linh hoạt hơn của xe Đức. Trên thực tế, động cơ bốn kỳ hai xilanh nằm ngang đã được chế tạo mới. Với dung tích 750cc và công suất 22 mã lực, nó được dự trù dùng được loại xăng có chất lượng thấp hơn động cơ của xe Đức, và thêm nữa, ít gây tiếng ồn hơn. Đầu năm 1941, những chiếc xe môtô hạng nặng M-72 đã được trình ra với các nhà quân sự, xe được chấm điểm “ưu” để đưa vào sản xuất hàng loạt

BMW-R71 của quân Đức trong thế chiến II

URAL M -72

ngay lập tức tại một số công xưởng. Quân đội đã nhận được một phương tiện giao thông mới, đa năng và khá bền chắc. Cũng như người anh em Đức của nó, M-72 là phương án xe môtô thuyền, có thể trang bị súng cối cá nhân. Tháng 10 năm 1941, khi thủ đô Nga nằm trong tình thế bị bao vây, xưởng môtô Matxcơva được sơ tán về Ural, thành phố Irbit. Đơn sơ, thiếu thốn là tình cảnh tại cơ sở thứ nhất chuyên sản xuất môtô hạng nặng của Liên xô. Nhưng chỉ đến tháng 2 năm 1942, xưởng môtô Irbit đã cho đời ra loạt sản phẩm đầu tiên. Tính chung, những năm chiến tranh, chỉ riêng từ Irbit đã cung cấp cho quân đội 9800 chiếc xe. Ngoài ra, các môtô M-72 còn được sản xuất tại Tiumen và thành phố Gorki (nay là Nijni Novgorod).

Trung đoàn môtô của Hồng quân Xô-viết

Những chiếc Ural M-72 được sử dụng rộng rãi phục vụ các chiến sĩ trinh sát, bộ binh, cơ giới, xe tăng, liên lạc, các đơn vị sửa chữa máy móc quân dụng. Thậm chí các chiến sĩ pháo binh còn dùng nó để chuyên chở những khẩu đại bác hạng nhẹ. Các chiến sĩ mặt trận đánh giá xứng đáng độ bền vững và tính dễ sử dụng, cũng như chất lượng, tốc độ của nó. Với một người lái và hai hành khách, Ural M-72 ba bánh có trọng tải hơn một tấn rưỡi, nhưng công suất vẫn đủ mạnh để đẩy nó chạy với tốc độ tối đa đến 85km/giờ. Môtô đơn thì nhẹ hơn và chạy nhanh hơn, đến 105km/giờ, nhưng những chiếc như thế ít được làm ra. Từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, loại hình xe môtô nhiều cống hiến này tiếp tục được xuất xưởng cho đến năm 1956. Còn mẫu xe cải tiến, thì ra đời năm 1960. Khung và hệ thống treo đàn hồi của M-72 được dùng để chế ra các xe môtô Irbit mới, dân dụng cũng như quân dụng. Từ năm 1953, những chiếc xe môtô hai bánh và ba bánh từ Ural được đem xuất khẩu ra nước ngoài. Chúng trở nên nổi tiếng không chỉ ở các nước Đông Âu mà cả ở Việt Nam với tên gọi "Xít-đờ-ca". Xe môtô Nga hạng nặng được biết đến ở Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Chilê, Columbia, Argentina. Xưởng môtô Irbit là một trong số không nhiều xí nghiệp chế tạo máy của Nga, có sản phẩm được cấp chứng chỉ ở Mỹ.

Thế hệ "Gear-Up"

Ngày nay, xí nghiệp Irbit còn có loại môtô thuyền quân dụng “Gear-Up”. Đây vốn là loại hình xe dân dụng hai chỗ, được trang bị động cơ công suất 32 mã lực, dẫn động bánh sau và bánh thuyền xe, tay đòn khung treo phía trước. Trên xe môtô này có thể đặt súng cối hay tên lửa chống tăng, và nó trở thành cỗ xe nhà binh khá là “hầm hố”: chạy nhanh, xoay chuyển nhẹ nhàng và thêm nữa, cũng chắc chắn, dễ sử dụng khi vận hành, y như các tiền bối của nó thời chiến tranh thế giới thứ hai.

Ai là người sáng lập ra huyền thoại Bugatti?

Người được mệnh danh là "Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi"

Người sáng lập Bugatti huyền thoại không phải ai khác chính là Ettore Bugatti, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1881 tại Milan, Ý, trong một gia đình nghệ sĩ mà tên tuổi của người cha đã vượt qua những danh giới địa lý của nước Ý, nhà điêu khắc Carlo Buggatti. Sau khi tốt nghiệp Trung học ông theo học tại Viện hàn lâm Nghệ thuật (Milan), nhưng sức cuốn hút của nghệ thuật cũng không giữ chân ông được bao lâu. Ông rời Viện Hàn Lâm để theo học nghề tại xưởng sản xuất xe đạp Prinetti & Stucchi. Năm 17 tuổi ông đã chế tạo những chiếc xe 3 bánh gắn động cơ, vào những năm cuối của thế kỷ 18 ông tham dự một giải đua xe với chiếc xe đầu tiên của ông.

Năm 1901 tại triển lãm quốc tế Milan, ông giới thiệu chiếc xe tự tạo với sự giúp đỡ của anh em nhà Gulinelli và đã giành được giải thưởng do Câu Lạc Bộ Ô tô Pháp trao tặng. Do chưa đến tuổi hợp pháp để đứng tên trong các hợp đồng, thân phụ ông đã phải đứng tên trong các hợp đồng làm việc cho Dietrich. Đáng tiếc là Dietrich không thể đáp ứng niềm đam mê nghiên cứu

và chế tạo xe đua của Ettore. Ông nhanh chóng chấm dứt hợp đồng và chuyển sang làm việc cho Emil Mathis, tại đây ông chế tạo chiếc xe hơi với động cơ 4 xi lanh những vẫn không quên tiếp tục niềm đam mê chế tạo xe đua của mình.

Sau gần mười năm làm việc cho nhiều hãng sản xuất xe hơi, Ettore Bugatti thành lập hãng riêng của mình tại Molsheim, gần Strasbourg vào năm 1909. Ông đã thuyết phục được một ngân hàng cho vay tiền để chế tạo 10 chiếc xe

hơi và 5 động cơ máy bay.

Ông khởi nghiệp bằng việc chế tạo động cơ 1327cc, 4 xi lanh mang số hiệu Type 13. Một trong những thành công của ông là mẫu "Bébé" do Peugeot sản xuất trên thiết kế của ông. Trước thời chiến, ông cũng đã chế tạo 4 mẫu động cơ 1368cc, 8 van và 5027cc, 16 van. Năm 1913 ông chế tạo động cơ 2906cc, 8 xi lanh thẳng hàng. Năm 1921, sau chiến thắng lừng

lẫy tại cuộc đua Grand Prix Brescia với 4 thứ hạng cao nhất đều thuộc về Bugatti, tất cả các động cơ 16 van được sản xuất sau này đều mang tên Brescia để kỷ niệm chiến thắng này.

Vào năm 1924, Bugatti giới thiệu mẫu xe đua Model 35 với động cơ 2 lít 8 xi lanh và đây cũng là chiếc xe trang bị lazăng đúc đầu tiên . Với hơn 2000 chiến thắng chiếc Model 35 trở thành chiếc xe đua thành công nhất mọi thời đại.

Năm 1926, Bugatti quyết định biến giấc mơ sản xuất một chiếc xe hơi sang trọng tột bậc trở thành hiện thực với mẫu xe Royales động cơ 8 máy, 12762cc, công suất 300 mã lực! Oái oăm thay, chiếc xe huyền thoại này ra đời không đúng lúc: ngay trước thời điểm thế giới bước vào cuộc Đại suy thoái. Chỉ có 3 chiếc xe đắt nhất trong lịch sử xe hơi thế giới là tìm được

chủ nhân và chính chiếc xe huyền thoại này đã làm cho công ty của Bugatti khánh kiệt.

Trong giai đoạn Đai suy thoái, măy mắn thay, Bugatti giành được hợp đồng xây dựng một loại tàu siêu tốc cho chính phủ Pháp, với những kinh nghiệmtích luỹ lâu năm ông không những đã làm hài lòng chính phủ mà còn giúp công ty của mình vượt qua cơn sóng gió.

Ettore Bugatti cũng thiết kế thành công một chiếc ô tô chạy trên đường ray, chiếc Autorail. Ông còn thử sức sang cả lĩnh vực máy bay, song khôngthành công, Jean Bugatti, con trai ông tử nạn ngày 11/08/1939 khi đang lái thử chiếc xe đua Type 57 gần nhà máy Molsheim. Kể từ đó, xui xẻo bắt đầu ập đến. Thế chiến II đã tàn phá nhà máy ở Molsheim. Trong thời kỳ chiến tranh, Bugatti cũng

xây dựng một nhà máy mới ở Levallois, Paris.

Đến khi Thế chiến II kết thúc thì Bugatti lại lâm vào cảnh túng quẫn do khôngcòn khả năng khôi phục lại sản xuất nhà máy Molsheim và vào ngày 21 tháng8 năm 1947, ông qua đời tại Quân Y viện Paris do nhiễm bệnh phổi.

Mặc dù chỉ có 7900 chiếc xe được sản xuất trong giai đoạn Bugatti điều hành công ty, nhưng vẫn có rất nhiều chiếc xe trong đó vẫn còn cho đến ngày nay-một minh chứng cho tài năng cũng như cống hiến của Bugatti cho lịch sử phát triển ô tô thế giới. Vớinhững đóng góp to lớn của mình cho ngành công nghiệp xe hơi thế giới, Ettore Bugatti thật xứng đáng

nhận danh hiệu "Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi" - Automobile Artist.

Thunderbird ra đời như thế nào? Trong nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Thunderbird (T-bird) được coi như một trong những chiếc xe biểu tượng cho ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Nó cũng là yếu tố giúp Ford Motor Company tạo dựng và duy trì danh tiếng hàng đầu tại nước Mỹ. Sự ra đời của T-bird năm 1954 Khoảng thời gian Thế chiến II diễn ra, không hề có một sự sáng tạo nào ở các công ty ôtô. Đến cuối thập kỷ 40, nhu cầu về xe hơi bùng nổ và một trong những dòng xe được ưa chuộng nhất chính là những chiếc ôtô thể thao. Trở về từ châu Âu, những người lính Mỹ mang theo các mẫu xe thể thao danh tiếng của Italy, Đức, Pháp và Anh. Cùng lúc đó, môn đua ôtô trở nên phổ biến với các trường đua được xây mới, các cuộc đua được tổ chức khắp nơi. Cộng thêm tác động của một nền kinh tế phát triển mạnh, không có gì ngạc nhiên khi chiếc Thunderbird xuất hiện và lập tức gặt hái thành công dễ dàng tại Mỹ. Chiếc xe lần đầu tiên được trình làng vào năm 1954 tại Triển lãm ôtô Detroit. Đó là một chiếc roadster (xe hai chỗ mui trần) mang tiện nghi hiện đại, sự tiện lợi cũng như sức mạnh và khả năng điều khiển dễ dàng. Chỉ trong 10 ngày đầu tiên, Ford đã bán được 3.500 xe trong khi mục tiêu cả năm chỉ là 10.000 xe. Thunderbird thực sự là câu trả lời mà Ford dành cho chiếc roadster Corvette của Chevrolet. Nhưng trong khi chiếc Corvette chỉ trung thành với một kiểu dáng duy nhất thì Thunderbird đã xuất hiện với rất nhiều phiên bản khác nhau, từ những chiếc coupe hardtop (hardtop là thuật ngữ chỉ xe mui cứng không có thanh chống ở giữa) và xe 4 cửa. Dễ hiểu vì sao Thunderbird lại được yêu thích. Nó kết hợp được những phẩm chất của một chiếc xe thể thao sang trọng với những đặc điểm mà người Mỹ rất chuộng. Chỉ có hai chỗ ngồi nhưng T-bird năm 1972 là chiếc xe đầu tiên dài tới hơn 5 m, trong khi mẫu Thunderbird 2005 cũng có chiều dài hơn 4,7 m. Trong bất cứ giai đoạn nào, Thunderbird cũng luôn được trang bị những tiện nghi hàng đầu và động cơ mạnh mẽ nhất, ngay cả vào thời kỳ khủng hoảng dầu lửa thập kỷ 70. Có thể chia 50 năm của Thunderbird ra làm 4 giai đoạn, 1955-1963, 1964-1975, 1976-1997, 1998-2004.

Một chiếc T-bird 1954

Ngay từ những chiếc xe đầu tiên, nhà sản xuất đã lựa chọn lắp cho nó một động cơ V8. Từ 1958 đến 1960, xe Thunderbird gắn động cơ dung tích 5,8 lít, công suất 300 mã lực. Tuy vậy, khách hàng có thể lựa chọn chiếc xe với động cơ tới 7 lít và sức mạnh tương đương 350 mã lực. Năm 1961, lần đầu tiên Thunderbird có những cải tiến đáng kể về dáng vẻ bên ngoài, bỏ đi những vây nhọn phía trên hai đèn đuôi hình tròn, đèn pha vuông, và nhất là có thêm một phiên bản mui xếp (convertible). Từ năm 1961 đến 1963, trang bị tiêu chuẩn cho xe Thunderbird là động cơ V8 dung tích 6,4 lít, công suất 300-340 mã lực. Chiếc xe T-bird Turbo Mẫu xe sản xuất năm 1964 được biết đến với biệt danh “Jet Bird”. Khoảng cách trục được kéo dài tới 2.870 mm, khiến chiếc xe dài tới 5.207 mm. Điểm nổi bật của chiếc xe là mui ngắn hơn, trong khi nắp ca-pô và phần thùng sau được kéo dài, toàn bộ phần đuôi xe được thiết kế lại. Năm 1965, lần đầu tiên phanh đĩa trở thành trang bị tiêu chuẩn cho hai bánh trước. Mỗi năm, đội ngũ kỹ sư thiết kế của Ford đều thực hiện những công việc làm mới chiếc xe của họ, khi thì ở nội thất, khi thì vuốt lại các đường nét bên ngoài. Tuy nhiên, mẫu xe năm 1967 mới thực sự có nhiều điểm khác với những đời trước. Khung gầm được thiết kế hoàn toàn mới, phần mặt trước xe đơn giản hơn, đèn pha giấu bên dưới nắp ca-pô, chỉ nhô lên khi người điều khiển xe bấm nút khởi động. Vì thế cho đến năm 1971, mọi cải tiến chỉ là ở vài chi tiết tại mặt trước và sau xe. T-bird Super Coupe sản xuất năm 1994 Cho đến năm 1972, Thunderbird mở đầu cho sự xuất hiện của một thế hệ những xe sang trọng. Chỉ có duy nhất phiên bản hardtop 2 cửa, chiếc xe gây chú ý với kiểu dáng mạnh mẽ và nội thất sang trọng hơn hẳn so với quan niệm trước đây về một chiếc Thunderbird. Động cơ của xe nặng 2.085 kg này có dung tích 7 lít. Năm 1973, Thunderbird được lắp đèn pha kép ở mỗi bên. Chiếc xe năm 1976 có thể coi là chiếc Thunderbird lớn nhất và sang trọng nhất. Nhưng dường như điều đó không mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế nên ở phiên bản ra sau đó, nhà sản xuất đã thu hẹp các kích thước của xe lại, dù toàn bộ tiện nghi không thay đổi, nhờ thế giảm được 450 kg trọng lượng. Thân xe Thunderbird 1980 được chuyển thành dạng unibody (gồm các

T-bird Turbo

Coupe T-bird turbo

tấm thép gắn với nhau), nhẹ hơn 360 kg so với xe trước đó, và cũng ngắn hơn 431 mm. Năm 1983 là một trong những năm thành công của Ford Thunderbird. Tháng 2 năm đó, chiếc coupe Thunderbird Turbo được trình làng và gây sự chú ý tại bất kỳ nơi đâu nó xuất hiện. Chiếc xe chỉ được trang bị một động cơ turbocharged 2,3 lít, hộp số sàn 5 cấp. Từ đầu thập kỷ 80, phần thùng sau xe dần được thu gọn lại nhưng kiểu nắp ca-pô vươn dài về phía trước đầy ngạo nghễ vẫn là kiểu cách mà người Mỹ ưa thích. Phiên bản 1989 gây nên một cơn sốt. Chiếc xe Super Coupe này có trục cơ sở dài hơn, bề ngang cũng rộng hơn, hệ thống treo độc lập phía sau, phanh đĩa ở cả 4 bánh với động cơ supercharged V6. T-bird 2002 đoạt giải của tạp chí Motor Trend Bước sang thập kỷ 90, lượng tiêu thụ xe Thunderbird chững dần lại và người ta bắt đầu xì xầm về việc Ford chuẩn bị thôi sản xuất chiếc roadster này sau 40 năm. Tin tức này càng được khẳng định vào năm 1998, khi Ford không còn trưng bày Thunderbird tại các showroom. Giới chuyên môn còn khẳng định sang thiên niên kỷ mới, sẽ có một mẫu xe hoàn toàn mới để thay thế. Tuy nhiên, phiên bản của năm 2002 một lần nữa giúp Thunderbird giành danh hiệu Xe của năm do tạp chí Motor Trend trao. Thành công này có thể dự báo được khi chiếc Thunderbird 2001 (xe concept) đã thu hút nhiều sự quan tâm khi được Ford giới thiệu tại khắp các triển lãm ôtô lớn trên thế giới. Dẫu vậy, đánh giá của các nhà chuyên môn không phải bao giờ cũng đúng với những nhu cầu của khách hàng. Có số lượng bán ra không nhỏ nhưng Thunderbird 2002 không đạt được mục tiêu mà hãng sản xuất đề ra. Ford hy vọng phiên bản 2005, tung ra vào nửa sau của năm 2006 thực sự là một chiếc xe để chúc mừng sinh nhật 50 tuổi của Thunderbird.

