sÁch giÁo khoa giÁo dỤc phỔ thÔng - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_mot so van...

191
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MT SVẤN ĐỀ VĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DC PHTHÔNG (Tài liệu tập huấn hiệu trưởng trường phổ thông, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, giám đốc trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI B- CHƯA PHỔ BIN Hà Ni, tháng 5 năm 2015

Upload: dinhminh

Post on 29-Aug-2019

220 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ

SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

(Tài liệu tập huấn hiệu trưởng trường phổ thông,

giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, giám đốc trung tâm

kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp)

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ - CHƯA PHỔ BIẾN

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Page 2: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

2

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN

Trưởng ban

NGUYỄN VINH HIỂN

Ủy viên

VŨ ĐÌNH CHUẨN

PHẠM NGỌC ĐỊNH

NGUYỄN CÔNG HINH

HOÀNG ĐỨC MINH

MAI VĂN TRINH

ĐOÀN VĂN NINH

NGUYỄN XUÂN THÀNH

NGUYỄN THÚY HỒNG

NGUYỄN HỒNG HẢI

ĐỖ NGỌC THỐNG

PHẠM SỸ BỈNH

Page 3: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

3

MỤC LỤC

STT Nội dung Trang

01 Lời nói đầu 5

02

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban

chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

trong điều kiện kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế.

7

03

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của

Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ

thông.

22

04

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông.

27

05 Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về đổi mới chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 38

06 Chuyên đề 2: Đổi mới quản lí chất lượng giáo dục. 63

07 Chuyên đề 3: Một số vấn đề về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo

viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông. 93

08 Chuyên đề 4: Một số vấn đề về đổi mới giáo dục tiểu học. 108

09 Chuyên đề 5: Một số vấn đề về đổi mới giáo dục trung học. 127

10 Chuyên đề 6: Một số vấn đề về đổi mới giáo dục thường xuyên. 152

11 Chuyên đề 7: Một số vấn đề thực hiện Đề án phát triển hệ thống

trường trung học phổ thông chuyên. 178

Page 4: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

4

Page 5: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

5

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngày 28 tháng 11 năm 2014,

Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ tám đã biểu quyết thông qua nghị quyết mới

của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Nghị

quyết số 88/2014/QH13). Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Quyết

định số 404/QĐ-TTg).

Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết trên của Đảng, Quốc hội và Quyết

định số 404/QĐ-TTg cho các đối tượng hiệu trưởng trường phổ thông, giám đốc

trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, giám đốc trung tâm giáo dục thường

xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu “Một số vấn đề về đổi mới

chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Cùng với việc đăng tải Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định số

404/QĐ-TTg về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nội

dung tài liệu gồm các chuyên đề:

Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 2: Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục.

Chuyên đề 3: Một số vấn đề về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và

cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 4: Một số vấn đề về đổi mới giáo dục tiểu học.

Chuyên đề 5: Một số vấn đề về đổi mới giáo dục trung học.

Chuyên đề 6: Một số vấn đề về đổi mới giáo dục thường xuyên.

Chuyên đề 7: Một số vấn đề về thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường

trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020.

Do hạn chế về thời gian biên soạn nên tài liệu không tránh khỏi những

thiếu sót, nhưng tất cả những ai quan tâm đến đổi mới chương trình, sách giáo

Page 6: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

6

khoa giáo dục phổ thông đều có thể tìm thấy trong tài liệu này những thông tin

bổ ích. Ban biên soạn tài liệu rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý

báu của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục và đặc biệt là các nhà quản

lý giáo dục để tài liệu được hoàn thiện thêm. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ

Giáo dục và Đào tạo (thông qua Vụ Giáo dục Trung học); địa chỉ: Số 35, đường

Đại Cồ Việt, Thành phố Hà Nội hoặc theo Email: [email protected]

Xin trân trọng cảm ơn./.

BAN BIÊN SOẠN

Page 7: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

7

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2013

NGHỊ QUYẾT

“VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ"

A - Tình hình và nguyên nhân

1- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của

Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt

được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn

chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được

cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng

nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục

và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả

về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo

dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục

được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể

vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo

dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.

Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới

phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù

chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với

đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình

đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

Page 8: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

8

Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống

hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ

quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với

những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

2- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu

cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào

tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo;

còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa

học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng

đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp

giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận

chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí

vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính

cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc

hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3- Những hạn chế, yếu kém nói trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát

triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn

chậm và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và

chương trình phát triển giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình

thức, hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng

hơn. Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực

xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.

- Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ

sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra,

giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà

nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng

của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.

Page 9: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

9

B- Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

I- Quan điểm chỉ đạo

1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà

nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi

trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề

lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,

phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự

lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ

sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân

người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển

những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên

quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính

hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải

pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức

sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;

lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và

giáo dục xã hội.

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã

hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật

khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng

sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các

bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện

đại hóa giáo dục và đào tạo.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị

trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào

tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các

vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc

Page 10: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

10

biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các

đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,

đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát

triển đất nước.

II- Mục tiêu

1- Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào

tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu

học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát

huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ

quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý

tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;

bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ

hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định

hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo

dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

2- Mục tiêu cụ thể

- Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu

biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ

bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm

2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí

trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển

giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa

phương và cơ sở giáo dục.

- Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành

phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng

nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo

dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ

năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự

học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo

Page 11: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

11

dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung

học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng

mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và

chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ

cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo

dục trung học phổ thông và tương đương.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ

năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với

nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng

dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị

trường lao động trong nước và quốc tế.

- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi

dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,

sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ

cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực

quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và

quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công

nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội

nhập quốc tế.

- Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở

vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng

cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống;

tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ

bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức

học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

- Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt

Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và

truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp

phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng

thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.

Page 12: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

12

III- Nhiệm vụ, giải pháp

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi

mới giáo dục và đào tạo

Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải

pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính

trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục

và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất

lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm

phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho

con em mình.

Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo

sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn

xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.

Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các

trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi

bộ; các trường đại học có đảng bộ. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục-đào tạo phải

thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng,

trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo

dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên,

viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa

phương để xây dựng nhà trường.

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn

nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề,

trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ

chức thực hiện.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm

các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục,

đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công

khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và

Page 13: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

13

chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và

từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục,

đào tạo.

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học,

hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung

giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ

và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng

giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập

trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh

hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an

ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết

thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ

viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho

người Việt Nam ở nước ngoài.

Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học,

các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của

người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập

trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự

cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ

yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,

ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy và học.

Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết

hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý,

yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.

Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại,

tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần

ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt

động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù

Page 14: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

14

hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh

khuyết tật.

Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến

thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề

nghiệp cho người học.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng

hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ

thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực

hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa

học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết

quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo

các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công

nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối

kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh

giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.

Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo

hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung

thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục

nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề

nghiệp trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề

nghiệp. Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc

đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo.

Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử

dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Đánh giá kết quả

đào tạo đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật,

đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa

học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi

trường làm việc. Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học.

Page 15: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

15

Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa

phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế

để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo.

Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất

lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả

kiểm định. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo

đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Xây dựng

phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình giáo dục cộng đồng.

Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú

trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng

cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận

của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy

tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định

hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo.

4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục

mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Trước mắt, ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay. Đẩy mạnh

phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.

Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện

cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới.

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn

với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh giáo dục nghề

nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo

dục đại học. Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao

đẳng và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học.

Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng

dụng, thực hành. Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; củng cố và

phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao

đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất

lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngoài công

Page 16: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

16

lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại hình cơ

sở giáo dục do cộng đồng đầu tư.

Đa dạng hóa các phương thức đào tạo. Thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Đẩy

mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều

chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học.

5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ,

thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào

tạo; coi trọng quản lý chất lượng

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào

tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương.

Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng

tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung

và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước

ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu

khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về

quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của

giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo;

chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về

chất lượng giáo dục, đào tạo.

Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào

tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo;

nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia

đánh giá cơ quan quản lý nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài ở

Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn

ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước.

Page 17: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

17

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo;

phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong

nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản

lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục và đào tạo

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh,

quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo

từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học

cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ

đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ

thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản

lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.

Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một

số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng

phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Có cơ chế tuyển sinh và cử

tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp

vào ngành sư phạm.

Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại,

bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng

cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển

dụng,sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ

sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi

và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn

nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những

người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương

của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành

chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên

Page 18: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

18

cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo

trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài

tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước.

Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào

tạo, nhất là các trường đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt

là các viện nghiên cứu.

7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp

của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo,

ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi

ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo

đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công

lập. Hoàn thiện chính sách học phí.

Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, Nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư

xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm

từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định. Khuyến khích phát triển

các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất

lượng cao ở khu vực đô thị.

Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, Nhà nước tập trung đầu

tư xây dựng một số trường đại học, ngành đào tạo trọng điểm, trường đại học sư

phạm. Thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật,

tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại

hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với

ngành nghề và trình độ đào tạo. Minh bạch hóa các hoạt động liên danh, liên kết

đào tạo, sử dụng nguồn lực công; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích

luỹ tái đầu tư.

Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại

học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Có chính

sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo

đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo.

Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ

trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng.

Page 19: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

19

Tiến tới bình đẳng về quyền được nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở

trường công lập và trường ngoài công lập. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ

đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng

cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để học. Khuyến khích

hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên

nghèo học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành

tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ

hoạt động đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các

loại hình trường. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục-đào tạo.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ

trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ

thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Bảo đảm đến năm 2020 số học

sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học.

Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,

giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo,

bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang. Giám sát chặt chẽ,

công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí.

8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công

nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu

tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu

khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và

chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học

giáo dục.

Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa

học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ

giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh

doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí

nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao,

cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học. Có

chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.

Page 20: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

20

Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công

nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng

chế, phát minh trong các cơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh

phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên

cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ với

các trường đại học công lập.

Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một

số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực

và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên

cứu hàng đầu thế giới.

9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo

dục, đào tạo

Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc

lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá

trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành

tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương

và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo.

Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với

giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù. Khuyến

khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài

ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước

ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng

thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo.

Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người

Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng,

chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn

hóa và học thuật quốc tế.

Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh

viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu

tố nước ngoài tại Việt Nam.

Page 21: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

21

C- Tổ chức thực hiện

1- Các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ

chức việc học tập, quán triệt tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động thực

hiện Nghị quyết này. Lãnh đạo kiện toàn bộ máy tham mưu và bộ máy quản lý

giáo dục và đào tạo; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, đặc biệt là kiểm tra

công tác chính trị, tư tưởng và việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trong các

trường học, phát hiện và giải quyết dứt điểm các biểu hiện tiêu cực trong giáo

dục và đào tạo.

2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành

mới hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo, các luật, nghị quyết của Quốc hội,

tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện.

3- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung và ban hành

mới các văn bản dưới luật; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều

chỉnh kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện

có hiệu quả Nghị quyết.

Thành lập Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng

Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

4- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán

sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi,

kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư

kết quả thực hiện Nghị quyết./.

TỔNG BÍ THƯ

(Đã ký)

Nguyễn Phú Trọng

Page 22: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

22

QUỐC HỘI

Nghị quyết số: 88/2014/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số

điều theo Luật số 44/2009/QH12;

Xét Tờ trình số 335/TTr-CP ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về

việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông; Báo cáo thẩm tra số 1299/BC-UBVHGDTTN13 ngày 06

tháng 10 năm 2014 của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và

Nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo

dục phổ thông theo Đề án của Chính phủ.

Điều 2. Chính phủ chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới như sau:

1. Về mục tiêu đổi mới:

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển

biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp

dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục

nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm

chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của

mỗi học sinh.

Page 23: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

23

2. Về yêu cầu đổi mới:

Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của

nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn

diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục,thi, kiểm

tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực

học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực

tiễn cuộc sống. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến của

nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học.

3. Về nội dung đổi mới:

a) Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình

thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định

hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú

trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại

ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời;

b) Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo

dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn

giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm). Giáo dục cơ

bản bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu

phân luồng mạnh sau trung học cơ sở. Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo

đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có

chất lượng;

c) Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại,

thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực

hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân

hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng

ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số

môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện

tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp

trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời

được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ;

Page 24: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

24

d) Chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn

về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp

thu của học sinh.

Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm

dẻo, linh hoạt. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành

chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng

lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo

dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân

tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội

dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời

dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển

khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường;

đ) Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện

năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi

dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm

và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, tăng cường

hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và

truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội;

e) Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng

hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn

quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời

cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần

năng lực học sinh.

Thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương trình giáo dục

phổ thông phù hợp với lộ trình thực hiện Đề án. Đổi mới phương thức thi và

công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và

tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng

lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo

dục đại học;

g) Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ

thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định

hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo

dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa

Page 25: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

25

cho mỗi môn học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê

duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội

đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo

khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính

bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở

chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục

phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo

khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách

giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên

ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.

4. Về lộ trình thực hiện:

Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục

phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu

học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

5. Về kinh phí thực hiện:

a) Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ

thông do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội. Kinh phí từ ngân

sách nhà nước được nêu trong dự toán ngân sách hằng năm do Chính phủ trình

Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

b) Ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các địa phương miền núi, hải đảo,

vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,đặc

biệt khó khăn để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện Đề án đổi mới chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các đề án khác có liên quan nhằm bảo

đảm đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở

vật chất để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Page 26: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

26

chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

hằng năm đánh giá kết quả thực hiện trong báo cáo của Chính phủ về việc thực

hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội,Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,

Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới

chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban

khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân

dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong phạm vi trách nhiệm

của mình.

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

của Mặt trận thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc triển khai thực

hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Page 27: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

27

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 404/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị

lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị

quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04

tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của

Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục

phổ thông với các nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là

chương trình) mới, sách giáo khoa phổ thông (sau đây gọi tắt là sách giáo khoa)

mới phù hợp với hệ thống giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung

ương khóa XI, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của

Quốc hội và tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp

quốc: “Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự khẳng định

Page 28: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

28

mình”, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo

dục và phát triển con người Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, hướng tới

“công dân toàn cầu”.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi

trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực;

chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách,

lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi

học sinh; tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc

trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả khoa

học công nghệ thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và công nghệ thông tin.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới lấy học sinh làm trung tâm, phát

huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường

tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy

giáo, cô giáo.

2. Nguyên tắc xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới

a) Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp

luật; bảo đảm tính đồng bộ giữa các chương trình, đề án thực hiện đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng

6 năm 2014 của Chính phủ; tính đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp

giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình mới.

b) Chương trình mới, sách giáo khoa mới bảo đảm tính tiếp nối, liên

thông giữa các cấp học, các lớp học, giữa các môn học, chuyên đề học tập và

hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

c) Chương trình mới, sách giáo khoa mới bảo đảm yêu cầu giảm tải, tính

thiết thực; cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới và gắn với chương

trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật

chất, kỹ thuật của nhà trường.

d) Chương trình mới, sách giáo khoa mới kế thừa ưu điểm của chương

trình, sách giáo khoa hiện hành đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh

nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu chủ động hội

nhập quốc tế.

Page 29: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

29

đ) Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Chương trình mới

được xây dựng, thẩm định và ban hành trước làm cơ sở cho việc biên soạn sách

giáo khoa. Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong

đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau

mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh,

đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù

hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Khuyến khích các nhà xuất bản, tổ

chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Nhà trường, giáo viên chủ động lựa

chọn sách giáo khoa.

e) Chú trọng phát huy sự đóng góp của các tổ chức xã hội nghề nghiệp,

các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... và toàn xã hội trong quá trình xây

dựng, biên soạn và triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.

3. Định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới

a) Chương trình mới được xây dựng phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục

trong Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và

Đào tạo chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết

số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, trong đó giáo dục phổ

thông được phân thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn

giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề

nghiệp xác định thời điểm và mức độ phân hóa, hướng nghiệp phù hợp.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu của giai đoạn

giáo dục cơ bản là bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng,

toàn diện và thực sự cần thiết; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo

đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ

động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông.

b) Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo

hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học, cấp

học trên.

Ở các lớp học, cấp học dưới thực hiện lồng ghép, kết hợp những nội dung

liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp. Thực

hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức

không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh. Ở cấp trung học phổ thông, ngoài

Page 30: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

30

các môn học bắt buộc chung, có các môn học, chuyên đề học tập dành cho học

sinh tự chọn.

c) Chương trình mới, sách giáo khoa mới phải đáp ứng yêu cầu và góp

phần tạo động lực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới thi, kiểm

tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn theo

hướng tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu, khai

thác tư liệu giáo dục, tìm hiểu thực tiễn để chuẩn bị tốt bài giảng; tăng cường

tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học

sinh; tạo điều kiện cho học sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tòi, hiểu

biết môi trường, cuộc sống xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc;

tạo điều kiện thuận lợi và tạo động lực để đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy

học; thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng, biên soạn đáp ứng

yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất

lượng giáo dục; bảo đảm trung thực, khách quan, thiết thực, tiết kiệm, giảm áp

lực cho xã hội và khắc phục bệnh thành tích hình thức, cục bộ. Thi, kiểm tra,

đánh giá chất lượng giáo dục phải dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và

năng lực của học sinh được quy định trong chương trình; phối hợp đánh giá

trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy

với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia

đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia địa

phương và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách,

giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục.

d) Chương trình mới phải xác định cụ thể nội dung và yêu cầu cần đạt đối

với mỗi môn học, lớp học, cấp học nhưng không quá chi tiết để căn cứ vào

chương trình biên soạn được nhiều sách giáo khoa.

Sách giáo khoa phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép sử

dụng, xuất bản. Việc lựa chọn sách giáo khoa thuộc thẩm quyền của nhà trường

và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham

khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.

4. Giải pháp chủ yếu

Page 31: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

31

a) Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhằm tạo đồng thuận đồng

thời phát huy hiệu quả sự tham gia đóng góp của xã hội.

b) Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để xây dựng chương trình

mới, biên soạn sách giáo khoa mới.

- Phân tích sâu sắc kinh nghiệm, bài học thực tiễn trong nước và nghiên

cứu, tiếp thu kinh nghiệm thế giới, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển

về xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học để phát huy

những kinh nghiệm tốt, khắc phục những hạn chế.

- Khẩn trương hoàn thiện về tổ chức, cơ chế, điều kiện bảo đảm hoạt động

của các tổ chức có chức năng chỉ đạo, thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông và các Đề án có liên quan. Xây dựng, ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật cần thiết phục vụ triển khai thực hiện Đề án.

- Chuẩn bị đội ngũ chuyên gia, tác giả, người thẩm định... có kiến thức,

năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước tham gia các tổ chức, tham

gia thực hiện các công việc trong phạm vi Đề án.

c) Xây dựng chương trình mới bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, công

khai, minh bạch.

- Chương trình mới phải thể hiện rõ mục tiêu giáo dục phổ thông và mục

tiêu giáo dục của từng cấp học, môn học; quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất

và năng lực của học sinh cuối mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với

tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo

dục, đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học

của giáo dục phổ thông.

- Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chương trình mới

được thực hiện công khai, minh bạch. Chương trình phải được lấy ý kiến rộng

rãi của các tổ chức, cá nhân và được thực nghiệm nhằm bảo đảm tính khoa học,

tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy.

- Chương trình mới phải được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình

thẩm định trước khi phê duyệt, ban hành. Tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng

quốc gia thẩm định chương trình, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định

chương trình phải được công khai, minh bạch.

Page 32: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

32

d) Biên soạn một bộ sách giáo khoa mới (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức thực hiện) đủ các môn học ở các lớp học, bảo đảm tiến độ theo lộ trình của

Đề án.

- Việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa phải huy động được đội ngũ

chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có năng lực tham gia; tiêu chí, quy trình lựa

chọn tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn được công khai, minh bạch. Sách giáo

khoa phải được lấy ý kiến rộng rãi và được thực nghiệm nhằm bảo đảm sự phù

hợp với chương trình, tính khoa học, tính sư phạm, tính khả thi và độ tin cậy.

- Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà xuất bản, tổ chức, cá

nhân biên soạn phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định

trước khi phê duyệt cho phép sử dụng bảo đảm tính khoa học, công bằng. Tiêu chí

lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tiêu chí đánh

giá và quy trình thẩm định sách giáo khoa phải được công khai, minh bạch.

- Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp

với đặc điểm của địa phương. Các tài liệu này phải được thẩm định bởi Hội

đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

- Tăng cường xây dựng học liệu điện tử để phát huy mạnh lợi thế dạy và

học qua mạng đồng thời với quá trình biên soạn sách giáo khoa mới; khuyến

khích việc biên soạn, thử nghiệm và sử dụng sách giáo khoa điện tử theo chương

trình mới.

đ) Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới, chú trọng

hướng dẫn dạy và học căn cứ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học

sinh đối với mỗi môn học, lớp học, cấp học; tài liệu phải đáp ứng sự đa dạng

vùng miền, đặc biệt là vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người,

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật.

e) Tổ chức tập huấn giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện

chương trình mới, sách giáo khoa mới. Phát huy hiệu quả các phương tiện kỹ

thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin trong tổ chức tập huấn.

Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng có trách nhiệm

phối hợp với ngành giáo dục tổ chức tập huấn cho giáo viên theo sách giáo khoa

đã được phê duyệt cho phép sử dụng và được nhà xuất bản phát hành.

Page 33: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

33

g) Tăng cường các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện có hiệu quả

chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp

xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đáp

ứng yêu cầu chương trình mới, sách giáo khoa mới; ưu tiên bố trí phòng học bộ

môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soát danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu

hiện hành, chỉ bổ sung những thiết bị thật sự cần thiết, trang bị thiết bị giáo dục

ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các Đề án liên quan

nêu tại Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ,

trong đó chú trọng Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ

quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

đào tạo, Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ

thông, Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ

các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

5. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 1 (4/2015 - 6/2016):

- Tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

- Xây dựng, phê duyệt các chương trình, dự án, đề án có liên quan với Đề

án này.

- Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục

phổ thông, các ban chuyên môn và các hội đồng thẩm định; ban hành quy định

về tổ chức, chỉ đạo, giám sát, đánh giá việc xây dựng, biên soạn, thẩm định

chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định

chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động chuyên gia giáo dục, nhà khoa

học, nhà giáo, nhà quản lý và cộng đồng tham gia đóng góp trong quá trình xây

dựng, biên soạn, thẩm định chương trình mới, sách giáo khoa mới.

Page 34: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

34

- Xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới; xây

dựng học liệu điện tử theo chương trình mới.

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa mới do

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn.

b) Giai đoạn 2 (7/2016 - 6/2018):

- Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát

hành được ít nhất một bộ sách giáo khoa mới của lớp 1, lớp 6 và lớp 10.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới.

- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo

khoa mới đối với lớp 1, lớp 6 và lớp 10.

- Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương.

- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy định về chế độ, chính sách liên quan

đến việc thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.

- Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

c) Giai đoạn 3 (7/2018 - 12/2023):

- Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình mới,

sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung

học cơ sở và trung học phổ thông.

- Biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát

hành sách giáo khoa mới của các lớp còn lại.

- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo

khoa mới đối với các lớp còn lại.

- Đánh giá chương trình trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

6. Kinh phí và nguồn vốn

a) Nhà nước bố trí 778,8 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ:

- Xây dựng, thử nghiệm chương trình.

Page 35: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

35

- Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa (do Bộ Giáo dục và Đào

tạo tổ chức thực hiện), trong đó có sách giáo khoa song ngữ (tiếng Việt - tiếng

một số dân tộc ít người) đối với một số môn học ở cấp tiểu học; biên soạn và thử

nghiệm sách giáo khoa điện tử.

- Thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa.

- Tập huấn, bồi dưỡng cho người tham gia xây dựng, biên soạn, thẩm định

chương trình mới, sách giáo khoa mới; xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng

giáo viên qua mạng; tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình

mới, sách giáo khoa mới.

- Cung cấp sách giáo khoa cho các trường vùng miền núi, hải đảo, vùng

đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh

khuyết tật.

b) Huy động kinh phí của các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân để biên

soạn các sách giáo khoa (ngoài bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức biên soạn) và triển khai các hoạt động khác của Đề án không sử dụng kinh

phí của Nhà nước.

Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cơ quan

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nội dung Đề án thành các

chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết theo từng giai đoạn, từng năm để thực hiện

Đề án; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện các Đề án có liên quan với Đề án

này theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ.

b) Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục

phổ thông; các ban xây dựng chương trình, các ban biên soạn sách giáo khoa;

Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình; Hội đồng quốc gia thẩm định sách

giáo khoa.

c) Báo cáo Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban

quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo phương án tổ chức xây dựng chương trình

mới, biên soạn sách giáo khoa mới.

Page 36: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

36

d) Đề xuất cơ quan có thẩm quyền khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá

nhân có nhiều đóng góp, thành tích xuất sắc trong xây dựng, biên soạn, thực

hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới.

đ) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong

phạm vi cả nước theo từng năm, từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Thủ tướng

Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí, cân đối nguồn vốn để thực

hiện Đề án theo quy định; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định

của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Các Bộ, ngành và cơ quan khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm

vụ theo quy định, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện Đề án.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Quán triệt, chỉ đạo ngay việc đẩy mạnh thực hiện các hoạt động giáo

dục trong nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội nhằm tăng cường

giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động, lòng nhân ái, tôn trọng pháp luật... theo

định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa; đẩy mạnh phong trào thi đua

dạy tốt, học tốt.

b) Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa

phương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các nội dung của Đề án được

phân công trên phạm vi địa bàn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp

kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để

triển khai thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới hiệu quả.

d) Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa

phương; phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để triển khai thực hiện

chương trình mới, sách giáo khoa mới.

đ) Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên phạm vi địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Page 37: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

37

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

Thủ trưởng cơ quan liên quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết

định này./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên

và Nhi đồng của Quốc hội;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TTK HĐGD,

TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;

- Lưu: VT, KGVX (3b). M

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Vũ Đức Đam

Page 38: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

38

Chuyên đề 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI

CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Giải pháp then chốt, đột phá đổi mới căn bản toàn diện giáo dục-đào tạo

a) Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo

Đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, đổi

mới về chất, đổi mới từ gốc rễ, đổi mới có tính chất bước ngoặt với một tinh

thần và thái độ kiên quyết để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu

quả giáo dục.

Đổi mới toàn diện là đổi mới những vấn đề cấp thiết, từ quan điểm, tư

tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm

bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến

các hoạt động quản trị của cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia

đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học,

ngành học.

Trong quá trình đổi mới cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển

những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết

chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ

thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng; các giải pháp phải

đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

b) Những nội dung đổi mới cốt lõi

Cốt lõi là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất. Trong điều kiện phát triển rất

nhanh chóng của khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường và hội nhập quốc

tế, mỗi người đều phải có bản lĩnh riêng, có năng lực học tập thường xuyên, học

tập suốt đời để thích ứng với sự thay đổi liên tục; đồng thời xã hội phải tạo cơ

hội cho mọi người dân được học suốt đời. Do vậy vấn đề cốt lõi của đổi mới

giáo dục là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức

sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, đổi mới hệ thống

giáo dục theo hướng mở và xây dựng xã hội học tập.

Trước hết đó là đổi mới cách tiếp cận mục tiêu giáo dục. Học sinh không

chỉ biết nhiều kiến thức sách vở, mà quan trọng là phải biết vận dụng sáng tạo

Page 39: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

39

những kiến thức ấy vào đời sống, có kỹ năng sống, biết giải quyết vấn đề linh

hoạt trong những tình huống mới…Muốn vậy phải giáo dục học sinh phát triển

toàn diện, hài hoà đức - trí - thể - mỹ, đồng thời phát triển tốt nhất tiềm năng

riêng của mỗi người. Điều này đòi hỏi phải đổi mới tất cả các thành tố của

Chương trình giáo dục, bao gồm: phạm vi và kết cấu nội dung, chuẩn cần đạt,

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập… theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực.

Nội dung đổi mới cốt lõi thứ hai là phải xây dựng một hệ thống giáo dục

mở hướng tới một xã hội học tập. Hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục

linh hoạt, liên thông giữa các yếu tố (nội dung, chương trình, phương pháp,

phương thức, thời gian, không gian, chủ thể giáo dục…) của hệ thống và liên

thông với môi trường bên ngoài hệ thống, bảo đảm tính sáng tạo cho việc xây

dựng, tổ chức các nội dung, hình thức giáo dục; tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho

mọi người; tận dụng các nguồn lực cho giáo dục và bảo đảm tính hiệu quả, phát

triển bền vững của hệ thống.

Như thế, hệ thống giáo dục mở và xã hội học tập là cơ chế tạo ra cơ hội

phát triển chương trình giáo dục, tạo cơ hội học tập phù hợp cho mọi đối tượng

có nhu cầu, không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã

hội, giới tính, trong mọi thời gian khác nhau và không gian khác nhau. Nhờ đó,

mọi người có điều kiện để học thường xuyên, suốt đời và đều có trách nhiệm

tham gia phát triển giáo dục.

c) Các giải pháp then chốt

Then chốt là cái quan trọng nhất, có vai trò và tác dụng quyết định đối với

toàn bộ. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: “Đổi mới căn bản,

toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội

hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,

phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.

Đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường

định hướng xă hội chủ nghĩa th quản lư giáo dục cũng phải đổi sang cơ chế mới,

nhưng do bản chất ổn định tương đối của giáo dục nên sự chuyển đổi cơ chế

quản lý giáo dục những năm qua có phần thận trọng, dè dặt hơn các lĩnh vực

khác, trong khi đó nhiều tiêu cực của cơ chế thị trường đã không ngừng có tác

động xấu đến giáo dục. Đó là nguyên nhân của tình trạng “quản lý nhà nước về

Page 40: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

40

giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo

dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”.

Nghị quyết 29 yêu cầu: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo,

bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các

cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”.

Luật Giáo dục quy định nhà giáo có nhiệm vụ: “Giáo dục, giảng dạy theo

mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình

giáo dục”. Nghị quyết 29 đánh giá: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu

cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức

nghề nghiệp”và yêu cầu: “Phát triển đội nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”.

d) Tại sao đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá lại là khâu đột phá trong đổi

mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo?

Trong quân sự, đột phá là hành động chọc thủng, phá vỡ một số đoạn

trong hệ thống phòng ngự của đối phương để mở đường tiến quân. Có thể hiểu

nghĩa chung đột phá là chỉ hành động mạnh mẽ, tập trung vào một khâu hoặc

một số điểm nào đó để thực hiện (làm), từ đó mà giải quyết vấn đề một cách

nhanh chóng, thuận lợi.

Nghị quyết 29 đánh giá: “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và

đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” và yêu cầu: “Đổi mới căn bản,

hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo,

bảo đảm trung thực, khách quan”. Đây là vấn đề, là khâu/điểm cần tập trung

hành động, thực hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt để mở đường cho việc đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhanh chóng, có hiệu quả.

Trong bối cảnh của Việt Nam, giáo dục nặng về ứng thí và tâm lý sính

bằng cấp khá phổ biến trong xã hội thì đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thi

cử có tác động trực tiếp hết sức mạnh mẽ đến việc dạy và học; có thể làm thay

đổi cả nhận thức, thói quen của thầy, trò, gia đình và xã hội. Việc chuyển từ thực

trạng chú trọng đo lường bằng điểm số kết quả tiếp thu kiến thức sang đánh giá

toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh sẽ có tác động đến tất cả các yếu tố

khác của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và

phương pháp giáo dục).

Page 41: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

41

Mặt khác, việc đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá không đòi hỏi tốn kém thời

gian và điều kiện về tài chính, đầu tư nhân lực hay cơ sở vật chất...So với việc

đổi mới một số khâu khác của chương trình giáo dục thì đổi mới thi, kiểm tra,

đánh giá có phần dễ tiến hành hơn, khả thi hơn, lại có tác động và hiệu quả cao

hơn. Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ gần như là của riêng ngành

giáo dục nên cũng dễ dàng hơn trong quản lý chỉ đạo và thực hiện.

2. Chương trình giáo dục phổ thông là gì? Nội dung đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông?

a) Theo Luật Giáo dục1, chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục;

quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục,

phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết

quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.

Như vậy, chương trình giáo dục gồm các thành tố:

- Mục tiêu và chuẩn

- Nội dung giáo dục

- Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

- Cách thức đánh giá kết quả giáo dục

Theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13:

- Chương trình giáo dục phổ thông (sau đây viết tắt là chương trình) thể

hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và

năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, phạm vi và cấu trúc nội

dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục,

cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục ở

mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông; chương trình bao gồm chương

trình tổng thể và các chương trình môn học.

- Chương trình tổng thể quy định mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu

giáo dục từng cấp học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung của học

sinh cuối mỗi cấp học; kế hoạch giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục của từng

cấp học chung toàn quốc; định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

và cách thức đánh giá kết quả giáo dục của từng cấp học. Chương trình tổng thể là

1 Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009

Page 42: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

42

sự kết hợp hài hòa các chương trình môn học và chuyên đề học tập, chương trình

hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là các chương trình môn học).

- Chương trình môn học quy định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện

mục tiêu giáo dục phổ thông; mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng

lực đặc thù môn học của học sinh cuối mỗi cấp học ở mỗi lớp/nhóm lớp của

từng cấp học; nội dung, kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học;

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập

của học sinh đối với môn học.

Quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

mới chú trọng việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng phát triển phẩm chất và

năng lực của học sinh. Mục tiêu phát triển năng lực cá nhân nêu trong Luật Giáo

dục chưa được cụ thể hoá trong chương trình; chương trình các môn học chỉ xây

dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà chưa xây dựng chuẩn

đầu ra về phẩm chất và năng lực của học sinh; chưa đảm bảo sự cân đối giữa

“dạy chữ” và “dạy người”. Theo yêu cầu đổi mới của Nghị quyết số 29-NQ/TW,

chương trình giáo dục phổ thông mới phải hướng tới phát triển các năng lực

chung và các năng lực đặc thù môn học liên quan đến từng lĩnh vực giáo

dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần có trong

cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học

sinh. Xác định các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với từng cấp

học và từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Chương trình phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất; kế

thừa giữa các cấp học và tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi

giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống

giáo dục quốc dân.

b) Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, nội dung đổi mới chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông bao gồm:

- Mục tiêu giáo dục phổ thông (chủ yếu là đổi mới cách tiếp cận và thực

hiện mục tiêu) theo chương trình hai giai đoạn: mục tiêu giáo dục cơ bản và mục

tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp;

- Nội dung giáo dục phổ thông;

- Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục;

Page 43: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

43

- Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục.

3. Ý nghĩa của cấu trúc hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định

hướng nghề nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới là gì?

Chương trình hiện hành chưa xây dựng thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo

dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Đó là một trong

những nguyên nhân của tâm lý lo ngại chưa học xong trung học phổ thông là

chưa đủ khả năng cần thiết để tham gia cuộc sống lao động xã hội, ai cũng cố

gắng theo học lên trung học phổ thông.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu: “Bảo đảm cho học sinh có trình độ

trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân

luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp

và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”.

Muốn thực hiện được yêu cầu này, giáo dục phổ thông sẽ được thực hiện

trong 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp

tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng

nghềnghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm).

- Giai đoạn giáo dục cơ bản đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông

nền tảng, toàn diện với các khái niệm, nguyên lý khoa học khái quát, các phẩm

chất và năng lực thiết yếu mà mọi người đều cần để có thể tiếp tục học lên hoặc

tham gia cuộc sống lao động xã hội, đặt nền móng cho quá trình học tập suốt

đời; chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn trưởng thành thích ứng với những thay đổi

nhanh và nhiều mặt của xã hội tương lai đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau

trung học cơ sở.

- Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp,

chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng nhằm phân hoá theo

mục tiêu phân luồng, định hướng nghề nghiệp, học sinh chỉ học một số ít môn

học và hoạt động giáo dục bắt buộc chung, còn lại được tự chọn các môn học,

các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng, sở trường, năng lực từng người

hướng vào các lĩnh vực nghề nghiệp tương lai. Đây là phương thức bảo đảm cho

học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có tiềm lực sẵn sàng trực tiếp lao động,

học tiếp các ngành nghề đã định hướng trước. Như vậy, so với hiện nay học sinh

trung học phổ thông sẽ được chuẩn bị tốt hơn những kiến thức, kỹ năng liên

quan đến ngành nghề được đào tạo hoặc tham gia lao động xã hội và sẽ tạo

Page 44: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

44

thuận lợi cho học sinh Việt Nam theo học các chương trình đào tạo quốc tế.

4. Sách giáo khoa có chức năng?

Có nhiều quan niệm về sách giáo khoa nhưng nhìn chung đều thống nhất

coi sách giáo khoa là tài liệu chính để dạy học trong nhà trường.

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13:“Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu

của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm

chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức

kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục”; “Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu

chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên

cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa”.

Như vậy, Nhà nước quản lý các yêu cầu và nội dung sách giáo khoa, sách

giáo khoa có những chức năng chính sau:

- Là văn bản cụ thể hoá những nội dung giáo dục được qui định trong

chương trình, cung cấp tri thức nền tảng, hệ thống, toàn diện và được lựa chọn

theo các quy luật sư phạm.

- Hướng dẫn hoạt động học, hỗ trợ hoạt động dạy.

Mỗi môn học sẽ có một hoặc một số sách giáo khoa khác nhau. Do đó,

cùng với việc xây dựng chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải và sẽ

biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới. Giáo viên có thể sử

dụng tài liệu này cùng với văn bản chương trình để dạy họcngay cả khi chưa có

sách giáo khoa. Dự kiến bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

biên soạn sẽ không có sách giáo viên và sách bài tập kèm theo.

5. Mục tiêu giáo dục từng cấp học như thế nào?

Nghị quyết số 88/2014/QH13: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung

phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện

và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.

Để đạt được mục tiêu trên chương trình mới cần phải nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử,

đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng

kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học

tập suốt đời.

Page 45: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

45

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, mục tiêu giáo dục từng

cấp học được xác định như sau:

Cấp tiểu học: Học sinh được hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát

triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực chung

được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; bước đầu được phát

triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục học trung học cơ sở.

Cấp trung học cơ sở: Học sinh được phát triển hài hoà về thể chất và tinh

thần trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở

cấp tiểu học; được hoàn chỉnh cơ bản về học vấn phổ thông và phát triển nhân

cách công dân; phát triển các tiềm năng sẵn có để có thể tiếp tục học trung học

phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Cấp trung học phổ thông: Học sinh được phát triển hài hoà về thể chất và

tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội trên cơ sở duy trì, tăng cường

và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; có

kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề

nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa

chọn hướng phát triển, tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động với

phẩm chất, năng lực của một công dân.

