sỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo an giang cỘng hÒa xà hỘi chỦ...

30
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG Số: 252/QĐ-THPT.NVH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Mỹ Hiệp, ngày 10 tháng 11 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy chế làm việc năm học 2019-2020 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Căn cứ kết quả lấy ý kiến đóng góp xây dựng Quy chế làm việc của trường THPT Nguyễn Văn Hưởng tại Hội nghị công chức, viên chức ngày 14/9/2019 . QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của trường THPT Nguyễn Văn Hưởng. Điều 2. Quyết định này thay thế các quyết định trước đây đã ban hành về việc ban hành quy chế làm việc của trường THPT Nguyễn Văn Hưởng. Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường THPT Nguyễn Văn Hưởng chịu trách nhiệm thi hành ./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở GD&ĐT An Giang (b/c); - BGH, CTCĐ, BTĐT, TT; - Website ; - Lưu VT. Nguyễn Phú Dinh - 1 -

Upload: others

Post on 04-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG

Số: 252/QĐ-THPT.NVH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Mỹ Hiệp, ngày 10 tháng 11 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy chế làm việc năm học 2019-2020

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ kết quả lấy ý kiến đóng góp xây dựng Quy chế làm việc của trường THPTNguyễn Văn Hưởng tại Hội nghị công chức, viên chức ngày 14/9/2019 .

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của trường THPTNguyễn Văn Hưởng.

Điều 2. Quyết định này thay thế các quyết định trước đây đã ban hành về việc banhành quy chế làm việc của trường THPT Nguyễn Văn Hưởng.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinhtrường THPT Nguyễn Văn Hưởng chịu trách nhiệm thi hành ./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG- Sở GD&ĐT An Giang (b/c); - BGH, CTCĐ, BTĐT, TT;- Website ; - Lưu VT. Nguyễn Phú Dinh

- 1 -

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

QUY CHẾ LÀM VIỆC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN HƯỞNG NĂM 2019

(Ban hành theo Quyết định số 252/QĐ-THPT.NVH ngày 10 /11/2019 )

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh 1. Quy chế này quy định tổ chức bộ máy nhà trường, nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng ( sau đây gọi là lãnh đạo trường) 2. Các cán bộ, giáo viên, viên chức văn phòng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ côngtác với Nhà trường, với lãnh đạo trường đều chịu sự điều chỉnh của Quy chế này. 3. Trường hợp văn bản của Lãnh đạo trường ban hành trước Quy chế này quy định trình tự xửlý công việc khác với quy định trong Quy chế này thì áp dụng theo trình tự quy định tại Quy chế này.Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Lãnh đạo trường 1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể lãnh đạo trường với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân. Mọi hoạt động của Lãnh đạo trường phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của học sinh, giáo viên, nhân viên. 2. Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ một người phụ trách và chịu trách nhiệm. Hiệu trưởng là Thủ trưởng cơ quan được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công. 3. Xử lý công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác năm học và Quy chế làm việc của nhà trường.

4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật giao.

Chương IINHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

( Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/ 4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo)

Điều 3. Phẩm chất chính trị1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- 2 -

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.Điều 5. Lối sống, tác phong

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phánnhững biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trongquan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được

phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp,

học tập, coi thi, chấm thi.8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt

tại cộng đồng.9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với

quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. 10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm,

bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm,ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Chương IIIMÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG(Trích Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017của Chính phủ)

- 3 -

Điều 7. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

1. Địa điểm đặt cơ sở giáo dục không không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.

2. Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảođảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện;

b) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học;

c) Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng,thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học.

d) Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thânthiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.

3. Thiết bị dạy học của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinhlý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận.

Điều 8. Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy

a) Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáodục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái vớivăn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;

b) Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấphành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;

c) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học;được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.

Điều 9. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

a) Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thươngtích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;

b) Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáodục có sự tham gia của người học;

c) Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếpnhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;

d) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt độngngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa,thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý củangười học;

đ) Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;

e) Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảman toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.

Điều 10. Phòng, chống bạo lực học đường

1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:

a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạolực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừavà can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chốngbạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo,

- 4 -

nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệcho người học;

c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tốgiác về bạo lực học đường;

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, ngườihọc có nguy cơ bị bạo lực học đường;

b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗtrợ cụ thể;

c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằmngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

3. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:

a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thờicủa người học;

b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực;theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;

c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quákhả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG III SINH HOẠT, HỘI HỌP; LẬP KẾ HOẠCH, BÁO CÁO

LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI; HÀNH VI, NGÔN NGỮ, TRANG PHỤC

Điều 11: Sinh hoạt, hội họp. Trong trường có các cuộc họp sau:1. Họp Hội đồng:Thành phần: Toàn thể CB-GV-NV trong nhà trường. Hiệu trưởng chủ toạ cuộc họp. Các lần

họp trong năm: chuẩn bị năm học mới, đầu học kỳ, sơ kết HK, tổng kết năm học. Hiệu trưởng sẽthông báo ngày giờ họp cụ thể.

2. Họp tổ chuyên môn kết hợp sinh hoạt tổ công đoàn. - Chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn chủ toạ. - Công đoàn: Tổ trưởng công đoàn chủ toạ. Thành phần: Toàn bộ thành viên trong tổ chuyên môn, mỗi tháng họp 2 lần. Tổ Công

đoàn họp 1 lần/tháng.3. Họp tổ Văn phòng: Thành phần: Toàn bộ thành viên trong tổ. Tổ trưởng chủ toạ cuộc họp. Mỗi tháng họp 1 lần 4. Sinh hoạt Tổ chủ nhiệm: Thành phần: Tất cả GV chủ nhiệm, BT và Phó BT Đoàn trường, BGH. HT chủ trì cuộc họp.

Họp vào giờ ra chơi buổi sáng thứ bảy mỗi tuần.5. Họp giao ban liên tịch.

Thành phần dự họp: HT, PHT, BT chi bộ, BT Đoàn trường, CT Công đoàn. Tổ chức theoyêu cầu tình hình. Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp.

(Từng bộ phận đánh giá công việc đã thực hiện và nêu phương hướng công tác sắp đến. Bànbạc trong liên tịch và HT tổng kết)

6. Họp Chi bộ: Mỗi tháng họp Chi bộ 1 lần vào cuối tháng. Tất cả đảng viên tham dự họp.

- 5 -

7. Sinh hoạt đoàn thể: Chủ tịch Công đoàn, BT Đoàn trường chủ động tổ chức cho đoàn thể mình sinh hoạt theođịnh kỳ và theo chủ đề trong thời gian cho phù hợp. Mỗi tháng sinh hoạt 1 lần. Lưu ý: - Căn cứ công việc thực tiễn, hàng tháng Hiệu trưởng bố trí các cuộc họp ở các tuần chophù hợp. - Trong các cuộc họp, sinh hoạt tất cả CB-GV-NV tập trung nghe, ghi chép đầy đủ nộidung, không nói và làm việc riêng, không sử dụng điện thoại...

Điều 12: Lập kế hoạch.

a/ Lập kế hoạch nhiệm vụ năm học: - Đầu mỗi năm học các GV, GVCN, nhân viên, các Tổ chuyên môn, các đoàn thể, các bộ

phận phải lập kế hoạch nhiệm vụ năm học của cá nhân. Tổ trưởng quản lý kế hoạch cá nhân của GV,NV. Các Tổ trưởng, các tổ chức trong trường gởi cho thành viên BGH theo phân công quản lý kếhoạch của bộ phận mình.

- Hiệu trưởng lập kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường và thông qua trong Hội nghịCBCC đầu năm học để góp ý và thực hiện.

b/ Lập kế hoạch tháng: - Đầu mỗi tháng (trước ngày 3 hàng tháng), các tổ chức, bộ phận lập kế hoạch tháng báo

cáo cho Hiệu trưởng để lên kế hoạch thực hiện. - Ban Giám hiệu sẽ lên kế hoạch hàng tháng, hàng tuần và thông báo để toàn trường biết kế

hoạch nhằm chủ động công việc.Lưu ý: Kế hoạch thiết lập phải đúng theo yêu cầu, khả thi, đảm bảo thời gian, hiệu quả và

trình các bộ phận liên quan để xét duyệt theo quy định.

Điều 13: Báo cáo:Nhà trường, các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. Ngoài báo cáo theo yêu cầu của từng nhiệm vụ, nhà trường quy định chế độ báo cáo định kỳ như sau:

1/ Báo cáo định kì. 1.1. Hàng tuần: - Đoàn trường, phụ trách thi đua học sinh báo cáo với Hiệu trưởng vào tiết thứ 5 chiều thứ

6 hàng tuần (trừ các buổi có sinh hoạt ngoại khoá, bận việc đột xuất) tình hình thực hiện nội quy học sinh, nền nếp, thi đua trong tuần.

- GVCN nắm kỹ tình hình HS để báo cáo công tác chủ nhiệm cho Tổ trưởng chủ nhiệmtrong buổi họp tổ chủ nhiệm; cập nhật nề nếp, chuyên cần, thực hiện nội quy của học sinh lênwebsite Vnedu.vn của trường vào tiết thứ 5 chiều thứ 6 hàng tuần (trừ các buổi có sinh hoạt ngoạikhoá, bận việc đột xuất). Nếu có sự việc đột xuất liên quan đến lớp xảy ra thì khẩn trương báo cáo sựviệc cho Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó biết.

- Kế toán, thủ quỹ báo cáo tiến độ thu các loại quỹ: BHYT, BHTN, học phí, phí phụ đạo/nâng cao.

- Phó Hiệu trưởng báo cáo tình hình công tác chuyên môn, công tác ngoài giờ trong tuần và tham mưu kế hoạch công tác tuần tới với Hiệu trưởng.

1.2. Hàng tháng: 2.1. Giáo viên bộ môn báo cáo với tổ trưởng vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. 2.2.Tổ trưởng chuyên môn: tổ trưởng tổng hợp tình hình báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ của tổ cho Phó HT chuyên môn biết. Khi cần có thể báo cáo công việc với Hiệu trưởng để giảiquyết.

2.3. Giáo viên chủ nhiệm thông tin cho thư ký HĐ nhà trường nắm về số học sinh tăng, giảm với lý do cụ thể vào ngày cuối của tháng, báo cáo đột xuất với BGH những trường hợp đặc biệt.

