ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã...

20

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp
Page 2: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

Xí nghiệp Đá Minh Đức (nay là Công ty Cổphần Xây dựng số 9 Hải Phòng) thành lậpnăm 1959 trên cơ sở Trạm thu mua đá cấp Ithuộc Công ty Kim khí - Hóa chất Hải Phòng;Xưởng thí nghiệm sản xuất pherô và đất đènthuộc Lò cao cọc 5 (Minh Đức); Xí nghiệp khaithác đá vôi ở Trại Sơn (An Sơn); Xí nghiệp Lòcao 19-5 (Cầu Giá, xã Kênh Giang); Xí nghiệpđá số 2 (Minh Đức)... Các đơn vị trên đã thuhút hàng ngàn nhân công trong nông nghiệplàm công nghiệp. Sản phẩm chủ lực là khaithác đá, sản xuất đất đèn, bột nặng, bột nhẹ,axít... trên cơ sở nguyên liệu đá vôi tại chỗ khaithác từ dãy Tràng Kênh phục vụ các ngànhcông nghiệp. Sự hình thành các cơ sở côngnghiệp quốc doanh trên địa bàn đã thúc đẩyThủy Nguyên phát triển các tổ hợp, hợp tác xãcông nghiệp, sản xuất các mặt hàng thiết yếuphục vụ cho phát triển nông nghiệp và dândụng. Đây là cơ sở để công nghiệp ThủyNguyên phát triển những năm sau này.

Những năm 1961-1965, thành phố xácđịnh nhiệm vụ là Ra sức phát triển kinh tế

thành phố một cách toàn diện, vững chắc, lấy

phát triển công nghiệp, giao thông vận tải

làm trọng tâm, đồng thời phát triển nông

nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Các đơn vịcông nghiệp quốc doanh của thành phố đóngtrên địa bàn Thủy Nguyên tiếp tục được đầutư mở rộng, nâng cao công suất, chất lượngsản phẩm, góp phần quan trọng phát triểnkinh tế địa phương. Sản phẩm luyện gangtăng gấp 2 lần, luyện thép đạt hàng trăm tấn,sản xuất bột nhẹ tăng khá... Ngoài ra, ngànhcông nghiệp còn tham gia xây dựng một sốđiểm cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp và nghềcá của huyện. Tiêu biểu là điểm cơ khí phụcvụ nông nghiệp ở An Sơn, điểm cơ khí phụcvụ nghề cá ở Phả Lễ v.v..

2.2. Giai đoạn 1965-1975Những năm 1965-1975, trong điều kiện

đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại,phong tỏa, Đảng và Nhà nước đã có những

chủ trương kịp thời chuyển hướng kinh tế,trong đó có ngành công nghiệp, từ thời bìnhsang thời chiến. Nghị quyết Hội nghị Trungương lần thứ 11 (khóa III) về việc chuyểnhướng xây dựng kinh tế sang thời chiến; Nghịquyết Trung ương số 105-NQ/TW, năm 1965;Chỉ thị số 143-CT/TW, năm 1969, về chuyểnhướng phát triển công nghiệp địa phương vàtiểu thủ công nghiệp trong tình hình mới; Chỉthị số 11/TTg, ngày 9-01-1969, của Thủ tướngChính phủ, về ổn định và cải tiến công tácquản lý công nghiệp và xí nghiệp công nghiệpquốc doanh (đợt thí điểm cải tiến quản lý côngnghiệp bước I); Chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ về việc tiếp tục tăng cường cải tiến côngtác quản lý công nghiệp thời kỳ hoà bình khôiphục 1973-1975 (đợt cải tiến quản lý côngnghiệp bước II)...

Một trong những chuyển hướng quantrọng mà Nghị quyết của Đảng và các chỉ thịcủa Thủ tướng Chính phủ đưa ra là làm chosự phát triển công nghiệp địa phương thực sựlà một bước mới trong sự phát triển côngnghiệp nước ta. Sáu luận điểm trong nội dungchuyển hướng:

- Công nghiệp địa phương có các ưu thếnhờ quy mô nhỏ gọn, dễ phân tán và che giấu.

- Kiến thiết không phức tạp, dựa vàonguồn vốn địa phương, kết hợp với hỗ trợ củaTrung ương.

- Dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ,đáp ứng các nhu cầu địa phương.

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng, phânbố lại sản xuất công nghiệp.

- Công nghiệp tác động vào nông nghiệpcũng chính là mở rộng thị trường cho công nghiệp.

- Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.Thực hiện việc chuyển hướng từ thời

bình sang thời chiến, nhiều cơ sở sản xuấtcông nghiệp ở Hải Phòng phải sơ tán, phântán ra ngoại thành, có đơn vị lên miền rừngnúi. Thành phố chọn huyện Thủy Nguyên làđịa bàn xây dựng nhiều xí nghiệp công nghiệp

507

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

I. CÔNG NGHIỆP Vùng đất Thủy Nguyên được hình

thành lâu đời, là kết quả của quá trình pháttriển địa chất và địa mạo lâu dài, phức tạp,được kết hợp giữa các yếu tố cổ tiến hóa hàngtrăm triệu năm với các yếu tố trẻ mới, hìnhthành một nguồn khoáng sản đa dạng, dồidào có trữ lượng lớn. Đó là điều kiện để ThủyNguyên phát triển nhiều ngành nghề thủcông có giá trị kinh tế và văn hoá, ra đời cáclàng nghề chuyên sâu, cung cấp cho xã hộinhiều mặt hàng tiêu dùng, thiết yếu của địaphương, thành phố, đất nước và một phầnxuất khẩu.

Trải qua hàng ngàn năm, với bao biếnđổi thăng trầm của lịch sử, một số nghề maimột, thất truyền. Những ngành nghề hiệncòn đang được duy trì trở thành tài sản vănhoá quý báu, là sức mạnh nội lực phục vụ đắclực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn trong nhữngthập niên đầu thế kỷ XXI của Thủy Nguyên.

1. Công nghiệp thời Pháp thuộcDưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp

muốn Việt Nam tồn tại với một nền nôngnghiệp lạc hậu, trở thành thị trường tiêu thụhàng hoá của Pháp, đồng thời là nơi cung cấpnguyên liệu cho Pháp chứ không phải xâydựng ở đây một nền công nghiệp lớn mạnh,khả dĩ cạnh tranh với Pháp. Tuy nhiên, đứngtrước tiềm năng to lớn về tài nguyên thiênnhiên phong phú và nguồn cung cấp sức laođộng dồi dào, giá rẻ mạt, giới thực dân tài phiệtPháp không thể không nghĩ tới lợi ích trướcmắt, chúng đã tiến hành xây dựng một số cơsở sản xuất, chế biến dịch vụ tại Việt Nam.Trên địa bàn Hải Phòng, ngày 10-7-1899,Công ty xi măng Poóclan nhân tạo ĐôngDương xây dựng nhà máy xi măng. Để đảmbảo nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất, ngày16-10-1899, chính quyền thực dân ra quyếtđịnh cho phép Công ty Ximăng Poóclan nhân

tạo Đông Dương độc quyền khai thác khu núiđá vôi Tràng Kênh, nằm ở hữu ngạn sông ĐáBạc, cách thị trấn Quảng Yên 6 km và cáchthành phố Hải Phòng 17 km đường chim bay.Khu vực mỏ đá rộng 3.000 ha nằm trên cù laohai sông (Ile Deux Song), phía Bắc có sôngLiễu, phía Nam có sông Thải, phía Đông cósông Bạch Đằng chảy qua. Mỏ đá có lực lượnglao động hàng nghìn người, có máy khoan, đậpđá, băng chuyền và đội sà lan, thuyền vận tảiđá về nhà máy. Đây là công trường duy nhấttrên đất Thủy Nguyên lúc đó. Khu công nghiệpkhai thác này còn được duy trì đến hiện nay.

2. Công nghiệp thời kỳ khôi phục cảitạo, phát triển kinh tế và kháng chiếnchống Mỹ (1955-1975)

Thời kỳ 1955-1975, miền Bắc tập trungmọi nguồn lực trong nước và viện trợ của cácnước xã hội chủ nghĩa để phát triển côngnghiệp quốc doanh, xác lập quan hệ sản xuấtmới. Phát triển công nghiệp nhằm mục tiêuvừa phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế củahậu phương, vừa chi viện cho tiền tuyến miềnNam, đấu tranh thống nhất đất nước.

2.1.Giai đoạn 1955 - 1965Chủ trương phát triển công nghiệp của

thành phố Hải Phòng giai đoạn này là pháthuy tinh thần tự lực cánh sinh, động viên toànĐảng, toàn dân xây dựng công nghiệp xã hộichủ nghĩa ở địa phương với quy mô nhỏ, thiếtbị thủ công và bán cơ khí là chính; kết hợp giữakỹ thuật cũ và kỹ thuật mới trên cơ sở sử dụngnguyên liệu và tiêu thụ tại chỗ. Thực hiện chủtrương đó, thành phố đã chọn Thủy Nguyên làvùng đất thuận lợi về giao thông, nơi tiếp giápvới các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, BắcNinh, Hải Dương và có nguồn nguyên vật liệudồi dào mà các huyện khác của thành phốkhông có để phát triển công nghiệp. Do đó,trên địa bàn huyện Thủy Nguyên bước đầuhình thành nền công nghiệp non trẻ, các xínghiệp công nghiệp quốc doanh lần lượt ra đời:

506

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 3: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

cải tiến quản lý công nghiệp, đã có những cảitiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xínghiệp và các hợp tác xã. Tuy nhiên, vẫn cònhạn chế là chưa thấy được sự cần thiết phảixoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trungquan liêu bao cấp. Nói cách khác, mặc dù cómột số điều chỉnh trong đường lối và chínhsách, một số cải tiến về quản lý kinh tế, songvề cơ bản, mô hình kinh tế và công nghiệp hoácủa nước ta vẫn chưa thay đổi. Cơ chế kếhoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đangáp dụng trong công nghiệp ngày càng bộc lộnhiều hạn chế. Các xí nghiệp quốc doanhkhông có quyền chủ động trong sản xuất vìphụ thuộc vào kế hoạch Nhà nước về vật tư,tài chính. Trong khi đó, nguồn lực bao cấp củaNhà nước ngày càng hạn chế do các nguồnviện trợ bị cắt giảm... Nhiều nhà máy, xínghiệp trên địa bàn huyện làm ăn thua lỗ,quản lý lỏng lẻo, tùy tiện trong việc chấphành chế độ, chính sách, để mất tài sản, lãngphí, tham ô. Nhiều xí nghiệp chỉ sử dụng được40-50% công suất máy móc, thiết bị. Việc tổchức sắp xếp lại sản xuất và đổi mới cơ chếtrong xí nghiệp chưa mạnh, còn mang tínhsản xuất nhỏ. Một số xí nghiệp do năng lựcquản lý yếu, vốn kinh doanh nhỏ, cùng với sựdiễn biến phức tạp của cơ chế nhiều giá, cũngdẫn đến bị thua thiệt, sản xuất kinh doanhcầm chừng. Vì vậy, những năm 1983-1985,công nghiệp trên địa bàn Thủy Nguyên pháttriển chậm, mặt hàng nghèo nàn, đơn điệu,mẫu mã xấu, chất lượng hàng hóa kém, giáthành cao, không hoàn thành nghĩa vụ nộpngân sách. Việc tổ chức sắp xếp lại sản xuấtvà đổi mới cơ chế trong xí nghiệp chưa mạnh,còn mang tính sản xuất nhỏ.

Sau 10 năm đất nước thống nhất (1975-1985), mặc dù còn gặp nhiều khó khăn vềthiên tai, địch họa và hậu quả nặng nề của 30năm chiến tranh, công nghiệp huyện ThủyNguyên đã được tăng cường lực lượng sảnxuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất

để phát triển sản xuất. Đến năm 1985, toànhuyện Thủy Nguyên có 2 nhà máy, xí nghiệpcông nghiệp quốc doanh do Trung ương quảnlý là Công ty Công nghiệp Tàu thủy NamTriệu (xã Tam Hưng) và Nhà máy Đóng tàuPhà Rừng (xã Minh Đức); 3 nhà máy dothành phố quản lý là Nhà máy Đất đèn vàHóa chất Minh Đức, Xí nghiệp 19-5 và Nhàmáy Đóng tàu Sông Giá, góp phần nhất địnhvào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tếtrong thời kỳ mới.

3. Công nghiệp trong thời kỳ đổi mới1986 - 2014

Những năm 1986 - 2014 là thời kỳ thựchiện công cuộc đổi mới. Cơ chế quản lý côngnghiệp theo kế hoạch, tập trung, quan liêu,bao cấp từng bước bị xóa bỏ, phát triển theohướng tự hạch toán theo thị trường. Quanđiểm và chính sách về phát triển công nghiệptiếp tục được hoàn thiện qua các kỳ đại hộicủa Đảng, từ Đại hội 7 (tháng 6 - 1991) đếnĐại hội 11 (1 - 2011).

3.1. Giai đoạn 1986 - 2000Chuyển biến lớn nhất của ngành công

nghiệp trong 5 năm (1986-1990) là đổi mớivề cơ chế quản lý và điều chỉnh cơ cấu đầutư, bố trí lại cơ cấu sản xuất theo đường lốiđổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVI của Đảng (12-1986) đề ra, với nội dung cơbản là: Thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn;xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xãhội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần, mở cửa cho nướcngoài đầu tư kinh doanh... Về quản lý côngnghiệp, do duy trì cơ chế quản lý tập trungquan liêu bao cấp kéo dài đã không tạo đượcđộng lực phát triển.

Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tậptrung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều xí nghiệpcông nghiệp quốc doanh phải đối mặt với

509

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

địa phương và là nơi sơ tán các nhà máy trongnội thành, nhằm bảo đảm phục vụ chiến đấuvà sản xuất. Ngoài các xí nghiệp cũ: Khaithác đá ở Minh Đức và An Sơn, Lò cao 19-5...thời kỳ này, có thêm nhiều đơn vị mới: Nhàmáy Hóa chất Minh Đức, Nhà máy Đất đènvà Hóa chất Tràng Kênh (trên cơ sở xưởng thínghiệm sản xuất pherô và đất đèn thuộc Lòcao cọc 5) thành lập ngày 2-7-1968, Xí nghiệpSửa chữa Tàu thủy Nam Triệu ở Tam Hưng...Các xí nghiệp ở nội thành sơ tán về: Cơ khí19-8, Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng, kho củaSư đoàn 363, Xí nghiệp 131, điện lực (ở LạiXuân); Xưởng đóng tàu 23-9, Xí nghiệp 27-2(ở An Sơn); Nhà máy Ximăng Hải Phòng,Z.21, Công ty Công trình thủy (21 đơn vị ở xãMinh Đức)... Thành phố còn xây dựng xínghiệp cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệpcấp huyện. Thủy Nguyên đã hình thànhnhiều xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông cụcấp xã phục vụ nông nghiệp. Dù trong điềukiện sơ tán, nhiên liệu, nguyên liệu, điệnnăng thiếu hụt, ngành công nghiệp của huyệnvà thành phố trên địa bàn vẫn phát triển khá,doanh thu mỗi năm đạt từ 80 đến 90 vạnđồng. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1967tăng trên 12% so với năm 1965. Sản phẩmcủa ngành sản xuất phục vụ yêu cầu sản xuấtnông nghiệp, giao thông vận tải và tiêu dùngcủa nhân dân. Nhiều xí nghiệp quốc doanh dođịa phương quản lý đã phấn đấu sản xuấtvượt kế hoạch: Năm 1974, Xí nghiệp Đất đènTràng Kênh sản xuất vượt kế hoạch 20%; Xínghiệp Đá Phi Liệt đạt 102% kế hoạch, bằng150,93% so với năm 1973...

2.3. Giai đoạn 1975 - 1985Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV xác

định đường lối chung của cách mạng xã hộichủ nghĩa và đường lối phát triển công nghiệpnước ta trong giai đoạn mới là: “Đẩy mạnh

công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,

đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn

xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công

nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát

triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết

hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp, cả

nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp;

kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác

lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết

hợp kinh tế với quốc phòng”. Đại hội cũngthông qua kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980). Đây là kế hoạch triển khai xây dựngchủ nghĩa xã hội và công nghiệp hoá xã hộichủ nghĩa trên phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ của công nghiệp trong kếhoạch 5 năm (1976 - 1980):

- Tiếp tục thực hiện đường lối côngnghiệp hoá và xây dựng một bước cơ sở vậtchất kỹ thuật cho nền kinh tế, hình thành cơcấu kinh tế mới công - nông nghiệp;

- Khôi phục và phát triển sản xuất côngnghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bịvà các hàng hoá tiêu dùng cho nhân dân;

- Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đốivới công nghiệp miền Nam, thống nhất quảnlý và tổ chức công nghiệp trong cả nước.

