sống Đức tin hứng nhân - chungnhan.org

6
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23238 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am 28/6/2020 • Số 490 Chúa Nhật 13 Thường Niên - Năm A Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org [email protected] Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành theo gương Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận thập giá hằng ngày và can đảm chết đi cho con người cũ để sống đời sống mới trong Chúa. Amen L ịch P hụng V Tuần XIII Thường Niên Thứ Hai, ngày 29 tháng 6 Thánh Phê-Rô Và Thánh Phao-Lô, Tông Đồ, Lễ Trọng. Bài đọc: Cv 12,1-11; 2Tm 4,6-8.17-18; Mt 16,13-19. Thứ Ba, ngày 30 tháng 6 Bài đọc: Am 3,1-8;4,11-12; Mt 8,23-27. Thứ Tư, ngày 1 tháng 7 Bài đọc: Am 5,14-15.21-24; Mt 8,28-34. Thứ Năm, ngày 2 tháng 7 Bài đọc: Am 7,10-17; Mt 9,1-8. Thứ Sáu, ngày 3 tháng 7 Thánh Tô-Ma Tông Đồ, lễ kính. Bài đọc: Ep 2,19-22; Ga 20,24-29. Thứ Bảy, ngày 4 tháng 7 Bài đọc: Am 9,11-15; Mt 9,14-17. Chúa Nhật 14 Thường Niên, Năm A Ngày 5 tháng 7 Bài đọc: Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30. Thu nhập Giáo xứ: 1/ Cuối tuần 14/6/2020 Hiện kim $ 1,086 Ngân phiếu $ 515 Tổng cộng $ 1,601 Quĩ xây dựng (sửa chữa cơ sở) $ 550 2/ Cuối tuần 21/6/2020 Hiện kim $ 1,878 Ngân phiếu $ 327 Tổng cộng $ 2,205 Quĩ xây dựng (sửa chữa cơ sở) $ 1,630 T âm T ình mục T Môn đệ Chúa khước từ toan tính Phải yêu Người hơn chính bản thân Giêsu Thánh Giá chọn phần Vì yêu đinh đóng nhục nhằn cô đơn Anh chị em thân mến, Trong suốt Năm Phụng Vụ này (Năm A), các bài Tin mừng Chúa Nhật được trích từ Phúc m Thánh Matthêu. Trong đó các giáo huấn của Chúa Giêsu được Thánh sử sắp xếp thành năm bài giảng thật rõ ràng, gồm: Bài giảng trên núi (ch. 5 7); Bài giảng sứ mệnh truyền giáo (ch. 10); Bài giảng bằng dụ ngôn (ch. 13); Bài giảng về Giáo Hội (ch. 18) và Bài giảng thời cánh chung (ch. 24 25). Trong Chúa Nhật vừa qua

Upload: others

Post on 10-Feb-2022

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân - chungnhan.org

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23238 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am28/6/2020 • Số 490

Chúa Nhật 13 Thường Niên - Năm AChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected]

Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành theo gương Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận thập giá hằng ngày và can đảm chết đi cho con người cũ để sống đời sống mới trong Chúa. Amen

Lịch Phụng Vụ

Tuần XIII Thường Niên

• Thứ Hai, ngày 29 tháng 6Thánh Phê-Rô Và Thánh Phao-Lô, Tông Đồ, Lễ Trọng.Bài đọc: Cv 12,1-11; 2Tm 4,6-8.17-18; Mt 16,13-19.

• Thứ Ba, ngày 30 tháng 6Bài đọc: Am 3,1-8;4,11-12; Mt 8,23-27.

• Thứ Tư, ngày 1 tháng 7Bài đọc: Am 5,14-15.21-24; Mt 8,28-34.

• Thứ Năm, ngày 2 tháng 7Bài đọc: Am 7,10-17; Mt 9,1-8.

• Thứ Sáu, ngày 3 tháng 7Thánh Tô-Ma Tông Đồ, lễ kính.Bài đọc: Ep 2,19-22; Ga 20,24-29.

• Thứ Bảy, ngày 4 tháng 7Bài đọc: Am 9,11-15; Mt 9,14-17.

• Chúa Nhật 14 Thường Niên, Năm ANgày 5 tháng 7Bài đọc: Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30.

Thu nhập Giáo xứ:1/ Cuối tuần 14/6/2020

Hiện kim $1,086Ngân phiếu $515Tổng cộng $1,601Quĩ xây dựng (sửa chữa cơ sở) $550

2/ Cuối tuần 21/6/2020

Hiện kim $1,878Ngân phiếu $327

Tổng cộng $2,205Quĩ xây dựng (sửa chữa cơ sở) $1,630

Tâm Tình mục Tử

Môn đệ Chúa khước từ toan tínhPhải yêu Người hơn chính bản thânGiêsu Thánh Giá chọn phầnVì yêu đinh đóng nhục nhằn cô đơn

Anh chị em thân mến,Trong suốt Năm Phụng Vụ này (Năm A), các bài Tin mừng Chúa Nhật được trích từ Phúc m Thánh Matthêu. Trong đó các giáo huấn của Chúa Giêsu được Thánh sử sắp xếp thành năm bài giảng thật rõ ràng, gồm: Bài giảng trên núi (ch. 5 – 7); Bài giảng sứ mệnh truyền giáo (ch. 10); Bài giảng bằng dụ ngôn (ch. 13); Bài giảng về Giáo Hội (ch. 18) và Bài giảng thời cánh chung (ch. 24 – 25). Trong Chúa Nhật vừa qua

“Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không xứng đáng với Thầy” (Mt 10:38)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân - chungnhan.org

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

đưa chúng ta trở về với khung cảnh “Bài giảng sứ mạng Truyền giáo” với định hướng duy nhất là loan báo Nước Trời đã đến gần trong thái độ tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa. Trong Chúa Nhật tuần này cùng một khung cảnh, Thánh sử Matthêu đưa ra cho chúng ta ba khiá cạnh trọng tâm cuộc sống người môn đệ; Thứ nhất, mối dây nối kết với Chúa Giêsu mạnh mẽ hơn bất cứ liên hệ nào khác: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.” Thứ hai, người môn đệ không mang chính mình nhưng mang Chúa Giêsu: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.” Cuối cùng, người môn đệ đích danh là người làm chứng cho điều mình rao giảng: “Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được”“�Ai�yêu�cha�yêu�mẹ�hơn�Thầy,�thì�không�xứng�với�Thầy.”

Đây là lời mời gọi theo Chúa với lòng yêu mến Ngài trên hết, trên mọi sự, trên cả tình thân gia đình. Có những khi chúng ta không hẳn là từ chối Chúa, nhưng theo Ngài nửa vời, vì để cho tình cảm riêng tư xen vào, khiến không thực hiện được điều Chúa muốn. Chúng ta thấy sự hiện diện của mình quá quan trọng đối với những ai đó, đến nỗi quên đi sự hiện diện và quyền năng của Chúa trong đời họ. Nếu như chúng ta dám dấn thân theo tiếng gọi, thì hãy phó thác tất cả cho lòng nhân từ của Chúa, vì tin rằng Ngài yêu những người thân yêu của chúng ta còn hơn chính chúng ta; Ngài có chương trình tốt nhất cho họ. Đang khi đó vẫn có những trường hợp mà chúng ta có yêu thương họ cỡ nào đi nữa cũng chẳng làm gì hơn cho họ. Hãy để cho mọi sự diễn ra theo ý muốn của Chúa và tất cả đều nằm trong sự quan phòng kỳ diệu của Ngài.“�Ai�không�vác�thập�giá�mình�mà�theo�Thầy,�thì�không�xứng�với�Thầy”.

Thập giá được đón nhận sẽ làm rơi xuống những ảo tưởng, và cho thấy sự thật về chính mình; cho thấy mình là ai giữa những tạm bợ của cuộc sống này, và giúp mình nhận ra lẽ sống chân thật. Thập giá không chỉ là chấp nhận những gian nan khốn khổ, mà còn gắn liền với hy sinh và từ bỏ ý riêng để ý Chúa được hình thành. Mọi tránh né cũng như tìm cách che chắn cho mình khỏi những thập giá hằng ngày đều là cách thức muốn phủ nhận Đức Kitô và tự lừa dối mình. Bởi vì đích điểm của cuộc đời theo Chúa là đỉnh núi Canvê, nơi Chúa Cha đang chờ đợi chúng ta như đã chờ đợi chính Con yêu dấu của Ngài. Sau thập giá mới là vinh quang ngàn đời mà Chúa muốn trao ban.“�Ai�liều�mất�mạng�sống�mình�vì�Thầy,�thì�sẽ�tìm�thấy�được”

Tin Mừng của Chúa Giêsu không chỉ rao giảng, mà còn là thực thi, là làm chứng cho điều mình rao giảng, nghĩa là chết đi chính mình để Chân lý và Tình yêu được tỏ hiện. Nếu không như thế, thì Tin Mừng trở nên mơ hồ, thập giá trở thành

đồ trang sức, và đạo lý cứu độ biến thành mớ lý thuyết suông. Có một nhạc sĩ có những vần thơ nói về vấn đề sống - chết nghe như âm hưởng của Lời Chúa: “Giữa sự sống và sự chết, tôi chọn sự sống. Để bảo vệ sự sống, tôi chọn sự chết”. Sự sống quý giá nhất trong đời mà chúng ta phải trân trọng và bảo toàn. Thế nhưng cố tìm mọi cách để bám níu lấy sự sống tạm bợ này, thì chẳng khác nào ôm vào khoảng không để rồi rơi vào tuyệt vọng. Cái chết trong cuộc sống này chỉ là mất đi hình hài thể lý, nhưng sự sống linh thiêng vẫn còn nguyên. Chính thái độ tham sống sợ chết mới làm ta chết thật.Thưa anh chị em,“�Ai�yêu�cha�yêu�mẹ�hơn�Thầy,�thì�không�xứng�với�Thầy.”

“�Ai�không�vác�thập�giá�mình�mà�theo�Thầy,�thì�không�xứng�với�Thầy.”

“�Ai�liều�mất�mạng�sống�mình�vì�Thầy,�thì�sẽ�tìm�thấy�được.”