T-bird 2002

Cadillac ra đời như thế nào? Cái tên Cadillac

Đầu thế kỷ 20 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của nền công nghiệp xe hơi thế giới khi Henry Leland sáng lập ra một công ty chế tạo xe hơi và đặt tên là Cadillac - theo tên nhà sáng lập ra Detrioit huyền thoại Antoine de la Mothe Cadillac. Để chào mừng sự kiện này, Herald đã thiết kế biểu trưng của công ty dựa trên huy hiệu của dòng họ Cadillac danh tiếng. Chiếc xe đầu tiên của công ty – Model A Runabout là chiếc xe đầu tiên vinh dự được mang biểu trưng này. Chinh phục thế giới Năm 1908, tức là chỉ vài năm sau khi sản xuất được động cơ 4 xi lanh đầu tiên, Cadillac lại khiến cả nền công nghiệp xe hơi sửng sốt khi trình diễn những bộ phận xe hơi dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Đây chính là sự kiến đặt nền móng cho sản xuất xe hơi trên quy mô lớn trên thế giới, đồng thời giúp Cadillac giành được danh hiệu cao quý Dewar Trophy của CLB Xe hơi Hoàng Gia - Royal Automobile Club (Anh). Cũng từ thời điểm này, biểu trưng của công ty tự hào được gắn thêm slogan “Tiêu chuẩn của Thế giới”. Tuy nhiên, Cadillac dường như đã cố tình đi ngược lại trật tự của công nghiệp xe hơi toàn cầu khi đặt ra mục tiêu “Chất lượng phải đi trước Số lượng” và dồn toàn bộ nguồn lực vào thiết kế một chiếc xe tuyệt vời nhất có thể. Năm 1910, Model Thirty của Cadillac là chiếc xe đầu tiên giã từ hệ thống khởi động bằng tay nhờ có hệ thống khởi động điện và bộ phận đánh lửa. Đây được coi là một phát minh tuyệt vời bởi không ít lái xe đã bị gãy tay hoặc vỡ xương hàm bởi hệ thống khởi động bằng tay. Một lần nữa danh hiệu Dewar Trophy lại được trao cho Detroit, và Cadillac trở thành nhà chế tạo xe hơi duy nhất đạt được danh hiệu cao quý này 2 lần. Đến năm 1915, Cadillac chuyển hướng sang động cơ V-8 làm mát bằng nước, mặc dù lúc bấy giờ động cơ 4 xi lanh vẫn được ưa chuộng. Trong thời kỳ Thế chiến lần thứ nhất (1916-1918), hệ thống làm mát nhiệt tĩnh và hệ thống đèn pha rất hiệu quả khi sử dụng ban đêm đã khiến Cadillac trở thành lựa chọn số 1 đối với quân đội Hoa Kỳ. Thập niên 20 càng khẳng định vị thế và sự tín nhiệm của giới xe hơi đối với Cadillac khi Cadillac giới thiệu chiếc cần gạt nước và kính chiếu hậu, đồng thời thoả mãn những khách hàng khó tính nhất bằng cách thay đổi thiết kế thân xe phong cách hơn và sang trọng hơn.

Biểu trưng hiện nay của Cadillac

Một mẫu xe Cadillac thập niên 30

Năm 1927, lần đầu tiên mối liên hệ giữa hình dáng và chức năng của một chiếc xe được một nhà chế tạo xe hơi thực sự để mắt đến. Chiếc mui trần LaSalle trở thành chiếc xe đầu tiên được tạo dáng bởi một nhà thiết kế, chứ không phải bởi một kỹ sư ôtô như trước đây. Cuối thập niên 20, Cadillac đồng nghĩa với sự tạo dáng đẹp mắt và sang trọng. Cadillac đã khởi động thập niên 30 bằng việc ra mắt động cơ V-16 trang bị cho xe du lịch, cùng với nó là những mẫu biểu trưng khách nhau cho động cơ V-8, V-12 và V-16. Đến năm 1936, Cadillac đã sở hữu khoảng 68 mẫu thân xe khác nhau. Năm 1938, Cadillac đã giành thêm một cái “nhất” nữa trong lịch sử phát triển của mình bằng cách đưa từ “sunroof” (cửa sổ trời) vào từ điển Hoa Kỳ. Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đã đem lại cho Cadillac không ít cơ hội được thể hiện tài năng và tiềm lực. Với đông cơ V-8 được dùng cho xe tăng M-5 và M-8 Howitzer, Cadillac tự hào giương cao khẩu hiệu “Nổi tiếng trong Thời bình – Khẳng định sự vượt trội trong Thời chiến”. Năm 1950 không chỉ đánh dấu doanh số 100.000 xe/ năm (gần gấp đôi so với trước Thế chiến II) mà còn là năm gặt hái của Cadillac trên đường đua 24 Hours of Le Mans - một trong những đường đua khốc liệt nhất trên thế giới - với các vị trí xếp hạng thứ 3, thứ 10 và 11. Thập kỷ 60 tiếp tục ghi dấu những thành tựu công nghệ của Cadillac với hệ thống phanh tự điều chỉnh, hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông khí và làm nóng nhiệt tĩnh, tiếp theo đó là sự ra đời của bộ đèn pha bật tắt tự động, dây an toàn cho ghế trước, tấm sưởi điện cho các ghế ngồi và hệ thống âm thanh stereo. Cadillac chào mừng thập niên 70 với dây chuyền sản xuất xe du lịch lớn nhất thế giới – chiếc Eldorado 8.2L - 400hp. Từ năm 1975-1978, Cadillac tiếp tục dẫn đầu ngành công nghiệp xe hơi với những cải tiến không ngừng: hệ thống túi khí và thiết bị trung hòa khí thải tiên tiến. Bằng việc thiết kế lại những mẫu xe cổ điển của thập niên 30 và 40, ngay từ đầu những năm 1980, Cadillac đã dấy lên phong trào “hoài cổ” có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Không ngủ quên với những thành công liên tiếp, Cadillac tiếp tục đầu tư vào công nghệ và trở thành nhà chế tạo xe hơi đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý tích hợp để kiểm soát hệ thống đánh lửa, nạp nhiên liệu và hoạt động tổng thể của cả chiếc xe. Năm 1984, Hệ thống Phân phối Chìa khóa vàng đã đặt ra những tiêu chuẩn mới cho việc bán xe, bao gồm việc tìm hiểu thông số kỹ thuật và tính năng

Cadillac Sixty Special 1948

của xe và chạy thử xe. Chính nhờ những nỗ lực này mà chỉ vài năm sau đó, Cadillac đã được J.D.Power bình chọn là nhà sản xuất xe hơi hàng đầu về việc thỏa mãn khách hàng mua xe. Năm 1992, chiếc Cadillac Seville vinh dự đạt danh hiệu “Chiếc xe của Năm” nhờ những tính năng tuyệt hảo như hệ thống kiểm soát độ bám đường của xe, hệ thống chống bó cứng phanh và hệ thống treo cảm biến tốc độ. Năm 2000-2001, Cadillac khẳng định lại đẳng cấp trên đường đua mà hãng đã lãng quên, nhờ việc tập trung vào những công nghệ tiên tiến nhất nhằm nâng cao khả năng vận hành của xe. Cadillac trở lại đường đua Presidental Inaugural Parade vào năm 2001. Đến nay, trải qua hơn 100 năm không ngừng nỗ lực và phát triển, Cadillac vẫn luôn tự hào với những danh hiệu “đầu tiên” và “số một” đã làm rạng danh dòng họ Cadillac mà nó mang tên.

Pebble Beach Concours d'Elegance

Mercedes-Benz nổi tiếng với những dòng xe nào? A-Class Chiếc Mercedes-Benz A-Class thuộc dòng supermini thường được biết đến với “nick-name” Baby Benz. Xuất hiện lần đầu vào năm 1997, sau 7 năm có mặt trên thị trường, số xe A-Class bán ra là 1,1 triệu chiếc. Thế hệ thứ 2 của A-Class được giới thiệu vào mùa thu 2004 được trang bị thêm nhiều công nghệ mới như hộp số tự động vô cấp Autotronic, hệ thống ổn định điện tử ESP và hệ thống treo mới làm tăng độ ổn định cho xe, đồng thời khắc phục khả năng bị lật xe khi chạy zíc zắc. Xe được giới thiệu với hai phiên bản thân xe 3 cửa, 5 cửa và 7 loại động cơ để lựa chọn (3 động cơ diesel và 4 xăng). C-Class Lần đầu tiên xuất xưởng vào tháng 6/1993, dòng C-Class được coi là một trong những chiếc xe Mercedes-Benz có giá “dễ chịu” nhất. Phiên bản thứ hai của dòng xe này được giới thiệu ra thị trường vào tháng 7/ 2000 (hiện đã sản xuất được trên 1,5 triệu chiếc) và người tiêu dùng trên toàn thế giới đang đón chờ phiên bản thứ 3 của C-Class - được thông báo là sẽ xuất hiện vào năm 2007 này. Những yếu tố làm nên thành công của chiếc xe là công nghệ cao kết hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng. Chiếc xe mới của năm 2005 được trang bị thêm một số công nghệ mới như sơn chống trầy xước sử dụng công nghệ Nano, đèn Bi-xenon với hướng chiếu sáng thay đổi theo góc lái, hệ thống truyền động 4 bánh 4Matic… E-Class E trong E-Class là từ viết tắt của “Einspritzung”, một từ tiếng Đức có nghĩa là “hệ thống phun nhiên liệu”. Hệ thống này đã từng được coi là một trong những thành tựu mới của ngành công nghiệp xe hơi thập niên 50. Mercedes-Benz E-Class là một chiếc xe hạng sang hiện được giới thiệu với hai phiên bản sedan 4 cửa và estate 5 cửa được trang bị động cơ xăng và diesel (tùy phiên bản), động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng cho đến V8, 3 kiểu hộp số (số tay 6 cấp, tự động 5 cấp và tự động 7 cấp 7G-Tronic). Một số công nghệ nổi bật trên chiếc E-class là hệ thống treo khí nén Airmatic DC (tuỳ chọn), phanh điện thuỷ lực SBC, Cruiser Control Distronic, điều hoà 4 vùng Thermotronic… E-Class cũng là dòng xe bán chạy nhất của Mercedes-Benz trên toàn thế giới nhờ sự đa dụng của nó: nếu ở một số quốc gia dòng E-Class được coi là những chiếc xe sang trọng thì ở một số nơi khác, nó lại được một số công ty taxi khai thác (Đức, Bồ Đào Nha, Singapore).

"Baby Benz"

E-Class

Cảnh sát Đức cũng hết sức tín nhiệm chiếc xe này và sử dụng nó vào công việc tuần tiễu và bắt tội phạm. CLS-Class Mercedes-Benz CLS là một thành viên của đại gia đình xe du lịch Mercedes. Được bán ra thị trường châu Âu mùa thu năm 2004, CLS- Class dài hơn dòng E-Class khoảng 15,2cm, bảo đảm cho 2 chỗ ngồi phía sau của xe có được sự tiện nghi và thoải mái. Dòng xe này là sự dung hoà giữa dòng E-Class và S-Class, được coi là đối thủ đáng gờm của BMW 6-series, Cadillac STS và Lexus GS. Chính vì sự thông dụng của dòng xe này mà một số mẫu xe ra đời sau của các hãng khác như Audi A7, Porsche Panamera và Aston Martin Rapide đều bị coi là ăn theo mẫu xe này. Được thiết kế với phong cách thể thao, xe có 4 chỗ ngồi như trên những chiếc coupé 2 cửa cỡ lớn nhưng không phải là 2+2 mà là 4 chỗ thực thụ vì chiếc xe có 4 cửa và chiều dài 4,913m, nằm giữa khoảng chiều dài 4,818m của E-class và 5,163m của S-class có trục cơ sở dài (long wheelbase). CLK-Class Mercedes-Benz CLK-Class là dòng xe hạng sang cỡ trung dẫn động cầu sau, có thể là xe coupe hoặc converrtible. CLK-Class nổi bật ở công nghệ cao nhưng phong cách lại rất đơn giản và trang nhã. Cả hai mẫu xe CLK coupé và CLK convertible đều có 4 chỗ ngồi và 2 cửa. Phiên bản CLK 2005 được chau chuốt lại nội thất theo phong cách thể thao hơn và nâng cấp hệ thống lái mới nhạy hơn. Đến nay, đã có rất nhiều mẫu xe khác nhau thuộc dòng CLK được sản xuất, như CLK350, CLK550, và CLK63 AMG, trong đó CLK63 AMG được coi là chiếc xe tiêu biểu nhất, với động cơ V8 và công suất 481 bhp. Một điều ít người biết đến đó là, với CLK, một lần nữa E-Class lại trở thành kẻ khơi nguồn cảm hứng cho Mercedes-Benz. M-Class Một trong những chiếc SUV tiêu biểu của Mercedes-Benz là dòng M-Class, dòng SUV đầu tiên được trang bị hệ thống kiểm soát ổn định (stability control). Hệ thống 4-ETS (Four Electronic Traction Support) không chỉ phân chia lực kéo tới bánh xe tốt hơn, mà còn hỗ trợ tài xế khi đổ dốc. 4-ETS tự động giám sát hoạt động phun nhiên liệu cho xi-lanh và phân phối lực phanh đến từng bánh xe, giúp xe xuống dốc ổn định và an toàn. Đặc biệt, hệ thống Headlamp Assist tự động bật pha xenon khi trời tối hay chạy vào các đường hầm. Bên cạnh đó, hệ thống túi khí trước và túi khí bên cho hành khách ở hàng ghế trước, kết hợp với các hệ thống an toàn hoàn hảo khác của Mercedes, đã giúp M-Class được giới bảo hiểm đánh giá là có độ an toàn gần như tuyệt đối.

CLK-Class

S-Class Mercedes-Benz S-Class được coi là lá cờ đầu của những chiếc xe sedan hạng sang cỡ lớn với sự tổng hợp tất cả tinh hoa về công nghệ ôtô được Mercedes trang bị trên các xe sedan của mình. Nếu không kể đến chiếc limousine Mercedes-Benz 600 thì đây có thể coi là chiếc xe hạng sang lớn nhất của Mercedes-Benz. Cái tên S-Class bắt nguồn từ tiếng Đức - "Sonderklasse", có nghĩa là “hạng đặc biệt”. Có được lái thử S-Class và hưởng thụ những tiện nghi, thoải mái nó đem lại mới cảm nhận hết được sự sáng suốt của Mercedes-Benz khi đặt cho chiếc xe này cái tên đó.

S-Class

Một số người sành về xe còn cho rằng S ở đây còn có thể là từ viết tắt của “super” vì chiếc xe này quả thực có tỉ số nén tương đối cao và động cơ mạnh mẽ đến hoàn hảo. Xe S-Class càng ngày càng hoàn thiện hơn và chứng tỏ khả năng thích hợp cao cho mọi đối tượng phục vụ và yêu cầu về nhiên liệu với các loại động cơ mới được trang bị trên xe như V6-245hp, V8 Kompressor-500hp, V12-500hp, diesel V6-204hp ... Ngoài ra, S-Class còn nổi bật bởi sự tiện nghi và độ an toàn cao, với hệ thống treo khí nén toàn phần chủ động ABC (Active Body Control) với chức năng chống lắc ngang. SL-Class Mercedes-Benz SL-Class là một đại diện hàng đầu của dòng roadster “made-in-Mercedes”. Tương tự những dòng xe khác của nhà sản xuất xe hơi Đức này, SL là từ viết tắt của “Sport Leicht”, nghĩa là “Sport Light” - những chiếc xe thể thao nhỏ và trọng lượng rất nhẹ. Lần đầu ra mắt vào năm 1954, chiếc 300SL đã nhanh chóng hấp dẫn người tiêu dùng bởi loại cửa mở ngược lên phía trên - tượng trưng cho đôi cánh đại bàng dang rộng. Kể lần đầu tiên ra mắt năm 1954, Mercedes-Benz SL-Class đã trải qua 5 thế hệ. Suốt hơn 50 năm qua, những chiếc xe thuộc gia đình SL-Class vẫn là ước mơ của hầu hết người dân trên thế giới. Tính đến nay đã có hơn 600.000 chiếc SL được bán ra. Với tổng số 100.000 sản phẩm và chiếm hơn 40% thị trường, SL-Class đang đứng đầu thị phần Roadster trên thế giới. SLK-Class

Mercedes-Benz SLK-Class ra đời năm 1997 là hiện thân cho những tham vọng ngút trời của những người thiết kế và chế tạo ra nó – đó là “Sportlich” (thể thao), “Leicht” (nhẹ) và “Kurz” (ngắn). Sự nổi tiếng của SLK một phần có lẽ là do những chiếc mui cứng có thể đóng mở dễ dàng để trở thành xe “mui trần”. Mặc dù không phải là người tiên phong trong lĩnh vực này, nhưng Mercedes-Benz có thể coi là người tái sinh những chiếc mui cứng đóng mở được. Chỉ trong vòng 3 năm xuất hiện trên thị trường, đã có tới 100.000 chiếc SLK-Class tới tay khách hàng. SLK kết hợp sự tiện dụng, thể thao và những tiện ích mà không một mẫu xe nào cùng đẳng cấp có được. SLK-Class được xây dựng trên nền tảng thiết kế của F1 với mui dài, cửa rộng và đuôi ngắn. Những "tín đồ" của SLK-Class cho rằng "mọi chi tiết của SLK hoàn hảo và thống nhất tới mức bất cứ thay đổi nào cũng trở nên thừa thãi". Siêu xe SLR McLaren Mercedes-Benz SLR McLaren là một siêu xe thể thao được liên kết sản xuất giữa DaimlerChrysler và McLaren Cars - là sự kết tinh những kinh nghiệm chế tạo và phát triển xe đua của hai hãng trong thời gian dài. Động cơ V8 supercharged do AMG sản xuất đạt công suất 626 mã lực, mô-men xoắn 780Nm. Chiếc xe mất 3,8 giây để tăng tốc từ 0 đến 100km/h và vận tốc tối đa có thể lên đến 334km/h. Đây là một trong những chiếc xe số tự động có vận tốc lớn trên thế giới được lắp ráp tại McLaren Technology Centre, Anh.

Mercedes SLR McLaren/

Một số người cho rằng SLR là viết tắt của "Sportlich, Leicht, Rennsport" (nghĩa là “thể thao, nhẹ và thuộc dòng xe đua"), nhưng thực chất, SLR lại có nghĩa là "Super-leicht, Rennsport" (xe đua siêu nhẹ). Ấn tượng đầu tiên khi thử nghiệm chiếc xe hoạt động là tiếng gầm trầm của động cơ phát ra từ các đường dẫn khí ở hai bên, sát với bánh trước, được so sánh giống như tiếng gào của những phi cơ trong Thế chiến II..Hộp số tự động 5 cấp cho phép người lái tùy chọn giữa 3 chế độ: Comfort (tiện nghi), Sport (thể thao) và Manual. SLR là chiếc xe đầu tiên trên thế giới (không tính các xe đua) có hệ thống chống va đập phía trước hoàn toàn bằng sợi carbon. Xe được trang bị

SLK-Class

các túi khí bao trùm cả đầu gối, túi khí hai bên, hệ thống phanh khí (airbrake) tự động đặt phía sau, trên nắp khoang hành lý. Chiếc xe này có giá €443.066 (tương đương 300.000 bảng Anh hoặc 450.000 đô la Mỹ), nhưng những người bỏ tiền mua SLR McLaren cho rằng số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với những gì mà nó mang lại.

Mitsubishi Motors ra đời như thế nào?

Mitsubishi, thành viên tiềm năng của công nghiệp ôtô thế giới

Trong suốt hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, lịch sử của tập đoàn Mitsubishi ghi dấu sự không ngừng nỗ lực sáng tạo trong thiết kế và chế tạo xe hơi, khởi đầu là chiếc xe du lịch Model-A. Chính mẫu xe này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Mitsubishi – được chính thức công nhận là một thành viên tiềm năng của ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Đến năm 1918, Mitsubishi thành công trong việc chế tạo chiếc xe tải đầu tiên - chiếc T1 prototype, chiếc xe đã xuất sắc vượt qua cuộc thử nghiệm độ ổn định và tin cậy trải dài 1.000km.

