sÁng kiẾn kinh nghiỆm€¦ · web viewtrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là...

33
1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG MẦM NON ĐÔN NHÂN =====***===== Mã lĩnh vực:04/MNĐN/2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ Một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật sẵn có tại địa phương” Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tâm. Chức vụ: Giáo viên Tác giả sáng kiến: Lê Thị Kim Dung. Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Mầm Non Đôn Nhân Hồ sơ bao gồm : 1. Đơn đề nghị. 2. Bản cam kết. 3. Tóm tắt SKKN 4. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường. 5. Báo cáo SKKN

Upload: others

Post on 09-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔTRƯỜNG MẦM NON ĐÔN NHÂN

=====***=====

Mã lĩnh vực:04/MNĐN/2020

BÁO CÁO KẾT QUẢNGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: “ Một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật sẵn có tại địa phương”

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tâm. Chức vụ: Giáo viên Tác giả sáng kiến: Lê Thị Kim Dung. Chức vụ: Giáo viên

Địa chỉ: Trường Mầm Non Đôn Nhân

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị.2. Bản cam kết.3. Tóm tắt SKKN 4. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường.5. Báo cáo SKKN

Đôn Nhân, năm 2020

Page 2: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:Mỗi chúng ta ai cũng có tuổi ấu thơ, với lời ru của bà của mẹ, sự âu yếm thân

thương của cô giáo mầm non. Đến trường trẻ không những được cô giáo yêu thương chăm sóc giáo dục mà còn được các cô tổ chức các trò chơi. Chơi là một trong những hoạt động chủ đạo trong cuộc sống của trẻ nhỏ.

Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của các cháu, đến trường các cháu được “ chơi mà học, học mà chơi” . Trong đó vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là điều kiện cần thiết giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, hứng thú.Đồ dùng, đồ chơi mầm non tự làm phải đảm bảo tính thiết thực,thẩm mỹ đáp ứng với mục tiêu giáo dục theo chương trình GDMN hiện hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe trẻ mầm non và thu hút sự chú ý của phụ huynh học sinh.

Để thỏa man nhu cầu vui chơi, trẻ không những vận dụng những hiểu biết đa có vào trong quá trình chơi, sự hứng thú có tính chủ thể hoạt động thúc đẩy trẻ tới chiếm lĩnh tri thức mới. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu nhận thức của trẻ.

Vui chơi là mảnh vun trồng để phát triển hoạt động nhận thức của trẻ như: Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, đặc biệt là trí tưởng tượng và ngôn ngữ. Vậy là giáo viên mầm non bạn sẽ làm gì? Tham gia một cách hứng thú, tích cực trong các trò chơi

Trẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4- 5 tuổi thích được tự tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa man được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non phải tìm tòi sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.

Do thời gian rất eo hẹp, nên việc làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế và chưa biết sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có phong phú ; Như lá cây, quả khô, hạt hột, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sữa chua, vải vụn,…để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học của trẻ do đó hầu hết trên giá góc của lớp là đồ chơi mua sẵn hoặc được cấp nên ít đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động còn ít đồ dùng tự cô và trẻ làm và đồ dùng đồ chơi chưa phong phú chưa chú ý đến độ bền và màu sắc của đồ

2

Page 3: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

dùng đồ chơi chưa đẹp, chưa gần gũi và thu hút trẻ. Đồ dùng đồ chơi chưa phát huy trí tưởng tượng và tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo, chưa tạo điều kiện cho trẻ tham gia tự làm đồ chơi cùng cô.

Trong thực tế bản thân tôi cũng như các cô giáo trong trường mầm Non Đôn Nhân thường xuyên làm ra nhiều những đồ dùng đồ chơi nhưng còn chưa bền đẹp và mất rất nhiều kinh phí, trong khi các đồ phế thải từ gia đình, các vật liệu thiên nhiên, các nguyên vật liệu đa qua sử dụng đang sẵn có, giáo viên có thể tận dụng tái sử dụng các chế phế phẩm này làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Khi đưa các loại đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé.

Phối hợp với phụ huynh sưu tầm ủng hộ nguyên vật phế thải , nguyên vật thiên nhiên như : các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thép, vỏ sò, ốc, chai, hến, mo cau, mo nang, rơm, dạ, vải vụn……để cô và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng từ đó giáo dục trẻ biết những nguyên liệu nào làm được đồ chơi nhặt và sưu tầm cho cô.

Xuất phát từ những suy nghĩ đó tôi luôn tìm tòi các nguyên vật liệu từ thiên nhiên sáng tạo ra các mẫu để làm đồ dùng đồ chơi bền đẹp hấp dẫn thu hút sự tìm tòi khám phá thế giới xung quanh của trẻ để cô và trẻ gần gũi thân thiện nhau hơn từ những suy nghĩ đó tôi nảy sinh ra ý tưởng “Một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất áp dụng vào công tác giảng dạy tại lớp góp phần vào việc chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.2. Tên sáng kiến:

“Một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương”3. Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: Nguyễn Thị Tâm – Lê Thị Kim DungĐịa chỉ tác giả sáng kiến: trường mầm non Đôn Nhân – Sông LôSố điện thoại: 0398476956 - 0394390925

Email:[email protected] - [email protected]

