so 122

20
1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN Chúa đã ban cho người điều lòng người ước ao, Không từ chối sự gì môi người cầu xin.Thi Thiên 21 :2 NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổ nhà bếp và bật cười. Cô bé trông thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ở bên cửa sổ, tay bận làm việc nhưng mắt vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờ giải lao. Một biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ đó. Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay trên đầu của chúng. Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa nào làm được cả. Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói, "Cháu muốn vào học Đại học. Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học… Cách duy nhất cháu có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu s

Upload: huynhhungdn

Post on 25-Jun-2015

290 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Nội san số 122 của Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống Moscow

TRANSCRIPT

Page 1: So 122

1

MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN

“ Chúa đã ban cho người điều lòng người ước ao, Không từ chối sự gì môi người cầu xin.”

Thi Thiên 21 :2

NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN Tôi vẫn thường nhìn cô bé đó từ cửa sổ nhà bếp và bật cười. Cô bé trông thật bé nhỏ khi chen chúc giữa một đám con trai trên sân chơi. Trường học nằm đối diện với nhà chúng tôi và tôi thường đứng ở bên cửa sổ, tay bận làm việc nhưng mắt

vẫn nhìn đám trẻ đang vui chơi trong giờ giải lao. Một biển học trò, nhưng đối với tôi, cô bé vẫn có thể nhận ra được trong đám trẻ đó. Tôi vẫn nhớ bữa đầu tiên tôi thấy cô bé chơi bóng rổ. Thật tuyệt vời khi cô bé chạy vòng quanh các đứa trẻ khác, nhảy lên ném bóng vào trong rổ ngay trên đầu của chúng. Những đứa con trai luôn cố cản cô bé nhưng không đứa nào làm được cả. Tôi cũng chú ý đến cô bé vào những lần khác, cũng tại chỗ đó, với banh trong tay đang chơi một mình. Cô có thể tập đi tập lại dắt bóng và ném bóng cho đến khi trời tối mịt. Một ngày kia, tôi hỏi cô bé tại sao cô tập luyện nhiều như vậy. Xoay nhanh người, mái tóc đuôi gà nhún nhảy, cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Không một chút do dự, cô bé nói, "Cháu muốn vào học Đại học. Cha cháu đã không thể vào Đại học được nên ngay từ khi cháu còn bé, cha đã thường nói là muốn sau này cháu phải học đại học… Cách duy nhất cháu có thể vào học được là phải có một học bổng. Cháu thích bóng rổ. Cháu nghĩ rằng nếu cháu chơi bóng giỏi thì cháu sẽ

Page 2: So 122

2

nhận được học bổng vào Đại học. Cháu sẽ chơi bóng rổ cho trường Đại học. Cháu muốn thành xịn nhất. Cha cháu nói với cháu rằng nếu ước mơ thật sự lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ." Sau đó cô bé cười và chạy đi tập tiếp. Vậy đó, tôi cũng chào thua cô bé - cô bé đã tự định đoạt số mệnh của mình. Tôi đã theo dõi cô bé suốt những năm đầu của Trung học. Mỗi tuần, cô bé dẫn dắt đội bóng của mình chiến thắng. Thật làthích thú khi xem cô bé chơi. Vào một ngày trong năm cuối cùng bậc Trung học, tôi thấy cô bé ngồi trên bãi cỏ, đầu giấu vào trong cánh tay. Tôi bước qua đường và ngồi xuống bãi cỏ cạnh cô bé. Tôi hỏi nhỏ chuyện gì đã xảy ra với cô vậy. "O,À không có gì," câu trả lời thật khẽ. "Cháu quá thấp." Huấn luyện viên nói với cô bé là với chiều cao thấp như vậy cô sẽ chẳng bao giờ chơi cho một đội hạng nhất được - chưa nói đến học bổng - bởi vậy cô nên bỏ ước mơ vào đại học đi. Cô bé thật đau khổ. Tôi cảm thấy lòng mình thắt lại khi nhận thấy sự thất vọng của cô bé. Tôi hỏi xem cô đã nói cho cha cô biết chưa. Cô bé nhấc đầu lên khỏi cánh tay và kể rằng cha cô nói tất cả các huấn luyện viên đều sai bét cả. Họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Ông nói với cô bé rằng nếu cô muốn chơi cho một trường Đại học tốt, nếu cô thật sự muốn có học bổng, thì không có gì có thể ngăn

cản cô được ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình. Ông nói với cô một lần nữa, "Nếu ước mơ đủ lớn thì tất cả những điều khác chỉ là chuyện nhỏ." Năm kế tiếp, khi cô và đội của cô chơi cho giải vô địch Bắc California, cô đã được một huấn luyện viên chú ý đến. Cô

được mời vào trường, với học bổng, để đến với một đội bóng rổ nữ trong giải hạng nhất của NCAA. Cô bé lấy được nhận vào học. Cô đạt được việc học đại học mà cô hằng mơ ước và cố gắng phấn đấu từ nhiều năm qua. Và cô bé đã được tham gia thi đấu nhiều nhất trong lịch sử nhà trường.

Vào một đêm nọ, cha cô gọi cô. "Cha đang bị bệnh, cưng ạ. Cha bị ung thư. Không, con đừng nghỉ học và cũng không cần trở về nhà. Mọi việc sẽ tốt thôi con. Cha yêu con lắm." Sáu tuần sau người cha - thần tượng của cô bé – đã qua đời. Trước đó, cô bé nghỉ học vài ngày để về an ủi mẹ và chăm sóc cha. Một đêm kia, trước khi qua đời, cha cô gọi cô đến bên giường. Khi cô đến gần, người cha nắm lấy tay cô và gắng sức nói "Rachel, con cứ tiếp tục ước mơ đi. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Hứa với cha đi." ông nài nỉ. "Hứa đi con." Trong những giây phút hiếm hoi còn được ở bên cạnh nhau đó cô bé trả lời "Dạ con xin hứa với cha." Những năm sau đó thật là nặng nề với cô bé. Cô phải luân phiên giữa trường và ở nhà, nơi mẹ

Page 3: So 122

3

KHẢI TƯỢNG HỘI THÁNH “ - Hãy trang bị cho dân sự ta lời đức tin. - Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. - Dạy họ các sử dụng chúng. - Và gửi họ vào chiến trường bách chiến-bách thắng cho Chúa.”

( khải tượng của mục sư Ulf Ekman, Mục

sư trưởng của dòng chảy Lời Sự Sống)

cô ở một mình với đứa trẻ mới sinh ra và ba đứa con khác. Sự đau đớn mất cha mà cô cảm nhận được vẫn còn đó, giấu kín trong lòng cô, vẫn chờ đến một lúc nào không ngờ tới được bùng nổ lên để đánh quỵ cô. Mọi thứ dường như càng ngày càng khó khăn hơn. Cô phải chống chọi với sợ hãi, nghi ngờ và vỡ mộng. Khó khăn đã làm cho cô phải học mất 3 năm mới đủ chứng chỉ cho một năm. Những giáo viên trong trường không tin nổi rằng cô vượt qua được dù chỉ một học kỳ. Mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ những lời cha cô "Rachel, hãy tiếp tục ước mơ. Đừng để ước mơ của con chết theo cha. Nếu ước mơ của con đủ lớn, con có thể làm mọi việc. Cha tin ở con." Và dĩ nhiên, cô luôn nhớ đến lời hứa của mình với cha.Cô bé đã thực hiện được lời hứa và hoàn tất chương trình đại học. Cô phải mất đến 6 năm, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô vẫn tiếp tục chơi bóng rổ vào những lúc chiều xuống. Và nhiều lần tôi nghe cô nói với bạn bè "Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại là chuyện nhỏ.” Suy gẫm : Kinh Thánh bày tỏ, Chúa làm thành những điều mà con cái Chúa ước ao ở trong Chúa. Vấn đề là ở chỗ có nhiều người vẫn còn hạn chế Chúa bởi

những cách suy nghĩ tiêu cực do ma quỷ đưa đến, không dám có cho mình những ước mơ, hay là những khao khát lớn trên đời sống của mình. Ngoài ra Kinh Thánh cũng bày tỏ Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã nghe lời ước ao của kẻ hiền từ; Khiến lòng họ được vững

bền, và cũng đã lắng tai nghe” Thi thiên 10: 7 Chúa ĐÃ lắng nghe ước ao và Ngày ĐÃ làm thành điều người hiền từ mong ước ( Thithien 21 : 2) nhưng với kẻ ác thì : Đức Giê-hô-va không để linh hồn người công bình chịu đói khát;Nhưng Ngài xô đuổi sự ước ao của kẻ ác đi.