Năm 1931, nền công nghiệp Nhật Bản chứng kiến một cuộc “tiểu cách mạng” trong ngành cơ khí khi động cơ diesel lần đầu tiên được phát triển và ứng dụng trong các phương tiện đi lại – đó chính là động cơ 450AD phun nhiên liệu trực tiếp. Chỉ một năm sau đó, Mitsubishi tiếp tục xuất xưởng chiếc xe buýt đầu tiên – chiếc B46 – to nhất và có công suất lớn nhất thời bấy giờ. Thập niên 30 được coi là thời đại vàng của Mitsubishi khi hãng lần lượt giới thiệu những ý tưởng và sản phẩm “đầu tiên” không chỉ đối với chính hãng mà còn đối với ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản.

Năm 1946, dưới ảnh hưởng của quân Đồng minh, hầu hết các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản đều bị giải thể, trong đó có cả Mitsubishi Heavy Industries – công ty mẹ của bộ phân sản xuất xe hơi Mitsubishi. Việc Mitsubishi Heavy Industries bị tách thành 3 công ty nhỏ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chế tạo xe hơi. Chính trong năm này, Mizushima ra đời. Đây là một chiếc xe hơi 3 bánh nhỏ, gọn, rất phù hợp cho việc đi lại gần, lại hết sức tiết kiệm nhiên liệu. Chỉ vài tháng sau đó, Silver Pigeon được chế tạo dựa trên nguyên tắc thiết thực và tiết kiệm nhiên liệu, cũng xuất xưởng. Có thể nói, chính chiếc xe này đã tạo nên cơn sốt phương tiện đi lại cá nhân tại Nhật Bản.

Thời gian này, với những hậu quả do chiến tranh để lại, nhu cầu về xe thương mại ở Nhật tăng cao, nhưng nhiên liệu vẫn là một bài toán nan giải. Chiếc xe buýt B1 của Mitsubishi thực sự là nền tảng lý tưởng cho xe cứu hoả và các xe chuyên dụng khác. Năm 1947, Mitsubishi tiếp tục trình làng chiếc

Biểu tượng toàn cầu của Mitsubishi Mortos

Chiếc Model -A đầu tiên

xe buýt động cơ điện MB46 và chiếc R1 – xe buýt có động cơ đặt sau đầu tiên của Nhật Bản.

Từ những chiếc xe gia đình...

Đầu thập niên 1960, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được cải thiện dần và việc sở hữu phương tiện cá nhân cũng trở thành một nhu cầu tất yếu. Ước mơ được sở hữu một chiếc xe cho cả gia đình đã trở thành hiện thực với Mitsubishi 500 - mẫu xe không chỉ khẳng định vị trí của Mitsubishi trong lòng người tiêu dùng trong nước mà còn được nồng nhiệt chào đón tại Macau Grand Prix.

Năm 1962, Mitsubishi giới thiệu Minica - chiếc compact 4 chỗ siêu nhỏ động cơ xăng 2 kỳ, 359cc không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm dược một khoảng thuế kha khá mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động hết sức bền bỉ. Năm 1969, chiếc Colt Galant với thiết kế khí động học và động cơ Saturn SOHC giúp Mitsubishi một lần nữa được ngẩng cao đầu với hàng loạt những giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn. Bên cạnh nhưng thành công này, Mitsubishi cũng không quên nghiên cứu chế tạo xe thương mại, điển hình là chiếc xe buýt Rosa hay xe tải Canter.

Đến cuối thập niên 1960, hoạt động bộ phận nghiên cứu và chế tạo xe hơi đã đạt đến đỉnh cao và đây là lý do khiến cho các nhà lãnh đạo của Mitsubishi Heavy Industries không thể chần chừ trong việc tách bộ phân này thành một công ty độc lập. Năm 1970, Mitsubishi Motors Corporation (MMC) ra đời.

Một trong những trọng tâm của MMC đó là phát triển hơn nữa cơ sở vật chất tại Nhật Bản, tiến hành các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối cho đến dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên, chính tại xứ sở Kangaroo MMC đã khẳng định sự vượt trội và tin cậy trong các sản phẩm của mình khi chiếc Galant 16GLS giành chiến thắng tại giải đua đường trường Southern Cross Rally. Tiếp đó Lancer 1600GSR liên tiếp chiến thắng tại Southern Cross Rally và East Africa Safari Rally (1974 và 1976).

Mitsubishi 500

Lancer 1600GSR

Kết thúc thập niên 70 là hai giải thưởng dành cho chiếc Colt 1400 GLX - ”Xe của Năm” (do tạp chí Japan's Motor Fan magazine bình chọn) và chiếc L200 - "Xe bán tải của Năm" (do tạo chí Pickup, Van & 4WD magazinetrao tặng). Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sản phẩm của MMC được tín nhiệm và ưa chuộng trên toàn thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian. Thông qua việc tài trợ xe cho các sự kiện thế giới như Olympics 1984 tại Sarajevo và Universiade Games 1987 tại Zagreb, Mitsubishi đã quảng bá sản phẩm của mình đến với hàng triệu khán giả trên toàn thế giới .

...đến bá chủ đường đua Dakar

Năm 1985, với chiến thắng tại Dakar - một trong những đường đua khốc liệt nhất trên thế giới, chiếc Pajero nhanh chóng trở thành chiếc xe được ưa chuộng nhất trên thế giới. Một năm sau đó, tạp chí “What car?” đã phong Pajero là “Chiếc 4 x 4 của năm”. Đến năm 1989, MMC đã phá triển được một mạng lưới nhà máy chế tạo và lắp ráp xe hơi tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến nhà máy của Diamond Star Motors Corporation - liên doanh giữa MMC và Chrysler.

Hirokazu Nakamura trở thành chủ tịch MMC năm 1989 và điều hành công ty theo một chiến lược hoàn toàn mới. Chiếc xe Pajero trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi, kể cả ở những con phố chật chội nhất Tokyo. Vào thời điểm này mặc dù doanh số bán ra của dòng SUV và xe tải không ngừng tăng trưởng tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản vẫn hết sức lo ngại và cho rằng điều kỳ diệu đó mãi mãi vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời đối với thị trường trong nước. Trái với xu hướng này, Nakamura vẫn đầu tư một khoản khá lớn vào việc phát triển dòng SUV. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã chê cười Nakamura, cho rằng ông đã đánh một canh bạc mạo hiểm. Thế nhưng, canh bạc này Nakamura đã là người chiến thắng. Hàng loạt những chiếc xe dẫn động 4 bánh như Pajero, Delica Space Gear... đã làm dấy lên một làn sóng của dòng xe SUV tại Nhật Bản vào giữa thập kỷ 90.

Mitsubishi Pajero

Năm 1991, Chrysler bán dần cổ phần của mình trong Mitsubishi, chỉ giữ lại khoảng 3%. Kể từ đó, Mitsubishi trở thành một nhà sản xuất xe hơi tương đối độc lập và giao dịch giữa Mitsubishi với Chrysler chỉ còn trên phương diện giấy tờ. Đến năm 1993 thì toàn bộ cổ phần Mitsubishi còn lại của Chrysler đã được bán ra thị trường mở, nhưng Chrysler vẫn cung cấp một số động cơ và hệ thống treo cho Mitsubishi Hoa Kỳ. Đổi ngược lại, Mitsubishi cũng tham gia quảng bá sản phẩm của Chrysler.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á diễn ra năm 1997 gần như đánh quỵ MMC khi doanh số của tập đoàn liên tục suy giảm ở hầu hết các thị trường. Phải mất nhiều năm MMC mới khôi phục lại vị thế của mình trên các thị trường. Dự kiến trong năm 2007 này, MMC sẽ đạt doanh số hơn 1,5 triệu chiếc trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Mitsubishi được biết đến với những chiếc xe SUV như Pajero, Jolie hay chiếc van Grandis sang trọng.

Mitsubishi Grandis

Tại sao Rolls-Royce được mệnh danh là dòng xe "hoàng gia"? Từ xa xưa, châu Âu đã là mảnh đất khai sinh những thương hiệu danh tiếng và quý tộc. Rolls-Royce là một trong số ít những thương hiệu đó. Trong suốt hơn 100 năm lịch sử nghiên cứu, chế tạo và phát triển, Rolls-Royce luôn là lựa chọn hàng đầu của những nhà quý tộc, những người giàu sang bậc nhất xã hội và những người đứng đầu bộ máy quản lý nhà nước. Thật vậy, Rolls-Royce là niềm đam mê khát khao cháy bỏng không chỉ bởi sự vượt trội về động cơ, độ tin cậy và an toàn đạt gần đến mức hoàn hảo mà còn bởi những đường nét tinh tế và nội thất sang trọng đến ngưỡng mộ. Những “tín đồ” của dòng xe “hoàng gia” này hẳn đều biết tiền thân của hãng sản xuất xe hơi Rolls-Royce vốn là một công ty chuyên sản xuất đồ điện tử và cơ khí - Royce Ltd (hiện chính là tập đoàn Rolls-Royce nổi tiếng về động cơ máy bay). Tháng 5/1904, Royce Ltd đã chế tạo được chiếc xe hơi đầu tiên và đến tháng 5 năm đó, Royce - ông chủ của hãng đã gặp Charles Rolls, giám đốc một công ty kinh doanh xe hơi. Họ nhanh chóng đạt được thoả thuận rằng CS Rolls & Co sẽ độc quyền bán giới thiệu và bán những chiếc xe của Royce ra thị trường. Tháng 03/1906, hai ông chủ quyết định phải tiến thêm một bước nữa trong việc thiết lập mối ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên, đó là thành lập một công ty chung lấy tên là Rolls-Royce. Chiếc xe mang thương hiệu Rolls-Royce đầu tiên Silver Ghost (động cơ 7.0l, 6 xi-lanh nhưng vẫn “êm đến rợn người”) ra đời năm 1907 nhanh chóng được bình chọn là “chiếc xe tốt nhất thế giới”. Ngủ quên trên chiến thắng, ảnh hưởng của Thế chiến thứ nhất, và một phần là do Rolls bất ngờ qua đời trong một vụ tai nạn máy bay (1910), mãi đến năm 1922, Rolls-Royce mới xuất xưởng chiếc xe thứ hai - chiếc Phantom I. Cuối thập niên 1920, dòng xe Phantom (I, II và III) đã tạo ra một cuộc cách mạnh về hệ thống treo, giúp Rolls-Royce vượt xa các đối thủ khác trong chế tạo động cơ. Năm 1931, Rolls-Royce mua lại toàn bộ thương hiệu Bentley - một trong những đối thủ đáng gờm của hãng.

Biểu tượng kiêu hãnh của Rolls-Royce

Thế chiến thứ hai lại là những năm tháng dài tập trung mọi nguồn lực vào phát triển động cơ máy bay. Sau khi chiến tranh kết thúc, Rolls-Royce đưa ra một chiến lược sản xuất xe hơi hoàn toàn mới - chấm dứt quá trình chế tạo xe hơi thủ công. Thay vào đó là một dây chuyền dập thân xe tiêu chuẩn. Thế nhưng trên thực tế thì những mẫu xe ra đời năm 1946 của Rolls-Royce vẫn dựa trên những thân xe được làm thủ công, chỉ có thân xe của Bentley là theo quy trình tiêu chuẩn mới. Thập niên 1950 mở ra một trang sử mới cho Rolls-Royce khi hãng nhận được hợp đồng chế tạo và cung cấp xe hơi cho các vị nguyên thủ quốc gia, trong đó phải kể đến mẫu Phantom IV dành cho Công chúa Elizabeth và Công tước xứ Edinburgh, chiếc xe của quốc vương Iran, và 3 chiếc xe chống đạn của Tổng tư lệnh Tây Ban Nha Franco. Xe Rolls-Royce còn vinh dự được phục vụ hai vị lãnh tụ Liên Xô như Lenin và Stalin. Mỗi chiếc xe một dáng vẻ, một cách trang bị hoàn toàn khác nhau, nhưng lại rất vừa ý chủ nhân của chúng bởi sự tiện nghi, an toàn và thoải mái đến hoàn hảo. Năm 1959, lần đầu tiên Rolls-Royce chế tạo một thân xe hoàn chỉnh. Trước đây, hãng chỉ sản xuất khung gầm, sau đó thuê một công ty khác hoàn thành nốt phần thân xe.

Rolls-Royce Phantom, sự lựa chọn hàng đầu của hoàng gia Anh

Sau hàng loạt những thành công vang dội và những thành tựu rực rỡ về hàng không, đường bộ và đường thuỷ, năm 1966, Rolls-Royce đã thâu tóm toàn bộ nguồn lực hàng không của Anh quốc. Năm 1971, một số rắc rối với động cơ do chính hãng chế tạo đã khiến Rolls-Roce bị quốc hữu hóa và tách thành hai công ty độc lập: một chuyên sản xuất động cơ máy bay và một tập trung vào chế tạo xe hơi. Năm 1973, Rolls-Royce Motors được thành lập và đến năm 1980 thì được bán lại cho Vickers - một đại gia trong ngành công nghiệp. Năm 1998, Volkswagen mua lại Rolls-Royce Motors, với quyền sở hữu toàn bộ thương hiệu Bentley và nhà máy của Rolls-Royce tại Crewe, Anh. Tuy nhiên,

Chiếc Sliver-Ghost đầu tiên của RR

do những thiếu sót không đáng có, cuối cùng thương hiệu Rolls-Royce lại về tay của BMW. Mẫu xe mới nhất của Rolls-Royce và cũng là mẫu xe đầu tiên do BMW quảng bá là chiếc Phantom được trang bị động cơ 6.75l - xuất xưởng tháng 01/2003.

Rolls-Royce Phantom Drophead Coupé

Một lý do nữa khẳng định sự "quý và hiếm" của Rolls-Royce đó là mỗi năm hãng này chỉ sản xuất một số lượng xe ít ỏi: không quá 1000 chiếc và hiện nay, toàn bộ quá trình chế tạo xe Rolls-Royce vẫn được thực hiện tại một nhà máy duy nhất của Rolls-Royce ở Anh. Trong năm 2007 này, Rolls-Royce dự định sản xuất 3 mẫu xe đó là Phantom, Phantom Extended Wheelbase và Phantom Drophead Coupé.

Tập đoàn Rolls-Royce ra đời như thế nào? Henry Royce thành lập một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ điện tử và cơ khí vào năm 1884, lấy tên là Royce Ltd. Đến năm 1904, công ty này đã chế tạo được chiếc xe hơi đầu tiên. Tháng 5 năm đó, Royce gặp Charles Rolls, chủ một công ty kinh doanh xe hơi tại Luân Đôn. Họ nhanh chóng đạt được thoả thuận rằng Royce sẽ sản xuất ra những chiếc xe hơi có chất lượng cao và CS Rolls & Co của Rolls sẽ được độc quyền bán giới thiệu và bán những chiếc xe đó ra thị trường. Thành công bước đầu đã khiến cho hai ông chủ quyết định phải tiến thêm một bước nữa trong việc thiết lập một mối ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên,đó là thành lập một công ty chung vào tháng 3/1906 lấy tên là Rolls-Royce. Chiếc xe mang thương hiệu Rolls-Royce đầu tiên Silver Ghost ra đời năm 1907 nhanh chóng được bình chọn là “chiếc xe tốt nhất thế giới”. Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc, Rolls-Royce thiết kế động cơ máy bay đầu tiên - chiếc Eagle - được coi là chủ lực của không quân Đồng minh. Nhờ có sự ra đời của Eagle, lần đầu tiên con người có thể bay vượt biển Đại Tây Dương, đồng thời mở được đường bay thẳng từ Anh đến Australia. Cuối thập niên 1920, Rolls-Royce phát triển động cơ “R”, giúp Anh tham dự cuộc thi thuỷ phi cơ quốc tế International Schneider Trophy. Ngay lập tức, động cơ “R” đã lập một kỷ lục thế giới mới về vận tốc máy bay: hơn 650 dặm/ giờ (1931), tiếp theo đó là hàng loạt những kỷ lục cả trên mặt đất lẫn đại dương. Quan trọng hơn cả là những thành tựu này chính là bàn đạp giúp Rolls-Royce phát triển động cơ máy bay Merlin. Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra với nhu cầu khổng lồ về Merlin khiến cho Rolls-Royce từ một công ty vô danh trở thành một đại gia trong lĩnh vực động cơ máy bay.

Hemry Royce và Charles Roll

Silver Ghost chiếc xe đầu tiên của RR

Bên cạnh đó, Rolls-Royce cũng bắt tay vào phát triển tua bin máy bay chạy bằng khí đốt. Thành công này giúp Rolls-Royce có được sự tự tin khẳng định mình trong việc chế tạo tua bin chạy bằng khí đốt và nhanh chóng dẫn đầu lĩnh vực này. Năm 1953, Rolls-Royce tham gia vào thị trường hàng không dân dụng và chỉ một vài năm sau đó đã giành được 2 cái “nhất”: Comet trở thành chiếc máy bay phản lực tua bin đầu tiên phục vụ những chuyến bay vượt Đại Tây Dương năm 1960 và động cơ Conway trong chiếc Boeing 707 là chiếc động cơ phản lực cánh quạt đầu tiên được sử dụng trong hàng không dân dụng. Cuối thập niên 50, ở Anh có 4 đại gia về động cơ máy bay là Armstrong Siddeley, Blackburn, Bristol, de Havilland và Napier. Năm 1959, Bristol sát nhập với Armstrong Siddeley, thành lập công ty Bristol Siddeley. Năm 1961, Blackburn, de Havilland và Napier sát nhập với Rolls-Royce. Nhưng cuối cùng, toàn bộ nguồn lực hàng không của Anh cũng được hợp nhất khi Rolls-Royce và Bristol Siddeley sát nhập năm 1966. Cuối thập niên 60, Rolls-Royce giới thiệu động cơ RB211 trang bị cho chiếc Lockheed L-1011 Tri-Star nhưng chính những vấn đề do RB211 gây ra đã khiến Rolls-Roce bị quốc hữu hóa năm 1971. Rolls-Royce lại được trả về cho khu vực tư nhân năm 1987. Trải qua một vài sát nhập nho nhỏ, Rolls-Royce trở thành công ty duy nhất của Anh có khả năng cung ứng động cơ cho cả đường không, đương thuỷ và đường bộ.

Động cơ máy bay của RR nổi tiếng trên toàn thế giới

Năm 1990, Rolls-Royce thành lập một liên doanh chế tạo động cơ máy bay với BMW. Năm 1998, Rolls-Royce Motor Cars được bán cho Volkswagen, mặc dù BMW lại sở hữu tên và nhãn hiệu của Rolls-Royce. Đến năm 2000 Rolls-Royce nắm toàn bộ quyền sở hữu liên doanh với BMW và chính thức đổi tên thành Rolls-Royce Deutschland Ltd & Co KG nhưng chỉ 3 năm sau đó BMW đã mua lại toàn bộ Rolls-Royce.