Hành trang của người môn đệ mang để bước theo Chúa Giêsu là thế. Một chọn lựa hy sinh và dấn thân quyết liệt. Thiên Chúa không hứa và cũng chẳng ban cho chúng ta một cuộc sống dễ dãi thoải mái trên trần gian. Nhưng sống đức tin là phải lội ngược dòng trong một thế giới đề cao tự do cá nhân, đề cao chủ nghĩa hưởng thụ, chỉ biết tôn vinh vẻ đẹp của thân xác và vật chất. Giữa một thế giới đầy dẫy ích kỷ và tính toán. Chúa đòi buộc chúng ta chọn Thiên Chúa trên hết, thực thi ý muốn của Ngài, ngay cả sẵn sàng chấp nhận liều mất mạng sống. Những điều đó không hoàn toàn khó hiểu, chẳng có gì xa lạ, và không bao giờ là huyền thoại đối với các Kitô hữu. Vì Chúa Kitô, Đấng tuyệt đối của lòng tin, lại cũng là con người của lịch sử, đã trở nên mẫu mực tuyệt vời của mọi Kitô hữu, Ngài đã nêu gương trước trong cuộc đời trần thế.

Môn đệ Chúa, con xin dâng hiếnMạng sống này tận hiến dâng ChaYêu thương phụng sự thiết thaNoi gương theo Chúa chính là Tình Yêu

Thân mến chào anh chị em,Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục chánh xứ

Thông báo

1/ Thánh Lễ và Chầu Mình Thánh Chúa trực tuyến Thứ Sáu Đầu Tháng 7/2020Thánh lễ Thứ Sáu đầu tháng và Chầu Mình Thánh Chúa là một truyền thống tốt đẹp trong đời sống đức tin của Hội Thánh và hiện diện trong Giáo xứ nhiều năm. Vì đại dịch Covid-19, chúng ta đã tạm ngưng ba tháng vừa qua và hiện nay trong giai đoạn 2 vẫn còn nhiều giới hạn. Tuy nhiên, để

giúp mọi người tiếp tục đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu và đón nhận những ơn lành từ Tình yêu và Lòng Thương Xot của Ngài. Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Và Chầu Mình Thánh Chúa Trực Tuyến vào lúc 8:00pm, ngày 3 tháng 7 năm 2020.

2/ Thánh Lễ Trực Tuyến Chúa Nhật hằng tuầnBan Cố Vấn và ban Thường Vụ cùng với Cha xứ trong phiên họp ngày 19/6/2020, sau khi thảo luận về các Thánh Lễ cuối tuần trong giai đoạn 2 (Phase 2) đã quyết định: Với hoàn cảnh hiện nay, kể từ ngày 5/7/2020: Giáo xứ chỉ thực hiện một Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến vào lúc 8:00am phục vụ cho các Nhà Dưỡng Lão và những người được Đức Giám Mục Knestout chuẩn miễn. Còn các trường hợp khác, những anh chị em khỏe mạnh vẫn đi làm đều đặn cần đến Nhà Thờ cùng với Cộng đoàn Giáo xứ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật.

3/ Ghi danh và đến tham dự Thánh LễĐể sắp xếp phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ và tránh đi những phiền phức về y tế sức khỏe có thể xảy ra, nên cộng đoàn cần ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org hoặc https://ghidanh.chungnhan.orgLưu ý:(1) Mỗi Chúa Nhật đi tham dự Thánh Lễ: Đều phải ghi danh(2) Những ai đã ghi danh nhưng thay đổi giờ tham dự Thánh Lễ: Cần ghi danh lại.(3) Những ai đã ghi danh và muốn tham dự Thánh Lễ cuối tuần kế tiếp: Chỉ gặp ban hướng dẫn tại cuối Nhà Thờ, và ghi danh trực tiếp nơi đây, nghĩa là không cần vào trang nhà của Giáo xứ nữa.(4) Ghế trong Nhà Thờ có chỗ dành cho các gia đình. Do đó, những gia đình nào muốn ngồi chung với nhau, xin báo cho ban hướng dẫn biết tại bàn tếp đón.- Theo hướng dẫn của Tòa Giám Mục: Danh sách những người tham dự Thánh Lễ cuối tuần sẽ lưu lại trong vòng 30 ngày.

- Cuối tuần vừa qua Chúa Nhật 12 Thường Niên, Ban Truyền Thông cho biết: số người tham dự Thánh Lễ: 325, gồm: Lễ 8:00pm là 109 / Lễ: 8:00am là 108 và Lễ 11:00am là 108

4/ Cử hành Chúa Nhật XIII Thường Niên(1) Đường nối kết trực tuyến: Lễ 8:00am: https://youtu.be/rVtHP_2Ay2I và 10:30am: https://you-tu.be/SVnTcSbBMfs(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMRVA/(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/6x8QnVciswM(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/490.pdf

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân - chungnhan.org

chứng nhân Số 490

5/ Chương trình Giáo lý năm học 2020-2021Trong buổi họp ban điều hành Trường Thánh Vinh Sơn Liêm cùng với cha xứ ngày 23/6/2020, vì đại dịch Covid-19 có nhiều giới hạn nên chương trình Giáo lý năm học 2020-2021 được sắp xếp như sau:(1) Không có lớp mẫu giáo (kindergarten)

