report on economic potentials later half of 2011

26
1 Vững vàng tin cậy BÁO CÁO KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 DỰ BÁO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011 Các nội dung trong báo cáo Tng quan kinh tế 6 tháng đầu năm GDP Cán cân thương mại và VĐT NN Chỉ số CPI Các chính sách điều hành Thị trường tiền tệ: Lãi suất VND Lãi suất điều hành và tỷ lệ DTBB Hoạt động thị trường mở và TCV Lãi suất VND interbank Lãi suất VND thị trường 1 Thị trường tiền tệ: Lãi suất USD Lãi suất USD interbank Lãi suất USD thị trường 1 Thị trường trái phiếu Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp Thị trường ngoại hối Triển vọng 6 tháng cuối năm 2011 Bảng tổng kết các chỉ số kinh tế 2 2 3 5 7 8 8 9 10 11 13 13 14 15 15 16 17 19 23 Đinh Tuấn Minh +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] Hoa Hùng Cường +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] Hà Phú Nguyên +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] Nguyễn Thu Trang +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] TỔNG QUAN KINH TẾ 6 THÁNG NĂM 2011 Tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 quý đầu năm đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010. GDP quý I/2011 tăng 5,43%; quý II tăng 5,73%. Thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh từ đầu năm nhưng giảm trở lại trong tháng 6/2011 nhờ xuất khẩu vàng tăng đột biến. Nhập siêu 6 tháng đầu năm là -6,41 tỷ USD. Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại. FDI giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ. kiều hối tăng khoảng 10%. Chỉ số CPI tăng cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá một loạt các hàng hóa đầu vào thiết yếu và ảnh hưởng từ giá thế giới. CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2011 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi suất VND tăng cao do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng tăng từ 16 20%, cao hơn so với lãi suất trần. Lãi suất interbank kỳ hạn 1 tuần sau một thời gian dài giữ ở mặt bằng lãi suất trên 20% đã từ từ giảm về mặt bằng 13 – 15% nhờ NHNN thực hiện tái cấp vốn và mua vào ngoại tệ với số lượng lớn. Lãi suất huy động bằng USD giảm dần do NHNN áp trần lãi suất. Lãi suất huy động dân cư còn 2%, t ổ chức kinh tế còn 0,5%. Nhưng lãi suất USD interbank lại tăng trở lại do dự trữ bắt buộc tăng và các NHTM lo ngại thanh khoản về nguồn vốn ngoại tệ. Thị trường trái phiếu sau gần 3 tháng ít giao dịch từ giữa tháng 2/2011 đến giữa tháng 5/2011 đã sôi động trở lại do tín hiệu tích cực từ lãi suất interbank giảm dần. Lượng TPCP và TPCPBL phát hành được hơn 70% kế hoạch. Tỷ giá tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm nhưng sau đó đã giảm dần khi Chính phủ và NHNN đưa ra các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối. NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2011. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TCUỐI NĂM 2011 Tăng trưởng M2 (YTD) 11,5% GDP cả năm 5,7% CPI (YTD) 19,19% Lãi suất huy động VND 3M 16% Lãi suất huy động USD 3M 3% Tỷ giá USDVND 21.200 – 21.500

Upload: phan-duong

Post on 22-Jun-2015

1.266 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Báo cáo dự báo kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2011.

TRANSCRIPT

Page 1: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

1

Vững vàng tin cậy

BÁO CÁO KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 DỰ BÁO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Các nội dung trong báo cáo

Tổng quan kinh tế 6 tháng đầu năm GDP Cán cân thương mại và VĐT NN Chỉ số CPI

Các chính sách điều hành Thị trường tiền tệ: Lãi suất VND

Lãi suất điều hành và tỷ lệ DTBB Hoạt động thị trường mở và TCV Lãi suất VND interbank Lãi suất VND thị trường 1

Thị trường tiền tệ: Lãi suất USD Lãi suất USD interbank Lãi suất USD thị trường 1

Thị trường trái phiếu Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

Thị trường ngoại hối Triển vọng 6 tháng cuối năm 2011 Bảng tổng kết các chỉ số kinh tế

2 2 3 5 7 8 8 9

10 11 13 13 14 15 15 16 17 19 23

Đinh Tuấn Minh +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] Hoa Hùng Cường +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] Hà Phú Nguyên +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected] Nguyễn Thu Trang +84.4.6266.1088 Ext: 547 [email protected]

TỔNG QUAN KINH TẾ 6 THÁNG NĂM 2011

Tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 quý đầu năm đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2010. GDP quý I/2011 tăng 5,43%; quý II tăng 5,73%.

Thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh từ đầu năm nhưng giảm trở lại trong tháng 6/2011 nhờ xuất khẩu vàng tăng đột biến. Nhập siêu 6 tháng đầu năm là -6,41 tỷ USD.

Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại. FDI giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ. kiều hối tăng khoảng 10%.

Chỉ số CPI tăng cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá một loạt các hàng hóa đầu vào thiết yếu và ảnh hưởng từ giá thế giới. CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2011 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãi suất VND tăng cao do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng tăng từ 16 – 20%, cao hơn so với lãi suất trần. Lãi suất interbank kỳ hạn 1 tuần sau một thời gian dài giữ ở mặt bằng lãi suất trên 20% đã từ từ giảm về mặt bằng 13 – 15% nhờ NHNN thực hiện tái cấp vốn và mua vào ngoại tệ với số lượng lớn.

Lãi suất huy động bằng USD giảm dần do NHNN áp trần lãi suất. Lãi suất huy động dân cư còn 2%, tổ chức kinh tế còn 0,5%. Nhưng lãi suất USD interbank lại tăng trở lại do dự trữ bắt buộc tăng và các NHTM lo ngại thanh khoản về nguồn vốn ngoại tệ.

Thị trường trái phiếu sau gần 3 tháng ít giao dịch từ giữa tháng 2/2011 đến giữa tháng 5/2011 đã sôi động trở lại do tín hiệu tích cực từ lãi suất interbank giảm dần. Lượng TPCP và TPCPBL phát hành được hơn 70% kế hoạch.

Tỷ giá tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm nhưng sau đó đã giảm dần khi Chính phủ và NHNN đưa ra các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối. NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2011.

DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ CUỐI NĂM 2011

Tăng trưởng M2 (YTD) 11,5%

GDP cả năm 5,7%

CPI (YTD) 19,19%

Lãi suất huy động VND 3M 16%

Lãi suất huy động USD 3M 3%

Tỷ giá USDVND 21.200 – 21.500

Page 2: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

2

Ngày công bố: 30.06.2011 KINH TẾ VIỆT NAM - TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NỬA ĐẦU NĂM 2011

Các chỉ số kinh tế 6 tháng năm

2011

Chỉ số kinh tế Giá trị

GDP Quý I (%) 5,43 GDP Quý II (%) 5,73 Hai quý đầu (%) 5,57 FDI giải ngân (tỷ $) 5,3 ODA (tỷ $) 1,5 Kiều hối (tỷ $) 4 Xuất khẩu (tỷ $) 42,33 Nhập khẩu (tỷ $) 48,98 Nhập siêu (tỷ $) -6,65 CPI tháng 6 (mom) 1,09% CPI tháng 6 (yoy) 20,8% CPI tháng 6 (YTD) 13,3%

Tỷ trọng tổng đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2011

Nguồn: GSO

GDP CÓ XU HƯỚNG TĂNG CHẬM LẠI SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC

Tăng trưởng GDP từ QI.2009 – QII.2011 (%)

3.14%

4.46%

6.04%

6.90%

5.84%6.44%

7.18% 7.34%

5.43%5.73%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, GDP trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010. Mức tăng này thấp hơn cùng kỳ năm 2010 là 0,59%.

Khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%.

Khu vực dịch vụ tăng 6,12%.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm:

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6%.

Nguyên nhân khiến GDP trong 2 quý đầu năm 2011 tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2010 do chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm tổng cầu và thắt chặt tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ dự kiến cắt giảm tổng mức đầu tư của toàn xã hội xuống từ mức 40% dự kiến xuống còn 38 – 39%. Trong các năm trước, tổng đầu tư toàn xã hội đều ở mức trên 40%. Giá trị công bố cắt giảm mà các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước công bố đến cuối tháng 5/2011 là 80.550 tỷ đồng.

Mục tiêu của chính phủ trong năm nay cố gắng giảm bội chi ngân sách xuống dưới mức 5%. Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương chấm dứt tình trạng ứng vốn ngân sách. Điều này đồng nghĩa với việc chi ngân sách sẽ tăng chậm lại, làm giảm chi tiêu chính phủ (G), vốn đóng góp một vị trí quan trọng vào tăng trưởng GDP.

Chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cho mặt bằng lãi suất huy động tăng cao. Kỳ hạn 1 tháng – 3 tháng, lãi suất huy động ở mức 16 – 20%. Lãi suất cho vay sản xuất dao động từ 20 – 24% khiến các DN phải cắt giảm chi tiêu, đầu tư (I).