2.4. Thư ký HĐ tổng họp vào biểu bảng thống kê sĩ số học sinh dán tại phòng giáo viên; 2.5.Nhân viên thiết bị, thư viện, kế toán, thủ quỷ, văn thư, bảo vệ, y tế, thiét bị…báo cáo

tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình cho HT.

- 6 -

2. Báo cáo cuối học kỳ I và cuối năm học: - Tất cả CB, GV, NV viết bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại cuối năm theo hướng dẫn của

trường, Sở. - Phó HT, Tổ trưởng chuyên môn, Trưởng ban, GVCN, nhân viên Thiết bị, Thư viện, Kế

toán, Thủ quỹ, Văn thư, Bảo vệ, Y tế… báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cuối học kì I và cuốinăm cho Hiệu trưởng để chỉ đạo công tác Sơ kết, tổng kết của trường.

- Thư ký Hội đồng cùng NV văn thư giúp Hiệu trưởng lập báo cáo sơ kết, tổng kết củatrường.3. Báo cáo cho Sở và Huyện: - Thư ký HĐ, NV văn thư thiết lập báo cáo định kì ( tháng, quý, học kì I, cuối năm…) cho

cấp trên, trình BGH duyệt trước khi gởi đi. - Các Phó HT, Đoàn trường, Công đoàn lập báo cáo liên quan đến bộ phận mình phụ trách

và báo cáo cấp trên.

Điều 14: Giờ làm việc.1/ Đối với giáo viên: - Giảng dạy trên lớp theo phân công của Hiệu trưởng. Nếu được phân công nhiệm vụ giảng

dạy vượt quá 17 tiết/tuần thì được tính tăng giờ theo Quyết định số 50 của Liên Bộ GD&ĐT, Tàichính và Nội vụ và hướng dẫn của Sở.

- Thời gian còn lại thực hiện nhiệm vụ, nghiên cứu bài dạy, soạn bài, chấm bài,…. Ngoài racòn phải tham gia họp hội, sinh hoạt, các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động khác theo kế hoạch củatrường trong giờ hành chính.

- Khi có hiệu lệnh trống vào lớp thì GV đi lên lớp, không chậm trễ. 2/ Giờ giấc làm việc của nhân viên của tổ văn phòng: - Buổi sáng từ 7h00-> 11h00 - Buổi chiều từ 13h30-> 17h00.

3/ Riêng đối với Bảo vệ thì thực hiện chế độ trực theo ca:- Ca trực: một người . Thời gian 1 ca trực: 8 giờ. - Một ngày: 3 ca x 8 giờ =24 giờ, theo trình tự luân phiên.- Ca 1: từ 6g00 đến 14g00; Ca 2: từ 14g00 đến 22g00; Ca 3: từ 22g00 đến 6g00 ngày hômsau.- Số ngày trực trong tuần: từ thứ 2 đến thứ 7. Số giờ trực: 48 giờ.- Trực bảo vệ phải ghi sổ nhật ký trực.

Lưu ý: - Tất cả CB-GV-NV làm việc đúng giờ theo quy định, không đi trể, về sớm.- Khi đến trường giảng dạy hoặc làm việc, CB-GV-NV để xe tại nhà xe giáo viên cho ngăn

nắp, người đi trước để trong người đi sau để ngoài, không để lộn xộn trong nhà xe và không để xe ởsân trường, trước khu hiệu bộ.

Điều 15: Tham dự lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần.Ngày thứ 2, tiết 1 hằng tuần, trường tổ chức lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần. Các GV có tiết

2 của ngày thứ hai, BGH, ĐT, NV tham dự tiết chào cờ buổi sáng ( trừ giáo viên nữ có con dưới 2tuổi).

Đoàn trường chuẩn bị nội dung để tổ chức sinh hoạt tiết chào cờ, phối hợp các tổ chuyênmôn thực hiện tháng bộ môn dưới cờ.

Trời mưa thì không tổ chức lễ chào cờ; buổi sáng phải đôn tiết học, GV lưu ý để thực hiện,tránh bỏ hoặc trễ tiết dạy.

Điều 16: Nghỉ chế độ, ốm đau, nghỉ việc riêng, công tác. (Luật Lao động 2012)

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày ( GV nghỉ theo qui định của ngành); c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- 7 -

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợpsau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; conchết: nghỉ 03 ngày.

d) Theo luật BHXH (sửa đổi) 2014: lao động nam có vợ sinh con đươc nghỉ việc hưởng chếđộ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường, 7 ngày đối với trường hợp sinh giảiphẫu.

e) Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, con ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thựchiện theo BHXH (sửa đổi) 2014. 3. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sửdụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn;anh, chị, em ruột kết hôn.

4. Nghỉ ốm đau, tai nạn, thai sản phải đảm bảo các chứng từ của bệnh viện và được chế độtrợ cấp bảo hiểm xã hội. Phải có đơn xin phép nộp ngay sau khi ốm đau, tai nạn,…hoặc con ốm mẹnghỉ (đối với giáo viên, nhân viên nữ ) và sau khi hết phép phải nộp toàn bộ chứng từ liên quan đểlàm chế độ. Đối với các trường hợp nghỉ hiếu, hỉ phải gửi đơn xin phép Hiệu trưởng trước 3 ngày vàđược sự thống nhất mới nghỉ. Nghỉ có tính bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ do có sự điều động của cấptrên thì mới được tính tiền dạy thay cho giáo viên dạy thay, không đủ chứng từ tính bảo hiểm hoặcgiấy điều động hợp lệ thì cá nhân đó phải có trách nhiệm trả tiền dạy thay cho giáo viên dạy thay.

Trong những trường hợp đau ốm đột xuất, sự cố bất thường ( tai nạn, thiên tai…) khôngđến lớp (bỏ giờ), đến trường (bỏ công tác) được thì ngay trong buổi đó phải gởi đơn xin phép cho tổtrưởng và tổ trưởng chuyển đơn báo cáo cho BGH và phải nộp chứng từ hợp lệ sau khi nghỉ.

5. Nghỉ việc riêng (các trường hợp không quy định chế độ nghỉ ) Hiệu trưởng chỉ cho phéptối đa 3 ngày, phải có đơn xin phép trước và được Hiệu trưởng đồng ý cho nghỉ mới được phép nghỉvà phải dàn xếp chuyên môn (có chữ ký người nhận việc), không được bỏ giờ làm ảnh hưởng đếnhoạt động chung. Không chấp nhận xin phép qua trung gian, qua điện thoại (ngoại trừ những trườnghợp đặc biệt), nghỉ trước rồi mới gởi đơn xin phép. Gởi đơn mà chưa được ý kiến trả lời của Hiệutrưởng hoặc báo qua Tổ trưởng là không được chấp nhận và xem như vi phạm quy chế.

6. Những trường hợp đi công tác do cấp trên điều động phải có giấy triệu tập và được sựđồng ý của nhà trường mới hợp lệ. Điều 17: Các bước thực hiện nghỉ phép.

a) Nghỉ chế độ ốm đau, thai sản:- Cá nhân có đơn xin nghỉ.- Hiệu trưởng xét duyệt, đồng ý (nếu nghỉ không quá thời gian quy định của BHXH).- Hiệu trưởng cấp giấy nghỉ phép, lập hồ sơ thực hiện thủ tục hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

cử người thay thế phần việc của người nghỉ.- Kế toán lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan BHXH để thanh toán.- Hiệu trưởng giải quyết chế độ làm thêm cho người thay thế (nếu có).b) Nghỉ không hưởng lương:- Cá nhân có đơn xin nghỉ.- Hiệu trưởng xét duyệt, đồng ý ( nếu có lý do chính đáng).- Hiệu trưởng cấp giấy nghỉ phép, lập hồ sơ thực hiện thủ tục không hưởng lương và đóng

BHXH,BHYT của người nghỉ; cử người thay thế phần việc của người nghỉ.- Kế toán làm thủ tục không chuyển trả lương cho người nghỉ .- Lưu hồ sơ cá nhân và trừ thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.- Hiệu trưởng giải quyết chế độ làm thêm cho người thay thế (nếu có).c) Văn bản tham khảo: - Quy định hiện hành về làm thêm giờ: 08/2005/TTLT-BNV-BTC, 50/2008/TTLT-BGDĐT-

BNV-BTC.

- 8 -

- Các văn bản về Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm thất nghiệp, Luật cán bộ công chức, Luật viênchức. Bộ luật lao động…

* Chế độ nghỉ ốm đau, thai sản của người lao động nghiên cứu từ Điều 21 đến Điều 37 củaLuật Bảo hiểm xã hội.

* Hồ sơ thủ tục thực hiện chế độ nghỉ phép của người lao động nghiên cứu Điều 112 đến Điều117 của luật Bảo hiểm xã hội. Điều 18: Ứng xử, trang phục.

1. Ứng xử của cán bộ quản lý 1.1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, baodung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Khôngxúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.

1.2. Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên;nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huynăng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch,gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổlỗi.

1.3. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ,thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.

1.4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực.Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

2. Ứng xử của giáo viên 2.1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp vớiđối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xửcông bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực họcđường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổnthương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu cáchành vi vi phạm của người học. 2.2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực vàthể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định.Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm củacán bộ quản lý. 2.3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị,chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhânviên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết. 2.4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. 2.5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. 3.Ứng xử của nhân viên 3.1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực. 3.2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi. 3.3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm. 3.4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. 4. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định củaChính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước. - GV, NV phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ. - Lễ phục: GV nam: áo sơ mi, cravat; GV nữ: áo dài truyền thống, comple nữ.

- 9 -

- Trang phục: GV nam: áo sơ mi, mang giầy hoặc dép có quay hậu; GV nữ: áo dài truyền thống (Sáng ngày thứ 2, 5); comple nữ (các buổi còn lại, hội họp)

- Riêng giáo viên quốc phòng, thể dục phải mặc trang phục theo quy định của giáo viênquốc phòng, thể dục và mang giày thể thao khi giảng dạy. Khi họp, lễ, hội…mặc trang phục nhưgiáo viên khác.

- Đối với nhân viên khi làm việc mặc âu phục (nhân viên nữ có thể mặc áo dài, váy), khi dựhội nghị, đại hội mặc trang phục như giáo viên.

- Nhân viên y tế, giáo viên phụ trách phòng bộ môn mặc áo blouse trong giờ làm việc.