(2) Các lớp sẽ học Online ngày Chúa Nhật- Lớp 1 đến lớp 6: Học từ 3:00pm - 3:45pm- Lớp 7 đến lớp 12: Học từ 4:00pm - 4:45pm

(3) Hai lớp Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu và Thêm sức:

- Học kỳ 1 (Tháng 9 -12/2020): Học Online- Học kỳ 2 (Tháng 1- đến ngày lãnh nhận bí tích): Học tại Hội Trường sau đó tham dự Thánh Lễ 2 (10:30am) tại Nhà Thờ

(4) Các lớp ghi danh tại trang nhà của Giáo xứ bắt đầu từ 3/8/2020

Nhận Định(1) Giáo lý là một hoạt động không thể thiếu trong Giáo xứ: Tông Huấn CATECHESI TRADENDAE của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về DẠY GIÁO LÝ TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA xác định: “Giáo xứ phải tái khám phá ơn gọi của mình, là một gia đình trong tình huynh đệ và hiếu khách, là nơi mà những người đã được Rửa Tội và Thêm Sức ý thức được rằng mình hợp thành Dân Thiên Chúa. Trong căn nhà ấy, bánh Giáo Lý chân chính và Bánh Thánh Thể được bẻ ra cho họ cách dư dật, trong khung cảnh của một hành vi phụng tự duy nhất;và mỗi ngày họ được sai đi từ căn nhà này để thi hành sứ vụ tông đồ truyền giáo của họ trong tất cả các trung tâm sinh hoạt của đời sống thế gian.”(2) Trách nhiệm của cha mẹ trong năm học 2020-2021: Khác với những năm học Giáo lý trước đây. Trong năm học 2020-2021 trách nhiệm Giáo dục Đức Tin của cha mẹ thật quan trọng, không ai thay thế, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết. “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc tân Phúc m hóa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo hội và từng người chúng ta”. (x. Thư Mục vụ năm Đức Tin 2012 của HĐGMVN số 9)

(3) Đây là trách nhiệm Chúa Giêsu trao cho tất

cả chúng ta: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28: 19-20). Hiện nay Trường Thánh Vinh Sơn Liêm đang cần thêm các giảng viên Giáo lý và Việt ngữ. Giáo xứ tha thiết mời anh chị em tham gia và liên hệ với cha xứ sau các Thánh Lễ cuối tuần hoặc anh Nguyễn Duy Vượng.(4) Thời khóa biểu học cũng như các hướng dẫn khác sẽ được thông báo sau.(5) Trường Thánh Vinh Sơn Liêm sẽ tiếp tục ng-hiên cứu về chương trình Việt Ngữ vào Tháng 7/2020.

Suy nghĩ Sau Đại dịch coVid-19 (bài cuối)

Một Giáo Hội Khiêm Nhường Cho Một Nhân Loại Bị Đau Thương

Federico Lombardi, S.J.Chúng tôi giới thiệu bài suy tư cuối trong loạt bài viết từ cha Lombardi nhìn về tương lai đang chờ chúng ta sau đại dịch: Chúng ta sẽ là một cộng đồng có khả năng đồng hành cách huynh đệ với tình mến và lòng tốt không?Vào cuối Đại Năm Thánh 2000, Đức Thánh Gioan Phaolô II đã trải nghiệm và mời chúng ta sống như một cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa ân sủng của Đức Kitô và lịch sử nhân loại, và ngài đã viết cho Giáo hội một tông thư tuyệt vời với đề tựa: «Khởi đầu Ngàn năm thứ ba», trong đó vang lên những lời của Chúa Giêsu đối với Phêrô: «Duc in altum… Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá» (Lc 5,4). Đức Giáo Hoàng đã mời gọi «Nhớ lại quá khứ, sống hiện tại với niềm đam mê và mở ra tương lai với niềm tin tưởng», bởi vì «Chúa Giêsu Kitô vẫn như thế, hôm qua, hôm nay và mãi mãi». Như chúng ta đã biết, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đón nhận và làm sống lại chủ đề này, bằng loan báo từ đầu triều đại giáo hoàng của Ngài về «Giáo hội đi ra», một Giáo hội loan báo Tin Mừng khởi hứng từ Thánh Thần được ban cho Giáo Hội bởi Đức Kitô Phục Sinh.Vào tối ngày 12 tháng 10 năm 2012, Đức Bênêđictô XVI đã có một bài phát biểu ngắn từ chính cửa sổ nơi mà 50 năm trước Đức Gioan XXIII đã chào đón, dưới nét an bình của ánh trăng, đám đông đã đổ về Quảng trường Thánh Phêrô vào cuối ngày khai mạc Công Đồng. Đức Bênêđictô, với ánh mắt ngước lên cao, gợi lên một sự suy tư rất ấn tượng, vì nó không khơi dậy sự nhiệt tình dễ dàng mong muốn, mà trước hết – hoàn toàn trong sự tin tưởng – đã truyền cảm hứng cho một sự khiêm nhường tuyệt vời, đặc trưng nơi sự kết thúc triều đại giáo hoàng của mình. Ngài nhớ lại như 50 năm trước đây,