Châm Ngôn 10: 3 Vậy chúng ta ao ước điều gì ? Kinh thánh chép : Ở trên trời tôi có ai trừ ra Chúa? Còn dưới đất tôi chẳng ước ao người nào khác hơn Chúa. Thi Thiên 73 : 25 Đây là ước ao đúng đắn bởi trong Chúa và chỉ ở trong Chúa thì chúng ta sẽ có tất cả mọi sự vì Chúa của chúng ta là Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loải.

Ban Biên Tập.

Page 4: So 122

4

BÀI GIẢNG HẰNG TUẦN ( Ghi lại bài giảng hằng tuần dành cho các bạn nghe lại, dùng trong nhóm tế bào hoặc các bạn ở các nơi xa không đến được Hội Thánh) ĐỀ TÀI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BUỒN RẦU

Mục sư Vladimir Samray.

Buồn rầu không phải là tính cách hay tâm trạng

cảm xúc, buồn rầu chình là tội lỗi, nó

sẽ giết chết tâm linh chúng ta. Nếu

chúng ta để sự buồn rầu ngự trị trong đời sống mình, nó sẽ làm chết đời sống tâm linh của bạn. Giê-rê-mi 49:23 Về Đa-mách. Ha-mát và Ạt-bát đều bị hổ thẹn; vì chúng nó nghe tin xấu mà tan chảy: Biển đương đau đớn, không yên lặng được. Trong câu Kinh Thánh viết: khi họ nghe tin dữ đến họ lập tức buồn rầu, họ tất cả đều buồn rầu, họ khiếp đảm và bối rối như biển động, buồn rầu đó không phải cảm giác, cảm xúc, tâm trạng, nó là tội lỗi, nó dẫn bạn đến sự chán nản, nó là sự che dấu sự kiêu ngạo bên trong, bạn bất mãn, lằm bằm, trách móc, trách con người và trách cả Chúa nữa, bạn không bằng lòng với những hoàn cảnh xảy ra cho mình, bạn không chấp nhận những thất bại, những gì người khác làm cho bạn, cảm giác xấu hổ, bất mãn mỗi khi có điều không công bằng với bạn làm bạn mệt mỏi, chán nản và buồn rầu. và nếu cuộc sống của bạn

luôn có những sự bất bình, cảm thấy không công bằng, hoàn cảnh luôn xảy ra một cách tồi tệ, bạn đã ở trong hoàn cảnh đó rồi, bạn không thay đổi được nó, vậy bạn sẽ làm gì, thái độ của bạn sẽ ra sao? Con người có ba kiểu người: lạc quan, bi quan, và trung bình.Kinh Thánh Lu-ca 18:1-8 có nói về người người đàn bà góa và quan án không công bình. Người đàn bà góa trong câu Kinh Thánh này có vẻ nằm trong típ người đang gặp những sự không công bằng nhất trong xã hội: chồng mất, có thể còn để lại một món nợ lớn cho bà nữa, con cái thì không có, hoặc đã mất rồi, bà ở một mình cô đơn, đã góa lại còn nghèo khổ, không tiền bạc, không tình thân, không gia đình, nhưng bà đã làm gì? Câu chuyện này giống như một câu chuyện ẩn dụ, dạy chúng ta những bài học quý giá. Người đàn bà góa nghèo đã đến với vị quan tòa không công bình kia, vị quan tòa đó giống như những sự không công bằng xung quanh chúng ta, nhưng người đàn bà kia đến và kêu la, hãy xét xử công bằng cho bà, vị quan tòa kia nói mặc dù ông không vị nể ai, cũng chẳng sợ Đức Chúa Trời nhưng vì người đàn bà kia không để cho ông ta yên nên ông phải xử cho bà, cũng như vây, khi những sự không công bằng đến trên cuộc sống chúng ta, hãy bỏ mặc nó, hãy chiến đấu trong lời cầu nguyện của bạn với Chúa, những sự không công bằng và bất mãn sẽ phải buông tha bạn. Những lí do khiến cuộc sống của bạn xuất hiện những nan đề và chán nản:

Page 5: So 122

5

1. Những tội lỗi chưa được tuyên xưng. Khi đó hãy chạy đến với Chúa và ăn năn giống như Davit. 2. Sự sợ hãi. Khi bạn sống một đời sống sợ hãi, luôn lo sợ một điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra, thì cuộc sống của bạn sẽ trở thành sự chờ đợi những sự sợ hãi để nó xảy ra. Nhưng Chúa nói hãy đi ra khỏi sự sợ hãi, khi đó Chúa sẽ nói với bạn những điều phải làm. 3. Khi bạn không còn tin những phép lạ của Chúa sẽ xảy ra. 4. Nhiều người luôn tự cho rằng những nan đề của mình là khốn khổ nhất, không ai giải quyết được và giữ nó lại trong đời sống mình, trong khi mọi sự đều có câu trả lời từ Chúa nếu bạn tìm kiếm Chúa hết lòng. 5. Hãy hi vọng nơi Đức Chúa Trời. Khi chúng ta ở trong tình trạng chán nản hãy nhớ, tâm linh của chúng ta là chủ, tâm hồn là người hầu, nhưng khi tâm hồn của chúng ta buồn rầu, chán nản, thì tâm linh của chúng ta phải làm chủ, phải vui mừng, không được để người hầu cầm đầu chủ dắt đi. Hãy luôn ca ngợi Chúa, bất kể khi nào thấy buồn rầu hãy đến ngợi khen Chúa, thờ phược Ngài, tôn vinh Ngài. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự vui mừng, nên hãy luôn luôn vui mừng trong Ngài.

Ghi lại lời giảng Đỗ Thị Thủy.

CHIẾN TRANH VÀ HÔN NHÂN NGƯỜI PHỎNG VẤN:Thưa giáo sư, trong chương trình trước giáo sư có nói rằng khoa học và Cơ đốc giáo không hề đối nghịch với nhau. Vậy chúng liên quan đến nhau như thế nào? GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson kết lại loạt chương trình theo chủ đề này bằng cách nói rằng khoa học và Cơ đốc giáo giống như chồng và vợ - tuy khác biệt nhưng rất hữu ích cho nhau.

