sỐ 8 trong ĐẠo hỌc viễn lưu -...

17
SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu 1 S8 TRONG ĐẠO HC Viễn Lưu Website: bachyhuynhde.org Email: [email protected] version 1.0 (Đây là tài liệu tu hc ni bca Bch-Y-Huynh-Đệ) ---oOo--- Trong bài viết này, chúng tôi xin được phiếm luận về con số 8 trong phạm vi Đạo học. Nhắc về số 8 thì có nhiều bình diện khác nhau, tuy nhiên chúng tôi chỉ lm bàn về những khía cạnh sau: tám cõi luân hồi, số tam ngũ, bát quái, bát chánh đạo, và mật niệm bát chánh. I. Tám Cõi Luân Hi: Như đã được trình bày trong nhiu bài viết khác, trong tâm thc 13 tng, 8 cõi luân hi là dành cho nhng chúng sanh nm trong 8 tng tâm thức đầu tiên D8-D1. Còn ttng 9 trlên là gii thoát. Vì thế nhng câu nói có liên quan ti s9 hay scửu như “đắc cu chuyển, đạt cu chuyn, cu thđệ định, v.v...” là để chcho hàng đắc đạo gii thoát. Ngược li nhng danh t, câu nói liên quan ti s8 hay sbát là để chtám cõi hay vic làm trong 8 cõi luân hi này. Ví dnhư “bát hồn vn chuyển, bát chánh đạo, bát thc v.v…” Tám cõi luân hi có thđược sp xếp theo trình độ tâm thức như sau: D8 Thiên Tiên Vô Sc Gii D7 Thiên Tiên Vô Sc Gii D6 Địa Tiên (Thánh) Sc Gii D5 Địa Tiên (Thn) Sc Gii D4 Người Dc Gii D3 Thú Vt Dc Gii D2 Tho Mc Dc Gii D1 Vt cht Dc Gii II. STam Ngũ (3+5=8): Tư tưởng vTam Giáo Đồng Nguyên (Thích, Lão, Nho) đã có từ lâu chkhông phi mi xut hin gần đây trong Đạo Cao Đài qua câu “Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Hiệp

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

1

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC

Viễn Lưu

Website: bachyhuynhde.org

Email: [email protected]

version 1.0

(Đây là tài liệu tu học nội bộ của Bạch-Y-Huynh-Đệ)

---oOo---

Trong bài viết này, chúng tôi xin được phiếm luận về con số 8 trong phạm vi Đạo học.

Nhắc về số 8 thì có nhiều bình diện khác nhau, tuy nhiên chúng tôi chỉ lạm bàn về những

khía cạnh sau: tám cõi luân hồi, số tam ngũ, bát quái, bát chánh đạo, và mật niệm bát

chánh.

I. Tám Cõi Luân Hồi:

Như đã được trình bày trong nhiều bài viết khác, trong tâm thức 13 tầng, 8 cõi luân hồi là

dành cho những chúng sanh nằm trong 8 tầng tâm thức đầu tiên D8-D1. Còn từ tầng 9 trở

lên là giải thoát. Vì thế những câu nói có liên quan tới số 9 hay số cửu như “đắc cửu

chuyển, đạt cửu chuyển, cửu thứ đệ định, v.v...” là để chỉ cho hàng đắc đạo giải thoát.

Ngược lại những danh từ, câu nói liên quan tới số 8 hay số bát là để chỉ tám cõi hay việc

làm trong 8 cõi luân hồi này. Ví dụ như “bát hồn vận chuyển, bát chánh đạo, bát thức

v.v…”

Tám cõi luân hồi có thể được sắp xếp theo trình độ tâm thức như sau:

D8 Thiên Tiên Vô Sắc Giới

D7 Thiên Tiên Vô Sắc Giới

D6 Địa Tiên (Thánh) Sắc Giới

D5 Địa Tiên (Thần) Sắc Giới

D4 Người Dục Giới

D3 Thú Vật Dục Giới

D2 Thảo Mộc Dục Giới

D1 Vật chất Dục Giới

II. Số Tam Ngũ (3+5=8):

Tư tưởng về Tam Giáo Đồng Nguyên (Thích, Lão, Nho) đã có từ lâu chứ không phải

mới xuất hiện gần đây trong Đạo Cao Đài qua câu “Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Hiệp

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

2

Nhất”. Theo tác giả Lê Anh Dũng, tư tưởng này đã xuất hiện ở nước ta, Giao Chỉ, từ thế

kỷ thứ hai. Trong bài viết “Số 0 Trong Đạo Học” của cùng tác giả, chúng tôi cũng đã trình

bày là các mối đạo tuy khác nhau vì căn cơ chúng sanh không đều nhưng cùng có chung

một gốc Đạo.