Giáo hội đã đi qua kinh nghiệm tội lỗi, của cỏ lùng trộn lẫn với lúa mì trên cánh đồng, của cơn bão và gió ngược chiều. Nhưng cũng là lửa của Thánh Thần, lửa của Đức Kitô. Nhưng như một ngọn lửa không nuốt chửng mà khiêm nhường và im lặng, một ngọn lửa nhỏ khơi dậy những đặc sủng của lòng tốt và tình mến hầu chiếu soi thế giới và làm chứng cho sự hiện diện của nó giữa chúng ta.Khi Lễ Ngũ Tuần gần đến, tôi nghĩ lại những lời từ ba Vị Giáo hoàng của chúng ta trong Thiên niên kỷ thứ ba. Trong thực tế, Thiên niên kỷ mới mà chúng ta đã bước sâu vào trong hai mươi năm qua, cách tổng thể, đã không biểu lộ như một kỷ nguyên tiến bộ rực rỡ cho nhân loại. Nó đã mở đầu với biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và với Chiến tranh vùng Vịnh, sau đó chúng ta đã có cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và chiến tranh thế giới «Phân mảnh», sự tàn phá của Syria và Libya, sự trầm trọng thêm bởi các khủng hoảng môi trường, nhiều vấn đề khác, và bây giờ là một đại dịch toàn cầu với những hệ quả của nó, kinh nghiệm chưa từng có mà triều giáo hoàng hiện nay ghi dấu. Sẽ là không công bằng khi vội vàng làm những bản tổng kết tiêu cực như thế, bởi vì thế giới vẫn không thiếu những thành tựu khoa học mới và những tiến bộ về y tế, giáo dục, truyền thông. Nhưng chúng ta chắc chắn không thể nói về một con đường thẳng tắp và an toàn hướng tới điều tốt nhất cho nhân loại. Kinh nghiệm về đại dịch, ngay cả khi nó sẽ được khắc phục, chắc chắn là một kinh nghiệm chung về sự bấp bênh, bất an, khó khăn trong việc điều hành chặng đường ngày càng phức tạp của xã hội đương đại. Chúng ta không biết liệu trong tương lai chúng ta sẽ đọc kinh nghiệm này như là một cơ hội để tăng trưởng tình liên đới hay của những sự căng thẳng quốc tế và nội địa mới, cùng với sự mất cân bằng xã hội. Có lẽ cả hai chiều kích này sẽ bị trộn lẫn: Lúa mì và cỏ lùng.Dưới cái nhìn của con người, Giáo hội của đầu thiên niên kỷ này thì không mạnh mẽ. Đức tin của Giáo hội thì bị thử thách bởi sự sa mạc hóa tâm linh của thời đại chúng ta. Tính khả tín của Giáo hội bị thử thách từ sự sỉ nhục và từ những bóng tối của các vụ bê bối. Lịch sử tiếp tục và Giáo hội tiếp tục học biết rằng sức mạnh thực sự duy nhất của mình chính là niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh và món quà từ Thánh Thần của Người. Một chiếc bình bằng đất mỏng manh lại chứa đựng kho tàng của một sức mạnh nơi sự sống vượt lên trên cái chết. Chúng ta sẽ là một Giáo hội khiêm nhường có khả năng đồng hành cách huynh đệ với một nhân loại đã bị đau thương, với tình mến và lòng tốt? Với một tình mến có sức lan tỏa đến mức làm sống động những trí thông minh và lực lượng xã hội trong việc tìm kiếm và đưa ra những phương cách vì lợi ích chung và cho cuộc sống tốt hơn? Một Giáo hội «Rửa chân» trong thời đại chúng ta, nói như Đức Giáo

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân - chungnhan.org

hoàng Phanxicô? Ra khơi, trong một vùng biển mà vẫn còn và luôn là xa lạ đối với tất cả chúng ta, nhưng không bao giờ xa lạ với tình yêu của Thiên Chúa ...Trong Bài ca tiếp liên kỳ diệu của Lễ Ngũ Tuần, chúng ta cầu xin món quà của Thánh Thần như là Cha của kẻ bần hàn và ánh sáng của trái tim, như một người ủi an và nâng đỡ, như một sức mạnh chữa lành bao tội lỗi, những khô cằn, những vết thương, và sưởi ấm lại những gì lạnh lẽo, định hướng lại những nẻo đường lầm lạc. Hãy dâng lên cho Thánh Thần của Chúa một không gian rộng mở của sự chờ đợi và khát mong, một không gian cụ thể của tâm trí và trái tim, của linh hồn và xác thịt con người, để Ngài có thể thực hiện và bày tỏ nơi cõi sâu thẳm của nhân loại chúng ta – của những chiến tranh và đại dịch - như là sức mạnh cứu độ khỏi sự mong manh và cô đơn, khỏi sự khô cằn, sự lầm lẫn, khỏi sự lừa dối của những ảo tưởng và sự tuyệt vọng, như một sức mạnh của niềm hy vọng vào sự sống đời đời. Điều này có thể làm từ một Giáo hội khiêm nhường, như người chị em, người bạn đồng hành và tôi tớ của một nhân loại vốn bị đau thương. Và đó là điều quan trọng nhất./.Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn chuyển ngữ từ vaticannews.va/it