Một trong những chiếc động cơ máy bay đầu tiên của RR

Ngày nay, Rolls-Royce vẫn giữ vững vị trí thứ hai về sản xuất động cơ máy bay dân dụng, động cơ máy bay phòng không và là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho ngành chế tạo động cơ tàu biển và giải pháp năng lượng thế giới.

Thương hiệu Lincoln ra đời như thế nào? Là một trong những nhãn hiệu xe hơi của Ford Motors, Lincoln ra đời khá muộn mằn so với người anh em Ford, nhưng những thành công mà Lincoln đạt được đã làm rạng danh dòng họ Ford trên toàn thế giới.

Lincoln luôn là sự lựa chọn của những người nổi tiếng

Sự khởi đầu mạnh mẽ Thập kỷ 1920 đánh dấu sự ra đời của Lincoln – nhà sản xuất xe hơi được vinh dự mang tên của cố Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln. Ngay từ khi mới được thành lập, Lincoln đã tạo được cho mình một vị thế hoàn toàn tách biệt so với các đối thủ khi cho ra mắt những dòng xe sang trọng. Một trong những chiếc xe nổi tiếng nhất đó là chiếc Lincoln Town Car 1922, chiếc xe được sản xuất dành riêng cho Henry Ford (Chủ tịch sáng lập của tập đoàn Ford Motors). Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, Lincoln đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những người nổi tiếng và những gia đình quý tộc, trong đó phải kể đến Thomas Edison, W.C. Fields và Herbert Hoover. Thành công nối tiếp thành công Thập niên 30, tại Hoa Kỳ, cái tên Lincoln đã được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi thiết kế trang nhã, nội thất sang trọng và sự uy tín hàng đầu. Thế nhưng, chỉ đến khi mẫu Zephyr xuất xưởng thì Lincoln mới thực sự được coi là thành công, ít nhất là về mặt tài chính. Mặc dù có dáng vẻ tương đối chạy theo “mốt” của thời đại, đó là những chiếc xe dài có dáng thuôn và hơi có phần điệu đà nhưng Zephyr khiến cả ngành công nghiệp xe hơi nể phục bởi đây chính là một trong những chiếc xe đầu tiên thực sự theo các nguyên lý khí động học.

Biểu tượng của Lincoln

Chiếc Zephyr (1937) Cuối thập niên này, tức là khoảng năm 1938, Edsel Ford quyết định giới thiệu một dòng xe mới ra thị trường - chiếc Continental. Edsel đã tự mình lái thử chiếc xe này, để thử nghiệm tính hoàn hảo của nó, đồng thời cũng là để quảng bá và tiếp thị chiếc xe đến với công chúng. Chính những đường cong độc đáo, quyết đoán của Continental đã đem lại một hình ảnh tươi mới, sống động và là bàn đạp cho sự phát triển của Lincoln. Frank Lloyd Wright gọi chiếc Continental là “chiếc xe đẹp nhất mọi thời đại”. "Tất cả vì Tổ quốc" Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 nổ ra đồng nghĩa với việc Lincoln, giống như bao nhà sản xuất xe hơi khác, phải tạm dừng công cuộc chế tạo và thiết kế xe hơi. Tất cả vì Tổ quốc – Lincoln đã huy động mọi nguồn lực kề vai sát cánh cùng cả nước Mỹ trong cuộc chiến này. Chính nhờ những cơ sở vật chất hiện đại của Lincoln mà Ford mới có thể sản xuất thành công và cung cấp một số lương khổng lồ động cơ xe tăng cho quân Đồng minh, thân xe tăng lội nước và hơn 140.000 thân xe jeep. Bởi vậy mà sau chiến tranh, Lincoln và các nhà sản xất xe hơi khác, chủ yếu thiết kế dựa trên việc khai thác các mẫu xe trước đó. Thay đổi diện mạo Những năm 1950, chứng kiến sự thay đổi vượt bậc của Lincoln về mọi mặt. Hàng loạt những phát minh và cải tiến mới từ vô-lăng, hệ thống phanh, cho đến bộ lốp không săm và ghế điều chỉnh tự động - tất cả đều có mặt trên chiếc Lincoln Premier. Bên cạnh đó, chiếc Continental Mark II cũng đem lại diện mạo mới cho Lincoln và trở thành một trong những chiếc xe đẹp nhất và gợi cảm hứng nhất của thập niên này.

Chiếc Continental của tổng thống Ronal Reagan

Bước sang thập kỷ mới, Lincoln giới thiệu Continental phiên bản mới - một chiếc xe được cả giới xe hơi ngưỡng mộ bởi nó không chỉ đơn thuần là một chiếc xe “hoàn toàn mới” mà thực sự là một cuộc “tiểu cách mạng” về phong cách. Nếu những phiên bản trước đây là đại diện cho chủ nghĩa ấn tượng với sự trau chuốt đến cầu kỳ về từng đường nét thì nay, Continental hấp dẫn và quyến rũ bởi sự giản đơn và tinh tế. Ngoài ra, người tiêu dùng có thêm lựa chọn – đó là dòng xe mui trần. Được coi là chiếc xe thay đổi diện mạo Lincoln chỉ trong một đêm, Continental phiên bản mới là chiếc xe đầu tiên được phng danh hiệu “Thiết kế của năm” bởi Viện Thiết kế Công nghiệp. Xu hướng thời trang Đón chào thập kỷ 70 với những chiếc xe sang trọng bậc nhất. Nội thất bên trong không chỉ tinh xảo đến kinh ngạc mà không gian rộng rãi tạo cho người ngồi trong xe cảm giác như đang hoàn toàn thư giãn trong chính căn phòng của mình. Cũng trong khoảng thời gian này Lincoln đã tạo nên một xu hướng thời trang hoàn toàn mới. Bằng việc ký kết với những nhà tạo mẫu hàng đầu thế giới như Givenchy, Gucci, Cartier… tên tuổi của những nhà thiết kế này đã trở nên cực kỳ nổi tiếng và gắn liền với những chiếc xe mang thương hiệu Lincoln. Ngay từ đầu thập niên 1990 các nhà kinh tế học đã dự đoán rằng Lincoln sẽ phải đối mặt với thử thách không nhỏ khi phải chia sẻ thị phần với các đối thủ Nhật và châu Âu. Khó khăn không làm Lincoln lùi bước. Năm 1990, chiếc Town Car đoạt danh hiệu “Chiếc xe của năm” . Năm 1993, chiếc Mark VIII không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng bởi những đường nét tuyệt hảo bên ngoài mà còn chinh phục cả những người lái xe - những người thực sự làm chủ nó - bởi thiết kế nội thất đem lại sự thoải mái tối ưu. Năm 1998, Lincoln Navigator ra mắt, được coi là chiếc SUV siêu hạng cỡ lớn thực sự.

Một chiếc Town Car Hiện tại, mục tiêu của Lincoln không chỉ là tầng lớp trung niên giàu sang. Nhà sản xuất xe hơi này đang nhắm đến những khách hàng trẻ tuổi hơn. "Mở hàng" cho thế kỷ 21 là chiếc xe thể thao 2000 LS - một địch thủ đáng gờm của nhiều nhà sản xuất xe hơi trong phân khúc xe thể thao sang trọng. Ngoài

ra, Lincoln còn tung ra phiên bản Navigator 2003 mới hàng loạt những tính năng tuyệt hảo hơn hẳn so với các dòng xe cùng phân hạng. Cũng là một thiếu sót lớn nếu không kể đến chiếc Aviator 2002, mẫu SUV mới nhất của Lincoln được đông đảo giới chơi xe ngưỡng mộ - chiếc xe này đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về dòng xe SUV.

Logo của Cadillac có lịch sử như thế nào? Năm 1902, chiếc logo đầu tiên của Cadillac được thiết kế và ra mẳt đúng vào dịp thành lập công ty. Chiếc logo này được tạo dáng dựa trên chiếc huy hiệu truyền thống của dòng họ Cadillac, bao gồm một vương miện nhỏ ở phía trên và huy hiệu của dòng họ Cadilac nằm ở chính giữa, bao quanh là vòng nguyệt quế được cách điệu bằng vòng hoa tulip. Logo này lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc xe đầu tiên của Cadillac - chiếc Model A Runabout - chiếc xe được coi là kẻ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thời điểm đó. Mặc dù được đưa vào sử dụng từ tháng 09/1902 nhưng mãi đến năm 1905 thì logo của Cadillac mới được đăng ký và đến tháng 8/1906 mới trở thành thương hiệu chính thức. Chỉ hai năm sau, cùng với việc được nhận danh hiệu Dewar Trophy, Cadillac tự hào giới thiệu slogan mới của công ty “Tiêu chuẩn của thế giới”. Chính vì vậy mà dòng chữ “La Mothe Cadillac” trên logo cũng nhanh chóng được thay thế bằng slogan mới này. Chiếc vương miện được hình tượng hoá và có nhiều chi tiết hơn, đồng thời sự tương phản màu sắc trên chiếc huy hiệu cũng trở nên rõ nét hơn. Thêm vào đó, sự giản lược vòng nguyệt quế và thay thế vào đó là một vòng tròn khiến cho logo của Cadillac trở nên sắc nét hơn, hiện đại và trẻ trung hơn. Từ năm 1916 đến năm 1918, vòng hoa tulip lại xuất hiên trong logo Cadillac và đến năm 1920 thì chiếc vương miện nhập hẳn vào với chiếc huy hiệu. Đến thập niên 1930, để tôn vinh vị trí của dòng động cơ có xi-lanh xếp thành hình chữ V (V-8, V12, V16), các nhà thiết kế của Cadillac đã thay thế vòng tròn nguyệt quế ở ngoài bằng đôi cánh - biểu tượng cho động cơ chữ V. Theo thời gian, trải qua một số biến đổi nhỏ, đôi cánh lồng bên ngoài huy hiệu Cadillac được đơn giản hoá cho mảnh hơn, nhưng ngày càng sải rộng hơn. Thiết kế mới này không chỉ độc đáo và ấn tượng mà hơn thế nữa còn rất phù hợp với thiết kế khí động học của những chiếc xe xuất xưởng trong thời kỳ này. Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc, đôi cánh được thay thế bằng biểu tượng hình chữ V, mà the Cadillac, là sự tôn vinh sự mạnh mẽ của động cơ Cadillac.

Logo Cadillac đầu tiên

Logo Cadillac 1908

Logo Cadillac 1920

Đến năm 1957, chữ V được thiết kế lại đôi chút cho phù hợp với xu hướng thiết kế của các mẫu xe Cadillac trong thập niên 50 này, đó là dài hơn, rộng hơn nhưng thân xe lại thấp hơn – toát lên vẻ sang trọng, quý phái và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân của chúng.

Đến thập niên 1970, sự ra đời của chiếc Eldorado 8.2L – 400hp với sự thay đổi hoàn toàn trong thiết kế trục xe đã khiến cho thiết kế động cơ hình chữ V trở nên lu mờ. Năm 1970 đánh dấu sự biến mất của biểu tượng chữ V trên logo của Cadillac. Giữa thập kỷ 70, vòng hoa bao quanh chiếc huy hiệu được hình tượng hoá nhiều hơn và cũng không còn mang hình ảnh tràng hoa tulip nữa. Tuy nhiên, các nhà thiết kế Cadillac vẫn chưa hài lòng và vào năm 1975, trên nắp ca-po của xe Cadillac chỉ còn thấy chiếc huy hiệu mang hình ảnh củadòng họ Cadillac kiêu hãnh, được bao quanh bởi một vòng nguyệt quế bằngcrôm. Năm 1998-1999, một lần nữa những thay đổi trong chiến lược phát triển và thiết kế của Cadillac lại được thể hiện thông qua logo của họ. Lấy ý tưởng và nguồn cảm hứng từ chiếc phi cơ chiến đấu, đá quý và những ảnh hưởng từ nhà thiết kế người châu Âu – Piet Mondriaan, logo mới của Cadillac mang tên “Biểu tượng của sự tuyệt hảo” hoàn hảo và sắc nét tới mức trông cứ như được tạc từ một miếng kim loại. Biểu tượng hoàn toàn mới này mang những màu sắc chủ đạo và truyền thống của Cadillac, đó là đỏ, đen, xanh nước biển, bạc và vàng trên nền platin. Tuy nhiên, thay đổi rõ nét nhất đó là chiếc vương miện được cách điệu thành hình chóp của chiếc huy hiệu, đồng thời hình ảnh những chú thiên nga truyền thống trên chiếc huy hiệu của dòng họ Cadillac cũng bị lược bỏ.

Logo Cadillac 1970

Logo hiện nay của Cadillac

Những con số có ý nghĩa thế nào trên biển kiểm soát? Bộ Công an quy định (hiện hành) tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương được thay bằng ký hiệu số phục vụ công tác đăng ký quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ký hiệu của mỗi địa phương dùng chung cho cả đăng ký xe ôtô, xe môtô, xe gắn máy. Theo quy định, trên biển số xe ôtô, xe môtô sau ký hiệu (số) tên của địa phương là chữ (phần sê-ri đăng ký) được thể hiện thứ tự từ A - Z. Riêng môtô, xe máy vì số lượng đăng ký quá lớn nên trong ký hiệu sê-ri còn có cả số đứng sau chữ cùng xếp theo thứ tự. Theo đơn vị hành chính tỉnh/ thành phố:

Quy định biển số của 64 tỉnh, thành phố Theo đơn vị hành chính quận/ huyện Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, do phạm vi hành chính rộng và số lượng xe đăng ký quá lớn nên ngoài sự phân biệt về ký hiệu số còn cần đến sự phân biệt về ký hiệu chữ. Các chữ cái cụ thể được phân biệt như sau: A: Q.1 (cũ); B: Q.3 (cũ); C: Q.4 (cũ); D: Q.10 (cũ); E: Nhà Bè; T: Q1; F: Q3; Z: chẵn là Q4; lẻ là Q7; H: Q5; K: Q6; L: Q8; M: Q11; N: Bình Chánh; P: Tân Bình; R: Phú Nhuận; S: Bình Thạnh; U: Q10; V: Gò Vấp; X: Thủ Đức, Q2,Q9; Y: Q12, Hóc Môn và Củ Chi

Một chiếc xe đăng ký tại Q3 -Tp HCM

Những xe nào được mang biển 80? Căn cứ thông tư số 01/2002/ thị trường - BCA (C11) ngày 04/01/2002 của Bộ Công an (thay thế thông tư số 15/2000/TT - BCA ngày 8/12/2000) hướng dẫn tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, Thông tư có quy định, ban hành kèm theo "Danh mục các cơ quan, đơn vị đăng ký xe ôtô tại Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ-Đường sắt, Bộ Công an, mang biển số đăng ký ký hiệu 80"; cụ thể là các cơ quan đơn vị sau đây: - Các Ban của Trung ương Đảng - Văn phòng Chủ tịch nước - Văn phòng Quốc hội - Văn phòng Chính phủ - Bộ Công an - Bộ Ngoại giao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Đài truyền hình Việt Nam - Đài tiếng nói Việt Nam - Thông tấn xã Việt Nam - Báo Nhân dân - Thanh tra Nhà nước - Học viện Chính trị quốc gia - Ban quản lý Lăng, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia - Ủy ban Dân số kế hoạch hoá gia đình - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên - Người nước ngoài - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Kiểm toán nhà nước - Xe phục vụ các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ.

Xe mang biển số 80B

Xe của người nước ngoài mang biển 80

Ký hiệu chữ trên biển số xe có ý nghĩa như thế nào? Tháng 1/2007, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Văn bản này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/02/2007. Biển số xe của các tổ chức, cá nhân trong nước - Xe không làm kinh doanh của cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan xét xử, kiểm sát; lực lượng Công an nhân dân; các cơ quan của Đảng; tổ chức chính trị - xã hội: Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng. Sê-ri biển số sử dụng 1 trong 5 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E. - Xe của các doanh nghiệp; xe làm kinh tế của cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức sự nghiệp; sự nghiệp có thu; xe cá nhân: Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen. Sê-ri biển số sử dụng 1 trong 15 chữ cái sau đây: F, H, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, X, Y, Z. - Xe của các liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài có ký hiệu "LD". - Xe của các dự án có ký hiệu "DA". - Rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc có ký hiệu "R". - Các xe mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, trong đó chữ cái đầu tiên có nghĩa là: A = Quân đoàn, ví dụ AA là Quân đoàn 1, AB là Quân đoàn 2. B = Bộ Tư lệnh hoặc Binh chủng, ví dụ BT là Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, BD Bộ Tư lệnh Đặc công, BH Bộ Tư lệnh Hóa học, BC Binh chủng Công Binh, BT Binh chủng Thông tin liên lạc, BP Bộ tư lệnh biên phòng H = Học viện (HB là Học viện lục quân, HH là Học viện quân y) K = Quân khu, ví dụ KA Quân khu 1, KB Quân khu 2, KC Quân khu 3, KD Quân khu 4, KV Quân khu 5, KP Quân khu 7, KK Quân khu 9, KT Quân khu Thủ đô, Q = Quân chủng, QP Quân chủng Phòng không, QK Quân chủng không quân, QH Quân chủng hải quân T = Tổng cục, TC Tổng cục Chính trị, TH Tổng cục Hậu cần, TK Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, TT Tổng cục kỹ thuật, TM Bộ Tổng Tham mưu Xe Quân đội làm kinh tế có ký hiệu “KT”. Biển số xe cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài Ở Việt Nam, biển xe màu trắng với ký hiệu số, 2 chữ và năm số (mã quốc tịch và dãy số thứ tự), tất cả được phân biệt với nhau bằng dấu gạch ngang (VD: 80-NG-269-01) được cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài.

Trong đó, ký hiệu số bao gồm 2 chữ số chỉ ra nơi đăng ký của phương tiện giao thông đó. Nếu chiếc xe đượcđăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, nó sẽ mang biển 80-NN hoặc 80-NG. Ngược lại, nếu chiếc xe thuộc sự quản lý của cơ quan Cảnh sát Giao thông địa phương nơi nó thường trú thì sẽ mang ký hiệu số của tỉnh, thành đó (29-NN, 29-NG...). Xe của cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc cho các cơ quan đó: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen; có sê-ri ký hiệu "NG" màu đỏ. Riêng biển số xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký. Xe của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc cho các tổ chức đó: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen; có sê-ri ký hiệu "QT" màu đỏ. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký. Xe của tổ chức; văn phòng đại diện; cá nhân người nước ngoài (kể cả lưu học sinh): biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu "NN".

Giấy phép lái xe được phân hạng như thế nào?

Hệ thống giấy phép lái xe (GPLX) Việt Nam gồm 10 hạng, xây dựng trên cơ sở cấu hình, tải trọng và mục đích thiết kế phương tiện cơ giới. Ngoài ra còn có các quy định cụ thể về thời hạn, đối tượng sử dụng xe và chuyển đổi bằng lái.