Xưa nay trong sự tu hành thì:

Nho Giáo thuộc Thánh Đạo chủ trương tồn tâm dưỡng tánh với phương châm Tam

Cương Ngũ Thường. Tam cương là 3 giềng mối giữa quân với thần, phụ với tử, phu với

thê. Ngũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Tiên Giáo thuộc Tiên Đạo chủ trương tu tâm luyện tánh với phương châm Tam Bửu Ngũ

Hành. Tam bửu là tinh, khí, thần. Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Phật Giáo thuộc Phật Đạo chủ trương minh tâm kiến tánh với phương châm Tam Qui

Ngũ Giới. Tam qui là qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Ngũ giới là không ăn cắp, vọng

ngữ, tà dâm, uống rượu và sát sanh.

Như đã trình bày trong bài “Số 0 Trong Đạo Học”, Tâm có thể chia làm 3 phần: lý tâm

(thượng, đầu), khí tâm (trung, ngực), tượng tâm (hạ, bụng) thứ tự từ tế tới thô. Muốn đạt lý

tâm phải dứt vô minh. Muốn đạt khí tâm phải tu luyện khử trược lưu thanh (vì khí có thanh

có trược). Muốn đạt tượng tâm phải biết duy trì sự quân bằng yên tĩnh trong đời sống. Do

đó ta có thể tóm tắt như sau:

Tâm Con Người Tam Giáo Qui Nguyên Thượng-trung-hạ hợp

Lý Tâm Phật Gia (Phật Đạo) Minh Tâm Kiến Tánh

Khí Tâm Tiên Gia (Thiên Đạo) Tu Tâm Luyện Tánh

Tượng Tâm Nho Gia (Nhân Đạo) Tồn Tâm Dưỡng Tánh

Note: Ki tô giáo, Hồi giáo hiện nay theo thiển ý thuộc về Thánh Đạo.

Phản bổn hoàn nguyên là hành trình đi ngược theo đúng thứ tự từ thô tới tế. Không thể tự

dưng nhảy vọt bước để chỉ tu học làm Tiên Phật mà được. Vì thế có câu “Nhân Đạo tròn

thì Thiên Đạo kề bên”. Còn muốn cãi đi ngược lại thì sẽ rất là khó khăn. Vì vậy ở bất kỳ

đạo nào, việc đầu tiên trong tu hành là sửa tâm sửa tánh rồi mới tới phần tu luyện hành

pháp.

III. Bát Quái: Hà Đồ Lạc Thơ

Nói tới số 8 mà không nói về Bát Quái thì thật là thiếu sót. Chúng tôi xin trình bày vài

điểm thô sơ lượm lặt được về Bát Quái có liên quan đến vấn đề tu hành.

Trong nền văn minh hiện tại của loài người nếu giới hạn cột mốc thời gian khoảng 5 ngàn

năm trước thì nền văn minh Trung Hoa có thể được xem là đại diện cho nền văn minh của

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

3

người da vàng gồm những dân tộc Đông Á như Nhật Bản, Mongol, Tây Tạng, Việt Nam

v.v.. Nền văn minh của những dân tộc này trong mấy ngàn năm qua đều dựa trên học

thuyết Kinh Dịch xuất phát từ Bát Quái (đúng hơn là Hậu Thiên Bát Quái), mà Bát Quái

lại có xuất xứ từ Hà Đồ Lạc Thư.

Tương truyền rằng vua Phục Hy trong thời Tam Hoàng Ngũ Đế tại sông Mạnh Hà gặp con

long mã, trên lưng nó có hình đồ những chấm đen, trắng (hình bên dưới) nên ông đặt tên là

Hà Đồ. Từ những chấm này, vua Phục Hy đặt ra 8 quẻ gọi là Tiên Thiên Bát Quái, mang

trị số từ 1 tới 8. Nếu để ý sẽ thấy chấm đen là số chẵn và chấm trắng là số lẻ. Trải qua hai

triều đại Hạ, Thương (từ thế kỷ 21 tới thế kỷ 11 trước công nguyên) tới nhà Chu (Châu),

được vua Châu Văn Vương lập ra quẻ Hậu Thiên Bát Quái, mang trị số từ 1 tới 9, còn

được gọi là Lạc Thư.

CÀN

KHÔN

LY

KH

ẢM

ĐOÀI

CẤN

CH

ẤN

TỐN

12

3

4

5

6

78

Phục Hy

Tiên Thiên Bát Quái

CẤN

CÀN

KH

ẢM L

Y

CHẤN

ĐOÀI

KHÔN

TỐN

KIM

MỘC

TH

ỦY H

ỎA

THỔ

THỔ

Châu Văn Vƣơng

Hậu Thiên Bát Quái

1

2

34

5

6

7

8

9

Ngày nay trong toán học, Lạc Thư được mô tả bằng ma-trận 3x3 như sau:

4 9 2

3 5 7

8 1 6

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

4

Theo lý thuyết, Hà Đồ dùng cho Tiên Thiên thuộc Bồng Lai Tiên Cảnh, Cực Lạc quốc,

quê xưa chốn cũ. Còn Lạc Thơ dùng cho Hậu Thiên thuộc chốn hồng trần, ta bà, luân hồi