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật XIV Thường Niên, Năm AMt 11:25-30.Hãy học với Ta, vì Ta hiền hậu và khiêm nhường trong lòng.1/ Thiên Chúa thích mặc khải cho những kẻ bé mọn: Có mấy từ chuyên môn chúng ta cần hiểu ở đây:- Giấu (krupto): có hai trường hợp: (1) Cất giấu đi để đừng ai nhìn thấy; ví dụ: giấu vàng trong ruộng. (2) Giấu kín để đừng ai khám phá ra; ví dụ: giấu tông tích hay những điều bí ẩn của mình. Chúa Giêsu muốn nói về trường hợp thứ hai này.- Mặc khải (apo krupto) có nghĩa làm cho những gì đã giấu kín được tỏ lộ ra, mang ra ánh sáng những gì đang ở trong bóng tối, hay làm cho một người hiểu những gì họ chưa biết hay còn mù mờ.- Kẻ bé mọn (nêpios): có thể chỉ một trẻ nhỏ hay những ai chưa tới tuổi thành niên như luật pháp ấn định (ví dụ, 18 tuổi).Chúa Giêsu so sánh giữa những người khôn ngoan và thông thái (sophos, sunetos) với kẻ bé mọn (nêpios), để nói với khán giả: họ cần có thái độ của trẻ thơ là tin tưởng, khiêm nhường, ham học hỏi, để Ngài chuyển thông cho họ những kiến thức về Thiên Chúa. Một thái độ kiêu hãnh và nghi ngờ sẽ ngăn cản họ nhận ra những gì Ngài muốn mặc khải cho họ. Khi con người muốn lãnh nhận kiến thức về Thiên Chúa, họ phải có thái độ của trẻ: cái gì cũng là mới cả

với các em.2/ Kiến thức về Thiên Chúa: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.”(1) Chúa Giêsu là người biết về Chúa Cha rõ ràng hơn ai hết: Động từ Hy-lạp dùng ở đây là “epiginôskô,” biết như một con người hay sự vật là. Con người hiểu biết về Thiên Chúa với nhiều cấp độ khác nhau; nhưng chỉ có Chúa Giêsu hiểu biết Thiên Chúa trong cấp độ hoàn hảo nhất. Điều này không ngạc nhiên, vì Chúa Giêsu là chính Lời hay tư tưởng của Thiên Chúa. Ngài và Cha Ngài là một.(2) Con người biết Thiên Chúa qua mặc khải của Chúa Giêsu: Nếu Thiên Chúa không chọn để mặc khải cho con người, con người không bao giờ có thể biết Thiên Chúa. Đức Kitô chính là mặc khải của Thiên Chúa; Ngài đến để mặc khải cho con người biết về Chúa Cha, như Ngài đã tuyên bố với các môn đệ: “Ai thấy Thầy là thấy Cha.” Hơn nữa, để con người có thể hiểu những mặc khải này, họ cần được Thánh Thần do Chúa Cha sai tới để hướng dẫn và thúc đẩy từ bên trong.3/ Xét mình trước tôn nhan Thiên Chúa: Mệt mỏi có thể là do lao động (thể xác) hay do sức ép của cuộc sống (tinh thần). Mệt mỏi thể xác có thể được phục hồi bằng việc nghỉ ngơi; mệt mỏi tinh thần phải được chữa trị bằng phương cách tâm linh. Chúa chỉ cho con người biết làm sao để tránh những mệt mỏi tinh thần này. Tại sao chúng ta đã cố gắng hết sức mà vẫn không thành công? Có thể chúng ta đã không biết cách làm việc để đạt kết quả tốt đẹp? Có thể chúng ta lo lắng quá độ những gì không cần phải lo quá như vậy? Có thể chúng ta đang làm theo ý, theo cách, và theo đường hướng của chúng ta mà không phải là ý, cách, hay đường hướng của Thiên Chúa? Đức Kitô mời gọi chúng ta nhìn lại để học cách làm việc sao cho thành công hơn! Ngài muốn chúng ta quẳng đi những mối lo không cần thiết! Hay chú trọng đến những gì là quan trọng thay vì những cái quá nhỏ nhặt thiển cận!4/ Hai điều quan trọng chúng ta cần học hỏi cùng Chúa Giêsu: Người môn đệ tuy vẫn phải mang ách và mang gánh nặng; nhưng họ không mang chúng theo cách của thế gian, mà mang chúng theo cách của Đức Kitô. Để biết mang ách và gánh đúng cách, họ cần phải học với Đức Kitô. Hai nhân đức quan trọng họ cần học nơi Ngài:(1) Hiền lành: Đây là mối thứ hai trong Bát Phúc. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có quyền tiêu diệt những ai nói những lời xúc phạm, đánh đòn, và giết chết Ngài; nhưng Ngài đã không làm những chuyện đó. Ngài chọn con đường tha thứ: “Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” Ngài hòa giải con người với nhau và với Thiên Chúa. Ngài dạy phải thương yêu, cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù. Con người cũng thường có khuynh hướng yêu

thích những ai hiền lành, nhã nhặn, và tha thứ.(2) Khiêm nhường: là nhân đức diệt trừ tính kiêu ngạo, tội đầu tiên trong bảy mối tội đầu. Không ai thích người kiêu ngạo và tâm lý chung chẳng ai thích người hay “nổ.” Khiêm nhường là biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Người khiêm nhường biết mọi sự mình có được là do Thiên Chúa ban, nên họ không huyênh hoang lên mặt với người khác; nhưng biết dùng tài năng để mở mang Nước Chúa và phục vụ anh em. Người kiêu ngạo đánh cắp công ơn Thiên Chúa và luôn bất an vì sợ người khác hơn họ. Họ bất an khi không nhận được những gì họ muốn và khó chịu với mọi người.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúng ta cần học nơi Đức Kitô cách lãnh đạo:

không bằng cách phô trương quyền hành và danh vọng; nhưng bằng cách khiêm nhường phục vụ và yêu thương mọi người.