GIÁO SƯ: Francis Bacon [FRAN-sis BAY-kun] thường được xem là cha đẻ của khoa học hiện đại. Ông sống vào thế kỷ mười sáu và mười bảy, cống hiến cả đời mình cho khoa học. NGƯỜI PHỎNG VẤN:Đôi khi có những người quá đam mê với nghề nghiệp của mình,

nên họ nghĩ rằng những loại tri thức khác không tồn tại. Bacon có như vậy không? GIÁO SƯ: Không có. Thật ra, Bacon đã nêu lên quan điểm của ông trong câu nói sau: “Đừng ai suy nghĩ hay khẳng định rằng một người có thể nghiên cứu quá sâu hay học biết quá nhiều về cuốn sách lời của Đức Chúa Trời hay cuốn sách những công việc của Đức Chúa Trời.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Nghe có vẻ như ông ấy nói rằng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài theo hai cách. Nếu tôi hiểu đúng, thì Bacon gọi Kinh Thánh là lời

Page 6: So 122

6

của Đức Chúa Trời, và ông gọi vũ trụ thiên nhiên là công việc của Đức Chúa Trời. GIÁO SƯ: Đúng vậy. Các nhà khoa học cùng các triết gia gọi đây là “quan điểm hai cuốn sách” của khoa học và niềm tin. “Quan điểm hai cuốn sách” này có lẽ là sự tiếp cận chủ đạo của các nhà khoa học cho đến ít nhất là những năm 1800. Mỗi cuốn sách tiết lộ một phần của hiện thực không có trong cuốn sách kia. Tiến sĩ Hutchinson phát biểu trong bản tham luận của ông: “…Tôi cho rằng khoa học chỉ tiết lộ một số khía cạnh của tạo hóa, là những điều chúng ta thường cho rằng đó không phải là những đặc điểm chính được bàn đến trong niềm tin và những giáo lý tôn giáo. Nó tiết lộ những khía cạnh chỉ có thể được tiếp cận bằng những phương pháp khoa học vốn đòi hỏi tính tái hiện và tính minh bạch đối với những vấn đề được đem ra suy xét… “…Những công việc của Đức Chúa Trời trong lịch sử, bản tính của Ngài, mục đích của Ngài, và những điều khác – đều không chứng minh được bằng khoa học. Đó là vì cách lựa chọn các phương pháp và chủ đề của mình nên khoa học không đủ khả năng giải quyết những vấn đề nầy trong tôn giáo…” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Có phải ông ấy muốn nói rằng ý tưởng “Đức Chúa Trời lấp đầy khoảng trống” này rất ý nhị

không? Có phải ông ấy nghĩ rằng bất cứ khi nào chúng ta không tìm được một lối giải thích khoa học cho một điều gì đó, thì chúng ta nên cho rằng Đức Chúa Trời đã làm điều đó? GIÁO SƯ: Không phải vậy đâu. Ông trả lời: “Tôi tin rằng cách để hiểu được thế giới và nhìn nhận các mô tả khoa học và phi khoa học theo đúng bối cảnh là phải hoàn toàn tin cậy các mức độ mô tả khác nhau. … Kinh Thánh dạy về cách nhìn

thế giới theo nhiều mức độ như thế nầy. Kinh Thánh nhìn nhận vai trò của Đức Chúa Trời không chỉ trong những khía cạnh của tự nhiên mà chúng ta không hiểu, mà trong cả những khía cạnh chúng ta hiểu nữa. “Ví dụ tốt nhất tôi biết để minh họa cho điều này…là mô tả của Kinh Thánh về…hành trình ra khỏi Ai-cập của dân Y-sơ-ra-

ên.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Đó chẳng phải là sự kiện được mô tả trong sách thứ hai của Kinh Thánh, khi Môi-se lãnh đạo hàng ngàn người thoát khỏi ách nô lệ tại Ai-cập cổ sao? Nếu tôi nhớ không lầm, thì quân đội Ai-cập đã đuổi theo họ băng qua một hoang mạc, bao vây họ ba bề trong khi Biển Đỏ chặn họ trước mặt. GIÁO SƯ: Đúng vậy, và biển đã được rẽ ra để họ có thể đi trên đất khô. Tiến sĩ Hutchison nói: “…Ghi chép nguyên bản có đưa ra một giải thích ‘tự nhiên’ hoàn hảo về những điều đã xảy ra: ‘Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển; Đức Giê-hô-va dẫn

Page 7: So 122

7

trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm, Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ.’ Sự thật rằng có một lời giải thích tự nhiên cho sự kiện được mô tả trong phân đoạn Kinh Thánh trên – ngọn gió đông dai dẳng – không ngăn trước giả nhìn nhận vai trò của Đức Chúa Trời.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Đức Chúa Trời kiểm soát ngọn gió đông, khiến gió thổi ngay đúng thời điểm, theo hướng chính xác để tạo ra một lối đi xuyên qua biển. Và ngọn gió đó thổi cả đêm, đủ lâu để khiến biển cạn tới đáy, để mọi người có thể băng qua mà không bị mắc lại trong bùn lầy. Sau khi đội quân đuổi theo đã tiến xuống đáy biển khô, nước biển trở lại vị trí bình thường và nhấn chìm tất cả số binh lính nầy. GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson giải thích sự kiện này: “Nói cách khác, những mức độ giải thích khác nhau đều được xem là có giá trị tương đương. Sự việc này minh họa rằng từ xưa đến nay một đặc điểm của niềm tin theo Kinh Thánh là nhìn nhận Đức Chúa Trời không chỉ trong một vài điều được coi là khoảng trống mà trong tất cả những sự kiện của cuộc sống, dù cho sự kiện đó có thể được giải thích theo phương thức khoa học hay không.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Ở đầu chương trình giáo sư có nói rằng khoa học và niềm tin Cơ đốc giống như chồng và vợ vậy.

GIÁO SƯ: Đúng rồi. Tiến sĩ Hutchison dẫn giải như sau: “Một…người bạn của tôi…vốn đã lập gia đình được gần bốn mươi năm, được hỏi đâu là bí quyết của một cuộc hôn nhân bền vững. Tôi nghi ngờ rằng đó là một câu hỏi chọc tức, một phần bởi vì ông ấy và vợ…có vẻ như quá khác biệt đến nỗi nhìn từ bên ngoài họ

có vẻ như không thể hòa hợp được. …Câu trả lời ngay lập tức của ông ấy là: trong hôn nhân, chồng và vợ

phải cùng tuân thủ những nguyên tắc nền tảng và những tính cách bổ sung. NGƯỜI PHỎNG VẤN:“Những

nguyên tắc nền tảng và những tính cách bổ sung”? Ý ông ấy là gì? GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson giải thích: “Cốt lõi của hôn nhân là hòa hợp những khác biệt để tạo nên một sự hiệp nhất lớn hơn. …Điều đó không chỉ hàm ý những khác biệt về thể chất, giữa đàn ông và đàn bà – nhưng thường cũng có nghĩa là những khác biệt về kỹ năng, nhân cách, và sở thích. Tôi rất biết ơn vì vợ tôi đem vào cuộc hôn nhân của chúng tôi rất nhiều những thuộc tính phi thường mà tôi thiếu. Tất nhiên, những thiếu sót của cô ấy trong những mặt mạnh của tôi đôi khi khiến tôi bực mình khủng khiếp!... “Nhưng thường là nhờ giải quyết những vấn đề trầm trọng đó mà chúng tôi trưởng thành hơn. Cả hai chúng tôi đều mạnh mẽ hơn, tốt hơn vì chúng tôi đã lập gia đình với một người có những tính cách bổ sung. Và xét về những nguyên tắc nền tảng: niềm tin Cơ đốc chung của

Page 8: So 122

8

chúng tôi, những giá trị đạo đức và luân lý giúp củng cố tầm nhìn của chúng tôi, chúng tôi có chung một sự hiệp nhất gần như hoàn hảo.” Ông nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng ý tưởng về những nguyên tắc chung và những tính cách bổ sung là điều tôi nhìn thấy rõ ràng nhất trong mối liên hệ giữa khoa học và niềm tin. …Khoa học khác với đức tin, và vì vậy đôi khi tồn tại những bất đồng ở giữa đó. Nhưng tôi tin rằng những bất đồng này không phải là dấu hiệu của mâu thuẫn mà là của sự bổ sung.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Làm sao khoa học tự nhiên và niềm tin Cơ đốc có thể bổ sung cho nhau? GIÁO SƯ: Chúng có chung những nguyên tắc cốt lõi – những nguyên tắc chúng cần có để thực hiện tốt chức năng của mình. Cả khoa học lẫn niềm tin Cơ đốc đều không bị đánh lừa bởi tư tưởng phổ biến rằng có những điều có thể “đúng cho anh, nhưng không đúng cho tôi.” Tiến sĩ Hutchinson nói: “Cả hai đều tin có những lẽ thật phổ quát. Khoa học nói thế giới là như thế này, và nó như thế này ở đó, vào lúc đó, đối với người đó; cũng như ở đây, vào lúc này, đối với tôi. Đó là một nguyên tắc căn bản của khoa học, tính phổ quát của những định luật tự nhiên.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Những định luật tự nhiên nào không đúng đối với người này thì cũng sai đối với người khác.

GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông tiếp: “Chúng mang tính phổ quát và khách quan. Không nên ngạc nhiên khi khoa học và Cơ đốc giáo có chung những nguyên tắc này, bởi vì các quan điểm thần học Cơ đốc thường tạo cảm hứng để các nhà khoa học suy nghĩ về thế giới theo cách họ đã suy nghĩ. “Chẳng hạn như, Faraday [FAIR-uh-day], cũng như hầu hết các nhà khoa học đồng thời với ông, đều bận tâm với những định luật của tự nhiên. Và ông đánh giá mối

bận tâm đó theo quan điểm Cơ đốc của mình. Ông nhận thấy: ‘Đức Chúa Trời

luôn hài lòng khi sáng tạo thế giới vật chất theo những định luật,’ và

‘Đấng tạo hóa quản trị thế giới vật chất nầy của Ngài bằng những định luật rõ ràng kết thành từ

những lực tác động lên vật chất.’ Faraday cũng nói rằng: ‘Sự đơn giản của tự nhiên thật tuyệt vời biết bao khi chúng ta giải thích đúng đắn những định luật của nó.’” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Như vậy rõ ràng không phải dựa vào trực giác khi nói rằng các định luật nhất quán cai trị thế giới tự nhiên. GIÁO SƯ: Không đâu. Tiến sĩ Hutchison chỉ ra rằng: “Đối với Faraday, sự tể trị của Đức Chúa Trời là nền tảng cho giả định này.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Gần đây có nhiều tai tiếng khi các nhà khoa học tuyên bố đã khám phá ra điều gì đó, nhưng sau đó các tuyên bố này bị phát hiện là giả.

Page 9: So 122

9

Niềm tin Cơ đốc liên quan đến điều đó như thế nào? GIÁO SƯ: Ông nói: “Khoa học…không thể phát huy được chức năng của mình trong một môi trường nghi ngờ, khi chúng ta không thể biết chắc điều một người nào đó tuyên bố có phải do cố ý bịa đặt hay không. Lời dạy về đạo đức ‘Ngươi chớ làm chứng dối,’ là một hỗ trợ quan trọng cho hoạt động của khoa học, mà Cơ đốc giáo đã cung cấp suốt cả lịch sử… Một lần nữa, khoa học và đức tin…đã có chung những giá trị và nguyên tắc.” NGƯỜI PHỎNG VẤN:Chúng ta sẽ tóm tắt những điều mình đã học được thông qua ba chương trình vừa rồi như thế nào? GIÁO SƯ: Tiến sĩ Hutchinson nói: “Khoa học mô tả thế giới đến mức tối đa theo quy tắc tái hiện và minh bạch. Không phải tri thức nào cũng đạt được theo cách đó, vì vậy khoa học không thể là tất cả những tri thức hiện có. Đức tin tuy không phải là khoa học, nhưng có thể đem lại những tri thức thật. “…Khoa học phát triển trong một bầu không khí thuận lợi của giáo lý Cơ đốc, nhận được nhiều động lực căn nguyên và tạo cảm hứng cho nhiều người thực hành. Vì vậy …rất có lý nếu trong khoa học có bao gồm một thứ gọi là khoa học Cơ đốc.”

NGƯỜI PHỎNG VẤN:Ông chỉ ra rằng quan niệm chiến tranh giữa khoa học và niềm tin là một quan niệm sai lầm. GIÁO SƯ: Đúng vậy. Ông nói: “Chuyện tưởng tượng đó đã kết hợp với những quan điểm triết học của thuyết khoa học vạn năng. Nếu có chiến tranh, thì đó thật ra là chiến tranh giữa thế giới quan của thuyết khoa học vạn năng với niềm tin Cơ đốc mà thôi. … “Và khi một người xem xét khoa học hiện đại một cách khách quan, chứ không phải theo quan điểm của một số nhà khoa học, người đó sẽ thấy rất nhiều yếu tố nền tảng hòa hợp với giáo lý Cơ đốc và với Kinh Thánh. Ngày nay, trong các học viện, khoa học và Cơ đốc giáo theo nhiều cách càng có nhiều điểm chung với nhau hơn là những trào lưu rối rắm của tư tưởng hậu hiện đại.” Tiến sĩ Hutchinson kết luận: “Khi suy nghĩ về khoa học và niềm tin Cơ đốc, tôi nhận thấy có những nguyên tắc chung và những tính chất bổ sung. Với tôi, sự tương đồng gần gũi nhất với điều nầy là hôn nhân.”

(Sưu tầm)

Page 10: So 122

10

BẠN LÀ HẠT GIỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

HoiThanh.Com - Đức Chúa Trời không có trách nhiệm ủng hộ những gì mà Ngài không bảo hoặc không muốn bạn làm. Quan tâm hàng đầu và trách nhiệm trước nhất của bạn là bạn sẽ trở thành con người như thế nào, chứ không phải bạn đang làm gì.

Đức Chúa Trời không những không muốn trồng Lời Ngài vào trong lòng bạn. Ngài còn muốn trồng bạn vào trong thế gian này. Trong thế gian này, Đức Chúa Trời chỉ nhìn thấy 2 loại người : Những người sống trong sự sáng và những người sống trong sự tối tăm. Đức Chúa Trời không nhìn màu da của bạn, Ngài nhìn vào lòng bạn và ân tứ của Ngài trong bạn.

Khi Đức Chúa Trời bảo tôi đến Philippine, Ngài đã không đem một người Mỹ trồng ở Philippine. Đức Chúa Trời chi đem một hạt giống trồng vào xứ này.

Khi chúng ta xét đoán một người theo màu da và hình dáng bên ngoài thì chúng ta đã không làm đúng mục đích của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng đã ngăn trở những gì mà Đức Chúa Trời muốn dùng người khác truyền đạt vào chúng ta. Đừng nên phân biệt con người do sự khác nhau về màu da hay chủng tộc. Đức Chúa Trời không xét đoán như con người xét đoán, vì con người nhìn thấy trong lòng (I Sam 16:7). Đức Chúa Trời không thấy tôi là người Mỹ, Ngài thấy tôi là con cái của

Ngài. Tôi là đứa con trong nước của Ngài. Tôi là hạt giống được Ngài trồng ở Philippine, và tôi phải kết quả ở đó. Hễ khi nào bạn trồng một hạt giống, hạt giống đó phải sinh ra một cây mới. Khi bạn được trồng, bạn phải lớn lên và kết quả. Trong quả của bạn là hạt giống để kết quả nhiều hơn. Nhưng trước hết bạn phải được trồng.

Chúa Jesus phán rằng BẠN là hạt giống tốt (Mat 13:8). Nếu bạn được Thánh Linh của Đức Chúa Trời sanh lại, bạn là con trong nước Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời muốn trồng bạn. Đức Chúa Trời muốn trồng bạn ở đâu ? Ở thế gian này.

Nơi đầu tiên mà Đức Chúa Trời muốn trồng bạn là một Hội thánh tốt. Thi thiên 92:13 chép “Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giêhôva, sẽ trổ bông trong hành

lang của Đức Chúa Trời chúng ta”. Sau đó Đức Chúa Trời muốn trồng bạn vào trong một nghề nghiệp hay chức vụ nào đó. Mục đích trồng của Ngài là để bạn đi đến với thế giới của bạn.