Chương VTỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 19 : Hiệu trưởng – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng có 01 Hiệu trưởng; 02 Phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng vàPhó Hiệu trưởng do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện nhiêm vụ ( theo phân công nhiệm vụ ban giám hiệucủa Hiệu trưởng ) về việc phân công công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và quy định chi tiếttại Quy chế này.Điều 20: Tổ chuyên môn - nghiệp vụ

1. Tổ chuyên môn : Được chia thành 07 tổ gồm: Tổ Toán; Tổ Lý –Tin - KTCN; Tổ Hóa - Sinh-KTNN; Tổ Sử - Địa - GDCD; Tổ Ngữ văn; Tổ Ngoại ngữ ; Tổ TD - QPAN. 2. Tổ văn phòng : Gồm các viên chức làm công tác kế toán, văn thư-Giáo vụ, thư viện, Y tế - Thủ quỹ, bảo vệ -phục vụ.Điều 21: Hội đồng trường: Thực hiện theo Điều 20 - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi tắt là TT 12/2011), do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng.Điều 22: Các Hội đồng trong nhà trường :

Các Hội đồng trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập trong năm học và làm Chủ tịch Hội đồng, trừ Hội đồng nêu tại mục b khoản 2 điều này, gồm:

1. Hội đồng thi đua và khen thưởng: Thành lập vào đầu năm học để giúp Hiệu trưởng tổchức các phong trào thi đua, đề nghị khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, viên chức, học sinhtrong nhà trường. Các thành viên của Hội đồng gồm: Hiệu trưởng (Chủ tịch), các Phó Hiệu trưởng,đại diện Chi uỷ Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn (Phó Chủ tịch thi đua khối viên chức), Bí thư Đoàntrường (Phó Chủ tịch thi đua khối học sinh), các Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên chủ nhiệmlớp. .

2. Hội đồng kỷ luật: 2.1. Đối với học sinh: Được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật theo từng vụ việc. Các thành

viên gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, đại diện Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp cóhọc sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện Hội Cha mẹhọc sinh.

2.2. Đối với cán bộ, giáo viên, viên chức: Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện cho từng vụ việc và theo quy định của pháp luật.

3. Các Hội đồng khác: Như Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét nâng lương … được thànhlập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc.Thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của từng Hộiđồng này do Hiệu trưởng quy định. Hiệu trưởng có thể thành lập một số Hội đồng tư vấn về giáo dục học sinh như giáo dụcđạo đức- lối sống, giáo dục tư vấn-hướng nghiệp, giáo dục tâm lý lứa tuổi…theo yêu cầu thực tế vàkhả năng đáp ứng của lực lượng giáo dục nhà trường.Điều 23: Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường có Chi bộ Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn cơ sở được thành lập và tổ chức theo điều lệ Đảng, Đoàn, Công đoàn. Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật thông qua quy chế hoạt động của Chi ủy.

- 10 -

Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong nhàtrường hoạt động theo quy định của pháp luật thông qua Quy chế phối hợp với Hiệu trưởng nhằmgiúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Chương VQUY ĐỊNH VIỆC PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

Điều 24: Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 1. Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Hưởng Họ và tên: Nguyễn Phú Dinh Số điện thoại: 0919072299 Địa chỉ email: [email protected] 2. Trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Hiệu trưởng hoặctrưởng các tổ chức, đoàn thể phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với từng lĩnh vựcchuyên môn cụ thể. Khi được ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của người được ủyquyền phát ngôn, văn bản ủy quyền được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của trường trong thờihạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền. 3. Các cá nhân không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báochí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh nhàtrường để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dungthông tin đã cung cấp.Điều 25: Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Tổ chức họp báo.2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của nhà

trường.3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn

bản hoặc qua thư điện tử.5. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung

thông tin trên báo chí.* Một số lưu ý khi làm việc với phóng viên báo chí1. Khi nhận được đề nghị làm việc của phóng viên báo chí, nhà trường yêu cầu phóng viên

xuất trình một trong các giấy tờ sau: - Thẻ nhà báo còn thời hạn sử dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Lưu ý: cần nhận biết Thẻ nhà báo để tránh nhầm lẫn với các loại thẻ, giấy tờ khác không phải là Thẻnhà báo.

- Trường hợp phóng viên không có Thẻ nhà báo, hoặc Thẻ nhà báo không còn thời hạn sửdụng thì đề nghị xuất trình Giấy giới thiệu (kèm giấy tờ tùy thân có dán ảnh của phóng viên). Giấygiới thiệu chỉ có giá trị khi còn trong thời hạn do cơ quan báo chí cấp; ghi rõ: Tên cơ quan, tổ chứccần làm việc, nội dung và thời gian làm việc cụ thể.

2. Nếu phóng viên không xuất trình được một trong các giấy tờ nêu trên, nhà trường có quyền từ chối đề nghị làm việc của phóng viên.

3. Ngưởi phát ngôn phải chuẩn bị đầy đủ và chính xác các thông tin để cung cấp theo đề nghịcủa phóng viên. Đối với trường hợp chưa có thông tin đầy đủ và chính xác để cung cấp, người thựchiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đề nghị phóng viên xếp lịch, đăng ký làm việc vớiHiệu trưởng nhà trường; đề nghị phóng viên nêu trước câu hỏi để chuẩn bị trả lời cho chu đáo. Đốivới thể loại phỏng vấn, đề nghị phóng viên cho xem lại bài trước khi đăng tải chính thức. Khi thựchiện trả lời phỏng vấn trên báo chí cần lưu ý thực hiện theo Điều 40 Luật Báo chí năm 2016Điều 26: Người thực hiện phát ngôn có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chítrong các trường hợp sau đây:

a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định củaĐảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

- 11 -

b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hànhchính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điềutra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;

c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việcđang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơquan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyềnmà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;

d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định củapháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.

Chương VQUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Nhà trường là một đơn vị có tổ chức. Các thành viên, bộ phận được phân công với nhiệm vụ cụthể, rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn, sở trường của mình. Trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ các thành viên, bộ phận phải hợp tác, phối hợp với nhau nhịp nhàng để tạo ra hiệu quả,thương hiệu nhà trường.

MỤC 1. NHIỆM VỤ CỦA HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Điều 25 : Nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức giải quyết công việc của Hiệu trưởng.1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của trường

trung học; của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông (THPT) quy định tại điều 3chương I và điều 19 chương II của TT 12/2011. Hiệu trưởng quản lý toàn bộ hoạt động của nhàtrường. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề có tính định hướngphát triển trên tất cả các lĩnh vực của trường THPT công lập.

2. Hiệu trưởng có trách nhiệm, quyền hạn và giải quyết các công việc theo quy định tại Điều19 chương II TT 12/2011 và các công việc mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết củangười đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Cách thức giải quyết công việc của Hiệu trưởng: 3.1. Trực tiếp hoặc phân công Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng xử lý công việc trên

cơ sở hồ sơ, tài liệu của các tổ chuyên môn, nghiệp vụ, các tổ chức, cá nhân liên quan và phiếu trìnhgiải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. Trường hợp thực hiện công việc đã có quy định về trìnhtự, thủ tục của cấp có thẩm quyền thì theo quy định đó. 3.2. Trực tiếp hoặc phân công Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng họp, dự họp, làmviệc với lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dụcvà của địa phương.

3.3. Các cách thức khác theo quy định tại Quyết định này như: chỉ đạo trực tiếp đối với cácvấn đề thuộc thẩm quyền khi thấy cần thiết, đi công tác và xử lí công việc phát sinh thực tế tạitrường, tiếp công dân, tiếp khách, giải quyết qua điện thoại, email.

3.4. Hiệu trưởng là tổ trưởng tổ Văn phòng. Ký công lệnh cho các thành viên của tổ Văn phòng đi công tác. 4. Hiệu trưởng Nguyễn Phú Dinh phô tr¸ch c¸c c«ng viÖc cô thÓ sau:

a) X©y dùng, tæ chøc bé m¸y nhµ trêng;b) Thùc hiÖn c¸c NghÞ quyÕt, QuyÕt nghÞ cña Héi ®ång trêng;

c) X©y dùng kÕ ho¹ch vµ tæ chøc thùc hiÖn nhiÖm vô n¨m häc; d) Qu¶n lý gi¸o viªn, nh©n viªn; qu¶n lý chuyªn m«n; ph©n c«ng c«ng t¸c, kiÓm tra, ®¸nh gi¸xÕp lo¹i gi¸o viªn, nh©n viªn; thùc hiÖn c«ng t¸c khen thëng, kỷ luËt ®èi víi gi¸o viªn, nh©n viªntheo quy ®Þnh cña Nhµ níc; qu¶n lý hồ s¬ tuyÓn dông gi¸o viªn, nh©n viªn;

e) Qu¶n lý häc sinh vµ c¸c ho¹t ®éng cña häc sinh do nhµ trêng tæ chøc; xÐt duyÖt kÕt qu¶®¸nh gi¸, xÕp lo¹i häc sinh, ký x¸c nhËn häc b¹ 12, ký thÎ dù thi THPT, quyÕt ®Þnh khen thëng, kûluËt häc sinh;

f) Qu¶n lý tµi chÝnh (Chñ tµi kho¶n 1). Chỉ đạo công tác qu¶n lý tµi s¶n, cơ sở vật chất. Thùc hiÖn chÕ ®é chÝnh s¸ch;

- 12 -

g)Tæ chøc thùc hiÖn Quy chÕ d©n chñ trong ho¹t ®éng cña nhµ trêng; Phô tr¸ch c«ng t¸c thi ®ua.

h) Chỉ đạo công t¸c kiÓm tra néi bé; Admin các trang web trường, quản lý tài sản, thiết bị, Vemis, Pmis, Vnedu... Xử lí bước 1 công văn đến.