Điều kiện dự thi lấy GPLX

Đối tượng dự thi lấy GPLX cần phải có đủ các điều kiện sau:

- Giấy chứng minh nhân dân.

- Từ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày, tháng, năm sinh).

- Có đủ sức khỏe (theo quyết định 4132/QĐ-BYT).

- Nộp đủ hồ sơ thủ tục, lệ phí học, thi và cấp GPLX.

- Với người nước ngoài, cần thêm giấy phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt.

Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam

Ngày 18/12/2001, Bộ Giao thông Vận tải ban hành "Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". Trong đó, việc hệ thống hoá, hiệu lực và phân hạng bằng lái được quy định như sau:

Hạng A1: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc.

Hạng A2: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh.

Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2.

Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg.

Mặt trước của GPLX

Mặt sau của giấy phép lái xe hạng A1

Hạng B1: Dùng cho lái xe không chuyên nghiệp, được quyền điều khiển:

- Ôtô dưới 9 chỗ, kể cả người lái.

- Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

- Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Hạng B2: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg.

Hạng C: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:

- Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

- Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

- Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Hạng D: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:

- Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, tính cả ghế lái.

- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C.

Hạng E: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển:

- Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, tính cả ghế lái.

- Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D.

Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg.

Mặt sau của GPLX hạng B1 và B2

Thời hạn của giấy phép lái xe

- Các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

- Khi có giấy phép lái xe hạng A2 phải tuân thủ quy định của Chính phủ về đối tượng được sử dụng loại xe 2 bánh từ 175 cc trở lên.

- Hạng B1: 5 năm.

- Hạng A4, B2, C, D, E, F: 3 năm.

Trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép này phải làm đơn xin đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe, gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại bằng lái.

GPLX của nước ngoài hoặc Quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không?

Ở một số nước, những người đã có bằng lái xe có thể xin cấp bằng lái Quốc tế để sử dụng tại một vài nước khác. Việt Nam chưa tham gia vào cam kết Quốc tế nào về giấy phép điều khiển phương tiện cơ giới, nên người có bằng lái xe nước ngoài, bằng Quốc tế muốn điều khiển ôtô, xe máy 70cc trở lên ở Việt Nam phải xin cấp đổi giấy phép. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, những người có giấy phép lái xe của nước ngoài hoặc Quốc tế đều dễ dàng xin cấp bằng lái của Việt Nam mà không cần phải học lại kỹ thuật và thi sát hạch.

Thời hạn được ghi rõ trên mặt trước của GPLX

Việc cấp đổi GPLX chỉ được xét khi GPLX Quốc tế đó còn giá trị sử dụng. Giấy phép mới do Việt Nam cấp có thời hạn sử dụng phù hợp với hạn sử dụng của GPLX nước ngoài nhưng không vượt quá giấy phép cùng loại của Việt Nam, không vượt quá thời hạn người nước ngoài hoặc người Việt Nam lưu trú tại Việt Nam.

GPLX mới tương ứng với những hạng giấy phép mà người xin cấp đã được cấp ở nước ngoài. Ví dụ, GPLX nước ngoài có cả hạng ôtô, xe máy thì bằng lái được đổi cũng có hạng tương ứng. Trừ trường hợp môtô từ 175cc trở lên, trước đây do chính sách hạn chế trong nước mà người nước ngoài cũng không được cấp.

Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, với người nước ngoài, GPLX được giao vào thứ sáu hàng tuần, thời hạn tối đa là 10 ngày. Với người Việt Nam, theo quy định của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, cứ 11 ngày sau thì người xin cấp tới nhận giấy phép mới.

Giấy phép lái xe của Việt Nam có được công nhận ở nước ngoài?

Hiện nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận với các nước trong khối ASEAN về việc công nhận GPLX lẫn nhau. Theo đó, công dân Việt Nam khi đến làm việc ở các nước ASEAN có thể đổi GPLX để được lái xe tại các nước đó. Còn với các nước chưa có thỏa thuận về thủ tục ngoại giao trong việc đổi GPLX nên việc chấp nhận đổi GPLX của Việt Nam hay không là tùy từng nước. Với mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, Pháp đã chấp thuận đổi GPLX của Việt Nam ra GPLX tại Pháp theo đúng hạng bằng lái xe được cấp.

Mã VIN có ý nghĩa như thế nào? VIN là từ viết tắt của Vehicle Identification Number (số nhận dạng xe), bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. VIN được coi như “chứng minh thư” của một chiếc xe và các nhà sản xuất thường ghi lên những phần dễ bị biến dạng và thay đổi nhất của xe như: cửa, động cơ hoặc thân phía góc. Tiêu chuẩn của mã VIN được ban hành chính thức theo chuẩn ISO 3779 vào tháng 2 năm 1977 và sửa lần cuối vào năm 1983. Mã VIN có ý nghĩa như thế nào? Số VIN đã được tiêu chuẩn hóa chứa 17 ký tự. Hệ thống số VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ và khác với ký hiệu VIN quốc tế. Tuy nhiên, chúng vẫn có một vài điểm chung như ký tự đầu tiên của VIN cho biết nước sản xuất như Mỹ (số 1 hoặc 4), Nhật Bản (J). Bên cạnh đó, ký tự thứ 10 của tất cả các hãng xe đều chỉ năm sản xuất. - Ký tự thứ nhất: cho biết nước sản xuất chiếc xe. Điều này rất quan trọng khi bạn mua xe vì cùng một loại xe nhưng có thể được lắp ráp ở những nước khác nhau và dĩ nhiên là chất lượng xe cũng phụ thuộc. (1 hoặc 4: Mỹ; S: Anh; J: Nhật; K Hàn Quốc; W: Đức... ) - Ký tự thứ 2: thể hiện hãng sản xuất.(A: Audi-Jaguar, B: BMW; H: Honda; D: Mercedes; N: Nissan; T: Toyota; G: GM... - Ký tự thứ 3: chỉ loại xe - Ký tự thứ 4 đến thứ 8: thể hiện đặc điểm của xe: như loại thân xe, loại động cơ, đời xe, kiểu dáng, ... - Ký tự thứ 9: để kiểm tra sự chính xác của số VIN - Ký tự thứ 10: thể hiện năm chế tạo xe - Ký tự thứ 11: thể hiện nơi lắp ráp xe - Ký tự thứ 12 đến 17: thể hiện dây chuyền sản xuất xe, các công đoạn sản xuất. Bốn ký tự cuối luôn là các con số. Vị trí của mã VIN

Mã VIN của một chiếc BMW

Nơi ghi mã VIN là một trong những "bí quyết" để các nhà sản xuất tránh gian lận khi chúng được bán lại cho người khác. Những tên trộm thường "cà" lại số VIN theo mã VIN của một chiếc xe mà chúng ăn trộm được trong khi các đại lý lại hay "đổi" bằng mã VIN của những chiếc xe đã bán trước đó. Để đảm bảo cho khách hàng, các hãng xe nghĩ ra phương pháp ghi mãVIN lên những phần dễ hỏng nhất khi xe bị va chạm như cửa, động cơ, thân phía góc. Khi gặp tai nạn, nếu người chủ đổi động cơ, cửa lấy từ những chiếc xe ăn trộm khác hoặc từ nhà sản xuất không chính hãng, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra. Mã VIN của xe thường có thể tìm thấy ở một vài vị trí khác nhau của xe, nhưng hầu hết thường đặt ở những nơi như: - Trên thân cửa hoặc khung cửa trước (thường phía cửa tài xế, đôi khi ở cửa hành khách) - Phía trên bảng đồng hồ dưới kính trước. - Được gắn trên động cơ (miếng nhôm phía trước động cơ) - Trên vách ngăn giữa động cơ và salon xe. - Trên nhãn hiệu xe, giấy đăng ký, sách hướng dẫn bảo quản xe hoặc trên tờ khai bảo hiểm xe… Trong 17 số/ký tự, mã năm sản xuất của các năm sản xuất xe đều là số thứ 10. Đây là một trong những thông tin quan trọng nhất mà người mua cần biết khi kiểm tra xe cũ. Ký tự thứ 10 được ghi theo nguyên tắc sau: trước năm 2000 là chữ cái còn sau đó là chữ số. Ví dụ, 1990(L), 1991(M), 1992(N), 1993(P), 1994(R), 1995(S), 1996(T),1997(V), 1998(W), 1999(X), 2000(Y), 2001(1), 2002(2), 2003(3)....

Các vị trí thông thường của mã VIN

Những loại xe nào được quyền ưu tiên? Luật Giao thông Đường bộ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được phê chuẩn năm 2002 quy định quyền ưu tiên và cấp độ ưu tiên của một số loại xe như sau: + Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ. + Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp. + Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu. + Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. + Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường. + Đoàn xe tang. + Các xe khác theo quy định của pháp luật.

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ Ngoại trừ đoàn xe tang, các loại xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Những loại xe này không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ. Tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Nghiêm cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên. Tín hiệu cụ thể của các loại xe ưu tiên - Tín hiệu của xe chữa cháy: Xe chữa cháy có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ hoặc xanh và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Tín hiệu của xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

+ Xe quân sự có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên. + Xe công an có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh hoặc đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Tín hiệu của xe cứu thương: Xe cứu thương có dấu chữ thập màu đỏ trên thành xe, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe cứu thương

- Tín hiệu của xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai khẩn cấp: + Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có biển "xe hộ đê" gắn ở kính phía trước của xe và có cờ hiệu hộ đê. + Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp và xe cứu nạn giao thông : có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu vàng và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Tín hiệu của xe cảnh sát dẫn đường: + Xe ô tô có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh - đỏ, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên. + Xe mô tô có đèn phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an cắm ở phía trước đầu xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe cảnh sát

Xe ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên khi đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp. Các Bộ quản lý xe ưu tiên phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu tiên và có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên thuộc ngành mình quản lý. Tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe ưu tiên sử dụng còi, cờ, đèn, biển hiệu của xe ưu tiên là hành vi vi phạm pháp luật.

Autogas là gì? Autogas và nhiên liệu LPG Autogas nếu hiểu theo nghĩa thông thường có nghĩa là ô tô dùng nhiên liệu thể khí. Autogas sử dụng khí đốt thiên nhiên thông thường NG (natural gas) hoặc gaz nén CNG (compressed natural gas) có áp suất từ 50 – 200 kg/cm2, với thành phần chủ yếu là khí methal. Loại hình Autogas này đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước và cho đến nay trên thế giới đã có hơn 1 triệu xe Autogas dùng gaz nén NGV (natural gas for vehiche). Ưu điểm của nhiên liệu CNG là dễ sử dụng chuyển đổi cho xăng và diesel mà không gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng nhiên liệu NG và CNG đạt hiệu quả kinh tế cao và kéo dài tuổi thọ động cơ. Tuy nhiên, sử dụng nhiên liệu gaz nén CNG kết cấu cồng kềnh và việc ứng dụng cho những dòng xe hiện đại gặp không ít khó khăn. Vì vậy ngày nay người ta đã dùng khí hóa lỏng LPG (liquefied petroleum gas) làm nhiên liệu thay thế cho xăng và diesel của tất cả các loại ô tô hiện đại. Nhiên liệu LPG đang phát triển rất nhanh, Autogas LPG đã có hơn 4 triệu chiếc ở 38 nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Khí hóa lỏng LPG là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và nhà máy tách khí. Thành phần chủ yếu của LPG là Butal và Propal hỗn hợp theo tỷ lệ nhất định và được chứa trong bình với áp suất dưới 20 kg/cm2. LPG có tỷ trọng từ 0,5 – 0,25, không màu, không mùi và không có tính độc. LPG chính là một sản phẩm dầu mỏ được dùng rất phổ biến từ lâu trong các ngành kinh tế quốc dân như là một nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo hóa chất, chế tạo phân bón, tổng hợp các chất mỹ phẩm... LPG dùng làm nhiên liệu cho Autogas có những ưu điểm sau: - Là nhiên liệu sạch không gây ô nhiễm môi trường. - Có trị số octan rất cao (95 – 100) rất có lợi cho việc chống kích nổ, tăng hiệu suất nhiệt của động cơ, có thể dùng tỷ số nén cao (10 – 12). - Sử dụng nhiên liệu LPG ít hao mòn xúp-páp, xi-lanh, séc-măng. Tăng tuổi thọ của động cơ. Bởi nhiên liệu LPG dễ cháy và cháy hoàn toàn, khi cháy không tạo muội, không khói. - Động cơ sử dụng nhiên liệu LPG không gây tác động xấu đối với dầu nhờn, nên quá trình lão hóa dầu nhờn kéo dài. Công nghệ chuyển đổi thành Autogas

Autogas

Theo nguyên lý của động cơ đốt trong, tất cả các xe ô tô dùng xăng và diesel đều có thể sử dụng khí hóa lỏng LPG làm nhiên liệu với những thay đổi kết cấu phù hợp. Công nghệ chuyển đổi thành Autogas có những dạng sau: - Chuyển đổi song song nhiên liệu: phương tiện trang bị động cơ xăng sau khi chuyển đổi có thể đồng thời chạy bằng cả xăng và khí. - Chuyển đổi đơn nhiên liệu: p tiện lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi chỉ có thể sử dụng nhiên liệu khí. - Chuyển đổi đồng nhiên liệu: xe lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi sử dụng cả diesel và nhiên liệu khí, trong đó diesel đóng vai trò làm mồi. Tùy thuộc từng kiểu xe, bình chứa khí sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến thể tích khoang xe. Ví dụ như dòng xe sedan sẽ mất khoảng 10 - 15% thể tích khoang chứa đồ. Tuy nhiên, với một số loại xe, có thể lắp bình chứa bên ngoài hoặc lắp vào hộc đựng bánh dự phòng. Autogas hoạt động theo nguyên lý sau: - LPG lỏng từ bình chứa cao áp, đặt khoang sau xe, đi qua van cách ly đầu bình tới van solenoid LPG bằng đường ống dẫn. Van solenoid này sẽ đóng khi công tắc nhiên liệu bật sang vị trí xăng hoặc khi xe không hoạt động. - LPG được hóa hơi và giảm áp xuống xấp xỉ áp suất khí trời nhờ bộ điều áp hóa hơi. Bộ điều áp này có nhiệm vụ tiết lưu lượng LPG hóa hơi đi vào bộ trộn để phù hợp với mọi chế độ tải của động cơ. - Sau khi được giảm áp, LPG ở dạng hơi đi tới bộ trộn (lắp phía trước van tiết lưu thông không khí) và đi vào buồng đốt. - Trong quá trình giảm áp, nhiệt độ bộ giảm áp hoá hơi giảm rất nhiều. Để bù nhiệt, nước từ hệ thống làm mát sẽ được dẫn qua thiết bị này. - Quá trình hoạt động của hệ thống nhiên liệu LPG được kiểm soát một cách chặt chẽ nhờ một hệ thống điều khiển điện tử và hàng loạt các cảm biến áp suất, nhiệt độ, nồng độ, khí thải. Tại nước ta năm 1983 đã chuyển đổi xe Zin 130 chạy bằng gaz nén (CNG), năm 1997 Công ty Sài Gòn Petro đã cho chạy 20 xe taxi ở tp Hồ Chí Minh sử

Các chi tiết chuyển đổi Autogas

Bộ trộn hỗ hợp của Autogas

dụng gaz hóa lỏng LPG và xây dựng trạm cấp LPG cho xe taxi. Từ năm 2001 tới nay, việc chuyển đổi bắt đầu cho nhiều loại xe từ Lada đến Nissan...

AMG có lịch sử như thế nào? AMG, vinh quang từ những đường đua Mercedes-AMG GmbH là một bộ phận của Daimler Chrysler AG, có trụ sở tại Affalterbach (Đức). Mercedes-AMG chuyên phát triển và cải tiến các loại xe đua và dân dụng. Cái tên AMG bắt nguồn từ những chữ cái đầu của các nhà sáng lập: Werner Aufrecht và Erheard Melcher, kết hợp với Grossasphach (tên quê hương của Aufrecht) nơi 2 người khởi nghiệp vào năm 1967.

AMG đáp ứng và thỏa mãn mọi đam mê

Những ngày đầu mới khai sinh ở Old Mill, quy mô của AMG chỉ là 2 chiếc ga-ra. Kể từ đó đến nay, lịch sử công ty đã có rất nhiều thay đổi. tuy nhiên, điều mà hầu như không thể thay đổi chính là bầu nhiệt huyết của AMG đối với tính năng của những chiếc xe. Chất lượng, sự an toàn cũng như niềm đam mê và sự tận tụy trong công việc của các kỹ sư, tất cả chỉ nhằm tạo mục đích tạo ra những chiếc Mercedes có thể đáp ứng và thỏa mãn mọi đam mê của người hâm mộ. Năm 1971, AMG giành được thành công với chiếc xe thể thao đầu tiên khi cải tiến và giúp chiếc Mercedes 300 SEL về nhất trong cuộc đua 24 giờ tại trường đua Spa -Francorchamps (Bỉ). Năm 1989, sau bảy lần về nhất tại các chặng đua, Klaus Ludwig và Johnny Cecotto giúp hãng vô địch giải Touring Car toàn nước Đức. Kể từ ngày đó, AMG đã gặt hái 11 danh hiệu vô địch, trong đó có 5 danh hiệu dành cho cá nhân và 6 danh hiệu dành cho nhà sản xuất. Đội đua của Mercedes-AMG là đội đua thành công nhất trong lịch sử của giải đua German Touring Car Championship. Có một điều đặc biệt, các mẫu xe AMG từ xưa đến nay chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế. Năm 2000, số lượng xe AMG tiêu thụ trên toàn thế giới chỉ khoảng 10.000 chiếc. Trong đó có khoảng 40% được tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Cũng tại thị trường tiềm năng nhưng khó tính này, AMG có mặt tại hơn

Biểu tượng của AMG

300 nhà cung cấp xe Mercedes, đối thủ của AMG chính là những mẫu xe hạng sang của các hãng: BMW, Audi, Ford, Jaguar... Sự khác biệt dành cho niềm đam mê Với tính năng đầy ấn tượng, những thiết kế sắc sảo và tiêu chuẩn an toàn là hàng đầu, mỗi chiếc Mercedes đã là một kiệc tác cơ khí. Mercedes-AMG nâng những đặc điểm đó lên một tầm cao mới với thiết kế thể thao hơn, hấp dẫn hơn và có những tính năng đáng nể hơn. Ngoài nâng cấp động cơ và cải tiến một số chi tiết liên quan đến tính năng vận hành của chiếc xe, AMG còn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực khác nhau. Đó chính là lý do khiến các mẫu xe AMG ở Mỹ có những tính năng khác biệt nhất định so với các mẫu xe ở Đức. Do quy định tiêu chuẩn an toàn tại Mỹ, những khác biệt này được thể hiện ở những vị trí bố trí túi khí hay hệ thống điều khiển động cơ.