- Vì Đức Kitô đã giải thoát chúng ta khỏi làm nô lệ cho xác thịt và ban Thánh Thần, chúng ta phải luôn cố gắng để sống theo sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

- Chúng ta cần học nơi Đức Kitô hai nhân đức: hiền lành và khiêm nhường. Hiền lành để luôn biết đối xử nhân hậu với tất cả mọi người. Kh-iêm nhường để nhận ra chỗ đứng hèn hạ của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân

14th Sunday in Ordinary TimeMatthew 11:25-30

“Come to me, all you who labour and are over-burdened.”

Illustration“Shoulder my yoke,” says Jesus, and perhaps few of us have ever seen a yoke unless we have been to an agricultural museum. They look like instruments of torture, and that is more or less what they are. There are different kinds. There is the heavy wooden bar used to “yoke” or couple two oxen together to pull a huge cart or plough, still used in some societies today. Oxen are not called “beasts of burden” for nothing. Even more terrible are the yokes used for shackling slaves. The word “yoke” has become a metaphor for something oppressive: the “yoke of slavery” and servitude.But there is a better kind of yoke designed to make it easier to carry heavy loads. They are carrying-poles, not too heavy, used by explor-ers and adventurers on long expeditions, fitting across the shoulders around the back of the neck, allowing two bags to be hooked on and carried at each side. Wearing a yoke voluntar-ily, because it is helpful, is very different from forcing slaves to bear a yoke and carry terrible burdens.

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân - chungnhan.org

Gospel TeachingJesus uses the word “yoke” in both senses. He is concerned about people “who labour and are overburdened”. He had in mind some of the strict followers of the Jewish faith, whose reli-gious life had become a burden. Scholars enu-merated 613 laws which they enjoined people to keep. The idea was that by striving to keep all these laws you made yourself pleasing to God. Jesus spoke harsh words about those scribes and Pharisees who “tie up heavy burdens and lay them on men’s shoulders, but will they lift a finger to move them? Not they!”The overburdened people awaited a saviour. And Jesus, who, in the words of the prophet Zechariah, would come “triumphant, humble and riding on a donkey” (a mystical way of describing the incarnation, his sharing of our human life), invited those overburdened people, who had no hope of observing all the laws, to “Come to me”. Come to me and follow me, rather than all those rules and regulations devised by the religious leaders. “Shoulder my yoke and learn from me, for I am gentle and humble in heart, and you will find rest for your souls.” Those beautiful words sum up the ultimate purpose of our Catholic life; it is to find rest for our souls. And to underline it, Je-sus adds, “Yes, my yoke [with the emphasis on ‘my’] is easy and my burden light.” His yoke is not the heavy yoke of innumerable laws, but the easy yoke of joyfully following him to do his will.

ApplicationShouldering Christ’s easy yoke, and learning from him, is what he tells us to do. And we can do this in all sorts of ways. First of all by expe-riencing his gentleness and humility so that we can love him and realise his love for us. He does not want life to be a burden. He may suggest we let go in some ways, changing our priorities; maybe like Jesus who, when he was burdened with the heavy cross, did not insist on carrying it alone but was glad to have someone to help him: Simon of Cyrene. Sometimes it may just mean talking to someone. “Trouble shared is trouble halved” is a proverb attributed to Dorothy Say-ers. Going to confession relieves the burden of sins and guilt, and offers the opportunity to talk confidentially to a priest, who can offer words of encouragement.Sadly there can be periods in life when little can be done to reprioritise, still less to put down or even share our burdens and responsibilities. Perhaps in saying “shoulder my yoke” Jesus is offering to help us with our burdens. Far from the Lord imposing burdens on us, he asks us to come to him. “The Lord is kind and full of compassion,” as the psalmist says. “Come to me,” Jesus says, “I am gentle and humble of heart.” “Come to me,” rather than seeking solace or relief in the ways of this world, for, as St Paul says in today’s second reading, “your interests are not in the unspiritual, but in the spiritual”. Jesus answers our prayers when we ask his

help, and he gives us the strength to carry on with a peace that comes from the Spirit of Christ living in us.