đầy đau khổ. Nên mục đích của tu hành giải thoát là về lại được quê cũ, tức phản bổn hườn

nguyên, là đi ngược lại từ Hậu Thiên trở về Tiên Thiên. Bên Đạo Gia dùng cặp Khảm Ly

tức đi từ số 1 tới 9, nên còn có tên gọi là chiết khảm điền ly, để cặp khảm-ly trở thành càn-

khôn. Chủ trương luyện tam bửu ngũ hành tức là luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần,

luyện thần hoàn hư thông tam quan cửu khiếu về tới Bồng Lai Tiên Cảnh. Còn Phật Gia,

có thể nhận ra bằng cặp mộc-kim, từ đông độ đi về tây thổ tức đi từ số 3 đến số 7 (đi theo

chiều xoắn ốc qua 10 vạn cõi ức phật sẽ tới cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà – tham

khảo bài “Kinh A Di Đà Pháp Số”). Để ý sẽ thấy đường Tiên Gia, ly + khảm = 1+9 = 10

và đường Phật Gia, kim + mộc = 7+3 = 10, hai đường đều đi qua số 5 (thổ, thân xác). Nên

chi qủa vị Kim Tiên tương đương với A-la-hán Phật. Hơn nữa nếu không có thân này thì

không thể tu hành được!

Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái ở đâu trong thân người?

Hình đồ bên dưới là một phần trong Thái Cực Đồ của bà Ngọc Liên Hoa (1950s), chia con

người làm 3 phần: hậu thiên (trước mặt), trung thiên (sau lưng) và tiên thiên (phần đầu).

CÀN

KHÔN

LY

KH

ẢM

ĐOÀI

CẤ

NC

HẤ

N

TỐN

ĐOÀI

CẤ

N

KH

ÔN

CÀN

KH

ẢM

LY

CHẤN

TỐ

N

CẤN

N

KH

ẢM L

Y

CHẤN

ĐOÀI

KHÔN

TỐN

KIM

MỘC

TH

ỦY H

ỎA

THỔ

THỔ

NGỌTÝ

DẬU

MÃO

1

2

3

4

5

6

7

8

33

4

4

7

7

6

6

1

1

2

2

9

5

8

8

TIÊN THIÊN

ÂM DƢƠNG

TRUNG THIÊN

ÂM DƢƠNG

HẬU THIÊN

ÂM DƢƠNG

BÁT QUÁI

THUẦN TÚY

BÁT QUÁI

TƢƠNG HIỆP

BÁT QUÁI

HỖN HỢP

HÀ-ĐỒ

THỂ

THỂ

THỂ

LINH

VÍA

XÁC

YẾT HẦU

TÂM HỎA

ĐAN ĐIỀN

NGỌC CHẨM

GIÁP TÍCH

VĨ LƯ

NHƠN THÂN

NHƠN THÂN ĐỒ

NHƠN THÂN ĐỒ

ÓC GIÀ

ÓC NON

TẠNG HUỆCảnh Tiên Thiên Khí

Trƣờng Sanh Thanh Tịnh

Cảnh Hậu Thiên Khí

Giành Giựt Cạnh Tranh

Cảnh Trung Thiên Khí

Ôn Hòa

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

5

Con người ở Hậu Thiên thì phải chịu khí hậu thiên là giành giựt cạnh tranh, đầy đau khổ.

Khi chịu tu hành lìa bỏ tham sân si thì mới tiến vào Trung Thiên hưởng chút khí ôn hòa.

Chỉ khi nào về được tới Tiên Thiên thì mới được hưởng khí trường sanh thanh tịnh.

Về vị trí của quẻ Bát Quái trên cơ thể thì có table sau:

Càn Đầu

Khôn Bụng

Khảm Tai, Thận

Ly Mắt, Tim

Chấn Chân

Tốn Đùi

Cấn Tay

Đoài Miệng

Lục Âm Lục Dương:

Nền văn minh dựa trên Kinh Dịch được phát triển mạnh mẽ kể từ khi Hậu Thiên Bát

Quái của Chu Văn Vương ra đời. Ông sắp đặt lại 8 quẻ thành Lạc Thơ và khai triển thành

64 quẻ dịch, 384 hào để diễn tả những biến chuyển trong trời đất, chi phối mọi mặt trong

đời sống từ tư tưởng, y học, đạo học, lý học, khoa học, xã hội học, nghệ thuật v.v., giống

như văn minh của computers chi phối đời sống trong thế kỷ 20 vậy. Sau này Kinh Dịch

được Đức Khổng Tử san định lại và viết thành sách.

Ví dụ: Quẻ Càn, , chồng 2 quẻ Càn lên nhau thành quẻ Bát Thuần Càn . Vì quẻ Càn

có 3 hào dương, nên Bát Thuần Càn có 23 = 8 quẻ biến như sau:

1 Càn Vi Thiên 5 Phong Địa Quán

2 Thiên Phong Cấu 6 Sơn Địa Bác

3 Thiên Sơn Độn 7 Hỏa Địa Tấn

4 Thiên Địa Bỉ 8 Hỏa Thiên Đại Hữu

Tương tự, với 8 quẻ Bát Quái ta có tổng cộng 8x8 = 64 quẻ dịch.