Những năm đầu sau khi đất nước thốngnhất, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp củaTrung ương, thành phố sơ tán lần lượt trở vềnội thành. Các đơn vị có từ trước được đầu tưnâng cao năng lực sản xuất. Một số mặt hàngbột nhẹ, bột nặng, đất đèn được xuất khẩu. Xínghiệp Sửa chữa Tàu thủy Nam Triệu mởrộng hơn về qui mô. Nhà máy Sửa chữa Tàubiển Phà Rừng được Phần Lan đầu tư vốn, kỹthuật, khánh thành giai đoạn I ngày 25-3-1984 sau 5 năm xây dựng. Những điểm mớitrong chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước ta về công nghiệp hoá trong nhữngnăm 1981-1985 là điều chỉnh mối quan hệgiữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa côngnghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong cảitạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, đãchú ý hơn tới các hình thức thích hợp. Trong

508

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 4: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

511

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

những thử thách gay gắt: Công nghệ và thiếtbị cũ, lạc hậu, tỷ lệ khai thác công suất chỉ đạt40-50%, chất lượng sản phẩm thấp, giá thànhcao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.Đa số các xí nghiệp công nghiệp quốc doanhchưa có hướng đi rõ rệt, thiếu vốn nghiêm

trọng, lúng túng về thị trường, hàng hoá ứđọng, lao động dôi dư, sản xuất đình đốn, hoạtđộng cầm chừng, hiệu quả sản xuất kinhdoanh rất thấp, không ít xí nghiệp phải ngừnghoạt động. Để duy trì và phát triển côngnghiệp trên địa bàn, huyện Thủy Nguyên đẩymạnh việc triển khai thực hiện Quyết định217/HĐBT (ngày 19-12-1987) của Hội đồng Bộtrưởng ban hành chính sách đổi mới kế hoạchhóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩađối với xí nghiệp quốc doanh. Đây là bước độtphá trong đổi mới cơ chế quản lý đã “cởi trói”cho xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, kíchthích sản xuất kinh doanh phát triển. Từ quýII năm 1989, sản xuất kinh doanh của các xínghiệp công nghiệp quốc doanh cũng như cáctổ hợp, hợp tác xã công nghiệp của ThủyNguyên được đẩy mạnh. Những trang thiết bị

của các nhà máy, xí nghiệp nhà nước, khichuyển sang cơ chế thị trường, thấy không cònphù hợp được tổ chức lại, chọn quy mô phùhợp, hoặc chuyển làm việc khác, hoặc thanh lýđể có kinh phí đầu tư lại đạt hiệu quả. Nhữnghàng tồn kho, ứ đọng phải tìm thị trường tiêu

thụ để thu hồi vốn, chuyểnđổi mặt hàng hoặc chuyểnsang kinh tế gia đình, kinhtế tư nhân, bảo đảm việc làmcho người lao động. Kiênquyết chỉ sản xuất mặt hàngđuợc thị trường chấp nhậnvà kinh doanh có lãi.

Những năm đầu thựchiện đổi mới cơ chế quản lý(1986-1990), sản xuất côngnghiệp trên địa bàn huyệnThủy Nguyên còn lúng túngvề mô hình và phương hướngsản xuất, cung ứng vật tư,tiêu thụ sản phẩm. Các đơnvị công nghiệp Trung ươngvà thành phố trên địa bànphát huy quyền tự chủ, sắp

xếp lại tổ chức, đổi mới một phần thiết bị, năngđộng bám sát thị trường, trụ vững đi lên. Nhiềunhà máy, xí nghiệp làm ăn hiệu quả: Nhà máySửa chữa tàu biển Phà Rừng, Xí nghiệp Đấtđèn và Hóa chất Tràng Kênh, Xí nghiệp ĐáTràng Kênh... Tuy nhiên, cũng còn một số xínghiệp gặp khó khăn do thiếu vật tư, khôngtiêu thụ được sản phẩm, cách nghĩ, cách làmchưa thoát khỏi lối hành chính, bao cấp nên trìtrệ, xoay chuyển chậm. Vì thế, việc sắp xếp, đổimới doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục đượcnghiên cứu và thực hiện theo hướng đa dạnghoá sở hữu, hoàn thiện thể chế kinh tế và quảnlý, làm cho doanh nghiệp nhà nước có quyền tựchủ thực sự, trở thành các thực thể kinh tế cótư cách pháp nhân độc lập trong thị trường, tựchịu trách nhiệm về lỗ lãi, nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh.

510

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Sau bốn năm thực hiện công cuộc đổimới, các cơ sở sản xuất công nghiệp của huyệnvẫn gặp khó khăn trong sản xuất, kinhdoanh. Để tháo gỡ khó khăn cho công nghiệp,huyện Thủy Nguyên thực hiện nhiều biệnpháp: Tiến hành rà soát và sắp xếp lại các xínghiệp quốc doanh do huyện quản lý theotinh thần Nghị định 388, ngày 20-11-1991,của Hội đồng Bộ trưởng: Tập trung vốn đầutư để củng cố và phát triển các xí nghiệptrọng yếu; các xí nghiệp làm ăn có hiệu quả,sử dụng nhiều lao động và có khả năng mởrộng thị trường; kiên quyết giải thể các xínghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, kémhiệu quả và chuyển đổi hình thức sở hữu cácxí nghiệp quốc doanh quy mô nhỏ, khôngchiếm vị trí trọng yếu trong ngành côngnghiệp của địa phương.

Những năm đầu thựchiện các biện pháp ngănchặn sự sa sút của côngnghiệp, nhiều xí nghiệpquốc doanh sản xuất, kinhdoanh thua lỗ nặng hoặckém hiệu quả đã phải giảithể hoặc sáp nhập. Các côngty, xí nghiệp của huyện đượcsắp xếp lại theo điều lệdoanh nghiệp mới, phù hợpvới tình hình đổi mới nềnkinh tế theo hướng hiệuquả, bàn giao cho sở chuyênngành của thành phố quảnlý. Một số đơn vị làm ănthua lỗ, không đủ điều kiệnsản xuất được giải thể theo quy định củaChính phủ. Các tổ hợp công nghiệp tư nhân,cá thể đẩy mạnh sản xuất. Tính đến năm1995, trên địa bàn huyện có 16 công ty, nhàmáy, xí nghiệp công nghiệp do Trung ương,thành phố và huyện quản lý. Trong đó, côngnghiệp Trung ương và thành phố có những xínghiệp quy mô lớn: Công ty Xi măng Chifong

(vốn FDI), Nhà máy Đất đèn Tràng Kênh, Xínghiệp Bột nhẹ, Nhà máy Sửa chữa Tàu biểnPhà Rừng, Công ty Đóng tàu Nam Triệu, Xínghiệp 19-5, Công ty Sản xuất và Khai thácvật liệu xây dựng (Xí nghiệp Đá số 2 và Xínghiệp Đá Minh Đức), Nhà máy Đóng tàuSông Giá... Từ năm 1992, công nghiệp Trungương và thành phố đã nhanh chóng ổn địnhtổ chức, đổi mới cơ chế quản lý, đầu tư trangthiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường,nên hầu hết đứng vững trong cơ chế mới, sảnxuất phát triển, tạo đủ việc làm và thu nhậpngày càng cao cho người lao động, thực hiệnnghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Các xínghiệp của huyện với quy mô vừa và nhỏ đượcsắp xếp lại. Tốc độ phát triển công nghiệp -

tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ huyện tăngbình quân hằng năm là 17,8%. Tỷ trọng côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càngtăng trong cơ cấu kinh tế: Năm 1990, nôngnghiệp 81,2%, thủ công nghiệp - dịch vụ18,8%; năm 1995, nông nghiệp giảm còn 67%,công nghiệp - dịch vụ tăng lên 33%. Tuynhiên, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động sản

Nhà máy Xi măng Chinfon(Thị trấn Minh Đức)

Hạ thủy tàu 53.000 tấn tại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu

Page 5: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

3.2. Giai đoạn 2001 - 2014Từ đầu thế kỷ mới, Đảng chủ trương

đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nôngthôn. Ngay từ năm 2001, Thủy Nguyên đã tạođiều kiện thuận thuận lợi và khuyến khíchcác thành phần kinh tế tập trung đầu tư sảnxuất các ngành hàng và sản phẩm ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiêntiến, tiết kiệm tài nguyên,khoáng sản, đất đai, có giátrị cao trong nước và xuấtkhẩu, gắn liền với đào tạolao động kỹ thuật, giải quyếtviệc làm, bảo vệ môi trường.

Trong những năm2006-2014, Thủy Nguyên đãhình thành các khu, cụmcông nghiệp tập trung như:Khu công nghiệp Nam cầuKiền Vinashin - Shinec(Shinec); Khu công nghiệpVSIP - Hải Phòng; Khucông nghiệp Bến Rừng; cáccụm công nghiệp: KênhGiang - Đông Sơn - HòaBình; Nam cầu Kiền mởrộng; Nam cầu Đá Bạc - GiaMinh; Minh Đức - Tam Hưng ; Kiền Bái - CaoNhân.... Đây là những khu công nghiệp lớncủa thành phố và của cả khu vực kinh tếtrọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh. Tại các khu, cụm công nghiệp này,nhiều dự án, công trình sản xuất công nghiệplớn của Trung ương, thành phố đã hoànthành và đi vào hoạt động, như Nhà máy Ximăng Hải Phòng; dây chuyền 2 Nhà máy Ximăng Chinfon; Nhà máy Nhiệt điện HảiPhòng I và II; Nhà máy Thép Sông Đà; mởrộng sản xuất của Tổng Công ty Đóng tàuPhà Rừng, Công ty Công nghiệp Tàu thủyNam Triệu; Công ty Cổ phần Thiết bị nặng;Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy vàXây dựng; Công ty Cổ phần công nghệ Điện

và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng NamTriệu); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sửachữa Tàu biển Vinalines - Đông Đô v.v..

Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đếnnăm 2012 đã có gần 10 dự án đầu tư nướcngoài, thu hút trên 1 tỷ USD vào các khucông nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó có8 dự án đã đi vào hoạt động, như Công ty

Trách nhiệm hữu hạn Alliance MineralsViệt Nam; Công ty Trách nhiệm hữu hạncông nghiệp Giày Aurora Việt Nam; Công tyTrách nhiệm hữu hạn May Yesvina; Công tyTrách nhiệm hữu hạn Chế tạo khuôn mẫuĐại Khánh; Công ty Trách nhiệm hữu hạnYuin; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shi-nyong Việt Nam; Công ty Trách nhiệm hữuhạn Nishina Việt Nam; Công ty Tráchnhiệm hữu hạn Công nghệ máy văn phòngKyocera Việt Nam; Công ty Cổ phần quốc tếĐức Hòa...

Về loại hình, các đơn vị công nghiệpcủa huyện phát triển khá đa dạng: công tytrách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã chuyểnđổi, tổ hợp sản xuất, hộ gia đình... Do vậy,

513

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

xuất công nghiệp chưa chặt chẽ, đồng bộ. Sựgắn kết giữa công nghiệp Trung ương, thànhphố với công nghiệp của huyện còn lỏng lẻo,chưa có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.

Trong 5 năm (1991-1995), sản xuấtcông nghiệp của Thủy Nguyên đã vượt quanhiều khó khăn, thách thức và đạt đượcnhững kết quả khá toàn diện. Sau khi ra khỏitình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội,Đảng chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa. Thủy Nguyên được quy hoạchxây khu công nghiệp phía Bắc thành phố.

Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000,những năm cuối cùng của thế kỷ 20, đại hộiĐảng bộ Thủy Nguyên đề ra mục tiêu chủyếu: “Tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế

mạnh của huyện, đẩy mạnh phát triển kinh

tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành

phần kinh tế phát triển có hiệu quả. Từng

bước thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa

trên địa bàn huyện mà trước hết là công

nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn”.(1)

Với quyết tâm phấn đấu nâng cao tỷtrọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhiềuchính sách khuyến khích phát triển côngnghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp nôngthôn được triển khai. Do vậy, bên cạnh cácnhà máy, xí nghiệp của Trung ương, thànhphố đóng trên địa bàn, huyện đã tạo điều kiệncho nhân dân mạnh dạn bỏ vốn, vay vốn đầutư phát triển sản xuất công nghiệp. Từ thờigian này, Thủy Nguyên hình thành khu côngnghiệp Minh Đức, một trong những khu côngnghiệp trọng điểm phía Bắc của thành phốHải Phòng, gồm Công ty Xi măng Chinfon(động thổ ngày 26-2-1993, sản lượng đạt 2,5triệu tấn năm), Công ty Đóng tàu Phà Rừng(chuyển thành Công ty năm 1996), Công tyĐóng tàu Nam Triệu, Công ty Cổ phần Hóachất Minh Đức (được cổ phần hóa năm 1998,sản phẩm chính là bột nặng, bột nhẹ xuấtkhẩu sang Hàn Quốc, Philipin, Băng-la-đét,Campuchia, Nhật, Đài Loan... doanh thuhàng chục tỷ đồng mỗi năm). Nhiều xã, thịtrấn đều hình thành những xí nghiệp, hợp tácxã cơ khí vừa và nhỏ. Các cơ sở này sản xuấtnhiều mặt hàng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng,sản xuất của nhân dân và xuất khẩu.

512

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

(1) Báo cáo của Ban chấp hành khóa 19 tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 20, ngày 25/01/1996 (phần 2).

Bảng: Những doanh nghiệp có qui mô lớn

Hạ thủy tàu 34.000 tấn

tại Công ty đóng tàu Phà Rừng, ngày 07-9-2011

Page 6: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

Thủy Nguyên đã phát triển từ một côngtrường khai thác đá, cung cấp nguyên liệu choNhà máy Xi măng dưới thời Pháp thuộc, đếnnăm 2014, Thủy Nguyên đã bước đầu hìnhthành một cơ cấu gồm công nghiệp nặng vàcông nghiệp nhẹ, công nghiệp lớn và côngnghiệp nhỏ, với nhiều thành phần kinh tế…đã khẳng định chủ trương của thành phố vàhuyện đầu tư, xây dựng các nhà máy, xínghiệp công nghiệp trên địa bàn ThủyNguyên từ những năm đầu giải phóng chođến nay không những đúng về mặt vị trí, màcòn phát huy được tiềm năng, thế mạnh về tàinguyên, khoáng sản, vật liệu, về đất đai,nhân lực, về sự giao thoa, kết nối với kinh tếbên ngoài và động lực, đòn xeo cho kinh tếthành phố và huyện phát triển, trong đó đẩymạnh công nghiệp, nông nghiệp theo hướnghiện đại. Công nghiệp hoá đã góp phần làmbiến đổi bộ mặt nông thôn Thủy Nguyên.Trên địa bàn hình thành các khu kinh tế, cụmcông nghiệp lớn. Công nghiệp nặng đã chế tạođược máy động lực, máy công cụ, thiết bị lẻ vàmột số thiết bị toàn bộ cỡ nhỏ trang bị cho cácngành kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ đãsản xuất được nhiều mặt hàng tiêu dùng phục

vụ cho đời sống và xuấtkhẩu. Công nghiệp chế biếnhải sản, nông sản đượckhuyến khích phát triển,góp phần mở rộng giá trị sửdụng và nâng cao giá trị củahàng hoá nông sản. Gần 2vạn lao động, công nhân vàcán bộ khoa học - kỹ thuậtcông nghiệp, trong đó phầnlớn đã được đào tạo bồidưỡng khá tốt… Do vậy, côngnghiệp trên địa bàn huyệnThủy Nguyên đã góp phầnổn định và nâng cao đời sốngnhân dân, đóng góp hiệu

quả vào nền kinh tế chung của thành phố vàhuyện, trong đó làm biến đổi sâu sắc sản xuấtnông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

3.3. Danh sách các khu công nghiệp,cụm công nghiệp tiêu biểu:

Trên địa bàn huyện, hiện nay có 03 khucông nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt vớidiện tích 3.951,46 ha và 04 cụm công nghiệpđược thành phố phê duyệt, với diện tích2.524,74 ha, đó là:

3.3.1. Khu công nghiệp:

+ Khu công nghiệp Nam cầu Kiền:420,52 ha

+ Khu công nghiệp Bến Rừng: 1.964,21 ha

+ Khu công nghiệp, VSIP Hải Phòng:1.566,73 ha

+ Khu đô thị Bắc sông Cấm

3.3.2. Cụm công nghiệp:

+ Cụm công nghiệp Kênh Giang: 127 ha

+ Cụm công nghiệp, điểm dân cư GiaMinh: 123,7 ha

+ Cụm công nghiệp Kiền Bái - CaoNhân: 194,04 ha

+ Cụm công nghiệp Nam cầu Kiền mởrộng: 2.080 ha

515

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp do huyện quản lý tăng nhanh, năm2000 toàn huyện có 1.313 cơ sở, năm 2005đã có 1.697 cơ sở, đến năm 2011 đã có 2.097cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong đó có 144công ty trách nhiệm hữu hạn, 124 công ty cổphần và 20 doanh nghiệp tư nhân hoạt độngsản xuất kinh doanh trong lĩnh vực côngnghiệp. Phần lớn các cơ sở sản xuất củahuyện thuộc ngành công nghiệp chế biến(1.640 cơ sở). Tổng số lao động hiện đanglàm việc trong các ngành sản xuất côngnghiệp năm 2005 là 14.172 lao động, chiếm11,8% lao động đang làm việc trong cácngành kinh tế; tổng giá trị sản xuất củangành công nghiệp trên địa bàn đạt 2.948,7tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tănggấp 2,2 lần so với năm 1998, trong đó, giá trị

sản xuất khối công nghiệp Trung ương vàthành phố quản lý đạt 2.688,4 tỷ đồng; giátrị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp do huyện quản lý đạt 260,4 tỷ đồng.Giá trị GDP của ngành công nghiệp tạo ranăm 2005 đạt 688,6 tỷ đồng, tăng gấp 2,3

lần so với năm 1998, trong đó giá trị GDPcông nghiệp do Trung ương và thành phốquản lý đạt 571,5 tỷ đồng. Giá trị côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyệnchiếm tỷ trọng 19,8% vào năm 2000, tănglên 35,5% vào năm 2005, 45,6% vào năm2010 và 54,7% vào năm 2014 trong cơ cấukinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp bình quântoàn huyện giai đoạn 2001-2005 đạt19,5%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt22,2%/năm. Các chỉ tiêu sản phẩm chủ yếuvượt kế hoạch đề ra, đảm bảo cung cấp chonhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhândân. Việc hình thành các khu, cụm côngnghiệp trên địa bàn Thủy Nguyên nhữngnăm đầu thế kỷ 21 đã tạo ra động lực mới,thúc đẩy kinh tế của Thủy Nguyên phát

triển nhanh chóng và ngàymột cao, hỗ trợ đắc lực chonông nghiệp, ngư nghiệp…đẩy mạnh theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá.Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân toàn huyện giaiđoạn 2001-2005 đạt14%/năm; giai đoạn 2006-2010 đạt 16,7%/năm và giaiđoạn 2011- 2014 đạtkhoảng 16.%/năm. Tínhđến hết năm 2014, tỷ trọngcác ngành: Công nghiệp,xây dựng chiếm 54,7%, dịchvụ chiếm 31%, nôngnghiệp, thủy sản còn

14,3%. Thu nhập GDP bình quân đầu người(giá cố định năm 1994) đạt 40 triệuđồng/người/năm. Đây là nền tảng cơ bản đểThủy Nguyên phát triển trong tương lai.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triểncông nghiệp theo đường lối công nghiệp hoácủa Đảng (1955 - 2015) và gần 30 năm thựchiện đường lối đổi mới, nền công nghiệp của

514

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Nhà máy Xi măng Hải Phòng

Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng

Page 7: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

6. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Y - TecViệt Nam.7. Tập đoàn Shimizu - Nhật Bản thầuchính thiết kế và xây dựng Nhà máyNipro Pharma Việt Nam giai đoạn 2 tạilô In1- 4a&4b.8. Công ty Trách nhiệm hữu hạn IiyamaSeiki Việt Nam.9. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lite OnViệt Nam.10. Công ty Toyo Construction Co., LtdNhật Bản - thầu chính công việc xây dựngthuộc dự án XD Nm Jfe Shoji Steel Hp.11. Công ty Trách nhiệm hữu hạn KingPlastic.12. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ThépJfe Shoji Hải Phòng.

13. Công ty Trách nhiệm hữu hạn NiproPharma Việt Nam.14. Công ty Trách nhiệm hữu hạn FujiXerox Hải Phòng.15. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côngnghệ đột dập Mochizuki Việt Nam.

16. Tập đoàn Shimizu - Nhật Bản-thầuchính thiết kế và xây dựng nhà máy mới của Fuji. Xerox Hải Phòng tại Khu côngnghiệp VSIP.

17. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiếtbị băng thông rộng Hải Phòng.

18. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côngnghệ máy văn phòng Kyocera Việt Nam.

19. Công ty Trách nhiệm hữu hạn IiyamaSeiki Việt Nam.

20. Công ty Trách nhiệm hữu hạn FujiXerox Hải Phòng.

21. Công ty Yurtec Corporation-NhậtBản-VPĐD phần điện và cơ dự án Nhàmáy chế tạo Zeon Việt Nam.

22. Văn phòng điều hành Dự án thiết kếvà xây dựng Nhà máy Nipro Pharma -Việt Nam - Tập đoàn Shimizu Corpora-tion Nhật Bản.

Các công ty đầu tư vào VSIP Hải Phòngnêu trên đã giải quyết việc làm cho hơn2.700 lao động; đặc biệt, 80% trong số nàylà lao động tại chỗ.

517

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Thực tế cho thấy, việc xây dựng vàphát triển các khu công nghiệp, cụm côngnghiệp đã đóng góp một phần quan trọngtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở Hải Phòng nói chung và huyện ThủyNguyên nói riêng. Sự phát triển này luônthu hút một lực lượng lớn lao động làm việctrong các nhà máy, xí nghiệp. Tính đến nay,các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đivào hoạt động đã thu hút được hàng nghìnlao động, cụ thể:

a. Dự án phát triển Khu - Công nghiệp-

VSIP Hải Phòng

Tại phía Bắc sông Cấm do Công ty Cổphần Phát triển đô thị và Khu công nghiệpViệt Nam - Singapore làm chủ đầu tư với vốnđầu tư khoảng 1 tỷ USD, xây dựng trên diệntích: 1.566,73 ha. Khu đô thị mới Bắc sôngCấm có quy mô nghiên cứu 1.566,73 ha, baogồm một phần diện tích của các xã Hoa Động,Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà,Thủy Triều và đảo Vũ Yên. VSIP Hải Phòngđược khởi công vào tháng 1 năm 2010 với sựchứng kiến của Thủ tướng Việt Nam NguyễnTấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển

Long. Sau khi hoàn thànhdự án, riêng Khu côngnghiệp sẽ tạo việc làm chokhoảng 60.000 lao động.Tính đến năm 2012, mặc dùđang trong giai đoạn đầu củadự án, VSIP đã thu hút được19 doanh nghiệp đầu tư, vớitổng mức đầu tư là 811,22triệu USD, trong đó có 13doanh nghiệp đã hoạt động,sản xuất với các sản phẩmxuất khẩu là linh kiện điệntử, cơ khí chính xác, như cácdoanh nghiệp: Công ty Tráchnhiệm hữu hạn Chế tạo Zeon

Việt Nam, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 25 triệuUSD; Công ty Trách nhiệm hữu hạn NiproPharma Việt Nam, vốn đầu tư 250 triệuUSD... Các công ty và nhà đầu tư đã thu hútđược khoảng 1500 lao động, trong đó có hơn80% là lao động của huyện Thủy Nguyên.

Tính đến hết tháng 6-1014, VSIP đãthu hút được thêm nhiều dự án đầu tư thứcấp từ các nhà đầu tư lớn như Fuji Xerox,Kyocera, Nipro Pharma, Zeon, Y-Tec… vớitổng mức đầu tư là 1,1 tỷ USD vốn đầu tư.Chỉ tính riêng năm 2013, VSIP Hải Phòngthu hút 120 triệu USD và 6 tháng đầu năm2014 đã thu hút được 166 triệu USD....

Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tưvào VSIP tính đến hết tháng 6-1014 là:

1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côngnghệ đột dập Mochizuki Việt Nam.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ReginaMiracle International Việt Nam.3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn PalomaViệt Nam.4. Công ty Trách nhiệm hữu hạn JasanViệt Nam.5. Công ty Trách nhiệm hữu hạn ThépJfe Shoji Hải Phòng.

516

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Kho xăng dầu K131

Page 8: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

đô thị, còn lại hơn 1002 ha đất phát triểncông nghiệp.

Khu đô thị tập trung phục vụ các xínghiệp công nghiệp, cùng với thị trấn MinhĐức, thị tứ Ngũ Lão sẽ hình thành một quậncó quy mô dân số khoảng 100.000 người theoQuyết định Điều chỉnh quy hoạch chung

thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt. Đồng thời, đây còn là khu táiđịnh cư phục vụ giải phóng mặt bằng xâydựng cụm công nghiệp Bến Rừng; trung tâmhành chính, chính trị, văn hóa, du lịch và dịchvụ trong khu vực. Bên cạnh đó, tại đây sẽ làcụm công nghiệp tập trung của thành phốdành cho công nghiệp đóng tàu, gia công cơkhí, chế tạo máy, công nghiệp năng lượng,cảng, kho bãi tập kết vật liệu xây dựng.

Đến hết năm 2012, khu công nghiệp BếnRừng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp vàođầu tư, trong đó các doanh nghiệp đã đi vàohoạt động đó là:

1. Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng số9 Hải Phòng.

2. Công ty Cổ phần Hoá chất Minh Đức.

3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thànhviên Tổng Công ty công nghiệp tàu thủyNam Triệu.

4. Công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Đóng tàu Phà Rừng.

5. Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng.

6. Công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Xi măng Vicem Hải Phòng.

7. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bê tôngvà xây dựng Minh Đức.

8. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Cảnh.

9. Hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trườngHùng Hưng.

10. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xâydựng dịch vụ Chiến Thắng.

11. Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Hưng.

12. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Tiến.

13. Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủyvà Xây dựng Nam Triệu.

14. Công ty Cổ phần Công nghệ điện NamTriệu.

15. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựngNam Triệu.

16. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàn Hồng.

17. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thảo Linh.

18. Công ty Cổ phần Công nghiệp vật liệuhàn Nam Triệu.

19. Công ty Cổ phần Sản xuất thương mạiTam Hưng.

20. Công ty Cổ phần Xây dựng và thươngmại Hoan Nhớ.

21. Công ty Cổ phần Thương mại và dulịch Thành Hiển.

22. Công ty Cổ phần Thương mại xây lắpđiện Hoàng Long.

519

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

b. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đượcthành lập từ ngày 29-5-2008 do Công ty Cổphần Công nghiệp Tàu thủy Shinec (Shinec)là chủ đầu tư xây dựng với tổng diện tíchđược phê duyệt là 457 ha. Trong đó chia làm2 giai đoạn, giai đoạn I là 268,3 ha, giai đoạnII là 188,68 ha. Khu công nghiệp Nam CầuKiền trải dài trên địa bàn 4 xã: Kiền Bái,Thiên Hương, Lâm Động, Hoàng Động, có vịtrí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nướcvà quốc tế thông qua hệ thống giao thôngđường bộ, đường biển, đường sắt và đườnghàng không.

Tính đến hết năm 2013, Khu côngnghiệp Nam Cầu Kiền đã thu hút được 11 dựán vốn trong nước và vốn nước ngoài với tổnggiá trị đăng ký là 3.390 tỷ đồng, diện tíchthuê đất là 65,14 ha; trong đó có 04 doanhnghiệp đã đi vào hoạt động là: Shinec, BắcHải, ACE, Sao Biển giải quyết việc làm cho1.300 lao động.

1. Công ty Cổ phần Luyện thép cao cấpViệt Nhật.

2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn VanDer Leun Việt Nam.

3. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinyong Việt Nam.

4. Công ty Cổ phần Luyện cánthép cao cấp Việt Nhật.

5. Công ty Cổ phần Nội thất kimkhí A.C.E.

6. Công ty Trách nhiệm hữu hạnCơ khí thương mại Gia Nguyễn.

7. Công ty Cổ phần Thép Sao Biển.

8. Công ty Cổ phần Công nghiệptàu thủy Shinec.

9. Công ty Trách nhiệm hữu hạnHanh Yên.

10. Công ty Trách nhiệm hữu hạnKJM INDUSTRIES (Viet Nam)

11. Công ty Trách nhiệm hữu hạnBắc Hải.

c. Khu công nghiệp Bến Rừng

Với quy mô hơn 1964,21ha, quyhoạch khu đô thị và công nghiệpBến Rừng thuộc địa bàn 5 xã: TamHưng, Phục Lễ, Lập Lễ, Phả Lễ vàThủy Triều thuộc phía Đông Bắchuyện, cách trung tâm thành phố20 km, các mặt giáp sông Giá, sôngRuột Lợn, sông Lập Lễ và sôngBạch Đằng. Trong tổng diện tíchtrên, hơn 962 dành cho phát triển

518

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Xưởng đóng tàu tư nhân

Công ty TNHH Hằng Giang (xã Hợp Thành)

May công nghiệp Nam Thuận

Sản xuất gạch ngói Công ty cổ phần Đại Tín

xã Lưu Kiếm

Page 9: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

gia đình ở Tràng Kênh, Gia Đước, DưỡngĐộng... Các chợ ở Gia Đước, Phả Lễ, An Lư,Mỹ Giang... mặt hàng gốm vẫn được trao đổi,nhất là thời nhà Mạc. Dấu tích hiện vẫn tìmthấy ở các bến sông của chợ xưa. Thời Phápthuộc, nghề gốm gia đình được duy trì ở xómLò Nồi, xã Minh Tân.

1.2. Nghề chạm khắc đá

Nghề chạm khắc đá xuất hiện rất sớm,những hiện vật được tìm thấy ở di chỉ khảo cổTràng Kênh là các đồ trang sức vòng tay, vòngtai, nhẫn, chuỗi hạt đeo cổ… Sản phẩm từxưởng thủ công này đã được tìm thấy ở nhiềuđịa phương trong nước và ở một số nước vùngĐông Nam Á. Sau này, nghề chạm khắc đávẫn được phát triển ở một số làng Gia Đước(xã Gia Đức), làng Gia Phúc (xã Thủy Đường).Sử chép rằng, tham gia tạo bia, tạc tượng(thời Mạc) có Chiêu Vũ vệ Lực sỹ Nguyễn ÍchDiệu làm trong ty Hà Thanh người làng GiaPhúc, xã Thủy Đường là thợ đá chuyênnghiệp nổi tiếng cả vùng kinh Bắc. Sản phẩmchạm khắc đá ở các làng này khá phong phúvà đa dạng, như bia chùa, bia đình, bia quán,bia chợ, bia cầu... Ngoài ra, sản phẩm chạmkhắc đá còn có rồng đá, sấu đá, tượng chândung, phù điêu… với những đường nét chạmtrổ khá điêu luyện. Những sản phẩm chạmkhắc đá còn lưu lại trong các đình, chùa, lăng

miếu ở một số địa phương trong huyện. Cốnghiến lớn nhất của thợ đá Tràng Kênh là đãkhắc chạm hàng trăm tấm bia và pho tượngcó giá trị lịch sử, nghệ thuật nằm rải ráctrong các làng quê Thủy Nguyên. Trên một sốtấm bia, tượng đá (thời Mạc) hiện còn khắcghi tên người thợ, phường thợ Tràng Kênh.Nhiều công trình cầu đá cổ đã được ghi trongcác văn tự xưa và hiện còn dấu tích: CầuKhánh Long tại xã Phục Lễ là cây cầu đượcghi vào văn bia sớm nhất Hải Phòng (1567);cầu đá Thiên Đông (1588); bia chùa Kim Liênxã An Sơn (1650); bia ghi gia phả họ Mạc ởCâu Tử, xã hợp Thành (1847)...