6. Mối quan hệ giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ với phẩm chất và năng lực?

Có rất nhiều phát biểu khác nhau mang tính định nghĩa về năng lực, từ

những điểm chung và phổ biến nhất của các phát biểu đó có thể nhận thấy rằng,

mỗi năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà một người với những

phẩm chất (giá trị) riêng của mình, cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong

một bối cảnh nhất định. Để thực hiện một nhiệm vụ, một công việc có thể đòi hỏi

nhiều năng lực khác nhau. Năng lực của cá nhân được đánh giá qua tính chất và

kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Như vậy, có thể nói kiến thức, kỹ năng là cơ sở để hình thành năng lực, là

nguồn lực để người học tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ

hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng đáp ứng phù

hợp với bối cảnh thực là đặc trưng quan trong của năng lực, tuy nhiên, khả năng

đó có được lại dựa trên sự đồng hóa và sử dụng có “cân nhắc” những kiến thức,

kỹ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể.Việc hình thành và phát triển năng

Page 46: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

46

lực đã có lại được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, kĩ năng mới và lại đặt cơ

sở để hình thành những năng lực mới.

Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận

dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một

môi trường quen thuộc. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến

thức, những hiểu biết và trải nghiệm,… giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn

cảnh thay đổi.

Mặt khác, cách hiểu và kết quả hoạt động còn chịu ảnh hưởng rất lớn và

cũng được quyết định bởi phẩm chất (giá trị) của chủ thể (động cơ, ý thức trách

nhiệm, hứng thú hành động, đạo đức, niềm tin,… của cá nhân).

Như vậy, kết quả hành động thể hiện năng lực theo nghĩa rộng (gồm năng

lực theo nghĩa hẹp + phẩm chất). Nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong một lĩnh

vực nào đó thì chưa được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu

quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân

để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong

thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi.

Trong khi xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục hiện hành, nhìn

chung chúng ta quá coi trọng vai trò của kiến thức, chưa đánh giá đúng vai trò

của phẩm chất, kĩ năng trong thành phần của năng lực và cũng chưa coi trọng ý

nghĩa của việc rèn luyện phẩm chất, vận dụng kiến thức, kĩ năng, đạo đức, niềm

tin trong quá trình hình thành và phát triển năng lực.

7. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung của học sinh cuối

mỗi cấp học của chương trình giáo dục phổ thông mới?

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chỉ xây dựng chuẩn kiến thức,

kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà chưa xác định yêu cầu về phẩm chất và năng

lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học. Hạn chế đó cũng thể hiện trong

việc thiết kế nội dung, áp dụng hình thức và phương pháp giáo dục, đánh giá

chất lượng giáo dục.

Chương trình mới yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt

được sau mỗi cấp học (hay còn gọi là chuẩn đầu ra) của giáo dục phổ thông, là

sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục trên hai phương diện phẩm chất và năng lực của

học sinh, là kết quả đầu ra cần đạt để xác nhận trình độ học tập sau khi kết thúc

mỗi cấp học; được sắp xếp theo một lôgic hợp lý, chi tiết đến cấp, lớp; làm cơ sở

Page 47: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

47

cho việc lựa chọn và cấu trúc nội dung khi biên soạn sách giáo khoa, xác định

phương pháp và hình thức giáo dục.

Việc đánh giá mức độ đạt được chuẩn trong quá trình giáo dục và kết thúc

mỗi giai đoạn giáo dục (học kỳ, năm học, cấp học) được thực hiện thông qua

nhận xét, đánh giá các biểu hiện về phẩm chất và năng lực của học sinh trong

học tập, sinh hoạt và trong các bài thi, kiểm tra. Chương trình mỗi môn học sẽ

thiết kế một số bài thi, bài kiểm tra minh họa.

8. Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới hình thành những

phẩm chất và năng lực nào?

Đối với thế giới, từ cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều nước tiên tiến đã và

đang thực hiện xây dựng chương trình theo định hướng phát triển năng lực

người học. Tùy thuộc vào đặc điểm của mình mà mỗi nước coi trọng những

năng lực nhất định, cách diễn đạt các năng lực cũng không giống nhau trong

chương trình giáo dục của các nước. Nhưng hầu hết các nước đều chú ý hình

thành, phát triển những năng lực cần cho việc học suốt đời, gắn với cuộc sống

hằng ngày, trong đó chú trọng các năng lực chungnhư: năng lực tự học, học

cách học; năng lực cá nhân (tự chủ, tự quản lý bản thân); năng lực xã hội;năng

lực hợp tác; năng lực giao tiếp (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ); năng lực tư duy;

năng lực giải quyết vấn đề; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông...

Đối với Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông mới phải hướng tới

phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù liên quan đến từng lĩnh

vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần

có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của

mỗi học sinh. Xác định các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với

từng cấp học và từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng

tạo; tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hoà cả thể chất và tinh thần.

Thực hiện giáo dục toàn diện: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng

cơ bản; rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và định hướng

nghề nghiệp. Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống cách

mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng

thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

Theo dự thảo chương trình tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông mới

hướng tới hình thành và phát triển những phẩm chất của học sinh, như: Yêu gia

Page 48: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

48

đình, quê hương, đất nước; Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công

vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản

thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; Tôn trọng, chấp

hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức. Hướng tới hình thành và

phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù môn học của học sinh như: Tự

học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác; Sử dụng

công nghệ thông tin và truyền thông.

Ngoài phẩm chất và năng lực chung, các năng lực đặc thù môn học được

nêu ở các chương trình môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

9. Yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục

phổ thông?

Do nhiều nguyên nhân, trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở

một số môn học có những nội dung chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, có

những nội dung chưa thiết thực với học sinh; việc tổ chức các hoạt động giáo

dục chưa được coi trọng; quan điểm tích hợp chưa được quán triệt đầy đủ khi

thiết kế hệ thống các môn học và chủ yếu chỉ mới thực hiện ở chương trình tiểu

học; tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp và giáo

dục đại học còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho việc thực hiện mục tiêu phân

luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.

Bên cạnh đó, chương trình hiện hành đặt trọng tâm vào việc cung cấp nhiều

kiến thức thông qua hoạt động dạy học, chưa quan tâm đúng mức các nội dung

phục vụ rèn luyện đạo đức, kỹ năng. Nội dung của các môn học như Âm nhạc,

Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo

dục hướng nghiệp, Nghề phổ thông chưa phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực

giáo dục tương ứng (nhất là yêu cầu về bồi dưỡng hứng thú hoạt động thường

xuyên của các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục; rèn luyện kỹ năng của các

môn Ngoại ngữ, Tin học) vì chúng vẫn được thiết kế tương tự như các bộ môn

văn hoá khác.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục theo hướng

tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng

thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo

đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị

cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại,

Page 49: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

49

giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp.

Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử

dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.

Nội dung chương trình phải đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá, hội nhập

quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong và giữa

các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp lý, có hiệu quả. Đổi mới nội dung giáo

dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ

nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội

dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập

quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.

10. Thế nào là dạy học tích hợp và dạy học phân hóa trong chương

trình giáo dục phổ thông?

Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các

yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua

đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học

trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến

thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ

học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được

những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và

trong thực tiễn cuộc sống.

Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các đối

tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù

hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao. Dạy học phân hóa là định hướng

trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu

giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và

hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm

năng vốn có của mỗi học sinh. Tích hợp và phân hóa là hai yêu cầu luôn cần

được quán triệt đồng thời, thống nhất nhưng khác nhau ở các cấp học và trình độ

đào tạo; được chú ý cả trong mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.

Trong chương trình hiện hành, quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được

coi trọng đúng mức; việc tích hợp nội dung giáo dục vừa thiếu, vừa chưa đảm

Page 50: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

50

bảo tính khoa học nên phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai (như

giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội, kỹ năng tiếp cận

nghề nghiệp…); chưa tích hợp nhiều kiến thức liên quan của các lĩnh vực thành

một môn học ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; số môn học bắt

buộc của mỗi lớp học, cấp học còn khá nhiều. Việc chưa coi trọng việc rèn

luyện, vận dụng kiến thức cũng làm hạn chế tính tích hợp; chưa coi trọng

phương pháp dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh cũng làm hạn chế tính

phân hóa. Phương thức dạy học phân hoá bằng phân ban kết hợp với tự chọn ở

cấp trung học phổ thông chưa thành công. Với cách thiết kế nội dung giáo dục

và chỉ đạo phương pháp dạy học như vậy thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của

dạy học tích hợp và phân hóa, ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu phát triển năng

lực học sinh.

Xét về nội dung giáo dục, chương trình mới được thiết kế theo hướng tích

hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Cụ thể:

- Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, thực hiện lồng ghép những nội

dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong

chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh

chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Nội dung các môn học

tích hợp được thiết kế theo hướng vẫn giữ các nội dung chính của các môn học

nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí các chủ đề/đề tài liên quan với

nhau của các môn học này để chúng bổ sung, làm sáng tỏ cho nhau trong quá

trình dạy và học; đồng thời sẽ xây dựng các chủ đề dạy học liên môn.

- Ở cấp trung học phổ thông, yêu cầu học sinh học một số môn học bắt

buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức

tích lũy tín chỉ. Học sinh chỉ học ít môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, còn

lại tự chọn môn học và chuyên đề học tập theo sở trường và nguyện vọng của cá

nhân trong giới hạn khả năng đáp ứng của nhà trường. Các chuyên đề học tập tự

chọn nhằm đáp ứng hiểu biết nâng cao hoặc mở rộng kiến thức các môn học;

cung cấp những hiểu biết và kỹ năng ban đầu như là nhập môn các khoa học

hoặc ngành nghề; giúp học sinh có những thông tin để định hướng và tiếp cận

nghề nghiệp sau trung học phổ thông. Các trường trung học phổ thông cần bố trí

phòng học và giáo viên; phối hợp, liên kết với các trường trên cùng địa bàn, với

các đơn vị sản xuất, kinh doanh… để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tự

chọn của học sinh.

Page 51: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

51

Trong những năm gần đây đã tiến hành thực nghiệm việc vận dụng quan

điểm tích hợp vào xây dựng và triển khai chương trình ở trung học cơ sở như:

thực nghiệm chương trình của mô hình trường học mới, xây dựng và triển khai

dạy học các chủ đề liên môn, nghiên cứu khoa học của học sinh theo định hướng

tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết những vấn đề đặt ra

trong thực tiễn; tổ chức nhiều “sân chơi” trí tuệ đáp ứng nhu cầu và năng khiếu

riêng của các học sinh khác nhau... Các hoạt động thực nghiệm này đã thành

công và ngày càng được nhân rộng trong toàn quốc, là kinh nghiệm cho việc

tăng cường dạy học kết hợp tích hợp và phân hoá vì mục tiêu phát triển phẩm

chất và năng lực học sinh.

11. Chương trình giáo dục phổ thông mới gồm những lĩnh vực giáo dục

nào? Quan hệ giữa lĩnh vực giáo dục với các môn học/hoạt động trải

nghiệm sáng tạo?

Do nhiều nguyên nhân, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa

được xây dựng như một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện rõ nhất là chương trình

mỗi cấp học được xây dựng riêng rẽ, cắt khúc do chưa xây dựng một chương

trình giáo dục phổ thông chung tổng thể. Tính liên thông giữa các cấp bậc học,

giữa giáo dục phổ thông với các hệ thống khác trong giáo dục quốc dân chưa

được chú ý đúng mức, chưa tạo điều kiện cho việc học suốt đời.

Chương trình mới xác định các lĩnh vực giáo dục, mỗi lĩnh vực liên quan

trực tiếp hoặc gián tiếp với một nhóm môn học, vấn đề, hoạt động trải nghiệm

sáng tạo.Các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp

trung học phổ thông; được chia thành hai loại: Bắt buộc và tự chọn. Nội dung

học tập bắt buộc tạo nên nền tảng học vấn phổ thông, không thể thiếu đối với

mỗi học sinh. Nội dung học tập tự chọn đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng

riêng của các đối tượng học tập khác nhau.

Chương trình cũng xác định nội dung cốt lõi của giáo dục phổ thông trong

từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học theo từng cấp học phù hợp

với chuẩn đầu ra, làm căn cứ cho việc biên soạn sách giáo khoa, dạy học và

kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.

Các lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm:

Ngôn ngữ (Tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ/tiếng dân tộc); Toán học; Đạo

Page 52: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

52

đức - Công dân; Thể chất; Nghệ thuật; Khoa học tự nhiên; Khoa học Xã hội và

Nhân văn; Công nghệ. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học, chuyên đề

học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:

1) Lĩnh vực Ngôn ngữ bao gồm: Tiếng Việt, Ngữ văn với mục tiêu chủ yếu

là tập trung hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực

sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học và những phẩm chất tâm hồn cao đẹp; những

quan niệm sống và ứng xử nhân văn thông qua các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói

là chính; Ngoại ngữ với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp

bằng tiếng nước ngoài của học sinh; Tiếng dân tộc nhằm khuyến khích học sinh

người dân tộc thiểu số tự chọn các thứ tiếng theo quy định về dạy và học tiếng

dân tộc thiểu số của Chính phủ.

2) Lĩnh vực Toán học nhằm mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển

các năng lực chung, đồng thời phát triển các năng lực đặc thù môn học chủ yếu

sau: Năng lực tư duy toán học (chú trọng tư duy toán học, góp phần vào hình

thành năng lực tư duy chung); năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực

mô hình hoá toán học; năng lực giao tiếp toán học (nói, viết và biểu diễn toán

học); năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (đặc biệt là công cụ

công nghệ thông tin-truyền thông); năng lực tự học toán với phương pháp phù

hợp, đồng thời hợp tác được với người khác một cách hiệu quả trong quá trình

học tập toán.

3) Lĩnh vực giáo dục Đạo đức - Công dân với mục tiêu chủ yếu là tập trung

hình thành, phát triển ở học sinh các giá trị sống, niềm tin, đạo đức, các năng

lực: tự quản lý, làm chủ bản thân; giao tiếp, hợp tác; có trách nhiệm với bản

thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và năng lực giải quyết các vấn đề của thực

tiễn đời sống phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật.

4) Lĩnh vực giáo dục Thể chất với mục tiêu chủ yếu là trang bị cho học sinh

những hiểu biết về tập luyện thể dục thể thao; kỹ năng vận động cơ bản cần thiết

trong cuộc sống; phát triển các tố chất thể lực; bồi dưỡng hứng thú của học sinh

đối với các hoạt động, rèn luyện, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng,

góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu

hoạt động trong cuộc sống.

5) Lĩnh vực giáo dục Nghệ thuật bao gồm: Mỹ thuật với mục tiêu góp phần

hình thành, phát triển các năng lực chung và hình thành các năng lực đặc

Page 53: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

53

thù(năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực thực hành, sáng tạo mỹ thuật); hình

thành, rèn luyện kỹ năng thực hành mỹ thuật; Âm nhạc với mục tiêu góp phần

phát triển các năng lực chung (tự học, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ) và

các năng lực đặc thù (cảm thụ, hiểu biết và thực hành âm nhạc). Bồi dưỡng hứng

thú của học sinh đối với các hoạt động nghệ thuật của cá nhân và cộng đồng,

yêu quí, tôn trọng các giá trị văn hóa nghệ thuật của cộng đồng, quê hương, đất

nước và nhân loại.

6) Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn với mục tiêu góp phần quan

trọng trong việc hình thành và phát triển những phẩm chất: Yêu gia đình, quê

hương đất nước; nhân ái khoan dung; có trách nhiệm với bản thân cộng đồng và

môi trường, tôn trọng pháp luật; trân trọng giá trị văn hoá của đất nước và nhân

loại. Đồng thời ngoài những năng lực chung cần hình thành các năng lực chuyên

biệt: Giải quyết vấn đề về Khoa học Xã hội và Nhân văn; tái hiện phân tích, tổng

hợp, so sánh các sự kiện, hiện tượng trong không gian và thời gian.

7) Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên: Mục tiêu là góp phần hình thành và phát

triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt môn học, đặc biệt là năng

lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm; năng

lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, ứng xử với tự

nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường tự nhiên.

8) Lĩnh vực Công nghệ: Có vai trò chuẩn bị cho học sinh sống, tư duy và

làm việc trong thế giới công nghệ kĩ thuật số và thông tin thông qua các nội

dung về bản chất, vai trò và ảnh hưởng của công nghệ với xã hội; thiết kế, triển

khai, đánh giá, sử dụng và thải loại công nghệ thuộc một số lĩnh vực công nghệ

phổ biến; làm nền tảng cho học sinh học tập và tư duy để có khả năng đáp ứng

một nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.

Ở trung học phổ thông, ngoài các môn học, sẽ có các chuyên đề học tập để

học sinh tự chọn. Nội dung các chuyên đề nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của

học sinh, trang bị cho học sinh một số năng lực, nhất là năng lực đặc thùphù hợp

với đặc điểm cá nhân, định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh chuẩn bị học tập

giai đoạn giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có chất lượng. Hệ thống các

chuyên đề học tập được sắp xếp theo các lĩnh vực đào tạo của giáo dục đại học

và giáo dục nghề nghiệp (khoảng 10 khối ngành) mà học sinh sẽ tiếp tục học lên

hoặc đi vào cuộc sống lao động và được chia thành hai loại: Chuyên đề học tập

Page 54: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

54

mở rộng nhằm giúp học sinh tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiến thức phổ thông cơ

bản và chuyên đề học tập nâng cao nhằm giúp học sinh có những hiểu biết

chung, khái quát (có tính nhập môn), định hướng nghề nghiệp, học tập lên trình

độ cao hơn. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố danh mục chuyên đề tự chọn

cấp trung học phổ thông và tài liệu học tập tương ứng; Sở Giáo dục và Đào tạo

sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, các nghề ở địa phương mà xây dựng bổ

sung môt số chuyên đề học tập phù hợp; số lượng và thành phần các chuyên đề

có thể tăng thêm qua các năm học.

Cùng với các môn học và chuyên đề học tập, chương trình mới thiết kế các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo: học sinh bắt buộc phải tự chọn (gọi là tự chọn

bắt buộc), một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mỗi năm học từ lớp 1

đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học từ nhà

trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động

trải nghiệm sáng tạo tập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho

học sinh: Năng lực tổ chức hoạt động, năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp vào

giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực vượt khó và quản lý cảm xúc, năng lực

định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng

tạo giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung.

Ở các trường Tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ có thời gian để học

sinh tự học ở trường với sự theo dõi và hỗ trợ (nếu cần) của giáo viên, gọi là Tự

học có hướng dẫn;do đó giảm tối đa việc học ở nhà; dành thời gian buổi tối cho

học sinh tham gia sinh hoạt cùng gia đình, người thân hoặc tham gia các hoạt

động xã hội khác.

12. Thế nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo

dục phổ thông mới? Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và môn học khác nhau

như thế nào?

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có

kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua

những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm

thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, kế hoạch giáo dục bao

gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động

giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức

Page 55: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

55

ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động

dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm

hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).

Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: Hoạt động tập thể (sinh hoạt

lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh

hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục hướng nghiệp

(cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định

hướng tiếp tục học tập và định hướng nghề nghiệp; hoạt động giáo dục nghề phổ

thông (cấp trung học phổ thông) giúp học sinh hiểu được một số kiến thức cơ

bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi

trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành và phát triển kỹ năng

vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kỹ năng sử dụng công cụ,

thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơn giản.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm

các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải

nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy

học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Có thể so sánh môn học trong chương trình hiện hành và hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

Đặc trưng Môn học trong chương

trình hiện hành Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích chính

Hình thành và phát triển

hệ thống tri thức khoa

học, năng lực nhận thức

và hành động của học

sinh.

Hình thành và phát triển những

phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình

cảm, giá trị, kỹ năng sống và

những năng lực chung cần có ở

con người trong xã hội hiện đại.

Nội dung chính

- Kiến thức khoa học,

nội dung gắn với các

lĩnh vực chuyên môn.

- Được thiết kế thành

các phần chương, bài,

có mối liên hệ lôgic chặt

- Kiến thức thực tiễn gắn bó với

đời sống, địa phương, cộng đồng,

đất nước, mang tính tổng hợp

nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều

môn học; dễ vận dụng vào thực tế.

- Được thiết kế thành các chủ

Page 56: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

56

chẽ. điểm mang tính mở, không yêu

cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các

chủ điểm

Hình thức

tổ chức

- Đa dạng, có quy trình

chặt chẽ, hạn chế về

không gian, thời gian,

quy mô và đối tượng

tham gia...

- Học sinh ít cơ hội trải

nghiệm.

- Người chỉ đạo, tổ chức

hoạt động học tập chủ

yểu là giáo viên.

- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo,

linh hoạt, mở về không gian, thời

gian, quy mô, đối tượng và số

lượng...

- Học sinh có nhiều cơ hội trải

nghiệm

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ

đạo, tổ chức các hoạt động trải

nghiệm với các mức độ khác nhau

(giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt

động xã hội, chính quyền, doanh

nghiệp...).

Tương tác,

phương pháp

- Chủ yếu là thầy - trò.

- Thầy chỉ đạo, hướng

dẫn, trò hoạt động là

chính.

- Đa chiều.

- Học sinh tự hoạt động, trải

nghiệm là chính.

Kiểm tra,

đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng

lực tư duy.

- Theo chuẩn chung.

- Thường đánh giá kết

quả đạt được bằng điểm

số.

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm,

năng lực thực hiện, tính trải

nghiệm.

- Theo những yêu cầu riêng, mang

tính cá biệt hoá, phân hoá.

- Thường đánh giá kết quả đạt

được bằng nhận xét.

13. Định hướng về đổi mới phương pháp, hình thức và phương tiện

dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Do cách tiếp cận mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu

bằng trang bị kiến thức nên phương pháp dạy học vẫn theo lối truyền đạt một

chiều, học sinh thụ động, ghi nhớ máy móc kiến thức có sẵn trong sách giáo

khoa mà ít được rèn luyện phương pháp học. Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu

Page 57: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

57

là trên lớp học, chưa dành thời lượng thoả đáng cho các hoạt động trải nghiệm

(đây là một nguyên nhân làm mất dần hứng thú học tập, gây quá tải). Những hạn

chế về cách thiết kế nội dung các môn học và hoạt động giáo dục cùng với

những hạn chế về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phương pháp và

nội dung của hoạt động kiểm tra, đánh giá là nguyên nhân chính hạn chế hiệu

quả giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng; hạn chế hiệu quả hình thành và phát

triển phẩm chất và năng lực học sinh; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu

giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng, phát triển khả năng sáng tạo, tự

học để học tập suốt đời.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương

pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt

một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích

tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát

triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập

đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”

Từ yêu cầu đó, việc đổi mới phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học

trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thực hiện theo định hướng sau:

a) Về phương pháp dạy học

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục/dạy học theo hướng hiện

đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học,

hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. Học

sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm

chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng

dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng

nghe và phản biện ý kiến của bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động xã hội, trải

nghiệm sáng tạo; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

b) Về hình thức dạy học

Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển hình thức tổ chức giáo dục

từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang đa dạng hoá hình thức học tập, đồng thời với

dạy học trên lớp phải chú trọng các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học.

Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giữa hoạt

Page 58: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

58

động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để

đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng của

học sinh, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung, vừa phát triển tiềm năng của

cá nhân người học.

Cùng với dạy học trên lớp, coi trọng hơn các hoạt động xã hội, trải nghiệm

sáng tạo. Chú ý đến tính đặc thù của các lĩnh vực giáo dục khác nhau: lĩnh vực

về học vấn, lĩnh vực về kĩ năng (ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng tin học), lĩnh

vực giáo dục năng khiếu (nghệ thuật, thể thao), lĩnh vực giáo dục giá trị sống.

c) Về phương tiện dạy học

Tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ

thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung,

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện cho học sinh được học

tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet...

Từ đó phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời.

Trong những năm gần đây, việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức,

phương pháp dạy học và phương tiện dạy học đã bước đầu chuyển biến, đã khắc

phục một phần những hạn chế và đặt cơ sở ban đầu cho những thay đổi mạnh

mẽ trong thời gian tới.

14. Định hướng về đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục

trong chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Thi, kiểm tra, đánh giá có vai trò vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động

dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý giáo dục, vừa xác nhận sự tiến bộ và

thành tích học tập theo chuẩn đầu ra được quy định trong chương trình giáo dục.

Vì vậy, đánh giá chất lượng giáo dục phải phản ánh mức độ đạt chuẩn chương

trình (của cấp học, môn học); phải cung cấp thông tin đúng, khách quan, kịp thời

cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần

năng lực học sinh.

Việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình hiện hành

chưa triển khai đúng và đầy đủ về nội hàm và ý nghĩa của hoạt động đánh giá chất

lượng giáo dục, còn phiến diện, lạc hậu, chưa hướng tới mục tiêu phát triển hài

hoà phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc thi, kiểm tra và đánh giá hiện nay

chỉ chú trọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức, chưa coi trọng vận dụng kiến thức, kỹ

năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn; nặng về đo lường định kỳ kết quả học tập

Page 59: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

59

(thông qua cho điểm), chưa coi trọng nhận xét của giáo viên để nhận xét sự tiến

bộ và khuyến khích học sinh vươn lên; chưa hướng dẫn học sinh tự nhận xét, rút

kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Việc phối hợp giữa

đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường

với đánh giá của gia đình và của xã hội còn hạn chế; phương thức thi tốt nghiệp

trung học phổ thông chưa được đổi mới căn bản và kết quả kỳ thi chưa được tin

cậy để làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu đổi mới căn bản hình thức và phương

pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng coi trọng phát triển

năng lực học sinh. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục cần từng bước

theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và

công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá

cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học;

đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi mới

phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm

áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá

đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và

giáo dục đại học. Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp độ quốc gia, địa

phương và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách,

giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục.

Những năm gần đây, việc đánh giá kết quả giáo dục theo hướng coi trọng

phát triển năng lực học sinh đã bước đầu thực hiện và đem lại hiệu quả tích cực

như: đổi mới việc đánh giá học sinh tiểu học; đổi mới đánh giá đối với các môn

học Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Đạo đức - Giáo dục công

dân cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; đổi mới thi tốt nghiệp và tuyển

sinh đầu cấp;… đã đặt cơ sở cho việc đổi mới thi, kiểm tra đánh giá trong thời

gian tới.

15. Việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sẽ được

đổi mới theo định hướng nào?

Việc quản lý thực hiện chương trình hiện hành chưa phát huy được vai trò

tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục của

Page 60: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

60

các vùng khó khăn. Thiếu tính hệ thống trong việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng và

hoàn thiện chương trình.

Luật Giáo dục quy định: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

chương trình; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức,

ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Trên thực tế, cả nước chỉ có một bộ sách giáo khoa. Điều này dẫn đến chưa huy

động được sự sáng tạo phong phú của các tổ chức, cá nhân vào việc viết các

sách giáo khoa khác nhau như ở hầu hết các nước hiện nay; sách giáo khoa

không phù hợp với điều kiện cụ thể của một số vùng, miền; hạn chế tính năng

động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Nhà trường, giáo viên, học sinh chưa

có kinh nghiệm và thói quen lựa chọn, sử dụng nhiều tài liệu dạy học khác nhau.

Trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực nghiệm một

số giải pháp như: giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường;

thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học; điều chỉnh mục tiêu,

nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục các môn học Âm nhạc, Mỹ

thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Đạo đức - Giáo dục công dân,... Các giải

pháp này đã bước đầu thành công và sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm trong

quá trình xây dựng chương trình mới.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách

nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng

hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học và nhu cầu học

tập suốt đời của mọi người; chương trình giáo dục và sách giáo khoa phải phù

hợp với các vùng miền khác nhau của cả nước.

Việc quản lý chương trình giáo dục phổ thông sẽ được đổi mới theo định

hướng dân chủ hóa, phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ

động, sáng tạo phù hợp thực tế của các nhà trường, địa phương. Mỗi môn học

có thể có nhiều sách giáo khoa.

16. Việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo

những yêu cầu nào?

Việc quản lý chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tinh thần phân cấp

cho địa phương, giao quyền tự chủ cho cơ sở nhằm phát huy sự sáng tạo, chủ

động của địa phương, cơ sở và nhà giáo, phù hợp với thực tiễn địa phương và

nhà trường; đảm bảo các yêu cầu:

Page 61: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

61

- Giao quyền tự chủ trên cơ sở đúng việc, đúng người, đúng chức năng,

đúng thẩm quyền. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban

hành chương trình giáo dục phổ thông, quy định những yêu cầu về phẩm chất và

năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung

giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc. Dựa trên mục

tiêu, chuẩn và nội dung chương trình thống nhất toàn quốc, đảm bảo quyền linh

hoạt của các địa phương và nhà trường. Chuyển từ việc các nhà trường thực hiện

rập khuôn chương trình sang trao quyền cho các cơ sở giáo dục tự chủ trong việc

xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường. Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực

thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử,

văn hóa và kinh tế - xã hội của địa phương và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho

phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục

chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù

hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân

biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ

động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo

tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm

định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

- Từng bước bồi dưỡng nâng cao năng lực; Giao việc cho người có năng

lực, làm được. Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang tự chủ, nên cần có

từng bước thực hiện, vừa thực hiện vừa bồi dưỡng để nâng cao năng lực của cán

bộ quản lí nhà trường và giáo viên. Ví dụ: Phải bồi dưỡng năng lực cho giáo

viên để đảm bảo tính khả thi thực hiện chương trình mới; ban đầu những nội

dung mới và khó có thể giao cho nhiều giáo viên cùng dạy, mỗi người một phần;

chuyên đề tích hợp, liên môn được giao cho giáo viên có khả năng nhất rồi tiếp

tục bồi dưỡng những người chưa làm được; bồi dưỡng về phương pháp dạy học,

phương pháp soạn đề thi; khuyến khích, phát hiện nhân tố mới. Cán bộ quản lý

cần đổi mới phong cách quản lý để tạo điều kiện, động viên giáo viên tích cực,

thật tâm, thật lực, sáng tạo trong hoạt động giáo dục; phát hiện, giúp đỡ dìu dắt

để phát triển, nhân rộng các nhân tố mới, tiến bộ dù ban đầu còn chưa thật sự có

hiệu quả tốt; tránh áp đặt ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ nghĩa.

- Đảm bảo chức năng giám sát, kiểm tra của các cấp quản lí và xã hội, dân

chủ công khai. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo

khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm

Page 62: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

62

định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Nhà trường quyết định

việc lựa chọn sách giáo khoa để dạy học trên cơ sở ý kiến của giáo viên, học

sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ về việc lựa chọn sách giáo

khoa.Nhà trường công khai chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất

lượng giáo dục, các hoạt động giáo dục. Cơ quan quản lý công khai két quả

kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục để nhân dân, cha mẹ học sinh giám sát và

chủ động tham gia đóng góp vào các hoạt động giáo dục của nhà trường…

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hiệu trưởng làm gì để thực hiện những định hướng đổi mới trên?

2. Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, hiệu

trưởng cần có những năng lực gì mới?

3. Những khó khăn, vướng mắc trong triển khai đổi mới là gì?

4. Đánh giá tác động của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ

thông đối với xã hội thế nào?

5. Giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới?

6. Những dấu hiệu nào cho thấy giáo viên đang áp dụng phương pháp dạy

học tiên tiến (phương pháp dạy học tích cực)?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ

tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 ngày 6 tháng 2014 của Chính phủ

Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung

ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình,

sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

4. Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Page 63: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

63

Chuyên đề 2

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

1. Những định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục cơ sở giáo

dục phổ thông và thường xuyên?

1.1. Chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục

Không được phép có bất kỳ một “phế phẩm” nào của giáo dục, vì vậy quản

lý chất lượng giáo dục không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm giáo dục

(kết quả “đầu ra” là nhân cách người học) mà còn quan tâm đến chất lượng của

cả “đầu vào” (các điều kiện bảo đảm chất lượng) và quá trình giáo dục (quản lý

và tổ chức các hoạt động giáo dục).

Chất lượng và hiệu quả giáo dục được đánh giá trên các cấp độ khác nhau

(cấp độ cá nhân, cấp độ nhà trường, cấp độ ngành giáo dục). Ở cấp độ cá nhân,

theo Điều 27, Luật Giáo dục (2005): “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp

học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ

năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình

thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và

trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc

sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo Điều 44, Luật Giáo

dục (2005): “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên

tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình

độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc

làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”.

Quan điểm tiếp cận: “Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu” là xu hướng phổ

biến của các nước trên thế giới. Theo đó, một nhà trường được đánh giá là đạt

tiêu chuẩn chất lượng khi hoàn thành mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật

Giáo dục.

Tuy nhiên, mỗi nhà trường ở các cấp học, ngành học, các loại hình và các

vùng miền có sứ mạng khác nhau, dẫn đến mục tiêu của các nhà trường cũng

khác nhau. Mỗi nhà trường phải xác định được sứ mạng và mục tiêu cho chính

mình; sứ mạng và mục tiêu đó phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của xã hội

và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Page 64: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

64

Để thực hiện được sứ mạng, mục tiêu của mình, vai trò của công tác bảo

đảm chất lượng là rất quan trọng. Đó là hoạt động của chính nhà trường, hướng

tới việc bảo đảm các điều kiện, các cơ chế, quy trình và quá trình được sắp xếp

hợp lý nhất để đạt được chất lượng.

1.2. Hai định hướng cơ bản của đổi mới quản lý chất lượng giáo dục

Mô hình sau đây xem xét sản phẩm giáo dục trong mối quan hệ tổng hoà

giữa các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra.

Trong mô hình trên, bối cảnh là môi trường kinh tế - xã hội, môi trường

khoa học - công nghệ và những xu thế của thời đại, điều kiện, hoàn cảnh, nền

văn hóa địa phương cũng như truyền thống nhà trường nơi diễn ra hoạt động dạy

học... Các yếu tố này có thể tạo thuận lợi, hoặc gây khó khăn cho hoạt động dạy

học. Vì thế, để quản lý hiệu quả hoạt động dạy học chúng ta không thể không

lưu ý tới bối cảnh. Cần xem xét bối cảnh văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của

địa phương; có biện pháp nắm bắt khả năng tham gia giáo dục của cha mẹ học

sinh, cộng đồng, với thái độ cụ thể như thế nào...

“Đầu vào” là các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Đó là các yếu tố

nguồn lực tác động và phục vụ cho hoạt động dạy và học (cơ chế chính sách;

cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh/học viên (gọi chung là học sinh);

chương trình, sách giáo khoa, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...). Những

yếu tố đó ánh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Quá trình giáo dục tại nhà trường bao gồm: Hoạt động quản lý; hoạt động

giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh.

“Đầu ra” chính là kết quả giáo dục của nhà trường bao gồm: Kết quả các

môn học, năng lực và phẩm chất của học sinh, tỷ lệ lên lớp và hết cấp, tỷ lệ học

Bối cảnh

Quá trình giáo

dục tại nhà

trường

Đầu ra Đầu vào

Page 65: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

65

sinh theo học bậc cao hơn, tỷ lệ học sinh tham gia vào lao động sản xuất,...

Những yếu tố đó phải đáp ứng yêu cầu của xã hội, đáp ứng mục tiêu giáo dục.

a) Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trước hết là quản lý đồng bộ các

điệu kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào), quá trình giáo dục và kết quả

giáo dục (đầu ra).

Quan trọng nhất của đổi mới quản lý chất lượng “đầu vào” là cần thiết lập

các chuẩn mực và triển khai thực hiện để đạt được các chuẩn mực đó, sau đó lại

thiết lập những chuẩn mực cao hơn và phấn đấu để tiếp tục đạt được; là đổi mới

đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên. Việc đánh giá theo “chuẩn” thực chất là

đánh giá năng lực quản lý và năng lực nghề nghiệp của cán bộ quản lý và giáo

viên ở thời điểm đánh giá; thực hiện xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên; cung

cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

quản lý và giáo viên; làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách

đối với cán bộ quản lý và giáo viên.

Đổi mới quản lý quá trình giáo dục theo hướng tiếp tục giao quyền tự chủ

cho nhà trường, giáo viên để phát huy tính tự chủ, sáng tạo phù hợp với hoàn

cảnh cụ thể. Để đạt được mục tiêu theo định hướng này, nhà trường cần chủ

động xây dựng kế hoạch trên cơ sở kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của

sở giáo dục và đào tạo; chủ động bố trí, điều tiết nội dung, thời lượng, nhân sự,

kinh phí,...; thường xuyên theo dõi để phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá

trình vận hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường để động viên, góp ý,

điều chỉnh, giúp đỡ người làm trực tiếp; nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên,

nhân viên thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh.

Quản lý tốt chất lượng “đầu vào”, quản lý tốt quá trình giáo dục là điều

kiện cần và đủ để bảo đảm chất lượng “đầu ra” của nhà trường.

Đổi mới quản lý chất lượng “đầu ra” để xác minh, khẳng định kết quả, hiệu

quả của quản lý chất lượng “đầu vào” và quản lý quá trình; xác nhận trình độ,

năng lực, phẩm chất của học sinh. Việc đổi mới cách kiểm tra, thi, đánh giá theo

yêu cầu định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Phải chuyển từ

kiểm tra, đánh giá gắn chủ yếu coi trọng kiến thức, xem học sinh học được gì

sang đổi mới kiểm tra, đánh giá xem học sinh vận dụng những điều đã học vào

giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Điều đó yêu cầu phải thiết kế những

câu hỏi, những bài tập, bài kiểm tra, đề thi,… khác so với trước. Phải coi trọng

Page 66: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

66

kiểm tra, nhận xét, đánh giá trong quá trình dạy học với kiểm tra, đánh giá kết

quả giáo dục. Nếu coi trọng việc cho điểm, nghĩa là chỉ chú trọng đo lường kết

quả học tập chứ chưa có đánh giá, chưa quan tâm tác động, gợi ý, động viên,

hướng dẫn cho người dạy, người học để cải thiện dần chất lượng giáo dục, từng

bước, từng khâu, từng nhiệm vụ một. Đây là điểm quan trọng nhất của việc kết

hợp của quản lý chất lượng “đầu ra” với quản lý “quá trình”.

Đánh giá kết quả giáo dục phải giúp học sinh có khả năng tự nhận xét đánh

giá, để biết tự điều chỉnh cách thức rèn luyện, học tập; có hứng thú học tập và

rèn luyện để tiến bộ. Thực hiện được việc đánh giá quá trình và kết quả giáo dục

như trên là bảo đảm nguyên tắc: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá

toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và

một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục;

không tạo áp lực thành tích cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

b) Đổi mới quản lý chất lượng còn là việc bảo đảm sự công khai chất

lượng giáo dục của nhà trường. Việc phân tích đánh giá kết quả giáo dục phải

phản ánh đúng chất lượng, bảo đảm dân chủ, công khai, được xã hội thừa nhận.