Trong đạo học Tiên Gia chỉ dùng 12 quẻ trong 64 quẻ Dịch để chỉ Lục Âm Lục Dương

như sau:

Bát Quái Càn Số Hào Dương

Trong Quẻ

Bát Quái Khôn Số Hào Âm

Trong Quẻ

Càn Vi Thiên 6 Khôn Vi Địa 6

Thiên Phong Cấu 5 Địa Lôi Phục 5

Thiên Sơn Độn 4 Địa Trạch Lâm 4

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

6

Thiên Địa Bỉ 3 Địa Thiên Thái 3

Phong Địa Quán 2 Lôi Thiên Đại Tráng 2

Sơn Địa Bác 1 Trạch Thiên Quải 1

Hào Dương = Thanh. Hào Âm = Trược.

Nam thanh nữ tú lúc đúng 16 tuổi, 2x8, là lúc thần khí vừa tràn đầy, chưa bị nhiễm trần

nên toàn Thanh chẳng Trược, được ví với quẻ Bát Thuần Càn (6 dương). Lúc này nếu

quyết định chọn đường tu hành giải thoát một kiếp đắc đạo, những người này sẽ có cơ hội

tu hành thành tựu mau nhất vì tinh-khí-thần còn đầy đủ chưa bị hao tổn. Còn nếu chần chừ

chờ đợi thì theo qui ước số 8 của Bát Quái, cứ mỗi tám năm trôi qua, độ thanh (hào dương)

sẽ giảm một mà độ trược (hào âm) lại tăng lên một, khiến cho sự tu hành giải thoát bắt đầu

tại tuổi đó cũng thêm phần khó khăn vì độ nhiễm trần ngày càng tăng. Theo phép tính trên

ta có table sau:

16 tuổi, đào tiên loại 9000 năm 6 Dương, 0 Âm Tu giải thoát dễ, cũng dễ sa ngã

24 tuổi, đào tiên loại 6000 năm 5 Dương, 1 Âm Tu giải thoát dễ, cũng dễ sa ngã

32 tuổi, đào tiên loại 3000 năm 4 Dương, 2 Âm Tu giải thoát dễ, chính chắn (Đức Thích

Ca đi tu lúc 30 tuổi)

40 tuổi, tinh-khí-thần bắt đầu suy 3 Dương, 3 Âm Tu giải thoát bắt đầu khó

48 tuổi, tinh-khí-thần yếu 2 Dương, 4 Âm Tu giải thoát khó.

56 tuổi, tinh-khí-thần sắp cạn kiệt 1 Dương, 5 Âm Tu giải thoát rất khó. Tu vãng sanh thì

dễ hơn.

Nếu muốn tìm hiểu sâu về Quẻ Dịch trong Đạo Học, mời tham khảo thêm sách “Huyền

Pháp Bảo Ngươn Kinh” của Thái Thượng Đạo Tổ, có để bên trang Sách Hiếm.

Thiền Sư Vạn Hạnh đời nhà Lý là ai?

Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025) là vị quốc sư có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều

đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Thiền sư vừa là

cố vấn cho vua Lê Đại Hành vừa là thầy của Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn- người sáng lập ra

nhà Lý. Ngoài ra Thiền sư còn là một nhà tiên tri đại tài. Trên đây là tiểu sử đơn sơ ngoài

đời của Thiền Sư. Còn trong tâm linh, theo tài liệu của bên Cao Đài, Ngọc Kinh Toàn Tập

I, II, III, từ 1930s – 1960s của Đức Diêu Trì Kim Mẫu, trong tập III, trang 70, có những

vần thơ như sau:

. . . .

Lý Thái Tổ đởm huyền pháp sách,

Nằm Phật gia rọi rạch cơ đồ,

Lý về đúng Lý nam mô

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

7

Thích Ca thành đạo Gia Tô cứu đời

Sư Vạn Hạnh trợ thời nhà Lý,

Rõ tiền căn xét kỹ Châu Công,

. . .

Qua những lời thơ trên, Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã cho biết gốc gác Thiền Sư Vạn Hạnh

chánh là Chu Văn Vương năm xưa, người đã đặt ra Hậu Thiên Bát Quái, mở ra nền văn

minh dựa trên Kinh Dịch của dân tộc da vàng trong suốt 5,000 năm qua.

IV. Bát Chánh Đạo của Phật Thích Ca:

Tám con đường hay tám chân lý đưa đến sự giải thoát của Phật Thích Ca gồm có: chánh

kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh

niệm, chánh định.

Chúng sanh ở đời bị vùi dập bởi sóng tình, tiền, danh, lợi. Vì vô minh nên đã gây nhân tạo

nghiệp để thỏa mãn cái tham sân si của mình. Nhân đã lập tất quả phải có. Có vay thì phải

có trả. Nên nếu không biết tu hành giải thoát thì mãi mãi phải trôi lạc luân hồi trong tam

cõi, tứ sanh, lục đạo. Vô minh trong Phật Giáo Tiểu Thừa là khái niệm về có cái ngã, cái

tôi trong người.