Ý Lễ

Thánh Lễ 8:00 Tối• LH Gioankim và Anna (Hồ Lợi)• LH Anna (Một người xin)• LH Phêrô Huỳnh Công Thành (Hai em Hằng

Thông)• LH Phaolô Ngô Đức Hùng (Hai con Hằng Thông)• LH Anna (Một người xin)• Các linh hồn (Một người xin)

Thánh Lễ 8: 00 Sáng• LH Gioan Nguyễn Ngọc Bội lễ giỗ 5 năm (Gia

đình)• LH Gioankim và Catarina (Hồ Lợi)• Tạ ơn Ba Ngôi Thiên Chúa, Tôn vinh Thánh

Tâm Chúa Giêsu và xin ơn bình an cho gia đình (Bà Lan)

• LH Anrê và Tổ Tiên (ÔB Vũ Thành)• LH Antôn Nguyễn Nguyên Hà, Vinh sơn

Nguyễn Văn Quang và các LH qua đời trong Đại dịch Covid-19 (Bà Lan)

• LH Giuse, Maria, Phanxicô, Anna và Phêrô (ÔB Hậu Dung)

• LH Anna Phạm Thị Vinh và Các Đẳng Linh Hồn (Anh Thư)

• Tạ ơn Thiên Chúa , Mẹ Maria và Thánh Giuse (ÔB Hậu Dung)

• LH Giuse (C. Bạch Hường)

Thánh Lễ 10:30 Sáng• LH Phero Nguyễn Thanh Hùng, LH Maria

Phạm Thị Kiếng và xin cho gia đình bình an (Nguyễn Thị Thúy Hằng)

• LH Gioan Baotixita Nguyễn Thành Long (Nguyễn Thị Thúy Hằng)

• LH Martinô Phạm Phước Quý Lễ giỗ 1 năm (Vợ và các con)

• Tạ ơn Thiên Chúa (Gđ Cháu Nghĩa)• LH Anna Phạm Thị Vinh và Các Đẳng Linh

Hồn (Ô Chấn)• LH Anna (Bạch T Quyên)• LH Anna Phạm Thị Vinh và Các Đẳng Linh

Hồn (Hoan)• LH Gioan Baotixita và xin bình an cho gia đình

(Một người xin)• Xin bình an (Gđ Cháu Nghĩa)

Tự Do Tôn Giáo, Một Vấn Nạn Căng Thẳng Trên Khắp Thế GiớiTrong Tuần lễ hội về “Tự do Tôn giáo”, Đức Tổng Chủ tịch của Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội Đồng Giám mục Hoa kỳ (USCCB) cảnh báo về thái độ phân biệt tôn giáo nói chung và Công Giáo nói riêng. “Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami, chủ tịch của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa kỳ

(USCCB) nói: Quyền tự do tôn giáo là quyền nền tảng của nhân phẩm con người. Tự do tôn giáo là quyền bảo đảm cho các quyền khác như là: được thừa hưởng hòa bình và quyền sáng tạo.

“Vì lợi ích của tất cả”Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Wenski, được đưa ra vào đầu Tuần lễ Tự do Tôn giáo hàng năm, được bắt đầu từ lễ kính các thánh Toma More và Gioan Fisher, ngày 22 tháng 6 đến 29 tháng 6 là ngày Lễ trọng kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Trong tuần này, người Công Giáo được mời gọi cầu nguyện cho quyền tự do tôn giáo trong và ngoài nước. Chủ đề của Tuần lễ Tự do Tôn giáo năm nay là “Vì lợi ích của tất cả”.

Phân biệt đối xửĐức Tổng Giám Mục Wenski cho hay: Tự do tôn giáo là một mối ưu tư hàng đầu cho toàn thế giới! Ngay cả trong các nền dân chủ tự do Tây phương của chúng ta, sự phân biệt đối xử tôn giáo nói chung và Công Giáo nói riêng, đang gia tăng - mặc dù cường độ của nó nhẹ nhàng hơn.Trong khi phải thừa nhận rằng các nhà phân tích chính trị và các chương trình nghị sự của những người ủng hộ nhân quyền cho tư do tôn giáo cho hay, hầu hết việc bất ‘khoan dung với tôn giáo’ là nguồn gốc của mọi cuộc xung đột. Hoặc vì cho tôn giáo như là ‘sự lựa chọn cá nhân, là mối quan tâm về một niềm xác tín cá nhân không có ảnh hưởng gì tới xã hội!

Bảo vệ cá nhân và tổ chứcNgược lại, Đức Tổng cho hay không chỉ có quyền tự do ngôn luận mới cần thiết để nói lên những suy nghĩ của con người, mà nó còn phụ thuộc vào các tổ chức khác như báo chí, trường học, thư viện, đảng phái chính trị và các hiệp hội mà chúng hay gọi là “Xã hội dân sự, “ và như vậy quyền tự do tôn giáo cũng “vì lợi ích của mọi người”, nó bao gồm việc cần và phải được bảo vệ để triển nở quyền tự do tôn giáo của mọi cá nhân.

Bảo vệ quyền tự do tôn giáoTuần lễ “Tự do Tôn giáo” tại Hoa kỳ được bắt nguồn là “Hai tuần cho Tự do” - được hình thành vào năm 2012 như là một sự bảo vệ tự do tôn giáo chống lại các mối đe dọa trong và ngoài nước. Mỗi ngày trong hai tuần dành riêng này đều có một đề tài học hỏi liên quan đến tự do tôn giáo; chủ đề của năm nay bao gồm chủ đề “tự do phục vụ chăm sóc sức khỏe, tôn trọng các nơi thờ phương và trường học Công Giáo”.

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhân - chungnhan.org