Lãi suất tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho chi tiêu (C) trong nền kinh tế giảm:

o Trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,4%.

o Trong 5 tháng đầu năm 2010, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu tăng

Page 3: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

3

Tỷ trọng XK của KV FDI và trong nước (%)

46.32% 45.84%

53.68% 54.16%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2011 2010

FDI Trong nuoc

Tỷ trọng NK của KV FDI và trong nước (%)

43.49% 41.80%

56.51% 58.20%

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

2011 2010

FDI Trong nuoc

Nguồn: Tổng cục Hải quan

26,9% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 16,7%.

o Như vậy, có thể nhận thấy, tốc độ hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng năm 2011 tăng chậm hơn so với 5 năm 2010. Điều này cho thấy chi tiêu (C) trong nền kinh tế tăng chậm lại, ảnh hưởng đến GDP.

Nhập siêu (EX – IM) tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 ở mức 7 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (6,7 tỷ USD).

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIA TĂNG THÂM HỤT TRONG KHI VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TĂNG CHẬM

Cán cân thương mại Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1/2010 đến 6/2011 (triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trong tháng 6/2011, xuất khẩu ước đạt 7,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu trong tháng 6 ở mức 400 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các tháng trước. Nguyên nhân khiến cho nhập siêu của tháng 6/2011 thấp hơn nhiều so với những tháng trước là do Việt Nam đã xuất khẩu hơn 630 triệu USD kim loại quý và đá quý trong tháng 6/2011, tăng đột biến so với những tháng trước.

Tính lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 6 thì:

Xuất khẩu đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2010.

Nhập khẩu đạt 48,987 tỷ USD, tăng 25,80% so với cùng kỳ năm 2010.

Cán cân thương mại là – 6,654 tỷ USD, bằng 15,71% giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2011. Mục tiêu của chính phủ đưa tỷ lệ này xuống 16% vào cuối năm.

Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực:

Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực trong nước có đều giảm so với tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao hơn, đặc biệt là đối với hoạt động nhập khẩu.

Tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng năm 2011 của khu vực FDI là 34,01% trong khi của khu vực trong nước là 31,45%.

Tăng trưởng nhập khẩu 6 tháng năm 2011 của khu vực FDI là 33,20% trong khi của khu vực trong nước là 24,32%.

Cán cân thương mại khu vực FDI là - 1,719 tỷ USD, khu vực trong nước là – 4,742 tỷ USD.

Page 4: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

4

Một số nước Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn đến 5/2011

(tỷ USD)

Nhập khẩu

Nhập siêu

Trung Quốc -9 -5,34

Hàn Quốc -4,96 -3,11

Nhật Bản -3,85 -0,18

Đài Loan -3,68 -3,02

Singapore -2,84 -1,86

Thái Lan -2,48 -1,84

Hoa Kỳ -1,77 n/a

Malaisia -1,60 n/a

Ấn Độ -1,06 a/a

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các gói thầu EPC quan trọng mà các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận thường ở trong các lĩnh vực nhà máy điện, nhà máy đạm, xi măng, hạ tầng, khai thác khoáng sản. Một số dự án: Nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 Đạm Cà Mau Dây chuyền 2 xi măng Nghi

Sơn & xi măng Công Thanh Bô xít Tây Nguyên Đường sắt nội đô gói thầu

350 triệu USD.

FDI (triệu USD) các nước đầu tư lớn nhất từ 1/1 – 20/6/2011

Nước Vốn đký cấp mới và tăng thêm

Singapore 1.132

Hongkong 627

Hàn Quốc 522

Malaysia 416

Nhật 375

BVI* 286

Samoa 252

Thụy Sĩ 240

Đài Loan 204

Hoa Kỳ 152

BVI*: British Virgin Islands

Cơ cấu xuất khẩu theo các nhóm hàng hóa

Tỷ trọng các hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn nhất nhất từ đầu năm đến 15/6/2011 (%)

Tỷ trọng các hàng hóa có giá trị nhập khẩu lớn nhất từ đầu năm đến 15/6/2011 (%)

Nguồn: Tổng cục hải qua, tính toán của Phòng Phân tích

Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2011

05 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu khẩu lớn nhất bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore (chi tiết xem biểu bên cạnh).

Nguyên nhân:

Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn nhất cũng như nhập siêu nhiều nhất. Mặc dù tỷ giá USD/CNY có xu hướng giảm trong thời gian qua do CNY mạnh lên, trong khi tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng do VND mất giá, tức là VND mất giá mạnh so với CNY nhưng nhập khẩu cũng như nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc không vì thế mà giảm. Điều này là do 3 nguyên nhân:

Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa hợp lý. Việt Nam nhập khẩu một phần lớn các hàng hóa đầu vào để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như nguyên liệu dệt may, xăng dầu, chất dẻo, cao su, gỗ, hóa chất. Khoảng cách địa lý gần giúp giảm chi phí cho việc nhập khẩu.

Công nghệ của Trung Quốc không quá đắt và phù hợp với tài chính của các doanh nghiệp trong nước.

Liên tục trong 3 năm qua (từ 2008), các nhà thầu Trung Quốc thường trúng thầu lớn các công trình thực hiện theo hình thức đấu thầu EPC, tức là nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế đến mua sắm thiết bị và xây dựng. Đồng thời, các nhà thầu này đã mang cả nhân công sang Việt Nam để thực hiện và sử dụng máy móc thiết bị từ Trung Quốc. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng mạnh.

Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore: Đây là những nước có nguồn vốn FDI vào Việt Nam tương đối lớn. Do vậy, các nhà máy của các nước này có xu hướng nhập khẩu trở lại các nguyên liệu từ nước đầu tư hoặc từ chính công ty mẹ của các công ty này.

Page 5: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

5

Các dòng vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ dòng vốn đầu tư nước ngoài qua các năm (Đơn vị: triệu USD)

Nguồn: ADB, Bộ kế hoạch đầu tư, tính toán của Phòng Phân tích

FDI thực hiện trong 6 tháng đầu năm tăng cao hơn so với FDI đăng ký, đạt mức 5,3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2010, FDI thực hiện giảm nhẹ 1,9%.

Trong khi đó, theo Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (bộ Kế hoạch đầu tư), trong năm 2011, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài dự kiến đạt 1,5 - 1,7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 700 – 900 triệu USD. Như vậy, trong nửa đầu năm 2011, dự kiến vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có thể đạt 300 – 500 triệu USD. Vốn FDI ròng ở mức 4,8 – 5 tỷ USD.

ODA trong 5 tháng đầu năm đạt 1,26 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch năm. Ước tính của Phòng Phân tích trong 6 tháng đầu năm, ODA thực hiện đạt 1,5 tỷ USD.

Kiều hối: Theo Thống đốc NHNN, kiều hối chảy về Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2011 tăng xấp xỉ 10%. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, lượng kiều hối về Việt Nam theo ước tính của NHNN là 3,6 tỷ USD. Như vậy, giả sử trong 6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối vẫn tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì kiều hối chuyển về trong nửa đầu năm 2011 đạt khoảng 4 tỷ USD.

FII: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động ngân hàng của NHNN cũng cho biết, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhưng không đưa ra số liệu cụ thể. Theo ước tính của Phòng Phân tích, giá trị FII 6 tháng đầu năm ở mức 500 triệu USD – 1 tỷ USD.

CHỈ SỐ CPI TĂNG CAO TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2011

Chỉ số CPI tháng 6/2011 tính theo tháng (mom) tăng ở mức thấp nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay. CPI tháng 6 tăng 1,09% so với tháng 5.

Các nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao nhất trong tháng 6 bao gồm:

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,79%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng 0,56%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,76%.

Nhóm hàng may mặc tăng 0,62%.

Nhóm giao thông tăng 0,39%.

Page 6: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

6

Thời điểm điều chỉnh giá các hàng hóa đầu vào thiết yếu

Giá xăng: Lần 1: 24/2/2011: tăng từ

16.400 lên 21.300 đồng/lít. Lần 2: 29/3/2011: tăng từ

19.300 lên 21.300 đồng/lít Giá điện: 1/3/2011, tăng giá điện

15,28%. Giá than 1/4/2011, tăng giá than 20 –

40%. Giá xi măng 1/4/2011, giá xi măng tăng

100.000 – 150.000 đồng/tấn.

Chỉ số CPI từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI tăng 20,82%, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng tới 30,1%, giáo dục tăng 25,2% và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 21,7%. Đây là những nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng chung của giỏ hàng hóa. Riêng nhóm bưu chính viễn thông, chỉ số giá của nhóm hàng hóa này giảm 6,4%.

Trong khi đó, so với tháng 12/2010, chỉ số CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% trong đó, các nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 18,74%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,68%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 14,7%.

Tốc độ thay đổi giá của từng nhóm hàng hóa so với tháng 12/2010 (Đơn vị: %)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2011 tăng mạnh:

Giá xăng dầu tăng 2 lần vào cuối tháng 2 và tháng 3/2011. Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá của nhóm giao thông.

Giá điện điều chỉnh tăng 15,28%. Mặc dù giá điện chỉ được tính trong nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng) nhưng giá điện nằm trong chi phí đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất và tác động mạnh đến chi phí hàng hóa sản xuất ra.

Tỷ giá USDVND được NHNN điều chỉnh tăng 7,17% từ mức 19.500 đồng lên 20.900 đồng vào ngày 11/2/2011. Tỷ giá tăng đã khiến Việt Nam bị sức ép nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài.