Để hoàn thành mục đích Đức Chúa Trời cho đời sống bạn, thì bạn phải được trồng đúng chỗ - trong đất tốt. Đức Chúa Trời muốn trồng bạn vào trong đất đã chuẩn bị cho bạn. Nhưng mặc dù mảnh đất đó đã được chuẩn bị nhưng không có nghĩa là sẽ có kết quả dễ dàng. Không thể bởi hoàn cảnh của bạn mà bạn phán quyết được mình có ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời hay không ở trong ý chỉ của Ngài.

Page 11: So 122

11

Không phải khi mọi sự tốt đẹp là bạn đang ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời đâu. Và dù mọi sự có vẻ tồi tệ cũng không có nghĩa là bạn đã ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nếu trường hợp này là đúng thì Sứ đồ Phao Lô luôn ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời.

Hầu như đối với Phao Lô, mọi sự đều không trôi chảy. Ông bị chìm tàu, bị tống giam, bị ném đá gần chết, nhưng vẫn không ở ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phao Lô vẫn ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời. Phao Lô vẫn ở trong cuộc đua. Ông không bị lệch đường. Đức Chúa Trời đã sửa soạn nơi chỗ và tình trạng để trồng Phao Lô xuống.

Cũng vậy, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị nơi chỗ và hoàn cảnh để trồng bạn xuống. Những nơi này là chặng đua của bạn. Không thể căn cứ vào những điều xung quanh mà bạn có thể đánh giá được những gì Đức Chúa Trời đang làm trong đời sống bạn hay qua đời sống bạn. Bạn phải xét thử xem bạn đang ở đâu trong cuộc đua và tình trạng thật của bạn theo như Thánh Linh đang phán bên trong bạn là gì. Bạn có được trồng trong một hoàn cảnh nào đó không ? Cần có bao nhiêu thời gian để cây lớn lên ? Bạn hãy nhớ rằng 14 năm sau khi được cứu, Phao Lô mới lên Jêrusalem để thông công với các anh em.

Chúng ta rất thường quan tâm đến việc tôi làm gì và tôi muốn hoàn thành điều gì mà quên mất một điều là chúng ta cần phải trở thành cái gì. Chúa Jesus phán với các môn đồ “Hãy theo ta, ta sẽ KHIẾN

CÁC NGƯƠI trở nên tay đánh lưới người” (Mat 4:19). Điều mà Chúa Jesus muốn nói là “Ta sẽ khiến các ngươi trở thành một người nào đó trong ta để các ngươi có thể làm một điều gì đó cho ta”. Chúng ta đã gây nhiều nan đề trong chức vụ khi sự quan tâm hàng đầu của chúng ta là làm một điều gì đó, thay vì phải trở nên một người nào đó trong Christ để Đức Chúa Trời được vinh hiển.

Đối với người khác, điều bạn đang làm, có thể là tốt, hoặc có vẻ tốt, dường như tốt. Tuyệt lắm ! Nhưng Đức Chúa Trời sẽ

không được vinh hiển với những gì bạn đang làm nếu điều đó không phải là điều Đức Chúa Trời bảo bạn làm.

Cho nên, khi bạn thực hiện một kế hoạch nào đó mà không có sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời thì sẽ có sự thất bại, bạn bắt đầu kêu la và phàn nàn vì bạn không thể tiến hành được những gì do bạn xếp

đặt. Đức Chúa Trời không có trách nhiệm ủng hộ những gì mà Ngài không bảo hoặc không muốn bạn làm. Quan tâm hàng đầu và trách nhiệm trước nhất của bạn là bạn sẽ trở thành con người như thế nào, chứ không phải bạn đang làm gì. Bạn là hạt giống trong tay Đức Chúa Trời. Bạn đang để Ngài trồng bạn hay bạn đang tự trồng mình ? Chức vụ của bạn không thể đặt trên cơ hội. Chức vụ của bạn phải được đặt trên sự vâng lời. Bạn sẽ gặp những cơ hội nhưng không phải tất cả những cơ hội đều đến từ Chúa. Sẽ không có đủ thời gian để bạn đi khắp nơi mà bạn có cơ hội đi, hoặc làm mọi điều mà bạn

Page 12: So 122

12

có cơ hội để làm. Bạn không phải có trách nhiệm cho toàn thế giới được !

Nhưng bạn có trách nhiệm lắng nghe Đức Chúa Trời. Nếu bạn đặt phương hướng đời sống của bạn hoặc chức vụ của bạn trên việc làm theo cơ hội, thì bạn sẽ không biết phải đi đâu vì thế gian này đầy những nhu cầu. Và bạn không thể bị dẫn dắt bởi nhu cầu. Bạn phải được Thánh Linh dẫn dắt. Trong Esai 1:19 chép, nếu bạn sẵn lòng và vâng lời, bạn sẽ ăn được sản vật tốt nhất của đất. Chúa Jesus phán rằng. Cha được sáng danh khi bạn kết quả nhiều (Giăng 15:8). Nhưng nếu bạn không được trồng đúng chỗ, bạn sẽ chẳng kết được nhiều quả đâu.

Hãy để Đức Chúa Trời trồng bạn. Đừng để bạn bè trồng bạn. Đừng để áp lực của những người thân trồng bạn. Hãy để Thánh Linh của Đức Chúa Trời trồng bạn. Điều đó không có nghĩa là chỉ có bạn mới nghe được Thánh Linh của Đức Chúa Trời phán thôi đâu. Bạn cũng cần sự góp ý của những anh, chị trong Christ, những người có sự nhạy bén và sự vâng lời Thánh Linh.

Khi bạn đã lắng nghe Chúa một cách chính xác rồi, thì một ai đó sẽ làm chứng và đồng ý với bạn. Một người khác cũng nhận được một sự xác quyết trong sự cầu nguyện. Tuy nhiên bạn phải có trách nhiệm vâng theo điều Đức Chúa Trời đã phán với lòng bạn chứ không vâng theo những gì mà con người đã tưởng tượng ra trong tâm trí họ.

Theo Paul Chase.

TỪ TIẾN SĨ HẠT NHÂN ĐẾN MÔN ĐỆ CHÚA CỨU THẾ.

Tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc. Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được

dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có ông trời nào hết. Để chứng tỏ quan điểm đó là đúng, người vô thần nêu câu hỏi: Nếu có Ông Trời vĩ đại đêán mức sinh ra được vũ trụ thì Bố của Ông Trời là ai? Ông của Ông Trời là ai? Như thế, chuỗi logic hình thức này không bao giờ kết thúc. Ý thức vô thần cứ thấm vào tôi mỗi ngày càng sâu hơn. Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chất quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin Thượng Đến tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả. Sau khi ra trường, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò

Page 13: So 122

13

bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho sự vô thần chống Chúa trong đội ngũ trí thức Việt Nam. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội. Năm 1975, sau một kỳ thi rất căng thẳng giữa các cán bộ giảng dạy đại học, tôi đã đỗ và được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà xin về làm ở Viện Vật lý thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Mặc dầu không phải là đảng viên nhưng do có chuyên môn tốt nên tôi được cử làm trưởng phòng của Phòng Nghiên cứu Vật lý hạt nhân và có 6 phó tiến sĩ dưới quyền. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), nghiên cứu về các hạt nơ-tron phát xạ từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân nhẹ dơ-tê-ri góp cho công trình sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, đặt cơ sở cho những nhà máy điện nguyên tử sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân, mạnh gấp hàng ngàn lần nhà máy điện nguyên tử ngày nay. Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này. Chỗ làm việc của tôi thật lý tưởng. Đại đa số cán bộ là con ông

cháu cha, chỉ một vài người con thường dân như tôi được lọt lưới vào đây. Bây giờ, khi đã tin Chúa tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể "vớ bở" như thế được. Cám ơn Chúa thật nhiều! Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin tỵ nạn ở Đức. Một hôm ở trại tỵ nạn Heibronn, tôi gặp nhà truyền đạo người Hà Lan, Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ-đốc cho mọi người. Sau khi

nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh Thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao. Ngay từ dòng đầu của Kinh Thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Lương tri tôi bật lò xo. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính

Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động dịp nhàng được là nhờ "cái hích đầy tiên của Thượng Đế," mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Thượng Đế có thật. Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Thượng Đế sáng tạo vũ trụ trong

Page 14: So 122

14

sáu ngày. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận đượïc. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sạch, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng? Những phép lạ đầy dẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo logic khoa học của tôi không sao hiểu nổi. Đúng lúc ấy, trong đầu tôi nảy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh Thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây: Charles Dickens viết: "Kinh Thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới." Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục đã kết luận: "Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó." Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare.

Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh." Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ này, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù loà, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt." Lúc bấy giờ tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông khám phá ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm

cách nào ông lại có thể tìm ra định luật vĩ đại nầy, Newton vừa cười vừa trả lời: "Đó là nhờ tôi đứng trên vai những người khổng lồ." Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng trên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta." Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt

phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được nhồi sọ công phu trong bao nhiêu năm nay bị đánh bật ra khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Thượng Đế vì không ai chứng minh được sự hiện hữa của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Thượng Đế không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở trái đất nói rằng mặt trăng quay quanh trái đất; nhưng fquan sát viên đứng ở mặt trăng sẽ bảo

Page 15: So 122

15

trái đất quay quanh mặt trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được trí khôn. Vì vậy, có Thượng Đế hay không có Thượng Đế là vấn đề của Đức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác. Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cộng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự chứng minh tuyệt vời và làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo. Đó chính là Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn trí và toàn tại. Dần dần tôi cũng tin Kinh Thánh là Lời của Thượng Đế phán dạy cho loài người, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa điểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế đối với nhân loại. Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Đức Chúa Trời ba ngôi một thể. Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều nầy đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng

thái là rắn, lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là nước. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Điều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khấp khiểng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi. Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy, thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Đức Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời hiện thân làm người

như chúng ta, nhưng đồng thời Ngài chính là Thượng Đế, là Đấng Sáng Tạo. Chính Chúa Giê-xu đã tạo dựng nên vũ trụ này và đó là một phép lạ vĩ đại. Như vậy thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, đối với Ngài thì có gì là khó thực hiện.

Những lời dạy của Chúa Giê-xu đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô vờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Đường Đi, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha." Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là con đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là chân lý tuyệt duy nhất. Và cũng chính Ngài là nguồn sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh. Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:

Page 16: So 122

16

Lại Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp.

Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-xu cho biết: tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Thượng Đế, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Thượng Đế được. Lời dạy bao trùm nhiều ý nghĩa sâu sắc đó đã cảm động lòng tôi rất nhiều. Được Đức Thánh Linh truyền cảm hứng, thôi đã phổ nhạc bài thánh ca: "Xin Cha Sống Mãi Trong Con." Tôi cũng lấy câu này để đọc trong ngày tôi được làm thánh lễ báp-tem. Cảm ơn Chúa thật nhiều!

Tiến sĩ Phan Như Ngọc

LỜI CẢM TẠ.

(Lời cảm tạ và lời chứng của các con cái Chúa trong Hội Thánh )

Cảm tạ Chúa vì Chúa đã chữa lành bệnh cho mẹ tôi ở Việt Nam trong đêm 27.4 vừa qua.

Bùi thị Lan. Cảm tạ Chúa vì Chúa ban cho sự vui vẻ, niềm tin trong cuộc sống và công việc được thuận lợi hơn.

Nguyễn Văn Gắng.

ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN CHỮA LÀNH CHO BẠN

B¹n cã gÆp ph¶i khã kh¨n víi nh÷ng ng­êi nãi r»ng nÕu nghe nh÷ng bµi

gi¶ng kiÓu thÕ nµy, th× b¹n sÏ bÞ xÐt ®o¸n kh«ng ? Ch¼ng

ph¶i thÕ ®©u. B¹n sÏ ®­îc d¹y dç mét c¸ch ®óng ®¾n. §øc Th¸nh linh sÏ

b¾t ®Çu lµm chøng cho t©m thÇn b¹n vµ b¹n sÏ nãi r»ng “ §óng, nghÜa lµ cã hy väng cho c¶ ta n÷a “. Nh÷ng tiªn tri nãi r»ng §øc Chóa Trêi muèn d¹y dç b¹n ®iÒu g× ®ã qua bÖnh tËt, sÏ kh«ng bao giê tho¶ m·n ®­îc sù mong muèn cña lßng b¹n. Cã thÓ lµ ph¶i mÊt n¨m n¨m, m­êi n¨m,

m­êi l¨m n¨m tr­íc khi b¹n ®­îc ch÷a khái bÖnh hoµn toµn, nh­ng ®iÒu ®ã cã ý nghÜa g× ? §iÒu chñ yÕu lµ b¹n biÕt r»ng §øc Chóa Trêi lu«n ë cïng b¹n. Ngµi kh«ng l×a bá b¹n vµ kh«ng bá mÆc b¹n. Ngµi ®øng vÒ phÝa b¹n cïng víi ©n ®iÓn, sù ®ång c¶m, sù th­¬ng xãt vµ søc m¹nh cã thÓ gióp cho b¹n trong mäi hoµn c¶nh cña cuéc sèng. §õng ®Ó cho nh÷ng tiªn tri cña ®êi nµy víi

®Çy rÉy nh÷ng ý t­ëng x¸c thÞt quyÕt ®Þnh thay cho b¹n. B¹n cã ®Þnh hoµn toµn v©ng phôc Chóa hay kh«ng - Tèt h¬n, h·y giao quyÒn ®ã cho lêi Chóa. Kinh Th¸nh nãi r»ng lêi §øc Chóa Trêi lµ ph­¬ng thuèc cho TOµN TH©N THÓ B¹N (Ch©m ng«n 4:22). CÇn ph¶i bæ sung thªm ®iÒu g× n÷a ? Lêi mµ b¹n nãi ra sÏ lµ ph­¬ng thuèc ch÷a bÖnh, v× khi lêi cña §øc Chóa Trêi ®­îc ph¸t ra tõ miÖng b¹n, nã sÏ ®em søc khoÎ ®Õn cho th©n thÓ b¹n (M¸c 11:23; R«ma 1O:1O; Giac¬ 3:4-5)

Page 17: So 122

17

Chúa muốn chữa lành cho mọi người và mọi thứ tật bịnh.