Nhà trường có trách nhiệm báo cáo, giải trình về chất lượng giáo dục của mình

với cơ quan quản lý giáo dục và xã hội để được giám sát và tự điều chỉnh.

Trước hết cần hướng dẫn, huy động được cha mẹ học sinh và các đoàn thể,

tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, qua đó họ

cũng tham gia đánh giá, góp ý các hoạt động giáo dục và nhận xét, góp ý, đánh

giá học sinh.

Đánh giá kết quả giáo dục phải giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ

tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và

phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường

trong các hoạt động giáo dục học sinh. Đánh giá kết quả giáo dục phải giúp cán

bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới

phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

Để một nhà trường luôn bảo đảm duy trì và nâng cao các hoạt động giáo

dục có chất lượng, đáp ứng được mục tiêu giáo dục, chúng ta đã chuyển từ mô

hình “Kiểm soát chất lượng” (công cụ chủ yếu là thanh tra) sang mô hình “Bảo

đảm chất lượng”. Theo quy định của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (bao gồm

Page 67: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

67

các tiêu chí, chỉ số liên quan đến đầu vào, quá trình giáo dục, đầu ra và đặt trong

một bối cảnh cụ thể). Các nhà trường thực hiện tự đánh giá và được hỗ trợ bởi

hoạt động đánh giá ngoài để xác định chính xác hiện trạng, điểm mạnh, điểm

yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường phù hợp với bối

cảnh, sứ mạng và mục tiêu chất lượng của nhà trường.

1.3. Trách nhiệm của nhà nước, nhà trường và xã hội đối với các hoạt

động bảo đảm chất lượng giáo dục

Bảo đảm chất lượng giáo dục là nhiệm vụ của Nhà nước, các nhà trường và

của toàn xã hội. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm và tăng cường

đầu tư cho các điều kiện bảo đảm chất lượng, ban hành các văn bản quy phạm

pháp luật quy định các hoạt động trong quá trình giáo dục của nhà trường và quy

định chuẩn “đầu ra”. Nhà trường được tự chủ trong việc khai thác, bảo quản, sử

dụng hiệu quả các điều kiện bảo đảm chất lượng; chủ động trong quá trình hoạt

động giáo dục và có trách nhiệm đối với “sản phẩm” và công khai chất lượng

giáo dục của mình. Nhà nước, nhà trường có trách nhiệm định hướng các lực

lượng xã hội đầu tư vào các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.

Trong quá trình nhà trường thực hiện tự chủ về việc cải tiến chất lượng

giáo dục, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục và xã hội sẽ giám

sát, hỗ trợ các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và các điều kiện khác để

nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, trong tất cả các

khâu, trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường đều có sự tham gia của các

lực lượng xã hội với tính chất là giám sát và hỗ trợ.

2. Vận dụng việc đổi mới quản lý chất lượng giáo dục vào đánh giá học

sinh như thế nào?

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo đã xác định: “Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng

và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ

thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo”. Như vậy, Nghị quyết

yêu cầu phải coi trọng quản lý cả chất lượng đầu vào, quá trình giáo dục và kết

quả đầu ra.

Thực hiện sự đổi mới đó, Nghị quyết cũng yêu cầu: “Việc thi, kiểm tra và

đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được

xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng

Page 68: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

68

kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh

giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với

đánh giá của gia đình và của xã hội”. Theo yêu cầu này, việc đánh giá học sinh

phải toàn diện theo yêu cầu cần đạt (chuẩn phẩm chất và năng lực) của mỗi cấp

lớp, mỗi cấp học được qui định trong chương trình giáo dục, phải đổi mới cả chủ

thể tham gia đánh giá và hình thức đánh giá.

“Đầu vào” ở đây chính là các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục. Việc

kiểm tra, đánh giá phải hướng tới việc hình thành và nâng cao chất lượng giáo

dục, góp phần bảo đảm chất lượng đầu vào. Nếu quá trình đánh giá giúp cho

việc giám sát và điều chỉnh kịp thời các giải pháp của hoạt động giáo dục thì

chính là góp phần quản lý quá trình giáo dục. Việc đánh giá đúng kết quả giáo

dục theo mức độ đạt được mục tiêu giáo dục là thực hiện yêu cầu quản lý chất

lượng đầu ra.

Việc đánh giá học sinh hiện nay tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chỉ chủ

yếu coi trọng đánh giá kết quả đầu ra, là đo lường kết quả học tập bằng điểm số.

Cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn vai trò của việc đánh giá, trước hết, đánh

giá phải góp phần làm nên và cải thiện kịp thời chất lượng giáo dục, đánh giá

phải góp phần phát triển năng lực tự học, đánh giá để xác nhận phẩm chất, năng

lực mà học sinh đạt được. Giáo dục thế giới đang phổ biến quan niệm: đánh giá

vì việc học (assessment for learning), đánh giá chính là việc học (assessment as

learning) và đánh giá kết quả học (assement of learning). Từ năm học 2014 -

2015 việc đánh giá học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở trong mô hình

VNEN đang tiên phong thực hiện theo hướng này.

Để việc học có kết quả trước tiên học sinh phải thích học; tự học có kết

quả, tự mình suy nghĩ để lĩnh hội được kiến thức thì hứng thú học tập càng tăng

thêm. Do đó việc đánh giá cần tập trung vào cách học của học sinh; cần quan sát

để nhận xét và hướng dẫn cho học sinh biết cách từng bước vượt qua khó khăn

để “về đích”; động viên kịp thời thành tích của mỗi học sinh; cần tạo cơ hội để

học sinh thể hiện khả năng của mình.

Dạy cách học là quan trọng hơn dạy kiến thức. Điều này đòi hỏi phải đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học

sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, phối hợp việc

học cá nhân và học trong tương tác với bạn, với thầy. Các học sinh có đặc điểm

Page 69: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

69

nhận thức, phong cách học tập khác nhau. Vì vậy việc đánh giá cần phải hướng

dẫn cho học sinh biết tự nhận xét, tự rút kinh nghiệm, đồng thời biết nhận xét,

rút kinh nghiệm từ hoạt động học học của bạn để cải thiện cách học và kết quả

học, dần dần trở thành người biết tự học.

Đánh giá kiến thức của của học sinh có thể thực hiện thông qua bài thi, bài

kiểm tra. Nhưng để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, đánh giá đạo đức,

niềm tin thì phải đánh giá hoạt động, hành vi của học sinh trong những tình

huống thực, ít ra cũng là trong tình huống giả định. Đó là lý do phải kết hợp

đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, xã hội. Cũng chính sự phối

hợp này sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp giáo dục, tăng thêm chủ thể tham gia

làm giáo dục, bảo đảm độ tin cậy và giá trị của việc đánh giá. Các nhà trường

cần hướng dẫn, vận động cho cha mẹ học sinh, các thành viên của các đoàn thể

tham gia cùng giáo dục, cùng đánh giá học sinh.

Tất cả những cố gắng nêu trên của việc đánh giá đều hướng tới nâng cao

hiệu quả của quá trình giáo dục. Kết quả đánh giá đầu ra sẽ góp phần quan trọng

nhất xác nhận hiệu quả đó. Các bài kiểm tra cuối năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT

phải được thiết kế và tổ chức thực hiện sao cho phản ánh đúng nhất chất lượng

giáo dục toàn diện năng lực của học sinh. Việc chuyển từ cách tiếp cận theo cấu

đề sang ma trận đề và sử dụng các đề thi mở, hướng dẫn chấm mở cùng với yêu

cầu thực hiện nghiêm quy chế thi là nhằm thực hiện sự đổi mới đánh giá kết quả

đầu ra theo quan điểm của đổi mới quản lý chất lượng giáo dục và có tác động

điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học.

3. Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đáp ứng yêu cầu đổi mới quản

lý chất lượng giáo dục như thế nào?

3.1. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được tổ chức dựa trên những cơ

sở sau:

a) Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá XI yêu cầu:

“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông

theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung

thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục

nghề nghiệp và giáo dục đại học”; “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong

quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học”;“Đổi mới phương thức tuyển

Page 70: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

70

sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông

và yêu cầu của ngành đào tạo” và “giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở

giáo dục đại học”.

b) Luật Giáo dục Đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết

định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”.

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Luật Giáo dục Đại học thì phải đổi mới

cả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, giữ việc

thi tốt nghiệp và không bắt buộc thi tuyển sinh; cần có sự phối hợp hiệu quả

giữa thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Kỳ thi

tốt nghiệp trung học phổ thông đã được quy định trong Luật Giáo dục.

c) Trong những năm gần đây, các trường phổ thông đã thu được những kết

quả bước đầu về đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy

học, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, tạo tiền đề thuận lợi để đổi mới

căn bản phương thức thi.

Các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hình thức “3 chung” trong 13

năm qua đã khẳng định những thành công, ưu điểm, được xã hội đồng tình và

đánh giá cao. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học,

cao đẳng năm 2014 đã trở nên nghiêm túc, thân thiện hơn, giảm áp lực cho học

sinh và xã hội. Kết quả của 2 kỳ thi phản ánh được thực chất hơn năng lực của

học sinh, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Điểm thi đã tạo điều kiện đánh

giá phân hóa thí sinh. (Xem phổ điểm tại phần Phụ lục).

Tuy vậy, hình thức thi "3 chung" đang ngày càng bộc lộ một số hạn chế đối

với sự phát triển đa dạng ngành nghề đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng;

nhất là khi các trường đại học, cao đẳng được quyền tự chủ tuyển sinh và đào

tạo theo quy định của Luật Giáo dục Đại học.

Việc tổ chức liên tiếp 2 kỳ thi quốc gia liền nhau như những năm qua đã

gây nhiều áp lực cho học sinh và tốn kém cho xã hội.

Như vậy, đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học,

cao đẳng là đòi hỏi tất yếu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Đây chính là

khâu đột phá, góp phần đưa Nghị quyết số 29-NQ/TW vào thực tiễn giáo dục,

từng bước đáp ứng nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và xã hội, tác động

tích cực đối với quá trình dạy và học trong các nhà trường phổ thông.

Page 71: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

71

3.2. Những đổi mới trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hướng tới

đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục thể hiện trên một số khía cạnh cơ

bản sau:

a) Môn thi bắt buộc và tự chọn, hướng tới vừa bảo đảm chất lượng giáo

dục toàn diện, vừa phát huy năng lực, sở trường của thí sinh

Tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh

học, Ngoại ngữ.

Để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh phải thi 4 môn

(gọi là 4 môn tối thiểu), gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ)

và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn thi còn lại. Điều này nhằm bảo

đảm cho học sinh phải có nền tảng kiến thức, kỹ năng chung; đồng thời, tạo điều

kiện để các em phát huy năng lực cá nhân theo sở trường của mình.

Việc đưa Ngoại ngữ trở thành môn thi bắt buộc để xét công nhận tốt nghiệp

chính là nhằm đặt ra yêu cầu và tạo động lực để các nhà trường phấn đấu thực

dạy, thực học ngoại ngữ, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

ngoại ngữ trong bối cảnh nước ta ngày càng chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Riêng đối với môn Ngoại ngữ:

+ Thí sinh có các chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định tại Công văn số

6031/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23 tháng 10 năm 2014 sẽ được miễn thi môn

Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Việc công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông căn cứ vào kết quả học

tập lớp 12 và tổng điểm các môn thi (điểm mỗi môn thi phải lớn hơn mức tối

thiểu theo quy định). Do vậy, phải quy đổi ra điểm đối với môn Ngoại ngữ của

thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp trung học

phổ thông.

+ Thí sinh phải có chứng chỉ tương đương với trình độ từ bậc 3 (khung 6

bậc dùng cho Việt Nam) trở lên mới được miễn thi. Trình độ này cao hơn nhiều

so với yêu cầu về ngoại ngữ đối với học sinh hoàn thành chương trình trung học

phổ thông 7 năm hiện hành. Do đó, các thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ

dự kiến sẽ được nhận điểm tối đa môn Ngoại ngữ khi xét công nhận tốt nghiệp

trung học phổ thông.

- Điểm quy đổi này chỉ sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ

Page 72: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

72

thông; thí sinh dự tuyển vào những trường đại học, cao đẳng có yêu cầu kết quả

thi môn Ngoại ngữ thì cần tìm hiểu các quy định cụ thể của trường đại học, cao

đẳng để thực hiện.

Việc miễn thi môn Ngoại ngữ cho các thí sinh có các chứng chỉ quốc tế có

uy tín để xét công nhận tốt nghiệp nhằm tạo động lực để thay đổi cách dạy, học

và thi môn Ngoại ngữ theo cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).

+ Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không

bảo đảm chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các

môn tự chọn. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định và báo cáo Bộ Giáo

dục và Đào tạo. Chủ trương này phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học ngoại

ngữ hiện nay khá khác nhau giữa các địa phương, vùng, miền trên cả nước.

- Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét

tuyển sinh đại học, cao đẳng 4 môn thi tối thiểu phải dự thi thêm các môn phù

hợp với khối thi do trường đại học, cao đẳngquy định.

- Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông từ các năm trước dự thi để

được xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, phải thi đủ số môn theo yêu cầu tuyển

vào ngành đào tạo do trường đại học, cao đẳng quy định.

b) Đề thi theo định hướng đánh giá năng lực học sinh, tác động tích cực

đến hoạt động dạy và học trong các nhà trường

Đề thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 tương tự đề thi

tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014; đề thi

tiếp tục ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng,

các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo

khuôn mẫu có sẵn.

Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm

2014 đã có bước chuyển mạnh theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Đề thi sử

dụng các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở đòi hỏi thí sinh sử dụng kiến thức,

kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm sống để trả lời chứ không yêu cầu phải ghi

nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi theo

hướng này đã hạn chế việc sử dụng tài liệu trong phòng thi, góp phần khắc phục

việc dạy thêm, học thêm tràn lan.

Nội dung đề thi trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu lớp 12.

Page 73: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

73

Đề thi bảo đảm phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét

công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao

đẳng. Vì vậy, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản

(thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp

trung học phổ thông) và yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ công

tác tuyển sinh đại học, cao đẳng).

Trước đây Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cấu trúc đề thi, trong đó chỉ đề

cập đến sự phân bố nội dung thi và điểm thi cho từng nội dung. Nay áp dụng ma

trận đề thi tiếp cận cả phân bố nội dung thi và yêu cầu về trình độ nhận thức của

thí sinh. Ma trận đề thi theo hướng này sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới

dạy, học và kiểm tra, đánh giá ở các nhà trường phổ thông theo định hướng nâng

cao dần yêu cầu về phẩm chất, năng lực học sinh qua các năm.

c) Tổ chức cụm thi bảo đảm công bằng và độ tin cậy của kỳ thi

Bộ GDĐT tổ chức cụm thi, gồm:

- Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét

tuyển sinh ĐH, CĐ: tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), do trường ĐH chủ trì, phối hợp với sở

GDĐT;

- Cụm thi cho các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: tổ

chức thi tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh, do sở GDĐT chủ trì,

phối hợp với trường ĐH.

Về tổ chức và hoạt động cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh là giống nhau,

theo đúng quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường đại

học chủ trì nhằm bảo đảm sự công bằng, độ tin cậy của kết quả thi ở tất cả các

cụm thi trên cả nước.

Mô hình tổ chức các cụm thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

không phải là việc làm mới. Từ năm 2003, cùng với việc nhiều trường đại học,

cao đẳng tổ chức thi tuyển sinh vào trường mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ

chức thi theo các cụm thi liên tỉnh ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh. Trên cơ sở

những thành công của việc tổ chức các cụm thi, năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào

tạo tổ chức thêm cụm thi tại Hải Phòng. Việc tổ chức thi tuyển sinh theo các

cụm thi đã được các trường đại học, cao đẳng trong cả nước tin tưởng và dư luận

xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Page 74: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

74

Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm

2015 là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển

sinh đại học, cao đẳng trước đây, hình thức tổ chức cụm thi là phù hợp với điều

kiện thực tiễn, hướng tới bảo đảm công bằng, nghiêm túc, tin cậy của kỳ thi.

d) Công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông sử dụng phối hợp kết quả thi

với điểm trung bình cả năm lớp 12 góp phần khắc phục tình trạng học lệch,

tránh những rủi ro trong thi cử như những năm trước đây.

Các sở giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ xét công nhận tốt nghiệp trung học

phổ thông cho các thí sinh dự thi. Kết hợp sử dụng kết quả 4 môn thi với điểm

trung bình cả năm lớp 12 để xét công nhận tốt nghiệp.

Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không có bài thi nào bị điểm liệt được xét công

nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Việc sử dụng phối hợp kết quả thi với điểm trung bình lớp 12 góp phần khắc

phục tình trạng học lệch của học sinh. Thực tế hiện nay học sinh đang học lệch

theo các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các khối thi tuyển sinh đại

học, cao đẳng do học sinh tự chọn. Để khắc phục một phần tình trạng này, trước

đây Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ công bố môn thi vào 31/3 hàng năm. Tuy nhiên,

học sinh vẫn dự đoán được môn thi tốt nghiệp. Phương thức thi mới sử dụng kết

quả 4 môn thi tối thiểu kết hợp với kết quả học tập tất cả các môn học ở lớp 12

của học sinh để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều này khắc

phục tình trạng học lệch của học sinh, góp phần khắc phục quan niệm môn chính,

môn phụ trong nhà trường, phù hợp với tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Việc sử dụng kết quả học tập lớp 12 vào xét công nhận tốt nghiệp trung học

phổ thôngcũng góp phần khắc phục những rủi ro cho thí sinh khi việc công nhận

tốt nghiệp chỉ dựa vào kết quả thi như trước đây.

đ) Để tổ chức thành công kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, các trường

trung học phổ thông /Trung tâm giáo dục thường xuyên có các nhiệm vụ sau đây:

Hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo;

tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp Giấy chứng minh

nhân dân chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12.

Tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những

người tự học khi được sở giáo dục và đào tạo giao trách nhiệm.

Page 75: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

75

Hướng dẫn và tổ chức đăng ký dự thi: tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi, kiểm

tra hồ sơ của người học đăng ký tại trường.

Hoàn thiện dữ liệu đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu cho sở giáo dục và đào

tạo; In Giấy báo thi và gửi cho thí sinh; Quản lý hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh.

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và người học học tập quy chế thi, tạo mọi

điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm địa

điểm thi.

Tiếp nhận đơn, lập danh sách xin phúc khảo bài thi và chuyển đến sở giáo

dục và đào tạo.

Thông báo kết quả thi, kết quả xét công nhận tốt nghiệp; cấp Giấy chứng

nhận tốt nghiệp tạm thời; phát Bằng tốt nghiệp cho thí sinh; lưu trữ hồ sơ của kỳ

thi theo quy định.

4. Tại sao phải đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên diện rộng?

Đánh giá này có gì khác đánh giá thường xuyên và các kỳ thi, kiểm tra ở

trung học phổ thông?

4.1. Khái niệm

Đánh giá trên diện rộng (đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn/ Large-scale

Assessment) là loại hình đánh giá thường triển khai trên một số lượng lớn học

sinh, dựa trên nội dung và mục tiêu giáo dục đối với môn học hay chương trình

học, trong mối liên quan với các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của cả

nước hoặc vùng nào đó.

Đánh giá trên diện rộng có thể là chương trình đánh giá quốc gia, đánh giá

cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là các chương trình đánh giá quốc tế. Việc thiết kế

đánh giá và phân tích kết quả thường do các chuyên gia về đo lường đánh giá

trong giáo dục đảm nhiệm.

4.2. Mục đích, ý nghĩa

Đánh giá trên diện rộng để xác định mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng

của học sinh, nhà trường, địa phương (cấp huyện, tỉnh, quốc gia) theo chương

trình giáo dục phổ thông hiện hành và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học

tập của học sinh ở các môn được đánh giá tại một thời điểm đánh giá hoăc một

giai đoạn giáo dục.

Page 76: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

76

Sử dụng kết quả đánh giá thường ở nhiều cấp độ khác nhau, trước hết là

các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp

như sau:

- Có tác dụng so sánh mặt bằng giáo dục của các vùng miền, phân loại

được các nhóm đối tượng học sinh với các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả

học tập của học sinh.

- Giúp các nhà quản lý giáo dục quản lý được quá trình giáo dục từ đầu

vào, tiến trình, đầu ra của sản phẩm giáo dục, giám sát được quá trình giáo dục,

theo dõi được các chỉ số để điều chỉnh, cải thiện chất lượng giáo dục của nhà

trường, của tỉnh, của quốc gia.

- Các kiến nghị sau mỗi kỳ đánh giá giúp cho các nhà quản lý giáo dục thay

đổi cách nhìn hoặc quan niệm chủ quan, cảm tính để nghiêm túc soi xét các

nhân tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục để có các giải pháp kịp thời kiểm soát

và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những nguồn thông tin về

các xu hướng dài hạn được rút ra được từ kết quả đánh giá. Đề xuất các kiến

nghị giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo điều chỉnh các chính

sách hiện hành và xây dựng những chiến lược và chính sách mới nhằm phát

triển giáo dục. Sau mỗi kỳ đánh giá, chương trình giáo dục của các nước thường

được điều chỉnh, cải tiến và ngân sách đầu tư cho giáo dục thường được nâng

lên do tác động của kết quả và các khuyến nghị chính xác, thiết thực, hữu ích.

Một số giải pháp có thể là:

+ Điều chỉnh thời lượng học tập, đổi mới tài liệu học tập, chương trình,

sách giáo khoa, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trên toàn hệ thống giáo

dục hoặc ở cấp tỉnh, cấp huyện để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

+ Có chính sách chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ đội ngũ giáo viên, khuyến khích

giáo viên học tập nâng cao trình độ, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học

và kiểm tra đánh giá học sinh trên lớp, phát huy được các tính sáng tạo của học

sinh và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

+ Hiệu trưởng, giám đốc (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) sử dụng kết

quả đánh giá để tìm hiểu xem trường mình thuộc nhóm trường nào, có những

đặc điểm gì chung và khác biệt với các trường trong nhóm mẫu, học sinh có

những đặc điểm gì, thế mạnh gì trong học tập, những nguyên nhân nào dẫn đến

Page 77: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

77

kết quả học tập của các nhóm học sinh giỏi, trung bình, yếu kém. Từ đó đưa ra

kế hoạch phát triển nhà trường, phát huy các thế mạnh và hạn chế các yếu kém

liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng dạy, học sinh... để

nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

4.3. Nội dung và hình thức đánh giá

Các cuộc đánh trên diện rộng thường lựa chọn các môn học để đánh giá,

không thể thực hiện khảo sát quốc gia ở tất cả các môn học vì thời gian khảo sát sẽ

kéo dài, công tác tổ chức tốn kém, học sinh mệt mỏi khi phải thực hiện quá nhiều

bài kiểm tra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài làm của các em. Cũng không thể sử

dụng nhiều loại phương pháp phong phú đa dạng như đánh giá trên lớp học.

Đánh giá trên diện rộng thường sử dụng hình thức Bài kiểm tra trên giấy và

Bài kiểm tra trên máy tính.

Nội dung đánh giá là các kiến thức, kỹ năng, thái độ tuân thủ theo mục tiêu

đánh giá đã đề ra. Các chuyên gia đánh giá sẽ xây dựng khung ma trận các kiến

thức, kỹ năng, thái độ cần đánh giá.

Hiện nay, trên thế giới, thang đo của PISA đã thể hiện được thế mạnh trong

việc đánh giá năng lực học sinh. Thang đo PISA chú trọng đến khả năng vận

dụng kiến thức đã học vào xử lý, giải quyết các tình huống thực tiễn. Các câu

hỏi trong đề thi PISA được thiết kế ở 3 cấp độ sau: Nhận biết/thu thập thông tin;

kết nối và tích hợp/ phân tích, lý giải; phản hồi và đánh giá. Các câu hỏi của

thang đo PISA cho phép đánh giá được kiến thức, kỹ năng được trang bị trong

nhà trường cùng với kinh nghiệm sống, khả năng tư duy độc lập của học sinh,

khuyến khích học sinh thể hiện sự trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, thái độ tình

cảm của mình trước cuộc sống.

Ngoài bài làm của học sinh, các kỳ đánh giá trên diện rộng còn có các bộ

phiếu hỏi các chủ thể giáo dục và học sinh để khảo sát các yếu tố có liên quan

đến chất lượng giáo dục, làm tư liệu cho việc phân tích nguyên nhân của kết quả

giáo dục, giúp cho việc kiến nghị các giải pháp cần thiết.

4.4. Kinh nghiệm bước đầu

Ở Việt Nam, từ năm học 2000-2001, đã thực hiện chương trình đánh giá

quốc gia kết quả học tập của học sinh, bắt đầu từ cấp Tiểu học đến nay là 4 kỳ

đánh giá kết quả học tập môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5, đã tổ chức 2

Page 78: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

78

kỳ đánh giá học sinh lớp 9 và 2 kỳ đánh giá học sinh lớp 11 ở môn Toán, Ngữ văn

và Tiếng Anh. Từ 2010 đến nay, Việt Nam cũng đã tham gia 2 chương trình đánh

giá quốc tế là PASEC (đánh giá học sinh lớp 2, lớp 5) và PISA (đánhgiá học sinh

tuổi 15). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hànhThông tư quy định về Đánh giá định

kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, số

51/2011/TT-BGDĐT ngày 03/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, các kỳ đánh giá trên diện rộng và việc sử dụng kết quả của các

kỳ đánh giá này còn nhiều hạn chế như sau:

a) Các kỳ đánh giá quốc gia được thiết kế và thực hiện trong các Dự án của

Bộ, mỗi Dự án lại có nhà tài trợ khác nhau, do đó các cuộc khảo sát không có

tính hệ thống, khó kết nối được kết quả của cấp dưới với cấp học trên.

b) Vấn đề đánh giá năng lực của học sinh chưa được đặt ra cho đến khi

Việt Nam tham gia PISA, PASEC.

c) Việc sử dụng kết quả đánh giá chưa hiệu quả. Kết quả khảo sát chưa

công bố rộng rãi, chưa có tác động gì rõ rệt đến việc thay đổi các chính sách

giáo dục trong những năm tiếp theo.

4.5. Phân biệt đánh giá trên diện rộng với đánh giá thường xuyên (đánh

giá trên lớp học) và kì thi trung học phổ thông quốc gia

a) Đánh giá trên lớp học (Classroom Assessment) là loại hình đánh giá

nhằm nâng cao chất lượng học tập, theo dõi sự tiến bộ của học sinh của học sinh

trong quá trình học, cả giáo viên và học sinh tham gia, mang tính bổ trợ, vi mô,

thực hiện ở cấp cơ sở. Giáo viên quan tâm đến việc khám phá những xu hướng

và dấu hiệu ở học sinh có thể cung cấp thông tin và giúp nâng cao chất lượng

dạy học, cải tiến phương pháp giảng dạy của thầy và phương pháp học của trò

để đạt được mục đích, mục tiêu trong học tập.

b) Sự khác nhau giữa đánh giá trên diện rộng và các kì thi, kiểm tra ở trung

học phổ thông

Đánh giá trên diện rộng Các kỳ thi, kiểm tra ở

trung học phổ thông

Mục đích Cung cấp những phản hồi cho

những nhà hoạch định chính sách

Cấp chứng chỉ và tuyển lựa

học sinh

Page 79: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

79

Chu kì Dành cho một số môn học riêng

được đề nghị với 1 chu kì thường

xuyên (ví dụ: 3 năm một lần)

Tiến hành hàng năm

Thời gian 1 hoặc 2 ngày Có thể kéo dài cả tuần

Đối tượng

(kiểm tra ai?)

Mẫu đại diện theo lớp hoặc theo

độ tuổi

Tất cả mọi học sinh những

ai muốn thi tốt nghiệp

Hình thức Thường sử dụng câu trắc nghiệm

nhiều lựa chọn và câu trả hỏi lời

ngắn

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều

lựa chọn ; câu hỏi tự luận,

bài luận.

Nguyên tắc: quan

trọng với giáo

viên, học sinh và

những người khác

Không quan trọng lắm với học

sinh, gia đình, nhà trường.

Rất quan trọng với học

sinh, gia đình, nhà trường

và toàn xã hội

Tác động về dạy

học

Ít có tác dụng trực tiếp

Hiệu quả rất lớn: giáo viên

có hướng dạy cái gì mà các

kì thi đòi hỏi.

Đòi hỏi chi phí

với học sinh

Không thể có Có

HS có nhận được

kết quả không ?

Hiếm khi Có

Thu thập được

thông tin ở học

sinh

Nhận được thông tin nhờ bộ

phiếu hỏi dành cho HS

Không nhận được thông tin

vì không có bộ phiếu hỏi

Điểm số Thường đòi hỏi thống kê với kỹ

thuật phức tạp

Thường với một quy trình

đơn giản dựa trên một kế

hoạch được quyết định

trước

Sự hữu ích cho

phương hướng

quản lý về trình

độ học tập của học

sinh

Thích hợp nếu các bài trắc

nghiệm được thiết kế để kiểm tra

trí tuệ

Không phù hợp vì câu hỏi

kiểm tra và người dự thi

thay đổi theo từng năm

Page 80: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

80

4.6. Trách nhiệm của hiệu trường khi nhà trường tham gia vào các kỳ đánh

giá trên diện rộng

- Thực hiện các hoạt động đánh giá diện rộng tại trường khi rơi vào mẫu

khảo sát theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở, của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong

các kỳ đánh giá: Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ tham

gia khả sát, học sinh rơi vào mẫu khảo sát...; tổ chức cho Hiệu trưởng, giáo viên

trả lời phiếu hỏi, học sinh làm bài khảo sát và trả lời phiếu hỏi;

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo

dục và đào tạo trong các kỳ đánh giá.

- Quản lý và bảo mật các tài liệu khảo sát trong quá trình khảo sát, gửi tài

liệu về ban tổ chức sau khi nhà trường hoàn thành đợt khảo sát.

5. Lý do chuyển từ việc thanh tra toàn diện sang kiểm định chất lượng

giáo dục cơ sở giáo dục?

5.1. Thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục là xem xét, đánh giá việc thực hiện

nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục,

Điều lệ nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục do Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan.

Hoạt động thanh tra toàn diện trong thời gian qua đã có tác động nhất định đối

với việc bảo đảm chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục nhưng cũng bộc

lộ những hạn chế cần khắc phục.

Thanh tra toàn diện đã góp phần xây dựng nền nếp trong công tác quản lý

cũng như trong hoạt động dạy và học của cơ sở giáo dục; có tác động tích cực đến

cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng chính sách và đầu tư cho

giáo dục. Hoạt động thanh tra toàn diện góp phần nâng cao trình độ, năng lực

quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình.

Thanh tra toàn diện cũng đã tác động đến giáo viên, giúp họ học hỏi được thêm

nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, góp phần nâng cao năng lực của giáo viên.

Tuy nhiên, theo Điều 3 – Luật Thanh tra 2010):“Thanh tra nhà nước là

hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp

luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”; “Thanh tra chuyên

ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành,

lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật

Page 81: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

81

chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành,

lĩnh vực đó” thì hoạt động thanh tra không thể làm tốt được nhiệm vụ tư vấn, hỗ

trợ các nhà trường trong việc đánh giá đúng thực trạng và xây dựng kế hoạch cải

tiến chất lượng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương không thực hiện hoạt

động thanh tra toàn diện đối với cơ sở giáo dục. Hoạt động đánh giá cơ sở giáo

dục được thực hiện thông qua kiểm định chất lượng giáo dục.

Kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình đánh giá nhằm đưa ra quyết

định công nhận cơ sở giáo dục đáp ứng các chuẩn mực quy định. Đây là một

giải pháp quản lý nhằm các mục tiêu: Đánh giá hiện trạng của cơ sở giáo dục,

những điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở giáo dục so với các tiêu chuẩn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục

điểm yếu để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với

hoàn cảnh, sứ mạng và mục tiêu chất lượng của mỗi nhà trường.

Kiểm định chất lượng giáo dục đáp ứng được những yêu cầu đổi mới quản

lý chất lượng giáo dục. Nó coi trọng tính tự chủ, đồng thời xác định trách nhiệm

giải trình, công khai chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục đối với các cơ quan

quản lý giáo dục và xã hội để được giám sát, hỗ trợ. Đó là các yêu cầu mà thanh

tra toàn diện cơ sở giáo dục không đáp ứng được đầy đủ.

5.2. Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông và thường

xuyên gồm bốn bước:

5.2.1. Tự đánh giá: Đó là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu

trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nhân lực,

cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh

các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục

trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5.2.2. Đăng ký đánh giá ngoài: Sau khi hoàn thành tự đánh giá và đạt được

một trong ba cấp độ tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục gửi hồ sơ

đăng ký đánh giá ngoài đến cơ quan quản lý trực tiếp để được đánh giá ngoài và

công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

5.2.3. Đánh giá ngoài: Đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của đoàn đánh

Page 82: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

82

giá ngoài nhằm xác định mức độ cơ sở giáo dục thực hiện các tiêu chuẩn đánh

giá chất lượng giáo dục. Đánh giá ngoài nhằm mục đích: Thẩm định tính xác

thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá mà cơ sở giáo dục đã thực hiện theo

các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục; khảo sát và đánh giá

trực tiếp tại cơ sở giáo dục về các thông tin mà báo cáo tự đánh giá đưa ra; đề

xuất các khuyến nghị cho nhà trường về các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất

lượng giáo dục trong thời gian tới và tư vấn cho cấp quản lý ra quyết định công

nhận hay không công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng.

5.2.4. Công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp

giấy chứng nhận chất lượng giáo dục.

Trong bốn bước trên, tự đánh giá và đánh giá ngoài có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục. Thông qua hai

hoạt động này, cơ sở giáo dục xác định được chính xác thực trạng chất lượng

của mình, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng có tính khả thi và thực

hiện cải tiến để nâng cao chất lượng một cách liên tục.

5.3. Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện theo những nguyên

tắc cơ bản là: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật và trung thực, công khai,

minh bạch. Vì vậy, các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục có trách

nhiệm lớn trong việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

5.3.1. Đối với sở giáo dục và đào tạo

- Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục,

hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở

giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)

đề ra các chính sách hỗ trợ các điều kiện bảo đảm chất lượng, quá trình giáo

dục,... cho các cơ sở giáo dục thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực

hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

- Giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế

hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo

dục.

Page 83: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

83

5.3.2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo

- Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục

thuộc quyền quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, thanh tra các cơ sở

giáo dục thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của sở giáo dục

và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giám sát, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý thực hiện kế

hoạch cải tiến chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố trực

thuộc tỉnh) đề ra các chính sách hỗ trợ các điều kiện bảo đảm chất lượng, quá

trình giáo dục,...cho các cơ sở giáo dục thực hiện công tác kiểm định chất lượng

giáo dục.

5.3.3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục:

Thực hiện tự đánh giá theo quy định của các cơ quan quản lý giáo dục. Đây

là quy định có tính bắt buộc. Nếu cơ sở giáo dục không thực hiện nhiệm vụ này

sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày

22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Cơ sở giáo dục phải thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong

báo cáo tự đánh giá, theo chỉ đạo của cơ quan quản lý trực tiếp và các khuyến

nghị của đoàn đánh giá ngoài; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt

động của cơ sở giáo dục, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh

giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn;

củng cố và phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, không ngừng nâng

cao và cải tiến chất lượng giáo dục.

5.3.4. Trách nhiệm của hiệu trưởng

- Huy động các lực lượng trong và ngoài cơ sở giáo dục tham gia công tác

tự đánh giá. Chỉ khi nào, tất cả các lực lượng trong và ngoài cơ sở giáo dục đều

có nhận thức đúng, đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực thì kiểm định

chất lượng giáo dục mới thu được hiệu quả thực sự.

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá, các bộ phận giúp việc và xây dựng kế

hoạch tự đánh giá.

- Chỉ đạo quá trình tự đánh giá. Cần phân biệt rõ việc triển khai tự đánh giá

với việc viết báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục. Tự đánh giá là là hoạt động

Page 84: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

84

tự xem xét, tự kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục để chỉ ra các điểm mạnh,

điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện

nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Báo cáo tự đánh giá là sự ghi

lại kết quả của hoạt động tự đánh giá.

- Chuẩn bị cho đánh giá ngoài: Để hoạt động đánh giá ngoài thực sự có

hiệu quả, các cơ sở giáo dục cần chỉ đạo các thành viên trong hội đồng tự đánh

giá, nhóm thư ký, các bộ phận giúp việc, giáo viên, nhân viên, học sinh,... thực

hiện các yêu cầu của đoàn đánh giá ngoài; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện làm

việc cho đoàn.

- Tham gia đoàn đánh giá ngoài: Tham gia đoàn đánh giá ngoài là nhiệm vụ

và trách nhiệm của cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. Hiệu trưởng sẽ là trưởng

đoàn hoặc là thành viên của đoàn đánh giá ngoài. Đây là một hoạt động khá mới

nên người tham gia đoàn đánh giá ngoài cần được tập huấn kỹ lưỡng. Cần phân

biệt rõ hoạt động đánh giá ngoài với hoạt động thanh tra. Chúng khác nhau cả về

đối tượng, mục đích và cách thức tiến hành.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động sau tự đánh giá và đánh giá ngoài: Tổ

chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá

và các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài. Nếu cơ sở giáo dục chưa đủ điều

kiện đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục thì cần có kế hoạch cam kết phấn

đấu để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với thời gian cụ thể.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hiệu trưởng cần có năng lực, giải pháp gì để bảo đảm chất lượng giáo

dục trong nhà trường từ khâu quản lý chất lượng giáo dục các điều kiện bảo đảm

chất lượng, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục?

2. Nhà trường, hiệu trưởng cần làm gì để thực hiện đổi mới đánh giá học

sinh?

3.Hiệu trưởng cần thực hiện những công việc gì để làm tốt công tác kiểm

định chất lượng giáo dục?

4.Trách nhiệm hiệu trưởng đối với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong

nhà trường như thế nào?

Page 85: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo

dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ

thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

2. Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

3. Benjamin S. Bloom, George F.Madaus and J. Thomas Hastings (1981),

Evaluation to Improve Learning, by Mc.Graw- Hill Book Company, New York.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư quy định về Đánh giá định kỳ

quốc gia KQHT của HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông, số 51/2011/TT-

BGDĐT ngày 3 tháng 11 năm 2011.

5. Jack R. Fraenkel and Norman E. Wallel (2008), How to Design and

Evaluate Research in Education, USA.

6. T.N Postlethwaite (2004), Monitoring Educational Achivement, Paris

2004; UNESCO: International Instute for Education Planning.