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nguyễn Thị Tâm - Lê Thị Kim Dung

3

Page 4: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

5.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

6. Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 09 tháng 09 năm 2019

7. Mô tả bản chất của sáng kiến- Nội dung của sáng kiến: “Một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương” Ngay từ lúc nằm trong nôi, các bé đa biết bộc lộ thái độ vui vẻ khi được cha mẹ vỗ tay bằng cách cười, khua đập chân, tay, những mảnh vải khác màu, những con búp bê ngộ nghĩnh đang cho bé chơi. Nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi đó trẻ lập tức sẽ phản ứng bằng cách ngơ ngác, cáu, khóc. Theo năm tháng bé lớn lên cùng với những con búp bê xinh xinh, những chú gấu bông thực sự là những người bạn thân thiết, gần gũi của trẻ trong mọi sinh hoạt, kể cả trong lúc ngủ trẻ vẫn ôm những con búp bê hay chú gấu cạnh mình.

Không biết điều gì đa gắn bó và hấp dẫn trẻ với đồ chơi, rối, thú nhồi bông đến thế? Phải chăng những đồ chơi này đa thỏa man được nhu cầu thiết yếu của tuổi thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực thì trẻ thơ cần có những nhu cầu khác nữa đó chính là:

+ Thỏa man như cầu giải trí, vui chơi của trẻ.+ Thỏa man nhu cầu nhận thức của trẻ.+ Thỏa man nhu cầu giao tiếp của trẻ. + Thỏa man nhu cầu tưởng tượng của trẻ.Hiểu được điều đó, nên tôi luôn tìm tòi sáng tạo, tham khảo tài liệu, sách báo...

và được Ban Giám Hiệu cùng bạn bè đồng nghiệp tận tình góp ý, tôi đa vận dụng sáng tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu của trẻ.

* Thực trạng và kết quả của công tác làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương:

Tổng số học sinh: 35 trẻ:Trong đó trẻ Nữ 21, trẻ Nam: 14Tại lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, trí tuệ . Ở thời điểm này trẻ rất tò mò, thích tìm hiểu khám phá mọi thứ xung quanh. Hiện nay các trường mầm non được đầu tư về trang thiết bị Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, máy chiếu có kết nối mạng Internet,

4

Page 5: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhưng đồ dùng đồ chơi vẫn rất cần thiết đối với trẻ mầm non.      Bất luận trong hoàn cảnh nào thì đồ chơi ra đời sẽ phát triển trí tuệ cho trẻ, đồ chơi phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu.

Bởi vậy qua điều tra nghiên cứu và tiến hành khảo sát đầu năm số đồ dùng đồ chơi ở lớp 4 tuổi A1 tôi đang giảng dạy kết quả như sau:

Nội dung Số lượng đồ dùngĐồ dùng đồ chơi được cấp 10Đồ dùng học toán 6Đồ chơi làm quen với văn học 3Số lượng đồ dùng, đồ chơi âm nhạc 5Số lượng đồ dùng vui chơi ở các góc

10

- Để thỏa man được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động của lớp tôi đang giảng dạy. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải nhằm phục vụ vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo và đặc biệt là trẻ ở lớp 4 tuổi A1 trường mầm non Đôn Nhân và đưa ra áp dụng ở lớp như sau:Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi: 

Ngay từ đầu tháng 9, tôi xây kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi trong năm học 2019 - 2020, căn cứ theo chương trình giáo dục mầm non của bộ giáo dục và Đào tạo về ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên với thực tế hiện trạng cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp mình phụ trách và có hiệu quả cao. Sau đó tôi tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường trực tiếp duyệt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cả năm học của nhóm, lớp trong tháng 9. Biện pháp 2: Lựa chọn đồ chơi cần làm

Dựa vào kế hoạch đa xây dựng, bản thân tôi lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có, phong phú để phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc làm đồ chơi, đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội dung đa lựa chọn. đồ chơi phải có cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để lôi cuốn thu hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài

5

Page 6: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

hước phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi của trẻ. Khi thực hiện làm đồ chơi cần lưu ý: Lựa chọn nguyên vật liệu sạch sẽ an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi, hạn chế những đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí có độ bền không cao. Biện pháp 3: Tìm kiếm, chuẩn bị nguyên vật liệu:

Vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, ngay từ đầu năm học tôi đa sưu tầm những nguồn vật liệu từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trên đường làng, ngõ xóm,…Tôi đa tích cực, chú trọng đến việc tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu ở mọi lúc, mọi nơi và sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: quả khô, hột, hạt, lá cây… Các nguyên vật liệu là phế thải như: hộp sữa, lon bia, xốp, len vụn, vải vụn, gỗ, hộp bánh kẹo,hộp sữa chua,nỉ dạ....để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

Khi sử dụng nguyên vật liệu tái chế tôi luôn chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn, được rửa sạch, phơi khô.

Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn, những trai lọ đựng màu, đựng thuốc độc hại, dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ.Biện pháp 4:  Tuyên truyền, phối hợp tốt với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi: 

+ Bên cạnh đó việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học tôi đa làm tốt những việc sau: + Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của khối, kế hoạch của nhóm, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. + Đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, phế thải với các hoạt động học tập và phát triển toàn diện của trẻ , để cùng đưa ra, thống nhất biện pháp phối kết hợp. + Vận động phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để cô và trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. - Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải đó có an toàn đối với trẻ không? Tôi đa giải tỏa những băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số hoạt động có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, để họ được tận mắt nhìn thấy trẻ học tập và vui chơi rất an

6

Page 7: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

toàn và có hiệu quả.Biện pháp 5: Tích cực nghiên cứu, học hỏi cách làm, từ đó tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi: - Học cách làm đồ dùng, đồ chơi qua ti vi, sách báo, tập sách giáo dục mầm non - Học cách làm đồ dùng đồ chơi qua việc tham quan học tập các trường bạn trong và ngoài huyện.  - Trước khi làm đồ dùng, đồ chơi, tôi tiến hành tái chế, phân loại, làm sạch nguyên vật liệu để đảm bảo vệ sinh,an toàn khi sử dụng. Biện pháp 6 : Một số cách làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải.

Làm nhiều đồ dùng phục vụ hoạt động có chủ đích như:1. Làm rối.a. Làm rối tay truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” * Nguyên liệu

- Vải vụn, quần áo không dùng nữa, cúc áo, kim, chỉ, bông, bìa cứng.* Cách làm con gấu

- Cắt vải thành hình tròn to làm đầu (2 miếng).- Lấy 1 vải hình tròn to, ta cắt bỏ một miếng nhỏ hình ô van để may mồm.- Cắt một miếng hình tròn nhỏ, tiếp tục cắt bỏ 1/4 hình tròn làm mồm

- Gập lại thành hình chiếc nón may lại.- May phầm mồm vào miếng vải vừa cắt.- Cắt mửa hình tròn nhỏ (2 miếng màu khác nhau)- May lại và để một đầu nhồi bìa cứng.- Cắt tiếp nửa hình tròn nhỏ làm tai (Cắt tai bằng 2 màu khác nhau).- May đầu với tai lại với nhau.- Lấy bông nhồi vào phần đầu- Dùng 2 cúc áo máy lại làm mắt.- Căt 2 miếng vải làm thân.- May lại thành hình thân con gấu.- May phần thân và phần đầu vào nhau. - Cắt những họa tiết trang trí cho con rối đẹp.- Cắt 10 cm ống nước đúc vào đầu để đúc tay vào điều khiển rối.+ Tương tự như vậy làm tiếp 2 chú thỏ và các con vật khác

7

Page 8: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

* Cách sử dụng- Với rối này ta có thể sử dụng dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh.- Dạy trẻ làm quen với toán định hướng trong không gian: Trước - sau, trên -

dưới, to - nhỏ, cao - thấp.- Ta còn có thể sử dụng để làm các nhân vật trong giờ làm quen với văn học Ví dụ: Trong câu truyện: “Bác gấu đen và 2 chú thỏ”. Hay đưa vào hoạt động

góc, búp bê này có thể sử dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên Ví dụ: Đối với trẻ 3 tuổi cô có thể vẽ hình con rối ra giấy A4 cho trẻ tô. Với trẻ lớn hơn, cô để trẻ tự vẽ, cắt hoặc xé dán các bộ phận của búp bê và dán lên lon nước ngọt làm đồ chơi.

+ Giúp trẻ thỏa man nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi.+ Thỏa man nhu cầu nhận thức: Vận động vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, xé

dán các bộ phận trên cơ thể.+ Thỏa man nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật theo

ý thích của trẻ.+ Thỏa man nhu cầu giao tiếp: Hai trẻ sử dụng con vật rồi nói chuyện với nhau.

b. Rối tay hình người* Nguyên liệu

- Len, giấy mềm, hồ dán, xốp màu, vải, kéo.- Bút lông màu

* Cách làm- Lấy giấy mềm vo tròn xoay đều tạo thành hình đầu rối, dùng bút màu vẽ mặt,

dùng len làm tóc, bìa tạo thành nón mũ. Dùng vải làm áo quần, váy tùy theo hình người ( trai, gái, trẻ em, bà già...)* Cách sử dụng

- Với loại rối này có thể sử dụng làm các nhân vật truyện trong giờ làm quen văn học hay đưa vào hoạt động góc. Rối này có thể trẻ cùng làm với cô, sử dụng cho cả 3 độ tuổi ( bé, nhỡ, lớn)* Ví dụ: Trẻ làm đầu rối bằng cách vo giấy, dùng len làm tóc. Cô giúp trẻ vẽ mặt mũi, trẻ sử dụng các ngón tay để diễn rối.Loại rối này thỏa man nhu cầu:

+ Tưởng tượng: có thể trẻ tưởng tượng ra các nhân vật rối và làm theo ý thích của mình.

8

Page 9: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

+ Giao tiếp: hai trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện, giao tiếp với nhau

(Hình ảnh rối bông,tập tranh thơ, tranh truyện)2. Làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên* Tạo hình băng lá cây- Nguyên liệu

+ Lá cây, bìa cứng, giấy sơn, hồ dán, keo- Cách làm

+ Tạo nền bằng cách chọn mầu giấy sơn phù hợp vo nhẹ, bồi vào bìa cứng.+ Vẽ lên giấy, xếp lá theo mẫu đa vẽ.+ Phết hồ vào nền và dán lên.