i) Chỉ đạo c«ng t¸c chñ nhiÖm; Công tác nề nếp học sinh; Häc sinh chuyÓn trêng ®i vµ ®Õn; Lập danh sách học sinh vào đầu năm học. j) Chỉ đạo công tác thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐHCĐ, c«ng t¸c tuyÓn sinh 10. k) Chỉ đạo công t¸c thi häc k×, thi nghề. l) Công tác phối hợp với với Ban đại diện CMHS, chính quyền địa phương, Công đoàn. m) Chỉ đạo công tác kiểm định chất lượng giáo dục, công tác đạt trường chuẩn quốc gia. Xâydựng cơ bản . n) ChÞu tr¸ch nhiÖm trước cÊp trªn vÒ c¸c nhiÖm vô. * Phô tr¸ch tæ chuyªn m«n: Toán và V¨n phßng.Điều 26: Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó hiệu trưởng thứ nhất: Phã HiÖu trëng Cao Thµnh LËp, gióp viÖc HiÖu trëng, phô tr¸ch trực tiếp các phần việc sau:

a) Công tác chuyên môn. Chỉ đạo hoạt động và duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn . b) Tham mưu công tác phân công chuyên môn. Điều chỉnh kế hoạch giờ dạy, phân công dạy

thay. Thực hiện các báp cáo chuyên môn. c) Lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra tập trung, thi học kì, các lớp phụ đạo, bồi dưỡng học sinh, ôn tập thi tốt nghiệp, thi lại. Lập kế hoạch, tổ chức dạy nghề phổ thông và thi lấy chứng chỉ nghề. d) Phụ trách công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV; Hội thi GV giỏi cấp trường, cÊp tØnh. e) Thực hiện hồ sơ công tác tuyển sinh 10. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi ĐH, CĐ.

f) Công tác tài chính (Chủ tài khoản 2, duyệt chi các phần việc phụ trách có hạn mức dưới 5 triệu đồng với sự thống nhất của Hiệu trưởng).

g) Ký xác nhận học bạ khối 10 (kể cả phần lý lịch). Ký công lệnh cho GV đi công tác, bồi dưỡng chuyên môn. h) Kiểm tra, ký duyệt sổ đầu bài khối 10, 11, 12. Ký duyệt sổ gọi tên ghi điểm. i) KiÓm tra néi bé (m·ng chuyªn m«n). j) ChÞu tr¸ch nhiÖm trước Hiệu trưởng và cấp trên vÒ c¸c nhiÖm vô được phân công. * Phô tr¸ch tæ chuyªn m«n: Ngữ văn, Sử-Địa-GDCD, Lý - Tin - KTCN.

Điều 27: Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó hiệu trưởng thứ hai: Phã HiÖu trëng Bành Phước Trọng, gióp viÖc HiÖu trëng, phô tr¸ch trực tiếp c¸c phần việc sau:

a) XÕp thêi khãa biÓu (b»ng phÇn mÒm).b) Phụ trách công tác cơ sở vật chất, quản lý tài sản, kiểm kê và thanh lý tài sản. c) Thực hiện công tác kiểm định chất lượng trường học.d) Thực hiện công tác trường học đạt chuẩn quốc gia.

®) Thèng kª chÊt lîng häc k×, c¶ n¨m. e) Ký xác nhận học bạ khối 11.

f) Công tác nề nếp, hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, bảo hiểm, hoạt động chủ điểm, thể dục, thể thao, văn nghệ, lao động (Phối hợp với Đoàn trường). g) Công tác SKKN, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các Hội thi do cấp trên tổ chức. Thực hiện hồ sơ công tác thi đua, khen thưởng. h) Phối hợp hoạt động với Đoàn TN.CS.HCM. Phèi hîp víi CMHS, chÝnh quyền địa phương thùc hiÖn c«ng t¸c y tế, khuyÕn häc vµ x· héi hãa, từ thiện, phßng chống thiªn tai, phßng ch¸y ch÷a ch¸y ... i) C«ng t¸c phục vụ dạy - học: thiết bị, thÝ nghiệm, phßng học bộ m«n, thư viện (kế hoạch, kýduyệt, hồ sơ, b¸o c¸o). j)C«ng t¸c c«ng nghÖ th«ng tin trong nhµ trêng; ®ång admin các trang web trường, quản lý tàisản, thiết bị, Vemis, Pmis, Vnedu... k) KiÓm tra néi bé (m·ng thiết bị và phôc vô d¹y- häc). l) Thực hiện hồ sơ, báo cáo công tác tuyển sinh ĐHCĐ. m) Lập kế hoạch, triển khai, báo cáo “Tháng hành đông vì sự nghiệp giáo dục”.

- 13 -

n) ChÞu tr¸ch nhiÖm trước Hiệu trưởng và cấp trªn vÒ c¸c nhiÖm vô được ph©n c«ng. * Phô tr¸ch tæ chuyªn m«n: Hãa-Sinh, Tiếng Anh và Thể dục-Quốc phßng.

MỤC 2.NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN, VĂN PHÒNG

Điều 28: Tổ trưởng chuyên môn1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ; Sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi

mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thực hiện theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014.

2. Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phânphối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

3. Triển khai các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch của trường, của tổ. Tổ chức thao giảng, dự giờ, thực hiện chuyên đề, hoạt động ngọai khóa…

4. Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV trong tổ.5. Tổ chức các phong trào thi đua, xét thi đua theo qui định của trường. Tham gia đánh giá,

xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho GV;7. Là đầu mối trong công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường;8. Tham mưu cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường.9. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên;10. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc

hay khi Hiệu trưởng yêu cầu (có ghi biên bản họp tổ);11. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu

trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.Điều 29: Tổ văn phòng

1. Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác. 2. Tổ Văn phòng có tổ trưởng và tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

3. Tổ văn phòng làm việc theo giờ hành chính. Phải thực hiện tốt các nhiệm vụ chính theochức danh, ngoài ra phải kiêm nhiệm các việc khác do lãnh đạo trường phân công. 4. Tổ Văn phòng có kế hoạch hoạt động, sinh hoạt một lần/tháng và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

MỤC 3. NHIỆM VỤ CỦA THƯ KÍ HỘI ĐỒNGĐiều 30: Thư kí hội đồng 1. Ghi chép biên bản các cuộc họp đơn vị, cuộc họp các hội đồng do Hiệu trưởng chủ trì. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng trường, hội nghị CB-VC, hội nghị liên tịch, lập báo cáo công tác chung của nhà trường. 2. Theo dõi số liệu học sinh hàng tháng, tổng hợp kết quả khen thưởng – kỷ luật viên chức, học sinh. Thực hiện và lưu các Hồ sơ thống kê tổng hợp của nhà trường (thi đua, kỷ luật, kết quả xếploại HS) thông báo kế hoạch công tác hàng tuần và các công tác đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng. 3. Thiết lập các biểu bản phục vụ cho việc quản lý, theo dõi các hoạt động, các đợt thi, kiểm tra khảo sát chất lượng của trường, hổ trợ công tác chia thời khoá biểu, ghi biên bản các cuộc họp của nhà trường. 4. Tham mưu cho lãnh đạo trường về các mảng công tác trong trường. Truyền đạt sự chỉ đạo hoặc thông báo các nội dung cần thiết khi lãnh đạo trường yêu cầu. 5. Giúp việc cho lãnh đạo trường về công tác Giáo Vụ – Học Vụ – Khảo Thí; kẻ bảng phân công coi kiểm tra tập trung, thi học kì. Lâp các biên bản thi học kì.

MỤC 4. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊNĐiều 31: Quy định chung

- 14 -

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây: a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà

trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lýhọc sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyênmôn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứngdụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chấtlượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu,tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 ở trên, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương phápgiáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tếnhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rènluyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trongcộng đồng phát triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởngvà kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyệnthêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học đượcbồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạtđộng của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

a) Quản lí trật trự nề nếp, đạo đức, hạnh kiểm, học tập học sinh. b) Tổ chức và tổng hợp công tác thi đua học sinh hằng tuần, tháng, học kỳ và năm học.

Theo dõi, kịp thời đề xuất kế hoạch giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn. c) Tổ chức các hoạt động của Đoàn bao gồm công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức giáo

dục truyền thống; tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng hoạt động Đoàn, các hoạt động vui chơi tham quan,du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường, các hoạt động lao động công ích, cáchoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện các hoạt động khuyến học …Tổ chức thực hiện các chươngtrình Đoàn theo chỉ đạo của Ngành và Huyện Đoàn….

d) Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nhà trường bao gồmngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diệncủa học sinh…góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- 15 -

4. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

- Mục tiêu: Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh. Gợi mở nhận thứcvà hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệuquả khó khăn của bản thân mình.

- Nội dung: Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cánhân, tình yêu, tình bạn,… Giáo viên tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đilặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soátcảm xúc, hành vi của mình.

- Yêu cầu: Phải am hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh, phải luôn tôn trọng học sinh, lắng nghe họcsinh, phải tạo được niềm tin ở học sinh để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn giáo viêntư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặccảm của các đối tượng được tư vấn. - Số tiết GV kiêm nhiệm: 4 tiết/tuần (cao nhất)

Điều 32: Nhiệm vụ cụ thể của GV 1. Hồ sơ, sổ sách qui định gồm:

1.1. Đối với tổ chuyên môn:

+ Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn.

+ Kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (dùng chung cho các thành viên của tổ).

1.2. Đối với giáo viên:

a) Giáo án (bài soạn). Cấu trúc và hình thức giáo án theo công văn số1286/SGDĐT- GDTrH ngày 14/9/2010.

b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp. Kế hoạch giảng dạy thực hiện theo công văn 103/SGDĐT-GDTrH ngày 30/01/2015.

c) Sổ điểm cá nhân;

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

2. Lên lớp, ra lớp đúng giờ qui định. 3. Chấm trả bài đúng qui định: Tối đa:

Sau 1 tuần: bài kiểm tra thường xuyên, bài thực hành. Sau 2 tuần: bài kiểm tra định kỳ.

4. Thực hiện đúng phân phối chương trình (được phê duyệt), nếu nghỉ tiết thì phải có kếhoạch dạy bù, không được dạy dồn, ép tiết. 5. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn, luôn cải tiến phương phápđể nâng cao hiệu quả giảng dạy. Truyền thụ kiến thức phù hợp đối tượng HS. Hướng dẫn phươngpháp học tập bộ môn phù hợp cho HS. Không dạy tủ, học vẹt, không tùy tiện cắt xén chương tình.Tổ chức cho HS học nhóm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS; tăng cường kỹ năngthực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Giao nhiệm vụ học tập ờnhà cho HS. 6. GV nghiêm túc dự sinh hoạt tổ chuyên môn hai tuần một lần, Hội đồng bộ môn. Chú ýđến nội dung và phương pháp dạy các bài khó, ôn tập chương, dạy học theo chủ đề. 7. Cho đề kiểm tra vừa sức HS, trước khi kiểm tra định kỳ, cần hướng dẫn HS ôn tập. Hìnhthức kiểm tra phù hợp với bộ môn và trình độ HS như tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc vừa tự luận vừatrắc nghiệm.