7. Đỗ Ngọc Thống (2011), Nghiên cứu đánh giá quốc gia về kết quả học

tập của học sinh phổ thông, mã số B2009-37-78, Viện Khoa học Giáo dục Việt

nam, bộ giáo dục và Đào tạo.

8. Rick Stiggins (2008), Student – Involved Assessment for Learning, by

Pearson Education, Inc., Upper Saddle.

9. PISA – OECD

Page 86: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

86

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ SƠ BỘ

TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014

(Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)

Kết quả tổng hợp theo 7 vùng thi đua

1. Kết quả chung theo 7 vùng Giáo dục Trung học phổ thông và Giáo dục Thường xuyên

Tên vùng

Giáo dục Trung học phổ thông và Giáo dục Thường xuyên

Tổng số TS thi Số tốt nghiệp Tỷ lệ %

TN

Số khá,

giỏi

Tỷ lệ %

khá, giỏi

Vùng 7 183.203 179.928 98,21 46.814 26,02

Vùng 6 118.493 114.018 96,22 25.969 22,78

Vùng 5 83.347 80.689 96,81 16.762 20,77

Vùng 4 142.643 138.808 97,31 20.201 14,55

Vùng 3 129.530 128.225 98,99 29.947 23,36

Vùng 2 119.455 118.743 99,40 33.392 28,12

Vùng 1 132.711 129.952 97,92 20.250 15,58

Tổng/T. bình 910.756 893.170 98,07 193.543 21,67

2. Kết quả chung theo 7 vùng Giáo dục Trung học phổ thông và Giáo dục Thường xuyên

TT Tên

vùng

Giáo dục Trung học phổ thông Giáo dục Thường xuyên

Tổng

số TS

thi

Số tốt

nghiệp

Tỷ

lệ %

TN

Số

khá,

giỏi

Tỷ

lệ %

K,G

Số TS

dự thi

Số tốt

nghiệp

Tỷ

lệ %

TN

Số

khá,

giỏi

Tỷ

lệ

%

K,G

1 Vùng 7 167.341 165.775 99,06 45.743 27,59 15.862 14.153 89,23 1.071 7,57

2 Vùng 6 106.268 105.411 99,19 25.628 24,31 12.225 8.607 70,40 341 3,96

3 Vùng 5 73.796 73.116 99,08 16.604 22,71 9.551 7.573 79,29 158 2,09

4 Vùng 4 132.634 130.409 98,32 20.039 15,37 10.009 8.399 83,91 162 1,93

5 Vùng 3 121.072 120.165 99,25 29.727 24,74 8.458 8.060 95,29 220 2,73

6 Vùng 2 108.403 108.104 99,72 32.694 30,24 11.052 10.639 96,26 698 6,56

7 Vùng 1 114.436 112.927 98,68 19.887 17,61 18.275 17.025 93,16 363 2,13

Tổng/T. bình 823.950 815.907 99,02 190.322 23,33 86.806 77.263 89,01 3013 3,90

Page 87: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

87

TỶ LỆ ĐIỂM THI TRÊN TRUNG BÌNH

TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014

Môn

Tỷ lệ điểm thi trên TB - Giáo dục THPT

Ngữ văn Vật lý Lịch sử Toán Hóa học Địa lý Ngoại ngữ Sinh

Tỷ lệ 77,64 76,21 96,06 81,78 94,34 96,49 95,59 78,34

SL 651.761 324.178 68.306 674.141 466.033 262.006 168.194 190.500

Page 88: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

88

Môn

Tỷ lệ điểm thi trên TB - GDTX

Ngữ văn Vật lý Lịch sử Toán Hóa học Địa lý Sinh

Tỷ lệ 51,21 46,65 90,96 54,59 82,37 93,79 68,25

SL 43.081 5.960 30.384 46.178 25.161 56.777 19.659

TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014

Page 89: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

89

Page 90: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

90

Page 91: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

91

Page 92: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

92

Page 93: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

93

Chuyên đề 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1. Mục tiêu, vai trò, giải pháp cơ bản của việc xây dựng, phát triển

đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là cán bộ

quản lý) trong đổi mới giáo dục phổ thông?

1.1. Mục tiêu của việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý trong đổi mới giáo dục phổ thông?

Mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý theo

hướng chuẩn hóa; đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;đặc

biệt chú trọng tăng cường và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng

cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bổ sung kịp thời các kiến

thức, kỹ năng, phương pháp, các kỹ thuật quản lý, giáo dục, dạy học mới, giúp

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà

giáo và đáp ứng triển khai tốt đổi mới giáo dục phổ thông.

1.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trong đổi mới giáo dục

phổ thông?

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong đổi mới

giáo dục phổ thông; là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, góp

phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi

mới giáo dục phổ thông; là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi

mới giáo dục phổ thông.

Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết

định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Luật Giáo dục năm 2005,

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (năm 2009) cũng khẳng

định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.

Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) yêu cầu: “Nâng cao nhận thức về vai

trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lí giáo dục”.

1.3. Các giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,

cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông?

Page 94: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

94

Để xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục phổ thông, cần:

a. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

và cán bộ quản lí gắn với quy hoạch phát triển giáo dục của từng địa phương và

cả nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và nhu cầu phát triển kinh

tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Khắc phục tình trạng phân tán các cơ sở đào tạo nhà giáo; tập trung xây

dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kĩ thuật trọng điểm; điều phối hệ

thống trường sư phạm theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và

cán bộ quản lí trên phạm vi cả nước.

Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người

thực sự có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm.

b. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo,

đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo, cán

bộ quản lý theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, cán

bộ quản lý và năng lực nghề nghiệp gắn với mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới giáo

dục phổ thông.

c. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp, tiêu

chuẩn chức danh từng cấp học và chuẩn trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả giáo

viên tiểu học, trung học phải có trình độ đại học trở lên; giáo viên, giảng viên

các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trình độ đại học trở lên và có năng lực sư

phạm, năng lực chuyên môn tương ứng với trình độ và ngành nghề đào tạo;

giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo,

bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lí các cấp phải được đào tạo về

nghiệp vụ quản lí.

d. Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lí: Việc tuyển dụng,

sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lí phải trên cơ sở đánh giá

thực tế năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và

quy định hợp lí tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo có trình độ cao, đồng thời có cơ

chế sàng lọc, miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi

ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu

cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống

Page 95: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

95

thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất

công việc, theo vùng.

Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí

học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2. Trách nhiệm của trường phổ thông trong việc đổi mới công tác đào

tạo giáo viên và cán bộ quản lý? Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong

công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý?

2.1. Trách nhiệm của trường phổ thông trong việc đổi mới công tác đào

tạo giáo viên và cán bộ quản lý?

Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, vấn đề

đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới chiếm vị

trí then chốt. Công tác này chỉ đạt hiệu quả tốt khi có phối hợp một cách hiệu

quả giữa cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý với các trường phổ thông.

Nhằm tạo ra sự phối hợp có hiệu quả cao với các cơ sở đào tạo giáo viên và cán

bộ quản lý, Thông tư số 16/2014/TT-BGDĐT ban hành quy chế hoạt động của

trường thực hành sư phạm ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo đã quy định cụ thể về hoạt động thực hành sư phạm và tham gia nghiên cứu

khoa học giáo dục trong trường thực hành sư phạm; cán bộ quản lý, giáo viên

hướng dẫn thực hành sư phạm và cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động thực

hành sư phạm của trường thực hành sư phạm. Các trường thực hành sư phạm

cần có trách nhiệm sau:

- Phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức hướng dẫn thực hành sư

phạm, thực tập sư phạm và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh

viên sư phạm;

- Huy động các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực hành sư phạm;

- Phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động

nghiên cứu, thực nghiệm khoa học giáo dục; triển khai ứng dụng các phương

pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý giáo dục tiên tiến vào thực tiễn hoạt

động của nhà trường; đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học

và giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên;

- Mời giảng viên của cơ sở đào tạo giáo viên tham gia giảng dạy, hướng

dẫn học sinh và giáo viên nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu

khoa học vào hoạt động giảng dạy, giáo dục của trường;

Page 96: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

96

Đối với các trường không phải là trường trường thực hành sư phạm, trong

thời gian sinh viên đến thực tập sư phạm, hiệu trưởng trường có thể nghiên cứu,

vận dụng sáng tạo các quy định của Thông tư số 16/2014/TT-BGDĐT của Bộ

Giáo dục và Đào tạo trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên và cán

bộ quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động thực hành, thực tập sư phạm.

Trong những năm vừa qua, các trường phổ thông đã tích cực phối hợp với

cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức hướng dẫn thực hành sư phạm, thực tập sư phạm

và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên của sinh viên sư phạm, góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý.

Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo

dục, trong việc phối hợp với các công tác đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý,

các trường phổ thông cần phải chủ động trong việc đề xuất đối với các cơ sở đào

tạo giáo viên và cán bộ quản lý về những yêu cầu đổi mới nội dung chương

trình, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng theo

nhu cầu học tập nâng cao trình độ, nhu cầu tuyển dụng và sử dụng đội ngũ nhà

giáo cũng như những yêu cầu về đổi mới của chính giáo dục phổ thông,…

Trên cương vị thủ trưởng cơ quan, hiệu trưởng trường phổ thông cần lãnh

đạo nhà trường phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại trong công tác

phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý, phối hợp chặt chẽ

với các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào

tạo đội ngũ, góp phần thực hiện tốt công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo.

2.2. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác bồi dưỡng giáo

viên và cán bộ quản lý?

Công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đặt ra những yêu cầu mới

đối với công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, đặc biệt là việc chuyển

từ bồi dưỡng nặng về kiến thức sang việc bồi dưỡng nâng cao năng lực. Để làm

tốt công tác này, trong việc phối hợp với các trường phổ thông, các cơ sở đào

tạo giáo viên và cán bộ quản lý cần đổi mới một cách toàn diện hoạt động bồi

dưỡng, trong đó chú trọng các lĩnh vực sau:

- Đổi mới việc xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu phục vụ công tác

bồi dưỡng, bao gồm:

Page 97: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

97

+ Xác định 3 nhóm nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ

năng nền tảng nâng cao năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp và Chuẩn cán bộ quản

lý; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ; bồi dưỡng theo những

nhiệm vụ và yêu cầu mới của giáo dục phổ thông và của việc đổi mới chương

trình sách giáo khoa;

+ Lựa chọn chuyên gia, tổ chức biên soạn tài liệu, học liệu bồi dưỡng đáp

ứng nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; bổ

khuyết những chương trình còn thiếu, trong đó chú ý tới bồi dưỡng năng lực

quản lý sự thay đổi trong môi trường giáo dục thay đổi đối với cán bộ quản lý.

Tài liệu bồi dưỡng cần đa dạng: tài liệu bản in, bài giảng bản word, bài giảng

PowerPoint, Video clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi đáp, giáo trình điện tử.

- Đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp và hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng tập trung, trực tiếp cho các nội dung bồi dưỡng cần trao đổi,

bàn bạc thống nhất như các vấn đề mới, khó; những kỹ năng thực hành về

phương pháp, kỹ thuật dạy học;

+ Bồi dưỡng qua mạng Internet nhằm phát huy tinh thần tự học, tự bồi

dưỡng trực tuyến nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý;

+ Kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến qua mạng internet và bồi dưỡng tập

trung có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên/ đội ngũ cán bộ cốt cán cơ sở;

+ Phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo lựa chọn, tập huấn và hướng

dẫn đội ngũ giáo viên cốt cán trong quá trình bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn

trong điều kiện mới.

- Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng:

+ Xây dựng bộ công cụ đánh giá:đánh giá kết quả các nội dung bồi dưỡng

giáo viên và cán bộ quản lý theo các cấp học, môn học và đánh giá nội dung,

hình thức bồi dưỡng, bao gồm: Bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả các nội

dung bồi dưỡng theo hình thức tập trung; bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả

các nội dung bồi dưỡng theo hình thức qua mạng internet;

+ Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá: Phát huy vai trò của đội ngũ cốt

cán; các cơ sở đào tạo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng trong việc kiểm tra, đánh

giá kết quả bồi dưỡng; việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện đa dạng, phong

phú dưới nhiều hình thức như: bài kiểm tra viết, bài viết thu hoạch, báo cáo

Page 98: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

98

chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp, trắc nghiệm khách quan, quan sát trực tiếp lớp

học, trả lời câu hỏi,... Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào

từng nội dung và đối tượng cũng như thời điểm bồi dưỡng;

+ Tổ chức cấp chứng chỉ đối với các khóa bồi dưỡng theo từng cấp học và

từng hình thức bồi dưỡng khác nhau.

- Đổi mới cơ chế phối hợp giữa cơ sở bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý

với các trường phổ thông theo hướng hợp đồng, cam kết trách nhiệm giữa các bên:

+ Những năm qua, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đã

tích cực, chủ động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, góp phần xây

dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và ý thức chính

trị tốt, cơ bản đủ về số lượng, tương đối hợp lý về cơ cấu, năng lực chuyên môn

đạt và trên chuẩn trình độ đào tạo, năng lực nghề nghiệp được chuẩn hóa, đáp

ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý của các cơ sở

đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý còn một số bất cập: việc bồi dưỡng còn nặng

về bệnh thành tích, chất lượng chưa cao; nội dung bồi dưỡng chưa xuất phát từ

nhu cầu thực tế của giáo viên, của các trường phổ thông; phương thức bồi dưỡng

chưa được đổi mới, hình thức còn đơn điệu, áp dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động bồi dưỡng; một số cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý chưa

đảm bảo được những điều kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng;

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều Thông tư quy định và các

công văn hướng dẫn về việc bồi dưỡng giáo viên, về việc bồi dưỡng và cấp

chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Các các cơ sở đào tạo giáo

viên và cán bộ quản lý cần nghiên cứu, vận dụng đúng quy định của Bộ về công

tác bồi dưỡng, đồng thời có các cách thức xác định những thông tin trước khi

bồi dưỡng và những kết quả đạt được sau bồi dưỡng (thông qua các hình thức

kiểm tra, đánh giá nêu trên...) một cách phù hợp, từ đó có những cam kết với các

trường phổ thông để việc bồi dưỡng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

3. Tại sao và phải làm gì/làm như thế nào để Chuẩn nghề nghiệp giáo

viên, Chuẩn hiệu trưởng và Chuẩn Giám đốc trung tâm giáo dục thường

xuyên (gọi tắt là Chuẩn) phát huy vai trò trong việc nâng cao chất lượng

đội ngũ trong giai đoạn hiện nay?

Page 99: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

99

3.1. Tại sao phải thực hiện Chuẩn để nâng cao chất lượng đội ngũ?

Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương 8 khóa XI, ngày 4

tháng 11 năm 2013về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu

rõ định hướng và mục tiêu: “chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa

và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo” và “Chuyển mạnh quá trình

giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và

phẩm chất người học”; Nghị quyết cũng yêu cầu việc đánh giá, sử dụng và đãi

ngộ phải dựa trên thực tế kết quả và hiệu quả công tác của nhà giáo.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012, về Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục cũng đã nêu rõ: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và

đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề

nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh,

sinh viên”.

Hiện nay, cũng như toàn bộ nền giáo dục đang đổi mới căn bản toàn diện,

các chương trình đào tạo , bồi dưỡng nhà giáo cũng cần chuyển từ việc chủ yếu

trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học sang phát triển toàn diện năng lực và

phẩm chất người học; chuyển từ hướng tiếp cận kiến thức và nghiệp vụ sư phạm

sang định hướng phát triển năng lực giáo dục; từ đó xây dựng chuẩn đầu ra trong

đào tạo và chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn. Chuẩn đầu ra của các cơ

sở đào tạo giáo viên phải tối thiểu ở mức 1 (mức đạt) của chuẩn nghề nghiệp.

Công tác bồi dưỡng chỉ có kết quả tốt khi xuất phát từ yêu cầu của người

học, Chuẩn sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý có căn cứ để soi chiếu, tự nhìn

nhận, đánh giá bản thân, phát hiện những điểm mạnh cần phát huy nâng cao,

điểm yếu cần bồi dưỡng, để từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nguyện vọng phát triển năng lực nghề

nghiệp của bản thân và yêu cầu nhiệm vụ được phân công. Chuẩn có các mức

khác nhau: đạt, khá và xuất sắc chính là căn cứ, định hướng cho cá nhân phấn

đấu thăng tiến trong phát triển năng lực nghề nghiệp.

Trong công tác quản lý, Chuẩn là công cụ trong việc đánh giá năng lực

giáo viên và cán bộ quản lý một cách khách quan, khoa học và toàn diện. Từ kết

quả có được về năng lực đội ngũ, các cấp quản lý định ra chiến lược, quy hoạch,

Page 100: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

100

kế hoạch đúng đắn trong tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng

đội ngũ đáp ứng yêu cầu mới.

Do đó việc tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý đội ngũ theo Chuẩn trong

thời gian tới là thực hiện đúng sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và phù hợp với

yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo.

3.2. Làm gì để phát huy vai trò của Chuẩn trong đào tạo, bồi dưỡng nâng

cao chất lượng đội ngũ?

Thực tiễn những năm gần đây Chuẩn đã có những tác động tích cực đến

nhà giáo và cán bộ quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên để

Chuẩn phát huy hết vai trò trong giai đoạn hiện nay cần khắc phục những hạn chế

để Chuẩn thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hết những ưu thế trong quản lý.

Trước hết cần thay đổi nhận thức về Chuẩn. Chuẩn không phải chỉ là công

cụ dùng để đánh giá, xếp loại trong thi đua mà mục đích đầu tiên của Chuẩn là

để giúp giáo viên, cán bộ quản lý tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối

sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo

đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sau đó, Chuẩn làm cơ sở để

đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; xây

dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng; làm cơ sở để nghiên cứu, đề

xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý và cung

cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Một số nội dung văn bản Chuẩn, nhất là Chuẩn giáo viên tiểu học, chưa

được xây dựng theo tiếp cận năng lực mà vẫn là tiếp cận kiến thức; một số tiêu

chí trong Chuẩn khó lượng hóa, khó liên hệ trong việc thu thập, mã hóa, phân

tích các minh chứng; một số yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ và ứng

dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng còn cao, khó khả thi so với thực tế

năng lực và điều kiện phấn đấu của đa số cán bộ quản lý hiện nay.

Mục đích đánh giá theo Chuẩn hiện nay nặng về xếp loại, coi nhẹ việc sử

dụng kết quả cho việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng, dẫn đến kết quả đánh

giá theo Chuẩn chưa thực chất, chưa phản ánh đúng chất lượng đội ngũ; phần

lớn kết quả đánh giá, xếp loại ở mức cao hơn thực tế.

Quy trình đánh giá chưa phát huy được vai trò tự đánh giá của giáo viên,

cán bộ quản lý cũng như sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, do đó khó tránh

Page 101: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

101

tính nể nang, né tránh dẫn đến kết quả thiếu trung thực. Sau đánh giá, những

người đạt kết quả cao chưa được động viên, khích lệ kịp thời, những người chưa

đạt chuẩn chưa có chế tài về sử dụng, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình

dộ chuyên môn do đó chưa tạo được động lực phấn đấu theo Chuẩn.

Trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiên nội

dung văn bản Chuẩn cải tiến quy trình, chế tài đánh giá và hướng dẫn đánh giá

đội ngũ theo Chuẩn để Chuẩn dễ vận dụng hơn trong thực tiễn.

3.3. Làm như thế nào để Chuẩn phát huy vai trò trong việc đào tạo, bồi dưỡng?

(1) Tiếp tục nâng cao nhận thức về Chuẩn để các địa phương, cán bộ

quản lý, giáo viên triển khai Chuẩn theo đúng mục đích ban hành qua các

hoạt động: Tăng cường tuyên truyền, mở các chuyên mục/diễn đàn trao đổi về

Chuẩn; mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên theo

Chuẩn; tạo tâm lý và môi trường “sống và làm việc theo Chuẩn”.

(2) Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý tự đánh giá theo Chuẩn bằng

cách đối chiếu với Chuẩn và những yêu cầu mới của giáo dục (thông qua các

minh chứng về các yêu cầu mới được thể hiện trong các công việc được giao) để

tự đánh giá, rút kinh nghiệm, bạn bè đồng nghiệp góp ý về điểm mạnh, điểm

yếu, những điểm cần phát huy và những điểm yếu cần bồi dưỡng để từ đó tự xây

dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng.

Cần đổi mới nội dung đánh giá, tinh giản, cụ thể hóa các tiêu chí, minh

chứng để phù hợp với đặc điểm của từng trường, từng địa phương. Cần bổ

sung nội dung Chuẩn hiệu trưởng về năng lực tự chủ, xây dựng kế hoạch chiến

lươc, tầm nhìn và tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra theo định hướng mới;

bổ sung Chuẩn giáo viên về các năng lực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo, xây dựng mục tiêu, thiết kế bài giảng và đánh giá kết quả giáo dục

theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần giáo

dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức trí, thể mỹ và

phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh và chú ý đến việc định hướng

nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.

(3) Cần quan tâm đánh giá điều kiện làm việc cụ thể của giáo viên, cán

bộ quản lý để đảm bảo tính công bằng trong đánh giá vì kết quả công việc phụ

thuộc vào điều kiện làm việc, đồng thời công tác quản lý cần quan tâm cải

thiện điều kiện làm việc của đội ngũ. Cũng cần có cách thức thích hợp để thu

Page 102: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

102

thập được thông tin đánh giá từ học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng, xã hội;

trong đó có chú ý đến trọng số của ý kiến từng đối tượng.

(4) Tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đánh giá,

xếp loại cán bộ quản lý giáo viên theo Chuẩn; có đánh giá, khen chê những đơn

vị, cá nhân thực hiện tốt và phê bình những đơn vị, các nhân thực hiện không tốt.

(5) Các cấp quản lý, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản

lý phải căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, hiệu trưởng theo chuẩn

Chuẩn để sử dụng, bổ nhiệm; để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình,

tài liệu, phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp với những yêu cầu của

đổi mới giáo dục.

(6) Cần có các nghiên cứu về chuẩn và kết quả đánh giá đội ngũ theo

chuẩn để thường xuyên đề xuất các yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trong

tương lai và đưa ra các khuyến cáo về sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đối

với đội ngũ

4. Tại sao và phải làm gì/làm như thế nào để đổi mới phương thức bồi

dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý?

4.1. Tại sao phải đổi mới phương thức bồi dưỡng?

Trước yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn

mới thì phương thức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cũng phải đổi mới

để phù hợp với điều kiện mới và khắc phục những hạn chế của công tác bồi

dưỡng trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng. Một số hạn

chế là:

- Nội dung bồi dưỡng mang tính đồng loạt, chỉ xuất phát từ nhu cầu của

công tác quản lý, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của học viên (giáo viên và

cán bộ quản lý) nên chưa phát huy được hứng thú, tích cực của học viên.

- Hình thức bồi dưỡng chủ yếu là bồi dưỡng tập trung, trực tiếp, theo bậc

thang (Giảng viên bồi dưỡng cho cán bộ cốt cán cấp tỉnh, cốt cán cấp tỉnh bồi

dưỡng cho cốt cán cấp huyện hoặc đại trà cho giáo viên và cán bộ quản lý ở địa

phương...). Hình thức bồi dưỡng qua nhiều tầng bậc dẫn đến nội dung bồi dưỡng

bị rơi rụng, “tam sao thất bản”. Việc tập trung số lượng lớn người học tại một

địa điểm với lượng thời gian nhất định nên khó đảm bảo chất lượng, nhiều khi

còn mang tính hình thức.

Page 103: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

103

- Phương pháp bồi dưỡng chưa coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của

học viên; việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa được quan tâm; việc

động viên, hỗ trợ học viên có kết quả bồi dưỡng tốt cũng chưa được chú ý nên

người học có tâm lý ỷ lại, thụ động, tiếp thu nội dung bồi dưỡng một chiều.

- Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển nhưng sự vận dụng nó

trong công tác bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

Những hạn chế trên không đáp ứng được một đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lývề cơ bản có phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề, luôn có nguyện vọng

phấn đấu vươn lên trong chuyên môn, nghiệp vụ.

4.2. Làm thế nào để đổi mới phương thức bồi dưỡng?

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt về ý thức và trách nhiệm của mỗi giáo

viên và cán bộ quản lý đối với việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng để không

ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, năng lực lãnh

đạo, quản lý của cán bộ quản lý trong môi trường phát triển liên tục và bền vững

của cả hệ thống và mỗi cơ sở giáo dục.

- Phương hướng đổi mới công tác bồi dưỡng là phải coi trọng quá trình tự

học, tự bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng qua công việc hàng ngày của giáo viên và

cán bộ quản lý. Cần xây dựng mỗi nhà trường, mỗi tổ chuyên môn trở thành một

đơn vị học tập, biết học hỏi theo phương châm “học thày không tày học bạn”,

nhà giáo là những người gương mẫu về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã

hội học tập.

- Xây dựng, cập nhật nội dung bồi dưỡng phục vụ yêu cầu bồi dưỡng

thường xuyên, bồi dưỡng theo các yêu cầu của đổi mới giáo dục để nâng cao

phẩm chất và năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý, bồi dưỡng đáp ứng tiêu

chuẩn từng chức danh nghề nghiệp.

- Cần vận dụng triệt để ưu thế của công nghệ thông tin vào công tác bồi

dưỡng. Tận dụng website “Trường học kết nối” và các cổng thông tin điện tử

khác có chức năng tổ chức bồi dưỡng để triển khai thực hiện các hoạt động bồi

dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý. Kết hợp bồi dưỡng qua

mạng internet với bồi dưỡng tập trung để trong cùng một thời điểm có thể bồi

dưỡng cho một số lượng lớn người học, đặc biệt, người học được trực tiếp tương

tác, trao đổi, thảo luận, đặt ra những vấn đề vướng mắc với giảng viên thông qua

hệ thống đường truyền internet. Việc sử dụng phương thức bồi dưỡng tập trung

Page 104: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

104

chỉ dành cho những vấn đề mới, khó, những nội dung yêu cầu về thực hành

phương pháp, kỹ thuật dạy học. Xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng dưới

dạng: tài liệu bản in, bài giảng bản word, bài giảng PowerPoint, Video clip, đĩa

VCD, cẩm nang hỏi đáp... Tài liệu này vừa được in, phát (theo phương thức tập

trung) vừa đưa lên mạng internet (theo phương thức trực tuyến).Tăng cường các

hình thức bồi dưỡng thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên tổ chuyên môn

như: nghiên cứu bài học, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, v v…

- Xây dựng nhân lực phục vụ công tác bồi dưỡng gồm: đội ngũ tác giả

biên soạn tài liệu, học liệu bồi dưỡng; Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán/tư

vấn của địa phương và tập huấn cho đội ngũ này trở thành đầu mối trong việc tổ

chức, hướng dẫn trong các hoạt động bồi dưỡng ở cơ sở; Xây dựng đội ngũ kỹ

thuật viên có năng lực công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục và đào tạo để

có thể hỗ trợ học viên trong quá trình bồi dưỡng. Phát huy vai trò của hệ thống

trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác kết nối người dạy với người

học để tổ chức các lớp học bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý.

- Nâng cấp đường truyền, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động in

ấn tài liệu, sản xuất học liệu, bồi dưỡng trực tuyến, tạo diễn đàn, website bồi

dưỡng qua mạng internet.

- Hoàn thiện các chế tài quy định đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ,

trong đó quy định cụ thể về mối quan hệ, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của

cơ sở đào tạo giáo viên, của cơ sở giáo dục phổ thông, của giáo viên học bồi

dưỡng...; quy định về cách thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng; quy

định về khen thưởng, kỷ luật, động viên, khuyến khích kịp thời những cá nhân

tích cực tham gia công tác bồi dưỡng.

4.3. Trách nhiệm của nhà trường trong việc đổi mới hình thức, phương

thức bồi dưỡng

- Hiệu trưởng nhà trường cần nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo để quản

lý, theo dõi, nắm bắt nhu cầu, lựa chọn nội dung, điều kiện tổ chức, thực hiện

hoạt động bồi dưỡng ở trường mình một cách hiệu quả. Hiệu trưởng phải là

người gương mẫu, đi đầu trong việc tự bồi dưỡng và đổi mới hình thức, phương

thức bồi dưỡng;

- Tạo điều kiện cử giáo viên tham gia các khóa tập huấn cốt cán của TW;

tập huấn về công nghệ thông tin để ứng dụng trong công tác bồi dưỡng;

Page 105: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

105

- Chủ động, tích cực phối hợp tốt với các trường trên địa bàn, các cơ sở

đào tạo trong việc tạo môi trường tự học, tự bồi dưỡng, xây dựng, triển khai kế

hoạch bồi dưỡng với hình thức và phương thức phù hợp, đảm bảo bồi dưỡng

thiết thực, hiệu quả;

- Có các biện pháp biểu dương, khuyến khích động viên kịp thời các giáo

viên đạt kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Vì sao đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục là nhân tố

quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông?

2. Các giải pháp về xây dựng và phát triển đội ngũ đã nêu nhằm thực hiện

có kết quả mục tiêu đề ra, tuy nhiên, theo Ông (Bà) khi thực hiện thì cần phải

chú ý điều gì?

3. Theo Ông (Bà), các trường phổ thông có trách nhiệm như thế nào đối

với công tác đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý? Trong những năm qua, các

trường phổ thông đã thực hiện trách nhiệm đó như thế nào? Với vai trò của một

hiệu trưởng phổ thông Ông (Bà) sẽ làm gì để thực hiện tốt hơn trách nhiệm đó?

4. Các cơ sở đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý có trách nhiệm gì đối với

công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý ở trường phổ thông? Ở địa

phương của Ông (Bà), các cơ sở đào tạo đã thực hiện trách nhiệm bồi dưỡng

giáo viên và cán bộ quản lý như thế nào trong những năm qua? Cần phải có sự

hỗ trợ gì để các trường làm tốt hơn trách nhiệm đó?

5. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về sự gắn kết trách nhiệm giữa các cơ

sở đào tạo với các cơ quan quản lí giáo dục và các trường phổ thông ở các địa

phương trong triển khai công tác đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý? Để có sự

gắn kết đó, cần có những cơ chế, chính sách gì?

6. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về những ưu điểm và hạn chế của hình

thức, phương thức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý trong thời gian qua?

Từ đó liên hệ đến công tác bồi dưỡng đội ngũ của địa phương nơi Ông (Bà)

đang công tác?

7. Ông (Bà) hiểu như thế nào về phương thức bồi dưỡng qua mạng

internet? Những ưu điểm của nó so với phương thức bồi dưỡng tập trung?

Page 106: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

106

8. Ông (Bà) đánh giá như thế nào khi có nhận định rằng: đổi mới công tác

bồi dưỡng phải coi trọng quá trình tự học, tự bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng qua

công việc hàng ngày của giáo viên và cán bộ quản lý.

9. Với chức trách là hiệu trưởng nhà trường, Ông (Bà) có suy nghĩ gì về

vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đổi mới phương thức bồi dưỡng

nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ?

10. Theo Ông (Bà), để Chuẩn Hiệu trưởng và Chuẩn nghề nghiệp giáo

viên trung học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp thực tiễn thì

văn bản Chuẩn cần phải thay đổi những nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn nào?

11. Theo Ông (Bà), để kết quả đánh giá hiệu trưởng, giáo viên theo Chuẩn

đảm bảo bảo tính khách quan, khoa học và chính xác thì quy trình, cách thức tổ

chức chức đánh giá giá cần phải điều chỉnh như thế nào?

12. Theo Ông (Bà) lực lượng đánh giá Hiệu trưởng, giáo viên theo Chuẩn cần

bổ sung, thay đổi như thế nào để đảm bảo tính khách quan, trung thực, tránh được sự

nế nang, né tránh trong đánh giá? (Có chú ý đến trọng số của từng lực lượng)

13. Theo Ông (Bà) việc sử dụng kết quả đánh giá hiệu trưởng, giáo viên

theo Chuẩn như thế nào để phát huy vai trò của Chuẩn trong thực tiễn?

14. Theo Ông (Bà) cách lựa chọn nguồn minh chứng, thu thập minh chứng

như thế nào để vừa ngắn gọn, đơn giản, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được tính

khách quan, khoa học và đảm bảo tính chính xác trong đánh giá theo Chuẩn?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ

sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

3. Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT, ngày30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Ban hàn quy định chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục

thường xuyên.

Page 107: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

107

4. Công văn 430/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2010 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường trung

học theoThông tư số 29/2009/TT-BGD ĐT.

5. Công văn 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 9/02/2010 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo

Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT.

6. Công văn 8763/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giám đốc trung tâm giáo

dục thường xuyên theo Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT./.

Page 108: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

108

Chuyên đề 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1. Đổi mới đánh giá học sinh

1.1. Tại sao phải đổi mới đánh giá học sinh tiểu học?

Việc đánh giá học sinh Việt Nam lâu nay chủ yếu là đo lường kết quả học

tập bằng điểm số. Theo quan niệm hiện đại của thế giới và tinh thần của Nghị

quyết Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì việc đánh giá phải trực tiếp và

từng bước góp phần điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học (đánh giá vì

việc học, đánh giá cũng chính là quá trình học) để hướng tới nghiệm thu được

kết quả học tập tốt.

Trước khi triển khai Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT 30/2014 (Thông

tư 30), việc đánh giá thường xuyên chưa được quan tâm, chưa khuyến khích,

tạo cơ hội để giáo viên (GV) đổi mới phương pháp dạy học; nhiều HS, cha

mẹ HS chịu áp lực về điểm số, học sinh còn thiếu tự tin khi học tập, đặc biệt

là những học sinh có khó khăn, nhiều học sinh còn học vì điểm số, chưa ham

thích học… Việc kiểm tra, đánh giá học sinh hiện tại cũng là một trong những

nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học trước chương trình, dạy thêm học

thêm tràn lan.

Theo quy định, việc đánh giá các môn học phải kết hợp cho điểm với

nhận xét. Tuy nhiên, trong thực tế, giáo viên chú trọng dùng điểm số, ít nhận xét

nên chưa giúp học sinh biết mình cần phát huy những ưu điểm gì hoặc cần khắc

phục những hạn chế gì để tiếp tục vươn lên; chưa hướng dẫn và thu hút phụ

huynh học sinh trong việc hỗ trợ, giúp đỡ con em mình học tập và rèn luyện.

Cách đánh giá như vậy chưa thật phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu

học là cần sự động viên, khen ngợi, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của thầy, cô giáo

để các em tự tin, thích học và học được. Việc động viên bằng điểm số có thể

động viên được các em đã có kết quả học tốt nhưng lại gây áp lực, dễ mặc cảm,

tự ty, lùi lại phía sau so với các bạn đối với những em chưa biết cách học, kết

quả còn thấp.

Page 109: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

109

1.2. Một số điểm mới cơ bản về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông

tư 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014

1.2.1. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì hàng ngày học sinh phải

học được, tự tin, thích học, say mê, tìm tòi sáng tạo trong quá trình học để phát

triển năng lực, phẩm chất của chính mình. Muốn có được điều đó, cần tạo ra

động cơ bên trong của việc học. Động cơ bên trong được tạo ra và phát triển từ

sự hấp dẫn của nội dung học tập, từ cách học thành công, từ cách đánh giá biết

khuyến khích sự học, … Nội dung học tập khơi gợi được kinh nghiệm sống, có

ích với đời sống của HS sẽ làm cho HS hứng thú, thích tìm hiểu, khám phá; học

sinh hiểu được nội dung, biết cách học, học được và được đánh giá đúng thì các

em sẽ tự tin, say mê, sáng tạo… Động cơ bên ngoài cũng có tác dụng thúc đẩy

sự học, được đem đến từ phần thưởng (quà, phiếu khen, bông hoa, hình mặt

cười,…) hay là sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học (sách vở, quần

áo, máy tính…). So sánh giữa 2 loại động cơ thì động cơ bên trong là quyết

định, có tác dụng thôi thúc sự học ngay cả những lúc gặp khó khăn; động cơ bên

ngoài không có vai trò quyết định nhưng có tác dụng làm cho động cơ bên trong

trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, việc đổi mới đánh giá thường xuyên bằng

nhận xét là một biện pháp để tập trung hình thành động cơ bên trong, cách đánh

giá này giúp giáo viên đổi mới cách dạy, giúp học sinh học được, thích học và

học tốt hơn.

1.2.2. Theo Thông tư 30, đánh giá HS tiểu học được thực hiện theo

nguyên tắc vì sự tiến bộ của HS, đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS

này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS…; đánh giá ngay

trong quá trình học tập, đánh giá sự hình thành, phát triển một số năng lực, phẩm

chất, phát huy hết nội lực, tiềm năng của từng HS. Qua đó, GV biết được HS đạt

kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó như thế nào, từ đó GV tư vấn,

hướng dẫn giúp đỡ kịp thời để HS hoàn thành nội dung học tập và có phương

pháp học tốt hơn, đạt được chất lượng giáo dục tốt hơn. Bên cạnh đó, giáo viên

cần hướng dẫn để học sinh biết tự rút khinh nghiệm, biết quan sát và học theo

cách học của bạn, biết nhận xét, góp ý cho bạn; đồng thời hướng dẫn và khuyến

khích cha mẹ tham gia nhận xét, góp ý cho HS, từ đó học sinh điều chỉnh cách

học, như vậy đánh giá là quá trình học.

1.2.3. Thông tư 30 quy định nội dung đánh giá toàn diện: đánh giá quá

trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

Page 110: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

110

từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông

cấp tiểu học; đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất

của HS.

1.2.4. Thông tư 30 hướng dẫn các tiêu chí cụ thể của 3 nhóm phẩm chất,

3 nhóm năng lực làm căn cứ cho việc đánh giá (trong các thông tư trước đây

không có hướng dẫn này).

Trong quá trình dạy học, GV xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lí,

hoàn cảnh… của HS để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được

HS, làm cho các em hứng thú học tập; đồng thời còn phải tư vấn, hướng dẫn

giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục. Các nhận xét,

góp ý chủ yếu là thông qua lời nói trực tiếp; khi cần thiết, GV viết lời nhận xét,

góp ý, phù hợp điều kiện giao tiếp với HS, với cha mẹ HS.

Cuối học kỳ, cuối năm học HS được làm bài kiểm tra, GV chấm điểm và

ghi lời nhận xét theo kết quả bài làm của HS. Thông tư 30 đưa ra mức độ và

hướng dẫn cách ra câu hỏi, bài tập để đánh giá theo các mức độ nhận thức của

HS. Điểm số có tác dụng trước hết là để kiểm nghiệm lại tác dụng của các hoạt

động dạy học trước đó, đồng thời để xác nhận trình độ nhận thức của HS, không

dùng để xếp hạng, phân loại HS; lời nhận xét để sửa sai, góp ý, động viên HS.