Giá hàng hóa thế giới cũng có xu hướng liên tục tăng trong quý I và nửa đầu quý II năm 2011, đặc biệt là đối với các hàng hóa nông sản như gạo, cao su, café. Điều

Page 7: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

7

này làm cho giá lương thực trong nước cũng tăng cao. Giá gạo trong nước bình quân từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011 đã tăng từ 20 – 40%. Giá café tăng hơn 30% từ xấp xỉ 39 triệu đồng/tấn lên hơn 50 triệu đồng/tấn.

Giá thực phẩm cũng tăng do dịch bệnh và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc khiến cho chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các nhóm hàng hóa khác trên thị trường.

Sau khi CPI tính theo tháng đạt đỉnh vào tháng 4/2011 thì tốc độ tăng CPI cũng đã giảm dần và tháng 6/2011 là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là do:

Đà tăng giá các hàng hóa đã phản ánh dần vào các tháng trước đó.

Chính phủ và NHNN vẫn kiên quyết thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với việc hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 20% trong năm nay và duy trì mặt bằng lãi suất cao. Tín dụng tính đến 10/6/2011 mới tăng 7,05% so với cuối năm 2010. NHNN duy trì mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 14% cho kỳ hạn 2 – 3 tháng, lãi suất cho vay thị trường mở ở mức 15%/năm cho kỳ hạn 1 tuần.

Giá hàng hóa thế giới bắt đầu hạ nhiệt từ cuối tháng 5. Giá dầu tính đến ngày 27/06/2011 đã giảm về mức 91 USD/thùng.

Tỷ giá USDVND giảm mạnh từ sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào giữa tháng 2. Tỷ giá thực tế trên interbank giảm từ mức 21.500 về dao động quanh mức 20.600. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm từ mức 22.500 về quanh mức 20.600.

KINH TẾ VIỆT NAM | CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH 6 THÁNG NĂM 2011

CHÍNH PHỦ

o Nghị quyết 11/NQ – CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay gồm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

o Nghị định 22/2011/NĐ-CP quy định tăng lương tối thiểu từ 730.000 lên 830.000 đồng/tháng từ 1/5/2011

o Thủ tướng kết luận về một số chính sách điều hành tỷ giá: trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức 3%, DTBB ngoại tệ tăng thêm 2%, mức ngoại tệ tiền mặt tối đa được mang ra nước ngoài không phải khai báo ngoại quan là 5.000 USD, giảm 2.000 USD so với trước kia, yêu cầu NHNN nhanh chóng ban hành các quy định quản lý ngoại hối.

o Cho phép EVN điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường từ ngày 1/6. Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.

BỘ TÀI CHÍNH

o 24/2, cho phép các doanh nghiệp tăng giá xăng dầu. Giá xăng tăng 2.900 đồng/lít lên 19.300 đồng/lít, diezel tăng 3.550 đồng/lít lên 18.300 đồng, dầu hỏa tăng 2.900 đồng/lít lên 18.200 đồng, dầu mazuts tăng 2.110 đồng/lít lên 14.800 đồng/lít.

o 29/3, cho phép các DN tăng giá bán xăng và dầu thêm 2.000 – 2.800 đồng/lít

o 1/4, Bộ Tài chính chấp thuận phương án tăng giá than, bước 1 điều chỉnh tăng từ 20 - 40% tùy từng loại than.

o 14/4, Bộ Tài chính gửi công văn tới các Bộ, ngành, hiệp hội về dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Theo đó, 11 dòng thuế có cam kết thấp hơn cam kết WTO năm 2011 sẽ tăng kịch trần.

Page 8: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

8

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

o 10/2, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% áp dụng từ ngày 11/2. Đồng thời NHNN tiến hành điều chỉnh linh hoạt tỷ giá BQ LNH để đảm bảo thanh khoản cho thị trường.

o 17/2, NHNN thay đổi 1 số mức lãi suất. LS tái cấp vốn tăng từ 9% lên 11%, lãi suát cho vay qua đêm trong thanh toán điện tư liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM là 11%.

o 1/3, NHNN ban hành chỉ thị 01/NHNN về thực hiện các giải pháp ổn định thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô.

o 4/3, NHNN ban hành thông tư 02 yêu cầu các TCTD công khai lãi suất huy động vốn và đưa ra mức trần lãi suất huy động VND với TCTD là 14%, với quỹ TD nhân dân là 14,5%.

o 8/3, NHNN nâng các mức lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng. Lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 11% lên 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 11 lên 12%/năm.

o 10/3, NHNN ban hành thông tư 04 quy định mức lãi suất đối với các khoản tiền gửi rút trước hạn

o 24/3, NHNN ban hành thông tư 07 quy định đối tượng vay ngoại tệ.

o 1/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ NH lên 13%.

o 9/4, NHNN quy định lãi suất huy động USD tối đa đối với cá nhân là 3%/năm, đối với tổ chức là 1%/năm. Mức lãi suất này bao gồm các khoản khuyến mãi dưới mọi hình thức và áp dụng cho trả lãi cuối kỳ.

o 9/4, NHNN tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các NHTM. Đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, DTBB tăng từ 4% lên 6%. Còn với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, DTBB tăng từ 2% lên 4%.

o 18/4, NHNN yêu cầu các TCTD phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá. Các TCTD cũng phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất đến 30/6 về mức tối đa 22% và đến 31/12 về mức tối đa 16%.

o 29/4, NHNN ban hành thông tư 11/2011/TT-NNN quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD.

o 29/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm và cho vay trên thị trường mở lên mức 14%/năm.

o 1/6, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các NHTM. DTBB với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 6% lên 7%. DTBB với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng từ 4% lên 5%.

o 1/6. NHNN ban hành văn bản áp trần lãi suất huy động ngoại tệ với cá nhân ở mức 2%/năm, với TCTK ở mức 0,5%/năm.

o 1/6. NHNN ban hành thông tư số 13 quy định về việc bán ngoại tệ của các tập đoàn và Tổng công ty nhà nước.

o 28/6: NHNN công bố dự thảo thu hẹp trạng thái ngoại tệ, giảm từ 30% xuống còn 20%.

Page 9: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

9

KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ – LÃI SUẤT VND

T6/2011

LSCB 9%

LS tái CK 13%

LS tái cấp vốn 14%

LS CV qua đêm 14%

LS CV OMO 15%

Lãi suất trần với tiền gửi

T6/2011

VND 14%

USD (cá nhân) 2%

USD (TCKT) 0,5%

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

T6/2011

VND < 12 tháng 3%

VND > 12 tháng 1%

USD < 12 tháng 7%

USD > 12 tháng 5%

LÃI SUẤT VÀ TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA NHNN

Chính sách điều hành thị trường tiền tệ của NHNN được nêu rõ trong chỉ thị 01 về việc thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

“Năm 2011 thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý” Vì vậy, các mức lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN đều nhằm mục đích phục vụ cho chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng.

Lãi suất điều hành của NHNN từ 1/2011 – 6/2011 (%)

6%

7%

8%

9%

10%

11%

12%

13%

14%

15%

16%

LSCB LSCK LS TCV OMO

Nguồn: Phòng Phân tích

NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9% và điều hành thị trường tiền tệ thông qua 4 mức lãi suất khác:

Lãi suất tái cấp vốn được nâng từ mức 9% lên mức 14%/năm.

Lãi suất tái chiết khấu được nâng từ mức 7% lên mức 13%/năm.

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán bù trừ.

Lãi suất cho vay trên thị trường mở được nâng dần lần lượt từ mức 10% lên mức 15% và là mức lãi suất điều hành cho vay cao nhất của NHNN.

NHNN cũng duy trì mức lãi suất trần đối với thị trường tiền tệ

Tiền gửi VND: Lãi suất trần đối với tiền gửi VND được NHNN duy trì từ đầu năm ở mức 14%/năm áp dụng đối với các khoản tiền huy động khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế trên thị trường 1.

Tiền gửi USD: Cuối tháng 4/2011, NHNN mới bắt đầu áp trần lãi suất USD huy động từ khách hàng cá nhân. Mức lãi suất áp trần là 3%/năm. Sau đó, lãi suất trần tiếp tục giảm xuống còn 2%/năm.

Lãi suất tiền gửi đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (TCKT) được NHNN duy trì ở mức 1% từ đầu năm, giảm xuống mức 0,5% vào cuối tháng 5/2011.

Song song với đó, NHNN cũng nâng dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Tuy nhiên, NHNN chỉ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ.

Tỷ lệ DTBB với tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng nâng từ 4% lên 7%.

Tỷ lệ DTBB với tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn trên 12 tháng nâng từ 2% lên 5%.

Page 10: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

10

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 7/1999 đến tháng 6/2011 (%)

Nguồn: SBV, Phòng Phân tích

HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN

Số dư hàng ngày trên thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 (tỷ đồng)

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

180000OMO T?ng nhu c?u

Nguồn: SBV, Phòng Phân tích

Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến trước Tết âm lịch Giá trị cho vay trên thị trường mở tăng dần từ mức 100.000 tỷ đầu năm lên mức cao nhất 156.000 tỷ đồng đến trước tết âm lịch để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM vào cuối năm.

Giai đoạn 2: Từ sau tết âm lịch đến cuối tháng 4/2011 Giá trị cho vay trên thị trường mở giảm dần từ sau tết âm lịch và duy trì trong khoảng 80.000 – 120.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011 NHNN giảm dần giá trị cho vay qua thị trường mở từ 120.000 tỷ xuống còn hơn 15.000 tỷ. Song song với đó, NHNN tăng lượng tiền thực hiện tái cấp vốn ra thị trường từ đầu tháng 4/2011 và mua vào ngoại tệ từ cuối tháng 4/2011.