- Cách sử dụng+ Được sử dụng trong giờ làm quen với toán và làm quen với môi trường xung quanh.

+ Trong giờ làm quen với toán số đếm.+ Sử dụng trong hoạt động làm quen với văn học: Cho trẻ đọc bài thơ “Rong

và cá” + Sử dụng trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Có thể cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thực hành làm tranh đàn cá đang bơi, vẽ, xé dán...* Làm tranh từ Lá cây, trấu, vỏ ốc, màu nước, keo sữa

9

Page 10: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Nguyên liệu+ Lá cây, trấu, vỏ ốc, màu nước, keo sữa.

- Cách làm- Dùng bút vẽ nét bức tranh theo ý thích.- Quét keo sữa, đắp trấu làm nền, dùng vỏ ốc đa rửa sạch phơi khô gắn thàn

hình (ngôi nhà, con đường...), dùng lá cây cỏ dán vào tranh theo ý thích. Màu nước phủ lên mặt trấu làm nền.* Cách sử dụng

- Những loại tranh này trang trí ở góc nghệ thuật, tạo hình trang trí phòng đón trẻ, trang trí cho chủ điểm đang học .Qua cách làm tranh này giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, làm giàu cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng tạo hình.

(Tranh lắp ghép từ vỏ sò, chai, hến)3. Đồ dùng học toán* Nguyên liệu

- Bìa màu, hồ dán, kéo, lịch treo tưỡng cũ, thiếp mời.a) Cách làm: Đồ dùng hình chữ nhật

- Vẽ mẫu các nhân vật lên giấy A4- Lấy mẫu đó đặt lên bìa màu để cắt theo mẫu.- Lấy mẫu đa cắt được dán lên nền đen và cắt viền.

10

Page 11: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Gài phần bụng của đồ chơi lại để con vật có thể đứng được.b) Đồ dùng từ dạng hình tròn

- Bìa màu, lịch treo tưỡng cũ, thiệp mới cắt thành những hình tròn to nhỏ khác nhau để tạo thành hình các con vật.Ví dụ: Làm con bướm

- Lấy một hình tròn quận lại thành con bướm.- Lấy một hình tròn khác cắt đôi lại thành con bướm.- Lấy hình tròn nhỏ làm đầu bướm.- Gắn các bộ phận lại với nhau và thêm các chi tiết phụ khác: Mắt, mũi, râu, vẽ

trang trí cho con bướm.VD: Làm con vịt

- Lấy một hình tròn to gấp đôi lại làm thân con vịt.- Lấy nửa hình tròn gấp đôi lại để tạo thành đuôi con vịt.- Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu.- Ghép các bộ phận của con gà lại với nhau bằng cách gập gim để tạo thành

chú vịt.* Cách sử dụng

- Với các con dối này có thể sử dụng trong giờ làm quen với toán: Cao - thấp, học số lượng: (Dạy trẻ đếm)

- Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen với văn học, làm quen với môi trường xung quanh.

- Sử dụng để chơi ở góc học tập của trẻ, có thể sử dụng các hình học cơ bản làm những con vật cho trẻ thích.c) Cá cùng học toán học chữ* Nguyên liệu

- Vỏ con trai, xốp vê a, keo con voi, kéo.* Cách làm - Lấy vỏ con trai đa vệ sinh sạch sẽ làm thân, cắt vây, đuôi, mồm, vảy theo ý thích.

- Lấy phần mồm đa cắt ghép vào giữa hai mảnh của con trai một đầu, đầu còn lại ghép đuôi, phần lưỡi con trai ghép vây to làm lưng, phần còn lại ghép vây nhỏ vào làm bụng sau khi đa ghép chúng ta dùng kheo con voi để cố định lại,

- Dùng keo dán tiếp, mang, mắt, vây nhỏ của con cá. - Dùng kéo cắt một miếng sốp nhỏ bằng bao diêm dán xuống phía bụng cá để

cá đứng được.

11

Page 12: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

* Cách sử dụng- Được sử dụng trong giờ làm quen với toán và làm quen với môi trường xung quanh.- Trong giờ làm quen với chữ cái: Cô đố trẻ biết chữ bên trái chữ C là chữ gì?

Hoặc bên phải chữ O là chữ gì? => Cô vừa củng cố chữ cái vừa củng cố được bên phải, bên trái cho trẻ

- Trong giờ làm quen với môi trường xung quanh: Con vật dứng trước con cua là con gì? Con vật đứng sau con tôm là con gì? - Trong giờ làm quen với toán số đếm? Có mấy con cá? Số cá và số mèo số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn? Vì sao?d. Bảng toán học : số lượng* Nguyên liệu

- Bìa catton,vỏ ngao,vỏ hến, len.- Keo sữa, trấu, hạt đỗ, màu nước, lịch treo tường cũ.

* Cách làm- Quét keo sữa lên mặt bìa catton, trấu rải đều làm nền. Lấy màu nước vẽ lên

mặt trấu thành bức tranh tùy thích ( nền trời, mặt đất, bai cỏ...) - Dùng vỏ ngao gắn thành hình con bướm, dùng len làm râu, hạt đỗ đen làm mắt.