Sự giải thoát là sự chấm dứt luân hồi. Muốn hết luân hồi thì phải trả hết nghiệp hay nợ đã

vay. Để có thể trả hết nghiệp thì không được tạo thêm nghiệp mới và đồng thời phải trả hết

nghiệp cũ. Muốn không tạo thêm nghiệp mới thì phải hết vô minh. Một trong những lý do

chính của vô minh là vì chấp thân này thật có, ngã chấp. Vì chấp vào cái ngã là thật nên

mới bị dính vào tham sân si khi có gió danh, lợi, sắc thổi tới. Vì thế đoạn được vô minh

cũng là đoạn được ngã chấp hay đạt vô ngã. Lúc vô minh diệt thì trí tuệ chánh kiến xuất

hiện để giúp không tạo nghiệp mới. Đây là logic để đoạn luân hồi. Quả thật ta có thể xếp

Bát Chánh Đạo thành 3 nhóm dựa theo logic trên.

Đừng Tạo Nghiệp Mới: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

Trả Hết Nghiệp Cũ (khử trược lưu thanh): chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Đoạn Diệt Vô Minh: chánh kiến, chánh tư duy.

Bát Chánh Đạo Trong Giới Định Tuệ: Ta có thể ghép Bát Chánh Đạo vào Giới Định

Tuệ theo table dưới đây:

Giới Ngăn ngừa nghiệp mới Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng

Định Tẩy trừ nghiệp cũ Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

Tuệ Đoạn trừ vô minh Chánh kiến, chánh tư duy

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

8

Theo thứ tự, hành giả nhờ giữ Giới thực hành chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh đem

đến sự yên ổn, an lạc cho bản thân, từ đó được yên tĩnh nên có Định. Hành giả nhờ tu

Định thực hành chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định nên dần dà Tuệ phát. Nhờ Tuệ

phát, hành giả thực hành chánh kiến, chánh tư duy đoạn được vô minh đưa đến quả giải

thoát. Đây là một sự tóm lược đơn giản về Bát Chánh Đạo trong Giới Định Tuệ, dễ hiểu

cho bậc đã thấm nhuần nhưng có thể khó hiểu cho những người sơ cơ.

Con đường tu giải thoát, phản bổn hoàn nguyên, từ khởi thủy đến chung cuộc là một con

đường rất dài, có thể là a tăng tì kiếp nếu không biết đường đi. Nhưng cũng có thể chỉ đôi

ba kiếp ngắn ngủi nếu biết đường về. Để dễ dàng giải thích, đường đạo có thể chia làm 3

đoạn: đầu, giữa, cuối hay hạ, trung, thượng. Tương tự, Bát Chánh Đạo cũng có thể chia

làm 3 bậc: hạ, trung, thượng. Dưới đây là tóm tắt lời của đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy về

cách thực hành Bát Chánh Đạo cho nhóm BYHĐ trong năm 2012.

Lời Dạy của

Đức Diêu Trì

Hạ Trung Thượng

Chánh Kiến Theo cái Thấy, Biết của trực

giác.

Xa rời cái vẽ vời của óc trái

suy luận

Thấy biết là chơn

chánh tự tâm

Chánh Tư Duy Xa rời Tham, Sân, Si. Không Sân không Hận Bát phong bất động

Chánh Tinh Tấn Niệm Phật trừ vọng niệm Tiếp tục niệm Phật Trên đầu phát quang

Chánh Niệm Trừ bỏ Tham, Sân, Si Học chữ Không Vô ngã

Chánh Định Giữ tâm yên mà thiền PLTC tâm yên Xuất hồn đảnh lễ Phật

Chánh Ngữ Không nói dối Nói thật Thân khẩu ý nhất như

Chánh Nghiệp Không sát sanh Giữ ngũ giới Sạch thân nghiệp

Chánh Mạng Không làm tổn hại kẻ khác. Không làm tổn hại kẻ khác. Sạch thân nghiệp

Note: Bát Phong: Lợi, Suy, Hủy (chê), Dự (khen), Xưng (nịnh), Cơ (nói xấu), Khổ, Lạc.

Chánh Kiến: Trong bát chánh đạo, chánh kiến đứng đầu, là quan trọng nhất. Chỉ có chánh

kiến mới đẩy được Vô Minh không tạo nghiệp mới. Một khi có được chánh kiến thì tức

khắc có được 7 chánh kia. Vì thế Chánh Kiến là cái thấy, cái biết của một người giải

thoát, tức một người đã hết vô minh, hay một người đã đạt vô ngã. Ngược lại cái thấy, cái

biết của chúng sanh vô minh, đầy phàm ngã, tạm kêu là Tà Kiến.