Giá trị tái cấp vốn NHNN đã thực hiện vào khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng.

Lượng ngoại tệ mà NHNN đã mua vào khoảng 3 tỷ USD tương ứng với 60.000 tỷ đồng.

Page 11: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

11

Huy động hệ thống NHTM đến ngày 21/1/2011 giảm 2,46% so với tháng trước, trong đó: Tiền gửi VND giảm 4,12% Tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43% NHNN thực hiện tái cấp vốn khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng kỳ hạn 3 – 6 tháng, lãi suất 14% thấp hơn lãi suất thị trường mở 15% (kỳ hạn 1 tuần) NHNN mua vào khoảng 3 tỷ USD ngoại tệ ~ trên 60.000 tỷ VND. NHNN rút về 100.000 tỷ đồng qua thị trường mở. Như vậy ước tính NHNN cung ròng ra thị trường khoảng 20.000 – 60.000 tỷ.

LÃI SUẤT VNĐ INTERBANK BIẾN ĐỘNG MẠNH TRONG NỬA ĐẦU NĂM

Lãi suất VND interbank tháng 1 đến tháng 6 năm 2011(%)

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

10

12

14

16

18

20

22

24

O/N (T) 1W (T) OMO Index (P)

Nguồn: Phòng Phân tích

Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến trước Tết âm lịch

Lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn này. Lãi suất kỳ hạn O/N – 1 tuần tăng từ 11 – 14% lên mức 20 – 24%/năm. Kỳ hạn 2 tuần – 1 tháng, lãi suất tăng lên mức 22 – 26%/năm.

Nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng mạnh là do các NHTM cổ phần, đặc biệt là các NH nhỏ tăng đi vay để đáp ứng cho thanh khoản vào dịp Tết âm lịch khi lượng tiền bị rút ra tăng mạnh. Trong khi đó, các NHTM có nguồn tốt hơn thì chào ra với lãi suất tăng cao hơn.

Để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, NHNN đã tăng lượng tiền cho vay ra qua thị trường mở từ lên mức cao nhất là 156.000 tỷ. Lãi suất những ngày cuối năm âm lịch bắt đầu hạ dần.

Giai đoạn 2: Từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 4/2011

Lãi suất giảm mạnh từ sau Tết về lại mức lãi suất như thời điểm đầu năm do áp lực đáp ứng thanh khoản trong dịp Tết âm lịch đã qua. Nguồn tiền gửi tăng mạnh trở lại từ sau Tết. Kỳ hạn O/N – 1 tuần, lãi suất dao động từ 12 – 14%.

Lãi suất bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 khi NHNN ban hành chỉ thị 01 và ngày 1/3/2011 về việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và ngày 8/3, NHNN tăng lãi suất tái chiết khẩu từ mức 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm tăng từ 11 lên 12%.

Trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5/2011, xu hướng lãi suất đi ngang nhưng dao động trong biên độ mạnh ở mặt bằng lãi suất khá cao. Lãi suất O/N chủ yếu dao động từ 16 – 20%. Lãi suất 1 tuần dao động từ 18 – 22%. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 20 – 24%/năm.

Nguyên nhân khiến lãi suất tăng mạnh do NHNN tăng lần lượt các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở từ mức 12 lên mức 13 – 15%/năm làm tăng mặt bằng lãi suất interbank. NHNN duy trì lượng tiền cho vay qua thị trường mở dao động từ 100.000 – 120.000 tỷ đồng, tăng từ 20.000 – 40.000 tỷ so với cuối tháng 2/2011 để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NHTM.

Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6/2011

Lãi suất trên thị trường interbank bắt đầu giảm dần và tốc độ giảm khá nhanh từ mặt bằng lãi suất trên 20% về còn dao động quanh mức 12 – 15%/năm. Sau đó, lãi suất đi ngang trong khoảng này từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6/2011. Lãi suất kỳ hạn O/N dao động từ 11 – 13,5%. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần dao động từ 13,5 – 15,5%. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 15 – 16%/năm.

Page 12: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

12

Lãi suất huy động VND niêm yết

T6/2011 của các NHTM (đơn vị: %)

KH VCB CTG MB 1M 14% 14% 14% 2M 14% 14% 14% 3M 14% 14% 14%

KH ACB TCB STB 1M 13,9% 14% 14% 2M 13,9% 14% 14% 3M 13,9% 14% 14%

KH MSB EIB HBB 1M 14% 14% 14% 2M 14% 14% 14% 3M 14% 14% 14%

KH OCB PGB VIB 1M 14% 14% 14% 2M 14% 14% 14% 3M 14% 14% 14%

Nguồn: website của các NHTM

Lãi suất giảm mạnh trong giai đoạn này do NHNN tăng dần lượng tiền thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM. Đồng thời, NHNN cũng mua ngoại tệ vào làm 2 đợt trên thị trường, đợt 1 từ 29/4 đến 10/5, đợt 2 từ 26/5 đến 15/6/2011 với giá trị mua vào ước tính khoảng 3 tỷ USD (hơn 60.000 tỷ đồng). Mặc dù NHNN cũng rút bớt lượng tiền về thông qua thị trường mở nhưng theo đánh giá của Phòng Phân tích, tổng lượng tiền cung ra lớn hơn nhiều so với lượng tiền rút về nên khiến cho lãi suất interbank giảm nhanh chóng.

Trong thời điểm này, lạm phát kỳ vọng cũng giảm dần nên lãi suất trên thị trường cũng có xu hướng giảm.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND ĐỐI VỚI DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ

Lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận kỳ hạn 1 tháng cho các khoản tiền dưới 1 tỷ (%)

Nguồn: Phòng Phân tích

Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến cuối tháng 4/2011

Lãi suất VND thỏa thuận tăng dần và giữ ở mức cao. Trước Tết, lãi suất tăng do các NHTM tăng lãi suất thỏa thuận để đảm bảo thanh khoản vào dịp Tết. Sau tết, lãi suất giảm nhẹ nhưng lại tăng cao khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

Lãi suất VND niêm yết vẫn ở mức 14%.

Trong tháng 3, tháng 4, lãi suất trên thị trường interbank ở mức cao hơn lãi suất huy động trên thị trường 1. Các NHTM đã rút dần các khoản tiền gửi ủy thác thông qua các công ty con về để đảm bảo thanh khoản trên thị trường 2.

Kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất thỏa thuận dao động 18 – 22%/năm cho các khoản tiền từ 100 triệu trở lên.

Giai đoạn 2: Từ giữa tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011

Lãi suất VND có xu hướng giảm dần. Kỳ hạn dài giảm nhanh hơn. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 16 – 18,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng dao động từ 16 – 17,5%/năm.

Các khoản tiền lớn nhận được mức lãi suất tốt hơn, chủ yếu từ 500 triệu trở lên. Các NHTM ít nhận các kỳ hạn dài trên 3 tháng với mức lãi suất cao.

Lãi suất tiền đồng trên thị trường 1 giảm một phần nhờ ảnh hưởng từ lãi suất interbank giảm. Đồng thời, lạm phát tính theo tháng cũng bắt đầu có xu hướng giảm dần.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt là so với lãi suất niêm yết là 14%. Nguyên nhân là do lạm phát tính theo năm vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng tiếp tục gia tăng.

Page 13: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

13

Chênh lệch huy động và cho vay của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (tỷ VND)

Nội dung M12 2010 M3 2011 M6 2011 Huy động VND 1,696,950 1,643,418 1,679,648

GTCG VND 106,511 117,011 127,511 Tín dụng VND 2,002,410.76 2,067,830.28 2,111,666.00

DTBB VND 54,104 52,813 54,215 Chênh lệch VND (253,054) (360,215) (358,722)

Nguồn: Số liệu tính toán của Phòng Phân tích dựa trên công bố của IMF và NHNN

Chênh lệch khoảng 358.722 tỷ tiền VND được tài trợ bởi các nguồn:

- Nguồn tiền cho vay ra qua thị trường mở của NHNN và nguồn tái cấp vốn từ 100.000 – 150.000 tỷ.

- Phần còn lại được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM và đi vay nước ngoài. Từ nguồn số liệu của IMF thì tổng nguồn vốn của hệ thống NHTM và ước tính tốc độ tăng vốn hàng năm khoảng 25% thì tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng sẽ vào khoảng 424.425 tỷ đồng. Dựa trên, BCTC quý I, tỷ lệ đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ trên vốn chủ sở hữu của VCB vào khoảng 20%, CTG là 25%, ACB là 36%, STB là 27%, EIB là 18% …. nên ước tính tỷ lệ VCSH dành cho đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ là khoảng 25%. Như vậy, giá trị VCSH của hệ thống NHTM tài trợ cho vay sẽ khoảng 75% tương ứng với 318.319 tỷ đồng.

Page 14: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

14

KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ – LÃI SUẤT USD

9/4/2011: NHNN ban hành quyết định 750/QĐ - NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2% đối với TCTD. Tuy nhiên, lãi suất USD interbank vẫn ổn định. 9/4/2011,NHNN áp trần lãi suất huy động USD tối đa đối với cá nhân là 3%/năm, đối với tổ chức là 1%/năm.