SLK 55 AMG

Động cơ được AMG thiết kế và sản xuất bằng các chất liệu hàng đầu, nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là quá trình lắp ráp từ chi tiết rời được làm hoàn toàn bằng tay bởi chính các kỹ sư. Mọi động cơ của AMG đều được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử của Bosch. Không chỉ động cơ, trên cơ sở các thiết kế của Mercedes-Benz, những chiếc xe qua "lò" AMG được cải tiến để phù hợp với cường độ hoạt động như một xe đua chuyên nghiệp. Đơn cử hệ thống phanh đĩa lớn với 8 hoặc 4 piston cho bánh trước, 4 hoặc 2 piston cho bánh sau, chế tạo bằng ceramic hoặc hợp kim nhẹ có khả năng chịu nhiệt cao. Hệ thống treo thể thao với khả năng chỉnh thụ động và chủ động, vành hợp kim, lốp xe bản rộng. Phần thân xe cũng được cải tiến nhằm làm giảm chỉ số cản gió, tăng khả năng làm mát động cơ, với các cánh lướt gió và các rãnh luân chuyển dòng không khí xung quanh xe.

CL 65 AMG

Hộp số trên xe AMG mới nhất đều là hộp số tự động thể thao với khả năng chuyển số tay, đặc biệt là hộp số AMG Speed Shift được trang bị trên các xe E55, S55, CL55, SL55 và CLK55 với nút chuyển số ngay trên vô lăng như các xe Công thức1, rút ngắn thời gian chuyển số tới 35%. Các hệ thống điện tử tương tự như các xe cùng loại của Mercedes nhưng được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với động cơ mới. Nội thất sang trọng truyền thống của Mercedes hòa trộn cùng phong cách thể thao AMG, với các chi tiết trang trí mạ, ốp gỗ. Sở hữu những chiếc AMG luôn là mơ ước của mọi tay lái sành sỏi trên thế giới.

Bảo trì, bảo dưỡng hộp số tự động như thế nào? Tại sao hộp số tự động trục trặc Các lá ly hợp hay dây đai kim loại (trong hộp số tự động) là các thiết bị chuyển động thông qua hệ thống thủy lực hay ma sát, chúng bị mòn đi theo thời gian như các lá côn (ly hợp) của hộp số tay. Các van trong hệ thống van cũng có thể không còn hoạt động đúng chức năng bởi phải liên tục thực hiện các thao tác đóng mở. Khi lá côn bị mài mòn, các mạt kim loại bị trộn lẫn trong dầu hộp số dẫn đến sự tắc nghẽn trong hệ thống thủy lực khiến hộp số “chết yểu” do hiện tượng mất tuần hoàn của hệ thống thủy lực. Sự tăng nhiệt của dầu hộp số cũng là kẻ thù của hộp số tự động. Hiện tượng này xuất hiện khi xe vận hành liên tục trong trạng thái: dừng - vận hành - dừng hay chở quá tải hay leo dốc thường xuyên. Khi dầu hộp số quá nhiệt, độ nhớt của dầu giảm dần, nó trở nên loãng hơn và do đó bảo vệ các lá côn cũng như các thiết bị chuyển động khác kém hơn dẫn tới gia tăng sự mài mòn. Các triệu chứng của sự trục trặc: - Triệu chứng thường gặp và dễ nhận thấy nhất là các âm thanh bất thường phát ra từ hộp số ngay cả khi dừng xe hay đang chuyển động ở các số khác nhau. Đó có thể là các âm thanh với âm tần cao hay các tiếng kim loại nghiến vào nhau. - Ly hợp đôi khi đóng mở rất chậm hay thậm chí không nhúc nhích khi chuyển số sang “D” hay “R” - Vòng quay của động cơ không giảm khi chuyển sang “D” hay “R” - Có hiện tượng giật mạnh trong thao tác tăng số - Chỉ lên số khi vòng tua lớn ngay cả khi nhấn chân ga nhẹ nhàng - Vòng quay của động cơ tăng vọt mỗi khi chuyển số - Khi leo dốc, tốc độ động cơ tăng nhưng vận tốc xe không tăng Bảo trì, bảo dưỡng hộp số tự động *Bảo dưỡng dầu hộp số tự động Các hộp số tự động sử dụng dầu truyền động riêng có tên gọi ATF (Automatic Transmission Fluid), đóng vai trò tạo lực nén thủy lực, giải nhiệt và tẩy rửa các chất bẩn trong hệ thống. Việc kiểm tra mức dầu, bổ sung, thay dầu đúng lúc sẽ góp phần giúp hộp số tự động hoạt động hiệu quả, giảm tiêu hao nhiên liệu cũng như tăng tuổi thọ. Với điều kiện giao thông đặc thù như ở Việt Nam, các hãng xe thường khuyến cáo người sử dụng nên thay dầu hộp số sau 2 năm sử dụng hoặc 50.000 km đi được (tùy theo điều kiện nào đến trước). Trên đa số các mẫu xe, việc kiểm tra dầu ATF hết sức đơn giản bởi que thử được đánh dấu bằng miếng kim loại ghi chữ

Kiểm tra dầu hộp số tự động (ảnh Rac.com)

ATF. Có hai loại que thử, một có màu vàng để thử dầu động cơ còn que màu đỏ để thử dầu hộp số. Tuy nhiên, không phải xe nào cũng trang bị 2 loại que thử trên nên bạn cần tư vấn của kỹ thuật viên trước khi sử dụng. Thông thường, que thử dầu hộp số đặt ngay phía sau hoặc bên cạnh động cơ. Dầu hộp số trong hơn dầu động cơ nên rất khó đọc trên que thử. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn đặt que thử lên một miếng vải trắng, sạch. Các ký hiệu trên que thử gồm “Add” và “Full”. Nếu mức dầu thấp hơn vạch “Add”, hãy thêm một phần tư lượng dầu định mức, chờ 2-3 phút và thử lại lần nữa. Nếu dầu có màu đen hay mùi cháy, hãy kiểm tra cơ cấu hoạt động và thêm dầu nếu cần thiết. Lựa chọn dầu hộp số tự động cần phải đúng chủng loại và không thể tùy tiện như dầu động cơ. Cơ sở để chọn dầu hộp số ATF phù hợp là độ nhớt cũng như các thành phần hóa học. Nếu dùng sai chủng loại, trộn lẫn các loại dầu khác nhau có thể gây nên hiện tượng đóng cặn, phá vỡ các tính chất cơ bản. Vì vậy, các hãng xe thường đưa ra khuyến cáo sử dụng dầu nhớt cho từng loại hộp số của mình. Những điều cần lưu ý: 1- Luôn luôn đảm bảo xe dừng hẳn trước khi chuyển từ “D” sang “R” hay ngược lại. Trong thao tác đậu xe, nhiều người có thói quen chuyển số khi xe chưa dừng hẳn, xin nói rằng đó là cách hữu hiệu để phá hỏng hộp số của xe. 2- Khi dừng đèn đỏ, hãy giữ cần số ở “D” bởi các hệ thống đóng mở thủy lực đều có tuổi thọ của nó. Mỗi lần ta chuyển từ “D” sang “N” khi dừng và từ “N” sang “D” khi cho xe chạy tiếp, ta đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua-bin (trong bộ biến mô) và các lá côn. Hộp số tự động không vận hành như hộp số tay do vậy không hưởng lợi từ việc chuyển sang “N” mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên khi dừng lại lâu, bạn có thể chuyển sang “N”. 3- Những chuyến leo đồi liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số tự động. Trong những chuyến đi như vậy, lưu ý dừng xe nghỉ cho hộp số nguội bớt trước khi tiếp tục cuộc hành trình là các bảo vệ hộp số hữu hiệu.

Lựa chọn dầu cần đúng chủng loại

Quy trình bảo dưỡng ôtô được thực hiện như thế nào? Một chiếc xe hơi có tới hơn 5.000 chi tiết máy khác nhau, trong quá trình sử dụng, tính năng của các chi tiết chức năng (bao gồm cả hệ thống bôi trơn) giảm do mài mòn, hư hại, ăn mòn…. Sự thay đổi này xảy ra từ từ với rất nhiều chi tiết trong quá trình hoạt động của xe. Do đó, nhà sản xuất quy định thời hạn kiểm tra định kỳ nhất định cũng như thời hạn điều chỉnh hay thay thế các chi tiết và cụm chi tiết mà có thể biết trước được các chi tiết này sẽ bị thay đổi theo thời gian hay quãng đường xe chạy. Mục đích của bảo dưỡng là luôn đảm bảo các tính năng của xe ở trạng thái tốt nhất có thể, để tránh những hư hỏng nhỏ trở lên lớn hơn trong tương lai, để đảm bảo sự an toàn của xe và chủ xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, tuổi thọ của xe có thể tăng, tính kinh tế nhiên liệu tốt hơn, hoạt động tin cậy hơn. Bảo dưỡng gồm các công việc: Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy. Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ôtô được chia làm hai cấp: - Bảo dưỡng hàng ngày - Bảo dưỡng định kỳ Nội dung quy trình bảo dưỡng ôtô: Bảo dưỡng hàng ngày 1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh). 2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyếtcủa buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc... 3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió... 4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái. 5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh... 6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực

Bảo dưỡng nhằm mục đích luôn đảm bảo

các tính năng của xe ở trạng thái tốt nhất.

chính, cơ cấu nâng hạ...) 7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải bổ sung. 8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui... 9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầulọc dầu. 10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc. 11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số. Bảo dưỡng định kỳ: *Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau: Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí. 1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. 2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọctinh. 4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. 5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khívà bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. 6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. 7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. 8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước. 9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi. 10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... 11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh. 12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần. 13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của

Bảo dưỡng định kỳ xe hơi tại một ga-ra

Hệ thống làm mát ôtô

toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu.. 14. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác. 15. Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắcquy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy. 16. Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia điện, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nến đánh lửa, gạt mưa, quạt gió. Tra dầu mỡ theo quy định. 17. Kiểm tra khe hở má vít, làm sạch, điều chỉnh khe hở theo quy định. 18. Kiểm tra, làm sạch điện cực, điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực của nến đánh lửa. 19. Điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự làm việc của rơ le . 20. Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định. 21. Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần. 22. Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định 23. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do củabàn đạp. 24. Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Đối với ly hợp thuỷ lực phải kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp. 25. Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu cần phải thay 26. Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bu lông nối ghép ly hợp hộp số,trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng. 27. Kiểm tra độ rơ ổ trục then hoa, ổ bi các đăng và ổ bi trung gian. 28. Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng. Nếu còn khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít. 29. Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, cơ cấu dẫn động ly hợp. Nếu thiếu phải bổ sung. 30. Bơm mỡ vào các vị trí theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo. 31. Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại. 32. Kiểm tra độ kín khít của các bề mặt lắp ghép. Xiết chặt các bulông bắtgiữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung. 33. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí của lốp theo quy định. 34. Xì dầu khung, bôi trơn chốt nhíp, các ngõng chuyển hướng, bệ ôtô. Bôi mỡ phấn chì cho khe nhíp. 35. Bơm mỡ bôi trơn theo sơ đồ quy định của nhà chế tạo. 36. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo quy định.

37. Đối với ôtô, sử dụng hệ thống treo độc lập phải kiểm tra trạng thái của lò xo, thanh xoắn và các ụ cao su đỡ, giá treo. 38. Kiểm tra độ kín khít của hộp tay lái, giá đỡ trục, các đăng tay lái, hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực. Nếu rò rỉ phải làm kín, nếu thiếu phải bổ sung. 39. Kiểm tra độ rơ các đăng tay lái. Hành trình tự do vành tay lái. Nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại. 40. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, đảm bảo an toàn và ổn định. 41. Kiểm tra áp suất khí nén, trạng thái làm việc của máy nén khí, van tiết lưu, van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí. 42. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh. 43. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi, dầu. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống. 44. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ lực bằng khí nén hoặc chân không. 45. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp phanh. 46. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay. 47. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xy lanh phanh chính trong hệ thống phanh dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứacủa xy lanh phanh chính 48. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh. 49. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại. 50. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.

Phanh tang trống

Có bao nhiêu loại dẫn động trên xe hơi? Để động cơ truyền lực tới các bánh xe khiến chúng quay, những chiếc xe cần phải có cơ cấu dẫn động. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp nhận lực từ động cơ, tùy thuộc yêu cầu vận hành giữa các loại xe và tại từng thời điềm mà người ta có những phương pháp truyền động khác nhau. Hệ dẫn động cầu sau RWD Thời kỳ đầu của ngành công nghiệp ô tô thế giới, tất cả những chiếc xe đều sử dụng hệ dẫn động cầu sau (RWD - Rear-wheel drive). Những chiếc xe này nhất thiết phải có trục truyền chuyển động và một bộ vi sai để truyền công suất từ động cơ xuống trục sau. Thiết bị này làm tăng giá thành sản xuất và làm trọng lượng xe tăng lên. Xe có hệ dẫn động cầu sau không có sự hỗ trợ của cơ cấu chống trượt thì xe rất dễ bị trượt ngang hay sa lầy xuống những hố, rãnh. Vì vậy RWD thực sự không hiệu quả. Tuy nhiên, ở loại xe này, tính năng kiểm soát xe cực tốt vì cặp bánh sau chịu trách nhiệm của việc tăng tốc, khiến cho cặp bánh trước chuyên biệt với nhiệm vụ dẫn hướng. Điều này có nghĩa là khi bạn "nhấn" ga, tải trọng xe dồn vào đúng nơi mong muốn là cầu sau. Hệ dẫn động cầu trước FWD Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước (FWD - Front-wheel drive), nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại đều có động cơ đặt trước thay vì đặt sau như trước kia. Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu truyền động từ trước ra sau và tiêu hao nhiều năng lượng, công suất truyền tới ngay bánh trước là giải pháp khả thi nhất. Ngoài ra, áp dụng FWD đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí. Đồng thời, khối lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn. Ưu điểm quan trọng nữa của hệ dẫn động FWD là do động cơ đặt phía trên trục trước nên trọng lượng của nó được truyền thẳng xuống bánh dẫn động khiến độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt động tốt ở các mặt đường trơn trượt. Các hệ thống dẫn động 4 bánh (4WD - Four-wheel drive)

Mecerdes vẫn luôn trung thành với hệ dẫn động cầu sau

Gần như tất cả các xe hơi đời mới đều sử dụng FWD

1 - Hệ thống 4WD bán thời gian (PART-TIME 4WD) Đây là hệ thống cơ bản nhất, nó được kích hoạt khi tài xế hoặc cài cầu bằng cần số phụ hoặc nhấn một nút bấm trong xe. Nếu không chủ động gài cầu, thì xe sẽ vận hành với 2 bánh dẫn động và trong hầu hết các trường hợp 2 bánh dẫn động sẽ là 2 bánh sau. Đây là hệ thống đơn giản nhất nên không phức tạp và giá thành chế tạo rẻ. Điều này giải thích cho sự phổ biến của hệ thống trên trên các xe 2 cầu bình dân. Đặc điểm của hệ thống này là: - Trong điều kiện thông thường, xe sẽ sử dụng dẫn động 2 bánh. - Tài xế phải chủ động gài cầu và nhả cầu - Sau khi gài cầu thì lực kéo sẽ được phân bổ đều cho 4 bánh. - Trong điều kiện đường cực xấu, tài xế có thể lựa chọn cầu “thấp” hay "Low" để cải thiện độ bám đường. Hầu hết xe địa hình tầm trung bình dùng loại này vì đơn giản và chi phí thấp nhưng hoạt động tốt trong địa hình xấu. Các loại xe điển hình :Vitara, Trooper, Patrol và Land Cruiser... 2 - Hệ thống 4WD cố định (FULL-TIME 4WD) Xe với hệ thống này không thể chuyển sang chế độ dẫn động 2 bánh được. Nó luôn luôn vận hành với lực kéo của động cơ được truyền tới 4 bánh vì vậy người lái được hưởng các ưu điểm về độ bám đường của hệ thống dẫn động 4 bánh và không cần phải gài cầu. Đặc điểm của hệ thống này là: - Tất cả 4 bánh đều được dẫn động - Tài xế không thể chuyển sang chế độ dẫn động 2 bánh - Trong điều kiện đường cực xấu, tài xế có thể cài cầu thấp để chống trượt bánh hoặc vượt qua đường gồ ghề. Các loại xe điển hình: Terios, Toyota RAV4... 3 - Hệ thống 4WD tự động (AUTOMATIC 4WD) Hệ thống này được thiết kế nhằm tự động lựa chọn thời điểm phân bố lực kép cho các bánh xe khi có tình trạng trượt bánh xảy ra. Được tiếp thị với nhiều tên khác nhau, hệ thống này họat động thông qua một vi sai trung tâm hoặc một trong nhiều cơ cấu ly hợp để chuyển lực kéo đến các bánh khi hệ thống phát hiện có sự trượt bánh. Các đặc điểm phân biệt: - Tài xế sau khi kích hoạt chế độ “auto 4WD”

Nissan Patrol

Toyota RAV4

Nissan Murano

(thường thông qua một nút trên bảng điều khiển) thì xe sẽ tự động “cài cầu” khi cần thiết và tài xế không cần phải quan tâm đến hệ thống này nữa. - Khi hệ thống kích hoạt, nó sẽ kiểm soát và chuyển lực kéo khi cần thiết đến cả hai cầu trước và sau hoặc chỉ các bánh không bị trượt. - Tài xế cũng có thể chọn chế độ cầu thấp để cải thiện khả năng vận hành khi điều kiện đường sá rất xấu. Các loại xe điển hình: Honda CRV, Nissan Murano... 4- Hệ thống AWD (All-wheel drive) Hệ thống AWD vận hành gần giống với 4WD toàn thời gian ở chỗ lực kéo liên tục được phân bổ tới cầu trước và cầu sau, không thể tác động chủ quan tới việc gài cầu hay không. Đặc điểm phân biệt: - Cầu trước và sau đều dẫn động. - Tài xế không thể chọn chế độ dẫn động một cầu được. - Tài xế không thể chọn chế độ cầu thấp để cải thiện khả năng vận hành khi điều kiện đường xá rất xấu. Các loại xe điển hình: Land Cruiser VX hay Pajero Supreme...