- Dán số lượng con bướm lên ( tùy theo số lượng cần học)- Cắt tờ lịch cũ có chữ số 1, 2, 3...gắn phía dưới mỗi con bướm ( gắn theo cách

xếp tương ứng 1 –1)* Cách sử dụng

- Với bảng này chúng ta có thể sử dụng trong giờ làm quen với toán hoặc sử dụng trong giờ hoạt động góc, chơi thời điểm đón trả trẻ.Trẻ sử dụng loại đồ chơi này sẽ được thỏa man nhu cầu về vui chơi, về nhận thức: nhận biết các nhóm có số lượng bao nhiêu, chữ số ứng với nhóm số lượng, thao tác đếm, xếp tương ứng 1-1.e. Làm Con cua, con cá * Nguyên Liệu

- Vỏ chai chai; nỉ, màu nước, nhũ, keo nến…* Cách làm

- Vỏ chai chai rửa sạch, gọt bỏ cho bớt nhọn. Vẽ hình con cua, con cá lên nỉ và cắt theo hình đa vẽ.

- Gắn phần nỉ đa cắt vào giữa hai phần vỏ chai chai, dùng keo con voi hoặc nến gắn phần miệng chai chai kín vào nhau.

12

Page 13: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Dùng màu nước hoặc sơn phủ kín phần vỏ chai chai, sau đó dùng nhũ phủ lên phần vỏ chai chai.* Cách sử dụng

- Với đồ chơi này có thể sử dụng cho trẻ tìm hiểu, khám phá trong lĩnh vực khám phá thế giới động vật, chơi bán hàng, dùng trong giờ học toán…Chẳng hạn : Khi cho trẻ làm quen với số đếm, tôi có thể cho trẻ đếm số chân cua, đếm số cua, số cá trong ao…phù hợp với số lượng mà trẻ được học f. Làm Bầy hươu cao cổ : * Nguyên liệu

- Vỏ chai C2 hoặc vỏ hộp sữa chua uống susu, sơn, màu nước, nỉ màu vàng, màu nâu ... * Cách làm

- Dùng màu nước( sơn) màu vàng hoặc màu cam sơn phủ kín vỏ lọ C2( vỏ hộp sữa chua su su).· Lấy bút màu đỏ vẽ các chấm sao trên thân hươu thành hình hươu sao· Dùng bút vẽ lên nỉ màu vàng phần đầu hươu cao cổ và cắt dán vào làm đầu dùng nỉ cuộn tròn có độ dài khoảng 10cm làm chân hươu . * Cách sử dụng

- Với loại rối này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen văn học: Kể chuyện “Có một bầy hươu"; dùng cho trẻ làm quen với các con vật sống trong rừng ; cho trẻ miêu tả về đặc điểm của hươu sao... g . Làm con voi từ hộp sữa bột và vỏ lon nước ngọt (lon bia) * Nguyên vật liệu

- Vỏ lon nước ngọt, vỏ hộp sữa bột, nỉ, đĩa CD, băng dính 2 mặt, * Cách làm

- Làm voi con từ vỏ lon nước ngọt (lon bia),:· - Lấy vỏ lon nước ngọt hoặc lon bia, gắn băng dính 2 mặt dọc theo thân vỏ.· - Lấy 1 vỏ lon nước bò húc gắn lên trên mặt và đính cho chặt 2 vỏ lon với nhau.- Cắt 1 ít nỉ cuộn lại và gắn vào giữa lon bò húc để làm vòi .· Vẽ và Cắt 2

miếng nỉ và dán vào 2 bên 2 tai· - Cắt 2 chấm tròn làm mắt và dán vào giữa tai và vòi để làm mắt voi· - Làm con voi từ vỏ hộp sữa bột và đĩa CD· - Lấy vỏ hôp sữa bột và dán băng dính 2 mặt vào miệng của vỏ hộp.

13

Page 14: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Lấy đĩa CD dán bịt vào miệng hộp làm mặt voi. - Cắt nỉ cuộn lại làm vòi và dán vào chính giữa đĩa CD.- Vẽ và cắt 2 miếng nỉ tròn làm tai và dán vào 2 bên đĩa- Cắt 2 chấm tròn và gắn vào điac CD làm mắt.

* Cách sử dụng- Với đồ chơi này có thể sử dụng cho trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới động vật,

cho trẻ học toán, sử dụng trong bài thơ Con Voi, 1 số câu chuyện…Qua các kinh nghiệm này, tôi muốn phổ biến rộng rai đến các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có để giúp trẻ có nhiều hơn nữa cơ hội được học, được chơi và cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đồng thời cũng góp phần giảm bớt một chút kinh phí cho việc mua đồ dùng đồ chơi của trường.h. Làm thuyền * Nguyên liệu

- Vỏ chai C2 hoặc vỏ chai trà xanh, sơn phun, keo nến. * Cách làm

- Dùng màu nước( sơn) màu vàng hoặc màu đen sơn phủ kín vỏ lọ C2- Lấy kéo cắt bỏ phần cổ chai và đít chai, sau đó cắt làm đôi cái chai teo chiều

dọc.- Xếp chồng hai vỏ chai lại với nhau hai đầu phía cổ chai quay sang hai phía,

sau đó dùng keo nến đính lại và trang trí cho đẹp. .* Cách sử dụng

- Với những chiếc thuyền này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen với các các phương tiện giao thông đường thuỷ, làm quen với toán, chơi ở các góc.i.Làm đoàn tàu* Nguyên liệu

- Vỏ lon bia hoặc vỏ sữa,dây thép nhỏ,sơn phun,keo nến,dấy đề can,nắp chai,ống hút cứng.* Cách làm

- Phun sơn phủ kín vỏ lon bia.- Cắt giấy đề can dán thành các ô cửa.- Dùng dây thép nối các toa tàu lại với nhau.- Dựng một lon bia đứng làm đầu tàu.