1/6/2011. NHNN ban hành quyết định 1209/QĐ – NHNN tăng DTBB với tiền gửi KH 12 tháng trở xuống tăng từ 6% lên 7%. DTBB với tiền gửi KH 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%.

1/6/2011, NHNN áp trần lãi suất huy động ngoại tệ với cá nhân ở mức 2%/năm, với TCTK ở mức 0,5%/năm.

LÃI SUẤT USD TRÊN THỊ TRƯỜNG INTERBANK

Lãi suất USD interbank tháng 1/2011 - 6/2011(%)

0.00

0.05

0.10

0.15

0.20

0.25

0.30

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

1.20

1.40

1.60

1.80

USD ON (T) USD 1W (T) SiborUSD 1M (P)

Nguồn: Phòng Phân tích

Giai đoạn 1: Lãi suất interbank từ đầu năm đến cuối tháng 4/2011 khá ổn định do lãi suất USD thế giới thấp, đồng thời dự trữ bắt buộc ở mức thấp

Kỳ hạn O/N lãi suất dao động quanh mức 0,6%.

Kỳ hạn 1 tuần, lãi suất dao động quanh mức 0,8%.

Trong khi đó, lãi suất SiborUSD kỳ hạn 1 tháng chỉ ở mức 0,2 – 0,27%/tháng, thấp hơn nhiều so với lãi suất trong nước.

Do nguồn USD huy động của các NHTM, bao gồm cả tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá vẫn cân bằng được với cho vay nên mặc dù NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên thêm 2% vào ngày 9/4 nhưng lãi suất USD interbank vẫn không thay đổi đáng kể cho tới cuối tháng 4/2011.

Giai đoạn 2: Lãi suất USD bắt đầu tăng trở lại vào cuối tháng 4/2011 cho đến cuối tháng 6/2011.

Lãi suất kỳ hạn O/N tăng từ 0,6% lên 1,2% - 1,5%

Lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng từ mức 0,8% lên mức 1,7 – 1,9%

Lãi suất kỳ hạn 2 tuần tăng lên mức 2 – 2,5%

Kỳ hạn 1 tháng, lãi suất tăng từ mức 1,5% lên 3 - 3,5%.

Nguyên nhân lãi suất USD tăng trở lại

Ảnh hưởng lớn nhất là do các NHTM phải đảm bảo thanh khoản đối với tiền gửi ngoại tệ khi các khách hàng cá nhân bắt đầu bán ngoại tệ khi đến hạn từ tháng 4/2011

- NHNN áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3% khiến cho lãi suất USD giảm từ 2 – 2,5% so với lúc trước. Chênh lệch lãi suất huy động VND và USD tăng lên, đồng thời tỷ giá lại đang có xu hướng giảmkhiến các khách hàng cá nhân đáo hạn tiền gửi ngoại tệ là bắt đầu bán ra. Sau đó, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động USD dành cho cá nhân xuống mức 2%/năm.

- Không chỉ với khách hàng cá nhân mà cả với các Tổ chức kinh tế, khi tỷ giá giảm mạnh, các tổ chức này cũng đã dần bán bớt ngoại tệ tiền gửi cho

Page 15: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

15

Lãi suất huy động USD (%) niêm yết

KH VCB CTG MB 1M 2% 2% 2% 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2%

KH ACB TCB STB 1M 2% 2% 2% 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2%

KH MSB EIB HBB

1M 2% 2% 2% 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2%

KH OCB PGB VIB 1M 2% 2% 2% 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2%

Nguồn: website của các NHTM Phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ (vàng, USD, các ngoại tệ khác..) của các ngân hàng đến 31/3/2011: ACB: 33.343 tỷ; STB: 17.320 tỷ, EIB: 13.430 tỷ – chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi vàng. Các NHTM nhỏ khác như Đông Á, Việt Á, Phương Nam, Phương Đông …ước tính có giá trị phát phát hành giấy tờ có giá vào khoảng 10.000 tỷ đồng. Tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ ước tính vào khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương với khoảng 5 – 6 tỷ USD.

NHTM. Để đảm bảo thanh khoản, nhu cầu đi vay ngoại tệ trên thị trường interbank tăng lên khiến cho lãi suất USD interbank tăng mạnh từ cuối tháng 4/2011.

- Huy động ngoại tệ liên tục tăng trong các tháng đầu năm nhưng đã giảm trong tháng 5/2011 do nguồn tiền gửi ngoại tệ bị rút ra chuyển sang VND. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5/2011 ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%.

NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Lần đầu tiên từ 9/4/2011, lần tiếp theo từ ngày 1/6/2011. Tổng cộng mức tăng DTBB cho cả 2 lần tăng là 3%. Điều này đã bắt đầu ảnh hưởng lớn đến dự trữ bắt buộc của các NHTM.

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ Lãi suất huy động USD của các NHTM từ 1/2011 – 6/2011 kỳ hạn 1 tháng (%)

Nguồn: Phòng Phân tích

Lãi suất huy động USD duy trì ở mức cao từ đầu năm đến đầu tháng 4/2011

Đối với cá nhân, lãi suất ở mức 4,5 – 5,5% kỳ hạn 1 – 3 tháng.

Đối với tổ chức kinh tế, lãi suất ở mức 1%/năm áp dụng cho tất cả các kỳ hạn

Lãi suất huy động USD giảm mạnh khi NHNN áp trần lãi suất từ đầu tháng 4 đến tháng 6/2011

Đối với cá nhân, sau khi NHNN áp mức lãi suất trần 3% từ đầu tháng 4 và 2% từ đầu tháng 6/2011, lãi suất huy động cũng lần lượt giảm mạnh.

Đối với tổ chức kinh tế, lãi suất trần giảm từ mức 1% xuống 0,5%/năm.

Mặc dù NHNN áp trần nhưng lãi suất tiền gửi ngoại tệ vẫn tạm thời ổn định và và giảm xuống do huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn đang tạm cân bằng chứ không bị mất cân đối như đối với tiền VND.

Chênh lệch huy động và cho vay ngoại tệ toàn hệ thốngcác tổ chức tín dụng

Nội dung M12 2010 M3 2011 M6 2011 Huy động ngoại tệ (tỷ USD) 20.00 21.85 20.00

GTCG ngoại tệ (tỷ USD) 5.63 5.65 6.19

Tín dụng USD (tỷ USD) 24.87 26.03 27.92

DTBB ngoại tệ (tỷ USD) 1.025 1.203 1.996

Chênh lệch USD (tỷ USD) (0.27) 0.37 (3.56) Nguồn: SBV, số liệu tính toán của Phòng Phân tích

Page 16: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

16

KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Giá trị TPCP phát hành sơ cấp và đáo hạn trong năm 2011

Tổng TPCP

Đáo hạn Phát hành

Quý I 16.814 44.754

Quý II 10.534 26.470

Quý III 14.835 0

Quý IV 10.388 0

Tổng 52.5710 71.224

Nguồn: Phòng Phân tích

Tính từ đầu năm đến ngày 29/6/2011, tổng giá trị TPCP và TPCP bảo lãnh phát hành được là 71.224 tỷ đồng, cao hơn gần 20.000 tỷ so với lượng đáo hạn năm nay và bằng 72,99% kế hoạch phát hành năm nay.

THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP Theo kế hoạch phát hành mới năm nay, lượng TPCP (bao gồm TPCP do Kho bạc nhà nước phát hành và TPCP do VDB, NHCSXH, VEC.. phát hành được chính phủ bảo lãnh) sẽ được phát hành bổ sung là 45.000 tỷ. Như vậy, với lượng TPCP sẽ đáo hạn năm nay là 52.710 tỷ đồng thì tổng giá trị TPCP phát hành cả năm là 97.571 tỷ đồng.

Giá trị TPCP và TPCPBL đã phát hành và đáo hạn từng tháng trong năm 2011 (tỷ đồng)

Nguồn: HNX, tính toán của Phòng Phân tích

Sau hai tháng đầu năm sôi động thì giá trị TPCP và TPCPBL phát hành trong tháng 3, tháng 4 và nửa dầu tháng 5 đã sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do lãi suất trên thị trường tăng cao trong khi lãi suất TPCP thấp khiến cho các NHTM không mặn mà với việc mua trái phiếu.

Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 5/2011, giá trị TPCP phát hành thành công tăng mạnh sau khi KBNN, VDB, NHCSXH và các đơn vị phát hành khác nâng lãi suất. Lãi suất TPCP kỳ hạn 3 năm đã nâng từ mức 11% vào giữa tháng 4/2011 lên mức 13,3% vào cuối tháng 5/2011. Thêm vào đó, những tín hiệu về lạm phát tính theo tháng có xu hướng giảm đã khuyến khích các NHTM mua TPCP.

Lợi tức TPCP kỳ hạn 3 năm do KBNN phát hành từ tháng 1 – tháng 6/2011 (%)

Nguồn: Phòng Phân tích

Giá trị TPCP phát hành thành công tăng cao đã khiến cho các đơn vị phát hành tiếp tục hạ lãi suất phát hành xuống trong thời gian từ cuối tháng 5 đến đàu tháng 6/2011.

Lãi suất TPCP do KBNN phát hành kỳ hạn 3 năm giảm từ 13,3% xuống 12,3%.