Những dấu hiệu trên đồng hồ và đèn báo của xe cho biết điều gì? Các đồng hồ trên xe

1-Vôn kế; 2 Công-tơ mét; 3-Đồng hồ đo vòng quay của máy; 4-Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát; 5- Đồng hồ xăng; 6-Đồng hồ đo áp suất dầu

Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát Đồng hồ này đo nhiệt độ nước làm mát máy. Khi máy nóng, nhiệt độ có thể lên tới khoảng 83-94o C, nếu đang phải dừng xe để chờ đèn đỏ, nhiệt độ có thể tăng một chút. Nhiệt độ cũng sẽ tăng lên một chút ngay sau khi bạn tắt máy vì nước làm mát không được làm nguội ngay, nhưng sẽ trở lại bình thường khi bạn khởi động máy trở lại. Nhiệt độ thay đổi trên đồng hồ là dấu hiệu không bình thường nếu như lúc đó không phải chờ xe quá lâu. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, bộ ổn nhiệt có thể có vấn đề. Nếu nhiệt độ lên quá cao, có thể nước làm mát còn quá ít, các đường ống có thể bị rò rỉ, nắp của bộ sưởi có thể bị hở, thời gian đánh lửa đặt sai, hoặc có thể các dây đai bị trượt... Nhiệt độ nước làm mát được ký hiệu bằng độ F hoặc độ C hay dùng chữ Cold-Hot Đồng hồ đo áp suất dầu Đồng hồ đo áp suất dầu có thể cho biết động cơ của xe có được bôi trơn tốt không. Khi xe chở nặng, có thể thấy đồng hồ này tăng lên một chút, khi giảm tốc độ có thể áp suất dầu lại giảm xuống. Khi áp suất dầu xuống thấp có thể do lượng dầu còn ít, dùng loại dầu không đúng độ nhờn, máy nóng quá, lọc dầu bị tắc

Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát

Đồng hồ đo áp suất dầu

hoặc đã có trục trặc với động cơ của xe. Áp suất dầu có thể được đo bằng đơn vị psi hoặc cũng có thể được kí hiệu bằng Low-High. Đồng hồ đo điện (Ampe kế) Đồng hồ đo điện sẽ cho biết tình trạng nạp điện của hệ thống điện trên xe. Trên đồng hồ sẽ hiện dấu (+) khi ắc-qui đang sạc, hoặc dấu (-) nếu ắc-qui đang sử dụng. Chỉ sau khi khởi động máy, đồng hồ đo điện sẽ cho biết tình trạng nạp điện của ắc-qui khi đèn và các thiết bị khắc đã tắt. Khi phần năng lượng được sử dụng để khởi động máy được nạp lại vào trong ắc-qui, kim sẽ dần dần chỉ vào vạch giữa trên bảng đồng hồ và sẽ hơi nghiêng về phía bên đang nạp điện (+). Nếu ắc-qui yếu, đồng hồ sẽ chỉ ở trạng thái nạp điện cho đến khi đủ điện. Nếu đồng hồ báo ắc-qui nạp nhanh và sử dụng điện cũng nhanh, có thể ắc-qui sắp hỏng, nếu ắc-qui nạp điện lâu hơn bình thường, có thể dây đai bị trượt hoặc máy phát điện gặp sự cố. Đồng hồ đo điện cho biết trạng thái của ắc-qui đang sạc (C) hay đang sử dụng điện (D). Vôn kế Vôn kế có thể được dùng thay cho ampe kế, vôn kế cho biết tình trạng hoạt động của ắc-qui rõ hơn. Mặc dù hệ thống điện trên xe là 12V nhưng trong thực tế, xe hoạt động với hiệu điện thế lớn hơn 13V một chút. Nếu sau khi máy chạy được một lúc lâu mà vẫn thấy vôn kế chỉ dưới 13V, bạn nên kiểm tra xem có dây đai nào bị trượt không. Đồng hồ đo vòng quay của máy Đồng hồ đo vòng quay của máy (1000 vòng/phút) cho phép theo dõi và lái xe đạt hiệu suất cao nhất với số vòng quay của máy đạt được là tối đa. Các đèn cảnh báo trên xe

1-Hỏng hệ thống điều chỉnh khoảng sáng gầm xe Thấy đèn cảnh báo này trên công-tơ-mét sáng, cần dừng xe kiểm tra, nếu chỉ do chở quá nặng thì có thể chạy tiếp một cách cẩn thận vì tay lái bị ghì hơn.

Đồng hồ Vôn kế

Nếu xe không chở nặng hoặc đã trút hết tải mà đèn vẫn báo, nên đến trạm sửa chữa ngay khi có thể. 2-Hỏng hệ thống hỗ trợ phanh ABS Tín hiệu báo hỏng ABS (thường do hỏng đồng hồ đo tốc độ quay của bánh xe) đồng nghĩa với việc hệ thống điện tử sẽ không can thiệp vào quá trình phanh xe. Chú ý, khi bật khóa điện, đèn báo ABS sẽ sáng lên, nhưng đó chỉ là test, nếu mọi việc bình thường, mấy giây sau nó sẽ tự tắt đi. Với cảnh báo này, vẫn có thể tiếp tục chạy xe, nhưng nên thận trọng, vì không có ABS, phanh trên đường cua hay trơn trượt nguy hiểm hơn rất nhiều. 3-Mòn má phanh Trên một số xe đời cũ, đèn này sáng khi hệ thống phanh nói chung có vấn đề hoặc phanh tay đang bị cài. Ở dòng xe hiện đại hơn, nó báo độ dày của má phanh chỉ còn 2-3 mm, xe chỉ chạy được khoảng 2.000-3.000 km nữa là tới cốt kim loại. Khả năng cách nhiệt đã rất kém, cần thay ngay má phanh mới.

4-Áp suất dầu máy thấp Ngay khi thấy đèn báo, cần lập tức tắt máy. Như vậy mới còn hy vọng bảo toàn được động cơ. Nếu nó chỉ sáng khi vào cua hay khi phanh gấp, nên kiểm tra mức dầu máy. Nếu sau khúc cua, đèn tắt, có thể tiếp tục chạy theo chế độ giảm ga và tránh các xử lý đột ngột, tới trạm sửa chữa gần nhất. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể do vòng bi trục khuỷu đã mòn. 5-Hỏng túi khí hoặc dây an toàn Đèn báo sẽ test sáng lên khi bật chìa khóa điện và tự tắt sau mấy giây, nếu hệ thống an toàn hoạt động bình thường. Trong trường hợp đèn này không tắt sau khi test hoặc đột nhiên sáng lên khi xe đang chạy, nên đến trạm sửa chữa ngay khi có thể. 6- Có nước trong bộ vi lọc Khi đèn báo có nước trong bộ vi lọc bật sáng, hãy nhanh chóng đưa xe đến trạm sửa chữa gần nhất.

Sử dụng loại dầu nào cho xe tay ga? Tác dụng và tính chất của dầu nhờn Trong động cơ, dầu nhờn có nhiều tác dụng như giảm ma sát giữa hai bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhau, giải nhiệt làm mát, làm kín, chống ăn mòn. Tuy nhiên, tác dụng cơ bản nhất của nó vẫn là giảm ma sát nên độ nhớt là chỉ tiêu có ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng của một sản phẩm dầu nhờn thương mại. Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ dầu có độ nhớt cao. Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn. Đặc điểm động cơ của xe tay ga -Vì đặc điểm cấu tạo và tính thẩm mỹ, động cơ của xe tay ga được thiết kế nhỏ gọn hơn, công suất riêng lớn hơn và được đặt kín ở phía sau. Chính vì thế, động cơ xe tay ga có nhiệt độ cao hơn hẳn động cơ xe máy khác do dễ bị bùn đất bám, khuất/kín.

-Chế độ vận hành của động cơ xe tay ga cao hơn, tốc độ vòng quay cao hơn (8000-10.000v/p) so với xe máy thông thường (5000-6000v/p). Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ làm việc của dầu động cơ cũng cao hơn, khoảng 150o-170o C. -Xe tay ga ít khi bố trí hệ thống côn (ly hợp) nằm chung trong cacte. Do vậy dầu bôi trơn cần có hệ số ma sát thật thấp để nâng cao hiệu suất động cơ.

Độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng của dầu....

Xe tay ga có những đặc điểm khác biệt

-Một số xe tay ga chỉ có bộ phận khởi động bằng điện chứ không có cần đạp khởi động, dùng dầu không đúng chủng loại trong thời tiết lạnh sẽ khó khởi động. Dầu động cơ cho xe tay ga Những khác biệt của động cơ xe tay ga so với các loại xe thông thường dẫn đến yêu cầu dẫn đến dầu động cơ dành cho xe tay ga cũng khác hơn. Dầu cho xe tay ga cần có khả năng chịu nhiệt độ cao, độ bền nhiệt tốt, độ nhớt thích hợp để dễ khởi động và bảo vệ động cơ ở tốc độ cao và đặc biệt phải có phẩm cấp chất lượng phải cao hơn dầu động cơ thông thường. Sử dụng dầu bôi trơn động cơ cho xe tay ga cần chú ý: -Sử dụng dầu đúng chủng loại, chỉ số yêu cầu của nhà sản xuất. -Sử dụng dầu đặc chế cho xe tay ga, dầu có thành phần tổng hợp (synthetic)hoặc bán tổng hợp (semi synthetic), nghĩa là sẽ có chỉ số độ nhớt cao vượt trội (VI>140) đảm bảo độ nhớt dầu luôn ổn định khi nhiệt độ làm việc của động cơ lên cao, giảm hệ số ma sát và tăng độ bền của màng bôi trơn giúp động cơ hoạt động luôn ổn định. -Dầu có phẩm cấp chất lượng cao (API SL...) để đảm bảo dầu có khả năng chống lại sự ô-xy hoá ở nhiệt độ cao, giữ các chi tiết động cơ luôn sạch khiến tuổi thọ động cơ sã tăng đáng kể. -Dầu có độ nhớt đa cấp thấp hơn của xe số (SAE 10W-40) sẽ giúp động cơ dễ dàng khởi động ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp, bảo vệ động cơ ngay từ ban đầu hay khi vòng quay động cơ hoạt động đến tốc độ tối đa. Các loại dầu khác của xe tay ga -Dầu hộp số (bánh răng): Xe tay ga có hộp bánh răng tách rời động cơ nên có loại dầu bôi trơn riêng. Tuỳ theo loại xe, các nhà sản xuất sẽ yêu cầuchủng loại cũng như thời gian thay thế. -Dầu phanh: Các xe tay ga đều sử dụng phanh đĩa, dầu phanh sẽ là chất lỏng truyền lực phanh. Thông thường dầu phanh có 2 loại với ký hiệu (DOT3-DOT4), bổ sung và thay mới dầu phanh nên theo quy định của nhà sản xuất.

Dầu cho xe tay ga cần có khả năng chịu nhiệt độ cao

Sử dụng xe hơi như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu? Các chuyên viên kỹ thuật của những hãng xe hơi hàng đầu thế giới cho rằng lái xe và bảo quản xe đúng kỹ thuật chính là cách tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất. Lái xe đúng kỹ thuật Vận tốc và gia tốc đóng vai trò đáng kể trong việc giảm lượng tiêu hao nhiên liệu. Bạn càng nhấn ga thì động cơ càng "khát" nhiên liệu. Khi vận tốc lên đến 100km/h, lực kéo tăng thêm 10% cho mỗi lần tăng thêm 10km/h. Lái xe với vận tốc càng cao thì lượng nhiên liệu tiêu hao càng nhiều. Vận hành ở tốc độ thấp, số thấp cũng như ở tốc độ cao đều tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với mức trung bình. Tương tự, tăng tốc đột ngột cũng tiêu hao nhiên liệu gấp 4 lần so với mức bình thường. Phanh nhiều cũng làm chiếc xe “uống” xăng nhiều hơn do bạn sẽ phải tăng tốc sau khi phanh, vì vậy hãy giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để quá trình phanh xảy ra không quá đột ngột. Xe chở càng nặng thì càng hao nhiên liệu. Nên dọn dẹp các thứ trên xe và bỏ đi những thứ không cần thiết. Giảm trọng lượng khoảng 40kg, sẽ tiết kiệm được 3% nhiên liệu. Một người lái xe nhiều kinh nghiệm là biết cách tính toán quãng đường đi thế nào thuận lợi nhất. Nếu bạn có một lộ trình “liên kết” các địa chỉ với nhau, bạn không chỉ tiết kiệm được nhiên liệu mà còn đỡ mất thời gian. Nên nhớ đừng phanh gấp nhiều lần, vì mỗi lần như vậy, chiếc xe phải "đề-pa" để trở lại vận tốc cũ và lượng nhiên liệu tiêu tốn nhiều hơn. Chăm sóc động cơ Cần sử dụng và bảo dưỡng động cơ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ như lọc gió, mức dầu bôi trơn, tuổi thọ của bu-gi... một cái lọc dầu bẩn có thể làm hao nhiên liệu thêm 4%. Khi thấy đèn báo “check engine”, bạn phải mang xe đi kiểm tra ngay. Nhà sản xuất khuyến cáo dùng loại nhiên liệu nào, dầu nhờn nào thì bạn dùng đúng loại ấy. Hãy cảnh giác với các loại nhiên liệu được quảng cáo là tiết kiệm, có thể chúng sẽ không phù hợp

Tăng tốc đột ngột, tiêu hao nhiên liệu gấp 4 lần bình thường.

Sử dụng và bảo dưỡng động cơ theo đúng yêu cầu kỹ thuật (ảnh VNE)

với động cơ xe bạn. Cũng không nên tin tưởng vào lời quảng cáo các loại “phụ gia” làm hệ thống máy móc vận hành trơn tru. Chọn lốp xe Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn, bánh xe không đủ hơi khiến việc điều khiển tay lái càng khó và làm lốp xe mau mòn. Bên cạnh đó, ma sát còn làm tăng nhiệt độ và trong trường hợp đủ lớn, nó sẽ làm cháy cao su. Do độ bám đường tăng lên cùng với ma sát nên động cơ sẽ phải làm việc nhiều hơn. Ngược lại, một vài loại lốp lại mòn nhanh khi bơm quá căng, bởi vậy, bạn hãy cố gắng đảm bảo áp suất lốp luôn nằm trong chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Nên kiểm tra định kỳ hệ thống lái của xe, điều này giúp hạn chế hao mòn lốp xe, giảm tiêu hao nhiên liệu. Sử dụng điều hoà nhiệt độ hợp lý cũng là một cách tiết kiệm nhiên liệu. Khi trời nóng, cây số đầu bạn nên hạ tất cả các cửa xuống để nhiệt độ trong xe giảm dần nhờ gió thổi vào xe, sau đó mới bật điều hòa, để làm giảm sức kéo của compressor. Chạy trên đường cao tốc, bạn chỉ cần vặn máy lạnh số nhỏ. Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến mức độ tiết kiệm nhiên liệu của xe. Việc khởi động xe trong điều kiện thời tiết quá ẩm ảnh hưởng không chỉ đến sự vận hành của động cơ mà còn đến tiêu thụ nhiên liệu. Điều kiện đường miền núi và gió mạnh cũng làm xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Khi bạn chuẩn bị mua xe hãy tính toán một cách tương đối xem nó sẽ ngốn bao nhiêu nhiên liệu. Khi đó bạn sẽ hình dung được có nên mua chiếc xe động cơ dung tích lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu hay không.

Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn (ảnh VNE)

Cần chú ý những gì khi sử dụng đèn pha? Theo chức năng làm việc đèn pha thuộc hệ thống tín hiệu và chiếu sáng trên ôtô, xe máy. Yêu cầu chiếu sáng tiêu chuẩn của đèn pha phải giúp cho người lái xe quan sát rõ mặt đường (100 -120 m phía trước đối với ôtô và 60 m đối với xe máy). Khi gặp người đi ngược chiều, đèn cốt làm nhiệm vụ chiếu sáng gần với khoảng sáng từ 50-75 m và hướng ánh sáng phải đi xuống 300. Các loại đèn pha, đèn cốt Tính chất chiếu sáng của đèn hệ thống đèn phụ thuộc vào kết cấu của phần tử quang học và kết cấu của bóng đèn (bóng đèn, pha đèn và kính khuyếch tán ánh sáng). Dây tóc bóng đèn pha (chiếu xa) đặt đúng tiêu điểm parabol pha đèn còn dây tóc đèn cốt (chiếu gần) đặt ngoài tiêu điểm của parabol pha đèn. Kính khuyếch tán có tác dụng phân bố lại chùm tia ánh sáng của đèn cho phù hợp với yêu cầu chiếu sáng. Hệ đèn pha châu Âu thường dùng 2 đèn, công suất đèn pha 50W; công suất đèn cốt 40W. Hệ đèn pha châu Mỹ thường dùng 4 đèn với công suất đèn pha 50-60W; công suất đèn cốt 40-50W, khi chiếu xa 4 đèn pha cùng làm việc nhưng khi chiếu gần chỉ còn 2 đèn cốt làm việc. Chùm tia sáng chiếu gần của đèn cốt trên xe châu Âu và xe châu Mỹ khác nhau. Các đèn pha trên xe châu Âu khi làm việc ở chế độ chiếu sáng gần (đèn cốt), chùm tia sáng chiếu không đối xứng và được hướng về phía bên phải khoảng 150 để người lái nhìn rõ hơn phần đường bên phải của mình và giảm bớt khả năng làm loá mắt người lái xe đi ngược chiều. Các đèn pha hệ châu Mỹ khi chiếu gần vẫn giữ nguyên dạng chùm tia đối xứng do đó tầm nhìn bên phải của người lái sẽ kém hơn. Đèn pha, cốt thường phân loại theo kiểu bóng đèn và loại dây tóc bóng đèn thành các loại sau: - Đèn Wolfram: Do đặc tính của wolfram nên khi làm việc, loại đèn này hay bị đen mặt bóng đèn khiến độ sáng bị giảm nhanh. - Đèn Halogen: Là loại đèn được nạp khí halogen hay hỗn hợp của halogen với brom, đèn halogen nhỏ gọn, cường độ sáng lớn (gấp đôi đèn wolfram) và có khả năng chịu nhiệt độ cao.

Đèn pha được coi là "mắt" của chiếc xe

Bóng đèn halogen

-Đèn Xenon: Là loại đèn được nạp khí xenon, có ưu điểm lớn là có chùm tia sáng với quang phổ gần như ánh sáng mặt trời nên tạo thuận lợi cho người lái quan sát trong đêm. Đèn xenon thường được lắp trên các dòng xe cao cấp, với giá thành đắt gấp 5 lần loại đèn thông dụng.

Đèn halogen và đèn xenon

Sử dụng đèn xe như thế nào? - Vì tầm quan sát ở chế độ cốt là 45 m so với 100-120m của ánh sáng đèn pha, vì vậy cần sử dụng đèn pha khi tăng tầm quan sát trong đêm. Ngoài ra, để tăng thêm tính hiệu quả khi sử dụng đèn pha cần giảm ánh sáng tối đa trong khoang lái (không nên bật đèn trong xe và điều chỉnh các thiết bị ánh sáng ở chế độ mờ hoặc tắt). - Nên sử dụng đèn cốt khi có sương mù hoặc mưa sẽ quan sát rõ đường hơn. - Luôn có bóng đèn sương mù dự phòng. Đèn sương mù được thiết kế để sử dụng trong điều kiện thời tiết có nhiều sương mù nhằm tăng độ sáng trên mặt đường. Chỉ nên sử dụng đèn sương mù khi cần thiết và không nên sử dụng thường xuyên với đèn pha vì có loại đèn sương mù sẽ làm lệch ánh sáng đèn pha và làm cho người điều khiển phương tiện ngược chiều giảm tầm quan sát. - Nên kiểm tra đèn thường xuyên và căn chỉnh pha đèn rọi đúng hướng, tầm ánh sáng lệch đi 10 cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả chiếu sáng của đèn xe rất nhiều. - Luôn giữ cho đèn pha sạch sẽ. Chất bẩn hay bụi bám vào đèn xe sẽ làm giảm độ sáng của đèn đến 60%. Ngoài việc giữ cho đèn pha sạch sẽ, bạn cũng phải nên giữ cho kính xe sạch sẽ bằng cách lau chùi thường xuyên, hoặc sử dụng hệ thống rửa kính xe khi kính xe có nhiều bụi bám vào.