Vậy làm sao để phân biệt Chánh Kiến và Tà Kiến? Xin cử ví dụ sau đây: Sáng sớm hôm

nay, mở cửa đi ra thăm vườn hoa, hoa hồng hôm nay nở rộ, ông chủ nhà tên Tâm nhìn một

đóa hoa hồng đỏ mới nở và thốt lên “Hoa nở đẹp quá!”. Câu nói “Hoa nở đẹp quá!” có

đầy đủ Chánh và Tà Kiến trong đó. Tại sao vậy?

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

9

Xét về Chánh Kiến: khi ông chủ Tâm hướng mắt nhìn đóa hoa hồng. Luồng điển, ánh

sáng, từ mắt đi ra tới hoa hồng, thâu lấy hình ảnh hoa hồng, rồi vòng trở về lại mắt. Đây là

giai đoạn trần (hoa hồng) tiếp xúc với căn (nhãn căn). Sau đó luồng điển này đi vào kho

chứa bên trong đầu để lục lọi so sánh với tỉ tỉ dữ kiện trong đó; cuối cùng nó kiếm được

một hình giống như đóa hoa được mới mang vào và trở ra báo cáo “đây là một đóa hoa

hồng màu đỏ”. Đồng thời vì có xúc nên phải có cảm thọ: khổ, lạc, hoặc không khổ không

lạc. Đây là giai đoạn nhãn thức được thành lập. Nếu chấm dứt được ngay tại đây thì cái

thấy biết này là cái thấy biết chơn chánh của tự tâm, của người đắc đạo. (Tạm thời không

xét những căn khác song song với nhãn căn để tạo nên một cái biết tổng thể). Một câu nói

nổi tiếng của vua Trần Nhân Tông để chỉ Chánh Kiến là “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Xét về Tà Kiến: Nhưng cái thấy, cái biết của phàm phu thì không đơn giản như thế! Ngay

vừa khi đóa hoa hồng được xác định xong cùng với cảm thọ, kết quả này lại được cái Ngã

(thói quen, tập khí) đem vào kho chứa trong óc để so sánh với kinh nghiệm về những hoa

hồng khác đã có trong quá khứ. Dữ kiện mới thêm vào này đã biến cái biết chơn chánh tự

tâm thành cái biết của phàm phu, Tà Kiến. Và khi ông Tâm thốt ra “Hoa nở đẹp quá!”

chúng ta có thể dễ dàng kết luận cái biết trong câu nói của ông Tâm là Tà Kiến, bởi vì cái

thấy biết này đã có cảm tính cá nhân của ông Tâm xen lẫn vào rồi. Vì thế cái hoa này có

thể đẹp với ông Tâm này nhưng chưa chắc đẹp với bà Tâm khác! Cái Ngã đâu chỉ dừng ở

đó! Ngay sau khi ông Tâm thốt câu “Hoa nở đẹp quá” thì cái ngã nó đã chuẩn bị thêm cho

ông Tâm một lô những ý tưởng khác trong đầu, ví dụ như “hãy hái hoa vào cắm trong

bình”, “hãy ngửi xem hoa có thơm không?” v.v… cái ngã nó đã vươn lên và độc thoại liên

miên trong đầu trong bụng của ông Tâm. Đây là một cảnh tượng rất bình thường hầu như

có trong mọi người. Và chính thằng phàm ngã ưa lộn xộn này đã khiến ông chủ đi làm tùm

lum chuyện tạo nghiệp để rồi kết quả là phải luân hồi muôn kiếp.

Ví dụ trên thuộc phần “nhận vào” của hai mặt “nhận vào và phát ra” trong vấn đề phân

tách Chánh Kiến và Tà Kiến. Giờ hãy xét tới phần “phát ra”.

Chẳng hạn hành giả đang ngồi thiền yên lặng, bỗng dưng phát ra ý tưởng muốn làm con

toán 2*5 hoặc làm bài thơ về tánh không? Vậy đó là hiệu lệnh của bổn tâm hay của phàm

ngã?

Trên thực tế, thật là khó để có thể xác định được niệm nào là của chân tâm hay phàm ngã.

Xin mượn hình ảnh ly nước có bùn để diễn tả ý này. Nếu trong ly nước có bùn và đang ở

dạng khuấy động thì nước sẽ đục. Giờ muốn lấy nước trong ra thì phải làm sao? Chỉ còn

cách phải chờ nước dần dần lặng xuống hoàn toàn. Khi đó bùn đen sẽ ở dưới đáy ly, phần

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

10

còn lại là nước sạch ở trên. Đến lúc này mới có thể lấy được nước sạch vì bùn với nước

không còn lẫn lộn với nhau. Tương tự, một khi hành giả chưa đạt trạng thái vô niệm thì

khó có thể xác định được niệm nào là của chân ngã hay phàm ngã bởi Chánh Niệm và Tà

Niệm lẫn lộn với nhau. Càng quan sát càng thêm mù mịt!