B©y giê, chóng ta h·y nh×n xem Chóa Giª xu: Ngµi ®· lµm g× ? vµ lµm nh­ thÕ nµo ? Chóa Giª xu ®· cã t×nh yªu th­¬ng vµ søc m¹nh thÓ nµo, khi Ngµi ®i kh¾p n¬i trªn ®Êt nh­ mét sù tá ra sèng ®éng tõ §øc Chóa Trêi, bµy tá cho con ng­êi ý nguyÖn ®êi ®êi cña Ngµi, ®ång thêi béc lé râ b¶n tÝnh, tÊm lßng vµ nh÷ng ý t­ëng cña Ngµi ®èi víi chóng ta. Con ®· tá ra nh÷ng viÖc lµm vµ ý nguyÖn cña Cha, cho thÊy Cha cña chóng ta nh­ thÕ nµo, ®Ó chóng ta cã thÓ tiÕp nhËn tÊt c¶ nh÷ng g× mµ Ngµi ®· chuÈn bÞ s½n cho chóng ta. “Chóa giª xu ®· ®i“ - Ngîi khen

Chóa chóng ta, Ngµi kh«ng ngåi mét chç, kh«ng khãc lãc vµ chØ trÝch. Ngµi ®i kh¾p c¸c thµnh, c¸c lµng vµ d¹y dç. B¹n cÇn ph¶i biÕt mäi sù vÒ N­íc §øc Chóa Trêi: §ã lµ mét n­íc g× vËy ? N­íc ®ã giµu cã nh­ thÕ nµo ? Lµ c«ng d©n cña n­íc ®ã cã nghÜa lµ g× ? B¹n cã quyÒn h¹n vµ tr¸ch nhiÖm g× theo nh­ giao ­íc míi ? Nh­ cã chÐp r»ng “ Chóa Giª xu gi¶ng d¹y

Phóc ©m vÒ N­íc Trêi vµ ch÷a lµnh cho hÕt th¶y mäi ng­êi “ H·y ®Ó cho §øc Th¸nh Linh kh¾c s©u vÜnh viÔn trong t©m thÇn b¹n nh÷ng g× mµ §øc Chóa Trêi nãi víi b¹n : Chóa Giª xu ®i kh¾p n¬i vµ ch÷a lµnh mäi thø (chø kh«ng ph¶i chØ mét sè) tËt bÖnh (Mathi¬ 9:35-36). Nh­ vËy nghÜa lµ cã hy väng ®Ó gi¶i phãng khái bÊt cø mét bÖnh tËt nµo hiÖn t¹i, cã sù tr¶ lêi cho mçi mét lêi cÇu nguyÖn vÒ sù ch÷a bÖnh. Chóa Giª xu ®· chøng tá ®iÒu ®ã b»ng viÖc Ngµi ®· ®i vµ ch÷a lµnh cho nh÷ng ng­êi bÖnh. Chóa Giª xu ®· nhãm m­êi hai m«n ®å l¹i,

ban cho hä quyÒn n¨ng, phÐp t¾c ®Ó trÞ quØ,

ch÷a bÖnh (Mathi¬ 1O:18). Nh÷ng g× mµ Chóa Giª xu cã thÓ lµm th× c¸c m«n ®å Ngµi còng cã thÓ, khi hä kh«ng lµm ®­îc nh÷ng g× mµ Chóa Giª xu lµm th× ®ã lµ lçi cña hä. Chóa Giª xu ®· lµm tÊt c¶ nh÷ng g× mµ Ngµi th©ý ë n¬i Cha. Chóng ta còng cÇn ph¶i lµm tÊt c¶ nh÷ng g× chóng ta thÊy ë n¬i Con. Con ®· truyÒn lÖnh cho chóng ta : H·y ®i vµ truyÒn gi¶ng Tin lµnh cho hÕt th¶y mäi ng­êi, h·y ®Æt tay lªn kÎ ®au th× kÎ ®au sÏ

®­îc lµnh (M¸c 16:15-18) "Khi mÆt trêi lÆn råi (Mét ngµy lµm viÖc cña Chóa Giª xu b¾t ®Çu vµo thêi gian nh­ vËy ®Êy), ai nÊy cã ng­êi ®au, bÊt kú bÖnh g×, ®Òu ®em ®Õn cïng Ngµi; Ngµi ®Æt tay lªn tõng ng­êi vµ ch÷a cho hä “ (Lóca 4:4O). §ã kh«ng chØ lµ 5-1O ng­êi, d©n chóng kh¾p c¸c thµnh ®· ®Õn víi Chóa Giª xu, vµ

lu«n lu«n thÊy nãi r»ng MäI KÎ ®Õn víi Ngµi ®Òu ®­îc ch÷a lµnh bÖnh. Chóng ta ®äc vÒ c¸c sø ®å còng thÊy ®iÒu t­¬ng tù. T«i ®­îc nghe vÒ ¤ral R«bertx, mét nhµ

truyÒn gi¶ng Tin lµnh, mét ng­êi m¹nh mÏ trong sù cÇu nguyÖn ch÷a bÖnh. Mét lÇn «ng ®Õn Manila, mét thµnh phè cã hµng triÖu ®©n ë Philipin. Nh×n vµo nh÷ng ng­êi ®ang häp l¹i ®Ó nghe, «ng nãi : “ Chóa ®· ban cho t«i sù xøc dÇu ®Æc biÖt lµ ®Æt tay lªn ng­êi bÞ bÖnh, bëi vËy t«i ph¶i ®Æt tay lªn tÊt c¶ nh÷ng ng­êi bÞ bÖnh “ Khi ®ã, hÕt th¶y nh÷ng ng­êi bÖnh ®· lò l­ît kÐo ®Õn n¬i «ng ®ang ®øng t¹o thµnh mét hµng dµi, nã kÐo dµi ®Õn tËn trung t©m thµnh phè. ¤ral R«bertx ®· ph¶i mÊt 4 - 5 tiÕng ®ång hå ®Ó lµm ®iÒu nµy, v× «ng mong muèn ®­îc cÇu nguyÖn cho tõng ng­êi mét trong sè hä. §ã lµ g× ? Mét ph­¬ng ph¸p ch÷a bÖnh ®Æc

biÖt ch¨ng ? - Kh«ng, ®ã lµ tÊm lßng cña §Êng Christ. ®ã lµ bæn tÝnh cña Cha, Ngµi

Page 18: So 122

18

nh×n vµo con ng­êi víi sù th­¬ng xãt. Nh­ cã chÐp r»ng, Chóa Giª xu ch÷a lµnh mäi thø tËt bÖnh, vµ khi Ngµi thÊy nh÷ng ng­êi ®ang bÞ bÖnh nµy th× ®éng lßng th­¬ng xãt (Mathi¬ 9:35 - 36). Cã thÓ cã ai ®ã ph¶n ®èi b¹n “ Nh­ng nãi

vÒ sù ch÷a bÖnh nh­ vËy lµ ®ßi hái qu¸ nhiÒu vÒ m×nh “ - Ch¼ng ph¶i nh­ vËy ®©u, nÕu b¹n cho phÐp quyÒn n¨ng cña §øc Th¸nh linh ®­îc tù do ch÷a bÖnh, th× tÊm lßng cña Cha b¾t ®Çu lªn tiÕng ë trong b¹n. §ã lµ sù ®ång c¶m vµ kh¸t khao ®­îc gióp ®ì cho nh÷ng ®øa con cña m×nh. §øc Chóa Trêi ®au xãt khi thÊy ma quØ

®¸nh c¾p cña chóng ta nh÷ng sù ban cho cña Ngµi. Ma quØ ®· ®Õn ®Ó c­íp, giÕt vµ huû diÖt (Gi¨ng 1O:1O). Nã muèn c­íp ®i cña b¹n søc khoÎ, sù b×nh an, c­íp ®i nh÷ng ng­êi b¹n cña b¹n vµ tÊt c¶ nh÷ng g× mµ nã cã thÓ c­íp ®­îc. Nh­ng, ngîi khen thay Chóa cña chóng ta, Ngµi ®· huû ph¸ c«ng viÖc cña ma quØ vµ tuyªn bè sù ®Õn cña N­íc Trêi. Ngµi ®· “ §i tõ n¬i nä qua chç kia, lµm ph­íc vµ ch÷a lµnh hÕt th¶y nh÷ng ng­êi bÞ ma quØ øc hiÕp, v× §øc Chóa Trêi ë cïng Ngµi”

QUYÒN N¨NG HµNH §éNG SÏ ®Õn thêi kú mµ trong héi th¸nh cña §øc

Chóa Trêi chóng ta cã thÓ thÊy nh÷ng ng­êi bÞ th­¬ng vµ tµn tËt ®­îc ch÷a lµnh ngay tr­íc m¾t tÊt c¶ mäi ng­êi. Ma quØ sÏ nãi víi b¹n “ ThÕ cßn ng­êi kia, ng­êi kia n÷a... kh«ng ph¶i lµ hä ®· tuyÖt ®èi v« väng råi sao ? “ Nh­ng khi §øc Th¸nh Linh dÉn d¾t chóng ta tíi chç hiÓu ®óng ý muèn cña §øc Chóa Trêi, vµ khi Ngµi ®Æt ®­îc sù kh¸t khao vµo lßng chóng ta, th× c¸c hµnh ®éng quyÒn n¨ng ch÷a bÖnh sÏ ®­îc biÓu hiÖn mét c¸ch phi th­êng.