Kết quả bài kiểm tra định kỳ để giúp GV đối chiếu xem kết quả này có

phù hợp với quá trình đánh giá thường xuyên hay không. Nếu chưa phù hợp,

GV phải tìm nguyên nhân, có thể sẽ dẫn đến sự điều chỉnh hoạt động dạy để

hướng tới kết quả học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là một kênh thông tin

tham khảo về kết quả giáo dục cho nhà quản lý để thực hiện công tác chỉ đạo.

Để đề phòng và khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp’’, một mặt

Thông tư 30 hướng dẫn việc chấp nhận tiến độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ

khác nhau vì khả năng của các học sinh không giống nhau; mặt khác, hướng dẫn

việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục, kết quả học tập của học sinh từ

giáo viên dạy lớp dưới cho giáo viên nhận học sinh để dạy lớp trên, từ giáo viên

lớp 5 cho giáo viên lớp 6.

1.2.5. Khen thưởng:

Trước đây việc khen thưởng chủ yếu dựa vào kết quả phân loại HS, nay

việc khen thưởng dựa vào thành tích của HS. Cuối học kì I và cuối năm học,

giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích

Page 111: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

111

nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một mặt nào đó, đạt thành tích nổi bật trong

các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ

học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề

nghị cấp trên khen thưởng.

Việc ghi thành tích trên Giấy khen cần phải linh hoạt, phụ thuộc vào tính

chất, mức độ của thành tích, do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định,

không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.

1.3. Một số kết quả và phương hướng

Tại Hội nghị sơ kết học kỳ 1, năm học 2014-2015 thực hiện TT 30 ngày

14/3/2015, 63 tỉnh thành phố khẳng định những kết quả bước đầu: Thầy cô giáo

đều nhận thức được tính nhân văn của TT 30; hiểu được những quan niệm mới về

đánh giá và thực hiện được các yêu cầu của TT 30; đội ngũ GV và CBQLGDTH

trách nhiệm, tâm huyết hơn với HS, với công việc; GV đổi mới phương pháp,

điều chỉnh hình thức nội dung dạy học phù hợp với đối tượng HS. Học sinh đã

giảm áp lực về điểm số, tự tin học tập, chất lượng các môn học vẫn đảm bảo, số

học sinh yếu của học kì 1, 2014-2015 so với 2013-2014 có giảm hơn.

Tuy nhiên để việc thực hiện TT 30 đạt kết quả tốt, các nhà QLGD cần tiếp

tục: hỗ trợ những GV còn lúng túng khi nhận xét bằng viết để thực sự có ích cho

HS và giảm bớt các thủ tục hành chính; thực hiện tốt các công văn số

6169/BGDĐT-GDTH ngày 29/10/2014 về việc ĐGHSTH theo TT 30, số

7475/BGDĐT-GDTH ngày 25/12/2014 về việc chỉ đạo ĐG định kì theo TT 30,

số 39/BGDĐT-GDTH ngày 06/01/2015 về việc tổng hợp ĐG và khen thưởng

HSTH theo TT 30 và một số văn bản liên quan: chỉ thị số 5105/CT-BGD ĐT

ngày 03/10/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với

GDTH, công văn số 141//BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2011 về việc xây dựng

tiêu chí ĐG, xếp loại giờ dạy của GV.

2. Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN)

2.1. Quy trình dạy học dựa trên quy luật nhận thức và những thành

tựu tiên tiến của khoa học giáo dục, được thiết kế thành các bước chung

cho các nội dung học tập

Theo Thuyết kiến tạo, mỗi cá nhân học sinh phải tự làm ra sản phẩm học

tập cho chính mình bằng cách vận dụng kiến thức đã có để giải quyết tình huống

mới nảy sinh và sắp xếp kiến thức mới nhận được vào cấu trúc các kiến thức

Page 112: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

112

hiện có của mình, lúc đó kiến thức mới của HS được gia tăng, đồng thời có giá

trị ứng dụng thực tiễn.

Theo thuyết tâm lý học phát triển của Piaget và lý luận về “vùng phát

triển gần nhất” của Vưgotsky. Trong “bản đồ” phát triển nhận thức của trẻ luôn

có hai mức độ, đó là trình độ hiện tại và vùng phát triển gần nhất. Trình độ hiện

tại là các chức năng tâm lý đã đạt tới độ chín muồi, còn ở vùng phát triển gần

nhất, chức năng tâm lý đang phát triển nhưng chưa chín muồi. Quá trình dạy học

phải giúp cho HS đạt tới sự chín muồi của vùng phát triển gần nhất và luôn đứng

trước vùng phát triển gần nhất mới hình thành. Trong quá trình đó HS cần có sự

cố gắng của bản thân đồng thời với sự hợp tác, giúp đỡ từ bên ngoài, mà nếu tự

mình thì không thể thực hiện được. Theo đó, VNEN tổ chức cho HS học cá

nhân, học nhóm, đổi mới đánh giá để có hỗ trợ của bạn, của thầy cô, cha mẹ...

để HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Theo Thuyết hoạt động của các nhà tâm lý học Nga, khởi đầu là Vưgotsky,

xuất phát từ quan điểm triết học duy vật: ý niệm mang bản chất vật chất, được

chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó. Việc chuyển

vào trong đầu óc là do hoạt động của mỗi cá nhân. Trong học tập, đối tượng cần

lĩnh hội là khái niệm khoa học. Khái niệm khoa học tồn tại khách quan bên ngoài,

trên các đồ vật. HS muốn lĩnh hội khái niệm khoa học thì phải thực hiện các hoạt

động bằng cơ bắp, sức căng thần kinh của chính mình. Thầy giáo có khái niệm

khoa học trong đầu là do trước đó đã tự mình hoạt động trên đối tượng nhận thức.

Nếu quá trình dạy học là dựa trên sự giảng giải thì khái niệm nào đó trong đầu

thầy giáo sẽ không thể chuyển nguyên vẹn sang đầu trẻ em, mặc dù sự giảng giải

có cặn kẽ, dễ hiểu. Vận dụng Thuyết hoạt động, VNEN áp dụng Phương pháp dạy

học không phải là thầy giảng giải mà là thầy tổ chức cho học sinh hoạt động.

Thầy đưa khái niệm trong đầu thầy ra ngoài trên các hình thái vật chất (tài liệu

Hướng dẫn học, thiết bị...), tổ chức cho học sinh hoạt động trên các hình thái vật

chất của khái niệm, bằng những hoạt động của bản than, học sinh lĩnh hội khái

niệm trên hình thái vật chất và chuyển vào trong đầu.

Theo Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (năm 1985), người ta ai cũng

thông minh nhưng mỗi người có một hay vài thiên hướng thông minh nổi trội,

ông chỉ ra 8 loại thông minh thường gặp là: thông minh về không gian/hình ảnh,

thông minh về lời nói/ngôn ngữ, thông minh về toán/lôgic, thông minh về âm

nhạc/nhịp điệu, thông minh về vận động/thể chất, thông minh về tự nhiên, thông

Page 113: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

113

minh về năng lực tương tác, thông minh về nội tâm. Trường học mới sẽ tổ chức,

tạo cơ hội để phát huy tối đa khả năng huynh hướng trí tuệ của từng học sinh.

Theo quan điểm của phép biện chứng, hoạt động nhận thức của con người

đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực

tiễn. Có hai loại nhận thức: nhận thức thông thường (nhận thức tiền khoa học)

được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ hoạt động hàng ngày, trong cuộc

sống của con người, tuy phong phú nhưng thường chủ yếu dừng lại ở bên ngoài,

ngẫu nhiên, và, nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự

giác và gián tiếp, phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của sự vật.

Quy trình chung của hoạt động nhận thức khoa học: bắt đầu từ phát hiện vấn đề,

xây dựng giả thuyết và kế hoạch giải quyết vấn đề, tiến hành giải quyết vấn đề và

kiểm nghiệm giả thuyết, rút ra kết luận và phát hiện từ đó những vấn đề mới.

Hoạt động dạy học nhìn chung đều là sự hướng dẫn HS hoạt động nhận

thức khoa học theo lôgic trình tự hoạt động của nhà nghiên cứu. Trong mô hình

trường học mới, quy trình dạy học được thiết kế theo lôgic hoạt động nghiên cứu

khoa học và vận dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học giáo dục. Dựa vào

quy trình được thiết kế sẵn, GV tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập, tự

lĩnh hội kiến thức; GV không cần phải soạn bài nhưng cần phải lường trước các

tình huống trong quá trình dạy học để xử lý phù hợp và rút kinh nghiệm qua các

bài học của HS.

2.2. Đặc điểm VNEN

Dựa trên các quan điểm và lí luận giáo dục hiện đại nói trên, kết hợp hài

hòa với thực tiễn của giáo dục Việt Nam, mô hình trường học mới Việt Nam

(VNEN) tập trung vào đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy, đổi mới

phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá HS, đổi mới tổ chức lớp học

tại các trường tiểu học để nâng cao chất lượng giáo dục cho HS có hoàn cảnh

khó khăn, cũng như tất cả học sinh tiểu học trên toàn quốc.

a- Đổi mới về cách dạy:

Mô hình dạy học truyền thống nặng về truyền thụ kiến thức, chủ yếu là thầy

giảng, trò nghe. Trong VNEN, vai trò của giáo viên chuyển đổi từ giảng giải,

truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học sinh học cá nhân, học theo

nhóm, đồng thời với việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ đến từng học sinh. Giáo viên

tập trung nghiên cứu nội dung bài học và hoạt động học trong tài liệu Hướng dẫn

Page 114: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

114

học để điều chỉnh cho phù hợp với học sinh trong lớp, dự kiến tình huống sư

phạm, chuẩn bị đồ dùng dạy học, v.v. để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất.

b- Đổi mới về cách học:

Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân, học sinh thực hiện nhiệm

vụ học tập theo Tài liệu hướng dẫn học hoặc hướng dẫn của thầy cô, trao đổi

trong nhóm, trong lớp để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành

năng lực, phẩm chất. Học sinh được rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng nghe, nói,

giao tiếp,…; kết hợp hoạt động học ở lớp và hoạt động ứng dụng ở nhà; có nhiều

cơ hội để tham gia, bày tỏ ý kiến. Đặc biệt, học sinh yếu được quan tâm, hỗ trợ

nhiều hơn để tiến kịp các bạn.

* Về tài liệu Hướng dẫn học:

Trong tài liệu Hướng dẫn học, mỗi bài học được thiết kế theo 3 hoạt động

lớn: Hoạt động cơ bản; Hoạt động thực hành, Hoạt động ứng dụng.

- Hoạt động cơ bản: Trong hoạt động cơ bản có hoạt động khởi động và

hoạt động hình thành kiến thức mới.

Hoạt động khởi động nhằm mục đích tạo tâm thế học tập cho học sinh,

giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Với những

kiến thức, kinh nghiệm đã có, HS thực hiện các hoạt động theo chỉ dẫn của tài

liệu hoặc của GV; hoạt động này nhằm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết

những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và

muốn biết. Từ đó, học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của

mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập.

Trong hoạt động hình thành kiến thức mới (hình thành kiến thức) học sinh

tự thực hiện hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm theo chỉ dẫn của tài liệu, của GV

để phát hiện và lĩnh hội kiến thức mới, kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức

mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các ý kiến/kết luận/ khái niệm/ công thức

mới…

- Hoạt động thực hành (luyện tập) nhằm giúp học sinh củng cố, hoàn

thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được. Học sinh tự thực hiện theo chỉ dẫn

của tài liệu, của giáo viên, làm các “bài tập“ cụ thể giống như “bài tập“ trong

bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ

năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến

Page 115: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

115

thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. Ở mức

độ cao hơn, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức,

kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đề tương tự tình

huống/vấn đề đã học.

- Hoạt động ứng dụng (vận dụng) nhằm giúp học sinh vận dụng được các

kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với

những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những đề xuất, phản hồi

hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Đây

có thể là những hoạt động thực tiễn, giúp học sinh tập dượt/tham gia giải quyết

các vấn đề của gia đình, địa phương, tập nghiên cứu, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

* Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động:

Ở các lớp học theo mô hình VNEN, học sinh ngồi học theo nhóm. Để hoạt

động theo nhóm, học sinh phải hoạt động cá nhân, theo cặp trong nhóm. Các hình

thức làm việc trong nhóm được thực hiện theo tài liệu Hướng dẫn học, có thay đổi

cho phù hợp với thực tế và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.

- Làm việc cá nhân: Trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các

nhóm nhỏ, cá nhân luôn có một khoảng thời gian với các hoạt động để tự lĩnh

hội kiến thức, chuẩn bị cho các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong nhóm.

Phổ biến nhất có thể kể đến các hoạt động như đọc mục tiêu bài học, đọc văn

bản, tự trả lời các câu hỏi, giải bài toán để tìm kết quả,…

Tần suất của các hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thế

hơn so với các hoạt động khác. Làm việc cá nhân giúp học sinh có thời gian tập

trung tự nghiên cứu, tự khám phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước

khi sử dụng nó để có những hoạt động khác cùng cả nhóm. Trong quá trình làm

việc cá nhân, gặp những gì không hiểu, học sinh có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặc

nêu vấn đề ra nhóm để các thành viên khác cùng trao đổi, nếu nhóm không giải

quyết được vấn đề thì có thể nhờ nhóm khác hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ.

- Làm việc theo cặp (2 học sinh): Tuỳ theo hoạt động học tập, có lúc học

sinh sẽ làm việc theo cặp trong nhóm. Làm việc theo cặp rất phù hợp với các

công việc như: kiểm tra dữ liệu, giải thích, chia sẻ thông tin; thực hành kĩ năng

giao tiếp cơ bản (ví dụ như nghe, đặt câu hỏi, làm rõ một vấn đề), đóng vai….

Làm việc theo cặp sẽ giúp học sinh tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm.

Page 116: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

116

Quy mô nhỏ này cũng là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác trong nhóm lớn hơn

sau này.

- Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học của VNEN luôn có các

hoạt động cả nhóm cùng hợp tác. Ví dụ, sau khi học sinh tự đọc một câu chuyện,

trưởng nhóm sẽ dẫn dắt các bạn trao đổi về một số vấn đề của câu chuyện đó;

hoặc sau khi một cá nhân trong nhóm đã đưa ra kết quả của một bài toán, nhóm

sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổ sung về cách giải bài toán đó; hoặc là học sinh

trong nhóm sẽ cùng thực hiện một dự án nhỏ với sự chuẩn bị và phân chia công

việc rõ ràng,... Nhóm là hình thức học tập giúp cho việc thu thập ý kiến và phát

huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần biết mình làm gì và làm như

thế nào khi tham gia làm việc nhóm.

- Làm việc cả lớp: Câu hỏi đặt ra là: đã luôn ngồi học theo nhóm rồi thì

học sinh có cần làm việc chung cả lớp không? Khi học sinh có nhiều ý kiến khác

nhau xung quanh một vấn đề hoặc có những khó khăn mà nhiều học sinh không

thể vượt qua, giáo viên có thể dừng công việc của các nhóm lại để tập trung cả

lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi. Lưu ý rằng những tình

huống như vậy không xuất hiện thường xuyên trong lớp học.

Như vậy, việc lựa chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, cặp đôi, nhóm

hay cả lớp đều phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập.

Tài liệu Hướng dẫn học chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác

này, học sinh và giáo viên không phải luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế

có sẵn của tài liệu. Tùy vào tình hình chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân,

giáo viên cần linh động, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và sự hứng thú của

học sinh.

Lưu ý là trong VNEN cần tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng

thời gian, bắt học sinh theo kịp tiến độ một cách khiên cưỡng, thông báo chung

hoặc ghi các nội dung trên bảng trong khi hầu hết học sinh đã hiểu và làm được;

chốt kiến thức trong từng phần nhỏ; cho học sinh giơ tay phát biểu quá nhiều

gây mất thời gian; sử dụng câu hỏi phát vấn nhiều và vụn vặt....

c- Đổi mới về tổ chức lớp học:

Cán bộ lớp (Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó chủ tịch, Trưởng ban học tập,

ban văn nghệ...) do học sinh bầu ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh

tự xây dựng kế hoạch hoạt động học tập, sinh hoạt. Cùng với học theo nhóm, tổ

Page 117: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

117

chức lớp học tự quản đã tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá,

tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành thói quen làm việc trong môi trường tương

tác; mối quan hệ tương tác giữa học sinh với giáo viên, quan hệ giữa học sinh

với học sinh được tăng cường.

Với sự dẫn dắt của giáo viên, sự hỗ trợ của cha mẹ và cộng đồng, HS được

rèn luyện năng lực tự quản lý, lãnh đạo, điều hành hoạt động giáo dục, học tập;

các phẩm chất tự giác, tự trọng, tôn trọng, trách nhiệm, tự tin, tích cực; nhiều kỹ

năng sống được rèn luyện trong hoạt động ở môi trường dân chủ, tự quản, thân

thiện, tích cực và rộng mở. Các em đã cảm thấy “đi học là hạnh phúc, mỗi ngày

đến trường náo nức niềm vui”.

d- Đổi mới về đánh giá học sinh:

Mô hình VNEN thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học từ năm học

2012 – 2013, tạo cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng Thông tư 30 về

đổi mới đánh giá học sinh tiểu học.

e- Đổi mới sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong quá trình giáo dục:

Cha mẹ học sinh trở thành một trong những chủ thể của quá trình giáo dục

trong mô hình VNEN. Cùng với cộng đồng, cha mẹ học sinh không chỉ xây

dựng môi trường giáo dục trong gia đình và xã hội, đóng góp các nguồn lực đảm

bảo hoạt động giáo dục con em đạt chất lượng; mà còn trực tiếp hướng dẫn, hỗ

trợ con em thực hiện hoạt động học. Khi triển khai mô hình VNEN, tất cả các

địa phương đều chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức

của cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội; vì vậy, mô hình VNEN đã nhận được sự

đồng thuận, đồng tình, ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong xã hội.

Từ chỗ hồ nghi về hiệu quả giáo dục của mô hình VNEN, nhất là năng lực tự

học, tự đánh giá, tự quản lý hoạt động học của con trẻ khi mới bắt đầu triển khai

mô hình (năm học 2012-2013 ), các bậc cha mẹ học sinh, cộng đồng đã ngày

càng tin tưởng vào nhà trường và đổi mới giáo dục theo mô hình VNEN. Nhiều

nơi, cha mẹ học sinh đến trường tiểu học để quan sát hoạt động học tập của con

em trong lớp học VNEN. Việc nhà trường, phụ huynh học sinh cùng tham gia

các hoạt động giáo dục trực tiếp, thường xuyên, toàn diện là một trong những

thành công của mô hình VNEN.

2.3. Một số kết quả và phương hướng: Theo báo cáo của các sở GD&ĐT

và qua kiểm tra thực tế, Bộ GD&ĐT, WB và UNESCO đã có đánh giá bước đầu

Page 118: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

118

như sau: Giáo viên đã giảm hẳn việc giảng giải, thuyết trình, tập trung vào việc

quan sát, hướng dẫn, tổ chức học tập, hỗ trợ học sinh, thúc đẩy quá trình học tập

của học sinh. Học sinh tự tin, chủ động, giao tiếp tích cực, hào hứng học tập và

sinh hoạt tập thể; bước đầu hình thành thói quen làm việc trong môi trường

tương tác, phát triển được năng lực tự quản, tự học, tự đánh giá. Cha mẹ học

sinh và cộng đồng đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia hỗ trợ cho nhà

trường, giáo viên và học sinh triển khai VNEN thông qua các hoạt động cụ thể.

Mô hình VNEN đã thay đổi nhận thức, thuyết phục cán bộ, giáo viên, phụ huynh

học sinh, tác động mạnh đến giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông trên phạm

vi cả nước.

Từ việc thực hiện có hiệu quả mô hình và nhận thấy tính ưu việt của mô

hình, đến năm học 2014 – 2015, đã có 1.039 trường trên cả nước không phải là

đối tượng được thụ hưởng Dự án nhưng đã tự nguyện áp dụng mô hình VNEN,

nâng tổng số trường tham gia mô hình VNEN là 2.508 trường. Trong những

năm tới sẽ tiếp tục nhân rộng Mô hình VNEN ở tiểu học và THCS.

3. Dạy học môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”:

Cũng dựa theo lôgic của hoạt động nghiên cứu khoa học, trong phương

pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB), học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức,

lĩnh hội kiến thức khoa học bằng chính các hoạt động của mình, dưới sự hướng

dẫn của GV: thông qua quan sát sự vật, hiện tượng hay một vấn đề khoa học,

huy động kinh nghiệm của bản thân các em phát hiện được vấn đề cần tìm hiểu

trong trong cuộc sống hay trong quá trình học tập, tìm cách giải quyết và thực

hành việc giải quyết vấn đề thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên

cứu tài liệu hay điều tra…để kiểm chứng, thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp

kiến thức, tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra, tức là đưa ra được những

kết luận phù hợp.

Phương pháp BTNB kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và

say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học,

BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ

nói và viết cho học sinh.

Phương pháp BTNB về cơ bản có các bước sau :

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

Page 119: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

119

Bước 3: Đề xuất câu hỏi (hoặc giả thuyết) và giải pháp (phương án) tìm

tòi-nghiên cứu .

Bước 4: Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi-nghiên cứu.

Bước 5: Kết luận kiến thức.

Một số kết quả và phương hướng: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở

tiểu học thực hiện mỗi tỉnh ít nhất hai trường tiểu học. Mỗi thầy cô giáo thiết kế

dạy ít nhất hai bài áp dụng Bàn tay nặn bột. Theo báo cáo của các tỉnh, qua sinh

hoạt chuyên đề GV đã thực hiện được “Bàn tay nặn bột”, sáng tạo, lựa chọn

nguyên vật liệu tại địa phương, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên gắn liền với

đời sống HS. HS học tập thích thú, tập làm nghiên cứu, hợp tác nhóm...

Trong các năm học tiếp theo, tiếp tục hỗ trợ thầy cô giáo thiết kế các bài

dạy theo Bàn tay nặn bột. Tổ chức các sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội thảo

khoa học, tập huấn để mở rộng áp dụng Bàn tay nặn bột, lồng ghép vào Mô hình

trường học mới...

4. Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới

Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới do Giáo sư Anne Kirsten Fugl -

Trường Đại học Zealand, vương quốc Đan Mạch chuyển giao cho Bộ GD&ĐT

thông qua Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học (SAEPS) do Chính phủ

Đan Mạch tài trợ và thực hiện thí điểm ở một số trường tiểu học.

4.1. Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới mang lại điều gì cho học sinh?

Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới hỗ trợ HS phát triển khả năng tiếp thu

thẩm mỹ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ,

hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Thông qua hoạt

động mĩ thuật thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá,

tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân.

Học sinh thực hiện các hoạt động:

- Trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua tác phẩm mĩ thuật.

- Sáng tạo những sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật, hợp tác và chia sẻ kinh

nghiệm trên kênh thông tin đã được lựa chọn

- Biểu đạt ý kiến, ấn tượng và cảm giác của các em

- Phân tích và diễn giải sự lựa chọn của mình trong suốt quy trình

Page 120: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

120

- Giao tiếp và đánh giá quy trình, kết quả, tác phẩm mĩ thuật đạt được từ

nghệ thuật thị giác.

Từ đó, học sinh hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là:

- Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong

muốn,...).

- Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật.

- Giao tiếp/trao đổi, tiếp nhận thông tin thông qua sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật.

Cùng với việc hình thành và phát triển những năng lực nói trên, học sinh

cũng có thể phát triển các giác quan, các kỹ năng sống, kinh nghiệm và khả năng

giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.

Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới kích thích học sinh sử dụng các giác

quan như: thính giác, thị giác, xúc giác, ngôn ngữ hình thể, cũng như các loại trí

tuệ là ưu thế của mỗi học sinh.

Dựa trên phong cách học tập khác nhau của học sinh: có những học sinh

học tốt nhất thông qua đọc và ghi chép, những em khác thích hoạt động thông

qua hình ảnh, có em lại thích các hoạt động hình thể hoặc hoạt động âm nhạc, có

những học sinh thích giải quyết vấn đề một mình trong khi nhiều em khác lại

thích thảo luận với các bạn khác. Trong một lớp học, mỗi trẻ em thường có thiên

hướng mạnh hơn về một hay nhiều loại kiểu trí tuệ khác nhau, vì vậy khi xây

dựng kế hoạch dạy học, nếu giáo viên quan tâm, học sinh có thể phát huy những

trí tuệ nổi trội và phù hợp của các em.

Đối với giáo dục mĩ thuật cần chú trọng hơn đến phát triển Trí tuệ không

gian/thị giác nhằm phát huy khả năng hình dung các vật thể, các chiều không gian

để hình thành năng lực sáng tạo hình ảnh không gian - thị giác của học sinh.

Sáng tạo mĩ thuật là sự kết hợp của ba hình thức: vẽ theo TRÍ NHỚ, vẽ

qua TƯỞNG TƯỢNG hay vẽ bằng QUAN SÁT. Các hình thức này luôn đan

xen và hòa hợp với nhau trong quá trình sáng tạo.

4.3. Các quy trình mĩ thuật thử nghiệm, trong đó đề cao tính sáng tạo

và giáo dục thẩm mĩ:

Có 7 ví dụ cụ thể về các quy trình mỹ thuật thử nghiệm, giáo viên và học

sinh cùng nhau tạo ra mô hình học tập:

Page 121: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

121

1. Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: Vẽ ký họa dáng

(người/vật).

2. Quy trình Vẽ biểu cảm: Vẽ theo mẫu (chân dung /vật thể).

3. Quy trình Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc: Vẽ trang trí (Làm bìa

sách, bưu thiếp, giấy mời…).

4. Quy trình Xây dựng cốt truyện: Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt

dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện.

5. Quy trình tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề: Các hình khối được tạo ra

từ vật tìm được, dây thép, đất nặn, giấy bồi…và được kết nối với nhau trong một

không gian nhất định.

6. Quy trình Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian: Các nhân vật được

tạo hình từ các vật dụng tìm được và câu chuyện được phát triển theo chủ đề.

7. Quy trình “Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”: Tạo hình các con

rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng.

Cả 7 quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc chung: Bắt đầu

từ những cái đã biết; Thiết kế và tìm câu trả lời cho những câu hỏi mở; Tạo ra

những cảm xúc mới trong điều kiện học tập thực tế; Lấy nguồn cảm hứng và

kiến thức từ nhiều nguồn; Điều chỉnh linh hoạt những hình thức thể hiện phù

hợp với kiến thức và trải nghiệm mới; Tổng kết và đánh giá những gì học sinh

vừa làm, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục mĩ thuật.

Có thể có những thay đổi linh hoạt hoặc cân nhắc khác cho quy trình cụ

thể ở thực tế. Những quy trình mĩ thuật này không phải là công thức cố định,

chúng tạo cảm hứng cho giáo viên và có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối

tượng học sinh và điều kiện thực tế tại địa phương. Giáo viên có thể phát triển

năng lực của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình này như năng

lực trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá. Giáo viên dựa vào

Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành để giảng dạy cho khối lớp 1 đến lớp

5 với các phân môn: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, tập nặn tạo dáng và

thường thức mĩ thuật. Khi vận dụng phương pháp dạy học mới, các thầy cô có

thể sắp xếp lại cũng như tích hợp một cách linh hoạt, hợp lý và sáng tạo những

hoạt động dạy –học hiện tại trong phạm vi 5 phân môn nhằm đạt được mục tiêu

dạy – học đề ra trong chương trình mĩ thuật ở Tiểu học.

Page 122: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

122

4.4. Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới hỗ trợ giáo viên như thế nào?

Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới giúp giáo viên:

• Nuôi dưỡng, thử thách tài trí và khả năng tưởng tượng của học sinh, …

đảm bảo cho các em tiến bộ qua từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng kì, và

từng năm.

• Quan tâm tới từng học sinh.

• Phát triển tối đa tiềm năng của học sinh cho các cấp học cao hơn, ở môi

trường đào tạo nghề và cho cuộc sống.

Tài liệu Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học do các chuyên

gia, giáo viên biên soạn nhằm giúp giáo viên:

- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy - học

hiệu quả và tích cực tại những môi trường học tập được bố trí hợp lý và tạo cảm

hứng học tập tích cực cho học sinh, bao gồm cả trong và ngoài lớp học.

- Có thể tổ chức và dạy mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp

với đối tượng học sinh và thực tế văn hóa, cơ sở vật chất tại địa phương nói

riêng và Việt Nam nói chung.

- Thực hiện và hỗ trợ hoạt động mĩ thuật theo chủ đề và có sự tích hợp

dựa trên các nội dung của chương trình hiện hành.

- Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học mĩ thuật để phát

triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiến thức vào

cuộc sống cho mỗi học sinh.

- Phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp khi xây dựng kế

hoạch giảng dạy và thực hiện bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các quy trình,

cũng như kết hợp các yếu tố liên quan từ việc tích hợp với các môn học khác.

- Chia sẻ và giúp cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội nhận thấy được tầm

quan trọng của mĩ thuật và hoạt động giáo dục mĩ thuật trong nhà trường, trong

cuộc sống hiện tại và tương lai.

4.5. Một số kết quả và phương hướng:

Sau thời gian thí điểm tại các trường tiểu học của 6 tỉnh thành, phương

pháp dạy học Mĩ thuật mới đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu

đổi mới về phương pháp dạy - học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam hiện nay.

Page 123: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

123

Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới tiếp tục được tập huấn mở rộng cho các

trường tiểu học tự nguyện vào năm học 2015-2016.

5. Dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục (CGD)

5.1. Mục tiêu

Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục giúp HS đọc thông viết thạo, không

tái mù chữ; nắm chắc luật chính tả và hệ thống cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt.

5.2. Đặc điểm môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục (CGD)

Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD là cấu trúc ngữ âm của Tiếng

Việt bao gồm Tiếng, Âm, Vần. Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ

âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi tắt là âm). Qua phát âm, các em phân biệt được phụ

âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi nắm được

bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại. Con đường lĩnh hội đối tượng

của Tiếng Việt CGD đi từ âm đến chữ (kí mã), rồi từ chữ quay về âm (giải mã).

Dựa trên những thành quả khoa học hiện đại nhất về ngữ âm học của tác giả

Đoàn Thiện Thuật (1977). Các em được học các kiểu vần, nắm chắc cấu trúc của

từng kiểu vần các em có thể lĩnh hội toàn bộ hệ thống vần trong tiếng Việt.

Để chiếm lĩnh đối tượng một cách hiệu quả, nội dung Tiếng Việt 1 -

CGD được chia làm 4 loại bài học, mỗi bài học là một khái niệm được sắp xếp

theo nguyên tắc phát triển từ đơn giản đến phức tạp.

Bài 1: Tiếng

Tiếng là một khối âm toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói.

Tiếp đó bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn

toàn, tiếng khác nhau một phần. Tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu

thành: phần đầu, phần vần, thanh. Trên cơ sở nắm chắc các thành phần của

tiếng, học sinh học cách Đánh vần một tiếng theo cơ chế hai bước để phân tích

tiếng thành các bộ phận cấu thành nhỏ hơn là Âm và Vần.

Bài 2: Âm

Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm

vị. Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ

tự của bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng ký

hiệu để ghi lại. Như vậy học Tiếng Việt lớp 1 CGD đi từ âm đến chữ.

Page 124: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

124

Một âm có thể viết bằng nhiều chữ và có thể có nhiều nghĩa nên phải viết

đúng luật chính tả. Do đó, các luật chính tả được đưa vào ngay từ lớp 1, Tiếng

Việt 1 CGD xử lý mối quan hệ âm và chữ.

Bài 3: Vần

Bài này giúp học sinh nắm được cách tạo 4 kiểu vần Tiếng Việt; cấu trúc

vần Tiếng Việt: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối; Phát triển kiến thức về

ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm để tạo ra tiếng mới,

vần mới.

Bốn kiểu vần trong tiếng Việt: Kiểu 1, vần chỉ có âm chính; kiểu 2, vần có

âm đệm và âm chính; kiểu 3, vần có âm chính và âm cuối; kiểu 4, vần có âm

đệm, âm chính và âm cuối.

Bài 4 : Nguyên âm đôi

Thực chất là ôn lại các kiểu vần đã học. Vần chứa nguyên âm đôi là

những vần mang tính chất phức tạp hơn, khó đọc, khó viết hơn nên được tách

riêng thành một bài.

Mục đích bài nguyên âm đôi là cung cấp cho HS 3 nguyên âm đôi (iê, uô,

ươ), cách ghi nguyên âm đôi, Ôn tập lại kiến thức về cấu trúc các kiểu vần

Tiếng Việt, rèn các kĩ năng nghe, nối, đọc, viết (chú trọng đọc, viết) cho HS.

5.3. Quy trình tổ chức bài học

Quy trình tổ chức bài học bao gồm 4 việc được sắp xếp theo trật tự lôgic

(việc 1: lĩnh hội ngữ âm; việc 2: viết; việc 3: đọc; việc 4: viết chính tả) Việc

trước là căn cứ cho việc sau, việc sau kiểm tra và củng cố kết quả của việc trước.

Mỗi việc cho ra một sản phẩm có thể kiểm soát được trong quá trình.

Ví dụ: Để lĩnh hội được khái niệm Tiếng, thầy phải tổ chức cho trò hoạt

động theo các việc làm sau:

Việc 1. Lĩnh hội đối tượng: Xác định đối tượng là Ngữ âm Tiếng Việt

(tiếng). Thầy (T) tổ chức cho học sinh (H) thao tác trên mô hình vật thật để tách

lời nói thành những tiếng đơn lẻ.

Việc 2. Viết: Viết là hoạt động mã hoá sản phẩm của việc 1. H được trải

nghiệm qua các thao tác: dùng đồ vật thay cho các tiếng và học cách vẽ mô hình

Page 125: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

125

Việc 3. Đọc: Thông qua các thao tác cụ thể , Việc 3 chính là hình thức

kiểm tra củng cố lại những sản phẩm đã đạt được ở Việc 2.

Việc 4. Học cách ghi tiếng bằng mô hình: đòi hỏi H có một tư duy tổng

hợp thông qua quy trình viết chính tả, ghi lại tiếng bằng các mô hình (hình

vuông, hình tam giác, hình tròn). Quy trình này bao gồm 4 bước:

Bước 1: H nghe- nhắc lại nhiệm vụ để kiểm tra việc nhận nhiệm vụ

Bước 2: Phân tích để hiểu được nhiệm vụ một cách chắc chắn

Bước 3: Viết là cách dùng kí hiệu để ghi lại sản phẩm đạt được

Bước 4: Đọc lại nhằm kiểm tra xem xét lại sản phẩm để rà soát điều chỉnh

lần cuối.

Như vậy, Quy trình lĩnh hội khái niệm là quá trình được tổ chức và kiểm

soát chặt chẽ qua 4 việc, không thể bỏ sót bất cứ một việc nào của quy trình.

Quy trình Công nghệ tổ chức Bài học bao gồm hai công đoạn là công

đoạn Lập mẫu và công đoạn Dùng mẫu. Lập mẫu là quá trình T tổ chức cho H

lĩnh hội khái niệm trên một vật liệu xác định. Dùng mẫu là luyện tập với vật liệu

khác trên cùng một chất liệu với công đoạn Lập mẫu. Để thực hiện quy trình

này, T phải xuất phát từ Mẫu, phân tích Mẫu và vận dụng Mẫu.

Môn Tiếng Việt 1.CGD bao gồm 5 mẫu cơ bản, đó là:

Mẫu 1 Tách lời thành tiếng

Mẫu 2: Tách tiếng thành 2 phần

Mẫu 3: Nguyên âm- Phụ âm

Mẫu 4: Vần

Mẫu 5: Nguyên âm đôi

Mỗi mẫu cơ bản trên tương ứng với quy trình của một tiết Lập mẫu. Dựa

trên quy trình của tiết Lập mẫu đó có thể xây dựng nhiều tiết Dùng mẫu.

Ví dụ : Mẫu 4 bao gồm các kiểu vần sau

Kiểu vần có âm chính LA

Kiểu vần có âm đệm, âm chính LOA

Kiểu vần chỉ có âm chính, âm cuối LAN

Page 126: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

126

Kiểu vần có âm đệm, âm chính, âm cuối LOAN

Dạy theo quy trình công nghệ, ở mỗi kiểu vần trong công đoạn Lập mẫu

ta có những sản phẩm theo khuôn hoàn hảo trong công đoạn Dùng mẫu :

Công đoạn Lập mẫu Sản phẩm có được trong công đoạn Dùng mẫu

Ba 34 âm

Oa 5 vần có âm đệm và âm chính

An 150 vần có âm chính và âm cuối

Oan 150 vần có âm đệm, âm chính, âm cuối

Quy trình công nghệ tổ chức bài học theo hệ thống việc làm, đây là cách

thức đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, T tổ chức việc học của H (T

không giảng, chỉ giao việc, hướng dẫn, theo dõi, điều chỉnh) thông qua những

việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. Điều này thể

hiện rất rõ qua toàn bộ thiết kế TV1.CGD.

5.4. Một số kết quả và phương hướng: Rất nhiều GV đã có tay nghề

vững vàng sau khi dạy môn Tiếng Việt 1 theo phương pháp CGD. Năm học

2014-2015 có 42 tỉnh thành tham gia dạy lớp 1 theo bộ sách Tiếng Viêt lớp 1-

Công nghệ giáo dục, năm học 2015-2016 tiếp tục nhân rộng (Quyết định số

2055/QĐ- BGD ĐT ngày 12/6/2015 về việc ban hành kế hoạch triển khai dạy

học Tiếng Viêt lớp 1 Công nghệ giáo dục 2014-2015).

Page 127: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

127

Chuyên đề 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết

Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,

giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục trung học nói riêng trên phạm vi cả

nướcvừa gấp rút xây dựng và thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo

khoa sau 2015, vừa triển khai thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu,

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá chất lượng giáo

dụctrong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo

tinh thần Nghị quyết 29-NQ-TW.

Trên thực tế, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo

mạnh mẽ việc khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục phổ thông

hiện hành, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong quá trình

dạy học theo định hướng tăng cường hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo

của học sinh.

Chuyên đề này trình bày những nhiệm vụ trọng tâm đổi với giáo dục trung

học và một số nội dung đang và sẽ tiếp tục thực hiện về việc đổi mới nội dung,

phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong quá trình

dạy học theo chương trình hiện hành nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng

lực và phẩm chất của học sinh, làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình và

sách giáo khoa mới.

1. Nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục trung học hiện nay là gì?

Hiện nay và những năm trước mắt, giáo dục trung học cần tập trung thực

hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

a) Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung

ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số

88/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động,

Page 128: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

128

các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù

hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà

trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo

viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học.

b) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với

các cơ sở giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng

quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi

với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý.

Tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt trong

việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát

triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng

tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến

thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà

trường, địa phương và khả năng của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá

trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.

c) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận

dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các

hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu

khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong dạy và học.

d) Đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối

hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối

năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh;

đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội.