1.3. Nghề đúc

Sản xuất thủ công mặt hàng cơ khí,luyện kim xuất hiện ở vùng đất Thủy Nguyênrất sớm. Các nhà nghiên cứu lịch sử đã khaiquật di chỉ khảo cổ Việt Khê (xã Phù Ninh)cho thấy, cách nay hơn 2.500 năm, nghề đúcđồng ở Thủy Nguyên đã phát triển khá cao.Đồ đồng gồm thạp đồng, thố đồng, dao gămbằng đồng có hình người, tượng người đàn ôngthổi khèn bằng đồng ở mộ cổ Việt Khê,khuyên tai bằng đồng ở mộ cổ Đồng Hoang(Thủy Sơn), vòng đồng, trống đồng, chậu đồngở núi Tọi (Liên Khê) và nhiều công cụ bằngđồng như lưỡi cuốc, lưỡi cầy, lưỡi xẻng, lưỡirìu... Sự phát triển của trình độ kỹ thuậtluyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói

521

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

23. Công ty Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Vật tư khoáng sản Thủy Nguyên.

24. Công ty Trách nhiệm hữu hạnThương mại Đức Viễn.

25. Công ty Công nghiệp tầu thủyNam Triệu.

26. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1.

27. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 2.

28. Nhà máy Thép sông Đà.

3.3.3. Thống kê giá trị sản lượng công

nghiệp trên địa bàn huyện năm 2000, 2005,

2010, 2014.

Giá trị sản lượng năm 2000: 73 tỷ đồng.Năm 2005: 198,2 tỷ đồng. Năm 2010: 603,4 tỷđồng. Năm 2014: 2.797,5 tỷ đồng.

II. TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP1. Tiểu thủ công nghiệp trước năm 1955Nghề thủ công ở Thủy Nguyên ra đời

một cách tự nhiên, bắt nguồn từ nhu cầu củacuộc sống lao động để sinh tồn của con ngườinhư áo mặc, nhà ở; công cụ lao động như cầy,bừa, cuốc, xẻng; dụng cụ sinh hoạt như nồi,niêu, bát, đĩa, rổ, rá, cho đến cái nón, mũ chemưa, nắng hằng ngày… Những nhu cầu đó đãthúc đẩy con người dần dần hình thành cácnghề phụ để làm ra sản phẩm phục vụ chochính mình, khi dư thừa thì trao đổi.

Giai đoạn sơ khai, nghề thủ công tồn tạinhư một nghề phụ trong hộ nông dân, tuykhông sản xuất thường xuyên nhưng đáp ứngmột phần nhu cầu đời sống và tăng thêm thunhập cho gia đình. Người nông dân tranh thủthời gian nông nhàn để sản xuất sản phẩmgia dụng, nông cụ sản xuất và nhiều mặthàng thủ công mỹ nghệ khác. Trong làng cómột số hộ gia đình hoặc một số cá nhân làmnghề thủ công, sản xuất một hoặc nhiều sảnphẩm thủ công với nguyên liệu được khai tháctại chỗ, tự sản tự tiêu là chủ yếu. Đến giaiđoạn cao hơn, nhiều hộ trong một làng cùng

sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm thủ công,từng bước hình thành làng nghề. Tuy vậy, cáchộ gia đình trong làng nghề vẫn có ruộng,nghề nông song hành cùng nghề thủ công từthế kỷ này sang thế kỷ khác. Những gia đìnhlàm nghề thủ công và làng nghề thủ công cóđời sống vật chất dư dật hơn các hộ thuầnnông và làng thuần nông.

Những kết quả khai quật các di chỉkhảo cổ Tràng Kênh, Việt Khê và qua thư tịchcổ khẳng định nghề thủ công và làng nghềthủ công nghiệp đã xuất hiện trên địa bànhuyện Thủy Nguyên ngay từ thời tiền sử.Trong đó, có một số nghề tiêu biểu:

1.1. Nghề làm đồ gốm

Sản xuất đồ gốm của người Việt cổ ởTràng Kênh (Minh Đức) đã có cách nay trên3.000 năm. Tuy nhiên, nghề này đã khôngđược phát triển liên tục trong các thời kỳ lịchsử. Nghề gốm ở Tràng Kênh đã phát triển vớimột nền kỹ thuật khá cao. Đặc điểm gốmTràng Kênh có kích thước lớn, miệng loe có cổcao, nhiều đai đắp nổi bên ngoài, chân đếkhắc vạch và trổ lỗ với hàng chục kiểu dángkhác nhau như nồi, bình, lọ, bát... Hoa văntrang trí trên gốm rất đa dạng: hình sóngnước, hình chữ S, hình hoa văn thừng, hìnhhoa văn chải, hình tròn, hình răng cưa kếthợp với chấm tròn, cổ lỗ, tự do phóng khoáng,trang trọng, phản ánh nhận thức của conngười về trời đất, ngày đêm, bốn mùa, nóng -lạnh, âm dương cũng như vạn vật quanh ta.Đồng thời còn thể hiện tâm hồn, trí tuệ củangười vùng biển. Gốm Tràng Kênh chủ yếu làloại gốm mà vỏ sò, vỏ ốc được sử dụng làmchất phụ gia để tạo xương gốm. Đó là loại gốmmang yếu tố biển. Trong số loại này có mộtloại được các nhà khảo cổ học gọi là gốm bíchquy. Vỏ sò, vỏ ốc bị nung ở nhiệt độ cao làmvôi bị phân hủy mạnh. Gốm bích quy tồn tạimột số lượng lớn ở Tràng Kênh.

Các thời kỳ lịch sử tiếp theo, nghề gốmvẫn dược duy trì nhưng nhỏ lẻ trong các hộ

520

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Xưởng gốm Trung tâm giáo dục Lao động xã hội Hải Phòng

Hợp tác xã Đúc gang Quyết Thắng (xã Thiên Hương)

Page 10: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

của nghề mộc - đã làm nên nhiều công trìnhvăn hóa, phản ánh đời sống kinh tế và tàinăng khéo léo của mình.

Điển hình về tài kiến trúc, chạm khắcgỗ, đá để xây dựng các ngôi đình, chùa, miếulà các tay thợ chạm khắc gỗ, đá xã HợpThành, Thủy Triều, Kiền Bái, Chính Mỹ, LạiXuân, Phục Lễ, Phả Lễ v.v.. Nhiều ngôi đình,chùa, miếu, đền với kiến trúc đặc sắc, tiêubiểu còn sót lại cho đến ngày nay trên vùngđất Thủy Nguyên, đó là: Chùa Thiên Vũ đượcxây dựng vào thời Lý, Trần; đình Kiền Bái,đình Đồng Lý được xây dựng vào nửa cuối thếkỷ XVII; chùa Thiên Vũ ngày nay là kết quảcủa các đợt trùng tu vào thời Lê Trung Hưngvà thời Nguyễn...

1.6. Nghề đan thuyền nan.

Nghề đan thuyền nan ở làng Tuy Lạc,xã Thủy Triều và xã Chính Mỹ. Nhưng nổitiếng hơn cả là ở làng Tuy Lạc. Thuyền nan ởChính Mỹ kích thước không lớn, chỉ dàikhoảng 2-4m, dùng để đánh cá ở ao, đầm,vùng ruộng lầy ngập nước ven sông.

Nghề đan thuyền ở Tuy Lạc có nhiềukích cỡ khác nhau, loại to nhất dài 11-12m.Nghề này đã xuất hiện ở địa phương cách naykhoảng 200 năm. Kỹ thuật chọn tre, đan, cạp,sản nhựa rất công phu. Dân chài khắp vùngĐồ Sơn, Hà Nam, Yên Hưng, Quảng Yên, làkhách hàng của những con thuyền này. Hiện

nay, làng Tuy Lạc có khoảng 40 gia đình duytrì nghề đan nan, thuyền nan.

Dù các loại thuyền sắt, thuyền gỗ pháttriển nhưng thuyền nan vẫn được ưa chuộng.

1.7. Nghề đóng thuyền gỗ ở Lập Lễ, Phả Lễ.

Do đặc điểm dân cư sống ở bên cửa sôngBạch Đằng, nghề đánh cá biển phát triển, từxưa, nhu cầu đóng thuyền vươn khơi của ngưdân rất lớn. Nghề đóng thuyền gỗ ở đây hìnhthành sớm. Trước đây, thuyền gỗ có nhiều loạidùng chở vật liệu, phương tiện đi lại, thuyềnbuồm đánh cá đi biển, vận tải đường sông.Các sản phẩm rất được khách hàng tín nhiệmvà nghề đóng thuyền gỗ truyền thống cònđược duy trì đến nay (sau đó lắp máy và cácthiết bị kỹ thuật khác).

1.8. Nghề đan mây tre

Nghề đan lát ở Thủy Nguyên thật đadạng, sản xuất nhiều mặt hàng, công cụ laođộng, đồ dùng gia đình vừa rẻ, vừa phù hợp vớitập quán, sinh hoạt của người nông dân, trongđó có nghề đan tre ở Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ.

Xa xưa, Chính Mỹ là vùng đất có nhiềunúi và rừng rậm rạp với nhiều loại gỗ quý nhưlim, sến, táu và đặc biệt rất nhiều tre, trúc.Trải qua hàng ngàn năm sinh cơ lập nghiệp,cư dân Chính Mỹ đã sớm biết tận dụng cácthế mạnh trời cho ở địa phương để làm cácnghề phụ. Phổ biến và xuất hiện sớm là nghềsơn tràng. Ngoài các vụ cày cấy, gặt hái, họcòn vào rừng lấy gỗ, củi, tre, nứa, cây thuốc,

523

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

522

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

chung của cư dân Thủy Nguyên thời HùngVương không những đã làm thay đổi về chấtvà nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất,thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tếmà còn tạo nên bước chuyển biến quan trọngtrong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sựphân công lao động trong xã hội. Một số thợthủ công tách khỏi nông nghiệp. Sự phát triểnkinh tế ở vùng đất Thủy Nguyên trên nhiềumặt là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hóavới nước ngoài.

Nghề đúc gang được người dân làngPhương Mỹ (xã Mỹ Đồng) tiếp thu và mở lòđúc từ đầu thế kỷ XX. Tương truyền, làngHoa Chương (Phương Mỹ) cử một số ngườisang làng Yên Trì (Quảng Yên, Quảng Ninh)mời thợ giỏi về đúc lưỡi cày, cuốc. Làng chọncử một số người sáng dạ, khéo tay phụ việcđể học bí quyết. Nghề này phát triển khánhanh, trở thành nghề truyền thống, được tổchức theo kiểu “gia đình công nghệ”. Năm1945, nhân dân Phương Mỹ đúc vũ khí, máyin gửi vào chiến khu Đông Triều. Trongkháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,nhiều thợ giỏi của làng đúc đã tham gia cáccông binh xưởng sản xuất vũ khí.

1.4. Nghề rèn

Xưa kia, hầu như làng quê Việt Namnào cũng có lò rèn nhỏ phục vụ dân sinh. Sảnphẩm chủ yếu là dao, liềm, hái, cuốc, mai,

xẻng, thuổng... Ở Thủy Nguyên có một số làngnghề rèn, nhưng làng Đồng Lý (xã Mỹ Đồng)là nổi tiếng nhất. Bên cạnh những mặt hàngphục vụ dân sinh, sản xuất trên, sản phẩmchủ lực là đinh thuyền các loại. Nghề này vẫntiếp tục được duy trì đến sau này.

1.5. Nghề mộc và chạm khắc gỗ

Trên vùng đất Thủy Nguyên, nghề mộccó từ lâu đời. Những hiệp thợ mộc ở đây xưanay nổi tiếng về những sản phẩm vừa mangtính dân tộc, vừa mang tính hiện đại. Dướithời Lý, Trần, Lê, trên vùng đất ThủyNguyên, nghề mộc và chạm khắc gỗ phục vụ

cho việc xây dựng đình, chùa, nhà quán, nhàở đã được chú ý phát triển. Nghề làm nhà gỗở Thủy Triều có cách nay khoảng 400 năm.Nhà gỗ truyền thống chủ yếu là kẻ chuyền,tiền tàu hậu bảy… Làng có nhiều kíp thợ tàihoa, được nhân dân nhiều nơi mời làm.

Có thể nói rằng, nghề mộc mà điểnhình là nghề chạm khắc gỗ xuất hiện cùngvới việc mở rộng các hình thức hoạt động tínngưỡng và tôn giáo, như chạm khắc, trangtrí trên đồ thờ, vật thiêng, trong các côngtrình kiến trúc, kể cả tạc tượng, khắc bia,phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, buôn bánvà cho sinh hoạt hằng ngày. Trải qua hàngngàn năm lao động xây dựng quê hương,nghề mộc ở Thủy Nguyên xưa mà nổi tiếnglà làng Câu Tử, xã Hợp Thành - quê hươngLò rèn (xã Lâm Động)

Nghề mộc truyền thống thôn Kinh Triều (xã Thủy Triều)

Đan thuyền (xã Thủy Triều)

Đóng tàu gỗ (xã Lập Lễ)

Page 11: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

huyện và một số vùng lân cận. Nhìn chung,nghề dệt của Thủy Nguyên xưa đã đạt tới kỹthuật tinh xảo. Lụa sản xuất ra tuy khôngnhiều về số lượng nhưng chất lượng tốt.Phương thức sản xuất chủ yếu là thủ công,cá thể. Tuy đã hình thành các phường, hộinhưng chủ yếu là giúp đỡ nhau trong việcmua nguyên liệu và bán sản phẩm, chưa cóthuê mướn nhân công và tổ chức cơ cấu thợcả, thợ bạn... như sau này. Gần đây, do sựphát triển ồ ạt của hàng bông sợi, nghề dệtlụa của Thủy Nguyên mất dần.

Ngoài các nghề trên, vùng đất ThủyNguyên còn có nhiều nghề thủ công truyềnthống khác: Nung vôi (ở làng Pháp Cổ, xãLại Xuân); nghề đẽo cày (ở làng Trúc Động,xã Lưu Kiếm), đan thào (ở làng Câu Tử, xãHợp Thành), nghề trồng và chế biến cau (ởlàng Nhân Lý, xã Cao Nhân)... Tất cả cácnghề thủ công truyền thống của ThủyNguyên xưa không chỉ quan trọng đối với đờisống nhân dân địa phương mà còn giữ vai tròtrung tâm của đất nước như chạm khắc đá ởThủy Đường, Gia Đức, điêu khắc ở HợpThành, đan thuyền ở Tuy Lạc, đúc gang ởPhương Mỹ… Nhiều nghệ nhân thực sự trởthành báu vật sống của dân tộc như NguyễnÍch Diệu trong sự nghiệp bảo tồn di sản vănhoá của dân tộc.

Thời phong kiến, nông thôn ThủyNguyên có một nền thủ công truyền thốngphong phú, có nhiều nét đặc sắc về kỹ thuật vàmỹ thuật. Đặc điểm nổi bật của thủ côngtruyền thống ở Thủy Nguyên là sự kết hợpgiữa thủ công nghiệp với nông nghiệp theonhiều cấp độ và sắc thái khác nhau. Thủ côngcó vai trò bổ trợ cho nông nghiệp trên nhiềuphương diện như cung cấp nông cụ sản xuất,cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đờisống của nhân dân, là nơi tiêu thụ sản phẩmcho nông nghiệp, giải quyết lao động dư thừa,tăng thu nhập cho các hộ nông dân… Thợ thủ

công đồng thời là người nông dân, các gia đìnhnông dân làm ruộng là chính, song lại làm mộtsố nghề thủ công trong những lúc nông nhànnhư chế biến lương thực thành bún, bánh,rượu…; chế biến đá thành vôi, đất thành gạch;chế biến gỗ, tre thành nhà cửa, đồ dùng sinhhoạt rổ, rá, nong, nia, đan thuyền tre, đóngthuyền gỗ, đẽo cày, rèn sắt thép, làm gốm. Thủcông phát triển đã hình thành nhiều làng nghềnổi tiếng, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là làng nôngnghiệp hoặc gắn bó mật thiết với nông nghiệp.Nông nghiệp vẫn là cơ sở quan trọng của cuộcsống dân làng. Do vậy, thủ công nghiệp khôngthể tách rời khỏi nông nghiệp. Những loại làngthủ công này có nhiều ưu thế hơn làng nghềnông nghiệp thuần tuý ở chỗ tận dụng được

525

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

dây mây, ràng ràng... về đem bán ở các chợ.Có lẽ từ nguồn tre nứa khá dồi dào (tre ởrừng, ở ven đồi, ở làng xóm...) mà sau nàynghề đan tre ở xã Chính Mỹ đã hình thànhvà phát triển từ sớm, cách ngày nay chừngngót 200 năm. Mặt hàng đan ở Chính Mỹ kháđa dạng, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuấtcủa bà con trong vùng. Mặc dù giá bán hạnhưng vừa tận dụng được nguyên liệu địaphương, vừa tận dụng được lao động phụ vàthời gian nông nhàn nên nghề đan tre ở đâyđến nay vẫn còn giữ được ở thôn DưỡngChính, Hàn Cầu.