Sử dụng đèn pha tăng tầm quan sát trong đêm

- Thay thế ngay những bóng đèn bị cháy và nên có bóng đèn dự phòng trên xe. Hầu hết các hệ thống đèn xe đều thuộc loại bóng halogen có thể dễ dàng thay thế mà không cần bất kỳ dụng cụ nào. Nên đọc hướng dẫn kỹ thuật của xe để thao tác chính xác, khi thay bóng đèn mới không nên chạm tay vào bóng ngoài trừ phần đuôi đèn. - Nên sử dụng pha khi lái một mình trong đêm, sau đó chuyển sang cốt khi có xe đi ngược chiều trong vòng 150 m (khoảng 3 giây ở tốc độ 90 km/giờ). Không nên sử dụng đèn pha khi cua xe, vì nếu xe đối diện cũng quên tắt pha thì hai xe bật pha cùng một lúc sẽ làm cho người lái không thấy đường, rất nguy hiểm. Khi vượt xe, không nên sử dụng đèn pha, nên duy trì khoảng cách an toàn và nháy đèn để ra hiệu xin vượt.

Quy trình bảo dưỡng xe gắn máy được thực hiện như thế nào? Mục đích của bảo dưỡng là luôn đảm bảo các tính năng của xe ở trạng thái tốt nhất có thể, để tránh những hư hỏng nhỏ trở lên lớn hơn trong tương lai, để đảm bảo sự an toàn của xe và chủ xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, tuổi thọ của xe có thể tăng, tính kinh tế nhiên liệu tốt hơn, hoạt động tin cậy hơn. Quy trình bảo dưỡng xe gắn máy được thực hiện theo các bước sau: -Lốp xe: Lốp trước và lốp sau cần được sử dụng đúng theo quy định, tuổi thọ của một chiếc lốp phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và quá trình vận hành. Luôn giữ áp suất lốp đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Kiểm tra chân chống đứng, chân chống nghiêng, chỗ để chân đảm bảo luôn vững vàng và được bôi trơn tốt. -Động cơ: Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện và ngăn chặn các hỏng hóc trong động cơ. Kiểm tra tình trạng hoạt động của bu-gi, động cơ hoạt động tốt bu-gi luôn có màu gạch; nếu bu-gi có màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu. Khói thải động cơ màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt, những hiện tượng này đều biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, cần điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn. -Dầu máy: Dầu máy có nhiệm vụ bôi trơn và làm mát động cơ, sử dụng dầu bôi trơn cần đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Dầu cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo động cơ luôn có chế độ vận hành tốt nhất. -Hệ thống điện: Theo thời gian, hệ thống điện của xe sẽ kém dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài (nước, ô-xy hóa…). Việc kiểm tra hệ thống điện nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc-quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của động cơ. -Ắc-qui: Ắc-quy có nhiệm vụ cung cấp điện cho bộ phận khởi động (đề) và hệ thống đèn tín hiệu. Kiểm tra, bảo dưỡng ắc-quy để luôn đảm bảo lượng dung dịch,

Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn

Dầu máy cần được kiểm tra thường xuyên

điện thế của bình theo tiêu chuẩn. Ắc-quy sẽ hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn. -Nhông-xích: Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát bám vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng đĩa và nhông. Luôn đảm bảo độ căng, độ bôi trơn tiêu chuẩn của xích, độ kín của hộp xích. -Phanh: Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Đối với phanh đĩa, bổ xung dầu đúng theo quy định của nhà sản xuất. Hệ thống ổ bi cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết. -Chế hòa khí: Kiểm tra và vệ sinh (rửa) chế hòa khí để duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Vệ sinh bình xăng để tránh hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị thủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu. -Khung xe: Kiểm tra và chống gỉ sét khung xe, sườn xe, vành xe. Công việc này nên thực hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái, các loại dây (phanh, đồng hồ tốc độ…). Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước mỗi chuyến đi xa hoặc sau mỗi lần đi qua các con đường ngập nước, nên bảo dưỡng toàn bộ xe. Mỗi khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường của xe, cần cho kỹ thuật viên kiểm tra ngay nhằm tránh các hỏng hóc lớn hơn.

Bộ chế hòa khí

Bảo dưỡng giảm xóc xe máy như thế nào? Do đặc điểm cấu tạo, bộ giảm xóc sau hoạt động khá ổn định và ít có trục trặc, những trục trặc thông thường hay xuất hiện ở bộ giảm xóc trước. Dấu hiệu để nhận biết khi giảm xóc bị hỏng là xe bị xóc khi lái, khó điều khiển, lốp mòn nhanh, xe đi qua chỗ xóc phát ra những tiếng kêu lục cục. Giảm xóc có nhiệm vụ hấp thụ và triệt tiêu những chấn động từ mặt đường, đem lại sự cân bằng, thoải mái và an toàn khi lái xe. Thông thường xe máy có hai bộ giảm xóc trước và sau. Trong mỗi ống gồm lò xo, pít-tông, xi-lanh thủy lực và các chi tiết phụ như ống bọc lò xo, ống che bụi, đệm cao su giảm chấn... Bộ phận quan trọng nhất của giảm xóc xe máy là lò xo và cặp pít-tông thủy lực (ti giảm xóc). Lò xo có tác dụng đàn hồi, biến dao động va đập ở bánh xe thành dao động điều hòa êm ái cho phần khung xe. “Ti” giảm xóc có tác dụng dập tắt nhanh các dao động của khung xe, bảo đảm tính bền vững của xe cũng như người trên xe. Trong quá trình sử dụng, cần chú ý đến hoạt động (độ nhún) của giảm xóc để bảo dưỡng sửa chữa ngay khi có sự cố. Dấu hiệu trục trặc và cách khắc phục - Khi xe chở nặng, tay lái không cân bằng: Giảm xóc trước của xe có thể đã bị gãy một bên lò xo, hoặc lò xo hai bên có độ cứng không đều nhau hoặc một bên pít-tông bị cong. Tùy theo nguyên nhân mà thay lò xo hoặc nắn lại pít-tông. - Khi đi, giảm xóc có tiếng kêu cót két: Có thể ống giảm xóc đã bị méo, lò xo bị gỉ cọ xát vào ống bọc và thân xi-lanh. Để khắc phục hiện tượng này, cần tháo giảm xóc, cạo hết gỉ ở lò xo bôi mỡ làm trơn. Nắn thẳng lại “ti” thủy lực bằng dụng cụ chuyên dùng. - Ở thân giảm xóc có vết dầu bám: “Phớt” dầu của giảm xóc bị rách (hở) do sử dụng lâu ngày, “phớt” dầu lão hóa gây nên hiện tượng chảy dầu giảm xóc. Lượng dầu giảm xóc bị thiếu hụt, khi xe đi qua chỗ xóc sẽ nghe thấy những tiếng lục cục khó chịu. Để khắc phục hiện tượng này cần thay “phớt”, bổ xung hoặc thay mới dầu giảm xóc. Khi thay mới hay bổ xung dầu giảm xóc cần chú ý chọn đúng chủng loại dầu và đổ đúng quy định của nhà sản xuất.

Giảm xóc có nhiệm vụ hấp thu chấn động từ mặt đường

Vết dầu trên thân giảm xóc

Sau khi thay dầu mà giảm xóc vẫn cứng, xe vận hành không êm ái có nghĩa là lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả bớt dầu qua ốc xả ở cuối giảm xóc. Thông thường, chu kỳ thay dầu của giảm xóc trước từ 10.000 – 20.000 km. Kiểm tra bộ giảm xóc trước bằng cách bóp chặt phanh trước và nhún mạnh, giảm xóc còn tốt là mặt pít-tông phải sáng bóng suốt chiều dài, pít-tông và xi-lanh không được có độ “rơ”. Khi hoạt động, giảm xóc không được có màng dầu bám trên bề mặt.

Cần chuẩn bị những gì trước khi đi xa? Chuẩn bị cho một chuyến đi xa - Các giấy tờ cần thiết trên xe: Giấy phép lái xe hợp lệ, đăng kiểm và bảo hiểm còn hiệu lực, đăng ký xe, các giấy phép đặc biệt khác tùy loại xe, hàng hoá và cung đường của xe. - Các vật dụng cần thiết: Túi cứu thương, đèn pin, bản đồ, bộ đồ sửa xe, lốp dự phòng, bình cứu hoả, tiền, giấy bút, nước uống, giấy vệ sinh. Điện thoại phải lưu các số của Bảo hiểm, Cứu hộ, Tư vấn kỹ thuật… - Các dụng cụ kỹ thuật: Dây câu điện, bộ kích điện ắc-quy; dụng cụ vá săm xe; bóng đèn pha và đèn tín hiệu dự phòng; một chai dầu máy 1 lít; đèn pin, hộp đựng dụng cụ thông dụng (tuốc-nơ-vít, kìm, búa...) Kiểm tra xe trước khi đi xa - Kiểm tra dầu máy: Rất nhiều động cơ gặp sự cố do thiếu dầu bôi trơn hay dầu không được thay kịp thời. Kể cả khi mới thay dầu, bạn cũng cần có bước kiểm tra này. Để đo mức dầu động cơ, trước hết, bạn đưa xe tới vùng rộng, bằng phẳng và để máy nguội. Sau khi tắt động cơ vài phút bạn mới đo mức dầu bởi nếu đo ngay, dầu chưa về các-te hết khiến kết quả không chính xác. - Kiểm tra nước làm mát: Mực nước trong két nước làm mát có thể nhìn được từ bên ngoài. Mức nước này phải luôn ở giữa mức thấp nhất và mức cao nhất. Không nên tháo nắp bộ sưởi lúc đang nóng. Nếu mức nước còn ít quá thì có thể có rò rỉ, kiểm tra kỹ, nếu có thì phải đi sửa ngay. - Ắc-quy: Bạn hãy kiểm tra xem có rò rỉ, vết nứt hay có dấu hiệu nào của sự ăn mòn hay không. Nếu có bạn nên thay bình mới. Kiểm tra lại các đầu điện cực, nếu các đầu cực bị ăn mòn thì ắc quy sẽ rất dễ bị hỏng, nhất khi đi trên đường. - Đảm bảo đủ áp suất lốp: Khi đi xa, lốp không đủ độ căng tạo nên sóng cơ học mài mòn lốp và gây nguy hiểm khi điều khiển xe do không thể tăng tốc như ý muốn. Hơn nữa, độ căng không đồng đều giữa các bánh sẽ làm mất cân bằng và không an toàn khi lái.

Kiểm tra dầu máy

- Bộ phận treo và tay lái: Khi đi xa, hành trình của bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận treo và tay lái. Nhưng để kiểm tra các bộ phận này một cách chính xác, bạn phải đem xe ra ngoài gara. Kiểm tra bằng mắt thường bốn thanh giảm xóc (ở gần các bánh xe), nếu như có vết dầu rỉ ra, bạn nên thay. Nếu giảm xóc bị thiếu dầu, chiếc xe rất khó khăn khi đi qua những đoạn đường xấu. - Lốp “sơ cua”, kích: Kiểm tra áp suất của lốp xe dự phòng khi bạn kiểm tra áp suất của các lốp xe khác (đảm bảo chúng có cùng áp suất và phải đúng theo quy định của nhà sản xuất), bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc có thể tìm trên thành lốp. Kiểm tra xem kích nâng có còn tốt không, nếu bạn có lắp khóa bánh xe, nhớ là phải luôn có chìa khóa và cờ-lê để tháo con ốc đó ra. - Kiểm tra đèn và các thiết bị khác: Ngoài những chi tiết trên, hoạt động của đèn pha, cần gạt nước cũng quan trọng không kém. Bạn nên thử độ sáng của đèn pha để có thể thay nếu thấy cần thiết. Cần gạt nước phải hoạt động tốt, không bị mòn, bình nước rửa phải đầy. Hệ thống điện ổn định, còi hoạt động tốt là những yêu cầu khác cần chuẩn bị cho một chuyến đi thật an toàn và suôn sẻ. Một số kinh nghiệm khi lái xe - Lái xe trên đường đèo dốc: Kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, phanh, dầu phanh, các-đăng, vật chèn lốp. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu khi xe vào các khúc cua, con dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, luôn phải đi đúng phần đường. - Lái xe khi mưa - gió: Khi có mưa luôn phải bật đèn và giảm tốc độ, nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý: phanh, lái, xi-nhan sớm hơn. Luôn giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, sử dụng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu mưa to, không được chạy quá 90 km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, phải giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không phanh. Không cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở

Kiểm tra các thiết bị điện

Chú ý biển báo, gương cầu khi xe vào cua

lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập. - Lái xe đêm: Lái xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày rất nhiều bởi tầm nhìn bị thu hẹp. Ban đêm, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, gặp xe ngược chiều. Không đi nếu hệ thống đèn pha, đèn tín hiệu không đảm bảo. Khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, không nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (khắc phục khoảng "mù" của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng-téc và xi-nhan đi thẳng. - Lái xe khi bị nắng chói: Nắng chói thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cần lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn chế. - Lái xe trong sương mù: Trong sương mù kinh nghiệm tốt nhất là không lái, nếu phải lái nên bật cả đèn cốt, đăng-téc, đèn sương mù, xi-nhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn và đi với tốc độ chậm, không dùng radio, điện thoại. Dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu xe bị hỏng, cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước. - Lái xe trên đường trơn lầy: Chuyển về số thấp, giữ vô-lăng thẳng, đi ga nhẹ, tránh làm bánh xe bị trượt (patine), cho xe di chuyển đều càng xa càng tốt. Nếu bị trượt thì nhẹ nhàng lùi lại một quãng đến chỗ đường bám tốt rồi lại tiến lên, lùi lại, tiến lên đến khi xe vượt qua được chỗ lầy. Dùng các mảnh ván, cành cây, cát… lót dưới bánh xe bị trượt để tăng ma sát hoặc dùng sợi xích, thừng quấn vào lốp để vượt qua quãng lầy. Nếu không được thì tìm xe khác kéo hoặc nhờ người hỗ trợ. Ngoài ra để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý: tư thế lái đúng, chỉnh ghế lái phù hợp, điều chỉnh gương chuẩn và hiểu biết về chiếc xe mình đang lái.

Lái xe trong sương mù vô cùng nguy hiểm

Chuyển số thấp khi đi qua lầy

Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đang dùng thuốc an thần, xúc động hay cơ thể đang bị ảnh hưởng của rượu cho dù từ ngày hôm trước.

Chọn mua xe máy cũ như thế nào? Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe cũ vừa ý không dễ. Thông thường người mua chỉ nhìn vào giá cả theo chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký…, nhưng trên thực tế những thông số này thường không chính xác. Tốt nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng không quá 3 năm, bởi với thời gian này, động cơ của xe vẫn còn hoạt động tốt. Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau: Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ - Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe. - Giấy tờ: Cần kiểm tra đăng ký của xe và đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng. - Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở những chỗ khuất rồi so sánh với những nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn “gin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi. - Động cơ: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:

Những con số trên công-tơ-mét thường không chính xác

Kiểm tra rõ ràng số máy, số khung

+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước. + Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên…) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành. + Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả + Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga). + Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu) - Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy. - Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt. - Cảm giác khi lái: Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khivận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe. Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng nếu biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó ta có thể định giá xe một cách chuẩn nhất.

Nước sơn tốt không thể bị bong, tróc như thế này

Mô-tô, xe máy có cấu tạo như thế nào? Sự phát triển của mô-tô 2 bánh Năm 1885, lịch sử thế giới ghi nhận chiếc mô-tô đầu tiên ra đời do Gotthieb Daimler (1834 - 1900 ) sáng chế, thời gian đầu xe mô-tô 2 bánh phát triển chậm do điều khiển khó khăn và tốc độ quá chậm. Đến thế kỷ XX mô-tô 2 bánh mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt ngay trục bánh xe, xe không có giảm xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu. Phân loại mô-tô, xe máy: Mô-tô, xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào động cơ: - Nguyên lý hoạt động: 2 kỳ hoặc 4 kỳ. - Kết cấu và cách lắp đặt động cơ: + Động cơ đặt đứng + Động cơ đặt ngang + Động cơ hình chữ V - Dung tích xi-lanh: Có nhiều loại với dung tích xi-lanh thông thường từ 50 – 1500 cm3 Ngoài ra, mô-tô/xe máy còn được phân loại theo năm sản xuất, hệ thống đánh lửa, xe nam/nữ/tay ga hay các xe chuyên dùng như: thể thao, việt dã, địa hình... Cấu tạo cơ bản của mô-tô/xe máy - Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết, liên quan mật thiết với nhau. Đây là nơi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng biến thành cơ năng và sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền động làm cho xe chạy. Động cơ gồm có các hệ thống chính: + Hệ thống trục khuỷu, thanh truyền + Hệ thống nhiên liệu + Hệ thống đánh lửa + Hệ thống bôi trơn, làm mát

hình ảnh của chiếc mô-tô đầu tiên (1885)

Động cơ hình chữ V

+ Hệ thống phân phối khí - Hệ thống điện: Tùy theo loại xe hệ thống điện có thể là hệ thống đánh lửa điện từ hay hệ thống đánh lửa bán dẫn. Hệ thống điện trên mô-tô/xe máy có nhiệm vụ sau: + Tạo tia lửa điện cao áp vào đúng thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ. + Cung cấp điện năng có điện áp ổn định cho hệ thống đèn, còi tín hiệu. + Khởi động động cơ (đề) + Theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa - Hệ thống truyền động: Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe chủ động, thay đổi mô-men cho phù hợp với tải trọng và hệ thống đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ li hợp, hộp số, nhông trước, nhông sau và xích. Ở một số loại xe dùng trục các-đăng hoặc dây cu-roa (Vespa) để truyền động. - Hệ thống chuyển động: Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ truyền động thành chuyển động tịnh tiến của xe, nó còn có tác dụng làm cho xe chuyển động êm hơn trên mặt đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: bánh trước, bánh sau và giảm xóc. - Hệ thống điều khiển: Hệ thống này có tác dụng thay đổi hướng chuyển động của xe, cho xe chạy chậm hay dừng hẳn. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và hệ thống phanh. - Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, tạo tín hiệu còi hay đèn khi phanh xe, khi quay xe để đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Hệ thống này gồm: các đèn pha, cốt, đèn phanh, đèn xi-nhan, các đèn báo số và còi. Ngoài những hệ thống trên, mô-tô/xe máy còn có những bộ phận khác như ống xả để giảm tiếng ồn, cần khởi động, bàn đạp phanh, tay phanh, cần số, yên xe...

Hệ thống đánh lửa bán dẫn

Giảm xóc