đ) Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về

năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo

định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy

học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm

phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm

lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ

Page 129: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

129

nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản

lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

2. Việc tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các địa

phương, cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực

hiện kế hoạch giáo dục được thực hiện như thế nào?

Những năm trước đây, việc quản lý và thực hiện chương trình giáo dục phổ

thông còn rập khuôn, máy móc và áp đặt từ Bộ đến cơ sở; chưa phát huy được

vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của giáo viên, cán bộ

quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng yêu cầu giáo

dục của các vùng miền khác nhau, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, những địa

phương đặc biệt khó khăn.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách

nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Chính vì

vậy, việc giao quyền tự chủ trong việc thực hiện chương trình, xây dựng và thực

hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy

vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên việc thực hiện chương trình, kế

hoạch giáo dục đã và đang được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng

tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Cụ thể:

- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học

trong chương trình giáo dục phổ thông, các sở/phòng giáo dục và đào tạo tăng

cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và thực

hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời

gian 37 tuần thực học, đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học

thống nhất cả nước, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm,

thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên chủ

động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng

lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả

năng của học sinh.Nhà trường tổ chức cho giáo viên rà soát nội dung chương

trình, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản2; xây

2Do cấu trúc chương trình kiểu "đồng tâm" hay "xoáy ốc", một số kiến thức học sinh đã được học ở lớp dưới có thể lại

được tác giả đưa vào sách giáo khoa lớp trên theo logic của vấn đề khiến học sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây

quá tải. Cách điều chỉnh có thể theo hai hướng: tinh giản kiến thức ở lớp trên nếu ở lớp dưới đã được học đầy đủ hoặc bổ

sung thêm để đầy đủ; tinh giản kiến thức ở lớp dưới để chuyển lên học hoàn toàn ở lớp trên.

Page 130: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

130

dựng các chủ đề tích hợp, liên môn3; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống,

rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật4.

- Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được

phòng, sở góp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm

tra. Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo

viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết

phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở

nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến

trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong

hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ

học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp

học và ở nhà.

3. Việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính

chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường

kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề

thực tiễn đã và đang được triển khai như thế nào?

Trong những năm qua, hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy

học ở cấp trung học phổ thông đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết

quả bước đầu. Tuy nhiên, do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ

yếu là trang bị kiến thức, cùng với những hạn chế về năng lực thực hiện của giáo

viên và hạn chế trong công tác quản lý của các nhà trường nên hoạt động đổi

mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao.

Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều

giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp

3 Những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy

kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại; tách những

kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng.

4Từ năm học 2013 - 2014 triển khai thực hiện thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường Hướng dẫn số

791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT.Các trường phổ thông được giao quyền tự chủ trong việc xây dựng

và triển khai kế hoạch giáo dục dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường; củng cố cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường

sư phạm với trường phổ thông, trước hết là trường thực hành sư phạm. Năm học 2013 - 2014 đã có có 6 cụm đơn vị

trên phạm vi cả nước tham gia thí điểm: (1) Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội, Sở

GDĐT Hà Nội; (2) Trường THPT thực hành thuộc trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh; (3)

Trường THPT Thái Nguyên thuộc trường ĐHSP Thái Nguyên; Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Sở GDĐT

Thái Nguyên; (4) Trường THPT Chuyên thuộc trường Đại học Vinh; Trường THPT Lê Viết Thuật (Nghệ An) và Sở

GDĐT Nghệ An; (5) Trường THPT thực hành thuộc trường Đại học Cần Thơ, Sở GDĐT Cần Thơ; (6) Trường PTCS

thực nghiệm và trường THPT thực nghiệm thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nhiều tỉnh, thành phố như: Hà

Nội, TP Hồ Chí Minh, Tuyên Quang,... đã tự nguyện tham gia thí điểm ở một số cơ sở giáo dục.

Page 131: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

131

các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy

tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng

về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải

quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri

thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin -

truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và

hiệu quả trong các trường phổ thông.

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy

và học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối

truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp

sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá,

nghiên cứu khoa học.

Từ việc giao quyền chủ động cho cơ sở và giáo viên điều chỉnh nội dung,

thời gian giáo dục nên các nhà trường có điều kiện áp dụng các hình thức tổ

chức và phương pháp giáo dục - dạy học tiên tiến, trong đó yêu cầu học sinh vận

dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Những hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức dạy học đã được triển khai

trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục được triển khai trong những năm học

sắp tới:

3.1. Từ năm học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai áp

dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở tiểu học và trung học cơ sở. Bản chất

của phương pháp dạy học này là tổ chức hoạt động học dựa trên tìm tòi, nghiên

cứu; học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng dựa trên các hoạt động trải

nghiệm và tư duy khoa học5.

Trong thời gian tới các cơ sơ giáo dục trung học cần tiếp tục triển khai tốt

các nội dung sau:

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường

có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng phương pháp

5 Theo Đề án phê duyệt kèm theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiến trình sư phạm của phương pháp gồm 5 bước: Bước 1: Tình huống xuất phát và

câu hỏi nêu vấn đề; Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh; Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế

phương án thực nghiệm; Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu; Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa

kiến thức. Năm học 2011 - 2012 có 8 tỉnh, thành phố đã triển khai thí điểm ở các trường trung học cơ sở Đến nay

cả 63 tỉnh thành đã áp dụng phương pháp mới này trong dạy học và đã có những kết quả khả quan.

Page 132: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

132

Bàn tay nặn bột về thời gian chuẩn bị bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị dạy

học và học liệu…; có hình thức động viên, khen thưởng các giáo viên tích cực

áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột đạt kết quả tốt.

- Tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học; kế hoạch

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với phương pháp Bàn

tay nặn bột, trình hiệu trưởng nhà trường phê duyệt. Nhà trường quản lý hoạt

động dạy học của giáo viên trên cơ sở kế hoạch đã phê duyệt và chỉ đạo các

tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên (đánh

giá trên lớp) các hoạt động dạy học phù hợp với phương pháp Bàn tay nặn bột

nhằm góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên và tập thể giáo viên.

- Các nhà trường thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo

tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chủ

đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học. Nên ghi hình

các tiết dạy và các buổi thảo luận/rút kinh nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho

đông đảo giáo viên trong và ngoài trường tham khảo. Trong những năm trước

mắt, chưa xếp loại giờ dạy nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại.

- Các nhà trường báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào

tạo về kế hoạch dạy học của trường mình. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng

Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra hành chính hoạt động dạy học có liên

quan đến áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột phải tôn trọng kế hoạch dạy học

của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đã được nhà trường phê duyệt và báo cáo;

chưa thanh tra, kiểm tra sư phạm khi giáo viên áp dụng phương pháp Bàn tay

nặn bột nếu giáo viên không có nguyện vọng được thanh tra, kiểm tra.

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường tổ

chức các hội nghị, hội thảo sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cụm trường để tạo

điều kiện cho giáo viên chia sẻ kinh nghiệm dạy học theo phương pháp Bàn tay

nặn bột; cập nhật thông tin, gửi tin về hoạt động của đơn vị và các tài liệu dạy

học theo phương pháp Bàn tay nặn bột trên website bantaynanbot.edu.vn.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chủ động đưa nội dung về phương

pháp Bàn tay nặn bột vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; cử và tạo

điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn về phương

pháp Bàn tay nặn bột tại các trường phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục.

Page 133: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

133

3.2. Từ năm học 2011 - 2012 triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của

học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ chức Cuộc thi khoa học,

kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (VISEF) thu hút hàng ngàn

học sinh tham gia; cử học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế

(Intel ISEF) và các cuộc thi, hội trợ, triển lăm quốc tế về sáng tạo khoa học, kỹ

thuật. Các cuộc thi này coi trọng phát huy ư tưởng mới và rèn luyện năng lực

sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của học sinh. Giáo viên phổ thông cùng

các giảng viên đại học, các nhà khoa học phối hợp hướng dẫn học sinh vận dụng

kiến thức, kỹ năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề

của thực tiễn...

Trong thời gian tới các cơ sơ giáo dục trung học cần tiếp tục triển khai tốt

các nội dung sau:

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác nghiên cứu

khoa học của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về Cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và

cộng đồng xã hội.

- Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi năm học

2014-2015, sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các

cơ sở giáo dục trung học lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác nghiên cứu

khoa học của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của

địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo

dục. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần quan tâm tổ chức một số hoạt

động sau:

+ Tổng kết, đánh giá các hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh,

khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác nghiên

cứu khoa học của học sinh (đối với các đơn vị đã tổ chức hoạt động nghiên cứu

khoa học và tham gia Cuộc thi năm học 2013-2014); phát động phong trào

nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi năm học 2014-2015;

+ Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và

học sinh về các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi, công tác tổ chức triển khai

hoạt động, phương pháp nghiên cứu khoa học; tạo các điều kiện để học sinh,

giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên

cứu vào thực tiễn.

Page 134: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

134

+ Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là

giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, giáo viên đã hướng

dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, giáo viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa

học sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi,

thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các

buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự

án nghiên cứu của học sinh.

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các viện và trung tâm

khoa học công nghệ; sở khoa học và công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và

Kỹ thuật; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh/thành phố; các nhà khoa

học; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các dự án khoa học của

học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh nghiên cứu khoa

học và tham gia Cuộc thi.

- Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào

tạo, các đơn vị dự thi tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung

học cơ sở và trung học phổ thông ở địa phương phù hợp với điều kiện thực tế;

chọn cử và tích cực chuẩn bị các dự án tham gia Cuộc thi. Trong quá trình tổ

chức cuộc thi khoa học kỹ thuật ở địa phương, cần chú ý gắn kết với các cuộc

thi dành cho học sinh trung học như: thi ý tưởng sáng tạo; thi vận dụng kiến

thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; thi hùng biện tiếng Anh;

thi thí nghiệm thực hành; thi tin học trẻ không chuyên; thi sáng tạo kỹ thuật

thanh thiếu niên và nhi đồng;…

- Hiệu trưởng phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa

học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được tính giảm số tiết

dạy trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản

2, Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về

quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông để có thời gian cho việc

nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn

bị và tham dự Cuộc thi;... Đối với giáo viên có đóng góp tích cực và có học sinh

đạt giải trong cuộc thi khoa học kỹ thuật thì có thể được xem xét nâng lương

trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy

khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác.

Page 135: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

135

Cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, viện, học viện tham gia

hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được vận dụng chế độ chính sách hiện

hành đối với hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho những học sinh đạt giải ở

cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp cơ sở.

3.3. Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực

tiễn dành cho học sinh trung học từ năm học 2012-2013 đến nay, thu hút hàng

trăm ngàn học sinh tham gia; các ”dự án” của học sinh được tham gia dự thi và

chia sẻ qua internet đã thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức trong nhà trường

vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tăng cường khả năng tự học,

tự nghiên cứu của học sinh.

Trong thời gian tới các cơ sơ giáo dục trung học cần tiếp tục triển khai tốt

các nội dung sau:

- Phát động cuộc thi tới các các cơ sở giáo dục trung học của địa phương.

Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường

xuyên phát động cuộc thi trong toàn thể giáo viên và học sinh của đơn vị.

- Học sinh (hoặc nhóm học sinh) dự thi trên tinh thần tự nguyện và gửi hồ

sơ dự thi về sở Giáo dục và Đào tạo; mỗi học sinh (nhóm học sinh) có thể gửi

một hay nhiều hồ sơ dự thi.

3.4. Từ năm học 2012 - 2013 triển khai thí điểm giáo dục thông qua di sản

nhằm đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng

tạo của học sinh và phát huy giá trị của các di sản vật thể, di sản phi vật thể của

quốc gia và từng địa phương. Hình thức hoạt động giáo dục này được sự phối

hợp tích cực và đánh giá cao của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và UNESCO

tại Việt Nam. Từ năm học 2013-2014, việc giáo dục thông qua di sản đã được

triển khai rộng rãi trên cả nước, thường gắn với các bộ môn: Lịch sử, Địa lý, Âm

nhạc, Mỹ thuật và một số hoạt động giáo dục.

Trong thời gian tới các cơ sơ giáo dục trung học cần tiếp tục triển khai tốt

các nội dung sau:

- Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động

giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.

Page 136: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

136

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ,

thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng

dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông

qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích.

- Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ

chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; Dạy học tại nơi có di sản văn

hóa; Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; Dạy học thông qua các

phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…

- Lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp nhằm

phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, khai thác các

giá trị của di sản văn hóa.

- Phổ biến, hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu sử dụng di sản trong dạy học ở

trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

3.5. Đã và đang triển khai thí điểm mô hình dạy học gắn với sản xuất, kinh

doanh và bảo vệ môi trường tại địa phương như: dạy học gắn với sản xuất, chế

biến và tiêu thụ chè, mía đường tại Tuyên Quang; dạy học gắn với sinh thái ở

Lào Cai; dạy học gắn với làng nghề truyền thống, dạy học gắn với Bảo tàng Tài

nguyên rừng ở Hà Nội;... đã đem lại những kết quả tích cực, có tác dụng gắn kết

nhà trường, gia đình và doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục, đồng thời góp

phần phân luồng học sinh sau trung học...

Trong thời gian tới các cơ sơ giáo dục trung học cần tiếp tục triển khai tốt

các nội dung sau:

- Rà soát chương trình và sách giáo khoa hiện hành để tinh giản những nội

dung mang tính hàn lâm, thiếu tính thực tế hoặc chưa thực sự cần thiết đối với

học sinh; sắp xếp lại nội dung giữa các cấp, lớp (theo hai hướng: tinh giản kiến

thức ở lớp trên nếu ở lớp dưới đã được học đầy đủ hoặc bổ sung thêm để đầy đủ;

tinh giản kiến thức ở lớp dưới để chuyển lên học hoàn toàn ở lớp trên) để tránh

trùng lặp, gây quá tải; bổ sung thêm những nội dung mới cập nhật với tình hình

thực tiễn; tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết

các tình huống thực tiễn lao động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

- Triển khai mô hình trường học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa

phương; gắn kết nhà trường, gia đình và doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục,

đồng thời góp phần phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Page 137: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

137

- Triển khai một số nội dung giáo dục mới: tìm hiểu về kinh doanh; đổi mới

chương trình giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông theo hướng thiết

thực và gắn với ngành nghề tại địa phương.

3.6. Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên

môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ

chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo"; tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, mỹ

thuật, thể thao… có tác dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội

tham gia giáo dục học sinh toàn diện...

3.7. Tăng cường tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học

phổ thông

Những năm vừa qua, giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ

thôngđã được quan tâm và đã đạt được những kết quả ban đầu. Hệ thống cơ sở

giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề đã được quan tâm đầu tư

phát triển, thể hiện ở những thành quả đã đạt được về quy hoạch mạng lưới và

xây dựng các trung tâm, từng bước phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo

viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục

hướng nghiệp.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kết quả giáo dục hướng nghiệp còn hạn

chế. Nguyên nhân chủ quan là nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân

viên và học sinh về giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau

trung học chưa được quán triệt đầy đủ; mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình

thức giáo dục hướng nghiệp chưa đổi mới kịp thời theo yêu cầu đổi mới kinh tế -

xã hội nói chung và đổi mới giáo dục - đào tạo nói riêng. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên làm công tác giáo dục

hướng nghiệp còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng. Nguyên nhân

khách quan là hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động chưa phát

triển lành mạnh; cơ chế, chính sách về thực hiện giáo dục hướng nghiệp và công

tác phân luồng học sinh sau trung học còn bất cập, chậm đổi mới; nhận thức về

tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau

trung học của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội và gia đình

học sinh chưa được chú ý.

Page 138: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

138

Để tổ chức tốt giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông,

cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, thực hiện nhiều giải pháp. Trước mắt, các

trường trung học phổ thông cần phải thực tốt một số giải pháp sau đây:

a) Đổi mới cách tiếp cận các thành tố của giáo dục hướng nghiệp trong

trường trung học phổ thông theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo

Nâng cao nhận thức và hành động của các cấp quản lí giáo dục và vai trò

tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học trong hoạt động

giáo dục hướng nghiệp. Phát triển những nhân tố mới, mô hình mới; tiếp thu có

chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới về giáo dục hướng nghiệp trong trường

trung học phổ thông.

b) Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc

điểm của học sinh phổ thông và điều kiện nhà trường trong tình hình mới

Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng tinh giản, hiện đại,

thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng ngành nghề; tăng hoạt

động thực hành, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng hiện

đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng

của học sinh phổ thông; khắc phục lối giáo dục máy móc, đơn điệu, sáo mòn.

Tập trung giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, tự trải nghiệm sáng tạo để

học sinh tự nhận thức và tự trang bị tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; tự

khám phá thế giới nghề nghiệp; tự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu về năng lực và

phẩm chất của người lao động ở lĩnh vực học sinh sẽ lựa chọn. Đa dạng hóa các

phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp; chú trọng các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

c) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hướng nghiệp

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lí trường phổ thông có năng lực làm

công tác giáo dục hướng nghiệp.

- Phát triển đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp đủ về số

lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm về

Page 139: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

139

giáo dục hướng nghiệp để thực hiện công tác định hướng, tư vấn nghề nghiệp

cho học sinh.

- Thu hút một đội ngũ cộng tác viên tư vấn nghề nghiệp với những thành

phần phù hợp tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường

phổ thông, trong đó quan tâm đến những thành viên đến từ các trường dạy nghề,

trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở

sản xuất, kinh doanh, các cơ quan quản lý hành chính,… đóng trên địa bàn.

d) Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là huy

động nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, mà còn góp phần nâng cao nhận

thức cho các lực lượng xã hội về tầm quan trọng và tránh nhiệm tham gia vào

công tác này; hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động

chưa phát triển lành mạnh; về yêu cầu xây dựng một xã hội học tập theo quan

điểm phát triển giáo dục tiên tiến trên thế giới.

4. Việc đổi mới kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng

phát triển năng lực học sinh được thực hiện như thế nào?

Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,

công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh

giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo

lối "đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận

dụng kiến thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề

kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động

kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa

được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh

giá định kỳ, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa

thật sự đồng bộ hiệu quả. Tình trạng học sinh quay cóp tài liệu, đặc biệt là chép

bài của nhau trong khi thi, kiểm tra còn diễn ra phổ biến. Cá biệt vẫn còn tình

trạng giáo viên gà bài cho học sinh trong thi, kiểm tra, kể cả trong các kì đánh

giá diện rộng (đánh giá quốc gia).

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực

trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập;

khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình

huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế; chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra của

Page 140: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

140

Luật Giáo dục là "Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và

sáng tạo". Thực trạng kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục về cơ bản chưa đạt

được các yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW.

Nhận thức được thực trạng đó, việc kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục

đang và sẽ được đổi mới theo hướng:

- Chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kỳ, cuối năm

sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng

kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng

tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về

phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong

quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học

được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng

không. Từ năm học 2014 - 2015, việc đánh giá học sinh trung học cơ sở ở các

trường thực nghiệm mô hình VNEN sẽ coi trọng nhận xét, hướng dẫn học sinh

học, việc chấm điểm chỉ còn áp dụng trong bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm học.

- Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc

nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi một lựa chọn

đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết

môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc thi cả bốn kỹ năng nghe, nói,

đọc, viết đối với môn ngoại ngữ; thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học,

Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12. Tiếp tục triển khai đánh giá

các chỉ số trí tuệ (IQ, AQ, EQ…) trong tuyển sinh trường trung học phổ thông

chuyên, trường chất lượng cao ở những nơi có đủ điều kiện.

- Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng

lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng "Nguồn

học liệu mở" (câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có

chất lượng) trên trang mạng giáo dục "Trường học kết nối"; chỉ đạo cán bộ quản

lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng

http://truonghocketnoi.edu.vn, tập trung vào nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên

môn về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đã tổ chức một số đợt đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông

trên phạm vi toàn quốc thông qua hoạt động của một số dự án, chương trình.

Page 141: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

141

Tham dự kỳ đánh giá quốc tế PISA trên diện rộng nhằm xác định mặt bằng chất

lượng, đề xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương và

cả nước; kết quả cho thấy học sinh Việt Nam không thua kém học sinh thế giới

về khả năng đọc hiểu, toán học và khoa học6, qua các kỳ đánh giá này cũng đã

có thêm bằng chứng về việc học sinh Việt Nam yếu về năng lực giải quyết vấn

đề, năng lực vận dụng kiến thức. Thời gian sắp tới, cần tích cực chuẩn bị cho

học sinh tham dự kỳ đánh giá quốc tế PISA năm 2015 đạt kết quả cao.

5. Việc thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân được triển khai như thế nào trong các cơ sở giáo dục trung học?

Từ năm học 2011 -2012 triển khai thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ trong

hệ thống giáo dục quốc dân; chuyển định hướng chương trình từ dạy học ngôn

ngữ sang dạy học bảo đảm toàn diện năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết),xây

dựng các chuẩn đầu ra của từng cấp học tương ứng khung tham chiếu năng lực

ngoại ngữ của châu Âu.Đến năm học 2014 -2015, chương trình các môn ngoại

ngữ trong giáo dục phổ thông đã được thực nghiệm ở 63/63 tỉnh, thành phố cho

học sinh từ lớp 3 đến lớp 11, đạt kết quả tốt. Hiện nay đang tập trung vào công

tác bồi dưỡng giáo viên (cả về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học); đổi

mới hình thức và nội dung thi, kiểm tra; đẩy mạnh xã hội hoá việc dạy và học

ngoại ngữ.

Trong thời gian tới các cơ sơ giáo dục trung học cần tiếp tục triển khai tốt

các nội dung sau:

- Đối với những địa phương, cơ sở giáo dục đã dạy học theo chương trình

thí điểm ở cấp học, lớp học dưới, phải huy động các điều kiện về giáo viên và cơ

sở vật chất để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trình thí

điểm lớp dưới vào học tiếp chương trình thí điểm ở lớp trên.

- Đối với các trường, các lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình thí

điểm cần tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo

chương trình mới.

6PISA (Chương trình quốc tế đánh giá học sinh) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, với

70 nước tham gia. PISA khảo sát học sinh lứa tuổi 15 đang theo học ở tất cả các loại hình trường. Kết quả đánh giá

PISA 2012: Học sinh Việt Nam thuộc top 20 nước đạt thành tích cao, cao hơn điểm trung bình của học sinh khối

OECD, trong đó: Lĩnh vực Toán đứng thứ 17/65, lĩnh vực Đọc hiểu đứng thứ 19/65 và lĩnh vực Khoa học đứng thứ

8/65 quốc gia cùng tham gia.

Page 142: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

142

- Triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các

môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông chuyên và các trường

khác có đủ điều kiện.

- Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên ngoại ngữ đi học, tự học (nhờ công

nghệ thông tin-truyền thông) để chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ và phương pháp

dạy học ngoại ngữ. Xử lý những giáo viên cố tình hoặc không thể chuẩn hóa.

- Thực hiện xã hội hóa, tạo nhiều cơ hội, môi trường cho học sinh, giáo

viên học và sử dụng ngoại ngữ.

- Quản lý chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ, đảm

bảo tận dụng thiết bị đã có, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Triển khai đổi mới đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh theo 4 kĩ

năng nghe, nói, đọc, viết,...

6. Để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán

bộ quản lý, giáo viên trong các trường trung học cần thực hiện các giải

pháp gì?

Hiện nay, việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường còn nặng về đánh

giá, xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở

Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Khi dự giờ, người dự giờ tập

trung quan sát các hoạt động dạy của giáo viên để phân tích góp ý, đánh giá, rút

kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ

dùng dạy học, phân bố thời gian,...Bài dạy minh họa được phân công cho một

giáo viên thiết kế, chuẩn bị và dạy minh họa theo nội dung các chuyên đề được

xác định trong kế hoạch năm học hoặc theo nhu cầu của giáo viên; được chuẩn

bị, thiết kế theo mẫu quy định. Nội dung thiết kế thường chuyển tải hết nội dung

theo quy định của sách giáo khoa và sách giáo viên mà không dựa vào đặc điểm

của học sinh. Khi dạy minh họa, giáo viên thường tập trung vào một số học sinh

khá, ít quan tâm đến học sinh yếu kém vì sợ làm mất thời gian, “cháy giáo án”.

Giáo viên dạy minh họa cố gắng thực hiện đúng thời gian đã dự định cho mỗi

hoạt động. Giờ dạy minh họa thường mang tính trình diễn, vì giáo viên dạy

minh họa sợ bị đánh giá là đã không truyền tải hết kiến thức, kỹ năng, không

thực hiện đúng trình tự các bước dạy; các phương án dạy học, các hoạt động tổ

chức dạy học chưa được xuất phát từ việc học của học sinh. Vì quan niệm trên

nên nhiều giáo viên thường dạy trước bài học, huấn luyện trước cho học sinh,

Page 143: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

143

gợi ý câu trả lời cho một số học sinh khá. Người dự giờ thường ngồi ở cuối lớp

học, quan sát, ghi chép từng lời nói, việc làm của giáo viên, tiến trình của giờ

học, nội dung bài học, phương pháp dạy học xem có đúng với giáo án đã thiết kế

không, theo dõi thời gian của từng hoạt động có khớp không. Người dự chủ yếu

“giám sát” theo dõi giáo viên dạy mà ít chú ý đến học sinh học như thế nào, có

hiểu bài không, những nội dung nào chưa phù hợp, cần thay đổi hoặc rút ngắn,

học sinh nào cần sự giúp đỡ của giáo viên nhiều hơn. Các ý kiến nhận xét sau

giờ học nhằm đánh giá giáo viên, xếp loại giờ học. Dựa trên các tiêu chí, quy

trình đã có sẵn, người dự đối chiếu với các hoạt động dạy của giáo viên và nhận

xét về: Cách kiểm tra bài cũ, cách vào bài như thế nào? Cách trình bày bảng ra

sao? Cách diễn đạt của giáo viên, nội dung bài học được chuyển tải có đầy đủ và

chính xác không? Phương pháp sư phạm như thế nào? giáo viên dạy có theo

trình tự, có đủ các bước không? Phân phối thời gian ra sao?... Những ý kiến thảo

luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy mà tập

trung mổ xẻ các thiếu sót. Các ý kiến nhận xét thường mang tính chủ quan, áp

đặt dựa trên kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Không khí trong các buổi sinh hoạt

chuyên môn thường căng thẳng, nặng nề sau những nhận xét phê bình, chỉ trích

làm cho mối quan hệ giữa các giáo viên thiếu thân thiện, cời mở, tin cậy lẫn

nhau. Vì thế, hầu hết các giáo viên thường ngại dạy minh họa.

Để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản

lý, giáo viên theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần thực hiện những giải pháp sau:

- Triển khai diễn đàn trên mạng để chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động đổi mới sinh

hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông; tiếp tục đẩy mạnh và nâng

cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học7;

tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, phòng/sở giáo

dục và đào tạo (trực tiếp và qua mạng); chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên

cốt cán các môn học trong các cơ sở giáo dục trung học,...

7Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của

học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập

trung chủ yếu vào việc học của học sinh) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động củalời giảng,

các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó,

giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài

học hằng ngày một cách hiệu quả. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp

loại giờ dạy mà giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao học sinh học

hay không học, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả học sinh học tập thực sự, qua quá trình đó giáo

viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học

sinh của lớp mình.

Page 144: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

144

- Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi giáo viên dạy giỏi,

giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi theo các văn bản hướng dẫn

của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia Cuộc

thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học,...

- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học và hướng

dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm

lớp, cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn trường học,...

7. Cần triển khai những hoạt động gì để tăng cường xây dựng đội ngũ

giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục trung học?

- Các sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức tốt việc tập huấn tại địa phương về

nội dung: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học

sinh; Dạy học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh; Tìm hiểu về kinh

doanh; Tổ chức hoạt động hướng nghiệp;... đã được tiếp thu trong các đợt tập

huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ đạo việc phối hợp giữa các trường trung học với các trung tâm giáo dục

thường xuyên, các trường đại học, cao đẳng sư phạm tổ chức bồi dưỡng thường

xuyên đối với giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đổi mới, nâng

cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và

nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các hướng

dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên,

cán bộ quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý qua mạng internet.

- Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn Tiếng Anh),

tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng

việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2008-2020” tại địa phương, cơ sở giáo dục. Những giáo viên chưa đạt

chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng

Anh thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu trước khi phân công dạy học.

Việc bồi dưỡng giáo viên phải gắn với việc bố trí, sử dụng có hiệu quả.

8. Trường học kết nối là gì? Muốn tham gia Trường học kết nối các cơ

sở giáo dục trung học, cán bộ quản lý và giáo viên cần phải thực hiện

những yêu cầu nào? Việc tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục và

quản lý trên Trường học kết nối được thực hiện như thế nào?

Page 145: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

145

8.1. Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo

môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung

tâm giáo dục thường xuyên trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học

tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ Giáo

dục và Đào tạo tổ chức trang mạng giáo dục "Trường học kết nối" tại địa chỉ:

http://truonghocketnoi.edu.vn. Mỗi sở giáo dục và đào tạo được cấp 01 tài khoản

cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở

giáo dục trên địa bàn. Sở giáo dục và đào tạo cấp tài khoản cho các trường trung

học/trung tâm giáo dục thường xuyên để qua đó cấp tài khoản cho cán bộ quản

lý, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng.

Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được

giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài

liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm

chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về

những vấn đề có liên quan.

Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các

khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các

hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.

8.2. Trường học kết nối bao gồm các nguồn tài nguyên và chức năng sau:

a) Nguồn tài nguyên không cần sử dụng tài khoản:

- Tin tức: Cung cấp tin tức về các sự kiện, hoạt động giáo dục, đặc biệt là

các hình ảnh, tin bài từ các đơn vị trường học gửi về; đây là kênh thông tin cho

các nhà trường, giáo viên và học sinh toàn quốc có thể cập nhật, tra cứu và tham

khảo trước, trong và sau khi thực hiện các nội dung cụ thể.

- Công văn: Đăng tải tất cả các công văn, quy định, hướng dẫn triển khai

các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến với cơ sở giáo dục. Đây là kho

thông tin sẽ được các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, trường

phổ thông, giáo viên và học sinh thường xuyên truy cập để tra cứu.

- Tài liệu: Là kho tài nguyên tư liệu dạy học số hóa của các chuyên gia, nhà

giáo dục… đã được thẩm định, nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học cho các cơ sở

giáo dục, giáo viên, học sinh, học viên trên phạm vi toàn quốc. Phân hệ được

thiết kế rõ ràng, dễ truy cập với các bộ lọc phân môn, phân lớp, tiện ích cho

Page 146: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

146

người dùng tìm kiếm nhanh các tư liệu mong muốn. Kho học liệu này sẽ dần

được bổ sung theo thời gian dựa trên hiệu quả đạt được từ thực tế triển khai ở

các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, bao gồm:

+ Kho học liệu điện tử bao gồm kênh hình, kênh chữ, hình ảnh, âm thanh,

mô phỏng kèm theo tài liệu hướng dẫn sử dụng trong dạy học theo phương pháp

và kĩ thuật dạy học tích cực. Giáo viên có thể sử dụng những tư liệu đó để thiết

kế tiến trình dạy học (được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh) các

nội dung cụ thể theo hướng tổ chức hoạt động học tích cực, chủ động và sáng

tạo của học sinh. Tư liệu có thể được download về để sử dụng trong dạy học trên

lớp, cũng có thể được giao cho học sinh sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ dạy

học ở nhà.

+ Kho bài học minh họa bao gồm các bài học cụ thể được thiết kế theo

phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (thành các hoạt động học của học

sinh) với việc sử dụng các tư liệu dạy học trong kho học liệu điện tử nói trên.

Các tiến bài học này có thể đã được thử nghiệm với học sinh để cho giáo viên

phân tích, tham khảo, trên cơ sở đó hoàn thiện bài học đó và xây dựng các bài

học khác để sử dụng trong quá trình dạy học của mình.

+ Kho bài học tương tác dành cho học sinh tự học và luyện tập, bao gồm

các bài học được thiết kế theo dạng dạy học chương trình hóa để học sinh có thể

tương tác trên mạng.

+ Ngân hàng câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực và phẩm chất của học sinh.

b) Hệ thống quản lí các hoạt động chuyên môn

Để sử dụng chức năng này, người dùng phải đăng nhập bằng tài khoản

được cấp. Hệ thống này bao gồm các chức năng:

- Không gian trường học: Đây là chức năng quản lý của hệ thống, được phân

cấp sử dụng theo các cấp quản lí giáo dục với các nhóm người dùng như sau:

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: là nhóm thành viên đại diện có quyền cao nhất,

quản lí và điều hành tổng thể hoạt động của hệ thống; tổ chức, theo dõi, kiểm tra

hoạt động, kết quả hoạt động của tất cả các đối tượng trên hệ thống. Tạo và quản

lý tài khoản của các sở giáo dục và đào tạo.

Page 147: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

147

+ Sở giáo dục và đào tạo: là nhóm thành viên đại diện cho sở giáo dục và

đào tạo quản lí hoạt động trên phạm vi một tỉnh; sở giáo dục và đào tạo quản lí

trực tiếp đến từng trường phổ thông trong phạm vi quản lí. Tạo và quản lý tài

khoản của các phòng giáo dục và đào tạo, các trường và các trung tâm giáo dục

thường xuyên.

+ Phòng giáo dục và đào tạo: là nhóm thành viên đại diện cho phòng giáo

dục và đào tạo quản lí hoạt động trên phạm vi một quận/ huyện/ thị xã; phòng

giáo dục và đào tạo quản lí trực tiếp đến từng trường trong phạm vi quản lí.

+ Cơ sở giáo dục và đào tạo: là nhóm thành viên đại diện cho cơ sở giáo

dục và đào tạo (trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên…) quản lí

các hoạt động trong phạm vi trường hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên. Tạo

và quản lý tài khoản của giáo viên, quản lý lớp học, phân giáo viên chủ nhiệm,

cấp tài khoản cho học sinh.

+ Giáo viên: quản lý tài khoản của học sinh, tạo bài giảng và tổ chức hoạt

động dạy học.

+ Học sinh: là nhóm thực hiện các hoạt động học theo từng chủ đề do giáo

viên tổ chức và quản lí.

- Không gian sinh hoạt chuyên môn:

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động, kết quả

của các nhóm sinh hoạt chuyên môn trên phạm vi toàn quốc.

+ Sở giáo dục và đào tạo: tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động, kết quả của

các nhóm sinh hoạt chuyên môn trên phạm vi tỉnh/ thành phố do mình quản lý.

+ Phòng giáo dục và đào tạo: tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động, kết

quả của các nhóm sinh hoạt chuyên môn trên phạm vi quận/huyện/ thị xã do

mình quản lý.

+ Cơ sở giáo dục và đào tạo: tổ chức, theo dõi, kiểm tra hoạt động, kết quả

của các nhóm sinh hoạt động chuyên môn trong một trường hoặc trung tâm giáo

dục thường xuyên.

+ Giáo viên: Tham gia các sinh hoạt chuyên môn, tập huấn theo chủ đề do

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hoặc theo chủ đề do nhóm trưởng đề xuất.

- Không gian quản lí các cuộc thi:

Page 148: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

148

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: hướng dẫn, tổ chức các cuộc thi dành cho giáo

viên và học sinh trên phạm vi toàn quốc

+ Sở giáo dục và đào tạo: cấp mã dự thi, nhận và nộp bài dự thi của giáo

viên và học sinh của tỉnh/ thành phố do mình quản lý lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Giáo viên, học sinh: Tham gia các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo

phát động thông qua sở giáo dục và đào tạo; nhận mã dự thi từ sở giáo dục và

đào tạo và nộp bài lên sở giáo dục và đào tạo.

9. Trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục, các trường trung học

cần chú trọng thực hiện những nội dung gì?

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trung học, các

cơ sở giáo dục cần nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trong đó tập trung vào

một số nội dung:

a) Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch

giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, thi; bảo

đảm khách quan, chính xác, công bằng.

b) Chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản lý

chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày

16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc quản lý các khoản tài trợ theo

Thông tư số 29/2012/TT- BGDĐT ngày 10/9/2012 quy định về tài trợ cho các

cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

c) Tiếp tục chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo

yêu cầu tại Công văn số 68/BGDĐT -GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo. Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt

động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh,

sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,...; thực hiện tốt việc quản lý

và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số

21/2014/TT- BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tích cực áp

dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua

mạng Internet, video, website, đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo

viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Page 149: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

149

đ) Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các nhà

trường về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm

tra, đánh giá. Cụ thể như sau:

- Rà soát để tinh giản chương trình giáo dục hiện hành, xây dựng kế hoạch

giáo dục nhà trường đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục quốc gia và phù

hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường và năng lực của học sinh.

- Từng bước xây dựng và tổ chức hoạt động học theo các chuyên đề thay

cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa

như hiện nay. Các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo

khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp

với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà

trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình

hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương

pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành

cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. Tiến trình dạy học chuyên đề

được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên

lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong

tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ và phân tích,

rút kinh nghiệm bài học. Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng,

tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích

và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học

của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập theo các

tiêu chí nêu tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một

nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong

một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của

phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên

cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần

tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.

- Triển khai có hiệu quả việc tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn

trên mạng giáo dục "Trường học kết nối" của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ

website: http://truonghocketnoi.edu.vn, tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ

Page 150: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

150

lẫn nhau giữa các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt

động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng./.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Việc xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết đổi mới

căn bản, toàn diện đối với các trường trung học phổ thông cần chú trọng đến

những vấn đề gì?

2. Thế nào là kế hoạch giáo dục nhà trường? Thực hiện việc phân cấp quản

lý, tăng quyền chủ động của các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương

trình giáo dục, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục có những thuận lợi và

khó khăn gì? Giải pháp khắc phục khó khăn?

3. Thế nào là quản lí kết quả giáo dục đồng bộ/phối hợp quản lí điều kiện và

quá trình giáo dục? Vận dụng vào nhà trường, giáo viên, học sinh như thế nào?

4. Hoạt động đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh

giá trong trường trung học phổ thông hiện nay đang được có thuận lợi và khó

khăn gì? Việc quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh

giá cần được thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả thiết thực?

5. Hiện nay việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

dụng có những ưu điểm và hạn chế gì? Giải pháp của nhà trường để nâng cao

hiệu quả của hoạt động này?

6.Thế nào là hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Việc tổ chức các hoạt động

giáo dục hiện nay trong các trường phổ thông theo hướng trải nghiệm sáng tạo

của học sinh ở có những thuận lợi, khó khăn gì? Đề xuất các biện pháp để tổ

chức thực hiện các hoạt động này có hiệu quả?

7. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, dự giờ phân tích bài

học khác gì dự giờ trước đây?

8. Biện pháp tổ chức và quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn

thông qua trường Trường học kết nối tại trường các Ông (Bà) là gì?

Page 151: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học cơ

sở, trung học phổ thông.

2. Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ

GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc dạy học thông qua di sản.

3. Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”

và các phương pháp dạy học tích cực khác.

4. Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013của Bộ Giáo dụcvà Đào

tạo về việc Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.

5. Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

6. Công văn số 2410/BGDĐT-GDTrH ngày 13/5/2014 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ

chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm

học 2014-2015.

7. Công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2014 của Bộ Giáo dục và

Đào tạovề việc tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các

tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp.

8. Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học

2014-2015.

9. Công văn số số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo

dục và Đào tạovề việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương

pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên

môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng./.

Page 152: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

152

Chuyên đề 6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1. Thế nào là giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên, giáo dục

không chính quy, giáo dục phi chính quy?

a) Hiện nay, các khái niệm “giáo dục chính quy”, “giáo dục không chính

quy”, “giáo dục phi chính quy” được các nhà giáo dục định nghĩa khác nhau và

có sự chồng chéo với khái niệm “giáo dục thường xuyên”. Theo UNESCO,

trong khuôn khổ Chương trình giáo dục cho mọi người ở Châu A - Thái Bình

Dương (APPEAL) các khái niệm trên được hiểu như sau:

* Giáo dục chính quy (Formal Education):

Giáo dục chính quy được dùng để chỉ những chương trình được cung cấp

bởi những thể chế giáo dục đã được thiết lập như các trường học (từ mầm non

cho đến đại học). Chương trình có quy định về mục tiêu giáo dục, nội dung học

tập, thời lượng, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với

từng lớp học, cấp học, trình độ đào tạo.

* Giáo dục không chính quy (Non-formal Education):

Giáo dục không chính quy được dùng để chỉ những chương trình giáo dục

ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Đây là một khái niệm bao gồm tất cả hoạt

động có tổ chức và có hệ thống, diễn ra ngoài khuôn khổ của hệ thống giáo dục

chính quy, nhằm triển khai các loại hình đào tạo nhất định dành cho các phân

nhóm cụ thể trong nhân dân, vừa có cả người lớn và trẻ em. Đó là chương trình

giáo dục linh hoạt, mềm dẻo về mục tiêu giáo dục, cách thức và các phương

pháp quản lý, thời lượng, sự kiểm tra và đánh giá kết quả. Nội dung của giáo

dục không chính quy phù hợp với nhu cầu và tâm lý lứa tuổi của người học.

* Giáo dục phi chính quy (In-formal Education):

Giáo dục phi chính quy được dùng để chỉ những chương trình giáo dục bởi

cá nhân người học tự đề ra và tổ chức theo một cách thức chặt chẽ với những

mục tiêu cụ thể, độc lập với bất kỳ hệ thống hoặc cơ quan nào, không lệ thuộc

vào chương trình chính quy hoặc không chính quy. Giáo dục phi chính quy được

Page 153: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

153

định nghĩa là một quy trình mà theo đó một cá nhân thu nạp và tích luỹ kiến

thức, kỹ năng, ứng xử thông qua kinh nghiệm.

* Giáo dục thường xuyên (Continuing Education):

Giáo dục thường xuyên là một khái niệm rộng rãi bao gồm toàn thể các cơ

hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau xoá mù chữ cơ bản

và giáo dục tiểu học. Giáo dục thường xuyên là một tư tưởng, một chính sách về

giáo dục nhằm cung cấp cơ hội để mọi người được học tập suốt đời.

b) Thực trạng hệ thống giáo dục ở Việt Nam

* Hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục

thường xuyên.

- Hệ thống giáo dục chính quy bao gồm các trường mầm non, tiểu học,

trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao

đẳng, đại học.

- Hệ thống giáo dục thường xuyên bao gồm các trung tâm học tập cộng

đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học.

* Xét về góc độ hình thức dạy/học giáo dục thường xuyên bao gồm: giáo

dục không chính quy; giáo dục phi chính quy và giáo dục không liệu trước (giáo

dục ngẫu nhiên):

- Giáo dục không chính quy bao gồm Chương trình xóa mù chữ và giáo dục

tiếp tục sau khi biết chữ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ; Chương trình lấy văn bằng, chứng chỉ của hệ thống

giáo dục quốc dân.

- Giáo dục phi chính quy bao gồm Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu

của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; các nội

dung giáo dục được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo,

intenet,…), các tài liệu, sách,…

- Giáo dục không liệu trước (ngẫu nhiên) là hình thức giáo dục mà người

học không có kế hoạch học tập, không có mục tiêu nhưng ngẫu nhiên gặp những

nội dung giáo dục hấp dẫn, thiết thực thì chú ý và học theo. Ví dụ như: học được

qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua bạn bè, đồng nghiệp, qua công

việc, qua các sự kiện, các hoạt động tập thể,…

Page 154: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

154

2. Thế nào là học tập suốt đời, xã hội học tập?

a) Học tập suốt đời là quá trình học tập diễn ra trong suốt cả cuộc đời của

mỗi con người. UNESCO khuyến cáo, học tập suốt đời dựa trên 4 trụ cột: học để

biết (learn to know), học để làm việc (learn to do) (có lúc được diễn đạt là học

để sáng tạo hay học để biết cách học), học để cùng nhau chung sống (learn to

live together), học để làm người (learn to be). Khoa học kỹ thuật, kiến thức xã

hội thay đổi từng ngày, do đó để tồn tại, phát triển thì mỗi người phải học tập

liên tục để cập nhập kiến thức cho mình. Trong công việc hằng ngày mỗi người

thường xuyên phải học tập để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi, phát triển của mỗi

công việc. Học suốt đời thông qua các phương thức giáo dục chính quy, giáo

dục không chính quy và phi chính quy, trong đó đặc biệt coi trọng tự học. Tuy

nhiên, trong suốt cuộc đời của mỗi con người, thời gian học tại các nhà trường

chính quy chỉ chiếm một phần nhỏ, phần lớn học theo giáo dục không chính

quy, giáo dục phi chính quy và giáo dục không liệu trước.

b) Xã hội học tập là một xã hội, trong đó, mọi người dân đều có nhu cầu và

nghĩa vụ học tập, đều được tạo cơ hội và điều kiện học tập, đều có trách nhiệm

tham gia đóng góp cho việc học tập của mọi người. Nhiệm vụ của xã hội học tập

là làm cho mọi người, từ trẻ đến già đều cần thấy phải học tập và học suốt đời,

xem học tập như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, như cơm ăn, áo mặc

hàng ngày; tạo môi trường học tập, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập ban đầu và

suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi khác nhau, của mọi ngành

nghề, mọi trình độ, trong đó đặc biệt chú trọng đến nhu cầu học tập của những

người cao tuổi, người bị khuyết tật, người bị thiệt thòi về giáo dục và có thể học

ở nọi nơi (tại trường học, tại nơi làm việc, tại nhà, ...), mọi lúc, học bằng chiều

cách (trên lớp, học từ xa qua phát thanh, truyền hình, trên máy tính, mạng

internet, hội thảo, hội nghị, trò chơi,...) theo nguyên tắc tự học là chính.

Về bản chất, xã hội học tập là một môi trường giáo dục lớn, trong đó mọi

người đều được cung cấp cơ hội học tập và đều tham gia làm giáo dục, với hệ

thống giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với điều kiện học của từng

người, từng cơ quan, đơn vị,... Một môi trường học tập mà trong đó mọi lực

lượng xã hội, mọi tầng lớp xã hội đều tự giác học hành và tích cực tạo ra các cơ

hội, điều kiện học hành, sao cho cả xã hội trở thành một trường học lớn, mỗi

người dân là một học trò, nhu cầu học luôn được đáp ứng và là nơi đào tạo

nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ khác nhau đáp ứng yêu cầu

Page 155: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

155

phát triển đất nước, hội nhập quốc tế trong một thị trường lao động luôn biến

động dưới sự tác động của khoa học và công nghệ.

Trong xã hội học tập, quan niệm về học được mở rộng. Học không chỉ là học

văn hóa mà còn phải học các kiến thức, kỹ năng khác để làm việc, để sáng tạo, để

làm người, để sống tốt hơn, thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Việc học không

chỉ diễn ra trong nhà trường, mà sự học còn diễn ra trong cuộc sống xã hội, tập

thể, gia đình, bạn bè, học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện. Xã hội học tập

là một xã hội cung cấp cho con người đầy đủ các điều kiện, các cơ hội học tập,

phát triển, bảo đảm cho con người luôn luôn có được các phẩm chất: trí tuệ, kỹ

năng, thái độ thích ứng đòi hỏi của một xã hội luôn luôn biến đổi.

c) Học tập suốt đời và xã hội học tập là hai khái niệm có liên quan, gắn bó

chặt chẽ với nhau. Học tập suốt đời và xã hội học tập là một quan điểm tổng thể,

toàn diện về sự phát triển, thay đổi, hợp tác và tham gia của mỗi một cộng đồng,

mỗi một quốc gia trong thế giới có sự phát triển như vũ bão của khoa học và

công nghệ và bùng nổ thông tin, hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng.

3. Thế nào là hệ thống giáo dục mở? Tại sao lại phải đổi mới hệ thống

giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ

đào tạo và giữa các phương thức giáo dục?

a) Hệ thống giáo dục mở là hệ thống giáo dục linh hoạt, liên thông giữa các

cấp học, ngành học, trình độ đào tạo và giữa các phương thức giáo dục. Trong

đó, tính liên thông đảm bảo các yếu tố phát triển nội dung, chương trình và hình

thức giáo dục, sao cho tận dụng các nguồn lực cho giáo dục một cách hiệu quả

và ðảm bảo tạo cõ hội cho mọi người có thể tiếp cận ðýợc dịch vụ giáo dục ở bất

kỳ trình độ nào, ngành học nào và theo nhiều phương thức học khác nhau. Hệ

thống giáo dục mở gồm các nôi dung như: mở về chương trình giáo dục; hình

thức và phương thức giáo dục; không gian và thời gian; cách thức kiểm tra, đánh

giá công nhận kết quả học tập. Cụ thể như sau:

- Chương trình giáo dục: có tính liên thông giữa các chương trình giáo dục

và giữa các tổ chức thực hiện chương trình giáo dục. Chẳng hạn, liên thông giữa

các chương trình đào tạo ở các cấp học và trình độ đào tạo khác nhau trong hệ

thống giáo dục như: tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông; trung học

cơ sở - trung cấp chuyên nghiệp; trung cấp chuyên nghiệp - cao đẳng, đại học,…

(liên thông dọc); liên thông giữa các hình thức học ở cùng một cấp, trình độ đào

Page 156: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

156

tạo (liên thông ngang). Việc đào tạo liên thông giữa các cấp học, trình độ đào

tạo sẽ được thuận lợi nếu thiết kế chương trình theo cấu trúc học phần và

môđun, tổ chức quá trình đào tạo theo hướng học chế tín chỉ liên thông.

- Các hình thức giáo dục được diễn ra song song trong nhà trường (chính

quy) và ở ngoài nhà trường (không chính quy, phi chính quy, không liệu trước),

tạo ra cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người. Hình thức học tập phong phú, đa

dạng, linh hoạt (học qua mạng, từ xa, học qua đồng nghiệp,…). Giáo dục mở coi

trọng cách học, cách tiếp cận tri thức và đề cao tính tự học của người học.

- Với hình thức học đa dạng thì không gian và thời gian học sẽ linh hoạt tùy

từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người, việc học không chỉ diễn ra trong

khuôn viên các nhà trường mà còn diễn raở mọi nơi, mọi lúc và mọi chỗ,cả bên

ngoài nhà trường, tại nơi sinh sống, nơi làm việc.

- Kiểm tra, đánh giá công nhận kết quả học tập được tiến hành bình đẳng

đối với các hình thức học khác nhau, không phân biệt hình thức học tập, người

học có thể học theo hình thức chính quy, không chính quy hay phi chính quy

đều có chung một cơ chế kiểm tra, đánh giá dựa vào chuẩn đầu ra quy định cho

mỗi cấp học, trình độ đào tạo và kết quả đều được công nhận như nhau.

b) Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các

bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục là quan trọng và cần thiết vì:

- Thứ nhất, giáo dục có bản chất xã hội, mỗi người trong xã hội được sinh

ra ai cũng học và cũng cần được giáo dục. Xã hội hóa giáo dục là cần thiết để tất

cả mọi người được bình đẳng về có cơ hội tiếp cận giáo dục và tham gia đóng

góp cho giáo dục.

- Thứ hai, học tập suốt đời là xu thế tất yếu của mỗi người trong bối cảnh

bùng nổ về khoa học, công nghệ và tri thức. Việc học trong nhà trường chỉ

chiếm một phần nhỏ của cuộc đời, còn phần lớn là học ở ngoài nhà trường (tự

học, học qua công việc, học qua đồng nghiệp, học qua mạng, qua các phương

tiện thông tin đại chúng, v.v…). Việc đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng

mở, liên thông giúp cho tiết kiệm thời gian, công sức, tài chính của cả người học

và xã hội.

4. Thực trạng của giáo dục thường xuyên hiện nay như thế nào?

a) Kết quả đạt được

Page 157: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

157

Giáo dục thường xuyên đã có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề để

xây dựng xã hội học tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệpcông

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể hiện qua các mặt sau đây:

- Mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên tiếp tục được củng cố và phát

triển, phủ rộng khắp các địa bàn dân cư. Hầu hết các tỉnh đều có trung tâm giáo

dục thường xuyên cấp tỉnh; 91,36% cấp huyện có trung tâm giáo dục thường

xuyên, 93% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

- Nội dung, chương trình giáo dục đa dạng, hình thức học tập linh hoạt đã

tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân được học tập thường xuyên, học tập

suốt đời, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng

cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ: Từ năm

2000 đến nay trung bình mỗi năm huy động được khoảng 70.000 người theo học

các lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Tỷ lệ số người biết chữ

trong độ tuổi 15-35 đã được tăng lên đáng kể, năm 2000 là 94%, đến tháng 12

năm 2014 đạt tỉ lệ 98,89%.

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ

thông giải quyết được yêu cầu đối với một số điạ phương quy mô giáo dục chính

quy không đáp ứng được.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục

quốc dân: Hằng năm có hàng trăm ngàn người theo học người được đào tạo, bồi

dưỡng tin hoc, ngoại ngữ, dạy nghề ngắn hạn.

Các chương trình Đào tạo từ xa và liên kết đào tạo tại các cơ sở giáo dục

thường xuyên: Hằng năm có hàng trăm ngàn người theo học các lớp đại học, cao

đẳng theo hình thức vừa làm vừa học (tại chức), học từ xa.

Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng,

chuyển giao công nghệ: Do hiệu quả thiết thực cho mọi người dân, đặc biệt là

những người lao động nông thôn, cho nên số người học tăng rất nhanh.

Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư

hơn trước.

Nhận thức của cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục thường xuyên được nâng

cao nên ngày càng năng động và sáng tạo hơn.

Page 158: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

158

Các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa,

trung tâm thể thao...) đã có sự phối hợp với ngành giáo dục tạo điều kiện thuận

lợi để người dân được học tập.

b) Những mặt yếu kém, tồn tại hiện nay của hệ thống giáo dục thường xuyên

- Nhận thức của một số cán bộ và người dân về học tập suốt đời và xây

dựng xã hội học tập còn hạn chế.

- Một số địa phương chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở

giáo dục thường xuyên.

- Cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng bị thiệt thòi (người dân tộc

thiểu số, phụ nữ, trẻ em gái, thanh thiếu niên và người lao động ở các vùng có

điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn,...) còn rất hạn chế, chưa có giải pháp khả thi

để khắc phục.

- Chất lượng giáo dục thường xuyên thấp, thậm chí có nơi rất thấp, đặc

biệt là chất lượng giáo dục của các chương trình lấy văn bằng của hệ thống giáo

dục quốc dân.

- Nội dung chương trình, tài liệu học tập chưa phù hợp với đối tượng, chưa

quan tâm mở rộng các chương trình để dấp ứng nhu cầu học tập đa dạng của

người dân.

- Một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên chưa hiểu rõ về giáo

dục thường xuyên, còn cứng nhắc, chưa năng động làm cho các cơ sở giáo dục

thường xuyên chậm phát triển, không đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Đội ngũ giáo viên chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy học phù hợp

với người lớn. Phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá còn lạc hậu; chưa có

hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục để quản lý chất lượng các hoạt động của

giáo dục thường xuyên.

- Quy mô giáo dục thường xuyên mặc dù đã tăng rất nhanh trong vài năm

gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực

của nhiều địa phương.

- Quản lý nhà nước đối với giáo dục thường xuyên chậm đổi mới. Công tác

quản lý, chỉ đạo ở Trung ương và địa phương chưa tập trung thống nhất về một

đầu mối, thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương nên việc quản lý một

Page 159: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

159

số hoạt động giáo dục thường xuyên bị buông lỏng, chồng chéo dẫn đến hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục thường xuyên chưa hoàn thiện như:

+ Chưa xây dựng được khung trình độ quốc gia;

+ Chưa có quy định liên thông giữa chính quy và không chính quy;

+ Chưa có quy định về kiểm tra công nhận kết quả học tập không chính

quy và phi chính quy do đó chưa khuyến khích được mọi người tự học, học tập

suốt đời;

+ Chưa có quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc tạo

điều kiện cho cán bộ, người lao động học tập suốt đời.

- Thiếu cơ chế chính sách và nguồn lực để phát triển quy mô và nâng cao

chất lượng giáo dục thường xuyên.

c) Những vấn đề chính về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thường xuyên

Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành

Trung ương Đảng xác định đổi mới đối căn bản và toàn diện giáo dục và đào

tạo, trong đó đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thường xuyên gồm những nội

dung chính như sau:

Về quan điểm chỉ đạo

- Giáo dục thường xuyên là một trong 2 bộ phận cấu thành của hệ thống

giáo dục quốc dân có chức năng: Tạo thêm cơ hội học tập cho những người

không có điều kiện học chính quy hoặc phải bỏ học dở chừng; Tạo điều kiện

thuận lợi cho mọi người được học tập suốt đời nhằm bổ sung, cập nhật kiến

thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển

cộng đồng bền vững.

- Giáo dục thường xuyên kế thừa kết quả của giáo dục chính quy để tiếp tục

tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời. Giáo dục chính quy trang bị

vốn kiến thức và phương pháp học để học sinh có thể tự học. Giáo dục chính

quy tạo điều kiện cho giáo dục thường xuyên phát triển như: hỗ trợ cơ sở vật

chất, tài liệu, con người …

- Xây dựng xã hội học tập cần có sự tham của toàn xã hội. Tất cả các tổ

chức (cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các

tổ chức xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và cả hệ

Page 160: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

160

thống giáo dục) đều có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi để cung ứng giáo

dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Trong đó giáo dục

thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho mọi người

tiếp tục học tập, học tập suốt đời.

Về mục tiêu

Giáo dục thường xuyên bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng

nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến

thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều

kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền

vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học

tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

Về phương pháp giáo dục

Đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tối đa vai trò chủ

động, năng lực tự học và khai thác tiềm năng kinh nghiệm vốn có của người

học; sử dụng học liệu nghe - nhìn, các phương tiện truyền thông đại chúng, các

phương tiện công nghệ thông tin - truyền thông để triển khai có hiệu quả các

chương trình giáo dục thường xuyên.

Đẩy mạnh hình thức học từ xa, qua mạng; Triển khai các biện pháp hỗ trợ

người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của học tập suốt đời.

Về hình thức giáo dục

Mở rộng các hình thức học tập như: Vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có

hướng dẫn. Trong đó, coi trọng tự học và đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong học tập. Đồng thời, tạo sự liên thông giữa giáo dục thường

xuyên với giáo dục chính quy của hệ thống giáo dục quốc dân.

Về nguồn lực

- Tăng cường các nguồn lực cho các cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

+ Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trung

tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng nhằm đảm bảo và

nâng cao chất lượng dạy, học. Tiếp tục xây dựng điểm các mô hình trung tâm

giáo dục thường xuyên theo hướng sáp nhập các trung tâm cấp huyện, trung tâm

học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao xã/phường.

Page 161: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

161

+ Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cho giáo dục thường

xuyên. Giáo viên ở các cơ sở giáo dục thường xuyên gồm giáo viên cơ hữu và

giáo viên hợp đồng thỉnh giảng. Giáo viên cơ hữu chỉ cần có số lượng tối thiểu

đủ để tổ chức và quản lý các lớp học, số còn lại là giáo viên hợp đồng thỉnh

giảng. Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, hướng

dẫn viên của các cơ sở giáo dục thường xuyên có đủ trình độ và năng lực (tính

chuyên nghiệp) về điều tra nhu cầu học tập, xây dựng chương trình học, tổ chức

lớp học, vận động sự tham gia của cộng đồng, vv …

- Tăng cường phân cấp quản lý giáo dục thường xuyên theo hướng tăng

cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục thường xuyên.

Về thiết chế

- Củng cố, kiện toàn các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại

ngữ, tin học, trung tâm học tập cộng đồng hiện có; thành lập các cơ sở giáo dục

thường xuyên ở những nơi chưa có.

- Nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên

cấp huyện theo hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên, hướng

nghiệp và dạy nghề. Giao nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ công chức, giáo viên và

giáo dục kỹ năng sống cho các trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Củng cố mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng theo hướng

kết hợp với nhà văn hoá, thư viện, bưu điện văn hoá xã. Các lớp học của trung

tâm học tập cộng đồng được tổ chức linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho

mọi người cùng tham gia (tổ chức tại các thôn/bản, tại nhà dân, …)

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Xây dựng các trung tâm/cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong các tổ chức, cơ

quan, doanh nghiệp làm nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo lại theo hệ thống học tập

suốt đời.

5. Trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ đổi mới hoạt động theo hướng

nào để góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay?

Để góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, trung tâm giáo

dục thường xuyên cần phải đa dạng hóa các chương trình giáo dục sao cho:

“trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở hạt nhân quan trọng đáp ứng nhu cầu

học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập”.

Page 162: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

162

Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình xoá

mù chữ, chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, đặc biệt coi trọng chất

lượng chương trình lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạnh các

chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình nâng

cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ: chương trình

giáo dục kỹ năng sống… (chương trình bồi dưỡng ngắn hạn).

Đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tối đa vai trò chủ

động, năng lực tự học và khai thác tiềm năng kinh nghiệm vốn có của người

học; kiểm tra, đánh giá theo hướng đánh giá năng lực của người học; sử dụng

học liệu nghe - nhìn, các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện

công nghệ thông tin - truyền thông để triển khai có hiệu quả các chương trình

giáo dục thường xuyên.

Mở rộng hình thức học tập: vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng

dẫn, đặc biệt coi trọng tự học.

Tận dụng nguồn lực sẵn có của các cơ sở giáo dục chính quy và toàn xã hội

(nhân lực, vật lực) để nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm giáo dục

thường xuyên. Khuyến khích các nhà giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia

giỏi, giàu kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực tham gia vào các hoạt động giáo dục

thường xuyên, đặc biệt là tham gia giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình,

biên soạn tài liệu phục vụ các chương trình giáo dục thường xuyên.

6. Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ

năng sống như thế nào?

a) Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên/báo cáo viên

- Trung tâm giáo dục thường xuyên chọn, cử giáo viên có năng lực, tâm

huyết đi tham dự các khóa đào tạo, bồi đưỡng để trở thành giáo viên dạy kỹ

năng sống.

- Thông báo rộng rãi cho giáo sinh các trường sư phạm chưa có việc làm,

mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp đi đào tạo bổ sung để trở thành giáo viên

dạy kỹ năng sống, tập hợp họ lại để tham gia đội ngũ giáo viên sẵn sàng dạy kỹ

năng sống.

- Hợp đồng với các giáo viên đang giảng dạy kỹ năng sống ở các cơ sở dạy

kỹ năng sống để thỉnh giảng khi cần thiết.

Page 163: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

163

b) Xây dựng nội dung các khóa học phù hợp với từng nhóm đối tượng

Những kỹ năng sống được lựa chọn để giáo dục học sinh là những kỹ năng

cơ bản, cần thiết cho học sinh trong sinh hoạt, học tập, lao động hằng ngày, đảm

bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt

Nam, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh, phát huy

năng khiếu, hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với từng

đối tượng, việc giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào những nội dung sau:

Đối với lứa tuổi học mầm non

Bước đầu hình thành một số kỹ năng giúp trẻ hòa nhập với môi trường

xung quanh (gia đình, lớp học,...) như: kỹ năng chào hỏi, ứng xử lễ phép, hiếu

thảo; kỹ năng kết bạn, kỹ năng nói và làm để người khác vui; kỹ năng thể hiện

hành vi lịch sự; kỹ năng hợp tác nhóm.

Đối với lứa tuổi học tiểu học

Rèn luyện để hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy

cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ

năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự

phát triển hài ha về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của

học sinh.

Đối với lứa tuổi học trung học và học viên giáo dục thường xuyên cấp

trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông

Rèn luyện để hình thành cho học sinh một số kỹ năng phổ thông, cơ bản

được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích

của học sinh như: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng tư duy phê phán và sáng tạo;

kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; kỹ năng thiết lập và thực hiện mục

tiêu; kỹ năng xây dựng và thể hiện lòng tự trọng; kỹ năng hợp tác.

Đối với người học tại các trung tâm học tập cộng đồng

Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết của

việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hình thành và phát triển một số kỹ

năng cơ bản như: kỹ năng học và tự học suốt đời; kỹ năng phát triển cá nhân và

nghề nghiệp; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng giao tiếp và tạo lập

quan hệ xã hội; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng chấp nhận sự khác biệt; kỹ năng lựa

chọn lối sống khỏe mạnh; kỹ năng làm việc thiện nguyện và phục vụ cộng đồng.

Page 164: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

164

c) Tổ chức các khóa học

- Trung tâm giáo dục thường xuyên tự tổ chức các lớp học tại trung tâm

trong các ngày nghỉ, dịp hè sao cho thuận lợi nhất cho người học.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên liên kết với các trường: mầm non, tiểu

học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức các khóa học ngoài giờ chính

khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh các trường ngay tại địa điểm

của các trường để thuận lợi cho học sinh tham gia.

7. Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên mầm

non, phổ thông như thế nào?

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện phối hợp với phòng giáo

dục và đào tạo lựa chọn đội ngũ giáo viên giỏi, có uy tín, có năng lực, có tinh

thần hợp tác từ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, từ các trường sư

phạm trên địa bàn (gọi chung là giáo viên cốt cán) để xây dựng kế hoạch dưỡng

thường xuyên phù hợp với nhu cầu của giáo viên và trực tiếp tổ chức bồi dưỡng.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh phối hợp với sở giáo dục và

đào tạo lựa chọn đội ngũ giáo viên giỏi, có uy tín, có năng lực từ các trường

trung học phổ thông trong tỉnh để xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng

thường xuyên phù hợp với nhu cầu của giáo viên và trực tiếp tổ chức bồi dưỡng.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với trường sư phạm cử giáo viên

tham gia làm báo cáo viên các khóa học bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.

b) Để thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, trung tâm giáo dục

thường xuyên cần căn cứ vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên các cấp học

từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường

xuyên được quy định tại Thông tư số 30, 31, 32, 33/2011/TT-BGDĐT ngày 8

tháng 8 năm 2011 và Thông tư số 36 /2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm

2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để xác định rõ nội dung bắt buộc

và nội dung tự chọn.

Đối với nội dung bắt buộc: ngoài việc thực hiện theo Chương trình bồi

dưỡng nêu trên, trung tâm giáo dục thường xuyên cần căn cứ vào chương trình,

kế hoạch chung về bồi dưỡng thường xuyên của sở giáo dục và đào tạo để tổ

chức thực hiện nhiệm vụ.

Page 165: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

165

Đối với nội dung tự chọn: Ngoài những chuyên đề/mô đun bồi dưỡng

thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, trung tâm giáo dục

thường xuyên cần phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện tổ chức

khảo sát, điều tra nhu cầu học tập, tập hợp danh sách đăng ký hình thức tự bồi

dưỡng của giáo viên, đồng thời, cử giáo viên cốt cán về các trường để dự giờ,

thăm lớp, trên cơ sở đó phân thành các nhóm nội dung khác nhau và biên soạn

nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và đối tượng người học.

c) Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên, trung tâm giáo dục thường xuyên

cần thống nhất với báo cáo viên về phương pháp dạy học cho người lớn, tăng

cường đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học viên phương pháp tự học,

tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo

viên cốt cán định kì theo tháng, quý, năm với các chủ đề khác nhau trên cơ sở

đó tổng hợp, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các đợt bồi dưỡng và

đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng

thường xuyên.

d) Ngoài cơ sở vật chất sẵn có của trung tâm, có thể tận dụng khai thác cơ

sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường, thư viện, nhà văn hóa,... tại địa

phương để tổ chức hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và tạo môi trường học

tập thuận lợi cho giáo viên.

đ) Tùy theo tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu bồi dưỡng

thường xuyên của giáo viên, trung tâm bố trí thời gian bồi dưỡng thường xuyên

cho phù hợp.

e) Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng

thường xuyên của giáo viên thông qua các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài

viết thu hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả về sở giáo dục và đào tạo theo quy

định của sở giáo dục và đào tạo.

f) Việc tổ chức, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên còn được thực hiện

thông qua hình thức thông tin trực tuyến. Thông qua trang web

“truonghocketnoi.edu.vn”, trung tâm giáo dục thường xuyên có thể giúp phòng

giáo dục theo dõi, quản lý, đánh giá chất lượng việc bồi dưỡng của giáo viên.

8. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng tổ

chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán

Page 166: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

166

bộ, công chức, viên chức và người lao động đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;

yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp như thế nào?

- Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với ngành nội vụ tổ chức đào

tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn theo Kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 của địa phương theo

Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn để nắm được nhu cầu học tập

nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, người lao động. Trên cơ

sở đó, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của người học và đơn đặt

hàng của doanh nghiệp.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên chủ động liên hệ với các chuyên gia,

các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân lành nghề làm báo cáo viên trực tiếp bồi

dưỡng cho các đối tượng trên.

- Căn cứ vào nhu cầu của nhân dân địa phương, các trung tâm học tập cộng

đồng tổ chức các lớp học phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật về các lĩnh

vực: chăn nuôi, trồng trọt, các biện pháp bảo vệ vật nuôi, cây trồng, phát triển

kinh tế gia đình; chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ

môi trường; phổ biến pháp luật; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ …

Các lớp học của trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức linh hoạt, tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người cùng tham gia (tổ chức tại các thôn, bản,

tại nhà dân, …)

9. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng tổ

chức dạy nghề truyền thống, nghề ngắn hạn được tiến hành như thế nào?

- Đối với những địa phương có nghề truyền thống, trung tâm giáo dục

thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng phối hợp với các nghệ nhân tổ chức

các lớp truyền nghề cho thanh niên và người lao động nhằm giữ gìn và phát triển

nghề truyền thống đồng thời góp phần phát triển kinh tế gia đình.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng căn cứ

nhu cầu thực tiễn có thể tổ chức mở các lớp dạy các nghề theo sở thích như: cắm

hoa, trang điểm, làm đẹp…

Page 167: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

167

- Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thông theo Đề án “Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn đến năm 2020” (Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ

Tướng Chính phủ).

10. Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức thực hiện chương trình

ngoại ngữ thực hành như thế nào?

- Cử giáo viên ngoại ngữ của trung tâm đi dự khảo sát năng lực nghe, nói

để giáo viên biết năng lực của mình để họ tự bồi dưỡng hoặc đưa đi bồi dưỡng

để đạt trình độ theo yêu cầu, quy định.

- Tổ chức cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên, học sinh phổ

thông và những người có nhu cầu học tiếng Anh theo Chương trình giáo dục

thường xuyên về tiếng Anh thực hành.

- Khi tổ chức dạy học ngoại ngữ cần lưu ý một số điểm sau:

+ Căn cứ vào Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Ban hành Khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để làm căn cứ xây dựng chương trình, biên

soạn hoặc lựa chọn giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy, các tài liệu

dạy học ngoại ngữ khác và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi và đánh giá ở

từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ

giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

+ Đối với môn tiếng Anh, bám sát vào Chương trình giáo dục thường

xuyên về tiếng Anh thực hành (Ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-

BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc căn cứ Khung năng lực

trên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá để

người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo.

+ Tài liệu phục vụ giảng dạy và học ngoại ngữ trên thế giới hiện nay rất đa

dạng, phong phú và được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn

các bộ giáo trình học tiếng Anh đều được thiết kế dựa trên Khung trình độ Châu

Âu (CEF). Trung tâm căn cứ vào phần mô tả chi tiết các mục tiêu cho mỗi kỹ

năng nghe, nói, đọc, viết thuộc mỗi trình độ để lựa chọn các tài liệu giảng dạy

chính và các tài liệu phụ trợ cho khóa học.

- Ngoài việc tổ chức các lớp tiếng Anh, trung tâm hợp đồng với giáo viên

ngoại ngữ khác có năng lực, trình độ theo quy định, mở các lớp ngoại ngữ theo

yêu cầu, nguyện vọng của người học.

Page 168: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

168

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện từng bước việc đổi mới

khảo thí năng lực ngoại ngữ và cấp chứng chỉ ngoại ngữ. Các trung tâm cần theo

dõi cập nhật để thực hiện.

11. Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức thực hiện chương trình

bồi dưỡng tin học ứng dụng như thế nào?

- Hợp đồng giáo viên đủ tiêu chuẩn về công nghệ thông tin giảng dạy các

khóa học tin học theo Quy định Chuẩn năng lực sử dụng công nghệ thông tin

mới của Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông ban hành.

- Tổ chức cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên, học sinh phổ

thông và những người có nhu cầu học môn Tin học theo Chuẩn năng lực sử

dụng công nghệ thông tin mới của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Cần chú ý một số điểm sau:

+ Căn cứ vào Chuẩn kỹ năng năng lực sử dụng công nghệ thông tin Ban

hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông

tin và Truyền thông. Trong đó, bao gồm Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ

thông tin cơ bản (bao gồm 6 modun) và Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ

thông tin nâng cao (bao gồm 9 modun).

+ Căn cứ điều kiện đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

và Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định, trung

tâm xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình, xây dựng kế

hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, thi phù hợp.

+ Tài liệu phục vụ giảng dạy và Tin học hiện nay rất đa dạng, phong phú và

được cập nhật, thay đổi thường xuyên. Trung tâm căn cứ vào phần mô tả chi tiết

các nội dung/yêu cầu cần đạt của phần Phụ lục đính kèm Thông tư để biên soạn

tài liệu hoặc lựa chọn các tài liệu giảng dạy chính và các tài liệu khác phù hợp

cho khóa học.

- Đối tượng tuyển sinh là các học viên trung tâm giáo dục thường xuyên,

học sinh các trường phổ thông, cán bộ công chức, viên chức học tập nâng cao

trình độ, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng văn bản quy định về

đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tin học ứng dụng dựa theo các môđun quy

Page 169: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

169

định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin

và Truyền thông.

12. Vài nét về trung tâm học tập cộng đồng?

Trung tâm học tập cộng đồng được nghiên cứu thí điểm và đưa vào Việt

Nam từ năm 1997-1998, từ 15 trung tâm vào năm 1999, đến nay, toàn quốc đã

có gần 11 nghìn trung tâm học tập cộng đồng. Trải qua hơn 15 năm hình thành

và phát triển, trung tâm học tập cộng đồng bước đầu đã khẳng định được vị trí

của mình trong hệ thống giáo dục thường xuyên và vai trò trong việc tạo điều

kiện thuận lợi cho mọi người, ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học

suốt đời; trung tâm học tập cộng đồng là nơi giúp mọi người trang bị kiến thức

trên nhiều lĩnh vực góp phần nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực

của đời sống xã hội; góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc

sống; góp phần ổn định trật tự xã hội; làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội; là

nơi để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phổ biến chủ trương, chính sách,

pháp luật đến với mọi người dân một cách nhanh nhất.

Các chương trình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng:

Trong thời gian qua trung tâm học tập cộng đồng tập trung thực hiện các

chương trình sau:

- Chương trình xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Chương

trình phổ cập giáo dục;

- Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học, cập

nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ, gồm 05 lĩnh vực giáo dục:

Pháp luật, Văn hóa xã hội, Sức khỏe, Môi trường, Phát triển kinh tế;

- Chương trình giáo dục kỹ năng sống;

- Các chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật của các bộ,

ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, trong đời sống

thường ngày.

- Các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn hoặc thay đổi nghề nghiệp cho

người lao động (dạy nghề cho lao động nông thôn);

- Các chương trình về thể thao, văn hóa văn nghệ, .... và một số nội dung

khác do địa phương xây dựng.

Page 170: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

170

Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động:

Về nhân lực: hiện nay, đa số các xã đều bố trí lãnh đạo xã là giám đốc và

lãnh đạo Hội khuyến học, hiệu trưởng tiểu học, hiệu trưởng trung học cơ sở hoặc

giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên làm phó giám đốc, cùng các cán

bộ xã tham gia ban quản lý trung tâm học tập cộng đồng theo đúng Quy chế tổ

chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; hiện đã có trên 4.600 giáo

viên được biệt phái đến làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng và 56.202

cộng tác viên, báo cáo viên tham gia tổ chức hoạt động thường xuyên.

Về kinh phí: hiện có 42/63 tỉnh/thành phố đã có chính sách hỗ trợ hoạt

động thường xuyên hàng năm cho các trung tâm học tập cộng đồng theo Thông

tư số 96/TT-BTC của Bộ Tài chính; một số tỉnh có hỗ trợ cao lên đến hơn 100

triệu đồng/năm, hiện 39 tỉnh/thành phố đã xây dựng được định mức phụ cấp cho

cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng, trung bình khoảng 0,2 - 0,3 mức

lương cơ bản. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương còn huy động các

ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí phục

vụ giảng dạy, học tập của cho các trung tâm học tập cộng đồng.

Về cơ sở vật chất: phần lớn các trung tâm học tập cộng đồng đã tận dụng

cơ sở vật chất sẵn có ở địa phương như hội trường ủy ban, trường học, nhà văn

hóa thôn bản. Một số nơi đã bố trí được văn phòng riêng.

Số lượng người học:

Số lượng người tham gia học tập tại trung tâm học tập cộng đồng bình quân

hàng năm có khoảng 13 triệu lượt người học các lớp chuyên đề; gần 35 nghìn

người tham gia lớp bồi dưỡng ngắn hạn; vài chục nghìn người học lớp xóa mù

chữ, ngoài ra còn hàng triệu người tham gia sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ dưỡng sinh…

Ưu điểm:

- Ngành Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản và phối hợp với

Hội Khuyến học các cấp tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai và

xây dựng cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho các trung tâm học tập cộng đồng.