8. Nghiêm túc thực hiện: coi kiểm tra nghiêm túc, trung thực trong việc cho điểm và đánhgiá học sinh. Không vi phạm đạo đức nhà giáo để “mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức,tự học,sáng tạo”.

- 16 -

9. Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

10. Chấp hành nghiêm túc qui định dạy thêm, hoc thêm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐTngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các qui định dạy thêm, học thêm của UBND tỉnh AnGiang.

11. Thực hiện các thống kê chất lượng bộ môn sau khi có kết quả thi học kì kịp thời, chínhxác.

12. GV có tinh thần tự học, cập nhật thông tin không ngừng nâng cao về chuyên môn, côngnghệ thông tin, hiểu biết về chủ trương và pháp luật của Nhà nước... hoàn thành được nhiêm vụđược giao.

13. Số lần kiểm tra trong học kì: thực hiện theo qui định của tổ chuyên môn.

14. Cách tính điểm trung bình học kỳ, cả năm; xếp loại học lực, hạnh kiểm: theo Thông tư58/2011/TT-BGD§T.

15. Vào sổ điểm hoặc phê hoạc bạ sai: GV không được tẩy, xóa, không sửa đè mà phải gạchvà viết lại bằng mực đỏ, đồng thời ký xác nhận bằng mực xanh (đen)

16. Tham gia coi kiểm tra tập trung (nếu có), thi học kì (HK), thi tốt nghiệp, thi tuyển sinhtheo sự phân công, điều động của trường, của Sở Giáo dục.

Điều 33: Nhiệm vụ cụ thể của GVCN1. Đầu năm học

- Nhận lớp, sắp xếp biên chế tổ, cử cán bộ lớp, đội trực nhật.

- Lập sơ đồ chỗ ngồi.

- Phối hợp với Đoàn trường cử Bí thư chi đoàn lớp.

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp ( thực hiện sổ chủ nhiệm).

- Huy động HS trở lại trường.

- Lập danh sách HS thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.... (có hồ sơ minh chứng).

- Tuyên truyền, vận động HS đóng học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, phí phjđạo/nâng cao.

- Ghi chi tiết sổ gọi tên, ghi điểm.

- Hướng dẫn HS đóng học phí, làm hồ sơ miễn giảm học phí.

-.Triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện CMHS lớp để Ban đại diện CMHS lớp cửtrưởng ban, phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp toàn thể CMHS đểthông qua chương trình hoạt động cả năm học (Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT).

- Tổ chức HS trang trí lớp.

2. Công việc hàng ngày trong tuần

- Sinh hoạt chủ nhiệm (theo qui trình tự quản) : tổng kết tuần và phương hướng hoạt độngtuần sau, kiểm tra và ký duyệt sổ dầu bài, cờ đỏ.

- Giáo dục HS về hành vi ứng xử, lễ phép, lịch sự trong giao tiếp, phải đảm bảo tính vănhoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi HS trung học, giúp đở bạn bè trong học tập vàsinh hoạt, tổ chức học nhóm, đề nghị xử lý các trường hợp vi phạm nội qui.

- Hỗ trợ các hoạt động của CMHS theo nội dung đã được thống nhất đầu năm học. Chủđộng phối hợp với Ban đại diện, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, liên hệ kịp thời với giađình HS khi các em nghỉ học, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của CMHS,đồng thời báo cáo cho Hiệu trưởng.

- 17 -

- Nắm danh sách HS cá biệt, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lý lứa tuổi, có biện pháp giúp đỡđể các em tiến bộ.

- Trao đối, phối hợp với GVBM về việc giảng dạy, học tập cho HS lớp mình.

- Ghi nhận xét vào sổ đầu bài vào cuối tuần (tiết SHCN).

- Kiến nghị với Hiệu trưởng những trường hợp cần xử lý hoặc khen thưởng trong tuần.

3. Công việc giữa học kỳ

- Rút kinh nghiệm tình hình của lớp, có biện pháp uốn nằng kịp thời.

- Phản ánh tình hình với Hiệu trưởng trong cuộc họp chung các GVCN.

- Lập danh sách HS yếu kém bộ môn đề nghị học phụ đạo.

4. Cuối học kỳ và năm học

- Tính điểm trung bình các môn, nghi vào sổ điểm, học bạ và phiếu liên lạc. Quản lý sổđiểm điện tử của lớp, đảm bảo tính chính xác, trung thực.

- Đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm (58/2011/TT-BGDĐT và các qui định của trường).Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghiđiểm, trong học bạ.

-.Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhậnlà học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinh phải rèn luyện vềhạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.

- Rút kinh nghiệm ở cuối HK I, điều chỉnh kế hoạch cho HK II.

- Cùng với giáo vụ kiểm tra hồ sơ thi: tốt nghiệp, nghề phổ thông, ĐH, CĐ…

- Phát hành phiếu liên lạc gia đình. giấy khen….

Ghi chú: Đối với HS thi lại, GVCN cần tư vấn cho HS: chọn môn thi lại, điểm cần đạt để đượclên lớp, phổ biến ngày tập trung ôn tập, ngày giờ thi lại, theo dõi tình hình đi ôn tập…

Ngoài ra:

+ GVCN có thể giảng dạy môn hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp tùy theo tình hìnhnhân sự

+ Được dự giờ dạy của GVBM để nắm tình hình học tập và sinh hoạt của lớp chủ nhiệm.

Điều 34: Quyền của giáo viên1. Giáo viên có những quyền sau đây: a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ

theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường; d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành; đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ; e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục

khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ trường trung học này vàđược sự đồng ý của Hiệu trưởng ; g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể; h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 ở trên, còn có những quyền sauđây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

- 18 -

b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. 3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. 4. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.Điều 35: Chuẩn giáo viên

TC1. Phẩm chất chính trị.TC2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.TC3. Năng lực dạy học.TC4. Năng lực giáo dục.TC5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội.TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp.

MỤC 5: NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN

Mỗi nhân viên có nghiệp vụ, chức năng riêng và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ nhà trường, nhân viên có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ của mình đồng thời phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 36: Nhân viên thư viện - Lập kế hoạch xây dựng thư viện, xác định diện bổ sung và thu thập sách báo, tài liệu cũngnhư tổ chức công tác kỹ thuật như phân loại, mô tả, tổ chức mục lục, tổ chức kho sách và tổ chứcphục vụ người đọc. - Có đủ các loại sổ sách quản lý thư viện theo qui định; thực hiện đủ và đúng qui trình cáckhâu kỹ thuật nghiệp vụ thư viện mỗi khi nhập hoặc xuất sách khỏi thư viện:

1. Sổ đăng ký tổng quát; 2. Sổ đăng ký SGK;

3. Sổ đăng ký cá biệt sách nghiệp vụ giáo viên : ghi toàn bộ những tài liệu chỉ dành cho giáo viên sử dụng như sách giáo viên, giáo án, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, phân phối chương trình... ( không sử dụng sổ đăng ký sách giáo viên );

4. Sổ đăng ký cá biệt sách tham khảo; 5. Sổ thống kê bạn đọc : ghi toàn bộ số lượng bạn đọc đến Thư viện;

6.Sổ cho cho mượn sách của GV; của HS : phải ghi tổng kết ở trang cuối của sổ có BGHký và phải kết thúc việc mượn, trả trong mỗi năm học.;

7.Sổ đăng ký báo, tạp chí hàng năm: sau khi kết thúc một năm học toàn bộ tạp chí phảiđóng tập theo từng loại để lưu trữ. Riêng các loại báo chỉ giữ lại những tờ có các bài viết vềcác ngày lễ trong năm để phục vụ cho công tác tuyên truyền;

8.Sổ kế hoạch công tác Thư viện : kế hoạch năm, kế hoạch tháng, mỗi tháng phải ghi kếtquả thực hiện so với kế hoạch và phải có BGH ký;

9.Sổ họp tổ mạng lưới cộng tác viên GV, HS;10. Sổ cá nhân họp tổ, HĐSP; 11. Sổ tài sảnThư viện;12. Sổ lưu chứng từ;13. Hồ sơ lưu công văn đi, đến từng năm;14. Hồ sơ lưu bài giới thiệu sách và các hoạt động khác...15. Hồ sơ lưu các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của nhà

nước, ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổthông.

- Tổ chức công tác hướng dẫn tra cứu và các biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo chongười GV và HS. Tổ chức cho mượn SGK, nhắc nhở người đọc thực hiện nội qui thư viện.

- 19 -

- Phối hợp cùng tổ Văn, Sử, Địa – GDCD tổ chức chuyên san, báo tường.- Thực hiện tủ “phít” theo qui định.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tổ chức lao động khoa họctrong thư viện. - Xây dựng các văn bản thống kê thư viện và báo cáo thường kỳ cho cơ quan quản lý thư việnvà thư viện ngành dọc cấp trên. - Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác quản lý tài sản, sách báo và cơ sở vật chấtcủa thư viện được giao. - Lập kế hoạch hoạt động kết hợp với hoạt động ngoại khóa của tổ bộ môn, kế hoạch bổ sungsách báo cho thư viện, lịch trực thư viện.

- Tổ chức kiểm kê, tự kiểm tra định kỳ. Cập nhật dữ liệu sách báo vào máy tính để lưu trữ.

- Sinh hoạt chuyên môn với tổ Ngữ văn.

- Chế độ làm việc: 40 giờ/ tuần

Điều 37: Nhân viên thiết bị (chuyên trách) 1. Các căn cứ: Căn cứ Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Căn cứ công văn số 1339/SGDĐT-TCCB, ngày 24/11/2015 hướng dẫn tạm thời đối với nhân viên phụ trách thiến bị, giáo viên kiêm nhiệm phòng học bộ môn. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị. 2. Nhiệm vụ: 2.1.Nhiệm vụ chung:

a/. Trực tiếp quản lý tất cả các thiết bị dùng chung và phối hợp với HV kiêm nhiệm PHBMquản lý thiết bị dạy học tại PHBM. Nội dung quản lý bao gồm: Quản lý về danh mục; số lượng; chất lượng; kế hoạch bảo quản, tổ chức việc cho mượn sử dụng các thiết bị thuộc phạm vi quản lý. b/. Sử dụng và hướng dẫn các GV sử dụng, khai thác được các thiết bị dùng chung của nhàtrường, khia thác các phần mên quản lý thiết bị và vận dụng vào thực tiễn công việc. c/. Phụ trách, quản lý thiết bị giảng dạy Ngữ văn, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ, TD-QPAN, Toán; thiết bị văn phòng: phòng BGH, phòng GV. 2.2.Nhiệm vụ cụ thể:

a/. Thực hiện, bảo quản sổ sách, hồ sơ thiết bị dạy học.