1.9. Nghề dệt vải, tơ lụa

Trên vùng đất Thủy Nguyên, nghềtrồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ra đời khá sớmvà trở thành nghề thủ công truyền thống củanhiều địa phương trong huyện như LâmĐộng, Bính Động, Thủy Đường, Hoa Động,Trường Sơn, Trịnh Xá, Phục Lễ... Ở nhữngđịa phương này, xuất hiện nhiều làng nghềdệt lụa tơ tằm. Các làng này tuy chưa táchhẳn khỏi nông nghiệp nhưng nghề dệt đã cómột vai trò rất quan trọng đối với thu nhậpcủa nhân dân lao động. Phường dệt nổi tiếngnhất và đông nhất là làng dệt Thủy Đường.Nơi đây, nghề truyền thống này, xưa kia gọilà “tầm tang, sồi vải hay nghề canh cửi”. Congái làng Thủy Đường rất gỏi nghề canh cửi.Cứ sau 2 vụ nông nghiệp, các cô gái lại vềngồi trong nhà canh cửi tầm tang. Nhà ít thìmột, nhà nhiều thì vài ba khung cửi. Mặthàng tơ tằm, vải khổ hẹp Thủy Đường mộtthời có giá ở thương trường trong và ngoàiHải Phòng. Ngoài ra, các làng dệt ở Phục Lễ,Lâm Động... cũng được nhiều địa phươngbiết đến. Phụ nữ trong làng ngoài việc phảitất bật một nắng hai sương vì thời vụ, khinông nhàn, họ lại bắt tay vào công việc chăntằm ươm tơ, dệt vải. Những tấm vải họ sảnxuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sốngthiết yếu hằng ngày của cộng đồng làng xãvà trao đổi hàng hóa hạn hẹp trong nội bộ

524

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Đan sề (xã Chính Mỹ)

Khung cửi dệt vải

Nghề làm bánh đa (xã Hợp Thành)

Sản xuất vôi (xã Lại Xuân)

Đan thúng (xã Mỹ Cụ)

Page 12: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

527

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

móc, dự trữ lớn về nguyên liệu, nhiên liệu vàlương thực. Nó sẽ nhanh chóng giúp đỡ đángkể cho nông nghiệp, nâng cao sức sản xuấtcủa nông nghiệp lên. Vì vậy, việc khôi phụcvà sử dụng tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cáthể ngay sau khi miền Bắc nước ta vừa bướcra khỏi chiến tranh là một định hướng đúngđắn và cấp thiết. Nghị quyết của Bộ Chínhtrị Trung ương Đảng nhấn mạnh: Phục hồithủ công nghiệp, nghề đánh cá, nghề làmmuối và nghề phụ trong nông thôn, nhằmgiải quyết những yêu cầu cấp bách của đờisống nhân dân sau chiến tranh. Quán triệttinh thần nghị quyết trên, Thành ủy HảiPhòng chủ trương: “Khôi phục căn bản về

công nghiệp, thủ công nghiệp”(1).

Đối với Thủy Nguyên, hậu quả của baonăm chiến tranh để lại hết sức nặng nề. Hầuhết các làng xã bị tàn phá tiêu điều, đồngruộng nhiều nơi bị bỏ hoang, đường sá, cầucống hầu như bị phá huỷ, đời sống nhân dângặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các thôn xãnằm trong vành đai trắng của địch. Vì vậy,ngay sau khi được giải phóng (13-5-1955),Đảng bộ và nhân dân huyện Thủy Nguyêncùng với miền Bắc, bắt tay ngay vào nhiệmvụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôiphục kinh tế, trong đó có tiểu thủ côngnghiệp để sản xuất hàng tiêu dùng trên cơsở ngành nghề truyền thống của địa phương.Các ngành nghề làm muối ở Tam Hưng; dệtvải ở Thủy Đường, Hoa Động; dệt chiếu ởKiền Bái; đúc gang ở Phương Mỹ và rèn ởĐồng Lý, xã Mỹ Đồng; đan thuyền tre ở làngTuy Lạc, xã Thủy Triều; đóng thuyền gỗ ởPhả Lễ; làm đồ gốm ở Minh Tân; đan tre,mây ở làng Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ; đan thào ởlàng Câu Tử, xã Hợp Thành; nung vôi ở làngPháp Cổ, xã Lại Xuân; đẽo cày ở làng Trúc

Động, xã Lưu Kiếm; khai thác đá và nghềchạm khắc đá ở các xã có núi đá vôi... đượckhôi phục, cung cấp nhiều mặt hàng phục vụđời sống và sản xuất. Trong thời gian này,sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bànhuyện chủ yếu dưới các hình thức cá nhân tựdo, thủ công gia đình.

Tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II)chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩađối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủcông, những người buôn bán nhỏ, kinh tế tưbản tư doanh và kế hoạch phát triển kinh tế,văn hóa 3 năm (1958-1960). Đại hội Đảng bộHải Phòng đã đề ra phương hướng nhiệm vụtrong hai năm 1959-1960 là:

- Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ côngnghiệp và kinh tế tư bản tư doanh theo chủnghĩa xã hội. Trọng tâm là cải tạo kinh tế tưbản tư doanh và thủ công nghiệp. Đồng thời rasức củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất côngnghiệp, thủ công nghiệp và sản xuất nôngnghiệp. Trọng tâm là phát triển sản xuất côngnghiệp. Trên cơ sở sản xuất phát triển, từngbước cải thiện đời sống của nhân dân lao động.

Thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo vàphát triển kinh tế - xã hội mà nhiệm vụ trọngtâm cải tạo các thành phần kinh tế tư bản tưnhân, xác lập quan hệ sản xuất mới, năm1958, huyện Thủy Nguyên có 5.000 hộ làmnghề thủ công. Đối với những hộ làm nghề thủcông, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện tậptrung chỉ đạo vận động họ vào các đội, tổ sảnxuất. Các đội tổ sản xuất này bước đầu tập hợpnhững người lao động mua chung nguyên vậtliệu và bán chung sản phẩm, tư liệu sản xuấtvẫn là của riêng và sản xuất phân tán, chưa cósự điều hành sản xuất chung.

Từ cuối năm 1959, huyện tiến hành vậnđộng các hộ trong tổ đội sản xuất vào hợp tácxã thủ công nghiệp. Các hợp tác xã này tập

(1) Thành ủy Hải Phòng - Lịch sử Đảng bộ HảiPhòng, tập 2 (1955 - 1975), NXB Hải Phòng, 1992,tr. 40.

nhân lực và kỹ thuật sẵn có nên cuộc sốngnhìn chung ổn định hơn. Sự kết hợp giữa sảnxuất nông nghiệp và thủ công đã phản ánhtính chất tự cung, tự cấp của nền kinh tế thờiphong kiến.

Trong gần một thế kỷ xâm lược, thựcdân Pháp chỉ phát triển thêm nghề khai tháccung cấp, vận chuyển đá, phụ gia và cácnguyên liệu khác cho Nhà máy Xi măng HảiPhòng ở khu vực Tràng Kênh. Các nghề thủcông truyền thống của Thủy Nguyên vẫn tiếptục tồn tại, sản xuất và cung cấp hàng hóathiết yếu cho xã hội và vẫn là kế sinh nhaicủa nhiều hộ gia đình. Điều này chứng tỏhàng hoá nhập khẩu của Pháp không thể làmsuy tàn các nghề thủ công truyền thống củaViệt Nam, trong đó có Thủy Nguyên. Trongsuốt thời kỳ Pháp thuộc, kinh tế tiểu nôngkết hợp với kinh tế thủ công có tính chất nghềphụ gia đình vẫn là cơ cấu kinh tế nông thôn,nông nghiệp Việt Nam.

2. Tiểu thủ công nghiệp thời kỳ(1955 - 1985)

2.1. Tiểu thủ công nghiệp thời kỳ(1955 - 1965)

2.1.1. Các ngành nghề thủ công:

Những năm 1955-1965, miền Bắc tậptrung khôi phục các nghề thủ công ở nôngthôn. Khi giải phóng, tiểu thủ công nghiệptư nhân, cá thể là một lực lượng kinh tế quantrọng do tỉ trọng chiếm tới 89% tổng sảnlượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệpmiền Bắc vào năm 1955. Tiểu thủ côngnghiệp tư nhân, cá thể hoạt động phần lớnlà nhờ vào những ngành nghề truyền thống,dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương vàđáp ứng thị trường tại chỗ, cung cấp mộtkhối lượng lớn hàng hoá tiêu dùng thiết yếucho đời sống nhân dân và một phần công cụsản xuất thông dụng. Đặc biệt là giải quyếtviệc làm và thu nhập cho đông đảo người laođộng. Đây là một ngành không đòi hỏi máy

526

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Nghề làm miến (xã Lưu Kiếm)

Nghề làm bún (xã Thiên Hương)

Làm hương (xã Kiền Bái)

Page 13: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

529

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

528

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

thủ công chuyên nghiệp, tổ ngành nghề tronghợp tác xã nông nghiệp, hoặc như một nghềphụ trong các hộ gia đình. Phong trào thi đuaThành Công trong tiểu thủ công nghiệp đượcphát động sâu rộng trong toàn huyện. Kếtquả, sau 2 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 nămlần thứ nhất (1961-1962), tiểu thủ côngnghiệp trên địa bàn Thủy Nguyên đã cónhững chuyển biến tích cực: Thành lập được6 hợp tác xã thủ công nghiệp (đưa tổng số hợptác xã thủ công nghiệp của huyện lên 18 hợptác xã); các ngành cơ khí nhỏ, khai thác vậtliệu xây dựng, giao thông vận tải là nhữngthế mạnh của huyện được mở rộng cơ sở sảnxuất và nơi tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tácxã tiểu thủ công nghiệp chuyên nghiệp ngàycàng phát triển với quy mô lớn hơn, từ 50 đến100 xã viên, đưa sản xuất từ thủ công lên cơkhí hóa. Các hợp tác xã đúc gang PhươngThành, mộc, rèn Hồng Tâm (Mỹ Đồng), QuyếtThắng (Thiên Hương), gốm Minh Khai (MinhTân), các lò vôi, lò gạch của các hợp tác xãnông nghiệp.... đều có các sản phẩm cung cấpcho thành phố, các huyện bạn và còn bán đinhiều tỉnh ở miền Bắc như Hà Nội, TháiBình, Nam Hà... với doanh số hàng chục triệuđồng mỗi năm.

2.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của

một số đơn vị tiêu biểu:

- Hai hợp tác thủ công nghiệp PhươngThành và Hồng Tâm (xã Mỹ Đồng) mở rộngsản xuất, tăng số lao động, vốn và mặt hàng.Quy mô sản xuất ngày một lớn và ổn định,làm ăn có lãi, sản xuất nhiều mặt hàng thiếtthực, đạt chất lượng, phục vụ sản xuất, phụcvụ đời sống nhân dân và nhanh chóng giànhđược uy tín ở nhiều địa phương trên miềnBắc. Sản phẩm chủ yếu là nồi, chảo, lưỡi cày,cuốc, kiềng, một số chi tiết máy công cụ, chânmáy khâu. Năm 1965, hợp tác xã PhươngThành có 59 lao động và giá trị tổng sản lượngđạt 510.000 đồng, tăng 400.000 đồng so vớinăm 1960. Hợp tác xã Hồng Tâm, giá trị tổng

sản lượng đạt 634.781 đồng, tăng 574.781đồng so với năm 1960.

- Hợp tác xã Đúc gang Quyết Thắng (xãThiên Hương), cơ sở vật chất và kỹ thuậtnhững ngày đầu làm ăn tập thể còn nghèonàn, thiếu thốn. Chỉ có một số khuôn mẫu với2 lò nấu gang thủ công, mỗi mẻ nấu được 30-40 kg gang. Sản phẩm chủ yếu là một số mặthàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như cuốcbàn, mũi, diệp cày… Từ năm 1963, Hợp tác xãmạnh dạn đầu tư, trang bị thêm thiết bị,nâng cao năng lực sản xuất, mạnh dạn nhậnđúc gia công chi tiết máy cho một số xínghiệp, nhà máy trong thành phố. Năng suấtlao động và chất lượng sản phẩm ngày càngtăng. Nhiều sản phẩm của Hợp tác xã đượckhách hàng trong và ngoài thành phố tínnhiệm. Quy mô của Hợp tác xã ngày một lớn,giá trị sản lượng năm 1965 tăng gấp 70 lầnnăm 1961.

- Hợp tác xã thủ công xã An Sơn, thànhlập từ năm 1961, tập trung phát triển cácngành nghề khai thác đá, nung vôi, đóng gạchngói. Hợp tác xã vừa khôi phục lò vôi tư nhânvừa xây dựng mới 4 lò vôi có công suất từ 10đến 20 tấn một ngày. Hàng vạn tấn vôi củ, vôixỉ cung cấp cho xây dựng nhà ở, các công trìnhcông cộng và phục vụ nông nghiệp. Ngoài ra,vôi còn xuất bán cho tỉnh bạn hàng ngàn tấn,thu nhập ngành nghề thường chiếm từ 60-70%tổng thu nhập của hợp tác xã.

- Hợp tác xã Thủ công Việt Tiến (xãKiền Bái), thành lập từ năm 1961, sản phẩmchính là xe cói, dệt chiếu, đan nón, làm mộc,rèn nông cụ….

- Năm 1961, nghề thủ công truyềnthống đan tre, mây ở làng Mỹ Cụ (xã ChínhMỹ) phát triển. Mặt hàng khá đa dạng: Xề,giành, thúng, sảo, dần, sàng, rổ, rá, đanthuyền, nong nia, mẹt phục vụ sản xuất vàđời sống của nhân dân trong vùng. Ngoài ra,xã còn tập trung mở mang nghề nung vôi, sảnxuất gạch ngói và vận tải. Hợp tác xã mua

hợp những thợ thủ công riêng lẻ hay các tổsản xuất nói trên. Thủ công bước đầu đã cósự điều hành sản xuất theo một kế hoạchthống nhất như một đơn vị hạch toán độc lập,tuy sản xuất vẫn phân tán và người sản xuấtvẫn chịu trách nhiệm về chất lượng sảnphẩm do mình sản xuất ra. Đến năm 1960,toàn huyện đã thành lập được 12 hợp tác xãthủ công chuyên sản xuất hàng tiêu dùngtrên cơ sở phát triển các ngành nghề truyềnthống của huyện, như các nghề rèn, đúc, làmđá, nung vôi, may mặc... Các hợp tác xã thủcông này đã phát huy tác dụng tích cực, sảnxuất cung cấp nhiều công cụ sản xuất thô sơcho nông nghiệp, ngư nghiệp, chế biến nông,lâm, thủy sản, cung cấp hàng tiêu dùng phụcvụ đời sống nhân dân, góp phần giải quyếtviệc làm cho nhân dân. Các hợp tác xã thủcông điển hình được thành lập trong thờigian này:

- Hợp tác xã Đúc gang Phương Thành(Mỹ Đồng) thành lập ngày 2-2-1960 với tổngsố lao động là 28 người, giá trị tổng sản lượngnăm 1960 là 70.000 đồng.

- Hợp tác xã Vật liệu xây dựng mộc -rèn Hồng Tâm (Mỹ Đồng), thành lập ngày 3-2-1960 với 51 lao động.

Sản phẩm của hai hợp tác xã này là nồi,xoong, chảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng, nôngcụ sản xuất như lưỡi cày, cuốc, rèn đúc vũ khí,các chi tiết máy in, chân vịt tàu biển, sản xuấtđồ mộc và vật liệu xây dựng vôi, đá, gạch ngói,đinh thuyền....

- Hợp tác xã Gốm Minh Khai, xã MinhTân được thành lập ngày 10-2-1960, trên cơsở nghề gốm cổ truyền mới được khôi phụccủa nhân dân xóm Lò Nồi, gồm 44 xã viên,1.800 đồng vốn, cơ ngơi rộng 700 mét vuông,qui trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Sảnphẩm chủ yếu là bát ăn cơm, nồi, ống sành,chậu hoa, lọ hoa...

Nhiều tổ đội ngành nghề truyền thốngnhư đóng thuyền gỗ ở Phả Lễ, đan bằng mây

tre ở Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ, nung vôi ở PhápCổ, xã Lại Xuân và nhiều lò vôi, lò gạch ở cácđịa phương khác trong huyện cũng đi vào sảnxuất. Mặc dù có bước phát triển khá, nhưngtiểu thủ công nghiệp của Thủy Nguyên thờikỳ này vẫn còn ở trình độ sản xuất nhỏ, chỉ lànghề phụ của nông dân, nhưng đảm đươngmột vai trò to lớn trong việc cung cấp cho xãhội vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đờisống, sản xuất nông nghiệp, đồng thời giảiquyết việc làm cho hàng ngàn người.