- Hệ thống mạng lưới các trung tâm trung tâm học tập cộng đồng đã tăng

nhanh về số lượng phủ kín hầu hết các xã phường thị trấn trong toàn quốc.

Page 171: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

171

- Nội dung hoạt động ngày càng đa dạng, hình thức tổ chức hoạt động

ngày càng phong phú.

- Số lượng người học chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, học nghề ngắn hạn

tại các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì và có chiều hướng gia tăng.

Tóm lại: Trung tâm học tập cộng đồng đã góp phần ổn định an ninh, trật tự,

an toàn xã hội, đưa kỹ thuật mới vào chăn nuôi, trồng trọt giúp tăng năng suất,

tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo; xây dựng nếp sống văn hóa tại khu

dân cư, xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững.

Hạn chế, tồn tại

- Mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng phát triển nhanh về số lượng

nhưng tổ chức hoạt động chưa đều, một số nơi hoạt động chưa hiệu quả, nhiều

trung tâm còn hoạt động mang tính hình thức hoặc không hoạt động;

- Đội ngũ cán bộ quản lý còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động; giáo

viên và báo cáo viên còn thiếu và một số chưa đáp ứng được yêu cầu học tập

người dân.

- Tài liệu học tập còn thiếu nhiều, kinh phí hoạt động hạn chế, nguồn thu

chưa được khai thác để tổ chức hoạt động, cơ sở vật chất chưa được tận dụng

triệt để.

- Các chuyên đề chưa thiết thực gắn với từng ngành nghề sản xuất kinh

doanh của từng nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng chưa được chú trọng, do

đó nhiều người dân thấy rằng không hiệu quả và chưa tích cực tham gia học tập;

Phương hướng phát triển trung tâm học tập cộng đồng trong thời gian tới:

Phương hướng chung

- Phát triển mô hình hoạt động trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với

trung tâm Văn hóa, thể thao xã. Mỗi đơn vị cấp xã có một trung tâm làm nhiều

nhiệm vụ. Thời gian tới, hai Bộ xây dựng công văn hướng dẫn về việc kết hợp tổ

chức hoạt động này.

- Tiếp tục đa dạng hóa nội dung giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời

của mọi tầng lớp nhân dân; đưa lớp học về gần với người học, tổ chức các hình

thức học tập linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập

Page 172: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

172

góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc, góp phần cải thiện

chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của địa phương phục vụ các hoạt

động của trung tâm; tính cực huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các

nhà hảo tâm cho trung tâm; huy động sự tham gia của cán bộ nghỉ hưu và những

người có khả năng chuyên môn tham gia giảng dạy tại các trung tâm học tập

cộng đồng.

Nhiệm vụ và giải pháp:

- Đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận

thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội về vai

trò của trung tâm học tập cộng đồng và mục đích, ý nghĩa, và ích lợi của học tập

suốt đời, xây dựng xã hội học tập vì sự phát triển bền vững của đất nước, hạnh

phúc mỗi các nhân.

- Xây dựng chính sách tôn vinh, khuyến khích những cán bộ nghỉ hưu,

người có chuyên môn nghiệp vụ tham gia giảng dạy tại trung tâm, đồng thời liên

kết với các đơn vị có liên quan để có thêm nguồn báo cáo viên, hướng dẫn viên.

- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu, dự án để tạo

điều kiện cho nhiều người được tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm.

- Tích cực vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo

tâm đóng góp cho các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; khai thác tối

đa nội lực của cộng đồng để tổ chức cho người dân được học tập.

- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà văn hóa, thư viện, trường học, nhà dân,

cơ sở công cộng khác của cộng đồng để đặt lớp học tạo thuận lợi cho người học.

- Phối hợp với ban ngành, nhà trường, thư viện, bưu điện văn hóa xã để

mọi người có thể khai thác sử dụng internet phục vụ cho việc tìm hiểu kiến thức.

- Phối hợp với các ban, ngành, tổ chức biên soạn tài liệu học tập tại trung

tâm học tập cộng đồng, kết hợp với việc khai thác các tài liệu học tập trên mạng,

và các loại sách báo, tài liệu từ các nguồn hỗ trợ khác.

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản

lý, báo cáo viên của trung tâm học tập cộng đồng.

Page 173: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

173

13. Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện có trách nhiệm như

thế nào với trung tâm học tập cộng đồng?

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của trung tâm học tập

cộng đồng, theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học

tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện có trách nhiệm:

- Tư vấn kế hoạch hoạt động hằng năm của trung tâm học tập cộng đồng;

- Điều động giáo viên có năng lực giảng dạy tại trung tâm học tập cộng đồng;

- Liên hệ với các nhà khoa học, các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ đến

giảng dạy tại trung tâm học tập cộng đồng;

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán

bộ, quản lý trung tâm học tập cộng đồng; bồi dưỡng về phương pháp dạy học

người lớn cho các báo cáo viên của trung tâm học tập cộng đồng;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn tài liệu học tập

cho trung tâm học tập cộng đồng;

- Giám đốc trung tâm cấp chứng chỉ học hết Chương trình xóa mù chữ và

giáo dục sau khi biết chữ.

14. Đặc điểm học tập và giáo dục người lớn, phương pháp giáo dục

người lớn như thế nào?

a) Học tập và giáo dục người lớn là một thành tố cốt lõi của học tập suốt đời.

Nó bao gồm tất cả các hình thức giáo dục và học tập nhằm đảm bảo rằng tất cả

mọi người đã trưởng thành đều có thể tự học tập và tham gia học tập suốt đời để

nâng cao trình độ và khả năng thích ứng. Giáo dục người lớn thông qua các

phương thức học tập chính quy, không chính quy và phi chính quy, qua đó người

học được phong phú thêm năng lực sống, khả năng làm việc trước tiên là vì lợi

ích của bản thân sau đó là lợi ích của cộng đồng và xã hội. Học tập suốt đời làm

cho nguồn tài nguyên con người có thể tái tạo liên tục và không bao giờ cạn.

b) Học viên là người lớn đa dạng về độ tuổi, về hoàn cảnh gia đình, điều

kiện học tập, trình độ, hiểu biết xã hội và vốn kinh nghiệm sống. Tuy nhiên,

phần lớn học viên người lớn tuổi có một số đặc điểm chung như: họ đã tham gia

lao động sản xuất, kiếm sống; có vốn kinh nghiệm sống và hiểu biết xã hội

phong phú; có nhiều khó khăn trong học tập; có lòng tự trọng cao, dễ tự ái, tự ti,

mặc cảm. Bên cạnh đó, họ thường mệt mỏi, dễ phân tán do vừa học, vừa làm,

Page 174: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

174

vừa lo công việc gia đình, con cái v.v.... Ngoài ra, tốc độ phản ứng, khả năng

nghe nhìn, vận động, ghi nhớ nhìn chung bị giảm sút; kiến thức không hệ thống,

nhiều lỗ hổng, kĩ năng học tập hạn chế do bỏ học lâu ngày; tư duy khái quát, tư

duy bằng khái niệm hạn chế; quen tư duy bằng hành động - trực quan, cụ thể;

thường không nghe thụ động mà luôn đối chiếu những điều được nghe, được

học với kinh nghiệm đã có của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, học viên người lớn tuổi cũng có

một số thuân lợi. Đó là có lòng tự trọng, tính độc lập và chủ động cao; có vốn

kinh nghiệm sống và hiểu biết xã hội phong phú giúp quá trình nhận thức nhanh

hơn, dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn; ghi nhớ ý nghĩa tốt hơn; khả năng tập trung tốt

hơn nếu nội dung học thiết thực, có ý nghĩa v.v..

c) Từ những ưu điểm và hạn chế đó, việc lựa chọn nội dung học tập và

phương pháp dạy học người lớn đóng vai trò quan trọng giúp người học tiếp thu,

lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập:

- Đối với nội dung học tập cần phải cụ thể, thiết thực, phù hợp và có thể

vận dụng ngay.

- Đối với phương pháp dạy học, cần tạo ra cho người học có điều kiện được

tham gia, trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Ngoài phương pháp

dạy học truyền thống cần tăng cường một số hoạt động và phương pháp thường

dùng, đặc trưng như: thảo luận nhóm/toàn lớp; động não; đóng vai; thực hành,

nghiên cứu điển hình; tranh luận; dùng phiếu thăm dò hay trò chơi…. Sự lựa

chọn, kết hợp các phương pháp một cách đúng lúc, đúng chỗ sẽ khắc phục

những hạn chế của từng phương pháp, tạo ra hiệu quả thiết thực cho người học.

- Đối với giáo viên/hướng dẫn viên cần phải biết lựa chọn, biết phối, kết

hợp các phương pháp để phát huy thế mạnh, ưu điểm của từng phương pháp.

Phải tận dụng được kinh nghiệm sẵn có của học viên, làm cho họ phát huy được

sự chủ động để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng. Sự năng động sáng tạo, trình

độ, năng lực và kinh nghiệm của giáo viên/hướng dẫn viên giữ vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp trong từng tình huống cụ

thể. Các phương pháp chỉ thực sự có hiệu quả khi được dùng đúng cách, đúng

nơi và đúng lúc. Lựa chọn phương pháp phù hợp đối với từng tình huống cụ thể

là rất quan trọng. Phương pháp trước hết phải phù hợp với mục tiêu, nội dung,

trình độ, cơ sở vật chất và đặc điểm của người học. Ngoài ra, giáo viên/hướng

Page 175: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

175

dẫn viên cần tạo ra không khí học tập vui vẻ, chia sẻ, nhẹ nhàng, thoải mái; cần

tôn trọng, đối xử bình đẳng; không áp đặt, chê bai và chú ý động viên, khen

thưởng kịp thời.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Ông (Bà) hãy cho biết, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

theo tinh thần của Nghị quyết 29/-NQ/TW, với vai trò là giám đốc trung tâm

giáo dục thường xuyên Ông (Bà)cần phải thực hiện những gì?

2. Với vai trò là giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên trước mắt các

Ông (Bà)sẽ chỉ đạo và thực hiện đổi mới hoạt động trung tâm giáo dục thường

xuyên theo hướng nào để góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay?

3. Một trong các triết lý của trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai

đoạn này là: “trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở hạt nhân quan trọng

đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập”,với vai

trò là giám đốc giáo dục thường xuyên các Ông (Bà) chí hãy cụ thể hóa một số

hoạt động của trung tâm để thực hiện triết lý trên?

4. Để chuẩn bị cho việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm

non, phổ thông, Ông (Bà) hãy cho biết ở trung tâm của Ông (Bà) đã có được

điều kiện gì? Còn thiếu những điều kiện gì và phải chuẩn bị như thế nào?

5. Để chuẩn bị cho việc tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh, học viên,

sinh viên và người lao động Ông (Bà) hãy cho biết ở trung tâm của Ông (Bà)đã có

được điều kiện gì? Còn thiếu những điều kiện gì và phải chuẩn bị như thế nào?

6. Để chuẩn bị cho việc tổ chức dạy ngoại ngữ cho học sinh, học viên, sinh

viên và người lao động, Ông (Bà) hãy cho biết ở trung tâm của Ông (Bà) đã có

được điều kiện gì? Còn thiếu những điều kiện gì và phải chuẩn bị như thế nào?

7. Để chuẩn bị cho việc tổ chức dạy tin học cho học sinh, học viên, sinh

viên và người lao động, Ông (Bà) hãy cho biết ở trung tâm của Ông (Bà)đã có

được điều kiện gì? Còn thiếu những điều kiện gì và phải chuẩn bị như thế nào?

Page 176: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

176

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 29/-NQ/TWngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ

tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.

2. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 Ban hành chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

3. Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2014của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo

dục Triển khai Chương trình hành động của Chính phủthực hiện Nghị quyết số

29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

4. Thông tư 01/2007/QĐ-BGDĐTngày 02 tháng 01 năm 2007Ban hành

Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

5. Thông tư số 03/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011Ban hành

Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học

6. Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 12 năm 2010 về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm

học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số

09/2008/QĐ-BGDĐT

7. Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 Ban hành

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông.

8. Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 Ban hành

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở.

9. Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 Ban hành

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.

10. Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 Ban hành

Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

11. Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên

giáo viên mầm non.

Page 177: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

177

12. Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm2012 Ban hành

Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục

thường xuyên.

13. Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014Ban hành

Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài

giờ chính khóa.

14. Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 Quy định

Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

15. Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 2/12/2008 về việc Quy định

Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành.

16. Công văn số 8576/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13 tháng 12 năm

2012về việc hướng dẫn triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên

giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

17. Công văn số 8390/BGDĐT-GDTX ngày 06 tháng 12 năm 2012 về việc

hướng dẫn các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng thường

xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên theo

chương trình bồi dưỡng thường xuyên./.

Page 178: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

178

Chuyên đề 7

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 959/QĐ-CP phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông

chuyên giai đoạn 2010 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án). Sau 4 năm triển khai

thực hiện, các cơ quan quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các địa

phương, cơ sở đã có những hoạt động tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống và

nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên (sau

đây gọi tắt là trường chuyên).

1. Ban hành từ tháng 6 năm 2010, mục tiêu phát triển hệ thống

trường chuyên trong Đề án có phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ

thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW không?

Mục tiêu trường chuyên nêu tại Đề án xác định “Xây dựng và phát triển

các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung

học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học

đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những học sinh có tư

chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những

người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có

nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng

tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu

cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập

quốc tế. Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường

trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt

động giáo dục”.

Đối chiếu với mục tiêu giáo dục phổ thông nêu tại Nghị quyết số 29-

NQ/TW là “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng

lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho

học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,

truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và

kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng

Page 179: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

179

tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”, có thể khẳng định rằng, mục tiêu

phát triển trường chuyện theo Đề án hoàn toàn phù hợp.

Việc định hướng “Xây dựng và phát triển các trường chuyên thành một

hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc

gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại”; “Các trường chuyên là hình

mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và

tổ chức các hoạt động giáo dục”; “Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo

dục trong các trường trung học phổ thông chuyên theo hướng tiếp cận với trình

độ tiên tiến của thế giới” đã tạo điều kiện cho các trường chuyên có điều kiện đi

đầu trong việc thực hiện mục tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

hệ thống giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định.

2. Kết quả thực hiện 6 mục tiêu cụ thể trong đề án?

Năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện đề án, hệ thống trường chuyên còn

hạn chế, bất cập như: Nhận thức về vai trò và mục tiêu phát triển trường chuyên

chưa thống nhất. Một số địa phương do chưa hiểu đúng về mục tiêu của trường

chuyên nên không chú trọng đến phát triển đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất và

chưa quan tâm đến giáo dục toàn diện; Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chưa

đáp ứng được yêu cầu đổi mới cả về số lượng và trình độ, thiếu các kỹ năng

nghiên cứu phát triển chương trình và tài liệu; kỹ năng dạy học, nhất là dạy học

thực hành, dạy học trải nghiệm thực tế còn hạn chế; Cơ chế quản lí chương trình

giảng dạy, kế hoạch giáo dục chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện phát huy tính

chủ động và khả năng sáng tạo của người dạy và người học; phương pháp dạy

học chưa phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh; việc thực hiện

mục tiêu giáo dục toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội

còn rất hạn chế; chất lượng học tập các môn ngoại ngữ, tin học nhiều trường

chuyên chưa đạt yêu cầu; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của hầu hết các trường

chuyên chưa tương xứng với nhiệm vụ. Đa số các trường có khuôn viên chật

hẹp, không đủ phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thiếu những phương tiện

dạy học hiện đại, thiếu sân chơi, bãi tập, nhà tập đa năng, ký túc xá cho học

sinh; Cơ chế, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh trường

chuyên chưa đồng bộ.

Page 180: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

180

Đề án đã đề ra 6 mục tiêu cụ thể nhằm thay đổi hiện trạng trên, thúc đẩy

hệ thống trường chuyên phát triển. Đến nay sau 04 năm thực hiện nhiều mục

tiêu đã có kết quả rất khả quan. Cụ thể:

2.1. Mục tiêu 1: Củng cố, xây dựng và phát triển các trường chuyên hiện

tại đồng thời với tăng dần quy mô; bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương có ít nhất một trường chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm

khoảng 2% số học sinh THPT của từng tỉnh, thành phố

Năm 2009, cả nước có 68 trường chuyên, 7 khối chuyên, tỉnh Đắk Nông

chưa có trường chuyên.

Năm học 2014-2015, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều có trường chuyên. Hệ

thống trường chuyên gồm 80 trường/khối có cấu trúc như sau:

- Trường chuyên thuộc sở GDĐT: 70 trường;

- Trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học: 5 trường (Trường chuyên

KHTN thuộc Trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội, Trường chuyên thuộc Trường

ĐHSP Hà Nội, Trường chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường ĐHNN - ĐHQG Hà

Nội, Trường chuyên thuộc trường ĐH Vinh, Trường phổ thông Năng khiếu

thuộc ĐHQG TP.Hồ Chí Minh).

- Khối chuyên THPT thuộc trường phổ thông, cơ sở giáo dục đại học : 5

khối (Khối chuyên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội; Khối chuyên trường

THPT Sơn Tây, Hà Nội; Khối chuyên trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc;

Khối chuyên trường ĐHKH - ĐH Huế, Khối chuyên trường ĐHSP Thành phố

Hồ Chí Minh).

So với thời điểm năm 2010, đã thành lập mới 7 trường chuyên: Trường

chuyên KHTN thuộc Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội (2010); Trường

chuyên Bắc Quảng Nam, Quảng Nam (2011); Trường chuyên Nguyễn Quang

Diêu, Đồng Tháp (2011); Trường chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng (2012); Trường

chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắk Nông (2013), Trường chuyên Thủ Khoa Nghĩa,

An Giang (2013); Trường chuyên Bình Long, Bình Phước (2014).

Về quy mô học sinh chuyên: Năm học 2009-2010 số học sinh chuyên

chiếm khoảng 1,7% số học sinh THPT; đến năm học 2014-2015, số học sinh

chuyên đã chiếm khoảng 2,1% số học sinh THPT.

Page 181: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

181

Với kết quả trên, mục tiêu này của Đề án cơ bản đã hoàn thành, mạng lưới

trường chuyên nhìn chung phù hợp với quy hoạch xây dựng mạng lưới các

trường học và đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục chung của ngành và các địa

phương. Cấu trúc hệ thống đáp ứng mục tiêu phát triển của hệ thống trường

chuyên theo Đề án.

2.2. Mục tiêu 2: Tập trung đầu tư nâng cấp các trường chuyên thành các

trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Ưu tiên đầu tư mở

rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy

học đồng bộ, hiện đại

Căn cứ kết quả khảo sát, năm học 2009-2010, đa số các trường chuyên có

khuôn viên chật hẹp, không đủ phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thiếu

những phương tiện dạy học hiện đại, thiếu sân chơi, bãi tập, nhà tập đa năng, ký

túc xá cho học sinh. Hầu hết các trường đều thiếu kinh phí để cải tạo, nâng cấp

trường và trang bị thêm thiết bị dạy học hiện đại.

Đến năm học 2014 - 2015, được sự quan tâm đầu tư của các địa phương và

nguồn kinh phí hỗ trợ của trung ương, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các

trường chuyên được tăng cường. Hầu hết các trường chuyên trong toàn quốc đều có

đề án phát triển nhà trường, được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực

hiện; nhiều trường chuyên đã và đang được xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở vật

chất. Đến cuối năm học 2013 - 2014, cả nước có khoảng 60% số trường chuyên

trong cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các trường chuyên chưa đạt

chuẩn chủ yếu là các trường chuyên mới thành lập hoặc trường chuyên trực thuộc

các đại học, trường đại học, về cơ bản các trường này đã đảm bảo các tiêu chuẩn

quy định, nhưng còn khó khăn về diện tích và mặt bằng xây dựng.

Thiết bị dạy học, tại các trường chuyên đã được ưu tiên mua sắm, bổ sung

hàng năm, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và internet của các trường

chuyên đã được nâng cấp đảm bảo cho việc thực hành, thí nghiệm Vật lí, Hóa

học, Sinh học và dạy học Ngoại ngữ. Hạ tầng CNTT và internet của các trường

chuyên đã được nâng cấp đảm bảo cho các kì thi học sinh giỏi quốc gia môn

Ngoại ngữ và tham gia các cuộc thi khác. Các trường chuyên đều có website

riêng hoạt động hiệu quả.

Ngoài kinh phí từ địa phương, Bộ GDĐT đã có kinh phí hỗ trợ cho các

trường chuyên từ Chương trình phát triển giáo dục trung học: đã hỗ trợ xây dựng

Page 182: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

182

phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, mua trang thiết bị dạy học bình

quân 9,5 tỷ đồng/trường cho 38 trường chuyên của 38 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La,

Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lâm Đồng, Gia

Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Đắk Nông, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long,

Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp,

An Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hà Nam và

hỗ trợ mua thiết bị dạy học cho 63 trường chuyên của 63 tỉnh, bình quân 1,1 tỷ

đồng/trường, đã hoàn thành việc cung cấp thiết bị vào năm 2014.

2.3. Mục tiêu 3: Phát triển đội ngũ giáo viên (GV), cán bộ quản lý

(CBQL) đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn

nghề nghiệp; nâng tỉ lệ GV, CBQL có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời với việc

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng

nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa

nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường chuyên.

- Tỉ lệ GV, CBQL có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ tăng nhanh. Đến năm 2013,

số CBQL có trình độ tiến sĩ đạt 7,6%, trình độ thạc sĩ 55,8% (so với năm 2010

tăng thêm được 03 tiến sĩ, 32 thạc sĩ); số GV dạy môn chuyên có trình độ tiến sĩ

đạt 1,23%, trình độ thạc sĩ 43% (so với năm 2010 tăng được 8 tiến sĩ, 799 thạc

sĩ) và hầu hết GV, CBQL vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng được

tin học và thiết bị dạy học hiện đại; nhiều GV, CBQL sử dụng được ngoại ngữ

trong giảng dạy, giao tiếp.

- Hằng năm, Bộ GDĐT đã tổ chức các khóa tập huấn riêng cho GV,

CBQL trường chuyên: Dạy học nội dung chuyên sâu các môn chuyên; dạy học

thực hành, thí nghiệm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; dạy học các môn

Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học bằng tiếng Anh. Đồng thời, GV, CBQL

trường chuyên tham gia các khóa tập huấn cho CBQL, GV trường THPT: Dạy

học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh theo định hướng phát triển năng

lực; đổi mới hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn; xây dựng bộ công cụ trắc

nghiệm đánh giá chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó

(AQ) của học sinh; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học

sinh. Ngoài ra, các trường chuyên phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, các

trường chuyên khác tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho

GV dạy các môn chuyên.

Page 183: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

183

- Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho GV, CBQL

Một số tỉnh, bằng nguồn kinh phí của các địa phương, nhiều GV tại các

trường chuyên được cử đi học tập ngắn hạn về Ngoại ngữ tại nước ngoài. Ngoài

ra, các trường chuyên tạo điều kiện cho GV, CBQL tham gia các lớp bồi dưỡng

nâng cao trình độ tiếng Anh ở trong nước để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và

chuẩn bị cho việc dạy học một số môn khoa học bằng tiếng Anh. Tháng 2 năm

2013, Chương trình phát triển giáo dục trung học đã tổ chức cho một số GV dạy

tiếng Anh của một số trường chuyên tham gia khóa tập huấn nâng cao trình độ

tiếng Anh tại New Zealand. Các GV này đã đóng góp hiệu quả trong các khóa

tập huấn dạy các Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học bằng tiếng Anh trong

thời gian qua.

2.4. Mục tiêu 4: Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong

các trường chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới

- Đổi mới nâng cao chất lượng tuyển sinh

Công tác tuyển sinh vào trường chuyên đã có đổi mới nhằm nâng cao chất

lượng tuyển sinh. Song song với việc tuyển sinh theo hướng dẫn đã tổ chức thí

điểm đánh giá chỉ số thông minh IQ, chỉ số xúc cảm EQ, chỉ số vượt khó AQ

cho học sinh dự tuyển sinh vào các trường chuyên Hạ Long, Quảng Ninh;

trường chuyên Bắc Giang và trường chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương.

- Đổi mới nâng cao chất lượng thi học sinh giỏi

Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, từ năm học 2011 - 2012, đã đưa thêm

nội dung thi nói vào thi môn Ngoại ngữ; từ năm học 2012 - 2013 đã đưa nội

dung thi thực hành, thí nghiệm vào thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, đã tác

động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy - học các môn Ngoại ngữ, Vật

lí, Hóa học, Sinh học tại các trường chuyên.

Đối với việc thi chọn và tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu

vực, quốc tế cũng đã tổ chức thi thực hành đối với các môn thực nghiệm Vật lí,

Hóa học, Sinh học; tăng thời gian tập huấn đội tuyển quốc gia; giao việc chủ trì

tập huấn đội tuyển cho các đơn vị có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và khả

năng tập hợp đội ngũ chuyên gia tham gia tập huấn. Với những điều chỉnh này,

thành tích của các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế có sự

tiến bộ vượt bậc so với các năm trước, số lượng và chất lượng giải của các môn

khoa học thực nghiệm được nâng lên rõ rệt.

Page 184: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

184

- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Việc đổi mới phương pháp dạy học được triển khai, theo đặc thù của mỗi

bộ môn; chú trọng sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhất là ứng dụng

CNTT trong dạy học. GV đã giúp học sinh phát triển phương pháp tự học, tự

nghiên cứu, trình bày, diễn đạt ý tưởng khoa học.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được các

trường chuyên vận dụng hiệu quả: xây dựng ma trận đề, theo hướng đánh giá

năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh. Đối với các môn khoa học xã

hội và nhân văn đã hạn chế học thuộc lòng, chỉ ghi nhớ máy móc, ra đề theo

hướng gợi mở, đòi hỏi học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu

đạt chính kiến của bản thân.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiếng Anh cho học sinh và thí điểm dạy

học một số môn khoa học bằng tiếng Anh

Các hoạt động nhằm phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh đã được

tổ chức tại các trường chuyên như: tổ chức các câu lạc bộ Tiếng Anh, hội thi

hùng biện tiếng Anh, tham gia các kỳ thi có sử dụng tiếng Anh như Thi giải

toán Singapore mở rộng, thi Hoá học Hoàng gia Úc, Thi Toán Hà Nội mở rộng,

Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học. Đã có khoảng 20 trường chuyên

đã tổ chức thí điểm dạy môn Toán và môn khoa học bằng tiếng Anh ở các mức

độ khác nhau.

- Chất lượng giáo dục

Các trường chuyên luôn đạt mức cao về chất lượng giáo dục. Xếp loại

trung bình hàng năm học sinh chuyên có học lực khá, giỏi, chiếm 98,2%, hạnh

kiểm tốt chiếm 95,6%; tỷ lệ trúng tuyển vào đại học nguyện vọng 1 trên 90%.

Trong các kì thi Olympic khu vực, quốc tế , đoàn học sinh Việt Nam với

hầu hết là học sinh trường chuyên luôn là một trong những nước có kết quả xếp

hạng cao. Tính từ năm 2010 đến năm 2014, thi Olympic quốc tế các môn toán,

vật lí, hóa học, sinh học, tin học đã dành được 22 Huy chương Vàng, 43 Huy

chương Bạc, 45 Huy chương Đồng. Thi Olympic Vật lí Châu A dành được 4

Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng. Thi Olympic Tin

học Châu A, năm 2013 mới đăng ký dự thi, qua 2 năm dự thi đã dành 1 Huy

chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng. Thành tích đạt được đã

Page 185: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

185

khẳng định chất lượng đào tạo mũi nhọn của trường chuyên và tạo uy tín của

Việt Nam trên trường quốc tế về đào tạo học sinh giỏi.

Trong cuộc thi Intel ISEF: Đoàn học sinh Việt Nam liên tiếp những năm

gần đây đều có các dự án của học sinh trường chuyên đoạt giải Intel ISEF. Tại

cuộc thi Intel ISEF 2012 nhóm học sinh Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam

đoạt giải nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí với đề tài “Xử lý nước mặn thành nước

ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt”.

Tại cuộc thi Intel ISEF 2013 nhóm học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong,

Thành phố Hồ Chí Minh đề tài "Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại gia" và

nhóm học sinh Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam với đề tài “Nghiên cứu khả

năng lọc vi khuẩn trong nước của màng vỏ trứng gà” đều đoạt giải Tư. Cuộc thi

Intel ISEF 2014 đoạt 2 giải Tư với các dự án "Bảng hiển thị chữ nổi điện tử cho

người khiếm thị"của nhóm học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố

Hồ Chí Minh và Dự án “Nghiên cứu thu nhận Lipid từ sinh khối vi sinh vật lên

men rơm rạ hướng tới nguyên liệu sản xuất Biodiesel” của nhóm học sinh

Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam.

2.5. Mục tiêu 5: Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học

sinh năng khiếu ở trường chuyên với việc đào tạo ở đại học; lựa chọn những

học sinh có năng khiếu nổi bật vào học tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất

lượng cao của các trường đại học chất lượng cao trong nước và các trường đại

học có uy tín ở nước ngoài để tiếp tục đào tạo, phát triển năng khiếu.

Bộ GDĐT đã có quy định về tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng những

học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và cuộc thi

khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia theo hướng gần với môn

chuyên của học sinh. Hiện tại hầu hết học sinh tại lớp cử nhân tài năng, kỹ sư

chất lượng cao của các trường đại học là học sinh trường chuyên. Những học

sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế được ưu tiên xét tuyển đi học tại

các trường đại học có uy tín nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.

2.6. Mục tiêu 6: Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường chuyên

với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm về

tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu học sinh; đồng thời thu hút

nguồn lực vào phát triển hệ thống các trường chuyên. Đến năm 2020, mỗi

Page 186: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

186

trường chuyên hợp tác được với ít nhất một cơ sở giáo dục có uy tín trong khu

vực, quốc tế.

Một số trường chuyên như Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường

chuyên KHTN - Trường ĐHKHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường chuyên

Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, Trường chuyên Lê Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh,

trường chuyên Lào Cai đã có chương trình hợp tác với một số trường tại nước

ngoài. Trường chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng liên kết với hơn 10 trường đại

học của các nước Úc, Anh, Singapore, New Zealand, Pháp; đã gửi hàng trăm

học sinh đi đào tạo tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa thành phố và

một số trường đại học ở Nhật, Anh, Úc, Pháp, Mỹ... Trường chuyên Hà Nội -

Asterdam quan hệ hợp tác trao đổi giáo viên, học sinh với các trường của Pháp,

Hàn Quốc, Trung Quốc; đưa học sinh sang học theo chương trình phổ thông

hoặc dự bị đại học theo chương trình học bổng tại các nước Anh, Mỹ,

Singapore; một số trường đại học của Pháp, Singapore, Nhật Bản đã tuyển học

sinh của trường sang học đại học theo chế độ học bổng.

Đánh giá chung

a. Đề án phát triển hệ thống trường chuyên đến năm 2020 đã có tác động

rất lớn đến việc thay đổi nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, GV,

CBQL, cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội về mục tiêu trường chuyên. Trường

chuyên đã được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cấp

trung ương và địa phương.

b. Mạng lưới trường chuyên từng bước được hoàn thiện, quy mô trường

lớp và học sinh được mở rộng.

c. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường chuyên từng bước

được tăng cường.

d. Chất lượng đội ngũ GV, CBQL trong trường chuyên có chuyển biến

đáng kể về chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên

môn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm.

đ. Chất lượng giáo dục tại các trường chuyên có chuyển biến rõ nét, thể

hiện qua kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục, kết quả thi đại học, kết quả thi olimpic

khu vực, quốc tế, thi Intel ISEF trong các năm qua. Việc nâng trình độ ngoại

ngữ, tin học cho học sinh được các trường chú trọng; việc thí điểm dạy học một

số môn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh đã được thực hiện; việc tổ chức cho

Page 187: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

187

học sinh trường chuyên nghiên cứu khoa học, tham gia cuộc thi khoa học, kỹ

thuật học sinh trung học cấp quốc gia được các trường chuyên đưa vào nhiệm vụ

hàng năm.

e. Việc tổ chức giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục trong nước được các

trường chuyên thực hiện tốt; việc giao lưu, hợp tác với cơ sở giáo dục nước

ngoài đã được một số trường chuyên thực hiện.

3. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển các trường chuyên

trong thời gian tới?

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8

khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số

88/2014/QH13 ngày 28/11/ 2014 Kỳ họp thứ tám Quốc hội khóa XIII về đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bên cạnh việc đi đầu thực

hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục trung học, các trường chuyên cần tiếp tục

phấn đấu thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án 959: “Xây dựng và phát

triển các trường chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất

lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện

đại”; “Các trường chuyên là hình mẫu của các trường THPT về cơ sở vật chất,

đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục”; “Tạo chuyển biến cơ bản

về chất lượng giáo dục trong các trường THPT chuyên theo hướng tiếp cận với

trình độ tiên tiến của thế giới”, trong đó cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ,

giải pháp sau:

3.1. Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết

Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phù hợp với mục tiêu,

đặc thù của trường chuyên. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc

vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu

quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo

dục và việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của GV, CBQL,

nhân viên và học sinh của từng trường chuyên.

3.2. Củng cố, xây dựng và phát triển các trường chuyên hiện tại theo

hướng hiện đại và hội nhập.

- Chủ động tham mưu với các cấp quản lý về quy mô số môn chuyên, lĩnh

vực chuyên, số lớp chuyên, số học sinh chuyên trên cơ sở đảm bảo mục tiêu,

Page 188: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

188

chiến lược phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện

nhà trường, năng lực đội ngũ và chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao của đất nước, địa phương.

- Tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp các trường chuyên thành các trường

đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Tham mưu với cấp quản lý

trực tiếp về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo sử dụng có hiệu quả

nguồn kinh phí từ trung ương, địa phương. Huy động nguồn kinh phí từ các tổ

chức, cá nhân cho việc đầu tư cơ sở vật chất nhà trường. Ưu tiên đầu tư mở rộng

diện tích, xây dựng cơ sở vật chất để đạt chuẩn quốc gia và tăng cường phương

tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy học, nghiên cứu

khoa học của GV, CBQL, học sinh.

3.3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý của

các cơ sở giáo dục chuyên theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền

chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc

nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý.

3.4. Phát triển đội ngũ GV, CBQL đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ

cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp.

- Rà soát, đánh giá năng lực đội ngũ GV, CBQL, nhân viên hiện có; tập

trung phát triển đội ngũ GV, CBQL trường chuyên về năng lực chuyên môn, kỹ

năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng

lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức

các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng

chuyên môn, GV cốt cán, GV chủ nhiệm lớp, GV tư vấn; chú trọng đổi mới sinh

hoạt chuyên môn. Chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV,

CBQL trường chuyên để tham gia tích cực vào các hoạt động đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Tích cực đổi mới hoạt động của các tổ/nhóm chuyên môn, xây dựng đội

ngũ GV cốt cán làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa

học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; nâng cao vai trò của GV chủ

nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý,

phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh chuyên. Tăng cường công tác tự bồi

dưỡng, chú trọng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, tài liệu. Chủ động

Page 189: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

189

phối hợp có hiệu quả với các cơ sở giáo dục khác trong việc tổ chức các hoạt

động nhằm phát triển năng lực chuyên môn cho GV, CBQL.

3.5. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các trường

chuyên tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới.

- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý

tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng

thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học

của học sinh.

- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi môn học theo

chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và nội dung dạy học môn chuyên,

tiến hành rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung dạy học

theo hướng tích hợp; xây dựng nội dung dạy học tích hợp, các chủ đề liên môn

phù hợp với điều kiện giáo dục của nhà trường và điều kiện học sinh.

- Xây dựng chuyên đề dạy học: Nội dung các chuyên đề nhằm đáp ứng

nhu cầu khác nhau của học sinh, trang bị cho học sinh một số năng lực, nhất là

năng lực đặc thù phù hợp với đặc điểm cá nhân, định hướng nghề nghiệp, giúp

học sinh chuẩn bị học tập giai đoạn giáo dục đại học có chất lượng.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của

người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để

học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; chuyển từ

học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt

động xã hội, ngoại khóa; chú trọng tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học;

đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, phát triển đội ngũ và

quản lý nhà trường.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; coi

trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố

gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học, phối hợp sử dụng

kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh

giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với

đánh giá của gia đình và của xã hội.

- Nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng Anh; tổ chức

các hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ cho giáo viên,

Page 190: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

190

học sinh; tiếp tục mở rộng việc tổ chức dạy học một số chuyên đề của các môn

Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học bằng tiếng Anh với lộ trình tăng dần

theo từng năm.

- Thí điểm sử dụng chọn lọc một số nội dung giáo dục tiên tiến của nước

ngoài vào kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tập trung hình

thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh: Năng lực tổ chức hoạt động,

năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực

vượt khó và quản lý cảm xúc, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về việc nghiên cứu khoa học và hướng dẫn

học sinh nghiên cứu khoa học của giáo viên; chuẩn bị tích cực cho việc tham gia

cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học các cấp.

- Tăng cường xây dựng nguồn học liệu (câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch

bài dạy, tài liệu tham khảo,...) có chất lượng trên website của trường chuyên và

khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống mạng thông tin “Trường học kết nối”.

3.6. Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường chuyên với các cơ sở

giáo dục nước ngoài có uy tín.

- Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài

tham gia giảng dạy một số nội dung, đặc biệt là giảng dạy môn Ngoại ngữ.

- Chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục nước ngoài về phát triển nội

dung dạy học và bồi dưỡng giáo viên.

- Có kế hoạch đưa học sinh đi tham gia các khóa học tập tại nước ngoài và

thu hút học sinh nước ngoài vào học tại nhà trường./.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1) Việc tổ chức thực hiện các nội dung chuyên sâu mà Bộ đã ban hành ở

trường chuyên hiện nay như thế nào?

2) Vấn đề thí nghiệm thực hành các môn khoa học tự nhiên được thực

hiện như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn là gì?

3) Giải pháp phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh và

giáo viên trường chuyên là gì?

Page 191: SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - sep2.vnsep2.vn/webroot/documents/1492586852_Mot so van de ve DMCTSGK THPT.pdf · DANH SÁCH BAN BIÊN SO ... BAN BIÊN SO ẠN . 7 BAN

191

4) Vấn đề dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh: Ích lợi? Thuận

lợi? Khó khăn? Giải pháp?

5) Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên chuyên là gì?

6) Quan hệ trường chuyên với các cơ sở giáo dục đại học: Thực trạng và

giải pháp?

7) Quan hệ quốc tế của trường chuyên: Thực trạng và giải pháp?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Quyết định số 959/QĐ-CP phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường

THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020.

2) Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai

đoạn 2008-2020” ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008

của Thủ tướng Chính phủ./.

-------------------------------------------------------------