14

Page 15: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Đục lỗ thủng xiên qua lôn bia dùng ống hút cứng xiên qua lon bia làm chục sau đó gắn nắp chai lại làm bánh.

- Dùng ống keo dán hết gắn làm ống khói ở phía trên đầu tàu.* Cách sử dụng

- Với những đoàn tàu này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen với văn học thơ” Tiếng còi tầu”,bài hát”Đoàn tàu nhỏ xíu” các các phương tiện giao thông đường sắt, làm quen với toán, chơi ở các góc.k.làm khinh khí cầu* Nguyên liệu:

- Vỏ thạch cũ đa sử dụng.- Một miếng vải có kích thước 20×20 cm.- Bốn sợi dây hoặc chỉ có chiều dài 15-20 cm.- Giấy màu thủ công, hồ và keo dán.

* Cách làm:- Đầu tiên đục 4 lỗ nhỏ trên miệng cốc thạch và nối 4 sợi dây vào 4 vị trí tương

ứng. 4 đầu sợi dây còn lại sẽ nối vào 4 góc của miếng vải. Tiếp đến, trang trí vỏ thạch theo ý muốn cho đẹp.* Cách sử dụng:

- Với những kinh khí cầu này ta có thể sử dụng trong giờ học toán, nhận biết các loại phương tiện giao thông đường hàng không, vui chơi ở các góc.l. Làm con kiến* Nguyên liệu

- Hạt quả lê ki ma, dây điện, kìm, kéo, dùi nung, nỉ, hạt sốp

* Cách làm- Dùng dùi nung, nung 1 lỗ dọc hạt, lấy dây điện luồn lần lượt 3 hạt quả trứng

gà lại với nhau, dùng kìm cắt 2 đoạn ngắn sau đó lấy kìm bẻ 2 đầu, dùng keo nến dính lại làm chân kiến, lấy hạt xốp và keo nến dính lại làm mắt, cắt sợi nỉ nhỏ và dính lại là dâu.* Cách sử dụng

- Với những những con kiến này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen với văn học thơ “đàn kiến nó đi”, truyện “Kiến con đi ô tô” , tìm hiểu về các con côn trùng, làm quen với toán, chơi ở các góc.m. Làm con trâu:

15

Page 16: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

* Nguyên liệu:- Lá mít, dây len hoặc dây chỉ, kéo.

* Cách làm:- Dùng kéo cắt một đường chéo theo đường gân của lá mít từ dưới lên làm

sừng trâu tiếp tục như vậy cô lại cắt hình sừng trâu thứ 2 cô đa cắt xong rồi tiếp tục lấy dây chỉ buộc vào cuống lá rồi để nằm dọc theo thân lá sau đó cô quấn 2 mép lá lại với nhau tạo thành thân dùng chỉ quấn ngang thân con trâu buộc lại thế là cô đa làm xong con trâu rồi đấy.* Cách sử dụng:

- Với những con trâu này ta có thể sử dụng trong giờ làm quen với văn học thơ “ Con trâu”, trong âm nhạc bài hát “Gọi trâu”, chơi trò chơi dân gian, tìm hiểu về các động vật sống trong gia đình, Làm quen với toán, chơi ở các góc.n.Làm đàn gà* Nguyên liệu

- Nỉ dạ - Nến, máy lửa- Kéo.- Dây thép nhỏ.- Len.

* Cách làm:- Cắt nỉ ra thành từng dây rộng khoảng 5cm,dài 40cm sau đó cuốn tròn lại làm

thân gà.- Lấy kéo cắt nỉ thành từng dây rộng khoảng 3cm,dài 30cm cuốn tròn lại làm

đầu gà.- Dán đầu gà với thân gà lại với nhau.- Cắt một hình tam giác nhỏ đính vào đầu làm mỏ gà.- Cắt hai hình tròn nhỏ dán vào làm mắt.- Cắt hai cánh dán vào thân làm cánh.- Dùng dây thép uốn chân gà rồi cuốn len lại cho đẹp sau đó gắn vào làm chân gà.- Cắt hình tam giác nhỏ làm đuôi.

* Cách sử dụng- Với những con gà này ta có thẻ sử dụng trong giờ làm quen với văn học thơ”

Mười quả trứng tròn”, làm quen với âm nhạc bài hát“ Đàn gà con” tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình,làm quen với toán, chơi ở các góc.