Năm năm (1955-1960) khôi phục vàphát triển công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp ở Thủy Nguyên đã kết thúc thắng lợi.Điều này giúp cho Thủy Nguyên ổn địnhđược mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị vàxã hội, tạo tiền đề chuyển sang giai đoạn cảitạo và phát triển. Mặc dù sản xuất côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp của ThủyNguyên vẫn trong tình trạng rất lạc hậu cảvề công cụ lao động, lề lối làm việc, phongcách quản lý và trình độ kỹ thuật, song bướcđầu hình thành một cơ cấu công nghiệp mới,nền công nghiệp nhiều thành phần, trong đócông nghiệp quốc doanh và tư nhân, cá thểlà những lực lượng quan trọng, cùng hỗ trợlẫn nhau để phát triển.

Trong những năm đầu thực hiện kếhoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965),ngành tiểu thủ công nghiệp tập trung vàophát triển cơ khí nhỏ, sản xuất vật liệu xâydựng, khai thác đá... đồng thời, ra sức pháttriển sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhucầu sinh hoạt của nhân dân. Nguyên tắc chỉđạo phát triển tiểu thủ công nghiệp vẫn làquy mô nhỏ, dựa vào nguyên liệu địa phương,khai thác vốn và lao động tại chỗ, tiêu thụ tạiđịa phương là chính, sử dụng kỹ thuật hiệncó và từng bước đổi mới cho phù hợp với trìnhđộ quản lý, tay nghề và nguồn vốn đầu tư. Đểthực hiện chủ trương trên, Đảng bộ và chínhquyền huyện Thủy Nguyên chú trọng đếnviệc khuyến khích phát triển các hợp tác xã

Page 14: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

531

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

530

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

trên địa bàn huyện Thủy Nguyên có 40 lògạch, sản lượng đạt 12 triệu viên/năm, 45 lòvôi, sản lượng đạt 40.000 tấn/năm... đảm bảophục vụ nhu cầu của địa phương, thành phốvà còn bán ra tỉnh bạn.

Một số đơn vị tiêu biểu:

- Xã Phục Lễ là đơn vị dẫn đầu toànhuyện Thủy Nguyên về mở mang và pháttriển ngành nghề thủ công phục vụ trực tiếpcho sản xuất nông nghiệp. Các lò vôi cải tiếncho ra lò 4-5 tấn vôi mỗi ngày. Nghề làmgạch ngói, sửa chữa nông cụ, cơ khí, rèn pháttriển. Năm 1972, xã có tới 19 ngành nghềvừa phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống vừalà ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã.Năm 1971, giá trị sản lượng ngành nghề thủcông là 322.321 đồng, gấp 5 lần năm 1967.Số lao động trong ngành nghề thủ công năm1971 tăng gấp đôi so với năm 1967. Cũngtrong năm 1971, đội cơ khí của xã đượcthành lập, đội có 10 người được đào tạo nghềthợ điện, cơ khí, hàn. Cơ sở vật chất gồm 1máy điện, 1 máy hàn, 1 lò rèn, bảo đảm sửachữa và vận hành tốt các máy móc, thiết bịcủa hợp tác xã, gồm 12 đầu máy Bông Sen, 4máy cày công nông, 7 máy phay đất, 2 máynghiền thức ăn gia súc, 1 máy xay xát, 4trạm bơm nước, 10 máy tuốt lúa, 20 mô tơđiện, 1 máy phát điện 5 KW...

- Hợp tác xã Đúc gang Quyết Thắng(Thiên Hương) coi trọng phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật, chuyển đổi hàng gang xámsang gang dẻo, giá trị 1 kg gang dẻo bằng 3kg gang thường. Thành tích xuất sắc của Hợptác xã Quyết Thắng, năm 1973, đã sản xuấtvòng siết nối ống dẫn dầu vào Nam, góp phầntích cực giải quyết khó khăn của Tổng cụcHậu cần, quân đội, đáp ứng yêu cầu vậnchuyển nhiên liệu vào chiến trường. Gang dẻocủa Hợp tác xã được khách hàng của nhiềutỉnh, thành phố trong nước biết tiếng. Ngànhđường sắt đặt hợp đồng với Quyết Thắng đúc

“u cóc”, một bộ phận dùng để lắp đặt tà vẹt bêtông với sản lượng hàng vạn chiếc/năm.Ngành xây dựng cơ bản, hợp đồng sản xuấtvan, tê, cút dùng để lắp ống dẫn nước, sảnlượng 300.000 - 500.000 chiếc/năm. Sản phẩmbằng gang dẻo cũng từng có mặt trên thịtrường các nước Lào, Campuchia.

- Hợp tác xã Phương Thành (Mỹ Đồng),năm 1973, mở rộng quy mô sản xuất, lựclượng lao động lên tới 163 người, giá trị tổngsản lượng là 1.100.000 đồng.

- Hợp tác xã Hồng Tâm (Mỹ Đồng) sảnxuất vật liệu xây dựng, nông cụ, đinhthuyền… Giá trị tổng sản lượng xấp xỉ đạt1.800.000 đồng.

Những năm 1974-1975, nhịp độ sảnxuất tiểu thủ công nghiệp của Mỹ Đồng tăngnhanh nhất, đỉnh cao là năm 1975. Giá trị sảnlượng của Hợp tác xã Phương Thành đạt2.100.000 đồng; Hợp tác xã Hồng Tâm đạt gần2.000.000 đồng. Sản phẩm phục vụ cho nhândân trong xã và nhiều địa phương bạn, choquốc phòng và tạo việc làm cho nhiều ngườithuộc diện chính sách. Năm 1976, Hợp tác xãPhương Thành được Nhà nước tặng thưởngHuân chương Lao động hạng Ba, những năm1976-1978 là lá cờ đầu toàn ngành thủ côngnghiệp thành phố; 12 năm liên tục (1967 -1979) là lá cờ đầu của toàn ngành tiểu thủcông nghiệp huyện Thủy Nguyên.

- Cùng với chú trọng đầu tư phát triểncác ngành nghề truyền thống làm gốm, khaithác đá, nung vôi, sản xuất gạch ngói, đan lát,ngày 2-9-1965, xã Minh Tân thành lập hợp tácxã vận tải thủy Minh Tiến, làm vận tải và sảnxuất đá, nung vôi, để tạo thêm nguồn hànggiành chủ động trong kế hoạch vận chuyển.Hợp tác xã có 77 xã viên, 321 tấn phương tiện,chủ yếu là thuyền có trọng tải từ 7 đến 8 tấnvà chia làm 5 tổ vừa khai thác nguồn hàng vừavận chuyển hàng do thành phố giao. Trong đócó tổ chuyên vận tải lương thực, vũ khí phục vụquân đội và nhân dân tuyến lửa Quảng Bình.

thêm thuyền vận tải làm dịch vụ chuyên chởvật liệu cho nhân dân và chuyên chở đá vềnung vôi. Lò vôi sản xuất mỗi ngày một tăng,sản xuất từ 3 đến 4 tấn mỗi ngày, đủ để cungcấp cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng.Năm 1963, xã xây dựng lò gạch ở Mỹ Cụ vànhận hợp đồng sản xuất gạch cho huyện, mỗinăm cung cấp hàng triệu viên.

- Hợp tác xã Trần Phú (xã Lưu Kiếm),thành lập năm 1961, xây thêm lò vôi sản lượng700 tấn/năm, 4 lò gạch công suất 8 vạn viên 1lò, sản xuất 200.000 viên/năm, sắm 4 thuyền35 tấn trọng tải, thu hút 500 lao động. Ngoàira, Hợp tác xã còn huy động và tổ chức quảnlý cả những lao động làm nghề may mặc, dệtvải, rèn, làm đậu phụ, mộc, nề, làm nón...

- Hợp tác xã Thủ công Liên Sơn (xãĐông Sơn), thành lập năm 1962, chuyên sảnxuất gạch, ngói. Sản phẩm của Hợp tác xãngày càng đáp ứng yêu cầu của nhân dân,cung cấp rộng rãi trên địa bàn huyện.

Nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vớisản xuất nông nghiệp, ngày 27-8-1963,Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết số 13-NQ/TU: “Để thực hiện từng bước quá trình

sản xuất đối với nông nghiệp ngoại thành, sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành

phố phải làm tốt vai trò trang bị kỹ thuật cho

nông, ngư, diêm nghiệp”.(1) Thực hiện Nghịquyết trên, công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp Thủy Nguyên hướng mạnh vào trangbị cơ sở kỹ thuật cho sản xuất nông, ngư vàhàng tiêu dùng. Các sản phẩm do ngành côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phươngsản xuất như cày, bừa, xe cải tiến, các loạimáy cày, bừa loại nhỏ, máy bơm nước, máytuốt lúa, máy xay xát, chế biến thức ăn giasúc, máy chẻ cói v.v.. được trang bị ngày càngnhiều cho nông nghiệp, góp phần cơ giới hóamột phần khâu làm đất, vận chuyển, tưới tiêu

nước. Nhiều mặt hàng tiêu dùng cũng tăngkhá so với năm 1960, như ống nước sành sứ,gạch ngói... tăng gấp 7 lần.

Những năm phấn đấu thực hiện kếhoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), tiểuthủ công nghiệp của Thủy Nguyên đã thuđược những kết quả quan trọng, nhiều nghềthủ công truyền thống được phục hồi và pháttriển, bước đầu phát huy tác dụng phục vụviệc trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp và ngưnghiệp, phục vụ một phần quan trọng hàngtiêu dùng cho nhân dân trong huyện và cácđịa phương bạn.

2.2. Thời kỳ chống chiến tranh pháhoại và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1965 - 1975)

Những năm 1965-1975, trong điều kiệnđế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại,phong tỏa, Đảng và Nhà nước đã có nhữngchủ trương chuyển hướng phát triển kinh tếtừ thời bình sang thời chiến. Với mục tiêutăng cường năng lực sản xuất cho ngành côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp, những năm1968-1972, Thủy Nguyên tập trung xâydựng, củng cố và tăng cường trang bị kỹ thuậtcho các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Sảnxuất cơ khí được coi là then chốt. Mạng lướicơ khí huyện đến các hợp tác xã tiếp tục đượchoàn thiện, trong đó, tập trung xây dựng lòrèn, tổ sửa chữa cơ khí ở cấp xã và tăng cườngtrang bị kỹ thuật cho các xí nghiệp cơ khíhuyện để sản xuất và sửa chữa nông cụthường, nông cụ cải tiến (cày, bừa, xe cảitiến...) và một số máy công tác phục vụ sảnxuất nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã tiểu thủcông nghiệp trong huyện nêu cao tinh thần tựlực tự cường, khắc phục khó khăn về nguyênvật liệu, giữ vững mặt hàng truyền thống,đồng thời phát triển mạnh các mặt hàng tiêudùng thiết yếu bằng nguyên liệu sẵn có củađịa phương, như sản xuất vật liệu xây dựng,hàng mây tre đan, gốm sứ... Đến năm 1972,(1) Sđd - Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tr. 166.

Page 15: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

533

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

532

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

2.3. Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn1976 - 1985

2.3.1.Giai đoạn 1976 - 1980:

Tiểu thủ công nghiệp của huyện ThủyNguyên đứng trước những thử thách rất lớnvà có những bước phát triển thăng trầm. Đảngbộ chủ trương quyết tâm khai thác 3 thế mạnhkinh tế của địa phương, xây dựng huyệnmạnh về kinh tế, vững về an ninh - quốcphòng và tiên tiến về văn hóa. Năm 1977, Đạihội Đảng bộ huyện Thủy Nguyên lần thứ XIV(vòng 2) đề ra phương hướng, nhiệm vụ: “Nêu

cao ý chí cách mạng tiến công, tinh thần chủ

động sáng tạo, khắc phục khó khăn, ra sức

khai thác mọi tiềm năng tiềm tàng (lao động,

đất đai, sông biển) của địa phương, tạo ra sự

chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp phát

triển kinh tế, phát triển văn hóa, đẩy mạnh 3

ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và ngư nghiệp, tập trung sức vào sản

xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng là mũi

nhọn trong những năm tới” (1).

Những năm 1976-1978, sản xuất tiểuthủ công nghiệp tiếp tục phát triển nhưng từnăm 1979 trở đi gặp nhiều khó khăn donguyên vật liệu khan hiếm, điện, lương thựcthiếu nghiêm trọng. Tổng sản lượng đạt thấp.Các hợp tác xã nông nghiệp đứng ra tổ chứccác cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Các xãLại Xuân, Kỳ Sơn, An Sơn, Minh Đức... xâydựng hệ thống lò vôi có công suất 50 đến 100tấn vôi mỗi ngày. Các xã Phục Lễ, Lưu kiếm,Minh Tân, Kênh Giang, Trung Hà, ĐôngSơn... xây dựng những cụm lò gạch, ngói cócông suất từ 5 đến 10 triệu viên một năm.Nhiều hợp tác xã thủ công chuyên nghiệpcũng chuyển sang tổ chức sản xuất vật liệuxây dựng, như Hồng Tâm (Mỹ Đồng), MinhKhai (Minh Tân)... Kết quả trong 2 năm1976-1977, sản xuất tiểu thủ công nghiệp

của Thủy Nguyên vẫn đạt mức tăng trưởngkhá: Năm 1976, giá trị tổng sản lượng côngnghiệp - thủ công nghiệp đạt 18.321 ngànđồng, trong đó tiểu thủ công nghiệp đạt 9.647ngàn đồng; năm 1977 đạt 22.562 ngàn đồng,tăng 23,15% so với năm 1976, trong đó thủcông nghiệp đạt 11.878 ngàn đồng, tăng23,12% so với năm 1976.

Các đơn vị tiêu biểu:- Phục Lễ tiếp tục là địa phương dẫn

đầu toàn huyện về phát triển thủ côngnghiệp. Hợp tác xã thủ công nghiệp có chủnhiệm, kế toán, thư kí, thủ kho và hạch toánđộc lập. Thời kỳ 1975-1985, Phục Lễ có tới 24ngành nghề thủ công: Vận tải, sản xuất gạchngói, vôi, khai thác cát, mộc, nề, may mặc, cơkhí, rèn, cắt tóc... Kinh tế tiểu thủ côngnghiệp chiếm 30% kinh tế địa phương, với sốlao động lên tới 150-200 người. Hợp tác xã tổchức lại sản xuất, bố trí các ngành nghề vàocác đội chuyên: Chuyên sản xuất vật liệu xâydựng (gạch, ngói, vôi...), đội chuyên vận tải,chuyên mộc nề, chuyên cơ khí v.v.. Năm 1976,đội chuyên sản xuất vật liệu xây dựng chuyểncơ sở về khu bến đò ven sông Bạch Đằng, sauđó phát triển thành một khu liên hợp, gồm 5lò ngói, công suất 900-1,2 vạn viên/1 lò, 2 lògạch công suất 32.000 viên/lò, 1 lò vôi liênhoàn công suất 10 tấn/ngày và 2 lò vôi tại khukinh tế mới Gia Minh, công suất trên 15tấn/ngày. Khu nhà xưởng rộng lớn: nhà đểngói rộng 45 gian, nhà để gạch 28 gian, 1 khunhà sản xuất có 2 máy đóng ngói, 2 máy đónggạch và 1 khu nhà kho, nhà làm việc của hợptác xã.

Đoàn thuyền vận tải của xã gồm 7 chiếc,trong đó có 1 thuyền gắn máy vận tải 20 métkhối, 1 thuyền gắn máy nhỏ để lai dắt, 5thuyền buồm, trung bình 10 tấn/chiếc,chuyên làm nhiệm vụ vận tải đất, làm gạchngói lấy từ khu Đá Bạc, than từ Quảng Ninh,cát phục vụ cho người dân và chở gạch ngói đibán tại các địa phương.

Năm 1967, Minh Tiến đã vận chuyển được hơn55.000 tấn hàng đạt 130% kế hoạch. Năm1968, Minh Tiến trang bị thêm 70 thuyền vàSà lan, ca nô, 3 máy khoan đá có công suất 150m3/ngày, mở rộng quy mô khai thác và chế biếnđá. Năm 1967, thành phố đầu tư 200 ngànđồng cho Hợp tác xã Gốm Minh Khai để mởrộng cơ ngơi và trang thiết bị cho sản xuất.Năm 1971, giá trị sản lượng ngành tiểu thủcông nghiệp của xã Minh Tân đạt 148 ngànđồng, năm 1973 đạt 335 ngàn đồng và năm1974 đạt 608 ngàn đồng.