- Cụ thể thực hiện các loại sổ quản ý thiết bị dùng chung:

2.2.1. Sổ danh mục thiết bị giáo dục + Sổ danh mục thiết bị giáo dục điện tử (trênmáy vi tính).

2.2.2. Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục.

2.2.3. Sổ theo dõi tài sản nơi sử dụng (S-32H).

2.2.4. Sổ tiêu hao vật tư, thiết bị.

- Lập kế hoạch chung sử dụng thiết bị trong nhà trường, chương trình công tác năm,tháng về công tác thiết bị, kế hoạch đầu tư mua sắm hàng năm.

- Thực hiện báo cáo định kỳ, thường xuyên ( tháng, học kỳ, năm học) và các báo cáođột xuất khác về công tác thiết bị.

- Lưu giữ các tài liệu, văn bản, hồ sơ có liên quan đến công tác thiết bị gồm: tài liệutham khảo chuyên môn, văn bản chỉ dạo của ngành, các quyết định giao tài sản, hồ sơ về công tácnghiệm thu, bảo hành, hồ sơ kiểm kê, thanh lý…

b/. Tập hợp kế hoạch sử dụng dùng chung từ các tổ chuyên môn hàng tuần, tháng…Phốihợp chặt chẽ với GV kiêm nhiệm PT.PHBM chuẩn bị thiết bị dùng chung, thiết bị dạy học…thuộcphạm vi phân công quản lý cho GV mượn kịp thời.

c/. Sắp xếp thiết bị ngăn nắp, khoa học: Giá ( hoặc tủ) để thiết bị, nhãn, tên thiết bị, nhómthiết bị… để phục vụ nhanh chóng, kịp thời. Thường xuyên vệ sinh, thực hiện tốt công tác kiểm tra,

- 20 -

bảo quản thiết bị để sử dụng được hiệu quả, lâu dài. Đề xuất thủ trưởng đơn vị hỗ trợ các điều kiệnđể đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ,…

d/. Tham gia kiểm kê định ký thiết bị theo hướng dẫn. Tập hợp kế hoạch sửa chửa, bảodưỡng thiết bị; kế hoạch thanh lý thiết bị; kế hoạch mua sắm thiết bị … Tham mưu HT sữa chữa,thanh lý, mua sắm kịp thời.

e/ Lịch trực được niêm yết trong phòng làm việc, phòng BGH, phòng GV. f/. Hàng tuần cập nhật thông tin sử dụng thiết bị vào phầm nềm Nhất Tâm theo qui định

thông qua Phiếu sử dụng thiết bị của GV gửi đến.

g/. Thiết bị mới được cấp về hoặc mới mua, cho, tặng phải được ghi chép đầy đủ ( Lưu ýthời gian bảo hành). Cập nhật dữ liệu vào máy tính để lưu trữ.

h/. Thực hiện các công tác khác theo phân công của BGH (tham gia ban nghiệm thu TB,thẩm định gia TB,…)

3/. Chế độ: 40 giờ/ tuần.

Điều 38: Nhân viên văn thư Nhiệm vụ văn thư:

1. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan.2. Tiếp nhận các bản thảo để trình duyệt, các bản đánh máy,… để trình lãnh đạo ký (theo

yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).3. Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển văn

bản theo địa chỉ. Ghi nhận các trường hợp thư bị thất lạc.4. Viết các giấy tờ theo biểu mẫu,… để trình ký cấp cho các công chức, viên chức trong cơ

quan.5. Chuyển giao văn bản, tài liệu, điện tín kịp thời, đúng đối tượng.6.Soạn thảo các văn bản, lập báo cáo khi lãnh đạo yêu cầu.7.Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức.8. Quản lý con dấu, chữ ký số của BGH và đóng dấu các văn bản đúng quy chế (Nghị định

58/2001/NĐ-CP, thông tư 21/2012/TT-BCA).9. Chỗ làm việc gòn gàn, bố trí khoa học. Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm

nhanh phục vụ nhu cầu khai thác. 10. Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan. Lưu trữ các văn bản theo đúng qui định (bản chính, tải mạng) tại cơ quan. Thực hiện thống kê tài liệu lưu trữ. 11. Đánh máy, sao in các văn bản tài liệu. Quản trị dữ liệu và phần mềm dự án srem. 12. Cập nhật thông tin về công chức, viên chức vào sổ lý lịch viên chức như: ngày chuyển đi-đến, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật… 13. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan. 14. Giúp Hiệu trưởng quản lí, ghi các loại hồ sơ của học sinh và các loại giấy tờ liên quan đếnhọc sinh: sổ cấp chứng nhận nghề. sổ theo dõi và cấp phát văn bằng. Chịu trách nhiệm về việc cấp phát bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề phổ thông.... Sổ cấp phát văn bằn, chứng chỉ: Ngay sau khi nhận giấy chứng nhận được sở GD&ĐT cấpVăn thư phải vào sổ cấp phát bằng với đầy đủ thông tin. 15. Hướng dẫn học sinh và phụ huynh học sinh thực hiện công tác chuyển đi và chuyển đến, hướng dẫn điều chỉnh sai sót, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông khi phụ huynh học sinh yêu cầu, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. 16. Lập hồ sơ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN, nghề PT, quản lý và phát phiếu điểm, giấy báo tuyển sinh. 17. Sắp xếp hồ sơ khoa học, chính xác, có lịch làm việc cụ thể để tiện cho giáo viên, phụ huynh và học sinh khi liên hệ công tác.

18. Lưu trữ tốt các loại hồ sơ được phân công quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ.19. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các việc được phân công.

Điều 39: Nhân viên giáo vụ (GV kiêm nhiệm) Nhiệm vụ công tác giáo vụ:

1. Giúp Hiệu trưởng quản lí các loại hồ sơ của học sinh và các loại giấy tờ liên quan đếnhọc sinh: Học bạ, sổ điểm lớn, sổ đầu bài...

- 21 -

2. Giúp Hiệu trưởng ghi sổ đăng bộ, quản lý sổ gọi tên ghi điểm, học bạ tại văn phòng (lập sổ theo dõi ký mượn hàng ngày), quản lý học bạ học sinh, sổ theo dõi học sinh chuyển đi – chuyển đến.

3. Các loại hồ sơ khi tham mưu lãnh đạo nhà trường kí cần phải đối chiếu với hồ sơ gốcnhư sổ điểm, học bạ, dữ liệu tại máy tính... tránh để tình trạng sửa điểm tùy tiện.

4. Cùng với Thư kí hội đồng theo dõi học sinh hàng tháng. Nhắc nhở hướng dẫn các giáo viên thực hiện các qui định về việc điểm danh, vào điểm, lập học bạ…Thường xuyên kiểm tra các loại hồ sơ kịp thời, phát hiện những sai sót báo cáo cho hiệu trưởng biết để giải quyết theo đúng qui chế.

5. Sắp xếp hồ sơ khoa học, chính xác, có lịch làm việc cụ thể để tiện cho giáo viên, phụ huynh và học sinh khi liên hệ công tác.

6. Giáo vụ phải nghiên cứu cách ghi các loại hồ sơ và hướng dẫn giáo viên ghi đúng quy định. Đối với từng loại sổ :

+Sổ đăng bộ: Ngay từ đầu năm học phải cập nhật toàn bộ số học sinh lớp 10 mới vào học và ghi lớp mới của học sinh cũ chuyển lên lớp mới và điền đầy đủ các loại thông tin cần thiết của sổ đăng bộ. +Sổ gọi tên ghi điểm: Quản lí sổ gọi tên ghi điểm, thường xuyên nhắc nhở giáo viênthực hiện việc điểm danh vào điểm đúng quy định. Cuối mỗi tháng thực hiện việc kiểm tra nhận xétviệc thực hiện quản lí, theo dõi điểm danh học sinh vào phần nhận xét và trình BGH kí xác nhận.Đối với những sổ điểm cũ phải thực hiện việc lưu giữ cẩn thận và khoa học theo từng năm học, giáovụ phải thực hiện việc kí đóng dấu ở các năm học trước khi thực hiện việc lưu trữ. Cập nhật dữ liệuvào sổ gọi tên ghi điểm điện tử trên phần mềm Vnedu.Vn + Sổ học bạ: Quản lí sổ học bạ của học sinh, kiểm tra việc vào điểm, chữ kí củaGVBM, GVCN, thay mặt BGH đóng dấu nhất trí và trình BGH kí vào đầu năm học. Đối với họcsinh bỏ học học bạ đó cần lấy ra và lưu vào vị trí năm học học sinh bỏ học. Cuối năm học khi đã cókết quả kiểm tra hồ sơ chéo giữa các GVCN giáo vụ có trách nhiệm kiểm tra xem GVCN đã sửachữa những lỗi sai sót mà người kiểm tra đã phát hiện hay chưa trước khi nhận học bạ và sau khi cókết quả thi lại giáo vụ hướng dẫn việc vào điểm thi lại. + Sổ đầu bài: lưu giữ theo quy định, hằng cuối mỗi học kì thu tất cả các sổ đầu bài của tất cả các khối lớp và bảo quản theo năm học, đối với các lớp không nộp sổ đầu bài giáo vụ cần báo cáo cho hiệu trưởng để có biện pháp xử lí. + Quy định đối với việc rút hồ sơ học sinh: Người rút hồ sơ phải là người đứng têntrên hồ sơ đó và phải có các loại giấy tờ chứng minh là đúng tên mình. Trường hợp người đứng têntrên hồ sơ không thể đến rút được thì phải có giấy ủy quyền cho người đến rút và người đến rút hồsơ phải có giấy tờ chúng minh mình là người được ủy quyền. Khi giao nhận bằng, hồ sơ học sinh giáo vụ phải ghi số chứng minh thư của người nhận vào sổ cấp phát bằng.