16

Page 17: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

4. Làm đồ dùng phục vụ cho âm nhạc:* Nguyên liệu

- Hộp bánh, tre, hộp phanh xe máy, trai rượu, hộp sữa, len, gỗ, đề can, nỉ, nắp trai bia, dây thép.a. Cách làm dàn trống

- Dùng hộp bánh dạng hình tròn.- Cắt đề can dán quanh hộp (3 hộp)- Lấy gỗ đóng thành dàn đặt trống lên trên.- Lấy thanh tre vót làm dùi.

b. Trống lắc băng hộp phanh xe máy- Lấy thanh sắt nung 2 lỗ bên thành.- Lấy gỗ gọt hình tròn rồi khoan thủng.- Tiếp tục luồn và buộc vào 2 bên thành vừa khoan. - Nung tiếp 2 lỗ 2 bên thành hộp.- Đúc cán vào.

- Trang trí cho đẹp.* Tương tự như vậy làm cái trống lắc khác băng trai rượu. c Làm sắc xô - Nắp trai bia đập bẹp.

- Nung lỗ.- Luồn nắp trai và thanh sắt.- Lấy len cuấn thành 3 đoạn, nỗi đoạn để 3 nắp trai.- Cuấn tròn dây thép lại thành hình tròn.

* Cách sử dụng- Được sử dụng trong giờ làm quen với toán (Đếm số lượng).- Trong giờ hoạt động âm nhạc.- Có thể sử dụng chơi ở góc nghệ thuật.

d.Cách làm phách bằng cây tre - Chẻ cây tre ra thành nhiều thanh nhỏ - Chặt thanh ra từng đoạn ngắn. - Vót nhẵn - Nung lấy lỗ ở một đầu bất kì. - Phun sơn màu phơi cho khô. - Luồn các sợi giây len qua lỗ sau đó buộc lại làm nơ.

17

Page 18: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

(Đồ dùng phục vụ hoạt động âm nhạc)

5. Đồ chơi thông minh* Nguyên liệu

- Xốp ở hộp ti vi, tủ lạnh, bìa cát tông,…

*Cách làm- Dùng kéo cắt thành những hình khối: Chữ nhật, khối vuông, hình tròn,…- Dùng sơn phun lên các khối có màu sác khác nhau.- Lấy dùi nung, nung vào giữa các khối vuông, hình tròn,khối chữ nhật nung 2

lỗ ở 2 bên đầu, lấy que tre hoặc que gỗ hình tròn nhỏ để nối các khối lại với nhau tạo thành đoàn tàu, ô tô, ngôi nhà.* Cách sử dụng

- Với những đoàn tàu này cho trẻ làm quen với toán (Nhận biết hình khối, màu sắc), khám phá khoa học, làm quen với văn học thơ “Tiêng còi tàu”,Làm quen với âm nhạc bài hát“ Đoàn tàu nhỏ xíu” , vui chơi ở các góc.6. Khuyến khích tre làm một số đồ dùng học tập cùng cô.

- Công việc dạy trẻ làm đồ dùng cùng cô tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn.

18

Page 19: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Khắc sâu kiến thức mà trẻ đa được học.- Củng cố kĩ năng tạo hình cho trẻ.- Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được sử dụng những đồ dùng, đồ chơi do mình

làm ra trong tiết học.- Giáo dục trẻ có ý thức biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình làm ra.- Cung cấp thêm đồ dùng học tập cho lớp.Ví dụ: + Để phục vụ cho các tiết học về số lượng tôi đa tổ chức cho trẻ vẽ các đồ vật,

con vật... Sau đó tôi sẽ lưu lại một số bức tranh đẹp, cắt dán những chi tiết cần thiết rồi dán lên bìa cứng để trẻ sử dụng trong tiết học.

+ Để trẻ dễ liên hệ số lượng với các khối đa học, tôi đa vận dụng những ngày sinh nhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng bạn bằng các khối do cô và trẻ sưu tầm để trẻ quan sát và nhận xét.

+ Trong bài tập đo đồ dùng bằng các đồ dùng khác nhau, tôi và trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi để đo độ dài của các đối tượng như: Vẽ tô màu, cắt danstheo hình bông hoa, bàn tay, chân,...rồi dùng các đồ dùng này làm thước đo chiều dài của các đối tượng.

- Trẻ hứng thú với đồ dùng do cô và trẻ cùng làm ra.Tóm lại: Đồ dùng đồ chơi nói chung, đặc biệt đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ phế liệu phế thải và nguyên vật liệu thiên nhiên có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Nhờ nó mà trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện những nhu cầu giải trí nhu cầu nhận thức, giao tiếp trong “ Chơi mà học, học mà chơi” hình thành nhân cách một con người hoàn thiện ngay từ bé.- Khả năng áp dụng sáng kiến

Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp mẫu giáo trong trường mầm non Đôn Nhân và trong toàn huyện.8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

Để thực hiện sáng kiến đạt kết quả cao bản thân tôi đa lựa chọn các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tôi đa lựa chọn các cháu lớp mẫu giáo 4 tuổi A1 trường Mầm Non Đôn Nhân để thực hiện áp dụng đề tài này.Tôi tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường hỗ trợ vật chất cũng như thời gian nghiên cứu để làm đồ dùng trang thiết bị cần thiết cho sáng kiến,tuyên truyền vận động phụ huynh đầu tư, ủng hộ

19

Page 20: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

nguyên vật liệu cũng như ngày công làm đồ dùng đồ chơi phục vụ sáng kiến. Thường xuyên học tập, nghiên cứu tài liệu về lĩnh vực của sáng kiến, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

Sau khi áp dụng cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên,

nguyên vật liệu phế thải. Tôi thấy số lượng đồ dùng đồ chơi làm từ thiên nhiên, từ

nguyên vật liệu phế thải tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao để phục vụ cho

các tiết học và vui chơi ở các góc.