Page 17: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

17

Các NHTM có thể lỗ về lãi suất khi mua TPCP tại thời điểm này nhưng sẽ lãi trong dài hạn

Giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp

.

Lãi suất TPCP do KBNN phát hành kỳ hạn 5 năm giảm từ 13,2% xuống 12,3%.

Mặc dù lãi suất đã bắt đầu có tín hiệu giảm nhưng các công cụ lãi suất điều hành trên thị trường của NHNN vẫn giữ ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất của TPCP. Điều này đồng nghĩa với việc, mua TPCP tại thời điểm này, các NHTM có thể đang lỗ. Tuy nhiên, nhu cầu mua TPCP vẫn tăng cao do:

Có TPCP, các NHTM sẽ được thực hiện tái cấp vốn tại NHNN với mức lãi suất 14% thấp hơn so với việc vay trên thị trường mở là 15%. Do vậy, mức độ lỗ sẽ không quá lớn trong ngắn hạn.

Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ khiến cho các NHTM kỳ vọng lãi suât sẽ sớm hạ xuống. Như vậy, lợi tức TPCP sẽ tiếp tục giảm. Đến thời điểm lạm phát ổn định, NHNN có thể giảm mức lãi suất tái cấp vốn xuống thấp hơn và đây là cơ hội thu lợi nhuận cho các NHTM.

NHNN đang có xu hướng hạn chế hoạt động ủy thác trên thị trường nhằm hạn chế sự dịch chuyển của dòng vốn trên thị trường 2 sang thị trường 1. Do vậy, nguồn trên thị trường 2 sẽ có thể bị dư thừa trong thời gian tới do dự trữ bắt buộc tiền đồng hiện đang ở mức thấp 3%. Trong khi đó, NHTM không được sử dụng quá 80% vốn huy động trên thị trường 1 để cho vay. Do vậy, đầu tư vào TPCP tại thời điểm hiện tại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất.

GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRÊN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP

Giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp từ đầu năm đến nay khá sôi động. Tổng giá trị giao dịch TPCP 128.233 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là giao dịch TPCP outright (mua đứt – bán đoạn) với giá trị giao dịch chiếm 87,03% giá trị toàn thị trường. Tiếp đén là giá trị giao dịch TPCPBL outright chiếm 12,47%. Còn lại giao dịch TPCP và TPCPBL repos không đáng kể.

Tuy nhiên, một phần lớn giao dịch repos được tách làm 2 giao dịch outright và thực tế, trên thị trường trong 6 tháng đầu năm, giá trị TPCP và TPCPBL giao dịch mua đứt bán đoạn là không nhiều.

Lợi suất TPCP các kỳ hạn 1 năm – 5 năm (%)

10.00

10.50

11.00

11.50

12.00

12.50

13.00

13.50

14.00

14.50

1 nam 2 nam 3 nam 5 nam

31/12/2010 28/2/2011 30/4/2011 30/6/2011

Nguồn: Phòng Phân tích

Page 18: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

18

KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

10/2/2011: NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% áp dụng từ ngày 11/2.

Các thông tin về việc quản lý chặt thị trường ngoại hối dần được công bố 9/4/2011: NHNN áp trần lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ với cá nhân là 3%

Tỷ giá USD/VND interbank 6 tháng đầu năm 2011

0

50

100

150

200

250

18000

18500

19000

19500

20000

20500

21000

21500

22000

T? giá Interbank (T) TGBQLNH (T) Chênh giá bán - mua (P)

Nguồn: Phòng Phân tích

Giai đoạn 1: Tỷ giá interbank từ đầu năm đến 21/2/2011.

Tỷ giá tăng mạnh từ mức 20.500 lên 21.500, đặc biệt là sau khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 3% xuống 1% từ ngày 10/2/2011, áp dụng vào ngày 11/2/2011.

Tỷ giá tăng mạnh khiến cho các khách hàng vay ngoại tệ phải mua vào để trả nợ do lo ngại tỷ giá tiếp tục tăng cao. Đồng thời, các NHTM đã short trạng thái ngoại tệ trước đó cũng phải mua về trạng thái ngoại tệ để tránh tình trạng thua lỗ do việc tỷ giá USDVND tăng trên thị trường.

Sức ép mua ngoại tệ nhập khẩu vàng tăng cao khi giá vàng trong nước cao hơn so với giá vàng thế giới, phổ biến từ 500.000 – 1.500.000 đồng/lượng. Đặc biệt trong giai đoạn này, đã có lúc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng khi vàng trong nước tăng 38,2 – 38,4 triệu đồng/lượng. NHNN đã cấp phép nhập khẩu vàng cho các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng đến cuối tháng 2/2011.

Giai đoạn 2: Tỷ giá giảm mạnh từ 21.500 về còn 20.500 vào cuối tháng 4/2011

Tỷ giá điều chỉnh sau khi lên mạnh. Một số NHTM đã nắm giữ trạng thái ngoại tệ dương lớn trước đó đã bán ra. Nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng giảm mạnh khi tỷ giá bắt dầu giảm.

Chính phủ và NHNN ban hành các văn bản để ổn định lại thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ thắt chặt được NHNN sử dụng đã khiến lãi suất VND tăng trở lại, giúp cho VND tăng giá. Những thông tin bắt đầu xuất hiên về bình ổn thị trường ngoại hối như yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ, hạn chế lượng ngoại tệ nắm giữ khi được mang ra nước ngoài, giảm trạng thái ngoại hối của các NHTM…

Xu hướng ngoại tệ giảm mạnh chỉ thực sự giảm mạnh khi các cá nhân bán ngoại tệ ra do ảnh hưởng từ việc NHNN khống chế trần lãi suất huy động ở mức 2%. Liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5, nhiều khách hàng gửi ngoại tệ khi đến hạn đã bán ngoại tệ lại cho ngân hàng lấy VND gửi hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn. Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi VND và USD từ 13 – 15% tăng lên 15 – 17%.

NHNN và các cơ quan chức năng thực hiện quản lý chặt chẽ thị trường tự do với những cửa hàng kinh doanh ngoại tệ không được phép. Điều này khiến cho người dân không bán ngoại tệ ở tự do mà chuyển sang bán lại cho các NHTM.

Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá tham chiếu thêm 9,3%.

Page 19: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

19

NHNN mua vào 3 tỷ USD ngoại tệ trong giai đoạn này qua 2 đợt: từ 29/4 đến 10/5 và từ 25/5 đến 10/6 NHNN ban hành văn bản yêu cầu các TĐ, TCT bán ngoại tệ từ 1/7 sau khi cân đối. Đồng thời NHNN áp trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ với cá nhân là 2%, với TCKT là 0,5%.

Hơn nữa, tỷ giá từ giữa tháng 4/2011 đã bắt đầu giảm về trong biên độ. Các khách hàng cá nhân đã chuyển hướng bán ngoại tệ cho NHTM khiến nguồn cung tăng mạnh. Tỷ giá giảm thấp nhất về gần mức tỷ giá sàn, xấp xỉ 20.500.

Giai đoạn 3: Tỷ giá dao động quanh mức 20.600 từ đầu tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011

Tỷ giá trong giai đoạn này khá ổn định, chủ yếu dao động từ 20.550 đến 20.650.

NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá mua vào từ 20.491 lên 20.700 rồi giảm xuống 20.650 và 20.600. Trong giai đoạn này, NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD ngoại tệ. Nhờ lực mua từ NHNN nên tỷ giá không giảm mạnh dù nguồn cung tăng nhiều. Các NHTM mua ngoại tệ về và bán lại cho NHNN để hưởng chênh lệch.

Cũng có thời điểm, tỷ giá tăng mạnh trở lại và lên gần mức trần do các NHTM mua về trạng thái do khi bán ngoại tệ cho NHNN, NHNN chỉ mua vào tối đa đến -2% trạng thái ngoại tệ của các NHTM. Để có thể bán được khối lượng ngoại tệ lớn cho NHNN, nhiều NHTM đã nhờ gửi trạng thái ngoại tệ. để làm tăng trạng thái ngoại tệ dương danh nghĩa lên cao. Do vậy, khi tỷ giá tăng mạnh, các NHTM này phải mua về trạng thái khiến tỷ giá bị đẩy lên nhanh. Tuy nhiên, áp lực bán ngoại tệ vẫn lớn kéo tỷ giá giảm trở lại về quanh mức 20.600.

NHNN đã ban hành văn bản yêu cấu các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ từ 1/7. Thông tin này cùng với việc NHNN tiếp tục áp trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ giúp cho tỷ giá tiếp tục nằm dưới mức tỷ giá mua vào của NHNN cho đến giữa tháng 6/2011.

Nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn này còn có sự đóng góp từ nguồn ngoại tệ do hoạt động xuất khẩu đá quý, kim loại quý. Trong tháng 6, giá trị xuất khẩu tăng đột biến lên 630 triệu USD nhờ giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi từ 300.000 – 500.000. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, giá vàng thế giới giảm mạnh đã khiến giá vàng trong nước giữ ở mức cao hơn giá vàng thế giới quy đổi. Điều này gây ra sức ép nhập khẩu vàng trở lại và có thể tác động lớn đến tỷ giá trong thời gian tới.