Làm sao để biết đã đạt trạng thái vô niệm? câu trả lời đúng nhất, gọn nhất nhưng không

giúp gì được cho người hỏi là “chừng nào đắc đạo thì biết!”. Giờ chúng tôi xin trả lời với

một cách khác như sau:

Trên đoạn đường tu hành từ phàm nhân (D4) đến lúc giải thoát (A la hán, D9), sự thăng

hoa của tâm thức từ D4 tới D9 sẽ tạo ra những sự thay đổi về tâm sinh lý trong cơ thể như

kinh mạch Nhâm Đốc thông, khí điển chạy khắp thân, xuất dương thần (xuất hồn), có mâu

ni châu, v.v... Vì thế cho dù bạn nào có hiểu được những ví dụ trên, có thể thông biện thao

thao bất tuyệt nhưng nếu trong bản thể chưa có những ấn chứng này, xin hãy khoan vội

cho rằng cái thấy biết của mình là từ chơn tâm. Chúng tôi xin lặp lại câu nói sau:

Chỉ có Mâu Ni Châu, không thành Phật

Muốn thành Phật, phải có Mâu Ni Châu

Vì vậy, muốn tu hành giải thoát cần hiểu rõ đâu là Chánh Kiến và Tà Kiến, cần phân biệt

đâu là Ngã và bổn tâm tự tánh để mà dụng công tu tập Bát Chánh Đạo cho đúng đắn. Lời

của Đức Diêu Trì Kim Mẫu dạy thật là siêu diệu!

Tánh Mệnh Song Tu trong thời Thượng Ngươn:

Dưới đây là một đoạn thơ của Đức Diêu Trì Kim Mẫu cho trong bài “Tình Thương Nhân

Loại vào Rằm tháng Sáu năm Nhâm Thìn 2012”, chỉ rõ pháp Tánh Mệnh Song Tu trong

thời Thượng Ngươn sắp đến: Pháp Vô Vi của thầy Tám Lương Sĩ Hằng và Bát Chánh Đạo

của Đức Thích Ca

. . . .

Ráng lo tu cho hồn thanh nhẹ 93

Pháp Đại Thừa Mẹ đã cho ra

Vô Vi là pháp một nhà

Bạch Y Huynh Đệ Di Đà triển khai 96

Niệm sáu chữ để khai cửu khiếu

Mở bộ đầu báo hiếu Mẹ Cha

Lục Tự sáu chữ vậy mà

Càn khôn vũ trụ Di Đà ban ân 100

Pháp Vô Vi có Thần hộ trợ

Soi Hồn rồi được mở Thiên Môn

Điển năng giúp đỡ phần hồn

Ra vào tự tại mới khôn hơn người 104

Pháp Luân Chuyển giúp người nóng tánh

Dùng điển trời đánh đổ lục căn

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

11

Ăn năn lục tặc phản hồi

Nhâm Đốc khai mở thoát rồi khổ đau 108

Thương con trẻ lòng đau khó tả

Đợi từng giờ con đã tỉnh chưa

Chốn phàm con mến con ưa

Mong con thức tỉnh Mẹ đưa con về 112

Cảnh phồn hoa con thề ở mãi

Để Mẹ đây phải đợi phải chờ

Đừng như những kẻ thờ ơ

Trong con có Phật bao giờ con hay 116

Không có Thầy ở ngay cho phải

Đến lúc gặp con phải ra công

Công tu công quả con trồng

Gia tăng sức lực Mẫu mong đêm ngày 120

Lúc gặp Thầy chỉ bày Bát Chánh

Đó là lúc con gánh con gồng

Mẫu đây ngày đêm ngóng trông

Chánh đạo con rõ con trồng thiện căn 124

Mục chánh kiến con răn con giữ

Thấy biết là chơn chánh tự tâm

Đừng theo ác đạo lạc lầm

Xa rời Mẫu tử khó tầm đường chơn 128

Chánh tư duy còn hơn tiền bạc

Tham sân si con thật xa ra

Thế gian là cõi Ta Bà

Không sân không hận mới là người tu 132

Mục chánh ngữ người tu phải rõ

Không dối lời bày tỏ minh tâm

Chánh ngữ con chẳng lạc lầm

Có gì nói thật âm thầm chuyên tu 136

Mục chánh nghiệp cho dù hơi khó

Nhưng thành lòng chẳng khó đâu con

Sát sanh hại vật thân mòn

Ngũ giới con giữ chẳng còn nghiệp thân 140

Mục chánh mệnh nuôi thân dưỡng tánh

Tránh nghiệp thân xa lánh hại người

Thế gian bao kẻ hại người

Thầy tu nói dối của người đem thâu 144

Chánh tinh tấn con đâu có biết

Vọng tâm nhiều chẳng biết hồi đầu

Niệm Phật môn pháp nhiệm mầu

Tự tu tự tiến trên đầu phát quang 148

Mục chánh niệm chuyển sang tâm đạo

Tham sân si Mẹ bảo con trừ

Như không chẳng phải mòn hư

Vô thường vô ngã khổ như tù đầy 152

Mục chánh định Mẫu Thầy đã dạy

Để tâm yên như vậy mà thiền

Pháp Luân Thường Chuyển tâm yên

Xuất hồn đảnh lễ Phật liền ban ơn 156

Bát chánh đạo tâm thân phải rõ

Là con đường chơn chánh Phật Tiên

Ra công bỏ sức tham thiền

Đời là tạm bợ tham thiền thoát mê 160

Vì vô minh con về chẳng được

Vì dâm ô mà trược bao đầy

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

12

Gắng công gắng sức đêm ngày Thoát vòng lục đạo Mẫu Thầy gần bên 164

Vô Vi Pháp trong Bát Chánh Đạo:

Trong phần khử trược lưu thanh của Bát Chánh Đạo gồm chánh tinh tấn, chánh niệm và

chánh định, Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã chỉ rõ cách áp dụng pháp Niệm Phật và Pháp Luân

Thường Chuyển trong Pháp Vô Vi vào Bát Chánh Đạo.