Nội dung Trước khi thực hiện Sau khi thực hiệnĐồ dùng đồ chơi được cấp

10 10

Đồ dùng học toán 6 18Đồ chơi làm quen với văn học

3 13

Số lượng đồ dùng, đồ chơi âm nhạc

5 50

Số lượng đồ dùng vui chơi ở các góc

10 70

Ví dụ: Từ một bộ đồ chơi không chỉ bền đẹp mà còn áp dụng vào nhiều các hoạt động của trẻ như:

- Nâng cao chất lượng làm quen với toán : Qua đồ chơi Cá học toán, tranh cá từ lá cây, rối trẻ dễ dàng nhận biết vị trí các số liền trước, liền sau trong các day số tự nhiên, trẻ thích được tách gộp các nhóm đối tượng thành 2 phần trong phạm vi 5, định hướng trong không gian: Trước - sau, trên - dưới, to - nhỏ, cao - thấp, có thể sử dụng các hình học cơ bản làm những con vật cho trẻ thích.

- Nâng cao chất lượng làm quen với văn học và phát triển ngôn ngữ thông qua đồ chơi búp bê, tranh làm từ lá cây: Trẻ biết thể hiện tính cách nhân vật trong truyện, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, biết yêu cái đẹp. Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ nhanh thuộc truyện hơn và thích được kể lại truyện với các con rối đó.

- Nâng cao chất lượng môn hoạt động âm nhạc: Thông qua dụng cụ âm nhạc, phát triển tai nghe cho trẻ, trẻ hứng thú hoạt động, thích được đệm nhạc cho các bài hát, trẻ nhanh nhớ giai điệu, và thuộc lời bài hát.

20

Page 21: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

- Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua búp bê và một số sản phẩm vẽ, cắt dán, xé dán của trẻ được nâng cao, phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ khi bước và trường tiểu học.

- Những mẫu trên đa được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp.Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao.Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dẽ dàng ở mọi nơi, mọi lúc. Các đồ dùng đồ chơi tự tạo do cô và trẻ làm ra tạo được lòng tin và niềm tự hào của các bậc phụ huynh, từ đó việc tuyên truyền giữa gia đình và nhà trường có hiệu quả thực sự.10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu đươc do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

Sáng kiến có tính khả thi cao,tận dụng được những đồ vật xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi một cách hứng thú, thỏa man ở trẻ nhu cầu được hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và những điều mới lạ xung quanh trẻ. Có như vậy thì kĩ năng tư duy của trẻ mới được phát triển toàn diện.

Đồ dùng, đồ chơi do giáo viên và trẻ tự làm được sử dụng trong giờ học, giờ chơi rất dễ làm, nguyên vật liệu dễ kiếm giáo viên nào cũng có thể làm được.10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu đươc do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.

Đối với Ban Giám Hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp đều đánh giá rằng:từ những bộ đồ dùng đồ chơi mà cô và trẻ làm ra có sự bền đẹp bắt mắt hấp dẫn trẻ và cô biết khai thác tận dụng các nguyên vật liệu phế thải , nguyên vật liệu thiên nhiên rất dễ kiếm giá thành rẻ tiết kiệm được kinh phí và từ đồ dùng đồ chơi đó có thể tổ chức vào các hoạt động thơ ,truyện ,chơi các trò chơi ở các góc để tạo sự hứng thú cho trẻ. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ mạnh dạn, linh hoạt sáng tạo và trẻ tạo ra những mẫu đồ dùng, đồ chơi mới lạ, phong phú, hấp dẫn, thu hút sự tìm tòi khám phá, thích được làm cùng cô để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ trong trường mầm non.

Giúp trẻ mầm non hứng thú trong hoạt động học tập và thoả man nhu cầu vui chơi, ham thích ở các góc chơi.11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.

21

Page 22: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

STT Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sángkiến

1 Lớp 4 tuổi A1 Trường MN Đôn Nhân 9 tháng/ phát triển thẩm mỹ2 Lớp 4 tuổi A2 Trường MN Đôn Nhân 9 tháng/ phát triển thẩm mỹ3 Lớp 4 tuổi A3 Trường MN Đôn Nhân 9 tháng/ phát triển thẩm mỹ

Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như “Một số cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương” mà bản thân tôi đa áp dụng sáng kiến này vào việc giảng dạy tại lớp đang chủ nhiệm trong năm học 2019 - 2020. Với các biện pháp trên tôi đa nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của đồng nghiệp và cha mẹ học sinh, đa thu được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng và trình bày không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế. Bản thân tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lanh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng được rộng rai hơn.

Kính mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến để bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác .

Tôi xin chân thành cảm ơn!Đôn Nhân, ngày.....tháng......năm 2020

HIỆU TRƯỞNG(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Lan

Đôn Nhân, ngày 12 tháng 06 năm 2020TÁC GIẢ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Tâm Lê Thị Kim Dung

……………, ngày.....tháng......năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

22

Page 23: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM€¦ · Web viewTrẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4-

23