Diễn biến giá vàng SJC và tỷ giá USDVND tự do 6 tháng đầu năm 2011

Đơn vị: Tỷ giá USDVND (đồng)

Giá vàng (1.000 đồng/chỉ)

(250)

(200)

(150)

(100)

(50)

-

50

100

150

200

250

20,000

20,500

21,000

21,500

22,000

22,500

[Vàng TG qd?i - Vàng SJC] (P) T? giá t? do (T)

Nguồn: SJC

NHNN cũng công bố dự thảo về việc giảm trạng thái ngoại tệ của NHTM không vượt quá 20% vốn tự có từ mức 30%. Việc này sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ của các NHTM giúp cho thị trường ngoại hối ổn định hơn, tránh những đợt tăng giá mạnh, nhanh và đột biến.

Page 20: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

20

KINH TẾ VIỆT NAM | TRIỂN VỌNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011

Page 21: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

21

Dự báo CPI các tháng của quý III sẽ giảm dần.

CPI T7 ở mức 0,7 – 1%/năm.

CPI T8 ở mức 0,3 – 0,6%/năm.

CPI T9 ở mức 0,1 – 0,4%/năm.

Dự báo CPI các tháng quý IV/2011 sẽ tăng trở lại

CPI T10 từ 0,3 – 0,5%/năm.

CPI T11 từ 0,5 – 0,8%/năm.

CPI T12 từ 0,7 – 1%/năm.

Mục tiêu điều hành chính sách trong nửa cuối năm 2011 của chính phủ

Trong phiên họp thường kỳ tháng 5/2011, chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương kiên định thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong nghị quyết 11/NQ-CP về việc tập trung chỉ đạo, điều hành để thực hiện các mục tiêu:

Kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức khoảng 15%

Tăng trưởng GDP đạt 6%

Theo mục tiêu này thì rõ ràng chính phủ vẫn tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chính phủ cũng không muốn tăng trưởng bị sụt giảm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức lạm phát 15% và tỷ lệ tăng trưởng 6% là mâu thuẫn nhau. Chính phủ sẽ không thể đạt được cả hai mục tiêu này trong năm 2011.

Dự báo tổng phương tiện thanh toán M2

Trong 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ tăng ở mức 2,45% tính đến ngày 20/6, thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán từ 15 – 16% trong năm 2011 của NHNN rất nhiều. Tuy nhiên, tốc độ này đã tăng khá mạnh so với các tháng trước đó, như tháng tư mới chỉ tăng 1,1% và tháng 5 là 1,75%.

Nếu NHNN tiếp tục kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát để giảm xuống 15% đến cuối 2011 thì việc tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán sẽ bị giới hạn. Nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng, NHNN bắt buộc phải giảm cung tiền do chênh lệch huy động và cho vay hiện đang được tài trợ bởi cung tiền từ NHNN. Mỗi động thái của NHNN sẽ tác động tới hành vi cung tín dụng của các TCTD Việt Nam. Trong khi đó, tổng cung tiền so với GDP được ước khoảng 125%, điều này cho thấy, tiếp tục cung tiền sẽ tạo cơ hội cho lạm phát tăng cao và phá đi các thành quả mà Chính phủ đã theo đuổi trong 6 tháng đầu năm 2011. Theo phương án này, tổng phương tiện thanh toán trong năm 2011 từ 9% đến 12%.

Tuy nhiên, nếu NHNN thực hiện mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng GDP để đưa GDP năm 2011 ở mức 6% thì lượng cung tiền sẽ phải tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Với mục tiêu này, M2 sẽ tăng trưởng khoảng 15 - 16% theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, với mức cung tiền còn lại khoảng 12% đến 13% cho 6 tháng cuối năm thì sẽ tạo áp lực lớn cho lạm phát của 6 tháng đầu năm 2012 và cả năm 2012.

Dự báo GDP trong quý III và quý IV/2011

GDP trong 2 quý cuối năm dựa trên 2 kịch bản:

Kịch bản 1 là nếu NHNN tiếp tục thắt chặt tiền tệ thì tăng trưởng trong 2 quý cuối năm sẽ chậm lại. Tốc độ tăng trung bình của 2 quý này ở mức 5,8 – 6,0%. Điều này đồng nghĩa với việc GDP cả năm 2011 sẽ chỉ ở mức 5,6% - 5,7%.

Kịch bản 2 là nếu NHNN nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn do yếu tố nội tai của nền kinh tế. Theo kịch bản này tăng trưởng GDP trung bình của 2 quý cuối năm ở mức 6,0 – 6,4%. Điều này đồng nghĩa với việc GDP cả năm 2011 sẽ ở mức 5,8% - 6,0%.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính phủ sẽ rút kinh nghiệm từ năm 2009 và 2010. Theo hướng này, tăng trưởng kinh tế năm 2011 có khả năng cao sẽ rơi vào khoảng 5,7%.

Dự báo chỉ số CPI các tháng cuối năm 2011

Chỉ số CPI sẽ được dự báo dựa trên 2 kịch bản:

Kịch bản 1 là NHNN tiếp tục thắt chặt cung tiền để kiềm chế lạm phát. Khi đó, CPI sẽ tăng chậm hơn do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất trên thị trường vẫn sẽ giữ ở mức cao. Khi đó, CPI cuối năm 2011 sẽ dao động ở mức 18,5 – 19,1%/năm.

Kịch bản 2 là NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng. Theo kịch bản này, lãi suất VND sẽ được NHNN điều hành giữ ở mức thấp hơn, lượng cung tiền tăng nhanh trong những tháng cuối năm kéo CPI tăng mạnh trở lại vào thời điểm cuối năm. Khi đó, CPI cuối năm 2011 sẽ dao động ở mức 19 –

Page 22: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

22

19,5%/năm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc nới lỏng chính sách tiền tệ đến CPI trong năm 2011 sẽ không lớn bằng năm 2012 do chính sách tiền tệ thường có độ trễ khoảng 6 tháng.

Dự báo CPI trên còn chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa thế giới và khả năng tăng giá điện của chính phủ vào cuối năm. Nếu giá hàng hóa giảm thì CPI có thể giảm nhanh hơn. Trong trường hợp chính phủ điều chỉnh giá điện thì CPI sẽ có thể bị ảnh hưởng trong một vài tháng sau đó.

Dự báo CPI đến cuối năm 2011

CPI mom CPI yoy 1.2011 1.74% 12.17% 2.2011 2.09% 12.31% 3.2011 2.17% 13.89% 4.2011 3.32% 17.51% 5.2011 2.21% 19.78%

6.2011 1.09% 20.82% 7.2011 0.70% 21.60% 8.2011 0.40% 21.80% 9.2011 0.50% 20.83% 10.2011 1.00% 20.77% 11.2011 1.20% 19.99% 12.2011 1.30% 19.19%

Tổng hợp các yếu tố chúng tôi cho rằng CPI của Việt Nam năm 2011 có khả năng cao rơi vào khoảng 18,5 – 19,1%

Dự báo xu hướng CPI những tháng cuối năm (%)

Lãi suất VNĐ và lãi suất USD sẽ có xu hướng biến động ngược chiều nhau

Hoạt động huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng năm 2011

2010 (sơ bộ) Cả năm 2011

Tăng trưởng GDP 6.78% 5.70%

GDP danh nghĩa 1951.17 2436.8

Lạm phát (YTD) 11.75% 19.19%

M2 (nghìn tỷ VND) 2621.8 2923.3 Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) (YTD) 25.30% 11.50%

Tiền ngoài ngân hàng 333.2 383.6

Tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với M2 12.71% 13.12%

Tổng huy động từ nền kinh tế 2288.6 2540.4

Page 23: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

23

Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế 27.20% 11.00%

Tổng tín dụng nội địa 2648.2 3032.2

Tốc độ tăng tín dụng nội địa 29.80% 14.50% Tổng huy động khả vay (đã khấu trừ tiền giữ tại ngân hàng, tín phiếu bắt buộc, và dự trữ bắt buộc) 2092.11 2271.7

Chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động khả vay 556.09 760.5

% chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động khả vay so với tổng huy động khả vay (%) 26.58% 33.48%

Bù đắp chênh lệch bằng nguồn của NHNN 180.00 150.00

qua OMO 86.10 90.00

qua tái chiết khấu, tái cấp vốn, swap 93.90 60.00 Bù đắp bằng vốn chủ sở hữu, vay nước ngoài, và các nguồn khác 376.09 610.50

Lãi suất huy động 3M VND 10,5% - 15% 16.0%

Lãi suất huy động 3M USD 3,8%-4,5% 3.00%

Lãi suất VND Do lạm phát có dấu hiệu giảm trong quí III nên lãi suất huy động VND sẽ có xu hướng giảm theo. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định rằng mức giảm sẽ không lớn do chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ đòi hỏi lãi suất phải được duy trì ở mức cao trong một thời gian đủ dài. Nếu như chính phủ kiểm soát lạm phát quyết liệt thì lãi suất sẽ có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ tiếp trong quí IV. Còn nếu không lãi suất sẽ tăng trở lại vào cuối quý IV.

Cụ thể chúng tôi cho rằng lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn 3 tháng sẽ giảm từ mức 17% hiện nay xuống mức 16,5% vào cuối quí III và đến cuối quí IV sẽ ở mức 16%-16,5%.

Do chúng tôi kỳ vọng NHNN tiếp tục duy trì các mức lãi suất chính sách ở mức 14% - 15% như hiện nay nên chúng tôi cho rằng lãi suất interbank cho kỳ hạn 1 tuần sẽ vẫn tiếp tục ổn định trong xung quanh mức 13%-14% trong quí III như hiện tại.