T«i ®­îc nghe kÓ vÒ mét ng­êi phô n÷ lµm chøc vô truyÒn gi¶ng Tin lµnh ®· ®­îc Chóa sö dông mét c¸ch hÕt søc ®Æc biÖt. Mét lÇn, bµ cÇu nguyÖn cho mét ng­êi phô n÷ cã tËt nghiÖn r­îu. Ng­êi phô n÷ nµy cã mong muèn tiÕp nhËn sù cøu rçi. Sau khi cÇu nguyÖn tiÕp nhËn Chóa xong, chÞ ta nãi “ Ngµy mai t«i sÏ ®­a ®øa con g¸i cña t«i ®Õn. Nã võa sinh ra ®· ph¶i chÞu tµn tËt, do t«i ®· uèng r­îu khi mang thai nã. T«i sÏ ®­a nã ®Õn, ch¾c nã sÏ ®­îc ch÷a lµnh “ Bµ truyÒn gi¶ng Tin lµnh ®· ph¶i ho¶ng sî khi thÊy ®øa bÐ g¸i mét tay hoµn toµn kh«ng cã, thÕ vµo chç ®ã chØ lµ mét mám côt nhá. §Õn lóc b­íc vµo cÇu nguyÖn, ng­êi phô n÷

cïng víi ®øa con hai tuæi b­íc lªn phÝa tr­íc. Bµ truyÒn gi¶ng Tin lµnh chØ cÇu

nguyÖn cho ng­êi phô n÷ nä mét lóc, råi chuyÓn sang tiÕp tôc cÇu nguyÖn cho

nh÷ng ng­êi kh¸c. Bµ lo l¾ng ®Õn møc tr­íc buæi ®ã ®· kiªng ¨n vµ

cÇu nguyÖn suèt ®ªm. Bèn th¸ng sau ®ã, khi cã dÞp trë l¹i

vïng nµy, ng­êi ta kÓ cho bµ nghe vÒ mét ®øa bÐ ®· ®­îc ch÷a khái, vµ h¬n

n÷a ®· x¶y ra mét phÐp l¹. Ngay lËp tøc, bµ hiÓu hä ®ang nãi vÒ ai. §ã chÝnh lµ ®øa bÐ g¸i nä. Ngîi khen Chóa cña chóng ta. Haleluja. Chç mám côt ®ã ®· mäc dµi ra. Trong vßng

3 - 4 th¸ng nã cø tiÕp tôc dµi ra, dµi thªm ra: B¾t ®Çu xuÊt hiÖn khuûu tay, c¸nh tay, råi bµn tay víi nh÷ng chç mÊp m«. ë c¸c chç mÊp m« b¾t ®Çu mäc ra c¸c ngãn tay vµ xuÊt hiÖn c¸c mãng. Sau bèn th¸ng, ®øa trÎ ®· cã ®­îc mét c¸nh tay ®Çy ®ñ. §èi víi §øc Chóa Trêi kh«ng cã ®iÒu g× lµ

kh«ng thÓ. Ngµi muèn tiÕp nhËn b¹n ë ®óng hiÖn tr¹ng mµ b¹n ®ang gÆp ph¶i. H·y ®õng bao giê nãi r»ng, ®iÒu duy nhÊt Ngµi cã thÓ lµm lµ ch÷a cho b¹n khái chøng sæ mòi. Ngµi cã thÓ, vµ muèn lµm h¬n thÕ rÊt nhiÒu.

Page 19: So 122

19

Khi chóng ta b¾t ®Çu kh¸t khao vµ chê ®îi nh÷ng biÓu hiÖn quyÒn n¨ng siªu nhiªn cña §øc Th¸nh Linh, th× chóng sÏ ®­îc thÓ hiÖn qua b¹n hay t«i víi søc m¹nh ch­a tõng thÊy, vµ tá cho thÕ gian biÕt Giª xu lµ §Êng sèng. Nh÷ng ng­êi trong thÕ gian ®· bÞ chÕt vÒ t©m linh, hä kh«ng thÓ nghe thÊy tiÕng nãi cña §øc Chóa Trêi nh­ chóng ta, hä cÇn ph¶i ®­îc chøng kiÕn tËn m¾t nh÷ng g× mµ §øc Chóa Trêi lµm qua Chóa Giª xu. Khi ®ã hä sÏ ph¶i kªu lªn “ §ã chÝnh lµ ®iÒu mµ t«i ®ang cÇn, t«i ®· ch¸n ngÊy víi hÕt th¶y c¸c lo¹i thuèc do con ng­êi lµm ra råi”. Vµ thÕ lµ hä b­íc vµo N­íc cña §øc Chóa Trêi. Trích sách Đức Chúa Trời muốn chữa lành cho bạn

LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN

Từ ngày 07/5 đến ngày 13/5

07. Thi-thiên 126, 1Cô-rinh-tô 15, 1Sa-mu-ên 18-19 08. Thi-thiên 127, 1Cô-rinh-tô 16, 1Sa-mu-ên 20-21 09. Thi-thiên 128, 2Cô-rinh-tô 1, 1Sa-mu-ên 22-23 10. Thi-thiên 129, 2Cô-rinh-tô 2, 1Sa-mu-ên 24-25 11. Thi-thiên 130, 2Cô-rinh-tô 3, 1Sa-mu-ên 26-27 12. Thi-thiên 131, 2Cô-rinh-tô 4, 1Sa-mu-ên 28-29 13. Thi-thiên 132, 2Cô-rinh-tô 5, 1Sa-mu-ên 30-31

LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH Lịch sinh hoạt từ ngày 30/04 – 06/05

Ngày CHƯƠNG TRÌNH

07/05 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội Thánh ( Từ 08.00-18.00 )

08/05 CA ĐOÀN 09/05 NHÓM TẾ BÀO 10/05 11/05 NHÓM TẾ BÀO 12/05 THỜ PHƯỢNG tại các chi hội 12/05 13h30 : Thờ phượng với HT lớn

18h30: Hội Thánh Việt Nam THỜ PHƯỢNG tại phòng nhỏ.

HỘI THÁNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM.

Long Biên : Ms Dũng 01698955461 Đông Anh : Anh Hùng 01257337337 Quảng Ninh : MS Calep 0988425862 Hải Dương: Anh Sáu 0982721342 Thái Bình: Anh Phierơ 01676262652 Thanh Hóa: Chị Thảo 01235939099 Sơn Tây: MS Hưng 89658303049 Thái Nguyên: Chị Kiên 0974278365 TuyênQuang: AnhVinh 01236863638 Nghệ An : Anh Mừng 01699219530 Bắc Ninh: Cô Nga 01228228104. Sài Gòn: MS Huê 0163 458 5438 Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email [email protected] Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Để tiện cho việc in ấn, xin các con cái Chúa có thể đăng ký số lượng cần nhận cho Anh Nguyễn Lưu Quý vào các Chúa Nhật trong tuần. Hoặc gọi điện theo số 8964 635 3818 gặp Anh Quý để đặt báo. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.

Page 20: So 122

20

GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm.

HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW

Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a

Tel: 8905 534 4475.

Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.

THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