7. Đối với GV khi mượn học bạ, sổ gọi tên ghi điểm phải có thực hiện việc kí mượn và kí trả theo đúng quy định.

8. Cấp phát giấy chứng nhận học lực, hạnh kiểm.9. Hàng tháng phải có kế hoạch hoạt động và báo cáo cho hiệu trưởng biết các vấn đề

thuộc trách nhiệm của mình.10. Cuối năm học, hoàn chỉnh các loại sổ, bàn giao cho Văn thư để lưu trữ.11. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc quản lý các loại sổ kể trên.

*Chế độ GV làm việc kiêm nhiệm: 4 tiết/ tuần

Điều 40: Nhân viên kế toán 1.Thu thập, kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công.

2. Mở sổ và ghi chép các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp thuộc phần hành phần việc kế toán được phân công.

3. Lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện. Chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.

4. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình cho bộ phận liên quan.

- 22 -

5. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách.

6. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việcphụ trách. Quản lý các loại hồ sơ:

- Sổ quản lý tài sản (sổ này quan trọng). - Sổ quản lý tài chính (cả trong ngân sách, ngoài ngân sách, quỹ học phí…)

Lưu ý: Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký kế toán, sỏ theo dõi tạm ứng. - Sổ quản lý quỹ dịch vụ như: căn-tin, xe đạp, dạy thêm…

- Hồ sơ quyết toán từng tháng.7. Lập kế hoạch kinh phí từng năm (căn cứ vào kế hoạch phát triển của trường), có kế hoạch

dề nghị cấp bổ sung khi có phát sinh trong sinh hoạt và thực hiện kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên, nhân viên.

8. Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ kịp thời, sát với thực tế hoạt động của đơn vị.9. Quyết toán các loại quỹ theo đúng qui định tài chính.10. Hướng dẫn các bộ phận thực hiện thu chi đúng qui định tài chính.11. Theo dõi tình hình sử dụng: điện thoại, điện sinh hoạt, nước của cơ quan đề có kế hoạch

tham mưu với Hiệu trưởng trên tinh thần tiết kiệm.12. Lập bảng công khai tài chính từng tháng cho tất cả các khoản thu- chi theo thông tư số

09/2009/TT-BGDĐT, qui chế công khai tài chính số 192/2004/QĐ-TTg.13. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp

trên. 14. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tài chính, quản lý và sử dụng.

*Chế độ làm việc: 40 giờ/ tuần.

Điều 41: Nhân viên y tế A. Nhiệm vụ của y tế trường học 1. Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học ;

2. Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học;3. Triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn thương tích trong trường

học:4. Giáo dục sức khoẻ: - Giáo dục vệ sinh cá nhân cho học sinh.

- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng phòng chống bệnh tật. - Giáo dục giới tính. B. Nhiệm vụ của nhân viên y tế

- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế cho năm học, trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông thường, quản lý tủ thuốc và y dụng cụ.- Tổ chức thực hiện khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh, giáo viên.- Tổ chức các chương trình y tế được đưa vào trường học.- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:

+ Chỉ đạo thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường trong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, theo các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường. + Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòng dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương.

- Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra.

- Thực hiện công tác bảo hiểm y tế, tai nạn trong nhà trường.- Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường theo quy định

Điều 42: Nhiệm vụ của thủ quỹ 1. Quản lý các loại hồ sơ:

- Sổ quỹ tiền mặt (các loại quỹ: học phí, dịch vụ, phụ đạo, y tế, khuyến học )- Sổ theo dõi nhận kinh phí từ ngân sách, thu học phí cập nhật theo từng ngày.

- 23 -

- Sổ tạm ứng.2. Nhận và phát kinh phí theo qui định.3. Nộp tiền vào kho bạc theo qui định tài chính. Lưu đầy đủ các chứng từ gửi kho bạc. Nộp

bản photo cho Hiệu trưởng để kiểm tra.4. Gữi tiền mặt tại đơn vị đúng qui định. Thực hiện quỹ tiền mặt từng tháng và có đối chiếu

với kho bạc.5. Cùng với kế toán thực hiện công khai tài chính theo qui định tại thông tư số 09/2009/TT-

BGDĐT, qui chế công khai tài chính số 192/2004/QĐ-TTg.6. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác quản lý tiền.

MỤC 6: NHIỆM VỤ CỦA BẢO VỆ, PHỤC VỤ(Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP)

Điều 43: Nhân viên bảo vệ - phục vụA. Chức năng bảo vệ trường học- Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ vững trật tự trị an, ngăn ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ

gìn tài sản tập thể và cá nhân trong trường.- Tổ chức phối hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn

chặn và phát hiện kịp thời các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội xảy ra trong khu vực trường.- Phối hợp cùng các đơn vị khác trong trường nhắc nhở mọi người đến trường thực hiện các

quy định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp. Đề xuất các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo trật tự trịan kỷ cương trường lớp. B.Yêu cầu của nhiệm vụ

- Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ không được lơ là, luôn có ý thức đề cao cảnh giác, phải thực hiện đúng tác phong yêu cầu trong môi trường trường học: lịch sự, nhã nhặn, tận tình, chu đáo.

- Đảm bảo tính chính xác khi đánh kẻng báo giờ nghỉ của nhà trường đề ra.- Khi làm nhiệm vụ bảo vệ ca đêm phải thức và tuần tra liên tục. Khi có biểu hiện bất thường

về trật tự trị an phải báo cho lãnh đạo đơn vị biết để có biện pháp xử lý.- Sau mỗi buổi làm việc phải đi kiểm tra cửa của các phòng làm việc, phòng thí nghiệm, kho

tàng… đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong nhà trường.- Giữ gìn bí mật trong công tác. Bảo quản tốt các phương tiện và trang bị làm việc.C.Nhiệm vụ bảo vệ trường học- Thường trực tại cổng chính trong thời gian trường hoạt động để hướng dẫn khách đến liên

hệ công tác, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định khi đến trường.- Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu khu vực trong phạm vi quản lý của trường, ngăn

chặn người ngoài vào trường khi không có yêu cầu công tác; giám sát, kiểm tra người mang tài sản của trường ra khỏi cơ quan (khi có nghi ngờ).

- Quản lý chìa khóa các phòng học và khu hiệu bộ. Mở và đóng cửa ra vào, cửa phòng học đúng qui định giờ theo yêu cầu phục vụ giảng dạy và học tập.

- Đánh kẻng báo giờ theo lịch học tập của trường.- Tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ cho các kỳ thi tổ chức trong năm học.

- Lập biên bản, tổ chức bảo vệ hiện trường theo đúng qui định khi có sự vi phạm an toàn, an ninh trật tự trong khu vực, báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng để xử lý.

- Ghi nhật ký ca trực. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Hiệu trưởng về thực hiện nhiệm vụ , xảy ra vi phạm an toàn trong ca trực. D. Nhiệm vụ cụ thể: Bảo vệ Trần Minh Thuấn: 1. Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định và các quyết định phân công công tác của cơ quan. 2. Trong công tác chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. 3.Đảm bảo trực cổng cơ quan theo giờ hành chính với trang phục qui định. Nhận và giao ca đúng qui định của Nhà nước và quy chế của cơ quan. 4.Liên hệ chặt chẽ với công an địa phương nơi đóng cơ quan và các cơ quan lân cận để hợp đồng công tác khi cần thiết.

- 24 -

5. Theo dõi sinh hoạt ngoài giờ của học sinh để ngăn ngừa phòng tránh tai nạn thương tích, bạo lực học đường, cháy nổ, đuối nước góp phần thực hiện trường học an toàn. 6. Chăm sóc cây kiểng, cảnh quan sân trường. Đề xuất các biện pháp khắc phục các sự cố xảy ra. 7. Theo dõi về quản lý tài sản nhà trường, bảo quản tài sản các lớp học. Từ đó đề xuất với Hiệu trưởng về tu sửa cơ sở vật chất. 8. Theo dõi về quản lý điện sinh hoạt. Từ đó có kiến nghị với Hiệu trưởng biện pháp tiết kiệm điện. 9. Theo dõi việc thực hiện vệ sinh trường lớp, Có kiến nghị với Hiệu trưởng về việc sử dụng cơ sở vật chất của các lớp để xử lý kịp thời. . Bảo vệ Cao Văn Thành: 1. Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định và các quyết định phân công công tác của cơ quan. 2. Trong công tác chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. 3.Đảm bảo trực cổng cơ quan theo giờ hành chính với trang phục qui định. Nhận và giao ca đúng qui định của Nhà nước và quy chế của cơ quan. 4.Vệ sinh ly, tách, bình nước uống hàng ngày các phòng BGH, phòng GV, phòng NV. Chuẩnbị nước uống cho BGH, GV, NV và HS đủ dùng trong ngày. 5. Theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy. Từ đó đề xuất với Hiệu trưởng về công tác phòng cháy chửa cháy. 6. Theo dõi sử dụng nước sinh hoạt. Xử lý kịp thời sự cố thất thoát nước sinh hoạt. Đề xuất biện pháp tiết kiệm nước sinh hoạt. 7. Theo dõi việc thực hiện cảnh quan, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Đề xuất biệnpháp xử lý khi có tình huống phát sinh.

8. Khi có họp Hội đồng trường, tiếp đoàn công tác đến làm việc; tiếp khách các ngày lễ; GV,NV học chính trị, tập huấn chuyên môn: chuẩn bị bàn ghế, nước uống, ánh sáng, âm thanh, vệ sinhphòng họp. 9. Chuẩn bị trước các phương tiện, dụng cụ, hỗ trợ cho GV, NV khác để hoàn thành nhiệm vụcông tác theo sự phân công Hiệu trưởng. Nhân viên vệ sinh (Hợp đồng thời vụ): Dương Thị Bích Bạch 1. Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định và các quyết định phân công công tác của cơ quan. 2. Trong công tác chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. 3. Quét dọn phong BGH, phong giáo viên, phong họp, cầu thang khu hiệu bộ. 4. Vệ sinh nhà vệ sinh GV, HS: Thu gom rác, làm sạch bồn rửa tay, sàn nhà, gương soi, bồn cầu, tẩy uế và khử mùi bồn vệ sinh. 5 . Quét sân trường vào những ngày nghỉ, lễ. 6. Thời giờ làm việc: khoán việc trong ngày x 6 ngày/tuần 7. Được cấp phát những dụng cụ làm việc: Căn cứ theo công việc thực tế. 8. Lương: Theo hợp đồng, chi từ quỹ xã hội hóa.