Tuy nhiên lãi suất interbank có thể sẽ giảm mạnh trong quý III nếu như NHNN giới hạn hoạt động của thị trường liên ngân hàng và hạn chế các hoạt động ủy thác. Trong trường hợp này, lãi suất interbank có thể sẽ dao động xung quanh mức 11 – 12% với kỳ hạn 1 tuần.

Lãi suất interbank sẽ tăng trở lại từ đầu quý IV khi NHNN thu về các khoản tái chiết khấu. Nhu cầu vay interbank cuối năm đáp ứng thanh khoản tăng cao.

Dự báo xu hướng lãi suất VND interbank 1 tuần đến cuối năm 2011 (%)

10

12

14

16

18

20

22

241W

Lãi suất USD

Sự mất cân đối huy động và cho vay USD khiến cho lãi suất USD huy động sẽ có

Page 24: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

24

xu hướng tăng trở lại vào cuối năm. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất huy động USD kỳ hạn 3 tháng sẽ tăng lên mức 3% vào cuối năm.

Lãi suất USD interbank cao hơn so với lãi suất huy động USD trên thị trường do lãi suất USD trên thị trường 1 vẫn có thể bị khống chế về trần lãi suất. Lãi suất USD interbank kỳ hạn 1 tuần có thể tăng lên mức 2 – 2,5%/năm vào cuối năm.

Dự báo xu hướng lãi suất USD interbank 1 tuần đến cuối năm 2011 (%)

0.5

1

1.5

2

2.5

3USD 1W

Tỷ giá USD/VND

Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu lớn nên nhu cầu mua ngoại tệ từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục giữ ở mức cao. Xu hướng chính là VND tiếp tục mất giá so với USD.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ các chính sách của NHNN tác động đến thị trường ngoại hối sẽ khiến cho tỷ giá USDVND chỉ tăng nhẹ trong quý III trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Chênh lệch lãi suất USD và VND sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Mức chênh lệch này sẽ thu hẹp lại khiến nhu cầu mua USD tăng trở lại trên thị trường.

Ảnh hưởng từ hoạt động bán ngoại tệ của các tập đoàn tổng công ty từ 1/7/2011 khiến cho thị trường vẫn nhận được nguồn cung ngoại tệ lớn từ các tập đoàn và các Tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu thường tăng mạnh trong quý IV. Do vậy, các tập đoàn và các Tổng công ty sẽ có xu hướng mua vào ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu khiến cho tỷ giá biến động tăng mạnh trở lại.

Từ cuối tháng 4/2011 đến giữa tháng 6/2011, NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ khoảng 3 tỷ USD. Do vậy, điều này ảnh hưởng khiến cho nguồn cung trên thị trường bị thiếu hụt trong khi NHNN tăng tiền đồng ra thị trường làm VND bị mất giá. Do áp lực phải mua về dự trữ ngoại hối lên theo tiêu chuẩn quốc tế là 12 tuần nhập khẩu nên NHNN sẽ chưa bán ngoại tệ ra thị trường từ nay đến cuối năm.

Cụ thể chúng tôi kỳ vọng tỷ giá USD/VND trên thị trường sẽ ở mức 20.900 vào cuối quí III và 21.200 - 21.500 vào cuối quý IV/2011.

Dự báo xu hướng tỷ giá USDVND đến cuối năm 2011

20400

20600

20800

21000

21200

21400

21600

T? giá Interba nk (T)

Page 25: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

25

Phụ lục 1: Bảng dự báo các chỉ số kinh tế - tiền tệ đến hết năm 2011

(đơn vị: nghìn tỷ VND) Kịch bản 1: M2 tăng trưởng 9% – 12%

2009 2010 (sơ bộ) 2011 Q1 6 tháng đầu 2011 Tháng 7 9 tháng

đầu 2011 Cả năm

2011 Tăng trưởng GDP 5.30% 6.78% 5.43% 5.57% 5.70% 5.70%

GDP danh nghĩa 1658.4 1951.17 2436.8

Lạm phát (YTD) 6.90% 11.75% 6.12% 13.29% 14.08% 15.11% 19.19%

M2 (nghìn tỷ VND) 2087.8 2621.8 2676.9 2686.1 2714.9 2773.9 2923.3

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) (YTD) 28.67% 25.30% 2.10% 2.45% 3.55% 5.80% 11.50%

Tiền ngoài ngân hàng 384.8 333.2 347.1 340.3 333.4 321.2 383.6

Tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với M2 18.43% 12.71% 12.50% 12.66% 12.28% 11.58% 13.12%

Tổng huy động từ nền kinh tế 1799 2288.6 2329.8 2347 2381.3 2452.2 2540.4

Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế 27% 27.20% 1.80% 2.55% 4.05% 7.2% 11.00%

Tổng tín dụng nội địa 2040 2648.2 2756.8 2837 2864 2921 3032.2

Tốc độ tăng tín dụng nội địa 45.30% 29.80% 4.10% 7.13% 8.15% 10.3% 14.50% Tổng huy động khả vay (đã khấu trừ tiền giữ tại ngân hàng, tín phiếu bắt buộc, và dự trữ bắt buộc)

1541.65 2092.11 2129.80 2126.50 2164.90 2229.50 2271.7

Chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động khả vay 498.35 556.09 627.00 720.30 699.10 691.50 760.5

% chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động khả vay so với tổng huy động khả vay (%)

32.33% 26.58% 29.44% 33.87% 32.29% 31.02% 33.48%

Bù đắp chênh lệch bằng nguồn của NHNN 98.27 180.00 130.00 110.00 100.00 120.00 150.00

+ qua OMO 86.10 102.00 20.50 20.00 50.00 90.00

+ qua tái chiết khấu, tái cấp vốn, swap 93.90 28.00 89.50 80.00 70.00 60.00

Bù đắp bằng vốn chủ sở hữu, vay nước ngoài, và các nguồn khác 400.08 376.09 497.00 610.30 599.10 571.50 610.50

Lãi suất huy động 3M VND 6,5%-10,5% 10,5% - 15% 17% 17% 16.5% 16.0% 16.0%

Lãi suất huy động 3M USD 3,8%-4,5% 5.50% 2.00% 2.00% 2.50% 3.00%

Page 26: Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

26

Kịch bản 2: M2 tăng trưởng từ 15 – 16%

2009 2010 (sơ bộ) 2011 Q1 (est.)

6 tháng đầu 2011

(est.)

Tháng 7 (F.)

9 tháng đầu 2011

(F.)

Cả năm 2011 (F.)

Tăng trưởng GDP 5.30% 6.78% 5.43% 5.57% 5.70% 5.80%

GDP danh nghĩa 1658.4 1951.17 2438.8

Lạm phát (YTD) 6.90% 11.75% 6.12% 13.29% 14.08% 15.11% 19.19%

M2 (nghìn tỷ VND) 2087.8 2621.8 2676.9 2678.2 2713.4 2821.1 3043.9

Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) (YTD) 28.67% 25.30% 2.10% 2.15% 3.50% 7.60% 16.10%

Tiền ngoài ngân hàng 384.8 333.2 347.1 339.1 333.2 326.8 387.6

Tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với M2 18.43% 12.71% 12.50% 12.66% 12.28% 11.58% 12.73%

Tổng huy động từ nền kinh tế 1799 2288.6 2329.8 2339 2380.2 2494.6 2654.8

Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế (YTD) 27% 27.20% 1.80% 2.20% 4.00% 9.0% 16.00%

Tổng tín dụng nội địa 2040 2648.2 2756.8 2846.8 2886.5 2992.5 3164.6

Tốc độ tăng tín dụng nội địa (YTD) 45.30% 29.80% 4.10% 7.50% 9.00% 13.0% 19.50%

Tổng huy động khả vay (đã khấu trừ tiền giữ tại ngân hàng, tín phiếu bắt buộc, và dự trữ bắt buộc)

1541.65 2092.11 2129.80 2126.50 2164.00 2268.10 2400.6

Chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động khả vay 498.35 556.09 627.00 720.30 722.50 724.40 764.0

% chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động khả vay so với tổng huy động khả vay (%)

32.33% 26.58% 29.44% 33.87% 33.39% 31.94% 31.83%

Bù đắp chênh lệch bằng nguồn của NHNN 98.27 180.00 130.00 110.00 100.00 120.00 150.00

+ qua OMO 86.10 102.00 20.50 20.00 50.00 90.00

+ qua TCK, tái cấp vốn, swap 93.90 28.00 89.50 80.00 70.00 60.00

Bù đắp bằng vốn chủ sở hữu, vay nước ngoài, và các nguồn khác 400.08 376.09 497.00 610.30 622.50 604.40 614.00

Lãi suất huy động 3M VND 6,5%-10,5% 10,5% - 15% 17% 17% 16.5% 16% 15.5 -

16%

Lãi suất huy động 3M USD 3,8%-4,5% 5.50% 2.00% 2.00% 2.50% 3.00%

Những nội dung trong báo cáo này chỉ có tính chất tham khảo. Tất cả các số liệu, thông tin nêu trong báo cáo đã được xem xét cẩn thận và được lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Mọi hành vi sao chép, sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của NHTMCP Quân Đội đều là trái luật. Bản quyền thuộc về NHTMCP Quân Đội.