Chánh tinh tấn con đâu có biết

Vọng tâm nhiều chẳng biết hồi đầu

Niệm Phật môn pháp nhiệm mầu

Tự tu tự tiến trên đầu phát quang 148

. . .

Mục chánh định Mẫu Thầy đã dạy

Để tâm yên như vậy mà thiền

Pháp Luân Thường Chuyển tâm yên

Xuất hồn đảnh lễ Phật liền ban ơn 156

Vì thế nên Vô Vi Pháp không phải chỉ là thân pháp mà còn là một pháp môn đầy đủ cả về

thân và tâm pháp. Xin mời các bạn đọc bài bút điển sau đây của Đức Vĩ Kiên:

Apr/28/2016: Đức Vĩ Kiên cho thơ

Thưa các bạn,

Gần đây có bạn muốn hỏi tôi về PLVV. Pháp nào là thân pháp và pháp nào là tâm pháp?

Các bạn nghĩ sao?

Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí (PLVVKHHB) là một bí pháp: “Khẩu khẩu tâm truyền

y bí pháp”, nhưng đến nay đã là cuối ngươn ba, hạ ngươn cho nên Thượng Đế đã cho phổ

truyền. Ai người có duyên thì có cơ may gặp pháp và hành pháp. Vô Vi là tâm pháp. Soi

hồn mở bộ đầu. Pháp Luân Thường Chuyển (PLTC) khử trược lưu thanh, huệ tâm khai

mở. Thiền định làm cho ổn định bộ đầu và tâm can, giúp cho hành giả khỏe mạnh cả tâm

lẫn thân. Niệm phật để làm gì? Giúp bạn mở lục tâm thông. Tuy nhiên Vô Vi là tâm pháp,

nhưng nó hỗ trợ thân pháp, nhờ đó các bạn có sức khỏe làm việc. Có một số bạn hành

chưa đúng mức, cho nên sức khỏe yếu ớt, không được tốt cho lắm. Tôi đề nghị các bạn đó

nên tập thêm các môn phụ như lạy kiếng Vô Vi, thể dục trợ luân và các môn Yoga như

Suối Nguồn Tươi Trẻ, v.v…

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

13

Vô Vi tâm pháp chuyển thân gầy

Thành thân bất hoại chẳng động lay

Soi hồn, niệm Phật tâm hướng thượng

Thành tâm thanh tịnh, niệm đêm ngày.

Quý thương: Vĩ Kiên

V. Mật Niệm Bát Chánh:

Trong Vô Vi Pháp của Thầy Tám có phần công phu có tên là “Mật Niệm Bát Chánh” rất

hay. Nhân dịp này chúng tôi xin được trình bày lại đây để bạn đọc tiện tham khảo và so

sánh.

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

14

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

15

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

16

VI. Kết Luận:

Bài viết này trình bày sơ lược lịch sử Hà Đồ Lạc Thư và ứng dụng của Hậu Thiên Bát

Quái trong Đạo học. Ngoài ra, phần Bát Chánh Đạo được phân tích cặn kẽ với lời chỉ dạy

cách thực hành của Đức Diêu Trì Kim Mẫu.

SỐ 8 TRONG ĐẠO HỌC Viễn Lưu

17

Chúng tôi hy vọng bài viết đem lại lợi ích cho các bạn.

Chúc các bạn may mắn,

Bát quái tiên thiên thuở Tam Hoàng

Hà Đồ Lạc Thư thị bát môn

Phục Hy mở lối Chu Vương tiếp

Bát quái hậu thiên khai mở đời

Giải thoát một đường Bát Chánh Đạo

Ngừng gây nghiệp mới, cũ trả thời

Vô minh Kiến đoạn, định ba nhóm

Phàm ngã dẹp xong sớm về Trời

KB: VL, 04/02/2017

Luân hồi tám cõi khổ lắm đa

Bát Chánh Thích Ca chỉ lối ra

Thêm được Kim Mẫu phân biện giải

Hữu duyên tỏ ngộ phước trời ban

Vô Vi tâm pháp khử thanh trược

Tánh mệnh song tu nghiệp mau tàn

Chánh kiến là tâm chơn thấy biết

Thoát vòng lục đạo thẳng về nhà

KB: VL, 04/02/2017

Kính bút,

Viễn Lưu, Apr/02/2017

--oOo--