- Các đội chuyên sản xuất gạch ngói, vôi,đá, cát và xây dựng của xã Lưu Kiếm tiếp tụcphát triển: Mở rộng và xây mới 3 lò vôi với côngsuất 27 tấn/ngày, 2 lò gạch với công suất 20.000viên/lò, 1 lò ngói công suất 10.000 viên/lò, tăngcường trang bị cho đội khai thác đá. Kết quả:vôi củ năm 1974 đạt 5.754 tấn, năm 1975 là4.285 tấn, 1976 là 5.127 tấn, năm 1978 là 6.782tấn. Gạch gói năm 1975 đạt 101.000 viên, năm1978 là 1.984.000 viên. Đá dăm, đá hộc, năm1980, sản xuất 29.601 m3…

- Ngành thủ công nghiệp xã An Sơn,những năm 1965- 1975, tuy gặp khó khăn vềnhiên liệu và các vật tư khác, song với tinhthần cố gắng đã sản xuất được 2.160 tấn vôicủ, 509 tấn vôi bột đạt 112% kế hoạch năm1974, ngói 45.000 viên, đá 4.168 m3.

- Tiểu thủ công nghiệp của các xã TamHưng, Kênh Giang cũng có bước phát triểnmới. Xã Tam Hưng xây thêm lò gạch sản xuất40 vạn viên năm, 3 lò vôi sản xuất được hơn200 tấn; trang bị thêm thuyền cho vận tải.Hợp tác xã muối Bạch Đằng mỗi năm sảnxuất 200 tấn.

Đầu năm 1974, Hội nghị lần thứ 22 củaTrung ương Đảng đề ra nhiệm vụ, phươnghướng khôi phục kinh tế miền Bắc. Dù gặpnhiều khó khăn về kinh tế - xã hội và đờisống của nhân dân, nhất là trong lĩnh vựccông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do hậuquả của hai cuộc chiến tranh phá hoại của

đế quốc Mỹ, Đảng bộ và chính quyền ThủyNguyên tập trung khai thác, tận dụng mọikhả năng của các hợp tác xã tiểu thủ côngnghiệp, chú trọng những mặt hàng, ngànhnghề truyền thống của địa phương, tận dụngnguồn nguyên liệu tại chỗ và phế liệu, phếphẩm, cải tiến và phát triển mặt hàng mớiphù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nhiềuhợp tác xã do khó khăn về vật tư và tiêu thụđã chuyển hướng sản xuất mặt hàng mới:Hợp tác xã Quyết Thắng (Thiên Hương) sảnxuất các mặt hàng thủy tinh; Hợp tác xãPhương Thành (Mỹ Đồng) chuyển làm mì sợiv.v.. Năm 1974, tổng giá trị sản lượng củangành tiểu thủ công nghiệp toàn huyện đạt8,6 triệu đồng. Các hợp tác xã PhươngThành, Quyết thắng và Hợp Lực (thủy tinh)là lá cờ đầu của ngành tiểu thủ công nghiệpthành phố Hải Phòng.

Thời kỳ xây dựng và phát triển côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp của ThủyNguyên giai đoạn 10 năm sau cùng của kếhoạch năm năm lần thứ nhất (1965-1975) làthời kỳ đầy gay go và thử thách, đan xen giữahoà bình và chiến tranh. Thành quả nổi bậtcủa tiểu thủ công nghiệp Thủy Nguyên thờikỳ này là hoàn thành tốt vai trò quan trọngthúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, ổnđịnh đời sống nhân dân trong chiến tranh,góp phần chi viện cho công cuộc kháng chiếnthắng lợi vào mùa xuân năm 1975.

Chặng đường 20 năm (1955-1975), dùphải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thửthách do hai cuộc chiến tranh phá hoại vàphong tỏa ác liệt của đế quốc Mỹ, nhiều cơ sởvật chất kỹ thuật bị tàn phá; vật tư cho sảnxuất thiếu nghiêm trọng nhưng ngành tiểuthủ công nghiệp huyện Thủy Nguyên vẫnphát triển mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ phụcvụ nông nghiệp, đời sống nhân dân và chiếnđấu. Tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp chiếmphần quan trọng trong nền kinh tế củahuyện, tạo thế mạnh cho thời kỳ tiếp theo.

(1) Sđd - Lịch sử Đảng bộ huyện Thủy Nguyên(1930 - 2013), NXB, Hải Phòng, tr. 285.

Page 16: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

535

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

534

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

2.3.2. Giai đoạn 1981-1985

Những năm này, các biện pháp khoánsản phẩm trong nông nghiệp từng bước đượcáp dụng vào tiểu thủ công nghiệp. ThủyNguyên vẫn duy trì được 18 hợp tác xã và hàngtrăm cơ sở chuyên sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, với hơn 10.565 lao động. Những năm1981-1982, công nghiệp quốc doanh và tiểuthủ công nghiệp trên địa bàn Thủy Nguyênđược phục hồi và có chiều hướng phát triểnkhá, góp phần quan trọng tạo điều kiện vậtchất cho việc xây dựng cấp huyện. Quyết định25/CP và Quyết định 146/HĐBT đã tạo điềukiện cho sản xuất thủ công nghiệp “bung ra”,cơ cấu được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnhhơn sang sản xuất hàng tiêu dùng. Những

năm 1983-1985, do quá nhiều khó khăn, thủcông nghiệp ở Thủy Nguyên phát triển chậm,chưa khai thác được thế mạnh về nguyên vậtliệu và lao động tại chỗ và ngành nghề trongnông nghiệp nhiều nơi giảm sút nghiêm trọng.Thực trạng đó đã làm cho sản lượng sản phẩmchủ yếu của ngành thủ công nghiệp giảm sút.

3. Thủ công nghiệp thời kỳ đổi mới(1986 - 2014)

3.1. Giai đoạn 1986 - 1995Tinh thần đổi mới của đại hội Đảng lần

thứ VI đã tạo cho sản xuất thủ công nghiệptừng bước thoát khỏi tình trạng trì trệ, sa sút.Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị

- Xã Minh Tân, năm 1975-1980, Hợp tácxã Gốm Minh Khai chuyển hướng sản xuất lấybát là mặt hàng trọng điểm, tập trung nghiêncứu sản xuất nhiều loại hình sản phẩm, từngbước đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người tiêudùng, đồng thời tăng cường các mặt hàng thunhiều lãi: nồi, ống sành và lập đội sản xuất vậtliệu xây dựng: gạch, ngói, đá, vôi. Đội có 2 lògạch đạt tổng sản lượng 1 triệu viên/năm, 2 lògạch đạt 670 ngàn viên/năm, 2 lò vôi mỗi lò600 tấn/năm và mỗi năm khai thác hàng ngànmét khối đá các loại… Năm 1975, sản xuất38.900 viên ngói, 450.000 viên gạch, 2.719 tấnvôi, 18.000 m3 đá; năm 1980 sản xuất được711.000 viên gạch, 477.000 viên ngói, 2.074tấn vôi và 15.180 m3 đá…

- Xã Hoa Động, hai hợp tác Vôi CộngLực và Cơ khí Diên Hồng tổ chức lại sản xuất,đảm bảo chất lượng sản phẩm. Năm 1984 đạt4 triệu đồng bằng 108% kế hoạch. Hợp tác xãCộng Lực chuyển sang làm dịch vụ sửa chữathủy. Năm 1984, giá trị tổng sản lượng củahai hợp tác xã đạt 850.000 đồng, bằng 125%kế hoạch, tổng doanh thu 1,361 triệu đồng.Ngành nghề phụ trong nông nghiệp chủ yếulà thêu ren, rèn, mộc, nề… cũng được tổ chứcthành tổ đội. Năm 1984, giá trị ngành nghềphụ này thực hiện 346.390 đồng.

- Hai hợp tác xã Đúc gang PhươngThành và Vật liệu xây dựng Hồng Tâm củaxã Mỹ Đồng là đơn vị có nghề truyền thốnglâu đời, có đội ngũ thợ lành nghề và lãnh đạocó kinh nghiệm. Trong những năm 1976-1978, Hợp tác xã Đúc gang Phương Thànhphát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tự trangtự chế các máy móc, thiết bị và từng bước cơkhí hóa, điện khí hóa sản xuất, cho ra nhiềuloại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng,quốc phòng, cơ khí nông nghiệp, giao thôngvận tải… nên kết quả sản xuất hằng năm vẫnkhá tốt. Hợp tác xã Hồng Tâm vẫn giữ đượcnhịp độ sản xuất khá. Các mặt hàng sản xuấtra được tiêu thụ nhanh, phục vụ kịp thời nhu

cầu sản xuất và tiêu dùng. Năm 1976, Hợptác xã Phương Thành được Nhà nước tặngthưởng Huân chương Lao động hạng Ba,những năm 1976-1978 là lá cờ đầu toànngành thủ công nghiệp thành phố; 12 nămliên tục (1967 - 1979) là lá cờ đầu của ngànhtiểu thủ công nghiệp huyện Thủy Nguyên.

Kết quả giá trị tổng sản lượng thủ côngnghiệp của Thủy Nguyên năm 1978 đạt 26.661ngàn đồng, năm 1979 giảm còn 21.708 ngàn vàđến năm 1980 chỉ còn 16.599 ngàn đồng.Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống giảmsút nghiêm trọng: Nồi gang từ 207.214 cáinăm 1978 giảm xuống còn 60.546 cái; vôi cácloại từ 65.249 tấn, giảm xuống còn 45.878 tấn;gạch các loại từ 21.016 ngàn viên xuống còn10.069 ngàn viên; ngói các loại từ 6.396 ngànviên xuống còn 3.297 ngàn viên; một số mặthàng dừng sản xuất như: nón, mũ lá, thủy tinhdân dụng, miến dong, đậu phụ, bánh mì v.v..

Như vậy, thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứII (1976-1980), sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp của Thủy Nguyên phát triển đềutrong 3 năm đầu, trong đó, năm 1978 tăng caonhất, bằng 145,52% so với năm 1976. Sau đótụt xuống và năm 1980 chỉ bằng 90,6% so vớinăm 1976. Tình trạng trên có nguyên nhânnhư: Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuấtnhỏ, năng suất thấp, chưa có tích lũy từ nội bộnền kinh tế, trong khi nguồn lực viện trợ giảmdần, gặp khó khăn về cung ứng vật tư, nguyênliệu đầu vào cũng như chuyển đổi cơ chế hànhchính quan liêu bao cấp, lại thêm chiến tranhbiên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phíaBắc và sự cấm vận bên ngoài.

Trước tình hình đó, Hội nghị Trungương 6, khoá IV, năm 1979 đã chỉ ra nhữngsai lầm trong lãnh đạo kinh tế, chủ yếu làquản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chưakết hợp kế hoạch với thị trường, chậm khắcphục, trì trệ, bảo thủ trong xây dựng cácchính sách cụ thể, trong đó có chính sách pháttriển công nghiệp.

Bảng: Giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp năm (1978 - 1980)

Đơn vị tính: 1000 đ

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

Page 17: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

537

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

536

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Nhiều ngành nghề truyền thống ở các địaphương đã được củng cố và phát triển như đúcđồng, đúc gang ở Mỹ Đồng, Thiên Hương, gốmsứ ở Minh Tân, đóng thuyền gỗ ở Phả Lễ,thuyền tre ở Thủy Triều, nung vôi ở LạiXuân... Do vậy, sản xuất tiểu thủ công nghiệpvẫn tiếp tục phát triển, bước đầu đạt được cáckết quả quan trọng. Trước hết, chính sách cơcấu kinh tế nhiều thành phần là phù hợp vớinguyện vọng của nhân dân nên nhanh chóngđi vào cuộc sống, bước đầu khơi dậy các tiềmnăng kinh tế. Trên địa bàn Thủy Nguyên, bêncạnh các hình thức kinh tế hợp tác, cá thể, đãbắt đầu phát triển kinh tế tiểu chủ, hộ giađình. Năm 1986, Thủy Nguyên có hơn 90 xínghiệp tư nhân và hợp tác xã thủ côngnghiệp, đến năm 1990 đã tăng lên 1.303 xínghiệp, thu hút một lực lượng lao động lớn, cónăm (1988) lên tới trên 10.000 người, trongđó, có một số cơ sở sử dụng hàng trăm laođộng. Giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệptrên địa bàn luôn đạt hàng 100 triệu đồng mỗinăm, cá biệt năm 1988 lên tới 164 triệu đồng(giá cố định năm 1989). Nhiều đơn vị tư nhânđã mạnh dạn góp vốn để mua sắm thiết bịmới, mở rộng nhà xưởng và quy mô sản xuất.

Một số đơn vị tiêu biểu:

- Xã Mỹ Đồng, đầu năm 1989, trướcnhững khó khăn trong quản lý, sản xuất kinhdoanh, hai hợp tác xã Phương Thành và HồngTâm phải giải thể. Trong khi đó, kinh tế Tưnhân phát triển mạnh, ngành nghề truyềnthống đúc, rèn vẫn được duy trì và tiếp tụcphát triển. Trong hai năm 1989-1990, MỹĐồng có trên 40 hộ đúc tư nhân, 50 hộ rèncông cụ, 5 hộ chuyên cơ khí và 4 tổ kinhdoanh. Trên 200 lao động từ 2 cơ sở bị giải thểvà nhiều lao động khác được giải quyết việclàm. Bước đầu tổng thu nhập của khu vực nàyđạt từ 763 triệu đến 1 tỷ đồng.

- Xã Trung Hà, năm 1990, có 33 lò vôi,20 xe công nông, 11 máy xay xát do các hộ gia

đình sản xuất. Nhiều tổ mộc, thợ may, làmgạch cũng phát triển thu hút 200 lao động...

Với cách làm ăn năng động, tự chủ,nhanh nhậy bám sát thị trường, thủ côngnghiệp khu vực tư nhân và gia đình khôngnhững tạo ra được nguồn hàng phong phú vàđa dạng cho thị trường, thu hút thêm nhiềulao động xã hội, khai thác được tiềm năng vềnguồn vốn trong dân cho phát triển kinh tếtheo định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ mởcửa; tăng thêm sản phẩm cho xã hội và sựphồn vinh cho quê hương trong thời kỳ đổimới, góp phần ổn định đời sống nhân dân, màcòn tăng nguồn thu cho ngân sách, kích thíchkhu vực tập thể và quốc doanh vươn lênmạnh mẽ hơn.

Sau bốn năm thực hiện công cuộc đổimới, tuy đạt được kết quả bước đầu nhưng đấtnước ta vẫn đứng trước những khó khăn, thửthách rất lớn. Kinh tế - xã hội vẫn khủnghoảng nghiêm trọng. Các cơ sở sản xuất thủcông nghiệp của huyện vẫn gặp khó khăntrong sản xuất, kinh doanh. Để ngăn chặn sựsa sút của thủ công nghiệp, huyện ThủyNguyên thực hiện nhiều biện pháp quan trọng:Triệt để khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh vềkinh tế của địa phương, tạo cơ hội thuận lợi chomọi thành phần kinh tế tham gia phát triểnthủ công nghiệp với nhiều hình thức sở hữu vàquy mô khác nhau, nhằm sản xuất hàng hóacó chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Những năm đầu thực hiện các biệnpháp ngăn chặn sự sa sút của thủ côngnghiệp, các tổ hợp tư nhân, cá thể, hộ gia đìnhsản xuất thủ công nghiệp bước đầu hoạt độnghiệu quả. Các nghề thủ công truyền thốngnhư mộc, đúc, rèn, gốm sứ, sản xuất vật liệuxây dựng, cơ khí, vận tải... từng bước tiếp cậntốt với thị trường, sản phẩm sản xuất ra tiêuthụ khá, tăng trưởng nhanh. Nhiều xí nghiệptư nhân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng đểmở rộng sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phần lớncác hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chưa cóhướng đi rõ rệt, thiếu vốn nghiêm trọng, lúngtúng về thị trường, hàng hoá ứ đọng, lao độngdôi dư, sản xuất đình đốn, hoạt động cầmchừng, hiệu quả sản xuất kinh doanh rấtthấp, chưa mạnh dạn đổi mới thiết bị, chuyểnđổi mặt hàng, thiếu năng động, trình độ chỉđạo quản lý kinh doanh yếu kém, chi phíquản lý cao... dẫn tới tình trạng thua lỗnghiêm trọng, phải giải thể. Khó khăn nhấtlà các hợp tác xã sản xuất và chế biến mặthàng cói xuất khẩu, đồ sứ, đồ gỗ, cơ khí ...không đủ sức cạnh tranh với các thành phầnkinh tế khác.