MỤC 6: NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN KIÊM NHIỆMPHỤ TRÁCH PHÒNG HỌC BỘ MÔN: LÝ, HÓA, SINH, TIN HỌC, NGOẠI NGỮ, CÔNG

NGHỆ

Điều 44: Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách phòng học bộ môn1. Hiệu trưởng ra quyết định giao tài sản. Nhân viên phụ trách chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng về việc quản lý tài sản được giao.2. Thực hiện, bảo quản sổ sách, hồ sơ thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm của PHBM.

Cụ thể có các loại sổ:

2.1. Sổ danh mục thiết bị giáo dục + Sổ danh mục thiết bị giáo dục điện tử (trên máyvi tính).

2.2. Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục.

2.3. Sổ theo dõi tài sản nơi sử dụng (S-32H).

- 25 -

2.4. Sổ tiêu hao vật tư, thiết bị.

2.5. Sổ đầu bài (phòng bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm)

2.6. Sổ lý lịch thiết bị máy tính (phòng máy tính): Yêu cầu đúng cấu hình của máytính, thiết bị.

* Chú ý: - Các sổ có thể lập trên máy tính, in ra giấy đóng lại làm sổ, sổ phải có đóng dấugiáp lai, đánh số trang, lưu trữ sổ trên máy tính để sử dụng lâu dài.

- Lập biên bản kiểm kê theo định kỳ, năm. Thiết bị, hóa chất thí nghiệm mới đượccấp về phải được ghi chép đầy đủ ( Lưu ý thời gian bảo hành). Cập nhật dữ liệu vào máy tính để lưutrữ.

- Sắp xếp thiết bị ngăn nắp, khoa học, dễ tìm khi cần, giữ gìn vệ sinh thiết bị vàphòng học bộ môn.

3. Lập kế hoạch hoạt động của phòng học bộ môn, lịch trực của nhân viên phụ trách. Có kếhoạch bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học hàng năm. Niêm yết lịch trực tại phòng THTN và phòngGV.

4. Hỗ trợ giáo viên bộ môn thực hiện giảng dạy các bài thí nghiêm thực hành, thí nghiệmchứng minh.

5. Tham gia bồi dưỡng HSG phần thí nghiệm thực hành, nếu có nhu cầu. 6. Sinh hoạt tổ chuyên môn, Hội đồng bộ môn. 7 Kịp thời thực hiện các báo cáo hoạt động ở cuối mỗi HK. 8. Chế độ : 3 tiết/ tuần Lưu ý: Tùy theo tình hình hoạt động của nhà trường, nhân viên phụ trách có thể được phân

công thêm một số việc khác.Điều 45: Nhiệm vụ riêng đối với GV kiêm nhiệm phụ trách phòng vi tính: Ngoài nhiệm vụ chung ghi ở điều 44, GV kiêm nhiệm phụ trách phòng vi tính còn có nhiệm vụsau:

1. Quản lý phòng máy, lập kế hoạch hoạt động, khai thác phòng máy có hiệu quả. Lập sổ lýlịch máy (theo mẩu qui định); cập nhật thông tin đầy đủ về cấu hình máy tính nếu có sửachữa hoặc thay đổi cấu hình Niêm yết lịch trực tại phòng vi tính và phòng GV.

2. Được phân công giảng dạy môn tin học, dạy nghề, tham gia bồi dưỡng HSG, tin học trẻkhi có nhu cầu.

3. Hổ trợ GVBM soạn các bài giảng điện tử, các bài tập, kiểm tra trắc nghiệm.4. Hổ trợ nhà trường nhập dữ liệu cho các phần mềm tuyển sinh, thi nghề, xếp thời khoa

biểu… khi có nhu cầu.5. Bảo quản tốt các máy vi tính, sử dụng chương trình diệt virus máy tính định kỳ, có kế

hoạch sửa chửa, bảo trì máy tính. Không để máy không hoạt động được. Quản lý hệthống mạng internet, wifi của nhà trường.

6. Tham gia sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, quản lý học sinh (nếu được phân công).7. Tham gia bồi dưỡng kỹ năng tin học cho GV.8. Tham gia hội thi ứng dụng công nghệ thông tin.9. Chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng về phần việc được phân công.

Chương VIHỆ THỐNG HỒ SƠ NHÀ TRƯỜNG CHỨNG TỪ MUA SẮM TÀI SẢN

Điều 46: Hệ thống hồ sơ cá nhân, tập thể1. Nhà trường, các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các loại

hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn theo quy định.2. Quản lý, lưu trữ HS, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật và các cấp có thẩm quyền.

- 26 -

Bộ phận TT Loại hồ sơ Người quản lý

Nhà trường

1 Sổ đăng bộ Giáo vụ2 Sổ gọi tên- ghi điểm Giáo vụ

3 Sổ ghi đầu bài Lớp trưởng-Đoàn trường-Giáo vụ.

4 Học bạ học sinh Giáo vụ5 Sổ quản lí cấp phát văn bằng, chứng chỉ Văn thư6 Sổ theo dõi học sinh chuyển đến, chuyển đi. Văn thư

7Sổ ghi biên bản họp cơ quan và nghị quyết của nhà trường. Thư ký HĐ

8Sổ ghi biên bản họp hội đồng trường và nghị quyết của hội đồng trường. Thư ký HĐ

9 Sổ kế hoạch năm học của nhà trường. Hiệu trưởng10 Sổ nhật kí công tác của nhà trường. Hiệu trưởng

11Sổ ghi biên bản họp nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh. Thư ký HĐ

12 Hồ sơ thi đua của nhà trường, SKKN, NCKH. CT Công đoàn13 Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng14 Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh. Bí thư đoàn trường15 Sổ quản lí và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn Văn thư16 Sổ quản lý tài chính Kế toán17 Sổ quản lý tài sản Kế toán18 Hồ sơ QL hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học NV.Thiết bị19 Sổ quản lý thư viện NV.Thư viện20 Hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh. NV.y tế21 Hồ sơ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bí thư đoàn trường22 Hồ sơ của Công đoàn nhà trường. CT Công đoàn23 Bảng ghi điểm thi tốt nghiệp (THPT) Văn thư24 Bảng ghi KQ TS đầu cấp học đã được phê duyệt. Văn thư25 Hồ sơ tự kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia Hiệu trưởng26 Hồ sơ thực hiện 03 công khai của đơn vị Hiệu trưởng27 Hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng

Tổ chuyênmôn

12

Sổ kế hoạch tổ , sổ biên bản , dạy bù + dạy thay. Sổ kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

Tổ trưởng

Tổ vănphòng

12

Sổ kế hoạch.Sổ biên bản họp tổ

Tổ trưởng

Giáo viên

1234

Giáo ánSổ Kế hoạch giảng dạySổ điểm cá nhânSổ chủ nhiệm (GVCN)

Nhân viên

12

Kế hoạch hoạt động. Sổ công tác- NV Bảo vệ: Sổ theo dõi tình hình tài sản, vệ sinh,điện, nước.

- NV Thư viện, Thiết bị: Các loại sổ (theo quy địnhcủa ngành)

Giáo viênNhân viên 1 Phiếu trình giải quyết công việc Văn thư

Học sinh12

Mẫu đơn xin phép nghỉ học Mẫu đơn xin rút hồ sơ, chuyển trường…

Đoàn trườngVăn thư

- 27 -

Điều 47: Quy định chứng từ mua sắm

1. Mua sắm hàng hóa từ 200.000 đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn tài chính, ghi đầy đủ ngày, tháng, năm trên hóa đơn, đặc biệt không được tẩy xóa; 2. Mua sắm hàng hóa dưới 200.000 đồng, nếu không có hóa đơn tài chính, phải sử dụng Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng (Mẫu hướng dẫn theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính);

CHƯƠNG VIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48: Quy chế này được thông qua, thảo luận và bàn bạc thống nhất trong cuộc họp Hội nghịCông chức, viên chức ngày 14/9/2019 của trường và có hiệu lực thi hành từ ngày ký Quyết định.

Tất cả các đoàn thể, bộ phận, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường có trách nhiệm thực hiệnQuy chế này. Cá nhân thực hiện tốt Quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm Quy chế này thì sẽbị xử lí theo Quy định của Điều lệ trường phổ thông, Luật viên chức./.

Nơi nhận: - Sở GDĐT: để báo cáo. - BGH, TT để thực hiện - Website: để phổ biến - Lưu:VT

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Phú Dinh

Phụ lục

- 28 -

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Hưởng

- Tổ trưởng .........................................................

Tôi tên: ................................................

Giáo viên dạy môn:.................................................... Tổ ............................

Nay tôi làm đơn này trình bày một việc sau:

Tôi có việc..................................................................................................

Từ ngày: ..................... đến ngày: ...................................

Vậy tôi làm đơn này kính mong Hiệu trưởng xem xét và tạo điều kiện cho tôi xin nghỉ

dạy ......... ngày.

Các công việc trong thời gian nghỉ dạy tôi đã nhờ các giáo viên trong tổ giúp đỡ.

Tôi xin hứa sau khi hoàn thành việc riêng, tôi sẽ quay về trường tiếp tục hoàn thành

công việc được giao.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ý kiến của TTCM……………………………………………..

……………………………………………..

…………………………………………….

........, ngày .... tháng .... năm 20....

Người làm đơn

- 29 -

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi : - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Hưởng - Tổ trưởng .........................................................

Tôi tên là: ………………………………………………………………………………Giáo viên dạy môn:.......................... Tổ .......................Mã số viên chức....................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Điện thoại liên lạc khi cần thiết ...................................................................................

Nay tôi trình đơn này kính xin Hiệu trưởng chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng

(nghỉ không lương)

Trong thời gian ................. ngày (Kể từ ngày ................. đến hến ngày ........................)

Lý do: .............................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Tôi đã bàn giao công việc cho: ............................ Bộ phận: ..............................................

Các công việc được bàn giao: ...........................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Kính mong Quý lãnh đạo xem xét và giải quyết./.

……………., ngày tháng năm …

Ý kiến của TTCM Người làm đơn (Ghi rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý, (Ký và ghi rõ họ tên) chữ ký và họ tên) ……………………………………………..

……………………………………………..

…………………………………………….

- 30 -