Trong những năm 1986-1990, huyệnThủy Nguyên triển khai Quyết định 247/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về“Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và

kinh tế gia đình”. Phương hướng chỉ đạo củaĐảng bộ và chính quyền huyện đối với sảnxuất tiểu thủ công nghiệp là những hợp tácxã và tổ hợp tác xã chuyên cố gắng thích ứng

với cơ chế mới, phát huy tốt quyền tự chủ

trong sản xuất kinh doanh, năng động, sáng

tạo tiếp cận thị trường để giữ vững sản xuất

phát triển, đảm bảo công ăn việc làm và mức

sống tối thiểu cho người lao động thì tiếp tục

duy trì. Những hợp tác xã và tổ hợp tác xã

chuyên chưa mạnh dạn đổi mới công nghệ,

thiết bị, chuyển đổi mặt hàng, thiếu năng

động, trình độ chỉ đạo quản lý kinh doanh yếu

kém, chi phí quản lý cao, dẫn tới làm thua lỗ,

thì giải thể.(1) Thay vào đó là khuyến khích vàgiúp đỡ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triểnkinh tế tư nhân và kinh tế gia đình. Hầu hếtcác lò gạch, lò vôi của hợp tác xã nông nghiệpđều được đấu thầu và hoạt động có hiệu quả.

Bảng: Sản lượng sản phẩm chủ yếu ngành tiểu thủ công nghiệp

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

(1) Sđd - Lịch sử Đảng bộ huyện Thủy Nguyên (1930 - 2013), NXB Hải Phòng - 2013, trang 335.

Page 18: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

539

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

538

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

gia dụng, sửa chữa cơ khí nhỏ, sản xuất dụngcụ sản xuất phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp,giao thông vận tải nông thôn, đóng mới, sửachữa tàu thuyền phục vụ nghề cá, chế biếnlương thực... Tốc độ phát triển thủ công nghiệpbình quân hằng năm là 17,8%. Toàn huyện có7 công ty trách nhiệm hữu hạn, 3 xí nghiệp tưnhân và nhiều tổ sản xuất. Các đơn vị sản xuấtvà tư nhân đã đầu tư vốn mua sắm máy móccông cụ sản xuất cơ khí để nâng cao năng suấtlao động. Sự phát triển của tiểu thủ côngnghiệp - dịch vụ đã góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giảiquyết việc làm cho hàng ngàn lao động, từngbước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

Tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế:Năm 1990, nông nghiệp 81,2%, thủ công nghiệp-dịch vụ 18,8%; năm 1995, nông nghiệp giảm còn67%, công nghiệp - dịch vụ tăng lên 33%. Tốc độtăng trưởng kinh tế toàn huyện bình quân 5năm 1991-1995 là 12,15%. Tuy nhiên, công tácquản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất thủ côngnghiệp chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa tương xứngvới tiềm năng, chưa tạo được ngành nghề mũinhọn, sản phẩm có giá trị để xuất khẩu.

3.2. Giai đoạn 1996 - 2000Sau khi ra khỏi tình trạng khủng hoảng

kinh tế - xã hội, Đảng chủ trương đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bước vào thựchiện kế hoạch 5 năm 1996-2000, những nămcuối cùng của thế kỷ 20, Đại hội Đảng bộThủy Nguyên đề ra mục tiếu chủ yếu: “Tập

trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của

huyện, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Tiếp

tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,

cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn. Khuyến

khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh

tế phát triển có hiệu quả. Từng bước thực

hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn

huyện mà trước hết là công nghiệp hóa nông

nghiệp nông thôn”.

Nhằm nâng cao tỷ trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế,trong những năm 1996-2000, Chính phủ cónhiều chính sách khuyến khích phát triểncông nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệpnông thôn và làng nghề. Huyện Thủy Nguyêntìm mọi biện pháp khuyến khích, tạo điềukiện cho nhân dân mạnh dạn bỏ vốn, vay vốn

Một số đơn vị điển hình:

- Xã Thiên Hương, sau khi Hợp tác xãĐúc gang Quyết Thắng, một trong những cơsở thủ công vững mạnh của thành phố, giảithể, 7 xã viên có tay nghề cao đã mạnh dạnbỏ vốn đầu tư và vay vốn ngân hàng để tổchức sản xuất, khôi phục lại nghề đúc gangtruyền thống, lập 4 lò đúc, 2 xưởng cơ khí, 6cửa hàng máy cưa xẻ gỗ. Những hộ làm bún,nhiều tổ chức dịch vụ phát triển đến tận thônxóm. Xã có 17 xe công nông, 20 máy xay xátgạo, 15 máy tuốt lúa, 10 máy cày (loại nhỏ).

- Xã Mỹ Đồng, thủ công truyền thốngphát triển nhanh. Nghề đúc, rèn vẫn đượcduy trì vững chắc. Những năm 1992-1993,toàn xã có gần 100 hộ được cấp đăng ký kinhdoanh, trong đó có 40 chủ hộ đúc, 2 hộ thànhlập xí nghiệp và công ty liên doanh hữu hạn,thu hút gần 400 lao động. Những năm 1994-1995, đúc gang, nhôm có 60 hộ, rèn nông cụcó 80 hộ, 6 hộ làm nghề cơ khí, 20 hộ maymặc, trong đó, có một hộ thành lập xí nghiệp

Hải Đăng, 6 hộ thành lập tổ hợp sản xuất,kinh doanh - dịch vụ, thu hút 500 lao động,đời sống của người lao động được cải thiện,nâng cao. Nghĩa vụ đối với nhà nước của khuvực thủ công nghiệp mỗi năm một cao, thuếnộp từ 55 đến 70 triệu đồng một năm.

Năm 1993, huyện Thủy Nguyên có 1.039cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trong đócó 4 công ty trách nhiệm hữu hạn, 3 xí nghiệptư nhân, nhiều hợp tác xã tiểu thủ công nghiệpvà hàng trăm tổ sản xuất tư nhân, với nhiềungành nghề khác nhau. Giá trị tổng sản lượng(theo giá cố định năm 1989): Năm 1991 là7,318 tỷ đồng; năm 1992 là 7,599 tỷ và năm1993 là 8,545 tỷ đồng. Năm 1995, trên địa bànhuyện có 1.048 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp.Các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các tổ hợptư nhân, cá thể làm công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp ngoài nhà nước bước đầu hoạtđộng hiệu quả, đa dạng, tập trung chủ yếu vàosản xuất vật liệu xây dựng: Gạch, ngói, vôi, cát,đá, sỏi xây dựng các loại, gốm xây dựng, đồ gỗ

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

Bảng: Giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp huyện Thủy Nguyên (1986 - 1990)

Đơn vị tính: 1000 đ

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

Bảng: Những sản phẩm thủ công nghiệp chủ yếu

Page 19: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

541

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

540

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

thủ công nghiệp, 8 công ty trách nhiệm hữuhạn, 4 công ty cổ phần và 7 doanh nghiệp tưnhân. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ côngnghiệp này phát triển khá, từng bước bắtnhịp được với cơ chế thị trường. Giá trị sảnxuất của toàn ngành (tính theo giá so sánh1994) tăng từ 40,383 tỷ đồng năm 1997 lên54,279 tỷ năm 1998 và 66,206 tỷ đồng năm2000. Nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt15,7%, tăng 5,7% so với chỉ tiêu. Thu hút lựclượng lao động khá lớn, từ 2.717 người năm1996, lên 4.021 người năm 2000, tạo điềukiện quan trọng trong việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônThủy Nguyên.

3.3. Thủ công nghiệp thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn (2001 - 2014)

Những năm 2001 - 2014, huyện ThủyNguyên tập trung thực hiện đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn. Ngành thủ công nghiệp đãcó những chuyển biến căn bản, ngày càngchiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế chung.

Trên địa bàn hình thành và phát triểncác khu công nghiệp làng nghề sản xuất vậtliệu xây dựng tại Minh Đức, Minh Tân, LạiXuân, Liên Khê, An Sơn; đúc ở Mỹ Đồng...Các khu công nghiệp làng nghề được quyhoạch chi tiết, triển khai thực hiện, thu hútcác nguồn lực đầu tư phát triển trên địa bànnông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, huyện cònhuy động các nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật,làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá để sảnphẩm của các làng nghề có thương hiệu vàchỗ đứng trên thị trường; đồng thời khuyếnkhích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tưnhân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, pháttriển đa dạng các ngành nghề, mặt hàng gópphần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.Các làng nghề truyền thống như đúc kim loạiMỹ Đồng, làng cau Cao Nhân, làng mây tređan Chính Mỹ, vận tải thủy An Lư, làng đánhbắt nuôi trồng thủy sản Lập Lễ... tiếp tụcđược đầu tư phát triển. Trong đó, nhiều làngnghề trở thành mô hình tiên tiến, làm ăn cóhiệu quả như làng nghề Mỹ Đồng, Hiệp hộivận tải thủy Đoàn Kết - An Lư... Xã Lập Lễhình thành nhiều cơ sở đóng mới và sửa chữatàu thuyền. Các cơ sở này đóng tàu vỏ gỗ vươnkhơi lắp máy có công suất 120 mã lực, trọngtải 100 tấn, được khách hàng tín nhiệm.

Thủ công nghiệp phát triển khá đa dạngvề loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, các

đầu tư phát triển sản xuất thủ công nghiệp vàcác làng nghề truyền thống; khai thác và quảnlý tốt tiềm năng, thế mạnh về sản xuất vậtliệu xây dựng, phấn đấu có nhiều sản phẩmgiá trị cao để xuất khẩu. Hầu hết các xã, thịtrấn đều hình thành những xí nghiệp, hợp tácxã cơ khí vừa và nhỏ. Các làng nghề phát triểnmạnh: Đúc, khai thác đá, vật liệu xây dựng,mộc dân dụng, vận tải thủy... Điển hình làlàng nghề truyền thống Mỹ Đồng. Các xínghiệp tư nhân vay vốn ngân hàng 5,570 tỷđồng, huy động tiền nhàn rỗi trong dân 3,5 tỷđồng để phát triển sản xuất kinh doanh. Sản

phẩm đa dạng, phong phú với nhiều mặthàng, nhiều chủng loại phục vụ thị trườngtrong nước và xuất khẩu. Năm 1998, toàn xãcó 53 hộ đúc, trong đó có 27 hộ đúc xuất khẩu,18 hộ làm cơ khí, hàn điện, tạo 700-800 laođộng có việc làm. Năm 2000, xã có 67 hộ đúcgang, 15 hộ đúc đồng, nhôm, 28 hộ làm cơ khí,35 hộ rèn, 10 hộ làm đồ mộc dân dụng, 1 cơ sởluyện thép, 35 hộ kinh doanh dịch vụ thu hút1.500 lao động tiểu thủ công nghiệp. Số lượngsản phẩm đúc tăng từ 4.900 tấn năm 1996, lên6.000 tấn năm 1999 và 9.000 tấn năm 2000.Nhiều sản phẩm đúc ngày càng tinh xảo, đạt

tới trình độ kỹ thuật cao, đã chế tạo những chitiết máy phức tạp phục vụ cho các cơ sở kinhtế của Nhà nước và các ngành xây dựng, giaothông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp vàtiêu dùng: chân vịt tàu thủy, bạc biên, tăngbua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, khung xe máy,các chi tiết và chân máy khâu, các bánh răng,cánh bơm li tâm, các bộ phận của máy xay xát,máy nghiền, moayơ ô tô, xi-lanh ôtô, xéc-măng máy nổ và các mặt hàng phục vụ sinhhoạt: cột đèn, hàng rào, kiềng bếp, bơm nướcgiếng khoan, bếp nướng, khung tấm lắp ráp...Hằng năm, các đơn vị tiểu thủ công nghiệp

của Mỹ Đồng đãxuất từ 1.700 đến2.500 tấn hàng hóasang các thị trườngÚc, Đài Loan. Cácngành nghề khácnhư đúc đồng,nhôm, cơ khí dịchvụ, rèn nông cụ,đinh thuyền, mộc,nề, may mặc… cũngphát triển mạnh.Tổng thu nhậpngành tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụtăng nhanh, từ 2 tỷđồng năm 1986, lên

33 tỷ đồng năm 2000. Mức tăng trưởng bìnhquân trong 5 năm 1996-2000 là 15%, nộp thuếtăng từ 13,4 triệu năm 1986 lên 1,5 tỷ đồngnăm 2000. Nghề đúc gang ở Thiên Hương, vậntải thủy ở An Lư, Hoàng Động, sản xuất vậtliệu xây dựng Minh Đức, Minh Tân, Lại Xuân,làng mộc Phả Lễ, Phục Lễ... cũng được xếp vàovị trí tốp đầu trong ngành nghề truyền thốngcủa thành phố.

Trong 5 năm 1996-2000, cơ sở sản xuấttiểu thủ công nghiệp của Thủy Nguyên từ988 cơ sở của năm 1996, tăng lên 1.313 cơ sởvào năm 2000, trong đó, có 12 hợp tác xã tiểu

Hiệp hội doanh nghiệp huyện Thủy NguyênĐại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011 - 2016

Làm đồ mây, tre đan mỹ nghệ (xã Chính Mỹ)

Đúc chân vịt tàu thủy xuất khẩu (xã Mỹ Đồng)

Page 20: Ra sức phát triển kinh tế - haiphong.gov.vn · cải tiến quản lý công nghiệp, ıã có những cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp

543

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

542

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

hợp tác xã chuyển đổi, tổ hợp sản xuất, hộ giađình... Do vậy, số cơ sở sản xuất công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp do huyện quản lý tăngnhanh, năm 2000 toàn huyện có 1.313 cơ sở,năm 2005 đã có 1.697 cơ sở, đến năm 2011 đãcó 2.097 nhà máy, xí nghiệp. Trong đó có 144công ty trách nhiệm hữu hạn, 124 công ty cổphần và 20 doanh nghiệp tư nhân hoạt độngsản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủ côngnghiệp - công nghiệp. Phần lớn các cơ sở nàythuộc lĩnh vực chế biến (1.640 cơ sở). Tổng sốlao động làm việc trong các ngành sản xuấtcông nghiệp năm 2005 là 14.172 lao động,chiếm 11,8% lao động đang làm việc trong cácngành kinh tế; trong đó, lao động làm việc trongcác ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp do huyện quản lý là 6.695 lao động.Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểuthủ công nghiệp do huyện quản lý đạt 260,4 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 19,8%, năm 2000 tăng lên35,5% năm 2005 và 45,6% năm 2010 và 54,7%năm 2014 trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Thủy Nguyên vốn là vùng đất giàutruyền thống làm nghề thủ công. Trải quanhững thăng trầm của lịch sử, sự biến đổi củaxã hội, nghề thủ công vẫn tồn tại và tiếp tụcphát triển với trình độ cao hơn, tinh xảo hơn.

Người dân Thủy Nguyên luôn chú trọng, giữgìn và phát huy những giá trị của nghề thủcông truyền thống, nghề thủ công luôn songhành với sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp,đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình và xã hội.Đặc biệt trong 60 năm (1955 - 2015), thủ côngnghiệp của Thủy Nguyên đã có những bướctiến dài, phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thànhtựu to lớn. Sản phẩm thủ công nghiệp củaThủy Nguyên không dừng trên thị trường địabàn huyện mà vươn ra thị trường cả nước,xuất khẩu ra nước ngoài. Thủ công nghiệpđóng góp đắc lực và giữ vị trí quan trọngtrong nền kinh tế chung của huyện, đồng thờicùng với công nghiệp, là động lực để thúc đẩysự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn và tạo ra một thị trườngthương mại. Cùng với danh lam thắng cảnh,những di tích khảo cổ Tràng Kênh, Việt Khê,di tích lịch sử truyền thống đấu tranh cáchmạng, xây dựng quê hương, di tích lịch sửvăn hoá, làng nghề, ngành nghề truyềnthống, các cơ sở thủ công nghiệp sẽ tạo ra mộtdiện mạo mới, hình thành ngành du lịch,dịch vụ phục vụ kinh tế, giao thoa văn hoátrên địa bàn Thủy Nguyên với các tỉnh kháctrong cả nước.

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

Bảng: Sản phẩm thủ công nghiệp chủ yếu